Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 20/06/2020

Saturday, June 20, 2020 6:18:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 20/06/2020

Ông Pompeo nói cách Mỹ đối xử với Hồng Kông phụ thuộc vào Trung Quốc – Hải Lam

Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 19/6 nói rằng trong tương lai Mỹ có thể đối xử với Hồng Kông tương tự với các thành phố khác của Trung Quốc, thay vì coi đây là một đặc khu, theo Reuters.
“Chừng nào Trung Quốc còn đối xử với Hồng Kông tương tự Thâm Quyến hay Thượng Hải, chúng tôi cũng sẽ làm như vậy”, ông Pompeo phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen được tổ chức trực tuyến.
“Tất cả thỏa thuận đặc biệt giữa Mỹ và Hồng Kông, những thỏa thuận khác hẳn so với Bắc Kinh, sẽ bị hủy bỏ”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ sự lo ngại về các quyền dân chủ ở Hồng Kông sau khi Bắc Kinh thông báo kế hoạch áp luật ninh quốc gia cho đặc khu. Tổng thống Trump hồi cuối tháng 5 tuyên bố “Hồng Kông không còn đủ độc lập” để được hưởng chế độ đặc biệt theo luật pháp Mỹ.
Ông Pompeo cho biết các cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Hồng Kông dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới sẽ cho thấy “mọi điều chúng ta cần biết về những ý định của Trung Quốc đối với quyền tự do ở Hồng Kông”. Ông nói thêm rằng Washington đang trong quá trình đưa ra quyết định về việc ai sẽ chịu trách nhiệm với sự xói mòn tự do ở Hồng Kông.
Cũng trong bài phát biểu tại hội nghị trực tuyến, Ngoại trưởng Mỹ gọi chính quyền Trung Quốc là “bất hảo” và cảnh báo châu Âu về các nguồn đầu tư từ Bắc Kinh. Ông Pompeo cho rằng châu Âu sẽ đánh mất các giá trị dân chủ nếu thân thiết với Bắc Kinh.
Phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra hai ngày sau cuộc gặp trực tiếp giữa ông với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hawaii. Sau đó, phía Trung Quốc ra tuyên bố rằng Washington cần tôn trọng lập trường của Bắc Kinh về các vấn đề quan trọng, đồng thời không can thiệp vào các vấn đề nội bộ như Hồng Kông.
Trong khi đó, ông Pompeo nói rằng cuộc đối thoại của ông với ông Dương “rất thẳng thắn” và Washington vẫn chưa nhận được câu trả lời mong muốn từ Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-pompeo-noi-cach-my-doi-xu-voi-hong-kong-phu-thuoc-vao-trung-quoc.html

Ngoại trưởng Mỹ nói

chính quyền Trung Quốc ‘bất hảo’

Hải Lam
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 19/6 gọi chính quyền Trung Quốc là “nhân tố bất hảo” và cảnh báo châu Âu về các nguồn đầu tư từ Bắc Kinh, theo AFP.
Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến ở Đan Mạch, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cảnh báo các quốc gia châu Âu sẽ đánh mất nền dân chủ của mình nếu thân thiết với Bắc Kinh.
Ông Pompeo nói thêm, cuộc gặp tại Hawaii với các quan chức Bắc Kinh hôm 17/6 đã không làm thay đổi quan điểm cứng rắn của ông về chính quyền Trung Quốc, mà ông gọi là “nhân tố bất hảo” trên trường quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia châu Âu tránh xa tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Ông cho rằng gã công nghệ khổng lồ này là vũ khí của Bắc Kinh.
Cũng trong bài phát biểu trực tuyến, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cáo buộc chính quyền Trung Quốc “tấn công chủ quyền một cách trắng trợn” thông qua các khoản đầu tư vào dự án cảng ở Hy Lạp và Tây Ban Nha.
“Mọi khoản đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cần được xem xét cẩn trọng”, ông Pompeo cảnh báo.
Những phát biểu trên được đưa ra sau khi ông Pompeo có cuộc gặp với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ và Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hawaii hôm 17/6. Mặc dù cuộc gặp kéo dài gần 9 tiếng, song giới quan sát cho rằng, dựa vào thông cáo báo chí của hai bên, cuộc đàm phán Mỹ – Trung không đạt được kết quả như mong đợi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-noi-chinh-quyen-trung-quoc-bat-hao.html

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: ‘Dân chủ không mong manh’

như Bắc Kinh tưởng tượng

Minh Hòa
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Sáu (19/6) nói rằng chính quyền Trung Quốc cần mở rộng tự do và dân chủ cho người dân, thay vì thúc đẩy mô hình độc đoán của mình ra thế giới.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố video và toàn văn bài phát biểu của ông Pompeo tại một cuộc hội thảo trực tuyến về dân chủ được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch.
Ông Pompeo nói: “Quân đội Trung Quốc đã leo thang những mối căng thẳng biên giới – như chúng ta thấy hiện nay ở Ấn Độ, nền dân chủ đông dân nhất thế giới. Và chúng ta cũng thấy họ quân sự hóa Biển Đông, đưa ra yêu sách phi pháp đối với nhiều lãnh thổ hơn tại đó, đe dọa các tuyến đường biển quan trọng, một lần nữa lại vi phạm lời hứa mà họ đã đưa ra”.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết Bắc Kinh đang tìm cách khiến châu Âu phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thông qua việc “đẩy mạnh các chiến dịch bóp méo thông tin và các chiến dịch mạng độc hại”. Ông Pompeo nói “chính Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thúc ép lựa chọn đó”, mà lựa chọn đó không phải là lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, “đó là lựa chọn giữa tự do và chuyên chế”.
Ông Pompeo cho rằng ĐCSTQ “muốn các bạn vứt bỏ những tiến bộ chúng ta đã có trong thế giới tự do, thông qua NATO và các tổ chức khác – kể cả chính thức lẫn không chính thức – và áp dụng một bộ quy tắc và chuẩn mực mới phù hợp với Bắc Kinh”.
“Nhưng dân chủ không mong manh như ĐCSTQ tưởng tượng. Dân chủ là mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại chủ nghĩa phát xít. Chúng ta đã chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh”, Ngoại trưởng Pompeo nói.
“Chính là chủ nghĩa độc đoán mới là mong manh. Các cán bộ tuyên truyền của ĐCSTQ phải làm việc cật lực để kiểm soát các luồng thông tin và ngôn luận nhằm duy trì quyền lực của họ. Họ sẽ không thỏa mãn, chừng nào bức tường lửa kiểm duyệt kỹ thuật số của họ được mở rộng tới cả các quốc gia chúng ta.”
Ông cho rằng, nếu ĐCSTQ muốn trỗi dậy, họ cần phải thực hiện theo một bộ quy tắc của phương Tây, ngụ ý rằng chính quyền Trung Quốc cần hướng tới dân chủ và mang lại cho người dân Trung Quốc quyền tự do, theo AP.
Ngoại trưởng Pompeo nói: “Nếu họ làm những điều đó, thì tôi nghĩ thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn, trong đó các quốc gia yêu tự do có thể được an toàn trong các quyền tự do của họ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-pompeo-dan-chu-khong-mong-manh-nhu-bac-kinh-tuong-tuong.html

Mỹ coi Triều Tiên là mối đe dọa ‘đặc biệt’

của châu Á – Thái Bình Dương

Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18-6 tuyên bố các hoạt động gần đây của Triều Tiên cho thấy Bình Nhưỡng vẫn là mối đe dọa “đặc biệt” đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Như chúng ta được nhắc nhở một các nghiêm túc những ngày gần đây, Triều Tiên tiếp tục cho thấy mối đe dọa đặc biệt đối với khu vực. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải duy trì cảnh giác”, Quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ông David Helvey, phát biểu trước báo giới.
Ông Helvey cho rằng hiện rất khó để phán đoán động thái tiếp theo của Triều Tiên trong thời gian sắp tới.
Hôm 16-6, Triều Tiên đã cho nổ sập văn phòng liên lạc với Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung Kaesong sau khi dọa đưa quân vào khu phi quân sự ở biên giới.
Trước đó, Bình Nhưỡng đã đe dọa trả đũa Hàn Quốc nếu việc phát truyền đơn chống phá vào Triều Tiên không chấm dứt.
Vụ đánh sập tòa nhà liên lạc đánh dấu bước lùi lớn trong nỗ lực của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nhằm hợp tác với Triều Tiên.
Đây cũng được xem là cú giáng mạnh vào hi vọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và mở cửa với thế giới.
Em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, hôm 17-6 đã chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc vì thất bại trong việc thực hiện một thỏa thuận hòa bình năm 2018.
Ngay sau đó, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chỉ trích mạnh mẽ em gái của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un – bà Kim Yo Jong, vì lời phê phán “thô lỗ và vô cảm” nhắm tới ông Moon.
Người phát ngôn Nhà Xanh, ông Yoon Do-han, cũng tuyên bố Hàn Quốc “sẽ không tiếp tục chịu đựng những lời lẽ và hành động vô lý của Triều Tiên thêm nữa”.
Hồi tuần trước, Bình Nhưỡng cũng cảnh báo Washington phải ngừng bình luận về vấn đề giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nếu muốn kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3-11 diễn ra suôn sẻ.
Lời cảnh báo này đã làm dấy lên lo ngại rằng Triều Tiên có thể quay trở lại với việc thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35360-my-coi-trieu-tien-la-moi-de-doa-dac-biet-cua-chau-a-thai-binh-duong.html

Geoffrey Berman: Công tố viên

‘điều tra người của Trump’ từ chối ra đi

Geoffrey Berman, Công tố viên liên bang ở Manhattan, nói ông chưa từ chức, mặc dù Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trước đó tuyên bố ông sắp nghỉ.
Geoffrey Berman, Công tố viên liên bang ở Manhattan, nói ông biết tin ông “sắp nghỉ việc” trong một thông cáo báo chí do Bộ trưởng tư pháp William Barr phát hành tối thứ Sáu.
Ông Barr không nêu lý do vì sao ông Berman sắp từ chức.
Ông nói ông Jay Clayton, chủ tịch Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán sẽ được đề cử lên thay ông Berman.
Quyết định gạt bỏ chính sách nhập cư của Trump là ‘phi pháp’
Truyền thông Mỹ: Giám đốc RFA bị sa thải, giám đốc VOA từ chức
Người Mỹ gốc Việt trước cơn lốc chống phân biệt chủng tộc
Ông Berman là người điều hành việc điều tra xét xử một số nhân vật thân cận với Tổng thống Trump từ năm 2018.
Trong số họ có Michael Cohen, cựu luật sư riêng của ông Trump, người đã chịu án tù vì nói dối Quốc hội, luật pháp Hoa Kỳ và gian lận tài chính trong chiến dịch vận động tranh cử.
Văn phòng của ông Berman cũng đang điều tra hành xử của ông Rudy Giuliani, luật sư riêng hiện tại của ông Trump.
Ông Berman cũng đang dẫn đầu cuộc điều tra về Jeffrey Epstein.
Trong thông cáo của mình, ông Berman nói ông “không có ý định từ chức”, và nói thêm ông sẽ chỉ nghỉ việc khi người kế nhiệm ông đã được Quốc hội Mỹ xác nhận.
Ông Berman được một toà bổ nhiệm vào vị trí hiện nay, vì thế hiện chưa rõ liệu Tổng thống Trump có quyền pháp lý để thay ông hay không, theo phóng viên khu vực Bắc Mỹ của BBC Anthony Zurcher.
Vụ lùm xùm này diễn ra vài ngày sau khi Cựu Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton viết trong một cuốn sách mới rằng Tổng thống Trump đã ép văn phòng của thẩm phán Berman ngừng cuộc điều tra về ngân hàng Halkbank của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đạt thoả thuận riêng với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Barr nói gì trong thông cáo báo chí?
Trong thông cáo của mình, ông Barr – một đồng minh thân cận với ông Trump – nói ông Berman sẽ “từ chức” sau hai năm rưỡi giữ vị trí này.
Ông Barr nói ông Berman đã “làm công việc rất tốt”, đạt được “nhiều thành công trong các vấn đề dân sự và tội phạm quan trọng”, nhưng không giải thích vì sao ông sắp nghỉ.
Tổng thống Trump sẽ đề cử ông Clayton, người chưa bao giờ làm chưởng lý liên bang lên kế nhiệm ông Berman, thông cáo viết.
Ông Berman nói gì?
Trong thông cáo của mình, ông Be rman nói: “Tôi biết tin từ thông cáo báo chí của vị Tổng Chưởng lý tối nay rằng tôi ‘sắp thôi giữ chức’ Chưởng lý Hoa Kỳ. Tôi chưa từ chức, và tôi không có ý định từ chức vị trí của mình.”
Ông nói các thẩm phán ở Quận Nam New York bổ nhiệm ông vào vị trí này, và ông chỉ nghỉ việc khi một ứng cử viên do tổng thống đề cử được Thượng viện Mỹ xác nhận.
Ông Berman nói thêm: “Cho tới khi đó, các cuộc điều tra của chúng tôi sẽ tiếp tục không có sự chậm hay can thiệp. Tôi trân quý từng ngày tôi làm việc với những người đàn ông và phụ nữ ở văn phòng này để theo đuổi công lý một cách không sợ hãi hay thiên vị – và tôi sẽ đảm bảo rằng các vụ án quan trọng của cơ quan này được tiếp tục mà không bị cản trở.”
Vị chưởng lý cao cấp có thể là mục tiêu mới nhất trong cơn thịnh nộ của Tổng thống Trump
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên khu vực Bắc Mỹ của BBC
Tổng chưởng lý Barr có thể đã nghĩ thay thế một vị chưởng lý liên bang sẽ diễn ra suôn sẻ. Nhưng ông Berman, bằng cách từ chối không thôi việc – cho thấy ông lại có ý tưởng khác.
Ông Berman cũng có thể được luật pháp bảo vệ, vì vị trí chưởng lý Hoa Kỳ của ông do một toà, chứ không phải do tổng thống bổ nhiệm. Hiện chưa rõ Tổng thống Trump có thẩm quyền để bắt ông thôi việc hay không. Có thể một toà án sẽ phải quyết định việc này, gây ra một quá trình đau đầu mà Nhà Trắng chắc hẳn muốn tránh.
Câu hỏi trên hết được đưa ra là tại sao vị tổng thống, và vị tổng chưởng lý, lại muốn ra tay làm việc này vào lúc này, chỉ năm tháng trước ngày tổng tuyển cử.
Chuyện đuổi việc đột ngột ông Berman, trong khi ông đang điều hành cuộc điều tra luật sư riêng của tổng thống, ông Giuliani, trong số các vụ điều tra tham nhũng khác, đã làm dấy lên một số cáo buộc về hành động sai trái.
Trong vài tháng qua, ông Trump đã loại bỏ một số quan chức chính phủ vì họ không đủ trung thành với ông. Ông Berman có thể là mục tiêu mới nhất, mặc dù một mục tiêu không dễ khuất phục.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53120140

