Tin khắp nơi – 20/08/2020
Đảng Dân Chủ đề cử ông Joe Biden vào vị trí ứng cử viên tổng thống tại Hội Nghị Quốc Gia Đảng Dân Chủ
Vào thứ ba (ngày 18 tháng 8), Đảng Dân chủ đã chính thức đề cử ông Joe Biden vào vị trí ứng cử viên tổng thống. Ông Joe Biden cam kết rằng nếu ông đắc cử, ông sẽ “sửa chữa” Hoa Kỳ và chấm dứt sự hỗn loạn do chính quyền Tổng thống Trump gây ra.
Đêm thứ hai của đại hội, với chủ đề “Tầm quan trọng của sự lãnh đạo”, có sự góp mặt của các chính khách lớn tuổi như các cựu tổng thống Bill Clinton và Jimmy Carter, những ngôi sao đang lên của Đảng Dân chủ cũng như các đảng viên Đảng Cộng hòa nổi tiếng, những người nhận định rằng ông Biden sẽ lấy lại sự toàn vẹn cho Tòa Bạch Ốc và sự bình thường cho cuộc sống của người dân Hoa Kỳ.
Vợ của ông Biden, tiến sĩ Jill Biden, một nhà giáo dục, đã đưa ra bài phát biểu khai mạc đêm thứ hai từ một trường trung học ở Delaware nơi bà từng dạy, đưa ra một câu chuyện cảm động về cách tình yêu của bà đã giúp ông Biden đã hồi phục sau khi người vợ đầu tiên và đứa con gái sơ sinh của ông thiệt mạng trong một tai nạn xe.
Trong bài phát biểu, bà nói rằng “muốn giúp một người đàn ông đổ vỡ, cũng như giúp một đất nước đổ vỡ, ta cần tình yêu và sự thấu hiểu.”
Trong suốt buổi tối, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đã đối chiếu kinh nghiệm lâu năm của ông Biden với cách Tổng thống Trump đã đưa ra những sai lầm tai hại khi giải quyết đại dịch coronavirus, cũng như việc ông sẵn sàng thay đổi các thể chế dân chủ. Cựu tổng thống Bill Clinton cho biết “thay vì là một trung tâm chỉ huy, Phòng Bầu dục hiện giờ chẳng khác gì một tâm bão trong thời kỳ khủng hoảng này.”
Với hội nghị kéo dài 4 ngày phần lớn được tổ chức trực tuyến do coronavirus, các đại biểu trên toàn quốc đã bỏ phiếu từ xa để xác nhận ông Biden là ứng cử viên tổng thống của họ. Sau bài phát biểu của tiểu bang Delaware, quê hương của ông Biden, ông đã xuất hiện trực tiếp cùng vợ để gửi lời cảm ơn. (BBT)
Bà Kamala Harris nhận đề cử vào vị trí
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ của đảng Dân Chủ
Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ tư (ngày 19 tháng 8), Thượng nghị sĩ Kamala Harris đã chính thức nhận đề cử vào vị trí phó tổng thống của Đảng Dân chủ. Với đề cử này, bà Harris đã đi vào lịch sử là phụ nữ da đen, gốc Á đầu tiên được ghi tên trên phiếu bầu cử Tổng thống của một đảng lớn tại Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu, bà Harris đã kêu gọi người dân bỏ phiếu cho ông Joe Biden vào tháng 11 và cáo buộc Tổng thống Trump về sự lãnh đạo thất bại đã gây ra cái chết và sinh kế của người dân Hoa Kỳ trong đại dịch. Đưa ra bài phát biểu tại một trung tâm vắng bóng người do coronavirus ở Wilmington, Delaware, bà cho biết chính sự lãnh đạo gây chia rẽ của Tổng thống Trump đã đưa đất nước đến một “bước ngoặt,” và đưa ra lời kêu gọi trực tiếp đến các cử tri da màu của Đảng.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, phát biểu ngay trước bà Harris, cũng đã chỉ trích gay gắt người kế nhiệm Đảng Cộng hòa, nói rằng Tổng thống Trump đã sử dụng quyền lực của ônng chỉ để “giúp đỡ bản thân và bạn bè của ông”. Ông Obama cho biết ông đã hy vọng Tổng thống Trump sẽ thực hiện công việc một cách nghiêm chỉnh và cảm nhận sức nặng của vị trí Tổng thống, đồng thời khám phá ra sự tôn kính đối với nền dân chủ Hoa Kỳ.
Ngoài sự kiện đề cử bà Harris, đêm thứ ba của Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ còn có sự tham gia của những diễn giả là nữ, thể hiện quyền lực ngày càng tăng của phụ nữ trong chính trị và trong Đảng Dân chủ. Hiện tại, ông Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò ý kiến, với rất nhiều sự ủng hộ đến từ các cử tri nữ.
Ông Biden, 77 tuổi, sẽ là người lớn tuổi nhất trở thành tổng thống nếu ông đắc cử, dẫn đến nhiều suy đoán rằng ông sẽ chỉ phục vụ một nhiệm kỳ. Việc được đề cử cho chức vụ phó tổng thống sẽ khiến bà Harris, 55 tuổi, trở thành ứng cử viên tổng thống tiềm năng nhất cho năm 2024. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ba-kamala-harris-nhan-de-cu-vao-vi-tri-pho-tong-thong-hoa-ky-cua-dang-dan-chu/
Đại Hội đảng Dân Chủ Mỹ :
Obama và Harris tấn công trực diện Trump
Thụy My
Trong buổi tối thứ ba của Đại Hội đảng Dân Chủ hôm qua 19/08/2020, có hai bài diễn văn quan trọng của cựu tổng thống Barack Obama và ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris. Cả hai cực lực tố cáo chính quyền Donald Trump, riêng ông Obama cho rằng người kế nhiệm ở Nhà Trắng đang hủy hoại nền dân chủ Mỹ.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :
« Tôi hy vọng, vì sự tốt đẹp cho đất nước, ông Donald Trump sẽ nghiêm túc trong công việc, nhưng ông chưa bao giờ tỏ ra như thế ». Barack Obama bắt đầu việc cáo buộc chưa từng thấy đối với người kế nhiệm : « Donald Trump chưa hề sử dụng quyền lực mạnh mẽ của tổng thống để giúp đỡ bất kỳ ai, ngoài bản thân ông ta và các bạn bè ».
Với vẻ mặt trầm trọng, cựu tổng thống Mỹ cảnh báo cử tri : « Chính quyền này cho thấy sẵn sàng hủy hoại nền dân chủ nếu cần để có thể chiến thắng. Đừng để họ nắm lấy quyền lực của các bạn, đừng để bị tước đoạt mất nền dân chủ ».
Bà Kamala Harris tiếp lời : « Hiện nay chúng ta có một tổng thống đã dùng bi kịch của nước Mỹ làm vũ khí chính trị ». Người đứng chung liên danh với Joe Biden tiếp tục tấn công ông Donald Trump, nhưng cũng muốn mang lại hy vọng, chủ yếu hướng đến giới trẻ.
Bà nói : « Chúng tôi tin rằng đất nước chúng ta và tất cả mọi người sẽ đoàn kết lại vì một tương lai tốt đẹp hơn. Và tôi hết sức ấn tượng với thế hệ trẻ, các bạn thúc đẩy những giá trị mà chúng ta cùng chia sẻ : nhân phẩm, công bằng, công lý và tình yêu ».
Người phụ nữ da màu đầu tiên trong vị trí phó tướng của cuộc tranh cử tổng thống Mỹ kết luận : « Hãy đấu tranh với hy vọng, đấu tranh với lòng tin ».
Kamala Harris kêu gọi cử tri lật sang một trang mới, xây dựng lại một nước Mỹ, « nơi tất cả mọi người đều được đón tiếp dù từ đâu đến », đồng thời cáo buộc « thất bại của nhiệm kỳ Donald Trump đã làm mất đi nhiều sinh mạng và công ăn việc làm ».
Tổng thống Trump mạnh mẽ lên án
các chính sách cánh tả của đối thủ Biden
Hương Thảo
Tại phi trường Wisconsin, đứng bên cạnh chiếc Không lực Một, Tổng thống Donald Trump đã có bài phát biểu gay gắt hôm thứ Hai (17/8) về ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và ứng viên phó tổng thống của ông Biden là Thượng nghị sĩ Kamala Harris, đồng thời chỉ trích các chính sách cánh tả của ông này, theo tờ The BL ngày 18/8.
“Các cử tri bang Wisconsin đang phải đối mặt với một sự lựa chọn đơn giản, quý vị có muốn bị cai trị bởi đám đông cực đoan cánh tả, hay quý vị muốn đứng hiên ngang như những người đàn ông và phụ nữ tự do ở đất nước vĩ đại nhất trên Trái đất, và luôn duy trì vị thế như vậy?”, Tổng thống Trump nói.
“Joe Biden chỉ là một con ngựa thành Troy của chủ nghĩa xã hội, ông ta đúng là như vậy, ông ta là một con ngựa thành Troy. Ông ta không biết được đâu, nhưng những người vây quanh [ông ta] rất cứng rắn và thông minh, nhưng chúng tôi phản đối họ rất mạnh mẽ. Họ xấu tính, ti tiện và đang tức giận”, Tổng thống nói thêm, theo báo cáo của TownHall.
Về tình trạng biểu tình hỗn loạn và bạo lực bắt nguồn từ vụ George Floyd do các nhóm cánh tả cực đoan lãnh đạo đã reo rắc sự tàn phá trên khắp đất nước, Tổng thống Trump đã quy trách nhiệm cho các đảng viên Dân chủ đã che giấu các hành vi của các nhóm này, tảng lờ hoặc xem nhẹ các cuộc tấn công này, trong khi mạnh mẽ chỉ trích sự can thiệp của lực lượng liên bang bảo vệ an ninh trật tự.
“Họ sẽ biến mọi thành phố thành Portland và họ sẽ không bận tâm đến điều đó”, Tổng thống Trump nói. “Sẽ không có ai được an toàn trong một nước Mỹ do Biden điều hành”, ông nói thêm.
Hôm Chủ nhật (16/8), Portland, thành phố lớn nhất bang Oregon (Mỹ), đã phải ban bố tình trạng bạo động khi nhiều người biểu tình tiến hành bạo loạn cường độ cao, theo TTXVN.
Như tờ Real Clear Politics đã chỉ ra, bang Wisconsin, nơi có truyền thống bỏ phiếu cho các tổng thống đảng Dân chủ cho đến khi Donald Trump đắc cử hồi năm 2016, là một trong những chiến trường khó khăn nhất cho cuộc bầu cử năm 2020.
Một bang quan trọng khác ở miền Trung Tây mà Tổng thống Trump đã đến thăm là Minnesota, nơi ông tuyên bố cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ là “giai đoạn chạy nước rút”.
Tại thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota, Tổng thống Trump đã có buổi diễn thuyết trước khoảng 150 người ủng hộ, một nửa trong số họ đeo khẩu trang và hô vang, “Bốn năm nữa (Four More Years)”. Tổng thống Trump nói rằng Đảng Dân chủ sẽ loại bỏ tu chính án hiến pháp cho phép người dân mang súng để tự vệ, tờ Real Clear Politics đưa tin.
“Cuộc bầu cử này sẽ quyết định sự tồn vong của quốc gia chúng ta. Joe Biden là con rối của những kẻ cực đoan cánh tả đang cố gắng xóa bỏ biên giới của chúng ta, loại bỏ cảnh sát của chúng ta, tuyên truyền tẩy não đối với con em chúng ta, phỉ báng các anh hùng của chúng ta và thay thế tự do của Mỹ bằng chủ nghĩa phát xít cánh tả”, Tổng thống Trump nói.
Khi đến vận động tranh cử tại Yuma, bang Arizona hôm thứ Ba (18/8), Tổng thống Trump đã chỉ trích chính sách nhập cư của ông Biden. Ông cũng hy vọng có thể đến bang Pennsylvania trước khi Joe Biden có bài phát biểu chào mừng tại quê nhà.
TT Trump về quê ông Biden
với quyết tâm giành chiến thắng lần hai
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 20/8 sẽ tới bang chiến trường Pennsylvania, nơi sinh của đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden để “chấm dứt nhiều thập niên phục vụ chính phủ” của ông Biden, vài giờ trước khi cựu phó tổng thống nhận đề cử của đảng Dân chủ, Reuters đưa tin.
Chiến dịch của tổng thống Mỹ nói rằng bài phát biểu của ông đã “nêu bật một nửa thế kỷ ông Joe Biden làm nước Mỹ thất bại” và tìm cách tăng cường sự ủng hộ đảng Cộng hòa tại Pennsylvania, một nơi trọng yếu có thể giúp ông giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử vào tháng 11.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump đã giành chiến thắng tại đây chỉ với 45.000 phiếu, và hiện ông đang theo sát ông Biden trong các cuộc thăm dò mới tại đây khoảng 6 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời Giáo sư chính trị Terry Madonna tại trường đại học Franklin và Marshall ở Lancaster, Pennsylvania, nhận định rằng bài phát biểu tại Old Forge, vùng ngoại ô Scranton, nơi sinh của ông Biden, cũng có thể “phản tác dụng”.
“Ông ấy sẽ phải cẩn thận với những gì ông ấy nói về ông Joe Biden vì Scranton là quê hương của ông Biden”, GS. Madonna nói.
Ông cho rằng ông Trump nên tập trung thông điệp của mình vào việc tạo ra lại việc làm cho giới lao động, vốn là chiến lược thành công vào năm 2016, và cố gắng củng cố niềm tin của người dân vào việc ông xử lý đại dịch Covid-19.
Ông Biden đã chuyển đến Delaware từ khi còn trẻ. Ông sẽ chính thức nhận đề cử của đảng ông để ra tranh chức tổng thống vào tối thứ 20/8, kết thúc Hội nghị Quốc gia kéo dài 4 ngày của Đảng Dân chủ, nơi các diễn giả tranh luận rằng ông có thể “thống nhất đất nước” sau bốn năm “lãnh đạo gây chia rẽ” của ông Trump.
Ông Biden liên tục đánh bại ông Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia rằng ai là người có thể xử lý đại dịch tốt hơn. Đến nay, đại dịch do virus corona gây ra đã giết chết hơn 170.000 người Mỹ.
Tuy nhiên, ông Trump thường vượt qua ông về mặt quản lý kinh tế.
Hôm thứ Hai, ông Trump đã đến Mankato, Minnesota và Oshkosh, Wisconsin, nơi ông tự hào về thành tích của mình về tăng trưởng việc làm và cam kết sẽ khôi phục nền kinh tế đang bị tàn phá vì tình trạng đóng cửa nhằm kiềm chế virus corona.
Tại Yuma, Arizona, hôm thứ Ba, ông Trump ca ngợi tiến độ xây dựng một bức tường xuyên biên giới phía Nam với Mexico, và nêu bật các thông điệp chống nhập cư và “luật pháp và trật tự”, một chính sách quan trọng trong nỗ lực giúp ông thành công trong cuộc bầu cử năm 2016.
Bất chấp sự ủng hộ giảm sút ở Pennsylvania, chiến dịch của ông Trump tự tin rằng ông sẽ giành chiến thắng lần hai vào ngày 3/11.
Bầu cử 2020: Kết quả thăm dò
mới nhất của Trump và Biden
Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.
Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.
Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.
Chúng tôi theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.
Kết quả thăm dò toàn quốc hiện giờ ra sao?
Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.
Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên thắng cử.
Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm, nhưng ông Trump đã hồi phục phần nào trong vài ngày qua.
Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.
Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020
Người Mỹ gốc Việt phản ứng việc ông Trump muốn hoãn bầu cử
Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?
Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.
Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.
Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.
Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.
Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?
Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu lớn ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.
Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong cả tiểu bang kỳ bầu cử này.
Kết quả thăm dò này có thể giúp giải thích tại sao ông Trump quyết định thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử vào tháng Bảy, và các lời bình thường xuyên của ông về “các cuộc thăm dò giả”.
Tuy nhiên, thị trường cá cược chắc chắn vẫn chưa hoàn toàn bỏ rơi ông Trump trong lúc này. Tỷ lệ cược mới nhất cho Trump cơ hội thắng là một phần ba vào ngày 3/11.
Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh
Bầu cử 2020: Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ
Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?
Đại dịch virus corona là đề tài thống trị các tờ báo ở Mỹ kể từ đầu năm và phản ứng trước các hành động của Tổng thống Trump thì như được dự đoán, theo đường lối của đảng.
Cách tiếp cận virus corona của Trump được ủng hộ đến đỉnh điểm vào giữa tháng Ba, sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cung cấp 50 tỷ đôla cho các bang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại thời điểm này, 55% người Mỹ tán thành hành động của ông, theo dữ liệu từ Ipsos, công ty thăm dò ý kiến hàng đầu.
Nhưng bất kỳ sự ủng hộ nào dành cho ông từ đảng Dân chủ đã biến mất sau đó, trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống của họ.
Tuy nhiên, dữ liệu gần đây nhất cho thấy ngay cả những người ủng hộ Trump cũng bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng của ông khi các tiểu bang ở miền nam và miền tây của Mỹ phải đối phó với đợt bùng phát virus mới. Sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đã giảm xuống còn 78% vào đầu tháng Bảy.
Điều này có thể giải thích tại sao gần đây Trump ít lạc quan hơn về virus corona, cảnh báo rằng tình hình sẽ “tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn”
Gần đây, ông Trump cũng đeo khẩu trang lần đầu tiên, và còn kêu gọi người Mỹ đeo khăn che mặt, nói rằng “khẩu trang sẽ có tác dụng” và đeo khẩu trang là thể hiện “lòng yêu nước”.
Một mô hình hàng đầu được soạn bởi các chuyên gia tại Đại học University of Washington dự đoán số người chết sẽ vượt qua 230.000 người vào ngày 1/11 – chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử.
Có thể tin vào kết quả thăm dò?
Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.
Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 - đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.
Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53674640
Hạ Viện bỏ phiếu dự luật cấp 25 tỷ Mỹ kim
cho dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ
và các biện pháp bảo vệ bỏ phiếu bằng thư
Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ tư (ngày 19 tháng 8), Hạ viện đã công bố dự luật yêu cầu tất cả các phiếu bầu gửi qua thư được giải quyết vào cùng ngày và cấp cho Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) một khoản tiền 25 tỷ mỹ kim. Đồng thời, dự luật này cũng hủy các thay đổi mà giám đốc công ty bưu chính đã đưa ra. Hạ viện dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật vào thứ bảy (ngày 22 tháng 8), nhưng có rất ít cơ hội dự luật này sẽ được Thượng viện thông qua.
Dự luật sẽ ngăn USPS thực hiện các chính sách thay đổi mức độ dịch vụ đã có hiệu lực vào đầu năm nay. Trong những tuần qua, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tham gia vào một cuộc khẩu chiến xoay quanh luật và việc quản trị của USPS.
Các đảng viên Đảng Dân chủ và các nhà phê bình khác đã cáo buộc Tổng thống Trump cố gắng làm suy yếu USPS để ngăn chặn việc bỏ phiếu bằng thư trước tình hình ông đang tụt lại phía sau đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden trong các cuộc thăm dò ý kiến khi mà cuộc tổng tuyển cử ngày 3 tháng 11 ngày càng đến gần.
90 thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện kêu gọi cách chức giám đốc công ty bưu chính Louis DeJoy, lập luận trong một lá thư gửi Hội đồng Thống đốc Bưu điện Hoa Kỳ rằng ông DeJoy đã sử dụng quyền quản trị của mình để “phá hoại” cơ quan.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện kêu gọi bỏ phiếu chống lại dự luật nói trên mà họ gọi là “Đạo luật về thuyết âm mưu USPS.” Dân Biểu James Comer cho biết ông DeJoy đang “thực hiện các bước thận trọng để cải thiện mô hình kinh doanh không bền vững của USPS.”
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany cho biết USPS có đủ tiền mặt trong tay, bao gồm hạn mức tín dụng 10 tỷ mỹ kim đã được Quốc hội thông qua vào đầu năm nay. Bà cũng cho biết Tòa Bạch Ốc sẵn sàng cấp 25 tỷ mỹ kim cho USPS, nhưng muốn số tiền này bao gồm khoản trợ cấp cho người Hoa Kỳ thất nghiệp. (BBT)
Ông Navarro: Đảng Dân chủ và ĐCSTQ
đang ‘hợp sức’ chống Tổng thống Trump
Lục Du
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm thứ Tư (19/8) nói rằng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hợp sức trong “cùng một mục tiêu chung”, đó là cố gắng đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào cuối năm nay, theo The Hill.
“Tôi nghĩ rằng câu chuyện đang xảy ra ở đây là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tham gia vào một mục tiêu chung là đánh bại Donald J. Trump, và toàn bộ chiến lược của họ, toàn bộ chiến lược của họ là dựa trên việc [tìm cách] đổ lỗi cho chính quyền này về một đại dịch toàn cầu do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra”, ông Navarro nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Ông Navarro không đề cập tới việc giữa Đảng Dân chủ và ĐCSTQ có ký kết một thỏa thuận hợp tác nào đó hay không. Nhưng ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ “đã tham gia rất nhiều cùng với Đảng Dân chủ”, nói rằng điều đó là hiển nhiên dựa trên việc phân tích “cuộc chiến thông tin” mà ĐCSTQ sử dụng để chống lại chính quyền Trump.
William Evanina, quan chức phản gián hàng đầu của Hoa Kỳ, hồi đầu tháng này cho biết chính quyền Trung Quốc thích ông Trump thua trong cuộc bầu cử sắp tới và lực lượng này đang mở rộng các nỗ lực gây ảnh hưởng “để định hình môi trường chính sách ở Hoa Kỳ, gây áp lực lên các nhân vật chính trị mà họ coi là làm tổn hại tới lợi ích của họ, đồng thời làm chệch hướng và chống lại những lời chỉ trích đối với Bắc Kinh”.
Ông Navarro hôm thứ Tư đã chỉ trích Hội nghị Quốc gia của đảng Dân chủ, vì theo ông, hội nghị của đảng này đã không thừa nhận tội ác gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán của ĐCSTQ. Ông Navarro nói
rằng với việc gây ra đại dịch, chính quyền Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ mất đi hàng triệu việc làm và hơn 170.000 người Mỹ mất mạng vì Covid.
“Họ không bàn về chính sach nữa”, ông Navarro nói về đảng Dân chủ. “Họ chỉ bới móc Trump. Đó là tất cả, toàn bộ chiến lược của họ”.
Ông Navarro khẳng định rằng việc các đảng viên Dân chủ không nói về trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc trong đại dịch Covid cho thấy Joe Biden và cộng sự sẽ “dâng đất nước này cho Đảng Cộng sản Trung Quốc” nếu họ thắng cử vào cuối năm nay.
Người dân Mỹ đừng mắc chiêu lừa của Tập Cận Bình
Trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống Mỹ, ông Obama đã tạo ra bầu không khí ôn hòa cả ở trong nước và trong quan hệ quốc tế. Ông chủ trương nâng thuế đối với doanh nghiệp đầu tư vào phúc lợi xã hội, đặc biệt là vấn đề bảo hiểm y tế. Kinh tế Mỹ phát triển ở mức tầm tầm. Obama thân thiện với Châu Âu, nới lỏng quan hệ với Trung Quốc, thậm chí có phần e ngại không có thái độ cứng rắn khi Trung Quốc xâm lấn Biển Đông và tìm cách vươn ra thế giới.
Trung Quốc là thị trường rộng lớn, đông dân, trước sự thả lỏng của Obama nhiều doanh nghiệp Mỹ đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc. Các nước Anh, Đức cùng gia tăng quan hệ thương mại với Trung Quốc. Chính vì thế đây là cơ hội để Trung quốc vươn dậy mạnh mẽ trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.
Cuối nhiệm kỳ tổng thống, Obama mới giật mình và tuyên bố xoay trục về Châu Á nhưng đã muộn.
Khi ông Trump lên làm tổng thống Mỹ, vừa tiếp nối việc xoay trục về Châu Á, vừa kiên quyết vạch rõ các thủ đoạn gian trá của Trung Quốc. Trump kiên quyết chống lại việc quan hệ thương mại bất bình đẳng của quan hệ Mỹ – Trung, phản đối việc Trung Quốc vi phạm bản quyền, ăn cắp công nghệ, lợi dụng quan hệ kinh tế để tổ chức gián điệp ngay trên đất Mỹ, đe dọa an ninh quốc gia. Trump đánh thuế cao vào các hành hóa của Trung Quốc, yêu câu các công ty của Mỹ quay về Mỹ tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, yêu cầu các nước đồng minh cùng Mỹ chống lại âm mưu trỗi dậy bất bình đẳng của Trung Quốc. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ, kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng, việc làm và đời sống của người Mỹ được nâng cao hơn hẳn thời Obama.
Ở thời điểm hiện nay ông Trump đang tố cáo Trung Quốc đã là nguyên nhân gây ra đại dịch Covid-19 cho Mỹ và các nước vì đã không minh bạch trong việc công bố dịch. Nhưng chính hiện nay đối thủ của Trump trong cuộc bầu cử vào thánh 11 sắp tới đang lợi dụng việc ngăn dịch Covid-19 ở Mỹ không hiệu quả để chống Trump. Phát biểu trong cuộc vận động tranh cử tại Yuma, (bang Arizona). Ngày 18/8, Tổng thống Trump xác nhận ông đã ra lệnh hủy cuộc đối thoại thương mại với Trung Quốc vì thất vọng Bắc Kinh xử lý đại dịch ban đầu.
Để xoa dịu mối quan hệ với Mỹ, hôm 14/8, Trung Quốc đã quyết định mua 126.000 tấn đậu nành của Mỹ, tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Mỹ. Thực tế trong những tháng vừa qua Trung Quốc bị lũ lụt triền miên, nhiều vùng nông nghiệp bị mất mùa nên không còn cách nào khác Trung Quốc buộc phải gia tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là đậu nành vì dân Trung Quốc tiêu thụ đậu nành nhiều nhất thế giới.
Tập Cận Bình đang mong muốn ông Trump thất cử, mong rằng người dân Mỹ đừng mắc bẫy của ông Tập Cận Bình.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/36462-nguoi-dan-my-dung-mac-chieu-lua-cua-tap-can-binh.html
Luật an ninh quốc gia của Trung Cộng
gây ảnh hưởng đến các đại học Hoa Kỳ
Tin Cambridge, Massachusetts – Một số trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ gần đây đã phải cảnh báo sinh viên rằng, khóa học năm nay có thể bao gồm một số nội dung bị Trung Cộng coi là nhạy cảm chính trị, và trường học đang cân nhắc các biện pháp nhằm bảo vệ sinh viên và nhân viên tránh bị chính quyền Trung Cộng gây khó dễ.
Tại đại học Princeton, sinh viên học môn chính trị Trung Cộng sẽ sử dụng mật mã thay vì danh tính thật trên các bài luận văn của họ. Tại Đại học Amherst, một giáo sư đang cân nhắc lập diễn đàn thảo luận ẩn danh để sinh viên có thể lên tiếng một cách tự do.
Tương tự, khoa Kinh doanh của Đại học Harvard cho phép sinh viên được từ chối thảo luận các chủ đề chính trị nhạy cảm, nếu họ lo ngại cho sự an toàn của bản thân. Vấn đề này được đặc biệt quan tâm trong học kỳ mùa thu năm nay, do nhiều trường đại học hiện chỉ dạy học qua mạng, và nhiều sinh viên Trung Cộng và Hong Kong sẽ kết nối với lớp học ở Mỹ từ quốc gia của họ.
Một số học giả lo ngại rằng giờ học có thể sẽ bị ghi hình lại và các nội dung này sau cùng sẽ rơi vào tay chính quyền Trung Cộng. Luật an ninh mới của Trung Cộng cho phép nước này được truy lùng và xét xử những người bị coi là vi phạm, ngay cả khi các hành động này xảy ra bên ngoài Hong Kong.
Một công dân Hoa Kỳ gốc Hong Kong, ông Samuel Chu, gần đây đã bị Trung Cộng đưa vào danh sách truy nã, sau khi ông vận động Quốc Hội Hoa Kỳ trừng phạt Trung Cộng vì phá hoại quyền tự trị của Hong Kong. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/luat-an-ninh-quoc-gia-cua-trung-cong-gay-anh-huong-den-cac-dai-hoc-hoa-ky/
Hoa Kỳ chính thức chấm dứt
ba hiệp định song phương với Hồng Kông
Thụy My
Hoa Kỳ hôm qua 19/08/2020 chính thức rút khỏi ba hiệp định song phương về dẫn độ và thuế quan liên quan đến Hồng Kông, theo như quyết định của tổng thống Donald Trump, chấm dứt chế độ ưu đãi dành cho đặc khu này, sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia. Chính quyền Hồng Kông phản đối, cáo buộc Washington dùng đặc khu như một con cờ trong quan hệ với Bắc Kinh.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết, tổng thống Trump hồi tháng Bảy đã ký một sắc lệnh với nhận định Hồng Kông « không còn đủ quyền tự trị để có thể được đối xử khác với Trung Quốc ».
Trong khuôn khổ các biện pháp thi hành quyết định của tổng thống, Washington tuyên bố chấm dứt các hiệp định song phương liên quan đến « việc trao trả các tội phạm bị truy nã, giao lại những người bị kết án, và miễn thuế lẫn nhau đối với thu nhập từ các hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế ».
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói thêm : « Các biện pháp trên nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc của chúng tôi về quyết định của Bắc Kinh – áp đặt luật an ninh quốc gia, hủy hoại các quyền tự do của người dân Hồng Kông ».
Chính quyền Hồng Kông lên tiếng phản đối, cho rằng đây là một sự « thiếu tôn trọng các hiệp định song phương và đa phương », « gây thêm khó khăn cho quan hệ Mỹ-Trung » và cần bị « cộng đồng quốc tế lên án ». Phát ngôn viên Hồng Kông nhấn mạnh, việc phát triển giao thông hàng hải giữa Hồng Kông và Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng, và « chẳng bên nào có lợi ».
Từ đầu tháng Tám, Hoa Kỳ đã trừng phạt 11 nhà lãnh đạo Hồng Kông trong đó có trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam). Đồng thời đòi hỏi hàng hóa nhập khẩu từ Hồng Kông phải ghi « sản xuất tại Trung Quốc » mới được bán tại Mỹ.
Về phần mình, tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua đã ca ngợi nhà tỉ phú truyền thông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), bị câu lưu vào tuần trước, là một người « can đảm ».
