Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 29/06/2020

Monday, June 29, 2020 7:00:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 29/06/2020

Gia đình bà Cấn Thị Thêu và Nguyễn Thị Tâm bị làm khó khi gửi quà thăm nuôi

Ông Trịnh Bá Khiêm đến sáng ngày 29 tháng 6 năm 2020 mới gửi được quần áo và một số vật dụng sinh hoạt cho vợ ông là bà Cấn Thị Thêu và con trai là Trịnh Bá Tư đang bị giam giữ ở trại tạm giam
công an tỉnh Hòa Bình trong vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống nhà nước” sau nhiều lần bị gây khó dễ.
Ông Khiêm nói qua điện thoại với phóng viên đài RFA vào chiều ngày 29/6 như sau:
Tôi có được gửi quần áo, quần lót, áo lót và một số xà phòng, bánh xà phòng giặt và bàn chải, kem chải răng.
Tôi gửi cho vợ tôi là Cấn Thị Thêu và con trai tôi là Trịnh Bá Tư, hai người bọn cộng sản giam cùng một chỗ.
Sáng nay tôi đi đến Bộ công an và yêu cầu Bộ công an phải cho gửi (quà). Bộ công an điện thoại vào trại giam và trại giam thì cho tôi gửi những thứ đó thôi anh.
Ngoài ra, một số thuốc bôi ngoài da và sữa chống loãng xương ông Trịnh Bá Khiêm không được cán bộ quản giáo Trại giam Chăm Mát, Hòa Bình chấp thuận gửi cho bà Thêu, lấy lý do là “quy định chỉ được gửi mỗi lần không quá bằng ba ngày ăn” tức là chỉ 50 ngàn đồng, khoảng hơn 2 đô la Mỹ.
Trước đó, gia đình của anh Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm chỉ được gửi quần áo vào Trại tạm giam số 1 – Công an thành phố Hà Nội cho người thân đang bị tạm giam ở đây từ ngày 24 tháng 6, một số vật dụng khác phải mua ở căng-tin của trại giam.
Liên quan đến vụ 4 người dân Dương Nội bị bắt giữ trong cùng một ngày vì lên tiếng về vụ việc ở xã Đồng Tâm, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết vào chiều 29 tháng 6 đã làm thủ tục bào chữa cho ông Trịnh Bá Phương ở Cơ quan An ninh Điều tra Công an thành phố Hà Nội. Ông nói:
Khi mà mình đến thì họ mới nhận thôi, theo thông lệ thì những vụ án thuộc về an ninh quốc gia thì họ sẽ giới hạn việc luật sư tham gia.
Tại vì có điều khoản cho phép họ giới hạn mà, vì sợ lộ bí mật trong việc điều tra thì họ chỉ thu xếp cho luật sư tham gia sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Trong vòng 24 giờ đủ thủ tục thì phải cấp giấy nhưng mà cái thời hạn này cũng ít khi nào được bảo đảm. Có thể hai hai ba ngày gì đó… thì họ nói là sẽ cố gắng thu xếp trong vòng vài ngày thì sẽ có hồi âm cho mình.
Cũng theo vị luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, tuy cả bốn người đều bị bắt giữ trong cùng một ngày, nhưng bà Nguyễn Thị Tâm và ông Trịnh Bá Phương đang bị điều tra chung một vụ án do Cơ quan An ninh Điều tra thành phố Hà Nội thụ lý.
Bà Cấn Thị Thêu tuy bị bắt giữ ở Hà Nội, nhưng bà và con trai Trịnh Bá Tư lại bị tạm giam và điều tra chung trong một vụ án khác do Cơ quan An ninh Điều tra Tỉnh Hòa Bình thụ lý. Khả năng nhập hoặc tách vụ án như hiện nay giữa hai địa phương sẽ được xem xét trong thời gian đến.
Luật sư Mạnh cũng cho biết thêm, từ khi bị bắt giữ cho đến nay, ông Trịnh Bá Phương giữ quyền im lặng, bất hợp tác với cơ quan điều tra. Ông từ chối ăn cho đến khi vào trại tạm giam, ông mới đồng ý ăn trở lại vì cho rằng đó là thực phẩm được mua bằng tiền thuế của dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dong-tam-case-update-relatives-face-difficulty-to-send-personal-stuff-06292020082055.html

Chuyển hồ sơ sang Công an

điều tra vụ bệnh viện dùng thuốc quá hạn


Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29/6 cho báo giới trong nước biết đã chuyển hồ sơ việc truyền thuốc quá hạn cho bệnh nhân ung thư sang cơ quan Công an. Đồng thời bệnh viện cũng đã tạm đình chỉ công tác các cá nhân có liên quan để xác minh, làm rõ.
Tối ngày 24/6, phụ huynh bệnh nhi L.T.K.C., 4 tuổi, được chẩn đoán suy tủy đã phản ánh bệnh viện cấp và sử dụng thuốc Antithymocyte Globulin (Thymogam 250 mg) hết hạn sử dụng cho bé C.
Phía bệnh viện sau khi kiểm tra hạn dùng của thuốc đã phát hiện có 2 lọ Antithymocyte Globulin (Thymogam 250 mg) cấp cho bệnh nhi có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020, bao gồm một lọ đã sử dụng hết và một lọ đã sử dụng 1/3.
Đáng quan tâm, trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện, 2 lọ thuốc này lại có hạn dùng là tháng 11/2021.
Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh cũng đã họp hội đồng chuyên môn bàn về vụ việc này.
Báo trong nước trích kết quả thảo luận cho biết Thymogam (ATG) là thuốc điều hòa miễn dịch, bản chất là protein, thuốc sẽ tự phân hủy theo thời gian thành acid amin và không gây ra độc tính cho cơ thể.
Theo thông báo từ bệnh viện, sức khỏe bệnh nhi vẫn ổn định, sinh hiệu bình thường.
Hội đồng chuyên môn đã thống nhất bổ sung liều Thymogam còn thiếu cho bệnh nhi, việc này vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả với liệu trình điều trị.
Sau khi báo chí trong nước đưa tin về vụ việc, Cục Quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế vào chiều 26/6 cũng đã yêu cầu Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh rà soát các cơ sở y tế trên địa bàn, kiểm tra mức độ tuân thủ quy chế, quy định về công tác khoa dược, khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.
https://www.cbsnews.com/news/black-lives-matter-police-reform-opinion-poll-28-06-2020/

