Tin khắp nơi – 09/10/2020
Mỹ: “Đánh bại” Covid-19, Trump có thể tiếp tục vận động tranh cử - Thu Hằng
Bác sĩ riêng của tổng thống Mỹ khẳng định ông Donald Trump “nói chung phản ứng rất tốt với điều trị” chống Covid-19. Chủ nhân Nhà Trắng muốn nhanh chóng trở lại vận động trong khi chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra kỳ bầu cử tổng thống.
Trả lời đài Fox News ngày 08/10, ông Donald Trump nói “cố gắng tổ chức một buổi mit-tinh vào tối thứ Bẩy” 10/10 và “có khả năng là ở Florida”, một bang chủ đạo. Vẫn theo tổng thống Mỹ, ông sẽ được xét nghiệm Covid-19 vào ngày 09/10.
Trong thông báo ngắn gọn, bác sĩ của Nhà Trắng Sean Conley khẳng định rằng dựa theo kết quả điều trị, “tổng thống Mỹ có thể tiếp tục các hoạt động với công chúng vào thời điểm này mà không có rủi ro”, nhưng lại không nói rõ là tổng thống Trump đã hết Covid-19 hay chưa.
Việc tổ chức cuộc tranh luận thứ hai giữa tổng thống sắp mãn nhiệm và đối thủ Joe Biden của đảng Dân Chủ vẫn chưa ngã ngũ, có thể là vào ngày 22/10, theo phát biểu với AP của chủ tịch Ủy ban tổ chức tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ (Commission on Presidential Debates, CPD). Chủ nhân Nhà Trắng đã từ chối đề xuất tranh luận trực tuyến, dự kiến vào ngày 15/10.
Thông tín viên RFI Anne Corpet tại Washington ghi nhận phản ứng của cử tri hai đảng :
“Tôi sẽ không mất thời gian với cuộc tranh luận ảo”. Trên Twitter, ông Donald Trump đã thẳng thừng bác đề xuất của Ủy ban phụ trách tổ chức tranh luận giữa các ứng viên tổng thống.
Marjorie Broncho, một cử tri Dân Chủ tình cờ gặp trước Nhà Trắng, không tỏ ra ngạc nhiên về phản ứng của tổng thống. Bà nói : “Tôi không ngạc nhiên vì nếu là tranh luận ảo thì ông ấy không thể “diễn kịch” như vẫn làm. Và tôi không nghĩ là tranh luận trực tuyến giúp cho ông Trump có được sân khấu mà ông ấy vẫn cần. Tôi cũng không nghĩ là người ta biết rõ về tình trạng sức khỏe thực sự của ông ấy”.
Nhưng đối với những người ủng hộ ông Donald Trump, hoàn toàn hợp lý khi tổng thống từ chối tranh luận qua cầu truyền hình. Lukas Tomson, từ bang Nam Carolina đến thăm thủ đô Washington, cho biết : “Phải tranh luận mặt đối mặt. Họ có thể lắp tấm kính chắn giữa hai ứng viên, tôi chắc chắn là họ còn đo nhiệt độ của tổng thống ba lần mỗi ngày. Joe Biden không muốn đến nên đó chỉ là cớ để không phải tranh luận với tổng thống. Nhưng tổng thống Trump thì lại muốn. Người dân Mỹ muốn theo dõi cuộc tranh luận. Hãy để họ đích thân tranh luận với nhau !”
Vì không có tranh luận vào thứ Năm 15/10, ông Joe Biden sẽ tham gia một cuộc họp với các cử tri ở Philadelphia. Ông Donald Trump cũng dự tính tổ chức mit-tinh.
Bầu cử Mỹ 2020: Bác sĩ nói ông Trump
sẵn sàng tham dự các sự kiện cộng đồng
Tổng thống Mỹ Donald đã tuân thủ việc điều trị Covid-19 và có thể tái tham gia các hoạt động công chúng vào cuối tuần này, bác sĩ của ông Trump nói.
Bác sĩ Sean Conley cho biết tổng thống đã phản ứng “cực kỳ tốt” với thuốc và có “duy trì tình trạng ổn định”.
Ông Trump sau đó cho biết ông có thể sẽ thực hiện một xét nghiệm Covid khác vào thứ Sáu và hy vọng sẽ có thể tổ chức buổi mít tinh vào cuối tuần.
Tổng thống trước đó đã rút khỏi cuộc tranh luận trên truyền hình với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden vào thứ Năm tới.
Ông nói rằng ông “sẽ không lãng phí thời gian vào một cuộc tranh luận qua mạng” sau khi các nhà tổ chức cho biết buổi tranh luận có thể sẽ phải diễn ra từ xa vì ông Trump dương tính với virus corona.
Động thái này đã làm dấy lên hàng loạt tranh cãi về cách thức và thời điểm mà các cuộc tranh luận tiếp theo sẽ diễn ra.
Diễn biến sức khỏe mới nhất của ông Trump
In a memo released by the White House on Thursday evening, Dr Conley said Mr Trump was displaying no signs “to suggest progression of illness”.
Trong một bản ghi nhớ được Nhà Trắng công bố vào tối thứ Năm, bác sĩ Conley nói rằng ông Trump không có dấu hiệu “cho thấy bệnh tình tiến triển”.
“Thứ Bảy sẽ là ngày thứ 10 kể từ lần chẩn đoán vào hôm thứ Năm [tuần trước] và dựa trên biểu đồ của các chẩn đoán nâng cao mà nhóm đã tiến hành, tôi hoàn toàn dự đoán tổng thống có thể an toàn trở lại tham gia các hoạt động công chúng vào thời điểm đó”, bản ghi nhớ nói thêm.
Trump nói vài ngày tới mới là ‘xét nghiệm thực sự’
Covid gây nguy hiểm tới đâu cho sức khoẻ ông Trump?
Trước đó, bác sĩ Conley nói rằng nếu tình trạng của tổng thống vẫn giữ nguyên hoặc được cải thiện trong cuối tuần và sang thứ Hai, “tất cả chúng ta sẽ thở phào nhẹ nhõm”.
Phát biểu với Fox News vào cuối ngày thứ Năm, ông Trump nói rằng ông đang cảm thấy “thực sự khỏe” và hy vọng sẽ tổ chức một cuộc vận động tranh cử vào tối thứ Bảy, có thể là ở Florida.
Cuộc tranh luận diễn ra như thế nào?
Cuộc tranh luận bắt đầu bằng việc Ủy ban về Tranh luận của Tổng thống thông báo các ứng cử viên sẽ tham gia cuộc tranh luận ở Miami vào ngày 15 tháng 10 “từ các điểm riêng biệt ở xa… để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của tất cả những người liên quan”.
Điều này khiến tổng thống tức giận, và trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với Fox Business Channel, ông nói rằng ông không sẵn sàng “ngồi trước máy tính, thật nực cười”.
Ông Biden cho biết tổng thống “thay đổi suy nghĩ xoành xoạch” và nhóm vận động tranh cử của ông nói thêm rằng ông Trump “rõ ràng không muốn đối mặt với các câu hỏi từ cử tri”.
Cử tri lớn tuổi nghĩ gì về tin Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19?
Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden
Nhóm vận động tranh cử của ông Trump đáp lại, khi người quản lý Bill Stepien bình luận việc ủy ban “gấp rút bảo vệ Joe Biden” là “thảm hại” và nói thêm rằng thay vì tranh luận trực tuyến, ông Trump sẽ tổ chức một cuộc mít tính trong cùng ngày.
Nhóm Biden sau đó đã đề xuất tiến hành cuộc tranh luận theo kiểu đại hội nhân dân ở Miami vào ngày 22/10.
Đề xuất này đã mang đến khoảnh khắc đồng thuận ngắn ngủi, ít nhất là về ngày diễn ra.
Tuy nhiên, nhóm của Trump nói rằng nên có một cuộc tranh luận mặt đối mặt thứ ba – vào ngày 29/10, chỉ 5 ngày trước ngày bỏ phiếu chính thức.
Nhưng nhóm Biden nói rằng chỉ có thể lên lịch tranh luận vào ba ngày vốn đã được thống nhất trước đây, là 29/9, 15/10 và 22/10.
Vào 15/10, ông Biden sẽ tham gia sự kiện của riêng ông vào giờ vàng trên đài ABC để trả lời các câu hỏi của cử tri.
Hiện rất khó để xác định các cuộc tranh luận Biden-Trump sẽ diễn với hình thức nào.
Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên vào ngày 29/9 đã sa vào cảnh lăng mạ và ngắt lời nhau. Cuộc tranh luận giữa các ứng viên phó tổng thống, được tổ chức vào tối thứ Tư giữa Mike Pence và Kamala Harris, đúng khuôn khổ hơn nhiều.
Cuộc bầu cử Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 3 /11. Các thăm dò dư luận mới nhất cho thấy ông Biden duy trì sự dẫn trước ổn định ở một vài tiểu bang có tính chất quan trọng quyết định ai thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Sáu triệu lá phiếu đã được bỏ trong cuộc bỏ phiếu sớm.
Trump còn nói gì trên Fox?
Về vấn đề sức khỏe của mình, ông Trump nói: “Tôi trở lại vì tôi là một tiêu bản hoàn hảo”.
Ông cho biết ông đã ngưng dùng hầu hết các “phương pháp trị liệu” nhưng vẫn đang dùng steroid và sẽ được xét nghiệm lại Covid “sớm”.
Mặc dù bác sĩ đã xác nhận rằng ông hiện không có triệu chứng gì, nhưng vẫn còn đó những câu hỏi về thời điểm tổng thống bắt đầu bị nhiễm bệnh và liệu ông ấy còn có khả năng lây nhiễm hay không.
Mặc dù tên của nhiều người đã tương tác với tổng thống và có kết quả dương tính hiện đã được công bố, vẫn chưa rõ có bao nhiêu người đã nhiễm tại Nhà Trắng. Các biện pháp an toàn phòng dịch mới hiện đang được triển khai tại đây.
Một trong những đảng viên Cộng hòa hàng đầu, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết hôm thứ Năm rằng ông đã không đến Nhà Trắng kể từ ngày 6/8 vì cách tiếp cận trong việc đối phó Covid bằng giãn cách xã hội và khẩu trang của chính quyền “khác với cách của tôi và những gì tôi đề nghị chúng tôi làm ở Thượng nghị viện”.
Hôm thứ Năm, ông Trump nói rằng “có ai đó đã vào và mọi người bị nhiễm bệnh” nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Một cuộc họp vào ngày 26/9 để công bố lựa chọn ứng viên Thẩm phán Tòa án Tối cao của ông Trump được coi có thể là sự kiện “siêu lây nhiễm”, với một số người tham dự được công bố có kết quả dương tính.
Cử tri lớn tuổi nghĩ gì về tin Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19?
Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden
Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’
Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?
Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng
Jonathan London: ’2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54473768
TT Trump tái tục vận động tranh cử,
sau khi ‘hoàn tất chương trình điều trị’
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 9/10 tái tục cuộc vận động tranh cử với hai cuộc tập họp vào cuối tuần sau một tuần lễ chiến dịch vận động của ông bị gián đoạn vì chẩn đoán Covid-19 trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc với ứng cử viên Đảng Dân Chủ Joe Biden.
Ông Trump hôm 2/10 loan báo ông đã nhiễm virus Corona chủng mới, và được đưa vào một quân y viện điều trị trong 3 ngày. Hôm thứ Năm 8/10 ông nói ông cảm thấy “rất khỏe” và, được sự đồng ý của một bác sĩ, đang tiến hành ý định vận động tranh cử ở bang Florida vào ngày thứ Bảy và ở Pennsylvania vào ngày Chủ nhật này.
Bệnh Covid-19 đã buộc ông Trump đình chỉ các cuộc du hành trên khắp nước để vận động sự ủng hộ và gây quỹ trong những tuần cuối trước ngày bầu cử 3/11.
Tái tục chiến dịch vận động và có mặt trong các cuộc tuần hành nhắm mục đích thuyết phục cử tri rằng ông đủ khỏe mạnh để vận động tranh cử và cai trị đất nước.
Tuy đã phổ biến nhiều băng video trên Twitter, ông Trump chưa xuất hiện trước công chúng từ khi ông xuất viện hôm thứ Hai.
Theo chương trình đã định, ông sẽ thực hiện một cuộc phỏng vấn trước ống kính của chương trình tin tức đài Fox vào tối thứ Sáu 9/10, lần đầu tiên sau khi được chẩn đoán nhiễm Covid.
Tòa Bạch Ốc khước từ, không cho biết thời điểm của lần thử nghiệm âm tính cuối của ông đối với virus Covid-19.
Các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ-CDC nói rằng những người nhiễm Covid-19 nặng cần phải cách ly ở nhà tới 20 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Trong khi đó, ông Biden tiếp tục chiến dịch vận động, với một số sự kiện được lên kế hoạch cho ngày 9/10 ở thành phố Las Vegas, bang Nevada.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden mạnh mẽ đả kích cách Tổng Thống Trump xử lý đại dịch Covid-19. Ông Biden dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trên toàn quốc, mặc dù khoảng cách biệt được thu hẹp tại một số bang chiến trường có thể quyết định kết quả bầu cử.
Bác sĩ riêng của Tổng Thống Trump Sean Conley nói trong một thông báo hôm 8/10 rằng ông Trump đã hoàn tất chương trình điều trị bệnh Covid-19, đang trong tình trạng ổn định từ khi xuất viện về nhà, và có thể tái tục công việc vào ngày thứ Bảy.
Với giọng khàn và đôi khi phải dừng lại để tằng hắng, ông Trump nói với ông Sean Hannity, người thực hiện cuộc phỏng vấn cho chương trình Fox News, rằng ông rất khỏe.
“Tôi cảm thấy khỏe khoắn vô cùng.”
Theo chương trình, ông Trump sẽ dẫn đầu một cuộc “tập họp trực tuyến” hôm 9/10 khi xuất hiện trong chương trình phát thanh bảo thủ của ông Rush Limbaugh.
Trump-Biden tổ chức sự kiện ‘solo’
thay vì đối đầu tranh luận vòng hai
Việc Tổng thống Cộng hoà Donald Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận lần hai vào ngày 15/10 với đối thủ Dân chủ Joe Biden sau khi sự kiện này được thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến vì COVID khiến ông Biden quyết định tổ chức một sự kiện riêng theo kiểu ‘town hall’ để gặp gỡ trao đổi với công chúng.
“Tôi không phí thời gian trong một cuộc tranh luận trên mạng. Đó không phải là kiểu tranh luận,” ông Trump tuyên bố trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Fox Business.
Sau bình luận của Tổng thống, cả hai ban vận động tranh cử của ông Biden và ông Trump đều đề nghị lùi cuộc tranh luận thứ nhì từ ngày 15 sang ngày 22/10. Ngày 22 vốn là ngày đáng lý sẽ diễn ra cuộc tranh luận thứ ba trước Ngày Bầu cử 3/11. Ban vận động bầu cử của ông cũng Trump đề nghị dời ngày tổ chức cuộc tranh luận thứ ba sang 29/10, nhưng phía ông Biden bác bỏ.
Thay vào đó, ban vận động của ông Biden đã nhanh chóng sắp xếp tổ chức một sự kiện ‘town hall’ tại Philadelphia vào ngày 15/10 với sự cộng tác của NBC News.
Còn ban vận động tranh cử của ông Trump cho biết Tổng thống sẽ tổ chức một cuộc mít tinh thay vì tranh luận.
Bill Stepien, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump nói: “Sự an toàn của tất cả những người liên quan có thể dễ dàng có được mà không cần phải hủy bỏ cơ hội để cử tri thấy cả hai ứng cử viên đối đầu với nhau. Chúng tôi sẽ bỏ qua sự kiện viện cớ nhằm cứu Joe Biden này và thay vào đó thực hiện một cuộc mít tinh”.
Chuyên gia: Tại sao các cuộc thăm dò bầu cử
ở Hoa Kỳ không đáng tin cậy?
Hương Thảo
Mục lục bài viết
Việc ông Trump bị nhiễm virus sẽ không thay đổi mô hình Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung
Trong bối cảnh đó, bầu cử Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Cơ quan thăm dò ý kiến mất uy tín, lặp lại sai lầm của bầu cử 2016?
“Cử tri Trump nhút nhát” sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2020
Tỷ lệ từ chối trả lời, đối tượng tập trung để hỏi, hay việc xuất hiện những người ủng hộ Trump thầm lặng có thể khiến các cuộc thăm dò xã hội không phản ánh chính xác dư luận.
Sau cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên ở Hoa Kỳ và việc Tổng thống Trump bị nhiễm COVID-19, các phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ đã liên tiếp công bố dữ liệu thăm dò. Tuy nhiên, các chuyên gia đặt ra nghi vấn, cho rằng kết quả bình chọn chưa phản ánh đúng dư luận.
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020. Cuộc bầu cử này được cho là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và việc tổng thống Trump bị nhiễm virus đã ném một quả bom chấn động cho cuộc tổng tuyển cử. Nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với chương trình “Tương tác điểm nóng” của NTDTV để
phân tích tầm quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ, các yếu tố chính ảnh hưởng đến cuộc bầu cử và xu hướng của cuộc bầu cử trong tháng tới.
Việc ông Trump bị nhiễm virus sẽ không thay đổi mô hình Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông cho biết, chỉ 3 tháng sau khi Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ nổ ra, tình hình chính trị, kinh tế, quân sự toàn cầu đều sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cuộc Chiến tranh Lạnh mới này, do đó, tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến hướng đi trong tương lai của chính sách Mỹ. Các xu hướng chính sách đều liên quan đến cuộc bầu cử này. Vào thời điểm quan trọng này, việc ông Trump bị nhiễm virus Vũ Hán (SARS CoV 2) sẽ ảnh hưởng gì đến cuộc bầu cử?
Ông Trình Hiểu Nông cho rằng, về cơ bản có ba tình huống: Tình huống thứ nhất là ông Trump vượt qua bệnh nạn một cách an nhiên, và số phiếu ủng hộ ông sẽ tăng lên; Tình huống thứ hai là ông Trump phải dưỡng bệnh và không thể tham gia các hoạt động tranh cử nên sẽ có một số tác động hạn chế; Tình huống thứ ba là nếu tình trạng của ông Trump không được cải thiện trong thời điểm hiện tại thì theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ, ông Trump có thể chuyển giao quyền vận động tranh cử cho Phó Tổng thống Pence.
Ông chỉ ra rằng căn cứ vào tình hình hiện tại, khả năng xảy ra tình huống thứ ba là rất nhỏ.
Nhiều người Hoa ở nước ngoài tin rằng Tổng thống Trump đã trải qua quá trình lây nhiễm cá nhân, và thái độ của ông đối với ĐCSTQ có thể trở nên cứng rắn hơn. Về vấn đề này, ông Trình Hiểu Nông có quan điểm khác. “Sau khi Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ bắt đầu, ông Trump đã không còn cho ĐCSTQ thêm bất kỳ khoảng trống nào, ngay cả khi ông ấy không bị lây nhiễm lần này, ông ấy cũng sẽ làm như vậy”.
Ông giải thích rằng Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ đã bắt đầu vào tháng 7 năm nay, sau khi ĐCSTQ ba lần thi hành hành động uy hiếp quân sự chống lại Hoa Kỳ. Sau khi ĐCSTQ đưa ra uy hiếp hạt nhân đối với Hoa Kỳ, khơi mào cuộc Chiến tranh Lạnh mới này, Hoa Kỳ đã áp dụng đối đầu quân sự, đối đầu gián điệp, đối đầu kinh tế và đối đầu chính trị. Với việc Hoa Kỳ phải áp dụng một cuộc đối đầu toàn diện với ĐCSTQ, Hoa Kỳ chỉ có một con đường để đi, đó là chiến đấu đến cùng cho đến khi ĐCSTQ sụp đổ.
Trong bối cảnh đó, bầu cử Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Số lượng cử tri trung lập đã giảm đáng kể và các cử tri của Đảng Dân chủ là không chắc chắn.
Hai ứng viên Trump và Biden đã có cuộc tranh luận đầu tiên vào tuần trước. Sau cuộc tranh luận, nhiều phân tích và bình luận đã được đưa ra. Trình Hiểu Nông cho rằng cuộc tranh luận này không ảnh hưởng nhiều đến sự ủng hộ của cả hai ứng viên.
“Những tranh luận của Trump cơ bản không liên quan. Cho dù ông ấy tranh luận tốt, hay không tốt, thì những người này sẽ không thay đổi ý kiến, bởi vì mọi người đều đồng ý với các giá trị của ông ấy và định hướng chính sách của ông ấy”.
“Rất rõ ràng là Biden không thể trả lời nhiều câu hỏi sắc bén mà Trump đưa ra, và ông ấy thực tế không chủ trương biện hộ cho bản thân. Hầu hết cuộc nói chuyện, ông ấy chỉ lặp lại những câu nói cũ và khuôn sáo mà Đảng Dân chủ đã nói trong nhiều thập kỷ”.
Ông cho rằng, những cử tri trung lập năm nay, về phạm vi đã thu rất nhỏ. Nếu trước đây có một lượng lớn người chưa quyết định giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, thì trong cuộc tổng tuyển cử lần này, bộ phận này chỉ rất nhỏ.
Ngược lại, trong Đảng Dân chủ đã có nhiều người tách ra, một số người chuyển sang Đảng Cộng hòa cho thấy họ sẽ bỏ phiếu cho Trump, một số người trong Đảng Dân chủ không hài lòng với Biden, nhưng cũng không muốn bỏ phiếu cho Trump. Họ băn khoăn là liệu có đi bỏ phiếu hay không, nhưng họ sẽ không bỏ phiếu cho tổng thống nào. Ông cho rằng, hiện tượng nên được chú ý là “tỷ lệ mất phiếu của Đảng Dân chủ sẽ cao đến mức nào?”.
Cơ quan thăm dò ý kiến mất uy tín, lặp lại sai lầm của bầu cử 2016?
Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận, các cuộc thăm dò của Wall Street Journal, CNN, Reuters và các phương tiện truyền thông khác cho thấy Biden đã dẫn trước, và một số ít các cuộc thăm dò trên các phương tiện truyền thông không chính thống cho thấy chiến thắng của Trump. Kết quả các cuộc thăm dò này là khác nhau, vậy liệu nó có phản ánh đúng quan điểm thực sự của xã hội Mỹ?
Trình Hiểu Nông cho rằng, dữ liệu thăm dò về cơ bản không thể phản ánh dư luận. Sau khi bắt đầu chiến dịch bầu cử năm nay, lại một lần nữa xảy ra tình huống dữ liệu thăm dò sai lệch so với thực tế, như khi Hillary và Trump đối đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Vào thời điểm đó, hầu hết
các kết quả thăm dò đều hướng đến cuộc bầu cử của Hillary, nhưng kết quả của cuộc bầu cử hoàn toàn ngược lại.
