Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 16/07/2020

Thursday, July 16, 2020 5:20:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 16/07/2020

Trích dẫn ‘câu ngạn ngữ’ của Mao Trạch Đông, Joe Biden có ý gì? – Hương Thảo

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã trích câu nói của Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong một buổi gây quỹ trực tuyến tối thứ Hai (13/7), theo The Epoch Times.
“Bây giờ, chúng ta phải nhờ cậy vào bàn tay phụ nữ để giúp đỡ hồi phục nền kinh tế”, ông Biden nói, trước khi nói với mọi người rằng ông muốn trích dẫn “một câu tục ngữ cổ của người Trung Quốc”.
“Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”, Biden nói.
Câu nói trên lần đầu tiên được Mao Trạch Đông trình bày trong nỗ lực khẳng định sự ủng hộ của chính phủ đối với quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ. Nhưng sự cai trị của Mao Trạch Đông đã dẫn đến cái chết bi thảm của hàng chục triệu người Trung Quốc do các cuộc cách mạng, thanh trừng và các chính sách tai hại.
Chiến dịch của ông Biden đã không phản hồi khi được hỏi liệu ông Biden có biết về nguồn gốc của câu nói này hay không.
Cựu phó tổng thống Mỹ đã nói trong buổi gây quỹ rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đang tấn công các ngành công nghiệp do phụ nữ thống trị.
“Trừ khi anh sử dụng một nửa hoặc lớn hơn sức mạnh bộ não, anh sẽ không bao giờ ở trong vị thế mà có thể cạnh tranh trên trường quốc tế”, ông nói thêm.
“Vì Phụ nữ. Vì Phụ nữ. Vì Phụ nữ”, Ông Biden nhấn mạnh.
Steve Guest, một giám đốc quan hệ công chúng của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, đã nhấn mạnh vào câu trích dẫn này của ông Biden.
“Hãy nhớ rằng Joe Biden đang nằm trong túi Trung Quốc”, ông đã viết trong một tuyên bố trên mạng xã hội.
“Mao Chủ tịch sẽ rất tán đồng [với Biden]”, ông Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông trong Chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, nói.
Anita Dunn, một cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Biden, người cũng từng là giám đốc truyền thông trong chiến dịch của Tổng thống Barack Obama, đã ca ngợi Mao vào năm 2009, mô tả tên độc tài này là một trong hai nhà triết học chính trị yêu thích của bà ta.
Mao và Đức mẹ Theresa là “hai người mà tôi hướng đến nhiều nhất để đi đến một luận điểm đơn giản, đó là: Bạn có thể đưa ra lựa chọn, bạn có thể thách thức [trật tự cũ], bạn có thể nói tại sao lại không thể được nhỉ”, bà Dunn nói với một đám đông khán giả là các học sinh trung học.
Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời
Tục ngữ có câu nam nữ khác nhau, còn dưới ảnh hưởng nhiều năm của Văn hóa ĐCSTQ, nhắc đến nữ giới, rất nhiều người tự nhiên nghĩ tới những lời như “thời đại khác rồi, nam nữ đều giống nhau”, “phụ nữ có thể gánh vác nửa vùng trời”. Nhưng nam nữ vốn không giống nhau.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa – ở một góc độ nào đó, đại diện cho Văn hóa Á Đông nói chung – chú trọng cân bằng âm dương, kỳ thực chính là chú trọng tới quy luật vạn sự vạn vật điều hòa lẫn nhau, trong đó bao gồm nam nữ. Nam là dương, nữ là âm, đặc tính của nam là cương trực, đặc tính của nữ là nhu mì mềm mại. Hai đặc tính nhu cương bổ trợ cho nhau, cộng sinh hài hòa, chứ không phải là ỷ mạnh hiếp yếu. Luân lý đạo đức mấy nghìn năm của Trung Quốc đề xướng ân ái giữa vợ chồng là điều quan trọng, nam đối ngoại, phải gánh vác trách nhiệm gia đình, phải nuôi dưỡng gia đình, yêu thương và bảo vệ vợ con mình, có trách nhiệm với vợ suốt cuộc đời; nữ đối nội, trên phải kính cha mẹ chồng, đỡ đần chồng dạy bảo con cái, phải yêu thương chồng của mình.
Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, trong xã hội Trung Quốc cổ đại, gia đình và gia tộc đóng vai trò còn quan trọng hơn. Lý tưởng nhân sinh của cổ nhân là “tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”, cũng mang theo cùng đạo lý, “bình thiên hạ” chỉ là mở rộng đạo “tề gia” tới một phạm vi lớn hơn. Trong mối quan hệ gia đình, quan hệ “vợ chồng” là phương diện quan trọng nhất. “Trung Dung” giảng: “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí dã, sát hồ thiên địa” (Đạo của người quân tử, bắt đầu từ đạo lý vợ chồng nông cạn, đi đến đỉnh cao, là hiểu rõ trời đất). Việc ĐCSTQ cổ vũ “nam nữ đều giống nhau” đã trực tiếp phá vỡ sự cân bằng và hài hòa của gia đình, là một bước quan trọng để ĐCSTQ lật đổ trật tự xã hội truyền thống.
Trong xã hội truyền thống, nữ giới dù không có thành tựu nổi bật về những phương diện như chính trị, kinh tế, khoa học, quân sự, nhưng về phương diện dạy dỗ con cái, duy trì đạo đức và duy trì trật tự xã hội bình thường lại phát huy tác dụng không thể thay thế. Đặc biệt là người mẹ sẽ gieo tình yêu vào tâm hồn non nớt của đứa trẻ, đợi sau này khi đứa trẻ lớn lên sẽ mang tình yêu này truyền ra xã hội. Giống như “Mạnh mẫu tam thiên” (Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà) và “Nhạc mẫu thích tự” (Mẹ Nhạc khắc chữ), hầu như mỗi một người dân Trung Quốc đều quá đỗi quen thuộc. Nếu không có sự dạy dỗ của Nhạc mẫu thấu hiểu đại nghĩa thì có lẽ cũng không có nghĩa cử vĩ đại Nhạc Phi “tận trung báo quốc” sau này.
ĐCSTQ cổ động “Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời”, ép buộc nữ giới thay đổi vai trò hiền thê từ mẫu, khiến phụ nữ xung phong lâm trận giống đàn ông, đi làm những việc mình khó đảm đương nổi. Mặt khác, gánh nặng chăm sóc người già, giáo dục trẻ nhỏ không người gánh vác hoặc không thể gánh vác tốt, việc giáo dục trẻ nhỏ hoàn toàn ỷ lại vào thế hệ trước (ông bà nội, ông bà ngoại) hoặc nhà trường và xã hội, do đó sẽ gây ra những vấn đề xã hội phức tạp khó giải quyết.
Cổ động “Nam nữ đều giống nhau, phụ nữ gánh vác nửa vùng trời” là sự cần thiết để ĐCSTQ tiến hành toàn dân đấu tranh. Bởi vì phụ nữ truyền thống rất ít can thiệp vào các hoạt động xã hội, như vậy, người mà ĐCSTQ có thể thao túng cũng ít đi một nửa. ĐCSTQ tuyên truyền mình “giải phóng” phụ nữ, thực chất là khuyến khích phụ nữ tham gia cái được gọi là hoạt động cách mạng, biến những người phụ nữ hiền thục dịu dàng, không ra khỏi nhà nửa bước thành “đội ngũ những cô gái sắt” và “đội quân nương tử màu đỏ”, cuốn toàn xã hội vào trong cuộc vận động tạo phản của ĐCSTQ.
Trên bề mặt “Nam nữ đều giống nhau” có vẻ như nâng cao địa vị của phụ nữ, nhưng người ta lại không biết rằng quan niệm này được thiết lập dựa trên việc tán đồng Văn hóa ĐCSTQ. Kiểu ép buộc phụ nữ đảm đương rất nhiều công việc không phù hợp mà hoàn toàn không quan tâm tới sự khác biệt về sinh lý, dùng tiêu chuẩn của đàn ông để yêu cầu phụ nữ, thực tế chính là sự bất công với phụ nữ, cũng thực sự là sự nô dịch phụ nữ trong Văn hóa ĐCSTQ.
Khổng Tử giảng: “Quân tử hòa nhi bất đồng” (Quân tử hòa đồng nhưng vẫn mang nét khác biệt), quả thực là đặc điểm khác biệt của mỗi cá nhân đã cấu thành nên một xã hội nhiều màu sắc. Mỗi người có một sở trường riêng, tôn trọng lẫn nhau, đối đãi công bằng. Còn với ĐCSTQ, phải “thống nhất tư tưởng”, biến xã hội thành một xã hội nhất nguyên hóa (đơn điệu). Nam nữ hai giới trời đất sinh ra khác nhau, nhưng ĐCSTQ lại nhồi nhét tư tưởng “Kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh”, khiến phụ nữ cảm thấy nếu yếu thế hơn đàn ông thì sẽ thành vật hy sinh, hoặc bị áp bức. Còn phụ nữ nếu muốn bảo vệ bản thân thì phải dữ dằn lên.
Phụ nữ từ bỏ sự nhu mì theo đuổi sự cương trực, cũng chính là vứt bỏ sở trường của mình, dùng sở đoản của mình đi tranh với sở trường của đàn ông, cho nên mất đi rất nhiều bản sắc của chính mình. Phụ nữ ngoài học tập, công tác ra còn cần phải làm một người vợ hiền, lại phải sinh người nối dõi, còn phải trăn trở đắn đo việc mình có cần làm mẹ hiền hay không, cũng phải chạy đua tranh giải với đàn ông, rồi lại
phải làm người phụ nữ biết tô vẽ thêu thùa. Phụ nữ Trung Quốc tự mình cũng cảm thấy áp lực này, cảm thấy làm phụ nữ thật mệt mỏi.
Quan niệm “Nam nữ như nhau” đã dẫn đến hiện tượng âm thịnh dương suy trên mảnh đất Trung Hoa rộng lớn. Hình tượng phụ nữ mà kiểu Văn hóa ĐCSTQ này tạo thành chính là Lưu Hồ Lan, Lý Thiết Mai, chị Giang, chị A Khánh, v.v. ai cũng mắt to trợn tròn, đi bộ hùng hổ như cọp, nói chuyện giọng sang sảng khí thế hùng tráng. Vẻ nhẹ nhàng ôn hòa của phụ nữ Trung Quốc thời xưa bị cố ý vứt bỏ. Về điểm này, rất nhiều phụ nữ cũng đã phát hiện ra qua sách báo, truyền hình, thấy rằng phụ nữ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan biết trang điểm hơn, trông nữ tính hơn. Phụ nữ dưới sự chỉ đạo của Văn hóa ĐCSTQ, trong quá trình nam tính hóa dần mất đi đặc tính dịu dàng của mình, trở nên thô bạo ngang ngược, hạch tâm của việc nhấn mạnh phụ nữ thực hiện giá trị nhân sinh chính là quan niệm cấp tiến chiến thắng đàn ông, khiến cho xã hội ngày nay rất nhiều cô gái mất đi đặc trưng của phụ nữ, cũng tạo nên cuộc cạnh tranh ác tính giữa nam và nữ, mối quan hệ hôn nhân gia đình căng thẳng.
Trong cuộc hôn nhân và gia đình đã bị Văn hóa ĐCSTQ làm cho biến dị, về mặt tinh thần người ta rất khó tìm được cảm giác gia đình là nơi quay về. Phụ nữ phải gánh vác nửa vùng trời, làm những việc mà đàn ông phải làm, ắt sẽ khiến phụ nữ trở nên dũng mãnh như đàn ông. Trong nhà không ai phục ai, tranh đấu thắng thua với nhau khiến gia đình mất đi sự ấm áp. Đàn ông oán trách phụ nữ không nữ tính, phụ nữ cũng hận người đàn ông của mình không cương quyết, hèn nhát yếu đuối. Người đàn ông bị phụ nữ áp chế, không thể đội trời đạp đất, mang sự tôn nghiêm của nam tử hán, mà bị biến thành “vợ quản chặt”. Rất nhiều người đàn ông không thể thể hiện được sự tôn nghiêm của mình trong nhà, bèn ra ngoài tìm người phụ nữ biết phục tùng và tôn trọng đàn ông, kết quả tạo nên càng nhiều mâu thuẫn hơn, tinh thần trách nhiệm với hôn nhân của con người ngày càng nhạt nhòa. Tỷ lệ ly hôn cao trong xã hội Trung Quốc hiện đại, ngoại tình tràn lan có liên quan rất nhiều tới việc gia đình bị Văn hóa ĐCSTQ phá hoại.
“Nam nữ đều giống nhau” còn thể hiện trong cách ăn mặc của phụ nữ. Thơ của Mao từng họa thơ rằng “không thích hồng trang (mặc màu hồng), thích vũ trang”. Kỳ thực, yêu thích cái đẹp là thiên tính của con người, lại càng là thiên tính của phụ nữ. Phụ nữ Trung Quốc rốt cuộc thích gì sao có thể do người đàn ông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định? Trong suốt mấy chục năm trời, phụ nữ Trung Quốc chỉ được mặc ba màu: xanh lam, đen, xám, kiểu cách của trang phục cũng hạn chế với vài kiểu như trang phục của Lenin, trang phục của lục quân. Chỉ cần cô gái nào dám mặc quần áo có chút hình hoa, nhẹ thì bị phê bình, nặng thì bị phê phán. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng phái người chuyên đi bẻ gãy giày cao gót của phụ nữ, dùng dao cắt nát những chiếc quần may bằng vải tốt. Người nước ngoài khi tới Trung Quốc, thấy phụ nữ Trung Quốc mặc trang phục không phân biệt được giới tính, quả thực phải giật mình, còn tưởng là Trung Quốc nghèo tới mức phụ nữ không có váy để mặc, đành phải mặc quần của chồng đi ngoài phố.
Trang phục của người ta hiện nay dù muôn hình muôn vẻ nhưng quan niệm về Văn hóa ĐCSTQ đã được nhồi nhét vẫn còn ngoan cố phát huy tác dụng. So với người của những quốc gia khác, phụ nữ Trung Quốc ăn mặc không phù hợp, nói năng thô lỗ lớn tiếng, không đủ sự tinh tế lý giải người khác, hành vi cũng thường tỏ ra vô lễ. Những biểu hiện đẹp của nữ tính như nhu mỳ, ưu nhã, đoan trang, tinh tế, chu đáo đều bị Đảng Cộng sản Trung Quốc phá hoại, chỉ còn sót lại không được vài phần.
(trích Dissolving CCP’s Culture, The Epoch Times)
Theo CNBC, hôm thứ Ba (14/7) vừa qua tại Vườn hồng Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu chỉ trích các hành động của Trung Quốc, trong đó ông cũng đồng thời lên án đối thủ tranh cử tổng thống Joe Biden.
Tổng thống Trump nói toàn bộ sự nghiệp của cựu Phó Tổng thống Joe Biden “là món quà cho Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “điều đó là sự tàn phá đối với người lao động Mỹ”.
Tổng thống Trump nói: “Ông Biden từng bày tỏ nhiều lời khen ngợi về Trung Quốc hơn là về nước Mỹ”.
Tổng thống Trump lập luận rằng chính quyền Obama và Biden đã “tự do cho phép Trung Quốc cướp phá các nhà máy của chúng ta”. Chiến dịch tranh cử của ông Biden chưa trả lời đề nghị bình luận từ CNBC và USA Today.
Năm 2019, ông Biden từng thu hút sự chỉ trích từ cả hai phía Dân chủ và Cộng hòa, sau khi ông bác bỏ mối nguy hại của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.
“Trung Quốc sẽ cướp miếng ăn của chúng ta? Thôi nào, làm gì có chuyện đó”, ông Biden phát biểu hôm 1/5/2019 tại thành phố Iowa. “Ý tôi là, bạn biết đó, họ không phải người xấu”.
Giới chuyên gia cho biết ông Biden là người đã khiến chính quyền Obama không cho phép hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông từ năm 2012 đến 2015, tạo điều kiện cho Trung Quốc ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực.
Vài ngày sau khi nhập chức vào tháng 2/2017, Tổng thống Trump đã chỉ trích lập trường của chính quyền Obama về Biển Đông. Ông Trump nói: “Điều này không xảy ra dưới chính quyền Trump, điều này đã xảy ra dưới chính quyền Obama. Nhiều thứ đã diễn ra mà đáng lẽ chúng không được phép. Một trong số đó là việc xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ ở giữa Biển Đông.”

Fox News: Mỹ đã thay đổi chính sách,

ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông

Quý Khải
Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã có mâu thuẫn về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng tuần này đánh dấu lần đầu tiên Washington chính thức tiến hành một sự thay đổi chính sách để kìm hãm hoạt động của Bắc Kinh – khi gọi đó là các hành động “bất hợp pháp”, mở ra tiềm năng kích khởi một phản ứng quân sự, theo nhận định của tờ Fox News.
Hôm thứ Hai (13/7), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói trong một tuyên bố rằng Mỹ đang muốn “khẳng định rõ ràng: yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt nhằm nắm quyền kiểm soát của họ”.
“Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp đe dọa để làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển Đông Nam Á ở Biển Đông, bắt nạt họ để chiếm dụng các nguồn tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng cái lý ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’. Các tiếp cận của Bắc Kinh đã tỏ ra khá rõ ràng trong nhiều năm”, ông nói tiếp. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình lên khu vực”.
Ông Pompeo nhấn mạnh Bắc Kinh chưa đưa ra được một cơ sở pháp lý mạch lạc nào cho yêu sách “Đường chín đoạn” ở Biển Đông kể từ khi chính thức đưa ra khái niệm này vào năm 2009.
Trong một phán quyết mang tính đồng thuận ngày 12/7/2016, một Tòa án Trọng tài được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – mà Trung Quốc là một quốc gia thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của PRC vì không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế. Phán quyết của Toà án đã đứng về phía Philippines, khi bác bỏ hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh.
Vào thời điểm đó, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á, ông David Stilwell, cảnh báo rằng Washington có thể tăng gấp đôi các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc tham dự vào hoạt động sai lầm trên Biển Đông, cam kết Mỹ sẽ “không còn giữ thái độ trung lập đối những vấn đề hàng hải này”.
Zack Cooper, một thành viên tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), nói với Fox News rằng các tuyên bố pháp lý của Mỹ đã khẳng định rõ ràng họ coi “hầu hết các yêu sách và hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp”.
“Làm rõ điều này mở ra cánh cửa cho các động thái tiếp theo của Hoa Kỳ nhằm trừng phạt các hành vi gây mất ổn định khu vực của Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp của nó vào hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực, đặc biệt là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia”, ông nói tiếp.
Tuy rằng chính sách của Mỹ trong quá khứ đã lên án các yêu sách lãnh thổ và nỗ lực bành trướng của Trung Quốc trong và xung quanh vùng biển trọng yếu này, vốn có đến 3 nghìn tỷ USD hàng hóa thương mại lưu thông qua khu vực hàng năm, nhưng trước đây nó vẫn luôn kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng cách dùng từ của Mỹ trong bản thông cáo vào tuần này đã thẳng thừng phủ nhận các yêu sách của Bắc Kinh và đặt Hoa Kỳ vào trung tâm của cuộc xung đột.
The guided-missile destroyer USS Wayne E. Meyer (DDG 108) is underway in the South China Sea as part of the George Washington Carrier Strike Group. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist Seaman Justin E. Yarborough/Released)
Để tiếp tục làm giảm tính nghiêm trọng của tình hình và thể hiện cam kết đối với tự do hàng hải, chiến hạm Hoa Kỳ Ralph Johnson cũng đã di chuyển đến vùng biển bị thách thức lãnh thổ hôm thứ Ba (14/7).
Biển Đông là nơi có huyết mạch giao thương quan trọng, bên cạnh trữ lượng khoảng hàng tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên trị giá hơn 2.000 tỷ USD, cùng các vùng đánh cá sinh lợi. Nằm rải rác trên bề mặt khu vực là các hòn đảo và rạn san hô đang bị tranh chấp giữa Trung Quốc và  các quốc gia láng giềng, bao gồm Malaysia, Philippines và Việt Nam, vì các thực thể này là các cột mốc để xác định chủ quyền biển.
“Biển Đông cũng đóng vai trò là một trong những tuyến thương mại quan trọng nhất trên thế giới, với khoảng 30% giao dịch hàng hải chảy qua khu vực này hàng năm. Đây là lý do tại sao chính phủ Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do hàng hải trong khu vực – từ chối việc Trung Quốc kiểm soát một tuyến đường thủy quan trọng như vậy “, Craig Singleton, chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức Quốc phòng Dân chủ (FDD) lưu ý.
Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua, giới lãnh đạo Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng hơn trong các tuyên bố chủ quyền kéo dài hàng thế kỷ của mình. Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự và tuyên bố rằng các tàu của họ có quyền tự do di chuyển tại khu vực.
Ngoài ra, Bắc Kinh đang bận rộn xây dựng mọi thứ, từ các vị trí phòng thủ như nhà chứa máy bay, hầm ngầm và đường băng đến khu du lịch, trường học và căn hộ hiện đại đến trang trại, ngân hàng, bệnh viện và mạng lưới thiết bị liên lạc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2016 (ảnh: Shutterstock).
Ngoài ra, Bắc Kinh đã không ngừng tái di dời các cộng đồng đánh cá địa phương và gửi họ đến các khu vực tranh chấp để thiết lập yêu sách chủ quyền. Tháng 1/2019, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thậm chí còn mở cửa cho “Trung tâm nghiên cứu hải dương học” trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Tháng Tư năm nay, Bắc Kinh đã tuyên bố lập thêm hai huyện đảo là Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa để quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở khu vực Biển Đông.
Đầu tháng, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã kích động thêm căng thẳng sau khi phong tỏa một phần các tuyến đường thủy để tiến hành các cuộc tập trận hải quân. Rốt cục, khu vực này là một phần thiết yếu trong kế hoạch “Phát triển kinh tế Vùng vịnh mở rộng” của Trung Quốc, vốn kể từ năm 2012 đã có ý định đưa người đến sinh sống ở một số đảo nhất định.
“Trung Quốc muốn kiểm soát tất cả Biển Đông, bao gồm cả tài nguyên dầu, khí đốt và đánh bắt cá”, ông Cooper phỏng đoán. “Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, vốn đưa phán quyết rõ ràng  rằng Trung Quốc chỉ có quyền hạn hạn chế đối với các khu vực hàng hải ở Biển Đông”.
Và khi phần lớn thế giới vẫn đang bị phân tâm bởi sự bùng phát của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, thì Trung Quốc đã không hề chậm chễ khi lợi dụng đại dịch nhằm khẳng định yêu sách tại tuyến đường thủy quan trọng này trong những tháng gần đây. Sà lan Trung Quốc đã bị cáo buộc bám đuổi các tàu thăm dò dầu khí của Malaysia, thậm chí đâm chìm một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam.
“Trung Quốc đã liên tục tham gia cải tạo đất và xây dựng các tiền đồn quân sự trên khắp Biển Đông, thậm chí còn đi xa hơn để lắp đặt tên lửa đất đối không, thiết bị gây nhiễu và tên lửa chống hạm trên một số tiền đồn”, ông Singleton nói tiếp. “Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động này, vi phạm luật pháp quốc tế bất chấp lời hứa năm 2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Barack Obama rằng ông sẽ không quân sự hóa khu vực này”.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu một đội tàu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Pháp, Canada, Úc và Mỹ trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2010 (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ).
Vẫn còn cần phải xem xem Washington sẵn sàng đi bao xa để kiềm chế các cuộc diễn tập “bất hợp pháp” của Trung Quốc, tờ Fox News bình luận.
Đầu tháng này, Hoa Kỳ đã cử hai nhóm tàu sân bay – USS Nimitz và USS Ronald Reagan – cho các cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Bên cạnh đó, một chiếc máy bay tuần tra hàng hải P8-Poseidon của Mỹ đã đi qua khu vực, bên cạnh máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Hoa Kỳ – ngay khi Trung Quốc đang tiến hành tập trân riêng gần đó. Hải quân Mỹ đã thực hiện tổng cộng ít nhất sáu chiến dịch như vậy trong suốt nửa đầu năm 2020.
(Nguồn thumbnail: Trái: (ảnh: Gage Skidmore/Flickr), Phải: (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)

