Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Năm 2021: Năm hứa hẹn những liên kết mới và khởi sắc ở Việt Nam?

Friday, January 1, 2021 1:13:00 PM // ,

"Mà nói theo tiếng Việt là 'VUI', tức là một biến chủng còn đang được điều tra, cùng mã số được ghi là VUI-202012/01, có nghĩa là con virus đầu tiên của tháng 12/2020 và người Anh nói đùa rằng đây không phải là Covid-19 mà đã sang Covid-20 và tôi nghĩ vài tuần nữa có khi nó sang đến Covid-21.

"Rất nhiều người sợ tiêm chủng, bản thân tôi rất là ngại vì biết đâu nó có hiệu ứng phụ gì thì sao? Vì thế cho nên năm 2021 này, có thể nói trong quý đầu nhìn từ châu Âu, nhìn từ Anh, thì khó mà có tin vui. Châu Âu, trước ngày 20/12, trước Giáng sinh đã lên con số 500 ngàn người bị tử vong vì Covid rồi, nên rất là lo lắng.

"Nhưng quá trình hoạt động của các nhà khoa học để nhanh chóng tìm ra vắc-xin chống Covid cũng đem lại một hy vọng, tức là khoa học khi cần thì hoạt động rất là tốt, thực ra đó là vấn đề cơ chế, những quy định về dịch tễ có áp dụng hay không, còn người ta nói là chế tạo ra vaccine cũng không khó lắm.

"Tập trung lại, bỏ ra vài trăm tỷ đô-la là có thể ra vaccine cho cả thế giới dùng thoải mái, tức là tôi nói về phần chế tạo, còn phần phân phối làm thế nào thì lại là chuyện khác.

"Đấy cũng là báo động năm 2020 khiến chúng ta và nhân loại nói chung với 7 tỷ người gặp vấn đề rất nghiêm trọng, thì có lẽ cũng nên bỏ qua những cái bất đồng để đoàn kết với nhau và cứu nhau, các nước trợ giúp nhau, cứu nhau, chứ không phải là đem vaccine để trở thành vũ khí cho một cuộc chiến..."

Từ vaccine tới kết quả bầu cử Mỹ và kỳ vọng thay đổi?

Năm mới 2021
Chụp lại hình ảnh,

Các bệnh viện tại Anh trong dịp đầu năm mới tiếp tục chịu áp lực trong bối cảnh các ca nhiễm coronavirus gia tăng

Từ Việt Nam, nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh nói với BBC:

"Một điều tôi thấy là tin vui đó là bước sang năm 2021, thì Mỹ và châu Âu đã có vaccine, và tôi được biết là ở Mỹ, tiêm vaccine là miễn phí.

"Tuy nhiên, tăng trưởng về kinh tế để phát triển cả về kinh tế, xã hội nói chung, không phải lúc nào cũng phản ánh được tính bền vững, nếu như nó không được gắn với vai trò nhất định của nhà nước để phát huy một cách có hiệu quả.

"Tôi nghĩ rằng trong năm 2021, tín hiệu tốt đẹp hơn có thể là phát triển về kinh tế bền vững và chính quyền cũng như nhà nước chấp nhận những thay đổi về chính sách, sửa đổi những luật về bảo vệ môi trường cũng như là những luật song song với nó như là luật về nhân quyền hay con người, để có thể thỏa hiệp được với những điều kiện như là trong Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA), đó là quan điểm của tôi để tránh đi được những lỗ hổng như với tập đoàn Formosa hay là Sun Group trong vấn đề về sử dụng những nguồn lực của quốc gia như ở Vườn Quốc gia Tam Đảo."

Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà quan sát xã hội dân sự tại Việt Nam, bình luận:

"Tôi nghĩ năm tới sẽ là một năm hy vọng sẽ có rất nhiều những thay đổi, mà thay đổi chính, quan trọng nhất đối với những người quan tâm tới Việt Nam, là thay đổi thể chế.

"Bởi vì tất cả những vấn đề kinh tế hay môi trường hay bệnh dịch, chúng ta có được kết quả thay đổi hay không, thì phần lớn phụ thuộc vào thể chế.

"Nếu như không có sự thay đổi, không phải là Covid, không phải là kinh tế, thì Việt Nam cũng đã có quá nhiều vấn đề rồi và đó là điều mà tôi hy vọng nhiều hơn.

