Tin khắp nơi – 09/01/2021
Trong bối cảnh bạo loạn ở Điện Capitol, ngay lập tức đã có những lời kêu gọi Tổng thống Trump phải đối mặt với cuộc luận tội lần thứ hai.
Hôm thứ Tư, trong khi Washington vẫn quay cuồng với bạo lực, đảng Dân chủ đã tổ chức một cuộc hội nghị qua điện đàm, trong đó họ bàn thảo trong ba giờ về triển vọng loại bỏ tổng thống khỏi chức vụ.
CBS News đưa tin rằng các đảng viên Dân chủ đã hoàn toàn ủng hộ nỗ lực này, chỉ một người là Đại diện Oregon Kurt Schrader cho rằng một động thái như vậy sẽ gây chia rẽ quá lớn cho đất nước.
Bà Pelosi nói với các thành viên rằng bà muốn nhìn thấy ông Trump bị cách chức bởi Tu chính án thứ 25, cho phép phó tổng thống lên thay nếu tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc thể chất.
Bà nói: Nếu điều đó không xảy ra, việc luận tội sẽ được đưa ra.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Phó Tổng thống Pence đã sẵn sàng sử dụng Tu chính án thứ 25.
Hôm thứ Sáu, bà Pelosi gọi ông Trump là “tâm thần bất ổn” và nói rằng Quốc hội phải làm mọi thứ có thể để bảo vệ người Mỹ khi ông còn đương nhiệm.
Trong một tuyên bố sau đó, bà Pelosi cho biết đảng Dân chủ Hạ viện đã có một cuộc thảo luận “buồn, cảm động và đầy lòng yêu nước” về khả năng luận tội ông Trump.
Bà Pelosi nói: “Các thành viên hy vọng rằng tổng thống sẽ từ chức ngay lập tức. Bà Pelosi cho biết, nếu tổng thống không làm như vậy, bà và các đồng nghiệp đảng Dân chủ của mình sẽ tiến tới với “một đề nghị luận tội”.
Bà Pelosi dự kiến sẽ thảo luận vấn đề này với ông Biden vào chiều thứ Tư.
Tổng thống đắc cử đã không bày tỏ ý nguyện gì về việc này, mà nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu: “Những gì Quốc hội quyết định làm là để họ quyết định.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55558252
Pelosi và Tướng hàng đầu bàn chuyện ngăn ông Trump có hành động quân sự
Giữa những lo ngại về những chuyện Tổng thống Donald Trump có thể làm trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngày 8/1 cho biết đã hỏi thăm một tướng lãnh hàng đầu của Ngũ Giác Đài về các biện pháp nào sẵn có để ngăn chặn ông Trump không mở một cuộc tấn công võ khí hạt nhân.
Khả năng đó, dù có vẻ xa vời, có thể là một cân nhắc trong động lực của bà Pelosi và một số lãnh đạo khác muốn truất phế Tổng thống Trump trước khi ông mãn nhiệm vào ngày 20/1.
“Sáng nay, tôi nói chuyện với Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, bàn về các biện pháp cẩn trọng hiện có để ngăn không cho một Tổng thống không ổn định được phát động hành động chiến tranh quân sự hoặc tiếp cận mật mã phóng và ra lệnh một cuộc tấn công hạt nhân,” bà Pelosi viết trong thư gửi các đồng nghiệp trong Đảng Dân chủ ở Hạ viện.
Một phát ngôn nhân của Tướng Milley cho VOA biết, “Ông ấy đã trả lời các câu hỏi của bà ấy liên quan tới tiến trình về thẩm quyền mật mã hạt nhân.”
Tổng thống có quyền ra lệnh phóng một võ khí hạt nhân mà không cần sự chuẩn thuận của Quốc hội hay các cố vấn quân sự. Tuy nhiên, nếu một tư lệnh quân sự, dưới sự cố vấn của các luật sư, xác định rằng lệnh đó là phi pháp thì lệnh của Tổng thống có thể bị khước từ.
Các lãnh đạo Ngũ Giác Đài trước đây và hiện tại đều cho biết sẽ không tuân hành một mệnh lệnh bất hợp pháp từ Tổng thống.
Bà Pelosi và các bạn đồng viện muốn Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm về vai trò của ông khi khích động đám đông tiến tới Quốc hội hôm 6/1, dẫn tới cuộc bạo động tại Điện Capitol, làm trì hoãn cuộc họp của Quốc hội nhằm xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống 3/11//2020. Có năm người thiệt mạng trong vụ bạo loạn, kể cả một cảnh sát của Điện Capitol.
Một cuộc luận tội lần hai đối với Tổng thống Trump, nếu ông bị Thượng viện xét là có tội, sẽ ngăn vĩnh viễn không cho ông nắm giữ một vị trí trong bộ máy công quyền liên bang.
Lãnh đạo phe Cộng hoà ở Hạ viện, dân biểu Kevin McCarthy, tuyên bố không ủng hộ việc tiến hành luận tội Tổng thống. “Đàn hạch Tổng thống khi nhiệm kỳ ông ấy chỉ còn 12 ngày sẽ chỉ gây chia rẽ đất nước thêm mà thôi,” ông nói và cho biết đã tìm cách liên lạc với Tổng thống tân cử Joe Biden để bàn cách cùng nhau hạ căng thẳng, đoàn kết quốc gia.
Sự ‘trả thù nước Mỹ’ sẽ bắt đầu, sau khi đảng Dân chủ nỗ lực loại bỏ Tổng thống Trump?
Bình luậnThanh Vân
Chúng ta hãy giả định rằng mọi việc đã kết thúc và Joe Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Trên hết, hãy cầu nguyện cho sức khỏe của Joseph R. Biden, Jr. – người sẽ hưởng thọ 82 tuổi khi hết nhiệm kỳ. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn phát điên, thì hãy chiêm nghiệm điều này: Kamala Harris sẽ là… tổng thống Hoa Kỳ.
Cuộc bầu cử năm 2020 đã diễn ra theo cách không trung thực và không chính xác, chúng ta hãy giả định rằng mọi việc đã kết thúc, Joe Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 và nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động của Tổng thống Donald Trump sẽ sẵn sàng để “đi vào sử sách”. Câu hỏi bây giờ là: điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Thứ Tư (ngày 6/1) vừa qua được xem là “Chỗ đứng cuối cùng” của Tổng thống Trump và, đúng với tinh thần “vì Nước Mỹ vĩ đại”, ông đã chiến đấu đến cùng, cho bản thân và cho cả hiến pháp Hoa Kỳ – trên cơ sở của một hệ thống bầu cử “khó hiểu” và “chín muồi” để có thể được lạm dụng.
Từ trải nghiệm này, chúng ta cần nhận thức rằng các phương pháp chọn lọc tổng thống của chúng ta phải được quy định và đưa ra các biện pháp chống gian lận càng chặt chẽ càng tốt. Một công dân được xác nhận và đủ điều kiện, một lần bỏ phiếu, vào một ngày – đó sẽ là một cơ sở tốt để bắt đầu.
Tuy nhiên, không bao giờ có cơ hội nhỏ nhất là Phó tổng thống Mike Pence sẽ lật ngược số phiếu được chứng nhận của Cử tri đoàn – trong nghi thức mở các lá phiếu trong phiên họp chung của Quốc hội hôm thứ Tư. Theo quan điểm riêng của ông và theo quan điểm của các học giả hiến pháp, ông chỉ đơn giản là “không có quyền lực”.
Đã có sự xáo trộn xảy ra hôm thứ Tư tại Điện Capitol – trong đó một phụ nữ tên là Ashli Babbitt ở San Diego bị bắn chết ở cự ly gần bên trong tòa nhà bởi một sĩ quan Cảnh sát, nhưng vẫn chưa rõ ràng rằng ai đã tổ chức cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội? Cuộc biểu tình có bị xâm nhập bởi những kẻ từ Antifa? Tại sao cảnh sát không có sự chuẩn bị tốt hơn?
Dùng chủ nghĩa phát xít đối phó biểu tình ôn hòa?
Đúng vậy, tổng thống trước đó đã nói chuyện với những người ủng hộ của mình về “cuộc chiến” của ông, về những gì ông xem là “một cuộc bầu cử bị đánh cắp”. Nhưng rõ ràng, không có gì có thể gọi là “phản quốc” về những nỗ lực của ông Trump nhằm cáo buộc gian lận đối với các lá phiếu đại cử tri; hoặc việc đông đảo những người ủng hộ ông thực hiện quyền lập hiến của họ để ủng hộ ứng cử viên của mình.
Biểu tình ôn hòa là một truyền thống lâu đời của Mỹ — phong trào dân quyền sẽ ở đâu nếu không có nó?
Trong gần một năm, chúng ta đã nghe từ cánh tả rằng các cuộc bạo động bạo lực và phá hoại Black Lives Matter, Antifa nổ ra trên khắp đất nước vào năm ngoái – “chủ yếu là hòa bình”, vậy thì cuộc biểu tình ôn hòa hôm thứ Tư tại sao lại đáng lên án?
Những kẻ gây ra bạo lực phải bị trừng phạt ở mức tối đa của pháp luật, nhưng tuyên bố rằng bất kỳ ai tham gia cuộc biểu tình bây giờ phải được xác định danh tính và bị trừng trị – như phương tiện truyền thông lớn đang làm – là bản chất trả đũa của chủ nghĩa phát xít.
Tương tự, có gì sai với các cuộc điều động bởi một nhóm thành viên đảng Cộng hòa của Quốc hội – nhằm yêu cầu tính hợp lệ của các phiếu đại cử tri của các bang tranh chấp, và cố gắng tranh luận về việc chúng có hoàn toàn hợp hiến hay không? Trên thực tế, có rất nhiều tiền lệ, gần đây nhất là của đảng Dân chủ vào các năm 2016, 2004 và 2000 – đối với các ứng cử viên chiến thắng của đảng Cộng hòa.
Những động thái yêu cầu tính minh bạch và hợp pháp của cuộc bầu cử – do Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas khởi xướng – đã bị dập tắt vì hậu quả của cuộc bạo động vào buổi tối cùng ngày, và do đó Biden hiện là tổng thống được bầu chính thức và hợp hiến.
Truyền thông góp sức ‘che mắt, bịt tai’
Trong nhiều vụ kiện chống lại những phiếu bầu gian lận – liên tục được đưa ra tại các tòa án khác nhau (bao gồm đơn kiện của bang Texas được trình lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ), chúng đã bị bác bỏ trên cơ sở thủ tục và bằng chứng vẫn chưa được xử lý cho đến ngày nay.
Sau vụ “Bush kiện Gore” năm 2000, các phiếu bầu bang Florida được phân tích độc lập nhiều lần sau khi ông Bush tuyên thệ nhậm chức, và mỗi đánh giá đều cho thấy một chiến thắng sít sao của ông Bush. Cuộc bầu cử năm 2020 xứng đáng có một cuộc điều tra toàn diện — nhưng đừng nín thở chờ đợi phương tiện truyền thông lớn sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các phương tiện truyền thông đã nói về chủ đề này, và bây giờ họ sẽ phủ lên “một bức màn im lặng” xung quanh vấn đề này. Họ chỉ đơn giản là hoàn toàn thiên về đảng Dân chủ để truyền thông sẽ không bao giờ trở lại thời báo chí “khách quan”.
Thật vậy, cho đến khi Tổ hợp đảng Dân chủ/Truyền thông – bao gồm các hãng công nghệ lớn đảng phái như Google, Facebook và Twitter – bị phá vỡ và phá hủy, nền dân chủ Mỹ mới có hy vọng giữ nguyên vẹn. Trong một hệ thống hai đảng đang hoạt động, không thể chấp nhận được việc một đảng nắm được gần như 100% các phương tiện truyền thông lớn – cổ vũ cho chủ nghĩa toàn trị của nó. Nếu theo cách đó, thì rõ ràng là chế độ độc tài độc đảng của Trung Quốc sẽ là hình mẫu “lý tưởng” cho đảng Dân chủ đương thời.
Cánh tả giờ đây đã “ngửi thấy mùi máu trong nước”, mặc dù thành tích kém cỏi trong cuộc bầu cử quốc hội, đảng Dân chủ giờ đây chiếm đa số trong Quốc hội cũng như Nhà Trắng – họ sẽ hành động như thể họ có một nhiệm vụ là “Trả thù nước Mỹ”.
Sự ‘trả thù nước Mỹ’
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Thượng nghị sĩ Charles Schumer tuyên bố rằng Tổng thống Trump phải rời nhiệm sở trong vòng chưa đầy hai tuần. Họ muốn ông đi ngay bây giờ, trước khi hết nhiệm kỳ; họ muốn làm bẽ mặt ông và trục xuất tổng thống của chúng ta khỏi Nhà Trắng – thông qua tu chính án thứ 25 hoặc bằng một cuộc luận tội thứ hai, như bà Pelosi nói rằng bà ta hoàn toàn tán thành chủ trương này.
Ngoài ra, các kênh truyền thông xã hội lại một lần nữa “tiếp sức” cho “trò” này, khi Tổng thống Trump đã bị đóng tài khoản khỏi Twitter cũng như Facebook. Các vụ kiện của tiểu bang cũng đang chờ đợi ông và gia đình ông, khi ông rời khỏi Tòa Bạch Ốc.
Có “nguy cơ” về việc Tổng thống Trump sẽ tổ chức một sự kiện phản đối khi Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1; hay ông sẽ dành 4 năm tiếp theo để tập hợp những người ủng hộ ông chống lại chính quyền Biden-Harris; hoặc thành lập một phe thứ ba… Điều này khiến cho cánh tả “tận lực” tìm cách tiêu diệt ông – về mặt chính trị cũng như cá nhân.
Tổng thống Trump khiến cánh tả điên cuồng ‘tự lột mặt nạ’
Sóng gió ập đến từ những ngày đầu trong vai trò tổng thống Mỹ của ông Trump. Tờ Washington Post ủng hộ việc luận tội ông vào ngày ông nhậm chức. Các thành viên của cộng đồng tình báo và các quan chức chính trị – có lẽ bao gồm cả Barack Obama và Biden – đã bắt buộc FBI điều tra về ông Trump trong chiến dịch tranh cử của ông; theo dõi thông tin liên lạc của ông; đặt bẫy khai man cho các quan chức sắp tới của ông; mở một cuộc điều tra hoàn toàn không có thật về “sự thông đồng Trump-Nga” – điều mà họ biết rõ là sai; và luận tội ông qua một cuộc điện thoại tới Ukraine – vì ông đã đe dọa sẽ phơi bày mức độ tham nhũng kinh hoàng của gia đình Biden…
Và các phương tiện truyền thông “ô nhục” đã tìm cách che đậy tất cả. Không bao giờ có thiện chí, thậm chí không có bất kỳ phép lịch sự thông thường nào.
Đối với hơn 70 triệu cử tri ủng hộ Tổng thống Trump, họ phải làm gì bây giờ?
Cay đắng khi chấp nhận mất mát, đánh giá lại mối quan hệ của họ với đảng Cộng hòa, tìm kiếm và hy vọng ai đó sẽ thể hiện các nguyên tắc cốt lõi về tự do và công bằng theo luật pháp – đề cử họ cho các
cuộc bầu cử sau này; hoặc là thành lập một đảng mới – một đảng rõ ràng dành riêng cho việc bảo tồn Hiến pháp?
Và hơn hết, hãy cầu nguyện cho sức khỏe của Joseph R. Biden, Jr., người sẽ hưởng thọ 82 tuổi khi hết nhiệm kỳ. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn phát điên, thì hãy chiêm nghiệm điều này: Kamala Harris sẽ là… tổng thống Hoa Kỳ.