Giám đốc mới

của Cơ Quan Truyền Thông Quốc Tế Hoa Kỳ

sa thải nhiều viên chức cao cấp

Michael Pack
Tin Washington DC – Theo bản tin của đài NPR, giám đốc mới của Cơ quan truyền thông quốc tế Hoa Kỳ, ông Michael Pack, vào thứ Tư, 17 tháng 6, đã bắt đầu làm việc, sau khi được Thượng Viện phê chuẩn vào 2 tuần trước.
Ngay khi nhận nhiệm sở mới, ông Pack đã nhanh chóng tước bỏ quyền hạn của nhiều viên chức cao cấp, đồng thời sa thải lãnh đạo của các mạng truyền thông do chính phủ tài trợ nhắm đến các thính giả nước ngoài, bao gồm đài radio Âu châu tự do, đài Á châu tự do, Phòng truyền thông Cuba, nơi giám sát đài radio và TV Martis; và Mạng lưới truyền thông Trung Đông, nơi điều hành các đài Alhurra và Radio Sawa.
Hai viên chức hàng đầu của đài Voice of America cũng đã từ chức vào vài ngày trước khi ông Pack nhậm chức. Ông Pack đã giải tán hội đồng cố vấn của các mạng truyền thông, và giao cho các phụ tá của ông quản lý các mạng này.
Các hành động mạnh mẽ của ông Pack đã khiến nhiều nhân viên của Cơ quan truyền thông quốc tế ngạc nhiên. Một văn bản nội bộ mà NPR có được, được gởi từ bà Emily Newman, chánh văn phòng mới của ông Pack, nói rằng mọi nhân viên sẽ không được có bất kỳ liên lạc gì với bên ngoài, nếu không có sự chấp thuận từ cấp trên.
Giám đốc đài Voice of America, bà Amanda Bennett, người đã từ chức vào cuối tuần trước, nói rằng ông Pack có quyền bổ nhiệm người mới để lãnh đạo các mạng truyền thông. Bà Bennett cho biết ông Pack đã hứa sẽ duy trì tính độc lập của các mạng truyền thông, và bảo vệ các mạng này tránh khỏi sự can thiệp chính trị. (BBT)
https://www.sbtn.tv/giam-doc-moi-cua-co-quan-truyen-thong-quoc-te-hoa-ky-sa-thai-nhieu-vien-chuc-cao-cap/

Bộ Hải Quân sẽ không phục hồi

hạm trưởng bị sa thải vì gây lo ngại về coronavirus

trên hàng không mẫu hạm Roosevelt

Bộ hải quân đã ra quyết định không phục hồi chức vụ hạm trưởng Brett Crozier, người đã bị sa thải sau khi ông gửi thư cho cấp trên để yêu cầu xin giúp đỡ nhằm ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt.
Đô đốc hàng đầu của Hải Quân Hoa Kỳ cũng xác định rằng Crozier không nên được đề nghị tiếp tục chỉ huy. Quyết định này xem như chấm dứt sự nghiệp của hạm trưởng Brett Crozier.
Quyết định của Đô đốc Mike Gilday, người đứng đầu các hoạt động hải quân, là một quyết định đảo ngược của một đề nghị trước đó để khôi phục hạm trưởng Crozier với tư cách là chỉ huy của hàng không mẫu hạm. Quyết định sa thải hạm trưởng Crozier đã tạo ra một cơn bão chỉ trích từ các nhà lập pháp Dân chủ và các cựu viên chức quân đội. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-hai-quan-se-khong-phuc-hoi-ham-truong-bi-sa-thai-vi-gay-lo-ngai-ve-coronavirus-tren-hang-khong-mau-ham-roosevelt/

Ông Trump sẽ bổ túc hồ sơ lên Tối cao Pháp viện

 trong vụ kiện DACA

Ngày 19/6, Tổng thống Donald Trump loan báo chính quyền ông sẽ bổ túc hồ sơ về các di dân được gọi là “Dreamer”, là những người có mặt tại Mỹ bất họp pháp nhưng vào Mỹ khi còn nhỏ, sau khi Tối cao Pháp viện phán rằng ông vi phạm luật thủ tục liên bang khi chấm dứt chương trình bảo vệ những di dân này khỏi bị trục xuất.
“Tối cao Pháp viện yêu cầu chúng tôi đệ đơn lại về DACA, không có chuyện thua hay thắng. Họ ‘giao banh trở lại,’” Tổng thống Trump viết trên Twitter.
“Chúng tôi sẽ nộp lại những giấy tờ bổ túc trong một thời gian ngắn để hoàn tất chính xác phán quyết và yêu cầu của Tối cao Pháp viện ngày hôm qua,” ông Trump viết tiếp, đề cập đến chính sách Ngưng Hành động đối với Những người đến Mỹ (bất hợp pháp) từ khi còn nhỏ.
Ông Trump không giải thích “hồ sơ bổ túc” là gì. Tòa án Tối cao để cửa mở cho ông Trump nỗ lực một lần nữa hủy bỏ chương trình này, chỉ phán rằng chính quyền không đáp ứng một đòi hỏi về thủ tục và những hành động của chính quyền là “tùy tiện và thay đổi bất thường” theo như một đạo luật liên bang có tên Luật Thủ tục Hành chánh.
Ông Ken Cuccinelli, quyền thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa, ngày 19/6 nói Bộ sẽ “làm việc nhanh chóng càng sớm càng tốt” để đệ trình ông Trump nhiều giải pháp khác nhau để Tổng thống chọn.
https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-s%E1%BA%BD-b%E1%BB%95-t%C3%BAc-h%E1%BB%93-s%C6%A1-l%C3%AAn-t%E1%BB%91i-cao-ph%C3%A1p-vi%E1%BB%87n-trong-v%E1%BB%A5-ki%E1%BB%87n-daca/5470284.html

Thượng Nghị Sĩ Amy Klobuchar rút khỏi danh sách

 có thể được chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống

của ông Joe Biden

Vào hôm thứ năm (18 tháng 6), Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã rút khỏi danh sách có thể được chọn vào vị trí ứng cử viên phó tổng thống của ông Joe Biden.
Trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC, bà cho rằng thời khắc lịch sử này phù hợp hơn khi chọn một người phụ nữ da màu, và có rất nhiều phụ nữ có trình độ đáng kinh ngạc. Bà cho biết thêm, đây cũng là một cách để cứu lấy Hoa Kỳ ngay lúc này.
Ông Biden, người sẽ tranh cử chức tổng thống ngày 3/11 tới, hiện đang chịu áp lực trong việc phải chọn một phụ nữ da màu trước những căng thẳng chủng tộc bùng phát sau cái chết của anh George Floyd, một người đàn ông da màu thiệt mạng dưới tay một cảnh sát da trắng. Thượng nghị sĩ Klobuchar cho biết bà đã có cuộc trò chuyện với ông Biden tối thứ tư (16/4).
Vào cuối ngày thứ năm, ông Biden đã bày tỏ sự ca ngợi đối với bà Klobuchar, và nói rằng nếu có sự giúp đỡ của bà, ông sẽ giành được chiến thắng trong cuộc tranh cử. Ông Biden đã hứa sẽ chọn một người phụ nữ da màu làm người đồng hành, và một số ứng cử viên đã được đề nghị bao gồm thượng nghị sĩ Kamala Harris và bà Val Demings.
Một số nhà lãnh đạo và nhà hoạt động người Hoa Kỳ gốc Phi Châu đã nói rằng, một phụ nữ da màu tham gia bầu cử sẽ giúp chứng minh cho cử tri da màu rằng, ông Biden cam kết giải quyết các vấn đề như cải cách tư pháp hình sự và hành vi sai trái của cảnh sát. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-amy-klobuchar-rut-khoi-danh-sach-co-the-duoc-chon-lam-ung-cu-vien-pho-tong-thong-cua-ong-joe-biden/

Người ủng hộ đổ về Tulsa

chờ đợi buổi vận động tranh cử của ông Trump

Bình luậnNguyễn Sơn
Hàng chục ngàn người Mỹ đang đổ về thành phố Tulsa để gặp lại Tổng thống Trump trên sân khấu vận động tranh cử.
Rick Frazier lái xe hơn 750 dặm từ bang Ohio đến thành phố Tulsa là một người ủng hộ Tổng thống Trump. Không nản lòng trước thời tiết nắng nóng, ông và nhiều người ủng hộ khác đã dựng lều ngoài trung tâm BOK để đợi buổi vận động tranh cử của ông Trump.
Họ nói điều quan trọng nhất là có mặt ở đó để nhìn thấy tổng thống ở trên sân khấu vào tối thứ Bảy, và để tổng thống biết rằng ông được họ ủng hộ, theo hãng tin AP.
Tổng thống Donald Trump sẽ bắt đầu diễn thuyết vận động tranh cử tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma vào sáng 21/6 theo giờ Việt Nam.
Ông Trump nói: “Chúng ta sẽ nói về quốc gia. Chúng ta sẽ nói về con đường phía trước, về nơi chúng ta khởi nguồn. Tôi cũng sẽ nói với các bạn về COVID-19, Corona hay bất cứ cái tên gì mà các bạn đặt cho thứ dịch bệnh này, về những tiến triển to lớn mà chúng ta đang đạt được”.
Sân vận động trong nhà tại Tulsa có sức chứa gần 20.000 người, giống như tại mọi cuộc vận động tranh cử trước đây của Tổng thống Donald Trump, được cho là sẽ không còn chỗ trống. Một số ý kiến lo ngại về nguy cơ lây lan dịch COVID-19, nhưng Ban tổ chức và giới chức địa phương khẳng định những người tham dự thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
Ban tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn trong thời kỳ dịch bệnh, theo đó mỗi người tham dự sẽ được kiểm tra nhiệt độ, khử trùng tay, đeo khẩu trang.
Kỷ lục về số người đăng ký
Buổi vận động trực tiếp của Tổng thống Trump tại Tulsa đã có hơn 1 triệu yêu cầu vé tham dự. Đây là lần đầu tiên một cuộc vận động tranh cử Tổng thống nhận được yêu cầu tham dự kỷ lục như vậy.
Tulsa là thủ phủ của người da đen ở tiểu bang Oklahoma. Số lượng đăng ký dự khán kỷ lục đã cho thấy nhận định ‘người da đen không ủng hộ Tổng thống Trump’ là không có cơ sở.
Ông Trump hôm 15/6 đã lên tiếng cáo buộc các phương tiện truyền thông đang cố gắng “Covid Shame” ông (tạm dịch: lên án/làm bẽ mặt vì dịch COVID) ngay trước cuộc vận động.
“Truyền thông tin giả cánh tả, vốn không đưa ra vấn đề gì về COVID liên quan tới những kẻ phá hoại và hôi của đang phá huỷ các thành phố do đảng Dân chủ điều hành, nhưng lại cố gắng “Covid Shame” chúng tôi trước cuộc vận động lớn. [Họ] sẽ không thành công!” ông Trump viết trên Twitter.
Cảnh báo những kẻ bạo loạn
“Tất cả người biểu tình, người vô chính phủ, kẻ kích động, cướp bóc hay những tên tội phạm sẽ đến Oklahoma, xin hãy hiểu rằng mọi người sẽ không được đối xử như ở New York, Seattle hay Minneapolis. Đó sẽ là một viễn cảnh khác rất nhiều!”, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo người biểu tình trên Twitter hôm 19/6.
Marc Lotter, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Trump, giải thích rằng Tổng thống đang đề cập đến những kẻ kích động, không phải những người biểu tình ôn hòa.
“Tổng thống ủng hộ những người biểu tình ôn hòa, cũng như những người đang thực hiện quyền của họ theo Tu chính án thứ nhất. Nếu xảy ra tình huống tương tự các thành phố khác, như bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà và bạo lực, cảnh sát sẽ can thiệp”, Lotter trả lời kênh MSNBC.
Sau cuộc diễn thuyết này, Tổng thống Donald Trump có kế hoạch tiếp tục vận động tranh cử tại các bang Florida, Texas và Arizona.
https://www.ntdvn.com/the-gioi/nguoi-ung-ho-do-ve-tulsa-cho-doi-buoi-van-dong-tranh-cu-cua-tong-thong-trump-47024.html

Số ca Covid tăng vọt khơi lên lo ngại

về buổi vận động tranh cử của Trump

Số ca nhiễm virus corona tăng vọt trong những báo cáo ngày thứ Sáu ở một số bang của Mỹ, chủ yếu ở miền nam và miền tây, kể cả ở nơi mà Tổng thống Trump sẽ đến để vận động tranh cử trong cuộc tập hợp lớn nhất ở Mỹ suốt nhiều tháng qua.
Các chuyên gia nói rằng xét nghiệm chẩn đoán mở rộng phần nào giải thích cho sự tăng vọt này, nhưng không phải tất cả, mà hiện đã lên tới con số ít nhất là 2,23 triệu trên toàn quốc vào ngày thứ Sáu. Số ca nhiễm đang làm gia tăng số người nhập viện ở một số nơi.
Hơn 119.000 người Mỹ đã thiệt mạng vì COVID-19 tính đến nay.
Đặc biệt đáng báo động là xu hướng đi lên mà một số bang báo cáo về tỉ lệ dương tính ở các cá nhân được xét nghiệm.
Tổ chức Y tế Thế giới coi tỉ lệ dương tính trên 5% là đặc biệt đáng lo ngại, và dữ liệu được nhiều người theo dõi rộng rãi do Đại học Johns Hopkins thu thập cho thấy 16 bang của Mỹ có tỉ lệ trung bình trong tuần qua vượt quá mức đó và đang tăng cao hơn.
Bốn bang có là tỉ lệ trung bình hai chữ số – Arizona ở mức 17%, Alabama 12%, bang Washington 11% và South Carolina 10%. Mười hai bang còn lại dẫn đầu bởi Utah, Texas, Mississippi, Florida và Georgia, tất cả đều có tỉ lệ trung bình là 7,5% hoặc cao hơn.
Một nơi đáng lo ngại khác là Oklahoma, nơi mà ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump sẽ tổ chức một cuộc tập hợp vào ngày thứ Bảy tại một đấu trường trong nhà 19.000 chỗ ngồi ở thành phố Tulsa, sự kiện đầu tiên của ông kể từ khi lệnh phong tỏa được áp dụng trên gần như khắp cả nước vào tháng 3.
Các chuyên gia y tế công cộng đã cảnh báo rằng tập hợp hàng ngàn người la hét, hò reo bên trong Trung tâm BOK và một hội trường liền kề có nguy cơ tạo ra một sự kiện “siêu lây lan” cho loại virus corona vốn có tính lây lan cao.
Ban nhà tổ chức cuộc tập hợp dự định phát khẩu trang và nước rửa tay khử trùng cho người tham dự trước khi họ vào địa điểm, nhưng họ sẽ không bị bắt buộc giãn cách xã hội hoặc che mặt. Họ cũng phải kí một tuyên bố hứa sẽ không kiện ông Trump hoặc ban vận động tranh cử nếu họ nhiễm virus.
Reuters tường trình những người ủng hộ ông Trump đã bắt đầu xếp hàng dài bên ngoài đấu trường từ mấy ngày trước. Một người trong số họ, Randall Thom, 60 tuổi, đến từ Lakefield, Minnesota, ngày thứ Sáu nói Mỹ cần mở cửa trở lại.
“Chúng ta không thể sợ ại con virus Trung Quốc này này hay bất cứ tên gì mà mấy người muốn gọi nó. Tôi không sợ nó chút nào,” ông nói. “Và tôi rất vinh dự khi Tổng thống Trump muốn thực hiện sự đánh đổi đó cho người dân chúng tôi, cho chúng tôi quyền được trở lại như bình thường.”
https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-covid-tang-vot-khoi-len-lo-ngai-ve-buoi-van-dong-tranh-cu-cua-trump/5470641.html

