Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 08/10/2020

Thursday, October 8, 2020 6:42:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 08/10/2020

Bầu cử Mỹ: Tranh luận giữa 2 ứng cử viên Phó Tổng thống diễn ra trong ôn hòa -  Trọng Thành

Tám ngày sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ, hôm qua, 07/10/2020, đến lượt hai ứng cử viên phó tổng thống. Cuộc đối đầu giữa ứng cử viên đảng Dân Chủ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng Hòa Mike Pence được giới quan sát đánh giá là diễn ra trong không khí ôn hòa hơn nhiều so với cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống, Donald Trump và Joe Biden.

Cuộc tranh luận diễn ra tại Đại học Utah, ở Salt Lake City. Gần như không có công chúng tham dự trực tiếp, do bên Dân Chủ yêu cầu tăng cường các biện pháp giãn cách phòng dịch. Cách thức xử lý của chính quyền đối với dịch bệnh Covid-19 là chủ đề đầu tiên của cuộc tranh luận.

Tranh luận ôn hòa, nhưng không kém phần quyết liệt. Ứng viên Dân Chủ, nữ thượng nghị sĩ Kamala Harris, ngay từ đầu, ở tư thế tấn công, cực lực chỉ trích chính quyền Donald Trump đã gây ra một « thất bại lịch sử nghiêm trọng nhất » trong lịch sử nước Mỹ. Về phần mình, ứng viên Cộng Hòa, phó tổng thống Mike Pence cáo buộc đối thủ đảng Dân Chủ đã « làm sói mòn niềm tin » của người Mỹ đối với vac-xin phòng Covid-19 đang được chuẩn bị.

Đặc phái viên Eric de Salve có mặt tại Salt Lake City gửi về bài tường trình :

Vẻ mặt chăm chú, hai nữ sinh viên theo dõi cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên vào chức phó tổng thống Mỹ, qua điện thoại di động. Hai sinh viên ngồi trên một chiếc ghế băng, bên ngoài trường Đại học Utah, nơi họ theo học. 

Ở bên trong, hai ứng cử viên Kamala Harris et Mike Pence tranh luận, giữa hai người là các tấm kính chắn. Hai sinh viên không có cơ hội tham dự trực tiếp, do dịch Covid-19. Đại dịch là chủ đề đầu tiên trong cuộc tranh luận. Theo ứng cử viên Kamala Harris, đây là ‘‘một thất bại lịch sử’’ của chính quyền Donald Trump. Hai sinh viên Anne và Sophie đồng ý với thượng nghị sĩ Kamala Harris, bang California. 

Anne nói : Chúng ta đã thấy rõ những gì diễn ra tại các nước đã có các phản ứng mạnh hơn. Tình hình đã không tồi tệ như ở đây. Bà ấy có lý. Về phần mình, Sophie nhận xét: Tôi cảm thấy kinh hoàng khi chứng kiến cái cách mà chính quyền đối phó với dịch bệnh này. Đã hoàn toàn không có sự minh bạch. Vô cùng đáng lo khi công dân không có được thông tin, không biết được những gì đang thực sự xẩy ra, trong một đại dịch ghê gớm như thế này ! 

Ngay sau đó, vấn đề nạo phá thai được tranh luận. Các sinh viên nhướn lông mày, tỏ vẻ bất bình. Đối với họ, phó tổng thống Hoa Kỳ, một người theo hệ phái Tin Lành Phúc âm, có tư tưởng bảo thủ, chính là hiện thân cho mối đe dọa của chính quyền Donald Trump đối với các quyền của phụ nữ.  Anne nói : Hoàn toàn là như vậy ! Là một phụ nữ, đã 20 tuổi rồi, tôi thiên về quan điểm tiến bộ. Tôi không cho rằng ông ta lại có quyền chỉ thị cho tôi hay bất cứ phụ nữ nào cần phải làm gì với cơ thể của chính mình. 

Cũng vào thời điểm đó, trước cửa Đại học Utah, các đơn vị cảnh sát chống bạo động được triển khai, giữa một bên là hàng trăm thành viên tranh đấu của phong trào đấu tranh cho quyền của người da đen Black Lives Mater, và bên kia là những người dân tộc chủ nghĩa ủng hộ ông Donald Trump. Thế đối đầu căng thẳng không biết lần thứ bao nhiêu này cho thấy nước Mỹ đang bị chia thành hai nửa.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201008-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-tranh-lu%E1%BA%ADn-gi%E1%BB%AFa-2-%E1%BB%A9ng-c%E1%BB%AD-vi%C3%AAn-ph%C3%B3-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-di%E1%BB%85n-ra-trong-%C3%B4n-h%C3%B2a

 

Ai đã thắng trong cuộc tranh luận phó tổng thống Mỹ?

Đại Nghĩa

Mục lục bài viết

COVID-19

Kinh tế

Các cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát

Điểm xuất sắc

Điểm yếu kém

Đa phần các chuyên gia phân tích cho rằng ông Mike Pence đã dành chiến thắng trước bà Kamala Harris.

Phó Tổng thống Mike Pence và người thách thức từ đảng Dân chủ Kamala Harris đã dành một tiếng rưỡi tranh luận qua các tấm kính vào tối thứ Tư (7/10 theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ) ở Utah, đề cập đến đại dịch COVID-19 chết người, nền kinh tế và một loạt các vấn đề khác.

Và trong khi cuộc tranh luận phó tổng thống duy nhất không gay gắt như cuộc đối đầu tuần trước giữa Tổng thống Trump và ông Joe Biden, nhưng buổi tranh luận cấp phó tổng thống đã cung cấp nhiều nội dung có giá trị hơn.

“Cả hai bên đều bảo vệ tốt quan điểm của mình. Cả hai bên đều tấn công. Cả hai đều bỏ qua những câu hỏi mà họ không muốn trả lời”, Matt Mackowiak, chiến lược gia lâu năm của Đảng Cộng hòa, người dẫn chương trình podcast và là chủ tịch Đảng Cộng hòa địa phương ở Austin, Texas, nói, theo New York Post.

Một nhà phân tích khác của tờ báo, chiến lược gia chính trị lâu năm của Đảng Cộng hòa tại Staten Island, Leticia Remauro, đã nhận định lợi thế thuộc về PhóTổng thống Pence.

“Pence đã thắng cuộc tranh luận này. Ông ấy truyền tải thông điệp của mình bằng một giọng điệu cân bằng, cân đối, kết nối với người xem”.

Cô nói thêm: “Harris không kết nối tốt với người xem bởi vì bà ấy tức giận và nóng nảy”.

Nhưng Eric Soufer, người từng làm việc trong các chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ của John Edwards và Barack Obama, cho biết Harris dẫn đầu ở nơi được nhiều người quan tâm nhất – đại dịch COVID-19.

Dưới đây là phân tích của các chuyên gia trên về các phần chính của đêm tranh luận:

COVID-19

Mackowiak: Harris đã mạnh miệng về COVID, nhưng Pence đã trình bày một cách hiệu quả về cách chính phủ đã cứu sống nhiều người. Chấm điểm: Pence B+ / Harris B

Soufer: Harris đã cho các chính trị gia tham vọng một lớp học bậc thầy về cách khiến đối thủ thất bại. Pence đã làm tốt với nhóm của mình, nhưng không đưa ra điều gì mới cho những người theo Đảng Cộng hòa ôn hòa hoặc cử tri do dự. Chấm điểm: Pence F / Harris A-

Remauro: Pence thắng cuộc này vì ông đảo ngược được việc đổ lỗi của Harris rằng chính quyền đã không làm đủ. Trong khi đó, Harris đảo ngược việc liệu cô có tiêm phòng hay không. Chấm điểm: Pence A / Harris C

Kinh tế

Mackowiak: Pence đã tập trung đúng vào kế hoạch Biden-Harris để tăng thuế thêm 4 nghìn tỷ đô la. Chấm điểm: Pence B+ / Harris B

Soufer: Pence đã đưa ra thành tích gia tăng việc làm trong 3 năm, nhưng không thể tập hợp một kế hoạch chặt chẽ cho những gì họ sẽ làm để đưa chúng ta thoát khỏi mớ hỗn độn này. Chấm điểm: Pence C- / Harris A-

Remauro: Pence thắng trận này rõ ràng. Ông gạt Harris ra khỏi trò chơi khi tuyên bố rằng bà và Biden sẽ tăng thuế đối với vùng trung Mỹ. Chấm điểm: Pence A+ / Harris C

Các cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát

Mackowiak: Không chắc bên nào giành được điểm ở đây. Chấm điểm: Pence B- / Harris B-

Soufer: Harris say sưa nói về những hậu quả bi thảm của nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống và cách đất nước chúng ta đã, đang và vẫn có thể cùng nhau giải quyết. Pence nói về bạo lực trước khi nói về quy trình của đại bồi thẩm đoàn, điều mà không ai biết hoặc quan tâm. Chấm điểm: Pence F / Harris A

Remauro: Pence thắng. Mặc dù Harris say sưa kể về cái chết của Breonna Taylor và George Floyd, Pence vẫn cố gắng nhắc nhở rằng bà đã từ chối bỏ phiếu cho dự luật Tim Scott. Sau đó bà đã truy tố nhiều người da đen hơn da trắng và người Tây Ban Nha với tư cách là công tố viên và quận luật sư. Chấm điểm: Pence A / Harris B

Điểm xuất sắc

Mackowiak: Thời điểm quan trọng của Pence đến khi ông ấy hỏi Harris về việc tăng số thẩm phán cho tòa án tối cao, và bà ấy đã từ chối trả lời hai lần. Thời điểm của Harris đến khi bà ấy phê phán những điều kiện đã có từ trước.

Soufer: Harris nói về chăm sóc sức khỏe – họ đến vì bạn. Và nói rằng bà ấy sẽ không dùng vắc-xin COVID-19 nếu Trump đề xuất.

Remauro: Pence đã hạ gục Biden bằng cách kể lại các vấn đề đạo văn của anh ấy và chiếm ưu thế trong phần đối ngoại. Harris đã làm tốt hơn với thông điệp chăm sóc sức khỏe và gây sợ hãi cho những người xem có thể mắc bệnh nền.

Điểm yếu kém

Mackowiak: Pence đã làm gián đoạn đủ để người kiểm duyệt phải nhắc lại các quy tắc. Harris làm xói mòn niềm tin vào vắc xin COVID.

Soufer: Pence nói chuyện với cả hai người phụ nữ bất chấp lời kêu gọi để họ nói. Harris hơi quá cuồng rằng cô ấy và Biden sẽ không kết thúc xích mích, điều này có thể khiến một số người cấp tiến không hiểu về xích mích chính trị trong một số tình huống.

Remauro: Pence chưa bao giờ thực sự bảo vệ lý lẽ của chính quyền đối với vụ kiện của Tòa án Tối cao. Harris rõ ràng là tức giận và thường xuyên cáu gắt trong suốt cuộc tranh luận. Cô ấy có nhiều vẻ mặt cau có.

Tổng kết: số lượt chấm điểm chiến thắng cho Pence là 6 và cho Harris là 3.

Còn trên tờ Epoch Times, phóng viên Lin Yan đã đưa ra bản tóm tắt về cuộc tranh luận giữa các phó tổng thống, với đánh giá ông Pence đã chiến thắng 7/9 câu hỏi.

Phản ứng đại dịch – Pence chiến thắng: Pence nói với ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ Harris: “Xin hãy ngừng chơi trò chơi chính trị với cuộc sống của những người bình thường”.

Sức khỏe của ứng cử viên tổng thống-tất cả đều tránh trả lời: Cả ứng viên phó tổng thống đều không trả lời về chủ đề nhạy cảm này.

Kinh tế – Pence thắng: Harris đã nhiều lần tuyên bố rằng đối tác của cô là Biden sẽ tăng thuế, nhưng sẽ không tăng thuế đối với những người có thu nhập hàng năm dưới 400.000 đôla; sau khi bị Pence phản pháo rằng Đảng Dân chủ muốn thu hồi việc cắt giảm thuế của Trump đối với các gia đình bình thường, Harris đã rơi vào một khoảng lặng ngắn.

Biến đổi khí hậu – Pence thắng: Harris không thể loại bỏ tư cách là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và đã đi đầu trong việc ủng hộ đề xuất cấp tiến “New Green Deal”, vốn cũng là điểm yếu của ông Biden trong cuộc tranh luận với Tổng thống Trump. Sau khi bị Pence phát hiện, Harris đã có chút bối rối.

Vấn đề Trung Quốc – Pence thắng: Harris cáo buộc Trump thất bại trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và Pence cho rằng Biden là “người cổ vũ” cho ĐCSTQ

Các cuộc tấn công riêng rẽ về quan hệ ngoại giao: Hai ứng cử viên phó tổng thống đã chỉ trích nhau về hoạt động ngoại giao của họ.

Tòa án tối cao – Pence thắng: Harris đã bị Pence chất vấn ba lần liên tiếp, nhưng vẫn từ chối trả lời liệu có kế hoạch tổ chức lại Tòa án cấp cao hay không, cuối cùng, Pence thậm chí đã đánh bại Harris bằng cách “trân trọng sinh mệnh” về vấn đề phá thai.

Thực thi pháp luật – Pence thắng: Đây ban đầu là quân bài chính của Đảng Dân chủ, nhưng câu trả lời của Harris đã bị Pence bắt được vì cô ấy trích dẫn những từ gây hiểu lầm rằng khi cô ấy là tổng chưởng lý của California, việc thực thi pháp luật chống lại người Mỹ gốc Phi không như những gì cô ấy nói.

Chuyển giao quyền lực – Pence thắng: Harris kêu gọi mọi người “bỏ phiếu ngay bây giờ” và sử dụng lá phiếu của họ để phát biểu, trong khi Pence nhắc nhở khán giả rằng Đảng Dân chủ đã cố gắng lật ngược kết quả bầu cử trước đó trong 4 năm kể từ khi Trump nhậm chức.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ai-da-thang-trong-cuoc-tranh-luan-pho-tong-thong-my.html

 

Đẳng cấp quý ông của Pence trong câu trả lời cuối

 nhận được tràng pháo tay của cả hội trường

Phụng Minh

Câu hỏi cuối cùng trong phiên tranh luận Phó Tổng thống Mỹ cho cuộc đua vào Nhà Trắng 2020 được phóng viên cấp cao Susan Page đặt ra dựa trên thắc mắc của một học sinh cấp hai ở tiểu bang Utah.

Câu hỏi đặt ra là, nếu các nhà lãnh đạo không thể chung sống hòa bình, thì làm sao chúng ta có thể chung sống hòa bình với tư cách là những công dân? Vấn đề ám chỉ đến chính trị nội bộ của Mỹ, khi hai đảng cầm quyền không thể chung sống hòa bình.

Phó Tổng thống Mike Pence đã trả lời câu hỏi này trước, và ông khẳng định rằng đó là một “câu hỏi xuất sắc”.

Ông cho biết mình đã chú ý đến tin tức từ khi còn rất trẻ, là người Mỹ, mọi người đều tin tưởng vào một môi trường tự do và công bằng để phát biểu và trò chuyện; nhưng bây giờ ông không thể cho rằng những thông tin trên phương tiện truyền thông mà ông thấy là trung thực.

Sau đó, ông sử dụng tình bạn giữa các thẩm phán làm ví dụ để giải thích cách hòa hợp. Ví dụ, cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg thuộc phái cấp tiến và vị thẩm phán thuộc phái bảo thủ Antonin Scalia, mặc dù phán quyết của họ tại Tòa án Tối cao trái ngược nhau và thường xảy ra tranh luận gay gắt, tuy nhiên hai người họ vẫn là bạn tốt của nhau, câu chuyện giữa họ được coi là giai thoại.

Câu trả lời của Pence một lần nữa thể hiện phong thái của một quý ông — bậc quân tử “hòa nhưng không đồng” (người quân tử dù ở chung trong đám đông, giữ hòa khí và mối quan hệ tốt với tất cả nhưng chủ trương riêng của mình, đồng thời lại có thể khoan dung đối xử với người khác, cùng chung sống hòa mục với người khác). Câu trả lời này không chỉ giành được sự ủng hộ của cử tri phe Cộng hòa, mà còn giành được tiếng vỗ tay ủng hộ của những người vốn lên án chính quyền Tổng thống Trump.

Ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ, Harris, một lần nữa tránh trả lời trực tiếp các câu hỏi. Bà lại chọn giới thiệu Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, nói rằng trải nghiệm đau đớn của Biden sẽ truyền cảm hứng cho mọi người.

Câu trả lời của ông Pence có thể nói là một mũi tên trúng hai đích, vừa vạch trần truyền thông thiên tả thiếu trung thực đã luôn “thêm dầu vào lửa”, gây ra sự đối nghịch và căng thẳng trên chính trường Mỹ. Đồng thời ông đã giới thiệu một cách tinh tế về văn hóa truyền thống mà người Mỹ cũng như các chính khách nên hướng tới, công tư phân minh, có trách nhiệm với lý tưởng mình theo đuổi nhưng cũng lại giữ hòa khí, lịch sự, chân thành trong mối quan hệ với người không cùng lý tưởng như mình.

Người quân tử hòa hợp thiện lương, trông có vẻ là ôn hòa thuận theo, nhưng nội tâm lại rất cương nghị. Tuy họ khiêm tốn hòa hợp nhưng lại có tín niệm của riêng mình, do đó sẽ không bị trôi theo dòng nước, không bị cuốn theo trào lưu. Đó là cách các chính trị gia chân chính và thiện lương nên hành xử khi có sự đối đầu kịch liệt về lý lẽ và nhân sinh quan khi tham gia làm chính trị.

Câu trả lời của ông Pence không chỉ thể hiện con người ông mà phần nào thể hiện bản chất của chủ nghĩa bảo thủ, những người từ chối những hành vi không phù hợp với một số chuẩn mực xã hội và nguyện duy trì đạo đức phổ quát.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-cap-quy-ong-cua-pence-trong-cau-tra-loi-cuoi-nhan-duoc-trang-phao-tay-cua-ca-hoi-truong.html

 

Kamala Harris và Mike Pence ‘bị lu mờ’ bởi hình ảnh con ruồi

Nếu việc nổi bật trên mạng xã hội là một thước đo sự thành công, cuộc tranh luận phó tổng thống sẽ không có hồi kết.

Bất chấp những nỗ lực hết mình của các ứng viên, không điều gì họ nói gây được tiếng vang đối với những người xem trực tuyến bằng những cú bay lượn của một con côn trùng không được trông đợi.

Trong khoảng hai phút, một con ruồi đã đáp xuống đầu của Phó Tổng thống Mike Pence và lập tức trở thành một nhân vật nổi tiếng trên mạng.

Pence và Harris sẽ tranh luận phía sau tấm kính chắn

Bầu cử Mỹ: Tại sao tranh luận Kamala Harris-Mike Pence lại quan trọng?

Cụm từ “con ruồi” đã được tweet và retweet hơn 700.000 lần kể từ khi nó xuất hiện trong cuộc tranh luận.

Nhóm vận động tranh cử của Joe Biden đã tận dụng tối đa điều này, đăng ký tên miền “flywillvote.com“, trong khi bức ảnh ứng cử viên tổng thống (Joe Biden) cầm chiếc vợt đập ruồi đã được yêu thích hơn 650.000 lượt vào thời điểm viết bài.

Bỏ qua Twitter tin, 1

Cuối Twitter tin, 1

Con ruồi đã gắn kết mọi người ở cả hai phe, với một người dán nhãn nó là “một người hùng nước Mỹ” và một người khác gọi nó là “điều đáng nhớ nhất xảy ra”.

Cựu cố vấn cấp cao Nhà Trắng Conway nói rằng nên cho con ruồi đó một lá phiếu qua bưu điện trong khi Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul nói rằng đây (con ruồi) là bằng chứng của hoạt động gián điệp khi “tổ chức an ninh ngầm cài một con bọ” vào ông Pence.

Và từ điển Merriam-Webster thông báo từ “ruồi” đang trở thành từ thịnh hành trên trang web của mình.

Bỏ qua Twitter tin, 2

Trending on our site for quite possibly the first time:

‘fly’#VPDebate

— Merriam-Webster (@MerriamWebster) October 8, 2020

Cuối Twitter tin, 2

Chụp lại video,

Bầu cử Mỹ 2020: Con ruồi ‘gây bão’ tại tranh luận phó tổng thống

Vô số tài khoản mạng xã hội đã được tạo ra bởi những người tìm cách ‘bắt trend’. Một tài khoản thậm chí thu hút hơn 10.000 người theo dõi trên Twitter.

Bỏ qua Twitter tin, 3

I’m living free on Mike Pence’s head and I’m loving it

— Pence’s Fly (@MichaelsFly) October 8, 2020

Cuối Twitter tin, 3

Trong khi đó, một người đã vẽ ra những điểm tương đồng với lần cuối cùng một con ruồi xuất hiện trong cuộc tranh luận tổng thống – cách đây 4 năm, khi nó hạ cánh trên đầu của ứng cử viên tổng thống lúc đó là Hillary Clinton.

Không có gợi ý nào cho thấy đây là cùng một con ruồi.

Bỏ qua Twitter tin, 4

The fly decides which party loses the election. pic.twitter.com/2ohLakqWIM

— Spider-Man (@Zekrom69) October 8, 2020

Cuối Twitter tin, 4

Nhưng không phải tất cả đều là trò đùa, một nhà bình luận có khuynh hướng bảo thủ Ben Shapiro cho rằng con ruồi là một cách giúp phân tâm khỏi những gì diễn ra suốt cuộc tranh luận.

Để cập nhật diễn biến của cuộc tranh luận một cách nghiêm túc, bạn có thể đọc thêm ở đây.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54461798

 

Ông Trump nôn nóng trở lại cuộc đua tranh cử

Ngày 7/10, bác sĩ của Tổng thống Trump tuyên bố Tổng thống không có triệu chứng COVID trong 24 giờ qua, trong lúc ông Trump tìm cách trở lại thời biểu sinh hoạt bình thường và vực dậy nỗ lực tái tranh cử đang gặp khó khăn khi còn 4 tuần nữa là đến Ngày Bầu cử Mỹ.

Bác sĩ Tòa Bạch Ốc Sean Conley nói ông Trump không sốt trong hơn 4 ngày và không cần cũng như không nhận oxy bổ sung kể từ khi nhập viện, bắt đầu hôm 2/10.

Kể từ khi trở lại Tòa Bạch Ốc ngày 4/10, ông Trump không xuất hiện trước công chúng hay trên video, dù tài khoản Twitter của ông vẫn tất bật với những tin nhắn tấn công đối thủ và hạ giảm đại dịch virus corona.

Ông Conley nói kết quả khám sức khỏe và những chỉ dấu quan trọng khác “tất cả vẫn ổn định và trong mức bình thường.”

Dù bị bệnh, ông Trump đang tìm các giải pháp làm thế nào gởi thông điệp bầu cử ra ngoài, và cắt bớt khoảng cách dẫn trước của ông Biden tại những tiểu bang chiến trường, nơi cuộc bầu cử 3/11 sẽ được quyết định, theo các cố vấn của ông.

Các cố vấn của ông Trump cho hay họ đã thảo luận về việc ông Trump đọc một thông điệp với quốc dân, trong khi một bài diễn văn gởi các cử tri lớn tuổi đang được cân nhắc đưa ra vào ngày 8/10. Cuộc tranh luận giữa Phó Tổng thống Cộng hoà Mike Pence và ứng cử viên Phó Tổng thống bên đảng Dân chủ Kamala Harris sẽ là trung tâm của chiến dịch tranh cử vào tối ngày 7/10.

Các phụ tá cho hay ông Trump nóng lòng trở lại vận động tranh cử và quyết tâm xúc tiến cuộc tranh luận Tổng thống thứ nhì vào ngày 15/10 tại Miami, nhưng ông Biden hôm 6/10 tuyên bố sẽ không tham dự nếu ông Trump còn virus.

Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows, ngày 7/10, cho biết Trump nôn nóng trở lại làm việc tại Phòng Bầu dục. Ông hiện làm việc trong một nơi tạm thời trong Tòa Bạch Ốc kể từ khi từ bệnh viện trở về.

Với việc sa thải công nhân trong những ngành công nghiệp trọng yếu tăng lên từng ngày đe doạ sự phục hồi kinh tế còn đang mong manh, cuối ngày 6/10, ông Trump thúc đẩy Quốc hội nhanh chóng thông qua 25 tỉ đô là tài trợ cho các hãng máy bay chở khách, 135 tỉ đô la cho các doanh nghiệp nhỏ và cấp thêm ngân phiếu cứu trợ COVID trị giá 1.200 đô la cho dân Mỹ.

Tuy nhiên các giới chức Tòa Bạch Ốc ngày 7/10 hạ giảm khả năng có bất cứ biện pháp kích cầu nào được thông qua trước cuộc bầu cử 3/11.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-n%C3%B4n-n%C3%B3ng-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-cu%E1%BB%99c-%C4%91ua-tranh-c%E1%BB%AD/5613240.html

 

Tổng thống Trump nói

sẽ không tham gia tranh luận trực tuyến với ông Biden

Tổng thống Donald Trump hôm 8/10 tuyên bố sẽ không tham gia vào cuộc tranh luận vào tuần tới với ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden sau khi nhà tổ chức thông báo cuộc tranh luận sẽ diễn ra trực tuyến do tổng thống bị nhiễm COVID-19, theo AP.

“Tôi sẽ không thực hiện một cuộc tranh luận trực tuyến”, ông Trump nói với Fox Business News ngay sau khi ủy ban phi đảng phái phụ trách các cuộc tranh luận của tổng thống công bố sự thay đổi.

Sự việc xảy ra khi ông Trump và ông Biden chuẩn bị cho cuộc tranh luận tổng thống lần thứ hai dự kiến sẽ diễn ra ở Miami trong một tuần nữa.

Ban vận động bầu cử của ông Biden khẳng định ứng cử viên của họ đã sẵn sàng tiến tới, nhưng tương lai của sự kiện hiện đang rất mù mờ.

Ủy ban Tranh luận Tổng thống đơn phương đưa ra quyết định với lý do cần “bảo vệ sức khỏe và an toàn của tất cả những người tham gia cuộc tranh luận tổng thống lần thứ hai”.

Khi đảng viên Cộng hòa Mike Pence và đảng viên Dân chủ Kamala Harris tham gia cuộc tranh luận phó tổng thống tại thành phố Salt Lake vào tối 7/10, họ đã ngồi chung trong một sân khấu nhưng được ngăn cách bằng các tấm kính để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ban vận động tranh cử của ông Trump nói tổng thống sẽ tổ chức một cuộc mít tinh thay vì tranh luận.

