Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 3-3-2021

Wednesday, March 3, 2021 2:39:00 PM // ,

 BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VietNamNet đưa tin: Tiếp sau nhiều nước phương Tây, Đức điều tàu chiến đi qua Biển Đông. Một tàu khu trục của Đức sẽ lên đường tới châu Á vào tháng 8/2021 và đi qua Biển Đông trong hành trình trở về. Các quan chức cấp cao trong Chính phủ Đức nói với hãng tin Reuters, đây sẽ là lần đầu tiên một tàu chiến của nước này đi qua Biển Đông kể từ năm 2002.

Các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Đức lưu ý, tàu khu trục này sẽ không đi qua ranh giới lãnh hải rộng 12 hải lý của các quốc gia nằm ở Biển Đông. Sự kiện Đức điều tàu chiến tới châu Á diễn ra sau khi Hải quân Pháp thông báo vụ tàu tấn công đổ bộ Tonnerre và tàu khu trục Surcouf đang trong lộ trình đến vùng Thái Bình Dương.

Báo Thanh Niên có bài: Đài Loan ‘khai hỏa’ tên lửa đáp trả Trung Quốc tập trận ở Biển Đông. Nguồn tin từ Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn, thuộc Lực lượng phòng vệ Đài Loan cho biết, Đài Loan dự kiến bắn thử tên lửa trong tháng này, đồng thời tiến hành một số cuộc tập trận khác nhằm tăng cường năng lực phòng vệ, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tiến hành cuộc tập trận kéo dài suốt tháng 3/2021 ở Biển Đông. Đài Loan dự kiến tổ chức  5 đợt tập trận, trong đó có cuộc tập trận sẽ diễn ra ở vùng nhận diện phòng không mà chiến đấu cơ TQ thường xâm nhập. 

Mời đọc thêm: Chiến hạm Đức sẽ đến Biển Đông (RFA). – Tàu chiến Đức sắp quay lại Biển Đông sau gần 1 thập niên (TN). – Trung Quốc có thể phản ứng như thế nào trước chiến lược quân sự mới của Mỹ? (Sputnik). – Quần đảo Senkaku: Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Quốc (RFI).

Sai phạm cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi

Trang An Ninh Thủ Đô đưa tin: 36 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Theo đó, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. 

Vụ án có 35 bị can người Việt và một người Nhật đã rời VN. Trong số các bị can người VN có 3 người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào, đều là Phó Tổng GĐ Tổng Công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc VN (VEC), Hoàng Việt Hưng, GĐ Ban quản lý Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Báo Tiền Phong có bài: Lộ hàng loạt sai phạm nghiêm trọng ở cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Tin cho biết, dự án có mức đầu tư tới 34.516 tỉ đồng, chủ yếu từ vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Thế giới (WB). Cơ quan điều tra thông báo, riêng 65km thuộc giai đoạn 1 dự án đã có tới 380 điểm hư hỏng trên tuyến chính, nghĩa là  trung bình cứ một km đường có 6 chỗ hư hỏng. 

Còn Phân viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải phía Nam cho biết về kết quả giám định tư pháp: “Chất lượng công trình không đảm bảo đúng kỹ thuật, gây hư hỏng khi vận hành, nhất là trong điều kiện nắng nóng kéo dài hay mưa nắng đột ngột kết hợp tác động của trọng tải và lưu lượng xe”.

Bị can Nguyễn Mạnh Hùng (trái) và Lê Quang Hào, đều là Phó Tổng GĐ VEC. Ảnh: TP

VietNamNet có bài về bị can người Nhật đã rời VN: Người nước ngoài ‘mất dạng’ trước khi sai phạm tại dự án 34.000 tỷ bị phanh phui. Đó là ông Takao Inami, cựu Tư vấn trưởng, GĐ văn phòng tư vấn giám sát dự án. Ông Inami “bị xác định đã gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 567 tỷ đồng đã được thanh toán cho các hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng theo các hồ sơ thanh toán”, nhưng ông ta đã kịp rời khỏi VN trước khi vụ án bị khởi tố.

