Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/07/2020

Tuesday, July 7, 2020 6:22:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 07/07/2020

Chính quyền Trump sắp trừng phạt Trung Quốc về COVID-19  – Minh Hòa

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump sắp công bố các biện pháp nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà họ gây ra cho người Mỹ thông qua dịch viêm phổi COVID-19.
Ông Navarro nói với chương trình “The Story” của Fox News hôm thứ Hai (6/7): “Một loạt các hành động sẽ được thực hiện trong vài tuần tới nhằm khiến Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà họ đã gây ra cho người dân Mỹ”.
Ông Navarro chỉ trích Trung Quốc “đẻ” ra virus corona vào tháng 11, sau đó dối trá về dịch bệnh, đồng thời “gửi” virus ra khắp toàn cầu vào tháng 12/2019, tháng 1 và tháng 2/2020.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dối trá và tới nay đã có hơn 130.000 người Mỹ thiệt mạng”, ông Navarro nói.
Trước đó, cũng vào hôm thứ Hai, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nói với Fox & Friends rằng Tổng thống Trump dự kiến công bố một sắc lệnh hành pháp về Trung Quốc trong tuần này.
Ông Meadows nói: “Chúng tôi sẽ tìm cách làm thế nào đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ bị nhắm tới, làm thế nào đưa sản xuất trở về từ nước ngoài để đảm bảo người lao động Mỹ được hỗ trợ”.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Navarro nói rằng ông không muốn vượt trước ông Meadows hay Tổng thống Trump trong việc công bố các biện pháp trừng phạt, nhưng nhà kinh tế nói rằng sắc lệnh sắp tới về Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến thỏa thuận thương mại hiện có giữa Washington và Bắc Kinh.
Là tác giả cuốn sách “Death by China” (Chết bởi Trung Quốc), ông Navarro chỉ trích Trung Quốc đã gian lận thương mại và tước đoạt việc làm của người Mỹ trong suốt 20 năm, và Tổng thống Trump là người đầu tiên đứng ra chống lại điều đó.
Ông Navarro cũng lưu ý rằng chính quyền Trump đã và đang thực thi các hành động chống lại Trung Quốc vì họ đã lợi dụng Hồng Kông để “khai thác thị trường tài chính của chúng ta và đánh cắp việc làm của chúng ta, bằng cách sử dụng thành phố này như một nền tảng cho các hoạt động thương mại không công bằng. “
Cố vấn của Tổng thống Trump cho biết: “Chúng tôi sẽ loại bỏ mọi chế độ ưu đãi dành cho Hồng Kông, điều này sẽ loại bỏ việc Trung Quốc sử dụng Hồng Kông để gây hại cho chúng ta, kể cả khi chúng tôi đứng lên ủng hộ những người dân tuyệt vời của Hồng Kông, những người chứng kiến nền dân chủ của họ bị nghiền nát”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trump-sap-trung-phat-trung-quoc-ve-covid-19.html

Tổng thống Trump:

Trung Quốc gây thiệt hại to lớn cho Mỹ và thế giới

Minh Hòa
Trong một loạt bình luận trên mạng xã hội Twitter hôm thứ Hai (6/7), Tổng thống Donald Trump bình luận về tình hình dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ, trong đó ông liên tục dùng từ “virus Trung Quốc” để nhấn mạnh nguồn gốc của căn bệnh đã gây ra cái chết của hơn nửa triệu người trên thế giới.
Tổng thống Trump viết: “Tại sao các hãng tin giả mạo, lỗi thời không chịu đưa tin rằng số ca tử vong [tại Mỹ] đã giảm 39% và hiện giờ chúng ta có tỷ lệ tử vong thấp nhất thế giới. Họ không chịu nổi thực tế rằng chúng tôi đang làm rất tốt cho đất nước của chúng ta!”
Trong một bình luận khác, ông Trump cho rằng số ca nhiễm virus Trung Quốc tại Mỹ gia tăng là vì chính phủ đang tiến hành xét nghiệm quy mô lớn, nhưng số ca tử vong đang giảm xuống “thấp và chắc”. Ông Trump tuyên bố: “Các hãng tin giả nên đưa tin về điều này, và cả số lượng việc làm mới đang đạt mức kỷ lục”.
Trong các bình luận khác, Tổng thống Trump chỉ trích đảng Dân chủ và ứng viên tổng thống Joe Biden không muốn mở cửa các trường học vào mùa thu, “vì lý do chính trị chứ không phải lý do sức khỏe”. Ông Trump viết: “Họ nghĩ rằng nó sẽ giúp họ trong [cuộc bầu cử] tháng 11. Sai rồi, người dân hiểu điều đó.”
Tổng thống Trump cũng cho rằng nếu đảng Dân chủ cầm quyền ở Mỹ, thì có lẽ họ đã không cấm nhập cảnh từ Trung Quốc sớm như ông đã làm, và sẽ có nhiều người tử vong hơn nữa.
Ông Trump một lần nữa bày tỏ sự bất bình của ông đối với trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc trong việc để xảy ra đại dịch toàn cầu, tới ngày 6/7 đã khiến 540.000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 130.000 người tại Mỹ.
“Trung Quốc đã gây ra thiệt hại to lớn cho Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới!”, ông Trump viết trên trang Twitter của ông với hơn 80 triệu người theo dõi.
Trước đó, Tổng thống Trump nhiều lần đề cập rằng Trung Quốc phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm” về đại dịch corona, sau khi Bắc Kinh che giấu dịch bệnh và để mặc cho hàng ngàn người mang mầm bệnh tới Mỹ và khắp nơi trên thế giới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-trung-quoc-gay-thiet-hai-to-lon-cho-my-va-the-gioi.html

Andy Biggs: Chính quyền Trump đang chống lại

tham vọng ‘bá chủ’ của Trung Quốc ở Biển Đông

Minh Hòa
Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News, Hạ nghị sỹ Andy Biggs cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gia tăng sức ép với Trung Quốc để chống lại tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng như vô số vi phạm khác mà họ gây ra đối với Hoa Kỳ và các đồng minh.
Tại chương trình Lou Dobbs Tonight của Fox News hôm thứ Hai (6/7), người dẫn chương trình Dobbs đề cập đến việc Hải quân Hoa Kỳ đang triển khai các cuộc tập trận ở Biển Đông, và đặt câu hỏi: “Dường như khá rõ ràng là chính quyền Trump có ý gây áp lực với Trung Quốc về Biển Đông?”.
“Đúng vậy”, Nghị sỹ Biggs tiếp lời ông Dobbs. “Sự hiếu chiến của Trung Quốc đã gia tăng đến mức độ bất kể là lĩnh vực kinh tế hay quân sự, họ không chỉ còn là đối thủ cạnh tranh kinh tế nữa, mà là kẻ thù chiến tranh lạnh theo một cách hiểu nào đó”.
Vị dân biểu nói rằng Trung Quốc đã cố gắng chiếm đoạt Biển Đông trong vòng ít nhất 25 năm qua. Ông Biggs cho biết các đồng minh của Hoa Kỳ như Đài Loan, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, không nước nào muốn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông, nhưng “điều đó hơi muộn, vì họ đã làm được điều đó”.
Ông Dobbs đồng tình, kèm theo lời bình luận rằng các cựu tổng thống Mỹ trước đó đã chẳng làm gì khi Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo, các sân bay quân sự trên đảo và đưa các hệ thống tên lửa đến đảo. “Thật là đáng phẫn nộ. Giờ thì Mỹ và các nước khác có cả núi công việc phải làm mới tái khẳng định được sức mạnh của chúng ta trong khu vực”, ông Dobbs nói.
Người dẫn chương trình Lou Dobbs (bên trái) và nghị sỹ Andy Biggs trong chương trình tối 6/7/2020 trên Fox News (ảnh chụp màn hình video).
Nghị sỹ Biggs cho rằng sự hiện diện của hai nhóm tàu sân bay Hoa Kỳ tại Biển Đông hiện nay là thông điệp cho thấy “chúng ra vẫn rất hùng mạnh” và Washington cần tiếp tục thể hiện điều đó.
Nghị sỹ Biggs nói về Trung Quốc: “Họ thực sự đã dọa dẫm Philippines, Việt Nam và các bên có tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông suốt hàng chục năm qua”. Ông bình luận: “Trung Quốc không coi họ là bá chủ khu vực, mà họ tự coi bản thân mình là bá chủ thế giới, và họ tự lấn tới để đạt được điều đó”.
Người dẫn chương trình kỳ cựu Lou Dobbs đã chia sẻ đoạn video phỏng vấn Nghị sỹ Biggs lên tài khoản Twitter cá nhân của ông, kèm lời dẫn: “Hành động cứng rắn hơn chống lại Trung Quốc: Nghị sỹ Andy Biggs gợi ý rằng chúng ta cần gây áp lực hơn nữa với Trung Quốc về các thủ đoạn chiến tranh của họ ở Biển Đông, cũng như vô số tội ác của họ đối với Mỹ và các đồng minh của chúng ta”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/andy-biggs-chinh-quyen-trump-dang-chong-lai-tham-vong-ba-chu-cua-trung-quoc-o-bien-dong.html

Mỹ sẽ đưa hàng nghìn quân

tới châu Á – Thái Bình Dương đối phó TQ

Mỹ dường như cho rằng thời thế đã có sự thay đổi và nước này có thể đang điều chỉnh việc phân bổ lực lượng tới “điểm nóng” mới ở châu Á – Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc.
Nikkei đưa tin, khi phải đối mặt với “thách thức địa chính trị lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh” ở châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ điều chỉnh lực lượng tại các khu vực trên thế giới để kiềm tỏa những mối đe dọa.
Hàng nghìn quân nhân đang đồn trú tại Đức dự kiến sẽ được triển khai tới các căn cứ Mỹ ở Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Australia, theo Nikkei.
Các ưu tiên đã thay đổi. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà chiến lược quốc phòng Mỹ cho rằng việc duy trì một lực lượng mặt đất khổng lồ tại châu Âu có thể đối trọng với Liên Xô. Vào những năm 2000, Mỹ chuyển hướng quan tâm sang khu vực Trung Đông, nơi họ tiến hành “cuộc chiến chống khủng bố” ở các nước như Iraq, Afghanistan.
Trong một bài viết đăng tải trên Wall Street Journal tháng trước, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cho rằng để đối phó với “2 đối thủ mạnh” là Trung Quốc và Nga, “lực lượng Mỹ cần phải được triển khai ở nước ngoài theo cách hướng về tuyến đầu và viễn chinh hơn so với vài năm qua”.
Mỹ dự kiến sẽ rút bớt quân đang đồn trú dài hạn ở Đức từ 34.500 xuống 25.000. Khoảng 9.500 người được cho sẽ được phân công tới một số quốc gia châu Âu, tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, hoặc trở về Mỹ.
Tại Ấn Độ – Thái Bình Dương, ông O’Brien thừa nhận Mỹ và đồng minh đang đối mặt với thách thức địa chính trị lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Theo Nikkei, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đổ tiền vào quân sự. Sách trắng quốc phòng của chính phủ Nhật Bản ước tính rằng chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc nhiều hơn con số mà Bắc Kinh công bố hàng năm.
Xu hướng của quân đội Mỹ
Các nhà phân tích chỉ ra 3 xu hướng của kế hoạch vận hành toàn cầu của quân đội Mỹ. Một là sự dịch chuyển địa lý từ châu Âu sang Trung Đông rồi sang châu Á – Thái Bình Dương. Hai là sự dịch chuyển từ chiến đấu trên đất liền sang phối hợp tác chiến hải quân – không quân. Thứ 3, là mong muốn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
Kế hoạch của ông O’Brien được cho là thỏa mãn cả 3 khía cạnh nói trên.
Về địa chính trị, sự chuyển dịch trong tâm rời xa Trung Đông bắt nguồn từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Mỹ được cho hiện không phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng ở Vùng Vịnh như trước khiến lợi ích của họ tại khu vực không còn quá lớn.
Năm 2011, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama bắt đầu chính sách xoay trục hướng sang châu Á khi họ dường như nhận ra việc Mỹ tập trung vào Trung Đông đã tạo điều kiện cho Trung Quốc trỗi dậy.
Về mặt chiến lược, Mỹ hiện đang tập trung nguồn lực vào hải quân và không quân, vì mối đe dọa từ một cuộc tấn công mặt đất quy mô lớn ở châu Âu dường như đã không còn quá lớn.
Trong kịch bản xảy ra xung đột với Trung Quốc, Mỹ được cho sẽ sử dụng lực lượng thủy quân lục chiến, hải quân và không quân để tiến hành chiến đấu. Đó là vì những khu vực mà Mỹ – Trung đối đầu nhau nhiều khả năng đều là trên biển từ Biển Đông, Biển Hoa Đông cho tới Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Xu hướng thứ 3 chính là vấn đề chi phí. Ông Trump từng nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng về việc Mỹ phải chi số tiền lớn để triển khai quân nhân trên toàn cầu, và không ít lần gây áp lực buộc các nước cho quân đội Mỹ đồn trú như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc phải chia sẻ gánh nặng tài chính.
Trong động thái gần nhất, ông Trump tiết lộ sẽ chuyển quân đồn trú từ Đức tới Ba Lan trong bối cảnh quốc gia Đông Âu sẵn lòng chi trả chi “phí bảo vệ” cao hơn cho Mỹ.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35662-my-se-dua-hang-nghin-quan-toi-chau-a-thai-binh-duong-doi-pho-tq.html

Pompeo : Hoa Kỳ có thể trừng phạt

các mạng xã hội Trung Quốc

Thu Hằng
Sau khi Ấn Độ cấm dùng gần sáu chục ứng dụng tin học của Trung Quốc, giờ đến lượt Hoa Kỳ tính đến việc trừng phạt các mạng xã hội Trung Quốc. Khả năng này được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhắc đến trong buổi phỏng vấn với đài Fox News tối 06/07/2020, dù ông không nêu thêm chi tiết.
Mạng xã hội TikTok, có 800.000 người sử dụng tính đến tháng 01/2020 và rất được giới trẻ ưa chuộng, nằm trong danh sách đối tượng bị nhắm đến. Điều trái ngược là Tiktok, thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc ByteDance, nhưng lại không được sử dụng ở Hoa lục.
Theo Reuters, các nghị sĩ Mỹ từng quan ngại về cách TikTok quản lý dữ liệu người sử dụng, đồng thời e ngại rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ bắt các doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác để thu thập thông tin cho tình báo Trung Quốc, nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Sản.
Về phía TikTok, trả lời AFP tối 06/07, mạng xã hội này cho biết sẽ tạm ngừng ứng dụng ở Hồng Kông vì luật an ninh mới. Quá trình « đóng cửa » sẽ kéo dài nhiều ngày và TikTok sẽ thông báo cho người sử dụng, cũng như các nhà quảng cáo. Ba mạng xã hội khác Facebook, Google và Twitter cho biết sẽ không đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin người sử dụng từ chính quyền Hồng Kông nhằm tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Ngoài thông báo về khả năng trừng phạt các mạng xã hội Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn lên án chính quyền Hồng Kông ra lệnh cho các trường học rút hết tất cả « những cuốn sách chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc » và những tác phẩm có nguy cơ vi phạm luật an ninh quốc gia. Đối với ông Pompeo, đó là hành động « kiểm duyệt », « chuyên chế » và « quá trình phá hoại một Hồng Kông tự do vẫn đang được đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục ».
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200707-pompeo-hoa-k%E1%BB%B3-c%C3%B3-th%E1%BB%83-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-c%C3%A1c-m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-trung-qu%E1%BB%91c

Hải Quân Hoa Kỳ đáp trả lại Tweet

về loại hỏa tiễn “tiêu diệt hàng không mẫu hạm”

của báo lá cải Trung Cộng

Vào hôm Chủ nhật (5 tháng 7), tờ báo lá cải The Global Times của chính quyền Trung Cộng thu hút sự chú ý của hải quân Hoa Kỳ khi tweet về loại hỏa tiễn “tiêu diệt hàng không mẫu hạm” của Bắc Kinh, trong lúc 2 hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đang hoạt động trong vùng biển Đông.
Tờ báo nói Bắc Kinh có rất nhiều lựa chọn về các loại hỏa tiễn này, và rằng bất kỳ hoạt động nào của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trong khu vực này đều là niềm vui của quân đội Trung Cộng. Người đứng đầu cơ quan thông tin của hải quân Hoa Kỳ nhanh chóng tweet lại, đính chính rằng 2 hàng không mẫu hạm đang hoạt động trong vùng nước quốc tế của biển Đông của họ không hề bị đe dọa.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington được cho là đang lao dốc sau thỏa thuận thương mại, màn đổ lỗi qua lại về coronavirus và cuộc đàn áp Hồng Kông gần đây của Trung Cộng. Một viên chức hải quân Hoa Kỳ nói với Fox News rằng 2 hàng không mẫu hạm đang ở Biển Đông để tiến hành các cuộc tập trận quân sự.
Theo Không quân, một phi cơ thả bom B-52 từ Louisiana đã thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện với các phi cơ phản lực từ các hàng không mẫu hạm trong khu vực kéo dài 28 tiếng. Đây được xem là một thông điệp khác dành cho Trung Cộng.
Trung Cộng cũng đang tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực, và tờ Global Times đưa tin trích dẫn các nhà phân tích giấu tên rằng: một lần nữa, Hoa Kỳ đã thể hiện sự giả nhân giả nghĩa của mình, và đang chứng minh rằng Hoa Kỳ là nguồn gốc thực sự của sự bất ổn trong khu vực. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hai-quan-hoa-ky-dap-tra-lai-tweet-ve-loai-hoa-tien-tieu-diet-hang-khong-mau-ham-cua-bao-la-cai-trung-cong/

Đại học Stanford ở Mỹ nhận hơn 58 triệu USD

từ chính quyền Trung Quốc

Băng Thanh
Đại học Stanford ở Mỹ đang phải đối mặt trước những chỉ trích về mối quan hệ với chính quyền Trung Quốc, khi trường đại học này đã nhận hàng chục triệu USD quà tặng và hợp đồng từ nhà cầm quyền ở Bắc Kinh.
Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, kể từ năm 2013 đến tháng 6/2019, Đại học Stanford đã nhận 58,1 triệu USD quà tặng và hợp đồng từ Trung Quốc. Đại học Stanford là trường nhận tiền nhiều thứ 4 sau ba trường khác ở Mỹ là Đại học Harvard, Đại học Nam California và Đại học Pennsylvania.
Theo tờ The College Fix, Đại học Stanford được cho là có mối quan hệ thân thiết với chính phủ Trung Quốc, như vào tháng 3/2014, tại một buổi dạ hội ở San Francisco, ông John Hennessy, chủ tịch Đại học Stanford đã nhận giải thưởng về sự đóng góp của trường cho sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Trung. Giải thưởng được trao bởi Ủy ban 100, một nhóm người Mỹ gốc Hoa bao gồm các nhà kinh doanh, quan chức chính phủ, nghệ sĩ, học giả….
Đại học Stanford bắt đầu nhận sinh viên Trung Quốc vào những năm 1970. Năm 2009, trường ký hợp đồng mở Học viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ, với mục tiêu là quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Các nhà phê bình cho rằng mối quan hệ của Đại học Stanford với chính quyền Trung Quốc mâu thuẫn với các giá trị tự xưng của họ như ủng hộ nhân quyền, quyền tự do ngôn luận…., trong khi chính quyền Trung Quốc là quốc gia nổi tiếng về lạm dụng nhân quyền.
“Đạo đức giả là giá phải trả khi nhận tài trợ từ Trung Quốc. Các trường cao đẳng và đại học tuyên bố mình là người bảo vệ nhân quyền và là nơi an toàn cho những người yếu thế. Tuy nhiên, họ vây quanh chính quyền Trung Quốc và đồng lõa cho sự kìm hãm tự do ngôn luận”, bà Rachelle Peterson, Giám đốc chính sách của Hiệp hội Học giả Quốc gia của Hoa Kỳ cho biết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-hoc-stanford-o-my-nhan-hon-58-trieu-usd-tu-chinh-quyen-trung-quoc.html

Sinh viên Harvard đi học lại vào mùa Thu

sẽ phải xét nghiệm coronavirus 3 ngày 1 lần

Tin Cambridge, Massachusetts – Trường đại học Harvard sẽ cho sinh viên năm thứ nhất và một số sinh viên khác đi học tại trường vào học kỳ mùa thu năm nay, với điều kiện sinh viên sẽ phải xét nghiệm coronavirus 3 ngày 1 lần. Ngoài ra, các lớp học sẽ được dạy qua mạng, và trường sẽ không giảm học phí, theo Harvard thông báo vào thứ Hai, 6 tháng 7.
Các sinh viên năm thứ 2 trở lên có thể xin quay lại trường nếu họ không có đủ kỹ thuật cần thiết tại nhà, hoặc tình trạng gia đình gây trở ngại việc học. Tổng số sinh viên được cư trú và sinh hoạt trong khuôn viên trường sẽ bị giới hạn ở mức khoảng 40% sức chứa.
Theo kế hoạch của Harvard, đến học kỳ mùa xuân, sinh viên năm thứ nhất sẽ quay về nhà và học từ xa, trong khi các sinh viên cũ sẽ được quay lại trường, và tỷ lệ sinh viên tại trường vẫn giữ ở mức 40%. Harvard là đại học mới nhất công bố kế hoạch tổ chức học kỳ mùa thu, trong bối cảnh các ca nhiễm coronavirus tiếp tục tăng cao tại Hoa Kỳ.
Vào thứ Hai, Harvard cũng cho biết sẽ không giảm học phí, hiện là 49,653 Mỹ kim một năm. Tuy nhiên, sinh viên học từ xa sẽ không phải trả tiền ký túc xá. Học kỳ mùa thu dự kiến bắt đầu vào ngày 2 tháng 9, và mọi sinh viên sống trong ký túc xá của trường sẽ về nhà vào dịp lễ Thanksgiving. Sinh viên nhập học sẽ được xét nghiệm Covid-19 ngay khi vừa đến trường, và sau đó tiếp tục được kiểm tra virus mỗi 3 ngày một lần. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/sinh-vien-harvard-di-hoc-lai-vao-mua-thu-se-phai-xet-nghiem-coronavirus-3-ngay-1-lan/

Mỹ: Du học sinh chỉ học trực tuyến sẽ bị rút visa

Sinh viên nước ngoài sẽ không được phép ở lại Mỹ trong khóa học mùa thu này nếu trường đại học mà họ theo học chuyển hoàn toàn qua hình thức học trực tuyến (online), trừ khi chuyển sang khóa học có đến lớp.
Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) cảnh báo các du học sinh có thể đối mặt với việc bị trục xuất nếu không tuân thủ luật.
Nhiều trường đại học đang chuyển sang hình thức học online do đại dịch virus corona.
Không rõ có bao nhiêu sinh viên sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách này.
Số lượng lớn sinh viên nước ngoài đến Mỹ để học tập hàng năm là nguồn thu đáng kể của các trường đại học vì nhiều sinh viên trả mức học phí đầy đủ.
Mỹ hủy visa của vài nghìn sinh viên TQ ‘có liên hệ với quân đội’?
Đại học Anh: Dạy online nhưng không giảm tiền cho sinh viên
Covid-19: 13 trường đại học Anh ‘có thể phá sản’
Harvard đã ra thông báo tất cả các khóa học sẽ được thực hiện online khi các sinh viên trở lại trong năm học mới, bao gồm cả những sinh viên đang sống trong ký túc xá của trường đại học.
Trước đó, chương trình sinh viên và trao đổi sinh viên do ICE điều hành đã cho phép sinh viên nước ngoài tiếp tục các khóa học mùa xuân và mùa hè 2020 theo hình thức online khi vẫn ở Mỹ.
Nhưng thông báo hôm thứ Hai nói rằng, các sinh viên nước ngoài vẫn ở Mỹ khi đăng ký các khóa học online và không chuyển sang các khóa học trực tiếp có thể phải đối mặt với “hậu quả về nhập cư, không chỉ giới hạn ở việc bắt đầu các thủ tục rút visa”.
Luật trên áp dụng cho người có thị thực F-1 và M-1 dành cho sinh viên du học và dạy nghề. Theo ICE, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp 388.839 thị thực F và 9.518 thị thực M trong năm tài chính 2019.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, sinh viên quốc tế đã đóng góp 45 tỷ USD cho nền kinh tế nước này trong năm 2018.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53316815

