Tin Việt Nam – 23/09/2020
Sao phải đề xuất thu phí tuyến đường do nhà nước đầu tư?
Bộ Giao thông -Vận tải hôm 22/9 có văn bản chỉ đạo các cơ quan trực thuộc nghiên cứu việc thu phí đường cao tốc do nhà nước đầu tư thông qua trạm thu phí trên đường, theo đề xuất của Bộ Tài chính trước đây.
Cụ thể, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ là cơ quan chủ trì nghiên cứu đề án này, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành và nhu cầu thực tiễn để đánh giá đề xuất của Bộ Tài chính.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 22 tháng 9 năm 2020 liên quan đề xuất này, tài xế Nguyễn Minh Hùng, cũng là chủ một doanh nghiệp vận tải, người từng nhiều lần lên tiếng phản đối những trạm BOT bất hợp lý, cho biết ý kiến của mình:
“Nhà nước đầu tư mà thu phí thì phí chồng phí đâu có được, vốn xã hội mới thu được. Tiền nhà nước là tiền thuế của dân mà, sao lại thu phí nữa. Vốn xã hội đầu tư mới, phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy kinh tế phát triển, thì thu phí tốt. Còn những đường nâng cấp mở rộng bằng tiền nhà nước, thì không thu được. Ngay cả tiền nhà nước đầu tư con đường mới mà thu phí cũng bất cập, tạo gánh nặng thuế phí cho dân.”
Nhà nước đâu có làm mà chỉ cải tạo, nâng cấp… mà nhà nước thu phí, trong khi đó doanh nghiệp vận tải hay cá nhân bọn tôi đã đóng phí hàng năm gọi là duy tu đường bộ rồi, mà bây giờ qua con đường đó vẫn phải đóng phí.
-Anh Đức
Ngoài việc giao Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải nghiên cứu đề án thu phí này, Bộ Giao thông Vận tải còn chỉ đạo đặc biệt nghiên cứu phương án triển khai thực hiện một số dự án có yêu cầu cấp bách như: đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan và 6 dự án đầu tư công trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông…
Anh Đức, với tư cách là một người dân, một người kinh doanh cho thuê xe du lịch, cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình về việc này, hôm 22 tháng 9 năm 2020:
“Thật ra nếu cao tốc làm song hành với con đường cũ, thì chuyện họ thu là tất yếu, cái đó là đương nhiên, cả thế giới này đều làm như thế. Tuy nhiên, đối với những con đường hiện hữu từ xưa, thậm chí không phải do nhà nước làm, mà do những thời kỳ như người Pháp làm, người Mỹ làm… nó hiện hữu từ lâu nay gọi là quốc lộ, hương lộ, tỉnh lộ… nhà nước đâu có làm mà chỉ cải tạo, nâng cấp… mà nhà nước thu phí. Trong khi đó doanh nghiệp vận tải hay cá nhân bọn tôi đã đóng phí hàng năm gọi là duy tu đường bộ rồi, mà bây giờ qua con đường đó vẫn phải đóng phí.”
Anh Đức cho biết, không những thế, còn có những con đường cao tốc đầu tư mới, thu phí là đương nhiên, nhưng họ lại cố tình đặt những trạm thu phí không đúng vị trí, những người không đi cũng bị chặn lại để thu phí, rất vô lý… Bây giờ lại thu phí chồng phí, chỉ làm thêm gánh nặng cho người đóng thuế, cho người dân…
Theo khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công 2014, thì đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này có thể là vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương… và nhiều loại vốn khác…
Vậy có thể hiểu các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư, là các dự án đầu tư công. Nếu nhà nước thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư thì các dự án đầu tư công khác có như thế hay không? Trong khi vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, thông thường được hiểu đa phần là từ tiền thuế của người dân.
Vậy lập trạm thu phí theo kiểu trạm thu phí BOT trên đường cao tốc do nhà nước đầu tư có hợp lý, có trái với quy định của nhà nước xưa nay về vấn đề này?
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 22 tháng 9 năm 2020 liên quan vấn đề này, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nói:
“Tôi cho rằng cái này trái với nguyên tắc của BOT, vì BOT phải là đối tác công tư. Nếu mà tiền cũng của nhà nước, đất cũng của nhà nước, thì là đầu tư công, thì phải theo quy định của luật đầu tư công. Nhiều ý kiến cho rằng nhà nước đã đưa ra nhiều loại phí như phí bảo trì đường bộ và nhiều loại phí khác nữa, có liên quan đến việc nhà nước lấy công quỹ, nhân sách ra để đầu tư. Do đó phải thu theo đồng tư công chứ không thể thu theo BOT là đầu tư đối tác công tư.”
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nếu là đầu tư công thì phài thu qua thuế hoặc phí, như kiểu người tham gia giao thông nộp phí mỗi năm bao nhiêu tiền… tương tự như phí bảo trì đường bộ. Chứ không thể dựng trạm để thu theo kiểu BOT. Ông nói tiếp:
“Cách làm xưa nay vẫn thế, thông thường chi từ ngân sách nhà nhà nước và thu cho ngân sách nhà nước, thì nói chung chỉ sử dụng chủ yếu là công cụ thuế. Còn phí với lệ phí thì nó mang ý nghĩa khác. Bây giờ muốn thu thêm để bổ sung cho ngân sách, để đầu tư cho con đường mới, thì theo tôi có thể đánh thêm một loại thuế vào xăng dầu chẳng hạn, thì nó thể hiện tất cả mọi người tham gia. Cách thu cho ngân sách nhà nước thì có cách thu riêng. Tôi cho rằng tất cả những khái niệm cơ bản cần phải được xem xét rất là kỹ lưỡng, đặc biệt là những người có thẩm quyền quản lý.”
Giải thích về đề xuất thu phí này, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải hôm 22/9 cho báo chí biết, việc này là thực hiện theo yêu cầu triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Sau đó sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung khoản phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo đúng quy định của Luật Phí và lệ phí.
Tuy nhiên lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải không nói rõ liệu việc thu phí này có trùng lấp với quy định của Luật Đầu tư công hay không?
Để tìm hiểu thêm, Đài Á Châu Tự Do hôm 22 tháng 9 năm 2020 liên lạc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Bộ Tài chính, và được ông cho biết ý kiến của mình:
“Theo quan điểm cá nhân của tôi, chỉ có kiểu tư nhân đầu tư bỏ tiền ra, thì có quyền thu phí. Vì bản thân tiền ngân sách đưa ra đã là từ thuế và phí người dân đóng rồi. Người ta đóng tiền thuế để anh xây dựng hạ tầng cơ sở, mà bây giờ anh lại thu phí một lần nữa như BOT là bất hợp lý, căn cứ vào luật nào mà làm như vậy, không thể được. Không hiểu tại sao Bộ Giao thông lại đề ra kiến nghị này, căn cứ vào cơ sở nào, xuất phát từ đâu? Nếu như vậy là phí trùng phí, thuế chồng thuế… Tiền người dân đã đóng qua thuế và phí, thu vào ngân sách, đó là tiền của dân, của xã hội… mà bây giờ anh lại tiếp tục thu một lần nữa, như vậy là trùng lấp, không được.”
Trạm Ninh Xuân ở Khánh Hòa và trạm Bờ Đậu ở tỉnh Thái Nguyên. Cả hai trạm đều rất bất cập, người dân, phóng viên và các chuyên giao thông đã chỉ ra những bất cập đó, nhưng Bộ Giao thông vẫn bảo lưu ý kiến và cho thu phí.
-Nguyễn Minh Hùng
Dù chưa triển khai thu phí đường cao tốc do nhà nước đầu tư, nhưng nhiều trạm thu phí đường bộ theo hình thức BOT (Build, operate, transfer: xây dựng, vận hành, chuyển giao) ở Việt Nam thời gian qua vấp phải những phản đối của người dân và tài xế. Những người phản đối cho rằng các trạm thu phí hoặc đặt sai vị trí, hoặc thu phí quá cao.
Chính quyền một số địa phương thậm chí đã huy động công an để giải tán các cuộc phản đối. Một số người phản đối đã bị bắt và kết án tù với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.
Tài xế Nguyễn Minh Hùng, cho biết thêm về thực trạng các trạm thu phí BOT hiện nay:
“Mình thấy Bộ Giao thông không cầu thị lắng nghe, hiện còn 2 trạm BOT người dân đang phản đối là trạm Ninh Xuân ở Khánh Hòa và trạm Bờ Đậu ở tỉnh Thái Nguyên. Cả hai trạm đều rất bất cập, người dân, phóng viên và các chuyên giao thông đã chỉ ra những bất cập đó, nhưng Bộ Giao thông vẫn bảo lưu ý kiến và cho thu phí. Còn trạm Bờ Đậu họ vẫn chưa xử lý nhưng tạm dừng. Còn việc các anh em phản đối BOT từ trước đến nay cũng có mặt được và chưa được… vi dụ một số anh em phản đối ôn hòa nhưng vẫn vướng vòng lao lý. Còn về mặt được là từ khi người dân phản đối, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cho ra nghị quyết 437, không làm BOT trên đường hiện hữu, và đã dừng 14 dự án có thu phí trên đường hiện hữu, cũng như không mọc thêm trạm BOT nào mới trên đường hiện hữu.”
Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, tại Việt Nam hiện nay có 88 trạm thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức BOT. Bộ Giao thông – Vận tải quản lý 74 trạm, số còn lại do các Ủy ban Nhân dân các tỉnh quản lý. Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước hơn hai năm qua, các tài xế cho rằng các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải trả khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao
Hàng trăm cột điện gãy đổ: không thể đổ lỗi thiên tai!
Diễm Thi, RFA
Thống kê của Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế sáng 18 tháng 9 năm 2020 cho thấy sau khi cơn bão số 5 đi qua, có 408 cột điện bị gãy đổ, ảnh hưởng hơn 280 ngàn khách hàng và 2.050 trạm biến áp trên tổng số 2.371 trạm biến áp toàn công ty bị mất điện.
Đến ngày 22 tháng 9, Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế đưa ra con số 272 cột điện bị gãy, và giải thích con số 408 đưa ra trước đó là do sai sót trong quá trình thống kê. Tại Đà Nẵng cũng có trụ điện gãy ngang trong bão.
