Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 12/01/2021

Tuesday, January 12, 2021 3:12:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 12/01/2021

Ông Trump đến Texas xem bức tường biên giới vào những ngày cuối nhiệm kỳ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần đầu tiên xuất hiện hôm 12/1 kể từ lúc xảy ra vụ bạo loạn khi những người biểu tình ủng hộ ông tấn công Điện Capitol, và ông sẽ đến Alamo, Texas, để thăm bức tường biên giới – một dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ của ông.

Theo Reuters, ông Trump đã đồng ý thực hiện chuyến đi khi các nhân viên khuyến khích ông thực hiện các sự kiện làm nổi bật di sản của ông.

Trong hai tháng qua, những nỗ lực nhằm thách thức kết quả cuộc bầu cử ngày 3/11, với chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, đều thất bại.

Chỉ còn hơn một tuần nữa cho đến khi phải trao quyền lại cho ông Biden, ông Trump đã cố thủ trong Nhà Trắng với các cố vấn thân cận kể từ thứ Tư, khi những người ủng hộ ông bao vây và tấn công Điện Capitol dẫn đến 6 người thiệt mạng.

Nhà Trắng khẳng định không có biểu tượng gì trong việc lựa chọn Alamo cho chuyến thăm của ông Trump.

Trong suốt nhiệm kỳ, ông Trump đã tìm cách cắt giảm lượng người nhập cư trái phép qua biên giới và nhập cư hợp pháp. Dự án bức tường biên giới có từ năm 2016, với cam kết sẽ dùng tường thành này để đóng lại biên giới nước Mỹ.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Judd Deere nói chuyến thăm đánh dấu “việc hoàn tất hơn 400 dặm của bức tường biên giới – một lời hứa đã được giữ đúng và thực hiện – và những nỗ lực quản lý nhằm cải cách hệ thống nhập cư Mỹ đã bị phá vỡ” của ông Trump.

400 dặm (644 km) của bức tường bao gồm một số lượng đáng kể những khu vực tường mà các chính quyền trước đó đã xây dựng.

Dự kiến, ông Trump sẽ có bài phát biểu về những nỗ lực quản lý nhập cư của mình tại khu vực biên giới.

Hiện, tổng thống đương nhiệm của Mỹ đang phải đối mặt với yêu cầu từ các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội và một số đảng viên Cộng hòa đòi ông phải từ chức.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đang tìm cách luận tội ông, và một số nhà lập pháp muốn Phó Tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ để truất quyền Tổng thống Trump.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-%C4%91%E1%BA%BFn-texas-xem-b%E1%BB%A9c-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%C3%A0o-nh%E1%BB%AFng-ng%C3%A0y-cu%E1%BB%91i-nhi%E1%BB%87m-k%E1%BB%B3/5734379.html

TT Trump ban bố tình trạng khẩn cấp tại Washington

Ngọc Mai

Ngày thứ Hai (11/1 theo giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho Washington DC và ra lệnh Liên bang hỗ trợ để bổ sung khả năng ứng phó của thành phố, chuẩn bị cho Lễ Nhậm chức ngày 20/1.

Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho thủ đô Washington D.C. với hiệu lực từ 11-24/1, trong đó bao gồm cả ngày diễn ra Lễ nhậm chức ngày 20/1.

Tổng thống ủy quyền cho Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) điều phối các hoạt động giảm nhẹ khó khăn do tình trạng khẩn cấp gây ra cho dân chúng địa phương; cung cấp hỗ trợ cho các hoạt động khẩn cấp theo Đạo luật Stafford; cứu người và bảo vệ tài sản, an toàn và sức khỏe cộng đồng.

“Cụ thể, FEMA được phép xác định, huy động và cung cấp theo quyết định của mình, các trang thiết bị và nguồn lực cần thiết để giảm bớt tác động của tình trạng khẩn cấp. Các biện pháp bảo vệ khẩn cấp trong khuôn khổ hỗ trợ trực tiếp của Liên bang, sẽ được cung cấp với mức tài trợ 100% của Liên bang.”

Tuyên bố này được đưa ra 5 ngày sau khi một nhóm người xông vào Điện Capitol trong khi Lưỡng viện tổ chức cuộc họp chung để kiểm đếm phiếu đại cử tri. Một trong những người biểu tình bạo loạn hôm đó đã được xác định là thành viên BLM.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-ban-bo-tinh-trang-khan-cap-tai-washington.html

Phó TT Pence vừa gặp và nói với TT Trump: “Chưa từng một lần” xem xét tới Tu chánh án thứ 25

 Bình luậnĐông Bắc

Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence đã gặp nhau tại Phòng Bầu dục, đánh dấu lần đầu tiên họ nói chuyện kể từ sự cố ở Tòa nhà Quốc hội ngày 6/1. Cả hai đã thảo luận và cùng nhất trí rằng, những người xông vào Tòa nhà Quốc hội vi phạm luật “không đại diện cho phong trào Nước Mỹ trên hết”.

Theo breitbart, Phó Tổng thống Mike Pence và Tổng thống Donald Trump đã gặp nhau hôm thứ Hai (11/1) để thảo luận về “bốn năm qua công việc và thành tích của chính quyền”, về cuộc bạo động ở Tòa nhà Quốc hội, và nhất trí về một số vấn đề chính.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump nói với Breitbart News rằng, hai người đã gặp nhau vào tối 11/1 tại Phòng Bầu dục và đã có một “cuộc trò chuyện tốt”.

“Hai người đã có một cuộc trò chuyện vui vẻ, thảo luận về tuần trước và suy ngẫm về những thành tựu và công việc của chính quyền trong 4 năm qua”. 

Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence cùng đồng ý rằng, những người vi phạm luật và xông vào Tòa nhà Quốc hội hôm thứ Tư tuần trước “không đại diện cho phong trào Nước Mỹ trên hết được 75 triệu người dân Mỹ ủng hộ”.

Hai người được cho là đã không nói chuyện kể từ khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu Phó Tổng thống Pence phải hành động, để từ chối chứng nhận kết quả chiến thắng cho Joe Biden của đại cử tri đoàn tại các bang chiến trường tranh chấp, bất chấp các vấn đề gây tranh cãi gian lận phiếu bầu.

Tin tức thật bất ngờ khi phóng viên Jack Posebiec tiết lộ: Cả hai người đàn ông rời khỏi Phòng Bầu dục đều tươi cười, và Phó Tổng thống Pence nói với Tổng thống rằng ông “chưa từng một lần” cân nhắc sử dụng Tu chính án thứ 25 để phế truất Tổng thống.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/pho-tt-pence-noi-voi-tt-trump-chua-tung-mot-lan-xem-xet-toi-tu-chanh-an-thu-25-128773.html

Mỹ : Phe Dân Chủ ép Mike Pence truất chức Donald Trump

Tú Anh

Với mục tiêu buộc Donald Trump rời Nhà Trắng trước ngày kết thúc nhiệm kỳ, phe Dân Chủ, chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ, đang tiến hành nhiều thủ tục gây áp lực : hoặc tổng thống từ chức hoặc bị truất phế. 

Năm ngày sau vụ trụ sở Quốc Hội Mỹ bị những người ủng hộ tổng thống Donald Trump tấn công và chín ngày trước khi tổng thống tân cử Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, đảng Dân Chủ phản công ráo riết.

Như đã thông báo trước, hôm thứ Hai, 11/01/2021, phe Dân Chủ, chiếm đa số tại Hạ Viện, đã đệ trình một dự thảo nghị quyết, một bản cáo trạng buộc tội tổng thống Donald Trump « kích động nổi loạn », trong khuôn khổ thủ tục truất phế.

Cùng lúc đó, phe Dân Chủ cũng yêu cầu phó tổng thống Mike Pence, chiếu theo tu chính án thứ 25 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, ngưng chức một vị tổng thống thiếu khả năng đảm nhiệm chức vụ. Yêu sách này sẽ được Hạ viện thảo luận và biểu quyết trong ngày thứ Ba. Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi kỳ hạn cho phó tổng thống Mike Pence 24 giờ để trả lời, một khi yêu sách được thông qua.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, cả hai kịch bản này đều khó mang lại kết quả vì phó tổng thống và các nhà lập pháp Cộng Hòa không có vẻ ủng hộ giải pháp tu chính án 25 và thời gian còn lại quá eo hẹp.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :

Trong khuôn khổ tu chính án thứ 25, dù nghị quyết có được Hạ Viện thông qua, gần như là không thể áp dụng được.Yêu sách kỳ hạn cho phó tổng thống Mike Pence, trong vòng 24 giờ truất phế tổng thống Donald Trump, sẽ được biểu quyết trong phiên họp ngày thứ Ba.

Nhưng phó tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ từ chối truất quyền tổng thống. Hôm thứ Hai, Mike Pence đã gặp Donald Trump tại Nhà Trắng lần đầu tiên từ khi xảy ra vụ bạo lực tại trụ sở Quốc Hội. Theo báo chí Mỹ, hai ông Pence và Trump đồng lòng tiếp tục làm việc chung cho đến hết nhiệm kỳ tổng thống.

Trong bước áp lực khác, phe Dân Chủ khởi động một thủ tục mới để truất phế Donald Trump, đệ trình bản cáo trạng buộc tội tổng thống kích động biểu tình bạo động, tấn công vào Quốc Hội.Thứ Tư 13/01, Hạ viện sẽ thảo luận và biểu quyết, nhưng không ai biết khi nào tiến trình truất phế sẽ lên Thượng Viện.

Đảng Dân Chủ cũng không muốn những ngày đầu tiên nhiệm kỳ của Joe Biden bị xáo trộn với các cuộc điều trần làm mất nhiều thời giờ của các nghị sĩ.

Dù kết cuộc ra sao, Donald Trump có nhiều rủi ro trở thành vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ hai lần bị truy tố trong khuôn khổ thủ tục tố tụng nhục nhã này. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210112-m%E1%BB%B9-phe-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-%C3%A9p-mike-pence-tru%E1%BA%A5t-ch%E1%BB%A9c-donald-trump

Tổng thống Trump đưa Cuba trở lại danh sách ‘quốc gia tài trợ khủng bố’

Chính quyền Trump hôm 11/1 tuyên bố đưa Cuba vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố, một động thái mà theo Reuters có thể gây phức tạp bất kỳ nỗ lực nào của chính quyền Biden sắp tới nhằm khôi phục lại việc hạ giảm căng thẳng trong quan hệ với Havana từ thời Obama.

Chỉ 9 ngày trước khi Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump rời nhiệm sở, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Cuba bị liệt vào danh sách trên vì “liên tục hỗ trợ các hành động khủng bố quốc tế” bằng cách chứa chấp những kẻ đào tẩu Mỹ và các thủ lĩnh phiến quân Colombia.

Ông Pompeo cũng viện dẫn sự hỗ trợ an ninh chính quyền Cộng sản Cuba đối với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, mà theo lời ông là đã giúp cho nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa này duy trì quyền lực và tạo ra “một môi trường thuận lợi cho những kẻ khủng bố quốc tế sinh sống và phát triển ở Venezuela”.

“Với hành động này, một lần nữa chúng tôi yêu cầu chính phủ Cuba phải chịu trách nhiệm, và gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng chế độ Castro phải chấm dứt hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế và phá hoại công lý của Mỹ”, Reuters dẫn lời ông Pompeo nói trong một tuyên bố.

Theo hãng thông tấn Anh, việc đưa Cuba trở lại danh sách ‘tài trợ khủng bố’ của chính quyền Trump làm đảo ngược nỗ lực hạ giảm căng thẳng trong quan hệ mà cựu Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama đã đứng ra dàn xếp giữa hai cựu thù trong Chiến tranh Lạnh. Quyết định của ông Obama chính thức rút Cuba ra khỏi danh sách bảo trợ khủng bố vào năm 2015 là một bước quan trọng để khôi phục quan hệ ngoại giao vào thời điểm đó.

Quyết định mới sẽ đòi hỏi phải có các cuộc thảo luận pháp lý kéo dài hơn nữa để Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden có thể đảo ngược chỉ định này.

Tổng thống Trump đã kiềm chế Cuba kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2017, thắt chặt các hạn chế đối với kiều hối và việc đi lại giữa hai nước, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các chuyến hàng dầu mỏ của Venezuela tới hòn đảo này.

Chính sách của ông Trump rất nổi tiếng trong cộng đồng lớn người Mỹ gốc Cuba ở Nam Florida, giúp ông giành chiến thắng tại bang này vào tháng 11 mặc dù ông thất cử trước ông Biden, phó tổng thống của ông Obama.

Ông Biden cho biết trong chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ nhanh chóng đảo ngược các chính sách của ông Trump đối với Cuba vì các chính sách này “đã gây tổn hại cho người dân Cuba và không làm được gì để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền”.

Nhưng động thái của ông Trump có thể khiến cho ông Biden khó khôi phục mối quan hệ hơn sau khi ông nhậm chức.

Syria, Iran và Triều Tiên là những quốc gia khác nằm trong danh sách.

“Chúng tôi lên án việc Hoa Kỳ giả nhân giả nghĩa và chỉ định Cuba là quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez nói trên Twitter. “Những người thực sự quan tâm đến tai họa của chủ nghĩa khủng bố và các nạn nhân của nó thấy rõ chủ nghĩa cơ hội chính trị của Mỹ”.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy, một người ủng hộ cho quan điểm nối lại quan hệ ngoại giao của ông Obama, đã lên án ông Pompeo vì “chỉ định có tính chính trị trắng trợn”, và nói rằng “chủ nghĩa khủng bố nội địa ở Hoa Kỳ thậm chí đang đề ra mối đe dọa lớn hơn nhiều cho người Mỹ”.

Việc tái chỉ định Cuba vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố sẽ kèm theo lệnh cấm viện trợ kinh tế, cấm xuất khẩu vũ khí của Hoa Kỳ, kiểm soát các mặt hàng “lưỡng dụng” đối với các ứng dụng quân sự và dân sự, và đòi hỏi Hoa Kỳ phải phản đối các khoản vay mà các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dành cho Cuba.

Trong thông báo hôm 11/1, Ngoại trưởng Pompeo cũnng nêu một trong những trường hợp đào tẩu nổi tiếng nhất của Mỹ tới Cuba là bà Joanne Chesimard, người đã bỏ trốn đến Cuba sau khi vượt ngục ở New Jersey vì bị kết tội giết một quân nhân của bang New Jersey vào năm 1973, bà này sau đó đổi tên thành Assata Shakur.

Ông Pompeo cũng lên án việc Cuba từ chối yêu cầu của Colombia về việc dẫn độ các thủ lĩnh của nhóm phiến quân ELN sau khi nhóm này tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công tại một học viện cảnh sát Bogota vào tháng 1/2019 khiến 22 người thiệt mạng.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-%C4%91%C6%B0a-cuba-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-danh-s%C3%A1ch-qu%E1%BB%91c-gia-t%C3%A0i-tr%E1%BB%A3-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-/5734257.html

Khảo sát mới cho thấy người dân Mỹ vẫn ủng hộ ông Trump

 Bình luậnDu Miên

Một khảo sát do Rasmussen công bố hôm 11/1 cho thấy, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn vẫn nhận được nhiều ủng hộ từ phía người dân Mỹ, bất chấp việc giới truyền thông đang xoáy sâu vào xung quanh vụ đột nhập Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hôm 6/1, cùng những nỗ lực tiếp theo từ các lãnh đạo cấp cao của đảng Dân chủ để luận tội ông Trump.

Kết quả khảo sát cho thấy, 48% cử tri Mỹ có xu hướng tán thành hiệu suất công việc của ông Trump và 51% không tán thành. Xếp hạng ủng hộ của cựu Tổng thống Barack Obama trong cùng thời điểm của nhiệm kỳ tổng thống của ông cao hơn 4%, theo cuộc thăm dò.

Xếp hạng ủng hộ cho Tổng thống Trump xuống thấp hơn vào các tháng: tháng Tư, tháng Sáu và tháng Bảy năm nay, trong bối cảnh đại dịch virus Corona Vũ Hán. Ngoài những lần giảm đó, xếp hạng phần lớn vẫn ở mức trung bình đến cao trên 40% với mức đánh gia cao nhất là 53% vào ngày 9/4 và ngày 24/9.

Rasmussen là nhà thăm dò quốc gia duy nhất theo dõi việc xếp hạng ủng hộ đối với tổng thống hàng ngày. Đây cũng là nhà dự đoán có kết quả gần đúng nhất trong số các nhà khảo sát lớn để dự đoán chiến thắng của ông Trump hồi năm 2016.

Xếp hạng chấp thuận của Tổng thống Trump vẫn ổn định kể từ ngày 6/1 bất chấp sự tấn công dữ dội từ các chuyên gia cánh tả, truyền thông tự do và đảng Dân chủ ở Washington. Tất cả những thế lực này đều cáo buộc rằng, chính ông đã kích động những kẻ bạo loạn đột nhập vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ.

Vào lúc những phần tử quá khích tìm cách đột nhập Điện Quốc hội, Tổng thống Trump đang có bài phát biểu trước một đám đông người ủng hộ tập trung tại khu vực giữa tượng đài George Washington và Ellipse, cách tòa nhà khoảng 30-45 phút đi bộ. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống kêu gọi những người ủng hộ đi tuần hành đến Điện Capitol và cổ vũ cho các nhà lập pháp được triệu tập ở đó để kiểm tra và chứng nhận các phiếu bầu của Cử tri đoàn.

Ông nói: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ đi bộ đến Điện Capitol và chúng ta sẽ cổ vũ cho các nam và nữ Thượng nghị sĩ, Dân biểu dũng cảm của chúng ta, và có thể chúng ta sẽ không cổ vũ nhiều như vậy cho một số người trong số họ”.

Ông tiếp tục: “Bởi vì bạn sẽ không bao giờ lấy lại đất nước của chúng ta với sự yếu nhược. Bạn phải thể hiện sức mạnh và bạn phải mạnh mẽ. Chúng ta đã đến bước yêu cầu Quốc hội làm điều đúng đắn và chỉ tính những [phiếu bầu] Đại cử tri ​​hợp pháp. Tôi biết rằng mọi người ở đây sẽ sớm diễu hành đến tòa nhà Quốc hội để cho tiếng nói của bạn được lắng nghe một cách hòa bình và yêu nước”.

Đảng Dân chủ đã đề xuất thực hiện phiên luận tội Tổng thống Trump vào ngày 11/1. Bản nghị quyết trích dẫn một dòng khác từ bài phát biểu khi Tổng thống Trump nói: “Nếu bạn không chiến đấu hết mình, bạn sẽ không còn đất nước nữa”. Nghị quyết đã bỏ qua câu trước đó lúc ông Trump chỉ ra rằng, đội ngũ của ông đang chiến đấu “như địa ngục”.

“Chúng tôi chiến đấu như địa ngục. Và nếu bạn không chiến đấu hết sức, bạn sẽ không còn đất nước nữa. Những cuộc phiêu lưu thú vị và những nỗ lực táo bạo nhất của chúng ta vẫn chưa bắt đầu. Đồng bào Mỹ của tôi, hãy vì phong trào của chúng ta, vì những đứa trẻ của chúng ta và đất nước thân yêu của chúng ta, và tôi nói điều này bất chấp tất cả những gì đã xảy ra, điều tốt đẹp nhất vẫn còn ở phía trước”.

Trung bình các cuộc thăm dò do Real Clear Politics duy trì cho thấy sự sụt giảm rõ ràng trong sự ủng hộ cho Tổng thống Trump sau ngày 6/1.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/khao-sat-moi-cho-thay-nguoi-dan-my-van-ung-ho-ong-trump-128359.html

Facebook sẽ xóa nội dung có khẩu hiệu phản đối gian lận bầu cử

Hương Thảo

Facebook sẽ xóa tất cả nội dung có cụm từ “Stop The Steal” ([Hãy] ngừng đánh cắp [bầu cử]) trước lễ nhậm chức dự kiến của Joe Biden vào ngày 20/1, nền tảng mạng xã hội này đưa ra thông báo vào thứ Hai (11/1), theo Conservative Review.

Trong một tuyên bố, Facebook nói rằng họ sẽ xóa tất cả nội dung có cụm từ ‘Stop The Steal’ được những người ủng hộ Tổng thống Trump sử dụng để đặt nghi vấn về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, vì nó vi phạm chính sách của công ty về thông tin “có hại”.

Facebook nói rằng họ đã đưa ra quyết định này vì người biểu tình đã tràn vào Điện Capitol hôm ngày 6/1 trong khi các nghị sĩ đang thảo luận về phiếu bầu đại cử tri.

“Chúng tôi hiện đang xóa nội dung có chứa cụm từ ‘Stop The Steal’ khỏi Facebook và Instagram theo chính sách Xử lý thông tin có hại [coordinating harm policy] của chúng tôi”, Facebook thông báo. “Chúng tôi đã xóa nhóm khai thủy [phong trào] Stop the Steal vào tháng 11, và tiếp tục xóa các trang, nhóm và sự kiện vi phạm bất kỳ chính sách nào của chúng tôi, bao gồm cả lời kêu gọi bạo lực”.

Facebook cho biết thêm: “Chúng tôi đã cho phép các cuộc thảo luận mạnh mẽ liên quan đến kết quả bầu cử và điều đó [đáng lẽ] sẽ tiếp tục, nhưng bởi những người liên quan đến bạo lực hôm thứ Tư [6/1] ở DC, chúng tôi đang thực hiện bước bổ sung này trước lễ nhậm chức [20/1]. Có thể mất một thời gian để mở rộng quy mô thực thi bước đi mới này nhưng chúng tôi đã xóa một số lượng đáng kể bài đăng”.

Tuần trước, Facebook đã khóa tài khoản của Trump vô thời hạn. Lệnh phong tỏa tài khoản của đương kim Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh một loạt các công ty công nghệ khác, vốn được cho là ủng hộ phe thiên tả ở Mỹ và chịu nhận sự thao túng của Bắc Kinh, tấn công các tài khoản liên kết với ông Trump.

https://www.dkn.tv/the-gioi/facebook-se-xoa-noi-dung-co-khau-hieu-phan-doi-gian-lan-bau-cu.html

Ý kiến: Nguyên nhân cánh tả Hoa Kỳ tổng lực kiểm duyệt cánh hữu

Phụng Minh

Tác giả Daniel Horowitz có bài viết trên The Blaze, giải thích vì sao cánh tả Mỹ lại sợ hãi và kiểm duyệt mạnh mẽ các ý kiến trái chiều của cánh hữu đến vậy, dù họ đang thống trị luồng thông tin toàn nước Mỹ.

Các công ty độc quyền là điều đáng sợ, trái với tinh thần của một chính phủ tự do và các nguyên tắc thương mại, và [người dân] không nên bị ảnh hưởng [bởi nó] – Điều 41, Tuyên bố về Quyền, Hiến pháp Maryland.

Họ sợ điều gì?

Hãy tưởng tượng một võ sĩ quyền anh nặng 250 pound bị một người phụ nữ nặng 100 pound làm cho sợ đến mức anh ta phải điều cả băng nhóm mô tô của mình và sở cảnh sát địa phương để giữ cô ta lại trong khi cô ta không có vũ khí để anh ta có thể đánh cô.

Chà, nếu bạn gặp khó khăn khi liên tưởng đến một hình ảnh như vậy, bạn có thể không nhận ra đó là điều đang xảy ra với những người cánh hữu ngày nay.

Người ta sẽ nghĩ rằng những người cánh tả sẽ không cảm thấy bị đe dọa bởi các quan điểm bất đồng, khi họ kiểm soát gần như mọi cơ quan chính phủ (bất kể ai là chủ tịch), các kênh truyền thông, các học viện, các công ty Mỹ, các hãng công nghệ lớn (Big Tech), hãng khoa học lớn (Big Science), hãng dược phẩm lớn (Big Pharma), và mọi nền tảng cùng các luồng thông tin trên toàn bộ internet. Nếu bối cảnh của luồng thông tin về chính trị giữa cánh hữu và cánh tả là hai bên của một chiến trường, thì nó sẽ tương đương với việc quân đội Mỹ chiến đấu với một lực lượng dân quân Rwanda (ý là rất chênh lệch về lực lượng). Vậy tại sao cánh tả cảm thấy nó phải nghiền nát mọi vết tích cuối cùng của tin tức, phân tích và tranh luận của cánh hữu ngay cả trên các nền tảng dù lạc hậu?

Câu trả lời hiển nhiên, họ là những kẻ phát-xít. Nhưng họ cũng là những kẻ hèn nhát. Các quan điểm của họ quá kỳ cục và hay thay đổi đến mức họ không thể chịu được sự giám sát của một quan điểm bất đồng chính kiến ​​được cung cấp bởi chỉ một phần triệu sự hiện diện trực tuyến mà họ đã tạo ra. Giống như một cánh cửa mở ra, một kẽ hở trong phòng tối có thể mang lại ánh sáng dù mức độ không cân xứng so với phần bóng tối đang bao trùm bên trong, vì vậy, quá trình phổ biến những sự thật hiển nhiên chống lại tầng lớp thống trị tham nhũng sẽ phá hủy hoàn toàn sự dối trá của cánh tả nếu nó được cho phép cùng tồn tại, ngay cả trong một sự hiện diện yếu ớt và nhỏ bé như vậy.

Đây là lý do tại sao, không giống như cánh tả toàn trị, người cánh hữu chúng tôi không sợ bóng tối tồn tại cùng với ánh sáng. Tôi đã viết hàng nghìn chuyên mục và đăng vô số video và podcast âm thanh dựa trên niềm tin của tôi về nhiều vấn đề. Tôi chưa bao giờ kêu gọi bất kỳ ai tán thành quan điểm mà tôi coi là sẽ rất đáng chê trách và thậm chí nguy hiểm nếu nó bị im lặng – và điều đó bao gồm cả những người ủng hộ các cuộc bạo loạn năm ngoái.

Nhờ phong trào Người da đen danh quý (Black Lives Matter – BLM) và chương trình chống trị an, hàng nghìn tòa nhà đã bị đốt cháy, hàng nghìn dân thường bị tấn công cùng với cảnh sát, hàng nghìn người khác đã trở thành nạn nhân của vụ giết người, và cho đến ngày nay, những kẻ bạo loạn đang hoành hành khắp các khu dân cư lúc nữa đêm. Người ta ước tính rằng thiệt hại từ ngày 26/5 đến ngày 8/6 năm ngoái là từ 1 đến 2 tỷ đô-la.

Chúng tôi đã đấu tranh với ý tưởng của họ và cảnh báo về hậu quả, nhưng chúng tôi chưa bao giờ kêu gọi những người ủng hộ họ trong chính trị và truyền thông hủy hoại cuộc sống của họ. Chúng tôi tranh luận, vạch trần, lật tẩy và xua tan, nhưng chúng tôi không bao giờ cố gắng bịt miệng họ. Kiểm duyệt là vũ khí đầu tiên đối với những kẻ độc đoán và hèn nhát, nhưng thậm chí không phải là biện pháp cuối cùng đối với những người tin tưởng vào sự thật về quan điểm của họ.

