Tin khắp nơi – 05/07/2020
Sunday, July 5, 2020
2:20:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Trump thề sẽ đánh bại ‘phe tả cực đoan’
trong bài phát biểu lễ Độc Lập
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dùng bài phát biểu ngày 4/7 để quảng bá sự “thành quả” của đất nước trong việc chống lại Covid-19, mặc dù số người bị nhiễm tăng đột biến trên toàn quốc.Trước những chỉ trích cách giải quyết đại dịch của mình, ông nói Trung Quốc – nơi virus bắt nguồn – phải “chịu trách nhiệm hoàn toàn”.
Tổng thống cũng tấn công người biểu tình lật đổ tượng đài của các nhân vật lịch sử Hoa Kỳ trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc gần đây.
“Mục tiêu của họ là phá hủy,” ông tuyên bố.
Virus corona: Điều gì khiến một sự kiện ‘siêu lây lan’?
Vận động tranh cử của Trump ở Tulsa vắng hơn dự kiến
Những giá trị Mỹ và cộng đồng gốc Việt
Trong một giai điệu công kích vang vọng bài diễn văn tối thứ Sáu tại Mount Rushmore ở tiểu bang South Dakota, tổng thống cam kết đánh bại “phe cực tả, những người theo chủ nghĩa mácxít, những kẻ vô chính phủ, những kẻ kích động, những kẻ cướp bóc”.
Ông Trump phát biểu từ bãi cỏ Nhà Trắng, bên cạnh vợ Melania, trước đám đông gồm lính Mỹ và nhân viên y tế tuyến đầu.
Ca ngợi “sự sáng chói khoa học của đất nước chúng ta”, ông Trump nói rằng Hoa Kỳ “có thể sẽ có một giải pháp trị liệu hoặc vaccine trước khi năm nay kết thúc”.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo trong tháng Sáu rằng các nhà khoa học có thể không bao giờ có thể tạo ra một loại vaccine hiệu quả chống lại virus corona, nhận xét: “Ước tính là chúng ta có thể có vaccine trong vòng một năm, thậm chí nhanh hơn, nhưng chỉ nhanh hơn thế vài tháng. Đó là những gì các nhà khoa học đang nói. “
Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ có số ca tử vong và nhiễm trùng virus corona cao nhất thế giới và đã xác nhận hơn 43.000 trường hợp mắc Covid-19 mới trong 24 giờ hôm thứ Bảy. Tiểu bang Florida, nơi dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng, có 11.458 trường hợp nhiễm mới.
Tổng thống không đề cập đến gần 130.000 cái chết vì đại dịch của người dân Hoa Kỳ. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã xét nghiệm gần 40 triệu người, và thêm rằng 99% trường hợp nhiễm virus corona “hoàn toàn vô hại” – một tuyên bố mà ông không đưa ra bằng chứng.
Bài diễn văn của ông Trump được theo sau bởi màn biểu diễn của nhiều máy bay khác nhau, bao gồm máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến đấu F-35.
Một màn bắn pháo hoa khổng lồ sau đó đã được tổ chức tại Washington DC, được những khán giả tập trung tại National Mall theo dõi.
Trước bài phát biểu của ông Trump, người biểu tình Black Lives Matter đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng – nơi đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc gần đây sau khi George Floyd bị giết lúc ở trong tay cảnh sát.
Ông Trump nói gì?
Phát biểu về cuộc chiến ngăn chặn virus corona của Mỹ, tổng thống cho biết chính quyền của ông “đạt được nhiều tiến bộ” và “chiến lược của chúng tôi đang tiến triển tốt”, mặc dù số người bị nhiễm gia tăng trên toàn quốc.
Ông Trump, người phải đối mặt với cuộc tái tranh bầu cử trong năm nay dường như muốn kích hoạt giới ủng hộ bảo thủ của mình với lời kêu gọi chủ nghĩa dân tộc, cáo buộc Trung Quốc cố gắng che giấu sự bùng phát virus – một cáo buộc mà Bắc Kinh phủ nhận.
“Sự bí mật, lừa dối và che đậy của Trung Quốc đã cho phép [virus] lan rộng khắp thế giới”, ông cáo buộc.
Xây dựng kế hoạch tạo ra một “Vườn anh hùng quốc gia Mỹ” với các bức tượng của những người Mỹ nổi tiếng, ông Trump nói rằng di sản giàu có của đất nước thuộc về người dân của tất cả các chủng tộc.
“Những người yêu nước đã xây dựng đất nước chúng ta không phải là những người xấu”, ông nói. “Họ là những anh hùng.”
Hoa Kỳ mừng ngày 4/7 ra sao?
Nhiều sự kiện mừng ngày 4/7 bị hủy bỏ vì lý do y tế công cộng, bãi biển ở Florida và California bị đóng cửa, các cuộc diễu hành trong thành phố bị hủy bỏ và việc bắn pháo bông bị giảm đi nhiều.
Joe Biden, đối thủ Đảng Dân chủ của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, tweet rằng “Mùng 4 tháng Bảy năm nay, một trong những điều yêu nước nhất bạn có thể làm là đeo khẩu trang”.
Bắn pháo bông là một điểm nhấn truyền thống của ngày 4/7, nhưng ước tính 80% thành phố và thị trấn năm nay đã hủy bỏ trình diễn pháo bông.
Thành phố New York thường tổ chức một buổi bắn pháo bông hoành tráng kéo dài một giờ, nhưng năm nay, nó được thay thế bằng màn pháo bông kéo dài năm phút qua màn hình trong suốt tuần, được tổ chức bởi cửa hàng Macy, với chương trình truyền hình cuối cùng hôm thứ Bảy – tất cả tại các địa điểm không được tiết lộ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53296379
Mừng Quốc khánh Mỹ, tổng thống Trump lên án
« cánh tả cực đoan » và Trung Quốc
Thanh PhươngNgày 04/07/2020, trong buổi lễ mừng Quốc khánh Hoa Kỳ tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đã đọc một bài diễn văn như là đang tranh cử, lên án « cánh tả cực đoan », báo chí Mỹ và và đặc biệt là lên án Trung Quốc đã gây ra đại dịch Covid-19.
Và cũng như nhiều ngày qua, tổng thống Trump đã một lần nữa giảm nhẹ tầm mức của dịch virus corona, mặc dù số ca nhiễm mới mỗi ngày đang tăng rất nhanh, khiến rất nhiều nơi phải hủy các buổi lễ mừng Quốc khánh.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :
Trong bài diễn văn để vinh danh các quân nhân Mỹ, ông Donald Trump không ngần ngại nhắc đến phát xít Đức, quân khủng bố và những người mà ông cáo buộc là đang muốn chia rẽ đất nước.
Ông nói : « Những vị anh hùng nước Mỹ đã đánh bại phát-xít Đức, lật đổ Cộng sản. Họ đã bảo tồn các giá trị của nước Mỹ và đã truy đuổi quân khủng bố cho đến tận cuối trời. Ngày nay, chúng ta đang chiến đấu chống cánh tả cực đoan, những kẻ mác-xít, vô chính phủ, gây rối và cướp phá. »
24 giờ sau khi đọc bài diễn văn đầu tiên mừng Lễ Quốc khánh, tổng thống Mỹ một lần nữa lên án những người đòi rút đi các biểu tượng lịch sử bị xem là mang tính phân biệt chủng tộc.
Khác với ngày hôm trước, lúc mà ông không hề nói một lời, Donald Trump lần này nhắc đến đại dịch virus corona tại Hoa Kỳ. Mỗi ngày, nước Mỹ lại ghi nhận một con số kỷ lục về số ca nhiễm mới, nhưng tổng thống Trump thích nói đến chiến thắng hơn.
Ông nói : « Chúng ta đã xét nghiệm hơn 40 triệu người. Đó là những kết quả mà chưa nước nào đạt được, bởi vì không có nước nào có những phương tiện xét nghiệm như chúng ta, cả về số lượng, lẫn chất lượng ».
Tổng thống Donald Trump hứa năm 2021 sẽ là năm có nhiều chuyển biến lớn, hàm ý là ông sẽ tái đắc cử vào tháng 11 tới.
Vào lúc tổng thống Trump đọc diễn văn tại Nhà Trắng, nhiều cuộc tập hợp đã diễn ra trên toàn quốc đòi công lý, bình đẳng sắc tộc và chống chính quyền Trump.
Về tình hình dịch bệnh, hôm qua, Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 43.000 ca mới trong vòng 24 giờ, theo thống kê của đại học Johns Hopkins. Con số này thấp hơn so với ba ngày trước, trong đó có ngày lên tới hơn 57.000 ca nhiễm mới. Nhưng theo hãng tin AFP, sự sụt giảm số ca nhiễm mới có thể do hôm qua là ngày nghỉ lễ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200705-m%E1%BB%ABng-qu%E1%BB%91c-kh%C3%A1nh-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-l%C3%AAn-%C3%A1n-c%C3%A1nh-t%E1%BA%A3-c%E1%BB%B1c-%C4%91oan-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c
Mỹ – Trung đối mặt “chương đen tối” nhất lịch sử
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục xấu đi khi hai nền kinh tế thế giới tiếp tục đối đầu nhau trên nhiều mặt trận, giữa lúc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nóng lên từng ngày.“Vẫn còn nhiều khả năng leo thang căng thẳng (Mỹ – Trung). Tôi nghĩ, cho đến bây giờ, một điều khá rõ là chúng ta đang hướng đến chương tối nhất trong quan hệ
Mỹ – Trung”, Todd Mariano, giám đốc phụ trách về Mỹ tại tổ chức tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, nhận định với CNBC.
“Chúng ta đang chứng kiến thêm nhiều sự đối đầu trên mặt trận công nghệ và xuất khẩu. Tôi nhận thấy một dấu hiệu đáng lo ngại là hai nước đang đấu tranh hoặc chuẩn bị đấu tranh với nhau trên nhiều mặt trận”, ông Mariano cho biết.
Trong những năm qua, tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh như mất cân bằng thương mại và cạnh tranh về công nghệ. Điều này đã dẫn tới cuộc chiến thuế quan giữa hai nước, đe dọa nền kinh tế toàn cầu.
Trong những tháng gần đây, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối đầu nhau trong nhiều vấn đề hơn, bao gồm nguồn gốc của dịch Covid-19 và Hong Kong.
Hong Kong, một trung tâm kinh tế tài chính lớn tại châu Á, là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc và có mối quan hệ thương mại đặc biệt với Mỹ. Tuy nhiên, Washington bắt đầu rút lại một số đặc quyền ưu đãi theo luật pháp Mỹ dành cho Hong Kong, khi Bắc Kinh thắt chặt việc kiểm soát đặc khu hành chính này bằng cách thông qua luật an ninh quốc gia mới.
Ngoài ra, theo chuyên gia Mariano, việc Trung Quốc mở rộng quy mô Sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như tăng cường các hoạt động khẳng định yêu sách chủ quyền trên Biển Đông cũng khiến mối quan hệ với Mỹ thêm căng thẳng.
Sáng kiến Vành đai và Con đường là dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc tại nhiều quốc gia và châu lục. Nhiều nhà phân tích và giới chỉ trích cho rằng sáng kiến này là cách để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng toàn cầu thông qua các khoản vay dành cho các nước khác.
Vấn đề Biển Đông cũng là điểm nóng trong quan hệ Mỹ – Trung. Mỹ phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và triển khai các chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải – hàng không, bất chấp sự chỉ trích của Bắc Kinh.
“Một cuộc xung đột trên quy mô lớn như vậy, tôi nghĩ, thực sự làm hạn chế khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm soát và giải quyết căng thẳng về những vấn đề này”, ông Mariano nói thêm.
Donald Trump hay Joe Biden?
Giới phân tích cảnh báo rằng Tổng thống Donald Trump, người đang muốn quay trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ hai, có thể sẽ tăng cường giọng điệu chỉ trích và hành động cứng rắn với Trung Quốc để lôi kéo thêm lá phiếu của cử tri. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay và là cuộc đua “song mã” giữa ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ bên đảng Dân chủ – cựu phó tổng thống Joe Biden.
Theo William Reinsch, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), nếu ông Trump tái đắc cử, lập trường của Mỹ với Trung Quốc vẫn giữ nguyên: gia tăng chỉ trích, tăng cường đe dọa, thậm chí áp thêm thuế quan với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Reinsch cho rằng Bắc Kinh thực chất muốn ông Trump giành chiến thắng hơn ông Biden.
“Tôi đã hỏi câu hỏi đó với nhiều người Mỹ đang kinh doanh tại Trung Quốc và họ đều nói rằng: Họ nghĩ rằng người Trung Quốc muốn ông Trump tái cử hơn (ông Biden)”, chuyên gia Reinsch nói với CNBC khi được hỏi Chủ tịch Tập Cận Bình muốn ai trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo.
“Các doanh nhân Mỹ cho rằng người Trung Quốc tin những tổn thất mà ông Trump gây ra cho các đồng minh phương Tây lớn hơn tổn thất mà ông ấy gây ra cho Trung Quốc”, ông Reinsch cho biết thêm.
Kể từ khi nhậm chức năm 2017, cách tiếp cận “Nước Mỹ là trên hết” của Tổng thống Trump đã khiến Mỹ bị cô lập khỏi một số đồng minh thân cận nhất. Ông Trump dọa tăng thuế với Liên minh châu Âu (EU), rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran dù thỏa thuận này được các đồng minh truyền thống của Mỹ, gồm Anh, Pháp và Đức, ủng hộ.
Tháng trước, ông Trump phê chuẩn kế hoạch rút khoảng 9.500 quân Mỹ khỏi Đức. Quyết định được đưa ra sau khi Tổng thống Trump than phiền Đức không đóng góp đủ ngân sách quốc phòng cho NATO – một liên minh quân sự gồm 30 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, ông Trump cũng đưa Mỹ khỏi các hiệp định đa phương và ủng hộ Anh rời EU.
“Ông Trump đã chọc giận các đồng minh của Mỹ, ông ấy đang mất dần bạn bè. Điều này mở ra cho Trung Quốc cơ hội tiếp cận châu Âu và các khu vực khác trên thế giới mà trước đây nước này không thể tiếp cận”, chuyên gia Reinsch nhận định.
Zhou Xiaoming, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Trung Quốc và cựu phó đại diện của Trung Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), cho biết: “Nếu Joe Biden được bầu, tôi nghĩ điều này có thể nguy hiểm hơn đối với Trung Quốc, vì ông ấy sẽ bắt tay với các đồng minh để nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, trong khi Donald Trump đang phá hủy các liên minh của người Mỹ”.
Đảng Dân chủ của ông Biden phần lớn ủng hộ chính sách cứng rắn với Trung Quốc bao gồm, thông qua luật ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong hoặc các hợp đồng bán vũ khí Mỹ cho Đài Loan. Trong khi đó, đảng Cộng hòa thường có truyền thống đề cao mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Theo Bloomberg, các cuộc phỏng vấn với 9 quan chức đương nhiệm và các cựu quan chức Trung Quốc cho thấy sự thay đổi theo chiều hướng ủng hộ ông Trump, mặc dù đương kim tổng thống Mỹ từng nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh trên tất cả lĩnh vực trong suốt 4 năm qua.
Bốn quan chức Trung Quốc đương nhiệm đồng tình với quan điểm này. Họ cho rằng nhiều quan chức trong chính quyền Trung Quốc tin rằng việc ông Trump tái đắc cử mang lại nhiều lợi ích hơn cho Bắc Kinh, bởi các liên minh của Mỹ sẽ suy yếu và không còn đủ sức để ngăn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng.
http://biendong.net/bi-n-nong/35626-my-trung-doi-mat-chuong-den-toi-nhat-lich-su.html
Áp chế Trung Quốc, Mỹ điều quân
từ Đức sang châu Á-Thái Bình Dương
Quý KhảiĐối mặt với Trung Quốc – “thách thức địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”, theo mô tả của một quan chức chính quyền Trump, quân đội Mỹ sẽ bắt tay vào việc tái phân bổ lực lượng quân sự toàn cầu, theo Nikkei.
Vài ngàn binh sĩ hiện hiện đang đồn trú ở Đức dự kiến sẽ được tái phân bổ đến các căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Úc.
Danh sách ưu tiên đã thay đổi. Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia quốc phòng Mỹ cho rằng điều quan trọng là phải duy trì một lực lượng trên bộ quy mô lớn ở châu Âu để kiềm chân Liên Xô. Trong những năm 2000, trọng tâm chủ yếu tập trung vào Trung Đông khi Hoa Kỳ tiến hành “cuộc chiến chống khủng bố” tại Iraq và Afghanistan.
Bây giờ cuộc chơi tập trung vào Trung Quốc.
Để chống lại “hai đối thủ cạnh tranh lớn” là Trung Quốc và Nga, “các lực lượng Mỹ phải được triển khai ở nước ngoài theo một chiều hướng chủ động và viễn chinh hơn so với những năm gần đây”, Robert
O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump viết trong một bài báo trên tờ Wall Street Journal hồi cuối tháng trước.
Để đạt được mục đích này, chính quyền sẽ giảm lực lượng đồn trú vĩnh viễn tại Đức từ 34.500 quân xuống còn 25.000 quân.
9.500 người sẽ được điều chuyển đến những nơi khác ở châu Âu, tái phân bổ trở lại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương hoặc đưa trở về các căn cứ ở Mỹ.
Đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, ông O’Brien đã viết: “Tại khu vực này, người Mỹ và các đồng minh phải đối mặt với thách thức địa chính trị quan trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”.
Một trong những thách thức đó là việc Bắc Kinh đang tiếp tục đổ thêm tiền củng cố lực lượng của mình. Sách Trắng quốc phòng của chính phủ Nhật ước tính chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc vượt quá ngân sách được công bố chính thức hàng năm, tức gấp gần ba lần Nga.
Mấu chốt trong chiến lược quốc phòng của Trung Quốc là từ chối tiếp cận khu vực, một nỗ lực nhằm ngăn cản các tàu và máy bay chiến đấu Mỹ tiếp cận khu vực bờ biển nước này. Để đạt mục đích này, Trung Quốc đã tăng cường các hệ thống tên lửa chính xác và mạng lưới radar tinh vi.
Các nhà phân tích đưa ra 3 xu hướng trong các hoạt động toàn cầu của quân đội Mỹ. Một là sự dịch chuyển trọng tâm từ khu vực Châu Âu và Trung Đông sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thứ hai là sự chuyển đổi từ chiến đấu trên bộ sang “Chiến đấu phối hợp trên biển và trên không” (áp dụng khu vực biển Thái Bình Dương). Và thứ ba, và có lẽ là đặc trưng nhất trong chính sách của ông Trump, là mong muốn giảm thiểu chi tiêu quốc phòng.
Đề xuất tái phân bổ lực lượng của ông O’Brien chạm đến cả ba khía cạnh này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-cat-giam-quan-tai-duc-dieu-chuyen-den-chau-a-thai-binh-duong-de-ap-che-trung-quoc.html
Phó tổng thống Mỹ: ’Luật an ninh quốc gia
Hong Kong phản bội thỏa thuận quốc tế’
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 2-7 tuyên bố luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc là “sự phản bội” đối với Tuyên bố chung Trung -Anh về tương lai của Hong Kong, sau khi thành phố này được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997.“Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc thông qua và nay đã có hiệu lực tại Hong Kong là sự phản bội đối với thỏa thuận quốc tế họ đã ký. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận bởi người dân yêu chuộng tự do và hòa bình trên toàn thế giới”, ông Pence tuyên bố trong cuộc phỏng vấn cùng Đài CNBC (Mỹ).
Tuyên bố chung Trung – Anh là tiền đề xác lập nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, tạo ra tính tự chủ của Hong Kong đối với Trung Quốc đại lục – yếu tố giúp thành phố này trở thành trung tâm tài chính của châu Á.
Giới chính trị gia Mỹ và Anh đã kịch liệt chỉ trích đạo luật mới của Trung Quốc. Luật an ninh quốc gia đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua và được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký trong ngày 30-6.
Trước ông Pence, cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ chưa từng có nhắm vào Trung Quốc.
“Luật quốc gia mới (cho Hong Kong) của Bắc Kinh – thứ được ban hành trong bí mật và càn quét về phạm vi áp dụng – đã giáng một đòn chí tử vào các quyền tự do, tự trị của Hong Kong – vốn là những điều đã khiến thành phố này khác biệt với phần còn lại của Trung Quốc”, ông Biden nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm 1-7.
Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đạo luật này chỉ nhắm vào “những kẻ phá rối” và sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi hay sự tự do tại Hong Kong. Thế nhưng, giới quan sát lo sợ đạo luật sẽ bẻ gãy các phong trào dân chủ tại Hong Kong, đồng thời giới hạn sự độc lập tư pháp và quyền biểu tình.
Sau khi luật mới có hiệu lực, người biểu tình Hong Kong đã xuống đường hôm 1-7 để lên tiếng phản đối. Hàng trăm người đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ.
http://biendong.net/bien-dong/35622-pho-tong-thong-my-luat-an-ninh-quoc-gia-hong-kong-phan-boi-thoa-thuan-quoc-te.html
Xe hơi tông vào đoàn người biểu tình trên xa lộ
xuyên bang I-5; 2 người phụ nữ bị thương
Vào hôm thứ bảy (ngày 4 tháng 7), một chiếc xe hơi đụng vào đoàn người biểu tình trên Xa Lộ xuyên bang I-5 khiến 2 người phụ nữ bị thương. Tài xế sau đó đã bị bắt giữ. Sự việc khiến chính quyền thành phố Seattle đóng cửa các làn đường phía nam của I-5 trong lúc cảnh sát tiến hành điều tra những gì đã xảy ra.Cảnh sát Công lộ Rick Johnson cho biết 2 nạn nhân, khoảng 20 tuổi, đã được đưa đến Harborview Medical Center để chữa trị. Một người trong số họ bị thương nghiêm trọng, người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch. Hiện vẫn chưa rõ nghi can sẽ phải chịu những tội danh gì, và số tiền thế chân tại ngoại của người này vẫn chưa được công bố.
Cảnh sát Công lộ Washington dự kiến sẽ có một cuộc họp báo vào lúc 4 giờ sáng để tiết lộ thêm thông tin về sự việc này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/xe-hoi-tong-vao-doan-nguoi-bieu-tinh-tren-xa-lo-xuyen-bang-i-5-2-nguoi-phu-nu-bi-thuong/
Đòi phá tượng Chúa Jesus,
người biểu tình BLM ở Mỹ tôn thờ điều gì?
Lục DuPhong trào Black Lives Matter (BLM – tính mạng người da đen quan trọng) tiếp tục diễn ra ở Mỹ trong tuần qua. Sau khi cướp phá tài sản công và tư, những người BLM quá khích đã hè nhau phá hủy các bức tượng anh hùng dân tộc, thậm chí đe dọa lật đổ tượng Chúa Jesus. Hành động của nhóm người này khiến người ta đặt câu hỏi: rốt cuộc họ tôn thờ điều gì?
Sáng thứ Ba (30/6), SBS News đưa tin, hai bức tượng của nhà lập quốc và cũng là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington, tại Công viên Quảng trường Washington ở New York đã bị những người biểu tình BLM bôi bẩn bằng sơn đỏ. Không chỉ Washington là đối tượng tấn công của những người biểu tình BLM, mà hàng loạt tượng các danh nhân Mỹ khác cũng là mục tiêu phá hủy của họ.
Hận thù anh hùng dân tộc
Theo các trang tin có xu hướng bảo vệ văn hóa truyền thống Hoa Kỳ, sau vụ ngộ sát George Floyd, một tội phạm ma túy có nhiều tiền án, thì Antifa, một tổ chức khủng bố thiên tả, và các nhóm ủng hộ phe Dân chủ đã tổ chức các cuộc biểu tình BLM rầm rộ khắp nước Mỹ với danh nghĩa phản đối phân biệt chủng tộc. Dù vậy, mục đích phía sau là nhắm vào việc hủy hoại văn hóa truyền thống phương Tây và chống lại chính quyền Trump.
Hai chuyên gia Nile Gardiner, Joseph Loconte (G&L), trong một bài viết trên Fox News, nhận định, các hành vi bạo lực nhắm vào các bức tượng và đài tưởng niệm danh nhân Hoa Kỳ không chỉ là hành động phá hoại đơn thuần của nhóm người BLM, mà đây chính là một cuộc tấn công vào các giá trị mà Hoa Kỳ theo đuổi.
