Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 29/06/2020

Monday, June 29, 2020 6:54:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 29/06/2020

Hàng không mẫu hạm Mỹ diễn tập sau khi các nước Đông Nam Á chỉ trích Trung Cộng

Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đang tiến hành hoạt động đôi tại khu vực Biển Philippines nhằm phô diễn khả năng bố trí nhanh chóng lực lượng nhằm hỗ trợ cho các đồng minh hiện có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại khu vực này.
AP loan tin ngày 29 tháng 6 dẫn thông cáo báo chí của đơn vị chuyên trách chiến dịch thuộc Hạm Đội 7 về Ấn Độ- Thái Bình Dương như vừa nêu.
Theo đó, các tàu và máy bay được phân công tham gia hai nhóm tác chiến do hàng không mẫu hạm Nimitz và Ronald Reagan dẫn đầu bắt đầu diễn tập từ ngày Chủ nhật, 28 tháng 6.
Chuẩn đô đốc Geroge Wikoff, chỉ huy Nhóm 5 Tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm, được dẫn phát biểu cụ thể trong thông cáo báo chí rằng ‘Chiến dịch hoạt động đôi cho thấy cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh trong khu vực… và sự sẵn sàng đối mặt tất cả những ai đang thách thức các chuẩn mực quốc tế. Hải quân Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch hoạt động tích hợp nhóm tác chiến theo thường kỳ nhằm hỗ trợ cho một khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương mở, và cổ xúy cho trật tự dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế theo đó mỗi một quốc gia có thể khai thác tiềm năng của mình mà không phải hy sinh chủ quyền quốc gia.”
Hôm thứ Bảy vừa qua, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ra tuyên bố chung được cho là một trong những tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước đến nay phản đối lại yêu sách chủ quyền gần như trọn Biển Đông mà Bắc Kinh cho là dựa trên căn cứ lịch sử.
Tuyên bố chung hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam làm chủ tịch luân phiên đưa ra hôm thứ Bảy khẳng định Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 là cơ sở để xác định tư cách pháp lý, chủ quyền, quyền tài phán và những quyền lợi hợp pháp tại các vùng biển.
AP cho biết ba nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết tuyên bố hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 đánh dấu sự củng cố đáng kể khẳng định của khối này về luật pháp đối với tranh chấp trong khu vực mà lâu nay được xem là điểm nóng của Châu Á.
AP nêu rõ Trung Quốc tìm cách ngăn chặn một tuyên bố như thế bằng cách kêu gọi ủng hộ của Campuchia và những đồng minh khác của Bắc Kinh trong khối này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-carriers-drill-after-southeast-asian-nations-rebuke-china-06292020080437.html

Mỹ muốn “lấy lòng” NATO để chặn TQ tại Bắc Cực?

Theo một chỉ huy hải quân Mỹ, Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên duy trì quan hệ thân cận để bảo vệ lợi ích của họ tại Bắc Cực khi Trung Quốc mở rộng phạm vi ra khắp thế giới.
Trong một cuộc hội thảo trực tuyến do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức ngày 25-6, Đô đốc James Foggo, chỉ huy của Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu – châu Phi, nói Trung Quốc đang “tăng cường tìm cách khai thác Bắc Cực” và hoạt động của nước này trong khu vực, cũng như tại châu Phi và châu Âu, đặt ra mối lo ngại an ninh cho Mỹ và các thành viên khác của liên minh an ninh xuyên Đại Tây Dương.
“Họ đang để mắt tới những cơ hội đầu tư từ khai thác tài nguyên thiên nhiên đến tiềm năng giao thông hàng hải thương mại tương lai của “Con đương Tơ lụa vùng cực” – trích lời ông Foggo về tham vọng của Bắc Kinh trong việc mở rộng Sáng kiến Vành đai và Con đường đến Bắc Cực bằng cách phát triển các tuyến đường vận chuyển được mở nhờ sự nóng lên toàn cầu.
Bắc Kinh nói lợi ích của họ tại Bắc Cực hầu hết có liên quan đến thương mại và bảo vệ môi trường nhưng ông Foggo cho rằng khu vực này có thể trở thành trọng tâm của “những tuyên bố không có thật”.
“Vì Trung Quốc từng đưa ra những yêu sách vô lý về các tuyến đường thủy quốc tế tại biển Đông, có thể họ cũng sẽ tìm cách bẻ cong các quy tắc theo hướng có lợi cho mình tại Bắc Cực” – trích lời ông Foggo.
Vị đô đốc này cũng nhấn mạnh công nghệ viễn thông 5G và việc kiểm soát cơ sở hạ tầng cảng là những nguyên nhân gây lo ngại cho châu Âu. “NATO không thể tiếp tục làm lơ các hoạt động của Trung Quốc tại châu Âu” – ông nhận định.
Trung Quốc đã bắt tay vào một cơ sở hạ tầng trị giá hàng ngàn tỉ USD dưới danh nghĩa Sáng kiến Vành đai và Con đường để liên kết các nền kinh tế vào một mạng lưới thương mại tập trung vào Trung Quốc. Sáng kiến này liên quan đến hơn 125 nước nhưng đang bị bao vây bởi tranh cãi, bao gồm cả những lo ngại về tính bền vững của nợ.
Ông Foggo cho rằng sự đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi và châu Âu có thể được sử dụng để gây ảnh hưởng đến chính quyền địa phương và làm tổn hại lợi ích của Hải quân Mỹ trên toàn thế giới.
Ngoài ra, ông cho rằng Trung Quốc đang mua “các trang tin và công ty giải trí để đẩy mạnh tuyên truyền và xóa bỏ bất kỳ chỉ trích nào nhắm vào chính phủ”. Theo lời ông Foggo, các lãnh đạo Trung Quốc và những nhà ngoại giao “Chiến lang” đang “hạn chế thông tin về Covid-19 và quyên góp thiết bị, nhân công, ngay cả ở châu Âu như một cách để thể hiện rằng họ là một nhà lãnh đạo thế giới”.
Ông Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông, nhận định quan điểm của ông Foggo có thể được xem là một phần nỗ lực lấy lòng NATO của Washington để đối đầu Trung Quốc. “Mỹ đang tìm cách mở rộng khả năng của NATO tại phía Tây Thái Bình Dương và Bắc Cực. Nhờ Mỹ thúc đẩy, NATO đã bắt đầu chú ý đến Trung Quốc. Nhưng là một liên minh quân sự tại châu Âu, NATO lại xem Nga là đối thủ quan trọng” – trích lời ông Song.
http://biendong.net/bien-dong/35534-my-muon-lay-long-nato-de-chan-tq-tai-bac-cuc.html

Chính quyền Trump huy động liên minh quốc tế

chống ‘thách thức từ Trung Quốc’

Minh Hòa
Một loạt bình luận gần đây của giới chức Mỹ cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump đang kêu gọi hình thành một liên minh quốc tế nhằm chống lại các mối nguy hại từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hôm Chủ nhật (28/6), nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo viết trên Twitter: “Các quốc gia Hoa Kỳ và Châu Âu đã thức tỉnh trước thực tế rằng Trung Quốc đóng vai trò là một chế độ độc tài đang trỗi dậy và nó gây ra những hệ lụy cho xã hội tự do của chúng ta”.
Trong một bình luận khác cùng ngày trên Twitter, ông Pompeo kêu gọi: “Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu của chúng ta phải hợp tác để tiếp tục làm thức tỉnh khắp Đại Tây Dương về những mối thách thức từ Trung Quốc, vì lợi ích của việc bảo tồn các xã hội tự do, thịnh vượng và tương lai của chúng ta.”
Cũng trong hôm 28/6, Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ ủng hộ tuyên bố chung của ASEAN, đồng thời phản đối Trung Quốc coi Biển Đông là của riêng mình. Ông Pompeo viết: “Mỹ hoan nghênh lập trường của các lãnh đạo ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình”.
Trong một thông điệp được cho là cảnh cáo Bắc Kinh về Biển Đông, ông Pompeo viết tiếp: “Chúng tôi sẽ sớm có điều để nói về chủ đề này”.
Trước đó, hôm 26/6, ông Pompeo viết trên Twitter: “Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ trừng phạt các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc làm mất quyền tự do và nhân quyền của Hồng Kông”.
Trước đó chỉ hai ngày, hôm 24/6, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cũng nói Hoa Kỳ đã thức tỉnh trước mối đe dọa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra đối với người Mỹ và sẽ hành động để kiểm soát sự lan truyền của hệ tư tưởng Bắc Kinh.
“Chúng tôi đã tưởng rằng khi Trung Quốc giàu mạnh hơn, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tự do hóa để đáp ứng nguyện vọng dân chủ đang gia tăng của người dân. Đây là một ý tưởng táo bạo và là tinh túy của người Mỹ, nảy sinh từ tinh thần lạc quan bẩm sinh của chúng tôi và từ kinh nghiệm của chúng tôi trong việc chiến thắng Chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Thật không may, hóa ra ý tưởng đó lại rất ngây thơ” với Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông O’Brien nói.
“Nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, cuối cùng đã thức tỉnh trước mối đe dọa từ các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc và mối đe dọa mà họ gây ra đối với lối sống tuyệt vời của chúng ta”, ông O’brien cho biết, đồng thời cảnh báo sẽ có những bài phát biểu tương tự từ chính quyền Trump trong những tuần tới.
Ngoại trưởng Pompeo đang đi đầu trong chiến lược phát ngôn của chính quyền Trump nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuần trước, ông Pompeo phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, trong đó ông lên án Trung Quốc “đe dọa Việt Nam” và nhiều quốc gia khác, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp công chúng hiểu biết về sự nguy hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Một khi chúng ta tự tin rằng chúng ta có sự hiểu biết chung về mối đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra, thì chúng ta có thể bắt đầu hành động”, ông Pompeo nói.
Các nhà quan sát đang chú ý dõi theo những bài phát biểu cứng rắn của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh và chờ đợi ông chủ Nhà Trắng sẽ đưa ra những quyết sách nào tiếp theo để đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-trump-huy-dong-lien-minh-quoc-te-chong-thach-thuc-tu-trung-quoc.html

Chiến đấu cơ Norad

đánh chặn máy bay quân sự nga ngoài khơi Alaska

Tin từ Washington, DC – Theo Bộ Chỉ huy Phòng Không Bắc Mỹ (gọi tắt là NORAD), chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Hoa Kỳ đã đánh chặn bốn trinh sát cơ của Nga ngoài khơi Alaska vào hôm thứ Bảy (27 tháng 6).
Theo tuyên bố của NORAD, đợt đánh chặn trinh sát cơ Tu-142 của Nga vừa qua đã đánh dấu lần thứ 10 chiến đấu cơ của Nga bị đánh chặn khỏi Alaska trong năm nay. Máy bay của Nga không thể đi vào không phận có chủ quyền của Hoa Kỳ hoặc Canada.
Phát ngôn viên của NORAD cho biết, chiếc máy bay đánh chặn của Hoa Kỳ được đặt tại căn cứ không quân Elmendorf ở Alaska. Sự việc này là một trong một loạt các cuộc thăm dò qua lại của Nga và Hoa Kỳ trong năm nay.
Theo tờ Interfax đưa tin, vào ngày 19 tháng 6, chiến đấu cơ của Nga cũng ngăn chặn hai oanh tạc cơ B-52 của Hoa Kỳ bay qua Biển Okhotsk, ngoài khơi bờ biển phía đông xa xôi của Nga.   (BBT)
https://www.sbtn.tv/chien-dau-co-norad-danh-chan-may-bay-quan-su-nga-ngoai-khoi-alaska/

Tổng Thống Trump phủ nhận

việc nhận thông tin tình báo về Nga

Vào chủ nhật (ngày 28 tháng 6), Tổng thống Trump đã phủ nhận việc nhận được tin tình báo rằng Nga đã cố gắng mua chuộc các chiến binh Taliban để giết hại binh lính Hoa Kỳ. Trên Twitter, Tổng thống Trump cho biết đến nay vẫn chưa có nhiều cuộc tấn công do phiến quân Taliban thực hiện chống lại quân đội Hoa Kỳ, đồng thời nhận định rằng tin tình báo nói trên có thể là giả.
Trước đó vào hôm thứ bảy (27 tháng 6), phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany đã không phủ nhận tính chính xác của bài báo, thay vào đó chỉ xác nhận rằng Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence không nhận được bản tóm tắt về thông tin tình báo của Nga.
CNN trước đó đã đưa tin rằng các nhân viên tình báo thuộc cơ quan tình báo quân sự GRU của Nga gần đây đã cung cấp tiền cho các chiến binh Taliban ở Afghanistan như một phần thưởng nếu họ giết lính Mỹ hoặc Anh Quốc trong khu vực. Bên cạnh đó, tình báo Hoa Kỳ đã kết luận nhiều tháng trước rằng tình báo quân đội Nga thật sự đã đưa ra số tiền thưởng nói trên, trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình giữa Hoa Kỳ và Taliban đang diễn ra.
Vào thời điểm đó, tờ báo Times dẫn lời các viên chức cho biết Tổng thống Trump đã nhận được tin tình báo về vấn đề này và  Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc  đã tổ chức một cuộc họp về nó vào cuối tháng 3. Về phía Châu Âu, các viên chức tình báo của họ không rõ về động cơ chính xác của Nga khi đưa ra các khoản hối lộ nói trên, nhưng theo họ số tiền này đã dẫn đến thương vong của binh lính thuộc Liên Minh Châu Âu tại Afghanistan. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-phu-nhan-viec-nhan-thong-tin-tinh-bao-ve-nga/

Mỹ truy nã 3 công dân Đài Loan

 ‘làm gián điệp kinh tế’ cho Trung Quốc

Minh Hòa
Báo Taiwan News hôm 29/6 đưa tin về 3 công dân Đài Loan bị kết tội “làm gián điệp kinh tế” khi giúp một công ty Trung Quốc lấy cắp bí mật thương mại từ tập đoàn Công nghệ Micron của Mỹ.
Tờ báo của Đài Loan trích dẫn nguồn tin từ TechNews, cho biết một tòa án liên bang ở thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, ngày 25/6 đã ban bố lệnh truy nã 3 người Đài Loan, gồm Hà Kiến Đình (Ho Chien-ting), Vương Vĩnh Minh (Wang Yong-ming) và Trần Chính Khôn (Stephen Chen) – cựu chủ tịch một công ty mà Micron từng mua lại vào năm 2013.
Trước đó, vào ngày 12/6, Hà và Vương đã bị một tòa án ở Đài Trung (Đài Loan) kết tội vi phạm Đạo luật Bí mật Thương mại, với việc cung cấp các bí mật thương mại từ công ty Công nghệ Micron của Mỹ cho công ty Liên Điện (Đài Loan) và công ty đối tác là Phúc Kiến Tấn Hoa của Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra lệnh truy nã cáo buộc ba người đàn ông Đài Loan đã trợ giúp công ty Phúc Kiến Tấn Hoa của Trung Quốc đánh cắp công nghệ được cấp bằng sáng chế của tập đoàn vi mạch Micron Technology.
Lệnh truy nã được đưa ra sau khi cả ba người này đã không ra hầu tòa theo lệnh của tòa án. Theo Taiwan News, đây là vụ kiện đầu tiên được khởi tố theo sáng kiến của Tổng thống Trump nhằm giải quyết tình trạng trộm cắp bí mật thương mại, tấn công mạng và gián điệp kinh tế mà ông Trump từng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc.
Taiwan News cho biết, mặc dù Đài Loan và Trung Quốc không có thỏa thuận dẫn độ với Mỹ, các chuyên gia pháp lý cho rằng Washington và Đài Bắc vẫn có thể đạt được thỏa thuận dẫn độ 3 người đàn ông bị truy nã, sau đó đưa những người này tới Mỹ để xét xử. Họ có thể bị kết án tù giam và các công ty của họ có thể bị đòi các khoản tiền phạt lên tới 20 tỷ USD, theo Taiwan News.
Đài Loan là vùng lãnh thổ với tên gọi chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, nhưng bị chính quyền Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-truy-na-3-cong-dan-dai-loan-lam-gian-diep-kinh-te-cho-trung-quoc.html

Thượng nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc lợi dụng Covid-19

 để ‘xâm lược Ấn Độ’, bành trướng Biển Đông

Quý Khải
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton hôm Chủ nhật (28/6) đã chỉ trích Trung Quốc lợi dụng đại dịch để bành trướng ở Biển Đông và “xâm lược Ấn Độ”.
Đề cập đến những hành động gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông và trên dãy Himalaya dọc biên giới với Ấn Độ, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton cho rằng khi sự chú ý của thế giới tập trung vào việc đối phó cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu từ virus corona, Trung Quốc lại đang bận rộn thực hiện các cuộc tranh giành lãnh thổ với những hành vi rất hung hăng của mình.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn đang lợi dụng đại dịch để nỗ lực khẳng định các yêu sách chủ quyền của mình, và đã có những hành động rất hung hăng đối với hầu hết các nước láng giềng”, ông Cotton trao đổi với đài Fox News. “Trung Quốc về cơ bản đã xâm lược Ấn Độ – một đồng minh của chúng ta – và họ đã sát hại 20 lính Ấn”.
Ông nói thêm: “Trung Quốc đang hoạt động [rất tích cực] ở Biển Đông. Họ đã có các hành động hung hăng chống lại các đối tác của chúng ta, gồm Philippines, Malaysia, Việt Nam. Họ đã nhiều lần xâm nhập không phận Đài Loan trong những tuần gần đây. Và chỉ trong tuần vừa qua, họ đã có hành động hung hăng chống lại Nhật Bản ở Biển Hoa Đông”.
Trong những tuần gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc đã xuất hiện những xung đột trong tranh chấp biên giới tại thung lũng Galwan mà đỉnh điểm là vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước hôm 15/6 khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng.
Thung lũng Galwan là một phần trong tuyến Đường kiểm soát thực tế (LAC) trải dài 3,380 km, được thành lập sau cuộc chiến biên giới Trung – Ấn năm 1962 như một đường biên giới tạm thời. Căng thẳng leo thang vào đầu tháng 5 khi các binh đoàn Trung Quốc số lượng lớn tiến sâu vào bên trong lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát tại ba địa điểm ở Ladakh, dựng lều trại ở đây, theo giới chức Ấn.
Tờ US News dẫn tin tình báo Hoa Kỳ cho biết, một tướng Trung Quốc đã ra lệnh cho cấp dưới tấn công lính Ấn Độ hôm 15/6, dẫn đến một cuộc đụng độ dữ dội khiến hàng chục người thiệt mạng.
Nguồn tin cho biết, tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi), tư lệnh Chiến khu miền Tây thuộc quân đội Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch tấn công này.
Theo nguồn tin này, ông Triệu có quan điểm rằng Trung Quốc không được tỏ ra yếu đuối để tránh bị chèn ép từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ, trong đó có Ấn Độ. Ông Triệu coi cuộc đụng độ vào tuần trước là cách Trung Quốc “dạy cho Ấn Độ một bài học”. Nguồn tin cho biết ông Triệu cũng là người phụ trách trong các cuộc đụng độ trước đó với Ấn Độ.
Sau vụ đụng độ, một số cựu binh Ấn Độ đã chỉ trích quân đội Trung Quốc “man rợ”, vi phạm các quy tắc nhà binh khi sử dụng vũ khí thô chống lại các binh lính Ấn Độ không vũ trang khi đó. Theo nguồn tin từ một vị tướng đã nghỉ hưu tên Sharma cho biết, lính Trung Quốc đã viện đến những cây gậy kim loại gắn đinh tua tủa, hoặc gậy gỗ bọc quanh bởi dây thép gai trong ẩu đả.
Lính Trung Quốc dùng ‘gậy sắt hàn đinh’ tấn công binh sĩ Ấn Độ tay không vũ khí
Cùng lúc ở Biển Đông, Trung Quốc đã có những động thái ngày càng hung hăng trong những năm gần đây nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền của mình đối với các vùng biển chiến lược, nơi nước này đơn phương vẽ ra một khu vực đường chín đoạn chồng lấn với vùng biển ven bờ và vùng tuyên bố chủ quyền của các thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei.
Năm 2016, một tòa án trọng tài quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc trong những năm gần đây đã biến bảy rạn đá ngầm thuộc khu vực tranh chấp thành các đảo nhân tạo được trang bị tên lửa – một tiền đồn quân sự, trong đó có ba đường băng quân sự, và tiếp tục mở rộng xây dựng chúng. Các hành động đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và cảnh báo các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, cũng như Mỹ và các đối tác đồng minh ở châu Á và phương Tây.
Trong những tháng gần đây, các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn cũng chỉ trích kịch liệt Trung Quốc khi họ đang vật lộn với dịch bệnh Vũ Hán, thì Bắc Kinh lại tích cực bành trướng và có các hành vi khiêu khích trên Biển Đông
Hồi tháng tư, một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, sau đó tuyên bố tàu Việt Nam đã cố tình đâm vào tàu Trung Quốc rồi bị chìm. Philippines
đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam và phản đối các yêu sách lãnh thổ mới của Trung Quốc  trong các khu vực lớn ở Biển Đông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-my-trung-quoc-loi-dung-covid-19-de-xam-luoc-an-do-banh-truong-bien-dong.html

