Tin khắp nơi – 14/10/2020
Bầu cử TT Mỹ 2020: Trump, Biden đua nước rút
ở các bang “trọng yếu”
Thu Hằng
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm có lịch trình vận động dày đặc trong tuần này. Ông Donald Trump muốn bù đắp lại thời gian bỏ lỡ khi điều trị Covid-19 nên liên tục đến nhiều bang trọng điểm. Đối thủ Joe Biden cũng đến Florida cùng ngày 13/10/2020 với tổng thống để thuyết phục cử tri cao tuổi, được cho là lực lượng rất quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Theo AP, ngày 14/10, ông Donald Trump đến vận động tại Des Moines, thủ phủ bang Iowa, bang mà ông giành chiến thắng dễ dàng năm 2016, nhưng hiện điểm tín nhiệm của đối thủ Joe Biden cũng đang lên. Sau đó, ông Trump sẽ đến hai bang quan trọng khác là Bắc Corolina và Georgia.
Cả hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden đều đến Florida ngày 13/10 để thuyết phục cử tri cao tuổi, lực lượng được cho là có những lá phiếu mang tính quyết định. Hai bên không tiếc lời chỉ trích nhau: một tổng thống « vô trách nhiệm » và một ứng viên « thảm họa » cho « người cao tuổi ».
Theo AFP, ông Donald Trump không ngừng sử dụng những từ ngữ thóa mạ đối thủ, « Joe ngủ gật », « nghẹt thở như một chú chó » trong cuộc vận động. Ông cho rằng « chương trình của Biden sẽ là thảm họa cho người cao tuổi. Ông ấy (Biden) quan tâm đến người nhập cư bất hợp pháp nhiều hơn là công dân cao tuổi ».
Trong khi đó, ngoài nêu chi tiết một số đề xuất dành cho người cao tuổi trong kế hoạch, ứng viên đảng Dân Chủ chỉ trích tổng thống ngày càng « vô trách nhiệm » từ khi ông nhiễm Covid-19, không để cho « người cao tuổi ở Florida và công dân trên cả nước có được trợ giúp mà họ cần ». Theo Joe Biden, « người cao tuổi duy nhất mà Donald Trump lo lắng », đó là chính bản thân tổng thống.
Bang Florida bỏ phiếu cho ông Donald Trump năm 2016 nhưng hiện đang ngả về phía ứng viên Dân Chủ Joe Biden.
Cựu bác sĩ Nhà Trắng: Joe Biden cần được
xét nghiệm về năng lực trí tuệ, ‘không đủ năng lực’
làm tổng thống
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 13/10, cựu bác sĩ Nhà Trắng, ông Ronny Jackson đánh giá định rằng, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden không thích hợp cho chức vụ tổng thống và cần được xét nghiệm về năng lực trí tuệ trước khi đảm nhận vai trò này.
Trả lời với các phóng viên, bác sĩ Jackson cho biết, ông nhận định rằng ông Biden “không có đủ năng lực trí tuệ” để trở thành lãnh đạo Hoa Kỳ và ông Biden “cần làm một số xét nghiệm về khả năng nhận thức” trước khi ông ấy đảm nhận vai trò này. Ông ấy không đủ năng lực để đảm nhận vị trị này”.
“Đây không phải là Joe Biden mà chúng ta đã biết trong 47 năm qua”, bác sĩ Jackson nói khi đề cập đến những điều đáng tiếc gần đây mà ông Biden đã mắc phải, chẳng hạn như quên hoặc nhầm lẫn tên và các con số, mất tư duy và thậm chí còn nhầm lẫn mình đang chạy đua vào Thượng viện thay vì tranh cử tổng thổng .
Ông Jackson từng là bác sĩ của Nhà Trắng dưới thời chính quyền Tổng thống Obama và Tổng thống Trump từ năm 2013 đến năm 2018. Bác sĩ này hiện là ứng cử viên Đảng Cộng hòa cho Quận 13, tiểu bang Texas cho ví trị Dân biểu tại Hạ viện Hoa Kỳ.
Ông Jackson nói: “Đây là điều nghiêm trọng. Chúng ta chọn một tổng tư lệnh phải có khả năng dẫn dắt với đầy đủ năng lực trí tuệ. Và ông ấy thực sự không đáp ứng được”.
Bác sĩ Jackson cho biết, những đánh giá của ông về khả năng nhận thức của ứng cử viên Joe Biden không phải là một đánh giá y tế, mà là quan sát thực tế từ một người dân.
Bác sĩ Jackson nói: “[Ông Biden] không phải là bệnh nhân của tôi và tôi chưa bao giờ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho ông ấy… Tôi đang nói điều đó với cương vị là một công dân có mối quan tâm”. Ông cũng cho biết thêm rằng, ông có kinh nghiệm và hiểu rất rõ về chứng suy giảm trí tuệ.
“Có điều gì đó [không ổn] đang diễn ra. Ông ấy đang có những ngày thực sự tồi tệ về vị trí của mình. Ông ấy đang có một khoảng thời gian thực sự khó khăn khi tập trung vào một nhiệm vụ hiện tại khi ông ấy đứng trước cử tri và cố gắng giải thích điều gì đó”.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nhắm vào năng lực trí tuệ của ông Biden trong các bài phát biểu chiến dịch tranh cử.
Đặc biệt, trong một video có tiêu đề “Chuyện gì đã xảy ra với Joe Biden?” bao gồm các đoạn ghi hình so sánh bài phát biểu của ông Biden trong năm 2015 và 2016 với chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020. Các đoạn video trước đó cho thấy, ông Biden nhiều năng lượng hơn, trong khi clip sau cho thấy ông Biden mất tập trung.
Vào tháng Sáu, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, Tổng thống Trump nói rằng: “Joe không tập trung tâm trí được. Mọi người đều biết điều đó, và thật buồn khi bạn nhìn vào điều đó và bạn thấy điều đó”.
Ngày 27/9, Joe Biden tuyên bố rằng ông “đã tham gia Thượng viện cách đây 180 năm” khi thực hiện một bài phát biểu về chiến dịch tranh cử từ một căn phòng trong ngôi nhà ở Delaware của ông.
Ngày 20/9, Joe Biden vạ miệng tuyên bố 200 triệu người Mỹ đã tử vong vì virus Corona Vũ Hán. Như vậy, con số này là tương đương với khoảng 2/3 dân số của nước Mỹ. Vài phút sau, ông Biden đọc từ máy nhắc là: “200.000”.
Trong bài phát biểu hôm 9/9, ông Joe Biden lại gây ra một loạt sự cố “mất mặt” khác. Một số cư dân mạng cho rằng trạng thái của ông còn tồi tệ hơn cả cụ ông nghiện rượu 80 tuổi.
Trong bài phát biểu tại tiểu bang Michigan, ông nói rằng mình luôn mang theo một tờ giấy ghi chép các con số thương vong ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên khi sờ vào túi để lấy tờ giấy đó, ông Biden lại không thấy nó đâu và bắt đầu trở nên bối rối: “Ơ, thứ tôi mang theo … không thấy đâu nữa … Tôi đã đưa cho nhân viên rồi, có ai ở đây không? … Nhân viên của tôi đâu rồi?”.
Nguyễn Minh
Ông Biden lại ‘lú lẫn’: Quên tên đối thủ,
nói mình đang tranh cử vào Thượng viện
Phụng Minh
Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hoa Kỳ Joe Biden một lần nữa mắc sai lầm khi nói rằng ông ấy đang tranh cử vào Thượng viện, vị chính trị gia quên cả tên các đối thủ của mình trong quá khứ và dường như cũng đã quên Amy Coney Barrett (ứng cử viên của Tòa án Tối cao do Trump đề cử) là ai.
Ông Biden chấp nhận những câu hỏi ngắn gọn từ các phóng viên khi tham gia chiến dịch vận động tranh cử ở Toledo, tiểu bang Ohio. Khi được một phóng viên hỏi rằng liệu đức tin của Barrett, ứng cử viên của Tòa án Tối cao, có nên được sử dụng như một yếu tố “xem xét” trong phiên điều trần hay không, câu trả lời của ông Biden thật sự khiến mọi người khó hiểu.
Biden nói: “Không, không nên xem xét đức tin của cô ấy”, ông nói khi trả lời câu hỏi của phóng viên tại Delaware hôm thứ Hai trước khi tham gia chiến dịch tranh cử ở Ohio. “Tôi không nghĩ có bất kỳ câu hỏi nào về đức tin của cô ấy”.
Có vẻ như ông ấy đã không nhớ Barrett là người được đề cử vào Tòa án Tối cao và Đảng Dân chủ của ông đang tấn công bà bằng yếu tố đức tin tôn giáo của bà.
Sau đó, Biden nói, “Bạn có thể nhớ, tôi đã gặp rắc rối khi chúng tôi đối đầu với thượng nghị sĩ, người theo đạo Mormon, ông ấy là thống đốc, phải không? Và tôi đã tiếp nhận ông ấy, và không nên nghi ngờ đức tin của bất kỳ ai”, theo Fox News.
Ông ấy đang nói về Thượng nghị sĩ Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống năm 2012 của Đảng Cộng hòa. Romney và người đồng hành Paul Ryan đã đối mặt với ông Barack Obama và Biden trong cuộc bầu cử năm đó.
Cùng ngày, Biden một lần nữa nhớ nhầm rằng mình đang tranh cử vào Thượng viện. Ông nói vào cuối buổi vận động tranh cử ở Toledo hôm thứ Hai: “Bạn biết đấy, chúng ta phải đến với nhau. Đó là lý do tại sao tôi tranh cử. Tôi đang tranh cử vào Thượng viện với tư cách là một đảng viên Dân chủ tự hào”.
Nhưng ông cũng đã nhanh chóng thay đổi lời nói của mình: “Tôi từng tranh cử phó tổng thống với tư cách là một đảng viên Dân chủ tự hào. Bây giờ, với tư cách là một đảng viên Dân chủ tự hào, tôi đang tranh cử tổng thống. Nhưng tôi đảm bảo với các bạn rằng tôi sẽ cầm quyền với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ”.
Tổng thống Trump đăng một tweet liên quan đến sự kiện này: “Joe Biden buồn ngủ đã có một ngày đặc biệt tồi tệ hôm nay. Ông ấy không thể nhớ tên của Mitt Romney, nói lại rằng ông ấy đang tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ, và quên mất mình đang ở tiểu bang nào. Nếu tôi làm bất kỳ điều gì trong số này, sẽ bị loại ngay. Với ông ấy, ông ấy chỉ là Joe Buồn ngủ!”
Vào tháng 2 năm nay, trong một chiến dịch tranh cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở Nam Carolina, ông Biden cũng cho biết mình đang tranh cử vào Thượng viện. Đây là lần thứ hai Biden công khai và vô tình nói với những người ủng hộ rằng ông đang tranh cử vào Thượng viện.
Hannity của Fox News nói: “Ông ấy (Biden) rõ ràng không có khả năng lãnh đạo …. Joe dường như không nhớ rằng mình đang tranh cử tổng thống hay nơi mình tới vận động tranh cử là vào ngày nào trong tuần. Có ai thực sự tin tưởng rằng nếu Biden được bầu, liệu anh ấy có thể thực sự kiểm soát mọi thứ?”
Hannity cho rằng, những hành vi này của Biden rõ ràng là không đủ năng lực cho chức vụ tổng thống của Hoa Kỳ, đó là một trong những công việc khó khăn nhất trên thế giới, vì vậy, ông ấy chỉ là một con rối của phe cực tả. Đằng sau hậu trường là Kamala Harris và những người cực tả. Họ muốn thay đổi đất nước, củng cố Tòa án Tối cao, mở cửa biên giới Hoa Kỳ, để những người tị nạn Trung Mỹ chiếm đóng Hoa Kỳ và ủng hộ cho Đảng Dân chủ.
California điều tra các thùng bỏ phiếu
bất hợp pháp của đảng Cộng Hòa
Chính quyền tiểu bang California đã mở một cuộc điều tra hình sự đối với các thùng bỏ phiếu bất hợp pháp mà Đảng Cộng hòa đặt ở một số quận. Các thùng bỏ phiếu nói trên đã xuất hiện ở các quận Fresno, quận Los Angeles và quận Cam tại các địa điểm bao gồm văn phòng đảng chính trị, trụ sở chiến dịch và nhà thờ.
Vào thứ hai (12 tháng 10), Đảng Cộng hòa đã thừa nhận rằng họ sở hữu những thùng bỏ phiếu này và bảo vệ hành động của họ. Bộ trưởng tiểu bang sau đó đã ban hành một bản ghi nhớ cho các cử tri nêu rõ rằng các thùng bỏ phiếu không chính thức là bất hợp pháp và các phiếu bầu phải được gửi lại qua đường bưu điện hoặc đến các địa điểm bỏ phiếu chính thức.
Bản ghi nhớ được đưa ra sau khi lãnh đạo đảng Cộng hòa California ở quận Cam đăng tải một bức ảnh trên mạng xã hội với một chiếc thùng có dòng chữ “thùng bỏ phiếu chính thức” và khuyến khích cử tri nhắn tin để biết “địa điểm thuận tiện để bỏ phiếu.”
Có một báo cáo về một chiếc thùng tương tự tại một nhà thờ trong cộng đồng Castaic, Quận Los Angeles. Nhà thờ cho biết trên mạng xã hội rằng cái thùng này đã được “Đảng Cộng hòa mang đến.” Tiểu bang đã gửi lệnh yêu cầu Đảng Cộng hòa dỡ bỏ các thùng bỏ phiếu này ở Quận Fresno, Quận Cam và Quận Los Angeles.
Bộ trưởng tư pháp California Xavier Becerra cho biết ông đã nhận được “báo cáo đáng lo ngại” rằng một số viên chức Đảng Cộng hòa “”có thể không muốn dỡ bỏ các thùng bỏ phiếu này. Ông Becerra cho biết thêm rằng nếu các thùng này không được dỡ bỏ, các lãnh đạo Đảng Cộng hòa có thể bị truy tố.
Tờ báo Guardian cho biết Bộ trưởng tư pháp Quận Cam mở một cuộc điều tra hình sự về ít nhất hai thùng bỏ phiếu trái phép tại quận này. Jessica Levinson, một giáo sư tại Loyola Law School, lưu ý rằng cử tri có quyền lựa chọn cách họ chuyển những lá phiếu và các thùng bỏ phiếu bất hợp pháp đã gây hiểu lầm cho cử tri. (BBT)
https://www.sbtn.tv/california-dieu-tra-cac-thung-bo-phieu-bat-hop-phap-cua-dang-cong-hoa/
Rất đông người dân ở Georgia
xếp hàng dài đi bầu cử sớm
Hôm thứ Hai (12 tháng 10) cuộc bầu cử sớm bắt đầu ở Georgia với hàng dài người xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ tại một số địa điểm bỏ phiếu. Các viên chức bầu cử cho biết năm nay số cử tri đi bầu cao kỷ lục. Tại điểm bầu cử chính của quận Cobb ở Marietta, một số cử tri nói với NBC rằng họ đã xếp hàng hơn 5 giờ.
Đến 5 giờ chiều miền Đông ở quận Gwinnett, thời gian chờ đợi ngắn nhất tại một trong chín điểm bỏ phiếu của quận là 1 giờ 15 phút, lâu nhất là 4.5 giờ. Một lý do góp phần khiến tỷ lệ cử tri đi bầu cao có thể là do kỳ nghỉ ngày Columbus vào thứ Hai (12 tháng 10).
Theo các viên chức bầu cử địa phương, tiến trình bỏ phiếu phức tạp của tiểu bang không gặp vấn đề đáng kể nào vào thứ Hai (12 tháng 10), nhưng ghi nhận tỷ lệ cử tri đi bầu cao bất thường. Các thành viên Dân chủ đã kêu gọi người dân bỏ phiếu qua thư vì đại dịch, nhưng tổng thống Trump đã nhiều lần phản đối việc bỏ phiếu bằng thư, vì cho rằng cách này dễ bị gian lận.
Tại sân vận động State Farm Arena của Atlanta, các viên chức cho hay một trục trặc đã khiến thời gian bắt đầu bỏ phiếu bị trì hoãn khoảng 40 phút. Hơn 300 người đã xếp hàng tại Hội đồng Bầu cử Quận Gwinnett ở Lawrenceville khoảng nửa giờ trước khi khai mạc. Các quận Fulton, Cobb, DeKalb và Gwinnett, những quận có tỉ lệ người da trắng ít, đều báo cáo người đi bầu cử xếp hàng dài. (BBT)
https://www.sbtn.tv/rat-dong-nguoi-dan-o-georgia-xep-hang-dai-di-bau-cu-som/
Bầu cử Mỹ:
Bỏ phiếu qua thư có đảm bảo an toàn?
Một chuyên viên bầu cử gốc Việt nói rằng bỏ phiếu bằng thư là cách bỏ phiếu ‘an toàn, tiện lợi, thoải mái và đảm bảo trung thực’ vì đã được ‘giám sát rất chặt chẽ’ trong khi một số cử tri gốc Việt ‘không yên tâm’ về bỏ phiếu qua thư.
Gần một tháng nữa đến ngày bầu cử ở Mỹ 3/11 nhưng hàng triệu cử tri trên nhiều tiểu bang đã thực hiện quyền công dân của mình bằng cách bỏ phiếu qua thư, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID.
Tuy nhiên, một số cử tri Cộng hòa không tin tưởng về bỏ phiếu qua thư vì họ cho rằng ‘dễ tạo điều kiện cho gian lận’. Bản thân Tổng thống Cộng hoà Donald Trump cũng nhiều lần bày tỏ nghi ngờ về cách bỏ phiếu này.
‘Ai cũng nhận được phiếu bầu bằng thư’
VOA trao đổi mới một nhân viên bầu cử có 16 năm kinh nghiệm ở Hạt San Diego, miền nam bang California, để tìm hiểu cách thức đảm bảo tính an toàn và trung thực của việc bỏ phiếu qua thư.
Ông Sử Nguyễn, cư dân thành phố San Diego và là chủ tịch cộng đồng người Việt ở đây, cho biết quận hạt chỗ ông có truyền thống bỏ phiếu qua thư lâu nay.
“Vì dịch bệnh, để tránh tình trạng tập trung đông người sẽ không tốt cho người lớn tuổi, những người có bệnh từ trước, thống đốc tiểu bang đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan tổ chức bầu cử phải gửi phiếu bầu bằng thư cho tất cả những người đã ghi danh đi bầu mặc dù người ta không có nhu cầu đi bầu bằng thư,” ông Sử trình bày.
Sau khi nhận được bộ phiếu bầu bằng thư này, cử tri có quyền lựa chọn: hoặc là điền phiếu xong và đem ra bưu điện gửi, hoặc là chờ đến ngày phòng phiếu mở cửa thì đem ra bỏ phiếu, cũng theo lời nhân viên bầu cử này.
Ngoài việc gửi cho bưu điện, các cử tri bỏ phiếu qua thư có thể đến 126 thùng phiếu đặt sẵn trên khắp hạt San Diego để bỏ phiếu của mình vào thùng mà không cần chờ đến ngày bầu cử. “Những điểm thả phiếu này (drop-off box) bây giờ đã đi vào hoạt động rồi và có người canh giữ,” ông nói.
Lá phiếu có thất lạc?
Ông Sử cho biết cử tri có thể theo dõi hành trình của lá phiếu để đảm bảo không bị thất lạc. Mỗi lá phiếu đi đến đâu đều được thông báo cho từng cử tri nếu họ lựa chọn hình thức được thông báo. Còn nếu ai muốn chắc hơn nữa thì có thể gọi thẳng vào văn phòng bầu cử để hỏi thì sẽ được cho biết lá phiếu của họ hiện đang ở đâu.
“Nếu tới ngày cuối cùng mà cử tri cũng không yên tâm và nghĩ rằng lá phiếu của mình đã bị mất thì có thể yêu cầu được gửi lá phiếu thứ hai. Văn phòng bầu cử nhận được lá phiếu nào của họ trước thì lá phiếu đến sau sẽ bị vô hiệu,” nhân viên bầu cử này giải thích.
‘Cẩn thận chữ ký’
Ông Sử cũng lưu ý các cử tri phải cẩn thận khi ký tên ngoài phong bì trước khi gửi đi: phải chính cử tri đã bỏ phiếu ký tên chứ không được để cho người khác trong gia đình bầu thay hay ký thay.
“Tiến trình kiểm phiếu được tổ chức rất chặt chẽ để tránh gian lận. Đầu tiên họ sẽ xác nhận cử tri đó có phải là người đã đăng ký trong hồ sơ lưu trữ hay không. Họ sẽ đem hồ sơ lưu trữ ra để so sánh chữ ký, nếu chữ ký khớp thì lá phiếu đó mới được đếm. Nếu không giống nhau thì cử tri sẽ nhận được lá thư từ văn phòng bầu cử yêu cầu xác nhận có phải là chính họ ký tên hay không,” ông nói và kêu gọi các cử tri khi nhận được phiếu bầu qua thư ‘phải đọc kỹ hướng dẫn để bầu cho đúng’.
Trên lá phiếu có rất nhiều nội dung bầu chọn từ Tổng thống cho đến tiểu bang và địa phương, ngoài ra còn lấy ý kiến về các dự luật nữa. Nếu ai chỉ bầu cho Tổng thống thôi mà bỏ qua các nội dung khác thì lá phiếu của họ vẫn có giá trị,nhân viên bầu cử này cho biết.
Một điều nên lưu ý, vẫn theo lời ông Sử, là ở cột điền tên ứng viên – vốn dành cho những ứng viên nào nộp hồ sơ ứng cử trễ nên không kịp in tên trên lá phiếu – các cử tri nếu đã bầu cho một người ở trên rồi mà vẫn tiếp tục điền tên người đó một lần nữa thì lá phiếu đó coi như không hợp lệ. Cột đó chỉ dành điền tên những ứng viên không có tên trên phiếu bầu mà thôi.
‘Có thời gian suy nghĩ’
Từng bỏ phiếu qua thư trong nhiều kỳ bầu cử, ông Sử nói bầu qua thư giúp cử tri có nhiều thời gian cân nhắc, tìm hiểu và nếu có thắc mắc thì có thể gọi điện đến văn phòng bầu cử để hỏi.
“Mình có thời giờ để đảm bảo những gì mình bầu là thỏa đáng rồi mới gửi đi,” “không bị áp lực gì hết.”
“Bầu bằng thư là một phương pháp rất đơn giản và thoải mái cho cử tri. Mình không cần tốn tiền xăng để đi ra phòng phiếu,” ông Sử nói thêm.
Ông kêu gọi các cử tri nếu bỏ phiếu qua thư thì nên bỏ phiếu sớm ‘để có thời gian theo dõi và kiểm soát lá phiếu của mình’.
‘Không yên tâm’
Khác với ý kiến của nhân viên bầu cử này, ông Tommy Lưu, một cử tri tại Hạt Fairfax, bang Virginia, nói với VOA rằng ‘đã nghe rất nhiều vụ gian lận về bỏ phiếu qua thư trên mạng xã hội’ nên quyết định sẽ đi bỏ phiếu trực tiếp.
“Tôi đã thấy họ đăng tải những hình ảnh có bao nhiêu lá phiếu trong thùng rác hay bỏ bên đường cho xe rác đến thu gom,” ông nói. “Tôi sẽ đi đến phòng phiếu để yên tâm hơn.”
Ông Lưu cho biết gia đình ông đã nhận được phiếu bầu qua thư vốn tự động gửi về nhà cho các cử tri đã đăng ký, nhưng ông đã ‘ném tất cả vào thùng rác’.
“Sau đó tôi mới biết là nếu không có lá phiếu đó thì sẽ không đổi được lá phiếu khi đến phòng phiếu. Do đó tôi đã lên trang web của tiểu bang để yêu cầu họ gửi lại lá phiếu qua thư khác,” ông nói.
Ông Lưu đang chờ đợi đến sau ngày 14/10, hạt Fairfax chỗ ông ở sẽ mở thêm nhiều điểm bỏ phiếu nữa (hiện giờ chỉ có một điểm). Khi đó, ông sẽ đưa cha mình, hiện đã ngoài 80 tuổi, đi bỏ phiếu trực tiếp.
Về mối lo COVID, ông Lưu nói cha con ông sẽ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội nên ‘không sợ’.
Khi có nhiều điểm bỏ phiếu thì xếp hàng sẽ ngắn hơn và sẽ đỡ sợ hơn, ông nói thêm.
Mark Zuckerberg tặng thêm 100 triệu USD
hỗ trợ tổ chức bầu cử Mỹ
CEO của Facebook Mark Zuckerberg và phu nhân, Priscilla Chan, hôm 13/10 nói họ sẽ tặng thêm 100 triệu USD để hỗ trợ các giới chức bầu cử và tài trợ cấu trúc hạ tầng cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11.
“Chúng tôi đã nhận được phản hồi nhiều hơn dự kiến từ các giới chức bầu cử cần được tài trợ cho cấu trúc hạ tầng, vì thế hôm nay, chúng tôi xin cam kết thêm 100 triệu USD cho trung tâm Center for Tech and Civic Life (CTCL) để đảm bảo các đơn vị bầu cử cần trợ giúp nhận được tài trợ để giúp người dân đi bỏ phiếu an toàn,” Mark Zuckerberg viết trên Facebook.