Ông Lê Trí Anh, chủ nhân tờ báo đối lập Apple Daily bị bắt tại nhà vào sáng sớm ngày 10/08/2020, tòa soạn bị 200 cảnh sát bao vây và lục soát. Ngay sau khi được tại ngoại, ông đã đến ngay tòa soạn để khích lệ các phóng viên, nhân viên tờ báo, tuyên bố tiếp tục đấu tranh đến cùng.
Mỹ phô trương sức mạnh hải quân
Cuộc tập trận năm nay có 5.300 binh sỹ và 20 tàu, chỉ được tiến hành trên biển và diễn ra trong 2 tuần, thay vì 5 tuần như thông lệ.
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) đã bắt đầu diễn ra tại vùng biển Hawaii, Mỹ vào hôm qua (17/8), trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao leo thang giữa Mỹ cùng các đồng minh với Trung Quốc liên quan đến tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhiều nước tham gia cuộc tập trận – mà Hải quân Mỹ coi là sự tăng cường liên minh để “đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, đã bày tỏ lo ngại về các nỗ lực của Trung
Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát của nước này đối với các tuyến đường thương mại và đường thủy quan trọng. Trong số các quốc gia tham gia có Australia, Nhật Bản, Philippines.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) diễn ra hai năm một lần, do Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tổ chức, phải cắt giảm quy mô từ 25 xuống còn 11 quốc gia tham gia. Cuộc tập trận năm nay có 5.300 binh sỹ và 20 tàu, chỉ được tiến hành trên biển và diễn ra trong 2 tuần, thay vì 5 tuần như thông lệ.
Tuy nhiên, cuộc tập trận này đã khiến Trung Quốc giận dữ. Thời báo Hoàn Quốc của Trung Quốc đã đăng tải một số bài bình luận chỉ trích nỗ lực của Washington trong việc huy động lực lượng quân sự của nước này và các đồng minh tham gia tập trận.
Trước đó vào năm 2014 và 2016, Trung Quốc cũng được mời tham gia. Nhưng từ năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã từ chối mời Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa các thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
http://biendong.net/diem-tin/36445-my-pho-truong-suc-manh-hai-quan.html
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ khuyến cáo
Nga và Trung Cộng không nên phớt lờ việc tái áp đặt
các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran
Tin từ WASHINGTON, DC – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khuyến cáo Nga và Trung Cộng không nên xem thường việc tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, điều mà Tổng thống Trump ra lệnh ông thực hiện tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York vào hôm thứ Năm (20/8).
Ông Pompeo sẽ gặp gỡ Đại sứ Liên Hiệp Quốc Dian Triansyah Djani của Indonesia – chủ tịch hội đồng vào tháng 8 – để gửi đơn khiếu nại về việc Iran không tuân thủ thỏa thuận nguyên tử năm 2015, mặc dù Washington từ bỏ thỏa thuận vào năm 2018.
Thỏa thuận nguyên tử giữa Iran, Nga, Trung Cộng, Đức, Anh Quốc, Pháp và Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí nguyên tử để được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Thỏa thuận đó được ghi nhận trong một nghị quyết của Hội đồng Bảo an vào năm 2015.
Các nhà ngoại giao cho rằng việc tái kích hoạt các lệnh trừng phạt sẽ rất khó khăn khi Nga, Trung Cộng và các quốc gia khác đặt câu hỏi về tính hợp pháp trong hành động của Hoa Kỳ, khi ngay chính Washington không còn tuân thủ những gì được tổng thống Trump gọi là “thỏa thuận tồi tệ nhất từ trước đến nay”.
Trước những nghi vấn về hành động của Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao cho biết Nga, Trung Cộng và các quốc gia khác rất có khả năng sẽ phớt lờ và không áp dụng lại các lệnh trừng phạt đối với Iran. (BBT)
Ngoại trưởng Mỹ: Ván cờ thế giới đã thay đổi,
phương Tây đang đánh bại Trung Quốc
Vũ Dương
Sau chuyến thăm 4 nước Đông Âu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ván cờ thế giới đã thay đổi, và người dân Mỹ đã nhận ra rằng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoàn toàn khác biệt với người dân Trung Quốc, hơn nữa nó (ĐCSTQ) cũng đang đe dọa các giá trị và phương thức sinh hoạt của người dân Mỹ.
Ngày 18/8, ông Pompeo nói, “Quyết tâm của những người yêu tự do trên toàn thế giới là mong muốn giữ gìn lối sống và giá trị quan của họ, và điều này đang ngày càng gia tăng”.
Ông nói trên Twitter, “Dân chúng Mỹ nhận ra rằng người dân Trung Quốc hoàn toàn khác với ĐCSTQ và rằng (ĐCSTQ) đang đe dọa đến các giá trị quan và lối sống của họ (người dân Mỹ). Cả hai đảng ở Washington đều biết rất rõ chúng tôi đang phản đối điều gì. Ván cờ đã thay đổi, như tôi đang thấy trên khắp châu Âu và thế giới. Phương Tây đang chiến thắng”.
Ngoại trưởng Mike Pompeo vừa kết thúc chuyến thăm 4 nước Trung và Đông Âu. Ông đã có bài phát biểu tại Nghị viện Séc, nói rằng sức ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của ĐCSTQ đã khiến nó trở thành đối
thủ còn khó đối kháng hơn Liên Xô ở một số khía cạnh, nhưng thế giới đã đoàn kết với nhau chống lại sự áp bức của ĐCSTQ, xã hội tự do cuối cùng sẽ chiến thắng, theo The Epoch Times.
Ông Pompeo chia sẻ sau khi Bức màn sắt của Liên Xô cũ sụp đổ, Trung và Đông Âu trở lại với thế giới tự do của phương Tây, nhưng chủ nghĩa độc tài vẫn chưa tiêu vong.
“Ngày nay, mối đe dọa lớn hơn là mối đe dọa do ĐCSTQ và các phong trào cưỡng chế và kiểm soát [tư tưởng] của nó gây ra. Ý thức hệ cốt lõi của chính quyền ĐCSTQ là chủ nghĩa Mác-Lênin của Liên Xô, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Cái đảng này từ đầu đến cuối đều luôn ích kỷ. Nguồn gốc của mọi hành động của nó bắt nguồn từ hình thái ý thức của nó. Hơn nữa nó mang tâm lý thù địch đối với các xã hội tự do như của chúng ta”.
“Những gì đang diễn ra hiện nay không phải là cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0. Thách thức trong việc kháng lại mối đe dọa của ĐCSTQ ở một số khía cạnh còn khó khăn hơn. Điều này là do ĐCSTQ đã có sự móc ngoặc với nền kinh tế, chính trị và xã hội của chúng ta theo cách thức mà Liên Xô trước đây chưa từng làm được”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.
Nhưng ông nhấn mạnh, “Cũng giống như đại quân Mỹ đóng trú ở NATO năm xưa, khi đại quân Mỹ đóng quân ở Tây Đức, không ai nghĩ rằng Bức màn sắt sẽ thực sự sụp đổ trước khi Bức tường Berlin bị lật đổ. Ván cờ thế giới đã thay đổi, thế giới sẽ đoàn kết để chống lại sự áp bức của ĐCSTQ. Xã hội tự do cuối cùng sẽ chiến thắng”.
TT Trump muốn HĐBA
‘‘tái lập toàn bộ các trừng phạt’’ với Iran
Trọng Thành
Sau thất bại trong ý đồ triển hạn cấm vận vũ khí với Iran, do không được sự ủng hộ của các thành viên Hội Đồng Bảo An, chính quyền Donald Trump hôm qua 19/08/2020, thông báo sẽ kích hoạt một cơ chế pháp lý gây tranh cãi, với hy vọng buộc Hội Đồng Bảo An « tái lập toàn bộ các trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran ».
Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã yêu cầu ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo với Hội Đồng Bảo An về ý định của chính phủ Mỹ. Về phần mình, ngoại trưởng Hoa Kỳ khẳng định sẽ đến trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York ngay vào chiều hôm nay, 20/08, để chính thức chuyển thông báo của Washington đến Hội Đồng Bảo An, cho biết ý định của Mỹ kích hoạt cơ chế « snapback ». Chuyển thông báo là một thủ tục đầu tiên trong toàn bộ tiến trình kích hoạt cơ chế « snapback ».
« Snapback » là một cơ chế được dự kiến trong Thỏa thuận 2015 về hạt nhân Iran, giữa Teheran với nhóm lục cường (Anh, Đức, Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc), đánh đổi việc dỡ bỏ các trừng phạt quốc tế với việc Teheran ngưng chương trình vũ khí nguyên tử. Theo cơ chế này, « các thành viên » của Thỏa thuận có thể đơn phương tố cáo việc một bên khác không tuân thủ cam kết. Toàn bộ các trừng phạt quốc tế với Iran có thể tự động có hiệu lực trở lại sau 30 ngày. Theo cơ chế này, các thành viên khác, như Nga và Trung Quốc, không có quyền phủ quyết.
Tuy nhiên, theo AFP, vấn đề là đa số các thành viên Hội Đồng Bảo An không công nhận Mỹ có quyền kích hoạt cơ chế snapback, bởi Hoa Kỳ không còn là thành viên của Thỏa thuận hạt nhân Iran, chính quyền Trump đã đơn phương rút khỏi Thỏa thuận này từ năm 2018. Sau khi rời khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, Washington đã tái lập, thậm chí siết chặt thêm các trừng phạt song phương chống lại Iran. Để trả đũa việc Hoa Kỳ từ bỏ các cam kết, Teheran cũng bắt đầu dần dần rút khỏi thỏa thuận, đặc biệt với việc gia tăng khối lượng nhiên liệu uranium dự trữ, vượt quá mức được phép theo thỏa thuận.
Cho đến nay, các nước châu Âu tham gia Thỏa thuận, gồm Đức, Anh và Pháp, cũng như Nga và Trung Quốc, vẫn cố tìm cách cứu vãn Thỏa thuận. Theo nhiều nhà quan sát, việc chính quyền Donald Trump khăng khăng muốn tái áp đặt toàn bộ các trừng phạt quốc tế nhắm vào Iran có nguy cơ khiến Hội Đồng Bảo An thêm chia rẽ, Hoa Kỳ thêm bị cô lập.
Quận Cam ghi nhận ca tử vong COVID-19 đầu tiên
của một bệnh nhân dưới 18 tuổi
Theo Cơ quan Chăm sóc Sức khỏe Quận Cam, họ đã ghi nhận ca tử vong COVID-19 đầu tiên tại địa phương của một bệnh nhân dưới 18 tuổi – đó là một thiếu nữ.
Theo thông cáo báo chí được phát hành vào cuối thứ Tư (ngày 19 tháng 8), Cơ quan Chăm sóc Sức khỏe đã xác nhận những gì họ mô tả là “ca tử vong ở bệnh nhi liên quan đến COVID-19.” Cơ quan này cho biết sự việc liên quan đến một bé gái ở độ tuổi vị thành niên, “với tình trạng bệnh lý nền nghiêm trọng.” Các viên chức y tế không tiết lộ số tuổi chính xác của cô bé, cũng như nơi cư ngụ, thời điểm tử vong, hoặc bản chất của các bệnh lý nền tiềm ẩn của cô bé.
Tiến sĩ Clayton Châu, quyền nhân viên y tế của quận, đã đưa ra tuyên bố như sau: “Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi này và gửi lời chia buồn đến bạn bè và gia đình của cô gái trong thời gian rất khó khăn này.”
Cô bé này nằm trong số 833 cư dân Quận Cam đã tử vong vì những nguyên nhân liên quan đến COVID-19, tính đến hôm thứ Tư (ngày 19 tháng 8).
https://www.sbtn.tv/quan-cam-ghi-nhan-ca-tu-vong-covid-19-dau-tien-cua-mot-benh-nhan-duoi-18-tuoi/
COVID: Những khuyến cáo cần biết
Có thể nhiễm COVID từ khói thuốc không?
Các chuyên gia nói khói thuốc lá của người khác không trực tiếp làm lây nhiễm COVID, nhưng những người hút thuốc đã nhiễm COVID khi phà thuốc có thể làm bắn ra những giọt nhỏ li ti chứa virus.
Ngửi được khói thuốc có thể là một báo động đỏ rằng bạn đứng quá gần người hút thuốc. Những giọt hô hấp nhỏ văng ra khi họ nói, ho hay hắc hơi được biết là con đường chính để virus lây lan. Và nhiều người hút thuốc lá hay thuốc lá điện tử cũng phà ra những giọt nhỏ li ti này.
“Không chỉ họ có tiềm năng lây lan virus do không mang khẩu trang, họ còn làm văng ra những giọt nhỏ li ti cho những người xung quanh làm những người này có khả năng bị lây nhiễm,” ông Albert Rizzo, bác sĩ trưởng của Hiệp Hội Phổi Hoa Kỳ cảnh báo.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo mọi người nên tránh xa khói thuốc của người khác. Hít khói thuốc của người khác có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Các vòi nước công cộng có an toàn?
Không có bằng chứng bạn nhiễm COVID từ nước. Tuy nhiên vì virus có thể bám trên các bề mặt, các chuyên gia khuyên rằng, nếu có thể, nên tránh các vòi nước công cộng hoặc hạn chế tiếp xúc trực tiếp khi sử dụng.
Chẳng hạn như tại Thành phố New York, các bích chương khuyến khích người dân sử dụng giấy khi mở vòi nước công cộng. Nếu chạm tay trực tiếp, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên rửa tay sau đó và tránh chạm tay lên mặt.
Giới chuyên môn cũng khuyến cáo mọi người nên dùng chai hứng nước thay vì uống trực tiếp từ vòi nước công cộng.
Để giảm thiểu tiếp cận trực tiếp với vòi nước, trường học và các cơ sở thương mại nên khuyến khích mọi người mang theo nước từ nhà, theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC.
CDC cũng nói trường học và doanh nghiệp nên kiểm tra vòi nước để đảm bảo vấn đề an toàn sức khoẻ trước khi mở cửa trở lại.
Giáo viên New York
đòi tăng cường biện pháp an toàn chống COVID
Giáo chức của Thành phố New York ngày 19/8 đe dọa đình công hoặc bỏ việc hoặc khởi kiện trừ phi học khu lớn nhất nước Mỹ này tiến hành kế hoạch xét nghiệm COVID-19 cùng các biện pháp an toàn khác một cách triệt để trước khi dự trù tái mở cửa trường học vào tháng 9.
Cảnh báo của Liên đoàn Giáo viên Thống nhất, đại diện cho 133.000 giáo viên trường công của thành phố, có thể trì hoãn kế hoạch khai giảng năm học mới của Thị trưởng Bill de Blasio mà qua đó phối hợp học online lẫn học trực tiếp bắt đầu ngày 10/9.
Nhiều trường học và trường đại học Mỹ bắt đầu đón học sinh trở lại trong tuần này. Trong một vài trường hợp, việc gia tăng những ca xét nghiệm dương tính COVID nơi học sinh và giáo viên đã buộc trường hoãn hay hủy kế hoạch tới lớp.
Tại New York, ông de Blasio nói học khu của ông sẽ xúc tiến kế hoạch vừa học online vừa học trực tiếp, bắt đầu ngày 10/9, theo đó, khuyến nghị học sinh và nhân viên nhà trường xét nghiệm ít nhất mỗi tháng một lần vào mùa thu cũng như bắt buộc học sinh phải cách nhau 2m và mang khẩu trang trên xe buýt nhà trường.
Công đoàn giáo viên kêu gọi thị trưởng giải quyết vấn đề thông thoáng trong trường lớp và thi hành những thủ tục nghiêm khắc trong việc đưa đón học sinh, thêm vào những đòi hỏi về tăng xét nghiệm học sinh và giáo viên.
Chính quyền California ban hành lệnh di tản bắt buộc
cho hàng nghìn người trong bối cảnh cháy rừng
hoành hành khắp miền Bắc tiểu bang
Vào thứ tư (ngày 19 tháng 8), các đội cứu hỏa đã phải chiến đấu với những đám cháy rừng bùng phát trên khắp miền Bắc California, khiến hàng nghìn người phải di tản, xa lộ liên bang bị tắt nghẽn và một phi công đã thiệt mạng trong nhiệm vụ cứu hỏa. Hàng trăm đám cháy rừng đang hoành hành khắp California, bao gồm 23 đám cháy lớn.
Thống đốc Gavin Newsom cho biết tình hình này là do “thời tiết nóng bất thường và những đợt sấm sét liên tục.” Ông cho biết tiểu bang đã ghi nhận gần 11,000 đợt sét đánh trong 72 giờ và 367 đám cháy. Tro và khói bao trùm bầu trời San Francisco, nơi bị bao quanh bởi những đám cháy rừng ở phía bắc, đông và nam.
Ở năm quận phía bắc San Francisco, bao gồm Vacaville, đã xuất hiện một nhóm những đám cháy rừng được gọi là LNU Lightning Complex Fire. Các viên chức cho biết Căn cứ Không quân Travis gần đó đã ra lệnh cho các nhân viên thiết yếu đang không thực hiện nhiệm vụ phải ngay lập tức di tản. Tính đến tối thứ tư, LNU Lightning Complex Fire đã thiêu rụi 194 dặm vuông diện tích rừng.
Trước đó vào buổi chiều, đám cháy này đã lan đến Xa Lộ Liên Bang 80, làm tắc nghẽn giao thông ở cả hai hướng. Vài nghìn người trong các cộng đồng nhỏ ở Angwin và Deer Park đã được lệnh di tản. Cảnh sát và nhân viên cứu hỏa đã đến từng nhà trước khi bình minh để khuyến cáo cư dân di tản khi đám cháy đe dọa Vacaville. Ít nhất 50 công trình kiến trúc bị phá hủy, bao gồm một số ngôi nhà, và 50 công trình bị hư hại.
Trong khi đó tại phía đông San Francisco Bay, một cụm 20 đám cháy được gọi là SCU Lightning Complex Fire đang đe dọa khoảng 1,400 công trình ở địa hình hiểm trở với các bụi cây dày đặc. Đám cháy này đã thiêu rụi 133 dặm vuông diện tích rừng. Ở trung tâm California, một chiếc trực thăng cứu hỏa đã rơi xuống đất gần New Coalinga Municipal Airport, khiến phi công thiệt mạng. (BBT)
Thống Đốc California tuyên bố tình trạng khẩn cấp
trước tình hình nhiệt độ cao kỷ lục khiến
hơn 30 đám cháy rừng bùng phát khắp tiểu bang
Vào thứ ba (ngày 18 tháng 8), một sóng nhiệt cùng những cơn bão mùa hè hiếm gặp đã khiến tình trạng cháy rừng lan rộng tại California, với hơn 30 đám cháy được ghi nhận.
Chiều cùng ngày, Thống đốc Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên khắp tiểu bang nhằm lây thêm thêm nguồn lực để giúp các hoạt động chữa cháy. Trong một tuyên bố, thống đốc Newsom cho biết chính quyền của ông sẽ điều động mọi nguồn lực sẵn có để giữ an toàn cho các cộng đồng tại California khi các nhân viên cứu hỏa chiến đấu với những đám cháy rừng đang bùng phát khắp tiểu bang.
Công ty Vận hành lưới điện độc lập California (CAISO) – nhà điều hành mạng lưới điện của tiểu bang – cũng đã uyên bố tình trạng khẩn cấp Giai đoạn 2 vào thứ Ba và cho biết sẽ có nhiều đợt mất điện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, khuyến cáo Flex Alert yêu cầu người dân tiết kiệm điện sẽ vẫn còn hiệu lực đến 10 giờ đêm.
Theo nhà khí tượng học Michael Guy của CNN, chính quyền California sẽ ban hành khuyến cáo nhiệt độ cao đến 42 triệu người dân tiểu bang trong tuần này, với một vài khuyến cáo kéo dài đến thứ sáu (ngày 21 tháng 8). Nhiệt độ đã vượt qua 100 độ ở nhiều khu vực của tiểu bang, với Death Valley đạt nhiệt độ kỷ lục 130 độ F vào cuối tuần qua. (BBT)
Tối Cao Pháp Viện sẽ xét xử vụ kiện ObamaCare
vào sau ngày bầu cử
Tin Washington DC – Vào thứ Tư, 19 tháng 8, Tối Cao Pháp Viện thông báo sẽ xét xử vụ kiện chống lại đạo luật y tế Obamacare vào ngày 10 tháng 11, một tuần sau ngày bầu cử. Sau đó, phán quyết về vụ kiện dự kiến sẽ được công bố vào tháng 6, 2021.
Thông báo của Tối Cao Pháp Viện được đưa ra giữa lúc đảng Dân Chủ đang tập trung chỉ trích các lời hứa của Tổng Thống Trump về vấn đề y tế. Việc dời vụ kiện đến sau ngày bầu cử sẽ giúp Tối Cao Pháp Viện tránh khỏi các tranh cãi chính trị, và bảo đảm rằng phiên xét xử sẽ không ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu vào ngày 3 tháng 11.
Vụ kiện chống lại luật Obamacare được thực hiện bởi Bộ trưởng tư pháp Texas, cáo buộc rằng lệnh bắt buộc người dân mua bảo hiểm đã trở nên vi hiến, sau khi hình phạt cho người không mua bảo hiểm bị giảm còn 0 Mỹ kim trong luật thuế năm 2017 của Tổng Thống Trump.
Đảng Cộng Hòa cho rằng, nếu tòa án xóa điều khoản bắt buộc mua bảo hiểm, toàn bộ đạo luật Affordable Care Act cũng cần phải bị hủy bỏ. Vào năm ngoái, một tòa kháng án đã phán quyết rằng lệnh bắt buộc mua bảo hiểm là vi phạm hiến pháp, tuy nhiên, tòa án không quyết định về việc có nên hủy toàn bộ đạo luật hay không.
Tổng thống Trump, thông qua Bộ Tư pháp, đã đứng về phía các tiểu bang Cộng Hòa trong việc thúc giục các thẩm phán xóa bỏ luật y tế Obamacare. Trong khi đó, các tiểu bang dân chủ do California dẫn đầu đang yêu cầu tòa án cấp cao nhất duy trì đạo luật này. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-se-xet-xu-vu-kien-obamacare-vao-sau-ngay-bau-cu/
Mỹ : Xem phim ở rạp với giá 15 xu thay vì 12 đô la
Tuấn Thảo
Đúng vào ngày hôm nay 20/08, khán giả Mỹ có thể đi xem phim với giá thật mềm tại 100 rạp xinê trong chuỗi rạp hát AMC. Cùng với Regal Cinemas, AMC Theatres là chuỗi rạp hát lớn nhất Hoa Kỳ với 9.000 trên tổng số 40.000 phòng chiếu phim trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Sau nhiều tháng đóng cửa do dịch Covid-19, chuỗi rạp AMC được mở lại với giá khuyến mại mềm chưa từng thấy.
Mang tên ‘‘Xem phim của năm 2020 với giá của năm 1920’’, chiến dịch khuyến mại này được tổ chức tại 100 rạp hát lớn với tổng cộng là 1.200 phòng chiếu phim, tương đương với 18% số cơ sở kinh doanh của AMC tại Hoa Kỳ. Về phần mình, chuỗi rạp hát Regal sẽ được mở lại vào ngày 21/08/2020. Có thể xem đây là một bước đầu đáng khích lệ, trong bối cảnh nhiều tiểu bang của Mỹ, trong đó có hai bang lớn là California và New York vẫn còn duy trì lệnh đóng cửa các rạp chiếu phim, khiến cho việc phân phối phim ảnh càng thêm phức tạp.
Nhân ngày khai mạc trở lại, vé đi xem phim ở các rạp hát AMC sẽ là 15 xu cho mỗi bộ phim thay vì 12 đô la (giá trung bình của một vé xinê ở Mỹ). Giá 15 xu tức là giống hệt như giá vé của năm 1920, tức cách đây đúng một thế kỷ. Qua việc chào hàng với giá cực kỳ hấp dẫn, công ty điều hành AMC Theatres hy vọng gây tiếng vang để thu hút sự chú ý của giới truyền thông báo chí, đồng thời lôi cuốn đông đảo khán giả, trở lại xem phim tại các rạp hát, càng nhiều chừng nào càng tốt chừng nấy.
Đối với đại đa số khán giả Mỹ, đây cũng là cơ hội để cho họ khám phá hay xem lại những bộ phim nổi tiếng từng được phát hành trong thời gian qua. Phim siêu anh hùng có “Black Panther” (2018), phim gia đình có “Back to the future” (1985) hay là phiên bản mới của “Ghostbusters” (2016), phim ca nhạc thì có “Grease” (1978) hay là “FlashDance” (1983). Một số phim mới, từng được phát hành hồi đầu năm 2020 nhưng công việc khai thác cũng như phân phối đã đột ngột bị gián đoạn trong mùa dịch Covid-19, nhân dịp này cũng được chiếu lại. Sau ngày khai trương lại với giá vé 15 xu, các bộ phim sau đó tiếp tục được chiếu với giá từ 3 đô la (giá trẻ em) đến 5 đô la (giá người lớn), trong khi chờ đợi ngày mở lại một cách rộng rãi hơn hệ thống các rạp hát trên toàn nước Mỹ.
Riêng về lịch phát hành phim mới trong vài tuần tới, chuỗi rạp hát AMC đã xác nhận việc cho ra mắt vào ngày 28/08 bộ phim ‘‘The New Mutants’’, tác phẩm mới của dòng phim siêu anh hùng Marvel, đã bốn lần bị dời lại do các vấn đề liên tục chồng chất. Bộ phim hồi hộp “Unhinged” (tiếng Pháp là Enragé) với nam diễn viên Russell Crowe trong vai chính cũng được trình làng nhân dịp này. Tác phẩm ‘‘The Personal History of David Copperfield’’ với dàn diễn viên nổi tiếng Dev Patel, Tilda Swinton hay là Hugh Laurie cũng sắp ra mắt khán giả vào cuối tháng 8. Tất cả các bộ phim này dọn đường cho thời điểm công chiếu (dự trù vào ngày 03/09) bộ phim gián điệp viễn tưởng ‘‘Tenet’’ của đạo diễn trứ danh Christopher Nolan, tức là hầu như vào cùng một thời điểm với ngày phát hành trên thị trường quốc tế tại những nước cho phép chiếu phim tại các rạp hát.
Ban điều hành các rạp hát AMC hy vọng là từ đây cho tới ngày 03/09, tức là trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ Lao Động (Labor Day) tại Mỹ, khoảng 70% các rạp hát đã được mở lại để chiếu bộ phim Tenet của đạo diễn Christopher Nolan, một tác phẩm đang được rất nhiều khán giả chờ đón. Về phía chuỗi rạp hát Regal Cinemas, lớn hàng thứ nhì tại Hoa Kỳ, cũng hy vọng mở lại nhiều rạp chiếu phim để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nhân mùa lễ Lao Động, mà theo truyền thống thu hút đông đảo người đi xem phim.
Các công ty khai thác các rạp chiếu phim tại Mỹ đã mừng hụt nhiều lần, ngày mở lại các rạp hát đã liên tục bị dời lại do tiến triển khó lường của dịch Covid-19. Để trấn an nhiều thành phần khán giả, các rạp chiếu phim ban đầu sẽ hoạt động bằng cách hạn chế số người xem trong cùng một suất, đồng thời tuân thủ tối đa các điều kiện giãn cách xã hội. Các rạp hát cũng được dọn dẹp sạch sẽ và ghế ngồi cũng được tẩy trùng thường xuyên.
Không phải chỉ có các rạp hát ở Mỹ mà ngay tại Pháp cũng vậy. Giới quản lý các rạp xinê đang nóng lòng chờ đợi ngày phát hành các tác phẩm thuộc dòng phim blockbuster của Mỹ, mà theo họ có nhiều khả năng hơn trong việc lôi cuốn khán giả trở lại các phòng chiếu phim. Sự kiện công ty AMC công bố lịch chiếu phim với nhiều tác phẩm ‘‘nặng ký’’ trong những tuần lễ tới là một tín hiệu tích cực khả quan, mặc dù chưa có gì thật sự đáng phải mừng vội.
Tại Pháp, khá nhiều rạp chiếu phim đã tạm thời đóng cửa trong suốt tháng 8 vì vắng khách. Một số rạp xinê như hai chuỗi rạp CGR và Kinepolis đã tìm cách khác để tạo thêm nguồn thu nhập thay vì phải đơn thuần ngưng hẳn các hoạt động. Sau khi ký thỏa thuận hợp tác với chi nhánh Pháp của hãng đĩa Universal, các rạp hát CGR và Kinepolis trong suốt tháng 8, lần lượt chiếu các buổi biểu diễn (live concert) ngoạn mục hoành tráng nhất trên màn ảnh lớn, cộng với hệ thống âm thanh ‘‘nổi’’ tối tân nhất hiện thời.
Tính tổng cộng, có 20 đợt biểu diễn từng được thu hình trên các sân khấu lớn. Giới yêu chuộng nhạc pop rock Anh Mỹ sẽ được dịp khám phá hay xem lại các nghệ sĩ hàng đầu như the Rolling Stones, The Cure, Amy Winehouse, Sting, PJ Harvey, Imagine Dragons hay là nhóm nhạc metal Black Sabbath.
Giới yêu chuộng nhạc Pháp kể từ hôm nay cho tới cuối tháng 8 có thể xem trên màn ảnh rộng các buổi biểu diễn của Vanessa Paradis, Mika, Étienne Daho, hay là Alain Bashung. Các fan trẻ tuổi nhất được xem các thần tượng của họ mới nổi danh trong thời gian gần đây như Angèle, Clara Luciani hay Eddy de Pretto. Đặc biệt hơn cả là chương trình ca nhạc thay vì chiếu phim sẽ kết thúc vào cuối tháng 8 với đợt biểu diễn cuối cùng của nam danh ca Christophe, trước khi thần tượng người Pháp vĩnh viễn ra đi vào trung tuần tháng 04/2020.
Quebec tiến hành kế hoạch
để chống lại làn sóng COVID-19 thứ hai
Tin từ MONTREAL, Canada – Vào hôm thứ Ba (18/8), tỉnh Quebec của Canada công bố kế hoạch giải quyết những sai lầm trước đó trong việc chống lại đại dịch COVID-19, đồng thời chuẩn bị cho ngành y tế của họ chống lại một làn sóng coronavirus thứ hai có thể xuất hiện vào mùa thu.