Theo những hình ảnh được truyền thông, truyền hình Nhà nước loan đi, người ta thấy bên trong những cột điện gãy đổ hoàn toàn rỗng chứ không đặc ruột đan xen các lõi sắt như người ta thường thấy trước đây. Nhiều người cho rằng, trụ điện đúc không có lõi sắt thép bên trong.
Trước những thông tin như thế, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng giải thích đây là cột dự ứng lực. Với loại cột này, các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy. Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột. Vì vậy, khi cột điện bị đứt gãy, nhìn bằng mắt thường sẽ không thấy được lõi sắt thép.
Còn tại Huế, ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc công ty điện lực tỉnh này khẳng định các cột điện này là loại cột ly tâm dự ứng lực nên ruột rỗng. Sản phẩm đã qua kiểm nghiệm chịu được sức gió của một cơn bão cấp 12. Ông Phúc khẳng định, không có chuyện hệ thống cột điện của công ty bị gãy đổ là do chất lượng kém.
Với hiểu biết cá nhân tôi trong lĩnh vực xây dựng thì dù có bê tông dự ứng lực thì vẫn phải có lõi thép bên trong. – KSXD. Nguyễn Kế Quang
Ông Hà Thanh Long, cấp trên của ông Phúc thì cho rằng, cột điện đổ nhiều là do khi sản xuất đã không lường trước khả năng chống chịu cây xanh đổ ngã vào hệ thống cột điện.
Là một kỹ sư quản lý xây dựng, ông Nguyễn Kế Quang cho cách giải thích của các vị lãnh đạo là không thuyết phục vì hai ký do: Thứ nhất là cơn bão số 5 với sức gió từ cấp 6 đến cấp 8, giật tối đa cấp 11, chưa vượt cấp 12. Thứ hai là cột xi măng chứ đâu phải cao su hay nhựa mà có hiện tượng các sợi thép tụt vào bên trong thân cột khi cột gãy. Ông giải thích thêm về cột ly tâm dự ứng lực:
“Với hiểu biết cá nhân tôi trong lĩnh vực xây dựng thì dù có bê tông dự ứng lực thì vẫn phải có lõi thép bên trong. Khi người ta đúc bê tông dự ứng lực thì họ dùng công nghệ ly tâm, tức có lực hướng tâm ra bên ngoài để ép bê tông cho chắc chắn hơn. Công nghệ này tiết kiệm được vật liệu bởi bên trong có thể rỗng nhưng cốt thép vẫn phải có chứ không thể không.
Cách giải thích của mấy ông điện lực Thừa Thiên Huế hay Đà Nẵng giống như nói với mấy đứa học sinh tiểu học chưa biết gì. Nói vậy là họ xem trí tuệ của người dân không ra cái gì hết! Người dân tay ngang bình thường còn không tin nổi nói gì đến những người có chuyên môn hiểu biết về lãnh vực công nghệ vật liệu xây dựng.”
Ông Quang nhắc lại, cách đây vài năm đã có trường hợp những cơn bão ở miền Trung làm đổ những trụ bê tông bên trong không có lõi thép.
Một kỹ sư xây dựng khác là ông Trần Bang thì nhận định:
“Là dân trong nghề tôi biết thứ nhất là những cái cột điện, thứ hai là những cái cọc bê tông không phải khi trồng lên nó mới hỏng, mà hư hỏng thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển. Nó có thể gãy hoặc nứt khi cẩu lên hoặc thả xuống. Nó nứt thì lại tiếc, sợ mất tiền cái cột nên cứ thế nghiệm thu. Đến lúc gió bão nó mới lộ ra.
Đây không chỉ là gẫy đổ cột điện mà là gẫy đổ hệ thống truyền tải điện tỉnh Thừa Thiên Huế. Gần 300 cột điện gẫy đổ gây mất điện cho 280 ngàn hộ dân. Cả trạm biến áp cũng đổ. Tại sao lại có chuyện gẫy đổ hệ thống truyền tải điện như thế?”
Ông Trần Bang nói thêm rằng, nếu không có bão, thì chất lượng hệ thống truyền tải điện không lộ ra. Chất lượng hệ thống truyền tải gồm: Thiết kế (gồm cả tư vấn thăm dò, khảo sát…); Thi công; Vận hành, bảo dưỡng, duy tu. Chỉ cần một trong những bước trên không đạt yêu cầu, nghĩa là không đúng với hồ sơ thì chất lượng sẽ bị ảnh hưởng ngay. Ông kết luận:
Là dân trong nghề tôi biết thứ nhất là những cái cột điện, thứ hai là những cái cọc bê tông không phải khi trồng lên nó mới hỏng, mà hư hỏng thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển. – KSXD. Trần Bang
“Cách nói của ông Phúc là lấp liếm, che đậy. Đây là sai sót hệ thống chứ không chỉ một cái cột điện. Hoặc sai sót này là rất nhiều khâu chứ không không phải chỉ có mỗi khâu sản xuất tại nhà máy sản xuất cột điện ly tâm. Ông phải nhận khuyết điểm chứ không thể đổ lỗi tại gió bão. Mới bão cấp 8 đã thế, cấp 12 thì sẽ thiệt hại cỡ nào?
Công ty điện lực là công ty của Nhà nước. Công ty độc quyền. Dân mua điện chứ không mua hệ thống truyền tải điện. Chỉ có Nhà nước mới là người có thể kiểm tra, kiểm soát được công ty điện lực.”
Trên nguyên tắc, một công trình hay một hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng phải qua quá trình nghiệm thu. Đây là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Hay còn có thể hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng. Quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó đưa ra đánh giá công trình có đạt chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.
Một kỹ sư từng tu nghiệp ở Nhật chia sẻ thêm với RFA rằng, có rất nhiều công trình mà chất lượng không đạt yêu cầu những vẫn qua được cửa nghiệm thu bằng nhiều cách. Có những công trình mà bên thi công bắt tay với bên giám sát để rút ruột hay tráo đổi vật tư chất lượng kém hơn để ăn chênh lệch. Đó là lý do vì sao có những con đường mới khánh thành đã lún, sụt; có những chung cư mới xây xong đã nứt, thấm nước…
Y án tử hình nguyên cán bộ ngân hàng
chiếm đoạt hơn 110 tỷ đồng
Hội đồng xét xử toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng vào ngày 23/9 vừa tuyên y án sở thẩm đối với 16 bị cáo là nguyên nhân viên, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (Agribank) chi nhánh huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày dẫn thông tin từ toà án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng cho biết, sau khi xem xét chứng cứ, tài liệu của vụ án hội đồng xét xử tuyên y án đối với 2 bị cáo là Chu Ngọc Hải và Ngô Quốc Vinh. Riêng 14 bị cáo còn lại được giảm án so với mức án sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm của Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ông Chu Ngọc Hải nguyên cán bộ tín dụng ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Bông đã lập khống hơn 560 bộ hồ sơ khách hàng vay vốn để chiếm đoạt hơn 110 tỷ đồng và hơn 3,2 tỷ đồng của khách hàng.
Theo cơ quan điều tra, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được Chu Ngọc Hải dùng vào việc cá độ bóng đá và mua các vật dụng sử dụng chơi game và phục vụ cho các mục đích ăn chơi. Đối với 19 bị cáo nguyên cán bộ, lãnh đạo của ngân hàng Agribank đã làm trái quy định của nhà nước và tạo cơ hội cho Hải lợi dụng chiếm đoạt số tiền nêu trên.
Trước đó ngày 6/5/2019, hội đồng xét xử sơ thẩm của Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt Chu Ngọc Hải tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tử hình về tội “Tham ô tài sản”, tổng hình phạt cho cả hai tội là tử hình.
Bị cáo Ngô Quốc Vinh, nguyên giám đốc Agribank chi nhánh huyện Krông Bông bị tuyên phạt 8 năm về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Còn đối với 18 bị cáo nguyên cán bộ ngân hàng bị tuyên phạt từ 1 năm 6 tháng tù treo cho đến 6 năm tù giam cùng về tội ““Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng có 16 bị cáo làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Làm thế nào để học sinh không phải tự nguyện
học thêm một cách bắt buộc?
Học Thêm: “Bắt buộc tự nguyện”
Khoảng sau 2 tuần khai giảng năm học mới 2020-2021, Báo mạng VnExpress trong trung tuần tháng 9 vừa đăng tải một bài báo có nhan đề “Học thêm ‘bắt buộc tự nguyện’”.
Nội dung bài báo vừa nêu đã tổng hợp chia sẻ của nhiều phụ huynh cùng học sinh lý giải vì sao họ tự nguyện học thêm một cách bị bắt buộc.
Bài báo được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Qua trang fanepage, rất nhiều ý kiến cho rằng tựu trung việc dạy thêm và học thêm ở trong nước là do học sinh cần bổ sung thêm kiến thức, cũng như ôn luyện cho mục tiêu thi cử đạt điểm cao. Bên cạnh đó, cũng có không ít người phàn nàn về tình trạng tiêu cực của ngành giáo dục là nhà trường và giáo viên ép buộc học sinh học thêm.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một giáo viên chống tiêu cực trong ngành giáo dục nhiều năm qua, vào tối ngày 22/9, lên tiếng xác nhận về tình trạng học sinh bị ép buộc học thêm vẫn đang diễn ra mà không có dấu hiệu thay đổi.
“Theo tôi, tình hình dạy thêm và học thêm lâu nay vẫn chưa có gì thay đổi cả. Chỗ nào ép học thêm thì vẫn ép. Có những nơi mà hiệu trưởng ép toàn trường phải học thêm thì phải chịu thôi. Chẳng hạn như ông Hiệu trưởng Lê Xuân Trung, ở trường Lê Lợi, ép 100% học sinh phải học thêm, còn như không học thêm thì mời cha mẹ đến phạt. Cháu ruột của tôi là một trường hợp. Chị gái của tôi bị mời đến và đe
dọa là phải cho con học thêm; nếu không thì bị phạt. 100% học sinh đều phải học thêm. Không biết gì cũng học, và biết thì cũng phải học. Họ vi phạm một cách có hệ thống, được sự bảo kê của lãnh đạo và thanh tra sở giáo dục và họ thu một số tiền khổng lồ. Doanh thu từ việc dạy thêm và học thêm không hề nhỏ mà là cực kỳ lớn.”