3 trẻ em thiệt mạng trong các vụ nổ súng vào dịp lễ

cuối tuần ở thành phố Chicago và Atlanta

Vào cuối tuần lễ  Độc lập vừa qua, thành phố Chicago và Atlanta xảy ra các vụ nổ súng khiến 3 trẻ em tử vong. Theo cảnh sát, kể từ sáng sớm thứ Sáu (3 tháng 7) ở Chicago, ít nhất 72 người đã bị bắn, khiến 15 người tử vong, trong đó có một bé gái 7 tuổi đang đến thăm bà ngoại vào ngày lễ.
Vụ nổ súng diễn ra vào khoảng 7 giờ tối thứ Bảy (04/07/2020) bé gái tên Natalie Wallace đang chơi đùa trước nhà bà ở khu phố Austin ở phía tây Chicago, thì bị một số người đàn ông bước ra từ một chiếc xe màu sáng và bắn về phía bé Natalie và người thân. Cô bé bị trúng đạn vào trán và đã được đưa đến bệnh viện Stroger của quận Cook nhưng không qua khỏi. Chưa có ai bị bắt giữ sau vụ án mạng.
Vài giờ sau, một cậu bé 14 tuổi nằm trong số 4 người bị bắn chết trong một một buổi tụ tập tại khu phố Englewood ở phía nam thành phố. Cậu bé chưa rõ danh tánh đã bị bắn vào lưng và được đưa vào bệnh viện Comer Children những cũng không qua khỏi. Cảnh sát cho biết vụ nổ súng diễn ra vào khoảng 11 giờ 35 tối và vẫn chưa có ai bị bắt giữ.
Các vụ thảm sát mới nhất ở thành phố Chicago diễn ra sau khi một cậu bé 20 tháng tuổi và một bé gái 10 tuổi nằm trong số 14 người bị bắn chết ở Chicago cuối tuần trước, ngoài ra còn có thêm 40 người bị thương. Trong khi đó ở thành phố Atlanta vào tối thứ Bảy (04/07/2020), một bé gái 8 tuổi đã chết sau khi một người nào đó nổ súng vào chiếc xe cô bé đang đi cùng cùng mẹ và một người lớn khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/3-tre-em-thiet-mang-trong-cac-vu-no-sung-vao-dip-le-cuoi-tuan-o-thanh-pho-chicago-va-atlanta/

Mỹ: Tử vong vì COVID tiếp tục tăng,

một số nơi rút kế hoạch tái mở cửa

Miami-Dade, quận đông cư dân nhất của bang Florida, Mỹ, trở thành điểm nóng corona mới nhất rút lại kế hoạch tái mở cửa hôm 6/7, không cho các nhà hàng phục vụ khách tại chỗ, trong lúc cả nước có thêm hàng chục ngàn người bị nhiễm COVID và số tử vong tăng thành 130.000 ca.
Florida trong ngày 6/7 báo cáo có thêm 11.000 người nhiễm, số tăng hàng ngày cao kỷ lục, cao hơn mức tăng thường nhật tại bất cứ quốc gia Châu Âu nào trong thời đỉnh dịch.
Theo dữ liệu của Reuters, số ca nhiễm đang tăng tại 39 trên 50 tiểu bang toàn Hoa Kỳ. Trong tháng 7 này, mười sáu bang của Mỹ báo cáo số ca tăng kỷ lục hàng ngày.
Số tử vong vì COVID tại Mỹ vượt quá 130.000, tính tới 6/7 và giới hữu trách dự báo trong tháng này sẽ lên tới 160.000.
Mức tăng hàng ngày đáng báo động khiến lãnh đạo nhiều địa phương tính chuyện giảm đà hoặc rút lại kế hoạch tái mở cửa kinh tế để đối phó với tỷ lệ lây nhiễm vốn đang gây quá tải bệnh viện tại một số khu vực.
Các trường đại học cũng buộc phải điều chỉnh kế hoạch tái mở cửa. Đại học Harvard hôm 6/7 loan báo tất cả lớp học mùa thu tới đây ở cấp cử nhân sẽ được giảng dạy từ xa
https://www.voatiengviet.com/z/1812

Covid-19: Nạn nhân tại Mỹ vượt ngưỡng 130.000

Tú Anh
Siêu vi corona chủng mới không ngừng lây lan, sinh viên nước ngoài học qua video bị chính quyền Mỹ đe dọa rút visa, thêm một thành phố ở Canada bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, tổng thống Brazil có triệu chứng nhiễm bệnh. Trên đây là tình hình dịch tại châu Mỹ trong ngày hôm nay, 07/07/2020.
Trước hết, tại Hoa Kỳ, Covid-19 đi từ kỷ lục này đến kỷ lục khác. Theo báo cáo của đại học Johns Hopkins, hôm thứ Hai 06/07/2020, số nạn nhân tử vong vượt ngưỡng 130.000, số ca lây nhiễm mới gần 55.000.
Tình hình khủng hoảng chưa thấy lối thoát, nhưng tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn phủ nhận sự thật, khẳng định là dịch sắp biến mất trong nay mai. Trái lại, chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa quy trách nhiệm cho Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới. Theo tổng thống Mỹ, Trung Quốc là thủ phạm “che giấu thông tin” giúp cho siêu vi lây nhiễm khắp địa cầu.
Một trong nhưng hệ quả của đại dịch là Washington dự trù rút visa của các sinh viên nước ngoài, học tại Mỹ, nhưng qua mạng internet. Cảnh sát di trú, ngày hôm qua, thông báo cho thành phần sinh viên này, khoảng 1,2 triệu, đa số là người Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc phải chọn một trong hai cách: một là ghi tên học trực tiếp tại một đại học Mỹ, hai là về nước kể từ mùa khai giảng sắp tới.
Tại Canada, hôm nay đến lượt Montréal, thành phố lớn thứ hai, ra lệnh phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, như nhà hàng, quán nước, khu thương mại và phòng tập thể thao …
Biện pháp có hiệu lực kể từ 27/07/2020. Montréal là thành phố thứ ba tại Canada sau Toronto và Ottawa ban hành biện pháp đeo khẩu trang bắt buộc để chống siêu vi corona lây nhiễm. Hơn 105.000 ca đã được ghi nhận tại Canada.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhiễm corona ?
Tại Nam Mỹ, tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đích thân cho biết ông có triệu chứng nhiễm siêu vi corona chủng mới. Kết quả xét nghiệm sẽ được loan báo ngày thứ Ba 07/07/2020. Tất cả hoạt động của tổng thống Brazil trong tuần này đã bị hủy bỏ, theo báo chí Brazil.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200707-covid-19-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-130-000

Tối Cao Pháp Viện yêu cầu các đại cử tri phải bỏ phiếu

cho ứng cử viên Tổng Thống chiến thắng tại tiểu bang

Tin Washington DC – Tối Cao Pháp Viện vào thứ Hai, 6 tháng 7, đã duy trì các đạo luật tiểu bang, vốn sẽ trục xuất hoặc xử phạt các thành viên Cử tri đoàn, nếu những người này từ chối bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống đã chiến thắng tại tiểu bang của họ.
Quyết định của Tối Cao Pháp Viện là một quyết định đồng thuận. Thẩm Phán Elena Kagan viết trong phán quyết rằng, theo văn bản Hiến Pháp và lịch sử quốc gia, người đại cử tri không phải là một người đại diện tự do, mà họ phải bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống đã được cử tri tiểu bang lựa chọn. Tuy nhiều người Mỹ nghĩ rằng họ đang bầu chọn tổng thống và phó tổng thống, nhưng trên thực tế, chính Cử tri đoàn mới là hệ thống chính thức xác nhận người thắng trong cuộc bầu cử.
Hệ thống này trước đây vẫn được coi là phù hợp, do thông thường người chiếm được đa số phiếu phổ thông cũng giành được đa số phiếu Cử tri đoàn. Tuy nhiên, trong 2 thập niên qua, có 2 lần ứng cử viên giành đa số phiếu phổ thông đã không trở thành tổng thống. Vào năm 2016, Tổng Thống Trump vượt qua bà Hillary Clinton nhờ phiếu đại cử tri, dù thua 3 triệu phiếu phổ thông.
Trước đó vào năm 2000, Tổng Thống George W. Bush cũng chiến thắng ông Al Gore, dù ông Gore hơn đến nửa triệu phiếu phổ thông. Quyết định hôm thứ Hai của Tối Cao Pháp Viện đã giúp nhiều chuyên gia về bầu cử an tâm, do trước đó nhiều người lo ngại rằng, nếu các đại cử tri được quyền tự do bỏ phiếu cho người họ thích, cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2020 sẽ trở nên hỗn loạn với các tệ nạn như hối lộ, gian lận hay đe dọa cưỡng ép. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-yeu-cau-cac-dai-cu-tri-phai-bo-phieu-cho-ung-cu-vien-tong-thong-chien-thang-tai-tieu-bang/

Ứng cử viên phó tổng thống trong nội các tiềm năng

của Joe Biden nhiễm COVID-19

Phụng Minh
Thị trưởng Keisha Lance Bottoms của Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ, người được báo cáo trong danh sách nội các nếu ông Joe Biden trúng cử tổng thống, cho biết hôm thứ Hai (6/7) rằng bà đã dương tính với virus Vũ Hán.
“Covid-19 thực sự đáng lo ngại”, bà Bottoms đã viết trên Twitter, “Tôi đã không có triệu chứng gì và kết quả xét nghiệm cho dương tính”.
Trong một cuộc phỏng vấn của MSNBC hôm thứ Hai (6/7), Bottoms nói rằng bà đã được xét nghiệm vì chồng bà đã ngủ nhiều hơn bình thường – đôi khi là triệu chứng của việc nhiễm virus Vũ Hán và kết quả dương tính là một cú sốc.
“Tôi không thể nói nên lời, vì nó thực sự nói lên mức độ lây nhiễm của virus này và chúng tôi đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể”, bà nói thêm rằng bà bị dị ứng, và cảm thấy ổn ngoài việc bị ho nhẹ và đau đầu.
Các trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đang gia tăng ở Georgia, với tình trạng báo cáo số ca lây nhiễm mới hàng ngày rất cao. Tính đến chiều thứ Hai, Bộ Y tế Công cộng Georgia đã xác nhận 97.064 trường hợp nhiễm bệnh, tăng 6.571 so với thứ Sáu tuần trước.
Bottoms là người ủng hộ ông Joe Biden, người hiện được cho là ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới. Theo Marketwatch, Bottoms đã thay mặt Joe Biden phát biểu ở Iowa trước một cuộc họp của tiểu bang đó. Ông Biden cũng đã lên danh sách Bottoms là phó tổng thống điều hành dự kiến của ông trong cuộc chạy đua vào chức tổng thống của mình.
Bottoms là người ủng hộ tích cực các cuộc biểu tình chống lại cảnh sát đang lan rộng ở Atlanta, và điều này đã làm gia tăng sự nổi tiếng của bà tại Hoa Kỳ .
Khi người biểu tình ở Atlanta tập trung tại các đường phố của trung tâm thành phố, Thị trưởng Keisha Bottoms khẳng định rằng người dân đã biểu tình ôn hòa và kêu gọi người biểu tình trải qua xét nghiệm viêm phổi ở Vũ Hán. Trong thời gian này, Keisha Bottoms đã trích dẫn lịch sử quyền công dân của Atlanta và kinh nghiệm cá nhân của bà với tư cách là mẹ của một cậu con trai da đen. Sau khi sa thải các sĩ quan Atlanta vì hành động quá mức trong cuộc biểu tình, bà đã giành được sự tán dương của
những người cấp tiến. Nhưng kể từ khi những người biểu tình đốt cháy một nhà hàng thức ăn nhanh, các cuộc bạo loạn ở Atlanta ngày càng trở nên nghiêm trọng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ung-cu-vien-pho-tong-thong-trong-noi-cac-tiem-nang-cua-joe-biden-nhiem-covid-19.html

WHO lại đổi giọng, nói lần đầu biết được

về Covid-19 từ Internet thay vì từ Bắc Kinh

Quý Khải
Tiến trình xử lý dịch bệnh cập nhật của WHO cho thấy họ lần đầu biết được về sự bùng phát dịch virus viêm phổi mới từ Internet, chứ không phải từ giới chức Bắc Kinh.
Uy tín của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và mối quan hệ mờ ám của nó với Bắc Kinh trong những ngày đầu của đại dịch lại một lần nữa được đưa ra thảo luận, sau khi cơ quan y tế toàn cầu trực thuộc Liên Hợp Quốc này âm thầm sửa đổi tiến trình xử lý dịch bệnh trên trang web của họ.
Theo nhiều báo cáo, các sửa đổi đã được cập nhật trên trang web của WHO hôm 29/6, thổi bùng các chỉ trích nói rằng giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã cố tình che giấu dịch virus mới, được gọi là COVID-19, và WHO đã hỗ trợ họ trong quá trình này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 28/1 (ảnh chụp màn hình Youtube/CGTN).
Thông tin sửa đổi kết luận rằng vào ngày 31/12/2019, “Đại diện của WHO tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thu thập được một báo cáo truyền thông từ Ủy ban Y tế Vũ Hán trên trang web của họ về các trường hợp nhiễm một loại ‘viêm phổi do virus’ ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc”, nhưng nói thêm rằng “nguồn thông tin tình báo mở của WHO cũng đã thu thập được một bản tin tiếng Trung từ trang tin Finance Sina của Trung Quốc, về những trường hợp tương tự ở Vũ Hán, được quy cho một loại ‘viêm phổi không rõ nguyên nhân””.
Cách đây không lâu, WHO từng nói rằng thông tin đầu tiên về virus corona tổ chức này thu thập được bắt nguồn từ một cảnh báo do Ủy ban Y tế Vũ Hán đưa ra, theo hãng tin AFP. Tuy nhiên, việc sửa đổi tiến trình xử lý dịch hiện giúp làm sáng tỏ thêm thông tin rằng các báo cáo đầu tiên về Covid-19 của WHO đến từ văn phòng của WHO đặt tại Bắc Kinh chứ không phải từ chính quyền Trung Quốc.
Trong một thông cáo báo chí của WHO cuối tuần trước, cơ quan này cho biết, tiến trình xử lý dịch cập nhật “cung cấp thêm thông tin chi tiết” về những ngày đầu của cuộc khủng hoảng y tế hiện đã cướp đi mạng sống của hơn nửa triệu người trên toàn cầu.
Người phát ngôn WHO chưa phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận để làm rõ sự thay đổi tiến trình xử lý dịch cập nhật này, và lý do tại sao việc sửa đổi lại được thực hiện hơn 6 tháng sau những phát hiện bùng phát dịch ban đầu.
Và đây chỉ là một trong nhiều động thái cập nhật sửa đổi trong những tháng gần đây của WHO liên quan đến thông tin tổ chức này nắm được về tình hình dịch bệnh tại đại lục và mối quan hệ nghi vấn giữa nó với Bắc Kinh, Fox News cho hay.Cả WHO và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều khẳng định không có sự che đậy hay thông đồng nào, bất chấp kết quả theo chiều hướng ngược lại từ một cuộc điều tra của chính phủ Mỹ dẫn đến việc Tổng thống Trump tuyên bố cắt tài trợ và chấm dứt quan hệ với WHO hồi cuối tháng 5.
https://www.dkn.tv/the-gioi/who-lai-doi-giong-noi-lan-dau-biet-duoc-ve-covid-19-tu-internet-thay-vi-tu-bac-kinh.html

WHO sẽ điều nghiên thông tin COVID

lây lan qua không khí

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang điều nghiên một bài báo cho rằng WHO cần cập nhật khuyến cáo về virus corona, sau khi một số nhà khoa học nói với báo New York Times rằng có bằng chứng COVID-19 có thể lây lan bởi những hạt phân tử nhỏ li ti trong không khí.
WHO nói bệnh COVID-19 lây lan chính yếu bằng những hạt nhỏ được tống ra từ mũi và miệng khi người bệnh thở ra khi ho, nhảy mũi, nói hay cười và rằng virus này nhanh chóng rơi xuống đất.
Trong một thơ ngỏ gởi WHO, 239 nhà khoa học thuộc 32 nước đưa ra bằng chứng cho thấy những phân tử nhỏ hơn được tống ra khi thở có thể khiến cho người nào hít phải bị lây nhiễm virus corona, tờ New York Times tường thuật hôm 4/7.
Vì những phân tử nhỏ hơn này có thể lơ lửng trong không khí lâu hơn, các nhà khoa học kêu gọi WHO nên cập nhật hướng dẫn, theo tờ Times. Các khoa học gia vừa kể dự trù công bố khám phá của họ trong một tạp chí khoa học trong tuần này.
“Chúng tôi biết bài báo đó và đang duyệt xét lại nội dung với các chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi,” phát ngôn viên của WHO, ông Tarik Jasarevic nói trong một email ngày 6/7 trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Không như mức độ lây lan COVID từ những hạt li ti khi ho và nhảy mũi, mức độ lây lan của virus corona trong không khí vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Bất cứ thay đổi nào trong đánh giá của WHO về nguy cơ lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến khuyến cáo hiện nay của cơ quan là giữ khoảng cách 1 mét. Các chính phủ, dựa vào chính sách hướng dẫn của WHO, có thể cũng phải điều chỉnh lại những biện pháp y tế công cộng nhằm ngăn chặn virus lây lan.
“Đặc biệt trong vài tháng qua, chúng tôi đã vài lần tuyên bố là chúng tôi xem việc lây lan virus trong không khí là khả dĩ nhưng dĩ nhiên chưa được hỗ trợ bằng bằng chứng chắc chắn hay rõ rệt,” bà Benedetta Allegranzi, kỹ thuật gia hàng đầu của WHO về ngăn ngừa và kiểm soát lây nhiễm, được New York Times dẫn lời.
Hướng dẫn của WHO đối với các nhân viên y tế đề ngày 29/6 nói SARS-CoV-2, virus gây bệnh COVID-19, chủ yếu lây lan giữa người với người qua những hạt li ti bắn ra từ đường hô hấp và trên các bề mặt tiếp xúc.
Tuy nhiên lây bệnh qua không khí bằng những hạt phân tử nhỏ hơn có thể xảy ra trong một số trường hợp, như khi đút ống thở và tiến trình tạo khí dung hay aerosol, theo WHO.
Các nhân viên y tế thực hiện những thủ tục này nên mang khẩu trang N95 và những trang bị bảo hộ khác trong một phòng thông thoáng, WHO nói.
Các giới chức tại Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc ngày 6/7 nói họ đang tiếp tục thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau liên quan COVID-19, trong đó có khả năng lây nhiễm trong không khí. Họ nói cần thêm các cuộc điều tra và bằng chứng thêm nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/who-s%E1%BA%BD-%C4%91i%E1%BB%81u-nghi%C3%AAn-th%C3%B4ng-tin-covid-l%C3%A2y-lan-qua-kh%C3%B4ng-kh%C3%AD/5492717.html