Khi trả lời phỏng vấn với các phóng viên, Bộ trưởng Bộ Y tế Christian Dubé cho biết Quebec, từng là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Canada từ COVID-19, sẽ thúc đẩy việc tuyển dụng trong lĩnh vực y tế công cộng, giảm thiểu sự trì hoãn trong khâu khám sàng lọc và đảm bảo nhân viên như y tế không còn có thể làm việc tại nhiều cơ sở chăm sóc dài hạn, một hoạt động từng bị cho là lây lan virus.
Canada khống chế số trường hợp nhiễm coronavirus kể từ mùa xuân, nhưng một phần trong số 10 tỉnh của quốc gia này báo cáo số lượng ca nhiễm COVID-19 cao hơn gần đây, khi nền kinh tế khởi động lại và các hạn chế về các cuộc tụ tập xã hội được nới lỏng. Các trường học trên khắp Canada sẽ tái mở cửa vào mùa thu.
Quebec chiếm khoảng một nửa trong tổng số 122,872 ca nhiễm coronavirus của Canada và hơn một nửa trong số 9,032 trường hợp tử vong. Nhưng theo dữ kiện của chính phủ, tỉnh từng bị ảnh hưởng nặng nề này chỉ báo cáo 46 ca bệnh mới và hai trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Việc di chuyển giữa các viện dưỡng lão, nơi hầu hết 5,727 ca tử vong do COVID-19 của tỉnh diễn ra, sẽ bị cấm đối với các công nhân, ngoại trừ y tá trong những điều kiện nhất định. (BBT)
https://www.sbtn.tv/quebec-tien-hanh-ke-hoach-de-chong-lai-lan-song-covid-19-thu-hai/
Belarus : Bruxelles phủ nhận kết quả bầu cử,
kêu gọi chuyển tiếp chính trị
Tú Anh
Trong cuộc họp qua video ngày thứ Tư 19/08/2020, về cuộc khủng hoảng chính trị tại Belarus, lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu khẳng định lập trường ủng hộ phong trào phản kháng tại Belarus. Bruxelles quyết định không công nhận kết quả bầu cử 09/08 theo đó tổng thống Lukachenko tái đắc cử với tỷ lệ hơn 80%, trừng phạt đích danh những quan chức đàn áp đối lập và tổ chức gian lận phiếu.
Từ Bruxelles, thông tín viên Joana Hostein tường thuật :
“Ủng hộ nhân dân Belarus, đó là ưu tiên số một của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh bất thường hôm thứ Tư 19 tháng 08. Ủy Ban Châu Âu thông báo một ngân khoản 53 triệu euro để giúp xã hội công dân, truyền thông độc lập cũng như các bệnh viện đang bị thiếu thốn vì đại dịch Covid.
Đây không phải là món tiền mới mà thật ra lấy từ ngân sách dự trù viện trợ cho chính quyền Belarus. Một chính quyền mà Liên Hiệp Châu Âu không công nhận nữa, theo tuyên bố một cách cương quyết của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel : « Chấm dứt dùng bạo lực. Chúng tôi không công nhận kết quả bầu cử do chính quyền loan báo. Chúng tôi kêu gọi đối thoại quốc gia không loại trừ bất cứ ai ».
Hơn bao giờ hết, Liên Hiệp Châu Âu chống lại Alexander Lukachenko, nắm quyền từ 26 năm nay và bị dân phản đối từ khi tái đắc cử vào ngày 09 tháng 08.
Châu Âu muốn có một cuộc chuyển tiếp chính trị nhưng không kêu gọi tổ chức lại bầu cử : « Nhân dân Belarus có quyền tự quyết định tương lai của mình », chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel nhấn mạnh.
Một số « khá đông » lãnh đạo của chế độ sẽ bị trừng phạt. Chính xác là những quan chức chỉ huy đàn áp và gian lận kết quả bầu cử.”
Trong lúc Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh, tổng thống Lukachenko chỉ thị cho cảnh sát ngăn chận « hổn loạn » trong nước và quân đội tăng cường bảo vệ biên giới.
Khủng hoảng Belarus :
Châu Âu kêu gọi tinh thần trách nhiệm của Nga
Tú Anh
Cứng rắn đối với Minks nhưng cởi mở với Matxcơva với hy vọng tổng thống Putin hợp tác trong tinh thần xây dựng giải quyết khủng hoảng chính trị tại Belarus : đó là kế hoạch cương nhu của châu Âu hầu tránh tái diễn kịch bản Ukraina gây tổn hại cho mọi phía.
Châu Âu tay thép tay mời
Trong bối cảnh phong trào phản đối tổng thống Lukachenko đã kéo dài gần hai tuần lễ, Liên Hiệp Châu Âu quyết định đứng về phía đối lập, không công nhận tính hợp pháp của chính quyền Belarus và chuẩn bị trừng phạt một loạt quan chức cao cấp, qua cuộc họp thượng đỉnh ngày 19/08/2020.
Song song với thái độ cứng rắn đối với Minsk, châu Âu nỗ lực vận động Nga đóng vai trò tích cực giải quyết khủng hoảng mà cuộc bầu cử gian lận là giọt nước làm tràn ly nước bất mãn đã đầy tại Belarus.
Theo thông tin riêng của báo Le Monde, ngày 20/08/2020, một ngày trước thượng đỉnh 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Nga Vladimir Putin, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị để cho Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) đứng ra làm trung gian hòa giải. OSCE đang đóng vai trò quan trọng duy trì hòa bình ở miền đông Ukraina. Cơ quan châu Âu này, được xem là mái nhà chung, vì có Nga và Belarus là thành viên.
Được biết, Putin không khước từ đề nghị của Macron nhưng yêu cầu có thêm thời gian để « suy nghĩ ». Tổng thống Nga cũng không ủng hộ tỷ lệ 80% của Lukachenko và cũng không công kích phong trào phản kháng đang lan rộng. Trái lại, chủ nhân điện Kremlin cho biết quân đội Nga đồn trú ở biên giới với Belarus sẵn sàng can thiệp nếu tình hình an ninh tồi tệ.
Nga ở thế chủ động
Thái độ thận trọng hay câu giờ của Nga không khỏi làm châu Âu lo ngại kịch bản xấu nhất là âm mưu của chính quyền Belarus gây bạo động để đánh phá uy tín của đối lập và tạo cớ đàn áp trong nước và cho Nga có lý do can thiệp quân sự, như theo yêu cầu của Lukachenko.
Tuy nhiên, cũng theo phân tích của Le Monde, phản ứng để ngỏ các đối sách của Putin cho phép Paris hy vọng vào một giải pháp đàm phán, với sự trợ giúp của Matxcơva. Với điều kiện là không để cho Nga hiểu lầm rằng Belarus đã được NATO hay Liên Hiệp Châu Âu cam kết cho gia nhập .
Hồ sơ Belarus là một thử thách mới trong cuộc đối thoại chiến lược với Nga được chính thức hóa cách nay đúng một năm khi tổng thống Macron tiếp đồng nhiệm Putin tại pháo đài Brégançon, nơi nghỉ mát của các vị tổng thống Pháp khi tại chức. Nhưng 12 tháng qua, các hồ sơ nóng, từ Donbass cho đến tị nạn Syria và tin tặc đều không tiến triển mấy.
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, người được xem là kiến trúc sư của chính sách đối ngoại Nga, cảnh báo : « Ai cũng biết cuộc cờ hiện nay là địa chiến lược, là cuộc chiến đấu vì không gian hậu Xô viết từ khi Liên Xô tan rã. Bằng chứng cụ thể là Ukraina ».
Paris xem tuyên bố « răn đe » trên đây của ngoại trưởng Nga là phản ứng tự nhiên trong bối cảnh khủng hoảng, theo một nhà ngoại giao Pháp « cao cấp » được Le Monde trích dẫn.
Nhưng giải pháp nào cũng bất toàn
Chắc chắn một điều là Putin không bao giờ để cho Belarus, lệ thuộc vào Nga từ năng lượng, kinh tế cho đến chính trị, ra khỏi quỹ đạo của Matxcơva. Vấn đề là sử dụng phương án nào có lợi nhất trong bối cảnh Nga đang gồng gánh nhiều cuộc xung đột trên lưng ?
Không như Ukraina, người dân Belarus gần gũi với văn hóa Nga, nói tiếng Nga, không ghét Nga. Putin có nên dùng vũ lực ?
Nhưng thay thế Lukachenko bị dân tẩy chay, đối lập thành lập một chế độ dân chủ sát nách nước Nga, thì cũng không phải là giải pháp tối ưu đối với một người muốn làm tổng thống Nga đến mãn đời.
Châu Âu cảnh báo một đợt dịch virus corona mới
Thụy My
Số ca dương tính với virus corona tăng vọt tại Đức, Pháp cộng với một đợt dịch mới tại Tây Ban Nha : vào thời điểm gần hết mùa hè, châu Âu đang trong tình trạng cảnh báo trước nguy cơ đại dịch Covid-19 lại hoành hành.
Đã từng áp dụng các biện pháp khắt khe trong mùa đông và mùa xuân vừa qua để ngăn chận đại dịch, châu Âu lại đứng trước nguy cơ virus hoạt động mạnh vào lúc kỳ nghỉ hè sắp kết thúc.
Tại Đức trong vòng 24 giờ qua đã có 1.707 ca dương tính mới và 10 trường hợp tử vong, tương đương với đỉnh dịch hồi tháng Tư. Tổng cộng đến nay Đức có 228.621 ca, chủ yếu do du khách Đức trở về nước. Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo số ca mỗi ngày đều tăng gấp đôi trên toàn nước Đức trong ba tuần qua.
Tình hình này khiến Berlin tuyên bố Tây Ban Nha và một phần vùng Balkan, điểm đến ưa thích của khách Đức, là vùng nguy cơ, buộc những người đi du lịch về phải xét nghiệm và cách ly.
Bởi vì tại Tây Ban Nha, số lượng tử vong hàng tuần đã tăng gấp đôi : 131 người chết vì virus corona trong tuần qua, trong đó Madrid bị nặng nhất. Số ca dương tính mới trong 24 giờ qua là 6.700, nâng tổng số người bị nhiễm tại Tây Ban Nha là 370.000, cao nhất Tây Âu. Tây Ban Nha đã cho đóng cửa các hộp đêm, cấm hút thuốc ngoài đường nếu không giữ khoảng cách 2 mét, phổ cập việc đeo khẩu trang.
Pháp cũng vượt 3.700 ca dương tính trong vòng 24 giờ qua, mức độ cao chưa từng thấy kể từ tháng Năm. Chỉ trong một tuần qua đã phát hiện thêm 16.747 người bị nhiễm virus. Nhiều địa phương đã buộc phải mang khẩu trang khi ra ngoài. Các giáo viên lo ngại cho mùa tựu trường này, trong khi các quy định giãn cách xã hội đã được nới lỏng từ tháng Bảy.
Từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đại dịch corona đã làm ít nhất 781.194 người chết trên toàn thế giới, theo tổng kết của AFP hôm 19/08. Trên 22.187.780 ca dương tính được phát hiện tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại châu Mỹ la-tinh, Colombia hôm 20/08 vượt ngưỡng nửa triệu ca. Còn tại Trung Đông, Iran bước qua ngưỡng 20.000 trường hợp tử vong vì Covid. Hoa Kỳ vẫn là nước bị thiệt hại nhiều nhất thế giới với 172.965 người chết, trong đó 1.286 nạn nhân chỉ trong vòng 24 giờ qua.
Nghị sĩ Anh: Ấn Độ có thể đóng vai chính
trong việc xóa bỏ lệ thuộc Trung Quốc
Triệu Hằng
Ấn Độ có thể đóng vai chính trong việc đảo ngược sự lệ thuộc đáng báo động của các nền dân chủ trên thế giới vào Trung Quốc, ông Iain Duncan Smith, một chính khách Anh có uy tín trong đảng Bảo thủ, nhận định trên Hindustantimes ngày 12/8.
Ông Smith cho hay, dưới thời Tập Cận Bình, chính quyền Trung Quốc thậm chí đã gia tăng sự độc tài và hung hăng hơn, và qua những gì ông Tập nói và làm, có thể thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nuôi tham vọng vào năm 2040 hoặc trong khoảng đó, chính quyền Trung Quốc sẽ sở hữu nền kinh tế và quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Trong bài phát biểu quan trọng của mình tại đại hội đảng lần thứ 19 vào tháng 10/2017, ông Tập tuyên bố sẽ thực hiện mục tiêu “trăm năm kép”. Ông nói rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ xóa bỏ đói nghèo và đạt được xiao kang she hui – “tiểu khang xã hội” (là mục tiêu xã hội sung túc vừa phải mà Đặng Tiểu Bình đặt ra cho xã hội Trung Quốc). Và vào giữa thế kỷ này, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Trung Quốc sẽ nổi lên thành một quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới, thực thi quyền lãnh đạo trên tất cả các khu vực.
Ông Smith nhấn mạnh rằng chính quyền Trung Quốc bộc lộ khá rõ việc họ muốn nâng tầm khát vọng toàn cầu của mình thành một sứ mệnh lịch sử, và lực lượng này muốn tất cả các nước xung quanh cuối cùng phải cúi mình trước họ. “Tôi nghĩ rằng toàn bộ các cuộc tập trận ở Biển Đông, nơi họ chiếm đóng các vùng lãnh thổ mà họ không có quyền, nơi họ đang xây các pháo đài quân sự trên các đảo nhân tạo – đều là một phần của dự án lớn này”, ông Smith nói.
Nhiều lần ông Tập diễn đạt rằng “đại trẻ hóa” quốc gia là mục tiêu chiến lược của ông, một mục tiêu mà nhiều người cho là nhằm biến Trung Quốc thành một vương quốc trung cổ ở thế kỷ 21.
Trung Quốc đã thiết lập các mối liên kết trong “các khu vực chiến lược” khiến “thế giới tự do” lệ thuộc vào Bắc Kinh, ông Smith nhận định.
“Đơn cử như viễn thông. Viễn thông phải được bảo mật từ trên xuống dưới. Bạn không thể an toàn một nửa. Bạn không thể cho phép những nhà cung cấp không đáng tin cậy tham gia vào hệ thống của bạn. Ví dụ, chính phủ [Anh] đã đồng ý sẽ loại bỏ Huawei, và họ đang định làm điều đó. Chúng ta cần đẩy nhanh việc này”.
Chính trị gia người Anh cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu để Trung Quốc gây ảnh hưởng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân thì rất nguy hiểm.
“Trung Quốc có ảnh hưởng lớn ở một nhà máy hạt nhân (tại vương quốc Anh), sắp tham gia vào một nhà máy khác nữa, và đang theo đuổi nhà máy thứ ba. Chúng ta nên xem xét điều này bởi vì đây là công
nghệ hạt nhân và có khả năng là trong một thời điểm tranh chấp, Trung Quốc có thể đóng cửa các nhà máy này và chúng ta không thể khởi động nó”, ông Smith nói.
Ông cũng tỏ ra lo ngại về các lĩnh vực tăng trưởng mới như ô tô điện, ngành mà “thế giới tự do” phụ thuộc Trung Quốc do nguồn cung giới hạn khiến các nước ít có sự lựa chọn.
“Giả dụ bạn hoạt động trong một lĩnh vực nhiều tiềm năng như xe điện, đây là loại phương tiện chạy bằng pin. Nhưng ai là nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, đó là Trung Quốc”.
“Ngành còn lại là nguyên liệu đất hiếm khai thác từ mỏ. Trung Quốc kiểm soát 95% các mỏ khai thác này, nhiều mỏ ở Congo và một vài trong số đó sử dụng lao động trẻ em, điều thật đáng hổ thẹn. Tuy nhiên, họ đã sở hữu nó. Vì vậy nếu bạn nhìn nhận về mặt chiến lược, chính phủ Trung Quốc cũng kiểm soát tất cả các lĩnh vực then chốt mà thế giới tự do cần đến”.
Trong một bài báo gần đây viết cho tờ Telegraph, ông Smith giải thích rằng đất hiếm rất quan trọng đối với một loạt thiết bị bao gồm điện thoại thông minh, máy tính, đèn LED, bộ chuyển đổi xúc tác, máy phát và lưu trữ điện, và các loại pin cần thiết cho xe điện. Nguyên liệu này cũng rất quan trọng trong một số ứng dụng quốc phòng, bao gồm radar, hệ thống dẫn đường của tên lửa và máy đo tầm xa laser. Ngoài việc kiểm soát nguồn cung kim loại đất hiếm trên thế giới, Trung Quốc còn kiểm soát phần lớn công suất chế biến toàn cầu.
Để hóa giải sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nghị sĩ Smith chỉ ra rằng Ấn Độ có thể là quốc gia giúp thế giới tìm được lời giải cho vấn đề này. Ông cho rằng, về vấn đề địa chính trị, Ấn Độ đóng vài trò là một “đối trọng tuyệt vời” với Trung Quốc trong khu vực.
Ấn Độ có thể giúp tạo ra một đòn chí mạng để loại bỏ sự lệ thuộc vào Trung Quốc, ông Smith quả quyết. Ví dụ, New Delhi có thể tham gia Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) mà ông là một trong những người sáng lập, liên minh này có sự tham gia của các nghị sĩ của các cường quốc như Mỹ, Nhật, Úc và Canada.
“Hiện chúng tôi có 17 quốc gia trong liên minh. Chúng tôi hy vọng sắp tới Ấn Độ sẽ tham gia cùng chúng tôi, điều này rất quan trọng. IPAC bao gồm cả những người cánh tả và cánh hữu. Tất cả họ đều là nghị sĩ như tôi. Và chúng tôi nhất trí rằng chúng tôi cần có một chiến lược đối với Trung Quốc. Vì vậy, với tư cách là một liên minh đồng thuận, chúng tôi kêu gọi các chính phủ có một đánh giá chiến lược về vấn đề lệ thuộc Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, IPAC đã đang biên soạn các tài liệu “chứng minh rằng các quan chức Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo triệt sản phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và tống giam toàn bộ những người này, theo nghĩa đen là để xóa bỏ khái niệm về người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc”.
Ông Smith cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc dưới thời ông Tập đã “đối xử tồi tệ với những người theo đạo Thiên Chúa, các học viên Pháp Luân Công hay có hành vi càn quấy trên Biển Đông, tham gia vào các vấn đề tranh chấp biên giới với Ấn Độ, đe dọa Đài Loan, và sau đó thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường đưa phần lớn thế giới đang phát triển vào quỹ đạo của ông ta, dưới sự kiểm soát của ông ta”.
Ông Smith đề nghị rằng thay vì các trường đại học Anh chào mời sinh viên Trung Quốc tới học thì hãy chào đón sinh viên Ấn Độ. “Chúng ta hãy mở cửa [đối với sinh viên Ấn Độ], và bạn sẽ thấy chúng ta không cần loại tiền đến từ Trung Quốc”.
Cuối cùng, nhà lập pháp Anh nhấn mạnh rằng, Ấn Độ là một phần giải pháp để chống lại các hành vi hung hăng của Trung Quốc cũng như sự lệ thuộc vào nước này.
“Ấn Độ có thể đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực, và ở Biển Đông cũng như tham gia vào giải quyết các vấn đề phát sinh ở vùng biển đó. Ấn Độ có một mối quan hệ tốt với các nền dân chủ như Úc, Mỹ và Anh. Tất cả những điều này có thể hình thành một cách có khả năng chống lại hành vi hung hăng của Trung Quốc. Chúng ta cần khẩn trương thiết lập kênh đối thoại chiến lược toàn diện với Ấn Độ để bàn thảo thấu đáo về điều này”.
TT Pháp Macron tiếp thủ tướng Đức Merkel
tại khu biệt thự nghỉ hè
Trọng Thành
Hôm nay, 20/08/2020, tổng thống Emmanuel Macron hội kiến với thủ tướng Đức Angela Merkel tại khu biệt thự nghỉ hè của các tổng thống Pháp bên bờ Địa Trung Hải.
Đây là lần thứ ba, tổng thống Macron tiếp một lãnh đạo nước ngoài ở pháo đài Brégançon, vùng biển Côte d’Azur. Trước đó, ông Macron đã tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2019 và thủ tướng Anh Theresa May năm2018.
Theo điện Elysée, chương trình làm việc của hai lãnh đạo Pháp – Đức đặc biệt tập trung vào các vấn đề như đại dịch Covid-19, các khủng hoảng tại Mali, Belarus, Liban, căng thẳng tại Địa Trung Hải, hồ sơ Brexit, và một loạt vấn đề liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu.
Về tất cả các hồ sơ, theo giới thân cận với tổng thống Pháp, Berlin và Paris đang có được một sự « đồng thuận cao », được hai bên thể hiện một cách công khai cách nay một tháng, khi các lãnh đạo Liên Âu đàm phán, tại Brxuelles, để thông qua thỏa thuận « lịch sử » về kế hoạch chấn hưng châu Âu.
Đại dịch Covid-19 sẽ là chủ đề hàng đầu trong các trao đổi song phương, trong bối cảnh châu Âu lo ngại làn sóng dịch thứ hai. Theo phủ tổng thống Pháp, Paris và Berlin muốn các nước châu Âu đạt được một thỏa thuận chung về việc đóng-mở đường biên giới, tránh lặp lại tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, từ đầu mùa dịch, do quyết định đơn phương của các nước.
Tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp tại một số vùng biển ở phía đông Địa Trung Hải là một chủ đề nóng bỏng khác. Trong một bài phỏng vấn hôm 19/08, tổng thống Pháp tố cáo nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương « chính sách bành trướng, dân tộc chủ nghĩa và Hồi giáo cực đoan, đi ngược lại với các lợi ích của châu Âu » và là « nhân tố gây bất ổn định ».
Về phần mình, thủ tướng Đức muốn các hồ sơ lớn của châu Âu đạt được các bước tiến quan trọng, trong thời gian nước Đức đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu (nửa cuối 2020), đặc biệt là hồ sơ khí hậu, với các cam kết cụ thể hóa lộ trình để Liên Âu trở thành lục địa đầu tiên trung hòa về khí thải CO2 trước năm 2050. Sáng 20/08, trước chuyến đi Pháp, thủ tướng Đức đã tiếp thiếu nữ Greta Thunberg, một biểu tượng của phong trào tranh đấu của giới trẻ vì khí hậu.
Pháp và Đức cũng phải điểm lại các khó khăn trong hồ sơ Brexit, mà thương lượng giữa Luân Đôn và Bruxelles vừa nối lại hôm thứ Ba, 18/08. Một người phát ngôn của Ủy Ban Châu Âu cho biết Liên Âu hy vọng một thỏa thuận sẽ được đúc kết muộn nhất là vào tháng 10 tới.
Đức, Pháp muốn tăng tài trợ
và thêm quyền hạn cho WHO
Đức và Pháp muốn thêm tăng tài trợ và quyền hạn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi đại dịch COVID-19 bộc lộ sự yếu kém về tài chánh và pháp lý lâu nay tại cơ quan Liên hiệp quốc này, một tài liệu nội bộ Reuters thấy được cho biết.
Các cải tổ đề nghị này có thể được thảo luận tại WHO vào giữa tháng 9, ba giới chức quen thuộc với những cuộc thảo luận nói với Reuters.
Trong tài liệu chung được luân lưu giữa các nhà ngoại giao liên hệ đến những cuộc thảo luận cải tổ, Berlin và Paris nói nhiệm vụ của WHO, bao gồm ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới và giúp các chính phủ ngăn chặn, không được hỗ trợ bởi những nguồn tài chánh đầy đủ và quyền hạn pháp lý.
“Không chỉ trong đại dịch hiện nay, rõ ràng là WHO một phần thiếu khả năng hoàn tất nhiệm vụ,” theo tài liệu Reuters thấy được.
Pháp và Đức đang tìm sự đồng thuận với tài liệu này “từ Washington đến Bắc Kinh”, một nguồn tin thân cận với những cuộc thảo luận cho biết.
Động thái này cho thấy hai nước quan tâm rõ rệt đến mục mục đích củng cố WHO, dù những cuộc thảo luận về vấn đề này với Mỹ đã sụp đổ vào đầu tháng 8 ở cấp G7 vì những khác biệt quan điểm trong cải cách.
Pháp và Đức đã không che giấu những chỉ trích đối với WHO dù Bộ trưởng Y tế hai nước đã cam kết các nguồn tài trợ mới cho WHO sau những cuộc thảo luận với Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus vào tháng 6.
Tuy nhiên khuynh hướng của hai nước này rất khác với chính quyền ông Trump. Chính quyền Trump đã cắt tài trợ và loan báo sẽ rút khỏi WHO vào tháng 7 sang năm cũng như cáo buộc ông Tedros là bù nhìn của Trung Quốc.
Kế hoạch cải tổ Pháp-Đức chú trọng đến việc củng cố WHO, một phần để gia tăng quyền lực của tổ chức để có thể chỉ trích nhiều hơn với những nước thành viên nếu họ không tôn trọng những qui tắc toàn cầu về minh bạch trong việc báo cáo những vấn đề sức khỏe và bệnh tật.
Một giới chức chính phủ Đức, được yêu cầu bình luận về tài liệu này, nói: “Đức cùng với những nước khác muốn cải tổ, những cuộc thảo luận đang được tiến hành ở những mức độ khác nhau.”
Chưa có bình luận từ Bộ Y tế Pháp.
Nữ phát ngôn viên của WHO cũng không cung cấp bất cứ thông tin nào.
Thiếu tài trợ
Bảy trang tài liệu vừa kể liệt kê 10 cải tổ nhằm gia tăng quyền hạn pháp lý và ngân quỹ của WHO.
“Toàn thể ngân sách của WHO gần 5 tỉ đô la trong hai năm bằng quỹ cùa một bệnh viện tiểu vùng lớn.”
Chỉ một phần năm ngân sách của cơ quan đến từ tiền chi trả của các nước thành viên mà không kèm theo điều kiện. Số tiền còn lại, tài liệu cho biết, được quyên góp qua những khoản đóng góp phần lớn là tình nguyện, ngắn hạn, và khó biết trước.
Vẫn theo đề nghị này, một ngân sách mạnh hơn là cần thiết, đặc biệt để đối phó với tình trạng khẩn cấp, tránh cho WHO phải gây quỹ giữa đại dịch bùng phát khiến giảm bớt tính độc lập của tổ chức.
Tài liệu đề nghị tăng quyền cho các chuyên gia của WHO có thể “điều tra độc lập và đánh già khả năng bùng phát dịch càng sớm càng tốt.’
Trung Quốc bị cáo buộc trong đại dịch này và trong các trận dịch trước đây là chậm chạp và chần chừ trong việc chia sẻ dữ liệu và cho phép đội ngũ của WHO tiếp cận thực địa.
Để đảm bảo là những cải tổ đề nghị được theo dõi thích đáng, tài liệu khuyến nghị thành lập một ủy ban các chuyên gia cho mục đích này, tương tự như ủy ban hiện đang đánh giá cách xử lý đại dịch.
Khủng hoảng Belarus:
Putin phải tìm một kế hoạch B?
Thanh Phương
Hơn 10 ngày sau cuộc bầu cử tổng thống mà phe đối lập tố cáo là gian lận, áp lực trên đường phố cũng như áp lực quốc tế ngày càng tăng, tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko càng bị cô lập hơn bao giờ hết và nay chỉ có thể trông chờ vào sự ủng hộ của tổng thống Nga Vladimir Putin. Thế nhưng, tuy là đối tác thân cận của Minsk, Matxcơva cho tới nay vẫn tỏ ra thận trọng, không hoàn toàn đứng đằng sau nhà độc tài Belarus, cầm quyền suốt từ năm 1994.
Kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 09/08, với kết quả chính thức là ông Loukachenko tái đắc cử với 80% số phiếu, các cuộc biểu tình phản đối bầu cử đã diễn ra hằng ngày với quy mô ngày càng lớn. Ngay cả giới công nhân, vốn là chỗ dựa của chế độ, nay đã quay lưng lại với Loukachenko và phong trào đình công đang lan rộng ra nhiều ngành nghề.
Nhưng cho tới nay, tổng thống Loukachenko, 65 tuổi, vẫn dứt khoát không từ bỏ quyền lực dưới áp lực đường phố. Vào cuối tuần trước, lãnh đạo Belarus đã huy động các ủng hộ viên của ông và kêu gọi những người này hãy bảo vệ « nền độc lập » của Belarus. Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 16/08/2020, nhà sử học Bruno Drweski, giáo sư Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông INALCO, nhận định :
« Lần đầu tiên, lãnh đạo Belarus đã huy động những người ủng hộ ông, mục tiêu là để chứng tỏ ông vẫn có sự hậu thuẫn mạnh mẽ trong nước, vẫn có khả năng dùng lực lượng này làm đối trọng với phe đối lập. Đó là một điểm chính yếu.
Khi Loukachenko nói đến nền độc lập bị đe dọa, ông muốn nói đến sự can thiệp của ngoại bang. Cần phải biết là ở Belarus, hầu hết các công ty là doanh nghiệp Nhà nước. Loukachenko hàm ý là nếu phe đối lập lên nắm quyền, họ sẽ tư nhân hóa các công ty đó, theo hướng không phải là có lợi cho các nhà tài phiệt phương Tây, mà là có lợi cho các nhà tài phiệt Nga. Khi huy động những công nhân ủng hộ ông, Loukanchenko cũng đã nhấn mạnh đến vấn đề tư nhân hóa, vì có nhiều công nhân lo ngại về cơ chế mới mà một bộ phận trong phe đối lập chủ trương.
Cần phải thấy rằng có một khác biệt quan trọng giữa tình hình ở thủ đô Minsk, nơi mà phe đối lập có sự ủng hộ rất mạnh, với tình hình ở các tỉnh, nơi mà các nhà máy có vẻ như vẫn hoạt động bình thường. Các đại diện của chính quyền dường như vẫn kiểm soát được thái độ của công nhân các thành phố của các tỉnh. »
Trong thời gian tranh cử tổng thống, để thể hiện vai trò của nhà lãnh đạo kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Belarus, ông Loukachenko đã không ngần ngại cáo buộc Matxcơva can thiệp vào bầu cử để làm mất ổn định chế độ của ông. Loukachenko thậm chí còn tố cáo Nga đã gởi lính đánh thuê đến Belarus để giúp phe đối lập gây ra « một cuộc thảm sát ». Nhưng ngày càng bị chống đối trong nước, Loukachenko cuối cùng đã thay đổi thái độ đối với anh cả Nga. Vào cuối tuần qua, ông khẳng định đã được tổng thống Putin hứa sẽ trợ giúp quân sự để bảo đảm an ninh cho Belalrus, nói cách khác là sẽ can thiệp quân sự vào Belarus nếu cần.