Ông Trump có thể áp thêm

lệnh trừng phạt quan chức cấp cao Trung Quốc

Hải Lam
Một quan chức Nhà Trắng hôm 15/7 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump không loại trừ khả năng áp thêm các lệnh trừng phạt với các quan chức hàng đầu của Trung Quốc vì vấn đề Hồng Kông, theo Reuters.
Hôm 14/7, ông Trump đã ký ban hành Đạo luật Tự trị Hồng Kông, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc và cảnh sát đặc khu xâm phạm quyền tự trị của thành phố, đồng thời trừng phạt cả những ngân hàng thực hiện các giao dịch quan trọng với họ.
Tờ Bloomberg đưa tin rằng, Tổng thống Trump loại trừ việc áp lệnh trừng phạt bổ sung đối với các quan chức hàng đầu Trung Quốc để tránh căng thẳng leo thang. Tuy nhiên, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Ullyot cho biết: “Không có chuyện Tổng thống loại trừ việc áp thêm lệnh trừng phạt lên các quan chức đảng về vấn đề Hồng Kông hoặc các vấn đề khác. Những thông tin từ các nguồn ẩn danh đều hoàn toàn sai”.
Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết, Nhà Trắng đang thảo luận về các đối tượng bị trừng phạt, nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Nguồn tin này tiết lộ thêm, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) có thể nằm trong danh sách các quan chức Trung Quốc bị Washington nhắm đến vì bà ủng hộ luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh.
Tờ The New York Times cuối ngày 15/7 đưa tin, chính quyền Trump đang xem xét lệnh cấm các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng người thân của họ đến Mỹ. Trước đó, hôm 9/7, Washington áp lệnh trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc, trong đó có ông Trần Toàn Quốc – bí thư đảng ủy khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Chính quyền Trump từng nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh vì các hoạt động vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương.

Mỹ hạn chế thị thực

nhân viên Huawei vi phạm nhân quyền

Hải Lam
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 15/7 (giờ Việt Nam) thông báo Washington sẽ áp hạn chế thị thực với một số nhân viên Huawei dính líu đến các hành vi vi phạm nhân quyền, theo CNBC.
“Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ áp hạn chế thị thực đối với một số nhân viên của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, đã hỗ trợ trang thiết bị cho các chỉnh thể vi phạm và lạm dụng nhân quyền trên toàn cầu”, ông Pompeo phát biểu trong buổi họp báo tại Washington.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cáo buộc Huawei là vũ khí giám sát của Bắc Kinh, hỗ trợ kiểm duyệt các nhà bất đồng chính trị, cho phép ĐCSTQ thực hiện các hành vi giam giữ và tra tấn hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Ông Pompeo nói thêm rằng một số nhân viên của Huawei đã “hỗ trợ trang thiết bị cho Đảng Cộng sản Trung Quốc – một chế độ vi phạm nhân quyền”. Ngoại trưởng Mỹ cho biết động thái trừng phạt này của Washington là sự cảnh báo với các công ty công nghệ khác.
“Các công ty viễn thông trên toàn thế giới nên cân nhắc về cảnh báo sau: Nếu đang làm việc với Huawei, nghĩa là đang làm việc với những người vi phạm nhân quyền”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ từng mô tả Huawei và các công ty công nghệ khác do Bắc Kinh hậu thuẫn là “mã độc của tình báo Trung Quốc”. Washington đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về độ an toàn của các thiết bị Huawei, cáo buộc chúng có thể được sử dụng để đánh cắp tài sản trí tuệ của các nước phương Tây.
Chính phủ Anh hôm 14/7 công bố lệnh cấm Huawei tham gia phát triển hạ tầng 5G ở nước này. Động thái mới nhất này của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson đảo ngược quyết định hồi tháng 1, cho phép Huawei tham gia hệ thống 5G nhưng bị giới hạn ở mức 35% và sẽ không được tiếp cận các hệ thống lõi “nhạy cảm”.

Hoa Kỳ cân nhắc cấm hàng triệu đảng viên

Trung Quốc cùng người thân đến Mỹ,

270 triệu người có thể trở thành đối tượng

Băng Thanh
Chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét lệnh cấm các đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng các thành viên gia đình họ đến Mỹ.
Theo tờ The New York Times, ngoài việc cấm các đối tượng trên đến Mỹ, sắc lệnh dự thảo này cũng có thể thu hồi thị thực của những người thuộc diện nói trên hiện đang ở Hoa Kỳ, tiến tới việc trục xuất họ ra khỏi nước Mỹ.
Tờ The New York Times cho biết, theo các ước tính nội bộ, nếu cộng dồn các đảng viên cùng thành viên gia đình họ, lệnh cấm này có thể bao trùm tới 270 triệu người.
Ông Jude Blanchette, một học giả về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định phần lớn đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc không liên quan hay tham gia vào việc hoạch định chính sách của chính quyền Bắc Kinh, do vậy lệnh cấm này nếu được thực thi chắc chắn sẽ gây xôn xao dư luận ở Trung Quốc, vì điều này sẽ nhắm tới khoảng 10% dân số Trung Quốc.
Cũng có ý kiến đưa ra rằng thay vì cấm tất cả đảng viên, thì có thể chỉ nhắm vào 25 thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc và gia đình họ.
Một lệnh cấm sâu rộng như vậy được cho là động thái mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ đối với chính quyền Trung Quốc, sau một loạt động thái gần đây như việc Washington áp hạn chế thị thực với một số nhân viên Huawei dính líu đến các hành vi vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ ban hành đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì sự can thiệp của chính quyền nước này đối với nền tự trị của Hồng Kông, Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng leo thang, đặc biệt là về việc Bắc Kinh che giấu dịch bệnh khiến cho Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới. Vào hôm 14/7, tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng của Nhà Trắng, khi phóng viên hỏi Tổng thống Trump rằng, lần cuối cùng ngài nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là khi nào? Ngài có dự định sẽ đàm thoại cùng ông Tập không?. Tổng thống trả lời: “Không, tôi không nói chuyện với ông ấy. Tôi không có bất kỳ kế hoạch nào nói chuyện với ông ấy”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 15/7 trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Hill cho biết, thế giới chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá về sự che giấu dịch bệnh.
“Tôi nghĩ rằng thế giới sẽ hoàn toàn khiến họ (chính quyền Trung Quốc) phải trả giá”, ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với tổng biên tập của tờ The Hill.
“Mọi nơi tôi đến, mọi Bộ trưởng ngoại giao mà tôi từng nói chuyện, họ đều nhận ra những gì chính quyền Trung Quốc đã làm cho thế giới này”, ông Pompeo cho biết.

Mỹ từ trung lập đến đối lập

Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon thăm Trung Quốc, họ đã đạt được thỏa thuận “ mi không động đến ta, ta không động đến mi”. Đây chính là bước mở đầu cho Trung Quốc trong âm mưu thôn tính Biển Đông.
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo về Trung Quốc ở Nhà Trắng
Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa do quân đội Việt Nam cộng hòa đang đóng quân đồn trú. Quân đội Trung Quốc tiến công hủy diệt dã man, không để người lính Việt Nam cộng hòa nào sống sót. Trong khi đó hạm đội 7 của Mỹ ở gần đó không có bất cứ phản ứng nào ứng cứu quân đội Việt Nam cộng hòa, đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Châu Á.
Trung Quốc cải cách mở cửa họ giả vờ nhún nhường để Mỹ và Phương Tây đầu tư cả tiền bạc và công nghệ vào Trung Quốc. Hơn nữa là một thị trường hơn một tỉ dân đã làm cho các nước Phương Tây toan tính bài toán kinh tế ở thị trường béo bở này. Khi đã gắn với nhau bằng quyền lợi về kinh tế Mỹ làm
ngơ để Trung Quốc bắt nạt các nước khu vực Đông Nam Á. Khmer Đỏ, Campuchia với sự tiếp tay của Trung Quốc đã gây ra họa diệt chủng khủng khiếp, đồng thời tấn công xâm lấn biên giới Việt Nam. Nhưng lúc đó Mỹ làm ngơ. Thậm chí khi Việt Nam giúp lực lượng kháng chến Campuchia tiêu diệt bè lũ diệt chủng, Mỹ không có lời nào bênh vực Việt Nam đúng nghĩa.
Ở Biển Đông, Mỹ qua nhiều đời Tổng thống Mỹ đều giữ lập trường trung lập, mặc cho Trung quốc làm mưa làm gió. Trung Quốc chiếm nhiều đảo, tôn tạo các đảo ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành căn cứ quân sự; chiếm đảo của Philipines, ngăn cản tàu thuyền các nước đánh cá ở vùng biển quốc tế. Rồi Trung Quốc ngang nhiên công bố bản đồ đường chín đoạn bao trọn đến hơn 80% diện tích Biển Đông. Mỹ và các nước không lên tiếng phản đối mạnh mẽ, dù đã giật mình trước âm mưu của Bắc Kinh. Tổng thống Obama tuyên bố xoay trục về Châu Á- Thái Bình Dương nhưng về cơ bản vẫn giữ thái độ trung lập trong vấn đề Biển Đông. Đây chính là điều kiện để Trung Quốc càng lấn tới.
Philippines buộc phải kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế và thắng lợi, nhưng Mỹ cũng không lên tiếng ủng hộ quyết định đúng đắn của Tòa Trọng tài Quốc tế.
Khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền, chính ông đã nhận ra âm mưu bẩn thỉu của Trung Quốc trong các quan hệ chính trị, kinh tế, quân sự với Mỹ và các nước, đặc biệt là âm mưu của Trung Quốc muốn có được Biển Đông.
Tổng thống Donald Trump đã đưa nhiều biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn thảm họa từ Trung Quốc cho Mỹ và cho thế giới. Những ngày vừa qua, các nước Đông Nam Á thực sự vui mừng khi nước Mỹ không còn giữ thái độ trung lập, lên án hành động vi phạm luật pháp Quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, phủ nhận tuyên bố đường chín đoạn, kiên quyết đưa lực lượng quân sự bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trung Quốc kẻ gây gió tất gặp bão, đã đến lúc Mỹ cùng các nước phải chung tay bảo vệ lẽ phải, bảo vệ luật pháp Quốc tế. Nhân dân Trung Quốc nếu không muốn bị cả thế giới phỉ nhổ thì hãy ngăn chặn thói côn đồ của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo hiếu chiến ở Trung Quốc.

Giáo sư Mỹ: Hoa Kỳ có thể thắng trong cuộc

chiến tranh lạnh với Trung Quốc như thế nào?

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên tờ Washington Times gần đây, giáo sư Peter Morici tại Đại học Maryland, đã phân tích về cách mà Mỹ có thể chiến thắng chiến tranh lạnh với Trung Quốc.
Theo giáo sư Morici, Mỹ đang trong chiến tranh lạnh với Trung Quốc, và việc dành được chiến thắng sẽ đòi hỏi công sức nhiều hơn từ những người Mỹ so với cuộc đấu tranh trước đây, vốn khiến Liên bang Xô viết sụp đổ.
Giáo sư Morici cho rằng nhiều trí thức Mỹ đang phàn nàn về việc Tổng thống Donald Trump sẽ kéo nước Mỹ vào cuộc đối đầu lâu dài với Trung Quốc, để bày tỏ thái độ khinh thường đối với chức vụ Tổng thống của ông.
“Chẳng hạn như [cựu ngoại trường Mỹ] Henry Kissinger cảnh báo Mỹ đang cận kề chiến tranh lạnh, còn [cựu chủ tịch hội đồng quan hệ đối ngoại] Richard Haass lại viết rằng các chính sách của Tổng thống Trump sẽ làm gia tăng xung đột, trong đó các mối đe dọa toàn cầu trở thành vấn đề an ninh quốc gia, như đại dịch toàn cầu, biến đổi khí hậu và các vấn đề tương tự”, giáo sư Morici dẫn chứng.
Tuy nhiên, theo giáo sư Morici, những người chỉ trích Tổng thống Trump, không dám thừa nhận rằng chính sách trước đây của Mỹ đối với Trung Quốc trong hàng thập niên, vốn “mang dấu vân tay của họ”, đã thất bại hoàn toàn.
Ví dụ như, giáo sư Morici chỉ rõ: Năm 2005, Thứ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ Robert Zoellick, tuyên bố chính sách của Mỹ là khuyến khích Trung Quốc trở thành “một bên liên quan có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế tự do.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc liên tiếp đã bước qua cánh cửa rộng mở đó, để theo đuổi chủ nghĩa ‘trọng thương hung hăng’, làm suy yếu nền kinh tế Mỹ và châu Âu, giúp cho sự nổi lên của Tổng thống Trump và các đảng chính trị dân tộc chủ nghĩa ở châu Âu.
Ngoài ra, theo giáo sư Morici, Bắc Kinh “đã kích động sự thất vọng của các nhóm thiểu số Mỹ, và ve vãn những người thuộc Thế hệ Y (Millennials) với chủ nghĩa xã hội”.
Giáo sư Morici cho rằng kể từ đầu những năm 2000, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hành động dựa trên một lập luận chính yếu, rằng Liên Xô sụp đổ là do Đảng cộng sản Liên Xô đi theo các giá trị tự do Phương Tây.
Giáo sư Morici chỉ rõ: “[ĐCSTQ] đã tiến hành] đàn áp người Hồi giáo, đàn áp Hồng Kông, [sử dụng] hệ thống tín dụng xã hội, và vi phạm những cam kết về thương mại. [Bắc Kinh] tin rằng sự cai trị độc đoán và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là ưu việt và cần thay thế dân chủ và chủ nghĩa tư bản thị trường, như là mô hình phổ biến”.
Theo giáo sư Morici, Chủ tịch Tập Cận Bình hành động với mục tiêu làm suy yếu các nền dân chủ và kinh tế phương Tây, áp đặt các giá trị của ĐCSTQ trong một hệ thống của các thể chế quốc tế đã “được tân trang”, lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Trung Quốc đang theo đuổi ở tất cả các phương diện, như: xây dựng sức mạnh hải quân để thực thi các yêu sách lãnh thổ bất hợp pháp ở Biển Đông; áp đặt các mối quan hệ phụ thuộc lên các quốc gia nhỏ hơn thông qua viện trợ và thương mại; và làm biến chất WTO, WHO và các thể chế quốc tế khác.
Nhận thấy “nhân tố cốt yếu của sức mạnh quốc tế là sức mạnh kinh tế trong nước, vốn là năng lực công nghệ”, giáo sư Morici cho rằng “sự thách thức của Huawei nói lên [sự thật] rằng Mỹ đã để cho các tài sản công nghệ quốc gia quan trọng của mình tồi tệ hơn”.
Do đó, theo giáo sư Morici, để bắt kịp công nghệ 5G, Mỹ có thể tài trợ cho các đối thủ của Huawei ở châu Âu, như Nokia hoặc Ericsson.
Giáo sư Morici cho rằng trong nhiều thập niên, sự hỗ trợ của chính quyền liên bang Mỹ cho Nghiên cứu & Phát triển (R & D) đã giảm dần. Trong khi đó, ông Tập hứa sẽ trợ cấp nhiều hơn cho các công ty công nghệ Trung Quốc.
Về các nước dân chủ ở châu Âu, giáo sư Morici nhận thấy vẫn còn có sự chia rẽ. Trong khi một số nước thấy rõ các mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra đối với chủ quyền và giá trị cốt lõi của họ, thì Đức, quốc gia giàu nhất ở châu Âu, lại trở nên “nghiện xuất khẩu” sang Trung Quốc.
Về cơ bản, Mỹ đã chiến thắng trong Chiến tranh lạnh đầu tiên bằng kỷ lục về sự thịnh vượng và ổn định vượt trội của mình, và phương Tây đi theo chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ, như thể hiện qua hiệu suất và những giá trị Mỹ.
Tuy nhiên, theo giáo sư Morici, “khác với Liên Xô, Trung Quốc không nghèo túng, bị cô lập hay lạc hậu. Trung Quốc có diện tích lớn hơn, và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và [bề ngoài có vẻ] ổn định trong nước hơn, so với Hoa Kỳ”.
Mỹ là một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc với những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, vốn có được chỗ đứng vững chắc trong Đảng Dân chủ. Thị trưởng các thành phố [do Đảng Dân chủ kiểm soát] sẵn sàng dung thứ tình trạng hỗn loạn và bạo loạn trên đường phố, chống lại lực lượng cảnh sát, vốn là đối tượng mà họ yêu cầu phải cải cách.
“Chúng ta cần phải có được một đất nước có kỷ cương, để một lần nữa trở thành một tấm gương sáng cho thế kỷ này”, giáo sư Morici kêu gọi.
Cuối cùng, kết thúc bài bình luận, giáo sư Morici cho rằng để Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Mỹ cần:
Chi nhiều hơn cho R & D, sao cho Huawei không ‘vượt mặt’ trong công nghệ không gian.
Tài trợ cho một Hải quân Mỹ nhiều hơn, với một căn cứ ở Nam Thái Bình Dương, thay thế cho Vịnh Subic [ở Philipines]. 11 tàu sân bay hạt nhân là không đủ, nhất là xét đến các cam kết của Mỹ ở nơi khác.
Theo Washington Times
Duy Nghĩa biên dịch

Mỹ dự tính trừng phạt mạnh

dự án Nord Stream 2 nối Nga sang Đức

Thu Hằng
Hoa Kỳ tiếp tục quyết tâm trừng phạt dự án Nord Stream 2, sắp được hoàn thiện, nối từ Nga sang Đức để cung cấp khi đốt cho châu Âu. Ngày 15/07/2020, ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo Mỹ sẽ có nhiều biện pháp mạnh hơn để ngăn dự án này đi vào hoạt động.
Trong buổi họp báo, ông Mike Pompeo cảnh báo « những bên tham gia vào dự án này sẽ bị xem xét trừng phạt ». Vẫn theo ngoại trưởng Mỹ, việc trừng phạt Nord Stream 2 hiện được Mỹ xem xét theo một đạo luật được Quốc Hội thông qua năm 2017 nhằm « chống các đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt » (Caatsa). Các biện pháp trong đạo luật Caatsa được cho là nghiêm khắc hơn, thậm chí có thể cấm đối tượng bị nhắm đến tham gia vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2019, tổng thống Trump đã ban hành một đạo luật trừng phạt các công ty tham gia vào việc xây dựng Nord Stream 2 vì cho rằng châu Âu sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga và như vậy sẽ càng giúp Matxcơva gia tăng ảnh hưởng.
Phía Liên Hiệp Châu Âu, cũng như Đức, nước được hưởng lợi chính từ dự án Nord Stream 2, đã kịch liệt lên án các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đồng thời chỉ trích Mỹ can thiệp vào chuyện của châu Âu.
Theo AFP, dự án Nord Stream 2 có trị giá 9,5 tỉ euro, một nửa do tập đoàn Nga Gazprom tài trợ và phần còn lại là do các công ty của châu Âu : hai công ty của Đức Wintershall và Uniper, công ty Shell của liên doanh Anh-Hà Lan, tập đoàn Engie của Pháp và OMV của Áo.

