Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 02/06/2020

Tuesday, June 2, 2020 6:49:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 02/06/2020

Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Bắc Ninh bảo vệ cho công ty Trung Cộng xây nhà máy không cần xin phép

Tin Vietnam.- Báo Giao thông ngày 1 tháng 6 năm 2020 loan tin, công ty trách nhiệm hữu hạn in Yaolong của Trung Cộng đặt tại khu công nghiệp Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã tự ý xây dựng khu nhà máy có diện tích 20,000m2 mà không xin phép nhà cầm quyền địa phương. Hành vi này là trái với quy định pháp luật Cộng sản Việt Nam.
Theo báo Giao thông, các công trình công ty Yaolong xây dựng gồm 4 nhà xưởng, 1 toà nhà văn phòng 4 tầng, 1 nhà kho, hệ thống tường rào, hệ thống cửa tự động với tổng tiền đầu tư là 115.5 tỷ đồng. Tất cả các công trình này đều được công ty Yaolong thực hiện một cách dễ dàng mà không cần xin phép bất kỳ ai, trái ngược hoàn toàn với các công ty và người dân Việt Nam đang sống trên đất nước của mình.
Trước sự thật trên, đại diện Uỷ ban huyện Quế Võ nói rằng, huyện vừa ra quyết định xử phạt công ty Yaolong 40 triệu đồng vì xây dựng trái pháp luật, đồng thời “nhắc nhẹ” không ty Yaolong làm thủ tục xin cấp phép xây dựng trong thời gian 60 ngày để cho hợp lệ.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Chủ tịch Uỷ ban huyện Quế Võ thừa nhận có sự “thiếu sót” khi để công ty Trung Cộng thực hiện việc xây dựng trên. Ông Thọ thanh minh nguyên nhân của “thiếu sót” là do có yếu tố khách quan như: thời điểm công ty Yaolong xây dựng là đang có dịch coronavirus 19, lúc này nhà cầm quyền huyện làm việc ở nhà nên không biết chuyện gì xảy ra ở bên ngoài, trong khi công ty chỉ xây dựng bằng cách lắp ráp thép và bao tôn nên rất nhanh. Ngoài ra, địa điểm xây dựng của nhà máy này ở nơi “hẻo lánh” nên mắt của viên chức Cộng sản không thấy được.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-cong-san-tinh-bac-ninh-bao-ve-cho-cong-ty-trung-cong-xay-nha-may-khong-can-xin-phep/

Công an Hà Nội nói con cụ Lê Đình Kình

 ”không bị liệt nửa người nữa”

Ông Lê Đình Chức, con cụ Lê Đình Kình – một trong 29 người bị bắt giữ sau vụ đụng độ giữa người dân và công an vào ngày 9-1 ở xã Đồng Tâm, được công an thành phố Hà Nội thông báo là tình hình sức khỏe có tiến triển và không còn bị liệt nửa người như khi vào trại tạm giam nữa.
Vụ đụng độ ở Đồng Tâm liên quan đến tranh chấp đất đai giữa chính quyền Hà Nội và người dân địa phương khiến 4 người thiệt mạng bao gồm 1 người dân là đảng viên lão thành Lê Đình Kinh và 3 cảnh sát cơ động.
Bà Hoàng Thị Hoa, vợ ông Chức thuật lại buổi làm việc vào sáng 2 tháng 6 năm 2020 như sau:
Em đi gặp cái anh ở ngoài cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội thì anh bảo nhà em, bây giờ chồng em là sức khỏe bình thường, hồi phục dần dần mà đi lại cũng được rồi.
Em bảo anh ấy là em cũng chẳng biết được là anh nói thật hay nói dối thì anh ấy bảo em là ‘Anh ấy nói dối để làm gì? Anh ấy đi lại được thì anh ấy bảo là anh ấy đi lại được!”
Nhà em cũng đang lo là sức khỏe yếu thì viết đơn để mà xin gửi thuốc vào với lại điều trị, đi bệnh viện để điều trị nhưng người ta mách lại là anh ấy hồi phục dần dần rồi, không còn liệt nửa người nữa.”
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện cho điều tra viên Đỗ Đình Thành, người đã mời bà Hoa lên làm việc vào sáng nay thì người này cáo bận và nói sẽ gọi lại sau. Tuy nhiên, hai cuộc gọi sau đó của phóng viên gọi cho ông Thành đều không có người nghe máy.
Ông Lê Đình Chức, năm nay 40 tuổi là con thứ hai của ông Lê Đình Kình, ông Chức bị thương nặng trong vụ đột kích của Công an Hà Nội vào Thôn Hoành, xã Đồng Tâm sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Ông Lê Đình Chức là một trong số 29 người dân xã Đồng Tâm bị công an bắt giữ với cáo buộc các tội giết người, tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ.
Một số thông tin khi đó nói cả ông Chức và cha là Lê Đình Kình đều qua đời trong vụ việc, tuy nhiên sau đó báo chí nhà nước xác nhận chỉ có ông Lê Đình Kình bị cảnh sát cơ động bắn chết.
Ông Lê Văn Hòa, luật sư bào chữa cho ông Lê Đình Chức tối ngày 2 tháng 6 cũng cho biết thông tin về sức khỏe thân chủ mình như sau:
Tình hình sức khỏe của anh Chức là cũng như những thông tin trên mạng từ rất nhiều nguồn người ta đã nói, cũng như bản thân tôi cũng đã chứng kiến thì trong sự cố ngày 9 tháng 1 năm 2020 thì anh Chức có bị một vết thương phạt lõm ở trên đỉnh đầu, phía bên phải.
Trong lúc vừa lấy cung thì bản thân tôi cũng cũng thấy rằng, là thời điểm đó anh ấy đi lại cũng rất khó khăn.
Tôi cũng có hỏi tình hình sức khỏe của anh ấy thì anh ấy nói là thời kỳ đầu sức khỏe cũng rất là kém và liệt nửa người, thế nhưng dần dần cũng đã có sự cải thiện.”
Thân nhân của 29 người vụ Đồng Tâm bị gây khó dễ khi thăm nuôi
Mặc dù, đến nay đã gần 5 tháng kể từ khi xảy ra vụ việc ở xã Đồng Tâm khiến 3 cảnh sát cơ động và cụ Lê Đình Kình qua đời, đồng thời 29 người có liên quan bị bắt giam và khởi tố nhưng những người thân của họ đều không được gặp mặt.
Thậm chí việc gửi quà vào cho thân nhân cũng bị làm khó. Bà Nguyễn Thị Duyên – vợ ông Lê Đình Uy cho biết sự việc như sau:
Mỗi lần đều gửi tiền và gửi quần áo vào nhưng mà khi yêu cầu là là được cấp cái sổ thăm nuôi cho gia đình em theo dõi thì họ nói là cứ mua sổ đi. Nhưng mà không được cầm, em không được giữ cái sổ đó.
Em cũng mua cái sổ đó cho ba người là bố Lê Đình Công, anh Lê Đình Doanh và chồng là Lê Đình Uy, thì em đã mua đủ sổ cho ba người nhưng mà họ đã giữ cái số đó và không cho gia đình giữ.
Em hỏi là tại sao không cho gia đình giữ thì họ nói là trường hợp của Đồng Tâm là không có cái sổ đó.”
Cũng theo bà Duyên, quà gửi vào thì không được gửi đồ ăn và chỉ được gửi đúng 2 bộ quần áo. Tiền thì được gửi tối đa 1 triệu rưỡi cho một người trong một tháng.
Thân nhân của ông Chức cũng xác nhận vụ việc và cho biết thêm thân nhân của cả 29 người trong vụ việc đều bị đối xử như vậy.
Theo điều 27, 28 của Nghị định 113 ban hành năm 2008 về quy chế trại giam thì người đang bị tạm giam hay chấp hành án phạt tù đều được thân nhân thăm gặp mỗi tháng một lần và phải có sổ thăm gặp hoặc đơn xin thăm gặp khi đến thăm phạm nhân.
Cũng theo đó, mỗi tháng phạm nhân được cho nhận 1 gói quà (không quá 7 kg) từ người nhà.
Cụ Lê Đình Kình đã qua đời vẫn bị khai trừ ra khỏi đảng Cộng sản
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương hôm 1 tháng 6 năm 2020 cũng đưa lên trang cá nhân Giấy mời của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Mỹ Đức đề ngày 27 tháng 5 mời đảng viên Lê Thanh Doãn – thuộc chi bộ thôn Hoành, để tiến hành kỷ luật tổ chức đảng đối với ông cùng 6 đảng viên trong chi bộ, trong đó có cụ Lê Đình Kình đã qua đời trong vụ việc ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu của cụ Lê Đình Kình cho hay là có biết về vụ việc ông Doãn và một số người bị mời lên làm việc và được yêu cầu tự nhận lỗi và nhận hình thức kỷ luật nhưng những người này cho biết không có lỗi gì, mặc dù vậy họ vẫn bị khai trừ khỏi đảng.
Một số trang web thân chính phủ như Hội Cờ đỏ, vnnew.net… cũng dẫn thông tin nói cả 7 đảng viên thuộc Tổ đồng thuận trong đó có cụ Lê Đình Kình đều bị hội nghị Chi bộ đảng Thôn Hoành nhất trí khai trừ khỏi đảng vì vụ việc ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại cho số Huyện ủy huyện Mỹ Đức để kiểm chứng thông tin nhưng không có người bắt máy.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-police-said-health-of-a-dongtam-protester-better-however-29-detainees-not-allowed-to-see-their-families-06022020083610.html

Thấy gì qua vụ ông Lương Hữu Phước tự sát ở tòa án?

LS Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC từ Hà Nội
Tìm hiểu lịch sử thì thấy, khi người Pháp đô hộ Việt Nam họ quy định những người Pháp phạm tội sẽ được xét xử bởi những thẩm phán người Pháp, họ không chấp nhận bị xét xử bởi người Việt Nam.
Việt Nam: Dư luận chấn động vụ một người kêu oan nhảy lầu sau khi tòa tuyên án
LS Đặng Đình Mạnh: ‘Khả năng Hồ Duy Hải được ân xá là 50/50′
LS Trần Hồng Phong: ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’
Cũng tương tự như vậy, khi người Anh đô hộ Ấn Độ và Nam Phi họ cũng thiết lập những tòa án riêng để xét xử người Anh phạm tội ở những vùng thuộc địa đó.
Khi nước Nhật Bản ở thời kỳ bị các nước châu Âu o bế áp lực cũng bị chịu một quy định trong hiệp ước bất bình đẳng rằng người châu Âu phạm tội ở Nhật Bản sẽ không bị xét xử bởi tòa án Nhật.
Điều mà mãi về sau chính phủ Nhật Bản mới đàm phán bác bỏ đi được khi mà thế lực đất nước đã lớn mạnh lên.
Còn như ở các nước thuộc địa của Pháp và Anh thì chế độ xét riêng biệt được áp dụng mãi cho đến khi chế độ thuộc địa chấm dứt và các nước giành được độc lập.
Bản chất của việc này có hai lý do, thứ nhất là người ở những nước đô hộ tự cho mình là ở trình độ văn minh cao không muốn bị xét xử bởi những người thấp kém hơn.
Nhưng lý do thứ hai quan trọng không kém, xuất phát từ chính nhu cầu đạt được công lý, đó là người ta luôn mong muốn được xét xử bởi những người đồng đẳng với mình.
Xuất phát từ thực tế xa xưa, các quý tộc châu Âu không bao giờ mong muốn bị xét xử bởi những người không cùng thuộc hàng quý tộc với mình.
Vì hãy thử hình dung xem sẽ thế nào nếu một quý tộc bị xét xử bởi tòa án của những người nông nô?
Nguyên lý nền tảng về sự đồng đẳng đó hiện nay được thể chế hóa bằng mô hình xét xử theo bồi thẩm đoàn ở hệ thống theo thông luật Anh hoặc hội thẩm nhân dân ở hệ thống Châu Âu lục địa kiểu Pháp.
Theo đó người ta dành quyền phán xét cho những công dân bình thường giống như kẻ tội nhân, bằng cách đó sẽ đảm bảo nhận thức hiểu biết về khung khổ giá trị luân lý giữa hai bên là như nhau, có như thế kết quả mới tạo thành niềm tin công lý chung.
Bởi vì niềm tin công lý, dù sao cũng phụ thuộc vào trình độ nhận thức, nền tảng văn hóa, phạm trù đạo đức của mỗi khu vực địa lý và giai tầng.
Vậy thì điều đó có liên hệ gì với tòa án ở Việt Nam hiện nay?
Vụ việc chấn động
Mới đây dư luận xã hội đã chấn động khi ông Lương Hữu Phước sau khi bị tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên án 3 năm tù đã tự sát ngay tại trụ sở tòa án.
Trước khi nhảy lầu chết ông Phước đã viết lại lời trăng trối trên facebook rằng nếu cái chết của ông có thể giúp thức tỉnh nền tư pháp của tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ.
Nhưng dù ông Phước chấp nhận dùng cái chết để chứng tỏ mình vô tội thì các cán bộ tòa án họp báo sau đó vẫn nói rằng họ xét xử không sai.
Đằng sau sự việc này là tồn tại sự không thấu hiểu chia sẻ niềm tin giá trị với nhau, ông Phước đã không được xét bởi những người đồng đẳng với mình.
Ông không hiểu đươc vì sao khi mình đang đi cùng bạn thì bị người khác va chạm gây tai nạn giao thông, bạn mình chết còn mình phải đi tù?
Niềm tin giá trị của ông đã không được thấu hiểu chia sẻ.
Nguyên nhân vì đâu?
Hiện nay khi xét xử phiên tòa sơ thẩm có hội đồng gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân, phiên phúc thẩm gồm có 3 thẩm phán.
Hội thẩm nhân dân là những cán bộ các ban ngành hay hội đoàn được bầu chọn bởi Hội đồng nhân dân theo một danh sách giới hạn và nhiệm kỳ 5 năm.
Về danh nghĩa hội thẩm độc lập bình đẳng với thẩm phán, nhưng do số lượng ít và tham gia công tác xét xử thường xuyên cho nên hội thẩm thành ra chịu sự ảnh hưởng chi phối bởi quan điểm của thẩm phán.
Với cách tổ chức cơ cấu nhân sự như thế thì người xét xử được xem là thuộc về phía nhà nước và ở một địa vị khác cao hơn bị cáo.
Trong khi ở Mỹ bồi thẩm đoàn xét xử gồm 12 công dân bình thường được chỉ định ngẫu nhiên tham gia xét xử, xong việc là ra về.
Còn ở Nhật Bản nước cũng áp dụng theo mô hình xét xử thẩm vấn gần gũi với Việt Nam thì Hội đồng xét xử của họ có tới 3 thẩm phán và 6 hội thẩm nhân dân, tổng cộng là 9 người.
Hội thẩm ở Nhật cũng là những công dân bình thường được chỉ định ngẫu nhiên luân phiên trong dân chúng.
Bằng cách để số đông các công dân bình thường tham gia vào công tác xét xử sẽ giúp tạo ra sự thấu hiểu giữa bị cáo và những người phán xét, đảm bảo mặt bằng chung nhận thức về lẽ công bằng cũng như sự đúng sai, giá trị luân lý tương đồng thì mới tạo lập được niềm tin công lý.
Xung động tư pháp
Trước khi xảy ra vụ ông Lương Hữu Phước dư luận xã hội Việt Nam cũng rung động với vụ án của tử tù Hồ Duy Hải.
Hai vụ việc tư pháp liên tiếp nhau gây chấn động cho thấy vấn đề tư pháp hiện đang là xung động lớn lẩn khuất dưới bề mặt đời sống xã hội.
Người có năng lực lãnh đạo lớn là người có thể nhìn ra được các quy luật vận động đời sống xã hội, nhìn ra được các xung động chính ẩn tàng dưới lớp bề mặt đang chi phối định hình đời sống xã hội, đó là các dòng chảy chủ lưu, dòng chảy chính trong sự vận động hỗn mang bề bộn các vấn đề.
Nền tư pháp hiện nay đang tồn tại những xung động xấu, dòng chảy tư pháp đang bị mắc nghẽn, những bất cập của tư pháp đang gây hệ lụy ảnh hưởng rộng khắp.
Không phải tự dưng mà nhiều sự vụ tư pháp liên tiếp trở thành tâm điểm chính của đời sống chính trị quốc gia, chiếm thời lượng lớn của các chương trình nghị sự.
Sự xuất hiện các sự vụ tư pháp lớn cho thấy mức độ phổ biến của vấn đề và bộc lộ mối quan tâm rộng lớn của người dân về công lý xã hội.
Lý do đằng sau là gì?
Nói ra thì dài nhưng mọi người có thể hình dung là ở các nước theo thể chế tam quyền phân lập thì quyền tư pháp được bố trí cân xứng với lập pháp và hành pháp, trở thành một trong ba trụ cột quốc gia.
Nền tư pháp theo đó đảm đương một phần khối lượng công việc rất lớn trong quản trị quốc gia và ảnh hưởng lớn tới khả năng mưu cầu hạnh phúc của người dân.
Nhưng ở VN lâu nay quyền tư pháp bị yếu, trong khi khối lượng công việc cần giải quyết bởi tư pháp và nhu cầu cảm thức công lý của người dân trong xã hội vẫn thế, không ít hơn ở các nước khác.
Thành ra ở VN nhiều việc vốn là của tư pháp lại không do tư pháp xử lý, hoặc do những bất cập trong tổ chức, hoặc do thiếu sự đầu tư hay trao quyền, khiến cho tư pháp không đủ năng lực đảm đương kiến tạo công lý, mà rồi lâu dần theo thời gian ùn ứ lại một mối nợ rất lớn về thiếu vắng cảm thức công lý.
Sự hiển lộ của công lý sẽ giúp ổn cố trật tự lương tâm xã hội, khi người dân không cảm thụ được công lý thì sẽ nhiều hệ lụy, rõ nhất là thiếu sự an toàn và đời sống xã hội sẽ kém an lành hạnh phúc thịnh vượng.
Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52890415