“Cho tới nay, hơn 2.100 đơn vị bầu cử đã đệ đơn cho CTCL để được hỗ tợ.”
CTCL là một tổ chức vô vụ lợi có trụ sở tại Chicago. Theo trang mạng của tổ chức này, mục tiêu của CTCL là cổ xuý và phát triển một nền dân chủ dựa trên thông tin và sự tham gia của công dân, đồng thời giúp hiện đại hóa các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Vợ chồng tỷ phú Zuckerberg trước đây đã tặng 300 triệu USD để giúp tiến trình bầu cử Mỹ đối phó với các thách thức có liên quan tới đại dịch Covid-19, chẳng hạn bằng cách tài trợ thiết bị bầu cử và thiết bị bảo vệ cá nhân cho các nhân viên làm việc tại các địa điểm bỏ phiếu.
Trong dòng chia sẻ trên mạng, Mark Zuckerberg phản bác các vụ kiện tìm cách ngăn việc sử dụng các khoản tài trợ dựa trên lời tố cáo cho rằng các tổ chức nhận được tài trợ có một nghị trình mang tính đảng phái.
“Điều đó sai,” Zuckerberg nói.
Vợ chồng Mark Zuckerberg và Priscilla Chan bỏ tiền ra tài trợ cho cấu trúc bầu cử giữa lúc Facebook đang bị chính phủ tại Washington nhắm mục tiêu cũng như chịu áp lực từ các nhà lập pháp đòi FB phải làm nhiều hơn để chống thông tin sai trái và các hành động lạm dụng liên quan tới bầu cử trên diễn đàn Facebook.
Vụ email của Hillary có thể ảnh hưởng gì
tới ĐCSTQ và bầu cử Mỹ?
Hương Thảo
Trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/10 đã công bố lô đầu tiên trong số 35.575 email do cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton xóa. Nhiều email liên quan đến vụ đào tẩu Vương Lập Quân gây chấn động thế giới năm 2012. Một số nhà bình luận chỉ ra rằng “Bất ngờ tháng 10” liên quan đến vụ bê bối của Đảng Dân chủ có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vào thời điểm này, theo SecretChina ngày 12/10.
Cuộc trao đổi qua email của bà Clinton với Cheryl Mills, khi đó là Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vào tháng 4/2012 đã phơi bày quan điểm của chính quyền Obama về vụ việc Vương Lập Quân.
Đầu tiên chúng ta hãy xem lại vụ việc Vương Lập Quân đào tẩu đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2012, Bạc Hy Lai, khi đó là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và là thành viên của phe Giang Trạch Dân, đang cạnh tranh ngôi vị quyền lực với Tập Cận Bình. Lúc này, Bạc Hy Lai và thân tín Vương Lập Quân đã trở mặt nhau.
Ngày 2/2/2012, Vương Lập Quân bị cách chức Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh kiêm Bí thư Đảng ủy. Vào ngày 6/2, Vương Lập Quân cuống cuồng đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô để xin tị nạn chính trị, gây ra vụ bê bối chính trị lớn nhất của ĐCSTQ. Vương Lập Quân đã không xin được tị nạn chính trị từ Hoa Kỳ và bị các lực lượng từ Bắc Kinh bắt đi một ngày sau khi vào lãnh sự quán.
Vào tháng 3, Bạc Hy Lai, khi đó là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, bị cách chức và quản thúc tại gia. Vào tháng 9, Bạc Hy Lai đã bị “hai người khai ra” và phải ra trước công lý.
Tháng 11/2012, Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ lần thứ 18.
Thông tin chính thức do ĐCSTQ tiết lộ cho thấy Vương Lập Quân đã bàn giao cho ĐCSTQ những gì ban đầu ông ta dự định giao cho chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là thông tin mà Bạc Hy Lai sử dụng để đảo chính dưới sự triển khai của Vương.
Các Email được giải mật đã tiết lộ cách thức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xử lý Vương Lập Quân, người lúc đó đang xin tị nạn. Báo cáo viết:
“Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ) đã chủ động liên hệ với các quan chức ĐCSTQ ở Bắc Kinh (không phải lực lượng của Bạc Hy Lai). Họ đã đến Trùng Khánh và có nhiều cuộc nói chuyện với cục trưởng công an địa phương về việc trao trả Vương Lập Quân trở lại Bắc Kinh, nơi ông ta bị bắt giam sau đó”.
“Khi Vương Lập Quân, Giám đốc Công an Trùng Khánh, bước vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô vào đầu tháng Hai năm đó, ông ta mang theo những tài liệu cực kỳ quan trọng, một loại bom mìn chính trị. Nhưng lúc này, Hoa Kỳ đã chùn bước, đóng vai trò người ổn định lại một Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lung lay”.
Email cũng giải thích lý do tại sao chính quyền Obama làm điều này. Báo cáo có đoạn:
“Một số thành viên Đảng Cộng hòa phàn nàn việc Washington [chính quyền Obama] từ chối tiếp nhận những người đào tẩu, nhưng những lời phàn nàn như vậy là ngu ngốc… Vai trò hỗ trợ của Hoa Kỳ tiếp tục cho đến khi Tập Cận Bình thăm Hoa Kỳ vào tháng Hai và ông ta sẽ là chủ tịch nước tiếp theo của Trung Quốc. Chính quyền Obama bảo trì sự im lặng trước những bất ổn nội bộ của Trung Quốc vì cho rằng chuyến thăm của Tập Cận Bình là quan trọng và rất coi trọng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người sẽ dẫn dắt Trung Quốc vượt qua thập kỷ đầy biến động tiếp theo. Trung Quốc cần thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ… Thật ngu ngốc khi trục lợi ngắn hạn từ hoàn cảnh khó khăn của Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc đang chuyển đổi sang một thế hệ lãnh đạo mới và hy vọng sẽ cởi mở hơn”.
Email cũng thừa nhận tình trạng tham nhũng phổ biến ở Trung Quốc.
Bình luận: Quả bom email tháng 10 dính líu đến Đảng Dân chủ của Biden, đe dọa ảnh hưởng cuộc tổng tuyển cử
Một số nhà bình luận chỉ ra rằng số lượng hơn 30.000 email là rất lớn và nội dung phong phú, và các phương tiện truyền thông cánh tả của Mỹ dự kiến về cơ bản sẽ bỏ qua các báo cáo về “Cổng Email” của bà Hillary, vì vậy tác động của vụ việc sẽ tiếp diễn trong một thời gian. Tuy nhiên, loạt email này do Bộ Ngoại giao tung ra đã dội những quả bom gây sốc cho cuộc tổng tuyển cử, đặc biệt là tới ông Biden, người cũng thuộc phe Dân chủ với bà Hillary Clinton.
Nó thể hiện ở ba khía cạnh sau:
1. Con trai của ông Biden là Hunter Biden đã có trao đổi lợi ích với ĐCSTQ
Trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà Hillary, ông Biden là Phó Tổng thống. Bà Hillary và Quỹ Clinton báo cáo rằng họ có lợi ích móc nối với ĐCSTQ, Ukraine và Nga. Điều xảy ra là Hunter, con trai của Biden cũng có lợi ích móc nối với Trung Quốc, Ukraine và Nga.
Liệu email của Hillary có chứa thông tin bí mật liên quan đến gia đình Biden mà có liên hệ trực tiếp đến cuộc bầu cử hay không?
2. Biden có tham gia vào “Russia Gate”
Kể từ năm 2018, chính quyền Trump đã cáo buộc chính quyền Obama hỗ trợ cho cuộc bầu cử của bà Hillary và che đậy vụ bê bối “cổng email”, vì vậy họ đã đáp trả bằng việc hợp tác với bà Clinton để tạo ra sự cố “can thiệp của Nga” để vu khống và phế truất ông Trump, vì vậy trong hơn 30.000 email này, có thể sẽ tìm ra những bằng chứng liên quan để làm rõ câu chuyện nội bộ của đảng Dân chủ về việc ai đã “nói chuyện với Nga” và xúi giục việc nghe lén 4 năm trước? Liệu Biden có dính líu trong việc này hay không?
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của cử tri đối với các chính trị gia của đảng Dân chủ, mà còn có thể liên quan đến khả năng truy tố tư pháp đối với ba người Hillary, Obama, Biden.
3. Phản ứng của đảng Dân chủ
Chính quyền Trump đã ném quả bom bất ngờ tháng 10 này vào đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ sẽ chống trả như thế nào? Liệu có nổi lên một cuộc chiến giữa Trump và “chính phủ ngầm” của đảng Dân chủ hay không?
https://www.dkn.tv/the-gioi/vu-email-cua-hillary-co-the-anh-huong-gi-toi-dcstq-va-bau-cu-my.html
Đa số người Mỹ coi Trung Quốc
là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ
Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho thấy phần lớn người Mỹ có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc và cho rằng nước này là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.
CSIS thăm dò ý kiến công chúng Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo tư tưởng của Hoa Kỳ cũng như các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ để vạch ra các lĩnh vực mà các bên liên quan sẵn sàng cạnh tranh chiến lược với cũng như hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Trang web của dự án này trình bày những phát hiện chính về bối cảnh chiến lược bao gồm các vấn đề an ninh quốc gia, kinh tế và nhân quyền; các công cụ trực quan hóa dữ liệu tương tác làm sáng tỏ các phát hiện chính và đường xu hướng; và kết luận về tác động đối với chính sách của Hoa Kỳ.
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Tình báo Mỹ ‘chưa sẵn sàng’ đối phó với mối đe dọa gia tăng từ TQ
Cuộc thăm dò được thực hiện hồi tháng 8, khảo sát 1.000 người dân Mỹ và 440 chuyên gia từ các doanh nghiệp, cộng đồng học thuật, nhân quyền và an ninh quốc gia với những điểm nổi bật:
54% người Mỹ xem Trung Quốc là quốc gia đặt ra thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ — Nga đứng thứ hai với tỷ lệ 22%
Hơn 2/3 chuyên gia ở Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu ủng hộ việc cấm Huawei và các công ty Trung Quốc khác khỏi thị trường 5G, nhưng cũng có một số quan tâm việc tiếp tục buôn bán các linh kiện viễn thông với Trung Quốc
84% các chuyên gia được khảo sát ở châu Á và châu Âu nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ chiếm ưu thế trong một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, và chỉ 56% tin rằng Hoa Kỳ thắng thế trong mười năm nữa
61% các chuyên gia, các nhà lãnh đạo tư tưởng ở châu Á và châu Âu nói rằng Joe Biden sẽ có vị thế tốt hơn trong việc đối phó với Trung Quốc
Khảo sát do CSIS công bố hôm thứ Ba chỉ ra khoảng 4/5 các chuyên gia về an ninh quốc gia và các lĩnh vực khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ tin rằng hiện tại Mỹ có thể chiến thắng một cuộc chiến với Trung Quốc.
Tuy nhiên, con số này đã giảm chỉ còn hơn một nửa khi được hỏi ai sẽ dẫn đầu trong một thập niên nữa. Trung Quốc đã và đang mở rộng nhanh chóng quy mô của lực lượng vũ trang, mặc dù Mỹ vẫn vượt xa hầu hết ở nhiều lĩnh vực.
Tuy niềm tin vào sự chiến thắng của quân đội Hoa Kỳ trước Trung Quốc nếu có bất kỳ cuộc xung đột nào ở người châu Á cao hơn người châu Âu, nhưng hầu hết đều nhìn nhận cho rằng ít có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang.
“Hầu hết người Mỹ và các nhà lãnh đạo tư tưởng ở Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu nghĩ rằng chiến tranh với Trung Quốc là có thể có nhưng hiếm hoi”, báo cáo chỉ ra.
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc dự án về quyền lực của Trung Quốc tại CSIS đánh giá: “Điều này cho thấy mối lo ngại gia tăng tại Mỹ đối với Trung Quốc và các thách thức đến từ Trung Quốc”, đồng thời tăng cường sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với Đài Loan.
Cũng theo khảo sát này, nhiều chuyên gia ủng hộ việc Mỹ cấm mạng 5G của hãng Huawei (Trung Quốc). Theo báo cáo mang tên ‘Vẽ bản đồ tương lai của chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ’ cũng cho thấy sự ủng hộ tương đối rộng rãi giữa các chuyên gia đối với việc cấm hãng Huawei khỏi mạng 5G, ngay cả khi nhiều người khuyến nghị nên giao thương có chọn lọc với Trung Quốc và không nên theo chiến lược “tách rời” kinh tế của chính quyền Trump.
Những nước nào chặn công nghệ 5G của Huawei?
Thương chiến Mỹ – Trung nhìn lại sau 16 tháng
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 71% các chuyên gia Mỹ và 42% công dân Mỹ tin rằng việc chính quyền Trump dựa vào các việc đưa ra các đe dọa, thuế quan và các công cụ khác để đáp trả các chính sách kinh tế của Trung Quốc đ đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ, mà không đem đến thay đổi tích cực ở Trung Quốc.
Khi được hỏi cách tốt nhất để chống lại Trung Quốc như một mối đe dọa an ninh quốc gia, 4/5 các chuyên gia Mỹ, 3/4 chuyên gia nước ngoài và 45% công chúng Mỹ cho biết, họ tin rằng hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng là cách tiếp cận tốt nhất.
Điều này trái ngược với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tin tưởng vào chủ nghĩa đa phương và ưu tiên các chính sách “Nước Mỹ trên hết”.
Tờ South China Morning Post trích dẫn đánh giá của các nhà phân tích rằng trong khi các chính sách chủ nghĩa dân tốc của cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gia tăng căng thẳng quan hệ giữa hai nước, thì nhiều vấn đề kinh tế và an ninh đã trở nên nhức nhối trong hơn một thập kỷ qua.
Jude Blanchette, trưởng nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của CSIS cho biết: “Vị trí của chúng ta trong mối quan hệ song phương thực sự đang vẽ nên những mảng kiến tạo sâu hơn”. Ông nói thêm: “Chúng ta đang chứng kiến một sự cạnh tranh lâu dài hơn chứ không phải chỉ là điều thay đổi trong các chính quyền ở Hoa Kỳ hay Trung Quốc.”
Đáng chú ý, cuộc khảo sát này cũng chỉ ra sự ủng hộ tương đối mạnh mẽ của công chúng Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ các đối tác trên Biển Đông, bao gồm cả Đài Loan, trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54519870
Cựu thị trưởng New York: Sự tấn công
của ĐCS Trung Quốc vào đất nước
và Tổng thống Mỹ sẽ không bao giờ được dung thứ
Bình luậnThùy Minh
Cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani đã đã chỉ trích và quy trách nhiệm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tấn công vào nước Mỹ và Tổng thống Mỹ. Bài viết dưới dây của ông làm nổi bật điều này. (ĐCSTQ) khi tấn công phải chịu trách nhiệm trực tiếp về đại dịch giết chết hàng trăm nghìn công dân Mỹ, hàng triệu người khác bị nhiễm virus – trong đó có cả Tổng thống của chúng ta -và cướp đi sinh mệnh của hơn một triệu người trên toàn thế giới, cũng như phá hủy đáng kể thời kỳ kinh tế thịnh vượng trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Người Mỹ đang thở phào nhẹ nhõm vì vị tổng tư lệnh của chúng tôi đã quay trở lại nhiệm vụ sau trận chiến với “virus ĐCSTQ”. Trận chiến này liên quan đến đợt nhập viện ngắn ngày của tổng thống và một ngày cuối tuần tràn ngập lo âu khắc khoải của một đất nước đang phải vật lộn với một kẻ thù vô hình mà lẽ ra không bao giờ có thể tiếp cận được với chúng tôi.
ĐCSTQ cùng chế độ không công khai và độc tài mà nó kiểm soát phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về đại dịch virus Vũ Hán đã và đang tấn công thế giới. Vào giai đoạn đầu khi virus này khởi phát ở Vũ Hán, các quan chức ĐCSTQ đã có phản ứng như họ vẫn thường làm với bất cứ khi nào có điều gì đó tồi tệ xảy ra — đó là kiểm duyệt và đàn áp. Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân buộc phải giữ im lặng. Các bài viết trên mạng xã hội bị kiểm duyệt gắt gao. Chính quyền nhà nước hạn chế nghiêm trọng cuộc sống hàng ngày của người dân.
Tất cả đều nhằm mục đích khiến cho cả người dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới không biết gì về sự bùng phát của dịch bệnh trong khi đó chính là thời điểm mà việc phòng dịch có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Khi thông tin cùng với mầm bệnh chết người bị rò rỉ ra khỏi Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã chuyển hướng sang chiến dịch bóp méo thông tin. Vào tháng Một, họ thuyết phục các quan chức thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thân ĐCSTQ rằng “không có bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của loại virus này”. Điều này đã khiến chính quyền Trung Quốc có thời gian “quý báu” để tích trữ khẩu trang và các vật tư y tế khác trước khi các quốc gia khác thấy được mức độ của nguy cơ, đồng thời họ cũng bắt đầu tăng giá các sản phẩm này nhằm tích trữ kho dự trữ của riêng mình.
Khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận ra hành động xấu xa và gây chết người của ĐCSTQ và chỉ trích họ, thì các quan chức Trung Quốc đã tăng cường nói dối gấp đôi, cố tình đưa ra một thuyết âm mưu phi lý về việc quân đội Hoa Kỳ bí mật đưa virus Corona đến Vũ Hán.
Tổng thống Trump là một trong những người đầu tiên nhận ra tội ác của Trung Quốc, nhưng ông phải đối đầu với những đảng viên Đảng Dân chủ vốn thù địch và luôn cản trở ông. Họ đã liên tục tổ chức chiến dịch mang động cơ chính trị nhằm luận tội tổng thống vào những thời điểm quan trọng của cuộc bùng phát. Vào đầu tháng Một, khi Tổng thống hành động quyết liệt, ban bố lệnh hạn chế du lịch đối với Trung Quốc để đảm bảo an toàn cho người dân Hoa Kỳ, thì cựu Phó Tổng thống Joe Biden thậm chí còn cáo buộc ông là người “bài ngoại cuồng loạn”.
Ông Biden phải mất gần hai tháng mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Ông ta chắc chắn phải miễn cưỡng đổ lỗi cho ĐCSTQ, nơi đã cung cấp cho gia đình ông ta hàng chục triệu đô la. Con trai, anh trai và em dâu của ông ta có thể vẫn là đối tác làm ăn của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Gia đình ông Biden đã có mối quan hệ đối tác làm ăn với ĐCSTQ trong ít nhất 5 năm qua. Điều này giải thích cho những nhận xét vô lý của ông Biden như Trung Quốc không phải là “đối thủ cạnh tranh” hay “mối đe dọa” của Hoa Kỳ. Có lẽ ông ấy là người duy nhất trên thế giới “tin” vào điều này.
Trong những tháng tiếp theo, các thống đốc đảng Dân chủ, ông Biden và bà Pelosi đã đưa ra phản ứng rất muộn – ít nhất một tháng sau khi Tổng thống Trump ban hành lệnh hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ. Họ vẫn vô trách nhiệm khuyến khích mọi người gặp gỡ và tụ tập như thường lệ. Điều này gây ra nhiều cái chết khôn lường và đẩy nhanh tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Để né tránh những lời chỉ trích, cuối cùng họ cũng đã có hành động, nhưng mang tính thái quá. Họ đã ban hành lệnh phong tỏa hà khắc quá mức cần thiết làm tê liệt nền kinh tế vốn đang bùng nổ, đóng cửa các trường học, doanh nghiệp và nhà thờ, đồng thời khuyến khích các cuộc tụ tập hàng nghìn người xuống đường la hét: “Hãy giết cảnh sát”.
Họ tuyên bố rằng họ dựa vào khoa học, nhưng lại ngầm phá hoại bằng cách cho phép và thậm chí ca ngợi các cuộc biểu tình của nhóm Black Lives Matter, hầu hết đều dính líu đến các vụ đốt phá, cướp bóc, đánh đập, xả súng và gây hỗn loạn. Không có “khoa học” nào cho thấy những người ủng hộ việc giết và đánh đập các sĩ quan cảnh sát là có thể miễn nhiễm virus hơn những người bình thường.
Làm sao mà Tổng thống Hoa Kỳ có thể không bị lây nhiễm khi loại virus này đã lây nhiễm hơn 7 triệu người Mỹ. Sau nhiều tháng nghiên cứu khoa học, khá nhiều lựa chọn trị liệu đã được đưa ra – phần lớn là nhờ chiến dịch phát triển vaccine Covid-19 của Tổng thống Trump – nên Tổng thống của chúng tôi đã được điều trị tốt hơn rất nhiều so với những người không may mắn bị nhiễm vào thời kỳ đầu của đại dịch. Sự hồi phục nhanh chóng của ông đang xoa dịu sự lo lắng và khích lệ toàn bộ nước Mỹ.
Trái ngược những dự đoán tiêu cực với những điều tồi tệ nhất của ông Biden/Đảng Dân chủ, trong quá trình điều trị, Tổng thống Trump luôn giữ tâm thái lạc quan, vốn được biết là có thể giúp đánh bại bệnh ung thư. Khi vừa biết mình bị nhiễm bệnh, Tổng thống đã tin rằng ông sẽ phục hồi. Ông cũng nhận ra điều mà ông Biden và các thành viên Đảng Dân chủ vốn thù ghét ông đã phớt lờ rằng virus Vũ Hán giờ đã không còn nguy hiểm như vào hồi tháng Ba. Hiện nay, bệnh viêm phổi Vũ Hán này hoàn toàn có thể chữa được và Tổng thống của chúng tôi đang sắp khỏi hoàn toàn, nếu không muốn nói là đã khỏi hẳn.
Nhưng đáng lẽ Tổng thống Trump sẽ không bao giờ bị nhiễm nếu không có những hành động thâm độc của ĐCSTQ và hàng triệu người Mỹ khác cũng vậy. Sự tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ đáng lẽ cũng sẽ không bị đình trệ và cuộc sống của vô số người lao động cũng như hoạt động kinh doanh của vô số doanh nghiệp trên khắp đất nước Hoa Kỳ sẽ không bị đe dọa.
Tất cả những điều kể trên đáng lẽ đều không phải xảy ra. Nó đã thể hiện tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ. Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về những kẻ chuyên quyền của ĐCSTQ, những tên tội phạm có tổ chức và cũng chính là những kẻ giết người. Người Mỹ không bao giờ được quên điều này. Chúng tôi đã phải hứng chịu một sự bất công nghiêm trọng — nhưng, như đã từng trước đây, chúng tôi sẽ vươn lên từ khó khăn này, sẽ được tiếp thêm sức mạnh và được khích lệ, giống như vị Tổng thống bất khuất của chúng tôi. Ông chính là biểu tượng của dân tộc Mỹ đã luôn chiến thắng những thách thức còn lớn hơn thế này trong lịch sử của đất nước.
Người dân Hoa Kỳ đang đứng trước một lựa chọn quan trọng. Tổng thống Trump là vị tổng thống có chính sách cứng rắn nhất với Trung Quốc, kể từ chuyến công du của cựu tổng thống Mỹ Nixon đến nước này. Ngược lại, hơn cả cựu Tổng thống Obama và gia đình cựu Tổng thống Clinton, cựu phó tổng thống Biden được xem là làm lợi cho Trung Quốc nhất. Tất nhiên, trước đây chúng tôi không hề biết rằng gia đình ông Biden là đối tác của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.
Đây là một vụ bê bối được che đậy bởi hầu hết các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ. Điều này giải thích tại sao ông Biden khăng khăng giữ quan điểm duy nhất, thậm chí ngay cả trong Đảng Dân chủ, rằng Trung Quốc không phải là “đối thủ cạnh tranh” hay “mối đe dọa” đối với Hoa Kỳ.
Thùy Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Virus corona: Người Mỹ hai lần nhiễm Covid,
lần thứ nhì bị ‘nặng hơn’
James Gallagher
Một người đàn ông ở Hoa Kỳ bị nhiễm Covid hai lần, và lần nhiễm trùng thứ hai trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với lần đầu, các bác sĩ cho biết.
Người đàn ông 25 tuổi cần được điều trị tại bệnh viện sau khi phổi không thể nhận đủ oxy vào cơ thể.
Hiện tượng bị tái nhiễm virus corona khá hiếm và người này hiện đã bình phục.
Nhưng sự kiện này khiến nghiên cứu trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet, đặt ra câu hỏi về mức độ miễn dịch cơ thể con người có thể tạo được để chống lại virus corona.
Bệnh nhân bị nhiễm Covid hai lần, dân cư Nevada, trước đó không có vấn đề gì về sức khỏe hoặc các khuyết tật miễn dịch khiến ông đặc biệt dễ bị tổn thương trước Covid.
