Tin Việt Nam – 21/09/2020
Doanh thu BOT Quốc lộ 1 qua Quảng Nam cao bất thường
Kết quả kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy doanh thu tại trạm thu phí đường bộ tỉnh Quảng Nam (công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn km 987 – km 1027) cao bất thường.
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 20/9 trích báo cáo kết quả kiểm tra trong 10 ngày từ ngày 17/7 đến 27/7 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo đó, tổng số tiền vé xe qua trạm BOT ở Quảng Nam thu trong 10 ngày là 3,8 tỷ đồng, bình quân trên 385 triệu mỗi ngày. Con số này tăng 6,76% so với bình quân 10 ngày trong tháng trước và tới 16,93% so với 6 tháng đầu năm.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng xác định nhà thầu là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 chưa lắp đặt bảng công khai thông tin điện tử tại trạm BOT như theo quy định.
Hệ thống thu phí không dừng ở trạm BOT Quảng Nam này bị nói có lỗi, mất kết nối. Một số lượt xe miễn phí qua trạm chưa đúng đối tượng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu nhà thầu lắp bảng thông tin và bổ sung doanh thu tháng 7 số tiền ứng với 50 lượt xe ưu tiên không đúng quy định.
Trong diễn biến liên quan, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo 3 phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án thu phí tự động không dừng của Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Theo ông Bình, phương án 1 là lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu phí không dừng và sử dụng nguồn vốn Nhà nước.
Phương án 2 là sử dụng nguồn thu phí tại các dự án của VEC để đầu tư hệ thống thu phí không ngừng, trên cở sở không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của VEC.
Phương án 3 là huy động nguồn vốn của nhà đầu tư.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước đó xác định có 4/5 tuyến cao tốc do VEC quản lý vẫn chưa triển khai do thiếu vốn.
Bắt tạm giam người đàn ông
cho 200 người vay nặng lãi 8 tỷ đồng
Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Phú Cường, sinh năm 1986, về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” với lãi suất từ 110-146% và số tiền lên tới 8 tỷ đồng.
Công an quận Hà Đông cho hay ngày 20/9 và được báo nhà nước Việt Nam dẫn nguồn.
Tin cho biết, khi khám xét khẩn cấp nơi ở của ông Nguyễn Phú Cường tại huyện Hoài Đức vào ngày 15/9 vừa qua, phía công an đã phát hiện và thu giữ 7 quyển sổ ghi chép việc cho vay tiền, cùng nhiều giấy tờ ghi nợ của Cường và nhiều người vay nợ.
Ông Cường cũng khai nhận với cơ quan điều tra rằng cho vay tiền với lãi suất cao dưới hình thức ‘bốc bát họ’.
‘Bốc bát họ’ là một hình thức cho vay tín chấp đen với mức lãi cao không theo quy định của nhà nước. Lãi suất được trừ thẳng vào số tiền người cho vay được nhận ban đầu.
Cụ thể, trong trường hợp này, với người vay tiền mỗi ‘bát họ’ từ 10 đến 30 triệu đồng, khi cho vay ông Cường trừ thẳng tiền lời 1,5-2 triệu đồng/1 khoản vay và người vay trong vòng 30 ngày phải trả đủ gốc cũng như lãi vay.
Báo trong nước cho hay, ông Nguyễn Phú Cường đã cho khoảng hơn 200 khách vay tiền kể từ năm 2019, với tổng số tiền khoảng 8 tỷ đồng, được tính theo cách thức vừa nêu, tức lãi suất tương ứng từ 110-146%/năm.
Vụ án hiện đang được phía Công an quận Hà Đông tiếp tục điều tra theo Chuyên đề 231 về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen trên địa bàn Hà Nội.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/one-more-loan-shark-detained-09212020082655.html
Một cựu lãnh đạo Sở Tài chính TP.HCM
bị phong tỏa tài khoản
Cơ quan chức năng Việt Nam ra quyết định phong tỏa tài khoản số tiền hơn 50 ngàn USD của cựu giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, bà Đào Thị Hương Lan, vì bị cáo buộc liên quan vụ án nữ doanh nhân bất động sản Dương Thị Bạch Diệp lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 20/9, loan tin vừa nêu.
Tin cho biết Cơ quan Điều tra, thuộc Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố 10 bị can liên quan vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương, tức là bà Dương Thị Bạch Diệp.
Bà Đào Thị Hương Lan, cựu giám đốc Sở tài chính TP.HCM là một trong số 10 người bị đề nghị truy tố, liên quan vụ án của nữ doanh nhân Bạch Diệp.
Cơ quan quan Điều tra kết luận rằng bà Hương Lan đã phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bà Hương Lan đã thực hiện thủ tục hoán đổi tài sản khu đất “vàng” 185 Hai Bà Trưng và 57 Cao Thắng, theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân TP.HCM, mà không căn cứ vào quyết định của Thủ tướng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Quốc hội.
Cơ quan Điều tra cho biết thêm rằng đã lấy lời khai của bà Đào Thị Hương Lan. Và, bà Hương Lan đã nhận thức rõ việc làm của bà liên quan vụ hoán đổi tài sản là không đúng quy định, thẩm quyền, vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Tuy nhiên, Cơ quan Điều tra không xác định được bà Hương Lan có vụ lợi hay động cơ cá nhân khác trong việc giải quyết hoán đổi tài sản này.
Bà Đào Thị Hương Lan được nói là đã bỏ đi khỏi địa phương từ ngày 11/12/2018, trước khi bị khởi tố bị can. Hiện tại, Cơ quan Điều tra ra quyết định truy nã đối với bà Đào Thị Hương Lan và phong tỏa tài khoản số tiền hơn 50 ngàn USD của bà Hương Lan, tại Ngân hàng HSBC.
Cơ quan Điều tra, đồng thời đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Hương Lan, vì thời hạn điều tra đã hết và cho đến khi nào bắt được thì sẽ phục hồi điều tra để xử lý theo quy định.
Báo giới trong nước, vào ngày 17/9 cũng loan tin ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch TP.HCM, đã bị cơ quan tố tụng kiến nghị xử lý về mặt Đảng và chính quyền vì có liên quan đến các sai phạm xảy ra trong 3 vụ án khác nhau. Trong đó, ông Lê Hoàng Quân bị cho là có một phần trách nhiệm trong vụ án nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp lợi dụng việc hoán đổi thửa đất số 57 Cao Thắng và 185 Hai Bà Trưng, TPHCM để chiếm đoạt 352 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.
Nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp được cho biết là từng sở hữu nhiều tài sản bất động sản đắc địa ở quận 1 và quận 3, TP.HCM. Tuy nhiên, Công ty Diệp Bạch Dương bị cáo buộc có hành vi gian dối khi lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin không trung thực về năng lực kinh doanh với mục đích vay được vốn.
Thái Bình bắt thêm một giám đốc
liên quan đến bảo kê tang lễ của Đường Nhuệ
Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Bình vào ngày 21/9 vừa tiến hành bắt thêm một giám đốc để điều tra về tội “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến việc ăn chặn tiền hoả táng tại các nhà tang lễ ở Thái Bình.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày cho biết, đối tượng vừa bị bắt là Quách Việt Cường hay còn gọi là Cường Sơn La (1974), giám đốc công ty cổ phần BBI Thái Bình.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, công ty của Cường làm công việc liên quan đến các cơ sở dịch vụ tang lễ tại Thái Bình, đang làm ăn yên ổn thì Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ nhảy vào để kiểm soát dịch vụ tang lễ tại tỉnh Thái Bình nên Cường Sơn La buộc phải nhường thị phần lại cho Đường Nhuệ.
Đường Nhuệ đã lập Hiệp hội Hoả táng Thái Bình và ép các cơ sở dịch vụ tang lễ vào làm hội viên và phân chia khu vực cho các hội viên hoạt động và bắt buộc mỗi hội viên phải giao nộp cho Đường Nhuê 500.000 đồng cho một ca hoả táng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Thái Bình cho rằng, Cường Sơn La vì bất đắc dĩ phải trở thành hội viên của Hiệp hội Hoả táng do Đường Nhuệ thành lập nên Cường đã núp bóng Đường để hoạt động và trở thành một mắt xích quan trọng thu phí bảo kê dịch vụ hoả táng cho Đường Nhuệ.
Cũng liên quan đến tội “Cuỡng đoạt tài sản” ngày 22/4 cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ (1971) và Ninh Đức Lợi (1974) vì bị tình nghi liên quan đến việc bảo kê, cưỡng đoạt tiền của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ của tỉnh Thái Bình.