Chấm dứt “cuộc đấu”

giữa Toà Bảo Hiến Đức và Liên Hiệp Châu Âu

Trọng Thành
Là một trong các khu vực bị đại dịch Covid-19 gây tổn hại nặng nề nhất, Liên Hiệp Châu Âu đang dồn sức xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế của khối, ưu tiên hỗ trợ các quốc gia thành viên khó khăn nhất. Theo kế hoạch này, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu có vai trò chủ chốt, trong việc mua lại nợ của các nước gặp nhiều khó khăn nhất. Tuy nhiên, đầu tháng 5/2020, Tòa Bảo Hiến Đức, một định chế có tiếng nói rất quan trọng tại Đức, muốn phản bác kế hoạch này.
Việc Tòa Bảo Hiến Đức (ở Karlsruhe) tấn công vào Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu diễn ra vào lúc các nước châu Âu phải nỗ lực để sớm thống nhất một kế hoạch chấn hưng, với tổng số tiền ước tính 750 tỉ euro. Sự kiện đáng chú ý là, gần 3 tuần trước thượng đỉnh của Hội Đồng Châu Âu, 17-18/07/2020, được cho là cơ hội để lãnh đạo các nước thành viên châu Âu thảo luận và thông qua kế hoạch chấn hưng, Quốc Hội và chính phủ Đức đã can thiệp để khép lại cuộc chiến pháp lý mà Tòa Bảo Hiến Đức vừa khởi sự chống lại Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu. Một trợ lực lớn cho kế hoạch chấn hưng của Liên Hiệp Châu Âu tạm thời được gạt qua một bên. Mục Theo dòng thời sự của RFI hôm nay, 07/07/2020, tổng hợp một số thông tin về chủ đề này.
***
1 – Toà Bảo Hiến Đức muốn gì ở Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu như thế nào ? 
Ngày 05/05/2020, Tòa Bảo Hiến Đức đã ra một phán quyết đòi Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu phải giải trình về mức độ can thiệp trong chính sách mua lại nợ công, một trong các trụ cột trong chính sách của  Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu trong những năm gần đây. Theo các thẩm phán Đức, số tiền mà
Ngân Hàng Châu Âu đưa vào các can thiệp này (hơn 2.600 tỉ euro kể từ năm 2015) là quá lớn. Hy Lạp và Ý là các quốc gia chủ yếu được hưởng các khoản tiền hỗ trợ khổng lồ của Liên Âu, để thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính những năm trước. Với đại dịch Covid-19 này, một số quốc gia châu Âu, trong đó có Ý – nạn nhân đầu tiên của Covid-19, có khả năng sẽ nhận được hàng trăm tỉ euro tín dụng, nếu kế hoạch chấn hưng được thông qua.
Tòa Bảo Hiến Đức gia hạn ba tháng cho chính phủ Liên Bang Đức và Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu giải trình về hồ sơ này, và nếu Ngân Hàng Châu Âu không giải trình được, thì Ngân Hàng Trung Ương Đức không thể tiếp tục tham gia mua trái phiếu, theo chủ trương của châu Âu nữa (Bundesbank được coi là cổ đông lớn nhất của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu).
Đọc thêm : Mua lại nợ công: Tòa Bảo Hiến Đức thách thức Liên Hiệp Châu Âu
Phán quyết của Tòa án Đức gây bàng hoàng tại châu Âu vào thời điểm đó. bị coi là một « cú trời giáng » đe dọa sự độc lập của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, cũng như vị trí tối cao trong lĩnh vực tư pháp của Tòa Án Công Lý của Liên Hiệp Châu Âu. Một số người thậm chí ví đây là một « quả bom nổ chậm », đe dọa toàn bộ sự tồn tại của các định chế châu Âu.
Phán quyết của Tòa Bảo Hiến Karlsruhe trên thực tế phản ánh một quan điểm khá phổ biến trong xã hội Đức, vốn căm ghét Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, bị cáo buộc là phung phí tiền tiết kiệm của người Đức. Nhật báo bảo thủ Đức Bild thậm chí gọi thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu nhiệm kỳ trước, chính trị gia Ý Mario Draghi, là « Draghila », con quỷ hút tiền của người Đức.
2 – Nước Đức đã quyết định như thế nào về vụ việc này ? 
Trên thực tế, ba ngày sau khi Tòa án Đức ra yêu cầu, Tòa Công Lý Châu Âu đã ra thông cáo khẳng định « chỉ có Tòa Án Công Lý Châu Âu có thẩm quyền ghi nhận một hành vi của một định chế thuộc Liên Hiệp Châu Âu là trái ngược với luật pháp của Liên Hiệp ». Thậm chí, định chế tư pháp tối cao châu Âu còn nhắc nhở Tòa Bảo Hiến Đức rằng « những bất đồng giữa các định chế tư pháp của các quốc gia thành viên liên quan đến hiệu lực các hành vi (của các định chế châu Âu) có thể làm tổn hại đến sự thống nhất tư pháp của Liên Hiệp và có hại cho an toàn tư pháp ».
Vấn đề do Tòa Bảo Hiến Đức xới lên được coi là khép lại ngày 02/07/2020, sau khi Quốc Hội Đức, với đa số rộng rãi, bỏ phiếu cho phép Ngân Hàng Trung Ương Đức tiếp tục mua nợ, có nghĩa là gián tiếp bác bỏ phán quyết của Tòa Bảo Hiến, ra hai tháng trước.
Theo AFP, chỉ có các nghị sĩ đảng cực hữu AfD và đảng cực tả Die Linke là bỏ phiếu chống. Ngoài liên đảng cầm quyền, gồm liên minh bảo thủ của thủ tướng Merkel và đảng Xã Hội Dân Chủ, các đảng đối lập Môi Trường và Tự Do cũng ủng hộ quan điểm nói trên. Trước đó một tuần, bộ trưởng Tài Chính Đức Olaf Scholz cũng lên tiếng ủng hộ lập trường của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, với các khoản hỗ trợ tài chính những thành viên khó khăn được đánh giá là « phù hợp ».
Phản ứng chính thức của chính phủ Đức được đưa ra đúng vào ngày 29/06 mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi đây chính là ngày mà thủ tướng Đức Angela Merkel hội kiến tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lâu đài Meseberg (Đức), nhằm cổ vũ cho dự án chấn hưng Liên Âu. Một hành động cho thấy Đức quyết tâm cùng Pháp – hai trụ cột của Liên minh – sẽ thúc đẩy đến cùng dự án khôi phục kinh tế và thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu.
Cùng lúc với phản ứng từ phía Đức, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu cũng cho biết định chế này không có nghĩa vụ trả lời các yêu cầu của Tòa Bảo Hiến Đức. Định chế có thẩm quyền với Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu – Tòa Công Lý Liên Hiệp Châu Âu – hồi năm 2018 đã có ý kiến về các kế hoạch mua nợ của ngân hàng.
Theo AFP, một người phát ngôn của Tòa Bảo Hiến Karlsruhe cũng xem như vụ việc « đã kết thúc », và Tòa chỉ xem xét vấn đề này trong tương lai, nếu có các đơn khiếu nại mới, có đủ cơ sở. Trên thực tế, một số thế lực hoài nghi châu Âu tại Đức vẫn sẵn sàng cho các vụ khiếu nại tương tự. Cựu lãnh đạo đảng bảo thủ CSU ở Bayern,  ông Peter Gauweiler, cũng là một trong những người khởi xướng vụ kiện lên Tòa án Đức, trả lời nhật báo Süddeutsche Zeitung cho biết sẽ theo dõi sát các điều kiện mà Ngân Hàng Trung Ương Đức Bundesbank tham gia vào các chương trình hỗ trợ tài chính của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu.
3 – Vì sao nói vụ kiện của Tòa án Đức chống lại Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu là trở ngại lớn đối với kế hoạch chấn hưng kinh tế Liên Âu ?
Nền kinh tế châu Âu đang lâm vào suy thoái nghiêm trọng chờ đợi hỗ trợ từ phía Liên Hiệp, đặc biệt thông qua chương trình mua lại nợ công của một số nước khó khăn, do Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu chủ trương. Bản thân nội bộ các quốc gia thành viên châu Âu tiếp tục phân hóa sâu sắc trong vấn đề « gánh vác chung » nhiều khoản nợ công, đặc biệt với nhóm bốn quốc gia được gọi là nhóm các nước
« khắc khổ », gồm Hà Lan, Áo, Thụy  Điển và Đan Mạch, không chấp nhận dễ dãi bỏ tiền giúp các nước khó khăn, nhưng bị lên án là quản lý kém.
Trong bối cảnh này, phán quyết của Tòa Bảo Hiến Đức, định chế đầy quyền lực của nền kinh tế số một châu Âu, chống lại về nguyên tắc mọi hành động chia sẻ nợ công là mối đe dọa lớn đối với sự gắn bó của Liên Hiệp, trước hết là của khu vực các nước sử dụng đồng euro (bài « Le plan de relance européen face au risque de Karlsruhe », La Tribune, 08/06/2020).  Nếu các đàm phán giữa các thành viên Hội Đồng Châu Âu về dự án chấn hưng kinh tế thất bại, và cùng lúc đó là « thái độ cứng rắn » trên phương tiện tiền tệ của các thẩm phán Đức thắng thế, thì « không khí hoảng loạn sẽ xuất hiện tại các thị trường tài chính », và không loại trừ « kịch bản khu vực đồng euro tan vỡ », trước hết do việc nhiều quốc gia Nam Âu, đặc biệt là Ý, bị giới đầu cơ tấn công. Trên thực tế, cho dù dự án châu Âu có được đúc kết, thì trong tương lai, các thẩm phán Tòa Bảo Hiến Đức vẫn có thể tiếp tục can thiệp vào sự vận hành của khu vực đồng euro trong tương lai, nếu có đơn kiện.
4 – Lý do nào khiến trở ngại này tạm thời được vượt qua ? 
Theo báo chí Pháp, phán quyết của Tòa Bảo Hiến Đức thể hiện mâu thuẫn trong chính nội bộ đảng CDU cầm quyền Đức. Ứng cử viên số một kế nhiệm bà Merkel trong vị trí lãnh đạo đảng, ông Friedrich Mertz, không phản đối việc Tòa Bảo Hiến Đức chống lại phán quyết của Tòa Công Lý Châu Âu. Vào thời điểm Tòa Bảo Hiến Đức ra phán quyết về Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu nói trên, nhiều người cho rằng thủ tướng Đức khó can thiệp, vì bà Merkel dường như không có thể làm được gì nhiều hơn, bởi bà chỉ là một lãnh đạo sắp hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, quyết định hồi đầu tháng của chính phủ và Quốc Hội Đức cho thấy đường lối của thủ tướng Merkel tiếp tục là trụ cột trong chính sách của nước Đức (Bài « Merkel montre aux juges de Karlsruhe que c’est elle qui décide des choix politiques de l’Allemagne », Le Figaro, ngày 26/05/2020).
Bên cạnh đó, về phía Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, định chế tiền tệ – tài chính này hôm 25/06 cũng cho biết đã có các giải trình gián tiếp với Tòa Bảo Hiến Đức, thông qua một tài liệu công bố trên trang mạng của Ngân Hàng, giải thích rõ các cơ sở của kế hoạch bị phản bác, phân tích các mặt lợi, mặt hại của kế hoạch, với khẳng định « nước Đức  sẽ có lợi ích lớn hơn nhiều, nếu khu vực đồng tiền chung được bảo vệ », và sự vắng mặt của một kế hoạch chấn hưng sẽ để lại những hậu quả tồi tệ hơn rất nhiều, so với phí tổn mà nước Đức phải bỏ ra (bài « L’Allemagne clôt le contentieux de la BCE avec la justice », Le Figaro, ngày 02/07/2020). Ông Yves Mersch, một thành viên ban điều hành của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, cũng khẳng định, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đồng thời có trách nhiệm giải trình đầy đủ hơn với toàn bộ các thành viên Liên Âu, bao gồm nước Đức, cả về chương trình hỗ trợ tài chính khẩn cấp để đối phó với đại dịch (với tổng số tiền 1.350 tỉ euro), vừa được thông qua giữa tháng 3/2020, vốn không phải là đối tượng của phán quyết ngày 05/05/2020 của Tòa án Đức.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200707-t%C3%B2a-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%A9c-li%C3%AAn-%C3%A2u-kinh-t%E1%BA%BF-ng%C3%A2n-h%C3%A0ng

Vatican gặp khó

trong nỗ lực tái lập quan hệ với Trung Cộng

Tin Vatican City – Khi Trung Cộng và Vatican đạt thỏa thuận tạm thời năm 2018 về quyền bổ nhiệm giám mục Công giáo La Mã tại Trung Cộng, nhiều người tin rằng đây có thể là bước đột phá trong mối quan hệ vốn đã lạnh nhạt suốt 60 năm giữa hai bên. Tuy nhiên, cho đến nay, quan hệ giữa Bắc Kinh và Vatican vẫn không có nhiều tiến triển.
Hiệp ước 2018 là lần đầu tiên đảng Cộng Sản Trung Cộng tỏ vẻ sẵn sàng chia sẻ với Đức Giáo Hoàng quyền kiểm soát giáo hội Công giáo tại Trung Cộng. Thỏa thuận cũng được kỳ vọng sẽ giúp hàn gắn sự chia tách xảy ra vào thập niên 40, khi Bắc Kinh trục xuất giáo hội Ý ra khỏi Trung Cộng, sau đó thiết lập một hệ thống giáo hội Công giáo nội địa độc lập với Rome.
Theo thỏa thuận 2018, Đức Giáo Hoàng Francis được quyền phủ quyết mọi ứng cử viên giám mục được Bắc Kinh đề cử. Tuy nhiên, quyền hạn này chưa bao giờ được thử nghiệm. Không có giám mục mới nào được bổ nhiệm tại Trung Cộng trong 2 năm từ sau khi thỏa thuận được ký.
Ông Anthony Yao Shun được Bắc Kinh bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Jining tại vùng Nội Mông vào tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, ông Yao là ứng cử viên giám mục từng được Vatican chọn vào hơn năm trước.
Theo nguồn tin của tờ Tin sáng Hoa Nam, việc bổ nhiệm giám mục sẽ là trở ngại đầu tiên cần được giải quyết giữa Vatican và Bắc Kinh. Tuy nhiên, hai bên hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề này. Hiệp ước 2018 sẽ hết hạn vào tháng 9 năm nay, và Vatican được cho là sẽ đồng ý gia hạn thỏa thuận thêm 2 năm nữa, dù bất mãn với việc Bắc Kinh không thực hiện lời hứa của họ trong thỏa thuận. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/vatican-gap-kho-trong-no-luc-tai-lap-quan-he-voi-trung-cong/

Hồng vệ binh ở Anh: Đại sứ Trung Quốc kêu gọi

du học sinh ‘phục vụ tổ quốc’

Băng Thanh
Dùng những lời hoa mỹ giống như Mao Trạch Đông trong Cách mạng Văn hóa, Đại sứ Trung Quốc tại London đã kêu gọi sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Vương quốc Anh phải “phục vụ tổ quốc”.
Vào ngày 10/6, trong buổi lễ trao thưởng cho sinh viên du học tự túc xuất sắc được tổ chức tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Anh, Đại sứ Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) cho biết: “Tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp nối truyền thống yêu nước mãnh liệt. Tôi hy vọng các bạn sẽ luôn sống với những giấc mơ cá nhân đặt trong quá trình lớn hơn của việc phấn đấu vì giấc mơ hồi sinh dân tộc Trung Hoa”.
“Tôi hy vọng những gì các bạn đã học được ở đây hiện nay, các bạn có thể phục vụ tổ quốc mình và người dân quê hương mình trong tương lai. Và tôi hy vọng sức trẻ của các bạn sẽ thúc đẩy các bạn tiến bước khi các bạn làm việc chăm chỉ hơn để nhận ra giấc mơ của mình”, ông Lưu nói.
Bình luận về lời phát biểu của Đại sứ Trung Quốc tại London, Giáo sư Christopher Hughes của Trường Kinh tế Luân Đôn nói với The Times: “Lý tưởng về lòng yêu nước, trong bối cảnh Trung Quốc, có nghĩa là ủng hộ chính quyền Trung Quốc. Nó có nghĩa là phải ủng hộ thống nhất Đài Loan, ủng hộ hoàn toàn việc đè bẹp khát vọng tự chủ của Tây Tạng, ủng hộ nghiền nát Hồng Kông và thách thức các nguyên tắc tự do học thuật của chúng tôi”.
“Càng có nhiều sinh viên Trung Quốc ở đây, họ càng bị Đại sứ quán Trung Quốc kiểm soát và sử dụng. Có nhiều nhóm khác nhau được thiết lập để theo dõi hành vi của du học sinh Trung Quốc. Vì vậy, họ không cảm thấy an toàn”, Giáo sư Christopher Hughes cho biết.
Theo tờ Breitbart, hiện tại, tại Anh, có khoảng 120.000 sinh viên Trung Quốc. Vào tháng 11/2019, Ủy ban Đối ngoại Anh cho biết, các sinh viên Trung Quốc đang tích cực tham gia vào việc tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các trường học. Các sinh viên này luôn tham gia vào việc phá rối các buổi thảo luận nói về các vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Trung Quốc như Đài Loan, Hồng Kông.
Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động cho du học sinh Trung Quốc là Viện Khổng Tử. Viện Khổng Tử được giới chức Trung Quốc tuyên bố rằng, nó đơn thuần chỉ là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ra thế giới, nhưng trên thực tế Viện này là chi nhánh của Bộ Giáo dục Trung Quốc, đặt dưới sự giám sát của Ban Tuyên giáo Trung ương của nước này.
Cơ sở đầu tiên của Viện Khổng Tử ở nước ngoài được thành lập tại Seoul (Hàn Quốc) vào năm 2004. Đến năm 2018, tổng cộng đã có 548 học viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, hầu hết được đặt tại khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức giáo dục ở nước ngoài. Các chủ đề nhạy cảm như sự kiện Thiên An Môn, đàn áp Pháp Luân Công, hay các vấn đề về Tây Tạng, người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, trại cải tạo ở Tân Cương…. đều là những nội dung cấm thảo luận trong các Viện Khổng Tử.
Tại Anh, hiện có 29 Viện Khổng Tử trong các trường học trên khắp cả nước. Số lượng Viện Khổng Tử tại nước Anh nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.
Hồng vệ binh là danh xưng dùng để chỉ các thanh thiếu niên Trung Quốc được giáo dục tôn sùng tư tưởng Mao Trạch Đông. Trong Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc thập niên 1960, lực lượng này đã phá bỏ hầu hết văn vật cổ xưa, phá hủy hầu như toàn bộ văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa, tra tấn, phá hoại, cướp đoạt tài sản, bức tử, giết hại vô số người dân Trung Quốc.
Hồng vệ binh được cho là một vết nhơ trong lịch sử Trung Hoa với thủ đoạn biến thanh thiếu niên trở thành công cụ chính trị bằng cách cực đoan hóa tư tưởng. Chừng nào thanh thiếu niên còn bị xem là “cánh tay đắc lực”, là “lực lượng nòng cốt” để các thế lực chính trị giật dây, thì chừng đó những thế hệ Hồng vệ binh kế tiếp luôn có thể được sản sinh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hong-ve-binh-o-anh-dai-su-trung-quoc-keu-goi-du-hoc-sinh-phuc-vu-to-quoc.html

Anh trừng phạt

49 thực thể nước ngoài vi phạm nhân quyền

Thu Hằng
Ngày 06/07/2020, chính phủ Anh thông báo « danh sách đen » gồm 49 cá nhân và tổ chức vi phạm nhân quyền, chủ yếu là người Nga và Ả Rập Xê Út, liên quan đến các vụ sát hại, như vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018. Những đối tượng này có nguy cơ bị phong tỏa tài sản và cấm visa nhập cảnh vào Anh.
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
« Đây là các biện pháp trừng phạt chưa từng có vì lần đầu tiên Luân Đôn hành động độc lập với luật lệ riêng của Anh Quốc, ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Châu Âu sau Brexit.
Danh sách đen được bộ Ngoại Giao Anh công bố có 25 người Nga bị cáo buộc liên quan đến vụ luật sư Sergueï Magnitski chết trong tù năm 2009. Ông là người đã tiết lộ một vụ gian lận thuế quy mô lớn của nhiều công chức. Ngoài ra, trong danh sách còn có 20 người Ả Rập Xê Út bị tình nghi tham gia vào vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018 ở Istanbul.
Khi thông báo quyết định của chính phủ trước các dân biểu, ngoại trưởng Anh Dominic Raab giải thích rằng những biện pháp trên nhằm gửi một thông điệp rõ ràng đến những người nhuốm máu trên tay : Họ không thể đến đất nước này (Anh Quốc) để mua nhà trên đường King’s Road hay rửa tiền bẩn của họ thông qua các ngân hàng của Anh. Lời cảnh cáo của ngoại trưởng Anh ngụ ý đến những khu phố ở Luân Đôn rất được người giầu nước ngoài chọn sống.
Quyết định của Luân Đôn cũng là câu trả lời cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền thường xuyên cáo buộc Anh Quốc nhắm mắt làm ngơ trước rất nhiều vụ vi phạm nhằm duy trì các hợp đồng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út hoặc tiếp tục là thiên đường tài chính cho rất nhiều tỉ phú trên thế giới ».
Nga đe dọa trả đũa
Ngay cùng ngày 06/07, đại sứ quán Nga tại Luân Đôn ra thông cáo khẳng định Nga sẽ « có những biện pháp đáp trả tương xứng với quyết định thù nghịch của Vương quốc Anh » vì những biện pháp của Luân Đôn thể hiện ý định « gây sức ép đối với những Nước có chủ quyền ».
Theo AFP, mối quan hệ Anh và Nga xấu đi trong những năm gần đây do các hồ sơ Syria và Ukraina. Luân Đôn vẫn cáo buộc chính quyền Matxcơva ám sát cựu điệp viên Serguei Skripal và con gái của ông tại Anh vào năm 2018.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200707-anh-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-49-th%E1%BB%B1c-th%E1%BB%83-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-vi-ph%E1%BA%A1m-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n

Pháp công bố thành phần chính phủ

với một số thay đổi trong các bộ chủ chốt

Thanh Phương
Tối qua, 06/07/2020, thành phần tân chính phủ Pháp, đứng đầu là thủ tướng Jean Castex, đã được công bố, với một số thay đổi trong các bộ chủ chốt như Nội Vụ, Môi Trường và Tư Pháp.
Trên mạng Twitter từ tối Chủ Nhật, tổng thống Emmanuel Macron đã loan báo ý định thành lập một chính phủ tập hợp nhiều thành phần để thi hành chính sách của ông, một chính sách « phải thích ứng với những đảo lộn quốc tế và với các khủng hoảng hiện nay ».
Theo chiều hướng này, trong thành phần tân nội các, chức bộ trưởng Nội Vụ được giao cho ông Gérald Darmanin, nguyên bộ trưởng Ngân sách, thay thế ông Christophe Castaner, một nhân vật thân cận với tổng thống Pháp, nhưng bị giới cảnh sát phản đối. Ông Gérald Darmanin, năm nay 37 tuổi, là một chính khách cánh hữu giống như thủ tướng Jean Castex, từng là nhân vật thân cận của cựu tổng thống Nicolas Sarkozy.
Thay đổi lớn thứ hai là ở bộ Môi Trường. Vài ngày sau thắng lợi của phong trào sinh thái tại một số thành phố lớn trong cuộc bầu cử địa phương, bà Barbara Pompili đã được chỉ định vào chức vụ này để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của tổng thống Macron. Năm nay 45 tuổi, bà Pompili, nguyên
là đảng viên đảng Sinh Thái Châu Âu-Xanh trước khi theo đảng Cộng Hòa Tiến Bước của ông Macron, là nhân vật đứng hàng thứ ba trong tân nội các.
Trong thành phần chính phủ mới, ông Bruno Le Maire vẫn giữ chức bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính, nhưng đảm nhận thêm trọng trách phục hồi kinh tế. Chức bộ trưởng Ngoại Giao và Châu Âu vẫn do ông Jean-Yves Le Drian nắm giữ, với vị trí thứ hai trong tân nội các. Bà Florence Parly tiếp tục làm bộ trưởng Quân Lực.
Bất ngờ nhất là việc bổ nhiệm luật sư nổi tiếng Eric Dupond-Moretti vào chức bộ trưởng Tư Pháp. Ông được nhiều người biết đến về tài biện hộ rất đáng gờm và qua những vụ xử án gây nhiều tranh cãi. Một bất ngờ khác đó là bà Roselyne Bachelot, nguyên bộ trưởng Y Tế cánh hữu, được chỉ định vào chức bộ trưởng Văn Hóa.
Sau ba năm nắm quyền, tiến hành các cải tổ gây nhiều tranh cãi, cũng như đối phó với các khủng hoảng lớn, đặc biệt là phong trào Áo Vàng, uy tín của tổng thống Macron nay xuống rất thấp, trong bối cảnh nước Pháp bị tác động kinh tế rất nặng nề của dịch Covid-19.
Sau thất bại của đảng Cộng Hòa Tiến Bước trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, tổng thống Macron lại càng thấy cần phải « tự canh tân lại », theo lời của chính ông, với hy vọng sẽ đạt thành công trong những năm cuối nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin AFP, mặc dù đã hứa hẹn là chính phủ Castex sẽ có « nhiều gương mặt mới, nhiều tài năng mới », điểm thật sự mới duy nhất là việc bổ nhiệm luật sư Dupond-Moretti vào chức bộ trưởng Tư Pháp.
Ngay từ hôm nay, chính phủ mới họp hội đồng bộ trưởng để bắt tay vào việc. Nhưng đến ngày 14/07, nhân lễ Quốc Khánh Pháp, tổng thống Macron mới nói rõ đường hướng mới trong chính sách của ông từ đây đến hết nhiệm kỳ. Vài ngày sau, thủ tướng Jean Castex sẽ trình bày chương trình hành động của chính phủ.
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200707-ph%C3%A1p-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-th%C3%A0nh-ph%E1%BA%A7n-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-thay-%C4%91%E1%BB%95i-trong-c%C3%A1c-b%E1%BB%99-ch%E1%BB%A7-ch%E1%BB%91t

