Tin Việt Nam – 04/08/2020
Tuyên án vụ công ty đa cấp Thăng Long
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thăng Long Lê Văn Quang, người giữ vai trò chính trong vụ án kêu gọi 36.000 người tham gia đa cấp bị tuyên án chung thân với tội danh ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.
Báo trong nước dẫn kết quả Tòa án Hà Nội đưa ra ngày 4/8 sau phiên xử kéo dài gần một tuần qua.
7 người còn lại nắm giữ chức vụ cao trong Công ty Thăng Long cũng bị tòa tuyên án tù với cùng tội danh.
Trong đó, cựu giám đốc và phó giám đốc Công ty nhượng quyền thương mại Thăng Long là Phạm Ngọc Tuân và Vũ Đình Hùng cùng lĩnh án 19 năm tù.
Cựu giám đốc và phó giám đốc đào tạo Nguyễn Hồng Thái mức án 14 năm tù, Nguyễn Thành Nam mức án 15 năm tù.
Huỳnh Trọng Nghĩa, giám đốc truyền thông mức án 15 năm tù và Hoàng Hải Yến, giám đốc tài chính 9 năm tù.
Còn lại ông Đỗ Văn, cựu giám đốc Công nghệ thông tin mức án 15 năm tù.
Bên cạnh mức án nêu trên, các bị cáo còn bị Hội đồng xét xử buộc phải bồi thường 123 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, từ năm 2015-2016, các bị cáo nêu trên đã mở rộng mạng lưới tại 32 tỉnh, thành phố, lôi kéo 36.000 người tham gia với số tiền thu về 736 tỷ đồng.
Công ty Thăng Long đã thu hút nhiều người tham gia bằng cách tổ chức nhiều chương trình khuyến mại. Các bị cáo quảng cáo nếu mua hàng trị giá 31 triệu đồng sẽ nhận về 146 triệu đồng; đơn hàng 155 triệu đồng nhận 730 triệu đồng. Tại các chương trình này, các bị cáo đưa giấy xác nhận cấp phép tổ chức, khuyến khích mọi người tham gia.
Sau đó, các bị cáo chi trả hoa hồng, thù lao cho bị các bị hại và tạm khấu trừ 5%-10% thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, số tiền này được sử dụng cho công ty mà không quyết toán, nộp thuế.
Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của gần 1.612 bị hai với số tiền bị chiếm đoạt là 123 tỷ đồng.
Ngoài ra, đối với các bị hại chưa được xác định, cơ quan tố tụng tách tài liệu để giải quyết bằng vụ án dân sự khác.
Cán bộ môi trường Tp HCM nói mùi bãi rác Đa Phước
là do cảm nhận của từng người!?
Thanh Trúc
Sáng 30/7 vừa qua, Phó giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, khi trả lời chất vấn của báo chí về mùi hôi từ bãi rác Đa Phước mấy năm nay, đã nói nguyên văn rằng ”Hiện không có quy chuẩn nào để quan trắc về mùi nên chỉ có thể đo đạc các chỉ số liên quan và các chỉ số này thường không vượt chuẩn. Mùi là do cảm nhận của mỗi người”.
Phát biểu của bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ gây nên phản ứng mạnh trong cộng đồng mạng. Nhiều người đặt nghi vấn là nữ cán bộ tài nguyên môi trường này hiểu thế nào về mùi hôi gây ô nhiễm không khí, và ý bà này như thế nào khi nói mùi là do cảm nhận của từng người.
Vấn đề bãi xử lý rác Đa Phước ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bốc mùi nồng nặc khó chịu ra khu vực xung quanh, điển hình là khu dân cư Phú Mỹ, quận 7, khiến nhiều người phải tìm cách dọn đi. Vấn đề này đã được báo giới thành phố đề cập nhiều lần từ 2016 đến giờ nhưng Sở Tài Nguyên-Môi Trường nói riêng và chính quyền địa phương nói chung chưa có hướng giải quyết. Một phụ nữ ở khu Phú Mỹ, quận 7 nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Có một thời gian hôi liên tục, báo chí và mọi người nói um sùm, sau đó cải thiện nhưng gần đây lại bị lại. Hôi lắm, có lúc sáng sớm mở cửa ra là nồng nặc, nghi ngút luôn”.
Một cư dân khác xác nhận bà phải hứng chịu và bị hành hạ lâu nay bởi mùi hôi mà nhất là trong những ngày mưa:
“Mưa xuống thì đóng cửa chứ đâu dám ở ngoài sân, đóng cửa thì đỡ bị hôi thúi hơn. Bên Phú Mỹ Hưng người ta cũng kiện quá trời luôn”.
Theo tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, nói không có quy chuẩn nào để quan trắc về mùi nên chỉ có thể đo đạc các chỉ số liên quan và các chỉ số này thường không vượt chuẩn, như phát ngôn của Phó giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường thành phố, là câu trả lời không đúng, không chuyên, không đi vào vấn đề:
“Cách trả lời ấy là mới thiên về các chỉ số môi trường mang tính hóa học ví dụ như bụi rồi mật độ không khí. Đại khái những yếu tố thiên về mặt hóa học để phân tích độ ô nhiễm của không khí. Bên cạnh đó thì nó còn mảng mà những bãi rác này sinh ra, đấy là việc phân hủy chất hữu cơ, gọi là các chỉ số về sinh học”
“Không có chỉ số nào về mùi, thế nhưng có chỉ số sinh học trong phân hủy rác hữu cơ thì chắc chắn tại các bãi rác ấy mức độ phân hủy chất hữu cơ chắc chắn là quá ngưỡng rất nhiều. Về chuyện mùi thì đúng là trong các bản về chỉ số không có chỉ số về mùi vị cũng như màu sắc nhưng nó thể hiện ở các chỉ số về sinh học như mức độ gọi là phân hủy do các vi khuẩn gây ra chẳng hạn, cái đó là có”.
Do vậy, nói mùi là do cảm nhận của mỗi người, được hiểu ở đây là mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước, càng chứng tỏ một câu trả lời vô trách nhiệm, là khẳng định của nguyên Thứ trưởng Tài Nguyên Môi Trường Đặng Hùng Võ:
“Câu trả lời tôi khẳng định là sai! Đúng là không có bảng chỉ số về mùi nhưng không thể lấy chuyện đó để nói rằng không có chuyện gì xảy ra. Nó sai là ở chỗ đó. Tất nhiên người dân không đo đạc được các chỉ số về quá trình phân hủy chất hữu cơ, thế thì mùi chính là cái mà ai cũng cảm nhận được”.
“Phải trả lời sao cho đúng thực tế chứ không thể dùng cách này để trả lời một hiện tượng khác. Trừ những người khiếm khứu chẳng hạn, tức là khứu giác bị tê liệt thì không nói làm gì, còn tất cả mọi người cảm nhận mùi vị thì phải giống nhau. Nếu trả lời rằng chị nhậy cảm về khứu giác nên chị nhận ra còn tôi không nhận ra thì không đúng, không thực tế và không thỏa mãn được cái bức xúc của người dân. Tôi cũng cho rằng nói như vậy là thiếu trách nhiệm”.
Phải trả lời sao cho đúng thực tế chứ không thể dùng cách này để trả lời một hiện tượng khác. Trừ những người khiếm khứu chẳng hạn, tức là khứu giác bị tê liệt thì không nói làm gì, còn tất cả mọi người cảm nhận mùi vị thì phải giống nhau. – nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ
Phó giám đốc Sở Tài Nguyên Môi- Trường TPHCM hình như muốn giảm nhẹ mức đô ô nhiễm mùi hôi và ô nhiễm không khí từ những lượng rác thải lớn, mà Sở TN-MT không giải quyết nỗi, bằng cách nói quanh với kết luận mùi là do cảm nhận của mỗi người, là nhận xét của tiến sĩ , chuyên gia môi trường Nguyễn Văn Khải:
“Trong không khí bình thường thì chỉ khoảng 19% là Oxy, 79% là Nitơ, còn lại là những mùi khác. Nếu ta đo mà Oxy không đạt 19%, Nitơ không được 79% tức là không khí đó không bình thường. Tôi đồng ý hiện nay theo tiêu chuẩn chất lượng không khí của Việt Nam thì không đề mùi nào độc hại, mùi nào không độc hại”.
“Nhưng nếu có kiến thức khoa phổ thông thì phải nhớ rằng trong rác có các chất CarbonHydro no, CarbonHydro đói, kể cả vô cơ như HCL, HF, H2SO4, SO2… Cho nên tại đống rác Đa Phước thì tất cả các chất đó tổng hợp lại thành mùi vô cùng khó chịu, ai ngưởi cũng sẽ hắt xì hơi, sẽ bịt mũi mà chạy.
Có thể người bị xoang, bị viêm mũi thì ngưởi nó kém đi,nhưng tất cả những chất đó thì ai cũng cảm thấy và cũng ngửi được hết.”
