Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 14/10/2020

Wednesday, October 14, 2020 2:25:00 PM // ,

 Tin Việt Nam – 14/10/2020

Thuỷ điện Rào Trăng: 4 người chết, 29 người mất tích,

 quân đội huy động lực lượng tìm kiếm cứu hộ

Tính đến chiều ngày 14/10, giới chức tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xác định được 4 người chết và 29 người vẫn mất tích sau vụ sạt lở đất do mưa lũ ở thuỷ điện Rào Trăng 3. Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin này vào cùng ngày.

Thi thể của một nạn nhân là công nhân của nhà máy đã được tìm thấy hôm 14/10 và chuyển ra ngoài. 3 thi thể khác cũng là các công nhân ở nhà máy được tìm thấy hôm 13/10 và đã được chuyển về gia đình để mai táng, theo thông tin từ ông Nguyễn Đại Thành – Giám đốc Nhà máy Thuỷ điện Rào Trăng 3 cho Đài Tiếng nói Việt Nam biết.

Trong số 29 người được xác định là mất tích có 16 người là công nhân nhà máy và 13 người khác thuộc đội cứu hộ đến tìm kiếm những người mất tích và bị mất liên lạc vào tối ngày 12/10. Trong số những người bị mất tích có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4. Ngoài ra, theo báo Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) cũng một trong số 13 người trong đội cứu hộ bị mất tích.

Sạt lở đất ở thuỷ điện Rào Trăng 3 thuộc địa bàn huyện Phong Điền được thông báo xảy ra vào hôm 12/10 khiến 10 công nhân nhà máy bị chôn vùi, theo thông tin từ Uỷ ban Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia. 40 công nhân khác đã được di chuyển tới gần Thuỷ điện Rào Trăng 4 an toàn hơn nhưng hoàn toàn không thể ra bên ngoài do sạt lở đất.

Quân đội đã được huy động để tìm kiếm và vận chuyển hàng cứu trợ đến cho những người còn bị mắc kẹt lại ở nhà máy.

Hàng chục máy ủi, máy xúc và thậm chí cả trực thăng đã được huy động đến hiện trường. Tuy nhiên, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch Thừa Thiên – Huế cho báo chí nhà nước biết mưa lớn trong khu vực dự báo trong các ngày từ 16 đến 17 tháng 10 tới có thể làm cản trở những nỗ lực cứu hộ.

Kể từ tuần trước, các tỉnh miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu mưa lớn kéo dài và sạt lở đất khiến ít nhất 36 người thiệt mạng và 12 người mất tích. Một số tỉnh đã phải yêu cầu cứu trợ lương thực khẩn cấp từ Chính phủ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/four-confirmed-dead-29-still-missing-in-landslide-10142020083158.html

Bão số 7 bắt đầu suy yếu,

VN tiếp tục tìm kiếm 30 người mất tích

Sáng nay 14/10, bão số 7 đã bắt đầu suy yếu. Trực thăng của sư đoàn 372 bay đến khu vực xảy ra hai vụ sạt lở khiến 30 người mất tích ở khu vực Rào Trăng 3.

Theo đó, tâm bão Nangka trên vùng biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An, sức gió giảm còn 75 km/h (cấp 8) và dự báo còn giảm tiếp.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam nhận định trong 6 giờ tới, bão theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Khoảng 15-17h chiều nay, áp thấp nhiệt đới đi vào các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An, với sức gió 40-60 km/h, cấp 6, giật tăng hai cấp.

Hôm nay ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-7.

Từ nay đến ngày 16/10, bão kết hợp với không khí lạnh gây mưa cho đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Hòa Bình, nam Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Tổng lượng mưa khoảng 200-350 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt. Các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh khoảng 50-150 mm/đợt.

Vnexpress dẫn lời ông Mai Văn khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định cơn bão này sẽ hướng vào Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Từ ngày 16 đến 17/10, sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường, cộng với ảnh hưởng hoàn lưu bão Nangka sẽ gây mưa lớn kéo dài tại miền Bắc và Trung. Dự báo mưa lớn có thể kéo dài đến ngày 19/10.

“Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế đang xuống. Tuy nhiên, nếu đúng kịch bản chúng tôi tính toán thì cuối tuần này, tiếp tục xuất hiện một đợt mưa lớn diện rộng, miền Trung có nguy cơ xảy ra đợt lũ mới”, ông Khiêm nói.

Tiếp tục tìm kiếm 13 người mất tích

Sáng nay 14/10, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, hiện nay, việc tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất ở khu vực trạm bảo vệ rừng 67 và thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) đang vô cùng khó khăn do khối lượng đất đá bị sạt lở do tiếp cận khó.

Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã triển khai 3 mũi tìm kiếm nhằm tiếp cận sớm nhất mục tiêu là các Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67, thủy điện Rào Trăng 3 -4 cùng thủy điện ALin B1-B2.

Hướng cứu nạn tiếp cận từ 3 mũi đường không (2 máy báy bay trực thăng từ sân bay Phú Bài đã được huy động), đường thủy và đường bộ.. Dự kiến trưa nay hướng tiếp cận đường bộ sẽ được thông tuyến để thực hiện các biện pháp cứu hộ cứu nạn.

Thừa Thiên – Huế: Tìm kiếm 30 người “mất tích”

Mưa lũ ở Quảng Trị: ‘có gì ăn nấy, nhiều nhà đói’

Vào 10g30 sáng nay, chiếc máy bay Mi171 sau khi tiếp cận trên không hiện trường thủy điện Rào Trăng 3, đã quay về sân bay Phú Bài. Được biết, mục đích chính của chuyến bay là để khảo sát thực địa nhằm tìm hướng tiếp cận. Đồng thời, chuyến bay còn thả một số hàng hoá như yếu phẩm để tiếp tế cho người dân.

Ngoài trực thăng, Sở Chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn cứu hộ cũng đưa chó nghiệp vụ đến hiện trường để nhanh chóng tìm kiếm những người mất tích.

5 xe tải chở đá hộc vào các điểm sạt lở trên đường 71, hướng vào thủy điện Rào Trăng 3. Trước đó, hai xe lưới sắt cũng được đưa vào hiện trường. Vnexpress trích lời tài xế chở lưới sắt cho biết, lượng đất đá sạt lở đã được xe múc san ra, tuyến đường đã thông khoảng 20 km. Lực lượng cứu hộ sắp tiếp cận được hiện trường.

Hiện tại, gần 600 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị chức năng của tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các phương tiện đã có mặt tại vị trí để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn những người còn mất tích.

Trước đó, vào 12h ngày 12/10, trước thông tin thủy điện Rào Trăng 3 bị sạt lở, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức đoàn công tác, gồm có lãnh đạo tỉnh, lực lượng quân đội để khảo sát tình hình.

Thành phần đoàn công tác gồm 26 người, xuất phát từ huyện Phong Điền lúc 14h ngày 12/10.

Trong quá trình đi do đường bị sạt lở quá nhiều nên đoàn xuống đi bộ, có 21 người đi tiếp, 5 người ở lại. Đến 0h thì toàn bộ quả núi sạt xuống, vùi lấp toàn bộ khu nhà nghỉ của trạm kiểm lâm, 8 người may mắn thoát ra, hiện còn 13 người mất tích.

Đại tá Nguyễn Xuân Dũng, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai thông tin rằng, trong số 13 người mất tích, có 11 người là bộ đội, 1 chủ tịch UBND huyện Phong Điền và 1 phóng viên.

Theo đó, vụ sạt lở đã vùi lấp nhóm công nhân đang thi công thủy điện Rào Trăng 3. Sau đó, 40 công nhân thủy điện Rào Trăng 3, gồm 3 chuyên gia Ấn Độ, thoát được ra ngoài và đi đường rừng đến nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 lánh nạn.

Ít nhất 30 người chết do mưa lũ

Theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, tính đến 18h ngày 13/10, có ít nhất 30 người chết, 14 người mất tích và 22 người bị thương do mưa lũ.

Thiệt hại về nhà ở: Số nhà bị thiệt hại là 541 nhà, số nhà bị ngập nước là 160.784 nhà.

Nạn nhân ở các tỉnh thành Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum.

Philippe Nguyễn Bá Thông cùng người dân tiếp tế mì gói cho những gia đình bị cô lập trong tuần qua ở Quảng Trị.

Cập nhật tình hình với BBC News Tiếng Việt vào sáng ngày 14/10, Linh mục Philippe Nguyễn Bá Thông ở Giáo xứ Nhà Thờ Thuận Nhơn, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị cho biết tại nhà thờ nước đã rút hơn 50cm, trời tạnh ráo.