Nhóm ‘Triều Đại Việt’
ra tòa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Một nhóm gồm 20 người bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 21 tháng 9 với hai cáo buộc ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’ và ‘chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ’.
Theo tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam, những người này nhận chỉ đạo từ một người ở Canada có tên Ngô Hùng thuộc tổ chức có tên Triều Đại Việt. Trong nhóm 20 người bị đưa ra xét xử có ông Nguyễn Khanh, 56 tuổi, ngụ tại tỉnh Đồng Nai, bị cho là chủ mưu và 19 người khác là tòng phạm.
Cáo trạng nêu rằng ông Nguyễn Khanh, do bức xúc với cách giải quyết đất đai của chính quyền địa phương nên bị lôi kéo, tham gia vào tổ chức Triều Đại Việt. Từ khi tham gia tổ chức này, ông Nguyễn Khanh đã nhận từ phía ông Ngô Hùng 144 triệu đồng Việt Nam và 600 đô Canada.
Một trong những hoạt động của nhóm bị nêu ra trong cáo trạng là mua thuốc nổ, kíp nổ, bình ắc qui để chế tạo trái nổ sử dụng kích nổ bằng bộ phận điều khiển từ xa.
Vào ngày 20 tháng 6 năm 2018, một số thành viên của nhóm tiến hành vụ gây nổ tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Vụ nổ khiến một cán bộ bị thương và thiệt hại vật chất được cơ quan chức năng nói là hơn 349 triệu đồng.
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2018, một số thành viên khác cũng tiến hành một vụ gây nổ tại trụ sở Công an tỉnh Hậu Giang. Không có báo cáo nào về thiệt hại nhân mạng cũng như vật chất trong vụ này.
Một vụ khác được nói xảy ra ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang; nhưng người gây nổ đã chết trong quá trình điều tra nên cơ quan chức năng nói không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan chức năng Việt Nam cho rằng đây là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia mục tiêu nhằm lật đổ chế độ Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 2 ngày.
Cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã ra quyết định khởi tố và truy nã quốc tế đối với ông Ngô Hùng, tên đầy đủ là Ngô Văn Hoàng Hùng.
Trong lần trả lời Đài Á Châu Tự Do vào tháng 7 năm 2018 từ Canada, ông Ngô Hùng xác nhận có liên quan đến nhóm người đặt chất nổ ở trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, Tp HCM như vừa nêu.
Phụ huynh ở Sài Gòn bất mãn vì học sinh
gốc Hoa được cộng thêm điểm vượt cấp
Tin Saigon.- Vào ngày 20 tháng 9 năm 2020, Facebook mang tên Hà Văn Duy đã bày tỏ bất mãn trên trang facebook cá nhân, vì đã phát hiện ra chuyện một học sinh người Việt gốc hoa cùng lớp với con anh được giáo viên ghi vào danh sách được cộng thêm 1 điểm để lên cấp 3.
Anh Duy cho biết, con anh hiện đang học lớp 9. Vào sáng cùng ngày 20 tháng 9, anh Duy đi họp phụ huynh cho con và phát hiện ra sự việc.
Theo anh Duy, việc cộng điểm này cô giáo chỉ nói riêng với phụ huynh người gốc Hoa nhưng do anh ngồi kế bên nên nghe được. Anh Duy liền thắc mắc với cô giáo dạy con mình thì được trả lời là lên gặp hiệu trưởng mà hỏi. Hai phụ huynh khác trong lớp cũng chứng kiến nên liền hỏi giáo viên rằng, nếu là người Việt gốc Mỹ, gốc Hàn, gốc Nhật thì có được cộng điểm như người gốc Hoa không, nhưng họ chỉ nhận được hành động cười trừ của cô giáo.
Sau khi nhận được thông tin trên trang cá nhân của anh Duy, nhiều người đã bày tỏ sự bất mãn, họ cho rằng ngành giáo dục Cộng sản Việt Nam đang thể hiện sự thiên vị cho những người gốc Hoa. Tuy nhiên, một số khác lại viết rằng, quy định cộng điểm cho người Việt gốc Hoa đã có từ lâu, không chỉ có người gốc Hoa mà tất cả những học sinh dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam cũng được cộng điểm khi thi vượt cấp lên cấp 3.
Và họ giải thích, có thể do nhà cầm quyền đã xếp người gốc Hoa là 1 trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam nên mới có sự ưu ái như vậy.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/phu-huynh-o-sai-gon-bat-man-vi-hoc-sinh-goc-hoa-duoc-cong-them-diem-vuot-cap/
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh nghiên cứu
chuyến bay London – Hà Nội,
tìm ra mối đe dọa coronavirus trên máy bay
Một hành khách hàng không vô tình mắc bệnh coronavirus đã lây nhiễm cho 15 người khác trên chuyến đi kéo dài 10 giờ đến Việt Nam. Sự việc này xảy ra vào tháng Ba vừa qua khi máy bay chở hành khách trên cất cánh từ một phi trường London, vào thời điểm lúc bấy giờ cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu chỉ mới bắt đầu lan rộng khắp châu Âu.
Vào thời điểm máy bay hạ cánh tại Hà Nội, Việt Nam, 12 hành khách ở hạng thương gia, hai người đi hạng phổ thông và một thành viên phi hành đoàn đã bị nhiễm coronavirus. Các nhà nghiên cứu thực hiện một nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh đã xác định một nữ thương gia 27 tuổi đến từ Việt Nam, có tên trên mạng xã hội là Nga Nguyễn, có khả năng là nguồn bùng phát dịch bệnh.
Theo tin từ South China Morning Post, cô Nga đi thăm châu Âu cùng em gái của cô là Nguyễn Hồng Nhung, 26 tuổi, và cô Nhung cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus. Cô Nga ở London từ đầu tháng Một và bị đau họng trước khi về nước.
Các nghiên cứ gia viết trên tạp chí Emerging Infectious Diseases rằng, vào ngày 22 tháng 2, hai cô gái trên quay trở lại Milan, Ý, sau đó đến Paris, Pháp, tham dự Tuần lễ thời trang hàng năm và họ quay trở lại London vào ngày 25 tháng 2. Chuyến bay về Việt Nam của cô Nga khời hành vào ngày 1/3. Năm ngày sau, cô đến bệnh viện và có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Sự việc trên cho thấy độ nguy hiểm của việc du lịch bằng đường hàng không trong bối cảnh đại dịch. (BBT)
Người nhập cảnh vào Việt Nam
phải trả chi phí cách ly 5 Mỹ kim/ngày
Tin từ Hà Nội: Truyền thông nhà nướcđưa tin thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc vừa phê chuẩn đề nghị của Bộ Tài chính về vệc thu lệ phí cách ly tập trung 120,000 đồng/ngày (khoảng 5 Mỹ kim) đối với người nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định đối với người nhập cảnh được áp dụng kể từ ngày 1/9, chi phí này bao gồm 80,000 đồng tiền ăn và 40,000 đồng chi phí sinh hoạt khác. Mức lệ phí mới được đưa ra sau nhiều tháng Việt Nam thực hiện miễn phí cách ly cho tất cả người nhập cảnh kể từ khi có đại dịch Covid-19. Ngoài quy định tự chi trả phí cách ly, cộng sản Việt Nam cũng yêu cầu tất cả người nhập cảnh phải mua bảo hiểm y tế quốc tế có thể thanh toán chi phí chữa bệnh tại Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu đưa ra các quy định mới liên quan đến người nhập cảnh sau khi bắt đầu mở lại các đường bay đến Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan từ ngày 15/9, và 2 đường bay đến Campuchia và Lào vào ngày 22/9.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam vào tháng 1, Hà Nội đã đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 25/3 và tất cả khách ưu tiên nhập cảnh phải được đưa đi cách ly tại các cơ sở tập trung trong 14 ngày.
Tuần trước, cộng sản Việt Nam rút ngắn thời gian cách ly xuống 7 ngày. Người nhập cảnh sẽ được xét nghiệm PCR (xét nghiệm virus corona) thêm 2 lần và tất cả chi phí cách ly, xét nghiệm đều phải tự chi trả. Đã sang ngày thứ 18 Việt Nam không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng. Số bệnh nhân COVID-19 hiện vẫn là 1,068 và số người tử vong là 35.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nguoi-nhap-canh-vao-viet-nam-phai-tra-chi-phi-cach-ly-5-my-kim-ngay/
Nhiều tiểu thương ở Sài Gòn
mỏi mắt chờ nhà cầm quyền giảm thuế
Tin Saigon.- Báo Tuổi trẻ ngày 19 tháng 9 năm 2020 loan tin, nhiều tiểu thương kinh doanh tại Sài Gòn khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại họ vẫn chưa nhận được bất kỳ một thông báo, hay hành động giảm thuế nào từ nhà cầm quyền cộng sản, trong khi việc kinh doanh luôn ế ẩm.