Bốn công ty bất động sản có dự án ở Bình Dương

 bị Bộ Công an điều tra

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an, vừa yêu cầu tỉnh Bình Dương cung cấp tài liệu để điều tra về 17 dự án bất động sản, do 4 công ty đang thực hiện tại tỉnh này.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 29/6.
Cụ thể theo Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương, Bộ Công an đề nghị cơ quan này cung cấp tài liệu để để điều tra sai phạm liên quan đến việc phân lô bán nền và thực hiện các dự án bất động sản của 4 công ty gồm: Công ty Bất động sản Phú Hồng Thịnh; Công ty Quản lý Đầu tư phát triển đô thị Việt Nam; Công ty Cổ phần Phú Gia Khiêm Land; Công ty Thương mại dịch vụ Bất động sản Phú Phong.
Liên quan đến Kết luận kiểm tra số 250 ngày 13/11/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phân lô bán nền trên địa bàn thành phố Thuận An, Bộ công an cũng yêu cầu tỉnh Bình Dương cung cấp toàn bộ hồ sơ để phục vụ công tác xác minh.
Trả lời báo chí cùng ngày, ông Võ Văn Lượng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, cho biết: UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư… cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện 17 dự án bất động sản của 4 công ty nói trên, cho Bộ công an.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/4-real-estate-companies-with-projects-in-bd-were-investigated-06292020075257.html

Vụ phi công Pakistan:

27 người làm việc tại Việt Nam ra sao?

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua rà soát, Cục đã cấp chứng chỉ tại VN cho 27 phi công mang quốc tịch Pakistan, nhưng bốn hãng bay đều khẳng định không còn phi công Pakistan.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong số 27 phi công Pakistan đã được cơ quan này cấp giấy phép và năng lực chuyên môn hiện có 12 người còn hiệu lực hợp đồng và 15 người đã hết hợp đồng hoặc do dịch bệnh đã về nước.
Trong 12 phi công ”còn hiệu lực hợp đồng” từng có 11 người làm việc cho Vietjet, 1 người làm việc cho Jetstar Pacific.
Trong thông cáo báo chí gửi tới các cơ quan truyền thông, Vietjet khẳng định hiện không có phi công quốc tịch Pakistan hay được cấp chứng chỉ tại Pakistan đang làm nhiệm vụ bay.
“Ngay khi có thông tin từ phía Pakistan, Vietjet đã chủ động rà soát, và không phân công làm nhiệm vụ với các phi công thuộc diện cần hãng kiểm tra, đánh giá. Vietjet khẳng định hiện không có phi công quốc tịch Pakistan hay được cấp chứng chỉ tại Pakistan đang làm nhiệm vụ bay.
“Trước đó, trong tổng số 27 phi công Pakistan làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam thì có 11 phi công làm tại Vietjet.
“Hãng đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, nhanh chóng xác minh các thông tin bằng cấp của đội ngũ phi công, đảm bảo không phân biệt đối xử, công bằng cho tất cả đội ngũ lao động đang làm việc tại hãng, với mục tiêu cao nhất là an toàn cho mọi chuyến bay,” thông cáo viết.
Trong đó, trường hợp phi công làm cho Jetstar Pacific thì hãng cho biết người này đã về nước từ khi dịch Covdi-19 xảy ra, hiện không còn ở Việt Nam và không bay cho Jetstar Pacific.
Theo báo Tuổi Trẻ, thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, còn 1 phi công Jetstar Pacific đang làm việc, nhưng hãng khẳng định không có, là vì phi công Pakistan này đã về nước từ khi dịch Covdi-19 xảy ra, hiện không còn ở Việt Nam và không bay cho Jetstar Pacific.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết việc cấp giấy phép lái máy bay cho 27 phi công nêu trên tuân thủ các quy chế an toàn hàng không Việt Nam và quy định tại phụ ước 1, Công ước Chicago về hàng không dân dụng.
Liên quan đến quy trình kiểm tra bằng của 27 phi công Pakistan nêu trên, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam trả lời trên báo Thanh Niên cho hay hiện cơ quan này đã gửi đề nghị sang phía Pakistan để xác minh.
“Nếu Pakistan nói bằng hợp pháp, hợp chuẩn thì các hãng vẫn sẽ sử dụng các phi công đó bình thường, vì bằng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đã được Cục Hàng không kiểm tra năng lực trước đó. Nhưng trường hợp bằng cấp, chứng chỉ không đảm bảo, chúng tôi sẽ thu hồi bằng và không cho phép phi công hoạt động tại Việt Nam”, ông Thắng khẳng định.
Cục Hàng không VN nói về ‘lùm xùm’ tuyển phi công Vietnam Airlines
Máy bay rơi ở Pakistan: Toàn bộ tử nạn
Bệnh nhân 91: hành trình 100 ngày trở về từ cửa tử
Trước đó ngày 25/6, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo tạm dừng xếp lịch cho các phi công là người Pakistan làm việc cho các hãng hàng không Việt Nam. Đồng thời, Cục Hàng không Việt Nam cũng ban hành các công văn yêu cầu các hãng tạm thời không phân lịch bay cho các phi công nêu trên cho đến khi có thông báo mới của cục.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Quốc hội Pakistan hôm 24/6 báo cáo kết quả điều tra vụ rơi máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) hôm 22/5. Vụ tai nạn khiến 97 người thiệt mạng khi máy bay đang hạ cánh tại sân bay quốc tế Jinnah ở Karachi, miền nam Pakistan hôm 22/5 được xác định là lỗi phi công.
Bộ trưởng Hàng không Ghulam Sarwar Khan xác nhận có khoảng 260 người trong tổng số 860 phi công của các hãng hàng không Pakistan đã thuê người thi lấy bằng và không đủ khả năng điều khiển máy bay.
Trong diễn biến khác sau sự vụ trên, Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong quá trình khai thác bay tại các hãng hàng không Việt Nam, không có trường hợp phi công Pakistan nào liên quan đến vấn đề sự cố hay uy hiếp an toàn bay.
https://www.bbc.com/vietnamese/53146630

