Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

VN muốn tăng hợp tác với Ấn Độ để đối phó TQ ở Biển Đông?

Sunday, August 23, 2020 4:03:00 PM // ,

BBC 

23 tháng 8 2020, 17:59 +07

@MEAIndia Twitter
Chụp lại hình ảnh,

Đại sứ Phạm Sanh Châu (thứ hai từ trái sang) gặp Ngoại trưởng Shringla (thứ ba từ trái sang)

Việt Nam đã thông báo với Ấn Độ về tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông, Press Trust of India (PTI) tường thuật, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự tại nơi này với việc triển khai tàu, chiến đấu cơ và ít nhất một máy bay ném bom tại vùng biển giàu tài nguyên.

PTI nói rằng Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla hôm thứ Sáu 21/8/2020.

Theo PT, Đại sứ Việt Nam đã nêu tình hình thực tế tại vùng biển mà Việt Nam nói là của mình ở Biển Đông, nơi hãng ONGC của Ấn Độ có các hoạt động dầu khí.

Trong sự kiện mà các nguồn ngoại giao gọi là cuộc gặp chính thức, Đại sứ Phạm Sanh Châu nói Việt Nam quyết tâm phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện mạnh mẽ với Ấn Độ.

Bỏ qua Twitter tin, 1

Nội dung không có

Xem thêm ở TwitterBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Twitter tin, 1

Căng thẳng quân sự ở Biển Đông

Trong hai tháng qua, Trung Quốc đã gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông, trong lúc toàn thế giới đang phải vật lộn với đại dịch virus corona.

Hồi đầu tháng, Trung Quốc triển khai một máy bay ném bom H-6J tới đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế Trung Quốc quản lý toàn bộ.

Việc này "không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phương hại tình hình trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, 20/8.

Việc đưa máy bay ném bom tới nơi, theo truyền thông Trung Quốc, cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiềm chế các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực.

Hoàn Cầu thời báo dẫn lời các chuyên gia nói rằng chiếc H-6J này sẽ khiến cho các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ phải nản chí.

Một tàu sân bay của Mỹ
Chụp lại hình ảnh,

Một tàu sân bay của Mỹ

Việc Hoa Kỳ gửi các tàu chiến tới gần quần đảo có tranh chấp và gọi đòi hỏi của Bắc Kinh đối với khu vực là bất hợp pháp diễn ra sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong tháng Bảy tuyên bố đã cho các máy bay ném bom tham dự tập trận tại khu vực.

"Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế quốc trên biển của mình," Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompei nói. "Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác của mình tại vùng Đông Nam Á để bảo vệ quyền chủ quyền và các nguồn tài nguyên ngoài khơi của họ."

Áp lực đối với hoạt động dầu khí

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, tạo tranh chấp với một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Song song với việc tăng hiện diện quân sự, Bắc Kinh cũng liên tục gia tăng sức ép lên các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước khác tại Biển Đông.

Việt Nam đang đối diện với viễn cảnh bị mất đi các hãng khai thác dầu khí nặng ký tới hoạt động tại vùng biển của mình, do Trung Quốc đang tăng áp lực đối với các hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh gọi là thuộc phạm vi Đường Chín đoạn trên Biển Đông, theo đánh giá của nhà phân tích James Gavin trên trang Petroleum Ecnomist.

Áp lực từ Trung Quốc trong năm nay đã khiến hãng Rosneft của Nga phải gác lại lại các hoạt động vốn đã được lên kế hoạch từ trước, trong lúc cả hãng Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập, là các đối tác của Việt Nam tại mỏ Cá Rồng Đỏ, phải từ bỏ cổ phần của mình trong dự án.

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol - hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa
Chụp lại hình ảnh,

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)

Tin cho hay, để đổi lại các hãng đã được phía Việt Nam bồi thường với với tổng trị giá khoảng 1 tỷ đôla.

Tuy không phải là một bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhưng đây là vùng biển đóng vai trò quan trọng đối với Ấn Độ; 55% hàng hóa thương mại của Ấn Độ được di chuyển qua ngả này, và Ân Độ tham gia nhiều dự án khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.

Trung Quốc đã phản đối các dự án khai thác dầu khí của Ấn Độ, nhưng Ấn Độ nói việc hợp tác khai thác năng lượng với Việt Nam tại đây là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quan hệ quốc phòng và quân sự giữa Ấn Độ và Việt Nam đã gia tăng trong vài năm qua.

Sau một thập niên là đối tác chiến lược, Ấn Độ và Việt Nam đã chính thức nâng cấp quan hệ lên thành "hợp tác chiến lược toàn diện" vào năm 2016.

Bỏ qua Twitter tin, 2

Nội dung không có

Xem thêm ở TwitterBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.