Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 20/10/2020

Tuesday, October 20, 2020 5:33:00 PM // ,

  với nhận định đó.

Nhưng các cuộc thăm dò cho chúng ta thấy gì? Vâng, những kết quả thăm dò mà chúng tôi có đều cho là đảng Dân chủ thắng, nhưng theo các biên độ khác nhau.

Một cuộc thăm dò quốc gia của NBC News/Wall Street Journal được tiến hành sau cuộc tranh luận cho thấy ông Biden được 53% và đối thủ của ông là 39% – khoảng cách rộng hơn sáu điểm so với cuộc thăm dò trước đó của họ hai tuần trước đó.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn cho tổng thống là hai cuộc thăm dò ở các tiểu bang chiến địa do New York Times và Siena College thực hiện cho thấy ông Biden dẫn trước 7 điểm ở Pennsylvania và 5 điểm ở Florida.

Nhìn chung, có vẻ như hiệu suất tranh luận của tổng thống không giúp ông thu hẹp khoảng cách với đối thủ của mình.

Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?

Chúng ta chỉ có vài ngày để nghiền ngẫm về cuộc tranh luận đầu tiên trước khi dòng tweet gây xôn xao dư luận của Tổng thống Trump đầu ngày 2/10 tiết lộ rằng ông và đệ nhất phu nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

Trong khi đại dịch đã thống trị các tiêu đề ở Mỹ kể từ đầu năm, trọng tâm đã chuyển sang Tòa án Tối cao sau cái chết của Tư pháp lâu năm Ruth Bader Ginsburg vào tháng 9.

Vì vậy, việc bị xét nghiệm dương tính với virus corona của Trump đã đưa phản ứng của ông đối với đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người ở Mỹ, trở lại tầm chú ý của cử tri.

Theo dữ liệu từ cuộc thăm dò của ABC News / Ipsos, chỉ 35% người Mỹ tán thành cách tổng thống xử lý khủng hoảng virus corona. Con số này cao hơn với các đảng viên Cộng hòa, nhưng cũng chỉ lên tới 76%.

Về sức khỏe của bản thân, 72% số người được hỏi nói rằng ông Trump không coi trọng “nguy cơ nhiễm virus”, trong khi số tương tự nói rằng ông không thực hiện “các biện pháp phòng ngừa thích hợp khi liên quan đến sức khỏe cá nhân của mình”.

Một cuộc thăm dò tương tự của Yahoo News / YouGov cho thấy khoảng một nửa số người được hỏi tin rằng ông Trump có thể hoàn toàn tránh được căn bệnh này nếu ông chịu khó thực hành các biện pháp giãn cách xã hội hơn và đeo khẩu trang.

Có thể tin vào kết quả thăm dò?

Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.

Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 - đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.

Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53674640

 

Bầu cử 2020: Cuộc tranh cử sinh tồn của Nước Mỹ

Ngọc Lang

Cuộc tranh cử Tổng Thống kỳ này không phải là cuộc tranh cử về chính sách của đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Nó là cuộc tranh cử sống còn cho nước Mỹ 250 năm.

Lá phiếu của người dân sẽ quyết định chuyển nước Mỹ thành một nước độc tài gia đình trị – đế chế Trump, hay thoát cơn bão lịch sử, trở lại truyền thống 250 năm mỗi ngày một tốt hơn.

Tôi biết rất nhiều về ông Donald Trump, kể từ trước khi ông làm Tổng Thống. Đầu tiên, qua một người bạn làm phân tích dữ liệu cho đài NBC Apprentice. Ông Trump, mỗi lần xong một show, là ông hỏi về rating của ông sau show đó. Ông nổi tiếng là chỉ nghĩ về ông. Sau đó tác giả chính của cuốn sách Art of the Deal viết dùm cho ông, bộc lộ bí mật tính tình ông, cho đến những câu chuyện về cuộc đời thương mại của ông. Đó là chèn ép, ích kỷ, chơi xấu, phô trương, nói quá, lừa dối cho được việc.

Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden?

TT Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao?

Những tin tức, sách của cháu ông, của những sử gia, của cộng sự từng thân tín của ông, và đặc biệt là sách của ông Bob Woodward, ký giả huyền thoại của Mỹ đã viết về 9 đời Tổng Thống. Họ đều có một kết luận: “Bầu Trump lên một lần nữa, là sẽ không còn nước Mỹ”.

Năm 2016, tôi đã kinh ngạc khi ông đắc cử. Nhưng ngẫm lại thì hiểu lý do tại sao. Ông thắng số phiếu rất ít ỏi để dành được đa số cử tri đoàn chủ yếu từ các bang giao động miền Trung Tây. Ông thua gần 3 triệu lá phiếu phổ thông.

Từng hy vọng Trump tự thay đổi

Tôi từng hy vọng là ông sẽ thay đổi vì khi làm Tổng thống, trách nhiệm nặng nề cho bất cứ một ai. Nhưng không. Trong gần bốn năm. Một nước Mỹ vĩ đại mà tôi bước chân đến, bây giờ là một đất nước chia rẽ chưa từng có kể từ thời nội chiến. Kinh tế khủng hoảng, lòng người hoang mang, các nước đồng minh khinh ra mặt, và kẻ thù thì lợi dụng.

Sau khi ông lên làm Tổng Thống trong bối cảnh nói trên, ông có một ước mơ lớn hơn. Ông hâm mộ những nhà độc tài như Vladamir Putin, Tập Cận Bình… và ông muốn biến nước Mỹ là của ông.

Là một người không coi trọng luật lệ ông đã làm xói mòn hệ thống pháp quyền của nước Mỹ 300 năm, trước nay dựa vào tư cách của con người chân chính Mỹ, để lại hận thù và chia rẽ. Ông đã kéo sự tiến bộ của nước Mỹ lùi lại cả thế hệ, và khoa học cả nhiều năm.

Hệ thống bầu cử của Mỹ có thể diễn tả như là một hệ thống không thể đụng tới được. Vì nó đại diện cho nền dân chủ tuyệt đối của Mỹ. Dù như thế nào, trong toàn lịch sử nước Mỹ chưa ai dám đặt câu hỏi về uy tín của lá phiếu và hệ thống bầu cử của Mỹ. Một phần, họ có tư cách, một phần họ yêu nước, và một phần, ai đụng tới hệ thống gần như là màu nhiệm đó, thì sẽ có một phản ứng dữ dội của những người yêu nước không thể đặt câu hỏi được. Một mình ông giật sập niềm tin của người dân vào lá phiếu Mỹ 250 năm nay, bằng những cáo buộc vô căn cứ.

Và vì thế ông đã chịu đựng những phản ứng dữ dội của những trung thần của đất nước Mỹ. Từ những cựu lãnh đạo trong ngành an ninh, cho đến quân đội, cho đến những nhà trí thức hàng đầu của đất nước Mỹ tinh hoa. Họ đã lên tiếng ủng hộ ông Joe Biden. Người ta sợ rằng ông sẽ tiếm quyền bằng đủ mọi mưu mô xảo quyệt, nên người ta đã sửa soạn sẵn những đối phó chống lại biến chuyển xấu.

Bầu cử Mỹ: Một số bạn trẻ gốc Việt không hề thờ ơ

Bầu cử Mỹ 2020: Số cử tri bỏ phiếu sớm đạt ‘kỷ lục’

Tôi thấy chuyện chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ khi các trụ cột hàng đầu PHI CHÍNH TRỊ của Mỹ đã đồng loạt lên tiếng phản đối Trump và ủng hộ Biden trong kỳ bầu cử này. Trong số đó là 27 nhà lập pháp, cự̣u Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu của đảng Cộng Hoà.

Những nhân vật uy tín của đảng Cộng Hoà đã lên tiếng phản đối ông hay tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho Biden, gồm: Thống đốc tiểu bang Michigan Rick Snyder; cựu TNS Arizona Jeff Flake; Dân biểu LIên bang từ tiểu bang Pennsylvania Rep. Charlie Dent; Thống đốc tiểu bang Ohio John Kasich; Thống đốc tiểu bang New Jersey Christine Todd Whitman; Dân biểu tiểu bang New York Susan Molinari; Cựu Chánh văn phòng An ninh Nội địa của Trump Miles Taylor; Cựu Ngoại trưởng Colin Powell; Tổng Giám đốc Hewlett Packard Meg Whitman; Cựu ứng củ viên tổng thống Carly Fiorina; Cựu Dân biểu Liên bang từ Hawaii Charles Djou; Cựu Dân biểu Liên bang từ Illinois Joe Walsh; Thống đốc tiểu bang Massachusetts Bill Weld: TNS tiểu bang Virginia John Warner; Chủ tịch Đại hội Toàn Quốc đảng Cộng hòa Michael Steele, Chủ tịch Đại hội Toàn Quốc đảng Cộng hòa Marc Racicot; Thống đốc tiểu bang Vermont Phil Scott, TNS tiểu bang Utah Mitt Romney; Cựu cố vấn An ninh Quốc gia của Trump John Bolton, và rất nhiều người khác.

An ninh quốc gia của Mỹ treo trên mành. Tướng công thần James Mattis, từng là bộ trưởng quốc phòng của ông Trump nay cho ông là mối nguy hiểm quốc gia.

Nhiều nhóm đảng viên Cộng hoà kỳ cựu đã thành lập các tổ chức để hạ bệ Trump. Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử của Mỹ.

Điều gì sẽ xảy ra?

Theo tôi, có vài tình huống có thể xảy ra vào ngày 3/11.

Một là Donald Trump thắng, nước Mỹ sẽ không còn là nước Mỹ 244 năm lịch sử nữa, mà đó là nước của Trump và gia đình. Không có lý tưởng, không có nhân quyền, và không có quan niệm tự do, hay lo cho dân đối với ông Trump. Chỉ có quyền độc tôn của ông là tối thượng. Việt Nam chúng ta luôn là con chốt thí. Khi nắm tất cả, ai dám đảm bảo là ông Trump sẽ không ngần ngại “bán Việt Nam” cho Trung Quốc vì lợi riêng tư?. Bốn năm qua, ông không một lần từ trái tim quan tâm về nhân quyền Việt Nam hay bất cứ nơi nào.

Hai là khả năng ông Trump thua sát nút, ông đã có sẵn đội dân quân da trắng quá khích để làm náo loạn nên nước Mỹ. Ông Trump đã sửa soạn và đã luôn khuyến khích các nhóm da trắng quá khích có vũ trang đứng về phía ông, làm cho cơ nguy xảy ra nội chiến nhỏ là có thật. Đó là lúc người Việt chúng ta phải cẩn thận với người da trắng quá khích có vũ trang, vì họ nhìn chúng ta như người Trung Quốc, người mà họ cho rằng thả “cúm Tàu” ra. Những người đương nhiệm trong phe ông mà ông đã cài sẵn, từ quốc hội, tiểu bang, và tòa án, sẽ tiếp tay ông.

Fauci nói trích dẫn quảng cáo của chiến dịch Trump gây hiểu lầm

15 ngày nữa là bầu cử, Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Ba là tình huống tốt nhất là ông Biden nhanh chóng được bầu lên làm Tổng Thống với con số phiếu thuận áp đảo. Nước Mỹ sẽ thoat́ một cơn bão sinh tử. Vì những người chính trị gia lãnh đạo Cộng Hoà sẽ biết họ phải làm gì, ̣để họ còn bảo tồn mạng sống chính trị của họ.

Nhiều người dân Mỹ đã bắt đầu thức tỉnh trong cơn đại dịch. Trong nhiều tháng qua, bản thân ông chỉ biết có một đường chia rẽ. Chiêu bài này người ta đã quá quen thuộc và càng ghét. Ông Trump chỉ còn

13% cơ hội thắng cử 20 ngày trước ngày bầu cử, thua 42% so với ông Biden dẫn 52,3% – mà chưa có đường quay ngược lại con số bị bỏ quá xa.

Mặc dù lá phiếu của người g ốc Việt chúng ta không ảnh hưởng nhiều – nhưng lương tâm của người rời bỏ nước độc tài cần phải có tiếng nói. Thêm nữa, khi con cháu mình nhìn lại, các cháu thấy là mình đã quyết định đúng cho tương lai của nước Mỹ, tương lai của con cháu mình.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Ngọc Lang từ Nam California. Chúng tôi đã và sẽ còn giới thiệu các bài ủng hộ cũng như không ủng hộ hai ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54550202

 

Bầu cử Mỹ : Trump miễn cưỡng

chấp nhận tham gia cuộc tranh luận lần 2

Trọng Thành

Hôm qua, 19/10/2020, ba ngày trước cuộc tranh luận lần hai, và cũng lần cuối trước bầu cử, Ủy ban tổ chức tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống Mỹ (CPD) ấn định các điều kiện nghiêm ngặt, với hy vọng tránh xảy ra tình trạng hỗn loạn như trong lần đầu. Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump chấp nhận tham gia, cho dù chỉ trích mạnh mẽ các quy định mới, cũng như việc « chính sách đối ngoại » không nằm trong số các chủ đề thảo luận.

Theo quy định mới của Ủy ban tổ chức các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống Mỹ (Commission on Presidential Debates – CPD), cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump sẽ tập trung vào 6 chủ đề : cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, gia đình Mỹ, vấn đề chủng tộc tại Hoa Kỳ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và năng lực, vai trò lãnh đạo dẫn đầu (leadership).

Mỗi chủ đề sẽ được đề cập trong vòng 15 phút và bắt đầu với câu hỏi của người dẫn chương trình. Mỗi ứng viên có hai phút để trình bày. Trong thời gian này, micro của ứng viên kia bị tắt. Sau khi hai bên lần lượt trình bày, micro sẽ được mở cho cả hai để tranh luận.

Hôm qua, giám đốc nhóm phụ trách tranh cử của tổng thống mãn nhiệm, ông Bill Stepien, đã chỉ trích gay gắt quy định mới được ban hành, bị coi là « có lợi » cho ứng cử viên đảng Dân Chủ, tuy nhiên ông cũng bảo đảm là Donald Trump sẽ tham gia cuộc tranh luận. Bất đồng về thể thức tranh luận đã từng dẫn đến việc ứng cử viên Donald Trump không tham gia cuộc tranh luận lần hai, dự kiến ngày 15/10.

Về nội dung của tranh luận, cũng hôm qua, nhóm của tổng thống Trump tỏ ra bất bình trước việc chính sách đối ngoại không nằm trong các chủ đề thảo luận. Nói chuyện với báo giới, trên chuyến bay về từ cuộc vận động tranh cử ở Arizona bằng chuyên cơ Air Force One, ông Donald Trump khẳng định CPD đã « rất bất công » khi chọn các chủ đề như trên.

Người phát ngôn của ứng cử viên Biden, ông TJ Ducklo, giải thích nhóm của Donald Trump phản đối chương trình tranh luận nói trên là do sợ phải đối mặt với các hậu quả thảm khốc của đại dịch tại Mỹ, do chính sách của Nhà trắng. Ông Ducklo cũng nhấn mạnh là hai nhóm phụ trách tranh cử đã nhất trí từ nhiều tháng trước, về việc người dẫn chương trình thảo luận sẽ có trách nhiệm ấn định các chủ đề.

Người lựa chọn chủ đề trong cuộc tranh luận ngày thứ Năm, 22/10, tại Nashville (bang Tennessee), là nhà báo Kristen Welker, một người vốn được Nhà Trắng rất tôn trọng. Theo New York Times, trong nhiều cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, cuộc tranh luận thứ ba giữa hai ứng cử viên tổng thường tập trung vào chủ đề chính sách đối ngoại.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201020-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-trump-mi%E1%BB%85n-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-tham-gia-cu%E1%BB%99c-tranh-lu%E1%BA%ADn-l%E1%BA%A7n-2

 

Ông Trump củng cố tinh thần

ban vận động tranh cử

Tổng thống Donald Trump ngày 19/10 gọi chuyên gia chống virus corona Anthony Fauci là ‘thảm họa” và tìm cách trấn an nhân viên vận động tranh cử rằng ông vẫn còn đường tới chiến thắng trong Ngày Bầu cử 3/11 dù tuột dốc trong các con số thăm dò dư luận.

Ông Trump và ông Fauci, một thành viên trong toán đặc nhiệm virus corona, mâu thuẫn trong việc làm thế nào đối phó với đại dịch tốt nhất. Đại dịch Covid đã giết hơn 219.000 người tại Mỹ và làm yếu cơ hội tái đắc cử của vị Tổng thống Cộng hòa.

Ông Fauci công khai than phiền khi bị nêu tên trong quảng cáo vận động tranh cử của ông Trump. Trong một cuộc phỏng vấn được phát hình tối Chủ Nhật 18/10 trên chương trình “60 phút” của đài CBS, ông Fauci nói ông không ngạc nhiên khi ông Trump nhiễm virus.

“Ông Fauci là một tai họa. Nếu tôi nghe lời ông ấy, chúng ta có thể sẽ có 500.000 người chết,” ông Trump nói trong một cuộc điện đàm với các nhân viên vận động tranh cử.

Phát biểu tại khách sạn của ông ở Las Vegas trước hai cuộc tập họp tại Arizona, ông Trump nói người Mỹ chán ngấy với những hạn chế thời đại dịch.

“Mọi người nói rằng ‘Kệ nó. Hãy để chúng tôi yên.’ Họ chán ngán. Mọi người chán nghe ông Fauci và tất cả những người ngốc nghếch đó,” ông Trump nói trong cuộc tập họp mà trong đó có nhiều ủng hộ viên không mang khẩu trang và đứng cạnh nhau bất kể hướng dẫn của ông Fauci và những chuyên gia y tế công cộng khác.

“Ông Fauci là một người tử tế. Ông ấy ở đây 500 năm rồi,” ông Trump nói thêm.

Bác sĩ Fauci, 79 tuổi, là một trong những khoa học gia được kính trọng nhất tại Mỹ và đã phục vụ dưới nhiều thời Tổng thống Cộng hòa lẫn Dân chủ. Ông là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia kể từ năm 1984.

Ông Trump nói ông không cách chức ông Fauci vì những phản ứng ngược khả dĩ.

Ông Trump nổi giận đối với ông Fauci giữa chừng cuộc gọi với các nhân viên vận động bầu cử. Cuộc gọi này nhằm khích lệ tinh thần các nhân viên vận động tranh cử của ông giữa lúc có nhiều tin tức cho rằng chiến dịch của ông đang xáo trộn. Còn gần hai tuần lễ tới Ngày Bầu cử, ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đang dẫn đầu trong những cuộc thăm dò công luận trên toàn nước Mỹ và tại những bang chiến trường nơi có thể quyết định cuộc bầu cử.

Ông Trump gọi tin tức nói có xáo trộn nội bộ là “ngu xuẩn” và cho biết ông cảm thấy đang ở vị thế tốt hơn cách đây 4 năm khi thắng bất ngờ trước bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-c%E1%BB%A7ng-c%E1%BB%91-tinh-th%E1%BA%A7n-ban-v%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%99ng-tranh-c%E1%BB%AD/5627736.html

 

Tranh luận Trump – Biden:

Micro sẽ bị tắt khi đối thủ phát biểu

Hải Lam

The Hill đưa tin, Ủy ban tranh luận Tổng thống Mỹ hôm 19/10 thông báo trong cuộc đối đầu cuối cùng giữa Tổng thống Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, họ sẽ tắt micro trong hai phút trả lời của người kia để thông tin không bị gián đoạn.

“Cả hai chiến dịch trong tuần này một lần nữa tái khẳng định sự đồng ý đối với quy tắc hai phút không bị gián đoạn. Hôm nay, Ủy ban thông báo rằng để thực thi quy tắc đã thống nhất này, chỉ một ứng cử viên duy nhất có micro sẽ được mở trong khoảng thời gian hai phút”, ủy ban cho biết trong một thông báo vào tối 19/10.

Phần thảo luận mở sẽ không bị tắt micro, nhưng sự gián đoạn do một trong hai ứng viên gây ra sẽ được tính vào thời gian tranh luận của họ.

Sự thay đổi quy tắc được đưa ra chỉ ba ngày trước khi cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng giữa ông Trump và Biden diễn ra. Uỷ ban cho biết những thay đổi này là cần thiết sau cuộc tranh luận đầu tiên gay gắt giữa các ứng cử viên vào ngày 29/9.

“Chúng tôi xác định việc áp dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy tuân thủ quy tắc đã thống nhất là phù hợp và thay đổi quy tắc đó mới là không phù hợp”, ủy ban cho biết.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump phản đối việc tắt micro nhưng nói rằng tổng thống vẫn sẽ tham gia “bất chấp những thay đổi quy tắc vào phút cuối từ ủy ban thiên vị trong nỗ lực mới nhất để tạo lợi thế cho ứng cử viên được ưu ái của họ”.

Cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng giữa Trump – Biden sẽ diễn ra vào ở Tennessee vào 21h (giờ miền đông Mỹ) ngày 22/10 (8h sáng 23/10 giờ Việt Nam), xoay quanh các chủ đề: chiến đấu với Covid-19, gia đình Mỹ, sắc tộc ở Mỹ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và khả năng lãnh đạo.

Kristen Welker từ đài NBC, người có mối quan hệ thân thiết với đảng Dân chủ, sẽ điều hành phiên đối đầu này. Mỗi ứng viên có hai phút để trả lời sau khi bà Welker bắt đầu mỗi chủ đề bằng một câu hỏi. Sau đó, bà Welker sẽ sử dụng phần thời gian còn lại để hai ứng viên thảo luận luận thêm.

Đầu ngày 19/10, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã phản đối một loạt các chủ đề mà bà Welker công bố, cho rằng cuộc tranh luận nên theo “thông lệ lâu đời”, đó là tập trung vào chính sách đối ngoại.

Ông Bill Stepien, người quản lý chiến dịch Trump, cáo buộc: “Những trò hề ủng hộ Biden của ủy ban đã biến toàn bộ mùa tranh luận thành thất bại và khiến công chúng lại mất niềm tin vào tính khách quan của nó”.

Tuy nhiên, chiến dịch của Biden cáo buộc Tổng thống Trump đang cố gắng tránh trả lời các câu hỏi về phản ứng của ông đối với đại dịch Covid-19.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tranh-luan-trump-biden-micro-se-bi-tat-khi-doi-thu-phat-bieu.html

 

Bầu cử 2020:

Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump

Tina Hà Giang

Sau những tranh cãi bất phân thắng bại về Donald Trump, kết luận thường có của giới chống Trump là đa số người Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump thường hoặc không giỏi tiếng Anh, hoặc không nắm vững tin tức, hay chỉ ủng hộ Trump vì cho rằng ông là người duy nhất có thể ‘trị được Trung Quốc’.

Cử tri gốc Việt Trương Đỗ Minh Ánh dường như là một trường hợp ngoại lệ với những giả định trên.

Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt, bà Minh Ánh nói hồi còn vất vả để ổn định cuộc sống khi mới đến Mỹ tị nạn, bà không nghĩ mình sẽ có ngày quan tâm nhiều đến chính trị.

Thế mà giờ đây, không chỉ quan tâm, bà còn là một trong những nhân vật nòng cốt của nhóm ‘Vietnamese Americans for Trump as President Again’ (TAPA), một tổ chức có trụ sở tại Florida, quy tụ những cử tri gốc Việt muốn giúp ông Trump tái đắc cử.

Bà cũng còn là người trước kia ủng hộ quan điểm của đảng Dân chủ, chứ không nghiêng theo đảng Cộng hòa ngay như đa số những người Việt đến Mỹ tị nạn khác.

Bầu cử 2020: Cuộc tranh cử sinh tồn của Nước Mỹ

Bầu cử Mỹ 2020: Số cử tri bỏ phiếu sớm đạt ‘kỷ lục’

Trả lời câu hỏi điều gì đã khiến bà quan tâm đến chính trị, thích đảng Dân chủ, rồi lại chuyển hướng qua đảng Cộng hòa, bà Minh Ánh cười nói đó là một câu chuyện dài.

Câu chuyện ấy bắt đầu từ lúc bà theo người thân tìm đường vượt biên.

Bà ôn lại hành trình cách đây gần 40 năm:

”Minh Ánh người Nha Trang. Ba của Minh Ánh là du học sinh ở Pháp về nước mở trường dạy học tại đó. Mẹ là thầy thuốc Nam gia truyền chuyên trị bệnh phụ nữ. Vì lý lịch gia đình xấu, đất đai, nông trại bị tịch thâu, anh đi tù cải tạo, chị lớn không được học đại học, nên bà chị bất mãn bỏ đi vượt biển dẫn Minh Ánh theo: cả hai bị bắt và ở tù. Lúc đó Minh Ánh mới 14 tuổi. Được tự do sau hai năm, nhưng không được phép học lại, không có sổ tem phiếu… rất khốn khổ nên phải tiếp tục con đường vượt biển, và đi thoát năm 1983. Được tàu Mỹ vớt đưa vào trại tỵ nạn Panatnikhom Thái, sau đó ở trại chuyển tiếp Bataan Phi Luật Tân, và định cư tại Tampa, Florida hè năm 1984.”

