Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 23/10/2020

Friday, October 23, 2020 5:09:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 23/10/2020

Trump, Biden đối đầu trong cuộc tranh luận cuối cùng

Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, tối ngày 22/10 tranh luận mặt đối mặt lần cuối trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 3/11.

Joe Biden nói rằng biến đổi khí hậu là “mối đe dọa sống còn đối với nhân loại” và với bốn năm Tổng thống Trump nữa, “chúng ta sẽ gặp rắc rối thực sự.”

“Chúng tôi được tất cả các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới bảo rằng chúng ta không còn nhiều thời gian.”

“Chúng tôi đã phạm sai lầm. Mất quá nhiều thời gian để sửa sai,” ông Biden nói khi được hỏi tại sao cử tri nên tin tưởng ông thực hiện được cải cách di trú sau khi các vụ trục xuất cao kỉ lục xảy ra dưới chính quyền Obama.

Trong phần trao đổi về chính sách năng lượng, Tổng thống Trump nói, “Tôi biết nhiều về gió hơn ông. Nó cực kì đắt đỏ. Giết tất cả các loài chim. Rất nhiều vấn đề.”

“Tôi yêu môi trường,” Trump nói khi được hỏi liệu ông có kế hoạch về biến đổi khí hậu hay không.
“Tôi sẽ không hi sinh hàng chục triệu công ăn việc làm vì Hiệp định Paris,” ông nói thêm. Chính quyền Trump đã rút lại các quy định về bảo vệ môi trường ban hành dưới thời Obama.

“Tôi là người ít kì thị chủng tộc nhất trong căn phòng này,” Tổng thống Trump nói.

“Abraham Lincoln này đây là một trong những tổng thống kì thị chủng tộc nhất mà chúng ta từng có trong lịch sử hiện đại,” ông Biden trả lời một cách mỉa mai.

“Nếu tôi nghĩ rằng ông đã làm tốt công việc của ông thì tôi đã không ra tranh cử,” Tổng thống Trump nói với ông Biden. “Tôi tranh cử là tại vì ông.”

Bị hỏi dồn liên tục rằng Mỹ sẽ tìm lại cha mẹ của hơn 500 trẻ em bị chia cắt khỏi gia đình của họ ra sao, Tổng thống Trump ca ngợi “biên giới vững chắc hơn” và bức tường, sau đó tuyên bố rằng ông “đang rất cố gắng” để đoàn tụ họ.

Kristen Welker nói về những người cần tiền từ dự luật cứu trợ COVID-19 bị đình trệ: “Ngài Tổng thống, tại sao ông vẫn chưa cho họ sự giúp đỡ mà họ cần?”

“Bởi vì Nancy Pelosi không muốn phê duyệt nó,” Tổng thống Trump trả lời. “Tôi muốn.”

Ông Biden nói rằng ông sẽ bắt Trung Quốc “tuân theo luật lệ quốc tế” nếu đắc cử.

Sau khi ông Trump nói ông Biden đang “nói về y tế xã hội hóa,” ông Biden gọi ông Trump là “nhầm lẫn nặng.”

“Ông ấy nghĩ rằng ông ấy đang đối đầu với người khác chứ không phải Joe Biden. Tôi đánh bại tất cả những người khác vì tôi không đồng ý với họ.”

“Điều tôi sẽ làm là thông qua Obamacare với một lựa chọn công cộng, nó sẽ trở thành Bidencare,” ông Biden nói khi được hỏi kế hoạch chăm sóc y tế của ông là gì nếu Đạo luật Chăm sóc y tế Giá phải chăng bị Tòa án Tối cao phán quyết là vi hiến.

Tổng thống Trump bênh vực việc xây dựng mối quan hệ với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un: “Có mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo các nước là một điều tốt.”

Ông Biden: “Chúng ta từng có quan hệ tốt với Hitler trước khi hắn xâm lược phần còn lại của Châu Âu.”

Tổng thống Trump: “Tôi vừa cấp 28 tỉ đôla cho nông dân của chúng ta.”

Ông Biden: “Tiền của người đóng thuế.”

“Cái gì?”

“Tiền của người đóng thuế. Không đến từ Trung Quốc.”

Ông Biden nói ông chưa bao giờ “lấy một xu nào từ bất kỳ nguồn nước ngoài nào trong đời tôi” và chỉ ra rằng ông đã công bố hồ sơ khai thuế trong 22 năm. Ông nói với Trump: “Ông chưa công bố hồ sơ khai thuế một năm nào cả. Ông đang giấu cái gì vậy? … Nước ngoài đang trả tiền cho ông rất nhiều.”

Ông Biden nói với Tổng thống Trump: “Hãy công bố hồ sơ khai thuế của ông hoặc ngừng nói về tham nhũng.”

“Tôi lắng nghe tất cả họ, kể cả Anthony”, Tổng thống Trump nói khi được hỏi ông đang lắng nghe ai trong nỗ lực ứng phó COVID-19, sau khi gọi bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia y tế hàng đầu trong nỗ lực này, là “thảm họa” trong tuần này và mô tả một số chuyên gia y tế là “kẻ ngu ngốc.”

Ông Biden nói Tổng thống Trump “không chịu trách nhiệm” về cuộc khủng hoảng virus corona của đất nước.
“Xin lỗi, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm,” ông Trump đáp, “Không phải lỗi của tôi nó lan đến đây. Đó là lỗi của Trung Quốc.”

“Chúng ta đang học cách sống chung với nó,” ông Trump nói về COVID-19. “Chúng ta không có lựa chọn nào khác.”

“Học cách sống chung với nó?” Joe Biden nói. “Thôi đi. Chúng ta đang chết với nó.”

Ông Biden nói về COVID-19: “220.000 người Mỹ đã chết. Nếu các bạn không nghe thấy gì khác mà tôi nói tối nay, hãy nghe điều này … bất cứ ai chịu trách nhiệm về số người chết nhiều như vậy không nên tiếp tục làm tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.”

Tổng thống Trump nói “không đảm bảo” có vắc-xin Covid-19 trong vòng vài tuần, nói ngược lại một tuyên bố trước đây của ông.

Khi được hỏi về phản ứng của mỗi người về tình hình số ca nhiễm Covid-19 bùng phát trở lại ở Mỹ:
“Nó sẽ biến mất,” Tổng thống Trump nói.

“220.000 người Mỹ đã chết,” cựu Phó Tổng thống Joe Biden nói.

Câu hỏi đầu tiên: Ông sẽ lãnh đạo đất nước như thế nào trong giai đoạn tiếp theo của đại dịch?

Cuộc tranh luận bắt đầu với phần giới thiệu của người điều khiển Kristen Welker.

Ủy ban Tranh luận Tổng thống trong cuộc tranh luận này sẽ tắt micro của một bên khi bên kia đang có hai phút để trả lời cho mỗi câu hỏi về 6 vấn đề thời sự do người điều khiển tranh luận Kristen Welker của NBC News đưa ra.

Quy định được ban hành sau cuộc tranh luận đầu tiên vào cuối tháng 9 trong đó cả hai ứng cử viên liên tục ngắt lời nhau, ông Trump nhiều hơn ông Biden. Đó là cuộc đối đầu mà một số chuyên gia chính trị mô tả là cuộc tranh luận tổng thống tệ hại nhất chưa từng có trước đây.

Nếu ông Trump hay ông Biden không ai tìm cách ngắt lời đối phương trong hai phút phát biểu mở đầu, cử tri Mỹ – ít nhất là một số ít còn chưa quyết định lá phiếu của mình – sẽ có được cái nhìn rõ hơn về hướng đi của đất nước khi một trong hai ứng viên tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Sau đó microphone của hai ứng cử viên sẽ được mở lại và tự do tranh luận tiếp theo như kỳ trước có thể lặp lại. Đó là khi ông Trump và ông Biden đưa ra một loạt những lời khiêu khích, nhục mạ và chế nhạo lẫn nhau, với những lời chen vào làm người xem khó theo dõi.

Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, tối ngày 22/10 tranh luận mặt đối mặt lần cuối trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 3/11.

Nhiều chuyện đã thay đổi từ cuộc tranh luận đầu tiên tới cuộc tranh luận cuối cùng hôm nay, 22/10 tại một trường đại học ở thành phố Nashville, bang Tennessee.

Cuộc tranh luận thứ nhì dự trù vào tuần trước bị hủy bỏ sau khi ông Trump bị nhiễm virus corona và nằm bệnh viện 3 đêm.

Việc này đưa đến kết luận đơn phương của Ủy ban là hai ứng cử viên sẽ tranh luận trên mạng, nhưng ông Trump từ chối và cuộc đối đầu lần hai bị hủy.

Quan trọng hơn cả là hàng triệu người Mỹ đã có quyết định về cuộc bầu cử, với hơn 43 triệu người đã bỏ phiếu sớm bằng thư hay đến phòng phiếu.

Cuộc tranh luận tối thứ Năm có thể là cơ hội cuối cùng và tốt nhất cho ông Trump, một doanh gia địa ốc và người hướng dẫn chương trình truyền hình thực tế trở thành chính trị gia, thay đổi việc ông Biden đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trên toàn quốc và tại các tiểu bang.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-biden-tranh-luan-tong-thong-lan-cuoi/5632569.html

Hơn 47 triệu cử tri Hoa Kỳ đã bỏ phiếu

Tin từ Washington – Theo dữ kiện tổng hợp từ Dự án Bầu cử Hoa Kỳ, hiện đã có khoảng 47.5 triệu người Mỹ đã tham gia bỏ phiếu, cao gấp tám lần số phiếu bầu sớm vào cùng thời điểm ở năm 2016 và thậm chí cao hơn 47.2 triệu phiếu bầu sớm được ghi nhận trước ngày bầu cử năm 2016, trong khi còn 12 ngày nữa mới đến ngày bầu cử. Số cử tri bỏ phiếu sớm gia tăng sau khi nhiều tiểu bang mở rộng hình thức bỏ phiếu bằng đường bưu điện và bỏ phiếu sớm trực tiếp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành ở Hoa Kỳ.

Theo các cuộc thăm dò dư luận quốc gia, ứng cử viên Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump trong các cuộc khảo sát trên toàn quốc, nhưng ở các tiểu bang chiến trường quan trọng cho thấy tỷ lệ ủng hộ giữa hai người không chênh lệch nhiều.

Trước tình hình tỷ lệ bỏ phiếu sớm cao, giáo sư Michael McDonald thuộc Đại học Florida và là người quản trị Dự án Bầu cử Hoa Kỳ dự đoán số cử tri bỏ phiếu trong năm bầu cử 2020 sẽ cao kỷ lục là vào khoảng 150 triệu, đại diện cho 65% số cử tri đủ điều kiện đi bầu, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1908.

Năm 2016 có tổng số 137 triệu cử tri đi bỏ phiếu ở Mỹ. Tổng thống Trump đã từng phản đối việc bỏ phiếu bằng bưu điện vì cho rằng hình thức bỏ phiếu này có thể dẫn đến gian lận, nhưng các chuyên gia cho rằng gian lận như vậy là rất hiếm. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hon-47-trieu-cu-tri-hoa-ky-da-bo-phieu/

Bưu điện Mỹ đã chuyển hơn 100 triệu phiếu bầu

Ngày 22/10, Bưu điện Mỹ cho biết đã chuyển hơn 100 triệu phiếu bầu còn trống hay đã được hoàn tất, kể từ đầu tháng 9 tới nay.

Trong một cuộc họp báo, các giới chức nói Bưu điện có thể chuyển phát phiếu bầu đúng hạn cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11.

Tổng cộng có 523 triệu mẫu thư bầu cử đi vào mạng lưới Bưu điện Mỹ, tăng 162% so với cuộc bầu cử năm 2016.

“Thư bầu cử sẽ không bị trì hoãn,” bà Kristin Seaver, viên chức đứng đầu thông tin của Bưu điện nói.

Bốn thẩm phán Mỹ đã đưa ra quyết định sơ khởi cấm bưu điện giảm bớt dịch vụ trước cuộc bầu cử.

Nhiều cử tri sẽ bỏ phiếu bằng đường bưu điện thay vì đích thân tới phòng phiếu vì đại dịch virus corona, nhưng Tổng thống Donald Trump nhiều lần nói, nhưng không trưng bằng cớ, là bỏ phiếu qua đường bưu điện có thể dẫn đến gian lận rộng lớn.

Tổng giám đốc Bưu điện Louis Deloy, một người quyên góp cho ông Trump, nhậm chức vào tháng 6, bị các nhà lập pháp và những người khác chỉ trích vì những thay đổi trong tổ chức có thể làm trì hoãn việc chuyển thơ.

Vào tháng 8, ông DeJoy đồng ý ngưng những thay đổi cho tới qua Ngày Bầu cử.

Một vài tòa án ra lệnh Bưu điện phải xử lý tất cả thư bầu cử như thư hạng nhất hay thư phát nhanh ưu tiên. Bưu điện đồng ý cho nhân viên làm thêm giờ để đảm bảo các phiếu bầu được chuyển đúng hạn.

https://www.voatiengviet.com/a/b%C6%B0u-%C4%91i%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A3-chuy%E1%BB%83n-h%C6%A1n-100-tri%E1%BB%87u-phi%E1%BA%BFu-b%E1%BA%A7u/5632126.html

Ông Trump chất vấn Joe Bide về vụ bê bối

của Hunter trong cuộc tranh luận

Hải Lam

Trong cuộc tranh luận tổng thống tối 22/10 (sáng 23/10 giờ Việt Nam), ông Trump cáo buộc ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tham nhũng, dính líu đến các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con trai ông, theo New York Post.

“Tất cả email… những email khủng khiếp về các khoản tiền mà ông đang vơ vét được, ông và gia đình của ông. Và Joe, khi những điều này xảy ra thì ông đang là phó tổng thống. Và nó đáng lẽ không bao giờ xảy ra”, ông Trump đề cập đến các bản tin của The New York Post về các email riêng của Hunter. “Tôi nghĩ ông nợ người dân Mỹ một lời giải thích”.

“Tôi nghĩ ông phải làm cho rõ ràng và nói chuyện với người dân Mỹ”, ông Trump nói.

Ông Biden đáp lại: “Tôi chưa từng nhận một xu nào từ bất kỳ nguồn nước ngoài nào trong cuộc đời mình”.

“Ông chính là ‘ông lớn’, tôi nghĩ vậy. Con trai ông nói chúng tôi phải chia 10% cho ông lớn. Joe, đó là chuyện gì vậy? Thật là khủng khiếp”, Tổng thống Trump nói thêm, đề cập đến một email năm 2017 được khôi phục từ một ổ cứng máy tính bị nghi là của Hunter Biden, trong đó mô tả 10% dành riêng cho “ông lớn”, như một phần của thỏa thuận tiềm năng liên quan đến công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Trung Quốc.

Hơn 1 giờ trước khi cuộc tranh luận tổng thống Mỹ thứ hai diễn ra, Tony Bobulinski, đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden cho biết ông đã gặp cựu Phó Tổng thống Joe Biden vào tháng 5/2017 và dành một giờ để bàn bạc về thỏa thuận với một tập đoàn năng lượng Trung Quốc và lịch sử gia đình Biden.

Ông Bobulinski có đề cập đến một email trao đổi việc làm ăn, trong đó nói rằng 20% ​​cổ phần được chia cho người có chữ “H” trong email là dành cho Hunter Biden và việc đề cập đến 10% cổ phần mà “H nắm giữ cho ông lớn” ám chỉ vốn chủ sở hữu do Hunter Biden giữ cho cha mình là Joe Biden.

Theo Fox News, ông Bobulinski cho biết: “Trên thực tế, Hunter thường gọi cha mình là ‘ông lớn’ hoặc ‘chủ tịch của tôi’”.Ông Biden bác cáo buộc tham nhũng và những email trong ổ cứng máy tính và nói rằng những tuyên bố từ ông Bobulinski là một “âm mưu của Nga”.

Tổng thống Trump cũng cáo buộc Joe đã nhận tiền từ Nga.

“Joe đã nhận được 3,5 triệu USD từ Nga thông qua Putin vì ông ấy rất thân với cựu thị trưởng Moscow và vợ của thị trưởng Moscow. Ông ấy nhận 3,5 triệu USD, gia đình ông cũng nhận 3,5 triệu USD. Và đó là điều ông phải giải thích cho mọi người”, tổng thống Trump chất vấn ông Biden tại cuộc tranh luận.

Biden phủ nhận cáo buộc, nói rằng công việc ở nước ngoài của con trai mình “không có gì là trái đạo đức cả”.

“Chúng ta đang nói về Trung Quốc”, ông Biden chuyển chủ đề. Ông viện dẫn báo cáo gần đây rằng Trump có một tài khoản ngân hàng mở ở Trung Quốc từ trước nhiệm kỳ tổng thống của ông.

“Tôi không nhận tiền từ Trung Quốc, nhưng ông thì có. Tôi không kiếm tiền từ Ukraine, nhưng ông thì có. Tôi không kiếm tiền từ Nga. Ông thì lại kiếm được 3,5 triệu USD”, ông Trump nói.

Ông Trump cũng đề cập đến một thỏa thuận khác liên quan đến Trung Quốc, được ký kết sau khi Hunter Biden bay trên Không lực Hai cùng với cha ông Joe vào năm 2013 trong chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh. Trong khoảng thời gian ở đó, Joe Biden được cho là đã gặp mặt trực tiếp các đối tác Trung Quốc của Hunter. Mười ngày sau, công ty của Hunter đã ký một thỏa thuận với một ngân hàng được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn để lập ra một công ty đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD.

“Khi đó ông ấy đang tại nhiệm phó tổng thống, và con trai ông ấy, anh trai ông ấy và người anh em khác của ông ấy đang trở nên giàu có [nhờ vị thế của ông ta]”, ông Trump nói.

Đến lượt mình, ông Biden tấn công luật sư riêng của Tổng thống Trump, Rudy Giuliani, người đã cung cấp cho The New York Post ổ cứng máy tính của Hunter Biden.

“Bạn của ông ta, Rudy Giuliani” đang “là một con tốt của Nga”, ông Joe Biden nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-chat-van-joe-biden-ve-vu-be-boi-cua-hunter-trong-cuoc-tranh-luan.html

Biden cam kết ân xá cho người nhập cư

bất hợp pháp, nói người Mỹ nợ họ

Lục Du

Ông Joe Biden đã hứa về lệnh ân xá lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ dành cho người nhập cư bất hợp pháp tại cuộc tranh luận tổng thống vào tối thứ Năm (22/10). Ứng viên Dân chủ nói với người Mỹ rằng họ “nợ” những người nhập cư bất hợp pháp việc mở một con đường dẫn đến quốc tịch Mỹ, theo Breitbart.

“Trong vòng 100 ngày, tôi sẽ gửi tới Nghị viện Hoa Kỳ một lộ trình trở thành công dân cho hơn 11 triệu người không có giấy tờ”, ông Biden nói. “Và tất cả những người được gọi là DREAMers [người nhập cư trái phép], những đứa trẻ DACA [Những đứa trẻ nhập cư được hoãn trục xuât], chúng sẽ được chứng nhận ngay lập tức để có thể ở lại đất nước này và bắt đầu con đường trở thành công dân [Mỹ]”.

“Chúng ta nợ họ, chúng ta nợ họ”, Biden nói, đề cập đến việc người Mỹ nợ những người nhập cư bất hợp pháp một chính sách để họ trở thành công dân Hoa Kỳ.

Theo Breibart, kế hoạch nhập cư của Biden sẽ cung cấp cho 11 đến 22 triệu người nhập cư bất hợp pháp một con đường trở thành công dân Mỹ. Kế hoạch của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ cũng sẽ tạo

điều kiện cho những người đột nhập vào Mỹ trong khi họ chờ đợi các phiên điều trần về nhập cư, họ cũng sẽ được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lấy từ tiền thuế của người Hoa Kỳ.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả những người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp có thể sẽ làm tăng chi phí cho người đóng thuế ở Mỹ, ước tính số chi phí tăng lên khoảng 23 tỷ đến 66 tỷ USD mỗi năm.

Một cái giá phải trả lâu dài hơn đối với công dân Mỹ nếu Biden trúng cử và áp dụng chính sách này là tầng lớp lao động và trung lưu ở Hoa Kỳ sẽ bị buộc phải cạnh tranh không chỉ là việc làm với những người nhập cư trái phép.

Hiện có khoảng 20 triệu người Mỹ thất nghiệp và thiếu việc làm, tất cả đều muốn có việc làm toàn thời gian với mức lương cạnh tranh và phúc lợi tốt. Các nhà kinh tế đã phát hiện rằng cơ hội việc làm và mức lương của họ có thể dễ dàng giảm đi khi tỷ lệ người nhập cư tăng lên.

Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư Steven Camarota cho biết cứ tăng một phần trăm tỷ lệ người nhập cư trong số những người có việc làm thì lương hàng tuần của lao động ở Mỹ có thể bị cắt giảm 0,5 phần trăm. Điều này có nghĩa là một công nhân Mỹ gốc bản xứ mỗi tuần có khả năng bị giảm lương ở mức 8,75%, bởi hiện có tới hơn 17% lực lượng lao động là người nước ngoài ở Mỹ.

Chính sách tạo điều kiện cho người nhập cư đem lại lợi ích cho các tập đoàn khổng lồ, nhà đầu tư bất động sản, Phố Wall, hệ thống trường đại học và ngành nông nghiệp cần nhiều nhân công vì những thực thể này có thể kiếm tiền từ lực lượng lao động chỉ yêu cầu mức lương thấp.

Tổng thống Trump từng nhiều lần lên án “thói đạo đức giả” của phe Dân chủ. Ông nói rằng các chính trị gia và tài phiệt cánh tả hô hào mở cửa biên giới cho người nhập cư nhưng họ lại sống trong những ngôi biệt thự với tường cao và lính canh. Ông Trump cũng nhiều lần chỉ ra những hệ lụy như tỷ lệ tội phạm nguy hiểm tăng cao, phúc lợi xã hội bị kéo dãn, … khi để người nhập cư trái phép ồ ạt vào Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/biden-cam-ket-an-xa-cho-nguoi-nhap-cu-bat-hop-phap-noi-nguoi-my-no-ho.html

Joe Biden lại nói sai, nghi ngờ

thực sự có vấn đề về trí lực

Lục Du

Trong cuộc tranh luận tổng thống lần hai vào tối thứ Năm (22/20), ứng viên Dân chủ Joe Biden lại một lần nữa nói sai, người ta cho rằng ông đúng là có vấn đề về trí lực, hoặc cố tính làm thế để hạ uy tín của đối thủ.