Tác giả: Michael Walsh là biên tập viên của The-Pipeline.org và là tác giả của “The Devil’s Pleasure Palace” và “The Fiery Angel”, đều được xuất bản bởi Encounter Books. Cuốn sách mới nhất của ông là “Last Stands” – một nghiên cứu văn hóa về lịch sử quân sự từ thời Hy Lạp đến Chiến tranh Triều Tiên, đã được xuất bản gần đây.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Thanh Vân
Phế truất, luận tội TT Trump bằng Tu chính án thứ 25: Có hợp hiến?
Quý Khải
Tác giả Andrés Vacca trên tờ the BL đã có bài bình luận về đề xuất phế truất TT Trump gần đây sau vụ bạo loạn trên đồi Capitol. Sau đây là nguyên văn bài viết:
Trong một nỗ lực chống lại chủ nghĩa cơ hội chính trị sau vụ bê bối trên Đồi Capitol của những kẻ xâm nhập cánh tả mạo danh người biểu tình ủng hộ TT Trump, một số đảng viên Dân chủ, chẳng hạn như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi Và Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, đã công khai ý định phế truất tổng thống Trump bằng cách sử dụng Tu chính án thứ 25. Điều này hoàn toàn vi hiến.
Pelosi đề nghị Phó Tổng thống Mike Pence phế truất Tổng thống Donald Trump mà không cần thông báo trước. Trước đó, TNS Schumer đã đưa ra yêu cầu tương tự.
“Tôi tham gia cùng lãnh đạo đảng Dân chủ ở Thượng viện kêu gọi phó tổng thống loại bỏ tổng thống [đương nhiệm] này bằng cách ngay lập tức viện dẫn Tu chính án thứ 25″, Pelosi nói, theo Fox News .
Cả hai đảng viên Dân chủ này đều đang buộc tội Tổng thống Trump, mà không cần xét xử, quy trách nhiệm của ông cho vụ bạo loạn xảy ra vào thứ Tư tuần trước tại Điện Capitol khi những kẻ cực đoan cánh tả cải trang thành những người ủng hộ TT Trump xâm nhập vào Tòa nhà Quốc hội một cách thô bạo.
Không có gì thiếu lý lẽ hơn, đặc biệt khi xem xét đến việc người chịu thiệt hại lớn nhất sau sự kiện này là Tổng thống Trump.
Nhưng ngoài việc không có bằng chứng hay lập luận nào để đổ lỗi cho Tổng thống Trump, các chuyên gia nhận định, việc các đảng viên Dân chủ hàng đầu tại Quốc hội kêu gọi loại bỏ tổng thống bằng cách viện dẫn Tu chính án thứ 25 chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của họ về Hiến pháp.
Pelosi, Schumer và những người khác đã kêu gọi hoặc đề nghị Tổng thống Trump bị cách chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình đang hiểu sai sai ý nghĩa và cơ sở của Tu chính án thứ 25. Họ đang thúc đẩy một sự lừa dối mang tính vi hiến.
Tu chính án thứ 25
Một mặt, đúng là phó tổng thống có thẩm quyền hợp pháp để loại bỏ tổng thống bằng cách sử dụng Tu chính án thứ 25, nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể được sử dụng trong mọi trường hợp và khi không có lập luận xác thực.
Tu chính án thứ 25 quy định việc bãi nhiệm và thay thế tổng thống nếu tổng thống đương nhiệm “không thể thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình”. Tu chính án này đề cập đến tiêu chí “không đủ năng lực”; nhưng không chỗ nào trong nội dung Tu chính án này nói rằng nó có thể được sử dụng để loại bỏ tổng thống vì bất đồng đối với cách thức xử lý một số vấn đề nhất định, càng không có chuyện đạo luật này có thể được viện dẫn dựa trên cơ sở tổng thống đã làm điều gì đó lầm lạc như cử một đám đông người biểu tình xông vào Điện Capitol, ngay cả khi hành động này là thật. Đối với những tình huống kể trên, việc luận tội không thể dựa trên cơ sở Tu chính án thứ 25.
Theo phóng viên Gregg Jarrett từ Fox News , cựu Thượng nghị sĩ Birch Bayh từ tiểu bang Indiana, người soạn thảo bản sửa đổi Tu chính án 25, tuyên bố rằng từ “không thể” có nghĩa là “sự suy giảm năng lực tinh thần của tổng thống” đến mức ông ta “không thể đưa ra hoặc truyền đạt các quyết định của mình để thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ trong vai trò của ông”.
Nguyên nhân chính xác để có thể viện dẫn Tu chính án thứ 25, chẳng hạn như khi xảy ra tai nạn và kết quả là tổng thống bị bất tỉnh hoặc tê liệt, và tai nạn này khiến ông “không thể đưa ra hoặc truyền đạt quyết định chuyển giao quyền lực của ông ấy [cho người khác]”.
Không có điều nào trong số trường hợp kể trên đã xảy ra trong tuần này. Do đó, rõ ràng là những người tìm cách loại bỏ Tổng thống Trump bằng cách sử dụng Tu chính án thứ 25 hoặc là hoàn toàn coi thường Hiến pháp, hoặc có sự căm ghét không thể lý giải đối với tổng thống Trump và mong muốn rõ rệt được nhìn thấy ông bị hạ bệ trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/phe-truat-luan-toi-tt-trump-bang-tu-chinh-an-thu-25-co-hop-hien.html
Mỹ sẽ không khoanh tay nhìn người Hồng Kông bị ĐCSTQ đàn áp
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 53 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bằng Luật An ninh Quốc gia, gây chấn động dư luận. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đáp lại rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ ngồi nhìn người Hồng Kông bị ĐCSTQ đàn áp, và sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các bên liên quan, theo Sound Of Hope ngày 7/1.
Ngoại trưởng Pompeo đã đưa ra một tuyên bố vào tối thứ Tư (6/1) theo giờ Mỹ, nói rằng cuộc đột kích này phản ánh rõ ràng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi thường người dân và pháp quyền của họ. Hoa Kỳ tức giận về điều này và sẽ hành động để ngăn chặn nó. Ông nói: “Ở Hồng Kông, người dân đang bị áp bức bởi ĐCSTQ. Bây giờ, nước Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn”.
Mike Pompeo nói: “Mỹ sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc các hạn chế khác đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào liên quan đến việc đàn áp người Hồng Kông, bao gồm cả các đại diện thương mại của Hồng Kông tại Washington cũng sẽ bị thực thi các hạn chế”.
Trong số 53 nhà dân chủ bị bắt, Luật sư nhân quyền và là thủ quỹ Động lực Dân chủ John Clancey là công dân Mỹ. Ngoại trưởng Pompeo đặc biệt nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không tha thứ cho việc giam giữ hoặc quấy rối tùy tiện công dân Mỹ. Ông John Clancey hiện đã được tại ngoại.
Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về Chính sách Trung Quốc (IPAC) – bao gồm hơn 170 thành viên Nghị viện Châu Âu từ 18 quốc gia cũng ra tuyên bố, rằng việc bắt giữ các nhà dân chủ Hồng Kông càng chứng tỏ rằng Luật An ninh Quốc gia đã bị lợi dụng để “đàn áp mọi hình thức đưa ra ý kiến phản đối nền chính trị ở Hương Cảng”, cộng đồng quốc tế cần thực hiện “các hành động khẩn cấp và chưa từng có” để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm việc xem xét các hành động trừng phạt kinh tế tại Liên Hợp Quốc, để bảo đảm rằng ĐCSTQ không thể hành động tùy tiện liều lĩnh.
Kể từ khi ĐCSTQ ép buộc thực thi “phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia” lên Hồng Kông, Mỹ đã thực hiện một số biện pháp trừng phạt, bao gồm tước bỏ quy chế kinh tế đặc biệt của Hồng Kông, trừng phạt đối với Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Ủy viên thường vụ BCT, Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Vương Hộ Ninh và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc và Hồng Kông, đồng thời đóng băng tài sản của họ tại Hoa Kỳ và trừng phạt các ngân hàng mà họ giao dịch. Nhiều quốc gia như Anh, Canada và Úc cũng đã ngừng các thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn xin nhập cư và tị nạn của người Hồng Kông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-se-khong-khoanh-tay-nhin-nguoi-hong-kong-bi-dcstq-dan-ap.html
Bất chấp kết quả bầu cử, chính quyền Trump vẫn xem xét bổ sung Alibaba, Tencent vào lệnh cấm đầu tư vào Trung Quốc
Bình luậnTrần Đức • 15:42, 08/01/21• 1083 lượt xem
Chính quyền Trump đang xem xét bổ sung các gã khổng lồ công nghệ Alibaba và Tencent vào danh sách đen các công ty bị cho là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc.
Nhắm mục tiêu vào hai công ty có giá trị nhất châu Á sẽ là bước đi mạnh mẽ nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump – trong một loạt các biện pháp gần đây được tung ra nhằm vào các công ty Trung Quốc, khi ông tìm cách củng cố chính sách cứng rắn của mình đối với Bắc Kinh trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống.
Các quan chức Bộ Quốc phòng giám sát danh sách đen vẫn chưa hoàn thành kế hoạch và cũng đang thảo luận về việc bổ sung các công ty Trung Quốc khác vào danh sách, các nguồn tin cho biết.
Cả hai công ty Trung Quốc đều từ chối bình luận. Các cuộc thảo luận lần đầu tiên được báo cáo bởi Wall Street Journal.
Cổ phiếu của Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, đã giảm 3,9% trên Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong; trong khi cổ phiếu của Tencent – gã khổng lồ trong lĩnh vực game và mạng xã hội – đã giảm 4,7%.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư bày tỏ sự hoài nghi rằng Alibaba và Tencent sẽ phải đối mặt với những hạn chế dài hạn – do hai công ty này có giá trị tổng cộng 1,3 nghìn tỷ USD, được các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ rộng rãi và có khả năng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ.
Chính quyền Trump đã leo thang các biện pháp chống lại các công ty Trung Quốc vào tháng 11/2020, với một lệnh hành pháp cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của các công ty Trung Quốc.
Hôm thứ Ba (ngày 5/1), ông Trump đã ra lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng phần mềm của Trung Quốc, bao gồm ứng dụng thanh toán di động Alipay của Ant Group, QQ Wallet và WeChat Pay của Tencent.
Sắc lệnh tháng 11/2020 phù hợp với đạo luật năm 1999 – giao cho Bộ Quốc phòng soạn thảo danh sách các công ty Trung Quốc được nhận định là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc.
Cho đến nay, Lầu Năm Góc đã đưa vào danh sách đen 35 công ty, bao gồm cả nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC và tập đoàn dầu khí khổng lồ CNOOC.
Trong khi việc ban hành chỉ thị tháng 11 đã thúc đẩy các nhà cung cấp chỉ số như MSCI bắt đầu xóa các công ty trong danh sách đen khỏi chỉ mục của họ, sự nhầm lẫn về “phạm vi của các quy tắc” đã dẫn đến một số sự việc “lộn xộn” của Sở giao dịch chứng khoán New York trong những ngày gần đây.
NYSE ban đầu – vào ngày 31/12/2020 – đã công bố kế hoạch hủy niêm yết China Mobile Ltd, China Telecom Corp Ltd và China Unicom Hong Kong Ltd. Nhưng vào thứ Hai (ngày 4/1), NYSE đã “quay đầu” – sau khi tham khảo ý kiến của các nhà quản lý Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ và quyết định giữ chúng trong danh sách niêm yết. Hôm thứ Tư (ngày 6/1), NYSE cho biết họ sẽ trở lại kế hoạch ban đầu.
Các chỉ số S&P Dow Jones đã theo dõi NYSE và cho biết vào cuối ngày thứ Tư rằng họ sẽ loại bỏ Biên nhận Lưu ký Hoa Kỳ (ADR) của ba công ty viễn thông Trung Quốc.
Trước thông tin về việc Alibaba và Tencent có khả năng bị đưa vào danh sách đen, và quyết định của NYSE xóa tên các công ty viễn thông này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Năm (ngày 7/1) cho biết, chính quyền Trung Quốc sẽ hành động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty của họ.
Vào tháng 8/2020, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp để cấm một số giao dịch của Hoa Kỳ với WeChat của Tencent. Nhưng các hạn chế đã bị các tòa án chặn lại, chủ yếu dựa trên cơ sở tự do ngôn luận.
Reuters đưa tin vào tháng 11 rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đệ trình đề xuất bổ sung Ant Group vào một danh sách đen thương mại khác – để ngăn cản các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia vào đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng – hiện đã bị hủy bỏ. Nhưng Bộ Thương mại – cơ quan giám sát danh sách đen, đã gác lại đề xuất này sau khi Chủ tịch Alibaba Michael Evans thúc giục Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross từ chối đề xuất này.
Đợt IPO trị giá 37 tỷ USD của Ant Group đã bị tạm dừng sau khi người đồng sáng lập Jack Ma công khai chỉ trích hệ thống quản lý của Trung Quốc vào tháng 10/2020, gây ra một chiến dịch siết chặt pháp lý tại quốc gia này đối với Alibaba và Ant.
Giá trị thị trường của Alibaba đã giảm hơn một phần tư kể từ tháng 11 sau khi vụ IPO của Ant Group thất bại. Nhưng với giá trị hơn 600 tỷ USD, nó vẫn nằm trong số 10 công ty lớn nhất trên toàn cầu.
Trần Đức
Theo Reuters
Vụ bạo động ở Quốc hội Mỹ: Một dân biểu tiểu bang bị truy tố
Một nhà lập pháp của tiểu bang West Virginia và một người đàn ông bị ghi hình ngồi vào bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nằm trong số những người đối mặt các cáo trạng liên bang trong vụ bạo động bao vây trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 6/1, các công tố viên liên bang loan báo ngày 8/1.
Ngoài ra, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đang phối hợp với sở cảnh sát thủ đô Washington điều tra nguyên nhân gây tử vong cho cảnh sát Điện Capitol, Brian Sicknick, người qua đời vì những vết thương trong lúc bảo vệ toà nhà Quốc hội.
Sau khi bị người biểu tình gây thương tích, cảnh sát Sicknick trở về văn phòng và ngất xỉu. Ông qua đời sau đó tại bệnh viện.
Dân biểu của tiểu bang West Virginia, Derrick Evans, đối mặt các cáo trạng hình sự sau khi tự ghi hình bản thân ‘xông vào Quốc hội.’
Richard Barnett, cư dân bang Arkansas, bị truy tố vì xâm nhập phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện, ‘để lại một ghi chú và lấy đi một số thư từ của bà Nancy.’
Người đàn ông trong hình để chân trên bàn trong văn phòng của Chủ Tịch Hạ Viện Pelosi đã bị bắt
WASHINGTON – Một người đàn ông được chụp hình một cách thản nhiên ngồi gác chân lên bàn làm việc trong văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tại tòa nhà quốc hội Hoa Kỳ trong khi một đám đông ủng hộ Trump xông vào hội trường Quốc hội đã bị bắt hôm thứ Sáu (8/1).
Richard Barnett, 60 tuổi, ở Gravette, Arkansas, đã bị bắt giam tại bang với tội danh liên bang ra vào và ở lại trong khu vực an ninh, xâm nhập bạo lực và trộm cắp tài sản công. Một phát ngôn viên của Văn phòng biện lý Hoa Kỳ cho Quận Tây Arkansas nói với NBC News Barnett đã bị bắt vào sáng nay và ông ta đang bị giam tại Trung tâm giam giữ Quận Washington ở Fayetteville, Arkansas, chờ ra tòa.
Trong một video, ông Barnett khoe rằng ông ta đã lấy một chiếc phong bì cá nhân của bà Pelosi, nhưng khẳng định ông ta không ăn cắp nó. Hình ảnh, của ông Barnett, đã được lan truyền trên các trang mạng truyền thông xã hội khi tình trạng lộn xộn chết người diễn ra ở thủ đô Washington vào thứ Tư, ngay khi các nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa triệu tập để kiểm phiếu của Cử tri đoàn.