Bầu cử Mỹ: Một số bạn trẻ gốc Việt không hề thờ ơ

TT Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao?

Về chính kiến, bà thú thật là thoạt đầu lúc mới qua Mỹ, cũng không để ý lắm đến chính trị:

”Mải lo làm nuôi con nên Minh Ánh không quan tâm về chính trị: Tổng thống Cộng Hòa hay Dân Chủ thì mình cũng phải làm việc để nuôi thân và nuôi con, không thấy có gì khác biệt. Minh Ánh chỉ quan tâm tới việc nuôi con, giữ gìn văn hóa Việt Nam: cuối tuần tới chùa tình nguyện dạy tiếng Việt và dẫn các con trai theo để các con được học, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Đồng thời giúp các con sinh hoạt hiểu biết chút đỉnh về đạo Phật và đạo thờ ông bà tổ tiên của người Việt Nam. Nếu có đề cập chút đỉnh về chính trị thì mình có đem con về Việt Nam thăm bà ngoại và dạy cho con biết về những ý thức hệ khác nhau, tại sao có người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ và các con tuy sinh ra ở đây nhưng không nên quên nguồn gốc Việt Nam và quê mẹ của mình.”

Tuy nhiên, bà cho biết lúc đó bà có cảm tình với đảng Dân chủ vì nghĩ đây là một đảng biết lo cho dân, bảo vệ môi trường, và tôn trọng tự do cá nhân:

”Khi mới vừa đặt chân tới Mỹ mấy tháng đầu Minh Ánh đã có được phiếu thực phẩm, được thẻ chăm sóc sức khỏe miễn phí, được học bổng …nên mình rất cảm ơn nước Mỹ và nghĩ là nhờ vào thập niên 1960s Tổng thống Dân Chủ Lyndon B. Johnson ký sắc lệnh giúp cho dân thiểu số mà người tỵ nạn mới được hưởng những quyền lợi đó. Do đó mình rất thích đường lối của đảng và các thành viên đảng Dân Chủ.”

Sau những ngày đầu làm thâu ngân viên cho chợ Á Đông, rồi thi đậu vào làm bưu điện, bà Minh Ánh vừa đi làm vừa đi học để lấy bằng cử nhân về Tài Chính và Kinh Tế. Sau đó nữa làm Oracle Systems Administrator và lên chức General Manager II, coi hết hệ thống cơ sở dữ liệu của phi trường Tampa.

Nhưng đến khi các con vào đại học thì bà dọn về Texas làm Program Specialist/Project Manager coi hệ thống Enforcement Database thuộc bộ Môi Trường của tiểu bang Texas ‘vì muốn chọn mức lương thấp để các con được học bổng diện gia đình nghèo’, và hoàn tất chương trình hậu đại học về ngành Information Systems.

Có thể nói hành trình của bà là hành trình tiêu biểu của một người Việt tị nạn đã chịu thương chịu khó và nỗ lực phấn đấu để vươn lên trong xã hội Mỹ.

Được hỏi đến lúc nào và điều gì khiến bà không còn cảm tình với đảng Dân chủ ‘biết lo cho dân’, mà chuyển qua ủng hộ đảng Cộng Hòa, bà Minh Ánh kể:

”Tới năm 2015, khi TT Obama nắm quyền và Minh Ánh quyết định nghỉ làm, (sau khi chồng mất) nên không còn bảo hiểm sức khỏe và phải tự túc, Minh Ánh mới thấy là mình không đủ tiêu chuẩn nghèo để được hưởng các quyền lợi người thiểu số hay bảo hiểm sức khỏe Obamacare, và năm nào cũng phải đóng thuế ngược lại cho chính phủ. Bảo hiểm trong danh sách bắt buộc phải mua thì quá mắc, hoặc nếu chọn giá rẻ thì quá tệ: tới lúc có việc cần xử dụng mới thấy là deductible cao mà chẳng có lợi chi cả, phải xuất tiền túi ra trả quá nhiều: chẳng thà không mua bảo hiểm và để dành tiền tự trả cho bác sĩ, nhà thương vẫn còn lợi hơn. Nhưng khổ nỗi không mua bảo hiểm sức khỏe thì lại bị đóng tiền phạt lúc khai thuế mỗi năm!”

Việc không còn đủ điều kiện nghèo để được hưởng Obamacare, mà cũng không muốn bị bắt buộc phải mua bảo hiểm quá mắc, hay phải đóng tiền phạt cuối năm nếu không mua bảo hiểm sức khỏe, khiến bà Minh Ánh bắt đầu có cái nhìn khác về chính sách của đảng Dân chủ:

”Lúc đó Minh Ánh mới hỏi tại sao mình là công dân Mỹ, mình đi làm, mình đóng thuế, và ông Obama, người thuộc đảng Dân chủ, không lo cho người dân Mỹ, mà đi hô hào lo cho mấy illegal rồi này nọ, thì mới thấy là điều đó nó… đạo đức giả quá. Con mình không lo, mà đi lo cho con hàng xóm.”

Ngoài chính sách bảo hiểm sức khỏe là bước ngoặt đã khiến mình nghĩ đến đảng Cộng hòa, bà Minh Ánh cũng cho biết càng tìm hiểu bà càng thấy mình không đồng ‎ý với việc không cấm phá thai của đảng Dân chủ:

”Tôi là người bảo thủ nên thấy việc họ chấp nhận cho phá thai là ác quá, tôi nghĩ là sao họ không có chính sách dạy con cái là nên ngừa thai thì tốt hơn, còn nếu sinh ra không nuôi được thì có biết bao nhiêu gia đình muốn xin con nuôi, mà đi giết thai nhi thì tàn nhẫn quá, và điều đó đi ngược lại niềm tin của tôi. Chẳng thà mình nói không được quyền phá thai, chỉ được phá trong những trường hợp này, trường hợp này, thì còn được. Còn nói người ta có quyền tự do muốn làm gì thì làm thì nhẫn tâm quá.”

Khi được gạn hỏi là quan điểm không cấm ngừa thai của đảng Dân chủ từ trước đến giờ vẫn thế, nhưng tại sao trước kia bà lại ủng hộ đảng này, bà Minh Ánh trả lời:

”Tại lúc đó Minh Ánh chưa tìm hiểu kỹ. Chỉ thấy họ lo cho dân, cho họ tiền trợ cấp, bảo trợ, rồi bảo vệ cây xanh, môi trường, thì mình thích. Nhưng tìm hiểu kỹ hơn thì Minh Ánh thấy mình hợp với quan điểm bảo thủ của đảng Cộng hòa hơn.” Về việc đảng Cộng hòa có chính sách giảm thuế cho người giàu, bà Minh Ánh lý giải: “Giảm thuế cho người giàu thì những chủ công ty họ sẽ dùng tiền đó để đầu tư, thì cũng làm lợi cho kinh tế Mỹ, điều đó nên làm chứ đâu có gì sai. Chủ trương giúp người nghèo kể cả người di dân bất hợp pháp mới là không hợp lý.”

Bà kết luận:

”Cái mà Minh Ánh sợ nhứt là việc họ muốn đem chủ nghĩa xã hội vào trong nước Mỹ, không còn giữ truyền thống giá trị nhân bản của gia đình và con người: con cái chống đối cha mẹ (KellyAnn Conway là thí dụ), và làm cho thế hệ trẻ sẽ trở nên lệch lạc khi chỉ nghe một chiều, bị ru ngủ mà không thấy rõ vấn đề.”

”Ví dụ một chuyện nhỏ thôi: Nếu muốn miễn phí tất cả từ y tế tới học đường (chưa tính tới ngân sách bảo vệ môi trường và cho di dân trái phép) Ông Biden hay bà Harris đã cho một con số ước tính cho free healthcare chưa? Và ngân sách đó từ đâu ra? Đóng thuế người dân có lợi tức trên bốn trăm ngàn trở lên với mức 70% cũng chưa đủ. Những công ty lớn sẽ rời nước Mỹ, vậy làm sao đánh lấy thuế ai bây giờ? Tới lúc đó phải mượn nợ. Mượn ai? Nước Mỹ đang nợ Trung Cộng cả ngàn tỷ trái phiếu, càng mượn nhiều, càng trả lãi cao, trả không nổi thì để tới đời con cháu trả, hay là phải nhượng hải cảng, đất đai,trả bằng các tài nguyên cho Trung Cộng đây?”

Và đương nhiên bà Minh Ánh sẽ bỏ phiếu cho ông Trump vì ủng hộ chính sách của đảng Cộng hòa:

”Với chính sách xây dựng trên nền tảng của Hiến pháp và giá trị của gia đình cùng nền kinh tế vững mạnh, kỹ nghệ cao tăng trưởng, quân đội hùng hậu, sẽ làm cho thế hệ con cháu chúng ta sống có lý tưởng, trách nhiệm, và thoải mái hơn: vì mọi người dân đều có việc làm, có bảo hiểm từ công ty mình làm, có cuộc sống tiện nghi, bớt đi tệ nạn xã hội, và không còn sự kỳ thị chủng tộc, vì tất cả chúng ta đều là người Mỹ. Đừng để cái gốc Á, Phi, Âu…làm chúng ta khác biệt. Hoa Kỳ là đất nước của cơ hội cho những ai tài giỏi và chịu khó: hãy nhìn những người Mỹ gốc Việt thành công tại Hoa Kỳ từ doanh nghiệp, học vấn đến quân đội thì rõ.”

Quan điểm chống Trung Cộng cũng là một lý do khiến bà muốn dồn phiếu cho ông:

”Tôi cũng ủng hộ vì TT Trump làm giảm được ảnh hưởng của Trung Cộng (hay chấm dứt được đế quốc tư bản đỏ đó càng tốt!). Bởi vì nếu chủ nghĩa cộng sản tan biến thì Việt Nam hy vọng sẽ thay đổi có dân chủ, tự do thật thụ, và nhiều người trẻ tài đức sẽ lãnh đạo đem lại sự hùng mạnh cho đất nước.”

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54596980

 

Phong trào vận động cho ông Trump

 của người Mỹ gốc Hoa trên WeChat

Phụng Minh

Mục lục bài viết

Tại sao người Mỹ gốc Hoa ủng hộ ông Trump

Phân biệt giữa chính quyền Trung Quốc và người dân Trung Quốc

Việc kiểm duyệt WeChat của ĐCSTQ khiến Hoa Kiều ủng hộ lệnh cấm WeChat

Người Mỹ gốc Hoa tên Ming Dao đã đến Hoa Kỳ gần 30 năm trước. Trong hai năm qua, ông đã thành lập ít nhất 10 nhóm trên mạng xã hội tập hợp các cử tri Hoa Kiều ủng hộ ông Trump. Vậy tại sao người Mỹ gốc Hoa lại chọn ủng hộ Trump?

Theo Financial Times, mặc dù hầu hết người Mỹ gốc Hoa đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng 4 năm sau, tiếng nói lớn nhất trên WeChat là ủng hộ Trump. Nghiên cứu của Chi Zhang thuộc Viện Báo chí Đại học Columbia (Columbia University Graduate School of Journalism) cho thấy trong số các nhóm đảng phái trên WeChat, các nhóm có độ phủ sóng nhiều nhất có xu hướng ủng hộ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ. Zhang Chi mô tả nền tảng là “phân cực không đối xứng”.

Tại sao người Mỹ gốc Hoa ủng hộ ông Trump

“Văn hóa bảo thủ (conservative) ở Mỹ rất giống với văn hóa của cha mẹ và ông bà chúng tôi“, Tian, 31 tuổi, nói. Anh ấy là một kỹ sư ở Missouri, người đang chờ thẻ xanh.

“Mọi người coi trọng gia đình, ủng hộ việc làm việc chăm chỉ, và phản đối nhiều quan niệm hiện đại, chẳng hạn như đồng tính luyến ái và tự do tình dục”, Tian cho biết.

Vào ngày 4/10, một số người Hoa ủng hộ ông Trump đã làm tài liệu so sánh các chính sách và khái niệm của hai đảng bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Họ gõ cửa các doanh nghiệp ở Khu phố Tàu của Philadelphia để giải thích tầm quan trọng của cuộc bầu cử này với các chủ cửa hàng và khách hàng. Sự khác biệt giữa các ý tưởng chính trị của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ… cho thấy nên bầu cho ông Trump như thế nào và bảo người Hoa hãy đi bỏ phiếu.

Một bác sĩ họ Zhang nói với phóng viên của Epoch Times: “Tôi biết Trump có một số thiếu sót, nhưng ông ấy đã cống hiến cho nước Mỹ. Tôi nghĩ ông ấy ra ứng cử tổng thống không phải vì sự giàu có và tiền bạc, mà vì nước Mỹ. Chúng tôi đang ở trong một tình huống rất nguy hiểm. Đảng Dân chủ đã làm rất nhiều điều không có lợi cho đất nước này. Người Hoa chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để đến Hoa Kỳ và không muốn sống ở một quốc gia thuộc thế giới thứ ba như Mỹ Latinh”.

“Tôi đã ở Philadelphia hơn một thập kỷ, và tôi đã chứng kiến đất nước tiếp tục phát triển sai hướng. Bây giờ không có luật pháp và trật tự. Đánh đập, tàn phá và cướp bóc là trên hết, không có cảnh sát, giống như Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc vậy”.

“Thế hệ chúng tôi đã trải qua Cách mạng Văn hóa. Tôi muốn cảnh báo người dân Mỹ đừng để Cách mạng Văn hóa lặp lại trên đất Mỹ. Chỉ có Trump mới giúp tránh được điều đó“.

Một người đàn ông họ Wu khác nói rằng các chính sách của Trump có lợi cho người Trung Quốc. Ông ấy đang duy trì các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ, nếu các giá trị truyền thống bị phá hủy, Hoa Kỳ sẽ trở thành một Venezuela tiếp theo. “Khi người Hoa đến Hoa Kỳ, chúng ta sẽ sống trong một quốc gia dân chủ và hợp pháp. Trump không phải là người hoàn hảo và còn nhiều khuyết điểm. Nhưng chọn ông không phải là chọn ông, mà là chọn các chính sách của ông, có thể làm cho nước Mỹ hùng mạnh”.

Phân biệt giữa chính quyền Trung Quốc và người dân Trung Quốc

Theo Financial Times, các nhà hoạt động ủng hộ Trump trên WeChat cũng sử dụng ứng dụng này để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình của họ ở Trung Quốc, nhưng họ vạch ra ranh giới giữa tình yêu của họ với người dân Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc. Họ nói rằng chính sách của Trump là nhằm vào chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ).

Một số người Trung Quốc đồng ý rằng chính quyền Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ vì nó có lợi cho Hoa Kỳ. Những người Trung Quốc khác vui mừng khi thấy ĐCSTQ bị tấn công, đặc biệt là những người đến Hoa Kỳ vì thất vọng với thể chế này.

Wen Hua là một người phụ nữ như vậy. Gần đây bà đã gõ cửa từ nhà này sang nhà khác ở bang Virginia quê hương của mình để vận động bỏ phiếu cho ông Trump. Wen đã sử dụng lá cờ Mỹ làm nền cho bài phát biểu trên video của mình, kể về việc bà đến Hoa Kỳ cùng với làn sóng nhập cư từ Hồng Kông trước khi bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997.

Việc kiểm duyệt WeChat của ĐCSTQ khiến Hoa Kiều ủng hộ lệnh cấm WeChat

Việc tổ chức các sự kiện trên WeChat ngày càng trở nên khó khăn hơn, không chỉ vì lệnh cấm sắp tới ở Hoa Kỳ, mà còn vì hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ. Chỉ cần lọc các từ nhạy cảm như “dân chủ”, WeChat có thể phát hiện các bài báo về chính trị Mỹ. Đôi khi, khi ông Ming gửi các bài báo đến nhóm WeChat của mình, những người dùng có tài khoản WeChat bị ràng buộc với số điện thoại đã đăng ký ở Trung Quốc không thể nhận được liên kết đến các bài báo cho dù họ ở đâu trên thế giới.

Bà Wen đã sử dụng nền tảng WeChat để tổ chức hỗ trợ các hoạt động vận động ủng hộ ông Trump vào năm 2016. Bà rất vui khi từ bỏ nền tảng này trong năm nay.

“Tôi biết nó đã hoàn toàn bị giám sát. Bây giờ, tôi chủ yếu sử dụng Telegram“, bà Wen đề cập đến một ứng dụng liên lạc được mã hóa.

Ông Ming nói rằng nếu Trump thông qua thành công lệnh cấm WeChat, ông sẽ ủng hộ nó. “Tôi sẽ ủng hộ nó (ám chỉ lệnh cấm WeChat), mặc dù lệnh cấm này sẽ gây bất lợi cho tôi“.

“Ở Hoa Kỳ, WeChat nên tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ. Nếu bạn ở Hoa Kỳ và họ sử dụng luật của ĐCSTQ để kiểm duyệt bạn, điều đó là không đúng”.

Theo lệnh hành pháp do Tổng thống Trump ký vào ngày 18/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấm các cửa hàng ứng dụng di động trực tuyến ở Hoa Kỳ cung cấp tải xuống hoặc cập nhật WeChat. Bộ này cũng cấm chuyển tiền hoặc xử lý thanh toán ở Hoa Kỳ thông qua WeChat.

Nhưng Thẩm phán Liên bang California Laurel Beeler đã đưa ra phán quyết sơ bộ vào ngày 19/9 ngăn cản việc thực hiện lệnh cấm WeChat của Bộ Thương mại. Vào ngày 2/10, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định kháng cáo.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phong-trao-van-dong-cho-ong-trump-cua-nguoi-my-goc-hoa-tren-wechat.html

 

Bầu cử Mỹ 2020:

Thế giới muốn Trump hay Biden thắng cử?

Với việc chỉ còn hai tuần nữa là diễn ra kỳ bỏ phiếu ở Hoa Kỳ, rất nhiều nước trên thế giới chú tâm vào việc ứng viên nào sẽ giành chiến thắng, và kết quả bầu cử liệu sẽ ảnh hưởng ra sao tới chính sách của Hoa Kỳ với từng nước.

BBC điểm nhanh một số quan điểm chính thức, thái độ của truyền thông, và cả tâm lý người dân ở một số nước trên thế giới.

Bầu cử Mỹ 2020: Trump và Biden cãi cọ về các chủ đề tranh luận

Hai tuần nữa là bầu cử, Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Bầu cử Mỹ 2020: Số cử tri bỏ phiếu sớm đạt ‘kỷ lục’

Cái nhìn từ Nga

Vitaliy Shevchenko, BBC Monitoring

Nga có lẽ đang tìm cách làm xoay chuyển kết quả kỳ bầu cử ở Mỹ, thế nhưng ở trong chính nước này, hệ thống truyền thông ủng hộ Điện Kremlin đang có những vấn đề quan trọng hơn để nói, thay vì tập trung vào chuyện ai là ứng viên khá hơn trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Chụp lại video,

Tin giả và trò cân não: Có phải Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Thông điệp chính của họ cho nhân dân Nga là nước Mỹ đang trong tình trạng hỗn loạn, nền dân chủ Mỹ đang đổ vỡ, và quan trọng hơn cả là nước Mỹ không không có tư cách gì để đi dạy nước khác về việc điều gì là đúng, điều gì là sai.

Kênh truyền hình được nhiều người xem nhất của Nga, kênh truyền hình chính thức Rossiya 1, đã coi Mỹ như một mục sư cao tuổi, người “bắt đầu rơi vào tình trạng không tự kéo được khóa kéo, lơ mơ váng vất và mang một nụ cười xấu xa khi thấy các phụ nữ xung quanh. Liệu chúng ta có thể tin tưởng được người như thế không?”

“Họ cứ nhúng mũi vào mọi nơi mọi chốn, nhưng bản thân cái mũi họ thì đang hỏng rồi!” một talk show trên kênh số 1 của đài này cười khẩy, nói.

Thế nhưng không nghi ngờ gì về việc truyền thông Nga sẽ muốn bỏ phiếu cho ai: chính là Donald Trump.

Ông thỉnh thoảng bị cười nhạo đây đó, nhưng vẫn là bị chế giễu ít hơn so với ông Joe Biden, người thường bị đưa ra trong hình ảnh một nhân vật quá già để điều hành đất nước.

Cuộc tranh luận huyên náo giữa hai ứng viên đã được nêu ra như một ví dụ cho thấy sự sụp đổ của hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Nhưng có một điều mà các kênh truyền hình Nga đã bỏ qua mà không nhắc tới: đó là trong hầu hết 20 năm nắm quyền của mình, ông Vladimir Putin chưa bao giờ tham dự vào bất kỳ một cuộc tranh luận tranh cử nào.

Điều gì ẩn đằng sau tâm lý bài xích ông Biden tại Thổ Nhĩ Kỳ?

Beril Akman, chuyên gia theo dõi tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, BBC Monitoring

Các học giả tại Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra ngờ vực về khả năng tranh cử của ông Joe Biden, và nhiều người thích Tổng thống Trump tiếp tục làm nhiệm kỳ hai.

Ông Biden bị truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích mạnh mẽ, nhất là quanh cuộc phỏng vấn với New York Times hồi tháng 12/2019, trong đó ông bày tỏ sự ủng hộ đối với phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự ghét bỏ ông Biden thực ra đã tồn tại từ trước đó rất lâu.

Trong thời còn là thượng nghị sĩ, ông Biden đã không chuẩn thuận sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Cyprus hồi 1974, sự kiện dẫn tới việc hòn đảo này bị phân chia.

Ông bị coi là “con rối của người Cyprus gốc Hy Lạp” trong một bài báo hồi năm 1999, và là “kẻ bài xích Thổ Nhĩ Kỳ” khi ông trở thành phó tổng thống được bầu của Hoa Kỳ hồi năm 2008.

Hiện nay, ông Biden bất đồng với Ankara quanh một số vấn đề ngoại giao. Ông đã lên tiếng ủng hộ cho những kẻ thù truyền kiếp của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có các lực lượng do người Kurd dẫn đầu tại Syria và Hy Lạp ở vùng Đông Địa Trung Hải.

“Biden đã ra đường hướng chống Thổ Nhĩ Kỳ… Chúng ta không thể nói rằng việc ông Donald Trump được tái bầu sẽ là tốt hơn cho chúng ta hay sao?” học giả Mehmet Barlas nói.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát tin rằng việc ông Biden lên làm tổng thống có lẽ sẽ không phải là tệ cho Thổ Nhĩ Kỳ. Họ nhắc tới “kỷ nguyên vàng” trong mối quan hệ Ankara – Washington thời nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã rất thận trọng, không công khai tỏ ý ủng hộ ông Trump hay ông Biden. Rốt cuộc thì mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối diện với những khó khăn mới, bất kể ai thắng cử.

Quan điểm của Taleban là gì?

Mohammad Haroon, chuyên gia theo dõi tin Afghanistan, BBC Monitoring

Taleban cho đến nay vẫn tỏ ra kiềm chế trong việc nêu quan điểm chính thức đối với kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nhận xét từ một số thành viên Taleban cho thấy nhóm này thích ông Trump giành được nhiệm kỳ hai hơn so với việc ông Joe Biden chiến thắng.

Chẳng hạn như trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây với hãng tin CBS News, phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid tán dương ông Trump về “những hành động quyết đoán” trong lúc chỉ trích ông Biden là có “những khẩu hiệu phi thực tế”.

Tuy sau đó phát ngôn viên này nói các bình luận của ông đã bị dịch thuật “không chính xác”, nhưng ông không nói rõ thực sự thì các bình luận đó đã bị hiểu sai như thế nào.

“Những ngày này, Taleban đang cầu nguyện: ‘Xin Thượng đế hãy để ông Trump là người thắng cuộc trong kỳ bầu cử sắp tới và giúp ông được an toàn!’” Rahmatullah Nabil, người từng đứng đầu lực lượng gián điệp của Afghanistan, viết trên Twitter khi phản ứng lại các nhận xét của ông Mujahid được đăng tải trên truyền thông.

Và bài xã luận được đăng trên trang web tuyên truyền của Taleban, Voice of Jihad, hồi tháng Bảy cũng lên tiếng ít nhiều tỏ ra ủng hộ ông Trump, tuy không bài xích ông Biden.

“Những kẻ hiếu chiến tại Arg [Dinh Tổng thống Afghanistan], nhìn vào Joe Biden, đang có vẻ muốn gây một cuộc chiến mới, cuộc chiến của những kẻ theo chủ nghĩa can thiệp,” bài xã luận viết.

Truyền thông Iran muốn ông Trump thua

Kian Sharifi, chuyên gia theo dõi tin Iran, BBC Monitoring

Quan điểm chính thức của Tehran là quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này không quan tâm tới kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Các quan chức Iran nói rằng việc bầu cử chỉ là câu chuyện chính trị nội bộ của Mỹ.