Bầu cử 2020: Trump thay thế

người quản lý chiến dịch tái tranh cử

Đối mặt với chiến dịch tái tranh cử khó khăn, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thay thế người quản lý chiến dịch vận động tranh cử.
Ông Trump cho biết ông đã cho Bill Stepien, một giám đốc hiện trường cho chiến dịch tranh cử năm 2016, thay thế Brad Parscale.
Ông Parscale – người được cho là bị nhóm thân cận của ông Trump đổ lỗi là vì ông mà cuộc vận động tranh cử ở Tulsa, Oklahoma tháng trước bị ít người tham dự – sẽ tiếp tục làm cố vấn cấp cao.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tổng thống đang bị đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden dẫn rất xa trong cuộc bầu cử tháng 11.
Tuyên bố của ông Trump trên Facebook vào tối thứ Tư cho biết: “Brad Parscale, người đã làm việc với tôi trong một thời gian rất dài và đã lãnh đạo các chiến lược kỹ thuật số và dữ liệu to lớn của chúng tôi, sẽ vẫn giữ vai trò đó, trong khi là Cố vấn cao cấp cho chiến dịch.”
Ông Parscale được cho là đã bị gạt ra lề trong những tuần gần đây, sau khi cuộc vận động tranh cử đầu tiên sau khi phong tỏa của tổng thống ở Tulsa thất bại.
Ivanka Trump, con gái ông Trump và con rể Jared Kushner, cả hai đều là cố vấn của Nhà Trắng, được cho là đã đổ lỗi sự thất bại này cho ông Parscale.
Ông Parscale khoe rằng hơn một triệu người đã đăng ký tham dự cuộc vận động, nhưng chưa đến 6.200 người xuất hiện tại sân vận động, sở cứu hỏa địa phương cho biết.
Sau cuộc vận động, ông Parscale lên Twitter đổ lỗi việc số người tham dự ít ỏi đáng thất vọng là do một cổng an ninh bị đám đông biểu tình và giới truyền thông chặn.
Vai trò là một chiến lược gia cho ông Trump dường như đã sinh lợi rất nhiều cho người đàn ông 44 tuổi, người năm ngoái được cho là đã mua một biệt thự ven biển trị giá 2,4 triệu đôla ở Fort Lauderdale, Florida.
Ông Parscale, một người được mô tả là xấc xược, từng là người khởi động sự hào hứng cho cử tọa tham dự các buổi vận động của ông Trump, được bổ nhiệm làm quản lý chiến dịch vào tháng Hai năm 2018.
CBS News, đối tác tại Hoa Kỳ của BBC báo cáo rằng ông Parscale thậm chí không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016, với lý do khó khăn trong việc lấy phiếu bầu, khi làm việc tại Trump Tower ở thành phố New York.
Ông là giám đốc chiến dịch tranh cử thứ Tư của ông Trump, sau Kellyanne Conway, Paul Manafort và Corey Lewandowski.
Người thay thế ông, ông Stepien, là cựu phụ tá của cựu Thống đốc bang New Jersey Chris Christie.
Tên của ông Stepien xuất hiện trong vụ bê bối được gọi là vụ bê bối Bridgegate, vốn được cho là đã làm giấc một làm tổng thống của ông Chris Christie tiêu tan.

Cơ quan truyền thông chính phủ

không gia hạn visa cho ký giả nước ngoài

Tin Washington DC – Theo bản tin từ ABC News, giám đốc Cơ quan truyền thông quốc tế Hoa Kỳ USAGM đã tiếp tục sa thải thêm nhiều viên chức lâu năm, đồng thời từ chối gia hạn visa cho các ký giả nước ngoài.
Ông Michael Pack, từng là một nhà làm phim, đã thực hiện nhiều thay đổi đáng kể tại đài Voice of America, gọi tắt là VOA, cùng nhiều hãng truyền thông chính phủ khác, chỉ trong vòng 1 tháng sau khi nhậm chức, gây lo ngại cho các nhà lập pháp Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Ông Pack đã bác bỏ các lo ngại này, nói rằng ông đang nỗ lực cải tổ để giúp USAGM trở nên tốt hơn.
Vào tháng trước, ông Pack đã sa thải lãnh đạo các đài Âu châu tự do, Mạng truyền thông Trung Đông, và Quỹ Công nghệ mở, là cơ quan được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ để phát triển mạng Internet tự do và mở cửa. Hai giám đốc hàng đầu của VOA đã từ chức không lâu trước khi ông Pack nhận nhiệm sở. Giám đốc đài Á châu tự do bị giáng chức vào tháng 6, và đã bị sa thải hồi tuần trước.
Đài ABC dẫn nguồn tin trong USAGM nói rằng, ông Pack vẫn đang sa thải thêm nhiều người khác và có vẻ như không tin tưởng bất cứ ai. Hai nguồn tin khác cho biết ông Pack cho tới nay vẫn từ chối ký các giấy tờ cần thiết để gia hạn visa cho các ký giả nước ngoài của VOA. Tình trạng này đang ảnh hưởng hàng chục nhân viên, và những người này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trục xuất về quốc gia quê hương của họ.
Đài VOA đã đưa tin về sự việc và tường thuật tình trạng của các ký giả bị ảnh hưởng. Đáp lại, phát ngôn viên USAGM nói mọi visa làm việc đang được xem xét theo từng trường hợp, để cải thiện cách quản lý và bảo vệ an ninh quốc gia. (Ngô Bảo)

Chính phủ Trump yêu cầu bệnh viện báo cáo

dữ kiện COVID-19 cho Bộ Y Tế, bỏ qua CDC

Tin Washington DC – Chính phủ Trump đang yêu cầu các bệnh viện bỏ qua Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh CDC, khi báo cáo dữ kiện Covid-19 cho chính phủ mỗi ngày, bắt đầu từ thứ Tư, 15 tháng 7.
Thông cáo của Bộ Y Tế viết, các bệnh viện từ nay sẽ không còn báo cáo thông tin về Covid-19 cho Mạng lưới An toàn y tế quốc gia NHSN, nơi được quản lý bởi CDC. Chính phủ cho biết, việc đổi cách báo cáo dữ liệu là nhằm sắp xếp lại thủ tục cai quản, do quá nhiều cơ quan chính phủ đang yêu cầu cung cấp thông tin, và các thông tin này bị trùng lặp.
Theo hướng dẫn của Đơn vị đối phó coronavirus của Tòa Bạch Ốc, chính phủ liên bang sẽ sử dụng dữ kiện bệnh viện để tính toán cách phân phối nguồn lực, thuốc men, và thiết bị y tế. Dữ kiện hàng ngày từ bệnh viện sẽ là thông tin duy nhất được sử dụng để chính phủ ra quyết định. Bộ Y Tế cũng yêu cầu các bệnh viện nộp Dữ kiện hàng ngày về cách họ đối phó dịch bệnh, bao gồm thông tin bệnh nhân, số giường bệnh và số máy thở có sẵn, và số nhân viên cần thiết, thông qua một trang web của Bộ Y Tế được thiết lập vào ngày 10 tháng 4.
Khác với trang web của CDC, kho Dữ kiện của Bộ Y Tế về Covid-19 sẽ không được công khai. Do đó, mệnh lệnh mới của chính phủ đã gây ra nhiều lo ngại về tính minh bạch. Giám đốc truyền thông của Bộ Y Tế, ông Jose Arrieta, nói rằng Bộ này đang tìm cách thích hợp để công khai Dữ kiện cho công chúng. Ngoài ra, ông Arrieta cũng khẳng định CDC vẫn được quyền tiếp cận Dữ kiện của hệ thống mới, cũng như các cơ quan y tế của tiểu bang và địa phương. (Ngô Bảo)

Mỹ: Thống đốc Oklahoma nhiễm Corona,

nhà hàng Việt đóng cửa

Một nhà hàng bán đồ ăn Việt Nam ở thành phố Tulsa, Oklahoma, hôm 15/7 thông báo tạm thời đóng cửa sau khi Thống đốc Kevin Stitt xác nhận bị nhiễm COVID-19.
Nhà hàng có tên gọi Kai cho biết trên trang Facebook rằng ông Stitt “tới quán tuần trước” và đi tới quyết định trên để “các nhân viên có thể được xét nghiệm” cũng như “khử trùng” cơ sở kinh doanh này.
Trước đó, trong một đoạn video, nhà lãnh đạo 48 tuổi của Oklahoma cho biết ông bị dương tính với COVID-19 và đang cách ly tại nhà, trở thành thống đốc đầu tiên của Mỹ nhiễm virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Ông cho hay thêm rằng ông cảm thấy “đau nhức” hôm 14/7 nên đã đi xét nghiệm và phát hiện mình mắc virus Corona. Vợ con ông không ai bị dương tính với COVID-19, theo AP.
Hãng tin này đưa rằng ông Stitt là người ủng hộ một trong những kế hoạch tái mở cửa tích cực nhất và không bắt buộc đeo khẩu trang ở tiểu bang. Theo AP, bản thân nhà lãnh đạo này cũng hiếm khi đeo khẩu trang.
Tulson là địa điểm nơi Tổng thống Trump tổ chức một cuộc vận động tái tranh cử hồi tháng trước mà ông Stitt cũng tới tham dự.
AP dẫn lời thống đốc này nói rằng ông tự tin rằng ông không bị lây nhiễm virus Corona tại sự kiện đó.

Các viên chức Quận Cam ra khuyến cáo

về việc thả một tội phạm tình dục nguy hiểm

từ bệnh viện tâm thần của tiểu bang

Các viên chức quận Cam đang khuyến cáo người dân sau khi một tội phạm tình dục nguy hiểm được thả ra từ một bệnh viện tâm thần của tiểu bang sau 20 năm.
Biện lý quận Todd Spitzer và chủ tịch Hội đồng Giám sát Michelle Steel đang thúc giục thống đốc Gavin Newsom can thiệp vào việc trao trả tự do cho Cary Jay Smith. Họ cũng yêu cầu thống đốc ra lệnh bắt giữ ông với cáo buộc là tội phạm tình dục.
Người đàn ông 59 tuổi bị đưa vào bệnh viện Patton State ở San Bernardino từ năm 1999. Vợ ông đã gửi thư cho một bác sĩ tâm thần, trong đó mô tả các hành vi tình dục mà ông Smith muốn thực hiện với một bé trai 7 tuổi sống ở khu phố Costa Mesa của họ. Kể từ đó, ông Smith bị giam giữ theo Bộ luật Phúc lợi và Định chế của tiểu bang, sau khi một loạt các thử nghiệm dân sự xác định rằng ông đã cho thấy các nhân ông là mối nguy hiểm cho trẻ em.
Cứ mỗi 6 tháng, ông lại được thử nghiệm để chứng minh ông không còn là mối nguy cho xã hội. Nhiều năm liền, các nhà tâm lý học đã làm chứng rằng ông là mối nguy hiểm tiềm tàng cho xã hội.
Theo các viên chức, ông Smith nhiều lần làm chứng rằng ông mơ tưởng về việc hãm hiếp và giết chết các bé trai và ông tuyên bố đã giết 3 cậu bé và quấy rối 200 người khác. Ngoài ra, các viên chức cũng cho hay bệnh viện tiểu bang không gia hạn giam giữ ông Smith và đã hết hạn vào ngày 11/07/2020. Sau khi được thả ra khỏi bệnh viện Coalinga State, dự kiến ông Smith sẽ trở lại quận Cam, nơi ông từng sống. (BBT)

Một nghi can bị cảnh sát bắn chết sau khi

gây gổ và đâm người khác vì không đeo khẩu trang

Vào thứ ba (ngày 14 tháng 7), một nghi can đâm người khác trong một cuộc gây gổ về việc đeo khẩu trang đã bị cảnh sát bắn chết.
Cảnh sát trưởng Quận Eaton, ông Tom Reich, cho biết nghi can là Sean Ruis, 43 tuổi, không đeo khẩu trang bên trong cửa hàng Quality Dairy. Sau khi tranh cãi với một người đàn ông 77 đang đeo khẩu trang, Ruis đã đâm người này rồi bỏ trốn bằng xe hơi vào lúc 6 giờ 47 sáng. Khoảng nửa tiếng sau đó, một cảnh sát đã bắt gặp và yêu cầu Ruis ngừng xe tại Delta Township gần thành phố  Lansing. Tại thời điểm đó, nghi can ra khỏi xe và bắt đầu hung hăng tiến tới viên cảnh sát, trên tay cầm 2 con dao và một cái đồ vặn ốc.
Toàn bộ sự việc đã được quay lại trên bodycam của viên cảnh sát. Trong đó, nữ cảnh sát liên tục yêu cầu Ruis bỏ vũ khí xuống, và khi nghi can từ chối, nữ cảnh sát buộc phải nổ súng.
Trong một tuyên bố, ông Reich cho biết viên cảnh sát có liên quan không bị thương và hiện đang nghỉ phép tạm thời trong lúc Sở cảnh sát Quận Eaton đánh giá sự việc. Cảnh sát trưởng Reich nói rằng điều quan trọng nhất trong sự việc này là viên cảnh sát buộc phải nổ súng để bảo vệ sinh mạng. Không có nhiều thông tin về người đàn ông 77 tuổi bị đâm, nhưng ông Reich nói rằng ông ta bị thương rất nặng.
Vị cảnh sát trưởng cho biết thêm rằng đây là cuộc chạm trán bạo lực đầu tiên liên quan đến khẩu trang xảy ra tại Quận Eaton, và ông khuyến khích cư dân luôn đeo khẩu trang để ngăn chặn COVID-19 lây lan.

Học khu Santa Ana, California chuẩn bị công bố

hướng dẫn học trực tuyến cho năm học sắp tới

Ngày trở lại trường của các học sinh của học khu Santa Ana (SAUSD), California vẫn chưa được ấn định, nhưng khi hướng dẫn có hiệu lực, học khu sẽ tổ chức lớp học theo hình thức trực tuyến.
Hôm thứ Ba (14/07/2020), SAUSD tuyên bố họ sẽ chuyển toàn bộ lớp học sang trực tuyến cho năm học sắp tới vì lo cho cho sự an toàn trong trường học, khi đại dịch coronavirus tiếp tục diễn biến phức tạp. Học khu liền đưa ra thông báo sau khi Ủy ban Giáo dục Quận Cam bỏ phiếu ủng hộ mở lại trường học mà không phải thực hiện khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang hay các biện pháp phòng chống coronavirus khác vào tối thứ Hai (13/07/2020). Nhưng Ủy ban Giáo dục nói quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay các học khu.
Trong thông báo, học khu Santa Ana nói họ tin rằng mô hình học tập từ xa là lựa chọn an toàn nhất cho cộng đồng Santa Ana. Thành phố Santa Ana là một trong những điểm nóng dịch coronavirus của quận Cam.
Tính đến thứ Hai (13/07/2020), thành phố đã có gần 5,000 ca nhiễm coronavirus. Học khu đang hướng tới việc tiếp tục thực hiện hướng dẫn học trực tuyến vào tháng 08/2020, nhưng vẫn chưa công bố thời gian cụ thể. Chi tiết của kế hoạch tiếp tục hướng dẫn học trực tuyến sẽ được học khu thông báo trong vài tuần tới. Cũng trong thứ Hai (13/07/2020), học khu Los Angeles cũng thông báo không mở lớp học trực tiếp khi năm học mới bắt đầu vào ngày 18/08/2020 (BBT)

Twitter bị tin tặc tấn công,

gây lo ngại về khả năng bảo mật

Vụ đột nhập bất thường xảy ra trên Twitter hôm 15/7 khiến mạng xã hội nổi tiếng phải nhanh chóng phong toả một số tài khoản được theo dõi rộng rãi nhất đang đặt ra câu hỏi về an ninh và khả năng phục hồi của nền tảng này trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, theo Reuters.
Vào cuối ngày 15/7, Twitter cho biết tin tặc đã giành được quyền kiểm soát thông tin đăng nhập dành cho nhân viên để chiếm đoạt các tài khoản, bao gồm của các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe
Biden, cựu tổng thống Barack Obama, ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian, và tỷ phú công nghệ, người sáng lập Tesla – Elon Musk.
Bằng một loạt tweet, công ty cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra điều mà chúng tôi tin là một cuộc tấn công phi kỹ thuật (social engineering attack) của những người đã nhắm tấn công thành công vào một số nhân viên của chúng tôi có quyền truy cập vào hệ thống và công cụ nội bộ”.
Sau đó, tin tặc “sử dụng quyền truy cập này để kiểm soát nhiều tài khoản được xem nhiều và Tweet thay cho họ”.
Tuyên bố của Twitter xác nhận nỗi sợ hãi của các chuyên gia bảo mật rằng chính mạng xã hội này, chứ không phải người sử dụng, đã bị xâm nhập.
Với vai trò là một nền tảng truyền thông quan trọng cho các ứng cử viên chính trị và các quan chức, bao gồm cả Tổng thống Donald Trump, Twitter đang đối diện với mối lo ngại rằng tin tặc có thể phá hoại cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 hoặc gây phương hại đến an ninh quốc gia.
Tin tặc đã vào vai những người nổi tiếng và giàu có để yêu cầu người theo dõi gửi tiền ảo bitcoin đến một loạt địa chỉ. Tính đến buổi chiều, đã có 400 vụ chuyển tiền bitcoin được chuyển với trị giá tổng cộng 120.000 đôla. Một nửa số nạn nhân có tiền trong sàn giao dịch bitcoin của Mỹ, 1/4 ở châu Âu và 1/4 ở châu Á, theo thông tin từ công ty điều tra mạng Elliptic.
Các vụ chuyển nhượng đã để lại dấu vết giúp các nhà điều tra xác định thủ phạm. Thiệt hại về tài chính đã được hạn chế do nhiều sàn giao dịch chặn các khoản thanh toán khác sau khi tài khoản Twitter của họ bị nhắm mục tiêu.
Nhưng thiệt hại về danh tiếng của Twitter có thể nghiêm trọng hơn. Băn khoăn lớn nhất đối với một số người là công ty mất bao lâu để chặn các tweet xấu.
“Phản ứng của Twitter về vụ hack này thật đáng kinh ngạc. Nó xảy ra vào giữa ngày ở San Francisco và họ phải mất 5 tiếng để xử lý vụ việc”, Reuters dẫn lời ông Dan Guido, CEO của công ty bảo mật Trail of Bits nói.
Twitter cho biết hiện họ vẫn chưa chắc chắn về những gì tin tặc đã làm ngoài việc gửi tin nhắn về bitcoin.