Vậy tại sao các báo cáo thăm dò lại bị sai lệch? Trình Hiểu Nông tin rằng, điểm mấu chốt là hầu hết nhân viên của các cơ quan bỏ phiếu đó có thiên kiến với Đảng Dân chủ, và họ không thể giữ thái độ trung lập trong cuộc khảo sát. Hơn nữa, một tỷ lệ rất cao những người ủng hộ ông Trump sẽ dập máy và từ chối trả lời khi họ nghe rằng cuộc gọi là một cuộc thăm dò phiếu.
Ông tin rằng, để đánh giá xem một mẫu phiếu thăm dò có đáng tin cậy hay không, “tỷ lệ từ chối trả lời” là một chỉ số quan trọng để đánh giá độ tin cậy của một mẫu thăm dò ý kiến. Nếu những người được chọn mẫu có tỷ lệ từ chối trả lời là 10% hoặc 20%, điều đó có nghĩa là cuộc thăm dò đã thất bại, cơ quan thăm dò phiếu này thiếu uy tín. Tuy nhiên, trong những năm qua, các cơ quan thăm dò ý kiến của Mỹ thường che giấu tỷ lệ từ chối, “đừng nói với độc giả rằng, quy mô mẫu của chúng ta chỉ là dữ liệu còn sót lại sau khi loại trừ số người từ chối trả lời”.
Ngoài ra, độ tin cậy của các cuộc thăm dò cũng phụ thuộc vào tính khách quan của việc lấy mẫu thăm dò. Ví dụ, theo ông Trình Hiểu Nông, các nhà thăm dò ý kiến người Mỹ đang thảo luận nội bộ về một câu hỏi, làm thế nào để tăng tỷ lệ “cử tri học thuật” trong cuộc lấy mẫu. Điều này có nghĩa là gì? Vì nhiều giáo viên đại học và trung học là thuộc cánh tả, vậy hãy cố gắng phỏng vấn họ càng nhiều càng tốt. Và sử dụng ý kiến của họ để mạo nhận ý kiến của tất cả các cử tri.
“Cử tri Trump nhút nhát” sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2020
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc thăm dò – đó là độ tin cậy của nội dung các câu trả lời của người được hỏi, cũng không được đảm bảo trong cuộc bầu cử tổng thống này.
Ông Trình Hiểu Nông giải thích rằng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1980, một nhóm được gọi là “cử tri Reagan nhút nhát” (Shy Reagan Voters) đã xuất hiện. Họ là những cử tri trung lập hoặc những người ủng hộ đảng Dân chủ. Họ đã bỏ phiếu cho Reagan vào thời điểm đó. Nhưng có thể do áp lực xã hội và các lý do khác, họ không nói sự thật cho những người thăm dò ý kiến. Vì vậy, cơ quan thăm dò phiếu không thể tìm ra.
Trình Hiểu Nông tin rằng một nhóm “cử tri Trump nhút nhát” (Shy Trump Voters) cũng xuất hiện trong cuộc bầu cử này. Một phần nguyên nhân là do một số người ủng hộ đảng Dân chủ gây áp lực xã hội lên những cử tri có quan điểm chính trị bất đồng, chẳng hạn như thóa mạ người khác, thậm chí công kích cá nhân và phá hoại các biểu ngữ ủng hộ Tổng thống Trump.
Một lý do đáng chú ý khác là khuôn viên của các trường đại học và trung học Mỹ hiện nay tràn ngập bầu không khí thiên tả, và những khẩu hiệu chính trị chính xác của đảng Dân chủ. Giáo viên đã thấm nhuần những giáo điều chính trị này vào học sinh và gây ảnh hưởng đến giá trị quan của chúng. Để tránh xung đột chính trị với con cái, nhiều bậc cha mẹ chỉ biết im lặng trước những chủ đề liên quan đến bầu cử.
Hiện tượng này có thể được nhìn thấy trong một báo cáo do Cloud Research phát hành. Báo cáo chỉ ra rằng 11,7% đảng viên Cộng hòa nói rằng họ sẽ không đưa ra ý kiến trung thực về ứng cử viên tổng thống ưa thích trong các cuộc thăm dò. Khoảng 10,5% cử tri trung lập cho biết họ cũng làm như vậy, và chỉ 5,4% đảng viên Dân chủ làm điều này.
Khi những người nêu trên không bày tỏ ý kiến thực sự của mình, và độ tin cậy của các cơ quan thăm dò phiếu nhìn chung không đủ, thì một số lượng lớn kết quả thăm dò phiếu sẽ bị bóp méo.
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông chỉ ra rằng, cơ quan thăm dò phiếu không còn là cơ quan điều tra trung lập nữa, mà đã bị lợi dụng biến thành công cụ can thiệp bầu cử, sử dụng dữ liệu bịa đặt để đánh lừa xã hội và giúp Đảng Dân chủ thắng cử. “Nó không khác gì cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông chính thống đã trở thành cơ quan ngôn luận của các đảng chính trị. Trên thực tế, nhiều tổ chức thăm dò phiếu cũng là cơ quan ngôn luận”.
Mỹ xem xét các hạn chế với Alipay và WeChat:
Tác động sẽ lớn gấp trăm lần
so với Huawei, theo chuyên gia
Hương Thảo
Thêm các rủi ro đe dọa an ninh quốc gia khác sắp bị ngăn chặn.
Tờ Bloomberg trích dẫn các nguồn tin cho biết, Hoa Kỳ đang nghiên cứu cách thức áp đặt các hạn chế đối với nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay của tỷ phú Jack Ma và WeChat Pay của Tencent. Về vấn đề này, Vương Kiếm, một nhà quan sát kinh tế và chính trị hải ngoại, đã đưa ra phân tích, ông tin rằng Hoa Kỳ rất có thể sẽ áp đặt các biện pháp chế tài đối với nền tảng thanh toán di động này của Trung
Quốc. Nếu điều này là thật, quy mô tác động của nó có thể sẽ vượt qua các chế tài đối với Huawei cả trăm lần.
Hoa Kỳ xem xét áp hạn chế đối với hệ thống thanh toán di động của Jack Ma và Tencent
Bloomberg hôm thứ Tư (7/10) dẫn các nguồn tin cho biết chính quyền Trump đang xem xét áp đặt các hạn chế đối với Ant Group và Tencent của Trung Quốc vì nền tảng thanh toán kỹ thuật số của họ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng các quan chức Mỹ lo ngại Tencent, Ant Group và các nền tảng công nghệ tài chính khác của Trung Quốc sẽ thống trị các khoản thanh toán kỹ thuật số toàn cầu, giúp Trung Quốc tiếp cận một số lượng lớn các dịch vụ ngân hàng và hàng trăm triệu dữ liệu cá nhân. Trong những tuần gần đây, các quan chức cấp cao của Mỹ đã đẩy nhanh các cuộc thảo luận về “phương thức và việc liệu có nên hạn chế Ant Group và hệ thống thanh toán của Tencent hay không”, nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Theo hai người quen thuộc với vấn đề này, các quan chức cấp cao của Mỹ đã thảo luận về ý tưởng này tại một cuộc họp được tổ chức tại Nhà Trắng vào ngày 30/9. Theo một người am hiểu vấn đề, sau khi các quan chức họp bàn về những vấn đề trên, thì Tổng thống Trump được chẩn đoán mắc COVID, nên trong vài ngày kế tiếp, vấn đề này không có nhiều tiến triển.
Theo các báo cáo, động thái này sẽ đánh dấu một sự tình trạng hạ giảm mới trong mối quan hệ Mỹ-Trung, và nó cũng cho thấy chính quyền Trump hiện đang cố gắng ngăn các công ty Trung Quốc nhúng tay vào hệ thống tài chính Mỹ trước khi nó trở thành một mối đe dọa lớn.
Nhà phân tích Supun Walpola của LightStream Research cho biết, các hạn chế của Hoa Kỳ chủ yếu nhằm ngăn Ant Group mở rộng tại thị trường Mỹ trong tương lai, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá cổ phiếu của tập đoàn này, vì Ant Group có nhiều dư địa hơn để tăng trưởng ở Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ đã ban hành lệnh cấm tải xuống TikTok do lo ngại về việc TikTok xử lý dữ liệu cá nhân. Hiện tại, ByteDance, công ty mẹ của TikTok đang nỗ lực để tránh việc ứng dụng này bị cấm ở Mỹ.
Chính quyền Trump cũng đã có hành động chống lại WeChat Pay, một phiên bản WeChat ở nước ngoài, một ứng dụng thuộc sở hữu của Tencent. Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố vào ngày 2/10 rằng họ đã kháng cáo quyết định chặn của thẩm phán đối với lệnh cấm tải xuống WeChat từ kho ứng dụng của Apple và Wechat của chính quyền tổng thống Trump.
Người phát ngôn của Ant Group tuyên bố rằng công ty “không biết về bất kỳ cuộc thảo luận nào như vậy trong chính phủ Hoa Kỳ”.
Ant Group, một công ty con của Tập đoàn Alibaba, có kế hoạch đồng thời niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải vào tháng tới, có thể lập kỷ lục IPO lớn nhất thế giới và vượt qua mức kỷ lục IPO 29,4 tỷ USD của Saudi Aramco vào tháng 12 năm ngoái.
Người kiểm soát thực tế của Ant Group là Jack Ma. Theo báo cáo tài chính của Alibaba, Jack Ma nắm giữ khoảng 8,8% cổ phần của Ant và sở hữu 50% quyền biểu quyết.
Trước đó, Bloomberg đưa tin rằng sau khi đánh giá mong muốn ban đầu của các nhà đầu tư, Ant Group đang tìm cách huy động khoảng 35 tỷ USD trong một đợt IPO ở Thượng Hải và Hồng Kông dựa trên mức định giá hơn 250 tỷ USD của công ty này.
Ant Group ban đầu được gọi là Ant Financial, nhưng do sự thắt chặt giám sát tài chính của Trung Quốc, nó được đổi tên vào năm nay để nhấn mạnh vị thế của một công ty công nghệ và mang màu sắc của một nhà cung cấp công nghệ tài chính.
Chuyên gia Vương Kiến: Tác động lệnh trừng phạt đối với thanh toán di động vượt quá các chế tài Huawei cả trăm lần
Về tin tức Mỹ đang xem xét các hạn chế đối với Alipay của Ant Group và WeChat Pay của Tencent, nhà quan sát kinh tế và chính trị hải ngoại Vương Kiến cho biết trong một chương trình phát sóng trực tuyến vào ngày 7/10 rằng, Mỹ có khả năng hạn chế nền tảng thanh toán di động của Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, xung đột Mỹ-Trung sẽ tăng lên một cấp độ mới, bởi vì Mỹ đang đối phó với cả một ngành công nghiệp, không chỉ là một hai doanh nghiệp. Một khi Alipay và WeChat Pay bị hạn chế ở Mỹ, nó cũng tương tự như việc hạn chế toàn bộ ngành thanh toán di động của Trung Quốc. Tác động của nó đối với Trung Quốc là rất lớn, so sánh với chế tài Huawei thì tác động của nó vượt quá cả trăm lần.
Quy mô thanh toán di động của Trung Quốc là rất lớn. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Analysis, tính đến cuối năm 2017, quy mô thanh toán di động của Trung Quốc đạt 117 nghìn tỷ nhân dân tệ (7
nghìn tỷ USD) vào năm 2017, với thị phần của Alipay là 54% và thị phần của nền tảng thanh toán trên WeChat vượt quá 39%.
Vương Kiến cho biết cách vận hành của Alipay và WeChat Pay trên thực chất chính là đang chộp giật thị phần với ngành ngân hàng Trung Quốc, khi số tiền gửi trong các ứng dụng thanh toán của bên thứ ba này là khổng lồ. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, trong nửa đầu năm 2018, hai gã khổng lồ thanh toán là Alipay và WeChat Pay đã tích lũy tổng cộng khoảng một nghìn tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) số dư tài khoản dự trữ của khách hàng, tương đương 90% tổng dự trữ của tất cả các tổ chức thanh toán. Dựa trên các phép tính đơn giản, lợi tức của Alipay và Tenpay là khoảng 1%, tức hơn 10 tỷ nhân dân tệ (1,4 tỷ USD) mỗi năm.
Để rút tiền, Ngân hàng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành thông tri khẩn vào tối ngày 29/6/2018, rằng bắt đầu từ ngày 9/7/2018, sẽ từng bước tăng dần tỷ lệ dự trữ tiền gửi tập trung vào cơ cấu thanh toán hàng tháng của khách hàng, thực hiện 100% tiền gửi tập trung trước ngày 14/1/2019. Theo phân tích của nhà phân tích vĩ mô Hoành Quán Phân của công ty chứng khoán Founder Securities, dự kiến số tiền ký quỹ sẽ đạt 1,04 nghìn tỷ nhân dân tệ (155 tỷ USD) vào tháng 12/2018, mang lại quy mô lợi nhuận khoảng 535 tỷ nhân dân tệ (80 tỷ USD).
Ngoài việc rút tiền khỏi nền tảng thanh toán di động, theo báo cáo của Reuters ngày 31/7/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tin rằng Alipay và WeChat Pay đang sử dụng vị trí thống lĩnh thị trường của họ để đàn áp các đối thủ cạnh tranh. Cơ quan chống độc quyền hàng đầu của Trung Quốc đang xem xét liệu có nên điều tra hai gã khổng lồ thanh toán kỹ thuật số này hay không.
Vương Kiến chỉ ra rằng, những hành động này cho thấy Alipay và WeChat Pay đã khiến Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ “mất ngủ”. Nhưng hai doanh nghiệp ngoài quốc doanh này có thể tồn tại cho đến ngày nay, nguyên nhân chủ yếu là do thanh toán di động đã trở thành hiện tượng “ngựa bất kham” đối với ĐCSTQ.
Vương Kiến cho rằng lý do cho sự phổ biến của thanh toán di động ở Trung Quốc là do lợi thế của kẻ đến sau. Việc kết hợp thanh toán bằng điện thoại di động rất phù hợp với cuộc sống của người Trung Quốc, và nhờ đó trở thành phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Trung Quốc, vốn rất cạnh tranh. Mô hình này phù hợp như một công cụ sẵn sàng để ĐCSTQ mở rộng việc sử dụng thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, và thúc đẩy “quốc tế hóa” đồng Nhân dân tệ, có thể giúp ĐCSTQ vượt qua mọi khó khăn.
Trước hết, về kịch bản sử dụng, quá trình du khách Trung Quốc sử dụng nền tảng thanh toán di động để chi tiêu ở nước ngoài có thể thúc đẩy Nhân dân tệ “đi ra toàn cầu” ở một mức độ nhất định và đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy quốc tế hóa Nhân dân tệ;
Thứ hai, Alipay và WeChat Pay đã thiết lập một nền tảng mới để lưu hành Nhân dân tệ ở nước ngoài. Mặc dù đồng Nhân dân tệ không thể lưu hành ở nước ngoài, nhưng một khi một quốc gia ở nước ngoài trở thành điểm đến du lịch phổ biến của du khách Trung Quốc, và du khách Trung Quốc sử dụng Alipay và WeChat để thanh toán mua sắm và tiêu dùng, nước này sẽ phải tìm kiếm một ngân hàng địa phương của Trung Quốc để đổi tiền. Nếu xu hướng này tiếp tục, nó sẽ làm tăng khối lượng giao dịch quốc tế của đồng Nhân dân tệ.
Do đó, thanh toán di động đã làm được hai việc trong việc giúp quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, một là giúp đồng Nhân dân tệ đi ra nước ngoài, hai là thiết lập một nền tảng để đồng Nhân dân tệ lưu thông ở nước ngoài.
Vương Kiến cho biết, tất nhiên, việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ không thể chỉ dựa vào hai điều này. Để đạt được quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, ĐCSTQ phải hiện thực hóa khả năng chuyển đổi tự do các tài khoản vốn, nhưng ĐCSTQ hiện không thể làm được điều đó. Do đó, hai điều mà thanh toán di động có thể làm được ở trên hiện vẫn là điều cần thiết đối với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Việc quốc tế hóa Nhân dân tệ hiện nay của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào thanh toán di động.
Vương Kiến chỉ ra rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Alipay và WeChat Pay mẫn cảm hơn về mặt thời điểm.
Thứ nhất, Ant Group đang chào bán cổ phiếu A trong đợt IPO trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nó.
Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc đang khá suy yếu và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài đã suy giảm. Điều này được phản ánh thông qua việc lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài giảm mạnh. Số lượng du khách đi du lịch giảm có nghĩa là việc sử dụng đồng nhân dân tệ đã giảm và ảnh hưởng bên ngoài của Trung Quốc cũng giảm;
Thứ ba, cũng là chủ yếu. Hiện tại, không còn môi trường để đồng nhân dân tệ chảy ra nước ngoài. Hoa Kỳ chọn hạn chế thanh toán di động của Trung Quốc vào thời điểm này, có thể nói đã hạn chế ảnh hưởng của nó đối với Mỹ.
Vương Kiến cho rằng, tài chính là con dao hai lưỡi, khi bên này đánh bên kia thì bên này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi nền tảng thanh toán di động của Trung Quốc chưa thể giáng đòn trả đũa vào Mỹ, thì thiệt hại cho Mỹ sẽ được giảm thiểu.
Vương Kiến phân tích rằng, mặc dù các hoạt động kinh doanh chính của Alipay và WeChat Pay là ở Trung Quốc, nhưng chỉ cần Mỹ tấn công vào nó thì sẽ khiến nó rất lo lắng, vì Mỹ là bá chủ tài chính toàn cầu. Do đó, nếu Mỹ thực sự áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành thanh toán di động của Trung Quốc, đây sẽ không phải là một trận chiến nhỏ mà là một trận đại chiến. Tác động của nó sẽ vượt xa các chế tài đối với Huawei. Đây không chỉ là lấy đi miếng phô mai trước miệng ĐCSTQ, mà là nguồn lương thực chính của ĐCSTQ.
TS Diêm Lệ Mộng công bố báo cáo thứ hai:
Covid-19 là ‘vũ khí sinh học không giới hạn’
Vũ Dương
Nhóm nghiên cứu của cô Diêm Lệ Mộng xác định virus viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) là loại “vũ khí sinh học không giới hạn”, và đại dịch lan rộng trước mắt chính là kết quả của “vũ khí chết người” này, theo SOH.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục tàn phá thế giới. Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng, một nhà virus học người Trung Quốc hiện đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, sau khi công bố báo cáo điều tra đầu tiên của mình ngày 14/9, hôm qua (8/10) đã tiếp tục công bố bản báo cáo điều tra thứ hai của mình.
Trong báo cáo, cô Diêm tiết lộ rằng quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đã sử dụng virus mẫu để tạo ra virus viêm phổi Vũ Hán trong thời gian 6 tháng. Cô Diêm khẳng định nguyên nhân đại dịch lan rộng toàn cầu lần này chính là kết quả của “chiến tranh sinh học không giới hạn”.
Cô Diêm Lệ Mộng đã chỉ ra rằng có hai khả năng về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, một là tiến hóa tự nhiên, hai là được tạo ra từ trong phòng thí nghiệm.
Trước đây, nhóm nghiên cứu của cô nhận thấy rằng bộ gen của virus này có các đặc điểm bất thường. Sau đó, nhóm cô đã sử dụng số liệu và tài liệu lịch sử hiện có để tiến hành phân tích chuyên sâu và phát hiện thêm rằng virus này không tồn tại trong giới tự nhiên, từ đó xác nhận rằng trình tự gen của virus đã được sửa đổi trong phòng thí nghiệm.
Báo cáo cũng cho rằng quy mô của vụ “đánh tráo khoa học” này đủ để chứng minh mức độ suy đồi trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật quốc tế và y tế công cộng của Trung Quốc. Do sự suy đồi này, uy tín của giới khoa học và phúc lợi của xã hội toàn cầu đều đã bị xâm hại.
Cuộc điều tra cũng phát hiện rằng các đặc điểm của virus viêm phổi Vũ Hán đáp ứng “tiêu chuẩn vũ khí sinh học” do quân đội ĐCSTQ quy định, nhưng sức hủy diệt của nó vượt xa những đặc tính của vũ khí sinh học điển hình. Hồ sơ cho thấy việc phát tán vũ khí sinh học này là cố tình, chứ không phải sự cố ngoài ý muốn.
Do đó, báo cáo nghiên cứu của nhóm cô Diêm Lệ Mộng xác định virus viêm phổi Vũ Hán là loại “vũ khí sinh học không giới hạn”, và đại dịch hiện đang tàn phá thế giới chính là kết quả của “chiến tranh sinh học không giới hạn” này.
Báo cáo nghiên cứu đầu tiên liên quan đến virus viêm phổi Vũ Hán của cô Diêm Lệ Mộng đã được công bố trên Twitter vào ngày 14/9. Báo cáo này tiết lộ rằng các đặc điểm sinh học của virus Vũ Hán không chút ăn khớp gì với các mầm bệnh trong giới tự nhiên thường hay xuất hiện trên người và động vật, do đó có thể kết rằng virus này chỉ có thể đến từ phòng thí nghiệm virus ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Có thể đấy chính là lời giải thích vì sao kể từ sau khi đại dịch bùng phát vào cuối năm ngoái đến nay, chính quyền ĐCSTQ vẫn chưa chấp thuận cộng đồng quốc tế đến thành phố Vũ Hán mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của loại virus chết người này.
Giải mã chiến dịch của Mỹ nhằm loại bỏ
Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng công nghệ
Đại Nghĩa
Mục lục bài viết
Thông điệp khẩn
Buộc phải lựa chọn
‘Ra khỏi Trung Quốc’
Xu hướng không thể thay đổi
Apple, Google và những người ông lớn khác đang chuyển dịch sản xuất để chuẩn bị cho thị trường công nghệ toàn cầu ‘tách rời’ do thương chiến Mỹ Trung.
Thông điệp khẩn
Đó là một buổi sáng mùa hè nóng nực ở Đài Bắc khi một số quan chức của Viện Hoa Kỳ Đài Loan (AIT), thực chất là đại sứ quán Hoa Kỳ, đến thăm lãnh đạo cấp cao của một công ty công nghệ lớn, nhà cung cấp chính cho Apple, Nikkei Asia cho biết.
Không giống như các chuyến thăm xã giao trước đây, lần này họ bỏ qua lời thăm hỏi và đưa ra câu hỏi thẳng thừng ngay sau khi ngồi xuống: “Tại sao ông không chuyển nhiều hơn sản xuất của mình ra ngoài Trung Quốc?” họ hỏi. “Sao các ông không chuyển nhanh hơn?”
Những người tham gia mô tả cuộc trò chuyện là “nghiêm trọng và đáng lo ngại”.