Mang theo những thùng mì, linh mục cho biết hôm nay đã tiếp cận được với những vùng trũng, chịu thiệt hại nặng nề ở Quảng Trị mà bị cô lập trong nhiều ngày qua. Ông thông tin rằng những vùng lân cận vẫn còn ngập sâu.

“Nhà hay mộ xây cao đều mênh mang nước. Người sống và người chết cùng sống chung một mái nhà là nước. Tất cả đều ngập trong nước”, linh mục nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54519877

 

Công an khởi tố vụ án đưa phụ nữ

sang Trung Quốc sinh con để bán

Một đường dây chuyên tổ chức đưa phụ nữ mang thai từ Nghệ An sang Trung Quốc để sinh con rồi bán, vừa bị công an ra quyết định khởi tố vụ án.

Công an tỉnh Lạng Sơn cho báo chí nhà nước Việt Nam biết thông tin vừa nói hôm 14/10.

Đối tượng bị công an Lạng Sơn khởi tố với cáo buộc ‘tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép’ là Cụt Văn Nga, 31 tuổi, sống tại Nghệ An.

Theo cáo trạng, thông qua mạng xã hội “Wechat”, từ tháng 4 năm 2020, Cụt Văn Nga được một người phụ nữ Việt Nam sống tại Trung Quốc gọi điện thuê để tìm phụ nữ mang thai đưa sang Trung Quốc với tiền công 7.000 Nhân dân tệ.

Cụt Văn Nga sau đó rủ bốn phụ nữ người dân tộc đang mang thai ở huyện Tương Dương và huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An sang Trung Quốc đẻ con rồi bán trẻ sơ sinh với giá 70 triệu đồng.

Vào ngày 5 tháng 10 năm 2020, Cụt Văn Nga đưa những phụ nữ mang thai này đến thị trấn Cao Lộc chờ người đón sang Trung Quốc. Sau đó, Công an tỉnh Lạng Sơn vào ngày 6/10 đã bắt nhóm người này khi đang dùng xe hơi đi vào đường mòn thuộc khu vực vùng biên huyện Văn Lãng để sang Trung Quốc.

Hiện bốn phụ nữ mang thai được đưa vào Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Lạng Sơn, còn Cụt Văn Nga bị bắt giam và truy tố như vừa nêu.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-prosecute-the-case-of-bringing-women-to-cn-to-give-birth-for-sale-10142020082357.html

 

Vụ nâng điểm thi THPT: Cựu Thượng tá Công an

phủ nhận hối lộ và từ chối ba luật sư,

toà hoãn phiên xử

Toà án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội vào ngày 14/10 mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án gian lận điểm thi Trung học Phổ thông (THPT) 2018 xảy ra tại tỉnh Sơn La nhưng cựu Thượng tá Công an đã phủ nhận chi 1 tỷ đồng để chạy điểm và từ chối ba luật sư khiến phiên toà buộc phải hoãn phiên xử.

Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn thông tin từ phiên toà cho biết, phiên xét xử được mở do kháng án của 5 bị cáo bao gồm: Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La), Lò Văn Huynh (cựu Trưởng phòng khảo thí), Nguyễn Minh Khoa (cựu Phó trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó trưởng phòng khảo thí) và Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên phòng khảo thí).

Tại phiên toà, một số bị cáo cho rằng mình không phạm tội hoặc chỉ là người thực hiện theo chỉ thị nên xin giảm nhẹ hình phạt đối với tội nhận hối lộ. Riêng hai bị cáo Lò Văn Huynh và Nguyễn Minh Khoa khẳng định không nhận hối lộ 1 tỷ đồng để nâng điểm thi cho hai thí sinh.

Ông Khoa cương quyết phủ nhận việc đưa hối lộ số tiền như trên cho ông Huynh và cho rằng toà sơ thẩm không có chứng xứ chứng minh hành vi phạm tội của mình, đề nghị toà phúc thẩm huỷ án để điều tra lại.

Ngoài ra, ông Nguyễn Minh Khoa còn có đơn đề nghị từ chối ba luật sư bào chữa cho mình. Như vậy còn hai luật sư nhưng thư ký phiên toà cho biết hai luật sư còn lại trong phiên toà hôm nay lại có đơn xin hoãn. Do đó, hội đồng xét xử buộc phải hoãn phiên xét xử và sẽ có thông báo lịch cụ thể vào ngày khác.

Trước đó, hồi tháng 5-2020, TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt bị cáo Lò Văn Huynh, Nguyễn Thị Hồng Nga lần lượt 21 năm tù và 19 năm 6 tháng tù cùng về hai tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ và nhận hối lộ. Bị cáo Trần Xuân Yến, Nguyễn Thanh Nhàn lần lượt bị tuyên 9 năm và 30 tháng

tù cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Riêng cựu thượng tá Nguyễn Minh Khoa bị tuyên 8 năm tù về tội đưa hối lộ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-former-police-chief-denied-bribes-and-denied-three-lawyers-10142020084358.html

 

COVID-19 có thể bùng phát

bất cứ lúc nào tại Việt Nam

COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại tại Việt Nam bất cứ lúc nào. Vì vậy, Việt Nam phải luôn sẵn sàng tâm thế chống dịch.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Thanh Long nhận định như vừa nêu trong buổi giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương trong cả nước vào sáng 13/10.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 14/10 dẫn lời của tiến sĩ Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngành y tế của Việt Nam phải chuẩn bị các biện pháp quan trọng cần thiết để chống dịch. Bởi vì, theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long thì nhiều quốc gia đã phát hiện nhiều ca bệnh trở lại và xuất hiện lây nhiễm cộng đồng, đặc biệt dịch COVID-19 được dự báo sẽ rất nguy hiểm trong mùa đông năm 2020.

Việt Nam được ghi nhận xếp thứ 165 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm COVID-19. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 1.113 ca với 1.026 ca được điều trị khỏi bệnh và 35 ca tử vong.

Đến ngày 14/10, Việt Nam đã có 42 ngày liên tiếp không có ca nhiễm bệnh mới trong cộng đồng.

Việt Nam được thế giới đánh giá cao trong việc đối phó với 2 đợt dịch COVID-19 vừa qua. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành y tế Việt Nam quan ngại nguy cơ dịch COVID-19 có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào vì dân chúng ở nhiều địa phương, vẫn lơ là đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/covid-19-may-come-back-in-vietnam-anytime-10142020082351.html

 

Vietnam Airlines tiếp nhận

cổ phần của Qantas tại Pacific Airlines

Tập đoàn Qantas sắp rút khỏi liên danh tại Pacific Airlines và “tặng” Vietnam Airlines 30% cổ phần.

Ông Đặng Anh Tuấn – trưởng ban truyền thông thương hiệu của Vietnam Airlines, được truyền thông Việt Nam dẫn lời vào ngày 13/10 nói rằng nếu các thủ tục hoàn thành theo dự kiến, cuối tháng 10 năm nay, Vietnam Airlines sẽ nhận 30% cổ phần của Qantas Group tại Pacific Airlines (tên cũ là Jetstar Pacific) theo hình thức “tặng”.

“Các cơ quan quản lý đã cơ bản đồng ý và đang làm thêm một số bước thủ tục về phương án tiếp nhận, kế hoạch kinh doanh,” ông Tuấn nói thêm.

Được biết Pacific Airlines đã lỗ khoảng 1.100 tỉ đồng từ tháng 2 tới tháng 10 mặc dù vào tháng 1 đã có lãi 150 tỉ đồng. Dự báo Pacific Airlines cuối năm 2020 lỗ 1.600 tỉ đồng.

Hiện Pacific Airlines có đội tàu bay 18 chiếc A320, khai thác 33 đường bay trong nước và quốc tế.

Quyết định của Qantas bàn giao cổ phần tại Pacific Airlines cho Vietnam Airlines đã được lãnh đạo tập đoàn Qantas nói từ tháng 6/2020.

Ông Gareth Evans, CEO của bộ phận hàng không giá rẻ của Qantas, khi đó nói hãng sẽ “buông” 30% cổ phần tại Jetstar Pacific trong những tháng tới để tập trung vào các hãng hàng không khác.

Ngay cả chưa có dịch Covid-19, Pacific Airlines đã phải đối diện cạnh tranh mạnh từ hai hãng hàng không giá rẻ khác tại Việt Nam là VietJet và Bamboo Airways.

Vào tháng 7/2020, Jetstar Pacific đã đổi tên thành Pacific Airlines, chính là ”tên khai sinh” của hãng thành lập vào năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2007, Tập đoàn Qantas mua 30% cổ phần Pacific Airlines với giá 30 triệu USD và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines.