Các thành viên của Quốc hội đã lên án bạo lực và bạo loạn, diễn ra trước cuộc biểu tình do Tổng thống Trump kích động những người ủng hộ ông kéo đến tòa nhà quốc hội bất chấp kết quả bầu cử.
Cũng bị buộc tội hôm thứ Sáu liên quan đến vụ bạo động tại Điện Capitol là một nhà lập pháp cộng hòa của tiểu bang West Virginia, Derrick Evans, người đã thâu lại và sau đó xóa một video về chính mình tham gia đám đông. Một bản nghị quyết đã được được ra để buộc ông ta từ chức. (BBT)
Một số người bạo loạn ở Điện Capitol của Hoa Kỳ bị sa thải sau khi các thám tử mạng nhận dạng được họ
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (7/1), một số người bạo loạn xông vào Tòa nhà quốc hội của Hoa Kỳ bị sa thải khỏi công việc của họ sau khi những thám tử mạng công khai danh tính của họ.
Sở cảnh sát Quận Columbia công bố những bức ảnh chụp những người trong trận hỗn chiến vào hôm thứ Tư và những cáo buộc khả thi chống lại họ. Khoảng 68 người bị bắt sau khi những người biểu tình giận dữ xông vào tòa nhà, phá cửa sổ, đập phá và lấy cắp đồ đạc.
FBI cũng yêu cầu công chúng giúp họ xác định những kẻ bạo loạn, một lời kêu gọi thu hút những lời chế giễu trên mạng xã hội khi xét đến hàng loạt các tin tức về sự kiện này. Điều này bao gồm các bức ảnh tự chụp được đăng bởi những người tham gia và video của những người ủng hộ Tổng thống Trump tại các khách sạn trong khu vực trước cuộc tấn công.
Một số cá nhân trước đây từng bị chụp ảnh tại các cuộc vận động của tổng thống Trump và những người ủng hộ phong trào thuyết âm mưu QAnon nhanh chóng được nhận dạng. Các thám tử mạng tập trung nỗ lực của họ vào những người khác.
Một trong những người xuất hiện trong các bức ảnh của cảnh sát D.C. đeo bảng tên ở nơi làm việc bên tòa nhà quốc hội và bị nhà tuyển dụng, Navistar Direct Marketing của Fredrick, Maryland, nhận dạng và sa thải.
Trong một cuộc phỏng vấn, bà Libby Andrews, một nhân viên bất động sản từ Chicago, cho biết bà bị @properties sa thải và bị xóa khỏi trang web của công ty, mặc dù bà không làm gì sai và không hề tiến vào điện tòa nhà quốc hội. (BBT)
Bằng chứng Trung Quốc đã thông đồng với nhà Biden âm mưu đánh bại Tổng thống Trump
Hương Thảo
Theo The Gateway Pundit (5/1), có bằng chứng cho thấy gia đình Biden đã thông đồng với ĐCSTQ để đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
Hunter Biden đã bỏ lại máy tính xách tay của mình tại một hiệu sửa chữa máy tính hơn một năm trước. Máy tính xách tay của Hunter cuối cùng đã trở thành tài sản của cửa hiệu do anh ta không thể quay lại lấy. Theo thỏa thuận được ký giữa Hunter và thợ sửa chữa, nếu Hunter quay lại không nhận máy tính xách tay của mình, nó sẽ trở thành tài sản của cửa hiệu. Thực tế, Hunter đã không bao giờ quay trở lại.
Trong vài tháng qua, các chuyên gia đã phân tích máy tính xách tay của Hunter. Dựa trên những đánh giá này, họ đã báo cáo nhiều chi tiết ghê tởm khác nhau về cuộc sống của Hunter và gia đình Biden. Hunter đã có một cuốn nhật ký trên máy tính xách tay. Anh ta cũng sao lưu văn bản tin nhắn và lưu giữ hình ảnh và các video của anh ta với gái mại dâm, đang sử dụng ma túy và quan hệ tình dục. Hunter thậm chí còn tải một số băng sex này lên trang web khiêu dâm PornHub.
Trang tin Yaacov Apelbaum at the Illustrated Prime ngày 5/1 đã tiếp tục cung cấp một số phát hiện gây sốc được lưu trên máy tính xách tay của Hunter.
Ẩn giữa hàng chục nghìn email, IM, tài liệu, video, bản ghi âm và các tệp được mã hóa là tập hợp các thông tin liên lạc giữa Hunter Biden và một người tên là JiaQi.
JiaQi còn được gọi với những cái tên như AKA JaiQi Bao, AKA Jiaqi Wang, AKA Jiaqi Wang Bao, AKA Wang Bao Jiaqi, AKA Qinping Bao, AKA TianTian Bo. Cô ta là trợ lý (hay cố vấn) tại Hoa Kỳ
của Diệp Giản Minh, chủ tịch của tập đoàn năng lượng Huaxin Trung Quốc, đối tác kinh doanh của Hunter và Jim Biden.
Diệp Giản Minh và các nhân viên tại Mỹ của ông ta đã hợp tác chặt chẽ với tình báo Trung Quốc, và họ đã kiểm soát phần lớn chiến lược, tài trợ và hoạt động ở nước ngoài của CEFC và một liên doanh khác của Biden ở Trung Quốc có tên Bohai Harvest RST (BHR).
Trang tin Apelbaum cung cấp hình ảnh của JiaQi kèm những nội dung:
Theo các chiến thuật cổ điển “mật ngọt chết ruồi”, JiaQi được sử dụng để làm ngọt hóa mối quan hệ kinh doanh vốn đã rất ngọt ngào giữa Hunter với CEFC. Cô ta theo dõi Hunter từ cơ sở của mình ở New Work và đóng vai trò như một mối liên kết giữa các quan chức Trung Quốc ở nước ngoài và gia đình Biden.
“… Về việc giao dây chuyền doggie và gói kỳ nghỉ sinh nhật của anh. Tôi đã giữ an toàn cho anh như đã hứa. Tôi không nghĩ rằng việc giao hàng cho một bên thứ ba là phù hợp vì có nguy cơ bị nhầm lẫn như đã xảy ra trong quá khứ. Tôi sẽ giao hàng tận nơi cho anh khi nào anh cảm thấy thuận tiện hoặc qua FedEx đến một địa chỉ được chỉ định để anh có thể nhận trực tiếp?”
Trong một lá thư khác vào tháng 11/2017, cô ta đã khẩn trương thông báo những lo ngại và bối rối của các nhà chức trách Trung Quốc ở quê nhà về việc Biden thiếu hành động trong vấn đề của Patrick Ho.
Ghi chú liên quan: Tìm kiếm những bài học sâu hơn về âm mưu và “dây chuyền doggie” bị mất của Hunter. “Dây chuyền doggie” mà JiaQi đang đề cập đến là những dây đeo cổ kiểu thẻ chó của Hunter mà anh ta đã để quên sau một trong những chuyến thăm “thác loạn”.
Trong bối cảnh này, đáng chú ý là một số thông tin liên lạc do Jiaqi Bao gửi tới Hunter, bao gồm tài liệu nghiên cứu phe đối lập của Trung Quốc nhắm vào Tổng thống Trump, và lời khuyên chiến lược và chiến thuật cụ thể về cách đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Không thể hiểu được là, những gì chúng ta có đây là một ví dụ kinh điển về sự thỏa hiệp hoàn toàn: tình báo Trung Quốc đang kiểm soát một người sẽ có thể là tổng thống Mỹ, thông qua các biện pháp kích thích tài chính, hối lộ và rót mật cho con trai ông ta, và điều này đã diễn ra hơn ba năm rồi mà DOJ hay IC không hề nhòm ngó. Tất cả những người theo dõi cộng đồng tình báo yêu nước đang ở đâu?
Ghi chú liên quan: Nhớ đến anh, chú Jim và bác Joe … Vào tháng 3/2019, JiaQi, người phụ trách tình báo Trung Quốc đã viết cho Hunter: “Trump đang không tập trung vào đúng vấn đề và không sử dụng cách tiếp cận đúng đắn. Cách thức không hiệu quả của ông ta khi làm việc có thể dẫn hạt này vào con đường sai lầm”.
Tài liệu 1: Một lá thư phác thảo chiến lược của Trung Quốc cho chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 với tiêu đề “Tập trung vào ưu tiên”. Trong đó, JaiQai viết: “Cuốn sách ngu ngốc của người ủng hộ Trump với sự phóng đại, bịa đặt về mối quan hệ kinh doanh của ngài Biden với người Trung Quốc…”
Tài liệu 2: “Uncle Joe 2020” – Một lá thư nêu rõ các hạng mục hành động của Trung Quốc cho chiến dịch Biden. Có một câu viết: “Trump, dù đã lớn tuổi, vẫn cư xử như một đứa trẻ và ông ấy quá “mù lòa” (nghĩa là kiêu ngạo + ngu dốt). Đóng cửa chính phủ vì bức tường biên giới của ông ta chỉ là một ví dụ về suy nghĩ lạc hậu và non nớt của ông ta. Xây dựng bức tường biên giới còn tệ hơn là ném tiền xuống cống”.
Tài liệu 3: Kế hoạch kinh doanh BHR năm 2019 và chiến lược đầu tư trên toàn thế giới. Lưu ý tập trung vào trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ quốc phòng, giám sát và sản xuất chip.
Tài liệu 4: Cái nhìn sâu sắc về chiến lược đầu tư công nghệ Mỹ của tình báo Trung Quốc
Sidney Powell -nữ luật sư ủng hộ Tổng Thống Trump bị Dominion kiện tội phỉ báng và đòi bồi thường 1.3 tỷ mỹ kim
Tin Washington DC – Theo bản tin của tờ Washingto Post, hãng kỹ thuật bầu cử Dominion Voting Systom vào thứ Sáu, 8 tháng 1, đã kiện nữ luật sư Sidney Powell tội phỉ báng và đòi bồi thường 1.3 tỷ Mỹ kim, cho những tổn thất mà hãng này cho rằng bà Powell đã gây ra bằng cách truyền bá tin đồn giả mạo.
Trong suốt nhiều tuần, bà Powel đã tuyên bố rằng hãng Dominion được thành lập bằng tiền của đảng Cộng Sản tại Venezuela, và đã thao túng cuộc bầu cử để thành chiến thắng cho cựu Phó Tổng Tống Joe
Biden. Trong đơn kiện nộp tại thủ đô Washington DC, hãng Dominion nói danh tiếng và giá trị của hãng đã bị tổn thất nghiêm trọng bởi các tin giả của bà Powell.
Dominion cáo buộc bà Powell cố tình tung ra các tin tức giả mạo này để làm giàu và tạo danh tiếng cho bản thân, đồng thời để lấy lòng Tổng Thống Trump. Các bị đơn bị nêu tên trong đơn kiện bao gồm bà Powell, hãng luật của bà, và tổ chức Defending the Republic, một tổ chức do bà Powell thành lập để nhận quyên góp tài trợ cho các vụ kiện liên quan đến bầu cử.
Trong một cuộc phỏng vấn, tổng giám đốc John Poulos của hãng Dominion nói, đơn kiện sẽ bảo vệ danh tiếng của công ty ông, thông qua việc điểm lại tình hình thực tế của cuộc bầu cử 2020. Ông Poulos nói ông muốn giải quyết sự việc tại tòa, hơn là giàn xếp riêng.
Ông Lin Wood, luật sư đại diện bà Powell trong các vấn đề liên quan đến tội phỉ báng, nói rằng đơn kiện của hãng Dominion là một nỗ lực nhằm ngăn cản người khác nói lên sự thật. (BBT)
Twitter đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump
Twitter ngày thứ Sáu nói rằng họ đã đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump do nguy cơ kích động bạo lực thêm nữa sau vụ đám đông xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ hôm thứ Tư.
Việc đình chỉ tài khoản của ông Trump, có hơn 88 triệu người theo dõi, làm im tiếng kênh phát ngôn chính của ông trước khi kết thúc nhiệm kì và diễn ra sau nhiều năm tranh luận về việc các công ty mạng xã hội nên kiểm duyệt tài khoản của các nhà lãnh đạo quyền lực toàn cầu ra sao.
“Sau khi xem xét kĩ lưỡng các tweet gần đây từ tài khoản @realDonaldTrump và bối cảnh xung quanh chúng, chúng tôi đã đình chỉ vĩnh viễn tài khoản này do nguy cơ kích động bạo lực thêm nữa,” công ty cho biết trong một tweet.
Đây là lần đầu tiên Twitter cấm một nguyên thủ quốc gia, công ty xác nhận.
Các công ty mạng xã hội đã nhanh chóng hành động để trấn áp ông Trump và một số đồng minh và những người ủng hộ cánh hữu nổi bật của ông trong sau vụ hỗn loạn ở thẻu đô Washington vào ngày thứ Tư, khiến năm người tử vong.
Ông Trump đã nhiều lần sử dụng Twitter và các nền tảng khác để tuyên bố thất bại của ông trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 là do gian lận cử tri tràn lan và chia sẻ các thuyết âm mưu khác, và đã kêu gọi những người ủng hộ đến Washington vào ngày thứ Tư và tuần hành đến Điện Capitol để phản đối kết quả bầu cử.
Facebook đầu tuần này nói họ đình chỉ tài khoản của ông cho đến ít nhất là khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc.
Tổng thống Đảng Cộng hòa sẽ chuyển trao quyền hành cho Tổng thống đắc cử Đảng Dân chủ Joe Biden vào ngày 20 tháng 1.
Trong một bài blog đăng vào ngày thứ Sáu, Twitter nói rằng hai trong số các tweet của tổng thống được đăng vào ngày hôm đó đã vi phạm chính sách chống lại việc hiển dương bạo lực.
Twitter trước đó đã tạm thời chặn tài khoản của ông Trump vào thứ Tư sau vụ chiếm cứ Điện Capitol, và cảnh báo rằng nếu có thêm những vi phạm nữa từ tài khoản của tổng thống thì sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn.
Ông Trump đã được yêu cầu xóa ba tweet vi phạm quy tắc trước khi tài khoản của ông được mở khóa. Ông quay lại Twitter vào ngày thứ Năm với một video thừa nhận rằng ông Biden sẽ là tổng thống tiếp theo của Mỹ.
Twitter nói dòng tweet của ông Trump nói rằng ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden đã được một số người ủng hộ ông xem như lời xác nhận rằng cuộc bầu cử tháng 11 là bất chính.
Twitter nói một tweet khác ca ngợi “Những người Mỹ yêu nước” và nói rằng những người ủng hộ ông “sẽ không bị đối xử thiếu tôn trọng hoặc đối xử bất công dưới bất kỳ hình thức nào!!!” có thể được coi là “thêm chỉ dấu cho thấy Tổng thống Trump không định sẽ tạo điều kiện cho một quá trình chuyển tiếp có trật tự.”
Những người chỉ trích các nền tảng mạng xã hội lớn, bao gồm các chính trị gia hàng đầu của Đảng Dân chủ, ca ngợi hành động của Twitter và cho rằng hành động này nên được thực hiện từ lâu, trong khi những người ủng hộ ông Trump bày tỏ sự phẫn nộ.
Con trai của tổng thống, Donald Trump Jr., trong một tweet vào ngày thứ Sáu lên án lệnh cấm, nói rằng các nhà độc tài từng đe dọa diệt chủng vẫn được giữ tài khoản Twitter. Ông không nêu tên ai.
Nhà Trắng không bình luận trực tiếp ngay lập tức. Tài khoản Twitter của ban vận động tranh cử Trump chỉ trích công ty này “bịt miệng” tổng thống Mỹ.
Sử dụng tài khoản @POTUS, ông Trump nói ông sẽ xem xét việc xây dựng một nền tảng của riêng mình.
