Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/09/2020

Friday, September 4, 2020 3:47:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 04/09/2020

Bầu cử Mỹ: Biden đến Kenosha thăm gia đình nạn nhân Jacob Blake – Thụy My

Jacob Blake, người Mỹ da đen ở Kenosha, bang Wisconsin, đã bị cảnh sát bắn bảy phát vào lưng, đã ra khỏi khoa hồi sức. Ứng cử viên của đảng Dân Chủ Joe Biden hôm qua 03/09/2020 đã đến tận nơi thăm hỏi gia đình nạn nhân và loan báo như trên, hai ngày sau chuyến đi của tổng thống Donald Trump.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :
Ông Joe Biden cho rằng « Những lời nói của tổng thống là quan trọng » và cáo buộc « Donald Trump đã hợp pháp hóa mặt tối trong bản tính của con người ».
Ngồi trên một chiếc ghế đơn sơ trong nhà thờ, ứng cử viên Dân Chủ lắng nghe những lời kể của cư dân thành phố, bị chấn động bởi những gì đã xảy ra đối với Jacob Blake và bởi những vụ nổi dậy đã làm Kenosha bốc cháy. Rồi ông đứng dậy, vẫn mang khẩu trang, tuyên bố : « Tôi không thể đặt mình vào chỗ của các phụ huynh da đen, không biết có nhìn thấy con mình còn sống vào cuối ngày hay không ».
Ông Biden kể lại cuộc gặp với gia đình Blake : « Sau khi ra khỏi máy bay, tôi đã nói chuyện trong một tiếng đồng hồ với gia đình. Tôi cũng có dịp nói chuyện qua điện thoại với Jacob khoảng mười lăm phút, anh ấy đã được ra khỏi khoa hồi sức. Anh nói rằng không gì có thể hạ gục được anh, và dù có thể đi lại được hay không, anh vẫn không ngừng tranh đấu ».
Luật sư của gia đình bình luận về chuyến thăm của ứng cử viên Dân Chủ : « Joe Biden đã chứng tỏ tình người đối với Jacob, coi anh ấy như một người đáng tôn trọng ». Một cách để nhấn mạnh sự khác biệt với Donald Trump, khi thăm Kenosha hai ngày trước đó, đã không yêu cầu gặp gỡ gia đình Blake.
Donald Trump bị chỉ trích vì cổ vũ người ủng hộ bỏ phiếu hai lần
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua 03/09 một lần nữa lại kêu gọi cử tri đến phòng phiếu vào tháng 11, cho dù đã bỏ phiếu qua thư tín.
Trong một cuộc mít-tinh ở Latrobe (Pennsylvania), một bang quan trọng trong kỳ bầu cử tổng thống 03/11, ông Trump lại cáo buộc phe Dân Chủ mưu toan lũng đoạn qua việc bỏ phiếu bằng thư. Theo ông, cho dù đã gởi phiếu bầu, cử tri vẫn có thể đích thân đến phòng phiếu cho chắc chắn, nếu hệ thống hoạt động tốt thì họ sẽ không thể bầu tiếp.
Tuy nhiên bỏ phiếu hai lần là bất hợp pháp. Chưởng lý Bắc Carolina, ông Josh Stein thuộc đảng Dân Chủ  tố cáo ông Donald Trump khuyến khích cử tri vi phạm luật pháp. Phát ngôn viên tổng thống Kayleigh McEnany biện minh, ông Trump đã nói rõ việc này chỉ nhằm kiểm tra xem lá phiếu của cử tri đã gởi có được tính đến hay không, và nếu không thì mới trực tiếp bỏ phiếu tại chỗ.

Ông Joe Biden chuyển hướng

chiến dịch tranh cử sang đại dịch,

trong khi Tổng Thống Trump

tập trung vào các cuộc biểu tình

Tin từ Wilmington, Delaware – Vào thứ tư (ngày 2 tháng 9), trong một sự kiện vận động tranh cử, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đang tìm cách chuyển trọng tâm của chiến dịch tranh cử vào coronavirus và cách Tổng thống Trump giải quyết đại dịch.
Đại dịch coronavirus, hiện đã gây tử vong hơn 184,000 người Mỹ, đã bị lu mờ trong những ngày gần đây bởi tình trạng bất ổn dân sự ở Portland, Oregon và Kenosha, Wisconsin, nơi một cảnh sát da trắng bắn Jacob Blake, một người da đen, vào tuần trước, dẫn đến các cuộc biểu tình.
Sự kiện này là một phần trong nỗ lực của văn phòng tranh cử của ông Biden nhằm biến cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về phản ứng của chính quyền Tổng thống Trump đối với đại dịch và diễn ra khi hàng triệu học sinh đang bắt đầu một năm học mới.
Sau khi nhận được báo cáo từ các chuyên gia y tế ở Wilmington, Delaware, ông Biden tuyên bố rằng nếu Tổng thống Trump và chính quyền của ông sớm đối phó với đại dịch thì giờ đây các trường học đã có thể mở cửa trở lại một cách an toàn.
Ông Biden và Tổng thống Trump đã đưa ra những lập luận rằng đối thủ của họ sẽ không thể mang đến sự an toàn cho đất nước. Mỗi bên đều cáo buộc bên kia kích động các cuộc biểu tình phản đối kỳ thị chủng tộc và nạn bạo lực cảnh sát đã làm rung chuyển cả nước trong nhiều tháng sau cái chết của George Floyd, một người da đen, dưới tay một cảnh sát da trắng tại Minneapolis vào ngày 25 tháng 5.
Tổng thống Trump, người đã đến thăm Kenosha vào thứ Ba (ngày 1 tháng 9), đã tìm cách tận dụng bầu không khí biến động xung quanh các cuộc biểu tình để phục vụ lợi ích chính trị, tự nhận mình là một tổng thống “luật lệ và trật tự” giữ cương vị chống lại hỗn loạn. Một cuộc thăm dò ý kiến mới của Reuters / Ipsos cho thấy cách tiếp cận này của ông vẫn chưa gia tăng sự ủng hộ của cử tri. (BBT)

Đảng viên Dân chủ đề nghị trừng phạt Nga chứ

không phải Trung Quốc vì can thiệp bầu cử Mỹ

Bình luậnNguyễn Minh
Các câu chuyện được thiết kế để “tạo ra một câu chuyện đơn giản là không có thật về việc nước Nga là một mối đe dọa an ninh quốc gia lớn hơn Trung Quốc”, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe nói.
Ngày 3/8, một nhóm các thành viên thuộc Đảng Dân chủ tại Thượng viện đã hối thúc chính quyền Tổng thống Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì những nỗ lực gần đây của nước này nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer cùng với 10 thượng nghị sĩ khác, đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin kêu gọi ông áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân có liên hệ với Điện Kremlin.
Trong thư có đoạn: “Quốc hội đã yêu cầu một loạt các hình thức trừng phạt và lẽ ra chính quyền phải trực tiếp gửi tới Tổng thống Putin thông điệp sau từ lâu rồi: Hoa Kỳ sẽ phản ứng ngay lập tức và mạnh mẽ đối với việc tiếp tục can thiệp bầu cử của chính phủ Liên bang Nga và những người đại diện của họ, để trừng phạt, răn đe việc làm tăng đáng kể chi phí kinh tế và chính trị do sự can thiệp đó”.
Bức thư cũng được các thượng nghị sỹ sau đây ký: Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, u Dick Durbin,  Dianne Feinstein,  Amy Klobuchar,  Patrick Leahy, Bob Menendez, Gary Peters,  Jack Reed,  Mark Warner và  Ron Wyden.
Trong bức thư, các nhà lập pháp đã đề cập đến tuyên bố gần đây của Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia, ông William Evanina, rằng Trung Quốc, Nga và Iran đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020. Một số thực thể cụ thể của Nga đang ủng hộ Tổng thống Donald Trump, trong khi các nhà hoạt động của Trung Quốc và Iran đang can thiệp để ủng hộ ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden.
Ông Evanina viết rằng: “các nhà hoạt động có liên hệ với Điện Kremlin” đang cố gắng “thúc đẩy cuộc tranh cử Tổng thống của ông Trump trên mạng xã hội và truyền hình Nga”, còn “nghị sĩ Ukraine thân Nga Andriy Derkach đang lan truyền các tuyên bố về tham nhũng” để làm suy yếu ứng cử viên Biden.
Cơ quan phân tích Tình báo nêu rõ: “Chúng tôi đánh giá rằng Trung Quốc kỳ vọng Tổng thống Trump – người mà Bắc Kinh coi là không thể đoán trước – sẽ không tái đắc cử Tổng thống Mỹ”.
Các thượng nghị sĩ kêu gọi Bộ trưởng Tài chính sử dụng thẩm quyền theo sắc lệnh hành pháp năm 2018 để áp đặt các biện pháp trừng phạt trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử Mỹ.
Trong khi ông Evanina nhấn mạnh sự can thiệp vào bầu cử Mỹ một cách bao quát, thì trong bức thư của các thượng nghị sĩ lại chỉ đề cập đến sự can thiệp của riêng nước Nga, chứ không đề cập đến sự can thiệp của Trung Quốc vào cuộc bầu cử vào tháng 11/2020.
Trong thư, có nội dung sau: “Như nhiều người trong chúng ta đã quan sát thấy, hầu như không có mối đe dọa an ninh quốc gia nào nghiêm trọng hơn mối đe dọa từ những người làm suy yếu lòng tin và hoạt động hiệu quả của các cuộc bầu cử dân chủ của chúng ta”.
Trong tuần này, các đảng viên Dân chủ đã lên tiếng phản đối quyết định của Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe về việc chấm dứt các cuộc họp trực tiếp tại quốc hội về an ninh bầu cử và thay vào đó là đệ trình các tài liệu bằng văn bản.
Tuần trước, ông Ratcliffe cho biết trên Fox News rằng ông thường xuyên báo cáo tóm tắt với “không chỉ các ủy ban giám sát mà còn với mọi thành viên của Quốc hội”.
Tuy nhiên, ông nói “trong vòng vài phút sau khi một trong những cuộc họp kết thúc, một số thành viên của Quốc hội đã đến các hãng truyền thông và tiết lộ thông tin mật cho các mục đích chính trị”.
Ông Ratcliffe nói rằng các câu chuyện được thiết kế để “tạo ra một câu chuyện đơn giản là không có thật về việc nước Nga là một mối đe dọa an ninh quốc gia lớn hơn Trung Quốc”.
“Tôi không có ý coi nhẹ [mối đe dọa] từ Nga. Đó là một mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhưng ngày này qua ngày khác, các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt từ Trung Quốc còn lớn hơn nhiều. Bất cứ ai nói khác đi thì chỉ là đang chính trị hóa thông tin tình báo cho câu chuyện của riêng họ”, ông Ratcliffe nói.
Hôm thứ Ba (1/9), Chủ tịch Nancy Pelosi và Chủ tịch Cơ quan Tình báo Hạ viện Adam Schiff đã gửi thư cho ông Ratcliffe yêu cầu ông thiết lập lại các phiên điều trần trực tiếp trước Quốc hội nếu không sẽ bị kỷ luật.
Trong thư, các nghị sĩ viết: “Do đó, chúng tôi kêu gọi bạn dựa trên kết luận của Cộng đồng Tình báo để xác định và nhắm mục tiêu trừng phạt tất cả những người được xác định là chịu trách nhiệm về sự can thiệp đến cuộc bầu cử đang diễn ra”.
Bộ Tài chính vẫn chưa đưa ra bình luận nào về bức thư của các thượng nghĩ sĩ.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Thông tin tình báo Mỹ chỉ ra Trung Quốc

 là mối đe dọa an ninh bầu cử lớn nhất với Mỹ

Bình luậnNguyễn Minh
“Tôi tin rằng đó là Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc [gây nguy hiểm] nhiều hơn Nga”, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr nói trong một cuộc phóng vấn với CNN.
Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chứ không phải Nga, là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh bầu cử của Hoa Kỳ liên quan đến cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 2/9 với CNN, ông Barr đã được hỏi về vấn đề an ninh bầu cử và quốc gia nào hung hăng hay hiếu chiến nhất đe dọa an ninh của cuộc bầu cử năm nay.
Ông Barr trả lời: “Tôi tin rằng đó là Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc [gây nguy hiểm] nhiều hơn Nga”.
Khi được hỏi về lý do tại sao có đánh giá như thế, Tổng chưởng lý cho biết, ông đã “xem thông tin tình báo” cho thấy ĐCSTQ là mối đe dọa lớn hơn Moscow. “Đó là những gì tôi đã kết luận”. Ông cho biết ông không thể giải thích thêm về thông tin tình báo này.
Tuy nhiên, Tổng chưởng lý nhấn mạnh rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu Nga hay một tổ chức nước ngoài khác cũng cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử giống như Nga và các đối thủ khác đã làm trong cuộc bầu cử năm 2016.
Ông Barr nói: “Về cơ bản, sự can thiệp có 2 kiểu. Đó là đánh cắp thông tin và phơi bày thông tin. Bạn truy cập vào hệ thống thư của ai đó và rồi cố gắng tiết lộ những tài liệu đáng xấu hổ. Tôi sẽ không ngạc
nhiên nếu họ cố gắng làm điều gì đó tương tự hoặc bất kỳ quốc gia nào khác cố gắng làm điều đó. Cách khác là dùng mạng xã hội và đưa mọi thứ lên mạng xã hội”.
Vào tháng Bảy, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC), thuộc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, ông William Evanina phát hiện ra rằng 3 nước đó là Trung Quốc, Nga và Iran đang tìm cách phá hoại cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ.
Ông Evanina cho biết, ĐCSTQ đang đứng đầu trong danh sách các quốc gia muốn phá hoại bầu cử Mỹ năm nay, nói rằng Bắc Kinh đã leo thang các nỗ lực gây ảnh hưởng để định hình chính sách của Hoa Kỳ, gây áp lực với các chính trị gia và giảm bớt những chỉ trích đối với ĐCSTQ.
Đáp lại, chính quyền Tổng thống Trump đã gia tăng sức ép lên Bắc Kinh, bao gồm việc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston cũng như các nỗ lực về thương mại, và các biện pháp khác. Hồi tháng trước, ông Evanina nói rằng ĐCSTQ muốn ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 thay vì Tổng thống Donald Trump.
Ông nói: “Ví dụ, chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ trích gay gắt các tuyên bố và hành động của ĐCSTQ bao gồm vấn đề Hong Kong, TikTok, quy chế pháp lý về Biển Đông và nỗ lực thống trị thị trường 5G. Bắc Kinh nhận thấy rằng tất cả những nỗ lực này có thể ảnh hưởng đến cuộc chạy đua tổng thống”.
Bên cạnh bình luận của ông Barr, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết “nỗ lực lớn nhất [để tấn công cuộc bầu cử] của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ một thế lực nước ngoài đó là của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành thật mà nói, nó không dễ dàng ngăn chặn”.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đang xây dựng quân đội của mình, họ đã thâm nhập vào Hoa Kỳ theo những cách mà Nga không làm được, và sức mạnh kinh tế của họ đã được sử dụng thông qua các doanh nghiệp nhà nước và các công ty được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn để phá hủy hàng chục nghìn việc làm trên khắp đất nước  Mỹ. Đó là hành vi không thể chấp nhận được”, ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Tổng thống Trump cam kết ‘cắt hoàn toàn tài trợ’

cho ngành công nghiệp phá thai nếu tái đắc cử

Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/8 cam kết nếu tái đắc cử, ông sẽ cắt hoàn toàn tài trợ cho ngành công nghiệp nạo phá thai, bao gồm cả tổ chức Planned Parenthood, vốn hoạt động dựa vào tiền thuế của người dân Mỹ.
Trong một bức thư gửi cho cộng đồng ủng hộ quyền được sống của những đứa trẻ chưa chào đời, Tổng thống Trump đã nhắc lại cam kết của ông về việc bảo vệ sự sống thai nhi.
“Kể từ khi nhậm chức, tôi tự hào là tổng thống ủng hộ quyền được sống của thai nhi mạnh mẽ nhất trong lịch sử quốc gia của chúng ta”, ông Trump viết trong bức thư gửi tới các nhà hoạt động và lãnh đạo của Pro-Life.
Ông Trump nói với những người ủng hộ quyền được sống của thai nhi rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ phối hợp với họ để “cắt hoàn toàn tài trợ cho ngành công nghiệp phá thai như Tổ chức Planned Parenthood”. Planned Parenthood là tổ chức cung cấp dịch vụ nạo phá thai lớn nhất nước Mỹ với hơn 600 cơ sở trên toàn nước Mỹ, vốn hoạt động bằng tiền thuế của người dân.
Tổng thống Trump cho biết thêm, ông sẽ làm việc với những người ủng hộ để bổ nhiệm vào Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới “những thẩm phán tôn trọng Hiến pháp và không ban hành chương trình nghị sự phá thai với tư cách thẩm phán”. Ngoài ra, ông Trump cũng cam kết ký ban hành các đạo luật bảo vệ sự sống thai nhi và không lấy tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc phá thai.
Ông Trump nhấn mạnh rằng chính quyền của ông đã làm được “rất nhiều điều cho trẻ chưa chào đời và mẹ của chúng”, trong đó có việc dừng một số khoản tài trợ cho ngành công nghiệp phá thai thông qua quy định Bảo vệ sự sống Title X.
Tổng thống Trump cũng cho biết chính quyền của ông đã chấm dứt việc lấy tiền thuế của người dân Mỹ để tài trợ “cho các nghiên cứu y tế mới trong đó sử dụng các bộ phận cơ thể của trẻ em bị phá thai tại Viện Y tế Quốc gia”.
Trong bức thư của mình, ông Trump đã chỉ ra sự khác biệt về quan điểm nạo phá thai giữa chính quyền của ông với ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.
Ông Trump viết: “Khi tôi tham gia cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, tôi cần sự giúp đỡ của mọi người để làm nổi bật sự khác biệt giữa chính sách của tôi về việc ủng hộ quyền được sống của thai nhi và chủ nghĩa ủng hộ phá thai cực đoan của Joe Biden. Đảng Dân chủ kiên quyết ủng hộ việc phá thai theo yêu cầu, cho đến tận thời điểm trẻ sắp được sinh ra và thậm chí cả việc giết người – nghĩa là tiếp tục làm thai nhi chết sau khi phá thai không thành công”.
Tổng thống Trump nói thêm rằng: “Việc Joe Biden nhất định theo chủ nghĩa cực đoan này được thể hiện rõ ràng nhất thông qua hành động ông ấy ủng hộ việc lấy tiền thuế của người dân để tài trợ cho việc phá thai theo yêu cầu. Buộc người đóng thuế phải trả tiền cho việc phá thai là một quan điểm kinh khủng và phải bị loại bỏ tại cuộc bầu cử”.
“Joe Biden đã thúc đẩy chủ nghĩa này bằng việc lựa chọn Kamala Harris – một người cực đoan ủng hộ phá thai, làm bạn đồng hành của mình. Với sự giúp đỡ của mọi người, tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử, và đảm bảo rằng chúng ta sẽ có 4 năm nữa để chiến đấu vì những đứa trẻ chưa chào đời và vì mẹ của chúng”, ông Trump viết.
Theo The Epoch Times
Hải Lam dịch và biên tập

Bầu cử Mỹ: Trump nói cử tri Bắc Carolina

bỏ phiếu hai lần

3 tháng 9 2020NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Tổng thống Trump trước đó tới Wilmington, Bắc Carolina.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bảo người dân ở bang Bắc Carolina bỏ phiếu hai lần trong cuộc bầu cử vào tháng 11, bất chấp điều này là bất hợp pháp.
Ông Trump đề nghị cử tri bỏ phiếu một lần trực tiếp và bỏ lần thứ hai qua đường bưu điện, để kiểm tra khả năng của hệ thống.
Tổng thống Trump đã thường xuyên tuyên bố sai rằng phiếu được gửi qua bưu điện dễ bị gian lận bầu cử đáng kể.
“Hãy để họ gửi phiếu bầu và để họ đi bỏ phiếu,” ông nói với đài truyền hình WECT-TV ở Bắc Carolina hôm thứ Tư.
“Và nếu hệ thống tốt như họ nói thì rõ ràng họ sẽ không thể bỏ phiếu (trực tiếp).”
Sau khi Tổng thống Trump đưa ra bình luận, Tổng chưởng lý Bắc Carolina Josh Stein đã tweet rằng ông đã “khuyến khích quá đà” người dân trong bang “vi phạm pháp luật để giúp ông ta gieo rắc hỗn loạn trong cuộc bầu cử của chúng ta”.
“Hãy chắc chắn rằng bạn bỏ phiếu, nhưng không bỏ phiếu hai lần!” Ông Stein nói thêm. “Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo ý nguyện của người dân được thực hiện vào tháng 11″.
Đảng Dân chủ cũng cáo buộc Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa đã cố gắng chèn ép cuộc bỏ phiếu để giúp phe của họ trong cuộc bầu cử.
Tổng thống Trump trước đó tới Wilmington, Bắc Carolina, để chính thức tuyến bố thành phố này là Thành phố Di sản Thế chiến Hai của Hoa Kỳ.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, gần một phần tư số phiếu bầu đã được bỏ qua đường bưu điện
Những tuyên bố của Tổng thống Trump là gì – và có thật thế không?
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump đưa ra bình luận gây tranh cãi về việc bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Phát biểu tại Hội nghị của Đảng Cộng hòa (RNC) vào tháng trước, ông tuyên bố “có sự gian lận nghiêm trọng liên quan đến việc bỏ phiếu qua đường bưu điện và rằng” chúng ta phải rất, rất cẩn thận “.
Nhưng những tuyên bố này đã bị các chuyên gia lật tẩy mạnh mẽ và nhiều lần.
Ellen Weintraub, ủy viên Ủy ban Bầu cử Liên bang, đã nói vào thời điểm đó rằng “đơn giản là không có cơ sở cho thuyết âm mưu rằng bỏ phiếu qua thư gây ra gian lận”.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu qui mô toàn quốc và cấp tiểu bang trong nhiều năm qua đã không tiết lộ bằng chứng về gian lận lớn và phổ biến.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, gần một phần tư số phiếu bầu đã được bỏ qua đường bưu điện và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian này do những lo ngại về sức khỏe cộng đồng vì virus corona.
Các bang riêng lẻ của Hoa Kỳ kiểm soát các quy tắc bỏ phiếu của riêng họ cho các cuộc bầu cử liên bang – và nhiều bang đang tìm cách tăng cường bỏ phiếu qua bưu điện để ngăn tụ tập đông người tại các điểm bỏ phiếu vào ngày bầu cử.
Một số bang đang có kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử bỏ phiếu “qua thư toàn bộ” vào tháng 11 này.
Tỷ lệ gian lận bỏ phiếu nói chung ở Hoa Kỳ là từ 0,00004% đến 0,0009%, theo một nghiên cứu vào năm 2017.

TT Trump bác bỏ bài báo nói ông chê bai tử sĩ Mỹ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mạnh mẽ bác bỏ một bài báo nói rằng ông đã dùng những lời lẽ có tính cách miệt thị khi nói đến những quân nhân Mỹ được chôn cất tại châu Âu, và từ chối tới thăm một nghĩa địa dành cho quân nhân Mỹ trong một chuyến đi thăm nước Pháp bởi vì ông không cho đó là điều quan trọng, theo Reuters.
Bài báo trong tạp chí The Atlantic tường trình rằng ông Trump, người đã nêu bật thành tích của mình trong việc giúp đỡ các cựu quân nhân trong chiến dịch vận động tranh cử để giành thêm một nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai, đã dùng từ “losers” – tạm dịch “những kẻ thất bại”, và năm 2018, từ chối đi thăm nghĩa địa lính Mỹ vì ngại trời mưa hôm ấy sẽ làm rối tóc ông.
Hôm 3/9, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng câu chuyện này hoàn toàn sai.
“Nghĩ rằng tôi có thể đưa ra những phát biểu tiêu cực đối với quân đội chúng ta và các anh hùng đã nằm xuống khi mà không có bất cứ ai làm những gì tôi đã làm cho các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ”, ông Trump nói, “là hoàn toàn nói láo…Thật là đáng hổ thẹn”.
Tổng thống Trump nói rằng ông không tới thăm nghĩa địa bởi vì thời tiết ngày hôm ấy không cho phép dùng trực thăng, giải pháp thay thế là lái xe thì phải đi ngang qua các khu phố đông đúc của thành phố Paris, và bị mật vụ Mỹ chống đối.
Tổng thống Trump nói:
“Mật vụ bảo tôi, ‘thưa, ông không đi được’, tôi bảo ‘Tôi phải đi, tôi muốn có mặt’. Họ nhất định ‘thưa, ông không đi được’”.
Tạp chí The Atlantic chưa phản hồi lập tức email của Reuters yêu cầu họ bình luận ngoài giờ làm việc.
Phản ứng trước bản tin, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân Chủ Joe Biden nhấn mạnh cam kết của ông sẽ hỗ trợ các quân nhân.
“Nếu những điều tiết lộ trong tạp chí The Atlantic ngày hôm nay là đúng, thì đây là thêm một dấu chỉ cho thấy Tổng thống Trump và cá nhân tôi bất đồng quan điểm về vai trò của một Tổng thống Mỹ”.
Thông báo do chiến dịch tranh cử của ông Biden viết thêm:
“Nếu tôi được vinh dự phục vụ trong cương vị Tổng Tư lệnh quân đội kế tiếp, tôi sẽ bảo đảm các vị anh hùng của chúng ta biết rằng tôi sẽ ủng hộ họ, và vinh danh sự hy sinh của họ – mãi mãi.”
Khi còn là ứng cử viên Tổng thống, ông Trump cũng đã từng có phát biểu tiêu cực về Thượng nghị sĩ John McCain, giờ đã quá cố, vì ông McCain bị bắt giữ trong thời Chiến tranh Việt Nam.
“Ông ta là một anh hùng bởi vì ông ta bị bắt. Tôi thích những người không bị bắt cơ”, ông Trump nói vào năm 2015 khi đang vận động để được đảng Cộng hòa đề cử ra tranh chức Tổng thống.
Hôm 3/9 Tổng thống Trump nói ông bất đồng quan điểm với ông McCain, nhưng vẫn tôn trọng ông.

