Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Sức hủy diệt khủng khiếp của sạt lở đất nhìn từ thủy điện Rào Trăng 3

Saturday, October 17, 2020 2:42:00 PM // ,

 Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 17/10/2020 20:02 GMT+7

Current Time1:23
/
Duration4:37
Auto

VTV.vn - Thiên tai bão lũ mỗi ngày một khốc liệt, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng, khiến ngay cả những người kinh nghiệm nhất cũng không kịp trở tay.

Một tuần với nhiều tin tức qua đi, nhưng với nhiều người, câu chuyện người dân miền Trung đầm mình trong nước, thiếu thốn đủ bề, sự hy sinh của 13 chiến sĩ khi đang trên đường làm nhiệm vụ cứu nạn cho những công nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 vẫn là những hình ảnh khiến mỗi người không khỏi day dứt.

Chỉ sau 1 tiếng nổ, nửa quả núi cao trên 120m, bề ngang hơn 200m đã đổ sập xuống, vùi lấp khu nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 vào trưa 12/10. Chưa đầy 1 ngày sau đó, trạm kiểm lâm thuộc Tiểu khu 67, nơi đoàn cứu hộ dừng nghỉ, cũng bị san phẳng bởi sạt lở kèm theo lũ quét bất ngờ. Chỉ 8 người may mắn chạy thoát, 13 người đã thiệt mạng.

Đến sáng 17/10, con số thiệt mạng trong 2 trận sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 đã lên tới 15 người và còn 15 người vẫn mất tích. Những con số này đã nói lên sức hủy diệt khủng khiếp của sạt lở đất.

So với những loại hình thiên tai khác, sạt lở đất gây ra những thiệt hại về người nặng nề nhất. Ở nước ta, trong những năm gần đây, sạt lở diễn ra ngày càng nhiều và mức độ thiệt hại cũng ngày càng tăng.

Sức hủy diệt khủng khiếp của sạt lở đất nhìn từ thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 1.

Các điểm trượt xảy ra trong khu vực xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế. (Ảnh: Dân trí)

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Phòng chống thiên tai, trong giai đoạn trước năm 2000, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 7 vụ sạt lở. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, con số này đã tăng lên gần gấp đôi với 16 vụ. Sạt lở đất cũng là 1 trong 3 loại hình thiên tai gây thiệt mạng và mất tích về người nhiều nhất, trung bình mỗi năm là gần 50 người.

Tình trạng sạt lở hầu hết xảy ra ở những nơi có mưa lớn. Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong hơn 1 tuần, từ ngày 5 - 13/10, tổng lượng mưa lên tới 2.276mm, vượt kỉ lục năm 1999. Trong đó, có ngày mưa lên tới hơn 600mm. Ngoài ra, khu vực nguy cơ cao về sạt lở thường có nền địa chất yếu, kết cấu đất đá rời rạc và độ dốc địa hình lớn.

Thêm một nguyên nhân khiến nguy cơ sạt lở đất ngày càng tăng chính là những tác động của con người như chặt phá rừng làm nương rẫy, nhà cửa, đường sá, thủy điện, làm mất đi thảm thực vật che phủ. Hình ảnh của khu vực Rào Trăng trước và sau năm 2017 cho thấy, sau năm 2017, rừng tại đây đã không còn, lộ ra toàn đất trống. Khả năng chống chịu xói mòn của đất giảm đi đáng kể.

Với diễn biến mưa lũ phức tạp ở nhiều vùng, miền trên cả nước, số trận mưa lớn cực đoan ngày càng tăng, nguy cơ sạt lở đất vẫn ở mức rất cao. Do đó, cần có các giải pháp ứng phó ngay từ bây giờ để giảm thiểu rủi ro.

Còn 15 công nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3, mưa lớn, công tác cứu hộ khó khănCòn 15 công nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3, mưa lớn, công tác cứu hộ khó khăn

VTV.vn - Mưa lớn liên tục tại Thừa Thiên - Huế đang khiến công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.