G&L cho rằng, ở Mỹ hay ở Vương quốc Anh, chính phủ và người dân xây dựng các tượng đài là để tưởng niệm những cá nhân và sự kiện đại diện cho những khoảnh khắc cao quý nhất trong nền văn minh của dân tộc. Những tác phẩm nghệ thuật như vậy giúp mọi người ghi nhớ và bảo vệ những lý tưởng tôn giáo, đạo đức và chính trị quý giá nhất. Vì thế những hành động bạo lực nhắm vào các tượng đài anh hùng dân tộc của nhóm người BLM quá khích chính là hành vi muốn hủy hoại chính nền văn minh của dân tộc mà họ là một thành viên.
Ngoài một bức tượng của Washington bị lật đổ hôm 25/6 tại thành phố Portland, bang Oregon, và hai bức tượng của ông bị bôi bẩn như đề cập ở trên, thì một loạt các bức tượng của những nhân vật lịch sử được xem là tinh hoa của dân tộc, những cá nhân xuất chúng có đóng góp lớn cho quá trình thành tựu nước Mỹ cũng nằm trong kế hoạch phá hoại của nhóm người BLM mang cái đầu nóng.
Epoch Times đưa tin, người biểu tình BLM đã giật đổ bức tượng của Junipero Serra, một linh mục Công giáo có công đặt nền móng cho các hoạt động tôn giáo ở bang California. Cũng tại bang này, một nhóm những kẻ phá hoại đã reo hò vui sướng sau khi họ dùng dây kéo đổ bức tượng của Francis Scott Key, tác giả quốc ca Mỹ
Những bức tượng của nhiều đời tổng thống Mỹ như Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 (1801-1809) và là một triết gia nổi tiếng; Theodore Roosevelt, tổng thống thứ 26 (1901-1909), nhà bảo tồn học, nhà văn; Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 (1861-1865) có công chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ, cùng nhiều nhân vật lẫy lừng khác trong lịch sử của xứ sở cờ hoa, cũng là những mục tiêu phải đánh đổ của người biểu tình BLM. Họ làm thế vì cho rằng, những vị tổng thống này là biểu tượng của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, cho dù họ có đóng góp như thế nào cho sự phát triển của nước Mỹ.
Chưa dừng lại ở đây, Shaun King, một đại diện của những người BLM, tuyên bố rằng: “Tất cả các bức tranh treo tường và kính cửa sổ khắc họa hình tượng Chúa Jesus da trắng, và người mẹ châu Âu của ông ta, cũng như những bạn bè da trắng của ông ta cũng phải bị dỡ xuống”.
Người biểu tình BLM tôn thờ điều gì?
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện đã ví làn sóng phá hủy các tượng đài anh hùng Mỹ của người biểu tình BLM với cuộc “Cách mạng Văn hóa” ở Trung Quốc trong giai đoạn 1966-1976, khoảng thời gian ám ảnh ghi lại sự kiện các giá trị văn hóa tích lũy trong suốt 5000 năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh hủy hoại.
Mặc dù người biểu tình BLM ồ ạt tấn công các tượng đài anh hùng, nhưng theo ông McConnell, họ không động chạm tới tượng Vladimir Lenin, một biểu tượng của những người thiên tả.
Cư dân mạng so sánh các bức ảnh, phía trên là cảnh đập phá chùa chiền và tượng Phật trong thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, phía dưới là các cuộc phá bỏ tượng đài của những người biểu tình BLM và Antifa ở Mỹ năm 2020 (ảnh chụp màn hình Twitter).
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, William Barr, nói rằng cơ quan của ông có bằng chứng cho thấy Antifa và các nhóm tương tự khác đứng sau giật dây các các hành vi quá khích của người biểu tình BLM. Điều đáng lưu ý là, Antifa là một nhóm tội phạm thiên tả đã bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách các nhóm khủng bố.
Gần đây trên Internet lưu truyền một video phỏng vấn bà Patrisse Cullors, người đồng sáng lập phong trào BLM. Trong cuộc phỏng vấn này, bà Cullors thừa nhận những sáng lập viên của BLM cùng với bà đều tôn sùng chủ nghĩa Mác.
“Chúng tôi được đào tạo về chủ nghĩa Mác”, bà Patrisse Cullors, người đồng sáng lập phong trào BLM tuyên bố (ảnh do cư dân mạng Twitter trích dẫn và chia sẻ).
Tờ Patch đưa tin, hôm 27/6, hơn 2000 người biểu tình BLM, bất chấp yêu cầu cách ly phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán, đã tới Beverly Hills, khu định cư của giới nhà giàu để quậy phá, họ hô vang các khẩu hiệu đòi công lý cho Floyd cùng với khẩu hiệu “Eat the rich” (lấy của nhà giàu). Một chương trình của talkRADIO phát sóng hôm thứ Năm (2/7) nói rằng người biểu tình BLM có chủ trương tiêu diệt chủ nghĩa tư bản.
Những thông tin đề cập ở trên, cùng với hàng loạt video chiếu cảnh người biểu tình BLM đập phá các cửa hàng để hôi của cho thấy những người này có quan niệm rằng “công bằng” chính là “cào bằng”, một quan niệm đặc trưng của những người thiên tả.
Phật giáo nói rằng có luân hồi, và người làm việc xấu sẽ tạo nghiệp, khuyên con người không làm việc ác vì thiện ác hữu báo. Có lẽ vì thế mà trong văn hóa phương Đông lưu truyền những lời dạy như “tích đức hành thiện thì đời sau sẽ hưởng phúc báo”, người Việt cũng có một câu với ý nghĩa tương tự: “có đức mặc sức mà ăn”. Theo quan niệm này, đức tích ở đời trước của một người sẽ quyết định chất lượng cuộc sống ở đời sau của họ. Đó có thể là lý do Phật giáo giảng lấy từ bi làm căn bản trong ứng xử giữa người với người, và không cổ xúy việc đòi “công bằng” bằng cách “cào bằng”.
Tổng thống Trump thường nói rằng Hoa Kỳ là quốc gia của những tín đồ chân chính, và người Mỹ không tôn thờ chính phủ mà tôn thờ Chúa, đó là lý do vì sao trên đồng tiền Mỹ ghi dòng chữ “In God We Trust” (Chúa, chúng con tin người). Từ phát biểu của ông Trump có thể thấy, niềm tin vào Thiên Chúa chính là cái nôi tạo nên giá trị Mỹ.
Người biểu tình BLM muốn giật đổ tượng chúa Jesus rõ ràng họ không tôn thờ Thiên chúa như đa số người Mỹ mà ông Trump nói tới, vậy là, không tin vào Thiên chúa cũng đồng nghĩa với việc không tin vào giá trị Mỹ.
Người BLM muốn “cào bằng” vì thế chắc chắn họ cũng không tin vào giáo lý Phật giáo. Dám làm những hành vi phá hoại, cướp bóc, điều họ tin chắc chắn cũng không phải là nhân quả báo ứng.
Không tin vào những tôn giáo lớn, không tin vào giá trị Mỹ, vậy người biểu tình BLM tin vào điều gì? Nhìn từ lịch sử của Trung Quốc, nền văn minh 5000 năm bị hủy hoại nhanh chóng chỉ trong vài năm của Đại Cách mạng Văn hóa, người Trung Quốc từ tín thần trở thành “vô thần”, không việc gì là không dám làm, kéo theo đó là sự trượt dốc của con người về tiêu chuẩn đạo đức và giá trị tinh thần.
Nếu quả thực những người biểu tình cực đoan đang muốn thực thi một cuộc “cách mạng văn hóa” đối với nền văn minh Hoa Kỳ, thì điều gì sẽ chờ đón quốc gia hùng mạnh nhất thế giới?
https://www.dkn.tv/the-gioi/doi-pha-tuong-chua-jesus-nguoi-bieu-tinh-blm-o-my-ton-tho-dieu-gi.html
Người biểu tình Mỹ
lại giật đổ tượng Christopher Columbus
Người biểu tình tại thành phố Baltimore thuộc tiểu bang Maryland của Mỹ tối 4/7 đã giật đổ tượng Christopher Columbus và ném xuống một bến cảng, theo AP.Sau cái chết của ông George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ, người biểu tình đã kêu gọi việc dỡ bỏ tượng của Columbus cũng như các nhân vật có liên quan tới chế độ nô lệ.
Theo AP, họ cho rằng nhà thám hiểm người Italy phải chịu trách nhiệm vì gây ra thảm sát đối với những người bản địa ở Mỹ.
Tờ Baltimore Sun viết rằng bức tượng bị giật đổ trên thuộc sở hữu của thành phố và được cựu Thị trưởng Donald Schaefer và Tổng thống Ronald Reagan khánh thành năm 1984.
AP đưa tin, tượng Christopher Columbus cũng đã bị giật đổ và phá hoại ở các thành phố Miami, Florida; Richmond, Virginia; St. Paul, Minnesota; và Boston, Massachusetts.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-m%E1%BB%B9-l%E1%BA%A1i-gi%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BB%95-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-christopher-columbus/5489529.html
Kimberly Guilfoyle, bạn gái của Donald Trump Jr
bị nhiễm coronavirus
Vào hôm thứ Sáu (03 tháng 07), Kimberly Guilfoyle, một viên chức cao cấp của chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump và là bạn gái của Donald Trump Jr, đã bị nhiễm coronavirus khi ở South Dakota.Trump Jr, con trai trưởng của tổng thống Trump, âm tính với coronavirus. Cả Trump Jr. và Guilfoyle đều không đi cùng tổng thống trên phi cơ Air Force One khi tổng thống tới Mount Rushmore tham dự lễ Độc Lập hôm 03/07/2020. Dự kiến bà Guilfoyle sẽ lái xe trở lại miền Đông Hoa Kỳ để tránh tương tác với người khác. Tòa Bạch Ốc cho biết tổng thống Trump được xét nghiệm coronavirus hàng ngày.
Theo NBC News, bà Guilfoyle là một trong số 53,000 ca nhiễm COVID-19 mới khắp Hoa Kỳ trong một ngày. Bà Guilfoyle, chủ tịch Ủy ban Tài chính Trump Victory, đã phát biểu tại buổi vận động tranh cử tại Tulsa, Oklahoma hôm 20/06/2020, và trong chương trình giới thiệu trước bài diễn văn của tổng thống Trump tại Phoenix, Arizona hôm 23/06/2020.
Chưa rõ bà đã bị nhiễm coronavirus ở đâu và khi nào. Dù chưa biết địa điểm phơi nhiễm, nhưng sau cuộc vận động ở Tulsa, nhiều người tham dự đã nhiễm virus, bao gồm một ký giả và ít nhất hai thành viên của chiến dịch tranh cử. Ngoài ra, 6 nhân viên chiến dịch tranh cử cũng đã nhiễm bệnh trước cuộc vận động vài giờ nhưng không có mặt tại sự kiện này.
Hôm thứ Năm (02/07/2020), cựu ứng cử viên tổng thống Herman Cain, người đã tham dự cuộc vận động ở Tulsa, đã xét nghiệm dương tính với COVID-19. Ông Cain, 74 tuổi, không cần thở máy và vẫn tỉnh táo trong lúc điều trị tại bệnh viện ở Atlanta. Chưa rõ ông Cain đã bị nhiễm khi nào. Chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump nói rằng tổng thống Trump đã không gặp ông Cain tại cuộc vận động ở Tulsa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/kimberly-guilfoyle-ban-gai-cua-donald-trump-jr-bi-nhiem-coronavirus/
Bill Gates đổ lỗi cho Facebook, Twitter,
vì sự lây lan của virus Corona Vũ Hán tại Mỹ
Bình luậnVăn ThiệnBill Gates cho rằng việc số người mắc virus Corona Vũ Hán tiếp tục gia tăng ở Mỹ một phần là do các công ty truyền thông xã hội như Facebook và Twitter đã không làm tốt việc kiềm chế sự lan truyền thông tin sai lệch về virus.
Gates nói trong một cuộc phỏng vấn với Fast Company: “Các công ty truyền thông xã hội có thể hữu ích hơn về những vấn đề này không? Chúng ta có sự sáng tạo nào? Đáng buồn thay, các công cụ kỹ thuật số có thể là kẻ đóng góp ‘ròng’ trong việc lan truyền những gì tôi cho là những ý tưởng điên rồ”.
Gates cũng chỉ trích một số người khác tại hội nghị ảo, bao gồm cả những người không đeo khẩu trang, mà ông mô tả là “khó hiểu”.
Gates nói: “Nó [khẩu trang] không đắt tiền, nhưng một số người cảm thấy đó là một dấu hiệu của tự do hoặc một cái gì đó, mặc dù có nguy cơ lây nhiễm cho người khác “.
Gates, người có giá trị tài sản khoảng 109 tỷ USD theo Forbes, đã tập trung gần như toàn bộ năng lượng của mình vào các phản ứng về sức khỏe cộng đồng kể từ khi ông tuyên bố vào tháng 3, ông đã rời khỏi ban giám đốc của Microsoft và Berkshire Hathaway để tập trung vào hoạt động từ thiện.
Vào cuối tháng 4, Quỹ Bill & Melinda Gates tuyên bố sẽ cung cấp thêm 150 triệu USD để chiến đấu với COVID-19, nâng tổng số tiền đóng góp lên 250 triệu USD. Một số quỹ sẽ dành cho WHO, tổ chức bị Tổng thống Trump chỉ trích vì phản ứng chậm chạp với đại dịch.
Sau khi Tổng thống Trump quyết định tạm dừng tài trợ cho WHO, Gates đã chỉ trích dữ dội động thái này và nói rằng việc này rất “nguy hiểm”.
Nhà đồng sáng lập Microsoft gần đây cũng đã đưa ra một kế hoạch về cách mở lại nền kinh tế Hoa Kỳ, với lý do lo ngại virus sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu “hàng chục nghìn tỷ USD”.
Vào tháng 5, Melinda Gates nói rằng Hoa Kỳ “thiếu sự lãnh đạo ở cấp liên bang”, mà bà nói là “khiến mọi người phải trả giá bằng mạng sống của mình”.
Facebook và Twitter đã làm gì?
Đáp lại, một phát ngôn viên của Facebook đã nêu bật một số sáng kiến mà công ty này đã thực hiện kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Người phát ngôn của Facebook nói trong email gửi Fox News: “Từ tháng 1, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức y tế, như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), để kết nối mọi người với thông tin chính xác về COVID-19 và chúng tôi sẽ tiếp tục làm nhiều hơn nữa”.
“Chúng tôi đã hướng hơn 2 tỷ người dùng đến các nguồn tin từ các cơ quan y tế và hôm nay đã đưa ra một cảnh báo ở đầu trang Facebook và Instagram nhắc nhở mọi người nên đeo khẩu trang để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Chúng tôi cũng rất tích cực xử lý thông tin sai lệch và đã áp dụng nhãn cảnh báo cho hàng triệu thông tin kiểu này và đã xóa những nội dung có thể dẫn đến tác hại sắp xảy ra”.
Bất chấp những lời chỉ trích của Gates, Facebook đã thực hiện một số bước trong nỗ lực hỗ trợ các nhà nghiên cứu cố gắng chống lại đại dịch.
Vào thứ Ba, công ty cho biết trong một bài đăng trên blog rằng người dùng Facebook và Instagram sẽ thấy một cảnh báo để nhắc nhở họ nhớ đeo khẩu trang.
Riêng vào tháng 3, Facebook đã công bố các mẹo về cách phát hiện tin tức giả cho hơn 2 tỷ người dùng.
Vào tháng 4, công ty cho biết họ sẽ cảnh báo người dùng nếu họ “thích, phản ứng hoặc bình luận” về nội dung được coi là “có hại” và bị gã khổng lồ công nghệ xóa và gửi cho họ thông tin do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp.
Cũng trong tháng 4, Facebook và Fox News đã hợp tác với các thành viên lực lượng đặc nhiệm virus Corona Vũ Hán của Nhà Trắng, Tiến sĩ Deborah Birx và Bác sĩ phẫu thuật Jerome Adams, cho phép người dùng đặt câu hỏi về đại dịch.
Facebook cũng cho biết vào tháng 4 rằng họ sẽ bắt đầu hỏi một số người dùng ở Hoa Kỳ về sức khỏe của họ trong nỗ lực cung cấp thêm thông tin về các bệnh nhân COVID-19 tự báo cáo cho các nhà nghiên cứu.
Người phát ngôn từ Twitter từ chối bình luận.
Vào tháng 3, Facebook, Instagram và Twitter đã xóa các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro sau khi các nền tảng cho rằng những bài đăng này đang lan truyền thông tin sai lệch về COVID-19.
Một người thân cận Twitter nói với Fox News rằng, công ty cũng đã cố gắng khuếch đại thông tin từ các tài khoản của các quan chức chính phủ và y tế công cộng, đồng thời xóa một số nội dung COVID-19 “có khả năng gây hại”.
Tính đến sáng thứ Năm, hơn 10,7 triệu trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán đã được chẩn đoán trên toàn thế giới, hơn 2,68 triệu trong số đó là ở Hoa Kỳ.
Văn Thiện
Theo Foxnews
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/bill-gates-do-loi-cho-facebook-twitter-vi-su-lay-lan-cua-virus-corona-vu-han-tai-my-50635.html
Mỹ: Florida và Texas
trở thành ‘điểm nóng’ COVID-19
Florida và Texas đã trở thành hai “điểm nóng” virus Corona ở Mỹ, với tổng cộng gần 20 nghìn ca nhiễm mới trong một ngày hôm 4/7, theo Reuters.Tin cho hay, ngày thứ sáu liên tiếp, Taxas ghi nhận số ca nhập viện kỷ lục gần 8 nghìn bệnh nhân trong vòng 24 giờ.
Florida xác nhận con số kỷ lục 11.458 ca nhiễm hôm 4/7, đánh dấu lần thứ hai trong vòng ba ngày, các ca nhiễm tăng hơn 10 nghìn người trong 24 giờ.
Trong khi đó, New York, tiểu bang từng là “điểm nóng” vài tháng trước, có 844 ca nhập viện hôm 4/7, thấp hơn nhiều so với gần 19 nghìn bệnh nhân một ngày lúc đỉnh điểm dịch bệnh.
Chỉ trong vòng bốn ngày đầu tiên của tháng Bảy, tổng cộng 14 tiểu bang ghi nhận sự gia tăng kỷ lục các ca dương tính với COVID-19.
Theo Reuters, trong một dấu hiệu thêm nữa cho thấy virus đang tiếp tục lây lan, ít nhất 18 tiểu bang, trong đó có ba nơi đông dân là California, Texas và Florida, đã báo cáo tỷ lệ nhiễm bệnh mới mà Reuters nói là đáng báo động trong hai tuần qua.
Cho tới nay, gần 130 nghìn người Mỹ đã tử vong vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-florida-v%C3%A0-texas-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-%C4%91i%E1%BB%83m-n%C3%B3ng-covid-19/5489491.html
Tổng Thống Trump đã ký gia hạn
luật bảo vệ tiền lương PPP đến ngày 8 tháng 08
Theo thông tin từ Tòa Bạch Ốc, vào hôm thứ Bảy 4 tháng 07, 2020, Tổng thống Trump đã ký gia hạn một phần mở rộng của Chương trình bảo vệ tiền lương cho doanh nghiệp nhỏ (PPP). Các nhà lập pháp Hạ viện đã thống nhất thông qua việc gia hạn chưa đầy một ngày sau khi chương trình hết hạn, và giờ đây PPP sẽ vẫn mở cho các tiểu thương có thể nộp đơn xin hỗ trợ cho đến ngày 8 tháng 08.PPP là chương trình cho phép những công ty nhỏ gặp khó khăn trong đại dịch vay tiền từ chính phủ và có thể miễn trả. Lưỡng đảng đã ủng hộ chương trình này. Khi PPP được thông qua vào tháng 3 như một phần của Đạo luật CARES, chương trình đã nhận được khoản tài trợ 670 tỷ mỹ kim thông qua luật ban đầu và gói cứu trợ mở rộng đã được thông qua vào tháng Tư. Kể từ đó, Cơ quan Quản lý Tiểu Thương (SBA) báo cáo rằng gần 5 triệu khoản vay đã được chấp thuận với tổng số tiền khoảng 520 tỷ mỹ kim. Các khoản vay SBA 7 (a) đã là một nguồn hỗ trợ tài chính lớn đối với các công ty nhỏ trong thập niên qua, và cơ quan này đã tung ra số tiền lớn kỷ lục trong suốt thập niên qua.
Trước khi thành lập PPP, hầu hết các khoản vay cho các công ty nhỏ đã được thực hiện theo chương trình 7 (a). Theo Forbes, việc cung cấp tiền mặt cho các tiểu thương và cung cấp cho họ các khoản vay miễn trả chắc chắn đã cứu nhiều công ty khỏi phá sản. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-da-ky-gia-han-luat-bao-ve-tien-luong-ppp-den-ngay-8-thang-08/
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ chỉ trích
American Airlines vì bán vé hàng ghế giữa
Một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho biết ông sẽ công bố một dự luật cấm bán vé hàng ghế giữa trong bối cảnh đại dịch coronavirus vẫn đang hoành hành. Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi ông chỉ trích American Airlines đã bán ghế hàng ghế giữa trong chuyến bay của ông, và gọi hành động này là “vô trách nhiệm” và khuyến cáo hãng máy bay này đã góp phần vào sự lây lan của dịch bệnh.Vào hôm thứ năm, thượng nghị sĩ Oregon Jeff Merkley đã đăng tải trên Twitter hình ảnh một chiếc máy bay đông khách. Các hành khách trong bức ảnh đã bị xóa nhòe, nhưng vẫn có thể thấy rằng chỉ một số
người mang khẩu trang và nhiều người trong số họ ngồi ở ghế giữa. Đi kèm bức ảnh, ông còn viết rằng “liệu có bao nhiêu người phải chết khi American Airlines tiếp tục cho phép hành khách ngồi sát bên nhau ở hàng ghế giữa?”
Trong một tuyên bố vào hôm thứ sáu (ngày 3 tháng 7), American Airlines cho biết công ty cam kết sẽ giữ an toàn và khách hàng và các nhân viên, đồng thời đã chuẩn bị nhiều lớp bảo vệ dành cho khách hàng, bao gồm khẩu trang, quy trình làm sạch và danh sách kiểm tra triệu chứng COVID-19 trước chuyến bay.
Trong khi đó, Delta Air Lines, Jet Blue và Southwest Airlines cho biết họ sẽ tiếp tục giới hạn chỗ ngồi để cho phép khoảng cách xã hội trên máy bay. Trước đó vào hôm thứ tư (ngày 1 tháng 7), phát ngôn viên của United Airlines cho biết hãng hàng không này không tin rằng việc để trống hàng ghế giữa sẽ bảo vệ hành khách khỏi coronavirus, và đây chỉ là “chiêu trò quảng cáo.” (BBT)
https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-hoa-ky-chi-trich-american-airlines-vi-ban-ve-hang-ghe-giua/
Rapper Kanye West
thông báo tranh cử tổng thống Mỹ
Rapper Kanye West hôm 4/7 thông báo ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, theo Reuters.Ông West, một người mạnh mẽ ủng hộ Tổng thống Trump, thông báo tin này trên Twitter, kèm theo hình ảnh quốc kỳ Mỹ cùng hashtag #TẦMNHÌN2020.
Theo Reuters, hiện chưa rõ ngay ông West có nghiêm túc ra tranh cử tổng thống, khi chỉ còn bốn tháng nữa là tới ngày bầu cử 3/11, hay liệu ông đã nộp giấy tờ chính thức để tên mình xuất hiện trên lá phiếu hay chưa.
Hãng tin này nói rằng hiện vẫn chưa hết hạn đưa tên các ứng viên độc lập lên lá phiếu tại nhiều tiểu bang.
Ông West và vợ, cô Kim Kardashian West, từng tới thăm Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.
Theo Reuters, trong một cuộc gặp vào tháng Mười năm 2018, ông West có bài phát biểu, trong đó ông cho biết bị chứng rối loạn lưỡng cực, khiến ông bị mất ngủ.