Bà Cúc, tiểu thương bán vải sợi tại chợ An Đông nằm trên quận 5 cho biết, vào tháng 4 năm 2020, hàng ngàn tiểu thương ở chợ đã đồng loạt ký đơn đề nghị được miễn, giảm thuế phí nhưng đến nay họ không được miễn, giảm bất kỳ đồng nào. Theo bà Cúc, tình hình kinh doanh tại chợ rất ế ẩm, sức mua chỉ bằng 20% các năm trước.
Theo báo Tuổi trẻ, tại chợ Bến Thành đến nay đã có khoảng 80% số lượng các sạp đóng cửa. Một chủ sạp tên Hồng cho biết, nhiều tiểu thương chưa mở cửa bán lại vì bán cũng không ai mua, mà lại tốn tiền thuế, tiền để duy trì việc hoạt động. Cũng giống như chợ An Đông, các tiểu thương chợ Bến Thành khẳng định, từ khi xảy ra dịch đến nay, họ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ miễn giảm thuế từ nhà cầm quyền dù đã có đơn gửi đến nhà chức trách.
May mắn hơn 2 chợ trên, tiểu thương chợ Tân Định ở quận 1 cho biết, họ đã nhận được thông báo giảm thuế, tuy nhiên họ cho rằng, mức giảm thuế chưa tương xứng với những thiệt hại mà họ gặp phải do dịch. Vì vậy, các tiểu thương đề nghị cơ quan thuế Cộng sản nên khảo sát, đánh giá lại thực tế để điều chỉnh cho sát với thực tế. Tình hình trên đã kéo dài nhiều tháng qua, trong khi nhà cầm quyền liên tục nói trên truyền thông sẽ hỗ trợ các tiểu thương.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nhieu-tieu-thuong-o-sai-gon-moi-mat-cho-nha-cam-quyen-giam-thue/
Tập đoàn Pegatron muốn đầu tư 1 tỷ USD
sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam
Tập đoàn Pegatron của Đài Loan, nhà cung cấp linh kiện cho Apple, Sony, Microsoft… muốn đầu tư 3 dự án thuộc tổ hợp sản xuât sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam, với tổng số vốn 1 tỷ USD.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin vừa nêu hôm 21/9 dẫn Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng.
Pegatron hiện được đánh giá là tập đoàn sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử hàng đầu Đài Loan. Cụ thể, gói đầu tư vừa nêu được chia làm 3 dự án, bao gồm Pegatron Việt Nam 1, 2 và 3.
Pegatron Việt Nam 1 đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp chứng nhận đầu tư vào 17/3/2020, với tổng vốn đầu tư dự kiến 19 triệu USD. Pegatron Việt Nam 2 hiện đang thực hiện thủ tục đầu tư, có tổng số vốn đầu tư dự kiến 481 triệu USD. Và Pegatron Việt Nam 3 có tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2026-2027.
Tin cũng cho biết, ngoài ra Petragon còn bày tỏ ý định chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc sang Việt Nam vào giai đoạn 2026-2027.
Liên quan đến tiến trình triển khai dự án, hiện Tập đoàn Pegatron đang nộp hồ sơ đến Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề xuất thực hiện dự án Pegatron 2 ở Khu công nghiệp Nam Đình Vũ – Cát Hải để sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị ngoại vi máy tính, thiết bị truyền thông, bảng vi mạch…
Dự án Pegatron Việt Nam 2 dự kiến sẽ tạo ra khoảng hơn 22 ngàn việc làm trực tiếp, đóng góp cho ngân sách khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm. Sản phẩm của dự án sẽ cung cấp cho Apple, Microsoft, Sony và Lenovo.
Cũng tin liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang cùng Khu công nghiệp Nam Đình Vũ 2, mời gọi công ty Universal Global Technology, thành viên Tập đoàn Công nghệ ASE Holding của Đài Loan, đầu tư tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ 2, để sản xuất và lắp ráp bảng mạch điện tử cho đồng hồ, điện thoại, tai nghe cho Lenovo và Sony.
Nếu thành công, Universal Global Technology dự kiến sẽ đầu tư 200 triệu USD cho giai đoạn 1 của dự án và sẽ tăng lên 400 triệu USD sau 3 năm hoạt động.
Đồng Tâm,
đỉnh điểm của tranh chấp đất đai tại Việt Nam
Thanh Phương
Phiên tòa sơ thẩm xử vụ Đồng Tâm đã chấm dứt ngày 14/09/2020 với hai hai bản án tử hình và các bản án khác từ 15 tháng cho đến chung thân. Như vậy là đã kết thúc một vụ được cho là đỉnh điểm của các tranh chấp đất đai giữa người dân với chính quyền, một vấn đề vẫn khuấy động thời sự Việt Nam suốt 40 năm qua. Vụ Đồng Tâm cũng đã thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế và các chuyên gia nước ngoài.
Theo nhận định chung của giới luật gia Việt Nam, vụ án Đồng Tâm là một vụ án tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận, vì đã có đến 4 người chết trong vụ này (một dân làng và 3 công an).
Trong số 29 dân làng Đồng Tâm bị đưa ra xử, tòa đã tuyên án tử hình Lê Đình Chức và Lê Đình Công, hai người con trai của ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm khiếu kiện đất đai, đã bị bắn chết trong cuộc tấn công của hàng ngàn công an vào làng Đồng Tâm rạng sáng ngày 09/04/2020. Cháu nội của ông Lê Đình Kình là Lê Đình Doanh thì bị kết án tù chung thân. Cả ba đều bị cáo buộc tội « Giết người », vì bị xem là đã gây ra cái chết bằng bom xăng của ba công an trong vụ tấn công, những cái chết mà cho tới nay vẫn còn gây nhiều nghi vấn. Cũng với tội danh « Giết người », ba bị cáo khác lãnh án tù 16 năm, 13 năm và 12 năm. Một số bị cáo khác thì bị tuyên án tù về tội « Chống người thi hành công vụ », với bản án từ 5 năm đến 6 năm tù. Trong 17 bị cáo còn lại, 3 người bị phạt mỗi người 3 năm tù, 14 người bị phạt tù treo từ 15 tháng đến 30 tháng, và được trả tự do ngay tại toà nếu không bị tạm giam trong vụ án khác.
Trả lời RFI Việt ngữ qua email ngày 18/09/2020, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc, chuyên gia về Việt Nam, nhận định :
« Qua cách thức độc đoán và mang tính chất răn đe mà Tòa án Nhân dân Hà Nội tiến hành phiên xử 29 người dân Đồng Tâm, vào lúc này không thể biết được tòa có xử đúng tội hay không. Trong bản án sơ thẩm có 6 người bị kết tội « Giết người », hai người trong số đó lãnh án tử hình và bốn người kia lãnh án từ 12 năm tù đến chung thân. Bản án sơ thẩm này có thể được kháng cáo.
Tôi chưa thấy tòa đưa ra các bằng chứng có tính chất thuyết phục rằng cái chết của 3 công an là do cố tình gây ra, bởi vì cáo buộc của cơ quan công tố đã không được các luật sư bào chữa thẩm tra kỹ lưỡng. Thật vậy, quá trình tố tụng của tòa án dường như là một trường hợp “cai trị bằng pháp luật” nhằm che đậy sự thất bại có hệ thống của chính quyền địa phương trong việc giải quyết những khiếu kiện của nông dân một cách hợp pháp, công bằng và ôn hòa.
Người ta hy vọng rằng Tòa án Nhân dân tối cao sẽ xét xử các kháng cáo và đảm bảo tính minh bạch về mặt pháp lý trong các thủ tục tại tòa để đảm bảo rằng “công lý được thực thi».
Trong bài viết đăng trên trang trích dẫn David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ và là người theo dõi sát tình hình Việt Nam, nhận định là các bản án trong phiên xử vụ Đồng Tâm « không có gì đáng ngạc nhiên ».
Theo ông David Brown, đây là một phiên xử mang tính trình diễn do nhà nước Việt Nam ra lệnh và điều khiển. Các bị cáo đã thay phiên nhau nhận tội với lời lẽ gần giống nhau : « Bị cáo xin gởi lời xin lỗi đến gia đình ba chiến sĩ công an hy sinh ; Bị cáo xin cám ơn các giám thị trại giam đã giúp nhận ra lỗi lầm ; Bị cáo cám ơn các luật sư nhưng nay không cần đến sự bào chữa của luật sư nữa ; Và cuối cùng, bị cáo xin được hưởng mức án khoan hồng ».