Thủ tướng Trudeau « thất vọng »

về vụ Trung Quốc truy tố hai công dân Canada

Thanh Phương
Hôm qua, 19/06/2020, thủ tướng Justin Trudeau cho biết chính phủ Ottawa “rất thất vọng” về quyết định của Bắc Kinh truy tố về tội gián điệp hai công dân Canada bị bắt ở Trung Quốc vào cuối năm 2018, ít lâu sau vụ bắt giữ tại Vancouver bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi, theo yêu cầu của Mỹ.
Viện Công tố Trung Quốc hôm qua thông báo truy tố hai ông Michael Kovrig, nguyên là một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, và nhà doanh nghiệp Michael Spavor, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên. Hai ông bị truy tố về tội “làm gián điệp” và tiết lộ “bí mật nhà nước”.      
Từ Quebec, thông tín viên Pascale Guéricolas tường trình :
« Với tội danh làm gián điệp, Michael Kovrig và Michael Spavor có thể lãnh án tù chung thân trong phiên xử tới đây. Từ tháng 1/2020 đến nay, không ai được phép vào thăm họ. Tình hình này khiến thủ tướng Canada Justin Trudeau rất quan ngại. Ông nói : “Chúng tôi sẽ tiếp tục can thiệp trực tiếp với chính phủ Trung Quốc. Phải làm sao đưa hai ông Michael về Canada”.
Lãnh đạo phe đối lập thì cho rằng ông Justin Trudeau đã tỏ ra quá ngây thơ trong quan hệ với Trung Quốc. Ông mong muốn Ottawa cấm Hoa Vi lắp đặt mạng 5G tại Canada. Cựu đại sứ Canada tại Bắc Kinh Guy St Jacques nêu ý kiến : «  Có thể ông Trudeau nghĩ rằng nếu chúng ta tử tế với phía Trung Quốc thì họ sẽ biết điều. Hãy điều chỉnh lại chính sách của chúng ta ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200620-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-trudeau-th%E1%BA%A5t-v%E1%BB%8Dng-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-trung-qu%E1%BB%91c-truy-t%E1%BB%91-hai-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-canada

AIEA yêu cầu Iran cho vào thanh tra hai cơ sở hạt nhân

Thụy My
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) ngày 19/06/2020 đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Iran để các thanh tra vào hai địa điểm nguyên tử bị nghi ngờ là có những hoạt động bí mật trong những năm 2000.
Đây là nghị quyết chỉ trích Iran đầu tiên kể từ năm 2012, được các nước tham gia hiệp ước Vienna là Đức, Pháp, Anh soạn thảo. Trung Quốc và Nga bỏ phiếu chống. Tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đây có thể là bước đầu trước khi chuyển lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để trừng phạt.
Cơ quan tình báo Mỹ và Israel, cũng như AIEA đều cho rằng Iran đã tiến hành một chương trình vũ khí nguyên tử bí mật, và đã ngưng lại vào năm 2003, nhiều năm trước khi ký thỏa thuận 2015, nhưng Teheran bác bỏ cáo buộc đó.
Cũng trong ngày 19/06, Anh, Pháp, Đức đứng về phía Hoa Kỳ, chống lại việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí quy ước đối với Iran vào tháng 10 tới. Ngoại trưởng ba nước châu Âu, trong một tuyên bố chung, cho rằng bãi bỏ nghị quyết 2231 sẽ tác động mạnh đến an ninh khu vực. Tuy nhiên, ba nước ký kết hiệp ước nguyên tử Iran cũng cảnh báo Washington là sẽ không ủng hộ mọi ý định đơn phương xóa bỏ hiệp định hạt nhân với Ỉan.
Từ khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định nguyên tử năm 2018 và Iran trả đũa bằng cách lại bắt đầu làm giàu uranium, hiệp ước này trong tình trạng chỉ mành treo chuông, tùy theo nhịp độ thanh tra của AIEA. Nếu Iran bị phát hiện vi phạm và vấn đề được đưa ra Liên Hiệp Quốc, tất cả những biện pháp trừng phạt trước khi có hiệp định đều được tái lập, trừ phi Hội Đồng Bảo An quyết định ngược lại – mà điều này là bất khả vì Hoa Kỳ có quyền phủ quyết.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200620-aiea-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-iran-cho-v%C3%A0o-thanh-tra-hai-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n

Covid-19 có thể không bao giờ chấm dứt

bởi nhiều người không có khả năng sinh kháng thể

Quỳnh Chi
Hôm 9/6, medRxiv – trang web chuyên đăng tải các nghiên cứu y học chưa được bình duyệt – đã đăng tải nghiên cứu có tác giả là hai nhà khoa học Mỹ và Trung. Họ phát hiện ra rằng, chỉ có 4% những người nhiễm virus Sars-CoV-2 không triệu chứng có khả năng sản sinh kháng thể, tuy nhiên những kháng thể này cũng không phát huy tác dụng bảo vệ lâu dài trên cơ thể người. Và họ đi đến kết luận: nhân loại rất có thể sẽ vĩnh viễn không thể phát triển khả năng miễn dịch bầy đàn với Sar-CoV-2. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể sẽ không bao giờ chấm dứt.
Theo tờ South China Morning Post, các nhà nghiên cứu đã quan sát xem liệu các nhân viên y tế tại các bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc Covid-19 ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch, đã phát triển các kháng thể hay chưa.
Theo báo cáo, nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Wang Xinxi từ Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán và các nhà khoa học từ Đại học Texas, Galveston (Mỹ). Họ đã thu thập mẫu xét nghiệm của 23.000 nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh bệnh viện đa khoa ở Vũ Hán. Kết quả cho thấy, ít nhất 25%
trong số họ đã từng bị nhiễm virus Sars-CoV-2 sau khi tiếp xúc và điều trị cho bệnh nhân, nhưng tính đến tháng 4 năm nay, chỉ có khoảng 4% trong số họ xuất hiện kháng thể IgG.
Bài viết kết luận: “Mọi người không có khả năng tạo ra các kháng thể bảo vệ lâu dài chống lại virus này.”
Nghiên cứu cũng phát hiện, những bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng có xu hướng sản sinh kháng thể IgG nhiều hơn bệnh nhân không triệu chứng, nhưng hơn 10% số người trong đó có thể mất đi sự bảo vệ của kháng thể trong vòng một tháng.
Theo nghiên cứu của họ, các xét nghiệm kháng thể có thể không đủ để biết được liệu một người đã bị nhiễm virus hay chưa. Hơn nữa việc sản sinh các kháng thể như IgG vẫn không đủ để cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể sau này. Bài viết cũng trực tiếp chỉ ra: “ý kiến xuất giấy chứng nhận miễn dịch cho bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi là không khả thi”, vì họ vẫn có thể nhiễm lại.
Trước đó, giới nghiên cứu cho rằng những người từng mắc Covid-19 sẽ sản sinh kháng thể bảo vệ họ không bị tái nhiễm. Một số quốc gia thậm chí đang xem xét cấp “giấy chứng nhận miễn dịch” cho những bệnh nhân đã khỏi Covid-19 hoặc khuyến khích những người này hiến huyết tương để phục vụ quá trình thử nghiệm vắc-xin. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất lại cho thấy, số người mắc Covid-19 sản sinh kháng thể là thiểu số, và ngay cả khi họ sản sinh kháng thể, kháng thể đó không nhất định có hiệu lực lâu dài.
Đáng chú ý, một nghiên cứu khác của một nhóm nghiên cứu sinh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh thậm chí còn phát hiện: một số bệnh nhân Covid-19 tạo ra càng nhiều kháng thể, hậu quả lại càng tồi tệ – những bệnh nhân có phản ứng kháng thể mạnh nhất trong nghiên cứu này rốt cục đều tử vong.
Nghiên cứu của họ chỉ ra một hiện tượng đặc biệt gọi là “tăng cường kháng thể phụ thuộc” (ADE). Theo đó, virus ngoại lai sẽ lây nhiễm cho các kháng thể, các kháng thể này đến lượt nó sẽ lây nhiễm cho các tế bào mà virus ban đầu vốn dĩ không thể xâm nhập.
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế chỉ ra hiện tại vẫn còn rất nhiều phương diện chúng ta chưa hiểu rõ về đặc tính của virus Sars-CoV-2. Kết luận rút ra khi mới chỉ thử nghiệm hai loại kháng thể của nCov rất có thể không hoàn toàn chính xác.
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-co-the-khong-bao-gio-cham-dut-boi-nhieu-nguoi-khong-co-kha-nang-sinh-khang-the.html

WHO: Đại dịch COVID leo thang,

tệ hại nhất tại châu Mỹ

Đại dịch virus corona đang leo thang, với 150.000 ca mới hôm 18/6, cao nhất trong một ngày, và một nửa những ca này xảy ra tại châu Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới nói.
“Thế giới đang ở trong một giai đoạn mới và nguy hiểm,” Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo trên mạng tại trụ sở WHO ở Geneva. “Virus vẫn còn lây lan nhanh, vẫn còn gây chết người, và mọi người vẫn còn dễ bị ảnh hưởng.”
Hơn 8,53 triệu người đã bị nhiễm virus corona trên toàn thế giới và 453.834 người đã chết, Reuters cho biết ngày 19/6.
Ông Tedros thúc đẩy vẫn giữ giãn cách xã hội và “cực kỳ cảnh giác.”
Cũng như tại châu Mỹ, một số lớn những ca mới xảy ra tại Nam Á và Trung Đông, ông Tedros nói thêm.
Chuyên gia khẩn cấp của WHO Mike Ryan nêu lên sự chú ý vào tình hình Brazil, nơi ông nói có 1.230 ca tử vong thêm vì COVID-19 trong 24 giờ trước.
Khoảng 12% ca lây nhiễm tại Brazil liên hệ dến nhân viên y tế, ông nói thêm.
Ngoài Mỹ, Brazil có số ca tệ hại nhất, 978.142 ca được xác nhận và 47.748 người chết.
https://www.voatiengviet.com/a/who-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-leo-thang-t%E1%BB%87-h%E1%BA%A1i-nh%E1%BA%A5t-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-m%E1%BB%B9/5470339.html

WHO báo động dịch Covid-19

bước vào “giai đoạn nguy hiểm”

Thanh Phương
Tổ chức Y tế Thế giới WHO báo động về “một giai đoạn mới và nguy hiểm” của dịch Covid-19, vào lúc  đại dịch tiếp tục hoành hành tại châu Mỹ, với số ca nhiễm ở Brazil đã vượt quá một triệu.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã báo động như trên trong một cuộc họp báo qua video hôm qua, 19/06/2020. Theo lãnh đạo tổ chức này, dịch virus corona “đang tăng tốc”, với hơn 150.000 ca mới được ghi nhận chỉ trong một ngày, đa số ở châu Mỹ, mức cao chưa từng có. Ông Tedros Ghebreyesus còn cảnh báo về những nguy cơ của việc dỡ bỏ phong tỏa.
Tổng giám đốc WHO nói: “ Thế giới đang bước vào một giai đoạn mới và nguy hiểm. Rất nhiều người, và điều này có thể hiểu được, đã quá mệt mõi vì cứ phải ở trong nhà. Các quốc gia muốn mở cửa trở lại cho xã hội và cho nền kinh tế. Nhưng virus vẫn lây lan rất nhanh, vẫn gây nhiều tử vong.”
Ông Tedros Ghebreyesus kêu gọi toàn thể các quốc gia và mọi người phải vẫn rất cảnh giác, tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa và nhất là nhanh chóng tìm ra các ca nghi nhiễm bệnh, cách ly và xét nghiệm các ca đó và chữa trị họ, đồng thời truy tìm những người có tiếp xúc với các ca bệnh để cách ly họ.
Tổng giám đốc WHO đưa ra lời cảnh báo nói trên vào lúc Brazil hôm qua đã vượt qua ngưỡng 1 triệu ca nhiễm và sắp vượt qua mức 50.000 ca tử vong, tiếp tục là quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới về số người chết do virus corona chủng mới, chỉ sau Hoa Kỳ. Mêhicô cũng vừa vượt qua ngưỡng 20.000 ca tử vong hôm qua, cùng với hơn 5.000 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày.
Theo tổng kết của hãng tin AFP, số người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới tính đến hôm qua đã là 456.000 người, nhưng theo các chuyên gia, con số này vẫn còn thấp hơn thực tế rất nhiều.
Tại châu Âu, nhiều nước đang tiếp tục dỡ bỏ phong tỏa, như tại Pháp trong đêm qua, chính phủ thông báo mở lại các rạp xinê và các sòng bài kể từ thứ hai tuần tới. Các sân vận động cũng sẽ được mở lại kể từ ngày 11/07, nhưng không được tiếp nhận quá 5.000 khán giả.
Nhưng tại Ý, cơ quan y tế hôm qua đã kêu gọi người dân nước này nên “thận trọng” vì virus vẫn còn lây lan nhiều, sau khi ghi nhận những tín hiệu báo động về nhiễm Covid-19, đặc biệt là tại Roma.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200620-who-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-d%E1%BB%8Bch-covid-19-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0o-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-nguy-hi%E1%BB%83m

Nghị viện châu Âu kêu gọi kiện Trung Quốc

về vấn đề Hồng Kông

Hải Lam
Nghị viện châu Âu hôm 19/6 bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) đưa chính quyền Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, theo The Epoch Times.
Nghị quyết được Nghị viện châu Âu thông qua với 565 phiếu thuận, 34 phiếu chống và 62 phiếu trắng. Nghị viện “kêu gọi EU và các quốc gia thành viên xem xét nộp đơn kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế trong trường hợp luật an ninh mới được áp dụng”. Tòa án Công lý Quốc tế là cơ quan pháp lý cao nhất của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại La Hay, Hà Lan.
Ngoài ra, nghị quyết cũng kêu gọi EU xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc. Nghị viện “cho rằng EU nên sử dụng các đòn bẩy kinh tế của khối để ngăn chặn chính quyền Trung Quốc đàn áp nhân quyền”.
Mặc dù các nghị quyết của Nghị viện châu Âu không có giá trị ràng buộc, song những tín hiệu chính trị mà các nghị quyết đưa ra có thể đóng vai trò trong việc định hướng chính sách của khối.
Trước đó, vào hôm 15/6, ông Josep Borrell, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của EU, đề nghị thiết lập kênh đối ngoại song phương với Mỹ để đối phó với những thách thức mà hai bên phải đối mặt.
Các nhà lãnh đạo của EU và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường dự kiến sẽ tham dự hội nghị cấp cao trực tuyến vào ngày 22/6.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-vien-chau-au-keu-goi-kien-trung-quoc-ve-van-de-hong-kong.html