Ông Elon Musk, giám đốc điều hành của hãng ôtô Tesla, bày tỏ sự hậu thuẫn đối với rapper West trên Twitter.
https://www.voatiengviet.com/a/rapper-kanye-west-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-tranh-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9/5489462.html
Canada đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông
Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Sáu (3/7), các viên chức hàng đầu cho biết Canada đang đình chỉ hiệp ước dẫn độ của họ với Hồng Kông do luật an ninh quốc gia mới của Trung Cộng và có thể thúc đẩy việc nhập cư từ thuộc địa cũ của Anh Quốc.Trung Cộng áp đặt luật trong tuần này bất chấp sự phản đối từ người dân Hồng Kông và các quốc gia phương Tây, đưa trung tâm tài chính lớn này sang một con đường độc đoán hơn. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada sẽ tiếp tục ủng hộ Hồng Kông, nơi có 300,000 người Canada đang sinh sống.
Ông tuyên bố với các phóng viên rằng Canada sẽ không cho phép xuất cảng các mặt hàng quân sự nhạy cảm sang Hồng Kông. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Francois-Philippe Champagne lên án cách thức “bí mật” mà đạo luật này được ban hành, và cho biết Canada buộc phải đánh giá lại các thỏa thuận hiện có.
Các nhà lãnh đạo Đức và Anh Quốc cũng bày tỏ sự lo ngại về luật mới. Hai quốc gia này đang đối đầu nhau trong một cuộc tranh chấp nổ ra vào cuối năm 2018 sau khi cảnh sát Canada bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei Technologies theo lệnh của Hoa Kỳ. Các luật sư di trú cho biết luật mới khiến một loạt các gia đình nộp đơn xin chuyển đến Canada.
Giới luật sư cho biết các biện pháp khả thi mà Ottawa có thể thực hiện bao gồm ưu tiên cho cư dân Hồng Kông có gia đình ở Canada và cho phép nhiều người hơn ghi danh một chương trình làm việc, là một bước để được cấp quốc tịch. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canada-dinh-chi-hiep-uoc-dan-do-voi-hong-kong/
Covid-19 : Mêhicô vượt Pháp,
đứng thứ năm thế giới về số ca tử vong
Thùy DươngTrong vòng 24 giờ ngày 04/07/2020, Mêhicô ghi nhận thêm 523 ca tử vong vì virus corona. Với tổng cộng 30.366 người chết từ đầu mùa dịch Covid-19, Mêhicô chính thức vượt Pháp trở thành nước có số ca tử vong vì virus corona cao thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Brazil, Anh và Ý.
Cũng trong ngày 04/07, bộ Y Tế Mêhicô ghi nhận thêm 6.914 ca nhiễm mới, con số cao kỷ lục tính từ đầu mùa dịch ở nước này, nâng tổng số người dương tính với virus corona lên thành 252.165. Tuy nhiên, thứ trưởng Y Tế Mêhicô lưu ý số nạn nhân trên thực tế có thể cao hơn con số thống kê.
Thống đốc của nhiều bang gần biên giới với Mỹ đề nghị chính quyền trung ương phải cho áp dụng các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt hơn nhiều đối với các du khách đến từ Mỹ, nước có nhiều người nhiễm bệnh và tử vong nhất thế giới. Nỗi lo của nhà chức trách Mêhicô đặc biệt gia tăng trong ngày 04/07, ngày Quốc Khánh Mỹ : thông thường vào dịp này hàng năm, có rất đông người Mỹ sang Mêhicô chơi.
Đại sứ Mỹ tại Mêhicô kêu gọi người dân trong nước không nên vượt biên giới sang Mêhicô, trong khi chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục trục xuất nhiều người về Mêhicô, một số khi qua cửa khẩu đã được xét nghiệm dương tính với virus corona.
Brazil : Hơn 1.000 ca tử vong trong vòng 24 giờ
Brazil, ổ dịch lớn thứ hai châu Mỹ Latinh và cũng là nước có nhiều ca tử vong nhiều thứ hai thế giới, hôm qua ghi nhận thêm hơn 1.000 người chết. Theo số liệu chính thức của bộ Y Tế, tổng số ca tử vong vì virus corona tại Brazil đã lên tới 64.265 ca.
Trong bối cảnh dịch vẫn lây lan mạnh với gần 1.5 triệu ca dương tính được ghi nhận, tổng thống Bolsonaro, vốn bị chỉ trích là không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, đã dùng quyền phủ quyết để bãi bỏ nhiều điều trong luật về đeo khẩu trang, sau khi luật này đã được Quốc Hội thông qua.
Số ca mới nhiễm thường nhật trên thế giới cao kỷ lục
Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm qua cho biết số ca nhiễm mới trên thế giới đạt mức cao kỷ lục : 212.326 trong vòng 24 giờ, nhiều nhất là ở Mỹ, Brazil và Ấn Độ. Mức tăng kỷ lục gần đây nhất là vào ngày 28/06 : 189.077 ca dương tính, theo số liệu thường nhật của định chế y tế quốc tế.
Còn theo số liệu của hãng tin Pháp AFP, tính từ đầu mùa dịch đến 19h, giờ quốc tế hôm qua 04/07, trên thế giới có tổng cộng 527.000 người thiệt mạng vì virus corona.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200705-covid-19-m%C3%AAhic%C3%B4-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%A9ng-th%E1%BB%A9-n%C4%83m-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong
Virus corona: Điều gì khiến một sự kiện ‘siêu lây lan’?
Holly HonderichBBC News, WashingtonGiờ đây, nhiều tháng sau khi dịch virus corona tại Mỹ bùng phát, các biện pháp phòng ngừa an toàn đã trở thành thói quen: đứng cách nhau 2m, đeo khẩu trang và rửa tay.
Tuy nhiên, một số sự kiện ‘siêu lây lan’ nào đó – tiệc sinh nhật, gặp nhau ở quán rượu và thậm chí buổi tập dợt hợp ca – dường như là thủ phạm gây ra số người nhiễm trùng Covid-19 quá mức.
Vậy thì làm sao mà chỉ một đêm đi chơi, hoặc chỉ một người bị nhiễm bệnh, có thể dẫn đến hàng chục trường hợp lây nhiễm khác?
Chúng tôi yêu cầu Tiến sĩ Abraar Karan, một bác sĩ và nhà nghiên cứu y tế công cộng tại Đại học Y tế Harvard, xem xét ba trường hợp khác nhau, kể từ khi dịch bệnh ở Mỹ bắt đầu, để tìm hiểu tại sao một sự kiện có thể chuyển từ nguy cơ thấp sang nguy cơ cao, và làm thế nào để chúng ta tránh tham dự một sự kiện siêu lây lan.
Siêu lây lan là gì?
Tại một sự kiện siêu lây lan, số lượng các trường hợp bị lây nhiễm sẽ cao không tương xứng so với tỷ lệ truyền nhiễm chung, Tiến sĩ Karan nói.
Và nguy cơ của những sự kiện siêu lây lan này có thể bùng ra khi có sự người ‘siêu lây lan’ tham dự. Người ‘siêu lây lan’ là những người tạo lây nhiễm rộng rãi bằng cách tiếp xúc với nhiều người hơn trung bình, hoặc phát ra nhiều virus hơn.
“Tôi có xu hướng nghĩ về nó như thế này: đại đa số mọi người có thể không tạo lây nhiễm cho người nào khác, và một số người, trong một số tình huống nhất định, sẽ lây nhiễm cho rất nhiều người,” Tiến sĩ Abraar Karan nói. “Một người có thể gây lây cho 10 người, hoặc 15 người hoặc 20 người.”
Các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện, tiến sĩ Karan nói, nhưng kết quả ban đầu chỉ ra rằng sự lây lan của virus corona chủ yếu được hỗ trợ bởi các sự kiện siêu lây lan này.
“Các mô hình khác nhau đã xem xét điều này và kết luận rằng 20% số người bị nhiễm Covid-19 làm lây ra 80% tổng số những người bị nhiễm.
Và trong khi mức độ rủi ro sẽ thay đổi lớn giữa các sự kiện, Tiến sĩ Karan nói rằng có một số yếu tố nhất định cần phải cảnh báo.
“Nếu bạn hội tụ bất kỳ những yếu tố nào sau đây: ở trong nhà, không gian đông đúc, kín, không có bất kỳ loại thiết bị bảo vệ cá nhân nào như khẩu trang (trừ khi lúc bạn đang ăn) – những thứ đó đều có nguy cơ cao”, ông nói.
Tập dợt hợp ca, Mount Vernon, Washington
Chuyện gì xảy ra?
Vào tháng Ba, lúc đại dịch mới bùng nổ ở Hoa Kỳ, 61 thành viên của một nhóm hợp xướng ở quận Skagit, Washington, gặp nhau để tập hợp ca hàng tuần. Một người tham dự cuộc tập dợt kéo dài hai tiếng rưỡi đã có những triệu chứng giống như cảm lạnh.
Vài ngày sau, sau một cuộc điều tra của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 53 trường hợp nhiễm Covid-19 đã được xác định – tức 87% những người đã tập hợp để hát. Hai thành viên của nhóm sau đó đã chết.
What is the k number? Sáu chủng virus corona được tìm thấy trên động vật hoang dã ở VN
Những không gian ngoài trời tuyệt đẹp cho thời Covid-19
Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân
Trong buổi tập dợt ngày 10/3, ghế ngồi được sắp xếp thành sáu hàng, mỗi hàng 20 ghế, mỗi ghế cách nhau 15 đến 25 cm, theo báo cáo của CDC. Các thành viên vào chỗ ngồi diễn tập thông thường của họ, với khoảng trống của khoảng 40 người không có mặt trong đêm đó. Một số đồ ăn nhẹ được chia sẻ trong thời gian nghỉ 15 phút, mặc dù không có thành viên nào báo cáo liên hệ vật lý giữa những người có mặt.
Tại sao có sự lây lan?
Trong trường hợp này, yếu tố chính có thể là lý do của nhóm để họp: hát.
Khi bạn hát, tương tự như khi nói to hoặc hét, bạn sẽ tống các giọt hô hấp ra khỏi miệng và mũi, Tiến sĩ Karan nói.
“Khi thở ra mạnh, bạn sẽ tạo ra nhiều khí dung hơn, những giọt nhỏ hơn có thể lơ lửng trong không khí”, ông nói.
Dịch Covid-19 có dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu?
Trong dàn hợp xướng của quận Skagit, thành viên bị bệnh ban đầu có thể đã tống ra những giọt nước này khi họ luyện tập, sau đó bay lơ lửng trong không khí khi các thành viên hát và giao lưu trong hơn hai giờ đồng hồ.
Tiệc sinh nhật, Carollton, Texas
Chuyện gì xảy ra?
Vào ngày 30/5, gia đình nhà Barbosa đã tập trung thành một nhóm 25 người cho bữa tiệc sinh nhật bất ngờ. Gia đình ở phía bắc Texas nói với truyền thông Hoa Kỳ rằng chủ nhà đã vô tình bị nhiễm Covid-19.
Cuối tháng 6, Chance O’Shel, một thành viên gia đình nói rằng tám người trong gia và 10 người bạn của gia đình đã bị nhiễm virus, bao gồm cụ ông và cụ bà Frank và Carole Barbosa, hai người sắp kỷ niệm 68 năm ngày cưới.
Cả Frank và Carole Barbosa sau đó đều phải nhập viện và vào ngày 1/7, Frank Barbosa qua đời, các thành viên gia đình cho biết.
“Họ thậm chí còn thận trọng hơn trước đây, nhưng điều đó vẫn dẫn đến việc bà, ông và dì của tôi phải vào bệnh viện”, ông O’Shel nói về việc tập họp của họ với đài truyền hình địa phương KAVU.
Tại sao lại lây lan?
Đối với Tiến sĩ Karan, một bữa tiệc sinh nhật tương tự như của gia đình Barbosa có thể có tất cả các yếu tố cho một sự kiện siêu lây lan.
“Bạn có thể tưởng tượng nếu bạn ở trong một bữa tiệc sinh nhật, có rất nhiều liên hệ gần gũi ở đó”, ông nói. “Cũng có người có thể xếp hàng để sử dụng nhà vệ sinh”, chen chúc nhau trong một hành lang nhỏ nơi không thể áp dụng giãn cách xã hội.
Khi mọi người ăn uống, nhiều vấn đề phát sinh. Đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ không sử dụng khẩu trang khi ăn – điều này khiến lây lan dễ dàng hơn.
Thứ hai, nếu khách dự tiệc bắt đầu uống rượu, những quy tắc giãn cách xã hội cứng nhắc có thể sẽ được tôn trọng một cách lỏng lẻo hơn, hoặc bị bỏ qua hoàn toàn.
“Chúng tôi đang yêu cầu mọi người thay đổi hành vi của mình, chúng tôi yêu cầu mọi người làm những việc không tự nhiên với họ”, để giúp ngăn chặn sự lây lan, Tiến sĩ Karan nói. “Nếu bạn giới thiệu những thứ như rượu, nhiều xác suất là mọi người trở lại hành vi bình thường của họ, họ sẽ ít bị ức chế hơn nên họ có thể quên những gì phải để ý.”
Nhà hàng và quán bar, East Lansing, Michigan
Chuyện gì xảy ra?
Vào ngày 8/6, chủ sở hữu của Harper’s Restaurant and Brew Pub – một nhà hàng bên trong rộng gần 1.000m2 với chỗ ngồi ngoài trời lớn – đã mở cửa sau nhiều tuần đóng cửa vì Covid-19.
Các quản lý của nhà hàng có lớp đào tạo về an toàn, bàn ăn được đẩy cách nhau sáu feet và sức chứa chỉ giới hạn ở khoảng một nửa đám đông thông bình thường, cho phép khoảng 225 khách hàng.
Nhưng kể từ ngày 2/7, một báo cáo về 152 ca nhiễm trùng ở 13 quận trên khắp Michigan đã được gắn liền với Harper’s. Trong số các trường hợp này, 128 cho biết họ đã có mặt tại nhà hàng trong khoảng thời gian từ ngày 12/6 đến ngày 20/6 và phần còn lại thì có liên hệ chặt chẽ với những người đã đến nhà hàng này.
Tại sao lại lây lan?
Bước vào quán bar hoặc vào trong nhà hàng có thể đưa bạn vào một số lãnh thổ đầy rủi ro, Tiến sĩ Karan giải thích.
Tương tự như một bữa tiệc sinh nhật, thực phẩm có thể là một yếu tố.
“Khi thực khách ăn uống, họ sẽ không đeo mặt nạ, họ sẽ nhai và nói chuyện, và họ sẽ mặt đối mặt với nhau,” bác sĩ nói, khiến các giọt nhỏ truyền đi giữa khách.
Nếu nhạc phát ra quá lớn tại địa điểm đông người, khiến mọi người khó nói chuyện, nói to cũng sẽ gây ra một số rủi ro, “giống như một bữa tiệc trong tình trạng quá tải”, Tiến sĩ Karan nói.
Nhiệt độ cao đi kèm với mùa hè sẽ thêm một phức tạp nữa, ông nói.
“Có một số bằng chứng cho thấy máy điều hòa không khí có thể góp phần cho sự lây lan, có thể thổi những giọt nước dọc theo đường đi của máy điều hòa.”
Thêm vào đó việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng, một số khu vực có điểm tiếp xúc cao như tay nắm ở cửa và bạn có tiềm năng sẵn sàng cho việc lây lan rộng.
“Tôi nghĩ rằng phòng ngừa rất quan trọng”, Tiến sĩ Karan nói. “Nhưng nói cho cùng thì, cho dù bạn có thực hiện bao nhiêu biện pháp phòng ngừa, một số điều tự nó có rủi ro cao và quán bar là một trong những điều đó.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53296377
Các quán rượu, nhà hàng và tiệm làm tóc
mở cửa trở lại khi Anh Quốc nới lỏng lệnh phong tỏa
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – vào hôm thứ Bảy (4/7), Anh Quốc thực hiện những bước tiến lớn nhất trong việc tiếp nối cuộc sống bình thường, khi người dân được phép uống rượu trong quán, đi cắt tóc hoặc dùng cơm tại nhà hàng lần đầu tiên sau hơn ba tháng.Thủ tướng Boris Johnson cho biết tất cả mọi người phải cư xử có trách nhiệm và duy trì việc cách ly xã hội để hỗ trợ các công ty và không gây ra làn sóng coronavirus thứ hai. Một số tiệm làm tóc được mở cửa vào lúc nửa đêm trong khi các quán rượu sẽ được phép bắt đầu phục vụ từ 05 giờ GMT vào ngày “Super Saturday”.
Trong thông điệp này, ông Johnson yêu cầu người dân “tận hưởng mùa hè một cách an toàn”, và không hủy hoại tiến triển việc đẩy lùi đại dịch. Ông cho biết các công nhân trong quán rượu, nhà hàng, tiệm làm tóc và các công ty khác nỗ lực hết sức để chuẩn bị mở cửa trở lại.
Cảnh sát cho biết họ “hoàn toàn chuẩn bị” cho việc tái mở cửa của các quán rượu. Nhưng khách hàng có thể nhận thấy bầu không khí bên trong khá khác biệt so với buổi tối thứ bảy thông thường. Số lượng người sẽ bị giới hạn, không ai được phép đứng tại quầy bar và sẽ không có nhạc sống. Những khách hàng cũng sẽ phải cung cấp thông tin chi tiết của họ để cho phép những người theo dõi nhận dạng họ nếu bất kỳ ai xét nghiệm dương tính sau đó.
JD Wetherspoon, một trong những chuỗi lớn nhất, cho biết họ đầu tư 11 triệu bảng (14 triệu mỹ kim) vào các biện pháp an toàn. Hầu hết các quán rượu của họ ở Anh Quốc sẽ mở cửa vào lúc 8 giờ sáng hôm thứ bảy. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-quan-ruou-nha-hang-va-tiem-lam-toc-mo-cua-tro-lai-khi-anh-quoc-noi-long-lenh-phong-toa/
Chiến lược gia Jean Castex
được bổ nhiệm làm Tân Thủ Tướng Pháp
Tin từ PARIS, Pháp – Thủ tướng mới của Pháp được bổ nhiệm vào hôm thứ Sáu cho biết ông cảm thấy sẵn sàng đối mặt với thách thức chính là khôi phục nền kinh tế của Pháp sau những thiệt hại do đại dịch coronavirus và lệnh phong tỏa hai tháng trên toàn quốc gây ra.Ông Jean Castex, người điều phối chiến lược tái mở cửa virus của Pháp, thay thế ông Edouard Philippe, người từ chức trước đó khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái bố trí chính phủ để chuyển trọng tâm trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ.
Tổng thống Macron, người tuyên bố rằng ông muốn “một con đường mới” trong phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông, chọn ông Castex để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội trong giai đoạn phục hồi của Pháp. Tổng thống trung dung 42 tuổi này vẫn chưa cho biết liệu ông có kế hoạch tái tranh cử vào năm 2022 hay không.
Ông Castex, 55 tuổi, là một công chức từng làm việc với nhiều chính phủ nhưng chưa bao giờ đảm nhận chức bộ trưởng. Việc tái mở cửa đầy thận trọng của Pháp kể từ ngày 11 tháng 5, cho đến nay vẫn được xem là thành công. Nhiệm vụ gần đây nhất của ông Castex bao gồm phối hợp các nỗ lực để dỡ bỏ các hạn chế phong tỏa trong khi kiểm soát virus, từ việc mở lại trường học đến việc xử dụng khẩu trang thành yếu tố bắt buộc trên xe công cộng. Việc bổ nhiệm ông làm thủ tướng không cần sự chấp thuận của quốc hội. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chien-luoc-gia-jean-castex-duoc-bo-nhiem-lam-tan-thu-tuong-phap/
Tòa án Pháp tuyên án 30 năm tù
đối với chiến binh người Pháp vì các tội ác ở Syria
Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (3/7), một người Pháp chuyển sang đạo Hồi và ra nước ngoài chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo bị tòa án Paris kết án 30 năm tù ở Pháp. Đây là lần đầu tiên Pháp truy tố thành công một phiến quân Hồi giáo vì các tội ác ở Syria.Tyler Vilus, 30 tuổi, bị bắt ở Thổ Nhĩ Kỳ năm năm trước khi anh chuẩn bị lên chuyến bay đến Prague. Các công tố viên thông báo với tòa án rằng anh muốn lãnh đạo một nhóm các tay súng và những kẻ đánh bom tự sát tấn công Paris vào tháng 11 năm 2015, nhưng không thể chứng minh điều này. Các thẩm phán phán quyết rằng tội danh này có bản án tối thiểu là 20 năm tù.
Vilus, người chuyển sang đạo Hồi ở tuổi 21, phủ nhận mọi mối liên hệ với các cuộc tấn công vào ngày 13 tháng 11 năm 2015, nhưng lần đầu tiên thừa nhận rằng anh rời chiến trường Syria để “chết với vũ khí trong tay”. Công tố viên trưởng thông báo với tòa án rằng Vilus được huấn luyện để giết người ở Syria, để anh có thể tàn sát những kẻ mà anh xem là ngoại đạo ở Pháp. Vilus chiến đấu dưới biệt hiệu Abou Hafs.
Với rất ít nhân chứng để triệu tập, việc tố tụng phụ thuộc rất nhiều vào các video mà Nhà nước Hồi giáo truyền bá trên mạng để thu hút các tân binh. Mặc dù các công tố viên không thể chứng minh Vilus từng tự tay giết người, nhưng họ thuyết phục tòa án rằng anh là một phần của một nhóm có tổ chức. Theo luật của Pháp, hình phạt đều như nhau. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toa-an-phap-tuyen-an-30-nam-tu-doi-voi-chien-binh-nguoi-phap-vi-cac-toi-ac-o-syria/
Di cốt 24 anh hùng Algérie từ Pháp về nước
Trọng ThànhPháp đã hoàn lại cho nước láng giềng Algérie các di cốt của 24 thủ lĩnh nổi dậy, hy sinh trong thời kỳ xâm lược thực dân đầu thế kỉ XIX. Lâu nay, phần thi hài này được lưu giữ tại Bảo tàng Con người ở Paris.
Hôm qua, 03/07/2020, tổng thống Algérie, ông Abdelmadjid Tebboune, đích thân có mặt tại Cung văn hoá thủ đô Alger, để tiếp nhận các hộp xương sọ của 24 thủ lĩnh quân nổi dậy chống thực dân Pháp thời kỳ đầu. Hai mươi bốn hộp xương sọ của những người anh hùng đã được chính quyền Pháp trao trả trọng thể cho Algérie, tiếp theo một yêu cầu chính thức của Algérie vào năm 2018.
Như vậy, sau gần 60 năm kể từ khi nước Algérie giành độc lập và hơn 170 năm sau khi qua đời, phần hộp sọ của những chiến binh chống thực dân Algérie xưa đã trở về quê nhà. Algérie sống dưới sự cai trị thực dân Pháp từ năm 1830 đến 1962. Trong khoảng thời gian đầu, từ 1838 đến 1865, rất nhiều người Algérie đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự chiếm đóng thực dân. Nhiều chiến binh dũng cảm đã bị bắn, rồi bị cắt thủ cấp để trả thù. Thế lực thực dân lo sợ thi hài của các thủ lĩnh anh hùng có thể trở thành một biểu tượng nuôi dưỡng tinh thần phản kháng trong lòng dân chúng, bởi vậy hộp sọ của các thủ lĩnh nổi dậy được đưa về Pháp như là « các chiến lợi phẩm » của quân đội Pháp, và kể từ đó được lưu giữ trong Bảo tàng Con người ở Paris.
Thừa nhận “tội ác thời thực dân”
Sử gia Gilles Manceron, một chuyên gia về lịch sử thời thực dân Pháp, nhân việc việc trao trả hài cốt các anh hùng nổi dậy Algérie nói trên, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thay đổi lập trường của người đứng đầu nước Pháp. Trong những năm gần đây, ông Emmanuel Macron, ngay khi còn trong thời gian tranh cử tổng thống, đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố thừa nhận « bạo lực thời thực dân », thừa nhận quá khứ xung đột Pháp - Algérie.
