Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chủ nghĩa xã hội trong mắt Tổng Bí thư Trọng có gì thực sự mới?

Monday, May 17, 2021 3:19:00 PM // ,

 BBC

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải)

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nhà lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở Phnom Penh hôm 26/02/2019

Nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa công bố hình dung của ông về những nội dung chính cần lưu tâm tới Chủ nghĩa xã hội và con đường, thực tiễn đi tới mục tiêu này tại Việt Nam trong một bài viết mới được giới thiệu rộng rãi trên báo chí chính thống nhà nước.

Trong bài viết có tựa đề "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" được nhiều báo của nhà nước Việt Nam đăng hôm 16/5/2021 trong dịp Việt Nam sắp đánh dấu 131 năm sinh của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tuần ngay trước cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15, ông Nguyễn Phú Trọng đề cập bốn vấn đề chính.

Đó là chủ nghĩa xã hội là gì, vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì.

Ông Nguyễn Phú Trọng và hình ảnh 'người cộng sản cuối cùng'

Và ông kết luận: "Điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện.

"Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống."

'Xơ cứng, không tìm thấy luận điểm mới'

Việt Nam

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các nhà lãnh đạo Việt Nam hứa hẹn sẽ đưa quốc gia này đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong vài thập niên tới

Hôm 17/5, từ Việt Nam, một số nhà hoạt động, quan sát thời sự chính trị trước hết chia sẻ khái quát góc nhìn và cảm nhận chung của mình về bài viết này của Tổng thư Nguyễn Phú Trọng.

"Cảm giác đầu tiên của tôi sau khi đọc xong bài viết của ông Trọng là thất vọng vì không tìm thấy những luận điểm mới, trái lại lối lập luận xơ cứng đó đã được bộ máy tuyên truyền của nhà nước này lặp đi lặp lại nhiều lần từ 30 năm nay," từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nói với BBC.

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Vũ Bình, nhà hoạt động, cựu biên tập viên Tạp chí Cộng sản nói:

"Bài viết của ông Tổng Bí thư nhu tôi thấy là một sự xào xáo lại hoàn toàn nội dung cũ, đã đăng tải rải rác 20-30 năm qua, điểm mới là có thêm một số dữ kiện mới cả trên thế giới và Việt Nam để minh họa cho những quan điểm , nội dung cũ. Vẫn là sự bế tắc hoàn toàn về khái niệm Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên CNXH."

Còn từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ nêu nhận xét:

"Theo tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ hơn lựa chọn từ lâu của đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới, đặc biệt sau khi ông tiếp tục nắm quyền tối cao ở nhiệm kỳ thứ 3. Về lý thuyết, Tổng Bí thư muốn khẳng định giai đoạn phát triển dựa trên chủ nghĩa chuyên chế mới."

Có nội dung khoa học thực hay chỉ là ngụy biện?

Ông Nguyễn Phú Trọng

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch nước tiếp đón lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội hôm 01/3/2019

Đi vào bốn điểm cơ bản, then chốt được đặt vấn đề trong bài viết của Tổng Bí thư Trọng, các ý kiến bình luận thêm với BBC:

"Khi đã không làm rõ được khái niệm Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên CNXH thì toàn bộ những vấn đề ông Tổng Bí thư nêu ra, theo tôi, không có nội dung khoa học, chỉ là ngụy biện. Các nội dung và so sánh với thực tiễn chỉ là gượng ép," ông Nguyễn Vũ Bình phát biểu.

"Nhưng quan trọng hơn hết là nó không cho thấy bản chất của nền kinh tế và chế độ. Đó là một nền kinh tế có số nợ gấp 3-4 lần GDP và không có khả năng trả lãi, chưa nói trả nợ gốc. Còn chế độ đã tạo ra tầng lớp dân oan và sự dồn nén cùng cực của tất cả các giai tầng trong xã hội."

Ông Phạm Quý Thọ nêu ý kiến của mình:

"Cũng như CNXH mang màu sắc Trung Quốc, đây là khái niệm đã được kiểm nghiệm ở nước này trước Tập Cận Bình. Còn ở Việt Nam, trong góc nhìn của tôi, có khác biệt nhưng chưa được thảo luận công khai. Tôi cho rằng ông Tổng Bí thư viết bài trên nhằm mục đích này."

TBT Nguyễn Phú Trọng

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC/GETTY

Chụp lại hình ảnh,

Sau Đại hội 13, truyền thông Việt Nam nhiều lần đăng các phát ngôn chính trị của các lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN, trong đó có phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng

Từ Sài Gòn, ông Lê Công Định nói thêm:

"Tôi thấy rằng định nghĩa về chủ nghĩa xã hội của ông Trọng giống cách mô tả về mục tiêu của bất cứ xã hội nào trên thế giới, khiến không ai thấy được cốt lõi của thể chế XHCN là gì, ngoài vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản là điều mà không xã hội hiện đại nào có.

"Mặt khác, những khuyết tật của Chủ nghĩa tư bản mà ông Trọng mô tả, chẳng hạn "kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc", đều có thể dễ dàng tìm thấy ở xã hội Việt Nam ngày nay.

"Và tôi e rằng những bất công của xã hội Việt Nam còn tệ hơn ở những nước gọi là "tư bản chủ nghĩa" đó, vì Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển hoang dã mà các nước đó đã trải qua 200 năm trước."

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.