Facebook đóng băng quảng cáo chính trị

trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Facebook vừa ra thông báo sẽ không cho chạy bất kỳ quảng cáo chính trị mới nào trong bảy ngày trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ ngày 3/11.
Tuy nhiên, công ty vẫn sẽ cho phép các quảng cáo hiện tại tiếp tục được chạy và nhắm mục tiêu đến những người dùng khác nhau.
CEO Mark Zuckerberg tiết lộ biện pháp này trong một bài đăng trên Facebook.
Zuckerberg bày tỏ “lo lắng” về sự chia rẽ trong nước có thể dẫn đến bất ổn dân sự.
Ông nói thêm rằng Facebook cũng sẽ gắn nhãn các bài đăng từ các ứng cử viên sớm tuyên bố chiến thắng trước khi việc kiểm phiếu hoàn tất.
Facebook đã đối mặt với nhiều lời chỉ trích vì cho phép đăng các quảng cáo chính trị có “mục tiêu vi mô”, cho phép chúng chỉ được nhìn thấy bởi các cộng đồng nhỏ, thay vì được tranh luận rộng rãi hơn sau khi xuất hiện trên Facebook.
Tổ chức Mozilla Foundation nói rằng điều này giúp các chính trị gia và những người ủng hộ họ dễ dàng coi những điều hư cấu như là sự thật và tránh bị chỉ trích về những điều này cho tới khi trở nên quá muộn, đặc biệt là khi trước đây Facebook từng cho hay quảng cáo do các ứng cử viên đăng sẽ không được kiểm chứng.
Các bước đi này có thể là tiền lệ cho việc Facebook sẽ hành xử như thế nào đối với các cuộc bỏ phiếu ở các nơi khác trong tương lai.
Facebook cũng tiết lộ sẽ xóa video Tổng thống Trump khuyến khích cử tri ở Bắc Carolina bỏ phiếu hai lần, vốn là điều bất hợp pháp.
Trong một tuyên bố, Facebook nói rằng bất kỳ video nào về phát biểu của ông Trump mà không có thông tin bối cảnh sẽ bị gỡ xuống: “Video này vi phạm chính sách của chúng tôi về việc cấm gian lận bầu cử và chúng tôi sẽ xóa trừ khi nó được chia sẻ để đính chính.”
‘Quốc gia bị chia rẽ’
Tổng thống Trump đã nhiều lần cáo buộc cuộc bầu cử này có thể bị gian lận.
Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò trước đây thì không có bằng chứng nào cho thấy có gian lận bầu cử trên diện rộng.
“Cuộc bầu cử này sẽ không phải là hoạt động kinh doanh thông thường”, ông Zuckerberg viết.
Ông bổ sung: “Với việc đất nước của chúng ta bị chia rẽ và có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần mới được kiểm phiếu xong, điều này có thể làm tăng nguy cơ bất ổn dân sự trên toàn quốc”.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lan truyền tin đồn và hoang tin có chủ ý trên Facebook, công ty cho biết họ sẽ thực hiện một loạt các biện pháp:
không có quảng cáo chính trị mới được chấp nhận trong tuần trước cuộc bầu cử
các bài đăng có nội dung cho rằng mọi người sẽ nhiễm Covid-19 nếu tham gia bỏ phiếu sẽ bị xóa
nhãn thông tin sẽ được gắn vào các bài đăng tìm cách vô hiệu hóa kết quả bầu cử
nhãn cũng sẽ được thêm vào các bài đăng của các ứng cử viên tìm cách tuyên bố chiến thắng trước khi có kết quả cuối cùng
Ông Zuckerberg cũng khẳng định Facebook đã “tăng cường” các chính sách thực thi của mình chống lại các phong trào được cho là truyền bá thuyết âm mưu, chẳng hạn như QAnon.
Ông cho biết hàng ngàn nhóm Facebook liên quan đến các phong trào này đã bị xóa.
Tuy nhiên, các động thái này đã hứng chịu chỉ trích.
Giám đốc Media Matters for America (Truyền thông quan trọng cho nước Mỹ) – một cơ quan giám sát truyền thông tự do – mô tả đây là một chiêu trò làm màu vô nghĩa.
“Họ sẽ vẫn sẽ cho chạy các quảng cáo chính trị và nhắm mục tiêu đến các nhóm mới trong [tuần cuối cùng] miễn là quảng cáo đó được chạy và có một lần hiển thị trước ngày 27/10″, ông Angelo Carusone viết trên Twitter.
“Do đó, bạn có thể chạy một quảng cáo xấu xa ngay bây giờ, sau đó tạm ngưng và cho chạy trở lại trong tuần đó.”
Một học giả chuyên về cách thức tương tác giữa công nghệ và chính trị đưa ra quan điểm liên quan.
“Các ban tranh cử sẽ sản xuất và chạy hàng ngàn mẩu quảng cáo trong những ngày trước khi chính sách cấm có hiệu lực để rồi có thể kích hoạt chạy trở lại vào tuần cuối cùng”, Daniel Kreiss, phó giáo sư Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, cho biết.
Phân tích
Bởi James Clayton, Phóng viên công nghệ khu vực Bắc Mỹ
Điều mà Mark Zuckerberg thực sự lo ngại ở đây là độ trễ của hệ thống.
Ông biết khoảng thời gian trước – và sau – cuộc bầu cử Mỹ, môi trường trên Facebook có thể trở nên độc hại.
Cần phải có thời gian để phân tích các quảng cáo chính trị trả phí. Có thể mất nhiều ngày mới đi đến các quyết định liên quan việc đặt cảnh báo trên quảng cáo hoặc thậm chí gỡ bỏ chúng.
Và khi bầu cử đến gần, sức nóng tăng lên, Facebook có thể đối mặt với một cơn đau đầu khủng khiếp.
Chúng ta đã biết những lo lắng của ông ấy về tin tức giả và thao túng cử tri.
Nhưng điều thú vị ở đây là khoảng thời gian ông ấy có giữa ngày bỏ phiếu và thời điểm kết quả được công bố. Như ông ấy thừa nhận, có thể mất vài ngày để công bố người chiến thắng.
Zuckerberg đã xác định khoảng trống tiềm tàng này là mối nguy hiểm lớn đối với Mỹ. Ông tin rằng nó có thể là bối cảnh làm nảy sinh tình trạng bất ổn dân sự ở Mỹ.
Đó là lý do tại sao ông ấy đã lên tiếng sớm rằng bất kỳ ai muốn phủ nhận cuộc bỏ phiếu sẽ bị những người kiểm duyệt của Facebook nhắm mục tiêu.
Trong bối cảnh Trump đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc bầu cử, tình hình có thể trở nên rất lộn xộn.

Quận Los Angeles cho phép

các tiệm cắt tóc nam và nữ hoạt động trong nhà

nhưng hạn chế số khách hàng

Tin từ Los Angeles, California – Vào hôm thứ tư (ngày 2 tháng 9), dưới các hướng dẫn coronavirus mới các viên chức Quận Los Angeles đã thông báo rằng các tiệm cắt tóc nam và nữ sẽ được phép hoạt động trong nhà nhưng hạn chế số khách hàng được phục vụ tại tiệm cùng lúc.
Mặc dù tiểu bang sẽ ban hành hướng dẫn tổng thể, các quận có thể duy trì các quy định nghiêm ngặt hơn, và Quận Los Angeles vẫn chưa sửa đổi các quy định y tế tại địa phương tính đến sáng thứ Tư. Quận này vẫn chưa cho phép bất kỳ doanh nghiệp bổ sung nào mở cửa trở lại, mặc dù một thông báo về những điều chỉnh tiềm năng đáng lẽ đã được công bố vào thứ ba, nhưng không có gì xảy ra.
Tuy nhiên, vào sáng muộn thứ Tư, Giám sát viên Janice Hahn thông báo rằng các quy định y tế của quận sẽ được sửa đổi, sớm nhất là vào chiều thứ Tư, để cho phép các tiệm cắt tóc nam và tiệm cắt tóc nữ phục vụ khách hàng trong nhà, với sức chứa giới hạn ở 25%. Cô cho biết quận sẽ xem xét việc tăng mức giới hạn này sau Ngày Lao động.
Tại một cuộc họp báo về COVID-19, Cán bộ Y tế Hạt Quận Angeles, Tiến sĩ Muntu Davis xác nhận những gì thông tin mà bà Hahn đưa ra, đồng thời cho biết thêm rằng các tiệm cắt tóc nam và nữ có thể tiếp tục phục vụ trong nhà với sức chứa hạn chế ngay từ thứ Tư, nếu họ tuân thủ tất cả các quy định y tế của quận. Tuy nhiên, cô Hahn nói với KNX Newsradio rằng quận vẫn không cho phép mở lại các trung tâm mua sắm trong nhà, mặc dù tiểu bang California đã cho phép mở cửa các trung tâm mua sắm trong nhà với sức chứa 25%.
Các trung tâm thương mại ở một số quận khác, bao gồm Quận Cam, bắt đầu mở cửa trở lại vào ngày 31 tháng 8, khi các hướng dẫn mới của tiểu bang có hiệu lực. Bên cạnh đó, các viên chức y tế tại Quận Los Angeles cũng khuyến cáo người dân tránh tụ tập đông người trong kỳ nghỉ Lễ Lao động sắp tới. (BBT)

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi nhận trách nhiệm

 vì đã tin lời tiệm làm tóc tại San Francisco

Vào thứ tư (ngày 2 tháng 9), Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nhận trách nhiệm vì đã tin lời của một tiệm làm tóc ở San Francisco rằng tiệm này được phép phục vụ một khách trong tiệm, mặc dù thành phố vẫn không cho phép các dịch vụ làm đẹp trong nhà vì đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, bà Pelosi cho biết tiệm làm tóc này nợ bà một lời xin lỗi vì đã “lừa dối” bà và đã trình bày sai lệch các quy định y tế thành phố.
Bà Pelosi đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội sau khi Fox News Channel phát sóng đoạn video giám sát cho thấy bà đến tiệm eSalon cùng một nhà tạo mẫu tóc với mái tóc ướt và đeo khẩu trang quanh cổ chứ không phải trên mặt.
Cô Erica Kious, chủ nhân của eSalon, nói với Fox News rằng cô cho các nhà tạo mẫu thuê ghế trong tiệm và một trong số họ đã thông báo trước với cô rằng bà Pelosi muốn gội và sấy tóc.
Các hướng dẫn của California về các tiệm khác nhau tùy theo quận, nhưng các viên chức tại San Francisco vẫn chưa cho phép các tiệm trong nhà mở cửa.  (BBT)

Astrazeneca bắt đầu thử nghiệm lâm sàng

vắc-xin chống Covid-19

Hãng bào chế dược phẩm Astrazeneca của Anh hôm thứ Sáu 4/9 cho hay họ bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 1/2 đối với ứng viên vắc-xin do họ phát triển tại Nhật Bản.
Các cuộc thử nghiệm vắc-xin, được biết tới dưới ký hiệu AZD1222, sẽ được tiến hành tại nhiều cơ sở khác nhau ở Nhật Bản, nhắm vào 250 đối tượng, Astrazeneca cho biết trong một thông báo.
Công ty của Anh này đang hợp tác với công ty Daiichi Sankyo, JCR Pharma và các đối tác khác tại Nhật Bản để sản xuất và phân phối vắc-xin.
Theo các số liệu mới nhất công bố hôm 4/9, cho tới nay Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 71.118 ca nhiễm, 1.347 ca tử vong.
Trang mạng NHK World Japan cho biết con số này không tính tới những hành khách và thủy thủ bị nhiễm coronavirus trên tàu du lịch Diamond Princess.

Thăm dò: Hơn 60% người Mỹ mất thiện cảm

với chính quyền Trung Quốc

Vũ Dương
Kết quả cuộc thăm dò dân ý trên khắp nước Mỹ của Thời báo Epoch Times (Epoch Times National Poll) do tổ chức “Big Data Poll” lên kế hoạch cho thấy, hiện tại, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất không được lòng người dân Mỹ.
Cuộc thăm dò được tiến hành vào tháng 8 cho thấy 63% cử tri Mỹ có cái nhìn tiêu cực về ĐCSTQ, và chỉ 7% trong số họ nói rằng họ có cái nhìn tích cực về ĐCSTQ. 19% cử tri được phỏng vấn không có ý kiến ​​gì về thực thể chính trị này của Trung Quốc, 11% cử tri nói rằng họ chưa bao giờ nghe nói về ĐCSTQ.
Kết quả khảo sát nhất trí với kết quả của cuộc thăm dò gần đây nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) rằng quan điểm của người dân Mỹ về chính quyền ĐCSTQ đã xấu đi trong thời dịch bệnh. Một cuộc thăm dò dân ý do trung tâm này thực hiện vào tháng Bảy cho thấy, 73% người được hỏi ôm giữ thái độ phản đối chính quyền ĐCSTQ, tăng 7% so với cuộc thăm dò lần trước được thực hiện vào tháng Ba.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang vận động tái đắc cử và ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân chủ, đều áp dụng thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh làm cương lĩnh trong chiến dịch tranh cử của họ.
Mấy tháng gần đây nhất, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng tốc gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc trên nhiều mặt trận, bao gồm việc đánh cắp công nghệ và thành quả nghiên cứu của Mỹ do ĐCSTQ thúc đẩy, gây hấn quân sự trên Biển Đông và hành vi xâm phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông, v.v….
Theo kết quả của “Cuộc thăm dò dân ý toàn nước Mỹ của Thời báo Epoch Times”, tỷ lệ cử tri của đảng Cộng hòa (chiếm 69,2%) và nhân sĩ không đảng phái có thái độ phản đối ĐCSTQ cao hơn so với cử tri của đảng Dân chủ (chiếm 53,5%).
Đồng thời, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng 7, hầu hết người Mỹ (78%) đều lên án chính quyền ĐCSTQ về việc xử lý ban đầu đối với đợt bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến dịch bệnh lan rộng ra toàn cầu. Một nửa số người tham gia cuộc khảo sát tin rằng ngay cả khi điều này có nghĩa là mối quan hệ với ĐCSTQ đã xấu đi, Washington cũng nên buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.
Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích chính quyền Bắc Kinh che đậy sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến đại dịch này lan ra toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Fox News,
Tổng thống Trump bày tỏ: “Nếu họ không thể đối xử đúng với chúng ta”, ông sẵn sàng cắt đứt với nền kinh tế Trung Quốc.
Là một phần của chiến dịch tái tranh cử, Tổng thống Trump hứa sẽ chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ đối với Trung Quốc (hàng hóa nhập khẩu) và khôi phục 1 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất ở nhiệm kỳ thứ hai của mình. Cùng lúc đó, ông Biden cũng hứa sẽ đưa các chuỗi cung ứng hàng hóa chủ chốt trở lại Hoa Kỳ.
“Cuộc điều tra dân ý trên khắp nước Mỹ của Thời báo Epoch Times” được lên kế hoạch bởi công ty Khảo sát Dư luận Dữ liệu lớn (Big Data). Từ ngày 26/8 đến ngày 30/8/2020, sau khi xác minh tài liệu cử tri, một bảng câu hỏi trực tuyến đã được sử dụng để thực hiện khảo sát với 2.169 cử tri có thể bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ. Trong vùng tin cậy 95%, sai số lấy mẫu là ± 2,1% và số người bỏ phiếu mặc định là 145 triệu. Các kết quả này được tính theo giới tính, độ tuổi, chủng tộc, học vấn và khu vực.
Theo Cơ sở dữ liệu về hồ sơ cử tri quốc gia của Aristotle (Aristotle National Voter File Database), tình hình đảng phái của những người được phỏng vấn như sau: Đảng Dân chủ chiếm 36%, Đảng Cộng hòa chiếm 32% và các đảng độc lập / khác chiếm 32%.
Theo Ye Ziwei, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Đại sứ Kritenbrink: Chính sách Biển Đông của Mỹ

 ‘vẫn tiếp tục’ sau bầu cử

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu rằng những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây là sự tiếp nối chính sách của Washington đã có từ lâu và “sẽ được tiếp tục trong nhiều năm tới”.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Tiền Phong ngày 3/9, Đại sứ Kritenbrink nói rằng Hoa Kỳ từ lâu đã là một cường quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và những bước đi gần đây của Mỹ là cách Washington tiếp nối và điều chỉnh chính sách đã có từ lâu của mình.
Đại sứ Hoa Kỳ cho biết như trên khi báo Tiền Phong đề cập một số ý kiến cho rằng việc Mỹ gần đây có những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trên biển Đông là do yếu tố bầu cử.
Đại sứ Kritenbrink nói: “Có một sự thay đổi lớn đã diễn ra ở Biển Đông từ năm 2013, đó là Trung Quốc ngày càng tăng cường các hành vi bất hợp pháp, hung hăng và khiêu khích để cưỡng ép và bắt nạt các nước láng giềng, buộc họ phải chấp nhận những yêu sách bành trướng của Bắc Kinh. Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện các bước đi đó”.
Trang Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ dẫn lời Đại sứ Krintenbrink phát biểu trong cuộc phỏng vấn nói: “Hoa Kỳ đã có các hành động nhằm thể hiện rất rõ rằng chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật pháp quốc tế về hàng hải, cụ thể là tại Biển Đông. Chúng tôi mong muốn tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử theo luật lệ và không thực hiện các hành vi bắt nạt hay cưỡng ép”.
Ông Kritenbrink nói rằng trong ba tháng qua Hoa Kỳ đã có một số bước đi quan trọng để thể hiện rõ hơn nữa cam kết của mình đối với những nguyên tắc về luật pháp quốc tế, duy trì ổn định và tự do hàng hải đã có từ lâu đời.
Cuối tháng 8, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công bố hạn chế thị thực nhập cảnh đối với một số cá nhân Trung Quốc có vai trò trong hoạt động bồi đắp và xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các cấu trúc tại Biển Đông và đưa thêm 24 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ.
Trước đó, ngày 14/7, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định các yêu sách của Trung Quốc về tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”, đồng thời Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa, và các yêu sách đó không được gây phương hại đến lợi ích của các nước khác.
Từ California, tiến sĩ Lê Minh Nguyên, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn rằng căng thẳng Trung – Mỹ đã từng xảy ra trước đây và sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
“Đảng Dân chủ từ thời Tổng thống Obama nắm quyền có lần Ngoại trưởng Hillary Clinton tại một cuộc họp ở Hà Nội [năm 2010] tố cáo Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì [về Biển Đông, theo hồi ký của bà Clinton] rất nặng nề, khiến ông Dương bỏ phòng họp bước ra ngoài”.
“Dù Cộng hòa hay Dân chủ [đắc cử] thì vấn đề cứng rắn với Trung Quốc sắp tới sẽ xảy ra,” Tiến sĩ Lê Minh Nguyên nói với VOA.
Trang SCMP hôm 3/9 có bài phỏng vấn các chuyên gia Hoa Kỳ nói rằng “chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi mấy” dù dương kim Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa hay cựu Phó Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ đắc cử trong cuộc bầu cử 3/11 sắp tới.
Bà Elizabeth Freund Larus, trưởng khoa chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Mary Washington nói với với trang SCMP: “Đã có thay đổi thực sự về tư duy trong cả đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tôi không cho rằng chúng ta sẽ trở lại với quan hệ Mỹ – Trung của những năm 1990”.

Lầu Năm Góc: Trung Quốc sử dụng chiến thuật

‘cưỡng chế’ để theo đuổi yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông

Hương Thảo
Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đã và đang sử dụng các chiến thuật “cưỡng chế” để theo đuổi các yêu sách lãnh thổ và hàng hải ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như dọc biên giới với Ấn Độ và Bhutan. Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng quân sự và kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gây ra mối quan ngại ở nhiều nước trong khu vực và hơn thế nữa.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật cận xung đột vũ trang để theo đuổi các mục tiêu của mình. Trung Quốc duy trì các hoạt động uy hiếp dưới ngưỡng kích động xung đột vũ trang với Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác của họ, hoặc những nước khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Ba trong báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc trước Nghị viện Mỹ.
“Những chiến thuật này đặc biệt rõ ràng trong việc Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố yêu sách lãnh thổ và hàng hải của mình ở Biển Đông và Hoa Đông cũng như dọc biên giới với Ấn Độ và Bhutan”, báo cáo với tiêu đề ‘Báo cáo thường niên về Sức mạnh quân sự của Trung Quốc′ có ghi.
Tuy nhiên, báo cáo dài 200 trang của Lầu Năm Góc không đề cập đến xung đột dọc tuyến biên giới mới nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở phía đông Ladakh. Trung Quốc đang can dự vào các tranh chấp lãnh thổ gay gắt ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã xây dựng và quân sự hóa nhiều đảo và rạn san hô mà họ kiểm soát trong khu vực. Cả hai khu vực đều được cho là giàu khoáng sản, dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác và rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đã phản đối các yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực này. Trong những năm gần đây, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tăng cường tuần tra xung quanh và gần đảo Đài Loan. Họ đã sử dụng máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay giám sát để phát tín hiệu đe dọa đối với quốc đảo này. Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh trực thuộc cần phải thống nhất với Hoa lục, kể cả thông qua sử dụng vũ lực.
“Trung Quốc cũng cưỡng chế lợi dụng các biện pháp phi quân sự, bao gồm các thủ đoạn kinh tế trong thời kỳ căng thẳng chính trị với các quốc gia mà Bắc Kinh cáo buộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của nó”, báo cáo cho biết.
Kể từ năm 1998, Trung Quốc đã giải quyết 11 tranh chấp lãnh thổ trên đất liền với 6 nước láng giềng. Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết: “Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã áp dụng một cách tiếp cận mang tính uy hiếp hơn để giải quyết một số tranh chấp xoay quanh các thực thể hàng hải và quyền sở hữu các mỏ dầu và khí đốt màu mỡ tiềm năng ngoài khơi của nó”.
“Căng thẳng Trung-Ấn vẫn tồn tại dọc theo biên giới đông bắc Trung Quốc giáp ranh bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, mà Bắc Kinh khẳng định là một phần của Tây Tạng và do đó là một phần của Trung Quốc. Xung đột cũng nổ ra gần khu vực Aksai Chin ở cuối phía tây Cao nguyên Tây Tạng”, Lầu Năm Góc cho biết trong báo cáo trình lên Nghị Viện.
Các đội tuần tra của Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên đụng độ dọc biên giới tranh chấp, hai bên thường cáo buộc lẫn nhau xâm phạm biên giới, báo cáo nói. Tuy nhiên, quân đội hai nước đã thường
xuyên xung đột kể từ cuộc chiến tranh Doklam năm 2017 nhưng thường có thể kiềm chế để không khiến tranh chấp leo thang vào năm 2019, báo cáo cho biết.
Sau vòng đàm phán biên giới Ấn Độ – Trung Quốc lần thứ 22 hồi tháng 9/2019, Trung Quốc và Ấn Độ đã lần đầu tiên nhất trí phối hợp tuần tra tại một điểm tranh chấp dọc Đường kiểm soát thực tế ở Arunachal Pradesh như một biện pháp xây dựng lòng tin để duy trì hòa bình tại biên giới, báo cáo cho biết.
Đưa ra đánh giá về biên giới Ấn Độ – Trung Quốc trong năm 2019, Lầu Năm Góc cho biết các quan chức hai nước đã tiếp tục các cuộc họp thường xuyên xoay quanh chủ đề này, trong khi các quân nhân Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới vẫn tiếp tục đụng độ quy mô nhỏ.
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục xây dựng và tuần tra ở các khu vực dọc biên giới tranh chấp, nhưng nhìn chung đã giữ cho căng thẳng không leo thang vào năm 2019, theo báo cáo. Tháng 10/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Chennai để thảo luận hợp tác kinh tế và tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề gây tranh cãi một cách hòa bình, đặc biệt là liên quan đến vấn đề biên giới. Cuộc gặp này là cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa ông Tập và ông Modi. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tháng 4/2018 sau bế tắc ở Doklam năm 2017.
Tháng 8/2019, Trung Quốc đã đệ trình “sớm” cho Ấn Độ một số giải pháp cho vấn đề biên giới hai nước, đây là lần đầu tiên Trung Quốc chủ động tiếp cận Ấn Độ đề đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo cho hay.
Mặc dù Ấn Độ không hài lòng với các đề xuất này, cuộc họp lần thứ 22 của các Đại diện đặc biệt của Ấn Độ và Trung Quốc đã được tổ chức vào tháng 12/2019 để củng cố ý định chung của cả hai bên trong việc giải quyết căng thẳng ở khu vực biên giới, báo cáo nói.
Theo Financial Express
Hương Thảo biên dịch

Dùng vũ khí kết hợp truyền thống và hiện đại,

Mỹ tạo lợi thế lớn trong đối đầu với Trung Quốc

Đại Nghĩa
Với việc sử dụng kết hợp các loại vũ khí hiệu quả từ thời chiến tranh lạnh và trước đó cùng với các vũ khí hiện đại nhất, Hoa Kỳ có thể giành ưu thế vượt trội trong các cuộc đụng độ nếu có với quân đội Trung Quốc (PLA) ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Ngày 21/7, hai máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ đã cất cánh từ đảo Guam đi về hướng Tây qua Thái Bình Dương đến Biển Đông.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, hành động này của không lực Hoa Kỳ nhằm gửi đi một tín hiệu rõ ràng: Mỹ có thể đe dọa hạm đội Trung Quốc và các mục tiêu trên bộ bất cứ lúc nào, từ các căn cứ ở xa mà không cần phải di chuyển hàng không mẫu hạm và tàu chiến khác vào vị trí cần thiết.
Để đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã kết hợp một số vũ khí truyền thống với một số vũ khí hiện đại nhất: Bao gồm máy bay ném bom thời chiến tranh Lạnh và tên lửa tàng hình tối tân.
Máy bay B1-B siêu thanh lần đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 1986, trong khi phi đội B-52 được chế tạo dưới thời chính quyền Kennedy. Nhưng những con chim sắt này có thể mang một khối lượng lớn vũ khí chính xác. Theo các quan chức Mỹ và các nước phương Tây, một chiếc B-1B có thể mang theo 24 tên lửa chống hạm tàng hình mới của Mỹ có thể tấn công các mục tiêu ở phạm vi lên tới 600 km.
“Trong một ngày, một chiếc B-1 có thể chuyên chở một khối lượng vũ khí tương đương với tải trọng của toàn bộ nhóm tác chiến tàu sân bay. Trong một cuộc đụng độ, máy bay ném bom có ​​thể được triển khai nhanh chóng [hơn]”, David Deptula, hiệu trưởng Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell tại Washington và một trung tướng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu cho biết:
Ông Deptula cho biết thêm: “Tùy thuộc vào tình huống, các con tàu chiến có thể mất hàng tuần để vào đúng vị trí. Nhưng bằng cách sử dụng máy bay ném bom, nó có thể thực hiện việc đó trong vài giờ”.
Với sự kết hợp của máy bay ném bom và tên lửa tầm xa, Hoa Kỳ đang cố gắng lật ngược thế cờ đối với PLA. Trong hơn hai thập kỷ, Trung Quốc đã trang bị các tên lửa phóng từ mặt đất, trên biển và trên không có thể tiêu diệt các tàu chiến của Hải quân Mỹ và các đồng minh tiếp cận bờ biển Trung Quốc.
Lực lượng không quân Hoa Kỳ dự kiến ​giới thiệu một thế hệ máy bay ném bom tàng hình mới, B-21 vào cuối thập kỷ này. Máy bay ném bom này được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ khả năng xâm nhập không phận Trung Quốc của Không quân Mỹ.
Các loại vũ khí mới đang được trang bị có thể cung cấp cho các đơn vị đặc nhiệm hỏa lực để tấn công tàu chiến Trung Quốc và các mục tiêu khác trong một cuộc xung đột. Tư lệnh hàng đầu của Lục quân Hoa Kỳ, Tướng James McConville cho biết, một tên lửa siêu thanh tầm xa đang được phát triển và các cuộc thử nghiệm đã thành công.
Mỹ và các đồng minh cũng có ý định kết hợp tất cả các hệ thống giám sát và vũ khí của họ với nhau trong một mạng lưới, để thông tin theo dõi mục tiêu có thể được chia sẻ giữa các trạm radar, vệ tinh, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và lực lượng trên bộ. Trong hệ thống này, một máy bay chiến đấu tàng hình bay từ tàu sân bay có thể phát hiện tàu chiến của đối phương và chuyển thông tin này đến một đơn vị quân đội trên một hòn đảo, có thể tấn công kẻ thù bằng tên lửa chống hạm.
Ngày 21/5, hai máy bay ném bom B-1B của Mỹ từ Guam đã bay đến khu vực gần Căn cứ Không quân Misawa ở Nhật Bản, nhằm thực hiện cuộc huấn luyện tên lửa chống hạm tầm xa với máy bay giám sát hàng hải P-8 Poseidon và tàu sân bay USS Ronald Reagan.
Theo một tuyên bố của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Cuộc tập trận này đã chứng minh rằng Mỹ có khả năng “nhắm đến bất kỳ mục tiêu nào, bất cứ lúc nào và ở đâu”, Perez, phát ngôn viên Lực lượng Không quân Thái Bình Dương cho biết.
Theo các sĩ quan không quân Mỹ, trong hệ thống tác chiến phối hợp, những “chú ngựa chiến già” của Lầu Năm Góc sẽ là một đối thủ đáng gờm.Tốc độ và tầm hoạt động của máy bay ném bom thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ sẽ cho phép tiếp cận các mục tiêu Trung Quốc từ các hướng khác nhau và bắn các tên lửa khó phát hiện vào nhiều tàu của đối phương.
Với các tên lửa tầm xa hơn mà Mỹ mới triển khai, các cuộc tấn công như vậy có thể được thực hiện từ bên ngoài tầm kiểm soát của hệ thống phòng không trên bộ của Trung Quốc. Các “chiến binh già” cũng có thể thả mìn dẫn đường chính xác để chặn các tuyến đường chiến lược hoặc cảng quan trọng trên biển của Bắc Kinh.
Máy bay ném bom thế hệ mới tàng hình B-2 của Mỹ có thể xâm nhập sâu hơn vào không phận Trung Quốc và tấn công các mục tiêu quan trọng. Nó khó bị phát hiện hơn so với các máy bay ném bom thế hệ cũ. Chúng có thể mang theo một khối lượng lớn đầu đạn chính xác, tấn công trên bộ và cũng có thể được cơ cấu để mang tên lửa chống hạm tầm xa.
Theo Deptula và các nhà phân tích không quân khác, một chiếc B-1B có thể cất cánh từ lục địa Hoa Kỳ, tiếp nhiên liệu từ máy bay chở dầu và đến Tây Thái Bình Dương trong khoảng 15 giờ. Nếu cất cánh từ Hawaii, chuyến đi sẽ mất khoảng 9 giờ. Thậm chí gần hơn là từ miền bắc Australia, quá trình vận chuyển sẽ chỉ mất 6 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu.
Vào tháng Hai, chính phủ Australia thông báo sẽ chi 814 triệu USD để nâng cấp một căn cứ không quân quan trọng ở khu vực phía Bắc nước này. Chính phủ Úc cho biết một phần lý do của việc nâng cấp là để hỗ trợ các hoạt động mở rộng của Không quân Hoa Kỳ. Hiện các máy bay ném bom Mỹ đã sử dụng căn cứ này.
Ban đầu B-1B hoạt động như một máy bay ném bom hạt nhân nhưng vai trò đó đã được giảm dần. Nó hiện có thể mang theo khoảng 34 tấn vũ khí dẫn đường thông thường, đây là máy bay có tải trọng lớn nhất trong các máy bay của Mỹ.
Với việc Lầu Năm Góc đã chuyển tầm nhìn cạnh tranh sang Trung Quốc, B-1B ngày càng được sử dụng như một sát thủ diệt hạm. Trong tương lai, nó cũng có thể được trang bị tên lửa siêu thanh mới và vũ khí phản ứng nhanh (ARRW). Theo các chỉ huy cấp cao của Không quân Mỹ Hiện nó đang được thử nghiệm mang một tên lửa hành trình tầm xa mới. Tên lửa siêu thanh di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh sẽ khó bị đối phương đánh chặn.
B-52 mang trọng tải nhỏ hơn một chút so với B-1B. Một phần của tải trọng vũ khí này, nó có thể được trang bị tới 14 phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm Harpoon. Theo các chuyên gia không quân, nó cũng có thể được cơ cấu trong tương lai để mang 20 tên lửa chống hạm tầm xa. Cùng với B-2, B-52 cũng có thể phóng tên lửa hạt nhân.
Trong khi các máy bay ném bom cũ hơn này vẫn còn rất hiệu quả, các chuyên gia không quân Mỹ cho rằng, lực lượng máy bay ném bom tàng hình B-21 sẽ còn hiệu quả hơn nhiều khi hoạt động vào cuối thập kỷ này. Máy bay ném bom mới đang được phát triển trong một chương trình tuyệt mật. Oong Deptula tiết lộ thêm: “Tất cả các dấu hiệu cho thấy nó đang quá trình trình đang tiến triển tốt”.
Theo Japan Times
Đại Nghĩa dịch và biên tập