Tháng 2 năm 2017, trong chuyến đi Algérie, ông Macron đã gọi chủ nghĩa thực dân là « tội ác chống nhân loại ». Tháng 9/2018, tổng thống Emmanuel Macron, trong cuộc gặp người vợ góa của nhà tranh đấu cho nền độc lập Algérie, đảng viên đảng Cộng Sản Algérie, nhà toán học Maurice Audin (1932-1957), đã thừa nhận với bà Josette Audin là người chồng của bà đã bị « các quân nhân Pháp sát hại ».
“Phát hiện lại quá khứ” và hướng đến hòa giải
Theo sử gia Benjamin Stora, việc hoàn trả hài cốt của 24 chiến binh Algérie cũng là dịp để người Pháp phát hiện lại một phần quá khứ « bị lãng quên » của nước Pháp.
Phủ tổng thống Pháp cho biết việc hoàn trả hài cốt các anh hùng Algérie « nằm trong tiến trình xây dựng quan hệ bằng hữu Pháp – Algérie, đối diện một cách sáng suốt với tất cả những vết thương trong quá khứ. Mục tiêu mà tổng thống cùng phía Algérie đã và tiếp tục hướng đến là, với lòng trân trọng, tìm cách hòa giải các ký ức của người dân hai nước Pháp và Algérie ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200704-di-c%E1%BB%91t-24-anh-h%C3%B9ng-alg%C3%A9rie-t%E1%BB%AB-ph%C3%A1p-v%E1%BB%81-n%C6%B0%E1%BB%9Bc
Covid-19 tại Tây Ban Nha :
200.000 dân bị phong tỏa trở lại
Thùy DươngDo Covid-19 lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, trong những ngày qua, nhiều nước trên thế giới lại áp dụng trở lại biện pháp phong tỏa, nhưng chỉ đối với những địa phương có nhiều người nhiễm bệnh.
Sau vùng Lisboa – Bồ Đào Nha, 2 tỉnh Gutersloh và Warendorf – Đức, Leicester – Anh Quốc, Mondragone – Ý, Vũ Hán – Trung Quốc, đến lượt chính quyền vùng Catalunya, Tây Ban Nha, ngày 04/07/2020 quyết định phong tỏa trở lại toàn bộ khu vực quanh tỉnh Lerida, cách Barcelona khoảng 150 km về phía đông. Khu vực này rộng 1.400 km2 và bao gồm 38 đơn vị hành chính.
Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau cho biết thêm chi tiết :
« Khoảng 200.000 người dân bị phong tỏa và họ chỉ có rất ít thời gian để chuẩn bị : Những người không phải cư dân trong khu vực phải rời nơi được khoanh vùng càng nhanh càng tốt, còn những cư dân đang đi vắng thì phải quay lại nơi cư trú sớm nhất có thể. Chính quyền vùng Catalunya cho biết đó là một quyết định khó khăn, nhưng « hoàn toàn cần thiết ».
Tại khu vực phía tây Catalunya, các ổ lây nhiễm virus corona đã tăng nhanh một cách đáng báo động trong những ngày gần đây, cụ thể là trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, trái cây và rau, trong một viện dưỡng lão và trong khu nhà dành cho người vô gia cư. Theo các nguồn tin chính thức, chính
những lao động thời vụ từ nơi khác đến là nguồn lây nhiễm chính, chẳng hạn trường hợp ở tỉnh Huesca, Aragon và Huelva, Andalusia của Tây Ban Nha.
Những người sống ở Lerida đã được khuyến cáo hạn chế tối đa việc di chuyển, tuân thủ các biện pháp an ninh nghiêm ngặt và các cuộc họp mặt gia đình không được vượt quá 10 người, nếu không sẽ phải nộp phạt. Mọi người chỉ được phép đi lại vì lý do công việc. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200705-covid-19-t%E1%BA%A1i-t%C3%A2y-ban-nha-200-000-d%C3%A2n-b%E1%BB%8B-phong-t%E1%BB%8Fa-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i
Iran đe dọa trả đũa sau khi tình nghi
bị tấn công mạng tại khu nguyên tử
Tin từ DUBAI – Người đứng đầu bộ phận an ninh cho biết Iran sẽ trả đũa bất kỳ quốc gia nào thực hiện các cuộc tấn công mạng vào các khu nguyên tử của họ, sau vụ hỏa hoạn tại nhà máy Natanz mà một số viên chức Iran cho rằng có thể bị gây ra bởi hành vi tấn công mạng.Khu làm giàu uranium Natanz, đa phần nằm dưới lòng đất, là một trong một số cơ sở của Iran được giám sát bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) – một cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hiệp Quốc.
Vào hôm thứ Sáu (3/7), cơ quan an ninh hàng đầu của Iran cho biết nguyên nhân của sự việc tại khu nguyên tử được xác định, nhưng thông tin này sẽ được công bố vào thời điểm thuận tiện “do những cân nhắc về vấn đề an ninh”. Ban đầu, Tổ chức năng lượng nguyên tử của Iran báo cáo một “tai nạn” xảy ra vào đầu hôm thứ năm tại Natanz, nằm trên sa mạc ở tỉnh miền trung Isfahan. Sau đó, họ công bố một bức ảnh chụp một tòa nhà gạch một tầng với mái và tường bị đốt cháy một phần. Một cánh cửa treo trên bản lề cho thấy một vụ nổ xảy ra bên trong tòa nhà.
Một bài báo được phát hành vào hôm thứ Năm bởi hãng thông tấn nhà nước IRNA đề cập đến khả năng phá hoại của những kẻ thù như Israel và Hoa Kỳ, mặc dù bài báo này không đưa ra cáo buộc trực tiếp. Ba viên chức Iran trò chuyện ẩn danh với Reuters cho biết họ tin rằng đám cháy là hậu quả của một cuộc tấn công mạng, nhưng không trích dẫn bất kỳ bằng chứng nào. (BBT)
https://www.sbtn.tv/iran-de-doa-tra-dua-sau-khi-tinh-nghi-bi-tan-cong-mang-tai-khu-nguyen-tu/
Hai người có nguy cơ thiệt mạng, 10 người mất tích
trong cơn bão ở miền tây Nhật Bản
Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Vào hôm thứ Bảy (4 tháng 7), ít nhất hai người có nguy cơ thiệt mạng và 13 người khác bị mất tích ở miền tây Nhật Bản, khi đợt mưa lớn kỷ lục gây ra các trận lũ lụt và lở đất lớn, buộc chính quyền phải ra lệnh di tản hơn 76,000 cư dân.Theo tin từ AFP, cơ quan thời tiết quốc gia hạ cấp khuyến cáo mưa xuống một bậc từ mức cao nhất ở Kumamoto và Kagoshima trên đảo Kyushu, nhưng Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi người dân địa phương “cảnh giác tối đa”. Ông Abe ra lệnh cho 10,000 binh sĩ sẵn sàng bố trí ngay lập tức để tham gia các hoạt động giải cứu và thu hồi.
Bà Naosaka Miyahara, một viên chức quản trị thảm họa của Kumamoto, cho biết hai người được tìm thấy “trong tình trạng ngưng tim” và một người khác bị mất tích trong vụ lở đất ở tỉnh này. Đài truyền hình công cộng NHK cho biết khoảng 100 người bị mắc kẹt khi nhiều con đường bị cắt đứt do lũ lụt và lở đất.
Hình ảnh trên truyền hình cho thấy các chiếc xe bị ngập trong các bãi đậu xe gần một con sông bị ngập lụt, trong khi một số cây cầu bị cuốn trôi. Các hình ảnh trên không cho thấy một cư dân đang được nâng từ mái nhà lên một máy bay trực thăng quân sự bằng một sợi dây khi toàn bộ thị trấn bị ngập trong nước bùn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hai-nguoi-co-nguy-co-thiet-mang-10-nguoi-mat-tich-trong-con-bao-o-mien-tay-nhat-ban/
‘Món hầm quân đội’,
từ cứu đói đến món ăn linh hồn Hàn Quốc
Hahna YoonBBC TravelNhững bài báo cắt rời được đóng khung và những tấm ảnh gia đình được treo trên mặt giấy dán tường màu vàng nhạt của nhà hàng Odeng Sikdang ở Uijeongbu, một thành phố cách Seoul 30km về phía bắc.
Một màn hơi bao trùm gương mặt Grace Moon, 22 tuổi, khi cô mở nắp khỏi nồi budae-jjigae (món thịt hầm quân đội), và ngay khi khói chưa kịp tan hết thì tôi và cô ấy đã được chào đón bằng mùi thơm của ớt cheongyang và kim chi lên men nhẹ.
Bánh xèo Nhật và vụ ném bom hạt nhân Hiroshima
Cuộc chiến gà rán ở Mỹ
Món bánh chuối cả thế giới mê trong thời Covid-19
Cái chảo to tràn ngập giăm bông, xúc xích, thịt băm, thịt xông khói, bánh bao, bánh gạo và mì ramen nằm sắp lớp trong nước canh có màu đỏ sủi bọt.
Quá khứ chiến tranh
Húp sợi mì ramen trước, Moon gật đầu tán thưởng: “Thứ này chắc chắn khác với thứ bán trong các cửa hàng nhượng quyền.”
Trong bữa trưa, Moon kể cho tôi nghe bà của cô lần đầu tiên tình cờ biết đến món hầm quân đội như thế nào sau khi chạy trốn khỏi Bắc Triều Tiên hồi bà mới chỉ là một cô bé 12 tuổi, và kể cô đã từng đòi bà nấu món đó cho cô như thế nào khi cô còn nhỏ.
Đây là món nướng Hàn Quốc đậm đà nhất?
Amazake, món cơm rượu thần kỳ của người Nhật
Ăn cá biển ngày càng dễ bị ngộ độc hơn
Moon nói bà sẽ luôn chiều cô, mặc dù điều đó khơi lại những ký ức đau thương về hành trình bà đào thoát khỏi Bình Nhưỡng.
Đôi khi còn được gọi là ‘món hầm căn bản của quân đội Hàn Quốc’, budae-jjigae là một biến tấu xúc xích cay kết hợp hương vị Hàn Quốc với các loại thịt chế biến sẵn của Mỹ như thịt hộp Spam và hot dog.
Nó được chế ra trong những năm khan hiếm thực phẩm ngay sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và ngày nay, một số người Hàn Quốc lớn tuổi – như bà của Moon – vốn vẫn gọi món này là ‘món rác hầm’ – có mối liên hệ đau buồn với nó.
Có một số giả thiết về chính xác món ăn pha trộn Mỹ-Hàn này bắt nguồn như thế nào, nhưng giả thiết được thừa nhận rộng rãi nhất gắn với chỗ này – nhà hàng Uijeongbu, và người sáng lập chính nhà hàng này: bà Heo Gi-Suk.
Heo, người đã qua đời năm 2014, tận dụng mọi cơ hội để kể câu chuyện của bà. Bà từng dùng thịt thừa lấy từ căn cứ của Quân đội Hoa Kỳ gần đó để xào tại quán odeng (bánh cá) nhỏ khi một khách hàng ruột của quán đề xuất bà chế biến thịt thành món súp cay với cơm.
Món ăn theo dấu chân Thành Cát Tư Hãn đến Georgia
Cá ngừ vằn nướng tái, món ăn ngon nhất Nhật Bản
Malaysia, Singapore và cuộc chiến giành cơm ngon
“Hồi đó không có nhiều đồ ăn, nhưng tôi kiếm được một ít giăm bông và xúc xích. Cách duy nhất để kiếm được thịt vào thời điểm đó là tuồn ra từ căn cứ quân sự,” Heo nói với BBC vào năm 2013.
“Chúng tôi phải xoay sở với bất cứ thứ gì những người lính còn để thừa lại. Chúng tôi sẽ hầm bất cứ thứ gì lấy được từ các căn cứ quân đội, và công thức của tôi đã được bắt chước và lan truyền ra khắp Hàn Quốc.”
Với thành công của món ăn, Heo đã biến tiệm ăn khiêm tốn của mình thành một nhà hàng và mở cửa nhà hàng Odeng Sikdang vào năm 1960.
Chẳng bao lâu sau đó, các nhà hàng phục vụ món ăn này bắt đầu mọc lên gần các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp Hàn Quốc.
Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B Johnson đến thăm Hàn Quốc vào năm 1966, người ta lan truyền tin đồn là ông thích mê món này – đem đến cho budae-jjigae biệt danh ‘Johnson-tang‘ (‘súp Johnson’).
Nhiều phiên bản
Khi ngày càng có nhiều nhà hàng phục vụ món thịt hầm quân đội, thì càng có nhiều gia đình bắt đầu nấu nó tại nhà.
Cho đến ngày nay, mỗi vùng miền có một chút biến tấu đối với món budae-jjigae và đã có tranh cãi gay gắt đã diễn ra về loại nước hầm nào là tốt nhất (với tảo bẹ và cá cơm hay xương bò hầm kỹ), và liệu các nguyên liệu có nên được xào trước hay không.
Ngoài các thành phần có ở Odeng Sikdang, phần cái cho lên món phổ biến có thịt xông khói, hành, nấm, đậu nướng, phô mai vàng Mỹ và thịt Spam.
Thật vậy, ngày nay, người Hàn Quốc sản xuất và tiêu thụ nhiều thịt hộp Spam hơn bất cứ nơi nào khác ngoài Hoa Kỳ, và theo nhiều cách, đó là nhờ vào việc món budae-jjigae được ưa chuộng trong những thập niên sau Chiến tranh Triều Tiên.
Trong thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Park Chung-hee (1963-1979), Hàn Quốc đã trải qua thời kỳ phát triển kinh tế nhanh chóng khiến cho thực phẩm không còn khan hiếm như trước, nhưng thịt nhập khẩu bị đánh thuế cao.
Một trong những lý do giải thích cho sự thành công khó tưởng của món ăn pha trộn này là Spam lúc đó được xem là một món ăn hiếm và đắt tiền giúp tăng cường hương vị thịt tổng thể của món ăn.
Theo nhà nhân chủng học Sangmee Bak, quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ ở Hàn Quốc sau Thế Vận Hội châu Á 1986 và Thế Vận Hội 1988 được tổ chức tại Seoul cũng khiến thái độ về thực phẩm thay đổi, và trong thời gian này, hình ảnh của budae-jjigae đã thay đổi chủ yếu theo hướng từ một món hầm bà lằng để cứu đói thành một trong những món ăn tiện lợi yêu thích nhất của đất nước.
Ngày nay, món hầm quân đội trên thực tế có thể được tìm thấy ở mọi nơi ở Hàn Quốc.
Nolboo, một thương hiệu nhượng quyền budae-jjigae, đã mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1987 và hiện đang quản lý khoảng 1.000 địa điểm trên cả nước.
Con đường nơi tiệm Odeng Sikdang tọa lạc, đường Hoguk-ro, cũng có một số nhà hàng budae-jjigae khác và đã được chính thức đổi tên thành đường Uijeongbu Budaejjigae vào năm 1999.
Năm 2011, siêu sao K-pop Hwangbo, trước đây thuộc nhóm nhạc Chakra, đã mở nhà hàng Shimso nổi danh với món budae-jjigae được nấu từ nước dùng xương bò ninh trong 12 giờ và hiện giờ có hai địa điểm ở Seoul.
Hồi năm ngoái, cẩm nang Michelin đã gọi món ăn này là một trong những ‘món phải thử ở Hàn Quốc’ Khác biệt thế hệ
Trong thập kỷ qua, budae-jjigae đã đi từ một món ăn tiện lợi của Hàn Quốc thành công thức nấu ăn thời thượng tầm quốc tế.
Trong một tập của loạt phim tài liệu Parts Unknown vào năm 2015, đầu bếp Anthony Bourdain đã mô tả món budae-jjigae cho nhà báo Anderson Cooper là ‘ví dụ kinh điển về món ăn theo nhu cầu thành ra món ngon’.
Bourdain đã giới thiệu món ăn một lần nữa trong cuốn sách của ông có tựa đề Appetites vào năm 2016.
DJ và đầu bếp người Ailen Marcus O’Laoire đã đăng bài nhận định của ông về ‘lòng tốt thẳng tuột của người Hàn Quốc’ cho tờ Irish Times hồi năm ngoái.
Nhưng liệu sức hút hiện đại của budae-jjigae trong dòng chính và sự phổ biến trên thế giới mà món ăn này mới đạt được có nghĩa là nhận thức về món ăn đã thay đổi ở những người Hàn Quốc vẫn nhớ về nguồn gốc đau khổ từ trong chiến tranh của món ăn?
Đầu bếp Hooni Kim, người có nhà hàng tên là Danji ở New York vốn là nhà hàng Hàn Quốc đầu tiên kiếm được sao Michelin vào năm 2012 và trình bày công thức budae-jjigae trong cuốn sách nấu ăn của ông có tựa đề là My Korea, đã nhìn thấy sự cách biệt thế hệ đối với món ăn.
Khi Kim bắt đầu mở nhà hàng DMZ Stew (chuyên về budae-jjigae) tại Danji cách đây 9 năm, ông nói rằng có phản ứng dữ dội từ điều mà giờ đây ông nhận ra là ‘một thiểu số rất nhỏ những người Hàn Quốc chỉ muốn mô tả những phần tốt đẹp trong lịch sử Hàn Quốc’.
Mặc dù ông đồng cảm với việc một số người từng đi qua chiến tranh khó mà dung hợp với món budae-jjigae, ông xem món ăn này là sự phản ánh câu chuyện thành công của Hàn Quốc: làm thế nào mà nước này đi từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trong những năm 1950 đến một cường quốc kinh tế toàn cầu như hiện nay.
“Tôi không nghĩ rằng thế hệ trẻ của Hàn Quốc coi đất nước đã từng nghèo là điều đáng xấu hổ. Budae-jjigae là sự mô tả trung thực về đất nước chúng tôi đã từng như thế nào và đã tiến được bao xa,” ông nói.
‘Dễ nấu dễ làm’
Ngày nay, các đại gia mì ăn liền Nongshim, Ottogi, Paldo và Samyang mỗi hãng đều có phiên bản mì ramen budae-jjigae riêng – với nhiều hãng vận chuyển những thùng mì có hương vị hầm quân đội đến Mỹ và các nơi khác.
Trong mùa thu năm 2016, ramen hương vị budae-jjigae của Nongshim có tên là Bogle Bogle Budae-jjigae có nhu cầu cao đến mức nó bán được 10 tỷ won trong 50 ngày đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Angela Kim, giám đốc thực phẩm của trang web nổi tiếng Tasty Korea cho rằng sở dĩ budae-jjigae được ưa chuộng trong thời hiện đại là do tính chất ‘dễ làm’, và trong nhiều năm, sự gia tăng các bộ dụng cụ nấu nướng tại nhà và mì ramen hương vị budae-jjigae đã giúp cho món ăn này thậm chí càng dễ làm hơn.
“Một khi có nước súp và nguyên liệu ngon, tất cả những gì bạn làm là cho vào mọi thứ và nấu chín,” bà nói. “Không cần phải có bất kỳ thiết bị đặc biệt nào như than củi hay lò nướng, do đó ai cũng có thể nấu được. Đó là món ăn linh hồn của Hàn Quốc.”
Giữa lúc đại dịch đang hoành hành, budae-jjigae một lần nữa đã trở thành chủ đề bàn tán.
Nguồn gốc khiêm tốn của nó là một ví dụ thích hợp của tinh thần ‘muốn là làm được’, nhưng món ăn cũng là giải pháp thiết thực để nhiều người Hàn Quốc và những người yêu mến ẩm thực Hàn Quốc nấu nướng tại nhà trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Blogger ẩm thực nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Hyosun Ro mới đây đã đăng một bức hình món budae-jjigae trên Instagram và liên kết với công thức nấu của cô. Cô nói: “Bạn có thể làm món này ở nhà với một vài nguyên liệu có trong tủ bếp và kim chi.”
Đầu bếp Peter Cho, người từng hai lần vào bán kết giải James Beard Award và thường xuyên phục vụ khách món budae-jjigae tại nhà hàng Han Oak của ông ở Portland, Oregon, cho biết budae-jjigae là món ăn phù hợp cho mùa dịch bởi vì ‘món ăn sử dụng tất cả các mặt hàng chủ lực có thể tìm thấy ở hầu hết các kệ siêu thị: Spam, xúc xích đóng hộp và đậu đóng hộp’.
Đối với những người bị cách ly ở Hàn Quốc, các gói budae-jjigae ăn liền, cũng như kim chi, ramen và spam đóng hộp, là những món phổ biến trong khẩu phần ăn mà chính quyền địa phương cung cấp.
Jaimin Yoon, một người Mỹ gốc Hàn mới đây bị cách ly ở Hàn Quốc, đã được phát gamja-tang (sườn lợn hầm cay), doenjang-jiggae (bột đậu nành hầm) và budae-jjigae cùng với một hộp rau từ chính quyền địa phương bên ngoài Seoul.
Yoon, vốn không hâm mộ món ăn này cho lắm, nhận xét rằng “điểm tích cực là nó nhiều dầu mỡ, ăn rất đã” và gọi nó là thực phẩm đồ thừa “hoàn hảo”.
Tuy nhiên, theo nhà xã hội học Grace M Cho, ‘món ăn tiện lợi’ đơn giản này chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và tượng trưng cho nhiều thứ đối với nhiều người. Trong bài viết có tựa đề ‘Ăn món hầm quân sự’, bà viết: “Đó là lời nhắc nhở về một ‘cuộc chiến tàn khốc bị lãng quên’ nhưng chưa kết thúc.
Nó tượng trưng cho sự sáng tạo vươn lên từ sự hoang tàn, di sản của mối quan hệ phức tạp giữa người Hàn Quốc và người Mỹ.”
Ngày nay, Odeng Sikdang vẫn là một biểu tượng văn hóa. Sáu mươi năm sau khi nhà hàng mở cửa lần đầu tiên, mỗi nồi budae-jjigae ở đây vẫn đi kèm với một chén cơm ăn kèm với bánh cá odeng, và nó vẫn đưa một số thực khách trở về quá khứ.
Rời khỏi nhà hàng với cái bụng no nê, Grace Moon hứa với Kim Gab-seok, quản lý mảng phục vụ của Odeng Sikdang, rằng cô sẽ trở lại.
Bản thân là khách hàng ruột của tiệm suốt 20 năm, Kim cho biết công thức của nhà hàng vẫn được giữ như gần giống hệt nhau, ngoại trừ việc Heo thêm một chút ớt cheongyang trong thời kỳ bà phụ trách.
“Tôi làm việc ở đây, nhưng tôi không cảm thấy chán món ăn này,” ông cho biết. “Tôi ăn nó 10 lần một tuần.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-53226296
Triều Tiên tuyên bố không cần tọa đàm với Hoa Kỳ
Bình luậnNguyễn Minh“Chúng tôi thấy không cần phải ngồi mặt đối mặt với Hoa Kỳ, vì nước này nhìn nhận cuộc đối thoại DPRK [Triều Tiên]- Hoa Kỳ không khác gì một công cụ cho khủng hoảng chính trị của họ”, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, bà Choe Son Hui tuyên bố.
Trước chuyến thăm của đặc phái viên Hoa Kỳ tới Hàn Quốc, ngày 4/7, một nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên cho biết, nước này không cần phải toạ đàm với Hoa Kỳ, vì đó chỉ là “một công cụ chính trị” của Washington.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, bà Choe Son Hui, cho biết rằng Washington và Bình Nhưỡng sẽ không thực hiện các cuộc đàm phán, đồng thời Triều Tiên sẽ không thay đổi chính sách của mình.
Bà Choe tuyên bố trên hãng thông tấn KCNA nhà nước rằng: “Chúng tôi thấy không cần phải ngồi mặt đối mặt với Hoa Kỳ, vì nước này nhìn nhận cuộc đối thoại DPRK [Triều Tiên]- Hoa Kỳ không khác gì một công cụ cho khủng hoảng chính trị của họ”.
DPRK là viết tắt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tên chính thức của Bắc Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun dự kiến sẽ đến Hàn Quốc vào tuần tới để thảo luận về các cuộc đàm phán bị đình trệ với Triều Tiên.
Hôm thứ Tư (1/7), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp lại nhau trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng Mười Một. Việc này sẽ giúp nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ trước đó.
Phát biểu trước các phóng viên ở New York vào ngày 2/7, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, ông John Bolton cho biết, Tổng thống Trump có thể có cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng Mười.