Nếu mọi người nhìn thấy mức độ thiệt hại mà BLM đã gây ra cho đất nước này – và tiếp tục gây ra cho đến tận ngày hôm nay – họ sẽ nhận ra rằng cuộc đàn áp chưa từng có của FBI và DHS (Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ) đối với những người tham dự cuộc biểu tình không đến từ mục đích tốt đẹp. Nó không đến từ cảm giác tự do, an ninh và công lý có trật tự. Nó xuất phát từ một kế hoạch tàn bạo nhằm đè bẹp và

bắt bớ bất kỳ phe đối lập nào, vì nếu họ thực sự quan tâm đến sự an toàn và công lý, họ sẽ làm điều này hàng ngày vào năm ngoái, bắt đầu từ ngày 26/5, đúng nghĩa là đêm đổ vỡ của chúng ta.

Không có biện pháp nào trong số này được thực hiện chống lại BLM. Năm 2020 tương đương với những gì mà tổ hợp công ty-chính phủ đang làm hiện nay đối với tất cả những người ủng hộ Trump, họ sẽ xử lý hình sự bất kỳ ai bị bắt trên mặt đất gần nơi BLM đang bạo loạn, ngay cả khi họ không bị truy tố cho một tội cụ thể.

Các đảng viên Dân chủ nổi bật nhất trong thời đại của chúng ta không chỉ từ chối lên án những kẻ bạo loạn, mà họ còn đề nghị giúp đỡ những người bị bắt, những người mà theo định nghĩa, không phải là những người biểu tình ôn hòa. Không ai khác ngoài Phó Tổng thống sắp tới Kamala Harris đã sử dụng Twitter để hỗ trợ tài trợ tại ngoại cho những người “biểu tình” ở Minnesota trong tuần mà họ đã đốt phá đồn cảnh sát và hơn 1.500 cơ sở kinh doanh công và tư.

Vì vậy, trong khi họ muốn hình sự hóa ngay cả những người đã phản đối ôn hòa, thì chính những người cánh tả này lại coi những tội phạm thuộc hàng ngũ của họ là những người biểu tình ôn hòa – và vẫn làm cho đến ngày nay. Họ đã coi tất cả bài phát biểu của chúng tôi là bạo lực và tất cả bạo lực của họ là đúng đắn.

Việc BLM được chính các phương tiện truyền thông, chính phủ và các nhân vật công ty tôn vinh không phải là lý do để bào chữa cho bất kỳ hành vi bạo lực nào của cánh hữu. Thật vậy, bất cứ ai liên quan đến vụ sát hại Sĩ quan Brian Sicknick, theo quan điểm của tôi, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc hơn bất kỳ người tự do nào tin vào việc trừng phạt tội giết người cấp độ hai. Nhưng những gì tiêu chuẩn kép bệnh hoạn này thể hiện là cuộc đàn áp ngày càng gia tăng. Đây là về việc phá vỡ quyền hiến pháp. Và còn thời điểm nào tốt hơn sau gần 10 tháng đưa vào một “hiến pháp COVID” mới, nơi các quyền hiến pháp đã bị đình chỉ khi bị luật pháp hành pháp đánh gục.

Không ai bào chữa cho những gì đã xảy ra ở Điện Capitol theo cách mà cánh trái bào chữa cho cả một năm bạo lực. Tuy nhiên, nó không thể được phép sử dụng như vụ cháy Reichstag năm 1933 để đè bẹp tất cả các phe đối lập chính trị đối với các chính sách rất phi dân chủ mà họ tiếp tục thực hiện.

Điều 48 của Hiến pháp Weimar trao cho tổng thống quyền “đình chỉ bất kỳ hoặc tất cả các quyền cá nhân nếu trật tự và an toàn công cộng bị xáo trộn nghiêm trọng hoặc bị đe dọa”. Vâng, sau vụ hỏa hoạn, họ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đình chỉ quyền tự do báo chí, tự do tập hợp và đè bẹp phe đối lập. Họ cho rằng họ cần phải đình chỉ nền dân chủ để cứu nó. Giống như những gì chúng ta đã thấy trong năm nay với việc đình chỉ tự do và quyền tài sản, đình chỉ luật bầu cử đối chỉ vì một thứ virus đó và bây giờ là đình chỉ tất cả các quy tắc chính trị và thậm chí cả Tu chính án Thứ Nhất vì bạo lực từ cánh hữu chưa từng có mà chúng ta chưa từng thấy trước đây do cánh tả mô tả kể từ … ba phút trước. Bất cứ ai nghĩ rằng ngọn lửa Reichstag sẽ không thể tái diễn lần nữa, rõ ràng là họ không chú ý. Những người không chỉ tìm cách đánh bại phe đối lập mà còn bịt miệng phe đối lập luôn có động cơ thầm kín. Và nó không bao giờ là một điều tốt.

https://www.dkn.tv/the-gioi/y-kien-nguyen-nhan-canh-ta-hoa-ky-muon-nghien-nat-quan-diem-canh-huu.html

Hạ viện sẽ họp vào sáng thứ Tư để xem xét điều khoản luận tội TT Trump

Quý Khải

Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức họp vào sáng thứ Tư (13/1 theo giờ Mỹ) để xem xét các điều khoản luận tội Tổng thống Trump.

Lãnh đạo Đa số tại Hạ viện Steny Hoyer đã đưa ra thông báo này trong cuộc họp kín của đảng Dân chủ Hạ viện hôm thứ Hai (11/1), văn phòng báo chí của ông cho biết.

Đầu ngày thứ Hai, ba thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện – gồm Dân biểu David Cicilline,  Ted Lieu và Jamie Raskin – đã công bố điều khoản luận tội, cáo buộc Tổng thống Trump xúi giục những người ủng hộ ông xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ vào thứ Tư tuần trước (6/1).

Trước khi đệ trình điều khoản luận tội, việc nhanh chóng thông qua kế hoạch loại bỏ Tổng thống Trump thông qua Tu chính án thứ 25 của một Dân biểu Đảng Dân chủ đã bị Dân biểu Alex Mooney từ Đảng Cộng hòa ngăn chặn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ha-vien-se-hop-vao-sang-thu-tu-de-xem-xet-dieu-khoan-luan-toi-tt-trump.html

Chuyên gia cánh tả Mỹ đe dọa Thượng nghị sĩ Josh Hawley, đòi ‘lột da, xát muối’ ông

Vũ Dương

Truyền thông Mỹ đưa tin rằng Jonathan Gitlin, cựu chuyên gia phân tích chính sách cấp cao tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), ngày trước đã đăng dòng tweet nói rằng, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley đáng bị “lột da, xát muối” cho hành vi thách thức kết quả bầu cử.

Theo báo cáo của kênh truyền thông cánh hữu “The National Pulse” ngày 9/1, Thượng nghị sĩ Josh Hawley đã lãnh đạo Thượng viện thách thức kết quả xác nhận của Cử tri đoàn ngày 6/1. Các kênh truyền thông cánh tả của Mỹ vì điều này đã vu khống ông Hawley “kích động bạo lực ở Điện Capitol”.

Ông Jonathan Gitlin cũng nhiều lần đe dọa Thượng nghị sĩ Hawley trên Twitter.

Ngày 7/1, ông Gitlin trong lúc trả lời một dòng tweet buộc tội Thượng nghị sĩ Josh Hawley, nói rằng: “Hawley nên bị lột da sống, rồi sau đó xát muối khắp người hắn ta”. Tuy nhiên, dòng tweet này sau đó đã bị xóa.

Cùng ngày, ông Gitlin đã tweet lại, ông kiên trì với dòng tweet đã bị xóa trước đó, cho rằng “Hawley xác thực nên bị lột da sống và xô vào thùng muối”. Ngay sau đó, dòng tweet này cũng bị xóa.

Ông Jonathan Gitlin hiện là biên tập viên của trang web tin tức công nghệ “Ars Technica”. Từ năm 2009 đến năm 2015, ông đã làm việc tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) trong hơn 6 năm và là nhà phân tích chính sách cấp cao tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-canh-ta-my-doi-lot-da-xat-muoi-thuong-nghi-si-josh-hawley.html

Các gã công nghệ lớn đẩy Chủ nghĩa Trump ra khỏi mạng thế nào?

Joe Tidy

Nếu bạn có bao giờ cần bằng chứng về sức mạnh của “Big Tech” (Gã khổng lồ công nghệ) thì sự sụp đổ của mạng Parler vào rạng sáng thứ Hai là một khởi đầu tốt.

Tôi, cũng như nhiều người khác, đăng nhập vào mạng xã hội gây tranh cãi để xem chuyện gì sẽ xảy ra sau 11:59 theo múi giờ Thái Bình Dương ở Mỹ.

Đó là thời hạn mà Amazon đưa ra để ứng dụng này phải tìm kiếm một dịch vụ lưu trữ mới trước khi nó bỏ Parler khỏi mạng vì nền tảng này bị cáo buộc chứa nội dung bạo động.

Đây được xem là một thời điểm trọng đại trong những nỗ lực không ngừng của các gã khổng lồ công nghệ Mỹ nhằm “trục xuất” Donald Trump và một số người ủng hộ cực đoan của ông khỏi nền tảng của mình sau cuộc bạo động ở Đồi Capitol của Mỹ vào tuần trước.

Đồng hồ điểm 12 giờ và không có gì xảy ra. Tôi và hàng triệu người dùng khác vẫn có thể tìm kiếm và đăng bài như bình thường.

Nhưng sau đó, giống như phản ứng của chuỗi domino, người dùng trên khắp thế giới bắt đầu báo cáo có sự cố. Đối với tôi, vào khoảng 12 giờ 10, mọi thứ ngừng hoạt động hẳn. Không tìm được nội dung, tin nhắn để đọc.

Chỉ cần một cái búng tay là sau đó, Parler, một ứng dụng đang tăng trưởng nhanh chóng và được một số người coi là ứng dụng tự do ngôn luận thay thế cho Twitter, đã không còn nữa. Cho đến giờ.

Parler có thể và có khả năng sẽ tìm được nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ mới nhưng mất Amazon Web Services (AWS) – nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trang web lớn nhất thế giới – đồng nghĩa là các nhà cung cấp lớn khác cũng sẽ có khả năng từ chối hoạt động kinh doanh của họ.

Không phải chuyện ‘vô tiền khoáng hậu’

Nhà nghiên cứu đạo đức và công nghệ Stephanie Hare nói rằng đây không phải là lần đầu tiên một công ty công nghệ lớn của Mỹ gỡ một trang web vì những lý do tương tự.

“Hành động của Amazon nhằm vào Parler không phải là chưa có tiền lệ, vì chúng ta đã thấy các công ty khác của Mỹ như Cloudflare gỡ các dịch vụ phân phối nội dung và biện pháp chống DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán) vho trang web ủng hộ da trắng thượng đẳng The Daily Stormer năm 2017 và 8Chan vào năm 2019 sau khi các trang này đã được một tay súng sử dụng để đăng tải nội dung trước khi hắn ta tiếp tục thực hiện cuộc thảm sát người dân ở El Paso, Texas, “bà nói.

Người Việt lên tiếng sau khi Tổng thống Donald Trump ‘bị cấm cửa trên mạng xã hội’

Khi Twitter cấm ông Trump: Vị trí của mạng xã hội

Không chỉ AWS đã có hành động nhằm vào Parler. Google và Apple cũng đã loại bỏ dịch vụ này khỏi các kho ứng dụng của họ.

Một lần nữa, điều này không phải là chưa từng nghe qua.

Gab, một trang web khác tự gọi mình là nền tảng tự do ngôn luận nhưng bị cáo buộc là nơi trú ẩn của những kẻ cực hữu và cực đoan, cũng bị cấm trên các kho ứng dụng. Trang web vẫn có thể được truy cập thông qua trình duyệt web và tuyên bố rằng nó có sự gia tăng đột biến số lượng người dùng trong những ngày gần đây.

Và như một phần của chiến dịch truy quét các tài khoản liên quan đến cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội, hôm thứ Hai, Twitter thông báo họ đã khóa “hơn 70.000 tài khoản” có liên quan đến thuyết âm mưu QAnon.

Trong khi đó, Facebook nói rằng họ đang xóa tất cả nội dung đề cập đến “Stop the Steal” – khẩu hiệu liên can đến những tuyên bố không có cơ sở của ông Trump rằng cuộc bầu cử tháng 11 đã bị gian lận.

Lệnh cấm ‘đáng lo ngại’

Dù vậy, điều chưa từng có tiền lệ là cách tiếp cận này được dùng để chống lại tổng thống.

YouTube đã xóa một số video của ông Trump nhưng nói rằng kênh của ông vẫn đang hoạt động hiệu quả trong một cơ hội cuối cùng.

Các nhà lãnh đạo châu Âu, gồm cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, mô tả là động thái này “đáng lo ngại”.

Trịnh Hội: Capitol Hill, Trump và ‘cái giá của nền dân chủ Hoa Kỳ’

Trump tạm bị Twitter và Facebook ‘tước vũ khí’

Ủy viên EU, Thierry Breton, đã mô tả các sự kiện ở Đồi Capitol là “vụ 11/9 của mạng xã hội”, và viết trên Politico rằng “việc một CEO có thể cấm túc tổng thống Mỹ mà không có sự kiểm chứng nào là điều gây bối rối.”

Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock nói các mạng xã hội hiện đang “đưa ra các quyết định về nội dung”, đồng thời nói thêm rằng các nền tảng đang “chọn ai nên và không nên được lên tiếng”.

Trong một diễn biến khác, Alexei Navalny, chính trị gia Nga và cũng là người công khai chỉ tríchTổng thống Vladimir Putin, ví lệnh cấm ông Trump của Twitter là sự kiểm duyệt của nhà nước.

Ông đã tweet: “Lệnh cấm tiệt Donald Trump trên Twitter là một hành động kiểm duyệt không thể chấp nhận được. Tất nhiên, Twitter là một công ty tư nhân, nhưng chúng ta đã thấy nhiều ví dụ ở Nga và Trung Quốc về việc các công ty tư nhân như thế này đã trở thành người bạn thân thiết và là trợ thủ cho nhà nước khi nói đến chuyện kiểm duyệt. “

Covid thay đổi mạng xã hội

Thực tế là, mạng xã hội là các công ty tư nhân. Cũng giống như một câu lạc bộ thành viên riêng tư có thể đưa ra các quy tắc chung cho các thành viên của mình, những người như Mark Zuckerberg của Facebook hay Jack Dorsey, người sáng lập Twitter cũng thế.

Cho đến nay, một trong những quy tắc chính được áp đặt là xét nội dung của các chính trị gia quan trọng với đàm luận của công chúng.

Những nền tảng gồm Facebook và Twitter nói rằng, do đó, họ sẽ cho những người dùng tầm cỡ như Tổng thống Mỹ có sự linh động liên quan đến việc vi phạm chính sách người dùng.

Nhưng kể từ khi đại dịch virus corona khởi phát, mọi thứ đã thay đổi đáng kể và các công ty đã tăng hành động nhắm vào các nhà lãnh đạo thế giới.

Facebook và Twitter bị tra hỏi về kiểm duyệt nội dung bầu cử

Twitter gắn cảnh báo cần xác minh thông tin dưới bài đăng của Trump

Hồi tháng 3, Facebook và Twitter đã xóa các bài đăng của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro vì thông tin sai lệch về Covid-19.

Mãi tận đến tháng 5, Twitter mới có hành động tương tự nhắm vào Tổng thống Mỹ khi những người điều phối đưa ra cảnh báo sau một dòng tweet mà họ nói rằng tán dương bạo lực.

Tổng thống đã tweet về các cuộc biểu tình Black Lives Matter nói rằng: “Khi cướp bóc bắt đầu, nổ súng cũng sẽ bắt đầu”.

Nhà bình luận mạng xã hội Matt Navarra nói rằng lệnh cấm nhằm vào ông Trump đặt ra “tiền lệ then chốt” trong cách các nền tảng kiểm soát ai có thể sử dụng chúng và những gì người dùng có thể đăng.

Trump thề sẽ trả đũa

Một số nhà phân tích cho rằng hành động này có thể là một bước ngoặt cho việc kiểm duyệt công nghệ trên toàn thế giới.

Hôm thứ Hai, Facebook thông báo đã xóa một mạng lưới các tài khoản mà họ cho là có liên kết trực tiếp với chính phủ Uganda và được sử dụng để thao túng cuộc bầu cử sắp tới.

Luật sư bảo mật kiêm nhà kỹ thuật Whitney Merrill gợi ý rằng động thái này cho thấy sự thay đổi trong quan điểm kiểm duyệt từ những gã khổng lồ công nghệ.

“Các quy tắc và hướng dẫn của mạng xã hội đang biến hóa theo thời gian là điều bình thường. Nhưng chúng đang không được áp dụng một cách nhất quán trên toàn thế giới. Tôi nghĩ việc tổng thống bị xóa sổ có thể là khởi đầu cho một cuộc thanh trừng các hành vi tương tự trên toàn cầu.”

Trong những giờ phút cuối cùng trên Twitter, ông Trump một lần nữa đổ lỗi cho một phần tiến trình lập pháp Mỹ, gọi khoản 230 là “cấm cản” tự do ngôn luận. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã dọa hủy bỏ luật này vốn cho các mạng xã hội miễn các trách nhiệm pháp lý đối với các bài viết của người dùng.

Nhiều người cho rằng việc loại bỏ sự bảo vệ này sẽ thực sự gây hại cho quyền tự do ngôn luận vì các mạng lưới sẽ bị buộc phải kiểm duyệt nhiều hơn so với hiện tại.

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cũng đã tuyên bố rằng ông muốn hủy bỏ đạo luật để gia tăng kiểm duyệt và giảm sự lan truyền của tin tức giả.

Trong cùng dòng tweet cuối cùng, ông Trump nói rằng ông đang đàm phán với “nhiều trang web khác” và sẽ sớm có “một thông báo quan trọng”.

Nếu những sự kiện trong những ngày gần đây cho thấy gì, thì Trump và nhiều ủng hộ viên của ông ta đã phải đối mặt với một cuộc chiến cam go không chỉ với các nhà lập pháp mà còn với các công ty công nghệ lớn trước khi có thể có chỗ đứng trên mạng xã hội dòng chính.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55628380

Phiên giao dịch đầu tiên sau khi cấm TT Trump, cổ phiếu Twitter giảm 12%

Phụng Minh

Cổ phiếu của Twitter hôm thứ Hai (11/1 theo giờ Mỹ) đã giảm 12%, sau khi công ty cấm Tổng thống Donald Trump và một loạt những người cánh hữu khác.

Cổ phiếu giảm sau khi thị trường mở cửa vào thứ Hai, đạt mức 45,17 đô-la. Trong phiên cuối tuần trước đó, cổ phiếu Twitter đóng cửa ở mức 51,48 đô-la (ngày 8/1), theo Epoch Times.

Twitter cho biết họ đã xóa tài khoản của Tổng thống Trump vào ngày 8/1 vì một số bài đăng gần đây của ông đã ca ngợi bạo lực. Công ty lặp lại những lời chỉ trích, cố gắng kết nối lời hùng biện của TT Trump với sự việc xâm nhập Điện Capitol Hoa Kỳ.

TT Trump phản ứng bằng cách cáo buộc Twitter phối hợp “với Đảng Dân chủ và cánh tả cấp tiến trong việc xóa tài khoản của tôi khỏi nền tảng của họ, để bịt miệng tôi — và BẠN, 75.000.000 người yêu nước vĩ đại đã bỏ phiếu cho tôi”.

Twitter cũng cấm những người dùng nổi tiếng bao gồm luật sư Sidney Powell và cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, Tướng Michael Flynn. Những người dùng khác không bị cấm đã rời khỏi nền tảng, bao gồm cả người dẫn chương trình radio Mark Levin và Rush Limbaugh.

Trong số những người cánh hữu vẫn còn trên Twitter, một số đã kêu gọi chuyển sang Parler, một giải pháp thay thế Twitter. Nhưng Parler hôm thứ Hai cũng đã bị Amazon loại bỏ khỏi nền tảng, từ chối tiếp tục lưu trữ trên các máy chủ của mình. Parler đã kiện Amazon vào cuối ngày thứ Hai.

Gab, một đối thủ khác của Twitter, cũng đang có mức tăng trưởng chóng mặt.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phien-giao-dich-dau-tien-sau-khi-cam-tt-trump-co-phieu-twitter-giam-12.html

Phản đối Big Tech kiểm duyệt, nhà cung cấp Internet tại Idaho chặn Facebook, Twitter

An Liên

Một nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) ở khu vực phía bắc tiểu bang Idaho và Spokane, tiểu bang Washington, đã quyết định chặn khách hàng của mình sử dụng Facebook và Twitter sau khi một số người gọi đến phàn nàn về tình trạng kiểm duyệt trên các nền tảng này.

ISP, Your T1 WIFI, xác nhận rằng họ sẽ chặn Facebook và Twitter khỏi dịch vụ WIFI của mình đối với một số khách hàng bắt đầu từ thứ Tư (13/1) tuần này, theo báo cáo của KREM 2.

Động thái này diễn ra sau khi Twitter cấm vĩnh viễn Tổng thống Donald Trump khỏi nền tảng của mình và Facebook đã khóa tài khoản của tổng thống “vô thời hạn”.

“Chúng tôi nhận thấy rằng Twitter và Facebook đang tham gia vào việc kiểm duyệt thông tin khách hàng của chúng tôi”, một email gửi đến khách hàng của Your T1 WIFI cho biết.

ISP nói thêm rằng họ đã nhận được các cuộc gọi từ khách hàng về Facebook và Twitter.

“Trong vài ngày qua, chúng tôi liên tục tiếp nhận các cuộc gọi từ khách hàng bày tỏ lo ngại rằng họ không muốn các mạng xã hội này được phép hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu internet của họ và họ không muốn con cái họ truy cập vào các mạng xã hội này”, email viết.

ISP giải thích rằng do có quá nhiều khách hàng yêu cầu chặn các mạng xã hội, họ sẽ chặn Facebook và Twitter đối với tất cả khách hàng trừ khi họ liên hệ với công ty để yêu cầu quyền truy cập.

“Có quá nhiều người [khách hàng] cùng một lúc đã kêu gọi chúng tôi thực hiện việc này, vì vậy chúng tôi sẽ chặn [Facebook và Twitter] và bất kỳ mạng xã hội nào khác có thể đang áp đặt kiểm duyệt”, email viết.

Công ty này nói rằng 2/3 khách hàng của họ đã yêu cầu chặn các trang mạng xã hội.

ISP giải thích thêm rằng họ không dung túng cho Facebook và Twitter – cũng như các công ty công nghệ lớn khác kiểm duyệt người dùng hoặc “cố gắng loại bỏ đối thủ cạnh tranh”, chẳng hạn như Parler.

“Công ty của chúng tôi tin rằng một trang web hoặc trang mạng xã hội không có thẩm quyền kiểm duyệt những gì bạn thấy và đăng cũng như ẩn thông tin khỏi bạn”, email viết. “Chúng tôi đã đưa ra quyết định này để chặn hai trang mạng xã hội trên không được truy cập từ mạng lưới của chúng tôi”.

“Chúng tôi cũng không chấp nhận những gì Google, Amazon, Twitter, Facebook và Apple đang làm với Parler bằng cách ép buộc họ quy phục”, email cho biết thêm.

Trong một email cập nhật được gửi cho khách hàng vào thứ Hai (11/1), ISP khẳng định rằng họ sẽ không chặn các trang web đối với những khách hàng có yêu cầu riêng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-cung-cp-internet-ti-tiu-bang-idaho-chn-facebook-twitter.html

Biểu tình trước trụ sở Twitter để phản đối kiểm duyệt

Hải Lam

| DKN 2 phút tới 842 lượt xem

Một cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch bên ngoài trụ sở chính của Twitter tại San Francisco vào ngày 11/1 để phản đối việc khóa tài khoản Tổng thống Trump, theo AFP.

Diễn đàn cánh hữu TheDonald.win cuối tuần trước đăng lời kêu gọi các nhà hoạt động ủng hộ Tổng thống Trump tập hợp biểu tình bên ngoài trụ sở Twitter. Khu vực này đang vắng vẻ vì nhân viên làm việc ở nhà do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

San Francisco Chronicle đưa tin, một người thậm chí còn kêu gọi các thành viên mang theo dây thít nhựa để trói “những kẻ kích động bạo lực”. Cảnh sát đã triển khai hàng chục nhân viên, dựng hàng rào an ninh. Tuy nhiên, có không nhiều người ủng hộ TT Trump có mặt tại cuộc biểu tình ngày 11/1.

Một người ủng hộ TT Trump nói: “Tôi không thích bị kiểm duyệt. Tôi cảm thấy những tiếng nói bảo thủ đang bị kiểm duyệt”.

Ngày 8/1, Twitter thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản của TT Trump. Động thái này đã vấp phải chỉ trích của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Tổng thống Mexico, Thủ tướng Đức, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề của Liên minh châu Âu Clement Beaune, Bộ trưởng Tài chính Pháp, Quyền thủ tướng Úc.

Sau khi Twitter cấm TT Trump và một loạt những người cánh hữu khác, cổ phiếu của gã khổng lồ mạng xã hội này hôm thứ Hai (11/1 theo giờ Mỹ) đã giảm 12%. Ngoài ra, nhiều người ủng hộ TT Trump và những người ủng hộ tự do ngôn luận đã chuyển sang nền tảng thay thế Parler và SafeChat.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bieu-tinh-truoc-tru-so-twitter-de-phan-doi-kiem-duyet.html

Giới hạn tự do là gì khi mạng XH ‘bịt miệng ông Trump’?

Nguyễn Quang Duy

Ngày 6/1/2021 đã qua, liên danh Joe Biden và Kamala Harris đã được Quốc Hội công nhận là bên thắng cuộc.

Qua các phương tiện truyền thông, tôi được chứng kiến ngày lịch sử này để học hỏi khá nhiều điều về tự do và dân chủ tại Mỹ.

Khi Twitter cấm ông Trump: Vị trí của mạng xã hội

Người Việt lên tiếng sau khi Tổng thống Donald Trump ‘bị cấm cửa trên mạng xã hội’

Trịnh Hội: Capitol Hill, Trump và ‘cái giá của nền dân chủ Hoa Kỳ’

Chuyện buồn đã xảy ra

Biểu tình là quyền tự do biểu đạt chính kiến được Tu chính án thứ nhất bảo vệ, nhưng bạo động và bạo loạn là vi phạm luật pháp quốc gia.

Thật đáng buồn khi một người bị bắn chết, năm người khác chết chưa rõ lý do (trong số đó có cả cảnh sát) và nhiều người cả hai phía bị thương khi đoàn biểu tình xông vào Quốc hội.

Hàng ngàn người biểu tình tại một nơi được cho là an ninh nhất nước Mỹ nhưng lại không thấy giới chức có thẩm quyền sửa soạn để đối phó với thành phần sách động bạo loạn thì thật là khó hiểu.

Chưa kể tới nhiều đoạn phim cho thấy chính cảnh sát đã mở cửa Quốc hội để những người biểu tình đi vào.

Cuộc điều tra đã bắt đầu, tôi tin rằng nhiều câu hỏi sẽ sớm được trả lời và người phạm tội sẽ bị luật pháp trừng phạt.

Ngày 10/1/2021, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh treo cờ rủ trong vòng ba ngày trên toàn quốc để tưởng niệm tinh thần phục vụ và vinh danh sự hy sinh của hai sĩ quan thiệt mạng trong biến cố xảy ra tại Quốc hội.