Mời đọc thêm: Sai phạm nghiêm trọng tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Đề nghị truy tố 36 bị can (TCDN). – Khai báo quanh co, cựu Phó Tổng giám đốc VEC bị đề nghị xử nghiêm (VNN). – Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: Đề nghị truy tố kỹ sư Nhật (ĐV). – Vụ sai phạm cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Kỹ sư người Nhật Bản gây thiệt hại hơn 567 tỷ đồng (DNVN). – 3 người nước ngoài sai phạm trong vụ án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã về nước (VNF). – Vì sao cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vừa sử dụng đã hỏng? (Zing). – Công an kiến nghị bỏ tình trạng băm nhỏ gói thầu kiểu B’ giao B” (TP).

Covid-19: Vaccine Trung Quốc và Nga

Sau hơn một năm nhân loại phải chịu đựng đại dịch Covid-19, sự xuất hiện của các loại vaccine lẽ ra giúp xoa dịu tình hình. Nhưng tình hình chưa thật sự được cải thiện thì đã bắt đầu xuất hiện xu hướng có lợi cho hai thể chế độc tài là Nga và TQ. 

VnExpress đưa tin: Chiến lược vaccine EU ‘tan đàn xẻ nghé’. Chiến lược vaccine đoàn kết của 27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, một số nước thành viên lần lượt tuyên bố, họ muốn hợp tác với bên ngoài để tự thúc đẩy chương trình tiêm chủng riêng. Có nước đã tìm đến vaccine của Nga và TQ “nhằm lấp đầy lỗ hổng nguồn cung do chiến lược hỗn loạn của khối”.

Tin cho biết, “các quốc gia châu Âu khác đang tìm đến Nga và Trung Quốc nhằm tìm cách lấp đầy khoảng trống nguồn cung vaccine thông qua những hợp đồng mua sắm đơn phương. Hồi đầu tuần, Slovakia phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga, sau khi quá trình cung cấp vaccine Pfizer và AstraZeneca bị đình trệ”

Một lô vaccine Sputnik V của Nga được chuyển đến sân bay Slovakia vào tối 1/3/2021. Ảnh: AFP/VNE

Trước Slovakia, Hungary là nước châu Âu đầu tiên phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga, đồng thời triển khai tiêm chủng vaccine do công ty dược phẩm TQ Sinopharm sản xuất. Cả hai loại vaccine này đều chưa được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bật đèn xanh.  

BBC có bài về tác động chính trị, xã hội của Covid-19: Tiêm chủng đang thành chuyện chính trị và tôn giáo trên thế giới. Liên tiếp xuất hiện các nước châu Âu chào đón kiểu “ngoại giao vaccine” của TQ. Ở Hungary, “cả Tổng thống Janos Ader và Thủ tướng Victor Orban đều tiêm vaccine Trung Quốc – ông Orban còn ca ngợi liều vaccine Sinopharm trên Facebook – thì việc nhận vaccine từ các nước đối thủ của EU trở thành chuyện chính trị giữa Ba Lan, Hungary và Brussels”.

Tin cho biết, “các quốc gia châu Âu khác đang tìm đến Nga và Trung Quốc nhằm tìm cách lấp đầy khoảng trống nguồn cung vaccine thông qua những hợp đồng mua sắm đơn phương. Hồi đầu tuần, Slovakia phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga, sau khi quá trình cung cấp vaccine Pfizer và AstraZeneca bị đình trệ”

Một lô vaccine Sputnik V của Nga được chuyển đến sân bay Slovakia vào tối 1/3/2021. Ảnh: AFP/VNE

Trước Slovakia, Hungary là nước châu Âu đầu tiên phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga, đồng thời triển khai tiêm chủng vaccine do công ty dược phẩm TQ Sinopharm sản xuất. Cả hai loại vaccine này đều chưa được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bật đèn xanh.  

