Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 25-1-2021

Monday, January 25, 2021 2:28:00 PM // ,

 


BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Viet Times đưa tin: Ngay sau khi ông Biden nhậm chức, Mỹ đưa cụm tác chiến tàu sân bay tới Biển Đông đối phó Trung Quốc. Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ ra tuyên bố, xác nhận nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt vừa tiến vào Biển Đông để “huấn luyện định kỳ”.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Roosevelt sẽ thực hiện các hoạt động diễn tập của máy bay cất cánh cố định và trực thăng, “các cuộc tập trận tấn công trên biển và huấn luyện chiến thuật phối hợp mặt đất với trên không”. 

Chuẩn Đô đốc Doug Verissimo cho biết, 2/3 hàng hóa của thế giới đi qua Biển Đông, nên đây là khu vực rất quan trọng: “Chúng tôi sẽ đảm bảo sự tồn tại và tiếp tục thúc đẩy việc thiết lập trật tự khu vực dựa trên quy tắc”. Thuyền trưởng Eric Anduze, chỉ huy tàu USS Roosevelt nói: “Tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ sự tự do và cởi mở của các đại dương. Hành động của chúng tôi thể hiện cam kết duy trì an ninh và ổn định của khu vực”.

Ngày 23/1, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Roosevelt tiến vào Biển Đông lần đầu tiên, sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ảnh: Sohu/Viet Times

Sự kiện trên diễn ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh bắn tàu nước ngoài tại khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền. Thông báo của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương và chỉ huy tàu USS Roosevelt không nêu đích danh dự luật gây tranh cãi này, nhưng cũng là tín hiệu cho thấy TQ không dễ dàng “làm mưa làm gió” ở Biển Đông. 

Phản ứng lại, Trung Quốc nói Mỹ ‘thị uy’ vì đưa tàu sân bay đến Biển Đông, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên nói trong buổi họp báo hôm nay: “Mỹ thường xuyên đưa máy bay và tàu vào Biển Đông để thị uy. Điều này không có lợi cho hòa bình và ổn định tại khu vực này”. TQ cũng tái khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của nước này, kêu gọi Mỹ tuân thủ nguyên tắc “một TQ”.

VOA đặt câu hỏi: Việt Nam ứng phó ra sao khi hải cảnh Trung Quốc được bắn theo luật mới? TS Hà Hoàng Hợp phân tích, nếu TQ nhất quyết cho rằng vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” thuộc chủ quyền của họ và tàu hải cảnh TQ “sẽ bắn nếu cần thiết” khi bất cứ tàu của các nước láng giềng hay các nước khác đi vào, “thì điều đó đồng nghĩa là Trung Quốc chuẩn bị gây chiến tranh”.

Ông Hiệp bình luận: “Tôi nghĩ Việt Nam sẽ là đối tượng gặp nhiều áp lực vì Việt Nam có các khu vực chồng lấn với yêu sách của Trung Quốc nhiều hơn, các hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông cũng tích cực hơn, hoạt động của các ngư dân chẳng hạn. Khả năng xảy ra các va chạm, rồi các trường hợp mà hải cảnh Trung Quốc có thể viện cớ để sử dụng vũ lực cũng nhiều hơn”.  

RFA đưa tin: Malaysia bắt giữ 16 ngư dân Việt Nam cùng hai tàu cá. Hãng tin Bernama của Malaysia dẫn thông báo của Cơ quan thực thi pháp luật trên biển của nước này (MMEA), cho biết, 2 tàu cá VN đã bị bắt giữ ngoài khơi bang Terengganu vào ngày 22/1. Giới chức MMEA xác nhận, đã tiến hành kiểm tra 2 tàu và phát hiện 16 thuyền viên từ 18 đến 62 tuổi không có giấy tờ cá nhân cũng như không có giấy phép đánh bắt cá trong vùng biển của Malaysia.