Các liên hoan ở Paris chiếu phim ngoài trời

Tuấn Thảo
Thủ đô Paris từng bước nối lại với các sinh hoạt văn hóa trong thời hậu phong tỏa. Nếu như một số sự kiện có nguy cơ bị hủy bỏ, chẳng hạn như lễ bắn pháo bông nhân ngày Quốc Khánh 14/07 hàng năm, thì ngược lại các liên hoan chiếu phim ở ngoài trời ở Paris và các vùng phụ cận sẽ được duy trì trong suốt hai tháng hè.
Một trong những sự kiện mới lạ năm nay là chương trình chiếu phim mang tên là Ciné Tarmak trong khuôn viên của Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Le Bourget, vùng ngoại ô phía Bắc thủ đô Paris. Gợi hứng từ các liên hoan chiếu phim dưới bầu trời đầy sao tại công viên La Villette, trong khuôn viên bảo tàng Louvre hay là trên đại lộ Champs Élysées nổi tiếng thế giới, Viện bảo tàng Hàng không và Không gian nằm gần phi trường Le Bourget lần đầu tiên tổ chức một liên hoan ngoài trời, không chỉ có chiếu phim mà còn kết hợp với nhiều sinh hoạt khác.
Để tránh làm y hệt như liên hoan chiếu phim La Villette, chương trình Ciné Tarmak cũng chiếu phim ngoài trời nhưng lại chiếu theo kiểu Mỹ, biến khuôn viên Viện bảo tàng thành một bãi đậu xe ‘‘drive-in’’ khổng lồ. Khán giả xem phim trên màn ảnh lớn nhưng vẫn ngồi ở trong xe, hoặc ngồi tại những chỗ có sắp đặt trước và như vậy thuận tiện dễ dàng hơn về mặt giãn cách xã hội trong thời hậu Covid-19, trong khi tại các liên hoan ngoài trời khác, khán giả thường tự chọn chỗ ngồi, nhưng đôi khi lại không tuân thủ đúng các quy định an toàn.
Trong khuôn khổ Ciné Tarmak, buổi chiếu phim dự trù kết thúc vào 10 giờ tối và sẽ được tiếp nối với một buổi hòa nhạc điện tử. Chương trình này do các tay DeeJay điều khiển, khán giả có thể nghe và xem trực tiếp trên màn ảnh lớn. Xung quanh màn ảnh khổng lồ, các loại xe tải foodtrucks bán đầy đủ thức uống và đồ ăn kể cả món mặn và món ngọt. Khán giả không cần phải đứng xếp hàng tại các quầy bán thức ăn, vì họ có thể đặt món với các nhân viên phục vụ và sau đó sẽ được giao ngay tận xe. Bằng hình thức này, ban tổ chức muốn tạo lại bầu không khí của các drive-in, có thể rất quen thuộc đối với người Mỹ, nhưng hình thức xem chiếu phim từ xe hơi lại khá mới lạ đối với dân Pháp.
Đối với người dân thủ đô Paris, họ chỉ biết đến phi trường Le Bourget mỗi lần được dịp đi xem Hội chợ Triển lãm quốc tế Hàng không và Không gian (Paris Air Show), tổ chức cứ hai năm một lần vào cuối tháng 6. Nhưng năm nay, họ được dịp khám phá Viện bảo tàng Le Bourget dưới một góc độ hoàn toàn khác biệt. Điều cần lưu ý là chương trình chiếu phim chỉ được tổ chức mỗi tuần một lần, vào các buổi tối thứ 7, kể từ ngày 04/07 cho tới ngày 22/08/2020.
Bên cạnh các mô hình thu nhỏ của tên lửa Ariane và máy bay siêu âm Concorde, ban tổ chức chủ yếu chọn những tác phẩm lịch sử cũng như phim truyện có nội dung liên quan với hai ngành hàng không và không gian. Chẳng hạn như các bộ phim Apollo 13,  Bộ ba Ưu việt (Hidden Figures) hay là Bước chân đầu tiên (First Man) nói về các chuyến du hành vũ trụ và thám hiểm không gian của cơ quan không gian Hoa Kỳ Nasa. Bên cạnh đó, còn có bộ phim chiến tranh Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) hay các bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek, tập đầu tiên hay là Alien, hành khách thứ 8.
Chương trình chiếu phim ngoài trời Ciné Tarmak tổ chức tại Viện bảo tàng Le Bourget, có thể khá mới lạ, nhưng giá vé vào cửa lại hơi cao (40€ mỗi người), cho dù có tính chung suất chiếu phim, buổi hòa nhạc, pop corn, bánh kẹo và thức giải khát. Tuy nhiên, sinh hoạt này lại có thể thu hút nhiều giới trẻ yêu chuộng Instagram và luôn đi tìm các hình thức giải trí ‘‘thời thượng’’.
Đối với những khán giả nào muốn kết hợp nghệ thuật thứ bảy với sinh hoạt văn hóa miễn phí, thì chương trình chiếu phim ngoài trời ở công viên La Villette, có lẽ là thích hợp hơn cả. Năm nay, liên hoan này vẫn được duy trì, cho dù chương trình được rút gọn lại, trong khi cách sắp xếp tổ chức lại chặt chẽ hơn. Khác với năm trước, khán giả buộc phải đăng ký trên mạng ngày giờ và số thành viên tham gia, do ban quản lý muốn hạn chế số người xem phim ở cùng một nơi, dù rằng bãi cỏ trong khuôn viên La Villette là một không gian mở rộng và thông thoáng.
Được thành lập từ năm 1990, liên hoan chiếu phim ngoài trời La Villette thu hút khoảng 100.000 lượt người tham gia mỗi năm. Tuy nhiên năm nay, khán giả đến xem phim cũng sẽ buộc phải tuân thủ một số quy định như đeo khẩu trang cho tới khi được dẫn tới chỗ ngồi. Vì vấn đề vệ sinh chung, việc thuê ghế bố cũng sẽ bị hạn chế. Các chỗ ngồi trên bãi cỏ cũng được sắp đặt sao cho các nhóm khán giả đừng ngồi quá gần sát nhau. Ngoại trừ những ràng buộc này ra, liên hoan chiếu phim La Villette đều hoàn toàn miễn phí và sẽ giới thiệu liên tục từ ngày 23/07 cho đến ngày 22/08 hàng chục bộ phim đủ loại, xưa cũng như nay.
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200707-ca%CC%81c-li%C3%AAn-hoan-%C6%A1%CC%89-paris-chi%C3%AA%CC%81u-phim-ngoa%CC%80i-tr%C6%A1%CC%80i

Covid-19 : Ukraina giảm nhẹ cách ly

khi dịch lan rộng ở miền tây

Thu Hằng
Ukraina nằm trong danh sách 11 nước có nguy cơ dịch Covid-19 tái phát, do Tổ Chức Y Tế Thế Giới công bố cuối tháng 06/2020. Trước đó, Ukraina chỉ ghi nhận hơn 15.000 ca nhiễm và 408 người chết vì virus corona, nhưng đến Chủ Nhật 05/07, con số này đã tăng gấp ba : 48.500 ca nhiễm và 1.249 người chết.
Cùng lúc với việc Ukraina mở cửa biên giới và giảm nhẹ các biện pháp cách ly, miền tây nước này lại phải đối mặt với nguy cơ dịch lan rộng. Phóng sự của thông tín viên Sébastien Gobert từ Lviv :
« Tay cầm nhiệt kế, dung dịch khử trùng, đeo khẩu trang và găng tay y tế, những người phục vụ quán bar và cà phê ở Lviv dường như muốn làm tất cả để đón du khách đến thành phố cổ này, một địa điểm rất được ưa chuộng ở Ukraina.
Đối với Olessia Panas, người quản lý nhà hàng, tất cả đều được tổ chức chu đáo để bảo đảm an toàn cho khách hàng và cho nhân viên. Việc số ca nhiễm mới tăng lên không khiến bà lo lắng. Bà nói : Vùng Lviv của chúng tôi là nơi xét nghiệm nhiều nhất, vì thế có nhiều ca nhiễm mới hơn. Mọi người đã quá chán ở nhà rồi. Trời lại đẹp nữa, họ muốn tận hưởng mùa hè.
Đúng lúc chính quyền vừa mới cho phép nới lỏng biện pháp phong tỏa ở đây, theo cụm từ chính thức là « cách ly thích nghi ». Nhưng quyết định này là trái ngược hẳn với những cảnh báo, trong buổi họp báo ở Kiev, của bộ trưởng Y Tế Maksym Stepanov: Số ca nhiễm mới không giảm đi. Mỗi ngày có thêm khoảng 800 đến 900 ca Covid-19. Điều khiến chúng tôi lo lắng nhất là số bệnh nhân mới có triệu chứng nặng cần được điều trị ngày càng gia tăng.
Miền tây Ukraina là một trong những vùng đang bị dịch trở lại nặng hơn, không phải chỉ do xét nghiệm nhiều hơn. Các bệnh viện tại đây gần như bị quá tải. Nhiều người đã kêu gọi phong tỏa trở lại. Dường như chính phủ, đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế cấp bách, tạm thời không muốn xem xét biện pháp này ».
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200707-covid-19-ukraina-gi%E1%BA%A3m-nh%E1%BA%B9-c%C3%A1ch-ly-khi-d%E1%BB%8Bch-lan-r%E1%BB%99ng-%E1%BB%9F-mi%E1%BB%81n-t%C3%A2y

Facebook, Google, Twitter ‘ngưng’ cung cấp

thông tin người dùng cho chính quyền Hong Kong

Facebook, WhatsApp, Twitter, Google và Telegram cho biết họ đang ‘tạm dừng’ hợp tác với chính phủ Hong Kong và các cơ quan thực thi pháp luật trong việc cung cấp thông tin người dùng.
Thông báo của các công ty nói trên có thể sẽ gây sức ép lên Apple để cũng làm điều tương tự.
Trong khi dịch vụ của Facebook, WhatsApp, Twitter, Google và Telegram bị chặn ở Trung Quốc, Apple không bị.
TQ cảnh báo Anh ‘chớ can thiệp’ vào chuyện Hong Kong
Hong Kong: Anh quốc mở cửa, hứa hẹn cho dân Hong Kong nhập quốc tịch
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong
Tuy nhiên, Facebook, Google và Twitter vẫn có doanh thu từ việc bán quảng cáo cho khách hàng Trung Quốc.
Apple tuân thủ phần lớn các yêu cầu mà công ty này nhận được từ chính quyền Hong Kong trong khoảng thời gian từ tháng 1-6, trước khi luật an ninh quốc gia của Trung Quốc có hiệu lực, theo báo cáo mới nhất của Apple.
Microsoft – cũng cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Hong Kong – cũng chưa thông báo sẽ có thay đổi nào trong chính sách này.
BBC đã đề nghị Apple và Mircsoft bình luận về việc này.
‘Quyền riêng tư’
Telegram – ứng dụng chat có trụ sở ở London là công ty đầu tiên công bố kế hoạch tạm dừng hợp tác.
“Chúng tôi hiểu quyền riêng tư của người dùng Hong Kong”, Telegram nói với báo chí Hong Kong hôm Chủ Nhật.
“Theo đó, Telegram không có ý định xem xét bất kỳ yêu cầu dữ liệu nào liên quan đến người dùng Hong Kong cho đến khi đạt được sự đồng thuận quốc tế liên quan đến những thay đổi chính trị đang diễn ra trong thành phố.”
Việc ‘tạm ngưng hợp tác’ sẽ diễn ra trong khi chờ đánh giá thêm về luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc mới áp lên Hong Kong, và sẽ có sự tham vấn chính thức các chuyên gia nhân quyền, người phát ngôn của công ty Facebook cho biết trong một thông cáo.
“Chúng tôi tin rằng quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người và chúng tôi ủng hộ việc mọi người có quyền bày tỏ chính kiến mà không phải lo sợ cho sự an toàn của bản thân hoặc những hậu quả khác,” người phát ngôn của Facebook nói.
WhatsApp – thuộc sở hữu của Facebook – cho biết họ “tin tưởng rằng mọi người có quyền trò chuyện riêng tư online” và “chúng tôi vẫn cam kết cung cấp dịch vụ nhắn tin riêng tư và an toàn cho người dùng ở Hong Kong”.
Cả Facebook và WhatsApp đều bị chặn ở Trung Quốc đại lục nhưng vẫn được sử dụng ở Hong Kong nhờ quyền tự do mà thành phố này được hưởng với vai trò là một khu vực hành chính đặc biệt.
Google cho biết họ đã ngừng đáp ứng bất kỳ yêu cầu cung cấp dữ liệu mới nào khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực vào tuần trước.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các chi tiết của luật mới”, một phát ngôn viên nói với BBC.
Twitter cho biết họ đã hành động tương tự.
Facebook cung cấp gì cho cảnh sát?
WhatsApp có mã hóa đầu cuối được bật theo mặc định – vì vậy nó không thể đọc hoặc chia sẻ với cảnh sát các tin nhắn được gửi giữa hai người dùng.
Tuy nhiên, trên Facebook Messenger, mã hóa không phải là tùy chọn mặc định – nó phải được người dùng tự bật.
Cả WhatsApp và Facebook Messenger đều cho biết họ có thể tiết lộ dữ liệu người dùng, theo luật pháp của quốc gia đưa ra yêu cầu.
Nhưng WhatsApp cho rằng các yêu cầu muốn được thực thi phải đáp ứng “các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận bao gồm quyền con người, thủ tục tố tụng và luật pháp”.
Ở Mỹ, cả WhatsApp và Facebook Messenger đều yêu cầu phải có trát của tòa để cung cấp “hồ sơ thuê bao cơ bản” như tên người, địa chỉ IP (giao thức internet) và địa chỉ email.
Thông tin thêm về thuê bao phải có lệnh của tòa án mới được cung cấp.
Và cần phải có lệnh khám xét để các công ty này thực hiện cung cấp nội dung của tài khoản:
Trên Facebook, bao gồm tin nhắn, ảnh, video, bài đăng và thông tin vị trí
Trên WhatsApp, là ảnh hồ sơ, danh sách liên lạc và thông tin nhóm
Nhiều người Hong Kong xóa tài khoản
Trung Quốc tuần trước ban hành luật an ninh quốc gia, áp đặt lên khoảng 7,5 triệu dân Hong Kong, cấm các hành vi được cho là lật đổ, ly khai, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Luật này đã làm dấy lên một làn sóng sợ hãi khắp Hong Kong. Những người bị kết án vi phạm luật an ninh quốc gia có thể phải đối mặt với án tù chung thân.
Nhóm quyền kỹ thuật số ProPrivacy gọi hành động của Facebook là “một chiến thắng cho cả quyền riêng tư và quyền con người trong khu vực”, theo SCMP.
“Với số tiền phạt quá cao, và các hình phạt rất nghiêm trọng, thật tuyệt vời khi thấy các công ty công nghệ lớn như WhatsApp phản đối luật này qua việc ủng hộ dân chủ và tự do ngôn luận,” nhóm này nói.
Tuy nhiên, ProPrivacy lưu ý rằng hành động này có thể dẫn đến việc WhatsApp bị chặn ở Hong Kong vì nó đã bị chặn ở Trung Quốc đại lục.
Telegram, một ứng dụng nhắn tin an toàn, cũng cho biết họ sẽ từ chối các yêu cầu thực thi luật an ninh mạng của chính quyền Hong Kong về việc cung cấp dữ liệu người dùng ở Hong Kong.
Người phát ngôn Mike Ravdonikas hôm thứ Hai nói rằng Telegram hiểu tầm “quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng Hong Kong.” Telegram đã được sử dụng rộng rãi để truyền bá các thông điệp ủng hộ dân chủ và thông tin về các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
“Telegram trước đây chưa từng chia sẻ bất kỳ dữ liệu nào với chính quyền Hong Kong và không có ý định xem xét bất kỳ yêu cầu cung cấp dữ liệu nào liên quan đến người dùng Hong Kong cho đến khi đạt được sự đồng thuận quốc tế liên quan đến những thay đổi chính trị đang diễn ra ở Hong Kong,” ông Mike Ravdonikas nói.
Kể từ khi luật an ninh quốc gia được Trung Quốc thông qua, một số người Hong Kong đã xóa tài khoản mạng xã hội của mình và xóa lịch sử trò chuyện.
Nhiều người đã lên Twitter và các mạng xã hội khác như Telegram và Signal để thông báo bỏ account hoặc chia sẻ các mẹo về đảm bảo an toàn trên internet.
“Chúng tôi sẽ xóa tất cả các tin nhắn vì sự an toàn của bạn,” một nhóm Telegram nổi tiếng do những người biểu tình ủng hộ dân chủ sử dụng, viết. “Hãy cẩn trọng với những gì bạn nói.”
Các công ty cung cấp công cụ mạng (VPN) – có thể giúp truy cập internet an toàn hơn – đã báo cáo số lượt tải về tăng đột biến kể từ khi luật an ninh mạng được công bố.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53316798

TikTok chia tay Hong Kong,

để ‘lấy niềm tin người dùng quốc tế’?

TikTok ra tuyên bố nói công ty sẽ không còn hoạt động ở Hong Kong sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh tại đây.
TQ cảnh báo Anh ‘chớ can thiệp’ vào chuyện Hong Kong
Facebook, Google, Twitter ‘ngưng’ cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Hong Kong
“Do các sự kiện gần đây,chúng tôi quyết định dừng hoạt động của app TikTok ở Hong Kong,” người phát ngôn nói với BBC.
Facebook và Twitter tuần này nói họ đang “tạm dừng” hợp tác với cảnh sát Hong Kong về thông tin người dùng.
TikTok là sản phẩm của công ty Trung Quốc ByteDance nhắm tới người dùng ngoài Trung Quốc lục địa.
Sản phẩn tương tự của công ty này bên trong Trung Quốc gọi là Douyin.
TikTok hiện đang do Kevin Mayer, cựu lãnh đạo Walt Disney, quản lý.
Luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong gây lo ngại về dữ liệu của người dùng.
Facebook, WhatsApp, Twitter, Google và Telegram đều đã nói rằng họ đang thay đổi hoạt động ở Hong Kong vì luật mới.
Các công ty này nói họ hiện không thực thi yêu cầu dữ liệu của cảnh sát Hong Kong trong khi đánh giá tình hình mới.
Nhận xét của Karishma Vaswani, phóng viên kinh doanh châu Á
Quyết định của TikTok dừng hoạt động ở Hong Kong thật bất thường nhưng mang tính chiến lược.
Công ty này đã vất vả bác bỏ nghi ngờ rằng họ hoạt động theo luật Trung Quốc hay bị Bắc Kinh kiểm soát.
Vì thế TikTok nỗ lực thay đổi hình ảnh toàn cầu của họ – bước đi này có thể nhằm vào hướng đó.
TikTok luôn nói nếu bị yêu cầu, họ không bao giờ giao dữ liệu cho Bắc Kinh và rằng họ cũng chưa từng bị yêu cầu bao giờ.
Ở lại Hong Kong, theo luật mới, có thể khiến họ khó giữ cam kết đó.
Thị trường lớn nhất của họ là Ấn Độ, hiện chính phủ Ấn đã cấm họ vì xung đột biên giới với Trung Quốc.
Vì thế họ muốn chứng tỏ họ không phải là công ty do Trung Quốc sở hữu mà là hãng toàn cầu, là công ty truyền thông xã hội có trách nhiệm.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-53321307

Hồng Kông: Cảnh sát giờ có thể lục soát tùy ý,

tịch thu tài sản và kiểm duyệt mạng

Hải Lam
Để thực hiện luật an ninh quốc gia, giới chức Hồng Kông cho phép lực lượng cảnh sát lục soát, tịch thu tài sản, chặn liên lạc và kiểm duyệt thông tin trực tuyến, theo Hong Kong Free Press (HKFP).
Sau cuộc họp của Ủy ban Bảo vệ An ninh Quốc gia của Hồng Kông do trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) chủ trì vào tối 6/7, giới chức thành phố đã công bố những quyền hạn mở rộng cho cảnh sát.
Theo đó, cảnh sát Hồng Kông có thể khám xét, lục soát mà không cần trát của tòa trong tình huống khẩn cấp để tìm chứng cứ. Ngoài ra, lực lượng này cũng có thể nộp đơn xin lệnh cấm nghi phạm rời khởi đặc khu.
Bộ trưởng an ninh có thể ra lệnh tịch thu tài sản nếu có “căn cứ hợp lý” để nghi ngờ những tài sản này liên quan tới bất cứ tội danh đe dọa an ninh quốc gia nào theo luật mới.
Theo luật mới, các tổ chức chính trị nước ngoài và Đài Loan phải cung cấp thông tin về hoạt động liên quan tới Hồng Kông.
Cảnh sát còn được trao quyền kiểm duyệt và xóa thông tin trực tuyến nếu có “căn cứ hợp lý” để nghi ngờ dữ liệu vi phạm luật an ninh. Cụ thể, cảnh sát có thể yêu cầu các công ty Internet và nhà cung cấp dịch vụ xóa những thông tin mà chính quyền cho là đe dọa an ninh quốc gia. Họ cũng có thể hạn chế hoặc ngăn chặn bất kỳ ai truy cập vào các nền tảng trực tuyến.
Trong trường hợp các công ty Internet và nhà cung cấp dịch vụ không hợp tác ngay lập tức, cảnh sát có thể nộp đơn xin lệnh tịch thu các thiết bị điện tử liên quan và xóa các thông tin này. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ có thể bị phạt 100.000 đô la Hồng Kông và 1 năm tù.
Cảnh sát có thể yêu cầu các công ty này cung cấp hồ sơ nhận dạng và hỗ trợ giải mã. Bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào không tuân thủ có thể đối mặt với án phạt 100.000 đô la Hồng Kông và 6 tháng tù.
Theo AFP, ngay sau khi những thông tin trên được công bố, ứng dụng chia sẻ video TikTok thuộc công ty ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết họ sẽ dừng hoạt động ở Hồng Kông. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ gồm Facebook, Google và Twitter đã từ chối cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Hồng Kông. Trước đó, ứng dụng nhắn tin Telegram cũng nói với HKFP rằng họ sẽ tạm thời không cung cấp dữ liệu cho giới chức thành phố cho đến khi có sự đồng thuận quốc tế về những thay đổi chính trị đang diễn ra.
Luật an ninh quốc gia Hồng Kông có hiệu lực ngay trong đêm 30/6. Luật hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh.
Nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích đạo luật hà khắc mà chính quyền Trung Quốc muốn áp cho Hồng Kông. Không chỉ nhắm tới người dân xứ Cảng Thơm, Bắc Kinh còn muốn nó trở thành xúc tu len lỏi tới bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào bên ngoài Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hong-kong-canh-sat-gio-co-the-luc-soat-tuy-y-tich-thu-tai-san-va-kiem-duyet-mang.html

Lãnh đạo Hong Kong: ‘Luật an ninh là làn ranh đỏ’