Việc ông Trump thường xuyên sử dụng mạng xã hội đã giúp đưa ông vào Nhà Trắng vào năm 2016. Ông sử dụng tài khoản cá nhân @realDonaldTrump, đôi khi tweet hơn 100 lần một ngày, để tiếp cận những người ủng hộ, truyền bá thông tin sai lạc và thậm chí sa thải nhân viên.
Twitter xóa tài khoản TT Trump & tranh cãi nảy lửa về điều luật ‘bùa hộ mệnh’ của Big Tech
Quý Khải
Xuất hiện từ năm 1996, Điều 230 trong bộ luật chuẩn mực truyền thông Mỹ được xem như lá chắn bảo vệ các hãng công nghệ lớn.
Gần đây, Điều 230 đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông ban hành năm 1996 tại Mỹ đang là chủ đề gây tranh cãi. Những chính trị gia cho rằng nó giúp các công ty Internet không phải chịu trách nhiệm về nội dung của người dùng, có thể đưa ra quy định kiểm duyệt riêng.
Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh nhắm vào kiểm duyệt nội dung trên các trang mạng xã hội, với mục tiêu loại bỏ hoặc sửa đổi Điều 230. Nếu được thông qua, các công ty Internet sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung do người dùng đăng tải.
Không chỉ có mục đích bảo vệ quyền tự do ngôn luận, Điều 230 còn là “bùa hộ mệnh” của Twitter, Facebook, Google và các công ty Internet.
Điều luật 230 ra đời như thế nào
Thời điểm Điều 230 ra đời, người dùng Internet mới chỉ ở con số 40 triệu, thấp hơn nhiều so với lượng người dùng một ứng dụng như Snapchat hiện nay (229 triệu tài khoản) và Facebook (hơn 2,6 tỷ thành viên). Nhưng khi đó, các trang web đã phải đối mặt với nhiều rắc rối kiện tụng với hai trường hợp đặc biệt thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp Mỹ.
Trường hợp đầu tiên xảy đến với một nhà cung cấp dịch vụ Internet có tên CompuServe, không đặt giới hạn cho những gì người dùng có thể đăng. Khi công ty bị một người kiện tội phỉ báng do nội dung của một người khác đăng lên, tòa án đã ra phán quyết có lợi cho công ty. Vị thẩm phán lý giải CompuServe rơi vào trường hợp giống một hiệu sách hoặc quầy bán báo – lưu trữ những nội dung mà người khác mang đến và hoàn toàn kiểm soát, không phải chịu trách nhiệm.
Trường hợp thứ hai, một công ty dịch vụ trực tuyến có tên Prodigy đã cố gắng duy trì một trang web thân thiện bằng việc kiểm duyệt nội dung người dùng đăng lên. Nhưng một lần nữa, công ty vẫn bị kiện tội phỉ báng do nội dung của một người khác đăng lên. Tòa án lần này lại ra phán quyết ngược lại khi tuyên Prodigy phải chịu trách nhiệm pháp lý. Công ty đã thực hiện việc kiểm soát nội dung, biên tập nội dung người dùng đưa lên và nó giống như một tờ báo và chủ sở hữu của nó phải chịu trách nhiệm.
Ngành công nghiệp Internet non trẻ khi đó đã lo lắng việc phải chịu “tai bay vạ gió” và một loạt dịch vụ mới sẽ không thể phát triển. Để tạo điều kiện cho Internet phát triển, quốc hội Mỹ cuối cùng đã đồng ý và thêm vào Điều 230 trong Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông.
Điều 230 thành “cái gai” trong mắt TT Trump
Tổng thống Trump và những người ủng hộ cho rằng Điều 230 đã trao cho các công ty Internet quá nhiều sự bảo vệ pháp lý và cho phép họ trốn tránh trách nhiệm về các hành vi của mình. Ông cũng cáo buộc rằng các nội dung đăng lên Facebook, Twitter phải chịu sự kiểm duyệt ngầm nhưng thường bị các công ty này phủ nhận.
Trong xung đột gần nhất giữa Twitter và Trump, Tổng thống Mỹ cáo buộc mạng xã hội này kiểm duyệt thông tin cũng như “bịt miệng” những tiếng nói theo trường phái bảo thủ cánh hữu khi dán nhãn hai dòng tweet của ông là “không có căn cứ” và thêm vào những biểu tượng dấu chấm than màu xanh nhạt cảnh báo.
Ngoài Tổng thống Trump, cựu phó Tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sĩ Josh Hawley cũng kêu gọi bãi bỏ Điều 230. Tuy nhiên, không dễ dàng để làm điều này. Các công ty như Facebook, Twitter, Google nhiều khả năng sẽ phản đối đề xuất, khiến quá trình thảo luận của Quốc hội bị kéo dài.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz từ đảng Cộng hòa ví luật này như là món “trợ cấp, đặc quyền” cho các hãng công nghệ lớn và cần được xem xét lại. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi Điều 230 là “món quà có thể loại bỏ” cho các công ty công nghệ.
TT Trump né lệnh cấm của Twitter, đăng tweet khẳng định sẽ ‘không bị bịt miệng’
Quý Khải
Tổng thống Trump đã lên án Twitter ngay sau khi nền tảng mạng xã hội này xóa ông vĩnh viễn.
“Như tôi đã nói từ lâu, Twitter đã ngày càng tiến xa hơn trong việc cấm đoán tự do ngôn luận và tối nay, các nhân viên Twitter đã phối hợp với Đảng Dân chủ và phe Cánh tả cấp tiến trong việc xóa tài khoản của tôi khỏi nền tảng của họ, để bịt miệng tôi – cũng như bịt miệng CÁC BẠN, 75.000.000 người yêu nước vĩ đại đã bỏ phiếu cho tôi”, tổng thống nói trong một thông điệp vào tối thứ Sáu từ tài khoản Twitter tổng thống của mình. “Twitter có thể là một công ty tư nhân, nhưng nếu không có món quà được chính phủ ban tặng là Mục 230, họ sẽ không tồn tại được lâu”.
Điều luật 230 bảo vệ các công ty Internet trước trách nhiệm pháp lý khi kiểm duyệt nội dung người dùng. Ông Trump thường xuyên chỉ trích hai mạng xã hội Facebook và Twitter vì đứng ở lập trường của phe cánh tả để kiểm duyệt tiếng nói của những người theo trường phái bảo thủ (conservative).
TT Trump dường như đã đi vòng qua lệnh cấm của Twitter đối với tài khoản cá nhân của mình, để đăng thông điệp ngắn gọn từ tài khoản Tổng thống @POTUS trước khi dòng tweet này biến mất. Thông điệp của ông sau đó đã được bao hàm trong một tuyên bố chính thức. Không rõ có phải chính TT Trump đã xóa tweet @POTUS hay Twitter đã xóa nó.
Nền tảng truyền thông xã hội đã đưa ra đánh giá về hai trong số các tweet của tổng thống vào thứ Sáu, mà nó cho rằng đã vi phạm chính sách Tôn vinh Bạo lực . Twitter xác định rằng hai dòng tweet này có thể bị coi là đang kích động bạo lực từ những người ủng hộ ông.
“Tôi đã dự đoán trước rằng điều này sẽ xảy ra. Chúng tôi đã đàm phán với nhiều trang mạng xã hội khác và sẽ sớm có một thông báo lớn, đồng thời sẽ xem xét khả năng xây dựng nền tảng [mạng xã hội] của riêng mình trong tương lai gần. Chúng tôi sẽ không bị BỊT MIỆNG!” Ông Trump nói thêm. “Twitter không phải là nền tảng của TỰ DO NGÔN LUẬN. Tất cả đều nhằm thúc đẩy một nền tảng Cánh tả Cấp tiến, nơi một số người xấu xa nhất trên thế giới được phép tự do phát biểu. HÃY CHỜ XEM!”
Cựu đại sứ Nikkei Haley: Big Tech đang hành xử theo cách của ĐCSTQ
Henry Trần
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley, hôm thứ Sáu (8/1) đã lên tiếng chỉ trích hành vi “bịt miệng người dân” của Big Tech, tuyên bố rằng kiểu hành vi đó là “những gì xảy ra ở Trung Quốc, không phải đất nước của chúng ta”, theo Breitbart.
Bà Haley đưa ra nhận xét này trong một tweet ngay sau khi Twitter thông báo khóa vĩnh viến tài khoản của Tổng thống Trump.
“Bịt miệng mọi người, chưa kể Tổng thống Mỹ, là những gì xảy ra ở Trung Quốc chứ không phải đất nước của chúng ta”, bà Haley viết, kèm theo hashtag “# Không thể tin được”.
Vào tháng 11/2020, sau khi Twitter gắn cờ đối với các tweet đề cập tới gian lận bầu cử của bà Haley, ngay lập tức bà đã chỉ ra cách hành xử theo tiêu chuẩn kép của nền tảng mạng xã hội này.
“Khi Tổng thống Iran nói rằng Holocaust [việc giệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã] không hề có, Twitter không nói rằng ‘tuyên bố này bị tranh cãi’. Khi tôi nói hình thức bầu cử [qua thư] thúc đẩy
gian lận phiếu bầu thì Twitter nói rằng điều đó đang bị tranh chấp. Tự hỏi tại sao những người bảo vệ truyền thống văn hóa không tin tưởng vào Big Tech?”, bà Haley viết trên Twitter.
Ngoài Twitter, các nền tảng mạng xã hội khác thuộc Big Tech như Facebook, Instagram và Twitch đã đình chỉ vô thời hạn quyền truy cập của Tổng thống Trump.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nikkei-haley-big-tech-dang-hanh-xu-theo-cach-cua-dcstq.html
LS Giuliani thúc giục TT Trump giải mật tất cả tài liệu mật bóc trần phe cánh tả vào những ngày cuối
Quý Khải
Luật sư Rudy Giuliani trong nhóm pháp lý TT Trump đã khuyến khích ông Trump tiếp tục giải mật những tài liệu mật trong những ngày cuối nhiệm kỳ.
Trong khi chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa trước thời điểm Joe Biden nhậm chức, cựu thị trưởng thành phố New York, luật sư riêng của TT Trump, Rudy Giuliani khẳng định đã hết thời gian cho “sự hòa hợp”.
“Nhiều lúc, tôi nghĩ rằng ông ấy đã sẵn sàng để làm điều đó, và nhiều lần việc này đã bị chặn lại, bởi thế lực mà bây giờ chúng ta gọi là ‘Nhà nước Ngầm’. Tôi vẫn thường có e ngại về việc này, Nhưng giờ đây, không còn lý do gì để cố duy trì một sự hòa hợp nào đó nữa, và do đó, không cần phải làm như vậy”, LS Giuliani nói với cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon trên chương trình War Room hôm thứ Sáu (8/1).
“Tôi nghĩ rằng ông ấy [TT Trump] phải làm điều này, không chỉ cho các MAGA [những người ủng hộ ông], mà còn cho tất cả người dân Mỹ”, ông nói thêm.
Một số thông tin đã được tiết lộ và giải mật liên quan đến cuộc điều tra Nga trong những tháng gần đây nhưng không phải là tất cả. TT Trump đã tweet vào hồi tháng 10 rằng ông “cho phép giải mật toàn bộ” các tài liệu liên quan đến “trò lừa bịp Nga” và hồ sơ email của Hillary Clinton, nhưng một phụ tá hàng đầu đã nói với tòa án liên bang rằng những tuyên bố trên mạng xã hội này không tương đương với một sắc lệnh giải mật.
LS Giuliani, người đi đầu trong nỗ lực pháp lý chưa thành công của TT Trump nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 dựa trên các cáo buộc gian lận cử tri, lập luận rằng không có lý do gì để không tiến hành việc giải mật trên diện rộng, khi ông và Bannon đề cập đến vụ luận tội Ukraine và tranh cãi xoay quanh chiếc máy tính xách tay của Hunter Biden cũng như cuộc điều tra vụ thông đồng với Nga. Việc công bố các thông tin mật một cách sâu rộng như vậy chắc chắn sẽ làm dấy lên những lo ngại về an ninh quốc gia và có thể làm suy yếu các cuộc điều tra hiện tại.
“Tôi không biết và cũng chưa bao giờ xem bất kỳ thông tin mật nào, nhưng tôi biết mọi thứ [thông tin ngoài lề] xung quanh nó. Và với kinh nghiệm xử lý thông tin mật trong suốt 17 năm qua, tôi có thể đọc được khá nhiều thông tin bị chặn. Tôi nghĩ rằng tôi biết khá nhiều thứ trong đó. Và cho đến nay, đã có rất nhiều thông tin được giải mật, và chưa có một mẩu thông tin an ninh quốc gia nào được bao hàm trong đó”, LS Giuliani, người từng là một cựu công tố viên liên bang, cho biết.
“Những gì nó [những tài liệu mật này] bao hàm là thông tin đáng xấu hổ sẽ phanh phui việc chính quyền trước đó đã tham gia vào các chiến thuật mang tính phát xít để ngăn Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Và sau đó là việc phế truất vị tổng thống được bầu hợp pháp của Hoa Kỳ bằng các thủ đoạn rõ ràng là bất hợp pháp. Đó là những thông tin được bao hàm bên trong”, LS Giuliani nói thêm.
TT Trump đã cam kết thực hiện một “quá trình chuyển đổi quyền lực có trật tự” vào ngày 20 tháng 1 sau khi Quốc hội chứng nhận chiến thắng của Biden, sau khi cuộc vây hãm Điện Capitol bởi những kẻ bạo loạn bị nghi là có liên hệ với tổ chức cánh tả cực đoan Antifa nhưng bị quy cho nhóm người biểu tình ủng hộ TT Trump. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã đang chuẩn bị các thủ tục luận tội TT Trump vào 2 tuần cuối nhiệm kỳ , và TT Trump đã tuyên bố hôm thứ Sáu rằng ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức.
Điểm lại 10 lần các đảng viên Dân chủ kêu gọi ‘bạo lực’ chống lại TT Trump và những người ủng hộ ông
Quý Khải
Trong khi các chính trị gia đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông lớn cánh tả đổ lỗi cho Tổng thống Trump về cuộc bạo động tại Điện Capitol hôm thứ Tư (6/1), cáo buộc ông dùng lời lẽ để kích động bạo lực, thì nhiều nhà lập pháp và quan chức này trong nhiều năm đã kêu gọi bạo lực và hành vi sử dụng vũ lực chống lại những người có quan điểm khác biệt với họ.
“Rất không muốn phải nói điều này với mọi người nhưng nếu Trump thắng, bạo lực sẽ nổ ra vào thứ Tư đó (6/1), và chắc chắn nó sẽ còn tồi tệ hơn [vụ bạo loạn ở Đồi Capitol] kia. Làm sao tôi biết được điều
này? Bởi vì đảng Dân chủ đã ủng hộ bạo lực như một chiến thuật chính trị trong suốt nhiệm kỳ của chính quyền Trump”, người sáng lập hãng công nghệ tin tức Grabien Tom Elliott viết trên Twitter.
Trong một chủ đề mở rộng, Elliott đã nêu ra nhiều ví dụ về các chính trị gia Dân chủ và những người cánh tả khác ủng hộ bạo lực như một cách thức đối phó với những người theo trường phái bảo thủ (conservative).
Vào năm 2018, Dân biểu đảng Dân chủ Ted Lieu từ tiểu bang California tuyên bố trên đài MSNBC rằng nếu TT Trump sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller, sẽ có “tình trạng bất ổn dân sự lan rộng” vì mọi người sẽ “xuống đường”.
Tương tự, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper đồng tình rằng nếu ông Trump sa thải Mueller, nó sẽ “châm ngòi cho một cơn bão lửa không chỉ trên đồi Capitol mà còn trên đường phố [nước Mỹ]”.