Ý thức của người biểu tình

Cũng qua các phương tiện truyền thông tôi đã từng quan sát những biểu tình tại các quốc gia Đông Âu và Liên Xô, khi người dân xông vào Quốc hội là ngày tàn của các thể chế độc tài cộng sản.

Nhưng điều làm tôi suy nghĩ là ngay sau lời lên án những người gây bạo loạn và kêu gọi người biểu tình “về nhà” của Tổng thống Trump “… hãy về nhà ngay, chúng ta cần phải ôn hòa, phải tôn trọng luật pháp, trật tự và tuân theo những người đang thi pháp luật…” thì đoàn biểu tình tự động giải tán.

Theo tôi, đa số những người tham gia biểu tình đều ôn hòa và bất bạo động, một tập thể có ý thức tôn trọng trật tự và luật pháp quốc gia, có lòng yêu nước, yêu tự do và yêu dân chủ quá xứng đáng để tôi học hỏi.

Trước Quốc hội, sáu tiểu bang tranh chấp cũng có những cuộc biểu tình nhỏ ôn hòa ủng hộ ông Trump và các dân biểu nghị sĩ thách thức cử tri đoàn, nhưng chỉ được vài tờ báo địa phương đưa tin.

Thật đáng tiếc, hầu như báo chí và những người khác chính kiến chỉ tập trung vào ông Trump và một số nhỏ những người biểu tình xông vào Quốc hội rồi kết luận về tự do và dân chủ tại Mỹ.

Dân chủ qua tranh luận

Ngày hôm ấy, một cuộc tranh luận chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ đã diễn ra cả về số lượng tiểu bang bị thách thức, đến số nghị sĩ và dân biểu tham gia thách thức, cũng như nội dung việc tranh luận.

Các chính trị gia của đảng Cộng hòa được chia làm hai bên rõ rệt:

Phía ủng hộ thách thức dẫn đầu là Thượng nghị sĩ Ted Cruz, một luật sư chuyên về Hiến pháp đã chín lần tham gia tranh tụng trước Tối cao Pháp viện, bao gồm lần tranh chấp bầu cử 2000 giữa ông George Bush và ông Al Gore.

Ông cho biết cuộc thăm dò của Reuters và Ipsos gần đây cho thấy 39% người Mỹ vẫn tin rằng cuộc bầu cử có gian lận, niềm tin này thể hiện ở 67% cử tri đảng Cộng hòa, 17% cử tri đảng Dân chủ và ở 31% những cử tri độc lập.

Các tòa án và cả Tối cao Pháp viện đã có cơ hội để giải quyết các tranh chấp nhưng đều từ chối, nếu không được giải quyết thì sự ngờ vực sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ, đe dọa tính hợp pháp của bất kỳ chính quyền nào kế nhiệm.

Vai trò dân cử Quốc hội là bảo đảm việc bầu cử phải công bằng và đáng tin cậy, vì thế từ xa xưa đã có tiền lệ tranh luận về các hành vi gian lận trong bầu cử.

Cuộc bầu cử tổng thống 1877 giữa ông Rutherford Hayes và ông Samuel Tilden, có ba tiểu bang Florida, Louisiana và Nam Carolina bị cho là có gian lận, Quốc hội khi ấy đã không coi những người phản đối cử tri đoàn là phá hoại nền dân chủ.

Quốc hội đã chỉ định một Ủy ban bầu cử, gồm năm nghị sĩ Thượng viện, năm dân biểu Hạ viện và năm thẩm phán Tối cao Pháp viện trong vòng 10 ngày xem xét và giải quyết các tranh chấp giữa đôi bên.

Sau khi xem xét, Ủy ban xác nhận có gian lận bầu cử nên từ chối phiếu cử tri đoàn và xác nhận ông Rutherford Hayes làm tổng thống thứ 19 của Hoa Kỳ, tạo tính hợp hiến và hợp pháp cho chính quyền của ông Hayes.

Phía chống lại thách thức có Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Lãnh đạo Đa số Thượng Viện. Ông cho biết cuộc bầu cử nào cũng xảy ra gian lận và bất thường, nhưng lần này các cáo buộc vì không đủ bằng chứng nên đều bị tòa án bác bỏ.

Theo ông, Hiến pháp chỉ cho phép các thành viên Quốc hội vai trò có giới hạn, nếu vượt qua sẽ làm hỏng nền Cộng hòa:

“Nếu cuộc bầu cử này bị lật chỉ vì những cáo buộc từ bên thua cuộc, nền dân chủ của chúng ta sẽ đi vào vòng bế tắc, đất nước chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận một cuộc bầu cử nữa, cứ bốn năm một lần sẽ là một cuộc tranh giành quyền lực bằng bất cứ giá nào.”

Thế nhưng diễn biến cho thấy có tới một nửa thành viên thuộc đảng Cộng hòa, trong đó nhiều người tuyên bố ủng hộ ông Trump và tin rằng có bất thường trong cuộc bầu cử, vẫn đặt lợi ích đảng phái bên trong quyền hạn mà Hiến pháp và nền Cộng hòa cho phép họ.

Ngay sau đó, ông Trump tuyên bố chấp nhận quyết định của Quốc hội, ông cho biết sẽ bảo đảm quá trình chuyển giao quyền lực một cách có trật tự, đồng thời ông kêu gọi hàn gắn và hòa giải.

Luận tội mang tính chính trị

Nhưng chính trị không đơn giản như ông Trump nghĩ.

Các thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban Tư pháp Hạ Viện đã kêu gọi ông Mike Pence sử dụng Tu chính án thứ 25 tước quyền tổng thống của ông Trump.

Đồng thời đảng Dân chủ đã một lần nữa đưa ra vụ luận tội để truất phế ông Trump với lý do ông đã “cố tình kích động bạo lực lật đổ chính quyền dân chủ”.

Theo ý kiến của tôi, đây chỉ là một trò chơi chính trị “vi hiến”, vì theo Tu chính án Thứ nhất của Hoa Kỳ về quyền tự do ngôn luận, tòa án chỉ truy tố những ai có hành động bạo lực chứ không thể truy tố những ai phát biểu ý tưởng của mình.

Sau ngày 20/1/2021, ông Trump không còn là tổng thống nhưng ảnh hưởng “chính trị” của ông Trump còn rất lớn, khi ấy đảng Dân chủ đã nắm cả Hạ viện lẫn Thượng viện, họ có thể sẽ tiếp tục luận tội ông.

Nhưng không phải dễ 2/3 số nghị sĩ Thượng viện sẽ đồng ý là ông Trump có tội, việc luận tội nếu không thành cũng đặt ông vào vị trí của một tổng thống với hai lần bị Quốc hội luận tội.

Trước sự kiện lịch sử này, theo nhận xét của tôi, đảng Cộng hòa những người bảo thủ sẵn sàng chấp nhận thua cuộc để bảo vệ Hiến pháp, còn đảng Dân chủ phe cấp tiến vẫn chỉ xem Hiến pháp là luật chơi và bằng mọi giá sẵn sàng chơi tới cùng, và như thế chính trị nước Mỹ càng ngày càng chia rẽ hơn.

Tự do ngôn luận bị đe dọa

Ngày 6/1/2021, khi những người biểu tình xông vào Quốc hội, Facebook và Twitter đã xóa video kêu gọi những người biểu tình giải tán và khóa tài khoản của Tổng thống Trump.

Sau đó Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản @realDonaldTrump, còn Facebook theo chân Twitter khóa vĩnh viễn tài khoản ông Trump với lý do có nguy cơ “kích động bạo lực”.

Có những điều ông Trump nói, có những việc ông Trump làm tôi không đồng ý, nhưng không phải vì thế mà tôi chấp nhận Twitter và Facebook “bịt miệng” ông Trump hay “bịt miệng” bất cứ ai.

Hành động của họ không chỉ là vi phạm quyền tự do biểu đạt của ông Trump, nó còn vi phạm trầm trọng quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin của hằng tỷ người khắp thế giới những người cần thông tin liên quan đến ông Trump.

Là một người nghiên cứu và viết báo tôi thấy cần bảo vệ tự do ngôn luận, tôi tin rằng hành động của Twitter và Facebook là không thể chấp nhận được.

Việc kiểm duyệt thông tin chỉ có thể xảy ra ở các quốc gia độc tài thiếu dân chủ, việc chấp nhận “bịt miệng” một tổng thống Mỹ vô hình trung tạo thêm quyền lực cho các đại công ty truyền thông ngày càng trở nên những công cụ phục vụ độc quyền và độc tài.

Tư nhân nên có quyền?

Nhiều người cho rằng Twitter và Facebook là những công ty tư nhân, họ phải được đối xử như những doanh nghiệp tư nhân thay vì bắt họ phải tôn trọng tự do ngôn luận. Điều này thiếu thuyết phục bởi vì:

Thứ nhất, Internet là phát minh của Chính phủ Mỹ đưa ra cho công chúng sử dụng nhằm giúp thế giới ngày càng mở rộng hơn về mọi mặt, nhất là về tự do ngôn luận và thông tin;

Thứ hai, theo Đạo luật khuôn phép trong Truyền thông (47 U.S.C. § 230) được Quốc hội Mỹ ban hành năm 1996, thì Twitter và Facebook là những trang web hay diễn đàn nơi mà chủ trang web không phải chịu trách nhiệm trước luật pháp, về thông tin của các bên thứ ba đăng tải.

Nếu tôi viết một bài đăng trên một tờ báo mà vu khống hay mạ lỵ bên thứ ba, thì bên thứ ba có thể kiện cả tôi lẫn tờ báo, cũng bài ấy được đăng trên các trang mạng hay Facebook thì bên thứ ba theo Đạo Luật này chỉ có quyền kiện tôi.

Hay có những người đưa những thông tin kỳ thị giới tính, chủng tộc, tôn giáo, hay những thông tin sai hoặc cố tình kích động chống đối chính phủ thì Twitter và Facebook không bị trách nhiệm trước pháp luật.

Chỉ có pháp luật của nước Mỹ mới có quyền phán xét việc ông Trump hay bất cứ ai làm là vi phạm pháp luật.

Chính Đạo luật này giúp những người sáng lập các công ty tư nhân như Twitter và Facebook trở thành những người giàu nhất trên thế giới;

Thứ ba, không gian mạng chẳng khác gì các dịch vụ công cộng, nơi mọi người đều có quyền như nhau trong việc tiếp cận dịch vụ của Twitter và Facebook nếu họ muốn;

Thứ tư, tôi tôn trọng những luật riêng của Twitter và Facebook trong việc quản lý và điều hành, nhưng không phải vì thế mà họ có quyền “kiểm duyệt” tư tưởng của những người khác chính kiến hay “quyết định đường lối biên tập định hướng thông tin”;

Thứ năm, đã là công ty tư nhân, Twitter và Facebook cần độc lập với chính trị, nếu không họ sẽ trở thành những công cụ phục vụ chính trị, như thế thì có khác gì truyền thông ở các quốc gia độc tài cộng sản;

Cuối cùng, tôi có một thời gian tin rằng Twitter và Facebook là hai công ty của Mỹ, một quốc gia có truyền thống cổ vũ tự do ngôn luận, niềm tin của tôi càng ngày càng bị “sứt mẻ” và đó là bài học bắt tôi phải suy nghĩ kỹ nhất trong những ngày qua.

Bài thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Quang Duy, một nhà hoạt động cộng đồng tại Melbourne, Australia.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-55618630

Tối Cao Pháp Viện từ chối yêu cầu xét xử nhanh vụ kiện của Tổng Thổng Trump về kết quả bầu cử

Tin Washington DC – Vào thứ Hai, 11 tháng 1, Tối Cao Pháp Viện đã từ chối yêu cầu của Tổng Thống Trump và các đồng minh, vốn muốn tòa án phải đẩy nhanh việc xem xét các vụ kiện liên quan đến chiến thắng của Tổng Thống đắc cử Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11.

Quyết định của tòa án đã dập tắt các nỗ lực pháp lý cuối cùng của phía tổng thống, nhằm tìm cách đảo ngược kết quả bầu cử. Tòa án vào sáng thứ Hai đã từ chối đẩy nhanh việc xem xét các đơn kiện được nộp bởi ban tranh cử của Tổng Thống Trump, than phiền về thủ tục bỏ phiếu tại các tiểu bang Pennsylvania và Wisconsin.

Nhiều yêu cầu tương tự khác, liên quan đến đơn kiện kết quả bỏ phiếu tại Michigan và Georgia, cũng đã bị Tối Cao Pháp Viện từ chối. Hành động của tòa án đã được đoán trước, và được đưa ra mà không có bất kỳ lời giải thích hay ý kiến của bất kỳ vị thẩm phán nào, tương tự như mọi quyết định từ chối thông thường khác.

Trên lý thuyết, Tối Cao Pháp Viện vẫn có thể đồng ý xem xét các vụ kiện liên quan đến bầu cử, nhưng việc này ít có khả năng xảy ra trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden. Tuy Tổng Thống Trump nói cuộc bầu cử 2020 đã xảy ra gian lận, nhưng Bộ Tư Pháp lại tuyên bố rằng cơ quan này không phát hiện bằng chứng nào củng cố cho cáo buộc này.

Tối Cao Pháp Viện trước đây từng từ chối nhiều vụ kiện liên quan đến bầu cử, bao gồm cả vụ kiện của Texas hồi tháng 12, muốn bác bỏ kết quả bỏ phiếu tại các tiểu bang chiến trường gồm Georgia, Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-tu-choi-yeu-cau-xet-xu-nhanh-vu-kien-cua-tong-thong-trump-ve-ket-qua-bau-cu/

Dân biểu Hoa Kỳ yêu cầu Pelosi ngăn tuyên truyền của Trung Quốc tới văn phòng Quốc hội

Phụng Minh

Trong một lá thư gửi cho Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ ngày 8/1, Dân biểu Ashley Hinson nói rằng bà đã nhận được một tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến tận “văn phòng chính thức của mình tại Tòa nhà Văn phòng Hạ viện Longworth”.

Dân biểu Hinson nói rằng bà và nhân viên của mình đã “không hề đặt China Daily”, một tờ báo do ĐCSTQ sở hữu và điều hành. Bà Hinson viết rằng “nội dung tuyên truyền nguy hiểm này do ĐCSTQ sở hữu, trả tiền và viết ra”.

Hinson nói rằng bà cảm thấy “kinh hoàng” khi nhận được tờ báo tại văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ của mình. Bà yêu cầu Pelosi “sử dụng quyền kiểm soát với tư cách là Chủ tịch Hạ viện để ngăn ĐCSTQ phân phối ấn phẩm do nhà nước điều hành trong các hội trường linh thiêng của chúng ta”.

Dân biểu Hinson tiếp tục viết rằng “thứ rác rưởi gây khó chịu này không nên tự động được phân phối đến các văn phòng Quốc hội bằng tiền của những người đóng thuế Mỹ”.

Dân biểu tiếp tục giải thích rằng “China Daily được đăng ký là đại lý nước ngoài theo Đạo luật đăng ký đại lý nước ngoài”. Bởi vì ấn phẩm tuyên truyền được đăng ký với tư cách là đại lý nước ngoài, nó ngăn cản nhân viên của ấn phẩm tiếp cận với các phòng trưng bày báo chí của quốc hội. Bằng cách gửi trực tiếp ấn phẩm của nó đến các văn phòng Quốc hội, nó đã vượt qua vòng phong tỏa.

Hạ nghị sĩ Hinson viết rằng bà “đã tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ chống lại mọi kẻ thù, đối ngoại và đối nội. ĐCSTQ chắc chắn là kẻ thù nước ngoài đối với Hiến pháp của chúng ta, các quyền trong đó và các giá trị mà đất nước chúng ta đang nắm giữ”.

Dân biểu Hinson yêu cầu Chủ tịch Hạ viện Pelosi “ngăn cản thứ giẻ rách tuyên truyền phong phú nhất của ĐCSTQ đến được tới văn phòng [của Hinson], nơi phục vụ người dân của Quốc hội Iowa chứ không phải của ĐCSTQ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dan-bieu-hoa-ky-yeu-cau-pelosi-ngan-tuyen-truyen-cua-trung-quoc-toi-van-phong-quoc-hoi.html

Hai tuần dài đằng đẵng của cánh tả, ‘truy sát’ TT Trump và ‘run rẩy’ tiến về Tòa Bạch Ốc

Viễn Triết

Quốc hội Mỹ cuối cùng đã xác nhận Joe Biden làm Tổng thống. Sự kiện này châm ngòi cho hàng loạt hành động tấn công mang tính “đuổi cùng diết tận” của Big Tech và các chính trị gia thiên tả đối với Tổng thống Trump. Điều đó làm nổi lên câu hỏi rằng, vì sao phe thiên tả phải làm như vậy trong khi họ tự nhận đã có chiến thắng vang dội? Phải chăng trong tâm họ đang rất lo sợ điều gì đó?

Ngay cả khi Tổng thống Trump đã kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối gian lận bầu cử bên ngoài Tòa nhà Quốc hội hôm 6/1 phải tuân thủ luật pháp và hãy trở về nhà trong hòa bình, thì chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vẫn hủng hổ tuyên bố cần áp dụng tu chính án 25 để phế truất ông Trump ngay lập tức, trong khi chỉ còn ít ngày nữa “Tổng thống hợp hiến” Joe Biden sẽ tuyên bố nhậm chức.

Một lần nữa cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama lại đăng đàn nói xấu ông Trump. Bà Obama chê TT Trump là “trẻ con” và “không yêu nước, người không thể xử lý sự thật về những thất bại của chính mình”. Tiện thể bà cũng đề nghị phong tỏa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội của đương kim tổng thống Mỹ.

Hòa cùng “làn sóng” tấn công TT Trump của phe thiên tả, các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook cũng đồng loạt tuyên bố khóa “vô thời hạn” tài khoản của TT Trump. Nhà cung cấp dịch vụ email có tên Campaign Monitor cũng đã thông báo đình chỉ tài khoản của chiến dịch TT Trump vào thứ Năm (7/1).

Không chỉ nhắm vào cá nhân TT Trump, những người ủng hộ ông và các tổ chức có cảm tình với vị tổng thống muốn làm nước Mỹ vĩ đại trở lại cũng phải đối mặt với các hành động “trả thù” của phe thiên tả. Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho biết nhà xuất bản Simon & Schuster đã quyết định hủy xuất bản cuốn sách của ông sau khi ông chống lại cuộc bầu cử bị gian lận. Còn mạng xã hội không kiểm duyệt Parler đã bị Apple và Google xóa khỏi nền tảng của họ.

Rất có thể cảm giác hận thù xen lẫn cảm giác sợ hãi đã khiến phe thiên tả có hành động trả thù dồn dập như vậy đối với Tổng thống Trump.

Hận khí ngút trời

Ngoài mâu thuân do sự đối nghịch về quan điểm, thì chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong kỳ bầu cử 2016 trước cựu đệ nhất phu nhân và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton đã khiến phe thiên tả bẽ bàng. Để rồi từ đó những “tinh hoa chính trị” của đảng Xanh thù ghét ông Trump với trạng thái tình cảm vừa “cay cú” vừa “đau đớn”.

“Hận thù” này càng trở nên lớn hơn khi một Tổng thống bị xem là dân amateur về chính trị như ông Trump lại liên tục gặt hái thành công trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và đối ngoại.

Ông Trump càng thành công thì những “thủ lĩnh nhà nước ngầm” như vợ chồng Clinton hay Obama càng cảm thấy khó chịu, vì họ là những người trực tiếp thúc thủ hoặc bị cho là quá yếu kém trước năng lực của TT Trump.

Chuyên gia Steven W. Mosher vào năm 2018 từng ví nền kinh tế Mỹ trước khi được cặp đôi Obama – Biden chuyển giao cho Tổng thống Trump là “một đống tro tàn của những quy định hành chính rườm rà, thuế cao và những thỏa thuận thương mại tồi tệ”.

Sự bất lực và hạn chế trong điều hành kinh tế của liên danh Obama-Biden được bộc lộ ở việc trước khi nghỉ hưu ông Obama đã nói rằng chỉ có “cây đũa thần” thì ông Trump mới có thể tạo thêm được việc làm và đưa GDP của kinh tế Mỹ lên mức 3%. Nhưng Tổng thống Trump đã cho thấy điều mà ông Obama tin rằng là không tưởng đã trở thành hiện thực, nền kinh tế Mỹ đã thay đổi 180 độ, hàng loạt kỷ lục về kinh tế đã được ông Trump lập nên chỉ trong chưa đầy 2 năm.

Trong vấn đề đối ngoại, TT Trump cũng đạt được hàng loạt thành tựu to lớn. Với cách ngoại giao độc đáo, dưới thời chính quyền TT Trump, nước Mỹ không bị sa lầy trong các cuộc chiến triền miên mà vẫn đạt được mục tiêu giữ hòa bình và ổn định tại nhiều điểm nóng. Từ 2017 Triều Tiên đã không còn thử vũ khí hạt nhân, Iran dần bị cô lập khi chính quyền Trump kiến tạo để một liên minh làm đối trọng với Teheran dần được hình thành ở Trung Đông, đặc biệt ở chỗ liên minh này bao gồm những cựu thù cũ như Israel-Bahrain hay Israel-UAE.

Đặc biệt, một trong những điều khiến phe thiên tả cảm thấy “tủi hổ” nhất là việc họ đã đề chính quyền Trung Quốc lấn lướt và coi thường trong suốt thời chính quyền Obama-Biden. Việc ông Obama phải “chui cửa hậu” của máy bay khi đến Trung Quốc là một hình ảnh mang tính biểu tượng khá rõ ràng.

Ngoài ra, sự yếu thế của chính quyền Obama trước Bắc Kinh còn thể hiện qua việc trong khoản thời gian từ 2012-2015, chính quyền của vị tổng thống da màu đã ngăn cản Hải quân Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Đây cũng là khoảng thời gian chính quyền Trung Quốc hoàn thành việc bồi đắp các rạn san hô ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo kiên cố, cũng như gia tăng các hoạt động quân sự và đe dọa trên Biển Đông.

Khác hẳn người tiền nhiệm, dưới thời TT Trump mọi chuyện với chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi. Washington đã liên tục dồn ép Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. Cuộc thương chiến với ưu thế thuộc về Hoa Kỳ dưới thời TT Trump đã đe dọa trực tiếp sự sống của lực lượng cầm quyền tại Đại lục, thêm nữa, việc chính phủ Mỹ ra mặt ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan cũng như Hải quân Mỹ thường xuyên điều tàu tới Biển Đông và bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này đã khiến Bắc Kinh mất mặt và không dám lộng hành như trước.

Cảm giác “căm hận” TT Trump của phe thiên tả càng được nhấn sâu thêm trong quãng thời gian đại diện của họ là là Biden chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Trong khi mỗi cuộc vận động tranh cử của TT Trump đông chật kín người thì số người đón và cổ vũ cho Biden chỉ không đáng kể. Điều đó cũng được thể hiện một phần qua việc có rất ít người đón nhận các bài phát biểu của ông Biden trên truyền hình, mặc dù truyền thông thiên tả loan báo rằng ông Biden nhận được hơn 80 triệu phiếu ủng hộ.

Có tật giật mình?

Các báo cáo, con số thống kê và phân tích, các nhân chứng có tuyên thệ và bằng chứng được công chúng biết tới cho tới nay khẳng định rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 có dấu hiệu bị phe thiên tả đánh cắp. Nghị sĩ Rand Paul cũng đã chỉ ra rằng tòa án các cấp ở Mỹ từ chối các vụ kiện của nhóm pháp lý TT Trump vì lý do thủ tục chứ không phải không có đủ bằng chứng tố cáo gian lận, và họ đã chọn cách làm đó để cố tránh né thụ lý đơn kiện. Nhiều tòa án đã đưa ra số ngày chuẩn bị hồ sơ rất ngắn cho chiến dịch pháp lý của TT Trump khiến các bằng chứng dù có sẵn những vẫn không kịp được chuẩn bị để trình lên tòa.

Mặc dù được xem là đang nắm thế chủ động nhưng việc bà Pelosi, vợ chồng Obama có những phát biểu thể hiện việc nôn nóng muốn trục xuất TT Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc dù ông Trump chỉ có mười mấy ngày tại vị đã cho thấy phe thiên tả rất lo lắng rằng ông Trump có hành động mạnh tay và bất ngờ khi nắm được các bằng chứng gian lận bầu cử không thể chối cãi hoặc bằng chứng phản quốc không thể phủ nhận.

Điều đó càng thể hiện rõ hơn khi có tin bà Pelosi bị mất máy tính trong khi chạy trốn nhóm người biểu tình tràn vào Tòa nhà Quốc hội. Mặc dù trợ lý của bà Pelosi nói chiếc máy tính bị lấy đi chỉ dùng cho thuyết trình, với ý tứ rằng nó không chứa những tài liệu quan trọng. Tuy nhiên, Trung tướng Thomas McInerney ngày 9/1 lại cho biết điều ngược lại. Ông nói rằng quân đội đã chủ động cài người để lấy đi chiếc máy tính và nữ Chủ tịch Hạ viên đang “lồng lộn” lên vì việc này.

Chúng ta đều biết tâm lý của kẻ phạm tội, cho dù trước, trong và sau khi gây án đã cố gắng xóa dấu vết và phi tang, kẻ làm điều bất chính trong tâm vẫn luôn lo sợ, họ phải sống trong trạng thái nơm nớp với ám ảnh rằng hành vi của mình có thể vì một lý do nào đó mà bị phát giác, vì thế họ luôn tìm kiếm và bất chấp tất cả để thủ tiêu mọi nguy cơ dù là nhỏ nhất.

Trong tình huống của phe thiên tả, họ thừa biết TT Trump được quân đội ủng hộ, điều đó được thể hiện phần nào qua tuyên bố của các tướng lĩnh được đưa tin hôm 9/1 rằng: Tổng thống Trump vẫn là Tổng tư lệnh. Ngoài ra, chắc chắn phe thiên tả cũng không thể biết được ông Trump đang nắm trong tay những gì, và việc ông tỏ ra bình thàn đón nhận các sự kiện cũng làm cho họ “chột dạ” khi biểu hiện này của vị tổng thống thứ 45 dường như không giống với tính cách bộc trực thường thấy của ông.

Người dẫn chương trình Radio Rush Limbaugh hôm thứ Sáu (8/1) cũng đã bình luận về nội lo sợ này của phe thiên tả, ông cho biết, đầm lầy chính trị Washington và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đang “lo sợ đến chết” về những gì tổng thống Trump có thể tiết lộ về họ. Thậm chí phe thiên tả sợ ông Trump tới mức muốn triệt đường không cho ông tái tranh cử vào năm 2024.

“Họ phải làm điều này trong 11 ngày. Vì vậy, họ phải kêu gọi Hạ viện cùng [hợp tác], sau đó họ phải yêu cầu Thượng viện tiến hành và kết tội về điều này, và sau đó họ muốn có một điều khoản để Trump không thể tranh cử tổng thống một lần nữa”, ông Limbaugh nói.

“Hai tuần [tới sẽ] dài và căng thẳng đối với đảng Dân chủ. Họ đang sợ hãi đấy các bạn. Đừng nghi ngờ tôi về điều này”, người dẫn chương trình nổi tiếng cho biết thêm. “Cuộc đảo chính kéo dài 4 năm, nỗ lực 4 năm để đảo ngược kết quả bầu cử năm 2016, có đủ loại người đã vi phạm pháp luật, đủ loại người đang run sợ. Họ đang cực kỳ sợ hãi nếu ông Trump tung ra những tài liệu mật này”.