Điều gì đã xảy ra
• 25/3 – Đợt triệu chứng đầu tiên, gồm đau họng, ho, nhức đầu, buồn nôn và tiêu chảy
• 18/4 – Có kết quả dương tính lần đầu tiên
•27/4 – Các triệu chứng ban đầu hết hoàn toàn
• 9 và 26/5 – hai lần xét nghiệm âm tính với virus corona
• 28/5 – lại xuất hiện các triệu chứng, lần này gồm sốt, nhức đầu, chóng mặt, ho, buồn nôn và tiêu chảy
• 5/6 – xét nghiệm dương tính lần thứ hai và bị thiếu oxy (oxy trong máu thấp) và khó thở
Các nhà khoa học khẳng định rằng bệnh nhân này bị nhiễm virus corona hai lần, chứ không phải là lần nhiễm trùng ban đầu trở nên không hoạt động rồi sau đó bùng phát trở lại. So sánh các mã di truyền của virus được lấy trong mỗi đợt triệu chứng cho thấy chúng quá khác biệt để bị gây ra bởi cùng một bệnh nhiễm trùng.
“Những phát hiện của chúng tôi báo hiệu rằng một lần nhiễm trùng trước đây có thể không nhất thiết sẽ bảo vệ bệnh nhân khỏi bị lây nhiễm trong tương lai”. Bác sĩ Mark Pandori từ Đại học Nevada nói.
“Khả năng tái nhiễm có thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về khả năng miễn dịch Covid-19.”
Ông nói ngay cả những người đã bị nhiễm Covid-19 và bình phục nên tiếp tục tuân theo các hướng dẫn về cách xa xã hội, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay.
Phân tích của James Gallagher
Phóng viên Y tế và Khoa học
Các nhà khoa học vẫn đang vật lộn với câu hỏi hóc búa về virus corona và khả năng miễn dịch.
Mọi người có dần dà trở nên miễn dịch không? Ngay cả những người có các triệu chứng rất nhẹ? Sự miễn dịch kéo dài được bao lâu?
Đây là những câu hỏi quan trọng để có thể hiểu được virus corona sẽ ảnh hưởng đến chúng ta lâu dài như thế nào, và có thể có tác động đến vaccine cũng như những ý tưởng như miễn dịch bầy đàn ra sao.
Cho đến nay, việc tái nhiễm dường như rất hiếm – chỉ có một vài ví dụ trong số hơn 37 triệu ca nhiễm được xác nhận.
Các báo cáo ở Hong Kong, Bỉ và Hà Lan nói lần nhiễm thứ hai không nghiêm trọng hơn lần đầu tiên. Một ca nhiễm ở Ecuador phản ánh trường hợp của Mỹ là nghiêm trọng hơn, nhưng không cần điều trị tại bệnh viện.
Tuy nhiên, đại dịch vẫn còn sớm, và lịch sử của các loại virus corona khác có nghĩa là khả năng bảo vệ sẽ suy yếu.
Trong bối cảnh một số quốc gia đang trải qua đợt virus thứ hai, chúng ta có thể bắt đầu có câu trả lời rõ ràng hơn.
Trước đây có suy nghĩ rằng đợt nhiễm Covid lần thứ hai sẽ nhẹ nhàng hơn, vì cơ thể con người đã học cách chống lại virus trong lần nhiễm đầu tiên.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao bệnh nhân tại Nevada lại bị nặng hơn trong lần nhiễm thứ hai. Một ý kiến cho rằng người này có thể đã tiếp xúc với một lượng virus ban đầu lớn hơn.
Cũng có thể là phản ứng miễn dịch ban đầu làm cho lần nhiễm trùng thứ hai trở nên trầm trọng hơn. Điều này đã được ghi nhận với các bệnh như sốt xuất huyết, trong đó các kháng thể được tạo ra để phản ứng với một chủng vi rus sốt xuất huyết sẽ gây ra vấn đề nếu bị nhiễm bởi một chủng khác.
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia, nói nghiên cứu này “rất đáng quan tâm” vì khoảng cách ngắn giữa hai lần nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của lần thứ hai.
“Với thực tế là cho đến nay hơn 37 triệu người đã bị nhiễm trùng, chúng tôi mong đợi sẽ có nhiều sự cố hơn nữa nếu tình trạng tái nhiễm rất sớm với bệnh nặng trở nên phổ biến.”
“Còn quá sớm để đoan chắc về tác động của những phát hiện này đối với bất kỳ chương trình tiêm chủng nào. Nhưng sự kiện này củng cố quan điểm rằng chúng ta vẫn chưa biết đủ về phản ứng miễn dịch với virus corona.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54519838
Johnson & Johnson: ‘Cần nhiều ngày
để xét ca bệnh đã đình chỉ thử nghiệm vắc-xin’
Hãng bào chế dược phẩm Johnson & Johnson hôm 13/10 cho biết sẽ mất ít nhất vài ngày để một hội đồng giám sát an toàn xem xét lại thử nghiệm vắc-xin COVID-19 giai đoạn cuối của Johnson & Johnson sau khi công ty thông báo đã tạm ngưng cuộc thử nghiệm vắc-xin vì một trong những đối tượng nghiên cứu mắc phải một căn bệnh không rõ nguyên nhân.
Johnson & Johnson (J&J) quyết định tạm dừng thử nghiệm vắc-xin chống virus corona chủng mới khoảng một tháng sau khi công ty AstraZeneca Plc đình chỉ các cuộc xét nghiệm vắc-xin thử nghiệm của họ, cũng do một đối tượng lâm bệnh không rõ nguyên nhân. Cả J&J và AstraZeneca đều sử dụng công nghệ tương tự để phát triển vắc-xin.
Nỗ lực phát triển một vắc xin chống Covid-19 của công ty J&J có trụ sở tại Hoa Kỳ, là một trong các nỗ lực được biết tiếng nhất trong cuộc chiến chống virus gây ra đại dịch corona chủng mới. Công ty này
hôm 12/10 cho biết một ban giám sát an toàn và dữ liệu độc lập và toán đặc trách về mức độ an toàn và nghiên cứu lâm sàng của J&J sẽ xem xét căn bệnh của đối tượng tham gia thử nghiệm.
Ông Mathai Mammen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu & phát triển của J & J’s Drugs, cho biết công ty đã thông báo cho hội đồng an toàn hôm Chủ nhật vừa rồi. Ủy ban yêu cầu được cấp thêm thông tin. Ông Mammen nói trong một cuộc họp trực tuyến:
“Ít nhất sẽ mất vài ngày để thu thập các thông tin phù hợp. Ông cho biết vì nghiên cứu có tính cách ngẫu nhiên, cho nên công ty vẫn chưa biết liệu đối tượng bị bệnh đã được tiêm vắc-xin hay thuốc giả. J&J cho biết trong các thử nghiệm lớn có sự tham gia của hàng chục nghìn người, thì những ca phải tạm dừng nghiên cứu như vậy là điều bình thường.
Tháng trước, AstraZeneca cũng tạm dừng giai đoạn cuối thử nghiệm đối với vắc xin được phát triển bởi Đại học Oxford vì một người Anh tham gia nghiên cứu mắc bệnh nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân.
Mặc dù các cuộc thử nghiệm của AstraZeneca ở Anh, Brazil, Nam Phi và Ấn Độ sau đó đã tái tục, nhưng cuộc thử nghiệm của công ty này tại Hoa Kỳ vẫn chưa tiếp tục để chờ một cuộc tái xét theo quy định. AstraZeneca và các chuyên gia y tế cũng nói rằng tạm ngưng thử nghiệm để xem xét nguyên nhân chứng bệnh nơi một đối tượng không phải là điều hiếm xảy ra.
J&J hôm 22/9 trở thành hãng bào chế dược phẩm tham gia Warp Speed thứ tư bước vào giai đoạn cuối của tiến trình thử nghiệm vắc xin nơi người, với mục tiêu thuyết phục được 60.000 ngươii2 tình nguyện tham gia chương trình thử nghiệm vắc-xin tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài”.
Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện
mở đường cho chính quyềnTổng Thống Trump
kết thúc cuộc Thống Kê Dân Số 2020
Vào thứ ba (ngày 13 tháng 10), Tối Cao Pháp Viện đã mở đường cho chính quyền Tổng thống Trump chấm dứt các hoạt động cho cuộc thống kê dân số 2020. Phán quyết này sẽ cho phép chính quyền Tổng thống Trump tạm ngừng tiến trình thống kê dân số diễn ra mỗi 10 năm một lần trong lúc Tòa Kháng Án vòng 9 xem xét vấn đề.
Chính quyền đã lập luận rằng họ đã nhận được đủ phản hồi để có một con số chính xác về dân số. Sự việc phát sinh sau khi Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross hủy bỏ kế hoạch được công bố vào tháng 4 để kéo dài tiến trình đếm số dân cho đến ngày 31 tháng 10 do hậu quả của đại dịch Covid-19.
Vào tháng 8, ông Ross nói rằng cuộc thống kê sẽ kết thúc vào cuối tháng 9 để đáp ứng thời hạn báo cáo kết quả cho Tổng thống vào ngày 31 tháng 12. Một tập hợp các nhóm vận động, các thành phố, các quận và các bộ lạc thổ dân châu Mỹ đã kiện để giữ nguyên thời hạn kéo dài.
Trong các tài liệu của tòa án, các nhóm lập luận rằng dân số trong cộng đồng của họ sẽ không được đếm chính xác trong kết quả thống kê cuối cùng nếu chính quyền thành công trong việc cắt giảm việc thu thập và giải quyết dữ kiện thống kê dân số.
Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Sonia Sotomayor, người đã phản đối phán quyết của tòa án, viết rằng chính quyền Tổng thống Trump đã nhấn mạnh rằng hơn 99% gia đình ở 49 tiểu bang đã được tính, nhưng ngay cả một phần trăm trong số 140 triệu gia đình của Hoa Kỳ cũng tương đương với hàng trăm nghìn người không được tính đến. Bên cạnh đó, thẩm phán Sotomayor nói thêm rằng những tác hại của việc kết thúc thống kê dân số sớm hơn dự kiến là không thể khắc phục được, và người dân sẽ phải chịu tác động lâu dài trong ít nhất 10 năm tới. (BBT)
Rất đông người dân ở Georgia
xếp hàng dài đi bầu cử sớm
Hôm thứ Hai (12 tháng 10) cuộc bầu cử sớm bắt đầu ở Georgia với hàng dài người xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ tại một số địa điểm bỏ phiếu. Các viên chức bầu cử cho biết năm nay số cử tri đi bầu cao kỷ lục. Tại điểm bầu cử chính của quận Cobb ở Marietta, một số cử tri nói với NBC rằng họ đã xếp hàng hơn 5 giờ.
Đến 5 giờ chiều miền Đông ở quận Gwinnett, thời gian chờ đợi ngắn nhất tại một trong chín điểm bỏ phiếu của quận là 1 giờ 15 phút, lâu nhất là 4.5 giờ. Một lý do góp phần khiến tỷ lệ cử tri đi bầu cao có thể là do kỳ nghỉ ngày Columbus vào thứ Hai (12 tháng 10).
Theo các viên chức bầu cử địa phương, tiến trình bỏ phiếu phức tạp của tiểu bang không gặp vấn đề đáng kể nào vào thứ Hai (12 tháng 10), nhưng ghi nhận tỷ lệ cử tri đi bầu cao bất thường. Các thành viên Dân chủ đã kêu gọi người dân bỏ phiếu qua thư vì đại dịch, nhưng tổng thống Trump đã nhiều lần phản đối việc bỏ phiếu bằng thư, vì cho rằng cách này dễ bị gian lận.
Tại sân vận động State Farm Arena của Atlanta, các viên chức cho hay một trục trặc đã khiến thời gian bắt đầu bỏ phiếu bị trì hoãn khoảng 40 phút. Hơn 300 người đã xếp hàng tại Hội đồng Bầu cử Quận Gwinnett ở Lawrenceville khoảng nửa giờ trước khi khai mạc. Các quận Fulton, Cobb, DeKalb và Gwinnett, những quận có tỉ lệ người da trắng ít, đều báo cáo người đi bầu cử xếp hàng dài. (BBT)
https://www.sbtn.tv/rat-dong-nguoi-dan-o-georgia-xep-hang-dai-di-bau-cu-som/
Tiểu bang Wisconsin cho biết Foxconn
chưa thực hiện được cam kết việc làm năm 2019
Tin từ CHICAGO – Vào hôm thứ Hai (12/10), tiểu bang Wisconsin cho biết nhà máy Foxconn Technology Group ở Wisconsin được Tổng thống Trump ca ngợi như một bằng chứng rằng ông đang hồi sinh ngành sản xuất của Hoa Kỳ không tạo ra đủ việc làm vào năm 2019 để có thể hưởng mức giãm thuế. Đây là năm thứ hai họ không đạt được các mục tiêu.
Trong một bức thư gửi cho Phó Chủ tịch Jay Lee của công ty có trụ sở tại Đài Loan, cơ quan phát triển kinh tế của Wisconsin cho biết Foxconn còn lâu mới xây dựng được màn hình TV lớn mà họ đề nghị vào năm 2017, khi họ cam kết cuối cùng sẽ tạo ra 13,000 việc làm trong tiểu bang.
Lá thư từ The Wisconsin Economic Development Corporation (WEDC) cho biết kế hoạch của nhà cung cấp Apple cho nhà máy Mount Pleasant hiện không rõ ràng. Khuôn viên rộng 20 triệu foot vuông theo kế hoạch được Tòa Bạch Ốc ca ngợi là khoản đầu tư lớn nhất cho một địa điểm hoàn toàn mới của một công ty ngoại quốc có trụ sở ở nước ngoài. Nhưng đối với nhiều người, nhà máy này trở thành biểu tượng cho những lời hứa thất bại ở các tiểu bang miền Trung Tây như Wisconsin, vốn có vai trò chủ chốt cho cuộc bầu cử năm 2016 của tổng thống Trump và hiện đang là các tiểu bang dao động được theo dõi chặt chẽ trong nỗ lực tái đắc cử của Đảng Cộng hòa vào ngày 3 tháng 11.
Thống đốc Đảng Dân chủ của tiểu bang Wisconsin, ông Tony Evers, người thừa kế một thỏa thuận từ người tiền nhiệm của Đảng Cộng hòa để cung cấp cho Foxconn 4 tỷ mỹ kim tiền giảm thuế và các ưu đãi khác khi ông nhậm chức vào năm 2019, tìm cách đàm phán lại hợp đồng của tiểu bang với công ty. (BBT)
Thẩm phán mới được Trump đề cử
trả lời chất vấn 7 tiếng, khoe giấy trắng
không cần ghi chú
Đại Nghĩa
Khi Thẩm phán Amy Coney Barrett cho biết rằng bà không sử dụng ghi chú trong phiên điều trần xác nhận của Tòa án Tối cao hôm thứ Ba (13/10), khoảnh khắc này đã trở thành một trong số khá nhiều điều được lan truyền rộng rãi, USA Today cho biết.
Những người theo trường phái bảo thủ (conservative) [1] hoan nghênh Barrett, tán dương bà thật thông minh, nhưng hình ảnh này này cũng làm dấy lên một làn sóng bình luận từ cả hai phe chính trị.
Khi bà Barrett trích dẫn các thẩm phán, các vụ án và luật khác nhau khi thảo luận về công việc của mình và cách bà ấy sẽ điều hành Tòa án Tối cao, trong ngày thứ hai của phiên điều trần xác nhận, bà ấy đã làm tất cả chỉ từ trí nhớ.
Bà Barrett không dùng sổ ghi chú khi trả lời chất vấn trong phiên điều trần (ảnh chụp màn hình Twitter).
Khi Thượng nghị sĩ John Cornyn bắt đầu chất vấn Barrett, ông yêu cầu bà giơ lên cuốn sổ ở trước mặt, cho biết rằng hầu hết các thượng nghị sĩ đều có nhiều sách và vở để tham khảo.
“Có gì trên đó không?” Cornyn hỏi khi bà ấy giơ một tập giấy trắng với dòng chữ màu xanh ở trên cùng.
“Dòng chữ này là Thượng viện Hoa Kỳ [và không còn gì khác]”, bà Barrett trả lời.
Ông Cornyn phản hồi lại, “Thật ấn tượng”.
Theo Fox News, hầu hết người dùng mạng xã hội đều đồng ý với nhận định của Thượng nghị sĩ Cornyn.
“Việc viết ra các câu hỏi là điều thường thấy vì các Thượng nghị sĩ thường hỏi 12 câu liên tiếp và mong đợi câu trả lời đầy đủ cho tất cả”, một người dùng viết .
Một người khác nói : “Tôi kinh ngạc bởi người phụ nữ này tuyệt vời như thế nào.”
Thẩm phán Barrett, 48 tuổi, đã được đề cử vào tháng trước để ngồi vào ghế của Tòa án Tối cao bị bỏ trống sau cái chết của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg. Bà từng là thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ kể từ năm 2017.
Donald Trump Jr., con trai của tổng thống, đã tweet: “Không giống như Joe Biden, Amy Coney Barrett không cần ghi chú hoặc máy nhắc từ xa để ghi nhớ”.
Chú thích:
[1] Từ conservative thường được dịch là “bảo thủ” trong tiếng Việt và có thể gây hiểu nhầm nghĩa, trong khi từ này có hàm nghĩa là là bảo vệ, duy trì các giá trị truyền thống như tín ngưỡng, phản đối quan hệ đồng tính, phản đối phá thai… Tại Mỹ, những người conservative thường là các đảng viên Cộng hòa và những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Đối lập với trường phái này là liberal, thường được dịch là “tự do”, với những quan điểm phản truyền thống như ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai.
Tối cao Pháp viện chấm dứt vụ kiện
của giới lập pháp Dân chủ nhắm vào ông Trump
Ngày 13/10, Tối cao Pháp viện Mỹ chấm dứt vụ kiện của phe Dân chủ trong Quốc hội cáo buộc Tổng thống Donald Trump vi phạm điều khoản trong Hiến pháp về chống tham nhũng vì công việc làm ăn kinh doanh cá nhân.
Các thẩm phán từ chối nghe kháng cáo của 215 Thượng nghị sĩ và Dân biểu Dân chủ về phán quyết của tòa dưới cho rằng các nhà lập pháp thiếu căn bản pháp lý cần thiết để đưa ra một vụ kiện đặt trọng tâm đến quyền sở hữu của Tổng thống đối với Khách sạn Quốc tế Trump ở Washington.
Các nhà lập pháp cáo buộc ông Trump vi phạm điều khoản “thù lao” của Hiến pháp vốn cấm Tổng thống nhận quà hay chi trả từ các chính phủ nước ngoài mà không được Quốc hội chấp thuận. Nguyên đơn chính trong vụ này là Thượng nghị sĩ Connecticut Richard Blumenthal.
Ông Trump đối đầu với hai vụ kiện tương tự-một do một tổ chức hoạt động và một do Tổng chưởng lý Dân chủ của bang Maryland và của thủ đô Washington D.C đệ nạp.
Luật sư Elizabeth Wydra của các nhà lập pháp Dân chủ cho biết họ thất vọng vì quyết định của Tối cao Pháp viện.
“Với phán quyết bác bỏ này, điều khoản chống tham nhũng chính trị quan trọng của Hiến pháp chúng ta bị suy yếu, và người dân Mỹ ở trong một vị thế ít thuận lợi vì phán quyết này,” bà Wydra, chủ tịch Trung tâm Trách nhiệm Hiếp pháp, nói.
Khách sạn Quốc tế Trump tại Washington, cách Tòa Bạch Ốc không xa, được khai trương không lâu trước khi ông Trump đắc cử vào năm 2016. Đây là nơi ở và sinh hoạt của một số quan chức nước ngoài thăm viếng Washington.
Không như các Tổng thống trước, ông Trump vẫn giữ quyền sở hữu các lợi ích kinh doanh cá nhân trong khi làm việc tại Tòa Bạch Ốc. Vụ kiện cáo buộc là ông dễ bị các chính phủ nước ngoài hối lộ.
Trong vụ kiện của phe Dân chủ, Tòa Phúc thẩm Liên bang ở Washington D.C đầu năm nay nói, chiếu theo quyết định năm 1997 của Tối cao Pháp viện, 6 thành viên Quốc hội thiếu căn bản pháp lý để thách thức tính hợp hiến của một đạo luật về quyền phủ quyết của Tổng thống. Các nhà lập pháp kháng cáo, nói với Tối cao Pháp viện là Tòa Phúc thẩm áp dụng sai tiền lệ năm 1997.
Các luật sư tại Bộ Tư pháp, biện hộ cho chính quyền Trump, đã yêu cầu Tòa Tối cao không nghe kháng cáo của phe Dân chủ. Họ lập luận là tòa dưới đúng khi cho rằng các nhà lập pháp liên bang thiếu lý lẽ để kiện.
Mỹ tham gia dự án trồng cây,
thực hiện cách tốt nhất phục hồi môi trường
Lục Du
Vào thứ Ba (13/10/2020), Tổng thống Trump đã ký lệnh hành pháp đưa Mỹ tham gia sáng kiến toàn cầu trồng nghìn tỷ cây nhằm bảo vệ rừng, đồng cỏ và các khu bảo tồn liên bang, Washington Examiner đưa tin.
Sắc lệnh hành pháp này tuân theo cam kết của tổng thống Trump về việc tham gia sáng kiến trông cây được Diễn đàn Kinh tế Thế giới khởi xướng như một phần của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Lệnh hành pháp kêu gọi thành lập một hội đồng gồm các cơ quan liên bang khác nhau, các tổ chức phi chính phủ, các công ty Hoa Kỳ và các cộng đồng trên toàn quốc cùng quyết định các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đã nêu.
“Nhiệm vụ của Hội đồng là thúc đẩy các hoạt động của Chính phủ Liên bang và các nỗ lực quốc gia khác nhằm đẩy mạnh sáng kiến [ngàn tỷ cây] bằng cách trồng, phục hồi và bảo tồn cây xanh”, ông Trump viết trong sắc lệnh.
Đồng thời, Tổng thống Trump cũng xác định các quy định và bất kỳ ràng buộc pháp lý nào khác cản trở chính phủ liên bang trong nỗ lực thực hiện sáng kiến.
Lệnh hành pháp nhận được sự ủng hộ của cả hai Đảng. Tuy nhiên, phe Dân chủ nhấn mạnh cần phải có nhiều hành động hơn nữa để giảm tiêu thụ và sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Đây là một ý tưởng được đưa ra trong Thỏa thuận Mới Xanh (Green New Deal – GND), một thỏa thuận tương đồng với một dự án của Liên Xô nhằm tìm cách thay thế mô hình năng lượng dựa trên carbon (như xăng, than đá) bằng các lọai năng lượng thay thế.
Tuy nhiên, đây được xem là một dự án không tưởng vì nó ngốn một khoản chi phí khổng lồ. GND sẽ tiêu tốn tới 93 nghìn tỷ USD tiền của người nộp thuế Mỹ trong thời gian 10 năm. Trong khi đó, toàn bộ chi tiêu của chính phủ Mỹ cho 10 năm, tính từ năm 2019, chỉ ở mức 66 nghìn tỷ USD.
Tháng 11/2019, chính quyền Trump chính thức rút Mỹ khỏi Hiệp định môi trường Paris vốn có điều khoản yêu cầu Hoa Kỳ giảm lượng khí thải hàng năm lên đến 25%.
“Theo Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp định Paris và các hạn chế năng lượng nặng mà nó đã đặt ra đối với Hoa Kỳ có thể khiến nước Mỹ mất tới 2,7 triệu việc làm vào năm 2025”, ông Trump nói tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, vào năm 2017, khi ông công bố kế hoạch rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định.
Hoa Kỳ đã có những biện pháp quản lý một cách kỳ diệu để thực hiện tốt việc kiềm chế CO2. Thực tế, Mỹ đang làm tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác đã ký thỏa thuận môi trường Paris, bao gồm tất cả các nước châu Âu, trang Dailywire đưa ra bình luận trong một bài báo đăng ngày 22/8.
Một bài báo trên tờ The Guardian, có tiêu đề “Trồng cây có ‘tiềm năng đáng chú ý’ để giải quyết khủng hoảng khí hậu”, đã phân tích tác động tỷ lệ thuận của rừng trong việc giảm ô nhiễm không khí và đưa ra kết luận khác với những kết luận được đề xuất bởi hoạt động biến đổi khí hậu.
Trong một bài viết đăng trên tờ The Times Washington, Stephen Moore, một thành viên của Heritage Foundation, dựa trên những dữ liệu gần đây, đã chỉ ra rằng mặc dù Hoa Kỳ bị nhiều nước chỉ trích vì rút khỏi cam kết về môi trường, nhưng Mỹ lại đang cố gắng hết sức để kiềm chế lượng khí thải carbon.
Một trong những nghiên cứu mà ông Moore trích dẫn là “Đánh giá các con số thống kê về năng lượng thế giới” mới của BP, ghi nhận rằng Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về việc cắt giảm lượng khí thải carbon trong năm 2017, đây là lần thứ 9, kể từ năm 2000, Mỹ thực hiện được điều này.
Nói về sáng kiến trông cây để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giáo sư Tom Crowther của trường đại học Thụy Sĩ ETH Zurich, người đứng đầu một đề tài nghiên cứu, cho biết: “Đánh giá định lượng mới này cho thấy phục hồi [rừng] không chỉ là một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu của chúng ta mà còn là giải pháp hàng đầu”, .
“Điều làm tôi băn khoăn là quy mô [của dự án trồng cây]. Tôi nghĩ rằng việc khôi phục sẽ nằm trong top 10 [các kế hoạch hồi phục môi trường], nhưng nó mạnh hơn tất cả các giải pháp chống biến đổi khí hậu khác được đề xuất”, ông Crowther nói.