Cùng năm, Thượng nghị sĩ Cory Booker kêu gọi mọi người hồi đáp “lời kêu gọi hành động” để biểu tình ở Điện Capitol. “Làm ơn, hãy đứng dậy khi đối mặt với một số nghị sĩ”, ông Booker nói tại một hội nghị.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton từng nói rằng sự lịch sự chỉ là một lựa chọn nếu đảng Dân chủ kiểm soát nhánh lập pháp. “Bạn không thể tỏ ra lịch sử với một đảng chính trị muốn phá hủy những gì bạn đại diện và những gì bạn quan tâm”, bà nói vào năm 2018.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder đã khuyến khích một nhóm “các nhà hoạt động theo trường phái tự do (liberal)” phản kháng lại, một luồng quan điểm đã được phản hồi bằng tiếng vỗ tay và tiếng cười.
“Michelle [Obama] luôn nói, ‘Khi họ xuống thấp, chúng ta lên cao’, Holder nói. “Không. Không phải như vậy. Khi họ xuống thấp, chúng ta sẽ đá họ”.
Vào năm 2019, Dân biểu Joaquin Castro cho biết đảng Dân chủ sẽ “đấu với [Trump] và thách thức ông ta bằng mọi cách có thể, cho dù là tại Quốc hội, tại các tòa án, hay trên đường phố và trong những cuộc biểu tình”, nếu tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ngăn chặn đóng cửa chính phủ.
Không lâu sau khi tuyên bố “Chúa đứng về phe chúng ta”, Dân biểu Maxine Waters từ California đã kêu gọi các nhà hoạt động đối đầu với chính quyền Trump ở những nơi công cộng, khi nói rằng, “Bạn ra ngoài và tạo ra một đám đông. Bạn đẩy lùi họ. Bạn nói với họ rằng họ không được chào đón nữa ở bất cứ đâu”.
Waters tiếp tục lý lẽ của mình trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Joy Reid của kênh MSNBC, khi yêu cầu mọi người trở nên “mạnh mẽ hơn, có thái độ đối đầu hơn, và sẵn sàng hơn trong việc đẩy lùi chính quyền này”.
Gần đây, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã nói rằng, trong chính trị, “khi bạn ở trong đấu trường, bạn phải sẵn sàng chịu một cú đấm, và bạn phải sẵn sàng tung một cú đấm… vì trẻ em.”
Thượng nghị sĩ Jon Tester từ Montana đã tiến thêm một bước nữa, khi khuyến khích mọi người “đấm vào mặt Trump”.
“Tôi không nghĩ rằng thậm chí trong tiểu bang nơi Donald Trump thắng lớn, bạn sẽ khá khẩm hơn nếu chạy trốn ông ta”, Tester nói. “ Tôi nghĩ rằng bạn cần đến đó và đấm vào mặt ông ta. ý tôi là, và sự thật là, có phải ông ta là rất xấu cho đất nước này hay không”.
Tổng thống Mexico ví Twitter & Facebook như ‘Tòa án Dị giáo’ khi kiểm duyệt TT Trump
Quý Khải
Đây là một trường hợp hiếm hoi việc một nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ Latinh đứng về phía TT Trump. Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador vừa lên án các hành động gây tranh cãi mà các mạng xã hội lớn của Mỹ thực hiện nhằm ngăn chặn các thông điệp của TT Trump . Ông Obrador từ lâu đã có mối quan hệ nồng ấm với Tổng thống Mỹ ngay cả khi các nhà lãnh đạo khu vực khác tỏ ra lạnh nhạt.
Nhận thức được sự nguy hiểm tột độ và việc lạm dụng kiểm duyệt công nghệ lớn đối với các bài phát biểu chính trị, đặc biệt là các tuyên bố của các quan chức chính phủ được bầu, Tổng thống Mexico nhấn mạnh rằng đó là một hành vi vi phạm nghiêm trọng và đặt ra tiền lệ lạm quyền đáng báo động bởi Twitter và Facebook – cả hai đều đã khóa tài khoản chính thức của Tổng thống Trump trong tuần này.
TT López Obrador nói:
“Tôi không muốn nhìn thấy ai đó bị kiểm duyệt hoặc bị tước quyền đăng tin nhắn trên Twitter hay Facebook . Tôi không đồng ý với điều đó, tôi không chấp nhận điều đó .
Ông còn so sánh hành động cực đoan của hai mạng xã hội này với hành vi khét tiếng của Tòa án dị giáo ở châu Âu thời trung cổ dưới thời các vị vua Công giáo:
Làm thế nào bạn có thể kiểm duyệt một người nào đó: ‘Hãy xem, tôi, với tư cách là thẩm phán của Tòa án Dị giáo, sẽ trừng phạt bạn bởi vì tôi nghĩ những gì bạn đang nói là có hại,’” ông López Obrador nói trong một bài diễn văn trao đổi sâu rộng, không hoa mỹ về chủ đề này. “Luật lệ ở đâu, quy định ở đâu, chuẩn mực ở đâu [khi họ làm những điều này]? Chính phủ có vai trò đặt ra các luật lệ này, chứ không phải là các công ty tư nhân”.
Ông cho rằng Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã rất “kiêu ngạo” trong các bình luận của mình.
“Tôi cảm thấy anh ta đang tự quan trọng hóa bản thân và rất kiêu ngạo”, TT Lopez Obrador nói.
Ông cũng bị nhiều phóng viên đặt câu hỏi về suy nghĩ của ông đối với cuộc tấn công vào Điện Capitol và chiếm đóng Quốc hội bởi những người được cho là ủng hộ Trump, nhằm ngăn chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử, nhưng ông không đưa ra bình luận.
Nhiều đoạn video được đăng tải trên mạng đã phanh phui việc những người biểu tình ủng hộ TT Trump đã được một số thành phần “cò mồi” chỉ dẫn vào khu vực điện Capitol, các nhân viên thực thi pháp luật (bảo vệ tòa nhà) đã chủ động mở cửa cho những người biểu tình đi vào bên trong chứ không phải họ xông vào khu vực, đồng thời nhiều người bị nghi vấn là Antifa – một tổ chức thiên tả cực đoan – cũng trà trộn vào dòng người biểu tình và có các hành vi đập phá tài sản công để quy trách nhiệm cho những người ủng hộ TT Trump. Và những ngôn luận như “TT Trump kích động người biểu tình gây bạo loạn” đã được giật tít trên nhiều mặt báo, đặc biệt là các kênh truyền thông chủ lưu thiên tả.
Phát ngôn viên Tổng thống Mexico Jesús Ramírez trong một phát biểu đã chính thức lên án hành động của những gã khổng lồ truyền thông xã hội trong một thông điệp nối tiếp trên Twitter:
“Quyết định của Facebook trong việc bịt miệng nhà lãnh đạo hiện tại của Hoa Kỳ thúc giục phải có một cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, về quyền tự do trao đổi thông tin trên Internet, về nền dân chủ và vai trò của các công ty quản lý mạng (xã hội)”.
Việc phong tỏa các tài khoản của TT Trump, bao gồm cả tài khoản Instagram, dự kiến sẽ có hiệu lực ít nhất đến sau lễ nhậm chức của Joe Biden vào ngày 20 tháng 1.
López Obrador cho biết ông không có kế hoạch đến DC để tham dự lễ nhậm chức của Biden, vì có khả năng sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn vào hôm đó – ít nhất là ở ngoại vi của sự kiện trong bối cảnh an ninh được thắt chặt.
WHO: Các nước giàu tranh mua khiến nước nghèo không có vac-xin Covid-19
Anh Vũ
Tổ Chức Y Tế Thế Giới cả năm qua vẫn không ngớt kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, hứa hẹn vac-xin là tài sản chung nhân loại, mọi người đều có quyền tiếp cận như nhau. Nhưng thông điệp đó rõ ràng không được chú ý. Một lần nữa tổ chức của Liên Hiệp Quốc lại lên tiếng tố cáo một số nước giầu đặt hàng tích trữ vac xin khiến các nước nghèo không thể có được thuốc chủng và nguy cơ đẩy giá vac xin lên cao.
Thông tín viên Jérémy Lanche tại Genève :
Xu hướng dân tộc chủ nghĩa trong vấn đề vac-xin từng khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới lo ngại giờ đã xuất hiện rõ. Trên 42 nước đã bắt đầu tiêm chủng cho dân chúng, chỉ có 6 quốc gia trong diện thu nhập trung bình hoặc thấp. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã bảo đảm cho các nước nghèo 2 tỷ liều vac xin thông qua chương trình Covax. Thế nhưng chương trình này bị gián đoạn vì cá nước giàu đã thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất vac xin.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh : « Tôi muốn các nhà sản xuất vac-xin ưu tiên phân phối qua chương trình Covax. Tôi đề nghị các nhà sản xuất và các nước chấm dứt việc chen đơn hàng bổ sung gây hại cho chương trình Covax. Không một nước nào được xếp trên nước khác. Không một nước nào có quyền gian lận xếp hàng để có vac-xin tiêm chủng cho dân mình khi mà nhiều nước khác không có ».
Chỉ trích nhằm chủ yếu vào nước Đức. Berlin đã đặt 30 triệu liều bổ sung của Pfizer/BioNTech. Trong khi mà các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu cam kết không thương lượng mua vac xin song song với Ủy Ban Châu Âu.
Ủy Ban Châu Âu đã giải thích đơn hàng của Berlin nói trên nằm trong kế hoạch do Bruxelles thương lượng. Tuy nhiên nghi ngờ vẫn không hết. Đó là xu hướng chạy đua vac xin. Trong cuộc đua này, Israel dẫn đầu khi đã tiêm chủng được cho 20% dân. Châu Âu cam đoan đã bảo đảm đủ số liều để tiêm chủng cho 80% dân số.
Các nhà lãnh đạo EU mong đợi ngày nhậm chức của ông Joe Biden
Tin từ BRUSSELS, Bỉ – Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang mong đợi lễ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 của ông Joe Biden với tư cách là tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Sau vụ đột nhập tòa nhà quốc hội của Hoa Kỳ của những người ủng hộ Tổng thống Trump, hầu hết các chính phủ quốc gia không còn ngần ngại về việc chỉ trích một tổng thống Hoa Kỳ tại chức.
Một số người xem ông Biden như một tia hy vọng để xây dựng lại các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đổ vỡ trong bốn năm qua. Tất cả sự chú ý hiện đang đổ dồn về tương lai và ông Biden. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cho biết nước Ý “rất nóng lòng được làm việc cùng với Tổng thống Biden”. Nhưng hiện vẫn chưa rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thay đổi đến mức độ nào, theo cách mà tổng thống đắc của Joe Biden không thể – hoặc có thể không muốn – điều chỉnh hoàn toàn.
Và như cuộc bạo loạn lịch sử vào hôm thứ Tư tại cơ quan lập pháp của quốc gia thể hiện, tổng thống Biden có thể sẽ phải tập trung một lượng lớn năng lực cho các vấn đề trong nước. Tuy nhiên, hai hành động tương đối đơn giản từ Washington sẽ làm EU vô cùng hài lòng – tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris, một thỏa thuận toàn cầu 5 năm tuổi cam kết các quốc gia tham gia hạn chế mức độ ô nhiễm và nhiệt lượng thừa, và Tổ chức Y tế Thế giới, một tổ chức đang tập trung vào đại dịch coronavirus.
Cựu tổng thống Obama tham gia hiệp ước khí hậu Paris nhưng tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi hiệp ước, khiến châu Âu chấn động. Điều tương tự cũng xảy ra với WHO, tổ chức mà ông Biden cũng cam kết sẽ tham gia lại. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-nha-lanh-dao-eu-mong-doi-ngay-nham-chuc-cua-ong-joe-biden/
Covid-19: Thị trưởng Luân Đôn ban hành tình trạng “sự cố lớn”
Minh Anh
Trước nguy cơ hệ thống bệnh viện ở Luân Đôn bị « quá tải », đô trưởng Luân Đôn, Sadiq Khan, ngày 08/01/2021 ban hành tình trạng « sự cố lớn » do dịch bệnh đã « vượt ngoài tầm kiểm soát ».
Số liệu mới nhất cho thấy trên toàn quốc, đã có 1.325 người chết vì Covid-19 chỉ trong vòng 24 giờ, một kỷ lục chưa từng có kể từ đầu mùa dịch đến nay, nâng tổng số thiệt hại nhân mạng lên đến 80.000 người tại Anh Quốc.
Thông tín viên đài RFI, Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
« Tình hình tại thủ đô giờ đã trở nên nghiêm trọng và chúng ta sẽ thiếu giường bệnh tại các bệnh viện trong hai tuần sắp tới nếu như đà lây lan của virus không được chặn lại một cách triệt để. » Đây là lời kêu gọi hỗ trợ của thị trưởng Luân Đôn vào lúc hơn 7.000 người hiện vẫn còn đang được điều trị ở bệnh viện, tức cao hơn đỉnh đợt dịch đầu tiên hồi tháng 4/2020 đến 35%.
Cơ quan thống kê quốc gia ước tính cách đây vài ngày là cứ một người dân Luân Đôn trong số 30 người đã bị nhiễm bệnh, nhưng theo ông Saidq Khan con số này tại một số khu vực ở thủ đôn có thể là 1/20. Chính vì vậy mới có quyết định ban bố tình trạng « sự cố lớn » như các vùng Sussex và Surrey đã làm hôm thứ Năm 07/01.
Những sự cố kiểu này gần đây nhất là sau các vụ tấn công khủng bố ở Westminster và London Bridge, và sự cố tháp Grenfell năm 2017, đó là những tình trạng khẩn cấp, đòi hỏi sự can thiệp nhanh và có phối hợp của nhiều cơ quan chính phủ.
Song song với việc « khẩn nài » người dân thủ đô nên ở nhà, ông Sadiq Khan còn viết thư cho thủ tướng Boris Johnson đề nghị ông nên bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại tất cả những nơi công cộng và tăng mức hỗ trợ tài chính cho những người dân thủ đô nào phải tự cách ly ở nhà và không thể đi làm.
Anh ghi nhận số ca tử vong tăng vọt, phá kỷ lục hồi tháng Tư; chính phủ phê duyệt thuốc viêm khớp để điều trị COVID-19
Bình luậnMinh Nhật
Là một trong những nước đang ở trong đỉnh dịch và chịu tổn hại nặng nề, chính phủ Anh đang áp dụng các biện pháp mới nhằm kìm hãm đại dịch…
Thứ Năm (7/1), Anh 1 đã phê duyệt hai loại thuốc để sử dụng trong việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 – căn bệnh do virus ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) gây ra, thường được gọi là virus Corona mới.
Hai loại thuốc mới là tocilizumab và sarilumab, thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, là các kháng thể đơn dòng nhắm vào một loại protein có tên là interleukin-6 – được cho là quan trọng trong con đường lây nhiễm COVID-19.
Theo Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh (DHSC), hai loại thuốc trên đã cho thấy hiệu quả đối với những bệnh nhân cần hỗ trợ chăm sóc nội tạng.
Ông Jonathan Nguyễn Văn Tâm, quyền Giám đốc Y tế Anh, cho biết dữ liệu từ một thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra các loại thuốc này có thể tăng tốc và cải thiện tỷ lệ hồi phục trong chăm sóc đặc biệt.
“Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng REMAP-CAP do chính phủ tài trợ được công bố hôm nay (7/1) cho thấy tocilizumab và sarilumab làm giảm nguy cơ tử vong tương đối xuống 24%, khi được sử dụng cho bệnh nhân trong vòng 24 giờ sau khi được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).” – DHSC cho biết trong một tuyên bố.
REMAP-CAP là mạng lưới toàn cầu gồm các chuyên gia, tổ chức và hệ thống nghiên cứu hàng đầu. REMAP-CAP sử dụng thiết kế thử nghiệm mới và sáng tạo để đánh giá một số lựa chọn điều trị đồng thời và hiệu quả. Thiết kế này có thể thích ứng trong trường hợp có đại dịch và tăng khả năng bệnh nhân sẽ nhận được phương pháp điều trị có hiệu quả nhất.