Có lẽ, lúc này, khi mang trong tâm nỗi sợ hãi của kẻ cắp, phe thiên tả đang thấy những ngày tới đây trôi thật chậm. Họ sợ hãi “đêm dài lắm mộng”, nhưng họ hiện tại không thể làm gì hơn khi PTT Pence đã tuyên bố không áp dụng Tu chính án 25. Vì thế họ đang run rẩy bước từng bước hướng tới Tòa Bạch Ốc và thầm cầu mong TT Trump không thể ra tay.

Sợ hãi, không thể ngẩng cao đầu, nhìn thẳng và đón nhận điều mình đáng được nhận chẳng phải là hành vi của kẻ phạm tội!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của DKN.

https://www.dkn.tv/the-gioi/so-hai-phe-thien-ta-dang-co-truy-sat-tt-trump-va-run-ray-tien-ve-nha-trang.html

Thủ tướng Canada Trudeau lên án hành động ngăn chặn điều tra nguồn gốc CoVid-19 của Trung Quốc

 Bình luậnNguyên Hương

Thủ tướng Canada Justin Trudeau lên án Trung Quốc vì đã ngăn cản nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến điều tra nguồn gốc của COVID-19 tại nước này.

Trong một cuộc phỏng vấn với City News vào ngày 6/1, Thủ tướng Trudeau cam kết đảm bảo các nhà điều tra của WHO sẽ được phép vào Trung Quốc.

“Chắc chắn sẽ đến thời điểm cần thiết phải chịu trách nhiệm giải trình và hiểu chính xác tại sao thế giới lại rơi vào họa loạn khủng khiếp này, cũng như vai trò của Trung Quốc trong việc này thế nào. Vì vậy, nguồn gốc của virus cần được tìm hiểu”, ông Trudeau nói.

“Với những quan điểm gần đây của chính phủ Trung Quốc về việc hợp tác với các cơ quan chức năng quốc tế, việc Trung Quốc không hợp tác và không tham gia là điều rất dễ thấy, nhưng [nó] sẽ không thể bảo vệ họ khỏi việc giấu giếm sự thật.

Cuộc điều tra nguồn gốc virus được bắt đầu vào tháng 12/2020, sau nhiều tháng đàm phán với Bắc Kinh để đi đến thống nhất. Các cuộc điều tra sẽ được tiến hành ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi virus viêm phổi Vũ hán được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2019.

Trung Quốc đã từ chối nhập cảnh đối với các nhà điều tra của WHO vào phút chót, nói rằng họ thiếu giấy tờ liên quan đến visa.

Tổng giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 5/1: “Chúng tôi được biết các quan chức Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất thủ tục nhập cảnh cho nhóm điều tra”.

“Tôi rất thất vọng với tin tức này vì mới chỉ có hai thành viên đã bắt đầu đi, còn những người khác lại không thể đi vào phút chót”, ông nói.

Australia cũng kêu gọi Trung Quốc cấp quyền tiếp cận cho các quan chức y tế, vi những nghi ngờ về việc Trung Quốc che đậy nguồn gốc của virus đang gia tăng trên khắp thế giới.

Bà Marise Payne, ngoại trưởng Australia nói với các phóng viên hôm 7/1: “Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ cấp giấy phép cần thiết cho nhóm điều tra của WHO sớm nhất có thể.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã để virus này bùng phát và lây lan trên toàn thế giới. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã rút tư cách thành viên khỏi WHO, vì chính quyền Trump đã

chỉ trích sự phụ thuộc của tổ chức này vào Trung Quốc và phản ứng chậm trễ của tổ chức này đối với đại dịch.

Ông Trudeau cho biết Canada sẽ cùng với các quốc gia khác buộc chính quyền Trung Quốc giải quyết vấn đề đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

“Chúng tôi sẽ tìm hiểu xem virus này bắt đầu như thế nào.” Trudeau nói.

“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác trên toàn thế giới để tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong một loạt các vấn đề, bao gồm họ có hợp tác với các tổ chức quốc tế như WHO hay không, họ có tôn trọng luật pháp quốc tế hay không và có phải là họ đang sử dụng kiểu ngoại giao ép buộc đối với hai công dân Canada đang tiếp tục bị giam giữ. Đây là những điều chúng tôi rất coi trọng và chúng tôi sẽ tiếp tục cùng các đối tác của mình để làm rõ”, ông nói.

Ông Trudeau đang đề cập đến những công dân Canada là Michael Spavor và Michael Kovrig bị giam giữ ở Trung Quốc kể từ tháng 12/2018, sau khi Canada bắt giữ giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Châu theo lệnh dẫn độ của Hoa Kỳ. Bà Mạnh bị cáo buộc gian lận ngân hàng, lừa dối HSBC về quan hệ kinh doanh của công ty Huawei với Iran. Việc bắt giữ “hai công dân mang họ Michaels” được nhiều người cho là sự trả đũa của Trung Quốc đối với Canada.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/thu-tuong-canada-trudeau-len-an-hanh-dong-ngan-chan-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-cua-trung-quoc-128377.html

Đa dạng Sinh thái: Thượng đỉnh ‘‘One Planet’’ mở đầu cho một năm quyết định

Trọng Thành

Nhiều nhà hoạt động môi trường khẳng định năm 2021 là một năm có ý nghĩa quyết định đối với cuộc chiến bảo vệ Đa dạng sinh học. Cuối năm nay, dự kiến nhân loại phải đạt được một thỏa thuận tương tự như Hiệp định Khí hậu Paris 2015, nhằm hãm lại đà diệt chủng của các giống loài sinh vật. Nếu không sẽ là quá trễ.

Năm 2020, gần như mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ Đa dạng Sinh thái đã bị đình hoãn do đại dịch Covid. Thượng đỉnh trực tuyến « One Planet Summit » (Một Hành tinh Duy nhất), do Pháp đăng cai tổ chức, đã diễn ra hôm qua, 11/01/2021, với sự tham gia của khoảng 30 lãnh đạo quốc gia, người đứng đầu các định chế quốc tế. Thượng đỉnh tại Paris hôm qua được coi là sự kiện khởi đầu cho một năm mới, với Đa dạng Sinh học, được kỳ vọng sẽ là chủ đề trọng tâm của các nỗ lực hợp tác quốc tế trong năm 2021 này. 

Tại thượng đỉnh One Planet Summit, đã có rất ít cam kết tài chính được đưa ra, cũng như các cam kết cụ thể. Một trong các thành công được coi là đáng chú ý nhất trong thượng đỉnh One Planet Summit là đã cho phép hơn 50 quốc gia tập hợp thành một liên minh, với cam kết bảo vệ đa dạng sinh thái tại ít nhất 30% diện tích trên đất liền và trên các đại dương. Liên minh do Costa Rica, Pháp và Anh hậu thuẫn.

Dự kiến cái đích đầy kỳ vọng, bảo vệ đa dạng sinh thái trên gần một phần ba diện tích Trái đất, sẽ phải được cộng đồng quốc tế nhất trí thông qua tại thượng đỉnh Đa dạng Sinh thái lần thứ 15 (COP 15), tổ chức tại Côn Minh, Trung Quốc, tháng 9/2021. Hiệp định COP15 tại Trung Quốc sẽ vạch ra các định hướng chung cho phép bảo vệ các hệ sinh thái, và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong trung hạn, tức từ đây đến 2030, và dài hạn hơn, tức cho đến 2050.

Trái đất bị hâm nóng, các giống loài bị tuyệt diệt, dịch bệnh đủ loại

Thượng đỉnh One Planet Summit là một cơ hội cho phép giới lãnh đạo quốc tế một lần nữa thống nhất với nhau về mối liên hệ mật thiết giữa ba lĩnh vực : Trái đất bị hâm nóng, môi trường bị tàn phá và các giống loài bị tuyệt diệt, và sự bùng phát của đủ loại dịch bệnh, do các virus xuất phát từ môi trường thiên nhiên hoang dã, như đại dịch Covid-19 đang làm nhân loại điêu đứng hiện nay. Khí hậu bị hâm nóng, thiên nhiên bị tàn phá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các dịch bệnh đáng sợ. Thống nhất về nguyên tắc để chuyển sang hành động một cách kiên quyết và hiệu quả.

Trong hiện tại, đã khoảng 15% diện tích đất liền và khoảng 7% diện tích đại dương được bảo vệ. Điều bị nhiều nhà hoạt động môi trường chỉ trích tại thượng đỉnh lần này là liên minh hơn 50 quốc gia nói trên đã không đưa ra các tiêu chí cụ thể, về cách thức bảo vệ 30% diện tích Trái đất như thế nào. Mục tiêu chưa rõ ràng nói trên cũng gây lo ngại cho rất nhiều cộng đồng dân cư bản địa, sợ nơi sinh sống truyền thống của họ bị nhiều thế lực nhân danh bảo vệ môi trường chiếm đoạt. Một điểm bị chỉ trích khác là ý tưởng đặt 10% diện tích Trái đất vào diện không gian được bảo vệ nghiêm ngặt, cũng không được thảo luận.

Một điểm đặc biệt đáng lo ngại khác là rất ít sự tham gia của các nước châu Á. Trung Quốc, quốc gia chủ nhà COP 15 về Đa dạng Sinh thái, cũng không tỏ ra sốt sắng. Đại diện cho Bắc Kinh tại One Planet Summit, một phó thủ tướng Trung Quốc, chỉ đưa ra kêu gọi chung chung về một « nỗ lực tập thể » trong thời gian tới.

Tóm lại, còn rất nhiều phải làm trước thượng đỉnh COP15 về Đa dạng Sinh học tại Trung Quốc, nếu cộng đồng quốc tế muốn đạt được một đồng thuận trong một lĩnh vực ngày càng được coi là mang ý nghĩa sống còn với nhân loại.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210112-thuong-dinh-one-planet-mo-dau-nam-quyet-dinh

Covid-19: WHO cảnh báo đừng quá kỳ vọng vào miễn dịch cộng đồng

Mai Vân

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ngày 12/01/2021, trước sự lây lan theo cấp số nhân của dịch Covid-19, các chiến dịch tiêm chủng đại trà sẽ không đủ để bảo đảm miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.

Đối với WHO, mang khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay kỹ lưỡng sẽ vẫn là cuộc sống hàng ngày của nhân loại “ít nhất là cho đến cuối năm”.

Chuyên gia của WHO Soumya Swaminathan giải thích : “Chúng ta sẽ không đạt được miễn dịch tập thể vào năm 2021.  Việc triển khai vắc-xin, khi có được hàng tỷ liều, cần có thời gian, vì vậy mọi người hãy kiên nhẫn.”

Về phần mình, giám đốc y tế của Liên Đoàn Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc Tế, Emanuele Capobianco, cảnh báo về “cảm giác an toàn sai lầm do việc triển khai vac-xin”.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210112-covid-19-who-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%ABng-qu%C3%A1-k%E1%BB%B3-v%E1%BB%8Dng-v%C3%A0o-mi%E1%BB%85n-d%E1%BB%8Bch-c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng

Điều tra của WHO về virus Covid-19:  Thái độ bất hợp tác của Trung Quốc

Thanh Phương

Mặc dù Trung Quốc cuối cùng đã để cho một phái đoàn các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đến nước này để điều tra về  nguồn gốc của virus corona gây bệnh Covid-19, nhưng trên thực tế, chính quyền Bắc Kinh đã liên tục gây khó dễ cho phái đoàn điều tra.

Từ mùa xuân năm ngoái, WHO đã yêu cầu được đến Trung Quốc để điều tra, nhưng mãi đến thứ Năm 14/01/2021, một phái đoàn gồm 10 nhà khoa học quốc tế mới được phép đến nước này. Nhiệm vụ của họ chỉ là cố gắng truy tìm nguồn gốc của virus để hiểu được là nó đã lây sang người như thế nào.

Không nhằm tìm “thủ phạm”

Việc truy tìm nguồn gốc của virus rất quan trọng để giúp ngăn ngăn chận sự bùng phát của một đại dịch mới, đồng thời giúp cho thế giới đề ra những biện pháp phòng ngừa đối với loài súc vật này hay súc vật kia, cấm săn bắt, chăn nuôi chúng và tránh sự tiếp xúc giữa chúng với con người. Phần lớn công việc của các nhà khoa học sẽ là xác định « mắc xích còn thiếu » đã giúp cho virus SARS-CoV-2 từ một loài dơi lây lan sang người. Nhưng các thành viên của phái đoàn cũng tuyên bố là họ sẽ nghiên cứu mọi giả thuyết, tức là gián tiếp không loại trừ khả năng virus đã thoát ra từ một trong những phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán.

Hôm qua, giám đốc đặc trách các vấn đề khẩn cấp y tế của WHO Michael Ryan đã nhấn mạnh mục tiêu của phái đoàn điều tra không phải là nhằm tìm ra « thủ phạm », tức là không nhằm cáo buộc bất cứ định chế nào hay bất cứ quốc gia nào. Nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn cứ lo ngại là trách nhiệm của họ trong việc để đại dịch lây lan ra toàn cầu sẽ bị phơi bày ra trước thế giới.

Vấn đề, là thời gian càng trôi qua, Trung Quốc càng không chấp nhận bị xem là quốc gia mà từ đó virus xuất phát. Chính vì có suy nghĩ như vậy cho nên Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách để cản trở công việc của phái đoàn các nhà khoa học quốc tế.

Gây khó khăn ngay từ đầu

Để chuẩn bị cho chuyến đi của phái đoàn điều tra quốc tế, mùa hè vừa qua, một nhà dịch tễ học và một chuyên gia y tế động vật đã đến Trung Quốc. Từ thời điểm đó, 10 chuyên gia của phái đoàn điều tra đã có thể họp qua mạng với các nhà khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, theo báo Le Monde, ngay từ đầu, đã có những cuộc mặc cả gay go giữa Trung Quốc với WHO về việc thành lập phái đoàn chuyên gia điều tra. Phái đoàn này gồm 10 chuyên gia có uy tín trong các lĩnh vực của họ, đến từ các nước Đan Mạch, Anh Quốc, Úc, Nga, Đức, Hoa Kỳ, Qatar, Nhật Bản và Việt Nam. Nhà khoa học Việt Nam tham gia phái đoàn là ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia về sức khỏe cộng đồng. Ngay cả sau khi đã thống nhất với nhau về thành phần của phái đoàn điều tra, ngày giờ chuyến đi của phái đoàn điều tra đã không

được xác định rõ ràng. Ban đầu WHO chỉ thông báo là chuyến đi sẽ diễn ra « vào tuần lễ đầu của tháng 01/2021 ». Chuyến đi theo lẽ đã bắt đầu từ thứ Tư tuần trước, nhưng vào giờ phút chót, nhiều thành viên phái đoàn mới biết là họ vẫn chưa được cấp thị thực nhập cảnh Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm đó đã biện minh rằng sự trễ nải chỉ là vấn đề hành chánh: « Việc truy tìm nguồn gốc là rất phức tạp. Để bảo đảm cho công việc của nhóm chuyên gia quốc tế được suôn sẻ, cần phải tuân thủ các thủ tục cần thiết và cần có những sắp xếp đặc biệt. Hiện giờ, hai bên đang thương lượng về vấn đề này ».

Lãnh đạo của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, vốn vẫn bị chỉ trích là quá thân thiện với Bắc Kinh, lúc đó đã không giấu được vẻ bực bội : « Tôi rất thất vọng về thông tin này, bởi vì hai thành viên của phái đoàn đã bắt đầu đi, những thành viên khác vào giờ chót lại không thể đi được. »

Nay thì vấn đề đã được giải quyết xong và bộ Y Tế Trung Quốc hôm qua vừa thông báo là các nhà điều tra của WHO sẽ đến Trung Quốc vào thứ Năm tuần này và phái đoàn sẽ « tiến hành các cuộc nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc về nguồn gốc của virus ». Nhưng Bắc Kinh vẫn không cho biết chi tiết về diễn tiến của cuộc điều tra.

Khuôn khổ hoạt động hạn chế

Người ta chỉ được biết là chuyến đi của các nhà khoa học quốc tế sẽ kéo dài từ 5 đến 6 tuần, trước hết là sẽ đến thành phố Vũ Hán, thành phố đầu tiên trên thế giới bị cách ly từ ngày 13/01/2020 và cũng là nơi có ca tử vong đầu tiên do Covid-19 được thông báo cách đây một năm, ngày 11/01/2020. Vấn đề là khi đặt chân đến lãnh thổ Trung Quốc, phái đoàn của WHO sẽ bị cách ly 2 tuần ! Đi chỉ có mấy tuần, mà lại mất 2 tuần cách ly, thì thời gian sẽ quá hạn hẹp để các nhà khoa học có thể truy tìm cặn kẽ nguồn gốc của dịch bệnh. Họ phải đợi đến cuối tháng mới đến được Vũ Hán, thành phố bị nghi là nơi xuất phát virus gây bệnh Covid-19. Hiện chưa biết là họ có được phép đi vào chợ buôn bán súc vật ở Vũ Hán, nơi từng là tâm điểm của đại dịch. Chợ này đã bị đóng cửa, được tẩy trùng và nay đã bị bít kín hoàn toàn.

Các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng vật chủ nguyên thủy của virus gây bệnh Covid-19 là loài dơi, nhưng họ chưa biết con vật trung gian nào đã truyền virus sang người. Nhưng do Trung Quốc đã đợi đến nay mới cho phép các nhà khoa học quốc tế đến tiến hành điều tra độc lập, những dấu vết đầu tiên rất có thể sẽ không còn nữa.        

Ấy là chưa kể khi thương lượng về việc thành lập phái đoàn, phía Bắc Kinh đã buộc được WHO nhượng bộ về khuôn khổ hoạt động của các nhà điều tra. Đặc biệt, thỏa thuận giữa Trung Quốc và tổ chức của LHQ có ghi rõ là cuộc điều tra của các nhà khoa học quốc tế « sẽ dựa trên những thông tin đang có và sẽ bổ sung các thông tin đó, hơn là làm trùng với với các nỗ lực hiện có ». Nói cách khác, các nhà điều tra của WHO phải dựa trên, ít ra là một phần, các kết quả điều tra của phía Trung Quốc, chứ không được tự họ tiến hành một số phân tích. Họ sẽ làm việc trên các mẫu do các nhà khoa học Trung Quốc cung cấp.

Virus là từ bên ngoài vào?

Không biết các chuyên gia quốc tế sẽ điều tra như thế nào trong lúc mà nước chủ nhà vẫn khẳng định họ không có liên can gì đến nguồn gốc đại dịch ! Trả lời phỏng vấn trên báo chí chính thức ngày 02/01/2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định rằng « ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy là đại dịch rất có thể là do những phát tán riêng lẻ từ nhiều nơi trên thế giới ». Nói cách khác, thay vì nhìn nhận đã chậm trễ trong việc thông báo các ca nhiễm đầu tiên vào tháng 12/2019 và trong việc chính thức nhìn nhận virus có thể lây từ người sang người vào tháng 1/2020, Bắc Kinh kể từ nay để cho hiểu là virus gây bệnh Covid-19 là đến từ nơi khác và chính họ đã báo động cho thế giới về đại dịch này ! Báo chí chính thức gần đây còn đua nhau khẳng định virus có thể đã nhập vào Trung Quốc qua bao bì các thực phẩm đông lạnh. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của thế giới đã cho thấy là mọi loại virus corona đang lan truyền hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ virus xuất hiện vào tháng 09/2019 ở Vũ Hán.

Bên cạnh đó, chế độ Bắc Kinh cũng đã lợi dụng khủng hoảng Covid để củng cố quyền lực của họ, đồng thời trấn áp những tiếng nói chỉ trích.

Cuối tháng 12 vừa qua, các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tự khen ngợi họ về thành công trong việc kềm chế dịch Covid-19, khẳng định đó là nhờ « vai trò quyết định » của Đảng. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ và kết án tù ít nhất 8 người dám chỉ trích chính sách của chính phủ vào lúc khởi đầu dịch Covid-19. Trường hợp mới nhất là nhà báo công dân Trương Triển đã lãnh án 4 năm tù vào cuối tháng 12 vì đã đăng trên mạng các bài tường thuật về tình hình dịch Covid-19 tại Vũ Hán trong những ngày đầu.

Trong bối cảnh như vậy, theo lời một thành viên của phái đoàn, chuyên gia về bệnh động vật truyền sang người Fabian Leendertz, thuộc Viện Robert Koch của Đức, không nên chờ đợi là chuyến đi đầu tiên của phái đoàn điều tra trong tháng 1 sẽ đạt được ngay các kết quả cụ thể. Nhưng ông hy vọng phái đoàn sẽ có thể trở lại Trung Quốc với một « kế hoạch cụ thể » cho giai đoạn 2 của cuộc điều tra.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210112-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-c%E1%BB%A7a-who-v%E1%BB%81-virus-covid-19-th%C3%A1i-%C4%91%E1%BB%99-b%E1%BA%A5t-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

Hiệp định đầu tư Liên Âu – Trung Quốc : Thực hư về sức mạnh của Bắc

Thanh Hà

Ngày 30/12/2020 Ủy Ban Châu Âu thông báo « về nguyên tắc » đạt được « Hiệp định đầu tư toàn diện CAI – Comprehensive Agreement on Investment » với Trung Quốc. Thỏa thuận này bao gồm những gì ? Vì sao châu Âu và Trung Quốc chạy đua với thời gian để có bằng được CAI cho dù đại đa số các thành viên Liên Âu đã có một hiệp định song phương về đầu tư với Bắc Kinh ?

Theo nhiều nhà phân tích hiệp định đầu tư toàn diện giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc trước hết là một « thắng lợi về chính trị » của Bắc Kinh, nhưng tầm mức quan trọng về kinh tế thì « không nhiều ».

Sau cuộc họp qua cầu truyền hình vào những ngày « năm cùng tháng tận » của 2020, Bruxelles và Bắc Kinh thông báo khép lại 35 vòng đàm phán trải dài trong 8 năm về một thỏa thuận bảo hộ đầu tư hai chiều.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula Von Der Leyen nhấn mạnh hiệp định đầu tư toàn diện – CAI « cho phép các nhà đầu tư châu Âu tham gia thị trường Trung Quốc ở mức độ quy mô chưa từng có ». Pháp từng xem việc đòi Trung Quốc phê chuẩn công lước lao động quốc tế chống, lao động cưỡng bức là một « lằn ranh đỏ » nay đã phấn khởi cho rằng Paris ép được Bắc Kinh « nhượng bộ ».

Ngoài ra, châu Âu lưu ý, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã có những cam kết « mạnh mẽ » tuân thủ các chuẩn mực về môi trường của châu Âu và sẽ « minh bạch » trong chính sách trợ giá cho các doanh nghiệp…  Báo chí Trung Quốc thì nói đến một « thỏa thuận với quy mô lớn chưa từng thấy ».  

Thực hư về trọng lượng kinh tế của CAI ?

Trước hết truyền thông Pháp tiếc là một chục ngày sau khi thông báo về kết quả CAI, toàn bộ nội dung thỏa thuận vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Nhà nghiên cứu Philippe Le Corre trường Harvard Kennedy School ghi nhận « trên giấy tờ Trung Quốc đồng ý mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư châu Âu trong các lĩnh vực như là dịch vụ tài chính, bệnh viện tư và kể cả về việc quản lý dữ liệu ». Hiệp định này liên quan đến tổng cộng 140 tỷ đô la đầu tư trực tiếp (FDI) của Liên Âu vào thị trường Trung Quốc và 120 tỷ trong chiều ngược lại.

Kế tới, thông cáo chính thức của Ủy Ban Châu Âu về hiệp định đầu tư với Trung Quốc cũng cho thấy CAI không giới hạn ở lĩnh vực đầu tư mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến từ công nghệ sản xuất xe hơi điện, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực trang thiết bị viễn thông và các nhà cung cấp dụng cụ  y tế …

Bruxelles mãn nguyện là trong tất cả những lĩnh vực này, Bắc Kinh « hứa đối xử công bằng » với các hãng của châu Âu. Báo Le Monde ngày 31/12/2020 lưu ý độc giả : tuyệt nhiên không thấy Trung Quốc nêu lên cụ thể là sẽ mở cửa thị trường đến mức độ nào cho các đối tác châu Âu.

Ở chiều ngược lại Bruxelles ghi rõ sẽ dành 5 % thị phần nội địa cho các « công ty Trung Quốc trong ngành năng lượng tái tạo ».

Tác giả bài báo gián tiếp cho rằng châu Âu đã đổi « một cam kết cụ thể để nhận được một lời hứa suông ». Không chỉ có thế. Vấn đề đặt ra là CAI do liên hệ đến nhiều ngành nghề sẽ tác động lâu dài đến chiến lược phát triển và kể cả đến vấn đề an ninh của 27 thành viên Liên Âu. Một cách cụ thể Trung Quốc đã nhượng bộ châu Âu trên những điểm nào để đổi lấy một « thỏa thuận về nguyên tắc » với Bruxelles ?

Chuyên gia về Trung Quốc Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp – FRS trên đài truyền hình tư nhân BFM phân tích : « Rốt cuộc thì Trung Quốc chẳng cam kết gì nhiều và nhất là đã tránh động chạm đến những vấn đề gắn liền với các quyền lợi cốt lõi của Bắc Kinh. Chẳng hạn như trong việc giải quyết tranh chấp khi cần, hay phải trừng phạt những bên không tôn trọng các quy tắc đã thông qua … Đây là điều rất khó thực hiện, do hệ thống luật pháp và hành chính của Trung Quốc khác hẳn so với của phương Tây mà Trung Quốc thì không chấp nhận các tiêu chuẩn của Âu, Mỹ. Bắc Kinh theo đuổi một logic riêng. Logic đó thường mang nặng màu sắc chính trị. Chúng ta thấy rõ điều đó qua việc tập đoàn Alibaba đã bị cấm cửa thị trường chứng khoán vào giờ chót. Lý do : ông Tập Cận Bình thấy là

Alibaba có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với mô hình của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tấm gương của Alibaba chứng minh rằng càng phải thận trọng với Trung Quốc cho dù đây là thị trường đầy tiềm năng mà không ai muốn bỏ lỡ ».

Động lực để nhanh chóng có được CAI ?

Philippe Le Corre thuộc trường Harvard Kennedy School trả lời báo Le Figaro ngày 30/12/2020 nhắc lại rằng « thị trường châu Âu hiện thời đang mở rộng cửa cho các doanh nghiệp Trung Quốc, kể cả các tập đoàn nhà nước. Trong khi đó cho dù đã gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới từ 2001, Trung Quốc vẫn còn đóng cửa nhiều lĩnh vực với các đối tác nước ngoài » từ ngành xây dựng đến y tế hay giao thông vận tải.