Máy bay không người lái :
Vũ khí đáng sợ của chiến tranh hiện đại
Anh Vũ
Máy bay không người lái, loại vũ khí trên không được sử dụng rất phổ biến, nhất là Mỹ, đang được phát triển mạnh trong quân đội của nhiều nước. Phương tiện chiến tranh, có lịch sử xa xưa này giờ đang đặt ra nhiều vấn đề về sử dụng.
Từ thời cổ đại, việc sử dụng các loại vũ khí phóng đã được nhìn nhận như là hành động xấu. Từ năm 1139, người xưa đã coi các loại cung nỏ là thứ vũ khí giết người quá tàn ác không phù hợp với tinh thần đạo đức của chiến binh. Ngày 29/07/1899, Hội nghị Quốc tế về Hòa bình ở La Haye, Hà Lan, đã ra tuyên bố đòi « cấm phóng các vật thể và quả nổ từ bóng bay trên cao hay bằng những cách thức tương tự ». Nhưng từ đó đến nay, đã có nhiều thay đổi. Việc sử dụng các thiết bị bay không người lái trong quân sự đã bước sang thời kỳ mới trong cách tiến hành chiến tranh. Nhân loại đang đối mặt với những lo ngại và nguy hiểm của một công nghệ chiến tranh đang phát triển.
Máy bay có lịch sử hơn trăm năm
Xuất xứ của máy bay không người lái đã xuất hiện từ Thế chiến thứ nhất. Các trận chiến khi đó ác liệt chết chóc, việc đào tạo phi công mất nhiều thời gian, và thế là người ta bắt đầu nghiên cứu máy bay không người lái. Tại Anh Quốc, ngay từ năm 1916 một kỹ sư tên là Archibal Low đã có dự án chế tạo cho quân đội thiết bị Aerial Target, một loại máy bay không người lái được điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến TSF.
Tại Hoa Kỳ, năm 1917, các kỹ sư Elmer Ambrose Sperry, Lawrence Sperry và Peter Cooper nghiên cứu dự án Hewitt-Sperry Automatic Airplane. Còn tại Pháp, ngày 02/07/1917, một đại úy tên là Max Boucher đã chế tạo được Voisin, một máy bay không người lái bay được 1 km. Năm 1918, với sự hỗ trợ của kỹ sư Maurice Percheron, ông đã thành công hơn, chiếc máy bay của ông bay được 51 phút trên quãng đường 100 km. Năm 1923, họ đã đưa chiếc máy bay không người lái đầu tiên được điều khiển bằng sóng vô tuyến này vào hoạt động. Tuy nhiên thành quả của họ không được giới quân đội quan tâm nữa vì chiến tranh đã kết thúc.
Mối quan tâm đến máy bay không người lái hồi sinh trong Thế chiến thứ 2. Để đối phó với việc mất mát nhiều máy bay trinh sát và phi hành đoàn (gồm phi công và các nhân viên trinh sát), giới quân sự bắt đầu để ý đến máy bay không người lái. Thế nhưng việc sử dụng lại không thể được trên thực tế vì hệ thống dẫn đường rất dễ bị nhiễu sóng. Phải đợi đến khi xuất hiện công nghệ thông tin trong những năm 1960 các máy bay không người lái mới được lập trình bay không bị nhiễu sóng điều khiển.
Sự ra đời các công nghệ tin học mới, tự động hóa, điện tử quanq học, hình ảnh radar hay truyền dẫn tín hiệu đã góp phần phát triển các loại máy bay không người lái được sử dụng cho vô số lĩnh vực, đặc biệt trong quân sự
Sử dụng quân sự quy mô rộng lớn
Trong chiến tranh Việt Nam, ngay từ năm 1960, quân đội Mỹ đã sử dụng các máy bay không người lái Firebee do công ty Teledyne-Ryan chế tạo để định vị các bệ phóng tên lửa đất đối không SAM-2 của Liên Xô trang bị cho quân đội Bắc Việt Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh đó, Mỹ đã thực hiện khoảng 3500 phi vụ. Đó cũng là lần đầu tiên máy bay không người lái được sử dụng quy mô lớn trên chiến trường.
Kể từ đó trở đi, máy bay không người lái các kiểu khác nhau ngày càng xuất hiện nhiều trong tất cả các vùng xung đột và chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong các chiến dịch quân sự. Cùng với Hoa Kỳ, Israel là nước sử dụng máy bay không người lái nhiều nhất. Ngay từ 1973 họ đã sử dụng đến phương tiện này trong các chiến dịch quân sự tại khu vực Trung Đông.
Mỹ đã sử dụng một cách có hiệu quả máy bay không người lái nhiều nhất : Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, cuộc xung đột Nam Tư cũ, kéo dài đến 1999 và cuộc chiến tranh Irak lần 2 vào năm 2003. Giờ đây, máy bay không người lái đã trở thành thứ vũ khí ưa dùng của quân đội Mỹ. Một số loại còn được trang bị tên lửa và bom có laser dẫn đường. Quân đội Mỹ phối hợp với CIA đã đưa vào hoạt động thường xuyên tại Afghanistan, Pakistan, Yemen, Somalia và nhiều vùng xung đột khác hàng trăm máy bay không người lái các loại.
Ngày nay, hầu hết quân đội các nước đều sử dụng thứ vũ khí lợi hại này và máy bay không người lái đang được dùng rất nhiều trong tất cả các vùng xung đột lớn ( Yemen, Syria, Afghanistan, Somalia, Libya, Gaza, Sahel hay Thượng Karabakh…). Tất cả quân đội các nước trên thế giới đều tìm kiếm trang bị các loại máy bay không người lái khác nhau, chủ yếu dùng trong trinh sát , nhưng chỉ có khoảng chục nước được tra bị ( Mỹ, Israel, Anh, Pháp, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga…)
Loại vũ khí có hiệu quả đáng sợ
Cùng với thời gian và sự tiến bộ của công nghệ, máy bay không người lái ngày càng được giới quân sự cần tới. Người ta có thể xếp thành nhiều loại : Các thiết bị bay không người lái thu nhỏ có tầm hoạt động khoảng vài chục mét ; loại máy bay không người lái tầm ngắn tức dưới 20 km, các máy bay không người lái chiến thuật tầm hoạt động từ 30 km đến 500 km ; máy bay không người lái có độ cao trung bình, thời gian hoạt động dài (HALE) với trường hoạt động từ 500 đến 1500 km và có khả năng bay cao tới 15 nghìn mét và hoạt động liên tục từ 12 đến 36 giờ ; loại máy bay không người lái UCAV có khả năng hoạt động xa từ 3 nghìn đến 4 nghìn km và mang bom hoặc tên lửa.
Các loại máy bay không người lái như vậy, ngoài hiệu quả kỹ thuật, còn cho phép những người tham gia tác chiến không phải xuất hiện trên chiến trường, có thể điều khiển từ các địa điểm an toàn xa vùng chiến sự. Thí dụ như người Mỹ có thể điều khiển các máy bay không người lái, thực hiện các vụ không kích và chiến dịch quân sự khác nhau trên khắp thế giới từ các căn cứ ở Mỹ. Khái niệm xung đột « không tử vong » đang được các nhà chính trị Mỹ khuyến khích nhằm hạn chế tổn thất sinh mạng binh sĩ.
Nhưng việc dùng đến thứ vũ khí mới, dù được cho là hiệu quả và chính xác, vẫn không ngăn được nhiều thảm họa đối với thường dân. Việc sử dụng dày đặc các máy bay không người lái trang bị vũ khí trong các vùng xung đột và việc gia tăng các chiến dịch quân sự, đặc biệt như ở Afghanistan đã làm không ít người thiệt mạng, cả binh lính cũng như thường dân. Theo trang tin Mediapart, Văn phòng điều tra báo chí BIJ (Bureau of Investigative Journalisme) đã thống kê tất cả các cuộc tấn công của bằng máy bay không người lái tại Afghanistan, Pakistan, Yemen và Somalia cho thấy đã có khoảng từ 910 đến 2200 thường dân có thể đã bị thiệt mạng ở 4 nước nói trên trong 15 năm qua. Airwar, một tổ chức phi chính phủ chuyên về các vấn đề này đưa ra con số 2214 thường dân đã bị giết hại ở Syria, Irak, Libya và Somalia vì các máy bay không người lái của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út hay Israel.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Mỹ, Lindsey Graham, năm 2013 đã khẳng định rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của CIA đã giết chết 4700 người, mà người ta vẫn dùng mỹ từ gọi đó là « thiệt hại liên lụy ».
Nhiều nhân chứng, phóng sự và báo cáo của ủy ban điều tra đã tiết lộ là các máy bay không người lái có vũ trang của Mỹ đã gây ra nhiều tội ác nghiêm trọng đối với thường dân, nhất là dưới thời tổng thống George Bush. Điều này đã bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ nhiều lần.
Việc sử dụng các máy bay không người lái có vũ trang đang dấy lên nhiều câu hỏi về luật pháp quốc tế và nhân quyền, trong đó có nhiều vấn đề không có câu trả lời. Để minh bạch hơn, việc mở nhiều cuộc điều tra, tranh luận xung quanh vấn đề đạo đức trong sử dụng máy bay không người lái đang được dư luận đòi hỏi, nhưng vẫn thường vấp phải lý do bí mật quân sự.
(Trích dịch từ : « L’histoire pas si récente des drones armés dans les conflits » của FRI Pháp ngữ đăng ngày 11/10/2020)
Hơn 30.000 chuyên gia y tế
ký tên phản đối phong toả vì virus Vũ Hán
Thanh Hải
Hơn 32.000 bác sĩ và nhà khoa học y tế trên thế giới đã ký một bản kiến nghị phản đối việc phong toả nhằm hạn chế sự lây lan virus corona Vũ Hán, với lý do biện pháp này đang gây ra “thiệt hại không thể khắc phục được”.
Theo The Epoch Times, tính đến ngày 13/10, hơn 23.000 bác sĩ và 9.000 các nhà khoa học y tế và sức khỏe cộng đồng đã ký kiến nghị.
Bản kiến nghị được khởi xướng bởi Tiến sĩ Martin Kulldorff, giáo sư Đại học Harvard; Tiến sĩ Sunetra Gupta, giáo sư Đại học Oxford và Tiến sĩ Jay Bhattacharya, giáo sư Trường Y Đại học Stanford.
Bản kiến nghị đề ngày 4/10 viết rằng: “Đến từ khắp nơi trên thế giới, thuộc cả phe cánh tả và cánh hữu, chúng tôi đã cống hiến sự nghiệp của mình để bảo vệ mọi người. Các chính sách phong toả hiện tại đang tạo ra những tác động tàn phá đối với sức khỏe cộng đồng trong cả ngắn hạn và dài hạn”.
Tuyên bố cho biết việc phong toả dẫn đến kết quả bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn, ít khám sàng lọc ung thư hơn, tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em thấp hơn và sức khỏe tâm thần giảm sút. Họ lập luận rằng điều
này trong tương lai sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao quá mức, tầng lớp lao động và thế hệ trẻ sẽ là những người “gánh chịu nặng nề nhất”.
“Bắt học sinh nghỉ học là một sự bất công nghiêm trọng”, bản kiến nghị tiếp tục. “Giữ nguyên các biện pháp này cho đến khi có vắc-xin sẽ gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được”.
Thay vì phong toả cho đến khi có vắc-xin, các bác sĩ cho rằng cần tập trung vào việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong và tác hại xã hội cho đến khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Ngoài ra, các quan chức y tế công cộng nên hướng tới việc bảo vệ nhóm dân số dễ bị ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh, trong khi cho phép nhóm người khác được “tiếp tục cuộc sống như bình thường”.
Bản kiến nghị cho biết các biện pháp để bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương như giảm thiểu việc luân chuyển nhân viên tại các viện dưỡng lão, hạn chế giao hàng tại nhà cho những người đã nghỉ hưu. Trong khi đó, mọi người nên thực hiện các biện pháp vệ sinh đơn giản như rửa tay và ở nhà khi bị bệnh.
Người trưởng thành, thanh thiếu niên “có nguy cơ thấp” nên được phép làm việc bình thường thay vì ở nhà; trường học nên được mở để giảng dạy trực tiếp; và các hoạt động ngoại khóa như thể thao nên được tiếp tục, bản kiến nghị cho biết.
Các nước dùng xét nghiệm kháng nguyên
để chế ngự COVID đợt hai
Các nước đang nỗ lực chế ngự COVID đợt hai quay sang dùng loại xét nghiệm nhanh hơn, rẻ hơn nhưng ít chính xác để tránh tình trạng trì hoãn và thiếu hụt vốn đã cản chân việc chẩn đoán và theo dõi lây nhiễm một cách nhanh chóng.
Đức, hôm 13/10 có thêm 4.122 ca nhiễm nâng số ca nhiễm lên tổng cộng là 329.453, đã đảm bảo có được 9 triệu xét nghiệm kháng nguyên mỗi tháng vốn có thể cho kết quả trong vòng vài phút và tốn khoảng 5,9 đô la mỗi xét nghiệm.
Mỹ và Canada cũng mua nhiều triệu bộ xét nghiệm và Ý cũng vậy.
Viện Robert Koch (RKI) của Đức hiện khuyến cáo dùng xét nghiệm kháng nguyên để bổ sung cho xét nghiệm PCR vốn đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá lây nhiễm nhưng đang bị thiếu hụt trong lúc các phòng thí nghiệm quá tải và các nhà sản xuất đã vượt quá khả năng sản xuất.
Xét nghiệm PCR phát hiện chất liệu gen trong virus trong khi xét nghiệm kháng nguyên phát hiện chất đạm trên bề mặt virus.
Một loại xét nghiệm khác là tìm kháng thể do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với nhiễm trùng. Kiểu xét nghiệm này có thể cho biết một người đã từng bị lây nhiễm.
Giống như xét nghiệm PCR, xét nghiệm kháng nguyên đòi hỏi dùng que bông gòn quét trong mũi. Xét nghiệm này có thể đưa nhiều “kết quả âm tính sai lầm”, khiến cho nhiều chuyên gia khuyến cáo là loại này chỉ nên dùng trong tình hình khẩn cấp.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo hơn 2 triệu ca mới, nâng số ca nhiễm toàn cầu lên 37 triệu, với hơn 1 triệu ca tử vong vì COVID-19.
Covid-19 : Pháp thắt chặt biện pháp
để đối phó với đợt dịch thứ hai dữ dội
Thu Hằng
Đợt dịch lần thứ hai đánh mạnh tại Pháp. Tối 14/10/2020, tổng thống Emmanuel Macron thông báo những biện pháp mới để đối phó. Từ tối hôm qua, Thượng Viện bắt đầu xem xét dự luật triển hạn các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp y tế.
Người dân Pháp ở các « vùng báo động tối đa » có thể sẽ phải hy sinh một số quyền tự do vì « tình hình trở nên nghiêm trọng ». Thông điệp cảnh báo được chính phủ ngầm đưa ra từ nhiều ngày qua trước nguy cơ hệ thống y tế bị quá tải, đặc biệt là tại Paris.
Virus corona không gây chết người kinh hoàng như trong đợt dịch thứ nhất, nhưng số ca nhiễm mới hàng ngày luôn ở mức báo động. Theo thống kê tối 13/10 được AFP trích dẫn, Pháp có thêm 84 ca tử vong và gần 13.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Hiện có 1.633 bệnh nhân được điều trị trong các khoa hồi sức (tăng thêm 94 ca trong vòng một ngày) trên tổng số 5.000 giường của cả nước.
Trên đài truyền hình France 2, ngày 14/10, chủ tịch Thượng Viện Gérard Larcher yêu cầu tổng thống Pháp « ấn định rõ mục tiêu » nhưng cũng kêu gọi người dân « vượt qua mọi định kiến trong một nền dân chủ » và « chấp nhận » các biện pháp bắt buộc để khống chế đà lây nhiễm Covid-19, trong đó có khả năng áp dụng lệnh giới nghiêm, đã được áp dụng ở vùng hải ngoại Guyane của Pháp và tại một số nước châu Âu (Bỉ, Hà Lan, Anh…)
Việc đi lại trên toàn Liên Hiệp Châu Âu trong thời dịch được ngoại trưởng các nước thành viên cố gắng chấn chỉnh để tránh tình trạng lộn xộn như trong đợt dịch thứ nhất. Một bản đồ thể hiện cấp độ rủi ro ở mỗi vùng trên toàn khối với ba mã mầu (xanh lá cây, cam, đỏ) đã được các ngoại trưởng thống nhất triển khai ngày 13/10, tại Luxembourg.
Bản đồ sẽ được Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật châu Âu (ECDE) cập nhật hàng tuần dựa theo tiêu chí số ca nhiễm mới trên 100.000 dân trong vòng 14 ngày gần nhất và tỉ lệ dương tính khi xét nghiệm. Mầu thứ 4, mầu xám, sẽ dành cho những vùng không có dữ liệu đầy đủ. Theo khuyến nghị, những người đến từ vùng mầu cam, đỏ hoặc xám có thể sẽ phải cách ly và/hoặc phải làm xét nghiệm.
Covid-19 khơi mào cuộc chiến
trụ sở Nghị Viện Châu Âu Bruxelles – Strasbourg ?
Thùy Dương
Cùng với Bruxelles của Bỉ, thành phố Strasbourg của nước Pháp, nơi đặt trụ sở chính của Nghị Viện Châu Âu, được coi là thủ đô hay thủ đô Nghị Viện của Liên Hiệp Châu Âu. Thế nhưng, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 lan sang châu Âu, trụ sở Strasbourg, dù là trụ sở chính, đã bị Nghị Viện Châu Âu « bỏ rơi ». Không một phiên họp nào diễn ra tại Nghị Viện Strasbourg. « Cuộc chiến » về trụ sở Nghị Viện Châu lại một lần nữa nổi lên, gây nhiều tranh cãi.
Covid-19 chỉ là cái cớ ?
Nước Pháp là một trong những nước bị dịch bệnh tàn phá nặng nề nhất châu Âu. Ngay sau khi biện pháp phong tỏa được chính phủ Pháp ban hành hồi tháng 03/2020 để chống dịch, phiên họp của Nghị Viện Châu Âu dự kiến khi đó tại trụ sở Strasbourg, đã bị hủy, hay nói đúng hơn là bị dời đến ngày 17/09 nhưng được tổ chức tại Bruxelles chứ không phải tại Strasbourg như lệ thường suốt mấy chục năm qua. Thông tín viên đài France Info từ Bruxelles, Angélique Bouin, nhắc lại :
« Kể từ tháng 02 (năm 2020), 705 nghĩ sĩ châu Âu không còn đặt chân đến Strasbourg để tránh sự lây lan của virus corona, và điều này đã bắt đầu khiến các nhà bảo vệ việc duy trì tổ chức các phiên họp định kỳ hàng tháng tại trụ sở Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg rất lo lắng. Xin nhắc lại là trụ sở chính thức của Nghị Viện Châu Âu là ở Strasbourg. Đây là nơi hàng năm diễn ra 12 kỳ họp khoáng đại, mỗi kỳ họp kéo dài 3 ngày rưỡi với sự tham gia của toàn thể nghị sĩ. Mọi việc chuẩn bị cho công tác bỏ phiếu thì diễn ra tại Bruxelles, cùng với các định chế, cơ quan khác. Tại Bruxelles cũng có một trụ sở Nghị Viện khác. Đây là nơi các cuộc bỏ phiếu được tổ chức cứ 6 tháng một lần.
Việc không tổ chức các phiên họp ở Strasbourg hợp ý những người chỉ trích những chuyến di chuyển đi đi về về của các nghị viên châu Âu mà theo họ là tốn kém về tài chính và gây hại cho môi trường sinh thái. Theo nhiều ước tính, những chuyến đi như vậy tiêu tốn 50-100 triệu euro/năm.
Nhưng về phía chính phủ Pháp, không thể có chuyện từ bỏ như vậy. Trước tiên là bởi vì Strasbourg là nơi duy nhất tại Pháp có trụ sở định chế của Liên Hiệp Châu Âu. Đó cũng là thành phố biểu tượng cho sự hòa giải ở châu Âu. Những người ủng hộ việc tổ chức họp ở Strasbourg còn cho rằng các chuyến đi đến Strasbourg cho phép báo chí đưa tin rộng rãi hơn về hoạt động lập pháp. Điều này là không sai, bởi vì ở Bruxelles, người ta thường ưu tiên nói về công việc Ủy Ban Châu Âu hơn là về Nghị Viện Châu Âu, cho dù vai trò ảnh hưởng của Nghị Viện Châu Âu đối với các quyết định của Liên Hiệp ngày càng lớn ».
Điều mà những người ủng hộ Strasbourg thấy mỉa mai là tính từ tháng 07 đến nay, Liên Âu mở cửa đón tới 30.000 du khách vào thăm trụ sở Nghị Viện Strasbourg, nhưng cho đến tận tháng 10, chủ tịch Nghị Viện vẫn kiên quyết không để các nghị sĩ đến họp tại trụ sở Strasbourg ! Việc để các nghị sĩ châu Âu họp tại thủ đô Bruxelles của Bỉ thay vì đến Strasbourg được giải thích một cách chính thức là nhằm hạn chế việc di chuyển giữa Bruxelles và Strasbourg của khoảng 2.500 quan chức, công chức của Liên Hiệp, tránh dịch bệnh Covid-19 lây lan. Thế nhưng, lý do đó đã bị phía Pháp phản đối gay gắt. Nhà báo Neïla Latrous của đài France Info cho biết thêm :
« Về phía Pháp, một số người cho rằng người ta đang tranh thủ đổ hết tội lên đầu Covid. Trước tiên, đó là bởi vì rất nhiều công chức có liên quan làm việc từ xa và vì thế không cần di chuyển. Tiếp theo là vì có một chuyến tàu đặc biệt dành riêng để chuyên chở các nghị sĩ mỗi khi kỳ họp được tổ chức. Đoàn quan chức, công chức của Liên Hiệp Châu Âu như vậy là đi riêng và không có nhiều tiếp xúc với hành khách bên ngoài. Và cuối cùng, các quy định về an toàn dịch tễ là rất nghiêm ngặt.
Nhìn từ nước Pháp, Covid-19 chỉ là cái cớ để thêm một lần nữa Liên Âu đẩy Strasbourg ra rìa. Cuộc tranh luận về trụ sở Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg không phải là mới. Trên thực tế, có nhiều ý kiến ở Liên Hiệp Châu Âu thường xuyên được đưa ra để đòi bỏ trụ sở Nghị Viện Châu Âu tại Pháp ».
Quả đúng là có nhiều dân biểu châu Âu « bài Strasbourg » và đòi « quy hết một mối » về Bruxelles, thậm chí là hồi mùa thu 2013, đa số nghị sĩ châu Âu còn cho rằng định chế lập pháp của Liên Hiệp sẽ « hiệu quả hơn » nếu mọi hoạt động của Nghị Viện chỉ diễn ra ở một nơi và nơi này phải là Bruxelles, thành phố tập trung nhiều cơ quan của Liên Âu. Về tài chính, theo một nghiên cứu của hồi năm 2013 của Nghị Viện Châu Âu, cơ quan lập pháp của Liên Hiệp sẽ tiết kiệm được 103 triệu euro nếu mọi hoạt động của trụ sở Strasbourg được quy về Bruxelles.
Đây là khoản tiền rất lớn, cho dù chỉ chiếm 6% ngân sách hàng năm Nghị Viện, 1% ngân sách hoạt động của Liên Âu hay 0,1% tổng ngân sách của Liên Hiệp. Theo đề nghị của Nghị Viện, vào năm 2014, Thẩm Kế Viện châu Âu đã tiến hành một phân tích độc lập và khẳng định tổng số tiền Nghị Viện chi để duy trì hoạt động của trụ sở Strasbourg lên đến 109 triệu euro/năm.
Liệu Nghị Viện Strasbourg có thể bị xóa bỏ ?
Cho dù lý trí có mách bảo « quy về một mối » là hợp lý, nhưng nước Pháp vẫn không « cam lòng » để mất vị thế của Strasbourg về tay láng giềng Bruxelles. Sự tồn tại của Nghị Viện Strasbourg không chỉ có giá trị biểu tượng, làm đẹp hình ảnh của nước Pháp trong lòng Liên Âu, mà trên thực tế còn đóng góp không nhỏ cho kinh tế của thành phố giáp ranh Pháp – Đức và cả vùng Alsace của Pháp. Thông tín viên đài France Info giải thích :
« Chúng ta cũng có thể hình dung tác động kinh tế đối với Strasbourg kể từ khi 2.500 dân biểu, công chức và nhà báo không còn đến ngủ qua đêm, ăn uống hay sử dụng dịch vụ taxi. Do đó, Pháp đã lên tiếng phản đối và nhắc lại rằng việc tổ chức 12 phiên họp ở Strasbourg đã được ghi trong các hiệp ước. Do đó, chính quyền Pháp đề nghị việc tổ chức các phiên họp này nhanh chóng trở lại bình thường và yêu cầu được bù đắp cho những thiệt hại do việc hủy các phiên họp tại Strasbourg. Một số công việc cho hội nghị về tương lai của Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ được tổ chức ở Strasbourg. Việc thay đổi các hiệp ước hiện giờ không nằm trong chương trình bởi vì cần phải có một sự nhất trí tuyệt đối ».