Các trường hợp tự nguyện vì nhu cầu
Mặc dù không ít tiêu cực trong việc dạy thêm và học thêm, qua ghi nhận cá nhân, tuy nhiên thầy giáo Đỗ Việt Khoa giải thích rằng việc dạy thêm và học thêm vẫn luôn là một nhu cầu thực tiễn.
Theo tôi, tình hình dạy thêm và học thêm lâu nay vẫn chưa có gì thay đổi cả. Chỗ nào ép học thêm thì vẫn ép. Có những nơi mà hiệu trưởng ép toàn trường phải học thêm thì phải chịu thôi. Chẳng hạn như ông Hiệu trưởng Lê Xuân Trung, ở trường Lê Lợi, ép 100% học sinh phải học thêm, còn như không học thêm thì mời cha mẹ đến phạt. Cháu ruột của tôi là một trường hợp. Chị gái của tôi bị mời đến và đe dọa là phải cho con học thêm; nếu không thì bị phạt. 100% học sinh đều phải học thêm. Không biết gì cũng học, và biết thì cũng phải học. Họ vi phạm một cách có hệ thống, được sự bảo kê của lãnh đạo và thanh tra sở giáo dục và họ thu một số tiền khổng lồ. Doanh thu từ việc dạy thêm và học thêm không hề nhỏ mà là cực kỳ lớn
-Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
“Nguyên nhân chính của dạy và học thêm là xuất phát từ nhu cầu thật của học sinh. Tôi lấy ví dụ như tôi từng dạy môn Toán nhiều năm thì chương trình Toán ở trường chỉ có 4 tiết/tuần và thời gian đó không thể đủ được. Ở ngoài phải dạy thêm gấp đôi thời lượng này thì mới chuyển tải được hết kiến thức Toán cho học sinh để các em trở thành học sinh giỏi và có thể thi được đại học. Đây là nhu cầu thi vào đại học nên buộc học sinh phải ôn luyện. Thực sự, các học sinh có khả năng tự học thì các em không cần đến lớp học thêm. Nhưng rất tiếc là tỷ lệ học sinh tự giác học tập và tự nghiên cứu ở Việt Nam lại rất ít, mà đa số lệ thuộc vào dạy thêm và học thêm.”
Cô Nhân, một phụ huynh có hai con trai học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tại TP.HCM, nói với RFA rằng, gia đình rất may mắn vì cả hai cậu con trai đều ham học và rất chăm chỉ. Tuy nhiên, hai cháu phải đi học thêm vì mục đích thi đậu vào trường điểm cũng như đạt mục tiêu đậu đại học.
“Ai cũng muốn con mình được vô học trường tốt. Nếu như, trường hợp con mình vào học trường bình thường thì không cần học thêm mà vẫn dư sức đậu vào một trường công. Tại vì nhu cầu của phụ huynh là đều muốn con mình được điểm cao nên mới cho con đi học thêm và vô tình giống như một cái vòng lẩn quẩn. Chứ thực ra, nếu đứng bên ngoài ‘cuộc chơi’ này thì các con của tôi vẫn đủ khả năng vào học trường công bình thường.”
Người mẹ trẻ của hai cậu con trai gọi việc “dạy thêm-học thêm” là một “cuộc chơi”. Bởi vì, theo cô ghi nhận thì bạn bè cùng những phụ huynh mà cô giao tiếp đều cho rằng quyết định cho con học thêm hay không là thuộc quyền tự chọn lựa của họ và của con cái họ, chứ không phải từ phía nhà trường và giáo viên. Cô Nhân nhấn mạnh với RFA:
“Trong trường nói chung bây giờ không giống như trước đây. Không có chuyện học giáo viên nào ở trường thì phải học thêm với giáo viên đó ở nhà. Như ở trường con tôi đang học là như thế. Còn những trường khác thì tôi không biết. Việc học thì cũng nhiều lắm, nhưng mục đích thì như tôi đã trình bày là con tôi không học thêm với thầy cô dạy trên lớp mà chỉ học với giáo viên nào phù hợp, dạy hiểu bài thì học thêm với giáo viên đó.”
Trong khi đó, một số đông đảo phụ huynh khẳng định với RFA rằng họ tự nguyện để giao cho giáo viên dạy kèm con cái học là vì cuộc sống.
Bà Thùy, một phụ huynh ở đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về hoàn cảnh của gia đình trong việc phải cho con học thêm:
“Thật sư mà nói nếu mấy đứa con của tôi chuyên tâm thì trên mạng internet, tra trên Google có đầy đủ tài liệu hết. Môn Toán vẫn có người dạy trên mạng. Kênh Youtube vẫn có thầy cô giảng bài. Tại vì con mình không được siêng và chúng tôi thì bận rộn quá, không có thời gian nên để cho thầy cô dạy kèm thêm. Đi làm nguyên ngày về mà con cái hỏi nữa thì không có biết. Nếu một số phụ huynh chuyên tâm nghiên cứu thì vẫn chỉ dạy được. Ví dụ như tôi thì đầu tiên con hỏi thì tôi không biết. Nhưng, nếu con tôi cần thì tôi tự tìm hiểu và hướng dẫn cho con để chúng tự mở rộng ra.”
Đài RFA trao đổi với một bạn học sinh lớp 8, tên Hân. Bạn Hân được gia đình đưa qua Hà Lan du học từ cuối cấp tiểu học. Tuy nhiên, bạn Hân đã xin cha mẹ trở về Việt Nam học vì nhớ nhà và nhớ bạn bè.
Em Hân nói với chúng tôi rằng, so sánh hai chương trình học ở Hà Lan và ở Việt Nam thì tại Việt Nam, chương trình học bị nặng hơn. Ở Hà Lan, không có chương trình dạy thêm-học thêm, mà chỉ có giờ học
thêm ở trường về ngôn ngữ Hà Lan dành cho học sinh nước ngoài. Em Hân, nói về chương trình em đang học ở Việt Nam:
“Chương trình học nặng hơn. Về Việt Nam thì phải đi học thêm. Con học trong lớp thì hiểu nhưng các bài tập nâng cao thì không làm được, chỉ làm các bài tập cơ bản thôi. Con thấy ai cũng phải đi học thêm hết. Không ai không học thêm cả.”
Thật sư mà nói nếu mấy đứa con của tôi chuyên tâm thì trên mạng internet, tra trên Google có đầy đủ tài liệu hết. Môn toán vẫn có người dạy trên mạng. Kênh Youtube vẫn có thầy cô giảng bài. Tại vì con mình không được siêng và chúng tôi thì bận rộn quá, không có thời gian nên để cho thầy cô dạy kèm thêm. Đi làm nguyên ngày về mà con cái hỏi nữa thì không có biết. Nếu một số phụ huynh chuyên tâm nghiên cứu thì vẫn chỉ dạy được. Ví dụ như tôi thì đầu tiên con hỏi thì tôi không biết. Nhưng, nếu con tôi cần thì tôi tự tìm hiểu và hướng dẫn cho con để chúng tự mở rộng ra
-Bà Thùy, một phụ huynh
Chúng tôi được nghe cả bạn Hân cùng các phụ huynh như cô Nhân và bà Thùy đều có cùng nhận xét rằng chương trình học bị quá tải. Đồng thời, phụ huynh cũng thấy xót xa trong việc học ngày, học đêm, học ở trường và đi học thêm của con cái cũng như việc đưa đón con là cả một vấn đề quan trọng của mỗi gia đình, chưa tính đến tiền bạc chi trả cho các lớp học thêm.
Giải pháp cho “dạy thêm-học thêm” tại Việt Nam
Hồi tháng 6/2020, báo giới trong nước đăng tải thông tin Bộ Giáo dục-Đào tạo đề xuất đưa việc dạy thêm-học thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện, nhằm mục đích tăng cường quản lý hoạt động này.
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng đề xuất của Bộ Giáo dục cũng khó có thể khắc phục được tình trạng dạy thêm-học thêm tràn lan như nhiện nay. Nhưng khi đưa vào luật, nếu phát hiện có sai phạm thì có chế tài để xử lý và do đó, giáo viên cũng có ý thức hơn. Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm được báo giới dẫn lời rằng “Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là thực hiện như nước ngoài, giáo viên đã dạy trong trường không tham gia dạy thêm dưới mọi hình thức”.
Còn đối với thầy giáo Đỗ Việt Khoa, ông cho rằng do nhu cầu dạy thêm và học thêm là thiết thực nên ngành giáo dục cần phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố để việc dạy thêm-học thêm được cải thiện tốt hơn và có hiệu quả hơn.
“Nếu như có sự phối hơp từ chương trình, từ giám sát, từ sự công khai minh bạch, từ lòng người bớt tham lam, biết hy sinh và truyền đạt cho học sinh những kiến thức tốt nhất thì câu chuyện về dạy thêm và học thêm sẽ giảm được.”
Hà Nội triệu tập họp bất thường
bãi nhiệm ông Chung, bầu chủ tịch mới
Mạnh Đức
HĐND TP. Hà Nội đã triệu tập kỳ họp bất thường vào ngày 25/9 tới, để bãi nhiệm chức Chủ tịch TP. Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung và bầu ông Chu Ngọc Anh – Phó Bí thư Thành ủy lên thay.
Trao đổi với báo Thanh Niên hôm 22/9, bà Phùng Thị Hồng Hà – Phó chủ tịch HĐND TP. Hà Nội cho biết, phiên họp bất thường tới sẽ bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, người đã bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam hôm 28/8 để phục vụ điều tra về một số vụ án liên quan; đồng thời, bầu ông Chu Ngọc Anh, người vừa được Bộ Chính trị điều động về giữ chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội hôm 18/9, làm Chủ tịch UBND TP thay cho ông Chung.
Ông Chu Ngọc Anh tuy đã được điều động về TP.Hà Nội, nhưng cũng vẫn giữ chức Bộ trưởng Bộ KH-CN. Phải đến kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới, ông Chu Ngọc Anh mới được miễn nhiệm chức danh này.