Để làm tăng thêm trọng lượng cho lời kêu gọi Putin trợ giúp, Loukachenko khẳng định là ở Belarus đang diễn ra một cuộc « cách mạng màu » và kịch bản này là một mối đe dọa « không chỉ đối với Belarus ». Trong cuối tuần qua, tổng thống Belarus đã hai lần nói chuyện qua điện thoại với đồng nhiệm Nga Putin. Chính quyền Minsk đã « quảng cáo » rất nhiều cho hai cuộc điện đàm này, thậm chí còn cố tình nhắc đến hiệp định quốc phòng giữa hai nước có từ thập niên 1990. Hôm Chủ Nhật 16/08, Loukanchenko còn cố làm cho tình hình trầm trọng hơn khi khẳng định là khối NATO đã huy động nhiều xe tăng và phi cơ sát biên giới Belarus, điều mà một phát ngôn viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã bác bỏ.
Nhưng thay vì ủng hộ hết mình Loukachenko, điện Kremlin đã tỏ ra rất thận trọng, chỉ tuyên bố Nga « sẵn sàng giúp giải quyết các vấn đề đang nổi lên » ở Belarus. Thực tế là Putin luôn nghi ngại nhà lãnh đạo độc đoán của nước láng giềng này. Cho tới nay, điện Kremlin vẫn không chấp nhận thái độ lập lờ của Loukachenko giữa phương Tây và Nga, cũng như việc Minsk cưỡng lại ý định của Matxcơva lập một liên hiệp giữa Belarus với Nga.
Theo nhận định của nhật báo Pháp Le Monde ngày 17/08, Putin khó mà bỏ rơi hoàn toàn một đồng minh đang bị người dân chống đối ngày càng mạnh, nhưng cũng không muốn bị lâm vào thế kẹt do thái độ cố chấp của tổng thống Belarus. Mặt khác, hiện giờ trong số những người tham gia biểu tình cũng như trong số những người lãnh đạo phong trào, chưa có ai tỏ ý muốn Belarus ngả sang phương Tây, cho nên nếu Matxcơva tỏ thái độ ủng hộ Loukanchenko rõ rệt quá, thì tâm lý bài Nga sẽ trỗi dậy ở Belarus.
Nhưng Belarus dầu sao cũng là một đối tác chiến lược và kinh tế hàng đầu của Matxcơva, một « vùng trái độn » lý tưởng nằm giữa Nga với Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO. Theo nhận định của nhà sử học Bruno Drweski, tuy không công khai ủng hộ Loukachenko, nhưng Putin cũng không thể chấp nhận một quốc gia thân phương Tây ở sát cạnh mình :
« Dầu sao cũng cần phải biết rằng hệ thống quân sự của Belarus liên hệ chặt chẽ về mặt chiến lược với hệ thống quân sự của Nga. Putin sẽ không công khai ủng hộ Loukachenko, nhân vật nay đã mất rất nhiều uy tín trong nước. Ngược lại, quan hệ giữa quân đội hai nước vẫn còn rất vững chắc và Nga chưa sẵn sàng chấp nhận một quốc gia thù nghịch chỉ nằm cách Matxcơva có 500 km.
Dĩ nhiên là sẽ không có chuyện Nga xua quân xâm lăng giống như đối với Tiệp Khắc năm 1968. Thời nay không phải như thời đó. Điều mà họ sẽ theo dõi sát, đó là tâm trạng của người dân Belarus sau các cuộc biểu tình vừa qua. Nhưng mặt khác, không loại trừ khả năng là trong nội bộ chính quyền Minsk, kể cả trong gia đình Loukachenko, có một nhân vật sẽ là ứng viên cho chức tổng thống, nếu như tình hình diễn tiến xấu đi (đối với chế độ).
Chắc chắc là điện Kremlin có những đồng minh trong chính quyền Loukachenko, họ sẽ thúc đẩy những người này có một ảnh hưởng lớn hơn, thậm chí giành lấy quyền lãnh đạo, nếu như Loukachenko không còn làm chủ được tình hình nữa. Trong những ngày tới, chúng ta sẽ thấy rõ hơn tương quan lực lượng trong dân chúng, cũng như trong thượng tầng chính quyền Belarus. »
Sau khi kêu gọi tổng thống Loukachenko từ bỏ quyền lực, nhà đối lập Svetlana Tsikhanovskaïa đã tuyên bố sẵn sàng lên lãnh đạo đất nước. Nhưng liệu Matxcơva có sẵn sàng chấp nhận nhà đối lập này làm nguyên thủ quốc gia của nước Belarus láng giềng ? Giáo sư Drweski tỏ vẻ dè dặt :
« Tôi không biết rõ về những mối liên hệ cũng như về những giới thân cận của nhà đối lập này, nhưng tôi không tin là Tsikhanovskaïa sẽ được Matxcơva chấp nhận, trừ phi là trong giới thân cận của bà có những nhân vật có thế lực.
Có những điều khá kỳ lạ, đó là không hiểu tại sao Tsikhanovskaïa lại đang ở Litva. Không thể có chuyện bà trốn sang Litva mà cơ quan mật vụ Belarus không hề hay biết, thậm chí có thể an ninh Belarus đã dàn xếp cuộc đào thoát này. Tình hình nói chung là rất phức tạp, nên tôi không dám có dự đoán nào về tương lai chính trị của nhà đối lập này. Tôi không biết mức độ ủng hộ của người dân đối với Tsikhanovskaïa là như thế nào, cũng như sự ủng hộ của các nước phương Tây đối với bà. Nhưng tôi không nghĩ đây là một ứng viên thật sự có triển vọng lên nắm quyền. Chính bản thân Tsikhanovskaïa
đã nhấn mạnh là bà không khả năng chính trị để cầm quyền, mà chỉ có thể đồng hành với một phong trào không phải do bà khởi xướng. »
Như nhận định của tờ La Croix ngày 16/08/2020, đối diện với cuộc khủng hoảng tại nước láng giềng Belarus, tổng thống Nga Putin có vẻ như đang lâm vào bế tắc, thậm chí đang lo ngại trước tầm mức ngày càng lớn của phong trào phản kháng. Tờ báo trích lời ông Andrei Kortounov, giám đốc Russian Council, một viện nghiên cứu ở Matxcơva : « Thành công của phong trào phản kháng sẽ là một vố đau đối với Nga về mặt chính trị nội bộ. Nếu đường phố mà làm sụp đổ chế độ ở Belarus, một quốc gia anh em thân cận nhất và cũng có cùng tâm lý hậu Xô Viết như Nga, đây là sẽ một mối đe dọa đối với Putin. Những gì xảy ra ở Minsk có thể tái diễn ở Matxcơva ». Tóm lại, hơn bao giờ hết, Putin phải tìm cho ra một kế hoạch B nhằm giải quyết êm thấm cuộc khủng hoảng Belarus.
Nhận thấy nay chỉ có tổng thống Nga là nắm vai trò quyết định trong cuộc khủng hoảng Belarus, ngày 18/08, ba lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu là tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đã kêu gọi ông Putin gây áp lực với tổng thống Loukachenko để tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại với phe đối lập. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu hôm 17/08 cũng đã đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa chính quyền Minsk với phe đối lập để thiết lập một cuộc đối thoại « cởi mở và xây dựng ».
Vấn đề là cho tới nay, điện Kremlin vẫn liên tục cảnh cáo là nước ngoài không nên can thiệp vào chuyện nội bộ Belarus và lên án mọi « áp lực » lên chính quyền của nước Cộng hòa Liên Xô cũ này.
Alexei Navalny: Lãnh đạo đối lập Nga ‘bị đầu độc’
Ông Navalny ngã bệnh trên chuyến bay, một người phát ngôn cho hay.
Nhân vật lãnh đạo đối lập Nga ông Alexei Navalny hiện đang bất tỉnh trong bệnh viện vì nghi bị đầu độc, người phát ngôn của ông cho hay.
Thủ lĩnh đứng đầu phong trào chống tham nhũng ngã bệnh khi đang trên chuyến bay và máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống Omsk, bà Kira Yarmysh cho biết. Bà nói thêm rằng họ nghi ngờ có chất gì đó đã được hòa vào cốc trà của ông.
Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny lại vào tù
Ứng viên cộng sản đối lập Nga ‘tuyệt thực’
Bệnh viện cho biết ông Navalny đang trong tình trạng ổn định nhưng nghiêm trọng.
Ông Nalvany, 44 tuổi. là người chỉ trích mạnh Tổng thống Vladimir Putin.
Hồi tháng Sáu, ông nói cuộc bỏ phiếu về cải cách hiến pháp là “đảo chính” và “vi phạm hiến pháp”. Cải cách hiến pháp này cho phép ông Putin giữ chức tổng thống thêm hai nhiệm kỳ.
Lãnh đạo đối lập Nga bị tạm giữ
Thủ lĩnh đối lập Nga bị tù giam
Người phát ngôn của ông Navalny nói gì?
Kira Yarmysh, thư ký báo chí của Quỹ Chống Tham nhũng (Anti-Corruption Foundation), do ông Navalny thành lập năm 2011, viết trên Twitter: “Sáng nay ông Nalvany đang từ Tomsk trở về Moscow.”
“Trên chuyến bay, ông đổ bệnh. Máy bay đã hạ cánh khẩn cấp xuống Omsk. Alexei bị đầu độc. Ngay lúc này chúng tôi đang tới bệnh viện.”
Bà viết thêm: “Tôi nghi rằng Alexei bị đầu độc vì chất gì đó được hòa vào trà của ông. Đó là thứ duy nhất ông ấy uống sáng nay. “
“Các bác sỹ nói chất độc ngấm nhanh hơn trong chất lỏng nóng. Hiện giờ Alexei đang bất tỉnh”.
Bà Yarmysh sau đó tweet rằng ông Navalny đang phải dùng máy thở và đang hôn mê.
Bà nói các bác sỹ ban đầu sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin, nhưng giờ đây họ nói các xét nghiệm đầu độc đã bị hoãn và họ “rõ ràng là đang mua thời gian, và không tiết lộ những gì họ biết.”
Bệnh viện hiện đang đầy cảnh sát, bà nói.
Các nguồn khác tại hiện trường nói gì?
Hãng tin Nga Tass trích lời một nguồn tin ở Bệnh viện Cấp cứu Oms : “Alexei Anatolyevich Navalny, sinh năm 1976. Cấp cứu đầu độc.”
Tuy nhiên, bác sỹ viện phó bệnh viện này sau đó lại nói với báo giới rằng hiện chưa rõ liệu ông Navalny có bị đầu độc không.
BS Anatoly Kalinichenko nói ông Navalny đang trong tình trạng ổn định nhưng nguy cấp, và không bình luận về khả năng tính mạng ông bị đe dọa.
Các hình ảnh video trên mạng xã hội cho thấy ông Navalny được đưa vào xe cấp cứu trên cáng từ đường bay.
Các video khác dường như cho thấy ông Navalny đang đau đớn trên chuyến bay.
Hành khách Pavel Lebedev nói: “Lúc bắt đầu chuyến bay ông ấy đi vệ sinh và không quay lại [ghế ngồi]. Ông ấy bắt đầu cảm thấy rất đau. Họ phải vật lộn để đưa ông ấy quay lại chỗ và ông ấy kêu thét vì đau quá.”
Một ảnh khác trên mạng xã hội được cho là ảnh ông Nalvany uống từ một chiếc cốc ở quán cà phê tại sân bay Tomsk.
Hãng tin Interfax nói chủ quán cà phê đang kiểm tra hình ảnh CCTV để xem có bằng chứng gì không.
Alexei Navalny là ai?
Tên tuổi của ông nổi lên nhờ việc phát hiện các vụ tham nhũng, gọi đảng Liên hiệp Nga của Tổng thống Putin là “đảng của những kẻ đầu trộm đuôi cướp”. Ông đã bị bỏ tù vài lần.
Năm 2011 ông bị bắt và bỏ tù 15 ngày sau các cuộc biểu tình phản đối gian lận bầu cử của đảng Liên hiệp Nga trong các cuộc bầu cử quốc hội.
Ông bị bỏ tù trong một thời gian ngắn tháng 7/2013 vì các cáo buộc biển thủ công quỹ, những cáo buộc mà ông bác bỏ và nói chúng mang tính chính trị.
Ông tìm cách ra ứng cử trong bầu cử tổng thống năm 2018 nhưng bị cấm vì từng bị kết án gian lận trước đây trong một vụ án mà theo ông là mang tính chính trị.
Ông Nalvany cũng bị giam 30 ngày tháng 7/2019 sau khi kêu gọi biểu tình trái phép.
Ông bị ốm trong thời gian ở tù lần đó. Các bác sỹ chẩn đoán ông mắc bệnh “viêm da do tiếp xúc” nhưng ông nói ông chưa bao giờ bị dị ứng nặng, và bác sỹ riêng của ông cho rằng ông có thể bị tiếp xúc với “chất độc nào đó”. Ông Nalvany cũng nói ông tin rằng ông đã bị đầu độc.
Ông Navalny cũng bị bỏng hóa chất nặng ở mắt phải năm 2017 sau khi ông bị tạt thuốc khử trùng.
Năm ngoái, tổ chức Quỹ Chống Tham nhũng của ông chính thức bị tuyên bố là ‘cơ quan nước ngoài’. Điều này cho phép nhà chức trách được quyền kiểm tra tổ chức này nhiều hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53847986
Nhà khoa học Nga: Covid-19 thực sự ‘có mắt’,
chọn đối tượng để lây
Tâm Thanh
Năm 2003, khi dịch bệnh virus SARS lây lan ở Trung Quốc, tạp chí “Life and Safety” của Nga đã xuất bản một bài báo có tựa đề “SARS-Không chỉ là một loại vi-rút”. Tác giả bài báo là Gubanov B. B., một viện sĩ tại Viện Sinh thái Xã hội Quốc tế Nga.
Thông qua một loạt các thí nghiệm, ông Gubanov đã đi đến một kết luận khoa học độc đáo và đặc biệt:
“Virus thực chất là một loại vi khuẩn có chứa thông điệp tinh thần và đạo đức, nó bao hàm cả phương diện tinh thần và phương diện sinh học. Những gì con người chúng ta hiểu được chỉ là khía cạnh sinh học của virus, nó chỉ chiếm một phần nhỏ của virus này. Vì vậy, y học hiện đại chỉ đang cố gắng điều trị phía mặt sinh học của virus chứ không phải loại bỏ tận gốc virus”.
Thông qua nghiên cứu về sự sản sinh và lây truyền virus gây bệnh AIDS, viêm gan, SARS và các loại virus khác, họ đã phát hiện ra rằng virus có thể được sản sinh và phát triển một cách tự chủ trong một cơ thể khỏe mạnh, mà nhiều người trong số họ lại không tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
Về vấn đề này, nhiều người có thể có liên tưởng rằng: Những người hay bị cảm lạnh, chỉ cần gió thổi một chút là chảy nước mũi; hay trong lúc vô tình chỉ cần nhìn một cái vào mắt bệnh nhân bị đau mắt đỏ, là bản thân có thể lập tức bị mắc bệnh; còn bệnh ung thư, phẫu thuật lấy hết khối u, nhưng nó lại có thể di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Sao bệnh lại có thể dễ dàng lây lan như vậy?
Ông Gubanov đã chỉ ra rằng: “Bộ não con người khi hoạt động có thể tạo ra một thể tư duy hữu hình”, mà cái thể tư duy hữu hình này lại có khả năng phân biệt tốt và xấu, thiện và ác”.
Ông Gubanov đi đến kết luận: “Bất kỳ căn bệnh nào cũng trước hết là kết quả của sự xuống cấp về tinh thần và đạo đức của người bệnh, sau đó mới đến sự tổn thương vỏ ngoài của người bệnh. Nếu cơ thể và tâm trí của một người lành mạnh, nếu cơ thể con người luôn có thể phát ra một “thể tư duy hữu hình” tích cực, thì khi virus tiếp cận cơ thể người đó, virus sẽ ngay lập tức bị đánh bại khiến người đó duy trì được thể trạng khỏe mạnh”.
“Trái lại, những người thường phát ra “thể tư duy hữu hình” tiêu cực không đứng đắn, chính là những người thường phát ra bức xạ não sai lệch, thì virus rất dễ dàng bám lên cơ thể người. Ngay cả khi người mang virus đi ngang qua anh ta, hoặc chỉ để ý đến anh ta, anh ta đã có thể nhiễm virus. Cái này được gọi là “sự thu hút tình cờ” của virus trên cơ thể người”.
Sau khi nghiên cứu, học giả nước ngoài này cũng phát hiện ra rằng, khi tư duy của một người có vấn đề, sẽ có những thay đổi tương ứng trong lớp năng lượng xung quanh cơ thể anh ta. Cũng giống như khi mọi người bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, đó là do “thể tư duy hữu hình” của người đó không thiện lành, khiến lớp năng lượng xung quanh cơ thể ở phần nửa trên bên trái cơ thể bị tổn thương, từ đó virus có thể dễ dàng xâm nhập.
Kể từ khi bùng phát tại Vũ Hán, Covid-19 đã lan ra toàn cầu. Số người tử vong do bệnh này đã vượt quá số người chết do dịch SARS năm 2003. Câu hỏi đặt ra là, virus này có khả năng “tư duy” không? Liệu nó “có mắt” hay không? Đối tượng lây nhiễm có phải đã được lựa chọn trước hay không?
Theo Đường Địch, Secret China
Tâm Thanh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-khoa-hoc-nga-covid-19-thuc-su-co-mat-chon-doi-tuong-de-lay.html
UAE có thể mua được máy bay phản lực F-35
bên lề thỏa thuận hòa bình với Israel
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Tư (19/8), một nguồn tin trong cuộc cho biết Hoa Kỳ đang để mắt đến việc bán chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong một thỏa thuận phụ từ đề nghị của UAE với Israel.
Một giao dịch, có thể làm giảm lợi thế quân sự của Israel ở Trung Đông, sẽ diễn ra sau khi Israel và UAE cho biết hồi tuần trước rằng họ sẽ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và xây dựng một mối quan hệ mới theo một thỏa thuận mà Tổng thống Trump đứng ra làm trung gian.
Tại một cuộc họp báo vào hôm thứ Tư (19/8), tổng thống Trump cho biết UAE quan tâm đến việc mua chiến đấu cơ F-35 của Lockheed Martin, từng được Israel sử dụng trong thực chiến. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, với lý do cần duy trì ưu thế quân sự của Israel trong khu vực, tuyên bố vào hôm thứ Ba rằng đất nước của ông sẽ phản đối bất kỳ giao dịch bán F-35 nào của Hoa Kỳ cho UAE.
Mọi thỏa thuận mua bán F-35 đều có thể mất nhiều năm để đàm phán và chuyển giao, giúp chính quyền tổng thống mới của Hoa Kỳ có nhiều thời gian để tạm dừng thương vụ. Ba Lan, khách hàng F-35 gần đây nhất, mua 32 chiếc, nhưng sẽ không nhận được đợt giao hàng đầu tiên cho đến năm 2024.
Bất kỳ giao dịch nào cũng cần được Quốc hội phê duyệt. Nguồn tin trong ngành cho biết việc bán máy bay phản lực tiềm năng được sắp xếp với sự giúp đỡ của cố vấn cao cấp kiêm con rể Jared Kushner của tổng thống Trump. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uae-co-the-mua-duoc-may-bay-phan-luc-f-35-ben-le-thoa-thuan-hoa-binh-voi-israel/
Ả Rập Xê Út: Chỉ bình thường hóa quan hệ
với Israel, nếu Palestine độc lập
Trọng Thành
Nỗ lực của chính quyền Trump thúc đẩy cường quốc vùng Vịnh Ả Rập Xê Út bình thường hóa quan hệ với Israel, không tính đến quyền lợi của người Palestine, đã không đạt kết quả. Hôm qua, 19/08/2020, chính quyền Ả Rập Xê Út chính thức khẳng định việc bình thường hóa quan hệ song phương chỉ diễn ra, với điều kiện có một Nhà nước Palestine độc lập.
Trong một cuộc họp báo tại Berlin, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, ông Fayçal Ben Farhane, tuyên bố : « Cần phải có hòa bình giữa Israel và Palestine, dựa trên các cơ sở quốc tế được công nhận. (…) Một khi điều đó đạt được, thì mọi thứ mới một lần nữa có thể thay đổi ». « Các cơ sở quốc tế được công nhận » chính là kế hoạch hòa bình năm 2002 của khối các nước Ả Rập, do Ả Rập Xê Út và một số thành viên khác của Liên Đoàn Ả Rập chủ trương, nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine. Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cũng lên án việc Israel sáp nhập « trái phép » đất đai của người Palestine.
Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út lên tiếng về chủ đề này, sau thỏa thuận được đánh giá là lịch sử giữa Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hồi tuần trước, được Hoa Kỳ bảo trợ, mở ra viễn
cảnh tái lập quan hệ bang giao giữa hai nước. Khi chính thức tái khẳng định lập trường truyền thống này, Ryad đã khẳng định khoảng cách rõ ràng với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Theo giới quan sát, nếu như Ả Rập Xê Út và Israel có thúc đẩy các hợp tác song phương, thì các hoạt động này sẽ phải nằm trong vòng bí mật.
Với quyết định bình thường hóa quan hệ với Israel, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất ngày càng khẳng định vị thế độc lập với cường quốc láng giềng hùng mạnh. Kể từ giờ, Bahrein và Oman, các vương quốc vùng Vịnh khác bị đặt vào thế phải quyết định chọn bên, theo Ả Rập Xê Út hay theo Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Cũng hôm qua, theo Reuters, tổng thống Donald Trump tuyên bố chờ đợi Ả Rập Xê Út cũng làm tương tự như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, chấp nhận thỏa thuận hòa bình với Israel.
Liệu có thể hy vọng gì
ở Diễn đàn An ninh Khu vực sắp tới
Đinh Kim Thành
Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 tới đây tại Hà Nội được hy vọng là một cơ hội cho các nước ASEAN và Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, dù vẫn còn những dè dặt từ các nước trong khu vực.
Diễn đàn Khu vực ASEAN là nơi nhóm họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác toàn cầu then chốt, là sự kiện đặc biệt quan trọng tới mức những nhà ngoại giao hàng đầu của các cường quốc khó có thể bỏ lỡ sự kiện này, bất chấp các cuộc khủng hoảng trong nước đang nghiêm trọng thế nào.
Bên cạnh Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, đại diện từ 17 nước ngoài ASEAN đã tham dự ARF 2019 tại Thái Lan. Rất nhiều lần tại ARF, người ta chứng kiến không ít tranh cãi ngoại giao gay gắt. ARF 2020 dự kiến diễn ra vào tuần trước, song buộc phải hoãn lại tới tháng 9 vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) lại bất ngờ bùng lên ở nước đăng cai tổ chức là Việt Nam.
Nếu ARF có thể diễn ra như kế hoạch mới vào tháng 9, những sự kiện kịch tính có thể sẽ không chỉ diễn ra trong cuộc gặp giữa Mike Pompeo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, mà còn có thể xuất hiện tại các cuộc thảo luận của ASEAN về tầm quan trọng của UNCLOS cũng như phán quyết mà Toà Trọng tài đưa ra vào năm 2016. Và đó cũng là cơ hội để các nước ASEAN có thể thúc đẩy việc đàm phán để có một bản COC thực chất, hiệu quả để có thể góp phần kiềm chế các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Bất chấp đại dịch COVID-19, Trung Quốc thời gian qua đã đẩy mạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình nhằm củng cố các yêu sách và sự kiểm soát khu vực Biển Đông. Trong số những hành vi quá đáng của Bắc Kinh phải kể đến việc Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước Indonesia, Việt Nam và Malaysia, vi phạm một cách trắng trợn quy định của UNCLOS 1982.
Bị lấn át về quân sự, và mong muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh, các nước này đã chống đối những sự xâm phạm này của Trung Quốc nhưng vẫn còn rất hạn chế. Cuộc khủng hoảng COVID-19 lại càng củng cố tư tưởng này. Indonesia, Malaysia và Philippines đang hợp tác với Trung Quốc để ứng phó với đại dịch. Các mối quan hệ đang được củng cố khi các nước tìm cách khôi phục nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, một sự tiến triển liên quan đến vấn đề Biển Đông đã xuất hiện từ cuối năm ngoái với một tư tưởng rõ ràng rằng ngoài Trung Quốc, các nhân tố quan trọng khác cũng đang hành động theo một sự nhận thức chung về luật pháp quốc tế.
Philippines và, trong nửa cuối năm ngoái, là Việt Nam, Indonesia và Malaysia, đã thông qua hàng loạt công hàm ngoại giao đệ trình lên Liên hợp quốc (LHQ) để bày tỏ rõ ràng rằng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực của LHQ chống lại Trung Quốc là một lời diễn giải chính thức của luật pháp và rằng các quyền hàng hải mà Trung Quốc đòi hỏi ở Biển Đông đi ngược lại Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Tương tự, Mỹ cũng đệ trình một công hàm lên LHQ hồi đầu tháng 6 vừa qua để phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc, mặc dù vẫn giữ im lặng trong vấn đề là liệu Trung Quốc có thể có quyền tuyên bố một EEZ từ các đảo nhỏ ở Biển Đông. Điều này đã thay đổi vào tháng trước khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra một tuyên bố công khai, trong đó khẳng định lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông là đồng nhất với phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Việc Pompeo chính thức công nhận phán quyết này mang tính tích cực đối với các nước Đông Nam Á vì một số lý do sau:
Thứ nhất, sự công nhận này giúp các quốc gia Đông Nam Á yên lòng rằng Mỹ vẫn còn quan tâm đến các quyền về kinh tế của họ, dù tất cả họ đều biết rằng những tuyên bố của Pompeo này xuất phát từ chính sự leo thang thù địch trong quan hệ Mỹ-Trung.
Thứ hai, những hành động phù hợp với sự phán xử của Tòa Trọng tài năm 2016 luôn có tính hợp pháp lớn hơn, và sẽ củng cố sự ủng hộ dành cho các nỗ lực song phương và đa phương nhằm bảo vệ một trật tự dựa trên các quy tắc của luật quốc tế.
Thứ ba, các tuyên bố mới đây của Mỹ hỗ trợ việc phản bác lại những câu chuyện bịa đặt của Trung Quốc.
Cuối cùng, những diễn biến gần đây đã mở đường cho những hành động mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc, trong đó có thể bao gồm các lệnh trừng phạt. Một ngày sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Thứ trưởng phụ trách Văn phòng các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell đã nhắm vào các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Công ty Xây dựng Thông Tin Liên lạc Trung Quốc (CCCC), vốn chỉ đạo việc nạo vét để xây dựng các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), vốn đang xâm phạm các quyền chủ quyền tại các vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển với hàng loạt hoạt động khảo sát trái phép của mình.
Khi được hỏi rằng liệu Mỹ có tính đến các lệnh trừng phạt với các quan chức hoặc các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có liên quan đến các hành vi áp bức ở Biển Đông hay không, ông Stilwell trả lời rằng “không có điều gì là chưa được đưa ra thảo luận cả”.
Mặc dù ngầm ủng hộ, nhưng phản ứng của Đông Nam Á với các tuyên bố mới đây của Mỹ vẫn khá dè dặt. Việt Nam và Malaysia ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp trong hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Philippines thì kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết 2016 của Tòa Trọng tài.
Một tuần sau tuyên bố của ông Pompeo, Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ với Mỹ nhằm tăng cường năng lực quản lý các ngư trường và áp đặt thực thi luật của Việt Nam. Cho đến nay, Philippines và Indonesia là những quốc gia Đông Nam Á duy nhất viện dẫn phán quyết của tòa đối với các quyền khai thác tài nguyên.
Từ ngày 3-6/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liên tục điện đàm với người đồng cấp 6 nước ASEAN. Trong tất cả các cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Pompeo đều đề cập tới vấn đề Biển Đông và khẳng định lập trường của Mỹ là các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông hoàn toàn vô giá trị về mặt luật pháp, đồng thời yêu cầu các nước ASEAN đồng tình với quan điểm này của Washington.
Ngày 4/8, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương David Stilwell đã tiến hành phiên họp trực tuyến với các quan chức cấp cao của một số nước thành viên ASEAN. Ông Stilwell cho biết có khả năng Mỹ sẽ trừng phạt Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Sau phiên họp này, Mỹ tiếp tục nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cho biết các nước tham gia phiên họp đều xác nhận tầm quan trọng của việc giải quyết các xung đột dựa trên luật pháp quốc tế.
Thế nhưng, truyền thông nhà nước Việt Nam, nước Chủ tịch ASEAN, chỉ đưa tin rằng chủ đề chính của cuộc họp Mỹ- ASEAN là nhằm đối phó với dịch COVID-19 mà không đả động gì đến phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016. Một nguồn tin ngoại giao lý giải cho hành động này là vì “khó có thể dùng những lời lẽ có thể dẫn đến kích động quá độ Trung Quốc”.
Một số nguồn tin ngoại giao ASEAN cho biết mặc dù một số nước ASEAN bất mãn với các hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông, tuy nhiên ASEAN vẫn phải giữ thái độ trung lập vì muốn ưu tiên hồi phục xã hội và nền kinh tế đang chịu nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Với những gì đang diễn ra ở Biển Đông, ARF sắp tới, vì vậy, có thể coi là một cơ hội nữa để các nước ASEAN vốn bị Trung Quốc cưỡng bức và đe doạ trên biển Đông.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-hope-in-upcoming-arf-08192020175952.html
Nhật Bản đề nghị TQ chấm dứt
các hoạt động quanh quần đảo tranh chấp
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono nói với Đại sứ Trung Quốc rằng Trung Quốc cần ngừng các hoạt động quanh quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông.
Đài NHK đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đã nói với Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Khổng Huyễn Hựu rằng Trung Quốc cần ngừng các hoạt động quanh quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Nội dung trên được đề cập trong cuộc gặp song phương kéo dài 40 phút tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Theo NHK, Bộ trưởng Kono bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động của Trung Quốc tại vùng biển này. Tháng trước, Nhật Bản cáo buộc các tàu của Trung Quốc liên tiếp xâm phạm lãnh hải nước này quanh quần đảo Senkaku.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định quần đảo trên là lãnh thổ của mình và nước này có quyền tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật tại khu vực này.