Báo Người Việt có bài: Nhãn hiệu bia Hoàng Sa, Trường Sa gây tranh cãi vì ‘kinh doanh lòng yêu nước’. Bài viết nói về sự kiện loại bia thủ công nhãn hiệu “Hoàng Sa” và “Trường Sa” mới xuất hiện trên thị trường ở Sài Gòn, GĐ Trần Song Hải của Công Ty Seefahrer Premium Beer giải thích: 

“Hãng muốn đầu tư vào nhãn và bao bì thật đẹp để khi uống mọi người sẽ lưu giữ những chai bia lại làm kỷ niệm. Trên vỏ chai bia Hoàng Sa có một tấm bảng, là lệnh của vua Gia Long sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra để thăm dò, đo đạc thủy trình Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hòn đảo này từ xa xưa”. Nhưng một số người dân cho rằng, hãng lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh hải để kinh doanh. 

Bia mang tên Hoàng Sa và Trường Sa mới xuất hiện trên thị trường ở Sài Gòn. Ảnh: Tuổi Trẻ/NV

Mời đọc thêm: Lần đầu tiên dưới thời Tổng thống Biden, tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông (VOV). – Trung Quốc vừa thông qua luật Hải cảnh, Mỹ liền điều tàu sân bay vào Biển Đông (Người Đô Thị). – Trung Quốc: Quân đội Mỹ ở Biển Đông không tốt cho hòa bình (VOA). – Luật Hải cảnh của Trung Quốc: Khiêu khích, tạo nguy cơ xung đột (TT). – Trung Quốc tăng huấn luyện hiệp đồng quân chủng (VNE). – Biển Đông nóng lên từ đầu năm (RFA). – ‘Mồi lửa’ tiềm tàng xung đột ở phía bắc Biển Đông (TN). – Malaysia bắt hai tàu đánh cá cùng 16 ngư dân Việt Nam (NV).

Tin chính trường

Đại hội 13 mở phiên trù bị hôm nay. Trước khi khai mạc, các đại biểu đã viếng thi thể ướp khô của ông Hồ: Các đại biểu dự Đại hội XIII đặt vòng hoa, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông Tấn Xã VN đưa tin.

Chi tiết đáng lưu ý duy trong phần thủ tục này là sự vắng mặt của người đứng đầu chế độ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Chỉ có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đoàn đại biểu viếng lăng ông Hồ, cho thấy sức khỏe ông Trọng quá tệ, dù đã gần hai trôi qua, sau vụ đột quỵ ở Kiên Giang.  

Các lãnh đạo đảng, nhà nước cùng đại biểu dự Đại hội 13 đặt vòng hoa và vào lăng viếng ông Hồ. Ông Trọng vắng mặt. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sau thủ tục thăm viếng, Tổng – Chủ Trọng mới xuất hiện: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự phiên trù bị Đại hội Đảng XIII, VTC đưa tin. Sự kiện diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, với sự tham dự của hơn 1.500 đại biểu. Đây là “phiên họp” để hoàn tất các thủ tục, các đại biểu nhận ghế, nhận phiếu, rồi thông qua các quy chế, chương trình làm việc. Bà Ngân điều hành phiên họp này, còn người phát biểu khai mạc là Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự phiên họp trù bị Đại hội Đảng XIII. Ảnh: VTC

Trong phiên họp trù bị sáng nay, các đại biểu tham dự Đại hội thông qua quy chế bầu cử Đại hội XIII của Đảng, theo VietNamNet. Dự thảo Quy chế bầu cử Đại hội 13 “có một số điểm mới. Trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của người đề cử nhân sự trong việc đề cử nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII; việc đề cử phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định”

Quy trình bầu cử sử dụng phần mềm kiểm phiếu do Quân ủy TƯ cung cấp, việc ghi phiếu bầu cử sẽ được thực hiện ngay tại Hội trường và phòng họp của đoàn đại biểu. Chương trình làm việc chính thức của Đại hội 13 sẽ bắt đầu từ sáng mai 26/1 và dự kiến kết thúc vào ngày 2/2, tức Thứ Ba tuần sau. 