Bill Stepien, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump nói trong một tuyên bố, rằng “Sự an toàn của tất cả những người liên quan có thể dễ dàng có được mà không cần phải hủy bỏ cơ hội để cử tri thấy cả hai ứng cử viên đối đầu với nhau. Chúng tôi sẽ bỏ qua sự kiện viện cớ nhằm cứu Joe Biden này và thay vào đó thực hiện một cuộc mít tinh”.

Ông Trump đã phải nhập viện ba ngày sau khi có xét nghiệm dương tính với virus corona, nhưng ông hiện đã quay trở lại Nhà Trắng cho quá trình hồi phục. Ông cam kết sẽ sớm quay trở lại với chiến dịch tranh cử.

Hồi đầu tuần, ông Biden nói rằng ông “mong có thể tranh luận với ông ấy (Tổng thống Trump)” nhưng nói thêm rằng “chúng ta sẽ phải tuân theo những nguyên tắc rất nghiêm ngặt”. Ông nói rằng ông và ông Trump “không nên có một cuộc tranh luận” nếu tổng thống vẫn dương tính với COVID.

Ủy ban phụ trách các cuộc tranh luận của tổng thống thông báo vào đầu ngày 8/10 rằng các ứng cử viên sẽ “tham gia từ các địa điểm từ xa riêng biệt” trong khi người tham gia và người điều hành vẫn ở tại Miami. Một lúc sau, ông Trump tuyên bố sẽ bỏ tham gia sự kiện.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-th%E1%BB%81-kh%C3%B4ng-tham-gia-tranh-lu%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%B1c-tuy%E1%BA%BFn-v%E1%BB%9Bi-%C3%B4ng-biden/5613796.html

 

Hoa Kỳ: Trung Quốc sẽ “khó đoán” phản ứng từ Mỹ

 nếu tấn công Đài Loan

Trọng Nghĩa

Cố vấn an ninh Nhà Trắng vào hôm qua, 07/10/2020 đã cảnh cáo Bắc Kinh là không nên thu hồi Đài Loan bằng vũ lực. Lý do là chiến dịch đổ bộ lên đảo này nổi tiếng là không dễ dàng và nhất là Hoa Kỳ duy trì một chính sách “không rõ ràng”, mập mờ về Đài Loan.

Trong một phát biểu tại sự kiện ở Đại Học Nevada ở thành phố Las Vegas, ông Robert O’Brien đã ghi nhận việc Trung Quốc đang xây dựng lực lượng Hải Quân với quy mô lớn chưa từng thấy kể từ khi Đức tìm cách cạnh tranh với Anh trước Thế Chiến I.

Theo ông, Bắc Kinh đang nhắm nhiều mục tiêu trong đó có ý đồ “đẩy Mỹ ra khỏi vùng Tây Thái Bình Dương, cũng như giúp Trung Quốc tiến hành các chiến dịch đổ bộ lên Đài Loan”.

Có điều, theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, các chiến dịch đổ bộ bằng  đường biển lên Đài Loan “nổi tiếng là khó khăn” vì lực lượng Trung Quốc phải vượt eo biển Đài Loan rộng 100 km, trong lúc đảo Đài Loan có rất ít bãi biển thuận tiện cho việc đổ bộ.

Ngoài khó khăn “kỹ thuật” kể trên, ông O’Brien còn nêu lên khó khăn mà Mỹ đặt ra. Khi được hỏi về cách đáp trả của Washington nếu Bắc Kinh quyết định tấn công Đài Loan, cố vấn an ninh Nhà Trắng chỉ nhắc đến chủ thuyết “mơ hồ chiến lươc”, - của Mỹ trong vấn đề bảo vệ Đài Loan.

Theo hãng tin Anh Reuters, Washington từ lâu nay vẫn áp dụng một chính sách “mơ hồ chiến lược” trong hồ sơ Đài Loan. Một mặt, theo luật pháp hiện hành tại Hoa Kỳ, chính quyền Mỹ có trách nhiệm cung cấp vũ khí cho Đài Loan để tự vệ, nhưng một mặt khác, Washington chưa hề xác nhận hay phủ nhận khả năng can thiệp quân sự nếu Bắc Kinh tấn công hòn đảo.

Theo các nhà quan sát, việc Mỹ cố tình duy trì một thái độ mập mờ kể trên có tác dụng răn đe đối với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn e ngại trước sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.

Phát biểu của cố vấn an ninh Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động quân sự gần Đài Loan và căng thẳng Washington – Bắc Kinh đang ở mức cao nhất từ hàng chục năm nay. Vào hôm qua, ông O’Brien cũng đã kêu gọi Đài Bắc chi phí nhiều hơn cho việc phòng thủ.

Một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ phụ trách Đông Á hôm 06/10 đã cho rằng kế hoạch tăng thêm 1,4 tỷ đô la vào ngân sách quốc phòng Đài Loan cho năm 2021 “chưa đủ”. Trả lời hãng Reuters, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết họ sẽ cố đạt được “một ngân sách phù hợp” với nhu cầu xây dựng một khả năng phòng thủ vững chắc.

Sức ép quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan trong thời gian gần đây đã khiến chính quyền Đài Bắc tốn kém rất nhiều.

Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan vào hôm qua, 07/10 đã tiết lộ rằng từ đầu năm đến nay, Không Quân Đài Loan đã xuất kích 2.972 lần để ứng phó với phi cơ quân sự Trung Quốc, và chi phí cho công việc này đã lên đến gần 900 triệu đô la.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201008-hoa-ky%CC%80-trung-qu%E1%BB%91c-se%CC%83-kho%CC%81-%C4%91oa%CC%81n-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-t%C6%B0%CC%80-my%CC%83-n%C3%AA%CC%81u-t%C3%A2%CC%81n-c%C3%B4ng-%C4%91%C3%A0i-loan

 

Tiếp tục dồn Bắc Kinh, nghị sĩ Mỹ giới thiệu

 đạo luật chế tài truyền thông Trung Quốc

Lục Du

Thượng nghị sĩ Rick Scott và Marsha Blackburn đã đề nghị một dự luật mới nhằm buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về cách họ đối xử với các nhà báo Mỹ tác nghiệp tại Trung Quốc, đồng thời chế tài các hãng tin của Bắc Kinh hoạt động tại Mỹ, theo Epoch Times.

Dự luật có tên “Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Truyền thông của [chính quyền] Trung Quốc [CBMA]” cũng sẽ ngăn các nhà báo làm việc cho 9 cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc xin thị thực mới hoặc gia hạn thị thực. Đây là những hãng truyền thông đã bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gán nhãn là “cơ quan đại diện nước ngoài”.

Lệnh đình chỉ cấp và gia hạn thị thực sẽ chỉ được dỡ bỏ sau khi Ngoại trưởng Mỹ đệ trình báo cáo lên Nghị viện thông báo cho các nhà lập pháp về số lượng nhà báo được chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn hiện đang làm việc ở Mỹ.

Vào tháng Hai, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lần đầu tiên chỉ định 5 cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc là cơ quan đại diện nước ngoài, trước khi bổ sung thêm 4 thực thể tương tự vào tháng Sáu, và liệt kê họ là các cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 9 hãng thông tấn này, bao gồm CCTV, CGTN và Nhân dân Nhật báo, đã được yêu cầu đăng ký nhân viên và tài sản của họ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

“Trong nhiều năm, chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc đã cố gắng thúc đẩy tuyên truyền của họ tại Mỹ thông qua các cơ quan truyền thông nhà nước, trong khi từ chối đối xử công bằng với các nhà báo Mỹ ở Trung Quốc”, ông Scott cho biết trong một tuyên bố ngày 6/10 từ văn phòng của mình.

Ông nói thêm: “Chúng ta phải đứng lên và nói rằng hành vi này của Trung Quốc Cộng sản là không thể chấp nhận được”.

Dự luật mà ông Scott và Blackburn giới thiệu cũng quy định rằng các nhà báo Trung Quốc làm việc tại Hoa Kỳ bị giới hạn thị thực làm việc 90 ngày, và có những ràng buộc khi muốn gia hạn.

Ông Blackburn cho biết: “Luật này sẽ cho chúng tôi khả năng theo dõi chặt chẽ các nhà báo được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn ở Hoa Kỳ, đảm bảo rằng họ không hoạt động ở đây với động cơ sai trái”.

Vào tháng Năm, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã ban hành một quy định hạn chế thị thực của các nhà báo Trung Quốc, giải thích rằng việc thay đổi quy tắc đã được thông qua để đáp lại “sự đàn áp báo chí độc lập” ở Trung Quốc.

Nếu được ban hành, dự luật CBMA cũng sẽ yêu cầu số lượng thị thực cấp cho các nhà báo Trung Quốc không được vượt quá số lượng các nhà báo Mỹ làm việc tại Trung Quốc. Hiện tại các nhà báo Mỹ cũng phải xin thị thực để được tác nghiệp tại Trung Quốc.

Sau quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định 5 cơ quan truyền thông Trung Quốc là “cơ quan đại diện nước ngoài”, Trung Quốc đã trả đũa vào tháng Ba bằng cách công bố các biện pháp bao gồm yêu cầu tất cả công dân Hoa Kỳ làm việc với tư cách là nhà báo cho các tờ báo New York Times, Wall Street Journal và Washington Post phải giao nộp thẻ nhà báo trong vòng 10 ngày. Yêu cầu này tương đương với việc buộc họ phải rời khỏi Trung Quốc.

Theo Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Trung Quốc, ít nhất 13 nhà báo Mỹ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trả đũa này của Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tiep-tuc-don-bac-kinh-nghi-si-my-gioi-thieu-dao-luat-che-tai-truyen-thong-trung-quoc.html

 

Báo cáo Bộ An ninh Nội địa Mỹ tiết lộ 9 mối đe dọa lớn từ ĐCSTQ

Tâm Thanh

Mục lục bài viết

Đe dọa an ninh mạng

Phát tán tuyên truyền sai lệch về virus viêm phổi Vũ Hán

Can thiệp vào bầu cử Mỹ

Can thiệp vào chính quyền địa phương và các tiểu bang Mỹ

Đe dọa an ninh kinh tế Mỹ

Đe dọa các tổ chức học thuật và nghiên cứu của Mỹ

Đe dọa đầu tư nước ngoài vào Mỹ

Đe dọa tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng Mỹ

Vi phạm luật và chính sách thương mại của Hoa Kỳ

Mối đe dọa từ ĐCSTQ một lần nữa trở thành trọng tâm của chính phủ Mỹ.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ (Department of Homeland Security) đã công bố báo cáo “Đánh giá mối đe dọa lãnh thổ quốc gia” đầu tiên trong tháng này. Đây là một báo cáo toàn diện được thiết kế để giáo dục công chúng về những mối đe dọa lớn nhất mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt. Mối đe dọa từ ĐCSTQ một lần nữa trở thành trọng tâm của chính phủ Mỹ. Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến các mối đe dọa từ các nước như Nga và Iran.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa, Chad Wolf cho biết báo cáo này “bao phủ tất cả các mối đe dọa chính mà tôi chú ý đến hàng ngày”.

Ông Wolff cho rằng, “mối đe dọa chiến lược lâu dài nhất đối với người Mỹ, đối với lãnh thổ nước Mỹ, thậm chí cả lối sống của chúng tôi chính là mối đe dọa từ ĐCSTQ”.

“Nó bao gồm nhiều mối đe dọa khác nhau. Từ các mối đe dọa mạng Internet mà chúng tôi thấy, tác động của nước ngoài, an ninh chuỗi cung ứng, đến việc lợi dụng hệ thống học tập và thị thực của chúng tôi, đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ, vi phạm chính sách thương mại …”, ông Wolff nói. “Trong làn sóng đe dọa này, chúng tôi đã thấy ĐCSTQ đóng một vai trò rất quan trọng và không ngừng gia tăng, cố gắng thực sự gây ra một số tổn thất lâu dài cho Hoa Kỳ”.

Báo cáo của Bộ An ninh Nội địa cho biết, an ninh thương mại và kinh tế chính là thuộc phạm trù an ninh nội địa. Trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc, Bộ an ninh nội địa ngày càng lo ngại nhiều hơn đến các mối đe dọa từ các tác nhân chính phủ nước ngoài, đặc biệt là các mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp từ ĐCSTQ đối với nước Mỹ. Những mối đe dọa này bao gồm sự tàn phá đối nền kinh tế Mỹ thông qua đánh cắp tài sản trí tuệ, sản xuất và bán hàng giả, cũng như các hành vi thương mại không công bằng khác.

“Nhiệm vụ của Bộ An ninh Nội địa là giảm thiểu những mối đe dọa này. Chúng tôi sẽ duy trì một quan điểm rõ ràng về việc coi ĐCSTQ như một đối thủ cạnh tranh chiến lược lâu dài của Mỹ”, báo cáo nhấn mạnh.

Dưới đây là tóm tắt 9 mối đe dọa chính của ĐCSTQ đối với Mỹ từ báo cáo của Bộ an ninh nội địa.

Đe dọa an ninh mạng

Báo cáo cảnh báo, ĐCSTQ đã tạo thành “mối đe dọa gián điệp mạng cao độ” đối với nước Mỹ, và năng lực tấn công mạng của Bắc Kinh vẫn đang gia tăng.

Báo cáo cho hay, gần như chắc chắn rằng những đối tượng thực hiện các hành vi tấn công mạng ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động gián điệp mạng ở quy mô rộng lớn, đánh cắp tài sản trí tuệ và thông tin nhận dạng cá nhân từ các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Mỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp quân sự và dân sự, đạt được lợi thế kinh tế và hỗ trợ các hoạt động tình báo của nó. ĐCSTQ ngày càng có khả năng đe dọa và nguy cơ phá hủy tiềm ẩn đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.

Báo cáo đề cập rằng, các cuộc tấn công mạng của ĐCSTQ tập trung nhắm vào các công ty trong các ngành sản xuất, cơ sở công nghiệp quốc phòng, năng lượng, y tế và giao thông then chốt.

Mục tiêu của Bắc Kinh là các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông nước ngoài, mà các sản phẩm và dịch vụ của các công ty này đi vào mạng lưới các chính phủ và khu vực tư nhân trên toàn cầu. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn cầu của các công ty công nghệ thông tin Trung Quốc, bởi vì những công ty này có thể đóng vai trò là nền tảng gián điệp của ĐCSTQ ở hải ngoại.

Nỗ lực thống trị trong lĩnh vực 5G của ĐCSTQ đã mang đến những thách thức cho Hoa Kỳ trong nỗ lực tăng cường an ninh quốc gia, bảo mật dữ liệu cá nhân, việc chống lại những tác động xấu và nhân quyền.

Phát tán tuyên truyền sai lệch về virus viêm phổi Vũ Hán

Báo cáo cho biết, ĐCSTQ đã sử dụng các thủ đoạn công khai và bí mật, bao gồm cả “đội ngũ mao – 50 xu” trên mạng xã hội, để thực hiện các hoạt động tuyên truyền sai lệch nhằm chuyển hướng trách nhiệm đối với dịch bệnh cho các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ. ĐCSTQ có thể tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng tại Mỹ để đáp lại việc chính phủ Mỹ lên án vai trò của Bắc Kinh trong việc xử lý đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán khiến virus phát tán ra toàn cầu.

Báo cáo cho biết, kể từ tháng 8/2019, hơn 10.000 tài khoản Twitter bị nghi vấn giả mạo đã phối hợp trong hoạt động phát tán các ngôn luận chính diện cho chính quyền ĐCSTQ, bao gồm cả các tài khoản bị hack từ khắp nơi trên thế giới.

Các tài khoản này lan truyền các thông tin sai lệch về đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) và các chủ đề khác mà ĐCSTQ quan tâm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các phương tiện truyền thông nhà nước và các tài khoản Twitter chính thức đã phát tán tin đồn rằng Covid-19 có thể bắt nguồn từ Mỹ, đồng thời chỉ trích phản ứng của Mỹ đối với đại dịch.

Can thiệp vào bầu cử Mỹ

Báo cáo cũng đề cập đến việc Trung Quốc, Nga và Iran cố gắng sử dụng các hoạt động gây ảnh hưởng công khai và bí mật để can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Báo cáo chỉ ra rằng, ĐCSTQ có thể tiếp tục sử dụng các hành động công khai và bí mật để bôi nhọ các chính sách của chính quyền Trump trước cuộc bầu cử, đồng thời định hình một hoàn cảnh thông tin trong nước có lợi cho ĐCSTQ.

ĐCSTQ sẽ tiếp tục lợi dụng hộp công cụ gây ảnh hưởng “sức mạnh mềm” truyền thống của mình, nghĩa là, ĐCSTQ sử dụng biện pháp kinh tế cởi mở và vận động hành lang, để thúc đẩy các chính sách của Mỹ tương thích với lợi ích của ĐCSTQ.

Can thiệp vào chính quyền địa phương và các tiểu bang Mỹ

Báo cáo cho biết, các chính phủ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, đã tìm cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo địa phương và các bang của Hoa Kỳ. Họ thường sử dụng các biện pháp “vừa đấm vừa xoa”, chẳng hạn như tìm kiếm các thỏa thuận không chính thức để thúc đẩy quan hệ văn hóa và thương mại. Các quan chức ĐCSTQ cho rằng, các quan chức địa phương và các bang của Hoa Kỳ được hưởng một mức độ độc lập ngoại giao nhất định với Washington và có thể lợi dụng các mối quan hệ này để thúc đẩy các chính sách có lợi cho Trung Quốc khi quan hệ Mỹ-Trung đang rất căng thẳng.

“ĐCSTQ sẽ coi các thách thức kinh tế ở địa phương hoặc các tiểu bang của Mỹ, bao gồm các thách thức y tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) gây ra như cơ hội then chốt để thiết lập mối quan hệ phụ thuộc và tiến tới đạt được việc gây ảnh hưởng lên các địa phương hoặc tiểu bang tại Mỹ. Bắc Kinh sử dụng các viện chiến lược của Trung Quốc để nghiên cứu xem các bang và quận nào ở Hoa Kỳ có thể dễ dàng tiếp nhận đề xuất của họ”, báo cáo cho biết.

Vào thời điểm bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), Bắc Kinh đã sử dụng mối quan hệ “thành phố kết nghĩa” với một số thành phố ở Mỹ để thâu gom các nguồn lực y tế công cộng của Hoa Kỳ.

Tính riêng trong tháng 2 năm nay, thành phố Pittsburgh ở bang Pennsylvania đã vận chuyển 450.000 khẩu trang phẫu thuật và 1.350 bộ quần áo bảo hộ đến “thành phố kết nghĩa” Vũ Hán. Ngoài ra, thành phố Pittsburgh cũng đã thiết lập một tài khoản trên trang web gọi vốn GoFundMe và quyên góp được hơn 58.000 USD để mua các dụng cụ y tế cung cấp cho Vũ Hán.

Tại Chicago, các quan chức ĐCSTQ đã sử dụng mối quan hệ của họ với các quan chức địa phương và tiểu bang để thúc đẩy các ngôn luận ủng hộ Trung Quốc.

Ngoài ra, một quan chức Trung Quốc đã gửi email đến một nghị sĩ ở Trung tây Hoa Kỳ, yêu cầu cơ quan lập pháp của nghị sĩ này thông qua một nghị quyết thừa nhận các nghĩa cử chống dịch anh hùng của Bắc Kinh.

“Chính phủ Trung Quốc đã mời các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đến thăm Trung Quốc trong các chuyến đi được lên kế hoạch cẩn thận, hứa hẹn với họ những dự án đầu tư sinh lời và giao dịch thương mại hấp dẫn. Mặc dù các chuyến thăm năm nay đã bị hoãn lại do dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19),  nhưng chính phủ Trung Quốc có thể tiếp tục vun đắp mối quan hệ giữa Bắc Kinh với lãnh đạo các bang và địa phương của Mỹ thông qua các hội thảo trực tuyến và cung cấp “mồi nhử” lợi ích. Những “mồi nhử” này có thể bao gồm việc cứu trợ các công ty Hoa Kỳ [đang gặp khó khăn do đại dịch], đầu tư vào bất động sản ở các khu vực kinh tế bị ảnh hưởng và bán các thiết bị và vật tư y tế với giá thấp”, báo cáo cho biết.

Đe dọa an ninh kinh tế Mỹ

Báo cáo cũng cho biết, Trung Quốc là nguồn cung vật tư y tế giả “đặc biệt bền vững” trong thời gian đại dịch. Bộ An ninh Nội địa tuyên bố đã thu giữ hơn 1 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 bị Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm và 75.000 khẩu trang giả từ các nhà sản xuất bất hợp pháp của Trung Quốc. Báo cáo cảnh báo rằng, Bắc Kinh đang giám sát tình trạng thiếu hụt trong chuỗi cung ứng y tế của Mỹ và cho biết ĐCSTQ có thể lợi dụng những sự thiếu hụt này để buộc chính phủ Mỹ áp dụng các chính sách thân Trung Quốc hơn.

“ĐCSTQ đang thu thập thông tin về sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng của Mỹ và lợi dụng cuộc khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) để tăng sức ảnh hưởng ở Hoa Kỳ. Bởi vì Bắc Kinh kiểm soát nhiều nguồn cung hàng hóa quan trọng, nên ĐCSTQ có thể mượn việc thiếu hụt nguồn cung chính trong tương lai của Mỹ để đề xuất rằng điều kiện tiên quyết để Trung Quốc cung cấp những nguồn cung này cho Mỹ là Mỹ sẽ phải ngầm chấp thuận các dự án khác nhau của Bắc Kinh”, báo cáo cho hay.

Đe dọa các tổ chức học thuật và nghiên cứu của Mỹ

Báo cáo cho biết, ĐCSTQ sẽ tiếp tục tìm kiếm các nghiên cứu và chuyên gia của Mỹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quân sự của họ thông qua nhiều tổ chức và nền tảng chính phủ, phi chính phủ và tư nhân. ĐCSTQ đã huy động các nguồn lực đáng kể để hỗ trợ các mục tiêu phát triển công nghiệp và quốc phòng, đồng thời sẽ tiếp tục lợi dụng các tổ chức học thuật và chế độ thị thực của Mỹ để có được các nghiên cứu và quyền sở hữu tài sản trí tuệ. ĐCSTQ cho rằng, các nghiên cứu và quyền sở hữu trí tuệ này sẽ mang lại lợi thế về quân sự hoặc kinh tế cho Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh đã lợi dụng một số giáo sư thỉnh giảng, học giả và sinh viên Trung Quốc ở Hoa Kỳ làm người thu nhập công nghệ phi truyền thống.

Khi những nhà thu thập phi truyền thống này rời Mỹ và trở về Trung Quốc, họ đã lấy đi các nghiên cứu và dữ liệu mà không có sự đồng ý từ các tổ chức học thuật Mx, họ thường cố tình giấu giếm dữ liệu trước khi rời đi để tránh bị phát hiện. Báo cáo cũng liệt kê một số trường hợp liên quan.

Ngoài ra, báo cáo cũng tiết lộ rằng, ĐCSTQ đã sử dụng chương trình tuyển dụng “Nghìn nhân tài” để có được công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.

Báo cáo cho rằng, chiến lược của Bắc Kinh có thể sẽ thay đổi sau khi chính phủ Mỹ nhận thức được mối đe dọa của ĐCSTQ đối với các tổ chức học thuật và nghiên cứu của Hoa Kỳ. Trong khi chính phủ Mỹ cấm một số sinh viên Trung Quốc nhập cảnh vì có liên quan đến chiến lược dung hợp quân sự-dân sự của ĐCSTQ, giới công nghiệp, giới học thuật và chính phủ địa phương của Mỹ đã nâng cao hơn nhận thức của họ về các thủ đoạn mà ĐCSTQ dùng để có được công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ. “Chúng tôi hy vọng rằng, các nhà thu thập phi truyền thống sẽ điều chỉnh phương pháp của họ, bao gồm cả việc lựa chọn các cách thức khác nhau để đến Hoa Kỳ hoặc chuyển hướng nghiên cứu của họ ra nước ngoài, trong khi vẫn hướng tới mục tiêu thu thập thông tin nhạy cảm và quyền sở hữu trí tuệ ở Hoa Kỳ”.

Đe dọa đầu tư nước ngoài vào Mỹ

Báo cáo cho biết, mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã giảm trong hai năm qua so với mức cao kỷ lục trong lịch sử, nhưng phía Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm đầu tư có chọn lọc vào Hoa Kỳ để có được các công nghệ mới mà trong nước họ chưa có, đồng thời phát triển cơ sở công nghiệp của riêng mình và đảm bảo tiếp cận các chuỗi cung ứng quan trọng. Những công ty nước ngoài tìm cách đầu tư vào các công ty Mỹ có thể tăng cường nỗ lực để che đậy mối liên hệ của họ với các cơ quan tình báo hoặc dịch vụ an ninh của ĐCSTQ.

Đe dọa tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng Mỹ

Báo cáo nêu rõ trong thời gian bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được chính quyền Trung Quốc khuyến khích chuyển đổi sản xuất khi không có khả năng sản xuất vật tư và thiết bị y tế hoặc kiểm soát chất lượng.

Ngoài vấn đề kiểm soát chất lượng, các nhà cung cấp Trung Quốc còn xuất khẩu sản phẩm dưới danh nghĩa của một công ty được cấp phép, nhưng sản phẩm của họ đến từ nhà sản xuất thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư nên hầu như không có khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng.

Vào tháng 3 năm nay, một nhà sản xuất khẩu trang Canada có nhà máy ở Trung Quốc đã báo cáo rằng, chính phủ Trung Quốc đã trưng dụng toàn bộ sản phẩm của họ và không cho phép xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nào. ĐCSTQ bắt đầu tích trữ các nguồn cung y tế quan trọng thay vì vận chuyển chúng cho người tiêu dùng ở các nước khác, điều này cho thấy ĐCSTQ đã biết rõ về dịch bệnh và đang nỗ lực tích trữ các nguồn cung y tế chính.

Vi phạm luật và chính sách thương mại của Hoa Kỳ

Báo cáo cho hay,  ĐCSTQ vẫn là khởi nguồn chính các vi phạm chính sách thương mại của Mỹ.

Mặc dù các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề này đã đạt được tiến triển, nhưng trong năm tới, hành động của các tổ chức tội phạm của ĐCSTQ sẽ tiếp tục đặt ra thách thức lớn đối với việc Hoa Kỳ thực thi các luật và chính sách thương mại.

Các thực thể Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thực thể Hoa Kỳ, gây thiệt hại lên tới 600 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế Hoa Kỳ mỗi năm, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến các ngành công nghiệp và khả năng cạnh tranh của Mỹ.