“Những gì tôi sẽ làm là khiến Trung Quốc tuân theo luật lệ quốc tế, không phải như những gì ông ấy [Tổng thống Trump] đã làm. Ông ấy đã khiến thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng lên, không giảm”, ông Biden khẳng định tại cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng vào tối thứ Năm (22/10).

Tuy nhiên, theo số liệu gần đây nhất của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2009, đã giảm 6,7% tương đương 26,4 tỷ USD.

Dữ liệu của Cục Điều tra Dân số cho thấy trong sáu tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ thâm hụt thương mại với Trung Quốc khoảng 132 tỷ USD. Nếu mức thâm hụt như hiện tại tiếp tục, có thể con số thâm hụt cả năm sẽ là 264 tỷ USD, mức thấp nhất trong suốt thời gian Barack Obama làm Tổng thống Mỹ.

Theo Breibart, nhận xét của ông Joe Biden có thể đã sai ngay cả khi không xảy ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán làm giảm dòng chảy thương mại.

Năm ngoái, khi chính quyền Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đã giảm xuống còn 345,2 tỷ USD từ 418 tỷ USD của năm trước. Con số này thấp hơn mức thâm hụt vào năm cuối của chính quyền Obama-Biden và thấp hơn so với năm đầu tiên của chính quyền Trump, khi thương mại vẫn được tiến hành theo các điều khoản do chính quyền của cặp đôi Dân chủ đặt ra.

https://www.dkn.tv/the-gioi/joe-biden-lai-noi-sai-nghi-ngo-thuc-su-co-van-de-ve-tri-luc.html

Khá hơn ông Biden, ông Obama

tổ chức mít tinh trước 280 xe ô tô

Triệu Hằng

Xét về con số, 280 và 30, ông Obama thành công hơn ông Biden gấp 9 lần.

Cựu Tổng thống Barack Obama đã tổ chức một cuộc mít tinh, theo định dạng “ngồi trong xe” gọi là “drive-in” ở Pennsylvania vào tối thứ Tư ngày 21/10 (giờ Mỹ), để ra mặt vận động cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Cũng vào tối thứ Tư, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc mít tinh có “người tham dự trực tiếp” gọi là “person-in” ở Gaston County, Bắc Carolina, thu hút hàng ngàn người tham dự.

Trang tin The BL cho hay, ông Obama đánh dấu việc quay trở lại của ông cho chiến dịch vận động thay mặt ông Biden bằng một cuộc tấn công dữ dội vào người kế nhiệm, nhắm mục tiêu vào cách Tổng thống Trump xử lý đại dịch virus corona, thành tích của chính ông khi tại nhiệm và truyền bá các thuyết âm mưu của mình.

“Donald Trump không đột nhiên sẽ bảo vệ tất cả chúng ta”, ông Obama nói về các kế hoạch của Tổng thống Trump đối phó với đại dịch virus. “Ông ta thậm chí không thể thực hiện các bước cơ bản để bảo vệ bản thân ông ta”.

Cựu tổng thống Mỹ Obama tiếp tục “nói xấu” người kế nhiệm: “Dưới sự trông coi của Trump, ít nhất 220.000 người Mỹ đã chết, hơn 100.000 doanh nghiệp nhỏ đóng cửa, hàng triệu việc làm mất đi” và “những người duy nhất thực sự khá giả hơn họ 4 năm trước là các tỉ phú được cắt giảm thuế”.

Đồng thời, ông Obama ca ngợi vị cựu phó tổng thống của mình, tuyên bố rằng nếu ông Biden được bầu, ông ấy “sẽ không làm khó việc thử nghiệm, ông ấy sẽ không gọi các nhà khoa học là những kẻ ngốc, ông ấy sẽ không tổ chức một sự kiện siêu lan truyền ở Nhà Trắng. Joe sẽ kiểm soát được đại dịch này”.

Ông Obama không quên nhắc tới bà Kamala Harris, người đồng hành tranh cử chức Phó tổng thống Mỹ với ông Biden, rằng: “Với Joe và Kamala lãnh đạo, các bạn sẽ không phải nghĩ về những điều điên rồ mà họ nói mỗi ngày”. “Các bạn sẽ không phải tranh luận về chúng mỗi ngày. Nó sẽ không quá mệt mỏi”.

Ông Obama cũng cảnh báo sự tự mãn của những người ủng hộ phe Dân chủ, nói rằng cuộc bầu cử phải là một chiến thắng quyết định.

“Tôi không quan tâm đến các cuộc thăm dò. Có một loạt các cuộc thăm dò lần trước. Không thành công”, vị cựu tổng thống Mỹ giai đoạn 2009-2017, nói. “Bởi vì cả đống người vẫn ở nhà và làm biếng và tự mãn. Không phải lúc này. Không phải trong cuộc bầu cử này”.

Trong cuộc mít tinh ngồi trong xe của mình, ông Obama phát biểu trước gần 280 phương tiện đậu trong bãi đậu xe của sân vận động bóng chày Citizens Bank Park, ở Philadelphia. Đây vẫn là cuộc mít tinh lớn nhất mà chiến dịch Biden đã tổ chức trong thời kỳ đại dịch virus.

Trước đó, hôm 12/10, ông Joe Biden, 77 tuổi, đã có bài phát biểu trong một cuộc mít tinh ngồi trong xe, trước khoảng 30 xe ô tô của những người ủng hộ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/kha-hon-ong-biden-ong-obama-to-chuc-mit-tinh-truoc-280-xe-o-to.html

Đọ sức Trump – Biden: Thăm dò

dư luận năm 2020 đáng tin cậy hơn 2016 ?

Trọng Thành

Hai tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ, 03/11/2020, trong dư luận dường như đã hình thành hai luồng quan điểm trái ngược. Quan điểm dựa trên các thăm dò dư luận, cho rằng khả năng thắng cử nghiêng hẳn về phía Joe Biden, tổng thống mãn nhiệm rất ít cơ hội. Quan điểm ngược lại, tin vào chiến thắng của Donald Trump. Những người theo quan điểm này dẫn bài học đau đớn: thăm dò dư luận bất ngờ trước thất bại của Hillary Clinton năm 2016.

Phải chăng thăm dò dư luận năm nay đã rút được các bài học?

Các thăm dò dư luận vào thời điểm này cho thấy ứng viên Joe Biden dẫn trước trên toàn quốc gần 9 điểm. Khoảng cách được coi là chưa từng thấy tại Mỹ, kể từ cuộc bầu cử 1936, đối với một ứng cử viên đối đầu với ứng cử viên tổng thống mãn nhiệm. Về điểm này, ứng cử viên Dân Chủ ở một vị trí hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hệ thống bầu cử Mỹ là người thắng cuộc không phải do cử tri toàn quốc quyết định, mà phụ thuộc vào số đại cử tri được bầu tại các bang ủng hộ. Hiện tại ở Mỹ, 48/50 bang có quy định là bên nào có được đa số phiếu dân bầu thì giành được toàn bộ số đại cư tri của bang. Năm 2016, cùng thời điểm này, ứng viên Hillary Clinton đã dẫn trước khoảng 5 điểm, tương đương với chênh lệch 3 triệu cử tri trên toàn quốc, nhưng mức ủng hộ này không đủ để bà Clinton giành chiến thắng tại một số bang có tính quyết định, thường được gọi là « bang chiến trường » (battleground state) hay « bang bất trắc » (swing state). Trả lời đài Pháp Franceinfo, ông John Fortier, chuyên gia Viện tư vấn chính sách lưỡng đảng Hoa Kỳ (Bipartisan policy center), có trụ sở tại Washington, cho biết năm nay, các viện thăm dò dư luận đã tiến hành nhiều điều tra hơn tại các bang quyết định, vốn đã dẫn đến chiến thắng bất ngờ của Donald Trump năm 2016.

Chú ý nhiều đến cử tri « ít bằng cấp » và cử tri « lưỡng lự »  

Trả lời phỏng vấn báo Le Monde, ông Mathieu Gallard, giám đốc nghiên cứu của Viện thăm dò dư luận Pháp Ipsos France đã điểm lại một số sai lầm căn bản của đa số các cuộc thăm dò dư luận năm 2016, đồng thời nhấn mạnh là thăm dò dư luận năm nay « đáng tin cậy hơn nhiều » so với cách  nay bốn năm, vì đã có những điều chỉnh lớn, đặc biệt là chú ý đến nhóm các cử tri có ít bằng cấp, hay trình độ học vấn thấp. Sai lầm lớn của nhiều thăm dò dư luận năm 2016 là đã quá chú trọng đến giới có bằng cấp cao, thiên về ủng hộ bà Clinton, trong lúc những người có học vấn thấp hơn, bầu cho ông Trump nhiều hơn.

Một sai lầm quan trọng khác trước đây là đã bỏ qua thành phần cử tri « lưỡng lự », vốn chiếm số lượng lớn tại các vùng sản xuất công nghiệp bị suy yếu ở tây bắc nước Mỹ (khu vực Rust Bell – vành đai công nghiệp), ước tính từ 8 đến 10% trước thềm cuộc bỏ phiếu năm 2016. Đại đa số nhóm cử tri này đã chọn Donald Trump vào phút chót.

Phe Cộng Hòa phải tranh bóng trên sân nhà 

Các thăm dò dư luận hiện nay, với sự chú ý đặc biệt dành cho nhóm cử tri ít bằng cấp, cho thấy ứng viên Biden rõ ràng đang dẫn trước tại các bang quyết định như Wisconsin hay Pennsylvania, nhiều hơn hẳn so với bà Clinton trước đây.

Một khu vực quan trọng khác cũng rất được giới chuyên gia thăm dò năm nay chú ý. Đó là các bang miền nam nằm trong « vùng Sun Belt », tức các bang ở vùng đất miền nam ấm áp, vốn được coi là căn cứ địa của phe Cộng Hòa. Theo chuyên gia Mathieu Gallard, nhiều thành trì của đảng Cộng Hòa, như các bang Arizona, Georgia, North Carolina hay Texas, có thể ngả sang phe Dân Chủ. Tại các bang nói trên, thăm dò dư luận năm nay đặc biệt chú ý đến số cử tri lưỡng lự. Chỉ riêng việc tổng thống mãn nhiệm phải tiến hành nhiều cuộc vận động tranh cử tại chính các bang chiến trường này, cho thấy phần nào phe Cộng Hòa đang phải giành bóng trên sân nhà.

Biden dẫn trước xa, trong thời gian dài 

Chuyên gia Viện Ipsos rất chú ý đến tỉ lệ người lưỡng lự năm nay chỉ vào khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với cuộc tranh cử 2016 (khoảng 85% người « lưỡng lự » đã chọn bên, trong lúc vào năm 2016, tỉ lệ này chỉ là 62%). Nói một cách khác, xu hướng đảo chiều rất khó xảy ra. Tranh cử tổng thống Mỹ thường được ví như chạy dai sức, hơn là chạy nước rút. Đa số thăm dò dư luận suốt từ đầu năm đến nay đều ghi nhận một khoảng cách ổn định giữa hai đối thủ. Đã không có bất cứ một biến cố lớn nào, dù là Covid-19, khủng hoảng kinh tế, hay tranh luận trực tiếp, ảnh hưởng đáng kể. Theo trang mạng có uy tín hàng đầu về tranh cử Mỹ, FiveThirtyEight, ứng viên Biden có cơ may chiến thắng 87%.

« 87% » không có nghĩa chắc thắng

Tuy nhiên, cơ may 87% không có nghĩa chắc thắng. Tuần báo Pháp L’Express cũng chỉ ra một số điểm bất định. Cụ thể là thái độ « bất hợp tác » của một số cử tri. Nhiều người trong bụng ủng hộ ông Trump, nhưng không bộc lộ. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn HuffPost, chuyên gia Mathieu Gallard cũng nêu ra một điểm dè dặt khác. Thăm dò dư luận tại Mỹ ở các bang, thường chỉ được làm với khoảng từ 700 đến 800 người. Sai số có thể sẽ lớn hơn đáng kể so với các mẫu có đông người trả lời hơn.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201023-%C4%91%E1%BB%8D-s%E1%BB%A9c-trump-biden-th%C4%83m-d%C3%B2-d%C6%B0-lu%E1%BA%ADn-n%C4%83m-2020-%C4%91%C3%A1ng-tin-c%E1%BA%ADy-h%C6%A1n-2016

Diễn viên hài từng đi khắp nước Mỹ

chia sẻ về tỷ lệ cử tri ‘giấu mặt’ ủng hộ Trump

Đại Nghĩa

Diễn viên hài Tim Young đã dành nhiều tháng qua để đi khắp nước Mỹ, nói chuyện với những người bình thường về cuộc bầu cử, và anh đã đi đến một kết luận: Các phương tiện truyền thông chủ lưu đã sai khi cho rằng Tổng thống Trump không có một chút khả năng tái đắc cử nào.

“Ông ấy có một số lượng người ủng hộ chưa từng có … Tôi không còn tin vào các cuộc thăm dò ý kiến nữa”, Young nói với người dẫn chương trình Steve Doocy hôm thứ Năm (22/10) trên “Fox & Friends”.

Young đã đi đến các bang California, Alabama, Colorado, Kansas, North Carolina, Georgia, Pennsylvania, Indiana, Iowa, Virginia, Kentucky, Ohio, Colorado, Minnesota, Wisconsin, Texas, Maryland, Florida, Nam Dakota và Bắc Dakota kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19.

Gần đây, ông đã viết một bài báo trên tờ Washington Times với tiêu đề “Tại sao tôi không tin vào các cuộc thăm dò, và bạn cũng không nên”, trong đó nêu chi tiết về các cuộc gặp gỡ của ông với cử tri trên toàn quốc.  

‘”Số đông trầm lặng’ (một nhóm lớn những người không công khai bày tỏ ý kiến ủng hộ đối với ứng viên mình chọn) đang sống, khỏe mạnh và phát triển vững chắc ở Mỹ – và họ đang giữ im lặng hoặc thẳng thừng nói dối vì họ sợ sẽ bị cánh tả tấn công nếu họ lên tiếng,” Young viết.  

Anh giải thích với MC Doocy rằng mọi chuyện bắt đầu từ một tiệm cắt tóc ở Minnesota. 

“Tôi chỉ muốn nói chuyện với mọi người trên khắp đất nước khi tôi đi du lịch để biết những gì họ suy nghĩ về các cuộc thăm dò, COVID đã ảnh hưởng đến họ như thế nào và tôi hỏi liệu có ai trong đó đã được tham gia vào một cuộc thăm dò hay không. Người thợ cắt tóc đã lên tiếng và nói rằng anh ấy và vợ đã được những người khảo sát gọi tới và họ đã [bị buộc phải] nói dối, ”Young nói. “Họ nói rằng họ bỏ phiếu cho Joe Biden bởi vì ngay dưới lòng đường đã có rất nhiều bạo loạn, không chỉ ở Minneapolis mà ở Kenosha, Wisconsin, và họ sợ hãi.” 

Young giải thích rằng, người thợ cắt tóc và vợ anh ta không chỉ lo ngại về đám đông bạo lực, mà họ còn sợ rằng doanh nghiệp của họ có thể bị nhắm mục tiêu nếu họ thừa nhận là người ủng hộ Trump. 

MC Doocy hỏi thêm, “Vì vậy, những người đã được thăm dò ý kiến nói dối ngay cả khi họ sẽ bỏ phiếu cho Trump, bởi vì họ không muốn đặt mình vào nguy hiểm, phải không?”

“Chắc chắn rồi,” Young trả lời. “Và tôi ngày càng được nghe nhiều hơn từ những người … cũng trong tiệm cắt tóc đó, có một số người khác cũng đột nhiên đưa ra ý kiến và nói, ‘Chúng tôi cũng làm điều tương tự.’ 

Young cảm thấy rằng những người ủng hộ Trump nghi ngờ những người thăm dò ý kiến, ​​là một xu hướng ngày càng tăng trên toàn quốc. 

 “Khi bạn nhìn thấy những đoàn thuyền này … diễu hành và mọi thứ, điều này sẽ không xảy ra. Điều đó đã không xảy ra với bất kỳ ứng cử viên nào khác. Các cuộc thăm dò không bao hàm yếu tố này và mọi người cho biết họ đang nói dối những người thăm dò”, Young nói. 

Young đã dự đoán một chiến thắng “vang dội” cho Tổng thống Trump vào Ngày bầu cử. 

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều người trên các phương tiện truyền thông khóc nhiều hơn,” anh nói đùa.

Một người dùng tên CaptainSolon đã bình luận cuối bài viết của Fox News rằng:

“Tôi cũng đi du lịch đất nước thường xuyên. Mặc dù tôi không hỏi và cố gắng tránh các cuộc thảo luận chính trị trong các giao dịch kinh doanh, tôi nghe thấy các cuộc trò chuyện hoặc bình luận từ mọi người và có rất nhiều người ủng hộ Trump sẽ không lên tiếng công khai vì sợ bị trả thù. [Đó là] tình trạng đáng buồn mà đất nước chúng ta đã rơi vào”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dien-vien-hai-tung-di-khap-nuoc-my-chia-se-ve-ty-le-cu-tri-giau-mat-ung-ho-trump.html

Biển Đông: Mỹ vẫn cứng rắn với Trung Quốc

dù tân tổng thống là Biden hay Trump

Mai Vân

Ngày 03/11/2020, cường quốc lớn nhất hành tinh sẽ bầu ra một lãnh đạo mới. Kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với địa chính trị thế giới. Một trong những vấn đề quan trọng mà chính quyền Joe Biden hay Donald Trump nhiệm kỳ II phải xem xét, là chính sách của Mỹ đối với châu Á và Trung Quốc, với một trong những vấn đề nổi côm là Biển Đông.

Điều mà không một ai có thể phủ nhận là với tổng thống Donald Trump và chủ trương gây sức ép toàn diện của ông đối với Trung Quốc, châu Á đã chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Đây là một chuyển biến đã có từ thời chính quyền Obama, với chiến lược xoay trục sang châu Á, nhưng với việc tổng thống Trump nhấn mạnh vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, chính sách đối ngoại của Mỹ như đã chuyển trọng tâm từ Trung Đông để quay sang tập trung vào châu Á.

Vấn đề mà nhiều nhà quan sát ghi nhận là trong suốt thời kỳ tiền bầu cử tại Mỹ, do việc thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc là một chủ đề ăn khách, chính quyền của ửng cử viên Trump đã có những động thái quyết liệt, đặc biệt trên vấn đề Biển Đông, trong lúc đối thủ của ông là Biden cũng không thể để lộ vẻ thua kém.

Câu hỏi đặt ra là một khi bầu cử xong, cơn sốt chống Trung Quốc lắng xuống, thì chính sách châu Á của Mỹ, và nhất là chính sách Biển Đông sẽ ra sao ?

Chính sách Biển Đông không thay đổi lớn

Theo giới quan sát, về đại thể chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương và chính sách Biển Đông mà chính quyền tổng thống Donald Trump đã phác họa sẽ được duy trì, và tân chủ nhân Nhà Trắng sẽ phải đưa

ra vô số quyết định quan trọng về cách dấn thân sâu hơn vào châu Á và quản lý căng thẳng với Trung Quốc.

Trong bài phân tích mang tựa đề “Biển Đông và tổng thống sắp tới của nước Mỹ – The South China Sea and the next president of the United States”, đăng ngày 20/10/2020 trên trang mạng Policy Forum của Hội Chính Sách Châu Á-Thái Bình Dương tại Úc, chuyên gia Indonesia Aristyo Rizka Darmawan cho rằng bất kể là ai thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tới đây ở Hoa Kỳ, chính sách Biển Đông của Mỹ sẽ không có thay đổi lớn, mà vẫn tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc như hiện nay.

Lý do rất đơn giản: Kinh tế châu Á đang ngày càng quan trọng hơn đối với thế giới, và nhiều học giả đã tuyên bố thế kỷ 21 là thế kỷ châu Á. Đối với Mỹ, việc tập trung chính sách đối ngoại nhiều hơn vào vùng châu Á chắc chắn sẽ có lợi cả về mặt chiến lược lẫn kinh tế.

Tuy nhiên, đây lại là điều nói thì dễ, nhưng làm thì khó hơn. Trong vài năm gần đây, thế giới đã chứng kiến quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Với cuộc chiến thương mại và căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, nhiều nhà phân tích cho rằng một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tất yếu nổ ra.

Theo chuyên gia Indonesia, một trong những xung đột chính ở khu vực châu Á vẫn là tranh chấp Biển Đông. Dù không phải là một bên tranh chấp, nhưng Mỹ đã dấn thân rất nhiều, với mục tiêu đảm bảo quyền tự do hàng hải.

Trong mấy năm gần đây, dưới thời chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã tăng cường sự hiện diện của mình ở Biển Đông và bộ Ngoại Giao Mỹ gần đây đã đưa ra một tuyên bố chính thức, mạnh mẽ ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp.

Câu hỏi thường được nêu lên là sau bầu cử, Washington vẫn sẽ giữ chính sách cứng rắn đó ở Biển Đông hay là sẽ giảm bớt sự hiện diện trong khu vực tranh chấp? Khi xem xét phát biểu của cả hai ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống, cũng như phân tích lợi ích của nước Mỹ trong khu vực, câu trả lời trước mắt là: Sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông khó có thể thu hẹp lại.

Cả Joe Biden lẫn Donald Trump có khả năng tiếp tục coi châu Á và Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong thời gian vận động tranh cử vừa qua, cả Trump lẫn Biden đều tố cáo lẫn nhau là đã có lập trường mềm yếu trước Trung Quốc. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong tương lai của vấn đề Trung Quốc, bất kể ai lên nắm quyền ở Washington.