Tuy nhiên, việc đăng tải tin tức trên truyền thông chính thống lại cho thấy nước này có sự lựa chọn rõ ràng. Điểm chung trong việc đưa tin trên truyền thông Iran là Donald Trump cần phải ra đi.

Tuy nhiên, trong lúc các tờ báo theo đường lối cứng rắn không tỏ ra đặc biệt vui vẻ về viễn cảnh ông Biden lên làm tổng thống thì các tờ báo ôn hòa hoặc ủng hộ cải cách tỏ ra ưu ái ứng viên Dân chủ hơn.

Tất nhiên, điều này không khiến mọi người ngạc nhiên.

Liên quan tới Iran, nhiệm kỳ của Tổng thống Trump được ghi dấu bằng một lượng lớn các lệnh trừng phạt, một phần trong nỗ lực của ông Trump nhằm gây sức ép tối đa lên quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này, và điều đó đã gây tổn hại nặng nề lên nền kinh tế Iran.

Đồng tiền tệ của Iran mất giá 80% so với đô la Mỹ kể từ tháng 5/2018, khi ông Trump bãi bỏ thỏa thuận hạt nhân 2015.

Sự ưu ái của Iran đối với ông Biden chủ yếu là do tâm lý khinh thị của ông Trump đối với Tehran, cho dù ông đã tỏ ý sẵn sàng quay trở lại đàm phán hạt nhân.

Bất kể thế nào thì quốc gia này từ lâu nay đã có truyền thống không tin cậy nước Mỹ, cho dù đó là ông Biden hay bất kỳ người nào khác.

Ông cũng đã nói rằng Iran cần phải chuẩn bị sẵn sàng để có thêm các cuộc đàm phán, có thể là về chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran, điều mà Iran đã liên tục bác bỏ.

Một cuộc thăm dò dư luận gần đây tại nước này cho thấy có hơn 56% những người trả lời tin rằng ông Trump sẽ thắng nhiệm kỳ hai, trong khi chỉ có 20% tin rằng ông Biden có cơ hội đắc cử.

Trump hay Biden? Mỹ-Latin có quan điểm khác nhau

Pascal Fletcher, chuyên gia theo dõi tin Mỹ-Latin, BBC Monitoring

Từ Mexico tới Argentina, chính quyền các nước Mỹ- Latin đang theo dõi sát sao cuộc đua tranh cử Mỹ, và đang tính toán xem liệu chiến thắng của ông Trump hoặc ông Biden sẽ ảnh hưởng ra sao tới quan hệ của họ với cường quốc láng giềng này.

Các quốc gia do phe tả khuynh lãnh đạo, như Cuba, Venezuela và Nicaragua, vốn thường bị ông Trump nhắm tới, và cũng đã phải chịu những lệnh trừng phạt gia tăng, thực sự đang hy vọng rằng ứng viên Cộng hòa sẽ thất bại.

Họ cho rằng đối thủ của ông, ứng viên Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ, có thể sẽ có thái độ bớt thù nghịch hơn, và thậm chí có thể đi tới việc đàm phán được với họ.

Một số lãnh đạo, như Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và Tổng thống Colombia Ivan Duque theo đường lối hữu khuynh, đã xây dựng được quan hệ thân thiện với ông Trump. Trong lúc theo dõi các kết quả thăm dò dư luận, họ có thể lo lắng rằng chiến thắng của ông Biden sẽ khiến nước Mỹ để mắt hơn tới các vấn đề môi trường và nhân quyền.

Là quốc gia láng giềng sát nách nhất với Hoa Kỳ, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador có khuynh hướng tả khuynh đã phải nhẫn nhịn trong mối quan hệ với ông Trump, trong lúc ông Trump công khai sỉ nhục Mexico và người Mexico và liên tục đe dọa trừng phạt nước này.

Với AMLO, tên tắt mà ông Lopez Obrador thường được biết tới, mọi thứ chỉ có thể tốt đẹp hơn nếu ông Biden chiến thắng.

Tổng thống Argentina Alberto Fernández theo đường lối tả khuynh Peronist rất thận trọng, không đưa ra bất kỳ đối đầu nghiêm trọng nào với ông Trump.

Tuy nhiên, không nghi ngờ gì ông sẽ mong ông Biden giành chiến thắng, bởi một mối quan hệ hữu hảo hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới thời ông Biden sẽ có lợi cho việc Argentina đang muốn vươn tới cường quốc Á Châu này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54620468

 

Bình luận: Nước Mỹ có muốn

một tổng thống đã bán mình cho Bắc Kinh?

Hương Thảo

Chuyên gia Chris Ford đã phân tích trên The BL rằng, nước Mỹ có muốn một tổng thống được sở hữu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không? Joe Biden lộ diện là đã rơi vào tay ĐCSTQ. Toàn bộ gia đình của ông ta có thể đã thỏa hiệp với ĐCSTQ. ĐCSTQ có một hồ sơ về Biden, và những bằng chứng rõ ràng chống lại gia đình tội phạm Biden đang ngày càng chồng chất.

Câu chuyện rúng động về Joe Biden và con trai Hunter của ông ta đang trở nên ngày càng sáng tỏ, sau khi tờ New York Post lấy được bản sao ổ cứng từ máy tính của Hunter Biden và bắt đầu xuất bản thông tin vào ngày 14/10.

Theo câu chuyện đó, tờ Breitbart đã tiết lộ thông tin mới nhận được từ một cộng sự kinh doanh cũ của Hunter Biden, liên quan đến các cuộc họp tại Nhà Trắng với các quan chức ĐCSTQ.

Các email cung cấp thông tin chi tiết về cách con trai của cựu phó tổng thống và các cộng sự kinh doanh của anh ta sử dụng quyền thâm nhập của mình vào chính quyền Obama-Biden để tổ chức các cuộc họp riêng cho các khách hàng cùng nhà đầu tư nước ngoài ở cấp cao nhất trong Nhà Trắng, theo báo cáo độc quyền của tờ Breitbart. Các cuộc họp riêng tư, không được ghi chép lại nội dung, được tổ chức giữa các quan chức ĐCSTQ và cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

“Không thể xác nhận điều này với Hunter trên mạng, nhưng chúng tôi xác nhận cuộc gặp mặt của anh ấy tại Nhà Trắng vào thứ Hai với những người Trung Quốc”, Devon Archer, một trong những đối tác của Hunter cho biết trong email gửi các cộng sự vào tháng 11/2011.

Tờ Breitbart báo cáo rằng trong một email năm 2011, các cộng sự kinh doanh của Hunter Biden cũng thảo luận về việc phát triển quan hệ với cái gọi là “China Inc”, như là một phần của “sự thúc đẩy mới của ngoại giao mềm đối với Trung Quốc”. Những email này hoàn toàn không liên quan đến các email của Hunter Biden đang được New York Post tiết lộ.

Bevan Cooney, một cựu cộng sự kinh doanh của Hunter Biden, cũng là thành viên hội đồng quản trị của Burisma, và hiện đang ngồi tù vì một kế hoạch đầu tư trái phiếu gian lận vào năm 2016, đã cung cấp các email cho Breitbart. Cooney đã tiết lộ rằng vào ngày 5/11/2011, một người liên hệ kinh doanh của Devon Archer đã chuyển cho anh ta một email về cánh cửa mở ra cơ hội có được “những khách hàng mới xuất sắc tiềm năng” bằng cách giúp tổ chức các cuộc họp tại Nhà Trắng cho một nhóm giám đốc điều hành Trung Quốc với các quan chức chính phủ.

Nhóm này là Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc (CEC) được thành lập vào năm 2006. Nó được hình thành bởi một nhóm các doanh nhân và quan chức chính phủ Trung Quốc. Trong đó có các tỷ phú Trung Quốc, những người trung thành với ĐCSTQ, và ít nhất một “nhà ngoại giao đáng kính” từ Bắc Kinh.

Ban lãnh đạo của CEC bao gồm một số thành viên của ĐCSTQ, bao gồm Wang Zhongyu (Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc lần thứ 10), Ma Weihua (Giám đốc đa văn phòng đảng ủy), và Jiang Xipei (đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 16), cùng nhiều người khác.

“Tôi biết đây là một thời điểm nhạy cảm chính trị và mọi người đang do dự, nhưng một nhóm như thế này không xuất hiện hàng ngày”, Mohamed A Khashoggi, người môi giới, thay mặt CEC viết cho một cộng sự của Hunter Biden và Archer.

“Một chuyến tham quan Nhà Trắng và một cuộc gặp với một thành viên của chánh văn phòng và John Kerry sẽ rất tuyệt”, Khashoggi nói, rồi gắn kèm một lá cờ đỏ. Nói cách khác, Khashoggi đang đề cập đến việc trở thành một “Người vận động hành lang đã đăng ký theo Đạo luật đăng ký đại lý nước ngoài (FARA).

Khashoggi nhấn mạnh rằng chuyến thăm sẽ là “một vở kịch ngoại giao mềm có thể rất có hiệu quả”, trong khi mang lại cho Hunter Biden và các đối tác kinh doanh của anh ta “khả năng tiếp cận tốt với [Trung Quốc] cho bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai“. Tổng thu nhập của các thành viên CEC được ước tính là “hơn 1,5 nghìn tỷ RM (nhân dân tệ), chiếm khoảng 4% GDP của Trung Quốc“.

Thành viên hiện tại của CEC bao gồm 50 nhân vật nổi tiếng như Liu Chuanzhi, chủ tịch CEC, Tập đoàn Legend Holdings và Lenovo; Wu Jinglian, Zhang Weiying và Zhou Qieren, các nhà kinh tế học có uy thế của Trung Quốc; Wu Jianmin, nhà ngoại giao sành sỏi; Long Yongtu, đại diện của Toàn cầu hóa của Trung Quốc; Wang Shi (Vanke); Ma Weihua (Thương nhân ngân hàng Trung Quốc); Jack Ma (Tập đoàn Alibaba); Guo Guangchang (Fosun Group); Wang Jianlin, (Wanda Group); Niu Gensheng (Quỹ LAONIU); Lli Shufu (Geely); Li Dongsheng (Tập đoàn TCL); Feng Lun (Vantone), và hơn thế nữa.

Vào cuối tháng 7, Axios báo cáo rằng Giám đốc FBI Christopher Wray và các quan chức tình báo khác đã đưa ra cảnh báo về khả năng gia tăng của việc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ trong các phiên điều trần với Ủy ban Tình báo Thượng viện.

 

Phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Quyền Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn Thượng viện về Tình báo, nói với Axios rằng ông Rubio “ngày càng lo ngại về cách Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng và các nỗ lực can thiệp vào Mỹ. Họ có những năng lực đã được chứng minh để thực hiện các cuộc tấn công mạng và phát tán thông tin sai lệch với mục đích rõ ràng là gây ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ và gây áp lực với các nhà hoạch định chính sách, bao gồm cả các thành viên Nghị viện”. Ông nói thêm, họ có nguồn lực lớn hơn nhiều so với Nga.

Giám đốc FBI Christopher Wray đã thảo luận về mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trong sự kiện qua video ngày 7/7/2020 tại Viện Hudson ở Washington.

“Trung Quốc đang tham gia vào một chiến dịch gây ảnh hưởng ác tính ở nước ngoài rất tinh vi, và các phương thức của nó bao gồm hối lộ, tống tiền và các giao dịch bí mật. Các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng sử dụng cả áp lực kinh tế công khai, trần trụi và những người môi giới có vẻ độc lập để thúc đẩy các ưu tiên của Trung Quốc lên các quan chức Mỹ”, ông Wray nói.

“Chính người dân Hoa Kỳ là những nạn nhân của những vụ trộm cắp của Trung Quốc với quy mô hàng loạt, đến mức nó đại diện cho một trong những vụ trộm cắp tài sản lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nếu bạn là một người Mỹ trưởng thành, nhiều khả năng Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn”.

Ông Wray tiếp tục, “Vào năm 2017, quân đội Trung Quốc đã âm mưu tấn công Equifax và đánh cắp thông tin cá nhân nhạy cảm của 150 triệu người Mỹ — chúng tôi đang nói đến gần một nửa dân số Mỹ và hầu hết người Mỹ trưởng thành”. Ông Wray nói thêm rằng đó không phải một sự cố duy nhất.

Vụ bê bối gần đây liên quan đến nhà Biden mà tờ New York Post đã phanh phui liên quan đến các email được tìm thấy trên một máy tính xách tay được cho là của Hunter Biden. Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani nói với The Story vào ngày 15/10 rằng ổ cứng này là chứng cứ hợp pháp.

Một số email từ ổ cứng của Hunter Biden tiết lộ rằng Joe Biden đã nói dối về Burisma. Ông Giuliani nói: “Đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, còn nhiều điều nữa sẽ được đưa ra ánh sáng“.

Hôm 18/10, Joe Biden lại lặp lại lời nói dối từ một năm trước, rằng ông ta “chưa bao giờ thảo luận” về Ukraine với Hunter Biden.

Nhiều email, văn bản, video và hình ảnh liên quan đến Hunter, ma túy và tình dục đã được tiết lộ trong ổ cứng, được Giuliani gửi đến New York Post và được đăng trong một câu chuyện bom tấn vào tuần trước.

Những tập đoàn truyền thông xã hội khổng lồ đã tìm cách kìm hãm câu chuyện, xóa tài khoản cố gắng chia sẻ thông tin (Twitter đã khóa New York Post, cùng với tài khoản của nhiều người nổi tiếng khác, bao gồm cả thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany vì đã chia sẻ bài đăng).

Trong một email, một đại diện của Twitter nói với New York Post: “Mặc dù chúng tôi đã cập nhật chính sách, nhưng chúng tôi không thay đổi việc thực thi từ trước. Bạn vẫn sẽ cần xóa những Tweet đó để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình”.

Hunter Biden là một kẻ nghiện crack – một loại ma túy hút, một kẻ không thể đi làm việc thường xuyên, và đã dành cả cuộc đời của mình để ra vào trại cai nghiện. Anh ta chẳng ích gì đối với những doanh nhân giàu có, ngoại trừ một yếu tố quan trọng – cha anh ta là phó tổng thống Hoa Kỳ.

Ông Giuliani nói: “Cả gia đình Biden đã tham gia vào việc kinh doanh bất hợp pháp, và Joe Biden là mặt hàng mà họ có sẵn để bán. Chú của Hunter và em trai của Joe Biden đã làm việc này trong suốt 20 năm qua“.

Cựu Thị trưởng New York Giuliani trong thời gian đương chức đã hạ gục những kẻ buôn ma túy và nhiều tên tội phạm ở Mỹ một cách hiệu quả.

Khi Joe Biden trở thành phó tổng thống dưới thời chính quyền Obama, ông ta bắt đầu kiếm được nhiều tiền. Con trai của Biden là Hunter, một kẻ nghiện ma túy với nhiều năm không thể cải tạo được, đã được cha mình cho tiếp xúc với nhiều tội phạm quốc tế hàng đầu. Và mặc dù anh ta, với tiền sử ma túy của mình, sẽ rất khó khăn để kiếm được một công việc, thậm chí là dọn dẹp, anh ta vẫn nắm được một vị trí trong hội đồng quản trị của công ty khí đốt tự nhiên tham nhũng ở Ukraine, Burisma. Vị trí đó đã thu về cho anh ta khoảng 80.000 đô la mỗi tháng. Hơn nữa, anh ta hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về khí đốt tự nhiên.

Như đã được tiết lộ trên chiếc máy tính để lại ở một cửa hàng sửa chữa và chưa bao giờ có người đến nhận lại, một tin nhắn từ một giám đốc điều hành cấp cao nhất của Burisma nói rằng, “Sẽ cần ông [chỉ Hunter] và Devon sử dụng ‘ảnh hưởng’ của ông”,’ Giuliani nói rằng từ ‘ảnh hưởng’ này ám chỉ Joe Biden. “Ảnh hưởng’ của Hunter Biden chính là Joe Biden”, ông Giuliani nói.

Một số văn bản chứng minh rằng Hunter đã sắp xếp một cuộc họp giữa Burisma và cha của anh ta là Joe Biden.

Ông Giuliani cho biết việc khám phá ra các văn bản này là một “bước phát triển quan trọng lớn” mà Joe Biden đã phủ nhận trong nhiều năm rằng ông đã từng gặp, biết hoặc nói về Burisma, thậm chí cho đến tận ngày nay. Ông ta đã nói dối, dù ông ta đã biết về điều đó ngay từ đầu.

Đầu tháng 2/2016, Tổng công tố Ukraine Viktor Shogun đã điều tra và bắt giữ Burisma về tội tham nhũng, đến tháng 3 thì bị sa thải. Joe Biden thậm chí còn khoe khoang trên video về việc ông ta đã khiến Burisma bị sa thải bằng cách đe dọa giữ lại tài trợ cho Ukraine.

Khi Biden đưa Hunter đến Trung Quốc trên chiếc Không lực 2, tám ngày sau khi trở về, Hunter nhận được một lá thư từ Ngân hàng Trung Quốc cam kết 1 tỷ đô la cho quỹ đầu tư tư nhân hoàn toàn quanh co của anh ta, bao gồm Hunter, Devon Archer, kẻ đã bị kết tội gian lận, và cháu trai của Whitey Bulger. Điều đáng kinh ngạc là không ai trong chính quyền Obama nhận thấy bất kỳ điều gì, như “điều này là nguy hại đối với an ninh quốc gia của chúng ta, phó tổng thống đã thỏa hiệp như thế này’, ông Giuliani nói.

Joe đã thất bại thảm hại trong tất cả các cuộc đàm phán với Trung Quốc với tư cách là phó tổng thống, nhưng ông ta đã đưa ra những tuyên bố như “Trung Quốc không phải là mối đe dọa“, “Trung Quốc là những người tốt“, hoặc “Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh“, ông Giuliani nói, và nhấn mạnh chỉ có Joe là người duy nhất trên thế giới nói những điều như vậy.

Tống tiền, tiền máu và hối lộ đều là một phần hoạt động của ĐCSTQ. Liệu có phải Joe Biden đã thỏa hiệp với ĐCSTQ, và an ninh quốc gia Mỹ đang bị đe dọa?

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của DKN.

https://www.dkn.tv/the-gioi/binh-luan-nuoc-my-co-muon-mot-tong-thong-da-ban-minh-cho-bac-kinh.html

 

Ngoại Trưởng Mike Pompeo cho rằng

Hoa Kỳ và Brazil phải giảm sự phụ thuộc

vào hàng nhập cảng của Trung Cộng

Tin từ BRASILIA/WASHINGTON – Vào hôm thứ Hai (19/10), ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khuyến cáo rằng Hoa Kỳ và Brazil cần giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập cảng từ Trung Cộng vì an ninh của chính họ khi hai quốc gia củng cố quan hệ đối tác kinh doanh.

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về việc tăng cường sự hợp tác giữa Hoa Kỳ – Brazil nhằm phục hồi sau đại dịch, ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ kinh tế song phương, với “rủi ro to lớn” xuất phát từ sự tham gia đáng kể của Trung Cộng vào nền kinh tế của họ.

Chính quyền tổng thống Trump đang nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ với Brazil và cung cấp một đối trọng cho Trung Cộng, mong muốn giành được một số lợi thế trong cuộc cạnh tranh với một tân cường quốc. Tổng thống cánh hữu cực đoan Jair Bolsonaro của Brazil muốn thực hiện theo nhưng lại bị cản trở bởi việc Trung Cộng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil.

Ông Bolsonaro vẫn chưa quyết định về việc có nên cấm các công ty viễn thông Brazil mua thiết bị 5G từ Công ty Huawei Technologies của Trung Cộng như chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu hay không. Tại hội nghị thượng đỉnh do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức, tổng thống Bolsonaro công bố ba thỏa thuận với Hoa Kỳ để bảo đảm các hoạt động kinh doanh thuận lợi và ngăn chặn tham nhũng. Ông cho biết kế hoạch này sẽ cắt giảm các quy định cứng nhắc cũng như tăng cường thương mại và đầu tư.

Hai quốc gia ký nghị định thư phác thảo ba thỏa thuận vào cuối hôm thứ Hai, tuyên bố rằng họ sẽ tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán trong tương lai về việc mở rộng quan hệ thương mại giữa hai đồng minh và xác định các lĩnh vực ưu tiên để tăng cường giảm thiểu các rào cản thương mại. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-mike-pompeo-cho-rang-hoa-ky-va-brazil-phai-giam-su-phu-thuoc-vao-hang-nhap-cang-cua-trung-cong/

 

Hoa Kỳ và Indonesia đồng ý tăng hợp tác quốc phòng

Tin Jakarta, Indonesia – Hai quốc gia Indonesia và Hoa Kỳ đã đồng ý tăng hợp tác quốc phòng và an ninh, sau cuộc họp giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Indonesia Prabowo Subianto và người đồng cấp Hoa Kỳ Mark Esper tại Washington.

Trong cuộc họp vào ngày 16 tháng 10, hai viên chức đã thảo luận về an ninh khu vực, các ưu tiên quốc phòng của hai bên, và việc mua bán thiết bị quân sự. Cả hai bộ trưởng đều đồng ý gia tăng hoạt động quân sự song phương và hợp tác thêm trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Theo thông cáo của hai văn phòng bộ trưởng, Bộ Trưởng Esper đã nhắc đến tầm quan trọng của việc bảo vệ nhân quyền, tôn trọng luật pháp, và duy trì tính chuyên nghiệp khi hai nước mở rộng hợp tác. Trong khi đó, Bộ Trưởng Subianto nói rằng quân đội hai bên nên hợp tác ở mọi lĩnh vực, đồng thời ông cũng cám ơn sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với kế hoạch tối tân hóa quốc phòng của Indoensia.

Chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngày của bộ trưởng Indonesia vừa kết thúc vào thứ Hai, 19 tháng 10. Bộ Quốc Phòng Indonesia đang tìm cách tối tân hóa hệ thống vũ khí của quốc gia này, và tỏ ra quan tâm tới các thiết bị do Hoa Kỳ sản xuất. Trước khi đến Washington, Bộ Trưởng Subianto đã gặp những người đồng cấp Trung Cộng, Nga, cùng một số nhà cung cấp vũ khí khác, tất cả đều là đối thủ của Hoa Kỳ, để thảo luận về nhu cầu quốc phòng hiện nay của Jakarta.

Chuyến thăm của bộ trưởng Indonesia cũng diễn ra giữa lúc Washingtoin đang muốn cải thiện quan hệ với các nước đối tác Đông Nam Á, để kềm chế ảnh hưởng của Trung Cộng tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

(Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-indonesia-dong-y-tang-hop-tac-quoc-phong/

 

Mỹ tính chi tiền giúp các nước đang phát triển

 thay thế thiết bị viễn thông Trung Quốc

Tâm Thanh

Chính phủ Mỹ đang nỗ lực thuyết phục các nước đang phát triển tránh xa thiết bị viễn thông của Trung Quốc, theo Wall Street Journal.

Mới đây, Hoa Kỳ có kế hoạch cung cấp các khoản vay lớn và các khoản tài chính khác cho các nước đang phát triển để hỗ trợ các nước này từ bỏ việc sử dụng sản phẩm của hai tập đoàn Huawei, ZTE và các thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc.

Theo báo cáo của Wall Street Journal ngày 19/10, phó giám đốc toàn cầu cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Bonnie Glick cho biết, Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp cho các nước đang phát triển khoản vay và các khoản tài chính khác lên tới 1 tỷ đô la Mỹ để thuyết phục và hỗ trợ các nước liên quan từ bỏ việc mua Huawei, ZTE và các thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc.

Bà Bonnie Glick nói rằng, họ sẽ cử nhân viên đến gặp các chính trị gia và cơ quan quản lý ở các quốc gia có liên quan để thuyết phục họ việc sử dụng thiết bị truyền thông của Huawei và ZTE là một điều tệ hại. Vì thiết bị của Trung Quốc rất dễ bị gián điệp tấn công, hơn nữa các khoản vay thiết bị do các tổ chức tài chính nhà nước của Trung Quốc như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cung cấp có thể khiến họ rơi vào bẫy nợ.

Theo báo cáo, Washington đang mở rộng chiến tranh lạnh về công nghệ với Trung Quốc và việc cung cấp hỗ trợ kinh tế nói trên là một công cụ mới mà Mỹ đang triển khai.

Trong hai năm qua, chính quyền Mỹ đã nỗ lực vận động các đồng minh không sử dụng thiết bị do Trung Quốc sản xuất trong lĩnh vực xây dựng mạng 5G. Các hoạt động vận động hành lang liên quan ban đầu tập trung ở Châu Âu, rồi đến Anh quốc, Ba Lan và một số quốc gia khác đều đã đạt được kết quả.