Trong năm tài chính 2019, Bộ An ninh Nội địa đã bắt giữ nhiều hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Do chất lượng của hầu hết các sản phẩm giả đều không đạt tiêu chuẩn, nên các sản phẩm giả từ Trung Quốc và Hồng Kông là thách thức lớn nhất đối với cơ quan thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, cũng như gây rủi ro về sức khỏe và an toàn cho cộng đồng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-bo-an-ninh-noi-dia-my-tiet-lo-9-moi-de-doa-lon-tu-dcstq.html

 

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc chớ tấn công Đài Loan

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ hôm 7/10 cảnh báo Trung Quốc về bất kỳ nỗ lực nào nhằm chiếm đoạt Đài Loan bằng vũ lực, nói rằng việc đổ bộ là cực kỳ khó khăn, bên cạnh đó, cũng có nhiều cách hiểu về việc Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào, Reuters đưa tin.

Phát biểu tại một cuộc thảo luận ở Đại học Nevada, Las Vegas, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói Trung Quốc đã tiến hành xây dựng hải quân lớn chưa từng thấy kể từ thời nước Đức cố cạnh tranh với Hải quân Hoàng gia Anh trước Thế chiến thứ nhất.

Ông nói: “Một phần của việc đó là mang lại khả năng đẩy lùi chúng tôi ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cho phép họ đổ bộ vào Đài Loan”.

“Vấn đề là việc đổ bộ rất khó khăn”, Reuters dẫn lời ông O’Brien nói thêm, đề cập đến khoảng cách 160 km giữa Trung Quốc và Đài Loan và số lượng ít ỏi của các bãi đổ bộ trên đảo.

“Đó không phải là một việc dễ dàng, và cũng có rất nhiều cách hiểu về việc Hoa Kỳ sẽ làm gì để đáp trả một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan”, ông O’Brien nói khi được hỏi về việc Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu Trung Quốc cố sáp nhập Đài Loan.

Điều ông O’Brien đề cập đến chính là chính sách “mơ hồ chiến lược” lâu nay của Hoa Kỳ về việc liệu Mỹ có can thiệp để bảo vệ Đài Loan, nơi mà Trung Quốc vẫn coi là tỉnh ly khai của họ và thề sẽ giành lại quyền kiểm soát bằng vũ lực nếu cần thiết.

Theo luật, Hoa Kỳ phải cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ, nhưng không nói rõ liệu Mỹ có can thiệp quân sự trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công hay không, vốn là điều có thể dẫn đến cuộc xung đột lớn hơn nhiều giữa Washington và Bắc Kinh.

Bình luận của ông O’Brien được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc đang tăng cường đáng kể hoạt động quân sự gần Đài Loan giữa lúc quan hệ Mỹ – Trung giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên, vào lúc Tổng thống Donald Trump vận động nhằm được tái đắc cử vào ngày 3/11.

Ông O’Brien lặp lại lời kêu gọi của Hoa Kỳ, yêu cầu Đài Loan chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và thực hiện cải cách quân sự để cho Trung Quốc thấy rõ hậu quả của âm mưu xâm lược.

Ông nói: “Bạn không thể chỉ chi 1% GDP, điều mà người Đài Loan đang làm (1,2%) cho quốc phòng, và hy vọng có thể ngăn chặn một Trung Quốc đã có quá trình xây dựng quân đội lớn nhất trong 70 năm qua”.

Đài Loan cần “biến mình thành một con nhím” về mặt quân sự, Cố vấn an ninh Mỹ nói và thêm rằng “Sư tử nói chung không thích ăn thịt nhím”.

Hôm thứ Ba 6/10, quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ về Đông Á gọi kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 1,4 tỷ đô la vào năm tới của Đài Loan là không đủ.

Ông nói Đài Loan cần đầu tư vào nhiều khả năng, bao gồm việc có thêm tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển, thủy lôi, phi cơ tấn công nhanh, pháo cơ động và các phương tiện giám sát tiên tiến.

Trong một phản hồi với Reuters, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói họ sẽ “cố gắng dành ra ngân sách phù hợp” với nhu cầu của mình để xây dựng một lực lượng phòng thủ quốc gia vững chắc.

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-k%E1%BB%B3-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-trung-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%9B-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-%C4%91%C3%A0i-loan/5613743.html

 

Ngoại trưởng Pompeo: Nếu Trung Quốc đánh Đài Loan,

Mỹ sẽ không ngồi yên

Thanh Hải

Sau cuộc hội đàm Bộ Tức với Ngoại trưởng Úc, Ấn Độ và Nhật Bản tại Tokyo hôm 6/10 nhằm kêu gọi tăng cường hợp tác khu vực và chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ đã có cuộc phỏng vấn với hãng tin Nikkei và NHK của Nhật Bản.

Tại cuộc phỏng vấn với Nikkei, Ngoại trưởng Mỹ được hỏi nếu quân đội Trung Quốc tấn công Đài Loan, liệu quân đội Hoa Kỳ có sẵn sàng bảo vệ Đài Loan không?

Ông Pompeo nói: “Chỉ cần có thể làm dịu căng thẳng trong khu vực, nước Mỹ đều sẽ nghĩ cách đi làm, đây là nhiệm vụ của chính quyền Tổng thống Trump trên thế giới. Nước Mỹ không theo đuổi tranh chấp, mà là theo đuổi hoà bình. Chính ĐCSTQ mới nên phải cảm thấy xấu hổ”.

Ông Pompeo chỉ ra rằng, mặc dù sẽ nghĩ cách để duy trì hòa bình, nhưng sẽ không ngồi yên trước sự xâm lược của ĐCSTQ. Ông nói: “Là nước Mỹ, sứ mệnh của chúng tôi là giảm thiểu tình trạng này. Chúng tôi nhận thức được rằng ‘xoa dịu’ không phải là đáp án”.

Ông nói thêm: “Mỗi lần ĐCSTQ lựa chọn hành động ở các nơi trên thế giới, (các nước) đều quỳ gối, sau đó thấy rằng mình không thể không nhiều lần quỳ gối. Vì vậy chúng tôi cùng đồng minh đã tiến hành phản công chống lại ĐCSTQ”

Trong cuộc phỏng vấn với NHK (Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Nhật Bản), Ngoại trưởng Mỹ cho biết: “Thế giới luôn bị ĐCSTQ đe dọa, đã đến lúc chúng ta cần đối đãi với vấn đề này một cách nghiêm túc”.

Phóng viên của NHK hỏi: “Việc đàn áp của ĐCSTQ đối với Hồng Kông có thể tái diễn ở Đài Loan không? Hình thế căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan đang ngày càng nghiêm trọng. Ông có suy nghĩ gì về việc này?”

Ông Pompeo trả lời: “Chúng tôi đang quan sát tình hình ở Đài Loan. Đây không phải là cuộc đọ sức giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ, mà đây là cuộc đọ sức giữa tự do và độc tài chuyên chế, đây là việc thế giới bị cai trị bởi những kẻ bạo quyền, dùng lực lượng quân sự để bắt nạt người khác, vậy đây có phải là chúng ta đang vận hành trong một hệ thống dựa trên quy tắc, có dân chủ và tự do? Đó chính là thách thức (hiện tại chúng ta đang phải đối mặt).”

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-pompeo-neu-trung-quoc-danh-dai-loan-my-se-khong-ngoi-yen.html

 

Chỉ tweet một từ, luật sư của ông Trump

có thể khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên

Phụng Minh

Luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani đã gây chấn động dư luận bằng hai đoạn tweet trên trang cá nhân của mình.

Đoạn tweet đầu tiên chỉ vỏn vẹn 1 từ “#CCPVirus”.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Giuliani nói rằng mình sử dụng thuật ngữ này một cách có chủ ý vì ông muốn nói với mọi người rằng CCP – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm về đại dịch. Để giải thích rõ ý của mình, Giuliani đã nói rõ trong dòng tweet thứ hai: “Virus Trung Cộng = COVID-19”.

Giuliani lên án ĐCSTQ đã cố tình che giấu dịch bệnh và mở cửa biên giới khi virus bùng phát, nhằm tối đa hóa tác hại của “virus Trung Cộng” đối với các khu vực khác trên thế giới. Ông tin rằng việc chế độ ĐCSTQ đã bỏ qua trách nhiệm trong việc xử lý virus, tạo thành một “hành động chiến tranh”.

Giuliani nói: “Sớm nhất từ một tháng đến một tháng rưỡi trước khi chúng tôi được thông báo, ĐCSTQ đã biết về (loại virus này), nhưng họ vẫn cho phép hàng chục nghìn người Trung Quốc bay đến Châu Âu và Hoa Kỳ để du lịch”.

Ông Giuliani nhấn mạnh rằng khi ĐCSTQ thực hiện chính sách phong tỏa trong nước, họ hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh. Ông lên án ĐCSTQ đã làm một điều “cực kỳ đáng khinh” vì “muốn đảm bảo rằng những tổn thất mà phần còn lại của thế giới phải gánh chịu cũng nghiêm trọng như Trung Quốc” và “bạn có thể coi đó như một hành động chiến tranh”.

Ông Giuliani cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 4/10 rằng ĐCSTQ cần phải chịu trách nhiệm về sự lây nhiễm virus của Tổng thống Trump. Ông nói vào ngày hôm đó: “Tổng thống Trump đã phải nhập viện vì virus, và thủ phạm chính là ĐCSTQ”.

“Chúng ta phải tin chắc rằng chúng ta là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Nếu không, Trung Quốc – quốc gia tấn công chúng ta sẽ thế chỗ chúng ta. Nó sử dụng virus này để tấn công chúng ta. Hãy tin tôi”, ông cho biết.

Tuy nhiên, ông Giuliani đã phân biệt đặc biệt giữa “Trung Quốc” và “chế độ Cộng sản Trung Quốc” Ông ấy nói thêm: “Người dân Trung Quốc bị ĐCSTQ làm hại cũng giống như những người ở những nơi khác trên thế giới”. Ông cho rằng đây là lý do tại sao ông gọi loại virus này là virus Trung Cộng. “Tôi nghĩ tốt hơn nên gọi nó là virus Trung Cộng bởi vì những thứ này không phải của Trung Quốc … Đại đa số người Trung Quốc không biết, họ cũng là nạn nhân của loại virus này, giống như chúng ta”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Trump đã đề xuất vào tháng 4 năm nay rằng ĐCSTQ phải trả một “cái giá đáng kể” cho đại dịch. “Trump đã và đang thực hiện lời hứa này” và “vẫn còn nhiều điều sẽ xảy ra. Trump đã đang hành động…”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chi-tweet-mot-tu-luat-su-cua-ong-trump-co-the-khien-trung-quoc-dung-ngoi-khong-yen.html

 

Công dân người Mỹ gốc Hoa Lục

bị truy tố tội đánh cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ

Tin Massachusetts – Một người Trung Cộng đã nhập quốc tịch Mỹ, cùng vợ của anh ta và công ty của họ, đã bị truy tố tổng cộng 24 tội vì đánh cắp bí mật thương mại trị giá hàng triệu Mỹ kim.

Các cáo trạng chống lại bị cáo Haoyang Yu, 41 tuổi, cùng hãng Tricon MMIC của vợ chồng anh ta, bao gồm tàng trữ và âm mưu tàng trữ bí mật thương mại, vận chuyển hàng hóa bị đánh cắp, gian lận visa, và buôn lậu. Ngoài ra, Yu và vợ là Yanzhi Chen, 22 tuổi, còn bị truy tố 3 tội gian lận tài chính và tiếp tay cho việc gian lận tài chính, theo thông tin từ Phòng công tố Massachusetts. Yu sinh ra ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Cộng, và đã nhập quốc tịch  Mỹ.

Cáo trạng nhắm vào vợ chồng Yu liên quan đến một số dữ liệu độc quyền của hãng sản xuất bán dẫn Analog Devices, gọi tắt là ADI, nơi Yu làm việc. Theo cáo trạng, công việc của Yu tại ADI cho phép anh ta tiếp cận thông tin liên quan đến bản thiết kế, sơ đồ, hướng dẫn sản xuất, và quá trình thử nghiệm của các sản phẩm hiện tại và tương lai của hãng.

Cáo trạng nói rằng Yu đã lấy trộm và bán 20 thiết kế bán dẫn của hãng ADI. Yu và công ty Tricon MMIC của anh ta cũng bị truy tố tội buôn lậu kỹ thuật nhạy cảm của Hoa Kỳ đến Đài Loan, mà không có giấy phép xuất cảng từ Bộ Thương Mại.

Nhà chức trách cho biết các dữ liệu mà Yu lấy cắp có giá trị nhiều triệu Mỹ kim. Cáo trạng mới thay thế cho một cáo trạng khác nhẹ hơn nhắm vào Yu, được công bố vào tháng 6, 2019. Yu khi đó đã không nhận tội, và nói rằng anh ta bị xét xử bất công vì chủng tộc của anh. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/cong-dan-nguoi-my-goc-hoa-luc-bi-truy-to-toi-danh-cap-bi-mat-thuong-mai-cua-hoa-ky/

 

Chính phủ Donald Trump điều tra Việt Nam:

Mỹ mời đóng góp bằng chứng

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) mời các bên đóng góp bình luận sau khi loan báo hai cuộc điều tra riêng rẽ liên quan Việt Nam.

Chính quyền Donald Trump chính thức điều tra Việt Nam ‘thao túng tiền tệ’

Trước đó hôm 2/10, USTR loan báo, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump, họ mở điều tra hai vấn đề liên quan Việt Nam.

Một là cuộc điều tra có phải Việt Nam cố tình hạ giá tiền đồng, gây hại cho Mỹ.

Hai là điều tra có phải mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam dựa vào lượng gỗ nhập phi pháp.

Loan báo của đại diện thương mại Mỹ đưa ra, theo điều 301 của đạo luật thương mại ban hành năm 1974, cũng chính là quy trình mà Mỹ sử dụng để áp đặt thuế lên hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Nay USTR công bố thêm tài liệu và đề nghị những ai quan tâm gửi bình luận về trang web Regulations.gov trước ngày 12/11/2020.

Điều tra tiền đồng

Liên quan cuộc điều tra cáo buộc Việt Nam ‘thao túng tiền tệ‘, USTR mời gọi các bình luận về các câu hỏi như:

Đồng tiền Việt Nam có bị hạ giá hay không, bao nhiêu

Các chính sách liên quan của Việt Nam

Các hạn chế với thương mại Mỹ do hành vi của Việt Nam…

USTR nói các bình luận gửi về cần bằng tiếng Anh và gửi qua mạng.

Điều tra ‘gỗ lậu’

USTR nói cuộc điều tra này tập trung vào các vấn đề như liệu việc Việt Nam nhập gỗ lậu có vi phạm luật nội địa hay quốc tế.

Phía Mỹ giải thích năm 2019, mặt hàng gỗ từ Việt Nam xuất sang Mỹ trị giá tới 3,7 tỉ USD.

Để có nguồn cung làm hàng, Việt Nam phải nhập khẩu gỗ từ nhiều nước. Mỹ nói bằng chứng tới nay cho thấy một phần gỗ nhập là hàng lậu.

Mỹ bày tỏ lo ngại về tin nhiều phần gỗ nhập từ Campuchia sang Việt Nam là từ các vùng đất bảo tồn, vi phạm luật quốc tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54464380

 

Cựu thành viên ISIS sắp bị xét xử vì tội sát hại con tin người Mỹ

Tin Washington DC – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ vào thứ Tư, 7 tháng 10, thông báo 2 cựu thành viên tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, gọi tắt là ISIS, đang trên đường bị dẫn độ đến Hoa Kỳ, để đối mặt với cáo trạng liên quan đến vai trò của họ trong vụ sát hại 4 con tin người Mỹ.

Hai cựu công dân Anh quốc, Alexanda Kotey và El Shafee ElSheikh, nằm trong nhóm 4 tay súng ISIS nổi tiếng có biệt danh là The Beatles, và cũng là thủ phạm gây ra những vụ bắt cóc và hành quyết con tin phương tây tại Syria từ năm 2012 đến 2015.

Thông báo của Bộ Tư Pháp là kết quả của hơn 2 năm thương lượng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Anh quốc, liên quan đến việc dẫn độ 2 nghi can này. Anh quốc sau cùng đồng ý giao Kotey và ElSheikh cho Hoa Kỳ, sau khi Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr cam kết Hoa Kỳ sẽ không đề nghị án tử hình.

Gia đình của 4 nạn nhân Hoa Kỳ bị ISIS sát hại vào thứ Tư đã đưa ra tuyên bố chung, ca ngợi việc dẫn độ. Các gia đình này nói, việc xét xử Kotey và ElSheikh tại Hoa Kỳ sẽ là bước đầu tiên trong hành trình đòi công lý cho các nạn nhân.

Nhóm The Beatles của ISIS đã bắt cóc hơn 20 con tin phương tây, và công bố một số video hành quyết hết sức tàn ác, khi chúng yêu cầu Hoa Kỳ phải ngừng chiến dịch không kích nhắm vào ISIS. Tay đao phủ thủ lãnh, có biệt danh là Jihadi John, sau đó được xác định là Mohammed Emwazi  đã chết trong một cuộc không kích vào năm 2015. Thành viên thứ 4 của nhóm, Aine Davis, hiện đang bị giam trong một nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/cuu-thanh-vien-isis-sap-bi-xet-xu-vi-toi-sat-hai-con-tin-nguoi-my/

 

Mỹ phá tan chiến dịch thông tin sai lệch trên toàn cầu

do Iran đứng sau

Các công tố viên Mỹ tịch thu một tập hợp các tên miền trên mạng mà họ cho rằng đã được Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) sử dụng trong một chiến dịch nhằm truyền bá thông tin sai lệch về chính trị trên khắp thế giới.

Trong một tuyên bố đưa ra vào tối thứ Tư 7/10, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đã nắm quyền kiểm soát 92 tên miền được IRGC sử dụng dưới dạng phương tiện truyền thông độc lập nhắm mục tiêu đến độc giả, khán giả ở Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á.

Công tố viên Mỹ David Anderson cho biết: “Hôm nay, chúng tôi vô hiệu hóa thêm 92 tên miền, đạt thêm tiến bộ trong việc triệt hạ chiến dịch của Iran đưa ra thông tin sai lệch trên toàn thế giới. Không thể để cho Iran lẩn trốn đằng sau các trang web tin tức thất thiệt”.

Vụ tịch thu này là động thái mới nhất của cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ nhằm triệt phá điều mà các quan chức Mỹ gọi là các chiến dịch can thiệp của nước ngoài nhắm vào Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới.

Các công tố viên cho biết vụ bóc gỡ các website mới đây chính là kết quả của cuộc điều tra chung giữa FBI và các công ty truyền thông xã hội Google, Facebook và Twitter.

Một cuộc điều tra của Reuters hồi năm 2018 cho thấy cũng chính chiến dịch này của Iran đã sử dụng mạng lưới hơn 70 cơ sở truyền thông giả mạo để truyền bá thông tin tuyên truyền về nhà nước Iran ở 15 quốc gia khác nhau có tầm quan trọng địa chính trị đối với Tehran.

Các nhà điều tra tại công ty an ninh mạng của Mỹ FireEye là những người đầu tiên xác định được hoạt động này hai năm trước. Họ nói rằng hoạt động này cho thấy việc sử dụng thông tin sai lệch của Iran đã phát triển cùng với việc Iran có năng lực lớn hơn về mạng internet.

(Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/my-pha-tan-chien-dich-thong-tin-sai-lech-toan-cau-do-iran-dung-sau/5613652.html

 

Ông Trump nói mắc bệnh là ân điển của Chúa,

hứa cấp thuốc miễn phí cho người dân

Phụng Minh

Ông Trump cho rằng nếu không có lần nhiễm bệnh này, ông sẽ không phát hiện ra loại thuốc tốt cho người dân Mỹ.

Chiều ngày 7/10 (theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ), Tổng thống Mỹ Trump đã có bài phát biểu trước quốc dân trên Twitter, truyền tải một thông điệp quan trọng, đó là thuốc điều trị virus viêm phổi Vũ Hán (SARS Cov 2) sẽ sớm đến tay người dân và hoàn toàn miễn phí. Ông cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng loại virus này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mang đến và họ sẽ phải trả một giá rất đắt vì điều này.

Dưới đây là một phần bản dịch từ video bài phát biểu của ông:

Hiện tại tôi đang ở trước Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, đó là một nơi thú vị.

Tôi trở về từ Trung tâm Y tế Walter Reed một ngày trước, tôi ở đó bốn ngày, nhưng thực ra tôi không phải ở lại lâu như vậy.

Đáng lẽ tôi có thể ở lại Nhà Trắng, nhưng bác sĩ nói, vì ông là tổng thống nên ông phải đến bệnh viện.

Tôi nói, được rồi, anh bảo tôi phải làm thế nào thì tôi sẽ tuân theo.

Họ đều là những chuyên gia tuyệt vời, rất giỏi.

Chúng tôi có những con người xuất sắc, và Mỹ là một đất nước tuyệt vời.

Nhưng khi tôi lần đầu tiên vào bệnh viện Reed, tôi cảm thấy tồi tệ. Họ nhanh chóng đưa cho tôi Regeneron. Tôi nghĩ đây là chìa khóa, không thể tin được, và tôi cảm thấy tốt hơn ngay lập tức. Ba ngày trước tôi cảm thấy tốt như bây giờ.

Chúng tôi có một loại thuốc tương tự do Eli Lilly tung ra, sẽ sớm ra mắt và chúng tôi đang làm việc để cấp phép khẩn cấp. Tôi đã cho phép nó.

Nếu bạn cảm thấy tồi tệ trong bệnh viện, tôi nghĩ chúng tôi sẽ để bạn nhận những loại thuốc này miễn phí.

Đặc biệt là người cao tuổi, bạn sẽ nhanh chóng được dùng nó. Chúng tôi có hàng trăm nghìn liều và chúng tôi gần như đã sẵn sàng. Tôi đã ủy quyền gấp. Bây giờ là lúc để ký.

Bạn sẽ bình phục và bạn sẽ sớm khỏe lại. Đây là điều mà không ai có thể nghĩ đến cách đây vài tháng. Các nhà khoa học, phòng thí nghiệm và mọi người đã làm được những điều tuyệt vời.

Tôi hy vọng mỗi người trong số các bạn đều có thể được đối xử như tổng thống của mình, bởi vì tôi cảm thấy rất tốt khi dùng nó.

Tôi nghĩ rằng lần nhiễm dịch bệnh này là sự ưu ái của Chúa dành cho tôi và là một kiểu ân sủng ẩn giấu. Tôi đã nghe nói về loại thuốc này, và tôi nói, hãy để tôi thử, đó là gợi ý của tôi.

Nếu không phải do tôi bị nhiễm dịch, tôi nghĩ chúng tôi sẽ điều trị loại thuốc này như những loại thuốc khác. Tôi sẽ đấu tranh cho loại thuốc này cho bạn, và nó hoàn toàn miễn phí.

(Nhiễm virus) đây không phải lỗi của bạn, mà là lỗi của Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ sẽ phải trả một giá rất lớn cho thảm họa mà họ mang lại cho Hoa Kỳ và thế giới. Đây là lỗi của Trung Quốc (ĐCSTQ), vì vậy hãy nhớ điều này.

Quân đội của chúng ta đang phân phát loại thuốc này, bọn họ đã sớm triển khai một đội mấy chục vạn người, thuốc sẽ sớm đến bệnh viện, nhà máy dược phẩm cũng đã sản xuất rất nhiều thuốc.

Ngoài ra, còn có nhiều loại thuốc khác giúp ích rất nhiều cho bạn. Tôi muốn đưa chúng đến bệnh viện, đối với tôi, điều này quan trọng hơn nhiều so với vắc-xin.

Nhưng về vắc-xin, chúng ta có nhiều công ty có vắc-xin đã bước vào giai đoạn hoàn thiện. Johnson & Johnson, Moderna và Pfizer đều là những công ty lớn và chúng ta sẽ sớm có vắc-xin tốt. Tôi nghĩ chúng ta nên lấy nó trước cuộc bầu cử. Nhưng thẳng thắn mà nói, nó liên quan đến chính trị, và họ muốn chơi trò chơi của họ. Trong mọi trường hợp, sẽ có vắc-xin sau cuộc bầu cử.

Chúng tôi đã làm được, nhưng những người khác không thể. Tốc độ hành động của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ là nhanh nhất trong lịch sử, chưa từng có và chưa có tổng thống nào thúc giục họ như tôi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-noi-mac-benh-la-an-dien-cua-chua-hua-cap-thuoc-mien-phi-cho-nguoi-dan.html

 

TT Trump tuyên bố sẽ ‘bắt Trung Quốc trả giá đắt’

vì gây ra đại dịch sau khi hồi phục

Thanh Hải

Tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm 7/10 trong một video mới từ Toà Bạch Ốc đã tuyên bố sẽ “bắt Trung Quốc trả giá” cho thiệt hại vì đã gây ra đại dịch virus corona và gọi việc lây nhiễm của ông là “một phước lành từ Chúa”.

Trong video nhà lãnh đạo Mỹ đã ca ngợi các liệu pháp mà các bác sĩ đã giúp ông hồi phục nhanh chóng bao gồm kháng thể đang thử nghiệm của công ty Regeneron , ông cũng cam kết sẽ cung cấp miễn phí những loại thuốc này cho mọi người Mỹ đang vật lộn với con virus chết người.

Ông nói: “Đó là điều tôi muốn đối cho tất cả mọi người. Tôi muốn mọi người được điều trị giống như tổng thống của các bạn, bởi vì tôi cảm thấy tuyệt vời [với liệu pháp điều trị này]”. Ông cũng nói rằng đây là một phước lành từ Chúa.

Về Trung Quốc, ông phát đi cảnh  báo: “Việc này xảy ra không phải lỗi của các bạn, đó là lỗi của Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá đắt [cho] những gì họ đã gây ra cho đất nước này. Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá lớn, những gì họ đã làm với thế giới. Đây là lỗi của Trung Quốc”.

Hiện virus Vũ Hán đã lấy đi sinh mạng hơn 1 triệu người trên toàn thế giới, ở Mỹ con số này là hơn 210.000.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-tuyen-bo-se-bat-trung-quoc-tra-gia-dat-vi-gay-ra-dai-dich-sau-khi-hoi-phuc.html

 

Hồi phục thần tốc, cơ thể ông Trump đã xuất hiện kháng thể

Phụng Minh

Quá trình phục hồi của ông Trump sau khi nhiễm virus viêm phổi thực sự khiến cả thế giới kinh ngạc.

Bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley của Tổng thống Hoa Kỳ đã tóm tắt quá trình hồi phục mới nhất của ông Trump vào thứ Tư (7/10 theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ), nói rằng Tổng thống Trump đã không bị sốt trong hơn bốn ngày, không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm phổi Vũ Hán trong hơn 24 giờ qua và đặc biệt là cơ thể ông đã sản xuất ra kháng thể virus viêm phổi Vũ Hán.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany đã công bố bản ghi nhớ của Tiến sĩ Conley vào ngày 7/10.