Mặt trận mới trong cuộc đối đầu,

Mỹ chỉ trích Trung Quốc

đang ‘thao túng’ dòng chảy sông Mêkông

Tâm Tuệ
Vấn đề sông Mêkông trở thành một mặt trận mới trong cuộc đối đầu Mỹ -Trung khi mới đây vào hôm 4/9, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell phụ trách các vấn đề Đông Á đã cáo buộc Trung Quốc “thao túng” dòng nước sông Mêkông, và ông cảnh báo đây là một “thách thức khẩn cấp”.
Trung Quốc đang ‘thao túng’ dòng chảy sông Mêkông
“Một thách thức khẩn cấp là sự thao túng của Trung Quốc đối với dòng chảy sông Mêkông vì lợi ích riêng trong khi các nước hạ nguồn phải trả giá đắt”, tờ South China Morning Post (SCMP) hôm 4/9 dẫn lời nhà ngoại giao Mỹ phát biểu tại một hội nghị do Viện Hòa bình Mỹ và Đại học chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore thực hiện.
Ông Stilwell dẫn một báo cáo gần đây, cho rằng Trung Quốc “thao túng dòng chảy dọc sông Mêkông trong 25 năm, trong đó sự gián đoạn dòng chảy tự nhiên nghiêm trọng nhất xảy ra đồng thời với việc xây dựng và hoạt động đập lớn”.
Quan chức này cho biết khủng hoảng thể hiện ở việc mùa màng bị thiệt hại, an ninh lương thực và nguồn nước toàn khu vực bị đe dọa.
“Những điều này tiềm ẩn khả năng lớn về việc gây bất ổn nhiều hơn. Mỹ đang cùng các nước sông Mêkông, Ủy hội sông Mêkông và các đối tác quốc tế đảm bảo lời kêu gọi minh bạch dữ liệu nước được đáp lời”, ông Stilwell cho biết.
Theo SCMP, tuyên bố của ông Stilwell cho thấy sông Mêkông là mặt trận mới trong cuộc đối đầu Mỹ -Trung.
Mỹ và Trung Quốc thời gian qua đã đưa ra các nghiên cứu có kết quả trái ngược về vấn đề sông Mêkông.
Chẳng hạn, một báo cáo hồi tháng 4/2020 của tổ chức Eyes on Earth đặt tại Mỹ cho rằng các con đập của Trung Quốc đã giữ lại khoảng 47 tỷ m3 nước sông Mêkông. Còn nghiên cứu của Đại học Tsinghua và Viện tài nguyên nước Trung Quốc khẳng định các con đập giúp điều tiết hạn hán ở khu vực sông Mêkông.
Và trên thực tế, các nước vùng hạ lưu trong đó có Việt Nam đã và đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do hạn hán liên quan đến việc điều tiết nguồn nước sông Mêkông từ các con tập của phía Trung Quốc.
Chuyên gia: Vấn đề sông Mêkông là một ví dụ cho thấy ĐCSTQ coi thường lợi ích của các nước láng giềng
Ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu của Dự án Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng vấn đề Mê Kông là ví dụ rõ ràng nhất về việc ĐCSTQ phớt lờ lợi ích của các nước láng giềng, lợi dụng thông tin hư giả và không minh bạch để che giấu hành động của mình. Đây là ví dụ minh hiển nhất.
Ông James Buchanan, đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Hồng Kông và nghiên cứu các vấn đề của Thái Lan, cho biết: “Các vấn đề như Đập trên sông Mêkông cho thấy sự quan ngại trước hành động bành trướng ngày càng tăng của ĐCSTQ và sự bất an trong khu vực này. Trong khu vực này, ĐCSTQ luôn bị coi là ức hiếp các nước láng giềng nhỏ hơn. Trên thực tế, đây đang trở thành hình ảnh của ĐCSTQ trên toàn thế giới“.
Cũng theo SCMP, nhiều khả năng vấn đề nguồn nước sông Mêkông sẽ được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Diễn đàn dự kiến diễn ra vào tuần tới với sự tham dự của ngoại trưởng 10 nước ASEAN và ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Sự kiện diễn ra dưới hình thức họp trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Lầu Năm Góc: Trung Quốc có thể

đã điều cảnh sát vũ trang tới Hồng Kông

Hải Lam
Bắc Kinh có thể đã triển khai cảnh sát vũ trang ở Hồng Kông để đàn áp các cuộc biểu tình dân chủ, theo Báo cáo thường niên về Sức mạnh quân sự của Trung Quốc được Lầu Năm Góc công bố ngày 1/9.
Báo cáo cho biết, trong đợt triển khai luân phiên binh sĩ đến Hồng Kông vào tháng 8/2019, lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc có thể đã được đưa vào đặc khu.
Ngoài ra, thông báo luân chuyển binh sĩ của Bắc Kinh vào năm ngoái không khẳng định quân số và trang thiết bị của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc vẫn không thay đổi như báo cáo thường lệ.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết thêm: “Trong suốt nhiều tháng biểu tình, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã công khai phô trương các khóa huấn luyện chống bạo loạn, chống khủng bố và phòng chống thiên tai của họ”.
Ngày 9/6/2019, hơn 1 triệu người Hồng Kông xuống đường phản đối luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm sang Trung Quốc đại lục để xét xử. Về sau, người dân phát triển thành thành phong trào đấu tranh cho nền dân chủ của thành phố. Cảnh sát ở đặc khu nhiều lần bị tố cáo lạm dụng bạo lực để trấn áp người biểu tình. Tờ Secret China hồi tháng 10/2019 nêu ra những nghi vấn cho thấy cảnh sát Trung Quốc có thể đã trà trộn vào lực lượng cảnh sát Hồng Kông.

Pompeo: Ông Tập đã lựa chọn,

Mỹ sắp có hành động cứng rắn ở cấp độ cao hơn

Vũ Dương
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba (01/09) với kênh Fox Business Network rằng Hoa Kỳ sẽ đưa ra một loạt chính sách lớn nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời gian tới, vì trong mối quan hệ Mỹ – Trung, “Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã có sự lựa chọn”.
Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tiếp nhận phỏng vấn cùng chương trình “Lou Dobbs Tonight” của Fox Business Network, lần nữa tập trung vào các chủ đề như việc ĐCSTQ đánh cắp công nghệ, lãnh sự quán Trung Quốc là ổ gián điệp và liệu có nên hạn chế sinh viên Trung Quốc hay không.
Vào đầu tháng 8 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào giai đoạn “Chiến tranh Lạnh mới”.
Người dẫn chương trình đặt câu hỏi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói rằng giữa hai nước đang bước vào Chiến tranh Lạnh, điều này đã xác định chưa?
Ông Mike Pompeo nói: “Đúng vậy, dùng Chiến tranh Lạnh để ví von mối quan hệ giữa hai nước thật sự có những chỗ không tương đồng. Nhưng thực tế là ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình thực sự đã đưa ra lựa chọn”.
“Ông ấy (Tập Cận Bình) đã biểu đạt thái độ rõ ràng về mọi mặt, cho dù đó là mở rộng sức mạnh quân sự, nỗ lực ngoại giao, mưu đồ thông qua dự án ‘Một vành đai, một con đường’ thiết lập các nước chư hầu… ĐCSTQ là chế độ độc tài đang tranh giành quyền bá chủ trên toàn thế giới, mang đến nhiều thách thức khác nhau”.
“ĐCSTQ thành lập Mặt trận Thống nhất ở xã hội quốc tế – vì vậy chúng tôi buộc phải đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, vì ở đó có các hành động gián điệp phá hoại, nó thực sự là một ổ gián điệp”, ông nói.
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói về những điểm tương đồng giữa mối quan hệ hiện tại của hai nước và Chiến tranh Lạnh. Ông nói, “Sự khác biệt so với Chiến tranh Lạnh là chúng tôi đang đối mặt với thách thức của một quốc gia có dân số 1,4 tỷ người đang bị ĐCSTQ trói buộc. Tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của quốc gia này khoảng 6%, khiến Hoa Kỳ mất hàng triệu việc làm. Chúng tôi sẽ phải đối đầu với nó (ĐCSTQ), và Tổng thống Trump sẽ lần lượt chống lại tất cả các phương diện này”.
Ông cũng nói, “Tôi nghĩ mọi người đã thấy những lời lẽ ngày càng gay gắt của ĐCSTQ, bởi vì họ đã cảm nhận được áp lực của chính phủ kỳ này đối với họ”.
Ông Pompeo tiết lộ rằng trong vài ngày và vài tuần tới, mọi người sẽ thấy chính quyền Tổng thống Trump có những hành động cứng rắn ở cấp độ lớn hơn, bao gồm việc hạn chế sinh viên Trung Quốc
đến Mỹ du học. “Mọi người sẽ thấy rằng Hoa Kỳ đang ứng phó vấn đề này một cách rất nghiêm túc, và hết thảy những gì chúng tôi đã làm sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ”.
Ông cũng nói rằng ĐCSTQ từ chối hành sự như một quốc gia bình thường và từ chối cạnh tranh theo phương thức kinh doanh chính thường. Hoa Kỳ đã nhẫn nhịn điều này trong nhiều thập kỷ. Ông nói thêm: “Chúng tôi đã làm rõ vấn đề sở tại một cách đầy đủ, và bây giờ là lúc chúng tôi bắt tay thực hiện các chiến lược liên quan của Tổng thống”.
Khi được hỏi liệu sẽ có lệnh cấm hoàn toàn đối với sinh viên Trung Quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay không, ông Pompeo trả lời rằng về vấn đề này ông không biết cuối cùng Tổng thống sẽ đưa ra quyết định thế nào. “Không phải tất cả họ (sinh viên Trung Quốc) đều là gián điệp, nhưng nhiều người trong số họ đang chịu sự theo dõi của ĐCSTQ, các thành viên trong gia đình họ đang bị ĐCSTQ giám sát sau khi họ trở về. Tất cả đều do chính phủ Trung Quốc làm ra, mục đích để đảm bảo người dân ở ngoài trước sau đều sẽ bán mạng cho họ”.
Theo Lin Yan, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Hoa Kỳ xúc tiến thỏa thuận thương mại

với Đài Loan, chọc giận Bắc Kinh

Bình luậnNguyễn Minh
Khi Hoa Kỳ xúc tiến các cuộc đàm phán hướng tới một thỏa thuận thương mại song phương với Đài Loan, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng dữ dội.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một lịch sử dài về việc trả đũa quyết định của các quốc gia liên quan đến những gì mà chế độ này coi là mối đe dọa đối với quyền lực của mình. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell cho biết, phản ứng của ĐCSTQ đối với thỏa thuận Hoa Kỳ – Đài Loan sẽ là “tất cả những điều trong ma trận quyết định của Bắc Kinh”.
“Tuy nhiên, công việc của chúng tôi rõ ràng là phải suy nghĩ thấu đáo xem những điều đó là gì và dự đoán chúng”, ông Stilwell trả lời câu hỏi của The Epoch Times vào ngày 2/9.
“Nếu bạn nhìn vào ngôn ngữ được sử dụng trong 3 thông cáo và Đạo luật Quan hệ Đài Loan… bao gồm quan hệ về kinh tế, giao lưu văn hóa, tất cả những điều đó đều hoàn toàn được phép. Không luật định nào cấm những điều này. Vì vậy sẽ không có hình phạt nào. Những nỗ lực nhằm tăng cường sự thịnh vượng giữa 2 nước sẽ không có hậu quả gì”.
Đài Loan đã mở cửa trở lại vào ngày 28/8, khi Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu thịt lợn và thịt bò của Mỹ.
“Quyết định này dựa trên lợi ích kinh tế quốc gia của chúng tôi và phù hợp với các mục tiêu chiến lược tổng thể của chúng tôi trong tương lai”, bà Thái nói trong một tuyên bố.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hoan nghênh thông tin này.
“Động thái này mở ra cánh cửa cho sự hợp tác kinh tế và thương mại sâu sắc hơn nữa”, ông Pompeo viết trên Twitter vào ngày 28/8.
Thư ký phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường của Bộ Ngoại giao Mỹ Keith Krach sẽ bắt đầu đàm phán với Đài Loan để tìm kiếm nhiều cơ hội hợp tác thương mại hơn nữa.
Hiện tại, Hoa Kỳ duy trì mối quan hệ bền vững, không ngoại giao chính thức với Đài Loan, đồng thời cung cấp cho quốc đảo này vũ khí và thiết bị quân sự để phòng thủ chống lại Bắc Kinh vốn luôn đe dọa thôn tính quốc đảo tự trị này.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đã đến thăm Đài Loan vào đầu tháng Tám để ký một thỏa thuận hợp tác về y tế.
Bắc Kinh đưa máy bay chiến đấu bay qua ranh giới không phận không chính thức ở eo biển Đài Loan trước chuyến thăm của ông Azar. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin đã lên án chuyến thăm này và đe dọa “các biện pháp đối phó cứng rắn để đáp lại hành động sai trái của Hoa Kỳ”.
Azar là quan chức nội các cấp cao nhất của Hoa Kỳ từng đến thăm quốc đảo kể từ năm 1979 – thời điểm Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với quốc đảo, do sức ép từ Bắc Kinh.
Chính quyền Tổng thống Trump đã lên tiếng về việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt là đối với các sản phẩm liên quan đến công nghệ và dược phẩm.
Vào tháng Năm, tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Taiwan Semiconductor lớn của Đài Loan cho biết, họ có kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 12 tỷ USD ở Arizona.
Bà Thái cho biết việc dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt bò và thịt lợn của Mỹ sẽ mở đường cho những hợp tác lớn hơn.
Bà nói: “Trong tương lai, chúng tôi có thể phát triển một chiến lược kinh tế và thương mại năng động và mạnh mẽ hơn. Đối với các ngành, đặc biệt là các ngành truyền thống, đã bị ảnh hưởng bởi xung đột thương mại Mỹ – Trung và đại dịch trong 2 năm qua, đây là một cơ hội quan trọng”.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ hiện chưa công bố thông tin chi tiết về các cuộc đàm phán thương mại.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Liên Hiệp Quốc : Luật an ninh quốc gia

đe dọa nghiêm trọng tự do tại Hồng Kông

Thụy My
Theo AFP hôm nay 04/09/2020, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc cảnh báo Trung Quốc, luật an ninh quốc gia áp đặt tại Hồng Kông là một nguy cơ trầm trọng đe dọa các quyền tự do căn bản của đặc khu.
Trong lá thư đề ngày 01/09, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tố cáo Bắc Kinh không tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế. Luật an ninh quốc gia đặc biệt đe dọa các quyền « tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp », hình sự hóa mọi chỉ trích đối với Trung Quốc.
Luật an ninh quốc gia được Trung Quốc áp đặt mà không thông qua Nghị Viện Hồng Kông, người dân không hề biết được nội dung trước đó. Luật này trừng phạt các tội danh « nổi dậy, ly khai, khủng bố, thông đồng với thế lực nước ngoài » với các định nghĩa mơ hồ, khiến các nhà đấu tranh dân chủ dễ dàng bị quy chụp. Nhiều nước phương Tây nhất là Hoa Kỳ đã lên án luật này, Bắc Kinh cho rằng đó là sự can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Bị cáo buộc đe dọa, tỉ phú Lê Trí Anh trắng án
Vẫn liên quan đến Hồng Kông, hôm nay nhà tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), chủ nhân tờ báo đối lập Apple Daily đã được trắng án trong một vụ kiện, có thể khiến Bắc Kinh bực tức vì các thẩm phán Hồng Kông vẫn độc lập. Từ Hồng Kông, thông tín viên De Changy cho biết thêm chi tiết :
« Ông Lê Trí Anh xác nhận : ‘Vâng, tôi đã được trắng án, đó là một dấu hiệu tốt. Điều này cho thấy dù trường hợp này bị chính trị hóa, nhưng vẫn còn các thẩm phán làm tốt công việc của mình, không bị ảnh hưởng chính trị’.
Ông chủ báo Apple Daily bị một phóng viên của tờ báo cạnh tranh Oriental Daily cáo buộc là đã đe dọa người này trong một vụ tranh cãi năm 2017, theo đó ông Lê Trí Anh không chỉ thóa mạ mà còn dọa sẽ làm khốn đốn.
Dựa trên các video và lời chứng trong phiên tòa, thẩm phán cho rằng các cáo buộc trên không có cơ sở. Đó chỉ là giây phút giận dữ của ông Lê Trí Anh đối với nhà báo. Người này đã thừa nhận là có nhiệm vụ theo dõi ông thường xuyên, suốt ba năm trời trước khi xảy ra sự việc. Thẩm phán cũng ghi nhận là nguyên đơn không có khả năng trả lời những câu hỏi đơn giản trong phiên tòa, gây nghi ngờ về sự khả tín.
Phán quyết của tòa được vỗ tay hoan nghênh, trong khi bên ngoài tòa án một số người thân Bắc Kinh tụ tập lại hô hào « Lê Trí Anh phải vào tù ! »

Bác sĩ hàng đầu Canada:

Nên đeo khẩu trang khi quan hệ tình dục

Giám đốc Cơ quan Y tế Canada khuyên chớ nên hôn hít và nên nghĩ tới việc mang khẩu trang khi quan hệ tình dục để tự vệ tránh lây nhiễm virus corona và nói thêm rằng hoạt động tình dục ít rủi ro nhất trong đại dịch Covid là tự thoả mãn.
Reuters dẫn lời bà Theresa Tam nói khả năng nhiễm Covid từ tinh dịch hoặc dịch âm đạo là không nhiều nhưng quan hệ với bạn tình mới có thể tăng nguy cơ nhiễm Covid, nhất là khi có tiếp xúc gần gũi như hôn nhau.
“Như những hoạt động khác trong thời gian đại dịch Covid-19 có liên hệ đến việc gần gũi về thể chất, có những việc bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm và lan truyền virus.”
Chớ hôn nhau, tránh gần gũi mặt đối mặt, mang khẩu trang che miệng và mũi, theo dõi các triệu chứng của mình và của bạn tình trước khi quan hệ tình dục, vẫn theo lời giới chức phụ trách y tế công cộng của Canada.
Sức khỏe tình dục là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể, bà Tam nói và nhấn mạnh rằng với những biện pháp cẩn trọng, ‘người dân Canada có thể tìm ra những phương cách tận hưởng thú vui thể xác trong khi vẫn đảm bảo tiến bộ chúng ta đạt được để chế ngự Covid-19.’
Canada báo cáo 129.425 ca nhiễm và 9.132 ca tử vong vì Covid, tính đến đầu tháng này. Các ca mới hàng ngày dưới mức đỉnh điểm rất nhiều, nhưng gần đây có chiều hướng gia tăng.

Mỹ chính thức rút khỏi WHO

từ ngày 6 tháng 7 năm 2021

Hoa Kỳ sẽ chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới – WHO từ ngày 6 tháng 7 năm 2021.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố thông tin vừa nói hôm 3/9/2020.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Morgan Ortagus trong thông cáo báo chí phát đi cùng ngày cho biết, Hoa Kỳ từ lâu đã là nhà cung cấp hỗ trợ nhân đạo và y tế hào phóng nhất trên thế giới, cho toàn cầu. Hỗ trợ này được cung cấp với sự hỗ trợ từ người đóng thuế Hoa Kỳ, với kỳ vọng hợp lý rằng WHO sẽ phục vụ hiệu quả và đến được những người cần giúp đỡ.
Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thật không may, Tổ chức Y tế Thế giới đã thất bại nặng nề với mục đích đó, không chỉ trong phản ứng với COVID-19, mà còn đối với các cuộc khủng hoảng sức khỏe khác trong những thập kỷ gần đây. Ngoài ra, WHO đã từ chối thông qua các cải cách cần thiết khẩn cấp, bắt đầu bằng việc thể hiện sự độc lập của mình khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao cũng nhắc lại, khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi tổ chức WHO, ông ấy đã nói rõ rằng Mỹ sẽ tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy và minh bạch hơn.
Việc rút khỏi WHO có hiệu lực vào ngày 6 tháng 7 năm 2021 và chính phủ Hoa Kỳ cũng đang tìm kiếm các đối tác đảm nhận các hoạt động do WHO thực hiện trước đây.
Thông cáo cho biết thêm, hôm nay Hoa Kỳ sẽ công bố các bước tiếp theo liên quan đến việc rút khỏi WHO và chuyển hướng các nguồn lực của Hoa Kỳ. Sự chuyển hướng này bao gồm việc xác định lại số dư còn lại trong Kế hoạch tài khóa 2020 đã đóng góp WHO. Số tiền này một phần sẽ được chuyển đến các hoạt động khác của Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đến tháng 7 năm 2021, Hoa Kỳ sẽ giảm quy mô nhân sự tham gia với WHO, bao gồm việc rút các đơn vị của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) khỏi trụ sở của WHO, văn phòng khu vực và văn phòng quốc gia, đồng thời phân công lại các chuyên gia này. Sự tham gia của Hoa Kỳ trong các cuộc họp và sự kiện kỹ thuật của WHO sẽ được xác định theo từng trường hợp cụ thể.

Covid-19: WHO mở điều tra

 về quá trình thế giới đối phó với đại dịch

Trọng Thành
Hôm qua, 03/09/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tiến hành điều tra về phương thức thế giới đối phó với đại dịch Covid-19, khiến hơn 863.000 người chết. WHO hứa « minh bạch hoàn toàn » về các hồ sơ liên quan.
Tháng 5/2020, hội nghị toàn thể các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới thống nhất về nguyên tắc sẽ tiến hành một cuộc điều tra độc lập về đại dịch Covid-19, một trong các khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất với nhân loại, nhằm rút ra các kinh nghiệm cho tương lai. Tháng 7/2020, WHO thông báo lập Ủy ban Đánh giá Độc lập, dưới sự đồng chủ tọa của cựu thủ tướng New Zealand, Helen Clark, và cựu tổng thống Liberia, Ellen Johnson Sirleaf.
Hơn 120 chuyên gia khắp nơi trên thế giới đã ứng cử vào Ủy ban này. Danh sách 11 thành viên của Ủy ban Đánh giá Độc lập được công bố hôm qua. Theo AFP, trong danh sách này, có chuyên gia về Sida người Pháp Michel Kazatchkine, cựu ngoại trưởng Anh David Miliband, cựu tổng thống Mêhicô Ernesto Zedillo, chuyên gia Trung Quốc về các bệnh hô hấp, bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) hay cựu chủ tịch Quỹ Thế giới chống Sida, Lao và Sốt rét, ông Mark Dybul người Mỹ.  Các chuyên gia sẽ trình báo cáo sơ bộ đầu tiên vào tháng 10 tới, trước khi đệ nạp báo cáo cuối cùng vào tháng 5/2021.
Trong việc tổ chức đối phó toàn cầu với đại dịch Covid-19, WHO bị rất nhiều chỉ trích, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên, bị cáo buộc là đã chậm trễ trong việc tuyên bố « tình trạng khấp cấp toàn cầu », chỉ được đưa ra vào ngày 30/01/2020, trong lúc dịch bệnh đã được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào cuối tháng 12/2019. WHO cũng bị phê phán là đưa ra nhiều khuyến cáo mâu thuẫn, liên quan đến con đường lây truyền virus, hay trong việc đeo khẩu trang.
Định chế quốc tế này cũng bị dư luận lên án là đã tỏ ra quá mức dễ dãi với Trung Quốc. Chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump nhiều lần tố cáo WHO là « con rối trong tay Bắc Kinh ». Chuyên gia về Sida người Pháp Michel Kazatchkine, thành viên trong Ủy ban Đánh giá Độc lập về đại dịch của WHO, cũng từng chỉ trích mạnh mẽ WHO về điểm này. Trong số các thành viên của Ủy ban vừa được bổ nhiệm, có cựu chủ tịch tổ chức Y sĩ Không Biên giới Joanna Liu, cũng có thái độ phê phán mạnh mẽ WHO trong việc đối phó với đại dịch Ebola tại miền tây châu Phi.
Riêng về thái độ của Washington đối với Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều nhà quan sát cũng lưu ý, trước khi đại dịch bùng lên mạnh tại Mỹ, tổng thống Donald Trump cũng từng không ngớt ca ngợi chính quyền Tập Cận Bình minh bạch, đối phó tốt với dịch bệnh. Trong một bài tổng thuật hồi tháng 5/2020, kênh truyền thông Mỹ CNN tổng kết, kể từ khi dịch bùng lên tại Trung Quốc, đầu tháng  Giêng 2020 cho đến ngày 01/04/2020, tổng thống Trump đã ca ngợi Bắc Kinh « ít nhất 37 lần » về vấn đề này. Thái độ dễ dãi của tổng thống Trump với Trung Quốc cũng được coi là một nguyên nhân khiến chính nước Mỹ chủ quan trước đại dịch.

Covid-19 khiến ít nhất 7.000 nhân viên y tế

thiệt mạng

Thu Hằng
Ít nhất 7.000 nhân viên y tế trên toàn thế giới đã đánh đổi tính mạng của mình để chăm sóc người nhiễm virus corona. Số liệu được tổ chức Ân Xá Quốc Tế nêu ra ngày 03/09/2020, tăng hơn gấp đôi so với với con số 3.000, chỉ hai tháng trước trong báo cáo ngày 13/07 và phản ánh thực trạng số ca nhiễm tăng mạnh tại nhiều nước.
Mêhicô đứng đầu về số nhân viên y tế qua đời trong đợt dịch Covid-19 với ít nhất 1.300 ca, tiếp theo là Hoa Kỳ (1.077), Anh (649), Brazil (634), Nga (631), Ấn Độ (573), Nam Phi (240), Ý (188), Peru (183), Iran (164) và Ai Cập (159).
Ông Steve Cockburn, phụ trách chương trình Công bằng Xã hội và Kinh tế của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, đánh giá đây là “một cuộc khủng hoảng có quy mô lớn” vì có “hơn 7.000 nhân viên y tế chết khi cố gắng tìm cách cứu sống những người khác” . Dĩ nhiên, đây chưa phải là con số đầy đủ, thiếu chính xác, trừ trường hợp Mêhicô do quốc gia Trung Mỹ này thống kê chi tiết.
Virus corona đã khiến hơn 865.000 người thiệt mạng và 26,1 triệu người bị nhiễm trên khắp thế giới. Ấn Độ có số ca lây nhiễm trong vòng một ngày cao nhất thế giới, với gần 84.000 trường hợp, theo số liệu ngày 03/09, được AP trích dẫn, nâng tổng số người bị nhiễm lên thành 3,85 triệu, chỉ đứng sau Mỹ (6,1 triệu) và Brazil (4 triệu).
Con số thống kê những ngày gần đây dường như có dấu hiệu khích lệ cho Brazil. Trước tiên là số ca tử vong hàng ngày đã giảm bớt, dưới ngưỡng 1.000 so với những ngày trước đây. Bộ Y Tế tỏ ra lạc quan, nhưng giới chuyên gia thận trọng vì vẫn “còn quá sớm và quá ít”. Tổng cộng có hơn 124.000 người Brazil chết vì Covid-19 tính đến ngày 03/09.
Tại Pháp, virus corona lây lan rộng trở lại sau mùa nghỉ hè và người dân đi làm trở lại. Ngày 03/09 là ngày thứ hai liên tiếp, Pháp có thêm hơn 7.000 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ. Số bệnh nhân được điều trị hồi sức cũng tăng thêm 18 người, tổng số hiện nay là 464. Và 23 tỉnh vẫn bị xếp vào tình trạng “nguy cơ cao”, trong đó có Paris.