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam hôm thứ ba 7/7 lên tiếng bênh vực luật an ninh quốc gia, đồng thời tìm cách xoa dịu cảm giác bất an về đạo luật vừa được ban hành, nói rằng đạo luật an ninh không báo hiệu một kịch bản u ám như nhiều người lo sợ, trong khi giới chỉ trích cho rằng luật an ninh có thể trấn áp các quyền tự do vốn là yếu tố đã giúp củng cố sự thành công của Hong Kong trong vai trò một trung tâm tài chính của thế giới.
Đạo luật này nhằm trừng phạt bằng các bản án tù, nặng nhất là tù chung thân đối với các tội danh mà Bắc Kinh cho là ly khai, lật đổ, khủng bố hay thông đồng với các lực lượng nước ngoài,.
Các quan chức Hong Kong và Trung Quốc nói đạo luật an ninh là thiết yếu để trám các lỗ hổng an ninh đã bị phơi bày khi chính quyền Hong Kong thất bại, không thông qua được luật riêng của đặc khu theo Luật cơ bản, được coi như tiểu hiến pháp của Hong Kong.
Chiều tối thứ Hai, Hong Kong công bố chi tiết về cách thực thi luật an ninh mới, phác thảo quyền lực của cảnh sát đối với việc sử dụng mạng internet, bao gồm quyền yêu cầu những người đăng xóa thông tin được coi là ‘mối đe dọa đối với an ninh quốc gia’.
Không tuân thủ, các công ty Internet và nhân viên của họ có thể đối mặt với án phạt lên đến một năm tù, và cảnh sát có thể tịch thu các thiết bị của họ. Các công ty internet còn được trông đợi phải cung cấp chi tiết về người dùng, và tiếp tay giải mã các thông tin đã bị mã hóa.
Bà Carrie Lam nói các trường hợp có sự tham gia của các đặc vụ của đại lục sẽ ‘rất hiếm’, nhưng bà nhấn mạnh rằng an ninh quốc gia là ‘làn ranh đỏ’, mà không ai nên vượt qua.
Giới chỉ trích nói mục đích của đạo luật an ninh là dập tắt phong trào đòi dân chủ đã dẫn tới các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng hồi năm ngoái.
Các nhà hoạt động và các chính phủ phương Tây chỉ trích đạo luật này là làm sói mòn các quyền tự do được bảo đảm dưới nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ đã đạt được khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
Bà Lam nói bà không thấy sợ hãi lan rộng và luật an ninh sẽ khôi phục lại thành phố này như một trong những nơi an toàn nhất trên thế giới sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ hồi năm ngoái.
Những bất chấp lời trấn an của bà Lam, luật an ninh mới đã có hệ quả tức thời.
Ngay từ lúc luật có hiệu lực, các nhà hoạt động dân chủ như Joshua Wong đã giải tán tổ chức của họ, nhiều người khác đã rời bỏ Hong Kong.
Các cửa hàng loại bỏ các sản phẩm liên quan đến biểu tình và các thư viện công cộng loại bỏ một số sách được coi là ủng hộ phong trào dân chủ.
TikTok, một ứng dụng video thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết sẽ rút ra khỏi thị trường Hong Kong trong vài ngày tới.
Canada đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo tối hôm thứ Hai cho hay Hoa Kỳ chắc chắn sẽ xem xét việc cấm các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc, kể cả TikTok, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng các công ty đó không thể cưỡng lại các đói hỏi của chính quyền Trung Quốc.
Dù đã tìm cách khẳng định sự độc lập của mình trước Trung Quốc, TikTok vẫn bị cấm ở Ấn Độ.
Facebook Inc, công ty sở hữu WhatsApp và Instagram, cùng với Google và Twitter, đã ngưng cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền ở Hong Kong.
Quyền giải thích luật nằm trong tay chính quyền Hoa lục, vốn bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích về các vụ giam cầm và mất tích tùy tiện.
Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát các quan điểm bất đồng và thắt chặt kiểm duyệt. Tin cho hay chính quyền đã tung ra một lực lượng đặc nhiệm để tăng cường kiểm soát chính trị và duy trì ổn định xã hội.
Tin này được công bố vào ngày giáo sư Xu Zhangrun, Giáo sư dạy luật tại một trường đại học uy tín ở Bắc Kinh, bị chính quyền bắt. Giáo sư Xu từng thẳng thắn phê bình Đảng Cộng sản và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trả lời câu hỏi về tự do truyền thông, lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói ‘nếu các phóng viên có thể bảo đảm họ sẽ không vi phạm luật mới, thì bà có thể bảo đảm họ sẽ được phép tự do hành nghề’.
Trưởng đặc khu Hong Kong khẳng định:
“Thời gian và sự thật sẽ chứng minh rằng luật an ninh không làm suy yếu các quyền tự do và các quyền con người.”
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-hong-kong-luat-an-ninh-la-lan-ranh-do/5493098.html

Hong Kong hé lộ chi tiết

về luật do Trung Quốc áp đặt

Hong Kong ngày 6/7 công bố thêm chi tiết về luật an ninh quốc gia Trung Quốc mới áp dụng cho cựu thuộc địa Anh, cho biết lực lượng an ninh có quyền vào lục soát nhà cửa để tìm bằng chứng và ngăn mọi người không được rời khỏi Hong Kong.
Hong Kong được trả lại Trung Quốc ngày 1/7/1997 theo công thức “một quốc gia, hai hệ thống” đảm bảo sự tự trị và tự do mà người dân Hoa lục không được hưởng, trong đó có độc lập tư pháp.
Tuy nhiên theo luật mới của Trung Quốc, các tội ly khai và xúi giục bạo loạn sẽ bị phạt đến tù chung thân, gây nên những quan ngại về một kỷ nguyên chuyên chế hơn trong một thành phố vốn đã xáo trộn vì những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong năm qua.
Trong khi nhà cầm quyền Bắc Kinh và Hong Kong đều cho rằng luật chỉ nhằm vào một thiểu số họ gọi là “những người gây rối”, các nhà ngoại giao, các tổ chức doanh thương và những nhà hoạt động nhân quyền nói đây là ví dụ mới nhất về việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát lên thành phố này.
Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong, một trung tâm tài chánh và thương mại quan trọng, dù có sự phản đối của người Hong Kong và các nước phương Tây.
Những chi tiết của luật mới nói rằng nhà chức trách có quyền xâm nhập và lục soát để tìm bằng chứng. Họ cũng có thể hạn chế những người đang bị điều tra không được rời khỏi Hong Kong.
Luật cũng có thể cho phép tịch thu những gì liên hệ đến bất cứ tội nào làm nguy hại an ninh quốc gia. Luật sẽ yêu cầu các tổ chức chính trị nước ngòai và Đài Loan cũng như những nhân viên hoạt vụ cung cấp thông tin về những hoạt động liên hệ đến Hong Kong.
Bắc Kinh nói luật nhằm trừng phạt các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các lực lượng nước ngoài và có án tù lên đến chung thân. Những người chỉ trích cho rằng luật này hầu dẹp tan những tiếng nói bất đồng chính kiến và phá vỡ chiến dịch rầm rộ xuống đường đòi dân chủ.
Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo động giữa cảnh sát và những người biểu tình.
Tại London ngày 6/7, đại sứ Trung Quốc cáo buộc Anh can thiệp thô bạo và có những nhận xét vô trách nhiệm về việc Bắc Kinh áp đặt luật.
Anh mô tả luật an ninh là sự vi phạm “rõ ràng và nghiêm trọng” Tuyên bố Chung 1984 mà Anh trao trả cựu thuộc địa cho Trung Quốc 13 năm sau đó.
Đại sứ Lưu Hiểu Minh cảnh báo có thể có nhiều hậu quả nếu Anh đối xử với Bắc Kinh như kẻ thù hay với ngờ vực.
“Chúng tôi muốn là bạn với quí vị. Chúng tôi muốn là đối tác với quí vị. Tuy nhiên nếu qúi vị muốn làm cho Trung Quốc trở thành một nước thù nghịch, quí vị sẽ phải gánh chịu những hậu quả,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-h%C3%A9-l%E1%BB%99-chi-ti%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-lu%E1%BA%ADt-do-trung-qu%E1%BB%91c-%C3%A1p-%C4%91%E1%BA%B7t/5492690.html

Trung Quốc thúc đẩy nghị quyết nhân quyền

tại Liên Hiệp Quốc?

Hương Thảo
Leo Lan là một nhà tư vấn nghiên cứu và vận động của Mạng lưới các Nhà Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc. Bà đã có một bài bình luận đăng trên từ Hong Kong Free Press (6/7). Dưới đây là toàn văn bài bình luận.
Với tư cách một công dân, hãy tưởng tượng bạn được một chính quyền cho ăn nhưng không cho bạn quyền lựa chọn nhà lãnh đạo đất nước. Cũng hãy thử hình dung rằng bạn sẽ bị bắt giam sau khi cố gắng tham gia một khóa đào tạo nhân quyền tại Liên Hợp Quốc (LHQ), hoặc ngay cả khi bạn chỉ hỗ trợ những người khác tham gia vào hệ thống của LHQ. Đó có phải là loại xã hội chúng ta muốn hay không? Nhưng đó chính là những trải nghiệm của các nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc, nơi mọi công dân đang phải sống trong loại xã hội như vậy.
Tại cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) hôm 22/6, Trung Quốc đã cố gắng một lần nữa thúc giục các thành viên Hội đồng Nhân quyền ủng hộ cái gọi là nghị quyết ‘hợp tác cùng có lợi’ (còn gọi là nghị quyết ‘Win-Win’), khi tuyên bố rằng việc này sẽ mang lợi ích cho tất cả các quốc gia ủng hộ. Hậu quả thực sự của việc thông qua một nghị quyết như vậy thực ra có nghĩa là cộng đồng quốc tế đang cho phép Trung Quốc tái định nghĩa lại các giá trị nhân quyền phổ quát, và hạn chế quyền giám sát và chỉ trích các hành vi vi phạm nhân quyền trong các “cuộc đàm phán” hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Các nhà hoạt động ở Trung Quốc đã nhiều lần bị chính quyền này nhắm mục tiêu và bị giam giữ vì cố gắng tham gia các cơ quan nhân quyền của LHQ. Trường hợp bi thảm của luật sư nhân quyền Tào Thuận Lời (Cao Shunli), người đã tử vong vào ngày 14/3/2014 trong quá trình bị giam giữ, vẫn còn rất sống động trong ký ức của các nhà hoạt động xã hội. Di sản của bà khiến các nhà hoạt động khác lo lắng cho số phận của mình, nhưng cũng quyết tâm hơn trong việc đối mặt với những rủi ro trong cuộc đấu tranh lên tiếng cho các vấn đề nhân quyền với các cơ quan của Liên Hợp Quốc.
Luật sư Tào bị bắt cóc tại sân bay quốc tế Bắc Kinh khi chuẩn bị lên chuyến bay tới Geneva ngày 14/9/2013, để tham gia khóa đào tạo nhân quyền của Liên Hợp Quốc và tham dự phiên họp của Hội đồng. Bà biến mất trong năm tuần và trong suốt khoảng thời gian đó, gia đình bà không nhận được thông tin gì về nơi ở của bà. Chính quyền đã không thừa nhận việc giam giữ bà cho đến sau khi có kết luận của bản Đánh giá Định kỳ Toàn cầu về tình hình nhân quyền của Trung Quốc tại Geneva vào tháng 10/2013.
Chỉ đơn giản là vì cố gắng đến Geneva, luật sư Tào đã bị giam giữ hình sự với tội danh “gây tranh cãi và kích động nổi loạn”. Trong 5 tháng tiếp theo, bà Tào liên tục bị từ chối điều trị y tế trong trại giam. Chính quyền liên tục từ chối yêu cầu của gia đình và luật sư của bà, cho bà ra tại ngoại để điều trị y tế. Chỉ khi giới chức trách nhận ra rằng bà đang trong nguy kịch và có thể chết trong Nhà tù quận Triều Dương ở Bắc Kinh, cuối cùng họ mới đưa bà đến một trung tâm y tế khẩn cấp. Sau đó họ chuyển bà đến một bệnh viện, và tại đây bà đã qua đời. Ngay cả sau khi bà nhập viện, chính quyền vẫn buộc gia đình bà ký vào văn bản thừa nhận việc bà “đã được tại ngoại để điều trị y tế”.
Cái chết của luật sư Tào Thuận Lời đã gây sốc cho nhiều người trong giới nhân quyền ở Trung Quốc và cộng đồng quốc tế. Không ai có thể tưởng tượng rằng chính phủ Trung Quốc có thể đi xa đến mức đoạt mạng một người chỉ vì cố gắng tham gia một cơ quan của Liên Hợp Quốc, bất chấp thực tế là xã hội dân sự, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền, đều được đảm bảo quyền tham gia quá trình vận hành của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, phản ứng của chính quyền Trung Quốc trước việc tham gia vào xã hội dân sự là bịt miệng một người bảo vệ nhân quyền đến mức tử vong. Nhưng đây vẫn chưa phải là đoạn kết của câu chuyện bi thảm này.
Sau cái chết của luật sư Tào Thuận Lời, các nhà hoạt động xã hội đồng nghiệp của bà tiếp tục tưởng niệm cái chết của bà hàng năm. Một trong những người bạn thân nhất của bà, Chen Jianfang, cũng là một nhà hoạt động bình dân, đã bị tống giam chỉ vì tổ chức tưởng niệm bà Tào. Vào ngày 20/3/2019, Chen Jianfang đã bị cảnh sát bắt giữ tại nhà riêng ở Thượng Hải. Vài ngày trước khi bị bắt, bà đã viết một bài viết tưởng niệm luật sư Tào hôm 14/3, đánh dấu kỷ niệm năm năm ngày mất của bà Tào. Cùng ngày bài tiểu luận của bà Chen được đăng, một số chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc cũng đưa ra một tuyên bố, lặp lại lời kêu gọi điều tra cái chết của luật sư Tào Thuận Lời.
Trong bài luận của mình, bà Chen đã tố cáo chính quyền thất bại trong việc thiết lập một cuộc điều tra độc lập về vụ án của bà Tào. Bà Chen viết: “Tôi lấy sự đau buồn của mình như động lực thúc đẩy tôi thực hiện công việc còn dang dở của luật sư Tào Thuận Lời, để tiếp tục bảo vệ nhân quyền, và không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi Trung Quốc đạt được tự do và dân chủ thực sự”.
Bà Chen đã bị giam giữ và sau đó bị truy tố vào ngày 30/8/2019. Cho đến nay, ngày xét xử bà Chen vẫn chưa được ấn định.
Như vậy, có thực sự là ‘cùng có lợi’ khi những người như bà  Tào và bà Chen bị bịt miệng và giam giữ? Nếu các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ đồng ý với nghị quyết ‘hợp tác cùng có lợi’ của Trung Quốc, thì điều đó có nghĩa là các quốc gia đồng tình với chính sách của Bắc Kinh trong việc bịt miệng người dân và các nhóm xã hội muốn cất lên tiếng nói công bình trước Hội đồng. Nó sẽ không mang lại một ‘sự hợp tác cùng có lợi’, mà nó chỉ có lợi đối với các chế độ độc tài như Trung
Quốc. Nếu nghị quyết này được thông qua, các chế độ độc tài này sẽ thoát khỏi bị truy cứu vì vi phạm nhân quyền, tránh được những sự giám sát thiết thực đối với hồ sơ nhân quyền tệ hại của họ.
Các quốc gia nên duy trì các giá trị phổ quát, đó là giá trị của việc duy trì vai trò của Hội đồng Nhân quyền LHQ và không bị lừa dối trước tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Nếu các quốc gia không làm việc để phản đối nghị quyết ‘hợp tác cùng có lợi’ của Trung Quốc, thì đó sẽ là một tình huống “thất bại cả đôi đường” cho tất cả mọi người.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-thuc-day-nghi-quyet-nhan-quyen-tai-lien-hiep-quoc.html

Mưa lũ TQ khó lường:

Vừa hủy lại phải tuyên bố cảnh báo mới cao hơn

Không chỉ miền nam mà ngay cả miền bắc Trung Quốc, nơi nhiều năm không ghi nhận lũ lụt lớn, cũng phải hứng chịu mưa lớn kéo dài và nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng.
Người dân liều lĩnh đứng chụp ảnh gần đập Tam Môn Hiệp, thành phố Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc
Trang ECNS đưa tin, các trận mưa lớn liên tục trút xuống khu vực rộng lớn của Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía nam, hơn một tháng qua khiến ít nhất 121 người thiệt mạng hoặc mất tích. Các nhà dự báo cũng cảnh báo về tình hình kiểm soát lũ lụt nghiêm trọng ở miền bắc đất nước, nơi nhiều năm chưa từng ghi nhận lũ lụt, khi lượng mưa dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với bình thường.
Mùa mưa năm nay, các khu vực ở phía nam Trung Quốc đã phải hứng chịu những cơn mưa kéo dài trên diện rộng. Vào 6h ngày 3/7, Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) đã xóa cảnh báo xanh dương, mức cảnh báo thấp nhất trong hệ thống cảnh báo thời tiết 4 cấp tương ứng với 4 màu của Trung Quốc. Cảnh báo xanh dương được đưa ra một ngày trước khi mưa lớn xuất hiện. Trước đó, NMC đưa ra cảnh báo về lượng mưa lớn trong 32 ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, chỉ 12 tiếng sau khi xóa bỏ cảnh báo, NMC lại phải đưa ra một cảnh báo xanh dương mới, báo động về tổng lượng mưa 15 cm sẽ xuất hiện ở 10 tỉnh, bao gồm phía tây tỉnh Chiết Giang và phía nam tỉnh An Huy trong 24 giờ, kể từ 20h ngày 3/7.
Mức cảnh báo được làm mới vào sáng 4/7 và sau đó được tăng lên một cấp, thành cảnh báo vàng vào ngày 5/7. Cảnh báo mới nhất cho thấy khu vực rộng lớn ở 13 tỉnh của Trung Quốc dự kiến có mưa lớn từ 14h ngày 5/7 tới 14h ngày 6/7.
Lần này, tổng lượng mưa có thể lên tới 23 cm. Tồi tệ hơn, mưa lớn sẽ đi kèm thời tiết khắc nghiệt như mưa đá, giông bão, gió mạnh… Trong trường hợp tồi tệ nhất, lượng mưa theo giờ ở các khu vực bị ảnh hưởng sẽ vượt quá 7 cm, theo NMC.
Hồi tháng 6, giới chức khí tượng Trung Quốc đã đưa ra 43.000 tin nhắn cảnh báo. Số lượng tin nhắn cảnh báo mưa bão và sấm sét tăng khoảng 43% so với trung bình tổng số tin nhắn cảnh báo đưa ra trong cùng một tháng trong 3 năm qua, theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA).
Bộ Phản ứng khẩn cấp Trung Quốc (MEM) cho biết, tính tới ngày 3/7, hơn 19,3 triệu người ở 26 tỉnh thành đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng lũ lụt. Ít nhất 121 người mất tích và thiệt mạng, thiệt hại kinh tế từ thảm họa lũ lụt tới thời điểm này ước tính hơn 41,6 tỷ nhân dân tệ (5,89 tỷ USD).
Sau những trận mưa lớn không ngừng, mực nước ở trung và hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang), sông lớn nhất Trung Quốc, cũng như hồ Động Đình, hồ Bà Dương, đều tăng nhanh. 16 con sông ở tỉnh Giang Tây và An Huy đã ghi nhận các đợt lũ lụt hôm 4/7, theo Bộ Tài nguyên nước (MWR).
MWR đã nâng mức ứng phó khẩn cấp, từ 4 lên 3, hôm 4/7 để kiểm soát lũ lụt. Bộ này cho biết các hồ chứa ở thượng nguồn sông Dương Tử sẽ được phối hợp vận hành để giảm lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp. Trước đó, đập thủy điện lớn nhất thế giới đã phải 2 lần xả lũ để tránh nguy cơ vỡ đập.
NMC cho biết cảnh báo vàng mới nhất cũng được áp dụng với một số khu vực ở phía bắc, bao gồm các tỉnh Sơn Đông, Hắc Long Giang và Cát Lâm.
MWR cho biết, lượng mưa ở các tỉnh phía bắc này chỉ là khởi đầu của đợt mưa kéo dài, có thể gây ra lụt lớn ở một số sông lớn tại khu vực phía bắc Trung Quốc như Songhuajiang hay Hải Hà.
“Dự báo và phân tích bởi cơ quan khí tượng cho thấy, mưa lớn sẽ xuất hiện ở cả miền nam và miền bắc Trung Quốc từ tháng 7 đến tháng 8″, MWR thông báo.
Nhiều năm qua, miền bắc Trung Quốc không ghi nhận trận lụt lớn nào. Trong khi các quan chức và người dân thiếu kinh nghiệm kiểm soát, phòng chống lũ lụt, hầu hết dự án kiểm soát lũ lụt tại các tỉnh miền bắc đều chưa được kiểm chứng thực tế.
http://biendong.net/bi-n-nong/35669-mua-lu-tq-kho-luong-vua-huy-lai-phai-tuyen-bo-canh-bao-moi-cao-hon.html

Video: Tam Hiệp chưa vỡ,

Thượng Hải đã thành “hải thượng”

Vũ Dương
Bởi “hải thượng” trong tiếng Trung có nghĩa là chìm trong biển nước…
Miền nam Trung Quốc mưa bão không ngừng, chính quyền đã đưa ra cảnh báo mưa bão trong 35 ngày liên tiếp. Việc Tam Hiệp xả lũ khẩn cấp để cứu đập khiến mực nước sông Dương Tử dâng cao, khiến thành phố ở hạ du bị ngập nặng. Từ các video được đăng tải trên mạng cho thấy Thượng Hải đã trở thành “hải thượng”, đường xá đều đã trở thành sông, lái xe giống hệt như chèo thuyền cố gắng băng qua dòng nước xiết.
Ngày 6/7, Thượng Hải tiếp tục hứng chịu trận mưa lớn với lượng mưa trung bình hơn 80 mm. Buổi sáng cùng ngày, Đài quan sát Khí tượng Trung tâm Thượng Hải đã cập nhật tín hiệu cảnh báo màu xanh mưa bão thành tín hiệu cảnh báo màu vàng đối với mưa bão, gió lớn và sấm sét. Kêu gọi người dân thành phố tăng cường phòng bị.
https://twitter.com/i/status/1280064841542103042
Có cư dân mạng ở Thượng Hải hình dung: “Mưa lớn ở Thượng Hải hệt như trên trời trút xuống, đưa tay ra hứng được cả chậu nước rửa mặt!”.
https://twitter.com/i/status/1280101291155488774
Mưa lớn công thêm mực nước trên sông Dương Tử dâng cao, khiến cho mực nước trên sông Hoàng Phố cũng tăng theo. Hệ thống phòng lũ thoát nước ở Thượng Hải gần như đã thất bại, khiến Thượng Hải bị ngập trên diện rộng. Đoạn video được cư dân mạng công bố cho thấy quận Xuhui, quận trung tâm của Thượng Hải đã bị ngập lụt và các con đường trở thành sông. Ở một số khu vực, độ sâu của nước đạt đến nửa mét.
Theo thông tin chính thức do chính quyền công bố, trận lũ số 1 trên sông Dương Tử đã đi qua đập Tam Hiệp ngày 4/7 và đang đổ dồn về các thành phố ở hạ du sông. Do chính quyền xả lũ đập Tam Hiệp để cứu con đập, khiến mực nước ở hạ du sông Dương Tử tăng cao, mấy ngày sau nhiều thành phố của Hồ Bắc như Vũ Hán, Kinh Châu, Thi Ân… đều đã bị ngập.
Hiện tại, đỉnh lũ của sông Dương Tử còn chưa đến Thượng Hải, có thể dự đoán rằng Thượng Hải cũng sẽ phải đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng.
https://twitter.com/i/status/1280067018222419968
Trước đó trên Internet, các trận lũ năm nay liên tiếp đổ về khiến đập Tam Hiệp rơi vào khủng hoảng trước nay chưa từng có. Dịch bệnh cộng thêm lũ lụt đã khiến người dân khốn khổ trăm bề.
Có cư dân mạng căm phẫn: “Dường như toàn bộ lưu vực sông Dương Tử khi mà đập chưa vỡ đã bị ngập thành như vậy rồi. Các chuyên gia nói một cách né tránh con đập không có vấn đề. Nói nghe thật là hay. Nhưng ngay cả khi con đập không có vấn đề gì mà các nơi đã bị ngập thành như vậy, chính phủ cũng cần đưa ra một lời giải thích”.
Cũng có cư dân mạng chế giễu: “Dù sao cũng không ngập đến Trung Nam Hải là được rồi! Đừng làm phiền Chủ tịch Tập nghỉ ngơi!”.
Theo Zhu Xinrui, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/video-tam-hiep-chua-vo-thuong-hai-da-thanh-hai-thuong.html