Tuy nhiên, báo cáo cho rằng, hoạt động của Hoa Kỳ có thể gặp phải những thách thức lớn hơn ở các nước đang phát triển. Ví dụ, ở châu Phi, các nhà sản xuất thiết bị di động Trung Quốc đang thống trị thị trường nơi đây.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Dell’Oro Group, các nhà kinh doanh vì nhạy cảm với giá cả đã theo nhau chọn dùng thiết bị của Huawei và ZTE khiến cho tổng doanh thu của hai công ty này ở Châu Phi và Trung Đông đạt 50% – 60% vào đầu năm nay.

Để kiềm chế sự bành trướng ra nước ngoài của ĐCSTQ bằng cách cung cấp thiết bị viễn thông giá rẻ, Hoa Kỳ đã phát triển hợp tác giữa các cơ quan chính phủ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấm xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn có sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ cung cấp cho Huawei. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ thị các nhà ngoại giao vận động các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã ký một thỏa thuận trong tháng này, cùng nhau giải quyết các vấn đề sử dụng thiết bị Trung Quốc để xây dựng mạng 5G ở các nước đang phát triển. Thỏa thuận này sẽ kết nối công nghệ và chuyên môn của FCC với 10.000 nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại 100 quốc gia.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-tinh-chi-tien-giup-cac-nuoc-dang-phat-trien-thay-the-thiet-bi-vien-thong-trung-quoc.html

 

Tướng Mỹ:

Trung Quốc đe doạ giam giữ người Mỹ vô tội

Thanh Hải

Jack Keane, một tướng 4 sao đã nghỉ hưu của Mỹ –  hiện là nhà phân tích chiến lược cấp cao của Fox News, hôm 18/10 cảnh báo chính phủ Trung Quốc đang đe dọa bắt giữ những công dân Mỹ vô tội ở Trung Quốc để trả đũa việc Bộ Tư pháp truy tố các học giả có liên quan đến quân đội Trung Quốc.

“Trung Quốc muốn trả đũa”, tướng Keane nói với “Fox & Friends” của Fox News. “Họ đã thực hiện kiểu trả đũa này với người Canada – ngay bây giờ họ đã bắt hai người trong số họ … và họ cũng đã làm điều đó với người Úc và Thụy Điển.

“Sự khác biệt là”, ông tiếp tục, “chúng tôi đang bắt giữ gián điệp. Những gì Trung Quốc có thể sẽ làm là giam giữ những người Mỹ không làm gì cả. Họ không phạm tội gì cả”.

Các quan chức Trung Quốc được cho là đã đưa ra một số cảnh báo trả đũa đối với đại diện chính phủ Mỹ thông qua Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và các kênh khác – tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 17/10 – trích dẫn các nguồn tin cho biết.

Tướng Keane cho biết chính quyền Trung Quốc có tiền sử giam giữ các công dân nước ngoài theo cách mà ông gọi là ngoại giao “con tin”.

“Nó không giống như Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, [nơi] chúng tôi bắt giữ gián điệp của họ, họ bắt giữ chúng tôi, và chúng tôi đã trao đổi chúng tại một số điểm”, ông giải thích và cho biết: “Vì vậy, vâng … con tin, đó sẽ là một mô tả thích hợp về những gì người Trung Quốc định làm”.

Liên quan đến việc này, tờ Bloomberg cho hay, ngày 19/10 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết người nước ngoài ở nước này “không có gì phải lo lắng” miễn là họ tuân thủ luật pháp Trung Quốc. Ông Triệu gọi cách đối xử của Hoa Kỳ đối với sinh viên Trung Quốc là “cuộc đàn áp chính trị”. Về phía Mỹ, một phát ngôn viên của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết sáng 19/10 rằng ông không có bình luận gì về đề xuất rằng người Mỹ ở Trung Quốc có thể bị giam giữ tùy tiện.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-keane-trung-quoc-de-doa-giam-giu-nguoi-my-vo-toi.html

 

Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 6 nhân viên tình báo Nga

Hải Lam

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 19/10 truy tố 6 sĩ quan tình báo Nga với cáo buộc tham gia hàng loạt cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng, bầu cử của các nước.

6 sĩ quan Nga bị truy tố gồm Yuriy Sergeyevich Andrienko, Sergey Vladimirovich Detistov, Pavel Valeryevich Frolov, Anatoliy Sergeyevich Kovalev, Artem Valeryevich Ochichenko và Petr Nikolayevich Pliskin. Tất cả đều là sĩ quan và cựu sĩ quan trong Tổng cục Tình báo Quân đội Nga (GRU).

Theo bản cáo trạng, 6 tin tặc bị cáo buộc tham gia các cuộc tấn công mạng “nhằm hỗ trợ nỗ lực của chính phủ Nga để phá hoại, trả đũa hoặc gây bất ổn” ở Ukraine, Georgia, các cuộc bầu cử ở Pháp, Thế vận hội Olympic PyeongChang 2018 và các nỗ lực quốc tế nhằm buộc Nga phải chịu trách nhiệm việc sử dụng chất độc thần kinh Novichok ở nước ngoài.

Theo các công tố viên, các tin tặc Nga đã sử dụng một số phần mềm độc hại như Killdisk, Industroyer và NotPetya, dẫn đến thiệt hại gần 1 tỷ USD cho ba nạn nhân được xác định trong bản cáo trạng, trong đó có hệ thống y tế của Heritage Valley ở Pennsylvania.

Nhóm này cũng đã tham gia vào một chiến dịch tấn công nhắm vào Thế vận hội Olympic mùa đông 2018, phát động cuộc tấn công phần mềm độc hại “Kẻ hủy diệt Olympic” trong lễ khai mạc đã xóa dữ liệu khỏi hàng nghìn máy tính hỗ trợ trò chơi.

ABC đưa tin, trong cuộc họp báo trực tuyến của Bộ Tư pháp Mỹ, các quan chức mô tả chiến dịch tấn công này là một trong số “các cuộc tấn công mạng tốn kém và phá hoại nhất trong lịch sử” và sử dụng “một số phần mềm độc hại phá hoại nhất thế giới từ trước đến nay”.

“Không có quốc gia nào vũ khí hóa các khả năng tấn công mạng của mình một cách ác ý hoặc vô trách nhiệm như Nga, cố ý gây ra thiệt hại chưa từng có để theo đuổi các lợi ích chiến lược nhỏ mọn và nhằm trả đũa”, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp về An ninh Quốc gia John Demers cho biết.

Ông cũng lập luận rằng bản cáo trạng trên chứng minh lý do tại sao Mỹ nên từ chối một đề nghị gần đây của Nga kêu gọi “thiết lập lại” hệ thống mạng giữa hai nước.

Trong cuộc họp báo, ông Demers được hỏi liệu Hoa Kỳ có bất kỳ bằng chứng tình báo nào cho thấy GRU có thể tìm cách thực hiện các hoạt động tương tự nhắm vào cuộc bầu cử sắp tới hay không.

“Liên quan đến các cuộc bầu cử sắp diễn ra, chúng tôi chưa thấy bất cứ điều gì khiến chúng tôi phải tự chất vấn những gì chúng tôi và cộng đồng tính báo vẫn thường xuyên nói với công chúng rằng – người Mỹ nên tự tin khi biết phiếu bầu của họ cho một ứng viên sẽ được tính cho ứng viên đó [mà không xuất hiện sai lệch]”, ông Demers trả lời.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-tu-phap-my-truy-to-6-nhan-vien-tinh-bao-nga.html

 

Mỹ: Số ca nhiễm COVID tăng 13% trong tuần qua

Các ca nhiễm COVID tại Mỹ tăng 13% trong tuần qua, lên hơn 393.000 ca, gần mức thời đỉnh dịch hồi mùa hè, theo phân tích của Reuters.

Số tử vong giảm 2%, khoảng 4.900 người, trong tuần lễ chấm dứt vào ngày 18/10, theo phân tích báo cáo của tiểu bang và địa phương.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, gần 220.000 người tại Mỹ đã chết và trên 8,1 triệu người lây nhiễm virus corona chủng mới.

34 trong số 50 tiểu bang đã chứng kiến số ca nhiễm tăng trong ít nhất 2 tuần liên tiếp, trong đó có Pennsylvania, Ohio, Michigan và North Carolina, những tiểu bang chiến trường trong cuộc bầu cử Tổng thống 3/11.

Tại Nevada và South Dakota, hơn 35% xét nghiệm có kết quả dương tính với COVID-19 trong tuần qua, cao nhất nước, theo dữ liệu của Dự án Theo dõi COVID, một nỗ lực tình nguyện để theo dõi bùng phát. Tổng cộng có 14 tiểu bang có tỉ lệ xét nghiệm dương tính trên 10%.

Trên toàn quốc, tỉ lệ xét nghiêm dương tính tăng thành 5,4% so với 5% tuần trước đó.

Tổ chức Y tế Thế giới xem tỉ lệ trên 5% là đáng quan ngại vì có nhiều ca trong cộng đồng chưa được phát hiện.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-t%C4%83ng-13-trong-tu%E1%BA%A7n-qua/5628140.html

 

CDC khuyến nghị nhân viên và hành khách

trên các xe công cộng hãy mang khẩu trang

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ hai (ngày 19 tháng 10), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra “khuyến cáo mạnh mẽ” rằng tất cả hành khách và nhân viên trên máy bay, xe lửa, tàu điện ngầm, xe buýt, taxi và các xe dịch vụ đi chung nên đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của COVID -19.

Hướng dẫn tạm thời cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại các phi trường và ga tàu. CDC cho biết việc sử dụng khẩu trang rộng rãi và thường xuyên trên các hệ thống giao thông công cộng sẽ giúp bảo vệ người dân Hoa Kỳ và tạo niềm tin về việc đi lại an toàn trong thời kỳ đại dịch.

Các hãng hàng không, Amtrak và hầu hết các hệ thống vận chuyển công cộng cũng như các phi trường của Hoa Kỳ đã yêu cầu tất cả hành khách và công nhân phải đeo khăn che mặt, hầu hết các phi trường và các công ty như Uber và Lyft cũng đã thực hiện điều tương tự. Tuy nhiên, vào tháng 7, Tòa Bạch Ốc đã phản đối các điều khoản của một dự luật quy định tất cả các hành khách và công nhân hàng không, xe lửa và xe công cộng phải đeo khẩu trang.

CDC cho biết các nhà quản trị vận tải nên bảo đảm tất cả hành khách và nhân viên đeo khẩu trang “trong suốt thời gian di chuyển” và nên cung cấp thông tin cho “những người mua vé hoặc đặt xe” về nhu cầu đeo khẩu trang, cũng như chuẩn bị sẵn khẩu trang nếu có thể.

Cơ quan cũng cho biết các nhà quản trị vận tải có thể miễn yêu cầu đeo khẩu trang cho trẻ em dưới hai tuổi hoặc những người có giấy hướng dẫn từ các bệnh viện. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cdc-khuyen-nghi-nhan-vien-va-hanh-khach-tren-cac-xe-cong-cong-hay-mang-khau-trang/

 

Bầu cử Mỹ : Donald Trump chỉ trích bác sĩ Fauci,

phe Cộng Hoà bất bình

Tú Anh

Bác sĩ Anthony Fauci, người được công luận Mỹ kính phục trong cuộc chiến chống Covid-19, bị tổng thống Mỹ « chê lên, chê xuống ». Trong một cuộc điện đàm với các cộng sự viên và được kể lại, Donald Trump xem bác sĩ Fauci và « một thảm họa », cho dù chính ông đã bổ nhiệm chuyên gia này vào bộ phận xử lý khủng hoảng đại dịch ở Nhà Trắng.

Hôm thứ Hai 19/10, tiếp xúc với cử tri Cộng Hòa ở bang Arizona, tổng thống Donald Trump lại một lần nữa tấn công bác sĩ Anthony Fauci, nhưng với lời lẽ nhẹ hơn.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :

«Bang của quý vị đạt kết quả tốt trong đại dịch này ». Donald Trump khẳng định như thế, trong khi bang Arizona báo cáo có 748 ca lây nhiễm mới hôm thứ Hai 19/10/2020.

« Đại dịch Covid, Covid, Covid … người ta nghe CNN nói mãi đến chán ». Cùng với tuyên bố này, tổng thống Mỹ gọi nhà báo của CNN là « bọn con hoang ngu ngốc ». Tiếp theo, ông gián tiếp tấn công bác sĩ Anthony Fauci : « Quý vị có biết là Joe Biden muốn phong tỏa nước Mỹ và nghe lời bác sĩ Fauci. Và bác sĩ Fauci đã nói « không cần đeo khẩu trang », quý vị đã thấy nhé. Bây giờ thì ông ấy nói là phải đeo khẩu trang … Người ta khen bác sĩ Fauci là một nhân vật tuyệt vời ! Ông ấy tuyệt vời thật, và tôi cũng mến ông ấy lắm, nhưng ông ấy ném banh tệ lắm … »

Trong tiếng cười phụ họa của cử tọa, tổng thống Donald Trump nhái điệu bộ vụng về của bác sĩ Fauci ném trái banh dã cầu. Những lời công kích liên tục chống lại một trong những vị bác sĩ được kính phục nhất nước Mỹ đã gây ra những phản ứng bất bình, kể cả trong nội bộ đảng Cộng Hòa.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201020-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-donald-trump-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-b%C3%A1c-s%C4%A9-fauci-phe-c%E1%BB%99ng-ho%C3%A0-b%E1%BA%A5t-b%C3%ACnh

 

Covid-19 : Sân khấu Broadway

đóng cửa đến giữa năm 2021

Tuấn Thảo

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố New York, toàn bộ sân khấu nhạc kịch Broadway ở trung tâm Manhattan đã buộc phải ngưng hoạt động. Sau hơn 6 tháng đóng cửa, các rạp kịch theo dự trù sẽ được mở lại vào mùa thu năm 2020, nhưng rốt cuộc ngày khai trương một lần nữa bị trì hoãn, ít nhất là thêm 6 tháng.

Đây là lần thứ ba, liên đoàn Broadway League thông báo dời lại việc tái khởi động guồng máy vận hành các rạp kịch, từng làm nên uy tín của Broadway. Được thành lập vào đầu những năm 1930, Broadway League tính đến nay tập hợp hơn 700 thành viên bao gồm các chủ rạp kịch, các nhà điều hành, giới quản lý sản xuất, đại diện của các nhà phân phối. Mục đích là khai thác và phổ biến các tác phẩm, đưa các vở nhạc kịch mang thương hiệu Broadway đi biểu diễn khắp nơi, trên các sân khấu ở Bắc Mỹ và xa hơn nữa tại nhiều quốc gia khác, thông qua các hợp đồng lưu diễn hay thỏa thuận hợp tác.

Theo đánh giá của liên đoàn Broadway League, tình hình không ngừng thay đổi của dịch Covid-19 tạo ra quá nhiều rủi ro bất trắc, tuy thành phố New York không còn áp dụng lệnh phong tỏa nhưng các rạp kịch vẫn chưa hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để hoạt động trở lại. Chính cũng vì thế mà liên đoàn Broadway League quyết định duy trì việc đóng cửa các rạp kịch thêm ít nhất 6 tháng, ít nhất là từ đây cho tới cuối tháng 5 năm 2021. Đối với ngành công nghiệp giải trí ở Mỹ, quyết định này tuy không có gì là bất ngờ nhưng vẫn làm cho giới chuyên ngành càng thêm bi quan. Một số dấu hiệu vào cuối tháng 9, vào lúc các viện bảo tàng lớn ở New York bắt đầu đón khách trở lại, cho thấy là các quy định giãn cách xã hội, hạn chế số khách tham quan hay khán giả qua việc ấn định khung giờ rất khó áp dụng cho ngành biểu diễn sân khấu.

Một số nhà hát nhỏ có thể mở cửa đón khán giả ở mức tối đa là 50%, nhưng các sân khấu Broadway, nổi tiếng nhờ các vở kịch có mức đầu tư cao, rất khó thể nào duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19 mà không tránh bị thua lỗ. Sân khấu biểu diễn nhạc kịch Broadway một lần nữa bị tác động mạnh mẽ, quyết định đóng cửa cho tới gần giữa năm sau là một thảm họa đối với các đoàn diễn viên, cũng như giới điều hành quản lý các rạp kịch. Trước mắt, giới chuyên ngành hoàn toàn ‘‘trắng tay’’ nhân mùa

biểu diễn 2020-2021. Gần một nửa các đoàn nghệ sĩ (lập theo casting) buộc phải tự giải thể do không còn hợp đồng sân khấu.

Từ tháng 3/2020 cho tới tháng 5/2021, tính tổng cộng làng nhạc kịch Broadway buộc phải đóng cửa trong hơn 14 tháng, một điều chưa từng thấy trong lịch sử của ngành công nghiệp giải trí nói chung và của thành phố New York nói riêng. Khu vực Broadway quen thuộc với muôn ánh đèn màu lung linh ở mặt tiền các rạp hát, từ trước tới nay vẫn là một tụ điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến Manhattan và đồng thời là một trong những động cơ kinh tế quan trọng nhờ mức doanh thu cao và lượng nhân viên làm việc trong ngành này.

Khi toàn bộ các sân khấu buộc phải ngưng hoạt động kể từ ngày 12/03, làng nhạc kịch Broadway đang chuẩn bị ra mắt nhiều tác phẩm mới vào mùa xuân năm 2020, bên cạnh 31 tác phẩm đang được biểu diễn trên các sân khấu. Dịch Covid-19 đã khiến cho một số tác phẩm quan trọng bị hủy bỏ, trong đó có hai vở nhạc kịch ‘‘Frozen’’ (Nữ hoàng băng giá) và ‘‘Beetlejuice’’ đều được chuyển thể từ các tác phẩm điện ảnh cùng tên. Bên cạnh đó, còn có phiên bản mới của các vở kịch nổi tiếng như ‘‘Hangmen’’ và nhất là ‘‘Who’s Afraid of Virginia Wolf ?’’.

Vở kịch ‘‘Plaza Suite’’ với sự tham gia của cặp vợ chồng nghệ sĩ lừng danh Sarah Jessica Parker và Matthew Broderick được xem như là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của mùa biểu diễn, rốt cuộc cũng đã bị hoãn lại một năm, buổi ra mắt khán giả đầu tiên sớm lắm sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2021. Theo kênh truyền hình địa phương NY1, hai tác phẩm kinh điển thuộc vào hàng ăn khách nhất của Broadway là ‘‘The Lion King’’ và ‘‘The Phantom of the Opera’’, đang biểu diễn nửa chừng lại đột ngột bị gián đoạn. Cả hai tác phẩm này chưa chắc gì sẽ được tiếp tục vào tháng 5/2021, mà chỉ hoạt động lại vào mùa thu năm tới, có thể với một thành phần diễn viên mới.

Cũng cần biết rằng trước khi có đại dịch Covid-19, sân khấu nhạc kịch Broadway là một cỗ máy hái ra tiền, đạt tới ngưỡng hơn 33 triệu đô la doanh thu mỗi tuần (tương đương 1,8 tỷ USD trong 14 tháng). Với khoảng 35 tác phẩm được biểu diễn liên tục, chương trình xen kẻ tác phẩm mới (kịch bản nguyên tác hay phóng tác) với nhiều vở kịch nổi tiếng được diễn đi diễn lại trong nhiều thập niên qua.

Họa vô đơn chí. Dịch Covid-19 cũng khiến cho phiên bản điện ảnh ‘‘West Side Story’’ của đạo diễn kỳ cựu người Mỹ Steven Spielberg cũng bị chậm trễ. Giới chuyên ngành từng hy vọng rằng tác phẩm này sẽ giúp kích hoạt trở lại cỗ máy vận hành Broadway vào một thời điểm thuận lợi hơn, nhưng rốt cuộc tương lai của các rạp chiếu phim cũng chẳng sáng sủa gì hơn so với các rạp kịch.

Dù muốn hay không, quyết định của Broadway League tựa như là hiệu ứng domino, khi mà các nhà hát lớn ở Hoa Kỳ lần lượt thông báo việc dời lại sang năm sau toàn bộ các hoạt động. Điển hình là tại thành phố Minneapolis, nhà hát lớn Guthrie Theater thông báo rút ngắn lại chương trình từ 9 tháng ban đầu còn lại 5 tháng và theo dự kiến chỉ khai mạc từ tháng 4 trở đi. Tại thành phố Cleveland, nhà hát Playhouse Square đã dời lại đến giữa năm 2021 chương trình biểu diễn 7 tác phẩm từng ăn khách trên sân khấu Broadway.

Trong khi đó, nhà hát Metropolitan Opera tại New York ban đầu thông báo ngưng hoạt động cho tới tháng 12/2020 nay lại quyết định đóng cửa luôn cho tới tháng 9/2021. Sự kiện một nhà hát có uy tín khắp thế giới như Metropolitan Opera của thành phố New York buộc phải ngưng hoạt động trong 18 tháng liền, đủ để cho thấy tác động của dịch Covid-19 lên ngành văn hóa Mỹ, mạnh tới chừng nào.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201020-covid-s%C3%A2n-kh%E1%BA%A5u-broadway-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-%C4%91%E1%BA%BFn-gi%E1%BB%AFa-n%C4%83m-2021

 

Các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà đề xuất

Sửa đổi Hiến pháp nhắm vào Toà án Tối cao

Thanh Hải

Một nhóm thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hôm 19/10 đã công bố một sửa đổi hiến pháp để ngăn các nhà lập pháp Đảng Dân chủ mở rộng Tòa án Tối cao nếu ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng vào cuộc bầu cử vào tháng 11 tới và Đảng Dân chủ kiểm soát luôn Thượng viện, theo The Epoch Times.

Điều khoản, được gọi là sửa đổi “Giữ chín [Thẩm phán]”, sẽ ngăn Quốc hội mở rộng hoặc loại trừ các thẩm phán từ Tòa án Tối cao.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz trong một tuyên bố cho biết”

“Đừng nhầm lẫn, nếu đảng Dân chủ thắng cử, họ sẽ kết thúc cuộc bầu cử và đóng gói Tòa án tối cao, mở rộng số lượng thẩm phán để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị cấp tiến của họ, cố thủ quyền lực của họ qua nhiều thế hệ và phá hủy nền tảng của hệ thống dân chủ của chúng ta”

Ngoài ông Cruz, còn có sự tham gia của 5 thượng nghị sĩ khác bao gồm: Thom Tillis , Martha McSally, Roger Wicker , Kelly Loeffler Và Cindy Hyde-Smith .

Điều này xảy ra sau khi các  đảng viên Dân chủ từ cả hai viện  đe dọa sẽ mở rộng Tòa án Tối cao nếu các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện tiến tới lấp chỗ trống do cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg để lại.

Hiện các đảng viên Dân chủ và những người cấp tiến lo ngại nếu những ngày tới Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận thẩm phán Amy Coney Barrett, người được TT Trump đề cử vào vị trí trống của Toà án Tối cao thì Tòa án sẽ có khuynh hướng theo trường phái bảo thủ (conservative) [1], ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của họ trong nhiều năm tới.

Chú thích:

[1] Từ conservative thường được dịch là “bảo thủ” trong tiếng Việt và có thể gây hiểu nhầm nghĩa, trong khi từ này có hàm nghĩa là là bảo vệ, duy trì các giá trị truyền thống như tín ngưỡng, phản đối quan hệ đồng tính, phản đối phá thai… Tại Mỹ, những người conservative thường là các đảng viên Cộng hòa và những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Đối lập với trường phái này là liberal, thường được dịch là “tự do”, với những quan điểm phản truyền thống như ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-thuong-nghi-si-dang-cong-hoa-de-xuat-sua-doi-hien-phap-nham-vao-toa-an-toi-cao.html

 

Joe Biden gặp riêng giới chóp bu ĐCSTQ

tại Nhà Trắng với sự giúp sức của con trai

Đại Nghĩa

Sau vụ việc hàng nghìn email liên quan đến ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và con trai Hunter Biden được tờ New York Post phanh phui, đã tiết lộ cha con nhà Biden có hành vi tham nhũng nghiêm trọng. Một nguồn dữ liệu mới thêm phần xác nhận những hành vi này, trang tin The BL cho biết hôm 18/10.

Các dữ liệu của Bevan Cooney, một cộng sự kinh doanh cũ của Hunter đã tiết lộ rằng Joe Biden khi là Phó tổng thống chính quyền Obama đã tổ chức một cuộc họp riêng và không chính thức với các nhà đầu tư Trung Quốc và các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Nhà Trắng. Bevan Cooney hiện đang thụ án, theo Breitbart ngày 16/10.

Bevan Cooney và Devon Archer là những cộng sự kinh doanh của Hunter, trong một email năm 2011, hai người này thảo luận về việc phát triển quan hệ với một thực thể gọi là “China Inc.” và gọi kế hoạch này là một phần “sự thúc đẩy mới về ngoại giao mềm đối với Trung Quốc”. Những email này không liên quan đến các email của Hunter Biden do tờ New York Post công bố hôm 14/10.