Nghi án Navalny bị đầu độc: NATO họp,

Liên Âu đe dọa trừng phạt Nga

Trọng Thành
Áp lực phương Tây với Nga gia tăng. Khối NATO họp hôm nay, 04/09/2020, tại Bruxelles, Bỉ. Cáo buộc của Đức về việc nhà đối lập Nga bị đầu độc nằm trong lịch trình thảo luận. Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Matxcơva điều tra, và lần đầu tiên nêu khả năng sẽ có các trừng phạt.
Hãng tin AFP, trong bản tin tối hôm qua, 03/09, cho biết một phát ngôn viên của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO thông báo là hồ sơ nhà đối lập Nga bị đầu độc sẽ được thảo luận tại hội nghị của khối. Trong cuộc trả lời báo giới trưa ngày hôm qua, tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, vẫn chưa cho biết cụ thể về nội dung cuộc họp cấp đại sứ này.
Hôm qua, chính quyền Đức đã thông báo với 29 thành viên NATO về « các bằng chứng rõ ràng », là nhà đối lập 44 tuổi, đối thủ số một của tổng thống Putin, bị đầu độc bằng chất Novitchok. Đây là một chất độc thần kinh do giới quân sự kiểm soát, đã từng được sử dụng vào năm 2018 trên lãnh thổ Anh quốc, trong vụ mưu sát cựu điệp viên Nga Sergei Skripal.
Hôm qua, lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu ra thông cáo yêu cầu chính quyền Nga « làm mọi việc trong khả năng để tiến hành minh bạch một cuộc điều tra đầy đủ về vụ ám sát này ». Lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu Joseph Stoltenberg nhấn mạnh : « Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi một phản ứng quốc tế phối hợp, và sẽ xem xét có các biện pháp thích ứng, kể cả các trừng phạt ». « Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Liên Bang Nga hợp tác đầy đủ với Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học (OIAC), để bảo đảm có một cuộc điều tra quốc tế không thiên vị ».
Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo châu Âu nêu ra khả năng trừng phạt Nga trong nghi án nhà đối lập bị đầu độc. Hôm qua, Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học cho biết « rất quan ngại », sau tuyên bố chính thức của Berlin, về việc nhà đối lập bị đầu độc bằng chất Novitchok, và thông báo « sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia thành viên làm sáng tỏ vụ việc, khi được yêu cầu ».
Riêng tại Đức, áp lực gia tăng buộc chính quyền thay đổi chính sách với Matxcơva. Thông tín viên Nathalie Versieux tường trình từ Berlin :
« Lên án và giữ khoảng cách về chính trị, nhưng lại phụ thuộc về năng lượng… Nước Đức vốn duy trì một chính sách đi dây với Nga. Cộng Hòa Liên Bang Đức phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Kể từ thời thủ tướng Willy Brandt và chính sách Hướng Đông (Ostpolitik) của ông trong những năm 1970, lập trường chủ đạo của Berlin trong quan hệ với Matxcơva là bình thường hóa. Chính sách này tiếp tục được tất cả những người kế nhiệm thủ tướng Brandt theo đuổi, dù là Kohl, Schroder hay Merkel.
 Tuy nhiên, lập trường này ngày càng bị phản đối tại Đức, kể từ khi Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée, cũng như liên tục xảy ra các vụ đầu độc nhắm vào những nhà đối lập với tổng thống Nga Putin.
 Giờ đây, một trong những người đối lập tiềm năng của thủ tướng Merke, chính trị gia Nobert Rottgen, một chuyên gia về ngoại giao, thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, đã yêu cầu Berlin chấm dứt việc phụ thuộc vào khí đốt Nga. Chủ tịch của Diễn đàn An ninh Munich, ông Wolfgang Ischinger, cũng đòi hỏi như vậy. Tranh luận đã bắt đầu. Cuộc tranh luận hứa hẹn sẽ quyết liệt. Tại Đức có nhiều nhóm vận động hành lang của Nga hoạt động, trong giới doanh nhân, cũng như trong các đảng phái chính trị, từ đảng cực hữu cho đến đảng Xã hội Dân chủ, cũng như đảng Bảo thủ, đặc biệt là trong phe Bảo thủ bang Bayer ».
Về phần mình, hôm qua, Matxcơva một lần nữa bác bỏ mọi khả năng Nhà nước Nga can dự vào một vụ đầu độc như vậy, và kêu gọi phương Tây « không đưa ra các cáo buộc vội vã ».

Liệu Châu Âu có thể

tự ‘giải phóng’ khỏi Trung Quốc?

Bình luậnTâm An
Vào ngày 1/7, Đức sẽ đảm nhận chức chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) trong sáu tháng. Bị “kẹt” giữa những căng thẳng Mỹ-Trung, bà Angela Merkel sẽ phải tìm ra một phương thức để khẳng định các yêu sách của châu Âu đối với Trung Quốc trong việc: quan hệ thương mại “có đi có lại” và chấm dứt thông tin sai lệch về đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Trung Quốc, vốn sẽ được tổ chức tại Leipzig, đã chính thức bị hoãn lại. Dự kiến ​​ban đầu là sẽ diễn ra vào mùa xuân này, vào tháng 3 hoặc tháng 4, nhưng cuộc họp đã bị hoãn lại đến ngày 14/9 vì lý do đại dịch.
Đây được xem là cơ hội để Brussels và Bắc Kinh tăng cường các mối quan hệ khi Berlin đảm nhận chức chủ tịch EU trong sáu tháng kể từ ngày 1 tháng 6, và có nhiều khả năng để ký kết Thỏa thuận Toàn diện về Đầu tư (CAI, Comprehensive Agreement on Investment) được mong đợi từ lâu.
Có hai lý do đã thúc đẩy Brussels phải hoãn cuộc họp một lần nữa: một mặt, các quan chức châu Âu và Trung Quốc đều nhất trí rằng mức độ rủi ro từ đại dịch vẫn còn quá cao. Mặt khác, tâm lý “chống Trung” đang ngày càng được cảm nhận nhiều hơn trong số các nhà lãnh đạo châu Âu.
Brussels thậm chí còn công khai cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong hơn sáu tháng qua, đã tiến hành một chiến dịch “đầu độc thông tin” hay chiến dịch thông tin sai lệch trên quy mô lớn nhằm gây hại cho EU. Ngoài ra, theo một số nguồn tin, EU đang suy nghĩ về một đề xuất với Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm đưa Trung Quốc ra trước tòa án cấp cao nhất của LHQ vì vấn đề luật an ninh quốc gia ở Hong Kong.
Bất chấp việc Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Đức, và là đối tác hàng đầu của Đức vào năm 2018 với kim ngạch mậu dịch gần 200 tỷ euro, mối quan hệ song phương giữa Berlin và Bắc Kinh đã xấu đi kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Covid-19.
Phần lớn dư luận hoài nghi về ý đồ của Trung Quốc
Theo Bộ Ngoại giao Đức, “Đức muốn Trung Quốc tiếp tục đạt được những tiến bộ về kinh tế, phát triển các cấu trúc cũng như một hệ thống an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc ‘thượng tôn pháp luật’, tăng cường sự tham gia chính trị và kinh tế, và giải quyết những vấn đề liên quan đến [vi phạm nhân quyền đối với] các dân tộc thiểu số một cách ôn hòa”.
Tuy nhiên, phần lớn dư luận tỏ ra hoài nghi về ý đồ của Trung Quốc. Nói một cách cụ thể hơn, một cuộc thăm dò trực tuyến gần đây cho thấy 77% những người được hỏi tin rằng Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm về đại dịch, được cho là bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán”.
Nhật báo Bild của Đức đã chỉ trích một cách nặng nề về nỗ lực của Trung Quốc trong việc che giấu thông tin và gây ảnh hưởng sai lệch đến nhận thức chung của người dân, chính phủ các nước về đại dịch.
Trên thực tế, chính sách ngoại giao của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn. Chẳng hạn như, các đại sứ quán Trung Quốc, Ban Đối ngoại Trung ương của ĐCSTQ, cũng như các phương tiện truyền thông Trung Quốc và các kênh truyền thông phương Tây “thân Trung”; tất cả đều trở thành các kênh thông tin mà thông qua đó, ngoại giao “chiến lang” của ĐCSTQ đã “ngang ngược tung hoành” trong thời gian qua.
Ngoài ra, tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung mới đây cũng cho rằng sự tôn trọng của Berlin đối với Bắc Kinh đã giảm xuống, điều này có thể đồng nghĩa với việc hội nghị Leipzig sẽ bị hoãn lại vô thời hạn.
Chính phủ Đức đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn liên quan đến Luật An ninh Quốc gia Hong Kong. Berlin mong muốn Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Tạp chí Der Spiegel tiết lộ, giới chính trị gia đối lập của Đức, như Margarete Bause (đảng Alliance 90/Les Verts), đã có thái độ thẳng thắn hơn, lên án các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện và sự phản ứng miễn cưỡng của chính phủ Đức. Kể từ đó, đã có rất nhiều cuộc thảo luận mở được tiến hành ở Quốc hội Đức [Bundestag] liên quan đến chủ đề này.
Tất cả các cuộc đàm phán đều không đi đến đâu?
Vào tháng 5/2013, Ủy ban Châu Âu đã công bố một bản đánh giá về những tác động đến các mối quan hệ đầu tư giữa EU và Trung Quốc, kèm theo một khuyến nghị cho Hội đồng Châu Âu trong việc ra quyết định cho phép mở các cuộc đàm phán về thỏa thuận CAI.
Vòng đàm phán đầu tiên đã diễn ra vào tháng 1/2014. Đến cuối năm 2020, sau khoảng 7 năm đàm phán miệt mài, cuối cùng, Trung Quốc và EU đã sẵn sàng ký kết thỏa thuận.
Tóm lại, thỏa thuận được cho là sẽ cải thiện những điều kiện để các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc, ngoài các cam kết hiện tại của Trung Quốc trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Thỏa thuận này sẽ cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư EU vào thị trường Trung Quốc, loại bỏ những hạn chế mang tính định lượng, những trần giới hạn tham gia hoặc những yêu cầu liên doanh.
Tuy nhiên, những người hiểu rõ hơn về vấn đề này cho rằng giữa hai bên đã nảy sinh một rạn nứt mới, khó có thể “hàn gắn” trong ngắn hạn. Điều này phát sinh chủ yếu từ cách xử lý của ĐCSTQ trong đại dịch, và đã ngăn cản các cuộc đàm phán trực tiếp, do đó dẫn đến một sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc.
Brussels đã nói rõ: họ hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp ứng một loạt yêu cầu để có thể tiến lên. Điều quan trọng nhất là sự “có đi có lại” trong việc tiếp cận thị trường, tạo ra một tình huống công bằng hơn cho các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Trung Quốc và một sự minh bạch hơn về các khoản trợ cấp của Bắc Kinh dành cho các doanh nghiệp nhà nước của họ.
Trên thực tế, những yêu cầu này cho thấy một sự thay đổi của những người ra quyết định và giới kinh doanh tại châu Âu trong nhận thức về Trung Quốc: vốn từng theo truyền thống “rất lạc quan”. Giờ đây, đặc biệt là trong những năm gần đây, họ ngày càng coi Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh “vô cùng bất chính”.
ĐCSTQ yêu sách ‘có đi có lại’
Giới chức trách Trung Quốc sau đó cũng đưa ra các yêu sách của họ. Vào tháng 12 năm 2019, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, đã lưu ý rằng hiệp định đầu tư là một vấn đề quan trọng đối với Bắc Kinh, nhưng nhấn mạnh rằng EU cũng phải sẵn sàng chấp nhận một số điều kiện do Trung Quốc đặt ra.
Vương Nghị đã yêu cầu EU phải khách quan và đưa ra những quyết định độc lập về mạng 5G, ám chỉ về quyết định của nhiều chính phủ châu Âu không cho phép Huawei phát triển mạng 5G của Trung Quốc do những lo ngại từ lệnh cấm từ Hoa Kỳ.
Zhang Ming, đặc phái viên của Bắc Kinh tại EU, đã nói thêm rằng Trung Quốc cũng cảnh giác đối với những nỗ lực của các chính phủ châu Âu và khối EU nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Âu hoặc mua lại các doanh nghiệp của EU. Bắc Kinh còn lớn tiếng “buộc tội” rằng những biện pháp như vậy chỉ đơn giản là “đạo đức giả”.
Châu Âu cho rằng Trung Quốc phải từ bỏ các hoạt động bảo hộ, và Trung Quốc cũng muốn kiểu “có đi có lại” đó. Kể từ năm 2016, EU đã quyết định hạn chế việc các nhà đầu tư ngoài châu Âu mua lại các công ty chiến lược của châu Âu. Trên thực tế, điều này thể hiện một hàng rào phi thuế quan, nhằm chống lại các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc.
Bước ngoặt
Đức hiện đang đánh giá lại các mối quan hệ với Trung Quốc. Berlin lo ngại sâu sắc về việc thiếu sự “có đi có lại”, sự lạm phát các khoản nợ và ảnh hưởng chính trị dọc theo sáng kiến Vành đai và Con đường, còn được gọi là “Con đường tơ lụa mới” của Bắc Kinh; cũng như việc ĐCSTQ giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các đàn áp nhân quyền, chưa kể đến tương lai của Hong Kong sau Luật An ninh Quốc gia.
Theo chiều hướng này, thách thức của bà Angela Merkel trong năm 2020 sẽ là việc xác định một không gian giao tiếp cho EU trong một bối cảnh quốc tế được cấu trúc lại, trên diện rộng, bởi mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung. Đó là một không gian mà ở đó Châu Âu có thể thể hiện những cân nhắc của mình.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, ngay từ đầu, chiến lược của Đức là làm “Trung Quốc thay đổi thông qua thương mại”. Tuy nhiên, điều này được chứng tỏ là không có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Năm 2016, chính phủ Đức đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi công ty Midea của Trung Quốc đề nghị mua lại 35% cổ phần của tập đoàn Kuka, một nhà chế tạo robot của Đức, với giá 4,6 tỷ euro.
Tiếp theo đó, vào năm 2017, Đức cùng với Pháp và Ý đã tiến hành thảo luận về việc triển khai một cơ chế sàng lọc các khoản đầu tư trong toàn khối EU.
Giới tinh hoa chính trị của Đức cần có lập trường về sự can thiệp của Trung Quốc trong việc thông tin sai lệch và các vấn đề liên quan khác. Giới lãnh đạo châu Âu lo ngại rằng, trên thực tế, Đức không có khả năng dẫn dắt châu Âu trong một lập trường kiên quyết hơn đối với Trung Quốc.
Dù sao, một điều chắc chắn nổi lên từ sự “rối rắm chính trị” này là: lần đầu tiên, giới lãnh đạo các doanh nghiệp Đức đã bắt đầu các cuộc thảo luận mở về những rủi ro khi kinh doanh với ĐCSTQ hoặc với các đối tác Trung Quốc, và đang suy nghĩ về các lựa chọn khác để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.
Cuộc khủng hoảng có nhiều khả năng thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách của Đức nhận ra sự cần thiết của một sự đoàn kết lớn hơn trong khối EU, để đối phó với sự trỗi dậy của một ĐCSTQ ngày càng thủ đoạn quyết liệt hơn.
Tác giả: Federico Brembati – Giám đốc khu vực Tây Âu của tập đoàn Cercius. Ông chuyên về các chủ đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào EU và châu Mỹ Latinh. Từng là khách mời nghiên cứu của trường El Colegio de Mexico, vào năm 2017, ông được mời trình bày các công trình của mình về sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) tại Hạ viện ở Italia.
Tâm An

Sau cáo buộc mổ cướp tạng, một tòa án Anh điều tra

cáo buộc Bắc Kinh diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ

Quý Khải
Thẩm phán Geoffrey Nice QC, một luật sư nhân quyền nổi tiếng người Anh, người từng chủ trì một tòa án độc lập về vấn nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng, đang thiết lập một tòa án độc lập khác ở London để điều tra xem liệu các hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ có cấu thành nên tội diệt chủng hay tội ác chống lại loài người hay không, theo The Epoch Times hôm 3/9.
Ngài Nice, người trước đó từng dẫn đầu vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế, đã được Đại hội Uyghur Thế giới, một tổ chức quốc tế đại diện cho những người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) lưu vong, yêu cầu điều tra các cáo buộc về việc Bắc Kinh áp bức người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Turk khác ở khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.
Các nhà tổ chức tòa án dự kiến ​​sẽ tổ chức hai phiên điều trần công khai ở London vào năm tới, mỗi phiên kéo dài vài ngày. Dự kiến ​​phán quyết sẽ được đưa ra vào cuối năm 2021.
Một tòa án độc lập trước đó do Ngài Nice chủ trì – Tòa án độc lập điều tra nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng của tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, được gọi là Tòa án về Trung Quốc (China Tribunal) – hồi năm ngoái đã đi đến kết luận rằng hoạt động cưỡng bức mổ cướp nội tạng vì lợi nhuận do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đã được thực hiện ở Trung Quốc trong nhiều năm và “trên quy mô rộng lớn”.
Tòa án về Trung Quốc cũng cho biết nguồn cung nội tạng này chủ yếu đến từ các tù nhân lương tâm bị giam cầm, mà phần lớn trong số đó là các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức xoay quanh các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, nhưng đã bị chính quyền Trung Quốc bức hại tàn bạo trong hơn hai thập kỷ. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng trăm nghìn học viên đã bị tống giam vào các nhà tù, trại lao động và trung tâm tẩy não, nơi nhiều người bị tra tấn nhằm buộc họ từ bỏ đức tin của mình.
Tra tấn và cưỡng ép triệt sản
“Hiện tại, bằng chứng mạnh nhất có vẻ là bằng chứng về việc [cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ] bị giam giữ và bị cưỡng chế triệt sản”, ông Nice nói với tờ Associated Press.
Theo các số liệu do Ủy ban Điều hành Nghị viện Mỹ do Trung Quốc và Liên Hợp Quốc trích dẫn, có tới 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác được cho là đang bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Trung Quốc.
Một số người Duy Ngô Nhĩ thoát khỏi các trại cải tạo này từng chia với Đại Kỷ Nguyên rằng họ đã bị tra tấn, ép buộc từ bỏ đức tin và thề trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi bị bắt giam một cách tùy tiện tại các trại lao động đông đúc.
Trong khi đó, những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức phá thai và cưỡng bức thi hành kế hoạch hóa gia đình, một báo cáo gần đây tiết lộ.
Ngài Nice nói, các phương pháp triệt sản được thực thi như vậy có thể đã vi phạm Công ước Diệt chủng (Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng).
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn nạn vi phạm nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ, bao gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc, thành viên Bộ Chính trị quyền lực của ĐCSTQ.
Tòa án về Trung Quốc
Ngài Geoffrey Nice là cơ quan có thẩm quyền về các vụ án nhân quyền quốc tế. Tòa án về Trung Quốc do ông chủ trì đã tiến hành các phân tích pháp lý độc lập đầu tiên trên thế giới về bằng chứng liên quan đến nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đại lục.
Các thành viên của một hội đồng quốc tế đã xem xét bằng chứng bằng văn bản và bằng miệng, bao gồm lời khai từ hơn 50 nhân chứng được đưa ra trong hai phiên điều trần công khai vào tháng 12/2018 và tháng 4/2019.
Tháng 6 năm ngoái, tòa án đã đưa ra kết luận chính thức tại London, kết luận một cách chắc chắn rằng việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đã diễn ra trong nhiều năm ở Trung Quốc “trên quy mô đáng kể” và vẫn đang tiếp diễn cho đến tận ngày nay.
Nguồn cung nội tạng chính đến từ các học viên Pháp Luân Công, theo tòa án. Người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ cũng có “nguy cơ” bị cưỡng bức mổ cướp tạng khi bị bắt giam.
Tòa án kết luận rằng chiến dịch cưỡng bức mổ cướp nội tạng kéo dài của chính quyền Trung Quốc đã cấu thành nên tội ác chống lại loài người.
“Kết luận này cho thấy rất nhiều người đã chết một cách ghê rợn không thể diễn tả được mà không có lý do, nhiều người hơn có thể phải chịu đựng một cách tương tự, và tất cả chúng ta đang sống trên một hành tinh nơi có thể tìm thấy một sự độc ác đến tột độ”, tòa án tuyên bố trong báo cáo dài 160 trang (pdf), bao gồm 300 trang tài liệu bổ sung.
Theo Associated Press và The Epoch Times
Quý Khải biên dịch

Xét nghiệm đại trà Covid-19 :

Các cơ sở xét nghiệm Pháp quá tải

Thùy Dương
Chủ Nhật 30/08/2020, phát ngôn viên chính phủ Pháp, Gabriel Attal, thông báo nước Pháp đã vượt ngưỡng 900.000 xét nghiệm tầm soát virus corona trong vòng 1 tuần. Còn bộ trưởng Y Tế Pháp cho biết chính phủ đặt mục tiêu nhanh chóng đạt 1 triệu xét nghiệm/tuần. Nhưng ẩn sau những con số gây ấn tượng đó là gì ?
Là một trong những nước bị dịch Covid-19 gây tác hại nặng nề nhất thế giới về nhân mạng hồi mùa xuân 2020, ngay từ khi còn phong tỏa, chính phủ Pháp đã đặt ra mục tiêu ngay từ ngày 11/05, khi ra khỏi phong tỏa, nước Pháp phải thực hiện được 700.000 xét nghiệm tầm soát virus corona mỗi tuần. Nhưng phải mất hơn 3 tháng, nước Pháp mới đạt được chỉ tiêu nói trên, chính xác là 725.000 xét nghiệm, theo thông báo ngày 23/08 của bộ trưởng Y Tế Olivier Véran. Và sau 8 ngày, con số này đã tăng lên thành 900.000.
Xét nghiệm đại trà
Nếu như trước đây, phải có đơn của bác sĩ hoặc có triệu chứng nhiễm Covid-19 thì bệnh nhân mới được đi xét nghiệm Covid-19 thì trong thời gian qua, các điều kiện xét nghiệm đã được chính phủ nới lỏng dần dần để tạo điều kiện và kích thích người dân chủ động đi xét nghiệm đại trà, nhất là trong trường hợp có triệu chứng bệnh hoặc đã tiếp xúc trực tiếp với người được xác nhận nhiễm virus corona. Chi phí 54 euro cho một xét nghiệm PCR cũng được bảo hiểm y tế chi trả 100%.
Khách quan mà nói, chính phủ Pháp đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện khả năng xét nghiệm tầm soát Covid-19. Điển hình nhất là việc lập thêm các cơ sở xét nghiệm di động miễn phí không cần đặt hẹn trước, chẳng hạn ở các nhà tập thể thao, bãi biển, bãi biển nhân tạo ven sông Seine, Paris … Riêng tại vùng IIe de France (Paris và vùng phụ cận), giám đốc Cơ Quan Y Tế Vùng (ARS), Nicolas Péju, cho biết, khả năng xét nghiệm virus corona đã tăng gấp 3 lần trong vòng 3 tháng, với tổng cộng 590 điểm lấy mẫu xét nghiệm.
Ngoài ra, nhà chức trách còn mở rộng nhóm nhân viên y tế được quyền lấy mẫu xét nghiệm sang cả giới sinh viên y khoa, y tá, hộ lý, lính cứu hỏa, cứu hộ, mở tổng đài riêng tạo thuận lợi cho việc đăng ký xét nghiệm được nhanh chóng thực hiện trong vòng 24h và cho kết quả trong vòng 24h sau khi lấy mẫu.
Áp lực với các cơ sở xét nghiệm
Trên đài France 3, nhiều người đi xét nghiệm giải thích lý do :“Tôi hơi bị ho, toát mồ hôi. Tôi có vài triệu chứng nhỏ nhiễm Covid, thực ra là cũng chưa chắc đã là Covid-19 nhưng ít ra thì cũng là để kiểm tra” ; “Chúng tôi có tiếp xúc với một người mới được xác nhận dương tính với covid-19 và ý thức được về nguy cơ nhiễm bệnh, cũng là vì công việc của chúng tôi và để bảo vệ những người khác”.
Thế nhưng, mọi chuyện không hề đơn giản, nhất là tại vùng Paris, nơi có mật độ dân cư cao và cũng là vùng đỏ với tỉ lệ lây nhiễm cao nhất nước Pháp. Ngay từ giữa tháng 07, khi nước Pháp còn chưa đạt chỉ tiêu 700.000 xét nghiệm/tuần, giám đốc ARS vùng Paris đã nói đến “tình hình rất căng thẳng” tại các trung tâm xét nghiệm. Còn chủ tịch Nghiệp đoàn các nhà xét nghiệm, François Blanchecotte, thì nói đến “dòng người xếp hàng ở nhiều vùng”.
Một khách hàng than phiền : “Việc này khiến tôi mất cả ngày. Nhưng tôi bắt buộc phải làm thế. Tôi đã gọi đến nhiều cơ sở xét nghiệm gần nhà nhưng tất cả đều đã kín chỗ, cần phải đợi đến tuần sau. Cơ sở xét nghiệm này là nơi duy nhất không yêu cầu đặt hẹn trước, nhưng chúng tôi không nghĩ là sẽ phải xếp hàng dài đến thế này”. Không hiếm cảnh trước các cơ sở xét nghiệm, dòng người xếp hàng dài dằng dặc trên phố chờ đến lượt mình, thậm chí gây gổ với nhau và với nhân viên xét nghiệm khiến các cơ sở phải tuyển thêm nhân viên an ninh để duy trì trật tự.
Trong khi người dân phàn nàn về việc khó đặt hẹn xét nghiệm hoặc phải chờ đợi quá lâu, thì các nhân viên xét nghiệm lại than phiền vì phải làm việc không ngơi tay, áp lực công việc quá lớn. Cô Christelle Revol, thư ký cơ sở xét nghiệm Biogroup tại Neuilly-sur-Seine, ngoại ô Paris, cho biết : “Họ đến từ một tiếng đồng hồ trước khi chúng tôi mở cửa. Họ đến lúc từ 7h sáng trong khi chúng tôi mở cửa vào 8h. Họ sợ là sẽ không đến lượt nên họ đến từ rất sớm. Tôi làm việc ở đây được 20 năm rồi, nhưng quả thực từ khi có dịch Covid-19 thì tôi mới thấy có nhiều người đến thế.”
Một số tập đoàn chuyên về xét nghiệm sinh học đã buộc phải thay đổi phương thức vận hành để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tầm soát bùng nổ trong thời gian qua. Ông François Blanchecotte, chủ tịch Nghiệp đoàn quốc gia các nhà xét nghiệm, giải thích: “Một số tập đoàn đã có những biện pháp tăng cường rất mạnh, họ quyết định mở cửa phòng xét nghiệm vào ngày Chủ Nhật. Có những ngày Chủ Nhật có tới 300-400 người đến xét nghiệm. Có một số cơ sở xét nghiệm còn làm việc cả vào buổi tối. Họ cần làm được nhiều xét nghiệm hơn nữa.”
Tuy nhiên, các trung tâm xét nghiệm cũng gặp khó khăn vì dù vào thời cao điểm, nhưng nhiều nhân viên, sau một thời gian dài làm việc vất vả trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành, đã phải xin nghỉ phép, nghỉ hè. Ông Kim Nguyen, người hùn vốn thành lập chuỗi cơ sở xét nghiệm Biosmose với 15 trung tâm tại vùng Paris cho biết trong kỳ nghỉ hè, nhân lực của Biosmose bị giảm 15% và họ không thể tìm đủ các y tá hành nghề tự do để tuyển dụng tạm thời thay thế những người đi nghỉ hè trong tháng 08. Ngoài ra, một số người không chịu được sức ép công việc quá lớn đã xin chuyển công tác đến những cơ sở không xét nghiệm Covid-19.
Du lịch – “Thủ phạm” gây quá tải cho các cơ sở xét nghiệm Covid-19
Thế nhưng, đâu mới là lý do thực sự khiến số người đi xét nghiệm tăng chóng mặt tại Pháp ? Có nhiều người không hề có triệu chứng nhiễm virus, cũng không tiếp xúc với người nhiễm bệnh, tức là không phải những trường hợp khẩn cấp về y tế, nhưng họ cần kết quả xét nghiệm âm tính khẩn cấp, chứng minh mình không nhiễm virus để yên tâm về thăm gia đình, nhất là thăm ông bà, cha mẹ cao tuổi sau một thời gian dài xa cách vì lệnh phong tỏa, hay để có thể được tham gia vào một hoạt động, sự kiện nào đó : “Tôi đến đây vì tôi sẽ đi dự đám cưới vào thứ Bảy. Cô dâu chú rể đã yêu cầu tất cả khách mời làm xét nghiệm tầm soát PCR” ; Tôi đã đợi 2h45’ rồi. Thật là lâu quá! Nhưng mà để đi nghỉ hè, đây là điều tốt nên làm”. 
Nhưng theo nhiều nhân viên xét nghiệm, thư ký của các cơ sở xét nghiệm, lý do chính khiến nhu cầu xét nghiệm bùng nổ chính là kỳ nghỉ hè. Người Pháp có thói quen đi nghỉ dài ngày vào mùa hè. Cho dù năm nay tình hình dịch bệnh nhiều nơi trên thế giới khiến nhiều người chọn đi nghỉ trong nước, nhưng theo quy định của chính phủ, nếu muốn đến các vùng hải ngoại của Pháp như Guadeloupe, Martinique, La Réunion, Saint-Martin … thì vẫn cần kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona.
Còn với những người vẫn chọn đi nghỉ hè ở ngoại quốc, do Pháp và nhất là vùng Paris bị một số nước xếp vào danh sách “vùng đỏ” nên để tránh nguy cơ bị cách ly 14 ngày khi nhập cảnh nước ngoài như Mỹ, Ả Rập Xê Út, Maroc, Bỉ, Anh Quốc … nhiều du khách phải đi làm xét nghiệm tầm soát trước khi khởi hành. Nhiều hãng hàng không yêu cầu hành khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính 72 giờ trước chuyến bay. Tiến sĩ Jean-Claude Azoulay, chủ tịch Liên hiệp URPS Biologie của vùng Paris cho biết hơn ½ số xét nghiệm của khách hàng là để đáp ứng đòi hỏi của các hãng hàng không.
Ngược lại, tại một số nơi, nhiều khách đến nhiều trung tâm xét nghiệm lại là du khách nước ngoài quá cảnh tại Pháp. Vì chính quyền nhiều nước, chẳng hạn Maroc, yêu cầu người dân khi từ nước ngoài về phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính, nếu không sẽ phải bị cách ly. Tại vùng Hérault, ông Michel Bodart, nhà y sinh và cũng là phó chủ tịch tập đoàn xét nghiệm Labosud, giải thích : “Tại châu Âu, các chuyến tàu thủy đến Maroc chỉ được phép xuất phát từ hai cảng : cảng ở Gêne và ở Sète. Nhu cầu xét nghiệm của những người Maroc đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan là rất cao”.
Còn ông Richard Fabre, chủ tịch Liên hiệp các nhà xét nghiệm vùng Occitanie, hồi giữa tháng 08 cho biết 60% hoạt động của các cơ sở xét nghiệm chỉ để phục vụ cho những người đi du lịch. Chính sự bùng nổ nhu cầu xét nghiệm đã khiến các cơ sở xét nghiệm quá tải. Nhiều người cho biết họ phải liên lạc rất nhiều cơ sở nhưng đều kín chỗ, phải đợi nhiều ngày, thậm chí vài tuần mới được xét nghiệm. Tình hình càng trở nên phức tạp vào cuối tháng 08, đầu tháng 09, khi đa phần người đi du lịch ồ ạt trở về sau kỳ nghỉ, cần có kết quả xét nghiệm âm tính để được đi làm đi học trở lại. Dù mưa gió, không hiếm người phải xếp hàng đến 4-5 giờ đồng hồ trong ngày nghỉ cuối tuần hồi cuối tháng 08 mới đến lượt xét nghiệm.
Nhiều chuyên gia trong ngành y tế, trong đó có giáo sư Djillali Annane, trưởng khoa Hồi Sức của bệnh viện Raymond Poincaré, thành phố Garches, vùng Hauts-de-Seine, nhấn mạnh nước Pháp không thiếu dụng cụ, phương tiện xét nghiệm, nhưng vấn đề nằm ở cách tổ chức. Có một điều khiến nhiều chuyên gia y tế lo ngại là chiến dịch xét nghiệm đại trà của Pháp vì không nhắm đúng đối tượng nên không phản ánh được thực tế, chẳng hạn trong số 800 xét nghiệm đại trà ở Savigny-sur-Braye (vùng Loir-et-Cher), chỉ có 1 ca dương tính. Trong khi đó, ở Montargis (Loiret), chỉ có 2 kết quả dương tính trong tổng số 4.500 xét nghiệm.
Còn Ông Kim Nguyễn, cơ sở xét nghiệm Biosmose cho biết nhiều người xét nghiệm để đi du lịch đã nói dối là có triệu chứng bệnh để được ưu tiên xét nghiệm sớm. Và điều này có thể dẫn đến nguy cơ những người thực sự có triệu chứng bệnh lại mất cơ hội được xét nghiệm nhanh chóng, gây khó khăn cho việc ngăn chặn dịch bệnh. Cũng không loại trừ vì thấy việc đi xét nghiệm quá phức tạp, mất thời gian và gây mệt mỏi, nhiều người có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh lại nản lòng, không đi xét nghiệm, gây hạn chế cho công tác xác định lây chuyền lây nhiễm Covid và có thể gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh cũng như cộng đồng.
(Theo France 3, Libération, France Info)