VTC có clip về diễn biến chính của phiên họp trù bị Đại hội XIII của Đảng: Thông qua quy chế bầu cử của Đại hội

Các đại biểu cũng đã bầu ra Đoàn Chủ tịch Đại hội 13 gồm 17 thành viên. Báo Dân Việt có bài: Danh sách Đoàn Chủ tịch Đại hội XIII gồm 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 1 Bí thư Trung ương Đảng. Đoàn Chủ tịch gồm: Nhóm “tam trụ”; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; và các nhân vật: Minh, Chính, Phóng, Thưởng, Bình, Lâm, Mai, Lịch, Hải, Mẫn, Nhân.

Thông Tấn Xã VN có bài tổng hợp ảnh: Phiên trù bị thông qua các quy chế, chương trình làm việc của Đại hội. Trong đó có bức ảnh chụp đầy đủ các thành viên của Đoàn Chủ tịch Đại hội 13.

17 thành viên trong Đoàn Chủ tịch Đại hội 13 biểu quyết thông qua chương trình làm việc của Đại hội. Ảnh: TTXVN

Trong danh sách 17 người nói trên, không tính những người nắm giữ vị trí trọng yếu của chế độ nên chắc chắn phải ngồi vào ghế Đoàn Chủ tịch, thì còn 3 thành viên đáng lưu ý sau: Ông Hoàng Trung Hải, người đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vào ngày 10/1/2020, ông Nguyễn Văn Bình, người đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vào ngày 8/11/2020, ông Nguyễn Thiện Nhân, người đã nhường chức Bí thư thành Hồ cho ông Nguyễn Văn Nên vào ngày 17/10/2020.

Dù không còn làm Bí thư thành Hồ, ông Nguyễn Thiện Nhân vẫn có trong danh sách Đoàn Chủ tịch Đại hội 13. Ảnh: TTXVN

RFA viết: Dù bị kỷ luật 1 năm trước, ông Hoàng Trung Hải vẫn dự đại hội đảng 13. Theo đó, “điều bất ngờ là cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam Hoàng Trung Hải dù bị kỷ luật 1 năm về trước nhưng vẫn tham dự kỳ đại hội này với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị”. Vụ bê bối khiến ông Hải bị kỷ luật chính là sai phạm tại dự án gang thép Thái Nguyên, từng bị Ủy ban Kiểm tra TƯ đánh giá là gây hậu quả “nghiêm trọng”, nằm trong danh sách 5 vụ đại án mà Tổng – Chủ Trọng từng hối thúc sớm điều tra cho xong.

Lúc ông Hải bị kỷ luật, đã có một số thông tin cho rằng, chuyện ông “nhập kho” chỉ còn là vấn đề thời gian, nhưng đến ngày 7/2/2020, ông Hải được phân công làm Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội 13, ở thời điểm cách gần một năm trước khi Đại hội bắt đầu. Hôm nay, ông Hải là thành viên ít ai ngờ nhất trong danh sách Đoàn Chủ tịch Đại hội 13. Một nguồn tin thạo tin cho chúng tôi biết, ông Hải được giữ lại để bỏ phiếu giúp một phe, đổi chác với cái án đang treo lơ lửng trên đầu ông ta.

Báo Thanh Niên có bài: Đại hội XIII tiến hành phiên họp trù bị. Trong bài có bức ảnh hầu như không xuất hiện trên các báo “lề đảng” khác, kể cả Thông Tấn Xã VN, là ảnh chụp Thủ tướng Phúc cúi xuống thì thầm vào tai của Tổng – Chủ Trọng.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên trù bị Đại hội 13 của Đảng. Ảnh: Đậu Tiến Đạt/TN

Báo Người Việt nhận định về sự kiện CSVN khai mạc Ðại Hội 13: ‘Bình cũ, rượu cũ’. Quy trình quen thuộc: Đầu tiên là “bầu” ra 200 Ủy viên TƯ đảng, một số đảng viên quá tuổi hoặc bị đẩy “về vườn” để người mới lên thay. Các Ủy viên TƯ đảng mới này sẽ bầu ra Bộ Chính trị, gồm 14 đến 19 Ủy viên. Chính “cái cơ chế cao nhất này”, là Bộ Chính trị, mới có  “ngoại lệ” cho một hay vài người quá tuổi nghỉ hưu nhưng được ngồi lại.