David Brown nhắc lại theo chủ thuyết của Đảng và theo luật Việt Nam, đất đai là sở hữu của toàn dân và Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý đất đai. Nếu nông dân cứ một mực khẳng định quyền của họ trên mãnh đất mà Đảng/Nhà nước quyết định sử dụng vào mục đích khác, thậm chí cho dù họ chỉ đòi được đền bù thỏa đáng, họ có thể bị gán ghép là « kẻ gây bạo loạn, kẻ khủng bố », sẽ bị buộc phải dời đi nơi khác và trong một số vụ, bị truy tố để làm gương.
“Tín hiệu cứng rắn”
Trong bài viết đăng trên trang The Diplomat ngày 15/09/2020, Sebastien Strangio, nhà báo chuyên về Đông Nam Á của trang mạng này, nhận định về kết quả phiên xử vụ Đồng Tâm : « Sau khi tỏ dấu hiệu khoan dung, chính quyền Việt Nam đã dùng vụ xử Đồng Tâm để bắn một tín hiệu cứng rắn ».
Tác giả bài viết nhắc lại là trong suốt 3 năm, dân làng Đồng Tâm đã chống lại ý định của chính quyền xây một sân bay quân sự, khẳng định rằng 47 hectare đất canh tác của họ đã bị chính quyền địa phương trưng thu trái phép để giao cho Viettel, một tập đoàn do quân đội Việt Nam quản lý.
Sebastien Strangio cho rằng vụ Đồng Tâm phản ánh những căng thẳng ngày càng tăng chung quanh vấn đề đất đai ở Việt Nam. Tác giả bài viết trích lời giáo sư Carl Thayer nhận định vụ tấn công vào Đồng Tâm và vụ xử là « đỉnh điểm của 40 năm vấn đề đất đai ở Việt Nam ».
Sebastien Strangio nhận định các bản án trong phiên xử vụ Đồng Tâm cũng cho thấy là Đảng Cộng Sản Việt Nam nhất quyết diệt trừ mọi mầm mống bất ổn ở nông thôn. Trước khi bắt đầu phiên xử, Ban Tuyên giáo Trung ương đã gởi văn bản chỉ đạo đến toàn bộ báo chí nhà nước, yêu cầu họ mô tả 29 bị cáo là « những kẻ tấn công đầu tiên » và tố cáo ông Lê Đình Kình là một « đảng viên thoái hóa ». Trong một tuyên bố gần đây, chánh văn phòng bộ Công An Tô Ân Xô còn gọi ông Lê Đình Kình là « địa chủ, cường hào mới ».
Sebastien Strangio kết luận : « Các tranh chấp đất đai ngày càng tăng là một thách thức đặc biệt gay go đối với đảng Cộng Sản Việt Nam, vốn đã dựa rất nhiều vào sự yểm trợ của những người nông dân để giành được chính quyền. Trì hoãn việc cải tổ sâu rộng hệ thống quản lý đất đai phức tạp của Việt Nam có thể sẽ lại càng gây thêm quan ngại và tuyệt vọng : sự kháng cự kiên quyết mà trước đây Đảng Cộng Sản dựa vào nay đã quay ra chống lại đảng».
Thất bại của dân chủ cơ sở
Sebastien Strangio cũng trích lại một bài viết của ông Lê Toàn, Đại học Monash, Úc, đăng trên trang EastAsiaForum ngày 10/04/2020, với tựa đề : « Đồng Tâm cho thấy luật đất đai của Việt Nam là bất công và nền dân chủ cơ sở đã thất bại ». Trong bài này, ông Lê Toàn viết : « Tuy vụ việc rất phức tạp, nhưng về căn bản có ba vấn đề. Thứ nhất, đây là một vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất. Chính quyền lập luận rằng dân làng chiếm dụng trái phép đất của nhà nước, nhưng dân làng khẳng định đó là đất của họ. Thứ hai đó là một sự tranh cãi về việc chính phủ trưng thư đất có đúng đắn và hợp đạo lý hay không. Chính quyền khẳng định họ trưng thu đất này vào mục đích công để xây dựng sân bay quân sự, nhưng dân làng không tin điều đó. Thứ ba, vụ này cho thấy hạn chế của nền dân chủ cơ sở ở Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp giữa nhà nước với xã hội».
Tác giả bài viết nhắc lại rằng Luật Đất Đai năm 1993 trao cho các cá nhân quyền sử dụng đất, nhưng cũng cho phép nhà nước trưng thu đất nhằm mục đích công ích. Nhưng sau đó quyền trưng thu này được mở rộng thành những khái niệm mơ hồ « nhằm mục đích phát triển kinh tế » và « nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội ». Hậu quả là có ngày càng nhiều bất đồng về tiền đền bù dẫn đến các tranh chấp kéo dài.
Ông Lê Toàn ghi nhận nhiều người dân ở Việt Nam vẫn tin rằng họ có quyền gần như là sở hữu đất và quyền này phải được bảo vệ khi nhà nước trưng thu đất đai vào mục đích công. Ông viết: « Mặc dù người dân bình thường không chống việc chính quyền trưng thu đất đai vào mục đích công, nhưng trong quá khứ, nhiều quan chức chính quyền đã lạm dụng quyền này, nên người dân không còn tin vào chính quyền». Theo tác giả bài viết, muốn khôi phục lòng tin đó thì phải xóa bỏ quyền trưng thu đất đai nhằm các mục đích « kinh tế xã hội » để phản ánh sâu sát hơn nguyện vọng của người dân về một hệ thống quản lý đất đai công bằng. Điều này đòi hỏi một môi trường thể chế mà trong đó có một sự thảo luận thật sự, tức là quyền lợi của người dân được xem xét thấu đáo và được đánh giá bởi những người phân xử độc lập.
Trong bài nhận định đề ngày 10/09/2020 đăng trên trang Twitter cá nhân, giáo sư Carl Thayer dự báo là vụ Đồng Tâm sẽ dẫn đến việc theo dõi và giám sát từ trên xuống chặt chẽ hơn khi các cuộc biểu tình về đất đai lần đầu tiên nổ ra. Vụ Đồng Tâm cũng sẽ buộc chính quyền phải xem xét lại các thủ tục tiến hành và chiến thuật sử dụng vũ lực của công an và nhân viên an ninh. Ngoài ra, Đảng cũng sẽ cần xem xét lại chiến lược thông tin và truyền thông của họ. Những người biểu tình vì đất đai đã được mô tả trên các phương tiện truyền thông là “những kẻ bạo loạn và khủng bố”. Những người Việt Nam thạo tin đều biết rằng các cuộc biểu tình về đất đai thường là do các chính quyền địa phương gây ra vì lợi ích tài chính của họ. Theo giáo sư Carl Thayer, trừ khi các quan chức địa phương bị khiển trách hoặc trừng phạt vì hành động của họ, những người có hiểu biết ở Việt Nam sẽ ngày càng hoài nghi về tính xác thực của thông tin trên các cơ quan thông tin và truyền thông chính thức.
Tuyên bố của EU
về vụ xử Đồng Tâm nói lên điều gì?
Quốc Phương
Công luận quốc tế tiếp tục bày tỏ quan tâm vụ án Đồng Tâm, hậu phiên xử sơ thẩm với hai bản án tử hình và một án chung thân cùng nhiều mức án được cho là nặng được tuyên tại một phiên tòa gần đây ở Hà Nội.
Hôm 18/9/2020, một tuyên bố chính thức từ Brussels của Liên minh Châu Âu (EU) nêu quan điểm của khối quốc gia này:
Có hi vọng giảm án cho ông Công, Chức ở phiên phúc thẩm?
Vụ Đồng Tâm: Nhiều bị cáo ‘rất mệt mỏi’ tại phiên tuyên án
Tác động chính trị, xã hội của vụ xét xử Đồng Tâm thế nào?
Phản ứng dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm
“Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án tử hình đối với các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức vì liên quan đến cuộc đối đầu bi thảm giữa người dân và lực lượng an ninh tại xã Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 năm 2020.
“Liên minh châu Âu phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. EU hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ.
“Các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này. EU và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và được hưởng đầy đủ quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một bên ký kết.”
Cảm nhận nhanh, tổng thể về động thái EU
Một số nhà quan sát thời sự và chính trị từ châu Âu và Việt Nam hôm 21/9 chia sẻ với BBC News Tiếng Việt cảm nhận nhanh, tổng quan của mình về phản ứng nói trên của Liên minh châu Âu:
Nhà báo tự do Tường An (từ Paris, Pháp): Theo tôi, từ lâu, các nước tại Âu Châu đã bãi bỏ án tử hình. Qua Hiệp định thương mại EVFTA, Việt Nam muốn có một quan hệ bình đẳng với Liên minh châu Âu (EU) thì cần tôn trọng những tôn chỉ của EU, trong trường hợp này là không áp dụng án tử hình.
Nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng (từ Berlin, CHLB Đức): Nước Đức, trong khối EU, theo tôi quan sát, trong thời gian chừng độ 20 năm gần đây rất chú trọng bảo vệ những giá trị truyền thống của châu Âu, Tây Âu và những sự kiện nếu chúng ta thấy có sự lơ là hay không chú trọng từ phía Mỹ, thì ngược lại, lại được bên phía EU, bên châu Âu nhấn mạnh.
Có lẽ EU cũng muốn nhân dịp này xác định lại vai trò của mình trong chính trị thế giới nói chung và đặc biệt là với các vấn đề nổi cộm mà thế giới quan tâm, do vậy theo tôi phản ứng của EU với vụ Đồng Tâm và phiên tòa sơ thẩm cũng là một điểm nhấn đáng chú ý và theo tôi là một động thái có chủ đích mà cũng đáng trân trọng.
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung (Cựu tù nhân chính trị từ Sài Gòn, cựu du học sinh tại Rennes, Pháp): Tôi thấy rằng Liên minh châu Âu đã rất khôn khéo khi nêu ra một vấn đề lớn hơn ở Việt Nam, đó là bãi bỏ hoàn toàn án tử hình.
Yêu cầu lớn đó được đặt trong hoàn cảnh cụ thể ở vụ án Đồng Tâm chính là án tử hình cho hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức.
Thực sự do phiên tòa đã vi phạm rất nhiều điểm trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nên bản án tử hình dành cho hai ông Công và Chức hoàn toàn không thuyết phục được nhiều người dân Việt Nam.
Liên minh châu Âu cũng đã chỉ ra những sai phạm trong phiên tòa để cho thấy là rất cần thiết phải hoãn thi hành án tử hình và hàm ý cần tổ chức lại một phiên toà khác để đảm bảo nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủ đúng Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà họ đã kí kết.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Liên minh châu Âu là khối cộng đồng quốc tế đầu tiên lên tiếng phản đối án tử hình mà tòa án ở Việt Nam tuyên án đối với hai người Việt Nam hôm 14 tháng 9 năm 2020 trong vụ án Đồng Tâm, ông Lê Đình Chức và ông Lê Đình Công. Liên minh Châu Âu thúc đẩy Việt Nam hãy tạm hoãn việc thị hành tất cả các án tử hình, coi đó là bước đầu tiên dẫn tới việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình.
Thông cáo của phát ngôn viên Liên minh châu Âu, theo tôi, đã nêu rằng các thông tin về phiên tòa và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên các quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này.
Thông cáo cũng lưu ý rằng cần phải ủng hộ mạnh mẽ việc thượng tôn pháp quyền và quyền được xét xử công bằng, như đã được quy định tại Điều 14 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn và thực thi bấy lâu nay.
Thái độ và thông điệp cụ thể?
Khi được hỏi EU qua phản ứng này thực sự muốn bày tỏ thái độ gì và gửi thông điệp cụ thể nào cho chính quyền Việt Nam, các ý kiến nói:
Bà Tường An: Trong mối tương quan hiện thời giữa Việt Nam và EU, tôi cho rằng sự lên tiếng của EU về Đồng Tâm là khá chừng mực, tôi hoan nghênh phản ứng của EU qua bản Tuyên bố của Phát Ngôn nhân Liên Âu, mặc dù tôi vẫn hy vọng EU sẽ có những biện pháp cụ thể hơn đối với Việt Nam, nhất là áp dụng những biện pháp chế tài – nếu chính quyền Việt Nam vẫn bỏ qua tuyên bố và lời kêu gọi này.
Ông Lê Mạnh Hùng: Trong xu thế toàn cầu hiện nay, thì việc cộng tác chung với nhau để cùng phát triển đòi hỏi các bên phải hòa điệu về nhiều mặt.
Vậy thì việc cư xử với chính công dân của nước mình, hay là vấn đề có chú trọng đến nhân quyền, đến quyền lợi của nông dân, của giới lao động hay không cũng ràng buộc và có tác dụng không nhỏ đến quá trình làm ăn kinh tế với nhau.
Thành ra ngoài chuyện bảo vệ giá trị truyền thống ra, những điều đó cũng giúp cho việc hợp tác, làm ăn với nhau được hiệu quả.
Điều này được chứng minh trong thực tế là nếu như vấn đề luật pháp không được tôn trọng, quyền con người không được tôn trọng thì sự phát triển của kinh tế cũng sẽ không bền vững.
“EU cũng muốn đưa ra lời kêu gọi rằng những ai muốn hợp tác, làm ăn chung với khối này cũng phải tôn trọng và phải hòa đồng với EU về những giá trị truyền thống đó,” nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin nhận xét về quan điểm của các nhà lãnh đạo Đức và khối EU. Hình: Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc họp tại trụ sở EU ở Brussels (hình minh họa)
Do đó, EU cũng muốn đưa ra lời kêu gọi rằng những ai muốn hợp tác, làm ăn chung với khối này cũng phải tôn trọng và phải hòa đồng với EU về những giá trị truyền thống đó. Và chỉ có như thế, sự phát triển và cùng chung nhau phát triển mới bền vững và có tính lâu dài.
Ông Nguyễn Tiến Trung: Theo tôi, qua tuyên bố này, EU muốn bày tỏ thái độ không chấp nhận án tử hình và hệ thống tư pháp, tòa án kém cỏi ở Việt Nam.
Với một hệ thống toà án tuỳ tiện như cho thấy ở phiên toà Đồng Tâm thì khả năng có những án tử hình oan sai là rất lớn, và đối với án tử hình thì một khi đã thi hành án thì không còn có thể cứu vãn được sai lầm nữa.
Thông điệp của EU rất rõ ràng, đó là nhà cầm quyền Việt Nam phải cải cách chế độ tư pháp để có thể hoà nhập với thế giới văn minh.
Ông Hà Hoàng Hợp: Thực chất, Liên minh châu Âu phản đối phiên tòa và tuyên án ngày 14 tháng 9 vụ Đồng Tâm, phản đối án tử hình, thúc đẩy Việt Nam hoãn thi hành án tử hình, tiến tới bỏ hoàn toàn án tử hình.
Đồng thời Liên minh châu Âu lưu ý và thúc đẩy Việt Nam thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, đặc biệt nhấn mạnh Điều 14 về pháp quyền, minh bạch và quyền được xét xử công bằng, sau khi bày tỏ quan ngại sâu sắc về những gì xảy ra ở phiên tòa này.
Thấy gì qua thái độ, phản ứng quốc tế, khu vực?
Quan sát thái độ, phản ứng quốc tế, kể cả truyền thông quốc tế, khu vực sau vụ xét xử sơ thẩm Đồng Tâm về vụ này, các ý kiến nêu nhận xét với BBC:
Bà Tường An: Ngoài một số tổ chức phi chính phủ (NGO) và tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về vụ Đồng Tâm, tôi thấy nhiều quốc gia vẫn khá thờ ơ với vụ án được cho là nhẫn tâm và bất công này.
Lý do khách quan, theo tôi nghĩ là do Mỹ đang lo vụ bầu cử tổng thống sắp tới, thế giới thì vẫn còn phải đối phó với dịch cúm Covid-19, còn lý do chủ quan là người Việt Nam ở trong nước vẫn không có sự đồng tâm hiệp nhất, quan điểm chung để cùng lên tiếng cho Đồng Tâm.
Từ trước đến giờ vẫn là “chuyện ai nấy lo, không bận tậm, không dây vào để an thân cho mình” như các vụ Cấn Thị Thêu ở Dương Nội hay vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng chẳng hạn.
Bản tin về phiên tòa Đồng Tâm của VTV
Và nếu bản thân người dân Việt Nam không lên tiếng thì cũng không thể trách thế giới ít quan tâm.
Ông Lê Mạnh Hùng: Cá nhân tôi thấy rằng tuy phản ứng đến giờ chưa thực mạnh mẽ như mong mỏi của nhiều người, trong đó có tôi.
Nhân đây tôi xin nói là điều mà tôi e ngại là động cơ đằng sau vụ Đồng Tâm này có điều gì đó không tốt cho Việt Nam.