"Tác động của bầu cử Mỹ 2020 cũng rất quan trọng với Việt Nam và tôi cũng đang rất sốt ruột chờ tin tức chính thức ở Mỹ, bởi vì khi đã chính xác ai là Tổng thống Mỹ thì các quyết sách cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được xác định một cách rõ nét, và các quốc gia cũng như là Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng không nhỏ trong kết quả bầu cử.

"Tôi hy vọng là trật tự thế giới sẽ ổn định trở lại và Việt Nam sẽ được hưởng lợi ở trong tiến trình mới của thế giới."

"Năm mới "đốt lò" nên làm từ gốc thay vì chỉ tại ngọn"

Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,

Công cuộc chống tham nhũng do đảng CSVN phát động đã đạt một số thành tựu, nhưng cần được tiếp tục tiến hành triệt để trong năm 2021, một cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC

Cũng trong dịp chuyển đổi sang năm mới 2021, một số ý kiến khác từ Việt Nam, trong đó có cựu Đại biểu Quốc hội nước này, bà Phạm Thị Loan, chia sẻ với BBC về cảm nhận và kỳ vọng của mình:

"Thực ra đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang có những thay đổi, tuy nhiên vẫn có những cái thực sự vẫn chưa được hoàn thiện lắm.

"Bởi vì ngay trong nhiều vấn đề như tôi đã có dịp nói từ trước vẫn còn có sự phân biệt giữa lĩnh vực tư nhân với nhà nước, chưa nhìn nhận đúng được vai trò của khu vực tư do đó một số chính sách vẫn chưa phù hợp và cũng còn có nhiều cái khác phải bàn mà nói một lúc thì không thể hết được.

"Về câu chuyện năm mới 2021, trong câu chuyện chống tham nhũng mà gọi là "đốt lò, củi lửa" do đảng Cộng sản tiến hành, tôi nghĩ là phải tiếp tục làm cho triệt để, cho nó tận gốc, bởi vì nếu mà không giải quyết được triệt để, đến tận gốc, thì nó chỉ là cái ngọn mà thôi.

"Nếu chỉ làm cái ngọn không, thì hết cái ngọn này sang cái ngọn khác, thì từ cái gốc, nó lại mọc và bốc cái ngọn khác ra, do đó 'đốt lò' đã có đạt được một số về mặt mục đích, hay hiệu quả, nhưng còn nhiều cái và nhiều vụ trong xã hội vẫn còn đang làm cho công luận nhức nhối, bức xúc, và vẫn phải tiếp tục giải quyết.

"Một vấn đề cũng gây ra sự suy nghĩ, băn khoăn là tại sao không làm từ đầu, ngăn chặn ngay từ đầu trước khi các vụ việc gây ra những hậu quả to lớn, thì có phải là tốt và hay hơn không? Tại sao không ra và thực thi các chính sách ngay từ đầu để ngăn chặn thì có tốt và hiệu quả, đỡ thiệt hại chung cho xã hội, quốc gia, đất nước và cộng đồng hơn không?

"Thành ra tôi nghĩ trong năm 2021 trở đi, đã làm phải làm triệt để, không chỉ ngọn, mà phải xử lý cái gốc dù việc ấy không phải là đơn giản."

"Quan sát và học hỏi để cân bằng môi trường và nội lực"

Năm mới 2021
Chụp lại hình ảnh,

Sự kiện năm mới 2021 tới và khép lại được ăn mừng ở nhiều nơi trên thế giới

Từ Hội An, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói với BBC:

"Trong năm 2021, tôi thấy một điều Việt Nam nên lưu tâm, đó là không nên quan trọng hóa và đặt nặng quá một cách quá mức vấn đề ảnh hưởng của nước Mỹ hay chính trị nội bộ Mỹ tới Việt Nam, từ trong quan hệ ngoại giao, kinh tế đến các vấn đề khác.

"Tôi thấy có nhiều người đặt quá nặng việc ông Donald Trump thế này, ông Joe Biden thế kia, rồi ai chống lại Trung Cộng thì đó là người bạn của Việt Nam, ai không, rồi đảng Cộng hòa, hay đảng Dân chủ thì thế này, thế khác.

"Theo tôi, không nên đơn giản có chuyện nhìn nhận như thế, không nên chủ quan có những cách nhìn gọi là thế giới quan như vậy, mà Việt Nam nên luôn luôn suy nghĩ và nghiên cứu tình hình bang giao với Mỹ như thế nào để giải quyết vấn đề theo cách mà chúng ta thực sự tìm hiểu khách quan dựa trên thực tế, chuyển động khách quan, chứ không thu hẹp hay chủ quan hóa góc nhìn của mình.