Joe Biden: Tập Cận Bình là một kẻ “côn đồ”

Về phần Joe Biden, ông đã không ngần ngại gọi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một tên “côn đồ” và đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc. Dù không đề cập cụ thể đến tranh chấp Biển Đông, tham luận gần đây của ông trên tạp chí Mỹ Foreign Affairs vẫn nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nên có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Về phía tổng thống Trump, trong suốt nhiệm kỳ của ông, Mỹ đã có một chính sách nhất quán ở Biển Đông, với việc nỗ lực tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực tranh chấp vẫn đang tiếp diễn.

Cùng với các chính sách của hai ứng cử viên tổng thống, chỉ cần nhìn vào toàn cảnh địa chính trị thì hiểu được vì sao chính sách Mỹ sẽ không thay đổi.

Mặc dù không phải là một bên tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ có lợi ích rất đáng kể trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, một trong những tuyến giao thương quan trọng nhất của thế giới.

Hơn nữa, một sự dấn thân bền vững vào cuộc tranh chấp có thể giúp Hoa Kỳ có thêm ảnh hưởng và tính chính đáng ở Đông Nam Á để bảo vệ các đồng minh trong khu vực.

Tóm lại, cho dù Joe Biden hay Donald Trump thắng cử, sự dấn thân của Mỹ vào Biển Đông sẽ không có khả năng giảm sút, với hệ quả là quan hệ giữa siêu cường thế giới và một Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng sẽ còn căng thẳng hơn nữa.

Chiến lược an ninh quốc gia của Biden giống Trump hơn là Obama

Cùng một quan điểm với nhà nghiên cứu Indonesia Aristyo Rizka Darmawan, chuyên gia Úc Walter Lohman cũng cho rằng dù ông Trump ở lại Nhà Trắng, hay nhường chỗ lại cho ông Biden, chiến lược mang tính tiến công của Mỹ tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vẫn sẽ được thúc đẩy, điểm khác biệt chỉ liên quan đến cách thức và quy mô mà thôi.

Trong bài phân tích đăng ngày 20/10/2020 trên trang mạng The Strategist của Viện Nghiên Cứu ASPI của Úc, ông Lohman đã nêu bật một số thành công ban đầu của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà chính quyền Donald Trump đã đề ra.

Đó là việc Quân Đội Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được triển khai trong vùng, trong khi Washington đã duy trì các liên minh của Mỹ trong toàn khu vực cũng như các cam kết ngoại giao đối với Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Mỹ còn thúc đẩy nhiều sáng kiến ​​ngoại giao mới, ở những nơi như Biển Đông và sông Mêkông.

Tính chất nhất quán của chính quyền Trump trong việc thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã có tác dụng lôi cuốn các nước khác, cũng đề ra những chiến lược tương tự, chẳng hạn như trường hợp của chính quyền Đức.

Về phía đối thủ của ông Trump là cựu phó tổng thống Joe Biden, chính sách châu Á mà ông gợi lên trong thời gian vận động tranh cử  không khác gì mấy so với chính sách châu Á truyền thống của Mỹ, ngoài việc sửa chữa những thiệt hại mà ông cho là tổng thống Trump đã gây nên.

Điều lý thú mà Walter Lohman ghi nhận là chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Biden (nếu ông đắc cử) sẽ giống với tài liệu năm 2017 của chính quyền Trump hơn là bất kỳ thứ gì từng được đưa ra dưới thời chính quyền Barack Obama.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201023-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-m%E1%BB%B9-v%E1%BA%ABn-c%E1%BB%A9ng-r%E1%BA%AFn-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c-d%C3%B9-t%C3%A2n-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-l%C3%A0-biden-hay-trump

Tin tặc Trung Quốc đang nhắm mục tiêu

vào mạng Quốc phòng và An ninh của Hoa Kỳ

Hôm 20/10, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cảnh báo rằng các tin tặc có mối liên hệ với chính quyền Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào các mạng quốc phòng và an ninh của Hoa Kỳ, đồng thời thúc giục những hệ thống mạng này thực hiện các biện pháp ngăn chặn.

Trong một bản tư vấn an ninh mạng, NSA cho biết “hoạt động [xâm nhập] mạng độc hại do nhà nước Trung Quốc bảo trợ” là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các mạng thông tin Lầu Năm Góc, các hệ thống an ninh quốc gia và cơ sở công nghiệp quốc phòng.

“Những kẻ xâm nhập mạng do Trung Quốc hậu thuẫn này thường sử dụng một chuỗi thủ thuật và kỹ thuật nhắm vào các hệ thống mạng đó để khai thác các mạng máy tính có lợi chứa thông tin nhạy cảm về sở hữu trí tuệ, kinh tế, chính trị và quân sự”, NSA cho biết. Để chống lại mối đe dọa này, họ kêu gọi các tổ chức ưu tiên việc vá lỗi [hệ thống] và tăng cường [biện pháp] hạn chế [xâm nhập] khác, chẳng hạn như thay đổi mật khẩu và vô hiệu hóa các khả năng quản lý bên ngoài.

Các kỹ thuật xâm nhập mạng được các tin tặc sử dụng gồm có khai thác các lỗ hổng phổ biến, một danh sách chi tiết về những lỗ hổng này đã được NSA liệt kê trong bản tư vấn.

Trong một tuyên bố được The Wall Street Journal trích dẫn, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói rằng các cáo buộc của NSA là “hoàn toàn vô căn cứ” và Bắc Kinh “kiên quyết phản đối và chống lại mọi hình thức tấn công mạng và tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.”

Trong một cuộc họp báo hôm 21/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã bác bỏ các cáo buộc; thay vào đó ông buộc tội NSA đã “tham gia vào cuộc tấn công mạng và gián điệp lớn nhất thế giới” và gọi Hoa Kỳ là “đế chế của sự xâm nhập (hacking)”.

Cảnh báo của NSA được đưa ra trong lúc chính phủ TT Trump đang nỗ lực chống lại các hoạt động gián điệp kinh tế và phản gián của ĐCSTQ.

Năm 2018, Bộ Tư pháp đã khởi động Sáng kiến ​​Trung Quốc, một chương trình có phạm vi rộng nhằm chống lại các mối đe dọa từ gián điệp Trung Quốc và các hình thức xâm nhập khác của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

Trong một bài phát biểu hồi đầu năm nay, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ và các bí mật thương mại của Hoa Kỳ trên một quy mô “lớn đến mức nó trở thành một trong những đợt chuyển giao tài sản lớn nhất trong lịch sử nhân loại”. Ông Wray nói Trung Quốc đã sử dụng đa dạng nhiều loại kỹ thuật – từ xâm nhập mạng, thôn tính các công ty nước ngoài, đến trộm cắp tài sản – và lôi kéo cả một đường dây tin tặc, các dịch vụ tình báo mở rộng, các công ty tư nhân, sinh viên cao học và các nhà nghiên cứu để đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.

Ông cho biết ĐCSTQ cũng tham gia vào các chiến dịch gây ảnh hưởng đến các quan chức Hoa Kỳ ở từng cấp chính phủ, thuyết phục họ có các quan điểm chính sách phù hợp với các quan điểm của chế độ này, chẳng hạn như đối với Đài Loan, Hồng Kông và việc Bắc Kinh xử lý đại dịch.

Hồi tháng 7, Tổng chưởng lý William Barr cũng đưa ra những nhận xét tương tự, đồng thời cảnh báo các công ty có tầm ảnh hưởng lớn của Hoa Kỳ phải chống lại việc “quy phục” ĐCSTQ. Ông cho biết

Hollywood và nhiều công ty công nghệ Hoa Kỳ đã tự cho phép mình “trở thành những con tốt cho thế lực ĐCSTQ”.

Hồi tháng 9, cố vấn an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc Robert O’Brien cho biết Trung Quốc đã “đóng vai trò tích cực nhất” trong việc nỗ lực can thiệp vào bầu cử của Hoa Kỳ và mô tả cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ là “thất bại lớn nhất về chính sách đối ngoại của Hoa kỳ trong hơn 40 năm qua.”

Cathy He và Janita Kan đã đóng góp cho bản tin này.

Tom Ozimek

Cẩm An biên dịch

https://etviet.com/us-china/tin-tac-trung-quoc-dang-nham-muc-tieu-vao-mang-quoc-phong-va-an-ninh-cua-hoa-ky.html

Ngoại trưởng Pompeo: ‘Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục thiệt hại lũ lụt’

Chiều ngày 22/10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố gửi lời chia buồn đến Việt Nam về thiệt hại trong lũ lụt miền Trung, đồng thời cho biết Mỹ sẵn sàng hỗ trợ khắc phục thiệt hại.

“Chính phủ Hoa Kỳ xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lúc các bạn tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong đợt lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung do bão nhiệt đới Linfa gây ra,” tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo viết.

“Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại từ lũ lụt và chúng tôi xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này, bao gồm hàng ngàn người phải sơ tán,” tuyên bố cho biết thêm.

Cũng hôm 22/10, Ngoại trưởng Pompeo viết trên Twitter: “Hoa Kỳ xin chia sẻ nỗi đau của những người bị ảnh hưởng và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó sau thiên tai.”

Trước đó, hôm 17/10, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ra thông cáo báo chí khẳng định sẽ hỗ trợ nhân đạo ngay lập tức 100,000 đôla cho việc khắc phục hậu quả lũ lụt xảy ra trên diện rộng ở miền Trung Việt Nam. USAID cũng đang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong việc giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Trước đó, hôm 19/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi lời chia buồn tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước những mất mát to lớn xảy ra tại Đoàn kinh tế quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 ở tỉnh Quảng Trị cũng như những quân nhân và cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại tỉnh Thừa Thiên – Huế và hàng chục người khác đã thiệt mạng khi lũ lụt và sạt lở đất tiếp tục tàn phá miền Trung Việt Nam.

Tính cho đến nay, lũ lụt và sạt lở đất do 7 cơn bão nhiệt đới liên tiếp và mưa lớn ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã khiến 133 người chết, mất tích, theo số liệu của Chính phủ Việt Nam. Riêng số tử vong được xác định là 114 người, nhiều nhất là ở tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Tổ chức Chữ Thập Đỏ Quốc tế và Trăng Lưỡi liềm Đỏ cho biết lũ lụt và lỡ đất tại miền Trung Việt Nam khiến hơn 5 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nhà cửa và đường xá… trong khi cơn bão Saudel dự báo sẽ ập vào khu vực này vào cuối tuần.

Truyền thông Việt Nam cho biết, ngoài Hoa Kỳ, các quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Nhật… cũng lên tiếng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-pompeo-my-san-sang-ho-tro-viet-nam-khac-phu-thiet-hai-lu-lut/5632849.html

Mỹ giục Sri Lanka lựa chọn ‘khó khăn’

 trong quan hệ với Trung Quốc

Một quan chức cấp cao của Mỹ hôm 22/10 thúc giục Sri Lanka đưa ra “lựa chọn khó khăn nhưng cần thiết” trong mối quan hệ kinh tế của mình vào lúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dự kiến sẽ đến thăm nước này vào tuần tới, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ nói, đồng thời cho rằng giới chức này rõ ràng đang đề cập đến ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Trung Quốc đối với Colombo.

Ngoại trưởng Pompeo cũng sẽ đến thăm Ấn Độ, Maldives và Indonesia trong chuyến công du châu Á với mục tiêu chính là thu hút sự ủng hộ trong việc chống lại Trung Quốc.

Chuyến đi của ông diễn ra một tuần trước cuộc bầu cử ngày 3/11 tại Hoa Kỳ, trong đó Tổng thống Donald Trump tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc và đây là một phần quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông cho nhiệm kỳ thứ hai.

Ông Pompeo và các giới chức khác của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa ra những lời lẽ gay gắt về Trung Quốc, chỉ trích các khoản đầu tư của Bắc Kinh trên toàn cầu và gọi đó là “ngoại giao nợ” và cáo buộc rằng nó đã khiến cho các quốc gia nghèo hơn phải gánh quá nhiều nợ.

Trả lời phỏng vấn báo chí, các quan chức Hoa Kỳ cảnh báo chính phủ Sri Lanka về việc họ hợp tác với ai trong các mối quan hệ đối tác kinh tế, nhưng không nêu rõ tên Trung Quốc.

“Chúng tôi khuyến khích Sri Lanka xem xét những lựa chọn mà chúng tôi đưa ra để phát triển kinh tế một cách minh bạch và bền vững, trái với cách làm phân biệt đối xử và không rõ ràng”, Reuters dẫn lời ông Dean Thompson, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề Nam và Trung Á nói

“Chúng tôi kêu gọi Sri Lanka đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết để đảm bảo độc lập về kinh tế trong sự thịnh vượng lâu dài”, giới chức Mỹ nói thêm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó chỉ trích bình luận mà ông gọi là phản ánh “tâm lý Chiến tranh Lạnh”.

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 23/10, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nói những nỗ lực sử dụng cách thức ép buộc để cản trở hợp tác bình thường giữa các nước thì sẽ không thành công.

Trung Quốc đã và đang xâm nhập vào Nam Á với Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm tài trợ cho cơ sở hạ tầng thiết yếu ở hàng chục quốc gia trên thế giới.

Năm 2017, Sri Lanka đã ký giao quyền kiểm soát một cảng và khu vực xung quanh do Trung Quốc tài trợ cho Bắc Kinh sau khi bị tổn thất nặng nề về kinh tế. Sự kiện này diễn ra trước sự báo động của Hoa Kỳ và cường quốc trong khu vực là Ấn Độ.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-gi%E1%BB%A5c-sri-lanka-l%E1%BB%B1a-ch%E1%BB%8Dn-kh%C3%B3-kh%C4%83n-trong-quan-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c/5632887.html

Washington trừng phạt Iran vì « can thiệp »

bầu cử Mỹ

Trọng Thành

Hôm qua, 22/10/2020, chính quyền Mỹ ban hành các trừng phạt nhắm vào nhiều tổ chức trong chính quyền Iran, bị cáo buộc « can thiệp » vào cuộc tranh cử đang diễn ra tại Mỹ.

Bộ Tài Chính Mỹ ra thông báo, khẳng định chế độ Iran đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm can thiệp vào bầu cử Mỹ, gieo rắc bất đồng trong cử tri, bằng cách phổ biến « các tin tức bị bóp méo », « thông tin bịa đặt » trên mạng, nhằm hướng cử tri đến các quyết định sai. Theo bộ Tài Chính Mỹ, mục tiêu của các thế lực trong chính quyền Iran chính là « phá hoại tiến trình dân chủ tại Hoa Kỳ ».

Theo AFP, đối tượng trừng phạt chính của bộ Tài Chính Mỹ là lực lượng Vệ binh Cách mạng, và Qods, tức các đơn vị của Vệ binh Cách mạng hoạt động ở nước ngoài. Vệ binh Cách mạng là lực lượng bán vũ trang, có nhiệm vụ bảo vệ chế độ Hồi giáo Iran. Đối tượng trừng phạt lần này của Mỹ còn có Viện Bayan Rasaneh Gostar, được coi là phương tiện tuyên truyền của Vệ binh Cách mạng, cũng như Liên minh các Đài phát thanh và truyền hình Hồi giáo Iran, và Liên minh quốc tế các phương tiện truyền thông trên mạng.

Bộ Tài Chính Mỹ không nói rõ là các trừng phạt nói trên có liên quan đến những cáo buộc nhắm vào Iran, tối thứ Tư 21/10, do giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ (DNI), John Ratcliffe, đưa ra hay không. Trong cáo buộc nói trên, giám đốc DNI cho biết đã nhận được nhiều thư điện tử, mà tác giả là người Iran, có nội dung « đe dọa cử tri Mỹ, khuyến khích gây rối loạn xã hội », gây bất lợi cho ứng cử viên Cộng Hòa, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump.

Về phần mình, chính quyền Teheran khẳng định các cáo buộc của lãnh đạo tình báo Mỹ là « không có cơ sở ». Bộ Ngoại Giao Iran triệu đại sứ Thụy Sĩ, quốc gia đại diện quyền lợi của nước Mỹ tại Iran, lên để phản đối. Theo Teheran, Iran không ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào trong số hai ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay, và các cáo buộc nói trên có thể được đưa ra với mục tiêu « đánh lạc hướng dư luận » Mỹ, trước thềm bầu cử.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201023-washington-trung-phat-iran-bau-cu-my

Tình báo Mỹ: Nga, Iran nỗ lực can thiệp

bầu cử Mỹ 2020

Các giới chức cao cấp tình báo Mỹ cáo buộc Nga và Iran nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Moscow và Tehran lập tức phủ nhận.

Loan báo được đưa ra hai tuần trước cuộc bầu cử 3/11 cho thấy mức báo động trong số giới chức cao cấp Mỹ là nước ngoài đang tìm cách phá hoại lòng tin của người Mỹ về sự trung thực của cuộc bầu cử và lan truyền tin tức xuyên tạc trong một nỗ lực thay đổi kết quả.

Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe nói về cáo giác này tại một cuộc họp báo ngày 21/10 với sự tham dự của Giám đốc Cục điều tra liên bang FBI Chris Wray.

“Chúng tôi đã xác nhận là Nga và Iran đã thu thập được một số thông tin ghi danh cử tri Mỹ,” ông Ratcliffe nói.

Hầu hết việc đăng ký bỏ phiếu là công khai. Tuy nhiên ông Ratcliffe nói các giới chức chính phủ “đã thấy Iran gởi email giả mạo nhằm đe dọa cử tri, xúi giục xáo trộn xã hội và gây tổn hại cho Tổng thống Donal Trump.”

Ông Ratcliffe đề cập đến những email gởi vào ngày 21/10 được thiết kế giống như được gởi đi từ tổ chức Trump Proud Boys, theo như những nguồn tin của chính phủ.

Các cơ quan tình báo Mỹ trước đây nói Iran có thể can thiệp để làm hại ông Trump và Nga đang nỗ lực giúp ông trong cuộc bầu cử.

Các chuyên gia bên ngoài nói rằng nếu ông Ratcliffe đúng thì Iran có lẽ sẽ nỗ lực bêu xấu ông Trump bằng cách kêu gọi sự chú ý tới các mối đe dọa bởi những tổ chức thỉnh thoảng bạo động.

Iran triệu tập đại sứ Thụy Sĩ ngày 22/10 để phản đối điều họ gọi là những tuyên bố “vô căn cứ” của Mỹ.

Thụy Sĩ đại diện các quyền lợi của Mỹ tại Iran vì Washington và Tehran không có quan hệ ngoại giao. Căng thẳng gia tăng giữa hai đối thủ lâu đời kể từ năm 2018, khi ông Trump rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran 2015 và tăng cường chế tài Tehran.

Điện Kremlin cũng bác bỏ những cáo buộc.

Những cáo buộc như thế xuất hiện hàng ngày, những cáo buộc này vô căn cứ và không dựa vào điều gì cả,” phát ngôn viện Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói.

Ngày 22/10, Cố vân An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói với phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng những nỗ lực can thiệp bầu cử Mỹ dường như ảnh hưởng từ hai đến ba thành phố và quận hạt và liên hệ đến một “số nhỏ thông tin.”

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%ACnh-b%C3%A1o-m%E1%BB%B9-nga-iran-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-can-thi%E1%BB%87p-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-2020/5632135.html

FDA phê duyệt Remdesivir của công ty Gilead

để chữa trị COVID-19

Vào hôm thứ Năm (22 tháng 10), cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt thuốc kháng virus remdesivir của công ty Gilead Sciences để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. FDA từng phê duyệt thuộc remdesivir để điều trị khẩn cấp hồi tháng 5, sau khi một nghiên cứu của Viện y tế quốc gia cho thấy thuốc giúp giảm thời gian hồi phục của một số bệnh nhân COVID-19.

Vào tháng 5, FDA đã cấp phép sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp, cho phép các bệnh viện và bác sĩ sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân COVID-19. Remdesivir là một trong những loại thuốc Tổng thống Trump từng dùng khi mắc COVID-19. Gilead cho biết loại thuốc này sẽ được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19 từ 12 tuổi trở lên để tiêm thuốc qua tĩnh mạch. Remdesivir trở thành loại thuốc đầu tiên và duy nhất được chấp nhận dùng trong điều trị COVID-19 ở Hoa Kỳ.

Theo công ty Gilead, remdesivir đã được phê duyệt hoặc cho phép sử dụng tạm thời như một phương pháp điều trị Covid-19 ở khoảng 50 quốc gia trên toàn thế giới. Đầu tháng 10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong một cuộc nghiên cứu cho biết remdesivir không có tác dụng đáng kể đến thời gian nằm viện hay cơ hội sống sót của bệnh nhân.

Remdesivir sẽ được bán dưới tên gọi là Veklury, có giá 3,120 Mỹ Kim với liệu trình điều trị 5 ngày, hoặc 2,340 Mỹ Kim cho những người được hỗ trợ bởi các chương trình y tế của chính phủ. Công ty Gilead cũng đang phát triển một dạng remdesivir dùng để hít qua mũi. (BBT)

https://www.sbtn.tv/fda-phe-duyet-remdesivir-cua-cong-ty-gilead-de-chua-tri-covid-19/

COVID-19 lan rộng tại khu vực Trung Tây Hoa Kỳ

Tin từ Chicago – Vào hôm thứ tư (21 tháng 10), sáu tiểu bang của Hoa Kỳ đã báo cáo số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 tăng kỷ lục khi đại dịch lan rộng khắp khu vực Trung Tây Hoa Kỳ vào các nơi khác. Số lượng ca tử vong do COVID-19 đạt kỷ lục hàng ngày ở Iowa, Minnesota, Montana, Kansas, Hawaii và Wisconsin. Trong khi đó, Wisconsin, Illinois, Kentucky, Colorado và Ohio báo cáo số ca nhiễm mới hàng ngày tăng kỷ lục.

Theo phân tích của Reuters, số lượng bệnh nhân tại các bệnh viện Hoa Kỳ bị nhiễm virus đã chạm mốc 40,000 người lần đầu tiên kể từ tháng 8 vào thứ Tư. Thống đốc tiểu bang Wisconsin Tony Evers đã yêu cầu người dân hãy ở nhà để “bảo vệ các cộng đồng khỏi loại virus rất dễ lây lan này và tránh gây căng thẳng thêm cho các bệnh viện của tiểu bang.”

