Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 26/08/2020

Wednesday, August 26, 2020 6:37:00 PM // ,

 Tin Biển Đông – 26/08/2020

Phát hiện tàu cá Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị hôm 26/8 cho báo chí trong nước biết Bộ đội Biên phòng tỉnh này kết hợp với Chi cục Thuỷ sản tỉnh vừa phát hiện và đuổi một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam vào sáng ngày 25/8.

Theo truyền thông trong nước, vào sáng ngày 25/8, khi đang tuần tra, lực lượng chức năng Việt Nam trên tàu Kiểm ngư VN 0099KN nhận được tin báo có một tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt thuỷ sản trái phép ở vùng biển Quảng Trị, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 7 hải lý về phía Đông Nam.

Tàu của cơ quan chấp pháp Việt Nam đã tiếp cận tàu cá Trung Quốc vào chiều cùng ngày. Trên tàu cá có 4 thuyền viên do ông Lý Vũ Tài ở đảo Hải Nam làm thuyền trưởng.

Phía Việt Nam đã kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính và đẩy đuổi tàu này khỏi vùng biển của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 16/8, sau khi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông chấm dứt, Trung Quốc đã điều hơn 16.000 tàu cá xuống Biển Đông, theo thông tin từ báo chí Trung Quốc.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã phát hiện nhiều trường hợp tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tàu cá Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam chủ yếu để khai thác thuỷ sản. Đa số các tàu là tàu vỏ sắt, có công suất lớn, không có số hiệu, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới, bỏ chạy khi bị phát hiện.

Nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước phân tích việc Trung Quốc sử dụng đội tàu cá hùng mạnh như một cách để đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, nhất là tại các vùng biển quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp với các nước bao gồm Việt Nam.

Để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này, Việt Nam thời gian qua đã đẩy mạnh việc kiểm soát các ấn phẩm có hình ảnh bản đồ hai quần đảo này.

Theo Tuổi Trẻ, vào ngày 25/8 vừa qua, ban tổ chức một hội thảo về “Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” tổ chức ở Hà Nội đã phải thu hồi các tài liệu có bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi các đại biểu dự hội thảo phát hiện được sai sót này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-fishing-boat-illegaly-enters-vn-waters-08262020074903.html

 

Mỹ lần đầu tiên trừng phạt

các công ty, cá nhân TQ vì Biển Đông

Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt đối với 24 công ty Trung Quốc, liên quan tới với những diễn biến mới nhất trên Biển Đông.

Tuyên bố của Hoa Kỳ được đưa ra hôm thứ Tư, theo đó nói lệnh hạn chế visa được áp dụng với các công ty và cá nhân tham dự vào việc xây dựng các đảo nhân tạo ở vùng biển có tranh chấp.

Biển Đông: TQ lại nạo vét tại đảo Phú Lâm nơi VN tuyên bố chủ quyền?

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?

Ông Tập ‘chỉ đạo bồi đắp đảo ở Biển Đông’

TQ: ‘Làm gì có đảo nhân tạo’ ở Biển Đông!

24 công ty này nay được đưa vào danh sách cấm của Bộ Thương mại, theo đó không được mua các mặt hàng và nguyên liệu từ Mỹ.

Chính quyền ông Trump đã trừng phạt hàng chục công ty Trung Quốc trong những tháng qua, với việc đưa các hãng này vào danh sách gây quan ngại cho an ninh quốc gia, liên quan tới công nghệ và tới các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Uighur thiểu số ở Tân Cương.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên lệnh trừng phạt được đưa ra đối với việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông.

“Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã sử dụng các công ty quốc doanh để nạo vét và bồi đắp hơn 3.000 acres tại các thực thể có tranh chấp trên Biển Đông, gây bất ổn cho khu vực, giày xéo lên quyền chủ quyền của các nước láng giềng và tàn phá môi trường nghiêm trọng không kể xiết,” Ngoại trưởng Mike Pompeo nói trong một tuyên bố.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói rằng có khoảng 20 công ty đã “đóng vai trò hỗ trợ quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Biển Đông, hành động bị quốc tế lên án.”

Bộ Ngoại giao trong một tuyên bố riêng rẽ nói rằng sẽ áp dụng các hạn chế visa đối với các cá nhân Trung Quốc “chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa với” hành động đó ở Biển Đông, và những người có liên

quan tới “việc ép buộc các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải từ bỏ quyền tiếp cận của họ tới các nguồn tài nguyên ngoài khơi.”

Các cá nhân này có thể sẽ bị cấm vào Mỹ, và các thành viên gia đình họ cũng có thể phải đối diện với các hạn chế visa, tuyên bố của Bộ Ngoại giao nói.

Liên tục leo thang căng thẳng

Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều chiến dịch tự do đi lại trên biển bằng cách đưa tàu chiến tới khu vực.

Trung Quốc luôn phản ứng gay gắt trước các hoạt động này.