Liên Hiệp Quốc 75 tuổi

và sự bất khả cải tổ Hội Đồng Bảo An

Minh Anh
Ngày 26/06/1945, bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được 50 nước thành viên sáng lập chấp bút ký tại San Francisco, Hoa Kỳ. Năm 2020, định chế quốc tế lớn nhất thế giới này mừng sinh nhật 75 tuổi trong thầm lặng, không kèn không trống vì đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp địa cầu. Đây cũng dịp để thế giới cùng ngồi lại suy ngẫm tương lai nào cho hệ thống đa phương đang trong hồi khủng hoảng cao độ.
Ngược dòng thời gian, Liên Hiệp Quốc, bắt nguồn từ ý tưởng của tổng thống Franklin Roosevelt để thay thế Hội Quốc Liên (1920 – 1946) được thành lập từ đống tro tàn của Đệ Nhất Thế Chiến. Mục tiêu là gạt sang một bên những tranh chấp, quyết tâm hợp nhất tìm cách chấm dứt chiến tranh.
75 tuổi và những rạn nứt
Trong 75 năm tồn tại, số thành viên Liên Hiệp Quốc đã tăng lên gần gấp bốn lần từ 50 lên thành 193. Định chế quốc tế này cung cấp một nguồn hỗ trợ lương thực cho 104 triệu dân cư tại hơn 80 nước và các chiến dịch Mũ Nồi Xanh đã bảo vệ cho 125 triệu mạng sống. Cũng trong ngần ấy năm, tổ chức này đã góp phần đẩy lùi được nạn đói nghèo từ 50% xuống còn 10%, kéo dài tuổi thọ trung bình từ 50 tuổi lên 75 tuổi, cũng như cải thiện các quyền cơ bản của con người, kinh tế và xã hội…
Ngần ấy năm, ngần ấy thành tích, nhưng cũng nhiều chỉ trích. 75 tuổi, Liên Hiệp Quốc giờ bị ví như một « bà đầm già » thiếu hơi thở. Bị xơ cứng, tổ chức này hứng chịu những chia rẽ và cạnh tranh đang gậm mòn dần đại gia đình quốc tế. Hoa Kỳ, nước thắng trận và hiện vẫn luôn là cường quốc hàng đầu đang có xu hướng co cụm ; châu Á tiến lên trước một châu Âu mất đoàn kết ; trong khi một Trung Đông như thùng thuốc súng chực chờ bùng nổ.
Bà Anne-Cecile Robert, ký giả tờ nguyệt san Le Monde Diplomatique, giảng viên Viện Nghiên cứu châu Âu, trường đại học Paris 8 trên đài RFI nhận xét về hiện trạng của Liên Hiệp Quốc như sau :
« Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phản ảnh tình trạng quan hệ trong cộng đồng quốc tế hiện đang hỗn loạn với một sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên, sự thèm khát của những cường quốc hiện rõ giữa nước này và nước khác. Thách thức trong giai đoạn hiện nay là tái lập niềm tin giữa các thành viên, nhất là giữa 5 nước thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An. Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực giữa các bên, và người ta có xu hướng đổ lỗi cho Nga và Trung Quốc.
Đúng là họ có lý bởi vì đây là những cường quốc đặc biệt hung hăng và người ta còn lên án cả Donald Trump nữa. Nhưng chúng ta đừng quên những nước như Pháp và Vương quốc Anh cũng có thể có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng niềm tin này. Cụ thể, tôi muốn nói đến cuộc chiến Kosovo năm 1999, đã gây rối loạn trên trường quốc tế. Và gần đây nhất là Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã cho oanh kích Syria năm 2018 khi vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc. »
Nếu như trong vòng 75 năm, thế giới không có những cuộc đại chiến như trước, thì nhiều cuộc chiến tranh nhỏ nổ ra nhiều nơi. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, có trách nhiệm bảo đảm hòa bình và dự báo những tranh chấp hầu như vắng bóng. Đại dịch Covid-19 bùng phát đang lan rộng khắp hành tinh còn làm lộ rõ sự thiếu đoàn kết và những cuộc tranh đua gay gắt ngay giữa các nước thành viên, theo như những quan sát của ông Arthur Boutellis, Viện Hòa bình Quốc tế (International Peace Institute) tại New York, giảng viên trường đại học Columbia trên làn sóng RFI.
« Dĩ nhiên rồi, sự tranh đua giữa các cường quốc những năm gần đây đôi khi còn được so sánh với một bầu không khí gần như là chiến tranh lạnh. Cách nay vài năm, vào cuối nhiệm kỳ chính quyền Obama, căng thẳng chủ yếu là giữa Mỹ và Nga, còn bây giờ người ta thấy là giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều hơn. Nhưng sự đối đầu mạnh mẽ đó trên thực tế lại dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Người ta còn thấy một số cường quốc ʺxé ràoʺ các quy định quốc tế như vụ Crimee, Biển Đông trong các cuộc xung đột mà ở đó luật quốc tế đã bị chà đạp, hay như vụ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí tại Libya trong những ngày gần đây.
Bên cạnh đó, chúng ta có một tổng thư ký không được lắng nghe nhiều lắm dĩ nhiên là trong việc kêu gọi hưu chiến toàn diện vì Covid-19, nhưng còn có nhiều ví dụ khác nữa, nhất là vào tháng Hai năm nay, ông kêu gọi ủng hộ nhân quyền nhưng không mấy gì được hưởng ứng. »
Hội Đồng Bảo An : Một cơ chế đã « lỗi thời » ?
Vì những lợi ích riêng, mỗi thành viên chơi mỗi phách : Nước Mỹ – cường quốc sáng lập, dưới thời Donald Trump không còn theo luật chơi do chính mình lập nên ; nước Nga của Vladimir Putin thì đơn phương hành động ; trong khi Trung Quốc thời Tập Cận Bình thì lùi lũi tiến các con chốt của mình vào những chỗ mà Mỹ để trống ; riêng Anh và Pháp loay hoay tìm kiếm các đồng minh để duy trì cơ chế đa phương…
Rõ ràng định chế này vẫn còn phản ảnh thế giới của năm 1945, thời điểm phe thắng trận có thể biện minh cho việc chiếm giữ một chiếc ghế thường trực trong Hội Đồng Bảo An, được cấp cho một quyền biểu quyết. Chưa có lúc nào định chế quốc tế này bị chỉ trích nhiều như hiện nay. Bởi vì hiếm khi 5 nước thành viên thường trực – Anh, Nga, Mỹ, Pháp và Trung Quốc – đạt được một đồng thuận cho bất kỳ hồ sơ quốc tế nào từ Bắc Triều Tiên, Iran, Irak, Syria cho đến cả Libya. Số lần sử dụng quyền phủ quyết thời gian gần đây tăng lên đáng kể. Chỉ trong vòng có 5 năm, Nga đã dùng đến 14 lần, Trung Quốc 5 lần, Mỹ là 2 lần.
Trước sự tê liệt này của định chế, đã có nhiều tiếng nói đòi cải cách, mở rộng số lượng thành viên thường trực và không thường trực. Đối với chuyên gia Alexandra Novosseloff, trường đại học Paris-Pantheon-Assas, thành viên không thường trực Viện Hòa bình Quốc tế (IPI), đây là một chủ đề muôn thuở khó có thể thực hiện. Bà giải thích :
« Tôi nghĩ là trong tình trạng bị chia rẽ như hiện nay, người ta có thể ngờ vực về khả năng đề cập đến vấn đề này một lần nữa. Bài học có được từ cuộc cải cách Hội Đồng Bảo An lần trước được đưa ra trong giai đoạn 1963 – 1964 và được thực thi vào năm 1965 trên thực tế cho thấy là cải cách được thực hiện mà không cần các thành viên thường trực phải chủ động.
Nói một cách khác, những nước nào thật sự muốn vào Hội Đồng Bảo An , chính họ phải đưa ra các sáng kiến, chính họ phải gây áp lực sao cho vấn đề này phải được đưa ra bàn thảo và rằng vấn đề này phải được thực hiện bằng cách cố gắng tìm kiếm một đồng thuận mà thoạt nhìn cho thấy là khó thể đạt được, rồi bằng cách biểu quyết mà không gây ảnh hưởng đến vị thế của các thành viên thường trực hiện nay, nhất là vào thời điểm  phủ quyết. 
Tôi tin rằng đây là một lằn ranh đỏ tuyệt đối và nếu người ta muốn cải tổ Hội Đồng Bảo An, thì sẽ phải tránh trở ngại này. Và tiêu chí cuối cùng phải được tính đến chính là quy mô của Hội Đồng. Nghĩa là khi vượt quá một con số quốc gia thành viên nào đó, thì càng ngày sẽ càng khó làm việc với nhau. Ngày
nay, chúng ta đã có sự chia rẽ giữa Trung Quốc, Nga, Mỹ, thậm chí Mỹ, Pháp, Anh. Ngày mai, có lẽ sẽ có những chia rẽ khác Nam Phi, châu Âu,… Đây là một ít tiêu chí sẽ cho phép đặt lại câu hỏi này mặc dù tôi biết chắc không có một cơ quan có thẩm quyền nào để làm điều này ».
Về điểm này, Anne-Cecile Robert còn lưu ý thêm rằng cải tổ Liên Hiệp Quốc đòi hỏi một nỗ lực và một thiện chí chính trị từ chính các nước thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An.
« Trước hết cũng nên nhớ là không có lá phiếu phủ quyết, sẽ không có Liên Hiệp Quốc. Nghĩa là, bởi vì có thủ tục phủ quyết nên các cường quốc như Hoa Kỳ mới chấp nhận lao vào cuộc phiêu lưu. Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với một vấn đề có tính chất chính trị mà vấn đề này sẽ không được giải quyết bằng cách chắp vá các định chế, chúng phải được xử lý bằng con đường chính trị.
Vấn đề chính trị quan trọng chính là vấn đề luật chơi quốc tế. Từ nhiều năm gần đây, nhất là trong những năm 1990, người ta đã thử thay đổi các quy định liên quan đến việc sử dụng vũ lực, không được thực hiện một cách đồng thuận và đã gây xáo trộn mối quan hệ giữa các cường quốc lớn. Vấn đề sử dụng vũ lực này với trách nhiệm bảo vệ đã gây bất ổn cộng đồng quốc tế, điều này giải thích sự gia tăng dùng quyền phủ quyết.
Điều thứ hai tôi muốn nói về chủ đề này, chính là trên thực tế người ta sẽ không thể tước quyền phủ quyết của các thành viên thường trực hiện nay, cũng như là không thể mở rộng quyền hạn này cho các nước khác.
Ngược lại, có hai việc người ta có thể làm. Điều thứ nhất là đề nghị rút quyền phủ quyết 5 thành viên thường trực về việc bổ nhiệm tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, để trao thêm quyền hạn và phạm vi hoạt động cho tổng thư ký. Một cải cách khác, đó có thể sẽ là tăng cường cầu nối giữa Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Phi. Hiện đã có nhiều cầu nối giữa Hội Đồng Bảo An, Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên Hiệp Quốc với Liên Hiệp Châu Phi.
Thế nên cần phải củng cố những cầu nối này, định chế hóa chúng, bởi vì chúng ta biết rõ là rất nhiều nhiệm vụ trên phương diện gìn giữ hòa bình là diễn ra ở châu Phi và Liên Hiệp Châu Phi từ nhiều năm qua đã có nhiều nỗ lực để củng cố các năng lực về quyền biểu quyết, can thiệp trên địa bàn. Quả thật, có rất nhiều việc cần phải làm, tôi cho rằng ít nhất về mặt biểu tượng, tăng cường các chiếc cầu nối, định chế hóa các cầu nối này sẽ mang lại một chút dưỡng khí và một tầm nhìn mới về tính đại diện của Hội Đồng Bảo An. »
Những nghịch lý
Và cuộc tranh luận dai dẳng không hồi kết này còn xâu xé các nước thành viên khác về cách thức mở rộng Hội Đồng Bảo An (từng được thực hiện một lần vào năm 1965, nâng số thành viên từ 11 lên thành 15 nước). Điều nghịch lý là khi nói về cải tổ Hội Đồng Bảo An, một mặt, người ta hiểu rằng điều đó là quan trọng nếu họ muốn duy trì thế ưu việt của định chế, các quyết định của Hội Đồng phải được tuân thủ, không bị phản đối… Nhưng mặt khác, người ta cũng biết rằng thực hiện cải tổ là gần như là không thể, và có thể không hiệu quả.
Dù vậy, với chuyên gia Arthur Boutellis, điều đó đã không làm chùn bước các nước khác tích cực vận động để có được một chiếc ghế thành viên không thường trực, và sự việc ít nhiều tạo nên được một sự năng động không thể phủ nhận ngay trong lòng Hội Đồng Bảo An.
« Bất chấp việc mất uy tín hay tất cả những chỉ trích mà người ta có thể có nhắm vào Hội Đồng Bảo An, điều thú vị khi nhận thấy là các nước tiếp tục các chiến dịch vận động ráo riết để được bầu chọn vào Hội Đồng Bảo An, bao gồm 10 thành viên được chọn như họ vẫn thích nói như thế bởi vì nó cho thấy rõ sự tương phản với năm thành viên thường trực không bao giờ phải trải qua việc bầu chọn.
Tôi nghĩ là cũng nên nhấn mạnh đến điều này cùng với tất cả những chia rẽ mà chúng ta đã chứng kiến từ những năm gần đây là điều quan trọng. Song song đó, chúng ta còn thấy là 10 thành viên được chọn này ngày càng tạo thành một khối, họ thúc đẩy, và trở thành một lực lượng thay đổi, lực lượng đề xuất để rồi mang đến những vấn đề mới. (…)
Tôi cho rằng điều quan trọng là không nên chỉ quá tập trung vào các thành viên thường trực trong bối cảnh hiện nay, mà nên thấy là dù không có cải cách đi chăng nữa, những thành viên không thường trực này giờ cũng có một vai trò ngày càng quan trọng. Chúng ta thấy là ngay cả những cường quốc trung bình, nhóm G4 (Đức, Brazil, Ấn Độ và Nhật Bản) đang có tham vọng ngày nào đó chiếm một ghế thường trực. Nhưng trên thực tế là cứ mỗi 5, 6 hay 7 năm bốn nước này đều thường xuyên trở lại, thế nên điều đó cũng bảo đảm cho họ một mức độ bền vững nào đó mà không cần phải có một chiếc ghế thường trực. »
Dẫu sao vẫn còn một điều an ủi, bất chấp trạng thái « tê liệt » này tại Hội Đồng Bảo An, 95% số người được hỏi tại 186 quốc gia, đều cho rằng thế giới cần có sự hợp tác để đối phó với những thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, di dân cho đến các vấn đề công nghệ mới… Thăm dò được thực hiện trong khuôn khổ dự án « UN-75 », do tổng thư ký Antonio Guterres khởi động, kêu gọi mỗi công dân, mỗi nước cùng nhau suy nghĩ cho tương lai hợp tác quốc tế và những cải cách cần thiết cho các định chế.
Để kết luận, xin nhắc lại câu nói của vị tổng thư ký thứ hai, người Thụy Điển, ông Dag Hammarskjöld, thiệt mạng trong một tai nạn máy bay đáng ngờ năm 1961 tại châu Phi. Ông nói : Liên Hiệp Quốc « không được thành lập để vận chuyển loài người đến thiên đàng, mà để cứu nhân loại khỏi địa ngục ».

Anh chuẩn bị

đưa tàu sân bay đến Đông Á đương đầu TQ

Giới lãnh đạo quân sự của Anh đang lên kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Đông Á, tham gia chiến lược chung nhằm đối phó hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại khu vực, theo báo The Times.
HMS Queen Elizabeth, một trong hai tàu sân bay đầu tiên của Anh hoàn tất giai đoạn huấn luyện, sẽ đóng vai trò then chốt trong đội hình tác chiến tàu sân bay vào đầu năm sau, theo báo Anh.
Dự kiến con tàu trị giá 3,1 tỉ bảng Anh sẽ đến Đông Á, tham gia diễn tập với các đồng minh như Mỹ và Nhật Bản tại đây.
Tàu sân bay sẽ mang theo thủy thủ đoàn khoảng 700 người, và con số này tăng lên 1.600 khi bổ sung đầy đủ các chiến đấu cơ và trực thăng thuộc không đoàn tàu sân bay.
Có mặt trên tàu vào thời điểm thi hành sứ mệnh Đông Á sẽ là hai phi đội tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II, nhiều khả năng kết hợp giữa các máy bay của không quân hoàng gia Anh và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.
Các thành tố khác trong nhóm tác chiến tàu sân bay Anh là 2 khu trục hạm lớp Type 45, 2 tàu hộ vệ Type 23, 2 máy bay tiếp dầu và nhiều trực thăng.
Theo lịch trình đã định, HMS Queen Elizabeth sẽ hoàn tất hoạt động diễn tập với đồng minh vào mùa thu năm sau. Tàu sân bay thứ hai của Anh HMS Prince of Wales, được triển khai chậm hơn so với tàu HMS Queen Elizabeth khoảng 18 tháng.
Các tham mưu trưởng Anh đã liệt kê những đề xuất nhằm trú đóng một trong các hàng không mẫu hạm của nước này tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Một phương án là mời các đồng minh sở hữu tiêm kích F-35, như Mỹ và có thể cả Nhật Bản, đóng góp chiến đấu cơ cho nhóm tác chiến tàu sân bay của nước này.
Bên cạnh đó, nhiều đồng minh và đối tác khác của Anh, bao gồm Úc và Canada, có thể cung cấp tàu hộ tống hoặc tàu ngầm để hoàn chỉnh đội hình của nhóm tác chiến.
Phó đô đốc Jerry Kyd, chỉ huy các hạm đội Anh, cho hay hải quân hoàng gia nước “sẽ quay lại Indo-Pacific” trong thời gian tới.
“Tham vọng của chúng tôi là duy trì sự triển khai lâu dài và bền bỉ tại khu vực, dù có thể có hay không có nhóm tác chiến tàu sân bay”, theo phó đô đốc Anh.

Mỹ nói TQ như ‘xã hội đen’ ở Biển Đông

mà vẫn kiếm ghế ở tòa luật biển quốc tế

Quan chức ngoại giao Mỹ cảnh báo trong bất tuân UNCLOS và chèn ép các nước cho mưu đồ khai thác chung trên Biển Đông, Trung Quốc đang tìm cách đưa người vào ghế thẩm phán tại Tòa luật biển quốc tế (ITLOS).
Phát biểu tại Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 10 của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ngày 14-7, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell tiếp tục nhắc lại việc Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông năm 2016.
“Bắc Kinh đã bỏ qua phán quyết này dù có nghĩa vụ phải tuân thủ nó với tư cách là một bên phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). Trung Quốc thích thể hiện họ là một quốc gia chủ xướng đa phương và đề cao các tổ chức quốc tế, nhưng họ đã ngó lơ và xem phán quyết như một tờ giấy lộn”, quan chức Mỹ đặt vấn đề.
Ông Stilwell cũng chỉ ra việc Trung Quốc đã sử dụng các công ty có mác dân sự cho các hoạt động cưỡng ép trên Biển Đông ra sao.
Nhà ngoại giao Mỹ khẳng định việc Trung Quốc liên tục quấy rối hoạt động khai thác dầu khí của các nước là vì mưu đồ “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên Biển Đông. Theo một số ước tính chưa chính thức, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông trị giá khoảng 2,6 nghìn tỉ USD.
Một trong những chiến thuật bắt ép và quấy rối của Bắc Kinh là cố gắng tăng rủi ro cho các công ty dầu khí nước ngoài có ý định hoạt động ở Biển Đông. Một khi đẩy được các công ty này đi, các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc sẽ nhảy vào.
“Bắc Kinh lúc này sẽ nói với các nước trong khu vực rằng nếu các anh muốn khai thác dầu khí ngoài khơi, các anh chỉ có lựa chọn bắt tay với chúng tôi. Đó chẳng phải là các chiến thuật như xã hội đen sao”, ông Stilwell lập luận.
Trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Trung Quốc tiếp tục bắt ép các nước ASEAN gạt bỏ lợi ích quốc gia, hướng tới việc đẩy các nước như Mỹ ra khỏi khu vực.
Với những gì vừa kể, ông Stilwell đi tới một cảnh báo trong hội thảo của CSIS: Dù ngày càng xem thường luật quốc tế, Bắc Kinh vẫn đẩy mạnh chiến dịch kiếm ghế ở Tòa luật biển quốc tế (ITLOS). Quá trình bầu chọn sẽ được tiến hành trong cuối tháng 8 đầu tháng 9 tới.
Theo quan chức Mỹ, Đoàn Khiết Long, ứng cử viên do Trung Quốc đề cử vốn là đại sứ tại Hungary và chưa được kiểm chứng có đủ năng lực cho vị trí thẩm phán ITLOS.
“Bầu một quan chức Trung Quốc cho vị trí thẩm phán tại tòa án này cũng giống như thuê kẻ phóng hỏa làm giám đốc sở chữa cháy. Các quốc gia tham gia việc bầu chọn thẩm phán ITLOS cần đánh giá thông tin của ứng viên Trung Quốc và tự hỏi bỏ phiếu cho ông này là đang giúp hay đang hại luật hàng hải quốc tế”, ông Stilwell kêu gọi.
Không thể bầu cho nước đang phá hoại UNCLOS
Hồi tháng 5, Jonathan G. Odom – một học giả Mỹ chuyên về luật quốc tế – đã có một bài viết dài kêu gọi các nước không bỏ phiếu cho Đoàn Khiết Long. Ông lập luận việc Trung Quốc phớt lờ phán quyết Biển Đông và bác bỏ tính hợp pháp của tòa là sự phá hoại UNCLOS.
Giống như Tòa trọng tài đã ra phán quyết Biển Đông năm 2016, ITLOS được thành lập bởi UNCLOS và đặt tại thành phố Hamburg của Đức. ITLOS có 21 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm và không cấm việc bầu lại.
Trung Quốc đã có 3 thẩm phán tại tòa án này và duy trì hiện diện liên tục từ năm 1996. Cao Chí Quốc, thẩm phán hiện nay của Trung Quốc, sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 10 tới. Ông này từng gây chú ý khi viết bài bảo vệ đường 9 đoạn của Bắc Kinh trong thời gian vẫn còn làm tại tòa.