Ông Evers cho biết thêm rằng một bệnh viện dã chiến dựng lên ở ngoại ô Milwaukee vào tuần trước đã tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên. Đại dịch coronavirus đã giết chết hơn 221,000 người Mỹ và khiến hàng triệu người phải mất việc làm. Wisconsin là một tiểu bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 giữa Tổng thống Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cách Tổng thống Trump giải quyết đại dịch đã làm ảnh hưởng đến triển vọng tái đắc cử của ông. Cũng trong thứ tư, Illinois đã báo có 66 người tử vong vì COVID-19, mức tăng cao nhất trong một ngày của tiểu bang kể từ giữa tháng Sáu.

Tại Kansas, nơi số người chết đã tăng lên 80 người vào thứ Tư, Thống đốc Laura Kelly cho biết đại dịch đang gây căng thẳng cho các bệnh viện và tất cả 62 cư dân của một viện dưỡng lão ở Quận Norton đều đã nhiễm virus. Mười người trong số này đã chết.

Trên toàn quốc, các ca bệnh đang có xu hướng tăng cao trong năm tuần qua, tăng trung bình lên 60,000 ca trong bảy ngày qua từ mức thấp gần đây là 35,000 ca một ngày vào giữa tháng Chín. (BBT)

https://www.sbtn.tv/covid-19-lan-rong-tai-khu-vuc-trung-tay-hoa-ky/

Ủy ban Thượng Viện phê chuẩn thẩm phán Barrett

Tin từ Washington – Vào hôm thứ Năm (22 tháng 10), Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã phê duyệt thẩm phán Amy Coney Barrett vào ghế Tối Cao Pháp Viện bất chấp đảng Dân chủ tẩy chay cuộc bỏ phiếu.

Tại cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm nay, thẩm phán Barrett nhận được 12 phiếu thuận, 0 phiếu chống, tạo tiền đề để toàn thể Thượng viện bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm bà vào Tối Cao Pháp Viện vào hôm thứ Hai (26 tháng 10). Tổng thống Trump sau đó đã đăng bài trên twitter để bày tỏ sự vui mừng của mình.

Do đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện Mỹ (53-47), thẩm phán Barrett gần như chắc chắn sẽ trở thành Thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện. Cả 10 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ trong ủy ban đều không tới bỏ phiếu. Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói rằng đảng Cộng hòa đã gấp rút xác nhận bà Barrett thông qua một cuộc bỏ phiếu giả. Ông cho rằng đảng Cộng hòa đã phá vỡ các quy tắc riêng của ủy ban bằng cách chấp thuận đề cử mà không có mặt của đảng Dân chủ. Nếu Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua đề cử Barrett, thế đa số của phe bảo thủ trong Tối Cao Pháp Viện sẽ được tăng cường, với tỷ lệ 6-3.

Các đảng viên Cộng hoà hy vọng việc bà Barrett được bổ nhiệm vào Toà án Tối cao sẽ giúp nâng cao tinh thần các thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử sắp tới. (BBT)

https://www.sbtn.tv/uy-ban-thuong-vien-phe-chuan-tham-phan-barrett/

Vụ kiện chống độc quyền đối với Google

lần này là rất chắc chắn, theo chuyên gia

Quý Khải

Các chuyên gia kỹ thuật số và chống độc quyền cho biết vụ kiện chống Google lần này của Bộ Tư pháp Mỹ là rất chắc và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, trong khi Google phản bác đây là một ‘sai lầm sâu sắc’, theo The Epoch Times ngày 21/10.

Theo các chuyên gia, một vụ kiện mới của Bộ Tư pháp chống lại Google là rất đáng để theo đuổi, bởi nó đánh dấu vụ kiện chống độc quyền lớn nhất trong cả một thế hệ — có thể so sánh với vụ kiện chống

lại Tập đoàn Microsoft vào năm 1998 và vụ kiện năm 1974 chống lại AT&T, dẫn đến sự tan rã của Bell System.

Đơn kiện, được nộp vào ngày 20/10 bởi Bộ Tư pháp (DOJ) và 11 tiểu bang, khẳng định Google của Tập đoàn Alphabet Inc. đã cố gắng duy trì vị thế của mình như một người gác cổng vào internet bằng cách sử dụng một số doanh nghiệp liên kết để chặn đứng các đối thủ cạnh tranh, để đảm bảo vị thế độc quyền của mình.

DOJ tuyên bố công ty sử dụng hàng tỷ đô la từ doanh thu quảng cáo của mình để trả cho các nhà cung cấp dịch vụ, trình duyệt, công ty điện thoại và các tổ chức khác để duy trì Google là công cụ tìm kiếm mặc định.

Hành động của DOJ đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Vụ kiện này có cấu trúc tương tự như vụ kiện đối với Microsoft, và nó chắc chắn “có tiềm năng tương đương về mặt quy mô và tác động đối với luật chống độc quyền của Mỹ”, theo bà Rebecca Allensworth, một giáo sư luật tại Đại học Vanderbilt và một chuyên gia về chống độc quyền.

Vụ kiện có cùng lập luận cơ bản với vụ kiện Microsoft, rằng nền tảng thống trị này đang sử dụng các hợp đồng độc quyền và các phương tiện khác để khiến các đối thủ tránh xa người tiêu dùng, bà Allensworth nói, đồng thời bổ sung rằng đó là “một vụ kiện mạnh mẽ” có “khả năng thành công cao”.

“Đơn khiếu nại được dựa trên học thuyết chống độc quyền hiện tại, không yêu cầu áp dụng các lý thuyết mới về luật cạnh tranh”, bà nói với The Epoch Times.

Vụ kiện sẽ tập trung xoay quanh hai câu hỏi: Google có quyền lực độc quyền hay không, và liệu công ty này có thể đưa ra các lý lẽ bào chữa hợp lý đối với các hợp đồng độc quyền và các hoạt động kinh doanh khác mà DOJ cáo buộc là “hành vi xấu” hay không, bà Allensworth nói.

Khả năng Google có thể bị chia nhỏ thành các công ty con nếu thua kiện đã đang là một chủ đề gây chia rẽ giữa các chuyên gia chính sách và chống độc quyền. Vụ kiện cũng có thể mất nhiều năm để giải quyết.

“Tôi tin rằng Google thực sự đang nắm trong tay quyền lực độc quyền, nhưng sẽ có một cuộc chiến lớn xoay quanh nó”, bà Allensworth nói.

Ông Kent Walker, Giám đốc phụ trách các vấn đề toàn cầu của Google, đã bác bỏ tiền đề của vụ kiện, gọi đó là “sai lầm sâu sắc” và cho biết vụ kiện “sẽ mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng” trong một bài đăng trên blog ngày 20/10.

Năm ngoái, tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện đã tiến hành điều tra Google, Apple, Amazon và Facebook để quyết định xem liệu có cần sửa đổi bộ luật chống độc quyền hàng thế kỷ nay của Mỹ hay không, hay thậm chí liệu các công ty có nên bị chia tách nhỏ ra do sở hữu sức mạnh thị trường quá lớn hay không. Ủy ban Thương mại Liên bang cũng đang xem xét một hoặc nhiều công ty khác.

Một nhóm đối tác gồm 50 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Mỹ, do Công tố viên bang Texas Ken Paxton dẫn đầu, cũng đang xem xét các hoạt động của Google.

Dân biểu Jim Banks nói với The Epoch Times, “Giờ đây, chúng ta biết Big Tech hiềm khích như thế nào đối với nền kinh tế thị trường, các cuộc bầu cử công bằng và lối sống của người dân Mỹ”.

Ông Jim Banks cho biết Google là “lớn nhất, mạnh mẽ nhất và nguy hiểm nhất trong nhóm [Big Tech]”, ám chỉ những gã khổng lồ công nghệ Apple, Amazon và Facebook.

Ông nói: “DOJ đã đúng khi kiềm chế mối đe dọa số một đối với nền dân chủ Mỹ ngày nay”.

Matt Berman, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Emerald Digital, một công ty tiếp thị kỹ thuật số, cho biết sự thống trị của Google quá lớn đến mức doanh nghiệp của ông “không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các nền tảng của Google để cạnh tranh”.

“Khả năng hiển thị chính trên các nền tảng của Google là điều cần thiết cho các khách hàng tiếp thị của chúng tôi”, ông Berman nói với The Epoch Times. “Sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm tự nhiên (organic search) có nghĩa là khách hàng của chúng tôi phải cố gắng đạt được xếp hạng cao trong các kết quả tìm kiếm tự nhiên, chúng tôi phải khéo léo sử dụng quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (pay-per-click) của Google, chúng tôi phải sử dụng Google My Business đúng cách, và danh sách kéo dài”.

Hiện tại, Google là “một cửa hàng bách hóa tổng hợp với khả năng nhắm mục tiêu đáng kinh ngạc”, ông Berman nói, đồng thời lưu ý rằng bất kỳ thay đổi nào đối với khả năng phân nhỏ Google sẽ mang đến những tác động mạnh mẽ — cả tích cực lẫn tiêu cực — đối với cách thức khách hàng của ông làm ăn kinh doanh.

Tuy nhiên, chuyên gia về bảo vệ dữ liệu kỹ thuật số Ray Walsh tại ProPrivacy.com, hoàn toàn hoan nghênh các biện pháp chống lại Google, gọi đây là một “chiến thắng lớn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp”.

Ông nói với The Epoch Times: “Đã đến lúc các nhà chức trách Hoa Kỳ sử dụng các quyền lực pháp lý sẵn có để thách thức các quyền lực độc quyền công khai mà các hãng Big Tech như Google đang triển khai thông qua các nền tảng của họ.

“Vị trí của Google như người gác cổng vào internet đã bóp nghẹt sự đổi mới internet, nó chặn đứng các cơ hội, nó đang đảm bảo rằng để bất kỳ công ty nào muốn xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm sản phẩm, Google phải được chia bánh tương xứng”.

Ông Walsh chỉ ra rằng ở châu Âu, Google đã bị phạt nặng do các hoạt động chống cạnh tranh của mình.

Năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã phạt công ty này khoảng 1,7 tỷ đô la với cáo buộc lạm dụng trong quảng cáo trực tuyến. Vụ kiện là án phạt chống độc quyền trị giá hàng tỷ đô la thứ ba mà Ủy ban châu Âu đã áp dụng với Google trong những năm qua.

Vụ kiện cũng cho rằng các thỏa thuận và hành vi mang tính độc quyền của Google “chiếm gần 90% tổng số truy vấn trên công cụ tìm kiếm nói chung ở Mỹ cũng như gần 95% truy vấn trên thiết bị di động”.

Adam Rizzieri, giám đốc tiếp thị tại Agency Partner Interactive, cho biết vụ kiện này “không có gì là ngạc nhiên đối với những người trong ngành của tôi”.

Google và các công ty công nghệ lớn khác đang giật dây nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ, và các hãng công nghệ này sẽ sử dụng mọi nguồn lực để duy trì hiện trạng, ông nói với The Epoch Times.

Trong khi đó, một số đã bác bỏ hoàn toàn tiền đề vụ kiện của DOJ.

“Hàm ý chính của vụ kiện chống độc quyền chống lại Google là coi công ty này là xấu xa. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không thấy vậy”, RJ Huebert, giám đốc điều hành của HBT Digital Consulting, nói với The Epoch Times qua email.

Huebert cho biết các doanh nghiệp nhỏ có thể hưởng lợi từ việc sử dụng quảng cáo của Google, điều này có thể giúp họ đạt được lợi thế trên thương trường. Ông cho biết ông coi Google là một nguồn tài nguyên hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp và là nơi mà mọi thứ bạn cần biết đều nằm trong tầm tay bạn.

Ông nói: “Bạn không thể tìm thấy điều gì tốt hơn khả năng nhắm mục tiêu của Google Ads — bạn tiếp cận chính xác người mà bạn muốn khi họ đang trong tư thế tìm kiếm một cách chủ động”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/vu-kien-chong-doc-quyen-doi-voi-google-lan-nay-la-rat-chac-chan-theo-chuyen-gia.html

Nghị sĩ Cruz chỉ trích truyền thông cánh tả 

‘lờ’ vụ bê bối nhà Biden

Lục Du

Hôm thứ Năm (22/10), Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã chỉ trích những hãng truyền thông cố tình phớt lờ vụ bê bối của gia đình Biden, nói rằng họ “thậm chí không giả vờ làm công việc [truyền thông] của mình” để đưa tin về câu chuyện này, theo Fox News.

“Tôi nghĩ điều đó thực sự nguy hiểm”, ông Cruz nói với chương trình “The Story” của Fox New hôm thứ Năm. “Đặc biệt khi bạn kết nối nó với việc kiểm duyệt của Big Tech [các công ty công nghệ lớn, bao gồm google, twitter, kiểm duyệt thông tin bất lợi cho Trump] thì điều đe dọa trong cuộc bầu cử này thực sự là nghiêm trọng, nó liên quan tới việc chúng ta có bảo vệ được sự tự do của chúng ta và sự tự do theo hiến định hay không”.

Ông Cruz đưa ra bình luận ngay sau khi Tony Bobulinski, đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden, tổ chức một cuộc họp báo trước cuộc tranh luận Tổng thống cuối cùng. Ông Bobulinski đã trình bày chi tiết về mối liên hệ giữa Joe Biden với các giao dịch của Hunter, con trai ông.

Bobulinski đã xác nhận trong một tuyên bố trước đó vào thứ Năm rằng một email chứa nội dung giao dịch của Hunter được New York Post công bố vào tuần trước là “chính xác”.

“Điều làm cho câu chuyện này trở nên nghiêm trọng không phải là Hunter Biden”, ông Cruz nói. “Hunter, như đã biết, có một cuộc sống phức tạp, nhưng chính Joe Biden và hành vi tham nhũng cá nhân đáng nghi ngờ của ông ta đang bị cáo buộc ở đây”.

“Thứ hai, điều mà tôi vừa kiểm tra một phút trước, theo tôi hiểu, Fox News là mạng duy nhất đưa tin về sự cố đó. CNN không đưa tin, MSNBC, ABC, CBS, NBC, không ai trong số họ đưa tin. Đó là Một phần của điều mà chúng tôi đã thấy vào tuần trước khi The New York Post phá vỡ câu chuyện này và Big Tech, Twitter và Facebook đã kiểm duyệt nó và về cơ bản đã xác định rằng người dân Mỹ thậm chí không thể được nghe về sự kiện”.

Email mà đối tác kinh doanh gửi cho Hunter được ông Cruz đề cập nói về việc phân chia vốn chủ sở hữu, trong đó đề xuất “20” cho “H”, một số người tin rằng đó là chữ viết tắt của Hunter, và “10 do H nắm giữ cho ông lớn”. Ông Bobulinski nói rằng “ông lớn” được nói tới là ám chỉ Joe Biden.

“Cáo buộc mà tôi vừa nghe được, tin tức đối với tôi tối nay, đó là Hunter Biden đang giữ phần trăm cho cha anh ta [Joe Biden]”, ông Cruz nói sau tuyên bố của Bobulinski. “Câu hỏi là Joe Biden có đang làm giàu nhờ Trung Quốc cộng sản không? Theo tôi biết, Joe Biden chưa trả lời câu hỏi đó, tôi chưa gặp ai hỏi ông ta câu hỏi đó”.

Cruz kết luận, “Mức độ mà các phương tiện truyền thông và Big Tech đang che chở cho Joe Biden, đang bảo vệ ông ấy, đang che đậy cho ông ấy, thậm chí không hỏi những câu hỏi này, tôi nghĩ thực sự đáng xấu hổ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-cruz-chi-trich-truyen-thong-canh-ta-lo-vu-be-boi-nha-biden.html

Trung Quốc đã ‘đánh bẫy’ nhà Biden từ năm 2014?

Hương Thảo

“Chính phủ Trung Quốc đã làm một việc mà đất nước chúng ta chưa bao giờ phòng bị, đó là dựng Biden lên, và đặt Biden vào vị trí bị khống chế hoàn toàn”, ông Giuliani cho biết.

Tác giả Tần Tựu Thạch đã có bài viết trên Vision Times về cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đã làm để điều khiển gia đình Biden. Sau đây là nguyên văn bài viết:

ĐCSTQ từ lâu đã đầu tư vào Biden bởi nắm được những bức ảnh khủng khiếp và đồi trụy của Hunter Biden.

Hunter Biden, con trai của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hoa Kỳ Joe Biden, đã đem một máy tính Macbook đi sửa chữa một năm trước. Sau khi sửa chữa nó, người chủ cửa hàng đã liên hệ với Hunter nhiều lần để lấy lại. Nhưng Hunter không bao giờ xuất hiện nữa và cũng không nói rõ lý do. Theo hợp đồng sửa chữa, thiết bị sửa chữa mà không được lấy lại trong 90 ngày sẽ tự động thuộc về chủ cửa hàng.

Chủ cửa hàng kiểm tra thiết bị giờ đã thuộc về mình, và phát hiện ra rằng có một bí mật đáng kinh ngạc ẩn trong ổ cứng. Sau khi chủ cửa hàng sao lưu lại ổ cứng, ông đã giao nó cho FBI. Sau nhiều tháng chờ đợi mà không có tin tức, ông đã liên lạc với Giuliani, cựu thị trưởng New York và hiện đang là luật sư của Tổng thống Trump.

Theo ông Giuliani, ổ cứng này cho thấy một lượng lớn bí mật của gia đình Biden, một số phù hợp với những sự kiện mà chỉ một số người trong cuộc có thể biết, và có nhiều điều đáng ghê tởm về con trai của ông Joe Biden là Hunter Biden. Không còn nghi ngờ gì nữa về tính xác thực của những bức ảnh chụp các hành vi tình dục và sử dụng ma túy của Hunter.

Nội dung của đĩa cứng liên quan đến tham nhũng của gia đình Biden ở Iraq, Nga, Ukraine và Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Caller vào ngày 16/10, ông Giuliani nói rằng họ sẽ kiểm soát việc chủ động đưa tin và tung ra bằng chứng mạnh mẽ mới mỗi ngày: “Trong vòng 10 ngày, quý vị sẽ được biết mọi thứ”.

Khi đề cập đến những bức ảnh trong ổ cứng, ông Giuliani nói với Daily Caller:

“Khi bạn nhìn thấy những bức ảnh này, chúng thật ghê tởm và khủng khiếp. Người Trung Quốc [ĐCSTQ] đều có những bức ảnh này. Người Trung Quốc đều có những bức ảnh này, thậm chí họ có gấp 10 lần số ảnh này. Bởi vì chính phủ Trung Quốc đã làm một việc mà đất nước chúng ta chưa bao giờ phòng bị, đó là dựng Biden lên, và đặt Biden vào vị trí bị khống chế hoàn toàn. Họ [ĐCSTQ] đã cho ông ta [Biden] rất nhiều tiền, ông ta đã hoàn toàn bị họ khống chế. Họ đã có những bức ảnh về con trai ông ta đang thực hiện những hành vi đồi bại không thể mô tả nổi đó. Người Trung Quốc [ĐCSTQ] đã ở đó, bắt đầu thiết lập cục diện cho ông ta từ khoảng năm 2014”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Morning News cùng ngày, ông Giuliani cho biết:

“Đây là những email và tin nhắn văn bản của Hunter. Những bức ảnh của anh ta sẽ khiến bạn chết ngất! Những bức ảnh này thật ghê tởm, chúng khiến Biden trở thành một hiểm họa an toàn quốc gia của Hoa Kỳ, vì mọi bức ảnh tôi có thì Trung Quốc cũng đều có chúng, và còn nhiều bức ảnh khác nữa. Chúng thể hiện hành vi tội phạm liên bang, thể hiện hành vi tình dục đáng ghê tởm, thể hiện rất nhiều lần anh ta đã hoàn toàn rơi vào trạng thái dùng ma túy tới mất kiểm soát”.

Ông Giuliani cũng cho biết trên kênh Youtube của mình vào ngày 16/10:

“Họ [gia đình Biden] và chính quyền Trung Quốc có móc nối với nhau vô cùng bền chặt. Chính phủ Trung Quốc sở hữu tất cả các bức ảnh trong ổ cứng và hơn thế nữa. Khi bạn nhìn thấy chúng, (tôi hy

vọng bạn sẽ không phải nhìn chúng, vì chúng thật kinh tởm), bạn sẽ hiểu ngay cách họ [ĐCSTQ] xâm nhập vào toàn bộ gia đình Biden và cách những thứ này có thể được sử dụng để tống tiền bất kỳ tổng thống nào”.

Ông Giuliani cũng chỉ ra rằng sự tham nhũng giữa Biden và ĐCSTQ là lớn nhất (lớn hơn các giao dịch giữa các con trai của Biden với Iraq, Nga và Ukraine). Nhóm của ông đã phân tích hai giao dịch giữa con trai của Biden và ĐCSTQ, nhưng bản ghi trên ổ cứng liên quan đến ít nhất 5 giao dịch khác. Trong những tuần tới, các giao dịch giữa Biden và ĐCSTQ sẽ được tiết lộ thêm.

Ông Giuliani đề cập đến hai giao dịch đã phân tích, một là trong vòng 8 ngày kể từ khi Hunter trở về từ chuyến thăm Trung Quốc của hai cha con Biden, anh ta đã nhận được 1 tỷ đô la Mỹ từ Ngân hàng Trung Quốc ủy thác cho công ty cổ phần tư nhân của anh ta. Mục đích chuyến thăm của Biden tới Trung Quốc lúc đó là yêu cầu ĐCSTQ dừng việc quân sự hóa các đảo nhân tạo [ở Biển Đông] và giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đại lục. Nhưng sau chuyến thăm của Biden tới Trung Quốc, vũ khí trang bị trên các đảo nhân tạo đã ‘được’ ồ ạt tăng cường, và thuế quan đối với Hoa Kỳ cũng ‘được’ tăng lên.