Mời đọc thêm: Đảng Cộng sản Việt Nam họp đại hội bầu chọn lãnh đạo mới (BBC). – Hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp trù bị Đại hội Đảng (TTXVN). – Tổng bí thư, Chủ tịch nước dự phiên họp trù bị Đại hội Đảng XIII (Zing). – Phiên họp trù bị Đại hội XIII của Đảng: Thông qua các quy chế, chương trình làm việc của Đại hội (VTV).

– Đảng Cộng Sản Việt Nam mở Đại hội 13 sắp xếp ban lãnh đạo mới (RFI). – Đại hội XIII bầu Đoàn Chủ tịch, thông qua Quy chế bầu cử (NLĐ). – Hơn 1.500 đại biểu dự phiên trù bị Đại hội Đảng XIII (VTC). – 5 trọng tâm chiến lược (TT). – Có nên chọn Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư không? (TD). – Việt Nam Đại hội XIII: Tận dụng triệt để “thành công” trong năm 2020 để duy trì tính chính đáng của Đảng (RFI). 

 – Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội Đảng XIII (VNN). – Ảnh: Toàn cảnh phiên trù bị Đại hội Đảng lần thứ XIII sáng 25/1 (KT). – Những hình ảnh cập nhật về Phiên họp trù bị Đại hội Đảng XIII (TTXVN). – Chiều 25-1, các đại biểu sinh hoạt tại đoàn, nghiên cứu các tài liệu Đại hội (PLXH). – Tất cả 1.587 đại biểu được triệu tập đều đủ tư cách đại biểu Đại hội lần thứ XIII của Đảng (PLVN).

– Đại hội 13 họp phiên trù bị, cận vệ theo sát ông Nguyễn Phú Trọng (RFA). – 300 cán bộ y tế túc trực tại Đại hội Đảng XIII (VTC). – Phòng chăm sóc đặc biệt phục vụ Đại hội lần thứ XIII của Đảng (TP). – Truyền thông quốc tế đưa tin về Đại hội XIII của Đảng (Zing). Mời đọc lại: Thông qua danh sách đề cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII (TN).

Lại thêm cán bộ “té lầu”

Báo Tiền Phong đưa tin: Chi cục trưởng Thi hành án dân sự rơi lầu chung cư Carina tử vong. Chiều nay, công an quận 8 cùng một số đơn vị nghiệp vụ công an TPHCM tiến hành phong tỏa hiện trường, điều tra vụ ông Đỗ Huy Du, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Bình Tân tử vong sau khi rơi lầu ở chung cư Carina ở quận 8.

Người dân khu vực cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 13h chiều cùng ngày, một số cư dân sống tại Block C, chung cư Carina, nghe tiếng động mạnh ở khu vực hành lang chung cư nên chạy ra kiểm tra thì phát hiện thi thể ông Du nên báo công an. Vụ “té lầu” diễn ra đúng ngày đầu tiên của Đại hội 13. 

Lực lượng chức năng đang điều tra vụ việc. Ảnh: TP

Báo Đất Việt đặt câu hỏi: Người dân nói gì về Chi cục trưởng rơi lầu tử vong? Nhân chứng vụ việc kể, “ông Du sống ở căn hộ tại tầng 12, block C. Ông Du là người sống hòa đồng, thân thiện với mọi người”. Vấn đề là liệu một cán bộ có địa vị xã hội khá tốt như vậy có thể lâm vào cảnh uất ức đến tự tử, hay còn nguyên do nào khác?

RFA có bài: Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Bình Tân tử vong do rơi lầu. Bài viết nhắc lại các vụ “té lầu”: “Liên tục từ năm 2019 đến nay, đã có ít nhất 4 quan chức tử vong do rơi lầu tại Việt Nam. Trong đó có 2 trường hợp đáng chú ý là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, TS Lê Hải An ngã lầu tử vong vào ngày 17/10/2019 và TS-LS Bùi Quang Tín, Giảng viên ĐH Ngân hàng TP HCM rơi từ tầng 14 chung cư New Saigon, huyện Nhà Bè, tử vong vào ngày 5/4/2020.