Ngày 31/7 vừa qua, hãng tin Kyodo dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết hai nước đã nhất trí đàm phán cấp chuyên viên về an ninh hàng hải “vào thời điểm thích hợp” sau khi đại dịch COVID-19 qua đi. Trong cuộc trao đổi trực tuyến, các quan chức ngoại giao cấp cao hai nước “khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc” về tình hình trên Biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ, nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này, đẩy quan hệ song phương vào trạng thái căng thẳng trong nhiều năm qua.
Quan hệ song phương đạt một số tiến triển tích cực để chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping). Tuy nhiên, sau khi chuyến thăm này bị hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình tại khu vực tranh chấp có dấu hiệu phức tạp trở lại.
Nhật Bản cố thoát thế kẹt
khi quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng
Mai Vân
Nhân dịp Nhật Bản đánh dấu 75 năm ngày đầu hàng Đồng Minh (15/08/1945 – 15/08/2020), trong bài phân tích ở trang quốc tế mang tựa đề “Nhật Bản phân vân giữa lòng trung thành với Washington và nỗi sợ Bắc Kinh”, nhật báo Pháp Le Monde ngày 20/08 đã nêu bật tình thế tế nhị của Tokyo hiện nay.
Thực vậy, Nhật Bản đang càng lúc càng lo ngại trước tình trạng căng thẳng giữa đồng minh Mỹ mà Nhật Bản lệ thuộc hoàn toàn về mặt an ninh, và một láng giềng Trung Quốc đang ngày càng bị coi là một mối đe dọa.
Theo tác giả bài viết, Philippe Pons, một nhà báo kỳ cựu chuyên trách khu vực Đông Bắc Á: “Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cộng thêm với các hành động đàn áp của Bắc Kinh ở Hồng Kông và nguy cơ va chạm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi mà tàu chiến Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên đối mặt nhau, đã nhắc nhở Nhật Bản về tình thế đầy mâu thuẫn của họ”.
Ngay từ 1949, Nhật Bản đã xem Trung Quốc là một thị trường
Là nước thua trận vào năm 1945, Nhật Bản phải phục tùng kẻ chiến thắng, nhưng cũng đã biết rút tỉa được lợi ích của tình trạng được Mỹ bảo đảm về an ninh để xây dựng sự phồn thịnh và giành lại một chỗ đứng trên chính trường quốc tế.
Cho dù hiệp định an ninh Mỹ-Nhật có hai mục tiêu: Đề phòng một sự tấn công của Liên Xô vào Nhật Bản và ngăn chặn Trung Quốc. Thế nhưng, ngay từ năm 1949, Nhật Bản đã xem Trung Quốc là một thị trường, và trong một thời gian dài, đã tách biệt kinh tế ra khỏi chính trị, cố gác qua một bên những chủ đề gây mích lòng, để có thể thu lợi về kinh tế.
Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc thế giới, và lộ rõ tham vọng bá quyền, thế nhưng Tokyo, từng phản ứng rất thận trọng sau vụ thảm sát Thiên An Môn (1989), vẫn chỉ lấy làm tiếc về chiến dịch đàn áp tại Hồng Kông, phớt lờ số phận người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và cũng không dám đi
xa hơn là việc dời lại chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến vào tháng 4, vốn đã phải hoãn lại vì dịch Covid-19.
Akihiko Tanaka, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chính Trị Tokyo giải thích: “Nhật Bản không có vị thế để đối đầu với Trung Quốc và hành xử như đồng minh Mỹ hay Châu Âu”.
Theo Le Monde, căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến cho đường lối không làm mích lòng ai của Tokyo khó có thể tiếp tục.
Robert Dujarric, nhà nghiên cứu thuộc Viện Châu Á Đương Đại của Đại Học Temple ở Tokyo cho rằng lập trường đứng lùi về phía sau của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung “sẽ ngày càng khó giữ nếu quan hệ Bắc Kinh – Washington tiếp tục xấu đi”.
Thế kẹt của Nhật Bản trong cục diện mới
Đối với Le Monde, trong trung hạn, không có kịch bản nào có thể làm Nhật hoàn toàn hài lòng. Nếu Mỹ không dấn thân nữa, Tokyo sẽ lâm vào cảnh một mình đối mặt Trung Quốc. Nhưng khả năng Washington hữu hảo trở lại với Bắc Kinh cũng không mấy được hoan nghênh, vì Tokyo sẽ thua thiệt. Còn nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra thì Nhật (và Hàn Quốc) sẽ là mục tiêu đầu tiên vì có các căn cứ Mỹ trên lãnh thổ.
Theo nhận định của nhà chính trị học Masayuki Tadokoro, Đại Học Keio ở Tokyo thì sớm muộn gì Nhật cũng phải xét lại vấn đề an ninh, với hai lựa chọn: “Sửa đổi Hiến Pháp để Nhật có được một sức mạnh quân sự răn đe hay chấp nhận thế bá quyền của Trung Quốc trong vùng”. Vấn đề, theo chuyên gia này, là “cả hai lựa chọn, vào lúc này, đều không được đa số người Nhật chấp nhận.”
Để tránh phải đi đến kết cục vừa kể, Nhật Bản đang cố tăng cường ảnh hưởng khu vực và trên thế giới bằng cách gia tăng các quan hệ đối tác và cho thấy mình là một trụ cột cho dân chủ tự do và đa phương.
Tại Đông Nam Á, đường lối này đã giúp Nhật trở nên một đối tác đáng tin cậy (khác với Trung Quốc và cả Mỹ). Nhưng Tokyo đã không thành công tại Đông Bắc Á, đặc biệt là ở nước láng giềng và đồng minh Hàn Quốc, nơi mà những vấn đề lịch sử có từ thời Nhật đô hộ Triều Tiên vẫn được chính quyền Seoul khuấy động vì những lý do chính trị nội bộ.
Quá khứ đó đã đầu độc quan hệ giữa hai nước gần gũi về mặt địa lý và văn hóa, gắn kết với nhau bằng một hiệp định phòng thủ 3 bên dưới trướng của Mỹ, đồng thời tác hại đến tham vọng của Nhật muốn liên kết các nước dân chủ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương để làm đối trọng với “Con Đường Tơ Lụa Mới” của Trung Quốc.
Virus corona : Hàn Quốc có nguy cơ
bị đợt dịch thứ hai, với 300 ca mới
Thụy My
Theo hãng tin Yonhap hôm nay 20/08/2020, số ca dương tính mới với virus corona tại Hàn Quốc đã tăng vọt ở mức ba con số trong bảy ngày liên tiếp, chủ yếu liên quan đến một giáo phái ở Seoul, gây lo ngại một đợt dịch thứ hai.
Hôm nay, Hàn Quốc có thêm 288 người bị lây nhiễm, nâng tổng số các ca dương tính với Covid-19 lên 16.346. Con số này thấp hơn đôi chút so với 297 ca hôm qua, nhưng đây là ngày thứ bảy liên tiếp số người nhiễm mới lên đến đơn vị hàng trăm. Tổng cộng trong tuần có trên 5.000 ca dương tính.
Thứ trưởng Y Tế Kim Gang Lip nhận định, tuần này là thời điểm quan trọng để đánh giá xem Hàn Quốc có đang đối mặt với một đợt dịch thứ hai hay không. Nguy cơ lây nhiễm tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận hiện cao hơn bao giờ hết.
Ổ dịch lớn nhất là từ giáo hội Sarang Jeil ở phía bắc Seoul với 676 ca tính đến trưa hôm nay. Trước đó, vào tháng Hai và tháng Ba, đã có trên 5.000 ca liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji). Chính quyền kêu gọi những người tham dự các cuộc tụ họp hôm 15/08 đi xét nghiệm, cho dù không có triệu chứng. Kể từ ngày 03/01 đến nay, Hàn Quốc đã thực hiện 1.734.083 xét nghiệm.
Cơ quan y tế tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội tại Seoul và vùng phụ cận, nâng lên mức độ 2 (có 3 cấp độ cảnh báo). Trong vòng hai tuần lễ, cấm tụ tập đến 50 người trong nhà và 100 người nếu ở ngoài trời ; công dân được khuyến cáo tránh ra khỏi nhà trừ những trường hợp cần thiết.
Ngoài đại đô thị Seoul, các ca nhiễm mới còn xuất hiện tại 15 tỉnh thành khác. Cho đến nay tại Hàn Quốc có 307 trường hợp tử vong vì Covid, đạt tỉ lệ 1,88%.
Ấn Độ vượt kỷ lục với gần 70.000 ca dương tính một ngày
Còn tại Ấn Độ hôm nay ghi nhận thêm 69.672 ca dương tính với virus corona trong ngày, kỷ lục này đã nâng tổng số người bị nhiễm lên 2,84 triệu. Cho đến nay đã có 53.886 người tử vong vì Covid tại Ấn Độ, trong đó 997 người chết chỉ trong vòng 24 giờ qua. Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch corona đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Brazil.
Thiên tai, cấm vận, dịch bệnh
gây thiếu ăn ở Bắc Triều Tiên ?
Thu Hằng
Tại Bắc Triều Tiên, nuôi chó trong nhà giờ bị coi là biểu tượng cho « xu hướng thối nát của hệ tư tưởng tư sản », một « hình thức suy đồi » của phương Tây. Từ tháng 07/2020, tất cả những gia đình có chó, mèo trong nhà phải giao nộp cho các vườn thú của Nhà nước hoặc các nhà hàng để giết thịt. Tuy nhiên, lý do thực được New York Post và Daily Mail, trích từ nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo, là do Bắc Triều Tiên thiếu lương thực.
Theo một báo cáo được bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ công bố ngày 13/08/2020, tình trạng « mất an ninh lương thực » tác động đến 59,8% (15,3 triệu) người dân Bắc Triều Tiên, cao hơn 57,3% so với năm 2019 (tăng thêm 700.000 người). Theo tiêu chuẩn, những người không có đủ 2.100 calori/ngày bị coi là « mất an ninh lương thực ».
Thực ra, ngay từ tháng 06/2020, một báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã báo động về nguy cơ thiếu lương thực ở Bắc Triều Tiên, dù tình trạng này vẫn tồn tại dai dẳng từ những năm 1990. Trong một thông cáo, ông Tomas Ojea Quintana cho biết « ngày càng có nhiều gia đình Bắc Triều Tiên chỉ ăn hai bữa mỗi ngày, hoặc chỉ ăn ngô và rất nhiều người bị đói ». Số người vô gia cư tại các thành phố ở Bắc Triều Tiên dường như cũng tăng, trong đó có rất nhiều trẻ em nghèo và không có nơi ở cố định (kotjebi) ; giá thuốc cũng tăng chóng mặt.
Tình hình nhân đạo tại Bắc Triều Tiên vẫn « rất đáng quan ngại », theo phát biểu của bà Elisabeth Byrs, phát ngôn viên của tổ chức Chương trình Lương thực Thế giới (PAM), trong một buổi họp báo tháng 06/2020 : 40% người dân Bắc Triều Tiên (khoảng 10 triệu người) luôn cần hỗ trợ nhân đạo. Tình trạng suy dinh dưỡng, không những « vẫn tồn tại » mà còn « lan rộng » : Khoảng 10% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân và khoảng 20% bị chậm tăng trưởng.
Đói vì bị trừng phạt, chống dịch và lũ lụt
Bắc Triều Tiên vẫn bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt cho đến ngày 04/02/2021 vì phát triển vũ khí hạt nhân. Trao đổi kinh tế giữa hai miền Triều Tiên đã giảm 1.000 lần chỉ trong vòng 5 năm, từ 2,4 tỉ euro vào tháng 05/2015, xuống còn 3,1 triệu euro vào tháng 05/2020. Nguồn thu gần 89 triệu euro hàng năm từ khu công nghiệp Kaesong cũng bị mất do chính quyền Bình Nhưỡng đóng cửa vào năm 2016.
Để lách trừng phạt, Bắc Triều Tiên chuyển sang buôn lậu và tin tặc. Theo thẩm định của Mỹ, được trang Bloomberg trích dẫn, hoạt động tin tặc đã mang về cho Bình Nhưỡng khoảng 1,8 tỉ euro trong năm 2019.
Cũng do các lệnh trừng phạt, trao đổi thương mại giữa Bắc Triều Tiên và đối tác chính Trung Quốc cũng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng này thêm trầm trọng kể từ khi Bình Nhưỡng quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào tháng 01/2020 để phòng dịch Covid-19. Tổng trao đổi thương mại đã giảm 90% vào tháng 03 và 04/2020 so với cùng kỳ năm trước.
Cũng vì « ngại » trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, cứu trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên cũng giảm đi. Hàn Quốc là một ví dụ : Seoul từng gửi khoảng 2,6 tỉ euro từ năm 1995, nhưng trong giai đoạn 2017 đến 2019, số tiền này chỉ còn khoảng 1/5 (26 triệu euro). Tuy nhiên, dù không nằm trong các biện pháp bị cấm, nhưng tất cả các dự án trợ giúp nhân đạo cho Bắc Triều Tiên đều phải được Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh.
Tình trạng khẩn cấp « mất an ninh lương thực » và y tế tại Bắc Triều Tiên phần nào được thể hiện qua một loạt chương trình nhân đạo được Liên Hiệp Quốc cấp phép trong tháng 07 và 08/2020 : UNICEF gửi 758.920 đô la trang thiết bị y tế để điều trị bệnh nhân mắc lao và sốt rét trong bối cảnh dịch Covid-19 ; Hàn Quốc tặng PAM 10 triệu đô la để cung cấp lương thực cho phụ nữ và trẻ em Bắc Triều Tiên ; Pháp tặng 230.000 đô la cho hai tổ chức phi chính phủ Triangle Génération Humanitaire (TGH) và Première Urgence Internationale (PUI) để mua thêm cá và rau cho 70.000 người Bắc Triều Tiên, đặc
biệt là trẻ em ; tổ chức Medical Aid for Children (MAC) của Hàn Quốc được cấp phép đến 13/02/2021 để cung cấp dụng cụ y tế cải thiện sức khỏe răng miệng và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ ở Bắc Triều Tiên…
Ngoài dịch Covid-19, Bắc Triều Tiên còn phải đối phó với thiên tai. Mưa lớn làm ngập một phần cơ sở hạt nhân Yongbyon, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Nhiều khu vực sản xuất lúa gạo ở miền nam cũng bị ngập lụt. Theo một số cơ quan truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên, được Yonhap trích dẫn ngày 14/08, tổng cộng 39.296 héc-ta hoa mầu đã bị hỏng do ngập lụt, ít nhất 16.680 ngôi nhà và 630 công trình công cộng bị ngập hoặc bị hư hại trên khắp nước, rất nhiều cây cầu và đường sắt cũng bị hư hỏng.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên từng quyết định mở kho dự trữ ngũ cốc quốc gia để cứu trợ dân làng Taechong-ri, ở tỉnh Bắc Hwanghae, sau chuyến thị sát thiên tai ngày 08/08. Tuy nhiên, Kim Jong Un tuyên bố không nhận hàng cứu trợ từ bên ngoài do lo sợ lây nhiễm virus corona. Ngày 14/08, lãnh đạo Bắc Triều Tiên nhấn mạnh : « Tình hình dịch Covid-19 ngày càng xấu đi trên khắp thế giới thì càng cần phải đóng cửa biên giới và tăng cường các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn và không chấp nhập bất kỳ cứu trợ lũ lụt nào từ bên ngoài ».
Lên gân để quên… đói ?
Vấn đề Bắc Triều Tiên bị gạt sang một bên trong khi cả thế giới quay cuồng chống dịch Covid-19 : Trung Quốc là nơi virus corona xuất phát, Hoa Kỳ bị tác động nặng nhất, trong khi Covid-19 vẫn dai dẳng ở Hàn Quốc.
Phẫn nộ vì không có bất kỳ tiến triển nào sau nhiều hội nghị thượng đỉnh với tổng thống Moon Jae In và Donald Trump, chế độ Bình Nhưỡng dường như hết kiên nhẫn và chuyển sang đe dọa liên tục từ đầu tháng 06/2020 nhằm gây một « cuộc khủng hoảng nhỏ » : Ngày 09/06, đóng toàn bộ các kênh liên lạc về chính trị và quân sự với « kẻ thù » Hàn Quốc ; ngày 16/06, phá nổ văn phòng liên lạc với miền Nam, đặt tại thành phố liên Triều Kaesong…
Theo một báo cáo mật của một nhóm chuyên gia gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 03/08, mà Reuters tham khảo được, Bắc Triều Tiên « vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân, trong đó có việc sản xuất uranium được làm giầu ở cấp độ cao và xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ ». Thậm chí, nhiều nước cho rằng chế độ Bình Nhưỡng « đã phát triển được đầu đạn hạt nhân thu nhỏ » và có thể có khoảng 100 vũ khí hạt nhân ngay trong năm 2020.
Chưa hết, theo một báo cáo hơn 300 trang được quân đội Mỹ công bố vào cuối tháng 07/2020, Bắc Triều Tiên có lẽ có kho trữ vũ khí hóa học lớn thứ ba thế giới, gồm ít nhất 2.500 tấn hóa chất và sinh học.
Kim Jong Un từng cảnh báo Bắc Triều Tiên sẽ không bị các thế lực thù địch bên ngoài đe dọa và sẽ không có chiến tranh khi còn được chương trình vũ khí hạt nhân bảo đảm sự ổn định và tương lai cho nước này. Tuy nhiên, cũng không thể coi thường mối đe dọa từ trong nước khi dân đói và kinh tế kiệt quệ.
(Tổng hợp từ Yonhap, Reuters, Huffington Post, Bloomberg, Les Echos)
Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ
và ảnh hưởng tới Việt Nam
Nguyễn Trường
Một số đại dịch đã làm thay đổi hướng đi của lịch sử. Một số khác lại làm thay đổi bánh xe lịch sử. Vào thế kỷ 14, bệnh dịch hạch đã thay đổi lịch sử châu Âu bằng việc tái sắp xếp trật tự sức mạnh kinh tế, chính trị và tôn giáo lâu đời, ngay cả khi trật tự mới này phải mất hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ, mới lộ rõ. Trong lịch sử gần đây của Trung Quốc, bệnh dịch hạch Mãn Châu vào năm 1910 đã tạo ra một cú hích cuối cùng đối với Nhà Thanh vốn đã suy yếu, khiến Nhà Thanh sụp đổ vào năm sau đó.
Đại dịch COVID-19 sẽ không khiến chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay sụp đổ ngay lập tức. Ngược lại, trong ngắn hạn, đại dịch cũng có thể giúp thắt chặt sự kìm kẹp độc đoán của chế độ đối với người dân Trung Quốc. Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục đảo ngược các chính sách “cải cách và mở cửa” vốn đã mang lại cho Trung Quốc 40 năm thịnh vượng nhất trong lịch sử hiện đại. Với việc đảo ngược các chính sách thành công trước đó, Tập Cận Bình đã làm suy yếu chế độ của ông ít nhất trên 4 khía cạnh: Quản trị đất nước, tăng trưởng kinh tế, gắn kết xã hội, và uy tín quốc tế. Mặc dù chế độ cai trị độc đoán của Tập Cận Bình dường như an toàn vào lúc này, nhưng đại dịch đã đẩy nhanh tất cả 4 xu hướng. Khi áp lực lên Tập Cận Bình gia tăng, ông và những người thân cận dễ có xu hướng hành động thiếu suy nghĩ để bảo vệ quyền lực của họ.
Quản trị đất nước
Từ lúc bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2012, Tập Cận Bình đã không còn trao quyền ra quyết định cho các cơ quan và tổ chức chính phủ, bắt đầu với Quốc vụ viện. Thủ tướng Lý Khắc Cường, người đứng đầu chính phủ trên danh nghĩa, đã bị gạt sang lề, và thay vào đó Tập Cận Bình trao quyền cho các tổ chức của đảng mà ông kiểm soát và cho cá nhân ông.
Ngay cả khi củng cố quyền lực bằng cách cải tổ các thể chế quản trị của Trung Quốc xung quanh mình, Tập Cận Bình cũng bắt đầu sử dụng một công cụ sắc bén hơn rất nhiều: chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này dần chuyển trọng tâm từ theo dõi những hành vi tài chính bất thường và sự suy đồi đạo đức sang kiểm soát tính chính thống về tư tưởng và trên hết là lòng trung thành của các cán bộ đối với Tập Cận Bình. Sự thay đổi trọng tâm này cho thấy rõ rằng về bản chất, chiến dịch này là một cuộc thanh trừng chính trị. Nó trừng phạt những ai cản trở sự thăng tiến của Tập Cận Bình lên vị trí đứng đầu của đảng, loại bỏ những đối thủ tiềm năng, và giải tán các phe phái gây tổn hại tới lợi ích của Tập Cận Bình. Các cơ quan chống tham nhũng có vị trí chắc chắn trong bộ máy quan liêu đảng-nhà nước.
Việc Tập Cận Bình định hình lại các thể chế đảng-nhà nước và các chiến dịch chống tham nhũng đã có tác động mạnh mẽ tới các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như các nhân viên chính phủ. Phong cách cai trị của Tập Cận Bình đã làm chậm quá trình ra quyết định ở mọi cấp trong bộ máy nhà nước và dập tắp những giải pháp chính sách mà các cán bộ gần như thụ động có lẽ từng đề xuất cho các vấn đề chính sách. Trong khi đó, trong bộ máy quan liêu trung ương và các bộ chủ quản, quyền lực ngày càng tập trung vào “ban lãnh đạo cốt lõi”: các quyết định phải đợi Tập Cận Bình và những người thân cận của ông phê chuẩn.
Do vậy, khi dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên ở Vũ Hán vào đầu tháng 1, các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã trì hoãn 2 tuần trước khi áp đặt các biện pháp cách ly hà khắc đối với Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, sau đó là phần lớn Trung Quốc. Sự chậm trễ đã khiến vô số người Trung Quốc (và người nước ngoài) phải đánh đổi bằng mạng sống và nhấn chìm nền kinh tế Trung Quốc và thế giới, cho thấy nhược điểm của quá trình ra quyết định khi chỉ dựa vào một người duy nhất. Nếu các hệ thống cảnh báo được ca tụng của Trung Quốc – vốn được thiết lập sau dịch SARS năm 2003 – thực sự hoạt động, thì đại dịch năm nay có thể được ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu.
Tăng trưởng kinh tế
Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc quay ngược về thời điểm Đặng Tiểu Bình bắt đầu nỗ lực khôi phục nền kinh tế Trung Quốc bằng việc mở cửa cho đầu tư và thương mại nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân. Về lý thuyết, những gì lớn hơn phải tốt hơn, các doanh nghiệp nhà nước (SOE) trong ngành luyện thép, vận tải biển, đóng tàu, và các ngành công nghiệp nặng khác đã được tái kết hợp và sau đó nuốt chửng các công ty nhà nước bé hơn. Khi Chu Dung Cơ rời khỏi vị trí thủ tướng vào năm 2003, ông đã thấy trước con số các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền sở hữu của chính quyền trung trương bị thu hẹp trong 5 năm từ khoảng 180 doanh nghiệp xuống còn khoảng 15 doanh nghiệp, tất cả đều hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc gia như viễn thông và năng lượng. Hiện nay, còn có khoảng 100 “doanh nghiệp nhà nước trung ương”, tổng số đã bị giảm chủ yếu thông qua hoạt động hợp nhất. Dường như có rất ít ý nghĩa kinh tế trong quá trình sụt giảm này: Các doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng hàng triệu người, nhưng chiếm không quá 1/4 sản lượng quốc gia và thu hút 80% tín dụng ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản nếu theo kiểm toán của Big Four (4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới). Bằng việc giành được một số lượng lớn các khoản vay ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước lấn át các công ty tư nhân nhanh nhạy và tạo ra việc làm.
Tuy nhiên, các chính sách công nghiệp của Tập Cận Bình có lẽ ít mang ý nghĩa về kinh tế mà mang tính chính trị nhiều hơn – đó là chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngay cả khi ông ta ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời Tập Cận Bình cũng đã thắt chặt hoạt động kiểm soát đảng ở cả các công ty nhà nước và tư nhân. Trong khu vực nhà nước, trong đó có cả các doanh nghiệp nhà nước ở Hong Kong, các điều lệ thành lập doanh nghiệp đã bị sửa đổi, cho thấy bí thư đảng trong các công ty là người đưa ra quyết định chính. Cấp bậc điều hành của những công ty này đã được cải tổ để những người trung thành với Tập Cận Bình đảm nhận những công việc ở cấp cao nhất. Các giám đốc điều hành cấp cao chính là những đảng viên. Trong khu vực tư nhân, mặc dù ít công khai hơn, nhưng cũng có những thay đổi tương tự, với các đảng bộ hiện được đặt rộng rãi trong cả công ty Trung Quốc lẫn công ty nước ngoài.
Trong số tất cả những mối lo ngại của họ đối với nền kinh tế sau đại dịch, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo lắng nhất về việc làm. Đúng như vậy, vì việc duy trì công ăn việc làm và có thu nhập sẽ quyết định cả sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Các thống kê chính thức cho thấy GDP trong quý đầu tiên đã sụt giảm 6,8%, một con số thấp đến mức nực cười đối với một nền kinh tế mà trong đó hàng trăm triệu người dân thất nghiệp. Lệnh phong tỏa và cách ly ở địa phương trên thực tế khiến hầu hết mọi hoạt động di chuyển của người dân và hàng hóa trong nền kinh tế tạm dừng. Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi đưa ra ước tính có 80 đến 100 triệu người vẫn không có việc làm, có lẽ con số đó còn cao hơn nếu người ta tính đến cả lao động nhập cư, những người báo cáo cho nhà máy chỉ để rồi bị sa thải khi các nhà máy đóng cửa lần nữa vì thiếu đơn đặt hàng.
Triển vọng kinh tế của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn vì dân số già đi nhanh chóng và lực lượng lao động bị thu hẹp. Thực tế, Trung Quốc trở nên già đi trước khi trở nên giàu có. Tập Cận Bình đã lên kế hoạch kỷ niệm năm 2020 là năm Trung Quốc thực hiện lời hứa của đảng mang lại cho công dân Trung Quốc “một xã hội khá giả toàn diện”, nhưng dịch bệnh này chỉ tạo thêm những thách thức mới đối với việc đạt được mục tiêu này.
Sự gắn kết xã hội
Đại dịch COVID-19 cũng đã phơi bày những chia rẽ trong xã hội Trung Quốc giữa giàu và nghèo, thành thị và nông thôn, và các tỉnh ven biển và nội địa. Những chia rẽ này không mới nhưng ngày càng lớn hơn trong ít nhất 2 thập kỷ. Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng xác định những chia rẽ đó trong các bài phát biểu của ông trước Đại hội đại biểu nhân dân và cho rằng chúng không bền vững. Dù có những lời nói đãi bôi từ Tập Cận Bình, nhưng hầu như không có việc gì được hoàn thành để cải thiện tình trạng mất cân bằng dai dẳng này kể từ khi Ôn Gia Bảo kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2013.
Lệnh phong tỏa và cách ly đã khiến Trung Quốc vỡ vụn thành nhiều mảnh, nhiều lao động nhập cư đã bị mắc kẹt ở xa và không có bất kỳ khoản thu nhập nào. Những câu chuyện về giai cấp vô sản lưu manh sống ở gầm cầu trên đường cao tốc hoặc trong những bãi đất trống phủ sóng khắp truyền thông xã hội Trung Quốc, nhiều người phải đối mặt với nạn phân biệt đối xử ở những thành phố mà họ bị mắc kẹt. Khi đại dịch COVID-19 lan rộng, cảnh sát, “các ủy ban khu phố”, và lực lượng dân phòng tự phong đã được triển khai để thực hiện hoạt động cách ly, chiến thuật của họ đã gợi lại rất rõ những giai đoạn trước đó của “cuộc đấu tranh”. Việc sử dụng các camera giám sát được lắp đặt trên khắp Trung Quốc của Tập Cận Bình đã gia tăng tác động của việc huy động nguồn lực ồ ạt để đối phó với đại dịch. Được thử nghiệm lần đầu tiên để giám sát người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các kỹ thuật – camera CCTV phổ biến, công nghệ nhận diện khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo và mã QR – đã cho phép cảnh sát và các cơ quan chức năng khác theo dõi hành vi và hoạt động của người dân theo cách chưa từng thấy trước đây. Các công nghệ này cho phép chính quyền thu thập được nhiều thông tin về người dân.
Hơn nữa, sự kiểm soát của chế độ về mặt thông tin tạo điều kiện cho virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lan ra ngoài Vũ Hán, tới các khu vực xung quanh, và chẳng bao lâu sau đã lây lan ra khắp cả nước, mọi nơi mà người dân từ Vũ Hán tới đó vào tháng 1, trước kỷ nghỉ Tết Nguyên đán. Một câu chuyện nổi tiếng về bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, người phát hiện ra “virus corona chủng mới tương tự như SARS” ở các bệnh nhân tại Vũ Hán vào cuối tháng 12/2019 và đầu tháng 1/2020 và đã thông qua truyền thông xã hội cảnh báo cho các đồng nghiệp về virus này. Các nhà kiểm duyệt đã bắt gặp tin nhắn của Lý Văn Lượng, và cảnh sát địa phương đã bắt giữ ông và buộc ông phải thú nhận tội phát tán thông tin trái phép. Nếu người ta chú ý tới lời cảnh báo của Lý Văn Lượng và giới chức Vũ Hán chia sẻ thông tin với công chúng, thì đại dịch rất có thể đã được ngăn chặn ngay trước khi nó khởi phát.
Khi chính Lý Văn Lượng sau đó bị nhiễm virus và chết vì mắc COVID-19, công chúng Trung Quốc đã phá vỡ tường chắn của các nhà kiểm duyệt thể hiện sự phẫn nộ đối với chế độ đảng-nhà nước, việc họ thao túng thông tin và coi thường sức khỏe người dân. Các nhà kiểm duyệt yêu cầu đúng 10 ngày để đưa những lời bày tỏ công khai này trở lại tầm kiểm soát, và sau đó họ đã bắt đầu quảng bá câu chuyện của chính mình, mà cuối cùng đã biến Lý Văn Lượng thành một kẻ “tử vì đạo” cho Trung Quốc. Sự phẫn nộ của công chúng cho thấy họ mất lòng tin sâu sắc vào chế độ và thể hiện sự tức giận đối với các chiến thuật giải quyết mà chế độ đang áp dụng.
