Tin khắp nơi – 30/08/2020
Tổng thống Trump thăm Louisiana sau khi bão Laura tấn công – Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy (29/8) đã đến thăm Lake Charles, bang Louisiana, nơi chịu ảnh hưởng của bão Laura.
Bão cấp 4 Laura đã đổ bộ vào Louisiana vào đầu ngày 27/8 với sức gió 241 km/giờ, làm hư hại nhiều tòa nhà, quật đổ cây cối và khiến hơn 650.000 người ở Louisiana và Texas rơi vào cảnh mất điện. Tuy nhiên, triều cường của bão Laura thấp hơn nhiều so với dự đoán. Cơn bão đã khiến ít nhất 15 người thiệt mạng.
“Tôi không phàn nàn gì”, AFP dẫn lời ông Trump khen ngợi các quan chức liên bang và địa phương tại cuộc họp báo ở một sở cứu hoả sau chuyến thị sát. “Louisiana đã trải qua rất nhiều khó khăn, Covid-19 và giờ là bão, một vài điều khác nữa. Mọi người đã làm rất tốt”, ông nói với các quan chức bang Louisiana, gồm Thống đốc đảng Dân chủ John Bel Edwards.
Ông Trump cho biết Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) đã phân phối 2,6 triệu lít nước và 1,4 triệu bữa ăn cho hàng trăm nghìn nạn nhân của bão bị mất điện và nước sinh hoạt.
Theo Epoch Times, ông Trump nói rằng Louisiana sẽ được xây dựng lại nhanh chóng.
Đề cập đến những người đã mất, Tổng thống Trump cho biết: “Đó là một con số to lớn, nhưng mọi người đã nghĩ rằng con số này có thể tệ hơn rất nhiều”.
Tại Louisiana, Tổng thống Trump cũng gặp gỡ các thành viên của lực lượng Vệ binh Quốc gia đang hỗ trợ cư dân khắc phục hậu quả sau cơn bão. Sau đó, ông Trump sẽ bay đến Orange, Texas để gặp gỡ các quan chức.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-tham-louisiana-sau-khi-bao-laura-tan-cong.html
Thượng Nghị Sĩ Rand Paul
kêu gọi FBI điều tra sau khi ông bị
người biểu tình vây quanh bên ngoài Tòa Bạch Ốc
Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ sáu (28 tháng 8), Thượng nghị sĩ Rand Paul đã kêu gọi Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) điều tra một nhóm người biểu tình đã vây quanh ông khi ông rời Tòa Bạch Ốc sau khi nghe bài diễn văn của Tổng thống Trump.
Ông Paul cùng vợ và hai vị khách khác đã hủy bỏ kế hoạch đi bộ đến khách sạn của họ gần Tòa Bạch Ốc sau bài phát biểu của Tổng thống khi họ thấy đám đông lớn biểu tình. Thay vào đó, họ đi xe buýt với những người khác đến Trump International Hotel rồi gọi Uber để quay về khách sạn.
Những người biểu tình đã nhận ra ông Paul và ngay lập tức đến gần. Chia sẻ với Fox News Channel, ông Paul nói rằng nhóm người hô vang tên ông và xô đẩy những cảnh sát đang hộ tống ông. Ông cho rằng những người này đã được trả tiền để kích động bạo loạn. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ không nói ai là người đã trả tiền cho họ và đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho tuyên bố này.
Phát biểu trước những người ủng hộ ở Manchester, New Hampshire, Tổng thống Trump cho biết những người tham dự bài phát biểu của ông tại Tòa Bạch Ốc vào thứ năm (27 tháng 8) đã gặp phải “một nhóm côn đồ.”
Đoạn video được đăng trực tuyến cho thấy một đám đông vây quanh vợ chồng ông Paul và cảnh sát. Một người hét lên liên tục “nói tên cô ấy”, ám chỉ Breonna Taylor, phụ nữ da đen bị cảnh sát bắn chết ở Kentucky hồi tháng 3.
Ông Paul là thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang này. Dân biểu Brian Mast đã chia sẻ một đoạn video khác quay lại cảnh những người biểu tình chặn ông bên ngoài Tòa Bạch Ốc và liên tục hỏi “Ông nghĩ gì về việc cảnh sát giết người Da đen ở Hoa Kỳ?”. (BBT)
Nữ doanh nhân từng mất một nửa cơ nghiệp
vào tay Trung Cộng ủng hộ chính sách của TT Trump
Một nữ doanh nhân từ tiểu bang Wisconsin cho biết hôm 27/08 rằng bà ủng hộ chương trình nghị sự “Sản xuất tại Hoa Kỳ” của Tổng thống Donald Trump.
Bà Debbie Flood sở hữu nhà máy sản xuất dụng cụ và khuôn mẫu xây dựng Melron Corp. Bà cho biết doanh nghiệp của bà là một trong những công ty Hoa Kỳ duy nhất còn lại sản xuất sản phẩm của họ từ đầu đến cuối tại Hoa Kỳ.
Bà Flood cho biết trước đó công ty của bà đã bị mất gần một nửa công việc kinh doanh vào tay của Trung Quốc trong giữa những năm 2000.
“Chúng tôi tự hỏi làm thế nào một công ty nhỏ như chúng tôi có thể tiếp tục cạnh tranh”, bà nói [trong Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng Hòa].
Dù vậy, công việc kinh doanh của bà Flood đã trở nên tốt hơn nhờ áp dụng công nghệ 3D và sự trợ giúp từ những chính sách “Sản xuất tại Hoa Kỳ” của TT Donald Trump.
“Ông ấy thực sự đã đấu tranh vì công nhân và thợ thủ công Mỹ”, bà Flood nói. “Chúng tôi không cần phải đấu tranh với chính phủ để kinh doanh thành công nữa. Giờ đây chính phủ đã đứng về phía chúng tôi, và chúng tôi được hưởng một nền kinh tế phát triển mạnh nhờ các chính sách ủng hộ doanh nghiệp và ủng hộ người lao động của Tổng thống Trump”.
Bà Flood chỉ trích ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ Joe Biden, người từng là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ lâu năm, vì đã không làm gì để đối đầu Trung Cộng trong thời gian ông ấy ở Hoa Thịnh Đốn.
“Joe Biden là một Thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu bình thường hóa thương mại với Trung Quốc và giúp mở đường cho họ gia nhập WTO [Tổ chức Thương mại Thế giới], mặc dù họ làm tổn thương các công ty Hoa Kỳ như công ty chúng tôi”, bà Flood nói. “Joe Biden thực sự không biết gì về kinh doanh, hay tạo ra việc làm. [Ông ấy] đã trải qua 47 năm trong chính phủ, và chưa chắc là cuối cùng ông ta sẽ biết làm việc đó như thế nào. Vào năm thứ 48, ông ấy cam kết sẽ tăng thuế đối với [các công ty như] chúng tôi và áp dụng trở lại các quy định hà khắc”.
Chiến dịch của ông Biden đã không phản hồi yêu cầu bình luận qua email.
Ông Biden, với tư cách là một chính trị gia lâu năm, đã để lại dấu ấn gây tranh cãi về quá khứ đối phó với Trung Quốc. Trong khi Hunter Biden, con trai của ông, có mối quan hệ kinh doanh mật thiết với Trung Quốc.
Ngược lại, ông Trump đã có cách tiếp cận diều hâu với Trung Cộng trong các mối quan hệ về kinh tế và thương mại, trong khi vẫn cố gắng duy trì mối giao hảo với Bắc Kinh trước khi virus Trung Cộng bùng phát.
Theo dữ liệu chính phủ do Đại học Johns Hopkins thu thập, virus Trung Cộng, còn được gọi là chủng virus corona mới, đã lây nhiễm cho hơn 5,8 triệu người và khiến hơn 180 nghìn người ở Hoa Kỳ tử vong.
Trung Cộng tuyên bố họ chỉ có khoảng 89,814 ca nhiễm và 4,715 ca tử vong, một con số rất đáng ngờ. Nhiều thông tin cho rằng Trung Cộng đã che đậy sự bùng phát virus và từ chối chia sẻ thông tin với các nước khác.
Sau đó, TT Trump cho biết ông tức giận với [hành vi của] Trung Cộng và có quan điểm cứng rắn hơn đối với Trung Cộng. Ông cũng thề sẽ buộc Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về những ca tử vong và ca nhiễm virus Trung Cộng, có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Ông Biden thì chủ yếu đổ lỗi cho TT Trump về sự bùng phát dịch bệnh [tại Hoa Kỳ], và hiếm khi đối đầu với Trung Cộng về vấn đề đại dịch.
Tác Giả: Allen zhong
Biên dịch: Tuệ Kha
6 thị trưởng đảng Dân chủ
chuyển sang ủng hộ Tổng thống Trump
Bình luậnNguyễn Sơn
Các thị trưởng của đảng Dân chủ nói rằng ứng viên Joe Biden “đã không làm gì cho những người lao động Mỹ”.
Sáu thị trưởng của đảng Dân chủ ở bang Minnesota mới đây đã tuyên bố ủng hộ ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, theo trang Duluth News Tribune.
Trong lá thư ký ngày 28/8, sáu thị trưởng nói rằng họ đã từng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong hàng thập kỷ trước kia, nhưng ứng viên tổng thống Joe Biden hiện nay không làm được gì cho người lao động Mỹ.
Những người ký lá thư bao gồm: Thị trưởng Harbors Chris Swanson, Thị trưởng Virginia Larry Cuffe, Thị trưởng Chisholm John Champa, Thị trưởng Ely Chuck Novak, Thị trưởng Eveleth Robert Vlaisavljevich và Thị trưởng Babbitt Andrea Zupancich.
“Bằng cách tăng thuế lên sản phẩm và ủng hộ các hiệp định thương mại tồi tệ, các chính trị gia như Joe Biden đã không làm gì cho những người lao động Mỹ”, bức thư viết.
Các thị trưởng nói khu vực dân cư của họ mất đi hàng ngàn việc làm và thế hệ trẻ phải đi làm việc ở các nơi khác, dưới thời chính quyền Obama – Biden.
Các thị trưởng nói thêm: “Hôm nay, chúng tôi nhân thấy đảng Dân chủ đã đi quá xa theo hướng cực tả nên không giúp gì cho những người lao động. Những người Minnesota lao động chăm chỉ đã bị đảng Dân chủ cấp tiến bỏ rơi. Chúng tôi không rời bỏ đảng Dân chủ mà đảng Dân chủ đã bỏ chúng tôi”.
Các thị trưởng nói cuộc bầu cử năm 2016 là “sự kiện tuyệt vời”, tạo lên bước ngoặt cho địa phương họ.
“Tổng thống Trump đã chống lại Trung Quốc, tiến hành giảm thuế và chiến đấu cho người lao động Mỹ”, các thị trưởng nhấn mạnh. Họ nói thêm rằng các chính trị gia lâu đời như Joe Biden đã xa rời những người lao động, xa rời những nhu cầu của đất nước.
Ông Trump bứt phá sau đại hội đảng Cộng hoà
Cuộc thăm dò đầu tiên kể từ khi đại hội toàn quốc đảng Cộng hoà kết thúc vào tối 27/8 cho thấy Tổng thống Donald Trump đã giành được lợi thế trước đối thủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.
Rasmussen Reports cho biết, tỉ lệ ủng hộ của tổng thống đã tăng lên 51% vào ngày 21/8 (buổi sáng sau khi hội nghị đảng Dân chủ kết thúc), từ 47% vào ngày 17/8 (ngày hội nghị bắt đầu).
Cuộc thăm dò mới nhất của Zogby Analytics cho thấy xếp hạng của ông Donald Trump đã tăng lên 52%, mức cao nhất trong nhiệm kỳ tổng thống, dựa trên cuộc khảo sát thực hiện trong thời gian diễn ra đại hội đảng Dân chủ từ ngày 17 đến 20/8.
Một cuộc thăm dò Hill-HarrisX mới được công bố hôm 29/8 cho thấy tỷ lệ chấp thuận của ông Donald Trump trong số các cử tri da đen đã tăng lên 24% trong cuộc khảo sát ngày 22-25/8 từ 15% trong cuộc khảo sát ngày 8-11/8.
Nhà khoa học Trung Cộng Tang Juan
được đóng tiền thế chân tại ngoại
khi bên bào chữa viện dẫn nguy cơ coronavirus
Vào hôm thứ Sáu (28/8), một thẩm phán liên bang ra phán quyết rằng bà Tang Juan, một nhà nghiên cứu Trung Cộng bị bắt ở California vào tháng trước vì bị cáo buộc che giấu mối quan hệ của bà với quân đội Trung Cộng, sẽ được đóng tiền thế chân tại ngoại.
Quyết định của Thẩm phán Tòa án Hoa Kỳ Kendall J. Newman, dự kiến sẽ có hiệu lực vào tuần tới, được đưa ra sau khi các luật sư của bà Tang trở lại tòa án sau nỗ lực thất bại đầu tiên trong việc giúp bà được đóng tiền thế chân tại ngoại, với lý do rằng các trường hợp coronavirus trong nhà tù nơi bà đang bị giam giữ khiến bà có nguy cơ nhiễm bệnh.
Các luật sư bào chữa cho rằng ngay cả khi bà Tang bị tuyên bố có tội, bà có thể chỉ phải đối mặt với một án tù ngắn, và cho biết rằng một nhà hảo tâm dấu tên tình nguyện đóng tiền thế chân, cũng như cung cấp nơi ở cho bà , và giúp bảo đảm rằng bà không bỏ trốn khỏi Hoa Kỳ.
Bà Tang từng là một nhà nghiên cứu y khoa thỉnh giảng tại Đại học California, Davis (UC Davis). Bà bị từ chối đóng tiền thế chân tại ngoại một lần, vào ngày 31 tháng 7 – vì tòa án cho rằng bà có thể sẽ bỏ trốn bằng đường hàng không. Các luật sư của bà Tang lập luận rằng hoàn cảnh thay đổi và phán quyết ban đầu không nên được áp dụng. Các luật sư của bà Tang cho rằng phiên tòa có thể sẽ không được lên lịch cho đến năm sau hoặc thậm chí là năm 2022. (BBT)
Dấu ấn tuần qua: Mỹ đang khiến
các ‘sói chiến’ Trung Quốc vất vả chạy theo
Đại Nghĩa
Chính phủ Mỹ đang liên tục có các động thái bóp nghẹt và cô lập chính quyền Trung Quốc. Các quan chức ngoại giao hàng đầu (thường gọi là chiến lang – sói chiến) của chính quyền Trung Quốc đang bị động chạy theo chống đỡ.
Bối cảnh thay đổi quá nhanh
Sau một loạt phát biểu của bốn quan chức hàng đầu trong Chính phủ của tổng thống (TT) Donald Trump về Trung Quốc vào cuối tháng 07/2020, đặc biệt là bài tổng hợp của Ngoại trưởng Mike Pompeo, quan điểm ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc đã thực sự thay đổi.
Trước đây, phó TT Mỹ Mike Pence trong hai bài phát biểu lịch sử năm 2018 và 2019 về Trung Quốc, đã khẳng định cách nhìn của Chính phủ Mỹ về chế độ này. Tuy nhiên, lần này có hai điểm khác biệt.
Một là, bối cảnh hơn một năm qua diễn biến quá nhanh. Từ việc đàn áp Tân Cương bị phơi bày, Tòa án độc lập Luân Đôn kết luận hoạt động mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn, đến việc đàn áp Hồng Kồng. Tiếp theo đó là việc Trung Quốc bưng bít thông tin đại dịch làm lây lan ra toàn cầu và áp đặt Luật An ninh quốc gia hà khắc lên Hồng Kông.
Hai là, Ngoại trưởng Mike Pompeo là quan chức trực tiếp điều phối quan hệ ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc và thế giới. Cho nên các động thái sau loạt bài phát biểu đó là rất cụ thể.
Thêm nữa, hàng loạt hành động hung hăng mới nhất của chính quyền Trung Quốc ở biển Đông, gây hấn biên giới với Ấn Độ, dọa nạt Úc, Đài Loan, kết án tử hình công dân Canada… đã củng cố thêm hình ảnh hung đồ của họ trong con mắt quốc tế.
Ngay cả chuyến thăm dự kiến của ông Tập Cận Bình đến Nhật Bản vốn bị hoãn do đại dịch, cũng bị các đảng phái chính trị và dư luận Nhật Bản đòi hủy bỏ. Tất cả đang cho thấy vị thế, hình ảnh và quan hệ của chính quyền Trung Quốc với thế giới đang xoay chuyển chóng mặt.
Ngoại giao nói suông không còn tác dụng
Quan điểm về Trung Quốc của chính phủ Mỹ đã hoàn toàn thay đổi, thể hiện qua phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo: “Đối với đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi nghĩ chúng ta phải ‘không tin tưởng và cần chứng thực‘”.
Thực ra ông Mike Pompeo đã tiết lộ về nội dung và quan điểm cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì tại đảo Hawaii ngay trước đó:
“Chúng ta sẽ tiếp tục đối thoại, nhưng nội dung sẽ khác. Tôi đã tới Honolulu cách đây vài tuần để gặp Dương Khiết Trì. Vẫn là một câu chuyện cũ xưa – rất nhiều lời nói nhưng không có đề xuất nào nhằm thay đổi cách hành xử“.
“Lời hứa của ông Dương, cũng giống như của rất nhiều quan chức Trung Quốc trước đó, đều là trống rỗng. Ông ta dường như kỳ vọng tôi chấp thuận yêu cầu của Bắc Kinh, bởi đây chính là điều rất nhiều chính quyền tiền nhiệm đã làm. Nhưng tôi thì không, và Tổng thống Trump cũng sẽ không như vậy“.
Do vậy, trong thời gian ngắn vừa qua, dù các quan chức ngoại giao hàng đầu của chính quyền Trung Quốc như Dương Khiết Trì, Vương Nghị, Lại Ngọc Thành (thứ trưởng) và đại sứ tại Mỹ Thôi Thiên
Khải lần lượt tuyên bố “sẵn sàng đàm phán”. Tuy nhiên, những phát biểu “suông” nay đã không còn tác dụng, phía Mỹ không có phản ứng nào đáp lại.
Mỹ chủ động ra tay, chính quyền Trung Quốc bị động chạy theo
Chính phủ Mỹ đang liên tiếp thực hiện các động thái nhằm vào Trung Quốc như trừng phạt quan chức Tân Cương, Hồng Kông, yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán tại Houston, gia tăng cấm vận Huawei, Wechat…
Ngoài động thái “trả miếng” có tính biểu tượng là yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô và tuyên bố trừng phạt 11 chính trị gia Mỹ, chính quyền Trung Quốc hầu hết đều chỉ yêu cầu Mỹ “sửa chữa sai lầm”. Nhưng dường như phía Mỹ mỗi vài ngày trôi qua lại có thêm động thái “sai lầm” hơn nữa. Lần gần đây nhất (26/08), Mỹ trừng phạt 24 công ty Trung Quốc tham gia xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.
Các động thái từ Mỹ đang gây nguy cơ cô lập Trung Quốc với thế giới. Bởi vì mỗi lệnh trừng phạt của Mỹ đều trực tiếp khiến các quốc gia, doanh nghiệp khắp thế giới không dám làm ăn với cá nhân hay doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngày 20 và 21/08, Dương Khiết Trì tới thăm Singapore và Hàn Quốc. Pang Zhongying, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Ocean Trung Quốc cho biết: “Trọng tâm chính cho chuyến đi châu Á của Dương sẽ là quan hệ Trung-Mỹ“. Bởi vì tình hình bán đảo Triều Tiên luôn là một vấn đề Mỹ quan tâm.
Mục tiêu cụ thể của ông Dương Khiết Trì là thu xếp cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên sáng 19/8, ngay trước chuyến thăm của ông Dương, Hàn Quốc cho biết, tổng số ca Covid-19 đã tăng thêm 297 ca, cao nhất kể từ tháng 03/2020, mở đầu cho làn sóng dịch thứ hai. Do vậy chuyến thăm của ông Tập Cận Bình chưa biết bao giờ có thể thành hiện thực.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có thể nói là đã “chạy theo” chuyến thăm của ông Mike Pompeo tới châu Âu. Trong khi ông Mike Pompeo tới Anh, Đan Mạch cuối tháng 7 và các nước trung Âu từ ngày 11/08, thì chuyến thăm của ông Vương Nghị bắt đầu từ 25/08 tới một số nước tây và bắc Âu. Một bên cố gắng ngăn chặn các nước hợp tác với Huawei, một bên lại ra sức thúc đẩy. Pompeo cảnh báo về bản chất xấu xa của ĐCSTQ, trong khi Vương vẫn hăm dọa các nước không được “can thiệp vào nội bộ” của Trung Quốc.
Chỉ cách đây một năm, tình thế vẫn còn rất khả quan với Huawei tại châu Âu. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, đa số các nước châu Âu đều đã thay đổi thái độ. Ngoài lệnh cấm Huawei từ chính phủ Anh (14/07), Pháp cũng không ra hạn giấy phép cho doanh nghiệp mua thiết bị của Huawei…
Chỉ cách đây hơn một năm, vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc chỉ ở mức độ khiến châu Âu than phiền. Nhưng đến nay thái độ của châu Âu đã khác.