‘Bạo loạn 1970 ở Mỹ lớn hơn những gì xảy ra năm 2020′

TS Nguyễn Tiến HưngGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Virginia, Hoa Kỳ
Nhiều người nghĩ là nước Mỹ chưa bao giờ trải qua nhiều biến động và bạo loạn như đang xảy ra.
Nhưng thật ra, nhìn lùi lại lịch sử, chúng tôi đã từng thấy những diễn biến còn lớn hơn nhiều. Và sau mỗi lần như vậy, nước này lại tiến lên một nấc nữa về cải tổ xã hội.
Tháng 5/2020: một cảnh sát chận cổ, gây nên một cái chết đau đớn.
Tháng 5/1970: 29 Vệ binh Quốc Gia bắn 67 lượt đạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây.
Người Việt khó chấp nhận nhau vì Tổng thống Trump
Người Việt, chính trị Mỹ và ‘con quái vật’
Vụ nổ súng của Vệ binh Quốc gia, còn được gọi là Biến cố tháng 5/1970: “Kent State Massacre”, khiến cả nước Mỹ bàng hoàng. Lập tức, những cuộc biểu tình và bạo động lan tới cả thủ đô Washington.
Tôi có mặt ở đó thời gian biến động nên còn nhớ khác rõ và nay muốn chia sẻ các quan sát, so sánh hai biến cố cách nhau 50 năm.
‘Kent State Massacre’: Biến động trong nước và Chiến tranh Việt Nam thời Nixon
Ngày 30 /4/1970 Tổng thống Nixon lên TV tuyên bố rằng quân đội Mỹ và VNCH đã đánh sang Campuchia để tấn công trung tâm hoạt động quân sự của Cộng sản ở Nam Việt Nam.
Ngay ngày hôm sau, 1/5/1970, biểu tình bắt đầu ở Đại học Kent (tiểu bang Ohio), rồi bùng nổ khoảng nửa đêm, vào lúc một nhóm người ra khỏi quán bar rượu. Họ ném các chai bia vào xe cảnh sát và cửa số hàng quán ở trung tâm thành phố.
Trong một cuộc họp báo, Thống đốc Ohio Jim Rhodes đập bàn, cáo buộc sinh viên biểu tình là “un-American,” và là “làm cách mạng”.
̀‘The Vietnam War’ và khi Hoa Kỳ vào VN
30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH
Ông kết luận: “Chúng ta đang phải chống lại một nhóm cực mạnh, được đào tạo bài bản, và bạo động chưa từng có ở Mỹ.”
Ngày 4/5/1970, một cuộc biểu tình lên kết hoạch ở Đại học Kent. Ban giám đốc phân phát 12.000 tờ thông báo cho các sinh viên về lệnh hủy bỏ cuộc biểu tình.
Một số đơn vị Bộ binh và Thiết kỵ (Armored Cavalry) cùng với Vệ binh Quốc gia Ohio và Cảnh sát của Đại học đã tới để phô trương lực lượng, thuyết phục đám đông. Xe cảnh sát đi qua đọc lệnh ‘phải giải tán, nếu không thì sẽ bị bắt’.
Đoàn biểu tình ào ạt ném đá vào cảnh sát. Xe jeep phải rút lui.
“Pigs off campus” (‘Bọn heo hãy xéo khỏi khu học xá’)
Vào khoảng trưa, Vệ binh trở lại, và một lần nữa, ra lệnh giải tán. Cũng không thành công, nên họ phải dùng tới hơi cay để xử lý. Nhưng vì gió thổi mạnh, hơi cay không có tác dụng.
Lần ném đá thứ hai bắt đầu. Có tiếng hô to: “Bọn heo ở đây hãy cút đi” (Pigs off campus).
Các ống khí cay được ném ngược trở lại đoàn quân.
Thế là 77 Vệ binh với lưỡi lê gắn trên súng M1 Garand tiến tới đoàn người biểu tình.
Bất chợt, tiếng súng nổ. Bên nào bắn trước thì vẫn còn là một vấn đề tranh cãi.
Kết quả là ít nhất có tới 29 trong số 77 Vệ binh đã xả súng, ước tính tới 67 lượt đạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây. Có nguồn tin cho rằng cuộc xả súng đã kéo dài tới một phút hoặc lâu hơn.
Hình ảnh một cô gái trẻ bị sốc, la khóc bên cạnh thi thể một sinh viên bị giết được tung ra.
Cả nước Mỹ bàng hoàng. Giống như hình ảnh ông George Floyd bị chận cổ chết tháng 5/2020, nó đã trở nên một biểu tượng, ghi lại một thời nhiễu nhương.
Bạo động lan tới khu vực Washington
Bắt đầu từ Đại Học Maryland ở College Park (nằm trong vành đai Washington): hàng ngàn người biểu tình tới chiếm đóng và phá hoại Tòa nhà Hành chính của Đại học, rồi tiến tới trụ sở ROTC.
Thống đốc Maryland Marvin Mandel điều Vệ binh Quốc gia tới dẹp loạn.
Đêm hôm đó, khoảng 25 người bị bắt và 50 người bị thương. Tờ Washington Post gọi cuộc biểu tình này là “lớn nhất và bạo lực nhất trong lịch sử của trường đại học”.
Thống đốc Mandel tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Từ xa xa, tiếng trực thăng nổ ầm ầm trên bầu trời. Lệnh giới nghiêm được áp đặt.
Thêm 48 người bị bắt giữ.
Ngày 9/5/1970 (chỉ năm ngày sau vụ Kent), khoảng 100.000 người tới Washington biểu tình.
Thoạt đầu, để cố tránh cảnh xả súng như ở Kent, từng đoàn xe buýt – thay vì cảnh sát và vệ binh – đã được điều động tới để bao vây chung quanh Tòa Bạch Ốc, chận biểu tình tiến vào bên trong.
Không những TT Nixon đã được đưa tới Camp David hai ngày để cho an toàn, mà theo Charles Colson (luật sư của TT Nixon) thì quân đội đã được điều tới để bảo vệ chính phủ.
Ông nhớ lại: “Binh sĩ từ Sư đoàn Dù 82 đã có mặt dưới hầm tòa nhà Executive Office Building (nơi làm việc của nhân viên văn phòng tổng thống, nằm sát cạnh Tòa Bạch Ốc). Tôi xuống hầm nói chuyện với một vài người và đi giữa các binh sĩ. Họ nằm trên sàn, dựa vào túi ba lô, mũ sắt, với dây đai đạn cùng với súng trường. Và tôi nghĩ, ‘Đây không thể là nước Mỹ. Đây không phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc gia đang có chiến tranh với chính mình’.”
Kiểm điểm và cải tổ sau bạo loạn
Nước Mỹ là một nước năng động cho nên những vụ loạn lạc hay biểu tình thường lại dẫn đến những tiến bộ và cải tổ xã hội sau đó.
Về thảm cảnh 4/5/1970, dù Vệ binh Quốc gia đã bắn 67 lượt đạn giết chết sinh viên, nhưng vì bạo động đã tới mức quá khích, đưa nước Mỹ tới cảnh xáo trộn, cho nên đa số người dân đã bất mãn với chính sinh viên.
Một cuộc thăm dò của Gallup được thực hiện cho thấy 58% số người được phỏng vấn đã đổ lỗi cho các sinh viên, 11% đổ lỗi cho Vệ binh Quốc gia, và 31% không bày tỏ ý kiến.
Năm tuần sau thảm cảnh, TT Nixon đã lập ra một ủy ban – Ủy ban Sranton – tìm hiểu cho thật sâu tình trạng bất ổn tại các đại học, đặc biệt là về những gì đã thực sự xảy ra ở Kent và những lý do tại sao.
Sau cùng, 24 sinh viên và một giáo sư đã bị truy tố về cuộc biểu tình và vụ đốt cháy tòa nhà ROTC.
Mặt khác, Tòa cũng truy tố năm Vệ binh về trọng tội (felony), và kết án tội nhẹ (misdemeanor) một số khác.
Vệ binh kháng cáo rằng họ đã phải nổ súng để tự vệ vì những bạo động trong mấy ngày trước đó đã làm cho họ hết sức lo âu và tin rằng chính mạng sống của mình đã bị đe dọa.
Bài học từ vụ việc đã được rút tỉa, buộc Vệ binh Quốc gia phải kiểm tra lại các phương pháp kiểm soát đám đông.
Khí giới mà Vệ binh đã dùng ngày 4/5/1970 tại Kent State là loại giết người (lethal), như súng trường M1 Garand có nạp đạn, lưỡi lê, và lựu đạn khí.
Trong những năm sau, Quân đội Mỹ bắt đầu chế tạo các phương tiện ít nguy hiểm hơn (như đạn cao su) để giải tán biểu tình khi cần.
Phương cách để ‘kiểm soát đám đông’ và ‘chiến thuật dẹp bạo động’ cũng được chỉnh sửa để giảm thiểu xu hướng gây hấn.
Có hai kết quả nổi bật:
Thứ nhất, thành lập một viện tại Đại học Kent để nghiên cứu những phương pháp ứng xử, gọi là ‘Center for Peaceful Change’- Trung tâm giúp thay đổi một cách ôn bình (1971). Viện này phát triển và trở thành ‘The Center for Applied Conflict Management’ (CACM) – Trung tâm Quản lý Xung đột Ứng dụng (CACM); và
Thứ hai, thành lập một ‘Institute for the Study and Prevention of Violence’ – Viện nghiên cứu và phòng chống bạo lực (1998).
Phần lớn những kết quả nghiên cứu đã được áp dụng trong các tình huống tương tự sau này, như các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992, vụ rối loạn sau trận bão Katrina năm 2005, và bây giờ, trong những bạo loạn sau vụ Floyd ở Minneapolis, Chicago và Los Angeles.
Hai bối cảnh: 1970 và 2020
Hiện nay, hệ lụy theo sau biến cố George Floyd vẫn tiếp tục gia tăng.
Những đòi hỏi của nhóm quá khích tại khu tự trị ‘autozone’ ở thành phố Seatle, như cung cấp thực phẩm và nhà ở, bảo hiểm sức khỏe, tự do nhập cư, cùng với những vụ đập phá, lôi kéo tượng đài kỷ niệm ở nhiều thành phố – kể cả ở thủ đô Washington – đang làm cho nhiều người lo ngại cho một nước Mỹ loạn lạc.
Vụ George Floyd: Trump ‘nói chung’ ủng hộ cấm cảnh sát thực hiện ‘khóa cổ’
Biên tập viên New York Times từ chức vì bài viết gây tranh cãi
Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử 50 năm trước đây thì ta thấy rằng: về tầm mức bạo động thì hoàn cảnh 1970 còn trầm trọng hơn xa hoàn cảnh 2020.
Về số người biểu tình từ tháng năm tới nay cũng ít hơn là 4 triệu sinh viên tham gia năm 1970 khi 450 đại học phải đóng cửa.
Tại Washington DC thì Sư đoàn Dù 82 (đóng ở Fort Bragg, North Carolina) cũng chưa phải đến để bảo vệ chính phủ, và trực thăng cũng chưa phải đưa TT Trump đi nánh lạn.
Cũng nên so sánh phong trào “Black Life Matters” (BLM) năm 2020 với “Black Panthers Party” (BPP) năm 1970.
BPP kêu gọi ‘vũ trang tất cả những người Mỹ gốc Phi Châu, giải phóng tất cả người da đen ra khỏi nhà tù, và bồi thường cho việc bị khai thác lao động trong nhiều thế kỷ.’
Và những đòi hỏi như giải tán cảnh sát (2020) thì cũng không thể so sánh với đòi hỏi “lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ” của The Weather Underground (1970).
Tổng kết về những khó khăn của nước Mỹ năm ấy, TT Nixon ghi lại trong Hồi ký:
“Từ tháng 1/1968 qua tháng 4/1970 – dù ước tính một cách bảo thủ, thì cũng đã có tới 40.000 sự cố… Trong năm học 1969/1970, khủng bố đã thực hiện tới 174 cuộc đánh bom lớn, và mưu toan đánh bom tại các đại học.”
Dù vậy, sau 1970 nước Mỹ đã trổi dậy và tiếp tục tiến bộ về mọi mặt và Liên Xô đã sụp đổ.. Cho nên, đừng ai vội nghĩ rằng nước Mỹ sẽ đi đến loạn lạc và làm mất vài trò lãnh đạo thế giới.
Sau khi đã cải tổ Vệ Binh Quốc Gia, bây giờ đến lượt cải tổ Lực lượng Cảnh sát. TT Trump đã ký sắc lệnh, và Quốc Hội đang chuẩn bị để có thể thông qua một đạo luật mới về vấn đề này trước Lễ Độc Lập ngày 4/7/2020.
Bạo loạn tác động đến bầu cử: từ Nixon tới Trump
Những hành động phi luật pháp, vô trật tự năm 1970 đã khởi động mạnh từ sau khi TT Nixon đẩy cuộc chiến Việt Nam sang Campuchia.
Nhưng đến khi vận động cho nhiệm kỳ hai thì ông lại dùng chính cảnh bạo động để thuyết phục cử tri.
Lập trường tranh cử 1972 của TT Nixon dựa trên hai cột trụ chính yếu được gắn vào hai khủng hoảng của thời cuộc: “Restore law and order and provide new leadership for the Vietnam War”- tái lập trật tự, luật pháp, và đem lại cách lãnh đạo mới cho cuộc chiến Việt Nam.
Ta thấy ông đã đặt nhu cầu vãn hồi trật tự và luật pháp trước cả Chiến tranh Việt Nam.
Và ông đã thắng cử (ngày 7/11/1972). Lại đại thắng – người Mỹ gọi là “landslide” (long trời lở đất) – vì Nixon đã thắng ở 49/50 tiểu bang. Ứng cứ viên Đảng dân Chủ George McGovern chỉ thắng ở một tiểu bang là Massachussets và biệt khu Washington DC.
Chính trị nước Mỹ – nhất là về bầu cử tổng thống – thì thật là khó hiểu.
Chúng tôi đã sinh hoạt ở quốc gia này trên dưới là 62 năm – và sinh hoạt ở ngay trung tâm chính thống của xã hội, chứ không phải ở ngoại vi, mà cũng chỉ hiểu biết được một phần nào về chính trị nước Mỹ, nhất là về bầu cử tổng thống.
Trong cuộc bầu cử sắp tới (3/11/2020), TT Trump – cho tới nay và qua hai lần vận động ở Tulsa (Arkansas) và Phoenix (Arizona) xem ra đã rập theo cái khuôn của TT Nixon, đó là đặt nặng vấn đề trật tự và luật pháp. Ông cũng hay đưa ra viễn tượng thành công về thuốc chữa trị và chủng ngừa virus corona.
Nước Mỹ năm 2020 là một nước Mỹ mới, nó khác với nước Mỹ 1970 về dân số, sắc tộc, mức độ chia rẽ nội bộ, và phạm vi hoạt động của truyền thông. Thêm vào đó là phức tạp của truyền thông xã hội.
Bầu cử lại xảy ra trong bối cảnh đại dịch virus corona, gây nên một tình trạng đặc biệt ̣chưa bao giờ từng có trong lịch sử nước Mỹ – đó là ‘lockdown’ cả nền kinh tế – mà TT Trump phải đương đầu. Đây là những khó khăn mà chưa có tổng thống nào gặp phải.
Câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có vãn hồi được trật tự cho nước Mỹ và kiềm chế được sự tăng tốc của đại dịch trước ngày bầu cử?
Tác giả TS Nguyễn Tiến Hưng, nguyên giáo sư kinh tế tại N.C. Wesleyan College, Trinity College, và Howard University, và là kinh tế gia IMF (1966-1070). Ông là cựu Bộ Trưởng Kế hoạch VNCH 1973-75. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản – ngoài những sách về kinh tế – các cuốn “The Palace File” (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập) (1986), “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (2005), “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” (2010) và “Khi Đồng Minh Nhảy Vào” (2016).
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53210679

Vụ nổ súng tại cuộc biểu tình

ở công viên Jefferson Square Park

Giới chức trách đang điều tra vụ nổ súng chết người tại một công viên ở trung tâm thành phố Louisville, Kentucky, nơi những người biểu tình tụ tập để phản đối cái chết của Breonna Taylor.
ABC News dẫn lời cảnh sát Louisville cho biết, các báo cáo về các vụ nổ súng tại Công viên Jefferson Square Park xuất hiện vào khoảng 9 giờ tối thứ Bảy tuần này (theo giờ địa phương), sau đó là các điện thoại gọi báo rằng Sở Cảnh sát Hạt Jefferson đang thực hiện các biện pháp cứu sống một người đàn ông, tuy nhiên người này đã qua đời tại hiện trường. Ngay sau đó, cảnh sát được thông báo về một nạn nhân khác bị bắn bên kia đường tại Hall of Justice. Người đó nhập viện với những vết thương không đe dọa đến tính mạng.
Video đăng trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông nổ súng vào công viên này khi mọi người tranh giành nhau để tìm chỗ núp. Sau đó, đoạn phim cho thấy có ít nhất một người chảy máu đầm đìa trên mặt đất.
Theo tuyên bố từ cảnh sát, họ đã dọn sạch công viên và đang cố gắng thu thập thông tin để xác định tất cả những người có liên quan đến sự việc. Thông tin về các vụ bắt giữ, về nghi can hoặc về danh tính và tuổi của nạn nhân vẫn chưa được công bố.
Trong nhiều tuần qua, công viên này là tâm điểm của các cuộc biểu tình trong thành phố sau cái chết do cảnh sát gây ra của cô Breonna Taylor và anh George Floyd. Vụ nổ súng vào tối thứ bảy ít nhất là lần thứ hai trong gần một tháng biểu tình ở Louisville về cái chết của cô Taylor. (BBT)
https://www.sbtn.tv/vu-no-sung-tai-cuoc-bieu-tinh-o-cong-vien-jefferson-square-park/

4 người bị bắt vì làm hư hại tượng

Cựu Tổng Thống Andrew Jackson gần Tòa Bạch Ốc

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ bảy (ngày 27 tháng 6), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết bốn người đàn ông đã bị buộc tội vì là hư hại bức tượng cựu tổng thống Andrew Jackson trong một cuộc biểu tình gần Tòa Bạch Ốc.
Bốn người, đến từ Washington, D.C.; Maryland; Maine và Virginia, bị buộc tội hủy hoại tài sản liên bang liên quan đến nỗ lực lật đổ bức tượng vào ngày 22 tháng 6. Quyền Luật sư Liên Bang Hoa Kỳ Michael R. Sherwin cho biết mặc dù văn phòng của ông kiên định cam kết bảo vệ quyền biểu tình hòa bình của các cá nhân theo Tu Chánh Án Thứ Nhất, nhưng việc truy tố bốn nghi can trên sẽ là lời khuyến cáo cho những người dám hủy hoại các bức tượng và tượng đài tô điểm cho thủ đô của Mỹ.
Trong cuộc biểu tình vào ngày 22 tháng 6, những người biểu tình đã viết những dòng chữ xúc phạm cựu tổng thống Jackson trên bệ tượng, buộc dây thừng quanh đầu tác phẩm và phủ lên nền đá cẩm thạch một lớp sơn vàng trước khi cảnh sát đến và giải tán đám đông. Hàng chục nhân viên hành pháp, dẫn đầu là Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ, đã xông vào Lafayette Square và để kiềm chế người biểu tình.
Ông Andrew Jackson, tổng thống Hoa Kỳ thứ bảy, là một chủ sở hữu nô lệ và đã viết ra chính sách tái định cư người Mỹ bản địa ở phía tây Mississippi. Ông ra lệnh người bản địa Cherokee Nation phải di chuyển từ Đông Nam đến Oklahoma ngày nay trong một sự kiện được gọi là “Cuộc hành trình nước mắt.” Trên hành trình này, hơn 4,000 người bản địa đã chết vì đói, khát và lạnh. Cuộc hành trình này được xem là một cuộc thanh thẩy chủng tộc của cựu tổng thống Andrew Jackson. (BBT)
https://www.sbtn.tv/4-nguoi-bi-bat-vi-lam-hu-hai-tuong-cuu-tong-thong-andrew-jackson-gan-toa-bach-oc/

Dự luật thay đổi cờ của tiểu bang Mississippi

Vào hôm thứ Bảy (27 tháng 6), Hạ viện tiểu bang Mississippi bỏ phiếu cho một dự luật có thể dẫn đến việc loại bỏ một biểu tượng của Liên Minh miền Nam ra khỏi lá cờ của tiểu bang này, và thống đốc tuyên bố sẽ phê chuẩn dự luật trên.
Sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd, các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc chống lại sự kỳ thị chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát. Việc này dẫn đến lời kêu gọi loại bỏ các biểu tượng của Liên minh miền Nam và các biểu tượng khác liên quan đến di sản nô lệ ở Hoa Kỳ.
Theo tin tức từ cơ quan truyền thông, dự luật trên đã được Hạ viện Mississippi thông qua với tỉ số 85-34, và cần phải được phê chuẩn tại Thượng viện trước khi đưa tới cho thống đốc Tate Reeves của tiểu bang này.
Vào hôm thứ Bảy, Thống đốc Tate Reeves khẳng định trên twitter rằng ông sẽ ký vào dự luật nếu nó được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua. Hôm thứ ba (23 tháng 6), Mississippi Baptist Convention kêu gọi các nhà lãnh đạo tiểu bang này chấp nhận một lá cờ mới, và nói rằng các nhà lập pháp phải gỡ bỏ biểu tượng của Liên minh miền Nam khỏi lá cờ của Mississippi vì nhiều người đang bị tổn thương và xấu hổ vì nó.
Vào thứ ba vừa qua, Walmart cho biết họ sẽ không để lá cờ này xuất hiện trong các cửa hàng của họ. Họ quyết định không bán các sản phẩm có hình cờ Liên minh tại cửa hàng và trên trang web của công ty.
Vào thế kỷ 19, các tiểu bang miền Nam thành lập Liên minh và ly khai khỏi Hoa Kỳ vì phải đối mặt với viễn cảnh phải từ bỏ chế độ nô lệ, dẫn đến Nội chiến 1861-1865. (BBT)
https://www.sbtn.tv/du-luat-thay-doi-co-cua-tieu-bang-mississippi/

Đại học Princeton gỡ tên

Cựu Tổng Thống Woodrow Wilson khỏi tên trường

Đại học Princeton dự kiến sẽ gỡ tên cựu tổng thống Woodrow Wilson khỏi tên trường dạy chính sách công chúng Woodrow Wilson và trường Wilson College, sau khi kết luận rằng những chính sách và lối suy nghĩ của vị tổng thống này là kỳ thị chủng tộc.
Vào hôm thứ bảy (ngày 27 tháng 6), Hiệu trưởng đại học Princeton Christopher Eisgruber cho biết quyết định này của nhà trường có liên quan đến cái chết của George Floyd, Breonna Taylor, Ahmaud Arbery và Rayshard Brooks, những người da đen đã thiệt mạng dưới tay cảnh sát trong những tháng gần đây.
Trước đó vào hôm thứ sáu (ngày 26 tháng 6), ban giám đốc nhà trường đã bỏ phiếu để đổi tên School of Public and International Affairs Woodrow Wilson trở thành The Princeton School of Public and International Affairs. Ngoài ra, ký túc xá Wilson College cũng được đổi tên thành First College. Đại học Princeton dự kiến sẽ đóng cửa ký túc xá Wilson College ngay sau khi họ hoàn thành xây dựng 2 khu ký túc xá mới. Hành động này của ban giám đốc là sự phản ứng trước các đợt biểu tình đang xảy ra trên toàn quốc và toàn cầu sau cái chết của những người da đen nói trên.
Cựu tổng thống Woodrow Wilson có mối liên kết chặt chẽ với đại học Princeton, khi trở thành hiệu trưởng đại học này trước khi trở thành thống đốc tiểu bang New Jersey, và sau đó là tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1913 đến 1921. Quyết định đổi tên là một sự thay đổi bất ngờ đối với đại học Princeton. Vào tháng 11 năm 2015, các sinh viên đã biểu tình để gỡ tên Woodrow Wilson khỏi tên trường nhưng không thành công.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/dai-hoc-princeton-go-ten-cuu-tong-thong-woodrow-wilson-khoi-ten-truong/

TT Trump đăng rồi xóa video

 ủng hộ viên hô vang ‘quyền lực da trắng’

Tổng thống Trump đã đăng lại trên Twitter một đoạn video cho thấy một trong các ủng hộ viên của ông ở Florida hô vang “quyền lực da trắng” khi đáp trả những người phản đối ông Trump, theo Reuters.
Sau khi vấp phải sự chỉ trích, hãng tin Anh đưa rằng đoạn tweet lại đã bị xóa khỏi Twitter của ông Trump.
Đoạn video cho thấy người ủng hộ và phản đối ông Trump ở Florida tranh cãi với nhau.
Sau khi một người phản đối gọi ủng hộ viên của ông Trump là “kẻ phân biệt chủng tộc”, người đàn ông đáp trả bằng cách giơ nắm đấm lên cao và hét lên “quyền lực da trắng”. Khẩu hiệu này thường được những người theo chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng sử dụng, theo Reuters.
Trong đoạn tweet lại, không Trump viết: “Cám ơn các cư dân tuyệt vời của The Villages”. Đây là một cộng đồng dành cho người đã nghỉ hưu ở Florida mà ông Trump tới thăm năm ngoái.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deeree nói rằng Tổng thống Trump là “một người rất hâm mộ The Villages. Ông không nghe thấy một tuyên bố được nêu ra trong đoạn video. Điều ông chứng kiến đó là sự cuồng nhiệt của nhiều người ủng hộ ông”.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-%C4%91%C4%83ng-r%E1%BB%93i-x%C3%B3a-video-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-vi%C3%AAn-h%C3%B4-vang-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%AFng-/5480795.html

Tòa nhà Empire State ở New York mở cửa trở lại,

nhưng khác xưa vì COVID-19

Tòa nhà Empire State là biểu tượng cho sức mạnh kinh tế của Mỹ trong gần 90 năm qua. Nhưng qua đại dịch COVID-19, nó cũng trở thành một biểu tượng của cuộc đấu tranh chống dịch bệnh.
Hôm 29/06, Reuters cho biết tòa nhà chọc trời 102 tầng theo phong cách Art Deco, cao 443m, từng đông đúc thì nay hầu như vắng vẻ ở thành phố New York, một trong những nơi bị dịch bệnh hoành hành nhất nước Mỹ. Trên đỉnh tòa nhà ở khu Midtown Manhattan được thắp sáng bằng đèn đỏ và trắng nhấp nháy để tôn vinh các nhân viên cấp cứu.
Một tuần sau khi mở cửa giai đoạn 2 hậu phong tỏa thành phố New York, hàng chục công ty đặt văn phòng tại Empire State – một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất thế giới – còn đang phân vân không biết khi nào, làm thế nào, và thậm chí có hay không việc quay trở lại đây.
Vào ngày 22/06 vừa qua, tòa nhà Empire State mở cửa cho các công ty thuê chỗ quay lại làm việc, miễn không cho quá 50% số lượng. Nhưng hầu hết các công ty có trụ sở tại đây, bao gồm từ các công ty công nghệ như LinkedIn Corp và thương hiệu đồng hồ cao cấp Bulova, cho đến các tổ chức phi lợi nhuận như World Monuments Fund, đều chọn cách duy trì làm việc tại nhà.
Ngay cả trong số những công ty dự định quay lại làm việc khi tòa nhà mở cửa, thì nay họ cũng chưa muốn quay lại, theo cuộc phỏng vấn của Reuters với một số người làm việc hoặc điều hành các công ty này.
Global Brands Group, công ty sở hữu nhãn hàng thời gian Calvin Klein, đã ký hợp đồng thuê 15 năm cho sáu tầng văn phòng vào năm 2011 nhưng vừa thông báo với các nhân viên ở New York rằng họ sẽ không bao giờ phải quay lại văn phòng.
Ông Rick Darling, giám đốc điều hành của công ty may mặc và tiếp thị này, nói rằng sức hấp dẫn làm việc tại “trụ sở không thể tin được” của công ty này đã giảm vì virus Corona.
Du khách đến Tòa nhà Empire State nay cũng phải đối mặt với thực tế mới.
Bất cứ ai vào tòa nhà đều phải đeo khẩu trang và mang theo dung dịch rửa tay diệt khuẩn, Chủ tịch Empire State Realty Trust Anthony Malkin nói với Reuters.
Quản lý tòa nhà đã đóng các lối vào không cần thiết và tại các quầy hàng bán lẻ ở tầng dưới được trang bị thêm các máy kiểm tra thân nhiệt và dung dịch rửa tay, các công ty thuê quầy cho biết. Tại sảnh thang máy cũng có dán ký hiệu trên sàn để mọi người khi bước vào đều phải đảm bảo khoảng cách xã hội.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-nha-empire-state-o-ny-mo-cua-tro-lai-nhung-khac-xua/5481670.html

Facebook đối mặt

với chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên toàn cầu

Các nhà tổ chức một chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook đang chuẩn bị đợt phát động toàn cầu nhằm tăng áp lực lên công ty truyền thông mạng xã hội này để loại bỏ ngôn từ kích động thù hằn, theo Reuters.
Ông Jim Steyer, giám đốc điều hành của tổ chức Common Sense Media, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 27/06 rằng chiến dịch “Dừng kiếm tiền từ thù hận” sẽ bắt đầu kêu gọi các công ty lớn ở châu Âu tham gia tẩy chay Facebook.
Kể từ khi phát động chiến dịch này vào đầu tháng 6, hơn 160 công ty, bao gồm cả Verizon Communications và Unilever, đã ký kết ngừng mua quảng cáo trên Facebook trong tháng 7.
Các tổ chức như Free Press và Common Sense, cùng với các nhóm nhân quyền Hoa Kỳ như Color of Change và Anti-Defamation League, đã phát động chiến dịch “Dừng kiếm tiền từ thù hận” sau cái chết của ông George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang đã tử vong khi bị cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ.
“Mục tiêu tiếp theo là áp lực toàn cầu,” ông Steyer nói. Ông cho biết thêm rằng chiến dịch này hy vọng sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý ở châu Âu có lập trường cứng rắn hơn đối với Facebook.
Chiến dịch toàn cầu sẽ được tiến hành khi các nhà tổ chức tiếp tục thúc giục nhiều công ty Hoa Kỳ tham gia. Jessica Gonzalez, đồng giám đốc điều hành của Free Press, cho biết bà đã liên hệ với các công ty viễn thông và truyền thông lớn của Hoa Kỳ để yêu cầu họ tham gia chiến dịch này.
Trước áp lực ngày càng gia tăng này, Facebook hôm 28/06 thừa nhận rằng họ còn nhiều việc phải làm và đang hợp tác với các nhóm nhân quyền và chuyên gia trong việc phát triển nhiều công cụ hơn để chống lại các phát ngôn thù hằn. Facebook cho biết các khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo giúp họ phát hiện đến 90% phát ngôn thù hằn trước khi người dùng báo cáo cho Facebook.
Ông Steyer cho biết các nhà tổ chức chiến dịch sẽ thúc giục các nhà quảng cáo toàn cầu như Unilever và Honda, những công ty chỉ cam kết tạm dừng quảng cáo của họ ở Hoa Kỳ, phải dừng luôn các quảng cáo của họ trên Facebook toàn cầu.
Việc tẩy chay này đã tăng tốc và khiến việc quảng cáo trên các mạng xã hội khác như Twitter cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hôm 28/06, Starbucks cho biết họ sẽ tạm dừng quảng cáo trên tất cả các trang mạng xã hội và đảm bảo hợp tác với các tổ chức nhân quyền để ngăn chặn sự lây lan của phát ngôn thù hằn.
https://www.voatiengviet.com/a/facook-doi-mat-voi-chien-dich-tay-chay-quang-cao-toan-cau/5481623.html