Ý kiến của Phó giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường về mùi hôi thối của rác trong một thành phố 10 triệu dân như TPHCM, theo chuyên gia môi trường Nguyễn Văn Khải, chẳng khác nào đề xuất dùng lu chống ngập mùa mưa mà một viên chức đưa ra trước đây.
Chuyện những bãi rác gây ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng không riêng ở TPHCM mà còn khắp nơi trên cả nước. Lý do được giải thích là lượng rác quá lớn, dồn đổ từ ngày này sang ngày khác mà không xử lý kịp dẫn tới tình trạng ứ đọng, ảnh hưởng đáng ngại đến sức khỏe cộng đồng quanh đó.
Điển hình như bãi rác Khánh Sơn ở thành phố Đà Nẵng, tháng 11/2018 bị người dân biểu tình phản đối do mùi hôi gần như bốc lên suốt ngày đêm.
Gần đây nhất, đầu 2019, hàng trăm dân các xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ dựng lán tại hai con đường dẫn vào Trung Tâm Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Sơn ở quận Sóc Sơn, Hà Nội. Những người biểu tình tố cáo các bãi rác khổng lồ đó tác hại đến môi sinh cũng như sức khỏe của gia đình con cái họ.
Số liệu Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM đưa ra tại kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố tháng 7/2018 cho thấy mỗi ngày TPHCM phát sinh khoảng 11.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có 2.300 tấn rác thải ra nơi công cộng.
Nói riêng về bãi rác Đa Phước, tiếng là xử lý rác thải theo công nghệ nước ngoài, nhưng vấn đề tồn tại vẫn là mùi hôi thối kinh khủng khiến cư dân ta thán, kêu ca suốt mấy năm qua.
Dưới mắt nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Đặng Hùng Võ, rác thải và ô nhiễm mùi, ô nhiễm môi sinh, là nan đề bằng mọi cách phải tháo gỡ trong bối cảnh bảo vệ môi trường đang được đề cao trên thế giới:
“Đã từ lâu rồi các nơi trên thế giới không sử dụng cách chôn lấp nữa vì chôn lấp tạo ra nhiều thứ như ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. Chỉ riêng chuyện người dân phản ảnh ở đây đã mang tính chất là đừng chôn lấp nữa, hãy tìm cách khác đi, hãy hiện đại hóa việc xử lý rác đi”.
Tiến sĩ Đặng Hùng võ kết luận rằng đó là ý kiến đúng đắn của dân và các nhà khoa học mà chính quyền cần lắng nghe, nhìn nhận và tiếp thu.
6 thanh niên lĩnh 25 năm tù vì tổ chức
đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép
Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 4/8 đã tuyên phạt 25 năm tù giam với 6 bị can về tội “tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép”.
Truyền thông quốc nội loan tin này vào cùng ngày.
Theo Vietnamplus, 6 đối tượng trong độ tuổi từ 18 đến 25 bị tuyên phạt tù gồm Vòong A Sủi 6 năm tù giam; Vòong A Hây 6 năm tù giam; Lỷ A Tằng 5 năm tù giam; Phùn Quay Phóng 4 năm tù giam; Nình Văn Xuân 2 năm tù giam và Phùn Văn Dũng 2 năm tù giam.
Tại phiên toà nhóm này thừa nhận đã móc nối với các đối tượng người nước ngoài không rõ lai lịch để đưa những người nhập cảnh trái phép vào Móng Cái.
Cụ thể trong các ngày 9 và 10/6, nhóm này đã 2 lần tổ chức cho 6 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đã bị Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ. Trong đó, Voòng A Sủi là người cầm đầu chỉ đạo; 5 người còn lại giúp sức đắc lực cho Sủi. Mỗi vụ trót lọt, nhóm của Sủi thu hơn 13 triệu đồng/người.
Những người nhập cảnh trái phép sẽ di chuyển bằng bè xốp vượt sông qua biên giới, sau đó được cái đối tượng dùng xe máy đưa về trung tâm thành phố và vào nội địa Việt Nam.
Cũng trong ngày 4/8, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn lệnh bắt giữ Lưu Văn Ba, 30 tuổi trú tại huyện Lục Nam để điều tra về hành vi “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” theo quy định tại Điều 348 Bộ luật hình sự.
Công an Bắc Giang đã phát hiện Ba nhận tiền của 5 người Trung Quốc (TQ) rồi đón họ từ Lào Cai về Bắc Giang thuê nhà nghỉ Đức Duy lưu trú trái phép.
Hiện 5 người TQ đã được chuyển đến cơ sở cách ly của huyện để xét nghiệm phòng chống COVID-19.
Ở một diễn biến khác diễn ra cùng ngày, Công an Tây Ninh đã khởi tố, bắt giam 4 tháng đối với Trần Văn Hậu, Hồ Văn Thãnh (tức Cọp), Trương Ngọc Danh (tức Út De), Lê Văn Qui (tức Duối) và Cao Văn Phùng (tức Khuốt) đều ngụ huyện Bến Cầu, để điều tra về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
Tại cơ quan điều tra, nhóm này khai ngoài đưa 4 người TQ trú tại huyện Hóc Môn và Quận Bình Thạnh qua biên giới sang Campuchia thì trước đó cũng tổ chức cho 5 người khác xuất cảnh qua Campuchia thu lợi 35 triệu đồng.
Việt Nam phát hiện 504 người Trung Quốc
nhập cảnh trái phép, buộc phải ‘siết’ biên giới
Bộ Công an Việt Nam loan báo đã phát hiện 504 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trong mùa dịch buộc nhà chức trách phải “quyết liệt” siết chặt biên giới.
Chiều 3/8, Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết từ đầu năm đến nay có 504 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào 27 tỉnh, thành Việt Nam, nhiều nhất là tại Quảng Ninh với 126 người, Đà Nẵng với 78 người, Bắc Ninh 35 người, TP. Hồ Chí Minh 12 người… theo trang VietnamNet.
“Sở dĩ có tình trạng này là do Trung Quốc bị thiên tai liên tục, lại thêm dịch bệnh bùng phát, trong khi ta lại tuyên truyền Việt Nam là điểm đến an toàn. Người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam một là đi tìm việc, hai là đi du lịch, ba là mượn đường để qua Campuchia đánh bạc,” ông Xô nói.
Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Xô cho biết thêm rằng từ tháng 6 đến nay, cơ quan công an, biên phòng các địa phương đã phát hiện 21 vụ với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, khởi tố 5 vụ với 19 đối tượng…
Tuy nhiên, đài VTV cho biết con số người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, phần lớn là người Trung Quốc, là hàng ngàn người.
Hôm 4/8, trong phóng sự “Siết nhập cảnh trái phép trong mùa dịch”, đài truyền hình VTV đưa tin: “Trong lúc dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại. Cả nước đã phát hiện hàng ngàn trường hợp nhập cảnh trái phép, chủ yếu là người Trung Quốc”.
Đài VTV trích số liệu của Lực lượng Biên phòng cho biết chỉ riêng trong tháng 7/2020 có đến 2.735 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, phần lớn là người Trung Quốc.
Đài này dẫn lời Đại tá Bùi Văn Lua, Cục trưởng Cục Phòng chống Ma túy Tội phạm, Bộ Tư lệnh Biên phòng, thừa nhận rằng lực lượng biên phòng còn “quá mỏng, một cán bộ phải gác 3-4 km đường biên” là một thách thức hiện nay.
Đáng lưu ý là Đà Nẵng và Quảng Nam, tâm dịch COVID-19 của Việt Nam hiện nay, là điểm đến của hàng chục người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trong tháng 7, các trang báo Việt Nam cho biết.
Hôm 3/8, VNExpress cho biết tổng cộng có đến 114 trường hợp người nước ngoài, phần lớn là người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào TP. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. Trong đó có bắt giữ một người Trung Quốc “có dấu hiệu đưa khoảng 20 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép từ Đà Nẵng vào TP. HCM.”
Gần nhất, hôm 31/7, Công an quận Bình Tân phát hiện 28 người Trung Quốc vượt biên vào TP.HCM; ngày 30/7, công an quận Tân Phú tạm giữ 11 người; ngày 29/7, quận Bình Thạnh phát hiện 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Theo luật định, các hình thức xử lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép tại Việt Nam là phạt tiền, trục xuất, hoặc xử tù cho người tái phạm, hoặc dẫn độ đối với người có hành vi phạm tội theo điều ước tương trợ pháp lý.
Lỗ hổng khi cho cảnh sát giao thông
‘huy động phương tiện’ của dân
Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)
Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19/06/2020, của Bộ Công an “Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông”, có hiệu lực từ ngày 05/08/2020, trong Điều 8, Khoản 3 có đoạn:
“Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.”