Gần đây nhất là vụ việc xảy ra vào ngày 21/12/2020, ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục quản lý, giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài Chính đã được phát hiện rơi từ cầu thang bộ tại sở làm ở quận Hoàn Kiếm, xuống khuôn viên và tử vong. “Trong các vụ rơi lầu trên, đến nay dư luận vẫn còn đặt nhiều nghi vấn”. Một số người hoài nghi, không lẽ cán bộ nhà nước dễ té lầu như vậy?    

Mời đọc thêm: Chi cục trưởng Thi hành án dân sự quận ở TP.HCM rơi từ tầng cao (VTC). – Chi cục trưởng Thi hành án dân sự quận Bình Tân tử vong chưa rõ nguyên nhân (PLVN). – Nghi rơi từ chung cư Carina, Chi cục trưởng thi hành án dân sự quận tử vong (GT). – Điều tra nguyên nhân Chi cục trưởng rơi lầu tử vong (ĐĐK). 

Tin nhân quyền

Báo Người Việt đưa tin: Công an CSVN khoe ‘vô hiệu hóa người chống phá đại hội đảng’. Sự kiện được tuyên truyền “ngày hội lớn của toàn dân” hóa ra lại cho thấy nỗi sợ dân của những quan chức chế độ. Ông Phạm Ngọc Việt, cục trưởng An Ninh Nội Địa, Bộ Công an đã đưa cáo buộc “các thế lực thù địch và bọn phản động ráo riết tìm cách chống phá đại hội với những thủ đoạn thâm độc”.

Ông Việt còn khoe khoang “thành tích”, là mấy vụ Cục An ninh Nội địa cùng Cơ quan ANĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam, truy tố và xét xử nhiều “phần tử chống đối, phản động”. Ông Việt không nói rõ danh tính của những “phần tử chống đối”, “nhưng dựa vào thực tế của những trường hợp người bị bắt giữ vài tháng qua, có thể suy đoán đó là nhà báo tự do, Facebooker Phạm Đoan Trang, nhà báo Phạm Thành (blogger Bà Đầm Xòe)…”

RFA có bài: Dân khiếu kiện lâu ngày ở Hà Nội bị xua đuổi, bắt bớ nhân đại hội đảng. Ông Nguyễn Trường Chinh, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, từ Hải Dương lên Hà Nội khiếu kiện, cho biết: “Bắt liên tục! Mấy hôm nay là bắt bà Trương Thị Quí. Trước tôi cũng từng bị đánh phải đi nằm viện. Tôi đã kêu oan cho con từ 2007 đến giờ đã 14 năm”.

Ông Chinh bày tỏ: “Chúng tôi không có mục đích chống phá nhà nước gì cả. Cách đây một tháng tôi nằm trên Hà Nội một tuần. Tôi định ngày mai hay ngày kia đi nhưng họ đã canh me và điện ‘hỏi thăm sức khỏe’ Chắc chuẩn bị Đại Hội Đảng họ làm dữ đấy, nhưng kêu oan cho con thì không thể dừng được”

Mời đọc thêm: Công an ráo riết canh nhà giới xã hội dân sự dịp ‘Ðại Hội 13’ — Nguyễn Mạnh Hùng cho lính trực 24/7 xóa ‘tin xấu độc’ về Đại Hội 13 (NV). – Hồng Kông : Phong trào đấu tranh dân chủ gặp nguy? (RFI). – Nga: Biểu tình ủng hộ Navalny, hàng trăm người bị bắt giữ (BBC). – Mỹ tố cáo Nga đàn áp “thô bạo” người biểu tình ủng hộ Navalny (RFI).

***

Thêm một số tin: CSVN lại ‘hoang tưởng’ trong 5 năm tới đưa thu nhập người dân lên ‘$5,000’ (NV). – Chất độc da cam : Tòa án Pháp xử kiện hơn 14 công ty hóa chất (RFI). – Mỹ tăng cường theo dõi các biến thể COVID khi cả nước có hơn 25 triệu ca nhiễm (VOA). – Hoa Kỳ tái gia nhập cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại hội nghị cấp cao — Hạ viện gửi bản luận tội cựu TT Trump lên Thượng viện, đảng Cộng hòa phản đối phiên xử (VOA).

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.