Châu Âu phải đứng lên chống lại Trung Quốc

trước khi quá muộn

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên Foreign Policy gần đây, ông Ian Bond, giám đốc chính sách đối ngoại của Trung tâm Cải cách châu Âu, kêu gọi châu Âu đứng lên để bảo vệ các giá trị của mình và chống lại mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước khi quá muộn.
Từng là thành viên của cơ quan ngoại giao Anh trong 28 năm, ông Bond cho rằng “Liên minh châu Âu (EU) phải bảo vệ các giá trị của mình thay vì nhượng bộ trước áp lực kinh tế từ Bắc Kinh”.
Theo ông Bond, sự thịnh vượng của châu Âu phụ thuộc vào một hệ thống có trật tự, đảm bảo dòng chảy toàn cầu về hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động, nhưng năm 2020 hóa ra là một năm rất tồi tệ đối với trật tự quốc tế dựa trên các qui tắc.
Ông Bond cho rằng châu Âu nên bắt đầu lập kế hoạch cho một thế giới, mà trong đó “Mỹ không còn là lực lượng bảo vệ chính cho trật tự quốc tế và an ninh châu Âu, trong khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự toàn cầu”.
“Cho đến nay, phản ứng của EU trước chủ nghĩa toàn trị độc đoán của Trung Quốc là quá yếu đuối”, ông Bond bình luận.
Tuy nhiên theo ông Bond, lập trường này của EU, trong một mức độ nào đó, là điều dễ hiểu.
“Xét cho cùng, thương mại với Trung Quốc rất quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu, và thật khó để 27 quốc gia cùng thống nhất về các chính sách đáng tin cậy được”, ông Bond giải thích.
Ngay cả trước cuộc khủng hoảng COVID-19, Trung Quốc đã lợi dụng các khoản đầu tư của mình vào một số quốc gia thành viên EU, để khiến họ ngăn chặn những chỉ trích của EU về hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh.
“Trong đại dịch, Trung Quốc đã sử dụng cái gọi là ngoại giao khẩu trang, cung cấp các thiết bị bảo vệ và vật tư y tế cho Ý và các nước khác, để làm sao nhãng sự chú ý [của châu Âu] về trách nhiệm của Bắc Kinh đối với sự lây lan ban đầu của virus corona”, ông Bond chỉ rõ.
“Năm ngoái, EU mô tả Trung Quốc là một đối thủ mang tính hệ thống. Tuy nhiên, trong kế hoạch hành động 10 điểm, EU không đưa ra đề xuất nào về cách thức họ có thể chống lại thách thức mang tính hệ thống hoặc thúc đẩy các giá trị của chính mình để đáp trả”, ông Bond lưu ý và nhấn mạnh rằng “EU phải đưa ra” một đề xuất cụ thể.
Ông Bond cho rằng “dưới thời ông Tập, Trung Quốc đã trở nên thô bạo hơn bất cứ lúc nào kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, với ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, bị giam cầm trong các trại cải tạo”.
Luật an ninh Hồng Kông được công bố gần đây, cho thấy điều mà các nhà hoạt động dân chủ ở đó đã lo sợ từ lâu. Đó là “Trung Quốc có ý định làm xói mòn quyền tự trị được bảo đảm cho Hồng Kông trong Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1985”.
Ông Bond cho hay sau một cuộc thảo luận của các bộ trưởng ngoại giao các nước EU hôm 29/5, EU chỉ đưa ra được một tuyên bố “yếu ớt”, rằng các biện pháp của Trung Quốc là “không phù hợp với cam kết quốc tế của Bắc Kinh trong tuyên bố chung [Trung – Anh]”.
Nhưng ngay cả lời khiển trách nhẹ nhàng này cũng đã bị giảm nhẹ ý nghĩa bởi sự tiết lộ rằng chỉ có Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển đề nghị EU nên xem xét các biện pháp trừng phạt, và bởi thực tế là người đứng đầu chính sách đối ngoại EU, ông Josep Borrell, đã gọi Trung Quốc là “đồng minh” trong một cuộc họp báo sau khi tuyên bố trên được công bố.
Ông Bond cho rằng nếu Trung Quốc là đối thủ hệ thống, thì “EU cần ưu tiên đảm bảo các giá trị của mình, chứ không phải chủ nghĩa độc đoán của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Các quốc gia thành viên EU cần cung cấp nơi tị nạn cho các công dân Hồng Kông, những người có quyền lợi bị đe dọa.
“Như Vương quốc Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã đề xuất cho gần 3 triệu cư dân Hồng Kông quyền sống ở Anh và con đường trở thành công dân Anh hoàn toàn”, ông Bond đưa ra một thí dụ minh họa.
Theo ông Bond, các nước thành viên EU cũng cần sẵn sàng áp đặt các hạn chế thị thực như chính phủ Hoa Kỳ đã làm, để trừng phạt các quan chức Trung Quốc hoặc Hồng Kông tham gia bất kỳ cuộc đàn áp nào.
“Thích đáng hơn, các quốc gia thành viên cần thực hiện các biện pháp để chống lại các hoạt động ảnh hưởng của Trung Quốc, bao gồm cả trong các trường đại học, và để đảm bảo rằng sinh viên Trung Quốc học tập ở phương Tây không được tổ chức để làm đặc vụ cho Đảng [cộng sản Trung Quốc]”, ông Bond đề xuất.
Cũng theo ông Bond, EU cũng nên đẩy mạnh cam kết chính trị và an ninh với các nền dân chủ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là những nước chịu áp lực từ Trung Quốc, bao gồm Úc và Đài Loan. EU không nên mù quáng chấp nhận định nghĩa mở rộng của Trung Quốc về những lợi ích quốc gia cốt lõi của họ, theo đó, phần còn lại của thế giới chỉ đơn giản là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, Biển Đông và các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
“EU cần làm rõ rằng họ bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và việc tạo ra các đảo được quân sự hóa ở đó, và các quốc gia thành viên có năng lực hải quân cần điều tàu chiến đến khu vực, để nhấn mạnh rằng đây là vùng biển quốc tế”, ông Bond ví dụ.
Tuy nhiên, ông Bond cũng lưu ý EU cần chuẩn bị trước việc Trung Quốc sẽ trả đũa. Thực tế cho thấy “Bắc Kinh đã không ngần ngại bắt nạt các quốc gia hoặc các định chế, chỉ trích các chính sách của mình. Trung Quốc đã áp đặt thuế quan hoặc cấm đối với một số hàng hóa từ Úc để trả đũa cho việc Canberra kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển đã đe dọa truyền thông Thụy Điển về việc họ đưa tin về vụ bắt cóc và bỏ tù [chủ hiệu sách ở Hồng Kông] Quế Mẫn Hải (Gui Minhai), một công dân Thụy Điển gốc Hoa”.
Kết thúc bài bình luận, ông Bond cảnh báo: “Bản thân EU cũng đang trong ‘tầm ngắm’ [của Trung Quốc] vì cố gắng đảm bảo xem xét kỹ lưỡng hơn các khía cạnh an ninh đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu, và đã phơi bày sự dính líu của Trung Quốc trong các chiến dịch thông tin sai lệch liên quan đến virus corona”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chau-au-phai-dung-len-chong-lai-trung-quoc-truoc-khi-qua-muon.html

Chiến lược phòng thủ không gian

: Nga tố Mỹ « hiếu chiến »

Thùy Dương
Bộ Ngoại Giao Nga hôm qua 19/06/2020 tố cáo « sự hiếu chiến » trong chính sách không gian của chính quyền Mỹ, hai ngày sau khi Washington công bố « chiến lược phòng thủ mới trong không gian ».
Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga nhấn mạnh Mỹ coi không gian như là chiến trường. Nga kêu gọi Mỹ tiếp cận vấn đề này một cách có trách nhiệm, bởi vì « một cuộc đối đầu vũ trang trong không gian có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược”. Đồng thời, Matxcơva khẳng định chủ trương « ưu tiên sử dụng và thăm dò không gian chỉ vì mục đích hòa binh » và nỗ lực « ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian ».
Theo chiến lược Lầu Năm Góc công bố hôm 17/06, Mỹ muốn ngăn chặn khả năng Trung Quốc và Nga kiểm soát không gian. Washington cũng dự tính dựa vào các đồng minh, cả về tài chính, để đạt mục tiêu chiến lược không gian. Tài liệu của Lầu Năm Góc còn khẳng định « Trung Quốc và Nga đại diện cho mối đe dọa chiến lược quan trọng nhất, bởi vì họ đã phát triển, thử nghiệm và triển khai năng lực quân sự trong không gian và học thuyết quân sự của họ cũng dự kiến sử dụng chúng trong trường hợp xung đột xảy ra ».
Theo AFP, bộ Quốc Phòng Mỹ cũng khẳng định : « Học thuyết quân sự của Trung Quốc và Nga nhìn nhận không gian là quan trọng đối với chiến tranh hiện đại và coi việc sử dụng vũ khí không gian như một biện pháp làm giảm hiệu quả quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ, và để chiến thắng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai ».
Kiểm soát vũ khí hạt nhân : Mỹ – Nga nối lại thương lượng
Tại Vienna, Áo, vào ngày thứ Hai 22/06, Mỹ và Nga sẽ nối lại đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo giới quan sát, sẽ không có nhiều hy vọng là hai bên đạt thỏa thuận.
Đại sứ Marshall Billingslea, đại diện của tổng thống Trump về các vấn đề giải trừ vũ khí, và thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Riabkov, sẽ thảo luận về hiệp ước song phương New Start được ký kết vào năm 2010, sẽ hết hạn vào đầu năm 2021 – ngay sau khi Donald Trump hết nhiệm kỳ.
Matxcơva đã kêu gọi đàm phán để gia hạn hiệp ước kể từ cuối năm 2019, nhưng chính quyền Trump cho đến nay vẫn muốn Bắc Kinh tham gia đàm phán. Mỹ lo ngại là số vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 tới trong khi Bắc Kinh lại thiếu minh bạch. Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc thương lượng ba bên, nhưng để mở khả năng thảo luận đa phương.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (Sipri), Nga và Mỹ vẫn nắm giữ hơn 90% số  vũ khí hạt nhân trên thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200620-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%B2ng-th%E1%BB%A7-kh%C3%B4ng-gian-nga-t%E1%BB%91-m%E1%BB%B9-hi%E1%BA%BFu-chi%E1%BA%BFn

Bắc Hàn: Vì sao Kim Yo-jong giận Hàn Quốc

 và VN giúp được gì?

Có một số giải thích thái độ hung hăng của Bắc Hàn gần đây, mà trong đó một yếu tố có thể là nhằm tăng uy tín bà Kim Yo-jong trong quân đội, theo một số đánh giá.
Bắc Hàn dọa điều quân, Nam Hàn nói sẽ không nín nhịn thêm
Bắc Hàn ‘làm nổ tung văn phòng liên lạc’ với Nam Hàn
Mới nhất ngày 17/6 Bắc Hàn giật nổ tung tòa nhà văn phòng liên lạc, một hình ảnh mang tính biểu tượng đặt ở vùng gần biên giới với Nam Hàn, được mở hồi 2018.
Trong lúc đó, quân đội Bắc Hàn nói sẽ đưa binh lính tới vùng phi quân sự ở dọc biên giới.
Hôm 19/6 Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết đã phê chuẩn đơn xin từ chức của Bộ trưởng Thống nhất Kim Yeon-chul.
Bộ trưởng Kim đã nhận mọi trách nhiệm liên quan đến quan hệ liên Triều.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn đăng bài cáo buộc Nam Hàn vi phạm các thỏa thuận đã ký hồi 2018 và hành xử như một “con chó lai”, trong lúc em gái của ông Kim Jong-un thì gọi tổng thống của Nam Hàn là “kẻ bợ đỡ” Mỹ.
Ankit Panda, biên tập viên cao cấp của trang The Diplomat, vừa ra mắt cuốn sách về Bắc Hàn, Kim Jong Un and the Bomb: Survival and Deterrence in North Korea (2020).
Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Ankit Panda ghi nhận việc truyền thông Bắc Hàn đã tiết lộ hai việc khiến họ giận dữ.
“Đầu tiên là nhiều tháng bực bội của Bắc Hàn vì tiến độ, mức độ trong hợp tác kinh tế liên Triều. Nó không thể tiến triển như Bình Nhưỡng mong muốn do trừng phạt quốc tế.”
“Seoul đã cố làm hết cách giúp đỡ mà không vi phạm trừng phạt.”
“Thứ hai, truyền thông Bắc Hàn cho biết họ xem việc các nhóm dân sự Hàn Quốc gửi tờ rơi là không thể chấp nhận.”
Ông Ankit Panda cũng đặt dấu hỏi liệu các biến cố gần đây có nhằm tăng hình tượng của bà Kim Yo-jong, em gái của lãnh tụ Kim Jong-un.
“Có những khả năng khác mà chúng ta chưa hiểu hết, ví dụ việc nâng vị trí của Kim Yo-jong trong hệ thống chính trị.”
“Các hành động mới đây có vẻ nhằm làm tăng uy tín của bà ấy trong mắt quân đội ở Bắc Hàn.”
Tháng Hai năm 2019, bà Kim Yo-jong tháp tùng Kim Jong-un tới Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Việc Hà Nội được chọn là nơi tổ chức hội nghị được đánh giá là thể hiện vai trò của Việt Nam với quốc tế.
Khi đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hy vọng Việt Nam góp phần kiến tạo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy vậy hội nghị lần hai ở Hà Nội không đem lại kết quả nào.
Sự khác biệt quá lớn giữa Bắc Hàn và thế giới khiến cho nỗ lực dàn xếp của các nước như Việt Nam chỉ hạn chế, theo ông Ankit Panda.
“Vai trò của Hà Nội khi tổ chức hội nghị lần hai là đáng nể và có ích, nhưng trở ngại căn bản giữa Mỹ và Bắc Hàn quá lớn để Việt Nam có thể giúp giải quyết.”
“Bắc Hàn và Hoa Kỳ có khác biệt căn bản về mục đích của hoạt động ngoại giao giữa hai bên.”
Hiện nay các trừng phạt do Mỹ đứng đầu vẫn đang tồn tại, bao vây kinh tế khó khăn của Bắc Hàn.
Joseph Yun, cựu đặc sứ Hoa Kỳ về Bắc Hàn, giải thích cho CNN: “Người Bắc Hàn rất thất vọng khi ngoại giao với Hoa Kỳ và Nam Hàn đã không đem lại điều họ hứa hẹn cho nhân dân Bắc Hàn…tiêu chuẩn sống cao hơn.”
Ông Yun nói chính quyền Bắc Hàn cảm thấy “cần giải thích cho người dân vì sao sáng kiến ngoại giao lại chả đem lại cái gì”.
Nhiều người nhận định chính phủ Nam Hàn dưới thời tổng thống Moon Jae-in rất muốn hỗ trợ Bắc Hàn để thúc đẩy hợp tác.
Nhưng hiện tại các lựa chọn của Seoul cũng hạn chế. Gần như mọi thứ mà Bình Nhưỡng muốn có đều bị cản trở vì trừng phạt của Washington.
Nam Hàn nói họ vẫn bỏ ngỏ khả năng đối thoại, nhưng lên án các hành động của Bắc Hàn là vô nghĩa và gây tổn hại.
Căng thẳng tăng vọt trong những tuần gần đây, một phần từ việc các nhóm đào tẩu người Bắc Hàn ở Nam Hàn gửi tờ rơi tuyên truyền sang bên kia biên giới.
Truyền thông Bắc Hàn cáo buộc miền Nam “vi phạm và hủy hoại một cách có hệ thống” các thỏa thuận đã ký hồi 2018, và so sánh Bộ Quốc phòng Nam Hàn với “một con chó lai sợ hãi” đang “khoác lác và chơi trò tháu cáy, nói năng biến báo và tạo ra bầu không khí đối đầu”.
Những động thái của Bắc Hàn mới đây có vẻ như nhận lệnh trực tiếp của bà Kim Yo-jong.
Evans Revere, một cựu chuyên gia của Bộ ngoại giao Mỹ, phân tích với CNN: “Không ngày nào lại không có tờ báo đăng tuyên bố và hình ảnh của bà ta.”
Một điểm bí ẩn là mặc dù hình ảnh Kim Yo-jong trở nên nổi bật, thì lãnh tụ Kim Jong-un có vẻ mất hút.
Ông Kim Jong-un hôm 1/5 đã xuất hiện tại một buổi lễ sau khi biến mất khỏi các sự kiện trong 20 ngày.
Nhưng từ sau đó, ông vắng bóng trên truyền thông nhà nước.
Thực sự vị lãnh tụ đang ở đâu, sức khỏe thế nào vẫn là điều bí ẩn.
Trong khi đó báo chí nhà nước Bắc Hàn tiếp tục đăng bài phê phán Nam Hàn.
Ngày 19/6, báo Lao động, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đăng các bài nói người dân Bắc Hàn “sung sướng và nhẹ nhõm” khi chứng kiến cảnh Văn phòng liên lạc chung liên Triều sập xuống.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53116300