Ông Chu Ngọc Anh sinh ngày 17/6/1965 tại Ba Vì, Hà Nội.
Ông có trình độ học vấn là Tiến sĩ Vật lý, từng là giảng viên ở Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12.
Ngày 9/4/2016: tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Chu Ngọc Anh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ.
—- Lao Động —-
Trước đó, vào hôm 11/9, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ phó bí thư Thành ủy Hà Nội với ông Nguyễn Đức Chung.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Chung với thời hạn 90 ngày.
Đến ngày 28/8 ông Chung đã bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam (4 tháng). Ngày 3/9, thường trực HĐND TP Hà Nội đã có quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa 15, nhiệm kỳ 2015-2021 với ông Chung để các cơ quan liên quan tiến hành quy trình tố tụng.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Đoàn luật sư TP.HCM (bào chữa cho ông Nguyễn Đức Chung) xác nhận vào hôm 18/9, gia đình ông Chung đang làm thủ tục xin cho ông được áp dụng biện pháp cho tại ngoại để điều trị bệnh ung thư.
Theo luật sư Nghĩa, đối với nguyện vọng của ông Nguyễn Đức Chung và gia đình, các cơ quan tố tụng sẽ xem xét, quyết định cho tại ngoại hay không là căn cứ theo nhu cầu tố tụng.
Đồng thời, cơ quan tố tụng cũng sẽ cân nhắc đến vấn đề sức khỏe của ông Chung và khả năng điều trị bệnh ung thư mà bên trong trại tạm giam khó đáp ứng được các yêu cầu về thuốc và thiết bị hỗ trợ.
https://www.dkn.tv/thoi-su/ha-noi-trieu-tap-hop-bat-thuong-bai-nhiem-ong-chung-bau-chu-tich-moi.html
Cảnh báo lừa đảo liên quan dự án sân bay Long Thành
Công an tỉnh Đồng Nai cảnh báo người dân và doanh nghiệp về tình trạng nhiều nhóm người đã lợi dụng việc triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và thi công các gói thầu liên quan đến dự án Khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn, đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các tổ chức và cá nhân.
Báo nhà nước Việt Nam loan tin vừa nêu ngày 23/9.
Tin cho biết, gần đây có nhiều nhóm người đã giả danh, tự nhận là đại diện của cơ quan nhà nước ban hành các văn bản cấp phép khai thác đất, vận chuyển, san lấp mặt bằng sân bay Long Thành. Ngoài ra, họ còn ‘vẽ’ ra các gói thầu ảo, hợp đồng kinh tế ảo có giá trị lớn rồi kêu gọi góp vốn, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Phía Công an tỉnh Đồng Nai cho hay Chính phủ đã quyết định chỉ UBND tỉnh Đồng Nai và chủ đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có thẩm quyền ban hành các quyết định cho phép doanh nghiệp khai thác đất tầng phủ thuộc chủ đầu tư dự án Khu dân cư, tái định cư Lộc An – Bình Sơn.
Do đó, phía công an tỉnh kêu gọi người dân nếu được mời gọi đầu tư theo hình thức trên thì hãy báo công an để được hướng dẫn.
Hoãn phiên xét xử
Chủ tịch huyện Thới Bình, Cà Mau và phiên xét xử
tại Đà Nẵng vì ‘vắng mặt’ người liên quan
Vụ án hành chính khiếu kiện Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bị hoãn vì lý do “người bị kiện vắng mặt.”
Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau hôm 23/9 quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm trong vụ án ông Nguyễn Thanh Hiền khởi kiện Chủ tịch tỉnh Thới Bình. Lý do hoãn được nêu trước hết vì “người bị kiện vắng mặt không có lý do” sau đó chuyển thành “người bị kiện vắng mặt là do có công việc”.
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, trích dẫn đơn khởi kiện, vụ án vi phạm hành chính bắt nguồn từ tháng 7 năm 2019, khi ông Nguyễn Thanh Hiền (ngụ Thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau) mượn người chặt 1 cây xà cừ mà ông cho là thuộc quyền sở hữu tư nhân, nhưng chính quyền địa phương đã xử phạt ông Hiền 20 triệu đồng vì lý do “tự ý chặt hạ cây xanh trong đô thị do Nhà nước quản lý”.
Sở Tư pháp Cà Mau sau khi kiểm tra hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hiền, nhận định việc ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện Thới Bình đã vi phạm trình tự thủ tục xử phạt. Ông Hiền khởi kiện yêu cầu hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông. Phiên tòa dự kiến sẽ mở lại vào tuần sau, ngày 30/9/2020.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng xét xử tại TAND TP Đà Nẵng hôm 23/9 ra quyết định hoãn phiên xét xử vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vật liệu Xây dựng-Xây lắp và Kinh doanh nhà, liên quan đến 15 tổ chức và 34 cá nhân.
Vì vắng mặt 13/15 tổ chức và 24/35 cá nhân nên Chủ tọa phiên tòa, đồng ý với luật sư của các bị cáo, tuyên hoãn phiên xét xử, không rõ đến ngày nào.
Theo báo chí nhà nước, Công ty VLXD-XL-KDN vào năm 2010 được chính quyền Đà Nẵng giao thực hiện toàn bộ Dự án Công trình Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Hòa Liên 3, Hòa Liên 4 (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Thế nhưng các bị cáo, lãnh đạo điều hành công ty đã bỏ qua giai đoạn khảo sát địa chất, dẫn đến trong quá trình thi công đã gây sụt lún công trình, gây thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.
Nguyên Chủ tịch Petroland Bùi Minh Chính bị truy tố
Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao hôm 23/9 vừa truy tố Bùi Minh Chính, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Petroland, cùng các đồng phạm vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị can liên quan vụ án lập khống 17 hợp đồng, gây thất thoát cho Công ty Petroland 50,6 tỉ đồng.
Truyền thông nhà nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Theo cáo trạng, Bùi Minh Chính cùng Ngô Hồng Minh (nguyên chủ tịch HĐQT Petroland) và Trần Hữu Giang (nguyên phó giám đốc Petroland) có vai trò chủ mưu trong vụ án. Từ năm 2012 đến 2017, đã lập hồ sơ thanh toán phí dịch vụ tư vấn khống đối với dự án Trung tâm Thương mại – Tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng – Tòa nhà Petroland Tower, để tư lợi.
Cụ thể Chính đã chỉ đạo Giang móc nối với nhiều công ty bên ngoài và giao các nhân viên Sàn giao dịch bất động sản Petroland lập khống 17 hợp đồng dịch vụ tư vấn với 7 công ty, chuyển tiền của Petroland cho 7 công ty trên với tổng số tiền 50,6 tỉ đồng.
Tin cho biết, do Ngô Hồng Minh và Trần Hữu Giang đã bỏ trốn, các cơ quan tố tụng quyết định tách hành vi của 2 bị can này, sẽ xử lý sau khi bắt được.
Trong một diễn biến khác, vào ngày 22/9, Bộ Công an, Viện KSND vừa khởi tố bắt giam nhiều bị can tại Trung tâm Artex Hà Nội và Công ty Unimex Hà Nội.
Theo Bộ Công an, những bị can này bị truy tố vì ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ tại Công ty Unimex Hà Nội và Trung tâm Artex Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Năm bị can bị bắt liên quan Trung tâm Artex Hà Nội gồm: Phạm Văn Thắng, nguyên Giám đốc Trung tâm Artex Hà Nội; Trần Thị Lan Hương, nguyên Kế toán trưởng Trung tâm Artex Hà Nội; Nguyễn Văn Quân; Nguyễn Thị Ngọc Uyên và Nguyễn Đắc Phước.
Và ba bị can liên quan Công ty Unimex Hà Nội gồm: Trần Quốc Hùng, nguyên Tổng Giám đốc; Đặng Thị Minh Chi, nguyên Phó Tổng Giám đốc và Nguyễn Thị Phương Liên, nguyên Trưởng phòng Kế toán.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra vụ án.
Cảnh báo về tình trạng
giả mạo công an dọa bắt để lừa tiền
Bộ Công an Việt Nam vừa ra cảnh báo với người dân về thủ đoạn lừa đảo bằng cách mạo danh công an, kiểm sát viên… đe dọa bắt giam để lừa tiền. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 23 tháng 9 năm 2020.
Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận gần 800 vụ như vậy với số tiền lừa đảo lên đến hàng nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ lệ trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Theo Bộ Công an, nghi phạm thường ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan công an, viện kiểm sát để gọi điện cho nạn nhân thông báo họ đang bị kiện hoặc có liên quan đến một vụ án nào đó mà công an đang điều tra và đã có lệnh bắt.
Tiếp đó, đe dọa và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của mình với vỏ bọc để xác minh, điều tra. OTP là từ viết tắt của One Time Password, có nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần. Thời gian tồn tại của mã OTP thường trong vòng 30 giây, sau thời gian này mã sẽ không còn hiệu lực.
Nhiều nạn nhân không có làm gì sai phạm nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục chuyển tiền để điều tra theo yêu cầu của công an hay viện kiểm sát thì nạn nhân lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số căn cước công dân, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân… cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Đồng thời thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội.
Vận động cho TNLT Nguyễn Bắc Truyển
trước Đối thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt
Giang Nguyễn
Tổ chức Cứu người Vượt Biển (BPSOS) cho biết đang vận động cho viêc tham gia ký tên vào một lá thư chung gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Nội dung thư kêu gọi Hoa Kỳ đặt vấn đề với Việt Nam về trường hợp của TNLT, nhà hoạt động cho quyền tự do tín ngưỡng, ông Nguyễn Bắc Truyển. Ngày 6 tháng 10, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ một lần nữa trao đổi về dân chủ, nhân quyền qua Đối thoại Nhân Quyền thường niên giữa hai quốc gia này.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch và CEO của BPSOS, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng lá thư chung sẽ được gửi đi vào thứ 2 ngày 28 tháng 9, để kịp thời cho các đại diện phía Hoa Kỳ đưa hồ sơ của ông Nguyễn Bắc Truyển lên bàn thảo luận.