Pháp: Trên 7.000 ca nhiễm mới,

bệnh nhân cấp cứu tăng

Trong hai ngày liên tiếp, Pháp báo cáo có thêm trên 7.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ, Bộ Y tế cho biết hôm 3/9 trong khi số bệnh nhân nhập viện vì COVID cũng tăng trở lại.
Bộ Y tế cho hay tổng số các ca được xác nhận đã lên thành 300.181, tức tăng thêm 7.157 ca, gần bằng kỷ lục 7.578 ca hồi 31/3 trong giai đoạn phong toả.
Trước đó, hôm 2/9, Bộ báo cáo có thêm 7.017 người nhiễm và tuần trước lần đầu tiên trở lại mốc 7.000 ca.
Số bệnh nhân phải vào phòng cấp cứu hồi sức vì COVID tăng trong 5 ngày liên tiếp tính tới hôm 3/9, tăng 18 ca lên thành 464.
Số người nhập viện cũng tăng 5 ngày liên tiếp, tăng 11 ca lên thành 4,7643 người.
Số tử vong vì COVID tăng thêm 20 người, lên thành 30.706 ca. Trong bốn ngày liên tiếp, số tử vong giữ ở mức hai con số.

Chiến lược đối ngoại của Đức :

Từ chậm thức tỉnh, đến thận trọng và tăng tốc

Thu Hằng
Đức có thể sử dụng “vũ khí kinh tế và khí đốt” để trừng phạt Nga sau khi khẳng định nhà đối lập Navalny bị đầu độc bằng chất Novitchok. Berlin cũng rắn giọng với Bắc Kinh về những tham vọng hàng hải và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, khi công bố “Những đường lối chỉ đạo về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương” ngày 02/09/2020.
Trong văn bản 72 trang này, Đức cho rằng quyết định của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016 có “tầm quan trọng mang tính quyết định”, những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông không dựa trên “bất kỳ cơ sở luật pháp nào”. Đức khẳng định tầm quan trọng sống còn của những tuyến đường biển thương mại vì “vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương chiếm đến 20% ngoại thương của Đức. Và khối lượng hàng hóa trao đổi với vùng này đã tăng gần gấp đôi trong vòng 15 năm trở lại đây”. Vì vậy, Berlin sẽ tham gia nhiều hơn, ở mọi cấp độ, vào vấn đề an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng vẫn đề cao đối thoại giữa các bên liên quan để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và xung đột.
Hai sự kiện quan trọng diễn ra chỉ trong vài ngày đầu tháng 09/2020 cho thấy Đức, và rộng hơn là Liên Hiệp Châu Âu, đang tìm cách khẳng định vai trò trên trường quốc tế, không còn muốn bị kìm kẹp giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Thực ra, tạp chí Anh The Economist từng cảnh báo ngay từ tháng 06/2013 rằng “mối nguy hiểm hiện nay cho châu Âu không phải là do sự lãnh đạo Đức quá mạnh, mà là do quá yếu”. “Sau khi hai lần đẩy châu Âu vào chiến tranh”, Đức duy trì chính sách “thịnh vượng về kinh tế, khiêm nhường về chính trị”. Điều này giải thích tại sao Đức luôn đóng vai trò lu mờ trong những hồ sơ quốc tế quan trọng, ví dụ trong cuộc nội chiến Syria.
Cuộc khủng hoảng di dân, chủ yếu từ cuộc nội chiến ở Syria, có lẽ đã thức tỉnh chính quyền Berlin và nhận ra rằng “phải ổn định các khu vực phụ cận, tại phía đông châu Âu và ở châu Phi”. Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 02/2014, của tổng thống Đức Joachim Gauck, “Đức phải đóng góp nhiều hơn và can thiệp sớm hơn (để tránh những cuộc xung đột)”, có lẽ đã mở đường cho chính sách đối ngoại và an ninh của các nhà lãnh đạo Đức sau này.
Sự kiện tiếp theo là nhà tỉ phú Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ vào tháng 01/2017. Bốn năm nhiệm kỳ của nhà tỉ phú chỉ gây sứt mẻ cho mối quan hệ ở hai bờ Đại Tây Dương, từ kinh tế đến an ninh. “Chính sách đoạn tuyệt của tổng thống Trump, đặc biệt là tại Trung Đông, khiến châu Âu hiểu ra rằng tuyệt đối phải đóng vai trò năng động hơn”, theo giải thích của Constanze Stelzenmüller, thuộc Viện Brookings. Chính quyền Berlin tự tin tham gia vào hồ sơ Libya, một trong những “cửa ngõ” di dân vào châu Âu với một ưu thế, “mạnh hơn cả vũ khí và tiền” mà không cường quốc liên quan nào có được, đó là “tính chính đáng” vì Đức không tham gia vào cuộc chiến ở Libya, theo nhận định trên Twitter ngày 16/01/2016 của ngoại trưởng Sigmar Gabriel.
Trong cương vị chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu cho đến hết năm 2020, Đức đang xử lý một loạt hồ sơ quan trọng : căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp ở đông Địa Trung Hải (cả hai đều là thành viên của NATO), giải quyết khủng hoảng chính trị Belarus cùng với Nga, thông qua Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OCSE), thỏa thuận thương mại với Anh Quốc hậu Brexit, tái thúc đẩy kinh tế sau dịch Covid-19, hiệp định đầu tư công bằng với Trung Quốc…
Sự năng động trong những tuần gần đây của Đức được nhận thấy rõ hơn sau cuộc họp giữa thủ tướng Angela Merkel với tổng thống Emmanuel Macron tại khu nghỉ hè Brégançon của nguyên thủ Pháp. Kết quả là hai nước đầu tầu châu Âu “tăng cường hợp tác”, theo nhận định của Samuel Faure, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), thậm chí có thể có sự “phân chia công việc” tại đông Địa Trung Hải : Paris lo phần quân sự, Berlin phụ trách ngoại giao.
Lý do cuối cùng, bà Angela Merkel sẽ kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng thứ 4 vào mùa Thu 2021 và sẽ không ra tranh cử thêm nhiệm kỳ mới. Bà không còn nhiều thời gian để ghi lại dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị. Có thể như trường hợp tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, được chuyên gia Charles Tenenbaum, thuộc trường Khoa học Chính trị Sciences-Po Lille, nêu làm ví dụ : “Nicolas Sazkoy đã tận dụng chức chủ tịch của Pháp tại Liên Hiệp Châu Âu, năm 2008, để đề xuất hòa giải giữa Gruzia và Nga”.

Hy Lạp bác tin thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ

 để tránh sự cố ở Địa Trung Hải

Thụy My
Tối qua 03/09/2020 Hy Lạp đã cải chính thông tin đang thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc giảm căng thẳng tại Địa Trung Hải, sau khi tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg viết trên Twitter là hai nước thành viên đang đối thoại để tránh những sự cố mới.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Hy Lạp khẳng định: « Các thông tin được tiết lộ về các thảo luận mang tính kỹ thuật ở NATO không đúng với thực tế (…) Việc giảm thang căng thẳng chỉ diễn ra khi nào tất cả các tàu Thổ Nhĩ Kỳ rút lập tức khỏi thềm lục địa Hy Lạp ».
Từ ngày 10/08, Ankara đã đưa tàu thăm dò địa chấn Oruç Reis và chiến hạm hộ tống đến tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Kastellorizo của Hy Lạp, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km. Đến cuối tháng Tám, căng thẳng tăng cao giữa Athens và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ tập trận với Mỹ và sau đó với Nga, còn Hy Lạp tập trận với Pháp, Chypre và Ý.
Theo tài khoản Twitter của tổng thư ký NATO thì hai quốc gia thành viên Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu đối thoại về kỹ thuật để thiết lập cơ chế « giảm thang » căng thẳng quân sự, nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra các sự cố trên Địa Trung Hải.
Trước đó hôm thứ Tư 02/09, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng khuyến khích Athens và Ankara giảm bớt tình trạng căng thẳng giữa đôi bên.

Chính trường Cộng Hòa Czech chia rẽ

vì quan hệ với Trung Cộng

Tin Prague, Cộng Hòa Czech – Vào đầu tuần này, Chủ tịch Thượng Viện Czech, ông Milos Vystrcil, đã đến thăm Đài Loan, bất chấp sự đe dọa từ Trung Cộng và sự phản đối của vị tổng thống thân Bắc Kinh Milos Zeman. Tuy Cộng Hòa Czech có xu hướng đi theo chính sách ngoại giao chung của khối EU, nhưng quốc gia 10.7 triệu dân này đang bước vào cuộc đối đầu khá tồi tệ với Trung Cộng.
Chính trường tại Czech đang chia rẽ nghiêm trọng về mối quan hệ với Bắc Kinh. Một số người ủng hộ việc phát triển quan hệ với Trung Cộng, trong khi một số khác phản đối vì các vi phạm nhân quyền của quốc gia này.
Đối với Tổng Thống Zeman và nhiều nhà tài phiệt tại Czech, Trung Cộng là nguồn đầu tư lớn và là thị trường mới cho các ngành kinh doanh của Czech. Tuy nhiên, nhiều người khác lại nghi ngờ điều này vì cho đến nay, Bắc Kinh không đầu tư gì đáng kể vào Czech dù đưa ra rất nhiều hứa hẹn. Ngoài ra, các vi phạm nhân quyền và sự thái độ độc đoán của Trung Cộng cũng khiến nhiều chính trị gia tại Czech khó chịu.
Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị trong chuyến thăm châu Âu mới đây đã đe dọa rằng, các chính trị gia châu Âu sẽ trả giá đắt nếu đến thăm Đài Loan. Ngoài ra, ông Vương còn gọi chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Thượng Viện Czech là một sự phản bội, và thêm rằng ông Vystrcil sẽ trở thành kẻ thù của 1.4 tỷ người dân Trung Cộng. Lời đe dọa này đã khiến Thủ Tướng Czech Andrej Babis tức giận, nói rằng các bình luận của ông Vương đã vượt quá giới hạn của một nhà ngoại giao. (Ngô Bảo)

Tổng thống Belarus thay thế giám đốc KGB

 bằng một nhân vật thân Nga

Thụy My
Tổng thống Belarus, Alexandre Loukachenko hôm qua 03/09/2020 đã thay thế giám đốc cơ quan an ninh (KGB) bằng nhân vật được cho là thân Matxcơva, vào đúng ngày tiếp đón thủ tướng Nga Mikhail Michoustine tại Minsk.
Ông Loukachenko cũng thay thế thư ký Hội đồng An ninh Belarus và người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Nhà nước.
Loan báo này được đưa ra nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Nga Mikhail Michoustine, quan chức cao cấp nhất từ trước đến nay của Nga đến thăm Belarus kể từ khi phong trào phản kháng nổ ra tại quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Chủ nhật tuần rồi, mấy chục ngàn người Belarus tiếp tục xuống đường phản đối việc ông Loukachenko tái đắc cử, bị cho là gian lận. Thay vì đối thoại với đối lập, tổng thống quay sang Nga tìm sự ủng hộ.
Cho đến nay, tổng thống Loukachenko luôn từ chối đề nghị hội nhập kinh tế chính trị với Nga, mà theo ông là nhằm biến Belarus thành chư hầu. Nhưng hôm qua, ông Loukachenko tuyên bố Nga và Belarus là « hai nước anh em », đã « thỏa thuận được về nhiều chủ đề mà trước đó không tìm được đồng thuận ». Còn thủ tướng Nga nói rằng đã có những tiến bộ đạt được, chủ yếu về « tương lai một liên minh » Nga-Belarus.
Theo nhà phân tích Mark Galeotti ở Luân Đôn, quyết định thay thế giám đốc KGB Valéri Vakoultchik bằng ông Ivan Tertel có thể do áp lực của Matxcơva. Ông Vakoultchik luôn kịch liệt chống việc can thiệp của Nga, còn Tertel có quan hệ rất tốt với cơ quan an ninh Nga.

Một số nhà báo tự do vô tình tham gia

vào chiến dịch gây sai lệch thông tin của Nga

Tin từ London, Anh – Cô Laura Walters, một nhà báo tự do đã gửi một bài báo dài 1,000 từ về ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng ở Tây Tân Lan cho Peace Data, một cơ quan truyền thông phi lợi nhuận.
Hôm 15/6/2020, giám đốc truyền thông của Peace Data đã gửi cô Laura Walters những phản hồi rất tốt. Tuy nhiên, hôm thứ ba (1/9), dựa vào lời khuyên đến từ FBI, Facebook và Twitter cho biết họ đã xác định Peace Data là phần quan trọng thuộc chiến dịch tác động chính trị của Nga, nhắm vào các cử tri cánh tả ở Hoa Kỳ, Anh Quốc và các quốc gia khác. Trang web này đã thành công trong việc lừa và thuê các nhà báo tự do viết bài về các chủ đề như cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, đại dịch coronavirus và các cáo buộc tội ác chiến tranh của phương Tây.
Email và phỏng vấn với một số nhà báo tiết lộ rằng họ có thể được trả tới 250 Mỹ kim cho mỗi bài viết, và được khuyến khích đưa các góc độ chính trị vào bài viết của họ. Nhân viên của Peace Data tiếp cận các tác giả thông qua tin nhắn riêng trên Twitter hoặc Linkedln. Sau đó, họ chào giá từ 100 đến 250 Mỹ kim cho một bài báo và thanh toán nhanh chóng bằng cách chuyển tiền qua internet.
Những thông tin về Peace Data được tiết lộ sau những khuyến cáo về việc Nga đang cố gắng làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào tháng 11 tới. Nga đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc tương tự và đến hôm thứ tư (2/9), Điện Kremlin vẫn không trả lời các yêu cầu bình luận về Peace Data. (BBT)

Nóng! Có ‘dấu hiệu sự sống’ dưới đống đổ nát

30 ngày sau vụ nổ cảng Beirut

Phụng Minh
Tất cả đang hy vọng vào một phép màu.
Tối ngày thứ Năm (3/9), các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy “những dấu hiệu của sự sống” trong một tòa nhà bị sập do vụ nổ cảng Beirut. Do các khối bê tông rất chắc nên công tác tìm kiếm cứu nạn phải tiến hành từ từ, hiện tại ai cũng mong có phép màu sẽ đến sau những mảnh tường vỡ này, theo Epochtimes.
Vụ nổ tại cảng Beirut, Lebanon xảy ra vào ngày 4/8, đến nay đã tròn 30 ngày. Thảm kịch này đã khiến gần 200 người thiệt mạng và hơn 6.000 người bị thương.
Vào đêm thứ Năm, một đội cứu hộ đã tìm thấy dấu hiệu của sự sống dưới một tòa nhà bị phá hủy ở khu vực Gemmayze, cho thấy có lẽ vẫn còn người sống sót dưới đống đổ nát.
Một thành viên của đội cứu hộ nói rằng dấu hiệu của sự sống có thể thuộc về một đứa trẻ và có ít nhất một thi thể khác ở cùng vị trí với em nhỏ này.
Đội tìm kiếm và cứu hộ “Topos Chile” của Chile đã tìm thấy dấu hiệu của sự sống. Nhóm là một tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ nhân đạo.
Ban đầu, một con chó đánh hơi được huấn luyện tốt đã phát hiện ra những người có thể sống sót. Sau khi kiểm tra chuyên sâu, camera chụp ảnh nhiệt phát hiện một người trưởng thành và một người nhỏ hơn nằm cuộn tròn dưới đất. Cơ thể nhỏ hơn vẫn còn dấu hiệu của sự sống như thở 18 lần / phút và mạch đập yếu.
Siobhán O’Grady cho biết trên trang mạng xã hội của mình: “Beirut đang hy vọng vào một điều kỳ diệu. Đây là Flash, chú chó Chile 5 tuổi đã phát hiện ra mùi trong một tòa nhà nơi thiết bị cảm biến cho thấy hai người đang bị chôn dưới đống đổ nát. Một người có thể còn sống. Chú chó đã làm việc ở đây được 10 ngày và đi giày đặc biệt để bảo vệ đôi chân của mình”.
Francisco Lermanda, người đứng đầu đội cứu hộ Chile cho biết, anh nghi ngờ người bị mắc kẹt đang hôn mê. Vì không thể sử dụng máy móc để khai quật nhằm tránh gây hại cho những người có thể sống sót nên hoạt động giải cứu sẽ phải được thực hiện từ từ và cẩn thận.
Các nhân viên tham gia cứu hộ cho biết, cơ hội sống dưới đống đổ nát trong thời gian dài như vậy là rất mong manh, nhưng không phải là hoàn toàn chưa từng có. Theo báo cáo, đội Topos Chile đã từng giải cứu một người bị mất nước và suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở Haiti. Anh ta bị mắc kẹt trong trận động đất kinh hoàng trong 27 ngày.
Hiện đội cứu hộ vẫn đang làm việc dưới nhiệt độ rất cao. Sau khi cẩn thận loại bỏ một lượng lớn đống đổ nát, một thành viên nữ tiến vào bên dưới tòa nhà bị sập để tiến hành điều tra. Sau khi kiểm tra thêm, thiết bị phát hiện ra có dấu hiệu về 15 nhịp thở mỗi phút.
Đội cứu hộ cho biết: “Đây không phải là một con vật mà là hơi thở của con người”.
Đội cứu hộ dự định sẽ đào ba đường hầm và đưa ra ba phương án di chuyển tới vị trí xác định và xác nhận xem có người sống sót hay không.
“Tôi không biết sẽ mất bao lâu. Gạch dày và bê tông chắc chắn, nhưng không thể đặt máy móc. Nếu có người sống sót bên trong, chúng tôi không thể sử dụng máy để tránh áp lực, va đập hoặc bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và an toàn”, một nhân viên cứu hộ cho hay.
Theo Chen Ting, Epochtimes
Phụng Minh biên dịch

Quan hệ với Israel: Các quốc gia Hồi giáo khác

 đang cân nhắc học theo UAE

Hương Thảo
Theo FoxNews, đầu tuần này, một chiếc máy bay của Israel mang theo dòng chữ “Hòa bình” ở bên ngoài buồng lái đã bay từ Tel Aviv đến Abu Dhabi, mang tính biểu tượng cho thỏa thuận ngoại giao có tính bước ngoặt giữa nhà nước Do Thái và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Chuyến bay El Al – chở các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Israel, bao gồm cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump và con rể Jared Kushner. Đây là chuyến bay chở khách thương mại trực tiếp đầu tiên giữa hai nước vốn đã từng có nhiều xung đột này.
Thỏa thuận ngày 13/8 được cho là sẽ thúc đẩy các quốc gia khác học theo Các tiểu vương quốc Ả Rập khi chính thức bắt tay với một quốc gia mà nhiều người thậm chí còn không nhận ra trên bản đồ, phá vỡ thông lệ kéo dài hàng thập niên khiến nhiều quốc gia đạo Hồi và Ả Rập từ chối thiết lập quan hệ với Israel.
Quốc gia nào tiếp theo có khả năng tiến đến quan hệ với Israel?
Nội các Bahrain đã tán dương thỏa thuận, hơn nữa, thủ tướng Bahrain được cho là đã nói chuyện với người đứng đầu cơ quan phản gián của Israel vào giữa tháng 8, mặc dù Bahrain đã phủ nhận. Chế độ quân chủ lập hiến nhỏ bé liên kết chặt chẽ với UAE này cũng coi Iran là một mối đe dọa hiện hữu trong khu vực. Các tín hiệu ấm lên khác bao gồm việc tổ chức cuộc gặp gỡ năm ngoái giữa Trưởng Giáo sĩ Jerusalem Shlomo Amar với Vua Hamad bin Isa al-Khalifa, và sự kiện người Bahrain thi đấu trong một cuộc đua xe đạp vào tháng 5/2018 – cùng với những người UAE – tổ chức tại Israel.
Nhưng cho đến nay, chưa có tuyên bố chính thức nào liên quan đến các liên lạc giữa Israel-Bahrain được đưa ra.
Các chuyên gia phân tích cũng hướng về Oman, quốc gia đã nhanh chóng ca ngợi thỏa thuận và trong nhiều năm qua đã đóng vai trò là người đối thoại giữa Israel và các quốc gia Ả Rập.
Sudan cũng được coi là nước có khả năng đột phá, mặc dù thông điệp công khai của họ vẫn chưa rõ ràng. Lãnh đạo lâm thời của quốc gia Đông Phi này, Abdel Fattah al-Burhan, đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Uganda vào tháng 2, báo hiệu rằng các cuộc đàm phán sớm để bình thường hóa quan hệ đã được khởi động.
Ngay sau khi thông báo của UAE được đưa ra, Sudan – hiện đang rơi vào tình trạng hỗn loạn và chuyển đổi sau khi lật đổ nhà cầm quyền lâu năm Omar al-Bashir vào tháng 4/2019 – tuyên bố họ cũng đang trong quá trình bình thường hóa quan hệ nhưng đã từ chối đưa ra thông cáo của mình trong bối cảnh phản ứng dữ dội của công chúng.
“Sudan, vốn từ lâu đã trở thành đơn độc trên thế giới do sự tài trợ cho tổ chức khủng bố Al Qaeda cũng như những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Darfur và các nơi khác, đang hy vọng đưa mình ra khỏi danh sách ‘nhà nước bảo trợ khủng bố’”, ông Raphael Marcus, thành viên nghiên cứu tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh, trường đại học King’s College London, giải thích. “Đã có những dấu hiệu cho thấy kể từ khi Omar al-Bashir sụp đổ, chính phủ mới của Sudan tin rằng vị thế của họ với Hoa Kỳ và trên toàn cầu sẽ được cải thiện nhờ quan hệ với Israel”.
Morocco cũng được liệt vào danh sách các quốc gia đang chuẩn bị cho một số bước tiến cải thiện quan hệ với Israel. Đất nước này có một cộng đồng Do Thái nhỏ, từng vượt qua con số 250.000 người vào giữa thế kỷ 20 nhưng đã giảm xuống chỉ còn 3.000 người.
Harley Lippman, một doanh nhân có trụ sở tại Miami, người từ lâu đã hợp tác với UAE trong việc tạo dựng mối quan hệ với Israel ở Washington, nói với Fox News rằng Israel và Morocco đã đàm phán trong nhiều năm và đôi khi đã tiến rất gần đến một thỏa thuận.
Ông phỏng đoán: “Bahrain có khả năng đạt được thỏa thuận gần nhất, tiếp theo là Oman và Sudan”. “Sudan là dễ dàng nhất, vì họ chỉ muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ và họ cần làm hòa với Israel như một bước để đạt được điều đó”.
Vấn đề Palestine không còn là mối quan tâm chính? Iran đáng lo ngại hơn?
Các quốc gia Ả Rập theo truyền thống từ chối quan hệ ngoại giao chính thức với Israel, khi mà xung đột giữa Israel và Palestine vẫn chưa được giải quyết.
Nhưng hiện tại nhiều quốc gia Ả Rập vùng Vịnh có quan điểm chung cho rằng thù hằn với Iran đã trở thành một nguyên nhân nổi bật gây lo ngại về an ninh quốc gia hơn là hoàn cảnh của người Palestine.
Đi đầu trong cuộc chiến đó là Saudi Arabia. Thái tử và người cai trị trên thực tế của Vương quốc Mohammad bin Salman vào năm 2018 ám chỉ rằng các mối quan hệ trực tiếp với Israel có thể cùng có lợi, và hai nước được cho là đã hợp tác để chống lại Tehran (Iran) một cách lặng lẽ và bí mật.
Mặc dù quan hệ tan băng trong những năm gần đây, Saudi vẫn công khai khẳng định rằng các quan hệ ngoại giao là chưa sẵn sàng – tuy nhiên, hôm thứ Tư, Riyadh tuyên bố rằng họ sẽ cho phép các chuyến bay giữa Israel và UAE sử dụng không phận của mình.
John Glaser, giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện CATO cho biết: “Nhìn chung, đây được coi là một dấu hiệu cho thấy sự coi trọng ‘vấn đề Palestine’ trong các nước Ả Rập đang dần suy giảm”. “UAE hy vọng nhận được tín nhiệm vì quan tâm đến số phận của người Palestine, nhưng vì thỏa thuận này chỉ tạm thời dừng kế hoạch thôn tính Israel, [do đó] người Palestine đã chỉ trích gay gắt UAE vì đã ‘phản bội’ họ”.
Để vượt qua thành tích trong những tuần gần đây, tất cả mọi người từ Tổng thống Trump và Kushner, đến cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien và đương kim thủ tướng Israel Netanyahu, đã ủng hộ các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo khác đang trên con đường – hoặc sẽ sớm – thiết lập các liên minh với Israel. Một điểm tiếp thị mạnh mẽ khác nằm ở những gì có được về mặt kinh tế.
Các quốc gia khác có thể sẽ tìm cách phân tích lợi ích của UAE trước khi thực hiện các bước chốt tiếp theo của riêng họ. Ngay cả trước khi thỏa thuận Israel-UAE được ký kết, các nhà đầu tư hai bên đã nhanh chóng tìm hiểu và chuẩn bị cho các cơ hội mới, từ tài chính, du lịch đến hàng không và y tế.
Theo Hollie McKay, Fox News
Hương Thảo biên dịch

