Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Facebook chặn người dùng ở Úc xem hoặc chia sẻ tin tức

Friday, February 19, 2021 5:05:00 PM // ,

 18/2/21 – Facebook chặn những người dùng ở Úc chia sẻ hoặc xem nội dung, tin tức trên nền tảng của công ty này, gây nhiều báo động về việc truy cập thông tin quan trọng của công chúng.

Facebook nói họ đang thực hiện thay đổi "với một tâm tư nặng trĩu"
Chụp lại hình ảnh, Facebook nói họ đang thực hiện thay đổi này “với một tâm tư nặng trĩu”

Người dân Úc tỉnh giấc hôm thứ Năm và nhận ra rằng tất cả các trang Facebook của các hãng tin địa phương lẫn toàn cầu đều không xuất hiện trên nền tảng.

Một số trang Facebook của chính phủ về sức khỏe, những vấn đề khẩn cấp và các trang khác cũng bị chặn hôm thứ Năm – điều mà gã khổng lồ công nghệ sau đó xác nhận là do nhầm lẫn.

Chính phủ Úc nói việc cấm này đe dọa “uy tín” của Facebook.

Những tài khoản bên ngoài nước Úc cũng không thể đọc hay truy cập được bất cứ trang tin tức nào của Úc trên nền tảng này.

Động thái này của Facebook là để đáp trả một đạo luật được đề xuất ở Úc, có thể khiến các gã khổng lồ công nghệ phải trả tiền cho nội dung tin tức.

Các công ty như Google và Facebook lập luận rằng luật trên không phản ảnh cách thức hoạt động của internet và “trừng phạt” nền tảng của họ một cách bất công.

Chính phủ Úc nói họ đang tiến hành các bước mà luật này được thông qua hạ viện hôm thứ Tư.

“Facebook cần phải suy nghĩ rất kỹ lưỡng về ý nghĩa của điều này đối với danh tiếng và vị thế của mình.” Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher nói với ABC.

Động thái của Facebook diễn ra vài giờ sau khi Google đồng ý trả tiền cho nội dụng từ các trang web tin tức trên đế chế truyền thông của hãng News Corp do Rupert Murdoch làm chủ.

Sao Facebook lại làm thế?

Cơ quan quản lý cạnh tranh của Úc nói họ đsoạn ra luật để “san bằng sân chơi” giữa các gã khổng lồ công nghệ và hãng thông tấn vì lợi nhuận.

Nhưng Facebook nói luật này khiến họ “phải đối mặt với một lựa chọn khắc nghiệt: cố gắng tuân thủ luật mà bỏ qua thực tế của mối tương quan này hoặc ngừng cho phép nội dung tin tức hiển thị trên các dịch vụ của chúng tôi ở Úc”.

“Với một nỗi lòng nặng trĩu, chúng tôi lựa chọn vế sau”, Facebook cho biết trong một bài đăng trên blog.

Các hãng thông tấn ở Úc cũng bị hạn chế chia sẻ hoặc đăng bất kỳ liên kết nào trên trang Facebook của họ. Đài truyền hình quốc gia, ABC, và các tờ báo như Sydney Morning Herald và The Australian hiện có hàng triệu người theo dõi.

Facebook nói đã giúp các hãng thông tấn của Úc kiếm được khoảng 407 triệu đôla Úc (316 triệu đôla Mỹ) năm ngoái thông qua việc đưa tin, nhưng với bản thân họ “nền tảng đạt được lợi ích từ tin tức là rất ít”.

Giám đốc điều hành địa phương của công ty, William Easton, nói: “Luật này đã tìm cách” trừng phạt Facebook vì nội dung mà Facebook không có hoặc không yêu cầu”.

Điều gì đã xảy ra với các trang web của chính phủ?

Thay đổi của Facebook cũng không cho người Úc truy cập vào trang của nhiều cơ quan chính phủ, bao gồm trang của cảnh sát và các dịch vụ khẩn cấp, sở y tế và Cục khí tượng.