Theo DHSC, dù phân tích REMAP-CAP này vẫn chưa được đánh giá đồng cấp, nhưng nó cũng đã chỉ ra được rằng, những bệnh nhân dùng một trong hai loại thuốc này sẽ rời khỏi ICU sớm hơn trung bình từ 7-10 ngày so với những người không sử dụng.
Bộ trưởng Y tế Anh, Matt Hancock cho biết ông rất hài lòng với tin tức trên và tin rằng những loại thuốc này “sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh bại loại virus này”.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trên truyền hình cùng ngày, Thủ tướng Boris Johnson cho biết loại thuốc này “sẽ được cung cấp thông qua Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) ngay lập tức, và có khả năng cứu sống hàng ngàn người”.
Chính phủ Anh đã cấm xuất khẩu hoặc tích trữ tocilizumab và sarilumab, đồng thời thêm tên của chúng vào danh sách các loại thuốc đã bị cấm.
DHSC cho biết các thử nghiệm đang diễn ra khác, bao gồm cả thử nghiệm phục hồi (RECOVERY), đang đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc ở các nhóm bệnh nhân lớn hơn bên ngoài ICU. Cụ thể hơn, RECOVERY là thử nghiệm lâm sàng quốc gia, nhằm xác định các phương pháp điều trị có thể có lợi cho người trưởng thành nhập viện đã được xác nhận nhiễm COVID-19.
Anh đón nhận điểm khủng hoảng vào thứ Sáu
Vào ngày 8/1 – giờ GMT, Anh đã ghi nhận số ca tử vong do virus Trung Cộng cao nhất trong một ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch, theo thống kê chính thức. Tổng cộng 1.325 trường hợp tử vong đã được ghi nhận vào thứ Sáu (8/1) đối với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vòng 28 ngày qua. Con số cao nhất trước đó là 1.224, được ghi nhận vào tháng Tư.
Thị trưởng London, ông Sadiq Khan tuyên bố thành phố đang ở “điểm khủng hoảng” trong bối cảnh gia tăng các trường hợp nhiễm virus của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc). Tại London, cứ 30 người thì có 1 người nhiễm virus này, theo một cuộc kiểm tra xét nghiệm được chính phủ xác nhận.
“Tình hình ở London hiện đang trở nên nghiêm trọng với sự lây lan của virus ngoài tầm kiểm soát. Số ca bệnh ở London đã tăng lên nhanh chóng với hơn một phần ba số bệnh nhân tại các bệnh viện so với đỉnh điểm của đại dịch hồi tháng 4 năm ngoái.” – ông cho biết.
Chính phủ Vương quốc Anh và các cố vấn khoa học của họ cho biết sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm COVID-19 ở nước này là do sự xuất hiện của một biến thể virus dễ lây lan hơn xuất xứ từ London và phía Đông Nam.
Minh Nhật
– Theo ET tiếng Anh.
Covid-19: Pháp trước đe dọa lây lan virus biến thể
Anh Vũ
Nước Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ lan truyền virus biến thể xuất xứ từ Anh. Sau phát hiện 1 trường hợp dương tính với Covid-19 mang virus biến thể tại một trường học ở Bagneux, ngoại ô Paris, hai chục ca nghi nhiễm virus biến thể đang được phân tích trong nước Pháp, chính phủ thông báo đóng của biên giới với nước Anh đồng thời yêu cầu tất cả các phòng thí nghiệm huy động tối đa để truy vết chủng virus corona biến thể, có đặc tính lây lan rất mạnh.
Trong lúc tình hình địch Covid 19 tiếp tục diễn biến xấu đi tại Pháp, việc biến thể virus phát hiện tại Anh giờ xuất hiện trên lãnh thổ Pháp càng làm cho những nỗ lực kiểm soát dịch của chính phủ trở nên phức tạp. Liên tiếp từ đầu tuần, mỗi ngày nước Pháp ghi nhận thêm trên 20 nghìn ca nhiễm mới và số tử vong vẫn trong khoảng trên 200 đến trên 300 người mỗi ngày.
Bộ Y Tế Pháp cho biết hiện hai chục ca nghi nhiễm biến thể virus có mực độ lây mạnh này đang được tiến hành phân tích. Chính virus biến thể này đã gây ra tình trạng bủng nổ số ca nhiễm khiến cách bệnh viện quá tải đang xảy ra tại nước Anh trong vài ngày qua.
Dù chính phủ Pháp đã thông báo thêm các biện pháp thắt chặt như đóng của biên giới với Anh, một số nhà chuyên môn đang nghi ngờ khả năng Pháp có thể chống đỡ tốt được một khi chủng mới virus corona này lây lan mạnh trong nước.
Hôm 20/12, sau khi chính phủ Anh thông báo phát hiện chủng biến thể virus corona, Pháp cũng như đa số các nước Châu Âu đã tạm ngừng thông thương với nước Anh trong vòng 48 giờ nhưng sau đó đã mở lại với cho người dân với điều kiện có xác nhận xét nghiệm PCR âm tính.
PUBLICITÉ
Đức: Hơn 1.000 ca tử vong trong ngày thứ Sáu do COVID-19 – kỷ lục mới chỉ trong 10 ngày
Bình luậnThiện Đức
Theo số liệu từ viện Robert Koch, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát dịch bệnh tại Đức, chỉ trong 10 ngày, số ca tử vong do virus Corona Vũ Hán tại nước này một lần nữa đã bị phá kỷ lục…
Trong đầu dịch COVID-19, Đức được xem là hình mẫu chống dịch ở các nước Châu Âu, với khả năng xét nghiệm diện rộng, kiểm soát dịch bệnh và rất ít trường hợp tử vong. Nhưng trong đợt bùng phát dịch bệnh lần này, với dân số đông nhất Châu Âu và nguồn lực mạnh nhất châu Âu, Đức cũng rơi vào tình trạng “đuối sức” trước sự tấn công của virus Vũ Hán.
Dịch bệnh ở Đức hiện nay rất nghiêm trọng, ngoài bệnh viện và siêu thị, các cửa hàng từ ngày 16/12/2020 cũng đều phải đóng cửa, trường học các cấp cũng đã bị đóng cửa.
Theo thông báo Viện Robert Koch, số ca tử vong trong ngày 08/01/2021 là 1.188, vượt mức kỷ lục trước đó là 1.129 ca tử vong, vào ngày 30/12. Theo đó, tổng số trường hợp tử vong tại Đức sẽ nâng lên thành 38.795 người.
Theo dự kiến, Đức sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Điều này không chỉ để chuẩn bị cho nguy cơ quá tải tại các bệnh viện, mà còn để ứng phó trước những biến thể mới nổi của virus COVID-19 từ Anh, Nam Phi, và Nigeria.
Một số biện pháp ứng phó của Đức trước COVID-19
Đài truyền hình quốc gia dẫn các nguồn tin chính phủ đưa tin, Đức cũng đang cân nhắc việc tạm ngừng các chuyến bay đến Ireland và các nước khác do lo ngại các biến thể của COVID-19 sẽ lây lan sang nước này.
Đức hy vọng sẽ hạn chế sự lây lan của dịch bệnh cho đến khi có đủ số người cần thiết được tiêm chủng. Mục tiêu để đạt được miễn dịch cộng đồng tại Đức là hầu hết mọi người sẽ được tiêm vaccine trước mùa hè năm nay, 2021.
Theo thống kê từ các nhà chức trách Đức, cho đến ngày 4/1/2021, gần 320.000 người đã được tiêm vaccine COVID-19.
Vào vào cuối tháng 12 năm 2020, Đức đã ký hợp đồng với Pfizer, Modena, AstraZeneca, Sanofi của Pháp, GlaxoSmithKline của Anh, Johnson & Johnson của Hoa Kỳ, và CureVac của Đức. Đồng thời, cũng đã hoàn tất các cuộc đàm phán sơ bộ với Novavax ở Hoa Kỳ và thu được tổng cộng khoảng 2 tỷ liều vaccine.
Thiện Đức
– Theo NTDTV tiếng Trung.
Kim Jong-un thề mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Jong-un nói Mỹ là “kẻ thù lớn nhất” của đất nước và ông không mong đợi Washington thay đổi chính sách đối với Bình Nhưỡng – bất kể ai là tổng thống.
Phát biểu tại một đại hội hiếm hoi của Đảng Công nhân cầm quyền của mình, ông Kim cũng cam kết mở rộng kho vũ khí hạt nhân và tiềm lực quân sự của Bắc Hàn.
Ông nói rằng các kế hoạch về một tàu ngầm hạt nhân đã gần như hoàn tất.
Bắc Hàn chấm dứt việc tạm ngưng thử hạt nhân
Mỹ phủ nhận đàm phán hạt nhân với Bắc Hàn thất bại
Tên lửa của Bắc Hàn và quyết định ‘quà Giáng sinh’ của Kim Jong-un
Ông Kim Jong-un kêu gọi ‘các biện pháp chủ động và tấn công’
Bình luận của ông Kim Jong-un được đưa ra khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chuẩn bị nhậm chức.
Các nhà phân tích cho rằng phát biểu của ông Kim là một nỗ lực nhằm gây áp lực lên chính phủ sắp tới, với việc ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Ông Kim có mối quan hệ nồng ấm với Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mỹ Donald Trump, ngay cả khi chỉ có chút tiến triển cụ thể về các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Trong bài phát biểu mới nhất trước Đảng Công nhân – đại hội thứ tám trong lịch sử – ông Kim nói rằng Bình Nhưỡng không có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi “các thế lực thù địch” có kế hoạch sử dụng chúng để chống lại Bắc Hàn.
Hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin Mỹ là “trở ngại lớn nhất đối với cuộc cách mạng của chúng ta và kẻ thù lớn nhất của chúng ta … bất kể ai nắm quyền, bản chất thực sự của chính sách chống lại Bắc Hàn sẽ không bao giờ thay đổi”.
Đầu tuần này, ông Kim thừa nhận rằng kế hoạch kinh tế 5 năm của ông cho quốc gia bị cô lập đã không đạt được các mục tiêu trong “hầu hết mọi lĩnh vực”.
Bắc Hàn đóng cửa biên giới của mình vào tháng Giêng năm ngoái để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, mặc dù tuyên bố không có ca nhiễm virus nào.
Thương mại với nước láng giềng và đồng minh Trung Quốc đã giảm mạnh khoảng 80%. Bão và lũ lụt đã tàn phá nhà cửa và mùa màng ở Bắc Hàn, quốc gia vẫn đang bị quốc tế trừng phạt nghiêm ngặt, do chương trình hạt nhân của nước này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55558253
Kim Jong Un đón chào chiến thắng của Joe Biden bằng màn khiêu khích mới
Anh Vũ
Từ khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, Bắc Triều Tiên vẫn kiềm chế thận trọng không tỏ thái độ về chiến thắng của Joe Biden. Hôm nay, 09/01/2021, KCNA hãng thông tấn chính thức của chế độ loan tin, tại Đại Hội lần thứ 8 đảng Lao Động Triều Tiên đang diễn ra, Kim Jong Un đã đánh giá Hoa Kỳ là « kẻ thù lớn của Bình Nhưỡng ». Lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng khẳng định quyết tâm phát triển kho vũ khí hạt nhân, trong đó có việc đang hoàn tất đóng một tàu ngầm hạt nhân.
Động thái của Bình Nhưỡng được giới quan sát cho là khiêu khích gây chú ý với chính quyền mới ở Washington. Thông tín viên Nicolas Rocca, tại Seoul tường trình:
Kim Jong Un chờ đến ngày thứ 4 của Đại Hội Đảng, diễn ra với rất ít hình ảnh được phổ biến ra bên ngoài, để gửi một thông điệp đến Hoa Kỳ. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên dọa tiếp tục phát triển khả năng hạt nhân của đất nước, đánh giá rằng chính sách của Washington, « kẻ thủ lớn nhất của đất nước », sẽ không thay đổi bất kể ai là chủ nhân Nhà Trắng.
Theo nhà nghiên cứu Go Myung Hyun thuộc Viện Asan tại Seoul, thì rõ ràng Joe Biden không phải là cơ hội tích tốt cho Bình Nhưỡng. Ông nhận định, các lãnh đạo ở Bình Nhưỡng « biết là cơ hội sẽ không đến từ Biden, ông ta còn có ưu tiên khác. Tôi cho rắng Biden muốn lờ đi để chờ vấn đề Bắc Triều Tiên trôi qua, nhưng chuyện sẽ không như vậy. Bắc Triều Tiên biết Hoa Kỳ sẽ chỉ chú ý đến họ khi họ gây ra chuyện ».
Như để khiêu khích thêm, Bắc Triều Tiên bắt đầu chính sách ăn miếng trả miếng với Washington và quyết tâm phát triển kho vũ khí hạt nhân, trong đó đặc biệt loan báo đang hoàn thành công đoạn cuối đóng một tàu ngầm hạt nhân. Đó là một thông điệp rõ ràng với tân tổng thống Mỹ, người sẽ phải bắt đầu nhiệm kỳ đầy những việc liên quan đến chính trị nội bộ cũng như quốc tế.
Trung Cộng đe dọa Hoa Kỳ sẽ phải trả giá nếu cho đại sứ đến thăm Đài Loan
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Chính quyền Trung Cộng vào thứ Năm, 7 tháng 1, đe dọa rằng Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt nếu cho đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft đến thăm Đài Loan trong vài ngày tới.
Trong thông cáo báo chí, phái đoàn Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc nói rằng Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt cho các hành động sai lầm của họ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng kêu gọi Washington nên ngừng khiêu khích, ngừng tạo thêm khó khăn cho quan hệ Mỹ-Trung, và đừng tiếp tục đi theo con đường sai lầm.
Bắc Kinh cũng yêu cầu Hoa Kỳ hủy chuyến thăm Đài Loan của Đại sứ Craft, và tái khẳng định rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Cộng. Theo kế hoạch được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo, bà Craft sẽ đến thăm Đài Loan từ ngày 13 đến 15 tháng 1, và gặp gỡ những người đồng cấp tại Đài Bắc.
Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc cho biết, trong chuyến thăm Đài Loan, bà Craft sẽ tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với hòn đảo này trước quốc tế, dựa theo hướng dẫn của đạo luật Quan hệ Đài Loan.
Hãng truyền thông Tân Hoa Xã của Trung Cộng trước đó đã chỉ trích chuyến đi của bà Craft, nói rằng sự hiện diện của vị đại sứ sẽ vi phạm chủ quyền của Trung Cộng. Vào năm ngoái, một số viên chức cao cấp của chính quyền Trump cũng đã đến thăm Đài Loan, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-de-doa-hoa-ky-se-phai-tra-gia-neu-cho-dai-su-den-tham-dai-loan/
Covid-19: Trung Quốc siết chặt các quy định trước thềm Tết Nguyên Đán
Minh Anh
Trung Quốc ngày 09/01/2021 thông báo siết chặt thêm các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt với hy vọng có thể ngăn chận dịch Covid-19, đang bùng phát nghiêm trọng tại hai thành phố ở phía nam Bắc Kinh, khi chỉ còn có vài tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán.
Đây là đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất trong vòng 6 tháng gần đây, kể từ khi Trung Quốc thông báo khống chế được dịch bệnh, nổ ra từ Vũ Hán cách nay một năm.
Chính quyền thành phố Thạch Gia Trang hôm nay thông báo đóng cửa các trạm tầu điện ngầm cho đến khi nào có lệnh mới. Thành phố Hình Đài cấm người dân rời nhà trong vòng một tuần lễ. Trường học cũng như mọi phương tiện liên thông (đường xa lộ, sân bay, xe lửa, xe ca đường dài) đều ngưng hoạt động.