Giới nghiên cứu liên tục cảnh báo Liên Hiệp Châu Âu bớt ngây thơ với Trung Quốc, việc Bruxelles hối hả đúc kết đàm phán để tranh thủ hiệp định bảo hộ đầu tư lại càng khó hiểu do ngoại trừ Ai Len, hầu hết các thành viên đã có những thỏa thuận về đầu tư song phương với Trung Quốc. Vậy động lực nào đã dẫn tới hồi kết như Ủy Ban Châu Âu thông báo hôm 30/122020 ? Valérie Niquet Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp trả lời : « Ít ra là bề ngoài, Trung Quốc có vẻ như đã vượt qua thử thách : kinh tế không bị ảnh hưởng. Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng ở số dương, các doanh nghiệp nước này đã sản xuất trở lại như trước và tiêu thụ nội địa bắt đầu khởi sắc trở lại. Cách Bắc Kinh giải quyết có vẻ đi theo hướng tốt, đặc biệt là nếu như chúng ta so sánh trường hợp của Trung Quốc với các siêu cường phương Tây.

Dù vậy đại dịch Covid-19 lần này đã để lại nhiều tì vết : cộng đồng quốc tế nhận thấy là đã quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, chính thái độ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, chính cách cư xử của Bắc Kinh ngay cả với các tập đoàn Trung Quốc đã khiến mọi người lo ngại. Thí dụ như đối với Úc, khi bất bình vì cho là bị Canberra ‘đối xử tệ’, bất chấp các thỏa thuận hợp tác và mậu dịch, Trung Quốc vẫn sẵn sàng dùng đủ mọi loại vũ khí, từ biện pháp cấm vận đến áp thuế … để gây áp lực, để trừng phạt nước Úc.  Trên thực tế, giao thương với Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn lớn, nhất là trong bối cảnh đại dịch hiện tại. Ngược lại, theo tôi, với virus corona nhiều người cũng ý thức được rằng, lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc là điều nguy hiểm và không còn mấy ai ngây thơ trước đối tác này. Mọi người đều hết sức cẩn thận và điều này sẽ đọng lại một cách lâu dài trong tiềm thức của công luận, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư ngoại quốc muốn vào Trung Quốc làm ăn ».

Yếu tố chính trị nặng hơn kinh tế

Vẫn nhà nghiên cứu Pháp Valérie Niquet giải thích thêm, với CAI, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc theo đuổi 2 mục tiêu khác nhau. Bruxelles mong muốn « tái cân bằng » quan hệ về kinh tế, thương mại, đầu tư với Bắc Kinh đồng thời giữ khoảng cách với « đồng minh Hoa Kỳ ». Điều này giải thích được phần nào Liên Âu, dưới sự dẫn dắt của thủ tướng Đức Angela Merkel, đã hối hả ký bằng được hiệp định dù chỉ là về mặt « nguyên tắc » với Trung Quốc.

Ngược lại về phía Bắc Kinh CAI trước hết là một « thành tích chính trị » để chứng minh với Washington, đối thủ chính của Trung Quốc, rằng ông khổng lồ châu Á này đã lôi kéo được một đồng minh quan trọng của Mỹ về phía mình bất chấp xung khắc trên hồ sơ Hồng Kông hay Tân Cương.

Chính điểm này là một sai lầm của châu Âu cả với Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, như Philippe Béja, nguyên giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris ghi nhận : «  Tôi hoàn toàn không thấy có yếu tố khẩn cấp nào để đặt bút ký vào một thỏa thuận được đàm phán từ 7 năm qua vào lúc mà một chính quyền mới ở Hoa Kỳ chuẩn bị lên cầm quyền. Đành là thủ tướng Đức, Angela Merkel sắp từ giã chính trường và bà muốn đem theo một thắng lợi quan trọng trước khi chia tay. Tuy nhiên tôi không coi đây là một thắng lợi với những gì đang diễn ra ở Tân Cương, với tình trạng người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động. Về thực chất Trung Quốc không nhượng bộ châu Âu bất kỳ điều gì trên vế nhân quyền. Trong khi đó thì đây là cơ hội khá tốt để Bruxelles đòi Bắc Kinh nới lỏng chính sách đàn áp. Châu Âu chỉ yếu ớt đưa ra những tuyên bố chung chung. Ở Hoa Kỳ từ nhiều tháng qua chính quyền Trump mạnh mẽ trừng phạt Trung Quốc từ trên hồ sơ Hồng Kông hay Tân Cương. Washington cũng cho biết là muốn phối hợp với Liên Âu để gây sức ép với Bắc Kinh. Nhưng có lẽ Bruxelles không muốn liên kết với Mỹ ? Thái độ này rất khó hiểu ».    

Trung Quốc nhượng bộ : Ảo tưởng

Valérie Niquet kết luận sẽ là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng hiệp định đầu tư CAI sẽ buộc Trung Quốc vào khuôn phép theo như ý muốn của châu Âu : « Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ đưa ra những cam kết cụ thể để thúc đẩy trở lại cỗ máy kinh tế toàn cầu cho dù là Bắc Kinh cần kinh tế thế giới chóng được phục hồi để còn mua vào hàng của Trung Quốc. Hơn nữa tới nay Trung Quốc lệ thuộc vào thế giới từ công nghệ đến đầu tư … và cả sức tiêu thụ của châu Âu hay Mỹ. Nhưng không vì thế mà Bắc

Kinh chấp nhận cải tổ theo đòi hỏi của phương Tây. Quan hệ với Trung Quốc sẽ luôn luôn là một cuộc đọ sức về tương quan lực lượng. Trung Quốc cần phương Tây trên một số điểm và sẽ chỉ ít nhiều nhượng bộ về những mặt đó mà thôi. Sau cùng cho dù phương Tây đã nói rất nhiều đến chiến lược đưa các doanh nghiệp ra khỏi Hoa lục để giảm mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng thực tế cho thấy là trong rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là trang thiết bị y tế, dịch Covid-19 là lực đẩy giúp củng cố thêm vị trí của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là nơi có thể sản xuất với giá rẻ và do đã tạo dựng được cả một chuỗi sản xuất vững vàng từ nhiều năm qua, cho nên, đến giờ phút này, vẫn chưa có một quốc gia nào có thể thay thế nước này. Có điều chúng ta cần suy nghĩ lại về sự lệ thuộc đó để từng bước thoát khỏi ảnh hưởng quá lớn của nước này. Trung Quốc là một siêu cường kinh tế với một lối suy nghĩ riêng hoàn toàn khác hẳn với logique của thế giới tự do mà chúng ta đang sống ».   

Philippe Le Corre trường Harvard Kennedy School cho rằng chỉ cần nhìn vào những cam kết của Trung Quốc để đẩy được cánh cửa Tổ Chức Thương Mại Thế Giới hồi 2001 cũng đủ thấy thực tâm của Bắc Kinh : « Trung Quốc thường xuyên vi phạm các hiệp định quốc tế. Chính quyền nước này không gắn bó với việc các tập đoàn Trung Quốc phải tuân thủ luật lao động quốc tế. Chỉ sáu tháng sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới những hãng xưởng sản xuất hàng giả đã mọc lên như nấm tại Hoa lục và quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm. Ngược lại với châu Âu, một khi đã đặt bút ký, các thỏa thuận trở thành những khung pháp lý phải được tuân thủ »

Trong mọi trường hợp các nhà phân tích cho rằng châu Âu chẳng những đã sai lầm khi thông báo đạt được thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc. Hơn thế nữa Liên Hiệp Châu Âu, đứng đầu là thủ tướng Đức Merkel đã dành cho Bắc Kinh một món quà chính trị không đúng lúc. Bắc Kinh đang siết chặt gọng kềm nhắm vào các nhà dân chủ Hồng Kông, đe dọa thôn tính Đài Loan càng lúc càng gay gắt đó là chưa kể lời lẽ hung hăng của các nhà ngoại giao Trung Quốc với tất cả các đối tác trên toàn cầu từ Úc đến châu Âu.

Hiệp định CAI theo bà Valérie Niquet không hơn không kém là một bằng chứng mới cho thấy « Bắc Kinh đang thắng thế trên tất cả mọi mặt trận và không một ai có thể cưỡng lại trước sức mạnh của Trung Quốc ».

Có một điều may mắn là để chính thức có hiệu lực, hiệp định đầu tư Liên Hiệp Châu Âu –Trung Quốc còn phải vượt qua hai cửa ải quan trọng : một là phải được Nghị Viện Châu Âu thông qua và hai là phải được tất cả 27 thành viên Liên Âu phê chuẩn. Con đường còn dài.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA%BF/20210112-chau-au-trung-quoc-cai-hiep-dinh-dau-tu

Mạng xã hội cấm cửa Trump, châu Âu lo ngại cho tự do ngôn luận

Trọng Thành

Cùng với Twitter, hàng loạt mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Twitch hay Snapchat đều đã đình chỉ tài khoản của Donald Trump, kể từ khi những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm của Mỹ xâm chiếm Điện Capitol. Quyết định cấm cửa Donald Trump được rất đông đảo người dân đồng tình, nhưng cũng bị những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm phản đối dữ dội.

Giới chính trị gia châu Âu thì nhất loạt bày tỏ lo ngại là quyền tự do ngôn luận có thể bị xâm phạm nhân danh ngăn ngừa bạo lực. Thủ tướng Đức là một trong các lãnh đạo châu Âu lên tiếng đầu tiên ngày 11/01/2021. Thông tín viên Pierre Benazet tường trình từ Bruxelles :

« Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận thấy có vấn đề về quyền tự do ngôn luận trong việc ông Donald Trump bị các mạng xã hội loại trừ. Theo thủ tướng Đức, việc giới hạn quyền tự do ngôn luận không thể do các doanh nghiệp quyết định, mà phải căn cứ theo luật. Ủy viên châu Âu phụ trách Kỹ thuật số, Thierry Breton, cũng bày tỏ thái độ bất bình trước sự việc này, vì đã không có cơ chế kiểm soát dân chủ.

Còn bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire nhấn mạnh đến mối đe dọa từ nền độc tài kỹ thuật số của các tập đoàn Internet, chống lại nguyên tắc quyền lực tối cao thuộc về nhân dân và chủ quyền của các quốc gia. Lập trường của bộ trưởng Kinh Tế phản ánh quan điểm chung của chính giới Pháp.

Vấn đề chủ yếu đối với các chính trị gia châu Âu nằm ở chỗ quyết định đình chỉ tài khoản của tổng thống Mỹ đã được đưa ra căn cứ theo quy định nội bộ của các doanh nghiệp, theo đánh giá riêng của các doanh nghiệp về các phát biểu của ông Donald Trump, mà không nằm trong một khuôn khổ pháp lý nào.

Vấn đề cũng tương tự như việc mạng xã hội của các thành viên cực kỳ bảo thủ Parler bị tập đoàn Google xóa khỏi kho ứng dụng Play Store, và bị tập đoàn bán hàng trực tuyến Amazon cấm cửa. Cho dù được

đưa ra với mục tiêu loại trừ những lời kêu gọi bạo lực, các quyết định nói trên vẫn chỉ là quyết định thuần túy mang tính nội bộ của các doanh nghiệp.

Về phần mình, Liên Hiệp Châu Âu hiện đang xem xét các đề xuất pháp lý, do Ủy Ban Châu Âu đưa ra cách nay một tháng, với định hướng chủ đạo là những gì là bất hợp pháp trong hiện thực bên ngoài, cũng sẽ bị coi là bất hợp pháp trên mạng internet ».

Trong lúc giới chính trị châu Âu nhất loạt bày tỏ lo ngại về vụ các tài khoản của ông Donald Trump bị loại bỏ hoặc tạm đình chỉ, nhiều nhà hoạt động xã hội cho rằng các tập đoàn tin học, như Facebook và Twitter, đã hành động không đủ. « Quá ít và quá trễ », đó là nhận định của Angelo Carusone, chủ tịch hiệp hội Media Matters for America. Theo nhà hoạt động xã hội này, nếu các tập đoàn internet hành động sớm hơn, thì « cuộc tấn công ghê tởm » ngày 06/01 đã không thể xảy ra.

Facebook, cũng như Twitter hay Yotube từ nhiều năm nay thường xuyên bị cáo buộc đã dung túng cho đủ loại tin giả, thông điệp kích động hận thù, dung dưỡng tài khoản của các phần tử cực đoan. Trong tháng 10, ít tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Facebook và Instagram thông báo xóa bỏ hàng ngàn tài khoản liên quan đến tổ chức QAnon, vì lo ngại « các thuyết âm mưu » kích động thù hận.

Theo AFP, tối hôm qua, Twitter thông báo đã « đình chỉ » 70.000 tài khoản liên quan đến phong trào QAnon ủng hộ tổng thống mãn nhiệm, kể từ thứ Sáu, 08/01, với mục tiêu đề phòng bạo lực bùng phát trong dịp lễ tuyên thệ tổng thống Mỹ sắp tới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210112-m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-c%E1%BA%A5m-c%E1%BB%ADa-trump-ch%C3%A2u-%C3%A2u-lo-ng%E1%BA%A1i-cho-t%E1%BB%B1-do-ng%C3%B4n-lu%E1%BA%ADn

Số người chết ‘trên mức dự báo’ ở Anh năm 2020 cao nhất kể từ Thế Chiến II

Đại dịch Covid-19 khiến con số tử vong vượt quá mức trung bình hàng năm ở Anh trong năm 2020 là cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai tới nay.

Có gần 697.000 người tử vong năm 2020 – cao hơn gần 91.000 so với mức dự báo dựa trên số bình quân của năm năm trước.

Con số này cho thấy số người chết tăng 15%, mức tăng cao nhất trong hơn 75 năm qua.

Sau khi đã tính toán các chỉ số tuổi tác và quy mô dân số, tỷ lệ tử vong trong năm 2020 là cao nhất kể từ thập niên 2000 tới nay.

Số liệu tuy mới chỉ tính đến hết tháng 11 và chưa bao gồm thống kê của tháng 12 nhưng đã cho thấy tỷ lệ tử vong tính đến thời điểm đó đã là cao nhất ở xứ Anh (England) kể từ 2008 tới nay.

Phân tích của Nick Triggle

Phóng viên Y tế

Dữ liệu về tử vong có thể gây hiểu nhầm.

Một mặt, số người tử vong vượt dự báo trung bình là cao nhất từ Thế Chiến II. Mặt khác, tỷ lệ tử vong, một khi đã xét cả về độ tuổi và quy mô dân số, là ở mức tồi tệ nhất ‘chỉ’ trong hơn một thập kỷ qua.

Vậy chúng ta giải thích con số này ra sao?

Số người tử vong vượt mức trung bình cơ bản là con số tính xem có bao nhiêu người chết nhiều hơn dự tính, dựa vào số tử vong những năm trước.

Rõ ràng là, năm 2020 có số tử vong tăng vọt ngoài dự tính vì đại dịch, cũng như Thế chiến II dẫn đến con số tăng đột ngột.

Nó cho thấy đại dịch đã phá hủy những tiến bộ chúng ta đạt được trong hơn một thập kỷ qua. Nhưng nó cũng giúp ta nhìn con số tử vong trong 12 tháng qua trong bối cảnh rộng hơn.

Giám đốc quỹ King, ông Richard Murray cho biết tình hình nhiều khả năng sẽ còn xấu đi, vì số người chết do Covid tăng cao sau khi dịch lan rộng trong vài tuần qua.

“Anh Quốc có một trong những tỷ lệ người tử vong cao nhất trên thế giới, với số người chết vượt dự tính trên một triệu dân cao hơn hầu hết các nước châu Âu và Mỹ,” ông nói.

“Cần có một cuộc điều tra công để xác định chuyện gì đã xảy ra, nhưng đã có nhiều sai lầm.

“Trong một đại dịch, sai lầm làm mất mạng sống. Các quyết định phong tỏa liên tục ra trễ, và chính phủ không học được từ những sai lầm trong quá khứ hay kinh nghiệm của các nước khác.

“‘Vòng bảo vệ’ đối với những người trong ngành chăm sóc người già được hứa hẹn trong làn sóng thứ nhất được triển khai rất chậm và thường không đủ, góp phần dẫn đến thêm nhiều ca tử vong ở các trại dưỡng lão năm ngoái.

“Cũng như nhiều nước khác, Anh Quốc chuẩn bị rất tồi cho đại dịch loại này.”

Matthew Reed từ Tổ chức từ thiện Marie Curie nói việc tập trung vào Covid không che được thực tế là đã có “khủng hoảng thầm lặng” về những người chết ở nhà.

Ông nói nhiều người đã chết sớm trong năm 2020 vì các nguyên nhân khác – với số người chết ở nhà tăng mạnh.

“Chúng tôi lo ngại ràng nhiều người đã không nhận được sự chăm sóc họ cần,” ông nói thêm.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55634580

Covid-19: Anh Quốc dự kiến tiêm chủng 15 triệu người trong 1 tháng

Mai Vân

Anh Quốc đang chuẩn bị cho tình hình tồi tệ nhất. Bảy trung tâm tiêm chủng đại trà đã mở cửa vào hôm qua, 11/01/2021, để thực hiện kế hoạch chích ngừa cho khoảng 15 triệu người từ nay đến giữa tháng Hai để ngăn chặn sự bùng phát của các ca lây nhiễm virus corona mới và để có thể bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, giới chức y tế đang chuẩn bị cho “những tuần lễ tồi tệ nhất của đại dịch”.

Các trung tâm tiêm chủng hàng loạt này – đặt tại các trung tâm hội nghị hoặc sân vận động, đặc biệt là ở Luân Đôn, Birmingham và Manchester – sẽ cho phép chích ngừa cho hàng chục nghìn người mỗi tuần. Sẽ có tổng cộng 2.700 trung tâm được thành lập ở Anh, trong lúc các đội cơ động sẽ mang vac-xin đến chích cho những người dân sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh

Theo kế hoạch được công bố hôm thứ Hai, chính phủ có kế hoạch tiêm chủng cho hàng chục triệu người từ đây đến mùa xuân, với nhịp độ ít nhất hai triệu người mỗi tuần.

Tại một cuộc họp báo, bộ trưởng Y Tế Matt Hancock cho biết là chiến dịch tiêm chủng đã cho phép phòng ngừa cho khoảng 2,3 triệu người bằng hai loại vac-xin, Pfizer/BioNTech và AstraZeneca/Oxford, với 2,6 triệu liều đã được tiêm. Một vac-xin thứ ba, của hãng Mỹ Moderna, đã được phê duyệt và sẽ có mặt trên thị trường vào mùa xuân.

Là quốc gia ở châu Âu chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch với hơn 81.000 người chết, Anh Quốc đang đối phó với một biến thể mới của virus được coi là dễ lây lan hơn và đã phải tái phong tỏa lần thứ ba vào đầu tháng Giêng.

Tại Anh Quốc đã có tổng cộng hơn 3 triệu ca nhiễm, với hơn 46.000 trường hợp được ghi nhận trong 24 giờ, theo báo cáo mới nhất hôm qua 12/01.

Sau những ngày cuối tuần với các công viên và bãi biển đầy người, chính quyền đã phải kêu gọi người dân tôn trọng các hạn chế và cảnh báo : “Vài tuần sắp tới sẽ là thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch”. Chính phủ còn nhấn mạnh rằng dịch vẫn chưa lên đến đỉnh điểm.

Pháp: 310 người chết và 3.582 ca nhiễm mới trong ngày

Tình hình ở Pháp chưa nguy kịch như ở Anh, nhưng cũng rất đáng ngại, với 310 người chết trong bệnh viện trong 24 giờ theo số liệu chính thức công bố vào hôm qua 11/01.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Pháp đã bị 47.444 ca tử vong vì Covid-19, trên tổng số 2.786.838 ca nhiễm, trong đó có 3.582 ca mới trong 24 giờ qua.

Yếu tố đáng ngại là số người nhập viện và bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt vẫn tăng đều đặn, lên đến 24.846 bệnh nhân, trong đó có 2.676 người nằm trong các khoa hồi sức.

Số lượng ca nhiễm mới rất thấp được ghi nhận hôm qua là do việc các phòng xét nghiệm đóng cửa vào cuối tuần.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210112-covid-19-anh-qu%E1%BB%91c-d%E1%BB%B1-ki%E1%BA%BFn-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng-15-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trong-1-th%C3%A1ng

Covid-19 : Các cửa hàng lớn ở Pháp mất một nửa doanh thu

Tuấn Thảo

Sau khi thương hiệu Printemps thông báo đóng một phần tư các cửa hàng, đến phiên tập đoàn Galeries Lafayette lên kế hoạch sa thải khoảng 190 nhân viên, sau khi đạt thỏa thuận với giới công

đoàn. Cả hai trường hợp này cho thấy tác hại nặng nề của dịch Covid-19 lên ngành buôn bán. Tính trung bình, các cửa hàng lớn ở Pháp đã mất ít nhất 50% doanh thu trong năm 2020. 

Trong hơn một thế kỷ tồn tại ( cửa hàng Le Bon Marché được khai trương vào năm 1852, còn Galeries Lafayette trên đại lộ Haussmann được xây dựng vào năm 1894 ), chưa bao giờ các cửa hàng lớn Paris lại phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng trầm trọng đến như vậy. Ngay cả trong giai đoạn hai cuộc Thế chiến, các cửa hàng này vẫn duy trì hoạt động. 

Mỗi lần gặp khó khăn do bối cảnh kinh tế không mấy thuận lợi, các tập đoàn này đều tìm cách thích nghi, điều chỉnh mô hình kinh doanh và thường nhắm vào khách du lịch nước ngoài thích mua hàng xa xỉ của Pháp, nhiều hơn là thành phần người tiêu dùng nội địa. 

Giai đoạn khó khăn nhất trong hơn một thế kỷ 

Tuy nhiên, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất, các cửa hàng lớn ở Pháp chưa bao giờ phải đóng cửa hơn cả trăm ngày trong vòng một năm. Các tập đoàn này cũng chưa bao giờ chứng kiến toàn bộ các khách hàng của mình biến mất chỉ trong vài ngày, sau khi các nước phong tỏa biên giới, ngành hàng không dân sự hủy hàng loạt chuyến bay. Việc các luồng du khách quốc tế bị gián đoạn đột ngột là một thảm họa kinh tế đối với các cửa hàng “đầu tàu” như Galeries Lafayette và Printemps trên đại lộ Haussmann, cửa hàng Le Bon Marché ở quận 7, BHV Marais ở quận 4, chưa kể đến các chi nhánh kinh doanh khác như Nation hay là Beaugrenelle.

Trong năm 2019, các cửa hàng lớn đã lập doanh thu kỷ lục. Chỉ riêng Galeries Lafayette trên đại lộ Haussmann đã thu về 2 tỷ euro trên tổng số 3 tỷ rưỡi doanh thu tại Pháp của tập đoàn này. Khách hàng từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga và các nước vùng Vịnh đem về hơn 60% doanh thu trong năm cho công ty này.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 12, ông Nicolas Houzé, giám đốc điều hành Galeries Lafayette, thừa nhận rằng tập đoàn này sẽ mất khoảng 1,7 tỷ euro tức hơn một nửa doanh thu trong năm 2020. Đây là mức thất thu chưa từng thấy trong vòng ba thập niên qua.

Các cửa hàng lớn đã trải qua nhiều khó khăn dồn dập: phong trào biểu tình “Áo vàng”, đợt đình công vào mùa đông 2019, rồi hai đợt phong tỏa do dịch Covid-19 trong năm 2020. Như thể vẫn chưa đủ, các cửa hàng lớn Paris cho dù có được phép mở lại ngay cả vào những ngày chủ nhật cuối năm để gỡ gạc thất thu, thì mức buôn bán cũng không nhiều như mong đợi, cửa hiệu tương đối vắng khách, chủ yếu cũng vì người tiêu dùng có tâm lý muốn né tránh chỗ đông người. Liệu mùa bán hàng đại hạ giá sắp tới có thể thay đổi xu hướng này ? Chưa có gì là chắc chắn cả. 

2021 : Doanh thu ngành xa xỉ phẩm giảm 20% 

Vào lúc Viện Thời trang Pháp dự đoán thị trường xa xỉ phẩm có nhiều nguy cơ giảm 20% doanh thu trong năm 2021 và mức mua sắm của du khách tại Pháp chỉ sẽ trở lại bình thường sớm nhất là vào cuối năm 2023, đầu năm 2024, ông Patrice Wagner giám đốc điều hành Le Bon Marché cho biết, đợt phong tỏa thứ nhì, tuy chỉ kéo dài trong 6 tuần, lại làm cho cửa hàng này bị mất đến một phần ba doanh thu, do mùa lễ cuối năm thường là mùa bội thu nhờ phục vụ nhiều khách hàng đi mua sắm.

Dù có lạc quan cách mấy, ban giám đốc Le Bon Marché cho biết người tiêu dùng ở Pháp sẽ chỉ tìm lại thói quen mua sắm sớm lắm là vào tháng 9 năm 2021, trong khi khách nước ngoài không thể trở lại Pháp trước cuối năm 2021. Đây là kịch bản tốt nhất, với điều kiện là chiến dịch chính ngừa diễn ra suôn sẻ, dịch bệnh không tái phát dữ dội dẫn đến các biện pháp như phong tỏa, giới nghiêm hay hạn chế đi lại giữa các vùng miền như đã từng thấy. 

Về thói quen của khách nước ngoài, mức mua sắm xa xỉ phẩm cũng đang tự điều chỉnh : Trước đây khách Trung Quốc, Nga, Brazil hay vùng Vịnh thích mua hàng xa xỉ khi đi du lịch ở Pháp. Dịch Covid đã làm thay đổi phần nào thói quen này, khách nước ngoài không còn được đi du lịch, họ quay sang mua xa xỉ phẩm trên mạng hay tiêu thụ mặt hàng này ngay trên xứ họ (cho dù có nguy cơ gặp phải hàng giả). 

Tương lai trước mắt còn nhiều rủi ro 

Ngay cả sau khi dịch bệnh lắng xuống, tương lai chưa chắc gì sẽ sáng sủa hơn đối với các cửa hàng lớn, ít ta là một số công ty buộc phải “chuyển đổi số”, phát triển các dịch vụ trực tuyến, hoàn chỉnh khâu kinh doanh trên mạng. Trong bối cảnh này, các tập đoàn sẽ khó tránh khỏi những biện pháp triệt để, kể cả việc tổ chức lại toàn bộ cơ cấu và sa thải. Song song với việc cắt giảm nhân viên (428 đối với Printemps, 129 đối với Galeries Lafayette), các cửa hàng lớn đã gấp rút đầu tư hàng chục triệu euro để triển khai mạng thương mại điện tử. Bằng cách này, Galeries Lafayette cũng như Printemps hy vọng nhân từ gấp hai đến gấp ba lần doanh thu bán hàng trực tuyến trong năm 2021.

Cuối cùng, các cửa hàng lớn đều phải hạn chế bớt các dự án đầu tư khổng lồ để huy động vốn dành cho các kế hoạch cấp bách hơn. Printemps đã dời lại hai dự án khai trương cửa hàng ở Doha (Qatar) và

Milano (Ý), Galeries Lafayette cũng đình chỉ một số dự án hợp tác với nước ngoài. Cũng cần biết rằng các cửa hàng lớn ở Pháp nằm trong tay ba tập đoàn. 

Nhóm Galeries Lafayette khai thác 

Tổng doanh thu hàng năm của 65 cửa hàng tại Pháp và quốc tế, trong đó có Galeries Lafayette, BHV Marais, La Redoute, Eataly Paris, Louis Pion, Mauboussin hay BazarChic, đạt 4 tỷ rưỡi euro. Tập đoàn Printemps gồm 25 cửa hàng, ngoài thương hiệu truyền thống còn có các cửa hàng thời trang may sẵn Citadium với 1,7 tỷ euro doanh thu hàng năm.  