Việt Nam dừng bay phi công Pakistan

 đang làm việc trong nước vì lo ngại bằng giả

Cục Hàng không Việt Nam hôm 29/6 thông báo đã quyết định dừng bay tất cả các phi công người Pakistan đang làm việc cho các hãng hàng không trong nước. Quyết định được đưa ra giữa lúc có những lo ngại cho rằng một số phi công Pakistan đã nhờ người thi hộ chứng chỉ.
Reuters loan tin cùng ngày cho biết trước đó chính quyền Pakistan nói sẽ dừng bay 262 phi công đã gian lận bằng lái máy bay khi cơ quan hàng không toàn cầu IATA phát hiện những bất thường trong chứng chỉ của các phi công Pakistan cho thấy có lỗi cực kỳ nghiêm trọng trong việc kiểm soát an toàn.
Tin nói ngay khi Cục Hàng không Việt Nam khẳng định đã cấp chứng chỉ làm việc cho 27 phi công Pakistan, các hãng hàng không trong nước đồng loạt ra thông cáo phản bác nói không có.
Vietnam Airlines, Jetstar Pacific khẳng định hiện tại toàn bộ phi công nước ngoài của hãng không mang quốc tịch Pakistan, hoặc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ do Pakistan cấp.
Hãng Vietjet và Bamboo Airways cũng khẳng định không có phi công Pakistan trong biên chế của hãng.
Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng trả lời báo trong nước hôm 29/6 giải thích trong số 27 phi công Pakistan bị nói làm việc ở Việt Nam, có 15 người đã bị chấm dứt hợp đồng lao động, còn 12 người khác vẫn đang trong hợp đồng.
Ông Thắng cho rằng 12 phi công này vẫn còn bằng phi công có hiệu lực 5 năm, chứng chỉ năng định do Cục Hàng không cấp có hiệu lực 12 tháng thì trong thời gian này vẫn có quyền đăng ký xin việc bình thường. Tuy nhiên, việc các hãng trong nước có sử dụng phi công Pakistan và sắp lịch bay cho họ hay không là chuyện khác.
12 phi công còn lại được xác định gồm 11 người của Vietjet và 1 người còn lại của Jetstar Pacific.
Người đứng đầu Cục Hàng không Việt Nam nói dù có bằng do Pakistan cấp, những phi công Pakistan vẫn phải trải qua quá trình đào tạo huấn luyện bay đầy đủ và được giám sát chặt chẽ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-grounds-pakistani-pilots-over-licence-concern-06292020083416.html

BKAV muốn khởi kiện

người đưa ra nghi vấn tiêu cực về BPhone

Tin từ Hà Nội: Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Nguyễn Tử Quảng, chủ tịch tập đoàn công nghệ Bkav đang chuẩn bị chứng cứ để khởi kiện những cá nhân đã đưa ra những nghi vấn, cáo buộc tiêu cực về sản phẩm điện thoại thông minh Bphone của doanh nghiệp.
Sau khi nhiều thông tin tiêu cực về sản phẩm điện thoại Bphone xuất hiện trên các diễn đàn công nghệ, ông Quảng cho rằng Bphone đang bị “đánh” thậm tệ và dai dẳng.  Ông này nói “Bkav đang thực hiện thủ tục để kiện các tổ chức, cá nhân đã đưa thông tin, bình luận sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo Luật An ninh mạng.”
Ông Quảng còn cho rằng một số người ở trong nước đã nhận tiền của thương hiệu điện thoại nước ngoài để đánh Bphone, nhằm phá hoại nền công nghiệp sản xuất điện thoại thông minh. Ông doạ Bkav đang điều tra và sẽ có những biện pháp thích hợp.
Từ khi Bphone được đưa ra thị trường, đã có rất nhiều lời bình luận, bài viết cho rằng đây là điện thoại Trung Cộng gắn mác Bkav, công ty và chủ tịch công ty đề cao quá mức về năng lực của công ty.  Trong giới công nghệ Việt Nam, trước khi gây tiếng vang với điện thoại thông minh Bphone, Bkav đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm về công nghệ, trong đó nổi lên hơn cả là phần mềm diệt virus Bkav. Phần mềm này đã từng có 10 năm cung cấp dưới dạng miễn phí cho người dùng và bắt đầu được kinh doanh từ năm 2005.
Tuy nhiên, theo một số người thì đây là phần mềm gián điệp giúp bộ công an cộng sản Việt Nam thu thập dữ liệu từ người dùng Internet.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/bkav-muon-khoi-kien-nguoi-dua-ra-nghi-van-tieu-cuc-ve-bphone/

Cử tri mong Tổng bí thư ở lại nhiệm kỳ nữa –

sự dọn đường cho ông Trọng ở lại?