Theo ông Pierre Siegel, chủ tịch ngành Khách sạn của Nghiệp đoàn các nhà kinh doanh khách sạn, nhà hàng và quán rượu – bia – cà phê tại vùng Bas-Rhin, các kỳ họp định kỳ tại Nghị Viện Strasbourg đóng góp tới 15% doanh thu cả năm cho ngành khách sạn tại thành phố biểu tượng cho sự hòa giải của châu Âu. Vậy, nước Pháp sẽ làm thế nào để Strasbourg vẫn duy trì được vị trí trong lòng Liên Âu như suốt vài chục năm qua ? Nhà báo Neïla Latrous cho biết hồi tháng 09 :
« Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg có thể sẽ được củng cố từ ngày 01/01/2022, khi Pháp đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu. Ông Clément Beaune, quốc vụ khanh bộ Châu Âu và Ngoại Giao, đặc trách các vấn đề Liên Âu, đã đến Strasbourg hôm thứ Hai (14/09) để trấn an các dân biểu, và hứa rằng nhiều sự kiện liên quan đến nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Liên Âu này sẽ diễn ra tại thành phố Strasbourg. Trong khi chờ đợi, một ủy ban giám sát được thành lập để kết nối chính phủ và chính quyền địa phương về vấn đề này. Ủy ban giám sát sẽ họp hàng tháng để đưa ra các ý tưởng về cách củng cố vị trí của Strasbourg tại Liên Hiệp Châu Âu ».
Điều an ủi với Pháp là các nghị sĩ láng giềng Đức vẫn sát cánh với Pháp trong phe ủng hộ Strasbourg. Strasbourg nằm ngay sát cạnh Đức, việc đi lại thuận tiện cho các nghị sĩ Đức. Về lịch sử, Strasbourg đã có thời thuộc về Đức, nên là nơi giao thoa văn hóa Pháp – Đức, là nơi ghi dấu ấn Đức trong lòng nước Pháp. Về chính trị, Strasbourg còn là biểu tượng cho sự hòa giải Pháp – Đức.
Nhưng thực ra, về quy chế, Pháp « vẫn nắm đằng chuôi ». Dù đến 80% nghị viên châu Âu bài Strasbourg, nhưng Liên Âu vẫn bị trói buộc bởi các quy chế. Nhìn lại lịch sử, vào năm 1992, chính phủ các quốc gia thành viên Liên Âu nhất trí 100% về nơi đặt trụ sở chính thức của các định chế của khối thông qua các hiệp ước của khối. Mọi sự thay đổi về hệ thống hiện hành đều phải thông qua việc thay đổi hiệp ước, một thủ tục phải có dự đồng thuận hoàn toàn của các Nhà nước thành viên Liên Âu và phải được Nghị Viện từng nước thông qua.
Nước Pháp, để bảo vệ hình ảnh, vị thế và lợi ích kinh tế, đương nhiên sẽ không bao giờ chấp nhận thông qua hiệp ước thay đổi trụ sở chính thức của Nghị Viện.
(Tổng hợp từ France Info, France 3, Toute l’Europe, Le Parisien)
Belarus : Lãnh đạo đối lập ra tối hậu thư
đòi tổng thống Loukachenko từ chức
Thu Hằng
Lãnh đạo phe đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaia, quyết đối đầu đến cùng với tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko khi đăng trên mạng xã hội ngày 13/10/2020 tối hậu thư yêu cầu tổng thống từ chức. Hạn chót được đưa ra là ngày 25/10 nếu không cả nước sẽ đình công.
Ngoài ra, tối hậu thư của lãnh đạo phong trào đối lập còn yêu cầu chấm dứt trấn áp các cuộc biểu tình, trả tự do cho tất cả « tù nhân chính trị ». Nếu những yêu cầu trên không được đáp ứng « từ nay đến ngày 25/10, cả nước sẽ xuống đường tuần hành ôn hòa. Và ngày 26/10, một cuộc tổng đình công tại tất cả các doanh nghiệp sẽ bắt đầu, mọi ngả đường sẽ bị phong tỏa, hoạt động kinh doanh trong các cửa hàng Nhà nước sẽ bị suy giảm ».
Trả lời RFI tiếng Pháp ngày 14/10, giáo sư Carole Grimaud Potter, chuyên gia về Đông Âu, trường Đại học Montpellier, đánh giá lời đe dọa này đầy bất ngờ. Có lẽ chế độ Loukachenko không hình dung ra được kịch bản phản công triệt để như vậy vì phe đối lập vẫn tuyên bố muốn đàm phán.
Lời đe dọa này có thể thực hiện được vì đông đảo người dân phản đối chế độ Loukachenko. Nền kinh tế Belarus sẽ bị tác động nặng nề trong khi đang phải chịu nhiều thiệt hại vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, giáo sư Pháp cũng cho rằng đây cũng có thể là con dao hai lưỡi cho phe đối lập.
Nga: Chưa đạt thỏa thuận với Mỹ
về Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược
Điện Kremlin hôm 14/10 nói rằng Nga chưa đạt được thỏa thuậ về việc gia hạn với Hoa Kỳ về Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới, dù Mỹ cho biết đã đạt được tiến bộ lớn, theo Reuters.
Hiệp ước START mới, ký năm 2010, giới hạn số đầu đạn chiến lược mà Nga và Mỹ có thể triển khai.
Tin cho hay, hiệp ước này sẽ hết hạn vào tháng Hai năm sau.
Theo Reuters, các quan chức Mỹ ra chỉ dấu trên truyền thông xã hội rằng về mặt nguyên tắc, một thỏa thuận gia hạn đã đạt được.
Hãng tin Anh dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng chưa đạt thỏa thuận nào bất chấp điều Kremlin hy vọng rằng đôi bên cùng hiểu rằng hiệp ước không cần phải được gia hạn.
Phát biểu hôm 13/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Moscow không thấy triển vọng gia hạn hiệp ước START mới với Washington, nhưng vẫn có kế hoạch tiếp tục thương thảo.
Thủ tướng Nhật thông báo chuyến công du
đến Việt Nam, Nhật bán vũ khí cho Việt Nam
Tân Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide thông báo ông sẽ thăm Việt Nam và Indonesia từ ngày 18-21 tháng 10.
Thủ tướng Suga xác nhận kế hoạch như vừa nêu tại một cuộc họp điều hành của Đảng Dân chủ Tự Do cầm quyền hôm 13/10. Đài NHK của Nhật đưa tin cùng ngày. Theo đó, ông Suga dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi ông Suga nhậm chức.
Ông Suga đề cập đến vai trò quan trọng của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ASEAN cho một khu vực Ấn-Thái Bình Dương tự do, và ông nói ông mong muốn thể hiện đóng góp của Nhật cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Việt Nam năm nay giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Theo báo chí Nhà nước Việt Nam, hai người đứng đầu chính phủ Nhật và Việt Nam đã có một cuộc điện đàm hôm thứ Hai, và Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ ông luôn xem Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu và lâu dài, và ông bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác song phương trong các vấn đề khu vực.
Trong một diễn tiến khác có liên qua, hãng tin Nikkei của Nhật Bản hôm 14/10 loan tin Nhật Bản có kế hoạch ký thoả thuận bán vũ khí cho Việt Nam trong nỗ lực giúp cải thiện khả năng phòng vệ biển cho các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối đầu với sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua vũ khí gì từ phía Nhật Bản nhưng theo Nikkei, phía Nhật đang quảng cáo máy bay tuần tra P – 1, máy bay vận tải C -2. Mới đây Nhật cũng đã ký thoả thuận bán hệ thống radar của hãng Mitsubishi Electric cho Philippines. Nhiều công ty của Nhật đã tham gia vào việc sản xuất các máy bay tuần tra. Bộ Quốc phòng Nhật hy vọng thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng qua việc xuất khẩu vũ khí và hợp tác sản xuất với các nước khác.
Thủ tướng Đài Loan: cáo buộc gián điệp của Bắc Kinh
là một ‘chiến dịch bôi nhọ’ và ‘hoang tưởng’
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 13/10, Đài Bắc cáo buộc Bắc Kinh “tạo ra khủng bố” sau khi truyền thông nhà nước phát sóng một loạt các thông tin về hoạt động gián điệp trong đó có lời thú tội của hai công dân Đài Loan đang bị Trung Quốc giam giữ.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin rằng, các nhân viên an ninh của Bắc Kinh đã truy quét hàng trăm vụ gián điệp liên quan đến Đài Loan và bắt giữ “một loạt gián điệp Đài Loan và đồng phạm”.
Vào tối ngày 12/10, CCTV đã phát sóng một lời thú tội có chủ đích của Cheng Yu-chin. Người này được xác định là phụ tá của một cựu lãnh đạo đảng cầm quyền của Đài Loan.
Theo thông tin, anh Cheng được tình báo Đài Loan tuyển mộ khi sống ở Cộng hòa Séc và bị bắt vào tháng 4/2019 tại Trung Quốc.
Một người đàn ông Đài Loan khác tên là Lee Meng-chu, cũng xuất hiện trên CCTV vào 11/10, thú nhận rằng, anh đã ghi hình các cuộc tập trận quân sự ở đại lục vào năm 2019.
Ngày 13/10, Thủ tướng Đài Loan Su Tseng-chang đã bác bỏ cáo buộc gián điệp của Bắc Kinh và nói đây là chiến dịch nhằm bôi nhọ Đài Loan.
“Trung Quốc là một quốc gia độc tài và luôn làm những việc như vậy để xâm nhập và phá hoại”, ông Su Tseng-chang nói.
Ông Su nói thêm: “Bản thân họ đang làm [những việc đó] nên họ nghĩ rằng người khác đang làm [giống họ]. Trung Quốc không cần phải hoang tưởng như thế”.
Bộ Ngoại giao Đài Loan nói rằng, các cáo buộc gián điệp đối với anh Cheng là “cố tình bịa đặt có động cơ và vi phạm các quyền cơ bản của con người”, ông Su nói.
CCTV đưa tin rằng, anh Cheng đã bị bắt vào tháng 4/2019. Nhưng anh Cheng xuất hiện và thú tội trên trên TV chỉ vài tuần sau khi một số chính trị gia của Séc đến thăm Đài Loan khiến Bắc Kinh tức giận.
Theo CCTV, anh Cheng đã cộng tác với các đơn vị gián điệp Đài Loan từ năm 2005.
Còn anh Lee bị giam giữ vào tháng 8/2019 tại Thâm Quyến và bị giam giữ bất hợp pháp từ đó đến nay.
Người thân của anh Lee cho biết, anh đã mất tích sau khi từ Hong Kong đến Thâm Quyến vào ngày 19/8/2019.
Năm 2019, Hong Kong chìm trong những cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài nhiều tháng chống lại luật dẫn độ sang Trung Quốc. Sau đó, luật này đã bị huỷ bỏ.
Vào thời điểm đó, hàng nghìn quân cảnh Trung Quốc cùng xe bọc thép đã tập trận tại một sân vận động ở tỉnh Thâm Quyến.
Các cuộc điều động tập trận như vậy đã làm dấy lên suy đoán rằng, Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng để can thiệp vào tình hình bất ổn ở Hong Kong.
Xuất hiện trên trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV, anh Lee thú nhận: “Tôi đã lấy điện thoại của mình để quay một số video. Tôi xin lỗi. Tôi đã làm rất nhiều điều tồi tệ”.
Bắc Kinh vốn coi Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của riêng mình và kiên quyết sáp nhập quốc đảo vào “Một Trung Quốc”.
Kể từ khi đắc cử Tổng thống Đài Loan vào năm 2016, bà Thái Anh Văn luôn coi Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền và không phải là một phần của “một Trung Quốc” như luận điệu của Bắc Kinh.
Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ chính thức với chính phủ của bà Thái và liên tục gây sức ép về quân sự, kinh tế và ngoại giao lên quốc đảo.
Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan 9 lần chỉ trong tháng Mười, và hơn 46 lần chỉ trong hơn 1 tuần vào giữa tháng Chín.
Nhiều công dân Đài Loan đã bị Trung Quốc giam giữ bất hợp pháp với cáo buộc phạm nhiều tội chống nhà nước Trung Quốc.
Hệ thống tư pháp của Trung Quốc vốn được biết đến là không rõ ràng, độc tài và phụ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cầm quyền. Các nhóm nhân quyền nói rằng, Bắc Kinh thường xuyên áp dụng việc thú tội cưỡng bức trên truyền hình.
Nguyễn Minh
Theo Asia Times
Đài Loan đang chờ Mỹ
thông báo về thỏa thuận bán vũ khí mới
Thanh Hải
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp phát biểu tại Đài Bắc hôm 6/11 (ảnh: Reuters).
Bộ trưởng ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) ngày 13/10 cho biết Đài Loan chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ Mỹ về một đợt bán vũ khí khác cho Đài Loan.
Theo Focus Taiwan, tuyên bố của ông Ngô đưa ra để trả lời bản tin ngày 12/10 của hãng Reuters. Trong đó, Reuters dẫn 5 nguồn tin tiết lộ Toà Bạch Ốc đang tiến hành ba thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan, đề xuất này đã được gửi đến Nghị viện Mỹ để phê duyệt.
Ông Ngô nói với các phóng viên rằng văn phòng của ông sẽ thông báo cho công chúng một khi Đài Loan nhận được thông báo từ phía Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An (Joanne Ou) hôm 13/10 trong một cuộc họp báo thường kỳ cũng cho biết Đài Loan sẽ duy trì sự phối hợp chặt chẽ với Mỹ về các nhu cầu quốc phòng và các hợp đồng vũ khí liên quan vẫn đang được xem xét.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-dang-cho-my-thong-bao-ve-thoa-thuan-ban-vu-khi-moi.html
Hồng Kông: Hơn 100 học giả kêu gọi thế giới
chống lại luật an ninh Trung Quốc
Mai Vân
Trong một tuyên bố chung công bố ngày hôm qua 13/10/2020, 103 giáo sư, giảng viên và nhà nghiên cứu từ 71 định chế tại 16 quốc gia, trong đó có các trường đại học Mỹ, Anh, Đức và Úc, đã lên án luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt ở Hồng Kông và kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận và học thuật, chống lại tính chất ngoài lãnh thổ của luật này.
Theo những người đã ký tên vào bản tuyên bố chung, nhiều điều khoản trong luật an ninh Hồng Kông làm suy yếu quyền tự do học thuật vì đã hình sự hóa mọi hành động chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc, kể cả bên ngoài Hồng Kông và Trung Quốc.
Các học giả đặc biệt chỉ trích Điều 38 của bộ luật, theo đó các sinh viên, giáo sư hoặc nhà nghiên cứu nước ngoài đến Trung Quốc hoặc Hồng Kông đều có nguy cơ bị bắt vì công việc học tập, nghiên cứu của mình nếu việc đó bị coi là trái với các quy định của Bắc Kinh.
Trong bản tuyên bố, các học giả yêu cầu Hội Đồng Lập Pháp – tức là Nghị Viện – cũng như chính quyền Hồng Kông khuyến cáo Bắc Kinh rằng luật an ninh là điều không thể chấp nhận được.
Những người ký tên vào bản tuyên bố cũng yêu cầu chính quyền Hồng Kông xem xét lại luật pháp sao cho bảo đảm được đầy đủ quyền tự do học thuật trong các trường đại học.
Theo hãng tin Ý AsiaNews, Trung Quốc đã áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông kể từ ngày 30/06 vừa qua, liệt vào diện tội hình sự các hành vi bị xét là ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài. Bắc Kinh xem đấy là biện pháp tái lập trật tự, trong lúc giới đấu tranh cho dân chủ ở Hồng Kông tố cáo ý đồ kiểm soát giới bất đồng chính kiến và đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ tại đặc khu hành chánh này.
Trả lời nhật báo Anh The Guardian, tiến sĩ Andreas Fulda, thuộc Viện Nghiên Cứu Châu Á, Đại Học Nottingham ở Anh Quốc và là một trong những người khởi xướng bản tuyên bố cho biết: “Một số sinh viên – cả từ Vương Quốc Anh và Hoa lục – đã nói riêng với tôi rằng họ lo ngại rằng nhận xét được đưa ra trong lớp học hoặc trong những tiểu luận sẽ bị Bắc Kinh dùng làm bằng chứng để kết tội họ”.
Theo ông Fulda: “Các trường đại học không thể một mình đối phó với các thách thức này. Một mặt trận thống nhất của các học giả hàng đầu, các chính trị gia và các quan chức cấp cao của chính phủ là cần thiết để cùng bảo vệ quyền tự do học thuật. Chúng ta phải chỉ rõ thực chất của luật an ninh quốc gia Hồng Kông: Đó là một cố gắng thô bạo nhằm ngăn chặn các cuộc thảo luận mang tính phê phán về Trung Quốc, trái ngược với nguyên lý phát triển tri thức và hiểu biết.”
TQ phản ứng khi Mỹ bán thêm 5 tỷ đôla vũ khí
cho Đài Loan
Trung Quốc nói sẽ ‘có phản ứng cần thiết’ về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba cho biết họ sẽ có phản ứng “hợp pháp và cần thiết” đối với việc Mỹ bán thêm vũ khí cho Đài Loan, theo Reuters.
Phản ứng của Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Trump thông báo với Quốc hội Mỹ việc phê chuẩn bán thêm hai loại vũ khí tối tân khác cho Đài Loan, chỉ một ngày sau khi tuyên bố bán ba hệ thống vũ khí tinh vi cho hòn đảo này.
Khi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về cuộc chiến thương mại, đại dịch virus corona ở Vũ Hán (COVID-19), luật an ninh quốc gia ở Hong Kong và vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tổng thống Donald Trump muốn tỏ ra có lập trường hơn cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Reuters hôm thứ Ba (13/10) trích dẫn tám nguồn tin cho biết Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện đã được thông báo không chính thức việc Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận bán hai hệ thống vũ khí tiên tiến cho Đài Loan, ngoài thông báo về thỏa thuận bán ba hệ thống vũ khí trước đó.
Lo TQ tấn công Đài Loan – Mỹ, Nhật Bản tập trận trong dịp bầu cử 3/11
Nghị sỹ Mỹ trình dự luật chấm dứt chính sách ‘Một Trung Quốc’
Hai hệ thống này bao gồm gồm máy bay không người lái General Atomics MQ-9 tiên tiến và hệ thống tên lửa trên bờ Harpoon. Kết hợp với Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), Tên lửa tấn công mặt đất dự phòng (SLAM-ER) và các bộ cảm biến bên ngoài mà chính quyền Trump đã công bố vào thứ Hai (12/10), tổng chi phí của gói vũ khí đạt 5 tỷ đôla Mỹ.
Tin tức về việc bán máy bay không người lái MQ-9 là tin đầu tiên kể từ khi chính quyền Trump quyết định tiếp tục kế hoạch tăng doanh số máy bay không người lái trên toàn thế giới sau khi xem xét lại Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) thuộc thỏa thuận kiểm soát vũ khí.
Một trong những nguồn tin của Reuters cho biết vụ mua bán này sẽ bao gồm khoảng 100 tên lửa chống hạm Harpoon,do Boeing sản xuất, trị giá khoảng 2 tỷ đô la, để bảo vệ bờ biển Đài Loan.
Năm loại vũ khí này được cho là một phần của một gói lớn hơn gồm bảy hệ thống, bao gồm cả mìn thông minh dưới nước và pháo tự hành M109A6 Paladin, với tổng trị giá 7 tỷ đô la.
Thông báo chính thức về một thỏa thuận vũ khí như vậy cho Quốc hội Mỹ thường được đưa ra sau 30 ngày kể từ ngày thông báo không chính thức, nhưng quá trình này có thể được đẩy nhanh nếu được chấp thuận rộng rãi.
Mỹ phê chuẩn nâng cấp gói tên lửa 620 triệu đôla cho Đài Loan
Đài Loan thiết kế lại hộ chiếu để không bị nhầm là TQ
Thỏa thuận được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc tăng cường áp lực quân sự mạnh mẽ lên Đài Loan bằng cách liên tục đưa máy bay của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân (PLAAF) vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ) kể từ ngày 16/9.
Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn cách ba tuần nữa, Trump có thể thúc đẩy việc mua bán vũ khí với Đài Loan để khiến ông tỏ ra cứng rắn hơn với Trung Quốc so với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, theo Taiwannews.
Theo Aljazeera, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết chính phủ sẽ tiếp tục hiện đại hóa khả năng phòng thủ của hòn đảo và nâng cao năng lực chiến tranh phi đối xứng để “đối phó với sự mở rộng quân sự và khiêu khích từ phía bên kia eo biển Đài Loan”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54534677
Bắc Kinh nói Mỹ đã gửi 60 máy bay do thám
tới gần Trung Quốc trong tháng 9
Thanh Hải
Tổ chức Sáng kiến Thăm dò tình hình chiến lược ở Biển Đông (SCSPI) một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, ngày 12/10 công bố báo cáo cho biết ít nhất 60 máy bay quân sự Mỹ đã tiến hành các chuyến bay do thám gần Trung Quốc trong tháng 9, theo SCMP.
Trong số 60 máy bay chiến đấu được ghi lại, có 41 chiếc bay qua vùng Biển Đông đang tranh chấp, 6 chiếc bay qua Biển Hoa Đông và xa hơn về phía Bắc, 13 chiếc trên Hoàng Hải.
Báo cáo lưu ý các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cũng tăng lên vào tháng 9, cho thấy Mỹ có thể chuẩn bị cho những sứ mệnh tầm xa trong tương lai nhằm vào các mục tiêu ở Biển Đông.
SCSPI cho biết một số máy bay được điều động từ đảo Guam để tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay do thám trên Biển Đông.
Theo báo cáo: “Việc Mỹ điều động máy bay tiếp nhiên liệu từ Guam thay vì từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản là điều bất thường vì các hoạt động như thế này không kinh tế và kém hiệu quả. Điều này cho thấy Mỹ có thể chuẩn bị cho việc tiếp nhiên liệu trong nhiệm vụ tầm xa với điều kiện khắc nghiệt, do đó cần nhiều sự chú ý hơn”.
“Điều này cho thấy khu vực Biển Đông vẫn là trọng tâm chính của Hoa Kỳ, nhưng điều đáng chú ý không kém là các hoạt động ở khu vực Hoàng Hải đã tăng lên rõ rệt so với các hoạt động lẻ tẻ cách đây hai tháng,” báo cáo cho biết.
Các máy bay chiến đấu thường tiến hành hai loại chuyến bay do thám: thường lệ và cụ thể. Chuyến bay thường lệ thì dễ dự đoán hơn, dựa trên thống kê về loại máy bay, tần suất và khu vực.
Trong số các chuyến bay trinh sát cụ thể, 13 máy bay đã bay đến Hoàng Hải và 3 máy bay đến Biển Hoa Đông trong khi quân đội Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận, theo báo cáo.
Báo cáo cho biết, tổng số chuyến bay gần giống như trong tháng 7 và tháng 8, đồng thời cho biết thêm rằng con số thực tế có thể cao hơn do một số máy bay chiến đấu cải trang thành máy bay dân dụng hoặc không bật máy tiếp sóng.
Báo cáo cho biết đã có 6 máy bay Mỹ do thám các hoạt động quân sự của Trung Quốc nhưng lại sử dụng mã hiệu máy bay dân dụng.
Hồi cuối tháng 9, một máy bay của Không quân Mỹ đã thay đổi mã nhận dạng máy bay khi bay qua Hoàng Hải, khiến nó giống với máy bay của Philippines, trước khi trở lại số hiệu ban đầu sau khi hoàn thành nhiệm vụ, SCSPI cho biết.
Cũng trong tháng 9, máy bay RC-135S của Mỹ đã ngụy trang điện tử thành máy bay dân dụng của Malaysia khi bay gần không phận Trung Quốc, SCSPI cho biết.
Về chi tiết Mỹ điều động máy bay từ căn cứ trên đảo Guam thay vì đảo Okinawa, Ben Ho, một nghiên cứu viên liên kết tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết quân đội Mỹ đang lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất.
Ông Ho nói: “Việc Mỹ triển khai các tàu chở dầu trên không từ đảo Guam chứ không phải Okinawa ám chỉ tình huống giả định được nhắc đến nhiều khi các căn cứ Mỹ trên hòn đảo Nhật bị tên lửa Trung Quốc tấn công trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Trung-Mỹ”.
“[Nó] cũng cho thấy rằng Washington đang phòng ngừa khả năng Nhật Bản ngăn cản các lực lượng Mỹ [đang] đóng quân trên đất của mình triển khai tấn công Trung Quốc. Trong hai hoàn cảnh này, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc điều động quân lực từ đảo Guam”
Nhưng ông Hồ nói thêm: “Trong khi có nhiều người bàn về những nguy hiểm có thể xảy ra bởi các cuộc chạm trán nguy hiểm giữa hai lực lượng Mỹ và Trung Quốc trên không hoặc thậm chí trên biển, nhưng khả năng leo thang quân sự trong những tình huống trên là thấp”.
Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao chuyên về an ninh Trung Quốc tại Viện Chính sách Chiến lược Australia ở Canberra, cho rằng Mỹ cần tăng cường sự hiện diện để ngăn chặn Trung Quốc tham gia vào các hành động gây hấn trong khu vực, bao gồm cả ở Biển Đông.
Ông Davis nói: “Lo lắng lớn nhất của tôi là Trung Quốc sẽ tìm cách khai thác bất kỳ tình trạng bất ổn nội bộ hoặc phân tán chính trị nào ở Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, để có động thái gây hấn chống lại Đài Loan hoặc ở Biển Đông.
“Mỹ phải ngăn chặn một hành động như vậy và những chiến dịch huấn luyện như này là một phần trong việc đó – sự hiện diện và quyết tâm của Mỹ sẽ là tín hiệu gửi đến Bắc Kinh”.
Hiểm hoạ ẩn sau
chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc
Nguyễn Trường
Tám tháng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cuộc chiến toàn cầu để kiểm soát đại dịch và khôi phục trạng thái bình thường mới đang bước vào một giai đoạn mới và vô cùng quan trọng.
Trung Quốc, nơi bùng phát đại dịch COVID-19 hồi tháng 2 năm 2020 và gần như đứng bên bờ vực thẳm vào thời điểm đó, đã hồi phục. Dường như Trung Quốc đã có những bước tiến khá tốt đẹp, cho dù vẫn còn quá sớm để nói về thời kỳ phục hưng. Thặng dư thương mại của Trung Quốc, nhân tố chính dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hiện cao hơn bao giờ hết. Tháng 8 năm 2020, con số này lên tới 58,9 tỷ USD, vượt xa mức 50,5 tỷ USD mà các nhà kinh tế dự đoán. Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 62,3 tỷ USD vào tháng 7/2020, và con số này có thể tăng vọt lên hơn 500 tỷ USD vào cuối năm nay. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đạt tốc độ nhanh nhất trong vòng 1 năm rưỡi qua.
Thế giới đã sửng sốt khi phải chứng kiến COVID-19 lây lan khắp nước Mỹ, làm tê liệt hệ thống y tế công cộng của nước này, lấy đi sinh mạng của hơn 210.000 người dân Mỹ, và làm ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của cường quốc số một thế giới này.
Trong khi đó, Trung Quốc – quốc gia đầu tiên bị virus SARS-CoV-2 tấn công – hầu như đã kiểm soát được đại dịch ở trong nước và kể từ tháng 3 đã đẩy mạnh một chương trình viện trợ toàn cầu, phân phối rộng rãi 151,5 tỷ khẩu trang, 1,4 tỷ bộ quần áo bảo hộ, 230 triệu kính bảo hộ và 209.000 máy thở. Trung Quốc cũng đang hy vọng sẽ sớm phân phối vaccine ngừa COVID-19.
Hiện có 44 loại vaccine ngừa COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng trên người khắp thế giới, trong đó có 11 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm giai đoạn ba – giai đoạn thử nghiệm hiệu quả trên quy mô lớn. Bốn trong số các vaccine này đang được các công ty Trung Quốc bào chế. Các tình nguyện viên ở các nước như Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Nga, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Maroc, Brazil và Argentina đang tham gia thử nghiệm các loại vaccine của Trung Quốc.
Trong khi các quốc gia giàu có như Mỹ, một số nước châu Âu và châu Á và Australia đã gấp rút đảm bảo các thỏa thuận được tiếp cận sớm nhất với các nhà sản xuất vaccine trong nước đối với các loại vaccine hứa hẹn nhất, Trung Quốc hiểu rõ rằng không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng tài chính để làm được điều này.
Và trong một năm khi Trung Quốc khiến các quốc gia láng giềng Đông Nam Á phẫn nộ vì các hành vi gây hấn ở Biển Đông và nhiều nước khác tức giận vì là nơi phát tán đại dịch COVID-19, ngoại giao vaccine – cũng giống như ngoại giao khẩu trang – có khả năng giúp khôi phục hình ảnh của Trung Quốc trên khắp thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng một khi vaccine được chế tạo thành công, nó sẽ được coi là một loại hàng hóa công ích toàn cầu và được ưu tiên chia sẻ với các quốc gia đang phát triển.
Tiếp tục nhấn mạnh cách tiếp cận đa phương, ngày 8 tháng 10 năm 2020, Trung Quốc thông báo đã ký một thỏa thuận với Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), về việc tham gia COVAX – một dự án phân bổ vaccine trên toàn thế giới. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: “Ngay cả khi Trung Quốc đang đi đầu thế giới trong việc bào chế một số loại vaccine ngừa COVID-19 và có năng lực sản xuất dồi dào, Trung Quốc vẫn quyết định tham gia COVAX. Chúng tôi thực hiện bước cụ thể này để đảm bảo việc phân phối vaccine một cách công bằng, đặc biệt là cho các nước đang phát triển”.
Các thỏa thuận đã được ký và nhiều lời hứa đã được đưa ra trong những tháng gần đây mang lại hy vọng cho các quốc gia như Indonesia và Philippines, những nước đã thất bại trong việc ngăn chặn sự bùng phát của COVID-19 và đang phải chứng kiến số ca nhiễm không ngừng gia tăng.
Richard Heydarian, nhà phân tích chính trị có trụ sở tại Manila, cho biết: “Trung Quốc đang chịu nhiều điều tiếng xấu ở Đông Nam Á” và nhận thức được rằng họ cần phải tìm cách xoa dịu. Ông Heydarian cho rằng một khi Trung Quốc đã là một siêu cường, nước này cần tham gia giúp đỡ các quốc gia khác. Đồng thời do virus SARS-CoV-2 khởi nguồn từ Trung Quốc, nước này phải “nhân đôi trách nhiệm”. Điều này “làm mất đi lợi thế ban đầu” của Trung Quốc so với sự hỗ trợ của Mỹ trong khu vực.
Chuyên gia này nhận định Trung Quốc đang gặp nhiều bất lợi hơn mọi người nghĩ. “Cho đến tháng 5, Trung Quốc còn chiếm thế thượng phong trong tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mọi chuyện cũng đang thay đổi. Hãy nhìn những tuyên bố phản đối từ Indonesia, từ Việt Nam, thậm chí cả Malaysia”, nhà phân tích này nói.
Công ty dược phẩm nhà nước PT Bio Farma của Indonesia đã đạt được một thỏa thuận với công ty Sinovac của Trung Quốc, và vaccine CoronaVac của hãng dược này đang được thử nghiệm trên 1.620 người ở Bandung, Tây Java. Theo thỏa thuận, Bio Farma sẽ có thể sản xuất 250 triệu liều vaccine theo giấy phép vào năm 2021.
Một thỏa thuận khác về cung cấp vaccine đã được ký với SinoPharm, trong đó quy định công ty này sẽ cung cấp 300 triệu liều cho Indonesia vào cuối năm 2021. Indonesia cũng đang tìm cách sản xuất một loại vaccine nội địa nhưng cũng phải ít nhất đến giữa năm 2021 mới có vaccine này. Vì thế, Chính phủ Indonesia dường như đang đặt cược vào các loại vaccine của Trung Quốc, một điều khiến nhà dịch tễ học Pandu Riono của Đại học Indonesia lo ngại. Vị chuyên gia này cho rằng Indonesia không chỉ nên trông đợi thỏa thuận với Trung Quốc mà “cần chờ sự đồng thuận toàn cầu” về loại vaccine nào tốt nhất.
Ngoài ra, Trung Quốc đã hứa với Tổng thống Rodrigo Duterte rằng Philippines sẽ được tiếp cận sớm với loại vaccine được bào chế thành công. Một số quốc gia khác ở Nam Á và Nam Mỹ cũng đã được hứa hẹn sẽ được ưu tiên tiếp cận hoặc vay với giá ưu đãi để mua vaccine của Trung Quốc.
Cũng giống như sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường (BRI) trị giá hàng nghìn tỷ USD của Chủ tịch Tập Cận Bình với những lời hứa hẹn sẽ định hình lại các tuyến đường thương mại toàn cầu và nâng cao vị thế của Trung Quốc, lời hứa về một loại vaccine có khả năng cứu sống hàng triệu người và hỗ trợ các chính quyền xử lý đại dịch không hiệu quả sẽ giúp tăng cường sức mạnh mềm của Bắc Kinh.
Ở Đông Nam Á, Indonesia và Philippines, hai quốc gia đông dân nhất trong khu vực, có lẽ là những quốc gia “dễ chịu khuất phục nhất” trước chính sách ngoại giao vaccine của Tập Cận Bình. Hai nước này có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhất trong khu vực: Indonesia đã có hơn 315.000 trường hợp dương tính và số ca nhiễm mới mỗi ngày là trên 4.000, và Philippines có hơn 329.000 trường hợp mắc bệnh được xác nhận và 2.500 ca nhiễm mới/ngày.
Aaron Connelly, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Singapore, cho rằng lãnh đạo cả hai quốc gia trên dường như đã “chốt” một chiến lược vaccine, điều này khiến họ dễ bị tổn thương về mặt địa chính trị”.
Điều đó khiến người ta liên hệ đến tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang gây hấn với Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan về các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và các vùng biển. Indonesia không phải là một bên trực tiếp trong tranh chấp, nhưng yêu sách “Đường chín đoạn” của Trung Quốc chồng lấn với Biển Bắc Natuna của Indonesia, nơi đã xảy ra nhiều vụ việc nóng trong năm 2020.
Trong một cuộc phỏng vấn với Channel News Asia tuần này, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã tỏ ra gay gắt trước những bình luận cho rằng sự phản đối kiên quyết của nước này đối với các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc có thể được xoa dịu bằng… vaccine ngừa COVID.
Nhưng chuyên gia Connelly lưu ý “khả năng Trung Quốc có vaccine sẽ giúp Bắc Kinh gây áp lực lên Tổng thống Indonesia Widodo Jokowi”. Theo chuyên gia này, Trung Quốc sẽ không chỉ sử dụng “con bài vaccine” để gia tăng ảnh hưởng và sự hiện diện của nước này ở Phillippines. Với việc Duterte lâu nay vẫn thân thiện với Trung Quốc sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2022 và hai nước vẫn đang tranh chấp về quyền sở hữu bãi cạn Scarborough, “Trung Quốc đang cố gắng tiếp cận tối đa ngay từ bây giờ”.
Theo chuyên gia Heydrarian, Trung Quốc đang tiếp cận trên nhiều lĩnh vực với danh nghĩa giúp Philippines đối phó với COVID-19, bao gồm cả việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực viễn thông và sân bay ở nước này.
Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò gần đây, công chúng Philippines đang tỏ thái độ chống Trung Quốc do các hành động hung hăng của nước này ở Biển Đông và là nơi khởi nguồn của đại dịch COVID-19.
Việt Nam nằm ở đâu trong chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc?
Thời gian gần đây, đặc biệt khi Đại dịch xuất hiện và bùng phát, Trung Quốc đã nhân cơ hội đó đẩy mạnh các hành động hung hăng của họ tại biển Đông. Tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam hồi đầu tháng 4 năm nay. Đồng thời, các tàu khảo sát, tàu hải cảnh và các tàu cá trá hình của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách trên vùng biển Đông.
Với nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN luân phiên năm nay, Việt Nam đã nỗ lực tìm cách lên án các hành động phi pháp này của Trung Quốc và đang nỗ lực thuyết phục các quốc gia ASEAN tích cực tham gia việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông một các thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc bào chế được vaccine sớm hơn các nước khác và thực hiện chính sách ngoại giao vaccine thông qua việc phân phối vaccine mà không kèm theo các điều kiện ràng buộc, khả năng gia tăng ảnh hưởng và quyền lực của họ tại khu vực Đông Nam Á rất cao. Nhiều quốc gia ASEAN sẽ vì vaccine mà chấp nhận bảo vệ cho lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông. Đây sẽ là thách thức không nhỏ cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á trực tiếp đối đầu với Trung Quốc.
Ngược lại, sự kỳ vọng cao cũng có thể đẩy Trung Quốc vào thế nguy hiểm không lường trước được và hiện chưa thể khẳng định rằng Trung Quốc đã cầm chắc chiến thắng.
Riêng với Việt Nam, ngày 21/9/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đã đặt mua vaccine COVID-19 của Nga, Anh, Mỹ nhưng không nêu chi tiết số liều vaccine sẽ mua, đồng thời đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Nhưng trước đó, ngày 24/8/2020, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết tại Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo Hợp tác Lan Thương -Mekong (LMC) lần thứ 3 rằng Trung Quốc sẽ ưu tiên cung cấp vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho các nước vùng Mekong khi vaccine này được phát triển và đưa vào sử dụng. Thủ tướng Lý Khắc Cường còn cho biết, Trung Quốc sẽ thành lập các quỹ đặc biệt để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng trong khuôn khổ Quỹ Đặc biệt LMC, đồng thời tiếp tục cung cấp các tài liệu và hỗ trợ kỹ thuật chống dịch cho các nước vùng Mekong trong khả năng của Trung Quốc.
Không dễ mà tách ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong cuộc điện đàm ngày 29/9/2020 giữa Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp 75 năm Quốc khánh Việt Nam, 71 năm Quốc khánh Trung Quốc và trong năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “ trong 70 năm qua, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính”.
Trong tình “hữu nghị” đó, nếu vaccine COVID-19 của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn quốc tế và giá cả phải chăng, vừa túi tiền của người Việt Nam thì tại sao không mua? Còn có thoát ra được ảnh hưởng của chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc hay không lại là bản lĩnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong nhiệm kỳ đại hội 13.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/danger-behind-china-s-vaccine-diplomacy-10142020105630.html
Lại có thêm bằng chứng
về sự khuất tất của Bắc Kinh trong dịch Covid
Lục Du
Một loạt tài liệu bị rò rỉ cho thấy từ trước khi Bắc Kinh công bố dịch viêm phổi Vũ Hán nhiều tháng đã có những người có triệu chứng Covid nhập viện. Điều này đặt ra câu hỏi về thời điểm chính xác nCoV bắt đầu lây lan ở thành phố Vũ Hán, theo Epoch Times.
Ít nhất một người có các triệu chứng giống với bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị vào tháng 9/2019, theo dữ liệu bệnh viện mà Epoch Times tiếp cận được từ một nguồn đáng tin cậy có quyền truy cập vào
các tài liệu của chính phủ. Ngoài ra còn có hàng chục người khác có cùng triệu chứng đã phải nhập viện trong tháng sau đó.
Các bệnh viện ở Vũ Hán cũng báo cáo một số trường hợp tử vong vào tháng 10/2019 do viêm phổi nặng, nhiễm trùng phổi và các triệu chứng khác tương tự như bệnh nhân COVID-19.
Ủy ban y tế của thành phố Vũ Hán chỉ thông báo công khai sự bùng phát của một dạng viêm phổi mới vào ngày 31/12/2019 — sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng và đồng nghiệp đưa ra cảnh báo trên mạng xã hội về một loại virus giống Sars.
Trong một bức thư đề ngày 19/2/2020 mà Epoch Times tiếp cận được, một nhóm điều tra quốc gia do chính quyền trung ương thành lập tuyên bố rằng họ muốn theo dõi sớm các trường hợp mắc bệnh.
Họ đã yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp dữ liệu từ tất cả các cơ sở y tế ở Vũ Hán trong khoảng thời gian từ ngày 1/10 đến ngày 10/12/2019, bao gồm thông tin về những bệnh nhân đã đến khám tại các phòng khám ở khu vực lân cận Chợ Hải sản Hoa Nam, khu chợ mà họ tin Covid phát sinh; cùng thông tin chi tiết về 10 trường hợp nghi ngờ sớm nhất tại mỗi cơ quan y tế được xếp hạng từ bậc hai trở lên (bậc ba là mức cao nhất); và những ca tử vong do viêm phổi với các triệu chứng giống COVID-19.
Bức thư nói rằng 9 bệnh viện, nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất trong thành phố, là chìa khóa cho cuộc điều tra.
Epoch Times đã tiếp cận được một phần hồ sơ của các phần phúc đáp câu hỏi từ 11 bệnh viện ở Vũ Hán.
Mặc dù vậy, bất chấp dữ liệu thu thập được, lực lượng đặc nhiệm kiểm soát ổ dịch Vũ Hán nói với truyền thông vào ngày 26/2 rằng bệnh nhân được ghi nhận sớm nhất là một người họ Chen, nhiễm bệnh vào ngày 8/12/2019.
Đối với một số nhà phê bình, cuộc điều tra nguồn nguyên lai của dịch Covid mà chính quyền Trung Quốc thực hiện có vẻ được triển khai trong một phạm vi khá hẹp và đến quá muộn.
“Để một căn bệnh về đường hô hấp bùng phát trong khu vực như vậy, tại sao họ lại không truy tìm tất cả các bệnh viện khác?”, Sean Lin, cựu giám đốc phòng thí nghiệm của nhánh bệnh virus tại Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed, nói với The Epoch Times.
“Điều này đúng ra phải được thực hiện từ lâu”, ông nói, và gọi cuộc điều tra bị chính quyền Trung Quốc trì hoãn là “nực cười”.
Sự thiếu minh bạch của chính quyền Trung Quốc đối với dịch viêm phổi Vũ Hán đã bị cộng đồng thế giới chỉ trích nặng nề. Họ liên tục từ chối cho phép các chuyên gia từ Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến tìm hiểu về sự bùng phát dịch ở nước này.
Ông Trump dành được danh hiệu đặc biệt
và sự biết ơn từ người dân Trung Quốc
Phụng Minh
Bởi ông đã làm việc hiệu quả hơn nhiều so với cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc.
Sau khi tin tức về lệnh cấm các thành viên đảng chính trị toàn trị xin nhập cư được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) công bố vào ngày 2/10, số lượng người thoái đảng đã tăng vọt trên toàn thế giới, theo Vision Times.
Cách đây vài ngày, phóng viên của Vision Times đã gọi điện phỏng vấn một số công dân Trung Quốc đại lục để hỏi họ quan điểm về vấn đề này. Nhiều người đồng ý rằng các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên bị cấm nhập cư, một số nói rằng hiện tại trong xã hội Trung Quốc đã đặt cho ông Trump một chức danh rất đặc biệt – thư ký chống tham nhũng chân chính.
Ông Bàng, một công dân của vùng Đông Bắc, Trung Quốc nói: “Tất nhiên, Hoa Kỳ cấm đảng viên nhập cư, điều đó tốt cho đất nước và tài sản của nhân dân. Họ, những đảng viên và cán bộ, hẳn là ở phương diện tham nhũng vì thế sẽ bớt phóng túng hơn, vì việc chuyển tiền và những thứ khác là không thể. Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận họ”.
Anh Ngô, một công dân tỉnh Thiểm Tây, nói: “Rất tán thành! Quan chức trong nước này bắt nạt dân chúng, đem tài sản chuyển ra bên ngoài. Lần này có thể để những người đó trở về địa ngục, mọi người cùng cảm thụ thời gian này. Tôi rất ủng hộ cách làm của Trump, đúng là ‘hỷ đại phổ bôn’ (niềm vui lớn phải đem kể cho nhiều người khác cùng nghe)“.
Ông Chu, một công dân Bắc Kinh, vui mừng nói: “Hoa Kỳ vậy là làm đúng rồi. Các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ sau khi tham nhũng đã mang hết tiền sang Hoa Kỳ. Chính sách kiểu này rất tốt!… Hầu hết mọi người đều hô hào rằng ĐCSTQ là tốt, nhưng họ không biết tốt như thế nào!“
Khi được hỏi tại sao nhiều người không biết ĐCSTQ tốt đến mức nào, nhưng cứ muốn hô lên ĐCSTQ là tốt, ông Chu trả lời: “Chà, nó đang tẩy não. Chương trình truyền hình phát sóng liên tục của Trung Quốc tẩy não người dân mỗi ngày, bạn có nghĩ vậy không? Tôi không bao giờ xem nó“.
Anh Cố, một công dân Quảng Đông cười nói: “Thực ra cái đảng không ra đảng kia đều là đang lừa dối nhân dân. Những người này tham gia vào đảng để thăng quan tiến chức. Tôi theo chân họ thảo luận, tôi nói điều lệ đảng viết thế nào thì họ đều không biết! Tôi đã nói là muốn gia nhập đảng, phải xem bạn biết điều lệ đảng như thế nào? Xem có đủ trình độ không? Họ không trả lời được. Tôi đã hỏi những người có chức quyền, làm quan lớn, kỳ thực trong lòng họ đều hiểu rằng mục đích chính yếu vẫn là vì miếng cơm, đây là điều quan trọng nhất. Họ đều biết nói cái đảng kia vô nhân đạo, anh xem ai còn tin nó đây? Nhưng không làm thế thì làm cách nào để kiếm tiền?“
Ông Cổ cũng nói với các phóng viên rằng bây giờ người dân đại lục đang lan truyền rằng ông Trump chính là “thư ký chống tham nhũng chân chính” và rằng Trung Quốc phụ thuộc vào Trump để giúp chống tham nhũng, và “tất cả chúng tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ chống tham nhũng“.
Trong cuộc phỏng vấn, phóng viên hỏi về quan điểm của người dân Trung Quốc về phong trào “tam thoái” (ra khỏi ĐCSTQ, Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong) toàn cầu hiện nay, nhiều người nói rằng họ đồng ý với việc rút khỏi ĐCSTQ, nhưng cho rằng việc rút khỏi các tổ chức như Đoàn Thanh niên Cộng sản và Thiếu niên Tiền phong không có mấy ý nghĩa. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên của Vision Times đã phỏng vấn Tần Bằng, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự trên các phương tiện truyền thông tiếng Trung và tiếng Anh tại Hoa Kỳ.
Trần Bằng trả lời: “Thông báo công khai của USCIS vào ngày 2/10 cho biết rằng tư cách thành viên của các đảng chính trị toàn trị hoặc các tổ chức liên kết của nó sẽ không được chấp nhận khi nhập cư. Nếu các văn bản pháp lý này được thực thi nghiêm túc, nó tất nhiên sẽ bao gồm các thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền Phong. Đồng thời nó cũng bao gồm những người trong các tổ chức ngoại vi như Tổ chức Mặt trận Thống nhất, Hiệp hội Hữu nghị Nhân dân Mỹ-Trung và Hiệp hội Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc được ông Pompeo đề cập trong bài phát biểu của mình. Nó không phải là thành viên của ĐCSTQ, nhưng nó cũng được xếp là các tổ chức ngoại vi, nên tuyên bố rút khỏi các tổ chức này là đúng“.
Trung Quốc và Nga
được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
Mai Vân
Nga và Trung Quốc vào hôm qua 13/10/2020, đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bầu làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ ba năm. Điểm đáng nói là sự kiện Ả Rập Xê -Út thất bại trong nỗ lực giành một ghế trong cơ chế này.
Trong cuộc bầu bổ sung 15 thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, một cơ chế bao gồm tổng cộng 47 thành viên, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với 193 thành viên đã bầu chọn Nga, Trung Quốc, cùng với các nước như Côte d’Ivoire, Gabon, Malawi, Cuba, Bolivia, Uzbekistan, Pháp, Anh, và tái tín nhiệm 5 nước Senegal, Nepal, Pakistan, Ukraina và Mêhicô nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.
Theo ghi nhận của hãng Reuters, sự kiện đáng chú ý nhất trong cuộc bầu vào hôm qua là Ả Rập Xê Út chỉ được được 90 phiều ủng hộ nên đã không được bầu làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền trong nhiệm kỳ mới.
Quốc gia Ả Rập này trong thời gian qua đã bị chỉ trích dữ dội về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi cũng như các vi phạm nhân quyền khác. Trong một tin nhắn Twitter, ông Bruno Stagno, phó giám đốc điều hành của tổ chức nhân quyền HRW, cho rằng “Hội Đồng Nhân Quyền đã gửi một lời phê phán ngoạn mục tới Ả Rập Xê-Út của thái tử Mohammed bin Salman”.
Sự kiện đáng chú ý thứ hai là trong cuộc bỏ phiếu kín, dù được bầu, nhưng Trung Quốc chỉ giành được 139 phiếu, giảm đáng kể so với 180 phiếu mà Bắc Kinh thu được lần trước, vào năm 2016. Trên mạng Twitter, ông Louis Charbonneau, đại diện tổ chức HRW tại Liên Hiệp Quốc nhận định: “Điều đó cho thấy ngày càng nhiều quốc gia khó chịu trước tình trạng thảm hại của Trung Quốc về mặt tôn trọng các quyền tự do”.
Về việc các nước như Trung Quốc, Cuba, Nga được bầu, trong một thông cáo, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lấy làm tiếc rằng “Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc một lần nữa lại bầu cho các quốc gia có hồ sơ nhân quyền thảm hại”. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2018.
Trung Quốc vào Hội Đồng Nhân Quyền:
LHQ chọn kẻ đốt nhà đi chữa cháy
Tú Anh
Chuyện ngược đời trong quan hệ quốc tế. Dù không có một chính sách nào nhân đạo với người dân trong nước, một số chế độ phản dân chủ lại được chiếc ghế thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự kiện Nga và nhất là Trung Quốc được tái đắc cử trong cuộc bầu phiếu hôm 13/10/2020 được hiểu như thế nào ?