Bình Nhưỡng chuẩn bị

thả hàng loạt truyền đơn sang trả đũa Seoul

Thụy My
Hãng tin chính thức KCNA hôm nay 20/06/2020 loan báo Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị thả hàng loạt truyền đơn sang Hàn Quốc để trả đũa, trong bối cảnh căng thẳng đang tăng lên trên bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây.
Tờ báo nhà nước Bắc Triều Tiên Rodong Sinmun đăng hình những tờ truyền đơn với ảnh tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bị bôi đầy những tàn thuốc và mẩu thuốc lá, hoặc với những bình luận mỉa mai.
Bình Nhưỡng vô cùng tức giận trước những truyền đơn do người Bắc Triều Tiên đào thoát gởi sang biên giới, chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng về vi phạm nhân quyền cũng như tham vọng nguyên tử. Những truyền đơn này được cột vào các quả bóng, hoặc cho vào chai cùng với gạo và khẩu trang để thả sang vùng biển biên giới.
Bắc Triều Tiên gần đây đã cho nổ sập văn phòng liên lạc ở Kaesong, gần biên giới hai miền, biểu tượng cho quan hệ liên Triều, đồng thời đe dọa tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này. Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, tuần này đã chỉ trích gay gắt tổng thống Hàn Quốc. Seoul đã đáp trả với lời lẽ nghiêm khắc một cách bất thường, khẳng định « sẽ không dung thứ những phát ngôn và hành động quá đáng » của Bình Nhưỡng.
Theo các nhà phân tích, có thể Bắc Triều Tiên gây áp lực nhằm buộc Hàn Quốc phải có những nhượng bộ
Hai oanh tạc cơ Mỹ bay gần Bắc Triều Tiên
Hãng tin Yonhap dẫn nguồn từ cơ quan theo dõi không lưu Aircraft Spots và Không quân Mỹ cho biết hai oanh tạc cơ B-52H của Mỹ hôm qua 19/06 đã bay ngang phía bắc Nhật Bản, sau khi tham gia cuộc tập trận chung tại Biển Hoa Đông. Đây là lần thứ hai trong tuần này Hoa Kỳ điều máy bay ném bom chiến lược đến gần bán đảo Triều Tiên. như trên.
Aircraft Spots còn cho biết trước đó vào thứ Tư 17/06,  một phi cơ do Kim Jong Un sử dụng từ Bình Nhưỡng đã bay về hướng đông. Như vậy có thể ông Kim đến vùng duyên hải để chỉ đạo những hoạt động khiêu khích, chẳng hạn lại cho phóng hỏa tiễn đạn đạo từ tàu ngầm.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200620-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-th%E1%BA%A3-h%C3%A0ng-lo%E1%BA%A1t-truy%E1%BB%81n-%C4%91%C6%A1n-sang-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-seoul

3 cựu trợ lý của các nhà lập pháp Đài Loan bị bắt

vì nghi ngờ làm gián điệp cho Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh
Ba cựu trợ lý này là ông Lee Yi-hsien, ông Chen Wei-jen và ông Lin Yun-ta. Văn phòng công tố tại Đài Bắc đã thẩm vấn 3 người này vào ngày 18/6, sau khi các công tố viên của Cục Điều tra Bộ Tư pháp Đài Loan tiến hành các cuộc đột kích và bắt giữ các nghi phạm tại 5 địa điểm, theo truyền thông Đài Loan đưa tin.
Hai người là Lee Yi-hsien và Chen Wei-jen hiện đang bị giam giữ với cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia Đài Loan theo yêu cầu của Tòa án quận Đài Bắc. Các công tố viên ra lệnh giam giữ 2 người này vì quan ngại rằng họ có thể thông đồng và phá hủy bằng chứng.
Trong khi đó, Lin Yun-ta đã được tại ngoại sau khi trả 100.000 Đài tệ (khoảng 79 triệu đồng).
Các công tố viên cho biết, các điệp viên Trung Quốc thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã chỉ đạo 3 người này để thành lập một tổ chức gián điệp tại Đài Loan và tuyển người địa phương vào tổ chức này trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018.
Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù trên thực tế, hòn đảo tự trị này có hiến pháp riêng, quân đội riêng và thực hiện bầu cử dân chủ. Bắc Kinh đã thâm nhập vào Đài Loan bằng nhiều cách khác nhau, như truyền bá tuyên truyền của Trung Quốc qua mạng xã hội địa phương và lôi kéo người dân địa phương trở thành đặc vụ Trung Quốc.
Theo kênh truyền thông địa phương United Daily News, 3 người đàn ông đã liên lạc với các phóng viên địa phương chuyên đưa tin về chính phủ Đài Loan và cung cấp cho họ khoản trợ cấp hàng tháng là 30.000 Đài tệ (khoảng 23 triệu đồng) và các chuyến đi du lịch miễn phí tới Trung Quốc, để đổi lấy thông tin về các cuộc họp do chính phủ tổ chức.
Trong vòng 4 năm, 3 người này đã gửi các thông tin bí mật từ nhiều cơ quan chính phủ Đài Loan, bao gồm Bộ Ngoại giao và Hội đồng các vấn đề Đại lục, cho các đặc vụ Trung Quốc, theo các cáo buộc từ công tố viên.
Ông Lee Yi-hsien là trợ lý làm việc cho nhà lập pháp Chang Li-Shan thuộc Quốc Dân Đảng trong khoảng thời gian giữa năm 2016 và 2018.
Sau khi trợ lý Lee Yi-hsien bị giam giữ, bà Chang, hiện là thẩm phán của quận Yunlin của Đài Loan, đã thông báo rằng ông Lee chỉ là một tình nguyện viên chứ không phải là trợ lý chính thức của bà vào thời điểm đó. Bà Chang yêu cầu phòng tư pháp nghiêm túc tiến hành điều tra ông Lee để bảo vệ an ninh quốc gia Đài Loan.
Trợ lý Chen Wei-ren làm việc cho nhà lập pháp thuộc Quốc Dân Đảng Chen Shu-hui từ năm 2009 đến năm 2010. Bà hiện là phó thị trưởng Thành phố Chiayi của Đài Loan.
Bà Chen Shui-hui cũng đã thuê ông Lin làm trợ lý cho mình từ năm 2009 đến năm 2010. Trước đó, ông Lin là trợ lý của nhà lập pháp Cheng Chin-ting từ năm 2005 đến 2008.
Vụ án liên quan đến hoạt động gián điệp gây chú ý mới đây nhất là vào tháng 3/2019. Hai trung tá Đài Loan đã nghỉ hưu bị kết án 6 tháng tù giam và phạt tiền 180.000 Đài tệ (khoảng 135 triệu đồng) với tội danh cố tình thu thập bí mật quân sự của Đài Loan cho Bắc Kinh.
Ông Hsu Chih-chieh, một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ (DPP), nói với tờ The Epoch Times (chi nhánh tại Đài Loan) rằng an ninh quốc gia là vô cùng quan trọng đối với Đài Loan, và bất kỳ ai phá hoại điều này đều phải bị trừng phạt nghiêm khắc.
Nhà lập pháp độc lập Freddy Lim nói với truyền thông địa phương rằng Đài Loan cần thực hiện các kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với những người có thể tiếp cận thông tin nhạy cảm của chính phủ, vì Bắc Kinh đang làm mọi cách để can thiệp vào quốc đảo này.
Trong khi điều tra đang được thực hiện, các công tố viên có thể buộc tội 3 người trên theo các điều luật khác nhau.
Chẳng hạn, theo luật an ninh quốc gia, người bị kết tội truyền thông tin bí mật cho Trung Quốc có thể bị kết án hơn 7 năm tù với mức phạt từ 50 triệu đến 100 triệu Đài tệ (khoảng gần 4 tỷ đến 8 tỷ đồng).
Luật hình sự Đài Loan có nhiều điều luật khác nhau về tội phản quốc. Ví dụ, phạm tội rò rỉ tài liệu hoặc thông tin liên quan đến quốc phòng có thể bị kết án từ 1 đến 7 năm tù.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/3-cuu-tro-ly-cua-cac-nha-lap-phap-dai-loan-bi-bat-vi-nghi-ngo-lam-gian-diep-cho-trung-quoc-46958.html

Nhà hoạt động Joshua Wong dự định tranh cử

một vị trí trong cơ quan lập pháp Hong Kong

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Sáu (19/6), nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hồng Kông Joshua Wong cho biết anh dự định sẽ tranh cử một vị trí trong cơ quan lập pháp của thành phố, thiết lập một cuộc chiến mới với chính quyền sau khi bị cấm tranh cử trong các cuộc bầu cử trước đó.
Anh Wong, người chỉ 17 tuổi khi trở thành gương mặt của Phong trào Ô dù do sinh viên lãnh đạo năm 2014, không phải là một nhân vật hàng đầu của các cuộc biểu tình bạo lực làm chấn động trung tâm tài chính bán tự trị trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, anh vận động sự hỗ trợ cho phong trào ủng hộ dân chủ ở nước ngoài, gặp gỡ các chính trị gia từ Hoa Kỳ, Châu Âu và các nơi khác, khiến Bắc Kinh phẫn nộ và tuyên bố rằng anh là một “tội phạm ngầm” của các lực lượng nước ngoài.
Anh bị loại khỏi cuộc tranh cử trong cuộc bầu cử hội đồng quận ít quan trọng hơn vào năm ngoái với lý do chủ trương tự quyết của Hồng Kông vi phạm luật bầu cử, mà anh mô tả vào thời điểm đó là sự kiểm duyệt chính trị. Anh dự định sẽ tranh cử cho một vị trí chủ chốt của phe dân chủ của Hội đồng Lập pháp vào ngày 6 tháng 9.
Anh Wong cho biết anh ủng hộ ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc để mọi người có tiếng nói về tương lai của Hồng Kông, nhưng anh phản đối ý tưởng độc lập. Các luật bầu cử sau khi Hồng Kông trở về Trung Cộng từ Anh Quốc vào năm 1997 bảo đảm một cách hiệu quả rằng cơ quan lập pháp được sắp xếp theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, với chỉ một nửa số ghế được bầu trực tiếp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-joshua-wong-du-dinh-tranh-cu-mot-vi-tri-trong-co-quan-lap-phap-hong-kong/