Covid-19: Thế giới vượt 10 triệu ca nhiễm,

nửa triệu người chết

Trọng Nghĩa
Tính đến sáng ngày hôm nay, 28/06/2020, theo thống kê của hãng tin Anh Reuters, các trường hợp lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới đã vượt mốc biểu tượng 10 triệu ca. Vào cùng một thời điểm, số người chết vì Covid-19 trên toàn cầu cũng chạm ngưỡng 500 ngàn ca tử vong. Riêng nước Mỹ nắm kỷ lục đáng buồn là chiếm đến một phần tư cả số ca nhiễm lẫn số ca tử vong.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, con số 10 triệu ca nhiễm kể trên tính ra đã cao hơn khoảng gấp đôi số ca nhiễm cúm mùa nghiêm trọng được ghi nhận hàng năm trên thế giới. Còn về số tử vong, dịch Covid-19 trong không đầy nửa năm, đã có tác hại tương đương với hậu quả của cúm mùa trong nguyên một năm.
Mỹ vẫn là nước bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất
Thế giới đã vượt các mốc biểu tượng về ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19, vào lúc dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát trở lại ở một số nơi, đặc biệt tại Mỹ, nước vẫn giữ kỷ lục thế giới về số bệnh nhân và người chết.
Theo Reuters, với hơn 2 triệu rưỡi ca nhiễm, và hơn 125 ngàn người chết, Mỹ vẫn là nước bị tác hại nặng nề nhất, chiếm đến một phần tư số trường hợp lây nhiễm, và hơn một phần tư số ca tử vong. Tháng Năm vừa qua, giới quan sát vẫn hình dung là dịch bệnh tại Mỹ đang trong chiều hướng lùi bước, nào ngờ là trong những ngày qua, đà lây lan của virus đã tăng tốc trở lại, đặc biệt là tại các tiểu bang miền nam và miền tây như Florida, Arizona, Nevada, South Carolina hay Georgia…
Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, tính đến hôm qua (27/06), đã có 12 bang tại Mỹ (Arizona, Arkansas, Delaware, Florida, Idaho, Louisiana, Maine, Nevada, New Mexico, North Carolina, Texas và Washington) đã tạm đình chỉ kế hoạch mở cửa trở lại sau thời kỳ phong tỏa.
Dịch Covid-19 bùng lên trở lại đã tác động đến chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ, chẳng hạn như buộc phó tổng thống Mike Pence phải hủy bỏ các sự kiện ở Florida và Arizona.
Ấn Độ: Cuối tháng 7, có thể một triệu ca nhiễm, New Delhi phải trưng dụng khách sạn làm nơi cách ly
Hôm qua, Ấn Độ có thêm 17.000 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày. Theo giới chuyên gia, dịch Covid-19 tại Ấn Độ còn chưa đạt đỉnh. Cho đến cuối tháng 7, số ca nhiễm dự kiến có thể sẽ tăng gấp đôi, so với 500.000 người hiện nay. Tình hình đáng lo ngại nhất là tại Bombay và New Delhi, nơi tập trung tổng cộng 150.000 ca nhiễm, chiếm một phần ba tổng số người dương tính với virus. Thủ đô Ấn Độ vừa phải mở một trung tâm, rộng hơn 100.000 mét vuông, với khả năng tiếp nhận 10.000 giường.
Với hơn 73.000 người nhiễm virus, lâm bệnh, và 2.400 người chết vì Covid-19, New Delhi trở thành thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất ở Ấn Độ, trên Bombay. Trước số lượng bệnh nhân tăng vọt, thủ đô Ấn Độ đã ra lệnh trưng dụng nhiều khách sạn, hội trường, toa tàu để chuyển thành các trung tâm cách ly, để giảm tải cho các bệnh đang trong tình trạng gần như quá tải. Quyết định trưng dụng này là điều chưa từng có tại New Delhi.  Tổng cộng, đã có 16.000 người chết vì Covid-19 tại Ấn Độ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200628-covid-19-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%C6%B0%E1%BB%A3t-10-tri%E1%BB%87u-ca-nhi%E1%BB%85m-n%E1%BB%ADa-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt

Giới quân sự đương đầu với Covid-19

Thùy Dương
Đối phó với khủng hoảng Covid-19, nhiều lực lượng xã hội, ngành nghề đã và đang xông pha trên tuyến đầu để ngăn chặn và khắc phục hậu quả đại dịch : bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc y tế, nhân viên thu ngân ở siêu thị, các nhà sản xuất, người giao hàng, nhân viên vệ sinh … Nhưng sẽ là một thiếu sót nếu không nói đến sự đóng góp của quân đội ở nhiều nước.
RFI Việt ngữ trích lược bài viết « Giới quân sự đương đầu với Covid-19 » của các nhà nghiên cứu Josselin Droff, Friederike Richter và Julien Mazirad về những đóng góp, vai trò của lực lượng quân sự trong cuộc chiến chống Covid-19, đặc biệt là ở Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha – những nước châu Âu từng bị dịch bệnh tàn phá nặng nề, với nhiều thiệt hại về nhân mạng. Bài viết được đăng trên trang mạng The Conversation ngày 23/06/2020.
Trong những năm gần đây, công chúng đã chứng kiến ​​sự đa dạng hóa nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang, trong những hoàn cảnh đôi khi chưa từng xảy ra, chẳng hạn thảm họa môi trường hoặc công nghiệp, cuộc chiến chống khủng bố trên lãnh thổ quốc gia … Cuộc khủng hoảng y tế Covid-19 cũng không phải là một ngoại lệ, và đã cho thấy việc huy động các phương tiện quân sự diễn ra với những tốc độ và cách thức khác nhau tùy từng quốc gia. Sự tham gia của quân đội cũng được các nước nói tới ở những mức độ khác nhau.
Phạm vi hoạt động của quân đội
Trong cuộc chiến chống Covid-19, ở nhiều nước châu Âu, quân đội trước tiên có vai trò hậu cần : vận chuyển thiết bị y tế, di chuyển bệnh nhân, hộ tống xe chở khẩu trang, tổ chức hoặc đồng tổ chức các chuyến bay hồi hương những người dân đang mắc kẹt ở những quốc gia bị dịch bệnh … Ngoài ra, lực lượng vũ trang cũng thường tham gia công tác chăm sóc thường dân, chẳng hạn tiếp nhận bệnh nhân trong các bệnh viện quân y, lập bệnh viện dã chiến và hỗ trợ, tăng cường cho các đơn vị y tế dân sự.
Tại Pháp, Ý, Tây Ban Nha, cùng với các lực lượng nội an, quân đội còn tham gia vào công tác bảo đảm duy trì an ninh trật tự, chẳng hạn giám sát người và tài sản, kiểm tra xem người dân có tuân thủ các quy định phong tỏa hay không … Tại Pháp, do khẩu trang là loại hàng hiếm trong giai đoạn phong tỏa, nhiều cơ sở y tế ở Paris, Marseilles còn xảy ra tình trạng kẻ xấu đột nhập ăn trộm khẩu trang với số lượng lớn, nên quân nhân được triển khai đảm bảo an ninh ở các kho dự trữ khẩu trang đề phòng trộm cướp. Quân đội Tây Ban Nha được triển khai để tuần tra, nhất là ở biên giới, giám sát an ninh ở các cơ sở có nhiều nguy cơ bị tấn công, chẳng hạn nhà máy điện hạt nhân. Còn tại Ý, lực lượng vũ trang tham gia đảm bảo việc tuân thủ lệnh giới nghiêm.
Tuy nhiên, không phải nước nào cũng đưa ra thông tin về các nhiệm vụ của quân đội trong cuộc chiến chống Covid-19. Theo The Conversation, trong số 5 nước Pháp, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, thì chỉ có 3 nước Pháp, Anh và Tây Ban là công bố thông tin về các chiến dịch với nhiệm vụ cụ thể của quân đội. Tây Ban Nha là quốc gia mà quân đội được triển khai ồ ạt nhất kể từ tháng 03/2020 để chống dịch Covid-19, với nhiều kinh nghiệm từ công tác xử lý khủng hoảng trong các vụ hỏa hoạn ở Guadalajara, Castile-La Mancha năm 2005. Vào thời đó, Tây Ban Nha đã cho thành lập Đơn vị quân sự khẩn cấp.
Trong thời gian qua, nhiều lĩnh vực công nghiệp như chế biến thực phẩm, chế tạo xe hơi, ngành hàng không vũ trụ … vốn không liên quan đến ngành y tế cũng được huy động tham gia sản xuất hỗ trợ công tác chống dịch. Các nhà sản xuất công nghiệp quốc phòng cũng không phải là ngoại lệ, nhất là nhằm cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cho đội ngũ nhân viên y tế. Hồi đầu khủng hoảng, các nhà sản xuất vũ trang thậm chí còn đề xuất các trang thiết bị, dịch vụ miễn phí. Trong nhiều trường hợp, các công ty công nghiệp quốc phòng còn tái bố trí hoạt động để sản xuất trang thiết bị y tế, chẳng hạn máy trợ thở,
khẩu trang, giường bệnh với đầy đủ thiết bị y tế cần thiết … Tại nhiều nước, quân đội còn triển khai mạng lưới nhập khẩu hoặc phát triển một số sản phẩm.
Ở Pháp, Tây Ban Nha và Ý, các nhà công nghiệp quốc phòng đã thực hiện công tác tư vấn miễn phí, nhất là về các vấn đề an ninh mạng, vốn cực kỳ quan trọng trong bối cảnh các nước bị phong tỏa, phương thức làm việc từ xa được triển khai rộng khắp châu Âu. Các doanh nghiệp quân đội còn cung cấp phương tiện chuyên chở bệnh nhân Covid-19 và nhân viên chăm sóc y tế như máy bay trực thăng, 3 tàu sân bay, máy bay vận tải (Pháp) ; máy bay Airbus A310, A400M (Đức) …
Cuộc khủng hoảng y tế đã cho thấy một số hoạt động của quân đội, mà công chúng thường nghĩ là mang tính đặc thù quân sự, trên thực tế lại dễ được chuyển đổi bố trí thành các hoạt động phi quân sự. Ở mỗi cuộc khủng hoảng, cho dù liên quan đến môi trường, y tế hay các lĩnh vực an ninh nội địa,  phạm vi nhiệm vụ của quân đội đều được mở rộng. Khủng hoảng Covid-19 cũng cho thấy việc chuyển đổi một cơ sở hạ tầng quân y thành một cơ sở phục vụ mục đích dân sự là khá dễ dàng.
Từ kho dự trữ đến quyền tự chủ của quốc gia
Khủng hoảng Covid-19 còn là dịp để suy ngẫm về giá trị của các kho dự trữ. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa và dựa vào logic về tính « kịp thời », các kho dự trữ chủ yếu được đánh giá qua dựa vào chi phí, thế nhưng những sự kiện vừa qua đã cho thấy giá trị chiến lược của các kho dự trữ. Các nguồn « dự trữ » cũng có thể liên quan đến nhân lực, chẳng hạn thông qua việc có thể huy động nhanh chóng nhân lực dự phòng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ trong vài năm qua, nhiều nước, trong đó có Anh và Ý, đã cắt giảm mạnh ngân sách cho quân đội. Còn lực lượng vũ trang, cũng như các nhà sản xuất công nghiệp quốc phòng, trước hết phải đảm bảo tính liên tục trong hoạt động thiết yếu của họ. Mặc dù quân đội, cũng giống như các lực lượng khác ngoài y tế, được huy động trong đại dịch, có thể nỗ lực thêm ở thời khủng hoảng, nhưng sẽ rất khó để duy trì trong một thời gian dài, bởi những phương tiện quân sự và nguồn nhân lực được tăng cường sử dụng sẽ đòi hỏi thêm nhiều nguồn tài chính.
Cuộc khủng hoảng chưa từng có này đã củng cố sự thay đổi khái niệm từ phòng thủ quân sự thuần túy sang khái niệm phòng thủ theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các lĩnh vực khác như an ninh nội địa, môi trường và y tế. Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với quy tắc nổi tiếng của kinh tế gia Jan Tinbergen, theo đó một chính sách chỉ hữu ích khi số lượng công cụ cũng có nhiều như số lượng mục tiêu cần đạt được.
Mới đây, một vị tướng Pháp đã phát biểu : « Quân đội có văn hóa quản lý khủng hoảng, đó là trọng tâm nghề nghiệp của chúng tôi », nhưng đó là kiểu khủng hoảng nào và cần có những phương tiện cần thiết nào để quản lý cuộc khủng hoảng đó ? Hiện nay, các phương tiện trong lĩnh vực quốc phòng không được thiết kế để đối phó với khủng hoảng y tế. Vì thế, ngành quốc phòng đang đứng trước hai lựa chọn : hoặc nhìn nhận rằng những nhu cầu mới này đòi hỏi phải có những phương tiện bổ sung, có nghĩa là ngân sách phải được điều chỉnh theo hoàn cảnh để có thể đối phó với đại dịch ; hoặc coi những nỗ lực của ngành quốc phòng trong việc quản lý cuộc khủng hoảng hiện tại chỉ là trường hợp cá biệt.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200629-gi%E1%BB%9Bi-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-%C4%91%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91%E1%BA%A7u-v%E1%BB%9Bi-covid-19

EU dọa trả đũa TQ

Một quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo Brussels sẽ có hành động trả đũa nếu Trung Quốc không chịu mở cửa các thị trường hơn nữa.
Suốt hơn một nửa thập kỷ qua, Trung Quốc và EU đã tìm cách thúc đẩy một “thỏa thuận đầu tư toàn diện” nhằm tạo ra các cơ hội đầu tư mới cho các công ty châu Âu tại đại lục.
Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch điều hành chính sách kinh tế của Ủy ban châu Âu cho biết, các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư mới giữa hai bên đã bước vào “giai đoạn trọng yếu” vì sự không khoan nhượng của Bắc Kinh.
Theo ông Dombrovskis, Brussels đang chuẩn bị công bố các biện pháp giới hạn đối với vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, nếu Bắc Kinh không tán thành các yêu cầu của liên minh về quyền tiếp cận thị trường.
“Chúng tôi cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, việc trợ cấp và chuyển giao công nghệ bắt buộc”, ông Dombrovskis nói trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Times.
Quan chức này cáo buộc hiện tồn tại sự bất công bằng trong việc tiếp cận thị trường và Bắc Kinh cần giải quyết một loạt vấn đề hệ thống trước khi hai bên có thể ký kết một hiệp định đầu tư.
Các cuộc đàm phán EU – Trung Quốc từng dự kiến hoàn tất vào tháng 9 năm ngoái, đúng vào lúc diễn ra hội nghị song phương. Song, điều này đã không xảy ra và quá trình đàm phán cũng bị trì hoãn kể từ đó.
Tuần trước, Sabine Weyand, lãnh đạo chính sách thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (EC) bày tỏ hy vọng có thể biết rõ hơn về số phận của hiệp định đầu tư nói trên vào cuối tháng 7 tới đây.
Phát biểu của bà Weyand được đưa ra ngay sau một hội nghị trực tuyến EU – Trung Quốc, với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao châu Âu như Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, lãnh đạo chính sách đối ngoại Josep Borrell và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường. Kết thúc cuộc họp, hai bên không có tuyên bố chung.
Theo Sputnik, các đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu đã giảm xuống chỉ còn 19 tỷ USD vào năm 2019, từ mức gần 100 tỷ USD hai năm trước đó. Sự sụt giảm được tin là do việc kiểm soát vốn của Trung Quốc chặt chẽ hơn, thanh khoản thấp hơn và căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và khối đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã cố gắng tăng cường kiểm soát cơ sở hạ tầng châu Âu, ngay cả khi các nước tăng biện pháp hạn chế nhằm giảm quyền sở hữu của Trung Quốc với chúng.
http://biendong.net/bien-dong/35533-eu-doa-tra-dua-tq.html

Nhóm rock Anh dọa kiện TT Trump

vì dùng bài hát để vận động tranh cử

Ban nhạc Anh “The Rolling Stones” dọa sẽ kiện Tổng thống Donald Trump vì sử dụng các bài hát của họ tại các cuộc vận động tranh cử của ông bất chấp các lệnh ngưng phát, theo AP.
Hôm 28/06, nhóm nhạc rock này cho biết trong một tuyên bố rằng nhóm pháp lý của họ đang làm việc với tổ chức về bản quyền âm nhạc BMI để yêu cầu ngừng sử dụng bài hát của họ trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump.
“Thay mặt cho nhóm, BMI đã thông báo cho ban chiến dịch tranh cử của ông Trump rằng việc sử dụng trái phép các bài hát của họ sẽ cấu thành vi phạm thỏa thuận cấp phép của nhóm,” nhóm the Stones nói. “Nếu ông Donald Trump cứ phớt lờ và tái phạm, thì ông sẽ phải đối mặt với một vụ kiện vì vi phạm lệnh cấm phát và chơi nhạc chưa được cấp phép.”
Nhóm chiến dịch của ông Trump không phản hồi ngay yêu cầu bình luận của AP.
Trước đây, nhóm nhạc rock Anh cũng phàn nàn với chiến dịch của ông Trump năm 2016 về việc sử dụng nhạc của họ tại các cuộc vận động tranh cử của ông.
“You Can’t Always Get What You Want”, bản nhạc kinh điển viết năm 1969 của nhóm “The Rolling Stones”, là một bài hát thường được dùng trong các sự kiện của ông Trump. Vừa qua, tại cuộc vận động của ông Trump ở Tulsa, Oklahoma, bài hát này lại được chơi một lần nữa vào lúc kết thúc sự kiện.
BMI thông báo cho chiến dịch của ông Trump rằng nếu họ phát nhạc của nhóm “The Rolling Stones” một lần nữa tại những sự kiện như thế, họ đã vi phạm thỏa thuận cấp phép, tuyên bố cho biết.
Gia đình của cố nhạc sĩ nhạc rock Tom Petty nói rằng họ đã ban hành một lệnh ngừng phát sau khi chiến dịch của ông Trump sử dụng bài hát “I Won’t Back Down” ở Tulsa.
Bản tuyên bố cho biết: “Ông Trump không được phép sử dụng bài hát này để tiếp tục một chiến dịch mà quay lưng lại với nhiều người Mỹ và lẽ phải.”
https://www.voatiengviet.com/a/nhom-rock-anh-doa-kien-trump-vi-dung-bai-hai-de-van-dong-tranh-cu/5481514.html

Hậu Covid-19 : Thủ tướng Anh chuẩn bị công bố

kế hoạch chấn hưng kinh tế

Minh Anh
Ngày mai, 30/06/2020, thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố chi tiết kế hoạch chấn hưng kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra. Phát triển cơ sở hạ tầng là trọng tâm của chương trình phục hồi kinh tế đất nước.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm thông tin :
« Bị chỉ trích gay gắt từ nhiều tuần qua trong việc xử lý dịch bệnh trong khi Anh Quốc là nước phải chịu tang nhiều nhất tại châu Âu, ông Boris Johnson tuần này sẽ tìm cách kiểm soát lại mọi việc. Thủ tướng Anh hiện đang chịu nhiều áp lực từ trong nội bộ đảng và nhất là từ phe đối lập Công Đảng. Uy tín của tân lãnh đạo đảng này, Keir Starmer, đang vượt qua thủ tướng Anh, theo một thăm dò mới nhất.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dài cho tờ báo Mail on Sunday, thủ tướng Anh trấn an rằng Anh Quốc sẽ ʺphục hồi lạiʺ. Và để gây ấn tượng mạnh, thủ tướng còn cho chụp ảnh ông đang tập hít đất trong phòng làm việc của ông ở Downing Street. Mục tiêu là nhằm chứng tỏ rằng ông vẫn ʺtràn đầy sinh lựcʺ bất chấp các di chứng hiển nhiên của virus corona mà ông bị nhiễm hồi tháng 4/2020.
Lãnh đạo chính phủ Anh khẳng khái tuyên bố không có chuyện quay trở lại với thời kỳ thắt lưng buộc bụng như cách nay 10 năm, và để tránh xảy ra điều đó, ông sẽ cho thành lập một nhóm công tác có biệt danh là ʺDự án cao tốcʺ. Đứng đầu nhóm làm việc này, bộ trưởng Kinh Tế Rishi Sunak có trách nhiệm đôn đốc việc xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá và thậm chí cả nhà tù trên khắp cả nước.
Ngược lại, những điều mà ông Boris Johnson không nói ra đó là làm thế nào ông tài trợ cho những đầu tư đó trong khi mà chính phủ của ông đã chi ra hàng tỷ bảng Anh để cứu nguy cho nền kinh tế đất nước trong suốt mùa dịch bệnh. Lệnh phong tỏa đã làm cho GDP của Anh Quốc tụt giảm đến mức kỷ lục hơn 20% và tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ vượt mức ba triệu người như trong những năm 1980. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200629-hau-covid-19-anh-boris-johnson-kinh-te

Vợ của cảnh sát Pháp kêu gọi chính phủ

hãy tôn trọng cảnh sát của đất nước

Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm thứ Bảy (27 tháng 6), hàng chục phụ nữ đã biểu tình ủng hộ cảnh sát Pháp ở trung tâm thủ đô Paris, vì sự bất mãn gia tăng trong nước đối với các cơ quan thực thi pháp luật, về những gì họ cảm thấy là chính phủ đối xử bất công với các cảnh sát trong vấn đề kỳ thị chủng tộc.
Cảnh sát Pháp thường tổ chức các cuộc biểu tình bất chợt vào mỗi ngày tại các thị trấn và thành phố trên khắp nước Pháp, trong nỗ lực nhằm thay đổi và trừng phạt các cảnh sát bị tình nghi kỳ thị chủng tộc. Các nghiệp đoàn cảnh sát cáo buộc chính phủ đem họ ra làm vật tế trong nỗ lực dập tắt sự tức giận của công chúng sau khi cái chết của George Floyd thúc đẩy các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát và nạn kỳ thị chủng tộc trên toàn thế giới, và cả ở Pháp.
Trong cuộc biểu tình ngoài trụ sở cảnh sát Pháp vào hôm thứ Bảy, nhiều người trong số những người phụ nữ biểu tình là vợ và là người yêu của các cảnh sát. Một người biểu tình mang theo một tấm bảng nhắn gửi thông điệp đến Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner rằng “Hãy tôn trọng cảnh sát của chúng tôi”.
Vào tháng này, ông Castaner đã gây ra sự phẫn nộ cho cảnh sát khi ông thừa nhận có những trường hợp kỳ thị chủng tộc trong lực lượng và đề nghị trừng phạt bất kỳ cảnh sát nào bị tình nghi là kỳ thị chủng tộc. Hàng trăm cảnh sát đã biểu tình vào tối thứ Sáu bên ngoài nhà hát Bataclan tại Paris, nơi 90 người thiệt mạng trong một cuộc tấn công của phiến quân Hồi giáo năm 2015. (BBT)
https://www.sbtn.tv/vo-cua-canh-sat-phap-keu-goi-chinh-phu-hay-ton-trong-canh-sat-cua-dat-nuoc/

Pháp mở cuộc bầu cử thành phố trở lại,

Tổng Thống Macron đối mặt

tình trạng ủng hộ sụt giảm nghiêm trọng

Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm Chủ nhật (28 tháng 6), sau nhiều tháng phong tỏa do coronavirus, Pháp vừa mở lại vòng thứ hai của cuộc bầu cử thành phố, với các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy kết quả ảm đạm cho tổng thống Emmanuel Macron, với khả năng đảng của ông sẽ không thể giành chiến thắng ở bất kỳ thành phố lớn nào.
Một năm trước, Macron đã hy vọng các cuộc bầu cử địa phương sẽ giúp đảng non trẻ của ông trụ lại trong các thị trấn và thành phố trên khắp nước Pháp, bao gồm cả Paris, trước cuộc tái tranh cử tổng thống vào năm 2022. Tại thủ đô, thị trưởng đảng xã hội  Anne Hidalgo đang trên đường giành chiến thắng thoải mái sau chiến dịch tranh cử lộn xộn của tổng thống Macron và đảng La Republique en Marche (LaRem) của ông.
Trong khi đó, đảng Greens được dự đoán sẽ thắng ở các thành phố như Lyon, Marseille và Bordeaux. Tại Perpignan, đảng cực hữu Marine Le Pen có thể nắm quyền kiểm soát thành phố đầu tiên với dân số hơn 100,000 người.
Pháp đã tổ chức vòng bầu cử thành phố đầu tiên vào giữa tháng 03/2020 trong vòng chưa đầy 48 giờ trước khi tổng thống Macron áp đặt một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất Âu Châu, khiến vòng hai bị trì hoãn một thời gian dài.
Tổng thống Macron nói ông sẽ cải thiện lại nhiệm kỳ tổng thống của mình và sẽ trình bày một kế hoạch chi tiết vào tháng tới cho hai năm cuối cùng của nhiệm kỳ. Dự kiến sắp tới chính phủ sẽ được cải tổ, với dấu hỏi lớn nhất về tương lai của thủ tướng nổi tiếng của tổng thống Macron, ông Edouard Philippe. Ông Philippe đang vận động tranh cử cho công việc cũ là thị trưởng của Le Havre. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phap-mo-cuoc-bau-cu-thanh-pho-tro-lai-tong-thong-macron-doi-mat-tinh-trang-ung-ho-sut-giam-nghiem-trong/

Pháp bầu địa phương vòng hai:

Phong trào sinh thái thắng lớn,

đảng cầm quyền thua đậm

Tú Anh
Vòng hai bầu cử hội đồng thành phố tại Pháp ngày 28/06/2020 được đánh dấu qua ba kỷ lục : Tỷ lệ cử tri vắng mặt gần 60%, hàng loạt các thành phố lớn lọt vào tay liên minh sinh thái và  đảng cầm quyền thua đậm.
Trong số 5.000 thành phố, thị xã bầu vòng hai, cuộc bầu cử mang tính địa phương bất ngờ mang ý nghĩa tầm cỡ quốc gia. Liên minh Sinh Thái Châu Âu-đảng Xanh thắng lớn ngoài dự báo. Grenoble, Lyon, Bordeaux , Strasbourg, Nancy, Tours, Besançon, Poitiers… một loạt các thành phố lớn lọt vào tay phong trào bảo vệ môi trường. Ngay tại thành phố Marseilles, 25 năm trong tay cánh hữu truyền thống, đảng Xanh cũng về nhất.
Lyon, thành phố lớn thứ hai của Pháp và cũng là một trong những chiếc nôi công nghiệp, đại diện của phe sinh thái tạo thành tích lịch sử, đánh bại liên minh của thị trưởng mãn nhiệm, cựu bộ trưởng nội vụ Gerard Collomb với đảng Những Người Cộng Hòa.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn lây lan, tỷ lệ cử tri đi bầu khá thấp, chỉ hơn 40%, ít hơn tỷ lệ tham gia ở vòng một gần 7 điểm. Siêu vi không phải là yếu tố duy nhất giải thích lý do có đến 60% cử tri lãnh đạm với sinh hoạt chính trị dân chủ. Theo giới phân tích, sự kiện khoảng cách thời gian giữa hai vòng quá xa, hơn ba tháng, thay vì một tuần, cũng như những tranh cãi có nên tổ chức bầu cử trong lúc đại dịch khiến cho bầu cử mất nhiều ý nghĩa.
Sự kiện nổi bật thứ ba là đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Pháp thua đậm. Bốn năm sau ngày thành lập, đưa lãnh tụ Emmanuel Macron vào điện Elysée, không một ứng cử viên nào của đảng Cộng Hòa Tiến Bước đắc cử thị trưởng một thành phố lớn.
Tại Paris, cựu bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn về ba với 13,56%. Kết quả thảm hại nhất là ở Marseille, danh sách của đảng Cộng Hòa Tiến Bước chỉ được 1,53%.
Với tỷ lệ tín nhiệm 58%, bỏ xa đối thủ Cộng sản, Jean Paul Lecoq 41%, thủ tướng Edouard Philippe thẩm định những người được bầu là những người được lòng dân tin cậy và phải được trao nhiệm vụ điều hành việc nước. Nhận định  này của  thủ tướng Pháp, thuộc đảng Những Người Cộng hoà, được xem là lời nhắn nhủ tổng thống Macron, trong bối cảnh có tin đồn sẽ cải tổ nội các.
Các đảng khác
Đối thủ số một của tổng thống Pháp trên tầm cỡ quốc gia, đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia giành được Perpignan, một thành phố trên 100.000 dân ở miền nam, từ tay thị trưởng thuộc đảng Những Người Cộng hoà. Đảng này, liên minh với đảng Cộng Hòa Tiến Bước, bảo vệ được thành phố Toulouse và bảo vệ được thành trì vùng bờ biển Địa Trung Hải PACA.
Đảng Xã hội : Hai nữ ứng cử viên, hai chiến tích
Như dự báo, đương kiêm đô trưởng Paris, Anne Hidalgo tái đắc cử với 48% số phiếu. Tại Lille, một thành trì khác của đảng Xã hội, ở miền bắc, bà Martine Aubry giữ được ghế trong đường tơ kẽ tóc.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200629-phap-bau-cu-dia-phuong-xa-hoi

Bầu cử Pháp: Tổng thống Macron phải đối phó

với làn sóng “Xanh”

Thu Hằng
Tỉ lệ vắng mặt kỉ lục (hơn 60%) và làn sóng « Xanh » áp đảo là hai hiện tượng nổi bật trong cuộc bầu cử địa phương vòng hai tại Pháp ngày 28/06/2020 sau 3 tháng bị đình hoãn vì dịch virus corona. Phép lạ chính trị năm 2017 đã không tái diễn ở cấp địa phương cho đảng Cộng Hòa Tiến Bước (LREM) của tổng thống Emmanuel Macron.
Sau khi đã không thể tự bảo vệ mầu sắc riêng ở vòng 1, việc lập nhiều liên minh tình thế với cánh hữu và sinh thái ở vòng 2 cũng không giúp đảng LREM vớt vát chút thành công nào. Hầu hết các thành phố lớn như Lyon, Marseille, Strasbourg, Bordeaux, Tours, Besançon, Poitiers, Annecy… lần lượt ngả sang « Xanh ». Trong nhiều thập niên, rất nhiều thành phố trong số từng được coi là « thành trì » của đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) giờ cũng « nhìn nhận những phe sinh thái là bên có khả năng quản lý những thành phố quan trọng », theo nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ. Đô trưởng Paris Anne Hidalgo tiếp tục nhiệm kỳ hai cũng nhờ liên minh với đảng Xanh.
Cử tri Pháp muốn có chiến lược sinh thái cụ thể
« Làn sóng sinh thái trỗi dậy là điều không bác bỏ được », như thừa nhận của nghị sĩ đảng LREM Stanislas Guerini, « nhưng nếu những gương mặt hàng đầu của phe đa số (đảng LREM) bị thất cử thì có lẽ đó còn là lá phiếu trừng phạt ». Và đúng như vậy, cử tri Pháp, thông qua lá phiếu, đã cho thấy « phản ứng trước tình trạng bất lực và thái độ không dứt khoát của chính phủ về vấn đề sinh thái và xã hội », theo nhận định của ông Yannick Jadot, nghị sĩ châu Âu của đảng Xanh EELV (Europe Ecologie-Les Verts). Chiến thắng lịch sử của đảng Xanh tại nhiều thành phố lớn còn khẳng định « mong muốn (của người dân Pháp) có một chính sách bảo vệ môi trường cụ thể, một chiến lược hành động ».
Có lẽ một trong những sai lầm chính của đảng LREM là đã đẩy vấn đề môi trường xuống hàng thứ hai, khi ưu tiên giải quyết hậu quả về kinh tế và xã hội do dịch Covid-19 gây ra. Nhưng theo xã luận của Le Figaro, chính cuộc khủng hoảng dịch tễ và thời gian phong tỏa càng khiến người dân Pháp trông đợi nhiều hơn vào việc cải thiện môi trường. Môi trường và sinh thái không chỉ còn là yêu sách của thế hệ trẻ, mà trở thành tâm điểm trong ý thức chính trị của người dân các nước phát triển.
Chính phủ cải tổ chuẩn bị cho « giai đoạn mới »
Sau bầu cử, đảng Xanh EELV giờ trở thành một lực lượng đối lập quan trọng của tổng thống Emmanuel Macron. Đằng sau sự trỗi dậy thần kỳ của làn sóng « Xanh » là thất bại nặng nề của tổng thống Pháp, người từng mơ đến việc từng bước đưa đảng LREM thâm nhập sâu hơn vào đời sống chính trị địa phương. Dù vẫn từ chối coi lá phiếu trong cuộc bầu cử địa phương là thước đo cấp quốc gia, nhưng ông Macron lại chuẩn bị lập chiến lược cho « giai đoạn mới » với « những biện pháp mạnh », « tương xứng với những thách thức và trông đợi » nhằm cứu vãn những năm cuối nhiệm kỳ.
Một trong những biện pháp có thể được thông báo vào đầu tháng 7 là cải tổ sâu rộng nội các. Một số nhân vật nổi tiếng trong xã hội dân sự được dự kiến sẽ tham gia chính phủ, trong đó tên của nữ giáo sư Laurence Tubina, cựu đại sứ COP 21 và hiện là chủ tịch Quỹ Châu Âu vì Khí hậu, được cho là sẽ được giao chức bộ trưởng Sinh Thái, thay bà Elisabeth Borne.
Thế nhưng, trước khi thay đổi thượng tầng, biện pháp trước mắt, theo lời kêu gọi của nghị sĩ châu Âu của đảng Xanh Yannick Jadot, là ông Macron phải ngừng « chối bỏ vấn đề sinh thái », áp dụng « không cần chọn lọc » và « như ông từng hứa » thực hiện 149 đề xuất của Hội nghị Công dân vì Khí hậu mà ông đón tiếp vào ngày 29/06, đúng một ngày sau thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương.
Hai năm cuối nhiệm kỳ của tổng thống Macron được báo hiệu không êm đềm với một cuộc khủng hoảng dịch tễ vẫn có nguy cơ trỗi dậy trở lại, một trận đại hồng thủy kinh tế-xã hội vì Covid-19 và giờ là những vấn đề về môi trường, nếu như ông Macron muốn hướng đến nhiệm kỳ thứ hai.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200629-phap-bau-cu-lan-song-xanh-xa-hoi

Chương trình Paris Plages được duy trì vào tháng 7

Tuấn Thảo
Song song với ‘‘Tháng tám, tháng Văn hóa’’, chương trình sinh hoạt Paris Plages (Bãi biển Paris) trở lại vào mùa hè này kể từ giữa tháng 07/2020. So với năm trước, chương trình năm nay được rút gọn lại, diễn ra trong 5 tuần thay vì gần hai tháng. Các sinh hoạt Paris Plages thay vì được tổ chức ở nhiều nơi, chủ yếu được tập trung ở hai địa điểm : bến sông Seine và hồ nước gần công viên La Villette.
Được thành lập cách đây 18 năm, chương trình Paris Plages đã trở thành một sinh hoạt khá quen thuộc với người dân thủ đô Pháp, cũng như với du khách đến từ những phương trời khác. Vào mùa hè này, nhiều du khách nước ngoài có thể sẽ chưa trở lại Paris, nhưng thủ đô Pháp vẫn muốn duy trì các sinh hoạt văn hóa mang tính lễ hội vui chơi, dành cho những người dân nào không có cơ hội đi nghỉ hè, hoặc là những du khách Pháp đến từ các tỉnh thành khác, lên thăm thủ đô một chuyến.
Tuy nhiên, mùa hè năm nay, do các quy định về giãn cách xã hội, chương trình Paris Plages sẽ có vài nét khác biệt. Nếu như các sinh hoạt ở ngoài trời vẫn được duy trì, nhưng khá nhiều bộ môn thể thao chơi theo nhóm cũng như các môn giải trí tập thể hay là các lớp khiêu vũ với đông đảo người tham gia có nguy cơ bị hủy bỏ, vì ban tổ chức buộc phải tạo điều kiện cho người tham gia giữ khoảng cách tối thiểu.
Dọc hai bờ sông Seine, trước kia các hàng ghế dài được sắp đặt dọc theo các bãi cát, nhưng năm nay số ghế sẽ bị hạn chế tối đa, một số chỉ nằm ở xung quanh các khu vực có dịch vụ ăn uống, vì như vậy các nhân viên phục vụ có thể quét dọn sạch sẽ. Thay vì nằm yên tắm nắng hay đọc sách, khách tham dự được khuyến khích đi dạo, tản bộ dọc bờ sông hay đi xe đạp, chơi roller hay đi skate…
Trong khi đó, các tụ điểm dành cho pic nic, các hàng quán ngoài trời như quán cà phê hay tiệm kem buộc phải tính trước cách tổ chức để tránh tình trạng khách đứng xếp hàng quá gần nhau, các giải thi đấu bóng đá, bóng chuyền trên cát có thể không được duy trì để nhường chỗ lại cho các lớp tập khí công, thái cực quyền. Các thư viện lưu động cũng dễ tổ chức hơn so với các lớp khiêu vũ (nhảy cặp) vì khiêu vũ có nhiều khả năng thu hút đám đông, kể cả người nhảy và người xem, nhất là trong bầu không khí liên hoan mùa hè.
Dọc bờ hồ gần công viên La Villette, khu vực này một lần nữa được biến thành trạm nghỉ mát mùa hè, với nhiều sinh hoạt được tổ chức trên nước. Các hồ tắm vẫn mở cửa trong khuôn khổ Paris Plages, nhưng số người muốn đi bơi phải đăng ký trước và trong một khoảng thời gian nhất định. Với biện pháp này, ban tổ chức muốn giới hạn số người có mặt cùng lúc trong bể bơi. Các sinh hoạt như chèo thuyền, đạp xe trên nước cũng được rút gọn, chương trình sinh hoạt chủ yếu diễn ra từ 13 giờ cho tới 20 giờ thay vì bắt đầu từ buổi sáng như những năm trước. Xung quanh hồ nước, dân chúng được phép tụ tập, nhưng vẫn không quá 10 người và các nhóm phải tiếp tục giữ khoảng cách tối thiểu.
Việc duy trì chương trình sinh hoạt Paris Plages là một điều đáng mừng, nhất là thủ đô Pháp đang chủ trương nối lại từng bước với các sinh hoạt văn hóa. Tuy nhiên, chương trình Paris Plages cũng đã vấp phải một số ý kiến phản đối. Đầu tiên hết là các ý kiến đến từ giới chuyên ngành ẩm thực. Nghiệp đoàn các quán ăn cũng như đại diện của giới chủ nhà hàng đã từng yêu cầu Tòa đô chính Pháp mở một không gian ẩm thực ngoài trời dành cho các đầu bếp nào có nhu cầu kinh doanh. Do các tiệm ăn vẫn còn bị hạn chế và chỉ có thể tiếp đón tối đa 50% thực khách, cho nên một sinh hoạt theo kiểu ‘‘food court’’ có thể giúp cho ngành kinh doanh nhà hàng tìm lại phần nào nguồn thu nhập. Tuy nhiên, Tòa đô chính Paris chưa chắc gì sẽ đồng ý với sáng kiến kinh doanh này.
Bên cạnh đó, còn có những ý kiến phản đối cho rằng chương trình sinh hoạt Paris Plages cần phải tuyển thêm nhiều nhân viên, có nhiệm vụ nhắc nhở người tham gia phải tôn trọng các quy định về giãn cách xã hội. Bằng chứng là trong Ngày hội Âm nhạc (La Fête de la Musique) 21/06 vừa qua, hàng ngàn bạn trẻ đã tụ họp trên kênh Saint Martin, họ cùng ăn uống vui chơi nhảy múa sát vào nhau, bất chấp mọi quy định an toàn. Nếu như chính phủ Pháp vẫn còn cấm đám đông tập hợp, hầu tránh xẩy ra làn sóng thứ nhì, nhưng dường như trong trường hợp không tuân thủ vì thiếu ý thức hay thiếu trách nhiệm, thì cũng chẳng có ai để kiểm soát và như vậy các quy định an toàn khó thể nào được áp dụng tới nơi tới chốn.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200629-phap-paris-paris-plages-van-hoa

Bầu cử Ba Lan :

Tổng thống mãn nhiệm về đầu ở vòng một

Thanh Hà
Theo kết quả gần như toàn bộ, trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan vòng một ngày 28/06/2020, tổng thống mãn nhiệm, Andrzej Duda, thuộc đảng Pháp Luật và Công Lý (PiS), về đầu với 41,8 % số phiếu. Đối thủ của ông là đô trưởng Vacxava, Rafal Trzaskowski, về nhì với hơn 30 %. Giới phân tích không
loại trừ khả năng ở vòng hai, được dự trù vào ngày 12/07/2020, cử tri Ba Lan sẽ dồn phiếu cho đô trưởng Vacxava theo chủ nghĩa tự do.
Từ Vacxava, thông tín viên Thomas Giraudeau phân tích :
“Các cuộc thăm dò trong những ngày qua cho thấy, về ý định bỏ phiếu, Andrzej Duda và đối thủ là Rafal Trzaskowski bám theo nhau sát nút. Tổng thống mãn nhiệm về đầu ở vòng một, nhưng ở vòng hai, ông không được các ứng cử viên vừa thất cử hậu thuẫn. Trên nguyên tắc, không một ai trong số các ứng viên bị loại khỏi vòng hai kêu gọi cử tri dồn phiếu cho ứng cử viên có lập trường cực kỳ bảo thủ là tổng thống Duda.
Ngay cả hơn 7% cử tri ủng hộ ứng cử viên đảng cực hữu Ba Lan Krzysztof Bosak cũng cho biết không có ý định đi bầu ở vòng hai, hoặc sẽ bỏ phiếu chống Duda, có nghĩa là họ sẽ dồn phiếu cho ứng cử viên Rafal Trzaskowski. Đô trưởng Vacxava, thuộc cánh tự do, ý thức được là ông cần chinh phục thành phần cử tri này.
Phát biểu tối qua, ứng viên Trzaskowski tuyên bố : “Tôi muốn nhắn gửi đến cử tri của ông Bosak một thông điệp: cho dù tôi có quan điểm rất khác các bạn, nhưng tôi biết rằng, chúng ta hiểu nhau. Ví dụ như về kinh tế, chúng ta cùng chủ trương giúp đỡ các doanh nghiệp, hay chống lại việc nhà nước can thiệp vào tất cả các hoạt động kinh tế. Về điểm này chúng ta cùng chí hướng”.
Rafal Trzaskowski cần phải chinh phục thành phần cử tri cực hữu đồng thời phải thuyết phục được luôn bên cánh tả, cử tri bỏ phiếu cho đảng đấu tranh vì giới nông gia và kể cả giới đã ủng hộ ứng cử viên tự do Szymon Holownia, người về thứ ba ở vòng một hôm qua.
Nói cách khác, đô trưởng Vacxava sẽ phải thuyết phục được những thành phần cử tri rất khác nhau. Về phần tổng thống mãn nhiệm, ông Duda hy vọng huy động được tầng lớp cử tri đã về hưu. Điều ngạc nhiên là hôm qua, rất ít người trong số này đã đi bỏ phiếu”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200629-ba-lan-bau-cu-tong-thong

Cử tri gốc Việt ở Ba Lan đi bầu tổng thống

Ngô Hoàng MinhGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Warsaw, Ba Lan
Từ sáng sớm, tức là từ khi các điểm bỏ phiếu ở Cộng hòa Ba Lan mở cửa lúc 7h sáng ngày Chủ Nhật 28/06/2020, đông đảo công dân Ba Lan gốc Việt đã tích cực tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống cho quốc gia này với nhiệm kỳ 2020-2025.
Nói chung, họ đều tự hào là mình có quyền tham gia vào sự phát triển cho nền dân chủ ở Ba Lan, không ngần ngại về xuất xứ hay là về quan điểm chính trị.
‘Tôi vừa là người Ba Lan vừa là người Việt’
Bầu cử ở Ba Lan và tinh thần người Việt
Người Việt ở Ba Lan ‘giữ lửa tình làng nghĩa xóm’ chống Covid-19
Chính vì vậy mà đa số bà con gốc Việt đã thông báo (đưa ảnh) lên mạng xã hội là mình đã tham gia bỏ phiếu, đồng thời khuyến khích các công dân Ba Lan gốc Việt khác hãy tích cực làm tròn trách nhiệm và quyền lợi công dân của mình.
Có một số người Việt khác chỉ có thẻ định cư ở Ba Lan, đã lên tiếng với sự nuối tiếc là đã ngoài 50 tuổi mà cả đời mình chưa hề được tham gia bỏ phiếu lần nào.
Tất nhiên là khi chưa có quốc tịch Ba Lan thì họ chấp nhận là mình chưa có quyền tham gia vào các đảng phái chính trị hay là được đi bầu cử cho các chức vụ hành chính ở quốc gia mà mình đang sinh sống.
Nhưng có lẽ họ muốn bày tỏ sự nuối tiếc là dù sao họ vẫn là công dân Việt Nam, chưa hề bị tước đoạt những quyền công dân cơ bản, mà ở Ba Lan có cơ quan Đại diện Ngoại giao, tức là Đại sứ quán và Lãnh sự quán, vậy mà không thấy Việt Nam tổ chức cho công dân mình được tham gia vào các cuộc bầu cử ở Việt Nam.
Bởi vì là người Việt được biết rõ là mọi công dân Ba Lan đang sinh sống ở nước ngoài vẫn có quyền bỏ phiếu cho quốc gia mình. Thí dụ như ở Việt Nam, các công dân Ba Lan vẫn tích cực đến Đại Sứ quán của mình ở Hà Nội để tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống đợt này.
Năm nay, ở Ba Lan đã có 11 ứng cử viên xuất hiện và thu thập được đủ số lượng chữ ký ủng hộ (trên 100 ngàn chứ ký) để được tham gia ứng cử chức vụ Tổng thống nhiệm kỳ 2020-2025.
Tóm tắt tiểu sử của ba ứng cử viên mà theo dự đoán sẽ có khả năng đạt số lượng nhiều phiếu nhất ở vòng một:
1/ Andrzej Sebastian Duda (sinh ngày 16/5/1972 tại Kraków) – được đảng PiS ủng hộ, đương kim Tổng thống Cộng hòa Ba Lan (từ ngày 6/8/2015).
Ông là tiến sĩ ngành luật, tốt nghiệp Khoa Luật và Hành chính trường Đại học Tổng hợp Jagielloński tại Kraków vào năm 1996. Từ tháng 2/1997, ông bắt đầu nghiên cứu và giảng dạy tại trường.
Tháng 1/2005, ông lấy bằng tiến sĩ. Từ đầu năm 2005, thành lập văn phòng luật sư của riêng mình.
Ông là thành viên đảng Unia Wolności từ ngày 31.05.2000. Sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 2005, tham gia Câu lạc bộ của đảng Luật pháp và Công lý (PiS). Từ ngày 1/8/2006 đến ngày 15/11/2007, giữ cương vị phó thứ trưởng trong chính phủ của Jarosław Kaczyński.
Năm 2007 đã từng ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng không trúng. Vào ngày 16/1/2008, Lech Kaczyński đã bổ nhiệm giữ cương vị phó thứ trưởng trong Văn phòng Tổng thống Cộng hòa Ba Lan.
Năm 2011 trúng cử đại biểu Quốc hội theo đảng PiS. Năm 2014 đã trúng cử đại biểu Nghị viện Liên minh Châu Âu theo đảng PiS.
Trong vòng bỏ phiếu vòng một được tiến hành vào ngày 10/5 /2015, ông giành vị trí thứ nhất, có được 5.179.092 phiếu bầu, chiếm 34,76% số phiếu hợp lệ.
Vì không có ứng cử viên nào vượt quá ngưỡng 50% số phiếu hợp lệ, được bước vào vòng bỏ phiếu thứ hai cùng với Bronisław Komorowski, người đã nhận được 33,77% phiếu bầu hợp lệ.
Sau vòng bầu cử vòng hai vào ngày 24/5/2015, được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Ba Lan, thu được 51,55% số phiếu hợp lệ (8 630 627 phiếu). Tự tuyên bố là đã không còn là thành viên đảng PiS.
2/ Rafał Kazimierz Trzaskowski (sinh ngày 17/1/1972 tại Warsaw) – chuyên gia về các vấn đề châu Âu. Từ năm 2018 là Thị trưởng thủ đô Warsaw. Tiến sĩ Nhân văn, từ năm giữ cương vị 2020 Phó chủ tịch đảng Nền tảng Công dân.
Tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế tại Khoa Báo chí và Khoa học Chính trị tại Đại học Tổng hợp Vác-sa-va năm 1996. Cũng tốt nghiệp ngành triết học tiếng Anh tại Khoa Ngôn ngữ của trường này vào năm 1996, rồi sau đó đã tốt nghiệp ngành Châu Âu học tại trường Trung tâm Châu Âu ở Natolin vào năm 1997.
Được nhận học bổng của Đại học Oxford vào năm 1995 và Viện Nghiên cứu An ninh tại Paris vào năm 2002.
Năm 2004, đã thi đỗ bằng tiến sĩ nhân văn trong lĩnh vực khoa học chính trị tại Khoa Báo chí và Khoa học Chính trị của Đại học Tổng hợp Vác-sa-va. Thông thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga và Ý.
Năm 1998, trở thành giảng viên tại Trường Hành chính Quốc gia và năm 2002 tại Trường Đại học Collegium Civitas. Từ năm 2002, cũng từng làm việc với cương vị nhà phân tích tại Trung tâm Châu Âu Natolin.
Thành viên Nghị viện Châu Âu nhiệm kỳ 7 (2009-2015) với 25 178 phiếu ủng hộ, rồi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Hành chính và Số hóa năm 2013, chức vụ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao năm 2014.
3/ Szymon Franciszek Hołownia (sinh ngày 3/9/1976 tại Białystok) – nhà báo, nhà văn, dẫn chương trình truyền hình (TVN) và nhà hoạt động chính trị xã hội.
Suốt 5 năm theo học ngành tâm lý học tại Trường Tâm lý học xã hội Warsaw, nhưng không tốt nghiệp. Hợp tác và viết bài cho nhiều tòa soạn báo và đài radio. Tham gia thành lập 2 Quỹ Xã hội. Thành 12/2019 tuyên bố sẽ ứng cử cương vị Tổng thống đương thời Cộng hòa Ba Lan, rồi tuyên bố là sau đợt bầu cử có ý định sẽ thành lập đảng chính trị.
Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia Ba Lan, kết quả sơ bộ kiểm phiếu đã cho thấy là đúng là ba ứng cử viên nói trên đã giành được kết quả tốt nhất:
1/ Andrzej Duda: gần 44% (8.412.000 phiếu)
2/ Rafał Trzaskowski: trên 30% (5.845.000 phiếu)
3/ Szymon Holownia: gần 14% (2.667.000 phiếu)
Ông Bosak thuộc đảng cánh hữu cực đoan Konfederacja đã giành được kết quả khá tốt: gần 7% (1.300.000 phiếu).
Các ứng cử viên khác không vượt qua ngưỡng 3% cứ tri ủng hộ.
Như vậy là vào 2 tuần sau, tức là ngày Chủ nhật 12.07 sẽ có đợt bầu cử vòng 2 với sự tham gia của hai ông Andrzej Duda và Rafał Trzaskowski.
Số lượng người tham gia bỏ phiếu đợt này khá cao: trên 64%.
Theo dự đoán thì cuộc đua ở vòng hai sẽ khá căng thẳng, nếu như cứ tri của các ứng cử viên bị loại vẫn nhất quán không bầu cho Tổng thống đương thời (A. Duda) và sẽ ủng hộ ông Rafał Trzaskowski.
Theo dự đoán thì tại vòng hai ông Andrzej Duda sẽ có 45,4% cứ tri ủng hộ, ông Rafał Trzaskowski có khoảng 44,7%. Số người đang lưỡng lự là 9,9% và như vậy họ là người quyết định cho việc ai sẽ là Tổng thống Cộng hòa Ba Lan nhiệm kỳ 2020-2025.
Lựa chọn của cử tri gốc Việt
Một số bà con gốc Việt mà tôi biết tuyên bố trên mạng xã hội là mình đã ủng hộ ông Rafał Trzaskowski.
Có một số người ủng hộ ông Szymon Holownia, đặc biệt là các bạn trẻ, vì ông này có kêu gọi cộng đồng người Việt ủng hộ mình. Không thấy nhiều người nói họ ủng hộ đương kim Tổng thống A. Duda.
Có thể nói là ý thức chính trị xã hội của bà con gốc Việt ở Ba Lan ngày càng cao, khi thấy họ tích cực tham gia xây dựng thể chế (đưa ra ý kiến của mình) ở quốc gia này.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của người viết, hiện đang sống và làm việc tại Warsaw, Ba Lan.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53210680

Cấp cao ASEAN 36 chuyển thái độ?