AFP nhắc lại, 18 triệu dân ở hai thành phố này của tỉnh Hà Bắc, hiện đang chịu lệnh phong tỏa, bị cấm rời thành phố ngoài trừ những lý do khẩn cấp, sau khi phát hiện 300 ca dương tính với Covid-19, trong đó có gần 200 trường hợp là không có triệu chứng. Theo một quan chức chính quyền, dịch bệnh bùng phát trở lại là do một người nước ngoài mang vào.
Hãng tin Pháp lưu ý là chính quyền Trung Quốc những tháng gần đây những ca nhiễm mới chủ yếu thuộc các chủng virus do khách nước ngoài du nhập vào hay trên bao bì các thực phẩm đông lạnh.
Tết Nguyên Đán cũng là mùa nhộn nhịp đi lại của hàng trăm triệu người dân trên khắp cả nước để thăm gia đình hay viếng bạn bè. Chính quyền Bắc Kinh quan ngại rằng « đây cũng là dịp để virus gia tăng đà lây lan ».
Trung Quốc: Chính quyền các nơi kêu gọi người dân ‘ăn Tết tại chỗ’, hạn chế vào Bắc Kinh để bảo toàn thủ đô
Bình luậnĐông Phương
Gần đây, Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chính quyền nhiều tỉnh thành như Bắc Kinh, Thượng Hải, Ninh Hạ, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hà Bắc, Quảng Tây, v.v. đã kêu gọi người dân cố gắng hết sức “ăn Tết Nguyên đán tại chỗ”.
Chính quyền nhiều tỉnh kêu gọi công chúng “ăn Tết Nguyên đán tại chỗ”
Vào trước dịp Tết cổ truyền của Trung Quốc, ngoại giới lo ngại làn sóng dịch bệnh này có thể ngăn cản mấy trăm triệu dân Trung Quốc về quê sum họp. Cũng gần như cùng lúc, chính quyền nhiều nơi ở Trung Quốc kêu gọi “người đi xa xứ nếu không cần thiết thì đừng về, chờ thời điểm thích hợp sau đợt Tết, khi ngày xuân ấm áp hãng về”.
Theo tờ The Paper của Trung Quốc, gần đây nhiều nơi ở Hà Bắc đã phát đi thông báo, kêu gọi người dân đi làm ở tỉnh khác không về quê trong dịp năm mới và ăn Tết tại chỗ.
Tờ China News cũng đưa tin, gần đây, các tỉnh có lượng lớn lao động đổ xô đi làm ăn như An Huy, Tứ Xuyên, Hồ Nam,… đã ra thông báo khẩn cấp yêu cầu “không cần thiết thì không về quê”.
Bắc Kinh cũng đưa ra khẩu hiệu “không cần thiết thì đừng rời Bắc Kinh, không cần thiết thì đừng xuất cảnh” và chủ trương năm nay người dân Bắc Kinh ở lại địa phương đón Tết; yêu cầu quan chức trong các cơ quan của Đảng và chính phủ nên làm gương ở lại Bắc Kinh ăn Tết, nếu thực sự có nhu cầu rời Bắc Kinh thì phải được xét duyệt nghiêm ngặt.
Còn Thượng Hải thì nhắc nhở công chúng không nên đến tỉnh thành khác trừ khi cần thiết và khuyến khích mọi người ở lại làm việc trong đợt Tết cao điểm. Nếu thực sự cần đi thì phải tìm hiểu trước tình hình dịch bệnh và các chính sách phòng chống dịch của địa phương đó; đồng thời tạm hoãn việc lui đến những vùng có nguy cơ trung bình và cao.
Thâm Quyến, nơi tập trung lượng lớn các lao động ngoại tỉnh, cũng đưa ra thông báo rằng công chức, cơ quan nhà nước và nhân viên doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải nộp đơn xin thì mới được rời Thâm Quyến trong dịp năm mới, các công ty khác gắng hết sức ở lại Thâm Quyến ăn Tết. Nếu nhất quyết phải về quê, thì ít nhất phải nộp đủ báo cáo xét nghiệm axit nucleic, mã sức khỏe và mã thông hành.
Các công ty ở Ninh Ba và Hạ Môn đã phát tiền thưởng hoặc trợ cấp để khuyến khích nhân viên của họ sau Tết hãng trở về nhà.
Còn đối với những người trở về từ tỉnh khác và từ các khu vực có nguy cơ trung bình và cao, chính quyền các địa phương đều yêu cầu họ phải làm xét nghiệm axit nucleic và cách ly.
Bảo toàn thủ đô, chỉ vì sự an toàn của các quan chức Bắc Kinh
Liên quan đến việc chính quyền các nơi khuyến khích người dân “ăn Tết tại chỗ” và Hà Bắc đột nhiên ra lệnh chuyển sang trạng thái thời chiến, một nguồn tin bên trong Bộ Chỉ huy Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hà Bắc nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng, nguyên nhân chính là do số trường hợp được xác chẩn đã tăng gấp đôi và không thể tìm ra nguồn lây nhiễm. Do đó, biện pháp duy nhất hiện nay là cách ly và phòng ngừa, kiểm soát nghiêm ngặt.
Một người làm truyền thông ở Hà Bắc tiết lộ rằng, trên thực tế, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ gần đây mà Hà Bắc, Liêu Ninh và những nơi khác thực hiện đều nằm trong sự cân nhắc an toàn đối với các quan chức cấp cao, chính quyền yêu cầu tất cả các địa phương phải bảo vệ thủ đô Bắc Kinh bằng mọi giá. Hơn nữa, Hà Bắc còn là tỉnh ngay sát sườn Bắc Kinh, nên các quan chức địa phương càng không dám lơ là, vì vậy họ sẽ không ngần ngại áp dụng bất kỳ phương pháp kiểm soát cực đoan nào.
Về vấn đề này, chính quyền tỉnh Hà Bắc từ chối trả lời.
Tuy nhiên, ông Mã Hiểu Vĩ (Ma Xiaowei), Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đã tuyên bố rõ ràng trước đó rằng, lãnh đạo trung ương rất coi trọng dịch bệnh ở Hà Bắc, và người dân ở những vùng có nguy cơ cao không được rời khỏi địa phương.
Ùn tắc giao thông trên đường vào Bắc Kinh, “không thể nhúc nhích trong 8 tiếng đồng hồ”
Thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc chỉ cách Bắc Kinh 55 km, đã ra thông báo vào ngày 7/1, yêu cầu công dân không được vào Bắc Kinh nếu không cần thiết.
Người Hà Bắc thực sự cần vào Bắc Kinh, nhưng không phải với lý do đi làm, thì phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng 72 giờ trước khi vào Bắc Kinh, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách và quy định về phòng chống dịch bệnh của thủ đô.
Còn với những người đến Bắc Kinh làm việc, phải có giấy cư trú tại khu vực giáp ranh Bắc Kinh, giấy chứng nhận làm việc ở Bắc Kinh và xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng 14 ngày.
Do các nhà chức trách bất ngờ yêu cầu những người đi làm ở Bắc Kinh mà sống ở ven thủ đô phải có giấy chứng nhận axit nucleic thì mới được vào Bắc Kinh, nên đã khiến nhiều người buộc phải quay trở về vì không có sự chuẩn bị. Nhiều cư dân mạng cho biết bắt đầu từ sáng ngày 7/1, các tuyến đường vào Bắc Kinh ở Yên Giao, Đại Xưởng, Lang Phường, v.v. đã tắc cứng.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Luật sư nhân quyền ở Hà Nam (Trung Quốc) bị thu hồi giấy phép chỉ vì ‘liên tục làm điều tốt’
Luật sư nhân quyền Ren Quanniu đã tiết lộ chi tiết về việc chính quyền Hà Nam (Trung Quốc) quyết định thu hồi giấy phép chỉ vì đã bảo vệ các học viên Pháp Luân Công.
Thông qua một bài đăng trên Twitter ngày 5/1, luật sư Ren Quanniu nói Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã gửi cho ông ấy một thông báo, tuyên bố rằng ông đã vi phạm quy định phòng xử án trong phiên tòa xét xử học viên Pháp Luân Công Zhang Minglang hai năm trước.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp , là một môn khí công hướng dẫn các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa trên ba nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Trong bối cảnh Pháp Luân Công ngày càng phổ biến ở Trung Quốc đại lục những năm 90, Chính quyền Trung Quốc vì đố kỵ mà đã phát động một chiến dịch đàn áp ghê gớm các học viên Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999.
Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, trang Faluninfo, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác ở Trung Quốc, với hàng trăm nghìn người bị tra tấn.
Luật sư Ren đại diện cho ông Zhang khi ông này bị bắt vào tháng 12 năm 2017 vì đức tin của mình.
“Thông báo thu hồi giấy phép” đã cáo buộc Luật sư Ren vi phạm Điều 39, Khoản 3 của “Các biện pháp hành chính hành nghề luật”, trong đó nêu rõ rằng một luật sư không được “bác bỏ đặc điểm của một tổ chức dị giáo được tuyên bố bởi nhà nước” và hành vi của Ren là vi phạm “nghiêm trọng” và “gây thiệt hại nghiêm trọng” nghề luật sư.
Chính quyền Trung Quốc đã gán cho Pháp Luân Công và nhiều tín ngưỡng niềm tin khác là “các tổ chức dị giáo” trong các tuyên truyền vu khống.
Trên Twitter, ông Ren đã bác bỏ hoàn toàn những tuyên bố này, nói rằng không có luật nào phân loại Pháp Luân Công là một nhóm dị giáo.
Ông Ren nói thêm rằng ông chưa bao giờ được thông báo về cuộc điều tra của Bộ tư pháp đối với mình.
Các trường hợp trước đây
Trang Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, có đưa tin về trường hợp của ông Zhang 82 tuổi phải ra hầu tòa vào ngày 7/11/2018.
Ông Zhang bị buộc tội “phá hoại luật pháp vì đã tham gia một tổ chức dị giáo”.
Ông Zhang không nhận tội. Trong phiên tòa, Luật sư Ren lập luận rằng thân chủ của mình không gây tổn hại cho xã hội và không có cơ sở pháp lý để buộc tội.
“Những học viên Pháp Luân Công, dù tập theo nhóm ở góc phố, quảng trường công cộng, hay tập một mình trong nhà, đều không gây nguy hiểm cho người khác hoặc can thiệp vào cuộc sống, công việc hoặc học tập của bất kỳ ai. Nếu họ không cản trở hoặc làm phiền người khác và giống như những người tập thể dục đến vào buổi sáng và buổi tối, đều có quyền tập hợp và luyện công bên ngoài, thì tại sao các học
viên Pháp Luân Công lại không có quyền được tự do thực hành đức tin của mình?” Ông Ren phát biểu như vậy trước tòa.
Sau 12 tiếng, thẩm phán hoãn phiên tòa mà không tuyên án. Vài tháng sau, vào ngày 7/1/2019, Zhang bị kết án 5 năm tù.
Giấy phép của ông Ren đã bị thu hồi ngay sau khi ông bảo vệ một khách hàng trong vụ 12 người Hồng Kông bị lực lượng tuần duyên Trung Quốc bắt giữ khi họ cố gắng chạy sang Đài Loan để tị nạn chính trị.
Vị luật sư nhân quyền này cũng đại diện cho Wong Wai-Yin, người nằm trong số tám người bị tòa án ở thành phố Thâm Quyến kết án bảy tháng vì “vượt biên trái phép”.
Cuối cùng, ông Ren cũng đại diện cho nhà báo công dân Zhang Zhan, người đã bị bắt vì đưa tin về đợt bùng phát COVID-19 ban đầu ở thành phố Vũ Hán vào năm ngoái. Gần đây nhà báo này đã bị kết án bốn năm tù.
Trung Quốc: Tỉnh Hà Bắc thiết lập báo động thời chiến, đóng băng Thạch Gia Trang để bảo vệ thủ đô
Bình luậnHà Thành
Để chống lại sự bùng phát của virus Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã thông báo thiết lập báo động thời chiến ở tỉnh Hà Bắc. Đồng thời, chính quyền đã đóng băng việc đi lại giữa Thạch Gia Trang và Bắc Kinh để bảo vệ thủ đô…
Theo kênh truyền thông Trung Quốc Global Times đưa tin: “Hà Bắc đã báo cáo 20 trường hợp COVID-19 mới được xác nhận và 43 trường hợp không có triệu chứng vào ngày 5/1, khiến nơi đây trở thành nơi có nhiều ca mắc mới trong ngày nhất ở Trung Quốc. Trong số tất cả các trường hợp, 19 trường hợp được xác nhận và 41 trường hợp không có triệu chứng đến từ Thạch Gia Trang”.
Lệnh hạn chế đã được áp khẩn cấp đối với thành phố Thạch Gia Trang – thủ phủ tỉnh Hà Bắc với 11 triệu cư dân:
“Kiểm soát các đường cao tốc đi qua Hà Bắc dẫn đến Bắc Kinh và các tỉnh khác; ngừng bán vé đường sắt đến Bắc Kinh; đình chỉ việc dạy và học tại trường; thực hiện quản lý đóng cửa trong các cộng đồng dân cư ở thủ phủ tỉnh Thạch Gia Trang và tiến hành xét nghiệm axit nucleic đối với cư dân”.
10 đường cao tốc nối từ thủ phủ của Hà Bắc tới Bắc Kinh và các thành phố khác đã được “tăng cường kiểm soát”. Nếu ra khỏi Thạch Gia Trang, cảnh sát giao thông trên đường cao tốc sẽ yêu cầu các tài xế quay xe. Việc đi lại bằng đường sắt và xe buýt dường như cũng đã bị đóng băng.
Huyện Cảo Thành của Thạch Gia Trang được xác định là “khu vực có nguy cơ cao” đối với coronavirus, trong khi ba huyện của thành phố Nam Cung (Nangong) ở tỉnh Hà Bắc được xếp vào “khu vực có nguy cơ trung bình”. Tất cả các trường học bị đóng cửa trên khắp địa bàn thành phố Thạch Gia Trang.
Global Times nhấn mạnh rằng, Thạch Gia Trang không bị đặt trong tình trạng “phong tỏa hoàn toàn” như Vũ Hán trong thời gian bùng phát dịch, nhưng đang thực hiện “các biện pháp phòng ngừa tổng thể nghiêm ngặt hiếm hoi để chống lại COVID-19”.
Tuy nhiên, các khu vực của Nam Cung và một thành phố khác tên là Hình Đài được cho là đã “thực hiện các biện pháp quản lý đóng cửa tạm thời.” – điều nghe rất giống một cuộc phong tỏa hoàn toàn.
Một quan chức Hình Đài nói với Global Times: “Tình hình hiện tại đang căng thẳng. Nhiều cư dân đang rất lo lắng và đợi ở nhà để làm xét nghiệm axit nucleic”.
Vào ngày 7/1, CNBC đã dẫn lời các quan chức y tế Trung Quốc, thừa nhận rằng virus Corona Vũ Hán đã xuất hiện từ trước ở Tỉnh Hà Bắc – lâu hơn những gì được tin tưởng trước đây, đồng thời cho rằng đây có thể là một chủng bệnh được “nhập khẩu”, từ Nga.
Hà Thành
– Theo Breitbart.
Dịch bệnh Hà Bắc: Chính quyền điều khẩn cấp 3.000 nhân viên y tế đến hỗ trợ
Bình luậnNgọc Trân
Tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Hà Bắc ngày càng xấu đi, số ca được xác chẩn cũng tiếp tục tăng lên nhanh chóng, khiến nơi đây trở thành khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh. Do đó, chính quyền địa phương đã gấp rút điều 3.000 bác sĩ từ các vùng khác đến Hà Bắc hỗ trợ.
