Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 15/11/2020

Sunday, November 15, 2020 6:06:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 15/11/2020

Trump ra tuyên bố trái ngược về việc ông Biden ‘thắng’

Tổng thống Trump hôm 15/11 tuyên bố không thừa nhận bất kỳ điều gì sau khi dường như cho rằng đối thủ Joe Biden đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử có “gian lận” ngày 3/11, theo Reuters.

Hãng tin Anh cho biết rằng ông Trump đã đưa ra các tuyên bố trái ngược trên Twitter.

Tin cho hay, thoạt đầu, ông Trump dường như thừa nhận thắng lợi của ông Biden, đồng thời liệt kê một loạt các cáo buộc về gian lận mà Reuters nói là không có căn cứ.

“Ông ta thắng vì cuộc bầu cử có gian lận”, ông Trump viết trên Twitter sáng 15/11, nhưng không đề cập tới tên của ông Biden, theo Reuters. “KHÔNG CÓ CÁC QUAN SÁT VIÊN VÀ NGƯỜI GIÁM SÁT KIỂM PHIẾU được cho phép…”

Ông Trump nói thêm rằng “phiếu được thống kê bởi công ty tư nhân cực tả, Dominion” mà ông nói là “có danh tiếng tệ hại”.

Khoảng một giờ sau đó, theo Reuters, cũng trên Twitter, ông Trump viết: “Ông ta chỉ thắng trong mắt TRUYỀN THÔNG TIN GIẢ. Tôi “KHÔNG” thừa nhận điều gì. Chúng ta còn lâu mới xong. Đây là một cuộc BẦU CỬ GIAN LẬN”.

Reuters dẫn lại tuyên bố của ông Ron Klain, người được ông Biden chọn làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, nói trên chương trình “Meet the press” của kênh NBC: “Tuyên bố trên Twitter của ông Trump không khiến ông Joe Biden [trở thành] tổng thống hoặc không [trở thành] tổng thống. Người dân Mỹ làm điều đó”.

Theo Reuters, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đệ đơn kiện nhằm lật ngược kết quả ở nhiều tiểu bang nhưng không mấy thành công.

Hãng tin này cũng dẫn lời các chuyên gia pháp lý nói rằng việc kiện tụng này ít có cơ hội thay đổi kết quả bầu cử.

Các quan chức bầu cử của cả hai đảng được báo chí trích lời nói rằng không có bằng chứng về các bất thường lớn trong cuộc bầu cử.

Theo Reuters, phe Dân chủ và những người chỉ trích cho rằng ông Trump tìm cách bác bỏ tính chính đáng chiến thắng của ông Biden.

Hãng tin này nói thêm rằng việc chính quyền của ông Trump không công nhận ông Biden giành thắng lợi đã cản trở ông Biden và nhóm của ông tiếp cận ngân quỹ và không gian làm việc của chính phủ dành cho chính quyền sắp tới nhằm đảm bảo một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ.

Theo Reuters, ông Biden được công ty nghiên cứu Edison Research dự đoán giành được 306 phiếu đại cử tri, cao hơn hẳn so với con số 270 cần để đắc cử.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-nh%C6%B0-th%E1%BB%ABa-nh%E1%BA%ADn-%C3%B4ng-biden-th%E1%BA%AFng-nh%C6%B0ng-n%C3%B3i-c%C3%B3-gian-l%E1%BA%ADn-/5663404.html

Bầu cử Mỹ: Trump lần đầu tiên nói

Biden ‘thắng vì kỳ bỏ phiếu bị gian lận’

Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật có vẻ như lần đầu tiên thừa nhận đối thủ của ông, Joe Biden từ đảng Dân chủ, đã giành chiến thắng trong cuộc tranh cử hôm 3/11.

Tuy nhiên, ông Trump lặp lại lời tuyên bố vô căn cứ của mình, rằng kết quả chiến thắng mà đối phương đạt được là do việc bỏ phiếu đã bị gian lận.

“Ông ấy thắng bởi Việc Bỏ phiếu đã bị Gian lận,” ông Trump đăng trên Twitter.

Tin tweet của ông ngay lập tức bị mạng xã hội này ‘cắm cờ cảnh báo’ là mang nội dung “gây tranh cãi”.

Rất nhanh chóng sau tweet này, ông Trump đăng tiếp rằng ông Biden “chỉ thắng trong mắt truyền thông tin giả”.

“Tôi không thừa nhận gì hết. Chúng ta còn chặng đường dài để đi,” ông viết. “Đây là một KỲ BẦU CỬ GIAN LẬN.”

Tin này cũng bị Twitter ‘tuýt còi’ là có nội dung”gây tranh cãi”.

Hôm thứ Sáu, ông Biden củng cố tỷ lệ đắc cử bằng một chiến thắng dự kiến ​​ở tiểu bang Georgia – khiến ông trở thành ứng cử viên Đảng Dân chủ đầu tiên giành được tiểu bang này kể từ năm 1992.

Hiện ông Biden có 306 phiếu đại cử tri – vượt xa ngưỡng 270 để giành chiến thắng.

Tuy nhiên, ông Trump cho đến nay vẫn không chấp nhận kết quả. Ông đã đưa ra hàng loạt thách thức pháp lý ở các tiểu bang quan trọng và đưa ra những cáo buộc không có cơ sở về gian lận bầu cử diện rộng – nhưng những nỗ lực của ông cho đến nay không thành công

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54950339

Thăm dò người Mỹ gốc Á: 61% người Việt bầu ông Biden

ORANGE COUNTY, California (NV) – Thăm dò của tổ chức America’s Voice trước ngày bầu cử một ngày cho thấy, 61% người gốc Việt bầu cho ông Joe Biden, ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, trong khi chỉ có 36% bầu cho Tổng Thống Donald Trump của đảng Cộng Hòa. Số còn lại, 3% bầu cho các ứng cử viên khác.

Cuộc thăm dò này, có tên là “The American Election Eve Poll,” được thực hiện từ ngày 23 Tháng Mười đến ngày 2 Tháng Mười Một, tức là một ngày trước ngày bầu cử tổng thống vừa qua, với sai biệt +/- 2.4%.

Tính chung, 68% người Mỹ gốc Á bỏ phiếu cho ông Biden, trong khi có 30% bỏ phiếu cho ông Trump, và 2% số còn lại bỏ phiếu cho ứng cử viên khác.

Trong số này, người Hoa bỏ phiếu cho ông Biden nhiều nhất, 72%, so với bỏ phiếu cho ông Trump, 27%.

Kế đến là người Nam Hàn, 71% – 23%, người Ấn Độ 70% – 28%, người Nhật 70% – 29%, người Việt 61% – 36%, và người Philippines 60% – 38%.

Cuộc thăm dò được thực hiện đối với 1,675 người Mỹ gốc Châu Á và 41 người Mỹ gốc Thái Bình Dương.

Trong số này, có 382 người gốc Hoa, 328 người gốc Ấn Độ, 250 người Philippines, 236 người Việt Nam, 203 người Nam Hàn, 200 người Nhật, và 76 người Châu Á khác.

Thăm dò được thực hiện bằng tiếng Anh, Quan Thoại, Quảng Đông, Triều Tiên, Tagalog, Việt, và Hmong.

Sứ mệnh của America’s Voice là thiết lập một sự ủng hộ của công chúng với ước muốn chính trị cần thiết để thực hiện các thay đổi chính sách bảo đảm tự do và tạo cơ hội cho di dân tại Hoa Kỳ.

Trước đó, từ ngày 15 Tháng Bảy đến 10 Tháng Chín, hai tổ chức Người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương (AAPI) và Công Lý Cho Người Mỹ Gốc Á (AAJC) có thực hiện một thăm dò khác đối với 1,569 cử tri người Mỹ gốc Á ở các cộng đồng chủ chốt như Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Hàn, Việt Nam, Nhật và Philippines.

Kết quả cho thấy, trong cộng đồng Việt, 48% ủng hộ Tổng Thống Trump và 36% ủng hộ cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, và 16% chưa quyết định.

Xem Thêm

Các bước chuẩn bị mua và bán nhà trong đại dịch

5 thành phần chăm sóc da nên và không nên kết hợp với nhau

Xa quê hương, yêu quê hương

Trong khi đó, các cộng đồng còn lại đa số ủng hộ ông Biden.

Tính chung lúc đó, 54% người Mỹ gốc Á ủng hộ ông Biden, 30% ủng hộ ông Trump, và 15% chưa quyết định.

Trong khi đa số người Việt ở Mỹ bỏ phiếu cho ông Biden, tại Little Saigon, nơi có mật độ người Việt lớn nhất hải ngoại, đa số cử tri chọn Tổng Thống Donald Trump.

Theo nhật báo The Orange County Register dẫn thống kê của Cơ Quan Bầu Cử Orange County (ROV), cho biết “trong khi Santa Ana và Irvine đa số bỏ phiếu chọn ông Biden, cư dân Little Saigon năm nay bỏ phiếu cho ông Donald Trump.”

Năm 2016, đa số cư dân Little Saigon bầu cho bà Hillary Clinton, vẫn theo ROV.

Mặc dù còn một số tiểu bang đang đếm phiếu và chưa chính thức xác nhận kết quả bầu cử, ở mức toàn quốc, trong cuộc bầu cử vào ngày 3 Tháng Mười Một vừa qua, ông Biden được 290 phiếu đại cử tri, trong khi Tổng Thống Trump được 232 phiếu, tính tới ngày Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Một, theo AP.

Nếu muốn thắng cử tổng thống Mỹ, một ứng cử viên phải đạt 270 trong tổng số 538 phiếu đại cử tri.

Hôm 7 Tháng Mười Một, ông Biden tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống, sau khi đạt được con số 273 phiếu đại cử tri.

Cho tới nay, ông Trump vẫn chưa công nhận kết quả bầu cử và chưa chúc mừng ông Biden vì cho rằng có gian lận bầu cử nhưng chưa đưa ra được chứng cứ cụ thể. (Đ.D.)

https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cong-dong/tham-do-nguoi-my-goc-a-61-nguoi-viet-bau-ong-biden/

Lãnh đạo Cộng hòa ở 4 bang bác bỏ ý tưởng

 chọn đại cử tri bỏ phiếu cho Trump

Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở bốn bang trọng yếu nơi Tổng thống đắc cử Joe Biden giành chiến thắng cho biết họ sẽ không tham gia vào một kế hoạch nhằm xoay chuyển các đại cử tri của bang họ bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump.

Phát biểu của họ trên thực tế chặn đứng một gợi ý mà một số nhân vật theo Đảng Cộng hòa đã nêu lên như là cơ hội cuối cùng giữ ông Trump ở lại Nhà Trắng, theo AP.

Các nhà lập pháp Cộng hòa ở Arizona, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đều nói họ sẽ không can thiệp vào việc lựa chọn đại cử tri, những người cuối cùng sẽ biểu quyết ấn định chiến thắng của một ứng cử viên.

“Nếu không có gian lận – điều mà tôi tới bây giờ vẫn chưa nghe thấy – thì tôi chẳng thấy có bất cứ cách thức nghiêm túc nào để thay đổi đại cử tri,” Rusty Bowers, chủ tịch Hạ viện Arizona do phe Cộng hòa kiểm soát, được AP dẫn lời nói. Ông cho biết ông đã nhận được vô số email nài nỉ cơ quan lập pháp can thiệp.

“Theo luật các đại cử tri phải bỏ phiếu cho người mà đã được người dân chọn lựa,” ông nói thêm.

Tại Pennsylvania, các nhà lãnh đạo Cộng hòa cũng bác bỏ khả năng can thiệp vào việc lựa chọn đại cử tri.

“Viện lập pháp Pennsylvania không có và sẽ không nhúng tay vào việc lựa chọn đại cử tri tổng thống của bang hoặc quyết định kết quả của cuộc bầu cử tổng thống,” các nhà lãnh đạo lập pháp hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ bang Jake Corman và Dân biểu bang Kerry Benninghoff, viết trong một bài bình luận vào tháng 10. AP cho biết văn phòng của họ ngày thứ Sáu tái khẳng định lập trường của họ vẫn không thay đổi.

Nhà lãnh đạo Cộng hòa của Viện lập pháp Wisconsin, Robin Vos, từ lâu đã bác bỏ ý tưởng này và người phát ngôn của ông, Kit Beyer, cho biết ông vẫn giữ quan điểm đó vào ngày thứ Năm, theo AP.

Ở Michigan, các nhà lãnh đạo lập pháp nói rằng bất kì sự can thiệp nào cũng sẽ trái luật của bang. Mặc dù cơ quan lập pháp do Đảng Cộng hòa kiểm soát đang điều tra cuộc bầu cử, Lãnh đạo Đa số Thượng viện bang Mike Shirkey nói với đài phát thanh WJR ngày thứ Sáu, “Chúng tôi không kì vọng rằng phân tích của chúng tôi sẽ dẫn đến bất cứ thay đổi nào trong kết quả.”

Ban vận động tranh cử của ông Trump và các đồng minh đã đệ đơn kiện nhằm mục đích trì hoãn việc chứng nhận kết quả bầu cử nhưng cho đến nay họ không đạt mấy thành công. Ít nhất 10 vụ kiện đã bị tòa án bác bỏ trong 10 ngày kể từ cuộc bầu cử.

Bộ An ninh Nội địa của chính quyền Trump hôm thứ Năm báo cáo rằng cuộc bầu cử vừa rồi không bị can thiệp và là “cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.” Không có phát hiện nào cho thấy có

gian lận tràn lan hoặc vấn đề trong việc kiểm phiếu. Ông Biden hiện đang dẫn trước ông Trump hơn 5 triệu phiếu trên toàn quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-cong-hoa-o-bon-bang-bac-bo-y-tuong-chon-dai-cu-tri-bo-phieu-cho-trump/5660891.html

Nội Bộ Trump Rạn Nứt: Giuliani Phá Hỏng

 Kế Hoạch Pháp Lý Của Ban Vận Động

Các phụ tá cao cấp của ban vận động của Tổng Thống Donald Trump đã tụ họp tại tổng hành dinh vào sáng Thứ Bảy, 14 tháng 11 năm 2020, khi có những lời lẽ nổi lên rằng Rudy Giuliani sẽ tổ chức họp báo tại bãi đậu xe của khu thương mại Philadelphia, theo báo Politico cho biết hôm Thứ Bảy.

Các phụ tá cao cấp ban vận động đã vội vã thúc giục các nhà tổ chức hủy bỏ sự kiện [họp báo của Giuliani], đã dựng sân khấu sai tại “Four Seasons” – một cơ sở kinh doanh kế bên một tiệm sách người lớn và một lò thiêu. Nhưng Giuliani đã làm rồi, đưa ra câu nói đầy âm mưu cắt bỏ chiến lược pháp lý mà các cố vấn của tổng thống đã vạch ra một cách tỉ mỉ trong quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử.

Các viên chức ban vận động đã mô tả phiên bản này là tai họa, cho rằng nó gây sợ hãi nhiều luật sư khi họ đã mất nhiều tháng để tuyển dụng, những người mà hiện nay không còn muốn dính vào nữa. Với ban vận động đã đối diện nhiều bất đồng khéo dài trong nỗ lực đếm lại phiếu của họ, có nhiều quan ngại lan rộng trong thế giới của Trump và các đảng viên Cộng Hòa rằng các trò hề của Giuliania đang cản trở cỗ máy pháp lý của tổng thống từ bên trong nội bộ.

“Tôi không thể tưởng tượng ra được rằng một người lý trí” trong quần chúng “sẽ không bị ảnh hưởng một cách trở ngại bởi các mà ông ấy tự thực hiện,” theo Barry Richard, người đại diện cho TT George W. Bush trong cuộc đếm phiếu lại tại Florida vào năm 2000, cho biết.

Tuy nhiên Giuliani đang đảm nhận vai trò cao cấp. Tổng thống hôm Thứ Sáu đã bổ nhiệm ông ấy để quan sát việc kiện tụng sau bầu cử mới. Hành động này, được báo New York Times tường trình trước tiên, đã làm đau đớn các viên chức hàng đầu ban vận động và những cố vấn khác, là những người lo sợ sự tinh nghịch của Hail Mary của Giuliani sẽ làm thiệt hại danh tiếng của Trump và khả năng làm hại đến nguyện vọng chính trị trong tương lai của ông.

Việc thăng chức của Giuliani cũng đe dọa làm phức tạp bộ máy pháp lý mà đã hoạt động từ tháng 6. Ban vận động đã bắt đầu tập hợp một nhóm các luật sư tại các tiểu bang và các quận lưng chừng và nơi mà việc đếm phiếu lại có thể diễn ra.

https://vietbao.com/p114a305754/noi-bo-trump-ran-nut-giuliani-pha-hong-ke-hoach-phap-ly-cua-ban-van-dong

Người ủng hộ ông Trump biểu tình rầm rộ ở Washington DC

Hàng nghìn người yêu chuộng Tổng thống Donald Trump đã đến Washington DC ủng hộ những tuyên bố không có cơ sở của ông về gian lận cử tri trong cuộc bầu cử Mỹ.

Trong nhóm người biểu tình mang đầy cờ quạt, có sự tham gia của các thành viên của các nhóm cực hữu gồm Proud Boys, một số đội mũ bảo hiểm và áo khoác chống đạn.

Họ trước đó đã tràn đến đoàn xe của ông Trump khi ông lái xe ngang qua, trên đường đến sân gôn.

Ông Biden thắng cuộc bầu cử ngày 3/11.

Hôm thứ Sáu, ông Biden củng cố tỷ lệ đắc cử bằng một chiến thắng dự kiến ​​ở tiểu bang Georgia – khiến ông trở thành ứng cử viên Đảng Dân chủ đầu tiên giành được tiểu bang này kể từ năm 1992.

Hiện ông Biden có 306 phiếu đại cử tri – vượt xa ngưỡng 270 để giành chiến thắng.

Bầu cử Mỹ 2020: Biden giành Georgia, củng cố chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri

Quan chức bầu cử Mỹ bác bỏ cáo buộc của Trump về gian lận

Bầu cử Mỹ 2020: So sánh với cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 ở Florida

Tại sao thành viên đảng Cộng hòa im tiếng về kết quả bầu cử?

Tuy nhiên, ông Trump cho đến nay vẫn không chấp nhận kết quả. Ông đã đưa ra hàng loạt thách thức pháp lý ở các tiểu bang quan trọng và đưa ra những cáo buộc không có cơ sở về gian lận bầu cử diện rộng – nhưng những nỗ lực của ông cho đến nay không thành công.

Điều gì xảy ra tại cuộc biểu tình ủng hộ Trump?

Những người ủng hộ ông Trump đã bắt đầu các cuộc biểu tình vào khoảng trưa giờ địa phương gần Freedom Plaza, ngay phía đông Nhà Trắng, và sẽ diễn hành đến Tối cao Pháp viện.

Họ sử dụng các tên khác nhau cho sự kiện này, gồm Million MAGA March – từ viết tắt của khẩu hiệu Make America Great Again của ông Trump – cũng như Diễn hành dành cho Trump và Chấm dứt Đánh cắp DC.

Cùng với những người ủng hộ Trump chính thống hơn, các thành viên của nhóm Proud Boys cực hữu và nhóm dân quân Người giữ Lời thề cũng tham gia tuần hành. Nhà lý thuyết về âm mưu Alex Jones phát biểu trước đám đông.

Bị chỉ trích, Trump giờ đây bảo nhóm Proud Boys ‘rút lui’

Ông Trump nói hôm thứ Sáu rằng ông có thể “cố gắng ghé qua chào”. Đoàn mô tô của ông vượt qua đoàn người biểu tình đang tụ tập sáng thứ Bảy và đi một vòng qua Freedom Plaza, nhưng tiếp tục đến câu lạc bộ golf của ông ở Sterling, Virginia.

Sau đó, ông tweet lại video về người biểu tình, được quan chức Nhà Trắng Dan Scavino đăng tweet lại video về người biểu tình, được quan chức Nhà Trắng Dan Scavino đăng, thề “Chúng ta sẽ CHIẾN THẮNG!” Tuy nhiên, không rõ liệu ông có dự định xuất hiện thêm trước công chúng hay không.

