Bạo lực gia tăng, các công ty nước ngoài ở Myanmar đang đối mặt với quyết định đi hay ở
Cung Cầu
Các công ty nước ngoài ở Myanmar đang phải đối mặt với một số lựa chọn khó khăn sau cuộc đảo chính quân sự và cuộc đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở nước này.
Rút lui, tạm dừng hay ở lại?
Đã có hơn 520 người chết trong các cuộc biểu tình hàng ngày kể từ khi quân đội lật đổ nhà lãnh đạo dân cử Aung San Suu Kyi vào ngày 1/2, kết thúc một thập kỷ "thử nghiệm dân chủ" của Myanmar.
Cuộc đảo chính và các hành động sau đó của quân đội Myanmar đã bị quốc tế lên án cũng như các lệnh trừng phạt của phương Tây và Hoa Kỳ.
Quân đội Myanmar vốn được trao nhiều quyền lợi từ khai thác mỏ đến ngân hàng, dầu mỏ và du lịch.
Các tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi các công ty xem xét lại sự hiện diện của họ trên đất nước này sau khi quân đội gia tăng sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình.
Bà Sophie Brondel, điều phối viên của nhóm ủng hộ dân chủ Info Birmanie có trụ sở tại Pháp, cho biết: “Chúng tôi muốn các quyết định được đưa ra nhằm mục tiêu chống lại chính quyền và nhưng ít ảnh hưởng đến người dân càng nhiều càng tốt".
“Thông điệp chưa bao giờ là nói rằng chúng ta không nên có mặt ở Myanmar mà hãy cắt đứt quan hệ với quân đội", bà Sophie nói với AFP.
Total của Pháp, tập đòan đã có mặt ở Myanmar từ năm 1992, không có ý định rời đi, nhưng khẳng định rằng các công ty con của mình "thực hiện các hoạt động một cách có trách nhiệm, tôn trọng luật pháp và nhân quyền toàn cầu".
Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi các công ty ngừng tài trợ cho chính quyền quân sự Myanmar.
Total đã trả khoảng 230 triệu USD cho chính quyền Myanmar vào năm 2019 và 176 triệu USD khác vào năm 2020 dưới dạng thuế và "quyền sản xuất", theo báo cáo tài chính của chính công ty.
Quân đội kiểm soát Công ty Dầu khí Myanmar (MOGE), có quan hệ đối tác với Total lẫn Chervon của Mỹ, đối thủ của Total và tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 1 tỷ USD từ việc bán khí đốt tự nhiên.
Chevron nói với AFP rằng, số tiền mà họ trả cho MOGE là tiền thuế và công ty này nắm rất ít cổ phần trong mỏ khí đốt ngoài khơi khổng lồ ở Yadana, các mỏ do Total điều hành.
Chuỗi khách sạn Accor của Pháp, chuỗi đang điều hành 9 khách sạn và đang có kế hoạch mở rộng thêm, cũng không có kế hoạch rời khỏi hoặc cắt đứt quan hệ với tập đoàn đối tác địa phương, Max Myanmar Group, tập đoàn không nằm trong danh sách trừng phạt.
Accor, công ty sử dụng lực lượng lao động địa phương khoảng 1.000 người, và coi "du lịch là mối liên hệ cuối cùng giữa người dân Myanmar và phần còn lại của thế giới", một nữ phát ngôn viên của tập đoàn này cho biết.
Nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg cho biết, họ sẽ giảm công suất sản xuất do tiêu thụ bia ở Myanmar đang giảm, nhưng họ không có kế hoạch từ bỏ. Carlsberg sử dụng 500 công nhân người bản xứ.
Carlsberg nói với AFP rằng họ "không có liên hệ" với chính quyền mới.
Tập đoàn thuốc lá khổng lồ BAT của Anh cho biết hơn 100.000 nhân sự tại Myanmar và họ phụ thuộc vào đầu tư, hoạt động và quan hệ đối tác nên họ sẽ ở lại, đồng thời ưu tiên an ninh và cuộc sống của người lao động.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Pháp EDF đã thông báo tam5m dừng hoạt độngtại Myanmar, nơi họ đang tham gia vào dự án xây dựng đập thủy điện Shweli-3 trị giá 1,5 tỷ USD cùng với các đối tác Marubeni của Nhật Bản và Ayeyar Hinthar của Myanmar.
Trong một lá thư gửi tới Tổ chức Phi chính phủ mang tên Công lý cho Myanmar, EDF nói rằng "sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người ... là điều kiện tiên quyết cho mọi dự án mà chúng tôi tham gia".
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Suzuki cũng đã tạm dừng hoạt động tại hai nhà máy của mình ngay sau cuộc đảo chính quân sự diễn ra. Các nhà máy này đã lắp ráp 13.300 xe trong năm 2019, chủ yếu cho thị trường nội địa.
Tuy nhiên, Suzuki, có mặt tại Myanmar từ năm 1998, đã mở cửa trở lại các cơ sở chỉ sau đó vài ngày sau vụ đảo chính và dự định xây dựng cơ sở sản xuất thứ ba tại nước này.
Myanmar cũng là nhà sản xuất chủ chốt trong ngành quần áo và các tập đoàn như Benetton của Ý và H&M của Thụy Điển đã ngừng tất cả các đơn đặt hàng mới tại nước này.
Giám đốc Benetton Massimo Renon hy vọng động thái này sẽ gửi "một tín hiệu rõ ràng và cụ thể".
Giesecke và Devrient, một công ty Đức chuyên cung cấp các sản phẩm làm giấy bạc cho ngân hàng Myanmar, đã đình chỉ việc giao hàng cho Security Print Works, công ty thuộc sở hữu nhà nước trong tuần này do "các cuộc đụng độ bạo lực đang diễn ra".
Ít nhất một công ty đã ra đi
Tập đoàn năng lượng tái tạo Voltalia của Pháp cho biết họ sẽ "kết thúc các hoạt động" tại Myanmar, nơi họ đã có mặt từ năm 2018 và cung cấp năng lượng cho 156 cột sóng viễn thông ở các vùng nông thôn.
Tập đoàn này sử dụng 43 người ở Myanmar và tạo ra chưa đến 1% thu nhập, cho rằng đã có "cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo" ở nước này.
Nhà sản xuất bia Nhật Bản Kirin cho biết, họ sẽ cắt đứt quan hệ kinh doanh với quân đội, quân đội Myanmar đang điều hành hai nhà máy bia địa phương, và cáo buộc chính quyền hành động "trái ngược" với các nguyên tắc của họ về nhân quyền.
Tuy nhiên, công ty cho biết họ hiện không có ý định rút lui hoàn toàn khỏi thị trường chiếm khoảng 2% tổng doanh thu của mình.
0 comments