Từ 10 ngày qua, thế giới bị hoảng loạn về hậu quả của dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc và Á Châu rồi lan ra hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Nền kinh tế tương đối khả quan nhất là Hoa Kỳ cũng có triệu chứng hốt hoảng trong mấy ngày liền. Nhưng Châu Á còn là tâm điểm của chuỗi cung ứng vây quanh Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về một khía cạnh bất ngờ, đó là các nước tài trợ chuỗi cung ứng đó bằng gì?
Hôm Thứ Ba mùng ba, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bất ngờ hạ lãi suất căn bản xuống 50 điểm bách phân để kích thích kinh tế ra khỏi sự trì trệ vì dịch bệnh mà các thị trường tài chính Mỹ lại sụt giá nặng trong con hốt hoảng. Thật ra, các nước Á Châu mới bị thiệt hại nặng về dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc, và lại hội nhập vào chuỗi cung ứng của nền kinh tế này, nên có thể theo nhau hạ lãi suất để tránh cơn hoạn nạn kinh tế. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…
Dịch bệnh xuất phát từ thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc đã trở thành một vấn đề quốc tế với hơn tám vạn ca nhiễm bệnh và hơn hai ngàn 700 người thiệt mạng, đa số tại Trung Quốc. Nhưng dịch bệnh do vi khuẩn được tổ chức Y tế Quốc tế WHO đặt tên là “COVID-19”, hay được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC đặt tên là “SARS-CoV-2” lại lan qua 41 quốc gia và khu vực khác ngoài Trung Quốc nên có thể dẫn tới một đại dịch toàn cầu. Hậu quả sẽ là những gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây qua bài phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Cách nay đúng một tuần, hôm 12 Tháng Hai, Nghị hội Âu Châu đã phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại giữa Liên hiệp Âu châu với Việt Nam, thường được gọi tắt là EVFTA. Quyết định này được Chính quyền Hà Nội ca tụng vì cho là có lợi cho kinh tế của Việt Nam, nhưng một số không ít đại biểu tại Quốc hội Âu châu, nhiều tổ chức phi chính phủ và dư luận trong ngoài lại e rằng vì quyền lợi kinh tế mà Âu Châu hy sinh các giá trị tinh thần, như nhân quyền của người dân Việt Nam. Điễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hồ sơ rắc rối này…
Hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc vẫn được Hà Nội coi là mẫu mực cho tới khi trái bóng của Bắc Kinh bị bể trong năm 2020 này với dịch bệnh xuất phát từ Vũ Hán. Diễn đàn Kinh tế tuần này phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về các nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc. Chương trình chuyên đề sẽ do Nguyên Lam thực hiện sau đây:
Dịch bệnh xuất phát từ Vũ Hán đã gây khủng hoảng cho Trung Quốc và mấy chục quốc gia khác thế giới vì số tử vong gia tăng hàng ngày và vì tổn thất kinh tế mà chưa ai đếm được. Trong bối cảnh đen tối ấy, Diễn đàn Kinh tế xin đi từ đầu nguồn, từ kinh tế chính trị học của lãnh đạo Bắc Kinh.
Sau gần hai năm lao vào trận thương chiến, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại cho giai đọan một tại Phủ Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày Thứ Tư 15. Nhưng, ngược với một số tiết lộ của báo chí, như thông tấn xã Reuters của Anh hay tờ South China Morning Post tại Hong Kong, v.v… Hoa Kỳ sẽ không cắt thêm thuế nhập nội đánh trên hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc cho tới Tháng 11 này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện đó với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.
Năm qua, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khả quan nhất khu vực Đông Nam Á, năm nay, Việt Nam sẽ có những triển vọng gì và có thể gặp rủi ro ra sao? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.
Sau 20 tháng đàm phán, hôm Thứ Sáu 13 vừa qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc thông báo đã thỏa thuận về “Giai đoạn Một” nhằm giải quyết mâu thuẫn kinh tế giữa hai nước. Nhưng phải chăng đây chỉ là một cuộc đình chiến tạm bợ cho tới năm sau và qua năm 2020, quan hệ giữa đôi bên sẽ còn căng thẳng? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này….
Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa ngã ngũ mà còn có thể kéo dài lan rộng vào việc cải tổ cấu trúc kinh tế của Bắc Kinh. Gặp cảnh ngộ đó, Việt Nam có thể tưởng mình có lợi vì bán hàng nhiều hơn vào thị trường Mỹ khi số nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã giảm mạnh. Nhưng thật ra Việt Nam cũng gặp nhiều rủi ro tiềm ẩn về cả ngoại thương lẫn ngoại tệ. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao….
Hôm Chủ Nhật 24 vừa qua, một biến cố được quốc tế gọi là “long trời lở đất” đã xảy ra tại Hong Kong sau sáu tháng biến động. Đó là cuộc bầu cử địa phương tại 18 quận, với kết qua ban đầu là các lực lượng đấu tranh cho dân chủ đã đại thắng và phe thân Bắc Kinh đại bại. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tiếp về hậu quả của biến cố này.
Suốt tuần qua, Hong Kong trôi vào nạn bạo loạn nguy ngập khi lực lượng cảnh sát cơ động có võ trang đầy đủ bao vây năm trường đại học, nơi sinh viên cố thủ với võ khí thô sơ để chống đỡ. Cao điểm của nạn bạo hành là Đại học Bách khoa Hương Cảng cho tới ngày Thứ Ba 19 vẫn chưa êm. Trong khi cả thế giới theo dõi tình hình đáng ngại tại Hong Kông thì giới kinh tế bắt đầu tính nhẩm về hiệu ứng của vụ khủng hoảng này. Điễn đàn Kinh tế sẽ làm công việc sơ kết đó.
Bước vào tuần thứ 24, tình hình Hồng Kông còn rối loạn hơn với các vụ bạo động xảy ra gần như hàng ngày, từ cả hai phía là cảnh sát và người biểu tình, làm tê liệt trung tâm tài chánh quốc tế này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về tương lai của Hong Kong
Hôm Thứ Ba mùng năm, Tổng bí thư Tập Cận Bình khai mạc cuộc Triển Lãm Xuất Nhập Khẩu tại Thượng Hải với hứa hẹn cải cách và cởi mở nền kinh tế Trung Quốc theo trào lưu toàn cầu hóa. Nhưng sự thật lại không hẳn như vậy. Một ngày trước đó, tại Bangkok của Thái Lan, Ấn Độ rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện RCEP do Bắc Kinh cổ võ từ bảy năm nay. Liệu rằng trào lưu bảo hộ mậu dịch có đang thắng thế hay không, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu…
0 comments