Ông Trump và ông Kim đã gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2018 tại Singapore.
Sau đó, năm 2019, hai nhà lãnh đạo này đã thực hiện các cuộc đàm phán tại Việt Nam, nhưng kết quả của các cuộc đàm phán không như mong đợi. Ông Trump cho biết rằng ông Kim không cam kết một số lượng tương xứng các vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo để trao đổi với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Cuộc họp thứ 3 giữa ông Trump và ông Kim là vào tháng 6/2019, diễn ra tại khu phi quân sự ngăn cách giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Tại cuộc họp này, 2 nhà lãnh đạo đã thống nhất nối lại các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cuộc đàm phán dự kiến diễn ra tại Thụy Điển vào tháng 10/2019 đã không được thực hiện.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/trieu-tien-tuyen-bo-khong-can-toa-dam-voi-hoa-ky-50698.html
Những quả bóng truyền đơn chọc giận Kim Jong Un
Thụy MyCuộc chiến truyền đơn là trung tâm của tình hình căng thẳng từ những tuần qua trên bán đảo Triều Tiên.
Đến lượt Bình Nhưỡng tung sang Hàn Quốc « những quả núi » truyền đơn, để trả đũa hàng ngàn tờ truyền đơn chứa trong những quả bóng, được anh em nhà Park thả qua Bắc Triều Tiên hôm 22/06/2020. L’Express cho biết họ là những người Bắc Triều Tiên đào thoát được sang phương Nam.
Người anh cả Sang Hak khoảng 50 tuổi, rất nổi tiếng và năng động, lãnh đạo tổ chức phi chính phủ « Chiến binh vì Bắc Triều Tiên tự do », gởi sang miền Bắc những quả bóng đầy các thông điệp thù địch với chế độ Bình Nhưỡng. Khẩu hiệu của ông : « Tiếp tục cho đến khi giải phóng được nhân dân đang bị tước đoạt nhân quyền ».
Người thứ hai tên Jeong Oh, kín đáo hơn, chỉ huy một tổ chức khác cũng sử dụng những quả bóng nhưng để đưa gạo hoặc thuốc men sang miền Bắc.
Sau cơn mưa truyền đơn, hai anh em chuẩn bị đợt mới, dự kiến vào ngày 25/06, nhân kỷ niệm 70 năm khởi đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Nhưng Seoul vừa cấm các hoạt động loại này. Tổng thống Moon Jae In không muốn khích động người láng giềng mẫn cảm và nóng nảy : Bình Nhưỡng đã cắt đứt tất cả các kênh thông tin giữa hai nước và cho nổ tung văn phòng liên lạc, rồi sau đó dịu lại, cho ngưng các hoạt động quân sự chống lại miền Nam.
Người anh cả Sang Hak không ưa sự thận trọng của tổng thống Moon, mà theo ông, là một người « cánh tả thân Bắc Triều Tiên ». Sinh tại Hyesan gần biên giới với Trung Quốc, tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin trường đại học Kim Chaek ở Bình Nhưỡng, ông từng làm việc cho bộ phận tuyên truyền Bắc Triều Tiên.
Các thành viên trong gia đình Sang Hak thuộc tầng lớp ăn trên ngồi trước, người cha giữ một chức vụ cao cấp trong ngành tình báo. Tuy vậy, người cha đã đào thoát năm 1996 khi đi công tác Hàn Quốc, vào lúc miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp, và ba năm sau đưa được vợ cùng với ba người con sang.
Bình Nhưỡng chưa bao giờ tha thứ cho vụ này. Năm 2003, hai anh em được tin người chú còn ở miền Bắc đã bị đánh đập đến chết và con cái bị tống ra đường. Park Sang Hak và Park Jeong Oh bèn lao vào
công việc gởi những quả bóng – một kỹ thuật ban đầu được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến Triều Tiên, và sau đó được Seoul, cũng như các tổ chức tư nhân tiếp tục.
Chiến dịch vẫn tiếp diễn vì « nghĩa vụ và niềm tin », bất chấp sự đe dọa của Bình Nhưỡng và sự bất nhất của Seoul. Sang Hak khẳng định : « Tôi biết những thông tin nào cần phải đưa để mở mắt người dân về chế độ. Cần phải tiêu diệt nạn tôn sùng lãnh tụ họ nhà Kim, và tất cả sẽ sụp đổ ».
Nhà độc tài trẻ tuổi rõ ràng đã quyết định không để yên cho việc này diễn ra.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200705-nh%E1%BB%AFng-qu%E1%BA%A3-b%C3%B3ng-truy%E1%BB%81n-%C4%91%C6%A1n-ch%E1%BB%8Dc-gi%E1%BA%ADn-kim-jong-un
Đài Loan trục xuất
2 phóng viên TQ vì tổ chức talk show chính trị
Hai phóng viên đến từ Đài truyền hình Đông Nam ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc sẽ phải rời Đài Loan sáng nay (3-7) vì vi phạm các quy định của vùng lãnh thổ này.Báo South China Morning Post ngày 3-7 đưa tin Đài Loan đã thông báo trục xuất 2 phóng viên của một đài truyền hình ở Trung Quốc đại lục sau khi họ sản xuất và phát các talk show (chương trình thảo luận, giao lưu) về chính trị từ vùng lãnh thổ Đài Loan.
Hai phóng viên này đến từ Đài truyền hình Đông Nam ở tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Hội đồng Các sự vụ đại lục của Đài Loan cho biết hai phóng viên này phải rời khỏi Đài Loan trong sáng nay 3-7.
“Họ đã vi phạm các quy định quản lý ‘tình trạng công việc’ của họ ở Đài Loan” – Khâu Thùy Chính, phó lãnh đạo hội đồng trên, cho biết khi ông đề cập tới các mô tả công việc theo quy định của hai phóng viên trên kể từ lúc họ đăng ký tới Đài Loan hoạt động.
Theo trang Focus Taiwan, Đài Loan mở cửa để phóng viên Trung Quốc đến hoạt động vào năm 2000. Họ cũng cho phép phóng viên của truyền thông Trung Quốc đại lục thuê studio (các không gian quay phim, chụp hình…) từ các đài địa phương.
Tuy nhiên, Đài Loan cấm các phóng viên Trung Quốc đại lục tổ chức các talk show và phát những chương trình này từ vùng lãnh thổ Đài Loan.
Ông Khưu cho biết để có thể sản xuất các chương trình truyền hình hoặc phát thanh ở Đài Loan, truyền thông Trung Quốc đại lục cần xin phép từ chính quyền Đài Loan. “Vì cả hai phóng viên không có giấy phép như vậy, những gì họ làm là bất hợp pháp” – ông Khưu nói.
Hiện Đài truyền hình trung ương CCTV và Đài Haixai TV của Trung Quốc cũng thuê các studio ở Đài Loan. Tuy nhiên, không rõ họ có tổ chức các chương trình thảo luận tin tức và phát trực tiếp như Đài truyền hình Đông Nam hay không.
Động thái trên của Đài Loan diễn ra sau khi chính trị gia Khưu Chí Vĩ đến từ Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn kêu gọi chính quyền cấm sản xuất các talk show như trên vì những chương trình này thường “tiêu cực” về Đài Loan.
Hiện phía Bắc Kinh chưa phản ứng về động thái trục xuất của Đài Loan. Bắc Kinh xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và tuyên bố không loại trừ biện pháp vũ lực để thống nhất hòn đảo này. Tuy nhiên, chính quyền bà Thái Anh Văn phản đối điều đó và đang có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh trên nhiều mặt trận.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35611-dai-loan-truc-xuat-2-phong-vien-tq-vi-to-chuc-talk-show-chinh-tri.html
Lo sợ trước luật an ninh mới của Trung Cộng,
người dân Hồng Kông gấp rút tìm nơi trú ẩn an toàn
Tin từ SYDNEY/SINGAPORE – Nhiều cư dân Hồng Kông đang tìm kiếm việc làm và nhà mới ở ngoại quốc, do lo sợ rằng luật an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh áp đặt sẽ hủy hoại các quyền tự do và báo trước một thời đại độc đoán mới cho thành phố tự do nhất của Trung Cộng.Bắc Kinh bỏ qua cơ quan lập pháp của thành phố để phê duyệt luật trực tiếp trong tuần này, làm gia tăng sự lo sợ về tác động của luật đối với thuộc địa cũ 7.4 triệu dân của Anh Quốc, một trung tâm tài chính toàn cầu và là cửa ngõ cho dòng vốn vào và ra khỏi Trung Cộng. Các luật sư và cố vấn di dân, đại lý bất động sản và các nhóm tuyển dụng từ Úc đến Canada đều thông báo với Reuters rằng họ bị choáng ngợp bởi các yêu cầu từ cư dân Hồng Kông.
Phía Juwai IQI không tiết lộ số lượng yêu cầu, nhưng tuyên bố rằng Úc là địa điểm đầu tư bất động sản ngoại quốc hàng đầu cho người mua ở Hồng Kông trong nửa đầu năm 2020. Mặc dù rời Hồng Kông theo truyền thống là một phương án cho những người giàu và có passport ngoại quốc, nhưng nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu và lao động hiện cũng đang tìm kiếm các sự lựa chọn, đặc biệt là nơi visa rẻ hơn.
Sau khi gánh chịu các cuộc biểu tình hàng loạt chống Bắc Kinh kể từ năm ngoái, Trung Cộng tuyên bố rằng luật mới này nhắm vào một nhóm nhỏ những kẻ gây rối và sẽ không hủy hoại các quyền hợp pháp khiến Hồng Kông trở thành một trung tâm tài chính phổ biến. (BBT)
https://www.sbtn.tv/lo-so-truoc-luat-an-ninh-moi-cua-trung-cong-nguoi-dan-hong-kong-gap-rut-tim-noi-tru-an-an-toan/
Nhiều công ty nước ngoài ở Hồng Kông bắt đầu di cư,
chỗ trống được lấp bởi các thương hiệu Trung Quốc
Băng ThanhCác công ty nước ngoài tại Hồng Kông đang chuẩn bị rời khỏi thành phố này sau khi Bắc Kinh thực thi luật an ninh quốc gia. Một số thương hiệu nổi tiếng hiện đang đóng dần các cửa hàng của họ tại thành phố cảng.
Theo tờ Apple Daily, Gap, nhà bán lẻ quần áo của Mỹ sẽ đóng cửa một nửa trong số tám cửa hàng của họ tại Hồng Kông.
“Cảm ơn các bạn đã yêu mến và ủng hộ Gap trong những năm qua. Cửa hàng của chúng tôi sẽ sớm đóng cửa. Các bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng Gap khác hoặc các cửa hàng trực tuyến của chúng tôi”, Gap thông báo.
Victoria’s Secret, nhà bán lẻ nội y lớn nhất ở Mỹ đã đóng cửa cửa hàng chính trong vịnh Causeway vào tuần trước. Folli Follie, công ty trang sức xa xỉ của Hy Lạp tuyên bố vào tháng trước rằng, họ sẽ đóng cửa tất cả 14 cửa hàng của mình tại Hồng Kông.
Các nhà bán lẻ quần áo khác, bao gồm Esprit, Forever 21 và Jack Wills có trụ sở tại Vương quốc Anh cũng công bố kế hoạch rút lui khỏi Hồng Kông.
Tạp chí Nikkei Asian Review cho biết, lý do cho việc các công ty nước ngoài bỏ chạy khỏi Hồng Kông là vì họ thấy không an toàn khi luật an ninh quốc gia được thực thi.
Luật an ninh sẽ hình sự hóa chủ nghĩa ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, các hoạt động khủng bố và can thiệp nước ngoài. Luật cũng sẽ cho phép các dịch vụ an ninh nội địa của Trung Quốc đại lục lần đầu tiên hoạt động công khai tại Hồng Kông. Điều này có thể tạo điều kiện cho việc Bắc Kinh tăng cường giám sát, đè bẹp các quyền tự do mà người Hồng Kông từ lâu đã được hưởng.
“Luật pháp nghiêm khắc hơn nhiều so với những gì chúng tôi đã dự kiến”, một quản lý cấp cao tại ngân hàng châu Âu nói với Nikkei Asian Review.
“Quyền lực được trao cho các cơ quan an ninh để bắt giữ người dân Hồng Kông và người nước ngoài ở Hồng Kông rồi đưa họ đến Trung Quốc đại lục để xét xử đang gây ra sự phẫn nộ”, người quản lý này cho biết.
Tuy nhiên, theo Bloomberg News, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chạy trốn khỏi Hồng Kông thì các ông trùm Trung Quốc đã tận dụng điều này để đầu tư vào Hồng Kông, với 20 tỷ USD vừa mới xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán của thành phố này. Đối với họ, Hồng Kông đang là điểm đến hấp dẫn khi các công ty Trung Quốc hiện phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng ở Hoa Kỳ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-cong-ty-nuoc-ngoai-o-hong-kong-bat-dau-di-cu-cho-trong-duoc-lap-boi-cac-thuong-hieu-trung-quoc.html
Dấu ấn tuần qua: Báo động từ Hồng Kông –
cả thế giới đều ở trong tầm ngắm của Trung Quốc
Minh HòaLuật an ninh quốc gia Hồng Kông được đưa ra trong đêm tối và có hiệu lực ngay tức khắc. Không chỉ nhắm tới người dân xứ Cảng Thơm, Bắc Kinh còn muốn nó trở thành xúc tu len lỏi tới bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào bên ngoài Trung Quốc.
Với 66 điều và hơn 7000 từ, Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc đưa ra luật an ninh quốc gia Hồng Kông vào lúc 23 giờ ngày 30/6/2020, chỉ 1 tiếng trước khi bước sang ngày kỷ niệm 23 năm Hồng Kông được Anh Quốc bàn giao cho Trung Quốc.
Hàng chục quốc gia, do Anh Quốc đại diện, đã tuyên bố trước Liên Hợp Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút lại văn bản này. Chính quyền Trump đang xúc tiến quy trình bãi bỏ các chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho Hồng Kông, đồng thời đưa ra các biện pháp trừng phạt những quan chức làm xói mòn nền tự chủ của thành phố.
“Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bào chế quả thật hết sức hoang đường, nó muốn kiểm soát mọi người trên khắp vũ trụ này”, cựu danh thủ Trung Quốc Hác Hải Đông bình luận. Ông cho rằng Đức Quốc Xã còn không dám làm điều tương tự.
Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dám làm điều đó, sẵn sàng thách thức cả thế giới bằng thông điệp không cần che đậy, rằng: Quyền lực của Đảng quan trọng hơn hết thảy.
Thất hứa trắng trợn
Các nhà quan sát bình luận rằng luật an ninh là hành động “nuốt lời” trắng trợn của ĐCSTQ, thật sự kết liễu các quyền tự trị và dân chủ ít ỏi còn lại của Hồng Kông.
Từng là thuộc địa của Anh Quốc, Hồng Kông được Luân Đôn chuyển giao cho Bắc Kinh vào ngày 1/7/1997, khi Trung Quốc hứa hẹn sẽ đảm bảo cho thành phố được hưởng chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, tức là Hồng Kông theo chế độ tư bản chủ nghĩa, còn Trung Hoa đại lục tiếp tục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ít nhất cho đến năm 2047.
Phương Tây hy vọng rằng, trong thời gian này, Trung Quốc đại lục sẽ nhận ảnh hưởng tích cực từ Hồng Kông, từ đó ĐCSTQ sẽ buộc phải tự do hóa chính trị và mở rộng dân chủ cho người dân trên cả nước.
Quan điểm này tới nay đã được chứng tỏ là sai lầm, vì Bắc Kinh không những không mở rộng dân chủ, mà thậm chí còn thâu tóm cả Hồng Kông – ngọn đèn dân chủ mà phương Tây kỳ vọng sẽ khai sáng cho Trung Hoa đại lục.
Hồng Kông được ví như con ngỗng đẻ trứng vàng cho nền kinh tế Trung Quốc, nhưng ĐCSTQ sẵn sàng hy sinh nó để giành quyền kiểm soát tuyệt đối thông qua luật an ninh mới. Mỹ và các nước dân chủ khác không còn coi Hồng Kông là nền kinh tế tự do, và sẽ đối xử với thành phố này như mọi thành phố khác dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Làn sóng di dân và di dời tài sản ra khỏi Hồng Kông đang và sẽ còn tiếp tục gia tăng. Vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông có nguy cơ bị sụp đổ nhanh chóng.
Quy định mập mờ – tiện bề hành ác
Luật an ninh quốc gia Hồng Kông quy định 4 tội lớn, bao gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài. Tạp chí Phố Wall (WSJ) trích dẫn ý kiến của các nhà phân tích cho rằng những quy định được mô tả một cách mập mờ là cách thức giúp Bắc Kinh thực thi quyền lực rộng lớn để đàn áp những tiếng nói chỉ trích ĐCSTQ.
Theo luật mới, các hoạt động thực thi quyền công dân bình thường như biểu tình, đều có thể sẽ bị quy kết thành trọng tội và bị áp án tù nhiều năm.
Hồng Kông từng là nơi ở an toàn của những nhà hoạt động nhân quyền, những người ủng hộ dân chủ, các nhóm người bị đàn áp ở đại lục, thì nay những người này đều có nguy cơ bị bắt bớ và trừng trị, như họ đang sống ở đại lục.
Thế giới trong tầm ngắm
Sự phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế đối với luật an ninh Hồng Kông một phần là vì luật này tự cho mình có quyền tài phán đối với bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Điều 38 của Luật tuyên bố: “Những người không có tư cách thường trú tại Đặc khu hành chính Hồng Kông cũng sẽ chịu chế tài của Luật này nếu họ vi phạm Luật này ngoài Đặc khu hành chính Hồng Kông.”
Điều đó có nghĩa là, một người nước ngoài viết bài xã luận cho một tờ báo quốc tế phân tích rằng cần có các biện pháp chế tài với các hành vi của Trung Quốc, thì người đó cũng bị xem là “phạm tội kích động thù hận” chống lại Bắc Kinh.
Ông Donald Clarke, giáo sư luật tại Đại học George Washington, nói với NPR về luật an ninh của ĐCSTQ: “Nó đang khẳng định quyền tài phán bên ngoài lãnh thổ đối với mọi người trên hành tinh”.
Về cơ bản, chính quyền Trung Quốc có thể lấy cớ luật này để gán tội cho bất kỳ ai mà họ muốn bắt, gây sức ép với nước sở tại để dẫn độ họ về Trung Quốc đại lục xét xử.
Các cơ quan truyền thông nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác cũng có nguy cơ bị quy định và kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn ở Hồng Kông. Điều 54 kêu gọi quản lý chặt chẽ hơn các thực thể đó.
Nạn nhân tiếp theo
Các nhà phân tích nhận định rằng ĐCSTQ sẽ không chỉ dừng lại ở Hồng Kông, các lãnh thổ khác mà Bắc Kinh tự nhận có chủ quyền như Biển Đông, Đài Loan, cũng không thoát khỏi tầm ngắm.
“Nếu chế độ này được phép thoát tội mà không bị trừng trị thì nó sẽ không dừng lại ở Hồng Kông”, theo ông Benedict Rogers, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền người Anh và là nhà sáng lập tổ chức Theo dõi Hồng Kông (Hong Kong Watch).
Ông Rogers phát biểu trong chương trình Các nhà lãnh đạo Tư tưởng Mỹ (American Thought Leaders) của báo The Epoch Times: “Kế tiếp sẽ là Đài Loan, Đài Loan là trong tầm ngắm và thực tế là cả xã hội của chúng ta cũng sẽ bị đe dọa hơn nữa”.
Ông cho biết: “Tôi luôn nhìn nhận Hồng Kông là tiền tuyến cho cuộc chiến vì tự do chống lại chủ nghĩa độc tài. ĐCSTQ vốn đang xâm nhập vào các nền tự do của chúng ta, ở đất nước các bạn cũng như đất nước tôi. Chúng ta không được để cho điều đó tiếp diễn”.
“Heo chết không sợ nước sôi”
ĐCSTQ đang công khai bộc lộ những cuồng vọng của mình trước sự chứng kiến của toàn thế giới, không chút e sợ, không màng giấu giếm. Nhưng giới quan sát nhận định sự hung hăng bên ngoài là một biện pháp của Bắc Kinh nhằm che đậy cuộc khủng hoảng từ bên trong.
Báo Nikkei Asian Review của Nhật Bản phân tích, tình cảnh hiện giờ của ĐCSTQ rất tương tự với Liên Xô trước khi sụp đổ. Nếu điều này sắp trở thành sự thực, thì sự hung hăng hiện tại cũng chỉ là biểu hiện ngông cuồng như được mô tả trong thành ngữ “heo chết không sợ nước sôi”. Dù vậy trong quá trình ngông cuồng, nó cũng có thể gây ra những tổn hại khó lường, nếu không có lực lượng đối trọng và kiểm soát.
Các động thái gần đây cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang kêu gọi hình thành một liên minh quốc tế nhằm chống lại các mối nguy hại từ ĐCSTQ, và điều này rõ ràng sẽ nhận được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia.
Một trong những bước đầu tiên của quá trình đối chọi này là giúp công chúng hiểu biết về sự nguy hại của ĐCSTQ, như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu hôm 25/6: “Một khi chúng ta tự tin rằng chúng ta có sự hiểu biết chung về mối đe dọa do ĐCSTQ đặt ra, thì chúng ta có thể bắt đầu hành động”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-bao-dong-tu-hong-kong-ca-the-gioi-deu-o-trong-tam-ngam-cua-trung-quoc.html
Hồng Kông :
Sách cổ vũ dân chủ bị rút khỏi các thư viện
Anh VũMột hệ quả của luật an ninh quốc gia sau vài ngày được áp dụng tại đặc khu hành chính Hồng Kông trong lĩnh vực sách báo: Hãng tin Pháp AFP ngày 05/07/2020 cho biết các đầu sách của những tác giả thuộc phong trào dân chủ Hồng Kông đang bắt đầu biến mất khỏi các thư viện của thành phố.
Trong số các tác giả bị rút sách có Hoàng Chi Phong ( Joshua Wong), một trong những lãnh đạo phong trào sinh viên dân chủ và bà Trần Thục Trang ( Tanya Chan), nghị sĩ ủng hộ dân chủ nổi tiếng của Hồng Kông.
Với việc áp đặt nhanh chóng luật an ninh quốc gia, chính quyền Bắc Kinh muốn tái lập ổn định ở đặc khu sau các cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ bùng lên từ năm ngoái. Trung Quốc vẫn biện hộ là bộ luật chỉ tác động đến một số ít đối tượng.
Ngay sau khi luật được áp dụng chính thức, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ những người bị cho là tàng trữ các biểu tượng đòi độc lập, hay đòi mở rộng quyền tự trị cho Hồng Kong. Bên cạnh đó, các khẩu hiệu, áp phích có nội dung ủng hộ phong trào dân chủ cũng bị gỡ bỏ.
Trên Facebook, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong gọi việc làm trên của chính quyền là « cuộc khủng bố trắng » các quyền tự do ngôn luận bằng công cụ luật an ninh quốc gia.
AFP cho biết, tại Hồng Kông, tìm kiếm trong các thư viện trên mạng internet thì thấy ít nhất các đầu sách của tác giả Hoàng Chi Phong, Trần Thục Trang hay của nhà trí thức Trần Vân ( Chin Wan ) đã không còn.
Sở Văn hóa – Giải trí thành phố giải thích đơn giản là các sách trên bị rút khỏi thư viện vì có nội dung “vi phạm luật an ninh quốc gia.”
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200705-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-s%C3%A1ch-c%E1%BB%95-v%C5%A9-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-b%E1%BB%8B-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-c%C3%A1c-th%C6%B0-vi%E1%BB%87n
Phát ngôn viên BNG TQ “nổ” loạt tweet giữa đêm,
dằn mặt thế giới về luật an ninh Hồng Kông
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bất ngờ đăng tải một loạt tweet phản ứng chỉ trích của các nước liên quan đến đạo luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.Nhiều nước phản ứng trước luật an ninh Hồng Kông
Đạo luật an ninh quốc gia đối với đặc khu Hồng Kông, được Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 30/6/2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 – kỷ niệm tròn 23 năm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc Đại lục.