Phương Tây đồng loạt đối phó Trung Cộng

do vấn đề Hong Kong

Tin London, Anh quốc – Trung Cộng vào tháng trước đã ban hành luật an ninh quốc gia tại Hong Kong, khiến nước này nhận chỉ trích từ toàn bộ thành viên nhóm G7, những quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhiều quốc gia đã ngay lập tức hành động, như cấm xuất cảng thiết bị công nghệ cao đến Hong Kong, và mở đường cho người Hong Kong nhập cư.
Vào thứ Ba, 14 tháng 7, Anh quốc ra lệnh cấm hãng Huawei của Trung Cộng tham gia mạng 5G của nước này. Đến thứ Tư, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ban hành các lệnh hạn chế visa mới, chống lại một số nhân viên của Huawei và các hãng công nghệ khác của Trung Cộng.
Từ nhiều năm qua, các chính trị gia phương Tây đã khó chịu với Trung Cộng về nhiều vấn đề, như việc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông, hỗ trợ công ty nội địa để cạnh tranh không công bằng, và vi phạm nhân quyền tại Tân Cương. Dù vậy, bất chấp sự thúc giục từ Hoa Kỳ, châu Âu vẫn duy trì quan hệ thương mại với Trung Cộng. Tuy nhiên, sự việc ở Hong Kong hiện đã đảo ngược tình hình.
Tổ chức Liên Âu EU vào tuần tới dự kiến sẽ ra lệnh cấm xuất cảng thiết bị công nghệ nhạy cảm đến Hong Kong, và sẽ đối xử với đặc khu này tương tự như với Trung Cộng đại lục. Giới quan sát gọi sự việc Hong Kong là yếu tố thúc đẩy, đưa các quốc gia phương Tây ngồi lại với nhau để đối phó Trung Cộng. Hiện chưa có dấu hiệu gì cho thấy các quốc gia phương Tây đang cùng hợp tác phía sau màn để đối phó Bắc Kinh, nhưng có vẻ như chính phủ Trump đang chuẩn bị cho một đợt vận động ngoại giao quan trọng.
Trong tuần này, cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien của Hoa Kỳ sẽ công du châu Âu cùng người phụ tá là ông Matthew Pottinger, một chuyên gia về Trung Cộng. (Ngô Bảo)

Công dân Anh theo IS được phép về nước

 để kháng cáo quyết định xoá quyền công dân

Một phụ nữ được sinh ra ở Anh và đã đến Syria khi còn là nữ sinh để gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể quay trở lại Anh để kháng cáo về quyết định của chính phủ về việc xóa bỏ quyền công dân của mình, Reuters dẫn phán quyết của thẩm phán hôm 16/7 cho biết.
Shamima Begum có cha mẹ là người Bangladesh. Cô đã rời London vào năm 2015 khi mới 15 tuổi và đến Syria qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ với hai người bạn học.
Tại Syria, cô kết hôn với một chiến binh IS và sống ở vương quốc tự xưng của nhóm này.
Cô được phát hiện vào năm 2019 trong một trại giam ở Syria, nơi 3 đứa con của cô đã chết.
Nước Anh đã tước quyền công dân của Shamima vì lý do an ninh khi cơ quan tình báo Anh coi cô là mối đe dọa an ninh.
Tuy nhiên, ba thẩm phán của Tòa án phúc thẩm Anh vừa nhất trí đồng ý cho Begum được kháng cáo một cách công bằng và hiệu quả về quyết định trên, với điều kiện chỉ khi cô được cho phép quay trở lại Anh.
Thẩm phán Julian Flaux nói rằng nếu Begum, hiện 20 tuổi, bị xem là mối đe dọa an ninh, nên khi có đủ bằng chứng, cô có thể bị bắt khi quay trở về Anh.
Begum đã chọc giận nhiều người Anh khi tỏ ra không hối hận khi chứng kiến nhiều cảnh chặt đầu và với câu nói rằng cuộc tấn công tự sát đã giết chết 22 người ở thành phố Manchester của Anh vào năm 2017 là “hợp lý”.
Begum cầu xin được hồi hương để gặp lại gia đình ở London và nói rằng cô không phải là một mối đe dọa.
Bộ Nội vụ Anh nói quyết định của tòa án là “quá thất vọng” và họ sẽ xin phép để kháng cáo.
“Ưu tiên hàng đầu của chính phủ là duy trì an ninh quốc gia và giữ an toàn cho công chúng”, Reuters dẫn lời một phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ nói.

Sinh viên Trung Quốc

‘ngại sang Anh học vì Covid-19’

Nhiều sinh viên Trung Quốc đang không muốn học ở Anh vì sợ tỉ lệ tử vong cao do Covid-19, theo lời một số nhà nghiên cứu.
Quyết định về Huawei của Anh cho thấy căng thẳng chiến lược với TQ
Mỹ: Quyết định rút Visa du học sinh học trực tuyến gặp nhiều chỉ trích
Donald Trump cấm sinh viên dính líu quân đội Trung Quốc: Ảnh hưởng chưa lớn?
Các đại học Anh lo lắng sẽ mất tiền nếu sinh viên Trung Quốc hủy các khóa.
Nghiên cứu của Đại học Anh Manchester cho rằng rào cản không phải vì căng thẳng chính trị, mà vì lo lắng an toàn khi quay lại Anh.
Sinh viên Trung Quốc là nguồn thu nhập hải ngoại lớn nhất cho giáo dục Anh, khoảng 4 tỉ bảng một năm.
Hiện nay có 120.000 sinh viên Trung Quốc ở Anh.
Đại học Manchester nói sinh viên Trung Quốc lo sợ vì tỉ lệ tử vong Covid-19 ở Anh, thuộc hàng cao nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu nói chuyện với các công ty tuyển mộ du học sinh ở Trung Quốc.
“Đa số cha mẹ bày tỏ rằng an toàn ở Anh là quan tâm số một của họ,” nghiên cứu nói.
Một nghiên cứu của London Economics nói rằng nếu số sinh viên mới Trung Quốc tới Anh giảm 47%, thì 14.000 việc làm ở Anh sẽ mất, trong đó có 7.000 trong đại học

Đương đầu với Bắc Kinh, phải chăng

Luân Đôn không có sự lựa chọn nào khác ?

Thanh Hà
Sau Hồng Kông, Hoa Vi hay dịch Covid-19 liệu Biển Đông có là mặt trận mới trong cuộc đọ sức giữa Luân Đôn và Bắc Kinh hay không ? Thời kỳ vàng son trong quan hệ giữa vương quốc Anh và Trung Quốc đã kết thúc.
Nhật báo The Times ngày 14/07/2020 tiết lộ giới quân sự Anh đang chuẩn bị kế hoạch vào đầu năm 2021 lần đầu tiên điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sang tận Viễn Đông, tham gia các cuộc tập trận với một số đồng minh, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và kể cả với Úc hay Canada. Theo lời phó đô đốc Jerry Kyd, chỉ huy trưởng hàng không mẫu hạm Anh, sự kiện này đánh dấu sự trở lại của lực lượng Hải Quân Hoàng Gia Anh trong vùng « Ấn Độ -Thái Bình Dương ». Báo The Times cho rằng, Biển Đông cũng nằm trong chương trình hoạt động của chiếc hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth. Hiện tại bộ Quốc Phòng Anh được báo Úc The Australian ngày 16/07/2020 trích dẫn cho biết « chưa có quyết định về chương trình hoạt động cụ thể » cho chiếc tàu sân bay nói trên.
Tuy nhiên theo giới phân tích, The Times và The Australian đều là những tờ báo uy tín, và « không có lửa làm sao có khói ? ». Có một điều chắc chắn đây là một dấu hiệu mới cho thấy quan hệ giữa Anh và Trung Quốc tiếp tục xấu đi và nếu Luân Đôn điều hàng không mẫu hạm đến Biển Đông, thì đây sẽ là một mặt trận mới mà chính quyền Anh trực tiếp thách thức Bắc Kinh.
Tháng Tư vừa qua, ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã cảnh báo « Trung Quốc sẽ phải trả lời những câu hỏi hóc búa » về nguồn gốc của virus corona chủng mới, « hợp tác song phương sẽ không thể tiếp tục như không từng có chuyện gì đã xảy ra ».
Liên quan đến luật an ninh quốc gia Hồng Kông do Bắc Kinh áp đặt với thuộc địa cũ của Anh, chính quyền của thủ tướng Boris Johnson cùng với Hoa Kỳ đã lên tuyến đầu. Anh Quốc mạnh mẽ lên án Trung Quốc bội ước về quy chế « một quốc gia hai chế độ » mà trên nguyên tắc phải được tuân thủ cho đến năm 2047. Luân Đôn đã mở rộng vòng tay đón La Quán Thông (Nathan Law) một trong những gương mặt hàng đầu của phong trào dân chủ Hồng Kông và là đồng sáng lập viên đảng Demosisto. Cũng chính quyền Johnson sẵn sàng cấp hộ chiếu cho hàng triệu người Hồng Kông sang Anh sinh sống.
Về kinh tế, Luân Đôn vừa thẳng tay loại tập đoàn viễn thông Hoa Vi ra khỏi mạng 5G vì lý do an ninh. Đây là một vố đau đối với Trung Quốc vì hai lý do : thứ nhất về mặt chính trị, tranh thủ được thị trường Anh, đồng minh thân thiết nhất của Mỹ, sẽ là một bàn thắng quan trọng đối với Trung Quốc trong sân chơi của Hoa Kỳ.
Thứ hai, Bắc Kinh từng xem Anh là « cổng » vào thị trường châu Âu, nơi bảo đảm đến 25 % doanh thu cho Hoa Vi. Bản thân tập đoàn có trụ sở ở Thẩm Quyến này cũng cho rằng « Luân Đôn là bàn đạp mở ra cả thị trường châu Âu » vì vậy Hoa Vi đã đầu tư rất nhiều tại vương quốc Anh. Cho đến rất gần đây, chính quyền của thủ tướng Boris Johnson dường như vẫn cưỡng lại trước mọi áp lực từ phía Hoa Kỳ muốn thuyết phục đồng minh này của Washington gạt Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà cung cấp trang thiết bị. Luân Đôn từng hứa hẹn cho phép công ty này của Trung Quốc tham gia tối đa là 35 % vào các cơ sở hạ tầng « không mang tính chiến lược ».
Vậy thì điều gì đã làm thủ tướng Boris Johnson thay đổi thái độ với Bắc Kinh cho dù đây là một quyết định không có lợi cho người tiêu dùng Anh ? Sau thời kỳ « hoàng kim » bắt đầu từ năm 2015 khi Luân Đôn mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Trung Quốc, nước Anh đã quyết định ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và do vậy trông cậy nhiều vào các trục Anh – Mỹ trên vế chiến lược, Anh –Trung Quốc về mặt thương mại. Chẳng ngờ với Donald Trump ở Nhà Trắng, rồi chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đã đẩy Luân Đôn vào thế làm xiếc đi dây giữa Bắc Kinh  và Washington.
Thêm vào đó luật an ninh quốc gia Hồng Kông là giọt nước làm tràn ly. Sau cùng, thủ tướng Johnson ngày càng chịu áp lực của một nhóm khoảng 60 nghị sĩ trong đảng Bảo Thủ có lập trường bài Trung Quốc. Thủ tướng Anh cần đến số này để giữ được đa số rộng rãi ở Nghị Viện. Nói cách khác, theo phân tích của chuyên gia Nick Witney thuộc nhóm nghiên cứu châu Âu European Council on Foreign
Relations, chính trị nội bộ tại vương quốc Anh mới là yếu tố quyết định thúc đẩy Luân Đôn mạnh dạn đương đầu với Bắc Kinh. Boris Johnson không có sự chọn lựa nào khác.

Pháp: Tân thủ tướng trình bày chính sách chung

trước Thượng Viện

Trọng Nghĩa
Tiếp tục tiến trình giới thiệu chính sách chung của chính phủ mới, tân thủ tướng Pháp Jean Castex ngày hôm nay 16/07/2020 đã ra trước Thượng Viện. Vào hôm qua, sau buổi điều trần trước Quốc Hội Pháp (tức Hạ Viện), ông đã được bỏ phiếu tín nhiêm với 345 phiếu thuận, 177 phiếu chống và 43 người vắng mặt. Tại Thượng Viện vào hôm nay, thủ tướng Castex đã loan báo quyết định bắt buộc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng.
Phát biểu trước các thượng nghị sĩ, thủ tướng Pháp cho biết là quyết định bắt buộc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng nhưng là không gian kín, sẽ có hiệu lực « ngay từ tuần tới », thay vì kể từ mùng 1 tháng 8 như dự trù ban đầu.
Vấn đề đang được đặt ra hiện nay là khái niệm nơi công cộng có không gian khép kín chỉ những địa điểm cụ thể nào. Một nghị định sắp được ban hành sẽ làm rõ những nơi nào.
Cho đến nay, tỉnh Mayenne, nơi đã xuất hiện nhiều ổ dịch Covid-19 mới, lệnh bắt buộc đeo khẩu trang đã được áp dụng tại 6 thị xã, trong đó có thành phố chính của tỉnh là Laval. Nhìn chung, những nơi yêu cầu đeo khẩu trang bao gồm các công sở, cơ sở thương mại, những nơi tiếp đón quần chúng.
Vào hôm qua, trước các dân biểu, tân thủ tướng Pháp đã thông báo một loạt biện pháp mới bao gồm « một dự luật chống ly khai », chống lại tình trạng hình thành các nhóm co cụm lại với nhau « dựa trên tiêu chí chủng tộc hay tôn giáo ».
Lãnh vực y tế cũng rất được chú ý, thủ tướng cho biết ngành sẽ được đầu tư thêm 6 tỷ euro.
Về môi trường, chủ đề rất được chờ đợi, ông Castex cho biết sẽ huy động hơn 20 tỷ euro nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện chuyên chở và nhà máy.
Sau buổi họp hôm qua, tân thủ tướng đã giành được tín nhiệm rộng rãi của các dân biểu Pháp. Tuy nhiên con số 345 phiếu tín nhiệm mà ông Castex giành được vẫn kém so với người tiền nhiệm Edouard  Philippe, từng được 370 phiếu lần đầu năm 2017 và 363 phiếu vào lần thứ 2 (tháng Sáu năm 2019).

Sách hướng dẫn tham quan

các ‘‘Khu vườn đặc sắc’’ của Pháp

Tuấn Thảo
Trong tuần này, một cuốn sách hướng dẫn du lịch với chủ đề các ‘‘Khu vườn đặc sắc’’ của vùng Île de France vừa được cho ra mắt độc giả. Dày khoảng 130 trang, quyển sách mới này do Nhà xuất bản ‘‘Éditions du Patrimoine’’ phát hành. Đây là một tủ sách chuyên về vấn đề bảo tồn các di sản lịch sử, kiến trúc và văn hóa.
Dự trù được xuất bản vào đầu tháng Ba năm nay, việc cho ra mắt sách với người đọc đã được dời lại cho đến tận bây giờ vì dịch Covid-19. Lùi lại để lấy đà nhảy xa hơn : rốt cuộc, ngày ra mắt quyển sách lại rơi vào một thời điểm khá thích hợp. Sau hơn hai tháng phong tỏa, nước Pháp cuối cùng bước vào thời kỳ nghỉ hè. Đối với những người dân nào không có cơ hội đi nghỉ mát hay đi chơi xa, quyển sách hướng dẫn giúp cho độc giả khám phá những khu vườn hay công viên ngoạn mục ‘‘Les Jardins Remarquables’’ ngay tại ở vùng Île de France, tức thành phố Paris và các vùng phụ cận.
‘‘Khu vườn đặc sắc’’ (Jardins Remarquables) là một danh hiệu được Bộ Văn hóa Pháp tạo ra vào năm 2004 với sự hỗ trợ của Hội đồng quản lý các Công viên quốc gia. Từ khi được thành lập cho đến tận bây giờ, đã có gần 450 khu vườn tại Pháp cũng như trên các lãnh thổ hải ngoại đã được nâng lên hàng ‘‘Jardins Remarquables’’. Một khi đoạt danh hiệu này, các không gian xanh được nhà nước Pháp công
nhận là những địa điểm đáng tham quan, dễ thu hút sự chú ý của giới truyền thông báo chí và qua đó có thể thúc đẩy thêm ngành du lịch trong vùng.
Danh hiệu ‘‘Jardins Remarquables’’  có hiệu lực trong vòng 5 năm và danh sách được cập nhật thường xuyên. Một số khu vườn (tư nhân) sau khi đổi chủ, do không được chăm sóc kỹ lưỡng cho nên đã đánh mất danh hiệu ‘‘Jardins Remarquables’’ trong năm 2020. Các chủ nhân mới nếu muốn giành lấy lại logo này trong những năm tới, đều buộc phải áp dụng khá nhiều tiêu chuẩn và tuân thủ một số điều kiện.
Trong số này, quan trọng nhất vẫn là các khu vườn kết hợp cùng lúc các giống cây cổ thụ hàng trăm tuổi, các loài thảo mộc hiếm thấy với những công trình kiến trúc, trang trí hay thiết kế thuộc vào hàng cổ xưa. Về điểm này, vườn thượng uyển của lâu đài Versailles, vườn Vaux le Vicomte hay công viên Marly le Roi với những pho tượng ‘‘Thạch Mã’’ nổi tiếng được xem như là những trường hợp điển hình. Tuy nhiên, một số khu vườn tuy chỉ mới được thành lập trong những năm gần đây, cho dù không hề có lối bài trí sắp đặt cổ điển, nhưng cách thiết kế phong cảnh vẫn được xem là ngoạn mục, độc đáo như trường hợp của Pavillon de Galon ở miền Provence.
Bên cạnh việc trồng cây có lợi ích chung, phản ánh bề dày văn hóa lịch sử, hoặc nếp sống sinh hoạt của từng vùng miền, việc tạo thêm những không gian xanh ‘‘đặc sắc’’ nằm trong dự án quy hoạch các đô thị. Các chủ vườn thường được ưu đãi, giảm thuế. Đổi lại, các khu vườn đặc sắc, dù là của tư nhân, phải mở cửa tiếp đón khách tham quan 50 ngày trong năm, chủ vườn cũng phải cam kết tham gia các chương trình sinh hoạt văn hóa thường niên miễn phí dành cho công chúng như ‘‘Rendez-vous aux jardins’’ (Hẹn nhau ngoài công viên) hay là ‘‘Journées européennes du patrimoine’’ (Ngày Di sản châu Âu).
Với lối trình bày gọn gàng nhưng không kém bắt mắt, quyển sách hướng dẫn đầu tiên chỉ dành cho khoảng 40 khu vườn ở Paris và vùng phụ cận, tức là một phần mười các khu vườn đặc sắc trên toàn lãnh thổ Pháp. Quyển sách này không quá dày để dễ bỏ túi, không quá nặng về mặt thông tin để tránh cho người đọc bị choáng ngợp. Tất cả đều được minh họa bằng những bức ảnh chụp rất đẹp, khơi gợi tính tò mò của khách tham quan, giúp họ khám phá một vài nét nổi bật của những địa danh mà họ có thể khám phá trong ngày hay vào những dịp cuối tuần.
Bên cạnh những địa điểm cực kỳ nổi tiếng như Vườn Versailles, công viên Tuileries, vườn Monceau hay vườn hoa Vincennes, vốn là những khu vườn xây quanh những cung điện hay những lâu đài của vua chúa thời trước, quyển sách này còn tập trung giới thiệu những góc vườn nho nhỏ thầm kín, đôi khi đã có từ lâu nhưng vẫn ít được ai để ý tới.
Chẳng hạn như vườn Grisy les Plâtres (ở vùng Val d’Oise), nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên vùng Vexin, cách thủ đô Paris khoảng 30 km. Công viên này được xếp vào hàng đặc sắc, do trồng rất nhiều giống hoa và thảo mộc, trong đó có đến cả ngàn giống cây thường xanh cho nên vào mùa đông, vườn vẫn có nhiều lá và không bị trơ trụi. Vườn này có lối thiết kế theo kiểu Anh và có nhiều chi tiết trang trí như chuồng bồ câu, giàn hoa leo, hồ bát giác xây vào thế kỷ thứ 19. Vườn chỉ mở cửa vào những ngày cuối tuần, khách tham quan vào cửa miễn phí.
Về phần ‘‘Jardin de l’Île-Verte’’ ở Châtenay-Malabry (vùng Hauts-de-Seine), công viên miễn phí mùa hè từng là nơi sinh sống và làm việc của nhiều văn nghệ sĩ từ giữa thế kỷ 19, trong đó có nhà thơ Jules Barbier (1852), nhà văn Marcel Arland (1930). Chính họa sĩ Jean Fautrier (sống tại chỗ từ năm 1945 à 1964) đã đặt tên ‘‘đảo xanh’’ cho khu vườn này. Công viên trồng xung quanh hồ nước rất nhiều bụi hoa hồng, hoa huyền sâm, hoa tú cầu,  các giàn ông lão hay thiên lý. Căn nhà nhỏ ở trung tâm công viên được đặt tên theo  bức tranh Île-Verte của  Jean Fautrier.
Cuối cùng, có khu vườn trồng cây ăn trái tại lâu đài La Roche-Guyon (ở vùng Val-d’Oise), đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách tham quan nhất trong thời gian qua. Nằm ngay dưới chân lâu đài La Roche-Guyon, sát bên bờ sông Seine, khu vườn này đã được thành lập vào năm 1741. Gợi hứng từ lâu đài Versailles, công viên này gồm hai mãnh vườn, một bên trồng rau còn bên kia trồng cây ăn trái. Rộng hơn ba hécta, khu vườn được chia thành 32 mảnh đất hình tam giác và thường hay được chụp từ trên cao. Trong thời kỳ hậu phong tỏa, việc đăng ảnh chụp qua drone vườn cây bên sông Seine và lâu đài La Roche-Guyon đã trở thành một phong trào thời thượng trên các mạng xã hội.