Ông nói, “Trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển ở trong danh sách ngắn của Hoa Kỳ để đấu tranh đòi hỏi sự tự do cho những người trong danh sách đó. Gần đây nhất, Mục sư A Đảo của Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên đã được trả tự do vào ngày 18/9. Cho thấy sự lên tiếng của quốc tế có ảnh hưởng. Mục sư A Đảo cũng là 1 trong 8 người trong danh sách chúng tôi đưa ra để đề nghị Hoa Kỳ ưu tiên tranh đấu đòi trả tự do cho họ. Thực sư chúng tôi có danh sách có đến 250 TNLT và hơn nữa. Nhưng chúng tôi lọc ra tập trung vào 8-10 người, và Mục sư A Đảo là một, bây giờ đã được tự do, và người kế tiếp là ông Nguyễn Bắc Truyển”.
Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, và là Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị. Ông Truyển cùng ông Phạm Văn Trội, và ông Trương Minh Đức, những thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, bị chính quyền Việt Nam bắt vào ngày 30/7/2017 và tuyên án 11 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tiến sĩ Thắng nói thêm, ít ai biết, ông Nguyễn Bắc Truyển là người đầu tiên phối hợp bàn tròn đa tôn giáo của Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2016. Ông Truyển tiếp tục duy trì vai trò cho tới ngày bị bắt, vì vậy BPSOS đã nhắm vào các thành viên bàn tròn cũng như lãnh đạo tôn giáo tại Hoa Kỳ và khắp nơi, cùng lên tiếng qua lá thư gửi Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Ông Thắng cho biết, “Ngoài ra ông Truyển còn là người sáng lập ra Liên minh Chống Tra tấn Việt Nam bởi vì trong lĩnh vực về luật, ông Truyền là luật gia nghiên cứu về chống tra tấn ở Việt Nam cũng như của Công ước LHQ về chống tra tấn. Ông Truyển đã làm nhiều báo cáo về chống tra tấn, chẳng hạn như của những người H’mong, người Tây Nguyên, mà bị tra tấn đến chết, thì ông Truyển cũng là người lập hồ sơ chuyển lên Liên Hiệp Quốc rất nhiều lần. Do đó, khi bị bắt bớ và cả hai vợ chồng bị bách hại, Liên Hiệp Quốc xem như một cách trả thù vì đã báo cáo với họ”.
TNLT Nguyễn Bắc Truyển hiện bị giam tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Đức Quốc cho biết, ông Truyển bị tuyên án nặng nề, 11 năm tù, vì những hoạt động đào tạo cho tín đồ về quyền tự do tôn giáo, cũng như những nỗ lực cho các gia đình TNLT:
“Đến năm 2017 khi an ninh bắt ông Truyển, thì họ cũng có hỏi tôi về vai trò của ông Truyển trong HAEDC. Tôi nói ông Truyển chỉ tham gia ngắn thôi.
Mức án nặng không phải là vì ông Nguyễn Bắc Truyển là sáng lập viên của HAEDC, mà do những việc làm của ông đối với Giáo hội PGHH, bởi vì khi đó ông cư trú ở tỉnh Đồng Tháp và ông giúp cho PGHH rất nhiều. Vì những công việc nâng đỡ, không để cho giáo hội đó bị sụp đổ bởi sự đàn áp bắt bớ từ nhà cầm quyền Việt Nam. Thứ hai, khi ông tham gia vào Hội Ái hữu TNLT, thì ông cũng hoạt động rất tích cực, tìm kiếm những nguồn lực tài trợ giúp đỡ cho các gia đình TNLT, cũng nhưng con cái của họ trong vấn đề học bổng. Tôi biết lúc đó thì hầu hết rất nhiều gia đình TNLT đang có con học phổ thông hay đại học, thì đều được Hội Cựu TNLT cấp học bổng. Đó là những lý do mà an ninh họ biết, nhưng không đưa vào trong hồ sơ. Họ chỉ có căn cứ một điều duy nhất là ông là sáng lập viên của HAEDC, và ông chịu mức án 11 năm tù.”
Luật sự Đài cho biết, ông Truyển hiện được sự bảo trợ của đại diện Quốc hội Đức. Từ năm 2019 ông Truyển cũng được Ủy viên Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc Tế (USCIRF), bà Anurima Bhargava bảo trợ thông qua Dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo. Ngày 13/8 vừa qua, 65 nghị sĩ thuộc gần 30 quốc gia trên toàn cầu đã ký lá thư chung gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Truyển.
Luật sư Đài nhận định, thời điểm trước cuộc Đối thoại Nhân quyền, dự kiến sẽ diễn ra trực tuyến vào ngày 6 tháng 10, là thời điểm thuận lợi để nhắc nhở các viên chức ngoại giao về trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển.
Ông nói, “Nếu như Việt Nam có thiện chí với phía Hoa Kỳ, thì họ sẽ trả tự do cho anh Truyển hoặc một vài người, bao giờ cũng xảy ra trước các cuộc đối thoại. Vì kinh nghiệm của bản thân tôi, trong những năm tháng tôi ngồi tù lần đầu tiên từ năm 2007-2011, phía Bộ Công an họ hỏi, ‘Anh có muốn trả tự do không? Chỉ có hai điều kiện, một là chúng tôi thả tự do cho anh đi nước ngoài, hai là anh sẽ nhận tội thì chúng tôi trả tự do cho anh ngay lập tức’. Thì tôi không hiểu tại sao họ lại chọn thời điểm đó để vào trong nhà tù mặc cả với tôi điều đó. Sau đó tôi mới biết là cố cuộc đối thoại với Việt Nam và Hoa Kỳ, hoặc EU. Thông thường là họ muốn thả tự do trước sự kiện đó”.
Mục sư A Đảo, vị lãnh đạo Tin lành người Thượng được thả tự do vào ngày 18/9 vừa qua, một năm trước khi mãn án tù 5 năm vì cáo buộc “Tổ chức người khác trốn, đi nước ngoài”.
“Chúng tôi đề nghị với Hoa Kỳ phải có những hồ sơ rất cụ thể, dù nó nhỏ, dù nó ít, nhưng phải giải quyết đến tận nơi tận gốc một cách cụ thể. Thì tôi tin rằng năm nay sẽ có một không khí khác hơn từ phía Hoa Kỳ khi ngồi xuống đối thoại với Việt Nam”.-Ts Nguyễn Đình Thắng
Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) hôm 18/9 ra thông cáo báo chí ca ngợi việc Việt Nam trả tự do cho Mục sư A Đảo, đồng thời kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển.
Ts Thắng nói, nếu như chính phủ Việt Nam cho rằng họ thả Mục sư A Đảo như vậy là đủ, thì các tổ chức, những nhà đấu tranh cho nhân quyền phải nỗ lực hơn nữa.
“Chúng tôi không nghĩ rằng Việt Nam hiện đang nghĩ đến chuyện thả, trả tự do cho ông Nguyễn Bắc truyển trước cuộc đối thoại, vì họ tin rằng chỉ cần thả Mục sư A Đảo là được rồi, để mà chứng tỏ cho Hoa kỳ là họ có thiện chí. Họ nghĩ rằng ngưng ở đó là đủ rồi. Chính vì lý do đó mà chúng tôi vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chấp nhận sự nhượng bộ tí ti đó. Mà phải quyết tiếp tục những trường hợp khác, và ưu tiên hàng đầu là trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển”.
Cũng theo Ts Thắng, cuộc Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam vòng này sẽ không như các lần trước, và tổ chức của ông vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để không cho phép Việt Nam có những lời hứa hẹn hoặc bịa ra những lý do cho sự đàn áp của chính quyền.
“Chúng tôi đề nghị với Hoa Kỳ phải có những hồ sơ rất cụ thể, dù nó nhỏ, dù nó ít, nhưng phải giải quyết đến tận nơi tận gốc một cách cụ thể. Thì tôi tin rằng năm nay sẽ có một không khí khác hơn từ phía Hoa Kỳ khi ngồi xuống đối thoại với Việt Nam”.
Vòng lẩn quẩn đói nghèo,
lao động trẻ em và buôn người ở Việt Nam
Thanh Trúc
Nghèo, lao động trẻ em, buôn bán người ở Việt Nam là tựa bài báo tiếng Anh trên tờ ASEAN Post hôm 21/9 vừa qua.
Bài báo khiến người ta liên tưởng đến cái mắt xích, cái vòng luẩn quẩn giữa nghèo với lao động thiếu nhi và tệ nạn buôn bán người, không riêng ở Việt Nam mà cả những nước Đông Nam Á khác, là nhận định của bà Diệp Vương, Chủ tịch tổ chức Pacific Links – Vòng Tay Thái Bình, hoạt động tại Việt Nam hơn 2 thập niên qua:
“Mình phải thấy chuyện chênh lệch giàu nghèo là vấn đề. Việc trẻ em nghèo phải bỏ học sớm để đi làm là cái khổ tâm vì chúng tôi có những chương trình học bổng và chúng tôi biết năm nay là năm các em bỏ học nhiều hơn những năm vừa qua. Tại vì gia đình nào mà mất việc thì cũng nghĩ con ở nhà phải đi kiếm việc mà không biết rằng trong toàn cảnh dịch COVID bây giờ việc làm không có. Thành ra có bỏ học đi kiếm việc cũng không ra. Đây là lúc phải tăng cường hỗ trợ đối với người nghèo để bảo vệ cho họ thoát chuyện trở thành nô lệ, trở thành nạn nhân bị mua bán”.
Bài báo trên ASEAN Post hôm thứ Hai 21/9 đã nhắc lại sự kiện kinh hoàng hồi tháng 10/2019, gọi là “Cái chết trong xe tải ở Essex”, với 39 thi thể đông cứng mà nhà chức trách sở tại khẳng định là 39 người Việt trên đường đi chui vào nước Anh để kiếm việc làm.
