Philippines hôm 20 tháng 8 gửi công hàm phản đối việc Trung Quốc tịch thu ngư cụ của ngư dân nước này tại Biển Đông.
Video của lực lượng Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong công bố hôm Chủ nhật, ngày 16/8, cho thấy hình ảnh tàu Trung Quốc bắn pháo, thuỷ lôi, trong khi lính Trung Quốc thực hiện các hoạt động chống cướp biển và khủng bố.
Nhóm tàu tấn công bao gồm hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ vừa tiến hành một cuộc tập trận ở Biển Đông hôm 14/8, theo thông báo của Hải quân Hoa Kỳ.
Chính phủ Đài Loan tuyên bố sẽ không bao giờ nhượng bộ trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Đồng thời, kêu gọi Bắc Kinh không nên hành động hấp tấp vì bất kỳ lời đe dọa nào cũng sẽ bị phản đối mạnh mẽ.
Malaysia lên tiếng phản đối Trung Quốc tuyên bố có các quyền lịch sử ở Biển Đông, cho rằng yêu sách đó của Trung Quốc đối với thực thể ở vùng biển này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Một cuộc diễn tập an ninh mạng cấp chính phủ đầu tiên với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, do Nhật Bản tổ chức trực tuyến, dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu tới đây.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 9/8 cho biết quân đội Trung Quốc trong các tuần qua và các tuần tới đã và sẽ liên tục có các cuộc tập trận đổ bộ và trên biển nhằm cho thấy sự quyết tâm và khả năng của quân đội nước này, và cảnh báo Mỹ không nên có những hành động nguy hiểm gần Đài Loan và ở Biển Đông.
Tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm trên biển và sẽ sớm được đưa vào vận hành.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các máy bay của Quân khu Miền Nam Trung Quốc đã được triển khai ra đá Subi vào tuần trước. Trong khi đó, một đoạn video do truyền thông nhà nước Trung Quốc ở Hải Nam phát đi cho thấy các máy bay Su-30 MKK đã thực hiện việc tiếp liệu trên không trong khi thực hiện một chuyến bay kéo dài 10 tiếng đến Đá Subi.
Bắc Kinh gần đây đã sử dụng từ ngữ mới trong quy định về hàng hải đối với vùng nước giữa quần đảo Hoàng Sa với đảo Hải Nam, một động thái được một số chuyên gia nước ngoài đánh giá là nhằm mục đích tăng mức kiểm soát của Trung Quốc với vùng nước tranh chấp.
Phái đoàn thường trực của Malaysia ở Liên Hợp Quốc (UN) vừa gửi công hàm lên UN vào ngày 29/7 bác bỏ “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông cũng như các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể địa lý tại vùng nước tranh chấp.
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 30/7 cho biết nước này đã điều các máy bay H-6G và H-6J tham gia tập trận tại Biển Đông với “cường độ cao suốt ngày đêm”.
Những cột mốc quan trọng trong căng thẳng Mỹ-Trung từ đầu năm 2020 đến tháng 7/2020.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 25/7 có bài viết lên án Úc đã cùng với Mỹ phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ có hành động trả đũa với Úc.
Như vậy, bắt đầu từ sau công văn của Malaysia gửi lên UN đăng ký thềm lục địa mở rộng của nước này ở vùng bắc Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, đến nay đã có 5 nước chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông lên UN. Đó là các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc.
0 comments