Trong mọi trường hợp tôi thấy việc làm này, nhất là trong thời điểm này không có lợi và không phục vụ gì cho lợi ích quốc gia, mà Việt Nam đang phải đương đầu với rất nhiều vấn đề lớn hơn mà đang rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của người dân và của toàn bộ đất nước, thành ra việc dồn tâm, dồn sức của chính quyền như thế để làm vụ Đồng Tâm mà dẫn tới chỗ gây ra những phản ứng trong lòng người, những hiệu ứng xã hội và dư luận quốc tế, khu vực như thế, theo tôi là hoàn toàn bất lợi, chứ chẳng có gì có lợi cho đảng cầm quyền và chính quyền ở Việt Nam trong chuyện này.
Ông Nguyễn Tiến Trung: Qua phản ứng trên báo chí quốc tế thì tôi nhận xét hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, đều không bằng lòng với cách thức mà phiên toà đã diễn ra cũng như bản án dành cho các bị cáo là người dân Đồng Tâm.
Họ cũng đánh giá là nhà cầm quyền Việt Nam đã xử lý rất tồi sự vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, và ở Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều bất ổn xã hội liên quan đến tranh chấp đất đai nếu như tiếp tục bộ Luật đất đai bất công như lâu nay, đó là tại sao nhà nước, tức đảng cộng sản Việt Nam – đảng cầm quyền độc tôn, có quyền tịch thu đất của người này trao cho người khác, và hầu hết các trường hợp đều là lấy đất của người nghèo với giá rẻ mạt rồi chia lại cho người giàu.
Bất ổn xã hội sẽ dẫn đến bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Đó là điều mà nhà cầm quyền Việt Nam phải hết sức cân nhắc.
Ông Hà Hoàng Hợp: Liên minh châu Âu là khối cộng đồng quốc tế đầu tiên lên tiếng phản đối phiên tòa và tuyên án ngày 14 tháng 9 của tòa án Hà Nội.
Trước đó, truyền thông quốc tế đưa tin về phiên tòa và vụ án; phản ánh công luận tập trung phản đối phiên tòa. Tôi tin rằng các nước, các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục lên tiếng về vụ Đồng Tâm này.
Quan trọng là, ở Việt Nam, đã có nhận thức đúng về phiên tòa: không minh bạch, thiếu vắng pháp quyền, không công bằng, không tuân thủ thủ tục tố tụng theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 của Việt Nam.
Có tác động gì không nếu không đi kèm chế tài?
Trước câu hỏi liệu tuyên bố của Liên minh châu Âu có tác động gì không với nhà cầm quyền Việt Nam, trong lúc có ý kiến nói nó dường như không đi kèm một chế tài nào, các ý kiến nói tiếp với BBC:
Bà Tường An: Như đã nói ở trên, đối với Việt Nam các tuyên bố, thông báo, lên tiếng, cảnh cáo v.v… của thế giới cần kèm theo những biện pháp chế tài. Nếu không Việt Nam khó mà thực hiện và vẫn biện bạch theo kiểu “không xen vào chuyện nội bộ của quốc gia khác”.
Việt Nam muốn hội nhập vào thế giới thì cần đo chung một thước đo với thế giới về các tiêu chuẩn nhân quyền, luật pháp.v.v… Nếu EVFTA chưa ký thì hy vọng Việt Nam còn có thể nhẹ tay với những người bất đồng chính kiến để được qua cửa ngỏ EU.
Nay EVFTA đã được cả hai bên Quốc hội phê chuẩn rồi thì Việt Nam rảnh tay để thực hiện vụ án bất công này.
Tôi nhớ khi Quốc hội Âu Châu phê chuẩn EVFTA, họ lấy lý do rằng: dùng EVFTA để thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam. Nay EVFTA đã phê chuẩn, nhân quyền Việt Nam vẫn không có gì sáng sủa mà còn có vẻ tồi tệ hơn qua bản án Đồng Tâm này.
Ông Lê Mạnh Hùng: Tôi cho rằng nội bộ nhà cầm quyền Việt Nam cũng có nhiều ý kiến khác nhau, chứ không thể thống nhất hoàn toàn, vậy thì tuyên bố của EU cũng là cơ sở để cho những nhóm, những phái ở nội bộ chính quyền có cơ sở để đem ra tranh luận, đấu tranh với nhau rằng đó: phản ứng quốc tế là như vậy, vậy thì ban lãnh đạo cần phải làm gì và rằng nếu như cứ để vụ Đồng Tâm diễn ra theo chiều hướng xấu cho chính quyền, thì liệu có lợi hay không?
Thì tuyên bố này là căn cứ để các phe, nhóm, cá nhân trong nội bộ đảng cầm quyền đem ra đấu với nhau, và tôi nghĩ như thế, trong mọi trường hợp, nó có tác động chứ không phải là không.
Ông Nguyễn Tiến Trung: Bản thân tôi đã gặp trực tiếp đại diện ngoại giao đoàn các nước Mỹ, Đức, Anh từ sau phiên tòa sơ thẩm Đồng Tâm.
Các nhà ngoại giao các nước đó cũng cho tôi biết rằng do dịch bệnh Covid-19, lãnh đạo chính trị các nước không gặp nhau nên hiện tại chưa có cơ hội để họ có thể nêu trực tiếp các vấn đề vi phạm nhân quyền, nhất là vụ án Đồng Tâm, với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam.
Thật sự là không có những “đòn bẩy” lớn như viện trợ, hiệp định thương mại v.v… thì rất khó để chế tài nhà cầm quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoại giao đoàn các nước sẽ tận dụng mọi cơ hội, thậm chí từ những việc nhỏ nhặt nhất như cải cách một điều khoản luật, để tác động lớn hơn tới cải cách dân chủ ở Việt Nam về lâu dài.
Ông Hà Hoàng Hợp: Việt Nam là “thành viên tích cực” của cộng đồng quốc tế, do vậy chính quyền Việt Nam cần xem xét nghiêm túc tuyên bố này của Liên minh châu Âu. Nên xem xét cụ thể để phiên phúc thẩm vụ Đồng Tâm này minh bạch hơn, đảm bảo quyền được xét xử công bằng.
Mặc dù tuyên bố của Liên minh Châu Âu và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị đều không có chế tài cụ thể, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quyền dân sự, chính trị và nhân quyền luôn được coi là nền tảng của mọi quan hệ quốc tế. Tôi tin rằng ở Việt Nam, rồi sẽ có cải cách toàn diện, mang lại công bằng, dân chủ và văn minh cho mọi người, cho đất nước Việt Nam này!
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54238069
Lãnh đạo Việt Nam cần mạnh dạn tranh cử như ở Mỹ?
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Cuộc bầu chọn tổng thống Mỹ từ lâu đã thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân Việt Nam. Nhiều người tranh cãi quyết liệt với nhau về đường lối tranh cử xem ai xứng đáng hơn giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden.
Hiện nay dư luận còn quan tâm tới việc bổ nhiệm chức danh chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mà vị cán bộ được dự kiến bổ nhiệm hiện đang là một bộ trưởng.
Bầu cử 2020: Kinh tế Mỹ đang cải thiện – Trump sẽ được lợi?
Đặt hai sự kiện này đang diễn ra và xem xét đồng thời sẽ thấy được nhiều điều ý nghĩa.
Phong cách lãnh đạo Mỹ
Tranh cử là đường lối dòng chính của nền chính trị nước Mỹ. Những ứng cử viên luôn phải đưa ra đề án tranh cử, xây dựng hình ảnh tác phong để thuyết phục cử tri bầu cho mình.
Trước kia, khi ông Obama làm tổng thống, trong các phát biểu diễn văn ông luôn truyền đi những thông điệp giá trị về phẩm chất lãnh đạo cao thượng, nước Mỹ như là người được Thánh Chúa lựa chọn để đem đến những điều tốt đẹp cho thế giới.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những phát ngôn đầy kích động của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump hiện nay.
Nhưng nên nhớ ông Obama mặc dù có khả năng nhưng ông không phải là người viết các diễn văn đó, mà đó là do các thư ký được tuyển dụng trả lương.
Điều đó có nghĩa là ông Trump hiện nay hoàn toàn có thể thuê người để viết các bài diễn văn mang phong cách tương tự, nhưng ông đã không làm thế vì đường lối phong cách lãnh đạo của ông kiểu khác.
Những bài phát biểu của ông Obama với phong cách lãnh đạo truyền thống, lịch thiệp chuẩn mực, không gây mếch lòng quá đáng đối với bất kỳ ai, và trong tình trạng đó Trung Quốc đã âm thầm trỗi dậy vươn lên trong khi người Mỹ vẫn mơ màng uể oải, an nhiên tự tại với vị thế dẫn đầu của mình.
Ông Trump với phong cách kích động chính là người đánh thức nước Mỹ, ông cảnh báo về các mối nguy cơ. Trong đó nước Mỹ bị ảnh hưởng xấu bởi chính trật tự thế giới hiện tại mà các đời tổng thống Mỹ trước đó đã dày công tạo dựng.