Một giao dịch khác là, sau khi Biden từ chức phó tổng thống, ĐCSTQ tiếp tục phát triển quan hệ kinh tế với gia đình Biden. Đại biểu của ĐCSTQ là Tập đoàn năng lượng CEFC Energy của Diệp Giản Minh. Ông Giuliani chỉ ra rằng đây là đơn vị liên quan đến cơ quan tình báo của ĐCSTQ. Cuối cùng CEFC Energy đã đồng ý trả 10 triệu đô la Mỹ một năm, với tổng số 30 triệu đô la Mỹ trong ba năm, và thiết lập liên doanh với gia đình Biden (với con trai Hunter, anh trai và chị dâu của Biden, v.v…). Một công ty liên doanh giữa nhà Biden và Trung Quốc được thành lập.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-da-danh-bay-nha-biden-tu-nam-2014.html

Hunter Biden bị nghi sở hữu một viên

kim cương lớn do ông trùm Trung Quốc tặng

Hàn Dương

Các luật sư trong vụ ly hôn của Hunter Biden đã tranh luận về việc anh ta sở hữu một viên kim cương lớn do một ông trùm năng lượng Trung Quốc tặng, theo nội dung email do New York Post tiết lộ.

Bức thư cho thấy một luật sư của vợ sau của Hunter là Kathleen Buhle, đã yêu cầu thông tin về viên đá quý trong một email với tiêu đề “Biden – Khẩn cấp” và mức độ quan trọng là “Cao”.

“Hunter đang sở hữu một viên kim cương lớn và vô cùng giá trị,” luật sư Rebekah Sullivan của vợ cũ Hunter viết vào ngày 17/2/2017.

“Vui lòng cung cấp bằng chứng rằng viên kim cương đã được đặt trong két an toàn – chỉ hai bên mới có thể tiếp cận được – vào trưa mai, nếu không chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc yêu cầu tòa án, trên cơ sở khẩn cấp, buộc anh ta chia thêm tài sản, bao gồm cả viên kim cương”.

Luật sư của Hunter Biden, Sarah Mancinelli, đã chuyển tiếp email cho Hunter, cùng với một ghi chú nói rằng, “ông có thể cho tôi biết điều này là gì và cho phép tôi trấn an họ rằng không có vấn đề gì ở đây không?”

Trong chuỗi email thứ hai, Mancinelli chuyển tiếp một thông báo tiếp theo, trong đó luật sư của Buhle yêu cầu “giải thích đầy đủ, càng sớm càng tốt” về vị trí của viên kim cương.

“Tôi không biết nói gì khác với họ. Nếu ông có thể viết một vài câu để tôi gửi cho bà ấy, tôi sẽ rất cảm kích”, luật sư Sullivan viết.

Viên đá quý được đề cập tới có vẻ là viên kim cương 2,8 carat mà Hunter nói với tờ The New Yorker rằng anh ta nhận được từ Diệp Giản Minh, khi đó là chủ tịch của Công ty Năng lượng Trung Quốc CEFC, sau một bức ăn tối gặp mặt ở Miami.

Trong các giấy tờ của tòa án, Buhle ước tính viên kim cương trị giá 80.000 đô la, trong khi Hunter chỉ định giá nó khoảng 10.000 đô la.

Hunter tuyên bố ông đã tặng viên kim cương cho hai cộng sự không rõ danh tính, những người cũng tham gia buổi họp tối, và cho biết: “Tôi biết lấy nó không phải ý kiến hay. Tôi chỉ cảm thấy việc này thật kỳ lạ”.

Hunter cho rằng đây khổng là một vụ hối lộ vì cha ông, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, “không còn đương chức” nữa.

Hunter sau đó đã thực hiện một loạt hợp đồng kinh doanh với Diệp và các cộng sự của ông này, bao gồm hợp đồng tư vấn ba năm trị giá 10 triệu đô la một năm, theo email của Biden và các tài liệu khác.

Diệp – người được cho là có quan hệ với quân đội và tình báo Trung Quốc – đã biến mất vào đầu năm 2018 sau khi bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

CEFC, công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã phá sản vào đầu năm nay.

Các email của Biden nằm trong số rất nhiều thông tin được trích xuất từ một chiếc máy tính xách tay MacBook Pro được bỏ lại tại một cửa hàng sửa chữa ở Delaware vào tháng 4/2019 nhưng chưa bao giờ được lấy lại, chủ cửa hàng nói với The Post.

Máy tính và một ổ cứng chứa dữ liệu đã bị FBI thu giữ vào tháng 12 năm 2019, nhưng một ổ cứng khác chứa dữ liệu đã được cựu Thị trưởng Rudy Giuliani đưa cho tờ New York Post vào tuần trước.

Cả luật sư liên quan đến vụ ly hôn cũng như luật sư riêng của Hunter Biden đều không đưa ra bình luận.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hunter-biden-bi-nghi-so-huu-mot-vien-kim-cuong-lon-do-ong-trum-trung-quoc-tang.html

Cuba cho biết lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ

gây thiệt hại hơn 5 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái

Tin từ HAVANA, Cuba – Vào hôm thứ Năm (22/10), Cuba cho biết lệnh cấm vận thương mại kéo dài hàng thập niên của Hoa Kỳ, được thắt chặt dưới thời Tổng thống Trump, khiến nước này thiệt hại tổng cộng hơn 5 tỷ mỹ kim trong năm tài chính vừa qua và làm ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc đối phó với đại dịch coronavirus.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bruno Rodriguez đưa ra bình luận này tại buổi khởi động chiến dịch hàng năm cho một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án lệnh cấm vận được áp dụng sau cuộc cách mạng năm 1959 của Cuba.

Cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay, ban đầu được ấn định vào tháng 10, bị hoãn lại đến tháng 5 năm sau do đại dịch. Đây sẽ là lần thứ 29 Cuba vận động sự ủng hộ quốc tế chống lại lệnh cấm vận này.

Ông Rodriguez cho biết, thiệt hại từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 lên tới 5,570 tỷ mỹ kim, nhiều hơn khoảng 1,226 tỷ mỹ kim so với năm trước, nâng tổng thiệt hại lên 144 tỷ mỹ kim kể từ khi lệnh cấm vận bắt đầu. Ông cho biết thêm rằng các lệnh trừng phạt cũng gây khó khăn cho việc mua thiết bị bảo vệ cá nhân và máy thở cần thiết để chống lại coronavirus.

Chính quyền tổng thống Trump hạn chế gần như tất cả các biện pháp mà người tiền nhiệm của ông, cựu tổng thống Barack Obama, thực hiện để nới lỏng lệnh cấm vận và cải thiện mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và kẻ thù cũ trong Chiến tranh Lạnh. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cuba-cho-biet-lenh-cam-van-thuong-mai-cua-hoa-ky-gay-thiet-hai-hon-5-ty-my-kim-vao-nam-ngoai/

Liên Hiệp Quốc : Thêm 600 triệu đô la để giúp

người tị nạn Rohingya

Thanh Phương

Hôm qua, 22/10/2020, các nhà tài trợ quốc tế cam kết đóng góp thêm khoảng 600 triệu đô la để giúp người tị nạn Ronhingya ở Bangladesh nhân một hội nghị quốc tế tại Genève, được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.

Từ Genève, thông tín viên Jérémy Lanche gởi về bài tường trình :

« Kể từ cuộc di tản năm 2017, khoảng 860 ngàn người Rohingya đã chạy sang sống ở trại tị nạn chật kín người ở Cox’s Bazar, vùng biên giới bên phía Bangladesh. Điều kiện y tế và an ninh ở đây rất tồi tệ. Tình hình lại còn tồi tệ hơn do có đại dịch Covid-19 và do các vụ đụng độ giữa những băng đảng buôn bán ma túy. Hậu quả là ngày càng có nhiều người muốn rời khỏi đất nước bằng ngõ khác.

Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc Filippo Grandi nói : Có nguy cơ là người Rohingya mất hết hy vọng, thể hiện qua việc ngày càng có nhiều người muốn rời khỏi Miến Điện. Chỉ trong năm nay đã có 2.400 người tị nạn, họ vượt biên bằng đường biển trong điều kiện rất nguy hiểm và nhiều người đã trôi dạt trên biển có khi mấy tháng trời. Ít nhất 200 người tị nạn Rohingya đã chết trên biển trong năm nay;

Mỹ sẽ đóng góp 200 triệu đô la, Liên Hiệp Châu Âu là 113 triệu đô la, Anh Quốc 60 triệu đô la. Theo quan điểm của ông Filippo Grandi, những số tiền nói trên phản ánh sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với người Rohingya. Vấn đề là hiện giờ đó chỉ mới là cam kết tài trợ để bù cho với hàng tỷ đô la mà Phủ Cao ủy Tị nạn kêu gọi quốc tế đóng góp để giúp người Rohingya chỉ trong năm 2020. »

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201023-lien-hiep-quoc-rohingya-ti-nan-mien-dien

EU muốn cải tổ WHO,

yêu cầu các thành viên minh bạch thông tin

Theo Reuters, EU đề xuất dự thảo nhằm cải tổ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), yêu cầu các quốc gia thành viên minh bạch thông tin. Dự thảo này được soạn ra bởi chính phủ Đức sau khi thảo luận với các thành viên khác của EU.

Dự thảo yêu cầu WHO áp dụng các biện pháp nhằm tăng “tính minh bạch về sự tuân thủ của mỗi quốc gia” đối với các quy định y tế quốc tế. Điều này sẽ đòi hỏi các quốc gia thành viên phải nhanh chóng chia sẻ thông tin về các trường hợp y tế khẩn cấp.

Đây cũng là diễn biến mới nhất trong những nỗ lực kéo dài nhiều tháng qua của Liên minh Châu Âu nhằm giải quyết các vấn đề mà WHO đang phải đối mặt, trong đó có sự thiếu hụt tài trợ, các lỗ hổng quản trị và thẩm quyền.

An Bình

https://etviet.com/theatlantic/eu-muon-cai-to-who-yeu-cau-cac-thanh-vien-minh-bach-thong-tin.html

Brexit: EU và Anh quyết tâm đạt thỏa thuận

vào giữa tháng 11

Đàm phán về thỏa thuận thương mại toàn diện EU-Vương quốc Anh sẽ tiếp tục không ngừng nghỉ, cho đến giữa tháng 11 nhằm xóa bỏ khác biệt cuối cùng.

Nước Đức sau 30 năm thống nhất sẽ đi về đâu?

Công dân Anh ‘thích quốc tịch Cyprus vì vấn đề Brexit’

Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ TQ liên tục?

Dù hạn chót cho đàm phán Brexit mà Thủ tướng Anh Boris Johnson đặt ra đã trôi qua tuần trước, nay Anh và EU vẫn tỏ ra muốn đạt thỏa thuận, với sự có mặt của nhà đàm phán EU Michel Barnier ở London tuần này.

Sự kiện ông Barnier “phải tới Anh” được nhiều tờ báo cho là cả EU và chính phủ Johnson đều vừa tỏ ra là công việc của họ rất khó khăn, vừa không thể tuyên bố ngừng nói chuyện.

Các báo Anh nói nhóm đàm phán hai bên muốn làm việc cả thứ bảy, chủ nhật cho tới giữa tháng 11.

Tuy thế, trong ngày 23/10/2020, tổng thống Pháp Emmanul Macron dọa rằng Pháp “vẫn có quyền không thông qua thỏa thuận Brexit nếu Boris Johnson không chịu nhượng bộ”, theo trang The Independent.

Về lý thuyết, ông Michel Barnier (người Pháp) được Ủy ban châu Âu ủy nhiệm lãnh đạo quá trình đàm phán Brexit với Anh Quốc.

Nhưng mọi thỏa thuận đều cần Quốc hội EU và nghị viện các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực chung cuộc.

Vướng mắc lớn nhất tới nay vẫn là hai lĩnh vực hóa ra đều có liên quan tới Pháp.

Một là việc phân định vùng khai thác cá giữa Anh và Pháp.

Khi còn trong EU, ngư trường của Anh và Pháp nằm dưới sự điều phối chung của EU.

Trên nguyên tắc, tàu thuyền EU mang cờ nước này sang vùng biển nước kia đánh cá đều hưởng quyền bình đẳng.

Nay thì vì Anh tách ra, EU phải thay mặt Pháp đàm phán với Anh về việc phân định vùng, và quota khai thác hải sản ở vùng ngoài khơi chung biên giới.

Các ngư trường này đều còn ít cá và từ nhiều năm trước, giới nghiên cứu thủy hải sản đã đề nghị lập ra Vành đai xanh dương (Blue belt) quanh bờ biển Anh – Pháp để hạn chế đánh bắt nhằm khôi phục nguồn hải sản.

Nhưng quyền lợi của các doanh nghiệp ven bờ hai bên vẫn được coi trọng và Anh muốn “thu hồi chủ quyền” ở vùng biển của mình.

Hiện 60% sản lượng cá trong vùng nước của Anh là do các tàu nước ngoài, chủ yếu là Pháp và EU sang đánh bắt.

Hai là tranh cãi về chế độ trợ cấp cho doanh nghiệp (state aid) mà các chính phủ châu Âu và Anh đưa ra, làm sao không gây cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường, theo nguyên tắc ‘sân chơi bình đẳng’ (the level playing field) – có từ Hiệp ước Rome 1957.

Trong thị trường chung EU, doanh nghiệp nào được hưởng “bao cấp” từ chính phủ hiển nhiên sẽ có cơ hội sống còn tốt hơn doanh nghiệp không được hưởng, bất kể họ từ quốc gia nào.

Sau khi Anh ra khỏi EU từ 01/01/2021, mọi hình thức trợ cấp của chính phủ ở London cho doanh nghiệp Anh có thể “tạo thế mạnh cạnh tranh bất bình đẳng cho họ” khi hoạt động tại EU.

Trên thực tế, theo báo The Guardian (08/09/2020), Anh Quốc không trợ cấp bao nhiêu cho doann nghiệp cả.

Là nền kinh tế nổi tiếng tự do và để tư nhân tự phát triển, năm 2018, Anh chỉ bỏ ra 0,38% GDP để trợ cấp cho các doanh nghiệp nước này.

Con số bên châu Âu luôn cao hơn: Đức 1,45%, Đan Mạch 1,55% và Pháp 0,79%.

Khác biệt mang tính nguyên tắc và tư tưởng

Khúc mắc có vẻ đến từ nguyên tắc ‘cạnh tranh bình đẳng’ hơn là thực tế.

Pháp trợ cấp nhiều cho doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, còn Anh thực ra chỉ muốn ‘rảnh tay’ (free hand) không bị ràng buộc bởi các cam kết tương lai với EU để hỗ trợ cho các công ty start-up trong lĩnh vực công nghệ cao.

Cho đến nay, EU cũng hiểu vì sao Anh không muốn ký vào chế độ kiểm soát trợ cấp của chính phủ cho doanh nghiệp kiểu mà 27 nước EU muốn có.

Ông Barnier đã ngỏ ý sẵn sàng “làm nhẹ” vấn đề này nhưng đề nghị Anh cho lập một ủy ban độc lập để giám sát việc trợ cấp cho doanh nghiệp, thay vì để ủy ban hiện có – UK Competition and Markets Authority – thuộc chính phủ Anh, lo việc này trong tương lai.

Vẫn theo các báo Anh, quá trình đàm phán Brexit không chỉ gặp mâu thuẫn về kinh tế và định hướng chính trị hai bên mà còn nhuốm màu ý thức hệ.

Đảng Bảo thủ của ông Johnson lâu nay có truyền thống tin vào ‘chủ nghĩa tự do’, và cố thủ tướng Margaret Thatcher từng phàn nàn rằng EU đã đi quá xa khỏi ‘nền tảng’ tự do kinh tế.

Bà đã yêu cầu EU mở ra ‘Hiến chương Tự do Kinh tế (Charter for Economic Liberty), điều chưa bao giờ thành hiện thực.

Nếu nhượng bộ tiếp trong lĩnh vực cạnh tranh tự do theo đúng nguyên tắc thị trường, Boris Johnson có nguy cơ “phản bội” lại tinh thần Thatcher, theo các bình luận cánh hữu ở Anh.

Mặt khác, các gói cứu trợ khổng lồ chính phủ Anh và các chính phủ EU tung ra để cứu kinh tế bị tàn phá bởi Covid-19 khiến việc đàm phán về một vài phần trăm GDP trợ cấp cho doanh nghiệp trở nên vô nghĩa, ít ra là vào lúc này.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54665425

Anh công bố Visa mới cho người mang

hộ chiếu BNO Hồng Kông

Chính phủ Anh dự kiến ​​sẽ tạo ra một loại thị thực đặc biệt vào tháng 1 tới cho những người sở hữu hộ chiếu BNO ở Hồng Kông và các thành viên gia đình thân thiết của họ.

Thị thực mới sẽ cho phép người nộp đơn sinh sống và làm việc ở Anh trong tối đa 5 năm. Sau đó, những người sở hữu BNO có thể nộp đơn xin định cư ở Anh và sau một năm nữa, xin nhập quốc tịch Anh.

Theo một tuyên bố của Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh, sẽ không có giới hạn về số lượng người mang hộ chiếu Quốc tịch Anh (ở nước ngoài) được phép tham gia và đơn đăng ký sẽ được mở vào ngày 31/1/ 2021.

Hơn một triệu người từ Hồng Kông có thể chuyển đến Anh trong 5 năm tới theo chương trình thị thực mới, bao gồm 500.000 người trong năm đầu tiên.

An Bình

https://etviet.com/theatlantic/anh-cong-bo-visa-moi-cho-nguoi-mang-ho-chieu-bno-hong-kong.html

Covid-19 : Hơn 41.600 ca nhiễm mới,

Pháp giới nghiêm thêm 38 tỉnh

Thùy Dương

Trong vòng 24 giờ, nước Pháp ghi nhận thêm 41.622 ca nhiễm mới, theo số liệu cơ quan Y Tế Pháp công bố chiều tối hôm qua 22/10/2020. Đây là số ca nhiễm Covid thường nhật cao nhất ở châu Âu từ trước tới nay. Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan quá nhanh, thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo mở rộng lệnh giới nghiêm ra 38 tỉnh khác trên toàn nước Pháp và vùng hải ngoại Polynésie.

Cho đến nay, mới chỉ có vùng Paris và 8 tỉnh thành bị giới nghiêm. Theo thông báo chiều tối hôm qua của thủ tướng Pháp Jean Castex, lệnh giới nghiêm từ 21h đến 06h sáng hôm sau sẽ chính thức được áp dụng đối với 38 tỉnh khác và đảo hải ngoại Polynésie kể từ 00h ngày mai 24/10. Tổng cộng, 54 tỉnh với 46 triệu trên tổng số 67 triệu dân Pháp bị giới nghiêm.

Theo AFP, tỉ lệ người bị nhiễm Covid trên 100.000 dân trong vòng 1 tuần đã tăng thêm 40%. Trong buổi họp báo, thủ tướng nhấn mạnh virus đang lây lan với tốc độ vô cùng nhanh, nước Pháp không còn nhiều thời gian để kìm hãm đà lây lan của dịch bệnh và nếu tình hình không sớm được cải thiện thì chính phủ sẽ phải áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa. Về tác động kinh tế, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire hôm qua thông báo biện pháp giới nghiêm sẽ tiêu tốn thêm 2 tỉ euro ngân sách Nhà nước.

Tình hình đáng báo động ở Đông – Trung Âu

Nhìn rộng ra châu Âu, dịch bệnh cũng rất đáng lo ngại ở các nước Đông và Trung Âu vốn đã tránh được dịch hồi mùa xuân mùa qua, như Cộng Hòa Séc, Rumani, Ba Lan, Hungary.

Trong hai tuần qua, tỉ lệ tử vong trên 100.000 dân Roumani ghi nhận là 4,5, mức cao thứ hai ở châu Âu. Theo nhiều chuyên gia y tế, từ nay đến cuối tuần sau, các giường dành cho bệnh nhân Covid-19 đều kín chỗ. Để bảo vệ nền kinh tế, Bucarest không phong tỏa đất nước mà trao cho nhà chức trách địa phương quyền quyết định các biện pháp phòng dịch tùy tình hình cụ thể. Thế nhưng, ở các thành phố lớn, trường phổ thông các cấp và đại học, cũng như nhà hàng, cơ sở biểu diễn … phải đóng cửa ít nhất 14 ngày.

Cộng Hòa Séc cũng đang trong tình trạng báo động : Dân số chỉ có hơn 10 triệu người, nhưng riêng ngày hôm qua đã có thêm 15.000 ca nhiễm. Thủ đô Praha bị phong tỏa. Kể từ 5h sáng hôm qua 22/10, mọi cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa. Nếu không phải là người trong cùng gia đình thì người dân chỉ được tụ tập tối đa 2 người.

Còn tại Hungary, trong vòng 1 tháng, số ca nhiễm thường nhật và số ca tử vong đều tăng gấp đôi. Tuy nhiên, theo Franceinfo, chính phủ của tổng thống Victor Orban tỏ ra không lo ngại, không đưa ra biện pháp khẩn cấp, người dân không bắt buộc đeo khẩu trang trên đường. Cuộc sống vẫn diễn ra gần như bình thường, người dân không bị hạn chế đi lại. Chỉ những ai trở về từ nước ngoài là phải cách ly 10 ngày.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201023-covid-19-h%C6%A1n-41-600-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-ph%C3%A1p-gi%E1%BB%9Bi-nghi%C3%AAm-th%C3%AAm-38-t%E1%BB%89nh

Pháp : Covid-19 làm bất bình đẳng xã hội

thêm nghiêm trọng

Thùy Dương

Covid-19 đã làm sự bất bình đẳng xã hội thêm nghiêm trọng, cả về nguy cơ lây nhiễm bệnh và tác động về kinh tế, thu nhập. Trên đây là kết quả một nghiên cứu được Viện Sức Khỏe Và Nghiên Cứu Y Khoa Quốc Gia của Pháp (Inserm) công bố hôm 09/10/2020.

Cuộc điều tra Epicov – Dịch bệnh và điều kiện sống – do Inserm thực hiện hồi tháng 05/2020, có sự hợp tác với Cơ quan phụ trách nghiên cứu, đánh giá và thống kê (Drees), Cơ quan y tế công cộng của Pháp và Viện Thống Kê Quốc Gia Pháp (Insee). Trả lời phỏng vấn đài RFI ngày 12/10/2020, nhà xã hội học Nathalie Bajos, giám đốc nghiên cứu của Inserm, đồng phụ trách cuộc điều tra Epicov giải thích về công trình nghiên cứu đồ sộ :

« Đó là một nghiên cứu có tính đặc thù, chuyên biệt lớn, có sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận xã hội học và phương pháp tiếp cận dịch tễ học. Nghiên cứu này được thực hiện cùng Josiane Warszawski, bác sĩ dịch tễ của Viện Inserm. Ý tưởng của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu quy mô lớn này là cung cấp tư liệu và cho thấy trên thực tế tại Pháp những người nào có khả năng nhiễm bệnh, cũng như điều kiện sống của họ có thể góp phần khiến họ bị lây bệnh như thế nào, đồng thời cũng nhằm tìm hiểu xem dịch bệnh đã tác động đến công việc và khả năng tài chính của họ ra sao.