Lượng mưa phá kỷ lục, nước sông Dương Tử

ngập tràn Trùng Khánh và Vũ Hán

An Hòa và Tâm Thanh
Do lũ lụt dâng cao, thành phố Trùng Khánh ở thượng nguồn đập Tam Hiệp đã gửi tín hiệu cảnh báo ba lần liên tiếp chỉ trong 12 phút từ 1:10 sáng đến 1:22 sáng ngày 7/7.
Vào lúc 1:10 sáng ngày 7/7, quận Tú Sơn đã phát đi tín hiệu cảnh báo bão màu cam. Trong 3 giờ qua, lượng mưa tích lũy ở ba thị trấn Hải Dương, Đại Khê, Thạch Đê của tỉnh Tú Sơn đã đạt tới hơn 50 mm. Dự kiến ​​lượng mưa trong tương lai sẽ tiếp tục ở khu vực phía Đông Bắc của tỉnh Xiushan và nguy cơ xảy ra thảm họa sạt lở núi là rất cao.
Vào lúc 1:20 sáng ngày 7/7, quận Kỳ Giang đã phát đi tín hiệu cảnh báo sấm sét màu vàng. Do ảnh hưởng bởi những đám mây giông bão, dự kiến ​​gió mạnh và mưa lớn sẽ xảy ra ở quận Kỳ Giang trong vòng 6 giờ tới.
Vào lúc 1:22 sáng ngày 7/7, quận Giang Tân đã phát đi tín hiệu cảnh báo sấm sét vàng. Dự kiến ​​trong 0 đến 6 giờ tới, thời tiết sấm sét sẽ xuất hiện ở khu vực phía Nam và miền núi Nam Bộ dọc theo sông Dương Tử ở quận Giang Tân. Địa phương sẽ kèm theo mưa lớn ngắn hạn.
Trước đó, ngày 5 và 6 tháng 7, thành phố Vũ Hán ở hạ lưu đập Tam Hiệp liên tiếp mưa lớn, lượng mưa được đo trong ngày cho thấy đây là lượng mưa lớn nhất trong lịch sử. Video đăng tải trên mạng cho thấy nhiều khu vực của thành phố bị ngập lụt, đường phố trở thành sông. Ngoài ra, mặt nước của sông Dương Tử ở Vũ Hán đã tiếp sát khu đô thị. Trước đó, nước sông Dương Tử đã nhấn chìm Bãi Hàn Khẩu Vũ Hán.
Ngày 6 tháng 7, cuộc họp báo của chính quyền thành phố Vũ Hán của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông báo về công tác ứng phó mưa trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Từ 9:00 ngày 5 tháng 7 đến 6:00 ngày mùng 6, Vũ Hán có mưa lớn, lượng mưa đo được lớn nhất là 426,6mm (Ô Long Quan khu Giang Hạ). So với ghi chép trong lịch sử thì đây là lượng mưa khủng nhất. Kỷ lục ghi chép trước đó là 317 mm.
Hội nghị cũng cho biết, trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, hai hôm sau (7/7), khả năng mưa sẽ lớn hơn.
Từ 5:00 ngày 6/7. Vũ Hán tăng mức ứng phó thoát úng khẩn cấp từ cấp ba lên cấp hai. Truyền thông chính thức cho biết, lúc 6 giờ sáng ngày 6, ở khu hồ Tangxun, một người đàn ông không may đã bị điện giật chết.
https://youtu.be/omaj6zB3rcY
Video cho thấy nhiều nơi ở Vũ Hán đã bị ngập. Một nhiếp ảnh gia nói: “Đến Vũ Hán ngắm biển đi, hôm nay lại bị ngập nữa. Bạn xem này, nước dâng lên rồi. Làm sao đây? Toàn bộ ngập cả rồi”.
Mạng lưới thủy văn sông Dương Tử cho biết, lúc 8:00 tối ngày 6, mực nước ở đèo Hàn Khẩu Vũ Hán đạt 27,16, sát gần mực nước cảnh báo 27,30 mét.
Mực nước ở Vũ Hán được chia thành ba cấp. Lấy mực nước ở đèo Vũ Hán (trạm Hàn Khẩu) làm chuẩn, mực nước phòng bị là 25,00 mét, mực nước cảnh báo là 27,30 mét, mực nước giới hạn là 29,73 mét.
Video cho thấy, mặt nước sông Dương Tử đã tràn đến khu đô thị. Người quay phim nói: “Đây là sông Dương Tử. Nhìn dòng nước kìa. Nó đã ngập ngang mặt đường, bằng phẳng cả rồi. Phà có thể cũng phải dừng lại. Vì cửa khẩu này làm bằng kết cấu thép, nó sẽ đóng sớm. Ngày nào cũng mưa, không biết làm thế nào đây?”
Trước đó, chiều ngày 3/7, nước sông Dương Tử ở Vũ Hán đã nhấn chìm bãi sông Hàn Khẩu Vũ Hán.
Ngoài ra, Thượng Hải cũng gặp những trận mưa rất lớn.
Theo Epoch Times và Secret China,
An Hòa và Tâm Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/luong-mua-pha-ky-luc-nuoc-song-duong-tu-phu-trang-trung-khanh-va-vu-han.html

Tiến thoái lưỡng nan, tháo dỡ Tam Hiệp,

thành tích của ĐCSTQ sẽ bị ảnh hưởng

An Hòa
Có lẽ chính vì vậy mà mặc dù được cảnh báo và đề xuất tháo dỡ con đập từ năm ngoái, chính quyền Trung Quốc vẫn không có ý định thực hiện, để gây ra nỗi lo sợ cho toàn dân bây giờ.
Trong tháng qua, lũ lụt ở miền nam Trung Quốc đã lan rộng, liên tục có cảnh báo về sự cố vỡ đập Tam Hiệp. Đặc biệt, sau khi lũ lụt và lở đất đá ở huyện Đan Ba, Tứ Xuyên, thượng nguồn con đập vào ngày 17/6, các chuyên gia đại lục nhắc nhở người dân ở huyện Nghi Xương nhanh chóng rời đi. Nhưng chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp Vương Duy Lạc nói rằng, lối thoát duy nhất là phá hủy con đập.
Bắc Kinh đưa tin, một hồ chứa ở huyện Đan Ba, huyện Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên bị vỡ, nước chảy siết xuống hạ lưu làm trạm phát điện và một số ngôi nhà trong làng bị lũ cuốn đi, hơn 20.000 người đã được sơ tán.
Khi trận lũ qua, Phố Ba Trung, Tứ Xuyên đã đầu tư 140 triệu nhân dân tệ để xây dựng một cây cầu, nhưng nó cũng ngay lập tức sập và bị nhấn chìm.
Chuyên gia kinh tế “Tài kinh lãnh nhãn” đăng trên mạng xã hội Twitter rằng, thượng nguồn con đập Tam Hiệp, khu Tứ Xuyên-Trùng Khánh ngập lụt lan rộng, các hồ chứa nhỏ đều vỡ, đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm!
Ngày 18/6, Hoàng Tiểu Khôn, tiến sĩ của Học viện nghiên cứu xây dựng Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo cho bạn bè trên WeChat: “Xin nói lần cuối, người dân Nghi Xương hãy chạy đi”.
Tiến sĩ Vương Duy Lạc, chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp, sống ở Đức thì nói rằng: “Càng ngăn (nước) nó càng trở nên lớn. Sau đó, nó bắt đầu bị rò rỉ. Rò rỉ ngày càng nhiều thì đập sẽ bị vỡ. Lúc này sức tàn phá của nó sẽ gấp hàng chục lần lũ tự nhiên”.
Vương Duy Lạc nói rằng sức tàn phá của con đập khi bị vỡ sẽ ngang với một cơn sóng thần, vì vậy những ngôi nhà bên bờ sông ngay lập tức sẽ bị cuốn theo dòng. Ông cũng cho biết thêm, hạ lưu đập Tam Hiệp liên quan đến 500 triệu người và không còn cách nào có thể thoát! “Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp là luôn thường trực. Người dân từ Nghi Xương cho đến Thượng Hải, đều muốn chạy thoát, chạy đi đâu đây?”
Vương Duy Lạc nói rằng có 100.000 hồ chứa ở Trung Quốc, hồ chứa có ở khắp nơi, hơn 40% là không an toàn. Nếu chúng bị ngập sẽ gây ra hiệu ứng vỡ đập Tam Hiệp. Càng ở gần hồ chứa, thiệt hại sẽ càng lớn. Bạn nói bạn sẽ chạy đi đâu?
Trong một cuộc họp báo về phòng chống lũ lụt và hạn hán do Văn phòng mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức vào ngày 11/6, các quan chức của Bộ Thuỷ lợi cho biết, tình hình kiểm soát lũ năm nay rất gay gắt. Người dân phải có chuẩn để ngăn chặn lũ lớn. Ông cũng nói rằng hiện có 148 con sông vượt mức cảnh báo. Trong số 98.000 hồ chứa của Trung Quốc, một số hồ đang gặp nguy hiểm và không thể kiểm soát lũ và dòng chảy. Trọng tâm của Bộ Thuỷ lợi năm nay là đề phòng “Sự cố hồ chứa”.
Vương Duy Lạc nhắc nhở, thượng nguồn đập Tam Hiệp nguy hiểm hơn hạ lưu. Chính phủ ĐCSTQ nói, việc tái định cư ở thượng nguồn đã hoàn thành, nhưng các thành phố mới xây dựng đều không an toàn. Một khi trận lụt lớn xảy ra, tất cả các thành phố mới đều sẽ bị cuốn ra sông.
“Điều này nghe thật sởn gai ốc. Bạn phải tìm một giải pháp, không phải chạy trốn mà là phải phá hủy con đập đó. Bạn muốn trốn ư, trốn đi đâu? Hơn 400 – 500 triệu người nằm dưới hạ lưu sông Dương Tử thì chạy đi đâu? không có chỗ chạy! Không có lối thoát!”, ông Dương nói.
Ông Vương năm ngoái đã từng nhắc nhở rằng đập Tam Hiệp nên được tháo dỡ càng sớm càng tốt, việc tháo dỡ cũng không khó khăn mà đơn giản chính là tháo tất cả các cống thoát. Nhưng ĐCSTQ có vẻ như không muốn làm điều này. Nếu bây giờ đập Tam Hiệp – biểu tượng thành công của ĐCSTQ bị loại bỏ, những thành tích đó sẽ mất hết.
Theo Chen Han, NTDTV
An Hòa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/tien-thoai-luong-nan-thao-do-tam-hiep-thanh-tich-cua-dcstq-se-bi-anh-huong.html

Đang khẩn trương ứng phó

tình trạng khan hiếm lương thực,

một loạt kho lương Trung Quốc lại bốc cháy kỳ lạ

Vũ Dương
Trung Quốc lũ lụt hoành hành, cộng thêm các thảm họa khác như: bão tuyết, mưa đá, nạn châu chấu… khiến Trung Quốc đang phải đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng. Điều kỳ lạ là, trong những ngày gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khẩn trương triển khai quân đội chuẩn bị lương thực để đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực. Tuy nhiên, cùng lúc này, các kho lương thực lớn của Trung Quốc lại ồ ạt bốc cháy.
Năm nay, các khu vực chủ yếu sản xuất lúa mì của Trung Quốc sụt giảm sản lượng trầm trọng do bão tuyết, mưa đá và hạn hán. Những ngày gần đây, có cư dân mạng đã đăng tải video cho thấy một lượng lớn châu chấu đã xuất hiện ở thành phố Tương Dương – tỉnh Hồ Bắc, huyện Giang Thành – thành phố
Phổ Nhĩ – tỉnh Vân Nam, thành phố Quế Lâm – tỉnh Quảng Tây, tỉnh Cát Lâm thuộc vùng Đông Bắc… Đàn châu chấu rợp trời dậy đất, mùa màng bị “tàn phá” không còn lại gì.
Thời điểm khi mà dịch châu chấu bùng phát trên diện rộng, 26 tỉnh thành ở miền nam Trung Quốc chìm trong mưa lũ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc các nước xuất khẩu ngũ cốc lớn như Việt Nam và Thái Lan giảm lượng xuất khẩu sang Trung Quốc và giá lương thực tăng cao, Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt khủng hoảng lương thực trầm trọng trong thời gian tới.
https://twitter.com/i/status/1278095831371902976
https://twitter.com/i/status/1278095831371902976
Các kho dự trữ lương thực trên khắp cả nước lần lượt bốc cháy
Tuy nhiên, chính trong ngày 1/7, kho dự trữ lương thực tại thành phố Đô Quân, tỉnh Quý Châu đã bốc cháy, khiến cư dân mạng lo lắng về sự an toàn của số lương thực đang được tồn trữ trong kho.
Theo nguồn tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, toàn bộ đám cháy đã được dập tắt vào lúc 17:30 ngày hôm đó, diện tích bị cháy khoảng 200 mét vuông. Nguyên nhân vụ cháy không được báo cáo.
Một người đã làm việc trong kho dự trữ lương thực trong suốt nửa cuộc đời của mình nói rằng kho lương thực sẽ không bắt lửa trong những trường hợp thông thường, ngay cả khi có sự cố chập điện. Bốn bức tường và phần nóc của nhà kho đều là những vật liệu không cháy được. Trước đây, khi nhà kho lương thực xảy ra hỏa hoạn, chỉ có một tầng phía trên của lương thực bị cháy, chứ chưa bao giờ thấy khói lửa cuồn cuộn bao trùm hết cả nhà kho như vậy. Thiệt hại do đám cháy trong kho lương thực còn nghiêm trọng hơn vụ hỏa hoạn trong tòa nhà chính phủ. Điều này chắc chắn là do chính quyền địa phương tẩm xăng rồi phóng hỏa, trong đó vốn không có lương thực, vậy nên họ sợ bị điều tra!
https://twitter.com/i/status/1279401364787847169
Những năm gần đây, vấn đề khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc đã trở nên ngày càng nghiêm trọng, kho dự trữ lương thực Trung Quốc đã trở thành vùng đất quan trọng của nạn tham nhũng, không ít các quan chức phụ trách quản lý kho lương có hành vi tham nhũng đã bị vạch trần. Trong hệ thống của công ty dự trữ lương thực Hà Nam,Trung Quốc, từng công bố có 110 “con chuột lớn” lợi dụng chính sách thu mua lương thực của quốc gia tiến hành mua sạch bán sạch toàn bộ lương thực. Có người hiểu rõ nội tình nói rằng rất nhiều kho lương thực đều chỉ là cái vỏ trống rỗng mà thôi.
Trong vài năm qua, mỗi khi Nội các chính phủ ĐCSTQ đưa ra thông báo kiểm tra kho lương quốc gia, kho lương các nơi trên cả nước đều sẽ lần lượt bốc cháy.
Vào ngày 5/7, có cư dân mạng tiết lộ rằng lại một làn sóng đốt kho lương đã bắt đầu! Mấy ngày gần đây, kho lương thực lớn ở Thượng Hải, Hà Nam và Quý Châu lần lượt bốc cháy! Nguyên nhân trong đó thật khiến người ta phải suy nghĩ!
Có cư dân mạng cho biết: Ngay khi tiếng nói kiểm tra kho lương vừa dứt, liền phát sinh một loạt kỳ án “rồng lửa đốt kho lương”. Tất cả đều là do kho lương địa phương vốn đã trống rỗng từ lâu, bè lũ tham quan địa phương để ngăn chặn hành vi tham ô bị bại lộ, nên đã phóng hỏa thiêu rụi kho lương. Vậy nên chính phủ tốt nhất đừng điều tra thêm nữa, nếu điều tra tiếp nữa thì e rằng tất cả kho lương đều sẽ bị thiêu rụi sạch, khiến bao nhiêu người sẽ phải chết đói.
https://twitter.com/i/status/1279772822215294976
ĐCSTQ khẩn cấp điều binh chuẩn bị lương thực
Gần đây, ĐCSTQ đã yêu cầu nông dân các nơi “trở lại làm ruộng đảm bảo lương thực”, điều này cho thấy tính nghiêm trọng của khủng hoảng lương thực.
Được biết, Sở Nông nghiệp và Nông thôn thành phố Thành Đô gần đây ban hành văn kiện, khuyến khích dân làng giải phóng mặt bằng vườn cây ăn quả và vườn ươm giống cây rừng để trồng lại lúa nước, họ hứa sẽ bồi thường cho mỗi hộ dân 3.000 Nhân dân tệ/mẫu đất để trồng lúa.
Nông dân địa phương cho biết, các vườn cây ăn trái và vườn hoa ở Thành Đô từng rất phát triển, và ngay cả hiện nay, lợi ích của việc trồng cây ăn quả và cây giống cảnh quan vẫn cao hơn rất nhiều, thậm chí cao gấp hàng chục lần so với việc trồng ngũ cốc. Nhưng lần này chính phủ lại bồi thường số tiền lớn như vậy cho việc giải phóng mặt bằng để trồng các cây lương thực chính mà lại cho hiệu suất cực kỳ kém, điều này có nghĩa là kho dự trữ lương thực quốc gia đang trong khủng hoảng.
Sở Nông nghiệp và Nông thôn thành phố Thành Đô nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng nhiệm vụ “hoàn lại đất canh tác bảo đảm lương thực” mang tính toàn quốc, hiện đang trong giai đoạn điều tra, dữ liệu vẫn chưa được tổng hợp đầy đủ, vậy nên diện tích giải phóng mặt bằng thực tế và khoản tiền cần thiết để bồi thường vẫn chưa được chính quyền thành phố phê duyệt.
Ngoài Tứ Xuyên ra, ông Phương, một quan chức cơ sở ở thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, cũng nói với Đài Á Châu Tự do rằng thành phố Hiếu Cảm cũng yêu cầu khuyến khích dân làng trồng lúa và hứa sẽ trợ cấp 150 Nhân dân tệ cho mỗi một mẫu đất trồng cây lương thực chính. Ông Phương nói rằng, chính phủ cũng sợ sẽ lặp lại thảm cảnh Nạn đói lớn năm 1959. Năm nay, việc trồng cây lương thực rất được coi trọng, cày ruộng lại còn được thưởng, khoảng 150 Nhân dân tệ/mẫu. Mặc dù vậy, nó vẫn bị bỏ hoang. Ngành nông nghiệp ở Trung Quốc quả thật mệt mỏi, lợi ích của nhóm người làm nông bị tổn hại nghiêm trọng nhất”. Nhưng ông tiết lộ rằng, do thâm hụt nghiêm trọng giữa vốn đầu tư và lợi nhuận thu được trong việc cày cấy, nên dù có một khoản bồi thường nhỏ, nhiều người cũng thà bỏ hoang.
Ông Trần đến từ Trùng Khánh cũng xác nhận rằng: Hiện nay nhiều cuộc khủng hoảng đang nổ ra cùng một lúc, tình hình chính trị đang rất hỗn loạn. Chính quyền Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu lương thực của Hoa Kỳ, tuy nhiên dự trữ lương thực của Trung Quốc lại xuất hiện lỗ hổng. Điều này khiến các quan chức rất lo ngại về vấn đề an ninh lương thực, bởi vì chừng nào người dân Trung Quốc còn có đồ để ăn thì nghịch cảnh nào họ cũng chịu đựng được, nhưng một khi nguồn lương thực bị cắt đứt, tất cả các phương thức duy trì sự ổn định đều sẽ thất bại.
Ông Trần nói: Một mặt, chính quyền đang cố gắng đẩy mạnh việc trồng lại cây lương thực chủ lực với chi phí bồi thường rất lớn, nhưng mặt khác, họ lại điều động quân đội quy mô lớn đến cao nguyên phía tây bắc, đặt quân dự bị địa phương dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Quân Ủy. Chính quyền thậm chí còn cao giọng tuyên truyền phát triển các tổ chức dân binh để khoe khoang sức mạnh quân sự. Những điều này khiến mọi người lo lắng rằng đường lối bế quan tỏa cảng “chuẩn bị chiến tranh, nạn đói đến gần” của mấy chục năm trước đang được lặp lại.
Theo Li Quan, NTDTV.com
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trong-khi-bac-kinh-khan-truong-ung-pho-tinh-trang-thieu-hut-luong-thuc-thi-nhieu-kho-luong-boc-chay-mot-cach-ky-la.html