Nếu trước đây, có lần ASEAN đã không ra được Tuyên bố chung về Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực/PCA năm 2016, thì ở Hội nghị Cấp cao lần thứ 36 vừa qua tại Hà Nội (26/06/2020), Chủ tịch ASEAN đã đưa ra được một Tuyên bố khá cứng rắn đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông trên cơ sở lịch sử. Có thể coi đây là một bước tiến mới cho thấy ASEAN bắt đầu thống nhất lập trường, chống lại các tham vọng bành trướng của Trung Quốc?
Ngày 27/06/2020, Mỹ là cường quốc đầu tiên lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 26/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam. Trong một tin nhắn Twitter gửi đi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết là “Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS” (Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982). Ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại cho rằng “Trung Quốc không được phép coi Biển Đông thuộc phạm vi đế chế hàng hải của họ”, đồng thời khẳng định thêm là Mỹ sẽ “sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này”.
Tuyên bố khá cứng rắn
Điểm đáng chú ý là trong tin nhắn của mình, ông Pompeo đã đính kèm bản Tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN mang tên “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng”, đã được thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36. Theo ghi nhận của CNN, trong bản Tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng ở Biển Đông, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và kêu gọi các bên không được “sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Bản Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN còn nêu bật thái độ quan ngại “về những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông” và xem UNCLOS-1982 là cơ sở để xác định các quyền chính đáng trên các vùng biển.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, khi Tuyên bố về Biển Đông của ASEAN lần này là một trong những diễn ngôn được giới quan sất cho là khá cứng rắn của khối đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông trên lập luận của cái gọi là “cơ sở lịch sử”. Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có vẻ như để mở rộng góc phía tây bắc của hòn đảo nhân tạo này, theo Hãng tin BenarNews.
Ảnh vệ tinh cho thấy việc nạo vét dường như đã được tiến hành trong vài tuần nay tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa. Hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô ở bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm đã bị nạo vét một đoạn ở trung tâm. Cũng có thể nhìn thấy các dải đất mới có thể là nền móng cho việc bồi đắp, mở rộng hòn đảo. Có thể thấy các cẩu hoặc máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên hôm 8/5. Dựa trên đánh giá của BenarNews, hình ảnh vệ tinh cho thấy cát được nạo vét ra khỏi đảo Phú Lâm để tạo ra cấu trúc mới này. Đường bờ biển gần khu vực này đã được gia cố bằng thứ trông giống như một bức tường biển. Một số cấu trúc giống như cầu tàu nhân tạo được xây dựng tại các điểm dọc theo bờ biển về phía đông.
Việc nạo vét mới trên đảo Phú Lâm được Trung Quốc thực hiện vào thời điểm nhạy cảm. Tháng trước, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia tố cáo Trung Quốc về việc khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm gửi lên Liên hiệp quốc. Indonesia viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực/PCA, bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, khẳng định không một hòn đảo nào của Trung Quốc có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và chúng chỉ là các bãi đá. Gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đe dọa Việt Nam về việc hợp tác khai thác dầu trên Biển Đông với một đối tác quốc tế bằng cách đưa một tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 17/6.
“Trong khi thế giới đang đấu tranh chống lại đại dịch COVID-19, thì lại có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, bao gồm khu vực ASEAN”, BenarNews dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc. Rõ ràng, 10 nước thành viên ASEAN đã vật lộn để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Do đó, Tuyên bố chung cuối tuần qua rõ ràng là ngầm chỉ trích kế hoạch thành lập “Vùng Nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông của Bắc Kinh, coi đấy là một biểu hiện lo ngại bất thường về căng thẳng đang gia tăng. Vào tháng 7/ 2019, Trung Quốc đã đưa tàu Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống vào khu vực Bãi Tư Chính, cũng như vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để sách nhiễu các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với một tập đoàn dầu khí của Nga. Sự có mặt của tàu Hải Dương 4 lần này trong vùng biển Việt Nam, theo BenarNews, có thể liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính. Có dấu hiệu cho thấy các hoạt động dò tìm dầu lửa sắp sửa được tiến hành gần khu vực này. Truyền thông nhà nước Việt Nam tường trình rằng giàn khoan dầu Clyde Boudraux của công ty Noble Corp dự định sẽ hoạt động trong khu vực.
Vai trò dẫn dắt của ASEAN 2020
Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước trước ngày Hội nghị khai mạc, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã chia sẻ những đánh giá về tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 cũng như điểm lại những nỗ lực đáng ghi nhận của nước Chủ tịch ASEAN 2020 thời gian qua. Nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đánh giá rằng Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 lần này có ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn trong bối cảnh mới hiện nay, khi mà đang xuất hiện rất nhiều vấn đề phức tạp xảy ra như sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 hay vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức kịch tính, việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 có vai trò dẫn dắt, với cả trước mắt lẫn tương lai lâu dài của ASEAN. Ông Vinh đã nhấn mạnh các ý nghĩa nổi bật tập trung:
Thứ nhất, Hội nghị xử lý vấn đề cấp bách nhất của ASEAN hiện nay, đó là dịch COVID-19 và câu chuyện hậu đại dịch sẽ diễn biến như thế nào. Dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 cho đến nay, tác động nhiều chiều đến thế giới và khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN 36 vừa phải nhìn lại những thỏa thuận đã có của ASEAN, về phòng chống đại dịch như phối hợp về thông tin, kiểm soát dịch, hỗ trợ nhau về dịch vụ thiết yếu, thuốc men và trang thiết bị y tế. Mặt khác, Hội nghị bàn những câu chuyện chuẩn bị cho hậu đại dịch, đó là phối hợp trong việc rút ra khỏi dịch và phục hồi sau dịch, bao gồm cả về phục hồi kinh tế, các chuỗi cung ứng, cũng như giao thông vận tải, du lịch và các dịch vụ khác.
Thứ hai, Hội nghị Cấp cao tập trung vào những ưu tiên lâu dài của ASEAN, nhất là 5 ưu tiên đề ra cho năm 2020, trong đó có về xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết khu vực, ứng phó với các thách thức, mở rộng quan hệ với các đối tác, phát huy vai trò trung tâm và hiệu quả hoạt động của ASEAN… Tuy nhiên, các lãnh đạo ASEAN “soi” việc triển khai các ưu tiên này trong một bối cảnh rất khác trước, giải quyết những vấn đề nảy sinh và định ra hướng đi sắp tới cho ASEAN khi môi trường khu vực và quốc tế đã có những biến đổi sâu sắc sau đại dịch. Thứ ba, Hội nghị Cấp cao 36 được tổ chức, tiếp tục thể hiện sự chủ động và trách nhiệm của Việt Nam, kịp thời điều chỉnh, thông qua áp dụng trực tuyến, để ASEAN không chỉ vẫn duy trì được các hoạt động, trong bối cảnh các bước đều phải đóng cửa vì dịch bệnh, mà còn tiếp tục phối hợp với các đối tác và phát huy vai trò của mình ở khu vực.
Thứ tư, Hội nghị cấp cao ASEAN 36 lần này đã thể hiện đúng tinh thần chủ đề năm 2020 “Gắn kết và chủ động thích ứng”, trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Rõ ràng, đại dịch COVID-19 đã có những tác động rất lớn đối với cả ASEAN, bản thân Việt Nam cũng phải tập trung chống dịch như các nước khác. Nhưng Việt Nam đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và tư duy sáng tạo trong việc duy trì và tiếp tục vai trò của ASEAN trong suốt thời gian qua. Thứ năm, vấn đề Biển Đông được đề cập và bàn thảo công khai trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao lần này, vì Biển Đông là câu chuyện gắn liền với hoà bình, an ninh và phát triển của khu vực, cả Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương, cũng như thế giới nói chung. Hòa bình, ổn định, an ninh, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải, là vấn đề lâu nay ASEAN rất coi trọng, từ trước đến nay luôn nằm trong nghị sự của ASEAN.
Vừa qua, tại Biển Đông vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp như việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và các nước. Điều này là vi phạm luật pháp quốc tế, công ước Luật Biển, ảnh hưởng đến ổn định và xây dựng lòng tin ở khu vực. Đó là câu chuyện hệ trọng với cả ASEAN, khu vực và thế giới. Như vậy, ASEAN vẫn cần phải có tiếng nói nhấn mạnh các nguyên tắc đã có đối với vấn đề Biển Đông, một mặt yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình, mặt khác thực hiện xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định tại vùng biển quan trọng này. Có nhiều đánh giá cho rằng nước Chủ tịch ASEAN 2020 đã rất linh hoạt trong việc duy trì và đảm bảo các thông lệ họp của ASEAN./.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/asean-36-change-in-approach-06282020223742.html

Tuyên bố chung ASEAN

nhấn mạnh Công ước Luật biển của UN ở Biển Đông

Tuyên bố chung của ASEAN nhân kết thúc Thượng đỉnh ASEAN 36 ở Hà Nội hôm 26/6 đã nêu quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).
Tuyên bố có đoạn viết: “Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển.”
Tuyên bố cũng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo, những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra ở Biển Đông thời gian gần đây, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Các lãnh đạo ASEAN một lần nữa khẳng định các bên phải giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Theo Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trong các năm trước, tuyên bố của ASEAN cũng nêu việc tuân thủ UNCLOS nhưng việc nhấn mạnh UNCLOS lần này của ASEAN cho thấy các quốc gia trong ASEAN đã thẳng thừng bác bỏ các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc.
Trong các tháng qua, Trung Quốc đã có một loạt các hành động nhằm gia tăng các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra ở Biển Đông, đòi chủ quyền lịch sử với vùng nước lịch sử vốn đã bị Toà Trọng tài Quốc tế bác bỏ trong một phán quyết vào năm 2016.
Trung Quốc mới đây đã tuyên bố thành lập hai quận hành chính quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp, đồng thời đặt tên cho các thực thể địa lý chìm và nổi ở Biển Đông bao gồm cả những thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Như thường lệ, tuyên bố lần này của ASEAN cũng không nêu đích danh tên Trung Quốc là nước gây ra những sự cố nghiêm trọng gần đây ở Biển Đông như việc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam và Malaysia hay việc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/asean-statement-stresses-unclos-06282020085519.html

Đài Loan trong quan hệ Mỹ – Trung

Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ mới đây công bố phiên bản của mình về Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) cho tài khóa 2021, bắt đầu từ tháng 10.2020, trong đó có nội dung ủng hộ Đài Loan về quân sự.
Phiên bản này tái khẳng định việc Mỹ ủng hộ Đài Loan phát triển sức mạnh quân sự, như thông qua bán vũ khí và các cuộc tập trận quân sự. Trong đó có thể bao gồm cả cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn đầu và được tổ chức 2 năm một lần.
Nếu Đài Loan được mời, đây sẽ là lần đầu tiên lực lượng phòng vệ trên biển của vùng lãnh thổ này được phép tham dự RIMPAC.
Cuộc tập trận năm nay dự kiến diễn ra từ ngày 17 – 31.8, với sự tham gia của hơn 20 nước, trong đó không có Trung Quốc. Mỹ từng mời Trung Quốc tham dự RIMPAC 2018, nhưng rồi hủy lời mời vào cuối tháng 5 năm đó, khi Bắc Kinh gia tăng hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông.
Ngoài đề xuất cho Đài Loan tham gia RIMPAC, phiên bản NDAA của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ còn nhấn mạnh Mỹ sẽ duy trì khả năng chống lại bất kỳ hành động gây tổn hại tới an ninh và hệ thống kinh tế xã hội nhân dân Đài Loan đang được hưởng.
Nếu phiên bản NDAA này được cả Thượng viện thông qua và có điểm tương đồng với phiên bản NDAA của Hạ viện, đây sẽ là động thái mới cho thấy Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Loan nhưng sẽ đẩy căng thẳng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh leo thang.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35507-dai-loan-trong-quan-he-my-trung.html

Quốc Dân đảng

‘chiếm lĩnh’ cơ quan lập pháp Đài Loan

Triệu Hằng
Hơn 20 nhà lập pháp thuộc đảng đối lập chính ở Đài Loan là Quốc Dân đảng (KMT) đã chiếm lĩnh tòa nhà Lập pháp Viện, cơ quan lập pháp Đài Loan, trong khoảng thời gian từ đêm hôm 28/6 qua sáng ngày 29/6, theo Reuters.
Các nhà lập pháp Quốc dân Đảng nói rằng cuộc chiếm đóng nhằm phản đối chính phủ đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền và việc một ứng viên được đề cử cho vị trí lãnh đạo cơ quan giám sát của chính phủ là bà Chen Chu, một phụ tá thân cận của tổng thống Thái Anh Văn.
Đài Loan vốn là nền dân chủ có hình thức biểu đạt ồn ào, vì vậy các cuộc biểu tình bên trong tòa nhà quốc hội cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Trong năm 2014, hàng trăm sinh viên đã chiếm lĩnh Lập pháp Viện trong nhiều tuần trong các cuộc biểu tình của Phong trào Hướng dương, bày tỏ sự phản đối việc ký kết và thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển giữa Đài Loan và Trung Quốc của Quốc Dân đảng cầm quyền khi đó. Người biểu tình lo sợ hiệp định này sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế và chính trị Đài Loan.
Các thành viên Quốc dân Đảng bắt đầu cuộc biểu tình của họ tại tòa nhà Lập pháp Viện vào cuối ngày 28/6 và ở đó cho đến qua đêm sang ngày 29/6, họ dùng xích và ghế để chặn lối vào phòng chính.
DPP và Văn phòng tổng thống đều lên án hành động nêu trên từ phía KMT, DPP còn nói KMT đang dàn dựng một “trò hề”.
KMT vốn có truyền thống ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, đang trải qua một cuộc cải tổ chính sách do nhà lãnh đạo mới trẻ tuổi Giang Khải Thần (Johnny Chiang) gánh vác, nhằm thử và lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Đài Loan.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quoc-dan-dang-chiem-linh-co-quan-lap-phap-dai-loan.html

Kiểm duyệt của Trung Quốc

bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Trung Quốc đã không ngừng bóp nghẹt tự do báo chí Hong Kong và luật An ninh quốc gia là công cụ mới để Bắc Kinh gia tăng sự kiểm soát, theo đánh giá của các chuyên gia và nhà hoạt động.
“Tôi cho rằng tự do báo chí ở Hong Kong đang bị co lại. Tự do báo chí đang bị tấn công, đang đối mặt với đe dọa”, giáo sư Keith Richburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Hong Kong, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong
Trịnh Tư Luật: ‘Trung Quốc không cải tổ, Hong Kong không hy vọng’
BBC phát hiện các kênh thân Trung Quốc, nhắm vào Hong Kong trên mạng xã hội
Sự can thiệp ngày một tăng của chính quyền Bắc Kinh cũng khiến cho Hong Kong không còn được coi là nơi thuận lợi cho hoạt động báo chí.
Ông Jeffrey Ngo, Trưởng ban nghiên cứu của phong trào dân chủ Demosisto, đánh giá: “Tự do báo chí đang đối mặt với khó khăn tại Hong Kong. Nhìn vào xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không biên giới ta sẽ thấy phần nào sự xuống dốc đó”.
“Có nhiều khó khăn cho các nhà báo”, ông nói thêm.
Theo Press Freedom Index, Hong Kong xếp hạng 18 vào năm 2002 và thứ 80 vào năm 2020.
Xuất khẩu kiểm duyệt khắt khe
Hiến pháp Trung Quốc, ở Điều 23, thừa nhận công dân có quyền “tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, tuần hành và biểu tình”. Tuy nhiên, lãnh đạo nước này luôn nhấn mạnh báo chí phải luôn thể hiện ý chí của đảng Cộng sản Trung Quốc, vì sự đoàn kết của đảng.
Tại Trung Quốc, báo chí bị kiểm duyệt nghiêm ngặt, nhiều nhà báo có bài viết “chống đảng” đã bị trừng phạt. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết vào thời điểm cuối năm 2019, đang có 48 nhà báo ngồi tù tại Trung Quốc.
Cũng theo CPJ, kiểm soát báo chí tại Trung Quốc và cả đặc khu Hong Kong được đẩy mạnh kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm giữ hai chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản và Chủ tịch nước vào năm 2012 và 2013.
Bằng nhiều cách, chính phủ trung ương tại Bắc Kinh đã xuất khẩu nền kiểm duyệt khắt khe bậc nhất thế giới của mình sang đặc khu Hong Kong, nơi vốn từng thụ hưởng một nền báo chí tự do hàng đầu thế giới.
“Tôi không rõ cách thức mà người ta truyền đạt ý chí của chính quyền Bắc Kinh tới các tòa soạn ở Hong Kong như thế nào. Tôi không ở trong các tòa soạn đó nên không biết. Tôi không cho rằng có một mệnh lệnh cụ thể kiểu phải viết như thế này, không được viết như thế kia. Có thể các chủ báo và các tổng biên tập tự hiểu rằng không nên viết những điều có thể chọc giận Bắc Kinh, tức là họ tự kiểm duyệt”, giáo sư Richburg, người cũng từng có nhiều năm làm phóng viên của báo The Washington Post thường trú tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong, chia sẻ.
Dù cách thức truyền lệnh là điều chỉ người trong cuộc mới biết, nhưng những gì thể hiện trên mặt báo cho thấy chính sách kiểm duyệt đã được thực thi ngày một triệt để. Một ví dụ cụ thể là báo South China Morning Post, vốn đã bị tập đoàn Alibaba của tỉ phú Trung Quốc Jack Ma thâu tóm vào tháng 4/2016.
“South China Morning Post qua hơn một thế kỷ kể từ khi thành lập luôn là tờ báo xuất sắc trong vai trò là người cung cấp thông tin, thực hiện báo chí điều tra. Tuy nhiên, từ khi Jack Ma đầu tư vào thì có những chuyển hướng rõ rệt, mục ý kiến và xã luận có xu hướng nghiêng hẳn về Bắc Kinh. Có thể thấy có một sự kiểm soát những quan điểm được xuất bản ở đấy”, nhà hoạt động Jeffrey Ngo đánh giá.
Giáo sư Richburg có nhận định tương tự:
“Có nhiều biểu hiện về sự xoay chiều. Chẳng hạn, khi biểu tình mới nổ ra, South China Morning Post đã đưa tin rất khách quan. Thế rồi sau đó họ đổi giọng, gọi người biểu tình là những kẻ bạo động (rioters). Họ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ của chính quyền, viết bài bênh vực cảnh sát”.
Mở rộng vấn đề, Jeffrey Ngo nói rằng guồng máy kiểm soát của Trung Quốc thực ra lớn ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
“Họ không chỉ kiểm soát báo chí ở Trung Quốc hay Hong Kong. Họ còn dùng tiền để gây ảnh hưởng tới những tổ chức và hoạt động khác, chẳng hạn họ còn tác động tới cả giải Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA), tác động tới các chương trình truyền hình ở Mỹ. Mới đây nhất, ứng dụng họp trực tuyến Zoom đã xóa tài khoản ba người dùng, là những người chống Bắc Kinh. Đó cũng là các hình thức kiểm duyệt”, nhà hoạt động thuộc Demosisto cho biết.
Luật pháp và bạo lực
Có nhiều hình thức để Bắc Kinh kiểm soát báo chí Hong Kong. Trước hết là việc gia tăng các chính sách, luật pháp hạn chế tự do báo chí, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của nhà báo, sử dụng các công cụ pháp lý và hành chính để trừng phạt các nhà báo “cứng đầu”.
“Chúng ta sẽ chờ luật An ninh quốc gia để xem cụ thể như thế nào. Dù chưa biết chi tiết, nhưng tất cả các nhà báo đều lo ngại một khi luật này được thực thi thì họ sẽ không còn có thể viết báo độc lập như trước đây”, giáo sư Richburg bày tỏ.
TQ đe dọa trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt vì luật an ninh Hong Kong
Biểu tình chống TQ: Giới trí thức Hong Kong nghĩ gì, làm gì?
“Chính quyền Hong Kong đã áp dụng chính sách thị thực mới để có thể trừng phạt nhà báo, y như cách mà Trung Quốc và có thể cả Việt Nam nữa, đã thực hành lâu nay. Các nhà báo nước ngoài làm họ phật ý thì có thể bị từ chối thị thực”, ông chia sẻ thêm.
“Ở Trung Quốc người ta đã trục xuất các nhà báo của The Wall Street Journal và The Washington Post. Sau khi bị Bắc Kinh trục xuất, các nhà báo này sẽ không được đến Hong Kong làm việc. Trung Quốc ngày càng coi Hong Kong là một phần của Trung Quốc như tất cả các vùng khác, chứ không phải là một đặc khu”.
Trong báo cáo của mình, CPJ cho biết có hai công cụ thường được chính quyền sử dụng để khống chế các nhà báo. Đối với nhà báo nước ngoài, họ sẽ trục xuất mỗi khi có hành vi mà họ cho là vi phạm quy định. Còn các nhà báo Hong Kong viết bài “gây khó chịu” Bắc Kinh thì đứng trước nguy cơ bị cấm tới tác nghiệp tại các sự kiện ở đại lục.
“Những nhà báo của The Wall Street Journal và The Washington Post bị Bắc Kinh trục xuất sẽ không được Hong Kong cấp visa làm việc. Các nhà báo nước ngoài ở Hong Kong cũng đối diện nguy cơ bị trục xuất. Cho nên không gian cho các nhà báo quốc tế bị thu hẹp lại”, Jeffrey Ngo bổ sung.
Bạo lực nhằm vào nhà báo cũng là một mối đe dọa lớn đối với tự do báo chí.
“Nhà báo địa phương ở Hong Kong cũng ngày một chịu nhiều áp lực hơn. Khi đi đưa tin biểu tình, họ gặp phải sự tàn bạo của cảnh sát. Nếu xu hướng này tiếp diễn, báo chí sẽ đối mặt với thảm họa”, nhà hoạt động Jeffrey Ngo đánh giá.
Sức mạnh của đồng tiền
Tiền bạc là một công cụ quyến rũ nhưng đầy sức mạnh, và Trung Quốc đã sử dụng đồng tiền bằng nhiều cách để tạo ảnh hưởng lên báo chí Hong Kong.
Trước hết là việc đầu tư vào các tập đoàn báo chí ở đặc khu. Theo dõi báo chí Hong Kong trong một thời gian dài, người ta dễ nhận thấy sau khi được các doanh nhân đại lục, hoặc các doanh nhân có quan hệ mật thiết với đại lục, đầu tư, nhiều tờ báo sẽ trở nên “tế nhị” với chính quyền Bắc Kinh hơn.
Tương tự câu chuyện của South China Morning Post đã đề cập ở trên, Minh Báo vốn là một tờ báo Hoa ngữ nổi tiếng trong mảng điều tra, nhưng sau khi được một doanh nhân Malaysia mua lại vào giữa thập niên 1990, tờ báo này bắt đầu trở nên thân thiện với Bắc Kinh. Các bài viết về thảm sát Thiên An Môn hoặc phanh phui các bê bối của lãnh đạo Trung Quốc đều bị gạt bỏ.
“Sự sở hữu đối với các tập đoàn báo chí, truyền thông là vấn đề lớn. Không riêng gì báo chí, hầu hết các nhà xuất bản sách hiện cũng được mua lại bởi các cá nhân và tổ chức có liên hệ nào đó với đại lục. Do đó, họ sẽ không còn độc lập xuất bản sách nữa”, giáo sư Richburg cho biết.
Còn một mặt khác của câu chuyện tài chính, đó là các tổ chức báo chí ủng hộ dân chủ sẽ gặp khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh.
“Các doanh nghiệp ở Hong Kong nếu có làm ăn ở đại lục sẽ chịu sức ép lớn. Có thể họ sẽ không đăng quảng cáo trên các báo phê phán chính quyền Bắc Kinh gay gắt, chẳng hạn báo Apple Daily của tỉ phú Jimmy Lai. Các tờ báo vì vậy sẽ gặp khó khăn tài chính, khó mà duy trì hoạt động”, giáo sư Richburg cho biết.
Báo cáo của CPJ cho rằng, có thể Bắc Kinh không cần trực tiếp gây sức ép trong vấn đề này, mà các doanh nghiệp tự biết điều để tránh làm Bắc Kinh khó chịu. Họ tự biết rằng nếu đăng quảng cáo trên các tờ báo đó, họ sẽ bị gây khó dễ khi làm ăn tại đại lục.
Lối thoát nào cho báo chí?
Bàn tay kiểm soát của Bắc Kinh ngày một bạo liệt hơn và giờ đây, với luật An ninh quốc gia sắp được đưa vào áp dụng, tự do báo chí Hong Kong đang đối mặt với thách thức không tiền khoáng hậu. Các nhà báo tin vào một nền báo chí công chính, độc lập sẽ làm gì?
“Các nhà báo sẽ phải tự quyết định về chuyện họ có tiếp tục làm trong các tổ chức báo chí bị Trung Quốc thao túng hay không. Tôi cho rằng có nhiều nhà báo họ sẽ đưa ra những nguyên tắc, chẳng hạn trong hoàn cảnh này, với các điều kiện này thì họ tiếp tục làm, tiếp tục duy trì phẩm cách nhà báo bên trong các tổ chức đó”, giáo sư Richburg đánh giá.
Hong Kong: ‘Cần quốc tế ủng hộ nhưng ông Trump không quá quan trọng’
Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
Ông nói thêm: “Tuy nhiên, nếu việc kiểm duyệt vượt quá lằn ranh đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp, họ sẽ nghỉ việc. Tôi có người quen làm ở South China Morning Post, người ấy nói rằng có kiểm duyệt nhưng chưa đến mức trắng trợn. Một khi điều đó xảy ra, người ấy sẽ nghỉ việc”.
Về bài toán kinh tế, giáo sư Richburg cho biết thêm: “Có một số tổ chức báo chí ra đời trong bối cảnh này như là một nỗ lực để duy trì báo chí độc lập, chẳng hạn Hong Kong Free Press. Tổ chức này kêu gọi sự đóng góp từ cộng đồng người đọc. Tôi nghĩ đó là một nguồn tài chính tốt để họ có thể duy trì sứ mệnh làm báo độc lập”.
“Còn việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế ẩn chứa nhiều rủi ro. Chúng ta chưa thể biết luật An ninh quốc gia một khi được triển khai thì sẽ như thế nào. Việc nhận tiền nước ngoài có thể là trọng tội theo luật mới”, ông Richburg bày tỏ lo ngại.
Trong khi đó, nhà hoạt động Jeffrey Ngo chia sẻ một khía cạnh khác của câu chuyện.
“Gần đây, người Hong Kong đã cùng nhau nhận diện các doanh nghiệp ủng hộ dân chủ để ủng hộ. Chẳng hạn họ kéo đến ăn tại các nhà hàng ủng hộ dân chủ, trong khi tẩy chay các doanh nghiệp thân Bắc Kinh”, Jeffrey Ngo cho biết.
“Tôi nghĩ Hong Kong đang tìm cách tạo ra một nền kinh tế thay thế có lợi cho các doanh nghiệp ủng hộ dân chủ. Rất nhiều người Hong Kong ủng hộ điều này để chống lại tư bản đỏ đến từ đại lục. Tình hình rất khó khăn, nhưng tôi nghĩ người Hong Kong đã biểu đạt một thái độ, một cách phản ứng đúng”.
Đó cũng là điều lý giải vì sao có nhiều người ủng hộ tiền cho các tổ chức báo chí độc lập như Hong Kong Free Press.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53146629