Facebook và Ủy hội Sông Mê Kông nỗ lực giúp

người dân khu vực hạ lưu ứng phó hạn hán và lũ lụt

Giang Nguyễn
Khởi động sáng kiến chung
Khi Ủy hội Sông Mê Kông và Facebook thông báo quan hệ đối tác trong một sáng kiến mới tại khu vực hạ lưu Sông Mê Kông, có lẽ không nơi nào phù hợp hơn ngoài chính trang mạng xã hội Facebook.
Tuần qua, Ủy hội Sông Mê Kông (MCR) và Facebook đã long trọng khởi động qua livestream sáng kiến chung về cung cấp thông tin cảnh báo lũ sớm và thông tin giám sát hạn hán cho người dân ven sông và các chính phủ ở khu vực hạ lưu Sông Mê Kông.
Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun, Phụ trách Chiến lược và Hợp tác Đối tác Ban Thư ký của Uỷ hộ chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do:
“Đây là bước khởi đầu. Chúng tôi đang thực hiện giai đoạn thử nghiệm về cách Facebook có thể hỗ trợ hoạt động của Uỷ hội Sông Mê Kông và giúp chúng tôi phổ biến tới công chúng. Vì Facebook là một công cụ truyền thông xã hội lớn có thể tiếp cận các bên liên quan một cách trực tiếp, mà Uỷ hội không thể tự mình tiếp cận. Chúng tôi chỉ mới thăm dò mối quan hệ đối tác với Facebook và chúng tôi nghĩ rằng, hãy bắt đầu với những gì mà Uỷ hội đã có, cụ thể là với hệ thống giám sát sông và dự báo lũ lụt của chúng tôi”.
Hệ thống dự báo lũ lụt và hạn hán của Ủy hội Sông Mê Kông dùng dữ liệu về mực nước sông và lượng mưa từ 22 trạm thủy văn mà Ủy hội đã lắp đặt theo dòng chính sông Mê Kông ở khu vực hạ lưu.
Cô Moon Nguyễn, người đứng đầu chính sách cộng đồng của Facebook tại Việt Nam, chia sẻ tại buổi khởi động qua livestream rằng Việt Nam, với bờ biển dài và địa hình đồi núi, trong nhiều năm qua thường gặp bão tố tàn phá và lũ quét gây thiệt hại về tính mạng và tài sản.
Cô nói, Facebook lúc nào cũng tìm cách mới để hỗ trợ phát triển những cộng đồng trong khu vực:trong nhiều năm qua thường gặp bão tố tàn phá và lũ quét gây thiệt hại về tính mạng và tài sản.
Chúng tôi sẵn sàng sánh vai và hỗ trợ các cộng đồng trong khu vực bị và rất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt”.
Facebook cho biết, sự hợp tác này kéo dài hai năm và sẽ giúp “hàng triệu người dân trong khu vực được cung cấp thông tin về những trận lũ hoặc hạn hán có thể xảy ra, để họ có sự dự phòng tốt hơn”.
Trong giai đoạn đầu, hệ thống dự báo của Uỷ hội Sông Mê Công sẽ được giải thích qua một video hoạt hình 3D, được chia sẻ trên nền tảng của Facebook để tiếp cận được các cộng đồng trong toàn khu vực.
Trong video đó, một chú trâu cày bừa, gặp lũ lụt trong ác mộng, đã truy cập hệ thống dự báo của Ủy hội trên mạng để có được một vụ lúa bội thu.
Tiến sĩ Kittikhoun nói, với sự hợp tác của Facebook, những thông tin của Ủy hội Sông Mê Công sẽ được phổ biến rộng rãi hơn, trong khi trước đây nó chủ yếu được chuyển đến chính quyền của các quốc gia thành viên, tức Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, cũng như một số viện nghiên cứu, tổ chức liên quan.
Ông nói, “Thông tin trên mạng chúng tôi là công khai, ai vào cũng được. Vấn đề là người dân không biết đến dịch vụ này của Uỷ hội Sông Mê Công. Một khi họ có thông tin, họ có thể tìm đến Uỷ hội, thông qua chính quyền quốc gia thành viên, để chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống”.
Sống với lũ lụt, hạn hán
Đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, đối phó với lũ lụt hay hạn hán, đã trở thành nếp sống. Như bà Nguyễn Thị Kim Liên, một nông dân tỉnh Long An:
“Cô thì chấp nhận sống chung với lũ thôi chứ đâu có làm sao mà chống chọi được lũ với hạn hán”.
Với 3 công đất vườn trái cây và ao cá, bà Kim Liên nói Facebook cũng chính là nơi bà thường truy cập thông tin thời tiết:
“Cô coi trên Facebook đó, người ta ở miền Tây, họ đăng lên, nước ngập đến bao nhiêu rồi. Cô thì săn tin trên Facebook. Người dân như cô, họ cũng than thở, bữa nay nước ngập đến đâu rồi, …rồi cô biết, lũ từ đầu nguồn nửa tháng nữa đến mình”.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh, sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tán thành sáng kiến chung của Ủy hội Sông Mê Công và Facebook.
“Nếu mà thông qua Facebook, thì hầu như người Việt Nam bây giờ, gia đình nào cũng có 4-5 tài khoản, 13-14 tuổi là có phone là có Facebook, cha con, mẹ, ông nội đều có. Nếu mà thông tin hay và cách tuyên truyền phù hợp thì người ta sẽ quan tâm nhiều”.
Ông nói, về mặt thông tin thì chính quyền Việt Nam cũng làm khá đủ, tuy nhiên vấn đề là nhà nước có giải pháp gì để khắc phục hay không:
“Thật ra thì về mặt thông tin tuyên truyền, tôi thấy nhà nước khá đầy đủ, cảnh báo trên các kênh tuyên truyền. Vì Việt Nam kênh tuyên truyền mạnh, vừa tuyên truyền trên báo, trên đài địa phương. Phường cũng có loa để tuyên truyền. Nhưng mà giải pháp cho hiệu quả thì đến nay chưa có, mà người dân phải tự trữ nước (trong lúc hạn hán)”.
Tiến sĩ Kittikhoun cũng nhận xét về điều này. Theo ông, khi nhiều người có thông tin sẽ nâng khả năng đòi hỏi những biện pháp ứng phó từ chính quyền.
“Đôi lúc nguồn lực của chính quyền để quảng bá, phát tán thông tin cũng bị hạn chế. Với sự phối hợp này của Facebook, nhiều người sẽ hiểu biết về dịch vụ của chính quyền và sẽ dùng nó nhiều hơn”.
Bà Kim Liên nói bà không trông chờ vào sự hỗ trợ từ chính quyền, và bà chào mừng sáng kiến của Ủy hội Sông Mê Kông.
“Phòng chống thì dễ. Cô có điều kiện, cô có tiền nhiều, cô xây bờ kè ở mé sông, be kè cao lên, nhưng điều đó rất tốn kém. Ở đâu đó làm nổi thôi chứ mình làm không nổi, tại vì sông lớn mà. Cô về đây 10 năm rồi, cũng chỉ sống với lũ thôi, nương theo nó thôi. Bây giờ nếu như có một chương trình, công cụ nào tìm kiếm cho mình biết lũ thiệt hại như thế nào, phải làm gì hay hơn cái cách mà mình chống từ đó nay, thì mình sẽ theo dõi”.
Trong giai đoạn 2 của sáng kiến chung, Facebook sẽ tập huấn cho cán bộ bốn quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mê Kông về cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số để giao tiếp hiệu quả và nhanh chóng trong và sau thảm họa.

Đài Loan thiết kế lại hộ chiếu

để không bị nhầm là TQ

Các quan chức Đài Loan đã thông báo việc thay đổi thiết kế hộ chiếu, với chữ “Đài Loan” (Taiwan) lớn hơn và thu nhỏ dòng chữ “Trung Hoa Dân quốc” (Republic of China).
Giới chức cho biết việc thiết kế lại hộ chiéu là để ngăn chặn sự nhầm lẫn giữa công dân Đài Loan và công dân Trung Quốc.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết điều này sẽ không thay đổi việc Đài Loan trở thành một “bộ phận bất khả xâm phạm của Trung Quốc”.
Giới chức Đài Loan công bố các thiết kế hộ chiếu mới tại một buổi lễ hôm thứ Tư (2/9).
Các từ tiếng Anh “Republic of China” – tên chính thức của Đài Loan – sẽ được chuyển từ vị trí trên cùng của trang bìa sang phông chữ nhỏ hơn bao quanh quốc huy, và từ tiếng Anh “Taiwan” sẽ lớn hơn và in đậm.
Kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu, “người dân của chúng tôi luôn hy vọng rằng chúng tôi có thể làm nổi bật hơn sự hiện diện của Đài Loan, tránh để mọi người nhầm tưởng họ đến từ Trung Quốc”, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu nói với các phóng viên.
Đài Loan đã tự cai trị kể từ năm 1949, khi chính quyền đại lục chạy đến hòn đảo này sau thất bại trước Đảng Cộng sản trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Đài Loan có chính phủ được bầu cử dân chủ, có quân đội riêng và tiền tệ riêng.
Nhưng theo chính sách Một Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh khẳng định họ là người cai trị hợp pháp Đài Loan. Rằng Đài Loan một ngày nào đó sẽ trở lại dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc – bằng vũ lực nếu cần thiết.
Cuộc thi thiết kế mẫu hộ chiếu Đài Loan mới
Khi Đài Loan công bố mẫu thiết kế hộ chiếu mới vào thứ Tư (ngày 2/9), làm nổi bật từ “Đài Loan”, một cuộc thi thiết kế bìa hộ chiếu Đài Loan đã khắc họa những nét độc đáo và văn hóa của hòn đảo này, theo Taiwannews.
Được tổ chức bởi Đảng Quyền lực Mới (NPP), một đảng đối lập được thành lập vào năm 2015, cuộc thi diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 31/8. Tổng cộng 127 bài dự thi đã được gửi tới các hạng mục Tiêu chuẩn quốc tế và Sáng tạo, ban tổ chức nói với CNN.
Các mẫu thiết kế này cố gắng nhấn mạnh danh tính của Đài Loan, tìm cách giải quyết những rắc rối mà người Đài Loan thường gặp phải khi họ bị nhầm là người Trung Quốc do tên chính thức “Republic of China” được hiển thị trên hộ chiếu, theo NPP.
Thiết kế đoạt giải Hạng mục Tiêu chuẩn Quốc tế hiển thị đảo chính Đài Loan và một số đặc điểm mang tính biểu tượng, bao gồm hoa lan, hươu sao Formosan, gấu đen Formosan và chim trĩ Mikado. Người chiến thắng ở vị trí thứ hai và thứ ba thiết kế hình ảnh con bướm có đôi cánh “hình Đài Loan” và một hòn đảo Đài Loan với những chấm nhiều màu tượng trưng cho sự đa dạng.
Nền ẩm thực sôi động của Đài Loan cũng đã được đưa vào thiết kế dự thi. Món trà sữa Đài Loan xuất hiện nhiều trong các bài dự thi, trong khi cơm thịt lợn kho – một trong những món ăn nhẹ đáng chú ý và giá cả phải chăng nhất ở Đài Loan – xuất hiện trong một thiết kế nhấn mạnh tính toàn diện của Đài Loan.
Cuộc thi nhận được nhiều ý kiến bình luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng. Một người tên Sharlene King viết trên Twitter: “Đài Loan đang xem xét các mẫu thiết kế hộ chiếu mới. Một trong số đó là mẫu có hình trà sữa đặt trên đầu một con chim. Làm ơn chọn mẫu trà sữa đặt trên đầu con chim đi mà!”

Phó TT Đài Loan: Chính sức mạnh của nền dân chủ

 đã gắn kết chúng ta với nhau

Vũ Dương
Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Qingde) tối qua (ngày 3/8) đã tham dự bữa tiệc tri ân đoàn đại biểu Cộng hòa Séc. Ngoài việc chúc phái đoàn trở về thuận lợi bình an, ông cũng mong rằng Đài Loan và Cộng hòa Séc có thể cùng nhau hợp tác, cùng nhau nỗ lực vì nền dân chủ quốc tế trong tương lai.
Phủ Tổng thống đã ra thông cáo báo chí cho biết, Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức  trước khi phát biểu đã thay mặt Tổng thống Thái Anh Văn một lần nữa cảm ơn Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Miloš Vystrčil cùng phái đoàn đã có chuyến thăm đặc biệt đến Đài Loan lần này. Ông Lại hy vọng chuyến viếng thăm lần này, các thành viên trong phái đoàn có thể lưu lại ấn tượng sâu sắc về một đất nước tự do dân chủ cũng như sự nhiệt tình thân thiện của người dân nơi đây, và ông chúc phái đoàn có chuyến trở về thuận lợi bình an.
Phó Tổng thống Lại cho biết Chủ tịch Thượng viện (CH Séc) khi phát biểu đã đề cập đến rằng với sức của một người rất khó đạt được mục tiêu, vậy nên cần mọi người đoàn kết nhất trí với nhau mới có thể vươn tới thành công. Chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay là nhờ sức mạnh của nền dân chủ, điều này đã gắn kết chúng ta lại với nhau. Mong rằng trong tương lai, Đài Loan và Cộng hòa Séc có thể cùng nhau hợp tác, cùng nhau nỗ lực vì nền dân chủ quốc tế.
Ông Lại tin rằng Cộng hòa Séc là một quốc gia tuyệt vời từ tầng diện văn hóa, tinh thần dân chủ. Từ lòng dũng cảm mà người dân Cộng hòa Séc biểu hiện ra, có thể thấy Cộng hòa Séc là một quốc gia vĩ đại. Ông Lại mong rằng quan hệ hợp tác và giao lưu giữa hai nước không ngừng được tăng cường trong thời gian tới.
Trước đó, Chủ tịch Thượng viện Miloš Vystrčil đã nói trong bài phát biểu rằng với sức của một cá nhân muốn đạt được mục tiêu là chuyện rất khó, vậy nên cần phải dựa vào cố gắng của cả chỉnh thể. Ngoài việc gửi lời cảm ơn đến sự phó xuất của các thành viên trong phái đoàn đã giúp chuyến đi này suôn sẻ thành công và được báo chí đưa tin rộng rãi, ông cũng mong tiếp tục làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa Cộng hòa Séc và Đài Loan trong tương lai.
Theo Wang Yuwei, CNA
Vũ Dương biên dịch

Đài Loan – Châu Âu đang tiến những bước dài

 trong quan hệ khi cùng chia sẻ các giá trị phổ quát

Tâm Thanh
Vào ngày 2/9, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã tham dự bữa tiệc tối kỷ niệm Ngày Châu Âu của hội thương mại Châu Âu. Bà Thái đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện này, nêu bật những thành tựu và tiềm năng của môi quan hệ Đài Loan-Châu Âu trong bối cảnh đảo quốc không ngừng bị Bắc Kinh đe dọa.
Bà Thái cho biết, Đài Loan và Liên minh Châu Âu (EU) đã cùng nhau hợp tác chống lại đại dịch Covid và cùng nhau vượt qua nhiều trở ngại. Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Đài Loan và EU ngày càng phát triển mạnh mẽ, hy vọng rằng thông qua đàm phán các hiệp định đầu tư song phương, việc mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại sẽ mở ra cơ hội cho quan hệ đối tác bền vững với nhau.
Theo CNA, trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Thái nói: “Năm nay, Đài Loan và các nước thành viên EU phải đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh gây ra, Đài Loan đã tích cực ngăn chặn dịch bệnh trong nước và hỗ trợ các nước trên thế giới cùng nhau chống đại dịch”.
Lấy sản xuất khẩu trang làm ví dụ, trước khi dịch bệnh bùng phát, Đài Loan chỉ sản xuất 1,8 triệu chiếc mỗi ngày, nhưng đến giữa tháng Năm, Đài Loan đã trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới với sản lượng hơn 20 triệu chiếc mỗi ngày. Đài Loan nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tự cung tự cấp, do đó đã nhanh chóng xây dựng dây chuyền sản xuất và sau khi năng lực sản xuất đạt tiêu chuẩn, hơn 51 triệu khẩu trang đã được tặng cho hơn 80 quốc gia trên thế giới và chúng đã được gửi đến các nước thành viên EU thông qua cơ chế cứu hộ EU RescEU và các kênh song phương.
Ngược lại, EU cũng đã hỗ trợ Đài Loan chống một loại dịch bệnh khác. Vào tháng trước, đã có một đợt bùng phát dịch bệnh phát ban ở bò tại đảo Kim Môn của Đài Loan, ngay lập tức, Liên minh Châu Âu đã hỗ trợ đảo quốc vắc xin cho loại dịch bệnh này. Bà Thái nói rằng “Tôi nhất định phải nói lời cảm ơn với họ” vì vắc-xin đến Kim Môn vào thời điểm quan trọng, làm giảm bớt lo lắng cho những người chăn nuôi gia súc.
Ngoài ra, Đài Loan và EU đang hợp tác phát triển thuốc thử, vắc xin và các liệu pháp điều trị bệnh viêm phổi Vũ Hán, đồng thời trao đổi vật tư y tế bao gồm trang bị bảo hộ cá nhân.
Bà Thái cũng cho biết, trong những năm qua, mối quan hệ giữa Đài Loan và châu Âu ngày càng bền chặt. Năm ngoái, số thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Đài Loan đã lần đầu tiên vượt quá 400.
Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương giữa Đài Loan và EU đạt mức cao kỷ lục 58,7 tỷ đô la Mỹ, đầu tư của EU vào Đài Loan cũng đạt mức cao mới vào năm ngoái. Tính đến cuối tháng Sáu năm nay, đầu tư của EU vào Đài Loan đạt 57 tỷ đô la Mỹ, tăng 65% trong 5 năm.
Trong số đó, Carrefour – tập đoàn kinh tế Pháp kinh doanh trên lĩnh vực siêu thị đã thành lập trung tâm hoạt động châu Á tại Đài Loan.
Philips đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử ở Đài Loan, thúc đẩy Đài Loan tạo ra những điều kỳ diệu về vi mạch tích hợp.
Tổng thống Thái Anh Văn nhấn mạnh rằng, Đài Loan và EU cùng chia sẻ các giá trị cốt lõi về dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Bà nói rằng, Đài Loan là một đối tác kinh tế đáng tin cậy của EU và Hy vọng rằng Đài Loan và EU sẽ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng vật liệu phòng chống Covid, đây là bước đầu tiên để làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác cùng có lợi và hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời có thể trở thành điểm khởi đầu của chuỗi cung ứng đa dạng hơn.
Ngoài ra, bà Thái cũng cảm ơn hội thương mại Châu Âu đã ủng hộ chính sách năng lượng xanh của Đài Loan. Hiện tại, các công ty điện gió ngoài khơi, bao gồm WPD và Orsted, gần đây đã tăng cường đầu tư vào Đài Loan.
Thương gia người Anh Jan De Nul Group và DEME cũng tham gia vào việc xây dựng ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của Đài Loan và 20 công ty của Anh đã thành lập văn phòng tại Đài Loan để cung cấp các khóa đào tạo khác nhau về phát triển xây dựng điện gió ngoài khơi.
Tổng thống Thái Anh Văn chỉ ra thêm rằng, các công ty châu Âu đã đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan và Đài Loan cũng đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế châu Âu.
Ví dụ, các công ty Đài Loan như: Hồng Hải, Asustek, Acer và AU Optronics đã đầu tư vào các ngành điện tử và truyền thông thông tin của Séc, tạo ra 23.000 việc làm. Slovakia hiện là nhà sản xuất chính màn hình LCD cỡ lớn cho AUO, và đây cũng là cơ sở sản xuất lớn thứ hai của AUO ở Châu Âu.
Giant – nhà sản xuất xe đạp hàng đầu thế giới của Đài Loan, đã thành lập nhà máy châu Âu đầu tiên tại Hà Lan với sản lượng 500.000 chiếc xe đạp cao cấp hàng năm và sau đó thành lập nhà máy lớn thứ hai châu Âu tại Hungary vào năm 2018.
Ngoài ra, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Đài Loan với châu Âu rất ổn định, ngày càng có nhiều quan chức chính phủ các nước châu Âu đến thăm Đài Loan. Các phái đoàn từ Pháp, Anh, Đan Mạch, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan đều đã đến thăm Đài Loan vào năm ngoái.
Tại thời điểm hiện tại, bà Thái nói rằng bà rất vui mừng khi ông Miloš Vystrčil, chủ tịch Thượng viện Séc, đang có chuyến thăm Đài Loan.
Cuối cùng, Tổng thống Thái Anh Văn cho rằng, trong 70 năm qua, Đài Loan và châu Âu đã trải qua những khó khăn gian khổ, vượt qua nhiều nghịch cảnh và thách thức trong hội nhập và phát triển kinh tế, chính trị. Hiện nay Đài Loan và châu Âu đang mở rộng hợp tác và đóng góp cho thế giới, và bằng cách đàm phán các hiệp định đầu tư song phương sẽ mở ra cơ hội cho quan hệ đối tác cụ thể và vững chắc hơn giữa đôi bên.
Theo Secretchina
Tâm Thanh dịch và biên tập

Đài Loan bác thông tin

‘bắn hạ’ tiêm kích SU-35 của Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Sơn
Mạng xã hội và một số website quốc tế đăng tin máy bay chiến đấu SU-35 của Quân đội Trung Quốc mới bị Đài Loan bắn rơi.
Một số thông tin trên Twitter cho rằng, tiêm kích bị rơi xuống khu dân tộc tự trị Choang ở Quảng Tây, sau khi xâm nhập vào vùng biển Đài Loan và Biển Đông hôm 4/9.
Các video đăng tải cho thấy dường như một chiếc máy bay chiến đấu bị bốc cháy, một video khác chiếu cảnh một phi công đang nằm trên đất vây quanh. Thông tin cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Đài Loan bắn rơi tiêm kích Su-35 của Trung Quốc xâm phạm eo biển Đài Loan.
Sau đó, một số nguồn tin trên mạng xã hội Trung Quốc phủ nhận thông tin máy bay bị bắn rơi. Các nguồn tin này thừa nhận máy bay bị rơi ở Quảng Tây nhưng do “lỗi kỹ thuật”.
Chiều 4/9, hãng thông tấn trung ương Đài Loan CNA, dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng nước này bác bỏ tin đồn về việc tên lửa của Đài Bắc bắn hạ tiêm kích Sukhoi Su-35 của Trung Quốc.
“Bộ Tư lệnh Không quân chính thức bác bỏ rằng, đây là thông tin sai và hoàn toàn không đúng sự thật”, thông cáo của Bộ Quốc phòng nêu rõ.
Cơ quan này đồng thời nhấn mạnh, sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình vùng biển, vùng trời xung quanh eo biển Đài Loan, kịp thời cung cấp thông tin chính xác.
Trước đó, hôm 10/8, Đài Loan cho biết, trong khi Bộ trưởng Y tế của Mỹ Alex Azar đến thăm đảo quốc này, các máy bay phản lực của không quân Trung Quốc đã vượt qua giới tuyến của eo biển và lọt vào tầm ngắm của tên lửa Đài Loan.
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã ở trong tầm ngắm của các tên lửa phòng không của Đài Loan trên đất liền và bị các máy bay tuần tra của Đài Loan “xua đuổi”, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố ngày 10/8.
Hồi tháng 6, Đài Loan cũng cảnh báo việc máy bay Trung Quốc xâm phạm khu vực nhận dạng phòng không của hòn đảo hôm 17/6. Đây là cuộc chạm trán thứ 4 trong 9 ngày qua khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gần đảo.

Trung Quốc không chiêu dụ được châu Âu

do cách hành xử độc đoán

Mai Vân
“Những lời đe dọa như vậy không có chỗ ở đây”. Trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị ngày 01/09/2020 vừa qua tại Berlin, ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã không ngần ngại lên tiếng nhắc nhở như trên.
Đến từ một nước nổi tiếng về thái độ mềm mỏng với Trung Quốc, tuyên bố của ngoại trưởng Đức là dấu hiệu mới nhất cho thấy là chuyến công du 8 ngày (25/08 – 01/09) của ông Vương Nghị nhằm chiêu dụ 5 nước châu Âu đã không mấy thành công, nếu không muốn nói là thất bại.
Trong bài phân tích “Đức chọn một chiến lược cứng rắn hơn đối với Trung Quốc”, nhật báo kinh tế Pháp Les Echos ngày 03/09/2020 đã nêu bật chuyển biến lập trường được bộc lộ công khai của cường quốc số một Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc đang phải gánh chịu hậu quả của đường lối ngoại giao lỗ mãng được thấy trong những tháng gần đây. Theo Les Echos, ngày càng bực tức trước các hành vi độc đoán của Bắc Kinh, Berlin tỏ ý muốn giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và bớt thân thiện với Bắc Kinh.
Đức nhắc nhở Trung Quốc là đừng nên đe dọa Séc
Về lời nhắc nhở thẳng thắn của ngoại trưởng Đức đối với đồng nhiệm Trung Quốc tại Berlin ngày 01/09 vừa qua, Les Echos đã nêu bật nguyên nhân: Một lời đe dọa thô bạo của Trung Quốc đối với Cộng hòa Séc, một thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Theo Les Echos, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị quả là đã có một hành động “khiêu khích quá mức… làm tiêu tan chiến dịch  quyến rũ châu Âu của ông” khi đe dọa Cộng hòa Séc là sẽ bị những đòn trả đũa dữ dội từ phía Bắc Kinh “vì đã can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. Tại Berlin,
trung thành với thái độ ngạo mạn được thấy trong những tháng gần đây, ngoại trưởng Trung Quốc, đã cực lực đả kích việc chủ tịch Thượng Viện Séc đi thăm Đài Loan.
Điều bất ngờ là ngoại trưởng Đức đã trực tiếp đáp trả : “Chúng tôi, người châu Âu, luôn hành động trong sự hợp tác chặt chẽ. Chúng tôi luôn dành cho các đối tác sự tôn trọng và chúng tôi cũng chờ đợi họ làm điều tương tự”. Và ông Heiko Maas kết luận: “Những lời đe dọa như vậy không có chỗ ở đây”.
Đối với Les Echos, cho đến nay, trong quan hệ với Trung Quốc, Đức luôn ưu tiên phát triển giao thương hơn là chú ý đến các vấn đề nhân quyền, với hy vọng là qua đó có thể thúc đẩy Trung Quốc mở cửa rộng hơn về thương mại cũng như chính trị.
Thế nhưng chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, việc gia tăng bóp nghẹt Hồng Kông hay những nỗ lực phá hoại sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu trong mùa dich Covid-19 vừa qua đã khiến cho Berlin nghĩ rằng chiến lược của mình không hiệu quả, thậm chí còn đẩy chủ quyền kinh tế chính trị của Đức vào vòng nguy hiểm.
Châu Âu sẽ không lệ thuộc vào “cả Đông lẫn Tây”
Thái đô nghi kỵ của Berlin đối với Trung Quốc cũng được ngoại trưởng Đức biểu lộ trên một hồ sơ mà Bắc Kinh rất mong muốn thúc đẩy: Ký kết một thỏa thuận bảo vệ đầu tư giữa Liên Âu và Trung Quốc.
Trong suốt vòng công du châu Âu vừa kết thúc, ông Vương Nghị luôn ca ngợi chủ nghĩa đa phương – mà theo ông – đang bị tổng thống Mỹ Donald Trump chà đạp, nhưng lại được Trung Quốc và Liên Âu bảo vệ. Do đó, tại Đức, cường quốc hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu, hiện là chủ tịch luân phiên của khối này, ngoại trưởng Trung Quốc đã nhắc lại quan điểm chống Mỹ và bày tỏ mong muốn về một “quan hệ tốt hơn, ổn định và chính chắn hơn với Liên Hiệp Châu Âu” cũng như việc tăng cường hợp tác song phương Đức-Trung Quốc.
Trên vấn đề này, ông Heiko Maas không ngần ngại trả lời rằng Liên Hiệp Châu Âu sẽ không cho phép mình “trở thành món đồ chơi trong cuộc tranh đua đại cường quốc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”. Gợi lại vấn đề tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tham gia vào hệ thống 5G ở Đức, vốn vẫn chưa quyết định dứt khoát, ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh rằng châu Âu không nên “lệ thuộc vào cả phía Tây cũng như phía Đông”.
Trước thái độ lạc quan được ông Vương Nghị phô trương về triển vọng Liên Âu và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về bảo vệ đầu tư vào cuối năm, ngoại trưởng Đức đã tỏ ra lạnh nhạt hơn. Ông nhấn mạnh: “Hai bên còn cần phải xích lại gần nhau hơn nữa”.
Vòng công du châu Âu của Vương Nghị: Kết quả nửa vời
Chặng Berlin trong chuyến thăm châu Âu của ngoại trưởng Trung Quốc như vậy đã kết thúc không như Bắc Kinh mong muốn. Theo các nhà quan sát phương Tây, nhìn chung thì cả vòng công du cũng có kết quả như vậy. Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 02/09 đã nhận định: “Vòng công du châu Âu của ngoại trưởng Trung Quốc rốt cuộc chỉ có kết quả nửa vời”.
Theo tác giả bài phân tích, vòng công du 5 nước Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức của ông Vương Nghị đã diễn ra trong bối cảnh phương Tây ngày càng bất bình trước cung cách hành xử của Bắc Kinh từ lúc đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán rồi lan rộng ra khắp thế giới. Chuyến đi có thể được xem là nhằm hạn chế thiệt hại trước những lời chỉ trích về cách Bắc Kinh xử lý dịch Covid-19, và nhất là “tìm cách ngăn chặn, tránh việc lập trường cứng rắn của Mỹ vượt Đại Tây Dương lan qua Tây Âu.
The Diplomat đã ghi nhận việc ngoại trưởng Trung Quốc đã cố gắng phô trương thế mạnh kinh tế của Bắc Kinh tại mỗi nước ông đi qua, nêu bật triển vọng hai bên đều có lợi nếu đẩy mạnh hợp tác, nhấn mạnh đến ưu thế của hợp tác đa phương, chống lại xu hướng đơn phương mà nước Mỹ của Donald Trump là ví dụ điển hình.
Hồ sơ Hồng Kông và Tân Cương luôn bám theo Trung Quốc
Thế nhưng, theo chuyên san Nhật Bản, tại tất cả những nước ông đi qua, thông điệp của ngoại trưởng Trung Quốc đều bị nhiễu do cách hành xử của Trung Quốc tại Tân Cương, Hồng Kông, bị đánh giá là coi thường các quyền căn bản của con người cũng như luật lệ quốc tế.
Tại Ý, nước G7 duy nhất đã đồng ý tham gia Sáng Kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc, ngoại trưởng Luigi di Maio, một người được biết đến là rất có thiện cảm với Bắc Kinh, đã mô tả cuộc gặp như “rất có kết quả” và nêu ý định khởi động lại công cuộc đối tác chiến lược và kinh tế với Trung Quốc. Thế nhưng, ông cũng nói thêm là các vấn đề tự trị, tự do và các quyền của người Hồng Kông phải được tôn trọng.
Các quan ngại về nhân quyền bám theo ông Vương Nghị đến Hà Lan, nơi ngoại trưởng Stef Blok cũng nêu lên vấn đề Hồng Kông và chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương. Tại Pháp cũng thế, ngoại trưởng
Jean-Yves Le Drian và tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu lên vấn đề Hồng Kông và Tân Cương với ông Vương Nghị.
Riêng tại Đức, ngoài lời lên án Trung Quốc đe dọa chính khách Cộng Hòa Séc dẫn đầu phái đoàn đến Đài Loan, ngoại trưởng Heiko Maas cũng thúc giục Trung Quốc thay đổi cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cho rằng sẽ rất “hoan nghênh nếu Trung Quốc cho quan sát viên Liên Hiệp Quốc đến các trại” ở vùng tự trị này, các trại mà Bắc Kinh gọi là huấn nghệ, nhưng bị cộng đồng quốc tế coi là trại giam.
The Diplomat kết luận: Mặc dù công cuộc đối tác kinh tế với Trung Quốc rất có giá trị đối với các quốc gia châu Âu, các vấn đề nhân quyền ở Hoa lục và vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc không còn bị châu Âu gạt ra bên lề nữa. Theo phân tích của chuyên gia Theresa Fallon, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Nga – Châu Âu và Châu Á CREAS tại Bruxelles, thì “quan hệ Liên Âu -Trung Quốc sẽ tiếp tục khó khăn”. Dịch Covid- 19, nhân quyền và dư luận ngày càng ít thiện cảm với Trung Quốc ở châu Âu có thể buộc giới lãnh đạo châu Âu xét lại xem quan hệ thế nào là tốt nhất với Trung Quốc.