Người Nga phân tích

về âm mưu thống trị thế giới của TQ

Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng “những kẻ ngốc hữu dụng”, “lấy thương bức chính” để thâm nhập giới tinh hoa phương Tây, từ đó chi phối và mưu đồ thống trị thế giới.
Hai tác giả cuốn sách “Bàn tay ẩn: Phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới”
Mới đây, chuyên gia người Úc về Trung Quốc Clive Hamilton và tác giả Mareike Ohlberg thuộc Quỹ Marshall của Đức đã hợp tác cho ra đời cuốn sách “Bàn tay ẩn: Phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới”. Trong đó giới thiệu cách thức chính quyền này bồi dưỡng gián điệp và thâm nhập vào giới chính trị cũng như doanh nghiệp Vương quốc Anh và xã hội phương Tây trong một thời gian dài.
Mối đe dọa cho quyền tự do sinh tồn của tất cả mọi người
Hai tác giả đã phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng sử dụng những điểm yếu của xã hội dân chủ để đánh bại xã hội dân chủ. ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa cho quyền sống tự do của tất cả mọi người, khiến người ta không cách nào thoát khỏi lo lắng và sợ hãi để sinh tồn. Kinh nghiệm của nhiều người Trung Quốc đã tới được xã hội phương Tây, như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và các nhà dân chủ Hồng Kông, là một ví dụ. Nhiều người trong số họ đã từng trải qua sự đàn áp của ĐCSTQ và nhiều người tiếp tục sống trong sợ hãi. ĐCSTQ cũng làm cho chính phủ, các tổ chức học thuật và giám đốc điều hành kinh doanh của các nền dân chủ phương Tây rất ngại chọc giận ĐCSTQ vì họ sợ rằng sẽ bị ĐCSTQ trả thù. Nỗi sợ này dễ lây lan và có hại cho xã hội phương Tây, nhưng dường như nó đã trở thành cái giá của sự thịnh vượng. Cuốn sách đã viết: “xã hội phương Tây không được bình thường hóa cái gọi là ‘phồn vinh đánh đổi’ này”.
Nhận thức sai lầm về “bằng hữu”
Cuốn sách cũng chỉ ra, những người được ĐCSTQ coi là “bạn bè” và có ảnh hưởng trong xã hội phương Tây được chia thành hai loại. Một là doanh nhân muốn kiếm tiền từ Trung Quốc đại lục, và hai là người có lý tưởng về toàn cầu hóa. Cuốn sách tiết lộ rằng những người này đã phạm phải hai sai lầm quan trọng với ĐCSTQ. Đầu tiên, họ bỏ qua thực tế rằng ĐCSTQ vẫn là một đảng độc tài với nguồn lực kinh tế, công nghệ và quân sự khổng lồ. Họ đã hy vọng biến Trung Quốc thành một quốc gia dân chủ yêu tự do bằng cách tăng cường sự tương tác giữa phương Tây và ĐCSTQ. Nhưng họ thật ngây thơ vì đây chỉ là ý muốn đơn phương, trong khi ĐCSTQ sẽ không làm như vậy, và các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng không thích điều này.
Thứ hai, họ đã không nhận ra rằng “tình bạn” trong con mắt ĐCSTQ thật mỉa mai thay, chỉ là cơ hội, bởi vì tình bạn mà họ có với các quan chức ĐCSTQ không phải là mối quan hệ thân thiết bình thường giữa con người với nhau, mà là một loại mối quan hệ chiến lược đại diện cho lợi ích của ĐCSTQ. Cuốn sách đã viết: “Tập Cận Bình đã thông báo cho những đồng chí của mình vào năm 2017 rằng bạn bè của họ không phải là ‘tài nguyên cá nhân’ mà là ‘bạn của ĐCSTQ’ và đại diện cho lợi ích của ‘công chúng’. Điều này đã thể hiện rõ ràng, đối với ĐCSTQ, những “người bạn” nước ngoài này chỉ là những người được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy các lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài”.
Cuốn sách đề cập đến những người như “những kẻ ngốc hữu ích” và nói rằng ĐCSTQ đã tìm thấy nhiều “kẻ ngốc hữu ích” như vậy trong giới chính trị và doanh nghiệp của Anh. Cuốn sách giải thích rằng thuật ngữ “kẻ ngốc hữu ích” xuất phát từ Lenin, người đã sử dụng nó để mô tả những người nước ngoài sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng Nga năm 1917.
Cuốn sách phân tích rằng những “kẻ ngốc hữu ích” được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ đều được ĐCSTQ ươm trồng ở nước ngoài. Họ là những người có ảnh hưởng trong giới tinh hoa Anh, những người sẵn sàng thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài và cả những người xuất chúng. Người Anh gốc Hoa, chính trị gia, doanh nhân, nhà lãnh đạo học thuật, các chuyên gia cố vấn, người hoạt động trong các phương tiện truyền thông và lĩnh vực văn hóa…
Mục đích của ĐCSTQ là lật đổ và vơ vét Hoa Kỳ, thiết lập lại trật tự chính trị toàn cầu
Cuốn sách lấy “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ làm ví dụ. Cốt lõi của chính sách đối ngoại của ĐCSTQ là sử dụng “Vành đai và Con đường” của mình để gây ảnh hưởng thương mại, kỹ thuật, học thuật và văn hóa trên khắp thế giới, sau đó đánh đổ nước Mỹ, thống trị thế giới và thiết lập lại trật tự địa chính trị toàn cầu có lợi cho ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ không tiếc nỗ lực để thâu tóm giới tinh hoa kinh doanh, giới tinh hoa chính trị, giới tinh hoa học thuật, giới tinh hoa lĩnh vực truyền thông và văn hóa ở các quốc gia khác để phục vụ lợi ích của mình.
Những người có ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như các nhà tư vấn phi chính phủ, công chức, nhà tài trợ, bạn bè của các chính trị gia, đối tác hoặc thành viên gia đình, hiệp hội doanh nghiệp và tướng quân đội đều có thể được sử dụng để ĐCSTQ đạt được mục tiêu của mình. ĐCSTQ có thể nuôi dưỡng loại “tình bạn” này thông qua lời mời tham dự một cuộc họp, lời mời tham gia một sự kiện văn hóa, một tổ chức từ thiện dường như trung lập hoặc một tổ chức học thuật, và trình bày mục tiêu của mình bằng cách tặng quà, sau đó đề xuất “có đi có lại và cùng có lợi” để mục tiêu không thể từ chối yêu cầu của họ.
Nhiều chính trị gia phương Tây ngây thơ rất vui mừng khi bước vào cái bẫy “tình bạn” của ĐCSTQ, bị cái danh “người bạn lâu năm” làm cho rung động, nghĩ rằng họ đã được ĐCSTQ coi trọng và thành lập “tình bạn” đặc biệt. Và những người phương Tây này sẽ trở thành những sứ giả của ĐCSTQ. ĐCSTQ thông qua quan hệ nội bộ của họ với các nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ phương Tây, dụ dỗ chính phủ “nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của ĐCSTQ”. Các doanh nhân có thể sử dụng lý lẽ “đừng chọc giận ĐCSTQ” để ép buộc chính phủ phải nhượng bộ. Đây là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi ĐCSTQ. Nó thậm chí còn có một cái tên trong tiếng Trung là “lấy thương bức chính” (lấy thương nghiệp bức bách, dồn ép chính trị).
Cuốn sách liệt kê các ví dụ về sự thâm nhập của ĐCSTQ vào nước Anh. Họ sử dụng các luật sư người Hoa như Lý Trinh Câu (Christine Lee) và Lý Tuyết Lâm (Xulin Li, Lady Xulin Bates) để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ, thiết lập mối quan hệ với cựu thủ tướng Theresa May và thủ tướng Anh đương nhiệm Boris Johnson, từ đó thâm nhập chi phối thị trường tài chính London. Mối quan hệ với thị trưởng London đã khiến đoàn xe hoa của người Đài Loan bị từ chối cho tham dự lễ diễu hành hàng năm ở đây.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Westminster, Hugo de Burgh có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Trung tâm của ông được Bộ Ngoại giao hậu thuẫn, chuyên tổ chức các khóa học cho các nhà báo và quan chức Trung Quốc, nhưng chúng bị cáo buộc là đã dạy cho các quan chức này cách lách luật và né tránh sự thẩm tra của phương Tây. Cuốn sách cũng cho hay, ĐCSTQ đang ngày càng sử dụng nhiều “mỹ nhân kế” để lừa gạt giới thượng lưu Anh.
Cuốn sách nhấn mạnh rằng “Câu lạc bộ nhóm 48” do các doanh nhân người Anh thành lập vào những năm 1950 là một nhóm cốt lõi mà ĐCSTQ đã sử dụng để thâm nhập vào Vương quốc Anh và là một ví dụ về việc ĐCSTQ đã bao trùm giới tinh hoa Anh.
BBC đưa tin ngày 10/7 rằng Học viên Jesus của Đại học Cambridge đã nhận được khoản tài trợ 200.000 bảng từ ĐCSTQ và một khoản quyên góp 150.000 bảng từ Huawei. Đổi lại, trường đã xuất bản “Sách trắng cải cách truyền thông toàn cầu” gây tranh cãi khi làm thuyết khách cho Huawei.
Cuốn sách kết luận rằng sự thâm nhập của ĐCSTQ vào giới tinh hoa Anh đã sâu sắc đến mức mọi nỗ lực đưa Vương quốc Anh thoát ly quỹ đạo của ĐCSTQ đều có thể thất bại. Cuốn sách nhắc nhở xã hội phương Tây rằng: “Các tổ chức và đặc vụ ĐCSTQ đang ăn mòn hệ thống chính trị của xã hội phương Tây, khi các công ty liên doanh của ĐCSTQ vận động cho việc kinh doanh của họ trong xã hội phương Tây, hệ thống dân chủ đã bị tấn công, và xã hội dân chủ cần khẩn trương và kiên cường hơn nữa để chuẩn bị đối phó với ĐCSTQ”.

Thủ đô Nga: Biểu tình phản đối sửa đổi Hiến pháp

Ngày 15/7, hàng trăm người biểu tình tại trung tâm Moscow phản đối những sửa đổi về Hiến pháp được đưa ra trước đây trong tháng mà qua đó Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể duy trì quyền hành thêm 16 năm nữa, một nguồn tin của Reuters cho biết.
Giữa vòng vây cảnh sát, khoảng 500 người biểu tình, g nhiều người mang khẩu trang in chữ “Không”, hô to khẩu hiệu kêu gọi ông Putin từ chức và giơ cao bích chương chống sửa đổi Hiến pháp.
Một cuộc bỏ phiếu trước đây trong tháng đã tu chính Hiến pháp Nga, trao cho ông Putin quyền tranh cử thêm hai nhiệm kỳ Tổng thống nữa, một kết quả mà Điện Kremlin mô tả là một chiến thắng.
Các nhà hoạt động đối lập nói cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp và đã đến lúc ông Putin, người cai trị Nga trong hơn hai thập niên trong tư cách là Tổng thống hay Thủ tướng, phải rời bỏ chức vụ.
Hai nhà hoạt động Nga, liên hệ đến chiến dịch chống sửa đổi Hiến pháp, bị bắt giữ tuần trước và tư gia năm người khác bị lục soát trước cuộc biểu tình.
Những cuộc biểu tình đông người tại thủ đô bị cấm vì những hạn chế do COVID-19. Ngay cả trong những lúc bình thường, biểu tình hơn một người phải có sự đồng ý trước của nhà cầm quyền.

Hàng trăm người biểu tình ở Belarus

sau khi hai đối thủ chính bị cấm tranh cử

Tin từ MINSK, Belarus – Vào hôm thứ ba (14/7), hàng trăm người biểu tình tại thủ đô Minsk của Belarus sau khi ủy ban bầu cử trung ương từ chối ghi danh hai đối thủ chính của Tổng thống Alexander Lukashenko vào cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8.
Quyết định của ủy ban gần như bảo đảm chiến thắng cho ông Lukashenko, người nắm quyền trong 26 năm. Ủy ban này cho biết ông Viktor Babariko, một chủ ngân hàng bị giam giữ vào tháng trước, bị loại khỏi cuộc bầu cử vì một vụ án hình sự chống lại ông.
Ông Valery Tsepkalo, một cựu đại sứ điều hành một khu văn phòng cho các công ty công nghệ, cũng bị từ chối, sau khi những chữ ký trong một bản kiến nghị ủng hộ bị vô hiệu hóa. Hai người này được xem là những ứng cử viên cuối cùng còn cơ hội đánh bại ông Lukashenko, người phải đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ nhất trong nhiều năm khi người dân ngày càng thất vọng về các vấn đề kinh tế, nhân quyền và việc ông xem nhẹ đại dịch coronavirus.
Hàng trăm người xuống đường ở trung tâm thành phố Minsk, thỉnh thoảng vỗ tay – một hình thức biểu tình công khai phổ biến gần đây ở Belarus. Cảnh sát bắt giữ vài chục người trong khi phong tỏa các tuyến đường chính.
Các mạng truyền thông xã hội công bố những hình ảnh chụp các cuộc biểu tình khác ở các thành phố Grodno, Gomel và Brest. Trong vài tuần qua, cảnh sát bắt giữ hàng trăm người trong một nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình chống chính phủ trước các cuộc bầu cử. Hầu như tất cả các đối thủ chính của ông Lukashenko đều đang bị giam giữ hoặc đang bị điều tra. (BBT)

Iran tử hình

gián điệp bán thông tin về hỏa tiễn cho CIA

Hôm thứ Ba (14/07/2020), phát ngôn viên tư pháp Iran, Gholamhossein Esmaili cho biết Iran đã tử hình một người đàn ông bị cáo buộc làm gián điệp cho Hoa Kỳ, khi bán thông tin về chương trình hỏa tiễn của Iran cho CIA.
Reza Asgari, người Iran, đã bị tử hình hồi tuần trước.
Theo phát ngôn viên, ông Asgari từng làm việc ở bộ phận hàng không không gian của bộ quốc phòng Iran trong nhiều năm, nhưng đã nghỉ hưu khoảng 4 năm trước. Ông Esmaili cho hay sau khi nghỉ hưu, ông Asgari đã nhận khoản tiền lớn từ CIA sau khi bán cho cơ quan tình báo của Hoa Kỳ những thông tin liên quan đến hỏa tiễn của Iran.
Ngoài ra, phát ngôn viên cũng cho biết lệnh tử hình dành cho Mahmoud Mousavi Majd, một người Iran khác cũng bị kết tội gián điệp hồi tháng trước cũng sẽ sớm được thi hành. Ông Majd bị buộc tội theo dõi các lực lượng quân sự Iran và giúp Hoa Kỳ xác định vị trí của Qassem Soleimani, vị tướng hàng đầu của Iran bị giết sau đó trong một cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái của Hoa Kỳ ở Baghdad.
Hồi tháng 02/2020, Iran đã đưa ra bản án tương tự cho Amir Rahimpour, sau khi kết tội người này làm gián điệp cho Hoa Kỳ và âm mưu bán thông tin về chương trình hạt nhân của Iran. Hồi tháng 07/2019, Iran cũng thông báo đã phá hủy một ổ gián điệp của CIA, bắt giữ 17 người trong khoảng thời gian từ tháng 03/2018 đến tháng 03/2019 và kết án tử hình một số nghi can đó. (BBT)

Covid-19:

Do đâu các nước Đông Nam Á “Phật Giáo” ít bị tác hại

Mai Vân
Một trong những điều khó hiểu nhất của đại dịch Covid-19 toàn cầu nằm ở vùng Đông Nam Á. Mặc dù nằm sát nơi xuất phát dịch bệnh là Trung Quốc, và rất gần một trong những ổ dịch lớn hiện nay là Ấn Độ, thế nhưng những quốc gia mà phần đông dân cư theo Phật Giáo là Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam lại không mấy bị tổn hại. Do đâu mà các nước này lại “ít” bị dịch so với các nước còn lại trong khu vực?
Tuần báo Anh The Economist ngày 11/07/2020 vừa qua đã nêu lên một số yếu tố có thể giải thích thực tế nêu trên.
Thống kê của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 15/07/2020, cho thấy là đứng đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm là Indonesia (hơn 80.000), Philippines (gần 59.000), Singapore (gần 47.000) và cách xa phía sau là Malaysia (gần 9.000). Trong lúc đó, trong khối “Phật Giáo”, cao nhất là Thái Lan cũng chỉ có hơn 3.000 ca nhiễm, xa ở phía sau là Việt Nam (hơn 380 ca), Miến Điện (337) Cam Bốt (165) và Lào (19).
Số trường hợp tử vong cũng vậy: Đầu bảng vẫn là Indonesia, với 3.797 người chết, theo sau là Philippines với 1.305 người, Malaysia, với 122 người. Trong khối “Phật Giáo”, bị tử vong nhiều nhất là Thái Lan, nhưng chỉ có 58 ca, theo sau là Miến Điện với 6 người chết, còn ba nước Việt Nam, Cam Bốt và Lào hoàn toàn không ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào.
Việt Nam thành công nhờ luôn luôn nghi kỵ Trung Quốc
Bài phân tích của The Economist nêu bật ví dụ Việt Nam, quốc gia có đến 97 triệu dân, nhưng theo thông báo chính thức không có ca tử vong nào do Covid-19.
Tuần báo Anh hóm hỉnh cho rằng: “Nếu gác qua một bên lời giải thích là Việt Nam được “Ơn trên ban phước lành” – vì lẽ giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam trên nguyên tắc là vô thần –  thì trường hợp thành công của Việt Nam cũng dễ giải thích”.
Theo The Economist, Việt Nam luôn nghi kỵ người láng giềng Trung Quốc to lớn của mình, một thái độ bắt rễ từ lịch sử nghìn năm. Ngay từ đầu năm, khi dịch bệnh bùng lên tại Vũ Hán, Hà Nội đã không tin vào những lời nói của Bắc Kinh về dịch bệnh, thậm chí còn dùng đến tin tặc để thâm nhập máy tính Trung Quốc để có thông tin về bệnh dịch.
Phản ứng trên hiện trường của Việt Nam cũng mạnh mẽ: Đóng cửa biên giới, phong tỏa, cách ly, truy tìm những ca có tiếp xúc với người đã bị lây nhiễm. Đây là điều mà Trung Quốc cũng làm để dập tắt dịch bùng lên tại nước họ.
Thái Lan có một hệ thống y tế tốt
Một ví dụ thứ hai được tuần báo Anh nêu lên là Thái Lan, nước có 70 triệu dân, nhưng chỉ bị 58 trường hợp tử vong và không có ca lây nhiễm tại chỗ trong suốt 40 ngày gần đây.
Đối với The Economist, tại Đông Nam Á, ít có chính phủ nào vừa có quyền lực bao quát vừa có một hệ thống y tế có hiệu quả, để có thể phản ứng chống dịch hữu hiệu như Trung Quốc và Việt Nam, nhưng Thái Lan với một nền dân chủ đang bị các tướng lãnh kiểm soát, có lẽ là nước gần giống nhất.
Chất lượng tốt của hệ thống y tế Thái Lan từng giúp cho nước này trở thành một nơi du lịch y tế được ưa chuộng. Hơn nữa, chính quyền Bangkok cũng  đã nhanh chóng thành lập một lực lượng đặc nhiệm triệt để đối phó với virus corona. Thái Lan thành công mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, vào tháng Ba chẳng hạn, Thái Lan vẫn đón du khách Trung Quốc.
Theo The Economist, luồng người qua lại đông đảo giữa các nước Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc từng khiến giới quan sát lo ngại lây nhiễm lan rộng, đã không diễn ra.
Ví dụ được tờ báo Anh nêu lên là trường hợp của Lào, một nước quá nhỏ để cưỡng lại sự cám dỗ của Trung quốc, hay Miến Điện, nước phải chịu trận với các con buôn và kẻ cắp Trung Quốc, hoặc là Cam Bốt, nơi mà thủ tướng Hun Sen là một trong những lãnh đạo khu vực hồ hởi nhất với Trung Quốc.
Các công trình xây dựng của Trung Quốc đầy rẫy tại 3 nước này, và tạo ra sức ép buộc họ không được đóng cửa biên giới với Trung Quốc cho dù bệnh dịch lan rộng. Thủ tướng Hun Sen đã sang Bắc Kinh vào tháng Hai, vào lúc mà bệnh dịch bùng phát mạnh ở Trung Quốc. Người qua lại rất đông đảo ở biên giới Miến Điện -Trung Quốc.
Không có bằng chứng là các nước che giấu tình trạng dịch bệnh
Câu hỏi là tại sao số khách từ Trung Quốc như kể trên lại không khiến cho bệnh dịch lây lan dữ dội hơn nữa ở các nước này?
Một trong mối nghi ngờ được chia sẻ rộng rãi là bệnh dịch trong thực tế rất nghiêm trọng, nhưng bị che giấu, không ghi nhận trong thông báo chính thức. Tại những nước như Cam Bốt, Lào, Miến Điện, việc xét nghiệm virus rất hạn chế.
Frank Smithuis thuộc tổ chức Medical Action Myanmar, có một số bệnh viện ở Miến Điện, giải thích là nếu có lây lan ở mức độ cao thì dứt khoát tổ chức từ thiện của ông sẽ biết. Theo ông, không có khả năng này, vì không thể che giấu tình trạng Covid-19 bộc phát, đặc biệt là ở Miến Điện, nước “ngồi lê đôi mách số một thế giới”.
Các chuyên gia ở Cam Bốt, Thái lan và Việt Nam cũng không thấy bằng chứng về việc dịch bệnh lây lan rộng, như tình trạng các bệnh viện bị tràn ngập bệnh nhân.
Ngay cả những nước nghèo nhất cũng tích cực chống dịch
Điều được The Economist nhấn mạnh là ngay cả những nước nghèo nhất cũng đưa ra những biện pháp khống chế virus corona lây lan.
Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn, Bangkok, nêu lên sự kiện người lao động Miến Điện, từ Thái Lan trở về làng của họ, thường bị cách ly 14 ngày trong một lán trại bên ngoài làng.
Các chuyên gia y tế còn nêu một số yếu tố khác, trong đó có hiện tượng là đông đảo dân chúng sống ở nông thôn hơn là ở các thành phố đông nghẹt người, họ sống với quạt máy, cửa mở thoáng khí hơn là với máy lạnh, dân chúng khu vực tương đối trẻ, lại có thói quen từ lâu là đeo khẩu trang.
Bên cạnh đó cũng có một yếu tố tôn giáo – văn hóa, như tập tục sự chấp tay vái chào trong Phật Giáo, giúp ích cho việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch.
Câu hỏi hiện nay là thành công kể trên của các quốc gia “Phật Giáo” này có thể giúp họ tránh được làn sóng dịch bệnh thứ 2 hay thứ 3 hay không. Nhất là khi con đường lây nhiễm ở châu Á đã đổi hướng, giờ đây đến từ mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ từ Trung Quốc.
Cảnh tượng chùa chiền đông nghẹt người đến lễ vào tuần qua khi mùa chay bắt đầu, là lời cảnh báo là nếu không cẩn thận thì rào chắn Covid-19 tại các nước này dễ dàng sụp đổ.