Một số nhóm cánh tả đã lên kế hoạch biểu tình phản đối nhưng không có vụ đối đầu nghiêm trọng nào được báo cáo.

Đầu tuần này, trang web của Airbnb hủy đơn đặt phòng của một người bị cáo buộc là thành viên của Proud Boys, nói “bất kỳ ai liên kết với các nhóm cổ động thù nghịch này sẽ không có chỗ trên Airbnb”.

Trong khi đó, người hâm mộ nhạc pop Hàn Quốc (K-pop) dùng hashtag #MillionMAGAMarch trực tuyến để đăng hình ảnh bánh kếp để phản đối cuộc biểu tình ủng hộ Trump.

Trong ví dụ mới nhất về việc người hâm mộ K-pop dùng những hình ảnh vô thưởng vô phạt để áp đảo người ủng hộ Trump, nữ diễn viên Shea Depmore kêu gọi mọi người điền vào hashtag “mật ngọt lòng tốt “.

Dấu hiệu của cuộc chiến đang mất dần năng lượng

Quan sát của Will Grant, BBC News, tại Washington DC

Một dòng người ủng hộ Trump từ từ tiến tới Freedom Plaza, họ mặc áo thun, và mang theo các biểu ngữ có nội dung “Stop the Steal” và “Trump 2020”.

Người biểu tình cũng có thể được nhận dạng bởi họ không đeo khẩu trang vì nhiều người từ chối tuân theo các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Chỉ xét về khía cạnh đó thôi, cuộc biểu tình ủng hộ Trump này đã bị các nhà phê bình cho là liều lĩnh và vô trách nhiệm. Nó xảy ra khi Hoa Kỳ đang vật lộn với số người bị nhiễm Covid-19 tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, với hơn 180.000 trường hợp ca nhiễm mới và 1.400 tử vong được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua.

Nhưng những con số này dường như không có ý nghĩa với những người tham gia biểu tình đã hào hứng chào đón khi đoàn xe của Tổng thống Trump ngẫu hứng đi vòng quanh quảng trường.

Họ đang tuyệt vọng khi thấy kết quả bầu cử bất lợi cho ông Trump và hoàn toàn ủng hộ những tuyên bố không có cơ sở của ông về gian lận bầu cử và việc ông không chịu thừa nhận thua cuộc.

Tuy nhiên, mặc dù họ có thể phủ nhận điều đó, nhưng ngày càng có nhiều có cảm nhận ​​về một cuộc chiến đang mất dần năng lượng và dù muốn hay không – những người ủng hộ này sẽ phải chứng kiến Tổng thống đắc cử Joe Biden tiến vào Nhà Trắng ngày 20 tháng Giêng.

Ông Trump nói gì?

Tổng thống tiếp tục tranh chấp kết quả bầu cử. Trong một loạt các tweet gửi đi hôm thứ Bảy, ông nói việc kiểm tra các lá phiếu ở Georgia là một “lãng phí thời gian”, cáo buộc có các vấn đề về chữ ký nhưng không đưa ra bằng chứng.

Một cuộc kiểm phiếu bằng tay sẽ được thực hiện ở Georgia vì khoảng cách giữa hai ứng cử viên rất nhỏ, nhưng điều này được cho là sẽ không thay đổi kết quả ở đó.

Hôm thứ Sáu, giới chức chịu trách nhiệm bầu cử nói rằng cuộc bỏ phiếu vừa qua “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, một bác bỏ trực tiếp nhất của các cơ quan liên bang và tiểu bang với các tuyên bố không chứng cớ của tổng thống.

Những nỗ lực nhằm lật ngược kết quả của ông Trump đã phải chịu ba thất bại hôm thứ Sáu:

Tại Arizona, nhóm của ông hủy bỏ một vụ kiện đòi xem xét lại các lá phiếu được bầu vào Ngày Bầu cử sau khi thấy rõ ràng là số phiếu đối thủ của ông dẫn đầu khó có thể suy suyển. Vụ kiện này dựa trên tuyên bố là một số phiếu bầu hợp pháp đã bị từ chối

Tại Michigan, một thẩm phán đã bác bỏ yêu cầu của hai người theo dõi cuộc thăm dò của Đảng Cộng hòa – những người đã cáo buộc gian lận ở Quận Wayne – trong việc chặn chặn đứng chứng nhận kết quả bầu cử ở Detroit

Tại Philadelphia, Pennsylvania, yêu cầu không đếm một số phiếu gửi qua thư của ông Trump đã bị bác bỏ

Quá trình chuyển đổi đang diễn tiến ra sao?

Áp lực đang gia tăng lên ông Trump trong việc phải thừa nhận chiến thắng của đối thủ và giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi từ chính quyền này sang chính quyền khác.

Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA), cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ bắt đầu quá trình, vẫn chưa công nhận ông Biden và phó tổng thống đắc cử Kamala Harris là người chiến thắng.

Nhóm Biden chưa được cấp quyền truy cập vào các cuộc họp giao ban an ninh, cũng như được cho vào các cơ quan liên bang và nguồn kinh phí cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực được diễn ra suôn sẻ. Người phát ngôn của Biden, Jen Psaki nói việc thiếu quyền tiếp cận này có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hành của ông Biden.

Bà nói: “Bạn cần thông tin trực tiếp để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong thời điểm hiện tại, nhấn mạnh tác động của đại dịch. “Nhóm của chúng tôi và các chuyên gia của chúng tôi bắt buộc phải có quyền truy cập đó.”

Thêm tiếng nói của mình vào những kêu gọi này, cựu chánh văn phòng của Tổng thống Trump, John Kelly, nói rằng sự chậm trễ trong việc bắt đầu quá trình chuyển đổi đang làm tổn hại đến an ninh quốc gia.

Nó không phải là một quá trình mà bạn đi từ zero đến 1.000 dặm một giờ,” ông nói với Politico.

Một số ít, nhưng ngày càng tăng, thành viên đảng Cộng hòa cũng đang ủng hộ các lời kêu gọi phải trao cho tổng thống đắc cử quyền truy cập vào các cuộc họp tình báo hàng ngày.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54884958

Đoàn Xe Của Trump Đi Ngang Qua

Hàng Ngàn Người Cực Hữu,

Cực Tả Biểu Tình Chống Các Kết Quả Bầu Cử

Biểu tình ủng hộ Trump tại Washington D.C. (nguồn CNN)

 Washington, DC – Hàng ngàn người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump, gồm các nhóm cực hữu và cực tả, đã tụ tập tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đớn hôm Thứ Bảy, 14 tháng 11 năm 2020 để phản đối các kết quả bầu cử, theo CNN cho biết.

Các nhóm nhỏ hơn của những chống biểu tình đã tụ tập tại trung tâm thành phố và gần Tối Cao Pháp Viện để ủng hộ chiến thắng bầu cử của Tổng Thống đắc cử Joe Biden – mà TT Trump đã mô tả sai lầm là gian lận.

Nhiều nhóm đã tham dự cuộc tụ tập có niềm tin cốt lõi khác nhau, nhưng hôm Thứ Bảy đã thống nhất trong việc ủng hộ vững chắc của họ đối với TT Trump. Họ gồm các nhóm chống chính phủ như Oath Keepers, các nhó cực hữu như Proud Boys và Three Percenters, các lý thuyết gia âm mưu như Alex Jones và các thành viên Quốc Hội Cộng Hòa.

Các đám đông những người ủng hộ TT Trump đã tràn ra Quãng Trường Tự Do trong thời gian biểu tình.

Các lời lẽ của ít nhất 3 sự kiện ủng hộ Trump khác nhau trên truyền thông xã hội trong ngững ngày nay, gồm “Chấm Dứt Đánh Cắp,” “Tập Họp Vì Trump,” và “Tập Họp Triệu MAGA.”

Các nhóm đã bắt đầu đổ vào Quãng Trường Tự Do ở phía đông của Bạch Ốc, vài giờ trước khi có các sự kiện giữa trưa.

Các nhà tổ chức sự kiện “March for Trump” – đã có giấy phép cho tụ tập – không trả lời yêu cầu bình luận của CNN.

Trump đã để ý đến các cuộc tụ họp và viết tweet hôm Thứ Sáu rằng ông có thể sẽ xuất hiện. Trước các tụ họp hôm Thứ Bảy, đoàn xe của Tổng Thống Trump đã đi qua những người ủng hộ chào đón và vẫy tay trên đường ông tới sân golf.

Trong khi đó báo The Guardian hôm Thứ Bảy đưa tin rằng Trump trên đường tới sân golf gần đó tại phía bắc tiểu bang Virginia khi ông được báo cáo cố tình chọn đường này. Ông đã đi qua những người ủng hộ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đang biểu tình chống các kết quả bầu cử tổng thống, mà Joe Biden đã chiến thắng.

Trong khi đó bản tin của báo USA Today hôm Thứ Bảy cho biết vào tối Thứ Bảy, các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình ủng hộ và chống Trump đã nổ ra khắp Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Ít nhất 10 người đã bị bắt vào chiều tối Thứ Bảy, theo Ty Cảnh Sát Metropolitan Police Department cho biết. 4 người đã bị bắt vì vi phạm luật mang vũ khí, 2 người bị bắt vì hành hung, một người không có

giấy phép, một người hành hung cảnh sát và 2 người có hành vi mất trật tự, theo cảnh sát viên công vụ Alaina Gertz cho hay.

https://vietbao.com/p114a305753/doan-xe-cua-trump-di-ngang-qua-hang-ngan-nguoi-cuc-huu-cuc-ta-bieu-tinh-chong-cac-ket-qua-bau-cu

Bầu tổng thống Mỹ : Cử tri

của Donald Trump kiên định phủ nhận kết quả

Tú Anh

Thứ Bảy, 14/11/2020, hàng chục ngàn người Mỹ kéo về thủ đô Washington ủng hộ tổng thống Trump và phản đối kết quả bầu cử mà họ cho là « gian lận ». Nỗ lực để lật ngược thế cờ của Donald Trump gần như vô vọng vì không cung cấp được chứng cớ cho tòa án, thế nhưng không ít người ủng hộ tổng thống vẫn tin tưởng.

Phe kiên định hy vọng huy động được một triệu người nhưng theo AFP và Reuters, chỉ chừng hơn một chục ngàn tham gia tuần hành. Lực lượng giảm nhưng khí thế không giảm. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gửi về bài phóng sự :

Đoàn tuần hành hát vang quốc ca Mỹ để đánh dấu ngày phản kháng chống kết quả bầu cử mà họ gọi là bị gian lận. Christopher, một thanh niên đến từ Ohio than phiền : «  Người ta muốn lật đổ nhà lãnh đạo của thế giới tự do ! ». « Đây  là một cuộc bầu cử gian lận. Có nhiều phiếu giả mạo. Phải bỏ hết các lá phiếu bầu qua thư tín, chỉ đếm những lá phiếu do đích thân cử tri bỏ vào thùng ».

Cho rằng chiến thắng của Donald Trump bị đánh tráo, đám đông hô to khẩu hiệu  « Ngừng đánh cắp ». Một người khác, đi máy bay đến từ Texas, tin tưởng phát biểu : « Đây là cuộc chiến giữa thiện và ác. Chúng tôi sẽ thắng ».

Tất cả đều tin chắc rằng qua giải pháp đếm lại phiếu hay qua phán quyết của Tối Cao Pháp Viện thì cuối cùng Donald Trump sẽ thắng.

Kelly, một phụ nữ đến từ Ohio tỏ ra sung sướng khi thấy có hàng chục ngàn người cùng tuần hành. Bà nói : « Bang nào cũng có người đến biểu tình, chúng tôi đã gặp những người từ 50 tiểu bang hay gần như vậy. Thật là tuyệt vời ».

Cũng đến tận nơi để nhìn tận mắt thủy triều mũ lưỡi trai đỏ (màu của Cộng Hòa), bà Mary, cư ngụ tại Washington không khỏi hoang mang : Chúa ơi ! Nhìn kìa, lá quốc kỳ có chân dung của Donald Trump. Chúa ơi ! Tôi không hiểu được. Như là một loại giáo phái. Tôi không thể nào hiểu được cái thành phần (công dân) này của Hoa Kỳ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201115-b%E1%BA%A7u-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-c%E1%BB%AD-tri-c%E1%BB%A7a-donald-trump-ki%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ph%E1%BB%A7-nh%E1%BA%ADn-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3

Gần 5 triệu phiếu bầu ở Georgia

được kiểm tra công khai trước công chúng

Thiện Phong

Truyền thông Mỹ đưa tin, sau khi được sự chấp thuận của Tổng chưởng lý tiểu bang Georgia, Trung tâm Carter bắt đầu đảm nhiệm giám sát toàn bộ quy trình làm việc trong Ủy ban kiểm phiếu trên khắp tiểu bang Georgia, theo SOH.

Trung tâm Carter là một tổ chức phi lợi nhuận do cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và cựu Đệ nhất phu nhân Rosalyn Carter thành lập năm 1982. Theo thông tin công khai, tổ chức này đã cử đội giám sát viên tại 39 tiểu bang đến giám sát 101 lần tại các quy trình bầu cử hợp pháp kể từ năm 1989.

Hôm thứ Sáu (13/11), rất nhiều nhóm công tác bầu cử hai người đã bắt đầu tiến hành kiểm phiếu lại tại các quận của tiểu bang Georgia.

Nội trong phạm vi toàn tiểu bang, nhóm kiểm tra đã xử lý các lô phiếu giấy, chia chúng thành từng chồng cho mỗi ứng cử viên, sau đó dùng tay trực tiếp kiểm tra từng chồng một.

Theo báo cáo từ Epoch Time, trong quá trình kiểm lại phiếu, các tổ chuyên gia của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa hiện đang xem xét một số phiếu nhất định, trong đó bao gồm cả những phiếu mà nhân viên kiểm phiếu trước đó đã không công nhận cũng như lá phiếu viết tay của các cử tri.

Bà Paige Alexander, Giám đốc điều hành Trung tâm Carter, cho biết trong một tuyên bố chung: “Chúng tôi đang giám sát cái mà rất nhiều người gọi là quy trình kiểm phiếu thủ công. Cuộc kiểm phiếu này về cơ bản yêu cầu người kiểm phiếu phải xem xét thủ công từng lá phiếu một. Điều này (kiểm tra lại phiếu) thật không đơn giản. Nhưng trước khi có kết quả chứng nhận của tiểu bang, nó cũng tạo thêm cơ hội để gây dựng lòng tin vào hệ thống bầu cử”.

Các giám sát viên do Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa địa phương bổ nhiệm được phép kiểm tra riêng biệt tại các trạm kiểm phiếu, nhưng không được phép cho thêm phiếu bầu hoặc ghi lại bất cứ điều gì.

Các kênh truyền thông và công chúng cũng được phép quan sát, nhưng cần phải quan sát trong khu vực chỉ định.

Văn phòng tổng chưởng lý ở tiểu bang Pennsylvania tuyên bố rằng các quan chức bầu cử quận phải hoàn thành việc xem xét trước 11 giờ 59 tối ngày 18/11. Thời hạn cuối cùng để tiểu bang Georgia xác thực kết quả thắng cử Tổng thống là ngày 20/11.

Rạng sáng ngày 3/11, tại tiểu bang Georgia, Tổng thống Trump đã dẫn trước ông Joe Biden tới 9% trên diện rộng khi 78% số phiếu được công bố. Tuy nhiên, vào lúc 4 giờ sáng ngày 4/11, một lượng lớn phiếu bầu bất minh cho ông Joe Biden bỗng xuất hiện ở các điểm bỏ phiếu của tiểu bang này.

Hiện, dữ liệu công khai của tiểu bang Georgia là ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước Tổng thống Mỹ Donald Trump 0,3%, phù hợp với yêu cầu kiểm phiếu thủ công của tiểu bang này (khi có chênh lệch quá ít).

Dưới sự thúc đẩy của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại tiểu bang này, ông Brad Raffensperger, Tổng chưởng lý của tiểu bang này đã tuyên bố kiểm phiếu lại vào thứ Tư (11/11). Ông Raffensperger cho rằng, cuộc kiểm tra lại phiếu bầu cử tổng thống là có ý nghĩa, nó giúp các cử tri xây dựng niềm tin.

Quy trình kiểm phiếu hiện tại không bao gồm xác minh chữ ký, nhưng cho phép giám sát viên của hai đảng tham gia xem xét.

Ông Doug Collins, Nghị sĩ đảng Cộng hòa kêu gọi, trong quá trình kiểm phiếu thủ công nên bao gồm việc kiểm tra cử tri vắng mặt và chữ ký của cử tri trên phong bì. “Điều này là vô cùng quan trọng”, ông nói.

Kiểm phiếu thủ công là một phần trong luật địa phương năm 2019. Ngoài ra, các hướng dẫn bầu cử liên quan cũng yêu cầu tiểu bang Georgia mua hệ thống kiểm phiếu Dominion trị giá 100 triệu USD. Nhưng trong ngày bầu cử, ít nhất ba quận của tiểu bang Georgia tuyên bố rằng họ đã gặp phải trục trặc về phần mềm.

Ngoài ra, dựa theo bảng tổng kết cuộc bầu cử vào ngày 3/11, tổng số phiếu bầu ở tiểu bang Georgia gần như gấp đôi số cử tri hiện có, điều này làm dấy lên nghi ngờ mạnh mẽ trong các cử tri.

Phần mềm Dominion sau đó đã bị các nghị viên Đảng Cộng hòa thuộc tiểu bang Michigan vạch trần vì đã thiết lập một hệ thống gian lận có lợi cho ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

Vào ngày 6/11, Larua Cox, nữ chủ tịch Đảng Cộng hòa Michigan, tiết lộ rằng tại quận Antrim của tiểu bang, hệ thống Dominion đã chuyển 6.000 phiếu bầu của Tổng thống Trump cho ông Biden.

https://www.dkn.tv/the-gioi/gan-5-trieu-phieu-bau-o-georgia-duoc-kiem-tra-cong-khai-truoc-cong-chung.html

Hạ nghị sĩ Gaetz: ‘Phần mềm Dominon

tráo phiếu nhiều hơn cả Putin’

Duy Nghĩa

Hôm thứ Năm (12/11 theo giờ Mỹ) trong chương trình Fox News với Hannity, Hạ nghị sĩ Matt Gaetz trong cuộc phỏng vấn đã lên án cách kiểm phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống tuần trước đó, theo Breitbart.

Ông Gaetz đã chỉ ra hai vấn đề lớn, rằng số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu một cách hợp lệ là chưa chính xác và lỗi tiềm ẩn trong hệ thống phần mềm bỏ phiếu do Dominion sản xuất.

“Đây là những gì chúng tôi biết: Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang nói rằng, có gian lận trong cuộc bầu cử này, có nghĩa là khi chúng ta lấy toàn bộ số phiếu bầu gửi qua thư của mỗi bang và đem so sánh chúng với dữ liệu chuyển địa chỉ nhà của người dân, sẽ phát hiện có hàng chục nghìn người dân, riêng ở Georgia là 17.000 người thực sự chuyển đi và đã bỏ phiếu ở tiểu bang mà họ đến”, ông nói.

“Ông biết đấy Hannity, cựu Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc – Reince Priebus từng đề cập đến những phiếu bầu bí ẩn trong viện dưỡng lão. Ở Pennsylvania, số người trên 90 tuổi đã đăng ký bỏ phiếu năm 2020 nhiều hơn so với số người 90 tuổi trong 4 năm qua cộng lại. Tôi gọi đây là hiệu ứng Dorothy, điều

này có nghĩa là ngay lập tức việc bầu cử năm nay nhận được sự quan tâm đột biến của những người trên 90 tuổi trong hoàn cảnh dịch bệnh đang lây lan”.

“Ngày nay, việc tránh gian lận này không phải là không có cách. Ở Florida, chúng tôi có một tiêu chuẩn cho các lá phiếu gửi qua thư trước Ngày Bầu cử. Bằng cách đó, chúng ta có thể đảm bảo sự giám sát chặt chẽ các phiếu bầu và đảm bảo chúng hợp lệ”.