Trong khi Vương Nghị đang chạy theo tới châu Âu, ông Mike Pompeo đã tới Trung Đông nhằm củng cố vai trò của Mỹ. Bên cạnh đó, mục đích là nhằm siết chặt hơn bao vây với chính quyền Iran, gây áp lực lên Trung Quốc trong việc lợi dụng Iran mua dầu giá rẻ và gây bất ổn để phân tán lực lượng của Mỹ. Có lẽ trong điều kiện này, các “chiến lang” chưa thể đủ tâm trí để tâm tới Trung Đông.
Tại Biển Đông, sau khi Mỹ tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc là bất hợp pháp, chắc chắn các nước vốn đang bị Trung Quốc lấn lướt sẽ vững tin hơn. Ngày 26/08, ngoại trưởng Philippines cho biết sẽ “gọi Mỹ” nếu bị Trung Quốc tấn công. Theo tờ SCMP, các nhà ngoại giao ASEAN cho biết, Trung Quốc gần đây đã thể hiện thiện chí hơn trong thảo luận về các giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.
Với Đài Loan, thái độ của Chính phủ của TT Thái Anh Văn ngày càng cứng rắn hơn, trong khi Mỹ vừa lần đầu tiên sau 40 năm đã cử bộ trưởng Y tế thăm chính thức. Phe Quốc dân Đảng thân Bắc Kinh cũng liên tục bị thua trong các cuộc bầu cử, vì thái độ của người dân Đài Loan đã trở nên tức giận với chính quyền Trung Quốc.
Tình hình ngày càng khó cho Trung Quốc
Trong bài phát biểu lịch sử của mình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh quan điểm: “Cách duy nhất để thực sự thay đổi chính quyền ĐCSTQ là không được hành động dựa trên những gì giới lãnh đạo nói, mà phải dựa trên những gì họ làm“.
Quả thực hệ quả với chính quyền Trung Quốc hôm nay, hoàn toàn xuất phát từ bản chất và thói quen hành xử hung bạo, dối trá. Ngay trong khi các quan chức ngoại giao hàng đầu đưa ra những phát biểu có vẻ “hòa dịu” những ngày qua, thì hành động của họ lại hoàn toàn khác.
Ngày 10/08, chính quyền Hồng Kông tiến hành bắt giữ ông Jimmy Lai và nhà hoạt động Chu Đình, khám xét trụ sở tờ báo ủng hộ dân chủ Apple Daily. Đối với thế giới tự do, hành động bắt giữ và khám xét tùy tiện giới báo chí và hoạt động như vậy đã bị phản ứng dữ dội.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ hôm 24-8 đưa tin, quân đội Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành đồng thời bốn cuộc tập trận quân sự tập trung trên ba vùng biển lớn trong các ngày từ ngày 22 đến 30/08, bao gồm cả vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, Mỹ cũng tiến hành các cuộc tập trận liên tục trên biển với đồng minh. Từ biển Đông đến Ấn Độ Dương và hiện đang là cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương), với hàng chục đồng minh tham gia. Điều này không chỉ gửi tín hiệu quân sự rõ ràng đến Hoa Kỳ, mà còn cho thấy sự chênh lệch về khả năng tập hợp sức mạnh quốc tế của hai bên.
Vương Nghị đã chọn Ý là điểm đến đầu tiên cho chuyến thăm. Lý do có lẽ Ý là nước G7 duy nhất tham gia Vành đai Con đường và từng cám ơn Trung Quốc hỗ trợ vật tư y tế trong đại dịch. Tuy nhiên diễn biến tại Ý không như mong đợi của chính quyền Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo sau hội đàm, Ngoại trưởng Ý Di Maio tuyên bố: “Mối quan hệ trong EU và NATO của chúng tôi là vững chắc hơn bao giờ hết“. Ông cũng tuyên bố rằng Ý sẽ “giám sát chặt chẽ” việc Trung Quốc thực thi luật an ninh Hồng Kông. “Chúng tôi tin rằng việc duy trì mức độ tự chủ cao, các quyền và tự do cơ bản cho công dân trong khu vực là điều không thể thiếu“.
Ngay cả nội dung trọng tâm liên quan đến mạng 5G đã không được đề cập. Kết quả này là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Trung – Âu đang rơi theo mối quan hệ Trung – Mỹ. Bởi vì suy cho cùng, giá trị tự do, dân chủ đối với châu Âu vẫn là cốt lõi. Nhất là khi đến lúc phải có sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, buộc các quốc gia châu Âu phải thay đổi.
Kết luận
Hơn 40 năm quan hệ với Trung Quốc, đến nay nước Mỹ không chỉ đã thay đổi thái độ mà còn đang vào giai đoạn tăng tốc các biện pháp phản công. Với tất cả sức mạnh của mình, Mỹ đang khiến chính quyền Trung Quốc dù chạy theo chống đỡ cũng hầu như không thể làm được gì đáng kể. Ngay cả Huawei được ví như là móng vuốt của ĐCSTQ cũng đang dần trở nên vô dụng trước các biện pháp cấm vận công nghệ của Mỹ, .
Có thể nói, thực tế 100 năm qua cho thấy bản chất giả dối, bạo lực của ĐCSTQ sẽ không bao giờ thay đổi. Nhưng chính bản chất đó khi thể hiện ra toàn thế giới thì càng khiến thế giới không thể dung thứ. Chính quyền Trung Quốc thường chỉ trích Mỹ là “cảnh sát quốc tế”. Thực tế có thể nói đúng là như vậy, Mỹ đang coi như thay mặt cho thế giới văn minh dồn ĐCSTQ vào đường cùng. Vấn đề với các cá nhân, quốc gia trong diễn biến này chính là sự lựa chọn, đó cũng là sự lựa chọn cho tương lai.
https://www.dkn.tv/the-gioi/soi-chien-trung-quoc-dang-chay-theo-do-don-tu-hoa-ky.html
Gạch tên Trung Quốc trong hệ thống bưu chính,
Mỹ bắt đầu quá trình tuyệt giao?
Vũ Dương
Dịch vụ chuyển phát nhanh và vận chuyển hàng hóa toàn cầu UPS đã không còn đích đến “China” (Trung Quốc) trong hệ thống.
Hôm 28/8, cô Cát, sống ở bang New York, Hoa Kỳ, muốn gửi một tập tài liệu cho người thân hiện đang ngụ tại Trung Quốc. Cô đến dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ (USPS) nơi địa phương mình ở, bất ngờ thay câu trả lời cô nhận được là: không có Trung Quốc trong hệ thống, vậy nên tập tài liệu đó không gửi qua đường bưu điện được.
Cô Cát nói với phóng viên trang BLDaily rằng: “Trưa hôm nay (28/8) tôi đến bưu điện, họ hỏi tôi gửi đến đâu. Tôi nói là Trung Quốc, nhưng họ nói không gửi được. Tôi hỏi tại sao thì họ nói không có Trung Quốc trong hệ thống của họ“.
Sau đó, cô Cát lại đến các trung tâm dịch vụ chuyển phát nhanh và vận chuyển hàng hóa toàn cầu UPS (United Parcel Service) khác. Nhân viên ở đó nói là có thể gửi được nhưng chi phí khá cao, chỉ mấy trang giấy này thôi cũng đã tốn 120 đô-la Mỹ rồi. Điều quan trọng nhất là không chắc chắn bên kia có thể nhận được hay không, thậm chí có thể phải mất từ 3-6 tháng.
Cô Cát rất ngạc nhiên, cô lại gọi cho trung tâm chuyển phát nhanh quốc tế FedEx nhưng đầu dây bên kia trả lời là không gửi được, chuyển cuộc gọi đến bộ phận chăm sóc khách hàng tại trụ sở chính nhưng trước sau không ai nghe máy.
Cô Cát gượng cười nói với phóng viên rằng: “Tại sao không nói không rằng đã ‘tuyệt giao’ như vậy rồi? Xem ra ngày tháng gian nan của Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp đến rồi”.
Theo Chen Xi, BLDaily.com
Vũ Dương biên dịch
Tòa Bạch Ốc đề nghị gói viện trợ coronavirus
trị giá 1.3 ngàn tỷ Mỹ kim;
Chủ Tịch Hạ Viện tuyên bố con số này là chưa đủ
Tin từ Washington, D.C. — Vào thứ sáu (ngày 28 tháng 8), một phụ tá cao cấp của Tổng thống Trump cho biết Tổng thống sẵn sàng ký một dự luật cứu trợ coronavirus trị giá 1.3 ngàn tỷ mỹ kim, nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết số tiền này không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân Hoa Kỳ.
Con số 1.3 ngàn tỷ được Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc, ông Mark Meadows đưa ra, đánh dấu mức tăng 300 tỷ mỹ kim so với lời đề nghị trị giá 1 ngàn tỷ mỹ kim ban đầu từ Đảng Cộng hòa và Tòa Bạch Ốc.
Ba tuần sau khi các cuộc đàm phán tại Tòa Nhà Quốc Hội đổ vỡ mà không có thỏa thuận về một gói cứu trợ để giúp người Hoa Kỳ đang phải đối mặt với ảnh hưởng kinh tế nặng nề từ đại dịch coronavirus, ông Meadows cho biết Tổng thống Trump “ngay bây giờ sẵn sàng ký một gói viện trợ trị giá 1.3 ngàn tỷ mỹ kim.”
Vài giờ sau, trong một tuyên bố, bà Pelosi lặp lại lời kêu gọi về một gói viện trợ trị giá 2.2 ngàn tỷ mỹ kim. Sau đó, Tổng thống Trump nói rằng bà Pelosi chỉ quan tâm đến việc cứu trợ các tiểu bang do đảng Dân chủ điều hành. Điều này cho thấy cơ hội để các cuộc đàm phán cho một gói kích thích tài chính khác là rất thấp.
Vào tháng 5, Hạ Viện đã thông qua dự luật cứu trợ coronavirus trị giá 3.4 ngàn tỷ mỹ kim, nhưng dự luật này không được Thượng viện thông qua. Các cuộc đàm phán về gói viện trợ mới có sự tham gia của bà Pelosi, ông Meadows, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer. (BBT)
Giám đốc CDC Mỹ:
Lượng cung vaccine Covid-19 ban đầu là có hạn
Tiến sĩ Robert Redfield, giám đốc CDC Hoa Kỳ cho biết hôm 28/8, thời gian đầu có thể sẽ có một nguồn cung cấp hạn chế một hoặc nhiều vaccine Covid-19, vì liều lượng vaccine sẵn có lúc đó là có hạn.
Tiến sĩ Robert thêm rằng, để tăng tối đa liều lượng và tốc độ sản xuất vaccine, Hoa Kỳ và các nhà sản xuất vaccine đã làm việc để tăng cường sản xuất hàng trăm nghìn liều vaccine trước khi chúng được cấp phép.
Phó giám đốc phụ trách chính sách của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, ông Paul Mango nói rõ thêm Mỹ hiện đang sản xuất 2 loại vaccine và thêm 2 vaccine tiềm năng dự kiến sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm 3 vào giữa tháng 9.
Cho đến nay, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 10 tỷ đô-la vào 8 vaccine tiềm năng thông qua Chiến dịch Operation Warp Speed. Mục tiêu của sáng kiến là cung cấp 300 triệu liều vaccine an toàn và hiệu quả vào tháng 1 năm 2021 và hiện vẫn chưa rõ vaccine nào sẽ được cấp phép đầu tiên.
Bảo Trân tổng hợp
https://etviet.com/us/giam-doc-cdc-my-luong-cung-vaccine-covid-19-ban-dau-la-co-han.html
Hư thực việc Hydroxychloroquine
có thể điều trị khỏi COVID-19
Bình luậnThanh Long
Chúng ta chỉ biết FDA đã thu hồi cấp phép khẩn cấp đối vói HCQ, nhưng hiệu quả và tác hại cụ thể của HCQ thì như thế nào? Đây vẫn là đề tài bị giới truyền thông Hoa Kỳ tránh né…
Tổng thống Trump đã phát biểu lần đầu về Hydroxychloroquine (HCQ) và tác dụng của nó vào tháng Ba. Ngay sau đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông qua cấp phép khẩn cấp để sử dụng HCQ trong điều trị COVID-19.
Tuy nhiên, cho đến nay đã 5 tháng trôi qua, chúng ta chỉ biết FDA đã thu hồi lại cấp phép khẩn cấp. Còn đối với hiệu quả và tác hại cụ thể HCQ như thế nào, thì đây vẫn là đề tài bị giới truyền thông Hoa Kỳ tránh né. Nếu có, đa phần họ chỉ là phủ nhận những công dụng của nó. Vậy sự thật là như thế nào?
Giáo sư Tiến sĩ Harvey Risch là nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Yale. Vào ngày 3/8/2020, tạp chí American Journal of Epidemiology đã đăng bài báo của Tiến sĩ Risch với nội dung bảo vệ hiệu quả của HCQ trong điều trị COVID-19. Sau đây là một số ý chính.
HCQ thật sự an toàn
Hàng trăm triệu bệnh nhân đã dùng nó mà không gặp khó khăn và không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Các nghiên cứu gần đây ở một số quốc gia đã chỉ ra rằng: nếu được sử dụng sớm – trong tuần đầu tiên sau khi có triệu chứng, thì thuốc Ký ninh là an toàn và có hiệu quả cao đối với COVID-19[3].
Một phân tích hồi cứu đã được thực hiện tại 6 cơ sở của hệ thống bệnh viện Henry Ford từ 10/3 đến 2/5/2020. Đây là nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của 2.541 bệnh nhân nhập viện do COVID-19.
Các bệnh nhân tại hệ thống bệnh viện của Henry Ford vẫn áp dụng phác đồ điều trị COVID-19 chuẩn tại khoa Truyền nhiễm. Phác đồ điều trị chuẩn HCQ bao gồm HCQ kết hợp với azithromycin (Z-pak) hoặc doxycycline.
Hầu hết người bệnh dưới 60 tuổi có cân nặng khỏe mạnh và không mắc các bệnh khác, như bệnh tim hoặc tiểu đường, đều có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Vì vậy, phác đồ này được nhắm vào đối tượng có nguy cơ chuyển sang bệnh nặng (trên 60 tuổi, và có bệnh nền) và có khả năng tử vong cao.
Thống kê cho thấy phần lớn các bệnh nhân dùng phác đồ kết hợp HCQ ngay sau khi nhập viện: 82% trong vòng 24 giờ và 91% trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều từ 18 tuổi trở lên với độ tuổi trung bình là 64 tuổi; 51% là nam giới và 49% là nữ giới, 56% là người Mỹ gốc Phi.
Theo kết quả phân tích, bệnh nhân không được điều trị với phác đồ HCQ có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi (26,4%) so với những người được sử dụng (13%)
Không có bệnh nhân nào đột tử do biến chứng nghiêm trọng về tim như QT kéo dài. Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn được theo dõi tim thường xuyên vì có nhiều cáo buộc cho rằng HCQ gây ra biến chứng tim mạch trên bệnh nhân COVID-19.
3 sai sót khi nhận định HCQ không có hiệu quả
Thứ nhất là về đối tượng nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã tiến hành theo dõi các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng “đã quá nguy kịch”. Giáo sư Risch cho hay, giai đoạn này đã quá muộn để sử dụng phác đồ điều trị kết hợp HCQ. Một số nghiên cứu khác thì theo dõi chủ yếu bệnh nhân giai đoạn đầu dưới 50. Những người này thường sẽ không gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thứ hai, không có một nghiên cứu nào tìm hiểu về liệu pháp “điều trị kết hợp” HCQ, kẽm và kháng sinh (Z-pak). Đây mới là phác đồ cho thấy tính hiệu quả tối ưu trong thử nghiệm lâm sàng.
Cuối cùng là vấn đề liều lượng sử dụng, đây là vấn đề quan trọng nhất. Nếu dùng liều quá cao, Ký ninh có thể gây tử vong, và điều đáng lưu ý ở các nghiên cứu là họ thường sử dụng liều HCQ cao hơn rất nhiều so với khuyến nghị của các bác sĩ lâm sàng.
Liều lượng được dùng trong nghiên cứu
Bác sĩ Zelenko khuyến nghị liều lượng HCQ sử dụng là 200mg mỗi 12 tiếng trong 5 ngày. Nhưng các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thì trái lại, họ hầu như đều dùng liều 1200-2400 mg trong 24 giờ đầu tiên; không dừng lại ở đó, họ sẽ dùng tiếp 600-1200mg trong 4 đến 21 ngày tiếp theo.
Meryl Nass là một bác sĩ và chuyên gia về độc tính hóa học nhận định rằng đây không phải là liều lượng phù hợp. Theo một bài đăng trên blog của bác sĩ Nass vào ngày 14/6: “Loại thuốc sẽ vô cùng an toàn khi sử dụng đúng liều lượng, nếu sử dụng quá liều lượng thì có thể sẽ gây tử vong ở mức độ cao hơn”.
Bà cũng chỉ ra một đánh giá từ năm 1979 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về HCQ. Theo đánh giá này, một liều chloroquine 1500mg đã được coi là độc hại, và liều 2000mg thì có thể gây tử vong.
Chloroquine là một loại thuốc có tiềm năng điều trị COVID-19 tương tự HCQ. Một viên thuốc HCQ 200mg chứa 155mg HCQ. Điều đó cho thấy việc tiêu thụ trên 1900mg HCQ cùng một lúc có thể sẽ gây ngộ độc, và một liều trên 2500mg sẽ dẫn đến tử vong.
Hơn nữa, sẽ mất đến gần 1 tháng để cơ thể con người đào thải một nửa số thuốc đã hấp thụ. Do đó bà Nass nhận định: “Liều lượng tích lũy cũng quan trọng”.
FDA rút cấp phép khẩn cấp đối với HCQ
FDA đã cấp quyền sử dụng thuốc Ký ninh hồi tháng 3/2020. Sang tháng Tư, cơ quan này đưa ra cảnh báo chỉ được sử dụng HCQ trong bệnh viện hoặc trong các thử nghiệm lâm sàng. Lý do là HCQ có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm các biến chứng tim mạch.
Ngày 15/6, FDA đã rút lại quyết định sử dụng khẩn cấp đối với thuốc HCQ và cả chloroquine trong điều trị virus viêm phổi Vũ Hán. Nhưng dù thế nào, Tổng thống Trump vẫn ủng hộ loại thuốc này.
“Tất cả những gì tôi thấy là các báo cáo to tát. Nhưng nó (hydroxychloroquine) không gây hại gì cho cơ thể tôi. Tôi vẫn cảm thấy ổn.” – Tổng thống phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, cũng vào ngày 15/6.
Thư ký kiêm phát ngôn viên Kayleigh McEnany của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục sử dụng nó nếu nhiễm COVID-19. Nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trong vài tuần qua cũng đã lập tức sử dụng phác đồ điều trị HCQ sau khi biết mình nhiễm COVID-19 và nhanh chóng hồi phục.
thử nghiệm lâm sàng thuốc chống lại COVID-19.
Những nghiên cứu bước chân nhầm vào The Lancet?
Vào tháng Năm, Tạp chí The Lancet đã xuất bản một nghiên cứu chỉ trích thuốc Ký ninh không có hiệu quả trong điều trị COVID-19. Báo cáo trên đã khiến WHO tạm dừng tất cả các nghiên cứu đối với loại thuốc này.
Tuy nhiên, 180 nhà nghiên cứu và bác sĩ ngay sau đó lên án nghiên cứu. Trong bức thư ngỏ được công bố, họ chỉ ra dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là thiếu sót trầm trọng. Ba trong số 4 tác giả của nghiên cứu đó cuối cùng cũng đã phải thừa nhận điều này. Theo đó, The Lancet buộc phải rút lại báo cáo, còn WHO thì vẫn im hơi lặng tiếng và nhiều dự án nghiên cứu tính hiệu quả của HCQ trên COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu tiến hành trở lại.
Tiếp tục vào tháng Sáu, The Lancet công bố một nghiên cứu do WHO tài trợ. Theo nghiên cứu này, việc giảm khoảng cách xã hội từ 2 mét xuống 1 mét sẽ làm nguy cơ lây nhiễm virus ĐCSTQ tăng gấp đôi – từ 1,3% lên đến 2,6%. Ngay lập tức, thông tin của tạp chí uy tín The Lancet vấp phải vô số lời chỉ trích từ giới nghiên cứu.
Các chuyên gia đã chỉ ra phương pháp của nghiên cứu là sai lầm nghiêm trọng. Nó chỉ xem xét yếu tố khoảng cách và bỏ qua các yếu tố khác như thời gian một người tiếp xúc là trong bao lâu. Mặc dù vậy, The Lancet đến nay vẫn chưa rút lại bài báo.
Hôm 28/7, gần 20 bác sĩ của American’s Frontline Physicians – Liên hiệp hội của 6 tổ chức y khoa Hoa Kỳ – đã từ các bang khác nhau tập trung tại Washington D.C để tổ chức cuộc họp báo trước Capitol Hill. Họp báo công bố cho ngoại giới những thông tin đầu tay về điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Theo đó HCQ hiện là loại thuốc có hiệu quả nhất trong phòng chống virus ĐCSTQ.
Tiến sĩ Simone Gold là nhà sáng lập của American’s Frontline Physicians đã cáo buộc các chính khách đã chính trị hóa thuốc Hydroxychloroquine, khiến hơn 100.000 người Mỹ vốn có thể được điều trị với phác đồ HCQ nhưng đã mất đi cơ hội và dẫn đến tử vong.