"Bởi vì định kiến hay thậm chí bốc đồng, thiếu kiềm chế cảm xúc, có thể làm cho chúng ta đi sai đường, bài học theo tôi là phải luôn luôn bám sát vận động thực tế trong chính trị, bang giao, các chuyển động từ kinh tế, thương mại, tới chính trị, bang giao v.v... mà chúng luôn thay đổi từng ngày.

"Mặt khác, trong trường hợp ông Biden nhậm chức, thì hiện nay chính phủ, nội các chưa hình thành, những người được cơ cấu vào chưa có hay chưa thể hiện hết, cụ thể đường lối, chủ trương ra sao rõ ràng ra sao, thì với Việt Nam theo tôi là phải thận trọng, luôn bám sát nghiên cứu, theo dõi sự biến chuyển, tiến triển thì hơn.

"Nhân đây, tôi muốn nói về vấn đề nội lực, đặc biệt trong kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có trong tay nhiều hiệp định ký kết song phương, đa phương với quốc tế, khu vực và năm 2021 là năm Việt Nam có nhiều hiệp định cần phải thực thi mà làm sao một phần là tiến ra để khai thác cho được những lợi thế và hai nữa là phải suy nghĩ tới vấn đề phòng thủ. Phòng thủ bảo vệ nội lực, tránh được việc chúng ta bị thâm nhập bất lợi.

"Mặt khác, theo tôi phải luôn luôn nghĩ rằng thị trường Mỹ và Trung Quốc là những thị trường chính, do đó quan tâm mở ra những thị trường mới, nhưng biết tập trung vào những thị trường lớn, nghiên cứu kỹ để làm thế nào giao thương hiệu quả, thành công với những tập đoàn kinh tế của Mỹ và của Trung Quốc.

"Cái này không hề đơn giản, bởi vì muốn có và duy trì quan hệ giao thương thành công với các tập đoàn tài chính, hay thương mại như của Mỹ chẳng hạn, thì phải dành nhiều thời gian hơn tìm hiểu rành rẽ cách làm việc, làm ăn của người ta trong bối cảnh mới, các không gian hiệp định mới.

"Bây giờ tôi thấy ở Việt Nam vẫn còn mơ màng với cách làm chỉ quen với những thị trường nhỏ, bây giờ phần lớn trên thị trường thế giới đã hoạt động theo những cách mới và khác, thì Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam phải học hỏi, tìm cách để đi vào những thị trường đó bằng cách cập nhật theo những phương thức làm việc, giao thương của người ta, chứ không chỉ ngồi kín trong nhà học hỏi sơ sài, và tự giới hạn với những tri thức kỹ năng như cũ, mà không đi đến đâu cả, đó là nói về kinh tế, thương mại, còn chính trị thì cũng phức tạp tương tự và không kém để mà tư duy và nhận thức."

Kỳ vọng gì về tiến bộ nhân quyền cho Việt Nam?

Năm mới 2021
Chụp lại hình ảnh,

Thanh niên và người dân theo dõi bắn pháo hoa chào đón năm mới 2021 trong giao thừa ở Hà Nội

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, một nhà quan sát xã hội dân sự Việt Nam nêu góc nhìn của mình với BBC:

"Trong năm 2021, tôi rất quan tâm tới khía cạnh phát triển nhân quyền, dân chủ hóa và tiến bộ xã hội, xã hội dân sự ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có những biến chuyển, với tôi chắc chắn những tác đ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng nhất định.

"Tôi nói như vừa rồi Liên minh châu Âu (EU) có thông qua một luật được gọi nôm na là luật Magnitsky toàn cầu của EU, cái ấy có thể sẽ có những tác động răn đe nào đấy đối với quan chức của các nước mà vi phạm nhân quyền.

"Với Mỹ, chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng có thể quan tâm hơn đến vấn đề nhân quyền, nhưng tôi luôn nói rằng với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, tác động bên ngoài có thể là rất tốt, rất quý, rất đáng hoan nghênh, nhưng mà không phải là khâu quyết định.

"Khâu quyết định là người dân ở Việt Nam có hiểu được quyền của mình, những quyền được ghi long trọng trong Hiến pháp của Nhà nước XHCN Việt Nam, trong Công ước về quyền dân sự và quyền chính trị quốc tế mà Việt Nam đã tham gia từ đầu những năm 1980.