Xung đột biên giới Trung – Ấn,

hai bên tăng cường binh lính, tích trữ lương thực,

chuẩn bị chiến tranh

Bình luậnMinh Thanh
Phân tích chỉ ra rằng, Ấn Độ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Corona Vũ Hán, và suy giảm kinh tế của nước này cũng thuộc nhóm tồi tệ nhất thế giới. Cả ông Tập Cận Bình và Modi đều có mong muốn chiến thắng trong cuộc chiến giữa hai nước lần này để củng cố quyền lực của mình. Và cuộc chiến giữa Trung Quốc – Ấn Độ được cho là sắp bắt đầu.
Sau trận xung đột đẫm máu lớn nhất trong 45 năm qua tại biên giới Trung – Ấn hồi tháng 6 vừa rồi, một cuộc tranh chấp quân sự khác giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại xảy ra vào ngày 31/8. Hai bên đổ lỗi cho binh lính của đối phương là đã vượt qua biên giới Himalaya, những người Tây Tạng lưu vong đã tham chiến cùng quân đội Ấn Độ, có thông tin cho thấy họ đã giành được một phần chiến thắng.
Theo tờ CmMedia của Đài Loan, xung đột đã nổ ra ở biên giới phía Tây giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Hai bên cáo buộc nhau đã vượt qua Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở biên giới và phát động “các hành động khiêu khích quân sự”.
Theo báo The Hindu đưa tin ngày 31/8, một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, khoảng 25 binh lính Trung Quốc đã vượt qua LAC và bị quân đội Ấn Độ chặn đánh. Nguồn tin nói thêm rằng, có thể nhìn thấy khoảng 100 binh lính Trung Quốc dưới ngọn núi Black Top đối diện với Đường kiểm soát thực tế.
Tờ The Telegraph của Anh dẫn lời một nguồn tin cho biết, sau khi lực lượng đặc chủng Ấn Độ giao chiến với quân đội Trung Quốc trong ba giờ đồng hồ, quân đội Trung Quốc đã bị đẩy lùi. Các nguồn tin tiết lộ rằng, quân đội Ấn Độ hiện đã đẩy lùi quân Trung Quốc và chiếm đóng lãnh thổ gần Chushul.
Tuy nhiên, cả hai bên đều không đưa ra con số thương vong.
Trên Twitter lan truyền quân đội Ấn Độ chiến thắng, người Tây Tạng vẫy “Cờ Sư tử tuyết sơn”
Trên Twitter, cư dân mạng Sorig đăng tin rằng các lính dù đặc chủng Tây Tạng phục vụ trong quân đội Ấn Độ đã ăn mừng chiến thắng. Họ vui vẻ ca hát, nhảy múa dọc theo biên giới Ladakh. Ngoài ra còn có một đoạn video cho thấy người Tây Tạng vẫy “Cờ Sư tử tuyết sơn”.
Tranh chấp về biên giới Ladakh ở phía tây dãy Himalaya giữa hai nước liên tục kéo dài trong nhiều thập kỷ qua. Chiến tranh Trung – Ấn đã nổ ra vào năm 1962. Sau khi Ấn Độ bại trận, cả hai nước đều đưa quân tới đóng tại các khu vực có địa thế cao và rét buốt, nhưng sau đó thực hiện một loạt biện pháp kiềm chế căng thẳng, bao gồm thỏa thuận cấm binh sĩ mang vũ khí.
Hồ Pangong Tso dài và hẹp, nằm cách Thung lũng sông Galwan trên dãy Himalaya khoảng 200 km về phía nam, với độ cao 4.350 m. Hầu hết các hồ nằm ở khu vực Tây Tạng của Trung Quốc, và Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) lại chạy đúng qua Hồ Pangong Tso.
Theo India Today, ở khu vực Hồ Pangong Tso đã xuất hiện 4 trại đóng quân mới của Trung Quốc, trước đây chỉ có một trại ở khu vực Finger 4.
Bối cảnh xung đột, GDP của Ấn Độ giảm mạnh nhất thế giới
Biên tập viên của trang tin tức tài chính kinh tế FX168 nhận định rằng, nguyên nhân sâu xa khiến xung đột biên giới giữa hai nước bùng phát nhiều lần là do biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ chưa được phân giới chính thức, và hai bên có nhận thức khác nhau về ranh giới kiểm soát thực tế.
Do sự bất đồng quan điểm về Đường kiểm soát thực tế, mâu thuẫn biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thỉnh thoảng xảy ra. Báo cáo của FX168 nói rằng, các xung đột có thể lớn hoặc nhỏ, và liệu chúng có trở thành tin tức thời sự hay không phụ thuộc vào việc cả hai bên có muốn đưa tin hay không. Ngày 31/8, xung đột Trung – Ấn trở thành tin nóng trên các kênh truyền thông Ấn Độ. Cùng ngày, Ấn Độ đã công bố dữ liệu kinh tế của quý trước (từ tháng 4 đến tháng 6) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá từ số liệu tăng trưởng hàng quý của Ấn Độ qua các năm, từ năm 2014 đến tháng 3 năm 2020, số liệu tăng trưởng GDP hàng quý hàng năm của Ấn Độ đều dương, và con số tăng trưởng cao nhất trong thời kỳ nói trên đã đạt được là 9,7%. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020, dữ liệu tăng trưởng hàng quý của Ấn Độ đột ngột giảm mạnh.
Virus Vũ Hán gây thương vong nghiêm trọng, kinh tế Ấn Độ bị đình trệ
Tất cả những điều này là do ĐCSTQ che giấu đại dịch gây nên.
Gần đây, tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ tiếp tục xấu đi, số ca mắc mới chỉ trong một ngày đã vượt quá 75.000 ca trong 5 ngày liên tiếp. Tính đến ngày 3/9, đã có tổng cộng 67.376 ca tử vong và 3.853.406 ca chẩn đoán nhiễm dịch.
Các chuyên gia y tế phương Tây cho rằng, dịch bệnh ở Ấn Độ đã bước vào giai đoạn mất kiểm soát, sẽ liên tục gây thiệt hại và mất mát cho đất nước 1,3 tỷ dân này.
Dịch bệnh tiếp tục xấu đi ở Ấn Độ liên tiếp gây ra những thiệt hại và tổn thất cho đất nước 1,3 tỷ dân này. Hình ảnh tàu điện ngầm Delhi được khử trùng vào ngày 3/9/2020. (Prakash SINGH / AFP)
Theo Nikkei Asian Review, trong một báo cáo được công bố vào tuần trước Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã chỉ ra rằng, sự suy giảm kinh tế của Ấn Độ tiếp tục kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay. Trong một báo cáo tháng 7, tổ chức xếp hạng ICRA đã tuyên bố rằng do các biện pháp phong tỏa của Ấn Độ và số lượng ca nhiễm bệnh đã tăng lên, dự kiến GDP của Ấn Độ ​​sẽ giảm 9,5% trong năm tài chính này.
Ấn Độ đóng 200.000 quân ở biên giới, chuẩn bị cho nhiệt độ -30°C
Theo trang web India Today, khi cuộc giằng co đối đầu ở biên giới Trung – Ấn có thể vẫn tiếp tục, quân số Ấn Độ hiện tại ở biên giới Trung – Ấn đã lên tới 200.000 người. Do khu vực xung đột có khí hậu khắc nghiệt, các con đường nối với bên ngoài đều đóng cửa vào mùa đông, do đó, Ấn Độ sẽ cần vận chuyển và dự trữ khoảng 200.000 tấn vật tư trước tháng 10, đủ để chu cấp cho quân đội trong 6 tháng, khi đó nhiệt độ ở các khu vực này có thể giảm xuống mức âm 30 độ đến âm 45 độ.
Theo bài báo, các khu vực cao so với mực nước biển được chia thành hai loại, những người ở độ cao dưới 3.600 m cần được trang bị quần áo chống lạnh cực độ và những người ở trên độ cao này cần quần áo và thiết bị leo núi đặc biệt. Hiện tại, Quân đội Ấn Độ có hơn 354.000 binh sĩ được bố trí ở độ cao 3.600 m, hơn 38.000 binh sĩ được triển khai ở độ cao trên 3.600 m.
ĐCSTQ đã triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu dọc theo biên giới
So với Ấn Độ, hoàn cảnh địa lý bên phía Đường kiểm soát thực tế của Trung Quốc tốt hơn. Thứ nhất, khí hậu sẽ không quá lạnh, ánh nắng mặt trời sẽ lưu lại lâu hơn. Thứ hai, địa hình tương đối bằng phẳng nên việc vận chuyển doanh trại và tiếp tế dễ dàng hơn.
Truyền thông Ấn Độ nói rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Đường kiểm soát thực tế ở biên giới 2 nước cho thấy, Trung Quốc đã chuẩn bị cho mùa đông và đang sẵn sàng đối phó với bất kỳ động thái nào của Ấn Độ. Theo các hình ảnh vệ tinh vào tháng trước, một lượng lớn quân đội Trung Quốc đã tập kết trên khu vực cao nguyên, và quân đội Trung Quốc có thể giấu trang thiết bị trong các đường hầm.
Một hình ảnh vệ tinh mới được một nhà phân tích chuyên nghiệp công bố trên Twitter cho thấy, Trung Quốc đã tăng cường triển khai lực lượng ở huyện Gar (thuộc khu tự trị Tây Tạng), cách hồ Pangong Tso khoảng 180 km về phía nam. Hơn nữa tại biên giới giữa 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal, đã xây dựng một căn cứ tên lửa đất-đối-không (Hongqi-9) và các cơ sở hạ tầng khác trên bờ hồ Manasarovar.
Bên cạnh đó, ngoài việc triển khai hàng nghìn binh sĩ đến gần tuyến kiểm soát thực tế giữa biên giới Trung Quốc – Ấn Độ, Trung Quốc còn điều hàng trăm pháo binh, xe tăng và các trang thiết bị cơ giới hóa khác. Ấn Độ thậm chí còn nghi ngờ liệu quân đội Trung Quốc có kích hoạt tên lửa hệ thống phòng không S-400 hay không. Trung Quốc cũng đã triển khai máy bay chiến đấu J-20 tại sân bay Hotan ở Tân Cương.
Cả ông Tập và ông Modi đều có nhu cầu thể hiện sức mạnh ngoại giao
Ông Subrahmanyam Jaishankar, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết: “Cuộc đối đầu gần đây ở biên giới Trung – Ấn là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1962. Sau 45 năm sau, chúng tôi lại nổ ra xung đột đẫm máu ở biên giới. Và số quân sĩ hai nước bố trí tại LAC cũng là nhiều nhất trong lịch sử”. Ấn Độ đã thiết lập các đồn quân sự 24/24 dọc theo biên giới tranh chấp.
Vào ngày 15/6/2020, tại Thung lũng Galwan ở phía đông của Ladakh, trên bờ phía bắc của hồ Pangong Tso, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra đụng độ, đây là cuộc xung đột đẫm máu gây thương vong đầu tiên trong hơn 40 năm qua, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc không công bố số thương vong, nhưng Ấn Độ suy đoán rằng số binh sĩ Trung Quốc tử trận là từ 30 đến 40 người.
Trong hơn 3 thập kỷ qua, khu vực biên giới Trung – Ấn tương đối bình lặng. Tuy nhiên, kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền, lãnh đạo hai nước đã áp dụng các chính sách đối ngoại mạnh mẽ, dẫn đến nhiều lần đối đầu giữa quân đội hai nước ở biên giới.
Sau cuộc xung đột hồi tháng 6, Ấn Độ đã tiến hành tang lễ nghi thức cấp nhà nước để chôn cất các binh sĩ tử trận. Đầu tháng 7, ông Modi bất ngờ đến thăm Ladakh ở biên giới Trung – Ấn để đánh giá tình hình địa phương. Chuyến thăm này thể hiện sự ủng hộ của ông Modi đối với những người lính đóng quân ở đó và cũng gửi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ tới Bắc Kinh.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) bất ngờ tới căn cứ quân sự ở Nimu thuộc biên giới Trung Quốc – Ấn Độ để thị sát quân đội biên phòng ngày 3/7. (Handout / PIB / AFP)
Vào Ngày Độc lập 15/8, trong bài phát biểu của mình, ông Modi cho biết: “Bất cứ ai cố gắng xâm phạm chủ quyền ở biên giới của Ấn Độ, quân đội của chúng tôi sẽ đáp trả thích đáng”. Ông nói rằng Trung Quốc và Pakistan đều là những mối đe dọa quân sự.
Bài phát biểu của ông Modi vào Ngày Độc lập 15/8 cho biết: “Bất cứ ai có ý đồ vi phạm chủ quyền ở biên giới của Ấn Độ, quân đội của chúng tôi sẽ đáp trả thích đáng”. (Prakash SINGH / AFP)
Ông Tập Cận Bình đã bị lên án và chỉ trích mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước, cũng như trong và ngoài đảng, do những sai lầm trong xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán, vấn đề Hong Kong và mối quan hệ với Hoa Kỳ. Nhà bình luận thời sự Vương Hoa (Wang Hua) phân tích: “Những chỉ trích này có thể làm lung lay địa vị thống trị của ông Tập. Tình hình hiện tại của ông Tập hơi giống với Mao Trạch Đông tại Hội nghị Lư Sơn. Để duy trì quyền lực của mình, ông Tập có thể phát động chiến tranh và đưa cả nước vào tình trạng chiến tranh. Như vậy sẽ có thể sử dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để kiểm soát toàn bộ đất nước, từ đó trấn áp những tiếng nói chống lại ông Tập”.
“ĐCSTQ không dám giao chiến với Hoa Kỳ, bởi vì thực lực chênh lệch quá lớn. Còn chiến tranh với Ấn Độ, một mặt do hạn chế về địa lý, chiến tranh tương đối dễ kiểm soát, muốn dừng thì có thể dừng, cuối cùng sẽ không mất kiểm soát”.
Nhà bình luận Vương Hoa cho rằng, mặt khác ông Modi cũng hy vọng chiến đấu với ĐCSTQ, và muốn chiến thắng để bù đắp cho người dân Ấn Độ vì phải chịu đựng dịch bệnh, để uy tín của Modi được giữ vững; tuy nhiên, ông Tập Cận Bình cũng muốn chiến đấu thắng trận này, “việc bùng nổ chiến tranh cục bộ giữa Trung Quốc và Ấn Độ giống như ‘mũi tên đã lên cung’ và đó là điều không thể tránh khỏi”.
Minh Thanh
Theo Epoch Times

Bắt cóc, bỏ tù bất hợp pháp

trên khắp Trung Quốc trong đại dịch

Hương Thảo
Không những thế, chính quyền Trung Quốc còn lôi kéo tất cả người dân tham gia… với tiền thưởng lên tới 100.000 nhân dân tệ.
Trong thời gian bị phong tỏa do bùng phát đại dịch Vũ Hán trên toàn quốc, Thường Tú Hoa, một học viên Pháp Luân Công ở huyện Hoa Nam, Giai Mộc Tư, Hắc Long Giang, đã bị lực lượng an ninh giám sát tại nhà bằng cách lắp đặt một camera the dõi 24 giờ mỗi ngày.
Ngày 18/7, học viên Pháp Luân Công Lưu Thục Chi ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt cóc tại nhà. Cảnh sát nói: “Đây là chỉ thị của tỉnh”; “Thượng cấp nói, có chết cũng không thả”.
Trường hợp trên chỉ là một vài hình ảnh điển hình. Dưới sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán, từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, ít nhất 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ, bắt cóc và quấy rối. Trong số đó, 39 người đã bị sát hại trong cuộc đàn áp (gồm 15 người chết trong tù và những nơi khác), 132 người đã bị kết án bất hợp pháp, theo Epoch Times.
Vào tháng 7, ít nhất 1.410 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và sách nhiễu, 28 người bị kết án bất hợp pháp và ít nhất 2 người khác bị tra tấn đến chết
Bắt cóc, quấy rối trên toàn Trung Quốc
Ngày 20/4, Sở Công an huyện Giao Khẩu, tỉnh Sơn Tây đã triển khai chiến dịch, lực lượng công an quốc gia và đồn cảnh sát cơ sở đã thống nhất hành động, chia thành các nhóm 4 hoặc 5 người, đột kích bất hợp pháp vào nhà các học viên Pháp Luân Công trên toàn quận. Công an nói rằng, đây là theo mệnh lệnh của cấp trên.
Kể từ tháng 7, chính quyền Kiến Tam Giang ở Hắc Long Giang đã chỉ thị cho nhiều cảnh sát và cộng đồng cư dân khác nhau sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng. Các cảnh sát theo nhóm 3 hoặc 4 người đã đến gặp các học viên Pháp Luân Công và đe dọa rằng Pháp Luân Công phải được “xóa sổ” ngay bây giờ. Chính quyền cũng thông báo, các thành viên cộng đồng dân cư sẽ bị đuổi khỏi nơi làm việc nếu họ không “cải tạo” người nhà của họ (học viên Pháp Luân Công) vào cuối tháng Tám.
Vào ngày 10 và 11/7, tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Ủy ban Chính trị và Pháp luật địa phương và Cục An ninh công cộng đã bắt cóc 30 học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ. Ngày 15 và 16/7, tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, theo chỉ thị của Ủy ban Chính trị và Pháp luật cùng Phòng 610, Sở Công an huyện Nông An đã bắt cóc hơn 50 học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 18/7, tại Duyên Biên, tỉnh Cát Lâm, hơn một chục học viên Pháp Luân Công ở thành phố Long Tỉnh, Duyên Biên đã bị bắt cóc. Ngày 19 và 21/7, tại Bắc Kinh, hơn 10 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc. Khoảng ngày 22/7, 25 học viên Pháp Luân Công ở quận Hằng Sơn, thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt cóc, lục soát, quấy rối và đe dọa.
Từ tháng 3 đến tháng 7, tại Thành Đô, Tứ Xuyên, dưới sự xúi giục của Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật cùng Phòng 610, nhiều học viên Pháp Luân Công ở quận Tân Đô của Thành Đô đã bị sách nhiễu. Vào ngày 15/8, tại thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh, tám học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc.
Có quá nhiều trường hợp như vậy…
Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 và Luật Công tố
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 22/7/2020, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Cao Mật, Phòng 610 của tỉnh Sơn Đông và Sở Công an thành phố Cao Mật đã bắt cóc 46 học viên Pháp Luân Công trong thành phố dưới danh nghĩa của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Sơn Đông với chiến dịch “Quét sạch tà ác”. Chiến dịch này bắt đầu vào năm 2018, và các nhà chức trách cho biết nó có thời hạn hiệu lực là ba năm. Nhân danh điều này, các Ủy ban Chính trị và Pháp luật của nhiều tỉnh ở Trung Quốc đại lục, Phòng 610 và công tố viên đã đàn áp học viên Pháp Luân Công một cách quyết liệt và nó vẫn tiếp tục cho đến giờ.
Các đồn cảnh sát ở Tế Nam đã nhận được văn bản từ cấp trên yêu cầu sách nhiễu và bức hại các học viên Pháp Luân Công trong khu vực của họ. Tài liệu này có danh sách những người đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước ngày 20/7/1999 (ĐCSTQ chính thức ra lệnh bức hại Pháp Luân Công từ ngày này).
Ngoài ra, Sở Công an Sơn Đông của ĐCSTQ, Sở Công an Hải Nam, Phòng 610 An Huy Hoàng Sơn… và các sở khác gần đây đã triển khai các hoạt động đặc biệt nhằm tập trung trấn áp các học viên Pháp Luân Công nói rõ sự thật về sự vu khống và đàn áp của ĐCSTQ đối với môn tập.
Thông báo của nó đưa ra một khoản “tiền thưởng tố cáo” khác nhau, lên đến 100.000 nhân dân tệ, kích động “tất cả mọi người dân tham gia”. Phạm vi “tố cáo” bao gồm các hành vi nói rõ sự thật của học viên Pháp Luân Công bằng các chương trình phát thanh, truyền hình, Internet và các tài liệu in.
Luật sư: ĐCSTQ tranh đấu tới chết. Các vụ án Pháp Luân Công đều là những vụ án oan
Luật sư Diệp Ninh hiện đang ở New York cho biết gần đây ông “rất tức giận” trước những hành động của ĐCSTQ đàn áp các học viên Pháp Luân Công nói rõ sự thật. “Đến bây giờ nó vẫn bức hại Pháp Luân Công. Những hành vi đồi bại như vậy của ĐCSTQ là một cuộc đấu vô vọng trước khi nó kết thúc“.
“Từ những vụ giết người hàng loạt trên toàn quốc và tiêu diệt Pháp Luân Công bắt đầu từ 21 năm trước cho đến ngày nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn chưa bị xóa sổ. Điều này cho thấy tà ác không thể đàn áp được chính nghĩa“, ông nói.
Diệp Ninh nói rằng việc chống bức hại các học viên Pháp Luân Công đã tạo tiền lệ cho sự phản kháng bất khuất chống lại ĐCSTQ.
“Một nhóm ôn hòa và đáng kính như vậy có thể nói là xương sống của đất nước Trung Quốc. Trong thời điểm đen tối nhất, họ đã phát ra những tia sáng lương tâm cho con người“.
“Trong quần thể này, một nhóm những người đại diện tốt nhất, thuần khiết nhất và dũng cảm nhất đã xuất hiện“, Diệp Ninh nói.
Trần Kiến Cương, một học giả thỉnh giảng tại Trường Luật Washington của Đại học Hoa Kỳ và là một cựu luật sư nhân quyền tại Hoa lục, nói rằng không có vụ án nào (liên quan tới Pháp Luân Công – PV) ở Trung Quốc không phải là vụ án oan; Các học viên Pháp Luân Công không vi phạm bất kỳ luật nào của Trung Quốc; không có luật nào của Trung Quốc hoặc bất kỳ quy định giải thích nào phân loại Pháp Luân Công là một tà giáo; Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một cuộc đàn áp chính trị chỉ vì ĐCSTQ muốn đàn áp tàn bạo nhóm này.
Hơn 40 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết trong trận dịch
Danh sách khai tử của Minh Huệ Net năm nay có thêm hơn 40 cái tên…
Li Guirong, 78 tuổi, nguyên là hiệu trưởng của trường tiểu học Hezuojie ở quận Dadong, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, Li được lãnh đạo đánh giá cao và đồng nghiệp kính trọng. Bà từng được gọi là “hiệu trưởng xuất sắc hàng đầu của huyện”. Vào đầu năm 2007, bà bị bắt cóc kết án bất hợp pháp 7 năm tù; vào tháng 2/2015, bà lại bị bắt cóc và sau đó bị kết án 5 năm bất hợp pháp; vào giữa tháng 1/2020, bà bị tra tấn và qua đời tại Bệnh viện Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh.
Hu Lin, 48 tuổi, cựu kỹ sư của Viện Nghiên cứu Máy bay Thẩm Dương (Viện 601), tốt nghiệp Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh. Vì tập Pháp Luân Công, ông đã nhiều lần bị bắt cóc, giam giữ bất hợp pháp, cải tạo bất hợp pháp bằng hình thức lao động, bị đánh đập dã man, đeo “thắt lưng kiềm chế”, bị cấm ngủ và lao động cưỡng bức. Vào ngày 16/2/2020, Hu Lin bị tra tấn đến chết trong nhà tù Kangjiashan Thẩm Dương.
Han Yuqin, 68 tuổi, là cư dân của quận Fengrun, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1995. Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 18/6/2020, Văn phòng Công an huyện Fengrun và đồn cảnh sát ở thành phố Đường Sơn đã điều động một số lượng lớn cảnh sát đến nhà của hơn 30 học viên Pháp Luân Công trong huyện để bắt cóc, lục soát nhà trái phép và uy hiếp họ. Han Yuqin bị bắt cóc đến đồn cảnh sát ở đường Duanming vào ngày hôm đó và bị tra tấn đến chết.
Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, ít nhất 41 học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bức hại tới chết; vào tháng 8, danh sách tử vong vẫn đang tăng lên …
Quốc tế ca ngợi Pháp Luân Công và lên án cuộc đàn áp của ĐCSTQ
Trong cộng đồng quốc tế, có nhiều tiếng nói ủng hộ Pháp Luân Công và lên án cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ.
Vào ngày 2/4, Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Sam Brownback đã kêu gọi ĐCSTQ thả tất cả các tù nhân lương tâm tôn giáo, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, trong đại dịch viêm phổi của ĐCSTQ.
Nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5, hơn 200 chức sắc trên khắp thế giới từ Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, Hồng Kông, Đài Loan và các nơi khác đã chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới thông qua những lời khen ngợi, chúc mừng, phát biểu…
Theo yêu cầu của nghị sĩ Brian Fitzpatrick, hai lá cờ Hoa Kỳ bay trên Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 13/5 đã được trao tặng cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Greater Philadelphia để bày tỏ sự ca ngợi và tỏ lòng biết ơn đối với người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí.
Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền bá đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, và tác phẩm chính của nó là “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ. Cho đến nay, Pháp Luân Công và những người sáng lập đã nhận được hơn 5.000 giải thưởng, đề xuất hỗ trợ và thư ủng hộ từ cộng đồng quốc tế.
Vào ngày 20/7 năm nay, nhân kỷ niệm 21 năm ngày Pháp Luân Công chống lại cuộc đàn áp, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã ra tuyên bố chính thức yêu cầu ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Tuyên bố viết: “Cuộc bức hại kéo dài 21 năm đối với các học viên Pháp Luân Công đã kéo dài quá lâu và phải được chấm dứt”.
Cùng ngày, Robert Destro, Trợ lý Ngoại trưởng về Nhân quyền, Dân chủ và Các vấn đề Lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng đã gặp gỡ năm đại diện học viên Pháp Luân Công tại Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, 643 chức sắc từ 32 quốc gia đã ký một tuyên bố chung kêu gọi ĐCSTQ ngừng ngay lập tức cuộc bức hại có hệ thống và tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công trong suốt 21 năm.
Theo Ye Feng, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Trung Nam Hải lo sợ?