Trên thực tế Vietnam Airlines đã nắm 68% cổ phần tại Jetstar Pacific khi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chuyển giao số vốn này vào năm 2012.

Ngay cả chưa có dịch Covid-19, Pacific Airlines đã phải đối diện cạnh tranh mạnh từ hai hãng hàng không giá rẻ khác tại Việt Nam là VietJet và Bamboo Airways.

Vietnam Airlines ‘sẽ sớm mất thanh khoản’

Trong diễn biến khác liên quan tới Vietnam Airlines, Đại diện hãng này khẳng định hãng này không có văn bản xin phá sản và vẫn đang tìm kiếm cơ hội để vượt qua Covid-19.

Ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán – Vietnam Airlines, nói với các phóng viên vào ngày 13/10 rằng vấn đề của hãng là phải giải quyết bài toán thanh khoản và duy trì dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.

Trước đó, hồi giữa năm, Vietnam Airlines từng báo cáo nếu không được Chính phủ hỗ trợ, hãng này có nguy cơ hết tiền vào tháng 8 và kiến nghị được hỗ trợ 12.000 tỉ đồng vốn vay ưu đãi 0%.

“Chính phủ sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines với tư cách cổ đông lớn chiếm trên 86%, hiện đang trong quá trình xử lý thủ tục để giải ngân các gói hỗ trợ”, ông Hiền cho hay.

Liên quan đến thông tin có thông tin Vietnam Airlines xin phá sản, ông Hiền bác bỏ và khẳng định, Vietnam Airlines không có bất kỳ văn bản nào xin phá sản.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54541036

 

Thủ tướng CSVN yêu cầu ngành công an

 phải nhận thức “còn đảng là còn mình”

Tin Vietnam.- Đài VOV của nhà nước cộng sản Việt Nam loan tin, tại đại hội đại biểu đảng bộ công an cộng sản trung ương lần thứ 7 vào sáng 12 tháng 10 năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nhà cầm quyền Cộng sản đã yêu cầu lực lượng Công an Cộng sản phải thấm nhuần  nhận thức còn đảng là còn mình.

Ông Phúc nói, dù trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào, lực lượng công an Cộng sản phải tuân theo nguyên tắc đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, và toàn diện về mọi mặt. Phải tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản, còn đối với người dân thì gắn bó mật thiết. Nguyễn Xuân Phúc khen, trong thời gian qua lực lượng công an Cộng sản đã hành động có hiệu quả đối với mọi hoạt động của những người bất đồng chính kiến mà nhà cầm quyền gọi là thế lực thù địch, phản động.

Kịp thời ngăn chặn các hoạt động khủng bố, không để các cuộc biểu tình ôn hoà kéo dài lan rộng, bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh mạng, an ninh tôn giáo. Công an Cộng sản đã bắt bớ, giải quyết nhiều phản động trong nước, ngăn chặn nhiều âm mưu của phản động lưu vong. Ông Phúc khen công an Cộng sản đã giải quyết được các vụ tập trung đông người.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-csvn-yeu-cau-nganh-cong-an-phai-nhan-thuc-con-dang-la-con-minh/

 

Kêu gọi xây dựng công an tinh nhuệ,

hiện đại để bảo vệ Đảng?

“Lực lượng công an phấn đấu đến năm 2030 tinh nhuệ, hiện đại…”

Đó là kêu gọi của Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an hôm 13/10/2020, khi phát biểu bế mạc Đại hội Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Cũng tại Đại hội lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi lực lượng Công an phải là thanh kiếm bảo vệ cho Đảng.

Kêu gọi công an tinh nhuệ hiện đại là sao?

Vì sao sao ông Tô Lâm đưa ra lời kêu gọi như vậy vào lúc này? Hiểu thế nào về xây dựng lực lượng công an tinh nhuệ, hiện đại trong đòi hỏi phải bảo vệ cho Đảng? Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 10 năm 2020, giải thích:

“Tôi nghĩ tham vọng của bất kỳ lãnh đạo nào, trong bất cứ tổ chức nào… trong trường hợp này là của ông Tô Lâm với Bộ Công an, thì nó là vô biên. Và được ông Nguyễn Xuân Phúc gây hứng khởi vì ông yêu cầu Công an phải là nhất quyết còn Đảng còn mình, phải là lá chắn của Đảng Cộng sản Việt Nam… Thì cũng dễ hiểu ông Tô Lâm muốn cái bộ của ông ấy càng ngày càng lớn mạnh nhiều quyền lực, và một cái rất tù mù là càng ngày càng tinh nhuệ. Vì không ai biết tinh nhuệ là như thế nào? Tinh nhuệ có thể là nhiều vấn đề, như kỹ thuật, hay vấn đề học Trung Quốc để kiểm soát gần 100 triệu người dân. Trên cơ sở kiểm soát từng người, từng chỗ, từng giờ, từng phút… thì có thể nói họ có khả năng cầm tù rất chặt tất cả mọi người… có thể hiểu tinh nhuệ của ổng là như vậy. Nhưng cũng có thể không phải vậy, bởi khái niệm tinh nhuệ đấy là cần sự đào tạo của rất nhiều người, trang bị thêm vũ khí, thậm chí ngoài kỵ binh ra còn có thể là ‘xe tăng tàu bò’… Đó là một xu hướng mà tôi nghĩ là khá nguy hiểm.”

Tôi nghĩ tham vọng của bất kỳ lãnh đạo nào, trong bất cứ tổ chức nào… trong trường hợp này là của ông Tô Lâm với Bộ Công an, thì nó là vô biên.

-TS. Nguyễn Quang A

Theo số liệu của Bộ Công an năm 2019, Việt Nam có khoảng 1.2 triệu công an viên chính ngạch có “thẻ ngành” với vũ khí hiện đại và nhiều phương tiện cơ giới, chưa kể 5 triệu người là các thành phần dân phòng và bán quân sự.

Tại Việt Nam, ngân sách dành cho ngành công an nằm trong ngân sách an ninh quốc phòng. Dù Việt Nam không công bố con số chi tiêu quốc phòng như các quốc gia khác, nhưng một con số tương đối có thể được tìm thấy trong một tài liệu mà Việt Nam gọi là Sách trắng Quốc phòng. Con số phần trăm GDP giành cho chi tiêu quốc phòng của những năm từ 2010 đến 2018, được công bố trong Sách trắng Quốc phòng 2019 ra mắt hồi tháng 11 năm ngoái, cho thấy mức chi tiêu trung bình cho quốc phòng của Việt Nam là hơn 2,45% trong vòng 13 năm qua.

Với GDP của Việt Nam năm 2019 là 262 tỷ USD, thì con số ngân sách quốc phòng là không hề nhỏ.

Hôm 30/7/2020, nhân kỷ niệm 75 năm lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, ông Đại tướng Tô Lâm, trong cương vị Bộ trưởng Bộ Công an từng tuyên bố và được báo chí nhà nước trích nguyên văn rằng: “Lực lượng công an luôn nêu phương châm ‘Chỉ biết còn Đảng thì còn mình’, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy, “thanh bảo kiếm” sắc bén của Đảng, của chế độ…”

Vì sao đã ca tụng công an là “thanh bảo kiếm” sắc bén của Đảng, nhưng bây giờ ông Tô Lâm lại đòi công an phải tin nhuệ hơn, hiện đại hơn?

Từ Sài Gòn hôm 13/10, nhà hoạt động Trần Bang nói với RFA:

“Nội hàm như thế nào thì chỉ có ông Tô Lâm mới hiểu, còn phổ quát theo tôi là dùng ít nhưng làm được nhiều việc, tìm ra đúng người đúng tội chứ không phải không bắt được tội phạm thì cứ bắt ai thì bắt, rồi đánh người ta rồi bắt người ta nhận tội… rồi 10 năm sau thả người ta rồi tội phạm thật mới đầu thú. Thì đấy là không tinh nhuệ, chẳng hạn như tôi thì có một đống công an canh ngoài cửa thì không thể hiện đại tinh nhuệ được. Trong khi có rất nhiều camera có thể theo dõi tôi mà hiện nay nó vẫn canh nhà tôi mấy hôm nay, như vậy là quá tệ, như một bầy trẻ con.”

Công an phải tinh nhuệ hơn, để đàn áp nhân quyền tốt hơn?