BBC có bài về tác động chính trị, xã hội của Covid-19: Tiêm chủng đang thành chuyện chính trị và tôn giáo trên thế giới. Liên tiếp xuất hiện các nước châu Âu chào đón kiểu “ngoại giao vaccine” của TQ. Ở Hungary, “cả Tổng thống Janos Ader và Thủ tướng Victor Orban đều tiêm vaccine Trung Quốc – ông Orban còn ca ngợi liều vaccine Sinopharm trên Facebook – thì việc nhận vaccine từ các nước đối thủ của EU trở thành chuyện chính trị giữa Ba Lan, Hungary và Brussels”.

VOV đặt câu hỏi: Vaccine đang trở thành “món hàng ngoại giao” giữa Trung Quốc và Ba Lan? Tin cho biết, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đầu tuần này, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cho rằng, Ba Lan là đối tác chiến lược toàn diện của TQ ở châu Âu. Ông Tập hứa sẽ chia sẻ với Ba Lan kinh nghiệm của TQ về chống đại dịch Covid-19, cung cấp vaccine theo nhu cầu của Ba Lan trong giới hạn của Bắc Kinh.

Sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, TQ bắt đầu trỗi dậy như “con rồng châu Á”, còn Liên bang Xô Viết tuy sụp đổ, nhưng trung tâm của nó là Nga lại bắt đầu vực dậy, từ triều đại của “Sa hoàng” Putin. Hơn 30 năm qua, Mỹ và châu Âu nhằm kiềm chế ảnh hưởng của một chế độ độc tài đảng trị và một nhà nước độc tài cá nhân bắt đầu lung lay bởi tác động của vaccine Covid-19.

Bài thứ nhất trong loạt bài của tác giả Phạm Quang Vinh trên báo VietNamNet: Covid-19 và chủ nghĩa dân tộc vaccine. BS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng GĐ Tổ chức Y tế thế giới, phê phán tình trạng các nước lớn, giàu tìm cách tập trung và thu gom vaccine: “Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin không chỉ là sự thất bại thảm hại về mặt đạo đức. Nó còn tự đánh bại về mặt dịch tễ và phản tác dụng về mặt lâm sàng”.

Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân đã dẫn đến Đệ Nhị Thế Chiến và nhiều cuộc chiến tranh sau đó ở châu Á, Trung Đông, Đông Âu… Sự ra đời của LHQ và các tổ chức quốc tế là để hạn chế tình trạng này, góp phần xoa dịu mâu thuẫn giữa các dân tộc, giữa nước giàu và nước nghèo. Nhưng tình hình các nước nghèo khó tiếp cận vaccine Covid-19 có nguy cơ khiến “bóng ma” chủ nghĩa dân tộc và kỳ thị chủng tộc quay lại. 

Mời đọc thêm: Ngoại giao vaccine của Trung Quốc hòng quyến rũ Châu Âu (VOA). – Bất mãn chiến lược vaccine tập trung, nhiều nước châu Âu nhờ tới Nga và Trung Quốc (VOV). – Mỹ hợp tác đồng minh phân phối vaccine COVID-19 để ngăn ảnh hưởng của Trung Quốc (VTC). – Mỹ ngừng thử nghiệm truyền huyết tương để chữa COVID-19 do không hiệu quả (Tin Tức).

– Mỹ sẽ có đủ vaccine cho toàn bộ người lớn vào cuối tháng 5 (Zing). – Mỹ: Ngành làm nail của người Việt khốn đốn vì Covid (RFI). – Hàn Quốc điều tra 2 người chết sau khi tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca (TT). – Palestine bị chỉ trích vì tiêm vắc-xin Covid-19 cho đội bóng quốc gia (VNN). 