Ông cho rằng bối cảnh thế giới nay đã khác, đòi hỏi cần xác lập lại các quy chuẩn mới, các hiệp định mới, các thỏa thuận mới.
Theo đó, phong cách của ông Trump phù hợp với mục tiêu tầm nhìn mà ông xác định được cử tri Mỹ chấp nhận, phong cách đó phù hợp với nhiệm vụ thách thức mà ông phải vượt qua.
Rất nhiều người trên thế giới trong đó có người Việt Nam, bị trói buộc về mô thức lãnh đạo cũ, không thay đổi kịp so với tình hình, khiến họ như bị phong cách của ông Trump dội một gáo nước lạnh.
Nhiều người tức giận khó hiểu vì sao người Mỹ vẫn bầu cho một người như ông Trump với đầy ngôn từ hiềm khích, họ cảm thấy như bị phản bội lại các giá trị về phong cách lãnh đạo truyền thống mà họ vốn trung thành.
Họ không ý thức rằng vấn đề mà nước Mỹ đối mặt sẽ quyết định người lãnh đạo phù hợp, và quyết định tính cách mà nhà lãnh đạo cần có.
Nếu vấn đề của nước Mỹ thực sự là mối nguy cơ từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đã được các ứng viên nêu ra trong đường lối tranh cử, và nếu đúng là Trung Quốc đã lợi dụng hệ thống trật tự thế giới hiện tại để vươn lên, lợi dụng chính những sự chấp thuận của nước Mỹ lâu nay, thì điều cần làm là thay đổi tình trạng đó.
Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden
Quanh các bài báo nói ông Trump chế nhạo quân đội Mỹ
Phong cách lãnh đạo hiền lành ôn hòa của Obama sẽ không đảm đương được nhiệm vụ như vậy.
Một nhà lãnh đạo có khả năng đưa nước Mỹ dứt khoát thoát ra tình trạng cũ, thoát ra khỏi những trói buộc cũ, đó phải là một người có tính cách mạng mẽ, dám vượt qua những tiêu chuẩn giá trị cũ về phong cách lãnh đạo.
Hệ thống một đảng
Có một khác biệt là ở Việt Nam hệ thống chính trị được thiết lập theo hệ thống một đảng toàn trị, cho nên các vị trí lãnh đạo ví như chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ là một nhân sự được chỉ định bổ nhiệm thay vì tranh cử.
Một ứng viên duy nhất cho chức vụ chủ tịch thủ đô và chỉ có vài thông tin về một bản tiểu sử lý lịch của nhân vật, với vài dòng ngắn ngủi về các cương vị công tác trước đó, thì rất khó để dân chúng đánh giá được năng lực thực chất của người được bổ nhiệm.
Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư
Tổng Bí thư Trọng không muốn ‘chọn nhầm người’
Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực
Người dân thủ đô khó thể tranh luận nghiêm túc với nhau về khả năng xứng đáng của ứng viên và không có cơ hội để so sánh đánh giá giữa những người cùng có tiềm năng với nhau.
Nếu như ở Mỹ,việc lựa chọn người đứng đầu thành phố thủ đô sẽ thông qua tranh cử. Cử tri sẽ đòi hỏi phải biết được thành tích đã đạt được trong quá khứ của ứng viên là gì, anh đã làm được những gì ở cương vị nào, nguồn lực nào anh đã phát huy được để tạo lập nên công trạng mà theo đó người ta thấy anh xứng đáng với cương vị?
Tiếp theo họ cũng đòi hỏi phải được biết đề án nào anh sẽ áp dụng cho thành phố, anh có tầm nhìn phương hướng nào cho thủ đô, những công việc cụ thể nào anh dự định sẽ làm cho thủ đô, anh sẽ sử dụng các nguồn lực như nào?
Không chỉ vậy, phải có vài ba ứng viên cùng đưa ra phương án để tranh cử với nhau rồi để được bầu ra người xứng đáng nhất chứ không phải là chỉ định.
Ví như ông Bill Clinton ngày xưa, trước khi được bầu làm tổng thống Mỹ thì ông là thống đốc một bang, tương đương với chủ tịch một tỉnh ở Việt Nam.
Ông Clinton đã phải lập đề án tranh cử, tức là những công việc ông dự định sẽ làm khi trở thành thống đốc bang, cùng những nguồn lực mà ông dự định sẽ sử dụng mà qua đó người ta đánh giá là ông am hiểu công việc và kế hoạch của ông khả thi, rồi từ đó được bầu chọn trong số vài ứng viên như vậy.
Nền văn minh và trí khôn nhân loại đã suy tính nghĩ ra những phương án lựa chọn nhân sự tốt nhất, đó là dân chủ trong bầu cử, còn ở Việt Nam hệ thống làm theo lối khác.
Hệ quả chậm tiến
Điểm tích cực duy nhất của thể chế một đảng toàn trị là tạo ra được một bộ máy trung ương tập quyền mạnh, từ đó tạo ra sự thống nhất đồng nhất tương đối của các địa phương vùng miền trên cả nước.
Ở Việt Nam không xảy ra tình trạng cát cứ phân mảnh hay xung đột, đó là một lợi thế tốt cho phát triển.
Nhưng cũng chính bộ máy đó sẽ gây tác hại lớn khi chính sách sai lầm không được kiểm soát ngăn chặn, do thiếu vắng cơ chế kiểm soát đối trọng.
Có ý kiến cho rằng mọi thứ vẫn ổn chẳng vấn đề gì, cứ như lâu nay đất nước cũng vẫn đang phát triển. Và nếu quy trình tuyển lựa không giúp tìm ra được người giỏi nhất thì cứ hài lòng với người giỏi vừa, có chăng cũng chỉ khiến đất nước phát triển chậm đi một chút thôi.
Nhưng một khi chấp nhận nền kinh tế sẽ phát triển chậm đi một chút thì tức là nguồn lực đầu tư sẽ vơi bớt đi một chút.
Theo đó hạ tầng cơ sở sẽ kém được đầu tư cải thiện đi một chút, cầu đường kém được sửa sang làm mới, bệnh viện trường học cũng chậm được giải quyết tình trạng quá tải, các em nhỏ chịu khó nhọc nhưng theo cái lối ý kiến ở trên thì người ta sẽ dễ dàng nói rằng trẻ nhỏ chúng sẽ chẳng ý thức được gì đâu.
Số người chết vì tai nạn giao thông cũng chậm giảm đi một chút, hiện nay mỗi năm khoảng một vạn người. Số người chết vì bệnh ung thư, tim mạch và các bệnh truyền nhiễm khác do môi trường sống ô nhiễm, mỗi năm vài trăm nghìn người, có chăng số lượng sẽ chỉ khác đi một chút, mà người chết rồi cũng có biết được gì đâu.
Do không phải chịu trách nhiệm trước cử tri vì không qua tranh cử cho nên người ta không thấy được áp lực trách nhiệm. Những tác hại vì sự chậm tiến lạc hậu đã không được ý thức đúng mức quan trọng và nhìn ra nguyên nhân từ cơ chế bầu chọn lãnh đạo.
Và nếu không chỉ chức vụ chủ tịch thủ đô mà mọi lãnh đạo khác của hệ thống chính trị đều không tìm ra được người giỏi nhất, thì khi đó mọi thứ sẽ không còn là một chút nữa.
Với những mối nguy hiện thực là sự tụt hậu so với thế giới và chủ quyền lợi ích quốc gia dân tộc bị ảnh hưởng bởi những chính sách của Trung Quốc hiện nay, liệu các lãnh đạo Việt Nam có dám bứt phá mình ra khỏi lề lối nhận thức truyền thống cũ, hành động dũng cảm như ông Trump đã làm ở nước Mỹ, mạnh dạn áp dụng cơ chế tranh cử cho hệ thống chính trị ở Việt Nam?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của LS Ngô Ngọc Trai từ văn phòng luật Công Chính tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54233574
VN: Quanh việc ông Võ Văn Thưởng
muốn có những triết gia tầm cỡ
Tại đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói Việt Nam cần những triết gia tầm cỡ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng ở Việt Nam, ngoài triết học Marx – Lenin, các triết học khác ít được nghiên cứu sâu, thậm chí ít được biết đến, trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giảng dạy và nghiên cứu triết học chưa đạt chất lượng cao.
Ông Võ Văn Thưởng nói gì?