Trong bản ghi nhớ, Tiến sĩ Conley viết: “Tổng thống sáng nay nói: Tôi cảm thấy tuyệt vời!”

Sau đó, Tiến sĩ Conley cho biết Tổng thống Trump “đã hơn bốn ngày không sốt, hơn 24 giờ không có bất kỳ triệu chứng nào [của nhiễm virus], và cũng không phải sử dụng các biện pháp thở oxy kể từ khi nhập viện”.

Sau đó, Tiến sĩ Conley đề cập rằng, điều đặc biệt đáng chú ý là phòng thí nghiệm đã phát hiện ra kháng thể virus viêm phổi Vũ Hán (SARS-CoV-2) từ mẫu máu của Tổng thống Trump trong ngày 5/10; trước đó vào ngày 1/10 cơ thể ông Trump chưa hề có kháng thể nào được phát hiện.

Cuối cùng, Tiến sĩ Conley nói rằng đội ngũ y tế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự hồi phục của Tổng thống Trump và sẽ báo cáo các thông tin mới.

Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump được chẩn đoán nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán vào sáng sớm 2/10 và ngay lập tức được cách ly trong tư dinh của Nhà Trắng. Vào tối ngày 2/10, Tổng thống Trump đã được chuyển đến Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed.

Trong thời gian nằm viện, Tổng thống Trump nhanh chóng hồi phục sức khỏe và được phép xuất viện vào tối 5/10, chỉ sau 3 ngày đêm nhập viện.

Sau khi xuất viện và trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã được tiêm hai mũi thuốc Remdesivir vào tĩnh mạch vào tối ngày 5 và tối ngày 6.

Sau khi hồi phục, Tổng thống Trump nói với những người ủng hộ rằng ông đã có được hiểu biết rất tốt về virus viêm phổi Vũ Hán trong bệnh viện, ông cũng khuyến khích mọi người không sợ virus và không để nó chi phối cuộc sống của mình.

Tốc độ hồi phục của Tổng thống Trump thực sự khiến cả thế giới ngạc nhiên. Thủ tướng Anh Johnson, người trẻ hơn Tổng thống Trump rất nhiều, đã mất cả tháng kể từ khi được chẩn đoán nhiễm trùng vào cuối tháng 3 để hồi phục vào cuối tháng 4. Tất nhiên, vào tháng 3 và tháng 4, hiểu biết của thế giới về virus viêm phổi Vũ Hán, các phương pháp điều trị và các loại thuốc hiệu quả kém hơn nhiều so với hiện tại.

Đệ nhất phu nhân Melania có các triệu chứng nhẹ và không cần nhập viện, bà chỉ bị cách ly tại Nhà Trắng.

Thứ Hai tuần này (5/10), Melania đã tweet rằng bà cảm thấy tốt và sẽ tiếp tục nghỉ ngơi ở nhà. Melania cũng gửi lời cảm ơn đến mọi người vì những lời cầu nguyện và sự ủng hộ của họ đối với gia đình bà, bà cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng trên khắp thế giới. Đồng thời, bà Melania cũng cho biết, bản thân bà sẽ tiếp tục cầu nguyện cho những người bị nhiễm virus hoặc những gia đình có người nhiễm bệnh.

Một số thành viên trong đội Nhà Trắng của Tổng thống Trump cũng đã xét nghiệm dương tính với vi rút viêm phổi ở Vũ Hán trong những ngày gần đây, bao gồm Thư ký Báo chí Nhà Trắng McKenney. Nhưng không ai trong số các thành viên khác trong gia đình của Tổng thống Trump bị nhiễm bệnh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoi-phuc-than-toc-co-the-ong-trump-da-san-xuat-khang-the.html

 

Chuyên gia Mỹ: ‘Chưa xong thử nghiệm,

không thể phổ biến vaccine’

Một chuyên gia Mỹ về dịch bệnh nhận định rằng vào lúc này chưa thể phổ biến cho thế giới vaccine Covid-19 của Trung Quốc trong khi Mỹ cũng không thể có vaccine trước tháng 11 năm nay vì các hãng dược đã nhất trí rằng họ sẽ không rút ngắn quy trình.

Hôm 6/10, bà Socorro Escalante, điều phối viên của Tổ chức Y tế Thế giới phụ trách về thuốc men và công nghệ y tế cấp thiết ở khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết Trung Quốc đã có những cuộc thảo luận sơ khởi với WHO để vaccine của họ được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, một bước tiến tới việc đưa vaccine của họ ra quốc tế.

‘Sử dụng khẩn cấp’

Hàng trăm ngàn nhân viên thiết yếu và các nhóm được xem có nguy cơ cao tại Trung Quốc đã được tiêm vaccine sản xuất nội địa ngay cả khi những cuộc thử nghiệm lâm sàng chưa hoàn tất, gây nên quan ngại trong giới chuyên gia.

Trung Quốc có ít nhất 4 vaccine thí nghiệm trong giai đoạn cuối thử nghiệm lâm sàng-hai được Tập đoàn National Biotec (CNBG) do nhà nước Trung Quốc hỗ trợ bào chế và hai do Sinovac Biotech và CanSino Biologics phát triển.

Thủ tục về sử dụng khẩn cấp của WHO đề ra tiến trình cho phép các vaccine và các phương pháp chữa trị được đánh giá (dù chưa được cấp phép chấp thuận) để đẩy nhanh khả năng sẵn sàng của thuốc trong các trường hợp y tế công cộng khẩn cấp. Việc này giúp các nước thành viên WHO và các cơ quan mua bán của Liên hiệp quốc quyết định khả năng được chấp thuận của vaccine.

“Có khả năng qua việc đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, chất lượng và tính an toàn của những vaccine này có thể được đánh giá…và rồi việc này có thể giúp cho những công ty được cấp phép,” bà Escalante nói.

Khi được hỏi liệu các vaccine của Trung Quốc sẽ được có mặt ở các nước láng giềng của họ sớm hơn hay không, vị đại diện WHO này nói nguyên tắc là như nhau đối với mọi vaccine sản xuất trên thế giới.

“Mục tiêu của WHO là đảm bảo rằng mọi quốc gia đều tiếp cận được vaccine nào có sớm nhất mà đã được chứng minh là hiệu quả, an toàn và có chất lượng tốt trên thị trường.”

‘Chưa thể đưa ra sử dụng rộng rãi’

Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Valda Crowder, chuyên gia của hãng Capitol Health Partners có trụ sở ở thủ đô Hoa Kỳ chuyên tư vấn các tập đoàn về cách đối phó với các đại dịch và thường có các cuộc hội thảo để giải đáp thắc mắc của công chúng về Covid-19, nói với VOA rằng nếu vaccine của Trung Quốc chưa được thử nghiệm xong giai đoạn ba, tức thử nghiệm ở quy mô lớn, thì không thể nào đưa cho các nước sử dụng rộng rãi được.

“Trong quá trình chế tạo vaccine, điều quan trọng là vaccine phải trải qua tất cả ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng,” Tiến sĩ Crowder nhấn mạnh.

Bà đưa ra dẫn chứng là trong lịch sử đã từng có 22 loại vaccine và thuốc vốn có kết quả rất hứa hẹn sau khi xong thử nghiệm giai đoạn hai nhưng qua giai đoạn ba lại có vấn đề, chẳng hạn như vaccine bại liệt (polio) khiến người ta bị bại liệt thay vì ngừa được nó.

Tiến sĩ Crowder nói hiện giờ còn chưa chắc liệu vaccine của Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn hai chưa chứ đừng nói là đã đi qua thử nghiệm giai đoạn ba.

Trong trường hợp y tế khẩn cấp như đại dịch virus corona, Tiến sĩ Crowder nói rằng ‘có thể cắt ngắn quy trình thông thường vốn tốn rất nhiều thời gian bằng cách tiêm vaccine cho người tình nguyện thay vì để họ tự nhiên bị nhiễm Covid-19 thì có thể làm cho họ bị nhiễm Covid-19 luôn để xem họ có sức đề kháng với bệnh hay không’.

Với cách làm này, theo bà, thì số lượng các thử nghiệm sẽ giảm xuống và do đó sẽ có kết quả thử nghiệm nhanh hơn.

Cho đến giờ theo những thông tin theo dõi từ các nhà chế tạo vaccine Trung Quốc đưa ra, bà nói bà ‘không thấy có tác dụng phụ gì trầm trọng’. Tuy nhiên, bà cũng không biết ‘mức độ hiệu quả của chúng đến đâu’ vì bà ‘không thấy bất cứ điều gì thật sự cho biết chúng hiệu quả như thế nào’.

Từ trước đến giờ, Tiến sĩ Crowder nói, bà ‘không nhớ có vaccine nào do Trung Quốc phát triển đã từng được đưa ra sử dụng rộng rãi trên thế giới’.

‘Mỹ cũng khó có sớm’

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông dự kiến Mỹ sẽ sớm có vaccine trước ngày bầu cử Tổng thống 3/11 năm nay, nhưng Tiến sĩ Crowder cho rằng ‘điều này khó có khả năng xảy ra’ vì các hãng dược Mỹ tham gia phát triển vaccine đã ký một thỏa thuận chung rằng ‘họ sẽ không cắt ngắn quy trình’.

Về ứng viên vaccine hợp tác giữa AstraZeneca và Oxford mà mới đây xảy ra sự cố khi một số tình nguyện viên tiêm vaccine đã xảy ra triệu chứng đa xơ cứng hay rối loạn thần kinh liên quan đến tủy sống, bà Crowder nói bà không xem đây là ứng viên vaccine hàng đầu hiện nay.

“Đây là loại vaccine chích hai mũi, mỗi mũi được chích trong giai đoạn 20-30 ngày,” bà nói và cho biết hiện giờ các nhà nghiên cứu vẫn đang xem xét liệu các triệu chứng này là do hậu quả của vaccine hay là do bệnh của các tình nguyện viên có từ trước.

Tuy nhiên, việc AstraZeneca vẫn tiếp tục cho thử nghiệm vaccine này cho thấy các triệu chứng xảy ra ‘không thường xuyên lắm’ vì nếu vấn đề thực sư nghiêm trọng, họ đã ngừng ngay lập tức thử nghiệm vaccine này.

Về ứng viên vaccine ngừa Covid-19 hàng đầu hiện nay, bà Crowder chỉ ra vaccine của hãng Johnson&Johnson mà theo bà là loại vaccine chỉ cần chích một mũi và cho đến nay ‘đã cho phản ứng miễn dịch rất tốt’.

“Giống như coi một cuộc đua ngựa vậy,” bà ví von về cuộc chạy đua tìm vaccine hiện nay trên thế giới. “Chúng ta sẽ thấy có con ngựa phi lên trước sớm và có vẻ như con ngựa đó sẽ dẫn đầu nhưng thực ra phải còn chạy tới 10 vòng nữa.”

‘Muốn là nước đầu tiên’

Theo Tiến sĩ Crowder, thái độ nôn nóng muốn đưa vaccine vào sử dụng sớm của Trung Quốc là ‘vì họ muốn trở thành quốc gia đầu tiên có vaccine và bởi vì có một thị trường toàn cầu cho vaccine của họ’.

Về cơ hội vaccine Covid-19 của Trung Quốc được WHO đồng ý cho sử dụng rộng rãi, bà Crowder nói bà ‘nghĩ WHO không nên làm như vậy’.

Một khi một loại vaccine nào đó được WHO phê chuẩn, bà Crowder cho rằng lúc đó các nước thành viên WHO sẽ góp sức cùng nhau để sản xuất hàng loạt vaccine đó đưa ra sử dụng.

“Chúng ta có thỏa thuận giữa các nước WHO sẽ cùng chia sẻ năng lực sản xuất vaccine,” bà nói và cho biết điều này sẽ mở rộng năng lực sản xuất vaccine trên thế giới để đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của việc ngăn chặn đại dịch.

https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-m%E1%BB%B9-ch%C6%B0a-xong-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-ph%E1%BB%95-bi%E1%BA%BFn-vaccine-/5612827.html

 

Cựu cảnh sát liên quan đến cái chết của George Floyd

được thả sau khi đóng 1 triệu Mỹ kim tiền tại ngoại

Tin Minneapolis, Minnesota – Một cựu cảnh sát của thành phố Minneapolis, người bị truy tố trong cái chết ông George Floyd, đã được thả khỏi tù vào thứ Tư, 7 tháng 10, sau khi đóng tiền bảo lãnh tại ngoại.

Theo hồ sơ tòa án, tù nhân Derek Chauvin đã đóng 1 triệu Mỹ kim tiền tại ngoại, và Bộ Quản Lý Nhà Tù xác nhận anh ta không còn bị giam tại nhà tù Oak Park Heights. Ông Floyd, một người da đen, đã thiệt mạng vào ngày 25 tháng 5 khi đang bị còng tay và bị Chauvin, một người da trắng, quỳ gối đè lên cổ trong 9 phút. Ông Floyd khi đó nói rằng ông không thở được.

Sự việc đã bị người qua đường quay video và đăng lên mạng, dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình bạo động trên toàn Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới. Cảnh sát Chauvin và 3 cảnh sát khác liên quan đến sự việc đã bị sa thải. Chauvin bị truy tố tội giết người và ngộ sát. Các cựu cảnh sát khác gồm Thomas Lane, J. Kueng, và Tou Thao, bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho một vụ giết người và ngộ sát. Hiện chưa rõ Chauvin lấy tiền từ đâu để đóng tiền tại ngoại. Sở cảnh sát Minnesota và Hiệp hội cảnh sát, nơi có quỹ hỗ trợ tư pháp, cho biết họ không cung cấp tiền để giúp tù nhân đóng tiền tại ngoại.

Theo điều kiện tại ngoại, Chauvin sẽ phải tham dự mọi phiên tòa, không được có liên lạc trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm cả mạng xã hội, với mọi thành viên của gia đình Floyd. Anh ta cũng không được làm việc trong lực lượng công lực hoặc ngành an ninh, và không được sở hữu vũ khí. Ba cảnh sát còn lại mỗi người đã đóng 750,000 Mỹ kim tiền tại ngoại trước đó, và đã được thả trong lúc chờ xét xử. Hiện

tại, cả 4 người đàn ông này dự kiến sẽ ra tòa cùng nhau vào tháng 3, nhưng thẩm phán đang cân nhắc yêu cầu về việc tách họ ra để xét xử riêng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cuu-canh-sat-lien-quan-den-cai-chet-cua-george-floyd-duoc-tha-sau-khi-dong-1-trieu-my-kim-tien-tai-ngoai/

 

Vì sao Liên Hợp Quốc bị chỉ trích

là ‘câu lạc bộ của mấy tên hề xấu’?

Vũ Dương

Lần này chính quyền Trung Quốc tiếp tục dùng chiến thuật chuyển hướng chỉ trích một cách sống sượng.

Trương Quân (Zhang Jun), đại diện thường trực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Liên Hợp Quốc, đã lôi kéo 25 quốc gia trong Liên Hợp Quốc cùng công kích Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác vì đã vi phạm nhân quyền. Các nhà hoạt động dân quyền đã lên tiếng chỉ trích Liên Hợp Quốc trở thành “câu lạc bộ của những tên hề xấu”.

Ngày 5/10, trong cuộc tranh luận chung của Ủy ban Thứ ba của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Trương Quân – đại diện thường trực của ĐCSTQ tại Liên Hợp Quốc, đã thay mặt ĐCSTQ cùng 25 quốc gia khác gồm: Nga, Triều Tiên, Iran, Belarus, Cuba, Syria, Venezuela… đứng lên phát biểu, chỉ trích các biện pháp cưỡng chế đơn phương của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã vi phạm nhân quyền của người dân để có được nguồn lực y tế trong thời gian đại dịch bùng phát.

Ông Hồ Giai (Hu Jia), nhà bất đồng chính kiến ở Bắc Kinh nói với Đài Á châu Tự do rằng, sau khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền ĐCSTQ rơi vào khủng hoảng với một loạt các rắc rối cả trong lẫn ngoài. Họ đã sử dụng các chiến thuật chủ động để chuyển hướng chỉ trích về các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ từ các nước khác. Họ cũng sử dụng những lời lẽ tương tự như vậy để “dối gạt” người dân trong nước, chuyển hướng các mâu thuẫn xã hội.

Ông Hồ Giai nói rằng để tránh trở thành tấm bia trút giận của công chúng, trong hoàn cảnh bị các nước phương Tây lên án, ĐCSTQ đã quay ngược lại tấn công, nghiễm nhiên biến bản thân nó thành “người duy trì chính nghĩa”. Mục đích chính của nó là muốn để cho người dân Trung Quốc xem. ĐCSTQ biết được cái lý luận “một lời nói dối sau một nghìn lần lặp lại sẽ trở thành sự thật” của Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã Joseph Goebbels. Joseph Goebbels đã mở hết công suất của những tuyên truyền dối trá, trong một thời gian ngắn đã củng cố vị trí lãnh đạo của đất nước độc tài.

Ông Hồ Giai chỉ trích rằng Liên Hợp Quốc đã trở thành nền tảng để ĐCSTQ thực hiện chính sách ngoại giao kim tiền và thao túng nhân quyền đối với các nước vẫn luôn mang tiếng xấu.

Ông nói rằng các nước liên danh đều là các nước lưu manh, bao gồm cả hai quốc gia lưu manh lớn là Trung Quốc và Nga. Trung Quốc lợi dụng chiêu trò ngoại giao kim tiền để lôi kéo các nước có vết đen về nhân quyền hình thành một nhóm băng đảng, hình thành nhóm thế lực xã hội đen mang tính quốc gia trong xã hội quốc tế, bao che lẫn nhau, chiếm quyền phát ngôn tại Liên Hợp Quốc, hủy hoại hoàn toàn giá trị cốt lõi và ý nghĩa tồn tại của Liên Hợp Quốc.

Lý Phương (Li Fang), nhà bình luận thời sự hiện đang sống ở Phần Lan, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, ĐCSTQ biết rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác nhất định sẽ truy cứu trách nhiệm, thậm chí chế tài đối với dịch bệnh, vậy nên mấy tên hề xấu đó đã lên tiếng chỉ trích trước, mục đích nhằm chuyển dời sự chú ý.

Ông Lý nói rằng ĐCSTQ lần này đã mở thêm một cuộc “phản công” khác tại Liên Hợp Quốc, trước tiên nó chính là muốn mua chuộc một vài quốc gia, làm một số chuẩn bị. Có thể ĐCSTQ đã đoán trước được rằng sau khi đại dịch ở các nước Âu – Mỹ kết thúc, nó có thể phải đối mặt với một lệnh trừng phạt quốc tế trên quy mô lớn hoặc bị cô lập về mặt ngoại giao.

Nhà bình luận chỉ ra rằng ĐCSTQ đã sử dụng các thủ đoạn lôi kéo để biện minh cho việc xây dựng các trại tập trung quy mô lớn ở Tân Cương. Điều này cũng giống hệt như các quốc gia trong tuyên bố chung lần này. Trung Quốc đã thành lập một “câu lạc bộ của những kẻ hề xấu” tại Liên Hợp Quốc, lợi dụng các kẽ hở trong cơ chế của Liên Hợp Quốc để thách thức các quốc gia dân chủ phương Tây. Ông Lý Phương kêu gọi Hoa Kỳ và những nước khác xây dựng lại Liên minh Dân chủ phương Tây.

Ông Lý nói rằng ĐCSTQ một lần nữa đã lôi kéo được 25 quốc gia này, và những quốc gia này trước giờ luôn là thùng phiếu của họ. Nga và Trung Quốc lợi dụng những sơ hở trong các quy định của Liên Hợp Quốc để thao túng một số quốc gia và bắt nạt các nước dân chủ. Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ

thành lập một liên minh các nước dân chủ để phá vỡ tình trạng hiện tại của Liên hợp quốc vốn không hiệu quả và bị thao túng bởi các nước độc tài.

https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-sao-lien-hop-quoc-bi-chi-trich-la-cau-lac-bo-cua-may-ten-he-xau.html

 

Điểm tin COVID

Nam Mỹ

Brazil tiến gần đến cột mốc 5 triệu ca COVID được xác nhận vào ngày 7/10 trong lúc có gần 150.000 người chết, đứng hàng thứ hai sau Mỹ.

Dù số các ca đã giảm từ lúc cao điểm vào tháng 7, các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo Brazil đang phớt lờ cảnh giác về giãn cách xã hội và đang đối mặt với nguy cơ một đợt lây nhiễm thứ hai khi trở lại sinh hoạt bình thường quá nhanh.

Con số trung bình hàng ngày trong tuần qua là 658 người chết một ngày, hạ từ 1.073 người chết mỗi ngày trong tuần lễ cuối cùng của tháng 7.

Số ca mới trung bình là 26.140/ngày, gần một nửa con số cuối tháng 7.

Hoa Kỳ

Tiểu bang Wisconsin của Mỹ sẽ mở một bệnh viện dã chiến bên ngoài Milwaukee để đối phó với những ca COVID-19 tăng mạnh làm quá tải các bệnh viện trên toàn tiểu bang, Thống đốc Tony Evers loan báo hôm 7/10.

Bệnh viện sẽ mở cửa trong vòng tuần tới sau khi số nhập viện của tiểu bang tăng gần gấp 3 trong tháng qua. Có 853 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tính đến ngày 6/10, tăng 71 người so với hôm trước, ông Evers nói.

Bệnh viện dã chiến gồm 530 giường sẽ không nhận bệnh nhân không có hẹn, nhưng chữa trị cho những bệnh nhân được chuyển ra ngoài và cần ít chăm sóc hơn, ông Evers cho hay.

Wisconsin là một các tiểu bang Mỹ, trong đó có Dakota và Montana, chứng kiến số nhập viện kỷ lục. Con số của Reuters cho thấy Wisonsin có khoảng 15/100.000 người nhập viện, cao gấp 3 lần con số trong tháng 6.

Châu Âu

Ngày 7/10, Ý ra quy định bắt buộc phải mang khẩu trang khi ra đường trên toàn quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona trong lúc số ca nhiễm mới hàng ngày tăng cao nhất kể từ tháng 4.

Lênh này được chấp thuận trong một phiên họp nội các sau khi số ca gia tăng đều đặn trong 2 tháng qua. Lệnh có thể có hiệu lực từ ngày 8/10, một nguồn tin chính phủ nói.

Dữ liệu từ Bộ Y tế cho thấy 3.678 ca được báo cáo trong 24 giờ qua, tăng từ con số 2.677 ngày 5/10 và vượt qua cột mốc 3.000 lần đầu tiên kể từ ngày 24/4.

Ý hiện ghi nhận số ca nhiễm ít hơn nhiều so với các nước lớn khác tại Châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha và Anh.

Trong khuôn khổ nỗ lực ngăn chặn lây nhiễm, Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza ngày 7/10 ra lệnh xét nghiệm bắt buộc những hành khách đến từ Anh, Bỉ, Hà Lan và Cộng hòa Czech.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid/5613237.html

 

Ủy ban Châu Âu cho biết nỗ lực gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ

 đang trở nên xa vời

Tin từ BRUSSELS, Bỉ – Vào hôm thứ Ba (6/10), Giám đốc điều hành Liên minh châu Âu cho biết chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang hủy hoại nền kinh tế của quốc gia này, làm suy yếu nền dân chủ và phá hủy các tòa án độc lập, khiến nỗ lực gia nhập EU của họ ngày càng xa vời hơn bao giờ hết. Lời chỉ trích này khiến Ankara phẫn nộ.

Khi đổ lỗi cho quyền lực tổng thống tập trung “quá mức” khiến điều kiện tự do ngôn luận, nhà tù và ngân hàng trung ương suy thoái, Ủy ban châu Âu cho biết chính phủ cũng đang khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với “những thay đổi nhanh chóng trong tâm lý nhà đầu tư”.

Là một đồng minh của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán tư cách thành viên EU từ năm 2005 sau những cải cách kinh tế và chính trị nhằm đưa nước này trở thành một đối tác thương mại và nền kinh tế thị trường mới nổi quan trọng. Mặc dù chưa bao giờ dễ dàng vì những tuyên bố chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Cyprus, các cuộc đàm phán nhanh chóng sụp đổ sau cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016 và cuộc đàn áp tiếp theo của Tổng thống Tayyip Erdogan đối với những đối thủ.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng báo cáo này là “thiên vị, không mang tính xây dựng” và bác bỏ những lời chỉ trích về nền kinh tế, dân chủ và tòa án của nước này. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với các báo cáo khắc nghiệt của Ủy ban trong nhiều năm và cơ quan điều hành EU một lần nữa tăng cường chỉ trích, liệt kê chính sách tiền tệ, quản trị công và tình trạng tham nhũng lan rộng là những thất bại của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/uy-ban-chau-au-cho-biet-no-luc-gia-nhap-eu-cua-tho-nhi-ky-dang-tro-nen-xa-voi/

 

Anh chịu sức ép phải tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh

Lục Du

Hôm thứ Ba (7/10), Ủy ban đối ngoại Vương quốc Anh đã gây sức ép buộc Ngoại trưởng Dominic Raab phải tẩy chay việc chính quyền Trung Quốc tổ chức thế vận hội mùa đông 2022 vì lực lượng này đối xử tàn bạo với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, theo Epoch Times.

Khi được hỏi rằng trước những bằng chứng về việc chính quyền Trung Quốc đàn áp nhân quyền thì Anh có cử đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội mùa đông 2022 tổ chức tại Bắc Kinh hay không, Ngoại trưởng Raab trả lời rằng không loại trừ việc tẩy chay sự kiện này.

“Nói chung, [nhận thức] bản năng của tôi là tách biệt thể thao khỏi ngoại giao và chính trị. Nhưng có một điểm mà điều đó có thể không thực hiện được”, ông Raab nói.

Ông Raab thừa nhận những bằng chứng “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tàn bạo” chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương nhưng nói rằng rất khó để những hành vi này được pháp luật phân loại là tội diệt chủng.

Khi Tom Tugendhat, chủ tịch ủy ban đối ngoại, hỏi Raab rằng tại sao lại như vậy, ông Raab nói rằng “thách thức đối với nạn diệt chủng… là bạn phải chứng minh, chứng minh rằng đó không chỉ là sự hủy diệt nhóm người thiểu số… mà còn [thực hiện] với âm mưu cố ý hủy hoại cộng đồng đó”.

Ông Tugendhat lập luận rằng các luật sư khác đã cung cấp bằng chứng cần thiết để chứng minh điều đó.