Theo Nhà hoạt động Trần Bang, việc Bộ Công an đi bảo vệ đảng chính trị, không bảo vệ người dân đối lập như ông, mà đi đàn áp theo dõi… là đã làm sai chức năng ngành công an. Ông Bang cho rằng, ông Tô Lâm nói hiện đại nhưng ngay bây giờ ông Tô Lâm đã làm sai nghĩa hiện đại. Vì ngành cảnh sát là chống tội phạm chứ không phải chống những người đối lập ôn hòa như ông. Ông Bang cho biết, ông và những người cùng chí hướng chỉ là những người chống tư tưởng lạc hậu, chống tham nhũng, chống việc truyền chức từ thế hệ này sang thế hệ kia, từ khóa này sang khóa kia trong cùng một đảng… Với mục đích để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Khi đưa ra lời kêu gọi ông Tô Lâm dẫn các văn kiện được thông qua tại Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương, khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào Công an cũng phải luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; phát huy vai trò giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an ninh quốc gia…

Nhưng càng ngày cho đến hiện nay, công an lại được xác định là lực lượng vũ trang. Đã được trang bị một số thiết bị vốn chỉ được dùng cho quân đội như xe thiết giáp, trực thăng chiến đấu… Thì tôi thấy nó không đúng chức năng của một lực lượng bảo vệ an toàn xã hội.

-Vũ Minh Trí 

Tuy nhiên theo ông Vũ Minh Trí, cựu quân nhân cấp tá, trước đây từng công tác tại Tổng cục 2, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 10 năm 2020 cho biết lực lượng công an lúc đầu thành lập không được xác định là lực lượng vũ trang. Ông nói tiếp:

“Nhưng càng ngày cho đến hiện nay, công an lại được xác định là lực lượng vũ trang. Đã được trang bị một số thiết bị vốn chỉ được dùng cho quân đội như xe thiết giáp, trực thăng chiến đấu… Thì tôi thấy nó không đúng chức năng của một lực lượng bảo vệ an toàn xã hội, không giống các nước. Và có lẽ đối tượng của công an càng ngày càng thiên về nhân dân nhiều hơn. Mọi người đều thấy rất rõ, những đợt ra quân lớn của công an những năm gần đây, thì không phải nhằm vào các đối tượng là các băng nhóm, buôn bán ma túy, buôn người… mà nhằm vào nhân dân như vụ việc ở Đồng Tâm huy động hàng ngàn người, hay vụ Văn Giang trước đây. Qua đấy có thể thấy cái tinh nhuệ hiện đại đấy, có lẽ được dùng chủ yếu để đối phó với cả nhân dân.”

Vụ việc ở Đồng Tâm xảy ra từ ngày 9/1/2020, khi đó 29 người dân Đồng Tâm bị bắt giữ sau vụ hàng ngàn công an và cảnh sát cơ động tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, lấy cớ bảo vệ một khu đất đang tranh chấp giữa người dân và chính quyền. Vụ tấn công đột ngột đã khiến 4 người chết bao gồm một dân thường là Cụ Lê Đình Kình và 3 công an.

Ngoài việc đưa hàng ngàn công an đàn áp dân, lực lượng công an Việt Nam còn dùng nhiều thiết bị hiện đại mua của nước ngoài khi đối đầu với người dân như thiết bị giám sát của Israel, máy phát âm thanh cực lớn để giải tán các vụ biểu tình, hay máy chặn sóng điện thoại…

Vào tháng 9/2020, 52 nhà hoạt động người Israel đã gửi một kiến nghị thư lên Toà án Quận Tel Avis để yêu cầu chính phủ Israel ngừng xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua.

Theo trang Taarifa, Việt Nam hiện là một trong những khách hàng lớn nhất mua vũ khí và công nghệ quân sự của Israel. Chỉ trong năm 2017, Việt Nam đã chi 142 triệu đô la mua vũ khí của Israel. Nhưng chế độ Việt Nam muốn dùng những vũ khí và hệ thống giám sát đó để trấn áp các tiếng nói dân chủ trong nước.

Cũng theo trang tin này, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có nhiều nhà hoạt động bị bỏ tù nhất ở Đông Nam Á. Cho đến tháng 9 năm 2020, Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 276 tù nhân lương tâm.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-is-it-called-to-build-a-elite-modern-state-police-10132020134803.html

 

6 dự án giao thông chậm tiến độ,

đội vốn trong báo cáo gửi Quốc hội

Chính phủ Hà Nội mới đây nêu rõ 6 dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ và nâng vốn đầu tư trong báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực giao thông vận tải. Báo Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 14/10.

Cụ thể, 6 dự án được nêu trong báo cáo gồm Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông; Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi; Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên; Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Tham Lương; Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội.

Nguyên nhân chậm tiến độ và đội vốn được Chính phủ Hà Nội viết trong báo cáo cho rằng trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư, tuy nhiên các yếu tố chủ quan khác như giải phóng mặt bằng, công tác quy hoạch tại địa phương… cũng được xem là nguyên nhân chính.

Báo cáo cho rằng do hầu hết các dự án trọng điểm đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp; có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện; năng lực nhà đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp…

Những nguyên nhân vừa nêu đã dẫn đến các khó khăn, vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, dẫn đến việc thời gian thực hiện bị kéo dài, điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư.

Viết trong báo cáo, Chính phủ Hà Nội cũng cho rằng cơ chế thực hiện các dự án, đặc biệt là những dự án ODA còn bất cập. Cụ thể, các kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ khiến việc thanh toán cho các nhà thầu bị chậm trễ, tình trạng thiếu vốn đối ứng kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi

công; công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu còn nhiều vướng mắc, khó khăn do các ràng buộc phức tạp quy chế đấu thầu của các nhà tài trợ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/6-traffic-projects-are-behind-schedule-increasing-total-investment-10142020081804.html

 

Báo CAND công kích USCIRF

là ‘công cụ của Mỹ và đồng minh’

Báo Công an Nhân dân (CAND), cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, vừa lên tiếng chỉ trích Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF), cho rằng “với bản chất hai mặt,” USCIRF là “công cụ phục vụ cho mưu đồ của Mỹ và đồng minh.” Một trong các nạn nhân của tự do tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam được USCIRF công nhận đã bác bỏ cáo buộc của Bộ Công an.

Trong bài viết lên án USCIRF vào tháng trước, Báo CAND cho rằng trong các cuộc làm việc với Chính phủ và các ban ngành, chức năng của Việt Nam, đoàn USCIRF “ngang nhiên đưa ra những đề nghị thiếu thiện chí, gây căng thẳng trong đối thoại, trao đổi về tình hình tôn giáo.”

Sau chuyến công tác của đoàn USCIRF đến Việt Nam vào tháng 9/2019, các ủy viên của USCIRF đã liên tục lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư A Đảo.

Đến tháng 9/2020, Mục sư A Đảo đã được phóng thích, sau bốn năm bị giam cầm. Vào đầu tháng này, trước dịp hai nước đối thoại nhân quyền lần thứ 24, diễn ra vào ngày 6/10/2020, ba dân biểu Hoa Kỳ thúc giục Bộ Ngoại Giao Mỹ gây áp lực với chính quyền Việt Nam để trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển, một trong những tù nhân lương tâm tôn giáo được USCIRF bảo trợ.

Song song với việc kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm tôn giáo, từ tháng 10/2019, USCIRF còn lập danh sách các nạn nhân của tự do tôn giáo và tín ngưỡng với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về hoàn cảnh nghiêm trọng của các nạn nhân vi phạm tự do tôn giáo ở một vài nước.

Hiện tại USCIRF ghi nhận Việt Nam có 36 nạn nhân của tự do tôn giáo và tín ngưỡng, phần lớn đang bị chính quyền giam cầm.

Ông Y Phic Hdok, một nhà hoạt động cho tự do tôn giáo người Montagnard, dân tộc Eđê, hiện đang xin quy chế tị nạn của Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) Thái Lan, nêu nhận định với VOA về các cáo buộc của báo CAND:

“Mỗi khi phía Mỹ lên tiếng nêu sự thật về những việc làm của chính quyền Việt Nam thì phía Việt Nam luôn phản ứng bằng những bài viết nói xấu, bôi nhọ, nhằm đánh lạc hướng và trấn an người dân.”

“Họ luôn có những hành động trả thù và không chịu chấp nhận sự thật!” ông Y Phic, người vừa được USCIRF công nhận là nạn nhân của tự do tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam, cho VOA biết thêm.

USCIRF là một ủy hội độc lập, lưỡng đảng của chính phủ liên bang Hoa kỳ, được thành lập theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (IRFA), giám sát quyền phổ quát về tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc.

Báo cáo của USCIRF về tự do tôn giáo Việt Nam công bố vào tháng 4/2020 nhận định rằng quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được thực sự tôn trọng; đồng thời khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) “để có thể gây sức ảnh hưởng ngoại giao đến chính quyền Việt Nam nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực và cung cấp quyền tự do tôn giáo cho người dân của họ.”