Chính trường TQ và sự bất an của Tập Cận Bình

Hôm thứ Hai vừa rồi là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó hóa ra là một ngày quan trọng đối với chính trị Trung Quốc.
Tin đồn đã lan truyền từ ngày hôm trước trong một số đảng viên Cộng sản Trung Quốc là sẽ có một thông báo quan trọng sắp xảy ra. Hóa ra đó là một món quà sinh nhật bất ngờ khiến các chuyên gia phải bàn tán không ngừng.
Trên trang nhất ngày 15 tháng 6 của tờ Học tập, một ấn phẩm chính thức của Trường Đảng Trung ương, là một bài viết toàn trang với dòng tít lớn kêu gọi đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” – tư tưởng chính trị đặt theo tên của nhà lãnh đạo – trở thành “Chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21.”
Bài báo được viết bởi Hà Nghị Đình (He Yiting), phó giám đốc điều hành của Trường Đảng Trung ương. Ông là một trợ lý thân cận của Tập và đóng một vai trò quan trọng trong việc biên soạn lý thuyết chính trị cho Tập, vốn được đưa vào Điều lệ Đảng tại Đại hội toàn quốc năm 2017.
Ông ta không chỉ đơn thuần là tìm cách lấy lòng Tập hay chơi chữ. Một tham vọng lớn được ẩn giấu đằng sau động thái này.
Về bản chất, đó là một nỗ lực nhằm tôn vinh hệ tư tưởng của Tập như một triết lý trăm năm có một dẫn đường cho tất cả người dân Trung Quốc và qua đó làm cho nó còn quan trọng hơn cả “Tư tưởng Mao Trạch Đông”, hệ tư tưởng của người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một vị anh hùng cách mạng.
Lời đề nghị này quả thật “hoành tráng” đến nỗi ngay cả Karl Marx chắc cũng sẽ phải ngạc nhiên ở thế giới bên kia. Trong bài viết, Hà Nghị Đình đưa ra lập luận rằng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Hoa ngày nay đã viết nên “chương tuyệt vời nhất của chủ nghĩa xã hội thế giới trong 500 năm qua”.
Nói về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, ông viết rằng “hai hệ tư tưởng, hai học thuyết và hai hệ thống của thế giới đang trải qua những biến đổi sâu sắc có lợi cho chủ nghĩa xã hội”.
Có nhiều hàm ý trong việc này. Việc bài viết được xuất bản đúng vào sinh nhật lần thứ 67 của Tập cũng có ý nghĩa rất lớn.
Có một quy tắc không chính thức lâu nay của Đảng được gọi là “thất thượng, bát hạ”, có nghĩa là “bảy lên, tám xuống”. Quy định này cho phép những người ở độ tuổi 67 trở xuống được ở lại nắm các vị trí quan trọng, nhưng yêu cầu những người từ 68 tuổi trở lên phải nghỉ hưu mà không được nắm các vị trí mới.
Tập sẽ 68 tuổi vào năm tới. Nếu tuân theo quy tắc về tuổi nghỉ hưu, ông sẽ không được tái cử vị trí chủ tịch nước tại đại hội Đảng tiếp theo vào năm 2022.
Dù Tập đã thành công trong việc sửa đổi hiến pháp vào tháng 3 năm 2018 để xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ năm năm đối với chức chủ tịch nước, có khả năng một số lực lượng chính trị sẽ chống lại việc gia hạn nhiệm kỳ của ông Tập, lấy lý do quy định về độ tuổi như trên.
Cuộc đấu tranh quyền lực của Tập sẽ đạt đỉnh đầu tiên vào mùa hè này. Đối với Tập, hội nghị đảng năm nay tại thị trấn nghỉ mát Bắc Đới Hà vào mùa hè này có khả năng gây nguy hiểm: Luôn có khả năng Tập sẽ không nhận được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo lão thành trong Đảng.
Nhưng nếu hệ tư tưởng của Tập được nâng lên thành “hệ tư tưởng chỉ đạo của thế kỷ 21” và được ghi vào Điều lệ Đảng tại đại hội Đảng toàn quốc năm 2022, thì bối cảnh chính trị sẽ thay đổi.
Nếu được ghi vào như vậy, tư tưởng Tập Cận Bình sẽ trở thành hệ tư tưởng định hướng toàn năng, được thần thánh hoá. Đối với Tập, người phát triển hệ tư tưởng, điều đó mở đường cho việc ông có thể trở thành chủ tịch nước trọn đời.
Nhưng việc phe của Tập phải dùng đến những biện pháp cực đoan như vậy để đảm bảo sự sinh tồn chính trị của ông cho thấy không phải mọi thứ đã được an bài.
Một sự cố chính trị gần đây ở Trùng Khánh làm tăng thêm sự nghi ngờ.
Cứ gọi đó là “lời nguyền Trùng Khánh”. Một lần nữa, người đứng đầu lực lượng cảnh sát thành phố miền Trung Tây Trung Quốc này lại bị thất sủng.
Trong một thông báo vào ngày 14 tháng 6, các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc cho biết ông Đặng Khôi Lâm (Deng Huilin), phó thị trưởng Trùng Khánh và là giám đốc sở công an thành phố, đang bị điều tra vì nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng” kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước.
Lần lượt từng người một, các quan chức công an cấp cao liên tiếp ở Trùng Khánh đã chứng kiến ​​vận may chính trị của mình kết thúc trong ô nhục.
Đây là một số trường hợp trong quá khứ.
Năm 2007, Bạc Hi Lai (Bo Xilai), đối thủ đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình sau này, đã tới Trùng Khánh làm bí thư thành uỷ và sớm bắt tay vào chiến dịch tiêu diệt các băng nhóm tội phạm địa phương.
Ông nhắm vào Văn Cường (Wen Qiang), người với tư cách là phó giám đốc sở công an Trùng Khánh và sau đó là giám đốc sở tư pháp, đã kiểm soát lực lượng cảnh sát địa phương. Văn được xác định là kẻ bảo kê tội phạm của thành phố và cuối cùng đã bị xử tử.
Cánh tay phải của Bạc, Vương Lập Quân (Wang Lijun), sau đó trở thành giám đốc công an Trùng Khánh; nhưng ông ta cũng không an toàn.
Sau khi mâu thuẫn với Bạc, Vương đã đến xin tị nạn tại toà tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Ông ta được cho là đã mang theo mình một lượng lớn “bí mật nhà nước” khi tới gõ cửa cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ này.
Mấy năm sau, Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai) trở thành bí thư Trùng Khánh. Từng được cho là ứng viên hàng đầu trong cuộc đua kế nhiệm Tập trong vai trò nhà lãnh đạo hàng đầu trong tương lai của Trung Quốc, Tôn đã bị thanh trừng ngay trước thềm đại hội đảng năm 2017.
Hà Tĩnh (He Ting), người lúc đó đang giữ chức giám đốc công an Trùng Khánh dưới thời Tôn, cũng bị cáo buộc vi phạm kỷ luật và bị khai trừ đảng.
Trong khoảng chục năm qua, các giám đốc công an Trùng Khánh luôn bị cuốn vào các vụ bê bối liên quan đến các quan chức hàng đầu. Ngược lại, bất cứ khi nào giám đốc công an thành phố này bị thanh trừng, một vụ việc lớn liên quan đến bí thư thành uỷ chắc chắn đã xảy ra.
Nhưng con đường sự nghiệp của Đặng Khôi Lâm cho thấy lần này sẽ khác.
Trước khi luân chuyển đến Trùng Khánh, Đặng làm việc tại tỉnh Hồ Bắc trong lực lượng công an và sau đó là tại Bắc Kinh tại Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng.
Ông ta được bổ nhiệm theo kiểu “nhảy dù”, từ chính quyền trung ương xuống chính quyền của một địa phương nơi ông không có mối quan hệ nào.
Cho đến khi chuyển đến Trùng Khánh, Đặng không có mối liên hệ trực tiếp nào với Trần Mẫn Nhĩ (Chen Min’er), bí thư thành uỷ hiện tại của thành phố và là phụ tá thân cận của Tập.
Điều này có nghĩa là Đặng có khả năng đã gặp rắc rối theo một bối cảnh hoàn cảnh khác với bộ đôi Bạc – Vương và Tôn – Hà, những cặp đôi có liên quan đến tội phạm và bị buộc tội.
Cuộc điều tra đối với Đặng có thể liên quan tới Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), cựu uỷ viên Bộ Chính trị và từng là Bộ trưởng Công an đã nghỉ hưu.
Đặng trước đây từng là thư ký của Mạnh.
Hồi tháng Tư, một cựu thư ký của Mạnh cũng bị điều tra. Tôn Lực Quân (Sun Lijun) là thứ trưởng Bộ Công an, và ở tuổi 51, được coi là một nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo đầy triển vọng trong lực lượng an ninh và cảnh sát.
Bây giờ khi Tôn và Đặng bị điều tra, tương lai của Mạnh là một vấn đề được quan tâm. Mạnh thuộc về “phe Thượng Hải”, một nhóm thân cận với cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Đó là đối thủ của nhóm chính trị do Tập dẫn dắt.
Nhưng tại sao Tập cần phải hạ bệ vị giám đốc công an Trùng Khánh?
“Tập đang ở trong một tình huống khá khó khăn khi ông ta phải đối mặt với một loạt các vấn đề chính trị đối nội, kinh tế và ngoại giao”, một nguồn tin trong đảng nói. Giống như Tập bật đèn xanh cho các cuộc điều tra về Tôn Lực Quân và cựu giám đốc Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), cuộc điều tra đối Đặng “là một động thái phủ đầu khác” để đề phòng các phe phái đối thủ “trước khi mọi thứ trở nên quá nguy hiểm”, nguồn tin nói.
Chế độ của Tập quả thật không vững chắc và ổn định như vẻ bên ngoài của nó.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35378-chinh-truong-tq-va-su-bat-an-cua-tap-can-binh.html

Khả năng vỡ đập Tam Hiệp ngày càng tăng cao

Hiện tại, miền nam Trung Quốc không ngừng xuất hiện mưa lớn và hơn 100 con sông bất ngờ xảy ra lũ lụt, trong đó có đập Tam Hiệp được ví như quả bom hẹn giờ sắp bùng nổ, có thể sẽ nhấn chìm 6 tỉnh thành lưu vực hạ lưu sông Dương Tử.
Theo tin tức từ Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc vào ngày 12/6, trận lụt đã khiến 5,8 triệu người tại 22 tỉnh và khu tự trị ở miền Nam nước này như Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây….. gặp thảm họa, 39 người đã thiệt mạng và mất tích, hơn 400.000 người phải di dời khẩn cấp, 5.200 ngôi nhà bị sập đổ.
Tuy nhiên, dư luận quốc tế cho rằng tình hình thảm họa vượt xa những gì do chính quyền Trung Quốc công bố.
Người dân gặp nạn đã đăng lượng lớn video cho thấy nhiều nơi bị lũ lụt bao vây, nhà cửa bị sập, người dân bị lũ cuốn trôi, xe cộ lăn lộn trong dòng nước và cảnh mọi người tháo chạy trốn lũ.
Một quan chức của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc trong một cuộc họp báo vào ngày 11/6 cho biết, Giang Nam, phía Nam và Đông Tây Nam Trung Quốc có lượng mưa lớn nhất trong năm nay, khoảng 148 con sông xuất hiện lũ lụt, thậm chí vài con sông mực nước vượt quá kỷ lục lịch sử.Cụ thể, thành phố Trùng Khánh vào ngày 11/6 xuất hiện mưa lớn, trung tâm thành phố trở thành biển nước, đường biến thành sông, nước sâu tận 2 mét và nhiều chiếc ô tô không nhìn thấy đỉnh xe.Vì thành phố Trùng Khánh thuộc thượng nguồn đập Tam Hiệp, sông Dương Tử. Một cư dân mạng đã đăng tải một đoạn video cho biết Hồ chứa Long Đường – khu vực giao giới của Nam Đan – Quảng Tây và Đô Vân – Quý Châu đang gặp nguy hiểm, và đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm.
Đập Tam Hiệp trở thành khu vực kiểm soát quân sự không cho phép chụp ảnh trên không
Hiện tại, Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo đỏ về mưa bão. Việc đập Tam Hiệp xả lũ và lũ do mưa lớn ở hạ lưu sẽ chồng chất lên nhau tạo thành một trận lũ của toàn lưu vực.Học giả kinh tế với nickname 财
眼(@caijinglengyan) cho biết đập Tam Hiệp đang bị biến dạng và nứt bê tông, nhiều mối nguy hiểm đang tiềm ẩn.Tuy nhiên, đập Tam Hiệp hiện tại đã trở thành khu vực kiểm soát quân sự của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hơn nữa, đỉnh của đập Tam Hiệp và các điểm tham quan gần đó bị hạn chế, và không có cơ hội để xác minh.Vào ngày 23/3, nhà kinh tế học độc lập Lãnh Sơn đã đăng tải một video trên Twitter, cho thấy vùng thượng nguồn đập Tam Hiệp xuất hiện hiện tượng sạt lở đất quy mô lớn. Đồng thời ông còn đề cập rằng tình huống này rất có thể sẽ khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm, và thành phố Vũ Hán sẽ là nơi đầu tiên gặp tai họa.
Các chuyên gia dự đoán: Đập Tam Hiệp cuối cùng cũng vỡ tung
Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), cựu chuyên gia quy hoạch và bảo tồn nước Trung Quốc, dự đoán đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ bị nổ tung. Ông từng nói với tờ The Epoch Times, chất lượng xây dựng Dự án Tam Hiệp rất kém, từ năm 2003 trở đi không được nghiệm thu, và không ai dám đảm bảo chất lượng của nó.Ông cho biết nếu đập Tam Hiệp vỡ, 700.000 người sống ở thành phố Nghi Xương sẽ phải gánh chịu hậu quả, thậm chí hàng trăm triệu người ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử sẽ gặp nguy hiểm.Hoàng Vạn Lí (Huang Wanli), cố chuyên gia dự án bảo tồn nước Trung Quốc kiêm giáo sư của Bộ Tài nguyên nước tại Đại học Thanh Hoa, đã viết thư cho cựu chủ tịch nước Giang Trạch Dân ba lần phản đối việc xây dựng Dự án đập Tam Hiệp, vì nó sẽ khiến khí hậu thất thường, động đất triền miên và lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn, ông cũng dự đoán, cuối cùng đập Tam Hiệp sẽ vỡ.Đầu tháng 9/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký Nghị định, quy định phòng thủ cấp 4 về đập Tam Hiệp. Một nhóm gồm 4.600 binh sĩ đã được phái đến Tam Hiệp để bảo vệ đập.Hai năm sau, vào ngày 16/9/2015, ông Lý Khắc Cường tiếp tục ban hành Quy định An toàn Dự án Bảo tồn Nước Tam Hiệp.Theo Wikipedia, Dự án Tam Hiệp gây ra 5 mối nguy hiểm cho Trùng Khánh: nguy cơ nghèo đói, vấn đề trầm tích phù sa và mực nước dâng cao, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề thiên tai và nguy cơ vỡ đập rất cao.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35377-kha-nang-vo-dap-tam-hiep-ngay-cang-tang-cao.html

Tứ Xuyên bị lũ quét, nhiều nơi bị san phẳng

Trong hai ngày qua, cả hai huyện Đan Ba và huyện Kim Xuyên thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên đều xảy ra lũ quét, nhiều ngôi nhà đã bị phá hủy, có nơi gần như đã bị san thành bình địa, gây thiệt hại to lớn về người và của.
Theo báo cáo từ phương tiện truyền thông Trung Quốc, ngày 17/6, huyện Đan Ba thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, tuyên bố rằng vào lúc 3h20 sáng, một trận lũ quét phát sinh ở thị trấn Bán Phiến Môn, huyện Đan Ba, khiến con sông Tiểu Kim Xuyên bị chặn đứng, tạo nên hồ rào chắn, khiến đoạn đường G350 Lan Shuiwan trên quốc lộ bị gián đoạn, làng A Niang trên đường Lan Shuiwan xuất hiện sạt lở núi.
Cho đến 6 giờ sáng cùng ngày, hồ rào chắn đã ảnh hưởng đến 6 thị trấn nhỏ, 17 ngôi làng, 4 trường học, 3 trung tâm y tế và 2 ngôi chùa ở hạ du, hơn 5.800 người phải sơ tán. Theo thống kê sơ bộ, 15 người đã bị mắc kẹt, 8 người đã được giải cứu, 6 người vẫn bị mắc kẹt và 1 người đã mất tích.
Sau đó, hồ rào chắn khiến bờ kè của con đập bị vỡ, nước sông đổ dồn xuống hạ du. Đường sông gần làng A Niang ở hạ lưu đột ngột thay đổi, lũ quét đã phá hủy toàn bộ nhà cửa và đường xá trong làng. Đêm đó, hơn 20.000 người buộc phải di tản, 2 người mất tích.
Theo video được đăng tải trên mạng cho thấy, có những ngôi nhà giống như hòn đảo giữa sông, hai bên đều là nước lũ, những ngôi nhà khác bị nước lũ phá hủy hoàn toàn chỉ trong nháy mắt.Ngày 17/6, Ban chỉ hủy phòng chống hạn hán lũ lụt tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc công bố rằng, lúc 23h25 ngày 16/6, thôn Kim Giang, xã Lạc Nhĩ, huyện Kim Xuyên xảy ra lũ quét khiến 451 người phải sơ tán, 3 người bị thương nhẹ và 2 người mất tích.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35376-tu-xuyen-bi-lu-quet-nhieu-noi-bi-san-phang.html

Sau việc xảy ra ở thượng nguồn Tam Hiệp, chuyên gia

cảnh báo ‘thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi’?