Đài Loan tập trận bắn đạn thật

chuẩn bị cho tình huống bị Trung Quốc xâm lược

Lục Du
Quân đội Đài Loan vào hôm 16/7 đang thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật ở trung tâm thành phố Đài Trung.
Theo hãng tin Aljazeera, cuộc tập trận bắn đạn thật này là một phần trong cuộc diễn tập quân sự lớn Hán Quang đang diễn ra nhằm chống lại sự đe dọa của chính quyền Trung Quốc trên eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Tổng thống Thái Anh Văn dự kiến sẽ đến chứng kiến cuộc tập trận Hán Quang. Kịch bản của Hán Quang năm nay được xây dựng dựa trên giả định Đài Loan bị quân đội Trung Quốc tấn công. Các tình huống chống lại quân Trung Quốc được quân đội Đài Loan tập dượt trong liên tiếp 5 ngày và dự kiến kết thúc vào ngày 17/7.
Cuộc tập trận Hán Quang đã bị hoãn lại từ đầu năm nay do đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nó được lên kế hoạch trở lại sau khi Đài Loan kiểm soát thành công sự lây lan của loại virus chết người phát sinh từ Trung Quốc.
Hôm 15/7, Hải quân Đài Loan đã diễn tập bắn một ngư lôi từ tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên sau 13 năm những vũ khí như vậy được triển khai trong một cuộc tập trận thường niên ở Đài Loan.
Cơ quan Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) cho hay, ngư lôi chuyên dùng cho mục tiêu trên và dưới mặt nước, thuộc loại “hạng nặng”, đã được phóng đi từ tàu ngầm điện và bắn trúng mục tiêu.
Trong các cuộc tập trận Hán Quang hàng năm, Đài Loan thường huy động tất cả các binh chủng và lực lượng quân sự dự bị tham gia. Hán Quang được tổ chức từ đầu những năm 1980 để kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Trung Quốc ‘thập thò’ theo dõi
Trong một cuộc diễn tập hôm 15/7, quân đội Đài Loan cho biết hai tàu trinh sát Trung Quốc đã bị phát hiện ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan, theo CNA.
Bản tin của CNA nói rằng một tàu chiến của Hải quân Đài Loan đã ngay lập tức được phái đi “để theo dõi và ngăn chặn” hai con tàu này, và “cuối cùng [chúng] đã rời đi”.
Cuộc tập trận Hán Quang năm nay diễn ra sau khi Đài Loan cáo buộc máy bay quân sự Trung Quốc “xâm nhập thường xuyên” vào khu vực phòng không của hòn đảo trong vài tháng qua.
Vào tháng Tư, một đội tàu hải quân Trung Quốc do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu đã di chuyển áp sát bờ biển Đài Loan.
Vào tháng Năm, Bắc Kinh đe dọa rằng sẽ “bẻ vụn” bất kỳ động thái đòi độc lập nào của Đài Loan. Trước đó, trong bài phát biểu đầu năm 2019, nhân kỷ niệm 40 năm Quốc hội Trung Quốc gửi thư cho “đồng bào Đài Loan”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã úp mở việc dùng vũ lực để thống nhất hòn đảo mà Bắc Kinh coi là “một phần lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc.

Đài Loan tập trận với kịch bản đẩy lùi ý đồ xâm lược

Thu Hằng
Đài Loan huy động ba lực lượng không quân, hải quân và lục quân tiến hành 5 ngày tập trận bắn đạn thật theo kịch bản đẩy lùi một cuộc xâm lược kể từ ngày 16/07/2020. Cuộc tập trận hàng năm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và cho thấy quyết tâm bảo vệ hòn đảo, mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh nổi loạn.
Theo Reuters, cuộc tập trận « Hán Quang » (Han Kuang) diễn ra ở một vùng ven biển gần Đài Trung (Taichung), miền trung Đài Loan, huy động nhiều xe tăng, máy bay F-16 và chiến đấu cơ Ching-kuo do Đài Loan sản xuất và khoảng 8.000 quân nhân.
Phát biểu trước các lực lượng tham gia tập trận, tổng thống Thái Anh Văn nhắc lại : « Cuộc tập trận Hán Quang là một sự kiện quan trọng hàng năm đối với quân đội Đài Loan nhằm đánh giá sự phát triển khả năng chiến đấu, ngoài ra còn cho phép thế giới biết quyết tâm và nỗ lực của chúng ta (Đài Loan) trong việc bảo vệ lãnh thổ ».
Từ đầu năm 2020, Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự quanh hòn đảo. Đài Loan đã phải huy động lực lượng không quân lên « đuổi » chiến đấu cơ và máy bay ném bom áp sát hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là vùng lãnh thổ không thể chia cắt được.
Reuters nhắc lại, dù quân đội Đài Loan được huấn luyện và trang bị tốt, chủ yếu là trang thiết bị do Mỹ sản xuất, nhưng Trung Quốc có lợi thế về lực lượng, cũng như thiết bị quân sự tiên tiến, trong đó có máy bay tàng hình và nhiều loại tên lửa đạn đạo mới.
Theo tin mới nhất của AFP, ngay trong ngày tập trận đầu tiên, hai phi công Đài Loan đã bị thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng Bell Oh-58D khi trên đường về căn cứ Tân Trúc (Hsinchu).

Virus corona:

Kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng trở lại

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3,2% trong quý II, sau khi sụt giảm kỷ lục trước đó.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong ba tháng đầu năm, trong giai đoạn nước này phải phong tỏa vì virus corona.
Nhưng số liệu công bố vào thứ Tư cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong suốt tháng Tư đến tháng Sáu.
Những con số đang được theo dõi chặt chẽ trên khắp thế giới khi Trung Quốc khởi động lại nền kinh tế.
Con số này cao hơn mức dự đoán của các chuyên gia và hướng đến sự phục hồi hình chữ V – nghĩa là, sự sụt giảm mạnh sau đó là sự phục hồi nhanh chóng.
Điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc tránh được việc đi vào suy thoái kỹ thuật – được biểu thị bằng hai giai đoạn tăng trưởng âm liên tiếp.
Sự phục hồi trở lại sau khi sụt giảm 6,8% trong quý đầu tiên của năm, một sự co lại lớn nhất kể từ khi hồ sơ GDP từng quý bắt đầu được ghi nhận.
Các nhà máy và doanh nghiệp của đất nước đã ngừng hoạt động trong phần lớn thời gian này khi Trung Quốc đưa ra biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Chính phủ Bắc Kinh đã đưa ra một loạt các biện pháp để giúp thúc đẩy nền kinh tế, gồm cả giảm thuế.
Đây có phải là một phục hồi hình chữ V?
Phân tích của Mariko Oi, BBC News, Singapore
Nền kinh tế Trung Quốc đã có thể tăng trưởng mạnh hơn dự kiến sau khi trỗi dậy từ giai đoạn bị phong tỏa.
Tất cả các biện pháp kích thích được các nhà chức trách công bố bởi dường như đang mang lại kết quả – các nhà máy sản xuất trở nên bận rộn hơn, chứng cớ của sự tăng trưởng trong dữ liệu sản xuất công nghiệp.
Nhưng một lĩnh vực không phục hồi nhanh như Trung Quốc hy vọng là doanh số bán lẻ.
Doanh số bán lẻ vẫn giảm trong quý thứ hai – và thúc đẩy mọi người chi tiêu như trước đây sẽ vẫn là một thách thức.
Và ngay khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, căng thẳng với Mỹ đang bùng phát – đặc biệt là vì về tình trạng ở Hong Kong.
Đó là lý do tại sao một số nhà kinh tế không muốn gọi đây là sự phục hồi hình chữ V, ít nhất là ngay trong lúc này.
Một ghi chứ nghiên cứu từ Deutsche Bank nhận xét rằng “phục hồi hình chữ V” đã “phần lớn hoàn thành”.
“Chi tiêu của người tiêu dùng vẫn còn dưới mức trước Covid, nhưng khoảng cách còn lại chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực – du lịch, ăn uống, dịch vụ giải trí – những lãnh vực không thể phục hồi nhanh chóng”, nghiên cứu này nói thêm.
Vào tháng Năm, Trung Quốc tuyên bố sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020 khi nước này xử lý hậu quả phát sinh từ đại dịch virus corona.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh không đặt mục tiêu cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kể từ năm 1990 khi hồ sơ bắt đầu được thiết lập.
Trong sáu tháng đầu năm, kinh tế Trung Quốc đã giảm 1,6%, Cục Thống kê Quốc gia cho biết.

Bắc Kinh sẽ áp lệnh trừng phạt

tập đoàn quốc phòng Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan

Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) liên quan tới thỏa thuận mua bán vũ khí mới nhất của Washington với Đài Loan.
Tuyên bố này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đưa ra trong cuộc họp báo chiều 14/7.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Trung Quốc quyết định thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích quốc gia. Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt với nhà thầu chính của thương vụ mua bán vũ khí này – Lockheed Martin”, ông Triệu cho hay.
Bắc Kinh sẽ áp lệnh trừng phạt tập đoàn quốc phòng Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan – 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan để không làm tổn hại tới quan hệ song phương, cũng như gây hại cho hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước phê duyệt gói nâng cấp tên lửa đất đối không Patriot trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan.
Bộ này nhấn mạnh gói nâng cấp trên sẽ giúp Đài Loan “đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ đại lục”, đồng thời cho biết Đài Bắc đã đề nghị mua các linh kiện của Mỹ để nâng cấp các tên lửa đất đối không Patriot nhằm “hỗ trợ hoạt động trong vòng 30 năm”.
Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin là nhà thầu chính của thương vụ này.
Về phần mình, cơ quan phòng vệ của Đài Loan nói họ hy vọng thương vụ sẽ có hiệu lực trong vòng tháng tới. Cơ quan này cho biết, đây là thương vụ vũ khí thứ 7 giữa Mỹ và Đài Loan kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào đầu năm 2017.
Trung Quốc luôn khẳng định Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời và cảnh báo sẵn sàng dùng biện pháp quân sự để thống nhất hòn đảo này. Dù công nhận chính sách “một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

TQ: Nạn nhân hay thủ phạm ?

Một mặt, la lối mình là nạn nhân của trò “đánh hội đồng”. Mặt khác, Trung Quốc thực hiện hàng loạt động thái nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy, họ quyết tâm thách thức Mỹ và bất cứ ai để trở thành cường quốc số 1, cũng như quyết tâm biến Biển Đông thành “ao nhà”.
Thực sự, đây là câu hỏi nghiêm túc, cần đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Là bởi, Trung Quốc gần đây la toáng lên rằng, họ là nạn nhân của các đòn tấn công mang tính “hội đồng”.
Sự việc càng trở nên căng thẳng khi ngày 14/7, trong một tuyên bố chính thức, Mỹ đã khẳng định các đòi hỏi của Trung Quốc đối với tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”. Nói cách khác, khẳng định này như cú ra đòn của Washington đối với Trung Quốc vì đã bác bỏ hầu như mọi tuyên bố chủ quyền đáng kể nhất của nước này ở Biển Đông. Cũng trong tuyên bố đó, Mỹ đồng thời khẳng định quan điểm cứng rắn về quyết tâm “bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Dĩ nhiên, Bắc Kinh có lẽ hiểu rằng, tuyên bố nêu trên của Mỹ trước sau gì cũng tới, vì “hai con hổ khó chung một chuồng”. Biển Đông thực ra chỉ là cớ. Kiềm chế Trung Quốc, trong thực tế là mục tiêu, và  Washington đã nuôi dưỡng mục tiêu này từ lâu. Không thế mà, cứ mỗi khi Trung Quốc triển khai gì trên Biển Đông: tập trận, thử tên lửa, xây “trạm nghiên cứu khoa học”, khảo sát địa chất, cấm biển…, dù tận bên kia bán cầu, nghĩa là “không liên quan” – theo quan điểm Trung Quốc, Mỹ đều “chõ miệng” chỉ trích, phê phán Trung Quốc ra rả, đồng thời trả đũa bằng các động thái có tính đối xứng, nhiều khi với quy mô đồ sộ, hoành tráng hơn.
Thời điểm cuối tháng 6 vừa qua, Mỹ còn đưa 3 hàng không mẫu hạm vào Biển Đông nghênh ngang thách thức Trung Quốc; rồi còn lôi kéo các đồng minh như Nhật Bản, Singapore tham gia tập trận; hớn hở vểnh tai tiếp nhận những tuyên bố của các đồng minh chỉ trích Trung Nam Hải.
Ngoài Mỹ, còn có thể kể, Bắc Kinh cũng hứng chịu mũi dùi từ phía Australia với kêu gọi điều tra về nguồn gốc và sự lây lan của COVID-19; từ phía Anh, Đài Loan về việc thông qua Luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong; từ phía Canada về vụ Huawei…
Các nước Đông Nam Á thì thôi rồi: luôn hể hả mỗi khi có ai đó phê phán, chỉ trích Trung Quốc.
Việt Nam rắn mặt, bướng bỉnh, khó bảo thì Trung Quốc đâu có lạ. Nhưng ngay cả Philippines “thân” Trung Quốc thế, gần đây cũng “trở mặt” với các tuyên bố phê phán ý định thiết lập vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc, coi đó như hành vi “cướp giật”; lật lại “Cỏ Rong” năm 2019, đòi bồi thường nhiều hơn cho 22 ngư dân suýt chết đuối; ngãng ra việc triển khai thỏa thuận chia sẻ tài nguyên, chủ yếu là dầu khí, đã đạt Trung Quốc trên Biển Đông chưa đủ, nhà lãnh đạo nước này, ông Duterte còn nói trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 (ngày 26/6) do Việt Nam chủ trì, rằng”  “Ngay cả khi khu vực đang bận chế ngự đại dịch COVID-19, các vụ việc đáng báo động ở Biển Đông vẫn tiếp diễn”, như một sự ám chỉ Bắc Kinh vậy…
Điều đáng chú ý ở đây là, một mặt, la lối mình là nạn nhân của trò “đánh hội đồng”, mặt khác, Trung Quốc “tương kế, tựu kế”, triển khai một loạt động thái  ứng phó với Mỹ và răn đe những quốc gia ngăn cản họ hiện thực hóa âm mưu biến Biển Đông thành “ao nhà” và tham vọng vươn lên vị trí siêu cường số 1 thế giới.
Thứ nhất, Trung Quốc tiếp tục thói hung hăng của gã côn đồ, tăng cường “diễu võ, giương oai” làm nóng biển Đông qua cuộc tập trận ở Hoàng Sa (từ ngày 1-5/7); đồng thời, đạo diễn, dàn dựng một vụ xung đột biên giới với quốc gia láng giềng Ấn Độ.
Thứ hai, mặc cho dân Hong Kong phản ứng dữ dội, Trung Quốc thể hiện sự cứng rắn, bắt giữ nhiều người được cho là vi phạm Luật An ninh tại Hong Kong (có hiệu lực từ 1/7). Việc bắt bớ trên, theo bình luận của các chuyên gia, không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề của Hong Kong, mà còn muốn cho thế
giới thấy, “Bắc Kinh quyết tâm tìm cách trở thành cường quốc thế giới theo cách riêng của họ, thay vì chịu sự chi phối của phương Tây”; thể hiện thông điệp rằng: “thời kỳ mà Trung Quốc phải quan tâm người khác nghĩ gì và để ý xung quanh đã là quá khứ không bao giờ trở lại”. Nghĩa là, Bắc Kinh sẵn sàng thách thức cả cộng đồng quốc tế.
Thứ ba, truyền thông Trung Quốc đưa dồn dập các bài viết khoe khoang sức mạnh quốc phòng của TQ, kèm theo hình ảnh các loại vũ khí, khí tài tối tân.
Sự khoe khoang của Trung Quốc không phải không có cơ sở. Bà Glaser – một chuyên gia uy tín, Giám đốc dự án nghiên cứu về “Sức mạnh TQ” của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, D.C – Mỹ, nhận định: quân đội TQ “ngày càng mạnh lên theo thời gian” với những khoản chi tiêu khổng lồ hàng năm dành cho quốc phòng. Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải gánh chịu hậu quả của COVID-19, mức chi tiêu cho quân đội vẫn tăng từ 5,06% năm 2019 lên 5,12% mặc dù ngân sách chính quyền trung ương bị cắt giảm. Điều đó “phát đi một tín hiệu rõ ràng là ông Tập Cận Bình vẫn cam kết hoàn tất hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) vào năm 2035, biến lực lượng này thành trở thành quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2049″.
Còn nghị sĩ Tobias Ellwood, thành viên Nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Quốc hội Anh, cho rằng: việc tăng tốc phát triển quy mô quân đội của Trung Quốc trong 10 năm qua nhằm mục đích khiến các nước, kể cả Mỹ, “phải cân nhắc cẩn thận” khi tính đến khả năng tấn công trực diện, từ đó, họ có thể chiếm các đảo ở Biển Đông mà không ai dám thách thức”.
Trở lại câu hỏi Trung Quốc là nạn nhân hay thủ phạm ? Câu trả lời là: Trung Quốc chẳng thể là nạn nhân trò đánh “hội đồng” nào cả. Thủ phạm gây sự chính là Trung Quốc. Lòng tham cùng sự ngang ngược của họ đã khiến cộng đồng quốc tế không thể chịu đựng hơn nữa, buộc phải có tiếng nói và hành động phản đối, chống lại mà thôi.

Trung Quốc vũ khí hóa Facebook để đẩy mạnh

tuyên truyền ‘thống nhất Đài Loan’