Các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo Việt Nam nói với VOA trong các cuộc phỏng vấn trước đây rằng họ tán thành với khuyến nghị của USCIRF để đưa Việt Nam trở lại CPC, và xác nhận tính khách quan, chính xác các báo cáo của USCIRF.

XEM THÊM:

Sắc lệnh tự do tôn giáo của Tổng thống Trump sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao?

Vào tháng 6/2020, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho rằng Báo cáo của USCIRF “vẫn có những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng!”

Tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng những người soạn thảo các báo cáo của USCIRF đã “sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, và dựa vào đó để đánh giá.”

Tương tự, Bộ Ngoại giao Việt Nam và truyền thông trong nước cũng thường xuyên lên tiếng chỉ trích các báo cáo thường niên về nhân quyền và tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng các báo cáo này “xuyên tạc sự thật,” “có những thông tin thiếu khách quan, không chính xác và chưa được kiểm chứng về tình hình Việt Nam,” hay “phá hoại quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”

Ông Y Phic nêu nhận xét rằng trong khi chính phủ Mỹ mạnh mẽ thúc đẩy cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam thì chính phủ Việt Nam lại “bảo thủ và không chịu thay đổi hoàn toàn để người dân được thực sự tự do, họ chỉ nhân nhượng khi cần trao đổi thương mại quốc tế, nhưng sau đó vẫn quay trở lại đàn áp người dân, cụ thể là các hội thánh tư gia.”

https://www.voatiengviet.com/a/bao-cand-uscirf-chi-la-cong-cu-phuc-vu-cho-muu-do-cua-my-va-dong-minh/5620955.html

 

Lụt lội tàn phá miền Trung,

đại sứ quán Mỹ cam kết hỗ trợ tái thiết

Một cuộc tìm kiếm đã được phát động để tìm một toán cứu hộ đang mất tích giữa lúc lũ lụt và đất chuồi tàn phá miền Trung Việt Nam, chính quyền địa phương nói hôm thứ Tư 14/10 giữa lúc dự báo thời tiết cho biết mưa lớn sẽ tiếp tục trút xuống vùng này, hãng tin AFP loan tin.

Cho tới nay, gần 1 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi nạn lụt nghiêm trọng kéo dài với các trận mưa trút trong khi mực nước tiếp tục dâng cao từ giữa tuần trước, khiến hơn 200.000 căn nhà bị ngập lụt, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết trong một thông cáo báo chí công bố hôm 14/10.

IFRC bày tỏ quan ngại rằng các trận lụt gây tử vong sẽ còn trở nên tệ hại hơn trong những ngày sắp tới khi bão nhiệt đới Nangka ập vào trong ngày 14/10, mang theo sức gió có sức tàn phá lớn trong khi mưa vẫn tiếp tục đổ xuống các khu vực bị tác động nặng nề nhất.

Nguồn tin này nói rằng từ khi lụt lội bắt đầu vào đầu tháng 10, ít nhất 28 người đã tử vong, hơn 200.000 căn nhà bị ngập lụt và ước lượng 84.000 héc ta đất màu bị thiệt hại. Hàng trăm ngàn người, phần lớn bị cô lập vì nước lụt, đang cần được cứu trợ khẩn cấp.

Thông cáo báo chí cho biết trong một nỗ lực cứu trợ có phối hợp, các nhân viên Hội Chữ thập đỏ và những người tình nguyện đang dùng tàu thuyền để tiếp cận các cộng đồng bị cô lập để cung cấp nước uống, lương thực và các vật phẩm thiết yếu khác.

IFRC dẫn lời Phối hợp viên của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Hung Ha Nguyen, phát biểu:

“Nạn lụt là thêm một tai ương khác nữa giáng xuống hàng triệu người vốn đã bị điêu đứng vì kinh tế khó khăn do dịch Covid-19, khiến họ mất kế sinh nhai và thu nhập…Chúng ta cần bảo đảm các gia đình được nhận vật phẩm cứu trợ mà họ cần đến trong những ngày và tuần lễ tới đây.”

Trong khi đó, báo chí Việt Nam cho hay chính quyền địa phương đã triển khai máy bay trực thăng và quân đội đi tìm hàng chục người bị mất tích trong hai vụ sạt lở đất gần 2 đập thủy điện ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tính cho tới chiều tối ngày 14/10, 19 người từ thủy điện Rào Trăng 4 đã được đưa theo đường thủy về an toàn, và thi thể của nạn nhân đầu tiên, một công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3, quê ở tỉnh Thanh Hóa, được tìm thấy và đưa về.

Báo điện tử Gia đình Việt Nam dẫn lời Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, chiều ngày 14/10 lực lượng chức năng cũng đã tiếp cận được và đưa 14 người ở thủy điện Alin B2 về an toàn.

Dự báo thời tiết cho biết bão nhiệt đới Nangka còn tiếp tục hoành hành ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam cho tới thứ Sáu tuần này, tuy nhiên bão sẽ yếu dần khi tiến sâu vào đất liền trong ngày thứ Tư.

Hôm 14/10, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam bày tỏ “sự cảm thông sâu sắc tới người dân Việt Nam trước những thương vong, thiệt hại về tài sản do lũ lụt gây ra ở miền Trung” và cam kết sẽ hỗ trợ công việc tái thiết.

Trang Facebook của Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam viết:

“Chúng tôi sát cánh bên Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lúc này… Chúng tôi cam kết hỗ trợ các bạn trong công việc tái thiết”.

https://www.voatiengviet.com/a/lut-loi-tan-pha-mien-trung-dai-su-quan-my-cam-ket-ho-tro-tai-thiet/5621240.html

 

Ông Nguyễn Văn Nên về lãnh đạo TP.HCM:

Cơ hội, thách thức và kỳ vọng của người dân

Cao Nguyên

Thành ủy TP.HCM vừa công bố quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc giới thiệu ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng – được bầu làm Bí thư TP.HCM, thay thế cho ông Nguyễn Thiện Nhân.

Báo chí trong nước dẫn lời bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết việc này đã được Bộ Chính trị cân nhắc nhiều mặt, chứ không vội vàng, hời hợt.

Ông Nên sẽ được bầu một lần nữa trong Đại hội Đảng TP.HCM, diễn ra từ ngày 15 đến 18/10/2020. Tuy nhiên, là ứng viên duy nhất được Bộ Chính trị lựa chọn, gần như chắc chắn ông Nên sẽ là người đứng đầu TP.HCM trong nhiệm kỳ tới.

Hiện chưa có thông tin ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim Bí thư TP.HCM sẽ được điều chuyển về đâu sau khi rời TP.HCM.

Dấu ấn nhiệm kỳ Nguyễn Thiện Nhân

Ông Trần Bang, đang sống tại TP.HCM cho rằng kể từ ngày về lãnh đạo thành phố, ông Nguyễn Thiện Nhân chưa làm được điều gì cho người dân. Đặc biệt là lời hứa với người dân bị giải toả ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang còn dang dở:

“Ấn tượng nhất là ông ấy nói “không gạt bà con đâu”, nhưng kỳ thực là bà con nghe theo ông ấy không được cái gì cả. Người dân Thủ Thiêm vẫn không đòi được quyền lợi chính đáng.”

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án từ năm 1996 và thành phố đã tiến hành giải toả hàng ngàn hộ dân tại đây từ đầu những năm 2000 nhưng cho đến nay vẫn còn hàng trăm hộ gia đình khiếu kiện vì những sai phạm trong quy hoạch, giải toả và đền bù. Các đối thoại giữa chính quyền thành phố và người dân đến giờ vẫn chưa thể giải quyết được đòi hỏi của người dân.

Vào tháng 10/2018, ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu “thành phố phải tập trung giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm trong năm 2019, không để khiếu kiện kéo dài. Cần phải biến thách thức thành thời cơ để lấy lại niềm tin của nhân dân”. Tuy nhiên, cho đến nay vụ việc ở Thủ Thiêm vẫn chưa có tiến triển gì.

Ông Trần Bang cũng cho biết một loạt những vấn đề khác mà Bí thư Nguyễn Thiện Nhân vẫn chưa làm được cho thành phố trong nhiệm kỳ vừa qua:

Ông ấy ra lệnh – Tôi đoán như vậy – bởi vì để huy động được cả công an, dân phòng và quân đội canh gác những nhà hoạt động dân chủ khi mà họ tàn phá nhà của cửa của mấy trăm người dân ở vườn rau Lộc Hưng, đó là “thành tích” thứ hai.