Hàng chục người bị bắt giữ khi người Hồng Kông

biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia

Tin từ Hồng Kông – Hôm Chủ nhật (28 tháng 6), cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ít nhất 53 người sau khi các cuộc ẩu đả nổ ra trong cuộc biểu tình tương đối ôn hòa phản đối luật an ninh quốc gia của chính quyền Trung Cộng.
Cảnh sát chống bạo động có mặt khi một đám đông hàng trăm người diễn hành từ khu Jordan đến khu Mong Kok của quận Kowloon với dự định ban đầu là một cuộc “biểu tình im lặng”. Tuy nhiên, người biểu tình đã la hét khẩu hiệu về phía cảnh sát rồi những vụ ẩu đả nổ ra ở Mong Kok, khiến cảnh sát phải dùng bình xịt hơi cay để kiểm soát một phần đám đông.
Cảnh sát Hồng Kông nói trên Facebook rằng 53 người đã bị bắt và bị buộc tội tụ tập biểu tình bất hợp pháp, ngoài ra họ còn cho biết trước đó một số người biểu tình đã cố gắng phong tỏa các con đường trong khu vực. Luật an ninh quốc gia đã khiến các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông và một số chính phủ ngoại quốc lo rằng Bắc Kinh đang làm xói mòn quyền tự trị của Hồng Kông, khi thành phố thuộc địa được Anh Quốc trao trả cho Trung Cộng vào năm 1997.
Sự kiện hôm Chủ nhật (28 tháng 6) diễn ra một ngày sau khi cảnh sát Hồng Kông từ chối cấp giấy phép cho một cuộc diễn hành thường được tổ chức vào ngày 01/07 hàng năm để đánh dấu vụ trao trả thuộc địa năm 1997, với lý do chính quyền có lệnh cấm các cuộc tụ họp lớn giữa đại dịch coronavirus.
Trung Cộng nói rằng luật an ninh mới sẽ chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ những kẻ gây rối, để giải quyết chủ nghĩa ly khai, lật đổ, khủng bố và sự can thiệp ngoại quốc vào Hồng Kông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-chuc-nguoi-bi-bat-giu-khi-nguoi-hong-kong-bieu-tinh-phan-doi-luat-an-ninh-quoc-gia/

Người vi phạm luật an ninh Hồng Kông

 có thể bị kết án chung thân

Hải Lam
Các cá nhân vi phạm luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh muốn áp cho Hồng Kông có thể phải đối mặt với án tù chung thân, các nguồn tin nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 28/6.
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc (NPCSC) hôm 28/6 bắt đầu phiên họp ba ngày để thảo luận lần cuối dự luật an ninh Hồng Kông. Ủy ban dự kiến thông qua luật này trước khi phiên họp kết thúc vào ngày 30/6 tới.
Hai nguồn tin nói với SCMP rằng, đạo luật đã được chỉnh sửa nhằm ngăn chặn và trừng phạt các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài đe dọa an ninh quốc gia. Những ai vi phạm luật an ninh Hồng Kông có thể phải đối mặt với mức án chung thân, trái với thông tin mà Tam Yiu-chung, đại biểu duy nhất của Hồng Kông tại NPCSC, đưa ra hồi tuần trước rằng luật an ninh chỉ quy định mức án tù 5-10 năm.
Khi được hỏi án chung thân có áp dụng với toàn bộ 4 tội danh trên hay không, một nguồn tin dự cuộc họp hôm nay của NPCSC, cũng là một trong các đại biểu Hồng Kông được tiếp cận với dự thảo luật, tuyên bố: “Nó sẽ không chỉ dành cho tội danh ly khai và lật đổ. Đạo luật này không phải chỉ là ‘hổ giấy’”.
Giáo sư Wong Yuk-shan, một trong 5 ủy viên Ủy ban Luật Cơ bản tham dự cuộc họp ở Bắc Kinh, cho hay NPCSC sẽ tham vấn với các ủy viên này sau khi thông qua đạo luật và sẽ bổ sung vào Phụ lục 3 của Luật Cơ bản, vốn đóng vai trò như tiểu hiến pháp của Hồng Kông để thực thi với thành phố.
Người dân Hồng Kông phản đối mạnh mẽ luật an ninh của Bắc Kinh, cho rằng nó sẽ đặt dấu chấm hết cho mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ” của thành phố. Ông Quách Vinh Khanh, thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nói rằng luật an ninh này còn tà ác gấp 100 lần so với luật dẫn độ.
Không chỉ người dân Hồng Kông, lãnh đạo của nhiều nước trên thế giới cũng chỉ trích động thái của giới cầm quyền Trung Quốc. Theo AFP, Ngoại trưởng các nước G7 hôm 17/6 ra tuyên bố chung, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” rằng luật này có thể sẽ đe dọa các quyền và sự tự do của đặc khu. Hôm 22/6, EU cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với “hậu quả rất tiêu cực” nếu nước này áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông.
Chính quyền Trump đã thông báo Hồng Kông không còn đủ tự trị để được hưởng ưu đãi của Mỹ. Thượng viện Mỹ hôm 25/6 cũng đã phê chuẩn một dự luật cho phép Washington tăng cường xử phạt các cá nhân xâm phạm nền tự trị và dân chủ của Hồng Kông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-vi-pham-luat-an-ninh-hong-kong-co-the-bi-ket-an-chung-than.html

TQ phong tỏa 400.000 người sau khi virus

tăng đột biến ở Hà Bắc, gần Bắc Kinh

Trung Quốc đã khôi phục biện pháp phong tỏa chặt chẽ gần Bắc Kinh, ảnh hưởng đến khoảng 400.000 người, sau khi số ca nhiễm virus corona tăng vọt trong một đột biến nhỏ.
Các hạn chế đi lại có hiệu lực tại quận Anxin ở tỉnh Hà Bắc, gần thủ đô.
Sau khi đại dịch nổi lên ở Trung Quốc cuối năm ngoái, nước này đã tìm cách xử lý và giữ các trường hợp lây nhiễm mới ở mức độ thấp.
Để tránh làn sóng lây lan thứ hai, ngay cả những đợt tăng nhỏ cũng được các cơ quan y tế của đất nước này quản lý rất nghiêm túc.
Chuyện gì đang xảy ra ở Hà Bắc?
Giới chức công bố hôm Chủ nhật rằng Anxin sẽ được “bao vây và kiểm soát hoàn toàn”.
Chỉ những công nhân thiết yếu mới được phép rời khỏi nhà, và chỉ một thành viên trong gia đình được phép ra ngoài mỗi ngày một lần để mua sắm nhu yếu phẩm.
Không ai không phải là thường trú nhân được phép vào các tòa nhà, cộng đồng hoặc làng. Nhà chức trách cảnh báo bất kỳ ai vi phạm các quy tắc sẽ bị cảnh sát trừng phạt.
Anxin nằm khoảng 150km về phía nam của Bắc Kinh. Truyền thông Trung Quốc cho biết đã có 18 ca nhiễm tại quận này kể từ khi bắt đầu đợt tăng đột biến gần đây ở Bắc Kinh hai tuần trước.
Khu vực này không đông dân như các trung tâm đô thị lớn của Trung Quốc, và các chuyên gia y tế địa phương cho biết họ rất lạc quan rằng sự lây lan có thể bị ngăn lại.
Tình hình Bắc Kinh ra sao?
Những con số gần đây của Trung Quốc vẫn là sự ghen tị của hầu hết các quốc gia bị virus tấn công khác. Tuy nhiên, một sự tăng đột biến gần đây ở Bắc Kinh đã khiến các nhà chức trách lo ngại một làn sóng thứ hai có thể xảy ra.
Trong 24 giờ qua, Bắc Kinh đã báo cáo 14 trường hợp nhiễm virus mới, mang tổng số kể từ khi bùng phát vào giữa tháng 6 tại một thị trường thực phẩm lên tới con số 311.
Trong khi đây là một con số nhỏ so với hàng ngàn trường hợp mỗi ngày ở Mỹ hoặc Nam Mỹ, Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào.
Một số khu phố ở Bắc Kinh bị hạn chế, việc đi lại bị giới hạn và một làn sóng thử nghiệm mới đã được tung ra.
Trước khi tăng đột biến gần đây, thủ đô của Trung Quốc đã trải qua 57 ngày mà không có trường hợp lây truyền tại địa phương.
Phần còn lại của TQ đối phó với virus thế nào?
Nhìn chung, Trung Quốc đã “làm phẳng đường cong” trong những tháng gần đây.
Sau khi vượt qua con số 80.000 trường hợp bị nhiễm được xác nhận vào đầu tháng Ba, Trung Quốc đã chỉ có thêm khoảng 4.700 kể từ đó.
Kể từ giữa tháng Sáu, các người bị nhiễm mới chủ yếu được giới hạn ở Bắc Kinh với một số tràn sang láng giềng Hà Bắc.
Phần còn lại của Trung Quốc chỉ thấy một số ít nhiễm trùng dưới mười người, hầu hết là các trường hợp từ ngoài vào, có nghĩa là du khách trở về từ nước ngoài.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53216524

Chính sách ngoại giao bá quyền của Trung Quốc

Trịnh Hữu Tiên
Thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh địa vị nước lớn của Trung Quốc và thúc đẩy “chính sách ngoại giao bá quyền đặc sắc Trung Quốc” để tận dụng sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy “giấc mơ phục hưng dân tộc vĩ đại Trung Hoa”.
Chính sách ngoại giao bá quyền của Tập Cận Bình là một công cụ để đạt được “Giấc mộng Trung Hoa” mà ông đã tuyên bố với người dân Trung Quốc khi nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 11/2012. Chủ đề trung tâm của “Giấc mộng Trung Hoa” là ý tưởng về sự phục hưng của Trung Quốc và sự chấn hưng dân tộc để đưa Trung Quốc trở lại ánh hào quang là trung tâm toàn cầu mà họ từng được hưởng khi đế quốc Trung Hoa thống nhất và sáp nhập các khu vực rộng lớn vào lãnh thổ của mình. “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình đã đạt được sự cộng hưởng toàn cầu bằng “hai mục tiêu trăm năm”. Để đạt được mục tiêu năm 2021, Trung Quốc sẽ phải trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới hoặc vượt qua Mỹ. Sức mạnh kinh tế mới có này sẽ giúp định hình sự phân chia quyền lực chiến lược và địa chính trị toàn cầu. Đạt được mục tiêu năm 2049 đồng nghĩa với việc khôi phục địa vị đứng đầu khu vực của Trung Quốc và cuối cùng khiến Trung Quốc trở thành trung tâm của thế giới.
Về bản chất, “Giấc mộng Trung Hoa” là giấc mơ nước lớn nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc và tác động đến chính trị cũng như an ninh toàn cầu. Như Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố tại Đại hội Đảng lần thứ XIX vào tháng 10/2017, trong khi Trung Quốc nổi lên dưới thời Mao Trạch Đông và trở nên giàu có hoặc thịnh vượng dưới thời Đặng Tiểu Bình, thì mục tiêu của Trung Quốc trong thời đại mới là trở nên hùng mạnh. Trung Quốc chưa bao giờ ở gần hơn với trung tâm vũ đài toàn cầu hay với việc giành lại được địa vị là một cường quốc chủ yếu và có tiếng nói trên toàn thế giới hơn bây giờ.
Tăng cường ngoại giao pháo hạm
“Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình cũng đề cập đến một quân đội hùng mạnh. Chỉ một tháng sau khi nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ vào tháng 11/2012, Tập Cận Bình đã lên một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tuần tra vùng biển ở Biển Đông và nói với các thủy thủ rằng “Giấc mộng Trung Hoa” là “giấc mơ về một quốc gia hùng mạnh. Và đối với quân đội, đó là giấc mơ về một quân đội hùng mạnh. Để thực hiện sự phục hưng của dân tộc Trung Hoa, chúng ta phải đảm bảo một quốc gia thịnh vượng có quân đội hùng mạnh”.
Lưu Minh Phúc, tác giả cuốn sách Giấc mộng Trung Hoa đã cho rằng: “Một nước giàu có mà không có một quân đội mạnh là một cường quốc không an toàn, luôn gặp khó khăn và không thể tồn tại lâu dài. Chỉ khi trở thành một cường quốc quân sự, Trung Quốc mới có thể duy trì an ninh của mình một cách hiệu quả. Quân đội của Trung Quốc phải mạnh hơn bất kỳ đối thủ nào để không một nước nào có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.”
Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết tâm tìm kiếm cả sự thịnh vượng lẫn sức mạnh, công khai bác bỏ mô hình của Nhật Bản vốn chủ yếu tập trung vào việc mang lại sự thịnh vượng. Các chỉ huy của Quân giải phóng nhân dân (PLA) vui mừng tán thành giấc mơ về một quân đội hùng mạnh vì điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo gia tăng chi tiêu quốc phòng để tài trợ cho các vũ khí đắt tiền như tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục tăng chi tiêu quân sự quốc gia ngay cả khi tăng trưởng kinh tế trì trệ sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Từ bỏ chính sách ngoại giao “giấu mình chờ thời”
Chính sách ngoại giao bá quyền đánh dấu việc chính thức tuyên bố rõ ràng một cách tiếp cận mang tính hành động hơn đối với quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, áp dụng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc vào nghị trình chính sách đối ngoại đầy tham vọng. Từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời”, sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã thúc đẩy một chính sách ngoại giao chủ động hơn, phù hợp với những kỳ vọng về chủ nghĩa dân tộc và sự tự khẳng định mình của Trung Quốc. Thay vì làm theo phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc hiện đang nhắc nhở phương Tây về tuyên bố cứng rắn của Đặng Tiểu Bình: “Mọi người không nên mong đợi Trung Quốc phải nuốt những quả đắng làm phương hại những lợi ích của mình”.
Phát biểu tại Hội nghị công tác trung ương về ngoại giao láng giềng hồi tháng 10/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh “những điểm nổi bật, thúc đẩy những thay đổi theo thời gian, hành động chủ động hơn” trong các vấn đề quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo sau khi nhậm chức tại kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) khóa XII vào tháng 3/2014 đã sử dụng từ “chủ động gây ấn tượng” để mô tả cách tiếp cận ngoại giao của ban lãnh đạo mới, để thế giới biết đến các giải pháp và tiếng nói của Trung Quốc. Cho dù ưu tiên của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là kinh tế, nhưng một phần đáng kể trong Báo cáo Chính phủ của ông tại Đại hội được dành cho các vấn đề đối ngoại và quân sự. Đưa ra lý do cần đạt được bước nhảy vọt trong việc hiện đại hóa quốc phòng, Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu bật tham vọng của Trung Quốc là trở thành một cường quốc biển hùng mạnh với mục tiêu tương ứng là bảo vệ các quyền hàng hải của Trung Quốc. Nhắc lại giấc mơ của Tập Cận Bình về một quân đội hùng mạnh, ông đã đi xa đến mức nói rằng “chúng ta phải thường xuyên và tăng cường chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh bảo vệ biên giới đất liền, trên không và trên biển”.
Trong khi Trung Quốc vẫn tuyên bố sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, thì cam kết của Trung Quốc được quyết định bởi sự thích nghi của bên ngoài với lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc và dựa trên sự nhân nhượng lẫn nhau. Trung Quốc sẽ bảo vệ mạnh mẽ lợi ích quốc gia cốt lõi của mình cho dù họ vẫn tuyên bố hướng tới sự phát triển hòa bình là nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các cam kết của Bắc Kinh về phát triển hòa bình sẽ không ngăn cản họ hành động mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình. Do đó, thông lệ chính sách đối ngoại của Trung Quốc nghiêng nhiều hơn về “tư tưởng then chốt”. Thiết lập các ranh giới đỏ mà các nước khác không thể vượt qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thẳng thắn hơn khi nói với các nước khác rằng Trung Quốc không thể dung thứ cho việc xâm phạm những lợi ích quốc gia cốt lõi của mình.
Thống trị khu vực
Hơn nữa, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát triển một khái niệm mới về “khu vực láng giềng rộng lớn hơn” mà phản ánh sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc xây dựng các mạng lưới gồm các nước không thuộc phương Tây lấy cảm hứng từ Trung Quốc nhằm thu hút các nước đang phát triển vào tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Khu vực láng giềng rộng lớn hơn vươn ra bên ngoài vành đai địa lý xung quanh Trung Quốc bao gồm Tây Á, Nam Thái Bình Dương và khu vực Âu-Á, cho thấy rõ Trung Quốc đang mở rộng lợi ích khi chuyển mình từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu. Chính sách ngoại giao nước lớn của Tập Cận Bình nhằm mục đích giành lại sự vĩ đại toàn cầu của Trung Quốc và qua thời gian, tự đặt mình vào vị thế một cường quốc ưu việt, không chỉ ở châu Á mà cả trên vũ đài thế giới. Nền tảng quan trọng nhất của ông là sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) được đưa ra năm 2013. Thông qua các thỏa thuận hợp tác với 125 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đối tác để tăng cường kết nối ở một khu vực rộng lớn trên thế giới. Sáng kiến này nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Con đường tơ lụa và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, vốn tập trung vào tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. BRI đã trở thành một đặc trưng của chính sách ngoại giao nước lớn của Tập Cận Bình nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc và theo đuổi lợi ích an ninh của Trung Quốc ở khu vực láng giềng rộng lớn hơn.
Trong trường hợp này, việc Bắc Kinh nhấn mạnh khu vực láng giềng rộng lớn hơn không chỉ phản ánh nhận thức về tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực này đối với Trung Quốc mà còn nhận thức về các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực đối với khát vọng sức mạnh của Trung Quốc, đặc biệt là ưu thế của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Hành xử như một nước lớn phô trương sức mạnh điển hình để thách thức địa vị đứng đầu của Mỹ, Trung Quốc đặt mục tiêu đẩy Mỹ ra khỏi khu vực láng giềng, hoặc chí ít là giảm ảnh hưởng của nước này, để đạt được sự thống trị trong khu vực. Được biết đến ở Trung Quốc như là chiến thuật cắt từng lớp, Trung Quốc tin rằng việc từng bước giảm bớt ảnh hưởng của khuôn khổ liên minh của Mỹ tất yếu sẽ khiến cường quốc này bị cô lập và thất bại. Theo quan điểm của một nhà quan sát, logic đơn giản là vị thế của Mỹ ở châu Á dựa trên mạng lưới các liên minh và quan hệ đối tác với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, và nền tảng của các liên minh và quan hệ đối tác này là bạn bè ở châu Á của Mỹ tin tưởng rằng Mỹ có thể và sẵn sàng bảo vệ họ. Làm suy yếu các mối quan hệ này là cách dễ nhất để làm suy yếu sức mạnh của Mỹ ở khu vực và tăng cường sức mạnh của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để làm suy yếu cấu trúc đồng minh do Mỹ thống trị trong khu vực.
Giành ưu thế trong các tranh chấp biển
Chính sách ngoại giao bá quyền của Tập Cận Bình làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng do Trung Quốc ngày càng sẵn sàng sử dụng sức mạnh trong các tranh chấp trên biển. Do tin rằng một số nước láng giềng của Trung Quốc đã lợi dụng sự tự kiềm chế trước đây của nước này để nắm quyền kiểm soát các đảo tranh chấp, Bắc Kinh đã lựa chọn cách tiếp cận ngày càng quyết đoán và thực sự quyết liệt trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
Gây sức ép ngày càng lớn để buộc Nhật Bản phải thừa nhận rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát từ những năm 1970 nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, là đang bị tranh chấp, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên năm 2010 bằng việc đưa các tàu đánh cá đến lãnh hải do Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Động thái này đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao sau khi các tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản chặn một tàu cá của Trung Quốc vào ngày 7/9/2010. Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh cưỡng ép và buộc Chính phủ Nhật Bản phải tuân thủ các điều khoản giải quyết của họ. Sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 10/9/2012, Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động tuần tra thường xuyên xung quanh các lãnh hải mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền nhằm thách thức quyền kiểm soát trên thực tế quần đảo này của Nhật Bản. Một bài bình luận đăng trên tờ Nhân dân nhật báo nói rằng các nhiệm vụ tuần tra đã trở thành hành động thường xuyên mà Nhật Bản phải học cách làm quen. Trung Quốc sẽ kiên quyết thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như vậy để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hợp pháp của mình. “Trung Quốc cần kiên trì và có đủ ý chí và sức mạnh để kiên trì”.
Để tỏ rõ lập trường ngày càng cứng rắn của mình, tháng 11/2013, Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông bao trùm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp cũng như phần lớn biển Hoa Đông, bao gồm cả đá Socotra (còn được gọi là Ieodo hoặc Parangdo) do Hàn Quốc kiểm soát nhưng được Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi là đá Suyan. Trong khi lập trường ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh gây nhiều quan ngại bên ngoài Trung Quốc, một nhà quan sát chỉ ra rằng nhiều nhà phân tích Trung Quốc tin rằng việc Bắc Kinh ngày càng sẵn sàng tỏ rõ “tư tưởng then chốt” của mình, tức là những giới hạn mà Chính phủ Trung Quốc có thể chấp nhận, thực sự đã làm giảm những bất ổn chiến lược xung quanh các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngăn xảy ra tình trạng các nước khác đánh giá sai ý định của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Ở biển Đông, từ lâu Trung Quốc đã thực hiện chiến lược trì hoãn có đặc trưng là sự mơ hồ chiến lược. Họ tránh chính thức nêu rõ phạm vi, ý nghĩa, bản chất và các cơ sở pháp lý trong các tuyên bố chủ quyền của mình, cụ thể là về ý nghĩa của đường chữ U hoặc các quyền của họ trong đường biên giới này. Chiến lược mơ hồ của Bắc Kinh nhằm mục đích để không gian cho các tuyên bố chủ quyền đầy tham vọng của họ và ngăn các bên yêu sách khác đưa ra các tuyên bố chủ quyền chống lại để buộc Trung Quốc làm rõ lập trường của mình.
Tuy vậy, Trung Quốc đã chuyển từ sự mơ hồ chiến lược sang sự minh bạch vào năm 2012 khi bắt đầu mở rộng mạnh mẽ các hoạt động chấp pháp trên biển bằng việc thường xuyên cử các tàu tuần tra để hộ tống các đội tàu đánh cá, va chạm với các tàu của Việt Nam và Philippines. Năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra quyết định rất tự đắc về việc mở rộng quy mô cải tạo đất và xây dựng các cơ sở trên và xung quanh các đảo tranh chấp, trong đó có các cảng mà có thể cho tàu chiến neo đậu, đường băng và nhà chứa máy bay và radar phục vụ cho mục đích quân sự. Dù cho một số nước yêu sách ở Đông Nam Á cũng tiến hành cải tạo đất, nhưng những hoạt động này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với những hoạt động của Trung Quốc. Bắc Kinh đã mở rộng và tăng cường sự kiểm soát trên biển Đông bằng việc xây dựng các đảo lớn hơn nhiều với tốc độ nhanh hơn nhiều, biến các đảo nhỏ thành đảo nhân tạo có các phương tiện quân sự được triển khai ở vùng biển bị tranh chấp. Các phương tiện này đã củng cố lập trường của Trung Quốc trong việc khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình và áp đảo các lực lượng quân sự của bất kỳ bên tham gia nào khác ở biển Đông. Vì lý do này, Tập Cận Bình đã ca ngợi việc xây dựng đảo ở biển Đông là “điểm nhấn trong 5 năm đầu cầm quyền của ông” tại Đại hội Đảng XIX.
Phán quyết Biển Đông năm 2016
Tức giận việc không có các giải pháp thay thế khả thi để ngăn chặn các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc, Philippines đã đệ trình Thông báo và tuyên bố lập trường tại Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) vào tháng 1/2013 để tìm kiếm một phán quyến liệu một số cấu trúc địa hình nhất định trong vùng biển tranh chấp có được xác định theo định nghĩa pháp lý về các đảo và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đối với tài nguyên cá và khoáng sản hay không. Ngày 12/7/2016, Toà án ra phán quyết ủng hộ Philippines rằng Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý” để đòi các quyền lịch sử ở các khu vực nằm trong “đường 9 đoạn” của nước này và tất cả các cấu trúc địa hình ở biển Nam Trung Hoa hoặc là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoặc là các bãi đá vốn không thể là nơi con người có thể sinh sống hoặc diễn ra các hoạt động kinh tế.
Đáp lại, Tập Cận Bình đã mô tả phán quyết này “chỉ là một mảnh giấy lộn”. Khi tòa án quốc tế ra phán quyết ủng hộ các đệ trình của Chính phủ Philippines, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng, tuyên bố “4 không”: không tham gia, không công nhận quyền tài phán của hội đồng trọng tài, không chấp nhận và không thi hành phán quyết. Hơn nữa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã trình bày cái gọi là “3 điểm bất hợp pháp” – khởi xướng phiên tòa một cách bất hợp pháp, thành lập tòa án một cách bất hợp pháp và phán quyết bất hợp pháp của tòa trọng tài – để tuyên bố rằng tòa án thiếu thẩm quyền xét xử, thiên vị, và không có cơ sở pháp lý.
Trong vụ này, cho dù tại thời điểm đó, phán quyết này được một số người coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi để khiến tất cả các bên liên quan hiểu rõ tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) trong việc thiết lập một trật tự dựa trên quy tắc cho các đại dương và biển, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ công nhận phán quyết này vì một nước lớn không công nhận quyền tài phán của các thể chế khác cũng không từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình vì sức ép quốc tế. Việc Trung Quốc phớt lờ phán quyết là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trỗi dậy và thực thi bá quyền nước lớn.
Việt Nam phải làm gì?
Các hành động ép buộc của Trung Quốc đối với các quốc gia tranh chấp tại biển Đông và biển Hoa Đông được nhìn nhận rộng rãi là một phép thử cho các tham vọng nước lớn của nước này. Nhiều nước láng giềng của Trung Quốc lo sợ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về tương lai chung trong bối cảnh “Giấc mộng Trung Hoa” khôi phục vinh quang của đế quốc Trung Hoa, gợi lại trật tự Trung Quốc thời xa xưa, trong đó đế quốc Trung Hoa thống trị phần lớn Đông Á. Sự kết nối trong dự án của Tập Cận Bình ngày càng rõ mục đích là để khôi phục trở lại Con đường tơ lụa cổ đại khi Trung Quốc là một đế quốc.
Cho dù người Trung Quốc không còn nói về những nước láng giềng như những kẻ man rợ, nhưng họ vẫn tiếp tục có thái độ trịch thượng đối với những nước này. Trật tự do Trung Quốc thống trị có mối liên kết chặt chẽ với việc hình thành các mối quan hệ thứ bậc. Theo quan điểm này, một số chuyên gia đã nói rằng việc Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận với bối cảnh quốc tế có thể biến “Giấc mộng Trung
Hoa” thành một cơn ác mộng đối với nhiều nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Với “Giấc mộng Trung Hoa” và chính sách ngoại giao bá quyền như vậy, sẽ có những tác động mạnh mẽ đối với Việt Nam. Các tác động này vừa mang lại những cơ hội, nhưng cũng mang lại các nguy cơ mà nguy cơ còn lớn hơn cơ hội, đặc biệt nguy cơ về an ninh chủ quyền quốc gia về biển đảo, thách thức về sự phụ thuộc về kinh tế, tạo ra sự phụ thuộc về chính trị. Trước bối cảnh này, Việt Nam cần điều chỉnh, xác định rõ cách thức ứng phó với chiến lược toàn cầu, khu vực cũng như chính sách ngoại giao bá quyền của Trung Quốc. Để có thể đối mặt với sự trỗi dậy, lớn mạnh của Trung Quốc, Việt Nam cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình là phải đảm bảo an ninh quốc gia, không ngừng phát triển, tạo thế và lực đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển, khôn khéo đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong ứng xử với Trung Quốc.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/china-hegemony-policy-06282020221826.html