Theo bà Diệp Vương, cả thảy 39 người xấu số đều có điểm xuất phát chung từ vùng nghèo Nghệ An miền Trung, được một đường dây buôn người đưa ra khỏi nước với điểm đến sau cùng là Anh quốc:
“Số tiền họ phải trả là 11.000 Đô La/người để có một ghế trong cuộc đánh cược với từ thần. Mười một ngàn Đô La này là giá từ quảng đường qua Anh thôi, chứ còn tổng số tiền đi từ Việt Nam qua Anh khoảng chừng 30.000 Bảng Anh tức 40.000 Đô La”.
Báo ASEAN Post cũng nêu tên một bản phúc trình hồi tháng 3/2019, có tên Precarious Journey, Hành Trình Gian Khổ, do ECPAT UK – tổ chức chuyên hỗ trợ làm việc với nạn nhân buôn người, cùng với Anti Slavery International – Quốc Tế Phòng Chống Nô Lệ và Pacific Links – Vòng Tay Thái Bình phối hợp thực hiện.
Kết quả điều tra từ phúc trình này cho thấy chỉ tính trong vòng một năm rưỡi trở lại, trên 3.100 người lớn và trẻ vị thành niên Việt Nam đã bị bán qua Anh, Pháp, Hà Lan, Cộng Hòa Czech, Ba Lan để lao động chui tức không có giấy tở hợp pháp.
Đó là chuyện năm ngoái, còn năm nay, theo bà Diệp Vương, vì đại dịch kéo dài nên có vẻ những đường dây đưa người ra khỏi nước bằng máy bay đang tạm dừng lại:
“Tuy nhiên việc mua bán người bằng đường bộ thực sự đang trên đà tăng lên. Vấn nạn xảy ra ngày 11/9 vừa qua là bộ đội biên phòng Lào Cai chận bắt hai mươi mấy người bị đưa bán qua biên giới. Đồng thời, chính những chủ Trung Quốc sử dụng lao động Việt Nam trái phép, khi mà không có việc làm nữa thì lại đi kêu công an Trung Quốc tới xúc mấy người này thảy trở về Việt Nam. Trong số bị đẩy trở về như vậy cũng có rất nhiều cô gái đã bị lạm dụng đã bị bán qua Trung Quốc, coi như bị những gia đình mua những cô này thảy các cô trở về. Hậu quả của Covid đối với người nghèo càng nặng nể hơn”.
Nói chung nghèo là lý do, nhưng có người không nghèo, nghĩa là có nhà, có đất mà muốn đi để có nhiều tiền hơn. Tôi thấy phụ nữ nghèo mới là nạn nhân, con của người ta còn nguy cơ hơn nữa. Đối với tôi là có trường hợp bị mua bán và trường hợp tự đi – George Blanchard
Vì nghèo mà trở thành nạn nhân của buôn người thì có nhưng không hoàn toàn đúng, là nhận định của ông Georges Blanchard, giám đốc ATT Liên Minh Chống Buôn Người hoạt động tại Việt Nam từ năm 1992:
“Nói chung nghèo là lý do, nhưng có người không nghèo, nghĩa là có nhà, có đất mà muốn đi để có nhiều tiền hơn. Tôi thấy phụ nữ nghèo mới là nạn nhân, con của người ta còn nguy cơ hơn nữa. Đối với tôi là có trường hợp bị mua bán và trường hợp tự đi”.
Cô Tăng Thị Duyên Hồng, tổ chức phi lợi nhuận Coins4Change do cô sáng lập để hoạt động trong lãnh vực bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, cho rằng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam là có, báo chí và chính quyền cũng thừa nhận và cũng có nhiều vụ việc được tiếp cận một cách công khai như câu chuyện “Cái Chết Trong Xe Tải Ở Essex” mà báo ASEAN Post nói đến:
“Hầu hết đều nói rằng nguyên nhân là đói nghèo, nhưng theo tôi nguyên nhân không phải là đói nghèo mà chính xác hơn là nỗi ám ảnh về sự đói nghèo. Cụ thể như vụ 39 người chết chẳng hạn, họ có nhà có cửa, thậm chí nhà rất to chứ không phải túp lều tranh của người nhất định phải ra khỏi sự đòi nghèo”.
“Vậy thì cái ám ảnh về sự đói nghèo là vấn nạn chung của hầu hết người Việt Nam, đặc biệt những người vùng Thanh-Nghệ Tĩnh lcó truyền thống, có câu chuyện và có những bài vè về đói nghèo nó ám vào tâm trí rằng họ là nghèo đói và phải vượt qua bằng mọi giá”.
“Có thể thấy rõ ở những làng quê của tỉnh Nghệ An, nạn buôn người hay đúng hơn là những người chủ động trở thành nạn nhân của nạn buôn người, chủ động để bị bán đi sang Anh. Còn ở miền Tây là hôn nhân sắp đặt, gả con gái cho người Trung Quốc, người Đài Loan, người Hàn Quốc, chủ động cho con trở thành nạn nhân buôn người, nghĩa là chủ động bị bán đi. Mỗi lần gả bán đó thì phụ huynh kiếm được một khoản tiền”.
Cùng với buôn người thì lao động trẻ em, theo ASEAN Post, cũng phải được nêu lên như một vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam.
Kết quả từ chương trình Khả Sát Quốc Gia Về Lao Động Trẻ Em mà Hà Nội khởi đông hồi 2012 cho thấy Việt Nam có hơn 1,7 triệu trẻ lao động với 85% là trẻ ở nông thôn, và trên 1/3 phải làm việc trên 42 giờ/tuần.
Đây là cuộc khảo sát do Tổng Cục Thống Kê phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO.
Trong một lần trao đổi với RFA, bà Võ Kim Hiền, chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động – Việc làm, Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội từng nhận định rằng :
“Đối với các trẻ em sống trong gia đình nghèo thì việc đi kiếm sống là một hiện tượng xã hội đã có từ rất lâu. Ở Việt Nam có hiện tượng trẻ đi kiếm sống sớm thì các em đã bị bóc lột sức lao động, hoặc phải lao động nặng nhọc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại và thủ đoạn bóc lột ngày càng tinh vi hơn. Vấn đề là không thể để trẻ em phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm”.
Còn theo bà Võ Thị Cẩm Nhung, cựu cán bộ Ủy ban Dân số Kế hoạch hóa gia đình và Bảo vệ bà mẹ, trong một đất nước phát triển , gia đình có khả năng nuôi con thì 18 là độ tuổi hợp pháp để có thể làm việc:
“Thực tế ở Việt Nam là con còn nhỏ vẫn phải đồng ý cho nó đi làm để kiếm tiền, thậm chí còn bắt con đi làm. Nhưng bây giờ bảo họ phải chấp hành theo quy định của luật thì gia đình họ lấy gì sống? Mình có can thiệp nuôi được gia đình họ không? Có những cái mà luật phải tùy tình hình thực tế nên phải có những áp dụng cho phù hợp để người dân có thể thực thi mà không vi phạm quy định pháp luật”.
Tuy nhiên theo ASEAN Post, công bằng mà nói thì Việt Nam đã thực hiện nhiều bước tích cực nhằm giảm thiểu số lượng trẻ dưới tuổi vị thành niên.
Bài báo dẫn số liệu của Tổ Chức Bảo Vệ Trẻ Em Save The Children, cho thấy số trẻ lao động ở Việt Nam từ 67% năm 2000 đã giảm dần xuống còn 28% 2 thập niên qua và nay đang ở mức 9%.
Ngoài việc phê chuẩn các công ước của tổ chức Lao Động Quốc Tế ILO. Việt Nam còn là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và thứ hai trên thế giới đã ký tên vào Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ Em của Liên Hợp Quốc năm 1990.
Tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam phê duyệt Công Ước số 182 liên quan các hình thức lao động thiếu nhi tồi tệ nhất (năm 1999).
Đến 2003, Việt Nam phê duyệt Công Ước 138, qui định tuổi làm việc tối thiểu (năm 1973).
Năm 2015, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, để tới 2020 sẽ không còn nạn trẻ lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm.
Việt Nam cũng thành công nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, tăng cường ý thức về nạn buôn người, đầu tư mạnh vào giáo dục và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trong vài năm trở lại đây, là đánh giá của ASEAN Post.
Chủ tịch Vòng Tay Thái Bình, bà Diệp Vương, đồng ý với nhận xét của ASEAN Post:
“Thực sự trong thời gian qua chính phủ Việt Nam đã làm rất nhiều và cũng có rất nhiều cố gắng. Tuy nhiên trong đại dịch này thì sự quan tâm về kinh tế sẽ đưa tới chuyện không quan tâm đúng mức đối với nguy cơ buôn người. Hiện thời chuyện quan trọng nhất là nâng cao ý thức vì nếu không họ sẽ liều mạng, sẽ dấn thân hơn là biết có nguy cơ này”.
Đối với ông George Blanchard của Liên Minh Phòng Chống Buôn Người, Việt Nam hoàn toàn có khả năng chống nạn buôn người, vấn đề là :
“Tôi làm ở Việt Nam từ 1992 nên là tôi có được kinh nghiệm gần 30 năm. So với nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á phải nói Việt Nam là phát triển tốt, chắc chắn phải có thay đổi, phải có thành công. Nói chung là có tiến bộ nhưng vẫn chưa ổn, quan trọng là giáo dục phòng ngừa về nguy cơ xâm hại tình dục, về nguy cơ buôn bán người”
“Luật pháp Việt Nam không có vấn đề, cán bộ và công an không thiếu, người ta biết tất cả, biết rất rõ, vấn đề là có người không muốn làm. Người ta đã tập huấn vấn đề buôn bán người với Thái Lan 30 năm rồi, làm hay không muốn làm là chuyện khác”.
Theo kết luận của ASEAN Post, muốn xóa sạch nạn buôn người mà nhất là buôn bán trẻ em, Việt Nam phải kiên trì xóa nghèo, phải làm sao cho người dân nhập tâm và nhận thức rằng trường học là nơi trẻ được bảo vệ, học tập và vui chơi chứ không phải môi trường làm việc bên ngoài học đường.
Luật Phòng Chống Mua Bán Người của Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 29/03/2011, tiếp đó được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2012.