Hôm thứ Ba, Trung Quốc đưa ra phản đối chính thức tới Hoa Kỳ về việc Washington cho một máy bay do thám U2 tới vùng cấm bay phía trên nơi đang diễn ra các cuộc tập trận bắn đạn thật của quân đội Trung Quốc.

Bắc Kinh gọi đây là hành động khiêu khích.

Việc phi cơ do thám U2 bay trên trên vùng trời miền Bắc Trung Quốc, khu vực Vịnh Bố Hải, là vi phạm các quy tắc an toàn giữa hai quốc gia, Tân Hoa Xã tường thuật, dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm, và là “can thiệp nghiêm trọng vào các hoạt động tập trận bình thường”.

Hành động này có thể dễ dàng dẫn tới sự hiểu nhầm hoặc đánh giá sai tình hình, hoặc xảy ra “sự cố ngoài ý muốn”, Bộ này nói thêm.

Trong một tuyên bố, quân đội Hoa Kỳ nói rằng một chiếc U2 đã bay trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, và nói đó là chuyến bay “trong khuôn khổ các quy định luật pháp quốc tế được chấp nhận”.

Để đáp trả, Trung Quốc vào sáng hôm thứ Tư 26/8 đã đưa hai tên lửa tầm trung vào Biển Đông, tờ South China Morning Post tường thuật, nhằm gửi tín hiệu cảnh báo tới Hoa Kỳ.

Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã trở nên tồi tệ đi trong mọi khía cạnh, từ thương mại tới nhân quyền, cho tới điều mà Hoa Kỳ coi là những bước đi hung hăng của lực lượng vũ trang Trung Quốc, đặc biệt là tại vùng Biển Đông có tranh chấp và xung quanh hòn đảo Đài Loan.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53918796

 

Chuyên gia: ĐCSTQ tập trận đồng thời

trên 4 biển lớn chỉ là trò diễn tuồng

Hương Thảo

Nhiều chuyên gia quân sự đồng thời nêu lên nhận định, đây là chiêu hư trương thanh thế vốn có của quân đội Trung Quốc.

Trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục căng thẳng, quân đội Trung Quốc gần đây liên tục tung ra tin tức về các cuộc tập trận quân sự đồng thời trên nhiều vùng biển. Các chuyên gia quân sự tin rằng đây chỉ là trò lừa bịp, theo Epoch Times ngày 25/8.

Hàng loạt các cuộc tập trận trên biển

Các trang web chính thức của Cục An toàn Hàng hải Sơn Đông và Cục An toàn Hàng hải Hải Nam liên tiếp thông báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở Hoàng Hải phía đông Thanh Đảo đến Liên Vân Cảng và Biển Đông ở phía đông nam đảo Hải Nam từ ngày 22 – 26 và 24 – 29/8.

Ngoài ra, Cục An toàn Hàng hải Đường Sơn hôm 23/8 đã thông báo rằng từ ngày 24 đến ngày 30/9, sẽ tiến hành bắn đạn thật ở vịnh Bột Hải trong hơn một tháng, các tàu bị cấm đi vào vùng biển này.

Các cuộc tập trận quân sự lần này bao gồm ở các vùng biển vịnh Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Hiện tại, chỉ mới hơn một tháng kể từ cuộc tập trận đồng bộ cuối cùng của ĐCSTQ trên nhiều vùng biển.

Trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã trở lại Biển Đông để tập trận và các máy bay trinh sát của Mỹ cũng nhiều lần áp sát Quảng Đông và Hồng Kông, tiếp tục làm tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Tờ “Hồng Kông 01” dẫn bài phân tích của nhà bình luận quân sự Trung Quốc, Tống Trung Bình cho rằng, một loạt cuộc diễn tập như vậy triển khai ở chiến khu phía đông nhằm tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh quân sự chống lại Đài Loan, đặc biệt là chuẩn bị để đối phó với sự can thiệp của những kẻ thù hùng mạnh.

Nhà bình luận Tống Trung Bình cũng cho rằng, ngoài tác dụng răn đe, tác dụng chủ yếu của của các cuộc diễn tập quân sự này là tiến hành các phương án tác chiến phù hợp với kế hoạch tác chiến thực tế và dự diễn trong hoàn cảnh thực tế.

Chuyên gia Đài Loan: Động thái này chỉ là “gióng trống khua chiêng”

Chuyên gia quân sự Đài Loan Khế Trọng tin rằng động thái của ĐCSTQ chỉ là một trò lòe bịp gióng trống khua chiêng, hư trương thanh thế.

Epoch Times dẫn lời ông Khế Trọng nói với đài hải ngoại rằng: “Tôi nghĩ đây là một trò gióng trống khua chiêng. Về cơ bản, sau khi cải tổ quân đội, tháng 7 đến tháng 8 là cao điểm của các cuộc diễn tập cấp sân khấu và liên quân. Trong vài năm qua, Trung Quốc đại lục có một thông lệ là, lợi dụng hình thức diễn tập quân sự được lên kế hoạch thường niên và thường xuyên này nhằm lan truyền thông điệp chính trị được thiết kế có mục đích đe nẹt đối nội đối ngoại, gây áp lực lên tất cả các bên“.