Cuối cùng là tập đoàn LVMH đứng đầu thế giới về xa xỉ phẩm với hơn 50 tỷ euro doanh thu, trong đó có tới 4 tỷ euro được dành cho các cửa hàng lớn như Le Bon Marché, cửa hàng thực phẩm La Grande Épicerie và nhất là cửa hàng lớn La Samaritaine nằm ngay bên chân “Cầu mới” Pont Neuf . Được khánh thành vào năm 1870, tức là cách đây 150 năm, cửa hàng này đã đóng cửa trùng tu trong vòng 15 năm qua. Ngày khai trương đã được dự trù vào đầu năm 2021, thế nhưng rốt cuộc đã bị dời lại, chưa biết chừng nào mới đến ngày mở cửa. Tùy theo tình hình dịch bệnh, khả quan nhất là đến giữa năm nay, cửa hàng Samaritaine, tuy toàn bộ diện mạo đã được tân trang (trong một quần thể gồm khách sạn 5 sao và nhà hàng thượng hạng Michelin) chắc sẽ đành phải đóng cửa, chừng nào khách nước ngoài vẫn chưa trở lại viếng thăm thủ đô Paris.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20210112-covid-19-c%C3%A1c-c%E1%BB%ADa-h%C3%A0ng-l%E1%BB%9Bn-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-m%E1%BA%A5t-m%E1%BB%99t-n%E1%BB%ADa-doanh-thu

Chuyên gia tiết lộ cách thức ĐCSTQ thâm nhập xã hội Pháp

An Liên

Mục lục bài viết         

ĐCSTQ sát nhân và hủy hoại sinh kế toàn cầu tương tự Đức quốc xã

ĐCSTQ thâm nhập toàn diện xã hội Pháp thông qua tham nhũng và tống tiền

ĐCSTQ là kẻ thù chính của nhân loại, và nó phải biến mất

Một nhà báo nổi tiếng người Pháp đã gọi ĐCSTQ là kẻ thù lớn nhất của nhân loại.

Nhà báo nổi tiếng người Pháp, Jean Robin là một người chống chủ nghĩa Mác. Ông đã tham gia nghiên cứu chủ nghĩa Mác trong hơn 20 năm, xuất bản hơn 40 cuốn sách liên quan và sản xuất hàng chục video vạch trần sự xâm nhập của ĐCSTQ trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với giới truyền thông, ông cho rằng ĐCSTQ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về đại dịch virus đang hoành hành trên khắp thế giới, giết chết hàng triệu người và phá hủy nền kinh tế toàn cầu, theo Epoch Times.

ĐCSTQ sát nhân và hủy hoại sinh kế toàn cầu tương tự Đức quốc xã

Jean Robin đã so sánh ĐCSTQ với Đức Quốc xã.

Ông nhận định: “Hitler đã gửi quân đi chinh phục thế giới, động lực bắt nguồn từ sự kiệt quệ của nền kinh tế Đức vào thời điểm đó. ĐCSTQ ngày nay cũng ở trong tình trạng như vậy, khi kinh tế đại lục lao đao vào năm 2019. Trong nhiều năm, bất kể nói gì, họ cũng phải hướng ra hải ngoại để tìm kiếm cơ hội tái thiết. Đây là mục đích ĐCSTQ muốn đạt được từ dịch bệnh”.

Ông Robin cho rằng, đại dịch này giống như một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt kiểu mới. Nó không chỉ cướp đi sinh mạng, tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra nhiều di chứng xã hội, gây bạo loạn cho mọi tầng lớp trong xã hội và khiến nhiều người bị trầm cảm …

ĐCSTQ thâm nhập toàn diện xã hội Pháp thông qua tham nhũng và tống tiền

Jean Robin đã điều tra và nghiên cứu sâu về hệ thống hợp tác giữa Pháp và Trung Quốc. Ông phát hiện ĐCSTQ đã thành công trong việc thâm nhập vào nhiều khu vực ở Pháp.

Ông đưa ra ví dụ sau:

“Lấy ví dụ, sự phát triển của Pháp được hậu thuẫn bởi ĐCSTQ”.

“Các thành viên hiện tại của chính phủ Pháp đều là thành viên các hội nhóm quyền lực dưới sự quản lý trực tiếp hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp từ ĐCSTQ. Lấy ví dụ, Câu lạc bộ Trung Hoa Pháp (La France China Fondation) là nổi tiếng nhất, và Câu lạc bộ Paris Thượng Hải cũng rất có sức ảnh hưởng”.

Ông nói thêm: “Ngoài ra còn có Ủy ban Pháp-Hoa (Le Comité France-Chine), tập hợp 3/4 trong số 40 cổ phiếu lớn nhất của Pháp (Cac 40) và một số công ty có quy mô lớn và vừa hoạt động cho Trung Quốc (tổng ETI). Có những câu lạc bộ khác, chẳng hạn như La Fondation France-Chine, cũng bao gồm những nhân vật quan trọng trong ngành tài chính”.

Ông tuyên bố rằng ông đồng tình với quan điểm của ông Gattolin, một thành viên quốc hội, rằng việc thiết lập mối quan hệ kết nghĩa giữa Trung Quốc và Pháp chỉ tồn tại “trên danh nghĩa, còn trên thực tiễn đó chính là hoạt động xâm nhập và gián điệp của ĐCSTQ [vào Pháp]”.

Ông Robin tin rằng Pháp là một trong những quốc gia trên thế giới hợp tác đáng kể với ĐCSTQ trong một khoảng thời gian dài, và “Chính phủ Pháp có trách nhiệm không thể chối bỏ trong việc xây đắp khả năng [lớn mạnh] của chính quyền Trung Quốc trong việc tài trợ và tống tiền ngày nay”.

Ông nói: “Tôi chắc chắn rằng trong chính trường Pháp, có thể có hàng chục người đã bị tống tiền và phải chịu sự điều khiển của ĐCSTQ theo cách này, từ đó trở nên tha hóa. Rất đơn giản, chúng tôi biết rằng ĐCSTQ đang tiến hành các hoạt động như vậy. Đây là tính xảo quyệt của ĐCSTQ. Họ sẽ sử dụng tất cả những cách thức có thể tưởng tượng được để đạt được mục tiêu của mình mà không cần bắn một phát súng”.

Ông chỉ rõ: “ĐCSTQ trước hết sẽ sử dụng các thủ đoạn hủ bại để lừa đảo tài sản của bạn, sau đó, nó sẽ khuất phục bạn về mặt ý thức hệ. Bởi vì các nhà lãnh đạo Pháp đều có xu hướng tư tưởng nghiêng theo chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản. Ngày nay người dân Pháp đã quen với điều này, họ không nhận thức ra được những điều này nữa. Khi người dân không biết họ đang nhắm đến chế độ độc tài nào, họ không thể biết ai là kẻ thù để mà chiến đấu. Tuy nhiên, ĐCSTQ là kẻ thù và chúng tôi thấy rất rõ ràng rằng nó đang cố gắng thống trị thế giới”.

ĐCSTQ là kẻ thù chính của nhân loại, và nó phải biến mất

Ông Robin tin rằng chính ĐCSTQ đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một tình cảnh bất thường và tuyệt vọng do đại dịch.

“Ở Pháp, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị xóa sổ”, ông cho hay.

“Thật không may, người Pháp đã quen với việc bị tước đoạt các quyền tự do cơ bản từng chút từng chút. Họ đã quen với việc là nạn nhân của ‘hội chứng ếch luộc’. Trong dịch bệnh, sức khỏe và nền kinh tế rơi vào tay chế độ độc tài, các biện pháp kiểm soát hỗn loạn, các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ phải dựa vào [trợ cấp] nhà nước để tồn tại, và quyền tự do của họ bị tước đoạt trắng trợn. Đây là đang chiểu theo kế hoạch của ĐCSTQ, nhưng ít người Pháp nhận ra rằng đây là âm mưu của ĐCSTQ ở Pháp”, ông nói.

Ông Robin tin rằng ở châu Âu, Thụy Điển là nước có sự phản kháng mạnh nhất đối với ĐCSTQ. Thụy Điển là quốc gia duy nhất trục xuất Huawei và các Viện Khổng Tử, đồng thời là quốc gia duy nhất không áp đặt lệnh cách ly.

Ông cho biết, Tổng thống Trump và những người khác tin rằng ĐCSTQ là mối đe dọa chính đối với Hoa Kỳ. “Trên thực tế, ĐCSTQ cũng là mối đe dọa chính đối với Pháp. Nước Pháp đã thất thủ, nhưng mọi người đều không hề hay biết các nhà lãnh đạo Pháp đã nằm trong lòng bàn tay của ĐCSTQ”.

Sau cùng, ông Robin kết luận: “ĐCSTQ là kẻ thù chính của nhân loại. ĐCSTQ phải biến mất khỏi trái đất. Chúng tôi biết mục đích của nó là phá hủy mọi thứ, vì vậy chúng ta phải ngăn chặn những kẻ phá hoại”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phong-vien-dc-lp-ca-phap-dcstq-la-k-thu-chinh-ca-nhan-loi.html

Cộng hòa Séc: Đại dịch vượt ngoài kiểm soát, thi thể nhiều đến mức hỏa thiêu không xuể

Vũ Dương

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19 ở Cộng hòa Séc đã vượt quá tầm kiểm soát. Lò hỏa táng duy nhất ở vùng Morava-Slezsko đã quá tải, mỗi ngày đều có lượng lớn thi thể được đưa đến, nhiều bệnh viện không còn giường để điều trị cho bệnh nhân.

Theo Reuters, lò hỏa táng của thành phố Ostrava thuộc vùng Morava-Slezsko đã tiếp nhận 1.570 thi thể vào tháng 12 năm ngoái, số lượng vượt quá 50% so với ngày thường.

Quản lý của lò hỏa táng ông Ivo Formancik cho biết hãng đã lắp đặt hai tủ đông container bên ngoài. Nhân viên ở đây đã làm việc suốt ngày đêm, ngay cả trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và đêm Giao thừa, nhưng vẫn không xử lý kịp.

Ông Ivo Formancik nói với Reuters: “Lò hỏa táng Ostrava là lò hỏa táng  duy nhất nằm ở vùng Moravskoslezsky cung cấp các dịch vụ này cho khoảng một triệu cư dân”, “Tổng số thi thể được đưa đến hỏa thiêu hiện đã cao hơn sức chứa của lò hỏa táng”.

Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc xác nhận rằng một nửa số lò hỏa táng ở 13 bang và vùng thủ đô của đất nước đã chạy hết công suất hoặc gần hết công suất. Về phương diện y tế, Giám đốc Bệnh viện Đại học Ostrava

Jiri Havrlant chỉ ra rằng hiện đã có hơn 190 bệnh nhân dương tính với Covid-19 nhập viện và có thể tiếp nhận hơn 50 bệnh nhân nữa, còn tình hình ở các bệnh viện khác không mấy lạc quan.

Ông Vladimir Cerny, Thứ trưởng Bộ Y tế Cộng hòa Séc, phát biểu trong một cuộc họp báo rằng sức chứa giường bệnh gần đến giới hạn, khả năng tăng thêm giường bệnh là rất hạn chế, vấn đề chính là thiếu nhân viên y tế trầm trọng.

Cộng hòa Séc có khoảng 10,7 triệu dân, hiện  là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu với 12.800 người chết và 809.601 ca nhiễm được xác nhận.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/cong-hoa-sec-dai-dich-vuot-ngoai-kiem-soat-thi-the-nhieu-den-muc-hoa-thieu-khong-xue.html

Các tín hiệu không rõ ràng cho em gái Chủ Tịch Bắc Hàn khi ông Kim Jong Un tìm cách củng cố quyền lực

Tin từ Seoul, Nam Hàn – Vào hôm thứ hai (11/1), hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn KCNA đưa tin rằng, tên của em gái chủ tịch Kim Jong Un bị thiếu trong danh sách mới của Bộ chính trị Đảng Lao động cầm quyền, đặt ra câu hỏi về vị thế của cô sau vài năm gia tăng ảnh hưởng.

Hôm chủ nhật (10/1), đảng đã tổ chức bầu cử vào cho Ủy ban Trung ương tại một đại hội, trong đó vạch ra các mục tiêu chính sách ngoại giao, quân sự và kinh tế trong 5 năm tới. Cô Kim Yo Jong, em gái của chủ tịch Kim Jong Un, vẫn là thành viên của Ủy ban Trung ương nhưng không được đưa vào bộ chính trị.

Năm 2017, cô Kim trở thành người phụ nữ thứ hai ở Bắc Hàn tham gia bộ chính trị độc quyền sau người cô Kim Kyong Hui. Tuy nhiên, hiện đang có các tín hiệu không rõ ràng về sự việc trên. Việc cô vắng mặt trong danh sách bộ chính trị được công bố vài ngày sau khi cô lần đầu tiên lên bục lãnh đạo cùng với 38 thành viên điều hành đảng khi đại hội bắt đầu.

Ông Lim Eul-chul, giáo sư nghiên cứu về Bắc Hàn tại Đại học Kyungnam cho biết, hiện tại còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về vị thế của cô, vì cô ấy vẫn là thành viên Ủy ban Trung ương và có khả năng đã đảm nhận các chức vụ quan trọng khác.

Ông Michael Madden, một chuyên gia về lãnh đạo Bắc Hàn tại Trung tâm Stimson cho rằng, cô Kim Yo Jong có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với chính sách bất kể cô có trong bộ chính trị hay không. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-tin-hieu-khong-ro-rang-cho-em-gai-chu-tich-bac-han-khi-ong-kim-jong-un-tim-cach-cung-co-quyen-luc/

Mỹ-Triều : Kim Jong Un thách thức Joe Biden

Tú Anh

Nhân Đại Hội Đảng Lao Động Triều Tiên, lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Tiên Kim Jong Un gửi thông điệp thách thức tổng thống tương lai Mỹ, gọi Hoa Kỳ là kẻ thù số một của Bắc Triều Tiên, là chướng ngại cản đường cách mạng. Theo giới phân tích, mục tiêu của Bình Nhưỡng vẫn là muốn được Mỹ công nhận là cường quốc hạt nhân và được đối xử ngang hàng.

Theo hãng tin KCNA của Bắc Triều Tiên, báo cáo Đại Hội Đảng Lao Động Triều Tiên lần thứ 8, kết thúc ngày 11/01/2021, trong phần quan hệ với Mỹ, nhấn mạnh đến nguyên tắc « ăn miếng trả miếng » : Quan hệ chỉ cải thiện nếu Mỹ chấm dứt chính sách thù nghịch. Tất cả mọi hoạt động chính trị đối ngoại của Bình Nhưỡng trong tương lai phải tập trung vào nỗ lực khống chế Hoa Kỳ, kẻ thù số một, cản lực số một của cách mạng Bắc Triều Tiên.

Tổng thống tân cử Mỹ chưa tuyên thệ nhậm chức mà lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong chiếc áo mới « tổng bí thư » đã chào mừng bằng một thách đố : « Dù là ai nắm quyền (ở Washington), bản chất chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên không bao giờ thay đổi ». Tuyên bố này cho thấy Kim Jong Un thất vọng vì thấy là sau lần gặp gỡ lịch sử với Donald Trump tại Singapore năm 2018, tiến trình bình thường hóa lại đổ vỡ tại Hà Nội vào tháng 02/2019.

Theo Jean H Lee, chuyên gia của Viện nghiên cứu Wilson ở Washington, từ bài học thất bại này, Bắc Triều Tiên biết rằng phải tăng cường vũ khí hạt nhân thật đáng kể thì mới có thể đàm phán tay đôi với Mỹ trong tương lai.Thật vậy, Bình Nhưỡng đã thông báo sẽ tiếp tục « đầu tư chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân ».

Các tuyên bố này cho phép suy đoán Bình Nhưỡng sẽ tiến hành các vụ thử nghiệm mới về tên lửa đạn đạo tầm xa và đầu đạn hạt nhân trên thượng tầng khí quyển, theo nhận định của chuyên gia về Bắc Triều Tiên Chad O’Carroll trên nhật báo La Croix.

Kim không đe dọa suông ?

Các thông tin nói trên, cũng như dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhận, đã được xác nhận trong Đại Hội Đảng Lao Động Triều Tiên. Tình hình khu vực sẽ bị tác hại nếu Bình Nhưỡng thực hiện các cuộc thử nghiệm này.

Đã vậy, giọng điệu sắt thép của Kim Jong Un có vẻ không phải là lời đe dọa suông. Jean H Lee xem đây là thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền Joe Biden trong bối cảnh căng thẳng của tiến trình chuyển giao quyền lực. Trong khi đó, ưu tiên số một của tổng thống tương lai là tập trung đối phó với Covid-19 và vực dậy nền kinh tế Mỹ. Giải pháp ngắn hạn của Mỹ sẽ là tiếp nối chiến lược của các tổng thống Dân Chủ tiền nhiệm : kiên nhẫn với Bình Nhưỡng.

Nhưng về phía Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un không dại gì chuốc lấy rủi ro « tấn công một mục tiêu của Mỹ », dù là ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Ý định của lãnh đạo họ Kim là muốn cộng đồng quốc tế nhìn nhận quy chế cường quốc hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Có điều, Joe Biden, cũng như những người tiền nhiệm, vẫn đòi hỏi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa toàn diện.

Quan hệ Mỹ-Triều chắc sẽ còn đông lạnh trong nhiều năm.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210112-m%E1%BB%B9-tri%E1%BB%81u-kim-jong-un-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-joe-biden

Đài Loan ca ngợi hành động của Hoa Kỳ về việc dỡ bỏ các hạn chế đối với quan hệ song phương

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Hai (11/1), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan  cho biết việc Hoa Kỳ dỡ bỏ các hạn chế tương tác với các viên chức Đài Loan có ý nghĩa rất lớn, đồng thời mô tả đây là một động lực lớn cho mối quan hệ với nhà ủng hộ toàn cầu quan trọng nhất của hòn đảo.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo công bố hành động này vào hôm thứ Bảy, trong những ngày cuối cùng của chính quyền tổng thống Trump trước khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1. Trung Cộng, quốc gia tuyên bố Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của riêng họ, vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức, nhưng hành động này có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng Trung Cộng – Hoa Kỳ khi ông Biden chuẩn bị tiếp quản.

Mặc dù Hoa Kỳ, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng theo luật pháp phải cung cấp cho họ các phương thức để tự vệ, và dưới thời Tổng thống Trump tăng cường bán vũ khí và cử các viên chức cấp cao đến Đài Bắc.

Vào hôm thứ Tư (13/1), đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Kelly Craft, sẽ đến Đài Bắc trong một chuyến thăm ba ngày, một hành động bị Trung Cộng lên án. Ông Wu cho biết cả ông và Chủ tịch Thái Anh Văn sẽ gặp gỡ bà Craft vào hôm thứ Năm (14/1). Ông cho biết chủ đề của chuyến thăm này là thảo luận về cách thúc đẩy sự tương tác quốc tế của Đài Loan. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dai-loan-ca-ngoi-hanh-dong-cua-hoa-ky-ve-viec-do-bo-cac-han-che-doi-voi-quan-he-song-phuong/

Tránh bị nhầm với Trung Quốc, Đài Loan ra mắt hộ chiếu mới

Triệu Hằng

Đài Loan đã ra mắt một loại hộ chiếu mới vào hôm thứ Hai (11/1). Hộ chiếu này được thiết kế lại để tên gọi của hòn đảo trở nên nổi bật hơn, nhằm tránh nhầm lẫn với Trung Quốc, theo Reuters.

Hộ chiếu mới này được Đài Loan đưa ra để tránh những nhầm lẫn mà người dân quốc đảo đã gặp phải khi đi ra nước ngoài trong đại dịch Covid-19 và ngăn chặn các bước đi của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo dân chủ.

Hộ chiếu cũ của Đài Loan có tên chính thức là “Republic of China (Trung Hoa Dân quốc)” được viết bằng tiếng Anh, với phông chữ có kích cỡ lớn được in ở phía trên cùng, và chữ “Taiwan (Đài Loan)” được in ở phía dưới cùng, đã gây ra sự nhầm lẫn đối với nhiều nước, theo chính phủ Đài Loan.

Trong những ngày đầu của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, do hình ảnh hộ chiếu, một số công dân Đài Loan đã bị nhầm lẫn với công dân Trung Quốc và vì vậy đôi khi công dân Đài Loan bị áp dụng lệnh cấm nhập cảnh như với người Đại Lục.

Trong tấm hộ chiếu mới, từ “Taiwan” đã được phóng to và dòng chữ “Republic of China” bị xóa bỏ, tuy vậy nội dung này bằng tiếng Trung Quốc vẫn được giữ nguyên, và dòng chữ cỡ nhỏ bằng tiếng Anh xung quanh quốc huy vẫn còn.

Reuters cho hay, Cục trưởng Cục Lãnh sự Đài Loan, bà Phoebe Yeh, nói với hãng tin này rằng tính đến giữa buổi sáng thứ Hai, họ đã nhận được hơn 700 đơn xin cấp hộ chiếu mới, so với mức trung bình hàng ngày là 1.000 đơn.

“Mục đích [của hộ chiếu mới] là để Đài Loan được nhận diện dễ dàng hơn giúp người dân của chúng tôi không bị nhầm lẫn là đến từ Trung Quốc khi họ đi du lịch nước ngoài”, bà Yeh nói.

Chen Li-ting, một trong những người đầu tiên nộp đơn xin cấp hộ chiếu mới, cho biết rằng sự thay đổi này là điều “tuyệt vời”.

 “Tôi đã nghĩ sớm muộn gì nó cũng xảy ra. Tức là không sớm thì muộn từ Taiwan sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Và trong tương lai Republic of China sẽ biến mất”, ông nói.

Phản ứng trước động thái này của Đài Loan, Bắc Kinh cho rằng đó là “những hành động vụn vặt” và “không đáng gì”, và rằng nó sẽ không thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tranh-bi-nham-voi-trung-quoc-dai-loan-ra-mat-ho-chieu-moi.html

Hồng Kông: Bắc Kinh cải tổ bầu cử để loại trừ phe đòi dân chủ

Trọng Thành

Cho dù đã gia tăng đàn áp, bắt bớ giới tranh đấu, Bắc Kinh vẫn lo ngại dân chúng Hồng Kông dồn phiếu cho phe đòi dân chủ trong cuộc bầu cử Nghị Viện tới đây. Theo hai nguồn tin trong nội bộ chính quyền Trung Quốc, Bắc Kinh đang chuẩn bị một số biện pháp bổ sung nhằm siết chặt quyền kiểm soát tại đặc khu, với trọng tâm là cải tổ thể thức bầu cử.

Hãng tin Anh Reuters ngày 12/01/2021 trích dẫn hai nguồn tin đáng tin cậy, theo dõi sát hồ sơ này, khẳng định là các biện pháp bổ sung đang được chuẩn bị, và có rất nhiều khả năng sẽ được đưa ra. Hai nguồn tin xin ẩn danh nói trên là hai quan chức được coi là những người trực tiếp phụ trách hồ sơ Hồng Kông, « đại diện cho quyền lợi của Bắc Kinh ».  Cả hai nguồn tin đều khẳng định là thể thức bầu cử Nghị Viện sẽ được cải tổ.

Một trong hai nguồn tin nhấn mạnh rằng mục tiêu là nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của phe đòi dân chủ. Quan chức cao cấp Trung Quốc phụ trách hồ sơ Hồng Kông giải thích là đợt bắt bớ hơn 50 nhà tranh đấu vừa diễn ra là nằm trong kế hoạch bảo đảm để Hồng Kông không rơi vào tình trạng như mùa hè 2019. Các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc bùng phát vào thời điểm đó đã đặt chính quyền Bắc Kinh trước « thách thức chưa từng có từ hơn 30 năm qua », tức kể từ khi Hồng Kông được Luân Đôn trao lại cho Trung Quốc.

Cuộc bầu cử Nghị Viện Hồng Kông, lẽ ra đã được tổ chức vào mùa hè năm ngoái, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay. Bắc Kinh lo ngại các đảng phái đối lập đòi dân chủ có thể giành được đa số phiếu tại Nghị Viện Hồng Kông, gồm 70 ghế dân biểu, nhờ « ảnh hưởng quan trọng » của phong trào đòi dân chủ tại đặc khu, bất chấp các đàn áp. Theo nguồn tin trên, thời hạn dự kiến bầu cử có thể sẽ tiếp tục bị lui lại, và Bắc Kinh đang chuẩn bị các biện pháp cải cách để giải quyết « những yếu kém» trong hệ thống chính trị hiện hành tại đặc khu.

Cùng với dự án cải tổ thể thức bầu cử, nguồn tin từ giới chức cấp cao Trung Quốc khẳng định cũng đang có nhiều thảo luận về dự án cải tổ toàn bộ hệ thống chính trị Hồng Kông, để thu hẹp ảnh hưởng của phe đòi dân chủ trong Ủy Ban Bầu Cử, gồm 1.200 thành viên, có nhiệm vụ bầu ra lãnh đạo tương lai của đặc khu vào năm 2022.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210112-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-b%E1%BA%AFc-kinh-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-%C4%91%E1%BB%83-lo%E1%BA%A1i-tr%E1%BB%AB-phe-%C4%91%C3%B2i-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7

Chuyến thăm Đài Loan ‘phút chót’ của Hoa Kỳ khiến TQ tức giận

Chuyến đi sắp tới của một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tới Đài Loan, khi Washington vừa gỡ bỏ các hạn chế kéo dài hàng thập niên cho các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức của hai nước, khiến căng thẳng Trung-Mỹ leo thang một lần nữa.

Kelly Craft, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, sẽ đến Đài Bắc hôm thứ Tư cho chuyến thăm kéo dài ba ngày.

Chuyến đi vào phút cuối của bà – vài ngày trước khi nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump kết thúc – khiến Trung Quốc vô cùng phẫn nộ.

Đài Loan tự quản, mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của riêng mình, ca ngợi sự thay đổi trong quan hệ ngoại giao.

Chuyến thăm của Đại sứ Craft diễn ra sau một năm gia tăng sự thù địch giữa Washington và Bắc Kinh.

Hòn đảo dân chủ Đài Loan luôn là một cái gai lớn trong mối quan hệ đang xấu đi. Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Bắc – tăng cường việc bán vũ khí và cử các quan chức cấp cao tới lãnh thổ này, bất chấp những cảnh báo gay gắt từ Trung Quốc.

Gần đây nhất, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ chấm dứt “các hạn chế tự đặt ra” với cho cuộc tiếp xúc giữa quan chức Mỹ và Đài Loan, đã được đưa ra cách đây nhiều thập niên để “xoa dịu” chính phủ Trung Quốc đại lục, vốn tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này.

Hoa Kỳ gỡ bỏ các hạn chế về tiếp xúc với Đài Loan

Reuters: Đài Loan bày tỏ hy vọng hợp tác chặt chẽ với Mỹ

Đài Bắc chặn chiến đấu cơ TQ bay quanh Đài Loan

Đồng thời, Mỹ xung đột gay gắt với Bắc Kinh trên nhiều phương diện gồm thương mại, nhân quyền và đại dịch virus corona.

Tại sao chuyến đi lại xảy ra bây giờ?