Tự sát để chứng tỏ bị kết án oan

 có thể nào đánh thức nền tư pháp Việt Nam?

Nhảy lầu tự sát tại tòa
Phán quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao bác kháng nghị điều tra lại vụ án tử tù Hồ Duy Hải của Viện KSND Tối cao, hôm mùng 8/5 còn chưa kịp lắng dịu trước sự phản đối dữ dội của công luận thì vào sáng ngày 29/5, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù giam đối với bị cáo Lương Hữu Phước, dẫn đến hành động phản kháng của ông Phước là nhảy từ lầu 2 xuống sân tòa trong chiều cùng ngày và bị tử vong.
Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Phước, vào sáng ngày 30/5 lập tức tổ chức cuộc họp báo về vụ việc ông Lương Hữu Phước, 55 tuổi, chết tại sân tòa, nghi nhảy lầu tự tử do bị tuyên án oan sai. Tại buổi họp báo này, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên bố rằng đã xét xử hòan toàn vô tư và công tâm.
Đài RFA tóm tắt vụ án tai nạn giao thông xảy ra hồi ngày 15/1/2017. Theo truyền thông trong nước cho biết ông Lương Hữu Phước chở ông Trần Hữu Quý trên chiếc xe gắn máy. Trong lúc ông Phước lái xe rẽ trái qua đường và khi xe của ông Phước tới phần đường dành cho xe đi ngược chiều thì bị xe máy do anh Lâm Tươi lái, chở anh Trị Tiếp đụng vào gây tai nạn, khiến ông Lương Hữu Phước và ông Trần Hữu Quý bị thương. Hai ngày sau đó, ông Quý tử vong.
Phiên tòa sơ thẩm tuyên án ông Phước 3 năm tù giam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Ông Phước đã kháng cáo. Phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhất, đã tuyên hủy án sơ thẩm với nhận định chưa làm rõ nhiều vấn đề, kết tội chưa có cơ sở.
Quan điểm của tôi về phán xét phúc thẩm, tôi cho rằng Hội đồng Xét xử phúc thẩm gồm Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Lê Hồng Hạnh, các thẩm phán: ông Lê Viết Hòa (hiện nay là Phó Chánh án) và ông Phạm Tiến Hiệp tuyên bác kháng cáo kêu oan của anh Lương Hữu Phước và kết tội anh Lương Hữu Phước phạm tội ‘vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và tuyên phạt 3 năm tù là oan cho anh Phước. Tại vì phán quyết đó không đúng với những chứng cứ đã được cơ quan điều tra thu thập. Có nghĩa rằng tòa đã xem xét, đánh giá chứng cứ không toàn diện, không khách quan. Bởi vì nếu đánh giá toàn diện và khách quan thì người bị truy tố xét xử là Lâm Tươi, không phải anh Lương Hữu Phước
-Luật sư Dương Vĩnh Tuyến
Phiên tòa sơ thẩm xét xử lần thứ hai, vẫn tuyên ông Phước 3 năm tù giam do qua đường không quan sát, không nhường đường xe ngược chiều gây tai nạn. Phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhì, vào sáng ngày 29/5/2020, tuyên y án sơ thẩm lần hai là 3 năm tù giam đối với ông Lương Hữu Phước.
Báo Tuổi Trẻ Online, vào hôm 30/5 dẫn hồ sơ vụ án cho biết khi xảy ra tai nạn giao thông, ông Phước có nồng độ cồn trong máu là 0,69mg/l khí thở. Còn anh Lâm Tươi có nồng độ cồn trong máu là 0,57 mg/l khí thở và anh Lâm Tươi chở anh Tiếp Trị mà không có bằng lái xe.
Tại cuộc họp báo vào sáng ngày 30/5, bà Lê Hồng Hạnh-Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhì giải thích nguyên nhân không khởi tố Lâm Tươi là do Lâm Tươi không lấn đường và cơ quan điều tra không xác định được vận tốc xe Lâm Tươi. Anh Lâm Tươi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không có giấy phép lái xe và có nồng độ cồn.
Bà Lê Hồng Hạnh nói thêm tại cuộc họp báo rằng tòa xác định lỗi là do bị cáo Lương Hữu Phước qua đường mà không quan sát, vi phạm khoản 2 điều 15 Luật Giao thông đường bộ và hiện trường chỉ thể hiện vết cà của xe bị cáo Phước để lại. Xe bị cáo Phước ngã nằm hoàn toàn bên phần đường bên phải của xe Lâm Tươi.
Án oan sai đối với ông lương Hữu Phước?
Vào tối hôm 1/6, Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, là luật sư bào chữa cho ông Lương Hữu Phước, lên tiếng với RFA:
“Quan điểm của tôi về phán xét phúc thẩm, tôi cho rằng Hội đồng Xét xử phúc thẩm gồm Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Lê Hồng Hạnh, các thẩm phán: ông Lê Viết Hòa (hiện nay là Phó Chánh án) và ông Phạm Tiến Hiệp tuyên bác kháng cáo kêu oan của anh Lương Hữu Phước và kết tội anh Lương Hữu Phước phạm tội ‘vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và tuyên phạt 3 năm tù là oan cho anh Phước. Tại vì phán quyết đó không đúng với những chứng cứ đã được cơ quan điều tra thu thập. Có nghĩa rằng tòa đã xem xét, đánh giá chứng cứ không toàn diện, không khách quan. Bởi vì nếu đánh giá toàn diện và khách quan thì người bị truy tố xét xử là Lâm Tươi, không phải anh Lương Hữu Phước.”
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến nêu lên một số yếu tố mà không được Hội đồng Xét xử phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhì xem xét, chẳng hạn như đại diện Viện KSND gọi Lâm Tươi là “bị cáo” trong khi không khởi tố Lâm Tươi nhưng chủ tọa phiên tòa đã không yêu cầu phải thay đổi cho đúng theo quy định tố tụng hay trong quá trình tranh luận tại tòa, Viện KSND ban đầu khẳng định vết cà của xe là từ xe của Lâm Tươi và có đủ cơ sở để kết luận Lâm Tươi gây ra tai nạn; tuy nhiên sau đó lại khẳng định là có đủ chứng cứ để kết luận vết cà của xe do từ xe của ông Phước.
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, theo luật định được đặt câu hỏi với Lâm Tươi tại tòa. Thế nhưng, câu hỏi của vị luật sư bào chữa này đã bị tòa cắt ngang. Luật sư Dương Vĩnh Tuyến thuật lại lúc nêu câu hỏi với anh lâm Tươi:
“Tôi hỏi là anh khai ở khỏang cách 50 mét thì anh đã nhìn thấy anh Phước đi qua đường từ từ. Vậy tại sao khi khỏang cách còn 5 mét thì anh bị bất ngờ khi thấy anh Phước qua đường? Và mục đích của tôi hỏi câu này là làm rõ nguyên nhân tại sao Lâm Tươi bị bị bất ngờ để rồi bẻ tay lái về bên phải đường và lao thẳng xe của mình vào vùng tản nhiệt của xe anh Phước? Bởi vì rõ ràng xe anh Phước chạy từ từ và còn 50 mét thì Lâm Tươi đã thấy rồi và việc qua đường của anh Phước có bật xi-nhan hay không bật xi-nhan đều không tạo nên sự kiện bất ngờ đối với Lâm Tươi. Vậy thì tại sao còn khoảng cách 5 mét thì Lâm Tươi bị bất ngờ? Như vậy, Lâm Tươi điều khiển xe lúc này thì mặt nhìn ở đâu? Nếu nhìn ở phía trước thì chắc chắn không bị bất ngờ vì vẫn nhìn thấy. Khi tôi hỏi câu hỏi này thì bị Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Lê Hồng Hạnh cắt không cho tôi hỏi vấn đề đó.”
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến nhấn mạnh đây là mấu chốt chính của vụ án. Đồng thời, tòa phúc thầm lần thứ nhì cũng đã không xét hỏi nhân chứng là bà Trần Thị Kim Liên:
“Trong lời khai của cô Trần Thị Kim Liên (vợ của anh Quý) là người nhân chứng. Chị Liên khai là Lâm Tươi vừa chạy xe vừa quay đầu lại phía sau để nói chuyện với người ngồi sau, tức là Trị Tiếp. Nhưng khi xét hỏi, Hội đồng Xét xử đã không hỏi chị Liên về vấn đề này mặc dù ngày hôm đó chị Liên có tham dự.”
Báo mạng Tieudung.vn, trong bản tin loan về vụ việc ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự sát tại TAND tỉnh Bình Phước vào hôm 29/5, cho biết chi tiết ông Phước từng tâm sự với nhiều người sau khi có bản án sơ thẩm tuyên 3 năm tù giam đối với ông. Ông Phước nói rằng “nếu bản án gây bất công, ông sẽ tự tử”.
Sau khi phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhì tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù giam, vào lúc 2:31 chiều cùng ngày, ông Phước đăng một status trên trang Facebook cá nhân rằng “ Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”. Tiếp sau đó, ông Phước đi đến Tòa án tỉnh Bình Phước và nhảy lầu tự sát.
Báo mạng Tuổi Trẻ, vào ngày 1/6 loan tin TAND tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Bình Phước báo cáo và rút hồ sơ để xem xét. Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Trung tướng Trần Văn Độ được dẫn lời cho biết trong trường hợp bản án bị hủy để điều tra, xét xử lại thì dù bị can, bị cáo đã chết nhưng việc điều tra vẫn có thể tiến hành được bởi ngoài lời khai của bị can, bị cáo còn có lời khai của người làm chứng và các tài liệu, chứng cứ khác. Tuy nhiên, Trung tướng Trần Văn Độ lưu ý việc bị cáo tự tử có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như hoàn cảnh gia đình hay những bí bách trong cuộc sống tác động đến tâm lý dẫn đến hành vi nông nổi thì không thể dùng hậu quả tự sát để quy trách nhiệm cho người thi hành tố tụng.
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến khẳng định với RFA:
“Tôi đã xem được dòng status của anh Lương Hữu Phước và rõ ràng anh Phước đã không bằng lòng về phán quyết của tòa. Bởi vì status được viết vào buổi chiều sau khi tòa đã tuyên án. Thứ hai nữa, nếu anh Phước chết vì nguyên nhân khác thì không mắc gì anh phải tới tòa để chết. Từ status trên Facebook cá nhân của anh Phước cùng với việc anh Phước tới tòa để tự tử thì đủ khẳng định anh Phước đã không chấp nhận phán quyết của tòa.”
Công lý cho nền tư pháp được “thức tỉnh”?
Luật sư bào chữa cho ông Lương Hữu Phước cho RFA biết thêm diễn tiến của vụ án sau khi ông Phước qua đời:
“Với tư cách là một luật sư và lương tâm cùng trách nhiệm, tôi buộc lòng phải có đơn gửi đến các cơ quan để đề nghị giám đốc thẩm. Và với niềm tin luật pháp thì tôi tin là những người có thẩm quyền sẽ xem xét và tuyên bố anh Lương Hữu Phước không có tội, mặc dù anh đã chết. Còn họ có quyền và họ tuyên như thế nào thì tôi không dám nghĩ tới. Bởi vì nói thẳng rằng bức màn giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải vẫn chưa khép được trước mắt tôi.”
Báo giới quốc nội cũng đăng tải thông tin trong một phiên tòa phúc thẩm khác, Tòa án tỉnh Bình Phước đã xét xử ông Võ Chánh và ông này cũng đã dùng dao tự sát sau khi phiên tòa tuyên án.
Vụ này làm tôi liên tưởng đến vụ ông Nguyễn Khắc Thủy ở Vũng Tàu khi xử giám đốc thẩm đã chuyển từ án tù treo sang thành án tù giam đối với hành vi cưỡng dâm trẻ em của ông Thủy. Thế thì vụ án này tôi vẫn đánh giá cao (xét xử) liên quan về dư luận nhiều hơn. Bởi vì các vụ án oan sai diễn ra rất nhiều và khắp nơi thì vụ này chỉ là bắt cóc bỏ đĩa mà không giải quyết được nhiều. Chẳng qua là người ta muốn lấy danh dự và nhiều người nhân dịp này để lấy công. Thật sự tôi nói có phần bi quan một chút nhưng điều này rất lo ngại vì người ta luôn luôn giải quyết vấn đề từ ngọn, chứ không phải đào gốc cho nên tôi nghĩ rằng cái chết của ông Phước chỉ làm cho người ta lay động trong một tít tắc nào đó thôi rồi sau thì đâu lại vào đấy
-Luật sư Ngô Anh Tuấn
Luật sư Ngô Anh Tuấn, vào tối hôm 1/6 chia sẻ với RFA rằng ông có hy vọng là vụ án của ông Lương Hữu Phước sẽ được xét xử lại cho nạn nhân, mặc dù không thể nào đánh thức được công lý cho nền từ pháp ở Việt Nam:
“Vụ này làm tôi liên tưởng đến vụ ông Nguyễn Khắc Thủy ở Vũng Tàu khi xử giám đốc thẩm đã chuyển từ án tù treo sang thành án tù giam đối với hành vi cưỡng dâm trẻ em của ông Thủy. Thế thì vụ án này tôi vẫn đánh giá cao (xét xử) liên quan về dư luận nhiều hơn. Bởi vì các vụ án oan sai xảy ra rất nhiều và khắp nơi thì vụ này chỉ là bắt cóc bỏ đĩa mà không giải quyết được nhiều. Chẳng qua là người ta muốn lấy danh dự và nhiều người nhân dịp này để lấy công. Thật sự tôi nói có phần bi quan một chút nhưng điều này rất lo ngại vì người ta luôn luôn giải quyết vấn đề từ ngọn, chứ không phải đào gốc cho nên tôi nghĩ rằng cái chết của ông Phước chỉ làm cho người ta lay động trong một tít tắc nào đó thôi rồi sau thì đâu lại vào đấy.”
Luật sư Lê Ngọc Luân, sau khi hay tin ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tại tòa tự sát với mong muốn cái chết của ông có thể thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước, đã viết trên Facebook rằng nền tư pháp chỉ thức tỉnh “khi nào thẩm phán được độc lập thật sự, họ có quyền phán xét bằng sự chính trực và lương tâm không bị can thiệp thô bạo thì mới có nhen nhóm hi vọng”.
Luật sư Lê Ngọc Luân qua trang Facebook cá nhân đã thốt lên rằng “Đất nước tôi sao lại xảy ra những bất công và phẫn uất thế này? Trời ơi!”. Và một ngày sau đó, Luật sư Lê Ngọc Luân cho biết bài viết này của ông đã bị Facebook gỡ bỏ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-case-of-suicide-by-wrongful-sentence-in-binh-phuoc-province-06012020163644.html