“Chúng tôi cảm thấy không ổn”, một người nói. “Họ đã hỏi nhiều câu hỏi mà chúng tôi không biết liệu chúng tôi có thể trả lời hay không. Các câu trả lời có thể liên quan đến các chiến lược chưa được báo cáo về bản thân và khách hàng của chúng tôi”.
Nhưng thông điệp rất rõ ràng: Chính phủ Mỹ đang trực tiếp kêu gọi công ty của ông cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, ông nói.
Các quan chức Mỹ cũng đã gặp một số nhà sản xuất chip hàng đầu của Đài Loan – những công ty có sản phẩm được sử dụng bởi Huawei Technologies, nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc mà Washington cáo buộc làm gián điệp cho Bắc Kinh. Tương tự, các cuộc gặp dường như là một nỗ lực nhằm lôi kéo các công ty này về phía Mỹ trong cuộc chiến công nghệ đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, nhiều nguồn thạo tin nói với Nikkei Asia.
“Họ ở đây để đảm bảo rằng chúng tôi hiểu rõ ràng về các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và cho chúng tôi biết lập trường của Mỹ về Huawei”, một nguồn tin trong ngành công nghiệp chip cho biết. “Nhưng chúng tôi xem những lời đó như một lời cảnh báo.”
Đối với các giám đốc điều hành ngành công nghiệp điện tử của Đài Loan, các cuộc gặp là một dấu hiệu khác cho thấy cuộc chiến giành vị trí tối cao về công nghệ giữa hai siêu cường trên thế giới leo thang lên một mức độ mới. Cuộc chiến bắt đầu vào năm 2016 với các lệnh trừng phạt ZTE và ngày càng nghiêm trọng hơn khi Washington gia tăng sức ép đối với các công ty Trung Quốc, mà theo họ là đang đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Alex Capri, một nhà nghiên cứu tại Quỹ Hinrich có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Washington đã vũ khí hóa chuỗi cung ứng công nghệ trong chất bán dẫn, để làm chậm lại tham vọng công nghệ của Trung Quốc”. Ông nói, Mỹ đang hướng tới mục tiêu “đàn áp mô hình chủ nghĩa kỹ trị chuyên chế của Bắc Kinh”.
Các giám đốc điều hành Đài Loan hiểu thông điệp mang tính khẩn cấp này: Di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, giảm quan hệ với các khách hàng Trung Quốc như Huawei và sát cánh với Mỹ, hoặc đối mặt với tình huống xấu nhất có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của Washington.
Buộc phải lựa chọn
Ý tưởng gỡ bỏ chuỗi cung ứng công nghệ phức tạp đã phát triển ở Trung Quốc trong hai thập kỷ qua là điều không tưởng chỉ hai năm trước đây. Nhưng áp lực từ chính quyền tổng thống Trump đã biến điều này thành hiện thực, với các công ty từ Apple đến Google đã rút lui từ Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia trong 36 tháng qua.
Ngồi trên ranh giới đứt gãy ngăn cách Trung Quốc và Mỹ trong một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ mới, các công ty của Đài Loan đang bị buộc phải chọn phe, dù không muốn.
“Đây là một thời kỳ rất hỗn luận. Ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ chưa bao giờ cần chú tâm đến các biến động chính trị quốc tế như bây giờ”, Tung Tzu-hsien, Chủ tịch Pegatron, nhà cung cấp chính của Apple, gần đây phát biểu tại một diễn đàn về thời đại hậu Covid-19 ở Đài Bắc.
Thực tế là các nhà phát triển chip vẫn dựa vào một số nhà cung cấp công cụ thiết kế và sản xuất chip quan trọng của Mỹ như Applied Materials, Lam Research, KLA, Synopsys và Cadence Design Systems để tạo ra những con chip tiên tiến nhất có thể.
Điều đó đã buộc tất cả các nhà cung cấp chip trên thế giới phải xin giấy phép từ chính phủ Mỹ để bán hàng cho Huawei từ ngày 15/9. Kể từ đó, các công ty cung cấp công nghệ đã rơi vào tình thế gần như không tưởng, phải xoay sở giữa Mỹ và Trung Quốc để tránh hứng chịu cơn thịnh nộ của một trong hai chính phủ.
“Nói chung, các công ty công nghệ đa quốc gia sẽ không muốn chọn phe trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhưng họ vẫn phải chuẩn bị cho [một] kịch bản tồi tệ hơn có thể xảy ra”, Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng công nghệ cấp cao tại Đài Loan Viện Nghiên cứu Kinh tế, nói với Nikkei.
Tháng trước, chính phủ Mỹ, thông qua AIT, đã công khai lặp lại thông điệp riêng của mình rằng tất cả các nhà cung cấp công nghệ nước ngoài nên rời khỏi Trung Quốc.
Ngày 4/9, Giám đốc AIT Brent Christensen đã tổ chức một diễn đàn về tái cấu trúc chuỗi cung ứng, cùng với các đối tác EU, Canada và Nhật Bản, để công khai ủng hộ việc tách rời khỏi Trung Quốc.
Ông nói: Các công ty quốc tế “ngày càng nhận ra mối nguy hiểm trong việc kết nối tương lai của họ với Trung Quốc” và đã bắt đầu tìm kiếm các trung tâm sản xuất và chế tạo thay thế bên ngoài đại lục.
Ông Christensen đã kêu gọi các quốc gia khác hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng ở những nơi khác. “Những lợi ích và giá trị chung được chia sẻ khiến chúng ta trở thành những đối tác một cách rất tự nhiên, và chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn nếu làm việc cùng nhau”.
Cho đến nay, phản ứng của Trung Quốc vẫn là sự câm lặng, nhưng rất ít giám đốc điều hành công nghệ cho rằng họ có thể tin tưởng vào khả năng nhẫn nhịn của Bắc Kinh. Một nhà cung cấp công nghệ nói với Nikkei rằng họ đã nhận được nhiều yêu cầu gặp gỡ với các quan chức địa phương của Trung Quốc “để uống trà”, và trong các cuộc họp đó, các quan chức sẽ yêu cầu các nhà cung cấp cam đoan không rút lui hoặc cắt giảm việc làm.
Tài khoản Twitter Commerce-wealth_DE dẫn một bản tin trong đó Ngoại trưởng Mỹ Pompeo gọi các khoản đầu tư của Huawei vào các nước là “hoạt động săn mồi” (ảnh chụp màn hình Twitter).
Các nhà cung cấp hầu hết đều thận trọng không công khai kế hoạch đa dạng hóa của họ vì sợ chính quyền địa phương Trung Quốc chú ý.
“Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là để bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương trong cuộc chiến giữa hai con voi khổng lồ [Mỹ và Trung Quốc]”, một giám đốc chuỗi cung ứng cho biết, đồng thời nói thêm rằng họ đã cố gắng âm thầm xử lý một số tài sản ở Trung Quốc và lấy tiền ra khỏi đất nước để đầu tư vào Đông Nam Á.
“Chúng tôi lo lắng tài sản của chúng tôi ở Trung Quốc một ngày nào đó có thể trở thành con tin nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục xấu đi”, ông nói thêm.
‘Ra khỏi Trung Quốc’
Đối với ngành công nghệ, nó báo hiệu sự kết thúc của một kỷ nguyên. Trước đây, họ có thể thiết kế các sản phẩm ở phương Tây và sản xuất tại trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc, nơi được ngân hàng Bank of America gọi là “Khu vực sinh tồn”, bởi trong suốt ba thập kỷ, khu vực này đã cung cấp sự kết hợp tối ưu giữa các nhân tố chi phí, chất lượng, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Ngành công nghiệp đã bắt đầu một cuộc di cư chưa từng thấy trong hai đến ba thập kỷ. Theo số liệu chính phủ, khoảng 2.000 công ty Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc trong tất cả các lĩnh vực – bao gồm nhiều nhà cung cấp công nghệ chính – đã cho thấy kế hoạch đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc.
Nhật Bản đã khởi động một chương trình trợ cấp 220 tỷ yên (2,08 tỷ USD) để khuyến khích các công ty đưa ngành sản xuất về nước và phân bổ thêm 23,5 tỷ yên để tài trợ cho việc chuyển sản xuất sang Đông Nam Á. Tính đến tháng 7 năm nay, gần 90 công ty Nhật Bản đã được chấp thuận trợ cấp, trong khi hơn 1.600 công ty đã nộp đơn xin trợ cấp. Đến lượt mình, Đài Loan đã thực hiện chiến dịch “chuyển sản xuất trở lại Đài Loan” với việc giảm thuế và lãi suất cho vay đặc biệt kể từ cuối năm 2018.
Apple bắt đầu sản xuất hàng loạt AirPods tại Việt Nam từ đầu năm nay và có kế hoạch mang nhiều sản phẩm hơn đến các quốc gia Đông Nam Á, trong khi mới năm ngoái, tất cả các sản phẩm như vậy đều được “made in China”. Gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Cupertino cũng yêu cầu hai nhà lắp ráp iPhone chủ chốt Foxconn và Wistron mở rộng quy mô sản xuất tại Ấn Độ, đồng thời gấp rút đưa một nhà cung cấp quan trọng khác là Pegatron nhanh chóng xây dựng cơ sở tại đây vào mùa hè này.
Samsung Electronics đã đóng cửa các cơ sở lắp ráp điện thoại thông minh cuối cùng ở Trung Quốc vào năm 2019 để chuyển toàn bộ dây chuyền sang Việt Nam và Ấn Độ. Việc sản xuất máy chủ cho các trung
tâm dữ liệu của Google, Amazon và Facebook đã chuyển sang Đài Loan trong khi hai năm trước, tất cả các máy chủ như vậy đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Nhiều hãng công nghệ lớn đã đang chuyển dịch dần sản xuất ra khỏi Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter).
“Suy nghĩ của khách hàng đã thay đổi. Căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh buộc họ phải nghĩ đến chiến lược sản xuất của mình, giống như mua bảo hiểm cho chính họ. Trong 2-3 năm tới, bạn sẽ không chỉ thấy những nhà lắp ráp điện tử lớn mà ngày càng có nhiều nhà cung cấp linh kiện chuyển công xuất ra ngoài Trung Quốc để hỗ trợ chuỗi cung ứng mới”, giám đốc điều hành một nhà cung cấp iPhone cho biết.
Sự bùng phát bất ngờ của COVID-19 càng thúc đẩy các nhà cung cấp công nghệ đa dạng hóa rủi ro khi dồn tất cả nguồn lực của họ vào một khu vực duy nhất. Trong khi đó, lo ngại về vấn nạn gián điệp nước ngoài gia tăng đã củng cố thái độ cứng rắn chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc.
Một người quản lý tại Alpha Networks có trụ sở tại Đài Loan, nhà cung cấp thiết bị định tuyến, bộ chuyển mạch và thiết bị mạng, nói với Nikkei: “Kể từ năm ngoái, khi chúng tôi ngồi lại với khách hàng Hoa Kỳ, câu hỏi đầu tiên của họ là: Bạn có cung cấp linh kiện sản xuất ‘ngoài Trung Quốc không ‘, đặc biệt là đối với những sản phẩm sẽ dùng trong mạng di động không dây? “
Ông nói thêm rằng, kết quả là Alpha Networks đã bắt đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt sản xuất. “Những khách hàng người Mỹ này hiện cho rằng sẽ không an toàn nếu những sản phẩm này được sản xuất tại Trung Quốc”.
Đối với các công ty như Acter Group, công ty xây dựng cơ sở vật chất cho Google và các nhà cung cấp chính của Apple như Pegatron, Wistron và nhiều công ty khác, việc mở rộng chuỗi cung ứng công nghệ ra Đông Nam Á đã trở thành một chất xúc tác tăng trưởng quan trọng. Lai Ming-kun, Tổng giám đốc Acter, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy các dự án tương lai của chúng tôi từ các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang tăng lên rất nhiều”.
Angie Tsao, giám đốc kiêm người phát ngôn của Acter nói với Nikkei Asia: “Năm ngoái, chúng tôi vừa nghe nhiều thông tin rằng một số công ty đang cố gắng đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc. “Nhưng năm nay, tất cả những tin tức này đã trở thành hiện thực. … Những nhà cung cấp công nghệ này thực sự bắt đầu xây dựng hoặc mở rộng các cơ sở mới và chúng tôi cũng đã phân bổ một số nhân viên Trung Quốc để giúp các doanh nghiệp đang phát triển của chúng tôi ở đó”.
Xu hướng không thể thay đổi
Tuy nhiên, ngay cả trước chiến tranh thương mại, một số nhà cung cấp đã tìm cách chuyển một số hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á trong bối cảnh chi phí gia tăng và tình trạng thiếu lao động ở Trung Quốc. Trong bốn đến năm năm qua, các nhà sản xuất ngày càng khó thu hút đủ công nhân trong dây chuyền sản xuất vào mùa cao điểm. Thiếu công nhân, giá đất và tiền lương tăng cao đã trở thành vấn đề đau đầu chung của các nhà cung cấp trong những năm gần đây, và đã thúc đẩy các công ty tìm kiếm các giải pháp thay thế bên ngoài Trung Quốc.
Sean Kao, nhà phân tích của IDC, cho biết nhiều công ty đã phải chịu chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc trong vài năm và bắt đầu đánh giá một số kế hoạch đa dạng hóa, nhưng không ai trong số họ thực hiện các kế hoạch này cho đến khi chiến tranh thương mại bắt đầu.
Anh Kao nói:
“Tuy nhiên, không có quốc gia nào có thể thay thế hoàn toàn Trung Quốc. Nhưng căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc và sau đó là COVID-19, đã kích hoạt làn sóng thúc đẩy tất cả các nhà cung cấp này và khách hàng của họ quyết tâm chuyển ít nhất một số hoạt động sản xuất của họ sang nước khác và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân … Đây là làn sóng mới, không thể thay đổi được”.
Một chuỗi cung ứng mới đang xuất hiện ở Đông Nam Á và Ấn Độ, chưa đầy 1.000 ngày sau khi làn sóng thuế quan trừng phạt đầu tiên đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc được thực hiện vào năm 2018 khi căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang.
Các ngành công nghiệp trong các lĩnh vực và các nhà theo dõi thị trường đang chăm chú quan sát cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, nhưng không nhiều người trong số họ tin rằng sự cạnh tranh và căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh sẽ giảm xuống, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo.
Chuyên gia vạch trần mối quan hệ
giữa ĐCSTQ với các cuộc bạo loạn ở Mỹ
Quý Khải
Hầu hết các cuộc bạo loạn đang tàn phá nước Mỹ trong vài tháng qua đều được phát động bởi hai tổ chức xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Trevor Loudon, tác giả và nhà làm phim, một chuyên gia đã nghiên cứu các tổ chức chính trị cực đoan và các nhóm khủng bố, cũng như sức ảnh hưởng bí mật của chúng đối với nền chính trị chủ lưu trong hơn 30 năm qua.
Hai tổ chức, một là Tổ chức Xã hội Chủ nghĩa Con đường Tự do (Freedom Road Socialist Organization – FRSO) có trụ sở tại thành phố Minneapolis (bang Minnesota, Mỹ), một tổ chức công khai ủng hộ ĐCSTQ, và hai là tổ chức Đường Giải phóng (Liberation Road) đặt tại Khu vực vùng Vịnh ở bang California, vốn có quan hệ mật thiết với lãnh sự quán Trung Quốc tại địa phương và Hiệp hội Cấp tiến Trung Quốc (Chinese Progressive Association – CPA), là những tác nhân đứng đằng sau các cuộc bạo động gần đây ở Hoa Kỳ, ông Loudon cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên chương trình Crossroad của tờ The Epoch Times.
Đường Giải phóng
Đường Giải phóng “về cơ bản là một phong trào do Trung Quốc chỉ đạo”, ông Loudon cho biết. Nó là một tổ chức xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ hệ tư tưởng Mác-xít, “với trọng tâm rõ ràng là làm dấy khởi bầu không khí chống đối ông Trump”, trang web của tổ chức này cho biết.
Đường Giải phóng, mà các thành viên của nó từng “thiêu rụi Ferguson, Missouri thành tro bụi vào năm 2014,” đã tách khỏi FRSO vài năm trước “và đây là tổ chức mẹ của Black Lives Matter [Tổ chức Người da đen đáng được sống – BLM]”, ông Loudon nói.
Nhóm biểu tình Black Lives Matter đốt một tiệm xe hơi bên dưới tấm biển đề (Black Lives Matter) tại thành phố Kenosha, Wisconsin, Mỹ hôm 23/8 (ảnh chụp màn hình Twitter).
Alicia Garza là người đồng sáng lập phong trào Black Lives Matter và cũng là người đứng đầu dự án Black Future Labs (một tổ chức ủng hộ quyền lợi người da màu tại Mỹ). Trên trang chủ Black Futures Labs, có thông tin cho biết đây là “một dự án được tài trợ thường niên về mặt tài chính bởi Hiệp hội Tiến bộ Trung Quốc”.
Một số kênh truyền thông bác bỏ cáo buộc về mối liên hệ giữa Black Future Labs với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi vì có đến hai tổ chức mang tên “Hiệp hội Cấp tiến Trung Quốc”, một ở thành phố San Francisco và một ở thành phố Boston. Theo đó Black Future Labs chỉ hợp tác với Hiệp hội Cấp tiến Trung Quốc ở San Francisco, vốn là độc lập và khác biệt với tổ chức cùng tên ở Boston, theo tờ New York Times.
Tuy nhiên, cả hai tổ chức cùng mang tên “Hiệp hội Cấp tiến Trung Quốc (CPA)” lại đều được kiểm soát bởi tổ chức Đường Giải phóng”, ông Loudon tiết lộ. “Cả hai đều bị kiểm soát bởi những người theo chủ nghĩa Mao, những người đã từng là một phần của cùng một tổ chức lớn hơn trong suốt 50 năm qua. Họ có thể tự chủ và độc lập về mặt tổ chức, nhưng họ thuộc về cùng một phong trào”.
Ông Loudon nói, CPA ở Boston có quan hệ rất chặt chẽ và chính thức hợp tác với Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, nhưng Hiệp hội Cấp tiến Trung Quốc ở San Francisco cũng có quan hệ rất chặt chẽ với lãnh sự quán Trung Quốc tại đây. Họ đều là “cả hai tổ chức bình phong của cùng một tổ chức cộng sản” dù rằng họ được điều hành bởi các hội đồng riêng biệt và độc lập, ông nói thêm.
Ngoài ra, Alicia Garza và hai người đồng sáng lập BLM khác “trực tiếp có liên kết với Đường Giải phóng”, ông Loudon nói.
Ông Loudon cũng giải thích rằng Black Lives Matter có các mối liên kết với ĐCSTQ thông qua tổ chức đồng minh Asians for Black Lives (Người châu Á ủng hộ cuộc sống người da đen). Hai nhà sáng lập hàng đầu của Asians for Black Lives, Alex Tom và Eric Mar, đều từng là lãnh đạo Hiệp hội Cấp tiến Trung Quốc, ông cho biết.
Alex Tom từng công khai chia sẻ các mối liên hệ của anh ta với Đại sứ quán Trung Quốc hoặc một Lãnh sự quán Trung Quốc, còn Eric Ma là “đồng minh rất thân cận” của Russell Lowe, một điệp viên ĐCSTQ từng làm việc tại văn phòng Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (Đảng Dân chủ – bang California) trong khoảng 20 năm, ông Loudon nói.
Tổ chức Xã hội Chủ nghĩa Con đường Tự do (FRSO)
FRSO được kiến lập dựa trên hệ tư tưởng Mác-xít với sứ mệnh đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội ở Hoa Kỳ. Một trong những mục tiêu của nó là tìm cách thành lập một Đảng Cộng sản mới trên đất Mỹ, theo tuyên bố trên trang web tổ chức này.
Bức tượng thánh Junipero Serra bị nhóm biểu tình BLM giật đổ và bôi nhọ trong Công viên Golden Gate ở thành phố San Francisco, CA (ảnh chụp màn hình Twitter).
Trang web của FRSO công khai tuyên bố rằng nó ủng hộ chính quyền Trung Quốc, ông Loudon cho biết, và nó đã là một phần trong phong trào Mao Trạch Đông trong 40 năm qua. Tổ chức này cũng có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ và lặp lại các tuyên truyền của nó, thậm chí một số cán bộ của nó sinh sống ở Trung Quốc đại lục.
Chính FRSO là nhân tố phát khởi các cuộc bạo động gần đây ở thành phố Minneapolis, với vai trò chủ chốt thuộc về thành viên Jess Sundin, anh này cũng là người đứng đầu một phong trào có tên là Liên minh khu vực Twin Cities đòi công lý cho Jamar (Twin Cities Coalition for Justice 4 Jamar), cùng vợ của thư ký chính trị FRSO, ông Loudon nói.
Ông Loudon từng sản xuất một video bên trong bao gồm một podcast ghi âm lại lời của Sundin, “thừa nhận rằng cô ta là người tổ chức chính các cuộc bạo động”, đồng thời nói về niềm vui mà cô ấy được tận hưởng khi chứng kiến một khu vực cảnh sát “bị thiêu thành tro bụi”.
Cô này cũng thừa nhận rằng bạo lực, cướp bóc và đốt phá “về bản chất là một phần của phong trào”, ông Loudon nói, “Đây không phải là một cuộc biểu tình ôn hòa bị lợi dụng [và kích động thành bạo lực]”.
Ông Loudon cho biết các cuộc bạo động và bất ổn ở các thành phố khác gồm Kenosha, Dallas, Houston, Tallahassee, Jacksonville, Miami, Tampa, Salt Lake City và Los Angeles đều được tổ chức và điều phối bởi cùng một nhóm.Ông Loudon đã viết rằng thư ký chính trị của FRSO bà Steff Yorek từng công khai tuyên bố vào ngày nhậm chức của Tổng thống Trump rằng, “Chúng ta cần phải đứng trên đường phố trong suốt bốn năm để phản đối Trump và khiến đất nước này lâm vào tình cảnh bất trị”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bieu-tinh-bao-loan-o-my-do-ban-tay-dcstq-phat-dong-theo-chuyen-gia.html
Chủ tịch Hạ viện Pelosi
muốn viện dẫn Hiến pháp để loại bỏ TT Trump
Thanh Hải
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm thứ Năm (8/10) trong một cuộc họp báo đã nói với các phóng viên rằng bà và các Nghị sĩ Đảng dân chủ dự định sẽ sử dụng tu chính án thứ 25 để loại bỏ Tổng thống Trump, trong bối cảnh ông đang điều trị viêm phổi Vũ Hán.
Fox News dẫn lời bà Pelosi nói: “Nhân tiện, ngày mai, ngày mai hãy đến đây”, bà nói. “Chúng ta sẽ nói về Tu chính án thứ 25”.