Ông Tập tham gia kỷ niệm kháng chiến

nhấn mạnh ‘dám can đảm chiến đấu’

Bình luậnMinh Thanh
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm của cuộc kháng chiến chống Nhật Bản, ngày 3/9 ông Tập Cận Bình đã dẫn đầu đoàn “8 thường ủy” mang hoa tưởng niệm tới cầu Lư Câu. Cùng ngày, ông Tập nhấn mạnh “can đảm dám chiến đấu” và đưa ra 5 điều “tuyệt đối không chấp nhận”, tuyên bố với thế giới “quyết tâm” bảo vệ chế độ cộng sản Trung Quốc. Trong khi đó, hiện nay, Hoa Kỳ đang lãnh đạo cộng đồng quốc tế bao vây và đàn áp chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Sáng 3/9, các quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đến đặt hoa tại Nhà tưởng niệm Cầu Lư Câu bao gồm bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm, cùng ông Vương Kỳ Sơn, “Ủy viên Thường vụ thứ tám” vốn không xuất hiện trong nhiều ngày.
Vào chiều cùng ngày, ông Tập Cận Bình đã tham dự hội nghị chuyên đề tổ chức tại Đại lễ đường Bắc Kinh và nhấn mạnh “cần phát huy tinh thần chiến đấu, phải dám đấu tranh”, hễ có nguy hiểm cho “sự lãnh đạo của ĐCSTQ và chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, chủ quyền quốc gia, lợi ích cốt lõi và các nguyên tắc quan trọng” đều phải “kiên quyết đấu tranh”.
Hội nghị chuyên đề do ông Vương Hộ Ninh (Wang Huning), một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, người được coi là nhà chính sách của ông Tập Cận Bình, chủ trì.
Cùng ngày, Tân Hoa xã cũng công bố “Năm điều tuyệt không chấp nhận” làm chủ đề trên tấm áp phích khổng lồ. Đây là 5 khẩu hiệu trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, tuyên bố cái gọi là “tuyệt không chấp nhận” là các hành vi: “bôi nhọ ĐCSTQ”, “phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa”, “chia rẽ ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc”, ” thay đổi hướng tiến bộ của Trung Quốc của các thế lực bên ngoài có ý đồ” và “phá hoại sự giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc với các nước”…
Theo tuyên bố này, thái độ của ông Tập rõ ràng là nhắm vào các phe Âu Mỹ đang ngăn chặn và đối đầu với ĐCSTQ.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Fox News hôm thứ Ba (1/9), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xác định bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, và Hoa Kỳ sẽ công bố một loạt chính sách lớn đối đầu với ĐCSTQ trong thời gian tới. Trong quan hệ Mỹ – Trung, “Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra lựa chọn. Ông ấy đã bày tỏ thái độ rõ ràng trên mọi phương diện. Dù đó là mở rộng sức mạnh quân sự, nỗ lực ngoại giao, hay ý đồ thiết lập các quốc gia phụ thuộc vào ĐCSTQ thông qua sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’… ĐCSTQ là một chính quyền chuyên chế muốn tranh đoạt bá quyền trên thế giới. Chính quyền này đem tới rất nhiều thách thức khác nhau”, ông Pompeo cho biết.
Minh Thanh
Theo NTDTV

Các cuộc biểu tình lớn nổ ra vì Trung Quốc

áp đặt lệnh cấm đối với việc dạy tiếng Mông Cổ

Bình luậnDu Miên
Các cuộc biểu tình nổ ra khắp khu vực Nội Mông của Trung Quốc, khi hàng nghìn người dân tộc Mông Cổ tức giận vì chính sách mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu các lớp học ở các cấp tiểu học và trung học chỉ được dạy bằng tiếng Quan Thoại – phương ngữ và ngôn ngữ chính thức được sử dụng bởi đa số dân tộc Hán – và loại bỏ dần dần tiếng Mông Cổ trong chương trình giảng dạy.
Đây là những cảnh tượng diễn ra trong những ngày gần đây: hàng chục học sinh mặc đồng phục xanh trắng đã vượt qua hàng rào của cảnh sát để tẩy chay trường học, khi phụ huynh của họ cổ vũ từ phía bên kia. Các giáo viên đình công, phớt lờ những lời đe dọa bị đuổi việc. Các nghệ sĩ mặc trang phục truyền
thống và chơi các nhạc cụ truyền thống trên đường phố, hát các bài hát bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Hàng trăm người đã ký một bản kiến ​​nghị kêu gọi loại bỏ chính sách này.
Nội Mông là nơi sinh sống của hàng triệu người Mông Cổ. Đây là một trong 6 khu vực mà chính quyền Trung Quốc nhắm đến để chuẩn hóa chương trình giảng dạy ở trường học, với các quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9.
Một thông báo ngày 28/8 từ chính quyền Nội Mông cho biết, sách giáo khoa sẽ “phản ánh tôn chỉ của [ĐCSTQ]” và trở thành “phương tiện quan trọng để giải quyết vấn đề cơ bản về việc ai và làm thế nào để nuôi dưỡng con người.”
Xói mòn văn hóa
Trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ đã ban hành các chính sách như giáo dục song ngữ để đưa các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, nằm dưới sự kiểm soát chính trị của nước này.
Trong khi các quan chức nói rằng họ sẽ áp dụng biện pháp này trong vòng 3 năm và nó sẽ chỉ ảnh hưởng đến 3 môn học ở trường gồm văn học, chính trị và lịch sử. Tuy nhiên, người dân địa phương lo ngại rằng sự thay đổi sẽ cho phép chính quyền xóa dần ngôn ngữ, và cùng với đó là bản sắc văn hóa độc đáo của họ.
Cư dân Bajnaa (bí danh) từ Liên đoàn Xilingol đã nhìn thấy điều này ở chính đứa con của mình, đứa trẻ học ở một ngôi trường sử dụng chủ yếu tiếng Quan Thoại trong những năm đầu. Bây giờ ở trường đại học, con của cô ấy có thể hiểu và nói một số từ cơ bản, nhưng lại gặp khó khăn với việc đọc và viết tiếng Mông Cổ.
“Không có tiếng mẹ đẻ, sắc tộc của chúng ta sẽ trở nên không tồn tại”, chủ doanh nghiệp nhỏ Bayrmaa (bí danh) từ thành phố Hulunbuir, người thông thạo cả tiếng Quan Thoại và tiếng Mông Cổ, nói với The Epoch Times. Cô nói, học tiếng Mông Cổ trong chương trình giảng dạy theo định hướng tiếng Quan Thoại sẽ khiến nó trở thành ngôn ngữ thứ 2, cản trở trẻ em tiếp nhận những hiểu biết về lịch sử và văn hóa nguồn cội của chúng.
Người dân Mông Cổ biểu tình tại Bộ Ngoại giao ở Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ, phản đối kế hoạch của Trung Quốc đưa các lớp học chỉ dạy tiếng Quan thoại tại các trường học ở khu vực Nội Mông, Trung Quốc lân cận vào ngày 31/8/2020 (Byambasuren Byamba-Ochir / AFP qua Getty Images)
Người dân Mông Cổ biểu tình tại Bộ Ngoại giao ở Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ, phản đối kế hoạch của Trung Quốc đưa các lớp học chỉ dạy tiếng Quan thoại tại các trường học ở khu vực Nội Mông, Trung Quốc lân cận vào ngày 31/8/2020 (Byambasuren Byamba-Ochir / AFP qua Getty Images)
Cô đã bật khóc khi cân nhắc liệu cộng đồng người Mông Cổ có thể tồn tại qua sự xói mòn văn hóa liên tục hay không. “Con cái chúng ta sẽ ra sao?”
‘Là người Mông Cổ cho đến khi chết’
Trên khắp khu vực, các bậc cha mẹ đã đưa con cái của họ từ trường về nhà, nói rằng họ sẽ không đưa chúng trở lại cho đến khi chính phủ đáp ứng yêu cầu của họ. Một số giáo viên người Mông Cổ đã từ chức.
Video được chia sẻ trên mạng cho thấy cảnh các học sinh Mông Cổ hét lên: “Tiếng Mông Cổ là tiếng mẹ đẻ của chúng tôi. Chúng tôi là người Mông Cổ cho đến chết!”. Trong một tình huống khác, một cô gái trẻ tuyên bố rằng cô ấy muốn “chăn gia súc của [mình] hơn là đi học ở một trường học Trung Quốc”.
Onon (bí danh), một sinh viên trường ở Xinlingo League, hiện đang theo học chương trình tiến sỹ chuyên ngành tiếng Mông Cổ, nói rằng hầu hết các trường học trong khu vực — từ mẫu giáo đến trung học — đã hoãn khai giảng một tuần.
Cô nói trong một cuộc phỏng vấn: “Thái độ mà chúng tôi duy trì là không gửi con trở lại [trường học], cũng như không vi phạm pháp luật. Chúng tôi sẽ cố gắng bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của mình, bằng bất cứ giá nào”.
Tìm hiểu về lịch sử Mông Cổ khiến cô tự hào hơn về nền văn hóa của mình. Cô cho biết: “Chữ viết của người Mông Cổ là loại chữ duy nhất trên thế giới được viết theo chiều dọc”.
Theo Trung tâm Thông tin Nhân quyền Miền Nam Mông Cổ có trụ sở tại New York, hàng trăm người đã bị bắt hoặc bị giám sát tại gia vì hoạt động phản đối của họ. Các bài đăng trên mạng xã hội ở Trung Quốc thảo luận về chính sách giáo dục mới hoặc bày tỏ sự ủng hộ đối với tiếng Mông Cổ cũng nhanh chóng biến mất sau khi chúng xuất hiện. Một số cũng bị thương trong các cuộc ẩu đả với cảnh sát địa phương. Tuy nhiên, nhiều người dường như vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc chiến của họ.
Cô Ulaantuyaa, một giáo viên đến từ Zaruud Banner, đã phải ở tại đồn cảnh sát ít nhất 11 giờ. Sau khi được trả tự do, cô đã đối mặt với các công an mặc thường phục. Những người này nói với cô rằng cô không “thúc đẩy năng lượng tích cực” về giáo dục song ngữ trong các bài đăng trên mạng xã hội của mình.
Vị giáo viên hỏi vặn lại: “Năng lượng tích cực là gì? Bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng tôi mới chính là [thúc đẩy] ‘năng lượng tích cực’”.
Cư dân Anaraa (bí danh), đến từ Horqin Left Middle Banner, gần đây đã cùng với khoảng 200 phụ huynh tập trung trước Trường tiểu học số 1 Shebotu để đưa cháu mình về nhà, sau khi nhà trường từ chối cho học sinh rời đi. Anh  và một vài người khác cầm biểu ngữ ghi: “Chúng tôi là người Mông Cổ. Chúng tôi muốn học tiếng Mông Cổ”. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 3 người, nhưng sau đó đã thả họ, Anaraa nói với The Epoch Times.
Anh nói: “Nếu chính sách này được thực hiện, trong vòng 10 năm, dân tộc Mông Cổ của chúng tôi sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa”.
Cư dân Bajnaa nói, trừ khi ĐCSTQ có thể đưa ra một chính sách trấn an cho công chúng, các cuộc biểu tình nhỏ lẻ có thể sẽ tiếp diễn và học sinh sẽ không trở lại lớp học. Cô đồng thời nhấn mạnh rằng các gia đình Mông Cổ có thể chọn để cho con học tại nhà.
“Những người ở độ tuổi 40 hoặc 50 đều có đủ trình độ học vấn để dạy con tại nhà. Sẽ không có vấn đề gì trong một hoặc hai năm nữa”, cô Bajnaa nói. Cư dân này cũng nói thêm rằng sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng có thể trở thành gia sư riêng.
Du Miên
Theo The Epoch Times

Người dân Trung Quốc nói sự quản lý yếu kém

 của chính quyền dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng

Bình luậnNguyễn Minh
Dù chính quyền địa phương và truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố một con đê địa phương bị vỡ do mưa xối xả gây ra lũ lụt; một số người dân cho biết, họ tin rằng chính quyền cố tình làm hư hại con đê để xả nước mưa đến các huyện nhằm bảo vệ các khu đô thị.
Kể từ khi các trận mưa lớn lịch sử xảy ra ở hầu hết các khu vực ở Trung Quốc vào mùa hè này, chính quyền địa phương đã áp dụng chiến lược hy sinh các vùng nông thôn khi xử lý lượng nước mưa lớn.
Cư dân địa phương ở Lujiang cho biết, họ bị mắc kẹt trong khi chỉ có rất ít thức ăn và vật dụng 40 ngày rồi.
Tình hình lũ lụt ở Trung Quốc
Anh Chen Liang (bí danh), một cư dân của thị trấn Tongda, huyện Lujiang, cho biết: “Nước vẫn chưa rút. Nước vẫn còn cao khoảng 2m trong nhà của chúng tôi và tầng đầu tiên vẫn bị ngập trong nước… Bây giờ, chính phủ cho biết họ sẽ thoát nước [bằng máy bơm]. Còn [việc] khi nào nước mới rút hẳn thì ai sẽ biết được?”
Hai làng Shidaxu và Niuguangxu cách nhau khoảng 30km cũng bị chìm nghỉm trong nước lũ, anh Chen nói. Hàng chục nghìn người ở làng Shidaxu đã phải rời bỏ nhà cửa của họ và ở trọ bên ngoài làng trong thời điểm hiện tại.
Trong hơn 40 ngày qua, anh Chen phải thuê nhà để sống. Mãi cho đến nay, cơ quan chức năng mới chỉ bắt đầu cung cấp cho mỗi gia đình duy nhất một bao gạo và một chai dầu ăn.
Anh Chen, vợ và 2 con đang sống trong một căn hộ 20m2, với giá thuê 500 nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu VNĐ) một tháng.
Anh cho biết, gia đình gặp nhiều khó khăn vì còn cha mẹ và ông nội cần được phụng dưỡng.
Anh Chen là một chủ doanh nghiệp nhỏ, có 2 cửa hàng, nhưng một cửa hàng của anh đã bị ngập hoàn toàn. Anh ước tính bị thiệt hại khoảng 4 – 5 triệu nhân dân tệ (13 -17 tỷ VNĐ).
Anh Chen nói: “Tôi đã dành phần lớn số tiền tiết kiệm cả đời để đầu tư vào cửa hàng. Ngoài ra còn có các khoản nợ và các khoản vay khác… những người bình thường chúng tôi có những khó khăn không thể kể xiết”.
Anh cũng lo lắng về thiệt hại đối với ngôi nhà của mình.
Hiện tại nước vẫn chưa rút. Cách đây vài ngày, anh về nhà để lấy một số đồ đạc thì thấy ngôi nhà ở trong tình trạng rất kinh khủng. “Không còn gì dùng được nữa. Căn nhà bốc mùi hôi. Thật là khủng khiếp, bạn không thể vào trong. Quần áo bị ướt hết và không dùng được gì nữa”, anh Chen cho biết.
Cơ quan chức năng sơ tán
Anh Chen kể lại rằng vào đêm trước trận lụt ngày 22/7, chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân sơ tán, nhưng yêu cầu họ không được phép mang theo bất cứ thứ gì.
Theo kênh truyền thông Tin tức thế kỷ 21 của Trung Quốc, vào ngày 22/7, mực nước tại hồ Chaohu ở địa phương đã tăng từ 8,80m trước mùa mưa lên cao nhất là 13,43m, lập kỷ lục lịch sử. Lượng nước của hồ tăng gần 3,6 tỷ m3, gấp đôi dung tích nước bình thường của nó.
Trong điều kiện bình thường, nước hồ chảy vào sông Trường Giang, nhưng do mưa lũ đã làm tràn hồ.
Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 22/7, truyền thông địa phương đưa tin rằng con đê sát hồ đã bị sập.
Anh Chen nghi ngờ rằng chính quyền đã cố ý phá vỡ đê – vì họ biết phải sơ tán cư dân trước khi lũ lụt bắt đầu.
“Thật khó hiểu nổi… Tại sao chính phủ không thừa nhận việc xả nước mà lại nói về sự cố vỡ đê? Tại sao? Chúng tôi đã hy sinh lớn như vậy. Chúng tôi không đáng nhận được một lời giải thích sao?”, anh Chen nói.
Anh cho biết thêm rằng có khoảng 6.666 ha đất đai màu mỡ ở 2 ngôi làng hiện bị nhấn chìm trong nước. Kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào trồng lúa và thủy sản.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc hay Mỹ?

Chính sách ngoại giao của Philippines đi nước đôi

Philippines, đồng minh cũ của Mỹ và bạn mới của Trung Quốc, đang đu dây lúng túng giữa hai siêu cường trên đường tiến tới một chính sách ngoại giao trung lập để có thể hưởng lợi từ hai phía, theo nhận xét của các chuyên gia.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin nói với Kênh Tin tức ANC có trụ sở tại Philippine trong tuần qua rằng “chúng tôi cần sự có mặt của Mỹ” tại Châu Á. Nhận xét này được đưa ra sau nhiều năm bài Mỹ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người cũng tìm cách thân thiện với Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào năm 2016.
Giống các nước láng giềng châu Á như Indonesia và Việt Nam, quốc gia có vị trí chiến lược Philippines có ý định giữ quan hệ cân bằng với cả hai cường quốc thế giới, các nhà phân tích tin như vậy. Các nước châu Á với lập trường trung lập thường nhận được viện trợ phát triển và đầu tư từ Trung Quốc cùng với hỗ trợ quân sự để chống Trung Quốc từ Mỹ.
Vì lý do đó mà các giới chức ở Manila đưa ra những tuyên bố khiến bên ngoài cảm thấy mâu thuẫn, các học giả nhận định.
“Tựa như, khi nói điều gì xấu về Trung Quốc, phải tìm cách bù đắp,” ông Eduardo Araral, phó giáo sư trường chính sách công thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói.
“Màn này đang tiếp diễn, có thể nói như vậy, do đó tôi sẽ xem loan báo của ông Locsin trong bối cảnh của trò chơi cân bằng này,” ông nói.
Một nước Philippines nghèo khó xem Bắc Kinh như một nguồn viện trợ đầu tư và phát triển dù có tranh chấp kéo dài nhiều thập niên về chủ quyền tại Biển Đông.
Tổng thống Duterte bất bình về sự hiện diện của Mỹ tại Philippines.
Tuy nhiên, quân đội của ông Duterte và nhiều người dân Philippines muốn nước này vẫn giữ quan hệ thân cận với Mỹ, đặc biệt là khi Trung Quốc trở nên mạnh hơn ngoài khơi bờ biển mà Manila tuyên bố có chủ quyền.
“Ông Duterte có thể vẫn được người Philippines hâm mộ nhiều, nhưng chắn chắn không phải Bắc Kinh,” ông Joshua Kurlantzick, một nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, viết trong một bài nghiên cứu vào tháng 2. Giới quốc phòng Philippines vẫn “cực kỳ lo ngại,” vẫn theo học giả này.
Đối với Washington, Philippines là một phần trong các đồng minh chính trị tại chuỗi đảo Tây Thái Bình Dương cần phải làm việc với nhau để chặn đứng Trung Quốc bành trướng trên biển. Hoa Kỳ và Philippines đã ký hiệp ước phòng vệ hỗ tương vào năm 1951.
Trung Quốc hy vọng quan hệ mạnh mẽ với Philippines sẽ giảm bớt cú đấm mạnh của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông, nơi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mạnh hơn các nước láng giềng.
Các giới chức Mỹ thường cảnh báo Bắc Kinh nên để Biển Đông rộng mở cho việc sử dụng quốc tế.
Washington không tuyên bố chủ quyền vùng biển này nhưng thỉnh thoảng phái tàu chiến đi ngang qua để chứng tỏ hải lộ này vẫn mở cửa.
Vào năm 2016, Trung Quốc hứa viện trợ và đầu tư 24 tỉ đô la cho Philippines.
Một chính sách ngoại giao trung lập tại Philippines sẽ xuất phát từ thái độ nóng và lạnh nhắm vào cả hai siêu cường, các học giả nói.
Chẳng hạn như vào đầu tháng 8, ông Duterte nói sẽ tránh tham gia các cuộc tập trận với Mỹ tại vùng biển chính phủ ông đang tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên vào tháng 7 và tháng 8, hải quân Philippines tham dự cuộc tập trận đa quốc Vòng đai Thái Bình Dương do chính phủ Mỹ tổ chức 2 năm một lần.
Ông Duterte hồi tháng 2 thông báo cho Washington ý định chấm dứt thỏa thuận thăm viếng giữa các lực lượng có từ 21 năm nay, một hiệp ước cho phép binh sĩ Mỹ dễ dàng ra vào Philippines. Manila ngưng kế họach này vào tháng 6.
Philippines nên thành lập một chính sách ngoại giao “rõ ràng hơn” để Mỹ và Trung Quốc biết họ có thể trông đợi gì, ông Enrico Cau, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan nói.
Manila không cần phải lo ngại mất hỗ trợ của hai bên, ông nói. Trung Quốc muốn có quan hệ mạnh mẽ hơn tại Đông Nam Á, vẫn theo lời ông Cau, trong khi Mỹ hy vọng giữ một chân đứng quân sự. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không cắt quan hệ với nước nhỏ vì nước đó có những quan hệ mạnh mẽ với phía bên kia.
“Bạn giữ một lập trường với khoảng cách bằng nhau, thường xuyên, và việc này thực sự cải thiện quan hê với mọi nước-cũng cho phép Trung Quốc và Mỹ biết họ có thể kỳ vọng điều gì,” ông Cau nói.
Việc xây đắp chính sách ngoại giao sẽ phải đợi cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, theo ông Ramon Casiple, giám đốc điều hành của Viện Cải cách Chính trị và Bầu cử có trụ sở tại Manila. Philippines không “nghiêng về hướng nào “ trong lúc này, ông nói.
Chính quyền của đương kim Tổng thống Donald Trump đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho 5 chính phủ châu Á phản đối sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông trong thập niên qua. Hiện chưa rõ liệu ông Joe Biden có tiếp tục chiều hướng này hay không, nếu ông đắc cử trong năm nay.

Sau ‘thắng lợi chiến thuật’ ở Himalayas,

Ấn Độ sẽ họp với Trung Quốc

Căng thẳng dâng lên quanh việc Ấn Độ xây một con đường ở Ladakh
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đồng ý nói chuyện với người tương nhiệm Trung Quốc Nguỵ Phượng Hòa tại Moscow để phá thế bế tắc trong xung đột ở Himalayas từ tháng 5.
Cùng tham dự Diễn đàn Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Moscow, hai bộ trưởng quốc phòng của Ấn Độ dự kiến sẽ gặp nhau ngay tối 04/09/2020.
Đêm hôm trước, quân đội Ấn Độ đã “giành thắng lợi chiến thuật” ở vùng tranh chấp dọc Đường Kiểm soát Thực tế (Line of Actual Control – LAC) ở Đông Ladakh.
Từ tháng 5, quân đội Trung Quốc đã chiếm giữ một số điểm phía Bắc của Pangong Tso nhưng trong cuộc tiến quân đêm 03/09, phía Ấn Độ nói họ đã “giành lại một số điểm gần hồ Pangong” và chiếm ưu thế độ cao.
Theo trang Hindustan Times, thì hoạt động mới nhất này của Ấn Độ đã “xóa đi ưu thế về độ cao” của quân Trung Quốc.
Tuy thế, chưa thấy truyền thông Trung Quốc bình luận về chuyển động quân sự mới nhất này của Ấn Độ.
Mấy tháng qua, các xung đột nhỏ lẻ đã gây tử vong cho một số quân sĩ hai nước vốn là hai cường quốc nguyên tử, gây lo ngại ở khu vực về nguy cơ căng thẳng leo thang.
Truyền thông Ấn Độ cho biết tư lệnh quân đội, tướng Manoj Mukund Naravane vừa thăm các đơn vị ở vùng tranh chấp và khen ngợi các chiến sĩ sơn cước “luôn sẵn sàng, có tinh thần cao”.
Quân đội Ấn Độ đã dịch chuyển tới độ cao còn tầm nhìn xuống hồ nước và giành ưu thế chiến thuật ở bờ nam của hồ, theo tờ báo.
Báo Ấn Độ cho rằng ý nghĩa của cuộc gặp mặt giữa bộ trưởng Singh và Thượng tướng Nguỵ rất quân trọng vì tướng TQ có chức danh ‘ủy viên quốc vụ’ (state councillor), và ủy viên Quân ủy Trung ương.
Tờ Hindustan Times nhắc rằng Quân ủy Trung ương do chính lãnh tụ Tập Cận Bình làm chủ tịch.
Ấn Độ giao lưu chặt chẽ với cả Nga và Trung Quốc
Dự kiến Bộ trưởng phụ trách đối ngoại của Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar sẽ gặp Ngoại trưởng Vương Nghị cũng tại Moscow ngày 10/09.
Ấn Độ không chỉ tăng cường hoạt động quân sự đối đầu với Trung Quốc ở vùng núi biên giới mà còn giành được ủng hộ của Nga trong quan hệ quốc phòng.
Hải quân Ấn Độ sẽ cùng ba tàu chiến của Liên bang Nga tập trận tại Biển Andaman trong các ngày 4-5 tháng 9 này.
Từ trước tới nay, hai bên mới chỉ có một lần giao tranh, vào hồi 1962, và Ấn Độ đã thảm bại trong lần đó.
Ba tàu của Nga gồm hai khu trục hạm, Đô đốc Vinogradov, Đô đốc Tributs, và tàu tiếp dầu Boris Butoma.
Những chiến hạm này đã đi từ Vladivostok tới thăm cảng Hambantota (Sri Lanka) từ cuối tháng 8 và sau khi diễn tập với Hải quân Ấn Độ thì sẽ về Nga.
Quan hệ quân sự Ấn Độ với Hoa Kỳ cũng gia tăng đáng kể.
Hôm 31/08, phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Chiến lược Mỹ – Ấn, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun nhấn mạnh về vai trò an ninh vùng của Bộ Tứ: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.
Ông Biegun nói với quan chức Ấn Độ dự diễn đàn rằng sau bầu cử tháng 11 này, dù Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, hay một tổng thống khác lên thay thì “bắt đầu bằng Bộ Tứ, đây sẽ là điều chúng ta triển khai lên”.
Một thời gian qua giới quan sát nêu ra ý tưởng về khối quân sự NATO ở Phương Đông sau khi Hoa Kỳ đề cập nhiều tới ‘nhóm hạt nhân’ cho an ninh châu Á-Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.

Đảo quốc Palau mời Mỹ xây căn cứ quân sự

Hải Lam
Đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương kêu gọi Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, vốn thuộc khu vực mà Washington đang cố gắng đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper tuần trước đã tới thăm Palau. Tại đây, ông cáo buộc Trung Quốc thúc đẩy “các hoạt động gây bất ổn” ở Thái Bình Dương.
Tổng thống Palau Tommy Remengesau sau đó cho biết, ông nói với Bộ trưởng Esper rằng quân đội Mỹ được hoan nghênh xây dựng các căn cứ ở đất nước ông, một quần đảo cách Philippines khoảng 1.500 km về phía đông.
“Đề xuất của Palau đối với quân đội Mỹ rất đơn giản, hãy xây dựng các căn cứ sử dụng chung, sau đó quân đội Mỹ có thể đến và sử dụng chúng thường xuyên”, Tổng thống Remengesau viết trong bức thư gửi Bộ trưởng Esper. Bức thư được văn phòng Tổng thống Remengesau công bố trong tuần này.
Trong bức thư, ông Remengesau khẳng định đảo quốc 22.000 dân này sẵn sàng cung cấp các căn cứ đất liền, cảng và sân bay cho quân đội Mỹ. Tổng thống Palau cũng đề xuất lực lượng tuần duyên Mỹ hiện diện ở quốc đảo để giúp nước này tuần tra và bảo vệ khu bảo tồn biển rộng lớn.
Palau là đất nước độc lập nhưng không có quân đội và Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ quốc đảo này theo Hiệp ước Liên kết Tự do (COFA). Theo hiệp ước này, quân đội Mỹ có quyền tiếp cận các hòn đảo, nhưng hiện không có lực lượng đồn trú thường trực tại đây.
“Chúng ta nên sử dụng các cơ chế của hiệp ước để thiết lập sự hiện diện quân sự thường xuyên của Mỹ ở Palau”, ông Remengesau nói.
Một cơ sở radar quân sự của Mỹ đã được lên kế hoạch xây dựng ở Palau nhưng bị đình chỉ vì đại dịch Covid-19.
Ông Remengesau cho rằng các căn cứ quân sự Mỹ ở Palau không chỉ tăng cường khả năng phòng thủ của quân đội Mỹ, mà còn hỗ trợ cho kinh tế của quốc đảo này, vốn đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Ngoài mối quan hệ gần gũi với Mỹ, Palau cũng là một trong 4 đồng minh còn lại của Đài Loan ở khu vực Thái Bình Dương. Động thái này đã khiến Bắc Kinh vào năm 2018 đã ra lệnh cấm khách du lịch đến Palau.
Trong khi không trực tiếp đề cập tới Trung Quốc, ông Remengesau nói với Bộ trưởng Esper rằng các tác nhân gây bất ổn đã tiến lên phía trước để lợi dụng các cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch virus corona mà các quốc đảo nhỏ đang phải trải qua.
Tổng thống Palau viết: “Thưa Bộ trưởng, tôi cảm thấy thật yên tâm khi được biết ông và các quan chức hàng đầu khác của Hoa Kỳ nhận ra thực tế phức tạp của an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – nơi đang bị đe dọa bởi chiến lược kinh tế săn mồi cũng như xâm lược quân sự”.
Trong chuyến thăm chưa đầy 3 giờ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Palau tuần trước, Tổng thống Remengesau nói rằng Trung Quốc đang cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để lôi kéo các quốc đảo ở Thái Bình Dương.
“Điều đó sẽ tác động đến cách mọi người nhìn nhận mối quan hệ với những bên đã giúp đỡ họ”, Tổng thống Palau nói.
Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.