Cao Nguyên
Trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Hà Nội, hôm 24/6/2020, bà Nguyễn Xuân Thắng – một cử tri từ quận Hoàn Kiếm – được truyền thông trong nước dẫn lời là ‘mong muốn ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa.’
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là Đại biểu Hà Nội nhưng lại vắng mặt ngày hôm đó. Bà Bùi Huyền Mai, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội giải thích là do ông Trọng không bố trí được thời gian tới tiếp xúc cử tri.
Tại hội nghị, câu nói “Hiện đất nước đang còn nhiều khó khăn, mong Tổng Bí thư tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đi đến bến bờ cuối cùng” được nhiều mạng báo trong nước nhấn mạnh, trích dẫn làm tiêu đề của nhiều bài viết.
Ngoài ra, bà Thắng còn được dẫn những phát biểu như “hoan nghênh Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đi đầu, kiên quyết chống tham nhũng”, “đảng, nhà nước đã lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19”…
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn nói rằng các cuộc tiếp xúc cử tri như vậy chỉ như là những vở kịch mà “cử tri” được mời đến để diễn cho tròn vai, chứ không một cử tri độc lập nào được phép nêu ý kiến ở đó:
Tôi nghĩ rằng đó chỉ là một sự bơm thổi và nịnh bợ mang tính chất bề ngoài thôi. Người cử tri đó bị ngồi sọ lâu năm và họ không thấy gì khác.
Trước đây, không có một cuộc họp cử tri nào mà họ mời mình tới trong suốt 40 năm qua. Tôi cho rằng những cử tri đó đã được chuẩn bị, thu xếp, để mời tới diễn một vở kịch, có đạo diễn, có kịch bản sẵn sàng, chứ không phải nhiều cử tri độc lập.”
Dọn đường cho ông Trọng ở lại?
Nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình cho biết từ trước đến nay, nếu đảng, nhà nước muốn thực hiện điều gì thì sẽ “dọn đường dư luận” bằng cách chỉ đạo cho báo chí dẫn lời các đảng viên hay cử tri, như thể họ thực hiện điều đó dựa trên “nguyện vọng” của nhân dân:
Nhà cầm quyền Việt Nam, cũng như các quan chức, các cán bộ lãnh đạo cao cấp thường có những động tác gọi là dọn đường cho những người dân hoặc đảng viên, cử tri nói lên nguyện vọng của mình. Và căn cứ trên nguyện vọng đó thì việc sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo các cấp theo nguyện vọng của người dân.”
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam cho rằng nếu muốn định hướng dư luận, dọn đường cho ông Trọng ở lại nhiệm kỳ tới thì báo chí nhà nước sẽ tập trung đưa tin nhiều hơn nữa chứ không chỉ có lẻ loi một phát biểu như thế:
“Tôi không thấy điều gì đặc biệt cả. Bởi vì nếu người ta muốn dọn đường cho một người nào đó ở lại, cụ thể là trường hợp này, thì phải có rất nhiều các cuộc tiếp xúc cử tri, và trong các cuộc tiếp xúc đó phải có nhiều người cùng nói như thế.”
Ông nói thêm rằng cơ hội dành cho ông Trọng đã không còn. Cuộc đua giành ghế Tổng bí thư hiện giờ chỉ còn hai ứng viên là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban bí thư Trần Quốc Vượng:
“Hai người có thể ở lại để chọn một người đó là ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng. Để xem hội nghị 13 và 14 có thay đổi như thế nào, nhưng chỉ được chọn một người quá tuổi ở lại thôi, cho đến nay là như thế.”
Ông Nguyễn Ngọc Già cũng đánh giá khả năng ông Trọng tiếp tục con đường chính trị là rất thấp:
“Ông Nguyễn Phú Trọng ngoài việc tuổi tác đã gần 80, thì quan trọng nhất là sức khỏe của ông không đảm bảo, vấn đề đi đứng cũng rất khó khăn, không thể nào một người làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước phải đi bang giao với quốc tế mà đi đứng khó khăn như vậy.
Tôi nghĩ rằng khả năng ông Nguyễn Phú Trọng Tiếp tục tham gia với vai trò là Tổng bí thư hoặc Chủ tịch nước vô cùng thấp.”
Ông Trọng ở lại là trái quy định?
Tiến sỹ Hợp phân tích, dựa theo quy định, chỉ thị của bộ Chính Trị thì việc ông Trọng tiếp tục ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa là trái với quy định:
Thực tế chính trị ở Việt Nam bây giờ muốn ở lại thì người ta phải theo một quy định về các tiêu chuẩn để được ở lại. Trong đó có 1 tiêu chuẩn rất quan trọng là phải có đủ sức khỏe. Thế nhưng, bây giờ sức khỏe của ông ấy vẫn đang ốm thì chắc là khó, hay nói đúng hơn là không thể ở lại được đâu.
Một điểm nữa là ông ấy đã làm 2 nhiệm kỳ rồi. Muốn ở lại thì người ta phải thay đổi điều lệ Đảng. Việc ở lại là người ta chỉ nói thế thôi.”
Nói về các quy định, chỉ thị do bộ Chính trị, ông Nguyễn Ngọc Già cho biết đó là chuyện riêng của đảng Cộng sản. Dù có liên quan tới tình hình đất nước nhưng người dân có muốn tham gia cũng không được:
“Nói tóm lại về quy định của đảng là một quy định trong nội bộ của họ, và họ hành xử không theo một nguyên tắc nào cả. Trong các vấn đề thẩm quyền, quyền hành, chức vụ… là tự họ quyết định mà người dân không được phép tham gia, không được phép bàn luận gì cả.”
Theo nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một khi đã quyết thì dù có bị cản trở bởi các nghị định, nghị quyết hay chỉ thị nào đi nữa, bộ Chính trị và đảng Cộng sản cũng sẽ tìm cách thay đổi các quy định để hợp thức hoá và đúng luật.
Theo chỉ thị 35-CT/TW ban hành ngày 30/5/2019 về Đại hội Đảng 13, nêu ra các tiêu chuẩn của uỷ viên các cấp nhiệm kỳ tới. Trong đó, điều kiện số 5 là uỷ viên phải “Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ (theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền trong thời gian không quá 6 tháng đến thời điểm giới thiệu nhân sự) và bảo đảm tuổi theo quy định.”
Về độ tuổi, yêu cầu uỷ viên cấp tỉnh đối với nam là dưới 65, nữ dưới 60 tuổi, tính tới tháng 9/2020.
Ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng năm nay đã 76 tuổi. Báo chí nhà nước thời gian qua lại đưa tin tình hình sức khoẻ của ông không được tốt. Như vậy, chiếu theo quy định về độ tuổi và sức khoẻ thì ông Trọng đều không đủ tiêu chuẩn để ở lại.
Tuy nhiên, trong phần phụ lục số 2 quy định về độ tuổi cũng nói thêm rằng “Riêng đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng sẽ do Bộ Chính trị nghiên cứu, xem xét, trình Ban Chấp hành Trung ương quyết định.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/constituents-want-nguyen-phu-trong-stay-pave-the-way-for-his-another-term-06292020084442.html