Kế tiếp là Luật Trẻ Em, được Quốc Hội thông qua ngày 5/4/2016, có hiệu lực ngày 1/6/2017. Đến năm 2018 luật được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản để chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Việt Nam ra dự thảo chặn mua nhà
lấy quốc tịch ở nước ngoài, dân nói ‘Không khả thi’
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đang có kế hoạch ngăn chặn tình trạng người dân tìm cách mua nhà ở nước ngoài nhằm mục đích định cư bằng cách bổ sung quy định mới trong dự thảo Nghị định về đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, phương án này bị cho là “không khả thi” và “giật gấu vá vai”, theo ý kiến một số người nhận xét với VOA.
Dự thảo Nghị định về đầu tư ra nước ngoài vừa được Bộ KH-ĐT đưa ra hôm 22/9 và đang được tiến hành lấy ý kiến tại Việt Nam. Bên cạnh việc bổ sung các quy định về thủ tục, vốn, hình thức đầu tư… đối với các tổ chức, doanh nghiệp, dự thảo mới có thêm quy định đáng chú ý về việc “hạn chế rủi ro lách luật” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài.
“Việc quy định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân sẽ giúp công tác quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh”, Bộ KH-ĐT nói trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ nên áp dụng với quan chức?
Tình trạng người dân Việt Nam đổ xô đi “mua quốc tịch” bằng cách mua nhà ở hay đầu tư kinh doanh giả ở nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến, trong đó có nhiều quan chức bị phanh phui trong các vụ bê bối gần đây.
Mới tháng trước, một đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Phạm Phú Quốc, bị phanh phui trên báo chí về việc có hai quốc tịch – Việt Nam và Síp – khiến ông này phải gửi đơn xin thôi làm đại biểu QH và thôi chức Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).
Trước đó, một số quan chức khác cũng gặp rắc rối tương tự do các cáo buộc “mua quốc tịch” như đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường, doanh nhân – đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân…
Từ Việt Nam, nhà báo độc lập Võ Văn Tạo nói với VOA rằng ông ủng hộ việc ra quy định nhằm hạn chế cá nhân mua bất động sản ở nước ngoài, nhưng chỉ nên áp dụng đối với các quan chức nhà nước chứ không phải trên đại chúng.
“Nếu chỉ có các doanh nghiệp được nhà nước cho phép mới được mua các cơ sở để sản xuất kinh doanh (ở nước ngoài) thì nó vẫn còn hạn chế quyền của người dân. Tôi cho rằng chỉ nên áp dụng chuyện kiểm soát gắt gao đó đối với quan chức nhà nước thôi. Còn đối với người dân, theo Luật Dân sự thì tài sản của người ta là hoàn toàn chuyện riêng tư của người ta. Nhà nước không thể nhúng vào được”, nhà báo Võ Văn Tạo đưa ý kiến.
Trong khi đó, nữ doanh nhân Việt Nam Lê Hoài Anh, nói với VOA rằng quy định hạn chế trong dự thảo là một kế hoạch “không hiệu quả” và “không khả thi” khi người dân có quyền sử dụng tài sản hợp pháp để phục vụ cho các nhu cầu cá nhân, trong đó có giáo dục, y tế và nơi ở.
Bà nói: “Không có nước nào trên thế giới, chỉ có độc tài toàn trị thì mới có thể làm điều đó. Chứ còn người dân nếu có thu nhập hợp pháp, thu nhập sau thuế thì người ta có quyền đi mua nhà, mua quốc tịch chứ. Làm sao cấm được?”
Cũng như nhà báo Võ Văn Tạo, bà Lê Hoài Anh cho rằng việc thay đối luật trên chỉ nên áp dụng đối với “những người làm cho nhà nước mà thôi”.
Cần giải quyết gốc rễ
Hạn chế tình trạng “chảy máu nhân tài”, “chảy máu ngoại tệ” là một vấn đề rất lớn đã được đặt ra trong nhiều năm nay tại Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng để đi đến gốc rễ vấn đề, nhà nước cần phải xem xét giải quyết tận căn rất nhiều nguyên nhân.
“Nguyên nhân người ta đi thì có rất nhiều: Luật pháp không nghiêm túc, an sinh xã hội không đảm bảo, giáo dục y tế kém cỏi, cuộc sống, bầu không khí ô nhiễm, rồi quyền tự do dân chủ, không được phát biểu điều mình suy nghĩ và cho là đúng, nếu phát biểu ra thì có thể bị đi tù… Có nhiều nguyên nhân khiến người dân không hài lòng về cuộc sống ở trong nước nên họ tìm cách ra nước ngoài”, ông Tạo phân tích.
Tương tự, doanh nhân Lê Hoài Anh nêu ra ba vấn đề căn bản mà Việt Nam cần làm để giữ chân người dân ở lại trong nước.
“Theo tôi, quan trọng nhất là cải thiện hệ thống giáo dục, bởi vì đa số người Việt Nam, bạn bè tôi và cả bản thân tôi ra đi cũng vì không muốn con cái học ở hệ thống giáo dục này khi mà bằng cấp không được một đất nước nào công nhận cả”.
“Thứ hai, phải cải cách thể chế, phải tạo điều kiện kinh doanh làm sao cho công bằng, hợp lý, đồng thời phải chấn chỉnh ngay quy định ‘sở hữu đất đai là của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý’”.
Vấn đề thứ ba, theo bà Lê Hoài Anh, là phải cải thiện hệ thống y tế tại Việt Nam.
Ra đi vì “vạn bất đắc dĩ”
Cả doanh nhân Lê Hoà Anh lẫn nhà báo Võ Văn Tạo đều cho rằng việc bỏ nước ra đi là chuyện bất đắc dĩ đối với nhiều người dân, giữa bối cảnh cuộc sống tại Việt Nam hiện đã không còn quá khó khăn như trong thời kỳ bao cấp.
“Họ ra đi cũng mang nhiều tâm tư. Nhưng tôi thấy hầu hết là vì tương lai con cháu họ. Họ cảm thấy trước mắt là một tương lai tối tăm ở Việt Nam, không biết bao giờ mới sáng sủa lên được. Đó là điều rất đau xót”, nhà báo Võ Văn Tạo nói.
Bản thân bà Lê Hoài Anh cho biết ngoài nguyên nhân giáo dục cho con cái, sức khoẻ là lý do tiếp theo khiến bà quyết định định cư ở nước ngoài, dù phần lớn thời gian bà vẫn sống tại Việt Nam để làm công việc kinh doanh.
“Tôi là người không thích sống ở nước khác vì ở đây tôi còn có mẹ và gia đình”, bà Lê Hoài Anh chia sẻ với VOA. “Nhưng tôi phải đi thứ nhất vì con tôi, thứ hai vì sức khoẻ của tôi. Đây là điều quan trọng vì với bệnh viện của mình, bố tôi đã chết, mặc dù có tiền, nhưng đã chết vì sự vô trách nhiệm của bệnh viện và bác sĩ”.
Dự thảo Luật mới của Việt Nam cũng bổ sung quy định về các trường hợp hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài, trong đó bao gồm các cán bộ, công chức, viên chức; các sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; các cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước; người bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Một thống kê ở Mỹ năm 2017 cho biết Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 các nước có công dân mua bất động sản nhiều nhất tại Hoa Kỳ trong năm thứ 5 liên tiếp, kể từ năm 2013.
Theo báo cáo này, trong thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người Việt đã chi 3.06 tỷ USD (gần 70.000 tỷ đồng) để mua nhà tại Mỹ, đứng thứ 6 trong số các quốc gia có nhiều người mua nhà nhất tại Mỹ.
Bộ y tế CSVN đặt mua vaccine coronavirus 19
của Nga, Anh Quốc, và Hoa Kỳ
Tin Vietnam.- Báo Vnexpress ngày 21 tháng 9 năm 2020 loan tin, ông Trần Văn Thuấn, thứ trưởng bộ Y tế Cộng sản Việt Nam khẳng định, đã đặt mua vaccine coronavirus 19 từ ba quốc gia Nga, Anh Quốc, và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Thuấn không nói rõ số lượng vaccine được mua là bao nhiêu. Ngoài ra, việc mua vaccince thì ngành y tế Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy nhanh việc nghiên cứu, tự sản xuất vaccine.
Ông Thuấn nói rằng, ông đánh giá công trình của 4 trung tâm đang nghiên cứu vaccine coronavirus 19 của nhà cầm quyền là Vabiotech, Polyvac, Ivac, và Nanogen đều có triển vọng tích cực. Ông Tuấn thông báo, dự trù là đến cuối năm 2021, các trung tâm nghiên cứu vaccine của nhà cầm quyền sẽ cho ra mắt sản phẩm của mình.
Trước đó, bộ Y tế Cộng sản thông báo sẽ mua vaccine của Nga đã gây xôn xao trong dư luận Việt Nam khi vaccinne của Nga chưa được tiến hành thử nghiệm ở giai đoạn 3. Không chỉ vậy, một số chuyên gia y tế của Nga cũng đã tuyên bố sẽ không sử dụng vaccine mà ông Vladimir V.Putin phê duyệt khẩn cấp do viện nghiên cứu Gmaleya, thuộc bộ Y tế Nga sản xuất.
Nhiều người Việt đã tỏ ra nghi ngờ chất lượng vaccine của phía Nga, nên bày tỏ sẽ không sử dụng vaccine của nước này nếu bộ Y tế Cộng sản Việt Nam mua. Trước phản ứng của dư luận, đến nay bộ Y tế Cộng sản lại thông tin sẽ mua thêm vaccine của Anh Quốc, và Hoa Kỳ như để làm yên lòng dư luận.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bo-y-te-csvn-dat-mua-vaccine-coronavirus-19-cua-nga-anh-quoc-va-hoa-ky/
Đà Nẵng không còn bệnh nhân mắc Covid-19
Hiểu Minh
Sáng 23/9, bệnh nhân mắc Covid-19 cuối cùng tại Đà Nẵng đã rời Bệnh viện dã chiến Hòa Vang sau hơn một tháng điều trị.
Đó là bệnh nhân Covid-19 số 936 H.Đ.B. (56 tuổi, trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Tại thời điểm xuất viện, sức khỏe bệnh nhân ổn định, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 3 lần.
Sau khi xuất viện, bệnh nhân tiếp tục cách ly 14 ngày tại nhà theo quy định, theo Pháp Luật TP.HCM.