ĐCSTQ câu kết với WHO để ngăn dùng HCQ?
Ngày 31/7, trong một chương trình bình luận thời sự trực tiếp, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng trao đổi với cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon rằng quan chức ĐCSTQ từ lâu đã đến hiệu quả điều trị của HCQ và vẫn luôn sử dụng loại thuốc này để phòng virus Vũ Hán.
Hôm 19/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã cập nhật phác đồ hướng dẫn điều trị COVID-19. Bản cập nhật này khuyến nghị không nên sử dụng HCQ để điều trị COVID-19: “Việc sử dụng hydroxychloroquine, hoặc kết hợp sử dụng nó với azithromycin, không được khuyến khích”.
Tuy nhiên, cập nhật lại khuyên dùng một loại thuốc chống sốt rét tương tự HCQ là chloroquine. Đây là một điều đáng ngạc nhiên vì HCQ là dẫn xuất cải tiến, ít độc hại hơn chloroquine. Giáo sư David Hui Shu-cheong là một chuyên gia về hô hấp nói với SCMP rằng: chloroquine và HCQ là 2 loại thuốc giống nhau và các hướng dẫn mới của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đang mâu thuẫn.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên khuyến nghị sử dụng chloroquine để điều trị COVID-19. Nhà dịch tễ học hàng đầu của nước này, ông Chung Nam Sơn, là một trong những người đề xuất phương án này và ủng hộ mạnh mẽ nhất. Nhóm của ông đã xuất bản một bài báo được bình duyệt (peer review) trên Tạp chí Khoa học Quốc gia vào tháng Năm, nói rằng trong một nghiên cứu trên 197 bệnh nhân, thuốc sốt rét dường như đã chứng tỏ một số tác dụng trong điều trị.
Cho đến nay, mối quan hệ giữa chính quyền Tập Cận Bình và tổ chức do Tedros đứng đầu dường như đã rõ ràng. Vậy tại sao WHO, thường hơi chậm trễ, nhưng sao lần này lại nhanh chóng lùi bước trước liệu pháp điều trị HCQ sớm đã xuất hiện ở Trung Quốc?
cô Diêm Lệ Mộng đã tiết lộ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang sử dụng hydroxychloroquine để phòng chống dịch bệnh, nhưng không cho người dân biết… (Andrea Verdelli/Getty Images)
Từ đề xuất của Chung Nam Sơn đến nghiên cứu tại Pháp
Từ ngày 19/2/2020, trong phiên bản thứ 6 của Phương án Khám và Điều trị virus Corona mới, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã nhắc đến 2 loại thuốc để dùng thử, một trong số đá chính là Chloroquine. Ông Chung Nam Sơn là chuyên gia miễn dịch nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc đã cũng khẳng định: mặc dù Chloroquine không phải là “thuốc đặc hiệu”, nhưng chắc chắn “có hiệu quả”.
HCQ là một dẫn xuất cải tiến của Chloroquine nên hiệu quả tốt hơn mà tác dụng phụ lại nhỏ hơn. Các loại thuốc HCQ trên thị trường còn được gọi là Nivaquine hoặc Plaquenil. Trong 16 năm qua, loại thuốc này chủ yếu dùng để điều trị bệnh sốt rét, viêm khớp dạng thấp và bệnh ban đỏ, ở Đài Loan nó được bán với giá rất phải chăng – chưa đến 3 Đài tệ một viên, tức là khoảng 2.000 VND.
Ngày 19/3, tạp chí học thuật Elsevier của Pháp đã xuất bản một bài viết của nhóm nghiên cứu nước này về thuốc HCQ và Chloroquine trong điều trị COVID-19. Theo đó, Chloroquine cho thấy khả năng ức chế nồng độ virus. Đặc biệt nếu sử dụng thêm Azithromycin – thuốc kháng khuẩn mycoplasma hay kháng sinh Z-pak, thì dùng đến ngày thứ 5 là có thể đạt được hiệu quả hoàn toàn loại để bỏ virus Vũ Hán.
Hiện nay lý do chính để nhiều nhà khoa học phản đối HCQ, bao gồm cả Tiến sĩ Anthony Fauci là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Nhà Trắng, là vì HCQ chưa có thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, mù đôi ngẫu nhiên và cỡ mẫu đủ lớn.
Tuy nhiên, để có thể hình thành một phác đồ chuẩn cần mất rất nhiều thời gian. Trong khi HCQ đã được sử dụng hàng chục năm, vốn rất an toàn, nhưng vì nhiều lý do “phản khoa học” nên đã bị dừng thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một mất mát to lớn cho nhân loại!
Tài liệu tham khảo:
1. Điều trị với HCQ làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 – Nghiên cứu của hệ thống chăm sóc sức khỏe Henry Ford
2. Thiếu thông tin về Hydroxychloroquine và những hiểu nhầm chết người
3. Sử dụng Hydroxychloroquine kết hợp các thuốc khác để đối phó đại dịch
4. Điều trị bệnh nhân COVID-19 nhập viện với Hydroxychloroquine và Azithromycin, bênh cạnh các liệu pháp kết hợp khác
5. Thử nghiệm ngẫu nhiên Hydroxychloroquine để dự phòng phơi nhiễm COVID-19
6. Nghiên cứu theo dõi bệnh nhân nhập viện do COVID-19 sử dụng Hydroxychloroquine
7. Hydroxychloroquine để phòng COVID-19
8. Vẫn còn quá sớm để định nghĩa tác động của thuốc trị sốt rét với bệnh nhân COVID-19 bị thấp khớp
9. Các nhà khoa học lên tiếng về việc Hydroxychloroquine phải về hưu non
10. Thuốc này không có hại, nó chỉ nguy hiểm khi quá liều
11. Nghiên cứu Oxford: Không thể đặt HCQ ngoài vòng pháp luật trong phòng dịch
Thanh Long
Hướng dẫn mới của quận Los Angeles vẫn chưa cho phép
tiệm cắt tóc nam và nữ mở lại dịch vụ trong nhà
Quận Los Angeles (L.A) vẫn không cho phép các tiệm cắt tóc nam và nữ mở lại dịch vụ trong nhà, mặc dù thống đốc Gavin Newsom đã cho phép mở lại dịch vụ này trên toàn tiểu bang. Ngoài ra các trung tâm mua sắm trong nhà cũng vẫn chưa được phép mở lại.
Chính quyền quận đưa ra phản hồi này chỉ vài giờ sau khi thống đốc công bố hướng dẫn mới về việc mở lại các lĩnh vực kinh doanh, khi các quận đang gặp khó khăn với cách tiến hành sau khi bị loại khỏi danh sách giám sát COVID-19 của tiểu bang. Nhưng California đã loại bỏ hoàn toàn danh sách theo dõi. Thay vào đó, các viên chức đã chọn một hệ thống xếp hạng bốn mức độ bằng màu sắc, để các quận sẽ tiến hành dần dần.
Quận L.A nằm trong mức màu tím, tức có nhiều ca nhiễm COVID-19, và là quận chịu nhiều hạn chế nhất. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa trong giai đoạn đó, một số hoạt động như dịch vụ cắt tóc trong nhà và trung tâm thương mại có thể hoạt động trở lại vào thứ Hai (31 tháng 8), miễn là quận cho phép. Nhưng các viên chức quận L.A quyết định giữ nguyên lệnh của viên chức y tế và không cho phép mở cửa trở lại.
Để lên cấp thứ hai, cho phép nhiều doanh nghiệp hơn mở lại, quận sẽ phải duy trì mức trung bình hàng ngày là 4 đến 7 ca nhiễm/100,000 cư dân và tỷ lệ xét nghiệm dương tính là từ 5% đến 8%. Gần như tất cả các quận ở miền nam California đã đạt được xếp hạng đầu tiên, trừ quận San Diego. Như vậy quận Cam cũng không còn nằm trong danh sách giám sát hạn chế của tiểu bang.
Hoa Kỳ nới lỏng ‘mục tiêu lạm phát’,
giá vàng sẽ còn lên nhưng USD xuống?
Quỹ Dự trữ Liên bang (Federal Reserve-Fed), cơ quan đóng vai trò Ngân hàng trung ương của Mỹ, vừa thay đổi chính sách tiền tệ theo đuổi từ gần ¼ thế kỷ có tên là “Inflation Targeting” (Mục Tiêu Lạm Phát).
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell công bố hôm 27/08/2020 rằng cơ quan này sẽ nhắm tới chỉ số trung bình của lạm phát là 2%, thay vì đóng cứng mục tiêu lạm phát ở mức 2%.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái, khiến Fed phải công bố cắt lãi suất xuống gần 0, và tung ra gói kích cầu 700 tỷ USD nhằm giúp kinh tế hồi phục.
Cơ hội cho kinh tế Hoa Kỳ?
Phát biểu tại Diễn đàn Thường niên của Fed ở Jackson Hole, ông Powell nói Fed cần làm nhiều hơn nữa để chống thất nghiệp.
Theo bình luận của phóng viên kinh tế BBC News, Andrew Walker, Fed “không tạo ra công cụ mới nhưng có chính sách thích ứng với ‘mục tiêu lạm phát’ – một công cụ đã có, để có thể điều chỉnh lạm phát tốt hơn…và nếu lạm phát cao thì lãi suất sẽ được điều chỉnh cao hơn một chút”.
“Chính sách ông Powell đề xuất sẽ khó cân bằng lại xu hướng suy thoái lớn vì dịch bệnh, nhưng ít ra nó cho Fed rộng tay ứng phó hơn trong tương lai.”
Từ Florida, tiến sĩ kinh tế Phạm Đỗ Chí giải thích với BBC News Tiếng Việt rằng, “với chính sách này, Fed sẽ cố khuyến khích mức tăng trưởng kinh tế. Ví dụ vào lúc kinh tế Mỹ phát triển bùng mạnh nào đó và nạn thất nghiệp xuống thấp dưới mức “tự nhiên” trên sắp có thể gây ra áp lực mới lên mức lạm phát, Fed bình thường sẽ dùng biện pháp “đánh ngăn chặn’ (“pre-emptive strike”) tăng trước lãi suất và ngăn không cho lạm phát lên trên mức dự kiến lâu dài là 2%.”
TS Phạm Đỗ Chí nói rằng cách đây 5 năm vào 2015, lúc GDP Mỹ đã kéo dài thời gian bành trướng khá lâu và áp lực lạm phát có chiều hướng lên trên mức 2%, Fed đã cho tăng lãi suất ngắn hạn.
“Lần nữa vào cuối năm 2017 khi kinh tế Mỹ đang bùng lên mạnh trên 4% nhờ chính sách giảm thuế của chính phủ Donald Trump, Fed đã “siết chặt” lại bằng cách tăng lãi suất trong ba tháng liền cho tới tháng 12/2017 khiến thị trường chứng khoán bị một phen sụt giảm nặng. Tổng thống Trump đã phản đối kịch liệt chính sách “pre-emptive” này của Fed, nhưng ông Powell vẫn cố duy trì chính sách độc lập của mình.”
Theo ông Neil Williams, nhà tư vấn tại Feredated Hermes thì việc “hướng tới mục tiêu trung bình của lạm phát chứ không đặt mục tiêu cố định, Fed có thể cho phép lạm phát dịch chuyển quá mức mong muốn là 2% rồi mới điều chỉnh siết chặt tỷ giá lãi suất”.
Ông Williams thừa nhận rằng chính sách nới lỏng này “sẽ giúp Fed dễ thở hơn” nhưng không rõ về lâu dài thì giữ được bao lâu.
Còn ông Phạm Đỗ Chí mô tả chi tiết hơn với BBC News Tiếng Việt tình hình kinh tế Hoa Kỳ và ứng phó gần đây của Fed:
“Vào tháng 3/2020 với cơn đại dịch Covid-19 kéo theo: cơn suy thoái kinh tế chính thức bắt đầu từ tháng 2; con số thất nghiệp trầm trọng từ đầu tháng 3; và chứng khoán Mỹ sụt khoảng 40% vào ngày 23/3, Fed đã lấy các quyết định “nới lỏng” mạnh mẽ, gần như không tiền khoáng hậu.
1. Giảm lãi suất hai lần trong tháng 3, đem lãi suất ngắn hạn từ 1.15-1.75% xuống gần mức zero, và lãi suât trái phiếu chính phủ 10 năm dưới 1%;
2. Fed mua hàng mấy chục nghìn tỷ đô la các trái phiếu chính phủ đủ mọi kỳ hạn, đem bảng cân đối tài chính của Fed (“Fed’s balance sheet”) lên mức kỷ lục là khoảng 80,000 tỷ để bảo đảm cho nền kinh tế Mỹ và cả thế giới có đủ thanh khoản ngắn và dài hạn;
3. Sẵn sàng mua cả các trái phiếu của khu vực tư nhân để bảo đảm thanh khoản cho khu vực này.
Theo BBC News hồi tháng 5/2020, chính chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo rằng “xu hướng suy thoái kinh tế” tại Hoa Kỳ có thể kéo dài đến cuối 2021.
Nhưng nay, vào lúc Fed đưa ra các biện pháp mới này, như TS Phạm Đỗ Chí đánh giá, nhờ các gói kích thích (stimulus fiscal policy) của chính phủ Trump, nhất là gói trị giá 2,000 tỷ trong đợt đầu, kinh tế Mỹ dù đi vào nạn thất nghiệp và suy thoái nặng trong hai tháng 3-4 do tình trạng “lockdown” và giãn cách xã hội, đã thoát khỏi tình trạng ‘đại suy thoái’, từ từ ra khỏi “đáy” trong hai tháng 5-6/2020 và có cơ hội phục hồi kinh tế vào nửa sau của năm nay và nhất là năm tới 2021.”
Trang MarketWatch hôm 28/08 cho hay trước tình hình rất nghiêm trọng tại Hoa Kỳ, cả 17 thành viên cao cấp của Fed đều đã đồng ý với chính sách mới này, mà họ gọi là “một chiến lược nhằm tạo thêm sức mạnh cho thị trường lao động Hoa Kỳ”. Fed mong muốn thị trường lao động “sẽ tiếp tục giữ tiến độ” như hiện nay.
Trước câu hỏi về một số lĩnh vực kinh tế Hoa Kỳ có thể được tác động tích cực hơn từ chính sách mới nhất của Fed, ông Phạm Đỗ Chí dự đoán đầu tư và giá địa ốc sẽ tăng cao vì lãi suất dài hạn cho khu vực này đang ở mức thấp kỷ lục, lãi suất cho vay 30 năm xuống còn 2.75%-3%, do khuynh hướng mua nhà ở để dùng cả làm văn phòng (home office) theo khuynh hướng mới từ nạn dịch.
Với các nước khác, trong đó có Việt Nam câu hỏi chính là giá vàng, đô la Mỹ sẽ chịu tác động thế nào từ chính sách của Fed và các gói kích cầu kinh tế Hoa Kỳ.
Ông Phạm Đỗ Chí tin rằng các chính sách này đang có ảnh hưởng lên đồng đô la Mỹ và giá vàng.
“Giá vàng có thể sẽ leo thang trở lại. Từ vài tháng nay vàng đã leo lên chung quanh mức kỷ lục 2.000$/ounce và bạc 27$/ounce, do mức lãi suất thực trở thành âm (“negative”). Khuynh hướng này sẽ tiếp tục do chính sách tuyên bố của Fed là tiếp tục giữ lãi suất thấp và tạm chấp nhận mức lạm phát ngắn hạn cao hơn 2%, sẽ làm giá đô la Mỹ đi xuống và đưa giá kim loại quý lên cao thêm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53962968
Người Mỹ sẽ chọn gì: Tiếp nối
nền kinh tế ‘thịnh vượng nhất’ của TT Trump,
hay là đi theo ‘một tầm nhìn… rất khác’ của Biden?
Bình luậnThủy Tiên
Người Mỹ đang được nhắc nhở rằng khi tháng 11 đến, họ sẽ phải lựa chọn rõ ràng: hoặc là mở rộng đáng kể quy mô và quyền lực của chính phủ quốc gia và việc áp đặt “một núi” các quy định và thuế mới sẽ “giết chết” việc làm (theo con đường của Đảng Dân chủ); hoặc xây dựng dựa trên nguyên tắc kinh tế ủng hộ tăng trưởng (vốn đã giúp Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa tạo ra nền kinh tế Mỹ mạnh nhất trong hai thập kỷ).
Trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và các đợt đóng cửa do chính phủ bắt buộc, người Mỹ đã tận hưởng một trong những thời kỳ kinh tế thịnh vượng nhất trong thế kỷ qua. Điều đó phần lớn nhờ vào các chính sách bãi bỏ quy định của chính quyền tổng thống Trump và luật cải cách thuế năm 2017 của Đảng Cộng hòa.
Tổng thống Trump đã xây dựng nền kinh tế ‘thịnh vượng nhất’ thế kỷ
Thị trường chứng khoán – vốn gắn bó mật thiết với tài khoản hưu trí của người Mỹ – cao hơn bao giờ hết trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.
Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc ở mức 3,5% – mức thấp nhất kể từ thời chính quyền tổng thống Nixon năm 1969 – và tỷ lệ thất nghiệp đối với người Mỹ gốc Phi, người châu Á và người gốc Tây Ban Nha ở gần mức thấp nhất trong lịch sử.
Hơn nữa, như Cố vấn tổng thống Lara Trump đã lưu ý trong bài phát biểu của mình vào tối thứ Tư (26/8) về những cải thiện kinh tế to lớn đối với giới nữ trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống: “Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ xuống mức thấp nhất kể từ Thế chiến thứ II; 4,3 triệu việc làm mới đã được tạo ra cho phụ nữ. Chỉ riêng trong năm 2019, phụ nữ đã đảm nhận hơn 70% tổng số công việc mới. Tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp nhỏ của nữ vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại. Và 600.000 phụ nữ đã được thoát nghèo – tất cả điều này có được kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức”.
Nói một cách tổng thể, hơn 7 triệu việc làm toàn thời gian đã được tạo ra kể từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2019, theo dữ liệu từ Cục thống kê Lao động.
Sau đó, đại dịch viêm phổi Vũ Hán ập đến. Các thống đốc đã đóng cửa các nền kinh tế của các bang trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus, và kết quả là nền kinh tế đã sụp đổ một cách ngoạn mục.
Bây giờ, sau vài tháng, Hoa Kỳ vẫn đang vật lộn để phục hồi hoàn toàn. Hơn 100.000 doanh nghiệp nhỏ đã đóng cửa – nhiều doanh nghiệp đóng cửa vĩnh viễn. Hàng triệu việc làm đã bị mất.
Cách duy nhất để khắc phục nền kinh tế của đất nước này là quay trở lại các chính sách ủng hộ tăng trưởng, vốn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế diễn ra trong 3 năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống Trump và đó chính xác là những gì tổng thống và đảng Cộng hòa đang hứa sẽ làm.
Bằng cách cắt bỏ tệ quan liêu và đưa ra các cải cách thuế, chính quyền tổng thống Trump tuyên bố họ có thể tạo ra 10 triệu việc làm mới trong vòng 10 tháng.
Chính quyền Trump có kế hoạch đạt được mục tiêu này theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Tiếp tục tăng tốc độ phát triển vaccine chống virus corona Vũ Hán (đặt mục tiêu hoàn thiện vào cuối năm nay);
Cung cấp miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ, với các khoản khấu trừ chi phí đặc biệt được cung cấp cho “các ngành thiết yếu như dược phẩm và robot”;
Mở rộng “các vùng cơ hội”, cung cấp các ưu đãi thuế lớn cho các khoản đầu tư được thực hiện vào “các cộng đồng khó khăn”.
Theo thư ký Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ tiến sĩ Ben Carson, và giám đốc Hội đồng Chính sách Nội địa của Nhà Trắng Brooke Rollins, “khoảng 35 triệu người có thu nhập thấp (trong gần 8.800 cộng đồng chịu thiệt thòi) đã đón nhận hàng tỷ USD cho các khoản đầu tư mới do vị thế của họ là ‘vùng cơ hội’ ”.
Biden và các đồng minh đang đưa ra ‘một tầm nhìn… rất khác’
Mặt khác, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden và các đồng minh “cực tả” của ông ta trong Quốc hội đang đưa ra “một tầm nhìn rất khác” cho quốc gia này.
Thay vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách giúp các doanh nghiệp đứng vững trở lại, Biden và những người thuộc Quốc hội của đảng Dân chủ muốn tăng thuế đối với các cá nhân và doanh nghiệp giàu có lên 3,8 nghìn tỷ USD; phần lớn trong số đó sẽ được trả bởi các công ty hỗ trợ việc làm, vốn sẽ phải chịu mức tăng thuế 33% theo kế hoạch của cựu phó tổng thống này.
Những người trong Quốc hội (cả Đảng Dân chủ) cũng cho biết họ sẽ thúc đẩy Biden ban hành một số quy định mới về môi trường, bao gồm nhiều chính sách có thể gây tổn hại lớn cho các trang trại của Mỹ.
Như Thượng nghị sĩ Joni Ernst, R-Iowa, đã giải thích một cách chính xác với cử tri tại đại hội đảng Cộng hòa hôm thứ Tư (26/8) rằng: “Đảng Dân chủ của Joe Biden đang thúc đẩy cái gọi là ‘Thỏa thuận xanh mới’. Nếu được trao quyền, về cơ bản họ sẽ cấm nông nghiệp chăn nuôi và loại bỏ ô tô chạy bằng xăng. Nó sẽ phá hủy ngành nông nghiệp, không chỉ ở Iowa, mà trên khắp đất nước”.