Đại hội 13: Làn sóng ‘từ chức’ phản ánh ‘sự bất ổn’

nghiêm trọng của chế độ đặc quyền đặc lợi


TS. Phạm Quý Thọ
‘Từ chức’ là hiện tượng các cán bộ lãnh đạo ‘tự nguyện’ rời bỏ chức vụ, quyền hạn hiện có, được cho là ‘chuyện lạ’, ‘hiếm gặp’ trong cơ chế đặc quyền đặc lợi, nhưng gần đây hiện tượng này ‘lây lan’ từ chức vụ  cấp thấp đến cao, từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác trong nhiều địa phương phản ánh tình trạng bất ổn của chế độ.
Bản chất chế độ đặc quyền có nguồn gốc lịch sử từ nhà nước phong kiến tập quyền, trong đó hiện tượng ‘từ quan’ thường diễn ra trong giai đoạn suy vong của triều đại. Triều đại khác lên thay thế, điều chỉnh chính sách để rồi tiếp tục duy trì chế độ này theo chu kỳ thịnh – suy, mà không thay đổi về bản chất.
Ngày nay, mô hình đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện cũng dựa trên chế độ đặc quyền, đặc lợi cho các lãnh đạo đảng viên. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường sự tha hoá quyền lực ngày càng nghiêm trọng dẫn tới suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tham nhũng… của ‘bộ phận không nhỏ’ trong giới lãnh đạo. Đảng tiến hành ‘chỉnh đốn’ nội bộ, tự kiểm soát quyền lực để duy trì chế độ, tuy nhiên bối cảnh thế giới tạo ra sự lựa chọn khác: chế độ kiểm soát quyền lực theo hướng dân chủ phù hợp với kinh tế thị trường
‘Suy thoái nghiêm trọng’
Hiện tượng ‘từ chức’, ‘từ quan’ về hình thức là quan chức tự nguyện rời bỏ với những lý do cá nhân, nhưng thực ra thường che giấu ‘sự bất đồng’ hoặc một động cơ có chủ đích, vụ lợi tuỳ bối cảnh.
Khoảng 20 năm trước có một vị vụ trưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo từ chức do ‘bất đồng quan điểm’ trong chuyên môn được coi là ‘sự kiện lịch sử’, gây ‘xôn xao’ dư luận, nhưng nay trong thời kỳ bất ổn thể chế hiện tượng này đang có xu hướng ‘lây lan’, phức tạp, phản ánh tình hình suy thoái nghiêm trọng của chế độ đặc quyền, đặc biệt khi chiến dịch chống tham nhũng được thực thi quyết liệt hơn từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12, năm 2016 đến nay.
Ngày 23/6/2020 truyền thông nhà nước đưa tin, và được cơ quan Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Ngãi xác nhận rằng, dàn lãnh đạo tỉnh, gồm đương kim Bí thư và Chủ tịch tỉnh, có đơn xin ‘thôi chức, nghỉ hưu theo chế độ’. Lưu ý rằng chức bí thư tỉnh, theo cơ cấu trong đảng, là uỷ viên Ban chấp hành Trung ương’ – cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng. Ngoài ra, vị bí thư này sinh năm 1963, nghĩa là còn 3 năm nữa mới ‘phải’ về hưu theo quy định. Bản tin trên cũng cho biết rằng trước đó hai vị lãnh đạo cấp tỉnh này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vì họ đã vi phạm ‘khuyết điểm nghiêm trọng’ về các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hai nhiệm kỳ liên tiếp 2010 – 2015, 2015 – 2020.
Việc gửi đơn xin thôi chức của các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, như truyền thông bình luận, cũng ‘na ná’ như các trường hợp xảy ra trước đó không lâu, như vụ ông Võ Kim Cự – cựu Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, bà Phan Thị Mỹ Thanh – nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Hồ Văn Năm – nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thay bà Thanh trong thời gian ngắn… Nhiều ý kiến cho rằng các vị này ‘từ quan’ là ‘bất đắc dĩ’, không còn sự lựa chọn khác, thậm chí để lợi dụng ‘ưu thế đặc quyền’ của chế độ đảng trị hòng mong có thể được giảm nhẹ ‘sự trừng phạt’ của Đảng. Bởi vì theo một số ‘tiền lệ’ có hình thức kỷ luật ‘cảnh cáo’, chỉ bị cắt ‘nguyên’ của chức vụ trong thời gian công tác, và ‘hạ cánh an toàn’ mà không chịu chế tài của pháp luật nhà nước.
‘Chu kỳ thịnh – suy’
Hiện tượng ‘từ quan’ trong lịch sử chế độ phong kiến tập quyền cũng ít được ghi chép tỷ mỷ. Việt Nam đã trải qua lịch sử 13 triều đại, trong đó có hai trường hợp điển hình, được ca ngợi là Chu Văn An và Nguyễn Trãi, các vị quan có công lao với chế độ, có lòng tự trọng và bản lĩnh, ‘lui về ở ẩn’ trong bối cảnh triều đình rối ren, suy đồi. Người đời sau tôn vinh họ và phê phán các ‘nguỵ vương’.
Chu Văn An được ca ngợi là vị quan liêm trực thời nhà Trần (1225-1400), đã soạn ‘Thất trảm sớ’ dâng lên vua để đề nghị chém 7  nịnh thần. Tuy nhiên, vị vua này được lịch sử ghi lại là ‘người ăn chơi, thích tửu sắc hát xướng’, bị o bế bởi cận thần bất tài để lộng hành, không biết ‘trị vì’ để xã hội lâm cảnh nhiễu nhương, dân tình đói khổ. Do ‘Thất trảm sớ’ không được thực thi, ông đã ‘lui về ở ẩn’ tại núi Phượng
