Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 10-12-2020

Thursday, December 10, 2020 5:25:00 PM // ,

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Nguyễn Thế Bình chia sẻ hình ảnh chụp khu vực trại giam Tanjung Pinang của Indonesia, nơi đang giam giữ một số ngư dân VN, bị cáo buộc vi phạm lãnh hải nước này khi hành nghề ở khu vực Nam Biển Đông. Ông Bình cho biết: “Trong đây có 1 tấm hình chụp cảnh thuyền viên VN ăn sáng. Tất nhiên là cơm tù do phía Indonesia phát”.

Những thuyền viên VN đang bị giam giữ ở Indonesia. Ảnh do thuyền viên cung cấp.

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông lúc chiến hạm Mỹ đi qua. Một trang tin của quân đội TQ khoe khoang về ba khinh hạm Type 056A của hải quân nước này, đã tiến hành cuộc huấn luyện tác chiến “không có kịch bản” trong một cuộc tập trận tầm xa với cường độ cao, đúng thời điểm nhóm tàu đổ bộ do tàu USS Makin Island của Mỹ dẫn đầu, đi vào Biển Đông.

Hoàn Cầu Thời báo, tờ báo diều hâu của đảng CSTQ cũng lên tiếng về sự việc trên: “Trung Quốc cần chuẩn bị đối phó Mỹ ở Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) và eo biển Đài Loan cho dù ai làm chủ Nhà Trắng, các nhà phân tích Trung Quốc bình luận”.

Hành động gia tăng căng thẳng Biển Đông: Trung Quốc có thể đưa tàu sân bay trực thăng tới Biển Đông, theo VnExpress. Đó là tàu sân bay trực thăng Type 075, “được thiết kế phục vụ chiến dịch đổ bộ lên Đài Loan và có thể được biên chế vào hạm đội thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu phía Nam” của quân đội TQ. Đây là bộ tư lệnh làm nhiệm vụ giám sát eo biển Đài Loan và triển khai một số hoạt động ở Biển Đông.

Mời đọc thêm: Mỹ cam kết tăng cường hòa bình và ổn định tại ASEAN (TN). – Tàu sân bay trực thăng Mỹ tới Biển Đông (VNE). – Mỹ đồng ý bán chiến đấu cơ F-15, F-18 cho Indonesia (PLTP). – Trung Quốc tính đưa tàu sân bay lớn nhất tới Biển Đông? (VTC). – Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông khi tàu chiến Mỹ đi qua (RFA).

Cập nhật phiên xử phúc thẩm cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến

Sáng nay, tại Tòa án Quân sự Thủ đô, Tòa án Quân sự Trung ương đã bắt đầu xét xử phúc thẩm cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và các bị cáo liên quan, về vụ án 3 khu đất quốc phòng ở đường Tôn Đức Thắng TP HCM bị chuyển từ đất quốc phòng sang đất kinh tế, thời hạn 49 năm, sai quy định của pháp luật, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Ông Hiến xin tòa phúc thẩm áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc án treo, còn đồng phạm Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc” kháng cáo kêu oan.

Báo Thanh Niên dẫn lời bị cáo Nguyễn Văn Hiến: ‘Kể công lao trước tòa như thế này thì không tiện lắm’. Từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng bây giờ ông Hiến ngồi kể công, kể “thành tích” để xin giảm nhẹ hình phạt: Ông Hiến kể rằng, trong “quá trình công tác đã được nhận 23 huân, huy chương các loại, trong đó cao nhất là Huân chương Độc lập hạng Hai, Giải thưởng Hồ Chí Minh”.

Ông Hiến đổ trách nhiệm cho phía Hải quân: “Thời điểm xảy ra vụ án, Đảng ủy QCHQ có chủ trương đưa đất quốc phòng đi làm kinh tế. Chủ trương này được Đảng ủy quân chủng giao nhiệm vụ bằng nghị quyết và bản thân bị cáo là Phó bí thư đảng ủy nên buộc phải chấp hành… lãnh đạo là cả tập thể, mà cá nhân tôi chỉ là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy”.