TQ cảnh báo nóng ở hạ nguồn Tam Hiệp

Nhiều con sông ở mức cảnh báo có thể vỡ bờ, chuyên gia nghi đập Tam Hiệp xả lũ không báo trước để tránh vỡ đập.
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc (MWR) tuyên bố rằng kể từ tháng 6, mực nước của hơn 198 con sông trong nước đã đạt đến mức cảnh báo. Giới quan sát cho rằng, điều này đồng nghĩa với việc họ có thể xả lũ bất cứ lúc nào để ngăn tình trạng vỡ bờ.
MWR cũng thông tin, mực nước của 25 con sông đã đạt mức cao hơn mức cảnh báo của chúng vào ngày 28/6, nghĩa là cuộc sống của mọi người đều ẩn chứa rất nhiều nguy cơ và buộc phải di tản.
Vào ngày 28/6, hồ Tai ở tỉnh Giang Tô lần đầu tiên bị ngập lụt trong năm nay.
MWR cảnh báo rằng, mực nước hồ Tai sẽ tiếp tục tăng trong hai ngày tới do mưa lớn. Sông Hoài gần đó, trải dài qua các tỉnh An Huy và Giang Tô, có thể sẽ vỡ bờ.
Giới chức địa phương cũng cho biết , sông Wusuli ở phía đông bắc tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc; Sông Dadu ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên; Sông Qi ở phía tây nam thành phố Trùng Khánh; Sông Jialing ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh; Sông Ngô ở phía tây nam tỉnh Quý Châu; Sông Ruan ở trung tâm tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc; Sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc; Sông Zhang ở An Huy, và một số người khác cũng có nguy cơ tương tự.
Tứ Xuyên cũng là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ lụt năm nay. 12 người chết và 10 người khác mất tích vào lúc 4 giờ chiều Chủ nhật sau khi một cơn mưa lớn tấn công quận Mianning ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên. Tại tiểu khu Gaoyang, 2 ô tô đã lao xuống sông sau khi lũ lụt làm hư hỏng đường cao tốc, khiến 2 người thiệt mạng và 3 người khác mất tích.
Mưa lớn đã ảnh hưởng đến hơn 9.880 người ở Yihai và Gaoyang, cắt đứt các con đường địa phương và làm hư hại nhà cửa và mùa màng. Tổng cộng có 7,705 người đã được sơ tán.
Tờ EpochTimes cho biết, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã đăng một thông báo báo động màu vàng hôm 28/6 ở một số tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam, An Huy và Giang Tô, cũng như Thành phố Thượng Hải, lượng mưa có thể ở mức 50- 200mm trong vòng 24 giờ tới.
Hôm 27/6 đã ghi nhận tình trạng ngập lụt phức tạp ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc.
Nước lấp đầy tầng hầm của nhiều công trình trong thành phố. Cư dân mạng chia sẻ video những người đi bộ bị rơi xuống cống và xe ô tô bị lũ cuốn trôi.
Theo trang Thepaper.cn, cùng với trận mưa như trút nước, nhiều nơi ở thành phố Nghi Xương bị chìm trong nước trong khi lở đất cũng xảy ra và nhiều phương tiện cá nhân gặp sự cố ngay trên đường.
Từ 8h-14h chiều 27/6, huyện Viễn An thuộc quản lý của thành phố Nghi Xương có lượng mưa lớn nhất, đạt 203,1 mm.
Đến 18h cùng ngày, đội cứu hộ của thành phố đã giải cứu và sơ tán tổng cộng hơn 1.000 người. Chính quyền đã điều động 410 nhân viên cứu hộ, 69 xe cứu hộ, 25 xuồng cao su cứu hộ, và triển khai công tác thoát nước tại 15 địa điểm.
Trong khi đó, trang Chinanews đã đăng một đoạn video cho biết đoạn giao nhau giữa đường Đại Thành và đường Tiểu Nha ở Nghi Xương bị ngập lụt nghiêm trọng. Một chiếc xe hơi bị chìm trong nước sâu đến mức khiến cửa xe không thể mở. Cảnh sát sau đó đến trợ giúp để cứu những người bị kẹt bên trong.
Tình trạng ngập lụt diễn ra tại thành phố Nghi Xương gần đập Tam Hiệp ngày 27/6 đã khiến người dùng mạng thậm chí đặt nghi vấn tình trạng này là do đập Tam Hiệp xả lũ.
Đập Tam Hiệp bắc qua sông Dương Tử. Kể từ giữa tháng 6, các khu vực thượng nguồn của dòng sông đã trải qua mưa lớn, làm đầy hồ chứa của con đập.
Trang Nhật báo Kinh tế Hong Kong đưa tin về tình trạng ngập lụt ở Nghi Xương ngày 27/6 với thông tin đáng lưu ý: Nghi Xương cách đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang chỉ 40km.
Một người dùng đăng lên Twitter bằng tiếng Hoa: “Đập Tam Hiệp và đập Cát Châu đều ở thượng nguồn của Nghi Xương. Nghi Xương chìm ngập trong nước, điều đó cho thấy vẫn mở cống xả nước”.
Hiện phía Trung Quốc không công bố thông tin chính thức nào cho thấy đập Tam Hiệp xả lũ dẫn tới các khu vực xung quanh chìm trong nước.
Thời gian qua giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ lớn tại đập Tam Hiệp, nhưng Trung Quốc đã bác bỏ khả năng vỡ đập. Wang Weiluo, một nhà thủy văn học người Trung Quốc hiện đang cư trú tại Đức đã cảnh báo rằng, đập Tam Hiệp thực sự “mong manh” trước trận lũ năm nay. Khi con đập đối mặt với rủi ro về an toàn quá lớn từ lượng nước trong hồ chứa, chúng sẽ xả hết các cửa xả lũ mà không thông báo trước.
Lũ trên thượng nguồn đập Tam Hiệp năm nay đạt quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1940, theo trang Taiwan News.
Đài Khí tượng trung ương Trung Quốc hôm 27/6 đã phát cảnh báo mưa màu vàng (trên thang từ thấp đến cao: xanh, vàng, cam, đỏ) đối với nhiều địa phương ở miền nam Trung Quốc, từ 20h tối 27/6 cho tới 20h tối 28/6.
Phần đông nam Trùng Khánh, phần đông bắc Quý Châu, phần tây bắc Hồ Nam, hầu hết khu vực Hồ Bắc, Thượng Hải… được dự báo có mưa lớn.
http://biendong.net/bien-dong/35532-tq-canh-bao-nong-o-ha-nguon-tam-hiep.html

Video: Đập Tam Hiệp khẩn cấp xả lũ,

thành phố Nghi Xương thành biển nước

Vũ Dương
Có cư dân mạng đã đăng tải video hiện trường nói rằng, “thành phố Nghi Xương hầu như không có góc nào thoát, đâu đâu cũng bị ngập”.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 27/6, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bắt đầu mưa xối xả. Lúc 12 giờ 40 phút, thành phố đưa ra mức báo động đỏ. Nhiều video đăng trên Twitter cho thấy toàn bộ thành phố Nghi Xương đã bị ngập lụt. Độ sâu của nước ở trung tâm thành phố đã vượt qua thắt lưng, nhiều xe cộ bị ngâm trong nước, có người ngồi trong xe không ngừng kêu cứu.
Có cư dân mạng đã đăng tải dòng trạng thái lên Twitter với nội dung: “Đập Tam Hiệp và đập Cát Châu đều ở thượng nguồn của thành phố Nghi Xương! Thành phố Nghi Xương bị ngập nặng như vậy, cho thấy hai con đập này liên tục mở áp xả lũ”.
https://twitter.com/i/status/1276736626668912642
https://twitter.com/i/status/1276799454360637441
https://twitter.com/i/status/1276850219238465538
Trước đó trên Internet đã từng có người cảnh báo rằng rất có thể sẽ có lũ lụt siêu lớn trong năm nay, đập Tam Hiệp đang đứng trước nguy cơ vỡ đập, và nhắc nhở cư dân của thành phố Nghi Xương, thành phố đầu tiên ở hạ du con đập (vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình), hãy cố đào thoát cho mau, càng sớm càng tốt. Nhưng bây giờ có vẻ như người dân thành phố Nghi Xương dù muốn chạy cũng không chạy được nữa.
https://twitter.com/i/status/1276850219238465538
Có cư dân mạng đã đăng: “Bạn tôi đang ở Nghi Xương, hôm nay đã gửi video hiện trường cho tôi xem, nói rằng họ không thể đi xuống dưới lầu, vậy nên dù có muốn chạy cũng không có nơi để chạy…”.
https://twitter.com/i/status/1276793832412073985
Phóng viên độc lập Cao Du cũng đăng một video lên Twitter với nội dung: “Thành phố Nghi Xương không có góc nào thoát, đâu đâu cũng đều bị ngập hết cả. Đập Tam Hiệp không phải là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề hệ thống chính trị”.
https://twitter.com/i/status/1276815814813859841
Ngoại giới nghi ngờ rằng thành phố Nghi Xương bất ngờ bị lũ tấn công, ấy là do đập Tam Hiệp xả lũ đưa đến. Ngay từ ngày 24/6, trang báo mạng Tân Hoa (Xinhuanet.com) của chính quyền Trung Quốc đã báo cáo rằng mực nước của đập Tam Hiệp đã vượt quá ngưỡng an toàn hơn 2 mét. Để giảm nguy cơ vỡ đập, chính quyền đã yêu cầu bốn trạm thủy điện trên dòng chảy chính của sông Dương Tử gồm đập Tam Hiệp, đập Cát Châu, đập Khê Lạc Độ và đập Hướng Gia, vận hành hết công suất, đồng thời cho phép nghìn hồ chứa ở trung du và hạ du sông xả lũ khẩn cấp.
Đây là lần đầu tiên trạm phát điện bậc thang trên dòng chính của sông Trường Giang vận hành hết công suất trong năm 2020. Ngoại giới chỉ ra rằng đây thực chất chính là mở áp xả lũ.
Ông Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan), chuyên gia bình luận vấn đề thời sự cho biết: “Kể từ ngày 23/6, bốn trạm thủy điện của Tam Hiệp, đập Cát Châu, đập Khê Lạc Độ và đập Hướng Gia chính là đã mở toàn bộ áp để xả lũ. Các phương tiện truyền thông của đảng không nói trực tiếp, mà chỉ đề cập đến việc sản xuất điện, nhưng vô tình lại bị trang Nhật báo Đông Phương của truyền thông đảng ở Hồng Kông chọc thủng một lỗ”.
https://twitter.com/i/status/1276736626668912642
Vào ngày 25/6, trang Nhật báo Đông Phương đã cho ra bài viết với tiêu đề “Nước lũ dâng cao, Tam Hiệp khẩn cấp xả lũ cứu con đập”, đưa tin đập Tam Hiệp xả lũ.
Có cư dân mạng chỉ trích: “Xả lũ liên tục như vậy so với vỡ đập có khác gì nhau?”.
Cũng có cư dân mạng khiển trách: “Với thành phố Nghi Xương mà nói thì đập Tam Hiệp  vốn không chặn được lũ. Thay vào đó, vì để bảo vệ Trùng Khánh hoặc bảo vệ đập Tam Hiệp mà mở áp xả lũ, làm trầm trọng thêm lũ lụt ở vùng hạ du. Tức là đối với vùng hạ du mà nói, hiệu ứng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp gần như bằng không, nhưng chính quyền ngày trước lại luôn khoác lác rằng con đập có thể ngăn chặn được trận đại hồng thủy nghìn năm mới gặp một lần. Đối với thượng du thì càng không nói đến chuyện ngăn lũ, thế thì vai trò của nó thực sự chỉ là ở sản xuất điện, nhưng chi phí sản xuất điện của nó lại không ngừng tăng cao, nghe nói không ai muốn mua điện với giá cao như vậy cả, chỉ là người ta không có sự lựa chọn nào khác. Kết luận: Bản thân công trình đập Tam Hiệp đã là một sự sai lầm, là phạm tội đối với quốc gia dân tộc”.
Cũng có cư dân mạng nói rằng: “Nếu không xả lũ, không chỉ thượng du sông bị ngập, mà vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Còn như xả lũ, thì hạ du sông bị ngập, đây là hậu quả của cái công trình ngu xuẩn nhất trong lịch sử loài người”.
Theo Fan Ming, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/video-dap-tam-hiep-khan-cap-xa-lu-thanh-pho-nghi-xuong-thanh-bien-nuoc.html

Bắc Kinh buộc ngành ngân hàng

gánh chịu 212 tỷ USD để vớt vát nền kinh tế

Hương Thảo
Chính quyền Trung Quốc muốn ngành ngân hàng trong nước chia sẻ nỗi đau và giúp thúc đẩy nền kinh tế đang lao dốc bằng cách giảm bớt 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 212 tỷ USD) lợi nhuận.
Để chống lại tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 40 năm qua khi nước này cố gắng phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19, chính phủ ĐCSTQ đã yêu cầu các ngân hàng trong nước từ bỏ khoản lợi nhuận lên tới 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Đây là một yêu cầu gây sốc và chưa từng có tiền lệ, đóng vai trò như một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, Trung Quốc về cơ bản vẫn là một nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa.
Có rất nhiều thứ Bắc Kinh sẽ làm. Đầu tiên, Bắc Kinh đang vượt ra bên ngoài khuôn khổ bộ công cụ chính sách tiền tệ truyền thống nhằm đạt mục đích vực dậy nền kinh tế. Thứ hai, các ngân hàng sẽ chịu tổn hại tài chính khi chính phủ trung ương siết chặt lợi nhuận của nó trong một khoảng thời gian, và trong khoảng thời gian đó mức lợi nhuận có thể trở nên rất mỏng đến mức gần như không còn gì, trước bối cảnh số lượng các khoản vỡ nợ dự kiến là lớn.
Thứ ba và quan trọng nhất, điều này sẽ gửi một thông điệp tồi tệ tới các cổ đông – mà rất nhiều người trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài. Các cổ đông có rất ít quyền hành trong việc vận hành các công ty mà họ tin rằng họ sở hữu, và các công ty hoạt động vì lợi nhuận này có thể, dù không cần thông báo,
trở thành các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ ĐCSTQ. Đây có lẽ không phải là những gì các cổ đông muốn khi họ mua cổ phiếu các ngân hàng Trung Quốc này.
Siết chặt lợi nhuận ngành ngân hàng
Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố thúc đẩy chính sách này vào giữa tháng 6. Mặc dù hình thức sẽ có sự đa dạng và khác biệt, nhưng các ngân hàng dự kiến ​​sẽ phải giảm lãi suất cho vay, cắt giảm phí và phí dịch vụ, hoãn nợ cho các khoản vay hiện có và cung cấp nhiều khoản vay không đảm bảo cho các doanh nghiệp nhỏ. Các khoản vay không bảo đảm là các khoản vay được cung cấp mà không có tài sản thế chấp, từ đó thiếu đi sự đảm bảo nếu người đi vay không thể trả nợ.
Về mặt kinh tế, tuyên bố này gần giống với một chính sách kích thích kinh tế, mặc dù Bắc Kinh không phải hy sinh ngân sách nhà nước. Nó đã đẩy chi phí rủi ro cho các tổ chức tài chính, và rốt cục người chịu thiệt hại sau chót là các nhà đầu tư.
Ở mức vĩ mô, mô hình kinh doanh của một ngân hàng là kiếm tiền từ khoản chênh lệch lãi suất. Ngân hàng cố gắng cho vay hoặc đầu tư với lãi suất cao hơn lãi suất mà nó phải trả cho người gửi tiền. Việc buộc các ngân hàng phải cho vay với lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm doanh thu trong khi không cùng lúc giảm chi phí vốn, tức giảm lợi nhuận.
Trên thực tế, các ngân hàng Trung Quốc đã phải đối mặt với căng thẳng chưa từng thấy ngay cả trước khi chính sách hy sinh lợi nhuận được ban hành.
Nhiều người đi vay đang phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, và tỷ lệ nợ xấu đang gia tăng. Tập đoàn tài chính S&P Global ước tính ​​tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc là khoảng 2,2% vào năm 2020, tăng nhẹ so với mức 1,74% vào năm 2019. S&P cũng ước tính các khoản cho vay không tạo thu nhập của ngành sẽ đạt mức 7,25% vào năm 2020, tăng 2% so với năm ngoái.
Theo một báo cáo của Bloomberg, ngân hàng UBS ước tính rằng trong trường hợp tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc là 4,8% và duy trì cho đến năm 2021, ngành ngân hàng Trung Quốc sẽ chứng kiến mức lợi nhuận giảm 39%.
Phớt lờ cổ đông
Cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc đã giảm tại các sàn giao dịch Hồng Kông và Trung Quốc đại lục kể từ ngày 16/6, khi các biện pháp trên được đưa ra.
Một mệnh lệnh từ Bắc Kinh yêu cầu các ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận – về cơ bản ép buộc các chủ sở hữu ngân hàng phải gánh chịu tổn thất – là vi phạm các giao thức quản trị doanh nghiệp cơ bản. Đây như một lời nhắc nhở cho các nhà đầu tư nước ngoài rằng các công ty Trung Quốc không thích hợp để đầu tư.
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung Quốc – Mỹ (USCC) đã ban hành một báo cáo ngày 27/5 cảnh báo các nhà quản lý Hoa Kỳ rằng các ngân hàng Trung Quốc đang tạo nên một mối đe dọa hệ thống ngày càng đáng lo ngại, khi ngày càng nhiều các quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí và tài khoản hưu trí của Mỹ sở hữu cổ phiếu Trung Quốc, bao gồm cổ phiếu của các tổ chức tài chính nước này.
Báo cáo cho biết, “giới ngân hàng đại lục vẫn đang chịu sự chi phối và được chống lưng bởi chính quyền Trung Quốc. Chính quyền ĐCSTQ duy trì quyền can thiệp một cách quyết đoán vào hệ thống ngân hàng để đạt được kết quả mong muốn”.
Các công ty Trung Quốc, bao gồm nhiều ngân hàng, là một phần của các chỉ số chứng khoán bám sát các thị trường mới nổi và thị trường toàn cầu của MSCI và FTSE Russell. Trái phiếu nội địa Trung Quốc cũng chiếm một phần trong Chỉ số Tổng hợp Toàn cầu Bloomberg Barclays Global Aggregate Index. Nhiều quỹ đầu tư phổ biến ở Mỹ cũng được yêu cầu mô phỏng biến động của các chỉ số này khi mua chứng khoán do các công ty Trung Quốc phát hành.
Chỉ trong vài tuần tới, báo cáo của USCC đã trở thành một lời cảnh báo rất thiết thực.
Theo Fan Yu, The Epoch Times
Hương Thảo dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-buoc-nganh-ngan-hang-chiu-ton-212-ty-usd-de-vot-vat-nen-kinh-te.html

Trung Quốc đe dọa sẽ hạn chế visa người Mỹ

 có ‘hành vi thái quá’ về Hồng Kông

Hải Lam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (ảnh chụp từ video AP/Youtube).
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (29/6) tuyên bố sẽ áp các hạn chế thị thực đối với các cá nhân Mỹ có “hành vi thái quá” về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông, theo Reuters.
Trong cuộc họp báo thường nhật của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được hỏi về phản ứng của Bắc Kinh sau khi Washington cuối tuần qua thông báo hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc phá hoại sự tự chủ của Hồng Kông, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên tuyên bố:
“Mỹ đang cố gắng cản trở luật pháp của Trung Quốc trong việc bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu hành chính Hồng Kông bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt, nhưng sẽ không bao giờ thành công”.
Ông Triệu đe dọa: “Đáp lại … Trung Quốc quyết định áp đặt các hạn chế thị thực đối với các cá nhân Mỹ có hành vi thái quá về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông”.
Tuy nhiên, ông Triệu không đề cập đến cá nhân Mỹ nào bị nhắm mục tiêu.
Tuyên bố trên của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 26/6 cho biết Mỹ sẽ “áp hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc đương nhiệm và đã nghỉ hưu, những người chịu trách nhiệm hay đồng lõa phá hoại mức độ tự chủ cao của Hồng Kông, hoặc làm suy yếu quyền con người và tự do cơ bản ở Hồng Kông”. Thành viên gia đình của những quan chức này cũng phải chịu các hạn chế trên.
Trước đó, vào hôm 25/6, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn một dự luật cho phép chính quyền Washington tăng cường xử phạt các cá nhân xâm phạm nền tự trị và dân chủ của đặc khu Hồng Kông. Dự luật này là phản ứng với kế hoạch của Bắc Kinh nhằm áp luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông.
Dự luật an ninh Hồng Kông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân thành phố cũng như các nước trên thế giới, vì nó sẽ đặt dấu chấm hết cho mô hình “Một quốc gia, Hai chế độ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-doa-se-han-che-visa-nguoi-my-can-thiep-vao-hong-kong.html