Tin môi trường

Trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin: Sương mù làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội. Số liệu từ Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hà Nội cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại các trạm quan trắc trên địa bàn được cập nhật vào lúc 14h chiều nay, “đa phần ở mức kém và trung bình, chỉ số AQI khá cao, dao động từ 80 – 117. Nơi đo được AQI cao nhất là khu vực Hàng Đậu – 117, Phạm Văn Đồng -115, Thành Công – 109, …Các khu vực còn lại như Hoàn Kiếm, Tân Mai, Mỹ Đình, Cầu Giấy ở mức trung bình”.

Một trong các lý do: “Sự lưu thông khí quyển bị hạn chế, các chất ô nhiễm không thể khuếch tán được lên cao để pha loãng và phát thải mà bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí”. TP Hà Nội vốn bế tắc trong vấn đề giao thông nội đô và kiểm soát khí thải, càng có nhiều rủi ro sức khỏe cho người dân. 

Báo Người Việt có bài: Bị xâm nhập mặn, người dân Bến Tre ‘nặng gánh’ tiền mua nước sinh hoạt. Một người dân ở ấp Lương Thuận, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, cho biết, bình thường giá nước máy chỉ khoảng 9,600 đồng/khối, nhưng giờ giá nước lên đến 51,500 đồng/khối: “Giá nước này rất cao, dù gia đình tôi có tiết kiệm lắm thì ít gì cũng xài khoảng 15 khối nước mỗi tháng. Nghĩ tới đóng tiền nước sắp tới mà tôi ngán ngẩm quá”.

VTC đặt câu hỏi về vụ Trung Quốc xây đập khổng lồ: Tham vọng năng lượng hay ‘vũ khí hóa’ nguồn nước? TQ đã có đập Tam Hiệp với quy mô khổng lồ, hiện đang theo đuổi dự án đập Yarlung Tsangpo ở chân dãy núi Himalaya. “Khi hoàn thành, dự án siêu đập này sẽ tạo ra 60 gigawatt và có công suất thủy điện gấp 3 lần so với Tam Hiệp”.  

Mục đích đằng sau dự án “siêu đập”: “Báo chí tiết lộ rằng Trung Quốc có thể cố gắng sử dụng dự án đập đã được lên kế hoạch, nằm cách biên giới Ấn Độ chỉ 30 km, như một công cụ chính trị gây ảnh hưởng với Ấn Độ. Đây là một khu vực địa chính trị quan trọng bởi cao nguyên Tây Tạng 2,5 triệu km vuông giàu tài nguyên này là nơi giáp nhiều quốc gia”. Giống như đập thủy điện Cảnh Hồng, mỗi khi “trữ nước”, khiến các khu vực hạ nguồn sông Mekong phải khốn đốn. 

Mời đọc thêm: Chất lượng không khí của Hà Nội vẫn ở mức xấu, không tốt cho sức khỏe (TTXVN). – Chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trường (Tin Tức). – Bắc Ninh thờ ơ với ô nhiễm sông Cầu (ANTĐ). – Vụ sông Cầu ô nhiễm, cá lồng chết trắng, 2 bộ vào cuộc yêu cầu Bắc Ninh xử lý vi phạm (ĐĐK). – Người dân Nha Trang tá hoả vì bị cấp nước bẩn (Người Đô Thị). – Israel đối mặt với thảm họa tràn dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử (TG&VN). 

Thêm người biểu tình thiệt mạng ở Myanmar

Dù nhà nước quân phiệt đã hứa sẽ không dùng đạn thật bắn người biểu tình, các vụ thảm sát vẫn tiếp diễn. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Myanmar: Tiếp tục nổ súng vào người biểu tình, 9 người thiệt mạng. Nhân chứng từ Myanmar cho biết, có 2 người chết trong các cuộc đụng độ ở TP Mandalay và một người chết khi cảnh sát nổ súng ở TP Yangon. Hãng tin AFP dẫn lời một bác sĩ ở TP Mandalay xác nhận, 2 người chết ở TP Mandalay do bị bắn vào ngực và đầu.