VN: Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng từ chiều 27/7
Bảo hiểm xe máy: công ty kiếm bộn tiền, người dân ta thán
Theo tôi, Quy định trên cho thấy một số điểm không rõ ràng; trao cho Cảnh sát giao thông (CSGT) quyền hạn quá lớn mà thiếu sự kiểm soát, chế tài đề phòng sự tùy tiện, lợi dụng với mục đích không tốt; đồng thời lại coi nhẹ quyền sở hữu tài sản cá nhân (cả của nhà nước) và sự an toàn của người dân trong những trường hợp bị “huy động phương tiện”.
Thông tư này thay cho Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016, trong đó tại Điều 5, Khoản 6 cũng có nội dung tương tự nêu trên; tuy nhiên có sự giới hạn hơn với quyền của CSGT, là việc “trưng dụng phương tiện” phải “theo quy định của pháp luật”, đồng thời không mở rộng ra quá nhiều mục đích của việc “huy động”, tới độ … “để bảo vệ an ninh quốc gia …” và được “yêu cầu trực tiếp”.
Xin nêu chi tiết một số điểm cần được xem lại, sửa đổi:
Việc “huy động phương tiện” là thế nào
Trường hợp “phương tiện” được CSGT nhắm tới để “huy động” có thể đang được sử dụng trong tình huống cấp bách của cá nhân, tổ chức, cơ quan, như xe cứu thương đang chở bệnh nhân cấp cứu, xe chở lãnh đạo cao cấp trên đường công tác khẩn, … thì sẽ xảy ra xung đột lợi ích mà khó có văn bản pháp luật nào định rõ trường hợp nào thì quan trọng hơn, phải được ưu tiên hơn.
“Phương tiện khác” ngoài xe cộ, điện thoại, thì có giới hạn nào cho chữ “khác”, hay là bất cứ thứ gì, kể cả nhà ở, công xưởng, trụ sở kinh doanh, thậm chí vũ khí của quân nhân, …
Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, bất chợt có anh CSGT vào nhà, khách sạn, yêu cầu miệng cần trưng dụng toàn bộ nhà trong vài ngày để … rình nhóm đua xe, các đêm tới có thể qua đây; hay rình một chiếc xe nghi chở ma túy sẽ đi qua. Không lẽ người chủ phải chấp hành vô điều kiện? Còn trường hợp CSGT đòi “mượn” một cây AK47 của một quân nhân đang đứng gác, thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận rồi.
Việc “mượn” là vô thời hạn, không có sự giám sát của chủ phương tiện hay sao? Không quy định rõ, dễ nảy sinh tùy tiện, gây xáo trộn cuộc sống của người dân, ảnh hưởng công việc của cơ quan, tổ chức bị “huy động phương tiện”.
Có sự xác thực tối thiểu cho việc “huy động” hay không? Nếu không, dễ nảy sinh tranh chấp sau đó nếu xảy ra sự cố. Ví như CSGT phải trình đầy đủ giấy tờ cá nhân để người dân được rõ, yên tâm, và được ghi lại (vào giấy, chụp/ghi âm, hình) việc “huy động” đó.
“Phương tiện khác” thì phải thế nào?
Ở đây đã mở rộng quyền hạn cho CSGT tới vô hạn, nằm ngoài chức năng nhiệm vụ của lực lượng này.
Vì vậy, Thông tư cần nêu rõ, trong những trường hợp việc “huy động” những “phương tiện” không phải là xe cộ, vụ việc không liên quan hoạt động giao thông đường bộ, thì phải có sự phối hợp của các lực lượng bảo vệ pháp luật tương ứng (như cảnh sát hình sự, quản lý thị trường, hải quan). Nếu không, sẽ dễ dẫn tới lạm quyền quá mức.
Thiếu chế tài cho các hành vi lạm quyền
Nội dung Thông tư đặt nặng quyền hạn cho CSGT, mà không coi trọng quyền của người, tổ chức, cơ quan có phương tiện bị “huy động”, nên hoàn toàn không thể hiện biện pháp ngăn chặn những trường hợp lạm quyền. (Liệu có bao nhiêu lực lượng công quyền, khoài CSGT, đã và sẽ được “huy động phương tiện” của dân?)
Thay vào đó, để tránh tình trạng CSGT trưng dụng phương tiện của dân không đúng mục đích, quá mức cần thiết, tận dụng cho việc riêng v.v.. thì cần có chế tài pháp luật cụ thể, không chỉ xử lý nội bộ (nhắc nhở, kiểm điểm). Như vậy mới công bằng với người dân một khi nếu không chấp hành đòi hỏi “huy động” đó, lại rất dễ bị quy tội “chống người thi hành công vụ”, hay tương tự.
Coi nhẹ sự an toàn cho người dân khi bị “huy động phương tiện”
Thông tư đã không đề phòng tình huống có kẻ gian (ngoài xã hội, trong chính ngành công an) lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của dân, tổ chức, cơ quan, hoặc lợi dung phương tiện để hoạt động tội phạm.
Muốn tránh xảy ra khả năng này, đồng thời vẫn có thể đảm bảo cho tình huống cấp thiết khi CSGT thi hành công vụ, ngoài yêu cầu xuất trình giấy tờ, có văn bản xác nhận việc “huy động” như nêu trên, cần có thêm quy định CSGT phải đang tuần tra trên phương tiện mô tô, ô tô đặc chủng, phải để người bị “huy động phương tiện” gọi điện trực tiếp cho cấp chỉ huy của CSGT đó, v.v..
Ngoài ra, cũng cần có điều khoản quy định trong trường hợp phương tiện được huy động bị hỏng, mất, thì cơ quan công an phải có trách nhiệm bồi thường ra sao.
Thiếu hình thức phổ biến nội dung quy định cho người dân
Do đây là điểm quan trọng liên quan tới đời sống người dân (không chỉ người tham gia giao thông), đến cả nhiều tổ chức, cơ quan nên không thể đơn giản chỉ đưa toàn bộ Thông tư lên trang web Bộ Công an, rồi vài tờ báo thông tin sơ sài.
Nhiều năm qua, có thể vì thiếu biện pháp phổ biến rộng rãi nên cũng đã phần nào “trói tay” CSGT trong những tình huống thực sự cấp bách. Nhiều trường hợp chiến sĩ CSGT đã phải liều mình bám vào nắp ca-pô xe vi phạm, dẫn đến bị tai nạn đáng tiếc, thay vì có thể trưng dụng xe của người dân để truy đuổi.
Muốn có sự hợp tác tích cực từ người dân, đồng thời tôn trọng quyền lợi của dân, tổ chức, cơ quan khác, cần có các biện pháp phổ biến thông tin một cách bài bản. Ví dụ: ngoài việc sửa sớm Thông tư, cần có văn bản của Cục Cảnh sát giao thông giải thích chi tiết Điều 8, Khoản 3 nói trên. Văn bản này được từng đơn vị, cá nhân CSGT lưu giữ, cung cấp bằng nhiều hình thức cho người dân, người tham gia giao thông.
Cuối cùng, là đề phòng xung đột với các văn bản pháp quy khác
Trước hết là Bộ luật Dân sự, cơ quan soạn thảo Thông tư cần rà soát kỹ, để không xảy ra những kiện tụng không cần thiết, gây phiền phức cho dân, tốn kém cho nhà nước, ức chế cho CSGT khi cần “huy động phương tiện” phục vụ công tác cấp thiết.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53652775
Bộ Công an đang truy nã
8 người liên quan vụ án Nhật Cường
Bộ Công an Việt Nam vào ngày 3/8 thông báo về kết quả điều tra liên quan vụ án Nhật Cường và hiện đã khởi tố 28 bị can, trong đó bắt giam 20 người và truy nã 8 người liên quan vụ án.
Truyền thông quốc nội loan tin dẫn nguồn tin từ cuộc họp báo thông báo kết quả phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cùng ngày cho biết như vừa nêu.
Tại cuộc họp báo, truyền thông đề cập đến tính chất mức độ của vụ án liên quan công ty Nhật Cường này như thế nào? Tài liệu mật thuộc lĩnh vực gì? Có tính chất như thế nào? Thông tin điều tra ban đầu và vai trò từng người ra sao?
Thiếu tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng Bộ Công an khẳng định vụ án liên quan công ty Nhật Cường là vụ án đặc biệt rất nghiêm trọng, phức tạp, thuộc diện Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án về 4 tội danh gồm: Buôn lậu, vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện đã khởi tố 28 bị can, trong đó đã bắt giam 20 người, truy nã 8 người.
Ngoài ra, thiếu tướng Tô Ân Xô còn cho biết hiện các cơ quan cảnh sát đang tích cực điều tra vụ án và sẽ cố gắng kết thúc trong quý 3/2020.
Trước đó, vào ngày 21/7 Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam 3 cán bộ có hành vi được cho là chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước liên quan đến công ty Nhật Cường, trong đó 2 người thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là thư ký và lái xe của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và người còn lại là cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu.