Hơn nữa, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu phe cực tả trong đảng của mình, Biden đã đưa ra một kế hoạch cơ sở hạ tầng “xanh” khổng lồ trị giá 2 nghìn tỷ USD, mà ông ta hứa hẹn sẽ tạo ra “hàng triệu việc làm mới với mức lương cao”.
Tuy nhiên, những gì Biden sẽ không nói với chúng ta, chính xác là những gì Phó Tổng thống Mike Pence đã nói trong bài phát biểu của mình tại hội nghị tối thứ Tư (26/8) ở Fort McHenry: Để “tạo ra” những công việc “xanh” đó, “Biden sẽ xóa bỏ nhiên liệu hóa thạch, chấm dứt quá trình nung chảy ,và việc áp đặt một chế độ quy định về biến đổi khí hậu sẽ làm tăng đáng kể chi phí sinh hoạt cho các gia đình lao động, phá hủy hàng triệu việc làm trong các ngành liên quan tới các nguồn năng lượng thông thường như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên; và gửi hàng trăm nghìn công việc khác ra nước ngoài, vì các nhà sản xuất và doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác phải rời khỏi đất nước để thoát khỏi giá năng lượng cao”.
Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất đối với các thành phố đang tìm cách khôi phục nền kinh tế của họ là: đảng Dân chủ đã nhiều lần nói rõ rằng họ sẽ không có lập trường vững chắc chống lại tình trạng vô luật pháp, cướp bóc và bạo loạn đã xảy ra trên khắp đất nước trong 2 tháng qua ở các thành phố như Chicago, New York, Portland và Seattle.
Nếu các thành phố không an toàn, các doanh nghiệp sẽ không mở cửa trở lại và những cư dân đã rời khỏi khu vực đô thị để tìm kiếm các cộng đồng an toàn hơn sẽ không quay trở lại.
Đó là lý do tại sao Michael McHale, chủ tịch Hiệp hội các tổ chức cảnh sát quốc gia, đã đưa ra sự tán thành mạnh mẽ các chính sách ủng hộ cảnh sát của chính quyền tổng thống Trump tại hội nghị hôm thứ Tư (26/8).
“Joe Biden đã chuyển quyền ứng cử của mình cho những người cực tả, cực đoan chống thực thi pháp luật. Và với tư cách là một thượng nghị sĩ, Kamala Harris đã thúc đẩy việc hạn chế hơn nữa cảnh sát, cắt giảm đào tạo của họ và khiến các cộng đồng và đường phố ở Mỹ của chúng ta trở nên nguy hiểm hơn so với trước đây”, ông McHale chia sẻ.
“Sự khác biệt giữa Trump-Pence và Biden-Harris là rất rõ ràng”, ông McHale sau đó nói thêm.
“Các lựa chọn của bạn có thể là ‘vị tổng thống ủng hộ luật pháp nhất’ mà chúng ta từng có, hoặc là ‘tấm vé chống cảnh sát cấp tiến nhất’ trong lịch sử. Chúng tôi mời những người coi trọng sự an toàn của gia đình [và những người thân yêu của họ] tham gia vào hàng trăm nghìn thành viên của Hiệp hội các Tổ chức cảnh sát quốc gia, và ủng hộ sự tái đắc cử của Tổng thống Donald J. Trump”, ông McHale nhấn mạnh.
Thủy Tiên
Theo Fox News
Cảnh sát và người biểu tình
đụng độ ở khu phố Capitol Hill tại Denver
Tin từ Denver – Vào tối thứ sáu (ngày 28 tháng 8), một nhóm người biểu tình và Cảnh sát Denver đã đụng độ trong khu phố Capitol Hill thuộc thành phố Denver, Colorado, buộc cảnh sát sử dụng hơi cay, lựu đạn khói trong nỗ lực giải tán đám đông tụ tập bên ngoài Sở cảnh sát Denver (DPD).
Đến khoảng 11 giờ 30 tối, đám đông đã di chuyển khỏi khu vực và di chuyển đến Civic Center Park, nơi họ đã tuần hành hai giờ trước đó. Đến nửa đêm, đoàn người biểu tình đã giải tán. Cuộc đụng độ diễn ra sau 12 giờ biểu tình ôn hòa trong ngày, nhưng khi màn đêm buông xuống, các nhóm người biểu tình đã đến Sở cảnh sat mang theo khiên và mũ bảo hiểm tự chế.
Người biểu tình tập trung ở đường East Colfax Avenue và Washington Street, la hét phản đối nạn bạo lực cảnh sát trong lúc cảnh sát mặc đồ chống bạo động yêu cầu đám đông giải tán về phía nam bằng một chiếc loa lớn. Ngay trước 11 giờ 30 tối, một nhóm được cho là những người biểu tình ủng hộ cảnh sát, mặc dù điều đó chưa được xác nhận, đã đến Colfax. Những người biểu tình này mặc đồ ngụy trang được nhìn thấy đang đứng cùng cảnh sát.
Phát ngôn viên của DPD cho biết cảnh sát tỏ ra thản nhiên với nhóm này vì họ đã tuân theo yêu cầu giải tán. Trong khi đó, nhóm còn lại không nghe lệnh của cảnh sát. Tuần trước, các cuộc biểu tình đã biến thành các cuộc đụng độ với cảnh sát dẫn đến việc người biểu tình bắn pháo bông vào trụ sở DPD, khiến một cảnh sát bị thương.
Một người đàn ông 22 tuổi bị buộc tội với 4 tội danh, và Thị trưởng Denver, Michael Hancock cho biết ông sẽ không dung thứ cho những hành động như thế này trong thành phố. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-va-nguoi-bieu-tinh-dung-do-o-khu-pho-capitol-hill-tai-denver/
California sẽ cấm thuốc lá có hương vị
và thuốc lá điện tử
Hôm thứ Sáu (28 tháng 8), thống đốc California, Gavin Newsom ký dự luật cấm thuốc lá hương vị do Thượng nghị sĩ Jerry Hill đưa ra, để giải quyết việc giới trẻ tiêu thụ nicotine tăng cao chưa từng có. Như vậy từ ngày 01/01/2021, việc kinh doanh hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị sẽ bất hợp pháp ở California.
Theo dự luật mới, các nhà bán lẻ sẽ không bị buộc tội hình sự vì bán thuốc lá có hương vị hoặc hộp thuốc vaping, nhưng có thể bị phạt tới 250 Mỹ kim nếu vi phạm.
Cụ thể, loại thuốc lá bị cấm là loại có vị ngọt như trái cây, chocolate, kẹo và món tráng miệng, cũng như loại hương vị truyền thống hơn như tinh dầu bạc hà và bạc hà. Thuốc lá rời và “xì gà cao cấp” được làm thủ công bằng giấy gói lá thuốc không đầu lọc, đầu mút hoặc ống ngậm và có giá ít nhất 12 Mỹ kim thì không bị cấm.
Trước đây, Thượng nghị sĩ Hill đã công bố dự luật, nói rằng các sản phẩm thuốc lá có hương vị sẽ dẫn đến việc tiêu thụ nhiều nicotine hơn. Dự luật trích dẫn thông tin từ Sở Y tế Công cộng California, trong đó một báo cáo năm 2019 nhấn mạnh rằng “sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của hơn 480,000 ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ.”
Báo cáo cũng cho thấy hơn 5 triệu thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử vào năm 2019 và hơn 80% số đố bắt đầu hút vì loại có hương vị. Nhóm chiến dịch kêu gọi bỏ thuốc lá California Fights Flavors tuyên bố rằng một hộp tình dầu Juul có lượng nicotine tương đương với một gói 20 điếu thuốc lá. (BBT)
https://www.sbtn.tv/california-se-cam-thuoc-la-co-huong-vi-va-thuoc-la-dien-tu/
Canada kéo dài lệnh cấm
với du khách nước ngoài tới 30/9
Chính phủ liên bang Canada sẽ gia hạn các quy định hạn chế nhập cảnh với du khách nước ngoài để phòng đại dịch Covid-19 tới hết ngày 30/9. Cùng với đó, các công dân Canada và những cư dân thường trú khi trở lại Canada cũng sẽ vẫn phải tuân thủ các biện pháp cách ly theo dõi nghiêm ngặt.
Các hạn chế đi lại hiện đang được gia hạn cho đến ngày 30 tháng 9. Đây là lần thứ ba Canada mở rộng các hạn chế đi lại ban đầu được áp dụng từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 30 tháng 6. Chính phủ liên bang đã xem xét tình hình Covid-19 từng tháng và điều chỉnh chính sách du lịch. cho phù hợp.
Ngoài ra, lệnh cách ly bắt buộc có hiệu lực từ tháng 3 cũng đã được gia hạn. Những du khách được miễn sẽ phải thực hiện thời gian tự cách ly là 14 ngày nếu họ được phép vào Canada.
Ai có thể đến Canada?
Theo Cơ quan Nhập cư, Người tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC), những nhóm người sau được miễn lệnh hạn chế đi lại:
Công dân Canada;
Thường trú;
Một số người đã được chấp thuận cho thường trú tại Canada;
Một số lao động nước ngoài tạm thời;
Một số sinh viên quốc tế;
Các thành viên gia đình của công dân và thường trú nhân Canada (vợ/chồng hoặc bạn đời, con phụ thuộc, cha mẹ hoặc cha mẹ kế, người giám hộ hoặc gia sư).
Bảo Trân tổng hợp
https://etviet.com/chuyen-de/canada-keo-dai-lenh-cam-voi-du-khach-nuoc-ngoai-toi-30-9.html
Bất ngờ thay đổi quyết định, Brazil tuyên bố
sẽ tiếp tục chống nạn phá rừng Amazon
Tin từ BRASILIA/POCONÉ, Brazil – Trong một bước ngoặt kịch tính vào hôm thứ Sáu (28/8), Bộ Môi trường Brazil cho biết họ sẽ tiếp tục chống nạn phá rừng, và đảo ngược quan điểm của họ sau khi tuyên bố vài giờ trước đó rằng họ không có đủ khả năng để tiếp tục các nỗ lực ngăn chận phá rừng ở Amazon.
Thông qua cơ quan Ibama và sở công viên ICMBio, Bộ Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc chống nạn phá rừng với các đội được bố trí trong các nhiệm vụ thường xuyên nguy hiểm để truy bắt những kẻ đào mỏ và khai thác gỗ trái phép trong khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Vì vậy, thông báo ban đầu vào chiều hôm thứ Sáu rằng họ sẽ ngừng mọi hoạt động từ hôm thứ Hai khiến nhiều người bất ngờ, đặc biệt là trong bối cảnh nạn phá rừng và những lời chỉ trích ngày càng gia tăng về chính sách môi trường của Brazil từ các nhóm môi trường cũng như các nhà đầu tư quốc tế.
Hồi năm ngoái, một khu vực có diện tích bằng Lebanon bị đốn hạ ở Amazon. Bộ đã trích dẫn quyết định của Ban Ngân sách Liên bang (SOF) của Brazil, nhằm chặn một số ngân quỹ nhất định được phân bổ cho Ibama và ICMBio.
Bộ cho biết hành động của SOF là lệnh của văn phòng tham mưu trưởng của Tổng thống cánh hữu Jair Bolsonaro. Nhưng Phó tổng thống Hamilton Mourão, người được ông Bolsonaro yêu cầu giải quyết vấn đề Amazon của Brazil, nhanh chóng phủ nhận số tiền được ngăn chận. Ông cáo buộc Bộ trưởng Bộ Môi trường Ricardo Salles hành động quá vội vàng. (BBT)
Biểu tình chống chính phủ bùng phát ở Chile
trong bối cảnh đại dịch
Vào cuối ngày thứ Sáu (28 tháng 8), cảnh sát ở Chile đã giải tán một đợt biểu tình chống chính phủ mới diễn ra tại quảng trường trung tâm của Santiago, bắt giữ 21 người trong bối cảnh đại dịch. Đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất tại Chile kể từ khi bắt đầu đại dịch. Hàng chục người đã tập trung tại Plaza Italia nhưng nhanh chóng bị giải tán bởi vòi rồng từ cảnh sát.
Phía cảnh sát đã bắt giữ 21 người biểu tình, viện dẫn các quy định cấm các cuộc tụ tập đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Những người biểu tình đã ném đồ vật và gậy cùn vào các xe phun vòi rồng. Dịch vụ xe công cộng trong khu vực cũng bị hủy bỏ nhưng các xe cộ khác vẫn được phép đi
lại tự do. Hồi tháng 10 năm ngoái, các cuộc biểu tình về sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong xã hội đã nổ ra, phản đối việc tăng giá vé tàu điện ngầm.
Hơn 30 người thiệt mạng, 3,000 người bị thương và 30,000 người bị bắt trong các cuộc biểu tình thời điểm đó. Đại dịch đã kiềm chế đám đông biểu tình vốn thường tụ tập diễn hành hàng đêm. Cho đến thứ Sáu vừa qua, chỉ có báo cáo về những nhóm biểu tình biệt lập sau năm tháng cách ly vì đại dịch. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-chong-chinh-phu-bung-phat-o-chile-trong-boi-canh-dai-dich/
Covid-19: Thế giới hơn 25 triệu ca dương tính,
Ấn Độ lây nhiễm kỉ lục
Trọng Thành
Tính đến ngày hôm nay, Chủ Nhật 30/08/2020, theo AFP, thế giới có hơn 25 triệu người dương tính với virus gây bệnh Covid-19. Giới quan sát đặc biệt chú ý đến tốc độ lây lan của dịch : số người dương tính với Covid-19 tại Ấn Độ đạt mức kỉ lục, hơn 78 nghìn trong vòng 24 giờ.
Hãng tin Pháp AFP, dựa trên số liệu chính thức của các nước, cho biết trong số những người dương tính với virus corona chủng mới có đến hơn một nửa là ở châu Mỹ. Gần 4 phần 10 là tại hai nước Mỹ và Brazil, với 6 triệu và 3,8 triệu ca. Nhịp độ lây lan của dịch bệnh dường như chững lại trên toàn thế giới, xét theo các số liệu chính thức, với khoảng 1 triệu ca nhiễm mới cứ mỗi bốn ngày, kể từ giữa tháng 7 đến nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo là số lượng ca dương tính nói trên chỉ là một phần số người nhiễm trên thực tế, bởi rất nhiều nước không có đủ nguồn lực làm xét nghiệm đại trà, mà chỉ làm xét nghiệm khi cần đối phó với các ổ dịch. Đầu tuần này, cơ quan Y Tế liên bang Mỹ đã không khuyến khích làm xét nghiệm với người không có triệu chứng, kể cả khi đã có tiếp xúc với người nhiễm virus.
Ấn Độ trở thành quốc gia thứ ba thế giới về số người dương tính với virus, với 78.761 ca trong ngày qua. Đây là con số dương tính với Covid trong 24 giờ cao nhất kể từ ngày 17/07, tại Mỹ. Đã có 63.000 người tại Ấn Độ được ghi nhận chết do Covid-19, trên tổng số gần 843.000 người trên toàn thế giới.
Châu Á đang trở thành khu vực có nhiều ca dương tính mới nhất thế giới, trong một tuần gần đây (hơn 570 nghìn), trong đó 8 phần 10 là ở Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch kể từ tháng 3, nhưng đang xem xét nới lỏng một số. Kể từ đầu tháng 9, các cuộc tập hợp trên 100 người có thể được cho phép trở lại.
Ca dương tính giảm dưới 300/ngày : Seoul triển hạn biện pháp phòng dịch
Hôm nay là ngày thứ ba liên tiếp, số lượng ca dương tính tại Hàn Quốc ở dưới mức 300 ca/ngày, tức thấp hơn so với những ngày trước. Tuy nhiên, chính quyền Seoul vẫn thận trọng quyết định kéo dài nhiều biện pháp phòng dịch tại vùng thủ đô. Tường trình của thông tín viên RFI Stéphane Lagarde, thường trú tại Đông Bắc Á :
« Không được quyền tiêu thụ tại chỗ. Cà phê, đồ uống mà dân thành thị ở Hàn Quốc rất ưa thích, giờ đây sẽ chỉ được bán cho khách hàng với một cốc giấy, và chỉ để mang đi. Đối với các nhà hàng, phục vụ tại chỗ chỉ được phép đến 21 giờ, sau đó, khách hàng chỉ có thể mua hàng, rồi mang đi. Chính quyền cũng cấm các buổi lễ tôn giáo. Các câu lạc bộ thể thao, các địa điểm trò chơi qua mạng, đánh bi-a, hát karaoke, tất cả các cuộc tập hợp hơn 10 người đều bị cấm. Có một biện pháp làm thay đổi cuộc sống của các bậc cha mẹ, đó là nhiều ”Hwagon”, các lớp học võ Taekwondo và nhiều hoạt động khác sau giờ học, bị đình chỉ.
Nhìn chung, chính quyền Hàn Quốc yêu cầu tránh tối đa các tiếp xúc. Chấm dứt các cuộc thăm viếng nhà dưỡng lão. Và một phần ba viên chức của chính phủ và của các tổ chức công phải làm việc từ xa. Các chỉ thị mới về các biện pháp giãn cách, riêng với các nhóm dễ bị tổn thương và các vùng có nguy cơ, dự kiến có thể kéo dài đến Chủ Nhật tới.
Cho đến nay, Hàn Quốc chưa bao giờ ban hành chính sách phong tỏa toàn bộ. Seoul điều chỉnh biện pháp tùy theo tình hình, để không làm đình trệ hoàn toàn đời sống kinh tế. Hàn Quốc đã tăng mức giãn cách xã hội lên nửa bậc, tức 2,5. Nếu dịch bệnh tiếp tục lan mạnh, Seoul sẽ nấc lên cấp 3. Thủ đô Seoul và vùng phụ cận chiếm khoảng một nửa dân số Hàn Quốc ».
Virus corona: Học sinh các nước châu Âu
trở lại trường thế nào?
Trong lúc trẻ em bắt đầu một năm học mới ở Anh, học sinh cũng đang quay trở lại lớp học trên khắp các nước châu Âu. Vậy những biện pháp nào đang được đưa ra để giảm lây nhiễm?
Pháp: Giáo viên sẽ đeo khẩu trang
Học sinh Pháp sẽ trở lại trường vào ngày 1/9 với một phiên bản thoải mái hơn của các quy tắc giãn cách xã hội, qua đó một số học sinh đã trở lại trường học vào tháng 5.
Ví dụ, sẽ không còn giới hạn về sĩ số lớp học và giãn cách xã hội sẽ không bắt buộc trong các tình huống mà trường không thể chứa tất cả học sinh vào lớp.
Ngoại lệ là việc sử dụng khẩu trang, sẽ bắt buộc phải đeo trong nhà với nhân viên và học sinh trên 11 tuổi, ngay cả khi họ có thể cách nhau hơn 1m. Điều này có nghĩa là giáo viên sẽ phải đeo khẩu trang.
Các trường không còn bị buộc không được trộn lẫn các lớp và các nhóm học sinh khác nhau, nhưng họ được khuyến khích lùi thời gian bắt đầu và kết thúc lớp học để ngăn chặn việc có những đám đông quá lớn.
Sàn nhà, bàn làm việc và các bề mặt tiếp xúc thường xuyên, chẳng hạn như tay nắm cửa, phải được làm sạch và khử trùng ít nhất mỗi ngày một lần.
Đeo tấm chắn có giúp chặn virus corona thâm nhập?
Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào
Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19
Ý: Lớp học sẽ nhỏ hơn
Ý đã đóng cửa tất cả các trường vào tháng Ba và áp dụng một trong những lệnh khóa cửa nghiêm ngặt nhất ở châu Âu.
Trẻ em không có bất kỳ lớp học nào, ngay cả sau khi các biện pháp phong tỏa bắt đầu giảm bớt vào tháng Năm.
Trường sẽ mở cửa lại vào ngày 14/9.
Học sinh sẽ ngồi cách nhau 1m, nên sĩ số lớp học sẽ nhỏ hơn. Các em sẽ được chia thành nhiều nhóm học tập khác nhau, giờ vào lớp sẽ xen kẽ nhau và trường sẽ mở cửa vào các ngày thứ Bảy.
Học sinh và giáo viên sẽ phải đeo khẩu trang, và giáo viên cũng sẽ đeo tấm che mặt. Các buổi học sẽ được tổ chức ngoài trời nếu có thể hoặc trong những không gian lớn như nhà hát hoặc viện bảo tàng.
Sẽ có chương trình học từ xa cho học sinh trung học sống với các thành viên gia đình dễ bị tổn thương.
Đức: Không được chạm vào lan can
16 tiểu bang của Đức phụ trách giáo dục và khởi đầu năm học vào các thời điểm khác nhau ở các tiểu bang khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý vào tháng 7 rằng trẻ em nên trở lại trường sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc.
Các biện pháp vệ sinh bổ sung được khuyến cáo, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và không chạm tay vào lan can khi đi cầu thang. Không bắt buộc phải đeo khẩu trang và giáo viên có thể được xét nghiệm miễn phí.