Bà Pelosi lưu ý rằng công chúng cần biết tình trạng sức khỏe của Tổng thống. Bà nhấn mạnh: “Có một câu hỏi mà ông ấy từ chối trả lời… xét nghiệm âm tính cuối cùng của ông ấy là khi nào?” . “Hãy cho chúng tôi xem ngày, thời gian mà lần cuối ông ấy xét nghiệm âm tính”.
Tu chính án thứ 25 cho phép Phó tổng thống trở thành quyền Tổng thống nếu xác định được Tổng thống “không thể đảm trách các quyền lực và nhiệm vụ của mình”.
Theo bà Pelosi, biện pháp này sẽ đảm bảo việc điều hành đất nước hiệu quả và không bị gián đoạn. Theo đó một ủy ban dự kiến sẽ được thành lập nhằm đánh giá năng lực của ông Trump.
Tổng thống Trump sau đó đáp trả khi tweet rằng: “Nancy điên rồ mới là người nên bị theo dõi. Họ không gọi bà ấy là Điên rồ một cách vô cớ!”
Tu chính án thứ 25 yêu cầu một tuyên bố về trạng thái bất lực của tổng thống được gửi từ phó tổng thống, và đa số người đứng đầu nhánh hành pháp “hoặc cơ quan khác theo luật như Quốc hội”, được gửi đến người phát ngôn Hạ viện – trong trường hợp này là bà Pelosi – và chủ tịch Thượng viện – hiện là Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, Đảng Cộng hòa.
Tuy rằng tu chính án cho phép Quốc hội thông qua một đạo luật để tạo ra một cơ quan ban hành một tuyên bố như vậy, nhưng bà Pelosi sẽ phải thuyết phục các thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện tán đồng với nó. Thêm vào đó, Phó Tổng thống Mike Pence cũng sẽ phải ký vào bản tuyên bố, một khả năng rất khó xảy ra.
Ông Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business sáng thứ Năm rằng ông đang “cảm thấy tốt” và không cho rằng mình “có bất kỳ khả năng lây nhiễm nào”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-tich-ha-vien-pelosi-muon-vien-dan-hien-phap-de-loai-bo-tt-trump.html
Chủ Tịch Hạ Viện từ chối giúp đỡ ngành
hàng không trước khi đạt được dự luật hỗ trợ kinh tế
Tin Washington DC – Vào thứ Năm, 8 tháng 10, Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã cho biết sẽ không chấp nhận một dự luật ngân sách dành riêng cho các hãng hàng không, trước khi đạt được một dự luật hỗ trợ kinh tế toàn diện.
Tuyên bố của bà Pelosi được đưa ra vào 2 ngày sau khi Tổng Thống Trump quyết định tạm ngừng mọi cuộc đàm phán về dự luật kinh tế cho đến sau cuộc bầu cử, nhưng vẫn muốn ưu tiên giúp đỡ ngành hàng không. Các hãng hàng không vào tuần trước đã bắt đầu cho tạm nghỉ hơn 33,000 nhân viên, với phần lớn thuộc về 2 hãng American và United.
Trước đó, các hãng này đã đồng ý không cắt giảm nhân viên cho tới ngày 1 tháng 10, theo điều kiện để nhận quỹ hỗ trợ 25 tỷ Mỹ kim, vốn nằm trong đạo luật CARES Act trị giá tổng cộng 2.2 ngàn tỷ Mỹ kim được Quốc Hội phê chuẩn vào tháng 3.
Các hãng hàng không hiện đang rất khó khăn do nhu cầu di chuyển giảm mạnh vì đại dịch Covid-19. Công đoàn lao động đang thúc giục chính phủ Trump và Quốc Hội cấp thêm 25 tỷ Mỹ kim hoặc nhiều hơn, để duy trì việc làm trong ngành hàng không đến hết tháng 3, 2021.
Các hãng hàng không American và United cũng cam kết sẽ thuê mướn lại nhân viên nếu tiếp tục được hỗ trợ. Kế hoạch giúp đỡ ngành hàng không được ủng hộ bởi cả hai đảng, nhưng Hạ Viện và chính phủ Trump vẫn chưa thể đồng thuận về ngân sách cấp cho các chương trình hỗ trợ khác.
Vào cuối buổi họp báo ngày thứ Năm, bà Pelosi nói Tòa Bạch Ốc và đảng Dân Chủ nên tiếp tục đàm phán về dự luật cứu trợ (Ngô Bảo)
Tới tháng 3/2021, Hoa Kỳ có thể
có đủ lượng vắc xin Covid-19 cho người Mỹ
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Mỹ Alex Azar cho biết hôm thứ Năm 8/10 rằng Mỹ có thể có đủ số liều vắc xin ngừa Covid-19 cho mọi người dân Mỹ sớm nhất là vào tháng 3/2021, lời tiên liệu này còn lạc quan hơn cả những gì Tổng thống Donald Trump đã công bố, tin của CNBC và Reuters cho hay.
Ông Azar được CNBC và Reuters trích lời nói rằng chương trình vắc xin ngừa virus corona của chính quyền ông Trump, có tên là Chiến dịch Tốc độ Cực nhanh, dự kiến sẽ có tới 100 triệu liều vào cuối năm nay.
Thông tin trên được ông Azar nêu ra trong bài phát biểu quan trọng trong khuôn khổ một hội nghị qua mạng về virus corona, có tên là Chăm sóc Y tế Goldman Sachs, CNBC và Reuters tường thuật.
Ông Azar nói: “Như vậy là đủ để cung cấp cho những nhóm dân cư đặc biệt dễ bị tổn thương”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi dự kiến sẽ có đủ vắc xin cho mọi người Mỹ muốn tiêm vắc xin vào tháng 3 đến tháng 4 năm 2021”, vẫn theo tin của CNBC và Reuters.
Vì đại dịch, các quan chức y tế Hoa Kỳ đã tăng tốc phát triển các ứng cử viên vắc xin bằng cách đầu tư vào nhiều giai đoạn nghiên cứu mặc dù làm như vậy có thể là vô ích nếu rốt cuộc vắc xin lại không hiệu quả hoặc không an toàn.
Theo CNBC, ông Azar cho biết Hoa Kỳ hiện đang sản xuất các liều của cả 6 loại vắc xin tiềm năng được chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn tại hơn 23 cơ sở sản xuất.
Đó là các vắc xin của Moderna, Pfizer, AstraZeneca và Johnson & Johnson, tất cả đều đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối.
Ông Azar cho hay Hoa Kỳ cũng đang tích lũy kim tiêm, ống tiêm, chai lọ và các vật tư khác cần thiết cho việc chủng ngừa.
Vị bộ trưởng ca ngợi mối quan hệ đối tác giữa chính phủ Mỹ với công ty cung cấp y tế McKesson, hãng được coi là nhà phân phối chính về vắc xin Covid-19.
“Chúng tôi vô cùng hài lòng với thành công của chúng tôi cho đến nay”, Bộ trưởng Azar nói, được CNBC dẫn lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khẳng định là một loại vắc xin có thể được cấp phép để sử dụng khẩn cấp vào đầu tháng 10, và sẽ có đủ số liều vắc xin cho mọi người dân Mỹ vào tháng 4/2021.
Bộ trưởng Azar cho biết hôm 8/10 rằng các quan chức y tế Hoa Kỳ tin là việc cho phép sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp “chỉ phù hợp trong những hoàn cảnh cụ thể”, và cũng là khi mà “đã có đủ lượng vắc xin được sản xuất”.
Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hồi tháng 9 vạch ra một kế hoạch sâu rộng về việc cung cấp vắc xin Covid-19 miễn phí cho tất cả người dân Mỹ, CNBC cho hay.
Trong kế hoạch này, CDC cho biết họ dự đoán là ban đầu vắc xin ngừa virus corona sẽ được cấp phép sử dụng khẩn cấp trước khi được phê duyệt chính thức.
Vào thời điểm đó, Giám đốc CDC, Tiến sĩ Robert Redfield, cho biết phần lớn các bước, nhưng không phải là toàn bộ, được mô tả trong bản kế hoạch sẽ giống như nhiều hoạt động thường quy của việc chủng ngừa và lập kế hoạch ứng phó với đại dịch cúm.
CDC cho biết, khi có được số lượng vắc xin lớn hơn, sẽ có hai mục tiêu đồng thời: làm cho nhiều người có thể tiếp cận với tiêm chủng, và đảm bảo những cộng đồng dân cư mục tiêu đạt tỷ lệ cao về chủng ngừa, đặc biệt là những người có nguy cơ tử vong cao hoặc dễ bị biến chứng do Covid-19.
Thông tin của Bộ trưởng Azar được đưa ra giữa lúc các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và các nhà khoa học lo ngại rằng vắc xin Covid-19 sẽ được phân phối trước khi nó được thử nghiệm đầy đủ.
Đầu tuần này, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA nêu ra các tiêu chuẩn an toàn cập nhật để các nhà sản xuất vắc xin Covid-19 áp dụng, CNBC cho biết.
Các tiêu chuẩn đó, được đăng trên trang web của FDA, gần như chắc chắn sẽ ngăn cản việc tung ra vắc xin trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 sắp tới.
Bộ tiêu chuẩn đã được gửi đến các công ty dược phẩm. Bản thân những công ty đó cũng đang cố làm giảm bớt mối lo ngại rằng việc phát triển vắc xin đang diễn ra quá nhanh, khó đảm bảo an toàn.
Theo CNBC, các công ty ra một tuyên bố chung vào tháng 9 cam kết họ “đứng về phía khoa học” thay vì chính trị, và nói rằng các thử nghiệm lâm sàng sẽ không hy sinh tính an toàn hoặc hiệu quả của vắc xin.
Hoa Kỳ : FBI thông báo phá vỡ âm mưu bắt cóc
một nữ thống đốc bang và gây nội chiến
Minh Anh
Viện Công Tố quận Tây bang Michigan ngày 08/10/2020 công bố cáo trạng kết tội 13 người thuộc một nhóm cực hữu Mỹ mưu toan bắt cóc nữ thống đốc bang Michigan. Âm mưu này đã bị FBI phá vỡ sau một thời gian âm thầm theo dõi.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :
« Khi tôi tuyên thệ nhậm chức cách nay 22 tháng, tôi biết rằng công việc này sẽ rất khó khăn nhưng chưa bao giờ tôi hình dung đến một chuyện như thế… », bà Gretchen Whitmer phát biểu. Nữ thống đốc bang Michigan đã bị những thành viên một nhóm cực hữu nhắm đến trong một kế hoạch bắt cóc.
Nhóm này đã bị cảnh sát theo dõi trên các mạng xã hội và đã bị bắt trước khi chuyển sang hành động. Họ còn đi xa đến mức thử cả các thiết bị gây nổ. Gretchen Whitmer tố cáo tổng thống Mỹ, người đã từ chối lên án những nhóm chủ trương “Da Trắng thượng đẳng”, khuyến khích những hành động kiểu này.
Bà nói : “Khi các nhà lãnh đạo của chúng ta phát biểu, từng lời được chú ý. Chúng có một sức mạnh. Khi các nhà lãnh đạo gặp gỡ, khuyến khích, kết thân với những kẻ ‘khủng bố trong nước’, thì họ đang hợp pháp hóa các hành động của những kẻ đó. Như vậy, họ là những kẻ đồng lõa”
Theo cáo trạng, những thành phần cực hữu này dự kiến phán xét nữ thống đốc vì tội phản bội sau khi bắt cóc bà. Những kẻ này chỉ trích bà Gretchen Whitmer đã thiết lập một chế độ chuyên chế bằng cách đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt chống dịch bệnh virus corona. Phe cực hữu này còn buông lời đe dọa gây ra bạo động nhằm kích động một cuộc nội chiến. Sáu trong số 13 người bị bắt có nguy cơ lãnh án tù chung thân. »
Các viên chức ICE bắt giữ 128 người
sinh sống tại các thành phố trú ẩn ở California
Vào thứ tư (ngày 7 tháng 10), các viên chức di dân cho biết họ đã bắt giữ hơn một trăm người trên khắp California trong một hoạt động nhắm vào các cộng đồng nơi các viên chức địa phương đã áp dụng các chính sách hạn chế cảnh sát hợp tác đầy đủ với các cơ quan di dân liên bang.
Các viên chức thuộc Cơ quan Thực thi Di dân và Quan Thuế (ICE) cho biết cơ quan này đã bắt giữ 128 người ở các khu vực Los Angeles, San Diego và San Francisco, từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10. Một phần trong chiến dịch “Operation Rise” mới nhất của cơ quan này, các vụ bắt giữ nhắm vào những người đã “bị bắt vì phạm tội nhưng đã được các cơ quan hành pháp tiểu bang hoặc địa phương trả tự do, mặc dù lệnh bắt giữ của các cơ quan di dân vẫn còn hiệu lực.
Ông Chad Wolf, quyền Bộ trưởng Bộ Nội An cho biết một số chính trị gia địa phương, bao gồm cả nhiều người ở California tiếp tục đặt chính trị lên trên an toàn công cộng bằng cách ban hành cái gọi là chính sách thành phố trú ẩn gây tổn hại đến sự an toàn của đất nước. Gần 100 người đang bị tạm giam ở khu vực Los Angeles.
Theo luật thành phố trú ẩn của California, sự hợp tác giữa cơ quan hành pháp địa phương và các cơ quan di dân liên bang bị hạn chế. Mặc dù ICE có quyền quyền truy bắt những người bị nghi ngờ vi phạm luật di dân, nhưng cơ quan này cho biết sự thiếu hợp tác khiến công việc của các cảnh sát của họ trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn nhiều. (BBT)
Biển Đông : Canada kêu gọi NATO
theo dõi các hoạt động của Trung Quốc
Thanh Hà
Phát biểu trong khuôn khổ diễn đàn Globsec tổ chức tại Brastialava- Slovakia trong hai ngày 07 và 08/10/2020 qua cầu truyền hình, bộ trưởng Quốc Phòng Canada, Harjit Sajjan thúc giục Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) giám sát các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, bởi đây là những hoạt động « đáng quan ngại » thách thức an ninh quốc tế.
Theo báo Hindustan Times, ngày 08/10/2020, tham dự hội thảo bàn tròn Globsec, bộ trưởng Quốc Phòng Canada một mặt lên án Bắc Kinh dùng đòn « ngoại giao con tin », bắt giữa hai công dân để gây áp lực với Ottawa trên hồ sơ cho dẫn độ cựu giám đốc tài chính tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ. Trả lời hãng tin Canadian Press, bộ trưởng Sajjan nói thêm : việc bắt con tin để gây áp lực về mặt ngoại giao không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Mặt khác ông Harjit Sajjan mạnh mẽ lên tiếng về vấn đề Biển Đông và cho rằng cộng đồng quốc tế đang trông thấy rõ những « tham vọng thực thụ » của Trung Quốc. Ottawa chủ trương NATO cần theo dõi các hoạt động của Bắc Kinh trong vùng biển này bởi vì « công luận cần được bảo đảm rằng đây là một quyết tâm tập thể và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương cần đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ về chính sách phòng thủ và khả năng răn đe ».
Các tuyên bố trên đây của ông Harjet Sajjan được đưa ra vào lúc quan hệ giữa Canada và Trung Quốc tiếp tục xấu đi kể từ năm 2018 sau vụ Tư Pháp Canada bắt giữ và có thể cho dẫn độ về Mỹ bà Mạnh Vãn Châu. Không chỉ là con gái sáng lập viên tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc Hoa Vi, bà Mạnh còn là cựu giám đốc tài chính của một đại tập đoàn đang trong tầm ngắm của chính quyền Trump.
Để trả đũa Ottawa, Bắc Kinh đã bắt giữ hai công dân Canada là nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor vì tội « làm gián điệp và cung cấp các bí mật quốc gia » của Trung Quốc cho nước ngoài.
Cập nhật Covid và tình hình Tổng thống Trump
Lục Du
Theo cập nhật của Worldometers, tính tới sáng thứ Sáu (9/10) thế giới có 36.723.982 người nhiễm virus Vũ Hán (tăng 334.309), trong đó có 1.066.122 người tử vong (chiếm 3%) tăng 6.129, 27.622.293 người hồi phục (chiếm 75%). Các con số thống kê cho thấy dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên khắp các châu lục.
Hoa Kỳ hiện vẫn là vùng dịch viêm phổi Vũ Hán lớn nhất thế giới với 7.827.412 người nhiễm (tăng 50.549) và 217.615 người tử vong (tăng 834).
Trong một diễn biến liên quan tới việc Tổng thống Trump đã vượt qua Covid, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, Bill Stepien hôm thứ Năm (8/10, giờ Mỹ) thông báo, ông chủ tòa Bạch Ốc sẽ tổ chức một cuộc vận động tranh cử vào 15/10, thay vì tranh luận trực tuyến với đối thủ Joe Biden.
Bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley nói rằng Tổng thống Trump “đã phản ứng rất tốt với việc điều trị” và ông sẽ “trở lại với các hoạt động công khai” vào thứ Bảy (10/10).
Dịch Covid ở châu Âu vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu. Các quốc gia của châu lục này vẫn đang nỗ lực áp dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế sự lây lan của loại virus chết người tới từ Trung Quốc.
Romania (nhiễm: 145.700 tăng 3.130, tử vong: 5,247 tăng 44) đã tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia có nguy cơ cao để ngăn chặn sự gia tăng mạnh các trường hợp nhiễm nCoV mới.
Tây Ban Nha (nhiễm: 884.381 tăng 5.585, tử vong: 32.688 tăng 126) cho biết thành phố Madrid phải áp đặt các hạn chế đi lại hoặc đối mặt với tình trạng khẩn cấp.
Pháp (nhiễm: 671.638 tăng 18.129, tử vong: 32.521 tăng 76): Các bệnh viện ở Paris đã chuyển sang chế độ khẩn cấp trong bối cảnh số bệnh nhân Covid-19 gia tăng.
Ý (nhiễm: 338.398, tăng 4.458, tử vong: 36,083 tăng 22): Lần đầu tiên có hơn 4.000 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán hàng ngày kể từ giữa tháng Tư.
Tình hình dịch ở châu Á vẫn chưa có nhiều điểm sáng. Ấn Độ (nhiễm: 6.903.806, tăng 70.818, tử vong: 106.554 tăng 1.000) vẫn là vùng dịch lớn nhất châu lục này, xếp kế tiếp là Iran, Irag.
Philippines hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, với 331.869 người nhiễm (tăng 2.363), trong đó có 6.069 ca tử vong (tăng 144).
Dịch Covid vẫn đang hoành hành ở châu Phi, trong đó Nam Phi là vùng dịch lớn nhất với 686,891 người nhiễm (tăng 1.736) và 17.408 (tăng 160).
Tình hình ở Nam Mỹ cũng không khả quan. Brazil là vùng dịch đứng đầu khu vực này với 5.028.444 người nhiễm (tăng 26.087) và 148,957 (tăng 653).
https://www.dkn.tv/the-gioi/cap-nhat-covid-va-tinh-hinh-tong-thong-trump.html
WHO báo cáo COVID trên thế giới
tăng kỷ lục trong một ngày
Tổ chức Y tế Thế giới hôm 8/10 ghi nhận một ngày virus corona tăng cao kỷ lục toàn cầu: tăng 338.779 ca trong 24 giờ đồng hồ dẫn đầu bởi làn sóng bùng phát lây nhiễm tại Châu Âu.
Châu Âu báo cáo 96.996 ca mới, mức cao nhất trong khu vực từ trước tới nay mà WHO ghi nhận.
Số người chết toàn cầu tăng 5.514 ca lên thành 1,05 triệu người.
Số kỷ lục về ca nhiễm mới từng được WHO ghi nhận trước đây là 330.340 hôm 2/10 và kỷ lục về số tử vong mà WHO ghi nhận là 12.393 vào ngày 17/4.
Cả khu vực Châu Âu hiện có nhiều ca COVID hơn Ấn Độ, Brazil hay Mỹ.
Ấn Độ báo cáo 78.524 ca mới, tiếp theo là Brazil với 41.906 ca và Mỹ với 38.904 ca, theo WHO. Dữ liệu của WHO không có báo cáo hàng ngày của mỗi nước.
Theo phân tích của Reuters về những dữ liệu gần đây của các nước, lây nhiễm COVID-19 đang gia tăng tại 54 quốc gia, trong đó có đà tăng tại Argentina, Canada và phần lớn Châu Âu.
Lây nhiễm tại Anh đạt mức kỷ lục với thêm trên 17.000 ca ghi nhận hôm 8/10.
Số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày của Pháp vẫn ở trên ngưỡng kỷ lục 18.000 ca trong ngày thứ nhì hôm 8/10.
Số ca nhiễm trung bình tại Bỉ gia tăng trong 7 ngày liên tiếp và Đức hôm 8/10 báo cáo số ca mới gia tăng hàng ngày ở mức kỷ lục kể từ tháng 4.
Trong khi Ấn Độ vẫn dẫn đầu thế giới về số ca báo cáo hàng ngày, số ca nhiễm mới giảm 20% so với lúc cao điểm trước đây.
Tại Mỹ, số ca mới cũng tăng lên kể từ đầu tháng 9 cùng với những bệnh nhân COVID nhập viện mới nhất.
Trump hay Biden :
Châu Âu vẫn vỡ mộng đồng minh với Mỹ
Thu Hằng
Trong bốn năm, “cơn cuồng phong” Trump đã xóa sổ mọi di sản đối ngoại của người tiền nhiệm Barack Obama. Những đồng minh châu Âu của Washington không còn dám tin vào “giấc mơ Mỹ” dù Trump hay Biden thắng cử. Một mặt do châu Âu đã có cách nhìn khác về Hoa Kỳ, mặt khác do xã hội Mỹ cũng thay đổi sâu sắc trong nhiệm kỳ Trump (2017-2021).
Chính sách co cụm “Nước Mỹ trước tiên” của tổng thống Trump đã làm giảm uy tín của Mỹ trên trường quốc tế, đặc biệt là các đồng minh châu Âu giờ phải dè chừng. Tháng 08/2020, tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng lấy làm tiếc về vai trò của Mỹ với tư cách là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới. Ông Macron vẫn hy vọng “Hoa Kỳ là một đối tác cho an ninh chung của một châu Âu có chủ quyền”. Thế nhưng, mối quan hệ Mỹ-châu Âu như “bát nước hắt đi khó hớt lại đầy”. Mỹ rút, nhường lại chỗ cho Trung Quốc và Nga gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Quan hệ đồng minh : Sứt mẻ dưới “Trump I”, sẽ tệ hại dưới “Trump II”
Trong bốn năm, tổng thống Trump đã “kịp” rút Mỹ khỏi hầu hết các thỏa thuận, hiệp định quốc tế quan trọng (Khí hậu, hạt nhân Iran…), mà nhiều đồng minh châu Âu là đối tác. Liên Hiệp Châu Âu và Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng nằm trong danh sách những định chế bị chính quyền Trump chỉ trích : Thành viên NATO phải tăng đóng góp nếu muốn Mỹ duy trì “ô bảo vệ”, nhiều đồng minh châu Âu bị tổng thống Trump gọi là “mối đe dọa cho an ninh quốc gia” khi ông giải thích quyết định tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập từ châu Âu (công cụ, máy móc và ô tô của Đức, rượu vang Pháp, dược phẩm Ailen…) nhằm giảm thâm hụt thương mại, lên đến 151,6 tỉ euro vào năm 2019.
