Một khu trục hạm của Đức sẽ lên đường đến Châu Á và đi qua Biển Đông vào tháng 8 tới đây. Đó sẽ là lần đầu chiến hạm Đức trở lại Biển Đông kể từ năm 2002.
Nhật Bản tài trợ Ủy hội Sông Mekong 2,9 triệu USD nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong khu vực.
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc vào ngày 1 tháng 3 ra thông cáo nhắc lại sẽ không để mất một tấc đất nào do tổ tiên để lại, cương quyết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Bắc Kinh phản đối bất cứ nước nào gia tăng căng thẳng và tăng cường sự hiện diện quân sự dưới danh nghĩa tự do hàng hải.
Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi các quốc gia cần nỗ lực gấp đôi để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Bởi do kế hoạch của khoảng 75 quốc gia không có dấu hiệu cắt giảm lượng khí thải đáng kể.
Trung Quốc sẽ tập trận ở vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu, tức ở Vịnh Bắc Bộ trong suốt tháng Ba.Cục Hải sự Quảng Đông thông báo như vừa nêu vào ngày 26/2.
Phía Nhật Bản cho biết Trung Quốc đã hạn chế tự do hàng không ở khu vực Biển Đông. Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho Kyodo biết các máy bay P-3C của Nhật đã nhiều lần bay gần Đá Vành Khăn trong vòng 3 năm qua.
Hoàn Cầu Thời Báo trích lời chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cho rằng cuộc tập trận cho thấy Trung Quốc có lợi thế lớn về mặt quân sự ở khu vực Biển Đông. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ không chỉ với các tên lửa đạn đạo chống tàu mà còn bằng cả những cuộc tấn công của các máy bay ném bom, tàu chiến và tàu ngầm.
Ủy Hội Sông Mekong (MRC) vào ngày 22 tháng 2 thông báo mực nước Sông Mekong có tăng chút ít và cho biết sẽ xem xét lý do vì sao có sự khác biệt giữa dữ liệu nước xả từ thượng nguồn con sông ở Trung Quốc với dữ liệu mà Bắc Kinh chia sẻ sau đó.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 23 tháng 2 sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo thế giới để thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với hòa bình thế giới.
Tàu đổ bộ tấn công hạng nặng Tonnerre và chiến hạm tàng hình Surcouf lớp La Fayette của Pháp đang trên đường đến Biển Đông và khu vực Thái Bình Dương.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục xây dựng trên một trong những thực thể mà nước này đã chiếm đóng ở Biển Đông.
Chiến hạm USS Russell của Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 2 áp sát quần đảo Trường Sa nơi có những đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông.
Hai hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz cùng các hộ tống hạm của Hoa Kỳ vừa tiến hành tập trận chung trên Biển Đông hôm 9-2-2021.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công SNA Emeraude cùng tàu hỗ trợ BSAM Seine của Pháp vừa tiến hành tuần tra tại Biển Đông nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.
Xem tiếp các bài khác >>
0 comments