Ông Thưởng nói rằng gần một thế kỷ qua, kể từ khi triết học Marx – Lenin được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam truyền bá ở Việt Nam, “tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn của nó đã được giới lý luận và các nhà hoạt động xã hội Việt Nam nhanh chóng tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo”.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng dùng thơ Tố Hữu nhắn nhủ TP HCM
Quanh bài về mạng XH của ông Võ Văn Thưởng
VN và nhân sự Đại hội 13: ‘Khó nhất vẫn là chức Tổng Bí thư’
Tuy nhiên, theo ông hiện chưa có nhà triết học Việt Nam nào đủ nổi tiếng hoặc đạt đến trình độ chuyên gia, sự gắn kết giữa triết học với chính trị và với thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
“Việt Nam chưa có nền triết học sánh ngang với triết học Hy Lạp – La Mã bề thế, với triết học Ấn Độ sâu sắc, với triết học Trung Hoa thâm thúy, hay với triết học duy lý của Tây Âu nhưng Việt Nam bên cạnh nền văn hóa vật thể ẩn chứa vô vàn những triết lý hành động, còn có nền văn hóa văn – sử – triết bất phân, có sự kết hợp tinh tế giữa các loại hình văn hóa với tư duy tín ngưỡng dân tộc…”, ông Thưởng nói.
Với tư cách là một người học triết học, ông Võ Văn Thưởng nói Hội Triết học cần đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, nghiên cứu và phát triển Triết học Marx – Lenin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cơ sở lý luận triết học cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ông Thưởng còn giao việc cho Hội Triết học rằng họ “có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng”.
“Từ góc độ lý luận triết học, Hội triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước.”
Dư luận nói gì?
Trên Facebook cá nhân, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Úc bình luận:
“Ước vọng của anh Võ Văn Thưởng có lẽ cũng chánh đáng thôi, nhưng e rằng khó thành hiện thực. Có lẽ anh Thưởng quên triết gia Trần Đức Thảo và cuộc đời lận đận lao đao của ông ra sao. Có thể nói rằng làm nghề triết học ở Việt Nam hơi nguy hiểm”.
Giáo sư Tuấn nhắc lại sự việc trong cuốn hồi ký “Đèn Cù” của nhà văn Trần Đĩnh về buổi diện kiến giữa bí thư Lê Duẩn và triết gia Trần Đức Thảo. Theo đó, sau khi ông Lê Duẩn nói về “Đề cương về vấn đề con người” mà ông vừa soạn xong, ông Trần Đức Thảo trả lời: “Tôi không hiểu gì cả.”
Ông Tuấn bình luận thêm: “Tội nghiệp triết gia quá! Nếu người nghe là ông Võ Văn Thưởng thì chắc không đến nỗi”.
Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04?
Bảo vệ ‘con người thật’ của nhà triết học Trần Đức Thảo
Về ước muốn của ông Võ Văn Thưởng, nhà văn Nguyễn Viện viết trên Facebook cá nhân:
“Tôi nghĩ ngay, một – ông Thưởng chỉ cần nhìn nhận những triết gia đang tại thế của Việt Nam đã tự phong mình là số một châu Á hay gì đó, thì có ngay, khỏi mong.”
”Hai – tôi không hiểu ông Thưởng hiểu thế nào về triết học và triết gia, ngoài hệ thống Maxism? Ông Thưởng có sẵn sàng không bỏ tù hay cho những nhà tư tưởng tự do bày tỏ và phổ biến tư tưởng của mình khi những tư tưởng ấy không nằm trong định hướng của tuyên giáo”, nhà văn bày tỏ.
Ông Võ Văn Thưởng có nhầm lẫn bạn và thù?
Ông Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri
Cũng có ý kiến từ trí thức Việt Nam ở Hungary, dùng tên Peter Nagy trên Facebook viết rằng: “Minh triết Đại Việt thiển nghĩ không có ‘triết học thù địch’. Rất mong được chỉ giáo từ đâu và lúc nào có thứ thù địch này trong triết học Việt Nam.”
Ở Việt Nam, các hội đoàn thường được coi là cánh tay nối dài, là tai mắt của Đảng Cộng sản, phục vụ cho lợi ích của đảng. Các hội như Hội Nhà báo, Hội Nhà văn đều sử dụng ngân sách nhà nước cho các hoạt động của mình. Sự ra đời của Hội Triết học, vì thế, theo nhiều người, lại thêm một gánh nặng nữa cho ngân sách.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54230788
Điểm tin trong nước sáng 21/9:
Đàn trâu 8 con bị vùi chết do sạt lở đất;
Hà Nội đề xuất hơn 65.000 tỷ
đầu tư metro tuyến Văn Cao – Hòa Lạc
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Hai (21/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Đàn trâu 8 con bị vùi chết do sạt lở đất
Truyền thông trong nước đưa tin, sáng 20/9, nhà chức trách xã Na Ngoi (H.Kỳ Sơn, Nghệ An) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 5 mưa lớn trong 3 ngày qua do đó tại địa bàn xã xảy ra sạt lở đất. Vụ sạt lở khiến đàn trâu 8 con của một gia đình trong xã bị chết do bị vùi lấp.
Ngoài ra mưa lũ cũng khiến nhiều tuyến đường trong xã bị sạt lở, nhiều thủy điện ở Nghệ An đã đồng loạt xả lũ. Mưa lũ cũng khiến 1 người dân ở xã Thanh Hà (H.Thanh Chương, Nghệ An) tử vong vì đuối nước khi đang lặn để sửa trạm cân của gia đình bị ngập.
6 người tử vong do bão Noul
Bão Noul đã làm 6 người chết, trong đó Thừa Thiên Huế 4 người; Hà Tĩnh, Quảng Trị mỗi tỉnh một người. Đó là thông tin chính thức từ Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai sau khi các địa phương đã rà soát, thống kê đầy đủ cho biết vào chiều 20/9, theo VnExpress.
Bão Noul đổ bộ vào sáng 18/9 cũng làm 112 người bị thương, trong đó Thừa Thiên Huế 95 người, Quảng Bình 9, Quảng Trị 7…
Bão cũng làm hơn 22.710 căn nhà bị sập và tốc mái, trong đó Thừa Thiên Huế hơn 21.290, Quảng Trị 890, Hà Tĩnh 330, Quảng Bình 61. 36 điểm trường bị hư hại, riêng Thừa Thiên Huế có 20 trường.
Hơn 217 cột điện ở Thừa Thiên Huế bị gãy đổ, khiến hàng chục nghìn hộ dân bị mất điện. Đến ngày 20/9, nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế vẫn mất điện.
Bệnh nhân 972 ở Hải Dương tái dương tính sau 20 ngày xuất viện
Sau gần 20 ngày ra viện, bệnh nhân 972 (trú tại 170 Nguyễn Văn Linh, phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) có kết quả xét nghiệm tái dương tính với virus Vũ Hán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cho biết.
Theo CDC Hải Dương, ngày 1/9, sau 4 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona Vũ Hán, bệnh nhân 972 (trú tại 170 Nguyễn Văn Linh, phường Thanh Bình, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) được ra viện, tiếp tục cách ly 14 ngày tại nhà.
Đến ngày 19/9, bệnh nhân được lấy mẫu để xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, kết quả dương tính. Xét nghiệm khẳng định của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 20/9 cũng cho kết quả dương tính với virus corona Vũ Hán.
Hiện, bệnh nhân 972 sức khỏe bình thường, không có triệu chứng bệnh, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hải Dương.
Bệnh nhân 972 được xác định là F1 của ổ dịch 36 Ngô Quyền, TP. Hải Dương (nhà hàng Thế giới bò tươi).
Hà Nội đề xuất hơn 65.000 tỷ đầu tư metro tuyến Văn Cao – Hòa Lạc
Hôm 20/9, truyền thông trong nước đưa tin, TP. Hà Nội kiến nghị Thủ tướng thống nhất phương án trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tuyến metro số 5 Văn Cao – Hòa Lạc dài hơn 38km, tổng mức đầu tư khoảng 65.400 tỉ đồng, thời gian xây dựng từ 2022-2026.
Tuyến metro số 5 sẽ đi qua 7 quận, huyện: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Đây là tuyến đường sắt đô thị theo tiêu chuẩn đường đôi, điện khí hóa, gồm 6,5km đi ngầm, 2km đi trên cao và 29,93km đi trên mặt đất.
Theo tờ trình, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 65.400 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 24.800 tỷ đồng, chi phí thiết bị khoảng 16.600 tỷ đồng. Dự án sẽ sử dụng: Ngân sách thành phố, dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng; nguồn cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước (18.000-20.000 tỷ đồng); vốn phát hành trái phiếu dự kiến 10.000 ty đồng, còn lại sẽ vay tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
0 comments