Phụng Minh
Trong khi truyền thông Trung Quốc câm lặng một cách khó hiểu, người dân nín thở hướng về Tam Hiệp, nhiều chuyên gia cảnh báo hậu quả có thể rất tang thương.
Đầu giờ chiều ngày 17/6, thượng nguồn của đập Tam Hiệp đã xảy ra sụt lở đất đá và trạm phát điện ở huyện Đan Ba, Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên đã bị cuốn trôi. Điều này khiến sự kiện đập Tam Hiệp từng bị dự báo là sẽ vỡ vào năm ngoái, một lần nữa được khơi lên. Tiến sĩ Hoàng Tiểu Khôn thuộc Viện Khoa học Xây dựng Trung Quốc, cũng đưa ra lời cảnh báo trong nhóm bạn trên WeChat rằng “tiếp theo, cả thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi”.
Theo truyền thông Trung Quốc, kể từ tháng 6 năm nay, mưa lớn thường xuyên xuất hiện ở miền Nam, trong khi miền Bắc lại xảy ra tình trạng hấp hơi do nhiệt độ cao. Trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao Mall, doanh số bán đồ và kem chống nắng tăng mạnh.
Từ đầu tháng 6, nhiều tỉnh ở miền nam Trung Quốc đã xảy ra mưa lớn. Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, 24 tỉnh và thành phố ở Hoa Nam và Hoa Trung với 8,52 triệu dân đã bị ảnh hưởng. Bắt đầu từ ngày 16/6, một phần của miền Tây Nam Trung Quốc, Hoa Nam, Hoa Trung đã bắt đầu xảy ra mưa lớn liên tục trong 24 giờ. Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa, Tứ Xuyên có lượng mưa tích lũy tối đa lên tới 50 milimet, một số khu vực có mưa đá với đường kính lên tới 10 milimet. Thôn Mai Long Câu ở huyện Đan Ba, châu tự trị Cam Tư phát sinh sụt lở đất đá.
Tại Tứ Xuyên, lượng nước mưa có lúc lên tới 10.000 mét khối đã dẫn đến trận lụt vào ngày 17/6, khiến nhà máy điện Mai Long bị cuốn trôi. Theo dự tính, mưa lớn ở một số khu vực của Tứ Xuyên ​​sẽ còn kéo dài đến ngày 23/6.
Video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy cơn lũ quét khổng lồ chảy ào ào từ thượng nguồn xuống, khiến một số ngôi làng biến mất trong chốc lát. Từ đỉnh núi đất đá sụt lở xuống, chôn vùi nhiều ngôi làng. Hiện, vẫn chưa biết có bao nhiêu dân làng bị nạn trong lúc đang ngủ.
Dương Hoa, một người dân ở thôn Mai Long Câu, nói rằng trận lở đất xảy ra lúc 3-4h sáng. Anh đã được dân làng đánh thức trong khi đang ngủ và nhanh chóng rời đi, sau đó đất đá trôi xuống bao phủ cả ngôi làng.
Có cư dân mạng chia sẻ video nói rằng thượng nguồn Tam Hiệp xảy ra lũ lụt, một hồ chứa nước đã bị vỡ, đập Tam Hiệp nguy rồi! Sau khi hồ chứa Đan Ba ở Tứ Xuyên sụp đổ, toàn bộ ngôi làng đã bị phá hủy.
Trung Quốc có thể có trận lụt lớn nhất kể từ năm 1949
Mới đây, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã cảnh báo rằng tính từ đầu năm tới nay, lượng mưa tích lũy ở Trung Quốc đã cao hơn 6% so với các năm trước. Sông Tiền Đường của Chiết Giang, hồ Bà Dương và Tương Giang trong lưu vực sông Dương Tử cùng 148 nhánh sông khác có mực nước vượt quá mức báo động, một số dòng sông xuất hiện lũ lụt kỷ lục trong lịch sử, “tình hình kiểm soát lũ là rất nghiêm trọng”.
Thứ trưởng Bộ thủy lợi Trung Quốc, Diệp Kiến Xuân cho rằng năm nay cần tập trung vào “ba rủi ro lớn” là: lũ lụt tràn lan, tai nạn hồ chứa và lũ quét từ trên núi. Hiện tại, các công trình chống lũ của Trung Quốc có thể đối mặt được với trận lụt lớn nhất từ năm 1949, nhưng lũ liên tiếp xảy ra có thể vượt quá khả năng phòng thủ hiện nay.
Lời tuyên bố này được hiểu là trận lụt lớn nhất kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền có thể xảy ra trong năm nay. Giới phân tích cũng lo ngại về việc đập Tam Hiệp vốn nhiều lần đã được đưa tin có biến dạng nhưng bị ĐCSTQ bác bỏ, liệu nó có thể chịu được tác động của trận lụt này hay không.
Thành phố Nghi Xương có thể sẽ biến mất
Tháng 7 năm 2019, sự biến dạng nghiêm trọng của đập Tam Hiệp đã khiến quốc tế phải chú ý. Quản lý đập Tam Hiệp cũng đã công bố bài viết thừa nhận rằng đập đã có biến dạng, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng đây là một sự dịch chuyển đàn hồi trong phạm vi cho phép.
Từ khi công trình Tam Hiệp khởi công tới nay, vẫn luôn có những tranh cãi về các vấn đề chất lượng, an toàn và tác động tới môi trường. Đặc biệt, cựu thư ký của Mao Trạch Đông, Lý Nhuệ và chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đã nhiều lần kiến ​​nghị ngăn chính quyền không nên thúc đẩy công trình Tam Hiệp. Ông Hoàng Vạn Lý cũng đã từng đưa ra 12 dự đoán về đập Tam Hiệp, bao gồm: (1) Sự sụp đổ của kè chính ở hạ lưu sông Dương Tử; (2) Vận chuyển tàu thuyền tắc nghẽn; (3) Vấn đề di dân; (4) Vấn đề phù sa; (5) Giảm chất lượng nước; (6) Năng suất sản xuất điện không cao; (7) Khí hậu bất thường; (8) Thường xảy ra địa chấn; (9) Bệnh sán máng lây lan; (10) Suy thoái hệ sinh thái; (11) Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; (12) Đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ buộc phải bị nổ tung. Ngoại trừ việc con đập cuối cùng bị buộc phải nổ tung, tất cả 11 dự đoán trên đều đã ứng nghiệm
Những trận mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận đối với vấn đề đập Tam Hiệp. Nhận định “Sau đó thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi” đang lan truyền trên mạng xã hội. Theo thông tin công khai, ông Hoàng Tiểu Khôn có nhiều danh hiệu như “Kỹ sư về kết cấu hạng
nhất quốc gia”, “Giáo viên hướng dẫn tiến sĩ nghiên cứu xây dựng Trung Quốc”, “Kỹ sư trưởng của công ty Jianyan Technology”. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ chính xác liệu thông tin từ nhóm bạn bè trên WeChat có phải là đúng của ông Hoàng Tiểu Khôn hay không.
Chuyên gia giải thích đập không thể đàn hồi
Sau vụ việc hình ảnh biến dạng của Tam Hiệp khiến ĐCSTQ phải tuyên bố con đập dịch chuyển trong giới hạn đàn hồi cho phép, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc cho biết đập Tam Hiệp không phải là dịch chuyển đàn hồi vì nó không phải là nhất thể, và ông nói rằng không cần nhìn vào các bức ảnh cũng biết đập Tam Hiệp bị biến dạng.
Ông Vương chỉ ra rằng đập Tam Hiệp bao gồm hàng chục đập bê tông độc lập tạo thành, mỗi đập được đặt trên nền đá, giữa đập và nền đá là không có gắn kết. Do áp lực và nhiệt độ của nước, đập sẽ phát sinh biến dạng và dịch chuyển khác nhau. “Nghĩa là con đập đang di chuyển, và thiết kế này làm cho đập Tam Hiệp rất mong manh”.
Lúc đó, ông cảnh báo rằng các bức ảnh cho thấy con đập di chuyển không đều, do đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho con đập trong tương lai. Một khi Tam Hiệp bị sập, hàng trăm ngàn người dân của thành phố Nghi Xương sẽ biến mất.
Cô Hoàng Tiêu Lộ, con gái của chuyên gia kỹ thuật thủy lợi Hoàng Vạn Lý – người đã viết thư phản đối việc xây dựng đập Tam Hiệp, là người đứng đầu của Quỹ nghiên cứu Hoàng Vạn Lý, cũng nói về tài liệu phản đối xây dựng đập Tam Hiệp và 6 lá thư cha cô gửi lên lãnh đạo Trung Quốc.
Theo ông Hoàng Vạn Lý, đây không phải là vấn đề liên quan tới khả năng tài chính quốc gia, vấn đề cấp thiết ‘không sớm thì muộn’, hay môi trường sinh thái, hiệu quả chống lũ lụt, quốc phòng… mà chủ yếu là “các điều kiện khách quan liên quan tới giá trị kinh tế và các vấn đề xảy ra đối với lòng sông trong hoàn cảnh địa lý tự nhiên, không cho phép một tổ chức chính phủ tôn trọng khoa học và dân chủ lại xây một công trình gây hại cho đất nước và người dân”. Nếu nó được xây dựng, cuối cùng nó sẽ bị nổ tung. Vào thời điểm đó, Viện Thủy lợi học Hoa Đông Trung Quốc, nay là Đại học Hàng Hải cũng đã xuất bản nhiều tài liệu có cùng quan điểm này.
Cô Hoàng Tiêu Lộ nói thêm về bài viết lúc còn sống của ông mang tên “Tôi biết quá trình lắp đặt đập Tam Hiệp”. Trong bài viết có đề cập rằng gần đây trên thế giới có hai cuộc hội thảo về các con đập trên thế giới, và một hội thảo đã liệt kê 10 con đập nguy hiểm nhất thế giới, trong đó Tam Hiệp đứng đầu tiên. Chúng ta cần cho cư dân sống ở khu vực hồ chứa và hạ lưu đập biết rằng mối nguy hiểm của đập Tam Hiệp đã tồn tại từ ngày xây dựng, và có thể trở thành hiện thực bất cứ lúc nào. Có thể có tới 600 triệu người sẽ bị ảnh hưởng, đây là một trong những khu vực phát triển nhất ở Trung Quốc.
Tỷ phú người Trung Quốc hiện sống ở Hoa Kỳ Quách Văn Quý gần đây cũng đã đưa ra cảnh báo về đập Tam Hiệp: “Đập Tam Hiệp, năm ngoái đã nói có người nhắc tới, năm nay người ta cũng nói về nó, theo thông tin nội bộ của chúng tôi, xác thực có người đã lấy cái chết can gián Trung ương, chỉ ra rằng việc đập Tam Hiệp xảy ra sự cố chỉ là sớm muộn. Một khi tai nạn xảy ra, một phần tư Trung Quốc sẽ bị san thành bình địa”.
Tỷ phú Quách cho biết một nguồn tin từ Viện hàn lâm Khoa học Xã hội đã sử dụng phép so sánh để mô tả mức độ nguy hiểm của đập Tam Hiệp như sau: “Dùng một chiếc chăn bông để chặn dòng lũ xiết”; “Sau khi chăn đã thấm ướt hết, một khi nước ào ra, căn bản không thể khống chế. Đây là hoàn toàn trái với tự nhiên. Sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào”.
Theo Soundofhope
Phụng Minh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-viec-xay-ra-o-thuong-nguon-tam-hiep-chuyen-gia-canh-bao-thanh-pho-nghi-xuong-se-boc-hoi.html

TQ “kiên quyết phản đối”

Tuyên bố chung của G7 về Hong Kong

Trung Quốc hôm 18/6 lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng và kiên quyết phản đối Tuyên bố chung của G7 về Hong Kong.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 18/6 về đối thoại giữa Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo diễn ra tại Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, ông Dương Khiết Trì đã đề cập đến những vấn đề quan trọng và nhạy cảm trong quan hệ hai nước, như Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương…, đồng thời làm rõ thái độ cơ bản và lập trường của Bắc Kinh trong các vấn đề này.
Về vấn đề Hong Kong, ông Dương Khiết Trì đã “kiên quyết phản đối” những phát ngôn và hành vi của Mỹ can thiệp vào và công việc của Hong Kong, cũng như Tuyên bố về vấn đề này của Ngoại trưởng các nước G7. Ông hối thúc Mỹ tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc, nhìn nhận “khách quan, công bằng” việc xây dựng luật an ninh quốc gia ở Hong Kong, ngừng can thiệp vào công việc nội bộ Hong Kong dưới mọi hình thức.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 18/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng bày tỏ sự “không hài lòng mạnh mẽ và kiên quyết phản đối” trước tuyên bố của Ngoại trưởng G7.
Ông cho rằng, nội dung cốt lõi của Tuyên bố chung Trung Quốc – Anh là việc Bắc Kinh khôi phục chủ quyền đối với Hong Kong. Trung Quốc khuyến cáo các bên ngừng “nhúng tay” vào công việc của đặc khu này và can thiệp vào nội bộ Trung Quốc.
Trước đó, ngày 17/6, Ngoại trưởng G7 và Đại diện cấp cao EU đã ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về quyết định của Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hong Kong. Tuyên bố cho rằng, quyết định này không phù hợp với Luật Cơ bản Hong Kong và các cam kết quốc tế của Trung Quốc theo các nguyên tắc của Tuyên bố chung Trung Quốc – Anh. Tuyên bố cũng cho rằng, Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc sẽ cản trở nguyên tắc “một đất nước, hai chế độ” cũng như quyền tự chủ của Hong Kong, ảnh hưởng tới hệ thống đã giúp Hong Kong trở nên thịnh vượng và thành công trong nhiều năm qua.
http://biendong.net/bien-dong/35355-tq-kien-quyet-phan-doi-tuyen-bo-chung-cua-g7-ve-hong-kong.html

Trung Cộng không thể hiện thiện chí

tại các cuộc đàm phán ở Hawaii,

nhưng có đưa ra cam kết về thương mại

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ năm (18/6), nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ tại Đông Á cho biết thái độ của Trung Cộng trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong tuần này tại Hawaii không thể được mô tả là thiện chí, mặc dù họ cam kết tuân theo Giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Ông David Stilwell, người phát biểu sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo gặp gỡ nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng, Dương Khiết Trì, ở Hawaii vào hôm thứ Tư, thông báo với các phóng viên rằng vài tuần tới sẽ cho thấy các cuộc đàm phán có hiệu quả hay không.
Ông Stilwell tuyên bố Trung Cộng cũng cam kết tuân theo giai đoạn một của thỏa thuận thương mại đạt được với Hoa Kỳ trong năm nay, và cho biết thêm rằng thương mại sẽ là một thử nghiệm tốt để cho thấy Bắc Kinh có phải là đối tác tốt hay không. Ông Stilwell cho biết các hành động gần đây của Trung Cộng, đối với Ấn Độ, ở Biển Đông và Hồng Kông không mang tính xây dựng. Ông tuyên bố rằng Washington mong muốn Trung Cộng xem xét lại các kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia mới ở Hồng Kông.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đối đầu nhau về nhiều vấn đề, và quan hệ giữa hai bên suy thoái đến mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ trong những tháng gần đây khi đại dịch coronavirus bắt nguồn ở Trung cộng ảnh hưởng nặng đến Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-khong-the-hien-thien-chi-tai-cac-cuoc-dam-phan-o-hawaii-nhung-co-dua-ra-cam-ket-ve-thuong-mai/