“Nhưng điều mà tôi biết chắc chắn Sean ạ, đó là hệ thống phần mềm Dominion đó, chúng đã tráo nhiều phiếu bầu hơn so với những gì Vladimir Putin đã tráo, và sự thật là chúng ta đã dành hẳn 4 năm với hàng chục triệu đô la cho cuộc điều tra viển vông về sự thông đồng của Nga với chiến dịch tranh cử của TT Trump năm 2016. Tôi muốn nói rằng, sẽ cần thêm một vài tuần nữa để đảm bảo rằng chúng ta có một cuộc bầu cử công bằng năm 2020, điều này rất có giá trị trong thời gian này với quốc gia vĩ đại của chúng ta”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ha-nghi-si-gaetz-phan-mem-dominon-trao-phieu-nhieu-hon-ca-putin.html

Luật sư TT Trump sắp thả ‘quái vật Kraken’

và ‘vạch trần từng người’ trong kế hoạch gian lận bầu cử

Đại Nghĩa

Sidney Powell, cựu công tố viên liên bang và thành viên đội pháp lý của Tổng thống Donald Trump, cho biết tối thứ Sáu  (13/11), chiến dịch tranh cử của Tổng thống đã thu thập được một núi bằng chứng cho thấy gian lận bầu cử phổ biến liên quan đến phần mềm Dominion Voter Systems, BizPac Review cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn với Lou Dobbs của Fox Business Network, Powell cho biết phần mềm này ban đầu được tạo ra để “thay đổi kết quả” trong các cuộc bầu cử ở Venezuela trợ giúp nhà lãnh đạo cánh tả Hugo Chavez. Nhưng sau đó đã được xuất khẩu sang các nước khác với mục đích đánh cắp bầu cử, kể cả ở Hoa Kỳ.

“Tôi khó có thể chờ đợi để đưa ra tất cả các bằng chứng mà chúng tôi đã thu thập được về Dominion”, bà nói và nói thêm rằng phần mềm khi đó đã được tài trợ bởi tiền từ Venezuela và Cuba.

“Trung Quốc cũng có một vai trò trong đó. Vì vậy, nếu bạn muốn nói về sự can thiệp của nước ngoài, chúng tôi chắc chắn có ngay bây giờ”, bà tiếp tục.

Powell nói rằng chiến dịch của ông Trump đang sở hữu bằng chứng thống kê “đáng kinh ngạc” và lời khai của nhân chứng, bao gồm một người từng là nhân chứng của vụ trộm phiếu ở ít nhất một trong những cuộc đua của Chavez, người đã chứng kiến ​​một số điều tương tự xảy ra trong những giờ đầu của Ngày Bầu cử tuần trước.

“Ngay sau khi các bang đóng cửa vào Đêm bầu cử và ngừng đếm, đó là những bang xảy ra các vấn đề nghiêm trọng nhất”. Powell nói. Bà tiếp tục tuyên bố rằng chiến dịch của TT Trump cũng đang phát hiện bằng chứng liên quan đến “lợi ích tài chính” của một số thống đốc và tổng chưởng lý của bang” những người thực sự đã “mua sắm hệ thống Dominion”.

Trong khi thừa nhận tuyên bố của Powell, người dẫn chương trình Dobbs tiếp tục lưu ý rằng chiến dịch tranh cử của TT Trump đang hết thời gian để trình bày bằng chứng của mình trước tòa, vì ngày chọn đại cử tri vào tháng 12 đang đến rất nhanh.

Powell trả lời rằng bà ấy hy vọng các tiểu bang bị cáo buộc liên quan đến gian lận sẽ không “đủ ngu ngốc” để chứng nhận “hàng trăm nghìn phiếu bầu” mà bà nói đã bị thay đổi bởi phần mềm Dominion.

Một cái gọi là “trục trặc” trong phần mềm của Dominion Voting Systems được phát hiện vào tuần trước tại một quận Michigan được cho là đã chuyển khoảng 6.000 phiếu bầu từ ông Trump sang đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden. Điều đó đã dẫn đến việc các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa hàng đầu của bang đã yêu cầu Tổng chưởng lý Dân chủ Jocelyn Benson và Hội đồng vận chuyển phiếu của tiểu bang một cuộc kiểm tra đầy đủ tất cả các lá phiếu.

Powell khẳng định: “Tổng thống Trump đã thắng trong cuộc bầu cử này một cách long trời lở đất. Điều đó không thể bác bỏ. Những người yêu nước đang tiến về phía trước hàng ngày, cả ngày, nhanh hơn cả những gì chúng tôi có thể thu thập thông tin của họ”.

Bà tiếp tục lưu ý rằng các máy bỏ phiếu ở các tiểu bang khác nhau đã được cập nhật phần mềm vào đêm trước ngày bầu cử hoặc vào ngày bầu cử, điều này rất bất thường vì các máy được cho là đã được chứng nhận trước bởi các quan chức bầu cử của tiểu bang.

“Chúng tôi có bằng chứng thống kê về việc hàng trăm nghìn phiếu bầu đã được đưa thêm vào”, bà nói và kêu gọi “một cuộc điều tra tội phạm lớn” mà bà cho rằng sẽ “ảnh hưởng đến hàng triệu cử tri và cuộc bầu cử”.

Người dẫn chương trình Dobbs sau đó hỏi rằng FBI và Bộ Tư pháp có đang điều tra các cáo buộc gian lận hay không, nhưng Powell nói rằng bà ấy không biết.

Tuy nhiên, bà cho biết trong những năm qua, ngay cả các đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã báo cáo các vấn đề bị cáo buộc với hệ thống Dominion trong nhiều năm, “nhưng đã không ai làm gì rõ ràng”.

“Những người trong bộ phận an ninh bầu cử của Bộ An ninh Nội địa cần phải bị sa thải vào ngày hôm qua”, Powell nói và nói thêm rằng Giám đốc FBI Christopher Wray cũng nên ra đi.

Bà nói văn phòng [FBI] đã phỏng vấn một người tố giác, nhưng đó là “để đe dọa anh ta và cố gắng khiến anh ta thay đổi lời khai trung thực của mình”, bà nói thêm rằng FBI vẫn còn “bị dính dáng đến chính trị”.

“Đây thực chất là một cuộc Cách mạng Mỹ mới”, luật sư nói. “Và bất kỳ ai muốn đất nước này vẫn được tự do cần phải bước lên ngay bây giờ”.

“Mọi người cần phải tiến lên phía trước, lựa chọn đúng đắn về việc này và báo cáo hành vi gian lận tồn tại mà họ biết  trong Hệ thống bỏ phiếu Dominion, bởi vì đó là những gì nó được tạo ra để thực hiện. Đó là mục đích ban đầu duy nhất của nó, nó đã được sử dụng trên toàn thế giới để thách thức ý chí của những người muốn tự do”.

Dobbs trả lời rằng Tổng thống Trump đã phải đối mặt với nhiều áp lực “lật đổ nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy”, và hỏi Powell liệu bà có tin rằng, dựa trên tuyên bố của mình, việc thay đổi phiếu bầu chỉ là nỗ lực mới nhất [để lật đổ nhiệm kỳ của Tổng thống Trump].

“Ồ, chắc chắn là như vậy,” bà trả lời. “Nó được tổ chức và tiến hành với sự giúp đỡ của những người ở Thung lũng Silicon, các công ty công nghệ lớn, các công ty mạng xã hội và thậm chí cả các công ty truyền thông. Và tôi đang thả quái vật Kraken ra (thủy quái khổng lồ trong truyền thuyết)”.

Bà nói thêm: “Tôi sẽ vạch trần từng người trong số họ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-tt-trump-sap-tha-quai-vat-kraken-va-vach-tran-tung-nguoi-trong-ke-hoach-gian-lan-bau-cu.html

Một lệnh hành pháp từ 2018 của ông Trump

có thể đang được dùng để bắt trọn ổ gian lận bầu cử

Phụng Minh

Mục lục bài viết

•           “Truy cập trái phép vào cơ sở hạ tầng bầu cử”

•           Dominion từ Canada, Scytl từ Tây Ban Nha, cả hai đều đại diện cho “sự can thiệp của nước ngoài” vào các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ… với dữ liệu được định tuyến qua các máy chủ ở Đức

•           Mọi tổ chức liên quan đến hành vi trộm cắp và che đậy bầu cử hiện có thể bị chính phủ Hoa Kỳ bắt giữ

•           Hạ nghị sĩ Louie Gohmert cho biết quân đội Mỹ vừa đột kích vào nơi đặt máy chủ của Scytl ở Tây Ban Nha

•           Cuộc đột kích dường như đã nhắm mục tiêu vào nơi đặt máy chủ ở Frankfurt của CIA

Trong một sắc lệnh hành pháp ít được để ý kể từ ngày nó được ký kết, Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tình trạng khẩn cấp đó vẫn được áp dụng cho đến ngày nay và cuộc bầu cử năm 2020 được tiến hành trong tình trạng khẩn cấp này, đây là một điểm quan trọng để hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, theo Natural News.

Câu chuyện này bắt đầu với sắc lệnh hành pháp ít được biết đến được ký ban hành vào ngày 12/9/2018, bởi Tổng thống Donald J. Trump. Lệnh đó, có thể theo dõi tại Whitehouse.gov, với tựa đề: “Lệnh hành pháp về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhất định trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ”.

“Truy cập trái phép vào cơ sở hạ tầng bầu cử”

Trong lệnh hành pháp đó, Tổng thống tuyên bố rằng những người và tổ chức ở bên ngoài Hoa Kỳ được biết là có thể “can thiệp hoặc làm suy yếu lòng tin của công chúng vào các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, bao gồm cả việc truy cập trái phép vào cơ sở hạ tầng bầu cử và chiến dịch hoặc sự phát tán bí mật của chiến dịch và thông tin sai lệch”.

Lệnh hành pháp nói thêm rằng sự can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, “tạo thành một mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”.

Tại sao điều này lại có thể liên quan đến những điều đang xảy ra với nghi vấn gian lận bầu cử lớn nhất từ trước tới nay được thực hiện bởi Đảng Dân chủ? Bởi vì Dominion Voting Systems là một công ty của Canada, và Scytl được điều hành từ Tây Ban Nha.

Dominion là một công ty thuộc sở hữu nước ngoài, điều này làm cho hành vi trộm cắp bầu cử ở Dominion trở thành “vấn đề can thiệp từ nước ngoài”.

Nhân tiện, Scytl có liên hệ với George Soros và Đảng Dân chủ , và theo The Gateway Pundit , Bill Gates cũng sở hữu cổ phiếu Scytl.

Dominion từ Canada, Scytl từ Tây Ban Nha, cả hai đều đại diện cho “sự can thiệp của nước ngoài” vào các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ… với dữ liệu được định tuyến qua các máy chủ ở Đức

Một công ty máy bỏ phiếu khác có tên Scytl – cũng được sử dụng rộng rãi trong các cuộc bầu cử ở Mỹ – đặt tại Tây Ban Nha. Như báo cáo của Great Game India :

Nhiều ngày sau Hệ thống bầu cử Dominion của Canada được phát hiện có gian lận qua cái gọi là “trục trặc”, giờ đây GreatGameIndia đã phát hiện ra sự tham gia của một công ty nước ngoài đáng ngờ khác trong việc can thiệp bầu cử của Hoa Kỳ. Các phiếu bầu của người Mỹ đã được kiểm bởi công ty Tây Ban Nha Scytl đã từng phá sản ở Tây Ban Nha. Giống như Dominion Voting Systems, Scytl có một lịch sử lâu dài về gian lận bầu cử ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả việc đưa các backdoor vào phần mềm bầu cử của mình. Vấn đề này khiến các chuyên gia đặt câu hỏi tại sao công việc kiểm phiếu nhạy cảm lại được giao cho các công ty nước ngoài? Làm thế nào một công ty Tây Ban Nha bị phá sản lại có thể đếm phiếu bầu của người Mỹ từ Tây Ban Nha? Do gian lận phổ biến như vậy, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Hoa Kỳ Trey Trainor tin rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 là không hợp pháp.

Điều còn chưa biết trong tất cả những việc này là lệnh hành pháp năm 2018 của ông Trump trao cho Bộ Quốc phòng quyền thu giữ tất cả tài sản của các cá nhân và công ty đã đồng lõa trong việc hỗ trợ hoặc che đậy sự can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử Hoa Kỳ .

Lệnh Khẩn cấp Quốc gia đặc biệt kêu gọi tịch thu tất cả tài sản của các tổ chức “trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, tài trợ, che giấu, hoặc đồng lõa với nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ”.

Điều đó có thể sẽ phải bao gồm tất cả các nguồn tin giả của CNN, mọi CEO (giám đốc điều hành) của Big Tech, mọi tạp chí tin tức giả mạo từ NBC News, NY Times và Washington Post. Tất cả họ đều đồng lõa trong việc châm ngòi cho nước Mỹ và che đậy vụ can thiệp bầu cử lớn ở nước ngoài vừa diễn ra.

Theo Natural News, lệnh hành pháp bao gồm mọi cá nhân đã bị Trung cộng làm tha hóa hoặc mua chuộc. Và con số đó bao gồm ít nhất 80% các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ, theo ước tính của chúng tôi, bao gồm cả Thượng nghị sĩ Feinstein và Schiff.

Mọi tổ chức liên quan đến hành vi trộm cắp và che đậy bầu cử hiện có thể bị chính phủ Hoa Kỳ bắt giữ

Nhưng đó thậm chí không phải là mức độ đầy đủ của những gì được yêu cầu bởi lệnh hành pháp này. Trong Phần 8, lệnh giải thích rằng thuật ngữ “cá thể” cũng có nghĩa là, “quan hệ đối tác, liên kết, ủy thác, liên doanh, công ty, nhóm, phân nhóm hoặc tổ chức khác”.

Nói cách khác, bất kỳ tổ chức truyền thông nào đã hỗ trợ trong việc che đậy hoặc hỗ trợ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đều là mục tiêu cụ thể của Lệnh hành pháp này.

Ngoài ra trong phần định nghĩa, lệnh hành pháp giải thích:

… Thuật ngữ “cơ sở hạ tầng bầu cử” có nghĩa là công nghệ và hệ thống thông tin và truyền thông được sử dụng bởi hoặc thay mặt cho Chính phủ Liên bang hoặc một tiểu bang hoặc chính quyền địa phương để quản lý quy trình bầu cử, bao gồm cơ sở dữ liệu đăng ký cử tri, máy bỏ phiếu, thiết bị lập bảng biểu và thiết bị truyền an toàn kết quả bầu cử.

Điều đó sẽ bao gồm hệ thống bỏ phiếu Dominion cũng như tất cả các hệ thống bỏ phiếu khác được sử dụng trong cuộc bầu cử gần đây.

Cuối cùng, lệnh hành pháp mô tả ý nghĩa của thuật ngữ “can thiệp nước ngoài”. Nó có nghĩa là:

… Bất kỳ hành động bí mật, gian lận, lừa đảo hoặc trái pháp luật nào hoặc hành động cố gắng của chính phủ nước ngoài, hoặc của bất kỳ người nào đóng vai trò là đại lý của hoặc nhân danh chính phủ nước ngoài, được thực hiện với mục đích hoặc tác động gây ảnh hưởng, làm suy giảm lòng tin đối với hoặc thay đổi kết quả hoặc kết quả được dự báo về cuộc bầu cử, hoặc làm suy yếu lòng tin của công chúng vào các quy trình hoặc thể chế bầu cử.

Lưu ý những từ quan trọng là “thay đổi kết quả hoặc kết quả được dự báo của cuộc bầu cử”. Đây chính xác là những gì Big Tech và các phương tiện truyền thông tin giả dối trá đã làm với Mỹ. Hơn nữa, đó không chỉ đơn thuần là một tội ác, đó là phản quốc … và nó rơi ngay vào bẫy của lệnh khẩn cấp quốc gia mà ông Trump đã công bố công khai vào năm 2018. Điều này có nghĩa là tất cả các tập đoàn và tổ chức này có thể bị tịch thu tài sản theo đúng nghĩa đen chỉ sau một đêm.

Trong video này, luật sư Sidney Powell của Trump mô tả “bằng chứng thống kê đáng kinh ngạc” và “lời khai nhân chứng đáng kinh ngạc” về gian lận bầu cử hình sự được thực hiện trên khắp nước Mỹ. Cô ấy nói thêm, “Nếu bạn muốn nói về sự can thiệp bầu cử nước ngoài, chúng tôi chắc chắn có nghe tới nó ngay bây giờ”.

Hạ nghị sĩ Louie Gohmert cho biết quân đội Mỹ vừa đột kích vào nơi đặt máy chủ của Scytl ở Tây Ban Nha

Như để khẳng định thêm cho phân tích về lệnh hành pháp này, theo một đoạn video phỏng vấn với Hạ nghị sĩ Louis Gohmert được phát sóng vào hôm qua, quân đội Mỹ vừa tiến hành một cuộc đột kích vào nơi đặt máy chủ của công ty Scytl.

The Gateway Pundit, tổ chức đi đầu trong phần lớn báo cáo về âm mưu gian lận bầu ử, đã liên hệ với các nguồn tin của mình để xác nhận các hoạt động quân sự ở châu Âu, liên quan đến việc thu thập bằng chứng về hành vi trộm cắp bầu cử. Đây là những gì TGP báo cáo :

Khi Chính phủ Mỹ xác định máy chủ Dominion có dính líu đến việc chuyển đổi phiếu bầu (của ông Trump cho ông Biden), cơ quan tình báo đã bắt đầu điều tra vị trí máy chủ và phát hiện nó được đặt ở Đức. Để có được quyền tiếp cận máy chủ một cách hợp pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Mỹ phải phối hợp và yêu cầu chính phủ Đức hợp tác để cho phép thu giữ máy chủ.

Các tài liệu liên quan đến hành động phối hợp đã được ký kết, nhưng cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, mặc dù quân đội không lãnh đạo hành động lần này. Điều này có thể giải thích tại sao ông Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Esper và thay thế bằng các nhân vật cánh hữu như ông Miller và ông Kash Patel, như vậy quân đội sẽ không gây cản trở cho hành động này.

Chiến dịch của ông Trump sẽ có được bằng chứng trực tiếp về thời điểm ngừng kiểm phiếu từ các thông tin trên máy chủ, ai chỉ thị dừng kiểm phiếu và ai là người khởi động thuật toán chuyển đổi phiếu bầu. Có thông tin cho rằng Cục Tình báo Trung ương (CIA) đã hoàn toàn bị loại khỏi hành động lần này”.

Đây là cuộc phỏng vấn với Đại diện Gohmert, hiện trên trang Brighteon.com.

Cuộc đột kích dường như đã nhắm mục tiêu vào nơi đặt máy chủ ở Frankfurt của CIA

Hiện Natural News cũng có xác nhận từ các tài liệu của WikiLeaks rằng CIA đã sử dụng một trung tâm dữ liệu ở Frankfurt làm cơ sở hack từ xa để dàn dựng các cuộc bầu cử Hoa Kỳ. DW.com đã báo cáo :

WikiLeaks đã công bố một kho tài liệu của CIA hôm thứ Ba tuyên bố đã tiết lộ chi tiết về kho vũ khí bị hack bí mật của CIA.

Bản phát hành bao gồm 8.761 tài liệu đã tiết lộ chi tiết về “phần mềm độc hại, vi rút, trojan, khai thác ‘zero day’ được vũ khí hóa, hệ thống điều khiển từ xa phần mềm độc hại và tài liệu liên quan”.

Các rò rỉ có chủ đích tiết lộ rằng một đơn vị tuyệt mật của CIA đã sử dụng thành phố Frankfurt am Main của Đức làm điểm khởi đầu cho nhiều cuộc tấn công đột nhập vào châu Âu, Trung Quốc và Trung Đông.

Nhật báo “Süddeutsche Zeitung” của Đức đưa tin tòa nhà được biết đến là nơi có mạng lưới nhân viên tình báo rộng lớn bao gồm các điệp viên CIA, gián điệp NSA, nhân viên mật vụ quân sự, nhân viên Bộ An ninh Nội địa và nhân viên Cơ quan Mật vụ. Theo đó báo cáo rằng người Mỹ cũng đã thiết lập một mạng lưới dày đặc các tiền đồn và các công ty pháo binh ở Frankfurt.