“Thành tích” thứ ba là ông ấy không cho người dân tưởng niệm chống Trung Quốc xâm lược ở tượng đài Trần Hưng Đạo ngay bến Bạch Đằng, ăn trộm cái lư hương vác đi chỗ khác làm mất linh thiêng dân tộc.

Còn chuyện ông ấy che bản đồ có hình Hoàng Sa, Trường Sa khi tiếp sứ Trung Quốc sang Sài Gòn nữa.

Những vấn đề dân sinh, xã hội như chống kẹt xe, chống lụt, giải quyết vệ sinh môi trường hoặc giảm tải bệnh viện để không phải nằm ngoài hành lan…Ông ấy không làm được cái gì cả.”

Bà Nguyễn Thuỳ Dương, một người lên tiếng mạnh mẽ đòi quyền lợi cho người dân Thủ Thiêm, cũng như nhiều người dân mất đất ở Sài Gòn nói rằng nhiệm kỳ ông Nguyễn Thiện Nhân không để lại bất kỳ tác động tích cực nào cho người dân thành phố:

Tôi thấy ông Nhân chưa làm được gì. Ông ấy ở đó chắc là để cho đủ nhân sự trong khoảng thời gian đó thôi, chứ cũng không có một cái động thái tích cực nào, hay là có một cái hành động rõ rệt nào tác động trực tiếp tới người đời sống của người dân.

Còn với ý tưởng là thành lập Khu công nghệ cao ở phía Đông của ông Nhân thì cái đó tôi cũng không đồng ý. Bởi vì, trước mắt đã có một Khu công nghệ cao ở quận 9 quá nhiều đau thương rồi. Tôi nói thật cái sự thảm khốc khi quy hoạch Khu công nghệ cao ở Quận 9 nó còn lớn hơn rất nhiều so với khu Thủ Thiêm.

Bất kỳ ai lãnh đạo thì cũng mong rằng nhiệm kỳ của mình sẽ để lại được dấu ấn. Nhưng tôi nghĩ rằng, cái sự bình an của nhân dân đã là một dấu ấn rồi, không nhất thiết phải để lại thêm nhiều dấu ấn khác nữa.”

Thách thức, cơ hội cho ông Nguyễn Văn Nên

Theo bà Thuỳ Dương, những “vũng lầy” về quy hoạch đất khiến hàng ngàn người dân mất nhà cửa mà ông Nhân chưa giải quyết được sẽ là thách thức lớn khi ông Nên lên nắm quyền ở TPHCM:

Thách thức của ông Nên đó là Khu Công nghệ cao quận 9 vẫn còn, khu Thủ Thiêm vẫn còn đó. Dân oan khu công nghệ cao quận 9 vẫn đi ra Hà Nội kêu oan. Dân Thủ Thiêm vẫn đi đòi quyền lợi…

Tôi không hề thấy một cái cơ hội nào cho ông ấy hết. Nếu nói buồn một chút thì có chăng là cơ hội tham nhũng có hay không thôi, chứ tôi không nhìn thấy một cái cơ hội nào vào thời điểm này hết. Bởi vì những cái mà nhiệm kỳ cũ để lại toàn bộ chỉ là thách thức thôi.

Nếu như có thể thì trong nhiệm kỳ 5 năm của ông ấy giải quyết được những án oan, những sai phạm về đất đai, cũng không cần ông ấy phải làm được một điều gì mới, chỉ cần ổn định được đời sống của người dân, và giải quyết được những chuyện như Thủ Thiêm, Khu công nghệ cao quận 9 khu vực Thủ Đức… Chỉ cần giải quyết xong là đã giỏi lắm rồi.”

Ông Trần Bang cho rằng với cơ chế độc đảng, rất khó để ông Nên giải quyết được vấn đề gì trái quan điểm của Bộ Chính Trị:

“Giả sử như ông ấy có tâm và thực sự muốn phục vụ thành phố này đi lên thì cũng rất là khó làm. Bởi vì, thể chế độc đảng ở ngoài kia lúc nào cũng siết ông ấy. Nếu ông ấy làm điều tốt cho người dân thành phố mà không mang lại lợi lộc cho các quan chức to hơn ở trên Trung ương thì nó sẽ điều không đi nơi khác.

Bất kể ai có tâm và có tài cũng rất khó làm việc trong thể chế độc đảng này vì nó luôn phải theo nguyên tắc dân chủ tập trung.

Kỳ vọng của người dân

Ngoài vấn đề đất đai, ông Bang muốn lãnh đạo thành phố phải giải quyết rốt ráo các vấn đề dân sinh như ngập lụt, kẹt xe, ô nhiễm môi trường vốn đã tồn tại từ lâu và tốn kém quá nhiều ngân sách của thành phố rồi:

“Tôi mong muốn nhất là có tự do và đừng có giải tỏa dân một cách vô nguyên tắc, dùng quân đội, công an… huy động cả một hệ thống nhà nước để giải tỏa đất đai của người dân.

Phải giải quyết vấn đề về giao thông, môi trường và cây xanh. Đừng băm nát thành phố này ra để phân lô bán nền nữa, mà phải giữ lại những khoảnh đất công cộng để trồng cây.

Thuế thu được thì phải giữ lại để đầu tư cho thành phố chứ không thể đưa hết hơn 80% ra ngoài Trung ương để họ tham nhũng ở ngoài đó được.

Tôi mong muốn nhất là có tự do và đừng có giải tỏa dân một cách vô nguyên tắc, dùng quân đội, công an… huy động cả một hệ thống nhà nước để giải tỏa đất đai của người dân. – Trần Bang

Bà Thuỳ Dương ví TPHCM như là “bò sữa”, làm bao nhiêu cũng để nộp gần hết ra ngoài Trung ương thì thành phố không thể phát triển được:

“Muốn khắc phục những vấn đề dân sinh thì phải nhìn vào vấn đề ngân sách. Hiện nay, thành phố chỉ được giữ lại khoảng 18% thì thôi. Nó quá thấp.

Nếu thành phố có thể giữ lại được 30% ngân sách thì mới có thể khắc phục được những vấn đề như nhập, kẹt… Tất cả những vấn đề đó bây giờ không có tiền rót xuống thì lấy gì để làm hoặc rót nhỏ giọt thì không thể nào làm được vấn đề gì hết.

Cho nên rất là mong trong nhiệm kỳ mới của mấy ông ấy có thể giữ lại được ngân sách cho người dân thành phố, đáp ứng nhu cầu sống, đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng cho người dân thành phố trước đã.

Thành phố HCM giống như một “con bò sữa”, “vắt” quá mà không để lại cho nó cái gì thì làm sao nó có thể sinh tồn được.

Ngoài việc để lại ngân sách thì phải để cho người dân có khả năng giám sát và phản biện. Đồng thời, chính quyền thành phố phải lắng nghe phản biện đó thì mới có thể giải quyết được vấn đề nhức nhối bấy lâu nay. Chứ nếu như chỉ giữ lại được ngân sách thôi mà để tham nhũng ngân sách đó, không ai quản lý được, cũng không công khai ra thì ai biết được nó sẽ đi về đâu.”

Hồi tháng 7/2020, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết TPHCM chỉ được giữ lại 18% tổng ngân sách thành phố, phải nộp Trung ương 82%. Ông Nhân đề nghị nếu tỷ lệ ngân sách được giữ lại là 24-28%, trong 10 năm tới số tiền thành phố nộp về Trung ương sẽ tăng thêm 345.000 tỷ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-to-expect-in-new-hcm-city-party-chief-10142020102723.html

 

Hội nghị Trung ương 13

chưa xem xét những trường hợp quá tuổi

 141020_3a

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản 13 chưa xem xét các trường hợp đặc biệt, quá tuổi được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương khoá tới.

Ông Lê Quang Vĩnh, trợ lý thường trực Ban bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết như vậy tại Hội nghị báo cáo viên tháng 10 do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức sáng 14-10-2020.

“Nhân dân khắp chốn cùng quê đều quan tâm đến việc có trường hợp đặc biệt hay không và là ai? Cái này đang ở phía trước.

Như Tổng bí thư từng nói trước thời điểm diễn ra Hội nghị trung ương 13 rằng “trăng đến rằm thì trăng tròn, giờ mới mùng 3, mùng 4 thôi”, đến rằm còn lâu.

Còn sau Hội nghị trung ương 13 thì vẫn mới là mùng 5 thôi, đến rằm còn lâu lắm”, mạng báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Lê Quang Vĩnh giải thích.