“Các luật sư khác bao gồm Ben Emmerson đã trích dẫn sự tàn phá văn hóa, việc cưỡng bức triệt sản và nhiều vấn đề khác nữa là bằng chứng về ý định [diệt chủng] mà ông nói đến”, ông Tugendhat nói và hỏi ngoại trưởng Anh rằng phải cần bao nhiêu bằng chứng thì mới đủ để khép tội diệt chủng đối với chính quyền Trung Quốc.

Sau một hồi tranh luận, ông Raab nói rằng “chúng tôi lên án nó [chính quyền Trung Quốc ” vì nó “mâu thuẫn với những trách nhiệm đi kèm với việc trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-chiu-suc-ep-phai-tay-olympic-2022-tai-bac-kinh.html

 

Pháp : Số ca nhiễm virus corona thường nhật cao kỷ lục

Thùy Dương

Số ca mới nhiễm virus corona trong vòng 24 giờ mà cơ quan Y Tế Pháp công bố vào chiều tối hôm qua 07/10/2020 là 18.746 người, mức cao kỷ lục kể từ khi Pháp cho xét nghiệm tầm soát đại trà.

Nhiều chỉ số dịch bệnh trở nên đáng lo ngại hơn. Tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona đã tăng lên tới 9,1 %, so với 4,5 % cách nay 1 tháng. Số ca tử vong thường nhật cũng tăng lên thành 80 người, nâng tổng số người thiệt mạng vì virus corona tại Pháp lên thành 32.445 tính từ đầu mùa dịch.

Tuy nhiên, hôm qua là ngày đầu tiên tính từ cuối tháng 08 số người phải nhập khoa hồi sức tích cực giảm nhẹ. Hiện nay, trên toàn quốc có tổng cộng 1.406 bệnh nhân nằm khoa hồi sức tích cực.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đi từng ngày, hôm qua 07/10/2020 tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố cần có thêm các biện pháp hạn chế ở những nơi virus corona lây lan quá nhanh, nhất là đối với nhóm người cao tuổi, hay ở những nơi ngày càng có nhiều bệnh nhập khoa cấp cứu vì Covid.

"Kế hoạch trắng tăng cường"

Riêng tại vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), giám đốc Cơ quan y tế vùng ARS, Aurélien Rousseau, cho AFP biết là các bệnh viện công cũng như bệnh viện tư nhân trong vùng phải chuẩn bị đối phó với « một đợt thủy triều rất mạnh » các bệnh nhân Covid-19.

Sáng hôm nay, ARS vùng Paris đã kích hoạt “kế hoạch trắng tăng cường” cho phép các cơ sở y tế thay đổi chương trình hoạt động để có thể dốc toàn lực cho cuộc chiến chống Covid. Đầu tuần, bệnh nhân virus corona chiếm 40% tổng số giường trong các khoa hồi sức của vùng, nhưng theo giám đốc Cơ quan y tế vùng ARS Paris, trong vòng 15 ngày nữa tỉ lệ này sẽ tăng lên thành 50% và « áp lực đang tăng từng ngày ». « Kế hoạch trắng tăng cường » cho phép tái kích hoạt các phương tiện tăng cường nhân lực cho công tác chống dịch, trước hết là bằng cách thay đổi lịch trình các cuộc phẫu thuật không thuộc diện khẩn cấp.

Danh sách « vùng báo động tối đa »

Reuters cho biết, theo dự kiến, vào 18h chiều hôm nay, trong cuộc họp tổng kết vào thứ Năm hàng tuần cùng với bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran thông báo tên những thành phố mới bị xếp vào danh sách « vùng báo động tối đa » do dịch lây lan quá mạnh. Nhiều phương tiện truyền thông Pháp cho rằng 4 thành phố Lille, Grenoble, Saint-Etienne và Lyon sẽ gia nhập nhóm « vùng báo động tối đa ». Hiện nay, mới chỉ có Paris và 3 tỉnh phụ cận, vùng Aix-Marseille vào đảo Guadeloupe bị xếp vào danh sách này, quán bia rượu bị đóng cửa, nhà hàng được mở cửa nhưng với các điều kiện nghiêm ngặt.

Châu Âu vượt ngưỡng 6 triệu ca nhiễm

Nhìn sang các nước láng giềng châu Âu, tình hình cũng rất nghiêm trọng. Anh Quốc ghi nhận  14.162 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Con số này ở Ý chỉ là 3.678 ca, nhưng là mức cao kỷ lục tính từ giữa tháng 04. Người dân Ý bắt buộc phải đeo khẩu trang ở những không gian công cộng ngoài trời. Tình trạng khẩn cấp được triển hạn đến cuối tháng 01/2021 để tạo thuận lợi cho công tác chống dịch. Đức cũng ghi nhận số ca nhiễm thường nhật cao nhất kể từ tháng 04 (4.000 ca). Tại Bruxelles, Bỉ, các quán cà phê và rượu bia phải đóng cửa trong vòng 1 tháng. Theo số liệu của AFP, cho đến nay, tổng cộng ở châu Âu có hơn 6 triệu ca nhiễm virus corona

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201008-ph%C3%A1p-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-virus-corona-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-nh%E1%BA%ADt-cao-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c

 

Đức, Pháp thúc đẩy EU chế tài Nga về vụ đầu độc Navalny

Ngày 7/10, Đức và Pháp tuyên bố sẽ đề nghị Liên hiệp Châu Âu chế tài các cá nhân Nga sau khi không nhận được những câu trả lời thích đáng từ Moscow về vụ đầu độc lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny bằng chất độc thần kinh.

Nga bác cáo buộc của ông Navalny về việc dính líu đến vụ đầu độc.

Một số chính phủ Tây phương nói Nga phải giúp mở cuộc điều tra hay phải gánh chịu những hậu quả.

“Không có giải thích khả tín nào được Nga đưa ra cho tới nay. Trong khung cảnh này, chúng tôi xem như là không có cách giải thích thuyết phục nào khác về vụ đầu độc ông Nalvany hơn là Nga có dính líu và chịu trách nhiệm,” Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và Ngoại trưởng Heiko Maas nói trong một tuyên bố chung.

Các nhà ngoại giao trước đây từng cho hay Đức và Pháp sẽ đề nghị chế tài các giới chức cơ quan tình báo quân đội Nga GRU khi 27 Ngoại trưởng các nước EU họp ngày 12/10.

“Rút ra những kết luận cần thiết từ những sự kiện này, Pháp và Đức sẽ chia sẻ với các đối tác Châu Âu những đề nghị chế tài thêm nữa,” hai Ngoại trưởng nói.

“Các đề nghị sẽ nhắm vào các cá nhân xem như có trách nhiệm trong tội ác này và vi phạm chuẩn mực quốc tế, căn cứ trên nhiệm vụ của họ, cũng như một thực thể dính líu đến chương trình Novichok.”

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%A9c-ph%C3%A1p-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-eu-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-nga-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%99c-navalny-/5613239.html

 

2 nhà khoa học đoạt giải Nobel hóa học nhờ công cụ chỉnh sửa gene

Tin từ STOCKHOLM, Thụy Điển – Vào hôm thứ Tư (7/10), hai nhà khoa học giành giải Nobel hóa học vì phát triển một phương pháp chỉnh sửa gene được ví như “cây kéo phân tử”, mang đến lời hứa chữa khỏi các bệnh di truyền trong tương lai.

Theo tin từ AP, Làm việc ở hai bờ đối diện của Đại Tây Dương, bà Emmanuelle Charpentier người Pháp và bà Jennifer A.Doudna người Mỹ đưa ra một phương pháp được gọi là CRISPR-cas9 có thể được sử dụng để thay đổi DNA của động vật, thực vật và vi sinh vật. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ cùng đoạt giải Nobel hóa học – bổ sung thêm vào số lượng nhỏ những nhà khoa học nữ đoạt giải trong lĩnh vực khoa học, nơi phụ nữ từ lâu ít được công nhận hơn nam giới.

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học này cho phép tạo ra các đoạn cắt sắc nét trong chuỗi DNA dài tạo nên “mã sự sống”, cho phép các nhà nghiên cứu chỉnh sửa chính xác các gene cụ thể để loại bỏ các lỗi dẫn đến bệnh tật. Ông Claes Gustafsson, chủ tịch Ủy ban Nobel Hóa học, cho biết do đó, bất kỳ bộ gene nào giờ đây đều có thể được chỉnh sửa “để sửa chữa các tổn thương di truyền”.

Tiến sĩ Francis Collins, người dẫn đầu nỗ lực lập bản đồ bộ gene người, cho biết kỹ thuật này “thay đổi mọi thứ” về cách tiếp cận các bệnh có nguyên nhân di truyền, chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm. Nhưng nhiều người cũng khuyến cáo rằng kỹ thuật này phải được sử dụng cẩn thận, rằng kỹ thuật này đặt ra những câu hỏi nghiêm chỉnh về đạo đức.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/2-nha-khoa-hoc-doat-giai-nobel-hoa-hoc-nho-cong-cu-chinh-sua-gene/

 

Vinh danh một nữ thi sĩ Mỹ:

Nobel Văn học 2020 chọn giải pháp an toàn?

Trọng Thành

Giải thưởng Nobel Văn học lần thứ 113 được trao tặng cho nữ thi sĩ người Mỹ Louise Glück, hôm nay, 08/10/2020, một tác giả chuyên viết về đề tài gia đình. Trong lúc nhiều người hoan hỉ là giải thưởng Văn học được trao tặng cho một phụ nữ, nhiều tiếng nói chỉ trích Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy  Điển đã chọn giải pháp an toàn.

Trong diễn văn công bố giải thưởng, Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển đã ca ngợi nhà thơ người Mỹ mang lại « một phong cách thi ca đặc biệt, với vẻ đẹp khiêm nhường, đã làm cho sự tồn tại của mỗi cá nhân mang một giá trị phổ quát ». Ủy Ban Nobel nhấn mạnh đến nỗ lực tìm kiếm « sự sáng tỏ » và mối quan hệ tâm đặc biệt của nữ thi sĩ đến « tuổi thơ và đời sống gia đình, mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ, cùng các anh chị em, đã là một chủ đề xuyên suốt trong tác phẩm của nhà thơ ».

Nhà thơ Louise Glück, sinh năm 1943 tại New York. Bà là tác giả của hơn mười tập thơ và nhiều tiểu luận về thơ ca. Louis Gluck được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Mỹ đương đại. Bà là giảng viên tiếng Anh tại Đại học Yale.

Như vậy hai năm sau giải thưởng được trao cho nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk, nữ thi sĩ Glück là người phụ nữ thứ 16 được trao tặng giải Nobel Văn học.

Theo nhiều nhà quan sát, sau nhiều « bê bối » của giải Nobel Văn học những năm gần đây, Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển dường như đã quyết định chọn giải pháp an toàn, không trao giải gây nhiều tranh cãi như trong những năm vừa qua. Giải Nobel Văn học, cùng với giải Nobel Hòa bình, thường được coi là các giải thưởng Nobel tiêu biểu. Thế nhưng, những năm gần đây, giải Nobel Văn học Thụy Điển đã gây nhiều chỉ trích dữ dội.

Năm 2016, giải được trao cho ca sĩ nhạc rok huyền thoại Boby Dylan, cũng là một nhà thơ, bị một bộ phận giới văn chương chỉ trích mạnh. Năm 2018, sóng gió nổi lên đã khiến Nobel Văn học phải hoãn trao giải thưởng năm, điều chưa từng có kể từ khi thành lập giải. Khủng hoảng bùng phát do các xì-căng-đan tình dục liên quan đến nhà văn Pháp Jean-Claude Arnault, chồng của một nữ viện sĩ hàn lâm có ảnh hưởng tại Thụy Điển. Jean-Claude Arnault được coi là người có nhiều ảnh hưởng đối với Ủy Ban Nobel Văn học. Đương sự sau đó bị tòa án Thụy Điển kết án tù vì tội hiếp dâm. Năm 2019, giải Nobel Văn học vinh danh nhà văn người Áo Peter Handke, người có lập trường ủng hộ nhà độc tài người Serbia Molosevic. Lại một lần nữa sóng gió nổi lên.

So với việc đa số giải thưởng được trao cho các nhà văn nam, người châu Âu và đa số viết tiếng Anh, giải Nobel Văn học năm nay được trao cho một phụ nữ, người ngoài châu lục, là điều được nhiều người hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng có nhiều tiếng nói cho rằng Ủy Ban Nobel năm nay đã quá thận trọng, chọn giải pháp an toàn. Theo mạng Pháp chuyên về văn hóa, Lesinrocks, thì giải thưởng Nobel Văn học năm nay cũng rất đáng được dành để vinh danh các nhà văn có nhiều đóng góp lớn, nhưng đang trong chốn lao tù, hay bị chính quyền sở tại truy bức. Mạng Lesinrocks nêu ví dụ một nhà văn đáng được trao giải Nobel : nữ văn sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Asli Erdogan. Nữ văn sĩ bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam từ năm 2016. Bà Asli Erdogan cũng là một nhà báo, nhà tranh đấu cho quyền phụ nữ. Năm 2018, bà được trao tặng giải Simone de Beauvoir vì quyền tự do của phụ nữ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201008-nobel-vanhoc-2020

 

Thượng Karabakh :

Ba nước đồng chủ tịch nhóm hòa giải họp tại Geneve

Thùy Dương

Xung đột Thượng Karabakh đã diễn ra hơn chục ngày và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Lần đầu tiên tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu về cuộc xung đột, gọi đó là một « thảm kịch vô cùng lớn ». Trong khi hơn nửa dân số nước Cộng Hòa tự xưng Nagorny Karabak đã phải di tản, hôm nay 08/10/2020 một cuộc họp giữa Pháp, Nga và Mỹ, ba nước đồng chủ tịch nhóm hòa giải được tổ chức tại Geneve, Thụy Sĩ để bàn về cuộc khủng hoảng Thượng Karabakh.

Từ Erevan, thông tín viên RFI Régis Genté cho biết chi tiết :

Ngay hôm nay, thứ Năm, các cuộc thảo luận về Thượng Karabakh được tổ chức tại Geneve, dưới sự bảo trợ của Pháp, Nga và Mỹ. Trong 4 ngày nữa, các nước này sẽ thảo luận tiếp tại Matxcơva.

Ba nước đồng chủ tịch của nhóm hòa giải, còn gọi là Nhóm Minsk, trong một thông cáo thống nhất kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch ngay lập tức, vô điều kiện và mở một cuộc đàm phán. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói : "Hiếm khi ba nước chúng tôi ra một thông cáo chung như thế này".

Tổng thống Nga còn có một bước tiến đáng chú ý trong hoạt động ngoại giao này. Một mặt, Vladimir Putin đã vạch lằn ranh đỏ, đặc biệt nhắc nhở rằng Armenia là thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, vì thế Nga muốn thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Armenia.

Bằng cách này, tổng thống Nga Putin đã dập tắt mối đe dọa về sự leo thang nguy hiểm từ hôm Chủ Nhật vừa qua : Armenia và Azerbaijan không chỉ đụng độ quanh tỉnh Karabakh mà còn trên lãnh thổ của hai nước.

Tuy nhiên, dường như ông Putin từ chối đứng về phe này hay phe kia trong các cuộc đụng độ ở Thượng Karabakh, bằng cách kêu gọi ngừng bắn ».

Chiến sự tiếp tục 

Từ 21h đêm hôm qua đến 5h sáng hôm nay, Stepanakert, thủ đô nước Cộng Hòa tự xung Nagorno-Karabakh lại trở thành mục tiêu bị Azerbaijan oanh tạc nhiều lần. Về phía Azerbaijan, chính quyền tố cáo quân ly khai Armenia đêm hôm qua và sáng hôm nay đã "nổ súng vào các khu vực sinh sống" của dân thường. Bộ Quốc Phòng Azerbaijan cho biết có người chết và bị thương.

Hôm qua, thủ tướng Armenia tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijzan đang tiếp tục các hành động diệt chủng nhắm vào người Armenia thông qua các hành động khủng bố ở Thượng Karabakh. Tuy nhiên, theo hãng tin Nga Tass, thủ tướng Armenia cũng tuyên bố sẵn sàng nhượng bộ ở Thượng Karabakh nếu Azerbaijan cũng làm như vậy

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201008-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-ba-%C4%91%E1%BB%93ng-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-nh%C3%B3m-h%C3%B2a-gi%E1%BA%A3i-h%E1%BB%8Dp-t%E1%BA%A1i-geneve

 

Xung đột Thượng Karabakh : Đối mặt với Nga,

Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn Azerbaijan tới mức nào

Anh Vũ

Là đồng minh lâu đời của Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng hậu thuẫn nước này trong cuộc xung đột Thượng Karabakh.Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan liệu có làm Nga, vốn không hề muốn xung đột có sự tham gia của nước thứ 3 trong khu vực nam Kavkaz, phải ra tay hành động?

Từ gần hai tuần nay, vùng Thượng Karabakh một lần nữa lại thành trung tâm cuộc chơi của các nước lớn. Vùng đất nhỏ bé nằm lọt trong dãy núi ở nam Kavkaz hơn một thế kỷ nay vẫn luôn là tâm điểm tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Là đồng minh truyền thống của Baku, Ankara dường nhưng đang muốn can dự vào cuộc xung đột hiện nay, bất chấp sự cảnh cáo của Nga, một nước lớn luôn đóng vai trò bảo đảm hòa bình trong khu vực hậu Xô Viết này.

Nga là cường quốc không thể thay thế được trong vùng Kavkaz. Nếu như Nga vẫn duy trì các quan hệ chặt chẽ cả với Armenia cũng như Azerbaijan là vì Nga muốn bán vũ khí cho cả đôi bên. Tuy vậy, Erevan vẫn là đồng minh ưu tiên của Matxcơva. Armenia đã gia nhập vào các liên minh chính trị, kinh tế và quân sự do Nga kiểm soát, trong đó đặc biệt có Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Từ ba chục năm nay, bên cạnh Pháp và Hoa Kỳ trong Nhóm Minsk được lập ra năm 1992 có vai trò hòa giải xung đột giữa hai nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ,  Nga vẫn luôn can dự để dập tắt bùng phát xung đột, như năm 2016 khi xảy ra cuộc « chiến tranh 4 ngày » ở đây làm hàng trăm người chết.

Thổ Nhĩ Kỳ phô trương sức mạnh

Từ khi Thượng Karabakh dưới sự hậu thuẫn của Armenia đơn phương tuyên bố độc lập với Azerbaijan năm 1991, không có một cuộc thương lượng nào của Nhóm Minsk có kết quả. Nga bằng lòng với  việc giữ nguyên trạng nhưng Thổ Nhĩ Kỳ thì không hề muốn điều đó. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn Ankara phải có vai trò ngoại giao trong giải quyết cuộc khủng hoảng này. Ông Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố : « Những tiến triển tình hình gần đây đem lại cho tất cả các bên liên quan trong vùng cơ hội trình bày các giải pháp thực tế và cân bằng ».

Xung bột bùng nổ hôm 27/09, giữa quân đội Armenia và Azerbaijan, ngay lập tức tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã nhắc lại thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc tìm giải pháp tranh chấp cho vùng đất này. Ngay sau ngày chiến sự nổ ra, ông Recep Tayyip Erdogan từ Istanbul phát biểu rằng đã đến lúc Azerbaijan « nắm lấy vận mệnh trong tay dù muốn hay không ».

Luôn bên cạnh « những người anh em »

Ngay từ hồi mùa hè năm nay, Ankara đã đẩy mạnh can dự vào cuộc xung đột bằng cách ủng hộ Azerbaijan, một nước nói tiếng Thổ. Đầu tháng 8, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận chung kéo dài hai tuần trong các binh chủng khác nhau như pháo binh hay phòng không.

Theo Jamestown Foundation, viện nghiên cứu và phân tích có trụ sở tại Washington, đó là  động thái lớn nhất trong lịch sử  gần đây về hợp tác quân sự giữa hai nước. Nhiều quan chức cao cấp quốc phòng Azerbaijan đã tới Thổ Nhĩ Kỳ.  Ông Hului Akar, bộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố : « Cả thế giới nên biết quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan là quan hệ giữa hai nước nhưng một dân tộc duy nhất ».

Cuối tháng 8, bộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ tới thăm Baku, gặp tổng thống Ilham Aliyev và bảo đảm rằng « trong cuộc đấu tranh giải phóng những vùng đất bị chiếm đóng của Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và 83 triệu dân sẽ ở bên cạnh những người anh em của mình ».

Chuyên gia Torniké Gordadzé, thuộc Trường Khoa Học Chính Trị Paris ( Science Po Paris), trong một cuộc tranh luận trên đài France 24 giải thích : « Thổ Nhĩ Kỳ của năm 2020 khác với Thổ Nhĩ Kỳ của những năm 1990. Vào thời đó, Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng can dự quân sự vào cuộc xung đột. Giờ đây, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tỏ kiên quyết hơn và hô hào sẽ hậu thuẫn Azerbaijan nếu nước này yêu cầu ...  Thổ Nhĩ Kỳ giờ tích cực hơn và không ngần ngại đưa quân ra nước ngoài. Như chúng ta đã thấy họ làm ở Syria, Irak và Libya ».

Thổ Nhĩ Kỳ muốn trở lại trường quốc tế

Recep Tayyip Erdogan theo đuổi chiến lược đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại vai trò của các cường quốc quốc tế. Bởi thế mà trong những năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh nhiều trận địa : trong vùng đông bắc Syria, ở Irak để chống lại lực lượng dân quân Kurdistan hay trong cuộc nội chiến ở Libya. Mới đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Hy Lạp trong tranh chấp khai thác dầu khí ở đông Địa Trung Hải. Những tháng gần đây, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tập trung chỉ trích Pháp. Tổng thống Erdogan thậm chí còn thách thức Pháp mở rộng ảnh hưởng sang cả vùng Tây Phi.

Theo bà Laurence Broers, thuộc Viện Chatham House đóng tại Luân Đôn, « những gì chúng ta đang thấy là sự hậu thuẫn công khai và gia tăng. Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi trong các quan hệ (Thổ Nhĩ Kỳ - Azerbaijan) với những trao đổi, gặp gỡ giữa các quan chức quốc phòng hai nước.Tôi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhìn thấy ở cuộc xung đột Thượng Karabakh một sân khấu khu vực mà Ankara có thể gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế. »

Thách thức lớn với Nga

Tuy nhiên bà Laurence Broers nhấn mạnh, vị thế mới đó không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ « tìm cách can dự tích cực hơn hay tìm các đối đầu trực tiếp với nước Nga ».

Chuyên gia Broers giải thích thêm, đó chỉ là động thái cảnh báo nhiều hơn là can dự trực tiếp. Thổ Nhĩ Kỳ muốn thận trọng trong việc đưa quân vào thực địa. Với Nga,  Ankara là kẻ mới đến trong vùng nam Kavkaz. Chính Matxcơva mới là người nắm các quân bài trong tay để giải quyết xung đột hiện tại ở Thượng Karabakh. « Thách thức rõ ràng quan trọng hơn đối với Nga, bởi nguồn ảnh hưởng chính của Matxcơva tại nam Kavkaz là để xung đột không được giải quyết ». Hơn thế nữa Nga là nhân tố không thể thiếu trong các xung đột tại khu vực này.

Matxcơva những ngày qua đã chỉ trích Ankara « đổ thêm dầu vào lửa » bằng việc khuyến khích Baku tấn công. Bộ Ngoại giao Nga đã tỏ ý « rất quan ngại » về việc xuất hiện trong xung đột Thượng Karabakh những thành phần khủng bố, lính đánh thuê nước ngoài, đến từ Syria và Libya. Đó là hai lãnh địa mà Ankara đang hoạt động quân sự tích cực cũng với đồng minh tại chỗ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Nga Rossiya hôm 07/10 đã tuyên bố rõ là nếu Armenia bị xâm lược, Nga sẽ hành động theo nghĩa vụ quân sự của mình trong khuôn khổ hiệp ước quốc phòng giữa hai nước. Nga chưa hành động vì thực tế các chiến dịch quân sự đến giờ chưa diễn ra trên lãnh thổ của Armenia, theo ông Putin.

Sự can thiệp quân sự của Ankara chưa được chứng minh, đến giờ mới chỉ có Armenia khẳng định điều đó và tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ triển khai các chiến đấu cơ F-16, cung cấp các nhân viên điều khiển thiết bị bay không người lái cũng như chuyên gia quân sự cho Azerbaijan.

Một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thể tạo thành bước ngoặt lớn và là quốc tế hóa cuộc xung đột.  Nếu xảy ra thi đó sẽ là một kịch bản tai họa cho khu vực mà đã có nhiều cường quốc cạnh tranh với nhau.

(Theo France 24)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201008-xung-%C4%91%E1%BB%99t-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-nga-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-azerbaijan

 

Thượng Karabakh : Một ván cờ đấu khác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Minh Anh

Ngày 27/09/2020, chiến sự bùng lên dữ dội giữa các lực lượng Azerbaijan và phe ly khai người Armenia tại vùng Thượng Karabakh. Theo giới nghiên cứu, ngoài những hậu quả do thời Xô Viết để lại, Thượng Karabakh có nguy cơ trở thành địa bàn tranh hùng thứ ba giữa hai cường quốc là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sau Syria và Libya.

Nằm kẹp giữa Hắc Hải và biển Caspi, Nagorno-Karabakh hay còn gọi Thượng Karabakh, còn có nghĩa là « vườn núi đen » là một vùng cao nguyên nằm lọt thỏm trong lãnh thổ Azerbaidjan theo Hồi Giáo. Với diện tích 4.400 km2, rộng bằng một tỉnh của nước Pháp, dân số chỉ có 150 ngàn người, 95% là sắc dân Armenia, Thượng Karabakh là đối tượng của mọi cuộc tranh giành ảnh hưởng từ nhiều thế kỷ, từ thời vương quốc Armenia (Cổ Đại), đến các thời đế chế Ba Tư (Trung Cổ), Ottoman, Sa Hoàng (Cận Đại), và cuối cùng là thuộc về Liên Xô đầu thế kỷ XX.

Thượng Karabakh, Nakhitchevan : Những món quà « tẩm độc » của Stalin

Trong vòng ba thập niên qua, Thượng Karabakh là tâm điểm xung đột dai dẳng giữa hai cựu thành viên Xô Viết là Armenia và Azerbaijan. Theo giới nghiên cứu, cội rễ của cuộc xung đột bắt nguồn từ những quyết định của ông Stalin, khi ấy giữ chức ủy viên Dân ủy Dân tộc.