Chuyến thăm tạo nhiều chú ý mới chỉ được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố cuối tuần trước.

Cuối một tuyên bố lên án vụ bắt bớ hàng loạt những người ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, ông Pompeo nói thêm rằng Đại sứ Clark sẽ đến thăm Đài Loan.

Đại sứ Kelly Craft là quan chức cao cấp thứ ba của Mỹ được cử đến hòn đảo này kể từ tháng 8, trong chuyến công du bắt đầu chỉ một tuần trước lễ nhậm chức tổng thống Mỹ của Joe Biden và kết thúc nhiệm kỳ của ông Trump.

Đài Loan là “một đối tác đáng tin cậy và nền dân chủ sôi động đã phát triển mạnh mẽ bất chấp những nỗ lực của ĐCSTQ,” ông Pompeo phát biểu bằng ngôn ngữ hết sức thẳng thừng, và nói thêm: “Đài Loan cho thấy những gì một Trung Quốc tự do có thể đạt được”.

Evan Resnick, trợ lý giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam của Singapore, gọi đây là một động thái “khiêu khích” vào phút cuối của chính quyền ông Trump.

Ông nói với BBC rằng nó dường như được thiết kế để “ném bùn vào mắt Trung Quốc” và khiến mọi thứ trở nên “khó khăn hơn cho chính quyền sắp tới của Biden”.

”Các bước đi “hỗn loạn, thiếu thận trọng” như vậy đã là “thông lệ” dưới thời ông Trump, Tiến sĩ Resnick nói thêm, rằng chuyến đi có thể sẽ mang lại “bất ổn hơn nữa” cho quan hệ Trung-Mỹ vào thời điểm Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề như đại dịch và khủng hoảng khí hậu.

Điều này báo trước điều gì cho Biden?

Chuyến đi gây ra phản ứng giận dữ từ Trung Quốc, làm tổn hại thêm mối quan hệ của nước này với Mỹ khi ông Biden chuẩn bị lên nắm quyền.

“Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt cho hành động sai lầm của mình”, phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố trong một văn bản tuần trước, trước chuyến đi dự kiến ​​của Đại sứ Craft.

“Trung Quốc mạnh mẽ kêu gọi Hoa Kỳ ngừng hành động khiêu khích điên cuồng, ngừng tạo ra những khó khăn mới cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc… và ngừng đi xa hơn trên con đường sai lầm,” nước này nói.

Bắc Kinh nhắc lại lời cảnh báo sắc bén của họ với Mỹ vài ngày sau đó, khi ông Pompeo tuyên bố rằng Mỹ sẽ loại bỏ các hạn chế lâu nay đối với các tương tác của họ với các quan chức Đài Loan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng: “Bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ bị đáp trả bằng đòn phản công kiên quyết và sẽ không thành công”.

Bản chất của các chính sách mới của chính quyền Mỹ đối với Trung Quốc và Đài Loan vẫn còn được xem xét nhưng Tiến sĩ Resnick tin rằng một chiến lược “chặt chẽ hơn nhiều” sẽ được triển khai.

“Họ sẽ muốn bác bỏ rất nhiều các chính sách của Trump”, ông nói và nói thêm rằng Bắc Kinh có thể chỉ chờ xem chính quyền sắp tới sẽ làm gì và “liệu nó có bắt đầu hạ nhiệt độ một chút hay không”.

Chia rẽ giữa TQ và Đài Loan bắt nguồn từ đâu?

Trung Quốc và Đài Loan đã có các chính phủ riêng biệt kể từ khi cuộc nội chiến Trung Quốc kết thúc năm 1949.

Bắc Kinh luôn tìm cách hạn chế các hoạt động quốc tế của Đài Loan và cả hai đều tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Đó là lý do tại sao chuyến đi của Đại sứ Craft mang tính biểu tượng cao, vì Đài Loan không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc hoặc hầu hết các tổ chức toàn cầu, vì sự phản đối của Bắc Kinh.

US angers China with high-profile Taiwan visit

Giống như hầu hết các quốc gia, Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc – mặc dù luật pháp ràng buộc Hoa Kỳ phải cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện tự vệ.

Vì vậy, việc chấm dứt các hạn chế lâu năm cho các cuộc tiếp xúc chính thức mà ông Pompeo công bố cuối tuần qua đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan hệ.

Đài Bắc ngay lập tức ca ngợi động thái này là chấm dứt “nhiều thập niên phân biệt đối xử”.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan gia tăng trong những năm gần đây và Bắc Kinh không loại trừ việc sử dụng vũ lực để lấy lại hòn đảo này.

Trước những mối đe dọa ngày càng tăng này, chính phủ Đài Loan đã không ngừng khẳng định chính mình.

Trong lần tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai năm ngoái, Tổng thống Thái Anh Văn nói với BBC rằng chủ quyền của Đài Loan không phải là điều có thể đàm phán.

“Chúng tôi đã là một quốc gia độc lập và chúng tôi tự gọi mình là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)”, bà nói.

Do Preeti Jha tường trình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55629037

Lợi dụng Hoa Kỳ ‘nội tình rối ren’, đế quốc chủ nợ Trung Quốc bành trướng ở Châu Phi và tấn công ngoại giao Châu Á

 Bình luậnLê Minh

Trung Quốc thực sự đắc thế thượng phong nhờ hỗn loạn từ Covid-19 và giờ đây là với chính quyền Biden thân thiện hơn sẽ sớm kế nhiệm. Ngay trong những ngày đầu năm mới, Trung Quốc đã tiếp tục bành trướng đế quốc chủ nợ ở Châu Phi, tấn công ngoại giao Châu Á bằng rất nhiều dự án hạ tầng…

Ngay trước nhiệm kỳ của Joe Biden, Trung Quốc nỗ lực tái khởi và mở rộng Vành đai – Con đường (BRI) đầy tai tiếng tại Châu Phi, nơi đã khốn khổ vì Covid-19 và mắc kẹt trong nợ với Trung Quốc. Nhưng lúc này, nguồn tiền “sẵn” nhất mà Châu Phi có được sau khi kiệt quệ trong đại dịch lại chỉ có từ Trung Quốc mà thôi. Thêm vào đó, chiến thắng của Biden cũng khiến Trung Quốc thuận lợi hơn trong mở rộng mở rộng đế quốc chủ nợ của mình, cả hiện tại và tương lai.

Song song với chiến dịch mở rộng BRI tại Châu Phi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục chiến dịch tấn công ngoại giao vào thứ Hai (ngày 11/1_ với chuyến công du châu Á đầu tiên trong năm, bắt đầu bằng chuyến thăm chính thức tới Myanmar, trước dự kiến thay đổi chính sách ​​từ Washington đối với khu vực – dưới thời tổng thống đắc cử Joe Biden.

Tấn công ngoại giao Châu Á để đắc thế thượng phong

Ông Vương, người phục vụ trong nội các Quốc vụ viện Trung Quốc, vừa trở về từ một chuyến du lịch châu Phi sáu ngày, trong đó ông đã thăm 5 quốc gia và cam kết tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực từ y tế, nông nghiệp đến quân sự và cơ sở hạ tầng.

Chuyến công du mới nhất của ông trùng với thời điểm đếm ngược cuối cùng cho nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, khi Hoa Kỳ tiếp tục quay cuồng sau cơn bão tuần trước ở Điện Capitol, và chỉ vài ngày trước khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống.

Đã có nhiều đồn đoán ở châu Á rằng Biden sẽ ưu tiên xây dựng lại mạng lưới liên minh trong khu vực để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump, Washington và Bắc Kinh đã bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột địa chính trị gay gắt trên nhiều mặt – bao gồm Biển Đông và Đài Loan. Dù tuyên bố chống Trung và những gì ông Trump làm khiến quan hệ Mỹ – Trung không dễ quay đầu nhưng hiển nhiên Trung Quốc có quyền “thở phào” và gia tăng sự hung hăng của mình nếu ông Trump không thể tiếp tục nhiệm kỳ 2 như hiện nay.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhiệm vụ kéo dài 6 ngày của ông Vương tại khu vực sẽ bao gồm các chuyến thăm chính thức tới Indonesia, Brunei và Philippines, cũng như thủ đô Naypyidaw của Myanmar, nơi ông sẽ đến vào thứ Hai.

Trong khi Bắc Kinh không tiết lộ chi tiết về chuyến thăm của ông Vương, cổng thông tin Myanmar, The Irrawaddy, dẫn lời các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Myanmar, cho biết đây sẽ được coi là một động thái thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ do Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ lãnh đạo, chuẩn bị bắt tay vào nhiệm kỳ thứ hai của họ.

Trang tin cho biết ông Vương – ngoại trưởng đầu tiên đến thăm Myanmar kể từ cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 – cũng sẽ thúc đẩy Naypyidaw đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC), một phần trong tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong BRI tại nền kinh tế mới mở cửa đầy non trẻ và thiếu thốn nguồn lực này.

Trong chuyến thăm Myanmar của ông Tập vào tháng Giêng năm ngoái, hai bên đã ký 33 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận, thư trao đổi và nghị định thư, trong đó 13 văn bản liên quan đến cơ sở hạ tầng – đáng chú ý nhất là Đặc khu kinh tế Kyaukpyu dọc theo bờ biển Vịnh Bengal – một vị trí đắc địa về kinh tế, chính trị, quân sự – vốn rất được Bắc Kinh ưa thích khi giăng bẫy nợ.

Kể từ đó, đã có rất ít tiến triển rõ ràng, một phần do đại dịch Covid-19 và một phần do chính quyền địa phương cho biết các dự án chỉ được triển khai khi lợi ích kinh tế, xã hội của nó được xác minh phù hợp với kế hoạch phát triển của Myanmar.

Tuy nhiên, trong một bước đột phá, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ vào Chủ nhật (ngày 10/1) vừa qua, triển khai nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt nối Mandalay – thành phố lớn thứ hai của Myanmar, với Kyaukpyu – thị trấn lớn của nó ở bang Rakhine, miền Tây nước này, theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Mianma.

Hôm Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết các lĩnh vực chính – bao gồm “thương mại và đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết đại dịch” – sẽ nằm trong chương trình nghị sự cho chuyến thăm hai ngày của ông Vương Nghị tới Manila vào thứ Sáu và thứ Bảy (ngày 8, 9/1).

Gửi đến châu Phi tín hiệu rằng BRI vẫn nhiệt liệt chào đón lục địa đen

Chuyến công du lục địa đen của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thúc đẩy việc Botswana và Cộng hòa Dân chủ Congo tham gia dự án trị giá hàng tỷ USD. Bắc Kinh muốn sử dụng chuyến đi để báo hiệu rằng họ vẫn sẵn sàng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và hàn gắn lại các mối quan hệ căng thẳng. Chúng ta nên nhớ rằng, Trung Quốc thất bại trong việc thu nợ từ Châu Phi bởi Covid-19 và các dự án đầy tai tiếng của BRI tại đây khiến Châu Phi phẫn nộ.

Nhưng dường như, khả năng thu nợ hay hiệu quả kinh tế không phải là thứ mà Trung Quốc cần. Trung Quốc đã là nền kinh tế duy nhất hưởng lợi từ đại dịch suốt năm 2020, giờ đây nguồn tiền này và sự suy yếu của Mỹ sẽ giúp Trung Quốc bành trướng đế quốc chủ nợ của họ để đổi lấy lợi ích về địa chính trị và nô lệ nợ mới trên khắp toàn cầu.

Bước tiếp theo sẽ là xuất khẩu mô hình quản lý kinh tế – xã hội của Trung Quốc đến các quốc gia nô lệ nợ này. Đây chắc chắn là bước đi có tính toán mạch lạc trên con đường thống trị thế giới và soán ngôi Mỹ – một quốc gia đang vật lộn với các vấn đề chính trị rối ren của chính họ.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã sử dụng chuyến thăm châu Phi gần đây để báo hiệu rằng Bắc Kinh vẫn sẵn sàng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ BRI, mặc dù lo ngại rằng kế hoạch hàng tỷ USD này sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm ngân sách.

Trong chuyến công du tuần trước, từ quần đảo Seychelles đến quốc gia đông dân nhất lục địa là Nigeria, ông Vương cũng truyền tải thông điệp rằng Trung Quốc sẵn sàng giúp thúc đẩy năng lực công nghiệp của châu Phi và mở rộng thương mại.

“Trung Quốc đã sẵn sàng để giúp châu Phi tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, thương mại và tài chính”, ông nói trong một cuộc họp ngắn tại Tanzania hôm thứ Sáu.

Ông cũng ra hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quân sự và an ninh với châu Phi và hướng tới giải quyết các xung đột chính trị, ông nói: “Trung Quốc sẵn sàng giúp châu Phi tăng cường năng lực gìn giữ hòa bình và chống khủng bố, trong nỗ lực chung nhằm xây dựng một châu Phi an toàn”.

Các nhà phân tích cho biết chuyến thăm cũng diễn ra ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Botswana nhằm củng cố ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc trên lục địa và sửa chữa mối quan hệ rạn nứt với một số nước.

Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết việc các ngoại trưởng Trung Quốc bắt đầu năm mới bằng chuyến công du đến châu Phi đã trở thành truyền thống. Năm nay, chuyến công du của ông Vương còn xoa dịu căng thẳng do lo ngại ngày càng tăng về nợ và sự phân biệt đối xử mà một số công dân châu Phi phải chịu khi lao động ở thành phố Quảng Châu – vào đỉnh điểm của đợt bùng phát Covid-19 vào năm ngoái.

“Do nghi ngờ rằng sự tham gia kinh tế của Trung Quốc với châu Phi sẽ giảm đi, tôi không ngạc nhiên khi Trung Quốc muốn sử dụng chuyến đi này để tiếp tục can dự vào nền kinh tế Châu Phi, khẳng định sự can dự tích cực và lợi ích không thay đổi của Trung Quốc tại lục địa đen này”, Sun nói.

Dự án đường sắt nhẹ Abuja ở Nigeria được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc.  (Ảnh: Xinhua)

Dự án đường sắt nhẹ Abuja ở Nigeria được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc. ( Ảnh: Xinhua)

Ovigwe Eguegu, một nhà phân tích chính sách của công ty tư vấn Development Reimagined có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết Bắc Kinh muốn chứng tỏ rằng hợp tác Trung Quốc-châu Phi đã không bị chệch hướng bởi Covid-19.

Trong chuyến thăm tới Nigeria, một nhà nhập khẩu lớn các sản phẩm của Trung Quốc đã thảo luận về việc mua vaccine Covid-19 do Trung Quốc sản xuất và ký một biên bản ghi nhớ thành lập một ủy ban liên chính phủ để điều phối hợp tác trong nhiều vấn đề.

Hai nước cũng đang thảo luận về khả năng có đường bay thẳng giữa Nigeria và Trung Quốc.

Chuyến công du cũng dẫn đến việc cả Cộng hòa Dân chủ Congo và Botswana đồng ý tham gia BRI.

Đổi lại, Congo có các khoản vay không lãi suất trị giá 28 triệu USD đáo hạn vào năm 2020 sẽ được gia hạn và cũng nhận được 17 triệu USD hỗ trợ tài chính. Ông Vương cũng hứa rằng Bắc Kinh sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, chủ yếu trong ngành năng lượng và khai thác của Congo, nơi các công ty Trung Quốc đã đầu tư hơn 10 tỷ USD trong thập kỷ qua. Congo là nhà sản xuất coban lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng toàn cầu.

Nếu Trung Quốc ngừng cho vay, Châu Phi sẽ suy thoái tồi tệ hơn

Eguegu cho biết việc Congo và Botswana đăng ký BRI là “rất tốt cho động lực và cho thấy các nước châu Phi tin tưởng vào tiềm năng của sáng kiến ​​này. Với sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang được tiến hành, các hoạt động BRI có khả năng sẽ tiếp tục trở lại”.

Tim Zajontz, một thành viên nghiên cứu trong dự án Quản trị và Không gian châu Phi tại Đại học Edinburgh, cho biết đây là “một thành công ngoại giao đối với Bắc Kinh và phục vụ nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại nhận thức ngày càng tăng của công chúng rằng sáng kiến ​​này có thể mất đà”.

Ông tiếp tục: “Với số lượng thành viên của BRI ở châu Phi hiện đã tăng lên ở 46 quốc gia, chính phủ Trung Quốc có thể duy trì một cách hợp lý câu chuyện của mình rằng họ đang chèo lái thành công một kỷ nguyên toàn cầu hóa mới”.

Nhưng đó không phải là thành công ngoại giao. Bởi sự “hỗ trợ kinh tế” của Trung Quốc với Châu Phi mà giờ đây Châu Phi không còn có thể rời khỏi Trung Quốc được nữa, bất chấp các hệ quả của bẫy nợ BRI mà lục địa đen đã và đang phải gánh chịu.

Châu Phi đã trở thành một trung tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, với việc Bắc Kinh rót 148 tỷ USD vào lục địa này từ năm 2000 đến năm 2018, theo Sáng kiến ​​Nghiên cứu Châu Phi-Trung Quốc tại khoa nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins.

Nhưng một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Congo, Mozambique, Somalia, São Tomé và Príncipe, và Nam Sudan, đang lâm vào cảnh nợ nần, theo Ngân hàng Thế giới.

Công ty tư vấn Rhodium Group có trụ sở tại New York cho biết, ít nhất 18 quy trình của các quốc gia châu Phi đàm phán lại nợ với Trung Quốc đã diễn ra trong năm nay và 12 quốc gia vẫn đang đàm phán với Bắc Kinh về khoản vay Trung Quốc trị giá 28 tỷ USD vào cuối tháng 9/2020.

Đầu tháng này, Zambia đã trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch viêm phổi Vũ Hán – vỡ nợ với khoản hoàn trả 42,5 triệu USD – đối với một trong những Trái phiếu quốc tế có mệnh giá bằng đô-la Mỹ.

Lusaka đã yêu cầu những người nắm giữ trái phiếu trị giá 3 tỷ USD cho thời gian ân hạn 6 tháng, nhưng điều đó đã bị từ chối trong một cuộc họp vào ngày 13 tháng 11 tại Bắc Kinh, thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.

Bà Sun cho biết, mặc dù có sự đồng thuận là Trung Quốc sẽ cắt giảm cho vay đối với châu Phi trong bối cảnh khủng hoảng nợ, nhưng trong sáu tháng đầu năm, các hợp đồng mới ký của các nhà thầu Trung Quốc đã tăng 1/3.

Hơn nữa, bà cho biết năm tới sẽ là năm cuối cùng Trung Quốc hoàn thành các cam kết trị giá 60 tỷ USD tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi năm 2018.

Mark Bohlund, một nhà phân tích nghiên cứu tín dụng cấp cao tại công ty tư vấn REDD Intelligence, cho biết một số quốc gia con nợ đang phải vật lộn để trả các khoản vay BRI, sau khi giá dầu giảm mạnh vào cuối năm 2014.

Ông Bohlund kỳ vọng rằng phần lớn viện trợ tài chính cho châu Phi từ Trung Quốc trong tương lai sẽ là xóa nợ và một số hỗ trợ ngân sách hoặc dự án song phương để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác quan trọng trên lục địa này.

Tại Kenya, Ngân hàng Exim Trung Quốc đã yêu cầu thực hiện một nghiên cứu khả thi thương mại trước khi tài trợ cho việc xây dựng đường sắt vành đai và đường bộ để liên kết Naivasha – một thị trấn ở Thung lũng Rift Trung tâm, với Malaba trên biên giới với Uganda. Ngân hàng đã cho vay 4,7 tỷ USD để tài trợ cho các giai đoạn xây dựng từ thành phố ven biển Mombasa đến Nairobi rồi đến Naivasha.

Sau khi tiếp tục suy kiệt vì Covid-19, Châu Phi sẽ suy thoái mạnh hơn nếu Trung Quốc ngừng cho vay.

Trung Quốc không bao giờ muốn bỏ lỡ miếng mồi ngon Châu Phi

Các nước châu Phi đang thúc đẩy việc chuyển đổi hình thức sang đầu tư đối tác công tư (PPP), trong khi Bắc Kinh từ lâu chỉ thích mô hình cho vay giữa nhà nước với nhà nước. Tuy nhiên, các bên cho vay Trung Quốc đang trở nên quan tâm hơn đến các hình thức PPP.

Chuyên gia Bradley Parks (Mỹ) lại nêu ra một nhận định khác. Theo ông Parks, tình trạng dư thừa sắt, thép, xi măng, nhôm và dự trữ ngoại tệ dư thừa ở Trung Quốc là động lực chính khiến Bắc Kinh phải chuyển sang hình thức PPP.

Thời gian gần đây, được sự khuyến khích từ chính phủ, các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước bắt đầu đẩy mạnh PPP khi đầu tư vào các tuyến đường thu phí ở Mozambique và Uganda. Tại Nigeria, các ngân hàng Trung Quốc và Sinosure đang tài trợ cho một đường ống dẫn khí đốt trị giá 2,8 tỷ USD do các tập đoàn của các công ty Nigeria và Trung Quốc xây dựng.

“Các nhà chức trách ở Bắc Kinh hiểu rằng nếu các công ty này không tìm được người mua sản lượng dư thừa của họ, họ có nhiều khả năng bị vỡ nợ và đóng cửa các nhà máy của mình, do đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ có nguy cơ cao hơn rất nhiều”, ông Parks chia sẻ.

Vì vậy, Trung Quốc vẫn còn “động lực” để tiếp tục các khoản vay dành cho châu Phi.

Lê Minh

https://www.ntdvn.com/kinh-te/de-quoc-chu-no-trung-quoc-banh-truong-o-chau-phi-va-tan-cong-ngoai-giao-chau-a-128507.html

Mưu đồ độc chiếm Biển Đông: Liệu ĐCS Trung Quốc có vượt qua được bốn ‘bóng ma’ đầy ám ảnh?

 Bình luậnThiện Nhân – Trà Nguyễn

Biển Đông không chỉ là ngư trường lớn nhất thế giới, với trữ lượng dầu mỏ cực lớn và lượng đất hiếm đủ cho nhu cầu cả thế giới dùng trong hàng trăm năm tới. Không những thế, nó còn là tuyến đường vận tải của ít nhất 1/3 thương mại toàn cầu luân chuyển qua khu vực này. Biển Đông là cửa ngõ, là đường biển duy nhất kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Thế nên mới nói rằng: “Biển Đông tài nguyên vô tận – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lòng tham không đáy”.

Dĩ nhiên, không chỉ vì vấn đề kinh tế, tài nguyên, Biển Đông còn có một vị thế đặc biệt về quân sự. Nếu chiếm được Biển Đông là chiếm được độc quyền thu lợi từ 1/3 khối lượng vận tải hàng hóa toàn cầu trên tuyến đường này, đảm bảo không bị uy hiếp về quân sự; trong khi có thể dàn quân uy hiếp quân sự với tất cả các nước Đông Nam Á có liên quan tới vùng biển này.

Ai độc quyền Biển Đông, kẻ ấy có quyền lực mặc cả với cả thế giới

Và như vậy, nếu bất kỳ ai độc quyền trên Biển Đông, thì có thể đem quyền lực ấy ra mặc cả với cả thế giới về địa chính trị… Đó là lý do Biển Đông không nên thuộc về bất cứ thế lực nào, dù đó là ai. Nó nên là vùng biển tự do như lịch sử hàng ngàn năm nay, như luật pháp quốc tế thừa nhận.

Nhưng thế lực toàn cầu mới đang trỗi dậy, thế lực này không muốn sử dụng Biển Đông như một tuyến hàng hải tự do giống như mọi thành viên khác. Cái họ muốn là sở hữu toàn bộ các lợi thế của Biển Đông, không chỉ mang lại cho họ lợi ích bất tận về kinh tế, tài nguyên, mà còn là quân bài để mặc cả lợi ích chính trị. Không ngạc nhiên khi chính quyền Trung Quốc coi Biển Đông là một quân bài chiến lược không thể thiếu trong “Giấc mộng Trung Hoa”.

Sự khao khát khẳng định chủ quyền dẫn tới độc quyền của ĐCSTQ tại Biển Đông đã có từ rất lâu. Một số chuyên gia quan sát quốc tế cho rằng Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch độc chiếm Biển Đông từ ngay sau khi ĐCSTQ nắm quyền lực trong chính quyền, khởi đầu từ năm 1950 và ngày càng hung hăng và quyết liệt hơn.

Quanh biển đông chỉ là các nền kinh tế nhỏ, có phần yếu nhược, nhưng tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông cũng bị ước chế bởi các thế lực kinh tế – chính trị – quân sự khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Bởi một khi ĐCSTQ đạt được lợi ích trên Biển Đông, thì lợi ích của Mỹ, Châu Âu cũng như vị thế của họ trên bàn cờ chính trị toàn cầu cũng sẽ lung lay.

Vào tháng 7/2020, hai nước Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh trong vùng biển đó. Với cái được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, bóng ma về một sự cố – có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn – khiến các nhà chiến lược ở cả hai phía phải bận tâm.

Biển Đông tài nguyên vô tận – ĐCSTQ lòng tham không đáy

Ngoài việc Biển Đông là tuyến đường hàng hải bận rộn nhất nhì thế giới, là một trong những ngư trường lớn nhất thế giới, bể chứa dầu mỏ khổng lồ; thì đáy Biển Đông có một trữ lượng đất hiếm cực kỳ lớn. Ước tính trữ lượng dầu chưa khai thác đã được phát hiện ở Biển Đông trong khoảng từ 28 tỷ – 213 tỷ thùng dầu. Trữ lượng đó có thể đáp ứng tối thiểu là 60 năm nhu cầu của Trung Quốc.

Biển Đông cũng được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc. Trong số 27 tuyến vận tải của Trung Quốc, có tới 17 tuyến vận tải nằm ở Biển Đông. Biển Đông giúp kết nối Trung Quốc với 125 nền kinh tế khác trên toàn cầu và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này (theo Hải Quan Online).

Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc có được nhờ toàn cầu hóa. Lợi dụng thị trường nội địa rộng lớn tới 1,4 tỷ dân và toàn cầu hóa, Trung Quốc như một miếng bọt biển hút không giới hạn nguồn vốn, tài nguyên toàn cầu; và từ đó tăng trưởng xuất khẩu không giới hạn hàng hóa của Trung Quốc ra khắp toàn cầu.

Chiến lược phát triển kinh tế nhờ toàn cầu hóa, hay nói cách khác “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ sớm định hình hơn nếu mọi luật lệ trên Biển Đông là do Trung Quốc định ra; mọi lệ phí, thanh tra, giám sát trên vùng biển này là do ĐCSTQ thực thi theo chuẩn mực đạo đức và “giá trị” mà chính quyền Bắc Kinh đang theo đuổi.

Nếu đạt được quyền kiểm soát hợp pháp trên Biển Đông theo đường lưỡi bò (chiếm 90% Biển Đông), Trung Quốc không chỉ thu lợi từ các tuyến đường trên Biển Đông, mà các hoạt động mua bán bất hợp pháp với Iran hay các thế lực khủng bố Trung Đông cũng hoàn toàn có thể được thực hiện trên vùng biển này. Chưa kể tới lợi ích tài nguyên trên Biển Đông có thể giúp Trung Quốc sớm độc lập về năng lượng.