Nếu tổng thống đương nhiệm tái đắc cử, tình hình dưới thời Trump II sẽ tồi tệ hơn hiện nay vì ông Trump “sẽ hoàn toàn thoái mái hơn và không còn hạn chế nào hết”, theo nhận định của Gérard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Washington, được trang News24 trích dẫn. Cụ thể, Mỹ có thể rời NATO, rút quân khỏi Hàn Quốc và Afghanistan, Trung Quốc ngày càng bành trướng và châu Âu, không còn được Mỹ hỗ trợ, bị cuốn vào rối loạn, theo liệt kê của Sylvie Kauffmann trên Le Monde.
Chắc chắn sẽ có“một thế giới đa cực nhưng không phải đa phương”, theo quan sát của một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu, và điều này mở đường cho tình trạng tái xung đột. Trong khi đó, Pháp và Đức, hai thành viên trụ cột của Liên Hiệp Châu Âu, vẫn chưa thống nhất được về việc liệu Liên Âu có trở thành cực thứ thứ ba trên trường quốc tế hay không.
Biden mở ra thời kỳ mới ?
Nếu ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ, nhiều nước châu Âu thấy khả năng quay lại “ngoại giao truyền thống”. Ông Joe Biden hứa “sẽ đưa ra những biện pháp có hiệu lực ngay lập tức để đổi mới nền dân chủ và quan hệ đồng minh” của Mỹ. Châu Âu còn kỳ vọng gì hơn để khép lại “chương Trump” ? Mỹ sẽ trở lại Thỏa thuận Khí hậu, ở lại với NATO, đồng hành đối phó với đối thủ chiến lược Trung Quốc, duy trì vai trò trong thế giới đa phương…
Tuy nhiên, vẫn theo nhận định của Sylvie Kauffmann, những lời hứa của ông Joe Biden rất mông lung, không rõ ràng để “đoạn tuyệt” với chính sách đối ngoại trong thời kỳ Trump. Ngoài ra, về mặt thương mại, châu Âu chỉ có thể kỳ vọng là chính quyền Joe Biden sẽ giảm bớt sức ép, “chú ý đến thể thức hơn”, nhưng “các cuộc đàm phán sẽ vấn rất gay go, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không”, theo nhận định của nhà kinh tế Manuel Maleki, thuộc Edmond de Rothschild với báo Les Echos, mà ví dụ điển hình là quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP) dưới thời Obama.
Nếu ứng viên đảng Dân Chủ thắng cử, ông Biden sẽ thể hiện thái độ hữu hảo hơn, thoải mái hơn như châu Âu vẫn thích, nhưng mối quan hệ Mỹ-Âu sẽ không bao giờ trở lại được như trước đây vì đã quá rạn nứt. Cả cựu đại sứ Pháp tại Mỹ Gérard Araud cũng như chính trị gia Đức Nobert Rottgen, thuộc đảng CDU, đều có chung nhận định : “Châu Âu phải tự khẳng định là một sức mạnh địa chính trị”. Ông Gérard Araud còn so sánh “châu Âu như loài động vật ăn cỏ cuối cùng” trong thế giới động vật ăn thịt, và “châu Âu phải thay đổi chế độ ăn của mình”.
Từ Hoa Vi đến Giải Phóng Quân Nhân Dân:
Luân Đôn cảnh báo đe dọa đến từ Bắc Kinh
Mai Vân
Quan hệ Anh-Trung phải chăng đang trải qua giai đoạn tức nước vỡ bờ? Câu hỏi này đang được đặt ra sau hàng loạt động thái cứng rắn của Luân Đôn nhắm vào Bắc Kinh, trên mọi hồ sơ từ Hồng Kông, Duy Ngô Nhĩ, cho đến Biển Đông, Hoa Vi. Nổi bật hơn cả, nhưng ít được nói đến, là sự kiện tư lệnh lực lượng võ trang Anh ngày 30/09/2020 đã công khai xác định rằng Trung Quốc – cùng với Nga – là những mối đe dọa hàng đầu.
Phát biểu tại trung tâm tham vấn Policy Exchange ở Luân Đôn, tướng Nick Carter đã lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đang sử dụng các cuộc tấn công mạng, các chiến dịch thông tin sai lệch và những biện pháp giám sát hàng loạt để tiến hành cả một cuộc “chiến tranh chính trị” ở phương Tây, với mục tiêu “phá vỡ sức mạnh ý chí” của đối phương mà không để cho tình hình leo thang thành xung đột chính thức.
Để đối phó, người đứng đầu lực lượng võ trang Vương Quốc Anh đã phác họa chiến lược mới mà ông đề ra cho quân đội Anh, để chống lại các mối đe dọa đến từ những quốc gia mà ông gọi là “đối thủ độc tài – authoritarian rivals”.
Áp dung bài bản của “Siêu Hạn Chiến”
Về Trung Quốc, lãnh đạo quân đội Vương Quốc Anh đã nhấn mạnh đến chủ trương thao túng các thể chế và luật pháp quốc tế, sử dụng công nghệ để đạt các mục tiêu chiến lược quân sự nhưng được ngụy trang dưới vỏ bọc liên doanh dân sự.
Đối với tướng Nick Carter, thủ đoạn này của Trung Quốc, mà ngày nay thường được gọi là “chiến tranh luật pháp – lawfare” trong lĩnh vực an ninh, bắt nguồn từ học thuyết “Siêu Hạn Chiến” – hay chiến tranh không giới hạn – mà Quân Đội Trung Quốc đề ra vào cuối những năm 1990 và sau đó tiếp tục được hoàn thiện.
Tướng Carter cho rằng các chiến thuật của Trung Quốc đã “đi trước sự chuyển biến của luật pháp quốc tế để cho các hành động của họ khỏi bị coi là hành vi gây chiến theo định nghĩa hiện hành của luật pháp quốc tế”.
Theo ông: “Các văn kiện có thẩm quyền của Giải Phóng Quân Nhân Dân (Trung Quốc) đã lập luận rằng ranh giới không rõ ràng giữa hòa bình và chiến tranh mở ra cho quân đội cơ hội đạt được mục đích, ngụy trang các hoạt động (chiến tranh) của họ dưới vỏ bọc dân sự, tức là vỏ hòa bình.”
Lũng đoạn WHO, tung bẫy nợ khắp nơi, gây hấn với láng giềng
Trong bài phân tích về chiến lược mới của tướng Carter, nhật báo Anh The Independent đã gắn liền đánh giá của nhân vật lãnh đạo Quân Đội Anh với những cáo buộc đang nhắm vào Trung Quốc.
Trước hết là vai trò của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19. Trong vấn đề này, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) với vị tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus được Trung Quốc hậu thuẫn, đã bị cho là đã cố tình làm ngơ trước những cáo buộc theo đó Bắc Kinh đã che giấu sự bùng phát của virus corona vào lúc đầu và không cung cấp thông tin về loại virus này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố “chấm dứt” quan hệ của Mỹ với WHO vì không quy trách nhiệm cho Bắc Kinh về đại dịch , trong khi đó thì các quốc gia thành viên của WHO đã bỏ phiếu cho mở một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch.
Trung Quốc cũng bị buộc tội cố tình gieo rắc “sự lệ thuộc vào nợ” thông qua “Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường” ở các nước đang phát triển và sau đó chiếm lấy các vùng lãnh thổ chiến lược, chẳng hạn như cảng Hambantota ở Sri Lanka, khi các con nợ không thể trả được các khoản vay.
Trong khi đó, Quân Đội Trung Quốc đã đụng độ với quân đội Ấn Độ ở vùng biên giới trên bộ giữa hai nước, cho tập trận gần Đài Loan, đối đầu với một số quốc gia láng giềng, và đàn áp các quyền công dân ở Hồng Kông sau khi giành quyền kiểm soát lãnh thổ này.
Tướng Carter nhận định: “Cuộc khủng hoảng Covid đã nêu bật những thách thức phức tạp và biến hóa nhanh chóng mà các nhà nghiên cứu, xã hội dân sự và tất nhiên là giới hoạch định chính sách đang gặp phải trước các cách dùng tuyên truyền, sử dụng dữ liệu một cách sai lệch, thông tin thất thiệt và gây ảnh
hưởng chiến lược. Và các đối thủ đọc tài của chúng ta đã sử dụng những kỹ thuật này một cách hiệu quả nhất”.
“Bằng chứng rõ ràng” là Hoa Vi thông đồng với Nhà Nước TQ
Lời tố cáo Trung Quốc “sử dụng công nghệ để đạt các mục tiêu chiến lược quân sự nhưng được ngụy trang dưới vỏ bọc liên doanh dân sự” mà tư lệnh Quân Đội Anh đưa ra như đã được minh họa bằng kết luận của một cuộc điều tra của Hạ Viện Anh, xác định có “bằng chứng rõ ràng về sự thông đồng” giữa Hoa Vi và Nhà Nước Trung Quốc.
Trong bản báo cáo điều tra về An Ninh Mạng 5G công bố ngày 08/10/2020, Ủy Ban Quốc Phòng của Hạ Viện Anh đã khẳng định rằng tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi – luôn tự nhận mình là doanh nghiệp tư nhân – thực ra đã cấu kết với guồng máy của Nhà Nước Cộng Sản. Ủy Ban cho biết đã có “bằng chứng rõ ràng” về vấn đề này nhưng không đi vào chi tiết.
Trên cơ sở kết luận đó, Hạ Viện Anh khuyến cáo chính quyền là phải cho loại bỏ toàn bộ thiết bị của Hoa Vi vào năm 2025, sớm hơn thời hạn dự kiến là 2027.
Bản báo cáo trích dẫn một nhà đầu tư tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc “đã tài trợ khoảng 75 tỷ đô la cho Hoa Vi trong ba năm qua” giúp cho hãng này bán được phần cứng của mình với “giá thấp đến mức nực cười”.
Điều này càng làm nổi bật tuyên bố của một nhà nghiên cứu, cáo buộc rằng Hoa Vi đã “tham gia vào nhiều hoạt động tình báo, bảo mật và sở hữu trí tuệ”, điều mà tập đoàn này đã liên tục phủ nhận.
Ủy Ban kết luận: “Rõ ràng là Hoa Vi có liên hệ chặt chẽ với Nhà Nước và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bất chấp những tuyên bố trái ngược của họ. Thực tế đó được chứng minh bằng mô hình sở hữu của tập đoàn và các khoản trợ cấp mà Hoa Vi đã nhận được.”
Từ bạn vàng trở thành đối thủ phê phán dữ dội nhất
Báo cáo của Hạ Viện và lời cảnh báo của Tư lệnh Quân Đội Anh là dấu hiệu mới nhất cho thấy là chỉ trong vài tháng, chính sách Trung Quốc của Vương Quốc Anh đã thay đổi hoàn toàn. Cho đến gần đây, Luân Đôn luôn tự nhận mình là “đối tác tốt nhất của Trung Quốc ở phương Tây” và cam kết phát huy mạnh hơn nữa “kỷ nguyên vàng son” được tuyên bố trong quan hệ với Bắc Kinh.
Trước khi nhậm chức thủ tướng vào tháng 7 năm ngoái, ông Boris Johnson còn khẳng định rằng chính phủ của ông sẽ rất “thân Trung Quốc” và “rất nhiệt tình với Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường”. Tuy nhiên, kể từ lúc đó, Vương Quốc Anh đã trở thành một trong những nước phê phán Trung Quốc dữ dội nhất, không ngần ngại chọc giận Bắc Kinh khi loại bỏ Hoa Vi khỏi mạng 5G, quyết định cung cấp cho hàng triệu người Hồng Kông khả năng trở thành công dân Anh và lên kế hoạch kềm chế các khoản đầu tư của Trung Quốc.
Pháp, Hoa Kỳ và Nga sẽ đàm phán
ở Nagorno-Karabakh
trong bối cảnh lo ngại về chiến tranh khu vực
Tin từ BAKU/YEREVAN/PARIS – Pháp, Hoa Kỳ và Nga sẽ đẩy mạnh nỗ lực để chấm dứt giao tranh giữa Azeri và các lực lượng dân tộc Armenia ở Nam Caucasus bằng cách tổ chức các cuộc đàm phán tại Geneva vào hôm thứ Năm, khi nỗi lo về một cuộc chiến tranh khu vực đang ngày càng gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết các đại diện của Nga, Pháp và Hoa Kỳ cũng sẽ gặp nhau tại Moscow vào hôm thứ Hai để tìm cách thuyết phục các bên tham chiến đàm phán về một lệnh ngừng bắn.
Ông Le Drian không nói rõ liệu có đại diện nào của Armenia và Azeri sẽ tham dự hay không, nhưng Azerbaijan cho biết ngoại trưởng Jeyhun Bayramov của họ sẽ đến thăm Geneva vào hôm thứ Năm (8/10).
Bộ Ngoại giao Armenia cho biết Ngoại trưởng Zohrab Mnatsakanyan sẽ đến thăm Moscow vào hôm thứ Hai, nhưng không nêu rõ thông tin chi tiết. Họ loại trừ một cuộc họp với ông Bayramov. Các bên tham chiến cho đến nay vẫn phớt lờ các lời kêu gọi ngừng bắn của Paris, Washington và Moscow, những bên làm trung gian trong gần ba thập niên trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, một vùng núi mà theo luật pháp quốc tế thuộc về Azerbaijan nhưng được cư trú và điều hành bởi người Armenia.
Các nhà lãnh đạo Azeri và Armenia cũng bất đồng về các điều kiện đình chiến bắt đầu vào ngày 27 tháng 9. Hơn 360 người thiệt mạng, bao gồm 320 quân nhân và 19 thường dân ở Nagorno-Karabakh, và 28 thường dân Azeri. Đây là những cuộc đụng độ đẫm máu nhất kể từ cuộc chiến năm 1991-1994 ở Nagorno-Karabakh khiến khoảng 30,000 người thiệt mạng. (BBT)
Covid-19 : Bệnh viện Pháp chuẩn bị đón
« đợt thủy triều » thứ hai
Minh Anh
Tối ngày 08/10/2020, Cơ quan Y tế vùng Île-de-France kích hoạt Kế hoạch Trắng cho các bệnh viện, nâng cấp báo động sang mức 2, huy động « mọi nguồn lực » chuẩn bị đón « đợt thủy triều » bệnh nhân Covid-19 trong những tuần sắp tới.
Bốn ngày sau khi công bố một loạt các biện pháp nghiêm ngặt mới tại vùng Île-de-France ((Paris và vùng phụ cận), lãnh đạo Cơ quan Y tế vùng, ông Aurélien Rousseau trên mạng xã hội Twitter thông báo là đã « yêu cầu lãnh đạo các cơ sở y tế vùng huy động mọi nguồn lực và chuẩn bị cho những ngày sắp tới ».
Kế hoạch Trắng đã chuyển sang cấp độ 2 do bệnh nhân Covid-19 đã chiếm tới 40% tổng số giường bệnh trong các khoa hồi sức. Theo giải thích của tờ Le Parisien, Kế hoạch Trắng là một công cụ cho phép mỗi cơ sở y tế huy động tức thì mọi nguồn lực có sẵn trong trường hợp dòng người nhập viện tăng đột biến.
Một cách cụ thể : Các kế hoạch giải phẫu không quan trọng buộc phải đình hoãn và huy động mọi nguồn nhân sự cần thiết, nghĩa là các nhân viên y tế có nguy cơ không được nghỉ phép trong những ngày sắp tới.
Vẫn theo nhật báo Paris này, cơn ác mộng làn sóng thứ nhất vẫn chưa qua. Trước đây, vào lúc dịch đạt đỉnh cao nhất, số giường hồi sức đã được huy động tối đa nhưng vẫn không đủ đáp ứng, nhiều bệnh nhân buộc phải chuyển sang các bệnh viện tỉnh khác. Lần này, vùng Île-de-France lo ngại không thể trông cậy vào các tỉnh, vốn dĩ cũng đang trong tình trạng « báo động ».
Hôm qua, 08/10/2020, là ngày thứ hai liên tiếp Pháp ghi nhận có trên 18.000 ca nhiễm mới thường nhật. Số tử vong trong vòng 24 giờ là 76 người, nâng tổng số nạn nhân lên thành 32.521 người. Toàn nước đã có 7.624 người phải nhập viện, cao hơn hôm trước 88 người, trong đó có 1.427 ca phải hồi sức tăng cường, chiếm thêm 11 giường so với 24 giờ trước đó.
Trong bối cảnh này, bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire, ngày 08/10/2020 thông báo một loạt các biện pháp để hỗ trợ kinh tế. Quỹ Liên Đới sẽ được mở rộng cho nhiều ngành nghề khác và cho cả những doanh nghiệp nào có tới 50 lao động, so với quy định trước đây chỉ là 20 người.
Châu Âu báo động làn sóng dịch bệnh thứ hai
Tình hình dịch bệnh tại châu Âu cũng không mấy sáng sủa. Trước đà lây nhiễm Covid-19 tăng vọt trở lại, nhiều biện pháp phòng chống đã được ban hành tại nhiều nước trong khu vực.
Các quán bar và cà phê tại Bruxelles, thủ đô nước Bỉ, được lệnh đóng cửa kể từ thứ Năm 08/10 trong vòng một tháng. Tại Đức, hai thành phố lớn là Berlin và Frankfurt thiết lập lệnh giới nghiêm. Người dân Ý và Ba Lan được yêu cầu phải đeo khẩu trang ở những công cộng. Những ai vi phạm có thể bị phạt nặng, có khi lên đến 1.000 euro như tại Roma.
Trong khi đó tại Áo, quốc gia Trung Âu chỉ có 9 triệu dân hôm qua ghi nhận mức nhiễm bệnh thường nhật kỷ lục 1.200 người bất chấp nhiều biện pháp tăng cường. Hệ quả là tỷ lệ tín nhiệm của người dân đối với chính phủ tụt giảm mạnh, chỉ còn có 53% số người được hỏi là cho rằng chính phủ xử lý dịch bệnh đúng đắn, theo như ghi nhận của thông tín viên đài RFI, Isaure Hiace từ Vienna.
Pháp : Cải cách chế độ nghỉ thai sản đối với nam giới
Thùy Dương
Kỳ nghỉ thai sản được trả lương dành cho nam giới tại Pháp sẽ được kéo dài gấp đôi, từ 14 ngày lên thành 28 ngày, trong đó có 7 ngày nghỉ bắt buộc. Chế độ cải cách sẽ được áp dụng kể từ giữa năm 2021, phần nào giúp nước Pháp thu hẹp khoảng cách, bắt kịp các nước châu Âu tiến bộ về chế độ nghỉ thai sản và tăng cường bình đẳng nam-nữ.
Bước tiến lớn hướng đến bình đẳng nam-nữ
Theo phủ tổng thống Pháp, cải cách lần này « sẽ cho phép nước Pháp từ vị trí trung bình ở châu Âu vươn lên nhóm các nước dẫn đầu, cùng với Tây Ban Nha, Thụy Điển, Na Uy hay Bồ Đào Nha. Thời gian là một trong những yếu tố chính để thắt chặt sợi dây kết nối giữa em bé với cha mẹ. Hiện nay, thời gian 14 ngày là quá ngắn ». Chính phủ Pháp cho biết, theo một cuộc khảo sát, 80% dân số Pháp ủng hộ việc tăng số ngày các ông bố nghỉ phép chăm con.
Đích thân tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ngày 23/09/2020, phát biểu : « Cho đến nay, kỳ nghỉ thai sản dành cho các ông bố kéo dài 14 ngày, với rất nhiều quy định tùy theo lĩnh vực hoạt động. Nhưng 14 ngày như thế vẫn là chưa đủ. Tất cả mọi người đều nói như vậy. Hơn nữa, điều này cũng thể hiện sự bất bình đẳng. Vì thế, quyết định mà chúng tôi đưa ra rất đơn giản. Chúng tôi sẽ kéo dài kỳ nghỉ thai sản cho các ông bố lên thành 1 tháng. Khi sinh con, mỗi ông bố có 1 tháng nghỉ trong đó có 7 ngày nghỉ bắt buộc. Quyết định này là một bước tiến, gắn liền mong muốn của rất đông quý vị và cũng có liên quan đến một công trình nghiên cứu trong nhiều tháng qua.
Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất : Đây là một biện pháp thúc đẩy sự bình đẳng nam – nữ. Đây là một bước tiến triển lớn và tôi hoan nghênh chuyện này. Khi con của quý vị chào đời, không có lý nào chỉ có người mẹ chăm sóc em bé. Điều quan trọng là cả hai bậc phụ huynh đều có trách nhiệm chăm lo chuyện đó. Đó là thời kỳ rất đầm ấm, thời kỳ chăm sóc nuôi nấng trẻ sơ sinh. Em bé sẽ lớn lên và trong tương lai trở thành người trưởng thành. Hơn nữa, đó cũng là nhằm có thêm sự bình đẳng trong việc cha mẹ chia sẻ nhiệm vụ ngay từ ngày đầu tiên khi em bé được sinh ra.
Vì thế, biện pháp kéo dài kỳ nghỉ thai sản dành cho các ông bố là việc vô cùng quan trọng trong số tất cả những việc mà chúng tôi đã thực hiện kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống 5 năm để tăng cường bình đẳng nam – nữ ».
Sợi dây kết nối với con cái
« Công trình nghiên cứu trong nhiều tháng qua » mà nguyên thủ Pháp Macron nói ở trên chính là báo cáo mang tên« 1.000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của trẻ em ».Đây là báo cáo của Hội đồng chuyên gia do chính phủ thành lập, gồm 17 nhà khoa học, đứng đầu là nhà tâm lý trẻ em Boris Cyrulnik, trong đó có phần nói về vai trò quan trọng của người cha đối với con cái trong những tháng ngày đầu đời của em bé, cả về sức khỏe thể chất và tâm lý, tinh thần.