Uy tín quốc tế
Tập Cận Bình thậm chí đã từ bỏ chính sách đối ngoại “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11/2017, Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu rất dài khai mạc Đại hội Đảng XIX, đặt ra một tầm nhìn thúc đẩy phương thức quản trị của Trung Quốc như một lựa chọn thay thế cho các mô hình dân chủ của phương Tây.
Để thể hiện tầm nhìn này, Bắc Kinh đã sớm đưa ra một loạt tuyên bố mới. Hành động được đi kèm với lời nói để lập nên các thể chế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm. Các hành lang giao thông và các liên kết trao đổi thông tin mới lan tỏa từ Bắc Kinh được phát triển theo sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), được xây dựng do Trung Quốc bỏ vốn và chỉ định nhà thầu của nước này xây dựng. Vào thời điểm Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân biển khơi và tìm cách bảo vệ các tài sản của nhà nước-đảng ở nước ngoài, cơ sở hạ tầng BRI tạo cơ hội cho các căn cứ quân sự và trung tâm logistic, một hình thức khác của hợp nhất dân sự-quân sự mà Tập Cận Bình chủ trương ở trong nước. Là sáng kiến chính sách đối ngoại mang dấu ấn Tập Cận Bình, BRI được đưa vào điều lệ của đảng và hiến pháp quốc gia, đảm bảo sự tôn nghiêm và nguồn tài trợ nhà nước dồi dào.
Để bổ sung cho BRI, Tập Cận Bình nỗ lực thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Một tập đoàn tài chính quốc tế lớn gồm những người đóng góp và thụ hưởng được thành lập xung quanh AIIB, bất chấp sự phản đối của Mỹ. Ngân hàng mới này trở thành một mảnh ghép khác trong công trình mà Tập Cận Bình đang xây dựng như một lựa chọn thay thế cho trật tự quốc tế tự do vốn đã phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, với tư cách là bên hưởng lợi chính, Trung Quốc của Tập Cận Bình tiếp tục sử dụng trật tự đó – Tổ chức Thương mại thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và hệ thống của Liên hợp quốc – để đem lại lợi thế cho Trung Quốc.
Khi đại dịch COVID-19 hoành hành, các nước khác đã buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, nếu không phải vì sự bùng phát virus, thì chắc chắn là vì sự lây lan nhanh chóng của nó, Tập Cận Bình đã khuyến khích và tập trung thực hiện một phong cách “ngoại giao” thô lỗ, hiếu chiến và mang tính đe dọa. Phong cách ngoại giao này được đặt tên là “ngoại giao chiến lang” theo tên một bộ phim bom tấn của Trung Quốc, và đã được những phát ngôn viên ở Bắc Kinh và các phái viên của Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng. Ở nhiều nước như Australia, Pháp và Thụy Điển – chính sự đối nghịch với chính sách ngoại giao truyền thống này đã làm mất lòng các nước chủ nhà và tỏ ra hoàn toàn phản tác dụng. Nỗ lực của Trung Quốc trong việc “kiểm soát câu chuyện” bằng cách thao túng Tổ chức Y tế thế giới chỉ khiến cộng đồng quốc tế mất lòng tin sâu sắc với nước này.
Trong chế độ chuyên chế được cá nhân hóa cao mà Tập Cận Bình đứng đầu, vị trí của chính ông dường như được đảm bảo vào thời điểm này. Nhờ vào sự tích lũy quyền lực có hệ thống, và các chiến dịch chống tham nhũng không giới hạn đã dọn sạch đường, thông qua những phụ tá đáng tin cậy của ông, Tập Cận Bình kiểm soát quân đội riêng của Đảng, PLA; lực lượng bán quân sự Cảnh sát vũ trang nhân dân được sử dụng để trấn áp sự nổi loạn trong nước; và các cơ quan an ninh trong nước. Bộ máy an ninh trong nước không chỉ cung cấp cận vệ cho Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác, mà còn giám sát hoạt động truyền thông và hoạt động của các ủy viên trung ương, các sĩ quan cao cấp, và có tầm quan trọng tối cao với Tập Cận Bình, các lãnh đạo đảng đã về hưu như Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ.
COVID-19 đã buộc Tập Cận Bình phải từ bỏ mục tiêu “xã hội khá giả toàn diện”. Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tốn kém được lên kế hoạch vào năm 2021 – các cuộc diễu hành và các sự kiện văn hóa giống như dịp Quốc khánh mà ông đã tổ chức vào năm 2019 – hiện sẽ bị giảm bớt đi, mặc dù Tập Cận Bình sẽ vẫn là ngôi sao. Tuy nhiên, năm 2022 có thể trở thành “năm định mệnh” khi các đối thủ quanh ông có thể kết hợp lại. Tập Cận Bình đã hứng chịu chỉ trích lớn khi ông lên kế hoạch bãi bỏ giới hạn nhiều kỳ của ông trong Đảng và nhà nước. Những chỉ trích này đã im lặng, nhưng không biến mất. Nếu vào thời điểm trước khi Đại hội Đảng lần thứ 20 diễn ra Tập Cận Bình cảm nhận được sự chống đối xuất hiện trong các nhân vật có ảnh hưởng trong đảng, có thể có một vài người trong chính phe của ông, thì ông rất dễ gây ra những chia rẽ hoặc các cuộc khủng hoảng mà chỉ ông mới có thể giải quyết.
Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy những xích mích giữa các đảng viên nắm giữ chức vụ cao có thể dẫn đến sự nhiễu loạn chính sách, bất ổn trong nước, và đôi khi là hành vi khiêu khích ngoài biên giới Trung Quốc. Mặc dù không thể chứng mình nguyên nhân và kết quả, chúng ta có thể liên tưởng với cuộc khủng hoảng Kim Môn và Mã Tổ vào năm 1954, Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, giao tranh ở biên giới Liên Xô năm 1969, có thể cả việc Trung Quốc xâm chiếm Viêt Nam năm 1979.
Chính sách đối ngoại Trung Quốc theo truyền thống vốn thận trọng, và những ồn ào ngoại giao luôn phải nhường chỗ cho những giải pháp kín tiếng. Nhưng Tập Cận Bình không phải là một nhà lãnh đạo Trung Quốc theo kiểu truyền thống như vậy. Trái lại, ông đã tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc như một trụ cột cho tính hợp pháp của Đảng. Điều đó có thể gây kích động. Tập Cận Bình dường như đang thực hiện các bước đi khiêu khích để tận dụng việc thế giới đang phân tâm vì đại dịch, cũng như có thể củng cố lý lẽ chính đảng ủng hộ khả năng không thể thiếu của ông. Đe dọa Đài Loan, các hành động gây hấn ở biển Đông, Luật an ninh quốc gia Hong Kong, và các cuộc đụng độ quân sự ở biên giới Ấn
Độ – những hành động này nâng chiều hướng của các chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình lên các cấp độ nguy hiểm hơn. Với tất cả những tham vọng đó của ông ta, sẽ khiến Trung Quốc cộng sản sụp đổ trong tương lai.
Nếu Trung Quốc sụp đổ và kết thúc sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì điều đó sẽ mở ra một trang sử mới cho thế giới, đặc biệt là với Việt Nam – quốc gia có cùng hệ thống chính trị độc đảng như của Trung Quốc. Mặc dù được coi là có chung ý thức hệ và hệ thống chính trị giống nhau, tuy nhiên, Trung Quốc luôn “cậy lớn hiếp yếu” trong các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là trên Biển Đông. Năm 1988, Trung Quốc đã cho quân tấn công lính công binh của Việt Nam để chiếm lấy Gạc Ma thuộc Trường Sa. Những năm gần đây, Trung Quốc dùng sức mạnh để đe doạ Việt Nam khai thác hải sản và các tài nguyên dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của mình. Năm 2017 và 2018, trước sức ép của Trung Quốc, Việt Nam đã phải yêu cầu công ty Repsol rút khỏi Lô 136.3 và 07.3, và Việt Nam đã phải bồi thường hàng tỉ USD cho công ty này khi yêu cầu họ rút khỏi các hoạt động kha i thác. Mới đây nhất, Việt Nam đã phải ngưng ý định khai thác mới tại Lô 06.1 cho dù phải trả tiền thuê giàn khoan thăm dò từ tập đoàn Noble.
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã sao chép chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình để tiêu diệt các đối thủ chính trị của mình, nhằm thâu tóm quyền lực. Chính vì vậy, nếu Trung Quốc suy yếu, thì đây sẽ là cơ hội cho người dân Việt Nam yêu cầu đảng cộng sản phải mở rộng không gian tự do, dân chủ, thoát khỏi ảnh hưởng và đe doạ từ Trung Quốc.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/xi-jinping-will-destroy-china-08202020072616.html
Sáng kiến “Vành đai Con đường của Tập hiện ra sao”
Từ khi đại dịch COVID-19 từ Trung Quốc lây lan ra khắp thế giới, đã gây nên suy thoái kinh tế và thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu; bước đi của sáng liến “Vành đai, Con đường” do ông Tập Cận Bình đề xuất cũng gặp trở ngại rất lớn.
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” do ông Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013 hiện bị coi là đang “mắc cạn”bởi đại dịch COVID-19 trên thế giới
Trang tin tức Hoa ngữ Đa Chiều ngày 19/8 đăng bài cho biết, hôm 16/8, tờ Le Figaro của Pháp đã đăng một bài phân tích vạch rõ sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc đã gặp trở ngại nghiêm trọng do đại dịch COVID-19.
“Vành đai, Con đường” hay “Một vành đai và Một con đường” là cách gọi tắt của “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa mới” và “Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21”. Vào tháng 9 và tháng 10 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần lượt đề xuất hai sáng kiến hợp tác xây dựng” Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa mới” và “Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21”; sau hợp nhất lại thành “Vành đai, Con đường”.
Ông Tập Cận Bình ký Sáng kiến “Vành đai, Con đường” năm 2013
Theo bài báo, với việc thực hiện sáng kiến này, Trung Quốc lẽ ra đã tỏa sáng trên toàn cầu. Tuy nhiên, sau khi bị tác động của đại dịch COVID-19, hàng loạt dự án lớn từ Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan đến Đặc khu kinh tế Sihanoukville ở Campuchia, cũng như các dự án thuộc sáng kiến “Vành đai, Con đường”, được khởi động ở Myanmar, Algeria hoặc Kenya, đều đã nối nhau đóng băng. Một số dự án trong đó có thể bị trì hoãn vô thời hạn và một phần khác đã bị gác lại.
Một số quan chức Trung Quốc hồi giữa tháng 6 đã tuyên bố, trong số các dự án “Vành đai, Con đường”, khoảng 20% bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, 30% đến 40% khác bị ảnh hưởng ít hơn và 30% bị ảnh hưởng nhẹ.
Ông David Gordon, cố vấn địa chính trị cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Hoa Kỳ, chỉ ra rằng, sau khi bùng phát dịch bệnh, Trung Quốc không còn có thể tiếp tục chi tiền cho các dự án khổng lồ đã bắt đầu ở một số nước đang phát triển – các nước vốn thường không thể chịu đựng áp lực về tiền vốn, dẫn đến việc công trình thua lỗ.
Điều khiến người ta quan tâm là các đối tác của Trung Quốc hợp tác cùng xây dựng “Vành đai, Con đường” trải rộng khắp năm châu, liên quan đến hơn 2.600 dự án với tổng số tiền hơn 3,7 nghìn tỷ USD.
Thế nhưng, trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Trung Quốc đã sớm nhận ra rằng không phải dự án nào cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế. Kể từ năm 2017 đến nay, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã dần giảm bớt. Trong các bài phát biểu hay văn kiện khác nhau, thuật ngữ “Vành đai, Con đường” đã dần lùi xuống vị trí thứ hai.
Ông David Gordon cũng nói rằng, do nhiều nhân tố khác nhau như nạn tham nhũng quá mức, đầu tư xấu và đầu tư mù quáng, “Vành đai, Con đường” đã đi vào con đường đi ngược lại với ý định ban đầu của Bắc Kinh.
Và thông qua các khoản đầu tư gần đây, có thể suy đoán rằng Trung Quốc có thể tái tập trung tầm nhìn vào châu Á, hoặc tìm cách chia sẻ rủi ro với các ngân hàng khác và các đối tác quỹ có chủ quyền.
Về vấn đề này, ông Thierry Pairault, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Đại học Pháp (EHESS) đã phân tích cho rằng “Con đường tơ lụa mới” sẽ trở thành một công cụ chính trị đối đầu trực tiếp với mô hình phương Tây.
Le Figaro chỉ rõ, có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi này trong phản ứng ngoại giao ngày càng quá khích đối với tất cả những người phản đối phát biểu chính thức của Trung Quốc. Cũng chính từ khía cạnh này, có thể hiểu ở một mức độ nào đó tại sao Trung Quốc lại đề xướng “Con đường tơ lụa y tế” bằng cách cung cấp khẩu trang và vật dụng y tế khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở các nước khác.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng bày tỏ sẽ sử dụng con đường tương tự để xuất khẩu công nghệ và thiết bị 5G của họ.
Trước đó, tờ Lianhe Zaobao của Singapore hồi tháng 6 đã đăng bài “ “Vành đai, con đường” trắc trở do bị dịch bệnh tấn công”, cho rằng, dưới tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu đã rơi vào suy thoái và một số lượng lớn các dự án trong “Vành đai, Con đường” đã phải ngừng hoạt động do chính phủ nước sở tại điều chỉnh ngân sách, mất khả năng trả nợ và những hạn chế về nhân viên và hậu cần. “Vành đai, Con đường”, nhằm kết nối Trung Quốc với Trung Á, Trung Đông, châu Âu, châu Phi và Đông Nam Á, đã trở nên gồ ghề, trắc trở.
Bài báo viết, do các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cho dự án “Vành đai, Con đường” ở các nước ASEAN bị chặn lại, nhân viên người Trung Quốc về nước dịp Tết Nguyên đán không thể quay lại, thời gian xây dựng bị trì hoãn; cũng có quan chức chính phủ ở một số nước “lười biếng” và không muốn nghĩ ra cách giải quyết việc nối lại công việc do dịch bệnh gây ra, thẳng thừng muốn từ bỏ dự án.
So với các khu vực khác, các nước ASEAN có mức độ liên kết vùng cao hơn nên một số dự án vẫn tiến triển thuận lợi. Ví dụ như đội ngũ xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào đã thực hiện phòng dịch và công trình vẫn tiến triển ổn định.
Tuy nhiên, ở một số nước khác, dịch bệnh đã mang lại những thách thức nghiêm trọng hơn cho các dự án “Vành đai, Con đường” ở địa phương.
Kể từ tháng 3 năm nay, các nước Ai Cập, Bangladesh, Pakistan, Tanzania… đã liên tiếp tuyên bố hủy bỏ hoặc hoãn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong “Vành đai, Con đường”; nhiều quốc gia mắc nợ Trung Quốc trong khuôn khổ “Vành đai, Con đường” đã nối nhau nêu ra yêu cầu nới lỏng việc trả nợ cho các dự án liên quan.
Trong bối cảnh yêu cầu của các nước mắc nợ ngày càng gia tăng, vào tháng 4 năm nay, nhóm G20 tronh đó có Trung Quốc đã đồng ý cho phép các nước nghèo tạm thời ngừng trả nợ. Sách Trắng của Trung Quốc công bố vào ngày 7/6 tuyên bố họ đã tích cực thực hiện sáng kiến giảm thiểu nợ nói trên, cho phép 77 quốc gia tạm ngừng trả nợ.
Tuy nhiên, Trung Quốc không đưa ra danh sách 77 quốc gia mắc nợ họ và số nợ của các quốc gia này. Theo một báo cáo do Viện nghiên cứu Kinh tế Thế giới Kiel, một tổ chức tư vấn của Đức công bố năm ngoái, tính đến năm 2017, các quốc gia này đã nợ Trung Quốc hơn 5 nghìn tỷ USD, 50 nước vay nợ lớn nhất từ Trung Quốc hầu hết là các nước nhỏ hoặc nghèo, nợ của họ chiếm tới 15% GDP năm 2016.
Đồng ý tạm ngừng trả nợ giúp Trung Quốc duy trì được quan hệ hữu nghị với các nước này, nhưng việc miễn giảm nợ về cơ bản sẽ không giải quyết được vấn đề cho cả nước chủ nợ và con nợ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông Steve Tsang, học giả người Anh gốc Hoa nổi tiếng, Viện trưởng Nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Phi, Đại học London, nhắc nhở rằng, điểm mấu chốt mà các nước mắc nợ không thể bỏ qua là Sáng kiến “Vành đai, Con đường” không phải là một “Kế hoạch Marshall” mới. “Chính phủ Trung Quốc muốn những khoản nợ này phải được trả cả gốc lẫn lãi. Nguyên tắc cơ bản này không được họ từ bỏ”.
Một số người cũng đã cảnh báo rằng khi các quốc gia xin tạm hoãn trả nợ, họ cần phải lưu ý rằng họ có thể đã vi phạm một số điều khoản khác đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Carmen Reinhart, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới, chỉ ra với The Economist rằng, không giống như Câu lạc bộ Paris, một tổ chức cho vay có chủ quyền lớn, khi các ngân hàng Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay, có tới 60% tình huống cần có tài sản thế chấp. Các quốc gia này
có thể phải giao các tài sản như mỏ, cảng cho Trung Quốc nếu yêu cầu được xóa hay giảm nợ. (Trường hợp này đã xảy ra với Sri Lanka).
Các học giả Trung Quốc cho rằng không thể đổ lỗi cho Trung Quốc về mọi vấn đề nợ nần. Ông Vương Nghĩa Ngôi, giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, người đã nghiên cứu “Vành đai, Con đường” trong một thời gian dài, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, một số quốc gia dọc theo “Vành đai, Con đường” rất mong manh về kinh tế. Ví dụ, họ phụ thuộc nhiều vào một ngành duy nhất như du lịch và tỷ lệ nợ trước đây của họ đã rất cao. Một khi bị dịch bệnh COVID-19 tấn công nghiêm trọng vào ngành trụ cột này, họ sẽ rơi vào tình trạng nợ nần cùng quẫn.
Cảng Hambatota, dự án thuộc sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Sri Lanka sau khi hoàn thành năm 2019 đã phải cho đối tác Trung Quốc sử dụng trong 99 năm để gán nợ
Ông cũng không loại trừ việc có một số quốc gia muốn lấy dịch bệnh làm cái cớ để “trốn nợ” và yêu cầu Trung Quốc tiếp tục đầu tư. “Nếu một quốc gia không có thành tín, động một tí là trốn nợ, chắc chắn là không xong; còn bản thân Trung Quốc cũng đối mặt với rất nhiều vấn đề. Không thể bỏ không giải quyết các vấn đề trong nước để giúp các quốc gia này”.
Bài báo của Lianhe Zaobao cho rằng, Trung Quốc đang lâm vào tình thế khó xử về ngoại giao do các nước nghèo vi phạm hợp đồng. Các học giả được phỏng vấn cho rằng, dưới tác động của đại dịch COVID-19, việc một số nước nghèo vỡ nợ là điều không thể tránh khỏi và Trung Quốc vì thế sẽ rơi vào tình thế khó xử về ngoại giao. Giảm, xóa nợ đồng nghĩa với việc gánh chịu thiệt hại về tài chính và áp lực dư luận trong nước, còn không giảm, xóa nợ sẽ gây tổn hại đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.
Kevin Gallagher, Giáo sư về chính sách phát triển toàn cầu tại Học viện Nghiên cứu Toàn cầu Frederick Paddy thuộc Đại học Boston, nhận định trong một cuộc phỏng vấn rằng càng nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ thì Trung Quốc càng phải đối mặt với nhiều chỉ trích.
Ông nói: “Mặc dù cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu phần lớn là do các chủ nợ tư nhân phương Tây gây ra, nhưng một lập luận khác cho rằng đó phần lớn là do lỗi của Trung Quốc. Các vụ vỡ nợ quy mô lớn sẽ khiến lập luận ban đầu trở nên yếu ớt. Xem ra lập luận sau ngày càng mạnh mẽ và và có vẻ đúng hơn”.
http://biendong.net/diem-tin/36453-sang-kien-vanh-dai-con-duong-cua-tap-hien-ra-sao.html
TQ nhìn thấy nạn đói giai đoạn 2021-2025
Dự báo trên được đưa ra trong Báo cáo phát triển nông thôn Trung Quốc 2020 của Viện Khoa học Xã hội nước này.
Trung Quốc có thể thiếu 130 triệu tấn lương thực cuối giai đoạn 2021-2025.
Theo dự báo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc sẽ đạt 65,5%, tỷ trọng người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm khoảng 20%, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ở khu vực nông thôn sẽ đạt 25,3%, tức khoảng 124 triệu người.
Theo đó, 5 tỉnh, thành gồm Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Bắc Kinh và Thiên Tân sẽ là những nơi đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vào khoảng trước hoặc sau năm 2025 ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn 2021-2025, nước này có thể sẽ thiếu khoảng 130 triệu tấn lương thực, trong đó các loại ngũ cốc thiếu khoảng 25 triệu tấn.
Báo cáo nhận định, hiện nay sự phát triển của nông thôn Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn và vấn đề, như tính tích cực của nông dân trong việc trồng cây lương thực đang giảm sút, việc tăng thu nhập bền vững cho nông dân ngày càng gặp khó khăn, tình trạng già hóa dân số ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, các khâu yếu trong vấn đề dân sinh ở nông thôn bộc lộ rõ, phân hóa giữa các thôn làng ngày càng sâu sắc, cần được chú trọng cao độ.
Báo cáo cho biết, tư tưởng tổng thể về phát triển nông thôn của Trung Quốc trong thời kỳ 5 năm lần thứ 14, tức giai đoạn 2021-2025 là lấy đảm bảo an ninh lương thực quốc gia làm tiền đề; lấy đi sâu cải cách thể chế và đẩy nhanh sáng tạo khoa học công nghệ làm động lực; lấy phát triển chất lượng cao nông nghiệp nông thôn làm chủ đạo; trọng điểm là nâng cấp ngành nghề nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng dịch vụ công ở nông thôn, thúc đẩy tăng thu nhập và làm giàu bền vững cho nông dân, nâng cao toàn diện năng lực quản trị tổng hợp, đẩy nhanh việc xây dựng làng quê tươi đẹp, thông minh và quản trị tốt, đặt nền móng vững chắc cho việc cơ bản thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vào năm 2035.
Thời gian gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động một cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm tại nước này. Ông nhắc nhở người dân Trung Quốc đề cao cảnh giác về khủng hoảng an ninh lương thực, cho rằng ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề này.
Ngay sau đó, hàng loạt các địa phương và bộ ngành ở nước này đã bắt tay hành động và đưa ra nhiều biện pháp tiết kiệm thực phẩm.
http://biendong.net/diem-tin/36447-tq-nhin-thay-nan-doi-giai-doan-2021-2025.html
Biển Đông: Học giả TQ nói VN có thể nhượng bộ
chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh
Mỹ Hằng
Bài nghiên cứu xuất bản mới đây có tiêu đề “Những thay đổi trên Biển Đông: Tại sao Việt Nam có điều chỉnh lớn trong chiến lược với Trung Quốc?” của giáo sư Triệu Úy Hoa (Zhao Weihua) từ Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quảng Đông, đưa ra những quan điểm gây chú ý cho giới quan sát.
Trong bài xã luận bằng tiếng Trung dài gần 20 trang, giáo sư Triệu Úy Hoa cho rằng các lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Việt Nam có thể nhượng bộ Trung Quốc để đạt được các thỏa thuận.
Ông Triệu viết rằng đã có một thỏa thuận tồn tại trong suy nghĩ của các lãnh đạo Việt Nam: Nếu Trung Quốc hứa không dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, thì Việt Nam sẽ không đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa hoặc sẽ không sử dụng Hoa Kỳ để can thiệp vào tranh chấp Việt-Trung.
Nói cách khác, ông Triệu cho rằng Việt Nam có khả năng nhượng bộ chủ quyền tại Hoàng Sa để củng cố vị trí tại Trường Sa; đồng thời nhượng bộ một cách có giới hạn ở Trường Sa liên quan đến đường phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ đường bờ biển của VN.
Biển Đông: Việt Nam chèo lái ASEAN vững vàng trước Trung Quốc?
Việt Nam – Trung Quốc có thể đàm phán để ‘lấy lại’ Hoàng Sa không?
Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ?
Ông Triệu cũng nghĩ rằng ‘Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế’ mà chỉ “dùng chủ đề này như một công cụ để đe dọa, gây áp lực lên Trung Quốc”.
Về quan hệ với Mỹ, ông Triệu phân tích các phát biểu của các tướng Việt Nam và kết luận rằng: Các lãnh đạo Việt Nam tin “Mỹ chỉ dùng Việt Nam và sẽ không từ bỏ các chính sách lật đổ của mình đối với Việt Nam. Các học giả Việt Nam thân cận với giới ra quyết định tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể ngăn cản”. Và rằng các lãnh đạo Việt Nam ‘không có niềm tin ở Mỹ’, mà tin rằng Mỹ nhiều khả năng sẽ trao đổi lợi ích với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đáp ứng các yêu cầu cơ bản về ‘tự do hàng hải’ ở Biển Đông, phản bội Việt Nam, và thừa nhận các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Triệu chỉ ra rằng các lãnh đạo Việt Nam tin rằng nếu Việt Nam hoàn toàn đi theo Mỹ, Việt Nam sẽ trở thành nạn nhân trong trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Do đó lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là duy trì thế cân bằng với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ông Triệu cũng cho rằng trước năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước xung quanh, dù ông không đưa ra bằng chứng nào.
Bên cạnh đó, giáo sư Triệu dành nhiều trang mô tả các thay đổi mới trong chính sách Biển Đông của Việt Nam kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm quyền năm 2011 như sau:
Việt Nam khẳng định rằng Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo đá không thích hợp cho con người sinh sống, do đó không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Năm 1977, trong “Tuyên bố của Việt Nam về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”, Việt Nam tuyên bố rằng mình có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Việt Nam thu hẹp diện tích vùng biển trong yêu sách tài phán của mình trên Biển Đông
Việt Nam nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận với các nước Đông Nam Á có cùng yêu sách trên Biển Đông
Việt Nam cố gắng không nói rõ quan điểm của mình về các tàu quân sự của nước ngoài đi qua khu vực tranh chấp trên Biển Đông
Đặc biệt, ông Triệu chỉ ra sự thay đổi trong thái độ của Việt Nam đối với ‘Việt Nam Cộng Hòa’ (VNCH)- không còn gọi đây là ‘chế độ con rối Sài Gòn’ – bởi vì cần dùng các hoạt động của VNCH trước năm 1975 để phục vụ cho các yêu sách chủ quyền hiện thời của CNXHCNVN.
Khả năng nhượng bộ chủ quyền?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nói rằng dựa trên cơ sở của việc ông từng tham dự 75 hội nghị và hội thảo quốc tế về Biển Đông ở 20 quốc gia kể từ năm 2009, đồng thời gặp và tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các học giả Trung Quốc, ông cho rằng quan điểm của giáo sư Triệu Úy Hoa về khả năng Việt Nam nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Trung Quốc ‘chỉ là thiểu số’.
“Nói cách khác, Triệu là nhà phân tích học thuật duy nhất mà tôi biết đã lập luận rằng Việt Nam sẽ từ bỏ yêu sách của mình đối với Hoàng Sa để đạt được thỏa hiệp với Trung Quốc về Trường Sa. Một đề xuất như vậy là không tưởng hiện nay tại Việt Nam.
Giới chức an ninh VN lo ngại bị Mỹ bán đứng, vì lợi ích quốc gia của Mỹ không giống với Việt Nam.
GS Carl Thayer, Úc
“Theo đánh giá của tôi, một thỏa hiệp lãnh thổ như Triệu đề xuất là không thể xảy ra. Dư luận trong nước ở Việt Nam về Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông là rất tiêu cực. Theo tôi, bất kỳ nhà lãnh đạo Việt Nam nào chủ trương từ bỏ yêu sách Hoàng Sa sẽ bị coi là phản bội chủ quyền quốc gia.
“Đối với Trường Sa, Việt Nam sở hữu 21 thực thể địa lý nằm rải rác từ Bắc đến Nam của Biển Đông. Việt Nam không tuyên bố các thực thể này là đảo. Có vẻ như Việt Nam coi những thực thể này như những bãi đá nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý của Việt Nam.
“Việt Nam hoàn toàn bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc dựa trên thuyết Tứ Sa, bao gồm cả Trường Sa.
“Khu vực duy nhất nơi Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam có liên quan là ở góc phần tư phía tây bắc của Biển Đông – nơi các EEZ của hai nước (Việt Nam tuyên bố chủ quyền tính từ đường bờ biển của mình và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền từ đảo Hải Nam) chồng lên nhau.
“Theo tôi biết thì đã có sự chấp nhận không chính thức một đường ranh giới giả định giữa hai bên. Mỗi bên có thể thực hiện các hoạt động ở bên của mình và bên kia được tự do chỉ trích. Nhưng vấn đề chồng lấn này đến nay vẫn đang tồn tại.”
‘Việt Nam lo ngại bị Hoa Kỳ bán đứng’
Về mối hoài nghi của Việt Nam với Mỹ, GS Carl Thayer đồng ý với quan điểm của vị giáo sư Trung Quốc, dựa trên các cuộc trao đổi của ông với các sĩ quan cấp cao của quân đội Việt Nam, các quan chức an ninh và các nhà phân tích cao cấp của Việt Nam.
GS Carl Thayer nói với BBC News Tiếng Việt:
“Tất cả những người này đều lo ngại về việc bị Hoa Kỳ bán đứng vì lợi ích quốc gia của Mỹ không giống với Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề là những nhà phân tích này không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ đến mức có thể bị bán đứng.
Bãi Tư Chính: “Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế”?
Biển Đông: Phát hiện Mỏ Kèn Bầu ‘lớn nhất’ lịch sử, VN có lo TQ can thiệp?
VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’?
“Nhưng Việt Nam cũng nhìn nhận rằng Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc ngăn cản Trung Quốc thực hiện bá quyền trên Biển Đông. Vì vậy, Việt Nam khuyến khích Hoa Kỳ vì lợi ích này mà đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông.
“Việt Nam hiểu rõ về sự trỗi dậy và tăng cường sức mạnh của Trung Quốc. Phản ứng của Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc trên cơ sở “hợp tác và đấu tranh” cũng như phối hợp với các cường quốc khác – Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga – để duy trì sự cân bằng.