Nguyên Phó Chủ tịch UBND Thị Xã Sông Cầu bị
khởi tố, viên chức Bạc Liêu bị kiểm điểm
Giang Nguyễn
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Sông Cầu bị khởi tố vì tội vi phạm quy định luật pháp về quản lý đất đai.
Truyền thông trong nước đưa tin, ngày 4/8 cho biết ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị xả Sông Cầu nhiệm kỳ 2016-2021 đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên quyết định khởi tố theo khoản 2, điều 22, Bô luật hình sự năm 2015.
Theo cơ quan này, ông Tuấn đã bị kỷ luật vì thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, ký cấp 21 giấy chứng nhận quyền sự dụng đất với tổng diện tích hơn 55 ngàn m2, không đúng nguồn gốc đất. Các thửa đất do Nhà nước quản lý được chuyển thành đất khai hoang, rồi ông cho phép chuyển mục đích hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không đúng quy định luật pháp.
Trước đó ngày 27/7, ông Tuấn cũng đã bị Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cách chức vì đã vi phạm các quy định nhà nước.
Theo báo trong nước, ông Tuấn đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân phường Xuân Phú hướng dẫn người dân lập hồ sơ công nhận đát khai hoang trái quy định.
Trong một vụ việc khác, ngày 29/7, ông Huỳnh Quốc Ca, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân TP Bạc Liêu bị kiểm điểm. Theo tờ Pháp Luật, Ủy ban Kiểm tra Tình ủy Bạc Liêu xác nhận đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm với ông Ca vì phát hiện sai phạm số tiền hơn 165 triều đồng, liên quan đến công trình sửa chữa, sơn tường của trụ sở của UBND TP Bạc Liêu vào giữa năm 2019.
Thêm 18 bệnh nhân,
Việt Nam tăng lên 670 ca viêm phổi Vũ Hán
Bình luậnNguyễn Sơn
Chiều nay (4/8), Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 18 bệnh nhân mới, trong đó có 17 ca liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng.
Các ca nhiễm mới là bác sỹ, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà chăm sóc và các F1. Ngoài bệnh viện Đà Nẵng, một trường hợp nhân viên y tế của bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cũng đã nhiễm dịch Covid-19.
Bệnh nhân 653 – 668
15 bệnh nhân mới này sống tại Đà Nẵng, độ tuổi từ 8-93, trong đó:
8 ca là F1, đã được cách ly tập trung
5 người nhà chăm sóc tại Bệnh viện Đà Nẵng
1 nhân viên y tế tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
1 ca là bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng
1 ca ở quận Cẩm Lệ (là bảo vệ bến xe TT Đà Nẵng, bệnh nhân khám ngoại trú Bệnh viện Gia Đình).
Bệnh nhân 669
Bệnh nhân nam, 50 tuổi, có địa chỉ tại P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, liên quan Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân 669 là bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, thăm người thân tại Khoa Nội, Bệnh viện Đà Nẵng, tiếp xúc gần với bệnh nhân 510.
Hiện bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai.
Bệnh nhân 670
Bệnh nhân nam, 50 tuổi, có địa chỉ tại Thành trực, Thạch Thành, Thanh Hóa.
Ngày 29/7, bệnh nhân từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN6 (trước đó đã ghi nhận 20 ca dương tính trên chuyến bay này). Bệnh nhân 670 hiện được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW ngay sau nhập cảnh.
Kết quả xét nghiệm lần 2 bệnh nhân dương tính với virus corona Vũ Hán.
Sáng nay (4/8), Bộ Y tế thông báo có thêm 10 ca bệnh Covid-19 từ Đà Nẵng, Quảng Nam, và tối qua có 21 bệnh nhân mới. Như vậy, trong 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 49 ca nhiễm dịch và 2 bệnh nhân tử vong.
Tính đến 18h ngày 04/8, Việt Nam có tổng cộng 670 ca nhiễm dịch COVID-19. Số lượng ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 222 ca, trong đó có 8 người tử vong.
Hiện nay, 9 địa phương đang có dịch trong cộng đồng, bao gồm: Đà Nẵng (158 trường hợp), Quảng Nam (44 ca), TP. HCM (8 ca), Quảng Ngãi (4 ca), Hà Nội (2 ca), Đắk Lắk (3 ca), Thái Bình (1 ca), Đồng Nai (2 ca), Hà Nam (1 ca).
Hơn 133.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện hơn 1200 người, tại cơ sở tập trung gần hơn 20.000, tại nhà hoặc nơi lưu trú khoảng 111.000.
Virus corona: Với bùng phát mới,
VN vừa chống dịch vừa lo giữ kinh tế
Đợt bùng phát dịch Covid-19 hiện tại rất phức tạp và khó lường, nhưng Việt Nam không triển khai “cách ly xã hội” rộng khắp do lo ngại ảnh hưởng kinh tế.
Vừa chống dịch vừa đảm bảo hoạt động kinh tế xã hội bị ảnh hưởng thấp nhất là quan điểm chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 7 diễn ra hôm 3/8.
Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung phân loại sớm và tăng cường khả năng xét nghiệm, chỉ phong tỏa nơi tâm dịch, giãn cách xã hội ở vùng dịch, phân loại và kiểm soát phòng chống dịch, để các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra bình thường.
‘Không ngăn sông cấm chợ’
Chủ trì buổi họp báo, ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – nói: “Thủ tướng đã chủ trì nhiều cuộc họp, chỉ đạo quyết liệt và đưa ra giải pháp căn cơ nhằm mục tiêu dập dịch; khoanh ổ dịch, phong tỏa khu dân cư và thành phố Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường lực lượng, bác sĩ vào thành phố, tăng khả năng xét nghiệm”.
Bộ trưởng Dũng nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong đợt dịch trước đây, rằng “mỗi gia đình, thôn xóm, bản làng là pháo đài chống dịch như chống giặc”. Tuy nhiên, theo ông Dũng, đối với các địa phương không có lây nhiễm tại cộng đồng, thì thực hiện khoanh trong phạm vi bán kính vừa đủ để quản lý, phân loại và kiểm soát phòng chống dịch, đảm bảo mục tiêu các hoạt động kinh tế xã hội được bình thường.
“Điều này nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Hoa Kỳ sẽ vượt qua dịch Covid-19 còn VN cần làm gì?
VN bước vào ‘thời chiến’, người dân tâm dịch Đà Nẵng lo lắng kinh tế
Chính phủ Việt Nam đánh giá đầu tháng 8 “là thời gian vàng đưa ra giải pháp căn cơ dập tắt ổ dịch là tổ hợp các bệnh viện, kiên định triển khai các biện pháp phòng chống dịch”.
“Tuy nhiên, cũng không được cát cứ, hạn chế nào, không vì kiềm chế dịch bệnh mà ngăn sông cấm chợ. Địa phương có ca nhiễm cộng đồng lớn, nếu nguồn gốc từ Đà Nẵng thì đừng đặt vấn đề đưa ra bán kính quá rộng để giãn cách, phong tỏa. Ví dụ một bệnh nhân thôn thì khoanh thôn, bệnh nhân xã thì khoanh xã đó, chứ đừng đặt vấn đề cả huyện, cả thành phố” - báo Tuổi Trẻ dẫn lời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng.
Trong cuộc trao đổi với Zingnews, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng nói rằng mục tiêu kép là làm sao chống dịch thành công nhưng không làm kinh tế sụp đổ.
Quyết liệt nhưng không để tê liệt
“Chúng ta không được chủ quan, lơ là, lỏng lẻo để dịch bệnh tràn lan, bùng phát, mất kiểm soát. Cần tính toán rất chặt chẽ trước khi quyết định giãn cách xã hội với phạm vi và quy mô hợp lý. Không được tuyên bố giãn cách xã hội mà chưa tính toán phương án phù hợp, đặc biệt là khi chưa có ổ dịch, dẫn đến bế tắc các hoạt động kinh tế xã hội”, Cổng thông tin điện tử Chính phủ thuật lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng trong cuộc họp hôm 2/8.
Các chỉ đạo về khoanh vùng chống dịch nhưng không ngăn sông cấm chợ đã được triển khai khá đồng bộ ở các địa phương. Đến nay, dù các nguồn lây lan trong cộng đồng vẫn chưa được kiểm soát, nhưng Việt Nam đã không áp dụng cách ly xã hội trên toàn quốc như đợt dịch giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5.
Ngoài tâm dịch Đà Nẵng, nơi đã áp dụng trở lại chỉ thị 16 về cách ly xã hội, chỉ có một số ít địa phương khác áp dụng hình thức này, chẳng hạn Quảng Nam, Đắk Lắk. Tuy nhiên, điều khác biệt so với lần trước là các địa phương này không áp dụng trên toàn tỉnh mà chỉ triển khai chỉ thị 16 tại các thành phố, huyện có ca nhiễm trong cộng đồng.