Có vẻ như CIA đã sử dụng cùng một trung tâm dữ liệu nước ngoài để hack cuộc bầu cử Hoa Kỳ… và bị bắt. Đây chính là lý do tại sao, như báo cáo của The Gateway Pundit, CIA đã hoàn toàn không tham gia vào chiến dịch đột kích máy chủ vừa diễn ra ở Đức. Cuộc đột kích có thể đã thiết kế để chống lại trang trại máy chủ của chính CIA, nơi đã thực hiện chiến dịch hack Dominion từ xa vào đêm bầu cử!

https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-lenh-hanh-phap-tu-2018-cua-ong-trump-co-the-dang-duoc-dung-de-bat-tron-o-gian-lan-bau-cu.html

Một định luật được sử dụng nhiều lần trước tòa

chứng minh Biden đã gian lận

Hương Thảo

Theo Natural News, vở kịch giả vờ làm “tổng thống đắc cử” Joe Biden đang bị đun nóng hơn sau khi định luật của Benford được áp dụng đã xác định rằng, hầu như không có khả năng ông này giành được phần thắng ở tiểu bang Michigan – hoặc bất kỳ bang chiến địa quan trọng nào khác một cách hợp pháp.

Mặc dù nhiều người không biết, định luật Benford là một hệ thống tính toán đã được sử dụng hết lần này đến lần khác để khám phá gian lận bầu cử. Ví dụ, nó đã được sử dụng trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 và 2004, cũng như trong cuộc bầu cử thống đốc bang California năm 2003. Nó cũng đã được thừa nhận là chứng cứ trong các vụ án hình sự ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương.

Ví dụ: khi kết hợp dữ liệu trực tiếp từ trang kết quả bầu cử của thành phố Detroit, định luật của Benford chỉ ra rằng có điều gì đó rất bất thường xảy ra ở phía Biden, trong khi phía Trump cho thấy sự phân bố phiếu bầu hoàn toàn tự nhiên.

Nói một cách dễ hiểu, tổng số phiếu bầu của Biden không có một chút logic nào có thể lý giải nó ngoài hành vi gian lận. Sử dụng các tính toán theo định luật của Benford, các con số cuối cùng của ông ta ở Michigan không khớp, với mức không khớp lên tới 99,999%, có nghĩa là chúng rõ ràng và gần như không thể phủ nhận là con số gian lận.

Mặc dù một cuộc bầu cử hợp pháp sẽ cho thấy sự phân bổ phiếu bầu tương đối đồng đều trong mô hình định luật của Benford, cuộc bầu cử năm 2020 cho thấy rõ ràng sự phân bổ phiếu bầu rất bất thường cho Biden, ngay cả khi phiếu bầu của Trump tuân theo một mô hình phân phối bình thường gợi ý tính hợp pháp và trung thực.

“Tôi đã tiến hành một kiểm tra so sánh số phiếu bầu ở khu vực bầu cử của Michigan bằng định luật của Benford và nhận thấy rằng phiếu bầu của Biden / Harris trả về kết quả 0,000017% (ghi nhận sai số thống kê lớn, đặc biệt là với một mẫu rất lớn), trong khi phiếu bầu Trump / Pence trả về số điểm là 53,059791%. Khi nhìn vào tập dữ liệu của mình, tôi nhận thấy có 0 phiếu được ghi nhận ở Michigan”, một độc giả trên phương tiện truyền thông thay thế được Natural News trích lời, người đã tự mình thực hiện các phép tính này bằng bảng tính theo định luật Benford, viết. “Những thứ này rất kỳ quặc”.

Không, Joe Biden đã không thắng ở Michigan!

Điều này dường như được coi là bằng chứng cho thấy thực tế những lá phiếu bí ẩn do các phương tiện đáng ngờ ở Michigan ‘thả dù’ vào sáng sớm ngày 4/11 đã làm sai lệch tổng số phiếu bầu của Biden đến mức chúng bị cho là gian lận trắng trợn qua phép thử bằng định luật Benford.

Hãy nhớ rằng bất kỳ điểm nào dưới 0,05 khi sử dụng định luật Benford đều được coi là có sai số thống kê đáng kể. Điều này có nghĩa là điểm số 0,00000017 của Biden là rất đáng quan ngại về mặt thống kê, và hy vọng điều gì đó sẽ được đưa ra trong quá trình tố tụng nhằm mục tiêu đảm bảo công bằng bầu cử.

Vì định luật của Benford được nhiều người coi là đúng đắn khoa học, nên cánh tả sẽ không thể lập luận chống lại việc sử dụng nó trong những trường hợp như thế này, đặc biệt là khi cánh tả tự coi mình là “đảng của khoa học”. Nếu các đảng viên Đảng Dân chủ vẫn kiên định với niềm tin của mình, thì họ phải nghiêm túc xem xét những phát hiện này vì chúng mở ra một hộp chứa sâu bọ khổng lồ đối với “chiến thắng” được cho là của Biden.

Khi các tòa án đi sâu vào điều này và các bằng chứng khác, mọi thứ có thể chuyển ngược lại có lợi cho Tổng thống Trump rất nhanh – và nhiều người đang mong đợi điều này xảy ra trong vài tuần, hoặc thậm chí vài ngày. Ít nhất một nửa đất nước hiện nhận thức được thực tế là kết quả bầu cử không chính đáng, điều đó có nghĩa là Đảng Dân chủ sẽ phải giải thích rất nhiều việc.

“Tôi không cần định luật của Benford nói với tôi rằng gian lận và lừa đảo đã tràn lan trong cuộc bầu cử này”, một người bình luận tại The Gateway Pundit lưu ý. “Chẳng phải Joe Biden đã nói ‘thẳng’ trên video rằng đảng Dân chủ đã xây dựng chiến dịch ‘gian lận cử tri’ lớn nhất trong lịch sử hay sao?”.

“Nhận xét đó của Joe thật kiêu ngạo và trơ trẽn”, một người khác phản hồi.

“Họ nghĩ rằng quyền lực của họ là tuyệt đối và không thể làm gì được họ. Tôi hy vọng họ đã nhầm”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-dinh-luat-duoc-su-dung-nhieu-lan-truoc-toa-chung-minh-biden-da-gian-lan.html

Người Mỹ không im lặng:

‘Diễu hành triệu MAGA’ ủng hộ ông Trump

Phụng Minh

Trong buổi mít-tinh bên lề cuộc diễn hành, có ý kiến kêu gọi người Mỹ hãy thức tỉnh, nếu không họ sẽ là thế hệ đánh mất tự do, sau khi cha ông họ đã là thế hệ tìm kiếm và bảo vệ tự do thành công.

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vẫn chưa được chính phủ xác nhận chính thức, nhưng một số phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã công bố ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden là người chiến thắng. Trên toàn quốc những người ủng hộ Tổng thống Trump đã không còn im lặng, họ từ khắp mọi miền Hoa Kỳ đổ về thủ đô Washington DC để tham gia diễn hành ủng hộ Tổng thống Trump.

Vision Times cập nhật tin vào lúc từ 12 giờ trưa ngày 14/11/2020 theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ:

Ngày 14/11, “Tuần hành vì Trump” (March For Trump) được tổ chức tại “Quảng trường Tự do” (Freedom Plaza), thủ đô Washington DC. Rất nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump và các đoàn xe từ khắp nơi trên nước Mỹ đã đến và tham gia “Million MAGA March” (Tuần hành triệu MAGA).

Trong lễ diễn hành, những người ủng hộ Tổng thống Trump đã hát quốc ca và đồng thanh “Chúa phù hộ nước Mỹ”.

Nội dung tweet bên dưới: “Tổng thống Trump vừa lái xe qua “Million MAGA March”!!!”

Bà Marjorie Taylor Greene, nữ dân biểu của Quận 14 tiểu bang Georgia đã có bài phát biểu nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, trong đó có đoạn: “Đảng Dân chủ đã không còn là một đảng của Hoa Kỳ nữa. Họ là đảng của xã hội chủ nghĩa, của bạo loạn, của sự hủy hoại công việc làm ăn của mọi người… đảng giết hại trẻ em chưa sinh và bắt người dân đóng thuế để chi trả cho việc đó, đảng muốn tước đoạt súng của các bạn, và đảng đang nỗ lực đánh cắp cuộc bầu cử này và ngăn Donald J. Trump làm tổng thống của chúng ta thêm 4 năm nữa”.

Bà nói lý do bà làm dân biểu là vì muốn con cháu đời sau của mình và mọi người có thể được sống một giấc mơ Mỹ. Bà cũng mong mọi người hãy suy nghĩ thật sâu sắc xem họ thuộc thế hệ người Mỹ như thế nào. Đã có thế hệ người Mỹ chiến đấu vì tự do của mình và tự do của người khác. Và nếu bây giờ người Mỹ không tỉnh táo, họ sẽ là thế hệ người Mỹ đánh mất sự tự do đó. Bà không muốn bản thân là một trong thế hệ những người như vậy, đó là lý do bà vào Quốc hội. Bà cùng những người có mặt tại buổi mít-tinh yêu cầu kiểm tra lại phiếu bầu.

Bà cũng cảnh báo trước rằng, đây không phải là một trận chiến mà là nhiều trận chiến. Vậy nên, mọi người cần phải tiếp tục chiến đấu, phải tiếp tục mạnh mẽ, phải tiếp tục tự tin, và phải tiếp tục liên kết lại với nhau. Bà cũng nói, đảng Cộng hòa là một đảng của tình yêu thương và đoàn kết, là đảng vì người dân Mỹ. Bà cũng đang nỗ lực để bảo vệ thai nhi, bảo vệ tu chính án thứ hai vì quyền tư hữu súng là quyền của người Mỹ.

Nói về các hãng công nghệ lớn tại Mỹ, bà cho biết sẽ bắt họ phải chịu trách nhiệm. Vì mọi người đã mệt mỏi với việc những tiếng nói của người bảo thủ (conservative) bị cấm và bị loại bỏ. Bà kêu gọi mọi người hãy cho đầm lầy Washington thấy người Mỹ thực thụ sẽ làm như thế nào, hãy tuần hành về phía Tối cao Pháp viện với khẩu hiệu “ngừng đánh cắp [bầu cử]“, vì tại nơi đó, cuộc chiến này có thể được giải quyết.

Dưới đây một số hình ảnh của cuộc tuần hành hôm 14/11 tại Washington. Ảnh: Vision Times

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-my-khong-im-lang-dien-hanh-trieu-maga-ung-ho-ong-trump.html

Cánh tả gây hấn nhưng họ chìm nghỉm

trong đám đông ủng hộ ông Trump

Phụng Minh

Tổng thống Trump đã xuất hiện trên xe ô tô tại cuộc diễn hành của những người ủng hộ ông tại Washington DC, hôm thứ Bảy (14/11 giờ Mỹ). Những người phản đối ông cũng xuất hiện nhưng bị áp đảo bởi số lượng lớn người ủng hộ ông, theo New York Post.

Cũng trong buổi tụ tập này, ẩu đả đã nổ ra ở rìa của đám đông hàng nghìn người ủng hộ ông Trump, những người đã đổ về trung tâm thủ đô của quốc gia để thúc đẩy nỗ lực kiểm phiếu lại cuộc bầu cử của tổng thống và ủng hộ việc ông từ chối nhượng bộ.

Các thành viên mặc áo đen của nhóm cánh tả Từ chối Chủ nghĩa phát xít, những người cố gắng chen chân vào đám đông những người ủng hộ TT Trump, đã tham gia một trận đấu la hét với họ khi các bài phát biểu đang diễn ra.

Những người tuần hành tiến đến một địa điểm tập hợp thứ hai bên ngoài Tòa án Tối cao, nơi một đội ngũ những người biểu tình Antifa chờ đợi phía sau một biểu ngữ lớn màu hồng có nội dung “Đấm vào mặt MAGA”.

“Chúng ta thắng rồi!” các nhà hoạt động cánh tả đã hô vang.

Nhưng họ bị áp đảo bởi số lượng lớn những người ủng hộ ông Trump.

Những kẻ vô chính phủ thu mình lại phía sau một hàng ngũ cảnh sát trong trang phục chống bạo động, những người đã tạo thành một lá chắn con người để ngăn cách các nhóm xung đột với nhau.

Không có vụ bắt giữ nào, theo các hãng tin địa phương.

Ông Trump xuất hiện hai giờ trước khi đám đông tụ tập ở Freedom Plaza, cách Tòa Bạch ốc hai dãy nhà. Đoàn xe của ông chạy vòng quanh một đám đông những người mang các băng-rôn ghi dòng chữ “Dừng đánh cắp [bầu cử]”, đồng thời hô vang “bốn năm nữa!”

Dịch vụ Công viên Quốc gia đã cấp giấy phép hôm thứ Sáu cho phép tối đa 10.000 người tham gia cuộc biểu tình được tổ chức dưới các biểu ngữ “Diễn hành triệu MAGA” và “Ngăn chặn hành vi trộm cắp”. Quảng trường có thể chứa khoảng 13.000 người và dường như đã được lấp đầy vào hôm thứ Bảy. Hơn 300.000 đã tham gia nhóm tổ chức “Dừng đánh cắp bầu cử” trên Facebook trước khi nó bị gã khổng lồ công nghệ xóa bỏ.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany đã tweet trên tài khoản cá nhân của mình rằng “Hơn một TRIỆU người tuần hành… vì ông Trump để tát cạn đầm lầy”. Tuy nhiên Cơ quan Công viên Quốc gia không đưa ra ước tính số đông.

Sau đó, ông Trump đã tweet: “Hàng trăm nghìn người thể hiện sự ủng hộ của họ tại DC. Họ sẽ không ủng hộ một cuộc bầu cử lừa đảo và tham nhũng!”

Một hệ thống âm thanh lớn phát ra các bài hát pop kinh điển như “Under Pressure” khi hàng trăm người đến sớm mang theo cờ và áo phông ủng hộ ông Trump cùng biểu ngữ “Trump 2020” khổng lồ trên đầu họ.

Một số diễn giả đã lên sân khấu, bao gồm cả Dân biểu đắc cử Marjorie Taylor Greene của tiểu bang Georgia và nhà bình luận bảo thủ Paris Dennard.

Nhà sản xuất gối Mike Lindell có trụ sở tại Minnesota, một trong những người ủng hộ lớn nhất của ông Trump, cũng phát biểu. “Tôi đã hứa với tổng thống là chúng tôi sẽ giành được Minnesota”, ông nói về tiểu bang đã bỏ phiếu cho đảng viên Đảng Dân chủ Joe Biden với cách biệt 7 điểm. “Chà, chúng tôi đã làm – nhưng tham nhũng còn lớn hơn”.

Khi những người hâm mộ Trump rời khỏi địa điểm biểu tình, một nhóm gồm năm nhà hoạt động Black Lives Matter đã hét lên: “Tạm biệt, những người thua cuộc” qua một chiếc loa.

“Bạn có bao giờ nhận thấy có rất nhiều người trong chúng tôi hơn bạn không?” một phụ nữ tham gia cuộc biểu tình hét lại.

https://www.dkn.tv/the-gioi/canh-ta-gay-han-nhung-ho-chim-nghim-trong-dam-dong-ung-ho-ong-trump.html

Tổng chưởng lý Texas: Không phải vô cớ

Texas từ chối máy đếm phiếu Dominion

Đại Nghĩa

Khi hãng đếm phiếu Dominion ngày càng bị săm soi do tạo ra kết quả bầu cử tổng thống Mỹ gây tranh cãi, Tổng chưởng lý tiểu bang Texas Ken Paxton cho biết họ đã thử nghiệm phần mềm này và từ chối nó, theo Newsmax TV.

“Có một lý do để Texas từ chối nó,” Paxton nói với người dẫn chương trình Grant Stinchfield trên đài Newsmax. Ông Paxton cho biết:

“Chúng tôi không làm điều đó một cách tùy tiện. Chúng tôi biết rằng đây là những hệ thống không đáng tin cậy. Chúng tôi không tin tưởng chúng.”

“Chúng tôi không muốn rơi vào tình trạng hiện tại tương tự như một số tiểu bang khác, nơi chúng tôi đang đặt nghi vấn về kết quả, vì vậy chúng tôi tin chắc rằng đây là một vấn đề.”

Paxton cho biết Texas đã thử nghiệm phần mềm Dominion tới ba lần khác nhau, bắt đầu từ năm 2012, mỗi lần đều tìm thấy lỗi hệ thống ở cả phần cứng và phần mềm.

Ông nói: “Chúng tôi phát hiện ra rằng các hệ thống này có thể bị thao túng trái phép và tồn tại gian lận tiềm ẩn”.

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm (12/11) cũng đã cáo buộc Hệ thống Bầu cử Dominion xóa đến 2,7 triệu phiếu bầu cho ông trên toàn quốc.

Ông viết trên Twitter bằng chữ in hoa: “BÁO CÁO: DOMINION ĐÃ XÓA 2,7 TRIỆU PHIẾU BẦU CHO TRUMP TRÊN TOÀN QUỐC. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CHO THẤY 221.000 PHIẾU BẦU Ở PENNSYLVANIA CHUYỂN TỪ TRUMP SANG CHO BIDEN”.

Ông cũng cho biết “941,000 PHIẾU BẦU CHO TRUMP ĐÃ BỊ XÓA. TIỂU BANG SỬ DỤNG HỆ THỐNG KIỂM PHIẾU DOMINION ĐÃ CHUYỂN 435.000 PHIẾU BẦU CHO TRUMP SANG CHO BIDEN”.

Twitter đã gắn cờ bài đăng này với một ghi chú có nội dung, “Tuyên bố về gian lận bầu cử này gây tranh cãi”.

Tuy nhiên, nhiều người, bao gồm cả một số nhà lập pháp, đã chỉ trích Dominion vì đã không ngăn chặn trục trặc và các lỗi bất thường khác xảy ra trong máy đếm phiếu của hãng này.

Ngoài ra, hồi năm 2010 Dominion cũng đã thâu tóm hãng đếm phiếu Sequoia Voting Systems, điều này làm dấy lên nhiều nghi vấn do cáo buộc hệ thống Sequoia có dính líu đến việc gian lận bầu cử năm 2004 ở Venezuela.

Theo số liệu cập nhật từ Fox News, kết quả bầu cử tại tiểu bang Texas, nơi từ chối sử dụng phần mềm Dominion, Tổng thống Donald Trump đã thắng cách biệt ứng viên Biden với tỷ lệ 52.2%/46.4%.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-chuong-ly-texas-khong-phai-vo-co-texas-tu-choi-may-dem-phieu-dominion.html

Ngoại Trưởng Mike Pompeo thực hiện

chuyến viếng thăm Châu Âu, Trung Đông

Tin từ Washington, DC – Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Sáu (13/11) đã bắt đầu chuyến viếng thăm ở Châu Âu và Trung Đông. Chuyến viếng thăm 7 quốc gia của ông Pompeo là nhằm mục đích tăng cường ưu tiên của chính quyền Tổng thống Trump, đặc biệt là các chính sách chống Trung Cộng và Iran.

Chuyến viếng thăm của ông cũng sẽ bao gồm các chuyến thăm tới các khu định cư của Israel ở Bờ Tây, nơi mà các ngoại trưởng trước đó không bao giờ đến. Nhưng các vấn đề chính sách đối ngoại của Hoa kỳ có thể đã bị lu mờ do hiện tại thế giới gần như đã công nhận kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, riêng chỉ có Tổng thống Trump và phần lớn đảng viên Cộng Hòa là không chấp nhận.

Trong chuyến đi kéo dài một tuần ông Pompeo sẽ đến Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Israel, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Ả Rập Saudi. Các nhà lãnh đạo của các quốc gia này đã gửi lời chúc mừng công khai tới ông Biden.

Bốn trong số bảy quốc gia là Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia và Qatar đều có mối quan hệ không tốt đẹp với chính quyền Tổng thống Trump và hiện vẫn chưa rõ liệu ông Pompeo có tổ chức cuộc gặp gỡ công khai với các nhà lãnh đạo này hay không.