Hoàng, Hải Dương, sống thanh liêm và dạy học. Ngày nay tượng của ông được đặt thờ trong Văn Miếu Quốc tử giám.
Trường hợp thứ hai là Nguyễn Trãi. Ông là công thần khai quốc nhà Hậu Lê, một văn thần với bài ‘Hịch tướng sĩ’ lưu danh, có nhiều đóng góp trong khởi nghĩa Lam Sơn. Tuy nhiên đến thời bình, trong chính trường ‘đấu đá phức tạp’ nhà Hậu Lê, sự nghiệp của ông lúc thăng lúc giáng vì bất đồng quan điểm với một số đại thần khác, một số kế sách không được dùng. Nguyễn Trãi ‘bất đắc chí và lui về ở ẩn’ năm 1439. Ông là nhân vật lịch sử được cho là ‘oan trái’ trong vụ án Lệ Chi viên, khi bị ‘chu di tam tộc’ (chém đầu 3 họ) vì bị ghép tội giết vua Lê Thái Tông. Sau này, năm 1464, vua Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho ông.
Fransis Fukuyama, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế của Hoa Kỳ, trong nghiên cứu mới đây có nhận định rằng, chế độ cộng sản toàn trị Trung Quốc có nguồn gốc lịch sử từ chế độ phong kiến tập quyền. Điểm tương đồng chủ yếu của chúng là duy trì chế độ đặc quyền để cai trị và quyền lực tập trung cao độ, dưới thời phong kiến vào các vị vua, chúa hay hoàng đế, và thời nay là lãnh tụ tối cao của đảng cộng sản. Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản các vị lãnh tụ thường cai trị suốt đời, cho đến chết. Quan lại trong bộ máy cai tri đòi hỏi phải trung thành và phục tùng tuyệt đối. Bởi vậy, hiện tượng từ quan, từ bỏ ‘ân huệ, đặc quyền’ là hiếm gặp, hơn thế có thể bị nghi ngờ về động cơ và bị giám sát.
Cả hai kiểu chế độ như vậy, về cơ bản đều vận hành theo chu kỳ thịnh – suy tuỳ thuộc vào ‘sự anh minh’ của các vị vua hay ‘hồng và chuyên’ của lãnh tụ cộng sản. chế độ phong kiến tập quyền trước kia không có sự lựa chọn, bởi vậy triều đại này khi suy vong sẽ thay thế triều đại khác tạo nên chu kỳ trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại. Tuy nhiên, trong bối cảnh chế độ phong kiến bị thay thế bởi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, chế độ cộng sản đã có thể có sự lựa chọn khác khi buộc phải ‘mở cửa và cải cách’, chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
‘Sự lựa chọn’
Mô hình Liên Xô đã sụp đổ gần 30 năm trước. Trung Quốc, Việt Nam… tiếp tục duy trì chế độ toàn trị bằng cách ‘mở cửa’ với thế giới để đón nhận vốn đầu tư nước ngoài và ‘cải cách’ thể chế kinh tế theo hướng thị trường. Thành công trong tăng trưởng kinh tế là ‘cứu cánh’ cho tính chính danh của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo kiểu mô hình Trung Quốc cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ của ‘quan chức’ trong chế độ đặc quyền, và Mikhail Gorbachov là tội đồ. Mỗi khi thể chế bất ổn thì sự ‘chỉnh đốn’ nội bộ được tăng cường, mà chiến dịch chống tham nhũng ‘không vùng cấm’ là giải pháp ‘cực chẳng đã’ để quyền lực được tập trung cao hơn. Ngoài ra, bất kỳ sự chống đối nào từ bên dưới hay phe phái đều bị đàn áp. Tính chất chuyên chế là ‘bùa hộ mệnh’ để kiểm soát quyền lực tha hoá và duy trì chế độ theo chu kỳ thịnh – suy.
Tuy nhiên, mâu thuẫn đã diễn ra ngày càng gay gắt giữa quá trình tập trung quyền lực như một đặc tính của chế độ đặc quyền và quá trình phân cấp, phân quyền cho các địa phương, sự tự chủ của các chủ thể kinh tế và cá nhân xuất phát từ các nguyên tắc vận hành của thị trường. Hậu quả là quyền lực bị tha hoá nghiêm trọng, trục lợi, tham nhũng lan rộng. Trong bối cảnh này chế độ đảng cộng sản toàn trị đề cao các biện pháp ‘tự kiểm soát’ quyền lực trong khi trên thế giới, trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển có chế độ dân chủ, theo đó quyền lực được kiểm soát dựa trên thể chế tam quyền phân lập, hệ thống pháp quyền, xã hội dân sự và đề cao quyền con người.
Đại hội 13 tới đây sẽ bàn thảo về nỗ lực ‘chỉnh đốn đảng’ để ‘đảng và nhà nước cùng mạnh’, thực chất vẫn là duy trì chu kỳ thịnh – suy của mô hình toàn trị dựa vào tập trung quyền lực và trừng phạt quan chức suy thoái. Sự lựa chọn ‘cơ chế kiểm soát quyền lực’ bằng chế độ dân chủ vẫn là thách thức trong tương lai gần.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/party-congress-13-officials-resigned-in-troves-chaos-in-a-depostic-regime-06292020104854.html