Đạo luật mới đã vấp phải chỉ trích từ hàng chục quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, nhiều thành viên Liên minh châu Âu (EU), Australia, Canada, Nhật Bản, Thụy Sĩ,…
Hạ viện Mỹ rạng sáng 2/7 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật với 100% phiếu thuận, nhằm trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc có quan hệ với những quan chức địa phương bị Mỹ cho là dính líu đến luật an ninh quốc gia Hồng Kông. Dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện để bỏ phiếu, nếu thông qua sẽ tiếp tục chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump ký ban hành luật.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 1/7 (giờ địa phương) gọi việc Trung Quốc kích hoạt luật an ninh đối với Hồng Kông là “sự vi phạm rõ ràng Tuyên bố chung Trung-Anh” mà hai nước ký kết tháng 12/1984, có hiệu lực từ tháng 5/1985.
Bộ ngoại giao Anh trước đó cũng triệu Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh, để phản đối và thể hiện quan ngại về chương trình lập pháp liên quan đến Hồng Kông.
Thủ tướng Johnson nhắc lại cảnh báo trước đây đối với Bắc Kinh về kế hoạch mở lộ trình cho phép 3 triệu người Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO) đến đảo quốc này. Ông tuyên bố đó “chính xác là điều chúng tôi sắp làm”.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm 1/7 cam kết cánh cửa nhập cư Anh sẽ rộng mở và thuận lợi hơn trước đối với người Hồng Kông có hộ chiếu BNO.
Bà Hoa Xuân Oánh phản pháo trên Twitter
Phát ngôn viên, Vụ trưởng Vụ báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng ngoại giao công cộng của Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã lên Twitter đăng tải một loạt thông điệp đáp trả chỉ trích từ các bên. 6 đoạn tweet lần lượt cập nhật trên trang Twitter tích xanh của bà Hoa trong khoảng thời gian 20 phút, từ 23h50 ngày 1/7 đến 0h10 ngày 2/7 (giờ Bắc Kinh).
“Lập pháp về an ninh quốc gia là quyền chủ quyền của một nước và là trách nhiệm của chính phủ trung ương. Mỹ có các đạo luật an ninh quốc gia trên phạm vi rộng nhất với nhiều tiền đề khác nhau, ví dụ như về các phái bộ nước ngoài và đầu tư nước ngoài. Vậy tại sao Trung Quốc không thể được hưởng quyền hợp pháp để bảo vệ an ninh quốc gia của chính mình?” bà Hoa viết.
Vị đại diện chính phủ Trung Quốc cũng liệt kê số lượng đạo luật về an ninh quốc gia tại các nước phương Tây, như Mỹ với 21 đạo luật liên quan trong giai đoạn 1917-2019, Canada có 6 đạo luật, Anh có 3 và Australia là 2.
Bà Hoa khẳng định mục đích của luật an ninh Hồng Kông là “vá những lỗ hổng chết người đã cản trở bảo vệ Hồng Kông trước những đe dọa về an ninh quốc gia”.
“‘Một quốc gia, hai chế độ’, hệ thống tư bản, quyền tự trị cao và hệ thống tư pháp [của Hồng Kông] là không thay đổi.”
“Hiến pháp của hơn 100 quốc gia quy định rằng việc thực thi các quyền cơ bản và tự do phải không gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Đạo luật về bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông là một THANH GƯƠM răn đe những kẻ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, và NGƯỜI HỘ VỆ cho đại đa số cư dân của Hồng Kông,” bà Hoa Xuân Oánh lý giải.
Bà Hoa lên án phản ứng gay gắt của Mỹ về đạo luật an ninh Hồng Kông không thể hiện sự quan tâm thực sự đến quyền và tự do của người dân Hồng Kông, mà là nỗi lo về việc “mất quyền và tự do được lợi dụng Hồng Kông làm căn cứ và công cụ để làm hại an ninh quốc gia Trung Quốc”.
Đề cập chỉ trích của London liên quan đến Tuyên bố Trung-Anh 1985, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng người dân Hồng Kông đã không được hưởng các quyền dân chủ và tự do khi đặc khu là thuộc địa của Anh, cũng như không có thống đốc nào của Hồng Kông do người dân bản địa bầu cử.
“Anh phải biết rằng họ không có chủ quyền, thẩm quyền, hay quyền ‘giám sát’ đối với Hồng Kông sau năm 1997. Anh nên đối mặt với thực tế mới thay vì mơ mộng những ngày xưa cũ.”
http://biendong.net/diem-tin/35617-phat-ngon-vien-bng-tq-no-loat-tweet-giua-dem-dan-mat-the-gioi-ve-luat-an-ninh-hong-kong.html
Mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng
hàng triệu dân TQ điêu đứng
Nhiều tuần mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc khiến hàng triệu người mất nhà và gây ra thiệt hại kinh tế khổng lồ.Trung Quốc thừa nhận xả lũ ở đập Tam Hiệp
Thời tiết khắc nghiệt gia tăng
Các nhóm môi trường cảnh báo lũ lụt cực đoan có thể trở nên phổ biến hơn ở Trung Quốc.
Cuối tháng 6, hơn 12 triệu người trên 13 tỉnh thành Trung Quốc đã bị ảnh hưởng. Trận lụt đã khiến 78 người chết, 97.000 ngôi nhà bị hư hại và gây thiệt hại kinh tế 25 tỷ nhân dân tệ.
Video trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những ngôi nhà bị sập, ô tô nổi lềnh bềnh và mùa màng chết trắng. Nhiều thành phố ở miền Nam Trung Quốc cũng bị thiệt hại về cơ sở hạ tầng.
Ở Dương Châu, một cây cầu vòm chìm gần như hoàn toàn dưới nước trong khi các con đường và đường ray ở Trùng Khánh, gần sông Qi bị nhấn chìm.
Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn lũ lụt ở vùng đồng bằng trũng trong nhiều thiên niên kỷ và sử dụng đê, đập và các cấu trúc khác để quản lý mực nước dâng. Nhưng thời tiết khó lường hơn đã khiến nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn, gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu người sống dọc theo các con sông.
Các nhà môi trường cảnh báo rằng sẽ có nhiều thiệt hại hơn trừ khi Trung Quốc khiến cơ sở hạ tầng trở nên linh hoạt và giải quyết biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
“Lũ lụt tàn khốc mà chúng ta thấy diễn ra cùng với sự gia tăng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu”, Tiến sĩ Liu Junyan nói. “Nhu cầu cấp thiết là tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm cho các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, để đánh giá rủi ro khí hậu trong tương lai ở các thành phố và cải thiện hệ thống quản lý lũ lụt.”
Tần suất của cả hai sự kiện mưa lớn và nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu đã tăng dần trong sáu thập kỷ qua, theo một báo cáo bởi Cơ quan Khí tượng Trung Quốc năm 2019.
Lũ lụt năm nay có tác động đến hàng hóa từ nông nghiệp đến năng lượng. Ít nhất 80.000 ha cây trồng bao gồm gạo, rau và trái cây đã bị thiệt hại ở tỉnh Hồ Bắc. Đầu mùa hè là thời điểm quan trọng để lúa phát triển và nếu hoa màu bị cuốn trôi, các chuyên gia cho biết sản lượng sẽ giảm đáng kể trong năm nay.
Trong khi đó, những cơn mưa lớn đang dẫn đến việc sản xuất thủy điện tăng lên, làm giảm nhu cầu than. Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho biết có thêm hai đợt mưa lớn trong những ngày tới.
Vào cuối tháng 6, ít nhất 25 con sông lớn ở Trung Quốc đã vượt quá mức báo động lũ lụt. Lượng mưa tích lũy trong năm nay cao gấp đôi so với mức thông thường, theo ông Chen Tao, nhà dự báo thời tiết tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc.
Sự gia tăng toàn cầu mực nước biển, mà các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do nhiệt độ ấm lên, cũng đang đe dọa nhiều thành phố của Trung Quốc.
Theo Bộ Môi trường, tốc độ tăng mực nước biển trung bình dọc bờ biển Trung Quốc là 3,4mm mỗi năm trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2019, nhanh hơn mức trung bình toàn cầu.
Năm 2019, mực nước biển dọc bờ biển Trung Quốc cao hơn 72mm so với bình thường, Bộ cho biết. Một nghiên cứu năm nay cho thấy châu thổ sông Châu của Trung Quốc, trung tâm sản xuất của nước này và là nhà của hàng chục triệu người, là trung tâm đô thị có nguy cơ cao nhất thế giới khi mực nước biển dâng cao và có thể nằm dưới ít nhất 67cm nước vào năm 2100.
Bên cạnh biến đổi khí hậu, nhiều thập kỷ phát triển kinh tế và đô thị hóa liên quan đến việc cải tạo đất từ hồ và vùng đất ngập nước cũng đã làm tăng thêm thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra.
Vũ Hán, từng được gọi là “thành phố của 100 hồ”, nhưng hầu hết 127 hồ tồn tại vào những năm 1980 đã bị mất để cải tạo đất, và giờ đây họ phải đối mặt với một trong những vấn đề ngập lụt đô thị nghiêm trọng nhất.
“Các hoạt động của con người đã phá hủy sông, hồ, rừng và bất kỳ hình thức ‘bảo vệ’ tự nhiên nào để chống lũ lụt”, ông Yu Jianfeng, người sáng lập Trung tâm Văn hóa Bảo vệ Môi trường Sông, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Trùng Khánh cho biết.
“Đã đến lúc chúng ta thiết lập các nguyên tắc về cách phát triển và cần để lại đủ các hồ chứa tự nhiên cho các thành phố để giảm thiệt hại do lũ lụt”.
http://biendong.net/bi-n-nong/35629-mua-lu-gay-sat-lo-nghiem-trong-hang-trieu-dan-tq-dieu-dung.html
Dịch bệnh lây lan giới chức cao tầng TQ
Hành tung bí ẩn của những lãnh đạo cấp cao và thời điểm bùng nổ dịch tại Bắc Kinh gần ngày diễn ra Lưỡng hội đang làm giới quan sát thêm hoài nghi.Cổng Tân Hoa Môn trong quần thể Trung Nam Hải – trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh
Tại thời điểm Bắc Kinh tái bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, 7 Ủy ban Thường vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn có hành tung khác lạ, trong đó Triệu Lạc Tế gần như biến mất trong hơn một tháng, dấy lên đồn đoán rằng rất có thể ông đã bị lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Còn “người máy giơ tay” Thân Kỷ Lan sau khi tham dự “Lưỡng hội” trở về, đột nhiên đổ bệnh qua đời, nguyên nhân cái chết cũng bị nghi ngờ rằng rất có thể đã bị lây nhiễm trong khoảng thời gian tại Bắc Kinh.
Thân Kỷ Lan, sau khi trở thành Ủy viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là “Nhân Đại”) từ năm 1954, đã tái đắc cử 13 nhiệm kỳ liên tiếp, chưa bao giờ rớt tuyển, vậy nên được ngoại giới gọi là “hóa thạch sống” của Nhân Đại. Mới đây có tin rằng Thân Kỷ Lan đang trong bệnh tình nguy kịch, sáng ngày 28/6 được xác nhận bà đã qua đời. Bên phía chính quyền tuyên bố rằng Thân Kỷ Lan bị ung thư dạ dày.
Trang Tin tức Bắc Kinh dẫn lời bà Quách Phụng Liên – Bí thư Chi bộ đảng của thị trấn Đại Trại, huyện Tích Dương, thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây, và là bạn thân của Thân Kỷ Lan, nói rằng: “Một tuần trước tôi mới đi thăm chị Thân. Lúc đó, chị ấy đã bệnh rất nặng, không thể chữa được nữa”.
Trước đó, có tin đồn rằng Thân Kỷ Lan, 91 tuổi, sau khi được đưa vào bệnh viện cuối tháng 5, bệnh tình trở nên nguy kịch. Trên mạng còn lan truyền một bức ảnh, trong bức ảnh đó, bà Thân đang nằm trên giường bệnh, khoang mũi cắm ống thở, nằm lệch trên một chiếc gối, giống như đang hôn mê hoặc bệnh tình đang trong nguy kịch, đầu giường còn treo cả khẩu trang.
Trang tin nước ngoài khi đó đưa tin rằng bà Thân Kỷ Lan bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, và được đưa vào Bệnh viện Số 1 của thành phố Trường Trị. Do tuổi cao sức yếu, các bác sĩ không kiến nghị làm phẫu thuật, mà chỉ có thể điều trị.
Thông tấn xã trung ương CNA đã trích dẫn lời đồn từ nhóm bạn thân trên WeChat, nói rằng các nhân viên công tác bên cạnh bà Thân tiết lộ rằng bà Thân vì thấy khó chịu trong người nên được Bệnh viện Đa khoa Hải quân hộ tống từ Bắc Kinh về đến thành phố An Dương, Hà Nam vào cuối tháng 5, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Số 1 thành phố Trường Trị, Sơn Tây để điều trị.
Bởi Thân Kỷ Lan vừa mới tham dự xong Hội nghị Nhân Đại Toàn quốc vào ngày 28/5, có cư dân mạng nghi ngờ rằng liệu có phải bà đến Bắc Kinh tham dự “Lưỡng hội” chẳng may bị dính virus Vũ Hán, nhưng chính quyền đã lấy bệnh khác để che đậy đi? Nếu bà thật sự bị ung thư dạ dày thời kỳ cuối, cớ sao còn phải liều mạng mang tấm thân bệnh tật đến Bắc Kinh tham dự hội họp làm gì?
Có nguồn tin nói rằng, đoàn đại biểu của “Lưỡng hội” đã mang theo virus từ ngoài nghìn dặm tiến vào Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Cao Phúc, nhà nghiên cứu miễn dịch kiêm giám đốc của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, tiết lộ rằng thời điểm Bắc Kinh xuất hiện dịch bệnh có thể là từ
một tháng trước đó, tức là tháng 5. Tuyên bố này ăn khớp với phân tích liên quan đến các đại biểu của “Lưỡng hội” đã mạo hiểm vượt nghìn dặm đường đến Bắc Kinh tham dự hội họp.
Ngoài ra, “Lưỡng hội” ĐCSTQ vừa mới kết thúc chưa được bao lâu, thì Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh trở lại, toàn bộ thành phố tiến nhập vào trạng thái thời chiến. Trung Nam Hải nằm trong trung tâm của ổ dịch. Trước đó đã có tin đồn rằng giới chức cao tầng của ĐCSTQ đã chuyển đến núi Ngọc Tuyền để tránh dịch, đặc biệt khoảng hơn một tháng trở lại đây, hành tung của 7 Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ rất khác lạ. Trên mạng có bài phân tích chỉ ra rằng 7 Ủy ban Thường vụ rất có thể đều đã rời khỏi Bắc Kinh, tản nhau ra để tránh dịch.
Trong đó, hành tung của Triệu Lạc Tế, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, được xem là kỳ lạ nhất. Trong suốt tháng Sáu ông đều không có bất kỳ hoạt động báo cáo nào.
Gần đây còn có truyền thông công bố rằng, trong bản “Tóm tắt Hội nghị” về việc kiểm soát phòng chống dịch bệnh tại một quận nào đó của Bắc Kinh đã đưa ra yêu cầu “những người lãnh đạo phải học cách tự bảo vệ mình”, dường như ám chỉ rằng có lãnh đạo đã bị dính bệnh.
Điều đáng chú ý là bệnh viện 301 nằm ở quận Hải Điến, Bắc Kinh, nơi chuyên phục vụ cho giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, trước đó cũng có tin đồn rằng nơi đây có ổ dịch, dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ phía chính quyền ĐCSTQ. Sáng sớm ngày 24/6, chính quyền quận Hải Điến đã khẩn cấp công bố bản “Thông báo bác bỏ tin đồn”, phủ nhận thông tin Bệnh viện 301 xuất hiện dịch bệnh, và kêu gọi cộng đồng mạng sẽ không nghe, không tin, đặc biệt là không lan truyền tin đồn. Động thái này càng khiến cư dân mạng nghi ngờ, chẳng khác chi “Lạy ông tôi ở bụi này”.
Liên quan Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh lần này, có nguồn tin nói rằng, dịch bệnh ở Bắc Kinh được phát hiện vào tháng 5, trước khi các đại biểu bắt đầu phiên họp vào ngày 21/5, tất cả đều đã tự cách ly tại Bắc Kinh ít nhất 14 ngày theo quy định. Tuy nhiên, vì không để ông Tập Cận Bình, người đã quyết định mở phiên họp “Lưỡng hội” gánh trách nhiệm, vậy nên chính quyền vẫn luôn che giấu. Cuối cùng vì không thể che giấu thêm được nữa, nếu không Bắc Kinh rất có thể sẽ trở thành Vũ Hán thứ hai, vậy nên giới chức mới công bố tình trạng ở một vài khu vực nhằm đánh lạc hướng chú ý của dư luận.
Dịch bệnh ở thủ đô Bắc Kinh lần này, liệu có phải là do đoàn đại biểu từ những nơi khác đến Bắc Kinh tham dự “Lưỡng hội” mang đến hay không? Từ khi Vũ Hán bùng phát dịch bệnh đến nay, nhiều chuyên gia của chính phủ đã không phủ nhận rằng có lượng lớn người trên thân mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng. Tại “Lưỡng hội” lần này, phải chăng vẫn có đại biểu, ủy viên mang theo mầm bệnh tiến vào Bắc Kinh, để rồi lặng lẽ lây nhiễm virus cho những người cùng đến tham dự “Lưỡng hội”? Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận, cũng không thể nào xác nhận điều này. Các chuyên gia của ĐCSTQ cũng sẽ không truy tìm căn nguyên theo cách này, họ coi ổn định chính trị lớn hơn hết thảy, bởi một khi điều tra, chính là tỏ thái độ hoài nghi quyết định của lãnh đạo ĐCSTQ về việc tổ chức “Lưỡng hội” vào thời điểm đó.
“Lưỡng hội” Toàn quốc ĐCSTQ kết thúc vào ngày 28/5, bây giờ nhìn lại, không chỉ hàng nghìn đại biểu phải bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để đến Bắc Kinh tham dự hội họp, mà giới lãnh đạo cao tầng của ĐCSTQ cũng là đang mạo hiểm tính mạng để tổ chức hội nghị.
Vào ngày đầu tiên của “Lưỡng hội” (ngày 21/5), Bắc Kinh liên tiếp xuất hiện dị tượng: trời đang giữa ban ngày đột nhiên tối mịt, cộng thêm sấm sét vang dội, mưa lớn có kèm theo mưa đá. Thiên tượng biến hóa, nhiều chuyên gia cho rằng đây dường như dự báo đại nạn diệt vong của ĐCSTQ.
http://biendong.net/bi-n-nong/35624-dich-benh-lay-lan-gioi-chuc-cao-tang-tq.html
Trung Quốc nói virus Corona bắt nguồn
từ Tây Ban Nha, không phải Vũ Hán
Bình luậnVăn ThiệnDựa trên một nghiên cứu bị nhiều chỉ trích xuất bản vào tháng trước, Trung Quốc đã đổ lỗi cho châu Âu, cụ thể là Tây Ban Nha, là nơi bắt nguồn của virus Corona (COVID-19) chứ không phải là thành phố Vũ Hán của nước này.
Sau khi tham khảo nghiên cứu của Đại học Barcelona về việc phát hiện COVID-19 trong mẫu nước thải tại thành phố này từ tháng 3/2019, cố vấn y tế cao cấp của chính phủ Trung Quốc Wang Guangfa đã đề xuất rằng bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc của virus nên đến Tây Ban Nha chứ không phải Vũ Hán.
Đề xuất được đưa ra khi Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đến Trung Quốc vào tuần tới nhằm mục đích thiết lập một nền tảng để theo dõi sự xuất hiện của virus chết người đã gây ra hơn 500.000 ca tử vong trên toàn cầu.
Các chuyên gia độc lập đả kích gay gắt nghiên cứu của Đại học Barcelona là thiếu sót và mâu thuẫn với nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy virus bắt đầu ở Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Giám đốc Viện Di truyền học UCL tại London, Giáo sư Francois Balloux cho biết: “Lời giải thích hợp lý nhất là [nghiên cứu đó đã] trộn lẫn/nhiễm bẩn mẫu”.
Từ trước đến nay, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn nhiều lần cố gắng làm chệch hướng đổ lỗi về nguồn gốc virus, nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc điều tra nào về cách thức và nơi mà đại dịch bùng phát không nên chỉ giới hạn ở một quốc gia.
Theo hãng truyền thông nhà nước Global Times, nhà dịch tễ học trưởng thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết: “Việc xác định nguồn gốc của virus Corona phải dựa trên các cuộc đàm phán và liên quan đến nhiều quốc gia”.
“Việc xác định về mặt khoa học bắt đầu từ nước nào không quan trọng, miễn là nó liên quan đến tất cả các quốc gia liên quan và được tiến hành công bằng”.
Tổng giám đốc WHO Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Biết được nguồn gốc của virus là rất, rất quan trọng. Chúng ta có thể chống lại virus tốt hơn khi chúng ta biết mọi thứ về virus, kể cả cách nó bắt đầu”.
Nhóm nghiên cứu của WHO sẽ đưa một chuyên gia về sức khỏe động vật và một nhà dịch tễ học đến Trung Quốc để “thiết lập một nhiệm vụ quốc tế”, khám phá nguồn gốc của COVID-19.
Tiến sĩ Peter Daszak, chủ tịch của Liên minh EcoHealth nói với tờ Telegraph: “Nghiên cứu khoa học về việc này rất khó, tốn kém, mất nhiều thời gian. Nhưng nó đáng để làm vì sau đó bạn thực sự có thể đưa ra quyết định thông minh mà sẽ cứu các mạng sống trong tương lai … và ngăn chặn một đại dịch khác”.
Ông nói thêm rằng việc truy tìm nguồn gốc virus sẽ khó khăn vì ĐCSTQ ngày càng trở nên thù địch và chống lại sự chỉ trích toàn cầu.
Việc tìm kiếm cách đại dịch khởi phát tập trung vào Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam của Vũ Hán, nơi có liên kết đến nhiều trường hợp được báo cáo đầu tiên.
Nhưng Tiến sĩ Daszak nghi ngờ virus này, có khả năng bắt nguồn từ dơi, đã lan rộng một thời gian trước khi đến Vũ Hán thông qua một hoạt động buôn bán động vật hoang dã rộng lớn kết nối các khu vực nông thôn có hang dơi với các thành phố lớn của Trung Quốc.
ĐCSTQ đã bị chỉ trích rộng rãi vì xử lý chậm chạp đối với dịch virus Corona Vũ Hán và thực hiện nhiều nỗ lực liên tục kể từ khi dịch bệnh bùng phát tránh bị đổ lỗi cho nước khác.
Tháng trước, một nhà báo độc lập đã bị bắt vì phơi bày một vụ “che đậy” tại Vũ Hán sau khi đăng video về các nhà hỏa táng hoạt động 24/7.
Văn Thiện
Theo Thesun
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/trung-quoc-tuyen-bo-virus-corona-bat-nguon-tu-tay-ban-nha-khong-phai-vu-han-50624.html
Luật an ninh quốc gia :
Bắc Kinh chỉ trích Ottawa can thiệp nội bộ Trung Quốc
Anh VũNgay sau khi Canada thông báo ngừng hiệp định dẫn độ với Hồng Kông để phản ứng với việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên đặc khu, ngày 04/07/2020, đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa đã ra tuyên bố lên án Canada « can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc » và « vi phạm luật pháp quốc tế ». Canada là một trong những nước phương Tây có phản ứng mạnh mẽ về luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông.
Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplâtre tường trình:
Bắc Kinh không muốn bị dạy dỗ về chuyện nhân quyền. Sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia triệt tiêu các quyền tự do ở Hồng Kông, Canada hôm qua đã quyết định ngừng thực hiện hiệp định dẫn độ với đặc khu hành chính đang mất dần quyền tự trị dưới sức ép của Bắc Kinh.
Trung Quốc liền đáp trả. Trong một tuyên bố đăng trên trang mạng của mình, sứ quán Trung Quốc tại Ottawa lên án những phê phán của Canada về luật an ninh quốc gia là « không có cơ sở và can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc ».
Tuyên bố của đại diện ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh : « Một số nước phương Tây, trong đó có Canada, lấy cớ nhân quyền can dự vào công việc của Hồng Kông. Việc làm như vậy là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế ».