Mối quan hệ của chính quyền Tổng thống Trump với Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi đồng minh NATO mua hệ thống phòng thủ hỏa tiển của Nga. Chuyến dừng chân của ông Pompeo ở Istanbul sẽ không có các cuộc gặp gỡ với các viên chức Thổ Nhĩ Kỳ. Thay vào đó, ông Pompeo sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo để thúc đẩy tư tưởng tự do tôn giáo. (BBT) 

https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-mike-pompeo-thuc-hien-chuyen-vieng-tham-chau-au-trung-dong/

TT Trump năm thứ ba liên tiếp

không tham dự hội nghị thưởng đỉnh Châu Á

Tổng thống Donald Trump năm thứ ba liên tiếp không tham dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo tương nhiệm châu Á vào ngày thứ Bảy mà thay vào đó cử Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien của ông đại diện.

Ông O’Brien cho biết ông Trump lấy làm tiếc vì không thể tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với 10 thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với khu vực này, AP đưa tin.

“Vào thời điểm khủng hoảng toàn cầu này, quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN càng trở nên quan trọng hơn khi chúng ta hợp tác cùng nhau chống lại virus corona,” ông O’Brien nói trong phát biểu tại lễ khai mạc, được truyền trực tiếp trên mạng cho các thành viên ASEAN theo dõi từ họ nước của họ.

Ông Trump có tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào năm 2017, nhưng chỉ cử đại diện trong hai hội nghị gần đây nhất. Một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với ASEAN mà ông lẽ ra chủ trì ở Las Vegas vào tháng 3 đã bị hoãn lại do đại dịch.

Ông Trump vẫn đang bận rộn thách thức kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11, khẳng định ông là nạn nhân của gian lận bầu cử. Hầu hết các nước đã công nhận chiến thắng của ông Joe Biden.

Ông O’Brien cũng đại diện Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á trực tuyến sau đó trong ngày thứ Bảy bao gồm các thành viên ASEAN cũng như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Nga.

Dù ông Trump vắng mặt, Nhà Trắng nói trong một phát biểu rằng ASEAN vẫn ở vị trí trung tâm trong viễn kiến của ông về một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” chiến lược của Washington nhằm chống lại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực sẽ mở rộng với một hiệp định thương mại tự do sẽ được kí vào Chủ nhật. Hiệp định này, bao gồm gần một phần ba nền kinh tế thế giới, có sự tham gia của các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, theo AP.

Năm ngoái, Ấn Độ đã rời bỏ kế hoạch này và hiệp định này cũng không bao gồm Mỹ, dù Mỹ có 2 ngàn tỷ đôla kim ngạch thương mại với các nước trong hiệp định.

Phát biểu của Nhà Trắng về sự tham dự của ông O’Brien tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á cũng cho biết ông đã “bày tỏ lo ngại” về các hành động của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà ông nói “đe doạ hòa bình, ổn định, và chủ quyền.”

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-nam-thu-ba-lien-tiep-khong-tham-du-hoi-nghi-thuong-dinh-chau-a/5660882.html

Tổng Thống Trump báo cáo về tiến bộ của vaccine

Vào hôm thứ sáu (13 tháng 11), trong bài phát biểu trước công chúng đầu tiên sau cuộc bầu cử, Tổng thống Trump đã đưa ra những thông tin tích cực về cuộc chạy đua tìm ra vaccine phòng coronavirus.

Trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh trên toàn quốc, tỷ lệ nhập viện gần mức bị tràn ngập và số ca tử vong tăng lên mức cao nhất kể từ mùa xuân, Tổng thống Trump nói rằng vaccine sẽ đến tay các nhóm dân chúng dễ bị tổn thương, mặc dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm vẫn chưa được yêu cầu cấp các phê duyệt khẩn cấp cần thiết.

Các chuyên gia y tế công cộng lo ngại rằng việc Tổng thống Trump từ chối hành động quyết liệt đối với đại dịch hoặc phối hợp với nhóm của ông Biden trong hai tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống sẽ chỉ làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của virus và cản trở khả năng phân phối vaccine nhanh chóng của quốc gia vào năm tới.

Khi các tiểu bang áp đặt các hạn chế mới khi đối mặt với tình trạng ca nhiễm gia tăng, Tổng thống Trump đã yêu cầu người dân Hoa Kỳ tiếp tục “cảnh giác”. Nhưng ông đã loại trừ việc đóng cửa toàn quốc và dường như thừa nhận rằng ông sẽ sớm không còn khả năng đưa ra quyết định này nữa.

Trong một tuyên bố cùng ngày, ông Biden cũng không tán thành việc đóng cửa toàn quốc, đồng thời kêu gọi Tổng thống Trump đưa ra những “hành động khẩn cấp” để hạn chế sự lây lan của virus. Trong bài phát biểu, Tổng thống Trump cho biết “vaccine sẽ đến trong vài tuần tới,” nói rằng chúng đã sẵn sàng và chỉ đang chờ phê duyệt – và sẽ được cung cấp “cho những người có nguy cơ cao ngay lập tức.” (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-bao-cao-ve-tien-bo-cua-vaccine/

Covid-19 : Dịch lan rộng, 35 bang ở Mỹ

yêu cầu đeo khẩu trang

Thu Hằng

Đến 14/11/2020, Bắc Dakota trở thành bang thứ 35 ở Mỹ yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Hoa Kỳ đang đối mặt với làn sóng thứ ba với số ca nhiễm mới hàng ngày tiếp tục tăng từ nhiều ngày nay, cao gấp đôi so với hồi mùa Xuân và mùa Hè vừa qua.

Virus corona lây lan mạnh ở các bang miền trung và bắc Mỹ. Theo thống kê của Reuters, Bắc Dakota cùng với 38 bang khác ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày tăng vọt trong tháng này. Bệnh viện ở bang Bắc Dakota bắt đầu bị quá tải. Thống đốc Doug Burgum, thuộc đảng Cộng Hòa, đã phải khuyến cáo người dân : « Tình hình đã thay đổi và chúng ta phải thay đổi theo » .

Đeo khẩu trang không phải là chủ trương của tổng thống Mỹ Donald Trump. Việc đeo khẩu trang đã bị chính trị hóa, trong khi biện pháp này vẫn được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị và có thể cứu sống được 68.000 người cho đến mùa Xuân 2021.

Nhiều bang tại Mỹ đã phải áp dụng biện pháp hạn chế 50% số thực khách trong nhà hàng quán bar, đóng cửa hàng quán lúc 22 giờ. Hiện Hoa Kỳ vẫn là nước bị dịch Covid-19 tác động mạnh nhất thế giới, với tổng cộng 251.256 ca tử vong tính đến ngày 15/11, tăng thêm 1.296 ca trong vòng 24 giờ.

Mêhicô trở thành nước thứ 11 trên thế giới có hơn một triệu ca nhiễm virus corona, nhưng đứng thứ tư về tổng số ca tử vong (98.259 người).

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201115-covid-19-d%E1%BB%8Bch-lan-r%E1%BB%99ng-35-bang-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-%C4%91eo-kh%E1%BA%A9u-trang

Cố vấn của Biden kêu gọi hành động ngay về COVID-19

Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 15/11 kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ COVID-19 trong bối cảnh các ca nhiễm tăng mạnh, theo Reuters.

Hãng tin Anh dẫn lời ông Ron Klain, người được ông Biden chọn làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, nói trên chương trình “Meet the Press” của Kênh NBC rằng phe Dân chủ và Cộng hòa phải cung cấp ngay ngân quỹ cho nỗ lực ứng cứu và phục hồi vì COVID-19.

Các cố vấn hàng đầu khác của ông Biden cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải kiểm soát tỷ lệ lây nhiễm Corona gia tăng trước khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20/1, nói rằng vài tuần tới mang tính sống còn đồng thời cảnh báo rằng hệ thống y tế địa phương có thể đối mặt với khó khăn lớn.

“Chúng ta đang trong một giai đoạn hết sức nguy hiểm”, bác sĩ Michael Osterholm, một thành viên của nhóm cố vấn COVID-19 của ông Biden, nói trên kênh NBC, theo Reuters.

Ông Osterholm cảnh báo thêm rằng nếu không hành động thì các ca nhiễm sẽ “tăng đáng kể” trong “ít nhất là ba tuần tới”.

Các ca nhiễm mới hàng ngày trên toàn quốc tăng kỷ lục trong những ngày qua, tăng hơn gấp đôi tỷ lệ nhiễm trong một ngày ghi nhận trong đợt bùng phát kỷ lục hồi giữa tháng Bảy.

Theo Reuters, tổng số ca nhiễm Corona ở Mỹ tới nay gần đạt 11 triệu ca và 245.581 người đã tử vong.

https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-biden-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-ngay-v%E1%BB%81-covid-19/5663527.html

130 Nhân Viên Mật Vụ Bị Truyền Nhiễm

Covid-19 Vì Đi Theo Bảo Vệ An Ninh

Tại Các Cuộc Vận Động Tranh Cử

WASHINGTON – Hơn 100 nhân viên Mật Vụ Hoa Kỳ đã bị truyền nhiễm Covid-19 hay được bảo phải cách ly bởi vì tiếp xúc gần với những người bị lây dịch bệnh, theo một người biết rõ vấn đề này cho biết hôm Thứ Sáu, 13 tháng 11 năm 2020 qua tường thuật của báo USA Today.

Con số nói trên chỉ gồm những người phục vụ trong 1,600 nhân viên của Lực Lượng Uniformed Division, mà thường tiếp xúc với công chúng khi họ thực hiện việc quan sát tại các sự kiện và kiểm soát khu vực Bạch Ốc. Nguồn tin từ chối cho biết về số bị truyền nhiễm và cách ly trong các quân nhân, gồm những người trong Lực Lượng Bảo Vệ mà thường tiếp xúc rất gần với tổng thống và các viên chức cao cấp khác của Bạch Ốc.

Báo Washington Post đưa tin này trước tiên nói rằng truyền nhiễm và cách ly trong số các nhân viên mật vụ, cho thấy rằng con số là hơn 130 người.

Các tường trình này đến vào cuối mùa vận động, mà Mật Vụ đã cung cấp an ninh tại hàng loạt cuộc tụ tập vận động được Tổng Thống Trump chủ trì và vác sự kiện ít quan trọng hơn đối với Tổng Thống đắc cử Joe Biden.

Nguồn tin nói rằng tất cả nhân viên mật vụ là những người được cắt đặt công tác theo ban vận động đều được thử nghiệm, và mức nhân sự đủ cao để giải quyết đối với yêu cầu trị bệnh và cách ly.

https://vietbao.com/p114a305745/130-nhan-vien-mat-vu-bi-truyen-nhiem-covid-19-vi-di-theo-bao-ve-an-ninh-tai-cac-cuoc-van-dong-tranh-cu

Covid-19: Elon Musk ‘có thể bị nhiễm ở mức vừa phải’

Doanh nhân công nghệ Elon Musk nói ông “rất có thể” bị một “trường hợp nhiễm Covid vừa phải” nhưng đã “nhận được kết quả xét nghiệm cực kỳ khác biệt từ các phòng thí nghiệm khác nhau”.

Ông chủ của Tesla và SpaceX, 49 tuổi, tweet rằng các triệu chứng của ông gồm “cảm lạnh nhẹ”. Hôm thứ Sáu, ông nói rằng đã được xét nghiệm bốn lần, với hai kết quả dương tính và hai âm tính.

Ông Musk đã có tuyên bố giảm mức trầm trọng về đại dịch khi nó mới xảy ra.

Covid-19 hiện đã lây nhiễm cho gần 10,9 triệu người ở Mỹ.

Hơn 245.000 người đã chết ở nước này, và hơn 67.000 người hiện đang nằm viện.

Khoảng 35 tiểu bang của Mỹ hiện đang yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng và nhiều tiểu bang kêu gọi người giãn cách xã hội vì lo ngại hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ bị quá tải vì ngập tràn bệnh nhân bị nhiễm Covid-19.

Ông Musk, người có 40 triệu người theo dõi trên Twitter, nói về các triệu chứng của mình rằng sức khỏe ông “lúc trồi lúc sụt. Có vẻ giống như cảm lạnh thông thường, nhưng cơ thể đau nhức và đầu bị ngầy ngật nhiều hơn là bị ho / hắt hơi”.

Hôm thứ Sáu, ông đã đặt câu hỏi về tính xác thực của xét nghiệm kháng nguyên nhanh chóng, trên dòng tweet:

“Có điều gì đó cực kỳ không ổn đang xảy ra. Đã được xét nghiệm covid bốn lần. Hai lần xét nghiệm cho kết quả âm tính, hai lần cho kết quả dương tính. Cùng một máy, cùng một xét nghiệm, cùng một y tá . “

Ông nói đang chờ kết quả của xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase), được các nhà dịch tễ học coi là tiêu chuẩn vàng và là tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất trên khắp thế giới.

Hồi tháng 3, ông Musk đã nhắn với 32 triệu người theo dõi của mình trên Twitter: “Tôi đoán rằng sự hoảng loạn sẽ gây hại nhiều hơn là do virus.”

Hai tháng sau, ông đe dọa chuyển trụ sở công ty sản xuất xe điện của mình ra khỏi California sau khi nhà máy Tesla của ông bị yêu cầu đóng cửa vì các biện pháp giãn cách xã hội.

Công ty SpaceX của ông Musk chuẩn bị phóng 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm Chủ nhật Giám đốc Nasa Jim Bridenstine hôm thứ Sáu đã loại trừ sự hiện diện của bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54948557

Tiểu bang Oregon tạm ngưng 

các hoạt động trong 2 tuần

Vào hôm thứ Sáu (13/11), thống đốc tiểu bang Oregon Kate Brown đã thông báo tiểu bang sẽ tạm ngưng hầu hết các hoạt động và cơ sở kinh doanh không cần thiết trên toàn tiểu bang để giảm thiểu số lượng ca nhiễm và ca nhập viện đáng báo động.

Các luật hạn chế mới sẽ có hiệu lực từ hôm thứ Tư (11/11) và kéo dài đến hết ngày 2/12. Luật yêu cầu các nhà hàng chỉ được chỉ phục vụ đồ ăn mang về, hạn chế số lượng các cửa hàng bán lẻ và nhà thuốc. Các phòng tập thể dục, và các trung tâm tổ chức sự kiện trong nhà lẫn ngoài trời đều phải đóng cửa.

Thống đốc Brown yêu cầu hạn chế tổ chức hoạt động tụ tập tôn giáo và yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng hình thức làm việc tại nhà càng nhiều càng tốt. Các luật hạn chế mới cũng giới hạn các cuộc tụ họp còn hai gia đình hoặc số người tối đa là sáu người.

Bà Brown cũng cho biết luật hạn chế sẽ có hiệu lực dài hơn hai tuần ở các điểm nóng Covid-19 và kêu gọi người dân hãy chuẩn bị. Thống đốc Brown kêu gọi tất cả người dân đeo khẩu trang mọi lúc, cả khu vực trong nhà và ngoài trời, trừ lúc ăn uống.

Các luật hạn chế mới ở tiểu bang Oregon là một trong những biện pháp sâu rộng nhất được thực hiện vào mùa thu để hạn chế sự lây lan của coronavirus. Tuy nhiên, các dịch vụ cá nhân như vật lý trị liệu, bác sĩ chỉnh hình và spa y tế vẫn được mở cửa. Các công viên trong tiểu bang cũng vẫn được mở cửa cho các hoạt động giải trí ngoài trời.

https://www.sbtn.tv/tieu-bang-oregon-tam-ngung-cac-hoat-dong-trong-2-tuan/

Chánh Án Liên Bang Phán Quyết Luật Mới

Về DACA Của Chính Phủ Trump Không Có Giá Trị

Chad Wolf không phục vụ hợp pháp như là quyền Bộ Trưởng Nội An khi ông ký ban hành luật hạn chế việc nạp đơn và gia hạn cho chương trình Hành Động Hoãn Trục Xuất Đối với Người Đến Mỹ Lúc Con Trẻ (DACA), và các luật đó hiện là vô giá trị, theo một chánh án liên bang phán quyết hôm Thứ Bảy, 14 tháng 11 năm 2020, theo CNN tường trình.

Wolf vào tháng 7 đã công bố bản ghi nhớ nói rằng những đơn nạp mới cho DACA, chương trình thời Obama mà đã bảo hộ những di dân không có giấy tờ là người đã đến Mỹ khi còn bé khỏi bị trục xuất, sẽ không được chấp nhận và gia hạn mà bị hạn chế tới một năm thay vì 2 năm trong lúc việc xem xét tiến hành.

Phán quyết mới là một thất bại khác đối với chính phủ Trump, mà hiện không thể giải quyết DACA và số phận của những người Mơ Giấc Mơ Mỹ. Chính phủ đã cố chấm dứt chương trình này vào năm 2017, nhưng Tối Cao Pháp Viện đã chận đứng nỗ lực của họ vào tháng 6.

Bản ghi nhớ của Wolf đã không có giá trị vào Thứ Bảy đã tìm cách mua thời gian trong khi chính phủ quyết định các bước kế tiếp.

Tổng Thống đã thành công trong việc đạt được nhiều hạn chế di dân, nhưng đã không thể xóa bỏ DACA, chương trình đã tồn tại 8 năm.

Phán quyết hôm Thứ Bảy sẽ là đối tương kháng án nếu chính phủ Hoa Kỳ chọn để làm thế.

https://vietbao.com/p114a305752/chanh-an-lien-bang-luat-moi-ve-daca-cua-chinh-phu-trump-khong-co-gia-tri

Covid-19: Châu Âu căng thẳng nhưng

 ‘cuộc sống sẽ lại bình thường từ mùa đông tới’

Vienna áp lệnh phong tỏa từng phần từ đầu tháng 11, trong đó gồm cả lệnh giới nghiêm ban đêm

Cuộc sống bình thường sẽ trở lại vào mùa đông tới, một trong những người chế tạo ra vaccine ngừa Covid-19 nói.

Tác động của loại vaccine mới sẽ thể hiện rõ rệt trong mùa hè, và cuộc sống sẽ quay trở lại bình thường vào mùa đông năm sau.

Cuối cùng chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?

Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’

Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine

Giáo sư Ugur Sahin, đồng sáng lập hãng BioNTech, nói rằng mùa đông này vẫn là thời kỳ khó khăn.

Hồi tuần trước, BioNtech và đối tác, hãng dược phẩm Pfizer, loan báo phân tích sơ bộ cho thấy vaccine của họ có thể giúp ngăn ngừa Covid-19 với tỷ lệ thành công là trên 90%.

Tuy có tin tích cực về vaccine phòng chống, nhưng châu Âu cũng như nhiều nơi khác trên thế giới hiện vẫn đang phải vật vã đối phó với sự hoành hành của virus corona.

Áo áp lệnh phong toả toàn quốc lần thứ hai

Áo đang chuyển từ việc áp lệnh giới nghiêm ban đêm và phong tỏa từng phần sang việc áp lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ hai, với thời gian ít nhất là 2 tuần rưỡi.

Thủ tướng Sebastian Kurz thúc giục người Áo chớ gặp gỡ bất kỳ ai không sống cùng nhà, nhằm nỗ lực khống chế tình trạng lây nhiễm Covid gia tăng nhanh chóng.

Ông nói các trường học sẽ đóng cửa và học sinh sẽ học từ nhà khi các biện pháp mới bắt đầu có hiệu lực, thứ Ba tới.

Áo ghi nhận con số kỷ lục 9586 ca lây nhiễm mới mỗi ngày trong hôm thứ Sáu.

Con số này cao hơn gấp 9 lần so với lúc đỉnh điểm của làn sóng thứ nhất, hồi đầu năm. Nước này ghi nhận có hơn 191.000 ca kể từ khi khi bắt đầu đại dịch, và đã có 1661 trường hợp tử vong liên quan tới Covid.

Các biện pháp phong tỏa mới, theo đó toàn bộ các cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu, bao gồm cả dịch vụ cắt tóc, sẽ đóng cửa cho tới ngày 6/12. Người dân được yêu cầu làm việc từ nhà, nếu có thể.