Covid-19 tái phát ở VN: Mô hình “trì hoãn”, lợi hại và bài học?
Việt Nam: Covid-19 tái bùng phát có thể gây hậu quả “khôn lường”
Các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM dù đã phát hiện ca nhiễm với lịch trình đi lại và giao tiếp phức tạp nhưng chưa áp dụng chỉ thị 16 trở lại. Các biện pháp hạn chế chủ yếu là thực hiện giãn cách xã hội, cấm một số hoạt động tập trung đông người, cấm các dịch vụ không thiết yếu, bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, hướng dẫn cách ly tại nhà đối với một số người có nguy cơ nhiễm bệnh…
Ở phần lớn các địa phương trên toàn quốc, các hoạt động kinh tế – xã hội không bị hạn chế nghiêm ngặt. Người dân không nhận được các tin nhắn khuyến khích ở nhà như trước đây.
Về giao thông vận tải thì đến nay mới có sân bay tại Đà Nẵng và các bến xe khách đường dài tại thành phố này đóng cửa đối với hoạt động vận tải hành khách.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 3/8 tuyên bố vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vào các ngày 8 và 9/10 (các địa phương có nguy cơ cao sẽ tổ chức thi đợt 2 sau) cho thấy thêm một nỗ lực duy trì các “hoạt động kinh tế xã hội diễn ra bình thường”.
Dịch Covid-19 đã kéo dài hơn nửa năm và nền kinh tế vốn dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi đã có kinh nghiệm chống dịch trong đợt đầu, việc Việt Nam không áp dụng các biện pháp cách ly cực đoan trong đợt dịch hiện tại là điều dễ hiểu.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6 năm 2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng (tương ứng 17,6 triệu người).
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53590512
Bộ GDĐT chính thức có phương án thi tốt nghiệp THPT
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam hôm 4/8 đã chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) năm học 2019-2020.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, Bộ GDĐT đã yêu cầu các địa phương báo cáo về Bộ trước ngày 12/8 các trường hợp thí sinh F1, F2 (các thí sinh có tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với người nhiễm COVID-19).
Các thí sinh F1, F2 sẽ thi đợt hai cùng với thí sinh ở các khu vực cách ly.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi các địa phương công văn về phương án tổ chức thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19.
Theo đó, các địa phương đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 như Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ thi đợt 2, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Còn các tỉnh thành còn lại vẫn tổ chức kỳ thi theo kế hoạch từ ngày 8 đến ngày 10/8/2020, nhưng phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với các thí sinh dự thi sau ngày 10/8 có nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh đại học, Bộ GD-ĐT sẽ giao các trường đại học có phương án tuyển sinh phù hợp trên tinh thần tự chủ của trường đại học.
Bộ GDĐT cũng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, xây dựng phương án tổ chức thi cụ thể, để kỳ thi bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh và cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi.
Cũng tin liên quan, vào chiều ngày 4 tháng 8, thành phố Đà Nẵng ra quyết định chính thức tạm dừng kỳ thi tốt nghiệp phổ thông do dịch COVID-19 đang hoành hành tại thành phố này.
Phát hiện hàng trăm ngàn khẩu trang
không rõ nguồn gốc
Công an huyện Mê Linh và Đội 17 – Cục quản lý thị trường Hà Nội hôm 3/8 phát hiện hai xe tải chở gần 600 ngàn chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc tại khu vực Khu công nghiệp Mê Linh.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 4/8 cho biết số lượng lớn khẩu trang không rõ nguồn gốc được phát hiện trong hơn 200 thùng chứa trong hai xe tải loại 3,5 tấn của tài xế Bùi Quang Tùng và Nguyễn Văn Bền.
Cơ quan chức năng nói các tài xế đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp lệ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, mà nói mình chỉ là người chở hàng thuê.
Hơn 600 ngàn chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc nói trên được các tài chế khai nhận lấy tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh để giao cho khách hàng tại khu vực huyện Mê Linh theo chỉ dẫn qua điện thoại.
Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bình Nghị, Lạng Sơn hôm 4/8 cũng cho biết đơn vị này vừa phát hiện một vụ vận chuyển lậu khoảng 22 ngàn chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc qua biên giới.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 3/8 tại mốc 1038, thôn 4, bản Nà Noóc, xã Đào Viên, huyện Tràng Đình, tỉnh Lạng Sơn khi lực lượng chức năng phát hiện một số người đang vận chuyển hàng từ biên giới Trung Quốc đi vào lãnh thổ Việt Nam.
Lực lượng chức năng phát tín hiệu yêu cầu kiểm tra thì nhóm người nói trên bỏ chạy và bỏ lại số hàng hóa là 22 ngàn chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc nói trên.
Trong một diễn biến liên quan, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh vừa thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế và khẩu trang vải kháng khuẩn.
Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, nói với báo trong nước mục đích để ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để đầu cơ, tăng giá mặt hàng này.
Theo người đứng đầu Sở Công thương TPHCM, thành phố sẽ sản xuất khoảng 21 triệu chiếc khẩu trang trong tháng 8, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.
Xác định lý do người Trung Quốc
nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
Bình luậnUyển Nhi
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối 3/8, ông Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an đã giải đáp câu hỏi của báo giới về việc vì sao gần đây hiện tượng nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam xuất hiện nhiều hơn so với trước khi dịch virus Vũ Hán bùng phát ở Đà Nẵng?
Trả lời câu hỏi trên, ông Tô Ân Xô cho biết, các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam vì một số nguyên nhân, trong đó có: Tìm việc ở một số địa phương Việt Nam, đi du lịch và có “số lượng tương đối nhiều” vào Việt Nam để sang Campuchia đánh bài, bởi Campuchia đã mở lại các sòng bài.
Chánh văn phòng Bộ Công an chỉ ra, liên quan tới người nhập cảnh vào Việt Nam cần phân biệt rõ 2 nhóm:
Người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam bất hợp pháp;
Công dân Việt Nam ở các nước láng giềng trở lại trong nước.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam có 27/63 địa phương có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, với tổng số là 504 người. Cụ thể: An Giang 4 trường hợp, Bắc Ninh 35 trường hợp, Đà Nẵng 78 trường hợp, TP. HCM 12 người, Lai Châu 36 người, Lạng Sơn 29 người, Quảng Ninh 126 trường hợp và Tây Ninh 32 trường hợp.
Từ tháng 6 đến nay, lực lượng chức năng các địa phương phát hiện 21 vụ việc, với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Hiện Việt Nam đã khởi tố 5 vụ với 19 đối tượng người Việt Nam và người Trung Quốc về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Biện pháp xử lý người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
Khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013 quy định: Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể bị phạt tiền 15-25 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm, người nhập cảnh trái phép còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nhập cảnh trái phép mà còn tái phạm, cá nhân nước ngoài có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh theo Điều 347 BLHS hiện hành. Hình phạt được áp dụng là phạt tiền 5-50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Đáng lưu ý là nếu còn có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác, người nhập cảnh trái phép còn có thể bị xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS. Mức hình phạt tối đa cho tội này là 12 năm tù.
Mức phạt cụ thể trong trường hợp xử lý hành chính hay xử lý hình sự sẽ tùy thuộc vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người vi phạm, không phải trường hợp vi phạm nào cũng lĩnh mức phạt cao nhất.
Cùng với việc xem xét, xử lý hành vi nhập cảnh trái phép, các địa phương sẽ đưa những người nhập cảnh trái phép vào các khu vực cách ly để kiểm soát chặt nguồn lây bệnh.
Hành vi tổ chức, giúp sức phạt nặng hơn nhập cảnh trái phép
So với hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép sẽ bị xử phạt nặng hơn nhiều lần.
Về xử phạt hành chính, theo khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013, người tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị phạt tiền 30-40 triệu đồng.
Riêng hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013 có thể bị phạt tiền 15-25 triệu đồng.
Về trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm mà người tổ chức, môi giới đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép theo Điều 348 BLHS.
Nếu phạm tội đối với 5-10 người hay thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù 5-10 năm. Trong trường hợp phạm tội đối với 11 người trở lên hay thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 7-15 năm.
Ngoài ra, tương tự như người nhập cảnh trái phép, nếu có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì người tổ chức, đưa dẫn, môi giới nhập cảnh trái phép… còn có thể bị xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS.
Việt Nam cần tránh đi con đường cụt của Trung Quốc?
LS Ngô Ngọc Trai
Các vấn đề xung quanh Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn thế giới. Ở Việt Nam sự thể càng đặc biệt hơn khi mô hình phát triển của Việt Nam từ lâu nay cũng rập khuôn theo kiểu Trung Quốc.
Vậy nếu đường lối phát triển của Trung Quốc hiện đang gặp rất nhiều khó khăn thì mô hình của họ có là tương lai cho Việt Nam?
Đường lối nào?