Toà án TP Hà Nội hoãn xử cựu vụ phó Ban dân vận

chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng

Hội đồng xét xử toà án nhân dân TP Hà Nội ngày 2 tháng 6 đã quyết định hoãn phiên toà xét xử vợ chồng ông Trần Ngọc Hưng, nguyên phó vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ Ban Dân vận trung ương chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng.
Quyết định hoãn phiên toà được đưa ra do bị cáo Trần Ngọc Hưng yêu cầu thay đổi luật sư. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.
Theo tin, vợ chồng ông Trần Ngọc Hưng (1962), cựu vụ phó Ban dân vận trung ương và bà Nguyễn Thị Bích (1964) ngụ tại quận Tây Hồ bị truy tố về 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Vụ án này đã kéo dài từ năm 2013 và ông Hưng từng bị xử phạt mức tù chung thân; bà Bích lãnh 20 năm tù, tuy nhiên vụ án đã bị huỷ để điều tra lại.
Theo cáo trạng, năm 2011, vợ chồng ông Hưng thế chấp căn nhà ở phường Quảng An, quận Tây Hồ vay ông Nguyễn Văn Thiện số tiền 2 tỷ đồng nhưng không trả lại. Vợ chồng ông tiếp tục dùng căn nhà trên để thế chấp vào Ngân hàng SHB, vay số tiền 6 tỷ đồng. Khi đó, bà Bích lấy tư cách là Giám đốc chi nhánh CTCP Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Thượng Sơn đề nghị vay tiền.
Thực tế, bà Nguyễn Thị Bích không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, thậm chí hồ sơ phương án kinh doanh cũng là lập khống.
Ngoài ra, cuối năm 2011, vợ chồng ông Hưng ký hợp đồng bán căn nhà trên cho ông Nguyễn Tiến Hưng với giá 8,6 tỷ đồng và đặt cọc trước 2,6 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời gian làm hợp đồng công chứng chuyển nhượng nhà, vợ chồng ông Hưng không thực hiện mà chiếm đoạt luôn số tiền cọc.
Vợ chồng ông Hưng, bà Bích còn lừa đảo trong việc bán nhà đất đang bị thu hồi và tiếp tục chiến đoạt số tiền cọc 13 tỷ đồng của khách mua và lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 31,9 tỷ đồng của ngân hàng cùng các cá nhân khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-people-court-suspends-trial-on-former-vice-head-of-central-mass-mobilization-06022020080110.html

Thuyên chuyển hơn 2.200 cán bộ tại Sài Gòn

 có giúp giảm nhũng nhiễu?

Nội dung
Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trình Thủ tướng rằng đã chuyển công tác 2.209 cán bộ, công chức làm việc ở vị trí nhạy cảm; hoặc có biểu hiện tiêu cực, ngâm hồ sơ… trong năm 2019 để phòng chống tham nhũng.
Số liệu vừa nêu được cho là kết quả sau 1 năm thực hiện theo Chỉ thị 10/2019 về việc Tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham nhũng, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Giải thích về nguyên nhân Chỉ thị 10 được ban hành 22/4/2019, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cho rằng:
“Trong lĩnh vực đời sống xã hội, nhiều cán bộ công chức vì động cơ vụ lợi vị trí công tác, lợi dụng cơ chế chính sách pháp luật, lòng tin, thiếu hiểu biết chính sách pháp luật nên gây phiền hà trong giải quyết không đúng quy định cho người dân cũng như doanh nghiệp. Do người đứng đầu chưa đề cao, nêu gương, gương mẫu đầy đủ trách nhiệm trong thực hiện thẩm quyền của mình. Họ cũng chưa kiểm tra, thanh tra chú trọng. Tinh thần phục vụ cũng như đạo đức công vụ của một số cán bộ công chức chưa làm hết trách nhiệm của mình. Một số chính sách trong một số lãnh vực quản lý xã hội chưa đồng bộ, còn chồng chéo.”
Chỉ thị 10 đã được ban hành với những nội dung nhằm ngăn chặn tình trạng gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Cụ thể chỉ thị 10 nêu rõ cần thực hiện cải cách hành chính và tăng cường công khai minh bạch trong các cơ quan hành chính, đổi mới công nghệ quản lý, khẩn
trương rà soát những gì gây rườm rà.Tiếp theo nữa là nâng cao chất lượng đối thoại với doanh nghiệp. Trên cơ sở pháp luật sẽ công khai những địa điểm tiếp dân hoặc trên trang điện tử.
Chỉ thị 10 cũng yêu cầu công khai đường dây nóng, hộp thư để nghe doanh nghiệp và người dân nói về những việc gây phiền hà cho mình. Nếu có lỗi phải công khai xin lỗi doanh nghiệp, người dân. Những nơi thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp và người dân phải có sự giám sát bằng công nghệ thông tin như ghi âm, ghi hình và giám sát trực tuyến, thanh tra công vụ.
Tính hợp lý
Trong báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, những người bị luân chuyển ở vị trí thường tiếp xúc người dân, doanh nghiệp, có dư luận, biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, để tồn đọng nhiều hồ sơ hành chính – tư pháp; người làm kế toán, thủ quỹ, thanh tra xây dựng, đăng ký đất đai, địa chính – nhà đất, thủ kho, quản lý thị trường, thuế, hải quan, y tế, giáo dục.
Xác nhận tình trạng nhũng nhiễu trong các cơ quan tiếp dân hiện nay diễn ra một cách dày đặc, Blogger Nguyễn Ngọc Già tại Sài Gòn bày tỏ:
“Bất cứ ai, ngay bản thân tôi khi có việc buộc phải tiếp xúc cơ quan chính quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì luôn cảm thấy như một sự dị ứng, không muốn tiếp xúc mà buộc phải tiếp xúc để cho được việc của mình. Nên tình trạng đó làm cho người dân tôi quan sát và thấy được người dân chán ngán tột cùng khi buộc phải tiếp xúc với cơ quan công quyền.”
Tuy nhiên để giải quyết tình trạng này bằng cách thuyên chuyển công tác các cán bộ thì blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng phương án vừa nêu không đem lại hiệu quả nhất định:
“Theo ý kiến của tôi thì sự thay đổi đó, điều chuyển 2.200 người đó chỉ mang tính hình thức, không thay đổi về nội dung. Nếu chúng ta nhìn vấn đề bản chất và hiện tượng thì hiện tượng đó hoàn toàn không thể thay đổi bản chất của chế độ cộng sản. Nếu tham nhũng được diệt trừ đồng nghĩa với việc chế độ cộng sản độc đảng toàn trị sẽ bị tiêu diệt bởi vì nó là nguồn cội sinh ra tham nhũng.”
Dưới quan điểm cá nhân, Giám đốc một công ty bất động sản tại Sài Gòn cũng cho rằng việc điều chuyển công tác của những cán bộ sai phạm không giúp cải thiện tình hình tham nhũng. Anh đưa ra nguyên nhân:
“Giống như mua chức, chuyện chuyển công tác thì người mới lên cũng y chang vậy à.”
Vẫn theo lời anh này, hầu hết những vụ việc nhũng nhiễu ở các cơ quan tiếp dân chỉ mang tính chất tham nhũng vặt. Bên cạnh đó, vì tính chất công việc và ‘thói quen bôi trơn’ tại Việt Nam từ xưa đến nay nên nhiều khi công chức chưa kịp khơi mào thì các doanh nghiệp hoặc người dân đã tự gửi phong bì để giấy tờ được suôn sẻ, đặc biệt khi dính líu đến thuế:
“Thuế thì nhiều, ở Việt Nam ở đâu cũng có, hầu như 80-90%, trừ những công ty nước ngoài. Cái đó mình tự cho người ta để người ta vui vẻ giải quyết hồ sơ cho mình nhanh chứ không phải mình làm sai luật, chỉ để người ta giải quyết nhanh cho mình và nếu có sai thì báo cho mình.”
Trao đổi với RFA vào tối 1/6, một người trong bộ phận hải quan không muốn nêu tên trước đây đã từng làm ở sân bay Tân Sơn Nhất ví tình trạng nhũng nhiễu ở ngành hải quan như một ‘lệ làng’ có từ bao đời nay. Khi ông còn làm hải quan ở sân bay thì nhiều hành khách Việt lúc nhập cảnh đã tự kẹp tiền vào hộ chiếu để được cho qua nhanh chóng, hoặc khi bị xét hành lý cũng tự đề nghị ‘gửi tiền uống cà phê’ cho những người kiểm tra. Rõ ràng chính người dân đã góp phần cho tình trạng nhũng nhiễu có cơ hội phát triển.
Blogger Nguyễn Ngọc Già nhận định rằng tình trạng tham nhũng không chỉ xảy ra ở riêng Việt Nam, nhưng điểm khác nhau quan trọng nhất để khắc phục là chính phủ Hà Nội không có tư pháp độc lập.
“Các quốc gia khác cũng có tham nhũng, đó là chuyện đưng nhiên vì đã là con người chắc chắn đều có lòng tham. Nhưng các quốc gia khác có tư pháp độc lập nên giám sát, kiểm soát được và xử lý nghiêm.”
Vẫn theo Blogger Nguyễn Ngọc Già, việc thuyên chuyển công tác thật ra không thực sự giải quyết gốc rễ vấn đề vì mọi việc đâu vẫn vào đó do không thể thay đổi được bản chất của những cán bộ và hệ thống điều hành.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-transferring-more-than-2k2-officials-in-saigon-help-reduce-corruption-06012020141730.html

Đốn hàng loạt cây phượng trong sân trường

do sợ trách nhiệm!