Queensland Health
Chụp lại hình ảnh, Lệnh cấm cũng đang ảnh hưởng đến các trang chính thức của chính phủ

Các trang khác dành cho tổ chức từ thiện, chính trị gia, các nhóm về thể thao và các tổ chức không sản xuất tin tức khác cũng bị ảnh hưởng.

Facebook sau đó đã đưa ra một tuyên bố nói rằng những trang này đã “vô tình bị vạ lây” và sẽ được khôi phục lại, dù nó không nói gì về thời hạn.

Người phát ngôn cho biết công ty đã “đưa ra định nghĩa rộng” về thuật ngữ “nội dung tin tức” trong luật.

Người Úc phản ứng ra sao?

Việc cấm này đã gây ra phản ứng dữ dội ngay tức thời, với việc nhiều người Úc tức giận khi đột nhiên họ mất quyền truy cập vào các nguồn đáng tin cậy và có thẩm quyền.

Một số người chỉ ra rằng Facebook là phương thức cốt yếu để mọi người nhận được các tin tức cập nhật khẩn cấp về các vấn đề đại dịch và thảm họa quốc gia.

“Cảm giác rõ ràng về những gì mà Facebook sẽ cho phép mọi người làm trong tương lai rất hạn chế, không chỉ ở Úc mà trên toàn thế giới”, một người đàn ông Sydney, Peter Firth, nói với BBC.

Một người khác, Amelia Marshall, nói cô không thể tin vào quyết định của công ty “giữa cơn đại dịch” thế này, và nói thêm: “Tôi đã đưa ra quyết định vốn đã nên làm từ rất lâu là xóa vĩnh viễn tài khoản Facebook của mình.”

Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc nói Facebook đang kiểm duyệt luồng thông tin trong nước – gọi đây là một “bước rẽ nguy hiểm”.

Elaine Pearson nói: “Cắt quyền truy cập thông tin quan trọng của cả một đất nước trong đêm khuya lắc khuya lơ là vô lương tâm.”

Chính phủ đang làm gì?

Chính phủ bảo thủ của Úc ủng hộ đạo luật – sẽ được tranh luận một lần nữa tại quốc hội ngày hôm nay. Đạo luật có sự hỗ trợ rộng rãi giữa các đảng phái.

Bộ trưởng Ngân khố Úc, Josh Frydenberg, đã tweet rằng ông đã có một cuộc thảo luận “mang tính xây dựng” với giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg vào thứ Năm.

“Ông ấy [Mr Zuckerberg] đã nêu lên một số vấn đề còn tồn đọng với quy tắc thương lượng trên các phương tiện truyền thông tin tức của chính phủ và chúng tôi đồng tình tiếp tục cuộc đối thoại của mình để cố gắng tìm ra một con đường tiến về phía trước”, ông nói.

Presentational grey line

Facebook muốn chiếm thế thượng phong

BBC

Úc không phải là thị trường lớn với Facebook. Và Facebook nói tin tức không phải là động lực lớn về doanh thu cho công ty. Vậy tại sao Facebook lại quan tâm nhiều đến luật này?

Đây là việc sâu xa hơn về mặt căn nguyên. Các quốc gia khác đang nhìn vào những gì đang diễn ra ở Úc. Có những suy đoán rằng Canada, thậm chí cả EU có thể nối gót Úc – điều mà Facebook muốn tránh đi.

Facebook đã trả tiền cho một số tin tức. Ví dụ, Facebook được bắt tay vào các giao dịch thương mại với các công ty truyền thông ở Anh.

Tuy nhiên, những gì Facebook muốn làm là chiếm thế thượng phong.

Các giám đốc điều hành của nó không muốn các chính phủ nhúng tay vào, nói với họ rằng họ phải trả tiền cho tin tức – và thậm chí định giá chúng.

Facebook, sau đó, đã đưa ra quyết định cho thấy rằng các chính phủ sẽ nhận lãnh hậu quả nếu họ muốn nắn gân Big Tech.

Nhưng điều đó có thể phản tác dụng một cách ngoạn mục. Về bản chất, việc Facebook có thể dập mọi tin tức của Úc trên nền tảng của nó đã bị chỉ trích là phản dân chủ – thậm chí độc tài – ở một số nơi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-56094441

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.