Cho kẻ đốt nhà đi chữa cháy
« Bầu những chế độ độc tài này như là những thẩm phán của Liên Hiệp Quốc vì nhân quyền thì không khác gì cho một băng đảng đốt nhà gia nhập lực lượng cứu hỏa ». Trên đây là bình luận đầy phẫn nộ của Hillel Neuer, người điều hành hiệp hội UN Watch, một tổ chức phi chính phủ đặc trách theo dõi việc tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc về nhân quyền của các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Đúng như tiên liệu và bất chấp các chiến dịch khuyến cáo, Nga, Cuba, Trung Quốc… được tái tín nhiệm thêm ba năm nữa. Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 2006, với 47 thành viên, nhiệm kỳ ba năm và bầu lại một phần ba mỗi ba năm, với sứ mệnh phát huy và bảo vệ nhân quyền, từ nay bị các chế độ độc tài bắt làm con tin.
Sự kiện Trung Quốc được bầu lại là bằng chứng cụ thể nhất : Đàn áp thẳng tay ở Tân Cương và Tây Tạng, chế độ Bắc Kinh vẫn được tái đắc cử thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho dù mất nhiều phiếu.
Chính quyền Matxcơva hay La Habana không tốt đẹp gì, nhưng trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, chia theo từng khu vực, Nga và Cuba không có đối thủ.
Trái lại, Trung Quốc nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với 4 ghế phải đua chen ráo riết. Thế nhưng, qua chiến thuật vận động sau hậu trường, theo hướng đôi bên cùng có lợi, theo báo Pháp Le Figaro, Trung Quốc đã tạo được một liên minh gồm các chế độ mà phúc lợi của người dân không phải là mục tiêu đi tới, và cô lập, loại trừ mọi đối thủ khác.
Chính sách cài người và cùng hội cùng thuyền
Từ năm 2014, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị cho các quan chức cao cấp tranh các chức vụ điều hành ở các tổ chức quốc tế để lèo lái theo chính sách của Trung Quốc. Thứ trưởng công an Mạnh Hoành Vĩ làm chủ tịch cảnh sát quốc tế Interpol ở Lyon, rồi bị « mất tích » tại Bắc Kinh, có lẽ vì không tuân thủ lệnh này.
Nhờ có tay trong nên Trung Quốc mới đạt được yêu cầu trục xuất Đài Loan ra khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Đến tháng 04/2020, Trung Quốc thành công đưa người của họ (đại sứ Tương Đoan – Jiang Duan) vào ban chấp hành Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, chỉ có 5 người, đặc trách tuyển chọn nhân sự đi điều tra các vụ vi phạm nhân quyền đó đây trên thế giới.
Thấy được âm mưu làm thay đổi giá trị phổ quát của nhân quyền và phương châm hành động của định chế nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc và Nga, chính quyền Washington rút lui và đang xây dựng một dự án mới, nhưng không được các tổ chức phi chính phủ ủng hộ vì nhãn quan của Mỹ đặt trên giá trị tôn giáo.
Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc phớt lờ nhưng Trung Quốc phải trả giá
UN Watch đã kêu gọi thẳng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guteres và Cao ủy Nhân quyền Michèle Bachelet về trường hợp của Trung Quốc.
Khi được nhật báo Pháp La Croix đặt câu hỏi, bà Michèle Bachelet viện lý do là « trong Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc có nước dân chủ nhiều có nước không. Điều quan trọng là phải có tất cả cùng tham gia làm việc chung ».
Tuy nhiên, cho dù Trung Quốc có thủ đoạn đến đâu, thực tế đang làm cho chế độ Tập Cận Bình mất uy tín. Trong cuộc bầu cử ngày hôm qua, Trung Quốc được 139 phiều ủng hộ nhưng mất đến 41 phiếu so với lần bầu vào năm 2016. Ngay những nước có tiếng ít quan tâm đến nhân quyền như Pakistan và Ouzbekistan mà còn hơn Trung Quốc đến 30 phiếu.
Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, Covid-19 là những thất bại lớn của Bắc Kinh.
Vào ngày 05/10/2020, một tuyên bố tố cáo Trung Quốc đàn áp nhân quyền ở Tân Cương do Đức đề xuất được 39 nước ủng hộ, thêm 16 nước so với sự kiện tương tự một năm trước. Theo nhận định của Louis Charbonneau, điều hành tổ chức Human Rights Watch tại Liên Hiệp Quốc : Ngày càng có nhiều nước cảm thấy « bất an » trước tình trạng nhân quyền của Trung Quốc.
‘Đại nhảy vọt’ mới của Trung Quốc:
‘Nỗ lực toàn quốc’ vào ngành công nghiệp bán dẫn
Bình luậnĐức Duy
Ngành công nghiệp bán dẫn của Bắc Kinh đang được thúc đẩy bởi kế hoạch trị giá hàng tỷ USD của chính phủ nhằm chống lại áp lực ngày càng tăng từ Mỹ. Điều đó đang thu hút các công ty “đổ xô” vào ngành này, kể cả những “tay nghiệp dư”.
Hơn 13.000 doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký làm công ty bán dẫn trong 9 tháng đầu năm nay, theo dữ liệu từ Qichacha, một nhà cung cấp thông tin về các công ty Trung Quốc.
Con số này cao gấp đôi so với mức trung bình hàng tháng của năm ngoái, với lượng đăng ký tăng hơn 30% chỉ trong tháng 9. Nhiều công ty tham gia vào ngành này đến từ các lĩnh vực như phụ tùng ô tô hoặc thủy sản, và không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán dẫn.
‘Đại nhảy vọt’ về chất bán dẫn?
Bắc Kinh dự kiến sẽ tăng mạnh hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp chip như một phần của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, sẽ được công bố vào cuối tháng 10/2020, để đáp lại những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ.
Một số phương tiện truyền thông nhà nước đã gọi sự thúc đẩy này là “Đại nhảy vọt về chất bán dẫn”.
Năm 1958, Mao Trạch Động đã áp dụng kế hoạch gọi là “Đại nhảy vọt” nhằm biến đổi nhanh nền kinh tế Trung Quốc từ nông nghiệp lạc hậu tới công nghiệp hiện đại, nhưng chiến dịch thất bại đã dẫn tới mất mùa, khiến nạn đói lớn xảy ra làm chết khoảng 20 đến 46 triệu người trong thời gian 1958 và 1962.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết đầu tư 1,4 tỷ USD trong sáu năm đến năm 2025 để xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao từ mạng di động đến trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc vội vã sản xuất chip, liệu có đỡ nỗi ‘cú đấm thép’ của Washington?
Số doanh nghiệp đăng ký công ty thiết bị bán dẫn
Douglas Fuller, giáo sư tại Đại học City ở Hong Kong và là chuyên gia về chính sách công nghiệp của Trung Quốc trong lĩnh vực chip, cho biết làn sóng những người mới tham gia vào ngành được thúc đẩy bởi “trợ cấp hoặc hy vọng được trợ cấp nhiều hơn nữa”.
Giáo sư Fuller cho biết thêm rằng luôn luôn có những “làn sóng hoạt động” của nhà nước trong ngành này, nhưng sự việc các công ty bên ngoài lĩnh vực này nhảy vào là một sự khác biệt so với trước đây.
Trung Quốc nhập khẩu hơn 300 tỷ USD chất bán dẫn mỗi năm, cao hơn bất kỳ sản phẩm nào khác kể cả dầu. Động thái mới nhất này một phần là để đáp lại những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm siết chặt lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc.
Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Huawei, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc và gần đây là đối với Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Quốc tế - SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất của nước này.
Trong vòng một năm, Washington đã sửa đổi các quy tắc kiểm soát xuất khẩu ba lần để nhắm vào Huawei – những thay đổi đã ảnh hưởng đến cả các nhà cung cấp Hoa Kỳ và không phải Hoa Kỳ của Huawei.
Các nhà cung cấp hiện đang thận trọng trước “cánh tay dài của luật pháp Mỹ”. Và trong hai năm qua, chính quyền Trump đã tăng tốc nỗ lực đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen gọi là Danh sách thực thể, bổ sung thêm khoảng 70 công ty và tổ chức cho đến nay trong năm 2020.
Alex Capri, một nhà nghiên cứu tại Quỹ Hinrich có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Washington đã vũ khí hóa các chuỗi cung ứng ví dụ như công nghệ bán dẫn để làm chậm lại tham vọng công nghệ của Trung Quốc”.
Những ‘tay’ nghiệp dư
Hồ sơ công khai cho thấy các công ty Trung Quốc không có kinh nghiệm về chất bán dẫn đang chuyển sang lĩnh vực này.
Shanghai Xinpeng Industry Co, một nhà sản xuất phụ tùng ô tô, đã đăng ký là nhà sản xuất chất bán dẫn vào tháng 7/2020. Kể từ cuối năm ngoái, công ty này đã đầu tư hơn 400 triệu Rmb (59 triệu USD) vào các nhà máy bán dẫn ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Thiên Tân và Phật Sơn.
Dalian Morningstar Network Technology Co (DMNT), một nhà sản xuất thủy sản chuyển thành công ty trò chơi trực tuyến, cho biết vào tháng 5 /2020 họ dự định trả 230 triệu Rmb (34,5 triệu USD) cho 51% cổ phần của một tập đoàn bán dẫn đang thua lỗ có trụ sở tại Thượng Hải.
DMNT đã lỗ 1 tỷ Rmb (150 triệu USD) vào năm ngoái nhưng cổ phiếu của công ty niêm yết tại Thâm Quyến đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi công bố đầu tư vào chất bán dẫn tại Thượng Hải. Một quan chức của công ty cho biết: “Hoạt động kinh doanh trò chơi của chúng tôi đang suy yếu. Chất bán dẫn có một tương lai tốt hơn.”
Một ‘nỗ lực toàn quốc’
Trong khi Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để cố gắng tạo ra ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình trong 40 năm qua, quy mô của sự thúc đẩy mới nhất này – và những lời hùng biện xung quanh nó – là chưa từng có.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là một “nỗ lực toàn quốc”, cụm từ trước đây được dành cho các nhiệm vụ như Thế vận hội Bắc Kinh 2008 và cuộc chiến chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Bai Chunli, Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc, nói với các phóng viên hồi tháng trước rằng Trung Quốc cần đầu tư nhiều hơn vào thiết bị bán dẫn tiên tiến và thiết bị sản xuất vi mạch tích hợp để tránh bị Mỹ “bóp nghẹt” về mặt công nghệ.
Mặc dù đã có những cảnh báo công khai ở Trung Quốc về việc đổ xô mù quáng vào ngành sản xuất chip, nhưng nhiều người lại coi thường rủi ro. Liệu một “Đại nhảy vọt” mới có dẫn đến hậu quả kinh hoàng như năm xưa?
Đức Duy
Hàng trăm tỷ USD đầu tư 5G của Trung Quốc
có thể là ‘công dã tràng’
Bình luậnTrần Đức
Công nghệ 5G hiện tại của Trung Quốc còn rất non nớt, hàng trăm tỷ USD đầu tư đã được triển khai và chi phí vận hành cực kỳ cao; trong khi 73% người Trung Quốc được hỏi trả lời rằng không cần mua điện thoại 5G. Trong khi Hoa Kỳ đã triển khai Vệ tinh Mạng, Trung Quốc có lẽ đã chậm chân…
Được gắn trên các mái nhà, cột điện và đèn đường khắp Trung Quốc kể từ năm ngoái là hàng trăm nghìn tháp không dây công nghệ cao cho 5G, một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy tham vọng dẫn đầu công nghệ mới của nước này. Tuy nhiên, nhiều cái trong số các thiết bị này chỉ hoạt động trong nửa ngày.
China Unicom, một trong ba nhà khai thác viễn thông, đã thông báo vào tháng 8/2020 rằng chi nhánh Lạc Dương của họ ở tỉnh Hà Nam sẽ tự động chuyển các trạm phát 5G sang “chế độ ngủ”, từ 9 giờ tối đến 9 giờ sáng, vì có ít người sử dụng chúng. Hai nhà mạng khác đã nhanh chóng làm theo và kể từ đó đã áp dụng các chính sách tương tự tại các thành phố khác trên toàn quốc.
“Tắt các trạm gốc không phải là tắt thủ công mà là sự điều chỉnh tự động được thực hiện vào một thời điểm nhất định”, Wang Xiaochu, chủ tịch China Unicom, cho biết tại hội nghị giữa năm của công ty.
5G là một trong những khoản đầu tư công nghệ lớn nhất trong lịch sử gần đây của Trung Quốc. Được quảng cáo là bước tiến lớn tiếp theo trong truyền thông kỹ thuật số, công nghệ mạng di động thế hệ thứ 5 được cho là sẽ thay đổi thế giới và thúc đẩy một cuộc cách mạng kỹ thuật số mới.
Trung Quốc đã chính thức ra mắt mạng 5G thương mại vào tháng 9/2019 với hứa hẹn mang đến tốc độ kỹ thuật số chưa từng có để hỗ trợ các ứng dụng mới như lái xe tự động. Hơn một năm sau, thị trường
5G lớn nhất hiện đang phải đối mặt với những lời phàn nàn rộng rãi về tốc độ mạng và chi phí triển khai tăng vọt.
Tín hiệu đang ‘chạm tường’
Để xử lý nhiều dữ liệu ở tốc độ cao hơn, mạng 5G sử dụng tần số cao hơn các mạng hiện tại. Tuy nhiên, các tín hiệu truyền đi khoảng cách ngắn hơn và gặp nhiều nhiễu hơn.
“5G sử dụng tín hiệu tần số siêu cao, cao hơn khoảng 2-3 lần so với tần số tín hiệu 4G hiện có, do đó, vùng phủ sóng của tín hiệu sẽ bị hạn chế”, Wang Xiaofei, một chuyên gia truyền thông tại Đại học Thiên Tân, nói với Tân Hoa xã, khi viễn thông nhà nước của đất nước bắt đầu cung cấp mạng 5G cho công chúng.
Wang cho biết do bán kính phủ sóng của trạm cơ sở chỉ khoảng 100 mét đến 300 mét, Trung Quốc phải xây dựng các trạm cách nhau 200 đến 300 mét trong các khu vực đô thị. Do sự thâm nhập của tín hiệu 5G quá yếu, ngay cả các trạm trong nhà cũng sẽ phải được xây dựng trong các tòa nhà văn phòng, khu dân cư và khu thương mại được phân bổ đông đúc.
Và để đạt được phạm vi phủ sóng như 4G hiện có, các nhà mạng cuối cùng cần phải lắp đặt tới 10 triệu trạm trên khắp đất nước, theo một báo cáo của Tân Hoa xã.
“Trong ba năm tới, bắt đầu từ năm nay, có thể cần 1 triệu trạm gốc 5G được xây dựng mỗi năm”, Xiang Ligang, Tổng giám đốc của Liên minh Tiêu thụ Thông tin, một hiệp hội ngành viễn thông, nói với báo chí nhà nước vào năm ngoái.
Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc chỉ xây dựng 257.000 trạm gốc 5G mới. Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT), tổng số trạm được lắp đặt trên toàn Trung Quốc cho đến nay chỉ vào khoảng 410.000 trạm vào cuối tháng 6/2020.
Lợi ích nhỏ, chi phí to?
Chi phí năng lượng cần thiết để cấp nguồn cho 5G đã được chứng minh là một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với các công ty viễn thông Trung Quốc.
Soumya Sen, phó giáo sư khoa học thông tin tại Đại học Minnesota, nói với VOA trong một email: “Thiết bị trạm gốc 5G tiêu thụ năng lượng gấp ba lần so với 4G do cách thức hoạt động của công nghệ. 5G sử dụng nhiều ăng-ten để tận dụng tín hiệu phản xạ từ các tòa nhà nhằm tăng cường độ mạnh mẽ của kênh và thông lượng”.
Nếu 5G đạt được mức độ phủ sóng như mạng 4G, hóa đơn tiền điện hàng năm của trạm gốc sẽ đạt 29 tỷ USD, theo báo cáo của China Post & Telecommunications News, một hãng truyền thông trực thuộc MIIT. Số tiền đó gấp khoảng 10 lần lợi nhuận năm 2019 của China Telecom, một trong ba công ty viễn thông nhà nước ở Trung Quốc.
Trong những ngày đầu, đã có những nỗ lực để làm cho 5G tiết kiệm điện hơn so với những mạng trước đó, nhưng tham vọng đã nhanh chóng bị dập tắt khi thực tế chứng minh điều ngược lại.
Hai tháng sau khi chính thức triển khai dịch vụ 5G, một giám đốc điều hành hàng đầu của một nhà mạng Trung Quốc thừa nhận rằng các nhà khai thác đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc giảm tiêu thụ điện năng và chi phí 5G. Phát biểu tại hội thảo GSMA ở Bắc Kinh tuần trước, Li Zhengmao, phó chủ tịch điều hành của China Mobile đã kêu gọi chính phủ trợ cấp chi phí điện cho các hãng viễn thông.
Li Yizhong, cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin cho biết vào đầu năm nay trong một diễn đàn, tổng đầu tư có thể lên tới 220 tỷ USD trong vài năm tới.
Một cựu quan chức khác đã cảnh báo trong một bài phát biểu gần đây rằng việc thúc đẩy 5G của Trung Quốc có thể trở thành một khoản đầu tư thất bại.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Lou cho biết: “Công nghệ 5G hiện tại còn rất non nớt, hàng trăm tỷ USD đầu tư đã được triển khai và chi phí vận hành cực kỳ cao, không thể tìm ra kịch bản ứng dụng nào và rất khó hấp thụ chi phí trong tương lai”.
Sách trắng có tiêu đề “Báo cáo kinh tế 5G Trung Quốc năm 2020″ do Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc phát hành cho biết: “Rất khó để người tiêu dùng bình thường và người dùng trong ngành nhìn thấy lợi ích lâu dài của 5G”.
Dựa trên một cuộc khảo sát gần đây về người tiêu dùng Trung Quốc; 73,3% số người được hỏi cho biết họ tin rằng công chúng không cần mua điện thoại di động 5G vì không có nhu cầu. Nghiên cứu được công bố vào tháng trước bởi iiMedia, một nhóm nghiên cứu thị trường.
Với tất cả những kỳ vọng và sự đầu tư, nhu cầu về 5G thực sự bị “phóng đại” và dù sao thì nó cũng không phải là thứ mà xã hội cần, theo người lãnh đạo một công ty thống trị công nghệ.
“Thực tế, xã hội loài người không có nhu cầu cấp thiết về 5G”, Ren Zhengfei, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Huawei cho biết. “Những gì mọi người cần bây giờ là băng thông rộng, trong khi nội dung chính của 5G không phải là băng thông rộng”.
Vệ tinh mạng ‘đánh bại’ 5G
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang với sự quyết liệt của cuộc chiến công nghệ, trong khi Trung Quốc cố gắng thao túng thế giới với “gián điệp mạng” 5G của Huawei, thì Hoa Kỳ lập đỉnh cao mới với “Vệ tinh Mạng” Starlink.
Lợi thế 5G mà Trung Quốc đang có sẽ trở lên lỗi thời. Vào ngày 11/11/2019, một tên lửa SpaceX Falcon 9 của Hoa Kỳ đã được phóng khỏi Trạm Không quân Cape Canaveral, mang theo 60 vệ tinh Starlink tại Cape Canaveral, Florida. Dự án Starlink nhằm mục đích đưa hàng ngàn vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất thấp, để cung cấp truy cập Internet băng thông rộng cho Hoa Kỳ.
Ông Elon Musk – nhà sáng lập SpaceX cho biết họ sẽ mất khoảng 400 vệ tinh để thiết lập vùng phủ sóng Internet “nhỏ” và 800 vệ tinh để phủ sóng “vừa phải” hoặc “hoạt động đáng kể”. Trước mắt, mục tiêu chủ yếu của SpaceX là triển khai gần 1.600 vệ tinh khoảng 273 dặm (440 km) cao.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2027, SpaceX sẽ phóng 12.000 vệ tinh lên không trung, đủ để cung cấp dịch vụ Internet khắp toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn 5G từ 10 đến 50 lần, độ trễ thấp và giá cả phải chăng.
Khi ấy, hàng triệu các trạm thu phát sóng BTS, hệ thống dây cáp Internet chạy dưới biển xuyên đại dương, chằng chịt trên mặt đất, dưới lòng sông như hiện tại sẽ trở nên… vô dụng. Internet có thể được sử dụng trên hải đảo, trên biển, trên không trung, thậm chí cả trên sao Hỏa.
Hoá ra, Trung Quốc đã thật sự chậm chân.
Trần Đức
Tập Cận Bình ho nhiều lần khi phát biểu
tại Thâm Quyến, dấy lên đồn đoán sức khỏe
Vũ Dương
Phải chăng ông Tập có vấn đề gì về sức khỏe?!…
Ngày 14/10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến. Trong bài phát biểu dài gần một giờ đồng hồ của mình, ông Tập Cận Bình nói về sự phát triển của Thâm Quyến không thể tách rời khỏi sự lãnh đạo của ĐCSTQ, mô hình kinh tế dựa trên mô thức tuần hoàn nội địa, phát triển khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao. Ngoài kế hoạch “ủng hộ Thâm Quyến bóp nghẹt Hồng Kông” đúng như lời đồn thổi ra, tất cả các chính sách khác đều được cho là “bình cũ rượu mới”.
Biểu hiện của ông Tập Cận Bình trong ngày (14/10) đã được báo chí đưa tin rộng rãi. Nhiều phương tiện truyền thông phát hiện rằng ông Tập Cận Bình đã ho nhiều lần và uống cạn cốc nước trong lúc phát biểu, dấy lên đồn đoán rằng sức khỏe ông không được tốt lắm.
Trang Apple Daily đưa tin, hội nghị theo dự tính sẽ khai mạc lúc 10 giờ sáng, nhưng nó đã bị hoãn lại đến 10 giờ 30 mà không rõ lý do. Ông Tập Cận Bình bắt đầu phát biểu lúc 11:02 và kết thúc lúc 11:52. Ông Tập trong nửa đầu bài phát biểu, tốc độ đọc bản thảo rất chậm, đến nửa sau bài phát biểu, ông phải dừng lại thường xuyên để uống nước, thậm chí nhiều lần ho liên tục.
Mặc dù mỗi lần ông Tập dừng lại, ống kính của đài truyền hình Trung ương (CCTV) quay hướng về phía khán giả dưới sân khấu, nhưng tiếng ho và tiếng cầm cốc của ông Tập vẫn có thể nghe rõ.
Ông Tập Cận Bình đến thành phố Triều Châu và thành phố Sán Đầu vào ngày 12 và ngày 13. Các video trực tuyến cho thấy, ông Tập Cận Bình đứng trên đường phố Triều Châu và phát biểu, những người xung quanh xếp thành vòng tròn nhưng gần như không đeo khẩu trang, mà bản thân ông Tập Cận Bình cũng không đeo khẩu trang.
Trong thời điểm khi dịch bệnh ở Trung Quốc vẫn chưa lắng xuống, hình ảnh này khiến giới quan sát bên ngoài nghi ngờ rằng đây có phải là ĐCSTQ đang cố tình tạo ra hình ảnh chống dịch thành công, và Trung Quốc không có thêm ca bệnh nào, còn những người dân vây quanh cũng bị nghi ngờ là diễn viên quần chúng.
Theo báo cáo, ông Tập Cận Bình khi phát biểu trước đám đông vào ngày 12 thì thấy tinh thần vẫn còn rất tốt, khi ông thị sát đồn trú vào ngày hôm sau (13/10) thì trông khá trầm ổn và nghiêm túc.
Gia đình Tập Cận Bình mâu thuẫn,
bà Bành Lệ Viện xuất hiện hiếm hoi
Vũ Dương
Đây được cho là lần xuất hiện hiếm hoi thứ hai của bà Bành Lệ Viện trong một tháng nay…
Ngày 12/10, trong khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đang có chuyến thị sát thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện bất ngờ đã phát biểu chúc mừng Giải Giáo dục trẻ em gái và phụ nữ lần thứ 5 của UNESCO qua đường truyền video, theo Vision Times.
Theo truyền thông Trung Quốc, bà Bành Lệ Viện – Đại sứ thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã gửi thông điệp chúc mừng tới Giải thưởng Giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ lần thứ 5 của UNESCO qua video.
Đệ nhất phu nhân Trung Quốc tuyên bố rằng do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, 1,5 tỷ học sinh trên khắp thế giới buộc phải tạm gác lại việc học, chúng ta phải cố gắng hết sức để giúp các nữ sinh tiếp tục đến lớp…
Đây là lần xuất hiện hiếm hoi thứ hai của bà Bành Lệ Viện trong một tháng. Ngày 16/9, bà xuất hiện để tham gia Hội nghị truyền hình Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu ở Bắc Kinh về chủ đề xóa đói giảm nghèo và vai trò của người phụ nữ.
Cuộc chiến xóa đói giảm nghèo toàn diện được ông Tập Cận Bình đưa ra cách đây 5 năm, theo kế hoạch, ĐCSTQ đề xuất đưa hộ nghèo ở nông thôn thoát nghèo toàn diện vào năm 2020.