Các lớp học được tổ chức lại thành các “nhóm thuần tập” – các nhóm gồm vài trăm học sinh. Không có quy định về giãn cách xã hội trong từng nhóm, nhưng mỗi nhóm có khu vực riêng trong sân trường, có phòng treo áo choàng và phòng ăn riêng.
Ở một số tiểu bang, cả học sinh và giáo viên sẽ phải đeo khẩu trang, trong khi những tiểu bang khác không bắt buộc phải đeo khẩu trang. Một số bắt buộc phải sử dụng khẩu trang trong hành lang và các khu vực chung khác.
Tiểu bang Mecklenburg-Western Pomerania ở phía đông bắc của Đức là nơi đầu tiên mở cửa lại trường.
Tuy nhiên, một trường trung học ở tiểu bang này đã phải đóng cửa trong tuần đầu tiên, sau khi một giáo viên xét nghiệm dương tính với virus corona. Một trường tiểu học cũng sẽ đóng cửa trong hai tuần sau khi một trong những học sinh được xét nghiệm dương tính.
Tây Ban Nha: Nhà vệ sinh được tẩy trùng ba lần một ngày
Đã có một số học sinh trở lại trường từ cuối tháng Năm, nhưng đó là tự nguyện. Bây giờ kế hoạch là tất cả học sinh sẽ trở lại trường vào tháng Chín.
Các hướng dẫn do chính phủ ban hành sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình của từng khu vực trong 17 khu vực tự trị của Tây Ban Nha.
Học sinh sẽ phải giữ khoảng cách ít nhất 1,5m giữa các em, ngoại trừ các em nhỏ hơn, thay vào đó, các em sẽ được phép ở trong các phòng sinh hoạt riêng từ 15 đến 20 học sinh mà không phải giãn cách.
Trường sẽ được yêu cầu ưu tiên cho các hoạt động ngoài trời và thời gian bắt đầu, kết thúc và giải lao sẽ được xen kẽ.
Trẻ em trên sáu tuổi bắt buộc phải đeo khẩu trang khi được vận chuyển đến trường, và sẽ được yêu cầu phải đeo nếu học sinh và giáo viên không thể duy trì khoảng cách 1,5m, ngoại trừ trẻ em trong các phòng sinh hoạt riêng.
Cơ sở của trường sẽ cần được dọn dẹp ít nhất một lần một ngày, với nhà vệ sinh được tẩy trùng một ngày ba lần.
Hà Lan: Cần kiểm tra máy lạnh
Ở Hà Lan, cả trường tiểu học và trung học sẽ cung cấp số giờ dạy bình thường cho tất cả học sinh.
Nhưng chính phủ cho biết học sinh có thể được miễn nhập học nếu họ hoặc người nào đó mà họ sống cùng, thuộc các loại có nguy cơ cao như mắc một số bệnh tiềm ẩn.
Chính phủ không bắt buộc đeo khẩu trang trong trường học, mặc dù đài truyền hình NOS phát hiện ra rằng một số trường học đang yêu cầu học sinh phải đeo chúng.
Các trường cũng được khuyến khích phải đảm bảo rằng hệ thống thông gió của họ đang hoạt động tốt để giúp hạn chế sự lây lan của virus corona.
Đan Mạch: Tiên phong ngày khai trường xen kẽ
Đan Mạch, cùng với Na Uy, là những quốc gia châu Âu đầu tiên cho phép trẻ em tiểu học trở lại lớp sau khi phong tỏa.
Các em tiểu học bắt đầu đi học trở lại từ giữa tháng Tư.
Tiếp theo là mở cửa trở lại trường cho trẻ em từ 12-16 tuổi từ ngày 18/5.
Các quốc gia khác đã theo sát gương của Đan Mạch và áp dụng nhiều biện pháp được thử đầu tiên ở đó: giờ đến trường xen kẽ, rửa tay và dọn dẹp suốt ngày, giữ trẻ trong các nhóm nhỏ và càng ít tiếp xúc với người khác càng tốt.
Năm học mới sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8, mặc dù số ca nhiễm bệnh tăng lên trong những tuần gần đây, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53963175
London: Người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ
biểu tình chống chính quyền Trung Quốc
bên ngoài văn phòng Liên Hợp Quốc
Hương Thảo
Theo tờ ANI ngày 29/8, các thành viên cộng đồng người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở Vương quốc Anh đã tổ chức một cuộc biểu tình mang tên ‘Ngày Đen Tối (Black Day)’ bên ngoài văn phòng Liên Hợp Quốc ở Luân Đôn, nhằm đánh dấu kỷ niệm năm thứ chín ‘Những tội ác ghê rợn chống lại loài người’ ở Tây Tạng và Tân Cương của Trần Toàn Quốc – Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Cuộc biểu tình được tổ chức dưới sự bảo trợ của Cộng đồng Tây Tạng Vương quốc Anh, Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC) và Liên minh Toàn cầu vì Tây Tạng và Các dân tộc thiểu số bị bức hại (GATPM) hôm thứ Sáu (28/8). Họ cầm các tấm biểu ngữ nói “Muôn năm tình hữu nghị Tây Tạng và Đông Turkistan (khu tự trị Tân Cương)”, “Nói không với các Trại tập trung” và “Hãy cứu người Duy Ngô Nhĩ”.
Một tuyên bố của Liên minh toàn cầu về Tây Tạng và các dân tộc thiểu số bị bức hại cho biết, “Trần Toàn Quốc, một thành viên Bộ Chính trị thứ 19 của ĐCSTQ, đang được xem xét đề bạt cho vị trí số 2 trong ĐCSTQ, vì vậy nhiều khả năng sẽ nắm quyền kiểm soát Chính quyền Trung ương ĐCSTQ trong tương lai. Ông ta là nhà lãnh đạo Trung Quốc tàn nhẫn nhất từng cai trị Tây Tạng và Đông Turkistan”.
Trần Toàn Quốc, từng là Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng (8/2011 – 2016), là một trong ba Đảng viên ĐCSTQ bị Hoa Kỳ chế tài hồi tháng trước vì những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Ông Tsering Passang từ Liên minh GATPM trong khi đọc “Khuyến nghị” được trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã kêu gọi một phiên họp đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề này. Ông Tsering Passang nói: “Liên Hợp Quốc phải khiến chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm cho tội ác diệt chủng chống lại loài người ở Tây Tạng và Đông Turkistan”.
“Các thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc nên áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao đối với Trung Quốc”.
Bà Rahima Mahmut, Giám đốc Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC) chi nhánh Vương quốc Anh cho biết, “Đây là thời điểm mà mọi người nên tụ hợp cùng nhau để nói lên sự phẫn nộ của chúng tôi”.
Rahima cũng nói thêm rằng Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới sẽ sớm phát động một chiến dịch ‘Ngăn chặn nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ’.
“Chúng tôi đã có rất nhiều tổ chức nhân quyền hợp tác với nhau.Đây sẽ là một phong trào mang tầm vóc quốc gia”, bà nói và cho biết mỗi ngày bà đều nhận được email từ mọi người và những sinh viên tham gia phong trào này.
Theo ANI,
Hương Thảo dịch & biên tập
Tổng Thống Pháp tuyên bố đặt lằn ranh đỏ
đối với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải
Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (28/8), tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đưa ra lập trường cứng rắn trong mùa hè đối với các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông Địa Trung Hải, đặt ra lằn ranh đỏ vì Ankara tôn trọng hành động chứ không phải lời nói.
Mối quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ suy thoái trong những tháng gần đây do vai trò của Ankara trong NATO, Libya và Địa Trung Hải. Ông Macron kêu gọi EU chứng tỏ tình đoàn kết với Hy Lạp và Cyprus trong tranh chấp về trữ lượng khí đốt tự nhiên ngoài khơi Cyprus và phạm vi thềm lục địa của họ, đồng thời thúc đẩy thêm các biện pháp trừng phạt ở cấp độ EU, mặc dù các thành viên trong khối đang chia rẽ về vấn đề này.
Trong tuần này, Pháp tham gia các cuộc tập trận quân sự với Ý, Hy Lạp và Cyprus ở phía đông Địa Trung Hải khi tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trở nên căng thẳng sau khi Ankara cử tàu khảo sát Oruc Reis đến vùng biển tranh chấp trong tháng này, một hành động mà Athens cho là bất hợp pháp.
Tổng thống Macron tuyên bố rằng ông cứng rắn, nhưng có kiềm chế. Ông Macron nhiều lần yêu cầu EU tăng cường trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và hai đồng minh NATO gần như đụng đồ vào tháng 6 sau khi một tàu chiến của Pháp cố gắng kiểm tra một tàu Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Libya. Đức muốn tìm một cách tiếp cận ít đối đầu hơn, cố gắng làm trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp (BBT)
Tour de France 2020: Giám sát phòng dịch chặt chẽ
để đoàn đua về đích như dự kiến
Anh Vũ
Cuối cùng thì cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp Tour de France 2020, một trong những sự kiện thể thao lớn của thế giới trong năm dịch bệnh, đã xuất phát từ Nice, thành phố biển miền nam nước Pháp, ngày 29/08/2020, trong những điều kiện đặc biệt chưa từng có. 176 tay đua, của 22 đội đua quốc tế, thi đấu dưới sự giám sát phòng dịch chặt chẽ nhất để bảo đảm đoàn đua về tới đích trên đại lộ Champs Elysées, Paris, vào ngày 20/09 tới như truyền thống.
Khi quyết định lùi sự kiện lớn nhất trong năm của làng đua xe đạp sang tháng này, các nhà tổ chức hy vọng Tour de France 2020 sẽ không còn bị Covid-19 đe dọa. Thế nhưng thực tế không diễn ra như mong đợi. Virus corona lại bùng lên, sát ngày khai cuộc vòng đua, buộc nhà tổ chức ASO (Amaury Sport Organisation) phải nhanh chóng triển khai các quy định vệ sinh phòng dịch khắt khe để làm sao bảo vệ các tay đua và để Tour de France có thể về đích Paris đúng như dự kiến.
Các quy định giãn cách được áp dụng ngay giữa các đội đua. Các tay đua, thành viên hỗ trợ, bị hạn chế tiếp xúc trong đội của mình, cấm tiếp xúc trực tiếp với các đội khác để tránh tối đa virus lây lan trong đoàn đua.
Trước khi diễn ra vòng đua, tất cả các nhân viên được phép làm việc với các tay đua đều phải có chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính. Các tay đua cũng phải có chứng nhận âm tính và sau mỗi ngày nghỉ phải được xét nghiệm lại.
Trong thời gian diễn ra cuộc đua, một bộ phận gồm 15 người, phối hợp với các cơ quan y tế địa phương sẽ chuyên trách theo dõi tình hình Covid-19 để nhanh chóng có phản ứng cần thiết, nếu phát hiện virus trong đoàn đua. Một phòng thí nghiệm di động được lập để xét nghiệm sẽ theo các tay đua trong suốt hành trình đua. Kết quả xét nghiệm sẽ được biết trong vòng tối đa 2 giờ, theo ông Christian Prudhomme, giám đốc điều hành Tour de France.
Cắt giảm tối đa số người tham gia
Ở Tour de France 2020 này, số người được phép tham gia sự kiện được rút xuống 3000 người so với 5000 người ở vòng đua năm 2019. Nhà tổ chức phải quyết định cắt giảm hoạt động của đoàn xe Caravane, một trong những hoạt động quảng bá hấp dẫn bên lề cuộc đua và được nhiều người mong đợi ở Tour de France hàng năm. Báo chí giờ cũng phải tác nghiệp trong những điều kiện nghiêm ngặt. Không chỉ cắt giảm số lượng, các nhà báo không được tiếp cận gần với các tay đua. Các cuộc phỏng vấn phải được tiến hành trong khuôn khổ, thời gian và địa điểm được ban tổ chức ấn định.
Về phía khán giả, phần không thể thiếu của Tour de France giờ trở nên thừa. Sẽ không còn cảnh tượng người hâm mộ đông kín bên đường đua cổ vũ. Ở các điểm xuất phát và đích đến mỗi chặng đua, ban tổ chức cho dựng các rào chắn che kín để tránh người xem, một cảnh tượng chưa bao giờ thấy, từ khi ra đời ở giải đua xe đạp lớn nhất thế giới cách đây hơn 100 năm. Sẽ không còn cảnh người hâm mộ đổ xô đến các tay đua yêu thích của mình để xin chụp hình chung hay xin chữ ký.
Với chính quyền Pháp, việc giải đua Tour de France lần thứ 107 vẫn diễn ra giữa mùa dịch phải là một biểu tượng. « Tour de France phải là dấu hiệu cho thấy cuộc sống của chúng ta vẫn tiếp tục, đó là dấu hiệu cho sức bền bỉ của xã hội », bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Veran tuyên bố trước ngày khai cuộc vòng đua tại Nice. Bất chấp các điều kiện thi đấu khắc nghiệt nhất các tay đua đến từ khắp thế giới vẫn háo hức với cuộc đua mà họ đã mong chờ từ hàng năm nay. Tay đua Bardet của Pháp nói : « Chúng tôi thấy hạnh phúc khi Tour de France vẫn diễn ra cho dù chắc chắn sẽ không còn là ngày hội của dân chúng như truyền thống. Nếu vòng đua về được đến Paris thì sẽ là thành công rồi ».
Lionel Messi quay lưng lại với Barçca
Trở lại với một sự kiện thể thao khác diễn ra trong tuần, đang được báo chí gọi là cơn địa trấn của bóng đá. Đó là việc siêu sao bóng đá người Achentina, Lionel Messi, 33 tuổi, hôm 26/08 bất ngờ muốn phá vỡ hợp đồng để ra đi khỏi câu lạc bộ FC Barcelona đã gắn với tên tuổi, sự nghiệp và thành công của anh trong suốt 20 năm. Cổ động viên của Barça đón nhận thông tin như họ vừa bị mất mát lớn. Từ hụt hẫng, họ chuyển sang trút cơn giận dữ vào ban lãnh đạo, đích danh là vào ông chủ tịch Barça, Josep Maria Bartomeu.
Thông tín viên RFI tại Barcelona Elise Gazengel ghi nhận:
Ngay chân tường sân vận động Nou Camp, dưới cửa sổ văn phòng của các lãnh đạo FC Bacelona, ngày thứ Tư (26/08) khoảng một trăm cổ động viên đã kéo đến biểu tình đòii chủ tịch câu lạc bộ, Josep Maria Bartomeu từ chức. Họ cho rằng ông phải chịu trách nhiệm về việc Lionel Messi muốn ra đi. Những người hâm mộ danh thủ người Achentina tỏ phẫn nộ với một ban lãnh đạo vẫn cố vớt vát thể diện.
Theo các báo chí của Catalunya, ngay trong ngày 26/08, ông Josep Maria Bartomeu đã định nói chuyện với Messi để thuyết phục anh ở lại hoặc ít nhất là cùng tìm ra một thỏa thuận cho việc ra đi, tránh phải kéo nhau ra tòa.
Cùng ngày Ramon Planas, thư ký ban kỹ thuật của FC Barcelona cũng đã cố xoa dịu dư luận khi cho biết ban lãnh đạo hoàn toàn không muốn để Leo Messi ra đi, vì anh là cầu thủ giỏi nhất thế giới. Thông báo như vậy được các cổ động viên của Barça coi như là sự phủ nhận thực tế. Họ biết là còn rất ít hy vọng để thần tượng của họ sẽ ở lại câu lạc bộ, nơi anh đã trưởng thành.
Dù sao thì danh thủ của 6 Quả Bóng Vàng vẫn quyết tâm, muốn đi khỏi câu lạc bộ mà không phải trả khoản tiền đền bù phá hợp đồng 700 triệu euro. Vì Messi cho rằng anh có quyền làm như thế, khi mà mùa bóng 2019-2020 kết thúc muộn hơn dự kiến do đại dịch Covid-19. Danh thủ và ban lãnh đạo câu lạc bộ liệu có tìm được thỏa hiệp hay không ?
Alex Odic, một fan nhiệt thành của Barça lo điều tồi tệ nhất sẽ đến, anh nói : « Messi được xem là cầu thủ giỏi nhất mà bạn thấy trong đời. Nếu họ đưa anh ra trước tòa, thì đúng là đốt câu lạc bộ, đốt thành phố luôn rồi… »
Còn lại để xem ai là người sẽ dang tay đón danh thủ Achentina. Tại Barcalona, nhiều người cho rằng đó sẽ là Manchester City. Đến với câu lạc bộ này, Leo Messi sẽ được gặp lại cựu huấn luyện viên của Barça người Catalunya, Pep Guardiola.
Messi ra đi, đi về đâu ?
Giới chuyên môn những ngày qua đã không ngớt bình luận, phân tích nguyên nhân khiến Lionel Messi muốn rời khỏi đội bóng gắn liền tên tuổi và sự nghiệp của siêu sao sân cỏ. Trả lời phỏng vấn RFI Chérif Ghemmour, nhà báo của trang tin bóng đá So Foot, tác giả cuốn sách « Messi người ngoài hành tinh » nói về nguyên nhân sâu xa dẫn tới quyết định của danh thủ người Achentina :
Không phải một mà là ba giọt nước làm tràn ly. Đó là bị AS Roma loại cách đây 2 năm, sau đó là thất bại năm ngoái trước Liverpool và năm nay là trước Bayern Munich. Đó là 3 thất bại lớn loại Barça và Messi khỏi giải Champions League. Đúng là thất bại gần nhất là giọt nước thứ 3 làm tràn ly. Rõ ràng là Barça không còn sức cạnh tranh như trước, ai cũng thấy. Nhưng ngoài về trình độ và thành tích thi đấu của câu lạc bộ, còn có việc toàn bộ hệ thống chiến thuật của đội bóng được xây dựng dựa trên Messi đã phá sản. Từ rất lâu nay, Messi là Barça, chính anh gánh vác cả đội trên vai mình và anh là người đưa đội giành chiến thắng. Vậy nhưng thời gian gần đây thì không còn như vậy nữa ở Barça. Đã xuất hiện khủng hoảng của câu lạc bộ, của đội bóng và cũng là của Messi.
Vậy nếu như chủ tịch Barça, Bartomeu từ chức có thể làm thay đổi quyết định của Messi và việc ông từ chức có giúp Barça thoát khỏi khủng hoảng ?
Đúng là ông Bartomeu từ chức thì tức là sớm hơn gần 1 năm trước cuộc bầu chọn chủ tịch câu lạc bộ, dự trù vào năm 2021. Như vậy lịch trình về cơ cấu tổ chức câu lạc bộ sẽ đẩy nhanh. Nhưng về mặt cơ bản không thay đổi gì nhiều. Trong chừng mực nhất định, Bartomeu từ chức hay không là không quan trọng. Tình hình chuyên môn ở Barça giờ mới là nghiêm trọng, dù có thay chủ tịch hay không. Trở lại với trường hợp của Messi, hiện đang trong tình trạng bị bế tắc về pháp lý. Vì hợp đồng của anh còn hiệu lực trong một mùa bóng nữa. Để có được Messi, cần phải rất nhiều tiền để trả lương cho anh để chuyển nhượng. Tóm lại là sẽ không có thay đổi gì nhiều. Có thể Messi sẽ thắng, vì anh không ưa gì Bartomeu, nhưng có ông hay không sẽ không thay đổi gì nhiều trên phương diện chuyên môn.
Nếu như Messi quyết tâm ra đi thì một câu hỏi mà mọi người đều đặt ra là anh sẽ đi về đâu, câu lạc bộ nào cũng muốn có Messi, nhưng không phải ai cũng có thể đón được danh thủ này ?
Có rất ít câu lạc bộ, dù các nhà đầu tư giầu có không ít, dù đó là ở Anh, hay cả ở Pháp như người Qatar với PSG, hay như trường hợp Inter Milan, mà ông chủ là người Trung Quốc. Về tiền họ có thể có đủ điều kiện tài chính. Nhưng tất cả các câu lạc bộ đó đều chịu sự giám sát của luật công bằng tài chính. Họ phải cân đối được thu chi qua các vụ chuyển nhượng.
Trên nguyên tắc, Paris Saint Germain với người Qatar có thể bỏ tiền mua được Messi, nhưng họ phải đối mặt với án phạt vì vi phạm luật của UEFA. Hay những câu lạc bộ khác muốn có Messi, thí dụ như Manchester City, thì họ phải bán đi rất nhiều cầu thủ. Như vậy thì đó có phải là cái giá đáng phải trả, để có một cầu thủ đã 33 tuổi dù trình độ chuyên môn vẫn còn cao, nhưng rủi ro không phải là không có. Không hề đơn giản chút nào. Hơn nữa, sơ đồ chiến thuật xung quanh Messi trong lối chơi của Barça từ vài năm nay không còn vận hành tốt nữa. Vậy thì tại sao lại phải nhập về câu lạc bộ của mình một công thức không còn hiệu quả ở Barça, kể cả Messi vẫn còn phong độ tốt. Đó chính là nghịch lý.
Đức nói sẵn sàng trừng phạt ngoại giao
với Nga về vụ ông Navalny
Ngoại trưởng Đức – ông Heiko Maas hôm 28/8 cho biết, Đức sẵn sàng áp lệnh trừng phạt ngoại giao nếu như giới chức Nga bị kết luận, đứng sau vụ lãnh đạo đảng đối lập Nga – ông Alexei Navalny bị đầu độc.
Ông Mass khẳng định, Đức sẽ làm sáng tỏ trường hợp của ông Navalny, và sẽ đưa ra hành động giống như đã thực hiện với sự việc ở công viên Tiergarten.