Diễm Thi, RFA
Sáng 26 tháng 5 năm 2020, một cây phượng vĩ trong sân trường THCS Bạch Đằng, quận 3, bật gốc đè 18 học sinh lớp 6 khiến một học sinh em tử vong. Sau sự việc thương tâm này, nhiều trường đốn hạ cây xanh, cây phượng trong sân khiến dư luận đặt vấn đề ‘tại sao các trường không tìm hiểu nguyên nhân để có cách giải quyết hợp lý mà lại đốn hạ hàng loạt?’
Giảng viên Chế Quốc Long, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật nêu ý kiến về vấn đề này qua ứng dụng facebook messenger:
“Chuyện một học sinh chết vì cây phượng đổ là một tai nạn đau lòng. Tuy nhiên, việc đốn hàng loạt cây phượng ở các trường học là điều không chấp nhận được.
Đã từ lâu, các trường không hề có sự chăm sóc cây xanh. Chỉ cần một năm kiểm tra một lần thì có thể phát hiện ngay cây nào mục ruỗng hoặc còn sử dụng được. Chưa kể việc bê tông hoá toàn bộ sân trường cũng làm ảnh hưởng đến sức sống của cây.
Không có sự chăm sóc, khi sự việc đau lòng xảy ra thì phản ứng hết sức cực đoan là đốn hạ hàng loạt cây phượng. Đúng là kiểu quản lý không được thì cấm như xưa nay. Hành động đốn hàng loạt cây phượng ở các trường học, khiến chúng ta phải đặt câu hỏi: phải chăng quản lý cũng phản ứng theo kiểu bầy đàn hay sao?”
Chuyện chính quyền chặt hạ cây xanh không lạ gì với người dân trong nước từ Bắc tới Nam.
Năm 2014, hàng loạt cây cổ thụ trên đường Lê Lợi cũng bị đốn hạ để xây dựng ga tàu điện ngầm. Năm 2018, hàng cây cổ thụ trên Tôn Đức Thắng bị di dời và đốn hạ để triển khai các dự án giao thông gồm tuyến tàu điện ngầm, cầu Thủ Thiêm 2, nhà ga Ba Son.khiến người dân Sài Gòn ngẩn ngơ tiếc nuối.
Không có sự chăm sóc, khi sự việc đau lòng xảy ra thì phản ứng hết sức cực đoan là đốn hạ hàng loạt cây phượng. Đúng là kiểu quản lý không được thì cấm như xưa nay. – Giảng viên Chế Quốc Long
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già từng chia sẻ với RFA rằng, sau khi đi tù về, ông ngỡ ngàng với con đường từng được coi là đẹp nhất Sài Gòn này, giờ trơ trụi như “cô gái đẹp trọc đầu”.
Nay với việc các trường chặt cây phượng vĩ, ông cho rằng xã hội hiện nay nói chung và nền tảng giáo dục nói riêng, cái tính vô trách nhiệm nó quá lớn, vì vậy nó làm mất lương tri của những người đang đứng trên bục giảng và kể cả các cán bộ quản lý trong Bộ GDĐT:
“Hành động một số trường chặt cây phượng thì tôi cho rằng đó là hành động vô văn hóa, phản giáo dục. Bởi vì cây phượng là biểu tượng của tuổi hoa niên, nó đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa. Tất cả những con người hiện nay dù ở bất cứ đâu, nhất là đang là giảng viên, là hiệu trưởng của các trường thì họ đều phải hiểu hình ảnh của cây phượng.
Ngoài ra nó còn có tính phản khoa học, bởi lỗi ở đây không phải tại cây phượng. Nếu nhìn dưới góc độ khoa học giữa cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, thì cây phượng bị ngã đổ nó phản ánh chuyện tất nhiên trong quá trình quản lý, chăm sóc cây phượng không đúng theo chăm sóc cây xanh. Và ngẫu nhiên cây đã ngã đổ.”
Truyền thông trong nước dẫn phân tích của bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia rằng, vấn đề là các trường đem cây phượng về trồng khi nó đã lớn, đường kính 20-30 cm, để cây nhanh kết tán và có bóng mát. Chính vì thế, rễ cây thường ít phát triển, không bám sâu vào lòng đất và rất dễ bị mục. Hơn nữa, ở thành phố, mức độ bê tông hóa cao, cây không có không gian để phát triển bộ rễ nên rất dễ đổ.
Anh Nguyễn Văn Dũng, một người dân Sài Gòn có con học tiểu học, bày tỏ sự bất bình khi các trường chặt cây xanh do lo sợ cây gãy đổ. Theo anh thì đó không phải là cách giải quyết mà đó là một hình thức trốn tránh trách nhiệm. Anh phân tích:
“Cái bệnh sợ trách nhiệm nó vô trường học. Thay vì họ tìm giải pháp giải quyết cho tốt thì họ chặt luôn để khỏi chịu trách nhiệm cây gãy đổ. Mọi việc khác họ mặc kệ. Câu chuyện nó là vậy thôi.
Ở đất nước này chẳng ai có trách nhiệm. Ông hiệu trưởng nhận trách nhiệm rồi cũng thôi. Bao nhiêu ông cũng chỉ nói miệng cho xong.
Bất cứ trường học nào trên thế giới cũng có cây xanh. Ở Việt Nam đặc biệt có cây phượng mà bao nhiêu năm nay đâu có chuyện gì, bây giờ đổ ngã đem đi chặt hết. Họ làm những việc không có suy nghĩ. Cây phượng nó là thơ, là nhạc, là tâm hồn học trò bao nhiêu thế hệ mà bây giờ họ bất chấp.”
Anh Dũng nói thêm rằng, ngoài việc sợ trách nhiệm thì cái gian dối nó ăn vào máu của rất nhiều người có trách nhiệm. Anh nêu ví dụ câu chuyện ở Hà Nội cách đây vài năm, hàng cây mới trồng bị đổ sau cơn giông lộ ra bầu đất bọc túi nylon nên rễ cây không thể ăn xuống đất.
Người dân Việt Nam không lạ gì những tấm bảng được gắn lên những cây cổ thụ ghi tên các vị lãnh đạo trồng cây lưu niệm, mà khi trồng thì các cây này đã trưởng thành.
Đặc biệt tôi thấy từ hôm cây phượng ngã làm chết học sinh cho đến khi các trường đồng loạt đốn các cây phượng khác trong sân trường, thì ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ giáo dục không hề có tiếng nói nào lên tiếng nhận trách nhiệm trong tư cách một người thầy. – Ông Nguyễn Ngọc Già 
Đầu năm 2015, theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn 2014-2015, khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố bị đưa vào diện chặt bỏ, thay cây mới. Dự án vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Đến ngày 20 tháng 3 năm 2015, Chủ tịch Hà Nội lúc đó là ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.
Ngoài chuyện cây phượng trong sân trường THCS Bạch Đằng, thành phố Hồ Chí Minh bật gốc, hôm 28 tháng 5, một cây phượng vĩ cổ thụ tại sân Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên cũng bật gốc, ngã đổ. Nhiều trường quá lo sợ đã chặt hết cây xanh, cây phượng trong sân trường khiến người dân bất bình với những hình ảnh cây bị chặt tan hoang. Ông Nguyễn Ngọc Già đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ:
“Đặc biệt tôi thấy từ hôm cây phượng ngã làm chết học sinh cho đến khi các trường đồng loạt đốn các cây phượng khác trong sân trường, thì ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ giáo dục không hề có tiếng nói nào lên tiếng nhận trách nhiệm trong tư cách một người thầy. Điều này phản ánh thêm cái ‘quản không được thì cấm’. Cái này đã trở thành chủ trương chung của toàn xã hội, trên mọi lãnh vực, ngành nghề. Không riêng gì ngành giáo dục!”
Theo nhà báo này, những người ra lệnh chặt các cây phượng trong sân trường chắc chắc phải là hiệu trưởng. Họ không thể nào mà không biết việc làm bị lên án ‘phản khoa học, vô văn hóa, phản giáo dục như vậy’.
Cây phượng là một trong những cây có tán rộng, hoa đẹp, gắn với kỷ niệm học trò của các thế hệ tại Việt Nam. Nhiều thành phố có những con đường rợp bóng hoa phượng khi mùa hè đến.
Hải Phòng được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hew-down-all-the-trees-in-school-yard-ban-bc-can-not-control-dt-06012020152026.html

Ý tưởng thu ‘phí chống ngập’

ở thành phố Hồ Chí Minh bị phản đối

Bộ Xây dựng và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh mới đây giới thiệu mức phí chống ngập, nhưng nhanh chóng vấp phải phản đối từ dư luận và báo chí.
“Giá dịch vụ chống ngập” ở Tp.HCM được tính toán là 3.668 đồng/1 mét vuông/1 tháng, theo tin hôm 28/5 của báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam Mới.
Hai báo nói mức phí nêu trên là kết quả nghiên cứu kéo dài hơn một năm của Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng Tp.HCM, và Phân viện Kinh tế Xây dựng miền nam thuộc Bộ Xây dựng.
Hai đơn vị kể trên đã chọn dự án dùng máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, làm cơ sở tính toán, tin của hai báo cho hay.
Việc nghiên cứu tính phí chống ngập được Sở Xây dựng đề xuất hồi tháng 5/2019 và được Ủy ban Nhân dân Tp.HCM chuẩn thuận.
Các bản tin của Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam Mới không nói cụ thể loại phí mới sẽ bắt đầu thu khi nào và cách thu ra sao. Hai tờ báo chỉ dẫn lời của đơn vị xây dựng giá dịch vụ nói rằng “khi phương án giá dịch vụ chống ngập theo mét vuông này được áp dụng sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào công tác chống ngập trên địa bàn Tp.HCM trong thời gian tới”.
Một bài báo của Thanh Niên hôm 2/6 cho rằng việc người dân thành phố “sẽ phải đóng phí chống ngập” đang gây nhiều tranh cãi.
Tờ báo dẫn lời kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nói rằng ông “không đồng tình” với việc người dân sẽ phải đóng phí dịch vụ chống ngập vì 2 lý do, đó là việc tính giá dịch vụ theo mét vuông là không hợp lý và tác nhân gây ngập cho Tp.HCM không phải là người dân.
Về lý do thứ nhất, ông Sơn, cũng là một chuyên gia quy hoạch, nói thêm: “Mỗi điểm ngập có những nguyên nhân khác nhau, không thể tính toán trên diện tích mét vuông, rồi áp dụng chung cho cả thành phố”, theo Thanh Niên.
Phân tích về nguyên nhân chính gây ngập, kiến trúc sư này khẳng định rằng Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng “phát triển thiếu bền vững, đô thị hóa tràn lan, nhà cao tầng bạ đâu ‘cắm’ đấy, thiếu không gian dành cho nước và không nâng cấp hạ tầng”.
Tình trạng đó xảy ra là hệ quả của việc “buông lỏng quản lý” trong cấp phép quy hoạch, xây dựng, chuyên gia Ngô Viết Nam Sơn nói.
Theo tìm hiểu của VOA, một số chuyên gia khí tượng thủy văn của Việt Nam đánh giá rằng hiện nay ngập lụt ảnh hưởng đến 10-15% diện tích thành phố.
Các chuyên gia dự báo trong tương lai 7-10 năm tới, nước xâm nhập do triều cường kết hợp với mưa sẽ gây ngập từ 25-35% tức 1/3 diện tích thành phố, nếu thành phố không có giải pháp.
Nhấn mạnh đến yếu tố người dân không có lỗi về ngập lụt ở thành phố, ông Sơn bình luận trên Thanh Niên: “Chống ngập là dịch vụ công. Người dân đã phải đóng thuế và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo họ được sống ở nơi không có ngập lụt. Nay vì lỗi do chính quyền, do doanh nghiệp, người dân tự nhiên phải chịu ngập rồi còn phải trả tiền chống ngập nữa thì quá vô lý”.
Một chuyên gia khác, kỹ sư Lê Thành Công, giám đốc một công ty thiết kế và tư vấn xây dựng, đưa ý kiến trên cùng tờ báo rằng nếu muốn huy động sức dân, thành phố “có thể phát hành trái phiếu” và sử dụng nguồn lực này, đồng thời, “nên đấu thầu dịch vụ công” cho từng vùng với “đầu bài cụ thể”.
“Làm cách này, các dự án minh bạch, hấp dẫn mà vẫn không phải bắt người dân trả phí để thu hút tư nhân tham gia”, kỹ sư Công nói.
Trong bài bình luận của bạn đọc đăng trên Lao Động, một người có tên Thái Minh viết rằng “Đóng phí, lệ phí là trách nhiệm của người dân. Nhưng đi cùng trách nhiệm phải là quyền lợi. Nếu nước vẫn ngập, phố vẫn đầy rác, giá trông giữ xe vẫn…trên trời thì các loại phí, lệ phí dù tăng 1 đồng cũng không thuyết phục”.
Vẫn bạn đọc này lưu ý đến thực trạng “lương chưa tăng nhưng các loại phí, lệ phí sẽ tăng kéo theo giá các loại dịch vụ, mặt hàng tăng theo”, và gọi đó “cũng là một thứ vô lý”.
https://www.voatiengviet.com/a/y-tuong-thu-phi-chong-ngap-o-thanh-pho-ho-chinh-minh-bi-phan-doi/5445867.html

Phát hiện thêm điểm đứt nối

trên tuyến cáp quang biển

Đại diện nhà cung cấp Internet tại Việt Nam (ISP) vào ngày 2/6 thông báo đã phát hiện thêm điểm đứt nối mới trên tuyến cáp quang quốc tế kết nối Đông Nam Á và Hoa Kỳ.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết, tuyến cáp quang quốc tế nối Đông Nam Á và Hoa Kỳ là tuyến Asia America Gateway hay gọi là AAG, có chiều dài hơn 20.000 km được đưa vào hoạt động hồi tháng 11/2009 đi qua các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Hong Kong, Philippines và Việt Nam.
Tuyến cáp quang AAG mặc dù thường xuyên gặp sự cố đứt cáp nhưng đây vẫn được xem là tuyến cáp quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dung lượng kết nối internet Việt Nam đi quốc tế.
Trước đó, nhà cung cấp thông báo bắt đầu sửa chữa sự cố trên tuyến cáp biển AAG  từ ngày 28/5/2020 và dự kiến hoàn thành vào ngày 2/6/2020.
Hiện tại tuyến cáp quang biển Đông Nam Á – Thái Bình Dương, Asia-Pacific Gateway hay gọi là APG cũng đang gặp sự cố từ ngày 23/5/2020 với hai điểm đứt nối gặp sự cố và đến nay vẫn chưa có kế hoạch và thời gian sửa chữa.
Tuyến cáp APG được đưa vào thử nghiệm từ cuối tháng 10/2016 và vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Các nhà mạng Việt Nam bao gồm VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom tham gia đầu tư vào tuyến cáp này. APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng internet tại Việt Nam.
Việc truy cập mạng từ Việt Nam đi quốc tế có thể khó khăn hơn cho đến khi sự cố của các tuyến cáp AAG, APG được khắc phục xong.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-broken-points-of-the-undersea-cable-detected-06022020083623.html

VN hy vọng giải đua xe F1

có thể diễn ra trong tương lai gần

Ban Tổ chức giải đua xe F1-Grand Prix 2020 của Việt Nam hy vọng cuộc đua có thể diễn ra “trong tương lai rất gần”.
Theo thông tin truyền thông loan đi ngày 2/6, Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC) ra thông báo tiếp tục tạm hoãn giải đua Công thức 1, sau khi giải đua tương tự tại Úc cũng bị hủy.
Quyết định tạm hoãn giải đua F1 được đưa ra sau khi ban tổ chức xem xét tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị cho sự kiện khai mạc vẫn được tiến hành với sự hoàn thành dàn dựng khán đài và đường đua, chỉ để lại rào chắn và các cơ sở hạ tầng khác đang được lắp đặt trên các con đường công cộng.
Ban tổ chức của Việt Nam Grand Prix 2020 cho biết việc tạm hoãn sự kiện này là một quyết định khó khăn, nhưng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên đoàn Ô tô quốc tế (FIA), đơn vị sở hữu bản quyền giải đua F1, UBND Hà Nội và Hiệp hội Thể thao xe động cơ Việt Nam (VMA) để theo dõi tình hình và sẽ thông báo ngày khai mạc mới. Đồng thời, ban tổ chức sẽ cập nhật thông tin cho người mua vé, nhà tài trợ và các đối tác của mình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-hopes-to-hold-postponed-f1-race-in-the-near-future-06022020083853.html

Tượng đài Búa liềm trên Chim Lạc ở Thanh Hóa:

 lý do không nên xây!