Kể từ sau khi bà Bành Lệ Viện đến Ma Cao cùng ông Tập Cận Bình vào cuối năm ngoái để tham gia lễ kỷ niệm 20 năm ngày Ma Cao trả về Trung Quốc, bà đã gần như biến mất trong thời gian 9 tháng, sau đó bà Bành đã không xuất hiện công khai cùng ông Tập nữa. Trên mạng lan truyền thông tin rằng vợ chồng ông Tập Cận Bình đã nảy sinh mâu thuẫn do vấn đề Hồng Kông.
Từ tháng 5 đến tháng 6 năm nay, ĐCSTQ cưỡng chế thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia” lên Hồng Kông, ông Đường Bách Kiều (Tang Baiqiao) – chuyên gia các vấn đề chính trị thời sự Trung Quốc, tiết lộ rằng thư ký của một quan chức cấp cao hàng đầu Trung Quốc đã viết thư nói với ông rằng bà Bành Lệ Viện đã chính thức dọn ra ở riêng khoảng tầm từ tháng 11 đến tháng 12 năm ngoái và từ chối xuất hiện cùng ông Tập. Mẹ của ông Tập cũng đồng tình với cách làm của bà Bành Lệ Viện. Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã nhiều lần tìm đến bà Bành Lệ Viện để giải quyết vấn đề, nhưng không sao tìm được.
Ông Đường phân tích rằng điều này có thể liên quan đến vụ việc ở Hồng Kông. ĐCSTQ tàn bạo trấn áp Hồng Kông dấy lên làn sóng khiển trách mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế, vụ việc này cũng khiến nội bộ gia đình ông Tập nổi sóng gió. Cuối cùng, thỏa thuận nội bộ trong gia đình quyết định rằng bà Bành Lệ Viện không còn xuất hiện với tư cách là Tập phu nhân nữa, mọi chuyện sau này cũng không liên quan gì đến bà nữa.
Theo một cựu quan chức ĐCSTQ sống ở Hồng Kông, có giao thiệp sâu sắc với các quan chức cấp cao của Bắc Kinh, tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng, “Luật An ninh Hồng Kông” ban đầu theo đúng kế hoạch sẽ được thực hiện vào tháng Hai, nhưng bởi dịch bệnh ập đến bất ngờ nên phải tạm gác lại. Bà Bành Lệ Viện có thể ngay từ tháng 11 hoặc tháng 12 năm ngoái đã biết rõ vụ việc, nên đã quyết định sống ly thân với ông Tập.
Ngoài ra, do sự che giấu của chính quyền Bắc Kinh đã khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá thế giới, các quốc gia trên thế giới đến nay vẫn đang truy cứu trách nhiệm với chính quyền Trung Quốc và tỏ ra bất mãn với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì đã không ngừng bao che cho Bắc Kinh. Có kênh truyền thông nước ngoài cho hay, WHO trước đó đã bổ nhiệm bà Bành Lệ Viện làm đại sứ thiện chí. Tuy nhiên, trang web chính thức không đề cập đến mối quan hệ giữa bà Bành và ông Tập mà chỉ gọi bà là ca sĩ.
Theo dữ liệu, bà Bành Lệ Viện là nữ ca sĩ giọng cao của Trung Quốc, diễn viên hạng nhất quốc gia, giám đốc Hiệp hội Nhạc sĩ Trung Quốc, phó Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu kinh kịch Trung Quốc. Bà cũng là Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị khóa Tám, khóa Chín và khóa Mười liên tiếp. Năm 2005, bà còn là phó chủ tịch của Liên đoàn Thanh niên Toàn quốc Trung Hoa.
https://www.dkn.tv/the-gioi/gia-dinh-tap-can-binh-mau-thuan-ba-banh-le-vien-xuat-hien-hiem-hoi.html
Chủ tịch Trung Quốc
kêu gọi binh sĩ sẵn sàng chiến đấu
Khi tới thăm một căn cứ quân sự ở tỉnh Quảng Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 13/10 kêu gọi binh sĩ “dồn toàn bộ tâm trí và sức lực vào việc chuẩn bị cho chiến tranh”, CNN đưa tin, dẫn lại Tân Hoa Xã.
Trong cuộc thị sát lực lượng thủy quân lục chiến của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông Tập nói với các binh sĩ rằng họ phải “duy trì trạng thái cảnh giác cao độ” và kêu gọi họ “tuyệt đối trung thành, tuyệt đối trong sáng và tuyệt đối đáng tin cậy”.
Theo CNN, mục đích chính chuyến thăm của ông Tập là có bài phát biểu vào ngày 14/10 nhân 40 năm ngày thành lập Đặc khu Kinh tế Shenzhen năm 1980 để thu hút đầu tư nước ngoài.
South China Morning Post dẫn lời ông Tập nói thêm với các binh sĩ thủy quân lục chiến rằng họ nên gánh vác “trách nhiệm quan trọng” để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, quyền lợi hàng hải cũng như các lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc.
Tờ báo của Hong Kong cho rằng lời kêu gọi này dường như nhắm tới vấn đề Đài Loan và Biển Đông.
Tin cho hay, chuyến thăm trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Eo biển Đài Loan cũng như trên Biển Đông.
Vua Thái chạm trán
người biểu tình ở thủ đô Bangkok
Người biểu tình đòi dân chủ tại Thái Lan đã đối đầu với đoàn xe hộ tống Quốc Vương Maha Vajiralongkorn khi nhà vua đi ngang qua cuộc tuần hành tại Bangkok.
Bị những hàng cảnh sát đẩy lui, người biểu tình giơ cao ba ngón tay, biểu tượng của phong trào phản kháng.
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Hàng ngàn người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ
Họ kêu gọi phải hạn chế bớt quyền của Quốc Vương và đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức.
Các cuộc biểu tình hôm thứ Tư diễn ra sau nhiều tháng leo thang căng thẳng tại nước này.
Quốc vương, người dành phần lớn thời gian ở nước ngoài nhưng đã từ Đức trở về Thái Lan được vài tuần, ngồi cạnh Hoàng hậu Suthida trong chiếc xe chạy qua đám đông; đoàn người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu và giơ cao ba ngón tay.
Biểu tượng này được cho là lấy cảm hứng từ phim Hungers Game, nhằm làm thể hiện sự đoàn kết và bất phục.
Vua và Hoàng hậu đang trên đường tới một sự kiện Phật giáo tại đường Ratchadamnoen Avenue, nơi đang diễn ra các cuộc biểu tình.
Phe ủng hộ Hoàng gia mặc áo phông vàng cũng tổ chức biểu tình tại thủ đô để đối kháng với phe kia; người ta quay được cảnh một số người đã tấn công bạo lực vào những người biểu tình đòi dân chủ. Một số nhân chứng cáo buộc chính quyền đã để cảnh sát cải trang trà trộn vào đoàn người biểu tình bảo hoàng.
Hai bên tập hợp riêng rẽ ở dọc đường Ratchadamnoen Avenue vào chiều hôm thứ Tư, và cảnh sát đã duy trì để hai bên hầu như không va chạm vào nhau.
Phe biểu tình chống chính phủ khoác tay nhau tuần hành và hô vang “Prayuth, hãy ra đi!”, và “Nhân dân muôn năm!”
Người biểu tình không tới được Nhà Chính phủ do bị hàng rào những người có vẻ như ủng hộ hoàng gia mặc áo phông vàng chặn đường. Phe bảo hoàng cũng khoác tay nhau và hô to những lời chửi rủa người biểu tình đòi dân chủ.
“Chúng tôi muốn thể hiện rằng chúng tôi yêu mến Quốc Vương,” Sirilak Kasemsawat, 47 tuổi, nói với hãng tin AFP, và cáo buộc phong trào biểu tình đòi dân chủ là muốn lật đổ Hoàng gia, cáo buộc mà phong trào này luôn bác bỏ.
“Chúng tôi không đòi Hoàng gia phải bị lật đổ, bị lãng quên, hay bị bất kính,” Dear Thatcham, một người biểu tình đòi dân chủ, nói. “Chúng tôi tôi chỉ yêu cầu họ hãy thay đổi cùng chúng tôi. Đất nước chúng ta cần thích nghi với nhiều thứ và Hoàng gia là một trong những vấn đề về cũng cần phải được thích đi,” bà nói.
Phong trào biểu tình do giới sinh viên dẫn đầu, bắt đầu từ hồi tháng Bảy và đang ngày càng mạnh lên, đã trở thành thách thức lớn nhất trong nhiều năm qua đối với giới cầm quyền Thái Lan.
Các cuộc biểu tình cuối tuần rồi tại thủ đô là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ nhiều năm qua, với sự tham dự của nhiều ngàn người, bất chấp lệnh cấm tụ tập của giới chức.
Giới chức nói có 18.000 người đã tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Bảy. Tuy nhiên, có những nguồn khác nêu ra các con số cao hơn.
Nhiều người vẫn tiếp tục biểu tình cho đến tận Chủ Nhật, trước khi bị giải tán.
Những lời kêu gọi của người biểu tình, theo đó đòi cải tổ Hoàng gia, là chủ đề đặc biệt nhạy cảm tại Thái Lan. Ở nước này, việc chỉ trích Hoàng gia là tội có thể bị trừng phạt với mức án tù nhiều năm.
Vì sao có các cuộc biểu tình này?
Thái Lan vốn có lịch sử lâu dài các cuộc biểu tình và bạo loạn chính trị, nhưng làn sóng mới bắt đầu từ hồi tháng Hai năm nay, sau khi tòa án ra lệnh giải thể một đảng đối lập, một đảng phái non trẻ theo đường lối dân chủ.
Đảng Future Forward Party (FFP) đã rất được lòng giới trẻ và các cử tri bỏ phiếu lần đầu.
Đảng này trở thành thế lực chiếm vị trí lớn thứ ba trong Quốc hội sau kỳ bầu cử hồi tháng 3/2019, là kỳ bầu cử mà giới lãnh đạo quân sự cầm quyền đã giành chiến thắng.
Các cuộc biểu tình đã lại trở nên mạnh mẽ vào tháng Sáu, khi nhà hoạt động thiên dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit bị mất tích tại Campuchia, nơi ông đã sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự 2014.
Hiện người ta vẫn không biết ông ở đâu. Người biểu tình cáo buộc chính quyền Thái Lan đã tổ chức bắt cóc ông, điều mà cảnh sát và chính quyền bác bỏ.
Kể từ tháng Bảy, đã có các cuộc biểu tình thường xuyên trên đường phố do giới sinh viên dẫn đầu.
Người biểu tình đòi chính phủ do Thủ tướng Prayuth, người từng là lãnh đạo quân sự và lên nắm quyền sau cuộc đảo chính, phải giải thể.
Họ cũng đòi viết lại Hiến pháp, và đòi giới chức phải chấm dứt việc sách nhiễu những tiếng nói chỉ trích.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54543664
Cảnh sát Thái Lan và người biểu tình ẩu đả
vào đêm trước cuộc biểu tình lớn
Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Vào hôm thứ Ba (13/10), cảnh sát Thái Lan và những người biểu tình ẩu đả ở Bangkok vào đêm trước một cuộc biểu tình lớn chống chính phủ được lên kế hoạch, và cảnh sát cho biết ít nhất bốn người bị bắt giữ.
Rắc rối bùng phát khi hàng trăm người biểu tình tụ tập gần Tượng đài Dân chủ, tâm điểm của ba tháng biểu tình để yêu cầu hiến pháp mới và truất phế Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân đội. Những người biểu tình xô đẩy hàng cảnh sát và một số người ném sơn màu xanh lên các cảnh sát. Trong khi đó, cảnh sát phá dỡ một căn lều do những người biểu tình dựng lên.
Một phát ngôn viên của cảnh sát Thái Lan cho biết một số người có lệnh bắt giữ nổi bật bị giam giữ và họ hiện sẽ phải đối mặt với thủ tục pháp lý. Ông cho biết có “bốn hoặc năm vụ bắt giữ”. Tổ chức Luật sư Nhân quyền Thái Lan cho biết ít nhất 9 người bị bắt và một người bị thương.
Các cuộc biểu tình kể từ giữa tháng 7 gây ra áp lực cao nhất trong nhiều năm đối với chính quyền của Thái Lan, với những người biểu tình cũng kêu gọi cải cách để kiềm chế chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn, từng là một chủ đề cấm kỵ. Hôm thứ Ba là một ngày lễ để đánh dấu bốn năm kể từ ngày thân phụ của nhà vua, Vua Bhumibol Adulyadej, qua đời. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-thai-lan-va-nguoi-bieu-tinh-au-da-vao-dem-truoc-cuoc-bieu-tinh-lon/
Thái Lan: Hai phe chống chính quyền
và phe bảo hoàng cùng biểu tình ở Bangkok
Mai Vân
Những người chống chính phủ Thái Lan và những người bảo hoàng ủng hộ Quốc Vương Maha Vajiralongkorn đã đối mặt nhau ở hai bên đường phố Bangkok vào hôm nay 14/10/2020, trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng sau ba tháng biểu tình.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, tại Đài Tưởng Niệm Dân Chủ ở thủ đô Thái Lan, hàng trăm người đã tập hợp để tiếp tục kêu gọi soạn thảo một Hiến Pháp mới và yêu cầu thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Họ giơ ba ngón tay lên chào nhau, kiểu chào đặc trưng của phong trào phản đối chính quyền
Chỉ cách đó vài chục mét, hàng trăm người thuộc phe bảo hoàng cũng tập trung lại cùng với các thành viên của lực lượng an ninh – tất cả đều mặc màu vàng biểu tượng của hoàng gia – vài giờ trước khi một đoàn xe hoàng gia chạy qua.
Mặc dù chỉ có một cuộc ấu đả nhỏ, vì đám đông hai phe đứng cách xa nhau, nhưng tình trạng đối đầu đã làm dấy lên lo ngại tình hình có thể trở thành hỗn loạn ở một quốc gia đã hứng chịu một thập kỷ bạo lực đường phố giữa những người ủng hộ và những người phản đối chính phủ trước cuộc đảo chính năm 2014.
Buddha Issara, một người lãnh đạo phe bảo hoàng cho biết, những người biểu tình có thể yêu cầu dân chủ, nhưng không được đòi cải cách chế độ quân chủ, như một số người đã làm. Tuyên bố với các phóng viên, nhân vật này cho rằng “không được đụng vào định chế hoàng gia… Chúng tôi cũng sẽ không chấp nhận bất kỳ tiếng la ó nào hoặc cách chào bằng cách giơ ba hoặc bốn ngón tay khi đoàn xe đi qua.”
Vào hôm qua, trong một động thái thách thức hiếm hoi, người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu chống chính quyền khi đoàn xe của nhà vua đi qua, sau khi 21 nhà đấu tranh bị bắt trong một vụ xô xát với cảnh sát. Theo cảnh sát, những người bị giam giữ sẽ bị buộc tội vi phạm trật tự công cộng.
Các cuộc biểu tình đã trở thành thách thức lớn nhất trong nhiều năm đối với hệ thống cầm quyền do quân đội và hoàng cung thống trị.
Các cuộc biểu tình của phe bảo hoàng tại Thái Lan thường có quy mô nhỏ, so với hàng chục nghìn người đã tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất vào tháng 9. Tuy nhiên, cuộc tập hợp những người này vào hôm nay lớn hơn nhiều.
Prajak Kongkirati, một giáo sư luật tại Đại học Thammasat cho biết: “Giới quyền thế ở Thái Lan đang chơi một trò rất nguy hiểm, huy động lực lượng an ninh Nhà nước và các nhóm cực đoan bảo hoàng để đối đầu với những người biểu tình ủng hộ dân chủ”.
Bangladesh chấp thuận
án tử hình cho tội hiếp dâm
Tin từ Dhaka – Vào hôm thứ hai (12/10), nội các Bangladesh đã phê duyệt án tử hình đối với những tội phạm hiếp dâm, trong bối cảnh các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc sau hàng loạt vụ cưỡng hiếp và tấn công tình dục tập thể.
Theo nhóm nhân quyền Ain-o-Salish Kendra, trong những năm gần đây, tội phạm tình dục ngày một gia tăng tại Bangladesh, với gần 1,000 sự việc được ghi nhận trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 9/2020. Trong đó, hơn 1/5 là các vụ cưỡng hiếp tập thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các hình phạt khắc nghiệt hơn nữa cũng sẽ không đủ để giải quyết tình trạng này, mà các nhà chức trách cần giải quyết ngay các vấn đề mang tính hệ thống trong các phiên tòa xét xử các vụ cưỡng hiếp và tỷ lệ kết án quá thấp.
Trước thực trạng trên, các nhà hoạt động nhân quyền đổ lỗi cho văn hóa không trừng phạt và bảo vệ nghi can của những cá nhân có tầm ảnh hưởng vì lý do chính trị. Nội các Bangladesh đã thông qua đề nghị đưa án tử hình trở thành hình phạt cao nhất đối với tội cưỡng hiếp. Do đó, luật pháp quốc gia này cần được sửa đổi nhanh chóng, và Nội các đã quyết định ban hành một sắc lệnh vào ngày 13/10 với sự chấp thuận của tổng thống.
Gần đây nhất, một số cuộc biểu tình đã diễn ra tại thủ đô Dhaka và các nơi khác, với sự tham gia của hàng trăm phụ nữ và sinh viên, do một đoạn video quay cảnh một nhóm đàn ông lột đồ và tấn công một phụ nữ trong gần nửa giờ ở quận Noakhali, miền đông nam quốc gia này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bangladesh-chap-thuan-an-tu-hinh-cho-toi-hiep-dam/
Đảng cầm quyền Ấn Độ cảnh báo,
‘Thế giới cần quan tâm’ đến hành vi
của Trung Quốc gần đây
Thanh Hải
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với thời báo Epoch Times, Phó Chủ tịch Đảng cầm quyền của Ấn Độ, Đảng Bhartiya Janta (BJP), ông Baijayant Panda cho biết không có logic nào cho hành vi gây hấn gần đây của Trung Quốc với Ấn Độ. Ông nói, thế giới nên quan tâm đến các chương trình nghị sự đặt nền tảng cho cách hành xử hống hách gần đây của Trung Quốc.
“Cách họ đẩy mạnh hành vi gây hấn, và như tôi đã nói, đây không chỉ là về Ấn Độ, bạn đã thấy hành vi hung hăng của họ đối với Đài Loan, đối với Nhật Bản, [và] các hoạt động ở Biển Đông. Và vì vậy nó có vẻ là một mô thức cố hữu và thế giới cần để mắt đến nó”, ông Baijayant Panda chia sẻ, theo nội dung được Epoch Times đăng tải hôm 13/10.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có cảnh giác về mối quan hệ hữu nghị ngày càng tăng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Modi, ông Panda cho biết Trung Quốc đã được biết là sử dụng các chiến thuật gây áp lực như vậy.
Ông nói: “Đúng. Ý tôi là, Tổng thống Trump đã có lập trường rất mạnh mẽ về việc điều chỉnh một số trạng thái bất cân bằng với Trung Quốc, đặc biệt là trạng thái mất cân bằng trong lĩnh vực kinh tế. Đúng vậy, đã có một cuộc chiến trên mặt trận thương mại. Nhưng nếu Trung Quốc làm những điều này để cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ, điều đó sẽ rất đáng tiếc và rất không chính xác.”
Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng lên hồi 15 tháng 6 sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ và một số binh sĩ Trung Quốc chưa rõ danh tính đã thiệt mạng trong một cuộc xung đột tay đôi trên dãy núi Galwan ở Ladakh. Kể từ đó cả hai nước đã gia tăng khí tài và binh lính ở dọc biên giới tranh chấp.
Doanh nghiệp Úc ủng hộ áp chế tài
đối với những thực thể quốc tế
lạm dụng nhân quyền, bao gồm Trung Quốc
Hương Thảo
Các nhóm doanh nghiệp Úc đã ủng hộ lời kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt kiểu Luật Magnitsky nhằm vào các cá nhân quốc tế có liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền, theo The Epoch Times ngày 12/10.
Nhóm Công nghiệp và Hội đồng Xuất khẩu Úc đã đứng ra ủng hộ các luật mới được đề xuất tại một ủy ban quốc hội, dù hiểu rõ các chế tài nhắm vào mục tiêu cá nhân có thể sẽ gây tổn thất cho các doanh nghiệp nội địa.
Bà Dianne Tipping, Chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu Úc (ECA) cho biết:
“Yêu cầu đưa ra các biện pháp trừng phạt nhắm vào mục tiêu cá nhân như một phương tiện để giải quyết vi phạm nhân quyền là một lời nhắc nhở đáng giá rằng, có nhiều vấn đề lớn hơn là việc theo đuổi lợi nhuận”.
“ECA có quan điểm rằng, để doanh nghiệp phát triển bền vững, không chỉ phải xem xét đến lợi nhuận mà còn phải xét đến vấn đề con người và [môi trường] hành tinh của chúng ta. Chúng tôi tin rằng các thành viên và đối tác chiến lược của chúng tôi nói chung cũng có cùng quan điểm như vậy”, bà nói tiếp.
Bà Tipping cho biết chính phủ sẽ cần phải hợp tác với ngành công nghiệp để thảo luận về khả năng trả đũa và các tác động tiềm tàng từ lệnh trừng phạt, và cách thức các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình hiệu quả hơn.
Ủy ban Thường vụ Liên hợp Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại đang tiến hành điều tra xem liệu Úc có nên thực hiện các đạo luật tương tự như Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ hay không.
Đạo luật Magnitsky được đặt theo tên của luật sư Sergei Magnitsky, người đã vạch trần hành vi gian lận thuế lên đến 230 triệu USD của các quan chức Nga. Sau đó, ông đã bị bắt giam, tra tấn và qua đời vào năm 2009 sau một năm trong nhà tù Moscow.
Luật Magnitsky nhắm vào những cá nhân bị phát hiện có liên quan đến vi phạm nhân quyền. Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm việc đóng băng tài sản các quan chức, bên cạnh việc cấm một quan chức và các thành viên gia đình nhập cảnh vào một số quốc gia cụ thể.
Gần đây đã có những lời kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt của Úc đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và đàn áp bạo lực đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.
Bà Louise McGrath, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Úc (AIG), đại diện cho 60.000 doanh nghiệp trong nước, đã ủng hộ việc đưa ra một đạo luật kiểu Magnitsky. Nhưng bà lưu ý rằng đây sẽ là một thách thức đối với các chủ doanh nghiệp trong việc phân biệt xem công ty mình có thuộc sở hữu hoặc sở hữu một phần của một cá nhân hoặc thực thể vi phạm nhân quyền được xác định hay không.
Bà McGrath, người đứng đầu phòng chính sách và phát triển ngành tại AIG, cho biết: “Sẽ phức tạp hơn khi áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào cá nhân riêng lẻ so với nhắm vào quốc gia”.
“Rất khó để xác định quyền sở hữu, đặc biệt khi có những cá nhân có hành vi bất chính. Họ sẽ muốn che giấu sự tham gia của mình, và tôi không chắc một doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc sẽ có đủ nguồn lực để thực sự điều tra”, bà nói thêm.
Bà McGrath cho biết các công ty sẽ dễ dàng điều chỉnh các biện pháp trừng phạt hơn khi chúng được nhắm đến cả một quốc gia, thay vì nhắm vào một cá nhân. Bà nhấn mạnh sự cần thiết của chính phủ liên bang trong việc phổ cập kiến thức cho các chủ doanh nghiệp và người quản lý về rủi ro khi tham gia kinh doanh tại một số khu vực tài phán nhất định.
Nhận xét của bà được đưa ra vào thời điểm chính phủ và doanh nghiệp Úc hiện đang đánh giá lại các mối quan hệ thương mại của họ trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vốn đã bóc trần những điểm yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đã có những lời kêu gọi Úc đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại bên ngoài Trung Quốc, quốc gia hiện chiếm 27,4% tổng lượng thương mại của Úc với thế giới bên ngoài.
Canberra ‘quan ngại sâu sắc’
vụ xử nhà văn Australia ở Trung Quốc
Chính quyền Canberra hôm 14/10 cho biết quan ngại sâu sắc về vụ xử sắp tới đối với nhà văn Australia Yang Hengjun ở Trung Quốc về tội làm gián điệp, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn lời bạn bè của nhà văn này cho biết rằng các luật sư cho blogger 55 tuổi hôm 15/10 sẽ tới thăm ông trong trại giam để thông báo về cáo trạng và bản án mà ông có thể phải nhận.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne nói “không thấy có bằng chứng nào về cáo buộc làm gián điệp” đối với ông Hengjun, đồng thời bày tỏ “thất vọng và quan ngại sâu sắc” về việc Bắc Kinh quyết định truy tố ông.
Hãng tin Reuters cho biết đã tiếp cận Bộ Ngoại giao Trung Quốc để yêu cầu đưa ra bình luận.
Ông Yang bị bắt vào tháng Một năm 2019 sau khi tới sân bay Guangzhou và tới nay chưa được gặp người thân và chỉ được tiếp cận giới hạn với nhóm đại diện pháp lý, theo bà Payne.
0 comments