Cooney và Archer sau đó bị kết tội gian lận trong một kế hoạch đầu tư trái phiếu năm 2016, và trong khi Cooney bị đưa vào tù thì Archer vẫn đang chờ tuyên án.

Vào năm 2019, trong khi đang ở trong tù, Cooney đã liên hệ với phóng viên Peter Schweizer và cho phóng viên này được quyền truy xuất email từ tài khoản Gmail của ông ta, và ủy quyền bằng văn bản cho Schweize công bố những email này.

Nguồn dữ liệu bất ngờ này có vẻ sẽ trở thành một vấn đề đau đầu khác đối với cha con nhà Biden sau khi tờ New York Post tiết lộ nội dung trong một ổ cứng được cho là thuộc về Hunter bị bỏ quên trong một cửa hàng sửa chữa máy tính.

“Đây là lần đầu tiên một cộng sự thân cận công khai xác nhận việc giao dịch của Hunter dựa trên ảnh hưởng của cha anh ta”, Schweizer viết trên tờ Breitbart, đề cập đến Cooney.

Ngày 5/11/2011, một trong những đối tác kinh doanh của Archer đã giới thiệu cho ông một email giới thiệu cơ hội có được “những khách hàng tiềm năng” từ Trung Quốc. Nhóm này là Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc (China Entrepreneur Club – CEC) được thành lập vào năm 2006, với thành viên là các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

“Ban lãnh đạo của CEC có đông đảo thành viên cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm Vương Trung Vũ (Wang Zhongyu) – Phó chủ tịch Ủy ban quốc gia CPPCC lần thứ 10 và Phó bí thư Đảng, Mã Úy Hoa (Ma Weihua) – giám đốc nhiều văn phòng của ĐCSTQ và Jiang Xipei – đảng viên ĐCSTQ và đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, cùng nhiều nhân vật khác, Schweizer viết.

CEC đã cố gắng kết nối với các quan chức cấp cao của chính phủ liên bang Mỹ nhưng vẫn chưa thành công. Theo Breitbart, tổng thu nhập của các công ty thành viên CEC được cho là “tổng cộng hơn 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ” (hơn 5,19 triệu tỷ VNĐ), chiếm khoảng 4% GDP của Trung Quốc.

Theo Breitbart, trong vòng vài ngày sau khi nhóm của Hunter được yêu cầu gặp tại Nhà Trắng, 30 quan chức ĐCSTQ và các doanh nhân Trung Quốc đã gặp các quan chức cấp cao của chính quyền Obama, bao gồm cả chính Joe Biden. Tổng Thư ký của CEC Magge Cheng cũng đã tuyên bố rằng tạo đã tạo điều kiện cho cuộc gặp năm 2011.

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obamavà cha con Joe Biden và Hunter Biden (ảnh: REUTERS/Jonathan Ernst).

Ông Schweizer cho rằng, những mối quan hệ này dường như đã mang lại lợi ích cho Hunter và Archer, hai người này vào 2 năm sau đó đã giúp hình thành quỹ đầu tư Bohai Harvest RST (BHR) do ĐCSTQ tài trợ.

Thông qua BHR, họ đầu tư vào Didi, một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Liễu Truyền Trí (Liu Chuanzhi), chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc (CEC) và là người sáng lập Legend Holdings, công ty mẹ của Lenovo, một trong những công ty máy tính lớn nhất thế giới.

“Liu là một cựu đại biểu của ĐCSTQ và là trưởng phái đoàn CEC tại Nhà Trắng vào năm 2011. Con gái ông ấy là chủ tịch Didi”, Schweizer giải thích.

Như New York Post đã đưa tin, Hunter chia 50% doanh thu cho Joe Biden và có vẻ như đây là một số tiền khổng lồ, vì họ có các doanh nghiệp ở Ukraine, Nga và các quốc gia khác.

Hậu quả khó lường của thông tin này có thể là thảm họa đối với chiến dịch của đảng Dân chủ chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử Mỹ 2020, vì tính xác thực của thông tin được đảm bảo từ nhiều nguồn khác nhau.

https://www.dkn.tv/the-gioi/joe-biden-gap-rieng-gioi-chop-bu-dcstq-tai-nha-trang-voi-su-giup-suc-cua-con-trai.html

 

Tổng biên tập Hoàn Cầu thời báo:

‘Ngày nay có lý do gì chúng ta sợ Mỹ’

Thanh Hải

Hoàn Cầu thời báo, một ấn phẩm được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ. Tổng biên tập của tờ này là Hồ Tích Tiến, người thường đưa ra những phát biểu hiếu chiến, hôm 19/10 đã ám chỉ Trung Quốc sẽ đánh bại Mỹ và không có lý do gì nước này phải sợ hãi.

Cụ thể Hồ Tích Tiến viết lên twitter hôm 19/10 rằng: “Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm Quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên để chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên. Di sản tinh thần lớn nhất của cuộc chiến đó đối với người Trung Quốc là: Chúng ta có thể đánh bại Mỹ khi chúng ta còn rất nghèo, có lý do gì để chúng ta sợ nó ngày nay?”

Sau bình luận này, nhiều người dùng mạng đã đáp trả động thái trên của Hồ Tích Tiến.

Người dùng có tên Samyak nhận định: “Lần này bạn sẽ phải đối mặt với thế giới. Tất cả các quốc gia hùng mạnh sẽ chống lại Trung Quốc và đây sẽ là địa ngục của một cuộc Chiến tranh.”

Samyak viết thêm rằng: “Chắc chắn Chiến tranh nên có và Trung Quốc tan rã nên được phân phối cho các nước tham gia.”

Người dùng có tên Glen để lại lời nhắn: “Bạn đã thua Việt Nam nên giờ bạn nên sợ Đài Loan.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-bien-tap-hoan-cau-thoi-bao-ngay-nay-co-ly-do-gi-chung-ta-so-my.html

 

Pháp sẽ trục xuất 231 người nghi  ủng hộ chủ nghĩa

cực đoan sau vụ một giáo viên bị chặt đầu

Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm chủ nhật (18 tháng 10), một nguồn tin của nghiệp đoàn cảnh sát cho biết, Pháp đang chuẩn bị trục xuất 231 người ngoại quốc trong danh sách theo dõi của chính phủ vì nghi ngờ có niềm tin tôn giáo cực đoan. Quyết định này được đưa ra 2 ngày sau khi một người Hồi giáo gốc Nga chặt đầu một giáo viên.

Vào hôm thứ sáu (16 tháng 10), một thanh niên 18 tuổi bị nghi là người Hồi giáo đã chặt đầu một giáo viên lịch sử bên ngoài trường học. Người này sinh ra ở Nga và hiện là người tị nạn. Theo thông tin ban đầu từ đài Europe 1, Bộ Nội vụ Pháp, cơ quan chịu trách nhiệm trục xuất người ngoại quốc, hiện chưa xác nhận thông tin trên. Pháp định nghĩa những người cực đoan là các cá nhân tham gia vào quá trình cực đoan hóa, có khả năng muốn ra ngoại quốc để gia nhập các nhóm khủng bố hoặc tham gia vào các hoạt động khủng bố.

Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã phải chịu áp lực từ các đảng bảo thủ và cực hữu để có lập trường cứng rắn hơn đối với những người không mang quốc tịch Pháp nhưng có thể gây ra mối đe dọa về an ninh cho quốc gia này.

Đài Europe 1 cho biết thêm, tại một cuộc họp chiều chủ nhật, ông Gerald Darmanin, Bộ trưởng Nội vụ Pháp đã yêu cầu các quận trưởng địa phương ra lệnh trục xuất. Công đoàn cảnh sát cho biết, hiện 180 nghi can đang được giam giữ và 51 người sẽ bị bắt giữ trong thời gian tới. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phap-se-truc-xuat-231-nguoi-nghi-ung-ho-chu-nghia-cuc-doan-sau-vu-mot-giao-vien-bi-chat-dau/

 

Covid – Pháp : Hơn 2.000 ca hồi sức,

mức chưa từng có từ giữa tháng 5/2020

Trọng Thành

Tình hình đại dịch Covid-19 ở Pháp ngày càng gây lo ngại hơn. Hôm qua, 19/10/2020, số người nằm giường điều trị hồi sức vượt quá 2.000, lần đầu tiên kể từ ngày 17/05/2020, khi nước Pháp vừa ra khỏi đợt phong tỏa kéo dài 2 tháng. Số ca dương tính với virus vẫn rất cao, cho dù có giảm nhiều so với kỳ nghỉ cuối tuần.

Theo Reuters, tổng cộng hôm qua, đã có 2.099 bệnh nhân được điều trị tại khoa hồi sức. Số người nhập viện do Covid-19 tổng cộng là hơn 11.000 người (mức cao nhất kể từ ngày 12/06). Về số ca dương tính trong vòng 24 giờ, hôm qua, nước Pháp ghi nhận 13.243 ca, thấp hơn đáng kể so với hai ngày cuối tuần (29.837 ca ngày Chủ Nhật và 32.427 ngày thứ Bảy).

Trước nguy cơ dịch bùng phát trở lại, nước Pháp ban hành lệnh giới nghiêm tại 8 đô thị, trong đó có Paris, kể từ nửa đêm thứ Sáu 16/10, với thời gian tối thiểu là 4 tuần.

Ailen – Quốc gia đầu tiên của Liên Âu phong tỏa trở lại

Kể từ tối 21/10, Ailen quyết định áp đặt các biện pháp phong tỏa trở lại trên toàn quốc. Các cửa hàng « không thiết yếu » sẽ phải ngừng hoạt động. Các tiệm ăn chỉ được phép bán hàng mang đi. Người dân bị cấm di chuyển cách nhà quá 5 km. Riêng trường học vẫn mở cửa. Biện pháp nói trên sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tuần. Theo thủ tướng Micheal Martin, Ailen là quốc gia Liên Âu đầu tiên áp dụng trở lại các biện pháp mạnh nói trên.

Reuters cho biết Ailen là quốc gia xếp thứ 12 trông số 31 quốc gia châu Âu về mức độ lây nhiễm Covid-19 (xếp hạng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu – ECDPC). Trong vòng hai tuần gần đây, số lượng người dương tính với virus corona tăng gấp đôi.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201020-covid-ph%C3%A1p-h%C6%A1n-2-000-ca-h%E1%BB%93i-s%E1%BB%A9c-m%E1%BB%A9c-ch%C6%B0a-t%E1%BB%ABng-c%C3%B3-t%E1%BB%AB-gi%E1%BB%AFa-th%C3%A1ng-5-2020

 

Hà Lan sẽ bồi thường cho con cái

những nhà đấu tranh đòi độc lập bị hành quyết

Minh Anh

Chính quyền Hà Lan ngày 19/10/2020 thông báo sẽ bồi thường cho hậu duệ những người Indonesia bị quân đội thực dân sát hại trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập. Cuộc chiến này đã tàn phá đất nước Indonesia sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên đài RFI, Gabrielle Maréchaux giải thích :

« Đó là những vết thương mà thời gian không thể nào chữa khỏi tại Indonesia. Nhưng 75 năm sau ngày Indonesia tuyên bố Độc Lập, mãi đến năm 2005 mới được nền ngoại giao Hà Lan công nhận và sáu tháng sau chuyến thăm của vua Willem-Alexander, người đã bày tỏ lời xin lỗi với người dân từng bị đất nước ông đô hộ, quyết định của tư pháp Hà Lan là điều chưa từng thấy.

Theo đó, một khoản tiền 5.000 euro sẽ được chi trả cho những người Indonesia nào có thể chứng minh được rằng cha của họ đã bị quân đội thực dân hành quyết. Đây là một thắng lợi cho ký ức sau một loạt những phán quyết bị bác bỏ trước đây vì cho rằng đã hết thời hiệu.

Nhưng đây cũng là bước khởi đầu cho công việc thu thập tài liệu một cách nghiêm túc, bởi vì số các nạn nhân Indonesia chính xác trong cuộc xung đột này cho đến giờ vẫn chưa được biết rõ, và vào cuối cuộc Chiến Tranh Thế Giới lần 2, không chỉ có Hà Lan chiến đấu để áp đặt ảnh hưởng tại Indonesia mà quân đội Nhật Bản và Anh Quốc cũng có mặt ở đó. »

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201020-h%C3%A0-lan-s%E1%BA%BD-b%E1%BB%93i-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-cho-con-c%C3%A1i-nh%E1%BB%AFng-nh%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A5u-tranh-%C4%91%C3%B2i-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-b%E1%BB%8B-h%C3%A0nh-quy%E1%BA%BFt

 

Thượng Karabakh : Hội Đồng Bảo An LHQ

 kêu gọi tôn trọng hưu chiến nhân đạo

Tú Anh

Trong cuộc họp kín chiều thứ Hai 19/10/2020 tại New York, các thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi Azerbaijan và Armenia tôn trọng thỏa thuận ngưng bắn nhân đạo mà hai bên vi phạm ngay từ phút đầu tiên.

Theo Reuters, các cuộc chạm súng giữa Armenia và Azerbaijan trong ngày hôm nay chung quanh Thượng Karabakh làm cho thỏa thuận ngưng bắn lẽ ra có hiệu lực từ rạng sáng 18/10/2020  trở thành mong manh hơn. Các trận đánh diễn ra ở phía nam đường chiến tuyến trong khi pháo binh Azerbaijan tiếp tục nã đạn vào khu vực tranh chấp.

Cả thỏa thuận ngưng bắn đầu tiên cách nay một tuần do Nga làm môi giới lẫn lệnh hưu chiến nhân đạo hôm thứ Bảy 17/10 để Hồng Thập Tự Quốc Tế tổ chức gom thi thể nạn nhân và trao đổi tù binh đều không được bên nào tôn trọng.

Trong bối cảnh này, theo yêu cầu của Pháp, Nga và Mỹ, ba nước trong nhóm trung gian hòa giải Minsk, Hội Đồng Bảo An triệu tập một cuộc họp kín chiều hôm qua. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và 15 thành viên Hội Đồng Bảo An kêu gọi Azerbaijan và Armenia tôn trọng thỏa thuận ngưng chiến. Với tư cách là chủ tịch luân lưu, Nga cố gắng soạn thảo một bản tuyên bố chung theo chiều hướng này.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, cho rằng nhóm trung gian hòa giải Mỹ, Nga, Pháp đã thất bại. Do vậy, phải để cho Ankara đóng vai trò chủ chốt tìm kiếm giải pháp. Thế nhưng, Armenia bác bỏ yêu sách của Thổ Nhĩ Kỳ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201020-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%A3o-an-can-thi%E1%BB%87p

 

Vì sao Nga đặt cược nhiều vào Donald Trump ?

Minh Anh

Cặp đôi ứng viên Biden-Trump đang trong giai đoạn nước rút khi ngày bầu cử chỉ còn có hai tuần. Cũng như bao chế độ chuyên chế khác như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, nước Nga của ông Vladimir Putin đặt cược nhiều vào nhà tỷ phú Donald Trump, bất chấp những thất vọng nối lại quan hệ Nga-Mỹ.

Nếu được tham gia bỏ phiếu vào ngày 03/11/2020, điện Kremlin có lẽ sẵn sàng « dành phiếu cho Donald Trump ». Bất chấp những thất vọng và những bất định về chủ nhân Nhà Trắng hiện nay, tại Matxcơva, giới quan sát tin chắc rằng « Biden đắc cử sẽ còn tồi tệ hơn » bởi vì khác với Donald Trump, « giữa Joe Biden và Vladimir Putin, còn tồn tại một sự ghét cay ghét đắng » như lời nhận xét của ông Vladimir Vassiliev, nhà nghiên cứu về Hoa Kỳ và Canada, Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga, được Le Figaro (17/10/2020) trích dẫn.

Với ứng viên đảng Dân Chủ, Joe Biden, thất bại của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 là một mối hận khó phai. Chiến dịch tấn công của tin tặc Nga nhắm vào bà Hillary Clinton, đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử đã góp phần tạo nên thắng lợi cho chủ nhân Nhà Trắng hiện nay.

Ông Biden trong suốt chiến dịch vận động tranh cử không ngừng chỉ trích thái độ « thân thiện » của ông Donald Trump đối với nguyên thủ Nga. Ứng viên đảng Dân Chủ còn không quên nhắc lại rằng « Hoa Kỳ lẽ ra đã phải trừng phạt Nga vì sự can dự của nước này trong cuộc bầu cử năm 2016 ».

Thế nên, vẫn theo chuyên gia Vassiliev, nếu ông Biden có đắc cử, ông ấy có thể « chìa tay với Iran, Cuba, Trung Quốc hay trong một chừng mực nào đó là Bắc Triều Tiên nhưng nước Nga với ông ấy là không thể nào giao du được. »

Chính vì điều này mà giới tài chính tại Matxcơva xem cuộc bầu cử Mỹ 2020 và khả năng thắng cử của ông Joe Biden như là một yếu tố quan trọng làm suy yếu đồng rúp, rớt giá đến 20% kể từ đầu năm nay (78 rúp cho một đô la trong tuần này, so với 62 rúp/đô la hồi tháng Giêng năm 2020).

Ngược lại, chủ nhân điện Kremlin cũng không quên được những phát biểu của ông Joe Biden, khi còn là phó tổng thống Mỹ dưới thời Obama trước các lãnh đạo phe đối lập năm 2011. Ông cho rằng tổng thống Nga Vladimir Putin không nên ra tái tranh cử. Nhật báo tài chính Bloomberg cho rằng chính tuyên bố này của ông Biden phần nào thúc đẩy nguyên thủ Nga quyết định kéo dài thời hạn cầm quyền đến tận năm 2036.

Nếu như hình ảnh có vẻ như thân thiện giữa Putin và Trump không hoàn toàn bị xóa nhòa, những phát biểu của chủ nhân Nhà Trắng vẫn luôn mang hơi hướm thân Nga, tạo ra những ảo giác cho chính giới Nga là Trump sẽ sang trang và mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ lại khởi sắc, thế nhưng bốn năm của Trump vừa qua lại là một thực tế khá phũ phàng đối với Nga. Tổng thống mãn nhiệm Mỹ đã tiến hành một chính sách chống Nga khắc nghiệt, thực hiện một đồng thuận giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đối với nước Nga vốn dĩ đã được bắt đầu từ thời Obama.

Do vậy, nhìn từ góc độ này, Matxcơva không có hy vọng gì là Biden thực hiện ngược lại. Với tư cách là một tổng thống, ông ấy rất có thể sẽ « tiến hành một chính sách còn cứng rắn chặt chẽ hơn đối với Nga », theo như phân tích của ông Valéry Garbuzov, giám đốc Viện Hoa Kỳ và Canada (ISK) trên tờ Le Figaro.

Cuối cùng, cũng giống như Trung Quốc, về mặt chiến lược, khẩu hiệu « nước Mỹ trước đã » của ông Donald Trump rất phù hợp với chính sách đối ngoại của Nga trên trường quốc tế. Nước Mỹ co cụm, các mối quan hệ đa phương bị phá vỡ, phương Tây và nhất là liên minh quân sự NATO – một mối đe dọa cho nước Nga – bị chia rẽ. Điều này dẫn đến một số nước trong đó có Pháp và Đức tìm cách xích lại gần với Nga hơn.

Giờ đây, « nếu Biden thắng cử, phương Tây sẽ lại siết chặt hàng ngũ gia tăng sức ép với Nga. Ngay cả Pháp và Đức, hai nước từng muốn xem xét lại mối quan hệ với Nga, rất có thể sẽ thay đổi ý », như là dự đoán của ông Vladimir Vassiliev.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201020-v%C3%AC-sao-nga-%C4%91%E1%BA%B7t-c%C6%B0%E1%BB%A3c-nhi%E1%BB%81u-v%C3%A0o-donald-trump

 

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản -

Tại sao Việt Nam?

Hàn Diệu My

Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã tới thăm Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ ngày 18 – 20/10/2020. Thông lệ, tân Thủ tướng Nhật thường dành cho Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất, chuyến công du quốc tế đầu tiên. Tuy nhiên, ông Yoshihide Suga và trước đây là ông Shinzo Abe, đã phá vỡ tiền lệ này khi các ông đều đến Việt Nam để tiến hành chuyến thăm và làm việc nước ngoài đầu tiên của mình.

Tại sao thăm Việt Nam đầu tiên? Câu trả lời được giới quan sát quốc tế đưa ra là vì, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia mà Nhật Bản xem là có chung những mối quan tâm về an ninh khu vực, cùng chia sẻ sự ủng hộ đối với tầm nhìn về một “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) do Nhật Bản khởi xướng. Nếu Israel là cánh tay mặt của Hoa kỳ ở Trung Đông, thì Nhật Bản là cánh tay trái ở khu vực Ấn Thái Dương, nhất là trong chiến lược “Tứ giác Kim cương” (Nhật, Mỹ, Ấn, Úc) đang có triển vọng trở thành cấu trúc an ninh và kinh tế kết nối hai đại dương liền kề.

Những điểm nhấn quan trọng

Sáng 19/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã có buổi chào xã giao Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao việc Thủ tướng Suga chọn Việt Nam là nước đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức, thể hiện sự coi trọng đặc biệt đối với Việt Nam và quan hệ hai nước. Thủ tướng Suga thông báo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về kết quả hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; khẳng định mong muốn duy trì trao đổi cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức thực chất, hiệu quả, từng bước khôi phục việc đi lại và các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước.

Trước đó cùng ngày, ông Suga đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Văn phòng Chính phủ. Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản với sự tin cậy chính trị cao thời gian qua, cũng như việc hai nước đã tích cực chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch COVID-19. Hai nhà Lãnh đạo đã nhất trí về phương hướng lớn và các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam – Nhật Bản. Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Yoshihide Suga đã chứng kiến lễ trao đổi 12 văn kiện ký kết giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước với tổng trị giá khoảng gần bốn tỷ USD.

Phát biểu với báo chí về kết quả cuộc hội đàm hôm 19/10, Thủ tướng Suga cho biết Nhật Bản sẽ cùng Việt Nam thúc đẩy tái khởi động đường bay, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giải quyết các vấn đề khu vực. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói hai bên “đã thỏa thuận về áp dụng những quy chế đi lại ưu tiên, nhất trí sớm khôi phục đường bay thương mại”. Thủ tướng Phúc cũng cho biết hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong phòng chống dịch COVID-19, và nỗ lực khôi phục các hoạt động hợp tác song phương. “Tôi đề nghị ngài Thủ tướng Suga tiếp tục quan tâm hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản”, ông Phúc nhấn mạnh.

Còn ông Suga cho biết thêm hai nước đã “cơ bản đạt được thỏa thuận về hiệp định chuyển giao thiết bị và kỹ thuật quốc phòng, là một bước phát triển lớn trong hợp tác an ninh – quốc phòng giữa hai nước. Tôi tin chắc rằng hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy”. Thủ tướng Nhật cũng tuyên bố: “Việt Nam đóng vai trò trọng yếu khi Nhật Bản tiến hành chính sách ‘Ấn Thái Dương tự do và rộng mở (FOIP). Nhật Bản là một quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và sẽ góp phần cho hòa bình và thịnh vượng ở khu vực. Tôi chọn Việt Nam vì Việt Nam là địa điểm thích hợp nhất để tôi gửi thông điệp này lần đầu tiên ra thế giới”.

Cầu nối cho tương lai

Chiều 19/10, ông Suga đã có buổi nói chuyện với sinh viên Đại học

Việt – Nhật ở Hà Nội và phát biểu về chính sách Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách như vậy tại Việt Nam. Trao đổi với báo chí Việt Nam về sự kiện này, tiến sĩ Yasuyuki Ishida, nhà nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, nhận định “bài phát biểu của ông có sự lôi cuốn dựa vào trải nghiệm cuộc sống của ông là người ‘tự tay lập nghiệp’, một chính khách đã từng bước đi lên”.

“Một số vấn đề kinh tế xã hội cho hợp tác Nhật – ASEAN được đề ra, bao gồm chăm sóc sức khỏe toàn dân, kết nối, xây dựng hạ tầng cứng và mềm, đẩy mạnh kỹ thuật số, chuỗi cung ứng và an ninh mạng – tất cả đều nổi bật với ASEAN và kinh tế khu vực”, ông Ishida, đến từ Viện nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Nhật Bản (JIIA) ở Tokyo, nói. “Phát biểu của thủ tướng Nhật nêu ra những lo ngại ở Biển Đông và nhấn mạnh đúng mức về trật tự dựa trên luật lệ và hợp tác hàng hải với các nước ASEAN, góp phần vào hòa bình và phồn vinh ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, ông nói thêm.