Điểm tin trong nước sáng 29/6: Cục Hàng không

công bố kết quả rà soát phi công Pakistan;

Hai ôtô có 13 người bị nước cuốn xuống suối

Hiểu Minh
Cục Hàng không công bố kết quả rà soát phi công Pakistan
Theo báo Zing, tối 28/6, Cục Hàng không Việt Nam phát đi thông cáo về kết quả rà soát phi công người nước ngoài liên quan đến vụ bê bối hàng trăm phi công dùng bằng lái giả tại Pakistan.
Qua rà soát, Cục Hàng không cho biết có 27 phi công người Pakistan được cục cấp giấy phép hoạt động tại các hãng bay của Việt Nam.
Trong số 27 phi công này có 6 người làm cho Vietnam Airlines, 4 người làm cho Jetstar Pacific và 17 người làm cho VietJet. Thời điểm cục kiểm tra, chỉ có 12/27 phi công đang làm việc cho các hãng, 15 trường hợp còn lại đã hết hạn hợp đồng hoặc do dịch bệnh đã về nước.
Trong 12 phi công đang khai thác, cục cho biết có 11 người lái làm việc cho VietJet và 1 người của Jetstar Pacific.
Cục Hàng không khẳng định việc cấp giấy phép lái máy bay cho 27 phi công Pakistan tuân thủ quy chế an toàn hàng không của Việt Nam và quy định tại Phụ ước 1 – Công ước Chicao về hàng không dân dụng. 27 người này được xác định không liên quan đến các vấn đề sự cố hay uy hiếp an toàn bay trong thời gian qua.
Hơn 50 thanh niên hỗn chiến trên đường Ama Khê, TP. Buôn Ma Thuột, tối 28/6
VnExpress đưa tin, hơn 19h, trên đường phố bất ngờ xuất hiện hai nhóm người mặc đồ đen, đội mũ bảo hiểm, mang theo dao rựa, bom xăng…, đuổi đánh nhau trên đường phố la hét, chửi bới, ném bom xăng vào đối thủ.
Người đi đường hoảng sợ nép vào lề đường. Cư dân sống hai bên đường đóng kín cửa, không dám ra ngoài.
Trận hỗn chiến làm ít nhất một người bị thương. Công an bắt 9 người, thu giữ 12 cây rựa, 7 chai thủy tinh chứa xăng, hai ôtô…
Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Khoa (32 tuổi) kéo khoảng 30 thanh niên mang theo dao, rựa, kéo đến nhà của Thái Phi Trung (29 tuổi) để giải quyết mâu thuẫn. Trung cũng huy động hơn 20 người để tiếp đối thủ. Cảnh sát đang làm rõ nguyên nhân và truy bắt những người còn lại.
Hai ôtô có 13 người bị nước cuốn xuống suối
Theo VnExpress, lúc hai xe gặp nạn, cơn mưa lớn kéo dài vào chiều 28/6 khiến đường liên huyện Định Quán – Xuân Lộc ngập nặng. Tại đập tràn suối Tà Rua, mặt đường rộng khoảng 7m, nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn, ngập hơn nửa mét.
Chiếc ôtô năm chỗ do nam tài xế cầm lái chạy từ hướng Xuân Lộc về Định Quán bị nước cuốn trôi. Cùng lúc, xe bảy chỗ do người nữ chạy đi chiều ngược lại cũng bị nước đẩy xuống suối.
Nghe tiếng kêu la, người dân gần đó tới ứng cứu, đưa những nạn nhân mắc kẹt trong xe lên bờ an toàn. Hai ôtô bị nhấn chìm cách đập khoảng 20m và 50m.
“Lúc đó mưa to, hai xe vừa chạy đến đập tràn thì bị nước cuốn tấp vào bụi tre. Trên hai xe có 13 người, gồm nhiều phụ nữ và trẻ em”, ông Chẳng, một người tham gia cứu hộ kể lại.
Từ 1/7, chỉ còn 3 trường hợp viên chức được hưởng “biên chế suốt đời”
Trên báo Lao động, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi sắp có hiệu lực, vẫn giữ nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn hay “chế độ biên chế suốt đời” chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp sau:
Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020.
Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.
Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 1/7 đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-29-6-cuc-hang-khong-cong-bo-ket-qua-ra-soat-phi-cong-pakistan.html