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến tại tòa phúc thẩm. Ảnh: Đình Trường/TN

Zing dẫn lời khai nhận của Út “trọc” trong phiên tòa hôm nay: Đinh Ngọc Hệ thừa nhận cháu gái đứng tên tài sản, công ty cho mình. Cựu thượng tá Út “trọc” nói về Công ty Yên Khánh: “Đến nay tôi xin nói rõ tài sản và các công ty là của tôi. Cháu tôi Vũ Thị Hoan chỉ là người đứng tên”. Út “trọc” còn khai đã dặn cháu rằng, nếu Phạm Văn Diệt, cựu TGĐ Công ty CP Tập đoàn Đức Bình, hay ban pháp chế có chỉ đạo thì “yên tâm ký, không bao giờ có sai sót nào”.

Vụ án “thổi giá” ở CDC Hà Nội

Cũng trong sáng nay, TAND TP Hà Nội xét xử cựu Giám đốc CDC Hà Nội và các đồng phạm trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội, VOV đưa tin. Vụ án có 10 bị cáo, với 6 bị cáo thuộc CDC Hà Nội, trong đó có Nguyễn Nhật Cảm, cựu giám đốc.

Nhóm 4 bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech; Đào Thế Vinh, GĐ Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học và thương mại VN (MST); Nguyễn Trần Duy, cựu TGĐ Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.

Theo cáo trạng, cựu giám đốc CDC Hà Nội được hứa hẹn ‘bồi dưỡng’ hàng tỉ đồng, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. CDC Hà Nội từng được giao làm chủ đầu tư mua sắm một số thiết bị hỗ trợ hoạt động chống Covid-19 ở Hà Nội. Với vai trò giám đốc CDC Hà Nội, ông Cảm đã dàn xếp giá cả với một số “đối tác” của ông. Hai nhóm bị cáo nói trên đã móc nối với nhau, nâng giá lên, gây thiệt hại cho nhà nước 5,4 tỉ đồng.

Cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm. Ảnh: PLTP

Trước khi ra tòa, ông Cảm thừa nhận hành vi nâng khống giá thiết bị y tế để trục lợi, nhưng hôm nay ông lại phản cung: Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm phủ nhận ăn chia tiền trước tòa, theo VTC. Trả lời trước tòa, ông Cảm khẳng định “chưa bao giờ nghe thấy việc ăn chia tiền trong việc đấu thầu mua máy xét nghiệm COVID-19”.

Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội.

Zing dẫn lời cựu giám đốc CDC Hà Nội: ‘Bị cáo nhận toàn bộ trách nhiệm’. Ông Cảm phản cung bằng cách viện lý do là ông chịu “áp lực” phải sớm đề xuất thiết bị phòng, chống dịch, nên đã tự ý chọn thầu dù biết vi phạm quy định pháp luật: “Thời điểm đó, CDC Hà Nội đã tích cực tìm kiếm thiết bị nhưng đến đầu tháng 2 vẫn chưa tìm ra máy móc cũng như nơi cung cấp… Bị cáo nhận toàn bộ trách nhiệm”.

Mời đọc thêm: Xử phúc thẩm cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và Út trọc (ĐV). – Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng xin được cải tạo không giam giữ (PLVN). – Xét xử phúc thẩm cựu Đô đốc Hải quân: Ông Hiến xin cải tạo không giam giữ (GDTĐ). – Bị cáo Út “trọc” kêu oan, nói cháu gái vô tội (VNN).

– Cựu Giám đốc CDC Hà Nội ‘thổi giá’ máy xét nghiệm COVID-19 hầu tòa (VTC). – Xét xử vụ án tại CDC Hà Nội: Các bị cáo gây thiệt hại hơn 5,4 tỷ đồng (TTXVN). – Thắt chặt an ninh phiên toà xử vụ “thổi” giá thiết bị phòng chống Covid-19 tại CDC Hà Nội (NLĐ). – Cựu giám đốc CDC Hà Nội phản cung về số tiền hàng tỉ đồng (PLTP). – Cựu Giám đốc CDC Hà Nội phủ nhận lời khai về phần trăm “hoa hồng” (VOV).