Cuộc điều tra này đã đạt được một thành công rất lớn, đó là cho phép tính toán cặn kẽ, thiết lập cái gọi là « tỷ lệ hiện mắc » (prévalence), tức là tỷ lệ những người đã nhiễm virus, ở cấp vùng và cấp tỉnh. Tôi không đi sâu vào chi tiết chuyên môn, nhưng đó là một cuộc điều tra đặc biệt xét về góc độ chất lượng mẫu điều tra, Viện Thống Kê Quốc Gia Pháp INSEE chọn mẫu ngẫu nhiên. 135.000 người mà chúng tôi phỏng vấn cho phép phản ánh sự đa dạng, khác nhau của các nhóm cư dân sinh sống tại Pháp ».

Để xác định tỉ lệ hiện mắc (prévalence), cơ quan y tế Pháp đã làm xét nghiệm tìm kháng thể trong máu của 12.400 người. Kết quả xét nghiệm kháng thể cho thấy tỉ lệ người đã từng nhiễm virus hồi tháng 05

trên toàn quốc chỉ là 4,5% đối với những người trên 15 tuổi, sống tại lãnh thổ chính quốc. Con số trên là rất thấp so với tỉ lệ 70% cần có nếu muốn được khả năng gọi là « miễn dịch cộng đồng ». Thế nhưng, cuộc điều tra đã cho thấy sự chênh lệch giữa các vùng, thành phố.

Người dân ở các thành phố/xã đông dân và có mật độ dân cư cao, trên 50.000 dân và trên 1.500 người/km2, có tỉ lệ lây nhiễm cao gấp đôi những nơi khác. Những người sống trong những căn hộ chật chội, đông đúc với diện tích dưới 18m2/người cũng có tỉ lệ nhiễm Covid cao gấp 2,5 lần so với những người khác. Cứ 10 người trả lời câu hỏi thì có 1 người sống ở nơi chật chội trong giai đoạn phong tỏa. 20% số những người sống ở nơi đông đúc, chật chội là những người người thuộc nhóm nghề được gọi là « nghề cốt yếu » trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid : nhân viên lau dọn vệ sinh, thu gom rác thải, lái xe bus, nhân viên thu ngân, người làm nghề giúp việc gia đình, công nhân xây dựng …

Xét về độ tuổi, những người trên 65 tuổi là nhóm đối tượng một khi đã nhiễm virus corona thì dễ lâm vào tình trạng nguy hiểm, và những người trên 70 tuổi có tỉ lệ tử vong cao nhất, nhưng những người trong độ tuổi 30-50 mới là những người bị nhiễm bệnh nhiều nhất, không phải là do họ không có ý thức giãn cách xã hội, mà là do điều kiện sống và làm việc khiến họ có tỉ lệ bị nhiễm virus rất cao.

Nghiên cứu của Inserm chỉ ra rằng biện pháp phong tỏa và phương thức làm việc từ xa đã góp phần khoét sâu các bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội, các nhóm ngành nghề. Trong khi 50% cán bộ công chức được làm việc từ xa toàn bộ thời gian thì có đến 70% những người làm « nghề cốt yếu » hàng ngày vẫn phải đến tận nơi làm việc.

Kết hợp nhiều yếu tố, cả về độ tuổi, điều kiện sống và làm việc, những người trong độ tuổi 30-50, sống chung với đông người trong những căn hộ chật hẹp, tại những thành phố có mật độ dân cư cao và thường xuyên phải đi ra ngoài làm việc là những người bị dịch bệnh tác động mạnh nhất từ khi nước Pháp bị phong tỏa hôm 17/03. Nhà xã hội học Nathalie Bajos cho biết thêm : « Những người ở các tầng lớp bình dân, khả năng tài chính ở mức thấp nhất thì bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cả về việc làm và thu nhập, tức cuộc sống hàng ngày của họ bị tác động bởi các biện pháp đã được triển khai để phòng chống dịch bệnh.

Trái lại, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy là tại Pháp, cũng có thể là ở các nước khác nữa, có một sự khác biệt về các nhóm xã hội bị dịch bệnh tác động. Trước khi có phong tỏa, những người được gọi là thuộc nhóm giàu có, các quan chức cán bộ cấp cao bị tác động nhiều nhất, bởi vì họ thường xuyên phải đi ra ngoài, tương tác xã hội nhiều. Nhưng sau đó, lệnh phong tỏa được áp dụng, cho phép giảm hẳn số người bị lây nhiễm virus trong nhóm xã hội này. Biện pháp phong tỏa có lợi cho những người thuộc nhóm giàu sang, có điều kiện sống thuận lợi hơn là những người thuộc các tầng lớp bình dân. Nói về con số, 50% quan chức, cán bộ đã chuyển sang phương thức làm việc từ xa hoàn toàn, tỉ lệ này chỉ là 1% đối với các tầng lớp bình dân nhất ».

Điều đáng ngạc nhiên nhất là hai nhóm người « ở hai đầu thang bậc thu nhập », tầng lớp giàu có nhất, nhóm quan chức cán bộ cao cấp và cả những người thu nhập thấp nhất, nhóm người lao động trong những ngành nghề được coi là « thiết yếu » trong thời phong tỏa chống dịch, đều có tỉ lệ nhiễm virus corona cao nhất : 10%, ngang với tỉ lệ lây nhiễm ở các nhân viên y tế, vốn dĩ được coi là có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao nhất. Nhà xã hội học Nathalie Bajos nhấn mạnh :

 « Điều này thể hiện chính xác những gì tôi vừa nói ở trên, tức là có một sự thay đổi theo thời gian. Hai nhóm xã hội bị nhiễm bệnh nhiều nhất chính là nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất. Điểm này liên quan đến chuyện trước khi có phong tỏa thì những người giàu có, quan chức bị lây nhiễm nhiều và sau khi có lệnh phong tỏa thì các tầng lớp bình dân, những người phải ra ngoài làm việc ở thời phong tỏa là những người bị ảnh hưởng rất nhiều, đương nhiên là cả những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, như bác sĩ, y tá, hộ lý. Gần 10% nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh.

Còn về những người làm trong các ngành nghề gọi là nhóm nghề cốt yếu, như nhân viên thu ngân, giao hàng, lái xe bus …, cuộc điều tra được tiến hành với 135.000 người, nhưng chỉ có 25.000 người trong nhóm người làm những nghề cốt yếu được làm xét nghiệm trong giai đoạn ban đầu, tôi xin nhắc lại là cuộc điều tra được tiến hành hồi tháng 05, khi đó mới số xét nghiệm còn rất hạn chế, vì thế cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thể đưa ra tỷ lệ hiện mắc (prévalence) cho nhóm người làm các nghề cốt yếu.

Nhưng cuộc điều tra cho thấy rõ là điều kiện sống của những người làm nghề cốt yếu có nhiều yếu tố bất lợi gộp lại khiến họ dễ bị lây nhiễm : mật độ dân cư ở thành phố/xã mà họ sinh sống, số người sống chung nhà – có nhiều người ở trong những căn hộ quá đông đúc (theo tiêu chí đánh giá của Viện Thống Kê Quốc Gia INSEE), việc họ phải đi đến chỗ làm … Chúng tôi thấy thực sự là có nhiều sự bất bình đẳng xã hội cả về nguy cơ bị lây nhiễm và tác động kinh tế.

Chính điều kiện sống khó khăn cũng khiến tỉ lệ nhiễm virus ở người nhập cư cao. Bà Bajos giải thích : « Cuộc điều tra cho thấy nhóm người nhập cư đến từ các nước ngoài châu Âu, đời thứ nhất hoặc thứ hai, bị dịch bệnh tác động hơn rất nhiều so với các nhóm dân khác, với tỷ lệ hiện mắc (prévalence) cao hơn rất nhiều, nhất là ở thế hệ thứ nhất. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói là hiện tượng lây nhiễm rất cao ở nhóm người nhập cư đến từ các nước ngoài châu Âu có các nguyên nhân mang tính cơ cấu xã hội. Ý tôi muốn nói ở đây là việc họ bị lây nhiễm nhiều là do điều kiện sống của họ không tốt chứ không phải là họ không được bảo vệ tốt như các nhóm dân cư khác (…)

Đối với tôi, một kết quả quan trọng của nghiên cứu này là nhờ đồng thời phối hợp phương pháp tiếp cận xã hội học và dịch tễ học mà chúng tôi đã có thể làm nổi bật tầm quan trọng của các yếu tố mang tính cơ cấu trong sự lây lan của dịch bệnh. Chính là điều kiện sống của quý vị, quý vị sống ở đâu, cùng với bao nhiêu người, công việc quý vị làm thuộc loại nào, quý vị có hay phải đi ra khỏi nhà không … là những yếu tố then chốt để giải thích cho sự lây lan của virus ».

Cũng theo kết quả nghiên cứu Epicov, 28% phụ nữ và 29% nam giới tham gia cuộc điều tra cho biết khả năng tài chính của họ đã suy giảm trong giai đoạn phong tỏa, những người bị tác động nhiều nhất về tài chính cũng là những người vốn có thu nhập thấp hất, cuộc sống bấp bênh nhất : nông dân, những người làm nghề tự do và buôn bán, công nhân, người thất nghiệp … Dịch Covid-19, cùng với biện pháp phong tỏa toàn quốc, phương thức làm việc từ xa không chỉ làm bộc lộ những bất bình đẳng xã hội ở nước Pháp và còn làm cho tình trạng bất bình đẳng đó thêm nghiêm trọng.

Theo bộ trưởng Y Tế Pháp, Olivier Veran, hiện giờ đã có hơn 5 triệu người (gần 7,5% dân số Pháp) phải sống nhờ sự cứu trợ lương thực, thực phẩm. Viện Thống Kê Quốc Gia Pháp ước tính 800.000 việc làm sẽ bị cắt giảm từ nay tới cuối năm 2020 trên toàn quốc. Nạn đói nghèo tại Pháp đang trở nên nghiêm trọng chưa từng có, trong khi nước Pháp đang « đau đầu » chuẩn bị đối phó với làn sóng dịch thứ hai trong bối cảnh kinh tế còn chưa hồi phục sau 2 tháng phong tỏa toàn quốc hồi mùa xuân.

(Tổng hợp từ France 24, France Info, France Culture)

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20201023-ph%C3%A1p-covid-19-l%C3%A0m-b%E1%BA%A5t-b%C3%ACnh-%C4%91%E1%BA%B3ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-th%C3%AAm-nghi%C3%AAm-tr%E1%BB%8Dng

Pháp thành lập mạng phim trực tuyến Salto

Tuấn Thảo

Mỹ có mạng phim nổi tiếng Netflix, Pháp giờ đây có Salto. Mạng phim của Pháp vừa được khai trương trong tuần này với hơn 10.000 giờ chương trình có sẵn (phim truyện, tài liệu, hoạt hình, trò chơi). Tốc độ truyền dữ liệu và chi phí băng thông cho phép khán giả Pháp tải phim nhanh chóng với độ phân giải hoàn chỉnh cũng như xem phim trực tuyến thoải mái. 

Thị trường cung cấp dịch vụ phim trực tuyến vừa có thêm một đối thủ cạnh tranh. Mạng Salto của Pháp vừa được chính thức tung ra ngày 20/10/2020, mặc dù đã có khá nhiều công ty và tập đoàn quốc tế khai thác các dịch vụ tương tự. Phía Hoa Kỳ đã có Netflix, Disney+, Amazon Prime Video hay AppleTV+, phía Pháp thì có thêm các hệ thống như MyTF1, Canal VOD & Canal+ Series, SFR Club Video hay là OCS (tương tự như mạng HBO Max).

Tuy không nói ra, nhưng mạng Salto vẫn nuôi tham vọng trở thành một Netflix theo kiểu Pháp. Trong thời gian nước Pháp ban hành lệnh phong tỏa, các tập đoàn truyền hình Pháp đã có cơ hội bắt tay làm việc chung, thành lập một kênh truyền hình miễn phí (Tous à la Maison) cho mọi tầng lớp khán giả. 

‘‘Hôn nhân theo lý trí’’ thay vì tình cảm

Giờ đây, ba tập đoàn truyền hình lớn nhất của Pháp là TF1, M6 và France Télévisions tiếp tục gác qua một bên những mối bất đồng trước kia và cùng hợp tác với nhau để cung cấp một hệ thống dịch vụ kết hợp cả hai vế : nội dung truyền hình và mạng phim trực tuyến. Đằng sau các tập đoàn này, có sự tham gia của nhiều kênh truyền hình ‘‘đại cương’’ hay theo chuyên đề. Một cách cụ thể, khán giả Pháp đăng ký dịch vụ vừa xem phim theo yêu cầu, vừa có thể truy cập trực tiếp khoảng 20 kênh truyền hình khác nhau. Do hai tập đoàn TF1 và M6 từ trước tới nay vẫn luôn cạnh tranh nhau, có thể nói là mạng Salto là một hôn nhân theo lý trí nhiều hơn là vì tình cảm. 

Trên lãnh vực tải dữ liệu và xem trực tuyến, thị trường châu Âu hiện nay đã có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ, vậy thì làm thế nào để tạo ra nét khác biệt ? Trước mắt, mạng Salto muốn đề cao điều mà người Pháp thường gọi là ‘‘ngoại lệ văn hóa’’.  Để làm nổi bật thương hiệu, Salto trước hết muốn trau dồi những đặc điểm của mình và nhấn mạnh trên 10 ngàn giờ nội dung ban đầu, chủ yếu là chương trình tiếng Pháp. 

Bên cạnh gần 1.000 giờ phim tài liệu, một ‘‘tủ phim’’ kinh điển bao gồm các thước phim truyện của Truffaut, Godard, Sautet, Demy …. cả ba tập đoàn truyền hình Pháp luôn sản xuất những nội dung nguyên tác trong đó có loại phim truyện nhiều tập chiếu hàng ngày ‘‘Plus belle la vie’’ & ‘‘Un si grand soleil’’ (France Télévisions), ‘‘Demain nous apparatient’’ hay là  ‘‘Ici tout commence’’ (TF1) đều được chiếu trên mạng Salto trước khi được phổ biến trên các kênh truyền hình Pháp.

Phim theo yêu cầu và tivi trực tuyến

Một cách tương tự, các series truyền hình ăn khách như ‘‘Capitaine Marleau, Candice Renoir, Alex Hugo, Nina, La Stagiaire ….’’ đều được chiếu ưu tiên cho thành phần khán giả có đăng ký dịch vụ. Các tập đoàn cũng bổ sung với các trò chơi, thi đấu thể thao hay truyền hình thực tế như ‘‘L’amour est dans le pré’’, ‘‘Le meilleur pâtissier’’ hay là ‘‘Les Princesses de l’amour’’… Giới mê phóng sự điều tra hay các vụ án ‘‘truyền hình’’ có thể xem qua các kênh W9 & M6, còn giới ghiền các bộ môn thể thao có thể xem các trận bóng đá nhờ TF1, Vòng đua nước Pháp Tour de France hay giải quần vợt Roland-Garros nhờ  France Télévisions. 

Nhưng Salto muốn đi xa hơn nữa qua việc giới thiệu các nội dung độc đáo độc quyền sản xuất hay thông qua hợp tác, nhưng chưa phát hành như ‘‘Ils étaient 10’’, phiên bản tân thời (M6) phóng tác từ truyện ‘‘And then They were none’’ của nữ hoàng truyện trinh thám Agatha Christie. Bên cạnh đó còn có “The Pier”, loạt phim truyền hình mới (TF1) của nhóm tác giả đã từng làm nên serie nổi tiếng ‘‘La casa de papel’’ (Phi vụ triệu đô). Tuy vậy, theo thăm dò thị trường, nhiều khán giả Pháp vẫn có nhu cầu xem các phim bộ nước ngoài, cho dù đó là phim do Hàn Quốc hay Hoa Kỳ sản xuất. 

Nhu cầu xem phim Mỹ, ngoài phim Pháp 

Có lẽ cũng vì thế, mạng Salto vẫn có sẵn các nội dung ‘‘made in USA’’ và sắp tới đây nữa là các chương trình đến từ Hàn Quốc. Theo ông Thomas Follin, giám đốc điều hành mạng Salto, nhiều bộ phim truyền hình nhiều tập nước ngoài, kể cả phim đã phát sóng hay chưa từng được phổ biến đều có chỗ đứng trên mạng Salto, trong đó có các loạt phim nhiều mùa như ‘‘Downton Abbey, The Handmaid’s Tale, Grey’s Anatomy’’. Về phần những bộ phim chưa được phát hành tại Pháp, có mùa thứ tư của ‘‘Fargo’’, các serie mới thực hiện như ‘‘Temple’’ hay ‘‘Why Women Kill’’ của Mỹ và nhất là El Embarcadero của Tây Ban Nha. 

Theo ông Thomas Crosson, giám đốc chương trình và lịch phát sóng, nhờ vào sự hợp tác của ba tập đoàn truyền thông, nhiều dự án lớn đã được xúc tiến, trong những tháng sắp tới, khán giả Pháp sẽ được xem bộ phim nhiều tập ‘‘Germinal’’ phóng tác từ tiểu thuyết của Zola, một serie phim tài liệu của đạo diễn trứ danh của Jean-Xavier de Lestrade về vụ tự tử tập thể của giáo phái ‘‘Temple Solaire’’ vào cuối năm 1995. Bên cạnh đó, mạng Smalto mua thêm các serie của Mỹ để bổ sung thư mục, trong đó có phim ‘‘Evil’’ của nhóm tác giả từng soạn kịch bản của ‘‘The Good Wife’’, phim tài liệu ‘‘Exit’’ nói về giới giao dịch chứng khoán hay là phim tình cảm xã hội  ‘‘Looking For Alaska’’ của mạng Hulu, nói về giới trẻ những năm 1990.

Với giá đăng ký dịch vụ tương đối mềm, từ 6,99 euro một màn hình mỗi tháng (Solo), 9,99 euro cho hai màn hình (Duo) và 12,99 € cho 4 màn hình (Tribu), trong khi giá của Netflix là từ 7,99 euro cho tới 15,99 € mỗi tháng, mạng Salto hy vọng sẽ lôi kéo về phía mình nhiều người tiêu dùng từng đăng ký các dịch vụ trực tuyến khác. Thị trường Anh Mỹ vốn đã phát triển sớm, cho nên giờ đây có thể đã bão hòa, ngược lại thị trường Pháp còn đang trong giai đoạn đi lên, cho nên việc thành lập mạng Salto của Pháp được giới chuyên ngành đánh giá là đúng lúc, hợp thời.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201023-ph%C3%A1p-th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-m%E1%BA%A1ng-phim-tr%E1%BB%B1c-tuy%E1%BA%BFn-salto

Ba Lan siết chặt hơn nữa luật chống phá thai

Tòa Bảo Hiến Ba Lan, hôm qua, 22/10/2020 ra phán quyết hạn chế gần như toàn bộ việc tự nguyện phá thai ở trong nước. Tòa Bảo Hiến cho rằng việc sử dụng biện pháp này trong trường hợp thai nhi bị dị tật nghiêm trọng, từng là một trong số ba trường hợp duy nhất còn được phép cho đến lúc này, là không hợp hiến.

Ba Lan là một trong số các quốc gia châu Âu có luật chống phá thai nghiêm ngặt nhất. Từ Vacxava, thông tín viên đài RFI, Sarah Kakaloglou tường thuật về phản ứng của cả hai phe ủng hộ và chống :

« Ngay khi Tòa Bảo Hiến thông báo phán quyết, nhiều tiếng reo hò vui mừng vang lên. Từ sáng sớm, nhiều người đấu tranh chống phá thai đã tụ tập trước cổng tòa án. Kaja Godek thuộc Quỹ Sự sống và Gia đình – tổ chức thu thập các kiến nghị công dân chống phá thai – thở phào.

Cô nói : Đây là một thắng lợi cho Ba Lan mà cho cả châu Âu nữa. Điều được tỏ rõ hôm nay là chúng ta có thể tăng cường việc bảo vệ sự sống.

Tại Ba Lan, hầu như tất cả các vụ phá thai hợp pháp đều có liên quan đến các bào thai bị dị tật nặng. Do vậy, quyết định của Tòa Bảo Hiến làm cho việc tự nguyện phá thai trên thực tế tại Ba Lan gần như hoàn toàn bất khả thi. Natalia Broniarczyk làm việc cho một tổ chức hỗ trợ phụ nữ Ba Lan phá thai ở nước ngoài cho biết :

“Tôi có cảm giác là đất nước này đang tìm cách giết tôi. Người ta đã biết rõ là rất khó được phá thai ở Ba Lan do những đạo luật ngu xuẩn, những vị bác sĩ, sự kỳ thị. Ngày mai, điều đó sẽ còn khó hơn ! Hôm nay, tôi thật sự bị sốc”

Kể từ giờ, chỉ có những trường hợp phá thai do bị hãm hiếp, loạn luân, hay trong trường hợp nguy hiểm cho sức khỏe người phụ nữ là mới được phép ở trong nước ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201023-ba-lan-siet-chat-luat-chong-pha-thai

TT Nga Putin : Gần 5.000 người thiệt mạng

 trong cuộc xung đột Thượng Karabakh

Thùy Dương

Tổng số người thiệt mạng trong các cuộc giao chiến giữa Armenia và Azerbaijan ở vùng Thượng Karabakh từ hồi cuối tháng 09/2020 cho đến nay đã lên đến gần 5.000 người. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua phát biểu như trên tại một diễn đàn được phát trực tiếp trên truyền hình.