Trong bài phát biểu, ông Suga nói Nhật Bản đang triển khai “với tốc độ nhanh chưa từng có” quỹ cho vay Hỗ trợ Ứng khó Khẩn cấp Khủng hoảng COVID-19 có tổng trị giá 500 tỷ yên (4,7 tỷ USD) trong vòng hai năm tới, hỗ trợ “hoạt động kinh tế của các nước, tập trung vào vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm ASEAN”. “Việc hợp tác này cũng thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn dân, một mục tiêu mà Nhật Bản đang cố hướng tới cùng với ASEAN”, ông Suga nói thêm, không quên nhắc lại các nước ASEAN đã hỗ trợ Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011.Về nguồn nhân lực, Thủ tướng Suga nói các thực tập sinh từ các nước ASEAN tới Nhật Bản đóng vai trò “quan trọng” cho kinh tế Nhật. Ông nhắc lại những cải cách của mình đã mở rộng 14 lĩnh vực cho họ tới làm việc ở Nhật Bản từ tháng 4/2019.

Liên minh Nhật – Mỹ vẫn là nền tảng

Với những lo ngại về kinh tế và an ninh rộng lớn hơn của khu vực, tân Thủ tướng Nhật lúc đầu được cho là sẽ chọn theo chân của nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản ‘tiền bối’ khi sử dụng chuyến công du nước ngoài đầu tiên mang tính biểu tượng của mình để đến Washington và khẳng định thêm tầm quan trọng của liên minh xuyên Thái Bình Dương được hình thành từ năm 1945. Nhưng việc ông Suga chọn thăm hai quốc gia ở Đông Nam Á nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam và Indonesia trong chiến lược khu vực của tân Thủ tướng Nhật, theo nhận định của South China Morning Post.

Nhật định về chuyến thăm tới Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo cũng cho rằng hầu hết những thủ tướng mới nhậm chức của Nhật sẽ “ngay lập tức sát cánh với Mỹ để củng cố nền tảng cầm quyền của họ và đương nhiên sẽ đến thăm Washington đầu tiên”. Nhưng tờ báo của nhà nước Trung Quốc lại cũng lưu ý rằng ông Suga, theo chân người tiền nhiệm Abe, là những ngoại lệ khi đến thăm Đông Nam Á, thay vì thăm Mỹ sau khi nhậm chức. Ông Abe từng thăm Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài sau khi tái đắc cử thủ tướng Nhật nhiệm kỳ 2/2012.

Theo Đại sứ Nhật tại Việt Nam Yamada Takio, việc Thủ tướng Suga chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên sau khi nhận chức thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam với Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn theo Hoàn cầu Thời báo, động thái này không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Mỹ – Nhật từ thời ông Abe, nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump đã tiếp đón tại Mỹ. Tờ báo này cũng cho rằng ông Suga không chọn tới Mỹ vì đại dịch COVID vẫn đang nghiêm trọng ở đấy và những lo ngại về sự tái đắc cử của ông Trump, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ông Suga hạ giảm tầm quan trọng của Mỹ và liên minh Mỹ – Nhật.

Bằng chứng là ông Suga, được Quốc hội bầu chọn vào hôm 16/9 là nhà lãnh đạo mới đầu tiên của Nhật Bản trong gần tám năm, nói với các phóng viên sau cuộc điện đàm ngày 20/9 với Tổng thống Trump rằng liên minh Nhật – Mỹ là nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông Trump được ông Suga dẫn lời nói rằng liên minh này cần được củng cố hơn nữa và rằng Thủ tướng Suga có thể gọi cho Tổng thống Mỹ “bất kỳ khi nào trong ngày”.

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về tình hình Bắc Triều Tiên và ứng phó với đại dịch COVID-19 trong cuộc trao đổi kéo dài 25 phút. Theo một quan chức của chính phủ Nhật Bản, Thủ tướng Suga đã đề nghị Tổng thống Trump tiếp tục sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong các nỗ lực thúc đẩy việc trao trả công dân Nhật Bản đã bị điệp viên Bắc Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980. Các nhà lãnh đạo hai bên nhất trí sẽ hợp tác trong việc phát triển và phân phối vaccine và điều trị COVID-19.

Chuyến thăm Việt Nam và Indonesia của ông Suga diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đẩy mạnh năng lực quốc phòng của các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với những tham vọng hàng hải của Trung Quốc. Hợp tác an ninh được kỳ vọng đã/sẽ là chủ đề chính trong các cuộc gặp của ông Suga với các nhà lãnh đạo Việt Nam và Indonesia. Theo ông Jeff Kingston, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Châu Á của Đại học Temple ở Tokyo nhận định với South China Morning Post, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia mà Nhật xem là có chung những mối quan ngại về Trung Quốc và cùng chia sẻ sự ủng hộ đối với tầm nhìn về một “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) do Nhật Bản khởi xướng.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/japanese-pm-visit-why-vn-10192020160932.html

 

Biển Đông: Nhật tăng cường quan hệ an ninh

với VN, thêm sức ép lên TQ

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (thứ 3) và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2) thăm Nhà sàn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội ngày 19/10/2020

Tokyo đang tăng sức ép lên Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp Biển Đông, khi thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản tìm cách tăng cường quan hệ an ninh trong chuyến công du chính thức đầu tiên của ông ở Đông Nam Á.

Đến thăm Hà Nội hôm thứ Hai, ông Yoshihide Suga đã nhất trí với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hợp tác trong nhiều vấn đề của khu vực, bao gồm cả về Biển Đông đang tranh chấp, theo SCMP.

Trong một động thái khác khiến Bắc Kinh phiền lòng, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi và người đồng cấp Úc Linda Reynolds đã đồng ý tăng cường hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm các hoạt động hàng hải ở Biển Đông.

VN có lợi khi Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng?

Thủ tướng Nhật bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Phát biểu với giới truyền thông tại Hà Nội, ông Suga mô tả thỏa thuận với Việt Nam là một “bước tiến lớn trong lĩnh vực an ninh”. Về nguyên tắc, theo thỏa thuận này, Nhật Bản sẽ xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng gồm máy bay tuần tra và radar cho Việt Nam.

Ông Suga, người nhậm chức tháng trước, nói Việt Nam là “nền tảng” trong các nỗ lực nhằm hiện thực hóa một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” và rằng Nhật Bản sẽ đóng góp vào “hòa bình và thịnh vượng trong khu vực”, Kyodo News đưa tin.

Ông cũng chỉ trích các hoạt động ở Biển Đông “đi ngược lại pháp quyền” – một ám chỉ sự lấn lướt của Bắc Kinh tại Biển Đông, nơi ước tính 1/3 các tầu hàng toàn cầu đi qua.

“Điều quan trọng là tất cả các quốc gia liên quan phải nỗ lực hướng tới một giải pháp hóa giải xung đột ở Biển Đông mà không cần dùng đến vũ lực hoặc ép buộc,” ông Suga nói trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Hà Nội.

Điểm đến kế tiếp của ông Suga là Indonesia. Giới quan sát khu vực cho biết chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị thủ tướng một phần là nhằm thúc đẩy sự hiện diện của Nhật ở Đông Nam Á, đồng thời nêu bật sự cạnh tranh giữa Tokyo và Bắc Kinh về tranh chấp lãnh thổ và ảnh hưởng trong khu vực.

Với tư cách là đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á, Nhật Bản đã tìm cách cân bằng một cách thận trọng các mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, và tránh mọi cuộc đối đầu công khai với Bắc Kinh. Tokyo đã do dự trong việc cử tàu chiến tham gia các hoạt động tự do hàng hải do Mỹ tổ chức, mà Washington nói là một phần trong nỗ lực chống lại các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực nhưng Bắc Kinh cho rằng đang làm tổn hại đến sự ổn định của khu vực.

Liên minh Mỹ Nhật ‘là nền tảng của hòa bình’

Ông Suga được bầu làm Thủ tướng mới của Nhật Bản

Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh nhận thức sâu sắc về sức ép đó trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Washington về Biển Đông và các vấn đề nhạy cảm khác như nhân quyền, Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng.

Nhưng vẫn chưa rõ liệu các nước Đông Nam Á có xoay trục về phía Mỹ và các đồng minh thay vì Trung Quốc hay không.

Trong cuộc gặp với ông Suga hôm thứ Hai, Thủ tướng Phúc cho biết “Việt Nam hoan nghênh Nhật Bản, một cường quốc toàn cầu, tiếp tục đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu”.

Việt Nam đã tìm cách củng cố mối quan hệ với Nhật Bản cũng như Mỹ, Úc và Ấn Độ trong những năm gần đây trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh về Biển Đông. Việt Nam là thành viên duy nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không được các nhà ngoại giao hoặc quan chức quốc phòng Trung Quốc đến thăm trong chuyến công du của Bắc Kinh vào tháng trước.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54610896

 

Tại Việt Nam, thủ tướng Nhật lên án

« các hoạt động bất hợp pháp » ở Biển Đông

Trọng Thành

Trong ngày thứ hai chuyến công du Việt Nam, tại Hà Nội, tân thủ tướng Nhật Bản đã lên án mạnh mẽ các « hoạt động bất hợp pháp » ở Biển Đông.

Theo hãng tin Nhật Kyoto, sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Nhật Yoshihide Suga đã chỉ trích các hành động « chống lại luật pháp » ở Biển Đông. Thủ tướng Nhật

nhấn mạnh, « điều quan trọng là tất cả các quốc gia liên quan cần phải làm việc cùng nhau để tìm ra một giải pháp hòa bình cho các xung đột ở Biển Đông, không dùng đến vũ lực ».

Các hoạt động quân sự hóa và lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông là mối lo ngại của Nhật Bản và Việt Nam. Hôm 19/10, Tokyo và Hà Nội đã nhất trí hợp tác an ninh chặt chẽ hơn. Chính phủ hai nước đã ký một thỏa thuận về chuyển giao công nghệ quốc phòng.

Đúng ngày thủ tướng Nhật đang công du Việt Nam, ba nước trong Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương, gồm Mỹ, Nhật và Úc, lần đầu tiên tổ chức cuộc tập trận hải quân tại Biển Đông.

Nhật – Indonesia siết chặt quan hệ quốc phòng 

Hôm nay, thủ tướng Nhật tới Indonesia, quốc gia thứ hai trong vòng công du đầu tiên, kể từ khi ông nhậm chức. Theo Reuters, trong buổi làm việc hôm nay, Tokyo và Jakarta nhất trí thúc đẩy các đàm phán về xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng của Nhật Bản sang Indonesia. Hai bên dự kiến « sớm tổ chức » các cuộc họp giữa bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước.

Trong một cuộc họp báo với lãnh đạo Nhật Bản, tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định mối quan hệ đối tác bền chặt hơn giữa Tokyo và Jakarta là rất quan trọng, « đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các cường quốc trên thế giới », ngụ ý nhắc đến thế đối đầu ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20201020-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-nh%E1%BA%ADt-l%C3%AAn-%C3%A1n-c%C3%A1c-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-b%E1%BA%A5t-h%E1%BB%A3p-ph%C3%A1p-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

 

Tân Thủ tướng Nhật coi trọng ASEAN,

 chống ảnh hưởng Bắc Kinh

Lục Du

Hôm thứ Hai (19/10), Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cam kết sẽ giúp các công ty Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ trên khắp Đông Nam Á, tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với các quốc gia đang cảnh giác với ảnh hưởng ngày càng tăng của chính quyền Trung Quốc trong khu vực, theo Nikkei.

“Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với ASEAN để tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và xây dựng các nền kinh tế ở châu Á có khả năng chống chọi với khủng hoảng”, ông Suga nói trong bài phát biểu tại Đại học Việt Nhật, khi đang trong chuyến thăm Việt Nam.

Ông Suga đã chọn Việt Nam và Indonesia là điểm đến cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình trên cương vị thủ tướng Nhật để đặt ra các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính phủ mới.

Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật, trong chuyến thăm này, Tokyo hy vọng sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng “chủ đề trung tâm của ngoại giao Suga là liên minh với ASEAN để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

“Thật không may, ở khu vực này, những diễn biến trái với luật pháp và sự cởi mở” đã diễn ra ở Biển Đông, ông Suga nói. “Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông”.

Không nêu đích danh Bắc Kinh là đối tượng gây ra mối đe dọa hòa bình trên Biển Đông, tuy nhiên Thủ tướng Suga trong bài phát biểu của mình đã ngầm đề nghị ASEAN và Nhật Bản hợp tác về an ninh hàng hải để trở thành đối trọng với Trung Quốc.

Dữ liệu thương mại trong 10 năm qua cho thấy sự phụ thuộc của ASEAN vào Trung Quốc tăng mạnh. Tổng kim ngạch thương mại của khối này với Trung Quốc tăng lên 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2019 từ mức 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2009, thị phần của Trung Quốc ở ASEAN cũng đã tăng lên 18% từ 11,6% trong giai đoạn đó.

Đồng thời, các thành viên của ASEAN dễ bị Bắc Kinh tấn công về mặt an ninh quốc gia. Trung Quốc tuyên bố phần lớn Biển Đông là lãnh thổ của mình, tạo ra các tranh chấp lãnh thổ, và họ đã xây dựng các đảo nhân tạo để củng cố sự hiện diện quân sự của mình ở đó. Ngay cả các nước ASEAN có liên kết thương mại và đầu tư mạnh mẽ với Trung Quốc cũng ngày càng tỏ ra thất vọng với Bắc Kinh vì những hành động ngang ngược của họ, Nikkei đánh giá.

“Tôi muốn nhấn mạnh lại với tất cả các bên liên quan đến Biển Đông về tầm quan trọng của việc hướng tới giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế thay vì sử dụng vũ lực hoặc ép buộc “, ông Suga nói trong bài phát biểu hôm thứ Hai.

Mặc dù ASEAN giao thương với Nhật Bản ít hơn so với Trung Quốc, nhưng các công ty Nhật có rất nhiều cơ sở sản xuất và cơ sở tiếp thị trong khu vực này.

Quan hệ đối tác kinh tế sâu rộng hơn với ASEAN cũng phục vụ các mục đích thiết thực cho Nhật Bản. Với việc đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang tiềm ẩn nguy cơ cản trở các ngành sản xuất của Trung Quốc, Tokyo đang mở rộng chương trình trợ cấp để khuyến khích các công ty Nhật Bản có mạng lưới cung ứng phụ thuộc vào Trung Quốc mở rộng thị trường sang ASEAN.

Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã thực hiện những chuyến công du quan trọng tới nhiều nước ASEAN vào tháng Tám, trong đó có hai chuyến viếng thăm Singapore và Malaysia, hai nước giữ thái độ trung lập về vấn đề Biển Đông; và một chuyến đi khác tới những nước thân Bắc Kinh hơn như Myanmar, Campuchia và Lào. Việc ông Suga tái bổ nhiệm ông Motegi vào vị trí Bộ trưởng ngoại giao cho thấy tân thủ tướng Nhật rất coi trọng quan hệ với khu vực ASEAN.

Bắc Kinh cũng đang tăng cường quan hệ với các nước ASEAN bằng nhiều cách, trong đó bao gồm các gói hỗ trợ kinh tế. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có các chuyến thăm chính thức tới Campuchia, Malaysia, Lào và Thái Lan trong tháng này và dừng lại ở Singapore. Khi ở Kuala Lumpur, ông Vương đã tuyên bố Trung Quốc có kế hoạch mua dầu cọ với số lượng lớn, đây chính là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tan-thu-tuong-nhat-coi-trong-asean-chong-anh-huong-bac-kinh.html

 

Quan chức bị hành hung, Đài Loan tuyên bố

sẽ không ngại thói ngoại giao côn đồ của TQ

Chính phủ cho biết Đài Loan sẽ không bị đe dọa bởi các quan chức ngoại giao côn đồ của Trung Quốc và sẽ tiếp tục kỷ niệm ngày quốc khánh của mình trên khắp thế giới, sau khi Đài Loan cho biết các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tìm cách phá rối và hanh hung quan chức của họ tại một sự kiện ngoại giao ở Fiji.

Hôm 19/10, Đài Loan cáo buộc hai nhà ngoại giao Trung Quốc hành hung quan chức Đài Loan đến nhập viện, trong buổi tiệc chiêu đãi do cơ quan đại diện ngoại giao Đài Loan ở Fiji tổ chức, trong khi  hai quan chức Trung Quốc này hoàn toàn không được mời.

Cụ thể vào ngày 8/10, Văn phòng Thương mại Đài Loan đã tổ chức tiệc kỷ niệm ngày lễ Quốc khánh của hòn đảo tại khách sạn Grand Pacific ở thủ đô Suva của Fiji, cơ quan Ngoại giao Đài Loan cho biết.

Hai nhân viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Fiji không được mời nhưng vẫn tới bữa tiệc và tự ý chụp ảnh các vị khách. Lúc đó, một viên chức Đài Loan đã tiến tới yêu cầu họ rời đi nhưng hai nhà ngoại giao Bắc Kinh đã hành hung người này, khiến nạn nhân bị chấn thương đầu và nhập viện.

Chính quyền bắc Kinh luôn coi hòn đảo do dân chủ Đài Loan là lãnh thổ của mình và không có quyền thiết lập quan hệ chính thức với các quốc gia khác.

Phát biểu tại Đài Bắc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An cho biết Đài Loan là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, đã mời mọi người tham gia các sự kiện trên khắp thế giới nhân ngày quốc khánh 10/10, ngày đánh dấu sự thành lập của Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các buổi chiêu đãi quốc khánh. Điều này sẽ không thay đổi,”  bà nói.

Bà Âu nói rằng Trung Quốc có thể tung tin dối trá bao nhiêu tùy thích nhưng Đài Loan sẽ không quá chú ý.

“Thực tế là năm nay chúng tôi có 108 văn phòng tổ chức các sự kiện ngày quốc khánh theo nhiều cách khác nhau, mời cả thế giới đến chúc mừng sinh nhật của chúng tôi.”

Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương  cho rằng thế giới cần xem Trung Quốc có ‘khả năng’ gì, nói rằng những gì họ làm là ‘hành động man rợ’.

“Các quan chức ngoại giao của Trung Quốc đang hành động như những kẻ côn đồ; đánh người là không thể chấp nhận được. Chúng tôi nghiêm khắc lên án điều này,” Ông nói với các phóng viên.

Ông Tô nói thêm, vấn đề này rất khó giải quyết vì các nhà ngoại giao Trung Quốc ở đó có quyền miễn trừ ngoại giao.“Ngoài ra chúng ta phải kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án thông qua những bằng chứng xác đáng.”

Bộ ngoại giao của Fiji vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ việc, trong khi bà Âu cho biết chính phủ Fiji đã cố gắng hòa giải để giải quyết vấn đề.

Thiện Thành

https://tinhhoa.net/quan-chuc-bi-hanh-hung-dai-loan-tuyen-bo-se-khong-ngai-thoi-ngoai-giao-con-do-cua-tq.html

 

Căng thẳng Trung-Đài bùng nổ

vì nhân viên ngoại giao ẩu đả ở Fiji

Khoảng 100 đại biểu đã được mời tham dự sự kiện tại một trong những khách sạn sang trọng nhất của Fiji

Căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và Đài Loan bùng nổ sau cuộc ẩu đả giữa các nhân viên ngoại giao của hai bên ở Fiji.

Đài Loan cáo buộc hai quan chức đại sứ quán Trung Quốc “không mời mà đến” tại một sự kiện kỷ niệm ngày quốc khánh của Đài Loan hồi đầu tháng, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.

Cả hai bên đều nói rằng các quan chức của họ đã bị thương trong cuộc xô xát và yêu cầu cảnh sát Fiji điều tra.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai nhưng các nhà lãnh đạo Đài Loan cho rằng đây là một quốc gia có chủ quyền.

Mối quan hệ giữa hai bên trở nên gay gắt và có nguy cơ bùng phát bạo động, có thể kéo theo Mỹ, một đồng minh của Đài Loan.

Nghị sỹ Mỹ trình dự luật chấm dứt chính sách ‘Một Trung Quốc’

Đài Loan thiết kế lại hộ chiếu để không bị nhầm là TQ

TQ hành động quyết liệt với Đài Loan do thiếu lương thực?

Sự cố mới nhất được cho là xảy ra vào ngày 8/10 khi Văn phòng thương mại của Đài Loan tại Fiji – đại sứ quán không chính thức của nước này – chiêu đãi khoảng 100 vị khách quý tại khách sạn Grand Pacific sang trọng ở thủ đô Suva của Fijian.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cáo buộc là hai quan chức Trung Quốc đã bắt đầu chụp ảnh và cố gắng thu thập thông tin về các vị khách. Nhân viên ngoại giao Đài Loan yêu cầu họ rời đi đã bị hành hung và bị chấn thương ở vùng đầu đã phải vào bệnh viện điều trị.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou nói: “Chúng tôi kịch liệt lên án hành động của các nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Fiji vì vi phạm nghiêm trọng pháp quyền và chuẩn mực ứng xử ngoại giao văn minh”.

Trung Quốc đã đưa ra một giải thích khác về sự kiện. Đại sứ quán của Trung Quốc ở Fiji cho biết nhân viên của họ đã ở “khu vực công cộng bên ngoài địa điểm tổ chức sự kiện” để thực hiện “nhiệm vụ chính thức” và cáo buộc các quan chức Đài Loan đã có hành động “khiêu khích” và gây “thương tích lẫn thiệt hại cho một nhân viên ngoại giao Trung Quốc”.

Lo TQ tấn công Đài Loan – Mỹ, Nhật Bản tập trận trong dịp bầu cử 3/11

TQ phản ứng khi Mỹ bán thêm 5 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan

Mỹ phê chuẩn nâng cấp gói tên lửa 620 triệu đôla cho Đài Loan

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai, tiết lộ rằng các quan chức của họ biết hết về những gì xảy ra bên trong sự kiện, bao gồm cả việc một chiếc bánh có hình cờ Đài Loan, mà Bắc Kinh mô tả là phản trắc vì họ không công nhận Đài Loan là một quốc gia.

“Một lá cờ quốc gia xảo trá được trưng bày công khai tại sự kiện, chiếc bánh cũng được gắn cờ quốc gia xảo trá”, phát ngôn viên Zhao Lijian được hãng tin AFP dẫn lời.

Từ lâu, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế các hoạt động quốc tế của Đài Loan và cả hai đều tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Cảnh sát Fijian chưa đưa ra bình luận nào về cuộc điều tra.

Mặc dù Đài Loan chỉ được một số quốc gia công nhận một cách chính thức, nhưng chính phủ được bầu ra một cách dân chủ của Đài Loan này có liên hệ chặt chẽ về thương mại và liên hệ không chính thức với nhiều quốc gia.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54550118

 

Lính Trung Quốc vượt biên sang Ấn Độ bị bắt giữ

Tâm Tuệ

Phía Ấn Độ đã bắt được một lính Trung Quốc đột nhập vào lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, phía Trung Quốc tuyên bố rằng vụ việc chỉ là do bị lạc và nhấn mạnh rằng vụ việc sẽ không tạo ra căng thẳng mới giữa Trung Quốc – Ấn Độ, theo Vision Times.

Ngày 20/10, kể từ khi xung đột nổ ra ở biên giới Trung-Ấn được vài tháng, tình hình 2 bên vẫn căng thẳng.

Hôm thứ Hai (19/10), phía quan chức Ấn Độ đưa ra một tuyên bố vào ngày 19/10 rằng quân đội Ấn Độ ở Demchok, phía đông Ladakh, đã bắt giữ một người lính Trung Quốc tên là Vương Á Long (Wang Yalong) trong khi người này đang tìm cách vượt qua đường kiểm soát thực tế (LAC) vốn được xem như biên giới Trung – Ấn vào sáng sớm cùng ngày.

Được biết, bên phía Ấn Độ đã hỗ trợ y tế như oxy, thức ăn và quần áo ấm… cho người lính này để anh ta tránh phải chịu đựng cái khổ của thời tiết khắc nghiệt ở độ cao tột cùng so với mặt nước biển.

Hãng truyền thông Ấn Độ (India Today) cũng đưa tin, các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy lính Trung Quốc này đến từ Chiết Giang, mang quân hàm hạ sĩ và là lính thiết giáp chịu trách nhiệm sửa chữa vũ khí. Phía Ấn Độ đang điều tra xem liệu người này có thực hiện nhiệm vụ gián điệp hay không.

Sau khi tin tức được đưa ra, “Thời báo Hoàn Cầu” – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tuyên bố rằng vụ việc chỉ là do bị lạc. Ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập của tờ báo này nhấn mạnh rằng vụ việc sẽ không tạo ra căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ông cũng cho biết, thông tin mới nhất từ ​​các phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết, phía Ấn Độ sẽ trao trả lại binh sĩ này cho phía Trung Quốc ở Chushul-Moldo.