Dịch bệnh ở tỉnh Hà Bắc đang lây lan nhanh chóng. Theo số liệu chính thức từ chính quyền Trung Quốc, hôm 6/1 tỉnh này có 120 người bị nhiễm bệnh (51 ca được xác chẩn và 69 ca “nhiễm bệnh không triệu chứng”). Trong đó, Thạch Gia Trang – tâm chấn của dịch bệnh tại Hà Bắc chiếm tới 117 ca (50 ca được xác chẩn và 67 ca không triệu chứng).
Tối 6/1, tờ China News đưa tin, Ủy ban Y tế Hà Bắc đã gấp rút điều 1.000 nhân viên y tế từ các nơi khác đến Thạch Gia Trang và có mặt tại đây vào lúc 6 giờ chiều. Đến ngày 7/1, chính quyền Hà Bắc lại điều thêm 2.000 nhân viên nữa tới hỗ trợ.
Do Hà Bắc tiếp giáp với thủ đô Bắc Kinh, vì vậy, tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay ở Hà Bắc cũng đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của thủ đô. Theo tờ Liberty Times đưa tin hôm 7/1, truyền thông Hong Kong đã thu thập được một đoạn ghi âm cuộc họp nội bộ của nhóm triển khai phòng chống dịch thuộc Ủy ban Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn thành phố Bắc Kinh hôm 5/1. Tại cuộc họp, một quan chức đã chỉ ra rằng, 1/3 số người đang hoạt động tại Bắc Kinh và 1/6 hàng hóa ở đây đều đến từ Hà Bắc, hai yếu tố này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Điều này làm tăng khả năng dịch bệnh lây lan sang Bắc Kinh.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho Bắc Kinh, chính quyền đã thực hiện kiểm soát khép kín đối với tất cả các khu đô thị và khu vực nông thôn ở thành phố Thạch Gia Trang. Kể từ ngày 6/1, thành phố Thạch Gia Trang đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt như đóng cửa đường cao tốc, xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính có hiệu lực trong vòng 72 giờ trước khi vào nhà ga và sân bay, đồng thời tạm dừng bán vé xe từ Thạch Gia Trang, Hàm Đan, v.v. đến Bắc Kinh. Tất cả các phương tiện có biển số xe ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc đều bị chặn bên ngoài Bắc Kinh, và không được phép đi qua Bắc Kinh.
Vào ngày 5/1, quận Thuận Nghĩa ở Bắc Kinh lại xuất hiện 1 ca nhiễm mới là người bản địa. Các quan chức Bắc Kinh tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, tính đến 11 giờ ngày 5/1, đã điều tra được 2.378 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân, trong số 28 ca dương tính đã được phát hiện, còn có một số trường hợp cá biệt là mất hơn 14 ngày mới xét nghiệm ra kết quả dương tính.
Do tình hình dịch bệnh ngày càng xấu đi, thêm nữa là việc trước nay chính quyền Trung Quốc luôn che giấu sự thật, khiến ngoại giới cho rằng tình hình dịch bệnh trên thực tế còn nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì phía chính quyền nước này công bố.
Rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ lo lắng và nghi ngờ rằng:
“Tình hình dịch bệnh năm nay cũng giống như năm ngoái ở Vũ Hán. Tôi sợ rằng một số người nhiễm bệnh sẽ đi đến các tỉnh khác”.
“Nó đã lan đến Thiểm Tây, có một vài người đã tiếp xúc với người Hà Bắc”.
“Số liệu chính thức chỉ để tham khảo thôi, tôi cảm thấy số người được chẩn đoán còn lớn hơn rất nhiều”.
Ngọc Trân
Theo Vision Times
Người sáng lập Alibaba – Jack Ma đã trốn thoát khỏi Trung Quốc?
Bình luậnĐông Phương
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời nguồn tin cho biết, ông Jack Ma (Mã Vân) – người sáng lập Alibaba đã trốn thoát khỏi Trung Quốc thành công nhờ hộ chiếu Saint Kitts – một quốc đảo ở vùng biển Caribe vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Gần đây, công chúng phát hiện rằng ông Jack Ma đã không xuất hiện công khai hơn 2 tháng nay, ông cũng bất ngờ vắng mặt trong chương trình truyền hình thực tế “Anh hùng kinh doanh châu Phi” (Africa’s Business Heroes) do ông đầu tư sản xuất.
Về vấn đề này, kênh truyền thông đại lục “Tiêu đề Tin tức” (《新闻头条》) đưa tin vào ngày 8/1, cho biết một nguồn thạo tin tiết lộ rằng vào cuối tháng 12 năm ngoái, ông Jack Ma đã rời khỏi Trung Quốc
thông qua hộ chiếu Saint Kitts. Cụ thể là ông Ma đã ngồi du thuyền cá nhân để di chuyển từ Thâm Quyến đến Hong Kong, sau đó dùng hộ chiếu Saint Kitts để bay từ Hong Kong đến Singapore.
Theo bài báo, ông Jack Ma có một lượng lớn tài sản cá nhân ở nước ngoài đặt tại Saint Kitts. Ông Ma có hộ chiếu Saint Kitts là do nước này có mức đóng thuế thấp hoặc miễn thuế. Vì là một cư dân đóng thuế cho nước này, cho nên mặc dù Saint Kitts đã tham gia Tiêu chuẩn Báo cáo Chung (Common Reporting Standard, CRS) – tiêu chuẩn tự động trao đổi thông tin tài khoản tài chính giữa các cơ quan thuế các nước, nên thông tin tài khoản tài chính ở nước ngoài của ông Ma không bị trao đổi với Trung Quốc, nhờ vậy ông này đã tránh được rất nhiều các cuộc thanh tra thuế và tài sản cá nhân ở Trung Quốc.
Kênh truyền thông đại lục đưa tin vào ngày 8/1, một nguồn thạo tin tiết lộ rằng vào cuối tháng 12 năm ngoái, ông Jack Ma đã rời khỏi Trung Quốc thông qua hộ chiếu Saint Kitts. (Nguồn ảnh: Internet)
Kênh truyền thông đại lục đưa tin vào ngày 8/1, một nguồn thạo tin tiết lộ rằng vào cuối tháng 12 năm ngoái, ông Jack Ma đã rời khỏi Trung Quốc thông qua hộ chiếu Saint Kitts. (Nguồn ảnh: Internet)
Sau khi các nhà chức trách Trung Quốc dừng kế hoạch niêm yết của Ant Group, và Jack Ma cùng các nhân vật chủ chốt khác của Ant Group bị các cơ quan quản lý gọi lên nói chuyện, một cuộc điều tra chống độc quyền và chấn chỉnh các doanh nghiệp của ông Ma đã nhanh chóng được khởi động. Hôm 8/1, tờ Financial Times của Anh dẫn lời nguồn tin cho biết chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các kênh truyền thông lớn của nước này không đưa tin về cuộc điều tra chống độc quyền của Alibaba. Tờ báo phân tích rằng vụ việc của Jack Ma có thể còn nghiêm trọng hơn, chứ không chỉ đơn giản là vấn đề chấn chỉnh doanh nghiệp mà ngoại giới nhìn nhận, hoặc nó đã trở thành một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị ở Trung Quốc.
Bài báo nói rằng, chỉ thị của Bắc Kinh đối với việc đưa tin về Alibaba tương tự như cách đưa tin về các sự kiện chính trị quan trọng trong các bản tin của Trung Quốc, chẳng hạn như chỉ thị đưa tin về phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai hồi trước. Financial Times cũng trích dẫn một bài báo viết về ông Jack Ma trên tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), rằng: “Chống độc quyền đã trở thành một vấn đề cấp bách liên quan đến toàn cục”.
Về vấn đề này, ông Tiêu Cường (Xiao Qiang), nhà nghiên cứu tại Học viện Thông tin thuộc Đại học California, Berkeley, cho biết: “Chỉ thị này rất giống với chỉ thị đưa tin về ‘các sự kiện chính trị vô cùng quan trọng’ như hồi xét xử vụ Bạc Hy Lai”.
Ông Tiêu nói: “Khoản đầu tư của công ty Jack Ma có liên quan trực tiếp đến gia tộc chính trị quyền lực nhất Trung Quốc. Lần này Jack Ma xảy ra chuyện, rất có thể là do liên quan đến chính trị, chứ không phải chỉ vì bài phát biểu của ông ấy động chạm đến Tập Cận Bình hoặc các quan chức cấp cao khác trong đảng”.
Còn nhà kinh tế học La Gia Thông (Luo Jiacong) cho biết: “Tôi đoán đó không chỉ là một hiện tượng kinh tế, mà có thể bị coi là mối đe dọa chính trị. Chính trị luôn là vấn đề được suy xét trước nhất trong ĐCSTQ, chính trị ngự trị tất cả. Tôi cho rằng nó liên quan đến chính trị nhiều hơn là kinh tế hoặc tài chính”.
Sau khi Jack Ma công khai chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải vào ngày 24/10 năm ngoái, cả ông và Tập đoàn Alibaba đã phải chịu một loạt các cuộc chấn chỉnh của chính quyền. Ngoài việc kế hoạch niêm yết của Ant Group – công ty con thuộc Alibaba bị đình chỉ, thì Alibaba cũng bị phạt và bị đưa vào diện điều tra chống độc quyền.
Ngoại giới đều cho rằng bài phát biểu này của ông Ma đã khiến các lãnh đạo cao nhất của Trung Nam Hải tức giận. Tờ The Wall Street Journal dẫn lời nguồn tin thân cận với Trung Nam Hải, cho biết ông Tập Cận Bình đã đích thân ra lệnh tạm dừng đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group tại Thượng Hải và Hong Kong.
Ngoài ra, hôm 4/1 Bloomberg News cũng dẫn lời nguồn tin cho biết, ngay từ đầu tháng 12 năm ngoái, ông Jack Ma đã được kiến nghị là không nên rời Trung Quốc.
Sự việc ông Ma biến mất đã thu hút sự chú ý rộng rãi của truyền thông phương Tây. Phóng viên David Faber của CNBC Hoa Kỳ dẫn lời nguồn tin và cho biết vào ngày 5/1 rằng, Jack Ma không biến mất, chỉ là hiện tại ông không được công khai lộ diện. Về vấn đề này, ông trùm quỹ phòng hộ (hedge fund) người Mỹ Kyle Bass nghi ngờ độ tin cậy về tin tức của Faber và nói rằng Jack Ma sẽ bị kết án tù trong vòng 18 tháng tới, ít nhất là 10 năm tù và ông Bass sẵn sàng đặt cược với Faber 1 USD về điều này.
Đông Phương
Theo Vision Times
Máy bay của hãng Sriwijaya Air, Indonesia mất tích sau khi cất cánh
Một chuyến bay ước tính chở 62 người được cho là đã rớt xuống biển ít phút sau khi cất cánh từ thủ đô Jakarta, Indonesia.
Chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Sriwijaya Air mất liên lạc khi đang trên đường bay tới Pontianak ở tỉnh Tây Kalimantan, giới chức cho hay.
Trang web theo dõi các chuyến bay Flightradar24.com cho biết máy bay này đã hạ độ cao hơn 3000m trong vòng chưa đầy một phút.
Nhân chứng cho biết họ đã thấy và nghe ít nhất một vụ nổ.
Ngư dân Solihin nói với BBC Tiếng Indonesia ông đã chứng kiến một vụ đâm máy bay và thuyền trưởng thuyền cá của ông quyết định quay về bờ.
“Máy bay trông như một tia chớp lao xuống biển và nổ tung trên mặt nước,” ông kể.
“Nó rất gần chỗ chúng tôi, và các mảnh vụn kiểu như gỗ ván suýt rơi vào tàu chúng tôi.”
Một số người dân ở một hòn đảo gần nơi máy bay mất tích cho BBC biết họ đã tìm thấy các vật thể mà họ cho là từ máy bay rơi xuống.
Boeing bắt dừng bay toàn bộ Boeing 737 Max
Việt Nam chưa cấp phép cho Boeing 737 MAX 8
Mỹ: Máy bay của hãng Boeing lại gặp sự cố
Hải quân Indonesia được điều đi tìm kiếm chiếc máy bay, tin cho hay. Sỹ quan Hải quân Abdul Rasyid nói với hãng tin Reuters họ đã xác định được tọa độ của máy bay và tàu thủy đã được điều đến địa điểm rơi.
Những câu hỏi khó trả lời
Lần cuối cùng có liên lạc với máy bay, với tín hiệu SJY182, được thực hiện lúc 14:40 giờ địa phương.
Dường như chuyến bay chở 50 hành khách, trong đó có 7 trẻ em và trẻ sơ sinh, và 12 phi hành đoàn, mặc dù máy bay có công suất chở 130 người.
Thời gian bay thông thường từ Jakarta tới Pontianak, thành phố trên đảo Borneo ở phía Tây, là một tiếng rưỡi.
Theo các thông tin đăng ký, máy bay này là một chiếc Boeing 737-500 đã sử dụng 26 năm.
Sriwijaya Air, một hãng hàng không giá rẻ bay tới Indonesia và các điểm đến khác ở Đông Nam Á, cho biết họ đang thu thập thông tin về chuyến bay.
Đây không phải là máy bay 737 Max, model của Boeing đã gặp hai vụ tai nạn lớn trong mấy năm gần đây.
Vụ tai nạn đầu tiên, xảy ra hồi tháng 10/2018, là của hãng Lion Air của Indonesia. Máy bay lao xuống biển 12 phút sau khi cất cánh từ Jakarta, làm 189 người thiệt mạng.
Phóng viên BBC Jerome Wirawan từ Jakarta cho biết vụ việc mới nhất làm dấy lên những câu hỏi khó trả lời và nhiều cảm xúc đau đớn ở Indonesia, nơi mà ngành hàng không đang bị soi xét kỹ lưỡng từ khi có vụ máy bay rơi của Lion Air.
Vụ rớt máy bay đó được cho là do một loạt sai sót trong thiết kế của máy bay, cũng như lỗi của hãng hàng không và phi công.
Vụ tai nạn B737: Boeing sẽ trả 144.500 đô-la cho mỗi gia đình
Quanh vụ VietJet mua 100 máy bay Boeing của Mỹ
Boeing 747: Siêu máy bay chinh phục thế giới
Phân tích của Theo Leggett
Phóng viên Kinh doanh của BBC
Chiếc phi cơ mất tích là một chiếc Boeing 737, nhưng chúng ta không được nhầm với loại 737 Max hiện đại hơn rất nhiều – hiện đã bị dừng bay sau hai vụ tai nạn thảm khốc hồi 2018 và 2019, trong đó có một vụ ngoài khơi Indonesia.
Chuyến bay của hãng Sriwijaya Air dường như được thực hiện trên một chiếc Boeing 737-500. Máy bay này nằm trông series 737 Classic, thế hệ thứ hai của 737, được lắp vào những năm 1980 và 1990. Máy bay này, được coi là loại máy bay chủ lực phổ biến trong nhiều năm, có hồ sơ toàn rất cao.
Chiếc Boeing 737 của Sriwijaya Air đã được sử dụng 26 năm. Mặc dù các hãng hàng không thường vận hàng các máy bay mới hơn – vì chúng có chi phí vận hành thấp hơn – việc các máy bay ở độ tuổi này vẫn được sử dụng là khá phổ biến.
Tuy nhiên, Indonesia có hồ sơ an toàn hàng không khá yếu. Trong hơn một thập kỷ, các hãng hàng không từ Indonesia bị cấm bay tới các nước EU. Gần đây, tiêu chuẩn an toàn hàng không được cải thiện, và năm 2018, tất cả các hãng hàng không Indonesia được đưa ra khỏi danh sách cấm bay của EU.
Nhưng đó là chuyện trước khi xảy ra vụ rớt máy bay 737 Max của Lion Air hồi tháng 10/2018. Mặc dù thiết kế của máy bay được cho là nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn, các nhà điều tra cũng chỉ ra những vấn đề như quy trình bảo dưỡng kém và thiếu kỹ năng điều khiển máy bay là các nguyên nhân khác.
0 comments