Đầu tiên là cần nhìn ra được đâu là đường lối phát triển của Trung Quốc.
Vài ba năm trước, một dịp tôi mua được một cuốn sách viết về quá trình phát triển hóa rồng của Đài Loan, một dạng sách ưa thích viết về quá trình phát triển của các nước. Cuốn sách có tiêu đề Đài Loan – tiến trình hóa Rồng, vừa hăm hở đọc được vài trang thì tôi đã bỏ cuốn sách và không đọc lại nó cho tới tận bây giờ.
Lý do là mới đọc được vài dòng thì thấy tác giả trước khi đi vào bình luận một vấn đề đã đưa ra những lời xúc xiểm miệt thị, một kiểu như xác định lập trường, sau rồi mới đi vào phân tích chuyên môn. Kiểu hành văn hoàn toàn trái ngược không giống gì với những cách hành văn của các tác giả Âu Mỹ mà tôi vẫn đọc.
Những cuốn sách của các tác giả Âu Mỹ, xa xưa thì như cuốn Của cải của các quốc gia của Adam Smith, gần thì như các cuốn Thế Giới Phẳng, Chiếc Lexus và cây Ô lưu, Vì sao các quốc gia thất bại, Sự bí ẩn của tư bản.
Đó đều là những cuốn sách chỉ ra chính sách phát triển đúng đắn đưa đến sự thịnh vượng của các nền kinh tế, chúng đều được hành văn một cách khoa học, sáng sủa, nhân văn, logic và đôi khi hài hước.
Nhờ đọc những sách đó, người đọc có thể nói là sẽ thấm đượm tinh thần khoan dung khoa học của một thứ chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, cho nên cách viết của cuốn sách nói trên kia quả là trái ngược.
Khi ‘Trung Hoa mộng’ gặp ‘Nước Mỹ vĩ đại’
Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc tồi tệ đến mức nào?
Tìm hiểu thì được biết tác giả cuốn sách viết về Đài Loan là một học giả người Trung Quốc công tác tại Đại học nhân dân Bắc Kinh. Điều đó giúp hình dung phần nào về bầu không khí tri thức và cách thức nhìn nhận sự việc của học giả Trung Quốc.
Để ý kiểm nghiệm lại thì thấy, là người Việt Nam chăm chỉ tìm đọc dòng sách tinh hoa từ khoảng chục năm trở lại đây, tôi không thấy có một tác phẩm đáng đọc nào của tác giả người Trung Quốc.
Không có một tác phẩm mô tả triết lý phát triển nào của các học giả, trong khi 50 năm qua Trung Quốc phát triển thần kỳ từ một nước thế giới thứ ba đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Các lãnh đạo Trung Quốc cũng không có các cuốn sách dạng hồi ký cho thấy về những chính sách vĩ mô và vi mô đã đưa đến thành tựu phát triển cho Trung Quốc.
Kiểu sách dạng như Hồi ký của nhà lãnh đạo Singapore ông Lý Quang Diệu hoặc hồi ký của nhà lãnh đạo Malaysia ông Mahathir Mohamad mà qua đó người đọc thấy được phần nào quá trình phát triển một quốc gia.
Vậy thì nền tảng phát triển của Trung Quốc là gì? Những giá trị con người nào đã đưa đến sự phát triển của Trung Quốc?
Nếu Trung Quốc muốn lãnh đạo thế giới thì phải thuyết phục được tầng lớp tinh hoa tri thức của các nước.
Đằng này, cứ tạm coi tôi là một người thuộc giới trí thức tinh hoa của Việt Nam đi, mà tôi không thấy được thuyết phục bởi triết lý phát triển nhân văn của Trung Quốc, thì thử hỏi Trung Quốc làm sao chứng tỏ được khả năng lãnh đạo thế giới.
Năm 2020: Lò sẽ đốt các nhóm lũng đoạn chính sách?
Việt Nam: Ngòi nổ bạo động từ khiếu kiện đất đai
Thủ tướng VN: ‘Không đổi mới là chết’
Thấy gì?
Khi quan sát về Trung Quốc, người Việt Nam sẽ chỉ thấy được là khi họ giàu có thì họ sẽ như thế nào chứ họ không nói cho thấy điều gì đằng sau đã giúp trở lên giàu có.
Ngoài một vài nét lớn mà ai cũng biết như việc chuyển đổi mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một sự quay lưng với triết lý của chủ nghĩa xã hội về tư bản bóc lột trước đó, và việc tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Cho tới vài năm trở lại đây, qua việc Mỹ trừng phạt thương mại, thế giới mới nhận ra đằng sau sự phát triển của Trung Quốc là những chính sách thương mại chèn ép bất công, những hành vi gian lận và đánh cắp bí mật công nghệ.
Với động lực phát triển thiếu chân chính như vậy, đó là lý do đã không có cuốn sách nào về triết lý phát triển của Trung Quốc. Sự thiếu tính chính đáng là lý do khiến họ không có nhiều điều để tự hào nói với thế giới về chính sách phát triển.
Trung Quốc không còn là mô hình phát triển để Việt Nam có thể học tập làm theo. Nền chính trị cường quyền và nhận thức sô vanh nước lớn là cái đã khiến họ đang dần trên con đường đi xuống.
Con đường cụt
Hiện nay Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn và bị thế giới tẩy chay bởi chính những lối hành xử của nước này với thế giới.
Từ vấn đề Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong, dịch cúm Covid, thực chất quan hệ thương mại với Mỹ suốt 50 năm qua, kế hoạch vành đai con đường cho các nước vay tiền và thế chấp bằng tài nguyên quốc gia, làm ăn bất chấp tiêu chuẩn giá trị về môi trường và nhân quyền.
Môi trường kinh tế hiện nay là thách thức lớn nhất mà TQ phải đối mặt trong các năm gần đây
Lý do là ở Trung Quốc, chính trị là thống soái. Với một hệ thống toàn trị thì quan điểm nhận thức của tầng lớp chóp bu là cái chi phối tới toàn bộ máy bên dưới và ảnh hưởng ra toàn xã hội.
Do vậy mà khi đường lối chính trị nặng về cảm tính, thiếu về lý trí, thì cái hệ quả gây ra là những sự vụ bất hợp lý trong mọi mặt quan hệ xã hội, bên ngoài thì thấy rõ nhưng bên trong lại mù quáng không nhìn ra được.
Ông Lý Quang Diệu từng có lời khuyên cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng “hãy cứ chăm lo phát triển kinh tế và cúi đầu mỉm cười thêm 50 năm nữa”.
Lời khuyên này của ông Lý ở thời điểm những năm 2000s, như thế hiện nay ông Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc trỗi dậy quá sớm, không đúng như lời khuyên của ông Lý, và cũng không đúng như chính sách thao quang dưỡng hối của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước kia.
Đúng ra theo ông Lý Quang Diệu, và cũng là theo nhận thức hợp lý của phần lớn thế giới, là khi Trung Quốc giàu lên, kinh tế phát triển, thì anh phải chăm lo cân bằng đời sống xã hội, quan tâm đến những thành phần yếu thế, các nhóm xã hội bị thiệt thòi, để phát triển hài hòa, tránh sự phát triển bất cân bằng tạo ra bất mãn xung đột xã hội.
Cùng với sự phát triển kinh tế anh phải dần tôn trọng các chuẩn mực giá trị, tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa, có như thế Trung Quốc sẽ phát triển bền vững hơn bao giờ hết.
Nhận thức hợp lý là như vậy.
Nhưng thực tế ngược lại, khi Trung Quốc giàu lên, họ lại sử dụng tiền để đầu tư nhằm quản lý và cai trị xã hội chặt chẽ hơn, kiểm soát tinh vi hơn. Cùng với đó lãnh đạo Trung Quốc lại thực hiện giấc mộng Trung Hoa và biến đó thành mục tiêu cho phép họ thực hiện mọi thủ đoạn đối xử với dân chúng và quốc tế miễn sao đạt được mục đích.
Bằng cách đó chính phủ Trung Quốc hoạt động thiếu lý trí, xa rời tính duy lý, họ trở nên cảm tính, mơ hồ về đường lối, nhận thức siêu hình, dẫn đến tình trạng của Trung Quốc ngày hôm nay.
Ở Việt Nam hiện nay, từ lâu cũng có quan điểm phải nhất quán, cứng rắn, thành kiến và trấn áp mọi biểu hiện đòi hỏi tự do, đặt mục tiêu phát triển kinh tế và giữ ổn định chính trị lên trên hết thảy.
Điều đó thực chất đã chối bỏ không nhìn nhận một diễn tiến phát triển tất yếu về mối quan hệ song sinh giữa phát triển kinh tế với phát triển nhận thức và nhu cầu được tôn trọng thực hiện nhân quyền. Từ đó gây hao tổn nguồn lực và tạo ra thêm những xung động xã hội thay vì dành nguồn lực cho phát triển con người.