Trên thực tế, xung đột biên giới Trung-Ấn đã nóng lên từ tháng 5 năm nay. Ngày 15/6, hai bên đã nổ ra các cuộc đụng độ đẫm máu tại thung lũng Galwan thuộc biên giới Đông Ladakh, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, nhưng phía Trung Quốc không tiết lộ bao nhiêu binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng hoặc bị thương. Tuy nhiên, một nguồn tin tình báo Mỹ cho biết bên phía Trung Quốc đã có hơn 40 người thương vong.

Sau sự cố này, hai nước đã triển khai hàng chục nghìn binh sĩ trong khu vực xung đột, hơn nữa hai bên còn chi viện thêm pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu đến nơi này.

Kể từ ngày 31/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ rằng, trong hai ngày 29 và 30/8, phía Trung Quốc đã vi phạm sự đồng thuận của hai bên khi cố gắng xâm nhập vào khu vực tài phán của Ấn Độ ở bờ nam hồ Pangong Tso trong khu vực Ladakh, thực hiện “các hoạt động quân sự khiêu khích” hòng thay đổi hiện trạng nhưng không thành công. Về vấn đề này, Trung Quốc cũng thừa nhận rằng cuộc xung đột vũ trang đã thất bại, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết.

Đến đầu tháng 9, biên giới Trung-Ấn bất ngờ xảy ra xung đột, phía Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ “nổ súng” khiêu khích ở biên giới, phía Ấn Độ cáo buộc phía Trung Quốc “vừa ăn cắp vừa la làng” hòng đánh lạc hướng thế giới bên ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên hai bên nổ súng từ sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn Trung-Ấn đến nay đã được 45 năm.

Nhằm xoa dịu cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai bên, các chỉ huy cấp cao của quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán chung. Ngày 10/9, Ngoại trưởng của hai nước đã hội đàm tại Moscow và đạt được 5 điểm đồng thuận chung, nhưng lại không đạt được đồng thuận then chốt về vấn đề rút quân của hai bên.

Ngày 22/9, bên chỉ huy quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đưa ra một tuyên bố sau các cuộc đàm phán, nói rằng cả hai đã đồng ý không tăng thêm binh sĩ trong khu vực tranh chấp ở khu vực Ladakh. Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc đàm phán lần này, nhưng hai bên vẫn còn rất nhiều binh lính đồn trú tại đó.

Kênh tin tức tiếng Anh của Ấn Độ “The Times Now” hợp tác với Reuters chỉ ra rằng khoảng 5.000 binh sĩ của quân đội ĐCSTQ đã chiếm đóng khu vực phía bắc của Pangong Tso, tuy nhiên, do vị trí trên núi ở độ cao khoảng 4570 mét so với mực nước biển nên đã có nhiều vụ thương vong phát sinh vào đầu tháng 10.

Cuộc đàm phán gần đây nhất của hai bên là vòng đàm phán Trung-Ấn lần thứ bảy vào ngày 13/10, cuộc đàm phán kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ. Mặc dù cả hai đều tuyên bố rằng chỉ huy quân đội của hai nước đã có buổi thảo luận tích cực và mang tính xây dựng để giải quyết đối đầu đã kéo dài nhiều tháng tại biên giới tranh chấp, nhưng cả hai phía vẫn chưa đưa ra tín hiệu rút quân.

https://www.dkn.tv/the-gioi/linh-trung-quoc-vuot-bien-sang-an-do-bi-bat-giu.html

 

Giữa căng thẳng với Trung Quốc,

‘Bộ Tứ kim cương’ sắp tập trận chung

Hải Lam

Ấn Độ hôm thứ Hai (19/10) cho biết Úc sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản trên Vịnh Bengal và Biển Arab vào tháng tới, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên biển.

Nikkei Asia dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ: “Trong bối cảnh Ấn Độ tìm cách tăng cường hợp tác với các nước khác ở lĩnh vực an ninh hàng hải và khi tăng cường hợp tác quốc phòng với Úc, Malabar 2020 sẽ có sự tham gia của Hải quân Úc”.

Cuộc tập trận Malabar là cuộc tập trận hải quân thường niên ba bên với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ là các đối tác thường trực.

“Năm nay, cuộc tập trận được lên kế hoạch theo mô hình ‘không tiếp xúc trên biển’ và sẽ củng cố phối hợp giữa hải quân các nước thành viên”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, và thêm rằng cả 4 nước cùng ủng hộ “một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và bao trùm, tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Thông báo được đưa ra vào thời điểm Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Ladakh. Trong khi đó, quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hồng Kông, Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku. Canberra và Bắc Kinh cũng nảy sinh nhiều vấn đề sau khi Úc kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của Covid-19.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne ca ngợi thông báo này là “một bước tiến quan trọng” trong mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Canberra và New Delhi. Bà cho biết trong một tuyên bố: “Hoạt động này sẽ tăng cường năng lực của Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong việc phối hợp để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực của chúng ta”.

Trong cùng một tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds cho biết: “Các cuộc tập trận quân sự cao cấp như Malabar là chìa khóa để nâng cao năng lực hàng hải của Úc, xây dựng khả năng phối hợp với các đối tác thân thiết và thể hiện quyết tâm chung trong việc hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở và thịnh vượng”.

Cuộc diễn tập còn thể hiện “sự tin tưởng sâu sắc giữa bốn nền dân chủ lớn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và chí hướng chung để cùng nhau thúc đẩy các lợi ích an ninh chung”, bà Reynolds nói thêm.

Pankaj Jha, cựu Phó giám đốc Hội đồng Thư ký An ninh Quốc gia Ấn Độ, đánh giá việc Úc nhận lời mời tham dự Malabar “đã thể hiện rõ rằng Canberra muốn củng cố cam kết với ‘Bộ tứ’”. Ông nhấn mạnh diễn tập quân sự Malabar đã tiến đến “một cấp độ mới”.

Ông nói với Nikkei Asia: “Đây không phải là cuộc diễn tập đơn giản. Trong các lần trước, chúng ta đã thấy mô hình tác chiến chống tàu ngầm tinh vi. Máy bay do thám và máy bay trinh sát đều được triển khai. Giờ đây, với sự tham gia của Úc, cùng với thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (giữa 4 nước), về mặt kỹ thuật điều này thể hiện ‘Bộ tứ’ đang dành sự ưu tiên rất cao cho cả 2 khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương”.

Sameer Lalwani, Giám đốc phụ trách Nam Á tại Trung tâm Stimson (Washington), nhận định việc Úc tham gia Malabar “là tín hiệu tích cực cho thấy ‘Bộ tứ’ sẽ bắt đầu cùng nhau hoạt động chứ không chỉ gặp mặt”.

“Đây cũng là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy cơ chế quốc phòng của Mỹ tiếp tục đạt được những tiến bộ trong các nỗ lực đa phương ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bất chấp tình hình bầu cử căng thẳng và giai đoạn chuyển giao chính phủ”, ông nói.

Ông Lalwani cũng nhận định, Trung Quốc sẽ không hài lòng với tuyên bố mới này, nhưng có thể không quá lo ngại.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giua-cang-thang-voi-trung-quoc-bo-tu-sap-tap-tran-chung.html

 

Phát ngôn ‘hai mặt’: Trung Quốc vừa thừa nhận

vừa phản đối đe dọa bắt cóc con tin Mỹ để gây áp lực

Vũ Dương

“Mỹ đã bắt giữ khá nhiều học giả Trung Quốc vì tội danh gián điệp, điều này không tốt cho sự an toàn của một số công dân Mỹ tại Trung Quốc…”, ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập của Thời báo Hoàn Cầu cho hay.

Sau khi chính phủ Hoa Kỳ bắt giữ Đường Quyên, một học giả của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu danh tính là một quân nhân tại ngũ, Bắc Kinh đã đe dọa sẽ bắt một số người Mỹ ở Trung Quốc để trả đũa.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ vào hôm qua (19/10), Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã phủ nhận điều này. Còn ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, chỉ vài ngày trước lại đưa ra tuyên bố trái ngược.

Tờ Wall Street Journal hôm 17/10 tiết lộ rằng, các quan chức ĐCSTQ đã cảnh báo Hoa Kỳ rằng Bắc Kinh có thể sẽ bắt nhốt các công dân Hoa Kỳ tại Trung Quốc để đáp trả lại việc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố các học giả Trung Quốc có bối cảnh với quân đội ĐCSTQ.

Hôm qua (19/10), khi được hỏi về lời đe dọa trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng, việc Hoa Kỳ lên tiếng những người được gọi là công dân nước ngoài bị “bắt nhốt tùy tiện” ở Trung Quốc, đó hoàn toàn hành vi trả đũa, đổi trắng thay đen.

Có hãng truyền thông coi thái độ phủ nhận của ĐCSTQ là có ý đồ. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, ĐCSTQ luôn luôn dối trá, luật pháp lại chính là món đồ giở trò lưu manh trong tay nó. Dù nó có tùy tiện bắt cóc một công dân Hoa Kỳ cũng sẽ khiến người này “vi phạm pháp luật” và nó sẽ phủ nhận đây là ngoại giao con tin. Công dân Canada Michael Kovrig từng bị chính phủ Trung Quốc bắt giữ là một ví dụ.

So với Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, những dòng tweet gần đây của ông Hồ Tích Tiến càng gây chú ý hơn.

Ông ấy cố tình phớt lờ sự coi thường luật pháp của ĐCSTQ trong nhiều năm, tự ý xây dựng tội ác chống lại người dân trong và ngoài nước. Ông Hồ đã đăng một dòng tweet bằng tiếng Anh hôm 18/10: “Việc Hoa Kỳ giam giữ nhiều học giả Trung Quốc là hành động bắt giữ gián điệp theo quy định của pháp luật, nhưng Trung Quốc bắt giữ các tội phạm người Mỹ theo quy định của pháp luật lại cho đó là ngoại giao con tin. Người Mỹ không cảm thấy đó là tiêu chuẩn kép sao? Ai đã cho Mỹ cái quyền định nghĩa mọi thứ?”.

Cùng ngày, ông Hồ Tích Tiến cũng đã chia sẻ lại dòng tweet trên của mình kèm theo lời bình: “Bên cạnh đó, Mỹ đã bắt giữ khá nhiều học giả Trung Quốc vì tội danh gián điệp, điều này không tốt cho sự an toàn của một số công dân Mỹ tại Trung Quốc. Washington có cần được cảnh báo? Đó là lẽ thường. Theo quan điểm của tôi, quyền bá chủ đã biến một số giới tinh hoa Hoa Kỳ trở nên ngu ngốc, hoặc họ đang giả vờ ngu ngốc”.

Các nhà quan sát cho rằng, ngụ ý của ông Hồ Tích Tiến là, nếu Hoa Kỳ bắt giữ các học giả quân sự của ĐCSTQ, ĐCSTQ có thể bắt cóc người Mỹ, điều này khẳng định một điều, báo cáo của tờ Wall Street Journal về việc Bắc Kinh đe dọa bắt giữ người Mỹ làm con tin không phải là không có căn cứ.

Tháng 9 năm nay, Nội các chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo du lịch, kiến nghị người Mỹ không nên đi du lịch Trung Quốc, bởi ĐCSTQ đã giành được lợi thế trong các cuộc đàm phán bằng cách giam giữ các công dân nước ngoài.

John Demers, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cũng nói với Wall Street Journal: “Chúng tôi biết rằng chính phủ Trung Quốc trước đây đã từng có những hành động trả đũa nước ngoài vì đã truy tố công dân Trung Quốc tại các quốc gia khác như: bắt giữ bất hợp pháp công dân của Hoa kỳ, Canada và công dân của các quốc gia khác. Họ hy vọng sẽ sử dụng điều này để gây áp lực lên các quốc gia này“.

Sau khi được FBI hẹn để điều tra, Đường Quyên đã trốn trong lãnh sự quán ĐCSTQ ở San Francisco vào hồi tháng 6. Cuối cùng đã bị FBI bắt bên ngoài lãnh sự vào tháng 7.

Ngoài ra, hiện có 4 học giả của ĐCSTQ tại Mỹ cũng đang phải đối mặt với cáo buộc gian lận thị thực vì che giấu thân phận là quân nhân Trung Quốc vẫn đang tại ngũ. 2 người trong số họ dự kiến ​​sẽ ra hầu tòa vào tháng 11 tới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phat-ngon-hai-mat-trung-quoc-vua-thua-nhan-vua-phan-doi-de-doa-bat-coc-con-tin-my-de-gay-ap-luc.html

 

Bất lực, Bắc Kinh lấy sự kiện

kỷ niệm Chiến tranh Triều Tiên để ‘xả hận’ với Mỹ

Lục Du

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày quân đội của họ tham gia Chiến tranh Triều Tiên với nhiều sự phô trương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Mỹ, theo Taiwan News.

Giao tranh giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên diễn ra từ ngày 25/6/1950 đến ngày 27/7/1953, Chiến tranh Triều Tiên đã kéo cả Hoa Kỳ và Trung Quốc tham chiến.

Cuộc chiến bắt đầu khi Triều Tiên cố gắng xâm lấn lãnh thổ Hàn Quốc, kích hoạt một liên minh gồm 21 quốc gia của Liên hợp quốc tham gia để bảo vệ Nam Hàn.

Trong khi đó, Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên. Chính quyền Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến này từ ngày 19/10/1950. Đây là cuộc chiến đầu tiên và duy nhất tới thời điểm này lực lượng quân sự của Bắc Kinh đối đầu trực tiếp với quân đội Mỹ.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang leo thang, Chính quyền Trung Quốc dường như đang muốn phóng đại lễ kỷ niệm sự kiện này bằng các bộ phim tài liệu và triển lãm về cuộc chiến Triều Tiên, đồng thời cố gắng tạo ra ấn tượng rằng họ không sợ tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang với Mỹ.

Các bộ phim như “Vì hòa bình” và “Anh hùng” đang được phát sóng trên các kênh truyền hình nhà nước CCTV để nhấn mạnh “sự hy sinh và những câu chuyện chưa kể của quân đội Trung Quốc” trong cuộc chiến cam go, Nhân dân Nhật báo, Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, viết.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm một cuộc triển lãm về Chiến tranh Triều Tiên vào thứ Hai (19/10), và xem một phim tài liệu có nội dung nhấn mạnh bước ngoặt chuyển mình của Trung Quốc sau “một thế kỷ nhục nhã” bằng hành động dám đối đầu với cường quốc số một thế giới, theo SCMP.

“Quân tình nguyện nhân dân [Trung Quốc] đã đổ máu và chiến đấu cùng nhân dân Triều Tiên vì công lý, giành chiến thắng vĩ đại”. Ông Tập nói. “Người Trung Quốc đã đúc kết tinh thần kháng chiến chống Mỹ xâm lược, một tinh thần sẽ giúp dân tộc vượt qua mọi rào cản và kẻ thù ghê gớm”.

Vào thời điểm Mỹ-Trung căng thẳng ở nhiều vấn đề, cách tuyên truyền kiểu này của Bắc Kinh dường như đem lại hiệu quả trong việc kích động tinh thần dân tộc. Một số cư dân mạng ở nước này cho biết họ đã cảm động khi xem những bộ phim tài liệu về Chiến tranh Triều Tiên, trong khi một số khác nói rằng những bộ phim đó đã giúp họ xả được sự căm hận đối với các lệnh trừng phạt của Washington áp lên Bắc Kinh, UDN đưa tin.

Tuần trước, nhiều cư dân mạng ủng hộ chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận vì màn tưởng nhớ của nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS dành cho các cựu binh Nam Hàn và Mỹ trong cuộc chiến Triều Tiên.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bat-luc-bac-kinh-lay-su-kien-ky-niem-chien-tranh-trieu-tien-de-xa-han-voi-my.html

 

Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại sợ trí thức?

Phụng Minh

Mục lục bài viết

“Câu lạc bộ Petöfi” khiến cho Mao Trạch Đông run sợ

“Có một cây bút lông ở đằng kia dài đến mấy trượng, tượng trưng cho ‘người có văn hóa’, dùng nó để quét chắc là lợi hại lắm!”

Bởi vì ĐCSTQ sợ hãi nên mới hủy bỏ khoa học nhân văn

Bài phân tích của tác giả Nhất Thanh được đăng tải trên Vision Times giải thích phần nào lý do của nỗi sợ hãi đến vô lý này.

Thường Thư Hồng, Giám đốc Sở Nghiên cứu Nghệ thuật Đôn Hoàng đã từng thở dài não nề nói rằng: “Tôi là một người may mắn sống sót, là một người may mắn sống sót với những vết tích kỷ niệm trên khắp thân thể“. Thường Thư Hồng là người kiên định bảo vệ bức bích họa Đôn Hoàng. Ông đã bị đánh đập đến mức gãy xương sống trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đoạt lấy chính quyền, phần tử trí thức Trung Quốc vẫn luôn là những người chứng kiến và chịu đựng nhiều thống khổ.

Nhóm người này đã từng nếm trải những đòn tấn công qua từng đợt vận động chính trị, dưới sự áp chế kìm kẹp bóp nghẹt tư tưởng, họ phải chịu đựng sự thống khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Vì sao ĐCSTQ sợ hãi phần tử trí thức đến vậy? Vì sao ĐCSTQ bức hại tàn khốc phần tử trí thức đến vậy?

“Câu lạc bộ Petöfi” khiến cho Mao Trạch Đông run sợ

Kể từ tháng 3/1956, Hungary đã xuất hiện sự kiện phản đối mang tính toàn quốc đối với việc thi hành theo mô hình Stalin, mũi giáo đã chĩa thẳng vào Bí thư thứ nhất Rákosi, cũng là người đại diện cho Đảng Cộng sản Liên Xô ở Hungary và quân đội Liên Xô tại Hungary.

“Câu lạc bộ Petöfi” do nhà thơ nổi tiếng người Hungary là Sándor Petöfi quy tụ rất nhiều phần tử trí thức hợp thành. Họ liên tục tổ chức hội nghị thảo luận và các buổi tọa đàm, thỉnh mời các nhà kinh tế học, nhà văn, nhà lịch sử học, nhà giáo, khoa học gia cùng các triết gia nổi tiếng trên toàn quốc đến tự do phát biểu, đưa ra những phân tích về hàng loạt vấn đề của chính quyền đương thời từ những góc độ khác nhau, hơn nữa còn đề xuất những sách lược cứu nước cứu dân, và đã nhận được sự ủng hộ cũng như tán thưởng nồng nhiệt từ quảng đại quần chúng.

Mỗi lần diễn ra hội nghị thảo luận thì người người chen chúc nhau, hội trường của câu lạc bộ Petöfi không còn một chỗ trống nào. Sự khát khao dân chủ trong nhiều năm như thiêu đốt trong lòng người dân Hungary, ngọn lửa mãnh liệt đòi hỏi công khai minh bạch này cũng tựa như hỏa diệm sơn “bùng nổ” tức thì.

Hoạt động của Câu lạc bộ Petöfi tựa như khối nam châm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân khắp cả nước. Nó hình thành một nguồn năng lượng xã hội cực lớn và không thể đo lường được. Lúc này, các thành phố lớn nằm ngoài thủ đô Budapest cũng lần lượt tự phát mô phỏng làm theo “câu lạc bộ Petöfi”.

Rákosi trông thấy sự kiện dư luận này tương lai sẽ chuyển hướng thành cơn bão chính trị cho nên chính quyền dưới sự cai trị của ông đã nghiêm cấm hoạt động của câu lạc bộ. Nhưng sự thức tỉnh của dân chúng đã trở thành hình thế không thể nào ngăn cản nổi. Các đoàn thể sinh viên ở Đại học Budapest đã đề xuất với chính phủ các yêu cầu như: rút quân Liên Xô ra khỏi Hungary, trừng phạt Rákosi, công nhận “16 yêu cầu” về quyền lợi bãi công của công nhân. Cuộc diễu hành thị uy với quy mô vài triệu người dân tham gia đã nổ ra ở thủ đô Budapest. Vài ngày sau đó, Khrushchyov đành phải thỏa hiệp và ra lệnh cho quân đội Liên Xô rút khỏi Budapest.

Tại thời khắc quan trọng khi cuộc đấu tranh của quần chúng tựa như giành được thắng lợi, Mao Trạch Đông đang ở nơi Trung quốc xa xôi tỏ ra vô cùng tức giận. Ông ta không ngừng gây áp lực cho Liên Xô và Khrushchyov, phái Lưu Thiếu Kỳ dẫn đầu phái đoàn đại diện sang Moscow để vận động kiên quyết yêu cầu sử dụng vũ lực để trấn áp người dân Hungary. Tập đoàn Khrushchyov cuối cùng đã tiếp thu ý kiến của Mao để sử dụng vũ lực đàn áp tàn khốc, dẫn đến “sự kiện năm 1956 ở Hungary” chấn động thế giới.

“Có một cây bút lông ở đằng kia dài đến mấy trượng, tượng trưng cho ‘người có văn hóa’, dùng nó để quét chắc là lợi hại lắm!”

Thông qua Câu lạc bộ Petöfi ở Hungary, Mao Trạch Đông đã chứng thực lòng nghi ngờ của chính ông ta đối với phần tử trí thức. Ông ta nhìn thấy phần tử trí thức là lực lượng ngưng tụ và khai sáng tinh thần lớn mạnh cho quần chúng nhân dân. Tất cả những điều này chính là nguyên nhân để ông ta không ngừng áp bức phần tử trí thức hết lần này đến lần khác trong một thời gian dài, và đây cũng là cục diện khiến Mao sợ hãi nhất.

Câu lạc bộ Petöfi xuất hiện ở Hungary ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đã đẩy nhanh quyết tâm tiến hành đàn áp mang tính hủy diệt đối với phần tử trí thức của Mao. Về sau, ông ta đã từng nhiều lần đề xuất: “Đông Âu xuất hiện làn sóng sự kiện Hungary, chính là bởi vì nó không nắm bắt tốt đấu tranh giai cấp, không đánh đổ nhiều thứ phản cách mạng như thế.” Mao Trạch Đông đã từng nói rằng không sợ công nhân bãi công, không sợ nông dân biểu tình, bởi vì những cán bộ lão luyện của ĐCSTQ có thể áp chế vững vàng đối với bọn họ. Nhóm người khiến cho ông ta sợ hãi nhất và thống hận nhất chính là phần tử trí thức. Nhóm người này có thể truyền bá tư tưởng tự do.

Bất chấp ĐCSTQ phong tỏa thông tin, nhưng không ai có thể chối bỏ là “sự kiện Hungary” đã mang đến ảnh hưởng cho Trung Quốc. Tháng 1/1957, trong lúc Mao Trạch Đông đang giảng nói, ông ta từng nhắc đến một trường học ở Thạch Gia Trang vì hệ thống giáo dục đình trệ trong thời gian một năm, có một số ít phần tử phản cách mạng kích động học sinh sinh viên diễu hành thị uy, đi chiếm lĩnh đài truyền hình và cần phải làm như “Hungary”.

“Những người ủng hộ làn sóng sự kiện Hungary trong ngoài đảng đều giơ hai tay tán thưởng làm như vậy là tốt! Mở đầu là Poznan, khép lại là Hungary. Cuối cùng bỗng dưng có đường ra, kiến đã ra khỏi tổ, rùa cũng bò ra rồi“, ông ta nói.

Tại một hội nghị diễn ra vào năm 1957, Mao nói: “Trong một số bài giảng của giáo sư đại học cũng có các loại nghị luận quái lạ, nào là không cần đảng cộng sản, đảng cộng sản không thể lãnh đạo họ, chủ nghĩa xã hội không tốt như thế như thế… Bọn họ có một số tư tưởng như thế, quá khứ chẳng giảng ‘bách gia tranh minh’ (các loại trường phái tư tưởng học thuyết khác nhau đua nhau xuất hiện vào thời đại xã hội xảy ra biến cố lớn), hãy để cho họ nói ra, những lời này đã lộ ra rồi. Các anh đã xem qua bộ phim ‘Truyện Vũ Huấn’ chưa? Trong đó có một cây bút lông dài mấy trượng, tượng trưng cho ‘người có văn

hóa’, dùng nó để quét chắc là lợi hại lắm. Hiện nay bọn họ muốn lộ ra, đại khái là muốn quét sạch chúng ta, chẳng phải bọn họ nghĩ đến phục hồi địa vị đã mất sao?”

Vũ Huấn là một người ăn xin vào những năm Quang Tự triều Thanh, cuối đời ông hành khất lập ra trường học, ông không dành dụm đồng bạc nào cho bản thân mình, thậm chí là kiên trì cả đời không lấy vợ. Ông được vinh danh là nhà giáo bình dân, nhận được sự biểu dương từ triều đình. “Truyện Vũ Huấn” kể về câu chuyện Vũ Huấn hành khất lập ra trường học, sau khi được dựng thành phim thì rạp nào cũng đầy ắp khán giả đến xem. Tháng 5/1951, Mao Trạch Đông đích thân phát biểu bài văn phê phán “Truyện Vũ Huấn” trên tờ “Nhân dân nhật báo”. Ông ta gọi nó là cỏ độc phản đảng, đồng thời ban lệnh cấm chiếu bộ phim đang được nhiều người hoan nghênh trên rạp. Có thể thấy, Mao Trạch Đông khiếp sợ ngòi bút của phần tử trí thức nhường nào.