Sự việc này diễn ra vào ngày 23/8/2019, ông Zelimkhan Khangoshvili, 40 tuổi, người Gruzia, đã bị bắn hai phát vào đầu ở cự ly gần trong công viên Kleiner Tiergarten ở Berlin. Ông Khangoshvili từng thuộc phe ly khai chống Moscow ở khu tự trị Chechnya của Nga.
Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, cảm thấy không khỏe và bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, buộc máy bay chở ông phải hạ cánh khẩn. Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay.
Navalny hôm 22/8 được đưa tới Berlin, Đức để điều trị. Các bác sĩ Đức nói rằng kiểm tra y tế cho thấy ông ngộ độc hợp chất lạ thuộc nhóm ức chế cholinesterase. Tuy nhiên, các bác sĩ Nga đã khẳng định không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Navalny bị trúng độc.
Bảo Chính tổng hợp
https://etviet.com/theatlantic/duc-noi-san-sang-trung-phat-ngoai-giao-voi-nga-ve-vu-ong-navalny.html
Ý: Đảo Lampedusa quá tải,
hơn 300 dân tị nạn lênh đênh trên biển
Thu Hằng
Hòn đảo Lampedusa nhỏ bé của Ý tiếp nhận thêm gần 370 di dân mới trong đêm 29, rạng sáng 30/08/2020, trong khi trung tâm tiếp nhận chính trên đảo đã bị quá tải.
Hoạt động cứu di dân trên Địa Trung Hải vẫn gặp khó khăn, đặc biệt là do sự im lặng từ chính quyền Ý và các nước khác trong Liên Hiệp Châu Âu. Tầu cứu hộ Sea-Watch 4 với gần 350 người và tầu Louise Michel vẫn chờ được phép cập một bến cảng nào đó. Duy chỉ có 49 người sức khỏe yếu trên tầu Louise Michel được hải cảnh Ý đưa lên đảo Lampedusa.
Thông tín viên RFI tại Roma Anne Le Nir tường trình :
“Gần 400 di dân vẫn lênh đênh ngoài khơi Lampedusa sau nhiều ngày được cứu vớt, trong khi chờ chỉ dẫn từ chính quyền Ý xem liệu những tầu này có được cập cảng trên đảo Sicilia hay không.
Tầu Louise Michel chỉ có 10 thành viên và được tầu Sea Watch hỗ trợ trong khi con tầu này cũng đã cứu 201 thuyền nhân. Vì rộng hơn và được trang bị y tế tốt hơn, tầu Sea Watch đã giúp chở một phần lớn người nhập cư từ tầu Louise Michel, do nghệ sĩ tranh đường phố nổi tiếng Banksy tài trợ.
Đọc thêm : Ý bắt thuyền trưởng tàu Sea Watch: Dư luận Đức phẫn nộ
Trong khi đó, tầu chở dầu Maersk Etienne của Đan Mạch, vớt được 27 người bị nạn, vẫn bị kẹt ở ngoài khơi Malta từ ngày 05/08.
Bất chấp cảnh báo biển động mạnh trong những giờ vừa qua, chính phủ Ý vẫn giữ im lặng. Chính phủ các nước Liên Hiệp Châu Âu khác cũng tương tự. Tổ chức Di cư Quốc tế và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị Nạn đánh giá tình hình hiện nay rất đáng lo ngại”.
Bạo lực bùng phát ở thị trấn Malmo của Thụy Điển
sau các hành động chống Hồi Giáo
Tin từ STOCKHOLM, Thụy Điển – Cảnh sát cho biết vào hôm thứ Sáu (28/8), một cuộc bạo động nổ ra tại thị trấn Malmo, miền nam Thụy Điển, nơi ít nhất 300 người tụ tập để phản đối các hoạt động chống Hồi giáo. Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết người biểu tình ném đồ vật vào các cảnh sát và nhiều lốp xe hơi bị đốt cháy.
Trước đó trong ngày, một bản sao của Kinh Quran bị đốt cháy ở Malmo bởi những kẻ cực đoan cánh hữu. Phát ngôn viên cho biết các cuộc biểu tình trở nên căng thẳng ở tại nơi Kinh Quran bị đốt cháy. Daily Aftonbladet cho biết một số hoạt động chống Hồi giáo diễn ra ở Malmo vào hôm thứ Sáu, bao gồm ba người đàn ông giẫm đạp vào một bản sao Kinh Quran đặt giữa họ tại một quảng trường công cộng.
Theo tờ báo này, các cuộc biểu tình chống Hồi giáo xảy ra sau khi ông Rasmus Paludan, lãnh đạo đảng chính trị cánh hữu cực đoan Hard Line của Đan Mạch, không được cấp phép tổ chức cuộc họp ở Malmo và bị chặn lại ở biên giới Thụy Điển. (BBT)
Một lãnh đạo CH Séc đến Đài Loan
bất chấp áp lực từ Bắc Kinh
Thu Hằng
Ngày hôm nay 30/08/2020, chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Séc, dẫn đầu một phái đoàn 90 người, chính thức thăm Đài Loan, bất chấp sức ép từ Bắc Kinh. Đây là một chuyến công du mang tính biểu tượng cao, bởi Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và không thể tách rời khỏi Hoa lục.
QUẢNG CÁO
Thông tín viên RFI Adrien Simorre tường trình từ Đài Bắc :
“Chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Séc Miloš Vystrčil muốn đến thăm Đài Loan vì “tự do và dân chủ”. Quần đảo dân chủ có 24 triệu dân này bị Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và luôn tìm cách ngăn chặn mọi chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài.
Cựu chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Séc Jaroslav Kubera từng phải trả giá. Ông định đến thăm Đài Loan vào tháng 02/2020, nhưng qua đời, sau cơn đau tim, chỉ vài tuần trước khi khởi hành. Những người thân cận của ông tố cáo đó là hậu quả của việc Trung Quốc gửi thư đe dọa nhằm ép ông từ bỏ ý định.
Vì thế, người kế nhiệm ông Jaroslav Kubera muốn duy trì chuyến thăm biểu tượng này bằng mọi giá. Chủ tịch Thượng Viện Miloš Vystrčil sẽ hội kiến tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người vẫn kiên định phản đối những yêu sách của Bắc Kinh.
Sau chuyến thăm của bộ trưởng Y Tế Mỹ vào đầu tháng Tám, đây là lần thứ hai chỉ trong vòng vài tuần, một nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến thăm Đài Loan. Những chuyến thăm như thế này có ý nghĩa rất quan trọng với Đài Bắc, Đài Loan lo ngại sắp tới sẽ trở thành một Hồng Kông mới”.
Belarus ‘cấm cửa’
phóng viên BBC và nhiều hãng quốc tế
Belarus vừa tước quyền tác nghiệp của nhiều phóng viên quốc tế, những người tường thuật trên truyền thông phương Tây về các cuộc biểu tình hậu bầu cử tại nước này.
Có ít nhất 10 người là phóng viên địa phương và một số phóng viên người Nga làm việc cho các hãng truyền thông nước ngoài, trong đó có hai người làm việc cho Ban BBC Tiếng Nga.
Tình hình Belarus ‘nóng bỏng’, lãnh đạo Việt Nam ‘học hỏi’ gì?
Belarus: Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đến khu vực, Lukashenko cho con đeo súng
Belarus tìm lại bản sắc quốc gia qua hai lá cờ
Phát ngôn viên chính phủ Anatoly Glaz nói rằng quyết định được đưa ra dựa trên khuyến nghị của đơn vị chống khủng bố của nước này.
Ông không nêu cụ thể bao nhiêu người bị tước quyền. Radio Liberty, AFP, Reuters, New York Times, Wall Street Journal và Deutsche Welle cùng nhiều hãng tin khác bị bị ảnh hưởng.
Tuyên bố tước quyền tác nghiệp được đưa ra sau khi một số phóng viên nước ngoài – trong đó có cả người của BBC – bị bắt giữ tại Minsk.
Bộ Nội vụ nói họ bị đưa tới đồn cảnh sát để kiểm tra nhân thân. Tuy nhiên, phóng viên BBC Stve Rosenberg, một trong những người bị bắt, nói đây “rõ ràng là nỗ lực nhằm can thiệp vào việc đưa tin về các sự kiện” biểu tình ở Belarrus.
Việc này đã bị lên án rộng khắp: Bộ Ngoại giao Áo gọi đây là nỗ lực trắng trợn nhằm đàn áp việc tường thuật khách quan, trong lúc BBC nói giới chức Belarus đang đánh vào việc tác nghiệp báo chí độc lập.
“Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải để nhân dân Belarus được quyền tiếp cận các thông tin công bằng, độc lập về những sự kiện đang xảy ra ở nước họ,” BBC nói trong một tuyên bố.
Phe đối lập Belarus tuần hành, bất chấp lệnh cấm
Belarus: Ông Lukashenko “đi dây” và làm khó chính mình?
Nato bác bỏ cáo buộc của Belarus về mối đe dọa biên giới
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc tấn công nhằm vào nhà báo độc lập. Chúng tôi kêu gọi giới chức Belarus hủy bỏ quyết định này và để các phóng viên của chúng tôi tiếp tục làm công việc của mình.”
Một phóng viên của BBC từ Minsk nói rằng việc tước quyền tác nghiệp của phóng viên nước ngoài diễn ra vào đêm trước khi dự kiến sẽ có một ngày Chủ Nhật rất nhiều biến động nữa.
Trong hai Chủ Nhật trước, đã có hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình tại Belarus.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người đã nắm quyền từ năm 1994, hiện đang phải đối diện với một làn sóng biểu tình mạnh mẽ chưa từng có kể từ sau cuộc bầu cử gây tranh cãi hôm 9/8, là sự kiện mà ông tuyên bố đã giành chiến thắng với 80% phiếu bầu.
Phe đối lập đã tổ chức hai cuộc biểu tình lớn trong tháng này và kêu gọi có tiếp cuộc biểu tình rộng khắp vào hôm Chủ nhật 30/8.
Lãnh đạo đối lập với Svetlana Tikhanovskaya đã chạy sang quốc gia láng giềng Lithuania sau khi nói bà đã giành chiến thắng trước nhà lãnh đạo 65 tuổi, và kêu gọi người dân tiến hành biểu tình.
Kết quả kỳ bầu cử tổng thống tại Belarus đã bị Liên hiệp Âu châu bác bỏ. EU hiện đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cao cấp của Belarus, và thúc giục ông Lukashenko hãy đối thoại với phe đối lập.
Tuy nhiên, ông Lukashenko cho tới nay vẫn khước từ việc đưa ra bất kỳ nhân nhượng nào. Ông lên án phương Tây âm mưu hạ bệ ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53959423
Nga sa thải giám đốc Cơ quan chống Doping
Minh Anh
Chính quyền Nga, ngày 28/08/2020, thông báo quyết định sa thải ông Iouri Ganous, lãnh đạo Cơ quan chống Doping của Nga (Rusada) từ tháng 8/2017. Giám đốc Cơ quan chống Doping, vừa bị sa thải, nổi tiếng là người kiên quyết chống các tệ nạn trong lĩnh vực thể thao tại Nga.
Quyết định nói trên khiến Cơ quan chống Doping thế giới (AMM) lo ngại và nhắc nhở rằng các cơ quan quốc gia phải độc lập với Ủy ban Olympic.
Từ Matxcơva, thông tín viên Etienne Bouche cho biết cụ thể :
« Chủ tịch Ủy ban Olympic, ông Stanislav Pozdniakov, hôm thứ Sáu (28/08) đã cố xua tan những mối nghi ngờ, ông nói : ʺQuyết định này chỉ được đưa ra dựa trên cơ sở những vi phạm về quản lý hành chính, kinh tế và tài chínhʺ, theo đó, những chuyến đi công tác đắt đỏ trong suốt những năm 2018 và 2019, với phí taxi, được cho là quá cao.
Tuy nhiên, với ông Iouri Ganous, quyết định sa thải này là không có gì gây ngạc nhiên. Những tín hiệu báo trước việc đánh bật ông đã tích tụ từ nhiều tuần nay. Theo ông, cuộc kiểm toán này chỉ là một động tác nhằm gạt ông ra.
Được bổ nhiệm làm lãnh đạo Cơ quan chống Doping Nga cách nay 3 năm, Iouri Ganous đã được chú ý đến với những phát biểu không chút khoan nhượng đối với giới thể thao Nga. Ông gạt sang một bên giả thuyết về một âm mưu truyền thông nhắm vào nước Nga, thừa nhận có gian lận và sa thải đến 90% nhân viên Cơ quan chống Doping Nga.
Theo báo Novaia Gazeta, chính quyết tâm quét sạch những tệ nạn lĩnh vực thể thao đã biến ông thành ʺmột kẻ thù của Nhà nướcʺ, ʺngười ta chỉ mong là làm ra vẻ có thay đổi, nhưng thay vì như thế, ông ấy lùi lũi tiến lên như là một chiếc xe tăngʺ.
Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga nêu rõ người kế nhiệm Iouri Ganous sẽ được bổ nhiệm trong vòng 6 tháng tới ».
Nga tuyên bố tập trận gần bang Alaska,
quy mô lớn nhất kể từ năm 1991
Giữa bối cảnh Bắc Cực ngày càng căng thẳng vì Mỹ, Nga và Trung Quốc ngày gia tăng các hoạt động quân sự tại khu vực này, chính quyền Nga mới đây tiếp tục tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tập trận gần bang Alaska của Mỹ. Phía Nga cho biết, đây là cuộc tập trận quy mô lớn nhất tại Bắc Cực kể từ năm 1991.
Vào ngày 28/8, Đô đốc Nikolai Yevmenov – Tư lệnh Hải quân Nga cho biết, hơn 50 tàu chiến và khoảng 40 máy bay đã được điều đến tập trận ở biển Bering – khu vực nằm giữa Nga và bang Alaska của Mỹ. Ông Yevmenov nhấn mạnh rằng, đây là cuộc tập trận lớn nhất của Nga tại khu vực này kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Tuy nhiên, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga không đề cập thời gian cụ thể diễn ra tập trận, theo AP.
Hiện tại, chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đặt ưu tiên cho sự hiện diện quân sự ở vùng Bắc Cực – khu vực có thể chứa tới 1/4 lượng dầu hỏa và khí đốt chưa được khai thác của thế giới. Tổng thống Putin cũng đã nêu ra ước tính là trị giá khoáng sản ở Bắc Cực có thể lên tới 30.000 tỷ USD.
Quân đội Nga trong thời gian gần đây đã tái thiết và mở rộng nhiều căn cứ tại khu vực Bắc Cực, và sửa chữa các đường băng, cũng như tăng cường hệ thống phòng không.
“Chúng tôi đang tăng cường lực lượng để bảo đảm sự phát triển kinh tế của khu vực. Chúng tôi đang dần quen với không gian Bắc Cực”, Tư lệnh Hải quân Nga Yevmenov cho biết.
Theo AP, các phương tiện vũ trang thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ tham gia cuộc tập trận. Trong đó, tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân mang tên Omsk và tàu tuần dương Varyag sẽ bắn tên lửa hành trình vào mục tiêu giả định. Tên lửa chống hạm Onyx sẽ được bắn từ vịnh Anadyr, phía Nam bán đảo Chukchi – phần đất liền của Nga gần Alaska nhất.
Trước đó, vào ngày 27/8, quân đội Mỹ thông báo đã phát hiện một tàu ngầm Nga xuất hiện gần Alaska.
Cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga – Đô đốc Viktor Kravchenko đã nghỉ hưu cho rằng, Nga muốn truyền đi một thông điệp qua việc cho tàu ngầm xuất hiện ở trạng thái nổi gần Alaska.
“Đó là dấu hiệu cho thấy không phải chúng tôi đang ngủ quên và rằng chúng tôi có mặt ở bất kỳ đâu mà mình muốn”, AP dẫn lời ông Kravchenko.
Thêm nữa, vào ngày 24/8, Sputnik cho biết, Nga đã công bố đoạn video dài 40 phút cho thấy những hình ảnh về vụ thử bom Tsar Bomba – quả bom hạt nhân lớn nhất lịch sử nhân loại tại một hòn đảo ở Bắc Cực vào năm 1961. Được biết, Tsar Bomba có sức công phá gấp 3.000 lần quả bom mà quân đội Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 – nỗi kinh hoàng mãi đeo đẳng cả thế giới.
Trong thời gian gần đây, Nga và Mỹ thường xuyên cáo buộc bên còn lại điều máy bay xâm phạm không phận của mình. Hai quốc gia cũng đã nhiều lần cử máy bay ngăn chặn máy bay đối phương ở biển Bering.
Theo Times of India, vào hôm 22/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ hoạt động tích cực hơn tại Bắc Cực để chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Nga, cũng như cản trở phía Trung Quốc tiến vào khu vực này.
Lương Phong(t/h)
https://tinhhoa.net/nga-tuyen-bo-tap-tran-gan-bang-alaska-quy-mo-lon-nhat-ke-tu-nam-1991.html
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
hủy đạo luật tẩy chay Israel
Minh Anh
Ngày 28/08/2020, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhật thông báo hủy đạo luật tẩy chay Israel. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh cả hai nước quyết định bình thường hóa quan hệ hôm 13/07/2020.
Từ Dubai, thông tín viên trong khu vực, Nicolas Keraudren giải thích :
« Đây là bước đầu tiên hướng đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Israel. Quả thật, ông Sheikh Khalifa, chủ tịch Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm 28/08, đã cho đăng sắc lệnh hủy một đạo luật có từ 48 năm liên quan đến việc tẩy chay Nhà nước Israel.
Một cách cụ thể, kể từ giờ, người ta có thể ʺmang vào, trao đổi và sở hữu các loại tài sản và hàng hóa Israel tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhấtʺ. Theo hãng thông tấn nhà nước, mục tiêu còn là để ʺkích thích tăng trưởng kinh tế và khuyến khích cải tiến công nghệʺ.
Nhìn chung, thông báo nói trên được xem như một bước khẳng định ʺthỏa thuận Abrahamʺ giũa hai nước, sẽ phải được ký kết trong những tuần lễ sắp tới. Trong hiện tại, các trao đổi kinh tế đã tồn tại giữa hai nước một cách không chính thức.
Ngày 30/08/2020, một phái đoàn ngoại giao Israel và Hoa Kỳ, có cả cố vấn cấp cao của Donald Trump, ông Jared Kushner, đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Đây sẽ là chuyến bay thương mại trực tiếp đầu tiên giữa Tel-Aviv và Abu Dahbi. »
Theo AFP, trong tuần qua, ngoại trưởng Mike Pompeo cũng đã có chuyến thăm Abu Dhabi để bàn về thỏa thuận giữa Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với Israel.
Abe Shinzo: ‘Tôi đã dốc toàn bộ sức lực và tinh thần’
Ngày 28/08 Thủ tướng Abe Shinzo của Nhật Bản đã đọc diễn văn từ chức. BBC xin được giới thiệu bản dịch bài diễn văn do Nguyễn Quốc Vương, một dịch giả và nhà nghiên cứu giáo dục Nhật Bản, thực hiện.
————————————
Kính thưa toàn thể quốc dân!
Cảm ơn toàn thể quốc dân trong suốt gần 8 năm qua.
Trong những ngày nóng bức đang tiếp diễn này, từ đáy lòng mình tôi thật sự biết ơn toàn thể quốc dân đã nỗ lực thực thi hai đối sách cùng lúc- đối sách với virus corona, đối sách với sốc nhiệt (say nắng) để đem lại sự an toàn tuyệt đối, cũng như sự hợp tác đối với những yêu cầu khác nhau của nhà nước, chính quyền địa phương.
Về đối sách đối với virus corona thì trong cuộc chiến đấu cam go với kẻ địch vô hình từ tháng 1 năm nay, tôi đã nỗ lực tối đa nhằm ngăn chặn lây nhiễm, phòng chống các ca bệnh nặng quá mức và bảo vệ tính mạng quốc dân dù chỉ là chút ít. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là nhiều người đã mất đi sinh mạng của mình vì virus corona mới. Từ đáy lòng mình tôi cầu mong cho linh hồn họ siêu thoát.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn với những y bác sĩ ngay lúc này đây vẫn đang dốc toàn lực để điều trị cho các bệnh nhân.
Ngày hôm nay xin được đưa ra đối sách đối với virus corona từ giờ về sau khi hè chuyển sang thu và mùa đông sẽ tới. Trong nửa năm này, chúng ta đã biết được nhiều thứ. Nhờ chính sách dự phòng gọi là tránh triệt để “ba điều” [ở trong không gian kín, tập trung đông đúc, tiếp xúc gần] mà chúng ta vẫn có thể tiến hành song song các hoạt động kinh tế, xã hội.
Phương pháp trị liệu ứng phó với các triệu chứng trong đó có phương pháp sử dụng thuốc Remdesivir cũng tiến triển và hiện nay tỉ lệ tử vong của thế hệ trẻ dưới 40 tuổi đã hạ xuống còn 0.1%. Trong khi đó trên một nửa những người đã tử vong là thế hệ trên 80 tuổi. Những người có nguy cơ bị diễn tiến nặng là những người cao tuổi và bệnh nhân có bệnh nền, để bảo vệ được sinh mạng của nhiều người thì đối sách của mọi người cho dù là ở mức độ từng người sẽ trở thành chìa khóa tối quan trọng.
