Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Belarus: Khi phi cơ quân sự chặn máy bay dân dụng

Tuesday, May 25, 2021 7:16:00 PM // ,

  BBC

  • Simon Browning
  • Phóng viên Kinh doanh
A Ryanair aircraft, which was carrying Belarusian opposition blogger and activist Roman Protasevich and diverted to Belarus, where authorities detained him, lands at Vilnius Airport in Vilnius, Lithuania

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Chiếc phi cơ của hãng Ryanair Sun đáp xuống Vilnius suốt hơn 6 tiếng đồng hồ

"Nếu một phi cơ quân sự chặn đường và ra mệnh lệnh, quý vị cần phải tuân thủ."

Đó là quan điểm của một phi công khi được BBC phỏng vấn, người nói rằng quyết định của Belarus trong việc buộc một máy bay dân dụng phải hạ cánh là "hoàn toàn khinh suất".

Phương Tây phẫn nộ về vụ Belarus buộc máy bay hạ cánh để bắt người

Belarus đã cho một chiến đấu cơ lên chặn đường, buộc chiếc máy bay chở khách đang trên đường từ Hy Lạp đến Lithuania phải đáp xuống sân bay vào hôm Chủ Nhật.

Lý do được đưa ra là trên khoang có bom. Đã không có trái bom nào được tìm thấy.

Cảnh sát sau đó đã bắt phóng viên đối lập Roman Protasevich, một trong các hành khách có mặt trên chuyến bay, mang đi khi chiếc phi cơ dân dụng đáp xuống thủ đô Belarus.

Đó là sân bay mà các phi công không hề tính đến trong lịch trình bay của mình.

Những điều này trong ngành hàng không được gọi là "sự cố ngoại giao lớn", rất nghiêm trọng, tới mức những người mà chúng tôi hỏi chuyện cho biết họ không thể nghĩ ra được bất kỳ trường hợp nào tương tự từng xảy ra.

Chụp lại video,

Người phụ nữ Belarus hy sinh tất cả vì tự do của đất nước

Khi một phi cơ bay trên vùng trời quốc tế, chiếc phi cơ đó mang quốc tịch của quốc gia nơi nó đăng ký.

Trong trường hợp này, chiếc phi cơ của hãng Ryanair được biết là đã đăng ký tại Ba Lan với tư cách là máy bay của 'Ryanair Sun', công ty con của hãng hàng không Ireland, Ryanair.

Khi đang bay, bất kỳ là đang ở vị trí nào trên bầu trời, chiếc phi cơ vẫn mang quốc tịch Ba Lan.

"Việc can thiệp vào hành trình bay của một phi cơ là sự cố ngoại giao liên quan tới quốc gia nơi chiếc phi cơ đăng ký," một nguồn cao cấp trong một hãng hàng không lớn nói.

Một phi công nói thêm rằng "đây là sự vi phạm thô bạo vào rất nhiều thỏa thuận quốc tế".

Luật quy định các máy bay đi qua bầu trời các nước mà không cần đáp xuống có tên là "Thương quyền Vận tải Hàng không" (First Freedom of the Air), và những quyền tự do trên không này là điều thiết yếu để hành khách có thể đi lại và hoạt động giao thông dịch chuyển từ nước này sang nước khác trên thế giới có thể diễn ra.

Việc Belarus quyết định chặn máy bay hành khách trên không và buộc chiếc phi cơ này phải đáp xuống nước thứ ba là vi phạm quy tắc trên.

Vì lý do này, ông chủ của Ryanair, Michael O'Leary đã miêu tả tình huống xảy ra là "vụ cướp được nhà nước tài trợ".

Nhưng Belarus thì chưa ký Hiệp định Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Services Transit Agreement), là thỏa thuận bao gồm nội dung về "Thương Quyền Vận tải Hàng không" và danh sách các quy tắc khác.

Việc can thiệp quân sự được phép thực hiện khi nào?

Việc đưa phi cơ quân sự lên xảy ra chủ yếu khi có những lý do cần đảm bảo an toàn, theo các chuyên gia hàng không.

Nếu hành khách trên chuyến bay và người ở các thị trấn, thành phố dưới mặt đất có nguy cơ gặp nguy hiểm thì các quốc gia sẽ phản ứng bằng cách ra những biện pháp bảo vệ.

Nếu trạm kiểm soát không lưu (ATC) tạm mất liên lạc qua vô tuyến điện với một chiếc máy bay, nhân viên điều hành sẽ ngay lập tức phối hợp nhằm nỗ lực tái thiết lập liên lạc qua sóng radio.

Tuy nhiên, nếu như không liên lạc được và phi hành đoàn trên khoang không đáp trả trên hai làn sóng liên lạc của mình thì quân đội có thể được triển khai.

"Chiến đấu cơ bay lên để thu hút sự chú ý của quý vị và để khiến quý vị kết nối liên lạc, nhằm đảm bảo rằng quý vị không bị không tặc hoặc không chuẩn bị lao xuống thành phố thủ đô. ATC rất lo lắng căng thẳng khi sóng vô tuyến điện không bắt dược tín hiệu phản hồi từ máy bay, kể từ sau sự kiện 11/9," một phi công giải thích.

Hoặc nếu cơ trưởng phát đi qua sóng vô tuyến điện một trong số các mã đặc biệt, "squawk codes", để ra tín hiệu rằng chiếc phi cơ đang trong tình trạng nguy hiểm, thì máy bay quân sự cũng có thể được triển khai.

Có một số các tình huống khác nhau khiến một trong những mã code này có thể được sử dụng - trong đó có cả việc máy bay rơi vào tình trạng khẩn cấp do hỏng hóc máy móc, mất thông tin liên lạc, hoặc để ngầm thông báo với ATC rằng chiếc phi cơ đã bị can thiệp, khống chế bất hợp pháp.

map
1px transparent line

Điều gì xảy ra trong quá trình phi cơ quân sự bay lên áp tải?