Trả lời đài France Info, chuyên gia tâm lý trẻ nhỏ, Romain Dugravier, cho là trước đây kỳ nghỉ thai sản ngắn hơn của người cha, hoặc chủ yếu được xem như một kỳ nghỉ bổ sung, hoặc để có thể giúp đỡ người mẹ chăm con, nhưng lần này tham vọng của hội đồng chuyên gia là làm thế nào để cả hai bậc phụ huynh, cha và mẹ, đều có thể tham xây dựng những mối kết nối đầu tiên với em bé và có thời gian dành cho việc điều đó.
Nước Pháp từ tiên phong thành tụt hạng ?
Nhìn lại dòng thời gian, chế độ nghỉ thai sản đối với nam giới tại Pháp bắt đầu có từ năm 2002 : Khi em bé chào đời, các ông bố có 14 ngày nghỉ được hưởng lương. Với quyết định này, nước Pháp khi đó trở thành một trong những nước đi tiên phong ở châu Âu về chế độ nghỉ thai sản dành cho các ông bố. Thế nhưng, liên tiếp trong những năm sau đó, các quốc gia láng giềng lại ban hành chế độ « hào phóng » hơn, dần dần vượt xa và đẩy nước Pháp vào thế « tụt hạng » về chế độ nghỉ thai sản.
Lần này, ngay cả với 28 ngày nghỉ thai sản dành cho nam giới, nước Pháp vẫn đứng sau các nước Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Litva. Chẳng hạn, số ngày nghỉ hiện giờ ở Tây Ban Nha là 8 tuần nhưng sẽ được tăng lên thành 16 tuần vào năm 2021. Còn tại Đan Mạch, cho dù các ông bố chỉ có 14 ngày nghỉ chăm con, nhưng lại có quyền đăng ký hưởng chế độ nghỉ của mẹ em bé. Đứng cuối bảng là Ý và Hy Lạp, với lần lượt 7 và 2 ngày nghỉ thai sản dành cho người cha.
Nhưng đứng đầu bảng ở châu Âu hiện nay vẫn là Na Uy, Đức và Thụy Điển, không chỉ vì số ngày nghỉ mà cả về chuyện cho phép cha và mẹ em bé chia sẻ hay chuyển nhượng cho nhau kỳ nghỉ thai sản được hưởng lương để tiện thu xếp chuyện chăm sóc con cái tùy theo hoàn cảnh cá nhân và công việc của mỗi người. Anh Tom Trones, người Na Uy, vui vẻ chia sẻ :“Tôi mới có con cách nay 6 tháng. Với tôi, việc có vài tuần nghỉ phép khi mới có con là điều rất quan trọng. Và đương nhiên là chúng tôi có kỳ nghỉ thai sản cho các ông bố và kéo dài ít nhất là 10 tuần”.
Là nước đầu tiên có chế độ nghỉ thai sản cho nam giới (từ năm 1974), tại Thụy Điển, cha mẹ em bé có tổng cộng 480 ngày nghỉ thai sản và có thể chia sẻ cho nhau, nhưng mỗi người phải bảo đảm nghỉ ít nhất 60 ngày và được hưởng lương. Nước Đức không có chế độ nghỉ thai sản dành riêng cho các ông bố, nhưng nam giới có quyền sử dụng ngày nghỉ thai sản của người bạn đời để ở nhà chăm sóc con nhỏ. Phụ nữ Đức được hưởng tới 420 ngày nghỉ thai sản.
Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra toàn thế giới, kỳ nghỉ thai sản hào phóng nhất cho các ông bố thuộc về nam giới Hàn Quốc : 53 tuần. Cô Kim Yu Mi, một kỹ sư tại Hàn Quốc, kể lại :“Cách nay vài năm, khi có người phụ nữ hay đàn ông nào đó muốn nghỉ thai sản, người ta nói với họ : ‘Anh/chị hãy cứ nghỉ ngơi đi, tôi không biết vị trí của anh/chị sẽ thế nào nhưng thôi cứ nghỉ ngơi đi’. Nhưng chuyện này đã thay đổi rất nhiều”.
Còn tại Mỹ thì sao? Bà Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook, giải thích: “Chúng tôi (Mỹ) là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới mà phụ nữ không được hưởng chế độ nghỉ thai sản được trả lương, kỳ nghỉ thai sản dành cho các ông bố còn là chuyện hiếm hoi hơn nữa. Mọi người không được hưởng kỳ nghỉ phép có lương mà họ cần để chăm sóc cho bản thân và cho gia đình. Tôi cho rằng chúng tôi sẽ phải cải thiện chuyện này.”
Khoảng cách giữa quy định và thực tế
Dẫu sao đi chăng nữa, ở các nước có chế độ nghỉ thai sản áp dụng cho nam giới, từ quy định đến thực tế vẫn còn một khoảng cách lớn. Tại Na Uy, chỉ có 70% các ông bố tạm thời « rút lui » khỏi công sở ít nhất là 3 tháng để chăm sóc con nhỏ. Tại Hàn Quốc, tỉ lệ này rất thấp.
Còn ngay ở Pháp, tỉ lệ các ông bố là người làm công ăn lương đăng ký hưởng chế độ nghỉ chăm sóc con khi con cái chào đời trung bình chỉ đạt 67%. Con số này không được cải thiện mấy kể từ luật khi được bắt đầu áp dụng vào năm 2002. Ẩn sau tỉ lệ đó cũng là một sự bất bình đẳng xã hội. Theo một cố vấn của phủ tổng thống, trên thực tế, trong khi 80% số nam giới làm công ăn lương có hợp đồng lao động vô thời hạn hưởng chế độ nghỉ chăm con thì tỉ lệ này chỉ là khoảng 50% đối với những người có hợp đồng lao động ngắn hạn. Để khắc phục tình trạng này, bảo đảm công bằng, tránh tình trạng dù có quyền nghỉ nhưng người lao động do những ràng buộc trong công việc, hay vì sức ép của chủ lao động, mà không dám nghỉ phép chăm con, chính phủ Pháp quy định trong 28 ngày nghỉ thì có 7 ngày là bắt buộc. Điều này có nghĩa là các ông bố bắt buộc phải nghỉ 7 ngày khi con chào đời, và chủ lao động cũng không được phép từ chối khi nhân viên đăng ký nghỉ.
Nếu vi phạm quy định hay gian lận, chủ lao động sẽ bị phạt 7.500 euro và có thể phải bồi thường cho người làm công ăn lương, tương tự như điều luật về nghỉ thai sản cho nữ giới. Về quy định mới, anh Alexandre Marcel, tác giả blog Papa plume, thành viên nhóm những người đấu tranh đòi kéo dài kỳ nghỉ thai sản cho các ông bố, chia sẻ : « Vâng, điều này rất quan trọng, nhất là đối với những ông bố là người làm công ăn lương, những người có thể sẽ thấy ngại ngần khi phải đề nghị với chủ lao động về việc nghỉ phép khi con cái ra đời, nếu thấy chuyện này tế nhị ».
Với quy định 7 ngày nghỉ bắt buộc, nước Pháp sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Âu, chỉ sau Bồ Đào Nha (2 tuần) về số ngày nghỉ phép bắt buộc dành cho các ông bố mới có con. Chính phủ Pháp ước tính, với chính sách mới, tỉ lệ các ông bố đăng ký nghỉ chế độ khi bạn đời sinh con sẽ tăng lên thành 80% vào năm 2021 và gần 90% vào năm 2022.
Vấn đề ngân sách
Về tài chính, tiền lương « ba ngày nghỉ sinh con » là do chủ lao động chi trả, 25 ngày nghỉ chăm sóc con là do cơ quan An Sinh Xã Hội phụ trách. Trong năm 2021, ngân sách dành cho lĩnh vực gia đình của cơ quan An Sinh Xã Hội theo ước tính sẽ tăng thêm 250-260 triệu euro và thêm 500 triệu euro cho cả năm 2022. Đây sẽ là số tiền không nhỏ trong bối cảnh ngân sách An Sinh Xã Hội trong những năm qua vẫn luôn bị thâm hụt.
Có lẽ đây chính là một rào cản cho dù nhiều dân biểu đòi hỏi kéo dài hơn nữa kỳ nghỉ thai sản cho các ông bố và chính Hội đồng chuyên gia khoa học về « 1.000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của trẻ em » do chính phủ thành lập cũng đề xuất kỳ nghỉ dài 9 tuần, nhưng
Các khoản tiền của cựu lãnh đạo Đông Đức
biến đi đâu?
Phạm Thị Hoài
Các lãnh đạo hàng đầu của CHDC Đức đã lấy hàng triệu đồng tiền ‘của giai cấp vô sản’ bỏ vào tài khoản ở Phương Tây.
Khi còn ung dung cầm quyền và tin chắc các biến động thời cuộc ở Cộng hòa Dân chủ Đức tuy đáng lo ngại nhưng rồi sẽ lắng xuống vào tháng Năm 1989, Đảng SED (Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức) có 2.260.979 đảng viên chính thức và 64.016 đảng viên dự bị, tổng cộng 2.324.995, chiếm 13,8% dân số 16,8 triệu, một tỉ lệ vượt cả 11% của Đảng Quốc xã (NSDAP).
Để so sánh: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại có 5,2 triệu đảng viên, chiếm chưa đầy 5,5% dân số 95,5 triệu; Đảng Cộng sản Trung Quốc có 90 triệu đảng viên, chiếm 6,4% dân số 1,4 tỉ.
Không tính anh cả Liên Xô, trong các đảng cộng sản thuộc khối Đông Âu cũ thì SED hùng mạnh nhất về cả sức người lẫn sức của. Ở thời điểm CHDC Đức thở những hơi cuối cùng và độc quyền lãnh đạo của SED bị loại khỏi Hiến pháp (điều 1 khoản 1) ngày 01/12/1989, đảng này vẫn còn sở hữu một khối tài sản với hơn 6 tỉ Mark Đông Đức trong ngân hàng, một đế chế rộng lớn gồm hàng ngàn tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong ngoài nước cũng như vô số bất động sản.
Trong đó có những địa chỉ nổi tiếng như đặc khu Bộ Chính trị ở Wandlitz hay khu biệt thự cho các lãnh đạo cao cấp khác ở Pankow, tất cả tổng trị giá khoảng 10 tỉ, chưa kể những chiếc tủ bọc thép của Trung ương Đảng, chật ních dollar, đồng hồ, bạc thỏi, và vàng bọc răng.
Nước Đức sau 30 năm thống nhất sẽ đi về đâu?
Thủ tướng Đức: ‘Không bức tường nào quá cao để không bị đập đổ’
Tại Deutsche Handelsbank (Ngân hàng Thương mại Đức), một tài khoản công vụ mang số 0528 của Bộ trưởng Công an (Stasi) Erich Mielke còn một số dư 38 triệu, khi nhân vật bị căm ghét nhất ở Đông Đức này bị bắt để tạm giam điều tra ở tuổi 81. Đó chỉ là một trong những tài khoản đặc biệt của nhà nước SED, ngoài kế hoạch chính thức và thậm chí ngoài vòng luật pháp, để thanh toán các thương vụ phi xã hội chủ nghĩa, kiếm ngoại tệ, mua chui những mặt hàng bị phương Tây cấm vận, đặc biệt là hàng công nghệ cao cho công nghiệp vi điện tử của Đông Đức, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức của Đảng Cộng sản Đức (DKP) ở Tây Đức và Tây Berlin.
Song kếch xù nhất là tài khoản Tổng Bí thư mang số 0628 cũng ở ngân hàng nói trên. Khi Erich Honecker đã bị truất quyền, tước đảng tịch, mất căn nhà ở Wandlitz và đang cùng vợ lang thang tìm chốn nương thân, tài khoản 0628 còn 2,2 tỉ. Đó hoàn toàn là tiền bán tù chính trị. Sau khi xây tường che chở thiên đường xã hội chủ nghĩa, Đông Đức nảy ra sáng kiến xuất sang Tây Đức một mặt hàng độc quyền: chính trị phạm. Đổi bằng hàng hóa phương Tây và ngoại tệ mạnh, đồng DM của Tây Đức. Vừa thanh lý được loại rác độc hại nhất mà xã hội Đông Đức không muốn tái chế, lại vừa được miếng và được tiếng nhân đạo.
Giá của 20 tù nhân đầu tiên là 3 toa tàu chở phân bón kali. Gói 320.000 DM cho 8 người tiếp theo, mỗi người 40.000 DM, còn phải chuyển bằng tiền mặt, xách tay, giao lén như trong phim điệp viên, song các thương vụ tuyệt mật này sau đó nhanh chóng được thanh toán qua tài khoản 0628.
Trong vòng 40 năm tồn tại, Đông Đức tống 250.000 người bất đồng chính kiến vào ngục và đến mùa Thu 1989 bán được 33.755 tù nhân cho Tây Đức, giá sau này bị đẩy lên tới 95.847 DM một đầu người, xác định trên cơ sở những tổn thất mà mỗi tù nhân lương tâm gây ra cho xã hội, cộng thêm chi phí giáo dục và đào tạo ngành nghề.
Dù nguy cơ tiếp tay cho những phi vụ buôn người này là có thật, chính quyền Bonn vẫn quyết định ưu tiên cứu tù chính trị từ bên kia bức tường. Ngoài tổng cộng 3,4 tỉ DM chuộc chính trị phạm, Bonn còn phải trả lệ phí để 250.000 người Đông Đức được sang định cư ở Tây Đức đoàn tụ gia đình.
Ăn chơi riêng và cất tiền ở nước ngoài
Nguồn ngoại tệ ngoài kế hoạch này cũng được chi ngoài kế hoạch. Trước hết là hàng xa xỉ cho giới lãnh đạo. Tại đặc khu Wandlitz, khi Bộ Chính trị đã mất đặc quyền, các nhà báo ngỡ ngàng đứng trước chuối tươi, dứa hộp, sô-cô-la Bỉ, cà-phê Thụy Sĩ, whisky Scotland, pho-mát Hà Lan, sâm-banh Pháp, giày dép Ý, quần bò Levi’s, vòi nước Grohe, máy ảnh Canon, lò nướng Miele, xe Volvo và Citroën, tuy không xa hoa lộng lẫy, thậm chí có phần tiểu thị dân tẻ nhạt, song là những thứ không thể mua bằng tiền của nền kinh tế kế hoạch.
Đích thân Honecker đã quyết định cho mua quá nửa số băng video tươi mát ở Tây Berlin, tổng trị giá 1,3 triệu. Sinh nhật tròn 70, đồng chí Tổng Bí thư được nhân vật số 2 trong nhà nước vô sản, đồng chí trùm Stasi Mielke, tặng một dinh thự trị giá 43 triệu bên hồ Drewitz để vui hưởng thú đi săn quý tộc, trong khi Mielke, cũng ham săn thú, dùng 22 triệu sửa sang một lâu đài bên hồ Wolletz cho bản thân, còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Willi Stoph, cũng mê săn bắn, ngự ở một dinh thự 8 triệu bên hồ Müritz.
Một phần đáng kể khác được chi cho phép màu thể thao Đông Đức, để gắn 203 huy chương vàng olympic lên ngực chế độ. Ba cỗ máy sắc ký khí của Hewlett & Packard, mỗi chiếc nửa triệu, mua qua một công ti ngụy trang ở Thụy Sĩ và thanh toán bằng tài khoản 0628, được đầu tư không phải để ngăn chặn mà để kiểm soát và che giấu chương trình doping cưỡng bức do nhà nước tiến hành.
Một Dự án Manhattan trong thể thao, kiểm soát bằng một mạng lưới gồm 3.000 mật vụ. Ít nhất 12.000 vận động viên Đông Đức chuyên nghiệp bị đầu độc cho sứ mệnh cao cả, 2000 trong số đó chịu những hậu quả sức khỏe không thể chữa lành cho mình và cho con cái, 300 người thiệt mạng, nhiều hơn số nạn nhân bị bắn chết khi vượt tường.
Bộ Chính trị bị giải tán, độc quyền lãnh đạo bị tước bỏ, hàng trăm ngàn đảng viên vừa tháo chạy vừa vứt lại lề đường hành trang Mác-Lê, song giữa trận cuồng phong giật sập trong phút chốc toàn bộ guồng máy khổng lồ của một đảng đã toàn quyền thống trị 40 năm ấy, một nhóm đảng viên SED nhạy thời cuộc, nhanh trí khôn, đứng đầu là luật sư tài ba và hùng biện Gregor Gysi, đã hiểu ngay rằng giải thể SED lúc này là kéo theo tranh chấp pháp lý khôn lường về khối tài sản không thể coi thường ấy, và có thể mất trắng.
Vậy là một đại hội đại biểu đặc cách ngay trong tháng 12/1989 ra quyết định còn đảng còn tiền, tiếp tục SED, chỉ cải tên thành SED-PDS, tức gắn thêm đuôi “Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ”, toàn trị xỏ giày dân chủ qua đêm.
Trong một khóa chuyển hóa hệ thống cấp tốc, tài sản của giai cấp vô sản được ào ạt giải ngân. Hàng trăm triệu diễn biến thành cổ phần ở 160 công ti tư bản; hàng trăm triệu hào phóng đóng vai tín dụng dài hạn, thậm chí lên đến 100 năm, cấp vốn để 40.000 đồng chí trung kiên trở thành những nhà tư sản thành đạt; hàng trăm triệu chảy ra nước ngoài, trong đó ồn ào nhất là áp-phe với một công ti ma mang tên Putnik: hóa đơn lập khống để thanh toán những khoản như chi phí đào tạo và chữa mắt cho 350 sinh viên các nước thuộc thế giới thứ ba ở cái gọi là Trung tâm Vô sản Quốc tế tại Moskva lên đến 107 triệu; và hàng loạt các biến thái khác, lúc này 15 triệu rò rỉ sang Luxembourg, lúc khác dăm ba triệu đi đường tắt sang Vienna…
Năm năm sau, 1995, cơ quan tín thác Treuhand phụ trách việc xử lý khối tài sản công ở Đông Đức mới chốt xong thỏa thuận với SED bộ mới và hậu duệ PDS: đảng này phải từ bỏ quyền thừa kế toàn bộ tài sản cũ cũng như tất cả các khoản tín dụng và tài sản ở nước ngoài, đổi lại bằng quyền sở hữu hợp pháp tài sản hiện có, trước hết là 4 bất động sản trị giá 30 triệu DM.
Trong 16 năm hoạt động, Ủy ban Độc lập Thanh tra Tài sản của các Đảng phái và Đoàn thể ở CHDC Đức (1990-2006) truy tìm được khoảng 2 tỉ DM. Tháng 9 vừa rồi, nhà nước Đức thu hồi được 140 triệu Euro, khoản tiền lớn cuối cùng của SED từ một nhà băng Thụy Sĩ, kịp cho kỉ niệm 30 năm thống nhất đất nước. Song con số thất thoát từ những tài sản cất giấu chưa tìm ra vẫn lên tới vài trăm triệu.
Chỉ riêng đồng chí Jürgen Wetzenstein-Ollenschläger, một chánh án khét tiếng từng kết án vô số người bất đồng chính kiến ở Đông Berlin, góp phần đội giá chính trị phạm, sau đổ tường lập ngay văn phòng luật sư với thân chủ đầu tiên là trùm Stasi (công an mật), Erich Mielke, đã ẵm gọn 17 triệu DM và biến mất cho đến nay vô tăm tích.
Sau khi được ra tù trước thời hạn vì tuổi cao sức yếu, Mielke sống những ngày cuối cùng bằng khoản lương hưu 800 DM trong một căn hộ thuê, hai phòng, 64 m2, ở một tòa nhà lắp ghép tại quận Hohenschönhausen, Đông Berlin, và qua đời trong một nhà dưỡng lão.
Lương hưu của Honecker nhiều hơn chút ít, 852 DM. Tài khoản cá nhân của ông tại Ngân hàng Tiết kiệm Berlin với 200.000 Mark Đông Đức bị đóng băng và xung công quỹ. Tháng Giêng 1993, khi được đình chỉ truy tố vì lý do sức khỏe, cựu Tổng Bí thư SED ra khỏi trại tạm giam điều tra ở Berlin-Moabit với 1409 đồng 54 xu trong túi. Đồng DM của một nước Đức đã thống nhất.
Bài đã đăng trên trang blog các nhân Pro&Contra (www.procontra.asia) của tác giả, người hiện sống và làm việc tại Berlin, Đức. Tựa đề bài đăng ở đây do BBC đặt.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54465248
Chính quyền Berlin không muốn
vua Thái Lan cai trị quốc gia từ lãnh thổ Đức
Tin Berlin, Đức – Theo bản tin từ Reuters, ngoại trưởng Đức đã nói rằng vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn không nên điều hành chính trị từ trên lãnh thổ Đức, nơi nhà vua này cư trú gần như toàn thời gian.
Ngoại Trưởng Heiko Maas nói, cơ quan của ông đã giải thích rõ ràng rằng, vấn đề chính trị liên quan đến Thái Lan không nên được điều hành từ trên lãnh thổ Đức. Ông Maas cho biết, nếu một vị khách nước ngoài điều khiển quốc gia của họ từ lãnh thổ Đức, chính phủ sẽ tìm cách hành động để chống lại việc này.
Tuyên bố của Ngoại Trưởng Maas được đưa ra vào thứ Tư, 7 tháng 10, khi ông trả lời câu hỏi của một thành viên quốc hội. Ngoại Trưởng Maas thêm rằng Đức có thể sẽ yêu cầu EU ngừng đàm phán thương mại tự do với Thái Lan để gây áp lực, nhưng trước tiên vẫn muốn thảo luận vấn đề này với chính quyền Bangkok.
Hoàng gia Thái Lan hiện đang đối mặt với làn sóng đòi cải tổ lớn chưa từng thấy. Hàng ngàn người đã biểu tình tại thủ đô Bangkok trong những tháng gần đây, yêu cầu giảm quyền hạn của nhà vua, đồng thời cũng đòi Thủ Tướng Prayuth Chan-o-cha từ chức, điều chỉnh Hiến Pháp, và tổ chức bầu cử.
Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, lên nối ngôi tại Thái Lan vào năm 2016, nhưng ông chủ yếu sinh sống tại vùng Bavaria của Đức, và con trai 15 tuổi của ông cũng đang học trung học tại đây. Người biểu tình Thái Lan từ lâu đã than phiền về chi phí để nhà vua cư trú tại châu Âu, cũng như sự vắng mặt của ông trong vương quốc.
Hiến Pháp Thái Lan cho phép nhà vua điều hành quốc gia từ nước ngoài, mà không cần phải bổ nhiệm một quan nhiếp chính, và người biểu tình đang muốn thay đổi điều này. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-berlin-khong-muon-vua-thai-lan-cai-tri-quoc-gia-tu-lanh-tho-duc/
Nobel Hòa Bình 2020
vinh danh Chương Trình Lương Thực Thế Giới
Thanh Hà
Trong cuộc họp báo sáng 09/10/2020 chủ tịch Ủy ban Nobel Berit Reiss Andersen thông báo giải Nobel Hòa Bình năm nay vinh danh những nỗ lực xóa đói trên toàn cầu của tổ chức Chương Trình Lương Thực Thế Giới (PAM/WFP) đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và ở những vùng đang xảy ra xung đột.