Tỉnh Thanh Hóa, một tỉnh nghèo ở Việt Nam đang đầu tư đến 50 tỷ đồng, để xây dựng Biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, với Tượng đài Búa liềm, Chim Lạc và Trống đồng… chồng lên nhau.
Người dân Thanh Hóa nói gì về việc dùng 50 tỷ đồng tiền thuế của dân để xây tượng đài? Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1/6, Một người dân ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nói:
“Theo tôi, nên dùng đồng tiền đó chi cho những việc khác như xây trường học hay giúp các gia đình nghèo chẳng hạn, nhiều hộ dân còn nghèo lắm… ”
Nguồn thu của huyện Yên Trường thì đang ở mức độ khiêm tốn, cho nên nếu dùng kinh phí lớn trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang gồng mình chống đại dịch Covid-19, thì chưa phù hợp.
-Lê Văn Cuông

Một người dân ở địa phương khác tại tỉnh Thanh Hóa, cho biết ý kiến của mình:
“Đó là việc không hợp lý, lãng phí và không cần thiết. Thật ra thì tiền cần làm gì thì có lẽ người dân và chính quyền sẽ biết rõ hơn rất là nhiều.”
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 6 năm 2020, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nhận định về việc xây dựng tượng đài lịch sử cách mạng Yên Trường tại địa phương mình:
“Thực tế nhu cầu của địa phương cũng muốn có biểu tượng để ghi dấu ấn thời kỳ cách mạng. Hiện nay cả xã và huyện đều được công nhận nông thôi mới, cho nên ở đây cũng là nguyện vọng của địa phương, cũng như là tạo dấu ấn lịch sử cho các thế hệ sau học tập và noi theo.”
Theo ông Lê Văn Cuông đây cũng là một nguyện vọng chính đáng, tuy nhiên ông nói tiếp:
“Trong tình hình điều kiện kinh tế của đất nước nói chung và địa phương còn nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân chưa được giàu có. Mặt khác, nguồn thu của huyện Yên Trường thì đang ở mức độ khiêm tốn, cho nên nếu dùng kinh phí lớn trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang gồng mình chống đại dịch Covid-19, thì chưa phù hợp.”
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu của dự án Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, là nhằm lưu giữ, bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Biểu tượng chính di tích lịch sử cách mạng Yên Trường là Tượng đài Búa liềm, Chim Lạc và Trống đồng… chồng lên nhau. Tượng đài được xây dựng bằng xi măng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khi trả lời báo chí trong nước cho biết, đã có hẳn một cuộc thi sáng tác biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường… và biểu tượng này đã được trưng bày để “lấy ý kiến nhân dân đánh giá”… cũng có các ý kiến khen ngợi với những “khí phách”, “thế bứt phá”… Tuy nhiên khi biểu tượng được công khai trên mạng, thì nhiều người đã công khai phê phán trên mạng xã hội như: ‘Búa liềm đã ngồi lên chim Lạc và trống đồng Đông Sơn, ngồi lên biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt, khiến chúng trở nên bị méo mó’… Hay ‘Chim Lạc tồn tại 4.000 năm, để đến một ngày cõng búa và liềm bay cao, vươn xa’…
Để tìm hiểu thêm, Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 6 năm 2020 liên lạc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà văn hóa, ngôn ngữ và được ông nhận định như sau:
“Tượng nói theo ngôn ngữ của tượng, người xem có thể phiên dịch theo cách hiểu của họ. Ví dụ nhiều cái phiên dịch mà chắc chắc, trái với chủ quan của người tạc tượng và người phê duyệt tượng, đó là ‘búa liềm’ tượng trưng cho đảng cộng sản, đâm toạc ‘Chim Lạc’ tượng trưng cho văn hóa, văn hiến của Việt Nam. Mà nếu hiểu như thế thì người tạc tượng và người phê duyệt tượng họ không thể hình dung được như vậy. Nhưng về mặt khách quan, cũng không ai có thể cấm họ nghĩ như vậy khi nhìn vào tượng.”
Mặt khác, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nếu hiểu theo cách của các vị tạc tượng và người phê duyệt tượng, thì thực ra cũng không ổn, ông nói tiếp:
“Khi cho con Chim Lạc chở mấy ông Mác Lenin, thì gánh đó chắc là quá nặng. Ý các vị là đảng từ dân tộc mà lên, phục vụ dân tộc, các vị giải thích kiểu đó. Nhưng mà nếu hiểu Chim Lạc chở búa liềm, thì ai mà có một chút lương năng đều biết rằng ngay cả nói như thế cũng không được.”
Nếu hiểu Chim Lạc chở búa liềm, thì ai mà có một chút lương năng đều biết rằng ngay cả nói như thế cũng không được.
PGS. TS. Hoàng Dũng
Dự án xây dựng tượng đài ở Di tích Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa không phải là công trình đầu tiên bị lên án tại Việt Nam. Trước đây, thành phố Hải Phòng cũng bị phê phán về hình tượng hai con rồng 60 tỷ ở thành phố này. Hay dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ Đồng ở Sơn La cũng được báo chí trong nước cho rằng đây là sự tiêu xài lãng phí tiền thuế của dân.
Ngoài ra còn trường hợp tỉnh Đak Nông, một tỉnh nghèo vùng Tây nguyên Việt Nam đã đầu tư đến 146 tỷ đồng vào dự án mang tên “Tượng Đài N’Trang Long Và Phong Trào Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc 1912-1936, để tưởng nhớ N’Trang Long, một anh hùng dân tộc hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Lê Văn Cuông, nhận định thêm:
“Hiện tại theo tôi nghĩ, không những ở Yên Trường, mà bất kỳ địa phương nào dùng số tiền quá lớn để xây tượng đài hoặc các khu văn hóa tưởng niệm, mặc dù cần thiết nhưng trong điều kiện hiện nay là chưa nên, mà có thể chờ khi nào có điều kiện hãy thực hiện. Chứ bây giờ mà thực hiện thì rất phản cảm và cũng tạo dư luận người dân chưa đồng tình.”
Phó giáo sư tiến sĩ Ngô Trí Long khi trả lời RFA cho rằng, hiện tượng phổ biến là xây những tượng đài hàng chục tỷ, cuối cùng là quá khả năng ngân sách. Đáng lý tiền đó phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào nhà thương, trường học hay xóa đói giảm nghèo thì sẽ tốt hơn nhiều. Hiện tượng này theo ông cần phải chấn chỉnh, vì những điều này hoàn toàn không hợp với lòng dân.
Ngày 29 tháng 5 năm 2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho biết đang đầu tư gần 50 tỷ đồng để tôn tạo một trong 3 nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh. Đó là Di tích Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Dự án trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt từ tháng 7 năm 2017. Đây là công trình do Ủy ban Nhân dân huyện Thọ Xuân làm chủ đầu tư với 100% vốn ngân sách.
Throng khi đó theo báo cáo ngày 17 tháng 4 năm 2020, của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh này có 112.307 người nghèo, 426.854 người thuộc hộ cận nghèo. Sau rà soát lại vào ngày 7/5/2020, toàn tỉnh Thanh Hóa vẫn có 475.703 người thuộc hai nhóm vừa nêu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-we-build-a-50-billion-monument-in-poor-province-of-thanh-hoa-06012020132603.html

Bộ GTVT: Không quy định “cứng”

bắt buộc xe máy bật đèn ban ngày

Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông – Vận tải, bà Trịnh Thị Hằng Nga vào ngày 2/6 cho biết quy định bắt buộc bật đèn nhận diện vào ban ngày đối với xe máy sẽ không được quy định “cứng” thành quy tắc giao thông, mà chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện.
Báo trong nước trích phát biểu bà Trịnh Thị Hằng Nga nói trong buổi Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn ra cùng ngày.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế giải thích rằng những điều chỉnh vừa đưa ra nhằm để vừa đảm bảo quy định của công ước Vienna vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người dân.
Cũng tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Đình Thọ nhận định rằng ở Việt Nam ánh sáng nhiều cộng với hàng triệu xe máy đi trên đường thì việc phải bật đèn xe máy cả ngày theo nhiều chuyên gia giao thông là việc không cần thiết.
Ngoài ra, đối với việc sửa Luật Giao thông đường bộ lần này, Bộ Giao thông – Vận tải xác định sửa để ổn định ít nhất trong 10 năm. Trong đó, có tầm nhìn, dự báo những yếu tố mới, đưa được hành lang pháp lý mà đối tượng chi phối trong luật ổn định.
Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất tại khoản 3 điều 27 dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.
Đề xuất này nhanh chóng bị nhiều người dân phản đối. Tuy nhiên vào ngày 28/5 vừa qua, báo trong nước đưa tin cho hay Bộ Giao thông – Vận tải vẫn giữ đề xuất này và sẽ nghiên cứu thêm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/there-is-no-official-regulation-to-force-motorbikes-to-turn-on-daytime-running-lights-06022020083740.html

Quan hệ Việt – Trung:

Phương châm 16 chữ vàng ‘vẫn ảnh hưởng lớn’

Một nhà nghiên cứu đang công tác ở Viện Chính trị học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt về hướng đi trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay.
Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ?
Carl Thayer: ‘Việc trục xuất tàu Mỹ mà TQ tuyên bố hoàn toàn bịa đặt’
TQ nói VN ‘không có quyền’ phản đối lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông
Nhờ Covid-19, ĐCSVN giành lại niềm tin ngoài mong đợi từ người dân?
Bà Christina Lai, nhận bằng tiến sĩ về quan hệ quốc tế ở Đại học Mỹ Georgetown, nói phương châm 16 chữ vàng từ 1999 vẫn đóng vai trò quan trọng cho Việt Nam và Trung Quốc.
Năm 1999, trong Tuyên bố chung cấp cao, Trung Quốc, dưới thời Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, đã khái quát phương châm 16 chữ vàng với Việt Nam: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Bà Christina Lai nhận định “16 chữ vàng” này hàm chứa cả góc độ song phương và khu vực.
“Nhìn tới tương lai, cả hai nước đều rất cần duy trì trật tự khu vực ổn định, và phương châm 16 chữ có thể là phương tiện diễn ngôn quan trọng.
“Phương châm này tới nay chưa có gì thay đổi đáng kể.
“Tuy nhiên, vẫn còn sự bất an trong quan hệ Việt – Trung. Căng thẳng đang lên từ sự cạnh tranh Mỹ – Trung, và sự cứng rắn của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa có thể ảnh hưởng tới mức độ định vị lại chính sách Trung Quốc của Việt Nam.”
BBC: Từ năm ngoái, giữa căng thẳng thương chiến Mỹ – Trung, bà có thấy xu hướng gì nổi bật trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc?
Chính sách của Việt Nam với Trung Quốc phải giữ sự cân bằng tế nhị giữa quan hệ kinh tế khăng khít và căng thẳng trong tranh chấp biển đảo.
Ví dụ, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam mới đây đã chỉ ra sự cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự o ép chính trị, các biện pháp đơn phương và vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc có thể gây hại cho lợi ích an ninh của Việt Nam và ổn định khu vực.
Trong tương lai, chính phủ Việt Nam nên giữ các kênh ngoại giao ổn định với Trung Quốc để giải quyết căng thẳng gia tăng ở Đông Nam Á.
BBC: Một số người đã nói rằng Việt Nam có thể hay sẽ là nước chiến thắng về kinh tế, trong lúc Mỹ tìm cách tách ra khỏi Trung Quốc. Bà nghĩ thế nào?
Dựa vào thống kê, dữ liệu có tới nay, Việt Nam quả thật hưởng lợi từ thương chiến Mỹ – Trung. Xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhiều trong giai đoạn 2018-19. GDP Việt Nam cũng tăng trưởng 6,7% năm ngoái.
Thương chiến hiện nay đặt ra cả thách thức và cơ hội cho chính phủ Việt Nam.
Ví dụ, số lượng mobile phone, dệt may, đồ gia dụng, trước làm ở Trung Quốc để xuất sang Hoa Kỳ, thì nay đã tăng ở Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam phải thắt chặt kiểm tra xuất nhập khẩu để ngăn ngừa việc hàng hóa Trung Quốc dùng Việt Nam làm trạm trung chuyển rồi xuất sang Mỹ.
Việt Nam nên tập trung nhiều hơn vào việc củng cố tính cạnh tranh của nhân lực, cải thiện cung cấp năng lượng và hạ tầng…
BBC:Trung Quốc mới đây cảnh báo rằng Washington đang đẩy hai nước đến bờ vực “chiến tranh lạnh”. Trong tương lai, liệu cạnh tranh Mỹ – Trung có tác động sâu sắc tới chính sách ngoại giao của Việt Nam?
Trong mấy thập niên gần đây, Việt Nam luôn duy trì chính sách cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, chiến lược duy trì khoảng cách bằng nhau như vậy có thể khó giữ mãi trong lúc Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh.
Trong khi Việt Nam thận trọng để không làm mất lòng Trung Quốc, thì sự cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm Hà Nội rất lo ngại.
Tuy nhiên, không chắc chắn là Washington và Hà Nội sẽ có thể thắt chặt quan hệ tới mức nào ở châu Á – Thái Bình Dương.
Một số người ở Việt Nam nghi ngại Mỹ sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu xảy ra xung đột quân sự nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông.
BBC:Năm 2021 tại Việt Nam sẽ diễn ra Đại hội Đảng 13, với sự chuyển giao lãnh đạo mới. Bà có nghĩ rằng Việt Nam sẽ có tư tưởng và nguyên tắc mới trong quan hệ với Trung Quốc trong 5 năm tới?
Nếu chuyển giao lãnh đạo ở Việt Nam diễn ra êm đẹp, chính sách của Việt Nam với Trung Quốc sẽ có sự tiếp nối liên tục.
Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam chi phối hệ thống chính trị, nhưng Việt Nam nói chung là vẫn “đa nguyên” hơn, theo đó, sự đồng thuận đứng cao hơn cung cách lãnh đạo mạnh. Vì thế, dù cho các lãnh đạo cao cấp mới sẽ là ai, ưu tiên của chính phủ Việt Nam vẫn là duy trì tăng trưởng kinh tế cao và trật tự khu vực ổn định.
Việt Nam sẽ chỉ đề ra nguyên tắc mới trong quan hệ với Trung Quốc nếu họ quyết định từ bỏ chính sách cân bằng và chuyển sang gần với Mỹ trong tương lai.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52890423

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông:

Tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu đôla Mỹ

Sau gần 10 năm kể từ ngày khởi công, đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể chính thức vận hành trong khi tiền đầu tư tiếp tục tăng.
Tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đề nghị cần 50 triệu đô la Mỹ để vận hành hệ thống và yêu cầu thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao, báo Thanh Niên hôm 1/6 dẫn báo cáo của chính phủ Việt Nam cho biết.
Hiện Ban quản lý dự án đường sắt đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải để tìm hướng giải quyết.
Chưa đủ điều kiện nghiệm thu
Báo cáo của chính phủ cũng cho biết dự án tại Hà Nội đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên 3/5 hạng mục xây dựng cơ bản chưa đủ điều kiện nghiệm thu, nên toàn bộ hệ thống chưa được bàn giao đưa vào khai thác.
Cụ thể, dự án còn tồn tại một số vướng mắc về thiết bị công nghệ, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống…
Báo cáo của chính phủ nêu rõ do tổng thầu chưa xác định được mốc thời gian hoàn thành các hạng mục trên nên dự án chưa có cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến gói thầu tư vấn giám sát chưa có cơ sở để cho phép kéo dài trong thời gian tới.
Một khó khăn nữa là do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên chỉ mới có 4 chuyên gia cấp cao của tổng thầu dự án có mặt tại Việt Nam.
Báo Nhật nói về nhà thầu hạ tầng TQ ở VN
Cát Linh – Hà Đông: Nợ cao mà chậm?
Cao tốc Bắc-Nam, nhà thầu TQ và lòng dân Việt
Hiện Ban quản lý dự án đang đề nghị đưa thêm 150 nhân sự của tổng thầu từ Trung Quốc sang Việt Nam bằng đường bộ do đường hàng không giữa hai nước tạm ngưng.
Những nhân sự này khi sang Việt Nam sẽ phải thực hiện cách ly 14 ngày trước khi thực hiện công việc.
Bên cạnh đó, nhân sự tư vấn của Pháp cũng chưa xác định được thời điểm sang Việt Nam để đánh giá an toàn hệ thống do ảnh hưởng của dịch Covid-19, báo Tuổi trẻ hôm 1/6 cho hay.
Đội vốn, lùi thời gian
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/2011 với vốn đầu tư ban đầu là 8.770 tỉ đồng (tương đương 552,86 triệu đôla Mỹ theo tỉ giá lúc bấy giờ). Trong số đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 169 triệu đôla Mỹ); vốn vay ưu đãi bên mua là 250 triệu đôla và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam là hơn 2.100 tỷ đồng.
Tuyến có chiều dài 13,1km, đi hoàn toàn trên cao, với 12 nhà ga và theo kế hoạch ban đầu sẽ đưa vào khai thác trong năm 2015, báo Dân trí ngày 10/10/2011 cho biết.
Việc chọn tổng thầu Trung Quốc cùng với quá trình thực hiện không đảm bảo tiến độ, liên tục đội vốn đã gây ra nhiều tranh cãi tại Việt Nam.
Tính đến tháng 7/2019, dự án này đã 8 lần vỡ tiến độ, theo báo Vietnamnet. Vào ngày 1/10/2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong cuộc họp về các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Hà Nội đã chỉ đạo “khai thác đường sắt Cát Linh – Hà Đông ngay trong năm nay”. Tuy nhiên, đến giữa năm 2020, vẫn chưa có một thời hạn chính xác cho ngày chính thức vận hành.
Số liệu cập nhật mới nhất cho thấy tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án hiện đã lên 18.002 tỉ đồng (tương đương 868,04 triệu đôla), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỉ đồng (669,62 triệu đôla) và vốn đối ứng 4.134 tỉ đồng (198,43 triệu USD). Số tiền giải ngân đạt 81,9%.
Bình luận về vấn đề này trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Hoàng Hải Vân viết:
“Chấp nhận chỉ định nhà thầu Trung Quốc, nhà tư vấn giám sát Trung Quốc, vật tư thiết bị mua của Trung Quốc theo giá của Trung Quốc, khiến cho giá công trình cao vọt so với đấu thầu quốc tế, vay thương mại hay ODA cũng chẳng khác gì tín dụng đen”.
“Nhà thầu đội vốn bao nhiêu vay thêm bấy nhiêu và bỏ tiền đối ứng ra bấy nhiêu, nhà thầu bàn giao công trình vào lúc nào không theo ý của chủ đầu tư mà theo ý của nhà thầu. Kiểm toán từng chỉ ra hàng loạt những sai phạm, nhưng chẳng ai bị làm sao. Công trình dở dang vẫn nằm trơ giữa thủ đô Hà Nội, đưa cái cổ người dân vào thòng lọng bẫy nợ tín dụng đen của Trung Quốc, thách thức lương tri, thách thức tổ tiên nòi giống, trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng và chừng ấy nhiệm kỳ Quốc hội nhưng chẳng một ai chịu trách nhiệm”, ông nêu vấn đề.
Bên cạnh tiến độ và vốn, nhiều người cũng nghi ngờ công nghệ được áp dụng tại dự án này là “lạc hậu”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52873110

Việt Nam từ chối yêu cầu thanh toán trước

50 triệu đô la cho tổng thầu Trung Quốc

Bộ Giao thông- Vận tải Việt Nam vào ngày 2 tháng 6 phát đi thông cáo báo chí liên quan khoản tiền 50 triệu đô la Mỹ, mà Tổng thầu Trung Quốc yêu cầu phía Việt Nam thanh toán trước khi bàn giao dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông tại thủ đô Hà Nội.
Thông cáo báo chí của Bộ Giao thông- Vận tải Việt Nam cho biết số tiền 50 triệu đô la Mỹ không phải là chi phí phát sinh tăng thêm và hiện chưa thanh toán cho Tổng thầu Trung Quốc.
Theo Bộ Giao thông- Vận tải Việt Nam thì đến nay dự án sử dụng vốn ODA của Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng và lắp đặt thiết bị. Công việc còn lại chủ yếu là hoàn thiện hiện trường, mỹ quan, chỉnh sửa một số thiết bị, chuẩn bị cho vận thành thử toàn hệ thống. Bên cạnh đó là công tác hoàn thiện hồ sơ hoàn công để nghiệm thu, bàn giao dự án.
Bộ GT-VT Việt Nam cho rằng việc Tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán 50 triệu đô la Mỹ trước khi thực hiện vận hành thử toàn hệ thống là chưa phù hợp với các điều khoản thanh toán của hợp đồng đã ký.
Cũng liên quan dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, Bộ trưởng GT-VT Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ này và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội thống nhất thành lập tổ công tác để xây dựng kế hoạch, giải pháp hoàn thành những nhiệm vụ cuối cùng. Mục tiêu nhằm sớm đưa tuyến Cát Linh- Hà Đông vào vận hành, khai thác.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi 3%/năm của Chính phủ Trung Quốc và một phần vốn đối ứng của phía Việt Nam. Dự án được thực hiện theo hợp đồng EPC trọn gói, trong đó tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc.
Dự án được Bộ GT-VT Việt Nam phê duyệt đầu tư vào tháng 10 năm 2008. Tổng mức đầu tư vào thời điểm phê duyệt là hơn 8700 tỷ đồng tương đương 552 triệu đô la Mỹ. Trong quá trình thực hiện, dự án bị đội vốn lên đến 891 triệu đô la Mỹ.
Tuyến Cát Linh- Hà Đông dài hơn 13 kilomet với 12 nhà ga trên cao. Dự án được khởi công vào tháng 10 năm 2011 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 6 năm 2015.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-turns-down-chinese-metro-rail-contractor-demand-for-advance-payment-06022020075952.html

Việt Nam trước đe doạ ADIZ từ Trung Quốc

Trần Minh Hiếu
Biển Đông với ADIZ
Tình hình khu vực biển Đông lại tiếp tục căng thẳng với các “đe doạ” bởi Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập một “vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông.
Từ ngày 5/5, báo chí Đài Loan đã dẫn lời Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Yen Te-fa khẳng định Bắc Kinh đang chuẩn bị thiết lập “vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của một nhà lập pháp thuộc Quốc Dân đảng về các ADIZ quanh Đài Loan, ông Yen Te-fa cho biết quanh Đài Loan có hai vùng ADIZ là vùng biển Hoa Đông (East China Sea) và vùng biển Hoa Nam (Biển Đông).
Bộ Quốc phòng Đài Loan nêu rõ, mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này sẽ thành lập một ADIZ ở Biển Đông, song Bắc Kinh vẫn chưa chính thức công bố. ADIZ của Philippines hiện là không phận duy nhất được chỉ định tại khu vực tranh chấp này.
Mới đây, tờ South China Morning Post ngày 31/5 dẫn một nguồn tin quân sự thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ rằng Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) từ năm 2010. Cũng trong năm đó, Trung Quốc cho biết họ đang cân nhắc công bố các biện pháp kiểm soát không phận tương tự tại Biển Hoa Đông, một động thái đã hứng chịu sự chỉ trích rộng rãi trên toàn thế giới.
Một số quan chức trong giới quân sự Trung Quốc cho biết, các kế hoạch kiểm soát không phận đối với Biển Đông – một trong những tuyến hàng hải tranh chấp dữ dội nhất thế giới, đã được chuẩn bị trong một thập kỷ.
Tờ South China Morning Post cho biết theo một nguồn tin giấu tên từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), ADIZ đã được đề xuất ở Biển Đông bao gồm các quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa), Paracels (Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Spratly (Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Nam Sa). Các kế hoạch cho khu vực này đã có từ lâu , như kế hoạch về ADIZ biển Hoa Đông – mà Bắc Kinh cho biết họ xem xét vào năm 2010 và công bố vào năm 2013. Nguồn tin cho biết thêm chính quyền Trung Quốc đang chờ đợi thời điểm thích hợp để công bố ADIZ ở Biển Đông. Mặc dù Bắc Kinh có thể đã kín đáo về vấn đề này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 4/5 tuyên bố rằng họ đã biết về các kế hoạch của Trung Quốc Đại lục.
Theo Reuters, việc Bắc Kinh nhăm nhe thiết lập ADIZ trên Biển Đông từng được đề cập nhiều lần trước đây khi họ bồi đắp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa rồi trang bị tên lửa phòng không, tên lửa diệt hạm cùng nhiều trang bị quân sự tối tân khác.
Năm 2016, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông John Kerry từng cảnh cáo, nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên Biển Đông thì đây là “hành vi khiêu khích, gây bất ổn”.
Cũng trong năm 2016 này, khi tham dự “Đối thoại Shangri-la” ở Singapore về vấn đề an ninh khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không xác nhận hay phủ nhận ADIZ ở Biển Đông, mà chỉ nói úp mở rằng sẽ xem xét vấn đề tùy thuộc tình hình.
ADIZ là gì?
Vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone – ADIZ) được hiểu một cách đơn giản là phạm vi một vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi phương tiện bay khi bay qua vùng này phải được nhận diện, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với vùng trời lãnh thổ quốc gia (không phận), nhưng do những đòi hỏi của quốc gia thiết lập, nó được coi như khu vực tồn tại song hành với khu vực an ninh quốc phòng.
ADIZ có thể được coi là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Ngoài Mỹ, còn có Ấn Độ, Nhật Bản, Na Uy, Pakistan, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc và Đài Loan đã thiết lập ADIZ.
Hiện nay, không có một thỏa thuận hay định chế quốc tế nào điều chỉnh vấn đề này, các quốc gia không bị điều luật nào cấm hoặc cho phép một cách rõ ràng về việc thiết lập một ADIZ như vậy. Do đó, các quốc gia thiết lập ADIZ chủ yếu dựa vào những lập luận của riêng mình để giải thích cho việc thiết lập chúng. Cũng phải nói thêm rằng, các ADIZ có thể bao gồm những khu vực, phạm vi nằm ngoài lãnh thổ vùng trời của các quốc gia (có thể bao trùm lên vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế), và chúng không thể được dùng để bào chữa cho việc mở rộng lãnh thổ vùng trời.
Tương tự như nguyên tắc “đất thống trị biển” trong luật biển quốc tế, phạm vi của ADIZ phải có sự gắn kết logic với lãnh thổ của quốc gia tuyên bố. Điều đó có nghĩa một quốc gia không thể mặc nhiên tuyên bố một khu vực vùng trời quốc tế nào đó đặt dưới sự kiểm soát của mình nếu không có cơ sở chứng minh chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ bên dưới nó. Cũng chính vì lý do đó, những ADIZ như vậy không thể được thiết lập trên những vùng lãnh thổ đang có tranh chấp vì sẽ tạo ra căng thẳng, xung đột về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia liên quan.
Điều đó có nghĩa là mặc dù không có quy định rõ ràng về thành lập ADIZ, nhưng Trung Quốc cũng không thể có cơ sở pháp lý nếu tuyên bố một ADIZ trên khu vực biển Đông, vốn là khu vực có nhiều tranh chấp khác nhau của nhiều quốc gia liên quan.
Mục đích tuyên bố ADIZ của Trung Quốc
Khởi đầu, ADIZ dưới thời Chiến tranh Lạnh chỉ áp dụng cho các máy bay quân sự. Trong các trường hợp này, ADIZ được sử dụng như một “cơ chế” cảnh báo sớm. Đây vốn là mục đích nguyên thủy của ADIZ khi Mỹ lần đầu tiên tạo ra nó trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhằm làm giảm nguy cơ bị Liên Xô bất ngờ tấn công trên không.
Nhưng trong trường hợp ADIZ tại khu vực biển Hoa Đông năm 2013, Trung Quốc lại bắt buộc áp dụng với cả các phương tiện bay dân sự. Như vậy, vượt ra ngoài lĩnh vực quân sự, ADIZ của Trung Quốc còn có thể là phương tiện để Bắc Kinh thực hiện các mục đích pháp lý, chiến lược và chính trị như sau:
- Về pháp lý, ADIZ có thể được coi như một khu vực cấm xâm nhập, nghĩa là việc thiết lập ADIZ có thể cung cấp cơ sở pháp lý để không cho máy bay nước ngoài bay vào những khu vực nhất định.
Thêm nữa, ADIZ có thể được sử dụng với chức năng thể hiện chủ quyền. Mặc dù ADIZ không phải là một yêu sách lãnh thổ, nhưng nó có thể được sử dụng để thực hiện một số hình thức của quyền chủ quyền và quản lý vùng trời trên một vùng lãnh thổ. Sự chấp nhận hay phục tùng của máy bay nước ngoài sau đó có thể được hiểu như là sự công nhận rằng quốc gia sở hữu ADIZ đang thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ.
- Về chiến lược: ADIZ sẽ được Trung Quốc sử dụng như một “con bài” để mặc cả với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia ASEAN đang có lợi ích trực tiếp ở biển Đông. ADIZ sẽ giúp Trung Quốc có thêm vị thế trong “bàn cờ” với các quốc gia khác.
- Về chính trị, ADIZ sẽ là một phương tiện để Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng thể hiện sự quyết tâm, năng lực thực thi, khả năng đối phó với phản ứng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh chính trị nội bộ Trung Quốc đang gặp nhiều bất ổn, khi Bắc Kinh đang chịu nhiều tác động từ cuộc thương chiến Mỹ – Trung và Đại dịch COVID-19. Các lãnh đạo Trung Quốc muốn sử dụng ADIZ như một phương tiện để xoa dịu dư luận bất bình trong nước.
- Ngoài ra, ADIZ cũng là một thông điệp mà Bắc Kinh muốn thể hiện với chức năng răn đe các quốc gia khác không được làm những điều mà Bắc Kinh không mong muốn.
Hậu quả của việc tuyên bố ADIZ trên biển Đông
Các nhà quan sát quân sự nhận định, việc tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và có thể làm tổn hại mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Lỗ Cầu Thục (Lu Li-Shih), cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan tại Cao Hùng (Đài Loan), nói rằng việc xây dựng và phát triển các đảo nhân tạo – đặc biệt là các đường băng và hệ thống radar trên các rạn san hô Fiery Cross (Đá Chữ Thập của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu), đá Subi (Đá Xu Bi của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Đá Chử Bích), và Mischief (Đá Vành Khăn của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Đá Mỹ Tế) đã diễn ra trong nhiều năm qua là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Chuyên gia Lỗ Cầu Thục cho biết hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, PLA đã triển khai máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 tại Đá Chữ Thập, do tổ chức ImageSat International của Israel và tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) chụp được.
Chuyên gia Lỗ Cầu Thục tiếp tục nhấn mạnh các cơ sở điều hòa không khí đang được xây dựng trên Đá Chữ Thập cho thấy các máy bay chiến đấu – cần được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao, độ ẩm và độ mặn trong khu vực – cũng sẽ sớm được triển khai ở đó. Ông nói: “Một khi các máy bay chiến đấu của PLA đến đó, chúng có thể tham gia cùng các máy bay cảnh báo sớm và chống ngầm thực hiện các hoạt động tuần tra ADIZ”.
Trong khi đó, ông Lý Kiệt (Li Jie), một chuyên gia hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh và là đại tá cấp cao của PLA đã nghỉ hưu, nói rằng các nước thường chờ đợi để công bố việc thành lập ADIZ cho đến khi họ có đầy đủ, các khả năng chiến đấu và cơ sở hạ tầng khác để quản lý nó. Tuy nhiên, nếu thời cơ chín muồi, Bắc Kinh có thể đưa ra tuyên bố sớm hơn. Đại tá Lý Kiệt nhấn mạnh: “Bắc Kinh đã tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Hoa Đông mặc dù PLA vẫn chưa có khả năng phát hiện, theo dõi và trục xuất máy bay nước ngoài xâm nhập”.
Một nguồn tin quân sự khác của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh nhận thức rằng Biển Đông lớn hơn Biển Hoa Đông rất nhiều nên sẽ cần rất nhiều nguồn lực để tuần tra. Nguồn tin này nhấn mạnh: “Bắc Kinh đã ngần ngại trong việc tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Đông do một số cân nhắc về kỹ thuật, chính trị và ngoại giao. Tuy nhiên, vấn đề thực tế nhất là PLA chưa có khả năng triển khai máy bay chiến đấu để trục xuất máy bay nước ngoài xâm nhập ở Biển Đông, nơi có diện tích lớn gấp nhiều lần Biển Hoa Đông và chi phí phải trả cho việc hỗ trợ ADIZ sẽ rất lớn”.
Năm 2010, chính quyền Trung Quốc đã nói với một phái đoàn Nhật Bản đến thăm Bắc Kinh rằng họ đang xem xét việc thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông. Theo báo cáo năm 2017 của CSIS, Bắc Kinh cho biết vấn đề này cần được thảo luận khi các kế hoạch của họ chồng lấn với vùng phòng không Nhật Bản.
Những tin tức này đã khiến Tokyo phẫn nộ và phản ứng bằng cách thành lập ADIZ của riêng mình, bao gồm quần đảo Senkaku – Trung Quốc gọi là Điếu Ngư – một nhóm các đảo không có người ở tại biển Hoa Đông, được Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh leo thang sau khi Nhật Bản mua quần đảo Senkaku từ một chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9/2012, khiến Bắc Kinh tuyên bố thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông vào tháng 11/2013.
Theo Đại tá Lý Kiệt, “Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ đầu tiên sớm hơn dự định vì cần phải khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư”. Tuy nhiên, động thái này đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cả Nhật Bản và Mỹ.
Mặc dù quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington vẫn đang gia tăng với việc hai bên xung đột trên nhiều mặt trận – từ thương mại và công nghệ, đến các vấn đề quân sự và tư tưởng. Mối quan hệ của họ đã chịu áp lực cao hơn vì hậu quả của đại dịch COVID-19.
Theo trang web theo dõi hàng không Aircraft Spots, tháng trước, các máy bay quân sự Mỹ, bao gồm máy bay trinh sát EP-3E và máy bay ném bom chiến lược RC-135U, đã thực hiện ít nhất 9 hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Trung Quốc đã tìm cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á trong những năm gần đây, nhưng Drew Thompson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết Trung Quốc có nguy cơ gây nguy hiểm cho những mối quan hệ đó nếu Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Chuyên gia này nêu rõ: “Một tuyên bố như vậy sẽ làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á, những nước cho đến nay phần lớn đã ngầm chấp nhận sự quyết liệt và những sự khiêu khích của Trung Quốc, bao gồm cải tạo đất và quân sự hóa các thực thể. Tuy nhiên, nếu  Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ, họ sẽ bị buộc phải lựa chọn, không phải giữa Mỹ và Trung Quốc mà là giữa mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc và chủ quyền của chính họ”.
Việt Nam cần làm gì?
Việt Nam là quốc gia nằm trong số các quốc gia ASEAN có liên quan trực tiếp trong tranh chấp biển Đông. Chính vì vậy, nếu Trung Quốc tuyên bố một ADIZ sẽ vô cùng bất lợi cho Việt Nam. Nếu như vào thời gian năm 2013, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên khu vực biển Hoa Đông, các quốc gia như Nhật, Mỹ, đã trực tiếp thách thức tuyên bố này bằng cách cho máy bay bay vào khu vực này mà không cần xin phép Trung Quốc. Tuy nhiên, với tiềm lực không quân của mình thì Việt Nam khó có thể thách thức Trung Quốc tương tự nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Đông. Trong quá khứ, Việt Nam đã thể hiện rõ thái độ của mình khi đã đề nghị một nội dung trong Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) là “không quốc gia nào được đơn phương tuyên bố ADIZ trên biển Đông”. Có lẽ, Việt Nam trong cương vị đang là Chủ tịch luân phiên của ASEAN cần kiên trì nhắc lại quan điểm này và thuyết phục các quốc gia ASEAN cùng đồng tình với nội dung này.
Ngoài ra, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực quốc phòng của mình. Việt Nam cũng cần mở rộng các hoạt động giao lưu quân sự trong lĩnh vực này. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện khá thành công “ngoại giao hải quân” khi nhiều tàu chiến của nhiều quốc gia đã đến thăm và giao lưu tại các cảng biển Việt Nam, trong đó có các tàu sân bay của Hoa Kỳ. Việt Nam cũng cần tiếp tục phát huy và mở rộng các hoạt động giao lưu tương tự đối với bầu trời của mình. Được biết phía Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý muốn cho các máy bay ném bom P8 được xuất hiện giao lưu các lực lượng không quân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng phía Việt Nam vẫn còn đang lưỡng lự. Có lẽ, Việt Nam cần mạnh dạn và chủ động trong các hoạt động giao lưu như vậy, đó cũng là những thông điệp cứng rắn mà Việt Nam cần gửi tới “người bạn láng giềng” của mình.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vietnam-and-adiz-threat-from-china-06012020115049.html