Bộ trưởng Y tế Rudolf Anschober nói rằng đây là cơ hội cuối cùng để ngành y tế không bị sụp đổ do áp lực của tốc độ lây nhiễm mới.

Ông nói người Áo đã làm điều này được một lần và họ có thể làm được một lần nữa.

Áo áp lệnh phong tỏa toàn quốc lần đầu tiên hồi tháng Ba, trong làn sóng đầu tiên lây lan đại dịch.

Giữa lúc các con số nhiễm bệnh dâng cao, thủ đô Vienna đã áp lệnh phong tỏa từng phần, trong đó có việc giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng kể từ đầu tháng 11.

Châu Âu căng thẳng

Các quốc gia trên toàn châu Âu đang bị lây nhiễm mạnh, với một số nước – như Thụy Điển – cảnh báo rằng hiện vẫn là quá sớm để lên kế hoạch cho việc đi lại trong dịp Giáng sinh.

Tại Italy đã có thêm nhiều vùng bị đưa vào danh sách ‘vùng đỏ’, có nguy cơ lây nhiễm cao.

Dịch Covid và câu hỏi ‘Vì sao châu Âu đến nỗi này?’

Anh phong tỏa bốn tuần, châu Âu áp lệnh hạn chế mới

GS Van-Tam: ‘Dân Anh hãy hành động’ để chống Covid-19

Campania và Tuscany sẽ bị áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ Chủ Nhật.

Giới chức tại Campania, vùng bao gồm thành phố Naples, cảnh báo rằng hệ thống y tế nơi này sắp sụp đổ.

Italy đã vượt mốc có một triệu ca lây nhiễm vào hồi đầu tuần, và hiện đã có thêm hơn 44.000 ca tử vong.

Một phần tư các ca nhiễm mới là ở Lombardy, nơi có thành phố Milan. Đây là nơi bị tấn công nghiêm trọng nhất trong đợt bùng phát đầu tiên tại Ý và là điểm nóng virus corona đầu tiên của châu Âu.

Hy Lạp đã công bố đóng cửa các trường tiểu học ,mẫu giáo và trung tâm trông giữ trẻ ban ngày, trong lúc tỷ lệ tử vong ở nước này đã tăng gấp bốn lần kể từ tháng 10.

Bắt đầu từ đêm thứ Sáu, lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối tới 5 giờ sáng được áp dụng trên toàn quốc.

Lệnh phong toả và các biện pháp khác cũng đang được áp dụng tại một số nước khác ở châu Âu, nơi cũng đang bị làn sóng thứ hai virus corona tấn công dữ dội.

Bồ Đào Nha đã mở rộng phạm vi áp lệnh giới nghiêm ban đêm. Kể từ thứ Hai, ba phần tư nước này sẽ bị những hạn chế nghiêm ngặt nhất của chính phủ. Hôm thứ Bảy, hàng trăm nhân viên quán bar, nhà hàng đã tới một quảng trường chính ở Lisbon để biểu tình phản đối việc bị đóng cửa.

Đức báo cáo có mức lây nhiễm cao kỷ lục mới hàng ngày, 23.542 trường hợp, hôm thứ Sáu, làm gần như tiêu tan hy vọng lệnh phong tỏa từng phần ở nước này có thể sẽ sớm được dỡ bỏ.

Ukraina cũng ghi nhận con số các ca nhiễm mới cao kỷ lục. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hiện đang được điều trị trong bệnh viện do nhiễm Covid-19.

Đã có những tin tức khả quan hơn từ Pháp nơi các ca lây nhiễm mới và tình trạng phải nhập viện đã giảm xuống mạnh vào cuối tuần thứ hai nước này áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc mới.

Anh Quốc đã có hơn 1,3 triệu ca được xác nhận nhiễm virus corona, với gần 52 ngàn người tử vong, theo số liệu của chính phủ. Xứ Anh (England) hiện đang áp lệnh phong tỏa toàn quốc, bắt đầu từ ngày 5/11 cho tới 2/12.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54950334

Báo cánh hữu ở Anh nói Biden chiến thắng

và ‘Trump đã bị sa thải’

Khác với một số ý kiến được cộng đồng mạng dùng tiếng Việt chia sẻ mạnh, không phải các báo thiên tả mà những tờ báo cánh hữu hàng đầu tại Anh nói Donald Trump đã thua và Joe Biden ‘có viễn kiến thực sự’.

Trong truyền thông tiếng Anh trên thế giới, ngoài Hoa Kỳ thì Anh Quốc có các đầu báo hùng mạnh nhất, với số độc giả tại Anh lên tới hàng triệu.

Bầu cử Mỹ 2020: Biden giành Georgia, củng cố chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri

Bầu cử Mỹ: Ông Trump có thể làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Vì sao Việt Nam chưa chúc mừng ông Joe Biden?

Ngoài các tờ nhận là thiên tả The Guardian, hoặc trung tả như The Independent, các báo thiên hữu cũng có lượng đọc lớn.

Tờ Times of London có 15,4 triệu người đọc một tháng ở Anh (2020) theo Statista.com. Ấn bản Sunday Times có 1,8 triệu bạn đọc mỗi tuần, và 1,3 triệu trong số đó có bằng đại học hoặc tiến sĩ.

Ở mức báo bình dân, tờ thiên hữu Daily Mail và the Mail on Sunday có 70,4 triệu người đọc ở Anh và trên thế giới từ tháng 4/2019-03/2020, theo thống kê chuyên ngành.

Báo khổ to, the Sun, được cho là có quan điểm ‘cánh hữu, bảo thủ, không ưa EU’ (right-wing, conservative, Euroscepticism), về mặt nào đó là gần với cách nhìn thế giới của đảng Bảo thủ Anh, đảng Cộng hòa Mỹ và một số đảng cánh hữu châu Âu.

Tờ báo này có ấn bản 1,2 triệu một ngày, tính đến tháng 4/2020.

Có phải cánh hữu là phải chống Biden và ủng hộ Tổng thống Trump?

Đầu tiên cần ghi nhận rằng các báo cánh hữu ở Anh không thân thiện với xu hướng chính trị thiên tả, và một số chính trị gia của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ bị họ ‘điểm danh’ thường xuyên, như bà Nancy Pelosi và ông Joe Biden.

Hôm 14/11/2020, trang Daily Mail có bài nói nhà lãnh đạo trong Hạ viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi “phải hủy một bữa tiệc xa hoa cho thành viên, sau khi bị lên án là vi phạm lệnh cấm trong mùa dịch Covid, và bị gọi là một kẻ đạo đức giả”.

Hồi tháng 6/2020, nhiều tháng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, báo The Sun cho độc giả Anh biết tin “40% người Mỹ tin rằng ông Biden có vấn đề suy thoái nhận thức”.

Khái niệm đó (cognitive decline) được tờ Sunday Times nhắc lại khi đưa tin ông Biden được truyền thông Mỹ nói đã dẫn trước và thắng điểm đương kim TT Trump.

Tuy thế, khác với các bình luận và lời khẳng định được lan truyền trên mạng xã hội tiếng Anh (và chia sẻ lại nhiều trên Facebook tiếng Việt), các báo cánh hữu ở Anh không đăng lại các câu chuyện gợi ý rằng Tổng thống Trump sắp “lật ngược thế cờ”, giành lại số phiếu cử tri đoàn để thắng cử tổng thống Mỹ thêm một nhiệm kỳ.

Về các vụ kiện này, tờ The Sun hôm 15/11 kể lại câu chuyện Tổng thống Trump nhắn lại trên Twitter sự ủng hộ cho cuộc biểu tình MAGA.

Nhưng còn câu hỏi “có gian lận trong cuộc bầu cử 2020 hay không? (WAS THERE ANY VOTER FRAUD IN THE 2020 ELECTION?), tờ báo viết:

“Donald Trump và những người ủng hộ ông ta nói là có, nhưng theo các quan chức ở nhiều nơi tại các bang trọng yế̃u thì hoàn toàn không có.”

Còn theo Daily Mail 14/11/2020, “Vấn đề pháp lý của Donald Trump tệ đi trông thấy sau khi Tòa Phúc thẩm Philadelphia bác bỏ cả năm vụ kiện; các luật sư bỏ rơi ông ta ở Arizona và Pennsylvania, còn tại Michigan một thẩm phán vứt bỏ lời đòi ngăn việc xác thực phiếu tại Detroit”.

Các tin nói ông Joe Biden đã dẫn thêm trong cuộc đếm phiếu ở Georgia cũng được trang Daily Mail đăng tải.

Tờ Sunday Times 15/11 có trang chuyên đề ‘BIDEN’ S TRIUMP’ – Chiến thắng của Biden.

Nữ nhà báo kỳ cựu Sarah Baxter (gốc Mỹ), viết rằng “Ông Biden có viễn kiến thực thụ”, và trích lời các nhà bình luận Mỹ, gồm cả cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates cho là ông Biden “sẽ nỗ lực đoàn kết chúng ta lại với nhau”.

Tuy thế, bà Baxter cảnh báo rằng phe thiên tả và Black Lives Matter trong Đảng Dân chủ đã bắt đầu tỏ dấu hiệu gây ra rạn nứt trong liên minh với ông Biden, người được cho là trung dung.

“Tuần trước, nữ dân biểu QH của New York, Alexandria Ocasio-Cortez cảnh báo (Biden) đừng đổ lỗi cho phe tả và BLM về thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử và Hạ viện và Thượng viện”, nhà báo của Sunday Times ghi nhận.

Một bài khác của báo thì viết các con của TT Trump là Donald Trump Jr và Ivanka đang tranh giành ảnh hưởng trong Đảng Cộng hoà, sau khi cha họ “đã bị sa thải khỏi Nhà Trắng”.

Sự ủng hộ cho Trump-Biden và sự khác biệt Anh – Mỹ

Vẫn theo tờ Sunday Times, số người Mỹ có thu nhập trên 100 nghìn USD/năm ủng hộ ông Trump tăng lên 7 điểm (54%), so với số ủng hộ ông Biden (42%).

Trong số cử tri có thu nhập từ 50-99 nghìn USD/năm xu hướng này là: 57% ủng hộ Biden, 42% Trump.

Con số cho nhóm cử tri có thu nhập dưới 50 nghìn USD/năm: 55% ủng hộ Biden, và 44% ủng hộ Trump.

Trong khi đó, một điều tra trước bầu cử Mỹ tại Anh cho thấy đa số người Anh, từ giới bình dân đến trung lưu và cả cử tri ủng hộ Đảng Bảo thủ (Tory), không thích ông Trump.

Hôm 02/11/2020, một ngày trước bầ̉u cử Mỹ, các báo Anh trích đăng điều tra dư luận của Hanbury Strategy, cho thấy nếu ra tranh cử ở Anh, “Tổng thống Trum sẽ thua ở 100% các hạt cử tri trên toàn Anh Quốc”.

Nếu như 87% cử tri cánh tả, bầu cho Đảng Lao động (Labour), và Tự do Dân chủ (LibDem), bỏ phiếu chống ông Trump nếu có cơ hội, kết quả cuộc điều tra có thể khiến người Mỹ ngạc nhiên nếu biết con số đông đảo cử tri Bảo thủ ở Anh cũng không thích tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Con số cử tri Bảo thủ (Tory voters) bác bỏ ông Trump lên tới 65%.

Sự khác biệt trong văn hóa chính trị Anh và Mỹ còn thể hiện ở cách người Anh, và cả các báo cánh hữu mô tả những thuyết âm mưu lưu truyền tại Mỹ mùa bầu cử năm nay.

Hôm 20/10/2020, trang Daily Mail có bài bày tỏ sự ngạc nhiên rằng quá nửa người ủng hộ TT Trump ở Mỹ “tin vào những điểm quái gở của thuyết Q’Anon”, nói về một âm mưu “buôn trẻ em” trong Đảng Dân chủ Mỹ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54950340

Pháp tưởng niệm 5 năm ngày Paris

bị khủng bố tấn công tháng 11/2015

Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm thứ sáu (13/11), cả nước Pháp đã bày tỏ lòng kính trọng đối với các nạn nhân trong vụ tấn công ở Paris khiến hơn 100 người thiệt mạng hồi tháng 11/2015. Lễ kỷ niệm 5 năm này diễn ra trong bối cảnh một mối đe dọa khủng bố mới xuất hiện, khi Pháp trở thành mục tiêu của các phần tử Hồi giáo cực đoan trong những tháng gần đây.

Theo VOA News đưa tin, những cảnh tượng khủng khiếp và những ký ức đau buồn về đêm 13/11/2015 vẫn còn hiện rõ trong lòng người dân Pháp. 130 người đã thiệt mạng và 350 người bị thương khi các chiến binh thánh chiến Hồi giáo tấn công một sân vận động gần Paris, các quán bar, nhà hàng và phòng hòa nhạc Bataclan ở Paris.

Thủ tướng Jean Castex và các thành viên nội các đã tham dự lễ tưởng niệm hôm thứ sáu tại Paris. Lễ kỷ niệm lần thứ 5 này diễn ra khi nước Pháp đã hứng chịu 3 vụ tấn công khủng bố, bao gồm một vụ tấn công bằng dao bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí tuần báo châm biếm Charlie Hebdo vào cuối tháng 9, vụ chặt đầu một giáo viên hồi tháng 10, và vụ 3 người bị đâm trong một nhà thờ ở Nice hồi cuối tháng 10.

Theo ông Laurent Nunez, điều phối viên tình báo quốc gia Pháp, ngay cả khi nhóm khủng bố nhà nước Hồi giáo đã bị đánh bại ở Iraq và Syria, mối đe dọa vẫn còn tồn tại và những kẻ Hồi giáo cực đoan hoạt động độc lập hiện là mối đe dọa lớn cho nước Pháp. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phap-tuong-niem-5-nam-ngay-paris-bi-khung-bo-tan-cong-thang-11-2015/

Covid-19 : Pháp chuẩn bị kế hoạch

« sống chung với dịch »

Tú Anh

Phải « chung sống lâu dài với siêu vi ». Thủ tướng Pháp cho biết đang chuẩn bị những « quy tắc » sinh hoạt trong nước từ nay cho đến khi có được vắc-xin chống Covid, trong bối cảnh xu hướng phản đối các biện pháp hạn chế tự do ngày càng gia tăng.

Hôm 12/11,  thủ tướng Pháp trình bày chiến lược đối phó với Covid-19 từ nay cho đến hết năm 2020.

Tuy viện bào chế Pfizer và BioNTech thông báo thuốc ngừa của họ hiệu nghiệm đến 90% và đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, chính phủ Pháp tỏ ra thận trọng dự phòng mọi tình huống.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Le Monde ngày 14/11/2020, thủ tướng Jean Castex phác họa một số biện pháp mà ông gọi là « những quy tắc » sinh hoạt an toàn để « chung sống với siêu vi Corona ít nhất đến mùa hè 2021 ».

Cụ thể, khi chưa có vắc-xin, những cuộc họp mặt lễ hội, tiệc tùng trong gia đình hay ở các phòng khánh tiết công cộng đều phải tạm ngưng. Nhà hàng, quán bar, cà-phê, những tụ điểm lây nhiễm cao không thể mở lại kể từ ngày 01 tháng 12. Tiệm bán đồ chơi cho trẻ con thì được phép.

Trong khi đó,  chính sách hạn chế sinh hoạt để ngăn dịch ngày càng bị phản đối. Trong động thái biểu lộ bất bình, hơn 1500 người xuống đường tại Nice hôm 14/11 với khẩu hiệu chống đeo khẩu trang triền miên, chống « giới nghiêm như thời chiến ».

Châu Âu cùng chung cảnh ngộ

Với trung bình 284.000 ca mới mỗi ngày, Châu Âu là lục địa bị lây nhiễm với vận tốc cao nhất.

Tại Áo, trường học và cửa hàng đóng cửa, ba tuần, cho đến ngày 6 tháng 12. Tại Ý, hơn phân nửa dân cư bị giới nghiêm bán phần kể từ Chủ Nhật.

Tại Hy Lạp, một tuần sau cấp trung học, đến lượt  các trường tiểu học và mẫu giáo đóng cửa cho đến cuối tháng trong bối cảnh toàn quốc bị phong tỏa kể từ ngày 07/11. Ở Bồ Đào Nha, hơn 100 thành phố, tổng cộng 70% dân chúng bị « giới nghiêm » kể từ Chủ nhật.

Như để trấn an công luận, Cơ Quan Dược Phẩm Châu Âu dự kiến sẽ bật đèn xanh cho vắc-xin đầu tiên chống Covid-19 « từ nay đến cuối năm » để có thể tiêm ngừa đại trà vào tháng Giêng 2021.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201115-covid-19-ph%C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-s%E1%BB%91ng-chung-v%E1%BB%9Bi-d%E1%BB%8Bch

Phát hiện sự liên kết giữa cuộc tấn công

nhà thờ Nice và vụ chặt đầu giáo viên ở Pháp

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (13/11), các công tố viên cho biết người đàn ông bị tình nghi dùng dao đâm chết 3 người trong một nhà thờ ở thành phố Nice của Pháp có lưu những bức ảnh về người đàn ông chặt đầu một giáo viên trung học gần Paris 13 ngày trước đó trên điện thoại.

Việc phát hiện trên điện thoại các bức ảnh chụp thanh niên 21 tuổi người Tunisia Brahim al-Aouissaoui, người bị cảnh sát bắn và bị thương trong vụ tấn công hôm ngày 29 tháng 10, có thể cho thấy động cơ chung đằng sau hai vụ tấn công.

Trong một tuyên bố trên cơ quan truyền thông, các công tố viên chống khủng bố cho biết rằng cuộc kiểm tra điện thoại di động của Aouissaoui cũng cho thấy những hình ảnh có liên quan đến nhóm Nhà nước Hồi giáo. Các công tố viên không cho biết những hình ảnh này là gì hoặc chúng có liên kết với nhóm này như thế nào. Giáo viên  Samuel Paty, bị sát hại bởi một thanh niên gốc Chechnya.

Trước vụ tấn công, thanh niên này ghi lại một thông điệp cho biết rằng anh muốn trừng phạt ông Paty vì cho học sinh xem những hình ảnh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammad trong một lớp học công dân. Kẻ tấn công, được các công tố viên phần nào xác định là Abdoulakh A., bị bắn chết. Đây là sự việc mới nhất trong một loạt các vụ bạo lực kéo dài nhiều năm ở Pháp có liên quan đến các hình biếm họa này. Người Hồi giáo xem chúng là báng bổ, trong khi các viên chức Pháp bảo vệ quyền xuất bản chúng, tuyên bố rằng đây quyền tự do ngôn luận. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phat-hien-su-lien-ket-giua-cuoc-tan-cong-nha-tho-nice-va-vu-chat-dau-giao-vien-o-phap/

Cảnh sát di tản tòa nhà văn phòng Montreal

của Ubisoft sau cú điện thoại hăm dọa

Tin từ MONTREAL, Canada – Vào hôm thứ Sáu (13/11), cảnh sát di tản một tòa nhà ở Montreal nơi có văn phòng của nhà sản xuất trò chơi điện tử Pháp Ubisoft sau khi nhận được một cú điện thoại hăm dọa về việc bắt con tin.

Sự việc bắt đầu vào chiều hôm thứ Sáu khi các cảnh sát trong trang bị chiến đấu, cùng xe thiết giáp và xe cứu thương, bao vây tòa nhà gạch đỏ ở khu phố Mile End phía bắc trung tâm thành phố. Trước đó, các cảnh sát được cử đến địa điểm sau một cú  điện thoại khẩn cấp 911. Trung tâm trong chiến dịch của cảnh sát là tòa nhà có các văn phòng của Ubisoft ở Montreal, cùng các công ty khác.

Phát ngôn viên Heather Steele của Ubisoft cho biết tất cả nhân viên của Ubisoft Montreal đều an toàn và được di tản. Video quay trên không được ghi nhận bởi mạng tin tức Pháp LCN của Quebec cho thấy mọi người tập trung trên sân thượng của tòa nhà, cùng với các vật nặng để chặn cửa.