Không quá lời khi nói rằng tham vọng không đáy của ĐCSTQ với Biển Đông là một bước không thể thiếu – để Bắc Kinh hoàn thành sớm “Giấc mộng Trung Hoa” đầy đe dọa của mình.

‘Biển Đông là về luật pháp, quyền lực, tài nguyên, và về lịch sử’

Trung Quốc làm mọi cách để chứng minh về lịch sử, kể cả ngụy tạo lịch sử, rằng đường 9 đoạn trên Biển Đông là “không thể tách rời” với Trung Quốc đại lục. Bởi vì ĐCSTQ chưa bao giờ chứng minh được tính pháp lý và lịch sử của đường chín đoạn. 

Những căng thẳng trên Biển Đông giữa Mỹ – Trung (chưa nói đến giữa Trung Quốc và các quốc gia liên đới lợi ích ở nơi này) đều xuất phát từ sự bất đồng giữa hai nước về việc “liệu Biển Đông có phải là lãnh

thổ của Trung Quốc hay không” – là tranh chấp sâu sắc hơn về chủ quyền biển, cách quyết định chủ quyền và các quyền cơ bản đi lại trong các vùng biển đó.

Tommy Koh, một nhà ngoại giao cấp cao của Singapore, người dẫn đầu các cuộc đàm phán để thành lập Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, đã chỉ ra: “Biển Đông là về luật pháp, quyền lực và tài nguyên, và về lịch sử”.

Với Trung Quốc ngày nay, các tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông tập trung xung quanh cái được gọi là “đường chín đoạn” – tức là vùng lãnh hãi ôm lấy bờ biển của các quốc gia khác và chiếm 90% vùng nước của Biển Đông.

“Đường chín-đoạn”, theo Shan Zhiqiang, cựu biên tập viên của tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc, “hiện đã được khắc sâu trong trái tim và khối óc của người dân Trung Quốc”.

Học sinh Trung Quốc đã được dạy trong nhiều thập niên rằng biên giới quốc gia của họ kéo dài hơn một ngàn dặm về phía bờ biển của Malaysia. Tuyên bố của Bắc Kinh được củng cố bởi các căn cứ quân sự mà họ đã xây dựng trong những năm gần đây trên các hòn đảo nhỏ và trên 3.200 mẫu đất bồi đắp nằm rải rác giữa biển.

Bốn bóng ma ám ảnh ‘Giấc mộng Trung Hoa’ trên Biển Đông của ông Tập

Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” của mình dựa trên lịch sử – như một tài liệu chính thức[1] đã viết, “các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông có từ hơn hai nghìn năm trước”. Những “tuyên bố lịch sử” này, theo cách nói của một chuyên gia tư vấn của chính phủ Trung Quốc[2], có “nền tảng trong luật pháp quốc tế, bao gồm luật tục về phát hiện, chiếm đóng và danh hiệu lịch sử”.

Hoa Kỳ đáp lại rằng, theo luật pháp quốc tế, Biển Đông là một vùng nước mở – được gọi là “các điểm chung hàng hải của châu Á” – dành cho tất cả các quốc gia, một quan điểm được chia sẻ bởi các nước có biên giới với vùng biển đó, cũng như của Úc, Anh và Nhật Bản. Như vậy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết[3], Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý” cho các tuyên bố chủ quyền ở Nam Trung Quốc và “không có cơ sở pháp lý chặt chẽ” cho đường chín đoạn.

Một bài báo về chính sách của chính phủ Hoa Kỳ[4] trong năm nay đã lập luận rằng “yêu sách hàng hải của Trung Quốc, là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do trên biển trong thời hiện đại”.

Và điều này đưa chúng ta đến với bốn bóng ma.

Bóng ma thứ nhất: Lịch sử mà Trung Quốc tạo dựng bị đập tan mạnh mẽ bởi lập luận của Grotius – theo một tiền án đã có trong lịch sử Biển Đông

Thời hoàng đế Minh Thành Tổ thế kỷ thứ 14, ông xác định rằng Trung Quốc phải là một cường quốc hàng hải, ông đã ra lệnh mở một chiến dịch đóng tàu, tung ra những hạm đội khổng lồ với sức chở lên đến 30.000 người. Họ vận chuyển nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc và các loại vũ khí tiên tiến nhất – súng, súng thần công và tên lửa. Những con thuyền lớn nhất là những con tàu chở báu vật có sức chứa lớn gấp 10 lần những con thuyền mà Christopher Columbus dùng để đi đến Tân Thế giới gần một thế kỷ sau đó.

Chuyến đi đầu tiên của Đô đốc Trịnh vào năm 1405 – với đội quân hơn 250 tàu, trong đó hơn 60 tàu chở báu vật. Trên đường đi, hạm đội của ông trao đổi hàng hóa và sản phẩm của Trung Quốc với người dân địa phương, đồng thời thể hiện sức mạnh và sự uy nghiêm của Trung Quốc. Các đội tàu của Trịnh, như nhà sử học John Keay đã viết, “thể hiện khả năng làm chủ hàng hải của toàn bộ Ấn Độ Dương”. Sau đó, đến thời hoàng đế mới, hạm đội này đã bị xóa bỏ.

Ngày nay, Trung Quốc một lần nữa “quay ra biển” vào thế kỷ 21, Trịnh và các chuyến đi của ông được xem là hiện thân vĩ đại của “các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông” và những tuyên bố của lịch

sử dựa trên đó. Di sản của ông đã được lưu giữ nhiều thế kỷ – được xem là căn cứ cho tuyên bố “đường chín đoạn” của ĐCSTQ.

Trớ trêu thay, luật sư và nhà tư pháp người Hà Lan Hugo Grotius sẽ cung cấp điều ngược lại, đặt nền tảng cho khái niệm “tự do đi lại qua các đại dương trên thế giới”, và thể hiện “pháp quyền” trái ngược với di sản lịch sử mà ĐCSTQ tuyên bố.

Các lập luận của Grotius xuất phát từ một sự kiện cụ thể ở một góc của Biển Đông. Năm 1603, sau khi đốt cháy hạm đội của Trung Quốc và xóa ký ức về Trịnh, các tàu Hà Lan đã tấn công một tàu Bồ Đào Nha ở Biển Đông, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến giữa Bồ Đào Nha và Hà Lan để giành quyền kiểm soát các thuộc địa ở Đông Nam Á.

Trong bản tóm tắt pháp lý của mình, Grotius đã “nghiền nát” lập luận của người Bồ Đào Nha rằng Biển Đông là của họ, vì họ cũng như Trịnh Hòa cùng với các thương nhân Ả Rập và Đông Nam Á trước đây – đã “phát hiện” ra các tuyến đường đi thuyền đến đó. Thay vào đó, trong một phần của bản tóm tắt đã được xuất bản trong tác phẩm vĩ đại “The Freedom of the Seas”, Grotius đã viết:

“Nước giống như không khí và bầu trời, là tài sản chung của nhân loại. Không quốc gia nào có thể sở hữu chúng hoặc ngăn cản người khác đi qua chúng. Mọi quốc gia được tự do đi lại đến mọi quốc gia khác và giao dịch với quốc gia đó”.

Di sản của ông vẫn tồn tại, đó là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, văn bản quốc tế xác định điều chỉnh các quy tắc hàng hải. Grotius đã lập luận cho quyền tự do trên biển và thương mại, đồng thời khẳng định rằng các quyền này được sử dụng rộng rãi. Nói cách khác, việc tuyên bố chủ quyền Biển Đông của ĐCSTQ là bất hợp pháp

Bóng ma thứ hai: Khả năng triển khai và thể hiện sức mạnh trên Biển Đông là rất quan trọng, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ thực sự thành công

Năm 1897, Theodore Roosevelt, khi đó là trợ lý Bộ trưởng Hải quân, đã đến Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ. Trong bài diễn thuyết của mình ở đây, ông Roosevelt đã đưa ra lập luận về một Hải quân Hoa Kỳ mạnh hơn nhiều – “một hạm đội hạng nhất gồm các thiết giáp hạm hạng nhất” – bảo đảm hòa bình tốt nhất.

Giảng viên, Đô đốc Alfred Thayer Mahan cũng nêu rõ rằng sức mạnh biển là điều cần thiết để bảo vệ nền thương mại, an ninh và vị thế của một quốc gia, và nó dựa trên “ba trụ cột” – thương mại nước ngoài; hải quân và đội tàu buôn; các căn cứ dọc theo các tuyến đường hàng hải.

Mục tiêu lớn là đảm bảo “quyền chỉ huy trên biển” và “quyền lực tuyệt đối chỉ có thể được thực hiện bởi các lực lượng hải quân lớn”, có nghĩa là khả năng thống trị các tuyến hải quân và “các tuyến đường liên lạc trên biển”.

Khi Roosevelt trở thành tổng thống, ông không ngừng cam kết về một lực lượng hải quân hiện đại, mà đỉnh cao là việc ông ra mắt “Hạm đội Trắng Vĩ đại” – tuyên bố vai trò mới của Mỹ như một cường quốc toàn cầu.

Trong khi đó, Bắc Kinh duy trì một “lợi ích cốt lõi” rằng Đài Loan là một phần không thể thiếu của Trung Quốc. Năm 1996, Bắc Kinh lo sợ rằng ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan có thể tiến tới “chính thức tuyên bố độc lập”, nên đã phóng thử tên lửa và bắn đạn thật ở vùng biển rất gần hòn đảo, phong tỏa các cảng phía tây của Đài Loan.

Mỹ đã phản ứng bằng cách điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay tới eo biển Đài Loan, bề ngoài là để tránh “thời tiết xấu”. Cuộc khủng hoảng lắng xuống, nhưng bài học cho Bắc Kinh rất rõ ràng: Khả năng triển khai và thể hiện sức mạnh trên biển là điều tối quan trọng.

Bóng ma thứ ba: Lịch sử thất bại của Trung Quốc về hải quân, và ĐCSTQ chưa thể bắt kịp Mỹ về chạy đua vũ trang trên Biển Đông

Vào một buổi sáng Chủ nhật của tháng 8 năm 2014, các nhân viên hải quân Trung Quốc đã tập trung tại cảng Uy Hải phía bắc, để đánh dấu một thất bại – Trung Quốc thua Nhật Bản trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894–95. Kết quả là Nhật Bản đã giành được quyền kiểm soát đối với Hàn Quốc và Đài Loan; và Uy Hải đã chuyển sang thuộc sự kiểm soát của Anh, một chương đặc biệt nhục nhã trong “thế kỷ sỉ nhục” của Trung Quốc.

Đô đốc Wu Shengli nói: “Lịch sử nhắc nhở chúng ta rằng một quốc gia sẽ không thịnh vượng nếu không có sức mạnh hàng hải”. Ông cho rằng thế kỷ nhục nhã là kết quả của sức mạnh hải quân yếu. “Nhưng ngày nay, vùng biển không có chướng ngại vật; lịch sử nhục nhã của dân tộc đã qua đi, không bao giờ trở lại”, ông Wu tuyên bố

Mahan đã viết trong thời đại toàn cầu hóa đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi thế giới đang được kết nối bằng công nghệ – tàu hơi nước, đường sắt, điện báo – và các luồng đầu tư và thương mại. Ông đã cung cấp cơ sở lý luận trong thời đại đó cho những gì đã trở thành “một cuộc chạy đua toàn cầu để xây dựng hải quân”.

Cuộc chạy đua hải quân Anh-Đức đã góp phần tạo tiền đề cho Thế chiến thứ I. Điều đáng lo ngại là trong cuốn sách “Về Trung Quốc” (On China), Henry Kissinger kết thúc bằng phần kết có tựa đề “Lịch sử có lặp lại chính nó không?” – liên quan đến việc xây dựng đội quân này.

Bóng ma thứ tư: Chi phí của chiến tranh trên Biển Đông sẽ vượt xa mọi lợi ích kiếm được (nếu có)

Người đoạt giải Nobel Hòa bình Norman Angell có ảnh hưởng to lớn trong việc thuyết phục mọi người rằng chiến tranh đã trở nên phi lý. Ông nhận định rằng “chiến tranh là một phương pháp khá bất cập để giải quyết các tranh chấp quốc tế”. Angell nhấn mạnh lợi ích của một nền kinh tế thế giới kết nối và chi phí của xung đột, một thông điệp đặc biệt có liên quan đến Hoa Kỳ và Trung Quốc – phụ thuộc và gắn bó với nhau trong một nền kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn.

Angell nhấn mạnh rằng chi phí chiến tranh sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích – không chỉ đối với kẻ bại trận mà còn đối với kẻ chiến thắng. Luận điểm của ông ấy là “không phải cuộc chiến đó là không thể, nhưng nó vô ích”. Với những thập kỷ nghiệt ngã sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ai có thể nói rằng ông đã sai?

Tuy vậy, cuộc chạy đua hải quân Anh-Đức vẫn tiếp tục diễn ra, và hậu quả của chiến tranh đã chứng minh rằng ông Angell đúng: Chi phí và hậu quả chiến tranh vượt xa bất cứ thứ gì có thể thu được. Đó là một thông điệp ám ảnh đến tận ngày nay.

Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của ĐCSTQ đã nhen nhóm từ rất lâu rồi. Nhưng “bốn bóng ma đầy ám ảnh” này có lẽ là rào cản mà Bắc Kinh khó có thể vượt qua.

Tham khảo bài viết của tác giả Daniel Yergin, là tác giả của “Bản đồ Mới: Năng lượng, Khí hậu và Xung đột giữa các Quốc gia”, trong đó mô tả những căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Ông cũng là tác giả của “The Prize: The Epic Quest For Oil, Money & Power” được trao giải thưởng Pulitzer năm 1992.

Thiện Nhân – Trà Nguyễn

Nguồn tham khảo:

[1] https://www.fmprc.gov.cn/nanhai/eng/snhwtlcwj_1/t1368895.htm

[2] https://www.fmprc.gov.cn/nanhai/eng/snhwtlcwj_1/t1368895.htm

[3] https://www.state.gov/u-s-position-on-maritime-claims-in-the-south-china-sea/[4] https://www.wsj.com/articles/u-s-set-to-reject-certain-chinese-maritime-claims-in-south-china-sea-11594661229

[5] https://www.nytimes.com/2005/07/20/world/asia/china-has-an-ancient-mariner-to-tell-you-about.html

[6] https://enciklopediamoderne.files.wordpress.com/2014/09/martin-ceadel-living-the-great-illusion-sir-norman-angell1872e280931967.pdf

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/muu-do-doc-chiem-bien-dong-lieu-dcs-trung-quoc-co-vuot-qua-duoc-bon-bong-ma-day-am-anh-128291.html

Forbes: Nhiều tài phiệt Trung Quốc từng ở tình cảnh của Jack Ma

Vũ Dương

Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba, đã mất tích được hai tháng. Tờ Financial Times ngày 8/1 chỉ ra rằng vấn đề của Jack Ma có thể đã trở thành chủ đề chính trị nhạy cảm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trang Forbes làm thống kê, trước Jack Ma nhiều tài phiệt lớn Trung Quốc cũng bị biến mất và bị điều tra.

Tờ Forbes ngày 7/1 đăng tải bài viết cho biết, các nhà tài phiệt Trung Quốc một khi bị nghi ngờ có ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và kinh tế của các nhà chức trách, họ sẽ bị điều tra, hoặc làm cho mất tích, gần đây nhất là trường hợp của Jack Ma.

Ông Quách Quảng Xương, chủ tịch và đồng sáng lập của Fosun International Limited, được biết đến với biệt danh “Warren Buffett của Trung Quốc”, đã bị chính quyền điều tra vào ngày 10/12/2015 vì “liên quan đến tham nhũng”. Tập đoàn Fosun của ông Quách có tài sản lên đến 115 tỷ USD.

Ông Chu Thành Kiến (Zhou Chengjian), người sáng lập Tập đoàn thời trang Metersbonwe, đã bị chính quyền điều tra vì “giao dịch nội gián, thao túng giá cổ phiếu” vào tháng 1/2016, ông đã xuất hiện sau khi bị mất liên lạc một tuần. Doanh thu năm 2019 của Tập đoàn Metersbonwe đã vượt 800 triệu đô-la Mỹ, bản thân ông Chu Thành Kiến cũng sở hữu khối tài sản lên đến 1,3 tỷ đô-la Mỹ.

Ông Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua), người đứng đầu Tập đoàn Tomorrow Group, đã bị Bắc Kinh cưỡng bức đưa về Trung Quốc đại lục từ một khách sạn ở Hồng Kông vào tháng 1/2017. Tài phiệt họ Tiêu đã “biến mất” trong 3 năm, đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã tiếp quản 9 công ty tài chính của Tập đoàn Tomorrow Group từ tháng 7 năm ngoái.

Ông trùm bất động sản Bắc Kinh Nhậm Chí Cường vào tháng 3 năm ngoái đã đăng một bài bình luận với tiêu đề: “Gã hề xấu dù đã bị lột sạch quần áo cũng muốn trở thành hoàng đế”, được lan truyền rộng rãi trên mạng. Bài viết chỉ trích hành vi che giấu dịch bệnh của Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình và giới chức ĐCSTQ, khiến dịch bệnh mất kiểm soát và tạo nên nhiều thảm kịch, sau đó ông bị “mất tích”. Hạ tuần tháng 9 năm ngoái, ông Nhậm Chí Cường bị kết án 18 năm tù, tài sản cũng bị chính quyền tịch thu.

Forbes dẫn lời ông Aaron Friedberg, giáo sư chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ, nói rằng tình cảnh của các nhà tài phiệt Trung Quốc này cho thấy ĐCSTQ đang cố gắng loại bỏ tất cả các nhân  tố có thể thách thức chế độ của nó.

Tờ Le Monde của Pháp chỉ ra rằng tình cảnh của Jack Ma gợi nhớ đến ông Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui), cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo hiểm An Bang, sau khi mất tích một thời gian bị kết án 18 năm tù và bị tịch thu toàn bộ tài sản. Rõ ràng, ở Trung Quốc, ngay cả người quyền lực nhất cũng như các doanh nhân nổi tiếng nhất cũng không thể thoát khỏi sự kiểm tỏa của ĐCSTQ.

Phân tích mới nhất của Financial Times chỉ ra rằng, ĐCSTQ gần đây ra chỉ thị cho các kênh truyền thông lớn không đăng tải thông tin liên quan đến Alibaba, điều này cho thấy trường hợp của Jack Ma đã trở thành chủ đề chính trị nhạy cảm của Trung Quốc.

Học giả nghiên cứu tại Viện Đại học California – Berkeley Tiêu Cường (Xiao Qiang) phân tích thêm trên Financial Times rằng, các bài viết về Jack Ma trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy tính “nghiêm trọng và bất bình thường” trong cách diễn đạt, rất giống cách diễn đạt khi báo cáo về “những sự kiện chính trị lớn”, chẳng hạn như các báo cáo liên quan đến vụ án Bạc Hy Lai năm xưa.

Học giả Tiêu Cường cho rằng các công ty của Jack Ma có liên quan trực tiếp đến một vài gia tộc chính trị quyền lực nhất Trung Quốc, rắc rối mà ông gặp phải lần này rất có thể có liên quan đến bối cảnh chính trị sau lưng ông ta.

https://www.dkn.tv/the-gioi/forbes-nhieu-tai-phiet-trung-quoc-tung-o-tinh-canh-cua-jack-ma.html

Covid-19: Malaysia tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia dài hạn

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do Quốc vương Malaysia, Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah công bố

Quốc vương Malaysia, Al-Sultan Abdullah, vừa công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài nhiều tháng trên toàn quốc nhằm đối phó với tình trạng gia tăng các ca lây nhiễm virus corona.

Tình trạng khẩn cấp quốc gia được công bố theo yêu cầu của Thủ tướng Muhyiddin Yassin, và nó cho phép ông Muhyiddin quyền tạm ngưng hoạt động của Quốc hội vào thời điểm chính quyền ông đang suy yếu.

Việt Nam và các nước ASEAN mua vaccine ở đâu?

IMF: ‘Kinh tế châu Á suy thoái nhưng sẽ phục hồi’

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị án 12 năm tù

Tuyên bố của Quốc vương nói tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài nhiều tháng, cho tới ngày 1/8, trừ phi việc lây nhiễm giảm xuống mức độ kiểm soát được sớm hơn.

Những người chỉ trích nói rằng việc này cho phép chính phủ đang rơi vào thế bất ổn của ông Muhyiddin tiếp tục đeo bám quyền lực.

Ông thủ tướng lên nắm quyền hồi tháng Ba năm ngoái sau chiến thắng mong manh, nhưng nay đang bị các bên khác trong liên minh dọa rút lại ủng hộ đối với chính phủ của ông và do đó có thể phải tổ chức bầu cử sớm.

Tình trạng khẩn cấp quốc gia, lần đầu tiên áp dụng trong suốt 50 năm qua, được Quốc vương Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah tuyên bố hôm thứ Hai.

Lệnh này khiến Quốc hội và hoạt động chính trị tại Malaysia phải tạm ngưng, và trao cho nhà nước những quyền lực mới.

Việc công bố diễn ra một ngày sau khi ông Muhyiddin đưa ra các hạn chế mới nhằm kiểm soát virus corona trên hầu hết cả nước, trong đó có cả việc đóng cửa hầu hết các doanh nghiệp, và cảnh báo rằng hệ thống y tế nước này đang ở thời điểm sắp quá ngưỡng chịu đựng.

Ông thủ tướng, người mới chỉ nắm quyền được 10 tháng sau khi thắng cử, nói trong một bài diễn văn được phát trên truyền hình rằng việc ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp “không phải là một cuộc đảo chính quân sự” và lệnh giới nghiêm “sẽ không được áp dụng”.

Ông nói thêm rằng ông cam kết sẽ tổ chức tổng tuyển cử một khi tình trạng bùng phát dịch bệnh trên toàn quốc được kiểm soát trở lại.

Tình trạng khẩn cấp quốc gia trao cho nhà nước quyền chiếm dụng các bệnh viện tư nhân và triển khai thêm lực lượng quân đội và cảnh sát.

Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã giúp kiểm soát tình trạng lây lan virus corona trong hầu hết năm qua tại Malaysia, nhưng các vụ nhiễm bệnh đã tăng lên nhanh chóng ngay khi những chính sách này được nới lỏng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55618632

Tai nạn máy bay Indonesia: Thiết bị định vị Hộp đen bị hỏng

Một thiết bị mà Indonesia sử dụng để định vị hộp đen của chiếc máy bay Sriwijaya Air bị rơi hiện đang bị “trục trặc kỹ thuật hoặc hư hỏng,” theo lời quan chức Indonesia.

Nhà chức trách đang chờ một “máy định vị” mới đến từ Singapore.

Chuyến bay SJ182 của Sriwijaya Air rời Jakarta với 62 người, nhưng biến mất khỏi radar trên đường đến đảo Borneo hôm thứ Bảy.

Các đội tìm kiếm cho đến nay đã tìm thấy các bộ phận máy bay và hài cốt.

Thợ lặn đã xác định chính xác vị trí của máy ghi dữ liệu chuyến bay và máy ghi âm buồng lái, hoặc ‘Hộp đen’ như chúng thường được gọi. Những máy ghi này lưu trữ dữ liệu về máy bay và có thể cung cấp thông tin quan trọng trong các cuộc điều tra tai nạn hàng không.

“Thiết bị định vị ping do KNKT vận hành đang gặp sự cố kỹ thuật hoặc hư hỏng,” KNKT cho biết trong một tuyên bố với BBC Indonesia hôm thứ Ba. “Vì vậy, với những cân nhắc này … hỗ trợ thiết bị là điều cần gấp.”

Indonesia: Định vị được hộp đen phi cơ gặp nạn

Máy bay chở khách Indonesia ‘có thể đã rớt’ sau khi cất cánh

Boeing bắt dừng bay toàn bộ Boeing 737 Max

Phó Chủ tịch của KNKT, Haryo Satmiko, nói thêm rằng ủy ban có các thiết bị khác và nhân viên có trình độ và được đào tạo cần thiết để thực hiện cuộc tìm kiếm.

Không rõ diễn biến mới nhất này ảnh hưởng đến cuộc tìm kiếm như thế nào, nhưng truyền hình địa phương hôm thứ Ba đã chiếu cảnh các thợ lặn vẫn đang tìm kiếm các mảnh vỡ và các hộp đen.

Việc tìm kiếm tiến triển ra sao?

Hôm thứ Hai, cảnh sát Indonesia đã xác định được nạn nhân đầu tiên – Okky Bisma, 29 tuổi, một tiếp viên hàng không trên máy bay.

Các mảnh vỡ, bộ phận cơ thể, và quần áo của hành khách cũng đã được các thợ lặn vớt được.

Tham mưu trưởng Hải quân Yudo Margono nói với các phóng viên: “Có rất nhiều mảnh vỡ ở dưới đó và chúng tôi mới chỉ nâng lên được một vài mảnh. Hy vọng rằng, khi chúng tôi lấy ra nhiều hơn [máy ghi âm] sẽ được tìm ra”.

Theo AFP, đã có khoảng 2.600 nhân viên tham gia vào chiến dịch tìm kiếm ngày hôm qua, cùng với hơn 50 chiếc tàu và 13 máy bay.

Giới điều tra hiện đang phân tích các vật dụng mà họ tin là bánh xe và một phần thân máy bay. Tuabin từ một trong các động cơ của máy bay cũng nằm trong số các mảnh vỡ đã được thu hồi.

Các quan chức an toàn giao thông cho biết họ hiện đang ở giai đoạn thứ hai của quá trình điều tra năm giai đoạn. Giai đoạn này bao gồm biên dịch và thu thập dữ liệu và có thể mất đến một năm để hoàn thành.

Điều gì đã xảy ra cho máy bay?

Máy bay chở khách của Sriwijaya Air rời sân bay Jakarta lúc 14:36 giờ địa phương hôm thứ Bảy.

Ít phút sau, lúc 14:40, liên lạc cuối cùng với chiếc máy bay được ghi lại, với ký hiệu SJY182, theo Bộ Giao thông Vận tải.

Thời gian bay thông thường đến Pontianak, ở phía tây của đảo Borneo, là 90 phút.

Trên máy bay có 50 hành khách – bao gồm 7 trẻ em và 3 trẻ sơ sinh – và 12 người trong phi hành đoàn, mặc dù máy bay có sức chứa 130. Mọi người trên máy bay đều là người Indonesia, các quan chức cho biết.

Theo trang web theo dõi chuyến bay Flightradar24.com, chiếc máy bay này được cho là đã rơi xuống hơn 3.000m (10.000ft) trong vòng chưa đầy một phút.

Theo người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia, Thống chế Hàng không Bagus Puruhito, máy bay đã không phát đi tín hiệu báo động.

Nó được cho là đã rơi xuống hơn 3.000m (10.000ft) trong vòng chưa đầy một phút, theo trang web theo dõi chuyến bay Flightradar24.com.

Các nhân chứng nói họ đã nhìn thấy và nghe thấy ít nhất một vụ nổ.

Sriwijaya Air, được thành lập vào năm 2003, là một hãng hàng không giá rẻ địa phương bay đến Indonesia và các điểm đến Đông Nam Á khác.

Chiếc máy bay mất tích không phải là 737 Max, mẫu Boeing đã được hạ cánh từ tháng 3 năm 2019 cho đến tháng 12 năm ngoái sau hai vụ tai nạn chết người.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55629035 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.