“Việt Nam từ lâu đã có quan ngại về Hoa Kỳ và mong muốn thúc đẩy “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Quan điểm này được các quan chức quốc phòng và an ninh cấp cao duy trì vì Hoa Kỳ ủng hộ nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo. Trong khi chính quyền Trump bỏ qua tất cả những vấn đề này trong quan hệ với Việt Nam, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật, chẳng hạn như Đạo luật Sáng kiến Tái đảm bảo Châu Á (ARIA), trong đó có các điều khoản về thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.
“Mối quan ngại của Việt Nam được an ủi một phần bằng các thỏa thuận cấp cao với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ để tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau.”
‘VN khó có khả năng kiện TQ’
GS Carl Thayer cho biết Việt Nam đã có kế hoạch dự phòng để khởi kiện Trung Quốc từ năm 2013, hoặc có thể sớm hơn.
Dẫn chứng một vài vụ việc nghiêm trọng, như vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HYSY 981 tới vùng biển của Việt Nam năm 2014 và đưa tàu thăm dò vào Bãi Tư Chính vào năm 2019, GS Carl Thayer nói rằng khi đó giới chức Việt Nam cho thấy triển vọng kiện Trung Quốc như một hình thức răn đe.
Nhưng GS Carl Thayer cũng lưu ý rằng Việt Nam chỉ kiện được TQ trong vấn đề hiểu và áp dụng sai Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (UNCLOS) chứ không kiện được về vấn đề chủ
quyền. Bởi quy định của UNCLOS không giải quyết các tranh chấp chủ quyền, phân giới trên biển hoặc các hoạt động quân sự.
“Nếu Việt Nam khởi kiện, học theo Philippines, Việt Nam sẽ phải làm rõ các quyền của mình và tình trạng của các thực thể địa lý (các đảo, các bãi đá và các thực thể dưới mực thủy triều) ở Hoàng Sa (như Tòa Trọng tài năm 2016 đã quyết định về các thực thể địa lý ở Trường Sa).
“Cuối cùng, để khởi kiện, Việt Nam cần trình bày cụ thể một số sự cố lớn dẫn đến tranh chấp mà đã không thể giải quyết bằng tham vấn song phương với Trung Quốc.
“Trong hoàn cảnh hiện nay, rất khó có khả năng Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc” GS Carl Thayer nhận định.
Tuy vậy, GS Carl Thayer cho rằng việc Malaysia đệ trình yêu sách về thềm lục địa mở rộng ở phía bắc Biển Đông lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 12/2019 đã mở ra khả năng hình thành một mặt trận pháp lý thống nhất có sự tham gia của Malaysia, Philippines, Việt Nam và Indonesia để phản đối các yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử và quyền tài phán đối với vùng biển xung quanh Tứ Sa.
Thái độ của Việt Nam với VNCN ‘không thay đổi’
GS Carl Thayer cho rằng ông Triệu đã “không chính xác” khi khẳng định rằng Hà Nội đã thay đổi thái độ đối với VNCH để củng cố lập trường của mình ở Biển Đông.
Ông đưa ra các dẫn chứng lịch sử:
“Khi Việt Nam bị chia cắt hai miền Nam, Bắc vào năm 1954 dọc theo vĩ tuyến 17, chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng hòa (VNCH) chứ không phải Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
“Khi Trung Quốc tấn công các lực lượng hải quân của VNCH ở Hoàng Sa vào tháng 1/1974, cả VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức phản đối.”
“Năm 1976, khi Việt Nam chính thức thống nhất, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) nắm chủ quyền đối với vùng đất và vùng biển mà trước đây đã hình thành nên Nhà nước VNCH.”
“CHXHCNVN tự coi mình là quốc gia kế thừa và những tuyên bố chủ quyền của họ là dựa trên lịch sử từ thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn thường xuyên tổ chức các chuyến thăm lực lượng hải quân (Đội Hoàng Sa và Bắc Hải) nhằm kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Sau năm 1991, khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, Biển Đông nổi lên như một vấn đề ngày gay gắt trong quan hệ song phương. Điều này dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Việt Nam và trong giới Việt kiều. Người Việt Hải ngoại cho rằng những quân nhân VNCH bị giết vào tháng Giêng năm 1974 tại Hoàng Sa là tử sĩ.”
“Ở Việt Nam, áp lực đã bùng lên trong việc công nhận những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam bị Trung Quốc giết vào tháng 3/1988 tại Gạc Ma, là những người tử vì đạo,” GS Carl Thayer nhận định.”
Ý kiến khác
Viết trên Twitter, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton nhìn nhận rằng bài nghiên cứu này được viết bởi một học giả tại một trường đại học cấp địa phương, đăng trên một tạp chí mở, chứ không phải là báo cáo tóm tắt của Bộ Chính trị Trung Quốc.
Tuy nhiên, “đây dường như là suy nghĩ chủ đạo của những người quan sát Biển Đông của Trung Quố”‘, ông Bill Hayton bình luận.
“Có những bóng gió cho thấy rằng có thể có một sự thỏa hiệp về lãnh thổ.”
“Nếu giới ra quyết định của Trung Quốc thực sự Việt Nam chỉ dọa chứ không dám kiện, thì việc Việt Nam đưa ra các giả thuyết về kiện tụng sẽ chẳng có nghĩa lý gì. Nó sẽ chẳng ảnh hưởng tí nào tới thái độ của Trung Quốc trên Biển Đông.”
Bối cảnh
Bài nghiên cứu của GS Triệu Úy Hoa được đăng trên tạp chí mở CSSCI bằng tiếng Trung vào tháng 8/2020, và được đăng lần đầu trên tạp chí “Nghiên cứu Đông Nam Á” của Trung Quốc năm 2019.
Bài viết tập hợp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông và Đông Nam Á của Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ lập trường cứng rắn hơn trước Trung Quốc về Biển Đông, cho rằng Trung Quốc bắt nạt Việt Nam và quân sự hóa trên Biển Đông. Đặc biệt là vào 13/7 khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết khu vực Biển Đông.
Mỹ cũng tổ chức các cuộc tập chung trên Biển Đông và thường xuyên cho tàu tuần tra đi qua khu vực tranh chấp để thực hiện ‘tự do hàng hải’.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53845213
Bắc Kinh cử nhà ngoại giao hàng đầu
đến Singapore và Nam Hàn
giữa thời điểm căng thẳng với Hoa Kỳ
Trong tuần này, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng sẽ thăm Singapore và Nam Hàn, khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường quan hệ với các nước láng giềng châu Á trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị với Washington ngày càng tăng.
Theo phát ngôn viên Tòa Thanh Ốc Kang Min-seok, ông Dương Khiết Trì, kiến trúc sư hàng đầu về chính sách đối ngoại của Trung Cộng, sẽ bắt đầu chuyến thăm Busan vào thứ Sáu tới đây (21 tháng 8) và sẽ hội đàm với cố vấn an ninh quốc gia Nam Hàn, ông Suh Hoon vào thứ Bảy (22 tháng 8). Trước chuyến đi đến Busan, ông Dương sẽ đến thăm Singapore vào thứ Năm (20 tháng 8).
Theo ông Kang, hai bên dự kiến có cuộc hội đàm thảo luận ý kiến về các vấn đề hai bên cùng quan tâm như: hợp tác ứng phó coronavirus, quan hệ song phương bao gồm tình hình an ninh của bán đảo Triều Tiên và quốc tế. Dự kiến hai bên cũng sẽ thảo luận về chuyến thăm tiềm năng của chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình đến Nam Hàn.
Chuyến thăm của ông Dương tới hai quốc gia láng giềng diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Trung Cộng-Hoa Kỳ tăng cao, về một loạt bất đồng bao gồm thương mại, kỹ thuật, Hồng Kông, Đài Loan và Biển Đông. Vào tháng trước, Hoa Kỳ đã tuyên bố vị thế của mình ở vùng Biển Đông đang tranh chấp, coi những tuyên bố chủ của Bắc Kinh ở vùng biển này trái pháp luật.
Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore đã khuyến cáo rằng quan hệ Hoa Kỳ-Trung Cộng xuống thấp đếm mức “rất nguy hiểm”, và nói rằng quốc gia của ông cũng như các quốc gia khác ở châu Á ngày càng lo lắng rằng điều này có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. (BBT)
Trung Cộng và Hoa Kỳ sẽ cho phép các hãng hàng không
tăng gấp đôi số chuyến bay giữa hai quốc gia
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Ba (18/8), Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ cho biết Trung Cộng và Hoa Kỳ đều sẽ cho phép các hãng hàng không tăng gấp đôi các chuyến bay hiện tại lên 8 chuyến mỗi tuần giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết họ sẽ cho phép bốn hãng hàng không chở hành khách của Trung Cộng hiện đang bay đến Hoa Kỳ tăng gấp đôi số chuyến bay lên tám chuyến khứ hồi hàng tuần, vì Trung Cộng đồng ý cho phép các hãng hàng không Hoa Kỳ tăng gấp đôi số chuyến bay đến Trung Cộng.
Các hãng hàng không chở hành khách của hoa Kỳ đã tự dừng các chuyến bay đến Trung Cộng sau khi đại dịch coronavirus bùng phát. Vào ngày 31 tháng 1, tổng thống Trump cấm gần như tất cả các công dân không phải Hoa Kỳ du lịch đến Hoa Kỳ từ Trung Cộng.
Vào hôm thứ Ba (18/8), United Airlines cho biết họ sẽ tăng số chuyến bay đến Trung Cộng lên bốn chuyến mỗi tuần từ San Francisco đến Thượng Hải bắt đầu từ ngày 4 tháng 9, trong khi Bộ cho biết Delta Air Lines cũng đủ điều kiện để tăng từ hai chuyến hàng tuần đến bốn chuyến hàng tuần. Delta cũng sẽ tăng lên 4 chuyến bay sau khi tuyên bố vào tháng 6 rằng họ sẽ vận hành các chuyến bay đến Thượng Hải từ Seattle và Detroit bắt đầu từ tháng 7, tất cả đều qua Seoul.
Vào hôm thứ Ba (18/8), Delta sẽ bổ sung thêm một chuyến bay hàng tuần từ Detroit và Seattle đến Thượng Hải, thông qua Seoul, bắt đầu từ ngày 24 tháng 8. (BBT)
Cựu giáo sư trường đảng: Trung Quốc yếu kém
chồng chất yếu kém, Hoa Kỳ xuất sắc
chồng chất xuất sắc
Vũ Dương
Bà Thái Hà phân tích yếu điểm của ĐCSTQ và Tập Cận Bình, trong thế so sánh với Mỹ và ông Donald Trump, để kết luận “ĐCSTQ nhất định sẽ thua“.
Do chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra sức che giấu dịch bệnh, khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19, lan rộng toàn cầu, gây nên thiệt hại to lớn về kinh tế và tính mạng người dân trên khắp thế giới, kéo theo đó là mối quan hệ Mỹ-Trung đã rơi xuống đáy vực. Gần đây, ĐCSTQ cứng rắn thông qua “Đạo luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, khiến căng thẳng giữa hai nước đẩy lên đỉnh điểm lần nữa. Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra động thái lớn hơn hủy bỏ những ưu đãi thương mại đặc biệt dành riêng cho Hồng Kông. Về vấn đề này, bà Thái Hà – cựu giáo sư của trường đảng Trung ương ĐCSTQ, đã lên án mạnh mẽ rằng trong cuộc chiến thương mại, Bắc Kinh có hai thế yếu, trong khi Hoa Kỳ có hai thế mạnh, “ĐCSTQ nhất định sẽ thua”.
Đầu năm nay, ngày 15/1/2020, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thành công hiệp định thương mại giai đoạn 1. Trung Quốc hứa sẽ mua một lượng lớn các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ với trị giá lên đến 200 tỷ USD vào cuối năm 2021. Hai bên cũng có kế hoạch gặp nhau 6 tháng một lần để đánh giá tình hình. Tuy nhiên, sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, quan hệ Mỹ – Trung đã xuống đến điểm đóng băng, không chỉ các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ, mà giờ đây Tổng thống Mỹ Donald Trump còn tiết lộ rằng thỏa thuận giữa hai bên có thể bị rút lại.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài nước ngoài, bà Thái Hà đã phân tích tình hình chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng mang tính quyết định trong cuộc chiến thương mại giữa Tổng thống Trump và ông Tập Cận Bình. Bà Thái chỉ ra rằng thế mạnh của chế độ Hoa Kỳ nằm ở việc phân chia quyền lực và sự giám sát của các phương tiện truyền thông, Tổng thống cũng có thể nhờ vậy mà được giới truyền thông giám sát, “Những ưu điểm của chế độ này khiến ông ấy ít mắc sai sót mỗi khi đưa ra các quyết định trọng đại”.
Về lợi thế của ông Trump, bà Thái Hà phân tích rằng lợi thế của ông Trump nằm ở việc ông ấy đã kinh doanh nhiều năm, vốn không phải tay ngang, vậy nên ông ấy am hiểu kinh tế thị trường hơn ông Tập. Ngoài ra, ông ấy có cá tính mạnh mẽ và khí thế có tính áp đảo. Sức mạnh của Hoa Kỳ cũng phù hợp với lợi thế trong tính cách của ông Trump. Cả ông Trump và ông Tập đều có cá tính mạnh, nhưng ông Trump không bao giờ chơi theo luật, hơn nữa có những quy chế khác để ước chế và cân bằng những điểm yếu trong tính cách của ông, vậy nên chế độ này đã mang đến những lợi thế nhất định cho ông ấy.
Nhìn lại thế yếu của phía Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại lần này, bà Thái Hà chỉ ra rằng ĐCSTQ chủ yếu là chế độ độc tài chuyên chế, khiến nhiều tình huống chân thực không thể báo cáo, quyết sách đưa ra lại không có tính dân chủ. Những quyết sách được đưa ra có đúng đắn hay không lại do cá nhân người lãnh đạo phán đoán, người khác đều không được phép có ý kiến bất đồng. “ĐCSTQ không có cơ chế sửa lỗi. Nhược điểm của chế độ đó chính ở chỗ này, không có sự chế ước, chỉ sau khi thực hiện rồi nhận thấy hiệu quả rất tệ hại, mới buộc phải rẽ ngoặt và nói rằng cần phải sửa đổi”.
Bà Thái Hà chỉ ra thế yếu của ông Tập Cận Bình chính ở chỗ ông ta không có chút kiến thức về kinh tế thị trường, nhưng lại đặc biệt muốn quản lý kinh tế. Ông Tập dựa vào quyền lực để can thiệp vào mọi việc, nhưng lại không ai có thể kiềm chế ông ta. Có quyền lực trong tay, Tập mặc sức làm xằng làm bậy, không hiểu biết lại không có năng lực mà tự ý đưa ra quyết định. Cá nhân Tập thiếu hụt tri thức, thiếu hụt nhân cách, thiếu hụt tầm nhìn, cùng với những khiếm khuyết của chế độ, bà Thái Hà thẳng thắn nói rằng: “Đây chính là yếu kém chồng chất yếu kém, trong khi Hoa Kỳ xuất sắc chồng chất xuất sắc, mọi người nói xem trận này ai sẽ thắng đây?”.
Thực ra, ông Tập Cận Bình trong bài phát biểu ngày 16/8 có tiêu đề “Không ngừng nâng cao cảnh giới mới của nền kinh tế chính trị Mác-xít Trung Quốc đương đại” được đăng trên tạp chí “Cầu Thị” (Qiu Shi) – kênh truyền thông ĐCSTQ, có đề cập rằng “trong làn sóng lớn của nền kinh tế thế giới biến động bất ngờ, liệu có thể điều khiển tốt con tàu của nền kinh tế nước ta hay không là một thách thức lớn với đảng chúng ta”, những lời này gần như tương đương với việc ông Tập đã thừa nhận rằng “nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước thách thức lớn”.
Ngoài ra, bà Thái Hà trước đó vì chỉ trích Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình và chính quyền ĐCSTQ đã bị trường Đảng trung ương ĐCSTQ khai trừ khỏi đảng và hủy đãi ngộ hưu trí đối với bà. Xuất thân trong gia đình cách mạng, làm việc ở trường đảng Trung ương hơn nửa đời người, thân là “hồng nhị đại” chính thống, sự cắt đứt giữa Thái Hà và ĐCSTQ có ý nghĩa tượng trưng, nó tuyệt không chỉ đại biểu cho một cá nhân, mà biểu thị rõ rằng “thế hệ đỏ thứ hai” của ĐCSTQ đã có sự rạn nứt.
Bà Thái cũng tiết lộ rằng bản thân bà đã muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ từ lâu, và bây giờ đã bị khai trừ quả thật là “có được tự do trở lại”, bà thẳng thắn nói một loạt sự cố ngoài ý muốn đã buộc bà phải ở lại
Hoa Kỳ, những người quen của bà ở Bắc Kinh đều khuyên bà tuyệt đối đừng về lại Bắc Kinh, nếu không sẽ bị mất tích như tình huống ông Nhậm Chí Cường vậy.
Theo Setn
Vũ Dương biên dịch
Trung Quốc muốn ông Trump thất cử,
nhưng biểu hiện của ông Biden thực sự đáng lo ngại
Hương Thảo
Trung Quốc muốn ông Trump thất cử, nhưng biểu hiện của ông Biden thực sự đáng lo ngại
Theo thông tin từ tổ chức tình báo Mỹ, Bắc Kinh không muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, đồng thời Bắc Kinh cũng gấp rút gia tăng sức ảnh hưởng của mình trước ngày bầu cử. Tuy nhiên, liệu mưu tính lần này của Bắc Kinh có thành công hay không? Và biểu hiện của ông Joe Biden có khiến Bắc Kinh được mãn nguyện?
Truyền thông hải ngoại gần đây đưa tin, ông William Evanina, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ, đã tiết lộ rằng Bắc Kinh coi ông Trump là “người không thể lường trước được” và không muốn ông tái đắc cử.
Ông Evanina tiết lộ trong tuyên bố rằng bên phía Trung Quốc đã tăng cường tuyên truyền dư luận để gây ảnh hưởng đến chính sách công của Mỹ, và gây áp lực lên các chính trị gia “đi ngược lại lợi ích của Bắc Kinh”. Cũng trong lúc này, Iran cũng đang cố gắng “làm suy yếu” ông Trump.
Tuy nhiên, liệu mưu tính lần này của Bắc Kinh có thành hiện thực? Ông Biden đã biểu hiện như thế nào trong chiến dịch tranh cử tổng thống suốt mấy tháng vừa qua?
Fox News từng đăng một bài bình luận, trong đó tác giả Liz Peek phân tích rằng ông Biden vốn dĩ sẽ công bố ứng viên phó tổng thống của mình vào tuần đầu tiên của tháng 8, sau đó lại trì hoãn đến ngày 11/8 mới đưa ra tuyên bố. Đây là một quyết định quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Biden, có thể quyết định thắng bại của ông trong cuộc tổng tuyển cử tới, nhưng ông có vẻ do dự không quyết định.
Bài báo nói rằng gần như chắc chắn ông Biden không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chọn một phụ nữ Mỹ gốc Phi làm trợ thủ cho mình. Bởi ông ta cần phiếu từ cộng đồng người da đen.
Các ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ hiện bao gồm: Thượng nghị sĩ Kamala Harris, cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, Hạ nghị sĩ California Karen Bass, và Hạ nghị sĩ Florida Demings (Val Demings) và Thị trưởng Atlanta Keisha Lance Bottoms (Keisha Lance Bottoms).
Ông Liz Peek nói rằng 5 ứng cử viên này đều có những thiếu sót, không ai trong số họ dường như chứng tỏ được khả năng đảm nhận nhiệm vụ quan trọng này.
Hơn nữa, 55% cử tri cho rằng ông Biden 77 tuổi đang trong giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ, vì vậy nhiều người dự đoán rằng Biden không thể đảm nhiệm hết một nhiệm kỳ hoặc cùng lắm chỉ phục vụ được một nhiệm kỳ. Điều này có nghĩa là cấp phó của ông có khả năng trở thành ứng cử viên Tổng thống vào năm 2024.
Tất cả những yếu tố này đã làm tăng rủi ro cho chiến dịch của ông Biden.
Ông Biden đang trong giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ?
Tổng thống Trump thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe, và tình trạng sức khỏe của ông ở trạng thái rất tốt. Do đó, các cử tri đã bày tỏ lo ngại hơn về tình trạng sức khỏe của ông Biden. Đoàn thể của ông Trump đã nhiều lần tiết lộ rằng ông Biden có các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ. Mấy tháng trở lại đây, ông Biden thường hay nói sai, hơn nữa có những lời khiến mọi người thật sự bối rối.
Tờ New York Post ngày 5 đưa tin, tại sự kiện “Hiệp hội quốc gia các nhà báo gốc Phi và Tây Ban Nha”, khi một phóng viên người Mỹ gốc Phi hỏi ông Biden liệu ông có làm bài trắc nghiệm nhận thức hay không, ông Biden mắng phóng viên này ngay tại hiện trường: “Tôi không cần làm trắc nghiệm. Tại sao tôi phải làm cái trắc nghiệm chết tiệt này? Dừng lại ngay!”. Ông chặn lời phóng viên, “giống như trước khi anh đến phỏng vấn, có cần kiểm tra xem anh có dùng cocaine không?”. Cuối cùng, ông Biden hỏi lại người phóng viên: “Anh có phải là con nghiện không?”.
Mấy tháng trước, ông Biden cũng từng nói với người dẫn chương trình gốc Phi rằng: “Nếu anh không biết nên ủng hộ tôi hay ông Trump, thì anh không phải là người da đen”, câu nói này của ông Biden khiến cộng đồng người Mỹ gốc Phi rất bất mãn.
Ông Biden cũng có một số biểu hiện kỳ lạ khiến mọi người lo lắng cho tình trạng sức khỏe của ông. Tại cuộc biểu tình “Siêu thứ Ba (Super Tuesday)” năm ngoái, ông Biden thậm chí còn không nhận thức được ai là vợ và ai là em gái của mình.
Tại chiến dịch tranh cử ở New Hampshire vào tháng 8 năm ngoái, ông Biden từng kể lại câu chuyện rằng, trong nhiệm kỳ làm phó tổng thống, từng có một thượng tướng 4 sao của Mỹ mời ông đến Afghanistan để khen ngợi một đại tá hải quân dũng cảm. Theo lời kể của ông Biden, viên đại tá đã bất chấp mưa đạn của kẻ thù, với sợ dây thừng anh đã lao xuống một thung lũng sâu 18 m để vớt thi thể đồng đội. Nhưng vì đồng nghiệp đã hy sinh, vậy nên anh thà chết cũng không nhận lời khen ngợi.
Tờ Washington Post cho biết “hầu như tất cả tình tiết trong câu chuyện của ông Biden đều không chính xác”. Sau khi đối chứng với người trong cuộc, ông Biden ít nhất đã trộn lẫn ba sự kiện khác lại với nhau. Tình huống này không chỉ xảy ra một lần.
Trong buổi diễn thuyết trong phòng vào tháng trước, ông Biden đã đột ngột dừng bài phát biểu để hỏi liệu bên ngoài trời có mưa hay không, và yêu cầu mọi người hãy vào trong nhà để trú tránh. Trên thực tế, bên ngoài trời không hề mưa, và bên ngoài căn bản cũng không có khán thính giả nào.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Biden cũng không tích cực lắm, hiếm khi thấy thông tin của ông trên các kênh truyền thông. Ông cũng từ chối nhận lời mời phỏng vấn từ New York Times hay Fox News, nguyên nhân được cho rằng là ông muốn tránh né một số câu hỏi khó.
Để tránh đại dịch, ông Biden dành phần lớn thời gian ở dưới tầng hầm trong nhà, tổ chức các hội nghị truyền hình và các hoạt động tranh cử trên Internet. Người ngoài gọi đùa ông là “ứng viên trốn dưới tầng hầm”.
Cổ phiếu Alibaba lao đao
khi chính quyền Trump chuẩn bị áp chế tài
Hương Thảo | DKN 3 giờ trước 815 lượt xem
Các biện pháp trừng phạt gần đây của chính quyền Trump áp lên các hãng công nghệ Trung Quốc có móc nối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang làm rung chuyển giá cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, theo The BL ngày 18/8.
Tổng thống Donald Trump đã thoáng đề cập đến các hãng công nghệ Trung Quốc và gia tăng áp lực đối với họ trong chuyến thăm Bedminster, bang New Jersey.
Khi được hỏi liệu ông có chế tài các công ty liên quan đến ĐCSTQ khác như ông đã làm với Huawei hay không, chẳng hạn như Alibaba và Baidu, Tổng thống Trump khẳng định là có, sẽ áp dụng với hầu hết các công ty này. Nhưng ông cho biết họ đang tìm kiếm các thứ khác, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết, theo báo cáo của Nhà Trắng ngày 16/8.
Luke Lloyd, cố vấn tài sản và chiến lược gia đầu tư tại quỹ đầu tư Strategic Wealth Partners cho biết: “Rõ ràng điều này sẽ mang đến một số tác động, chúng tôi có thể thấy giá cổ phiếu của Alibaba sụt giảm”.
Mặc dù giá trị cổ phiếu của Alibaba đã đạt mức kỷ lục 268 USD vào ngày 9/7, nhưng đến ngày 17/8, chúng sụt xuống mức 251 USD mỗi cổ phiếu.
Ngoài ra, mối quan tâm đến các giao dịch bán khống đã giảm 10,3% trong giai đoạn trước, trong đó 37,89 triệu cổ phiếu bán khống chiếm 11,6% tổng số cổ phiếu có sẵn. Đối với các giao dịch bán khống, nhà đầu tư mượn cổ phiếu và bán chúng, hy vọng sau này sẽ mua lại chúng với giá thấp hơn, trả lại cho người cho vay và bỏ túi phần chênh lệch.
Reuters đưa tin: “Ông Trump đã và đang gây áp lực lên các công ty sở hữu bởi Trung Quốc, bằng cách hứa hẹn cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 17/8 đã nhắc lại tuyên bố phản đối công nghệ của Huawei vì đã làm dấy lên nhiều nghi ngại về vấn đề xâm hại an ninh quốc gia ở một số nước.
“Chính quyền Trump đối đãi với Huawei như đúng bản chất của nó – là một cánh tay của chính quyền ĐCSTQ – và chúng tôi sẽ có hành động đáp trả thích hợp”, theo thông cáo báo chí.
Một trong những biện pháp như vậy là cấm 38 công ty con của Huawei nhập một số công nghệ nhạy cảm nhất định. Huawei đã sử dụng các công ty con này để thu thập các công nghệ bị cấm, từ đó trốn tránh các chế tài áp lên họ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục tăng cường cảnh giác và bảo vệ tài sản trí tuệ của quốc gia.
“Chúng tôi sẽ không dung thứ cho những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm phá hoại quyền riêng tư của công dân, tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Mỹ, hoặc tính toàn vẹn của hệ thống mạng thế hệ tiếp theo trên toàn cầu”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/co-phieu-alibaba-lao-dao-khi-chinh-quyen-trump-chuan-bi-ap-che-tai.html
Hai chuyến thị sát vùng lũ đầy ẩn tình
của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường
Phụng Minh
Một chuyến bị dân nói là dùng công an đóng thế, một chuyến lộ rõ sự thoái thác trách nhiệm của người làm quan, hơn nữa còn có ẩn ý thâm sâu của trận đấu đá quyền lực trong nội bộ chính quyền Trung Quốc.
Sáng ngày 20/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm Trùng Khánh, nơi đang bị lũ lụt rất nặng. Cư dân mạng đã so sánh cuộc thị sát của Lý Khắc Cường với cuộc thị sát của Tổng Bí thư Tập Cận Bình tới khu vực bị thiên tai ở An Huy vào 2 ngày trước đó.
Theo tin tức từ trang web của chính phủ Trung Quốc, vào lúc 11 giờ sáng ngày 20/8, Lý Khắc Cường bay đến Trùng Khánh và sau đó đến làng Song Bá, quận Đồng Nam, thành phố Trùng Khánh, nơi bị ngập nặng. Theo các nguồn tin, làng Song Bá nằm dọc theo sông Phù Giang, hơn 8.000 người trong làng đã bị ảnh hưởng khi nước ngập cao tới hơn một người lớn trong các ngôi nhà, tất cả đất nông nghiệp và nhà kính trồng rau đều bị phá hủy.
Theo Mạng lưới thủy văn sông Dương Tử, lúc 7 giờ ngày 20/8, mực nước tại trạm Thốn Than, Trùng Khánh đạt 191,51 mét; lúc 8h15, mực nước đỉnh lũ của trạm là 191,62 mét, trên mức đảm bảo 8,12 mét. Tốc độ dòng chảy là 74.500 mét khối trên giây, vượt lũ năm 1981 và chỉ đứng sau trận lũ lịch sử năm 1905 (192 mét).
Đoạn video Lý Khắc Cường thị sát Trùng Khánh từ Internet cho thấy Trần Mẫn Nhi, bí thư Thành ủy Trùng Khánh cũng đã có mặt ở đó. Khi ông Lý Khắc Cường nói: “Có khó khăn gì thì cứ nêu ra, có khó khăn gì thì nói”. Người trả lời đối thoại liền nói: “Hiện tại không có khó khăn gì”.
Lý Khắc Cường cũng nói: “Lũ lụt bây giờ …”, người nào đó vội vàng nói: “Thiên tai …”
Về vấn đề này, một số cư dân mạng đã chế nhạo: “Tôi muốn biết ai là người đã nói ‘thiên tai’? Chắc hẳn sắp tới người này sẽ có bàn làm việc mới ở Trung Nam Hải! Vị này mong muốn mưu sinh rất mạnh đây, không đợi tổng Lý có thái độ, liền hô ‘thiên tai’, ‘thiên tai’. Lý Khắc Cường lần này tới (thị sát) rất nhanh, lại tìm được người tiếp lời quả thật rất tốt, ‘thiên tai’, ‘không có khó khăn gì’. Nhìn đám người hầu của dân này, lập tức nói không khó khăn, không khó khăn, thiên tai là thiên tai, không thể cứu được”.
Một cư dân mạng khác cho rằng: “Nếu như nói sẽ bị tính sổ, chính là nhắc nhở dân chúng trước, không cho phép nói sự thật”; “Lũ lụt tuyệt đối là nhân họa, không phải thiên tai”.