Hương Thảo
Facebook đã trở thành nền tảng mới nhất bị chính quyền Trung Quốc lợi dụng để khuếch trương tuyên truyền ‘thống nhất Đài Loan’, tài liệu rò rỉ của Bắc Kinh mà The Epoch Times thu thập được hé lộ.
Bắc Kinh tuyên bố hòn đảo tự trị này là một phần trong lãnh thổ của nó, bất chấp việc Đài Loan có quân đội riêng, có tiền tệ riêng và có một chính phủ được bầu cử dân chủ.
Giới nghiên cứu và chính quyền Đài Bắc trước đây từng nhấn mạnh các nỗ lực gián tiếp của Bắc Kinh nhằm lôi kéo cử tri Đài Loan bầu cho các ứng cử viên thân Bắc Kinh vào chính quyền – bao gồm việc truyền bá các tin tức giả trên nền tảng Facebook – những nỗ lực tương thích với mục tiêu của Bắc Kinh nhằm thuyết phục người dân Đài Loan chấp nhận thống nhất với đại lục. Nhưng rất khó để truy tìm dấu vết bàn tay đen của chính quyền Trung Quốc trong các vụ việc này.
Tuy vậy, các tài liệu mà The Epoch Times thu thập được là những bằng chứng đầu tiên đã góp phần xác nhận sự can dự trực tiếp của chính quyền Trung Quốc trong việc tạo ra và khuếch đại tuyên truyền trên Facebook, đẩy mạnh tình cảm thống nhất với đại lục. Các tài liệu từ chính quyền thành phố Bắc Kinh, xuất hiện hồi đầu tháng 6 và được trình bày dưới dạng báo cáo lên những quan chức cấp cao hơn về “các thành quả” của họ, đã cung cấp bằng chứng cho thấy chế độ này đang sử dụng hàng loạt các trang Facebook trung gian để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và ý tưởng về một cuộc xâm lược quân sự đối với Đài Loan.
Từ ngày 25/5 đến ngày 8/6, các nền tảng đã đăng tải ít nhất 74 bài đăng trên bốn trang, được thiết kế để “xóa tan bầu không khí xấc xược của các nhóm Đài Loan ủng hộ độc lập, và so sánh sự tương phản trong việc xử lý dịch bùng phát giữa Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan, từ đó chứng minh những lợi thế của hệ thống chính trị của chúng ta”, theo tài liệu. Thuật ngữ “ủng hộ độc lập” đã được sử dụng một lời buộc tội ‘lịch sự’’ mà Bắc Kinh dùng để nhắm đến các cá nhân và hành vi thể hiện niềm tự hào hoặc sự đoàn kết đối với bản sắc Đài Loan – ví như việc vẫy cờ Đài Loan.
Các trang này có những cái tên tối nghĩa với số lượng người theo dõi khiêm tốn thay đổi từ vài trăm đến hơn 8.000 người. Nhưng nỗ lực đã đem đến quả ngọt: Năm trong số các video có hiệu quả tốt nhất từ
một trang đã thu được hơn 30.000 lượt thích, chia sẻ, bình luận và nhấp chuột trong khoảng thời gian hai tuần, theo tài liệu.
Khiêu khích quân sự
Video tốp đầu, minh họa một cuộc tấn công quân sự giả định vào Đài Loan, đã thu hút hơn 137.000 phản ứng của người dùng trong khoảng thời gian 13 ngày và được xem 1,02 triệu lần trong khoảng thời gian đó. Đoạn video khẳng định quân đội Trung Quốc là bất khả chiến bại và Đài Loan “phải hợp nhất” với Hoa lục. Tiêu đề video là “Nếu chiến tranh nổ ra vào ngày mai, thì đây là câu trả lời từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)”.
Video hiện có khoảng 800 bình luận và gần 2.000 lượt thích. Video này tốn khoảng 400 đô-la để quảng bá, theo tài liệu.
Một video khác, đăng ngày 1/6, tuyên bố rằng loại ngư lôi cấp cao mà Hoa Kỳ bán cho Đài Loan vào tháng Năm là thứ “rác rưởi”, và không thể so được với quân đội Trung Quốc.
Hu Guangqu – một biên tập viên và phóng viên của trang tin tức Huaxia Jingwei chuyên về Đài Loan nằm trong tay chính quyền Bắc Kinh – đã trình bày một bản tóm tắt về “công việc quảng cáo đặc biệt trên Facebook” trong một tài liệu đề ngày 7/6, khen ngợi các video đã tạo ra “một tác động đáng kể”, và đã “thu hút sự chú ý rộng rãi từ cư dân mạng nước ngoài và khơi dậy các cuộc thảo luận sôi nổi”.
Tuy nhiên, ông Hu cũng thừa nhận rằng “hầu hết những người trong số họ [cư dân mạng ở nước ngoài] nghĩ rằng PLA không dám sử dụng lực lượng quân sự” đối với Đài Loan. Hơn nữa, ông viết trong tài liệu, rằng ông thấy trong các bình luận trên Facebook, nhiều người Đài Loan nói rằng Mỹ cũng sẽ đến viện trợ Đài Loan trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược quân sự của Trung Quốc. Điều này đại diện cho phần lớn thanh niên Đài Loan, “những người có ý thức cực kỳ thấp đối với việc thống nhất với quê nhà”. Ông kết luận, mô tả những thanh niên Đài Loan như những thế lực “cực đoan”, và “Chỉ có một số ít người dùng internet Đài Loan có nhận thức chín chắn” về vấn đề này”.
Facebook đã không trả lời yêu cầu bình luận về các trang Facebook nói trên.
Mối quan hệ với chính quyền
Huaxia Jingwei, được thành lập tại Bắc Kinh, đã đóng một vai trò tích cực trong việc đăng tải những câu chuyện tuyên truyền tích cực của chính quyền về Đài Loan. Trang web này mô tả chính họ đã nhận được “một sự quan tâm nhiệt tình và sự ủng hộ mạnh mẽ” từ Văn phòng Quan hệ Đài Loan và Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, cả hai cơ quan này đều thuộc chính quyền trung ương Trung Quốc.
Trang web tin tức này cũng ‘tự hào’ được liệt kê là một dự án trọng điểm của chính phủ Trung Quốc trong năm 2006. Wang Daohan, cựu Chủ tịch của Hiệp hội Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan của nhà nước Trung Quốc, đã tự mình đặt tên cho trang web này.
Zhu Ming, một nhà bình luận về vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại New York, đã gọi là trang web này là “mặt trận tuyên truyền ủng hộ thống nhất [của Bắc Kinh]”, được vận hành thông qua nhiều máy chủ proxy.
Ông lưu ý rằng trang web này sử dụng tiếng Trung truyền thống (phồn thể) thay vì giản thể – loại ký tự được lược hóa ở Hoa lục, cho thấy đối tượng mục tiêu của họ là những độc giả không phải người Hoa lục.
Kịch bản tuyên truyền
Trong khi chế độ Trung Quốc, thông qua kiểm duyệt Internet ngày càng chặt, từ lâu đã chặn người dùng Hoa lục truy cập Facebook, Twitter và YouTube, nhưng nó lại đang ngày càng tiếp cận các nền tảng này để đưa quan điểm tuyên truyền của nó đến khán giả quốc tế.
Tất cả các cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc đã mở tài khoản trên Twitter và Facebook. Một số, như China News Service và China Central TV (CCTV) đã đầu tư hàng trăm ngàn đô la để tăng cường sự hiện diện trên các mạng xã hội của họ ở nước ngoài.
Trong một tài liệu đấu thầu công khai trên trang web của chính phủ trung ương Trung Quốc ngày 16/8/2019, nay đã bị xóa, China News Service đã kiếm được 1,25 triệu nhân dân tệ (176,461 đô la) từ chính phủ để tăng lượng người theo dõi Twitter của nó lên 580.000, và 1,2 triệu nhân dân tệ khác (169,403 đô la) cho hơn 670.000 người theo dõi trên Facebook.
Freedom House, cơ quan giám sát nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhận thấy các tài khoản truyền thông nhà nước Trung Quốc chiếm bốn trong số năm trang truyền thông phát triển nhanh nhất trên Facebook trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 năm 2019. Với hàng chục triệu người theo dõi trên mỗi trang, những trang này đã có sự hiện diện trực tuyến đáng gờm, chiếm ba trong
số 10 tài khoản mạng xã hội lớn nhất trên Facebook năm 2019, theo hãng tiếp thị truyền thông xã hội Socialbakers.
Sức ảnh hưởng ngầm như vậy đã khiến Twitter, Facebook và YouTube đình chỉ hơn 1.000 tài khoản trong tháng 8/2019 trong một nỗ lực nhằm triệt phá một chiến dịch tung tin giả do Bắc Kinh hậu thuẫn nhằm phỉ báng những người biểu tình Hồng Kông. Một nghiên cứu hồi tháng 3 của trang tin điều tra ProPublica cũng đã truy tìm được hơn 10.000 tài khoản Twitter giả mạo hoặc ăn cắp được truy ngược lại chính quyền Bắc Kinh. Những tài khoản này nằm trong chiến dịch tuyên truyền ca ngợi phản ứng chống dịch “hiệu quả” của Bắc Kinh.
Trong một báo cáo tháng 3/2019 có tiêu đề “Trung Quốc theo đuổi một trật tự truyền thông thế giới mới”, tổ chức quốc tế Phóng viên Không biên giới (Reporters Without Borders) cho biết, chính quyền Trung Quốc đã rót 10 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD) mỗi năm để quảng bá hình ảnh của nó trên toàn cầu.
(Nguồn thumbnail: Trên cùng bên trái: (ảnh chụp màn hình Youtube/The Straits Times), Dưới cùng bên trái: (ảnh: Stock Catalog/Flickr), Phải: (ảnh thumbnail Youtube/NowThis World)).

Lệnh ‘trừng phạt’ bị chế giễu của Trung Quốc

 là nhằm đe dọa thế giới

Minh Hòa
Bắc Kinh bị cười nhạo khi tuyên bố “trừng phạt” 4 quan chức Mỹ dám “can thiệp vấn đề nội bộ” của Trung Quốc. Dù biết lệnh trừng phạt chỉ mang tính hình thức, chính quyền Trung Quốc vẫn hùng hồn tuyên bố nhằm truyền tải một lời đe dọa không chỉ nhắm tới Hoa Kỳ, mà là cả thế giới.
Trong một bài bình luận đăng trên Fox News hôm 14/7, ông James Jay Carafano, phó chủ tịch nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng của Quỹ Di sản (The Heritage Foundation), nhận định Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố tình công bố lệnh trừng phạt các quan chức Hoa Kỳ nhằm “gửi một thông điệp ra thế giới”, đó là “khiến chúng ta sợ hãi”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 13/7 tuyên bố, những người bị Bắc Kinh “trừng phạt” bao gồm Thượng nghị sỹ Ted Cruz, Thượng nghị sỹ Marco Rubio, Hạ nghị sỹ Chris Smith, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Sam Brownback. Theo “lệnh trừng phạt”, những quan chức này bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc và bị đóng băng tài sản ở Trung Quốc. Dù vậy không có dấu hiệu nào cho thấy 4 quan chức Mỹ cất giữ tài sản ở Trung Quốc hay thực sự có mong muốn tới quốc gia hơn tỷ dân này.
Cả 4 người đều thuộc đảng Cộng hòa, đồng minh của Tổng thống Donald Trump, và là những người thường xuyên lên án những sai phạm của chính quyền Trung Quốc về hàng loạt vấn đề, từ Biển Đông, Hồng Kông, đến tình trạng vi phạm nhân quyền và tự do tín ngưỡng.
Đề cập đến sự hung hăng kiểu “chiến lang” (chiến binh sói) của Bắc Kinh, ông Carafano đặt vấn đề: “Câu hỏi thực sự là liệu ngoại giao chiến lang là hành động của sức mạnh hay yếu đuối?”. Ông lưu ý rằng Liên Xô cũng từng thể hiện sự hung hăng, và chỉ 4 năm sau “đế chế tà ác này đã sụp đổ”.
“Nhưng bất kể nó bị thúc đẩy bởi sự bất an hay quá tự tin, thì lập trường ngày càng đáng sợ của Trung Quốc là vấn đề mà Hoa Kỳ sẽ phải giải quyết”, ông Carafano viết.
Nhà nghiên cứu ghi nhận vai trò của chính quyền Trump trong việc chống lại mối đe dọa của ĐCSTQ. Ông Carafano viết: “Thực tế là Trung Quốc không có cơ may bắt nạt được chính quyền này”.
Ông Carafano chỉ rõ, chính quyền Trump đã đẩy lùi mạnh mẽ Bắc Kinh, “từ việc gia tăng các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, đến việc tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan, các động thái về thương mại và lên án hành vi lạm dụng của Bắc Kinh đối với Tổ chức Y tế Thế giới”.
Ông Carafano nhận định rằng lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với 4 quan chức Mỹ không có ý nghĩa thực tế, nhưng “họ muốn gửi một thông điệp tới những người khác”.
Ông viết: “Việc giở trò trừng phạt các quan chức Mỹ là lời cảnh báo thô thiển của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ sẵn sàng truy đuổi bất cứ ai cản đường họ – đối thủ càng mềm yếu và càng dễ bảo thì Trung Quốc sẽ càng siết chặt hơn”.
Nhà nghiên cứu của Quỹ Di sản kêu gọi thế giới tự do cần liên minh để chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ. Ông lập luận: “Khi phải chiến đấu với ngoại giao chiến lang, thế giới tự do phải sát cánh cùng nhau. Nếu không, Trung Quốc sẽ sử dụng chiến lược chia rẽ và áp đảo của họ để chỉ trích thế giới tự do”.
Ông Carafano cho rằng liên minh quốc tế đó cần có sự lãnh đạo của Mỹ, vì vậy trước tiên các chính trị gia ở Washington cần phải bỏ thái độ “nếu Trump ủng hộ thì chúng tôi phản đối”.
Ông nói tiếp: “Kế đến, chúng ta sẽ phải nói với các bạn bè và đồng minh của chúng ta sự thật phũ phàng rằng: một quốc gia muốn trở thành một phần của thế giới tự do thì phải đứng lên cùng thế giới tự do chống lại các hành vi gây bất ổn của Trung Quốc vốn làm suy yếu an ninh, thịnh vượng và các giá trị của chúng ta”.
“Cuối cùng, chúng ta phải làm cho thế giới tự do mạnh mẽ hơn. Chúng ta càng thể hiện mạnh mẽ, thì Trung Quốc ngày càng có xu hướng lùi bước”, ông Carafano kêu gọi.
“Thế giới đủ lớn cho cả thế giới tự do và Trung Quốc, nhưng không có nơi nào trong thế giới tự do có chỗ cho sự bắt nạt của Trung Quốc.”

Trung Quốc cam kết tuân thủ thỏa thuận

thương mại với Mỹ, nhưng chống ‘bắt nạt’

Trung Quốc hôm 16/7 nói sẽ tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã đạt được với Hoa Kỳ vào đầu năm nay, nhưng cảnh báo sẽ đáp trả các chiến thuật “bắt nạt” từ Washington giữa bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang tiếp tục xấu đi, theo Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh còn mời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Trung Quốc và thăm khu vực Tân Cương để thấy rằng “không có vi phạm nhân quyền”, đáp trả lại các lệnh trừng phạt của Washington và cáo buộc đàn áp người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sống ở đó.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trở nên tồi tệ nhất trong nhiều thập niên khi hai bên đụng độ nhau trên nhiều lĩnh vực, bao gồm việc Trung Quốc xử lý đại dịch Covid-19, luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong, vấn đề thương mại và cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Hôm thứ Ba, Washington gỡ bỏ chỉ định tình trạng đặc biệt đối với Hong Kong và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và công ty hàng đầu của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Hong Kong và Tân Cương.
Bắc Kinh lên án các động thái trên và tuyên bố sẽ trả đũa.
Tờ New York Times cho biết Hoa Kỳ đang xem xét lệnh cấm đi lại đối với tất cả các đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái được cho là sẽ làm căng thẳng thêm một mối quan hệ đang theo hướng đối đầu.
Trả lời phóng viên trong cuộc họp báo thường nhật, bà Hoa nói rằng nếu đúng là có lệnh cấm như vậy, thì điều đó thật “tệ hại”.
Khi được hỏi liệu các lệnh trừng phạt gần đây do Washington áp đặt có ảnh hưởng đến thỏa thuận thương mại hay không, bà Hoa nói rằng Trung Quốc hy vọng thỏa thuận vẫn có thể được thực thi.
“Chúng tôi luôn thực hiện các cam kết của mình nhưng chúng tôi biết rằng một số người ở Hoa Kỳ đang đàn áp và bắt nạt Trung Quốc”, Reuters dẫn lời đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói. “Là một quốc gia có chủ quyền độc lập, Trung Quốc sẽ phải đáp trả các hành vi bắt nạt của phía Hoa Kỳ. Chúng tôi phải nói không, chúng tôi phải phản ứng và có những động thái đáp trả”.
“Nếu người Mỹ nghĩ rằng mọi thứ Trung Quốc làm là mối đe dọa, thì đó sẽ là một lời tiên tri tự hoàn thành”.
Bà Hoa gọi những cáo buộc của Washington về tội ác nhân quyền của Bắc Kinh đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ là “lời nói dối lớn nhất thế kỷ”.
“Chúng tôi hoan nghênh ông ấy (Ngoại trưởng Pompeo) đến thăm đất nước chúng tôi và xem những gì người Tân Cương nghĩ về ông ấy”, bà Hoa nói. “Tôi có thể giới thiệu ông ấy với một số người bạn Duy Ngô Nhĩ”.

Cư dân tại hồ khổng lồ của Trung Cộng

không lo lắng khi lượng mưa vượt mức kỷ lục

Tin từ Tô Châu, Trung Cộng – Xung quanh một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Trung Cộng, người dân cho biết họ tin rằng họ có thể chống chọi với các trận lũ lụt năm nay, ngay cả khi lượng mưa tiếp tục phá vỡ kỷ lục.
Theo dữ kiện của chính phủ, tại Thái Hồ trên biên giới của các tỉnh ven biển giàu có là Giang Tô và Chiết Giang, mực nước chạm mốc 4.49 mét vào hôm thứ Tư, cao hơn 0.69 mét so với mức cảnh báo chính thức. Kể từ khi mùa lũ bắt đầu vào tháng 6, 33 con sông ở Trung Cộng đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Như Thái Hồ, các hồ lớn khác cũng phải chịu áp lực rất lớn, buộc các cơ quan chức năng phải tuyên bố “báo động đỏ”. Mặc dù vẫn còn chưa đạt đến kỷ lục 4.97 mét được thiết lập vào năm 1999, mực nước ở Thái Hồ vẫn đang gia tăng. Thượng Hải gần đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa, mở các cửa cống để xả nước lũ dư thừa.
Tại một số điểm, nước hồ tràn qua bờ, buộc người dân phải bố trí các bao cát. Một số kênh cũng gần tràn. Nhưng người dân cho biết họ không lo lắng quá mức về thời tiết khắc nghiệt trong năm nay, đồng thời tuyên bố rằng hàng phòng thủ lũ lụt của họ kiên cường hơn nhiều so với trước đây.
Với những cơn mưa vẫn trút xuống trên hầu hết lưu vực sông Dương Tử, hệ thống phòng chống lũ tại Hồ Bà Dương nằm sâu hơn trong đất liền ở tỉnh Giang Tây cũng đang chịu áp lực. Vào hôm thứ ba (14/7), các nhà chức trách tuyên bố một báo động đỏ khác tại hồ này, với mực nước cao hơn 3 mét so với bình thường. (BBT)

[Video]: Máy xúc phá đê bao, Bắc Kinh sẵn sàng

hy sinh nông thôn bảo vệ thành phố?

Vũ Dương
Người dân đau đớn bình luận: “Nếu không phải là đại thành thị thì sẽ bị hy sinh”; “Ngoài mấy trăm nghìn mẫu ruộng ra, còn bao nhiêu người dân sống ở đó, ai sẽ đảm bảo cho họ đây?”
Secretchina bình luận rằng, hy sinh làng quê bảo vệ thành phố là thủ đoạn quen dùng xưa nay của chính quyền Trung Quốc mỗi khi mùa lũ tràn về. Thảm họa lũ lụt miền nam Trung Quốc năm nay, hồ chứa ở các khu vực khác nhau thường xả lũ mà không báo trước, thậm chí xả lũ ngay giữa đêm khuya khiến người dân không kịp phòng bị, dẫn đến thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản của người dân. Nhiều nơi đê bao bị vỡ đột ngột dấy lên nghi ngờ có yếu tố của con người tham gia.
Mới đây, một video về việc chính quyền địa phương chủ động đào khoét đê đập ở hồ Bà Dương dường như đã đưa ra câu trả lời cho những nghi vấn này.
Ngày 15/7, một video được đăng tải trên Weibo, trang mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc, đã mau chóng lan truyền sang các phương tiện truyền thông xã hội ở hải ngoại. Đoạn video cho thấy một máy xúc có cắm quốc kỳ Trung Quốc đang đào khoét đê đập để nước lũ tràn vào đồng ruộng. Dọc theo đó vẫn còn những công trình tạm thời để gia cố sức chống chọi cho con đập, điều này cho thấy chính quyền địa phương đối với con đập này “trước bảo vệ, sau từ bỏ”.
Cách máy xúc không xa, có người đã dùng điện thoại di động quay lại hiện trường vụ việc.
Phụ đề trong video nói rằng đây là hiện trường hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây đã chủ động phá vỡ bờ kè. Trên Weibo có cư dân mạng cho biết đài phát thanh và truyền hình Lạc Sơn đã báo cáo về sự việc này. Được biết, tỉnh Giang Tây đã chủ động phá vỡ bờ kè hồ Bà Dương để bảo vệ thành phố Cửu Giang.
Tuy nhiên, các kênh truyền thông lớn khác của Trung Quốc đều không có đưa tin về vụ việc này. Điều này có thể chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc vốn không muốn cho nhiều người dân biết đến vụ việc này.
Phụ đề video cho biết: “Để duy trì sự an toàn, đành phải hy sinh hàng trăm nghìn mẫu ruộng”. Nhưng sau khi video được đăng trên Twitter của hải ngoại, có cư dân mạng đã đặt câu hỏi: “Ngoài mấy trăm nghìn mẫu ruộng ra, còn bao nhiêu người dân sống ở đó, ai sẽ đảm bảo cho họ đây?”.
Đoạn clip trên Twitter được ghi lời dẫn: “Ngôi nhà ở phía nam bị nước lũ cuốn trôi, bối rối, bất lực, biết trông chờ vào ai đây…”
Trước đó, trên lưu vực sông Dương Tử, bao gồm hồ Bà Dương đã có nhiều trường hợp vỡ bờ kè, và người ta đã nghi ngờ rằng có thể có nhân tố chính quyền đã cho chủ động phá đập xả lũ. Đặc biệt là ở huyện Bà Dương ngay sát hồ Bà Dương, cảnh báo kiểm soát lũ cấp hai đã được nâng lên cấp một vào ngày 9/7. Ngày hôm sau, các phương tiện truyền thông nhà nước đã thông báo huyện Bà Dương có 14 nơi bị vỡ đê bao.
Theo video hiện trường cho thấy, huyện Bà Dương chìm trong biển nước, rất nhiều ngôi làng đã bị ngập, rất nhiều ngôi nhà đã bị sụp đổ.
Ngày 14/7, các phương tiện truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn lời của chuyên gia thủy lợi Trình Hiểu Đào (Cheng Xiaotao) nói rằng kinh nghiệm kiểm soát lũ năm nay chính là “có thể giữ được thì giữ, không giữ được thì bỏ đi. Đồng ruộng nào muốn cải tạo thành ao đầm thì để nước lũ tràn vào”.
Cảnh lũ về giữa đêm, người đăng clip nói “nếu không phải là đại thành thị thì sẽ bị hy sinh, mở xả lũ nhất định phải là ban đêm cho người ta chết khi đang ngủ, biết nước về cũng không đi được, buổi tối cái gì cũng đều không rõ, dễ dàng che giấu”.
Bức ảnh thể hiện sự cùng cực của người dân khi chứng kiến ngôi nhà của mình chìm trong dòng nước.
Ngoài việc phá vỡ đê đập, trường hợp chính quyền địa phương xả lũ hồ chứa mà không báo trước càng phổ biến hơn. Có nhiều nơi chính quyền địa phương chọn xả lũ bất ngờ vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm, khiến dân làng không kịp phòng bị, tạo thành tổn thất to lớn về tính mạng và tài sản của người dân. Có cư dân mạng cho biết, mỗi khi nước lũ tràn về, chính quyền thường tiến hành mở áp xả lũ vào ban đêm, khiến bạn chết khi còn đang ngủ say, đến khi biết được nước lũ ập đến thì cũng không thể chạy được nữa, ban đêm cái gì cũng không quay lại được… chính quyền càng dễ dàng bưng bít sự thật. Đây chính là quy tắc ngầm của phía chính quyền Trung Quốc từ trước đến nay.
Theo Ming Xuan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.