Mưa lớn tập trung dọc sông Dương Tử đe dọa

hạ du Tam Hiệp, Thượng Hải tối sầm giữa ban ngày

Phụng Minh
Miền nam Trung Quốc tiếp tục đón nhận những trận mưa lớn và trong khi tình trạng lũ lụt ở Nghi Xương, Hồ Bắc vẫn đang nguy cấp thì một thành phố khác của Hồ Bắc tiếp giáp với đập Tam Hiệp, đã hứng chịu một trận mưa lớn khác vào ngày 28/6. Cùng ngày, hiện tượng “một giây tối sầm, một giây bão tố” xuất hiện ở Thượng Hải.
Mưa xối xả liên tục ở Kinh Môn, Hồ Bắc
Gần đây thời tiết tại Trung Quốc Đại Lục vô cùng bất thường, xuất hiện nhiều trận mưa to gió lớn và thảm họa lũ lụt. Thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc hôm 27/6 xảy ra mưa lớn khiến giao thông bị gián đoạn, thành phố Kinh Môn (tỉnh Hồ Bắc) ngày 28/6 lại xuất hiện vòi rồng, khoảng 7 giờ tối, đoạn đường gần thôn Song Tuyền bị vòi rồng tấn công, hàng chục cây to ven đường bị bật gốc, nhiều nhà bị tốc mái, mái tôn bị thổi rơi xuống đất và biến dạng, tạo thành một khung cảnh hỗn loạn. Một số cơ sở nông trại ở gần đó và xe cộ cũng bị hư hại, tạm thời chưa có báo cáo về thương vong.
Một video được chia sẻ trên mạng cho thấy, khi vòi rồng tấn công, bầu trời trong chốc lát tối sầm lại, gió lớn quật đứt dây điện gây chập điện, thổi đổ lều lán, cây cối, biển chỉ đường, lượng lớn đồ vật bị hút lên bầu trời, có một số xe cộ bị hư hại.
Trên trang Webo, hiện tại bài viết “Vòi rồng ở Kinh Môn tỉnh Hồ Bắc” đã có trên 740.000 người theo dõi và bình luận, cư dân mạng liên tiếp bình luận: “Có gì sai trong năm nay vậy?”, “Một năm với nhiều thảm họa và khó khăn”, “Ài, đây đúng là thiên tai thực sự”, “Thật khủng khiếp”, “Tôi không mong muốn Kinh Môn lại được tìm kiếm theo cách này” (lượng tìm kiếm trên mạng liên quan tới King Môn chủ yếu lại là về thảm họa – PV).
Trước đó vào ngày 24/6, một trận lốc xoáy lớn cũng đã xuất hiện ở Lâm Hạo, Nội Mông. Bụi và mảnh vụn bay dữ dội nơi cơn lốc đi qua, khiến dân chúng hoảng sợ.
Thượng Hải mưa bão ngày đêm
Tại Thượng Hải, vào ngày 28, các quan chức đã đưa ra cảnh báo màu vàng cho sấm sét, cảnh báo màu xanh cho mưa bão và cảnh báo màu vàng cho gió mạnh. Vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày, bầu trời đột nhiên giống như màn đêm và được mô tả là “một giây tối sầm, một giây bão tố”. Sau đó, mặc dù mưa ở
Thượng Hải đã suy yếu đáng kể, tín hiệu cảnh báo mưa bão màu xanh đã được dỡ bỏ lúc 3 giờ, nhưng dự kiến cơn mưa sẽ xuất hiện lại từ đêm đến sáng ngày 29.
Theo Secretchina, từ khi Thượng Hải bước vào thời kỳ lũ định kỳ trong tháng này, đã xuất hiện 4 đợt mưa lớn, lượng mưa trung bình nhiều hơn một cách rõ ràng so với các năm, đặc biệt khu vực thành phố lượng mưa nhiều gấp 3 lần, trong tương lai vẫn tiếp tục có mưa dầm.
Tình hình lũ trung và thượng lưu Dương Tử tiếp tục diễn biến xấu
Điều đáng chú ý là, hiện tại thảm họa do mưa lớn ở miền nam Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, Bộ Thủy lợi Trung Quốc dự tính trong 3 ngày từ ngày 28/6, nhiều tỉnh thành miền nam vẫn sẽ có mưa lớn, cảnh báo cần nâng thêm một cấp.
Theo thông tin dẫn từ Đài quan sát Khí tượng Trung Quốc của Chinanews, nhìn ảnh dự báo thời tiết ở Trung Quốc có thể thấy mưa lớn đến rất lớn tập trung chủ yếu ở dọc theo sông Dương Tử.
Bản đồ dự báo lượng mưa ở Trung Quốcia (từ 08:00 ngày 27 tháng 6 đến 08:00 ngày 28) Nguồn ảnh: Trang web của Đài quan sát Khí tượng Trung ương, dẫn qua Chinanews.
Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc lúc 6 giờ sáng ngày 28/6 tiếp tục phát đi cảnh báo mưa lớn màu vàng, 13 con sông ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây… có mực lũ trên mức cảnh báo. Dự tính trong thời gian từ 8 giờ sáng ngày 28/6 đến 8 giờ sáng ngày 29/6, vùng đông bộ tỉnh Quý Châu, bắc bộ tỉnh Hồ Nam, đông bộ tỉnh Hồ Bắc, đông nam bộ tỉnh Hà Nam, phần lớn tỉnh An Huy, tỉnh Giang Tô và Thượng Hải sẽ có mưa lớn, trong đó đông bộ tỉnh An Huy, trung nam bộ tỉnh Giang Tô có mưa rất lớn (lượng mưa từ 100 – 200mm). Một số khu vực nói trên kèm theo mưa nặng hạt (lượng mưa lớn nhất lên đến 30 – 50mm mỗi giờ, có nơi có thể trên 70mm).
26 tỉnh thành TQ đang hứng chịu thảm họa mưa lũ “chưa từng thấy”
Trang web của Bộ Thủy lợi Trung Quốc cũng cho hay, từ 8 giờ sáng ngày 28/6 đến 8 giờ sáng ngày 30/6, một số nơi thuộc khu vực Hoàng Hoài, Giang Hoài, Giang Nam, Tây Nam vẫn có mưa lớn đến rất lớn. Bộ phận lưu vực các sông Trường Giang, sông Hoài, Thái Hồ, Chu Giang sẽ xuất hiện mực nước dâng cao, thượng nguồn Thái Hồ, sông Hoài có khả năng xảy ra lũ vượt mức cảnh báo, sông vừa và nhỏ ở một số khu vực xuất hiện mưa lớn có thể xảy ra lũ tương đối lớn.
Trước đó, Bộ Thủy lợi Trung Quốc từng công bố, miền nam Trung Quốc từ tháng 6 đến nay đã trải qua 5 đợt mưa lớn, đến ngày 27/6, toàn Trung Quốc có 26 tỉnh thành lâm vào ảnh khó khăn do thảm họa mưa lũ, hơn 10 triệu người bị ảnh hưởng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, một số nơi ở khu vực Tây Nam, Giang Nam và Đông Bắc gần đây có mưa vừa và lớn, có nơi mưa rất lớn, nơi có lượng mưa đo được lớn nhất lên đến 211mm thuộc khu vực Linh Sơn Tự của châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn tỉnh Tứ Xuyên; trấn Tiên Long quận Vĩnh Xuyên thành phố Trùng Khánh có lượng mưa đo được là 182 mm; Đàm Tử Sơn thuộc thị trấn Tất Tiết tỉnh Quý Châu có lượng mưa đo được là 173mm.
Theo Lê Tiểu Quỳ, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/mua-lon-tap-trung-doc-song-duong-tu-de-doa-ha-du-tam-hiep-thuong-hai-toi-sam-giua-ban-ngay.html

Ngoại giao ‘Chiến Lang’ của Trung Quốc

chỉ khiến thế giới thêm mất lòng tin vào họ

Băng Thanh
Dễ nhận thấy Trung Quốc đang có những hành động đe dọa đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình cần hiểu rằng các cuộc đối đầu leo ​​thang sẽ chỉ gây ra mối lo ngại và mất lòng tin từ cộng đồng quốc tế, làm suy yếu lợi ích quốc gia của chính Trung Quốc.
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã có những xung đột dọc theo biên giới tranh chấp. Cuộc đụng độ đã giết chết 20 binh sĩ Ấn Độ, và cũng để lại một số thương vong cho phía Trung Quốc. Hai người hàng xóm đã tham gia vào các cuộc đối đầu trong nhiều năm, nhưng vụ việc gần đây được xem là đụng độ chết người đầu tiên giữa họ sau 45 năm.
Có những nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể đã nắm bắt cơ hội để tiến hành một cuộc tấn công, đó là lợi dụng thời gian khi Ấn Độ đang phải vật lộn trong cuộc chiến chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Úc cũng đang xấu đi. Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, Úc đã bị nhắm đến bởi “lực lượng gián điệp mạng ở tầm quốc gia”. Úc thường đón nhận một  lượng lớn khách du lịch Trung Quốc hàng năm, cũng là một điểm đến phổ biến của các sinh viên nước này. Tuy nhiên, Bắc Kinh gần đây đã đưa ra khuyến nghị người dân không nên đi du lịch tới Châu Đại Dương.
Khuyến nghị mà Bắc Kinh dành cho người dân Trung Quốc được cho là để trả đũa cho đề xướng của Úc về một cuộc thăm dò quốc tế đối với nguồn gốc của virus Vũ Hán. Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều động thái khác có thể gây bất ổn cho các tình huống trong khu vực, chẳng hạn như tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
Úc và Ấn Độ đã tiến tới tăng cường hợp tác an ninh song phương. Tình cảm chống Trung Quốc cũng đang lan rộng giữa các nước châu Âu và Đông Nam Á. Những nước xưa nay luôn tránh các cuộc đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh, để ưu tiên cho các mối quan hệ kinh tế. Xu hướng này rõ ràng là một mất mát lớn cho Trung Quốc trong chiến lược quan hệ quốc tế.
Lập trường của Trung Quốc, tựa như sẵn sàng tạo ra các kẻ thù trên khắp thế giới, lại càng trở nên hung hăng hơn kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Covid-19. Cách tiếp cận này được gọi là ngoại giao “Chiến Lang”, theo tựa đề bộ phim hành động bom tấn nổi tiếng của Trung Quốc.
Như khẩu hiệu của bộ phim, “Bất cứ ai xúc phạm Trung Quốc đều phải bị xóa sổ hoàn toàn”, đất nước này đe dọa những người mà họ coi là thù địch. Một nhà ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích phản ứng “kém” của châu Âu trước sự bùng phát của Covid-19, đồng thời Bắc Kinh đòi hỏi các nước phải mang ơn khi gửi đi các hỗ trợ y tế.
Người ta tin rằng chính sách ngoại giao “Chiến Lang” của Trung Quốc đã bị thúc đẩy bởi những rắc rối trong nước.
Nền kinh tế Trung Quốc đã bị đình trệ vì chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ và đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ. Chính quyền ông Tập đã tuyên bố rằng dịch bệnh đã thể hiện sự vượt trội của toàn bộ hệ thống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyên bố này đã trở nên rất ít thuyết phục, khi số ca nhiễm đang tăng lên 1 cách nhanh chóng ở Bắc Kinh.
Đó là một cách tiếp cận nguy hiểm mà Trung Quốc – nhằm duy trì sự lãnh đạo của mình – thúc đẩy lập trường cứng rắn chống lại các nước khác, kích động chủ nghĩa dân tộc và sự thù địch với nước ngoài. Bắc Kinh chắc chắn sẽ khó giành được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia, mặc dù nhấn mạnh rằng họ sẽ lãnh đạo trật tự quốc tế thay cho chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người luôn theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết” từ đầu nhiệm kỳ.
Việc các tàu của chính quyền Trung Quốc thời gian gần đây hoạt động tích cực hơn trong vùng biển quanh quần đảo Senkaku ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản là không thể chấp nhận được.
Chính phủ Nhật Bản một lần nữa phải nhấn mạnh với chính quyền Trung Quốc rằng những cải thiện trong quan hệ song phương là không thể, nếu không có sự ổn định ở Biển Hoa Đông.
Theo The Japan News
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-giao-chien-lang-cua-trung-quoc-chi-khien-the-gioi-them-mat-long-tin-vao-ho.html

Tàu cá Philippines va chạm tàu hàng

nghi của TQ, 12 người mất tích

Ít nhất 12 thuyền viên của một tàu cá Philippines đã mất tích hôm 28/6 sau khi con tàu va chạm với một tàu hàng nước ngoài nghi là tàu Trung Quốc ở vùng biển tây bắc Philippines.
Các hãng tin Inquirer và Rappler cho biết, vụ việc xảy ra ngày 28/6 ở ngoài khơi vùng biển tây bắc Philippines, cách thị trấn Paluan, tỉnh Occidental Mindoro khoảng 24 km.
Hai trang tin đều dẫn nguồn tin từ Lực lượng tuần duyên Philippines, nhưng Inquirer nói rằng có 12 thuyền viên của Philippines mất tích, trong khi Rappler nói 12 thủy thủ cùng với 2 nhân viên khác mất tích.
Rappler nói, tàu hàng nước ngoài là “tàu hàng Trung Quốc”, trong khi Inquirer cho biết tàu nước ngoài mang cờ Hong Kong.
“Khi chúng tôi đến hiện trường, họ vẫn thấy tàu cá bị lật, song không thấy bất cứ thuyền viên nào”, Inquirer dẫn lời ông Leovegildo Panopio, người đứng đầu Cơ quan Tuần duyên quận Nam Tagalog, cho biết.
Quan chức trên cho biết thêm, do biển động nên chiến dịch tìm kiếm buộc phải tạm hoãn vào tối 28/6 và dự kiến nối lại vào hôm nay.
http://biendong.net/bien-dong/35531-tau-ca-philippines-va-cham-tau-hang-nghi-cua-tq-12-nguoi-mat-tich.html

14 người Philippines mất tích

sau khi bị một tàu Trung Quốc đâm

Philippines đang tìm kiếm 14 người mất tích trên biển sau khi tàu cá của họ bị một tàu hàng của Hong Kong đâm phải vào sáng sớm ngày 28/6 vừa qua ngoài khơi tỉnh Mindoro, phía tây nam Manila khiến tàu bị lật.
AP dẫn lời phát ngôn viên tuần duyên Philippines là Arnando Balilo cho biết, thuyền trưởng chiếc tàu chở hàng của Hong Kong mang tên Vienna Wood đã gọi trợ giúp vài giờ sau tai nạn. Hiện không rõ chiếc tàu cá của Philiippines có bị chìm hay không.
Philippines đã điều máy bay và tàu đến tìm kiếm tàu cá Liberty 5 cùng 12 ngư dân và 2 hành khách bị mất tích trên tàu.
Tuần duyên Philippines cho biết tàu Vienna Wood đã được đưa về tỉnh Batangas gần đó. Tàu hàng đăng ký Hong Kong có 20 thuyền viên và vào lúc tai nạn xảy ra tàu đang đi đến Australia và không chở hàng.
Hồi tháng 6 năm ngoái, một tàu cá của Trung Quốc cũng đã đâm chìm một tàu cá khác của Philippines ở Biển Đông trong vùng nước mà cả Philippines và Trung Quốc đều đòi chủ quyền. 22 ngư dân Philippines sau đó đã được một tàu cá Việt Nam cứu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/14-missing-after-philippines-sea-collision-06292020081219.html

Quần đảo chiến lược của Indonesia

 kêu gọi đầu tư nhưng nói không với TQ

Nhiếp chính quần đảo Natuna của Indonesia kêu gọi sự đầu tư từ các cường quốc nhưng tuyên bố không hoan nghênh sự hỗ trợ từ Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với The Age và Sydney Morning Herald, Nhiếp chính quần đảo Natuna – ông Abdul Hamid Rizal cho biết ông rất mong chờ các khoản đầu tư của Mỹ để xây dựng một sân bay quốc tế mới thay thế sân bay quân sự trên đảo.
Natuna từ lâu được xem là tiền tuyến chiến lược của Indonesia ở Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc nhiều năm qua gia tăng các hành động phi pháp.
Một sân bay quốc tế mới sẽ đưa khách du lịch tới đảo, đẩy nhanh sự phát triển và củng cố quyền kiểm soát của Indonesia đối với biển Bắc Natuna cùng tài nguyên trên biển. Một phần của vùng biển này chồng lấn với yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.
Ông Abdul mới đây có cuộc gặp với cựu Đại sứ Mỹ tại Indonesia Joseph Donovan để thảo luận về cơ hội đầu tư vào hòn đảo này.
“Chúng tôi hoan nghênh đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu có thể, nên là các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Australia hoặc quốc gia khác. Chúng tôi không nghĩ Trung Quốc là lựa chọn họp lý. Chúng tôi lo ngại rằng các công nhân mà họ đưa tới không phải là công nhân mà là quân đội”, ông Abdul cho biết.
Vị Nhiếp chính này khẳng định các khoản đầu tư từ các quốc gia ủng hộ một Biển Đông tự do, cởi mở sẽ mang tính chất kinh doanh, không chứa quá nhiều yếu tố chính trị.
Lời kêu gọi đầu tư của ông Abdul được đánh giá là trực tiếp hơn so với chính phủ của Tổng thống Joko Widodo, vốn trước đó từng tuyên bố hoan nghênh các khoản đầu tư từ nước ngoài.
Theo SMH, đây là lần đầu tiên một quan chức Indonesia nói rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc không được hoan nghênh và kêu gọi đầu tư từ các quốc gia khác.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tại Biển Đông trong những tháng gần đây.
Ronnie Indra, người đứng đầu Bộ phận Hợp tác của Natuna cho biết các quan chức Mỹ đánh tiếng rằng Cơ quan Thương mại và Phát triển của Mỹ có thể sẵn sàng đầu tư vào sân bay mới trên quần đảo này.
Trên thực tế, một cuộc họp liên quan tới vấn đề trên từng được lên lịch vào tháng 4 nhưng bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19. Các chuyến đi của ông Abdul tới Mỹ và Australia để quảng bá Natuna như một điểm đến đầu tư hấp dẫn cũng phải dời lịch vì lý do tương tự.
“Do chúng tôi cũng đang bận rộn và tập trung sự chú ý vào COVID-19, nên không có gì tiến triển trên mặt trận đó”, ông Indra cho hay.
Trong khi đó, chuyên gia Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế của Washington Greg Poling cho rằng Mỹ có thể cân nhắc đầu tư vào quần đảo Indonesia nhưng ngân sách mà họ chi ra có thể sẽ bị hạn chế.
“Mỹ, Australia và Nhật Bản không cố gắng cạnh tranh tiền bạc với Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng. Nơi họ bước vào là một số ít dự án mà họ nhận thấy có mối đe dọa chiến lược rõ ràng từ đầu tư của Trung Quốc”, ông Poling cho hay.
http://biendong.net/doc-bao-viet/35513-quan-dao-chien-luoc-cua-indonesia-keu-goi-dau-tu-nhung-noi-khong-voi-tq.html

Tổng thống Indonesia

dọa giải tán các ban bệ vì chống dịch chậm

Hiểu Minh
Đến ngày 28/6 với hơn 54.000 ca nhiễm, trong đó có 2.754 ca tử vong. Tổng thống Indonesia, Joko Widodo nói sẽ cải tổ, giải tán các ban bệ để chống dịch hiệu quả.
“Tôi thấy rằng nhiều người trong chúng ta đang làm việc như thể mọi thứ đều bình thường. Điều đó làm tôi khó chịu. Bạn không có cảm xúc à? Đây là một cuộc khủng hoảng”, Widodo nói trong video ngày 18/6 được đăng tải 28/6, theo Reuters.
“Tôi sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp đặc biệt nào vì 267 triệu người của chúng tôi, vì quốc gia. Đó có thể là việc giải tán các cơ quan, có thể là cải tổ, tôi đã nghĩ đến mọi thứ”, ông nói và cho biết thêm rằng ông cũng có thể ban hành thêm các quy tắc khẩn cấp nếu cần.
Indonesia không phong tỏa toàn quốc như một số nước khác mà để chính quyền địa phương tự quyết. Sau khi các lệnh hạn chế đi lại và kinh doanh được dỡ bỏ, số ca nhiễm COVID-19 mới tại Indonesia lại tăng cao trở lại.
Chính phủ của ông Widodo đã cam kết, sẽ chi gần 50 tỷ USD cho các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và trợ cấp. Tuy nhiên, nguồn tin Reuters cho hay, Indonesia đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm nay, vì đại dịch và có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh túng thiếu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-indonesia-doa-gai-tan-cac-ban-be-vi-chong-dich-cham.html

Ấn Độ triển khai tên lửa phòng không

tới sát Trung Quốc

Quý Khải
Ấn Độ hôm thứ Bảy (27/6) đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không phản ứng nhanh tiên tiến, gọi là Akash, đến biên giới Trung-Ấn, tại khu vực Ladakh phía bắc dãy núi Himalaya, theo hãng tin Anadolu.
Việc triển khai diễn ra sau khi phía Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng dọc tuyến Đường kiểm soát thực tế (LAC), biên giới thực tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực tranh chấp Jammu và Kashmir.
“Là một phần tiến trình tăng viện cho khu vực, lục quân và không quân Ấn Độ đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không phản ứng nhanh trong khu vực Ladakh để ngăn chặn bất cứ chuyến bay liều lĩnh nào của tiêm kích hay trực thăng của quân đội Trung Quốc (PLA)”, các nguồn tin chính phủ xác nhận với một hãng tin địa phương.
Akash là một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không di động tầm trung do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ phát triển.
Việc tăng viện diễn ra ngay trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang tổ chức các vòng thảo luận để hạ nhiệt tình hình tại LAC.
Thứ hai tuần trước (22/6), quân đội Ấn Độ cũng cho phép các quân đoàn nsử dụng sử dụng súng tại Đường kiểm soát thực tế, trong “các hoàn cảnh đặc biệt”.
“Chưa có thay đổi nào trong các quy tắc như vậy. Phía chúng tôi sẽ chỉ phản ứng trước những hành động khiêu khích và trong các trường hợp đặc biệt, Trung tướng Vinod Bhatia, cựu tổng chỉ huy các chiến dịch quân sự của Ấn Độ nói với hãng thông tấn Anadolu.
Cuộc đụng độ ở biên giới giữa hai nước kéo dài nhiều tuần qua, trong đó cuộc ẩu đả hôm 15/6 đã làm 20 sĩ quan và binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Theo Bộ trưởng Giao thông và Vận tải Ấn Độ, Trung Quốc đã tổn thất 40 binh sĩ, song Bắc Kinh chưa công khai về số binh lính thiệt mạng trong vụ đụng độ.
Tình báo Hoa Kỳ gần đây cũng cho biết, một tướng Trung Quốc đã ra lệnh cho cấp dưới tấn công lính Ấn Độ tại thung lũng Galwan hôm 15/6, dẫn đến cuộc đụng độ dữ dội kể trên khiến hàng chục người thiệt mạng
https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-trien-khai-ten-lua-phong-khong-toi-sat-trung-quoc.html


Đàn châu chấu dài 7km xâm nhập Ấn Độ và Nepal,

dự báo tới Trung Quốc theo 2 đường

Phụng Minh
Sau khi làn sóng thứ hai của lực lượng châu chấu sa mạc hoành hành trên nhiều quốc gia châu Phi, chúng đã tiến về phía đông và nhanh chóng lan sang Trung Đông và Nam Á.
Hiện tại, làn sóng châu chấu lớn đã tiếp cận thủ đô của Ấn Độ, New Delhi và Nepal, một phần Tây Tạng cũng bị châu chấu xâm lấn. Ấn Độ và Nepal có chung biên giới với Trung Quốc, vì vậy liệu đàn châu chấu này có tiếp tục đi về phía đông và “xâm nhập”Trung Quốc hay không đang là câu hỏi khiến nhiều người chú ý, khi Trung Quốc đang phải đối mặt với bùng phát dịch bệnh và ngập lụt tràn lan.
Đàn châu chấu có chiều dài 7km xâp nhập Ấn Độ
Khán Trung Quốc (Secretchina) tổng hợp tin tức cho thấy Ấn Độ đang trải qua thảm họa châu chấu tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua. Bầy châu chấu này có chiều dài tới 7 km từ Pakistan tiến vào Rajasthan ở phía tây Ấn Độ từ đầu tháng 5, sau đó lan sang ít nhất 5 bang ở Ấn Độ để kiếm ăn.
Đàn châu chấu khổng lồ đã xuất hiện trên bầu trời Gurgaon, cách thủ đô New Delhi của Ấn Độ 30 km vào ngày 27/6, theo BBC. Đây là lần đầu tiên khu vực bị châu chấu xâm chiếm. Chính quyền Gurgaon yêu cầu mọi người đóng cửa ra vào và cửa sổ nhà, đồng thời kêu gọi mọi người xua đuổi châu chấu bằng cách đốt pháo, gõ trống hoặc chơi nhạc có âm lượng lớn để tạo ra âm thanh có decibel cao.
New Delhi đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp ngay trong ngày, yêu cầu tất cả những người đứng đầu khu vực trong phạm vi quyền hạn phải duy trì sự cảnh giác cao độ. Ngoài ra, chính quyền cũng yêu cầu phi công bay tại sân bay quốc tế New Delhi phải đặc biệt chú ý.
Châu chấu sa mạc đã vào miền nam Nepal
Theo báo cáo của truyền thông Nepal như Thời báo Himalaya, Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi Nepal đã xác nhận vào ngày 27 rằng một số lượng lớn châu chấu sa mạc đã được phát hiện lan từ Uttar Pradesh vào miền nam Nepal trong tối ngày 25/6.
Kari Bahadur KC, phát ngôn viên của Bộ, cho biết Sindhuli, Bara, Parsa, Sarlahi và Rupandehi – các khu vực ở miền nam Nepal đã tìm thấy dấu vết của đàn châu chấu. Ông cũng đề cập rằng chúng đã vào Nepal từ Ấn Độ, có lẽ là do hướng gió và nhấn mạnh rằng họ đã chuẩn bị đủ các hóa chất để ứng phó.
Chính quyền Nepal cho biết vào ngày 28 rằng đàn châu chấu vừa mới vào Nepal đã không gây thiệt hại đáng kể cho vụ mùa do mưa nhiều. Chính quyền cũng nói rằng Nepal sẽ không bị ảnh hưởng trừ khi Ấn Độ kiềm chế sự di chuyển của bầy châu chấu.
Ngoài ra, theo Madhukar Upadhya của tờ Kathmandupost, một chuyên gia về lưu vực sông và biến đổi khí hậu, cho biết châu chấu có thể đã vào Nepal để sinh sản. “Đây có thể là dấu hiệu cho cuộc xâm lấn lớn sắp diễn ra vào mùa tới và đất nước vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc này. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia”, ông cho biết.
Được biết, nạn châu chấu không phổ biến ở quốc gia này do vị trí địa lý tương đối đặc biệt và điều kiện khí hậu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi của nước này, Nepal đã có một đại dịch châu chấu vào năm 1962, và nạn châu chấu nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 1996, khi chúng phá hủy 80% các loại cây trồng ở vùng Chitwan và ba nơi khác.
Đồng bằng Terai ở miền nam Nepal là khu vực sản xuất cây trồng chính. Nếu đàn châu chấu lan rộng ở đây, đất nước sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực. Ngoài ra, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lan rộng ở nước này, sự xuất hiện của làn sóng châu chấu có thể gây ra một cú đánh đúp cho Nepal. Cho đến nay, hơn 12.700 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đã được xác nhận ở Nepal, trong đó có 28 trường hợp tử vong.
Liệu châu chấu có đe dọa hàng xóm Trung Quốc?
Mặc dù các quan chức Trung Quốc tuyên bố rằng đại dịch châu chấu không gây ra mối đe dọa cho Trung Quốc, nhưng nhà nghiên cứu Trương Trạch Hoa tại Viện Bảo vệ Thực vật của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho rằng làn sóng châu chấu này có khả năng tràn vào Trung Quốc từ hai con đường.
Chuyên gia Trương Trạch Hoa chỉ ra rằng một tuyến đường là từ vùng Sừng châu Phi (bán đảo thuộc Đông Phi lấn ra biển Ả Rập) qua mũi phía nam của bán đảo Ấn Độ, theo gió mùa tây nam của Ấn Độ Dương để xâm chiếm Vân Nam, Quảng Tây và thậm chí miền nam Quảng Đông. Một tuyến đường khác là từ biên giới Ấn Độ-Pakistan sang tới Myanmar ngay trong tháng 6, và cũng nhờ hướng gió mà có thể tới cao nguyên phía nam Tây Tạng và vào Trung Quốc.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) chỉ ra rằng châu chấu sa mạc có sức tàn phá chưa từng thấy, bởi vì tốc độ bay, di cư và sinh sản của chúng thuộc hàng cao nhất trong số tất cả các loài châu chấu. Người ta nói rằng châu chấu trưởng thành có thể bay 150 km mỗi ngày và ăn thức ăn nặng tới 2 gram. Nếu không được kiểm soát, nó có thể đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm của con người và gây ra nạn đói.
Theo Nhạc Kiếm Thanh, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/dan-chau-chau-dai-7km-xam-nhap-an-do-va-nepal-du-bao-toi-trung-quoc-theo-2-duong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.