Trung Quốc đã thông qua luật nói trên mà không tham khảo các quan chức chính trị Hồng Kông. Tuyên bố của sứ quán Trung Quốc khẳng định, luật an ninh quốc gia « sẽ củng cố khung pháp lý của Hồng Kông » và có lợi cho người dân đặc khu cũng như các nhà đầu tư quốc tế.
Trước đó, hôm thứ Sáu (3/7), thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ « quan ngại » về tình hình tại vùng đất thuộc địa cũ của Anh, đồng thời khẳng định Canada kiên quyết tin vào nguyên tắc « một đất nước, hai chế độ » nhằm bảo đảm cho tới năm 2047 dân Hồng Kông được hưởng các quyền tự do mà ở Trung Quốc không có, .
Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc vốn đã rất căng thẳng vì chuyện thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, một lãnh đạo của tập đoàn Hoa Vi, sang Hoa Kỳ. Để trả đũa vụ này, Trung Quốc vừa truy tố hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor vì tội làm gián điệp.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200705-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-qu%E1%BB%91c-gia-b%E1%BA%AFc-kinh-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-ottawa-can-thi%E1%BB%87p-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-trung-qu%E1%BB%91c
Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới ‘hai năm mươi’
Đại NghĩaTại Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lấy được chính quyền từ Quốc dân Đảng vào năm 1949, tính đến nay đã hơn 70 năm. ĐCSTQ tuyên bố thành lập vào năm 1921, vậy tính đến nay đã là 99 năm.
So với các triều đại đã tồn tại ở Trung Quốc trong mấy ngàn năm qua, hơn 70 năm cầm quyền của ĐCSTQ chưa phải là dài. Nhưng những “thành tích” mà ĐCSTQ thể hiện ra trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn thì có thể nói là chưa từng có trên thế giới.
Trong 30 năm đầu cầm quyền, người ta thường nói đến các biến động không ngừng nghỉ do ĐCSTQ tạo ra tại Trung Quốc. Từ đấu tố những người có tài sản ở khắp nông thôn và thành thị, đến bức hại giới trí thức, đặc biệt là cuộc Đại Cách mạng văn hoá kinh thiên động địa, phá hủy gần như hoàn toàn văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của người Trung Quốc.
Mấy chục năm tiếp theo, dù ĐCSTQ đã thay đổi phương cách làm ăn kinh tế và cách thức biểu hiện bề ngoài, nhưng những gì thuộc về bản chất của họ thì không hề thay đổi:
Một là tính giả dối bất tín và ngụy thiện biến hóa khôn lường
Những điều như ĐCSTQ là đại diện cho nhân dân Trung Quốc, Trung Quốc có nền kinh tế thị trường, người dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do thông tin… đều không thực sự tồn tại cho dù có nhiều điều đã được ghi vào trong hiến pháp.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc dỡ bỏ thánh giá, đốt phá các nhà thờ, tống giam các Cơ Đốc nhân trong suốt nhiều năm”, một cư dân mạng bình luận trên Twitter (ảnh chụp màn hình).
Người dân Trung Quốc không có quyền bầu cử thực sự nên ĐCSTQ không thực sự đại diện cho người Trung Quốc. Doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm chủ yếu phần vốn của xã hội, nhận được những quyền lợi đặc thù, ĐCSTQ còn có các chi bộ ở tất cả doanh nghiệp. Do vậy, nền kinh tế Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường. Với các vấn đề tự do ngôn luận và thông tin thì ĐCSTQ ngày càng khống chế, thậm chí còn đang mở rộng sự khống chế đó ra toàn thế giới.
Hai là tính cưỡng chế bất chấp đạo lý
ĐCSTQ thường dùng hình ảnh giả tạo để quan hệ với thế giới, họ cũng dùng nhiều thủ đoạn để che đậy, trong đó không ngại ngần sử dụng bạo lực để uy hiếp bất cứ ai nói rõ sự thật.
Cách thức thường thấy là dùng lợi ích trước mắt để dẫn dụ, cũng có thể là dùng đe dọa mất lợi ích để cưỡng chế đối phương nghe theo. Họ cũng không ngần ngại dùng tất cả các công cụ, từ quyền lực nhà nước đến cả thủ đoạn xã hội đen với bất kỳ ai.
Anastasia Lin, hoa hậu quốc tế Canada không chỉ bị cấm không được tới Trung Quốc dự thi Hoa hậu Thế giới, mà người thân của cô tại Trung Quốc còn bị đe dọa chỉ vì cô lên tiếng cho những người bị đàn
áp tại Trung Quốc. Công dân Úc và Canada lập tức bị kết án tử hình sau khi chính phủ Úc đòi điều tra nguyên nhân đại dịch viêm phổi Vũ Hán và Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu, giám đốc Tài chính của Tập đoàn Truyền thông Huawei…
Báo USA Today đưa tin về việc Trung Quốc cấm nhập cảnh đối với hoa hậu Canađa Anastasia Lin, người thường lên án tình trạng vi phạm nhân quyền và tự do ngôn luận của chính quyền Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter).
Ngay cả các chính trị gia cao cấp trên thế giới cũng không ngoại lệ. Nhân vật nổi tiếng hiện nay bị tấn công nhiều nhất bởi truyền thông ĐCSTQ có lẽ là Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Khi ông liên tục nói về bản chất của ĐCSTQ và phản đối các hành động của ĐCSTQ như gây hấn Biển Đông, che giấu thông tin đại dịch, đàn áp nhân quyền… Các cơ quan truyền thông lớn nhất của ĐCSTQ như CCTV, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã không ngại sử dụng những ngôn từ thóa mạ kiểu đầu đường xó chợ như “ma quỷ”, “điên cuồng”, “kẻ thù của nhân loại”… được để công kích.
Ngày nay, khi ĐCSTQ mở rộng sự ảnh hưởng ra khắp thế giới, người ta ngày càng nhận ra sự dị thường của nó.
Các tổ chức kinh tế như Tổ chức Y tế thế giới, hay Liên Hiệp Quốc, chính quyền Trung Quốc tham gia vào đều muốn không chế các tổ chức này. Sự việc tổ chức Y tế thế giới (WHO) bị thao túng chỉ là một ví dụ mà gần đây người dân toàn thế giới mới biết tới rộng rãi.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (bên trái), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 1/2020 để tìm hiểu về sự bùng phát của dịch COVID-19 (ảnh chụp màn hình Twitter).
Vì bản chất của ĐCSTQ trái ngược với các giá trị phổ biến của thế giới, nên việc xuất hiện xu hướng phản kháng ngày càng rộng khắp thế giới là điều tất nhiên. Kết cục có thể dự báo là, hoặc là ĐCSTQ sẽ không còn chỗ đứng trên thế giới, hai là ho sẽ khống chế toàn thế giới như đã khống chế đại lục.
Theo quy luật vận động, liệu ĐCSTQ sẽ đi đến đâu?
Quan điểm của khoa học lịch sử hay của vật lý đều cho thấy sự vận động của thế giới là có quy luật, hay theo cách nói của văn hóa truyền thống là mọi việc đều có nhân quả.
Căn cứ vào tiêu chuẩn đạo đức phổ quát của nhân loại, những việc mà ĐCSTQ làm ra trong gần 100 năm qua không chỉ là bạo ngược, hại chết mấy chục triệu người, mà điều tệ hại hơn là họ đã phá hủy đạo đức của người Trung Quốc, từ đó lan rộng tính phá hoại ra toàn thế giới.
Vì đã làm những việc xấu như vậy nên kết cục không tốt cũng sẽ đến với họ. Cách nói này dựa vào quy luật của tự nhiên chứ không phải do mong muốn riêng của bất cứ ai. Ngay cả dù người ta căm hận ĐCSTQ vì sự bạo tàn của nó, nhưng khi sự vận động của quy luật chưa tới điểm diệt vong của nó thì nó vẫn tồn tại.
Ngày nay, có thể nói những dấu hiệu cho ngày tàn của ĐCSTQ đang được thể hiện ngày càng rõ. Ở bên trong Trung Quốc đại lục, đấu đá phe phái thông qua hình thức chống tham nhũng những năm qua rất gay gắt. Xét theo lịch sử đấu đá của ĐCSTQ, thì kết cục luôn là một mất một còn. Do vậy, giả tướng “êm đẹp” hiện nay có lẽ đang ẩn chứa nguy cơ một cuộc thanh trừng cuối cùng mà qua đó có thể khiến bản thân ĐCSTQ không còn chỗ đứng do ngay từ vấn đề nội bộ của đất nước Trung Quốc.
ĐCSTQ trong mấy chục năm qua thường lấy phát triển kinh tế để đảm bảo cho sự cầm quyền chuyên chế trước mắt người dân Trung Quốc. Nhưng với tình trạng xung đột gay gắt với Mỹ và ngày càng nhiều các quốc gia như hiện nay, lại thêm ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán thì sự thịnh vượng của nền kinh tế Trung Quốc liệu còn được bao lâu?
Người dân Trung Quốc sau mấy chục năm cuồng vọng vào làm ăn kinh tế và hưởng thụ, họ lấy đó làm động lực cho cuộc sống. Giờ đây người dân chắc hẳn không thể chịu đựng nổi nếu cuộc sống kinh tế khốn quẫn. Do đó, ĐCSTQ sẽ phải đối phó với thất nghiệp dẫn đến bức bối trong xã hội Trung Quốc vốn đã cực kỳ phức tạp.
Trung Quốc, cái nôi của văn minh Đông Á nói riêng và thế giới nói chung đang bị khống chế bởi ĐCSTQ – một lực lượng phản Thiên phản Địa gần 100 năm qua. Ngày nay khi ĐCSTQ đang mở rộng sự thao túng ra toàn thế giới, nó đã vấp phải sự phản kháng không khoan nhượng của toàn thế giới văn minh. Có lẽ tới khi ĐCSTQ kỷ niệm “hai năm mươi” thì cũng là ngày mà thế giới chứng kiến điểm cuối của nó. Đó cũng là sự vận động có tính quy luật của lịch sử văn minh loài người.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-cong-san-trung-quoc-sap-toi-hai-nam-muoi.html
Chính quyền Trung Quốc kiểm soát ý kiến công chúng
thông qua các quảng cáo trò chơi trực tuyến
Một người đàn ông Trung Quốc chơi các trò chơi trực tuyến tại một quán cà phê Internet ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 27 tháng 2 năm 2010 (Liu Jin / AFP / Getty Images)Chính quyền Trung Quốc kiểm soát ý kiến công chúng thông qua các quảng cáo trò chơi trực tuyến
Bình luậnThanh Liên • 09:57, 05/07/20• 287 lượt xem
Tại Đài Loan, nhiều trò chơi trực tuyến bán chạy nhất được phát triển bởi các công ty trò chơi trực tuyến Trung Quốc. Theo một chuyên gia, hiện tượng này đáng chú ý vì ngành công nghiệp này của Trung Quốc được hậu thuẫn bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các trò chơi này cung cấp nền tảng cho việc kiểm duyệt và truyền bá thông tin “ẩn ý” ra nước ngoài về chương trình nghị sự chính trị của ĐCSTQ.
Chính quyền Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, cho dù đây là một hòn đảo tự trị với chính phủ được bầu cử dân chủ, quân đội và hệ thống tiền tệ riêng. Do đó, ĐCSTQ đã thâm nhập và gây ảnh hưởng đến xã hội Đài Loan với nỗ lực thuyết phục công dân Đài Loan chấp nhận “sự hợp nhất” với Trung Quốc đại lục.
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty phân tích thị trường ứng dụng di động Sensor Tower có trụ sở tại Hoa Kỳ, 8 trong số 10 trò chơi di động bán chạy nhất tại Đài Loan trong quý I/2020 được phát triển và sở hữu bởi ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến Trung Quốc. Hai trò chơi khác là “Lineage M” và “Princess Connect! Re:Dive” được phát triển bởi các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản,.
Thị trường game trực tuyến tại Đài Loan đã tràn ngập các trò chơi trực tuyến Trung Quốc. Nhà báo và nhà bình luận chính trị Hsu Ching-Huang nói với The Epoch Times rằng thị trường trò chơi trực tuyến Đài Loan đã thay đổi hướng phát triển. Các nhà phát triển trò chơi trực tuyến Trung Quốc như Tencent (công ty đã sản xuất ra trò chơi Honor of Kings) thường được nhà nước hậu thuẫn trong khi trên hình thức họ có vẻ là doanh nghiệp tư nhân, vậy nên điều này mang lại cho họ một lợi thế [cạnh tranh] không công bằng so với các đối thủ khác.
Ông Hsu cũng chỉ ra rằng kiểm duyệt là vấn đề lớn nhất đối với các trò chơi trực tuyến do Trung Quốc sản xuất. Lấy ví dụ về ứng dụng trò chơi “Romance of the Three Kingdoms” do công ty Koei Tecmo Holdings của Nhật Bản phát triển. Ali Games, một công ty con của Alibaba (tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc), được ủy quyền để phát triển phiên bản di động cho ứng dụng trò chơi “Romance of the Three Kingdoms”. Tuy nhiên, những khẩu hiệu như “Cuộc cách mạng ô dù” đã bị kiểm duyệt loại bỏ khỏi ứng dụng. “Cuộc cách mạng ô dù” đề cập đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra ở Hong Kong trong gần ba tháng vào năm 2014.
Người Hong Kong đã phản đối đề xuất của chính quyền Trung Quốc đối với cuộc bầu cử tại thành phố này, vì điều này có thể sẽ cấp thêm quyền lực cho Bắc Kinh trong việc tác động đến sự lựa chọn các ứng cử viên chính trị.
Theo quan sát của ông Hsu, các nhà chức trách Trung Quốc đã áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn đối với ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến trong những năm gần đây. Chẳng hạn, ngày 4/4 được chỉ định là một ngày quốc tang cho các nạn nhân virus Corona Vũ Hán và chính quyền Trung Quốc cấm chơi trò chơi trực tuyến [trong ngày này]. Các nhà phát triển trò chơi trực tuyến Trung Quốc đã ngắt kết nối của họ trong 24 giờ.
Vào tháng Tư, công ty Wanin International của Đài Loan (một đối tác với công ty phát triển trò chơi trực tuyến Trung Quốc Seasun) đã ngừng cung cấp dịch vụ cho những người chơi khi họ đề cập đến virus Corona Vũ Hán trong một phòng chat trong lúc chơi trò chơi “JX3 Online 3” (một trò chơi võ
thuật nổi tiếng). Công ty Wanin từ chối khôi phục lại quyền sử dụng cho những người chơi này. Wanin nói rằng quyết định này được đưa ra bởi vì họ cho rằng không thể “nhượng bộ tự do ngôn luận trong trò chơi trực tuyến”. Công ty Wanin đưa ra đề nghị hoàn tiền cho những người chơi Đài Loan.
Cuộc thâm nhập vào văn hóa và các hoạt động gian lận
Theo ông Hsu, trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã âm thầm đầu tư vào các công ty game trên toàn thế giới. Chẳng hạn, Tencent sở hữu 5% cổ phần của nhà sản xuất trò chơi video trực tuyến Hoa Kỳ Activision Blizzard.
Ngành công nghiệp game cũng là một phương tiện để ĐCSTQ truyền bá chương trình nghị sự của mình. Ông Hsu đã đề cập rằng trò chơi trực tuyến tên “Romance of the Three Kingdoms” có nhiều người chơi ở Malaysia và Singapore. Khi nhà chức trách Trung Quốc ngắt kết nối trò chơi này vào ngày quốc tang của Trung Quốc dành cho các nạn nhân virus Corona Vũ Hán, những người chơi quốc tế không còn cách nào khác ngoài việc phải tuân thủ. Ông Hsu cho rằng đó là một chiến thuật được sử dụng để kiểm soát xã hội theo một cách khác.
Ông Hsu cũng chỉ ra rằng có rất nhiều sự tham nhũng trong ngành công nghiệp này. Vào tháng 10/2016, các công tố viên Đài Loan đã bắt đầu điều tra các cáo buộc rằng “ông trùm” ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến Wang Ji là chủ mưu đằng sau kế hoạch thao túng giá cổ phiếu của XPEC Entertainment Inc. (một nhà phát triển trò chơi video trực tuyến Đài Loan).
Tác động đến ý kiến dư luận
Twitter, Facebook và YouTube chưa thực hiện đủ biện pháp để hạn chế những thông tin sai lệch và thông điệp tuyên truyền từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên các nền tảng mạng xã hội của họ
Twitter, Facebook và YouTube chưa thực hiện đủ biện pháp để hạn chế những thông tin sai lệch và thông điệp tuyên truyền từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên các nền tảng mạng xã hội của họ. Một số người dùng phương tiện truyền thông xã hội cho rằng vì lợi nhuận “béo bở” mà ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến Trung Quốc mang lại, một số nền tảng đã buộc phải kiểm duyệt các cuộc thảo luận về các chủ đề mà chính quyền Trung Quốc không thích.
Tại Đài Loan, một người nổi tiếng trên mạng trực tuyến là Kuan Chang đã trở thành người phát ngôn cho nhiều trò chơi trực tuyến Trung Quốc vào năm 2018 vì thẳng thừng chỉ trích đảng chính trị địa phương (Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP). Chính quyền Trung Quốc cũng thường xuyên chỉ trích DPP, vì Đảng này có truyền thống ủng hộ sự độc lập chính thức cho Đài Loan.
Tuy nhiên, khi Kuan Chang bắt đầu chỉ trích đảng phái ủng hộ Bắc Kinh là Quốc dân đảng (KMT) và cựu ứng cử viên tổng thống Quốc dân đảng Han Kuo-yu vào năm 2019, ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến Trung Quốc đã ngay lập tức cắt đứt quan hệ với Kuan.
Theo ông Hsu, trong suốt đợt diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên diện rộng tại Hong Kong năm ngoái, nhiều video trên YouTube về chủ đề này đã bị hạ bệ, có nghĩa là những người tạo các video này sẽ không kiếm được doanh thu quảng cáo từ lượt người xem. Kết quả là nhiều người dùng YouTube đã buộc phải ngừng trao đổi thông tin về Hong Kong.
Ông Hsu tin rằng ĐCSTQ không dễ dàng kiểm soát ý kiến dư luận chỉ bằng cách thông qua các trò chơi video trực tuyến vì chính quyền Trung Quốc không thể can thiệp trực tiếp vào thị trường trò chơi trực tuyến. Hsu cảnh báo rằng mặc dù hầu hết các trò chơi đều tải xuống miễn phí, nhưng khi người chơi chi tiền cho các tính năng trong ứng dụng, họ đang cung cấp doanh thu cho các nhà phát triển trò chơi Trung Quốc, trong khi những công ty này đang giúp ĐCSTQ thao túng ý kiến dư luận ở Đài Loan.
Thanh Liên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-dung-quang-cao-game-online-de-kiem-soat-y-kien-cong-chung-50546.html
Báo cáo: Trung Quốc thời Tập đang đẩy mạnh
chính sách đối ngoại ‘hung hăng’ với Ấn Độ
Quý KhảiMột báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh & Kinh tế Mỹ-Trung thuộc Nghị viện Mỹ nhận định Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang đẩy mạnh chính sách ngoại giao “hung hăng” đối với Ấn Độ, theo Press Trust of India.
Báo cáo này nhận định, Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại “hung hăng” đối với Ấn Độ và “từ chối” các nỗ lực xác định rõ ranh giới Đường Kiểm soát Thực tế (Line of Actual Control – LAC) – đường biên giới giữa hai nước – từ đó ngăn chặn việc thiết lập một nền tảng hòa bình lâu dài.
Trong bảy tuần trở lại đây, quân đội hai nước đã bị hãm vào một cuộc đối đầu căng thẳng tại đường LAC, căng thẳng leo thang sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc ẩu đả dữ dội tại Thung lũng Galwan hôm 15/6. Trung Quốc không công bố con số thương vong, nhưng Bộ trưởng Giao thông và Vận tải Ấn Độ ước tính có ít nhất 40 binh sĩ Trung Quốc mất mạng trong vụ tranh chấp.
“Dưới thời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại hung hăng của mình đối với New Delhi. Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã tham gia vào năm cuộc đấu khẩu lớn với Ấn Độ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC)”, theo một bản tóm tắt do Ủy ban Đánh giá An ninh & Kinh tế Mỹ-Trung ban hành.
“Ban lãnh đạo Bắc Kinh và New Delhi đã ký một loạt thỏa thuận và cam kết thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin để ổn định biên giới giữa họ, nhưng Trung Quốc đã chống lại các nỗ lực xác định rõ ranh giới LAC, ngăn chặn việc kiến lập một nền hòa bình dài lâu”, báo cáo cho hay.
Tác giả báo cáo là Will Green, một nhà phân tích chính sách thuộc Nhóm An ninh và Ngoại giao thuộc Ủy ban này. Báo cáo này nhận định chính phủ Trung Quốc đặc biệt lo ngại trước mối quan hệ hợp tác ngày càng gần gũi giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ.
“Cuộc đụng độ biên giới mới nhất là một phần trong mô thức rộng lớn hơn, trong đó Bắc Kinh tìm cách cảnh báo New Delhi không được liên hợp với Washington”, báo cáo nói.
Sau khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, đã có sự gia tăng đáng kể các cuộc đụng độ, bất chấp thực tế là ông Tập đã hội kiến Thủ tướng Narendra Modi nhiều lần và Bắc Kinh và New Delhi đã đồng ý với một loạt các cơ chế xây dựng lòng tin nhằm giảm bớt căng thẳng.
Xung đột biên giới giữa hai nước đã xảy ra từ lâu, kéo dài qua nhiều thập kỷ. Thập kỷ 50 và 60 là một giai đoạn đặc biệt căng thẳng giữa hai nước, dẫn đến cuộc chiến năm 1962 khiến hàng ngàn binh sĩ hai bên thiệt mạng, theo số liệu của quân đội Trung Quốc.
“Cuộc xung đột biên giới năm 2020 tương hợp với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của Bắc Kinh. Cuộc đụng độ xảy đến khi Bắc Kinh đang ráo riết thúc đẩy các yêu sách chủ quyền mở rộng khác của mình ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, như trên Đài Loan và ở vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc”, báo cáo nói.
Trung Quốc đang tham gia vào các tranh chấp lãnh thổ gây tranh cãi gay gắt ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã xây dựng và quân sự hóa nhiều hòn đảo và rạn san hô mà nó kiểm soát trong khu vực. Cả hai vùng biển này đều giàu khoáng sản, dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác và rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông thông qua đường lưỡi bò do Bắc Kinh đơn phương tự vẽ. Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan có tuyên bố chủ quyền đối với khu vực.
Vài tuần trước cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa kêu gọi Bắc Kinh “dùng binh đao để thúc đẩy sự ổn định khu vực”, trong bối cảnh môi trường an ninh bên ngoài của Trung Quốc đang trở xấu. Câu nói của tướng Ngụy là dấu hiệu tiềm năng cho thấy mưu đồ của Bắc Kinh trong việc chủ động leo thang căng thẳng quân sự với các nước láng giềng để kiến tạo một biểu tượng của sức mạnh và thực lực, báo cáo nhận định.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-trung-quoc-thoi-tap-dang-day-manh-chinh-sach-doi-ngoai-hung-hang-voi-an-do.html
Danh sách 52 quốc gia có hiệp ước dẫn độ
với Trung Quốc hoặc Hồng Kông
Minh HòaLuật an ninh quốc gia mà Trung Quốc vội vã ban hành trong đêm 30/6 có phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới. Nó dẫn đến mối lo ngại về hiệp ước dẫn độ sang Trung Quốc, nơi nổi tiếng về tình trạng bức cung, các phiên tòa dàn dựng và những bản án bất công.
Một số quốc gia không chấp nhận hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc, nhưng lại đồng ý dẫn độ sang Hồng Kông, và giờ đây thành phố này hoàn toàn nằm trong quyền cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới.
Canada lập tức đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông sau khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh. Dù vậy không phải quốc gia nào cũng dám nói “không” với yêu cầu dẫn độ từ chính quyền Trung Quốc. Các nhà quan sát lo ngại Bắc Kinh có thể gây áp lực với các nước tham gia hiệp ước, bắt bớ những người mà họ muốn đàn áp, dẫn độ sang Trung Quốc để xét xử bởi các thẩm phán Hoa lục.