Tập Cận Bình đang ngồi trên miệng núi lửa

Dịch bệnh ở Trung Quốc đang bùng phát trở lại, cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng thấy và cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái khác nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên rõ ràng hơn. Từ Trạch Vinh – một “Hồng nhị đại” (hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ) đã nói rằng, Tập Cận Bình đang ngồi trên miệng núi lửa và có người đang ủ mưu để lật đổ Tập Cận Bình.
Dịch bệnh ở Trung Quốc đang bùng phát nghiêm trọng và cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ cũng vô cùng căng thẳng.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Vision Times” ở Hồng Kông, Từ Trạch Vinh, một Hồng nhị đại, tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học Oxford, và là một học giả quân sự lịch sử đã nói rằng, nhiều Hồng nhị đại đã không hài lòng với chế độ độc tài của Tập Cận Bình. Sự bất mãn của Hồng nhị đại với Tập Cận Bình đã tích lũy trong bốn hoặc năm năm, “ngọn núi lửa âm ỉ trong một thời gian dài rồi cũng sẽ tuôn trào”.
Vì điều này mà Nhậm Chí Cường – một Hồng nhị đại và là một nhà bất động sản nổi tiếng ở Trung Quốc đã viết một bài báo công kích Tập Cận Bình, lời lẽ của bài báo khá gay gắt. Các Hồng Nhị Đại cũng như dư luận đã bàn tán những điều tương tự. Từ Trạch Vinh nói rằng, bức thư ngỏ của Hồng nhị đại Trần Bình và bài viết này của Nhậm Chí Cường là những điểm sáng.
Từ Trạch Vinh tiết lộ rằng, đặc biệt là những Hồng nhị đại đã sinh sống và học tập ở phương Tây, nhưng không phải là tất cả các Hồng Nhị Đại hay phần tử trí thức đều không hài lòng đến mức muốn lật đổ chính phủ, vì nhiều người trong số họ sống phụ thuộc vào mức lương cao của chính phủ, chẳng hạn như cấp Cục trưởng nhận hơn 10.000 nhân dân tệ lương hưu mỗi tháng, mức lương của các giáo sư đại học cũng rất cao. Những mức lương cao này được sử dụng để mua chuộc lòng người.
Từ Trạch Vinh cho rằng, phe chống Tập không hài lòng với việc Tập Cận Bình chặn đường cải cách, điều quan trọng hơn là không có sự “chia đều lợi ích “, nghĩa là Tập không màng đến Hồng nhị đại.
Ông nói rằng, thông qua Internet ông nhận thấy các Hồng nhị đại ở Hoa Kỳ đang yêu cầu Hoa Kỳ hợp tác để lật đổ Tập Cận Bình. Việc sử dụng quân đội để lật đổ Tập Cận Bình gần như là không thể. Họ áp dụng chiến thuật mà Brezhnev đã dùng để lật đổ Khrushchev, đó là tiến hành các cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng v.v.
Khrushchev đã sử dụng quân đội khi lật đổ Malenkov vào những năm 1950. Là người đứng đầu quân đội, Zhukov đã ra lệnh cho các máy bay quân sự chở tất cả Ủy viên Trung ương trên toàn quốc đến
Moscow để họp. Cả hai lần đều được coi là “đảo chính cung đình”, đã có tiền lệ trong phong trào cộng sản quốc tế.
Từ Trạch Vinh phân tích rằng, Hồng nhị đại muốn sử dụng các phương thức hợp pháp. Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các cuộc họp quan trọng của ĐCSTQ đều là một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị Trung ương, các tư lệnh quân đoàn đều tham dự. Các Hồng nhị đại đang bắt chước phương pháp này.
Ông nói rằng, mặc dù Tập Cận Bình đã đề bạt nhiều tướng quân đội, một người có chí lớn nhưng tài năng hạn hẹp như Tập khó thu phục được các tướng. Việc các tướng có tuân theo Tập hay cứu ông khi gặp nạn hay không còn là một ẩn số.
Từ Trạch Vinh dự đoán rằng, có một mức độ đồng thuận nhất định giữa các cán bộ cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm cả những quan chức đã nghỉ hưu ở cấp Phó quốc trở lên. Họ có thể không nhất thiết phải sử dụng quân đội, nhưng chỉ cần khi Tập ra lệnh cho họ, họ không thực hiện, điều này đồng nghĩa với việc sử dụng quân đội.
Ông lấy cuộc chính biến của Yeltsin làm ví dụ. Vào thời điểm đó, quân đội và xe tăng đã đến trước cửa quốc hội, xếp hàng và chĩa họng pháo bên ngoài. Quân đội không đến để tấn công, mà là để bảo vệ quốc hội. Trung đoàn trưởng đã nói với Yeltsin: “Chúng tôi ở đây để bảo vệ chế độ chính quyền nhân dân.”
Từ Trạch Vinh cho rằng, Hồng nhị đại đã liên lạc với Mỹ và cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận của người Mỹ. Nếu không thể sử dụng quân đội trong nước, cách duy nhất là dựa vào Hoa Kỳ. Nếu Tập Cận Bình sử dụng binh biến để bắt giữ các Hồng nhị đại và phe phái chống lại mình, một khi ông ta thất bại, Tập sẽ có kết cục thảm hại. Nếu Tập bị lật đổ mà không có cuộc nổi loạn nào được phát động,  có thể vẫn giữ được một chức vụ thấp hơn, sự an toàn của ông ta và gia đình cũng sẽ được đảm bảo.
Đảng Cộng sản Liên Xô đã từng làm như vậy. Malenkov trở thành người đứng đầu một nhà máy thủy điện, Khrushchev được cho nghỉ hưu. Từ Trạch Vinh chỉ ra rằng, sau khi Gorbachev nghỉ hưu, nhưng khi ông muốn cải cách, Bộ trưởng quốc phòng Yazov đã phát động một cuộc đảo chính trong một tuần, sau đó trao trả lại chính quyền.
Từ Trạch Vinh mô tả tình hình hiện tại ở Trung Quốc như một ngọn núi lửa sắp phun trào. Tập Cận Bình dùng xi măng để lấp lại nhưng không thể được.
Ví dụ, trong thời kỳ Đảng Cộng sản Liên Xô, từ chức theo cách của Ceausescu có thể giữ được mạng sống; Khrushchev không giết ai khi lật đổ Malenkov, Brezhnev không giết khi lật đổ Khrushchev; Yazov không giết khi lật đổ Gorbachev; Yeltsin chỉ vào Gorbachev và yêu cầu ông ta trao quyền lực. Mặc dù thái độ của ông ta rất tàn bạo, ông ta không giết ai cả.
Từ Trạch Vinh tin rằng, Hồng Nhị Đại của Trung Quốc và một số trí thức theo đuổi dân chủ nên làm như vậy sau khi họ đã đạt được sự đồng thuận.
Ông nói rằng, khi tham chiếu lại lịch sử, mỗi khi nông dân nổi dậy hoặc quý tộc khởi xướng một cuộc “đảo chính cung đình” để lật đổ vương triều, đó là bởi vì những người cầm quyền bất tài và bạo lực. Phương Đông hay phương Tây đều giống nhau, nhưng phương Tây đang dần tiến tới nền dân chủ. Từ Trạch Vinh nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa hợp hiến dân chủ là cách duy nhất để làm cho đất nước giàu có và thịnh vượng.
Trong 5 năm đầu tiên của chính quyền Tập Cận Bình, dùng tham nhũng để làm tan rã phe Giang Trạch Dân, tiêu diệt hệ thống chính trị phe Giang. Để giải quyết những khó khăn kinh tế, Tập đã liên tục dọn dẹp các nhóm lợi ích do giới quyền quý của ĐCSTQ kiểm soát. Cuộc đấu tranh nội bộ tàn khốc và cuộc đấu tranh giành quyền lực và lợi ích đã dẫn đến sự chia rẽ liên tục của ĐCSTQ, và ngay cả Hồng nhị đại cũng bị chia rẽ công khai.
Đặc biệt, sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính quyền đã che giấu sự thật, khiến virus này tàn phá thế giới và gây thiệt hại khôn lường về tính mạng và tài sản cho nhiều quốc gia khác nhau. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng yêu cầu ĐCSTQ nhận trách nhiệm và bồi thường. Dịch bệnh trong nước hết lần này đến lần khác bùng phát, cuộc khủng hoảng kinh tế đã nghiêm trọng chưa từng thấy, dẫn đến mâu thuẫn giữa các phe phái của ĐCSTQ ngày càng gia tăng. Phe phản Tập, chống Tập ngày càng nổi lên, các Hồng nhị đại cũng tham gia vào trong đó.
Trước kỳ họp Lưỡng hội, một bức thư ngỏ của “Đặng Phác Phương” viết cho Đại biểu của Lưỡng hội đã được lưu hành trên Internet. Thư ngỏ nêu ra 15 câu hỏi, tất cả đều là câu hỏi và cảnh báo nhắm vào Tập Cận Bình.
Một số người cho rằng, bức thư này là sự tiếp nối với lá thư chống Tập do Hồng nhị đại Trần Bình chuyển tiếp. Trong bức thư, Trần Bình kêu gọi mở một cuộc họp mở rộng khẩn cấp của Bộ Chính trị ĐCSTQ để thảo luận về việc ông Tập Cận Bình có còn phù hợp để tiếp tục làm lãnh đạo quốc gia hay không.
Vào đầu tháng 6, Thái Hà, cựu giáo sư của trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, trong một cuộc hội đàm đã chỉ trích các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ là “một đám xã hội đen” và khẳng định rằng “Đảng này đã là một thây ma chính trị”, có thể sẽ có một sự sụp đổ về kinh tế vào cuối năm hoặc đầu năm tới. Thái Hà tin rằng, chỉ có thay người lãnh đạo thì Trung Quốc mới có hy vọng.
Tuy nhiên, Lý Nguyên Hoa, nguyên phó giáo sư của Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh biểu thị, không ai dám đặt hy vọng vào Đảng cầm quyền này, lối thoát duy nhất là giải thể. Sau khi giải thể, Trung Quốc là một xã hội bình thường, cũng giống như các nước phương Tây khác,  có nền dân chủ, hệ thống luật pháp, các giá trị phổ quát, v.v. Nhưng chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại thì những điều này sẽ không thể thực hiện được.
http://biendong.net/bi-n-nong/35660-tap-can-binh-dang-ngoi-tren-mieng-nui-lua.html

Lý Khắc Cường lại ‘tiết lộ’ bằng chứng mới

về thực trạng đáng lo của kinh tế Trung Quốc

Phụng Minh
Những động thái của ông Lý thời gian gần đây vốn không hề dễ thấy trong cách thông tin ra công chúng của các quan chức Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gần đây đã thấy nhiều nhà máy bỏ không trong quá trình kiểm tra tại Quý Châu, ông kiến nghị chính quyền địa phương có thể tuyển dụng thêm lao động nhập cư. Một số phương tiện truyền thông Đài Loan bình luận rằng Lý Khắc Cường dường như xác nhận rằng nhiều ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc vẫn đình trệ, và một lần nữa làm rò rỉ bí mật về tình hình vô cùng gay go của nền kinh tế Trung Quốc. Theo thực tế từ những gì ông Lý Khắc Cường liên tục tiết lộ, liệu Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu được lặp đi lặp lại của Tập Cận Bình về xóa đói giảm nghèo toàn diện và một xã hội khá giả trong năm 2020?
Theo báo cáo chính thức từ Trung Quốc, Lý Khắc Cường đã đi thăm Đồng Nhân, Quý Châu vào ngày 6/7 và thấy nhiều nhà máy bỏ hoang trên đường đi. Ông Lý nói rằng chính quyền địa phương có thể sử dụng các nhà máy này để tiếp tục mở rộng sản xuất và “tuyển dụng thêm một số anh chị em lao động nhập cư địa phương”.
Hãng thông tấn trung ương Đài Loan bình luận rằng những nhận xét của Lý Khắc Cường đã đề cập ở trên đều khẳng định rằng dây chuyền sản xuất trong nước đang bị đình trệ, và cũng phản ánh tình hình hiện tại rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn cần được thúc đẩy mạnh mẽ sau đại dịch.
Nói cách khác, nhận xét của Lý Khắc Cường một lần nữa làm rò rỉ bí mật của nền kinh tế Trung Quốc: Sau tác động của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, triển vọng kinh tế của Trung Quốc không chỉ được cải thiện mà còn trở nên u ám hơn rất nhiều.
Gần đây, Vụ Tổ chức, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục, Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra “Thông báo về Hướng dẫn và Khuyến khích sinh viên mới tốt nghiệp tới làm việc và khởi nghiệp ở nông thôn”, công bố trợ giúp bọn họ có việc làm, cũng như thúc đẩy việc kiến thiết xây dựng, nâng cao năng lực lao động ở nông thôn.
Nhưng nhiều người đã chế giễu rằng nó nghe như một phiên bản của những người trẻ trí thức đã lên núi và về nông thôn trong Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960. Quy mô của quân đội thất nghiệp của Trung Quốc là đáng kinh ngạc, và các yếu tố khác cũng dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu việc làm. Các biện pháp của chính quyền Bắc Kinh có thể hiệu quả như thế nào?
Là thủ tướng của ĐCSTQ, Lý Khắc Cường phải trực tiếp chịu áp lực của khủng hoảng kinh tế, nhưng tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình và Vương Hộ Ninh – người chịu trách nhiệm tuyên truyền, sẽ không nghĩ như vậy.
Vào ngày 28/5 năm nay, Lý Khắc Cường cho biết trong cuộc họp báo tại lễ bế mạc Lưỡng hội rằng thu nhập bình quân đầu người hiện tại của Trung Quốc là 30.000 nhân dân tệ, nhưng “600 triệu người kiếm được 1.000 nhân dân tệ mỗi tháng (khoảng 3,3 triệu VND)”. “1.000 nhân dân tệ trong một thành phố cỡ trung bình, có thể khó thuê một căn nhà”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số người có thể trở lại nghèo đói, “nhiệm vụ thoát nghèo thậm chí còn nặng nề hơn”.
Con số mà ông Lý đưa ra rất khác so với số liệu thống kê mà ĐCSTQ đã tuyên truyền trong quá khứ. Tháng 1 năm nay, truyền thông chính thức của ĐCSTQ tuyên bố rằng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2019 sẽ vượt quá 10.000 USD. Vào cuối tháng 4, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng
Trung ương ĐCSTQ đã phát hành một bài báo trên tờ Tài chính Trung Quốc, nói rằng các hộ gia đình đô thị của Trung Quốc có tổng tài sản bình quân là 3.179 triệu nhân dân tệ và trung bình mỗi hộ gia đình có căn hộ 1,5 phòng, 40% là có căn hộ 2 phòng.
Đáp lại, nhiều người bình luận: “Tôi cảm thấy Thủ tướng mới là đang nói sự thật”.
Nhiều nhà quan sát tin rằng Lý Khắc Cường trực tiếp tạt nước lạnh vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Tập Cận Bình. Học giả chính trị Trung Quốc Ngô Cường đã phân tích trên truyền thông nước ngoài rằng Lý Khắc Cường đang giải mã sự thất bại của chính sách xóa đói giảm nghèo trong 8 năm qua.
Ngoài ra, sau khi Lý Khắc Cường công khai ca ngợi “một thành phố ở phía tây” vì đã tăng thêm 100.000 người có việc làm chỉ trong 1 đêm bằng những “quầy hàng trên đường phố” tại cuộc họp báo cuối tháng 5, các địa phương trên cả nước đã lập tức triển khai phong trào “nở hoa các quầy hàng đường phố”. Tuy nhiên, Ban Tuyên giáo Trung ương do Vương Hộ Ninh kiểm soát sau đó đã ra lệnh phong tỏa các thông tin liên quan. Một thân tín của Tập Cận Bình là Thái Kỳ, đã phản đối việc Bắc Kinh, và Thâm Quyến ngay lập tức làm theo lời ông Lý. Việc này, trực tiếp làm mất mặt Lý Khắc Cường, đây cũng là sự tình hiếm thấy.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/ly-khac-cuong-lai-tiet-lo-bang-chung-moi-ve-thuc-trang-dang-lo-cua-kinh-te-trung-quoc.html

Hứa Chương Nhuận, một trong những tiếng nói cuối

chống Tập Cận Bình

Thụy My
Libération hôm nay 07/07/2020 cho biết « Trung Quốc bắt khuôn mặt đối lập Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) », Le Figaro nhận xét « Tập Cận Bình dập tắt tiếng nói của người tố cáo chủ nghĩa toàn trị của ông ta ».
Ngay từ sáng sớm hôm qua, đông đảo công an đã bao vây khu nhà ở ngoại ô Bắc Kinh, khoảng 20 an ninh và 10 xe cảnh sát được huy động để bắt giáo sư Hứa Chương Nhuận, nhà trí thức 57 tuổi là tiếng nói quan trọng phản đối Tập Cận Bình trong hai năm qua. Máy tính và tài liệu cá nhân của ông bị tịch thu.
Le Figaro dẫn lời một người thân cho biết công an nói với vợ ông lý do bắt vì « quan hệ với gái mại dâm ». Điều mỉa mai là chính giáo sư từ năm 2018 đã tố cáo trò bẩn của an ninh, dùng lý lẽ này để bôi nhọ người đấu tranh.
Hứa Chương Nhuận biết mình đã bị theo dõi chặt chẽ từ tháng Hai, ông treo hẳn một túi xách với đồ dùng cá nhân ở gần cửa để sẵn sàng cho ngày bị bắt. Trong bài « Cảnh báo virus : Khi cơn giận vượt lên nỗi sợ » về vụ Lý Văn Lượng, ông đã viết rằng mình sẽ bị trả thù, đây có thể là bài viết cuối cùng.
Tuy vậy tháng trước ông còn đăng được một bài nữa, tố cáo sự mù quáng của các lãnh đạo đảng trong khi người dân phải chịu đựng « hết thảm họa này đến thảm họa khác » : sau khủng hoảng dịch tễ là thất nghiệp, nạn lụt ở miền nam Trung Quốc làm hàng trăm người chết và mất tích…Giáo sư cho rằng « Trung Quốc phải nhìn nhận các sai lầm trong xử lý dịch bệnh ».
Nhưng gây chấn động nhất là vào mùa hè 2018 : trong một lá thư đăng trên mạng xã hội, được lan truyền rộng rãi bất chấp kiểm duyệt, ông tố cáo « Sau 40 năm cải cách, bỗng chốc chúng ta lại quay lại với chế độ cũ ». Trước đó vài tháng, Tập Cận Bình đã hủy bỏ giới hạn trong Hiến Pháp để có thể trở thành chủ tịch trọn đời. Bài viết này đã khiến Hứa Chương Nhuận bị mất chức giáo sư của trường đại học danh giá Thanh Hoa, và bị điều tra.
Đàn áp tăng nhanh từ khi dịch bệnh phát khởi. Có ít nhất bốn nhà báo độc lập đi điều tra tại Vũ Hán đã bị bắt giam ở những nơi bí mật. Tháng Tư, đại gia địa ốc Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) bị điều tra vì so sánh Tập Cận Bình với « tên hề ». Việc công bố cách đây vài ngày những bài viết của Hứa Chương Nhuận bằng tiếng Anh trên các trang web phương Tây có thể đã định đoạt số phận của ông. Một người thân cho biết : « Trước khi đăng, dù đã bị đe dọa nhưng ông bất chấp, có lẽ vì thế mà ông bị bắt ».
Từ sau cái chết của giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), qua đời trong cảnh tù tội năm 2017, Hứa Chương Nhuận là một trong những tiếng nói cuối cùng đòi hỏi cải cách chính trị, tố cáo sự độc tài của Tập Cận Bình và sự trở lại của nạn sùng bái lãnh tụ thời Mao. Bằng ngôn ngữ ẩn dụ với nhiều điển
tích, vị giáo sư báo động « ông ta hủy hoại cuộc sống của người dân, của giới trí thức và gieo rắc tai họa cho thế giới ».
Giáo sư Hứa Chương Nhuận bị bắt vào lúc sắp đến ngày kỷ niệm 5 năm vụ đàn áp ngày 09/07/2015, hàng trăm luật sư bị câu lưu, trong đó có những người như Tạ Dương (Xie Yang), chỉ vì kể lại các vụ tra tấn dân oan mất đất tại các địa điểm thẩm vấn bí mật. Luật sư này thậm chí không đặt vấn đề độc tài đảng trị, mà chỉ kêu gọi một hệ thống tư pháp công bằng hơn.
« Tập hoàng đế đưa chúng ta trở về một thời kỳ u ám của sợ hãi và tước đoạt » – Hứa Chương Nhuận đã cảnh báo từ nhiều năm qua.
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200707-h%E1%BB%A9a-ch%C6%B0%C6%A1ng-nhu%E1%BA%ADn-m%E1%BB%99t-trong-nh%E1%BB%AFng-ti%E1%BA%BFng-n%C3%B3i-cu%E1%BB%91i-ch%E1%BB%91ng-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh

TQ tập trận đồng thời ở 3 vùng biển châu Á

Trung Quốc tiến hành cùng lúc 3 cuộc tập trận ở 3 vùng biển châu Á gồm Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải, trong bối cảnh Bắc Kinh đối mặt nhiều chỉ trích về sự bành trướng ảnh hưởng trên biển.
Hãng tin Nikkei Asian Review của Nhật Bản đưa tin ngày 6/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngang nhiên gọi các vùng biển này là “3 mặt trận chính”.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CTV đăng tải hình ảnh cho thấy một tàu khu trục mang tên lửa và hai trực thăng của Trung Quốc diễn tập bắt giữ các tàu “lạ” ở vùng biển Hoa Đông. Cuộc tập trận này bị cho là được thiết kế cho các vùng biển gần Đài Loan và quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) tranh chấp với Nhật Bản.
Quân đội Trung Quốc cũng tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông và Hoàng Hải. Trong thời gian tập trận, Bắc Kinh đã ngang ngược cấm các tàu thuyền dân sự đi vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1-5/7. Dư luận quốc tế đã chỉ trích hành động “cực kỳ khiêu khích” này của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở Biển Đông có sự tham gia của hai biên đội tàu do tàu sân bay USS Nimitz và the USS Ronald Reagan dẫn đầu. Một máy bay B-52 của Mỹ cất cánh từ Mỹ cũng tham gia cuộc tập trận này. Động thái này của Washington được cho là nhằm phát đi thông điệp cứng rắn với Bắc Kinh.
Việc quân đội Trung Quốc và Mỹ tập trận ở cùng một khu vực hiếm khi xảy ra, cho thấy căng thẳng ngày càng leo thang ở vùng biển này. “Giới chức Trung Quốc ngày càng lo ngại về căng thẳng leo thang với các nước như Mỹ, Ấn Độ”, Nikkei Asia Review dẫn một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tháng trước đã tới thăm một căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii và hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Tuy nhiên, hai bên đạt được ít tiến triển trong việc cải thiện quan hệ song phương.
Căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục leo thang sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia gây tranh cãi áp dụng với cả đặc khu Hong Kong. Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép Washington trừng phạt các quan chức Trung Quốc và cả các định chế tài chính bị cho là liên quan đến luật an ninh làm suy yếu cơ chế “một quốc gia, hai chế độ” dành cho Hong Kong.
Bắc Kinh gia tăng các hoạt động trên biển kể từ tháng 3 sau khi qua Trung Quốc qua đỉnh dịch Covid-19 trong khi các nước trong khu vực vẫn bận đối phó với đại dịch. Tàu Trung Quốc bị cáo buộc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, hay đối đầu với tàu của Indonesia và Malaysia.
Giới chuyên gia nói rằng, Bắc Kinh đã lập ra một biên đội gồm cả tàu hải cảnh và tàu đánh có có thể triển khai ở Biển Đông để có thể ngang ngược quấy rối tàu của nước ngoài ở các khu vực nhạy cảm bất cứ lúc nào. Bắc Kinh từng nhiều lần bị lên án vì các hành động gây hấn với các tàu nước ngoài ở Biển Đông, chủ yếu là với tàu của Việt Nam, Philippines và cả của Malaysia và Indonesia.
Theo các chuyên gia, việc Bắc Kinh gia tăng các hành động hung hăng ở khu vực gần đây một phần là do đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, làm xấu đi hơn nữa hình ảnh của Bắc Kinh. Do tác động của Covid-19, GDP quý I của Trung Quốc tăng trưởng âm 6,8%, đánh dấu quý tăng trưởng âm đầu tiên trong gần 30 năm.
http://biendong.net/bi-n-nong/35668-tq-tap-tran-dong-thoi-o-3-vung-bien-chau-a.html