"Tức là đến bây giờ là năm 2021 thì đã được khoảng 40 năm rồi, những điều ấy là những điều mà chính quyền Việt Nam phải thi hành, phải tạo điều kiện để cho người dân được thực thi những quyền đó, nếu người dân Việt Nam hiểu rằng đấy là quyền của mình và chính quyền phải có nghĩa vụ để tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho chính người dân Việt Nam thực hiện những quyền ấy, chứ không phải là đưa ra những đưa ra những điều luật tương đối mơ hồ để cắt xét những quyền đó, và người dân Việt Nam cứ thế thực thi quyền của mình một cách xây dựng và ôn hòa.

"Và khi mà chính quyền cản trở, thì người dân Việt Nam phải mở miệng, lên tiếng bảo rằng các vị 'đã sai', rằng đó là 'nghĩa vụ' của các vị, nhưng các vị đã không thực hiện mà còn đòi cắt xén các quyền ấy của chúng tôi, và lên tiếng một cách ôn hòa và thậm chí tự ra khuyến nghị, đề xuất với chính quyền rằng luật nên như thế này, nên như thế kia, để cho những người làm luật có thêm lựa chọn, tham khảo, nếu mà người dân Việt Nam trong năm 2021 thức tỉnh hơn, hiểu được tốt hơn và thực hiện kiên trì hơn những quyền của họ 24 giờ, bảy ngày một tuần, trên tinh thần xây dựng, để làm sao cùng với nhà nước, chính quyền từng bước cải thiện luật pháp hiện hành, làm sao đảm bảo cho người dân thực hiện những quyền ấy và chỉ có như thế, thì tình hình nhân quyền của Việt Nam mới được cải thiện mà thôi."

Năm của chuyển biến và kỳ vọng nhiều liên kết mới, khởi sắc?

Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,

Lần đầu tiên nhi người dân ở Việt Nam đón giao thừa năm mới dương lịch trong lúc đeo khẩu trang phòng dịch

Từ Sài Gòn, Phó Giáo sư Mạc Văn Trang, nhà quan sát thời sự nói với BBC:

"Nhìn vào năm mới 2021, tôi cho rằng đây sẽ là năm có nhiều chuyển biến với nhiều liên kết mới, với những tìm tòi mới trong giải quyết nhiều vấn đề, từ giải quyết đại dịch Covid, cho tới làm ăn, hợp tác kinh tế, chẳng hạn, ở Đông Nam Á mà Việt Nam là một quốc gia thành viên trong khối Asean, thì đã có nhiều hiệp định ký kết và sắp tới đây sẽ còn có thêm nữa.

"Riêng về kinh tế, tôi nghĩ Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục có một số khó khăn trong năm 2021, nhưng Việt Nam và Asean và châu Á, thì có thể có những khởi sắc.

"Về nhân quyền, tự do, dân chủ, tuy thế, theo góc nhìn của tôi, tình hình có thể ít hy vọng hơn, hay ít ra là trong tức thời, để có gì cải tiến hơn.

"Chẳng hạn sự kiện ở Hong Kong vừa qua, các nước không có những trừng phạt, những thái độ thống nhất và hiệu quả.

"Thế rồi vấn đề ngay ở Việt Nam này thôi, tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự càng ngày càng bị o ép nhiều hơn, quyết liệt hơn và đặc biệt chính quyền nhằm vào lớp trẻ.

"Những người già, cao niên, có thể họ còn nương nhẹ một chút, nhưng họ tập trung vào lớp trẻ hết sức quyết liệt, đặc biệt ở các địa phương.

"Họ làm như thế, theo tôi, để cho mọi người sợ hãi không dám lên tiếng, và như thế việc quan trọng nhất của xã hội dân sự là phải được tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt, lên tiếng để phản biện, hay để phản đối những sai lầm của chính quyền, bị kiểm soát, chế ngự mạnh mẽ.

"Những người viết blog, làm blog, hay các Facebooker ở các địa phương ở Việt Nam hiện nay, rồi giới hoạt động, trong đó có nhiều người trẻ tuổi và rất trẻ nữa, bị bắt bớ và xử phạt ghê lắm, thành ra dường như chính quyền đang muốn dập tắt đi phong trào phản biện xã hội hay dư luận xã hội.

"Và như vậy, dưới góc nhìn của tôi, nếu tình h cứ tiếp tục như thế, vấn đề tự do, dân chủ, tự do ngôn luận, biểu đạt sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm mới 2021 này," nhà tâm lý học nói với BBC.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi hội luận về năm mới 2021 với sự tham gia của nhà báo Nguyễn Giang, nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh và kỹ sư Nguyễn Lân Thắng. 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.