Ông Eric Pope, một nhân viên của Ubisoft, đăng tải lên Twitter một bức ảnh chụp từ video của LCN cho thấy những người tụ tập trên sân thượng. Một nhân viên khác của Ubisoft thông báo với đài CTV News ở Canada rằng các nhân viên tại văn phòng được hướng dẫn thông qua một bản ghi nhớ của công ty rằng họ nên ẩn náu trong một khu vực có khóa và giữ im lặng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-di-tan-toa-nha-van-phong-montreal-cua-ubisoft-sau-cu-dien-thoai-ham-doa/

UEFA Nations League : Hạ Bồ Đào Nha,

Pháp giành vé sớm vào chung kết

Anh Vũ

Tối qua, 14/11/2020, trên sân vận động của thủ đô Lisboa, Bồ Đào Nha, trong khuôn khổ bảng A3 giải UAFA Nations League, đội tuyển quốc gia Pháp đã giành chiến thắng 1-0 trước đội chủ nhà, sớm giành vé vào vòng chung kết (4 đội), sẽ diễn ra vào mùa thu năm tới.

Đây là trận quyết định vòng bảng của hai đối thủ lớn, giữa nhà đương kim vô địch thế giới Pháp và nhà vô địch EURO 2016 đồng thời đương kim vô địch Nations League. Một tháng sau trận hòa nhạt nhẽo 0-0 ở lượt đi, hai đội  gặp lại nhau và đã cống hiến một trận đấu hấp dẫn ở trình độ cao.

Khác hẳn với hình ảnh một đội tuyển thua bạc nhược trước Phần Lan trong trận giao hữu trước đó 3 hôm. Ở trận đấu quan trọng này, huấn luyện viên Didier Deschamps chuẩn bị một đội hình mạnh nhất, chỉ vắng mặt Kylian Mbappé, bị trấn thương.

Đội tuyển Pháp đã có thể mở tỷ số ngay từ hiệp 1 nếu như các cầu thủ Anthony Martial và Kingsley Coman không bỏ lỡ nhiều cơ hội ghi bàn và nếu không có tài năng của thủ môn Bồ Đào Nha Rui Patricio nhiều lần cản phá xuất sắc các cú sút của cầu thủ Pháp.

Tuyển Pháp phải đợi sang hiệp 2 mới mở được tỷ số ở phút thứ 54, khi cú sút cực mạnh của cầu thủ Fabio buộc thủ môn Rui Patricion đẩy bóng ra và tiền vệ N’golo Kante chớp thời cơ đưa bóng vào lưới.

Sau bàn thua, Ronaldo và đồng đội đã  tạo được nhiều đợt tấn công nguy hiểm trước khung thành đội Pháp nhưng tỷ số 1-0 được giữ hết trận đấu.

Trong trận này, các cầu thủ Bồ Đào Nha cũng tỏ ra sắc sảo không kém trong các đường bóng tấn công. Cristiano Ronaldo và các đồng đội của anh mặc dù rất nỗ lực vẫn trở nên vô duyên trước thủ môn Pháp Hugo Lloris, chơi tập trung cao độ và tỉnh táo, nhiều lần cản phá thành công những cú sút đầy uy lực của các cầu thủ chủ nhà.  

Kết quả này mang lại cho Pháp 13 điểm, dẫn đầu bảng dành chiếc vé dự chung kết UEFA Nations League, vào tháng 10/2020 mặc dù vẫn còn 1 trận gặp Thụy Điển. Bồ Đào Nha, đương kim vô địch của giải bị loại nhưng sẽ còn gặp lại  Pháp trong vòng bảng ở EURO vào ngày 23/06/2021.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201115-uefa-nations-league-h%E1%BA%A1-b%E1%BB%93-%C4%91%C3%A0o-nha-ph%C3%A1p-gi%C3%A0nh-v%C3%A9-s%E1%BB%9Bm-v%C3%A0o-chung-k%E1%BA%BFt

12 người bị truy tố ở Đức vì âm mưu

tấn công nhà thờ Hồi giáo

Tin từ BERLIN, Đức – Vào hôm thứ Sáu (13/11), các nhà chức trách cho biết các công tố viên Đức truy tố 12 người đàn ông về hành vi lên kế hoạch cho các vụ tấn công vào các nhà thờ Hồi giáo. Trong đó họ lên kế hoạch giết hoặc làm bị thương càng nhiều người Hồi giáo càng tốt.

Các công tố viên cho biết các nghi can, gồm 11 thành viên băng đảng và một đồng phạm, gặp nhau thường xuyên lên kế hoạch, với 11 người trong số họ cam kết đóng góp hàng nghìn euro vào số tiền 50,000 euro để tài trợ cho việc mua vũ khí.

Các nghi can đều là người Đức và 11 người trong số họ bị giam giữ. Các công tố viên ở thành phố Stuttgart phía đông nam Đức cho biết nghi can thứ 12 vẫn đang tại đào. Một người khác qua đời trong khi bị giam giữ. Hiện vẫn chưa có thêm thông tin chi tiết nào về cái chết này.

Đức trải qua một loạt các cuộc tấn công của phe cánh hữu trong những năm gần đây nhằm vào các nhóm thiểu số. Các thành viên của National Socialist Underground bị kết án vào năm 2018 vì một loạt các vụ sát hại người Turk kéo dài trong một thập niên. Hồi năm ngoái, một phần tử cực đoan cánh hữu khác nhắm vào một giáo đường Do Thái ở miền Đông nước Đức, giết chết hai người qua đường.

Một người ủng hộ cánh hữu cực đoan bị tình nghi đang bị xét xử vì sát hại chính trị gia bảo thủ Walter Luebcke. Ông Luebcke, một người công khai ủng hộ Thủ tướng Angela Merkel, kêu gọi hỗ trợ và chào đón những người tị nạn trong cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015.

https://www.sbtn.tv/12-nguoi-bi-truy-to-o-duc-vi-am-muu-tan-cong-nha-tho-hoi-giao/

Quân và dân Armenia rời những vùng

bị Azerbaijan chiếm

Thu Hằng

Ngày 15/11/2020, lực lượng Armenia bắt đầu rời khỏi vùng Kalbajar, từ giờ do Azerbaijan kiểm soát theo thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 10/11. Azerbaijan cho Armenia thời hạn 10 ngày để rút hết khỏi vùng Kalbajar.

Người dân Armenia bất ngờ và cảm thấy bị sỉ nhục sau thỏa thuận này. Đối với đa số người dân Armenia sống ở những khu vực bị Azerbaijan chiếm lại, thà đốt nhà còn hơn là để rơi vào tay nước láng giềng thù nghịch.

Phóng sự của đặc phái viên RFI Anissa El Jabri từ Stepanakert đến Kalbajar :

“Nhiều người lính Armenia sưởi ấm quanh đống lửa trong đêm lạnh giá, rồi những lực lượng đặc nhiệm, mũ trùm kín đầu, họ di tản người dân sang một trục đường song song vì trục đường chính được dành cho quân đội. Quân đội Armenia rời đi, nhường chỗ cho quân đội Nga, một quá trình chuyển giao không nhân chứng.

Trong khi đó, những chiếc xe tải chất đồ đạc chuyển nhà hoặc những chiếc xe chở đầy rơm và gỗ để kiếm thêm chút tiền chạy chầm chậm trên còn đường gồ ghề bên sườn núi. Nhiều chiếc xe bị kẹt lại nhiều giờ trong khói mù mịt từ những vụ cháy mà người dân tự tay đốt nhà.

PUBLICITÉ

Bị buộc phải dừng lại đôi khi lại biến thành cơ hội để sử dụng những ngôi nhà bị bỏ hoang. Ở vùng Thượng Karabakh, người ta bỏ lại quốc kỳ nhưng mang theo những bộ khung cửa, gạch lát nhà hoặc giấy dán tường. Tất cả những gì có thể có ích để xây dựng một cuộc sống mới“.

Ngày 15/11, Armenia cho biết có 2.371 quân nhân thiệt mạng trong cuộc xung đột. Phía Azerbaijan không công bố thiệt hại. Cơ quan tình báo Armenia cho biết đã phá vỡ một âm mưu ám sát thủ tướng Nikol Pachinian. Nhiều người đã bị bắt giữ ngày 14/11, trong đó có Artour Vanetsian, một nhà lãnh đạo đối lập, với cáo buộc âm mưu đảo chính.

Sau khi ký thỏa thuận ngừng bắn với Azerbaijan khiến nhiều vùng đất ở Thượng Karabakh rơi vào tay Azerbaijan, phe đối lập gọi thủ tướng Armenia Nikol Pachinia là « kẻ phản bội » và yêu cầu ông từ chức.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201115-qu%C3%A2n-v%C3%A0-d%C3%A2n-armenia-r%E1%BB%9Di-nh%E1%BB%AFng-v%C3%B9ng-b%E1%BB%8B-azerbaijan-chi%E1%BA%BFm

RCEP: 15 nước châu Á Thái Bình Dương

 ký hiệp định thương mại lớn nhất thế giới

RCEP được ký kết theo hình thức trực tuyến do đại dịch Covid-19.

10 thành viên ASEAN cùng 5 nước ký hiệp định thương mại tự do qui mô hứa hẹn tăng tốc kinh tế hậu đại dịch Covid-19.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán.

RCEP bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

“Tôi tin tưởng hiệp định sẽ sớm đước các nước phê chuẩn và đưa vào thực thi, góp phần đưa vào phục hồi kinh tế sau đại dịch và góp phần phát triển các nước thành viên trong thời gian tới,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Các thành viên chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu.

Khu thương mại tự do mới sẽ lớn hơn cả Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada và Liên minh châu Âu.

Ấn Độ cũng từng tham gia đàm phán, nhưng đã rút vào năm ngoái, do lo ngại rằng mức thuế thấp hơn có thể gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước.

Lý do chính khiến Ấn Độ quyết định không tham gia RCEP là do lo ngại rằng một lượng lớn hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc có thể gây tổn hại thêm cho các ngành công nghiệp nội địa của Ấn Độ.

Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc lên tới khoảng 50 tỷ USD trong năm tài chính 2019.

Mặt khác, Trung Quốc được cho là đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình bằng cách dẫn đầu việc tạo ra khuôn khổ thương mại đa phương trong bối cảnh rạn nứt ngày càng lớn với Hoa Kỳ.

Chính phủ Trung Quốc cho biết thương mại với các nước ASEAN từ tháng 1 đến tháng 10 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 540 tỷ đô la, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh.

Biden, Brexit và khả năng ‘Anh, Mỹ cùng vào CPTPP’

Việt Nam ủng hộ Anh tham gia CPTPP

Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla

Khuôn khổ RCEP

RCEP dự kiến sẽ loại bỏ một loạt thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm.

Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, viễn thông, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và các dịch vụ chuyên nghiệp.

Nhưng có thể “quy tắc xuất xứ” mới – quy định chính thức xác định nguồn gốc sản phẩm – sẽ có tác động lớn nhất.

Nhiều quốc gia thành viên đã có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhau, nhưng vẫn còn có những hạn chế.

“Các FTA hiện tại có thể rất phức tạp để sử dụng so với RCEP,” Deborah Elms từ Trung tâm Thương mại Châu Á cho biết.

Các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu có thể phải đối mặt với thuế quan ngay cả trong một FTA vì sản phẩm của họ chứa các thành phần được sản xuất ở nơi khác.

Ví dụ, một sản phẩm được sản xuất tại Indonesia có chứa các linh kiện của Úc có thể phải đối mặt với thuế quan ở những nơi khác trong khu vực thương mại tự do ASEAN.

Theo RCEP, các linh kiện từ bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ được đối xử bình đẳng, điều này có thể mang lại cho các công ty ở các quốc gia RCEP động lực để tìm kiếm nhà cung cấp trong khu vực thương mại của khối này.

Mặc dù RCEP là một sáng kiến của ASEAN, hiệp định được nhiều người coi là một giải pháp thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Trung Quốc hậu thuẫn.

TPP không có Trung Quốc tham gia nhưng bao gồm nhiều nước châu Á. 12 hai quốc gia thành viên đã ký TPP vào năm 2016 trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút nước Mỹ ra vào năm 2017.

Các thành viên còn lại tiếp tục hình thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 thành viên.

Mặc dù bao gồm ít quốc gia thành viên hơn, nhưng CPTPP cắt giảm thuế quan nhiều hơn và bao gồm các điều khoản về lao động và môi trường so với RCEP.

RCEP tập hợp các quốc gia thường có mối quan hệ ngoại giao bị trục trặc – đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản.

Cả Australia và Trung Quốc đều ký thỏa thuận này, bất chấp các báo cáo rằng Trung Quốc có thể tẩy chay một số mặt hàng nhập khẩu của Australia vì nhiều khác biệt chính trị.

Thương mại quốc tế nằm thấp hơn nhiều trong nghị trình trong cuộc bầu cử năm nay của Hoa Kỳ và Tổng thống đắc cử Joe Biden đã nói tương đối ít về việc liệu chính sách thương mại của ông sẽ thay đổi đáng kể hay liệu ông sẽ xem xét lại việc gia nhập TPP hay không.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54951130

RCEP : Vùng mậu dịch tự do tại Châu Á hình thành

Tú Anh

Mười lăm nước Châu Á và Thái Bình Dương ký kết hiệp định đối tác thương mại do Trung Quốc khởi xướng từ năm 2012, nhân thượng đỉnh ASEAN kết thúc vào Chủ Nhật, 15/11/2020, dưới sự chủ tọa của Việt Nam, chủ tịch luân lưu Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.

Thượng đỉnh ASEAN qua truyền hình trực tuyến kết thúc với sự kiện hình thành khối mậu dịch tự do quan trọng nhất thế giới gọi tắt là RCEP – Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực.

Hiệp định này thành lập một vùng thương mại tự do giữa 10 nước Đông Nam Á, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở phía bắc xuống tận nam Thái Bình Dương với Úc và New Zealand.

Với tư cách chủ tịch luân lưu ASEAN, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố là ông « hài lòng » đạt được kết quả sau 8 năm đàm phán phức tạp.

Do Bắc Kinh đề xuất, để đáp trả một sáng kiến thành lập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của Washington (đã bị Donald Trump bỏ rơi), RCEP của Trung Quốc bao trùm một vùng kinh tế năng động liên quan đến 2 tỷ người và chiếm 30% tổng sản lượng (GDP) toàn cầu.

RCEP còn phục vụ cho tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh trong khu vực, qua một chiến lược phát huy ảnh hưởng bao quát hơn, dưới tên gọi « một vành đai một con đường ».

Theo AFP, các nước khu vực kỳ vọng vào RCEP để tăng cường phát triển kinh tế nhờ vào quy định giảm hàng rào thuế quan, hài hòa thủ tục xuất nhập khẩu, tạo điều kiện sinh hoạt dễ dàng hơn cho xí nghiệp.

Ấn Độ từ chối tham gia

Hiệp định có những quy định bảo vệ sở hữu trí tuệ nhưng thiếu hai lãnh vực quan trọng là « tôn trọng môi trường và quyền lợi người lao động ».

Lo ngại hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, Ấn Độ không tham gia vào RCEP.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201115-rcep-v%C3%B9ng-m%C3%A2u-d%E1%BB%8Bch-t%E1%BB%B1-do-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-%C3%A1-h%C3%ACnh-th%C3%A0nh

ASEAN hoan nghênh việc Hoa Kỳ đã đóng góp

cho hoà bình, tự do hàng hải trên biển Đông

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet loan tin, tại hội nghị trực tuyến cấp cao ASEAN- Hoa Kỳ lần thứ 8 vào sáng 14 tháng 11 năm 2020, các lãnh đạo ASEAN đã  hoan nghênh Hoa Kỳ đóng góp tích cực cho việc duy trì hoà bình, ổn định an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Đồng thời, họ mong muốn Hoa Kỳ ủng hộ các nỗ lực đề cao luật pháp quốc tế.

Phía ASEAN khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hơn 4,200 nhà đầu tư, và kinh doanh của Hoa Kỳ tại khu vực; hoan nghênh Hoa Kỳ đã giành 3.5 tỷ Mỹ kim để nâng cao năng lực y tế công cộng các nước ASEAN trong 20 năm qua. Đồng thời họ cũng đề nghị Hoa Kỳ phát triển dự án Sáng kiến Tương lai Y tế ASEAN- Hoa Kỳ.

Tập đoàn Tài chính Phát triển Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 1 tỷ Mỹ kim vào Đông Nam Á khi đang triển khai nhiều dự án hạ tầng tại khu vực này. Hoa Kỳ đánh giá cao quyết định nâng cấp quan hệ đối tác Mekong- Hoa Kỳ thành đối tác chiến lược. Đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam, vào năm 2019, hoạt động buôn bán hai chiều giữa ASEAN và Hoa Kỳ đã đạt 292 tỷ Mỹ kim, đưa Hoa Kỳ thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN, đồng thời là nhà đầu tư FDI lớn nhất với số tiền hơn 330 tỷ Mỹ kim vào khu vực. Riêng tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã tài trợ 5 triệu Mỹ kim để thành lập Học viện Sáng kiến các Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á tại đại học Full-bright Việt Nam. (BBT)

https://www.sbtn.tv/asean-hoan-nghenh-viec-hoa-ky-da-dong-gop-cho-hoa-binh-tu-do-hang-hai-tren-bien-dong/

Nhật Bản đối mặt với đợt dịch kép Covid-19 và cúm mùa

Nhật Bản đang bị đợt dịch mới Covid-19, đây là làn sóng dịch thứ ba ở nước này. Ngày 15/11/2020 Tokyo thông báo có thêm 1.434 ca nhiễm mới. Cùng lúc chính quyền lại phải lo đối phó với hai đợt dịch: Covid-19 và cúm mùa đông, khiến người dân Nhật rất lo lắng.

Thông tín viên Bruno Duval tại Tokyo nghi nhận :

Chính phủ Nhật vừa ban hành lệnh « báo động tối đa ». Làn sóng dịch virus corona vừa mới bắt đầu mà đất nước này đã ghi nhận số ca nhiễm nhiều hơn hồi mùa hè vừa qua khi đợt dịch thứ hai đạt đỉnh. Hơn nữa, hiện quần đảo đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông.

Trong các thăm dò dư luận, 8 trên 10 người Nhật tỏ ra lo lắng hoặc rất lo lắng cho tình hình hiện nay. Như ý kiến của những người dân Tokyo dưới đây.

Một người dân cho biết : « Bên ngoài trời bắt đầu lạnh, người ta ít mở cửa hơn và virus lan truyền mạnh hơn. Làn sóng dịch thứ 3 này thật đáng sợ, đó là điều đã được biết trước ».

Một người đàn ông khác nói : « Mùa đông này, ngay cả khi tôn trọng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, người ta vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh cúm vì đợt dịch kép này. Thật không yên tâm… »

Một phụ nữ cho biết : « Mọi người đều phải tiêm phòng cúm, nhưng lại sợ bị dính Covid khi đến các phòng mạch đông người để tiêm chủng. Không đơn giản xử lý cùng lúc hai mối đe dọa y tế như vậy. »

Các chuyên gia cản báo chính phủ : Nếu dịch cúm không kiểm soát được thì các bệnh viện cũng sẽ nhanh chóng bị quá tải.  

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201115-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-c%C3%B9ng-l%C3%BAc-ch%E1%BB%91ng-tr%E1%BB%8Di-v%E1%BB%9Bi-covid-19-v%C3%A0-d%E1%BB%8Bch-c%C3%BAm-m%C3%B9a

Reuters: Đài Loan bày tỏ hy vọng

hợp tác chặt chẽ với Mỹ

Đài Loan hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, Hsiao Bi-khim, người được cho là đại sứ của đảo quốc này, nói với Antony Blinken, người thân tín lâu năm của TT đắc cử Joe Biden, theo Reuters.

Đây được xem là một nỗ lực củng cố quan hệ với chính quyền Biden của Đài Loan.

Bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhưng được cai trị một cách dân chủ, Đài Loan được hưởng sự hỗ trợ chưa từng có từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả việc tăng cường bán vũ khí và các chuyến thăm của các quan chức hàng đầu tới Đài Bắc. Việc ông Joe Biden đắc cử đã gây ra một số bất an ở Đài Loan.