Người dân TQ đã bị

tuyên truyền lừa dối trong suốt 70 năm

70 năm đã trôi qua nhưng vẫn không có mấy người Trung Quốc có thể biết được sự thật về cuộc chiến tranh kháng Nhật vào năm đó. Vì để duy trì ổn định và bảo vệ chính quyền mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tuyên truyền lừa dối để che đậy sự thật về cuộc chiến này.
Suốt 70 năm qua, các phương tiện truyền thông và sách giáo khoa chính thống của ĐCSTQ chưa từng đề cập đến
cuộc chiến tranh kháng Nhật và các sự kiện đáng nhớ khác của lịch sử Trung Hoa
Chúng ta không thể luôn luôn sống trong sự lừa dối. Chính trị là vô tình, thậm chí tàn nhẫn. Cơ quan ngôn luận cứng nhắc, không linh hoạt, thậm chí là tê liệt, và đôi khi không đưa ra được lời lẽ công bằng và khách quan.
Bảy mươi năm đã trôi qua, đã đến lúc để người dân Trung Quốc biết được một số sự thật về cuộc chiến này:
Tư lệnh tối cao của chiến khu Trung Quốc trong Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai là Tưởng Giới Thạch.
Trận chiến có chiến tuyến dài nhất trong kháng chiến chống Nhật là trận quyết chiến Vũ Hán. Một số người Trung Quốc biết rằng tại Vũ Hán đã diễn ra một trận không chiến chỉ xếp sau trận không chiến Luân Đôn giữa Anh và Đức. Một số người Trung Quốc biết rằng bà Tống Mỹ Linh (phu nhân của Tưởng Giới Thạch) đã xông pha tới tiền tuyến Vũ Hán năm lần để khuyến khích tinh thần của các sĩ quan và binh sĩ, bà suýt nữa thì bị quân Nhật giết chết.
Mọi người đều biết đến cuốn “Luận trì cửu chiến” của Mao Trạch Đông, nhưng không biết rằng nhiều người đã đề xuất các lý thuyết tương tự trước đây, bao gồm cả Tưởng Giới Thạch (1931) và Tưởng Bách Lý (1936), sau đó Mao lấy làm mẫu và cải tiến thêm (1938).
Bảy mươi năm đã trôi qua, và có lẽ người Trung Quốc chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về lý do tại sao một nhà lãnh tụ cốt cán trong thời gian kháng chiến ngoài cuốn “Luận trì cửu chiến” và vài lần phát biểu ra thì không hề có bất kỳ một động thái nào khác. Ông ta chưa bao giờ xuất hiện trên tiền tuyến trong kháng chiến chống Nhật, chưa bao giờ trực tiếp hay gián tiếp chỉ đạo một trận chiến chống Nhật Bản? (thể hiện bằng hành động tốt hơn là chỉ nói lời hoa mỹ).
Trương Linh Phủ, người mang tội ác chồng chất trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình, là một anh hùng của cuộc Kháng chiến. Trong trận chiến Vũ Hán, ông đã lãnh đạo đội Cảm tử đi theo đường mòn, giành được Trương Cổ Phong vào ban đêm, lập công lớn trong việc giúp Quốc quân (Quân đội Trung Hoa Dân Quốc) ngăn chặn thành công quân đội Nhật Bản. Trương Linh Phủ cũng bị thương một chân trong cuộc kháng chiến.
Một số người Trung Quốc đã đưa ra sự hoài nghi như sau: Các tướng lĩnh của nước Cộng hòa được trao quân hàm vào năm 1955 có ít kinh nghiệm trong cuộc chiến kháng chiến. Còn hầu như tất cả các tướng lĩnh cấp cao của Quốc dân Đảng ai ai cũng đã từng bôn ba đụng độ với quân Nhật Bản.
Bảy mươi năm đã trôi qua, các phương tiện truyền thông và sách giáo khoa chính thống trên Đại Lục chưa giới thiệu đầy đủ tất cả các chiến dịch trong Chiến tranh kháng Nhật, và thậm chí ngay cả những sự kiện đáng nhớ nhất cũng không hề được ghi chép.
Tại sao Đảng Cộng sản chỉ tuyên truyền về cuộc xâm lược của quân Nhật vào ngày 18/9, chứ không tuyên truyền về sự kiện Nhật Bản đã đầu hàng vào ngày 15/8, không cho người dân xem thư đầu hàng của Nhật. Lẽ nào trong văn bản nhiều lần xuất hiện nội dung sau: Hải quân, Không quân và các lực lượng phụ trợ của quân đội Nhật Bản, đã đầu hàng Chủ tịch Tưởng Giới Thạch. Hoặc vì trên thư đầu hàng có ghi rằng: Tưởng Trung Chính (Tưởng Giới Thạch) thượng tướng đặc cấp thống soái tối cao chiến khu Trung Quốc đặc biệt cử thượng tướng Hà Ứng Khâm làm đại diện cho Lục quân.
Tưởng Giới Thạch đã sử dụng 700.000 Quốc quân để phát động trận chiến Thượng Hải. Trong trận chiến, Không quân Quốc quân đã ném bom phá hủy bộ tư lệnh của Hải quân Lục chiến Nhật Bản và đánh chìm hạm đội 3 của Hải quân Nhật Bản.
Lục quân Quốc quân đã ban hành 5 lệnh động viên để bổ sung thiệt hại chiến tranh, và hơn một nửa số sĩ quan cao cấp từ cấp trung đoàn trở lên đã bỏ mạng. Trận Thượng Hải đã thất bại trong việc ngăn chặn quân Nhật chiếm Thượng Hải, nhưng nó đã thay đổi việc triển khai chiến lược của quân đội Nhật Bản trên chiến trường Trung Quốc, và trì hoãn được khoảng 3 tháng để tư bản Thượng Hải di dời về phương Tây.
Điều ấn tượng nhất đối với người nước ngoài không phải là Tân Tứ Quân (lực lượng vũ trang cách mạng do ĐCSTQ lãnh đạo), mà là Tân Nhất Quân của Tôn Lập Nhân (tướng lĩnh Trung Hoa Dân quốc). Tân
Nhất Quân viễn chinh đến Miến Điện (Myanmar), đã đánh đổi 17.000 binh lính thương vong để bắn chết và làm bị thương 109.000 quân Nhật.
Lý Hướng Dương và quân du kích của ông ta là hư cấu, và đội quân thực sự khiến quân đội Nhật Bản sợ hãi là đội Cảnh vệ Chủ tịch của Quốc quân. Quân đội này sử dụng thiết bị của Đức, thậm chí có cả sĩ quan huấn luyện người Đức đích thân hướng dẫn.
Ở Vũ Hoa Đài, Nam Kinh, hai tiểu đoàn của đội Cảnh vệ chủ tịch đã đánh bại một sư đoàn hạng A của quân đội Nhật (trong Thế chiến II, người Nhật chỉ có tổng cộng sáu sư đoàn hạng A). Trung bình, mỗi người lính phải trấn giữ một trận địa dài 25 mét, đối đầu với 50 binh sĩ của đội quân tinh nhuệ Nhật Bản, người chiến thắng vẫn là người Trung Quốc.
Trận không chiến Vũ Hán xảy ra tại Vũ Hán vào thời điểm đó chỉ đứng thứ hai sau trận không chiến của Anh. Trong trận không chiến đó, Không quân Quốc quân đã bắn hạ 78 máy bay Nhật Bản và làm nổ tung 23 tàu Nhật Bản. Vào thời điểm đó, bất cứ khi nào chuông báo động phòng không vang lên, nhiều người dân Vũ Hán không chui vào hầm để né tránh mà là trèo lên mái nhà để xem cảnh máy bay Nhật Bản bị bắn hạ.
Phải biết rằng, cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại của Trung Quốc là một trong bốn cuộc chiến chống phát xít lớn trên thế giới! Không thể áp dụng chiến tranh du kích, chiến tranh “chim sẻ”, chiến tranh địa đạo hoặc chiến tranh địa lôi là có thể dễ dàng giành chiến thắng.
Để có được chiến thắng này phải dùng binh chủng hạng nặng chiến đấu đẫm máu với kẻ thù! Trong chiến tranh, 3.211.418 sĩ quan và quân nhân Lục quân Quốc quân đã hy sinh anh dũng, bao gồm 8 thượng tướng, 41 trung tướng và 71 thiếu tướng. Không quân Quốc quân có 6.164 phi công hy sinh, 2.468 máy bay chiến đấu đã bị bắn hạ. Toàn bộ Hải quân Quốc quân đã bị thiệt mạng và tất cả các con tàu đã bị xóa sổ.
Trong một chương trình phỏng vấn kỷ niệm 60 năm Chiến tranh Kháng chiến chống Nhật Bản, CCTV đã mời mấy vị thuộc “Đội Phi hổ” đến tham gia, các lão phi công rõ ràng có chút “không nắm rõ thời cục”, họ cứ thao thao bất tuyệt kể lại năm xưa đã cùng hợp tác với chính phủ Quốc dân và Quốc quân kháng Nhật như thế nào, họ say mê hùng hồn liến thoắng, mà không quan tâm đến thể diện của Đảng.
Có lẽ là do họ nói quá nhiều, người dẫn chương trình phải chen ngang, hỏi họ lúc đó có từng nghe đến “Diêm an”, “Cộng sản Đảng” và “Mao Trạch Đông” không, các cựu chiến binh Mỹ nhất loạt lắc đầu, bầu không khí có chút khó xử. Chương trình này đã được phát sóng trên CCTV-9, ai đã từng xem chương trình ắt hẳn đều nhớ.
Tôi muốn hỏi một câu: Lẽ nào sự thật lịch sử của cuộc chiến tranh kháng Nhật thực sự khủng khiếp như vậy sao? Thực sự đe dọa đến sự ổn định của tình hình chính trị? Nếu quả thật như vậy, e rằng công tác tuyên truyền trong quá khứ của chúng ta thực sự có “vấn đề”.
Ngày nay, sau bảy mươi năm, hầu hết người dân Trung Quốc chỉ biết về Bình Hình Quan, đại chiến Bách Đoàn, cầu Lư Câu, Đài Nhi Trang và Vụ thảm sát Nam Kinh, phải biết rằng những trận chiến này là những trận chiến thứ yếu trong Chiến tranh Trung-Nhật, thậm chí còn chưa thể coi là một trận chạm trán, đụng độ.
Nếu Trung Quốc chỉ dựa vào “chiến tranh chim sẻ”, “chiến tranh địa đạo” và “chiến tranh địa lôi” để chiến đấu chống lại quân đội Nhật Bản, thì Trung Quốc làm sao có thể tham dự “Hội nghị Cairo”, đưa ra “Tuyên ngôn Potsdam”, trở thành “Bốn nước sáng lập Liên hiệp quốc”…
Điều gì làm cho chúng ta chồng chất mâu thuẫn giai cấp lên mâu thuẫn quốc gia hết lần này đến lần khác. Cái gọi là “ý thức hệ” có thể thực sự bóp méo tâm lý của người dân Trung Quốc đến mức như vậy không, mặc dù quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai vẫn có thể được cứu vãn.
Những cựu chiến binh kháng Nhật của Quốc quân cần được tôn trọng, dù đó là sự tôn trọng muộn màng. Ký ức này thuộc về họ, thuộc về đất nước này, thuộc về quốc gia này và thuộc về cả các thế hệ tương lai. Nhưng chúng ta đã bỏ lỡ, và bỏ lỡ cả cơ hội cuối cùng để bù đắp cho sự hối tiếc. Có lẽ do xuất phát từ một áp lực hoặc tâm lý nào đó mà chúng ta đang lãng quên về cuộc chiến đó, hơn nữa còn là sự quên lãng tập thể có “tổ chức” và “có chọn lọc”.
http://biendong.net/bien-dong/35665-nguoi-dan-tq-da-bi-tuyen-truyen-lua-doi-trong-suot-70-nam.html

Ấn Độ trực chiến Su-30MKI có tên lửa hành trình

tại biên giới với TQ

Không quân Ấn Độ vừa đưa các nhà báo nước này đi thị sát căn cứ ở gần biên giới với Trung Quốc. Nhiều chiến đấu cơ đã được trang bị để củng cố năng lực phòng không ở khu vực.
Trong vài tuần vừa qua, vùng biên giới Trung-Ấn tăng nhiệt sau cuộc đụng độ chết người. Trước nguy cơ quân sự từ phía Trung Quốc, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh không quân dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) dài 4.057 km.
Cụ thể, Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) đã bố trí thêm nhiều chiến đấu cơ và radar tại vùng Ladakh, đồng thời duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của các tiêm kích Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Theo NDTV, có thể thấy những chiếc Su-30MKI và MiG-2 cùng nhiều loại máy bay khác di chuyển thường xuyên khi Không quân Ấn Độ đưa các nhà báo tới quan sát sự sẵn sàng của lực lượng.
Nhiều loại máy bay vận tải của Mỹ và Nga, bao gồm C-17, C-130J, Ilyushin-76 và Antonov-32, đang được sử dụng để vận chuyển binh lính và thiết bị quân sự đến khu vực LAC.
Ngoài ra, chiến đấu cơ Apache có xuất xứ từ Mỹ cũng thường xuyên “góp mặt” trong các cuộc tập trận chung với nhiệm vụ chính là chiến đấu ở khu vực Đông Ladakh.
Căn cứ không quân đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố năng lực sẵn sàng chiến đấu của Ấn Độ tại vùng biên giới. Một trung úy của IAF nhận định: “Căn cứ này sẽ hỗ trợ mọi tình huống và hoạt động chiến đấu trong khu vực”.
Một chỉ huy không quân khẳng định: “IAF đã chuẩn bị đầy đủ cho mọi hoạt động và sẵn sàng ứng phó với nhiều thách thức. Sức mạnh không quân là khía cạnh chiến đấu quan trọng, nhất là trong tình hình hiện tại”.
http://biendong.net/bien-dong/35664-an-do-truc-chien-su-30mki-co-ten-lua-hanh-trinh-tai-bien-gioi-voi-tq.html

Ấn-Mỹ ngày càng khăng khít giữa căng thẳng với TQ

Tuần qua giữa Ấn Độ và Mỹ đã xuất hiện thêm nhiều tín hiệu “làm ấm” mối quan hệ hai bên trong bối cảnh căng thẳng biên giới Ấn-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), từ lâu Bắc Kinh luôn đề phòng trước sự ủng hộ của Washington giành cho New Delhi. Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng sự thay đổi trong mối quan hệ Ấn-Mỹ chỉ đạt được đến mức độ giới hạn.
Tuy nhiên, theo diễn biến một vài tuần trở lại đây, Mỹ và Ấn Độ đang nỗ lực khăng khít hơn dự đoán, đặc biệt là sau khi xảy ra vụ đụng độ bạo lực giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại vùng Ladakh trên dãy Himalaya.
Dẫn các nguồn tin giấu tên, tờ Indian Express ngày 5/7 cho  biết trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar 10 ngày trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ “sự ủng hộ của Washington tới New Delhi trong thời điểm khủng hoảng” . Ông Pompeo cũng cam kết Mỹ sẽ cung cấp cho Ấn Độ các thông tin tình báo về hoạt động của Trung Quốc dọc biên giới.
“Tôi không nói là Trung Quốc lo lắng trước sự ủng hộ của Mỹ giành cho Ấn Độ. Tất nhiên Trung Quốc không muốn Ấn Độ tiến gần hơn tới Mỹ. Washington có thể thích đổ thêm dầu vào lửa và ngồi xem, nhưng tôi không nghĩ Ấn Độ sẽ chịu thua trước ảnh hưởng của Mỹ”, Wang Dehua – chuyên gia về Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải – chia sẻ.
Tuy nhiên, ít nhất về mặt hành động, hai nước đã trao cho nhau những cử chỉ thân thiện trong thời gian gần đây. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump một tin nhắn chúc mừng trên Twitter nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh Mỹ ngày 4/7. Đáp lại dòng tweet của nhà lãnh đạo Ấn Độ, Tổng thống Trump đã trả lời “Cảm ơn người bạn của tôi. Nước Mỹ yêu Ấn Độ!”.
Ngày 3/7, Thủ tướng Modi đã có một chuyến thăm bất ngờ tới thung lũng Galwan – nơi 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với binh sĩ Trung Quốc hồi giữa tháng 6.
Song song với những động thái tăng cường hiện diện quân sự dọc khu vực biên giới, Ấn Độ triển khai loạt hình phạt trả đũa về kinh tế nhằm vào Trung Quốc, trong đó có lệnh cấm 59 ứng dụng điện thoại và hạn chế đầu tư từ các công ty Trung Quốc.
Mặc dù vậy, New Delhi vẫn đang chuẩn bị cho các vòng đàm phán ngoại giao với Bắc Kinh. Theo một bài viết trên báo The Hindu, Chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị một cuộc gặp giữa “cac đặc phái viên của hai nước để thảo luận về những bất đồng liên quan đến biên giới”. Lần cuối diễn ra cuộc họp mang tính chất như trên được tổ chức vào tháng 12/2019 giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval.
Theo ông Madhav Nalapat – Giáo sư địa chính trị tại Viện Đại học Manipal (Ấn Độ), Mỹ dần trở thành một đối tác đáng tin cậy hơn đối với nước này khi nói về xung đột biên giới.
“Nga tìm cách thuyết phục Ấn Độ cần kiên nhẫn và sau đó Bắc Kinh sẽ thay đổi quan điểm. Trong khi đó, Mỹ cảnh báo ngay từ đầu rằng chuyện đó sẽ không xảy ra”. Cuối tháng 5, Tổng thống Trump đề nghị đứng ra hòa giải để giảm căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
“Tại Ấn Độ, cuộc đua giành ảnh hưởng là sự cạnh tranh giữa tình bạn lâu năm với Moskva và tình bạn mới với Washington. Các sự kiện diễn ra tại biên giới kể từ tháng 5 đã thay đổi sự cân bằng này”, Giáo sư Nalapat kết luận.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35661-an-my-ngay-cang-khang-khit-giua-cang-thang-voi-tq.html

Ấn Độ có thể hợp sức thách thức TQ trên biển

Giới chuyên gia nhận định Ấn Độ có khả năng tham gia thách thức Trung Quốc trên biển sau vụ ẩu đả chết người ở biên giới gần đây.
Hải quân Ấn Độ và lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản tổ chức một cuộc diễn tập trên vùng biển Ấn Độ Dương hôm 27/6, trong khuôn khổ hoạt động của Liên minh Bộ tứ (QUAD) với hai thành viên còn lại là Mỹ và Australia.
Ấn Độ từng thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập song phương với Nhật Bản, Mỹ và Australia. Quốc gia Nam Á cho biết có thể mời Australia tham gia tập trận Malabar cùng Nhật Bản và Mỹ.
Lin Minwang, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á của Đại học Phúc Đán, nhận định mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ đã nâng lên thành liên minh ngang hàng. Trong những năm gần đây, Ấn – Mỹ đã ký một số thỏa thuận có ý nghĩa quân sự quan trọng.
Các thỏa thuận này bao gồm Bản ghi nhớ Đồng thuận Trao đổi Hậu cần, cho phép hai bên sử dụng các căn cứ hải lục không quân của nhau để sửa chữa và tiếp tế; Thỏa thuận Bảo mật và Tương thích Truyền thông, mở đường cho Mỹ bán các thiết bị quân sự nhạy cảm cho Ấn Độ; Thỏ thuận Bảo mật Thông tin Quân sự chung để chia sẻ thông tin mật. Các cuộc thảo luận khác đang được cả hai phía triển khai.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đưa ra kế hoạch cho “Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” để đảm bảo an ninh trên biển, tương tự đề xuất của Mỹ. “Mối quan tâm chiến lược của Ấn Độ đang nhằm vào Trung Quốc”, chuyên gia Lin nói.
Căng thẳng Ấn – Trung vẫn chưa hạ nhiệt sau vụ ẩu đả chết người tại biên giới khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và binh sĩ Trung Quốc cũng hứng chịu thương vong.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt, Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh nhân định hải quân Ấn Độ tham gia nỗ lực “ngăn chặn Trung Quốc” cùng Mỹ tại Biển Đông và Ấn Độ Dương. “Hải quân Ấn Độ không thể đơn độc cạnh tranh với hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) Trung Quốc. Nhưng nhờ vào liên minh với Nhật Bản hoặc Mỹ, lực lượng Ấn Độ có thể ở vị trí tốt hơn nhiều”, Lý nói. “Ấn Độ muốn thống lĩnh khu vực đó trong khi người Mỹ đối phó với Trung Quốc”.
Ấn Độ Dương nằm ở trung tâm mạng lưới vận chuyển dầu khí toàn cầu, đồng thời là tuyến giao thương quan trọng với Trung Quốc, nối liền với châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai, Con đường” nhằm thúc đẩy cơ sở hạ tầng và thương mại, trong đó gồm “con đường tơ lụa” trên biển băng qua Biển Đông và eo biển Malacca trước khi vào Ấn Độ Dương.
Hải quân Trung Quốc ngày càng tích cực hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương trong thời gian gần đây, bắt đầu với chiến dịch chống cướp biển tại vịnh Aden năm 2008. Các tàu ngầm của PLAN hoạt động trong khu vực từ năm 2013. Căn cứ nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc được mở tại Djibouti năm 2017.
Trung Quốc còn xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan, Hambantota ở Sri Lanka và Kyaukpyu ở Myanmar theo sáng kiến “Vành đai, Con Đường”. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo chúng có khả năng được sử dụng cho mục đích quân sự.
Ấn Độ xem hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, bao gồm xây dựng mạng lưới cơ sở thương mại và quân sự được biết đến với tên “chuỗi ngọc”, là mối đe dọa lớn.
Một bài báo được xuất bản trên Tàu thuyền Hiện đại, một tạp chí quân sự của Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc chuyên chế tạo chiến hạm, cho biết hiện diện của PLA tại Ấn Độ Dương là một phần của xu hướng “không thể tránh khỏi” bởi giá trị kinh tế của vùng biển này với Trung Quốc còn cao hơn Thái Bình Dương.
Ấn Độ nằm ở vị trí có thể cắt đứt các tuyến thương mại của Trung Quốc tới châu Âu. Bằng lực lượng không quân và kế hoạch mở rộng hải quân, với ba tàu sân bay, Ấn Độ có thể cạnh tranh với Trung Quốc để chiếm ưu thế trên không trên Ấn Độ Dương.
Theo Lý Kiệt, hải quân Trung Quốc cần nâng cao năng lực và tầm ảnh hưởng của mình, song cũng cần phải kiềm chế. “Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ. Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục các chuyến đi và hoạt động bình thường của mình”, Lý nói.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35657-an-do-co-the-hop-suc-thach-thuc-tq-tren-bien.html

Bhutan phản đối kịch liệt yêu sách kỳ lạ của TQ

Chính phủ Bhutan đã gửi công hàm để phản đối yêu sách từ phía Trung Quốc đòi chủ quyền đối với khu vực bảo tồn động vật hoang dã Sakteng (SWS).
Tại Hội nghị trực tuyến của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) hôm 2-3/6, Trung Quốc đã tuyên bố khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng (SWS) là lãnh thổ đang bị tranh chấp với Bhutan.
Cụ thể, khi Hội đồng GEF thảo luận về nguồn ngân sách cho SWS, đại biểu Trung Quốc phản đối với lý do khu bảo tồn nằm trong khu vực tranh chấp của Bhutan và Trung Quốc.
Tuyên bố này khiến cả hội đồng bất ngờ, song ban thư ký GEF đã bác bỏ luận điểm của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra SWS nằm trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của Bhutan.
Trong suốt buổi họp, đại diện từ phía Trung Quốc liên tục nhấn mạnh cần viết thêm vào phần chú thích của phiên làm việc là: “Trung Quốc phản đối dự án này vì dự án nằm trong khu vực tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc”.
Bhutan bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, tuyên bố khu bảo tồn Sakteng là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Bhutan và chưa từng tranh chấp với bất kỳ nước nào. Trong một công hàm gửi tới GEF, Bhutan kêu gọi hội đồng loại bỏ mọi tài liệu tham khảo về yêu sách vô căn cứ này.
Bhutan và Trung Quốc phát sinh tranh chấp biên giới từ nhiều thế kỷ trước. Song cuộc đàm phán giữa chính phủ hai nước chỉ giới hạn ở 3 khu vực tranh chấp, không bao gồm SWS.
Từ năm 1984, hai bên đã tổ chức 24 vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp chung.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35654-bhutan-phan-doi-kich-liet-yeu-sach-ky-la-cua-tq.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.