Bệnh nhân B. có kết quả dương tính với virus corona ngày 15/8 và trải qua hơn 36 ngày điều trị với 19 lần xét nghiệm.
Ông B. cho biết ông cảm thấy rất vui khi là người khép lại những lo âu của người Đà Nẵng.
“Tôi muốn cảm ơn các bác sĩ ở đây vì sự chăm sóc chu đáo cho chúng tôi những ngày qua. Đội ngũ y bác sĩ đã lo cho chúng tôi như người nhà” – ông B. nói.
Đến sáng nay, Bộ Y tế ghi nhận tổng cộng 1.068 bệnh nhân Covid-19, trong đó 980 người khỏi. Số người tử vong do Covid-19 là 35, ba người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.
Cả nước còn 50 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 12 cơ sở y tế.
Diêm Lệ Mộng cung cấp chứng cứ đầu tiên về nguồn gốc nhân tạo của viêm phổi Vũ Hán (kèm nghiên cứu)
Sự tái sinh thần kỳ của người mẹ trẻ bị ung thư máu
https://www.dkn.tv/thoi-su/da-nang-khong-con-benh-nhan-mac-covid-19.html
Điểm tin trong nước sáng 23/9: Dừng sử dụng
cột dự ứng lực sau khi 400 cột điện gãy;
Đăng bản đồ Việt Nam sai chủ quyền,
1 người TQ bị phạt 12,5 triệu
Tâm Tuệ
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Tư (23/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Đăng bản đồ Việt Nam sai chủ quyền, 1 người TQ bị phạt 12,5 triệu
Một công dân người Trung Quốc làm việc tại TP. Hải Phòng bị xử phạt 12,5 triệu đồng vì đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam thể hiện sai chủ quyền lên mạng xã hội.
Báo Zing thông tin, ngày 22/9 giới hữu trách TP. Hải Phong đã xử phạt vi phạm hành chính mức tiền 12,5 triệu đồng đối với ông C.B.G (sinh năm 1982, quốc tịch trung Quốc, hiện đang tạm trú và làm việc tại Hải Phòng).
Người đàn ông này bị xử phạt do có hành vi đăng bản đồ Việt Nam thể hiện sai chủ quyền quốc gia trên tài khoản Facebook (Richard Chen).
Dừng sử dụng cột dự ứng lực sau khi 400 cột điện gãy
Bão số 5 quét Thừa Thiên Huế khiến 408 cột điện tỉnh này bị gãy đổ, ảnh hưởng hơn 280.000 khách hàng.
Điều khiến dư luận băn khoăn là bão không lớn nhưng lại có rất nhiều cột điện bị gãy, đổ? Số cột điện bị hư hỏng cũng được cho là nhiều chưa từng thấy sau một trận mưa bão tại tỉnh Thừa Thiên-Huế trong vòng 10 năm lại đây.
Hôm 22/9, báo Lao động dẫn lời ông Nguyễn Đại Phúc – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết về cột ly tâm dự ứng lực sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, là công trình điện chịu được gió trên cấp 12, thiết kế sử dụng cột ly tâm theo TCVN 5487:2016, được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và Bộ KHCN công bố.
Ông Phúc cho hay, cột khi đưa vào sử dụng cho công trình đều tuân thủ các quy định hiện hành. Cột xuất xưởng tại nơi sản xuất được thử nghiệm chặt chẽ với 2 nội dung: thử nghiệm chịu lực và thử nghiệm phá hủy.
Tuy nhiên, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 sau khi đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có sức gió mạnh nhất cấp 8-9 (tức 60-90km/giờ), giật cấp 11 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Chiều 22/9, VOV, Tiền Phong đưa tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa chỉ đạo tạm dừng sử dụng loại cột bê tông dự ứng lực để nghiên cứu đánh giá lại chất lượng của cột điện này. Tổng Công ty Điện lực miền Trung cũng đang khẩn trương rà soát, báo cáo Bộ Công thương về tình hình này.
Việt Nam xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên sang EU theo EVFTA
Báo Lao động thông tin, lô hàng gạo thơm đầu tiên 0% thuế đã trên đường xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu (EU) theo Hiệp định Mậu Dịch Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA).
Tin cho biết Tập đoàn Lộc Trời, tỉnh An Giang, đã chuẩn bị 126 tấn gạo thuộc giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách 18 kg/bao để xuất khẩu.
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại buổi lễ công bố xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên ngày 22/9, nói rằng “Đây là cơ hội lớn cho ngành hàng lúa gạo”.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8. Theo Bộ NN & PTNT, Việt Nam đến cuối tháng 8 đã xuất khẩu 4,6 triệu tấn gạo, trị giá 2,25 tỷ Mỹ kim. Trong đó 15.800 tấn gạo được xuất khẩu qua EU, trị giá xấp xỉ 8,5 triệu Mỹ Kim. Tổng số lượng xuất khẩu gạo tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Điểm tin trong nước tối 23/9: Điện lực
miền Trung lý giải hơn 600 cột điện gãy đổ sau bão;
Hà Nội sắp có đường vành đai 66.500 tỷ đồng
Hiểu Minh
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Tư (23/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Điện lực miền Trung lý giải hơn 600 cột điện gãy đổ sau bão
VnExpress thông tin, theo thống kê của EVNCPC, bão Noul làm hỏng 616 cột điện ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Trong đó 304 cột bị gãy, 169 cột đổ, 143 cột nghiêng.
Thừa Thiên Huế, nơi bão Noul đổ bộ sáng 18/9, thiệt hại nặng nhất với 272 cột bị gãy đổ.
Lý giải tình trạng trên, trong báo cáo ngày 22/9, EVNCPC cho rằng “do cây xanh ngã đổ vào đường dây, gây lực tác động kép bất thường (vừa gió bão, vừa cây đổ vào đường dây), quá khả năng chịu đựng của kết cấu cột, xà sứ, dây dẫn…”. Một số cột điện nằm ngoài khu dân cư, ở vị trí góc, khi gió giật mạnh và hướng gió thay đổi đã làm xoáy, đứt các dây néo, cũng là nguyên nhân làm gãy đổ.
Trước nghi vấn chất lượng cột điện bê tông dự ứng lực có vấn đề, EVNCPC cho hay “toàn bộ công tác thiết kế, thi công, chất lượng vật tư thiết bị đều đảm bảo theo quy định. Công tác mua sắm cột điện được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo đúng Luật Đấu thầu”.
“Các cột điện được sử dụng trên lưới điện EVNCPC được các nhà sản xuất trong nước thiết kế, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN 5847:2016, 5847:1994 và được kiểm tra chất lượng trước khi lắp đặt”, báo cáo nêu.
Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết bão, Noul cấp 8-9, giật cấp 11 đã làm quăng, quật, giật, xoáy, gây gãy đổ hàng loạt vật cản trên đường di chuyển, không chỉ cột điện.
“Tuy nhiên, nếu theo thiết kế của đơn vị sản xuất (chịu được sức gió trên cấp 12), với sức gió như bão Noul thì cột điện rất khó bị gãy ngang”, ông Phúc nêu vấn đề và cho rằng do không phải đơn vị sản xuất, công ty chưa thể đánh giá chất lượng cột điện mà sẽ chờ kết luận từ cơ quan chuyên môn.
Hà Nội sắp có đường vành đai 66.500 tỷ đồng
Theo Zing, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký quyết định giao Ban quản lý dự án 2 lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4, bao quanh vùng thủ đô Hà Nội
Theo quy hoạch chi tiết, đường vành đai 4 có chiều dài 98km, quy mô cao tốc 6 làn xe, tiến độ xây dựng trước năm 2020, kinh phí đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng.
Dự án trên để giảm tải cho hệ thống giao thông hướng tâm Hà Nội; kết nối mạng lưới giao thông liên vùng, liên tỉnh, các địa phương trong Vùng thủ đô. Thời gian thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong 2 năm.
Đến nay, mới chỉ có TP. Hà Nội lập đề xuất đầu tư các dự án thành phần theo hình thức BT (dài 53,52km). Các đoạn còn lại qua tỉnh Hưng Yên (19km), tỉnh Bắc Ninh (21km) chưa lập đề xuất đầu tư dự án.
TAND quận Gò Vấp giải quyết lại vụ án tranh chấp đất giữa ông Lê Văn Dư và ông Phan Quý
Báo Người lao động thông tin, Tuân theo kết quả giám đốc thẩm, TAND quận Gò Vấp (TP.HCM) đã ban hành quyết định thụ lý vụ án tranh chấp đất trên địa bàn giữa các ông Lê Văn Dư (có vợ định nhảy lầu tại tòa), Lê Sĩ Thắng, Khâu Văn Sĩ với vợ chồng ông Phan Quý.
Xử giám đốc thẩm hồi tháng 7/2020, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM quyết định hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và sơ thẩm đối với tranh chấp dân sự 674 m2 đất tại quận Gò Vấp giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Phan Quý và 3 bị đơn Lê Văn Dư, Lê Sĩ Thắng, Khâu Văn Sĩ.
HĐXX giám đốc thẩm giao hồ sơ về TAND quận Gò Vấp xét xử lại theo thủ tục chung.
Bán vé chuyến bay từ Seoul về Việt Nam
Báo Zing đưa tin, hãng hàng không Vietnam Airlines vừa thông báo mở bán vé chuyến bay từ Seoul (Hàn Quốc) đến Hà Nội. Chuyến bay dự kiến khởi hành vào sáng 25/9.
Vé không được mở bán trên website của Vietnam Airlines. Khách hàng liên hệ mua vé qua các phòng vé, đại lý của hãng.
Hãng cho biết đây là chuyến bay thương mại thường lệ đến Việt Nam đầu tiên sau 6 tháng tạm dừng vì dịch bệnh. Chuyến bay được khai thác bằng máy bay Airbus A350 với hơn 300 chỗ.
Vì sao bão suy yếu nhưng hơn 400 cột điện bị gãy?
Tượng Phật tượng Thánh đang đổ lệ, cảnh báo nhân loại tìm đường thoát thân
Hơn 100 triệu người trên thế giới tập môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn
0 comments