Nếu bay lên nhằm áp tải một chiếc máy bay trên bầu trời thì chiến đấu cơ sẽ bay vào các vị trí phía trước chiếc phi cơ bị chặn.

"Cơ trưởng ngồi ở bên trái của chiếc máy bay. Cho nên sẽ có một chiếc phi cơ bay vượt lên phía bên tay trái của chiếc máy bay bị chặn, tạo thành vệt di chuyển rõ ràng để cơ trưởng nhìn thấy," một nguồn tin cao cấp trong ngành hàng không nói.

Ông nói thêm rằng nếu như có chiếc phi cơ quân sự thứ hai, thì chiếc này có thể sẽ bay ở vị trí bên phải hoặc phía sau chiếc phi cơ bị chặn.

Tại thời điểm này, các phi cơ quân sự sẽ tìm cách liên lạc với chiếc phi cơ dân dụng bằng một Tần số Khẩn cấp Quốc tế.

Nếu việc liên lạc không thiết lập được do vô tuyến điện hỏng hóc, thì các phi cơ chặn đường sẽ thực hiện một số thao tác để phát ra nội dung cần truyền đạt, theo đúng hướng dẫn trong sổ tay phát tín hiệu chặn đường, qua đó hướng dẫn cho chiếc máy bay dân sự biết cần phải làm gì.

"Họ nháy đèn vào ban đêm. Nếu là ban ngày, họ nghiêng lắc cánh thì có nghĩa là hãy đi theo tôi, và quý vị phải đi theo," viên phi công giải thích.

Hôm thứ Hai, các nhóm kín trên Facebook của giới phi công đã bàn tán sôi động về vụ chặn máy bay này.

Nhiều người bình luận về những lời chỉ trích nhắm vào việc đội bay đã chấp nhận tuân thủ yêu cầu của các chiến đấu cơ trong việc hạ cánh thay vì tiếp tục bay tới Lithuania.

"Nếu một máy bay quân sự chặn đường quý vị và ra lệnh thì quý vị phải tuân thủ. Quý vị không thể không tuân theo yêu cầu. Quý vị không có lựa chọn nào khác mà phải làm theo mệnh lệnh họ đưa ra. Giống như là khi ở trên mặt đất vậy, cảnh sát ra lệnh và quý vị phải làm theo," viên phi công nói thêm.

Gây căng thẳng cho các phi công, phi hành đoàn và hành khách

Mọi chuyến bay đều có kế hoạch bay của mình, và kế hoạch đó cần phải được đệ trình lên Eurocontrol.

Kế hoạch này bao gồm mọi thứ, từ việc cất cánh ở đường băng thứ nhất, các vấn đề liên quan, từ tuyến bay, quyền bay ngang qua vùng trời nào cho tới việc đáp xuống đường băng thứ hai.

Nhưng việc bị chặn đường có nghĩa là kế hoạch bay đó gần như bị vứt bỏ.

"Các phi công khi đó sẽ cực kỳ lo lắng. Họ không biết là tại sao và điều gì đang xảy ra. Chúng tôi đang bay về đâu? Sân bay đó trông thế nào? Thời tiết ở đó ra sao? Chúng tôi không biết được những thông tin đó. Đó là một số trong những điều khiến tôi lo lắng," viên phi công từ một hãng hàng không lớn của Anh nói thêm.

Vấn đề là trong các tình huống chặn đường như vụ này, các phi công không được chuẩn bị chu đáo cho việc tiến vào hành lang bay mà họ được yêu cầu phải vào, và do đó có nguy cơ cao trong việc xảy ra rủi ro cho tất cả các bên liên quan.

Các chuyến bay của Anh nay được yêu cầu không bay qua không phận Belarus.

Bộ trưởng Giao thông Anh Quốc Grant Shapps hôm thứ Hai nói ông đã chỉ thị cho Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng Anh, theo đó yêu cầu các hãng hàng không có hành động nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.

Giấy phép hoạt động của hãng hàng không quốc gia Belarus, Belavia, cũng đã bị giới chức Anh tạm ngừng.

Nhiều thông tin, trong đó có cả chuỗi thời gian chi tiết về các sự kiện xảy ra trên bầu trời Belarus sáng Chủ Nhật đang được dần đưa ra.

Nhưng với một hãng hàng không, hai hành khách và cả một châu lục, thì một sự cố ngoại giao lớn đang xảy ra.

Vì lý do ngoại giao và an ninh, các nhân vật trong ngành hàng không được hỏi chuyện trong bài này muốn được giữ kín danh tính.

Một số thông tin cơ bản về Belarus

Belarus nằm ở đâu? Belarus có đồng minh là Nga nằm ở phía đông và Ukraine ở phía nam. Ở phía bắc và phía tây, nước này giáp với các thành viên EU và Nato là Latvia, Lithuania và Ba Lan.

Vì sao vụ việc nghiêm trọng? Giống như Ukraina, quốc gia có 9,5 triệu dân này kẹt giữa cuộc cạnh tranh của phương Tây và Nga. Tổng thống Lukashenko bị mệnh danh là "nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu". Ông đã nắm quyền 27 năm.

Điều gì đang xảy ra tại đó? Đã có một phong trào phản đối mạnh mẽ, đòi phải có dàn lãnh đạo mới, dân chủ, và đòi cải tổ kinh tế.

Phong trào đối lập và chính phủ các nước phương Tây nói rằng ông Lukashenko đã gian lận trong cuộc bầu cử hôm 9/8.

Về mặt chính thức, ông Lukashenko giành được chiến thắng long trời lở đất trong cuộc bỏ phiếu đó.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.