Hsiao Bi-khim, đại diện của Đài Loan tại Washington và là người thân cận với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, công bố trên Twitter hôm thứ Bảy là đã có cuộc điện đàm với Blinken, để chuyển lời chúc mừng của Đài Loan đến ông Biden.

“Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ lưỡng đảng của Mỹ về quan hệ giữa Hoa Kỳ với Đài Loan và hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong những năm tới”, bà nói thêm.

Bà Thái Anh Văn gặp ông Blinken năm 2015 tại Bộ Ngoại giao Mỹ khi ông còn là thứ trưởng ngoại giao và bà là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của Đài Loan.

Trong chuyến đi đó, Tsai cũng trở thành ứng cử viên tổng thống Đài Loan đầu tiên đến thăm Nhà Trắng, gặp Evan Medeiros, Giám đốc cấp cao về các vấn đề châu Á của Tổng thống Barack Obama.

“Do đó, rõ ràng là chính phủ của Đảng Dân chủ đã có thái độ thân thiện với Đài Loan”, bà Thái Anh Văn nói trong một văn bản do DPP công bố hôm thứ Tư.

Với kinh nghiệm hàng chục năm ở Capitol Hill, tại Nhà Trắng và trước đây là nhân vật số 2 tại Bộ Ngoại giao, Blinken được nhiều người ở Washington xem như một sự phù hợp tự nhiên để trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Biden hoặc một lựa chọn khả dĩ cho vị trí ngoại trưởng.

Tổng thống đắc cử Biden, đảng viên đảng Dân chủ, chưa thảo luận gì về vai trò của Blinken trong chính quyền mới.

Tướng không quân Đài Loan bay trên phi cơ F-5 để chứng tỏ độ an toàn

Đài Bắc chặn chiến đấu cơ TQ bay quanh Đài Loan

Căng thẳng về Đài Loan đã leo thang đáng kể từ khi tổng thống đảng Cộng hòa Trump nhậm chức cách đây 4 năm, với việc Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên gần hòn đảo, bao gồm cuộc tập trận diễn ra trong chuyến thăm đầu năm nay tới Đài Bắc của các quan chức cao cấp Mỹ.

Các quan chức Đài Loan sẽ đến Washington trong tuần này cho các cuộc đàm phán thương mại và hòn đảo đã bày tỏ tin tưởng rằng những điều này sẽ tiếp tục dưới chính quyền mới, viện dẫn chính sách ủng hộ Đài Loan của lưỡng đảng Hoa Kỳ.

Vẫn theo Reuters, trước cuộc điện đàm giữa bà Hsiao Bi-khim và ông Antony Blinken, nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Đài Loan về Trung Quốc hôm thứ Hai đã tìm cách trấn an các nhà lập pháp đang lo âu, rằng chính quyền ông Biden sẽ tiếp tục ủng hộ hòn đảo do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Tại quốc hội Đài Loan hôm thứ Hai, một số nhà lập pháp bày tỏ lo ngại về sự thay đổi chính sách Đài Loan dưới thời chính quyền Biden, với một số người mô tả Biden là “thân thiện với Trung Quốc”, và những người khác chỉ ra việc Biden phản đối dự luật tăng cường an ninh Đài Loan năm 1999.

Huang Shih-chieh, từ Đảng Tiến bộ Dân chủ cầm quyền, nói mối quan tâm chính của họ là liệu chính sách hỗ trợ Đài Loan của Hoa Kỳ có sẽ thay đổi.

“Lo lắng lớn nhất của chúng tôi là với nhiệm kỳ tổng thống của Biden, ông ấy có thể điều chỉnh chính sách đối ngoại”, Huang nói.

Nhưng Chen Ming-tong, người đứng đầu Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan, đã nhiều lần trấn an các nhà lập pháp là một thay đổi cơ bản của Hoa Kỳ về việc ủng hộ Đài Loan rất ít có cơ hội xảy ra.

“Không cần phải lo lắng về sự thay đổi quyền sở hữu trong Nhà Trắng. “Mặc dù có thể có một số thay đổi trong chiến thuật của Biden với Trung Quốc, nhưng sẽ không có thay đổi trong chiến lược Trung Quốc của họ.” Ông Chen nói.

Chen Ming-tong lưu ý rằng chính cựu Tổng thống Barack Obama, người mà Biden giữ chức phó tổng thống, đã thúc đẩy “trục xoay” trở lại châu Á để thách thức một Trung Quốc đang trỗi dậy, và rằng Biden sẽ không thách thức cấu trúc địa chính trị Mỹ-Trung hiện tại.

Ông Chen nhấn mạnh là Hoa Kỳ và Đài Loan có cùng giá trị.

Lai Shyh-bao, một nhà lập pháp của đảng đối lập chính, Quốc dân đảng, thường có truyền thống ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, lập luận rằng việc ông Biden ở Nhà Trắng có thể không phải là một điều xấu đối với Đài Loan.

Ông nói: “Với chính quyền Biden, tôi nghĩ căng thẳng ở eo biển Đài Loan sẽ được hạ thấp, bởi vì ông ấy sẽ không coi Đài Loan là một quân cờ lớn như Trump đã từng làm.

https://www.bbc.com/vietnamese/54948556

Tướng không quân Đài Loan

bay trên phi cơ F-5 sau tai nạn chết người

Người đứng đầu Không lực Đài Loan lên chuyến bay thử đầu tiên của một loại chiến đấu cơ sau khi một phi cơ loại này bị rơi làm chết người hồi tháng trước.

Đài Loan dừng bay tất cả các chiến đấu cơ F-5 cũ kỹ và tiến hành rà soát toàn bộ phi cơ F-5 sau khi một phi công qua đời tháng trước.

“Tôi tin rằng các phi cơ F-5 là an toàn để bay,” Tổng tư lệnh Không Lực Hsiung Hou-chi nói, theo Quân đội Đài Loan.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh của mình và không loại trừ khả năng sẽ chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực, dẫn đến căng thẳng trên không phận Đài Loan.

Vào đầu tháng Mười, bộ trưởng Quốc phòng của Đài Loan nói không lực nước này đã thực hiện gần 3000 chuyến bay từ tháng Một để theo dõi hay ngăn chặn máy bay Trung Quốc.

Tổng tư lệnh Không quân Hsiung bay trên một phi cơ hai chỗ trong chuyến bay thử kéo dài 40 phút hôm thứ Bảy 14/11.

“Tôi tham gia một chuyến bay thử để cho đồng bào thấy rằng phi cơ F-5 là đáng tin cậy và để thể hiện ý chí sẵn sàng bảo vệ không phận của các quân nhân Không Lực chúng ta,” ông được Thông tấn xã Quân đội trích lời.

Ông nói thêm rằng các phi cơ F-5, có tuổi hơn 40 năm, vẫn được sử dụng ở 26 nước trên thế giới.

Vụ tai nạn tháng trước xảy ra với một phi cơ F-5 một chỗ ngồi.

Phi cơ chiến đấu này đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện hôm 29/10 thì bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật không lâu sau khi cất cánh.

Trang tin The Focus của Đài Loan đưa tin hiện cuộc điều tra về vụ rơi máy bay đang tiếp diễn, và thời tiết xấu khiến việc tìm xác máy bay gặp khó khăn.

Căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc dâng cao trong những năm gần đây sau khi bà Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống.

Tháng trước, Hoa Kỳ phê chuẩn việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá khoảng 1,4 tỷ USD, trong lúc Trung Quốc tăng cường các cuộc tập trận.

Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Đài Loan “không phải là một phần của Trung Quốc,” khiến bộ ngoại giao nước này có phản ứng giận dữ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54932917

Học giả Đài Loan: Joe Biden

chính là phiên bản 2.0 của Obama

Tâm Thanh

Trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay, ngoại giới nhận định rằng, nếu ông Joe Biden đắc cử, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thay đổi các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump và quay trở lại phong cách lãnh đạo của thời cựu Tổng thống Obama, quan hệ Mỹ – Đài sẽ phát triển theo chiều hướng xấu đi, vậy nên Đài Loan đừng vội lạc quan, theo SOH.

Ông Quách Dục Nhân tuyên bố rằng, sau khi Mỹ-Đài tuyệt giao vào năm 1979, chính phủ Mỹ đã duy trì chính sách “chiến lược mơ hồ” đối với Đài Loan. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, ông Trump đã có lập trường cứng rắn chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bài phát biểu về chính sách Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào ngày 23/7 thậm chí còn tuyên bố rằng, các chính sách giao thiệp của Mỹ với Trung Quốc trong quá khứ đã thất bại. Đây được coi là “tuyên ngôn Chiến tranh Lạnh mới”.

Giáo sư Quách chỉ ra rằng, bước đầu có thể coi “Biden chính là Obama 2.0”. Khi ông Obama đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, vấn đề ISIS đã không được giải quyết trong nhiệm kỳ của ông ta, chính sách trở lại châu Á không thu được kết quả cụ thể, mà trái lại, các chính sách dưới thời cựu Tổng thống Obama còn cho phép ĐCSTQ trở nên ngông cuồng hơn trong các tổ chức quốc tế.

Lập trường “đạo đức giả và phi thực tế” của cánh tả đã khiến nội chính Hoa Kỳ hao mòn sức mạnh quốc gia một cách trầm trọng, điều này trái lại đã mở ra cơ hội chiến lược cho ĐCSTQ. Và bây giờ, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden hy vọng hàn gắn quan hệ với các nước đồng minh. Do đó, càng không nên hy vọng rằng ông Joe Biden có thể duy trì chính sách “tách rời” giống như Tổng thống Trump.

Giáo sư Quách cho biết, dưới thời Clinton, cánh tả đã bắt đầu “vỗ béo ĐCSTQ”. Nếu ta xem xét kỹ lưỡng, điểm lại lịch sử đối với Bắc Kinh của đảng Dân chủ thì sẽ dễ dàng nhận thấy rằng, nó chính là một bộ lịch sử giúp ĐCSTQ lớn mạnh.

Giáo sư Quách nhấn mạnh, ĐCSTQ biết rõ rằng “những đòn trả đũa kinh tế” của nó có thể phát huy tác dụng mọi lúc mọi nơi đối với các nước không nghe lời. Nếu “chiến lược mơ hồ” mãi luôn được duy trì, sẽ càng khiến ĐCSTQ bởi có chỗ dựa mà không kiêng nể gì, muốn sao làm vậy, do vậy chúng ta cần phải “hết sức tỉnh táo”.

Ông Quách Dục Nhân đưa ra một ví dụ cho thấy sự tương phản rõ nét trong 4 năm cầm quyền của chính quyền Tổng thống Trump: Thế lực ISIS tiêu vong, giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của Huawei bị bắt, các quan chức cấp cao của Mỹ không ngừng có chuyến viếng đến Đài Loan, Hoa Kỳ nhanh chóng thông qua việc bán vũ khí cho Đài Loan và tần suất tuần tra của quân đội Mỹ ở Biển Đông cũng đã tăng lên.

Chỉ cần Tổng thống Trump tiếp tục những gì ông ấy đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, tiếp tục lên án ĐCSTQ bức hại nhân quyền, chặn đứng bành trướng quyền lực của quân đội ĐCSTQ ở Nam Thái Bình Dương, tiếp tục gắn kết với các quốc gia chủ chốt chống lại mạng lưới 5G của Huawei, loại bỏ chuỗi cung ứng màu đỏ,… tin chắc tình hình Mỹ – Trung trong 4 năm tới sẽ có nhiều biến đổi hơn nữa. Theo đó, quan hệ Mỹ – Đài sẽ tiếp tục được cải thiện, vị trí của Đài Loan ở Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương theo đó cũng sẽ trở nên quan trọng hơn và vững chắc hơn.

Giáo sư Quách nhận định, “Tổng thống Trump nói được làm được, ông ấy sẽ có những hành động cụ thể”, chứ không hùa theo thói tráo trở, lật lọng của Bắc Kinh, điều này đã khiến ĐCSTQ phải kinh hồn khiếp vía.

Ngoài ra, ông Trần Dĩ Tín, thành viên của ủy ban lập pháp Quốc dân đảng và là giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Mỹ – Đài ở Washington DC, trước đó cũng từng bày tỏ rằng, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden luôn được coi là người áp dụng chủ nghĩa đa phương trong ngoại giao, coi trọng hợp tác khu vực, cách làm trái ngược đó có sự khác biệt rất lớn với chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống Trump.

Về quan hệ Mỹ-Trung, ông Trần cũng tin rằng, nhóm ngoại giao an ninh quốc gia của ông Joe Biden sẽ là sự tiếp diễn của nhóm Obama, chính sách đối ngoại chủ yếu cũng sẽ là phần mở rộng hoặc phiên bản 2.0 trong chính sách của ông Obama. Nếu ông Biden đắc cử, quan hệ Mỹ-Trung sẽ có xu hướng được xoa dịu, theo đó quan hệ hai bờ eo biển cũng cần phải hòa hoãn, và chính phủ của bà Thái sẽ phải đối mặt với áp lực đối thoại giữa hai bờ eo biển.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoc-gia-dai-loan-joe-biden-chinh-la-phien-ban-2-0-cua-obama.html

Hàng chục ngàn oan dân xếp hàng trước

Cục Khiếu nại Quốc gia tại Bắc Kinh mỗi ngày

Hương Thảo

Trung Quốc ngày nay, mâu thuẫn xã hội các loại ngày càng gay gắt, có điều người dân thường không có cách nào để tố cáo.

Nhiều người dân bị xâm phạm quyền lợi đều đã đổ xô đến Bắc Kinh để khiếu nại. Cục Khiếu nại Quốc gia Bắc Kinh (Quốc gia Tín Phỏng Cục) –  nơi ghi nhận khiếu nại của dân oan đã  quá tải trong nhiều năm. Mới đây, một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy có hàng dài người xếp hàng bên ngoài Cục Khiếu nại Quốc gia Bắc Kinh, cư dân mạng cho rằng số người có thể lên đến hàng chục nghìn, theo Sound of Hope.

Gần đây, trên mạng xuất hiện đoạn video ngắn với hàng dài các oan dân, nghe nói hiện trường có hàng vạn người.  

Trong đoạn video, một cụ già đã thốt lên những lời thống thiết về trải nghiệm bi thảm của mình, đại khái là đất đai nhà ông bị chiếm dụng mà không được đền bù, ông đi kêu oan nhưng bị chính quyền đàn áp. Ông bị bắt giam, cải tạo lao động, bị kết án, và thậm chí bị truy sát. Trong 27 năm đi kêu oan nhưng không thành công, cảnh nghèo đói khiến ông phải đi ăn xin trên đường phố.

Ông cũng các quan chức đương nhiệm hà hiếp dân chúng như kẻ cướp, “ăn uống (đút lót), dâm loạn, cờ bạc, trộm cắp, cướp đoạt, gì chúng cũng dám làm”.

Châu Tiểu Phụng, một người khiếu kiện từ Vô Tích, Giang Tô, nói với Epoch Times rằng bà đã đăng ký hơn 60 lần với Cục Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh vào năm ngoái và đến xếp hàng đăng ký mỗi ngày. Dù trời có gió hay mưa, dù nhiệt độ chỉ âm mười độ C, dân oan vẫn xếp hàng giữa đêm “Không vào được không đi, quá đông rồi!”.

Đại diện công dân Mã Chí Văn nói với các phóng viên: “Một số người xếp hàng tại Cục Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh lúc 8 giờ sáng, nhưng đến tối vẫn không được tiếp. Họ phải xếp hàng cả ngày mà không được gì, và phải xếp hàng lại vào ngày hôm sau. Bạn không thể đi vệ sinh, nếu không, bạn sẽ không thể xếp hàng lại từ đầu. Bạn không được vấp ngã khi xếp hàng ở đây. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn sẽ không thể đứng dậy và bạn có thể bị giẫm đạp đến chết”.

Tờ Epoch Times dẫn lời một số người khiếu kiện, họ gọi việc đăng ký là “hoạch ca”. Sau khi bạn đến Cục Khiếu nại Quốc gia, bạn quẹt thẻ căn cước của mình và tất cả thông tin hồ sơ của người khởi kiện sẽ bị lưu lại. Họ cho rằng đây là một phương cách tiếp đãi kiểu ứng phó cho xong việc.

Người khiếu kiện cho biết: “Vụ kiện của người khởi kiện sẽ gắn liền với thẻ căn cước. Người khiếu kiện đi đâu, chỉ cần có căn cước là mọi thông tin đều rõ ràng trong nháy mắt và cơ quan công an có thể xác

định và nắm bắt được tình hình của người khiếu kiện. Nếu quẹt thẻ này quá nhiều, sẽ phạt chính quyền địa phương và trừ điểm, chính quyền địa phương sẽ bắt người đó vào tù”.

Theo những người dân khiếu kiện, để ngăn chặn tình trạng dân oan, địa phương thường cử người đi chặn, nhiều dân oan bị bắt khi đang xếp hàng, một số quan chức địa phương mua chuộc Bắc Kinh bắt người tại chốt kiểm tra an ninh của Cục Khiếu kiện Quốc gia.

Có người chỉ ra rằng các nước phương Tây không có văn phòng khiếu kiện và dựa vào tòa án để giải quyết vấn đề. Chế độ độc tài độc đảng của Trung Quốc và các tòa án tuân theo mệnh lệnh của chính quyền địa phương và các cấp ủy đảng thực chất là quyền lực cá nhân, gây ra nhiều tổn hại cho người dân nói chung. Người dân địa phương không có cách nào giải quyết bất bình, đi đến thủ đô với một tia hy vọng, thực ra họ không biết rằng thế giới của ĐCSTQ đen như quạ, và gốc rễ là ở Bắc Kinh.

Có người trên Internet kết luận rằng ở Bắc Kinh, có ba nơi có rồng người xếp hàng dài hàng trăm mét mỗi ngày: một là đài tưởng niệm Mao chủ tịch; hai là Cục Khiếu kiện Quốc gia; ba là Đại sứ quán Hoa Kỳ. Trong số ba con rồng dài này, một con đang hoang tưởng về quá khứ, một con đang buộc tội hiện tại, và con còn lại đang hướng tới tương lai.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-chuc-ngan-oan-dan-xep-hang-truoc-cuc-khieu-nai-quoc-gia-tai-bac-kinh-moi-ngay.html

Hàng ngàn người biểu tình Thái Lan

kêu gọi cách chức Thủ tướng

Tin từ Bangkok – Hôm thứ Bảy (14/11), trong cuộc biểu tình mới nhất, hàng nghìn người biểu tình ở Bangkok đã tiếp tục kêu gọi cải cách chế độ quân chủ ở Thái Lan. Cách đó 2 cây số, hàng nghìn người theo chủ nghĩa áo vàng đã tụ tập và vẫy cờ Thái Lan để chào đón Vua Maha Vajiralongkorn, người dự kiến sẽ tham dự một sự kiện địa phương.

Mục tiêu ban đầu của các cuộc biểu tình bắt đầu hồi tháng 7 là tìm cách truất phế Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân đội Thái Lan. Theo cảnh sát, khoảng 2,500 người biểu tình đã tụ tập tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở Bangkok, hát các bài hát và điệu nhảy chế nhạo chính phủ.

Chính phủ của ông Prayuth chiếm đa số trong quốc hội vì ông được quyền chọn toàn bộ thượng viện trước khi cuộc bầu cử năm 2019 diễn ra. Các đối thủ cho rằng đây là sự dàn xếp để đưa ông lên nắm quyền. Ông Prayuth cho rằng cuộc bỏ phiếu đã diễn ra công bằng.

Cảnh sát cho biết sẽ không sử dụng bạo lực để trấn áp người biểu tình và bố trí 5,100 cảnh sát để duy trì trật tự. Nhưng tuần trước, cảnh sát đã xịt vòi rồng vào hàng nghìn người biểu tình khi tiến về Cung điện Hoàng gia. Những người biểu tình ngày càng kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, phá bỏ điều cấm kỵ lâu năm. Việc chỉ trích chế độ quân chủ có thể bị phạt 15 năm tù theo luật của Thái Lan, tuy nhiên điều này đã trở nên phổ biến trong những tuần gần đây.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-thai-lan-keu-goi-cach-chuc-thu-tuong/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.