Năm 1957, Mao Trạch Đông khởi xướng vận động chỉnh phong, bắt đầu bằng “dụ rắn ra khỏi hang”. Những phần tử trí thức ngây thơ đã rơi vào miệng cọp của ĐCSTQ.

Bởi vì ĐCSTQ sợ hãi nên mới hủy bỏ khoa học nhân văn

Từ sự kiện Hungary cho đến việc Liên Xô giải thể, áng sáng tư tưởng của phần tử trí thức có thể chiếu rọi cho dân tộc này, còn điều mà ĐCSTQ sợ hãi nhất chính là sự thức tỉnh của người dân sau khi liễu giải chân tướng. Vì để lừa bịp dân chúng, sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền, nó đã phá hủy tinh hoa văn hóa lưu lại từ thời kỳ Dân Quốc, bắt chước mô hình của Liên Xô để tiến hành cải tạo có hệ thống các trường đại học ở Trung Quốc, hủy bỏ các môn khoa học nhân văn như xã hội học, lý luận học…

Sau khi hủy bỏ khoa văn, Đại học Thanh Hoa từ một trường đại học tổng hợp biến thành học viện Khoa học và Công nghệ, nền giáo dục coi trọng lý luận khoa học và xem nhẹ nhân văn cũng từ đó mà ra. Năm 1952, số lượng sinh viên của bốn môn khoa học công nghệ, nông lâm, sư phạm, y dược kể từ năm 1949 trở về sau tăng từ 70.400 người thành 138.400 người; số lượng gần như tăng gấp đôi. Trong khi đó, số lượng sinh viên học luật lại giảm từ 37.682 người xuống 3.830 người. Điều hiển nhiên là ĐCSTQ hy vọng sinh viên sẽ trở thành thợ rèn cùng bu-lông ốc vít, chứ không cần phải quan tâm đến lịch sử và xã hội, cũng không cần đến lý luận tư duy gì cả.

Bên cạnh đó, ĐCSTQ bức hại tàn khốc phần tử trí thức truyền thừa văn hóa Trung Hoa, tiến hành cải tạo tư tưởng của họ. Sinh viên học sinh ở Trung Quốc Đại Lục cho đến bây giờ vẫn luôn bị nhồi sọ bởi thứ lịch sử đã được sửa mới chiểu theo “quan điểm lịch sử chủ nghĩa duy vật”. Cấu trúc giáo dục lịch sử kiểu này khác hẳn với phương Tây, những chuyện này đều có liên quan đến một người tên là Tiễn Bá Toản.

Nhà lịch sử học Tiễn Bá Toản đã từng giữ chức phó hiệu trưởng đại học Bắc Kinh. Ông ta chiểu theo phương pháp chủ nghĩa Mác-Lê của Mao Trạch Đông để sửa lại lịch sử Trung Quốc, chủ trương học thuật là để phục vụ chính trị giai cấp vô sản. Sách lịch sử do ông ta biên soạn như cuốn “Cương lĩnh về lịch sử Trung Quốc” vẫn còn là sách giáo khoa thông dụng trong hệ thống lịch sử của bậc đại học, trước mắt thì nó vẫn còn bị lợi dụng để tẩy não sinh viên ở Đại Lục.

Mao Trạch Đông từng đề xuất “chỉ có khởi nghĩa nông dân và chiến tranh nông dân mới là động lực chân chính thúc đẩy lịch sử phát triển”; nhưng Tiễn Bá Toản lại không cho rằng chỉ có khởi nghĩa nông dân mới có thể thúc đẩy phát triển của lịch sử, không thể nâng khởi nghĩa nông dân lên quá cao như vậy. Ngày 17/3/1966, Mao Trạch Đông đã nói trong cuộc họp mở rộng của Ban thường ủy cục Chính trị trung ương được tổ chức ở Hàng Châu: “Ý kiến của tôi là vẫn cần đánh đổ một nhóm người như Tiễn Bá Toản, Hầu Ngoại Lư… Thì mới được, chứ không phải là đánh đổ nhiều rồi. Những người này đều là giai cấp tư sản, quân sư tể tướng của vua”. Do vậy, Tiễn Bá Toản đã bị chụp mũ “phản động quyền uy”, “người có kinh nghiệm phản cộng”, và đã bị lôi ra đấu tố hơn trăm lần, cuối cùng ông ta bị ĐCSTQ bức bách đến nỗi tự sát.

Phan Quang Đán là một nhà trí thức lớn hoạt động hết sức tích cực vào đầu thời Dân Quốc, kiêm Trưởng khoa Xã hội trường đại học Thanh Hoa, ông đã bị bức hại đến chết trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa. Học giả khoa Xã hội Phí Hiếu Thông là người đã tận mắt chứng kiến giây phút cuối cùng Phan Quang Đán rời khỏi thế gian. Năm 1957, Phí Hiếu Thông nói trí thức không ăn cơm của đảng mà ăn cơm của những người dân cực khổ lao động, nên ông đã bị bức hại 23 năm, mãi cho đến khi Đại Cách mạng Văn hóa kết thúc thì ông mới xuất hiện trở lại. Ông đã đánh mất quãng thời gian tốt đẹp nhất trong cuộc đời sự nghiệp của mình.

Cuộc vận động Phản hữu và Đại Cách mạng Văn hóa đã hủy mất một thế hệ phần tử trí thức. Nhà giáo vĩ đại thời Dân Quốc là Trần Dần Khác bị bức hại đến chết, ông đã gieo mình xuống hồ tự vẫn. Tào Ngu không thể viết ra bất cứ tác phẩm nào vào những năm cuối đời, Quý Tiễn Lâm phải sống trong chuồng bò…

Mục đích của ĐCSTQ là phải đánh đổ toàn bộ những tư tưởng không phù hợp với nó, cũng như đánh đổ tất cả những ai không tương đồng quan điểm với nó, thì nó mới có thể duy trì chính quyền lâu dài.

Cho đến bây giờ, ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục sử dụng sách giáo khoa biên soạn vào thời kỳ Phản hữu và Đại Cách mạng Văn hóa. Từ chỗ hai nhà lịch sử học Tiễn Bá Toản và Phùng Hữu Lan, chúng ta có thể thấy vận mệnh bi thảm của các nhà trí thức xã hội. Họ đã viết ra những cuốn sách giáo khoa dưới chủng tâm thái méo mó và mê muội, những thứ viết trong sách đều là độc tố của ĐCSTQ, nhưng chúng vẫn đang được dùng cho đến tận hôm nay để đầu độc hàng mấy thế hệ người dân. Hiện nay, người Trung Quốc chỉ có nhận thức rõ ràng sự tàn bạo và lừa dối của ĐCSTQ, vứt bỏ thứ văn hóa bị ĐCSTQ nhồi sọ thì mới có thể nhìn rõ chân tướng, quay về với tư duy lý tính bình thường.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của DKN.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-dcstq-lai-so-tri-thuc.html

 

Ván bài nguy hiểm của Duterte ở Biển Đông

Đinh Quốc Đạt

Quyết định mới gây tranh cãi của Duterte

Tổng thống Philippines mới đây lại khiến dư luận bất ngờ khi ngày 15/10/2020 đã phê chuẩn việc dỡ bỏ lệnh tạm hoãn thăm dò và khai thác dầu khí tại một số khu vực trên Biển Đông. Lệnh tạm hoãn thăm dò và khai thác này được Tổng thống Aquino III áp dụng từ ngày 15/12/2014, sau khi Philippines đã khởi kiện Trung Quốc trước một Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Trước đó, đã xảy ra sự kiện Trung Quốc giành quyền kiểm soát Scarborough từ phía Philippines năm 2012.

Trong một thông báo chính thức của Bộ Năng Lượng Philippines ngày 15/10, dẫn lời của Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi cho biết quyết định dỡ bỏ lệnh cấm khai thác nói trên “với thiện chí và sự quan tâm đối với các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc, Công ty Forum Ltd và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC).”

Cũng theo thông báo này, Philippines dự định sẽ tiếp tục thăm dò trên 3 lô dầu khí (Philippines gọi là Service Contracts – Viết tắt là SC), bao gồm SC 59, SC 72 và SC 75.

Quyết định này của ông Duterte đã gây ồn ào cho dư luận, bởi lẽ nó làm dấy lên khả năng Philippines hợp tác khai thác chung với Trung Quốc trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Philippines nhưng Trung Quốc cho rằng nó thuộc Trung Quốc vì nằm trong “đường lưỡi bò” đầy tai tiếng.

Trong 3 lô dầu khí mà Philippines sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác sau khi Tổng thống Duterte bãi bỏ lệnh tạm ngưng khai khác này, có lô SC 72 là đáng quan tâm. Bởi lẽ, năm 2018, Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Philippines tuyên bố, lô SC 72 sẽ là đối tượng khai thác chung giữa Philippines và Trung Quốc.

Lô SC 72 trước đó Philippines gọi là Lô GSEC101. Trong và sau Vụ Philippines kiện Trung Quốc, Philippines luôn khẳng định “Lô GSEC 101 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines”, tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng “Trung Quốc có toàn bộ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với Trường Sa và các vùng nước kế cận. Cái gọi là Lô GSEC101 thuộc về vùng biển

của quần đảo Nam Sa của Trung Quốc.”. Trong Phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, Tòa trọng tài đã khẳng định lô SC 72 và một số lô khác: “đều nằm trong khu vực mà chỉ Philippines mới có quyền sở hữu các quyền lợi biển tại các vùng biển được quy định bởi UNCLOS. Các khu vực liên quan này chỉ tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho Philippines.”

Chính vì vậy, sau khi Phán quyết được tuyên bố, việc thực hiện khai thác chung tại SC 72 không phải là chuyện đơn giản. Việc khai thác chung như vậy không chỉ là một hợp đồng kinh tế đơn thuần, mà nó còn ẩn chứa những mưu toan chính trị đằng sau. Một rủi ro chính trị lớn khi theo đuổi thỏa thuận với Trung Quốc là hình ảnh bất lợi của nước này ở Philippines. Có 4 lý do chính khiến người dân Philippines không tin tưởng và có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, đó là: (1) Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc hạn chế các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Philippines; (2) Việc ngư dân Trung Quốc thực hiện các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp (ví dụ như phá hủy các rạn san hô và khai thác các loài có nguy cơ tuyệt chủng); (3) Các vụ Trung Quốc chặn tàu tiếp tế và máy bay tuần tra của Philippines; Và (4) việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các thực thể biển ở Trường Sa.

Cùng với những vấn đề nói trên là sức ép từ chính trị nội bộ Philippines và những nhân vật chính trị trung tâm liên quan đến sự thành công (hay thất bại) của các dự án của Trung Quốc tại Philippines. Ví dụ, sau khi Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo tái đắc cử vào năm 2004, toàn bộ nhiệm kỳ của bà đã bị đặt dấu hỏi về tính hợp pháp do bị cáo buộc gian lận bầu cử và tham nhũng. Điều này khiến công chúng và những đối thủ chính trị của Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo trở nên cảnh giác trước mọi động thái của bà. Khi thỏa thuận thăm dò địa chất tại Biển Đông (JMSU) với Trung Quốc và Việt Nam được ký kết vào năm 2005, nhiều cuộc phản đối của các lực lượng chính trị chống đối bà Arroyo đã lan rộng ở Philippines. Đáng chú ý, sau sự kiện JMSU, bà Arroyo đã hủy bỏ dự án mạng internet băng thông rộng quốc gia NBN-ZTE và dự án đường sắt Northrail do Trung Quốc tài trợ bị cáo buộc có nhiều điểm bất thường và có các khoản “lại quả”. Bà Arroyo được cho là đã làm như vậy nhằm kiểm soát thiệt hại trong bối cảnh bản thân đang bị bao vây bởi các vụ bê bối chính trị.

Việt Nam sẽ chịu tác động?

Dư luận và các chuyên gia Philippines luôn theo sát các hoạt động về khai thác chung giữa Trung Quốc và Philippines. Bởi vì luật pháp Philippines , bao gồm Hiến pháp 1987, các đạo luật và các án lệ đã quy định rất rõ ràng về vấn đề khai thác chung này, theo đó, nếu chấp nhận theo luật của Philippines, theo tỉ lệ phân chia lợi nhuận Philippines được hưởng tối thiểu 60%, thì hoạt động khai thác chung đó mới được chấp thuận.

Đối với Trung Quốc, điều này chắc chắn là không thể chấp nhận được vì nếu chấp nhận khai thác chung như vậy, đồng nghĩa với việc Trung Quốc thừa nhận Philippines có quyền chủ quyền đối với khu vực này. Đây là điều Trung Quốc không muốn. Cái Trung Quốc muốn là “gác tranh chấp cùng khai thác”, mà theo họ, có 4 nội dung: 1. Chủ quyền lãnh thổ là thuộc Trung Quốc. 2. Khi điều kiện cần thiết không xuất hiện để giải quyết toàn diện tranh chấp lãnh thổ, việc thảo luận vấn đề chủ quyền lãnh thổ sẽ tạm gác sang bên cạnh. Việc gác lại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là tạm gác tranh chấp trong một thời gian. 3. Lãnh thổ tranh chấp có thể được cùng khai thác. 4. Mục đích của cùng khai thác là duy trì sự hiểu biết lẫn nhau thông qua sự hợp tác và tạo ra các điều kiện cho việc giải quyết quyền sở hữu lãnh thổ”.

Mặc dù Trung Quốc đề nghị khai thác chung, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì “đường lưỡi bò” chiếm gần 80 % biển Đông và chủ quyền đối với bốn nhóm thực thể ở biển Đông, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa cùng với hai khu vực khác là Pratas và Macclesfield mà Trung Quốc gọi là quần đảo Đông Sa và quần đảo Trung Sa.

Quan trọng hơn, phần lớn các khu vực mà Trung Quốc đề nghị khai thác chung đều nằm trên khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa hiển nhiên thuộc quyền chủ quyền của nước khác.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã luôn gây sức ép để thực hiện “gác tranh chấp, cùng khai thác”, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines. Chỉ cần một trong hai nước hoặc Việt Nam hoặc Philippines chấp nhận “gác tranh chấp, cùng khai thác” là Trung Quốc sẽ đạt được thành công bước đầu. Dựa trên thành công bước đầu đó, Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để chia rẽ và ép buộc các quốc gia còn lại phải thực hiện theo.

Cụ thể với Lô 06.1 của Việt nam, mặc dù đây là Lô này nằm hoàn toàn trên vùng bồn trũng Nam Côn Sơn, nằm sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng Trung Quốc luôn cho tàu hải cảnh và các tàu cá quấy phá hoạt động thăm dò, khai thác trên Lô này của phía Việt Nam. Trung Quốc luôn đưa ta lập luận bởi vì Lô này nằm trên “đường lưỡi bò” và Trung Quốc có chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường

Sa nên Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tài phán xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa, và Lô 06.1 nằm tại khu vực này nên nó là vùng tranh chấp. Trung Quốc muốn dùng sức mạnh biến từ vùng không tranh chấp thành tranh chấp và từ đó yêu cầu phía Việt Nam tham gia thực hiện “gác tranh chấp cùng khai thác “với Trung Quốc tại khu vực này.

Nếu chấp nhận chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” như vậy, nguy cơ các quốc gia tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc tại khu vực biển Đông sẽ phải “khai thác chung” với các nguồn tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của chính mình, mà tại các khu vực đó, theo UNCLOS, các quốc gia đó sẽ có đặc quyền thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên mà không phải chia sẻ cho bất cứ ai. Chính vì vậy, các nước Đông Nam Á đều cảnh giác với chiêu bài này của Trung Quốc. Nhưng nếu Duterte nhượng bộ cho Trung Quốc “gác tranh chấp cùng khai thác” như vậy thì có lẽ Duterte sẽ trở thành “tội đồ” đầu tiên bán đứng lợi ích của đất nước và dân tộc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/dangerous-game-of-duterte-in-scs-10192020134026.html

 

Phong trào dân chủ Thái Lan:

Ngôi sao K-pop Nichkhun và nhiều người

nổi tiếng không còn ‘khoanh tay đứng nhìn’

Vũ Dương

Ca sĩ Thái Lan thành công nhất ở Hàn Quốc, được mệnh danh là “Hoàng tử Thái” Nichkhun đã lên tiếng về việc dùng bạo lực đối phó với người biểu tình của cảnh sát Thái Lan.

Phong trào đòi quyền dân chủ ở Thái Lan thanh thế mỗi lúc một lớn. Các siêu sao ca nhạc K-pop, nữ hoàng sắc đẹp, người nổi tiếng trên truyền hình và các ngôi sao khác cũng đều lần lượt lên tiếng bằng cách đăng tải thông điệp ủng hộ những người biểu tình trên nền tảng của các trang mạng xã hội với hàng triệu người hâm mộ theo dõi, theo RTI.

Agence France-Presse (AFP) – hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới, cho biết hiếm khi những người nổi tiếng Thái Lan đưa ra những tuyên bố chính trị, xét cho cùng, vị trí đại sứ thương hiệu với khoản thù lao hậu hĩnh của họ phải phụ thuộc vào những gia tộc giàu có vốn là trụ cột của phe quân chủ Thái Lan. Nhưng sau khi phía cảnh sát bắn vòi rồng vào những người biểu tình ôn hòa ở Bangkok hôm 16/10, một số người nổi tiếng đã không né tránh nữa.

Cảnh tượng hôm thứ Sáu (16/10) cho thấy tình hình Thái Lan lần nữa đã leo thang trở lại sau nhiều tháng phong trào sinh viên diễn ra. Nichkhun Buck Horvejkul – Idol người Thái đầu tiên hoạt động trong Kpop, là người mang quốc tịch Mỹ và Thái Lan có biệt danh là “Hoàng tử Thái Lan”, đã nói với 6,9 triệu người theo dõi trên Twitter của mình rằng sau khi cảnh tượng như vậy xuất hiện, bản thân anh không thể “khoanh tay đứng nhìn” thêm nữa.

Nichkhun cho biết: “Bên phía cảnh sát đã sử dụng bạo lực với những người biểu tình ôn hòa, đây là điều tôi không thể khoanh tay đứng nhìn được”. Dòng trạng thái này đã nhận được hàng chục nghìn lượt retweet chỉ trong vài giờ.

Nichkhun viết: “Bạo lực sẽ không bao giờ giúp ích được gì. Tôi hy vọng mỗi người đều được an toàn … mọi người hãy tự chăm sóc tốt cho bản thân”.

Tình hình ở Bangkok tiếp tục căng thẳng trong tuần qua, hàng nghìn người biểu tình đã trở lại đường phố bất chấp lệnh cấm biểu tình của chính quyền và nhiều thủ lĩnh đã bị bắt giữ.

Những người biểu tình yêu cầu cựu tướng lĩnh quân đội Prayut Chan-O-Cha, người nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014, rời khỏi vị trí thủ tướng, đồng thời yêu cầu cải cách hoàng gia. Ngày 16/10 là lần đầu tiên cảnh sát sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình.

Nichkhun không phải là người nổi tiếng duy nhất lên tiếng. Trước anh, cô Amanda Obdam, người vừa đoạt danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan tối ngày 10/10, cũng đăng một số bức ảnh về cảnh sát chống bạo động múa may tấm chắn và tình cảnh yếu thế của người biểu tình tay không tấc sắt trên mạng xã hội Instagram của mình.

Người mẫu Canada gốc Thái Lan viết rằng:  “Một bức ảnh thay cho muôn vàn lời nói … Chức trách của các vị là bảo vệ người dân, chứ không phải tổn thương họ”.

Tại Thái Lan, nơi những người nổi tiếng luôn nhận được sự quan tâm, sự nghiệp diễn xuất và thu nhập của các ngôi sao không thể tách rời vị trí đại sứ thương hiệu của các sản phẩm quảng cáo. Nhiều người nổi tiếng trước đây luôn im lặng trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội, một lý do trong đó có thể là họ sợ bị các nhà tuyển dụng tiềm năng xa lánh. Đặc biệt, các đế chế thương mại trị giá hàng tỷ đô-la của Thái Lan có ảnh hưởng rộng khắp các sản nghiệp, mà phần lớn các đế chế thương mại này có truyền thống ủng hộ hoàng gia cực kỳ giàu có.

Tuy nhiên, Min, một sinh viên khoa thương mại 18 tuổi, người đã tham gia cuộc biểu tình hôm 17/10, nhìn nhận rằng những người nổi tiếng có đạo đức cần phải lên tiếng.

Khi cậu đến hiện trường, đội mũ bảo hiểm và mặt nạ phòng độc, cậu nói: “Họ là những tinh anh bên cạnh chính phủ. Tiếng nói của họ vô cùng quan trọng”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phong-trao-dan-chu-thai-lan-ngoi-sao-k-pop-nichkhun-va-nhieu-nguoi-noi-tieng-khong-con-khoanh-tay-dung-nhin.html

 

Lãnh đạo phản gián Úc : Gián điệp hoạt động

« mạnh hơn cả thời Chiến tranh lạnh »

Trọng Thành

Lãnh đạo cơ quan phản gián Úc cảnh báo về tình trạng hoạt động gián điệp tăng vọt tại quốc gia này. Người đứng đầu cơ quan phản gián Úc không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng đặc biệt chú ý đến hoạt động gián điệp trong các cộng đồng người nhập cư. Theo giới quan sát, gián điệp Trung Quốc là mối lo hàng đầu của Canberra những năm gần đây.

Rất hiếm khi các lãnh đạo phản gián Úc trực tiếp lên tiếng về chủ đề nhạy cảm này. Nhưng lần này, họ đã quyết định phá vỡ im lặng. Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Úc hôm nay, 20/10/2020, ông Michael Burgess, lãnh đạo cơ quan Australian Security Intelligence Organisation (ASIO), đã nhấn mạnh, mức độ hoạt động gián điệp hiện nay « mạnh hơn cả thời Chiến tranh Lạnh », nhiều người trong các cộng đồng gốc nước ngoài bị chính quyền quốc gia nơi họ xuất thân, cử người theo dõi, gây áp lực.

Một điều tra cho thấy người Duy Ngô Nhĩ, chạy trốn khỏi vùng Tân Cương, sống lưu vong tại Úc hay một số quốc gia khác, là mục tiêu của chính quyền Trung Quốc. Nhiều sinh viên Hồng Kông đăng ký học tại các đại học Úc khẳng định chính họ, và thân nhân sống tại Hồng Kông, bị đe dọa, sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ làm rung chuyển đặc khu hồi năm ngoái.

Lãnh đạo phản gián Úc nhấn mạnh là các hoạt động gián điệp và theo dõi dân chúng thuộc các cộng đồng gốc nước ngoài ở Úc là « xâm phạm chủ quyền quốc gia », và khẳng định nước Úc « không thể chấp nhận việc những người sống tại Úc bị đe dọa, chỉ đơn giản vì cổ vũ cho các cải cách dân chủ hay lên án các hành động xâm phạm nhân quyền ».

Các chính trị gia là đích ngắm hàng đầu

Lãnh đạo phản gián Úc cũng báo động về tình trạng gián điệp nước ngoài nhắm vào các chính trị gia Úc như mục tiêu hàng đầu, nhằm « đánh cắp các bí mật và thao túng chính sách » có lợi cho các thế lực nước ngoài. Theo lãnh đạo cơ quan ASIO, Úc có « các bằng chứng về việc tình báo nước ngoài mua chuộc các chính trị gia ở tất cả các cấp trong bộ máy chính quyền, để phục vụ cho lợi ích nước ngoài ». 

Hồi năm 2019, lãnh đạo tiền nhiệm của cơ quan phản gián Úc ASIO, ông Duncan Lewis, đã báo động trước tình trạng Bắc Kinh nỗ lực tìm cách « kiểm soát » hệ thống chính trị của nước Úc, bằng các hoạt

động gián điệp và tạo ảnh hưởng, thông qua quà tặng, đầu tư hay tạo thế lực trong các cộng đồng dân cư gốc nước ngoài. Xu thế đặc biệt tăng mạnh, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền.

Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo đồng minh Úc về thái độ chủ quan. Úc là một trong năm thành viên liên minh trao đổi tin tức tình báo Five Eyes, cùng Mỹ, Anh, Canada và New-Zealand.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201020-t%E1%BA%A1i-%C3%BAc-gi%C3%A1n-%C4%91i%E1%BB%87p-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1nh-h%C6%A1n-c%E1%BA%A3-th%E1%BB%9Di-chi%E1%BA%BFn-tranh-l%E1%BA%A1nh

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.