Năm 1921, nhằm củng cố dấu ấn quyền lực của những người Bôn-sê-vích, và để làm hài lòng các lãnh đạo Azerbaijan, Joseph Stalin đã cho sáp nhập Thượng Karabakh vào lãnh thổ Cộng Hòa Xô Viết Azerbaijan với quy chế là vùng tự trị. Tương tự, vùng Nakhitchevan, nằm sâu trong lòng lãnh thổ Armenia, sắc dân Azerbaijan chiếm đa số cũng được trao cho Azerbaijan mà không có một tính liên tục nào về lãnh thổ.

Về điểm này, nhà báo và tác giả cho tạp chí Conflit, Tigrane Yégavian, trên đài truyền hình ARTE giải thích rõ những ý đồ của Stalin thời bấy giờ như sau : « Năm 1921, Stalin khi ấy là ủy viên Dân ủy Dân tộc đã quyết định trao cho Azerbaijan quản lý vùng Thượng Karabakh vì hai mục đích : Thứ nhất là theo ngạn ngữ "chia để trị". Tiếp đến là vì ông có một dự án khác trong đầu, muốn đưa ra một bằng chứng về tình bằng hữu đối với Azerbaijan nói tiếng Thổ. Quốc gia này vào thời kỳ đó đã bắt đầu sản xuất rất nhiều dầu hỏa, khí đốt. Có thể nói, một hình thức "một mũi tên, trúng hai đích" ».

Bất chấp những phản đối không ngừng của người dân Thượng Karabakh đòi trở về với « tổ quốc mẹ » Armenia, chính quyền trung ương Matxcơva vẫn làm ngơ, cho đến ngày chính quyền Xô Viết tối cao vùng tự trị Thượng Karabakh lên tiếng đòi ly khai và thông qua tuyên bố hợp nhất với nước Cộng Hòa Xô Viết Armenia năm 1988.

Năm 1991, người dân Thượng Karabakh thông qua cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết với một đa số tuyệt đối (nhưng bị người Azerbaijan chiếm thiểu số tẩy chay). Năm 1992, Thượng Karabakh tuyên bố độc lập, thành lập nhà nước Cộng hòa Artsakh, nhưng không được quốc tế công nhận, chính quyền Baku phản đối mạnh mẽ.

Trong suốt giai đoạn 1988-1994, chiến sự giữa hai nước cựu thành viên Liên Xô là Azerbaijan – muốn chiếm lại quyền kiểm soát Thượng Karabakh – và Armenia – hậu thuẫn mạnh mẽ kinh tế và quân sự cho phe ly khai, đã diễn ra làm cho hơn 30.000 người chết.

Năm 1994, với sự can thiệp của Nga, một lệnh ngừng bắn đã được ký kết ngày 12/05/1994. Kể từ đó, chưa có một thỏa thuận hòa bình nào được đúc kết, và những cuộc đàm phán do Nhóm Minks – Nhóm trung gian hòa giải quốc tế gồm khoảng 10 nước do Nga, Pháp và Mỹ đỡ đầu vẫn chưa mang lại một kết quả nào.

Bất chấp lệnh ngừng bắn 1994, những vụ va chạm dữ dội thi thoảng vẫn nổ ra. Cuộc đối đầu năm 2016 đã làm cho gần 100 người chết ở cả hai phía. Lần này, chiến sự bùng phát trở lại từ hôm 27/09/2020 với một mức độ leo thang chưa từng có cùng với việc đưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí tối tân như drone có trang bị vũ khí và camera ghi hình, khiến thế giới lo ngại cuộc xung đột có thể lan rộng ra cả ngoài khu vực do có sự can dự của nhiều cường quốc.

Ankara đồng minh thân thiết của Baku

Câu hỏi đặt ra : Vì sao đối đầu giữa hai nước lại diễn ra lúc này ? Le Figaro trích dẫn phân tích một số nhà quan sát cho rằng nguyên nhân đầu tiên có liên quan đến tình hình chính trị nội bộ tại Azerbaijan. Là một trong số ba quốc gia giầu có nhất tại vùng nam Kavkaz nhờ vào xuất khẩu dầu khí, được khai thác từ biển Caspi, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến giá dầu khí trên thế giới tụt giảm mạnh, đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Mỗi khi gặp khó khăn, chính quyền Baku tìm cách kích động tinh thần yêu nước nhằm đáp trả những chỉ trích của người dân.

Tiếp đến là chính phủ tổng thống Aliev muốn tìm cách xóa đi thất bại ê chề về năng lực quân sự trong cuộc xung đột ở biên giới với Armenia hồi tháng 7/2020. Ông Thorniké Gordadzé, nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Khoa học Chính trị (Sciences Po), cựu bộ trưởng Hội Nhập Châu Âu của Gruzia trên đài phát thanh France Inter giải thích :

« Azerbaijan bị sững sờ thế nên cuộc tấn công lần này còn nhằm đảo ngược mối tương quan lực lượng giữa hai nước. Mục tiêu của Azerbaijan là gây ra một cuộc chiến nhỏ chớp nhoáng nhằm tìm kiếm một sự thay đổi, gây nhiều áp lực có lợi thế hơn cũng như để có được những đột phá trong các cuộc đàm phán. Chỉ có điều, những gì cho thấy là mọi việc đang sa lầy. »

Với nhiều nhà quan sát Nga và phương Tây, trong cuộc xung đột vũ trang lần này còn thấy bóng dáng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều nước như Nga, Pháp và Armenia tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Thượng Karabakh.

Thủ tướng Armenia, Nikol Pachinian khi trả lời phỏng vấn báo Le Figaro, cho biết có các « bằng chứng » về sự can dự quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột. « Ankara cung cấp cho Baku các phương tiện quân sự, vũ khí cũng như là cố vấn quân sự. Chúng tôi biết rõ là Thổ Nhĩ Kỳ đã đào tạo và điều chuyển hàng ngàn lính đánh thuê và quân khủng bố từ những vùng do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng tại phía bắc Syria. »

Mối quan hệ mật thiết giữa Ankara và Baku, đối với giới quan sát là điều không gây ngạc nhiên. Tuy khác biệt về hệ phái đạo Hồi, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan lại chia sẻ cùng một nền văn hóa và ngôn ngữ Thổ. Khi xảy ra xung đột giữa Armenia và Azerbaijan năm 1993, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng cho đóng cửa biên giới với Armenia và áp đặt lệnh phong tỏa.

Mối quan hệ này ngày càng chặt chẽ khi cả hai có cùng lợi ích kinh tế, hợp tác xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Azerbaijan, xuất khẩu sang châu Âu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt là trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ còn tăng cường hợp tác quân sự với Azerbaijan. Chuyên gia Thorniké Gordadzé trên đài France Culture phân tích : « Mối hợp tác quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đã có từ năm 2012, nay còn được thắt chặt hơn nữa nhất là kể từ sau cuộc xung đột năm 2016. Azerbaijan đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ về mặt quân sự như huấn luyện cho quân đội Azerbaijan, các lực lượng đặc nhiệm. Ngoài ra, Baku mua trang thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng nhiều hơn như các loại thiết bị bay điều khiển từ xa chẳng hạn. »

Armenia và Nga : Những rào cản cho tham vọng đế chế Ottoman

Điều đáng chú ý là sự hậu thuẫn và hành động dấn thân rõ ràng và nhanh chóng của Ankara đối với Baku lần này đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện. Chính quyền Armenia lên tiếng tố cáo ý đồ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan tiến hành một chính sách bành trướng với tham vọng hình thành một thế giới sắc dân Thổ, nói tiếng Thổ, một dạng đế chế Ottoman tân thời mở rộng sang cả vùng phía nam Kavkaz. Azerbaijan giống như cánh tay nối dài với Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Giữa hai nước còn có câu châm ngôn : « Một dân tộc, Hai nhà nước ».

Chỉ có điều tham vọng này của ông Erdogan ở vùng Kavkaz bị Armenia theo Kito giáo cản trở. Thế nên đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, việc giữ nguyên trạng Thượng Karabakh là điều không thể chấp nhận theo như ghi nhận của nhà nghiên cứu, nhà báo Gaïdz Minassian trên đài RFI :

« Sự can thiệp này của Thổ Nhĩ Kỳ trên thực tế nằm trong ý đồ mở rộng ảnh hưởng ra ngoài lãnh thổ như chúng ta thấy tại Irak, Syria, Libya, Chypre và bây giờ là Kavkaz, thậm chí có thể là cả vùng Balkan, đó là những vành đai xưa kia của đế chế Ottoman, bởi vì đó là những tỉnh cũ của Ottoman. Ông Erdogan đang lao theo đà chủ nghĩa dân tộc-Hồi giáo và một đế chế Ottoman mới, muốn tìm kiếm lại vùng ảnh hưởng của mình. Nhưng rào cản gây trở ngại cho ý đồ hợp nhất thế giới nói tiếng Thổ, dân tộc Thổ chính là Armenia ».

Vẫn theo giới quan sát, ngọn lửa chiến tranh lại bùng lên ở « vườn núi đen » rất có thể có liên quan đến tình hình tại Syria và Libya, những nơi mà tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga cản trở, các chính sách của Thổ bị rơi vào ngõ cụt. Khi mở thêm mặt trận thứ ba ở vùng Kavkaz, tổng thống Erdogan muốn tạo thêm áp lực trong các cuộc trao đổi với Nga về Syria và Lybia theo như giải thích của nhà báo và tác giả cho tạp chí Conflit, Tigrane Yégavian với đài truyền hình RT của Nga :

« Những gì đang diễn ra rất quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì, đó không chỉ đơn giản là một chuyện nhóm lửa một xung đột mới tại Kavkaz mà còn nhằm làm suy yếu vị thế của nước Nga bằng cách đẩy nước này lui về thế thủ. Nước Nga, vừa là đồng minh chiến lược của Armenia, nhưng cũng vừa là nước bạn bè với Azerbaijan. Matxcơva bán vũ khí cho cả hai phía nên Nga không được lợi lộc gì cho việc làm thay đổi nguyên trạng ở địa bàn. Bởi vì nếu như thất bại, Nga mất luôn cả vị thế trung gian giữa hai nước ».

Một chi tiết thu hút sự quan tâm của giới quan sát thời điểm nổ ra xung đột không phải là ngẫu nhiên. Các cuộc đối đầu bùng phát ngay sau khi Nga vừa chấm dứt cuộc tập trận quy mô lớn « Kavkaz 2020 » nhằm chứng tỏ khả năng kiểm soát sườn phía nam của mình. Sự việc xảy ra đẩy Nga rơi vào thế khó xử. Bởi vì, Nga không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với Armenia, trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước an ninh chung (OTSC), mà còn có một mối quan hệ bằng hữu với Azerbaijan.

Nhiều nhà quan sát cho rằng trong vụ việc này, chính quyền Nga dường như đã « nhắm mắt làm ngơ » cho Azerbaijan mở cuộc tấn công, nhằm tỏ thái độ nghi kỵ đối với thủ tướng Armenia, Nikol Pachinian, chủ trương thân châu Âu và mở rộng quan hệ đa phương nhiều hơn. Một giả thuyết mà nhiều nhà phân tích đánh giá khó thể thẩm định.

Dẫu sao vẫn có một câu hỏi rất nhiều người băn khoăn : Liệu nước Nga có dấn thân bảo vệ Armenia trong cuộc xung đột này không ? Nhà nghiên cứu Thorniké Gordadzé nghĩ rằng khó thể xảy ra :

« Thượng Karabakh không được bảo vệ bằng Hiệp ước OTSC. Theo luật quốc tế, Karabakh chính thức thuộc về Azerbaijan. Nếu như chiến sự chỉ diễn ra tại vùng này, nước Nga không bắt buộc phải can thiệp. Matxcơva chỉ can thiệp vào nếu như Erevan bị Ankara hay Baku thật sự tấn công. Do vậy, Azerbaijan chẳng có lợi lộc gì mở các cuộc tấn công trên lãnh thổ Armenia. Chính vì thế mà các cuộc đọ súng chỉ diễn ra xung quanh vùng Thượng Karabakh ».

Cuối cùng, nhà báo Gaidz Minassian kết luận, trong cuộc xung đột này có một thách thức toàn cầu. Tham vọng một đế chế Thổ mới của tổng thống Erdogan không một cường quốc nào muốn ủng hộ : « Vì sao Trung Quốc gần gũi với Armenia ? Đó là vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ ở Tân Cương. Tại sao Iran trong hồ sơ Kavkaz lại tỏ ra gần với Armenia hơn ? Bởi vì đó còn do mối đe dọa người Thổ tại Iran. Tại sao Nga nghi kỵ chủ nghĩa đế chế Thổ ? Bởi vì điều này chống lại các lợi ích của Nga trong khu vực. Châu Âu tương tự bởi vì có vùng Balkan ở kế bên. »

Dẫu biết rằng không ai muốn tư tưởng chủ nghĩa đế chế Thổ. Nhưng tổng thống Erdogan cảm thấy tự do nhóm lửa khắp nơi !

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201008-karabakh-nga-tho-nhi-ky-xung-dot

 

Nga khuyến cáo rằng Nagorno-Karabakh có thể

 trở thành thành trì của phiến quân Hồi Giáo

Tin từ YEREVAN/BAKU – Vào hôm thứ Ba (6/10), Điện Kremlin đưa ra lời kêu gọi mới về việc chấm dứt các hành động gây chiến ở khu vực Nagorno-Karabakh, sau khi Giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại của Moscow cho biết vùng núi này có thể trở thành dàn phóng cho các chiến binh Hồi giáo xâm nhập vào Nga.

Moscow bày tỏ sự báo động sau khi cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong hơn 25 năm giữa lực lượng người Armenia và Azeri bước sang ngày thứ 10, mặc dù hãng thông tấn Pháp AFP sau đó cho biết Armenia chỉ đề nghị nhượng bộ nếu Azerbaijan sẵn sàng đưa ra hành động tương tự. AFP không đưa ra thông tin chi tiết nào về lời đề nghị của Thủ tướng Nikol Pashinyan.

Azerbaijan cho biết họ sẽ chỉ ngừng giao tranh nếu Armenia đặt ra thời khóa biểu để rút khỏi Nagorno-Karabakh. Theo luật quốc tế, Nagorno-Karabakh thuộc về Azerbaijan, nhưng lại được cư trú và điều hành bởi người Armenia. Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin kêu gọi ngừng giao tranh và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lo ngại về tiến triển chưa từng có” trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Iran.

Ông Sergei Naryshkin, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại SVR của Nga, cho biết cuộc xung đột đang thu hút lính đánh thuê và khủng bố từ Trung Đông. Ông khuyến cáo rằng khu vực Nam Caucasus có thể trở thành “dàn phóng mới cho các tổ chức khủng bố quốc tế”, nơi các chiến binh có thể tiến vào các quốc gia bao gồm cả Nga. Bình luận của ông được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, đồng minh thân cận của Azerbaijan, kêu gọi Moscow tích cực hơn trong việc xây dựng hòa bình. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nga-khuyen-cao-rang-nagorno-karabakh-co-the-tro-thanh-thanh-tri-cua-phien-quan-hoi-giao/

 

Nga đặt lãnh đạo đối lập Belarus vào danh sách « bị truy nã »

Trọng Thành

Hôm qua, 07/10/2020, bộ Nội Vụ Nga thông báo đã đưa nhà đối lập Belarus Svetlana Tikhanovskaia vào danh sách người « bị truy nã ».

Cơ quan thông tấn Nhà nước Nga Ria Novosti cho biết cụ thể là đối thủ của tổng thống Alexandre Loukachenko được đưa vào danh sách bị Nga truy nã, sau quyết định tương tự của chính quyền Belarus, do đã có « các kêu gọi khuyến khích hành động xâm phạm đến an ninh quốc gia », tội danh có thể bị phạt tù từ 3 đến 5 năm.  Belarus và Nga có một thỏa thuận chung về tư pháp.

Nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaia trốn khỏi Belarus ít ngày sau cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 8/2020, và hiện đang tị nạn tại Litva, sau khi bị chính quyền đe dọa.

Cuộc bầu cử, với kết quả ông Alexandre Loukachenko tái đắc cử, bị tố cáo là gian lận trên quy mô lớn, đã làm bùng lên một phong trào phản kháng đòi bầu cử lại, kéo dài từ đó đến nay. Mỗi Chủ Nhật hàng tuần, khoảng 100.000 người xuống đường tại thủ đô Minsk, bất chấp các đàn áp của chính quyền, khiến hầu hết những nhân vật chủ chốt của đối lập phải ra nước ngoài tị nạn.

Chính quyền Nga hoàn toàn đứng về phía tổng thống Belarus, bất chấp việc lãnh đạo đối lập Svetlana Tikhanovskaia kêu gọi Matxcơva tạo điều kiện cho chính quyền đàm phán với đối lập.

Matxcơva phủ nhận vai trò của nhà đối lập Tikhanovskaia tại Belarus. Trong một phát biểu hôm qua, 07/10, người phát ngôn điện Kremlin, Dmitri Peskov, tuyên bố : « Bà Tikhanovskaia hiện không có mặt ở Belarus. Khó lòng mà nói là bà ấy có thể tham gia vào đời sống chính trị Belarus ». 

Estonia, Ba Lan và Litva triệu đại sứ tại Belarus về nước

Hôm qua, 07/10/2020, chính quyền Estonia đã triệu đại sứ ở Belarus về nước, để tỏ tình đoàn kết với Ba Lan và Litva vì trước đó, ngày 04/10, hai nước này đã có quyết định tương tự.

Chính quyền Belarus đã buộc các sứ quán Ba Lan và Litva phải giảm bớt số nhân viên ngoại giao, cùng với việc triệu hồi đại sứ, sau khi Liên Hiệp Châu Âu ban hành loạt trừng phạt nhắm vào nhiều quan chức Belarus, bị cáo buộc gian lận bầu cử và đàn áp biểu tình.

Litva khiến Belarus giận dữ khi để nhà đối lập Tikhanovskaia tị nạn. Ba nước vùng Baltic, gồm Litva, Estonia và Latvia không công nhận ông Loukachenko là tổng thống của Belarus.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201008-nga-%C4%91%E1%BA%B7t-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-belarus-v%C3%A0o-danh-s%C3%A1ch-b%E1%BB%8B-truy-n%C3%A3

 

Hoa Kỳ từ chối yêu cầu cung cấp nhiên liệu nguyên tử

 cho tàu ngầm của Nam Hàn

Theo hãng tin Donga Ilbo, Nam Hàn đang thúc đẩy việc mua nhiên liệu nguyên tử từ Hoa Kỳ cho các tàu ngầm thế hệ tiếp theo của họ, nhưng yêu cầu ban đầu của họ đã bị Washington từ chối.

Trích dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên ở Washington, hãng tin cho hay hồi tháng trước, Nam Hàn đã gửi bản tóm tắt cho phía Hoa Kỳ về kế hoạch phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử và bày tỏ mong muốn được Hoa Kỳ cung cấp uranium làm giàu thấp làm nhiên liệu nhưng bị Hoa Kỳ từ chối.

Một viên chức nói với hãng tin rằng chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra quy định không chuyển nhiên liệu cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử cho bất kỳ quốc gia nào, bất kể họ có phải là đồng minh hay không, phù hợp với nguyên tắc không phổ biến vũ khí nguyên tử. Viên chức Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng tàu ngầm nguyên tử kéo theo một số thách thức về kỹ thuật bên cạnh việc cung cấp nhiên liệu, bao gồm nhân sự vận hành và chuyên môn quản lý.

Là một phần của chương trình tăng cường năng lực quân sự trong vòng 5 năm tới, Bộ Quốc phòng Nam Hàn hồi tháng 08/2020 đã công bố kế hoạch phát triển ba tàu ngầm trọng tải 3,600 đến 4,000 tấn, có khả năng mang nhiều hỏa tiễn đạn đạo hơn loại 3,000 tấn hiện có.

Mặc dù Quốc hội đã phê duyệt ngân sách cho dự án, nhưng Nam Hàn bị ràng buộc bởi một thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ, ngăn nước này sử dụng năng lượng nguyên tử cho các mục đích quân sự. Ông Baek cho hay, tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử có tốc độ nhanh hơn và ở dưới nước lâu hơn nhiều so với các tàu ngầm thông thường chạy bằng động cơ diesel. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tu-choi-yeu-cau-cung-cap-nhien-lieu-nguyen-tu-cho-tau-ngam-cua-nam-han/

 

Hàn Quốc muốn hợp lực với Mỹ

tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

Thùy Dương

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm nay 08/10/2020 đề nghị Seoul và Washington cùng nỗ lực để chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết tuyên bố trên được tổng thống Moon Jae In đưa ra trong bài phát biểu qua video gửi tới cuộc gặp thường niên của hiệp hội Korea Society có trụ sở tại New York.

Trong phiên họp trực tuyến của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 09, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng gợi ý là hai miền Triều Tiên, Mỹ và có thể là cả Trung Quốc tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.

Cũng trong ngày hôm nay 08/10, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper và đồng nhiệm Hàn Quốc Suh Wook điện đàm và tái khẳng định cam kết về một liên minh mạnh mẽ và thế trận vững chắc về phòng thủ phối hợp.

Đây là cuộc trao đổi đầu tiên giữa hai đồng nhiệm kể từ khi ông Suh nhậm chức bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc hồi tháng 09. Hai lãnh đạo quốc phòng Mỹ - Hàn sẽ có cuộc họp tham vấn về an ninh dự kiến được tổ chức tại Washington vào thứ Tư 14/10.

Trong khi đó, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo các nhà lãnh đạo quân sự của Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc thảo luận thường niên qua cầu truyền hình vào tuần tới để bàn về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực và liên minh Mỹ - Hàn.

Cuộc họp Ủy ban quân sự song phương (MCM) lần thứ 45 giữa tướng Won In-choul, người đứng đầu Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc và đồng cấp Mỹ, tướng Mark Milley, dự kiến diễn ra vào thứ Ba 13/10, một ngày trước cuộc họp tham vấn an ninh giữa bộ trưởng Quốc Phòng hai nước.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201008-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-h%E1%BB%A3p-l%E1%BB%B1c-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-chi%E1%BA%BFn-tranh-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn

 

Đài Loan ra dự thảo: Vẫy cờ Trung Quốc bị phạt 40 triệu đồng

Phụng Minh | DKN 10 giờ trước 968 lượt xem

Dự thảo chỉ ra rằng ĐCSTQ không những không từ bỏ ý định thôn tính Đài Loan bằng vũ lực, mà còn sử dụng chính hệ thống dân chủ và tự do của Đài Loan để tiêu diệt nền dân chủ Đài Loan.

Ngày 6/10, dự thảo sửa đổi Luật An ninh Quốc gia do nhà lập pháp Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP hay còn gọi là Đảng Dân Tiến) của Đài Loan Vương Định Vũ đề xuất, đã được thông qua trong lần đọc đầu tiên tại Lập Pháp Viện. Theo quy định mới của dự thảo, nếu tuyên truyền chính trị vi phạm bản sắc dân tộc, cá nhân có thể bị phạt tới 100.000 Đài tệ (tương đương 80 triệu đồng); nếu vẫy lá cờ năm sao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có thể bị phạt tới 50.000 Đài tệ (tương đương 40 triệu đồng), theo NTDTV.

Dự thảo đã được gửi đến Bộ Lập pháp Đài Loan để thảo luận cùng ngày, bản đọc đầu tiên đã được hoàn thành và nó đã được gửi đến Ban Nội chính để xem xét.

Dự thảo được ông Vương Định Vũ đề xuất và được 30 nhà lập pháp bao gồm các nhà lập pháp DPP He Xinchun, Zhou Chunmi, Cai Yiyu và nhà lập pháp Đảng Cơ Tiến của Đài Loan, Chen Baiwei, cùng ký.

Dự thảo bổ sung rằng người dân Đài Loan không được tiến hành các hoạt động tuyên truyền liên quan đến mục đích chính trị vi phạm bản sắc dân tộc hoặc hợp tác với công tác mặt trận thống nhất của đại lục, Hồng Kông, Ma Cao, các thế lực thù địch ở nước ngoài hoặc những người được phái cử của các nhóm này, nếu không sẽ bị phạt từ 10.000 đến 100.000 Đài tệ và tịch thu tài liệu.

Dự thảo cũng quy định, khi thực hiện các hoạt động tuyên truyền nói trên, nếu nâng, hạ, treo, trưng, cầm, vẫy cờ đại lục, Hồng Kông, Ma Cao và các thế lực thù địch nước ngoài hoặc cờ đại diện đảng, chính quyền, quân đội của họ ở nơi công cộng sẽ bị phạt từ 10.000 đến 50.000 Đài tệ.

Dự thảo chỉ ra rằng ĐCSTQ không những không từ bỏ ý định thôn tính Đài Loan bằng vũ lực, mà còn sử dụng hệ thống dân chủ và tự do của Đài Loan để thu hút một số nhóm và cá nhân tuyên truyền và hợp tác với cuộc chiến thống nhất chống lại Đài Loan nhằm mục đích tiêu diệt nền dân chủ của Đài Loan. Hành vi này đã vượt qua các hành vi dân chủ. Ranh giới của quyền tự do ngôn luận đòi hỏi phải thiết lập một cơ chế bảo vệ hiến pháp dân chủ từ hệ thống luật pháp.

Vào ngày 6/10, dự thảo sửa đổi “Quy định về quan hệ nhân dân qua eo biển” do Vương Định Vũ đề xuất cũng đã được hoàn thành tại Viện Lập pháp. Dự thảo quy định rõ ràng rằng nếu trường học các cấp ở Đài Loan có bất kỳ lời hứa hoặc tuyên bố hợp tác nào với mặt trận thống nhất của Bắc Kinh, Bộ Giáo dục có thể ra lệnh đình chỉ tuyển sinh của họ.

Cùng ngày, Viện trưởng Hành chính Viện Đài Loan, Tô Trinh Xương cũng tuyên bố với các trường cao đẳng và đại học trong nước rằng ông đã yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra xem các trường có tham gia cam kết “Một Trung Quốc” trong trao đổi học thuật xuyên eo biển hay không.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-ra-du-thao-vay-co-trung-quoc-bi-phat-40-trieu-dong.html

 

Nhìn nhận tiêu cực về TQ và Tập Cận Bình 'ở mức kỷ lục'

Nhiều nước phát triển bày tỏ thái độ tiêu cực ngày càng gia tăng với TQ và Tập Cận Bình, theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew mới được công bố.

Phát hiện này được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc áp dụng một cách tiếp cận ngoại giao hiếu chiến hơn đối với cộng đồng quốc tế và bị mắc kẹt trong các tranh chấp với các nước khác trên nhiều mặt từ thương mại đến quân sự, theo SCMP.

Thái độ tiêu cực về Trung Quốc tồi tệ nhất ở Australia, nơi 81% người được hỏi cho biết họ thấy nước này không mang lại lợi ích cho ai, tăng 24 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Trung Quốc: Đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Đại học có thể ‘dục tốc bất đạt?’