Tin nhân quyền

Hôm nay là ngày nhân quyền quốc tế, nhưng tình hình nhân quyền ở VN thật ảm đạm: Facebook chặn 834 nội dung ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 theo yêu cầu của Chính phủ, RFA đưa tin. Báo cáo Minh bạch của Facebook thừa nhận, từ tháng 1 đến tháng 6/2020, Công ty này đã chặn 834 nội dung ở VN theo yêu cầu của Bộ TT&TT và Bộ Công an.

Các nội dung này bị cáo buộc “vi phạm Nghị định 72 vì chống Đảng, Chính phủ, đưa tin sai về đại dịch COVID-19, quảng bá đánh bạc trực tuyến vi phạm pháp luật, quảng cáo và bán hàng trái pháp luật, giả mạo thông tin cá nhân”.

Còn Tổ chức Ân xá Quốc tế lưu ý, chính quyền VN hiện vẫn giam giữ khoảng 170 tù nhân lương tâm, trong đó có đến 69 người bị kết tội vì tham gia các hoạt động trên mạng. Ân Xá Quốc Tế cáo buộc Facebook và YouTube đã đồng lõa với chính quyền VN, kiểm duyệt các nội dung được cho là chỉ trích đảng cầm quyền.

VOA đưa tin: Nhà hoạt động Nguyễn Trung Lĩnh bị bí mật kết tội và tuyên án 12 năm tù. Dẫn tin từ người nhà ông Lĩnh, tổ chức Người bảo vệ nhân quyền cho biết, ông bị buộc tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” và đã bị tuyên án 12 năm tù, trong một vụ xử bí mật.

Mời đọc thêm: TNLT Lê Đình Lượng không được thăm gặp, trại giam nói “không có phiền nhiễu gì” (RFA). – 10.12, Quốc tế nhân quyền; Facebook, Youtube, Twitter vi phạm nghiêm trọng khi đưa ra quyền kiểm duyệt! (FB Nguyễn Đình Bổn). – Người lao động bị bỏ rơi, thất nghiệp do đâu và tại sao chúng ta vẫn không chịu nhìn thẳng vào vấn đề? (FB Hoa Nguyễn). – Covid-19: Các nhóm nhân quyền kêu gọi bảo vệ tù nhân ở Campuchia (BBC).

Tin môi trường

Sự bế tắc ngay tại thủ đô: Rác thải lại tràn ngập đường gom Đại lộ Thăng Long, trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin. Dù người dân địa phương nhiều lần phản ánh, tình trạng vỉa hè của tuyến đường Đại lộ Thăng Long bị biến thành nơi tập kết rác phế thải gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường, vẫn chưa được giải quyết. “Sự thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương cũng năng lực kém của đơn vị trúng thầu công tác duy trì VSMT tại địa bàn giai đoạn 2017 – 2020 đã khiến tình trạng trên tiếp tục tái diễn”.

Rác thải đủ loại, lưu cữu lâu ngày dọc theo Đại lộ Thăng Long bốc mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ảnh: KTĐT

Ngay tại thủ đô Hà Nội, bộ mặt của chế độ: Hàng ngàn hộ dân thủ đô phải dùng nước giếng khoan ô nhiễm, đen kịt, theo báo Tuổi Trẻ. Một người dân xã Tân Lập, huyện Đan Phượng cho biết, chỉ cần dùng tay khuấy nhẹ bể chứa nước giếng khoan ở nhà người này, thì thấy “một lớp cặn màu đen từ đáy bể nổi lên, hòa vào nước khiến nước trong bể đen kịt. Xung quanh thành bể, cũng có một lớp bùn đen, dày khoảng 0,5m bám kín”.

Một người dân khác ở xã Tân Lập kể: “Thời gian gần đây khi tôi dùng nước rửa mặt thì mắt bị đau, đi khám thì bị chẩn đoán là viêm giác mạc. Không chỉ mỗi tôi, mà xung quanh hộ dân trung khu vực này rất nhiều người bị viêm giác mạc, ngoài ra còn bị bướu cổ và ung thư tuyến giáp”.