Theo dự đoán cùng với virus corona, trong mùa đông tới số người bệnh bị sốt do cúm sẽ tăng lên. Để giảm thiểu gánh nặng cho cơ quan y tế, từ bây giờ cần phải chuyển đổi chính sách sang đặt trọng tâm vào những người có nguy cơ diễn tiến nặng cao. Trước tiên là hoàn thiện cơ bản năng lực xét nghiệm.
Thủ tướng Nhật ‘có khí phách của nhà lãnh đạo’
Thủ tướng Shizo Abe từ chức: Sự nghiệp và câu hỏi cho Nhật Bản
Để có khả năng tiến hành đồng thời cả xét nghiệm cả cúm trước mùa đông, chúng tôi sẽ nhắm tới thể chế xét nghiệm mỗi ngày 20 vạn ca. Đặc biệt chúng tôi sẽ cân nhắc đến các cơ sở, bệnh viên nơi có những người cao tuổi có nguy cơ diễn tiến nặng cao, cũng như tình hình nhiễm bệnh của địa phương để tiến hành xét nghiệm đồng loạt định kì cho tất cả các nhân viên và phòng chống lây nhiễm tập thể đối với những người cao tuổi, những người có bệnh nền. Phương châm trợ giúp y tế cũng sẽ đặt trọng điểm vào những người cao tuổi, những người có nguy cơ diễn tiến nặng cao.
Đối với triệu chứng nhiễm vi rút corona kiểu mới thì tiến hành cách thức phòng chống lây nhiễm như cách thức tiến hành đối với các loại bệnh như lao, SARS, MERS. Dựa trên những kiến thức đã biết, từ giờ về sau sẽ chỉnh sửa các văn bản pháp luật và sửa đổi sự vận dụng chúng. Thực hiện triệt để điều trị tại nhà đối với những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nhằm giảm thiểu gánh nặng cho các cơ quan y tế, trung tâm khám chữa bệnh.
Những cơ quan y tế, bệnh viện đại học tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus corona mặc dù bị giảm doanh thu, vẫn nỗ lực suốt đêm ngày vì quốc dân, tôi thật sự biết ơn sự cố gắng trên phương diện kinh doanh đó. Chúng tôi sẽ tiến hành sự trợ giúp tốt nhất để loại bỏ sự lo lắng ở phương diện kinh doanh. Chúng tôi đảm bảo luôn có thể chế cung cấp y tế đầy đủ ngay cả trong thời kì cúm trở nên phổ biến. Chúng tôi sẽ tiến hành theo thứ tự các đối sách nói trên, thực hiện các biện pháp bằng chi phí dự phòng và đưa vào thực hiện ngay lập tức.
Cùng với đối sách với corona, thứ chúng ta không được phép một phút giây lơi lỏng là sự ứng phó với môi trường đảm bảo an ninh nghiêm ngặt cho đất nước chúng ta. Bắc Triều Tiên đang nâng cao mạnh mẽ năng lực sử dụng tên lửa đạn đạo. Trước điều đó, nếu chỉ nâng cao năng lực đánh chặn thì liệu có thể bảo vệ được sinh mạng và cuộc sống hòa bình của quốc dân không? Trong hội nghị đảm bảo an ninh quốc gia họp ngày hôm kia, chúng tôi đã thảo luận về phương châm mới của chính sách đảm bảo an ninh liên quan đến phòng chống tên lửa đạn đạo, dựa trên môi trường đảm bảo an ninh khắc nghiệt hiện tại. Từ giờ trở đi chúng tôi sẽ nhanh chóng bàn bạc trong đảng cầm quyền và xúc tiến cụ thể.
Cuối cùng, sau khi thông báo tới toàn thể quốc dân hai vấn đề trên, tôi xin phép nói về vấn đề sức khỏe của bản thân.
13 năm về trước bệnh viêm đại tràng tôi vốn có đã diễn tiến xấu và chỉ vỏn vẹn có một năm tôi đã đột ngột từ chức thủ tướng gây ra sự phiền nhiễu rất lớn cho quốc dân. Về sau, may mắn nhờ tác dụng của thuốc mà cơ thể tôi trở lại khỏe mạnh, tôi lại nhận được sự tín nhiệm của quốc dân và lại gánh vác trọng trách thủ tướng một lần nữa.
Trong khoảng gần 8 năm này tôi đã vừa kiểm soát bệnh chặt chẽ vừa nỗ lực làm công việc của thủ tướng mỗi ngày.
Tuy nhiên trong lần khám sức khỏe định kì tháng 6 năm nay bác sĩ đã chỉ ra những dấu hiệu tái phát. Sau đó tôi đã vừa dùng thuốc vừa dốc toàn lực làm việc nhưng từ trung tuần tháng trước thì cơ thể có biến và rơi vào tình trạng hao mòn thể lực.
Và rồi từ thượng tuần tháng 8 các bác sĩ xác nhận bệnh viêm đại tràng đã tái phát. Về trị liệu từ giờ về sau thì cùng với thuốc đang dùng, tôi sẽ dùng thêm cả thuốc mới. Trong lần tái khám đầu tuần này các bác sĩ xác nhận thuốc mới có tác dụng tuy nhiên việc dùng thuốc này sẽ phải dùng liên tục ở mức độ nào đó không được phép lơi lỏng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ‘sẽ từ chức vì lý do sức khỏe’
Abe Shinzo: ‘Từ đáy lòng tôi xin được nói lời xin lỗi quốc dân’
Trong chính trị thì điều quan trọng nhất là cho ra kết quả. Tôi, kể từ khi ra đời chính quyền, trong 7 năm 8 tháng đã dốc toàn bộ sức lực và tinh thần để cho ra kết quả.
Trong lúc vừa mang bệnh, vừa điều trị và khổ sở vì thể lực không toàn vẹn, không được phép để xảy ra sai lầm trong khi đưa ra quyết định chính trị quan trọng và không thể không đưa ra kết quả. Một khi không ở trong tình trạng có thể đáp ứng lại sự ủy nhiệm của toàn thể quốc dân bằng sự tự tin thì tôi quyết định rằng mình không nên tiếp tục vị trí là thủ tướng nữa.
Tôi xin từ chức thủ tướng.
Tôi sẽ cố gắng hết mức để tránh tạo ra ảnh hưởng xấu đối với việc đối phó với virus corona, vấn đề lớn nhất hiện nay. Trong khoảng một tháng nay, tôi đã một lòng như thế. Cho dù tôi đã day dứt khổ sở nhưng rồi tôi đã đi dến quyết định đây chính là thời gian thích hợp khi từ tháng 7 trở đi sự lây nhiễm có xu hướng giảm và hình thành được đối sách ứng phó cần thiết thực hiện trong mùa đông tới, từ đó chuyển sang thể chế mới.
Trong 7 năm 8 tháng, tôi đã thử thách nhiều vấn đề khác nhau. Thật tiếc là vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại nhưng đồng thời trong quá trình chinh phục các vấn đề khác nhau, cũng có những việc đã đạt được, đã thực hiện được. Đó là nhờ vào toàn thể quốc dân những người đã tín nhiệm mạnh mẽ tôi trong mỗi lần bầu cử quốc gia. Xin chân thành cảm ơn.
Từ đáy lòng mình tôi xin được nói lời xin lỗi quốc dân khi từ chức mà vẫn nhận được sự ủng hộ và nhiệm kì còn một năm nữa trong lúc nhiều chính sách đang trong quá trình thực hiện giữa vòng xoáy corona.
Thật đau đớn khi tôi đã không thể giải quyết vấn đề bắt cóc [vấn đề người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc]. Thật đau đớn đến đứt ruột khi phải rời xa công việc khi chưa kịp hoàn thành hiệp ước hòa bình với Nga, sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, tất cả những cái đó đều là các chính sách thực thi sự cam kết với quốc dân của Đảng Dân chủ tự do nên tôi tin rằng dưới thể chế mạnh mẽ mới, sẽ có được năng lực xúc tiến chính sách và hướng tới thực hiện chúng.
Tôi sẽ làm hết trách nhiệm của mình cho đến cùng trong thời gian thủ tướng tiếp theo nhậm chức. Ngoài ra, nếu nhờ trị liệu mà cơ thể trở lại khỏe mạnh, tôi dự định sẽ hỗ trợ thể chế trong tư cách là một nghị viên.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quốc dân trong suốt gần 8 năm qua.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53965061
Trung Quốc đang bóp nghẹt
tự do học thuật ở Hồng Kông
Hương Thảo
Luật an ninh mới của Trung Quốc đang bóp nghẹt tiếng nói của nhân sĩ, trí thức Hồng Kông và gieo rắc nỗi sợ và thứ văn hóa giả-ác-đấu vào giới học thuật.
Một vài tháng trước, các học giả sẽ rất mong mỏi tên của họ sẽ được xuất hiện trên Economist, một giáo sư tại một trong những trường đại học hàng đầu của Hồng Kông cười chua chát khi bà nói trong một cuộc điện thoại được mã hóa, trang The Economist thuật lại trong một bài viết đăng ngày 23/8. Giờ đây,
giống như những giáo sư từ các trường đại học của Hồng Kông được phỏng vấn cho bài báo này, bà cũng sẽ chỉ nói với điều kiện giấu tên. Đây là kết quả của Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc áp đặt cho thành phố, nơi mà cho đến gần đây vẫn tự hào về tự do học thuật và bầu không khí sôi nổi về trí tuệ.
Tự do học thuật ở Hồng Kông đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công phối hợp kể từ cuộc biểu tình Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central), phong trào ủng hộ dân chủ năm 2014, trong đó các sinh viên và giáo sư đóng vai trò nổi bật.
Vào năm 2018, tổ chức nhân quyền Hong Kong Watch công bố một báo cáo cho thấy rằng, theo sau các cuộc biểu tình Trung Hoàn, các học giả bị xem là gây phiền hà đã bị sa thải, bị chặn thăng chức, hoặc phải đối mặt với các chiến dịch mà thường là do các cơ quan báo chí thân Bắc Kinh dàn dựng nhằm loại bỏ họ. Hong Kong Watch cũng kết luận rằng các nhân vật do chính phủ bổ nhiệm đã bắt đầu điều hành các trường đại học vì lợi ích của những người bảo trợ họ hơn là vì những sinh viên và giảng viên.
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp đó đều vấp phải sự phản kháng công khai và quyết liệt từ các giáo sư và sinh viên. Giới học thuật tiếp tục lên tiếng; hàng nghìn sinh viên tiếp tục xuống đường. Hơn nữa, hồi đó chỉ có hoạt động chính trị tích cực nhất mới có nhiều điều để e ngại.
Nhưng tất cả đã thay đổi khi vào cuối tháng 6, ĐCSTQ thông qua luật an ninh quốc gia ngột ngạt của nó, vượt trên quyền hạn của người đứng đầu cơ quan lập pháp Hồng Kông. Đạo luật này xử lý các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các lực lượng nước ngoài, trao cho nhà chức trách do ĐCSTQ hậu thuẫn thêm quyền để tiến hành khám xét và bổ nhiệm thẩm phán xét xử các vụ án và dẫn độ nghi phạm về đại lục để đối mặt với xét xử theo luật pháp Trung Quốc. Hành vi vi phạm sẽ dẫn đến các hình phạt khắc nghiệt, có thể bao gồm tù chung thân.
Theo Luật Cơ bản, vốn được coi là tiểu Hiến pháp của Hồng Kông, công nhận quyền tự do biểu đạt trong học thuật. Quyền này cũng được chấp nhận trong Điều 4 của luật an ninh quốc gia. Nhưng “điều đó chỉ tồn tại trên giấy”, Alvin Cheung, giáo sư luật tại Đại học New York, cho biết, bởi vì theo luật mới các hành vi phạm tội được định nghĩa rất rộng, nên không ai biết chắc điều gì cấu thành tội phạm. Ông Cheung cho rằng, sự mập mờ đó “không phải là một cái lỗi mà là một tính năng”. Nghĩa là nó khiến cho các học giả sợ hãi mà tự kiểm duyệt bản thân.
Eva Pils, một giáo sư tại Đại học King’s College London và là một nhà hoạt động nổi tiếng cho nhân quyền ở Trung Quốc, cho biết: “Thông điệp từ chính phủ là các học giả không có gì phải lo lắng nếu bạn tuân thủ luật pháp. Nhưng trong thâm tâm, bạn tự vấn bản thân rằng liệu mình có an toàn chăng. Bạn không bao giờ được cho biết đâu là lằn ranh đỏ. Thực tế là không có một ranh giới đỏ như vậy”.
Điều đó đã gây ra một hiệu ứng ngột ngạt. Một giáo sư lịch sử nói với The Economist rằng các đồng nghiệp của ông đã quyết định ngừng dạy các lớp học về Trung Quốc. Thậm chí còn e dè khi thảo luận về cuộc cách mạng Mỹ.
Mối đe dọa đối với các giáo sư có nhiều hình thức. Đầu tiên là họ có thể bị đồng nghiệp hay sinh viên tố cáo. Một giảng viên từ Đại học Hồng Kông cho biết ông luôn ý thức được rằng sinh viên đại lục được chiêu mộ để báo cáo lại về việc giảng viên nào truyền đạt những gì trên giảng đường. Và, ông nói, cách làm này dường như đang lan rộng. Một trong những sinh viên của ông, anh này người địa phương và nói tiếng Quảng Đông, gần đây đã kéo ông ra một bên để cảnh báo rằng Văn phòng Liên lạc Hồng Kông – văn phòng đại diện của đại lục tại lãnh thổ – đã tiếp cận anh và yêu cầu báo cáo lại các thảo luận trên lớp học.
Ông Johnny Patterson của Hong Kong Watch cho rằng, tình hình đó có thể tồi tệ hơn theo thời gian. Chính phủ Hồng Kông gần đây đã thúc đẩy một cách tiếp cận được gọi là “yêu nước” hơn trong các trường học. Những cuốn sách được coi là chỉ trích Trung Quốc (ví dụ của các tác giả như nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chi Phong) đã bị xóa khỏi các thư viện công cộng. Các trường học đã được yêu cầu làm theo và dập tắt tư tưởng ủng hộ dân chủ hoặc chống Trung Quốc. Các lớp học về tự do, nhằm thúc đẩy tư duy độc lập cũng đang ở trong tầm ngắm.
“Một khi [học sinh] bị truyền bá [tư tưởng méo mó] trong trường học, điều gì sẽ xảy ra trong một thập kỷ hoặc lâu hơn?”, Ông Patterson tự hỏi. “Liệu nó sẽ dẫn đến thứ văn hóa bẩm báo giả dối?”.
Nguy cơ khác là những điều mà các học giả nghiên cứu sẽ bị kiểm soát. Cơ quan tài trợ và cấp kinh phí nghiên cứu quan trọng bậc nhất của Hồng Kông là Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC). Chính quyền đã bơm 20 tỷ đô la Hồng Kông (2,6 tỷ USD) vào quỹ tài trợ của mình. UGC khẳng định rằng họ độc lập khỏi sự can thiệp của chính phủ và cam kết tự do học thuật, ví dụ, dựa vào quá trình tự đánh giá và thẩm định của đồng nghiệp (peer review) để quyết định quỹ sẽ cấp kinh phí cho ai. Nhưng các thành viên của UGC lại được bổ nhiệm bởi Đặc khu trưởng Hồng Kông, thuộc cấp của Bắc Kinh. Một học giả lo lắng rằng UGC sẽ giữ một cơ sở dữ liệu về các loại đề xuất nghiên cứu, với những nghiên cứu bị coi là kém chất
lượng sẽ bị “gắn cờ”, báo lên hội đồng nhà trường, điều này gây ảnh hưởng đến sự thăng chức, nhiệm kỳ và những thứ tương tự. Một số người khác thì nhận được cảnh báo từ cấp trên trong các khoa trường của họ rằng hãy xóa các tài liệu tham khảo mà Trung Quốc có thể thấy khó chịu, trước khi gửi đề xuất nghiên cứu lên UGC. Tuy nhiên, UGC nói rằng cơ sở dữ liệu của họ chỉ dành cho mục đích sử dụng nội bộ.
“Sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu để phá hủy hệ thống tài trợ của các trường đại học”, ông Cheung ngẫm nghĩ và cho biết thêm rằng “hiện tại vẫn chưa rõ liệu các cơ quan được thành lập theo Luật an ninh quốc gia có thể can thiệp vào quá trình này hay không”. Nhưng sự nhập nhằng đang mang lại tác dụng như mong muốn là gieo rắc nỗi sợ hãi và khuyến khích tự kiểm duyệt.
Nó được thiết kế để “tạo ra sự lo lắng trong giới học giả khi họ đi xin tài trợ”, bà Pils nói. Và nỗi sợ đó có tính lây nhiễm. Vào ngày 10/8, một giáo sư tại Đại học Hồng Kông tiết lộ rằng YouGov, tổ chức thăm dò ý kiến có trụ sở tại London, yêu cầu ông rút vài câu hỏi khỏi cuộc khảo sát mà ông đang thực hiện trong nghiên cứu của mình, vì lo lắng rằng chúng không phù hợp với luật mới.
Các giáo sư bày tỏ những lo ngại khác. Một số lo sợ rằng họ có thể phải chịu trách nhiệm về nghiên cứu do nghiên cứu sinh tiến sĩ của họ thực hiện, buộc họ phải đóng vai người kiểm duyệt. Những người khác lo ngại rằng họ có thể vi phạm luật cộng tác với một thế lực nước ngoài nếu họ tiến hành nghiên cứu với một trường đại học nước ngoài hoặc nhận tài trợ nước ngoài. Luật này cũng vượt ra khỏi lãnh thổ, nghĩa là nó có thể được áp dụng cho bất kỳ ai ở bất kỳ quốc gia nào. Do đó, các học giả trách nhiệm sẽ có nghĩa vụ xem xét liệu họ có đang đặt bất kỳ cộng tác viên nước ngoài nào vào rủi ro khi thực hiện nghiên cứu hay không, một giáo sư nói.
Gắn với tất cả những mối lo ngại này là các hội đồng đại học quản lý các trường đại học của Hồng Kông. Chính phủ bổ nhiệm đa số thành viên của hội đồng này, và đặc khu trưởng Hồng Kông là hiệu trưởng danh dự của các trường đại học chính của đặc khu (như thống đốc trong thời thuộc địa của Anh). Nhiều người nghĩ rằng bước ngoặt đã đạt đến vào tháng 7, khi hội đồng quản trị của Đại học Hồng Kông sa thải Đới Diệu Đình (Benny Tai), giáo sư luật và là người đứng đầu phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn. Trung Quốc từ lâu đã muốn loại bỏ ông và ông bị kết án vì vai trò của mình trong cuộc biểu tình. Sau khi bị sa thải, ông tuyên bố quyết định đó không phải do trường đại học đưa ra mà là sự can thiệp của “một cơ quan thẩm quyền cao hơn trường đại học, thông qua các tay sai của nó”.
Bất kể thông qua tự kiểm duyệt, truy tố hay sa thải, sự im lặng của những bộ óc trí tuệ và sáng suốt sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế sôi động của Hồng Kông, đặc biệt nếu nó dẫn đến việc chảy máu chất xám.
Các trường đại học đẳng cấp thế giới ở Hồng Kông là một lý do vì sao lãnh thổ này thu hút đầu tư từ các công ty trên khắp toàn cầu. Lợi thế đó nay xem chừng nguy khốn. “Điều cuối cùng đang bị đe dọa không kém, đó là vị thế của Hồng Kông, vốn là một trong những thành phố toàn cầu tuyệt vời nhất thế giới”, ông Quinn nói.
Theo Economist,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dang-bop-nghet-tu-do-hoc-thuat-o-hong-kong.html
Dù Trump hay Biden,
TQ không mong đợi sẽ được ủng hộ
Karishma Vaswani
Đại hội Quốc gia của Đảng Dân chủ và Cộng hòa thường là cơ hội để cử tri Hoa Kỳ hiểu chính sách của nội các tiếp theo có thể như thế nào.
Nhưng năm nay, những đại hội này cũng cung cấp một cái nhìn sâu sắc cho các công ty Trung Quốc khi họ điều hướng mối quan hệ bấp bênh với Mỹ.
Một số người trong cuộc trò chuyện tại các công ty công nghệ Trung Quốc nói với BBC rằng nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden sẽ hấp dẫn hơn so với bốn năm nữa của Tổng thống Trump – một thời gian sẽ được coi là “khó lường.”
Dù vậy, họ cho rằng chính quyền Biden vẫn sẽ cứng rắn với Trung Quốc, nhưng sự cứng rắn sẽ dựa nhiều hơn vào lý trí và thực tế, hơn là khoa trương và thủ đoạn chính trị.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là các công ty ở đại lục tin rằng dù bất cứ ai sẽ ở Nhà Trắng sau tháng 11, lập trường cứng rắn của Hoa Kỳ với Trung Quốc vẫn tồn tại.
Dưới đây là ba điều khiến các công ty Trung Quốc lo lắng nhất về chính quyền kế tiếp của Hoa Kỳ – và những gì họ đang làm để tự bảo vệ:
Tách rời
Từ này hiện đang được sử dụng rất nhiều. Tổng thống Trump và chính quyền của ông nói về nó trong các tweet và trong các tuyên bố báo chí liên quan đến Trung Quốc.