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam yêu cầu ‘đề cao

cảnh giác’ trên Biển Đông, ‘sẵn sàng chiến đấu’

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch vừa lên tiếng cảnh báo về những “diễn biến phức tạp trên Biển Đông” và yêu cầu quân đội “đề cao cảnh giác” để “sẵn sàng chiến đấu” giữa lúc xung đột giữa Hà Nội và Bắc Kinh trên vùng biển đầy tranh chấp tăng cao trong những tháng gần đây.
Tại hội nghị giao ban tháng 5/2020 của Bộ Quốc phòng tổ chức tại Hà Nội hôm 1/6, Bộ trưởng Lịch được VTV và Quân đội Nhân dân trích lời nói rằng “trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông”, Thường vụ Quân uỷ Trung ương đã báo cáo Bộ Chính trị để “kiến nghị đối sách của ta trong tình hình hiện nay”.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam không chỉ rõ những diễn biến “phức tạp” trên Biển Đông là gì nhưng trong hơn 2 tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động khiến Việt Nam lo ngại và làm sự xung đột giữa Hà Nội và Bắc Kinh tăng cao. Các hoạt động này gồm đâm chìm tàu cá Việt Nam, công bố “tên tiêu chuẩn” cho hàng chục đảo đá và thực thể địa lý trên Biển Đông sau khi tuyên bố thành lập “quận Tây Sa” và “quận đảo Nam Sa”, và gần đây nhất là trồng và thu hoạch rau ở Hoàng Sa. Việt Nam đã lên tiếng cũng như trao công hàm phản đối các hành động mà Hà Nội cho là vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
“Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo các đơn vị đề cao cảnh giác cách mạng, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc,” Bộ trưởng Lịch nói tại hội nghị hôm 1/6, và yêu cầu “các đơn vị quán triệt sâu sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.” và “thực hiện điều chỉnh bổ sung một số kế hoạch, mệnh lệnh, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu.”
Vị đại tướng đứng đầu bộ Quốc phòng yêu cầu quân đội Việt Nam “đảm bảo trong bất luận hoàn cảnh nào cũng không để bị động, bất ngờ, sẵn sàng về phương án” để “đảm bảo đấu tranh thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ.”
Lời cảnh báo của Bộ trưởng Lịch được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc bị Mỹ và cộng đồng quốc tế cáo buộc đang thực hiện nhiều hoạt động để tăng cường sự hiện diện của họ trên vùng biển có nhiều
tranh chấp trong lúc Việt Nam và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền phải bận rộn đối phó với đại dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hồi cuối tháng 4, khi trả lời phỏng vấn VTC, đã kịch liệt phản đối việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch virus corona để tiến hành các hoạt động khiêu khích trên Biển Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/btqp-viet-nam-keu-goi-de-cao-canh-giac-tren-bien-dong-san-sang-chien-dau/5445937.html

Hoàng Anh Gia Lai:

“Đã từng điêu đứng, sao chưa tỉnh ngộ?”

Minh Luật
Tuần qua, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tiếp tục bị bêu tên trên các cơ quan truyền thông quốc tế, như là một nhà đầu tư điển hình của Việt Nam có các hành động hủy hoại môi trường và xã hội tại quốc gia mà mình đang đầu tư.
Hôm 29/5, nhật báo South China Morning Post (SCMP) đăng tải bài viết có tựa đề: Một tập đoàn Việt Nam có liên kết với World Bank bị cáo buộc tàn phá đất đai của người bản địa ở Cambodia.
Bài viết đưa tin, các tổ chức nhân quyền cáo buộc HAGL lợi dụng đại dịch Covid-19 để phá hủy khu nghĩa trang, vùng đầm lầy, và khu rừng già của người bản địa tại tỉnh Ratanakkiri ở Cambodia, trong dự án làm đồn điền cao su.
Dù các cáo buộc này không nhắm đến World Bank (Ngân hàng Thế giới), nhưng tên của nó lại xuất hiện ngay trên tựa đề bài báo, đủ thu hút sự chú ý vượt ra ngoài phạm vi của Việt Nam và Cambodia để trở thành một đề tài của quốc tế.
World Bank vào cuộc
Theo SCMP cho biết, HAGL đã nhận được khoản vay từ VP Bank và TP Bank – là hai tổ chức tài chính tư nhân Việt Nam do Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC – thuộc World Bank) đầu tư.
Dù quan hệ của IFC với HAGL chỉ là mối quan hệ “bắc cầu”, nhưng trước cáo buộc này, IFC cho biết họ đang tiến hành xác minh sự việc.
“Nếu IFC được xác nhận rằng một đối tác đã không tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội, thì IFC sẽ nêu ra vấn đề và tìm cách khắc phục”, IFC xác nhận trong một tuyên bố vào thứ Tư tuần trước, theo SCMP.
Trước đó, hôm 25/5, tờ Phnom Penh Post có bài viết “Công ty Việt Nam phá hủy đất bản địa”, nói rằng, theo một thỏa thuận hòa giải năm 2015 thì HAGL phải trả lại vùng đất rộng 742 hécta cho cộng đồng người bản địa ở tỉnh Ratanakkiri. Thế nhưng, lợi dụng thời điểm đại dịch, HAGL lại tiến hành san ủi và “giải phóng mặt bằng”, theo lời cáo buộc.
Trong khi cộng đồng chờ đợi sự phê chuẩn chính thức của Bộ Nông Lâm và Thủy sản về việc trả lại khu đất đã bị trì hoãn do dịch Covid-19, thì tập đoàn [HAGL] đã san ủi hai ngọn đồi, vùng đầm lầy, khu vực săn bắn truyền thống và khu nghĩa trang”, một đại diện cộng đồng người bản địa ở tỉnh Ratanakkiri nói với Phnom Penh Post.
Cũng theo tờ báo hàng đầu Cambodia này dẫn lời ông Srey Vuthy, phát ngôn viên của Bộ Nông Nghiệp nước này cho hay, đã có một số bất đồng về diện tích đất được trả lại cho dân làng.
Sai lầm nhỏ, hậu quả to
Đến lúc này HAGL vẫn chưa lên tiếng phản hồi về các cáo buộc, khi nhật báo SMCP có đề nghị bình luận qua email.
Đây không phải là lần đầu tiên HAGL bị tố có hành vi lấn chiếm đất đai, hủy hoại môi trường và xã hội ở Cambodia. Trước đó, Tập đoàn này đã bị điêu đứng bởi cáo buộc của tổ chức nhân quyền Global Witness, trong báo cáo vào tháng 5/2013, có tựa đề “Các Ông Trùm Cao Su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất tại Campuchia và Lào”.
Sự cáo buộc lần này cũng đến từ các tổ chức nhân quyền, đó là tổ chức Equitable Cambodia (Công bằng Cambodia) và Inclusive Development International (Phát triển Toàn diện Quốc tế). Theo thông cáo báo chí chung của hai tổ chức này tuyên bố vào hôm 25/5 nói rằng, họ đã đệ đơn khiếu nại lần thứ hai lên IFC vì mối quan hệ tài chính giữa IFC và HAGL, thông qua các nhà đầu tư tài chính trung gian của Việt Nam là TP Bank và VP Bank.
Trong nhiều năm qua, một chiến thuật khá hiệu quả mà các nhà hoạt động Cambodia đã sử dụng để chống lại các nhà đầu tư nước ngoài chiếm đoạt đất đai của các cộng đồng bản địa ở Cambodia, là họ sẽ đánh vào “các mối liên hệ của nhà đầu tư”, như trong trường hợp này nhắm vào IFC thuộc World Bank là một thí dụ.
Dù IFC đã cho biết là họ không có mối liên hệ tài chính trực tiếp nào với HAGL, nhưng IFC đã đầu tư vào VP Bank và TP Bank – mà 2 tổ chức tài chính này lại cho HAGL vay vốn làm dự án cao su, nên IFC không thể khoanh tay đứng nhìn.
Với với nhiệm xã hội và các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó có việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, buộc IFC không thể đứng ngoài cuộc mà phải đưa ra lời hứa “nêu ra vấn đề và tìm cách khắc phục”.
Có vẻ như HAGL đã không rút ra được bài học trước đó từ Global Witness, tiếp tục phạm sai lầm, khi đơn phương rời khỏi cuộc đàm phán với cộng đồng bản địa vào tháng 3/2019, sau đó tiếp tục tiến hành việc san ủi, không trả lại đất cho người bản địa tại tỉnh Ratanakkiri, dẫn đến việc các tổ chức nhân quyền khác lại phải vào cuộc.
Việc đúng hay sai về pháp lý trong cuộc tranh chấp này đôi khi không còn mang nhiều ý nghĩa, vì bên cạnh nó sẽ là sự phản ứng của công chúng đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm nhân quyền; niềm tin của đối tác trong kinh doanh; và giá trị doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng trách nhiệm xã hội.
Một khi trở thành một “doanh nghiệp đáng ghét”, chiếm đất-phá rừng trở thành thương hiệu, liệu HAGL có đủ sức tồn tại trong thế giới phẳng của thông tin?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/hoang-anh-gia-lai-faces-more-criticism-from-environmental-groups-06012020120430.html