Điểm tin trong nước tối 29/6:

Bác sỹ thẩm mỹ bị đình chỉ vẫn tỉnh bơ hành nghề

Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối 29/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Bác sỹ thẩm mỹ bị đình chỉ vẫn tỉnh bơ hành nghề
Ngày 29/6, tin từ Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho Thanh Niên biết, nơi này vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bác sĩ Đinh Viết Hưng với số tiền là 40 triệu đồng.
Nguyên do, bác sĩ Đinh Viết Hưng vẫn hành nghề tại một bệnh viện thẩm mỹ (địa chỉ 852 – 852A An Dương Vương, P.13, Q.6) khi đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề.
Nguồn tin trên cho hay, bác sĩ Đinh Viết Hưng là người phẫu thuật đặt túi ngực cho nữ khách hàng A.T. (33 tuổi) dẫn đến tử vong ngày 17/10/2019 tại Bệnh viện thẩm mỹ Emcas (đường Hoàng Dư Khương, Q.10).
Bé trai bị bỏ rơi ở hố ga tử vong sau 20 ngày được phát hiện trong hố ga
Bác sĩ Thái Bằng Giang, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết bé bị sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm trùng máu, kháng hầu hết các loại kháng sinh nên bệnh trở nặng.
Theo ông Vũ Việt Hùng, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bác sĩ Xanh Pôn đã phối hợp hội chẩn chặt chẽ với Bệnh viện Nhi Trung ương, các chuyên gia Anh quốc để tìm cách điều trị cho bé, song không thể cứu. Đại diện chính quyền xã Thanh Mỹ, thị xã Tây Sơn – nơi phát hiện bé, đã liên hệ với bệnh viện để lo thủ tục an táng bé, đồng thời mời công an tới làm việc.
Bé vừa ra đời bị mẹ bỏ rơi ở hố ga khoảng ba ngày, trong tiết trời nắng nóng 38 độ C. Người dân tại xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội phát hiện bé vào ngày 8/6. Chính quyền xã đưa bé tới Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây rồi tới Xanh Pôn, đến nay điều trị được 20 ngày. Bé được các bác sĩ đặt tên là Nguyễn Văn An, với mong muốn bé bình an. Tuy nhiên bé đã qua đời.
Bệnh viện nói thuốc quá hạn truyền cho bệnh nhi không gây độc
Ngày 29/6, năm ngày sau việc bệnh nhi suy tủy điều trị tại viện được truyền hai lọ thuốc quá hạn, Bệnh viện ra thông báo của Hội đồng chuyên môn. Theo đó, Hội đồng kết luận loại thuốc truyền cho bệnh nhân không gây độc cho cơ thể.
“Thuốc Thymogam (ATG) là thuốc điều hòa miễn dịch, bản chất là protein, theo thời gian, thuốc sẽ tự phân hủy thành acid amin không gây ra độc tính cho cơ thể, không làm xấu thêm tình trạng bệnh của bệnh nhi. Phản ứng không mong muốn có thể xảy ra là phản ứng quá mẫn muộn của thuốc ATG nói chung trong khoảng 15 ngày đầu sau truyền”, thông báo của bệnh viện có đoạn, theo VnExpress.
Bệnh nhi bị truyền nhầm thuốc đang được các bác sĩ vẫn theo dõi sát diễn tiến sức khỏe. Hiện tình trạng bé vẫn ổn định.
Việt Nam dự kiến mở cửa đường bay quốc tế vào cuối tháng 7
VnExpress đưa tin, theo báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải cuối tuần qua, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất nghiên cứu khôi phục dần các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đưa khách vào Việt Nam từ cuối tháng 7.
Các đường bay quốc tế này được mở theo mô hình “Di chuyển nội khối” hay “Travel bubble” như một số quốc gia trên thế giới áp dụng, và có thể mở đến các quốc gia không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng trong 30 ngày liên tục.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, mô hình “di chuyển nội khối” nghĩa là các quốc gia cho phép nhập cảnh đối với công dân nước mình hoặc người nước ngoài có thẻ cư trú và thương gia, chuyên gia kỹ thuật, sinh viên… Khi nhập cảnh, người dân phải cách ly 14 ngày tại gia đình hoặc cơ sở lưu trú do chính quyền chỉ định (có thu phí). Việc tự cách ly tại gia được chính quyền kiểm soát chặt bằng công nghệ.
Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị không nên hạn chế nguồn khách mà mở rộng cả khách du lịch, với điều kiện du khách đáp ứng quy định phòng chống dịch trước khi nhập cảnh.
Theo đó, hành khách đến Việt Nam đã từng ở quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác tối thiểu 30 ngày liên tục trước khi thực hiện chuyến bay, không chấp nhận khách quá cảnh. Ngoài ra, khách phải có giấy chứng nhận âm tính nCoV được cấp trong vòng 3 ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay.
Khi đến các sân bay của Việt Nam, hành khách được xét nghiệm nhanh; chi phí xét nghiệm do hãng hàng không chi trả. Hành khách nhập cảnh phải lưu trú tại các địa điểm do UBND tỉnh/thành xác định và có trả phí.
Để triển khai kế hoạch trên, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng, giao Bộ Ngoại giao trao đổi với cơ quan ngoại giao để thống nhất phối hợp kết nối hoạt động hàng không thường lệ.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-29-6-bac-sy-tham-my-bi-dinh-chi-van-tinh-bo-hanh-nghe-be-trai-bi-bo-roi-o-ho-ga-da-qua-doi.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.