Việt Nam có cố gắng cách mấy cũng chẳng thể làm tốt việc cai trị xã hội như Trung Quốc đã làm và đó chính xác là những gì đang đưa đến tình trạng khó khăn của họ như hiện nay. Do vậy Việt Nam cần tránh đi con đường cụt của Trung Quốc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của LS Ngô Ngọc Trai từ văn phòng luật Công Chính tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53651894
Dân tộc Việt có cần Ban Tuyên giáo khai hóa văn minh?
Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam vào ngày 1/8 vừa qua đã tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng cộng sản 1/8/1930-1/8/2020.
Nhân dịp này, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11; nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương đã có bài viết được báo trong nước đăng tải rộng rãi.
Cụ thể, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng đưa ra luận điểm cho rằng mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo là nhằm tham gia khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Vẫn theo TS. Vũ Ngọc Hoàng, khi nào các cơ quan lãnh đạo cao nhất lấy sự nghiệp khai hóa văn minh làm nhiệm vụ chính trị hàng đầu, mục tiêu cao nhất thì các mâu thuẫn giữa chính trị và khoa học sẽ không còn nhiều, thậm chí rất ít, chỉ là chuyện kỹ thuật.
Trao đổi với RFA tối 3/8, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định:
“Câu nói của Ban Tuyên giáo Trung ương đã gây bão trên mạng xã hội vừa qua. Có thể thấy rằng họ đã tự quá yêu mình. Tôi cho rằng không ai nghĩ như thế. Nó gây ra sự buồn cười sau đó là phẫn nộ khi một nhóm người đưa đất nước đến như thế này mà vẫn nhận mình có vai trò khai hóa văn minh dân tộc.”
Còn theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng, cách nói của TS. Vũ Ngọc Hoàng có thể biểu đạt ý kiến cá nhân của riêng ông, nhưng khi biên tập lại cần được chỉnh sửa, thay đổi vì ông cho rằng nhận định của TS. Vũ Ngọc Hoàng là coi thường dân tộc và trái với sự thật.
PGS. TS. Hoàng Dũng lập luận cho rằng ban tuyên giáo là tiếng nói của đảng, tiếng nói của phe đa số, phe đang chiếm thế thượng phong. Vì thế, ông cho rằng những đoạn tiên phong không thể nào ở ban tuyên giáo.
“Ngành tuyên giáo xưa nay chưa bao giờ đi đầu về trình độ, là ngành cảnh sát tư tưởng. Họ bằng mọi cách kiểm duyệt não trạng của xã hội. Nếu như có sự thay đổi trong đường lối, chủ trương của đảng thì ngành tuyên giáo là ngành thay đổi sau cùng. Khi mà lý tưởng mới mẻ đã thắng thế một cách không thể chối cãi trong lãnh đạo của đảng thì cậu tuyên giáo mới được phép nói. Như thế sao họ đóng vai trò tiên phong treong việc khai sáng văn minh cho dân tộc được, họ làm công việc ngược lại thì đúng hơn.”
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng những người dân bình thường không cho rằng Ban Tuyên giáo là ban quan trọng, đưa ra những lý luận rất thừa thải, lãng phí. Tuy nhiên, cốt lõi tất cả những lý luận, huyền thoại, xây dựng, định hướng cho thông tin, báo chí đều từ Ban Tuyên giáo ra.
Do đó, nhà báo Ngô Nhật Đăng đưa ra nguyên nhân vì sao TS. Vũ Ngọc Hoàng lại cho rằng mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo là nhằm tham gia khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc:
“Ta thấy họ đang lúng túng trước ngã rẽ con đường tình hình thế giới hiện tại. Phần còn lại thế giới đã bắt đầu nhìn thấy thật sự chủ nghĩa cộng sản xã hội chủ nghĩa. Lúc trước ông Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng có nói làm sao rõ con đường đi đến chủ nghĩa xã hội của nước ta. Có khi từ câu hỏi đó họ nghĩ rằng việc khai hóa để người dân có thể nhìn thấy con đường xã hội chủ nghĩa thế nào hay không. Tôi nghĩ họ quá tự tin hoặc quá coi thường nhân dân trong những lúc thế này.”
Trong bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương được truyền thông trong nước đăng tải cũng nhắc đến mục tiêu và khẩu hiệu “Dân tộc, dân chủ”. Theo ông, nhiệm vụ chính trị đó phù hợp lòng dân, là mong muốn chính đáng và bức xúc của cả dân tộc.
TS. Vũ Ngọc Hoàng còn cho rằng từ năm 1945 đến nay, Việt Nam đã có 75 năm với những tiến bộ đáng kể trên tiến trình dân chủ, dù còn ít và vẫn còn rất xa.
Ông Hoàng cũng khẳng định rằng Dân chủ là bản chất tốt đẹp của xã hội tiến bộ và chủ nghĩa xã hội nhất quyết phải là một chế độ dân chủ thật sự.
PGS. TS Hoàng Dũng cho rằng thực tế xã hội hiện nay không phản ánh những gì mà ông Vũ Ngọc Hoàng nêu ra trong bài viết.
“Người ta nói chủ nghĩa xã hội nhất định tiến đến dân chủ thì chỉ là họ muốn thì họ nói. Cái chính là người dân cần họ đưa ra lý lẽ về các mặt thí dụ về thực tiễn chứng minh cho điều đó. Như tôi đây khi nghe những lời như thế cũng chỉ cười cứ không cãi, cãi sao được những chuyện như vậy.”
Còn Nhà báo Ngô Nhật Đăng lại cho rằng thực tế so với thời gian trước đây, rõ ràng chính phủ Hà Nội có tiến bộ trong quá trình dân chủ, nhưng tiến bộ đó không đáng kể.
Ông đưa dẫn chứng nếu ai đó trước đây trả lời phỏng vấn những đài hải ngoại như VOA, RFA thì phần lớn có thể sẽ bị bắt giữ, phạt tù, hoặc chuyển công tác, cắt chức. Tuy nhiên, tình trạng đó gần đây có giảm dù vẫn còn nhiều nhà báo vừa bị bắt giữ trong thời gian ngắn vừa qua.
“Chúng ta thấy họ đang kiềm hãm nền dân chủ. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có tự do ngôn luận, việc tối thiểu là một tờ báo tư nhân vẫn còn chưa có. Chính vì thế mà cả một xã hội bưng bít, không có một tiếng nói nào khác. Nhưng có thể họ vẫn tự nghĩ rằng Ban Tuyên giáo từ sau năm 1975, từ khi người cộng sản bắt đầu nắm quyền phân nửa nước và sau 75 trên cả nước thì so thời đó với thời hiện nay thì thấy có sự tiến bộ hơn. Nhờ họ ta mới có nền dân chủ, tôi nghĩ vậy.”
Trước đó, phát biểu tại hội thảo diễn ra ngày 15/7, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông đã cho rằng Ban Tuyên giáo Trung ương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo đặc biệt quan trọng của đảng, góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình đất nước.
Theo đánh giá của nhà báo Ngô Nhật Đăng, những thành quả mà Ban Tuyên giáo đạt được từ ngày ra đời cho đến nay chỉ là cho đảng, việc làm của Ban Tuyên giáo thực tế là lấn át những tiếng nói trái chiều và quyền tự do ngôn luận.
“Ban tuyên giáo là nơi tập trung lý luận, lý thuyết và xây dựng đường lối cho chính quyền cho đảng. Thật sự việc đó là kiềm hãm bước tiến của dân tộc.”
Nhiều nhà quan sát xã hội cũng đồng tình với quan điểm vừa nêu, thậm chí có người còn cho rằng ‘Tuyên giáo không những là kẻ thù của sự thật, mà còn là kẻ thù của văn minh’.
Điểm tin trong nước sáng 4/8: Trung Quốc triển khai
tàu chiến và chiến đấu cơ đến Trường Sa
Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Ba (4/8) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Trung Quốc triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ tới Trường Sa
Trung Quốc vừa triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ra các tiền đồn của nước này tại quần đảo Trường Sa, theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, theo RFA Tiếng Việt.
Việc triển khai vũ khí quân sự lần này của Trung Quốc ra quần đảo đang tranh chấp diễn ra ngay trước khi cuộc tập trận đa quốc gia thường niên do Hoa Kỳ dẫn đầu có tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) chuẩn bị diễn ra từ ngày 17đến 31/8 tới.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các máy bay của Quân khu Miền Nam Trung Quốc đã được triển khai ra đá Subi vào tuần trước. Trong khi đó, một đoạn video do truyền thông nhà nước Trung Quốc ở Hải Nam phát đi cho thấy các máy bay Su-30 MKK đã thực hiện việc tiếp liệu trên không trong khi thực hiện một chuyến bay kéo dài 10 tiếng đến Đá Subi.