Tách rời về cơ bản có nghĩa là hủy bỏ hơn ba thập niên quan hệ kinh doanh của Mỹ với Trung Quốc.
Mọi thứ đều bị ảnh hưởng: từ việc yêu cầu các nhà máy Mỹ rút chuỗi cung ứng của họ ra khỏi đại lục, đến việc buộc các công ty do Trung Quốc sở hữu hoạt động ở Mỹ – như TikTok và Tencent – phải hoán đổi chủ sở hữu Trung Quốc của họ cho người Mỹ.
Trump ký lệnh cấm TikTok, WeChat
Ông Trump sẽ cấm các app nào nữa của TQ, ngoài TikTok?
Triển vọng gì cho việc tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
Đừng nhầm lẫn, dưới thời chính quyền Trump, “quá trình tách rời sẽ được đẩy nhanh”, theo Solomon Yue, phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của nhóm vận động hành lang ở nước ngoài của đảng Cộng hòa.
“Lý do là vì thực sự có mối quan ngại về an ninh quốc gia trong việc công nghệ của chúng tôi bị đánh cắp.” Ông nói.
Nhưng tách rời không đơn giản chút nào.
Trong khi Mỹ có một số thành công trong việc buộc các công ty Mỹ ngừng kinh doanh với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Huawei, họ đang thúc đẩy các công ty Trung Quốc phát triển khả năng tự cung tự cấp trong một số ngành công nghiệp chủ chốt, như sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo.
Một chiến lược gia làm việc cho một công ty công nghệ Trung Quốc nói với BBC:
“Có một nhận thức rằng bạn không bao giờ có thể thực sự tin tưởng vào Mỹ nữa”. “Điều đó khiến các công ty Trung Quốc nghĩ rằng họ cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình.”
Loại khỏi thị trường chứng khoán
Là một phần của nỗ lực đối phó với Trung Quốc, chính quyền Trump đưa ra một loạt khuyến nghị cho các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Mỹ, đặt thời hạn cuối vào tháng Giêng năm 2022 phải tuân thủ các quy tắc mới về kiểm toán.
Nếu không, theo khuyến nghị, họ có nguy cơ bị cấm bán cổ phiếu.
Mặc dù chính quyền Biden có thể không nhất thiết phải thông qua lệnh cấm tương tự, nhưng giới phân tích cho rằng sự giám sát và giọng điệu của những khuyến nghị này của Hoa Kỳ sẽ được duy trì.
Tariq Dennison, một cố vấn đầu tư tại GFM Asset Management, có trụ sở tại Hong Kong, nói:
“Một thành viên Đảng Dân chủ, dù ở Nhà Trắng, Thượng viện hay Quốc hội, sẽ có ít lý do để từ chối sự cứng rắn của Trump đối với Trung Quốc mà không có một số nhượng bộ từ nước này”.
“Một điều mà cả hai đảng dường như nhất trí vào năm 2020 là đổ lỗi cho Trung Quốc về bất kỳ vấn đề nào của nước Mỹ mà không thể dễ dàng đổ lỗi cho đảng bên kia. Điều đó sẽ không sớm thay đổi.”
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì?
Mặc dù lo ngại bị loại khỏi thị trường chứng khoán (hủy niêm yết) không là điều đáng quan tâm với các công ty Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ, nhưng nó đủ làm ảnh hưởng đến quyết định của các công ty đang muốn bán cổ phiếu trong tương lai.
Ví dụ như Ant Group, tập đoàn dịch vụ tài chính kỹ thuật số khổng lồ của Trung Quốc mà tuần này đã nộp hồ sơ IPO.
Trực thuộc Tập đoàn Alibaba, được niêm yết ở Mỹ và Hong Kong, Ant Group đã chọn Hong Kong và Thượng Hải để bán cổ phiếu thay vì chọn Mỹ.
Các công ty khác của Trung Quốc ngày càng có xu hướng làm theo Ant Group khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn.
Đảo ngược toàn cầu hóa
Trung Quốc là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất của toàn cầu hóa trong 30 năm qua. Toàn cầu hóa đã giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc có được cuộc sống chất lượng và tiêu chuẩn tốt hơn, là nền tảng cho Giấc mơ Trung Hoa của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhưng đó chính xác là những gì Tổng thống Trump nói cần phải thay đổi: chính quyền Trump lập luận rằng Trung Quốc trở nên giàu có hơn trong khi Mỹ trở nên nghèo hơn.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, đảo ngược toàn cầu hóa – biên giới ít mở hơn và thương mại ít tự do hơn – đã trở thành một xu hướng. Và đó là điều mà Bắc Kinh biết rằng sẽ không thay đổi ngay cả sau cuộc bầu cử.
“Sự điều chỉnh cơ bản trong tư duy chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là điều có thật”, bài báo mới nhất trên cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, Hoàn cầu Thời báo, viết. ‘Điều này ở một mức độ lớn đã thiết lập lại mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ. “
Một trong những hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa được cho là một thế giới an toàn hơn.
Nếu bạn đang làm ăn với nhau, rất có thể bạn sẽ không muốn đánh nhau – hoặc ít nhất là không xung đột công khai.
Mối lo lớn đối với nhiều doanh nghiệp ở châu Á là một cuộc đụng độ quân sự thực sự giữa hai siêu cường là không thể tránh khỏi – và những lo ngại đó chỉ tăng lên trong tuần này khi Bắc Kinh bắn tên lửa vào Biển Đông, một nẻo đường biển đầy tranh chấp.
Việc thiết lập lại mối quan hệ Mỹ – Trung là điều nguy hiểm – không chỉ đối với Mỹ và Trung Quốc – mà cho cả thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53962976
Vụ Tiktok: Bắc Kinh ra quy định
siết chặt xuất khẩu công nghệ cao
Minh Anh
Công ty Trung Quốc ByteDance rất có thể phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh để bán Tiktok cho Mỹ. Tân Hoa Xã ngày 29/08/2020, dẫn lời một chuyên gia Trung Quốc ngành thương mại quốc tế cho biết như trên.
Chính quyền Bắc Kinh hôm thứ Sáu (28/08), lần đầu tiên sau 12 năm, đã cho cập nhật danh sách các ngành công nghệ bị cấm hay hạn chế xuất khẩu. Theo đó, danh sách mới sẽ có 23 hạng mục – chẳng hạn như dịch vụ thông tin cá nhân dựa trên phân tích dữ liệu và giao diện tương tác trí tuệ nhân tạo.
Ông Thôi Phàm (Cui Fan), giáo sư ngành thương mại quốc tế trường Đại học Ngoại thương và Kinh tế Bắc Kinh, trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, cho rằng những thay đổi mới này rất có thể cũng sẽ được áp dụng cho cả Tiktok. « Nếu ByteDance có kế hoạch xuất khẩu các công nghệ mới nhất, hãng này sẽ phải tuân theo một thủ tục cấp phép ».
Chuyên gia Trung Quốc này lưu ý rằng sự phát triển của Byte Dance ở nước ngoài đã dựa vào các kỹ thuật công nghệ trong nước, nguồn cung cấp các thuật toán cốt lõi và hãng này có thể phải chuyển giao cả mã phần mềm hay quyền sử dụng cho bên sở hữu mới của Tiktok ở nước ngoài. Do vậy, theo chuyên gia Trung Quốc, ByteDance « nên nghiêm túc nghiên cứu danh mục được điều chỉnh và cẩn trọng xem xét có nên đình chỉ các cuộc thương lượng bán Tiktok hay không ».
Reuters nhắc lại trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho ByteDance phải chuyển nhượng ứng dụng video ngắn TikTok trước những mối lo an ninh trong việc thu thập dữ liệu cá nhân. Hai hãng lớn của Mỹ là Microsoft và Oracle nằm trong số những hãng công nghệ muốn mua lại TikTok.
Trung Quốc bất ngờ ‘hòa hoãn’ với Hoa Kỳ
để giải quyết các tranh chấp kế toán
Bình luậnThủy Tiên
Trung Quốc đang đề xuất để các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của họ trong một “nhượng bộ” nhằm giải quyết tranh chấp kế toán kéo dài…
Washington từ lâu đã lên tiếng chỉ trích về việc chính quyền Trung Quốc “can thiệp” khả năng tiếp cận của Hoa Kỳ để kiểm toán các giấy tờ làm việc đối với các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ. Hồi đầu tháng này, Washington đã đe dọa sử dụng các biện pháp xóa tên các công ty Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu kiểm toán của họ.
Bloomberg News đưa tin hôm thứ Năm (27/8) rằng Bắc Kinh đã “bất ngờ” đồng ý với các yêu cầu trước đây của Hoa Kỳ và đề xuất việc kiểm toán các DNNN của họ, mặc dù chính quyền này nhấn mạnh vào việc chỉnh sửa một số thông tin trên nền tảng an ninh quốc gia.
Fang Xinghai, Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), nói với Bloomberg rằng trong tháng này, CSRC đã gửi cho Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Hoa Kỳ (PCAOB)
một đề xuất mới, nhằm cho phép các cơ quan chức năng Hoa Kỳ chọn bất kỳ DNNN nào của họ để thanh tra.
Ông Fang khẳng định Trung Quốc hoàn toàn “chân thành” muốn giải quyết tranh chấp kéo dài nhiều năm đang gây tổn hại xấu đến thị trường toàn cầu.
Giới chức Mỹ gần đây đã đẩy cao sức ép lên Trung Quốc để có thể tiếp cận được với sổ sách kiểm toán của những doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ. Trước đó, giới chức Mỹ đã đe dọa sẽ đưa ra quy định yêu cầu một số doanh nghiệp Trung Quốc như Alibaba, Baidu phải hủy niêm yết trên sàn Mỹ nếu yêu cầu của phía Mỹ không được đáp ứng.
Tình thế bế tắc này đã ám ảnh quan hệ Mỹ – Trung suốt nhiều năm, đặc biệt từ năm 2017 sau khi một cuộc thanh tra thử nghiệm trước đó do các cơ quan quản lý của Trung Quốc và Hoa Kỳ phối hợp thực hiện đã không mang đến được một thỏa thuận.
Ông Fang cũng kêu gọi đàm phán trực tiếp với các quan chức Hoa Kỳ.
Những nhận xét của ông Fang lặp lại tuyên bố ngày 8/8 của CSRC để đáp lại việc hủy bỏ các cuộc gọi từ chính quyền Tổng thống Trump.
Trong tuyên bố đó, CSRC cho biết họ đã đề xuất thanh tra kế toán chung với các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ để thể hiện “sự hợp tác hoàn toàn chân thành”. CSRC cũng cho biết giải quyết vấn đề thông qua đối thoại là cách duy nhất để đạt được tình huống “đôi bên cùng có lợi”.
Trước sự “chân thành” của Bắc Kinh, Washington vẫn đang nghi ngại.
“Trong hơn một thập kỷ qua, chúng tôi đã tìm cách thiết lập mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc… Tuy nhiên, một mối quan hệ như vậy không thể được theo đuổi đúng nghĩa nếu trước tiên Trung Quốc không theo các nguyên tắc tiếp cận cốt lõi của chúng tôi”, Chủ tịch PCAOB William D. Duhnke III cho biết trong một báo cáo qua email.
“Bất chấp những tuyên bố gần đây của CSRC, các đề xuất của Ủy ban này vẫn thiếu hụt một cách cốt yếu,” ông nói thêm.
Thủy Tiên
Trung Quốc : Chính khách Anh “bóp méo thông tin”
gây tổn hại quan hệ
Minh Anh
Đại sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn ngày 29/08/2020 tố cáo chính khách Anh bóp méo sự thật nhằm phá hoại mối quan hệ song phương với Bắc Kinh.
Trên trang mạng của đại sứ quán, một phát ngôn viên đại sứ quán tuyên bố : « Một số chính khách Anh và định chế cố tình bóp méo và bôi nhọ sự trao đổi và hợp tác bình thường giữa hai nước hay thậm chí còn kêu gào cho cái gọi là ”Chiến tranh lạnh mới” để chống Trung Quốc. »
Vẫn theo người phát ngôn này, các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Anh đang « đóng vai trò cầu nối » giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi. Họ xứng đáng được đánh giá công bằng « hơn là những lời xuyên tạc và cáo buộc ». Đại sứ quán tại Trung Quốc còn bác bỏ những cáo buộc cho rằng Bắc Kinh lợi dụng đại dịch virus corona để theo đuổi một chính sách ngoại giao « chiến lang ». Đại diện ngoại giao Trung Quốc nói là các nhà ngoại giao Trung Quốc có nhiệm vụ thuật lại sự thật, đồng thời khẳng định đó là những « hiểu sai, hiểu lầm và vu khống có chủ ý ».
Theo hãng tin Reuters, đại sứ quán Trung Quốc có những lời lẽ gay gắt như trên, sau khi trên tờ Times có bài viết cho rằng Bắc Kinh đang theo đuổi một chính sách ngoại giao hung hăng. Trong vòng 10 năm gần đây, Trung Quốc gia tăng 25% các hoạt động ngoại giao tại Anh Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị của mình.
Quan hệ giữa Luân Đôn và Bắc Kinh căng thẳng trong thời gian gần đây trong bối cảnh Trung Quốc ra luật an ninh mới đối với Hồng Kông cũng như việc chính phủ của thủ tướng Boris Johnson quyết định gạt Hoa Vi – tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc – ra khỏi các dự án phát triển mạng 5G tại Anh.
Hồng Kông: Số người phản đối luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh tăng
Reuters ngày 30/08/2020 công bố kết quả một cuộc thăm dò, do hãng tin đặt hàng, và do Viện nghiên cứu dư luận (HKPORI) tiến hành. Đây là cuộc thăm dò đầu tiên sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới với Hồng Kông. Kết quả thăm dò cho thấy có nhiều người chống luật an ninh mới do Trung Quốc áp đặt hơn (60%) (so với 57% trong cuộc điều tra trước), tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ các cuộc biểu tình chỉ còn ở mức có 44% (so với 51%). Thăm dò lần trước là vào ngày 30/06/2020.
Lại thêm một công trình rút ruột: Nhà hàng
Sơn Tây bất ngờ đổ sập khiến 29 người tử vong
Tâm Thanh
Vào khoảng 9h sáng ngày 29/8, nhà hàng Tụ Tiên ở huyện Tương Phần, thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc bị sập khi đang tổ chức tiệc sinh nhật. Lúc đó, nóc nhà của căn phòng mở tiệc bất ngờ sập xuống, được biết 29 người đã thiệt mạng và 28 người bị thương, nhiều người vẫn còn mắc kẹt trong nhà hàng, theo Secret China.
Tuy nhiên, theo truyền thông đại lục đưa tin, nhà hàng Tụ Tiên ở thôn Trần Trang, xã Đào Tự, huyện Tương Phần, thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây là một tòa nhà 2 tầng và đã hoạt động được hơn 10 năm. Khoảng 9h40h ngày 29/8, nhà hàng Tụ Tiên đang tổ chức tiệc sinh nhật cho người thọ 80 tuổi trong làng thì nóc nhà của phòng tiệc bất ngờ đổ sập. Tính đến 3h45 sáng 30/8, đã có ít nhất 29 người gặp nạn, trong đó có 7 người bị thương nặng, 21 người bị thương nhẹ.
Theo các kênh truyền thông, nhà hàng này được mở rộng lần lượt, ban đầu chỉ có tầng 1. Sau đó đã tự xây thêm tầng 2 và đào tầng hầm. Khi xảy ra tai nạn thì tầng 1 bị sập khiến tầng 2 cũng bị sập theo. Một người dân gần đó cũng tiết lộ rằng, trước đây, anh ấy thường xuyên dùng bữa tại nhà hàng Tụ Tiên, tòa nhà có 3 phần, phía dưới là tầng hầm, tầng 1 là phòng tiệc và phòng thép màu ở tầng 2.
Cho đến hiện tại, hơn 1.000 nhân viên cứu hộ đã đến địa phương nhưng những người mắc kẹt cuối cùng vẫn chưa được cứu ra. Việc xây dựng trái phép quy mô lớn này đã dẫn đến hậu quả là nhiều người chết và bị thương, đồng thời cũng kinh động đến ủy ban An ninh của Quốc vụ viện Trung Quốc, quyết định điều tra vụ tai nạn này.
Một số cư dân mạng bày tỏ trên Weibo: “Không chết vì dịch bệnh mà chết vì tai nạn bất ngờ”; “Tòa nhà hai tầng thì không nên”. Cũng có người cho rằng: “Tòa nhà này lại là công trình bã đậu”; “Đây nhất định là nhân họa, vì hành vi xây dựng mà dẫn đến sụp đổ. Có điều, tôi luôn cảm thấy kỳ lạ, số người chết vì sập nhà lại gần bằng số người chết vì lũ lụt”.
Theo Thiên Bình, Secret China
Tâm Thanh dịch & biên tập
Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường nỗ lực
chống ‘chủ nghĩa ly khai’ ở Tây Tạng
Trung Quốc phải xây dựng một “pháo đài bất khả xâm phạm” để duy trì sự ổn định ở Tây Tạng, bảo vệ sự thống nhất quốc gia và giáo dục quần chúng trong cuộc đấu tranh chống lại “chủ nghĩa ly khai,” Chủ tịch Tập Cận Bình nói với các nhà lãnh đạo cao cấp, truyền thông nhà nước đưa tin ngày thứ Bảy.
Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950 mà theo mô tả của nước này là “giải phóng hòa bình” giúp vùng Himalaya hẻo lánh xóa bỏ quá khứ “phong kiến.” Nhưng những người chỉ trích, lãnh đạo bởi lãnh tụ tinh thần lưu vong Đạt Lai Lạt Ma, nói rằng sự cai trị của Bắc Kinh tương đương với “diệt chủng văn hóa.”
Tại cuộc họp cao cấp của Đảng Cộng sản về việc quản trị Tây Tạng trong tương lai, ông Tập tán dương những thành tựu đã đạt được và khen ngợi các quan chức tuyến đầu nhưng nói rằng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để làm giàu, trẻ hóa và tăng cường sự đoàn kết trong khu vực.
Cần phải tăng cường giáo dục chính trị và tư tưởng trong các trường học ở Tây Tạng để “gieo mầm tình yêu đối với Trung Quốc trong sâu thẳm trái tim của mọi thanh niên,” ông Tập nói trong những phát biểu do hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đăng tải.
Cam kết xây dựng một “Tây Tạng mới theo chủ nghĩa xã hội, hiện đại, thống nhất, thịnh vượng, văn minh,” ông Tập nói Trung Quốc cần tăng cường vai trò của Đảng Cộng sản ở lãnh thổ này và dung hợp các dân tộc của mình tốt hơn.
Phật giáo Tây Tạng cũng cần phải thích ứng với chủ nghĩa xã hội và điều kiện của Trung Quốc, ông nói thêm.
Các chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng lại thu hút sự chú ý trong năm nay trong bối cảnh mối quan hệ của nước này với Mỹ đang xấu đi.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào tháng 7 nói Mỹ sẽ hạn chế visa đối với một số quan chức Trung Quốc liên quan đến việc ngăn chặn các nhà ngoại giao đến Tây Tạng và dính líu trong “những vi phạm nhân quyền,” nói thêm rằng Washington ủng hộ “quyền tự trị có ý nghĩa” cho Tây Tạng.
Vũ Hán sẽ mở cửa lại
tất cả trường học vào ngày thứ Ba
Vũ Hán, địa điểm nguyên thủy của đại dịch COVID-19 và là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Trung Quốc, sẽ mở cửa lại tất cả trường học và nhà trẻ vào ngày thứ Ba, nhà chức trách địa phương cho biết.
Tới 2.842 cơ sở giáo dục trên toàn thành phố sẽ mở cửa đón gần 1,4 triệu học sinh khi học kì mùa thu bắt đầu, chính quyền địa phương thông báo ngày thứ Sáu. Đại học Vũ Hán đã mở cửa lại vào ngày thứ Hai.
Thành phố này cho biết họ đã lập kế hoạch khẩn cấp để chuyển sang giảng dạy trực tuyến trở lại nếu mức độ rủi ro thay đổi. Họ khuyến cáo học sinh đeo khẩu trang khi đến và rời khỏi trường và tránh các phương tiện giao thông công cộng nếu có thể.
Các trường học được ra lệnh phải dự trữ các thiết bị kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các cuộc thao dượt và buổi huấn luyện để chuẩn bị cho các đợt bùng phát mới. Họ cũng phải hạn chế các cuộc tụ tập đông người không cần thiết, và nộp báo cáo hàng ngày cho nhà chức trách y tế.
Các học sinh và giáo viên nước ngoài chưa nhận được thông báo từ trường của họ sẽ không được phép trở lại, thành phố cho biết.
Thành phố miền trung của Trung Quốc, nơi được cho là điểm khởi nguồn của dịch COVID-19, đã bị phong tỏa hơn hai tháng kể từ cuối tháng 1. Số người chết của thành phố là 3.869 người, chiếm hơn 80% tổng số người chết của Trung Quốc.
Vũ Hán đã từng bước quay trở lại tình trạng bình thường kể từ tháng 4, khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, và chưa báo cáo về bất cứ vụ virus corona lây lan cục bộ mới nào kể từ ngày 18 tháng 5.
https://www.voatiengviet.com/a/vu-han-se-mo-cua-lai-tat-ca-truong-hoc-vao-ngay-thu-ba/5563201.html
0 comments