Điểm tin trong nước sáng 2/6: Tổng thầu Trung Quốc

dự án Cát Linh – Hà Đông đòi trả ngay

hơn 1.100 tỷ đồng; Dừng phát hành sim điện thoại

Tâm Minh – Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 2/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Tổng thầu Trung Quốc dự án Cát Linh – Hà Đông đòi trả ngay hơn 1.100 tỷ đồng
Theo báo cáo mới nhất ngày 27/5 của Chính phủ về số phận của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, tổng thầu Trung Quốc yêu cầu thêm 50 triệu USD (tương đương với hơn 1.100 tỷ đồng) để vận hành hệ thống và phải thanh toán ngay.
Báo cáo về tiến độ dự án đến thời điểm này, Chính phủ cho biết, nội dung xây lắp nhà ga và đơn thể depot đã cơ bản hoàn thành các hạng mục; đã thực hiện nghiệm thu 2 hạng mục công trình xây dựng cơ bản; 3 hạng mục công trình còn lại vẫn còn tồn tại (cả về hiện trường và hồ sơ), chưa đủ điều kiện nghiệm thu, vẫn đang được tổng thầu chỉnh sửa và khắc phục các tồn tại về phần kiến trúc.
Vướng mắc hiện nay, theo báo cáo của Chính phủ, là việc đưa nhân sự Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục triển khai dự án do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Cũng theo báo cáo này, tổng thầu dự án đề nghị cần 50 triệu USD (tương đương với hơn 1.100 tỷ đồng) để vận hành hệ thống và yêu cầu thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao. Ban QLDA đường sắt đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và nêu rõ quan điểm, việc thanh toán phải tuân thủ theo quy định Hợp đồng EPC. Vì vậy, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát (trong vòng 15 ngày) các điều khoản hợp đồng và tổ chức buổi họp chuyên đề tiếp theo để trao đổi, thống nhất các công việc thực hiện.
Theo Thanh Niên, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km, gồm 12 ga và 1 khu depot, chủ đầu tư là Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA đường sắt.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 8.770 tỉ đồng; tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỉ đồng và vốn đối ứng 4.134 tỉ đồng.
Dự án được khởi công tháng 10.2011, kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác thương mại trong quý 2/2019, nhưng nay vẫn còn đang chưa nghiệm thu xong.
Người vượt biên từ Trung Quốc về Hà Nội, bay vào TP.HCM đã âm tính lần 1
Tối 1/6, Bộ Y tế cho biết người phụ nữ quốc tịch Việt Nam vượt biên từ Trung Quốc qua đường mòn tỉnh Cao Bằng về nước, bị sốt, đã âm tính với virus Vũ Hán lần 1. Hiện chị này đang được cách ly tại TP.HCM.
Theo Bộ Y tế, người phụ nữ sinh năm 1990 về nước tối 28/5 qua đường mòn lối mở giáp giới giữa Trung Quốc và tỉnh Cao Bằng, sau đó đi ôtô từ Cao Bằng về Nội Bài (chưa rõ loại phương tiện).
Ngày 29/5 chị này đi máy bay vào TP.HCM, tại đây hệ thống kiểm dịch y tế phát hiện chị bị sốt và đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm lần 1 cho biết đã âm tính với virus Vũ Hán, xét nghiệm lần 2 sẽ cho kết quả vào 2/6.
“Mặc dù đã âm tính nhưng bệnh nhân đang được cách ly tại TP.HCM để theo dõi trong 14 ngày và sẽ lấy mẫu xét nghiệm tiếp để kiểm tra” – đại diện Bộ Y tế nói với Tuổi Trẻ.
Đây là trường hợp thứ 2 lọt qua đường mòn lối mở về nước trong thời điểm diễn ra dịch viêm phổi Vũ Hán mà cơ quan chức năng phát hiện được, trước đó đã có 1 trường hợp từ Campuchia về Tây Ninh qua đường mòn lối mở và cũng đã cách ly trong 14 ngày.
Bộ Y tế cho biết Bộ vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, đề nghị tăng cường kiểm soát đường mòn lối mở, tránh xâm nhập trái phép như 2 trường hợp đã phát hiện và từ đó tránh nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam.
Mưa lớn kèm theo giông lốc ở Hoà Bình làm 3 người thương vong
Trận mưa lớn kèm theo dông lốc chiều 1/6, tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình làm 3 người thương vong, theo Dân Việt.
Nạn nhân tử vong là chị Bùi Thị Miện (sinh năm 1979) và 2 người bị thương là chị Bùi Thị Lảnh (sinh năm 1968) và Bùi Thị Thi (sinh năm 1975, cùng trú tại xóm Bưng, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình).
3 nạn nhân vụ dông lốc ở cùng 1 xóm. Chiều 1/6, đang trên đường đi chăn trâu về thì gặp trời mưa. Khi 3 người về cách nhà khoảng 70m thì bất ngờ bị 1 tấm tôn do gió lốc cuốn văng vào người gây thương tích. Trong đó, chị Bùi Thị Miện bị cạnh sắc của tấm tôn văng vào vùng đầu gây thương tích nặng và tử vong. Hai người còn lại bị thương nặng và được người dân khẩn trương đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Dừng phát hành sim điện thoại
Trước tình trạng sim kích hoạt sẵn không cần đăng ký vẫn được cung cấp ngoài thị trường hiện nay, do đó để kiểm soát từ 0h ngày 1/6, cả 3 mạng viễn thông Viettel, VinaPhone và MobiFone quyết định dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền, dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý ủy quyền, theo Tuổi trẻ.
Các nhà mạng chỉ tập trung việc bán sim, đăng ký thông tin thuê bao tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của chính nhà mạng.
Hiện nay, Việt Nam có 125 triệu thuê bao di động trên tổng số 96 triệu dân. Như vậy, trung bình mỗi người dân sở hữu 1,3 số thuê bao di động.
Đá lở vùi chết 2 người, 1 người mất tích
17h ngày 1/6, nhóm công nhân đang rải mìn chuẩn bị phá đá ở xã Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) thì bất ngờ mìn nổ, vùi chết ba người dưới chân núi, theo VnExpress.
Chính quyền xã Na Ư cho biết, cho biết 2 thi thể được tìm thấy sau vụ nổ ít phút, một người đến 22h chưa thấy. Họ quê ở Ninh Bình và Điện Biên.
Thời điểm xảy ra tai nạn, địa bàn có mưa giông và sấm sét.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-2-6-tong-thau-trung-quoc-du-an-cat-linh-ha-dong-doi-tra-ngay-hon-1-100-ty-dong-da-lo-vui-chet-3-nguoi.html

Điểm tin trong nước chiều 2/6:

Đường sắt Cát Linh- Hà Đông, nói là

khúc xương 13km không sai

Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước chiều ngày 2/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Đường sắt Cát Linh- Hà Đông, nói là khúc xương 13km không sai
Một dự án đội từ 552 triệu USD lên 891,92 triệu USD. Chậm tiến độ 10 năm. Đang phải trả lãi mỗi năm 650 tỉ. Đang bị đòi thêm 50 triệu USD, giao tiền ngay. Chưa rõ ngày vận hành. Và biết chắc sẽ lỗ. Nó là gì nếu không phải là một khúc xương 13 km không thể nuốt!, theo báo Lao động.
Bức ảnh là đường sắt trên cao ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia từng xuất hiện trên báo Lao Động trong một bài viết của Đại sứ Việt Nam tại các nước Trung Đông Nguyễn Quang Khai.
Dự án này cũng từ Trung Quốc, dài 31,1km, 39 nhà ga. Tốc độ tàu chạy ​​có thể đạt tới 70 km/giờ , vốn đầu tư chỉ 475 triệu USD và hoàn thành sau 38 tháng.
Đại sứ Khai dẫn số liệu Bộ GTVT Ethiopia cho biết, chỉ trong 9 tháng dự án này hoạt động đã tạo ra 13.000 việc làm, lãi 3 triệu USD.
Cũng với tiêu chuẩn tương tự, công nghệ tương tự, nguồn vốn tương tự…Cát Linh – Hà Đông chỉ dài bằng 1/3, nhưng delay (chậm trễ, trì hoãn) cả thập kỷ, vốn đầu tư 868 triệu, tính theo km thì gấp 4 lần.
Con số này khi ấy chưa kể 98,35 triệu USD mà Hà Nội sẽ phải bỏ ra để…vận hành. Chưa tính đến 50 triệu USD mà nhà thầu Trung Quốc vừa yêu cầu chúng ta tiếp tục phải chi.
Còn hiệu quả dự án, tháng 12 năm ngoái, Tổng thầu Trung Quốc cho biết dù chưa hoạt động, song toàn bộ các thiết bị điện trong nhà ga, đường ray phải chi phí với 100 triệu mỗi ngày. Chưa kể khoảng 50 tỉ tiền lương và các chi phí khác cho khoảng 2000 cán bộ Trung Quốc và Việt Nam đang làm dự án.
Chưa kể 14,5 tỷ mỗi năm để kích cầu giá vé. Và, chưa hề tính khoản lãi mẹ lãi con phải trả mỗi năm lên tới hơn 600 tỉ đồng. Nói đó là khúc xương 13 km không sai mảy may.
Bỏ đề xuất xe máy phải bật đèn cả ban ngày
Theo báo Người Lao Động, tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn thiện dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào sáng 2/6, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết sẽ không quy định “cứng” thành quy tắc giao thông đối với quy định bắt buộc bật đèn xe máy nhận diện vào ban ngày. Thay vào đó, chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện.
Trước đó, Bộ GTVT đưa ra Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để lấy ý kiến nhân dân kéo dài đến 21/6/2020, trong đó có một số nội dung đề xuất đang gây nhiều tranh cãi như phải bật đèn xe máy cả ngày hay vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc cũng bị phạt.
Cụ thể, Khoản 3, Điều 27 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), có nêu: “Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.
Yên Bái: Phi công người Nga rơi xuống vực
Chiều 2/6, trao đổi với Thanh Niên, ông Vàng A Chái, Chủ tịch xã Cao Phạ (H.Mù Cang Chải, Yên Bái), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn trong quá trình tham gia chơi dù lượn.
Theo ông Chái, sự việc xảy ra vào chiều 30/5, tại lễ hội dù lượn, tổ chức trên địa bàn. Lễ hội này được rất đông người quan tâm, nhiều người chơi trước đó đều an toàn và phấn khích, tới lượt nam phi công người Nga nhảy thì gặp tai nạn.
“Nam phi công nhảy không đúng kỹ thuật, không đi theo hướng gió. Nhẽ ra phải hướng dù sang phía gió thổi lên, nhưng người này lại hướng dù sang bên gió thổi xuống khiến chiếc dù bị mất kiểm soát, cả người và dù rơi từ độ cao khoảng 20 m. Hiện nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện”, ông Chái nói.
Theo đoạn video ghi lại vụ tai nạn, chứng kiến chiếc dù chao đảo trên không trung, rồi rơi tự do cùng nam phi công xuống ven vực, hàng chục người không giấu nổi sự sợ hãi, la hét thất thanh.
Được biết, Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” năm 2020 được tổ chức tại xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) nhằm kích cầu, tăng cường quảng bá du lịch Yên Bái đến du khách, diễn ra vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, từ 30/5 – 15/7.
5 năm chưa xong 2,7 km đường vào cao tốc Trung Lương
Theo VnExpress, đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt với cao tốc Trung Lương dài 2,7 km, tổng đầu tư hơn 1.550 tỷ đồng, động thổ 5 năm trước nhưng hiện mới xong 3 trụ cầu.
Hình ảnh ngày 2/6 tại khu vực làm dự án thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, không một bóng người và máy móc. Tại nút giao quốc lộ 1, trụ cầu bêtông nằm chơ vơ, ố vàng, tua tủa sắt hoen gỉ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại 2 trụ cầu ở điểm cuối – dự kiến là đường dẫn vào cao tốc TP.HCM – Trung Lương (đường Võ Trần Chí).
Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (đơn vị đang thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương) được TP.HCM chọn làm đối tác do “chỉ có đơn vị này quan tâm và trình đề xuất dự án”.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, Công ty Yên Khánh dù đã được bàn giao 82% mặt bằng nhưng tổng sản lượng xây lắp của dự án chỉ đạt 140 tỷ đồng (tương đương 12% tổng mức đầu tư) trong khi thời gian thực hiện dự án đã kết thúc. Đơn vị này cũng không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh nguồn tài chính và đảm bảo yêu cầu thu xếp đủ nguồn vốn thực hiện dự án đúng quy định.
Được biết, công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh do bà Vũ Thị Hoan (35 tuổi, cháu gái ông Đinh Ngọc Hệ – Út Trọc) làm Tổng giám đốc. Bà này là bị cáo trong vụ án Đinh Ngọc Hệ (cựu lãnh đạo Công ty Thái Sơn – Bộ Quốc phòng) và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến.
Bà Hoan cũng là bị can vụ án sai phạm trong đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Cơ quan điều tra xác định, ông Đinh Ngọc Hệ làm chủ Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh nhưng doanh nghiệp này không có vốn, không có cơ cấu tổ chức… lập ra chỉ để ký hợp đồng liên doanh phục vụ cho mục đích cá nhân, kiếm lời.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu2-6-duong-sat-cat-linh-ha-dong-noi-la-khuc-xuong-13km-khong-sai.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.