Các chuyên gia về quân sự nước này cho rằng, cuộc diễn tập của các máy bay Trung Quốc như cho thấy trên video có thể nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của phi công trong điều kiện chuyến bay dài.
Trung Quốc mới đây cũng triển khai hai tàu chiến tới Đá Vành Khăn. Các hìn ảnh vệ tinh cho thấy tàu 054A và 056 đang có mặt tại vùng nước của Đá Vành Khăn hôm Chủ Nhật, ngày 2/8. Một số tàu chuyển chở tiếp liệu đến và đi khỏi Đá Vành Khăn cũng được nhìn thấy qua hình ảnh vệ tinh.
Quảng Nam khẩn cấp truy tìm người rời khỏi nơi cách ly
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tối 3/8 xác nhận một bênh nhân ở TP. Đà Nẵng đang điều trị bệnh tại khu vực cách ly Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã bỏ trốn, theo báo Người lao động.
Bệnh nhân là P.Q.H (31 tuổi, ngụ phường Bình Thuận, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) bị tai nạn giao thông, được Trung tâm y tế huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam) chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam vào rạng sáng 31/7. Sau khi biết nam thanh niên trên đến từ Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đưa vào điều trị cách ly tại Khoa Y học nhiệt đới. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân này âm tính với virus Vũ Hán. Tuy nhiên, đến khoảng 16h10′ chiều cùng ngày nam bệnh nhân trên bỏ trốn khỏi bệnh viện.
Tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao vào cuối năm
Chiều ngày 3/8, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh trong cuộc trả lời phỏng vấn với VnExpress cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị quý 2 năm nay là 4,46%, tăng 1,28 điểm phần trăm so với quý trước và 1,36 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của khu vực này trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên ông cho rằng, đây chưa phải là con số cao nhất bởi trong trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều người lao động mất việc làm do tác động của dịch bệnh.
Ông Thanh cho biết: “Dịch bệnh đang lây lan mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, liên minh châu Âu EU, Mỹ. Điều này dẫn đến “đứt gãy” chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc đình trệ. Khi các công ty không có nguyên liệu sản xuất và đơn đặt hàng thì công nhân sẽ không có việc làm”.
114 người nhập cảnh trái phép vào TP.HCM, phần lớn quốc tịch Trung Quốc
VnExpress cho biết, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM chiều 3/8, Phó giám đốc Công an TP.HCM Trần Đức Tài nhận định, số lượng các vụ nhập cảnh trái phép vào TP.HCM có dấu hiệu tăng cao những ngày gần đây.
Thống kê, tính đến hôm 3/8, TP.HCM đã phát hiện 114 trường hợp nhập cảnh trái phép, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc, chỉ có 1 người Campuchia và 3 người Đài Loan.
Cũng theo VnExpress, trước đó vào chiều ngày 29/7, thành phố đã phát hiện 11 người Trung Quốc tại một chung cư cao cấp ở quận Bình Thạnh.
Ngày 30/7, công an quận Tân Phú tạm giữ 11 người Trung Quốc. 8 người đi cùng nhóm này đã bỏ chạy khi thấy tổ tuần tra.
Cùng ngày (30/7), công an phường 2 (quận Tân Bình) cũng phát hiện 8 người Trung Quốc (6 nam, 2 nữ) đang tập trung ở Công viên Gia Định.
Đến hôm 31/7, công an quận Bình Tân tiếp tục phát hiện 28 người Trung Quốc vượt biên vào TP.HCM. Ngoài ra, công an phường 7 (quận 5) cũng phát hiện 2 người.
Điểm tin trong nước tối 4/8: Xác định lý do
người Trung Quốc nhập cảnh lậu vào Việt Nam;
Hà Nội tìm khách đi chung xe với ‘bệnh nhân 620’
Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước tối thứ Ba (4/8) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Xác định lý do người Trung Quốc nhập cảnh lậu vào Việt Nam
Báo Lao Động dẫn nội dung tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối 3/8, ông Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an đã giải đáp câu hỏi của báo giới về việc vì sao gần đây hiện tượng nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam xuất hiện nhiều hơn so với trước khi dịch virus Vũ Hán bùng phát ở Đà Nẵng?
Trả lời câu hỏi trên, ông Tô Ân Xô cho biết, các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam vì một số nguyên nhân, trong đó có: Tìm việc ở một số địa phương Việt Nam, đi du lịch và có “số lượng tương đối nhiều” vào Việt Nam để sang Campuchia đánh bài, bởi Campuchia đã mở lại các sòng bài.
Chánh văn phòng Bộ Công an chỉ ra, liên quan tới người nhập cảnh vào Việt Nam cần phân biệt rõ 2 nhóm:
Người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam bất hợp pháp;
Công dân Việt Nam ở các nước láng giềng trở lại trong nước.
Từ tháng 6 đến nay, lực lượng chức năng các địa phương phát hiện 21 vụ việc, với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Hiện Việt Nam đã khởi tố 5 vụ với 19 đối tượng người Việt Nam và người Trung Quốc về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
4 ngày phát hiện gần 2 triệu khẩu trang không rõ nguồn gốc
Theo trang tin của Bộ công an- Cục cảnh sát giao thông cho biết, trong vòng 4 ngày lực lượng chức năng ở 3 tỉnh/thành Hà Nội, Quảng Bình và Đà Nẵng đã thu giữ gần 2 triệu chiếc khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể ngày 3/8, Cục Cảnh sát giao thông cho biết lực lượng CSGT Quảng Bình hôm 31/7 đã phát hiện 947.500 chiếc khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Số khẩu trang này do tài xế Phan Xuân Thanh, 30 tuổi, trú tại Cẩm Dương, Cẩm Xuyên , Hà Tĩnh chở trên xe tải mang biển số: 29H-383.83 di chuyển trên đoạn quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Trước đó, ngày 30/7 lực lượng chức năng quận Hà Đông, Hà Nội đã phát hiện gần 800.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc.
Trong hai ngày 28 và 29/7 nhà chức trách Đà Nẵng cũng đã thu giữ gần 60.000 khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội tìm khách đi chung xe với ‘bệnh nhân 620’
Báo VnExpress thông tin, trưa 4/8, Sở Y tế Hà Nội thông báo tìm người đi xe khách Kim Chi do trên xe có bệnh nhân “bệnh nhân 620” từng đi xe khách từ Đà Nẵng ra Hà Nội.
Theo đó, trưa 27/7, bệnh nhân đi xe hãng Kim Chi biển số 43B-03126 từ Đà Nẵng về Hà Nam, trên xe có rất nhiều người, trong đó bệnh nhân biết có hai vợ chồng quê Lý Nhân ngồi cùng hàng ghế. Do say xe, bệnh nhân không xuống trạm dừng nghỉ. Sáng 28/7, bệnh nhân về đến Bến xe Nước Ngầm, Hà Nội, sau đó di chuyển luôn về đến nút giao Liêm Tuyền, Hà Nam. Chiều 28/7 bệnh nhân khai báo y tế và đến chợ Bầu, sau đó về nhà tự cách ly.
6 người đi bộ dọc đường biển từ Đà Nẵng ra Huế trốn cách ly
Lực lượng chức năng Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tối qua phát hiện 6 người (đều có hộ khẩu xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc) trốn cách ly từ Đà Nẵng ra Huế.
Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho hay, nhóm 6 người nói rằng họ là ngư dân làm nghề đi biển trên các tàu cá ở Đà Nẵng. Vì trong thời gian trú bão, không đi biển nên quyết định đi từ Đà Nẵng từ bến Nam Ô (quận Liên Chiểu) để ra Huế. Do quốc lộ 1 đã bị lực lượng chức năng phong tỏa kiểm dịch, họ chọn cách đi bộ dọc đường biển, vòng dưới chân núi Hải Vân ra Huế.
Hiện 6 ngư dân đã được lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội làm 3 người tử vong tại chỗ
Theo trang tin của Bộ công an- Cục cảnh sát giao thông, Rạng sáng nay (4/8), một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại đường Nguyễn Văn Linh (Long Biên, Hà Nội) khiến 3 người tử vong tại chỗ, một người bị thương.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 3h15 trên quốc lộ 5, đoạn ngã tư Nguyễn Văn Linh – Sài Đồng.
Một xe container chạy theo hướng Trâu Quỳ đi Cầu Chui. Khi đến khu vực cột đèn 4/14, xe container đâm vào đuôi một ôtô con màu đỏ 4 chỗ đang dừng đèn đỏ, bên trong xe đang có bốn người. Lực lao mạnh khiến bánh xe container chồm lên nóc ôtô 4 chỗ.
Chiếc ôtô con tiếp tục bị đẩy lên, va tiếp vào đuôi một xe đầu kéo kéo theo rơmooc đi cùng chiều phía trước.
Cú đâm mạnh khiến 3 người ngồi trong ôtô con chết tại chỗ và 1 người bị thương nặng được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
0 comments