Bể chứa nước giếng khoan tại nhà một người dân ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, chỉ cần dùng tay khuấy nhẹ, một lớp cặn màu đen từ đáy bể nổi lên. Ảnh: Phạm Tuấn/TT

Trang Hành Tinh Titanic có bài: Đây là điều đã gây ra hình thái mưa xối xả và bão liên tiếp ở Thái Bình Dương – Đông Nam Á – Ấn Độ Dương trong năm nay và cả tương lai. Bản tin phân tích của NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ) cho biết, “một vùng nước ấm nhất đại dương (còn gọi là Bể Nóng Nhiệt Đới – Indo-Pacific Warm Pool), trải dài trên Ấn Độ Dương và khu vực Tây Thái Bình Dương, đã trở nên ấm hơn và gần như tăng gấp đôi kích thước kể từ năm 1900.

Vùng nước ấm nói trên kéo dài từ đảo Madagascar, vượt qua cả bờ Đông châu Úc và vươn xa đến gần giữa Thái Bình Dương, độ dài khoảng 18.000 km, gần bằng một nửa đường xích đạo, chính là nguyên nhân dẫn tới mùa mưa bão khắc nghiệt năm nay ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, theo NOAA. “Vùng nước ấm gia tăng diện tích có mối liên hệ với sự thay đổi của lượng mưa Đông – Xuân ở nhiều vùng trên toàn cầu”.

“Bể Nóng Nhiệt Đới” kéo dài từ Madagascar, vượt qua cả bờ Đông châu Úc và vươn xa đến gần giữa Thái Bình Dương, bị biến đổi từ năm 1900 đến 2018. Ảnh: NOAA/FB Hành Tinh Titanic

Dẫn tin từ NASA, nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt Ân cho biết: Nước Úc trải qua mùa Xuân nóng nhất từng được ghi nhận. Mùa Xuân năm nay ở Úc có nhiệt độ trung bình khoảng 24,53 độ C, cao hơn 2,03 độ C so với những năm trước. Mùa Xuân vừa rồi khởi đầu với nhiệt độ tối đa và tối thiểu mỗi ngày đều ở mức ấm kỷ lục hồi đầu tháng 9, kết thúc bằng một đợt nắng nóng gay gắt cuối tháng 11. Cục Khí tượng Úc xác nhận, tháng 11/2020 là nóng nhất từng được ghi nhận ở nước này.

Nước Úc trải qua những tháng cuối năm 2020 với nhiệt độ ấm kỷ lục. Ảnh: NASA/ FB Nguyễn Đạt Ân

Báo Washington Post đưa tin hôm 7/12: Trái đất vừa trải qua tháng 11 nóng nhất trong lịch sử, năm 2020 gần như là năm nóng nhất từng được ghi nhận. Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ trung bình năm 2020 cao hơn 0,77 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981 – 2010. Không chỉ Úc mà cả Na Uy, Thụy Điển và Anh đều ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 11 vừa qua. Hiện chỉ có năm 2016 có nhiệt độ cao hơn năm 2020, do đợt El Nino mạnh bất thường của năm đó.

Mời đọc thêm: Sáng 10-12, trời Hà Nội mờ đục trong nắng vì ô nhiễm nghiêm trọng (TT). – Tác động của nhà máy nhiệt điện đến ô nhiễm không khí Hà Nội (VNE). – Quảng Nam ban hành tình huống khẩn cấp do sạt lở đường ở 2 xã cô lập (Infonet). – Mực nước sông Mekong thấp kỷ lục: Mối lo chung hay riêng? (RFA).

– Chúng ta vừa trải qua tháng 11 nóng nhất lịch sử (Zing). – Thế giới ghi nhận tháng 11 nóng nhất trong lịch sử (TTTĐ). – LHQ cảnh báo nhiệt độ Trái Đất vẫn có nguy cơ tăng 3 độ C (Tin Tức). – Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã thay đổi đáng kể Bắc Cực chỉ trong 15 năm (FB Nguyễn Đạt Ân).

***

Thêm một số tin: Sai phạm ở Saigon Co.op: Kiểm điểm nhiều cá nhân, tổ chức (TN). – TLĐ nói gì về việc chậm cấp bằng ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng? (VNN). – Nam giới mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới (TTXVN). – Mỹ: Hơn 3.000 ca tử vong vì COVID-19 trong một ngày (TT). 

Tags: ,

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.