Người biểu tình nằm rạp xuống đất khi lực lượng an ninh nổ súng để giải tán đám đông ở TP Mandalay, Myanmar ngày 3/3. Ảnh: Reuters/TT

Theo tin từ báo Monywa Gazette, cảnh sát nổ súng ở TP Monywa, khu vực Sagaing làm 5 người thiệt mạng. Còn tại TP Myingyan, một nhân chứng cho biết, có một người bị bắn chết: “Họ bắn vào chúng tôi bằng đạn thật. Người chết là một thiếu niên còn trẻ, cậu ấy bị bắn vào đầu”. Tổng số người thiệt mạng ở 4 khu vực Mandalay, Yangon, Monywa và Myingyan là 9 người. 

VietNamNet đưa tin: Tổng thống Myanmar đối mặt hai cáo buộc mới, có thể ngồi tù 3 năm. Tổng thống Myanmar Win Myint, người đang bị quân đội giam giữ sau cuộc đảo chính ngày 1/2/2021, đối mặt với 2 cáo buộc mới, với mức án ít nhất 3 năm tù. LS Khin Maung Zaw của tổng thống cho biết, cáo buộc thứ nhất là “vi hiến”, cáo buộc thứ 2 là “vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19”, vẫn chưa có thông tin cụ thể về ngày xét xử ông Win Myint.

Tổng thống Myanmar Win Myint. Ảnh: AP/VNN

VnExpress có bài: Người Việt thấp thỏm ở Myanmar. Một chủ nhà hàng món ăn VN ở TP Yangon chia sẻ tình hình cuộc sống sau hơn một tháng đảo chính Myanmar: “Thật sự mọi người thấy rất bất an với tình hình cuộc sống hiện tại. Công việc kinh doanh của người Việt bên đây cũng rất tệ. Mọi người đều mong chờ được về nước”.

Một người VN khác làm trong lĩnh vực xây dựng ở Hmawbi, khu vực cách trung tâm TP Yangon khoảng 50km, cho biết, dù cuộc sống của người VN ở Myanmar chưa thật sự nguy hiểm, tình trạng bất ổn đã tác động rất nhiều tới cuộc sống và công việc của họ. Người này nói: “Ở Thilawa, nhiều công ty không hoạt động được… Công việc của tôi cũng bị ảnh hưởng nhiều, đi làm được một ngày xong phải nghỉ mấy ngày”. Người này phải sống trong cảnh bất an thường trực, “luôn nghe thấy tiếng súng nổ bên tai”.

Mời đọc thêm: Miến Điện: Cảnh sát tiếp tục bắn người biểu tình, bất chấp kêu gọi ‘‘kiềm chế’’ của ASEAN (RFI). – Thêm một ngày đẫm máu ở Myanmar: 6 người biểu tình bị bắn chết (VTC). – Biểu tình bạo lực tiếp diễn tại Myanmar, ít nhất 9 người thiệt mạng (VOV). – Myanmar: 9 người biểu tình thiệt mạng, Tổng thống nhận thêm 2 cáo buộc (TP). – Tổng thống Myanmar bị bắt Win Myint đối mặt với cáo buộc mới (GT). – Tổng thống Myanmar bị cáo buộc ‘vi hiến’, ‘vi phạm phòng chống dịch’ (TT). – ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar giải quyết bất ổn chính trị (Tin Tức). – Myanmar đặt LHQ vào tình huống khó xử (NLĐ). 

***

Thêm một số tin: 11 giảng viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nói về lý do nghỉ việc (Zing). – Dân biểu Thụy Sĩ nói đang theo dõi chặt chẽ các thủ tục tố tụng vụ Đồng Tâm (RFA). – Hồng Kông : Một thiếu niên bị kết tội nổi dậy — Nhân quyền: Bắc Kinh « thảo luận » với Liên Hiệp Quốc về chuyến khảo sát Tân Cương — Pháp : Lần đầu tiên một cựu tổng thống bị kết án tù giam vì tham nhũng — Pháp: Trước pháp luật ai cũng như nhau, dù là tổng thống (RFI). 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.