'Quá muộn để kiềm chế ảnh hưởng toàn cầu của TQ'

Ở Anh, 74% số người được hỏi hiện nhìn nhận Trung Quốc theo cách tiêu cực - tăng 19 điểm. Và tại Hoa Kỳ, quan điểm tiêu cực về Trung Quốc tăng 13 điểm so với năm ngoái lên 73%, cao hơn gần 20 điểm phần trăm so với khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017.

Tại 9 trong số các quốc gia được khảo sát - Tây Ban Nha, Đức, Canada, Hà Lan, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Thụy Điển và Úc - quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 12 năm kể từ khi cuộc khảo sát được thực hiện, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Mức tăng hàng năm lớn thứ ba, sau Úc và Anh, là Thụy Điển, Hà Lan và Đức, với 15 điểm phần trăm. Tỷ lệ người Thụy Điển bày tỏ sự không đồng tình với Trung Quốc, đạt 85%, tăng 33 điểm trong hai năm, trong khi ở Hà Lan tăng 28 điểm trong cùng thời kỳ lên 73%.

Tại Bỉ và Đan Mạch, hai nước được khảo sát lần đầu tiên, đánh giá tiêu tực về Trung Quốc chiếm lần lượt là 71 và 75%.

ĐH 13: VN định vị thế nào trước 'Giấc mộng Trung Hoa'?

‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ ghi vào Điều lệ Đảng?

Tỷ lệ này ổn định nhất ở Ý. Mặc dù 62% số người được hỏi cho biết không đồng tình với Trung Quốc, tăng 5 điểm phần trăm so với năm ngoái, con số này gần như khớp với 61% vào năm 2007.

Nhật Bản có tỷ lệ người được hỏi nói rằng họ thích Trung Quốc nhỏ nhất, chỉ có 9%. Trong khi số người không thích Trung Quốc tại Nhật chiếm 86%.

Theo cuộc khảo sát, một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất đến danh tiếng của Trung Quốc là virus corona. Trung bình 61% số người được hỏi trên 14 quốc gia được khảo sát nói rằng Trung Quốc đã làm rất tệ trong việc đối phó với đại dịch.

Quan điểm tiêu cực về Tập Cận Bình tăng 'lịch sử'

Cuộc khảo sát cũng cho thấy sự không đồng tình của quốc tế đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên đến mức lịch sử vì việc xử lý đại dịch.

Trung bình 78% cho biết họ có rất ít hoặc không tin tưởng vào việc ông ta làm điều đúng đắn liên quan đến các vấn đề thế giới.

Sự thiếu tự tin đó đối với ông Tập là mức cao nhất được ghi nhận trong cuộc khảo sát ở mọi quốc gia có dữ liệu, ngoại trừ Nhật Bản và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, những người được hỏi phần lớn công nhận những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, trong khi người dân - đặc biệt là từ các nước châu Âu - thường coi Trung Quốc là nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Bên ngoài Hoa Kỳ, nơi 52% người Mỹ cho biết đất nước của họ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, chỉ có Nhật Bản (53%) và Hàn Quốc (77%) xếp Mỹ trên Trung Quốc là nền kinh tế hàng đầu thế giới.

https://www.bbc.com/vietnamese/54460155

 

Chiến tranh tin giả của Trung Quốc

Phan Hoài Văn

Ma trận tin giả của Trung Quốc

Ngày 22/9, Facebook thông báo đã triệt phá được một chiến dịch tung tin giả của Trung Quốc mà trong đó sử dụng các tài khoản và hồ sơ giả mạo để lừa bịp những người ngây thơ, khiến họ tin vào các thông tin sai lệch đó.

Được công ty phân tích truyền thông xã hội Graphika đặt tên là “Chiến dịch Naval Gazing”, mạng lưới này bao gồm 155 tài khoản, 11 trang, 9 nhóm và 6 tài khoản Instagram và thu hút được ít nhất 130.000 người theo dõi. Mạng lưới đặc biệt nhắm vào Philippines, tích cực can thiệp vào chính trường Philippines và tạo ra hàng triệu sự tương tác trên mạng bằng cách vận động các chính trị gia, bao gồm cả Tổng thống Rodrigo Duterte, ủng hộ Trung Quốc.

Sự kiện trên đánh dấu lần thứ hai Facebook dỡ bỏ những mạng lưới tin giả bắt nguồn từ Trung Quốc và báo hiệu một kỷ nguyên chiến tranh thông tin mới  tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Mỹ và các đồng minh như Philippines cực kỳ dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công.

Việc Trung Quốc xúc tiến các chiến dịch gây ảnh hưởng ra nước ngoài đánh dấu một cuộc cách mạng quan trọng trong việc tìm cách chi phối không gian mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh lâu nay vẫn chú trọng đến hoạt động gián điệp mạng như một khía cạnh quan trọng về an ninh quốc gia của mình, nhưng họ cũng từng phải vật lộn trong những cuộc chiến tranh thông tin. Và dường như đến nay, Bắc Kinh đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này.

Sau khi chứng kiến Nga sử dụng thành công các chiến dịch thông tin, đặc biệt là trong các nỗ lực can thiệp bầu cử của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã tập trung để học hỏi các chiến thuật tung tin giả của Nga và điều chỉnh chúng cho phù hợp với các lợi ích của mình. Trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch sử dụng tin giả để tác động đến cuộc bầu cử và cản trở chiến dịch tái đắc cử của bà Thái Anh Văn, nhưng rốt cuộc vẫn thất bại. Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ thành công hơn trong việc sử dụng các chiến dịch thông tin để đẩy lùi những chỉ trích về cách xử lý đại dịch COVID-19 của họ.

Chiến dịch Naval Gazing phản ánh một cuộc cách mạng trong tác chiến không gian mạng của Trung Quốc. Những tài khoản được lập ra sớm nhất trong mạng lưới này có từ năm 2016 với trọng tâm tập trung vào chính trường Đài Loan và đẩy mạnh những lập trường ủng hộ Đại lục như là tán thành những lợi ích của việc tái thống nhất. Tuy nhiên, một sự thay đổi đã xảy ra vào năm 2018 khi mạng lưới này mở rộng các hoạt động vào các vấn đề tranh chấp biển và chính trị khu vực. Đặc biệt, mạng lưới này đã lập ra một số cổng thông tin trên Facebook tập trung vào vấn đề Biển Đông nhằm loan báo những thành tích trên biển của Trung Quốc và chế nhạo các hoạt động của Mỹ.

Philippines là một mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng ra nước ngoài. Philippines tỏ ra dễ bị thao túng thông qua Facebook. Ngoài việc là một đồng minh của Mỹ và một trọng tâm chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Philippines cũng là quốc gia “nghiện” truyền thông xã hội nhất trên thế giới. Nước này đứng đầu thế giới về số lượng người sử dụng mạng xã hội hàng ngày- người dân Philippines bỏ ra trung bình khoảng 4 tiếng mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội. Facebook thống trị thế giới mạng xã hội tại Philippines với 75 triệu người sử dụng, tương đương 71% dân số nước này. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một sự phản ánh nhạy bén những thực tế về thông tin và kỹ thuật số tại Philippines. Tại một đất nước có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số nghèo nàn thì các thiết bị di động trở thành những phương tiện hàng đầu để nhờ đó người dân có thể tiếp cận Internet. Tuy nhiên, sử dụng Internet trên mạng di động vẫn khá đắt đỏ, và để vượt qua trở ngại này, vào năm 2013, Facebook đã hợp tác với các nhà cung ứng để cung cấp “Facebook Miễn phí” - một dự án cho phép những người sử dụng điện thoại di động có thể tiếp cận với Facebook mà không cần sử dụng dữ liệu mạng. Và như vậy, theo nhận định của Davey Alba trên hãng tin BuzzFeed News, “đối với nhiều người tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới này thì Facebook là cách duy nhất để tiếp cận Internet”.

Sự thống trị của Facebook là một nguồn quan trọng khiến cho tin giả trở thành một đặc tính phổ biến trong chính trường Philippines. Điều này cũng quan trọng trong việc ủng hộ chiến dịch tranh cử Tổng thống Philippines vào năm 2016. Sau bầu cử, tin giả vẫn tiếp tục được triển khai nhằm bảo vệ cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông Duterte, làm mất uy tín những tiếng nói chỉ trích và làm suy yếu các hãng truyền thông đối lập như là Rappler và ABS-CBN. Chính sự kết hợp giữa vị thế thống trị của mạng truyền thông xã hội cùng với sự suy yếu của các hãng truyền thông truyền thống ở địa phương đã khiến Philippines trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với chiến dịch thao túng thông tin của Trung Quốc.

Bắt đầu từ tháng 3/2018, Chiến dịch Naval Gazing đã bắt đầu thiết lập một loạt các tài khoản, trang và nhóm trên Facebook nhắm mục tiêu rõ ràng vào chính trường Philippines. Các trang này ủng hộ hành động của các chính trị gia được cho là thiện cảm với Trung Quốc, trong đó có Tổng thống Duterte, con gái ông ta là Sara Duterte-Carpio (Thị trưởng thành phố Davao và cũng là một người kế nhiệm tổng thống tiềm năng), và Imee Marcos (con gái của nhà cố độc tài Ferdinand Marcos), người được bầu vào Thượng viện Philippines vào năm 2019.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận các hoạt động thao túng của Trung Quốc thông qua lăng kính của chính trường Philippines thì sự việc có vẻ chưa đúng với bản chất của nó. Việc Facebook phơi bày các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc phản ánh một cuộc cách mạng chiến lược lớn hơn và đặt ra một thách thức trực tiếp đến cả mối liên minh Mỹ-Philippines và các đặc quyền quốc phòng của Mỹ trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chiến dịch Naval Gazing nhắm vào Philippines phát động vào tháng 3/2018 không liên quan đến chính trường Philippines mà được khởi xướng ngay sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tái khẳng định những cam kết quốc phòng của Mỹ với Philippines tại Biển Đông. Trên Facebook, một loạt các tài khoản, trang và nhóm khác nhau không chỉ ủng hộ các chính trị gia đứng về phe Trung Quốc, mà còn công khai vận động Philippines đứng về phía Trung Quốc.

Sau khi thất bại trong việc nỗ lực ép buộc Philippines phải nghe lời và mua chuộc sự phục tùng của Philippines, Trung Quốc hiện đang sử dụng sự can thiệp chính trị như một phương tiện nhằm tách Philippines ra khỏi Mỹ. Đặc biệt, Trung Quốc đã nhận ra rằng mối bất hòa chính trị trong liên minh Mỹ-Philippines là điểm yếu lớn nhất trong mối quan hệ đối tác và coi truyền thông xã hội là công cụ lý tưởng để củng cố sự chia rẽ này và để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Trông người lại ngẫm đến ta

Đọc báo cáo của Graphika, không khỏi lo lắng cho Việt Nam. Việt Nam là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, cùng thể chế cộng sản với Trung Quốc. Thêm nữa, Việt Nam lại đang trực tiếp tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà, năm 1988 Trung Quốc chiếm thêm một phần quần đảo Trường Sa sau khi đã thảm sát 64 lính công binh Việt Nam. Kể từ năm 2009 tới nay, Trung Quốc luôn đưa tàu tấn công, ức hiếp các ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển của chính họ. Năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 cắm ngay trong vùng EEZ của Việt Nam. Hồi đầu năm nay, tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sau khi phía Mỹ tích cực có các tuyên bố lên án Trung Quốc tại biển Đông, Trung Quốc luôn tìm cách “xoa dịu” Việt Nam và các nước ASEAN, đồng thời đổ vấy cho Mỹ là kẻ gây rối ở khu vực biển Đông.

Với các tranh chấp căng thẳng như vậy, cùng với việc quan hệ Việt - Mỹ ngày càng nồng ấm, chắc chắn Trung Quốc không dễ gì “khoanh tay đứng nhìn” như vậy. Đã có nhiều cảnh báo về an ninh thông tin của Việt Nam, đặc biệt với các sự cố tấn công mạng thông tin của sân bay Tân Sơn Nhất năm 2016, 2017. Từ đó đã dấy lên lo ngại về vấn đề này, tuy nhiên, người dân không hề nhận được các cảnh báo và giải thích rõ ràng từ chính quyền Việt Nam.

Con số thống kê năm ngoái cho biết khoảng 57% người dân Việt Nam đang sử dụng Facebook, tức là vào khoảng trên 51 triệu người Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội này.

Thêm nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 13, dự kiến sẽ diễn ra một vài tháng tới đây. Đây sẽ là dịp sắp xếp lại toàn bộ nhân sự cao cấp của Việt Nam, và chắc chắn, Trung Quốc sẽ luôn muốn tìm cách gây ảnh hưởng hoặc can thiệp vào Đại hội này.

Tất cả những điều trên, cộng với bài học từ Philippines, Đài Loan…với chiến dịch Naval Gazing, đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Vì vậy Việt Nam cần áp dụng những biện pháp chủ động để bảo vệ môi trường thông tin của mình. Nếu không, an ninh thông tin và môi trường chính trị Việt Nam sẽ có nguy cơ rơi vào tình huống khó khăn khi Trung Quốc đang tìm cách sử dụng mạng xã hội để làm suy yếu hệ thống an ninh tập thể của họ.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/fake-news-warfare-by-china-10072020134554.html

 

Trung Quốc dùng chiến thuật chia để trị nhằm đối phó với Bộ Tứ

Trọng Nghĩa

Bộ Tứ, tức là Quad, bao gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn, đã tổ chức cuộc họp cấp ngoại trưởng lần thứ hai hôm 06/10/2020 tại Tokyo. Hội nghị của bốn nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương có mục đích phát huy một trật tự dựa trên luật pháp mà Trung Quốc bị cho là mối đe dọa dĩ nhiên đã bị Bắc Kinh đả kích. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Trung Quốc một lần nữa đã áp dụng sách lược “chia để trị” trong phản ứng chống lại Bộ Tứ.

Ngay trước khi các ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Úc và Ấn họp, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 29/09 đã tuyên bố phản đối việc “hình thành các phe nhóm” nhằm chống lại “các bên thứ ba”. Sau cuộc họp của Bộ Tứ, bộ Ngoại Giao Trung Quốc chưa thấy bình luận, nhưng đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo đã ra một tuyên bố ngắn gọn, phần lớn lập lại lời cảnh báo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc cuối tháng 9.

Tuy nhiên, sau lời chỉ trích chung chung đó, đại sứ quán Trung Quốc đặc biệt tấn công ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cáo buộc ông là đã “liên tục bịa đặt những lời nói dối về Trung Quốc và tạo ra một cuộc đối đầu chính trị với mục đích xấu”.

Theo chuyên san Nhật Bản The Diplomat hôm 07/10, bản tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật phản ánh chiến thuật cố hữu của Bắc Kinh là tấn công cá nhân vào ông Pompeo, nhưng đồng thời tìm cách chia rẽ Hoa Kỳ với các đối tác còn lại trong Bộ Tứ.

Việc chia rẽ này có vẻ như được thực hiện dễ dàng do cách hành xử thẳng thừng của ngoại trưởng Mỹ, đã công khai tuyên bố vai trò đối trọng với Trung Quốc của Bộ Tứ, điều mà các nước còn lại trong nhóm không muốn nói ra để tránh gây nên căng thẳng vô ích.

Khác biệt trong cách xử sự của các thành viên Bộ Tứ bộc lộ rõ tại Hội Nghị Tokyo vừa kết thúc. Do việc không có tuyên bố chung, từng nước đã đưa ra tuyên bố của riêng mình, với một số khác biệt đáng chú ý.

Trong phát biểu của mình, ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã thẳng thừng công kích đích danh Trung Quốc và đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong khi các đồng nhiệm của ông lại tỏ ra cẩn trọng hơn, tránh đề cập đích danh Trung Quốc trong bài phát biểu khai mạc, mà chỉ nói đến những vấn đề chung về tầm quan trọng của một “Ấn Độ- Thái Bình Dương tự do và mở rộng” và một “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne đặc biệt nhấn mạnh rằng “Quad có một chương trình nghị sự tích cực”, ngầm bác bỏ phân tích cho rằng Bộ Tứ chủ yếu tập hợp các nước chống Trung Quốc. Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar thậm chí còn nói rằng mục tiêu của Bộ Tứ là “thúc đẩy an ninh và quyền lợi kinh tế của tất cả các nước có lợi ích chính đáng và quan trọng trong khu vực” - trong đó có cả Trung Quốc.

Theo giới phân tích, mẫu số chung của các nước trong Bộ Tứ là mối quan ngại ngày càng tăng về sức mạnh và thái độ càng lúc càng quyết đoán của Trung Quốc trên trường thế giới. Nhưng không phải là nước nào cũng muốn nói thẳng ra điều đó.

Một cách cụ thể, trong khi Washington có vẻ dứt khoát, thậm chí không ngần ngại làm dấy lên một cuộc Chiến Tranh Lạnh với Trung Quốc, các thành viên còn lại trong Bộ Tứ lại thận trọng hơn, không muốn vạch mặt chỉ tên bất kỳ ai.

Trung Quốc hiểu rất rõ khác biệt kể trên và đã tích cực lợi dụng để đào sâu chia rẽ trong nhóm 4 nước. Điều đó giải thích vì sao phản ứng chính thức của Trung Quốc đối với Bộ Tứ đi theo hai hướng: một mặt đưa ra những tuyên bố quan ngại tương đối nhẹ nhàng, nhưng mặt khác lại cực lực đả kích Mỹ, và tránh trực tiếp tấn công vào Nhật, Úc và Ấn.

Theo The Diplomat, chính chủ trương tránh đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh của một số thành viên trong Bộ Tứ đã khiến cho nhóm này gần như là phân rã trong một thời gian dài sau lần họp đầu tiên vào năm 2007.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201008-trung-qu%C3%B4%CC%81c-du%CC%80ng-chi%C3%AA%CC%81n-thu%C3%A2%CC%A3t-chia-%C4%91%C3%AA%CC%89-tri%CC%A3-nh%C4%83%CC%80m-%C4%91%C3%B4%CC%81i-pho%CC%81-v%C6%A1%CC%81i-b%C3%B4%CC%A3-t%C6%B0%CC%81

 

Bắc Kinh đang ra sức phá hoại nước Mỹ bằng mọi thủ đoạn

Hương Thảo

Mục lục bài viết

Lèo lái dư luận bằng thông tin sai lệch

Khai thác các thách thức kinh tế

Rủi ro chuỗi cung ứng

Theo Báo cáo mới nhất của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã lợi dụng khủng hoảng Covid 19 để thúc đẩy lợi ích của mình, trong khi tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng trước bầu cử Mỹ.

Trong báo cáo đầu tiên về các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ được công bố hôm 6/10, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (Department of Homeland Security – DHS) xác định Bắc Kinh là một tác nhân nhà nước gây ra “mối đe dọa đáng kể”. Trong danh sách các lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc, là các chiến dịch thông tin sai lệch, gây áp lực ngoại giao, và xuất khẩu các sản phẩm y tế giả mạo sang Hoa Kỳ, theo Epoch Times.

Lèo lái dư luận bằng thông tin sai lệch

Báo cáo của DHS nêu rõ, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần, chính quyền Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục các chiến dịch làn truyền thông tin sai lệch, nhằm “bôi nhọ” chính quyền Mỹ trong nỗ lực định hình lại câu chuyện về tình hình ở Mỹ theo hướng có lợi cho họ. Các tổ chức trên mạng do nhà nước chỉ đạo từ Trung Quốc, Nga và Iran cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng liên quan đến cuộc bầu cử và gây mất lòng tin trong cử tri Mỹ.

Hôm 22/9, Facebook đã đóng cửa hơn 180 tài khoản, nhóm và trang giả mạo của Trung Quốc, tuyên truyền các luận điểm của Bắc Kinh, từ Biển Đông đến Hồng Kông.

Theo Facebook, các bài đăng từ các tài khoản này, bao gồm các nội dung “ủng hộ hoặc chống lại các ứng viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump”.

Theo Microsoft, một nhóm tin tặc Trung Quốc, được biết đến với cái tên Zirconium, cũng đã thực hiện hàng nghìn cuộc tấn công mạng từ tháng 3 đến tháng 9/2020, nhắm vào các quan chức chiến dịch bầu cử và các cá nhân nổi bật của Mỹ. Các nỗ lực tấn công mạng đã dẫn đến 150 vụ vi phạm an ninh.

Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ kết luận trong một tuyên bố, rằng chính quyền Trung Quốc “muốn Tổng thống Trump – người mà Bắc Kinh coi là không thể đoán trước – không tái đắc cử”.

Một nghiên cứu hồi tháng 3/2020 cũng đã truy ra hơn 10.000 tài khoản Twitter giả mạo, hoặc đã bị xâm nhập bởi tin tặc, có mối liên kết với chính quyền Trung Quốc, chuyên phát tán các tuyên truyền liên quan đến virus.

Ông Mark Grabowski, phó giáo sư về luật mạng và đạo đức kỹ thuật số tại Đại học Adelphi, cho rằng kết quả báo cáo của DHS “không có gì đáng ngạc nhiên”.

Phát biểu với tờ Epoch Times, ông Grabowski cho hay, sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào bầu cử Mỹ, phần lớn không được báo cáo đầy đủ, quy mô của nó vượt xa báo cáo chi tiết của DHS. Hơn nữa, các chiến thuật mạng của Bắc Kinh trong những năm gần đây đã trở nên có “nhiều sắc thái và tinh vi hơn nhiều so với nhận thức của nhiều chuyên gia”.

Ông Grabowski cho hay ông đã biết về ít nhất 2 diễn đàn trực tuyến theo định hướng chính trị, đã bị “chặn bởi lượng truy cập từ Trung Quốc trong những tháng gần đây”.

“Các tuyên truyền và thông tin sai lệch luôn được đăng tải là ủng hộ Bắc Kinh hoặc chống Trump”, ông Grabowski nhận xét.

Khai thác các thách thức kinh tế

Theo báo cáo, chính quyền Trung Quốc coi những thách thức kinh tế mà Mỹ phải đối mặt, chẳng hạn như sự suy thoái sau cuộc khủng hoảng sức khỏe do virus, là “cơ hội quan trọng để tạo ra sự phụ thuộc”

vào Trung Quốc, và tăng cường sức ảnh hưởng của mình. Bắc Kinh cũng có nhóm chuyên gia cố vấn, tích cực đánh giá các địa phương nào của Mỹ là nhạy cảm, dễ bị khai thác nhất.

Báo cáo ghi nhận cách Bắc Kinh sử dụng mối quan hệ “thành phố kết nghĩa” giữa các thành phố ở Mỹ và Trung Quốc, để có được nguồn cung y tế quan trọng từ Hoa Kỳ, khi đợt bùng phát COVID-19 lần đầu xảy ra ở Trung Quốc.

Vào tháng 2/2020, sau khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa vì là tâm chấn đầu tiên của dịch, và bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, Pittsburgh, thành phố kết nghĩa với Vũ Hán, đã vận chuyển hơn 450.000 khẩu trang phẫu thuật và 1.350 bộ quần áo bảo hộ, đồng thời thành lập tài khoản GoFundMe quyên góp được hơn 58.000 USD để cung cấp các thiết bị y tế cho Vũ Hán. Truyền thông Trung Quốc đã coi vụ này như một mô hình mẫu mực cho mối quan hệ giữa các thành phố kết nghĩa.

“Có một thành phố kết nghĩa cũng giống như có một tình bạn thân thiết. Bạn bè chia sẻ cho nhau cả thành công và bi kịch”, ông Sarah Boal thuộc Quỹ Brother’s Brother, nói với tờ Trung Quốc Nhật báo [China Daily], một cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc, vào thời điểm đó. Brother’s Brother là một quỹ từ thiện có trụ sở tại Pittsburgh, đã lập kế hoạch cho sáng kiến kết nghĩa giữa hai thành phố Vũ Hán và Pittsburgh.

Các quan chức Trung Quốc ở Chicago cũng đã gửi email cho một thượng nghị sĩ tiểu bang Wisconsin, trong một nỗ lực thuyết phục ông đưa ra một nghị quyết – đã được lãnh sự quán Trung Quốc soạn thảo trước – tuyên bố rằng Bắc Kinh đã thành công trong việc chống lại sự bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, nỗ lực này đã phản tác dụng và dẫn đến việc thượng nghị sĩ Roger Roth giới thiệu một dự luật, lên án sự che đậy đại dịch virus của chính quyền Trung Quốc.

“Thực tế là hầu hết các cơ quan lập pháp của các tiểu bang ở Mỹ, có lẽ đã nhận được một lá thư từ ĐCSTQ giống như email gửi tới Thượng nghị sĩ Roth, như một phần của chiến dịch phối hợp tuyên truyền”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích trong một bài phát biểu hôm 23/9.

Trong khi COVID-19 có thể đã làm đình trệ các kế hoạch đưa các quan chức Mỹ đến thăm Trung Quốc trong các chuyến đi được bao trọn toàn phần – một chiến thuật mà Bắc Kinh đã sử dụng để giành được sự ưu ái từ các quan chức Mỹ – chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các chiêu trò chiêu dụ, mua chuộc khác như đầu tư bất động sản và giảm giá vật tư y tế, báo cáo của DHS chỉ rõ.

Rủi ro chuỗi cung ứng

Các quan chức Mỹ nhận thấy Bắc Kinh, cùng với Điện Kremlin, là những mối đe dọa hàng đầu, đối với an ninh chuỗi cung ứng của Mỹ. Báo cáo DHS cũng chỉ ra Trung Quốc là “nguồn hàng đặc biệt bền vững” đối với các sản phẩm y tế giả mạo trong thời gian bùng phát dịch bệnh.

Theo báo cáo, khi triệt phá hàng hóa y tế kém chất lượng của Trung Quốc, các nhà chức trách Mỹ đã thu giữ hơn 1 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm chưa được phê duyệt và 750.000 khẩu trang bị lỗi, được vận chuyển từ Trung Quốc.

Một cuộc đánh giá sản phẩm y tế độc lập gần đây cũng cho thấy, có tới 70% khẩu trang Trung Quốc được đánh giá “kém hơn đáng kể” so với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Trong thời gian đại dịch xảy ra, Bắc Kinh cũng thu thập thông tin tình báo về sự yếu kém trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, với hy vọng tận dụng việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu như một điều kiện để giành được sự nhượng bộ của Mỹ đối với các vấn đề mà chính quyền Trung Quốc cho là quan trọng, báo cáo DHS lưu ý.

Nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng y tế đã trở nên rõ ràng trong đại dịch, khi Bắc Kinh tích trữ một lượng lớn hàng tồn kho y tế quan trọng từ khắp nơi trên thế giới, bất chấp sự thiếu hụt toàn cầu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-dang-ra-suc-pha-hoai-nuoc-my-bang-moi-thu-doan.html

 

Mất tín hiệu tại Trung Quốc khi tranh luận Pence-Harris

 chuyển sang nói về nước này

Hải Lam

Nathan VanderKlippe, phóng viên thường trú trang Globe and Mail tại Bắc Kinh 8/10 cho biết buổi phát sóng của CNN đã mất tín hiệu tại thời điểm cuộc tranh luận Phó Tổng thống Mỹ giữa Mike Pence – Kamala Harris chuyển sang phần nói về Trung Quốc.

“Trung Quốc kiểm duyệt các bình luận của Pence về Trung Quốc. Tín hiệu trở lại khi Harris bắt đầu tranh luận”, phóng viên VanderKlippe viết trên Twitter.

Sau đó, ông VanderKlippe đặt câu hỏi: “Sẽ như thế nào khi Trung Quốc kiểm duyệt cuộc tranh luận giữa các ứng viên phó tổng thống sau khi một câu hỏi về Trung Quốc được đặt ra – và sau đó bỏ ngắt tín hiệu khi cuộc tranh luận bắt đầu tiếp tục phần khác”.

Cuộc tranh luận Phó Tổng thống Mỹ giữa hai ứng viên Mike Pence và Kamala Harris đã diễn ra sáng nay 8/10 (theo giờ Việt Nam) tại hội trường Đại học Utah ở thành phố Salt Lake và do Susan Page, trưởng đại diện tờ USA Today tại thủ đô Washington điều hành. Cuộc tranh luận xoay quanh nhiều chủ đề, trong đó có Covid-19, thương chiến với Trung Quốc, biến đổi khí hậu, hệ thống Tư pháp.

https://www.dkn.tv/the-gioi/mat-tin-hieu-tai-trung-quoc-khi-pence-va-harris-de-cap-den-nuoc-nay.html

 

Ý kiến: Ông Tập muốn đánh Đài Loan cũng vô vọng,

quân đội Đại lục chỉ để tránh đảo chính và trị dân

Tâm Thanh

Nhiều chuyên gia cùng khẳng định, Tập Cận Bình chính là đang đi bộ một mình trong đêm để huýt sáo, tự lấy thêm can đảm cho chính mình.

Kể từ tháng 9 năm nay, quân đội Trung Quốc liên tục điều máy bay quân sự đến quấy nhiễu Đài Loan. Về vấn đề này, bà Thái Hà, cựu giáo sư trường Đảng của Trung Quốc đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông Tập Cận Bình có tham vọng tấn công Đài Loan, nhưng sợ rằng điều này có thể kích hoạt một cuộc đảo chính từ ngay trong nội bộ quân đội Trung Quốc.

SOH trích tin từ báo nước ngoài cho biết bà Thái Hà trong một cuộc phỏng vấn hôm 5/10 đã nói, ông Tập Cận Bình có tham vọng và ý tưởng “thu phục Đài Loan”. Sau khi ông Tập lên nắm quyền, mọi người đều bàn tán rằng, người lãnh đạo một đảng lớn, cần phải nói về địa vị lịch sử của mình. Nếu như ông ấy có thể làm cho Trung Quốc hiện thực hóa dân chủ chính trị và hoàn thành con đường chuyển đổi chính trị, thì ông ấy cũng có thể lưu danh sử sách.

Bà Thái Hà cho hay, ông Tập có quan niệm “Đại thống nhất”, và ông ấy cảm thấy rằng, cho dù phải dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan, ông ấy cũng vẫn muốn làm như vậy. Sau đó, ông sẽ trở thành một hoàng đế hiện đại thống nhất một đất nước.

Bà Thái Hà cũng nói rằng, nếu muốn tấn công Đài Loan bằng vũ lực, thì loại vũ lực này cùng các điểm nóng trên Biển Đông có thể sẽ bị đảo ngược và gây ra một cuộc đảo chính trong quân đội. Điều này rất có thể xảy ra.

Hồi giữa tháng 9, hàng chục máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Ngày 20/9, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Uông Dương tuyên bố tại Diễn đàn eo biển rằng, có người ở Đài Loan muốn hạn chế trao đổi và hợp tác giữa hai bờ eo biển. Đây là một hành động “chấp nhận rủi ro”.

Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc cũng nói rằng, Trung Quốc đã “mất kiên nhẫn”. Nếu “Mỹ và Đài Loan tiếp tục gia tăng liên kết”, các hoạt động quân sự của Trung Quốc chắc chắn sẽ leo thang cho đến khi cuộc chiến bùng nổ.

Những hành động này của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy, dường như tình huống ĐCSTQ dùng vũ lực để tấn công Đài Loan sắp xảy ra.

Hội đồng các vấn đề Đại lục – Đài Loan ngay lập tức tuyên bố rằng, nguyên nhân khiến tình hình nguy hiểm ở eo biển Đài Loan gia tăng là do ĐCSTQ “tấn công văn hóa và đe dọa quân sự”, điều này không thể xử lý được sự khác biệt chính trị giữa hai bờ eo biển một cách thiết thực được.

Tuyên bố nhấn mạnh rằng, Đài Loan có con đường phát triển quốc gia của riêng mình, họ không phải là con tốt của bất kỳ bên nào và sẽ không bao giờ chấp nhận việc thiết lập một khuôn khổ chính trị.

Gần đây, quân đội ĐCSTQ không ngừng đe dọa và khiêu khích Đài Loan. Trong “Hội nghị Mặt trận Thống nhất (Diễn đàn Eo biển)”, ĐCSTQ đã trình bày về các biện pháp dung hợp không đem lại kết quả thực chất, cho thấy tính hai mặt và mâu thuẫn trong chiến lược của ĐCSTQ “không thể được người dân Đài Loan thừa nhận chứ đừng nói đến thỏa hiệp”.

Vương Trung Nghĩa, chủ tịch Liên minh Tự do Thanh niên Thế giới, trước đây đã từng phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài SOH rằng, bản chất của ĐCSTQ là một tên côn đồ. Nếu nó thực sự muốn đánh bạn, nó không cần lý do và nó sẽ không cho bạn biết khi nào sẽ đánh bạn. Nó đã hô hào tấn công Đài Loan bằng vũ lực trong nhiều năm, nhưng cho đến đến nay nó vẫn chưa dám khai chiến vì nó “đánh không nổi trận này”.

Ông Vương Trung Nghĩa khẳng định rằng, quân đội ĐCSTQ không thể đánh lại được bất kỳ cuộc chiến tranh nào của nước ngoài, họ hoàn toàn không có khả năng tác chiến. “Bởi vì hệ thống quân đội của ĐCSTQ ngay từ ban đầu được thiết kế chính là để ngăn chặn quân đội tạo phản và trấn áp người dân, chứ không phải để tăng sức chiến đấu của quân đội với các nước bên ngoài”.

“Hơn nữa, những người lính của ĐCSTQ căn bản không muốn đánh giặc, vì cấp bậc quân sự cũng đều dùng tiền mà mua được, không ai muốn bán mạng sống của mình cho ĐCSTQ”.

Ông Vương Trung Nghĩa cũng đề cập rằng, trên thực tế, sức mạnh quân sự của ĐCSTQ thậm chí không thể đánh bại quân đội quốc gia nào, chứ đừng nói đến quân đội Hoa Kỳ. Một khi lực lượng Hoa Kỳ tham chiến, quân đội Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức. Giả như ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, Hoa Kỳ liệu rằng có can thiệp không?

Ngày 30/9, Diêu Thành nói trong một cuộc phỏng vấn với đài SOH rằng, lời kêu gọi đánh Đài Loan của ĐCSTQ là một ảo tưởng, nó hoàn toàn không thể đánh được Đài Loan. ĐCSTQ làm sao có để đánh giặc chứ? Ông Tập Cận Bình chính là đang đi bộ một mình trong đêm để huýt sáo, tự lấy thêm can đảm cho chính mình, chứ thực tế thì ông không tin ai cả.

“Tại sao người đi lính lại muốn xuất ngũ? Bởi vì không ai muốn bán mạng sống của mình, đó là con đường chết, không đáng để chôn mình theo ĐCSTQ. Hơn nữa, các gia đình tại Trung Quốc bao nhiêu năm nay đều có con một, là con một hỏi ai nguyện ý đi đánh giặc? người nào nguyện ý cho con cái mình đi chịu chết đây?”

Diêu Thành cũng cho biết, “ĐCSTQ hiện đang nỗ lực để tăng lương cho binh lính. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài được lâu. Năm 2020, hậu quả của đại dịch cộng với thảm họa lũ lụt, ĐCSTQ vẫn có thể thu dọn hàng tồn kho mà có cơm ăn, nhưng năm sau sẽ thực sự không thể làm được, không có tiền và lương thực, lại bị toàn thế giới bủa vây, ngân hàng đóng cửa một cái thì cả xã hội Trung Quốc sẽ hỗn loạn, không có cơm ăn, ĐCSTQ sẽ phải sụp đổ”.

Nhà kinh tế học Ngô Gia Long cho rằng, “cho dù là trên lĩnh vực chính trị và quân sự nhạy cảm, Hoa Kỳ vẫn dám ra tay, hơn nữa còn có thể ra tay rất cứng rắn, hiển nhiên một lần nữa có thể xác định vị trí quan hệ giữa Hoa Kỳ và hai bờ eo biển”.

Ông Ngô Gia Long phân tích rằng, với việc ĐCSTQ thường xuyên đe dọa Đài Loan, Hoa Kỳ có thể tạo lợi thế hơn cho sức mạnh quân sự của Đài Loan, với khả năng phòng thủ và quyết tâm của mình, Hoa Kỳ sẽ chặn đứng sự xâm lược của ĐCSTQ đối với Đài Loan.

Ông chỉ ra rằng, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã rời đi mà không báo trước và cho đến nay vẫn chưa có người thế chỗ; thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đến thăm Đài Loan; Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc đã ăn trưa với người đứng đầu văn phòng Đài Loan tại New York… Những điều này chứng tỏ rõ ràng rằng: “Hoa Kỳ quyết tâm hậu thuẫn cho Đài Loan, cho dù ĐCSTQ có khuấy động cũng sẽ không ngại”.

Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Mike Gallagher tại hội nghị trực tuyến thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Đài Loan Toàn cầu (GTI) ở Washington vào ngày 15/9 cho biết: Ông Tập Cận Bình thực sự có ý đồ dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan, vì vậy Hoa Kỳ nên áp dụng thái độ “khẳng định chiến lược” để cho Bắc Kinh biết rõ rằng, cuộc tấn công của họ vào Đài Loan chắc chắn sẽ gây ra phản ứng của Hoa Kỳ.

Tối 6/10, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã tham dự Đối thoại An ninh Bộ tứ (Quad) được tổ chức tại Tokyo.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Nikkei, ông Pompeo đã được hỏi rằng, nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan, Hoa Kỳ có sẵn sàng bảo vệ Đài Loan không?

Ông Pompeo trả lời: “Chỉ cần có thể làm dịu căng thẳng khu vực, Mỹ sẽ tìm mọi cách để thực hiện. Đây là nhiệm vụ của chính quyền Trump trên thế giới. Hoa Kỳ không theo đuổi tranh chấp, mà là theo đuổi hòa bình. ĐCSTQ nên phải cảm thấy xấu hổ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/y-kien-ong-tap-muon-danh-dai-loan-cung-vo-vong-quan-doi-dai-luc-chi-de-tranh-dao-chinh-va-tri-dan.html

 

Báo cáo nội bộ cho giới chóp bu của ĐCSTQ cũng bị kiểm duyệt

Hương Thảo

Mục lục bài viết

Về các chế tài toàn cầu

Phản hồi tiêu cực về đại dịch cũng bị lọc ra

Về các vấn đề kinh tế

Ý kiến công khai trực tuyến về ‘Lưỡng Hội’

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một “tập quán” là biên soạn “báo cáo nội bộ” (trong tiếng Trung gọi là “nội thám”) dành cho các quan chức cấp cao nhất. Tuỳ theo mức độ bảo mật, những tài liệu này có nội dung khác nhau và được cung cấp cho các cấp lãnh đạo khác nhau, từ cấp trung ương cho đến địa phương.

“Tập quán” này có thể bắt nguồn từ năm 1948, khi ĐCSTQ chuẩn bị lên nắm quyền ở Trung Quốc đại lục. Những tài liệu này là tin tức bí mật được thông báo cho các quan chức về những sự kiện lớn và mới nhất cả trong và ngoài nước, nhưng không cho phép công dân bình thường được xem do các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bắc Kinh.

Truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã là nguồn cung cấp duy nhất các báo cáo nội bộ, trong đó cung cấp một phần thông tin về cách thế giới nhìn nhận về ĐCSTQ. Trang The Epoch Times gần đây đã tiếp cận được một số tài liệu như vậy, cho thấy phần lớn các báo cáo khắc hoạ Bắc Kinh theo hướng tích cực, trong khi những tin tức tiêu cực cố tình bị phớt lờ.

Về các chế tài toàn cầu

Báo cáo nội bộ có liệt kê các biện pháp chế tài toàn cầu mới nhất, được phân loại theo các quốc gia, công ty và cá nhân bị nhắm mục tiêu. Trong số thứ 12 (từ ngày 6-13/5/2020), báo cáo đã đề cập rằng châu Âu và Vương quốc Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại sáu đối tượng vi phạm nhân quyền ở Nicaragua. Tuy nhiên, tài liệu không đề cập đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump gia hạn lệnh hành pháp được ban hành năm ngoái, trong đó  cấm các công ty Mỹ hợp tác hoặc mua các thiết bị viễn thông từ các công ty bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Lệnh này được cho là nhắm vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei – công ty đã bị cấm triển khai mạng 5G ở Hoa Kỳ vì lý do an ninh.

Phản hồi tiêu cực về đại dịch cũng bị lọc ra

Một báo cáo nội bộ khác đã tóm tắt dư luận nước ngoài về đại dịch virus Vũ Hán (hay COVID-19) trên các phương tiện truyền thông nước ngoài. Trong báo cáo này, mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở ngoài Trung Quốc đã được nhấn mạnh nhưng lại phớt lờ sự chỉ trích ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế đối với sự che đậy của chính quyền Trung Quốc trong đại dịch.

Báo cáo không đề cập đến việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận rằng họ đang điều tra “tội phạm mạng có dính líu đến Trung Quốc” và giám sát động thái cố gắng trộm cắp tài sản trí tuệ và dữ liệu sức khỏe cộng đồng liên quan đến sản xuất vắc-xin, phương pháp điều trị và xét nghiệm từ các mạng lưới và nhân viên liên quan đến nghiên cứu về COVID-19.

Một chi tiết bị bỏ sót đáng chú ý khác là trong cuộc phỏng vấn của BBC với ông Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Anh tại Hồng Kông, có tiêu đề “Có phải Trung Quốc đang sử dụng virus corona để ‘quấy rối’ thế giới?”. Phát biểu của ông đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Đúng như dự đoán, các tài liệu nội bộ đã đưa tin tích cực về việc giới chức trong nước xử lý đại dịch, đề cập đến việc mở cửa trở lại trường học và các biện pháp để kích thích thị trường tiêu dùng trong nước.

Về các vấn đề kinh tế

Các báo cáo nội bộ cũng đề cập đến các đánh giá vốn “nói tốt” về kinh tế Trung Quốc. Các tài liệu trích dẫn tuyên bố trên các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng Ấn Độ không thể thay thế Trung Quốc trong vai trò “công xưởng của thế giới”; hay hậu COVID- 19, Trung Quốc có khả năng dẫn đầu thế giới mở cửa trở lại, và vẫn là điểm đến phổ biến cho đầu tư của các công ty Mỹ.

Một báo cáo của Financial Times vào ngày 18/5 cho biết gần 500 công ty niêm yết ở Trung Quốc bị lỗ đầu tư trong quý 1 năm 2020. Các nhà phân tích cho biết nhiều công ty đã dành quá nhiều nỗ lực cho việc đầu cơ cổ phiếu trong khi phớt lờ hoạt động kinh doanh chính của họ. Các báo cáo nội bộ cũng đề cập đến một bài báo cho biết thị trường vốn của Trung Quốc có khả năng đối mặt với đầu ra tồi tệ nhất trong 4 năm. Ngoài ra, một báo cáo do các nhà chiến lược ngoại hối của Goldman Sachs cho biết căng thẳng với Mỹ có thể thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn.

Ý kiến công khai trực tuyến về ‘Lưỡng Hội’

“Lưỡng Hội”, cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan tư vấn ban hành chính sách và chương trình nghị sự, được tổ chức vào tháng 5. Trong thời gian này, các báo cáo nội bộ đã chỉ ra rằng Bắc Kinh đang theo dõi dư luận trong nước bằng cách phân tích các bài đăng trên mạng xã hội trực tuyến.

Theo biểu đồ, vào lúc 6 giờ chiều ngày 25/5, mức độ chú ý trên Lưỡng Hội đạt 40.000 điểm. Một phân tích khác cho thấy sự chú ý về chủ đề này đạt 72% trên nền tảng mạng xã hội Weibo và 20 điểm trên ứng dụng nhắn tin WeChat.

Nhà bình luận chính trị Li Linyi nhận định những cái gọi là “báo cáo nội bộ” này trên thực tế là không hoàn chỉnh, và đã kiểm duyệt những tin tức tiêu cực. Để vớt vát thể diện của ĐCSTQ và làm hài lòng các quan chức, các báo cáo tiêu cực không được khuyến khích trong nội bộ đảng, ông Li cho biết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-noi-bo-cho-gioi-chop-bu-cua-dcstq-cung-bi-kiem-duyet.html

 

Bắt giữ mẹ cô Diêm Lệ Mộng, Bắc Kinh đã tự thú?

Vũ Dương

Mục lục bài viết

Tầm quan trọng của Diêm Lệ Mộng

Hành động của ĐCSTQ chỉ chứng tỏ đã bị cô Diêm nắm trúng tử huyệt

Không nao núng, Diêm Lệ Mộng sẽ công bố báo cáo thứ 2

Phải giở thói lưu manh như vậy chứng minh rằng bản thân chính quyền Trung Quốc đã bị cô Diêm Lệ Mộng nắm trúng tử huyệt.

Ngày 3/10, trong tiết mục phát sóng trực tiếp “Bannon WarRoom”, ông Quách Văn Quý tiết lộ rằng cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt giữ mẹ cô Diêm Lệ Mộng – chuyên gia virus học Trung Quốc hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, để uy hiếp cô Diêm không được tiết lộ sự thật về virus viêm phổi Vũ Hán. Hiện, thông tin này đã được chính cô Diêm xác nhận, theo bài viết của tác giả Gao Yi được đăng trên trang Epoch Times.

Phương pháp đàn áp nhất quán của ĐCSTQ đối với những người bất đồng chính kiến chính là bắt giữ người nhà làm con tin để uy hiếp họ. Lần này, ĐCSTQ đã sử dụng thủ đoạn này với cô Diêm.

Tầm quan trọng của Diêm Lệ Mộng

Nhìn từ góc độ hoàn cảnh quốc tế, bởi virus viêm phổi Vũ Hán tàn phá thế giới, ĐCSTQ ngày nay đã trở thành mục tiêu tính sổ của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Các nước phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu đang khởi xướng truy cứu trách nhiệm và đòi bồi thường trên phạm vi toàn thế giới đối với chính quyền ĐCSTQ. Đây sẽ là cơn ác mộng lớn nhất mà Trung Nam Hải bắt buộc phải đối mặt. Trong cuộc bao vây tiêu diệt ĐCSTQ lần này, cô Diêm Lệ Mộng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Trước tiên, cô Diêm Lệ Mộng là một chuyên gia virus học và cô đã thực hiện nghiên cứu về loại virus corona chủng mới ngay từ những ngày đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Thứ hai, cô Diêm Lệ Mộng cũng là một người hiểu rõ nội tình che giấu đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) của ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thứ ba, cô Diêm Lệ Mộng còn là một người đã phanh phui hành vi che giấu sự bùng phát dịch bệnh của ĐCSTQ và WHO.

Thứ tư, cô Diêm Lệ Mộng hiện đã sống lưu vong ở nước ngoài, sau khi đến Hoa Kỳ đã tiếp nhận phỏng vấn của nhiều kênh truyền thông. Cô không chỉ vạch trần chính quyền ĐCSTQ và WHO đã chung tay che giấu dịch bệnh, hơn nữa còn đưa ra một loạt các bằng chứng liên quan đến virus corona chủng mới, từ hệ thống gen, kết cấu và tài liệu liên quan chứng minh virus chết người này là một sản phẩm nhân tạo từ phòng thí nghiệm quân sự của ĐCSTQ.

Sau khi hiểu những điểm này, chúng ta sẽ tự nhiên hiểu được tại sao ĐCSTQ lại bắt mẹ của cô Diêm Lệ Mộng – không gì khác hơn là bắt mẹ cô Diêm làm con tin để buộc cô phải im lặng, hủy bỏ phỏng vấn của các kênh truyền thông nước ngoài, nhất là không còn phơi bày sự thật liên quan đến chủng virus này nữa.

Hành động của ĐCSTQ chỉ chứng tỏ đã bị cô Diêm nắm trúng tử huyệt

Theo cô Diêm Lệ Mộng tiết lộ, mẹ cô năm nay 63 tuổi và là giáo viên. Cô nghẹn ngào: “Mẹ tôi không làm gì sai cả. Họ bắt mẹ tôi vì tôi đã nói với mọi người sự thật liên quan đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Chính quyền ĐCSTQ vì thế mà sợ hãi dùng đến thủ đoạn này hòng bắt tôi câm miệng. Đối với người dân nước khác mà nói, điều này có thể rất khó hiểu, nhưng đối với người dân Trung Quốc mà nói, đây lại là chuyện thường ngày ở huyện – chính quyền ĐCSTQ có thể bắt hoặc giết bất cứ ai mà không cần đưa ra lý do, chỉ vì bạn khiến nó không vui, chỉ vì bạn cố gắng nói lên sự thật”.

ĐCSTQ giở thủ đoạn này với cô Diêm Lệ Mộng, không chỉ một lần nữa cho cả thế giới thấy bản chất bất lưu manh đê hèn của nó, hơn nữa từ một khía cạnh khác đã nói rõ một điểm, chính là các câu chuyện nội bộ về virus viêm phổi Vũ Hán do cô Diêm tiết lộ đều là sự thật và đáng tin cậy. Chỉ cần nghĩ thôi, nếu cô Diêm Lệ Mộng đang nói dối, ĐCSTQ hoàn toàn có thể thông qua sự thật mà vạch trần cô, có cần thiết phải “chó cùng rứt giậu” mà giở thói lưu manh như đang làm hiện nay? ĐCSTQ “chó cùng rứt giậu” giở thói lưu manh như vậy chứng minh rằng bản thân đã bị cô Diêm Lệ Mộng nắm trúng tử huyệt!

Không nao núng, Diêm Lệ Mộng sẽ công bố báo cáo thứ 2

Đáng khen là những thủ đoạn lưu manh đê hèn này của ĐCSTQ đã không khiến cô Diêm nản lòng. Cô nói với Fox News rằng báo cáo thứ hai của cô sẽ sớm được xuất bản, cô tiết lộ thêm rằng bản báo cáo thứ hai của cô đã thông qua thẩm định của giới chuyên môn và đã cho chính phủ Hoa Kỳ xem qua. “Tất cả đều cho tôi phản hồi rất tích cực”, cô Diêm nói.

Cô Diêm Lệ Mộng nói rằng báo cáo đầu tiên của cô là đưa ra bằng chứng khoa học cho người dân thế giới, có thể chứng minh rõ ràng vì sao nói virus lại đến từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, Trung Quốc đã chế tạo nó như thế nào, cùng với những gì họ đã làm trong quá khứ, hết thảy sự tình đều có manh mối để lần theo. Bản báo cáo thứ hai sẽ đưa ra bằng chứng khoa học bổ sung.

Cô cho biết: “Theo bằng chứng do các nhà khoa học Trung Quốc sửa đổi nhân tạo chuỗi gen của virus corona chủng mới, có thể có bằng chứng rất rõ ràng rằng chúng xuất hiện sau khi virus được sản xuất. ĐCSTQ đã biến virus vốn không có nguy hại gì lớn trở thành một loại virus chí mạng có khả năng lây nhiễm cao đối với cơ thể con người. Quá trình ‘tăng cường chức năng’ này hoàn toàn không có mục đích y học, nó không phải để giúp chúng ta phát triển vắc-xin hay thuốc, hoàn toàn không phải, mà hoàn toàn ngược lại. ĐCSTQ khiến virus có khả năng gây chết người cao hơn, điều này đã được chứng minh trong phần của báo cáo thứ hai của tôi”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-bat-giu-me-co-diem-le-mong-da-noi-ro-mot-dieu.html

 

Ấn Độ từ chối đề xuất thử nghiệm vaccine của Nga

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ vừa từ chối đề nghị của công ty dược Dr Reddy’s Laboratories (của Ấn Độ) về việc tiến hành một nghiên cứu lớn tại nước này để đánh giá vaccine Sputnik-V COVID-19 của Nga và yêu cầu được tiến hành các cuộc thử nghiệm vaccine đầu tiên trong một thử nghiệm nhỏ hơn, theo Reuters.

Khuyến nghị của hội đồng chuyên gia thuộc Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Dược phẩm Trung ương (CDSCO) lưu ý rằng dữ liệu về tính an toàn và sinh miễn dịch từ các nghiên cứu giai đoạn đầu đang được thực hiện ở nước ngoài là rất nhỏ, và không có sẵn kết quả cho những người tham gia Ấn Độ.

Động thái của Ấn Độ được ví như một bước lùi đối với kế hoạch triển khai vaccine của Nga trước khi hoàn thành các thử nghiệm đầy đủ cho thấy loại vaccine này hoạt động tốt như thế nào, đồng thời đẩy lùi nỗ lực giành được sự chấp thuận cho vaccine lưu hành ở quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới.

Dự kiến, Ấn Độ sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong vài tuần tới về quốc gia có số người nhiễm virus corona lớn nhất thế giới.

Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF) đang tiếp thị vaccine Sputnik V và công ty dược Dr Reddy vào tháng trước đã công bố quan hệ đối tác của họ cho việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và phân phối vaccine ở Ấn Độ.

Nga là quốc gia đầu tiên cấp phép cho loại vaccine ngừa virus corona mới trước khi hoàn tất các thử nghiệm trên quy mô lớn, gây lo ngại cho các nhà khoa học và các bác sĩ về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-vaccine-c%E1%BB%A7a-nga/5613905.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.