Chủ nhân điện Kremlin hôm qua cho biết theo thông tin mà Matxcơva có được, Armenia và Azerbaijan đều mất mỗi bên hơn 2.000 người trong cuộc xung đột kéo dài gần một tháng qua. Nhà chức trách Thượng Karabakh ghi nhận có 874 quân nhân và 37 thường dân thiệt mạng. Baku không công bố số binh lính bị chết nhưng cho biết có 61 dân thường mất mạng. Nhưng cả hai bên đều khẳng định đã tiêu diệt hàng ngàn lính đối phương.

Hôm qua, tổng thống Azerbaijan Aliev viết trên Twitter là quân đội nước này đã lấy lại quyền kiểm soát toàn bộ biên giới với Iran, phía nam Karabakh. Nhưng chính quyền Erevan bác bỏ thông tin trên. Hãng tin Nga Ria Novosti trích dẫn phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Armenia, Artsroun Ovannissian, theo đó các trận đánh ác liệt vẫn diễn ra dọc khu vực biên giới nói trên nên không thể nói là Baku đã kiểm soát được khu vực đó.

Tổng thống Pháp Macron tiếp đồng nhiệm Armenia tại điện Elysée

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn tiếp tục có các nỗ lực ngoại giao để đạt được lệnh hưu chiến giữa Armenia và Azerbaijan. AFP cho biết chiều hôm qua, nguyên thủ Pháp đã tiếp đồng nhiệm Armenia tại điện Elysée, sau khi đã điện đàm với thủ tướng và tổng thống Azerbaijan.

Còn theo dự kiến, lãnh đạo ngoại giao Armenia và Azerbaijan trong ngày hôm nay đều có cuộc trao đổi riêng rẽ với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Washington.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201023-tt-nga-putin-g%E1%BA%A7n-5-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi%E1%BB%87t-m%E1%BA%A1ng-trong-cu%E1%BB%99c-xung-%C4%91%E1%BB%99t-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh

Tổng Thống Nga cho rằng Trung Cộng và đức

đang hướng tới vị thế siêu cường

khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ suy yếu

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Năm (22/10), tổng thống Vladimir Putin tuyên bố thời đại khi Hoa Kỳ và Nga quyết định các câu hỏi quan trọng nhất của thế giới đã trôi qua, đồng thời cho biết Trung Cộng và Đức hiện đang hướng tới vị thế siêu cường.

Khi phát biểu tại cuộc họp của Valdai Discussion Club, tổng thống Putin cho rằng vai trò của Hoa Kỳ suy yếu cùng với Anh Quốc và Pháp, trong khi Bắc Kinh và Berlin – xét về trọng lượng chính trị và kinh tế – đang hướng tới vị thế siêu cường.

Ông cho biết nếu Washington không sẵn sàng để thảo luận về các vấn đề toàn cầu với Moscow, Nga sẵn sàng thảo luận về việc này với các quốc gia khác. Ông cho rằng Washington không còn có thể tuyên bố sở hữu chủ nghĩa ngoại lệ và đặt câu hỏi tại sao họ lại muốn làm như vậy.

Trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 11, ông Putin cho biết ông hy vọng chính quyền mới sẽ sẵn sàng đối thoại về an ninh và kiểm soát vũ khí nguyên tử. Hồi tuần trước, Washington từ chối đề nghị của Nga về việc gia hạn một năm vô điều kiện hiệp ước cuối cùng giới hạn việc bố trí vũ khí nguyên tử chiến lược của Hoa Kỳ và Nga.

Hiệp ước New START (Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược), được ký vào năm 2010, sẽ hết hạn vào tháng Hai. Hiệp ước này hạn chế số lượng đầu đạn nguyên tử chiến lược mà Nga và Hoa Kỳ có thể bố trí cũng như những hỏa tiễn và máy bay ném bom mang theo chúng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-nga-cho-rang-trung-cong-va-duc-dang-huong-toi-vi-the-sieu-cuong-khi-anh-huong-cua-hoa-ky-suy-yeu/

Nhật Bản đã xua đuổi gần 2.600 tàu Trung Quốc

đánh bắt trên vùng biển đặc quyền

Theo SCMP, Cơ quan Nghề cá ở Tokyo hôm 22/10 đã buộc phải khuyến cáo ngư dân Nhật Bản đi đánh bắt ở nơi khác để tránh va chạm, trong bối cảnh đang có hàng nghìn tàu cá Trung Quốc hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế trên biển Yamatotai.

Cơ quan này cho biết cho đến cuối tháng 9, các tàu tuần tra của họ đã xua đuổi 2.589 tàu Trung Quốc khỏi vùng biển này, gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cũng xác nhận, tính đến ngày 16/10, họ đã phải yêu cầu 102 tàu Trung Quốc ra khỏi khu vực, trong khi chỉ có 12 sự cố như vậy trong năm 2019.

Vùng biển Yamatoai, cách bán đảo Noto 350 km, là khu vực nổi tiếng để đánh bắt mực bay “surumeika” và cua biển vào những tháng cuối mùa thu.

https://etviet.com/indochina/nhat-ban-da-xua-duoi-gan-2600-tau-trung-quoc-danh-bat-tren-vung-bien-dac-quyen.html

Máy bay Đài Loan phải quay đầu

do Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

Cuộc tập trận bắn tên lửa trên không của Trung Quốc đang tiến hành ở khu vực Biển Đông là nguyên nhân khiến cho một chiếc máy bay của Đài Loan không được bay qua không phận Hong Kong trên đường bay đến đảo Pratas hồi thứ Năm tuần trước.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng, vào ngày 22/10 dẫn nguồn tin thân cận với Quân đội Trung Quốc cho biết thông tin vừa nêu.

Tin cho biết Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tập trận bắn tên lửa trên không vào khi chiếc máy bay của hãng UNI Air, Đài Loan đang trên đường bay hướng đến đảo Đông Sa, theo cách gọi của Trung Quốc cho đảo Pratas.

Chiếc máy bay của Đài Loan chở quân nhân và nhân viên tuần duyên bị bắt buộc phải quay đầu vì giới chức hàng không dân sự Hong Kong thông báo với cơ quan hàng không Đài Bắc rằng có “những hoạt động nguy hiểm” đang diễn ra dưới 26.000 bộ Anh.

Nguồn tin ẩn danh nhấn mạnh rằng hầu hết các chuyến bay vận chuyển hành khách đều bay ở độ cao trên 26.000 bộ Anh. Tuy nhiên, chiếc máy bay của Đài Loan là loại ATR-72, không thể bay cao.

Một ngày sau khi vụ việc xảy ra, Bộ trưởng Phòng vệ Quốc gia Đài Loan Nghiêm Đức Phát lên tiếng bác bỏ lời giải thích mà giới chức hàng không dân sự Hong Kong đưa ra và kêu gọi chính quyền thành phố không “phá vỡ trật tự hàng không quốc tế”.

Ông Bộ trưởng Nghiêm Đức Phát nói rằng không có hoạt động quân sự nào diễn ra trong khu vực và Cơ quan An toàn Hàng hải của Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/south-china-sea-missile-drills-to-blame-for-taiwanese-plane-being-turned-back-at-hongkong-10222020124751.html

Trung Quốc, Vatican triển hạn thỏa thuận lịch sử

 về bổ nhiệm giám mục

Thanh Phương

Hôm qua, 22/10/2020, Bắc Kinh và Tòa Thánh Vatican đã triển hạn thỏa thuận lịch sử với việc bổ nhiệm các giám mục, bất chấp những lời cảnh báo của Hoa Kỳ về tình trạng đàn áp giáo dân tại Trung Quốc.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), thông báo là hai bên đã quyết định triển hạn hai năm thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục. Vào tháng 9/2018, Bắc Kinh và Vatican ký thỏa thuận chấm dứt một bất đồng đã kéo dài gần 70 năm về việc bổ nhiệm các giám mục. Chiếu theo thỏa thuận này, giáo hoàng Phanxicô đã công nhận 8 giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm trước đó mà không thông qua giáo hoàng. Đổi lại, ít nhất hai cựu giám mục của Giáo hội « thầm lặng » đã được chính quyền Trung Quốc công nhận. Thỏa thuận này có thời hạn tạm thời hai năm và đã dự trù sẽ được triển hạn vào tháng 10/2020.

Theo hãng tin AFP, như vậy là Vatican tiếp tục tiến trình xích lại gần Trung Quốc, bất chấp lời kêu gọi của Hoa Kỳ không triển hạn thỏa thuận song phương này. Vào tháng trước, ngoại trưởng Mike Pompeo tố cáo là thỏa thuận giữa Bắc Kinh với Tòa Thánh đã không bảo vệ được giáo dân thoát được sự đàn áp của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, cộng đồng khoảng 12 triệu tín đồ Công Giáo ở Trung Quốc vẫn bị chia rẽ giữa một bên là Giáo hội « thầm lặng », trung thành với giáo hoàng, nhưng bị chính quyền Bắc Kinh xem là « bất hợp pháp », và bên kia là Giáo hội « yêu nước », nghe theo lệnh của chế độ.

Những nhân nhượng của Tòa Thánh về việc bổ nhiệm giám mục đã không giúp cải thiện tình hình của giáo dân thuôc Giáo hội« thầm lặng ». Một linh mục tại tỉnh Giang Tây, được hãng tin AFP trích dẫn hôm qua, tố cáo là càng đến gần ngày hết hạn hai năm của thỏa thuận tạm thời, sự truy bức càng gia tăng. Chính quyền đã gia tăng áp lực với vị linh mục này vì ông đã từ chối gia nhập Giáo hội « yêu nước ». Cho nên, theo ông, việc Bắc Kinh và Vatican triển hạn thỏa thuận về bổ nhiệm giám mục khiến giáo dân càng « hoang mang và tuyệt vọng ». Về phía Giáo hội chính thức, không linh mục nào nhận trả lời phỏng vấn của AFP.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201023-trung-qu%E1%BB%91c-vatican-tri%E1%BB%83n-h%E1%BA%A1n-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-v%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-b%E1%BB%95-nhi%E1%BB%87m-gi%C3%A1m-m%E1%BB%A5c

Trung Quốc cam kết chia sẻ thông tin

nguồn nước sông Mekong

Trung Quốc, vào ngày 22/10/2020, ký kết thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong (MRC) về chia sẻ sữ liệu quanh năm dòng chảy một phần tuyến đường thủy quan trọng của sông Mekong, trong bối cảnh có những quan ngại các đập thủy điện của Trung Quốc có thể gây ra tình trạng hạn hán ở vùng hạ lưu Đông Nam Á.

Giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC, ông An Pich Hatda cho biết thông tin vừa nêu trong một thông cáo được công bố cùng ngày 22/10.

Ông An Pich Hatda nhấn mạnh rằng thỏa thuận vừa ký kết là một bước ngoặc lịch sử trong sự hợp tác giữa Trung Quốc với MRC và việc chia sẻ dữ liệu là rất quan trọng đối với việc quản lý sông Mekong, nơi có 60 triệu người sống phụ thuộc vào đánh bắt và nuôi trồng ở các nước hạ nguồn Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Hai năm hạn hán kỷ lục trên dòng sông Mekong dài 4.350 km, đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sinh kế và đặt ra câu hỏi về việc các đập trên dòng chính sông Mekong ở Trung Quốc và hạ lưu ở Lào đã ảnh hưởng đến dòng chảy của nước như thế nào.

Trung Quốc đã chia sẻ nguồn nước trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 10 với MRC suốt 18 năm qua, để đưa ra các cảnh báo lũ lụt sớm. Tuy nhiên, với mối quan tâm ngày càng tăng về hạn hán, MRC đã tìm kiếm dữ liệu quanh năm để giúp phân tích điều gì có thể gây ra dòng chảy thấp của sông.

Một sự thúc đẩy để có thêm dữ liệu từ phần sông Mekong của Trung Quốc, mà Bắc Kinh gọi là sông Lancang, đã tăng lên trong năm 2020 sau khi chính phủ Mỹ chỉ trích rằng 11 đập của Trung Quốc đang “tích trữ” nước và làm tổn hại sinh kế ở hạ nguồn, một cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ.

MRC cho rằng theo thỏa thuận mới, Trung Quốc sẽ cung cấp dữ liệu quanh năm từ hai trạm thủy văn ở tỉnh Vân Nam, bao gồm dữ liệu về lượng mưa và mực nước sông Mekong.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-commits-to-share-year-round-water-data-with-mekong-river-commission-10222020140001.html

Trung Quốc tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm

tham chiến tại Triều Tiên

Thùy Dương

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 23/10/2020 tham gia lễ kỷ niệm trọng thể 70 năm Trung Quốc tham gia chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh.

Trong tràng vỗ tay tán thưởng của hàng ngàn quân nhân và cựu chiến binh, Tập Cận Bình phát biểu : “Sau một cuộc giao tranh ác liệt, quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã đánh bại đối thủ được trang bị đến tận răng và phá tan huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội Mỹ“. Ông Tập còn nói thêm là Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên khi chủ quyền bị đe dọa và sẽ không bao giờ để bất kỳ đội quân nào xâm lược hoặc chia cắt đất nước. Theo AFP, phát biểu này nhằm ám chỉ Đài Loan và Mỹ.

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc xung đột đầu tiên và cho đến nay vẫn là xung đột duy nhất mà quân đội Trung Quốc và Mỹ giao tranh trực tiếp với nhau. Tại Trung Quốc, cuộc xung đột với Mỹ vẫn được gọi là “Cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Mỹ và viện trợ cho Triều Tiên“. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn là đồng minh thân thiết nhất của Bình Nhưỡng.

Hiện giờ quan hệ của Trung Quốc với chính quyền Mỹ Donald Trump đang ở mức xấu nhất, nhiều nhà bình luận cho rằng Tập Cận Bình tận dụng lễ kỷ niệm này để đưa ra thông điệp trực tiếp nhắm vào Washington. Theo một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, những lễ tưởng niệm kiểu này nhằm đáp trả áp lực tối đa mà chính quyền Donald Trump gây ra đối với Trung Quốc và nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự quy mô hạn chế có thể xảy ra với Hoa Kỳ.

Còn trong ngày hôm qua, truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên đưa tin lãnh đạo Kim Jong Un đã bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính Trung Quốc đã cứu đất nước ông khỏi bị bại trận. Ông Kim cũng đến đặt vòng hoa tưởng niệm lên mộ của con trai nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông vì người này đã bỏ mạng trong chiến tranh Triều Tiên.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201023-trung-quoc-bac-trieu-tien-chien-tranh-trieu-tien

Chính phủ nói tăng, chuyên gia ngờ vực

 về kinh tế Trung Quốc quý III

Tâm Thanh

Mới đây, hôm 19/10, Bắc Kinh công bố dữ liệu cho biết nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 4,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tuyên bố này của Bắc Kinh vấp phải nghi ngờ cao độ của giới chuyên gia.

Các nhà phân tích trong giới công nghiệp cho rằng, kinh tế Trung Quốc phần nhiều dựa vào các gói kích thích kinh tế, nhưng điều đó không thể bền vững lâu dài. Hơn nữa, các dữ liệu kinh tế như sức tiêu dùng thực tế của Trung Quốc, tình hình việc làm trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp đều khiến người ta không khỏi nghi hoặc.

Theo số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 3 cao hơn quý 2, đồng thời, sản lượng công nghiệp trong tháng 9 tăng 6,9% và doanh thu bán lẻ tăng 3,3%.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 19/10 dẫn một bài phân tích cho hay, sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc phần lớn đến từ các gói kích thích kinh tế của chính phủ, bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp, tiêu thụ bất động sản và cơ sở hạ tầng đều nằm dưới sự điều hành của chính phủ.

Chí Thanh, một nhà nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Đông Á cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng, tính bền vững trong số liệu tăng trưởng do ĐCSTQ công bố là đáng nghi ngờ.

Bà nói rằng chính phủ đổ lượng lớn tiền vốn vào như vậy sẽ tạo ra một vài tác động kích thích nền kinh tế, nhưng tác dụng của nó chỉ là tạm thời; hơn nữa kiểu đầu tư này của chính phủ thường là hiệu quả thấp, ví như đầu tư của Trung Quốc đối với đường cao tốc, đường sắt cao tốc…

Chí Thanh cho rằng, trên thực tế, sức sống tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là đến từ các doanh nghiệp tư nhân. Theo số liệu chính thức từ ĐCSTQ, các doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 60% vào GDP của Trung Quốc và đóng góp hơn 50% vào khoản thuế thu.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, ĐCSTQ đã yêu cầu các công ty tư nhân thành lập chi bộ đảng và thực hiện mặt trận thống nhất. Giới doanh nghiệp cho rằng, ĐCSTQ làm như vậy sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Truyền thông Hoa Kỳ CNBC trích dẫn phân tích hôm 19/10 cho hay, mặc dù chính quyền Trung Quốc tuyên bố dữ liệu kinh tế đã tăng trưởng, nhưng sự phục hồi chậm của mức tiêu dùng ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Theo số liệu chính thức, tổng doanh thu bán lẻ ở Trung Quốc đã giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm nay.

Theo Bruce Pang, trưởng phòng Nghiên cứu Chiến lược và Đầu tư vĩ mô Hoa Hưng, thất nghiệp ở Trung Quốc phát sinh, thu nhập hộ gia đình thấp, tất cả đều ảnh hưởng đến sự đóng góp của tiêu dùng vào tăng trưởng kinh tế, Bắc Kinh có thể sẽ nghiêng về đầu tư và xuất khẩu hơn. Tuy nhiên, điều này cũng phải đối mặt với một hoàn cảnh toàn cầu không chắc chắn.

Báo cáo của CNBC cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong cuộc khảo sát tại các thành thị của ĐCSTQ đã giảm xuống còn 5,4% vào tháng 9, nhưng giới doanh nghiệp vẫn rất nghi ngờ tính chính xác của dữ liệu chính thức này.

Vào tháng 4 năm nay, ĐCSTQ chính thức tuyên bố tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6%. Nhưng theo báo cáo của Giám đốc Viện Nghiên cứu chứng khoán Trung Thái Lý Tấn Lôi, cho thấy vào thời điểm đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đã vượt quá 20%, trong đó chưa kể đến tỷ lệ thất nghiệp của nông dân và dân công. Sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, lượng lớn dân công buộc phải về quê sinh sống, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu đơn hàng buộc phải cắt giảm lao động.

Gần đây, Tống Hiểu Ngô, cựu chủ tịch Hiệp hội Cải cách hệ thống Kinh tế Trung Quốc, trong một bài viết được đăng tải cho biết, dựa theo số liệu điều tra hộ gia đình của Viện Nghiên cứu Phân bổ Thu nhập thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc có 710 triệu người có thu nhập hàng tháng dưới 2.000 Nhân dân tệ (khoảng 6,4 triệu VNĐ).

Trước đó, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng 5 năm nay cũng thừa nhận rằng, có 600 triệu người tại Trung Quốc có mức thu nhập hàng tháng dưới 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 3,2 triệu VNĐ).

https://www.dkn.tv/the-gioi/kinh-te-trung-quoc-quy-iii-chinh-phu-noi-tang-chuyen-gia-ngo-vuc.html

Tập Cận Bình đã sẵn sàng

cho một cuộc chiến với Đài Loan?

Hương Thảo

Tập Cận Bình vừa rời đi, thành phố Thâm Quyến đã có những tín hiệu “chuẩn bị tác chiến” sắp tới, có phải Bắc Kinh đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với Đài Loan hay chỉ là hư trương thanh thế…

Theo bài viết trên trang Vision Times, từ ngày 12 đến 14/10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã “công du phía Nam” tỉnh Quảng Đông.

Ngày 12/10, ông Tập đã có chuyến thị sát Triều Châu, một thành phố ở tuyến đầu bên kia Đài Loan, hô hào “chuẩn bị cho chiến tranh” với đơn vị Thủy quân lục chiến đóng ở đó. Sau khi ông Tập rời Triều Châu, thành phố Thâm Quyến đã ban hành “Danh sách dự trữ nguyên liệu khẩn cấp cho gia đình Thâm Quyến” để hướng dẫn công chúng cách ứng phó khẩn cấp, làm dấy lên suy đoán của ngoại giới.

Vào ngày 13/10, Cục quản lý khẩn cấp thành phố Thâm Quyến đã ban hành “Danh sách dự trữ nguyên liệu khẩn cấp dành cho gia đình Thâm Quyến”, được chia thành “Bản cơ sở”, liệt kê các hạng mục cần thiết từ vật tư khẩn cấp, dụng cụ khẩn cấp, thuốc cấp cứu cần thiết trong thảm họa, chẳng hạn như đèn pin khẩn cấp đa chức năng, còi cứu hộ, bình cứu hỏa, mặt nạ thở, v.v… “Bản mở rộng” bao gồm thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày, đồ dùng khẩn cấp và dụng cụ khẩn cấp.

Cư dân mạng Weibo “Đại Tượng” đã để lại lời nhắn, đưa ra tin tức này vào lúc này thật khó để không liên tưởng. Một số người khác còn viết, có chuyện gì đang xảy ra ở Phúc Kiến? Liệu sẽ có chiến tranh ở Hạ Môn?

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, doanh nhân Quảng Đông Vương Ái Trung (Wang Ai Zhong) nói rằng nhà chức trách Trung Quốc có những hành động thực sự khó hiểu, ông nói: “Nhà chức trách Trung Quốc có những cách làm thật sự khiến người ta khó nắm bắt được. Ví như cách đây một thời gian, nhiều thành phố trên cả nước đã tổ chức huấn luyện phòng không, trong đó có nhắc nhở công dân chuẩn bị tốt cho các cuộc không kích, nhắc nhở chuẩn bị vụ mùa ở một số nơi, rồi chính quyền Tứ

Xuyên yêu cầu tích trữ lương thực cho người dân. Lần này, Thâm Quyến đã ban hành danh sách khẩn cấp dành cho gia đình, ngoài lương thực còn có những thứ khác”.

Ông Vương Ái Trung cho rằng cũng có thể chính phủ đang cố tình tạo ra căng thẳng: “Không loại trừ khả năng tạo ra bầu không khí cấp bách, để phối hợp với các cuộc tấn công ‘văn công vũ hách’ (đe nẹt bằng lời và hăm dọa vũ lực) tại eo biển Đài Loan, hư trương thanh thế, cũng tồn tại khả năng tạo không khí căng thẳng”.

Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, Tân Hoa xã ngày 13/10 đưa tin ông Tập Cận Bình, đang đi thị sát ở Quảng Đông, đã đến thăm một đơn vị Thủy quân lục chiến ở khu vực Triều Sơn vào sáng hôm đó. Tập Cận Bình yêu cầu lực lượng Thủy quân lục chiến “dồn hết tâm trí và sức lực để chuẩn bị chiến tranh”, và “duy trì trạng thái cảnh giác cao độ”.

Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta phải giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với quân đội”, và “đảm bảo rằng quân đội tuyệt đối trung thành và đáng tin cậy”.

Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh đảo Đài Loan. Trong chín tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã điều 1.710 máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan để thực hiện các cuộc xâm nhập trên không và 1.029 cuộc xâm nhập hàng hải.

Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố rằng kể từ đầu tháng 1 năm nay, Không quân Đài Loan đã buộc phải thực hiện 4132 phi vụ khẩn cấp, tăng 129% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng qua, gần 40 máy bay chiến đấu Trung Quốc đã vượt qua trung tuyến của eo biển Đài Loan và tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Tây Nam Đài Loan.

Vào thời điểm cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan ngày càng trầm trọng, động thái của Tập Cận Bình đã làm dấy lên nhiều đồn đoán.

Ông Lâm – học giả Phúc Kiến nói rằng, Tập Cận Bình thị sát Thủy quân lục chiến chỉ để người dân xem: “Đến Triều Châu làm gì? Thủy quân lục chiến ở đó. Ý đồ thực sự là để nói với người dân rằng chúng ta phải chuẩn bị tốt, [ông ta] cần thể hiện ra như vậy, chứ phát tín hiệu lộ liễu, ông ta sao có thể đánh nước khác?”.

Ông Lâm cho biết, tương tự như những biện pháp mà chính quyền thành phố Thâm Quyến đưa ra để thu hút sự chú ý của dư luận: “Một khi [ĐCSTQ] đã muốn làm việc gì thì nó không cảnh cáo, nếu cảnh cáo thì là vì không làm được, mà không làm thì mất mặt. Biện pháp nào đây? Chỉ cần giả vờ làm. Không muốn chiến đấu, nhưng hãy thể hiện rằng ‘ta’ muốn chiến đấu. Thái độ của ĐCSTQ luôn là như vậy. Đó là để tỏ ra cho bách tính biết rằng ‘ta’ sẵn sàng chiến đấu. Trên bình diện quốc tế, không có khoản vay nào không có lãi suất”.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, Vương Quân Đào, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc và là tiến sĩ từ Đại học Columbia, nói rằng Tập Cận Bình sẽ phải đánh một trận trong nhiệm kỳ của mình. Bởi vì cá nhân Tập Cận Bình quá hoang tưởng, hiện tại ông ta đã có cái gọi là “nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị vĩ đại”, nhưng ông ta muốn vượt mặt Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông, thậm chí còn vượt qua cả danh hiệu của Mao Trạch Đông, “Ông ta còn cần danh hiệu nhà chiến lược quân sự vĩ đại”. Muốn có danh hiệu này phải chiến đấu.

Ông Vương Quân Đào tin rằng Tập Cận Bình hiện đang chịu áp lực trong nước lớn hơn, vì vậy ông ta đã cố tình đẩy xung đột và chuyển trọng tâm sang Đài Loan. Bây giờ giọng điệu chuẩn bị chiến tranh của Tập Cận Bình đang mạnh mẽ hơn, và ông ta cần bài binh bố trận, triển khai sắp đặt trước một số thứ; Ông ta đi xuống phía nam để thị sát căn cứ Thủy quân lục chiến, là thực hiện một số chuẩn bị để đánh Đài Loan.

Diêu Thành, một cựu sĩ quan tham mưu của Bộ Tư lệnh Hải quân của ĐCSTQ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài vào cuối tháng trước, rằng lời kêu gọi của ĐCSTQ đánh Đài Loan là một ảo tưởng, và nó căn bản không thể đánh Đài Loan. Tập Cận Bình đi đến đó một mình, tự thổi còi trong đêm, tự huyễn hoặc mình. Ông cũng nói rằng ĐCSTQ đã bắt cóc 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, rất nhiều người không biết sự thật về thế giới bên ngoài, nhưng một khi sự thật lộ ra, những người lính Trung Quốc dần thức tỉnh, ĐCSTQ sẽ sụp đổ ngay lập tức.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tap-can-binh-da-san-sang-cho-mot-cuoc-chien-voi-dai-loan.html

Tổng biên tập cơ quan ngôn luận ĐCSTQ mới

được bổ nhiệm bị phanh phui bê bối

Phụng Minh

Gần đây, Thỏa Chấn, người vừa mới nhậm chức chủ tịch tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đã bị phanh phui bê bối liên quan đến 6 nhân tình trong 5 năm.

Theo Epoch Times, tờ Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đồng loạt cập nhật danh sách “lãnh đạo” trong ngày 20/10. Trong số đó, Thỏa Chấn thay thế Lý Bảo Thiện đảm nhiệm chức tổng biên tập của Nhân dân nhật báo; Hà Bình thay Thái Danh Chiếu làm bí thư đảng bộ và tổng biên tập Tân Hoa xã.

Ngay sau đó, ông Thỏa Chấn, 61 tuổi, đã bị phanh phui một vụ bê bối.

Vào đầu tháng 1/2013, La Xương Bình, phó tổng biên tập tạp chí Tài chính và Kinh tế và là phóng viên của Phương Nam Cuối tuần đã tung tin rằng Thỏa Chấn, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền tỉnh Quảng Đông, đã cưỡng ép xóa và chỉnh sửa bài phát biểu năm mới của Phương Nam Cuối tuần. Động thái của Thỏa Chấn bị cáo buộc là đàn áp quyền tự do báo chí và quyền tự chủ biên tập, nội dung sau khi bị xóa có nhiều sai sót nghiêm trọng. Vụ việc này gây náo động, thậm chí các biên tập viên, phóng viên còn ký vào thư ngỏ để phản đối. Tuy nhiên, cuối cùng, nhiều thành viên cấp cao của Phương Nam Cuối tuần đã bị thay thế.

Ngay sau khi vụ hỗn loạn này xảy ra, tin tức lan truyền trên các phương tiện truyền thông nước ngoài và vạch trần một loạt vụ bê bối. Theo các nguồn tin, ở Bắc Kinh lưu truyền thông tin không chính thức rằng trước khi chuyển đến Quảng Đông, Thỏa Chấn đã có 6 nhân tình trong 5 năm ở Bắc Kinh, trong đó một người làm việc cho Tân Hoa Xã và người kia làm việc cho tờ Thời báo Kinh tế. Tin tức cũng cho biết “lý tưởng” của Thỏa Chấn khi đó là vào Bộ Chính trị.

Tin tức cũng cho biết, trong thời gian làm việc tại Bắc Kinh, Thỏa Chấn đã sắp xếp một số lượng lớn người thân và bạn bè ở quê nhà đến đó làm việc. Vào thời điểm ấy, ông Thỏa có hai bất động sản, nhưng các thành viên trong gia đình trực tiếp của ông có tám bất động sản đắt tiền với tổng số tiền đặt cọc khoảng 45 triệu nhân dân tệ (khoảng 150 tỷ đồng).

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-bien-tap-co-quan-ngon-luan-dcstq-moi-duoc-bo-nhiem-bi-phanh-phui-be-boi.html

Trung Quốc đồng ý chia sẻ dữ liệu quanh năm

về thủy văn Mekong

Ngày 22/10, Trung Quốc ký một thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong (MRC), theo đó Bắc Kinh đồng ý chia sẻ dữ liệu thủy văn của mình quanh năm, sau khi bị Washington gây áp lực liên tục về cáo buộc thao túng dòng chảy của con sông này.

“Thỏa thuận này là dấu ấn trong lịch sử hợp tác giữa Trung Quốc và MRC,” hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của ông An Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC, phát biểu sau cuộc họp trực tuyến ngày 22/10.

Ông cho biết rằng việc vận hành cơ sở hạ tầng đường thủy trong khu vực ngày càng ảnh hưởng nhiều đến việc thay đổi dòng chảy và tác động đến các cộng đồng sống ven sông.

XEM THÊM:

Hoa Kỳ nâng tầm mục tiêu cho Sáng kiến ​​Hạ lưu sông Mekong

Ông Hatda cho biết thêm: “Quy định gia tăng ở lưu vực cùng các cơ hội và thách thức tại đây đòi hỏi chia sẻ dữ liệu và thông tin nhiều hơn, tăng cường thông báo về các đợt xả lũ, phối hợp vận hành và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.”

Trung Quốc đồng ý ký thỏa thuận này sau khi bị chính phủ Mỹ chỉ trích rằng 11 đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong (Trung Quốc gọi là Lan Thương) tích trữ nước, thao túng và gây thiệt hại cho hạ nguồn. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc này.

XEM THÊM:

Sông Mekong và hiểm hoạ từ các con đập thượng nguồn của Trung Quốc

Trong suốt 18 năm qua, Trung Quốc chỉ chia sẻ dữ liệu mực nước và lượng mưa từ tháng 6 đến 10 hằng năm vào mùa lũ tại 2 trạm thủy văn ở tỉnh Vân Nam, theo thông cáo của MRC.

Theo thỏa thuận mới, Trung Quốc sẽ chia sẻ dữ liệu tại 2 trạm trên, theo tần suất 2 lần mỗi ngày, thông cáo của MRC cho biết. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đồng ý chia sẻ thông tin khẩn cấp về sự tăng giảm mực nước bất thường và xả lũ, cũng như các thông tin liên quan đến những yếu tố có thể gây lũ bất ngờ cho vùng hạ lưu sông Mekong.

Tại một hội nghị trực tuyến hôm 15/10 về Tăng cường Quản trị Nguồn nước Xuyên biên giới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stiwell lên tiếng chỉ trích việc Trung

Quốc thao túng nguồn nước và không chia sẻ đầy đủ dữ liệu về sông Mekong cho các quốc gia ở hạ nguồn.

Theo thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Stilwell cáo buộc Trung Quốc “đơn phương thao túng” sông Mekong, làm gián đoạn dòng nước tự nhiên, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi hoạt động đánh bắt cá và nông nghiệp, đồng thời khôi phục các tầng nước ngọt trên lưu vực sông.

“Bắc Kinh từng lập luận rằng hoạt động từ các đập của họ mang lại lợi ích cho các nước hạ nguồn bằng cách tăng lượng nước xả vào mùa khô. Tuy nhiên, như chính Bắc Kinh đã thừa nhận, việc xả nước vào mùa khô chỉ nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các nhà sản xuất điện Trung Quốc,” ông Stilwell phát biểu.

Theo ông Stilwell, việc thiếu minh bạch là một phần quan trọng trong các vấn đề liên quan tới Bắc Kinh.

Ông chỉ trích Trung Quốc “không chia sẻ đầy đủ thông tin về việc vận hành các đập hay tình trạng nước ở thượng nguồn, khiến chính phủ các nước ở khu vực Mekong gặp khó khăn trong việc chuẩn bị ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do hoạt động của các đập gây ra”.

Ngoài ra, nhà ngoại giao của Hoa Kỳ còn nói rằng các nhà vận hành những con đập của Trung Quốc cũng “xả nước mà không báo trước, phá hoại mùa màng ở hạ nguồn khi mực nước trên sông dâng cao bất ngờ.”

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Quan hệ Đối tác của Hoa Kỳ với Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã phát triển đáng kể từ khi Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong được thành lập vào năm 2009. Trong 11 năm qua, chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ gần 3,5 tỷ đôla cho khu vực sông Mekong, thông qua hình thức tài trợ chính thức của chính phủ và đầu tư tư nhân Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-dong-y-chia-se-du-lieu-quanh-nam-ve-thuy-van-mekong/5632874.html

Ông Tập đột ngột kết thúc chuyến thăm Quảng Đông

làm dấy lên đồn đoán về sức khỏe

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở lại thủ đô ngay sau khi có bài phát biểu ở miền nam Trung Quốc vào ngày 14/10. Trong khi phát biểu ông Tập đã ho liên tục. Việc ông Tập bị ho, cùng với sự rời đi vội vã bất thường, đã làm dấy lên suy đoán của giới truyền thông Hoa ngữ ở nước ngoài về tình trạng sức khỏe của ông Tập, liệu ông có thể đã nhiễm COVID-19 hay không.

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu tại lễ tôn vinh những người đã chiến đấu chống lại đại dịch COVID-19 ở Bắc Kinh vào ngày 08/09/2020 (Ảnh Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu tại lễ tôn vinh những người đã chiến đấu chống lại đại dịch COVID-19 ở Bắc Kinh vào ngày 08/09/2020 (Ảnh Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

Lặng lẽ rời đi

Ông Tập đã đến thăm tỉnh Quảng Đông từ ngày 12/10 đến ngày 14/10. Trong các chuyến công du chính thức, các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường không thông báo trước về hành trình của họ. Nhưng thông thường, các lãnh đạo cấp cao sẽ đến thăm và nhận báo cáo trực tiếp từ các quan chức địa phương vào ngày cuối cùng của chuyến đi.

Vào sáng sớm ngày 12/10, Tân Hoa Xã thông báo rằng ông Tập sẽ tới phía nam của thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông vào thứ Tư (14/10). Truyền thông nhà nước Trung Quốc ban đầu đã đưa tin về các hoạt động của ông Tập.

Sau khi kết thúc bài phát biểu ở Thâm Quyến, ông Tập có kế hoạch thăm thành phố Quảng Châu ở gần đó, tờ Apple Daily của Hồng Kông dẫn lời những người trong cuộc cho biết. Ông muốn thăm các văn phòng và các nhà máy của các công ty công nghệ lớn.

Nhưng sau bài phát biểu của ông Tập vào sáng thứ Tư, truyền thông nhà nước giữ im lặng. Ngày hôm sau, truyền thông đưa tin chuyến thăm [thành phố Quảng Châu thuộc] tỉnh Quảng Đông của ông Tập đã được điều chỉnh lại. Vì truyền thông không đưa tin về việc ông Tập nghe báo cáo của các quan chức địa phương, nên họ dự đoán rằng ông Tập đã quay trở lại Bắc Kinh.

Trong ba chuyến thăm Quảng Đông trước đây của ông Tập kể từ khi trở thành lãnh đạo Đảng, ông Tập đều đã gặp các quan chức địa phương để nhận báo cáo của họ vào ngày cuối cùng.

Phân tích

Nhà bình luận các vấn đề Trung Quốc trú tại Mỹ – Yang Wei chỉ ra rằng về mặt chính trị các cuộc gặp như vậy với các quan chức địa phương là quan trọng, bởi vì chúng luôn là cơ hội để các quan chức trực tiếp thể hiện lòng trung thành của họ với ông Tập.

Bà Yang nói: “Không chỉ các quan chức từ Quảng Châu và Thâm Quyến, mà các quan chức Đảng và các chủ tịch tỉnh từ các tỉnh lân cận, chẳng hạn như Phúc Kiến, Quảng Tây và Giang Tây cũng có thể sẽ tham gia cuộc gặp này”.

ĐCSTQ sẽ tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ năm của nó vào ngày 26/10, đây là hội nghị quan trọng để thảo luận về người kế nhiệm lãnh đạo Đảng, kế hoạch 5 năm tới cũng như việc thăng chức của các quan chức.

Do đó, ông Tập rất có thể đã muốn củng cố lòng trung thành của cấp dưới bằng một cuộc gặp như vậy. Vì vậy, việc ông Tập không tổ chức một cuộc gặp như thế trong chuyến công du tới Quảng Đông gần đây nhất là điều rất bất thường.

Nhiều hãng truyền thông và các trang cá nhân trên internet của Trung Quốc có trụ sở ở nước ngoài bắt đầu suy đoán liệu việc rời đi sớm có liên quan đến tình trạng sức khỏe của ông Tập hay không.

Những người khác suy đoán rằng ông Tập có thể lo ngại về việc lây nhiễm COVID-19 do dịch bệnh đã bùng phát tại địa phương. Tại Quảng Châu, Ủy ban y tế quận Huadu ngày 16/10 thông báo rằng một trong những cư dân của họ đã bị nhiễm bệnh dịch vào ngày 15/10.

Những đồn đoán rầm rộ dường như đã thúc đẩy phản ứng từ Bắc Kinh. Cũng trong ngày 16/10, truyền thông nhà nước đưa tin ông Tập đã chủ trì một cuộc họp tại Bắc Kinh với Bộ Chính trị, một cơ quan gồm 25 quan chức quyền lực nhất của Đảng. Theo Tân Hoa xã, Bộ Chính trị đã thảo luận về kế hoạch phát triển thành phố kép Thành Đô-Trùng Khánh và công nghệ lượng tử.

Nhà bình luận Yang đã viết trong một bài bình luận rằng do thiếu hụt các yếu tố chính trị quan trọng trong cuộc họp, sự kiện này có thể chỉ để cho công chúng thấy ông Tập không có vấn đề gì về sức khỏe.

“Theo cách đó, thì có vẻ như chuyến đi Quảng Đông của ông Tập đã bị cắt ngắn để tham dự một cuộc họp quan trọng hơn ở Bắc Kinh. Song, [dựa trên báo cáo của các phương tiện truyền thông] cuộc họp này lại không thảo luận về các vấn đề lớn hoặc đưa ra các quyết định quan trọng”, bà Yang viết.

Nicole Hao

Thanh Tâm biên dịch

https://etviet.com/chuyen-de/ong-tap-dot-ngot-ket-thuc-chuyen-tham-quang-dong-lam-day-len-don-doan-ve-suc-khoe.html

Campuchia dẹp biểu tình

chống Trung Quốc sử dụng căn cứ quân sự

Các nhân viên an ninh Campuchia vừa dẹp một cuộc biểu tình nhỏ vào ngày 23/10 gần đại sứ quán Trung Quốc phản đối kế hoạch bị cáo buộc là tăng cường sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh ở nước này. Reuters đưa tin và cho biết cảnh sát Campuchia đã bắt giữ một số người biểu tình để thẩm vấn.

Được biết sau một vài xô xát, các nhân viên an ninh Campuchia đã mang ba người biểu tình lên một xe bán tải của cảnh sát gần đó, theo livestream của truyền thông địa phương và các nhân chứng của Reuters.

“Chúng tôi phản đối sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Campuchia”, một người biểu tình hét lên và vẫy cờ Campuchia, khi một sĩ quan cảnh sát quát lớn và cho nhóm này 5 phút để giải tán.

Chính phủ Campuchia nhiều lần phủ nhận thông tin cho rằng Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận bí mật để cho phép nước này bố trí lực lượng tại căn cứ hải quân Ream. Phnom Penh nói rằng việc chứa chấp các lực lượng nước ngoài là trái với hiến pháp của Campuchia.

Phát ngôn viên cảnh sát Phnom Penh, ông San Sok Seyha, cho biết những người bị giam giữ bị đưa đi thẩm vấn vì cuộc biểu tình chưa được cấp phép.

“Chúng ta cần bảo vệ đại sứ quán và giữ trật tự công cộng cho tất cả mọi người”, Reuters dẫn lời ông này nói.

Trước đó, cảnh sát đã có mặt tại hiện trường và yêu cầu một số nhà báo xóa hình ảnh và video về cuộc hỗn chiến, theo các nhân chứng của Reuters.

Cuộc biểu tình hôm 23/10 là một phần của các cuộc biểu tình lớn do đảng đối lập đã bị giải thể, Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 29 năm Hiệp định Hòa bình Paris chấm dứt cuộc nội chiến ở Campuchia, Reuters dẫn lời cựu Phó chủ tịch CNRP Mu Sochua cho biết.

Campuchia, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc trong những năm gần đây. Nước này bị cáo buộc chấp nhận để cho Bắc Kinh ảnh hưởng nhằm đổi lấy sự hỗ trợ kinh tế. Campuchia khẳng định chính sách đối ngoại và an ninh của mình là độc lập.

CNRP đã bị giải thể theo lệnh của chính phủ Thủ tướng Hun Sen. Chính quyền Campuchia cáo buộc đảng này âm mưu lên nắm quyền với sự giúp đỡ của Washington. CNRP và đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia đều bác bỏ cáo buộc này.

https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-d%E1%BA%B9p-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-c%C4%83n-c%E1%BB%A9-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1/5633006.html

Thái Lan hủy bỏ lệnh cấm biểu tình gây phản tác dụng

Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Vào hôm thứ Năm (22/10), Thái Lan thu hồi sắc lệnh khẩn cấp nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng chống lại chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và chế độ quân chủ, sau khi sắc lệnh này làm bùng phát sự phẫn nộ và khiến hàng chục nghìn người đổ ra đường phố Bangkok.

Trong một trong những đợt ủng hộ lớn nhất của những người theo phái bảo hoàng kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 7, hàng trăm người tập trung mặc áo vàng – màu của Vua Maha Vajiralongkorn – tại một văn phòng chính phủ ở ngoại ô thành phố.

Các biện pháp khẩn cấp được áp đặt cách đây một tuần bao gồm lệnh cấm tụ tập chính trị từ 5 người trở lên và công bố các tin tức có thể ảnh hưởng đến an ninh. Sự việc cụ thể duy nhất được đưa ra cho lệnh cấm là việc đoàn xe của hoàng hậu Suthida bị những người biểu tình chế nhạo, nhưng sự việc này xảy ra sau các cuộc biểu tình hàng loạt đặt ra thách thức lớn nhất trong nhiều năm đối với thủ tướng và nhà vua.

Đảng Move Forward đối lập cho biết họ lên kế hoạch về một hành động của nghị viện để xem xét việc giải quyết đoàn xe hoàng gia vào tuần trước. Một phiên họp đặc biệt của nghị viện sẽ được tổ chức vào hôm thứ Hai và thứ Ba để thảo luận về tình hình chung. Phiên họp này có sự hậu thuẫn của ông Prayuth, với những người ủng hộ ông chiếm phần đa số trong nghị viện. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thai-lan-huy-bo-lenh-cam-bieu-tinh-gay-phan-tac-dung/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.