PAM/WFP đi vào lịch sử những giải Nobel Hòa Bình trong bối cảnh virus corona làm tê liệt một phần lớn các hoạt động kinh tế trên thế giới, số người bị đẩy vào cảnh đói, nghèo không ngừng gia tăng ở khắp nơi. Nhu cầu « tương thân tương ái trên phương diện quốc tế và hợp tác đa phương trở nên cần thiết hơn bao giờ hết ».
Chủ tịch Ủy ban Nobel nhấn mạnh đây là lần đầu tiên ủy ban này đã chọn trao giải thưởng cho một tổ chức nhân đạo thế giới chống nạn đói và thực tế là « cứ trên 9 người thì có 1 người không đủ no ».
Vẫn theo bà Berit Reiss Andersen, Covid-19 đẩy số nạn nhân cần được Chương Trình Lương Thực Thế Giới hỗ trợ tăng lên cao đáng kể. Trong khi chờ đợi có được vac-xin chống virus corona, lương thực vẫn là liều thuốc tiêm chủng hiệu quả nhất chống lại tình trạng hỗn loạn hiện nay.
Chương Trình Lương Thực Thế Giới, trụ sở tại Roma (Ý), trong năm 2019, hiện diện tại 88 quốc gia, hỗ trợ 97 triệu người. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức, dịch Covid-19 có thể đẩy thêm 270 triệu người trên hành tinh vào cảnh thiếu lương thực. Như vậy, số người cần được giúp đỡ sẽ tăng thêm 82% so với giai đoạn tiền khủng hoảng virus corona.
Trên mạng xã hội Twitter, tổ chức nhân đạo trực thuộc Liên Hiệp Quốc này viết: Giải Nobel Hòa Bình lần này là một « lời kêu gọi mạnh mẽ nhắc nhở thế giới là hòa bình và chấm dứt nạn đói là hai mục tiêu song song với nhau ». Cũng tổ chức này nhắc lại là cộng đồng quốc tế từng cam kết xóa nạn đói vào năm 2030.
Đông Địa Trung Hải : Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
sắp « gặp gỡ chuẩn bị » cho đàm phán ?
Minh Anh
Ngày 08/10/2020, ngoại trưởng hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có cuộc gặp ngắn bên lề diễn đàn An ninh Toàn cầu (Globsec) tại Bratislava, thủ đô Slovakia. Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai nước sau một thời gian căng thẳng xung quanh việc khai thác dầu khí tại Đông Địa Trung Hải.
Thông tín viên RFI, Anne Andlauer từ Istanbul nhận định :
« Nếu dựa vào các hình ảnh và các đoạn video về cuộc gặp, người ta thấy cả hai ngoại trưởng tươi cười dưới những chiếc khẩu trang, cuộc trao đổi ngắn này là hoàn toàn thân mật, gần như là vui vẻ. Về mặt biểu tượng, hình ảnh này mang tính quan trọng sau nhiều tháng căng thẳng gay gắt giữa Athen và Ankara do những tranh chấp tại đông Địa Trung Hải.
Lãnh đạo ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu nói là đã đồng tình với đồng nhiệm Hy Lạp, Nikos Dendias nhằm quyết định trong những ngày sắp tới ngày khởi động các cuộc “gặp gỡ chuẩn bị” giữa hai nước.
Việc thông báo một lịch trình như thế có vẻ xác nhận một sự hạ nhiệt được đưa ra hồi tháng 9/2020, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ rút hai tầu chiến được triển khai, một tại vùng lãnh hải Hy Lạp có đòi hỏi chủ quyền và một tại Chypre.
Cuộc gặp chỉ vừa kết thúc, nhiều cây bút xã luận Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi cẩn trọng sau khi Athen công bố một thông báo hàng hải cho biết tập trận tại biển Egée ngày 29/10/2020, đó cũng là ngày lễ quốc khánh Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara nhanh chóng đáp trả thông báo tập trận tương tự trước đó một ngày là 28/10/2020.
Kyrgyzstan :
Tổng thống tuyên bố « sẵn sàng từ nhiệm »
Minh Anh
Tổng thống Kyrgyzstan, Sooronbaï Jeenbekov ngày 09/10/2020 tuyên bố « sẵn sàng từ nhiệm » để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ một tuần nay sau kết quả bầu cử lập pháp gây tranh cãi.
Trong một thông cáo được công bố sáng sớm hôm nay trên trang mạng phủ tổng thống, ông Sooronbaï Jeenbekov cho biết : « Tôi sẵn sàng rời vị trí tổng thống nước Cộng hòa Kyrgyzstan khi mà các cơ quan hành pháp hợp pháp sẽ được phê duyệt và chúng ta sẽ trở về với con đường hợp pháp ».
Vẫn theo nguyên thủ Kyrgyzstan, việc từ nhiệm sẽ diễn ra một khi ngày giờ cho một cuộc bầu cử mới và những thay đổi trong chính phủ được ấn định.
Trước mắt, giới quan sát chưa thể biết được những điều kiện này có thể hội đủ hay chưa trong khi nhiều cuộc biểu tình mới dự kiến tiếp tục diễn ra trong ngày hôm nay và cho thấy có nhiều nguy cơ nổ ra đối đầu bạo lực giữa các phe nhóm chính trị.
Ông Jeenbekov, không xuất hiện trước công chúng từ hôm thứ Hai 05/10/2020, trước đó có khẳng định rằng việc ông từ nhiệm « không nằm trong chương trình dự kiến », và nêu rõ đang tiến hành các cuộc thương lượng với nhiều phe nhóm chính trị khác nhau.
Tuy nhiên, AFP lưu ý, tổng thống Kyrgyzstan cùng lúc chịu nhiều sức ép từ Nga, các đối thủ chính trị và cả lực lượng an ninh Kyrgyzstan, yêu cầu tầng lớp chính trị phải tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
Bạo động nổ ra tại quốc gia Trung Á này kể từ hôm Chủ Nhật, 04/10/2020, sau một cuộc bầu cử Quốc Hội bị tố cáo là có gian lận phiếu bầu. Hai đảng chính trị thân cận với tổng thống tuyên bố thắng cử nhưng kết quả này sau đó đã bị Ủy ban bầu cử tuyên bố hủy.
Hy vọng im tiếng súng tại Thượng Karabakh
Thanh Hà
Phủ tổng thống Pháp trưa ngày 09/10/2020 thông báo Azerbaijan và phe ly khai ở Thượng Karabakh được Armenia yểm trợ đang hướng tới giải pháp « tạm hưu chiến » trong vài giờ sắp tới. Kết quả này có được sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Macron và hai nhà lãnh đạo ở Baku và Erevan và nhất là có phối hợp với Matxcơva.
Điện Elysée tuy nhiên thận trọng cho rằng tiến trình hưu chiến hiện tại còn « mong manh ». Với tư cách đồng chủ tịch nhóm Minsk tương tự như Nga và Mỹ, tổng thống Emmanuel Macron đã điện đàm với tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev và thủ tướng Armenia, Nikol Pachanian. Đồng thời từ một tuần qua,
Paris « có phối hợp với tổng thống Nga Vladimir Putin » nhằm khởi động lại đối thoại « trong những ngày sắp tới ».
Cũng hôm nay, ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan đến Matxcơva thể theo lời mời của tổng thống Putin nhằm tìm ra ngõ thoát sau hơn một tuần lễ giao tranh tại vùng Thượng Karabakh trong vùng Kavkaz, sát cạnh cửa ngõ của nước Nga.
Về tình hình tại chỗ, cho đến tối qua, lực lượng của chính phủ Azerbaijan tiếp tục nã pháo vào thủ phủ Thượng Karabakh là thành phố Stepanakert, và nhắm vào nhiều khu vực đông dân cư. Cách đó chừng 15 cây số, nhà thờ tại thị trấn Choucha đã hai lần bị tấn công. Nhiều phóng viên Nga và địa phương bị thương.
Nam Hàn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích
vì đầu tư vào nhà máy than Việt Nam
Một công ty thuộc sở hữu đa phần của Nam Hàn phê duyệt đầu tư vào một dự án nhà máy điện than ở Việt Nam, làm suy yếu luận điệu “thỏa thuận xanh mới” của chính phủ. Vào hôm thứ Hai (5/10), Hội đồng quản trị của Korea Electric Power Corp (Kepco) quyết định chi 189 triệu mỹ kim cho 40% cổ phần của dự án điện than Vũng Áng 2 1,200 MW được đề nghị.
Truyền thông Nam Hàn cho biết các bộ kinh tế và thương mại của chính phủ ủng hộ đề nghị này, trong khi bộ trưởng bộ môi trường lên tiếng phản đối việc xuất cảng kỹ thuật điện than. Đảng Dân chủ giành được chiến thắng áp đảo vào tháng 4, hứa hẹn sẽ chấm dứt tài trợ than và thực hiện “thỏa thuận xanh mới” với mục tiêu lượng phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Tuy nhiên, chiến lược được công bố vào tháng 7 không bao gồm cam kết về phát thải bằng con số Zero hoặc lệnh cấm tài chính than. Climate Action Tracker đánh giá các nỗ lực của Nam Hàn là “rất kém”.
Ông Joojin Kim, giám đốc điều hành của nhóm chiến dịch Nam Hàn Solutions for Our Climate, cho biết lượng phát thải nhà kính từ Vũng Áng 2 sẽ áp đảo lượng tiết kiệm từ các chính sách Nam Hàn. Hành động này kích động sự chỉ trích ngay lập tức từ nhóm của Anh Quốc phụ trách các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào năm tới.
Tờ Hankyoreh đưa tin rằng chính phủ Nam Hàn đang có kế hoạch đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một kế hoạch khí hậu trong năm nay, với cùng mục tiêu với kế hoạch trước đó. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc của Thỏa thuận Paris rằng các quốc gia nên tăng cường tham vọng về khí hậu sau mỗi 5 năm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nam-han-bi-cong-dong-quoc-te-chi-trich-vi-dau-tu-vao-nha-may-than-viet-nam/
Hong Kong: những sinh viên bị cảnh sát bắn,
rồi bị khởi tố
Hơn 1000 người biểu tình vị thành niên đã bị bắt ở Hong Kong kể từ khi bắt đầu có các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt năm 2019.
Gần 700 người bị kết tội bạo động.
Hàng ngàn người biểu tình hiện đang chuẩn bị ra tòa.
BBC gặp hai sinh viên bị cảnh sát bắn ở cự ly gần, những người sắp bị khởi tố và có khả năng bị đi tù.
https://www.bbc.com/vietnamese/54477485
Chính quyền Hong Kong bị tố
đưa tin cho Trung Cộng để bắt giữ người đào tẩu
Tin Hong Kong City – Vào hơn 6 tuần trước, 12 nhà hoạt động Hong Kong đã bị chính quyền Trung Cộng bắt giữ trên biển, khi họ đang tìm cách đến Đài Loan. Đến nay, thân nhân của những người bị bắt cáo buộc rằng, chính quyền Hong Kong đã nói dối về tình huống liên quan đến vụ bắt giữ.
Nhóm 12 người Hong Kong bị bắt hiện đang bị giam tại thành phố Thiên Tân của Trung Cộng, sau khi lực lượng tuần duyên đại lục chận tàu của họ và cáo buộc họ vượt biên trái phép. Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng gọi họ là những kẻ đòi ly khai.
Vào thứ Năm, 8 tháng 10, gia đình của những người bị bắt nói họ đã có được dữ liệu đường bay của một máy bay của chính phủ Hong Kong, cho thấy máy bay này đã theo dõi chiếc thuyền chở nhóm 12
người, khiến các gia đình nghi ngờ rằng chính quyền Hong Kong đã đưa tin cho lực lượng Trung Cộng. Các gia đình không cho biết họ thu được thông tin máy bay bằng cách nào.
Trong thông cáo vào thứ Năm, gia đình của những người bị bắt yêu cầu cảnh sát Hong Kong giải thích việc điều động máy bay do thám, đồng thời cáo buộc chính phủ Hong Kong đã trao 12 cư dân đặc khu vào tay Trung Cộng.
Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam trước đó trong tuần nói rằng, cảnh sát Hong Kong không có vai trò gì trong vụ bắt giữ này. Sự việc của 12 người Hong Kong đã thu hút sự chú ý của thế giới và khiến các tổ chức nhân quyền lo ngại.
Theo các thân nhân, những người bị bắt đã không được quyền gặp luật sư riêng. Chính phủ Hong Kong tuyên bố không thể can thiệp sự việc, và những người bị bắt phải đối mặt với thủ tục tư pháp tại Trung Cộng trước khi có thể trở về nhà. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-hong-kong-bi-to-dua-tin-cho-trung-cong-de-bat-giu-nguoi-dao-tau/
Covid-19 : Trung Quốc cam kết
cung cấp vac-xin cho toàn cầu
Thanh Hà
Ngày 09/10/2020 Bắc Kinh thông báo « tham gia cơ chế COVAX » sáng kiến của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhằm cung cấp vac-xin chống Covid-19 cho toàn cầu, kể cả cho 92 quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Trung Quốc hiện tiến hành thử nghiệm trên người 11 loại thuốc tiêm chủng khác nhau trên tổng số 60 dự án quốc tế.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc chính thức hóa cam kết từng được chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra hồi tháng 5/2020, theo đó thuốc do các viện bào chế Trung Quốc sản xuất sẽ là « tài sản chung của nhân loại ». Tuy nhiên hãng thông tấn Pháp AFP ghi nhận thông cáo được bộ Ngoại Giao Trung Quốc không nói rõ về các khoản đóng góp của Trung Quốc vào cơ chế COVAX.
Theo thẩm định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, quỹ này cần gấp 2 tỷ đô la từ nay cho đến cuối năm. Hiện tại Nhật Bản đã đóng góp 13 triệu đô la. Ngoài ra số tiền thu thập được đến nay đã lên tới 1,8 tỷ đô la. Tuy nhiên, trước mắt, Mỹ, Pháp không tham gia cơ chế COVAX.
Covid-19 thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng chống cúm mùa
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lắng xuống tại Trung Quốc, dân chúng tại nhiều thành phố lớn trên toàn quốc ồ ạt đăng ký chích ngừa chống dịch cúm mùa.
Thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh, Stéphane Lagarde tường trình :
« Chiến dịch tiêm chủng chống dịch cúm còn trong giai đoạn chuẩn bị. Hai tuần nữa mới có thể ghi danh ». Ở quầy tiếp tân tại một bệnh xá tư nhân ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, người ta đã trả lời chúng tôi như vậy. Và cho biết thêm là nếu muốn xin hẹn để chích ngừa thì nên gửi thư điện tử đến văn phòng vì nhân viên nhận điện thoại của bệnh xá đã bị quá tải.
Hiện tượng số người đăng ký xin chích ngừa chống dịch cúm đã bùng phát một phần nhờ các chiến dịch vận động của chính phủ nhằm đẩy tỷ lệ người được tiêm chủng lên cao.
Thông thường, chỉ có 2% dân Trung Quốc chịu chích ngừa trước mùa cúm. Nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, mọi người đã thay đổi cách suy nghĩ. Một bà y tá cho biết : « Người ta đến đây để xin chích ngừa, với virus corona họ cẩn thận hơn so với trước. Năm nay vac-xin chống cúm có sức thu hút cao hơn. Tôi đã nghe thấy nhiều người than phiền là không tìm được chỗ ».
Do sợ bị thiếu thuốc tiêm mà nhiều người đã xếp hàng dài trước cửa nhiều bệnh xá ở các khu vực khác nhau tại Bắc Kinh. Một số các thành phố lớn thậm chí đã bắt đầu kêu gọi dân chúng đi chích ngừa từ cuối tháng 8 vừa qua.
Mỗi năm có khoảng 30 triệu liều thuốc vac-xin chống cúm. Năm nay cơ quan đặc trách về vấn đề y tế và lương thực thực phẩm thông báo huy động hơn 50 triệu liều.
Bắc Kinh nhờ WHO giúp quảng bá vắc-xin chưa
hoàn tất thử nghiệm, dấy lên lo ngại về an toàn
Vũ Dương
Mục lục bài viết
Bắc Kinh gấp rút công bố vắc-xin chưa hoàn tất thử nghiệm ra thế giới
Vắc-xin của Trung Quốc đầy tác dụng phụ, chỉ dùng cho động vật
Mục đích thật sự của Bắc Kinh là gì?
Mới đây, việc Bắc Kinh đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để quảng bá vắc-xin do Trung Quốc sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng bị phanh phui khiến giới chuyên gia không khỏi lo lắng về tính an toàn của chế phẩm này, theo SOH.
Ông Socorro Escalante, người chịu trách nhiệm điều phối công nghệ y tế và sức khỏe khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, ngày 6/10 đã tuyên bố trong cuộc họp báo trực tuyến rằng, phía Trung Quốc đang bàn bạc với tổ chức này, yêu cầu WHO đánh giá vắc-xin Covid-19 mới do Trung Quốc sản xuất và sau đó quảng bá sử dụng trên phạm vi quốc tế.
Ông Escalate cho biết, Trung Quốc và WHO đã thảo luận sơ bộ về việc đưa vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc vào danh sách vắc-xin sử dụng khẩn cấp.
Việc thiết lập danh mục sử dụng khẩn cấp nhằm mục đích cho phép các loại vắc-xin và phương pháp điều trị được đánh giá mau lẹ khi chưa có được chứng nhận của các tổ chức chuyên môn chính thức, để chúng được đưa vào danh sách mua sắm dược phẩm khẩn cấp của y tế công cộng. Điều này cho phép các quốc gia thành viên của WHO và các cơ quan mua sắm của Liên Hợp Quốc xác định xem có nên mua các loại vắc-xin này hay không.
Reuters dẫn lời ông Escalante cho biết: “Sau khi một loại vắc-xin được chấp thuận đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, các bên liên quan liền có thể tự mình đánh giá chất lượng và tính an toàn của vắc-xin trước khi có đủ tư cách lấy được giấy phép của chúng tôi”.
Bắc Kinh gấp rút công bố vắc-xin chưa hoàn tất thử nghiệm ra thế giới
Theo nguồn tin chính thức từ phía chính phủ Trung Quốc, 4 loại vắc-xin của các công ty dược phẩm Trung Quốc đã bước vào giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Do số ca nhiễm trong nước có hạn nên không thể tiến hành thử nghiệm một cách hiệu quả. Tập đoàn Công nghệ Sinh học Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đã chiêu mộ được hơn 40.000 tình nguyện viên tại 10 quốc gia ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông tham gia thử nghiệm vắc-xin, mặc dù các thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin vẫn chưa được hoàn tất trước đó.
Ngoài ra, tại Trung Quốc có khoảng 350.000 người đã được tiêm loại vắc-xin do tập đoàn này sản xuất. Điều này làm dấy lên lo ngại rộng khắp trong giới chuyên gia về tính an toàn của loại vắc-xin này.
Khoảng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều vụ bê bối trong ngành sản xuất vắc-xin của Trung Quốc và chất lượng của chúng luôn tồn tại nhiều nghi vấn.
Ngày 17/8, Hà Phương Mỹ, một trong số các phụ huynh có con nhỏ là nạn nhân của vụ bê bối vắc-xin ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nói với trang Epoch Times rằng, 2 năm trước, bé gái nhà cô đã bị liệt do tiêm vắc-xin hỗn hợp ho gà, bạch hầu, uốn ván của Viện nghiên cứu Sinh học Vũ Hán sản xuất. Cô cũng nghe nói một đứa trẻ khác cũng bị liệt do tiêm vắc-xin bại liệt.
Vì vậy, lần này cô kiên quyết không tiêm vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc sản xuất. Với cô, vắc-xin của Trung Quốc không đáng tin tưởng, không đảm bảo an toàn, sau khi phát sinh phản ứng bất lợi họ đều không chịu trách nhiệm, luật pháp cũng không đứng về phía người dân, và khi có vấn đề gì xảy ra, các nạn nhân đều không được phép lên tiếng.
Vắc-xin của Trung Quốc đầy tác dụng phụ, chỉ dùng cho động vật
Cô Diêm Lệ Mộng, một nhà virus học Trung Quốc đã đào tị sang Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với kênh Bannon’s War Room vào ngày 25/8, cô cho biết, ở Trung Quốc, dù giá vắc-xin của nước ngoài đắt hơn của Trung Quốc, nhưng miễn là người dân có đủ khả năng để mua, họ luôn sẵn sàng tiêm vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài cho con cái và bản thân mình chứ không phải vắc-xin sản xuất tại nội địa. Có thể thấy người dân Trung Quốc vốn không tin tưởng vào vắc-xin do chính quyền ĐCSTQ sản xuất đến mức nào.
Cô tiết lộ, chính phủ ĐCSTQ đã cố gắng cho thế giới thấy thứ mà họ gọi là vắc-xin thành công. ĐCSTQ muốn dẫn đầu thế giới về việc điều chế vắc-xin, nhưng chính họ lại đang cố tình che giấu những rủi ro nguy hiểm liên quan đến vắc-xin của họ.
Trên thực tế, ĐCSTQ hoàn toàn không có khả năng chế ra vắc-xin. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ thành công trong việc sản xuất hoặc nghiên cứu vắc-xin cho người. Trong thời kỳ dịch SARS năm 2003, ĐCSTQ đã cố gắng điều chế vắc-xin cho người dựa trên kỹ thuật nghiên cứu vắc-xin trên động vật, nhưng tất cả đều thất bại. Bây giờ họ vẫn sử dụng những kỹ thuật này trong việc nghiên cứu phát triển vắc-xin với virus viêm phổi Vũ Hán, thế giới sao có thể mong đợi vắc-xin của họ sẽ hữu dụng đây?
Cô Diêm Mộng Lệ cũng cho biết, nhiều người Trung Quốc đã gặp phải những phản ứng có hại nghiêm trọng sau khi được tiêm vắc-xin virus do chính phủ sản xuất trong nước và phải đến bệnh viện Bắc Kinh để điều trị.
Mục đích thật sự của Bắc Kinh là gì?
Trước đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cáo buộc hai tin tặc Trung Quốc đại biểu cho các cơ quan tình báo của Bắc Kinh cố gắng đánh cắp thông tin nghiên cứu và phát triển vắc-xin của nước này.
Giờ đây, bất chấp những lo ngại về an toàn, ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng ảnh hưởng của WHO để quảng bá vắc-xin của mình ra toàn cầu.
Thomas Bollyky, giám đốc Chương trình Y tế Toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) tại đại học Georgetown, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh BBC: “Một số quốc gia dường như đặc biệt liều lĩnh trong việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin, chủ yếu là do trong nước họ lo sợ đánh giá của nước ngoài về hiệu quả chống dịch của họ”.