Hội nghị Trung ương 13 vừa diễn ra ở Hà Nội hôm 5/10 và kéo dài 5 ngày với nội dung chính là công tác nhân sự và hoàn thiện dự thảo văn kiện Đại hội Đảng dự kiến diễn ra vào tháng 1 năm 2021.

Theo ông Vĩnh, Hội nghị trung ương 13 vừa qua mới chỉ xem xét các trường hợp nằm trong khung tuổi, đủ tiêu chuẩn điều kiện.

Còn các nhân sự thuộc trường hợp đặc biệt, trên 60 tuổi đối với ủy viên trung ương; trên 65 tuổi đối với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các trường hợp đặc biệt có tham gia lần đầu hay không, có tái cử hay không như một số bí thư tỉnh ủy chạm giới hạn tuổi, tham gia lần đầu không quá 55, mà giờ 56 thì chưa được xem xét trong hội nghị lần này, mà Ban Chấp hành trung ương sẽ xem xét trong hội nghị 14 và có thể là hội nghị 15.

Ông Vĩnh cho biết, ngoài 119 người được giới thiệu tái cử còn có 107 người lần đầu được giới thiệu tham gia để bầu ủy viên Ban Chấp hành trung ương chính thức và 44 người tham gia lần đầu để bầu ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương.

Hiện Bộ Chính trị có 8 trường hợp quá tuổi bao gồm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng năm nay đã 76 tuổi.

Đại hội đảng cộng sản lần thứ XII tổ chức đầu năm 2016 có 5 người được giới thiệu là “trường hợp đặc biệt”.

Bốn người trúng cử gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ông Đỗ Bá Tỵ, Uông Chu Lưu, Bùi Văn Nam, người còn lại không trúng cử là ông Huỳnh Phong Tranh.

Khi đó ông Trọng nói ông rất bất ngờ vì được gần như 100% đại biểu bầu làm Tổng Bí thư dù tuổi đã cao, sức khỏe và trình độ đều có hạn.

Hồi tháng 5-2020, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên ca ngợi trường hợp đặc biệt, quá tuổi như ông Nguyễn Phú Trọng là “hạnh phúc của Đảng, dân tộc.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/plenum-13-not-yet-consider-candidates-exceeding-age-limits-10142020083758.html

 

Điểm tin trong nước sáng 14/10:

Bão số 7 đổ bộ khu vực Bắc Trung Bộ chiều nay;

Hai trực thăng tham gia tìm kiếm 30 người mất tích

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết

Bão số 7 đổ bộ khu vực Bắc Trung Bộ chiều 14/10

Hai trực thăng tham gia tìm kiếm 30 người mất tích

Xe tải chở 30 công nhân gặp nạn

Mỹ hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực chính phủ điện tử

Chưa khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Tư (14/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Bão số 7 đổ bộ khu vực Bắc Trung Bộ chiều 14/10

Cơn bão số 7 (có tên quốc tế là Nangka), dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ chiều nay 14/10.

Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo khoảng 7 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão nằm ngay trên Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10 và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 19 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên đất liền khu vực Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên từ ngày 14 đến ngày 16/10 ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh khoảng 50-150mm/đợt.

Hai trực thăng tham gia tìm kiếm 30 người mất tích

Theo VnExpress, quân đội cử lực lượng tinh nhuệ và huy động nhiều phương tiện tham gia tìm kiếm 30 người mất tích do sạt lở đất đá, gồm hai trực thăng của sư đoàn 372.

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh – Tư lệnh Quân khu 4, cho biết như trên tại cuộc họp cùng đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu, làm việc tại Sở chỉ huy tiền phương cứu hộ, cứu nạn đặt tại xã Phong Xuân (huyện Phong Điền), chiều 13/10.

Theo ông Nguyễn Doãn Anh, trực thăng của sư đoàn 372 vận chuyển lương thực, thực phẩm, cứu nạn công nhân đang mắc kẹt ở hai thủy điện Rào Trăng 3 và 4.

Hai vụ sạt lở đất đá trong những ngày qua ở Thừa Thiên Huế khiến 30 người được cho đã mất tích. Trong đó, theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trưa 12/10, một người dân gọi điện thoại cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo lúc 12h00 ngày 11/10 xảy ra vụ sạt lở núi ở khu vực nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 ở xã Phong Xuân.

Theo người dân này, vụ sạt lở đã vùi lấp nhóm công nhân đang thi công thủy điện Rào Trăng 3. Sau đó, 40 công nhân thủy điện Rào Trăng 3, gồm 3 chuyên gia Ấn Độ, thoát được ra ngoài và đi đường rừng đến nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 lánh nạn.

Tuy nhiên, ngoài 40 người nêu trên, vụ sạt lở tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 khiến nhiều công nhân khác mất tích.

Xe tải chở 30 công nhân gặp nạn

Cũng theo VnExpress, xe chở 30 công nhân trong đường nội thị khu công nghiệp va chạm với xe tải chở đất, sau đó lật nghiêng đè vào một xe máy. Vụ tai nạn xảy ra lúc 18h30 ngày 13/10 ở đường nội thị Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà.

Theo Thượng tá Nguyễn Hảo Hà, Trưởng Công an huyện Hải Hà, trên xe chở công nhân có khoảng 30 người, tan ca đi làm về. Chiếc xe này đang chạy trong nội thị khu công nghiệp thì va chạm với xe tải, sau đó lật nghiêng đè vào một chiếc xe máy, may mắn người đàn ông trên xe máy không bị thương.

Vụ tai nạn khiến một người trên xe chở công nhân tử vong tại chỗ. Nạn nhân là nam công nhân của Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt Việt Nam. 15 người khác được đưa đi cấp cứu, một người chấn thương sọ não, những người khác bị thương nhẹ.

Mỹ hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực chính phủ điện tử

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính minh bạch và phát triển hơn nữa Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Theo thông cáo trên trang facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: “Ngày 13/10, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cùng quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt Nam Bradley Bessire và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã tham dự lễ ký bản ghi nhớ giữa USAID và văn phòng chính phủ.

Trong khuôn khổ bản ghi nhớ này, USAID sẽ hỗ trợ văn phòng chính phủ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp liên ngành tại Việt Nam, nâng cao tính minh bạch và tiếp tục phát triển hơn nữa Cổng Dịch vụ công Quốc gia, một nền tảng chính phủ điện tử nhằm cải thiện tiếp cận thông tin và đem lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp.

Truyền thông trong nước trích dẫn lời Đại sứ Kritenbrink phát biểu tại buổi lễ: “Bản ghi nhớ về hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực chính phủ điện tử được ký ngày hôm nay là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt không ngừng giữa Việt Nam và Mỹ”.

Chưa khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà

Trên báo Thanh Niên, đại diện Công ty CP Viwaco cho biết, đến gần 18 giờ chiều 13/10, chưa thấy phía Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) thông báo lại đã khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà.

Theo đại diện Công ty CP Viwaco, sáng cùng ngày, đơn vị nhận được thông báo của Viwasupco cho biết, đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố tại km14 + 200 dọc theo đại lộ Thăng Long.

Ngay sau khi nhận được tin đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố, Công ty CP Viwaco đã thông báo cho khách hàng.

Theo dự kiến, thời gian tạm ngừng cấp nước sạch sông Đà là từ 10 giờ 30 phút đến 18 giờ ngày 13/10. Đồng thời, Công ty CP Viwaco đề nghị người dân có kế hoạch sử dụng nước sạch phù hợp, tránh lãng phí, nếu có thay đổi về thời gian ngừng và cấp nước trở lại, đơn vị sẽ thông báo tiếp. Đây là lần thứ 4 trong năm 2020, đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố.

Nguyện cầu cho nhân loại thoát thiên tai, Đức chiếu rọi sáng trên đầu mãi mãi

Quỷ nhập bụng người: Chuyện có thật về tiền kiếp và nhân quả báo ứng

Hai câu chuyện ly kỳ về những người tu luyện thành Thần Tiên thời cổ đại

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-14-10-bao-so-7-do-bo-khu-vuc-bac-trung-bo-chieu-nay-hai-truc-thang-tham-gia-tim-kiem-30-nguoi-mat-tich.html

 

Điểm tin trong nước tối 14/10:

Chuẩn bị 13 máy bay vào Rào Trăng 3;

Bốn trận động đất trong một ngày ở Quảng Ngãi

Hiểu Minh

Mục lục bài viết

Không quân chuẩn bị 13 máy bay, sẵn sàng vào Rào Trăng 3

Bốn trận động đất trong một ngày ở Quảng Ngãi

3 ngân hàng 0 đồng lỗ luỹ kế gần 66.000 tỷ đồng

Phát hiện thêm 9 ca mắc Covid-19, Việt Nam có 1.122 ca bệnh

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Tư (14/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Không quân chuẩn bị 13 máy bay, sẵn sàng vào Rào Trăng 3

Theo Zing, Bộ Quốc phòng yêu cầu lực lượng không quân chuẩn bị 2 máy bay CASA C-295, 11 trực thăng để sẵn sàng thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn ở Rào Trăng 3.