Dưới đây là 52 quốc gia có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc hoặc Hồng Kông, theo thống kê của CNA dựa trên công bố của Bộ Tư pháp Trung Quốc, Bộ Tư pháp Hồng Kông.
Danh sách các quốc gia có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc:
Đông Bắc Á: Hàn Quốc, Mông Cổ
Đông Nam Á: Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào
Nam Á: Sri Lanka, Pakistan
Trung Đông và Trung Á: Iran, Afghanistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajik, Uzbekistan
Châu Âu: Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga, Belarus, Ukraine, Bulgaria, Bosnia và Herzegovina, Litva, Romania
Châu Mỹ: Brazil, Peru, Mexico
Châu Phi: Algeria, Tunisia, Ethiopia, Angola, Lesoto, Namibia, Nam Phi
Danh sách các quốc gia có hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông:
Đông Bắc Á: Hàn Quốc
Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore
Nam Á: Ấn Độ, Sri Lanka
Châu Âu: Vương quốc Anh, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Đức, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha
Châu Mỹ: Canada, Hoa Kỳ
Châu Phi: Nam Phi
Châu Đại Dương: Úc, New Zealand
https://www.dkn.tv/the-gioi/danh-sach-52-quoc-gia-co-hiep-uoc-dan-do-voi-trung-quoc-hoac-hong-kong.html
5 sự thật đáng báo động
về luật an ninh quốc gia Hồng Kông
Hương ThảoChỉ sau khi được thông qua, Bắc Kinh mới công bố toàn văn văn bản Luật An ninh quốc gia mới gây tranh cãi áp đặt lên Hồng Kông.
Vào 23 giờ đêm thứ Ba (30/6), cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã bỏ phiếu nhất trí thông qua Luật an ninh quốc gia trong một quy trình vội vã và bí mật. Ngay cả đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam cho biết, bà ta cũng không được phép xem dự thảo luật an ninh trước khi nó được ban hành thành luật.
Luật này hình sự hóa bốn loại hoạt động gồm ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, khủng bố và thông đồng với các thế lực nước ngoài. Các án phạt có thể lên đến tù chung thân.
Bắc Kinh nói rằng luật này rất quan trọng để bảo vệ sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của Hồng Kông. Các chuyên gia pháp lý và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự Hồng Kông nói rằng Luật này chấm dứt vĩnh viễn tất cả các quyền tự trị còn lại mà đặc khu được hưởng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Luật an ninh không chỉ gây tác động đến thành phố từng là thuộc địa của Anh Quốc, mà còn đặt ra mối đe dọa cho bất kỳ ai trên thế giới.
Dưới đây là năm điểm chính về luật an ninh Hồng Kông, theo phân tích của NPR:
Thứ nhất, Bắc Kinh sẽ thành lập và điều hành cơ quan an ninh quốc gia tại Hồng Kông
Luật an ninh trao quyền cho Trung Quốc thành lập “Ủy ban An ninh Quốc gia” để giám sát việc điều tra và truy tố mọi vi phạm. Ủy ban này không chịu sự giám sát tư pháp cũng như luật pháp Hồng Kông – có nghĩa là nó có thể hoạt động toàn quyền mà không phải chịu bất kỳ một cơ chế kiềm chế và đối trọng nào (checks and balances).
“Luật này có quyền hạn vượt trên luật pháp địa phương và Luật Cơ Bản (hiến pháp Hồng Kông), như vậy không có cách nào để thách thức lại những định nghĩa mơ hồ về bốn loại tội phạm được quy định trong luật, rằng chúng vi phạm các quyền cơ bản”, ông Michael C. Davis, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Wilson nói với NPR. “Bây giờ mọi quyền cơ bản của con người phải chiểu theo theo lợi ích của nhà nước”.
Bắc Kinh sẽ cử một cố vấn trong Ủy ban An ninh Quốc gia để “hướng dẫn” thực thi công tác an ninh quốc gia. Có thể hiểu rằng “cố vấn” trong thực tế sẽ là người quyền lực nhất trong ủy ban”, theo Alvin Y.H Cheung, một nhà nghiên cứu luật tại Đại học New York, Mỹ.
Không rõ Trung Quốc sẽ áp dụng Luật An ninh quốc gia mới này nghiêm ngặt như thế nào, nhưng các chuyên gia pháp lý cho biết Bắc Kinh hiện đang nắm giữ một con át chủ bài về pháp lý đối với Hồng Kông.
“Tác động đầy đủ của luật sẽ chỉ rõ ràng khi thực hiện”, theo bà Margaret Lewis, giáo sư luật tại Trường Luật Seton Hall và là chuyên gia về Hồng Kông và Đài Loan. “Những gì chúng ta biết là Bắc Kinh hiện có một công cụ chính thức, hiệu quả để bịt miệng các nhà phê bình đề cập đến Hồng Kông”.
Thứ hai, luật này áp dụng cho bất cứ ai, bất cứ nơi nào trên thế giới
Luật an ninh Hồng Kông mở rộng phạm vi áp dụng ra ngoài lãnh thổ của nó. Theo Điều 38, nó có thể áp dụng đối với cả các hành vi bị coi là phạm tội “bên ngoài khu vực bởi một người không phải là thường trú nhân của khu vực”.
Điều đó có nghĩa là nếu một người Mỹ đang viết một bài xã luận cho một tờ báo của Hoa Kỳ lập luận rằng nên có các biện pháp trừng phạt chống lại ĐCSTQ, thì về mặt kỹ thuật người đó bị coi là phạm tội vì đã “kích động thù hận” chống lại Bắc Kinh.
“Luật này khẳng định quyền tài phán ra ngoài lãnh thổ đối với mọi cá nhân trên toàn cầu”, Donald Clarke, giáo sư luật tại Đại học George Washington, lưu ý rằng luật an ninh quốc gia thậm chí còn có phạm vi rộng hơn luật hình sự của chính phủ Trung Quốc.
Các cơ quan truyền thông nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác cũng có thể phải đối mặt với các quy định và kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn ở Hồng Kông. Điều 54 kêu gọi quản lý chặt chẽ hơn các tổ chức trên.
Thứ ba, các vụ án an ninh quốc gia nghiêm trọng sẽ bị xét xử tại các tòa án Hoa lục, bởi các thẩm phán Trung Quốc
Khi Bắc Kinh cho rằng sắp xảy ra các trường hợp “phức tạp”, “nghiêm trọng”, có nguy cơ đe dọa an ninh, Trung Quốc sẽ có thể khẳng định quyền tài phán pháp lý tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là nó có thể dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục để xét xử. Như vậy luật này còn nghiêm trọng hơn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc từng dẫn đến hàng loạt các cuộc biểu tình quy mô lớn tại Hồng Kông vào năm ngoái. Bị cáo trong những trường hợp như vậy sẽ phải chiểu theo luật hình sự Trung Quốc, bỏ qua hệ thống tư pháp của Hồng Kông. Trung Quốc cũng có thể chối bỏ quy trình xét xử hợp pháp thông qua việc tìm kiếm chứng cứ, thay vào đó là thẩm phán do Bắc Kinh chỉ định có quyền đưa ra mọi phán quyết. Trung Quốc cũng có thể cấm công chúng tiếp cận phiên tòa nếu vụ việc được coi là có chứa thông tin nhạy cảm.
“Luật An ninh quốc gia là sự phá hủy hoàn toàn đối với hệ thống pháp lý và tư pháp của Hồng Kông”, theo Victoria Hui, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Notre Dame.
ĐCSTQ nói rằng các hệ thống pháp lý của Trung Quốc và Hồng Kông không tương thích, do đó, hệ thống pháp lý của Trung Quốc phải được coi là cơ quan pháp lý mặc định.
“Văn phòng An ninh quốc gia của Hoa lục tuân theo luật pháp Trung Quốc”, Zhang Xiaoming, phó giám đốc điều hành Văn phòng Hồng Kông và Macao, nói với các phóng viên hôm thứ Tư (1/7). “Không thể mong đợi hệ thống pháp lý của Hồng Kông thực thi luật pháp của Hoa lục”.
Thứ tư, luật này quy định hết sức mơ hồ về hành vi bị coi là phạm pháp
Luật này được thiết kế để dập tắt mọi bất đồng chính kiến ở Hồng Kông chống lại sự cai trị của Bắc Kinh. Tội lật đổ, khủng bố, thông đồng với các lực lượng nước ngoài và ly khai phải đối mặt với án tù chung thân. Tuy nhiên, những tội danh như vậy “đều bị định nghĩa một cách mơ hồ và do đó có khả năng bị áp đặt tùy tiện trong thực tế”, theo Jacques deLisle, một giáo sư luật và chuyên gia về hệ thống pháp lý của Hồng Kông tại Đại học Pennsylvania.
Thứ năm, luật này dường như được viết ra để thông qua hàng loạt dự luật mà chính quyền Hồng Kông đã đề xuất nhưng buộc phải đình chỉ vì bị công chúng phản đối.
Ví dụ, luật an ninh quốc gia bắt buộc chính phủ Hồng Kông thực hiện “giáo dục an ninh quốc gia” trong trường học, các tổ chức xã hội và các phương tiện truyền thông, đưa thêm “giáo dục yêu nước” vào chương trình giảng dạy của Hồng Kông.
Luật này cũng bắt buộc bất kỳ ai bước vào văn phòng công chức ở Hồng Kông phải tuyên thệ trung thành với Bắc Kinh – một phản ứng rõ ràng cho một sự kiện năm 2016, trong đó Bắc Kinh cấm hai nhà lập pháp Hồng Kông từ chức sau khi họ từ chối đọc lời thề.
Đã có một cơn ớn lạnh đang lan khắp Hồng Kông. Trong vài giờ sau khi Luật được thông qua, hai đảng chính trị đối lập ở Hồng Kông tuyên bố họ tự nguyện tan rã. Các nhà hoạt động khác đã từ chức khỏi các tổ chức mà bây giờ có thể bị coi là lật đổ.
NPR trích dẫn ý kiến của ông Jeff Wasserstrom, một nhà sử học và tác giả của cuốn sách “Vigil: Hong Kong on the Brink” (tạm dịch: “Thức trắng: Hồng Kông đang đứng trước bờ vực”): “Một phần vì cách mô tả mơ hồ trong nhiều điều khoản của luật an ninh, sẽ có thêm những cú đánh đến xã hội dân sự. Tác động đến các trường đại học sẽ rất lớn”.
Cư dân Hồng Kông đã xóa hàng loạt tài khoản truyền thông xã hội của họ với những bài phát biểu có thể bị coi là lật đổ hoặc ly khai. NPR cho biết doanh thu trong ngành IT tăng vọt liên quan đến các phần mềm vượt tường lửa, được sử dụng để vượt qua các kiểm soát Internet kiểu Trung Quốc và trốn tránh một số giám sát kỹ thuật số.
https://www.dkn.tv/the-gioi/5-su-that-dang-bao-dong-ve-luat-an-ninh-quoc-gia-hong-kong.html
4 tội danh ĐCSTQ ‘quen dùng’ được lấy hết ra
cho vào Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông
Vũ DươngĐảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông, khiến cả thế giới không khỏi ngỡ ngàng chấn động. Trong đó, cái gọi là bốn tội lớn – “chia rẽ đất nước, lật đổ chính quyền quốc gia, hoạt động khủng bố, thông đồng với các lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”, sẽ được đưa vào Phụ lục III của Luật cơ bản.
Trước mắt, nội dung đầy đủ của đạo luật này chưa được công bố, định nghĩa tội danh cũng khá mơ hồ, điều này đã dấy lên chỉ trích từ bốn phía. ĐCSTQ tuyên bố rằng đạo luật này chỉ là “trừng phạt cực thiểu số, bảo vệ đại đa số”. Tuy nhiên, nhìn từ lịch sử cầm quyền của ĐCSTQ, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào dám nói lên sự thật, làm trái với chính sách thống trị của nó đều có thể trở thành nhóm người “cực thiểu số” bị đàn áp, bị chụp mũ tội danh “không hề có”.
Do đó, “Luật an ninh quốc gia Hồng Kông” chẳng qua là bộ da vẽ được gắn mác “An ninh quốc gia” để cho ĐCSTQ mặc sức thực thi đàn áp khủng bố đối với các nhân sĩ theo đuổi tự do dân chủ. Nó có thể lỏng có thể chặt, có thể lớn có thể nhỏ, ĐCSTQ muốn chụp mũ ai thì sẽ chụp mũ người đó, bởi nó hoàn toàn có “cơ sở pháp lý”.
Ngày 25/6, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết lên án ĐCSTQ vi phạm “Tuyên bố chung Trung-Anh” và “Luật cơ bản Hồng Kông”. Thượng nghị sĩ Josh Hawley, người đã đưa ra nghị quyết này, nói: “Họ gọi đó là Luật An ninh Quốc gia, kỳ thực nó không chút liên quan đến an ninh quốc gia, mà nó liên quan đến việc chấm dứt tự do, cấm chỉ tự do tụ họp, liên quan đến việc đàn áp tự do ngôn luận, tước đoạt tự do tôn giáo. Đây chính là những gì họ muốn làm, đây mới chính là bản chất thật sự của đạo luật này”.
“Bốn tội danh” hoang đường
1. Cái gọi là “chia rẽ đất nước”
“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” nhằm vào “phong trào phản đối Luật dẫn độ” mà đến, mà bản chất của “phong trào phản đối Luật dẫn độ” là tẩy chay bức hại luật pháp của ĐCSTQ. “Năm yêu cầu lớn” hoàn toàn không liên quan gì đến “phần tử độc lập Hồng Kông” cũng như “chia rẽ đất nước”.
Chính phủ Hồng Kông và chính quyền Cộng sản Trung Quốc từ chối lắng nghe tiếng lòng của hai triệu người dân Hồng Kông, thay vào đó đã sử dụng cảnh sát Hồng Kông thực thi bạo lực, điên đảo thị phi, dẫn đến bất ổn xã hội. Trong các cuộc biểu tình phản đối sau này, một số ít người đã hô “Hồng Kông độc lập”, đây thực sự là sự phản kháng đối với chính quyền tàn bạo ĐCSTQ.
Ngày 22/5 năm nay, Quốc hội Hoa Kỳ và Ủy ban Chấp hành của Nghị viện Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC) đã đưa ra tuyên bố yêu cầu ĐCSTQ thu hồi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. Tuyên bố cho biết: Sự hỗn loạn chính trị của Hồng Kông trong năm qua là hậu quả của chính phủ Hồng Kông và chính phủ Trung Quốc gây nên. Điều này bao gồm không chịu giải quyết các kiến nghị hợp pháp của người dân Hồng Kông, và việc không thể ngăn chặn bạo lực quá mức của cảnh sát chống lại những người biểu tình ôn hòa”.
Ngày 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói trong bài phát biểu của mình: Khi bắt đầu chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông, “người dân Hồng Kông khi đó cảm thấy tự hào về truyền thống Trung Hoa và thân phận Hồng Kông đặc thù của mình. Người dân Hồng Kông hy vọng trong năm tháng tiếp nối sau này, Trung Quốc sẽ ngày càng tỏa sáng rực rỡ và tràn đầy sức sống giống như thành phố này”.
Từ năm 1997 đến nay, ĐCSTQ đã liên tục làm xói mòn tự do, từng bước phá hủy lời hứa về chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông, cũng đã phá vỡ niềm tin của ngày càng nhiều người dân Hồng Kông. Trong “phong trào phản đối Luật dẫn độ” năm ngoái, hai triệu người dân Hồng Kông đã xuống đường và hô vang những lời phản đối, điều này đã quá đủ để nói rõ sự thất bại của chính phủ
Hồng Kông và ĐCSTQ. Ở bất kỳ quốc gia dân chủ nào, dân ý lớn mạnh và yêu cầu chính đáng như vậy đều sẽ không bị bỏ qua, những người biểu tình tuyệt sẽ không bị đàn áp theo nhiều cách như ĐCSTQ đã làm.
Đáng buồn thay, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, hoạt động kháng nghị bình thường và bày tỏ thiện ý của người dân đều bị coi là thách thức với sự thống trị của nó. Lời buộc tội “chia rẽ đất nước” đã được sử dụng để hãm hại những người vô tội và kích động thù hận trong dân chúng.
2. Cái gọi là “lật đổ chính quyền quốc gia”
Mấy năm trở lại đây, nhiều luật sư bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến ở Trung Quốc đã bị bỏ tù với tội danh “lật đổ chính quyền quốc gia”, thậm chí bị cưỡng ép phải biến mất. Những người này đều là những công dân chính nghĩa không màng đến lợi ích cá nhân, lên tiếng cho người dân vô tội, dũng cảm vạch trần việc làm sai trái của chính quyền. Giờ đây, ĐCSTQ lại đưa tội danh này vào “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông”, và nó cũng muốn thực hiện cuộc đàn áp trên quy mô lớn ở Hồng Kông.
Theo logic kẻ cướp của ĐCSTQ, quyền cai trị của nó bằng với an ninh quốc gia. Nếu có ai thách thức các chính sách và quy định của nó và nói “không” với ĐCSTQ, bèn trở thành phần tử “lật đổ chính quyền quốc gia”. ĐCSTQ đã trói chặt đất nước và nhân dân, lợi dụng “an ninh quốc gia” một cách đường hoàng để trấn áp nhân sĩ bất đồng chính kiến, xâm hại nhân quyền, bóp méo sự thật và tiếp tục làm điều ngang ngược.
Luật sư Trung Quốc Mâu Chuyên Hoành (Mu Chuanheng) từng nói với trang Epoch Times, rằng tội danh “lật đổ chính quyền quốc gia” kỳ thực là diễn biến của “tội phản cách mạng” trong quá khứ. “Thực tế, không phải bạn gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, mà là nó cảm thấy ‘nguy hại’ đến hình thái ý thức của nó, vậy nên nó mới tiến hành chống lại bạn. Nguyên điều này đã hoàn toàn không có chỗ đứng vững chắc trong pháp luật”.
Nhà văn tự do Trần Thụ Khánh (Chen Shuqing) trong một cuộc phỏng vấn đã chỉ ra rằng, “tội lật đổ chính quyền quốc gia” thật sự là tước đoạt quyền lựa chọn của người dân và biến quyền lựa chọn của người dân thành quyền lực của chế độ độc tài độc đảng.
Trên thực tế, nếu một công dân nói ra sự thật hoặc bày tỏ ý kiến khác với những người nắm quyền mà đe dọa đến sự ổn định của chế độ, điều này vừa khéo đã cho thấy rằng bản thân chế độ đó là có vấn đề.
3. Cái gọi là “hoạt động khủng bố”
ĐCSTQ định nghĩa “hoạt động khủng bố” như thế nào? Vào ngày 31/7 năm ngoái, tại Nguyên Lãng (Yuen Long) Hồng Kông, gần trăm người mặc áo trắng tay cầm gậy, có tổ chức, có kế hoạch tấn công người dân thành phố một cách bừa bãi hòng ngăn chặn đe đọa những người biểu tình. Khi những kẻ khủng bố này gây án, chúng lại có được sự hợp tác của cảnh sát Hồng Kông. Có bằng chứng cho thấy ĐCSTQ chính là bàn tay đen đứng sau các cuộc tấn công khủng bố này.
Trong hơn một năm, cảnh sát Hồng Kông đã lạm dụng bạo lực quá mức và bắt giữ bừa bãi đối phó với người dân tham gia “phong trào phản đối Luật dẫn độ”. Cho đến nay, gần 9.000 người biểu tình đã bị bắt giữ, hàng trăm người đã bị thương hoặc thậm chí tàn tật suốt đời, càng có nhiều người đã chết bất ngờ. Vào tháng 11 năm ngoái, người dân Hồng Kông đã chế tác kho dữ liệu về việc lạm dụng quyền lực của cảnh sát Hồng Kông, thu thập được hơn 2.000 trường hợp, bao gồm 14 phạm trù liên quan đến bạo lực.
Điều đáng chú ý là tuyệt đại đa số người biểu tình kiên trì kháng nghị một cách hòa bình, lý tính, trong khi chính phủ Hồng Kông bỏ qua sự thật là cảnh sát và người biểu tình hai bên hoàn toàn bất bình đẳng trên phương diện trang bị vũ khí và sử dụng vũ lực. Chính phủ Hồng Kông đã không nghiêm túc điều tra và trừng phạt cảnh sát lạm dụng bạo lực, trái lại âm thầm dung túng bạo lực, đẩy lượng lớn người dân hòa bình vào nguy hiểm bị khủng bố.
ĐCSTQ đã dùng đủ các loại thủ đoạn tra tấn tàn khốc nhất trong các trại tập trung, trại cưỡng bức lao động và nhà tù ở Trung Quốc, thậm chí còn mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm. ĐCSTQ mới thật sự là nhóm tội phạm khủng bố lớn nhất, và việc trừng phạt “các hoạt động khủng bố” do nó thực thi chắc chắn sẽ dẫn đến vô số các vụ án oan sai, không thể khiến mọi người khâm phục.
4. Cái gọi là “câu kết với thế lực nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”
Ngoại giới phổ biến cho rằng “câu kết với thế lực nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia” là nhằm vào một số nhà dân chủ Hồng Kông từng đến nước ngoài tìm kiếm sự hỗ trợ. Họ phản ánh tình hình của Hồng Kông với chính khách phương Tây, hy vọng đối phương sẽ đốc thúc hoặc kìm hãm ĐCSTQ, giúp bảo vệ quyền tự do của người dân Hồng Kông. Các chính trị gia nước ngoài công khai
ủng hộ người dân Hồng Kông chống lại sự tàn bạo và lên án chính quyền bạo ngược ĐCSTQ thông qua các kênh khác nhau như nghị quyết, dự luật, tuyên bố của chính phủ và các bài phát biểu trên mạng xã hội… Những hành động quang minh chính đại này đã phần nào uy hiếp đến ĐCSTQ.
ĐCSTQ muốn ngăn chặn cái gọi là “câu kết” với “thế lực nước ngoài”, vì nó sợ tội ác của nó bị vạch trần, sợ cộng đồng quốc tế liên kết lại đối phó với nó. Hơn nữa, sự hội tụ của lực lượng chính nghĩa của Hồng Kông và hải ngoại chắc chắn sẽ sinh ra ảnh hưởng đối với Trung Quốc, qua đó truyền cảm hứng cho người dân Trung Quốc đấu tranh cho quyền lợi của họ.
Hoàng Chi Phong, nhà hoạt động và chính trị gia sinh viên Hồng Kông, từng nói: “Nếu hiện giờ là Chiến tranh lạnh mới, thì Hồng Kông sẽ là bức tường Berlin mới”, “Chúng tôi sẽ không bao giờ khuất phục dưới ách thống trị tàn bạo của chính quyền ĐCSTQ”. Chính phong cách này khiến ĐCSTQ sợ hãi và tức giận. Tất cả điều này có quan hệ gì đến “an ninh quốc gia”?
Kết luận
ĐCSTQ nhất quyết đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, đây lại là một nước cờ ngu muội. Giờ đây thế giới đều đã thấy rõ: Dù ĐCSTQ có mất đi một trung tâm tài chính, dù ĐCSTQ có mất đi vô số tinh anh Hồng Kông, dù ĐCSTQ có mất đi sự tin tưởng của xã hội quốc tế, thì nó cũng phải giữ chặt quyền lực cùng chính quyền tàn bạo của nó.
ĐCSTQ nhân danh “bảo vệ an ninh quốc gia” trấn áp thiện lương, mượn danh nghĩa “chống khủng bố” thực thi khủng bố. ĐCSTQ chà đạp lên các giá trị phổ quát của thế giới, phá hoại trật tự quốc tế. Dưới vỏ bọc “nhân dân” và “đất nước”, nó dựa vào tài phú do người dân tạo ra mà đưa ra các chính sách gây hại cho đất nước và nhân dân. Đối với chính quyền lưu manh và tội ác rợp trời ĐCSTQ mà nói, xã hội quốc tế đều cần phải có trách nhiệm bài xích và thanh trừ.
Theo Gao Yi, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/4-toi-danh-dcstq-quen-dung-duoc-lay-het-ra-cho-vao-luat-an-ninh-quoc-gia-hong-kong.html
0 comments