Sự leo thang căng thẳng xuyên eo biển, sự leo thang toàn diện của Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và việc thực thi Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông đã khiến nhiều người tin rằng thống nhất hòa bình với Đài Loan không còn là lựa chọn của Bắc Kinh.

Ông Khế Trọng nhận định về khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan: “Gần như là không thể. Nếu muốn dùng vũ lực xâm lược Đài Loan, quy mô huy động sẽ liên quan đến toàn bộ Hoa lục, sẽ phải vận chuyển một lượng lớn binh lính và khí tài. Một số đơn vị sẽ rời khỏi căn cứ và tiến vào nơi đóng quân. Cho đến nay, dường như chúng ta chưa nhìn thấy điều này“.

Khi Lý Đăng Huy trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1995, ĐCSTQ đã thử nghiệm tên lửa ngoài khơi vùng biển Đài Loan và tiến hành một loạt các cuộc tập trận hải quân, trên bộ và trên không. Liệu các cuộc tập trận đồng thời của ĐCSTQ ở bốn vùng biển lớn có phát triển thành một cuộc khủng hoảng tên lửa trên eo biển Đài Loan khác không? Hoàng Giới Chính, phó giáo sư tại Viện Chiến lược và Các vấn đề Quốc tế tại Đại học Tamkang ở Đài Loan, tin rằng đây không phải là dấu hiệu động binh.

Giáo sư Hoàng Giới Chính nói: “Hai mươi lăm năm trước, họ tiếp cận gần Đài Loan hơn, hơn nữa nhắm thẳng trực diện hơn. Có lẽ lúc này Bắc Kinh muốn tạo ra một đe dọa tâm lý, coi Bột Hải là phía bắc của Đài Loan và đảo Hải Nam như phía nam của Đài Loan. Về mặt cảm giác thì thấy rất khủng bố, nhưng thực tế khoảng cách khá xa. Đánh giá hình thái binh lực hiện tại, nó không giống như họ thực sự muốn chiến đấu“.

Học giả Trung Quốc Tiết Trì Lâm cũng tuyên bố với Epoch Times rằng cuộc tập trận kiểu này của ĐCSTQ vẫn chỉ mang tính chất phòng thủ, và chỉ có thể tiến hành trong gia môn, không dám tiến sâu ra biển cả. Đó chỉ là sự phô trương cho dân chúng Hoa lục, Đài Loan, Philippines và Việt Nam xem mà thôi. Đối với Mỹ thì chỉ là trò diễn tuồng, bởi vì cơ bắp của nó không cường kiện.

Theo Epoch Times

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-dcstq-tap-tran-dong-thoi-tren-4-bien-lon-chi-la-tro-dien-tuong.html

 

Đài Loan triển khai máy bay không người lái

đến Trường Sa

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 25-8 xác nhận, nước này đang triển khai máy bay không người lái sản xuất ở trong nước đến đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) và đảo Đông Sa, thuộc quần đảo Pratas ở phía bắc Biển Đông.

Đảo Thái Bình (Ba Bình-VN) là hòn đảo có diện tích lớn nhất ở Trường Sa hiện do Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) kiểm soát, hiện đang là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc.

Mạng báo Taiwan News ngày 26-8 dẫn lời ông Sử Thuận Văn (Shih Shun-wen) Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận, các máy bay không người lái Albatross sẽ đóng quân trên 2 đảo này và nói thêm là quyết định được đưa ra nhằm để phù hợp với chính sách Nam Hải (Biển Đông-VN) của chính phủ và nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của Cảnh sát biển trên các đảo.

Truyền thông Đài Loan trước đó đã đưa tin rằng để đối phó với căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, quân đội Đài Loan gần đây đã điều động các máy bay không người lái Albatross để có thể phản ứng với các tình huống bất ngờ nhanh chóng hơn và mở rộng khả năng do thám xung quanh quần đảo Đông Sa và đảo Thái Bình (Ba Bình-VN).

Ông Sử Thuận Văn xác nhận rằng quân đội đang gửi các máy bay không người lái được chế tạo trong nước tới khu vực này nhưng cảnh báo công chúng không nên suy diễn quá mức.

Các máy bay không người lái của Đài Loan hiện đang được nâng cấp để cải thiện độ ổn định cơ học và tăng cường an toàn bay.

Mỗi máy bay không người lái Albatross có thân máy bay dài 5.3 mét và sải cánh dài 8.6 m. Nó có thể mang trọng tải 55 kg và bay ở độ cao 4 km trong thời gian tối đa 12 giờ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/taiwan-deploys-uav-to-itu-aba-in-spratly-08262020073328.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.