Thông tin trên được thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, hội ý nhanh với tổ bay của Sư đoàn 372 vào lúc 14h30 ngày 14/10.

Theo cập nhật từ Báo Tuổi trẻ, đến cuối ngày 14/10, đã có 19 công nhân được đưa về bờ, trong khi vẫn còn 14 người bị mất liên lạc trong vụ tai nạn xảy ra ở các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Bốn trận động đất trong một ngày ở Quảng Ngãi

Bốn trận động đất với độ lớn 2,8 đến 3,4 ở huyện Trà Bồng được đánh giá là những trận động đất yếu, nhưng cơ quan chuyên môn đang tiếp tục theo dõi.

Ngày 14/10, Viện Vật lý địa cầu phát đi bốn thông báo về các trận động đất ở phía Tây huyện Trà Bồng (huyện Tây Trà cũ).

Trận động đất mới nhất lúc 14h01 có độ lớn 3,4 , độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km. Trước đó một giờ, một trận động đất có độ lớn 2,8 xảy ra ở gần đó với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.

Sáng cùng ngày, hai trận động đất khác xảy ra cách nhau khoảng 5 phút vào 9h01 và 8h56. Hai trận có độ lớn là 3,3, và 3,2, đều có độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.

“Khu vực này trong đới đứt gãy nên các trận động đất như vậy là bình thường và yếu, chúng tôi vẫn đang theo dõi”, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện vật lý địa cầu cho biết.

3 ngân hàng 0 đồng lỗ luỹ kế gần 66.000 tỷ đồng

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo gửi đến Quốc hội về kết quả hoạt động năm 2020.

Trong một số kết quả nổi bật của kiểm toán năm nay được điểm ra, KTNN điểm danh một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước, như Ngân hàng TMCP Đại chúng 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc) 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho chi nhánh TP.HCM 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan chi nhánh TP.HCM 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga 69 tỷ đồng.

KTNN cũng chỉ ra việc chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc (ngân hàng 0 đồng) trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng này ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.

Năm 2018 lỗ lũy kế của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là 15.412 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 29.755 tỷ đồng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) là 13.380 tỷ đồng.

Năm 2019 lỗ lũy kế của các ngân hàng lần lượt là 17.971 tỷ đồng; 31.681 tỷ đồng và 16.280 tỷ đồng.

Như vậy, tổng lỗ luỹ kế của 3 ngân hàng 0 đồng đến cuối 2019 là 65.932 tỷ đồng, tăng 7.385 tỷ đồng so với năm 2018.

Phát hiện thêm 9 ca mắc Covid-19, Việt Nam có 1.122 ca bệnh

Bộ Y tế chiều 14/10 cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc Covid-19, đều là chuyên gia người Ấn Độ nhập cảnh vào Việt Nam hôm 6/10 cảnh được cách ly ngay tại tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 6/10, các bệnh nhân trên từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay 6E 9471, được cách ly ngay tại Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp. Ngày 7/10, họ được lấy mẫu xét nghiệm lần 1, kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 12/10, họ được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả 9 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện 9 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Sa Đéc.

Người thiện lương không cần xem phong thủy, có lòng tốt ắt ở nơi phúc địa

ĐCSTQ xây dựng ba kiến trúc kinh dị phá vỡ bố cục Song long của phong thủy Bắc Kinh

Vì sao tập khí công có thể chữa khỏi bệnh?

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-14-10-chuan-bi-13-may-bay-vao-rao-trang-3-bon-tran-dong-dat-trong-mot-ngay-o-quang-ngai.html

 

Tin chiều 14/10: Xuất hiện vết nứt sâu

giữa đập chứa gần 200 triệu m3 nước,

Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc COVID-19 mới

Bình luậnKhôi Nguyên

Xuất hiện vết nứt sâu giữa đập chứa gần 200 triệu m3 nước, Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc COVID-19 mới, 120 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ở Gia Lai, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới… là những tin chính chiều 14/10.

Xuất hiện vết nứt sâu giữa đập chứa gần 200 triệu m3 nước

Chiều 14/10, Công ty TNHH một thành viên Sông Chu (đơn vị quản lý hồ thủy lợi Sông Mực, đóng trên địa bàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đơn vị đã bước đầu khắc phục sự cố nứt thân đập thủy lợi Sông Mực, đảm bảo an toàn trong hình thế mưa bão phức tạp.

Trước đó, vào ngày 9/9, đơn vị này đã phát hiện một vết nứt chạy dài khoảng 173 m ngay giữa con đập có chiều dài 470 m. Vết nứt rộng từ 3-5 cm, chiều sâu (qua đào kiểm tra) khoảng 1 m.

Bước đầu, Công ty đã đánh dấu mốc theo dõi, dùng bạt che toàn bộ thân đập để chống thấm nước mưa tràn vào sâu lòng thân đập.

Ngoài ra, Công ty cũng đã lập chốt khống chế tải trọng, cấm xe ôtô, xe tải lưu thông qua thân đập.

Hiện mực nước của hồ thủy lợi Sông Mực đang ở cao trình 27 m. Trong khi đó, mực nước tích đủ của hồ này theo thiết kế là cao trình 34 m, nên lượng mưa dự báo trong những ngày tới sau hoàn lưu cơn bão số 7 sẽ bổ sung vào nguồn nước tích trữ cho hồ.

Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc COVID-19 mới

Chiều 14/10 Bộ Y tế công bố thêm 9 ca mắc mới COVID-19 (BN1114-1122) đều là các ca nhập cảnh, được cách ly ngay, tại tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể:

Ca bệnh 1114 (BN1114): nam, 28 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1115 (BN1115): nam, 30 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1116 (BN1116): nam, 37 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1117 (BN1117): nam, 29 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1118 (BN1118): nam, 37 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1119 (BN1119): nam, 36 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1120 (BN1120): nam, 41 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1121 (BN1121): nam, 34 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Ca bệnh 1122 (BN1122): nam, 27 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.

Trước đó, ngày 6/10, nhóm chuyên gia này từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay 6E 9471, được cách ly ngay tại Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp.

Đến ngày 7/10, nhóm chuyên gia được lấy mẫu xét nghiệm lần 1, kết quả âm tính với COVID-19.

Ngày 12/10, nhóm chuyên gia được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả 9 bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Hiện 9 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc.

Được biết, trên chuyến bay này trước đó đã ghi nhận 7 ca dương tính với COVID-19, được cách ly ngay tại Đồng Tháp (5 ca), Đồng Nai (1 ca), TP. HCM (1 ca).

120 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ở Gia Lai

Ngày 14/10, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Gia Lai cho biết, kết quả xét nghiệm đàn lợn 120 con của 6 hộ dân ở 2 phường Hòa Bình, Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Qua điều tra dịch tễ, nguyên nhân ban đầu được xác định là do mầm bệnh đã có từ trước. Việc vệ sinh chuồng trại không được coi trọng. Hiện ổ dịch đã được khống chế.

Theo đó, toàn bộ lợn gồm 3.525 kg đã được mang đi tiêu huỷ, chuồng trại được tiêu độc, khử trùng theo quy định. Chính quyền thực hiện việc hỗ trợ bà con theo quy định ở mức 38 ngàn đồng/kg.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hồi 19h ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở ngay trên khu vực miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.

Đến 19h ngày 15/10, vị trí trung tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 440 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 19 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.

Thông tin về cơn bão số 7

Chiều nay (14/10), khi đi vào vùng biển các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến chiều tối, áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa và suy yếu thành vùng áp thấp.

Hồi 20h cùng ngày, vị trí trung tâm vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).

Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây, suy yếu và tan dần.

Mưa lớn diện rộng: Từ đêm 14/10 đến sáng 16/10, ở khu vực đồng bằng và Đông Bắc Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục có mưa to đến rất to

với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 100-200 mm, có nơi trên 250 mm; Hà Tĩnh và các nơi khác ở Bắc Bộ phổ biến khoảng 40-70 mm.

https://www.ntdvn.com/viet-nam/tin-chieu-1410-xuat-hien-vet-nut-sau-giua-dap-chua-gan-200-trieu-m3-nuoc-viet-nam-ghi-nhan-them-9-ca-mac-covid-19-moi-86039.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.