Một số cư dân mạng đã so sánh lần kiểm tra này của Lý Khắc Cường với chuyến thăm An Huy trước đó của Tập Cận Bình. “Tập Cận Bình chạy đến An Huy sau trận lụt. Điều thú vị là quê tổ của Lý Khắc Cường là An Huy. Lý Khắc Cường lại chạy đến sào huyệt chính của Tập Cận Bình là Trùng Khánh, Trùng Khánh chính là đang bị ngập nặng!”
Ngày 18/8, ông Tập Cận Bình đến làng Lợi Dân, thị trấn Tào Thị, huyện Phù Nam, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy để gặp các nạn nhân trận lũ lụt. Khi đến thăm một ngôi nhà, một người phụ nữ ra đón ông. Người phụ nữ này trông rất giống với Diêm Tĩnh, đội phó đội công an huyện Phù Nam, An Huy. Người dân nghi vấn, ‘nạn nhân’ lũ lụt này chỉ là công an đóng thế mà thôi.
Người sử dụng mạng nói: “Từ trên xuống dưới đều là diễn!”
Một số cư dân mạng cũng chỉ ra rằng Tập Cận Bình đã đến An Huy, nơi nước đã rút bớt sau một thời gian lũ lụt, trong khi Lý Khắc Cường đến Trùng Khánh, nơi đang bị lũ lụt, như làm trái lại với ông Tập. “Cái này khiến chủ tịch Tập trở thành nhân vật dễ bị mang ra so sánh”.
Theo Xiao Lusheng, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
[Video]: Trùng Khánh thê thảm,
thang đo mức nước cao hơn 21 mét chỉ còn thấy chóp
Quỳnh Chi
Nước lũ tràn thẳng vào sảnh của khách sạn Sheraton, Triều Thiên Môn khổng lồ chỉ còn nhìn thấy biển hiệu.
Do những trận mưa lớn liên tiếp gần đây, thành phố Trùng Khánh phải đón nhận trận lụt thứ 5 quét qua, đường Nanbin ở trung tâm thành phố bị nhấn chìm hoàn toàn, chỉ lộ ra một góc biển chỉ đường, cảnh tượng thật kinh hoàng.
Người dùng mạng đã đăng lên hình ảnh cho thấy nước ngập quá cả phần vạch chia độ của thước đo mực nước: “Thước kiểm soát lũ lụt trên đường phố huyện Hà Xuyên, Trùng Khánh là 21,2 mét. Lũ đã vượt qua thước kiểm soát lũ lụt, và chỉ còn thấy một quả bóng!
Ngày 19 tháng 8, cơn lũ số 5 của sông Trường Giang và cơn lũ số 2 của sông Gia Lăng cùng lúc quét qua khu vực trung tâm thành phố Trùng Khánh, Trùng Khánh đã bước vào giai đoạn ứng phó kiểm soát lũ khẩn cấp cấp độ một. Mực nước của trạm thủy văn Thốn Than đạt 190,56 mét vào đêm đó, gần bằng mực nước của đỉnh lũ lớn ở thượng lưu sông Trường Giang vào năm 1981. Theo ghi chép, trong trận đại hồng thủy tháng 7 năm 1981, mực nước của trạm thủy văn Thốn Than đạt mức cao nhất là 191,41 mét, tốc độ dòng chảy là 85,700 mét khối mỗi giây.
Mực nước của trạm thủy văn Thốn Than đạt 19,06 vào đêm đó, gần bằng mực nước của đỉnh lũ lớn ở thượng lưu sông Trường Giang vào năm 1981 (ảnh: Internet).
Bắt đầu từ 2 giờ chiều ngày 18, ứng phó khẩn cấp phòng chống lũ lụt của Trùng Khánh đã được nâng từ cấp hai lên cấp một, bước vào giai đoạn kiểm soát lũ khẩn cấp. Vào lúc 6 giờ tối cùng ngày, cảng Triều Thiên Môn hoàn toàn chìm trong nước.
Đoạn video cho thấy mực nước thay đổi ở Triều Thiên Môn, trước sau dâng lên quá cao, che lấp cả cánh cổng lớn.
Người dùng mạng đăng cảnh ngập lụt với lời dẫn: “Trùng Khánh bị ngập lụt! Sự nguy hiểm lâu dài của đập Tam Hiệp không nằm ở việc đập bất ngờ bị sập, mà nằm ở việc mở các cửa xả nước và xả lũ xuống hạ du!
Nếu đúng như vậy, Tam Hiệp không những không ngăn được lũ lụt mà còn gây ra lũ lụt vô tận, vậy tại sao chúng ta lại cần đến con đập này?…”
Người quay video cho biết đây là đỉnh nước cao nhất từ trước tới nay ở Trùng Khánh.
Tính đến ngày 19, mực nước ở trung tâm thành phố Trùng Khánh tiếp tục dâng cao, nhiều đoạn đầu đường Nam Tân bị nước nhấn chìm, các biển báo trạm xe bus chỉ còn thấy chóp, nước lũ tràn thẳng vào sảnh lớn khách sạn Sheraton Trùng Khánh; điểm du lịch cổ trấn Từ Khí Khẩu cũng bị nước lũ tấn công; cửa vào Triều Thiên Môn nước dâng cao chỉ còn thấy 3 chữ “Triều Thiên Môn”; pho tượng đá lớn nhất thế giới Lạc Sơn Đại Phật nước cũng ngập đến chân Phật từ ngày 18. Thước kiểm soát lũ trên đường phố khu Hợp Xuyên, Trùng Khánh là 21,227 mét, đến nay nước lũ dâng lên quá các vạch đo, chỉ còn lại quả cầu trên đỉnh chóp!
Đoạn bên dưới tuyến đường sắt Trùng Khánh số 2 cũng bị ngập những tầng dưới, đường ray chỉ cách mặt nước vài mét, giống như cảnh đoàn tàu chạy trên mặt nước trong bộ phim hoạt hình “Sen và Chihiro ở thế giới thần bí” của đạo diễn nổi tiếng Miyazaki Hayao. Đây có thể nói là trận lụt lớn nhất mà Trùng Khánh phải trải qua kể từ năm 1981.
Có video cho biết, tối ngày 19, Trùng Khánh đã ra thông báo khẩn cấp, yêu cầu các hộ gia đình ở dưới tầng 3 của thành phố phải sơ tán toàn bộ.
Theo cảnh báo lũ lụt do cục thủy lợi Trùng Khánh đưa ra, bộ phận sông Trường Giang, đập Thái Viên khu Du Trung đạt mực nước cao nhất vào sáng ngày 20, dự kiến sẽ vượt quá mực nước đảm bảo từ 8 đến 9 mét; còn ở trạm Thốn Than khu Giang Bắc trong ngày 20 mực nước cao nhất cũng vượt quá mực nước đảm bảo 8 đến 9 mét. Tại sông Gia Lăng là một nhánh thuộc thượng lưu sông Trường Giang, mực nước cao nhất sẽ xuất hiện tại trạm Từ Khí Khẩu khu đập Sa Bình vào sáng sớm ngày 20, vượt mực nước đảm bảo 9 đến 10 mét.
Cần lưu ý rằng, nhiều nhánh của sông Trường Giang đã xuất hiện hồng thủy lịch sử. Sáng sớm ngày 18, quan chức địa phương đã phát động ứng phó chống lũ lụt khẩn cấp cấp 1 – cấp cao nhất lần đầu tiên trong lịch sử. Hiện lũ đang đổ dồn về hạ lưu và ngày 20, đập Tam Hiệp sẽ đạt đỉnh lũ lớn nhất kể từ khi xây dựng hồ chứa, với lưu lượng ước tính lên đến 74.000 mét khối mỗi giây. Vì lý do này, ngày 19 vừa qua đập Tam Hiệp đã mở 10 cửa xả lũ khẩn cấp, lưu lượng xả đạt 48.000 mét khối / giây, đây cũng là lượng xả lớn nhất kể từ khi xây dựng hồ chứa Tam Hiệp.
Trên thực tế, từ tháng 6 năm nay, đập Tam Hiệp đã có vài đợt xả lũ khẩn cấp, nhưng giới quan chức ĐCSTQ từ đầu tới cuối gọi đó là “phát điện”, cho đến khi các thành phố phía hạ lưu đập Tam Hiệp như Hồ Bắc, Nghi Xương lần lượt chìm trong nước lũ, không thể che đậy thêm nữa, phía quan chức mới thừa nhận vào cuối tháng 6 đập Tam Hiệp đã tiến hành đợt xả lũ đầu tiên trong năm nay.
Theo Secretchina
Quỳnh Chi biên dịch
[Video]: Bão số 7 Higos đổ bộ vào Trung Quốc,
Chu Hải phát 4 lệnh ngừng hoạt động cả thành phố
Tâm Thanh
Ngày 19/8, vào lúc khoảng 6 giờ sáng (theo giờ địa phương), bão Higos, cơn bão số 7 năm nay của Trung Quốc đã đổ bộ vào bờ biển huyện Kim Loan, thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.
Sức gió cực đại vùng gần tâm bão đạt cấp 12 khi đổ bộ, tốc độ gió đạt 35 m/giây, xe cộ bị thổi lật, cây cối bị đổ rạp và đè lên người qua đường khiến họ bị thương.
Chính quyền Chu Hải đã phát động ứng phó khẩn cấp cấp độ I trong phạm vi toàn thành phố. Ngoại trừ nhân viên cứu hộ khẩn cấp, nhân viên trực an ninh và nhân viên bảo đảm dân sinh, tất cả các cơ quan hành chính, xí nghiệp và địa điểm dịch vụ công cộng đều phải thực hiện “4 lệnh đình chỉ”, đó là: đình chỉ công tác, đình chỉ kinh doanh, đình chỉ thành phố và đình chỉ lớp học.
Các video được đăng tải trên YouTube và Twitter cho thấy, bão số 7 kèm mưa xối xả với gió mạnh đã thổi gãy và làm đổ cây xanh cùng cột điện bên đường, một số đường phố ở quận Kim Loan bị ngập và rất nhiều ô tô chìm trong nước. Gió quật đổ và thổi bay cành lá cây với các biển hiệu rơi xuống mặt đường tạo thành một khung cảnh hỗn độn.
Ngày 18/8, Tập đoàn Cục Đường sắt Nam Ninh đã điều chỉnh kế hoạch khởi hành cho 14 chuyến tàu khách cao tốc. Do sự thay đổi hướng đi của bão Higos, công ty này lại điều chỉnh kế hoạch vận chuyển một lần nữa vào ngày 19/8.
Ngày 19/8, 11 chuyến tàu điện cao tốc EMU từ Chu Hải, Quảng Châu đến Nam Ninh, Bắc Hải và Côn Minh đã bị đình chỉ hoặc điều chỉnh phạm vi hoạt động. Tính đến 9 giờ sáng, sân bay Chu Hải đã hủy 67 chuyến bay đến và đi.
Cục Quản lý ứng phó khẩn cấp Chu Hải đã đưa ra thông báo do ảnh hưởng của cơn bão, cảng Chu Hải và Macao, cảng Gongbei và cảng đặc biệt dành cho khu công nghiệp xuyên biên giới Chu Hải — Macao sẽ tạm dừng làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách vào lúc 6 giờ ngày 19/8. Cảng đường cao tốc Chu Hải cầu Hong Kong — Chu Hải — Macao cũng tạm dừng làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách vào lúc 1 giờ cùng ngày.
Theo Nguyên Minh Thanh/soundofhope.org
Tâm Thanh biên dịch
Nước đầu vào hồ Tam Hiệp
sắp bằng mức tối đa khi thiết kế,
nước lên tới chân Đại Phật Lạc Sơn sau 71 năm
Tâm Thanh
Các phương tiện truyền thông Đại lục cho biết đây là lần thứ hai nước lên cao tới bàn chân tượng Đại Phật ở Lạc Sơn kể từ năm 1949.
Ngày 19/8, đỉnh lũ số 5 trên sông Dương Tử bắt đầu ập đến hồ chứa Tam Hiệp, dòng chảy đầu vào của hồ chứa đã đạt 73.800 m3/giây, gần bằng vận tốc tối đa ước tính mà đập chịu đựng được là 76.000 m3/giây. Đây cũng là đỉnh lũ lớn nhất gặp phải kể từ khi xây dựng đập Tam Hiệp. Hiện tại, Tam Hiệp đã mở 11 cửa xả lũ, lưu lượng xả đạt 49.400 m3/giây, lập kỷ lục lịch sử mới.
Theo Mạng lưới Thủy văn sông Dương Tử, vào lúc 8h sáng ngày 19/8, dòng chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đạt 73.800 m3/giây và dòng chảy ra đạt 49.400 m3/giây. Cả hai dòng chảy vào và ra đều lập kỷ lục được ghi nhận trong lịch sử.
Đoạn video xả lũ Tam Hiệp cho thấy, hồ Tam Hiệp đã mở 11 cửa xả lũ, đây cũng là đợt xả lũ lớn nhất kể từ khi xây đập Tam Hiệp.
Ngày 19/8, lũ số 5 sông Dương Tử đi qua trung tâm thành phố Trùng Khánh, mực nước tại đây vẫn tiếp tục dâng cao, đỉnh lũ dự kiến sẽ đến vào đêm 19, sáng ngày 20/8.
Đoạn video dưới đây cho thấy tình cảnh thê thảm của Trùng Khánh bị ngập lụt.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước, đỉnh lũ sông Dương Tử đổ vào Trùng Khánh, Hồng Nhai Động, Triều Thiên Môn, Từ Khí Khẩu và nhiều điểm tham quan du lịch khác đã bị ngập lụt. Ngày 18, nước lũ dâng cao ngập đến chân tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn, đây được cho là lần đầu tiên kể từ năm 1949.
Bình thường mực nước dưới chân Đại Phật Lạc Sơn không lên tới quá ngón chân tượng như thế này:
Theo Hách Diên, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch
Hôm nay, đập Tam Hiệp hứng trận lũ lịch sử
lớn nhất trên sông Dương Tử
Vũ Dương
Lũ lụt khu vực sông Dương Tử kéo dài hơn hai tháng đến nay vẫn chưa thấy lắng xuống. Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy Lợi Trung Quốc cho biết đập Tam Hiệp trưa hôm qua (19/8) đã phải hứng chịu một trận lũ khổng lồ với dòng nước lũ lên tới 72.000 m3/s, lập mức cao kỷ lục kể từ khi con đập được xây dựng đến nay. Dự báo sáng nay (20/8), hồ chứa đập Tam Hiệp sẽ hứng thêm dòng nước lũ với lưu lượng lên tới 75.000 m3/s, lập mức kỷ lục mới.
Trận lũ 75.000 m3/s cũng lập kỷ lục mới về trận lũ lớn nhất trên sông Dương Tử kể từ năm 1981 đến nay, và phần lớn trận lũ này đến từ thượng nguồn tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh. Trong đó, tỉnh Tứ Xuyên lần đầu tiên nâng mức ứng phó lũ lên mức I, mức cao nhất trong hệ thống ứng phó lũ có 4 mức của Trung Quốc, đủ thấy thảm họa lũ lụt lần này nghiêm trọng như thế nào.
Tổng hợp thông tin từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, kỷ lục trước đó về dòng nước lũ lớn nhất chảy vào đập Tam Hiệp xuất hiện vào ngày 24/7/2012, với lưu lượng lên đến 71.200 m3/s. Còn về đợt lũ lần này, tính đến hôm qua (19/8), đập Tam Hiệp đã hứng chịu dòng nước lũ hơn 50.000 m3/s trong 5 ngày liên tiếp.
Báo cáo chỉ ra rằng sau khi trận lũ thứ 5 trên sông Dương Tử vào năm nay hình thành ở thượng nguồn sông, sáng hôm qua (19/8) đỉnh lũ đã bắt đầu tràn vào khu vực hồ chứa đập Tam Hiệp, đến 12 giờ trưa lượng nước chảy vào hồ chứa đạt đến 72.000 m3/s, mức cao kỷ lục kể từ khi con đập được xây đến nay. Vì lý do này, Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy Lợi Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo lũ màu cam cho hồ chứa Tam Hiệp.
Ủy ban Thủy lợi Trường Giang dự đoán vào 8 giờ sáng ngày 20/8, đập Tam Hiệp sẽ hứng dòng lũ khổng lồ lên tới 75.000 m3/s, lập kỷ lục lịch sử mới lần nữa.
Theo báo cáo, do lượng nước thượng nguồn đổ dồn về quá lớn, đập Tam Hiệp đã mở 10 cửa cống xả lũ, lưu lượng xả đạt 48.000 m3/s, mang đến áp lực ở mức nhất định cho các phương án phòng chống lũ ở trung và hạ du sông Dương Tử.
Còn về thượng du sông Dương Tử, ngoài dòng chính của sông Dương Tử ra, lưu vực sông Gia Lăng và sông Mân Giang – phụ lưu của sông Dương Tử, đã liên tiếp trải qua quá trình 2 lần mưa lớn từ ngày 11-17/8. Dù là tổng lượng mưa, phạm vi mưa và lượng mưa tối đa đo được tại một trạm quan sát duy nhất, tất cả đều vượt kỷ lục của trận lũ lớn năm 1981.
Theo Qiu Guoqiang, CNA.com
Vũ Dương biên dịch
Một mũi tên, hai đích
Philippinese không nói rằng không. Họ vẫn để ngỏ khả năng tham gia cuộc tập trận với Mỹ, nếu nó diễn ra trong vùng biển cách bờ biển của họ…12 dặm. Tuy nhiên, dư luận thừa hiểu, trong trường hợp này, ông Duterte đã “chơi chữ” với cả hai bên Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Duterte không cho hải quân nước này tập trận ở Biển Đông.
“Cấm” là từ các báo giật tít, kiểu như “Tổng thống Philippines cấm hải quân nước này tập trận ở Biển Đông”. Trong thực tế, trong tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, chỉ thị của nhà lãnh đạo Philippinese “nhẹ nhàng” hơn nhiều, rằng: “Tổng thống Rodrigo Duterte đã ban bố một mệnh lệnh thường trực, theo đó quân đội Philippines sẽ không tham gia các cuộc tập trận hải quân ở Biển Hoa Nam (Biển Đông), ngoại trừ ở vùng biển quốc gia của chúng ta, cách bờ biển 12 dặm”.
Nghĩa là, Philippinese không nói rằng không. Họ vẫn để ngỏ khả năng tham gia cuộc tập trận với Mỹ, nếu nó diễn ra trong vùng biển cách bờ biển của họ…12 dặm.
Tuy nhiên, dư luận thừa hiểu, trong trường hợp này, ông Duterte đã “chơi chữ” với cả hai bên Mỹ và Trung Quốc.
Thứ nhất, ông Duterte không muốn mất lòng Bắc Kinh.
Bởi ông biết rằng, gật đầu với Washington, hăm hở điều tàu chiến, quân đội tham gia các cuộc tập trận trong khu vực nóng bỏng, đang ngày một trở thành nơi thử thách để chứng tỏ “ai thắng ai” giữa hai cường quốc số 1 thế giới, thì Bắc Kinh hẳn sẽ giận dữ cho rằng, Manila “ngả” vào vòng tay Mỹ một cách trắng trợn. Điều đó khác hẳn vài bốn tháng trước đây, Manila từng từ bỏ Thỏa thuận các Lực lượng viếng thăm (VFA) năm 1998 – khuôn khổ pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Philippines, đồng thời là thành tố chính trong mối quan hệ quân sự sâu sắc giữa 2 nước từ nhiều năm nay – một động thái dư luận đánh giá là “thoát Mỹ, gần Trung”.
Đó là chưa kể, nếu tinh ý ra, Bắc Kinh còn có thể “thông cảm” với Manila rằng, trong tình cảnh khó khăn, ông Duterte ra điều kiện chỉ có thể tập trận với Mỹ trong phạm vi cách bờ 12 hải lý, có thể hiểu đó là cái “lắc đầu” tinh tế. Không cứ chuyên gia quân sự mới biết, toàn tàu to, súng lớn, máy bay siêu thanh, tập tành kiểu gì trong vùng biển phạm vi 12 hải lý sát Philippinese “bé như cái ao”?
Thứ hai, ông Duterte cũng không thể làm mất lòng Mỹ.
Gì thì gì, Mỹ vẫn là đồng minh truyền thống. Cho dù Manila chưa quên mối hận vụ bãi cạn Scarborough. Lần đó, Mỹ, trong tư cách đồng minh, đã “thiếu trách nhiệm” nên Trung Quốc mới lừa được Philippinese chiếm quyền chính thức kiểm soát nó. Nhưng sự thật là, nếu không có Mỹ, gã đô vật ngang ngược Trung Quốc sẽ ngày càng ngang ngược, càn rỡ hơn. Philippinese, từng là nạn nhân, sẽ tiếp tục là một nạn nhân thảm thương hơn, dù đã mềm dẻo, chịu đựng, nhân nhượng Trung Quốc hết cỡ.
Thế nên, một tiếng nói chỉ trích Trung Quốc của Mỹ, với Philippinese, cũng như các nước Asean hiển nhiên có ý nghĩa. Thực tế đã buộc Manila phải sám hối, nhận thức lại tầm quan trọng quan hệ với Mỹ. Không thế mà, chỉ sau 4 tháng thông báo từ bỏ VFA, đầu tháng 6, ông Rodrigo Duterte lại bất ngờ tuyên bố hủy tạm dừng thi hành chính thỏa thuận nêu trên.
Động thái có tính “tạ lỗi” với Nhà Trắng này thể hiện rằng, Manila vẫn coi Mỹ là “chiến hữu” không thể thiếu, không chỉ vào lúc này, mà còn về lâu về dài. Đó là chưa kể, việc Nhà trắng chính thức bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, dựa trên Công ước LHQ về Luật biển (Unclos 1982) trong tuyên bố ngày 13/7 càng có ý nghĩa quan trọng. Có người nói, Washington chẳng vô tư gì trong chuyện này; chẳng qua, họ muốn lôi kéo các quốc gia trong khu vực chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế, Tuyên bố ngày 13/7 của Mỹ vẫn được coi như “món quà” đối với Philippinese, cũng như các nước Asean có tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông vậy – như dư luận đánh giá và khẳng định.
Thế nên, một mặt, bắn thông điệp để Bắc Kinh yên tâm là không thể mất một người bạn “cơ bản dễ chịu” trừ việc người bạn này từng làm khó họ trong “vụ kiện thế kỷ” tại Tòa trọng tài (PCA) năm 2013; mặt khác, với việc nói rằng, mình sẵn sàng tập trận cùng Mỹ trong vùng biển 12 hải lý sát bờ, thì Mỹ cũng gần như khó vin được vào lý do gì để mà giận, mà dỗi. Thậm chí, Mỹ còn có thể hể hả rằng: sự cởi mở đó cho thấy, ông bạn Philippinese vẫn tử tế, vẫn tin tưởng mình hết mực.
Một câu nói mà như mũi tên trúng hai đích – ai dám bảo ông Duterte vụng về trong đối ngoại?
http://biendong.net/goc-nhin-moi/36408-mot-mui-ten-hai-dich.html
Biểu tình ở Thái Lan: Chín nhà hoạt động bị bắt
Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ 9 người trong một cuộc truy quét nhắm vào các nhà hoạt động liên quan đến những cuộc biểu tình chống chính phủ gần đây.
Trong số chín người có luật sư Anon Nampa, người bị buộc tội liên quan tới một cuộc biểu tình trong đó ông đã kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.
Chế độ quân chủ của Thái Lan từ lâu đã được bảo vệ trước chỉ trích vốn bị xử theo luật tội khi quân và các luật hà khắc khác.
Nhưng trong những tuần qua, sinh viên và các nhà hoạt động khác đã xuống đường kêu gọi cải cách thể chế.
Ông Anon, 36 tuổi, là người đầu tiên công khai phá bỏ lệ cấm kỵ vào đầu tháng này và kêu gọi cải cách tại một cuộc biểu tình ở Bangkok vốn lấy nguồn cảm ứng từ Harry Potter.
Trong số những người khác bị bắt giữ sau khi ông Anon bị bắt gồm có các nhà hoạt động Baramee Chairat, Suwanna Tarnlek và Korakot Saengyenpanm, và một rapper nổi tiếng, Dechatorn Bamroongmuang từ nhóm Rap vì Dân chủ, vốn đã biểu diễn tại cuộc biểu tình hồi tháng Bảy tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở Bangkok.
Họ đã bị buộc tội gây rối, kích động chống chế độ và có thể phải đối mặt với án tù tới bảy năm. Các nhà hoạt động cho biết họ đã nhìn thấy danh sách của cảnh sát có tên 20 người nữa có thể bị bắt giữ trong tương lai gần.
Những người biểu tình đang yêu cầu giải thể chính phủ do Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đứng đầu.
Ông Prayuth Chan-ocha là cựu tư lệnh quân đội và đã nắm quyền trong cuộc đảo chính quân sự năm 2014 và trở lại làm thủ tướng dân sự của đất nước sau một cuộc bầu cử gây tranh cãi vào năm ngoái.
Hàng ngàn người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ
Biểu tình ở Belarus và Thái Lan trong mắt nhà tâm lý học người Việt
Chuyển hướng bất thường
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã có bước ngoặt chưa có tiền lệ vào đầu tháng này khi người biểu tình kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.
Người Thái được dạy phải tôn trọng, tôn kính và yêu mến Hoàng gia, nhưng họ cũng sợ hậu quả khi nói về chế độ quân chủ.
Xúc phạm Hoàng gia ở Thái Lan có thể phải ngồi tù 15 năm theo luật xử tội khi quân tại vương quốc này.
Việc sử dụng luật này đã chững lại trong những năm gần đây do Quốc vương Thái Lan Vajiralongkorn đã thông báo rằng ông không còn muốn luật này được sử dụng rộng rãi nữa.
Nhưng các nhà quan sát nói rằng chính phủ đã sử dụng các công cụ pháp lý khác để nhắm vào những người bất đồng chính kiến, trong đó có luật gây rối, kích động chống chế độ.
Vụ bắt giữ ông Anon hôm thứ Tư khiến ông bị buộc tội gây rối, kích động chống chế độ lần thứ hai trong tháng này. Trước đó ông đã bị bắt trong cuộc biểu tình hồi tháng Bảy cùng với một nhà hoạt động khác là Panupong Jaadnok.
Vụ bắt giữ mới nhất này diễn ra sau cuộc biểu tình theo chủ đề Harry Potter diễn ra ở Bangkok vào ngày 3 tháng 8, khi ông Anon nhấn mạnh nhu cầu ông muốn cải cách, không lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến.
Ông đặc biệt nói tới khối tài sản khổng lồ của Cục Tài sản Hoàng gia, nơi mà dưới thời cố Quốc vương Bhumibol, trên danh nghĩa được tin tưởng vì lợi ích của người dân Thái Lan, nhưng hiện đã được công bố là tài sản cá nhân của nhà vua, kể như biến ông là người giàu có nhất ở Thái Lan.
Ông Anon cũng đặt câu hỏi về quyết định của Quốc vương Vajiralongkorn trong việc nắm quyền chỉ huy cá nhân đối với tất cả các đơn vị quân đội đồn trú tại Bangkok, điều mà ông tin rằng không tương thích với một chế độ quân chủ lập hiến dân chủ.
‘Đàn áp các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ’
Những bình luận của ông Anon là hết sức hi hữu ở một đất nước mà ít người dám công khai thảo luận về thể chế. Trong những năm gần đây, những người chỉ trích chế độ quân chủ của Thái Lan bỏ chạy sang các nước láng giềng đã bị bắt cóc và sát hại.
Việc cảnh sát Thái Lan đang trấn áp phong trào do sinh viên lãnh đạo đã làm dấy lên các cuộc biểu tình lớn nhất tại đất nước kể từ cuộc đảo chính sáu năm trước.
Những người biểu tình yêu cầu chính phủ được quân đội hậu thuẫn từ chức, chấm dứt sự quấy rối của những người chỉ trích chính phủ, đòi có hiến pháp mới và các cuộc bầu cử mới.
Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết: “Những cam kết lặp đi lặp lại của Chính phủ Thái Lan là họ lắng nghe những tiếng nói bất đồng chính kiến là vô nghĩa khi cuộc đàn áp đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ vẫn không hề suy giảm”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53851333
Úc ký thỏa thuận mua vaccine
khi đợt bùng phát coronavirus đang lắng dần
Tin từ Sydney – Hôm thứ Tư (19 tháng 8), đợt bùng phát coronavirus mới ở tiểu bang Victoria của Úc đã thuyên giảm, trong khi quốc gia này đã đồng ý thỏa thuận mua vaccine Covid-19 để cung cấp miễn phí cho người dân.
Hôm thứ Ba (18 tháng 8) thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo chính phủ đã ký một thỏa thuận với hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh Quốc để sản xuất và phân phối đủ liều vaccine coronavirus tiềm năng cho 25 triệu dân của nước này.
Theo giám đốc y tế tiểu bang Victoria, Brett Sutton, mọi người dân Úc sẽ được nhận vaccine nhưng một hội đồng y tế sẽ xác định danh sách người nhận được ưu tiên. Các cơ quan y tế cũng sẽ phải xem xét những nơi có nguy cơ lây truyền cao nhất và cách hoạt động của vaccine ở các nhóm tuổi khác nhau. Vào tháng trước, AstraZeneca thông báo vaccine Covid-19 của họ có dữ kiện tiến triển tốt, đã được thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn và được xem là công ty dẫn đầu trong cuộc chạy đua chống lại coronavirus.
Vaccine có tên là AZD1222, được phát triển bởi đại học Oxford của Anh Quốc và được cấp phép cho AstraZeneca. Ông Morrison cho hay Úc cũng đang tìm kiếm các hợp đồng vaccine khác, trong đó có đại học Queensland và đối tác của họ, công ty CSL của Úc. CSL ước tính những liều vaccine đầu tiên của Đại học Queensland (UQ) sẽ có sẵn để sử dụng khẩn cấp vào giữa năm 2021.
CSL cho biết ưu tiên hàng đầu của họ sẽ là sản xuất vaccine UQ, nhưng họ cũng đang đàm phán để giúp AstraZeneca sản xuất vaccine. Ông Morrison cho biết Úc cũng đang đàm phán với các quốc gia láng giềng ở Thái Bình Dương, bao gồm Indonesia, Papua New Guinea và Fiji, về việc cung cấp vaccine. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uc-ky-thoa-thuan-mua-vaccine-khi-dot-bung-phat-coronavirus-dang-lang-dan/
0 comments