Một báo cáo gần đây trên tờ báo bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post – SCMP) dẫn lời ông Scott Rosenstein, giám đốc Chương trình Y tế Toàn cầu Tập đoàn Á-Âu ở Hoa Kỳ cho biết: Bên phía Trung Quốc luôn hy vọng sử dụng vắc-xin như một công cụ ngoại giao để cải thiện quan hệ với các quốc gia không hài lòng với hành động của Trung Quốc trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát, đồng thời mở rộng sức ảnh hưởng của mình.
“Động cơ tham gia quốc tế này ít nhất ở một mức độ nào đó đã giúp ĐCSTQ đạt được mục đích dẹp tan mọi lời chỉ trích của xã hội quốc tế về phương cách xử lý sai lầm của nó trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát”, ông Rosenstein nói.
Trung Quốc hướng dẫn Ấn Độ
đưa tin ‘đúng cách’ về Đài Loan
Lục Du
Trước Ngày Quốc khánh Đài Loan vào thứ Bảy (ngày 10/10), đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi hôm thứ Tư đã gửi một lá thư tới truyền thông Ấn Độ với hướng dẫn về cách đưa tin sự kiện “đúng cách”, theo Taiwan News.
Nhà báo độc lập Aditya Raj Kaul đã đăng lên Twitter một bản sao của bức thư. Đoạn đầu tiên của bức thư viết: “Về cái gọi là ‘Quốc khánh Đài Loan’ sắp tới, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ muốn nhắc nhở những người bạn truyền thông của chúng tôi rằng chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc. Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc ”.
Sau đó, bức thư tuyên bố rằng những “sự thật” này đã được Liên Hợp Quốc công nhận và nó thể hiện “sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế”. Bức thư tiếp tục đề cập rằng các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đều nên tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”, bao gồm cả Ấn Độ.
Đại sứ quán Trung Quốc sau đó nhấn mạnh, “Đài Loan sẽ không được gọi là ‘đất nước (quốc gia)’ ‘hay’ Trung Hoa Dân Quốc ‘hay lãnh đạo khu vực Đài Loan của Trung Quốc là’ Tổng thống ‘, để không gửi đi tín hiệu sai lạc tới công chúng”.
Bộ Ngoại giao Đài Loan đã đăng một phản hồi trên Twitter về bức thư, nói rằng “Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất trên Trái đất với nền báo chí sôi động và những người yêu tự do. Nhưng có vẻ như Trung Quốc cộng sản đang hy vọng tiến vào tiểu lục địa bằng cách áp đặt kiểm duyệt ”.
Phản ứng trước thông tin này, nhà lập pháp Đài Loan Vương Định Vũ viết trên Twitter: “Đừng nhầm lẫn, đây không phải là [vấn đề] vị thế của Đài Loan trên thế giới. Đó là về cuộc tấn công công khai của Trung Quốc đối với tự do báo chí. Khi báo chí tự do gặp nguy hiểm, tất cả các quyền tự do khác đang bị tấn công”.
Bà Thái Hà tiết lộ
quan hệ tế nhị giữa các lãnh đạo Trung Quốc
Mới đây (hôm 5/7), bà Thái Hà, cựu giáo sư trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiết lộ mối quan hệ thực sự giữa hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, đồng thời cũng nói về mối quan hệ giữa ông Vương Kỳ Sơn và ông Nhậm Chí Cường, theo SOH.
Ngày trước, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ thông báo rằng, Đổng Hồng, cựu Thứ trưởng Tổ tuần tra của Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, đang bị điều tra.
Đổng Hồng là thân tín của ông Vương Kỳ Sơn, đã đi theo ông Vương Kỳ Sơn từ Quảng Đông đến Văn phòng Cải cách Hệ thống Quốc vụ viện, rồi đến Hải Nam, sau đó đến thành phố Bắc Kinh, rồi đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ. Ông Đổng Hồng được mọi người biết đến như “đại quản gia” của ông Vương Kỳ Sơn.
Vì vậy, việc ông Đổng Hồng bất ngờ ngã ngựa đã làm dấy lên một loạt những lời đồn đoán về sự rạn nứt trong mối quan hệ của hai ông Tập – Vương, ngoại giới nhận định đây là tín hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình rất có khả năng sẽ hạ thủ với ông Vương Kỳ Sơn.
Mới đây (ngày 5/7), Đài Á Châu Tự Do đã có buổi phỏng vấn đặc biệt với bà Thái Hà. Bà Thái Hà đã nói về mối quan hệ “sâu xa” giữa ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn.
Bà Thái Hà nói rằng mối quan hệ giữa hai ông Tập – Vương khá là tế nhị. Trên thực tế thì uy danh, kinh nghiệm và năng lực của ông Vương Kỳ Sơn cao hơn nhiều so với Tập Cận Bình. Những người trong đảng vừa oán hận lại vừa khiếp sợ ông ta, và cũng rất bái phục ông ta.
Bà chỉ ra rằng, lối tư duy trong chế độ cực quyền chuyên chế là loại bỏ tất cả những người có thể đe dọa vị trí thống trị của người lãnh đạo. Lối tư duy này xác định rằng Tập sẽ không bắt tay hợp tác với Vương. Nhưng Tập không muốn để ông ấy đi, vì nếu ông ấy đi, có một số việc phức tạp mà bản thân ông Tập không thể xử lý được. Vậy nên, Tập vừa phải dùng đến ông ta, nhưng cũng phải đề phòng ông ta sẽ phản bội mình. Đây chính là tâm lý của ông Tập.
Ngoài ra, bản án nặng trước đó đối với ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) – trùm bất động sản Trung Quốc, cũng được giới quan sát bên ngoài nhìn nhận là vụ việc mang tính bước ngoặt của sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa hai ông Tập – Vương. Mối quan hệ giữa ông Vương Kỳ Sơn và ông Nhậm Chí Cường vừa là thầy trò, cũng là bạn bè, quan hệ đặc biệt thân thiết, hai người họ có thể gọi điện trò chuyện say sưa tận mấy tiếng đồng hồ ngay giữa đêm khuya.
Tuy nhiên, bà Thái Hà chỉ ra rằng ông Nhậm Chí Cường lại có các mục tiêu chính trị khác với ông Vương Kỳ Sơn, và hai người họ không phải là mối quan hệ người đứng trước kẻ đứng sau hậu trường.
Mục tiêu và mục đích của ông Nhậm Chí Cường là hy vọng cả nước sẽ hướng tới dân chủ, nhưng ông Vương Kỳ Sơn thì khác. Trong tình huống này, ông Vương Kỳ Sơn không thể trói chặt mình với ông Nhậm Chí Cường được, nếu không sẽ trở thành người đứng sau hậu trường của ông Nhậm, vậy nên ông ta không thể đứng ra nói thay cho ông Nhậm Chí Cường được.
Bà Thái Hà nói rằng tại thời điểm diễn ra phong trào sinh viên Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn 4/6/1089), ông Nhậm Chí Cường không nhất định đã có quan điểm rõ ràng về vấn đề hướng đi của đất nước. Nhiều năm trở lại đây, ông đã tìm hiểu và suy nghĩ về các vấn đề theo hướng chính trị dân chủ, và ông đã liên tục đồng ý với nền dân chủ lập hiến và dân chủ tự do.
Bà Thái Hà nói rằng xung quanh bà có một nhóm người muốn thay đổi hệ thống này, với hy vọng thật sự hiện thực hóa dân chủ lập hiến và dân chủ tự do. “Vì vậy, trên thực tế, có những lúc khi chúng tôi nói chuyện với nhau, lời lẽ của họ còn mãnh liệt và dứt khoát hơn tôi nhiều”, bà Thái nói.
Công nghệ chip Trung Quốc kém thế giới 20 năm,
bị cắt nguồn cung, thử tên lửa thất bại liên tục
Hương Thảo
Mục lục bài viết
Truyền thông chính thức của ĐCSTQ: “Chỉ có đổi mới mới có thể chiến thắng đối đầu quân sự”
Hợp tác với PLA, SMIC bị Hoa Kỳ trừng phạt
Công nghệ Chip nội địa của Trung Quốc kém thế giới 20 năm
Cắt nguồn cung chip tương đương với việc bóp nghẹt cổ họng của ĐCSTQ
Và việc chặn đứng nguồn cung chip cao cấp từ phía Hoa Kỳ tương đương với việc “bóp nghẹt cổ họng” của quân đội Trung Quốc.
Cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang lan rộng từ thương mại và công nghệ sang lĩnh vực quân sự. Do khoảng cách về công nghệ, khí tài của Quân đội Trung Quốc (PLA) thua kém xa so với Quân đội Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ trừng phạt SMIC, tờ “Tin tức Quốc phòng Trung Quốc” của quân đội Trung Quốc đã đăng một bài báo thúc giục tăng tốc đổi mới, nhan chóng đạt được khả năng tự cung cấp các công nghệ quan trọng để “giành chiến thắng trong cuộc đối đầu quân sự”, theo SOH.
Lý Chính Tu, một nhà nghiên cứu liên kết và chuyên gia quân sự tại Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia của Đài Loan, đã từng nói với Đài Á Châu Tự do rằng sự phát triển tên lửa của Trung Quốc đều dựa vào chip của Mỹ. Sau khi Mỹ hạn chế xuất khẩu, nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển công nghệ quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và dẫn đến tỷ lệ phóng thất bại của tên lửa Trung Quốc tăng vọt.
Truyền thông chính thức của ĐCSTQ: “Chỉ có đổi mới mới có thể chiến thắng đối đầu quân sự”
Tờ SCMP của Hồng Kông đưa tin vào ngày 6/10 rằng, tờ “Tin tức Quốc phòng Trung Quốc” của PLA đã đăng một bài báo nêu rõ, “Lĩnh vực quân sự luôn là lĩnh vực đối đầu gay gắt nhất, đòi hỏi tinh thần đổi mới nhất”.
Bài báo cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển các công nghệ mang tính chiến lược, công nghệ đón trước tương lai và đổi mới, đồng thời cho rằng, “Dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải đối mặt với những chướng ngại, phấn đấu vượt qua các nước khác và tạo ra những đổi mới công nghệ cho quân đội và xây dựng năng lực chiến đấu”.
Gần đây, xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phát triển từ thương mại, công nghệ và các cấp độ khác đến xung đột quân sự, đặc biệt là ở khu vực tranh chấp Biển Đông, nơi cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận quân sự.
Vào cuối tháng 5, tờ Bloomberg đưa tin rằng ĐCSTQ đang tăng tốc đấu thầu và đang phấn đấu đầu tư 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) trong sáu năm đến năm 2025 để phát triển mạng không dây 5G và phần mềm trí tuệ nhân tạo AI để hỗ trợ lĩnh vực công nghệ.
Vào tháng 8, một báo cáo về công nghệ quân sự từ Cơ quan Nghiên cứu thuộc Nghị viện Hoa Kỳ cho biết ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Hoa Kỳ trong các công nghệ quân sự tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.
Tuy nhiên, bất chấp việc ĐCSTQ cam kết đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ như chất bán dẫn, sức mạnh quân sự của nó vẫn khó có thể so sánh với Hoa Kỳ.
Nhà bình luận quân sự Tống Trung Bình cho biết: “Mặc dù Trung Quốc đã đạt được tiến bộ vượt bậc về vũ khí công nghệ cao như máy bay không người lái siêu thanh, nền tảng công nghệ của Trung Quốc vẫn còn tương đối yếu. Lấy ngành công nghiệp bán dẫn làm ví dụ, Trung Quốc không thể sản xuất chip chất lượng cao. Trung Quốc “chỉ có thể dựa vào chip nhập khẩu. Đây cũng là điểm nghẽn ngăn cản Trung Quốc phát triển công nghệ quân sự tiên tiến hơn”.
Hợp tác với PLA, SMIC bị Hoa Kỳ trừng phạt
Tờ Wall Street Journal ngày 6/9 đưa tin, một báo cáo nghiên cứu do nhà thầu quốc phòng Mỹ SOS International LLC công bố vào tháng 8 chỉ ra rằng, SMIC đã hợp tác với một tập đoàn quốc phòng lớn của Trung Quốc, và đã thiết lập quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều trường đại học trong Quân đội Giải phóng Nhân dân PLA. PLA sẽ căn cứ trên công nghệ của SMIC để đáp ứng nhu cầu của tự thân.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, kết quả nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu từ các trường đại học và cao đẳng liên kết với PLA có đề cập đến việc sử dụng công nghệ chip của SMIC. Và những nghiên cứu này được thực hiện theo các thông số kỹ thuật sản xuất mà SMIC yêu cầu, và ngoài SMIC, các công ty khác không thể sản xuất những con chip này.
Công nghệ Chip nội địa của Trung Quốc kém thế giới 20 năm
Theo báo cáo của TrendForce, một tổ chức nghiên cứu thị trường, SMIC, với tư cách là công ty tiên tiến nhất trong quy trình sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc, khi nguồn cung thiết bị thượng nguồn và nguyên liệu thô bị cắt đứt, quy trình sản xuất tiên tiến của công ty và con đường phát triển thiết bị bán dẫn tự chế ở Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng.
Hiện tại chỉ có Shanghai Microelectronics có thể cung cấp thiết bị 90 nanomet tiên tiến nhất trong quy trình kiểm tra và in thạch bản ở Trung Quốc, trong khi quy trình dưới 90 nanomet, tức là thiết bị fab 12 inch về cơ bản vẫn cần sự hỗ trợ của các nhà cung cấp Mỹ. Người ta ước tính rằng khả năng đạt được tự cung thiết bị bán dẫn trong vòng 5-10 năm tới của Trung Quốc là cực kỳ thấp.
Người sáng lập Alibaba, Jack Ma, cho biết trong một video được lan truyền trên cộng đồng mạng nói tiếng Hoa gần đây cho rằng, nếu tách biệt hoàn toàn khỏi công nghệ nước ngoài, Trung Quốc hiện chỉ
có thể sản xuất chip cấp 90 nanomet và đó đã là công nghệ năm 2004 của Intel. Công nghệ chip của Trung Quốc đi sau thế giới quá xa.
Cắt nguồn cung chip tương đương với việc bóp nghẹt cổ họng của ĐCSTQ
Việc thiếu chip cao cấp đã trở thành một thiếu sót của quân đội ĐCSTQ. Việc bị cắt đứt quyền tiếp cận chip cao cấp của ĐCSTQ tương tự như việc họ bị bóp nghẹt cổ họng.
Khi những con chip cao cấp của Mỹ ngày càng trở nên khó tiếp cận hơn, các vụ phóng tên lửa của quân đội Trung Quốc cũng liên tiếp thất bại.
Theo phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, vào ngày 16/3, ngày 9/4 và ngày 23/5, chính quyền Bắc Kinh đã thất bại trong ba vụ phóng tên lửa liên tiếp.
Về sự thất bại của vụ phóng tên lửa, phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đề cập trong ba báo cáo công khai rằng “tên lửa đã mất kiểm soát khi tách ra ở giai đoạn thứ ba”.
Về vấn đề này, các bình luận ngoại giới chỉ ra rằng, thiết bị phân tách do tên lửa của ĐCSTQ phóng ra thường sử dụng chip của Mỹ, nhưng kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu áp đặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu các công nghệ cao cấp như chip vào năm 2019, ĐCSTQ có khả năng đã sử dụng chip nội địa trong thiết bị tách, dẫn đến thất bại trong các vụ phóng tên lửa.
Lý Khắc Cường
bị 56 hộ nông dân Thượng Hải kiện tập thể
Vũ Dương
Những năm gần đây, tin đồn về đấu đá nội bộ giữa hai ông Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình nổi lên khắp nơi; không chỉ vậy, trong công tác thường ngày, ông Lý Khắc Cường cũng vướng phải các vấn đề xuất phát từ sự biếng nhác chính trị chốn quan trường và sự hủ bại của bản thân chính quyền ĐCSTQ mang đến.
Gần đây, những người dân bị mất đất ở Thượng Hải đã đệ đơn kiện tập thể lên Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà chính ông Lý Khắc Cường là người đại diện pháp luật, theo SOH.
Theo tin tức do trang “msguancha” (Civil rights and livelihood watch – Theo dõi quyền dân sự và sinh kế) công bố ngày 7/10, 56 hộ nông dân bị mất đất ở khu dân cư mới Phố Đông, thành phố Thượng Hải, đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trung cấp số 1 thành phố Bắc Kinh, tố cáo Quốc Vụ viện Trung Quốc và đại diện pháp lý Thủ tướng Lý Khắc Cường, yêu cầu tòa án xem xét lại các phán quyết liên quan và bồi thường thỏa đáng cho các bên.
56 nguyên cáo này vốn sở hữu nhà ở hợp pháp hơn 10.500 m2 và nhà riêng hơn 1.100 m2, tuy nhiên, sau khi bị chính quyền phá dỡ, họ không chỉ mất đi không gian sống, ngay cả nền nhà ở nông thôn của nguyên cáo cũng bị chính quyền chiếm dụng mà không được bồi thường, dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 355 triệu Nhân dân tệ.
56 hộ dân bị mất đất nói trên đã yêu cầu chính quyền thành phố Thượng Hải thực hiện quyền được sở hữu tài sản vào tháng 8/2018, tuy nhiên, phía nhà chức trách đã không đưa ra hồi đáp nào. Tháng 12 cùng năm, các nguyên cáo đã đệ đơn tập thể lên chính quyền thành phố Thượng Hải xin xem xét lại quyết định hành chính, nhưng bị chính quyền bác bỏ.
56 hộ nông dân lần nữa đệ đơn lên Quốc Vụ viện vào tháng Giêng năm ngoái yêu cầu được giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, sau hơn một năm chờ đợi, cơ quan xem xét lại quyết định hành chính của Quốc vụ viện đã đưa ra “Thông báo rà soát giải quyết khiếu nại hành chính” vào ngày 3/4 năm nay, nhưng chỉ nêu rõ: “Tất cả nguyên cáo chưa cung cấp tài liệu cho thấy đơn yêu cầu xem xét lại hành chính của các vị đáp ứng các điều kiện chấp nhận được quy định tại Điều 28 của “Quy định thực hiện xem xét lại hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Những hộ nông dân bị mất đất ở Phố Đông không hài lòng với thông báo này, nên đã khởi kiện lên Tòa án Trung cấp số 1 Bắc Kinh, yêu cầu tòa án Bắc Kinh tuân thủ luật pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân bị mất đất.
Việc Lý Khắc Cường gặp rắc rối lần này kỳ thực chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm trong một loạt các vấn đề dưới sự điều hành của ĐCSTQ.
Ông Đào Cảnh Châu (Tao Jingzhou), bạn học cùng trường đại học Bắc Kinh của ông Lý Khắc Cường, từng nói với truyền thông nước ngoài rằng ông thật sự hy vọng người bạn học cũ của mình sẽ “thực sự cải thiện mức sống của người dân” và giải quyết các vấn đề về nhà ở, y tế, lương hưu và giáo dục.
Nhưng dưới chế độ của ĐCSTQ, ông Lý Khắc Cường dường như không hề đạt được yêu cầu kể từ khi lên nắm quyền. Một mặt, do chốn quan trường ĐCSTQ càng chống tham nhũng thì lại càng thối nát. Những năm gần đây, toàn bộ chốn quan trường còn xuất hiện hiện tượng biếng nhác chính trị. Nhiều quan chức bị phanh phui về hành vi đánh bạc, hút hít ma túy, chơi game, mua sắm trực tuyến, xem phim sắc tình, thậm chí thông gian ngay trong giờ làm việc.
Các phương tiện truyền thông chính thức đã nhiều lần đưa tin rằng kể từ khi ông Lý Khắc Cường nhậm chức, ông thường “phát hỏa” vì “các mệnh lệnh chính trị không ra khỏi Trung Nam Hải” và hành vi phóng túng, cẩu thả của các quan chức. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tiết lộ, có lần ông Lý Khắc Cường trong lúc tức giận đã đập bể chén trà ngay trên mặt bàn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ly-khac-cuong-bi-56-ho-nong-dan-thuong-hai-kien-tap-the.html
Indonesia : Đụng độ dữ dội giữa cảnh sát
và người biểu tình chống luật lao động
Minh Anh
Từ ba ngày qua, hàng chục ngàn người đã xuống đường tại thủ đô và nhiều thành phố khác ở Indonesia nhằm phản đối đạo luật lao động mới. Va chạm dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát đã nổ ra trong ngày 08/10/2020.
Bất chấp lệnh cấm biểu tình do dịch bệnh virus corona chủng mới, những cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra cho đến khi nào đạo luật mang tên « Omnibus » được rút bỏ theo như lời kêu gọi các nghiệp đoàn lao động.
Theo tường thuật của AFP, nguồn cội của sự bất mãn bắt nguồn từ việc hôm thứ Hai, 05/10/2020, Quốc Hội Indonesia thông qua một loạt các sửa đổi dầy hơn 1.000 trang nhằm cứu vãn nền kinh tế đang bị suy thoái. Đạo luật sửa đổi có liên quan đến các vấn đề môi trường, thuế khóa, luật lao động và nhiều quy định môi trường nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, các nghiệp đoàn lao động tố cáo những sửa đổi đạo luật này là một « thảm họa » cho người làm công ăn lương. Họ phản đối việc cắt giảm mức bồi thường trong trường hợp người lao động bị sa thải và việc giảm nhẹ những ràng buộc của doanh nghiệp đối người được tuyển dụng trong các hợp đồng dài hạn.
Bất bình, các nghiệp đoàn đã thành lập một liên minh chưa từng có với nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, cũng chỉ trích gay gắt những sửa đổi này là sẽ hợp pháp hóa « nạn phá rừng không kiểm soát ».
Tại thủ đô Jakarta và nhiều thành phố lớn khác như Surabaya, Bandung và Makassar, hàng chục ngàn người đã xuống đường phản đối. Va chạm giữa người biểu tình và cảnh sát đã nổ ra. Tại thủ đô, cảnh sát đã dùng đến hơi cay để giải tán người biểu tình đến đốt phá các trạm xe buýt và đồn cảnh sát.
AFP cho biết, trong vòng hai ngày, ít nhất có khoảng 400 người đã bị bắt ở thủ đô. Gần 9.000 cảnh sát đã được triển khai tại Jakarta hòng ngăn chận người lao động và sinh viên đến biểu tình trước phủ tổng thống và trụ sở Quốc Hội.
Sự bất mãn của người dân Indonesia còn được lan truyền trên các mạng xã hội. Nhiều tin tặc đã khóa trang mạng của Quốc Hội và thay đổi tên trang này là « Hội đồng những kẻ phản bội ».
0 comments