Trung Quốc đáp trả người đứng đầu nhân quyền LHQ

 về luật áp dụng cho Hong Kong

Ngày 19/6 Trung Quốc nói những nhận định “không chính xác” của người đứng đầu nhân quyền Liên hiệp quốc Michelle Bachelet liên hệ đến luật an ninh quốc gia được đề nghị cho Hong Kong là “can thiệp lớn vào chủ quyền và công việc nội bộ của Trung Quốc.”
Vào sáng ngày 19/6, bà Bachelet đưa ra một tuyên bố nói rằng bất cứ luật an ninh mới nào áp đặt lên Hong Kong “phải hoàn toàn tuân thủ với những cam kết của Trung Quốc về nhân quyền” và những hiệp ước quốc tế bảo vệ những quyền tự do dân sự và chính trị.
Vài giờ sau đó, phái bộ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc ở Geneva nói trong một tuyên bố: “Những nhận xét này can thiệp lớn vào chủ quyền và những vấn đề nội bộ của Trung Quốc và vi phạm những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc, Trung Quốc bày tỏ sự bất bình và phản đối mạnh mẽ. Những lời phản đối đã được đưa lên Cao Ủy trưởng Nhân quyền và Văn phòng của bà.”
Luật về an ninh quốc gia “nằm trong phạm vi chủ quyền của một quốc gia”, tuyên bố nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BB%A9ng-%C4%91%E1%BA%A7u-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-lhq-v%E1%BB%81-lu%E1%BA%ADt-%C3%A1p-d%E1%BB%A5ng-cho-hong-kong/5470331.html

Trung Quốc phát hiện chủng virus Châu Âu

tại Bắc Kinh, WHO nói cần nghiên cứu thêm

Ngày 19/6, Trung Quốc loan báo xác định một chủng virus corona từ Châu Âu gây nên đợt bùng phát mới đây tại Bắc Kinh, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới nói việc này chỉ xảy ra trong trường hợp virus được du nhập từ bên ngoài vào Bắc Kinh và cần điều tra thêm.
Trung Quốc đã công bố dữ liệu chu kỳ gen của virus từ những mẫu lấy ở Bắc Kinh, mà các giới chức ở đó nói giống như một chuỗi Châu Âu căn cứ trên những cuộc điều tra sơ khởi.
Có khoảng 183 người bị lây nhiễm khi virus tái xuất hiện bắt đầu cách đây 8 ngày liên hệ đến trung tâm bán sỉ thực phẩm Xinfadi ở Bắc Kinh.
“Virus và các dòng chủng loại virus luân chuyển trên toàn thế giới”, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu WHO, bác sĩ Mike Ryan, nói tại một cuộc họp báo ở Geneva.
“Do đó tôi nghĩ việc này không hề chỉ ra rằng Châu Âu là nguồn gốc. Việc này có thể nói là hầu như bệnh có lẽ được nhập từ bên ngoài vào Bắc Kinh ở một thời điểm nào đó.”
Điều cần thiết là xác định được khi nào virus đến Bắc Kinh, bao nhiêu người bị lây nhiễm trong thời kỳ này, và yếu tố nào mở rộng sự lây lan, ông Ryan nói. Tuy nhiên điều này “tái xác nhận” là virus có nguồn gốc từ người, ông nói thêm.
Trung Quốc chịu áp lực phải công bố các dữ liệu sớm vào lúc các ca COVID-19 gia tăng tại thủ đô.
Chính quyền Mỹ đổ lỗi chính phủ Trung Quốc chậm trễ trong việc chế ngự bùng phát lúc ban đầu.
Trung Quốc nói họ tiết lộ ngay những tin tức về chu kỳ gen của virus trong đợt bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán.
Chu kỳ gen virus mới nhất được công bố vào cuối ngày 18/6, và đã chia sẻ với WHO và Sáng kiến Dữ liệu Cúm Toàn cầu (GISAID) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC).
Chu kỳ gen của virus là trọng yếu và là công cụ chuyển biến nhanh chóng trong việc chẩn đoán COVID-19 và trong việc hiểu biết về sự lây lan và kiểm soát virus corona chủng mới.
Ba mẫu
Các chi tiết được trang mạng của Trung tâm Dữ liệu Vi Sinh học Quốc gia Trung Quốc công bố cho biết dữ liệu gen Bắc Kinh được căn cứ trên 3 mẫu (hai mẫu của người và một mẫu môi trường) được thu thập vào ngày 11/6, cùng ngày thủ đô Trung Quốc loan báo ca lây nhiễm COVID-19 địa phương đầu tiên trong nhiều tháng.
“Theo những kết quả của cuộc nghiên cứu sơ khởi về gen và dịch tễ học, virus đến từ Châu Âu, nhưng khác với virus hiện lây lan tại Châu Âu,” viên chức CDC Zhang Yong nói.
“Virus này cũ hơn virus hiện lây lan tại Châu Âu.”
Ông Wu Zunyou, chuyên gia trưởng dịch tễ học của CDC, nói với truyền thông nhà nước trong tuần này là chuỗi virus ở Bắc Kinh tương tự như chủng Châu Âu, dù không nhất thiết là chuyển trực tiếp từ các nước Châu Âu. Ông Wu không nêu chi tiết về những nhận xét trước khi dữ liệu gen được công bố.
Ông nói thêm là chuỗi tìm thấy tại Mỹ và Nga hầu hết đến từ Châu Âu.
Chùm virus corona lây nhiễm đầu tiên được truy nguồn gốc từ một chợ hải sản ở Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái. Kể từ đó virus đã lây nhiễm hơn 8,5 triệu người trên toàn thế giới.
Về nguồn gốc của chủng lây nhiễm tại Bắc Kinh, ông Wu nói virus không xuất phát từ thủ đô Trung Quốc.
“Đó phải là từ người hay hàng hóa bên ngoài thành phố mang vào chợ Xinfadi,” ông Wu nói trong cuộc phỏng vấn của truyền hình nhà nước được phát ngày 19/6.
“Hiện chưa rõ ai, hay loại hàng hóa nào, đã mang virus vào Bắc Kinh.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-ch%E1%BB%A7ng-virus-ch%C3%A2u-%C3%A2u-t%E1%BA%A1i-b%E1%BA%AFc-kinh-who-n%C3%B3i-c%E1%BA%A7n-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-th%C3%AAm/5470302.html

Đọ sức mạnh quân đội TQ, Ấn Độ

Giữa Ấn Độ và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh năm 1962 vì tranh chấp chính vùng đất trên dãy Himalaya, nơi ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ đụng độ bạo lực giữa hai bên đầu tuần này.
Cách đây gần 6 thập niên, một tháng giao tranh đã kết thúc bằng chiến thắng quân sự cho Trung Quốc. Khi đó, Bắc Kinh tuyên bố ngưng bắn sau khi giành được quyền kiểm soát thực tế đối với vùng đất tranh chấp họ gọi là Aksai Chin, còn New Delhi gọi là Đông Ladakh. Cuộc chiến kéo dài 1 tháng đã cướp đi sinh mạng của gần 700 lính Trung Quốc và gần gấp đôi số đó bên phía Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo CNN, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay đã khác xa cách đây 58 năm. Nhiều người có thể cho rằng, Trung Quốc dường như đang chiếm ưu thế lớn về quân sự trước Ấn Độ. Song, các nghiên cứu gần đây của Trung tâm Belfer thuộc Trường Quản lý Harvard Kennedy ở Boston và Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) ở Washington hé lộ, Ấn Độ vẫn có các lợi thế riêng.
Dưới đây là kết quả so sánh sức mạnh của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vào thời điểm hiện nay:
Vũ khí hạt nhân
Không ai mong đợi các căng thẳng mới đây giữa hai nước láng giềng sẽ bùng nổ thành chiến tranh hạt nhân. Song, các chuyên gia không thể bỏ qua việc cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là các cường quốc hạt nhân khi đánh giá cán cân sức mạnh.
Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân vào năm 1964, trong khi Ấn Độ vào năm 1974. Số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIRPI) công bố trong tuần này ước tính, Trung Quốc đang có trong tay gần 320 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn gấp đôi Ấn Độ với 150 đầu đạn hạt nhân. Cả hai cường quốc đều gia tăng ​​kho vũ khí nguyên tử của họ trong năm qua, với Bắc Kinh thêm 40 đầu đạn và New Delhi thêm 10 đầu đạn, theo SIRPI.
Cả hai quốc gia đều duy trì bộ ba hệ thống khí tài hạt nhân gồm tên lửa, máy bay ném bom và tàu ngầm. Cả hai cũng đề ra chính sách “không ra tay trước”, đồng nghĩa họ cam kết chỉ sử dụng vũ khí nguyên tử để trả đũa khi bị đối phương tấn công hạt nhân.
Lực lượng không quân
Ấn Độ có khoảng 270 máy bay chiến đấu và 68 máy bay tấn công mặt đất có thể điều động chiến đấu với Trung Quốc trong khu vực, theo một nghiên cứu được công bố hồi tháng 3 của Trung tâm Belfer. New Delhi cũng duy trì một chuỗi các căn cứ không quân nhỏ gần biên giới Trung Quốc để phục vụ số máy bay quân sự này.
Ngược lại, Trung Quốc có 157 máy bay chiến đấu và một phi đội nhỏ các máy bay không người lái tấn công mặt đất. Nghiên cứu của Belfer cho thấy, Không quân Trung Quốc (PLAAF) sử dụng 8 căn cứ trong khu vực, nhưng hầu hết trong số đó là các sân bay dân sự ở độ cao không thuận lợi.
Ví dụ, vị trí tọa lạc cao của các căn cứ không quân PLAAF ở Tây Tạng và Tân Cương, cộng với điều kiện địa lý và thời tiết nói chung khắc nghiệt đồng nghĩa, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị giới hạn chỉ có thể mang theo một nửa trọng tải và nhiên liệu. Việc tiếp nhiên liệu trên không có thể giúp chiến đấu cơ Trung Quốc tăng tải trọng và thời gian chiến đấu, nhưng PLAAF không có đủ máy bay hậu cần trên không để thực hiện việc đó.
Nghiên cứu của Belfer cũng cho rằng, dàn chiến đấu cơ của Không quân Ấn Độ (IAF) phù hợp cho điều kiện chiến đấu trong khu vực hơn các tiêm kích J-10, J-11 và Su-27 của Trung Quốc. Cụ thể, các chiến đấu cơ Mirage 2000 và Su-30 của IAF là máy bay quân sự đa năng, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, trong khi chỉ có mẫu J-10 trong dàn chiến đấu cơ của Trung Quốc sở hữu những đặc tính này.
Ngoài ra, theo báo cáo tháng 10/2019 của CNAS, Ấn Độ đã xây dựng các căn cứ không quân trong khu vực với mục đích ứng phó với Trung Quốc, nên họ chú trọng hơn vào việc kiên cố hóa cơ sở hạ tầng, khả năng phục hồi căn cứ, các hệ thống chỉ huy, kiểm soát và liên lạc dự phòng cũng như cải thiện khả năng phòng không.
Trong khi đó, do lo đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ ở sườn phía đông và phía nam, Trung Quốc chỉ củng cố các căn cứ của nước này tại những khu vực này và lơ là dãy Himalaya, khiến ít nhất 4 căn cứ không quân của PLAAF trong tình trạng rất dễ bị tổn hại.
Một ưu thế nữa của Không quân Ấn Độ là kinh nghiệm chiến đấu, bắt nguồn từ những vụ xung đột gần đây với các lực lượng Pakistan. Thiếu những nghiệm như thế, các phi công Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong xử lý tình huống chiến đấu thực tế.
Các lực lượng trên bộ
Theo báo cáo của CNAS, Ấn Độ không chỉ có kinh nghiệm trên không mà còn cả trên mặt đất nhờ tham chiến ở những nơi như Kashmir và trong các cuộc đụng độ dọc biên giới với Pakistan. Ngược lại, quân đội Trung Quốc không có trải nghiệm chiến đấu thực tế kể từ chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.
Dù có thể còn khoảng cách lớn về kinh nghiệm tham chiến ở dãy Himalaya ngày nay, nhưng quân đội hai nước tương đương về số lượng quân trên bộ. Belfer ước tính, Ấn Độ hiện duy trì khoảng 225.000 lính bộ binh trong khu vực, còn phía Trung Quốc là khoảng 200.000 – 230.000 binh sĩ.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những con số thống kê có thể gây hiểu nhầm. Quân số tính cho lực lượng Trung Quốc bao gồm cả các đơn vị được giao nhiệm vụ ngăn chặn mọi cuộc nổi loạn ở Tân Cương hay Tây Tạng, hoặc đối phó với bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào dọc biên giới Trung Quốc – Nga.
Việc điều động những đơn vị này tới mặt trận Ấn Độ trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn có thể gặp vấn đề về hậu cần. Lí do vì Ấn Độ có khả năng tiến hành các cuộc không kích nhắm vào các tuyến đường sắt cao tốc trên cao nguyên Tây Tạng hoặc các điểm thắt nút trên địa hình miền núi gần biên giới hơn.
Ngược lại, các lực lượng Ấn Độ hầu như đã vào vị trí. Song, CNAS cho biết thêm, quân Ấn Độ hoạt động ở địa hình gồ ghề, ở các thung lũng dốc và không thể dễ dàng di chuyển để ứng phó bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào từ phía Trung Quốc. Nói cách khác, quân đội Ấn Độ cũng có thể dễ bị tổn thương trước các cuộc tập kích của Trung Quốc bằng pháo và tên lửa từ cao nguyên Tây Tạng vào những điểm huyết mạch trên núi.
Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là, liệu trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, Trung Quốc có đủ tên lửa để tấn công mọi mục tiêu họ cần triệt hạ bên phía Ấn Độ hay không. Belfer trích dẫn lời một cựu sĩ quân Không quân Ấn Độ ước tính, Trung Quốc sẽ cần khoảng 220 quả tên lửa đạn đạo để hạ gục một sân bay của Ấn Độ trong một ngày. Với chỉ 1.000 – 2.000 tên lửa sẵn sàng cho nhiệm vụ, Trung Quốc sẽ nhanh chóng hết các phương tiện để triệt hạ các sân bay của đối phương.
Một lĩnh vực Trung Quốc có thể chiếm ưu thế là công nghệ và vũ khí mới. Nishank Motwani, cố vấn quốc tế tại Trung tâm Đối thoại và phát triển quốc gia ở Afghanistan nhấn mạnh, với quy mô nền kinh tế lớn gấp 5 lần và chi tiêu quốc phòng lớn gấp 4 lần so với Ấn Độ, lợi thế sức mạnh đang nghiêng về phía Trung Quốc và sự chênh lệch này sẽ ngày càng lớn hơn.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây đã cho đăng tải nhiều bài viết và video về các loại vũ khí mới được triển khai tới khu vực Tây Tạng phục vụ tập trận, kể cả xe tăng hạng nhẹ Type 15 và súng bắn đạn trái phá 155mm. Cả hai loại vũ khí này trình làng lần đầu tiên trong cuộc diễu binh ở Bắc Kinh mừng ngày quốc khánh Trung Quốc hồi năm ngoái và có thiết kế đặc biệt phù hợp cho chiến đấu ở các vùng cao nguyên. Chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các khu vực biên giới của Trung Quốc như nhận định của một số chuyên gia quân sự trên tờ Global Times.
Các đồng minh
Trong khi Bắc Kinh có thể chủ yếu tự dựa vào sức mình để chống lại Ấn Độ trên dãy Himalaya, New Delhi đã phát triển các quan hệ quốc phòng với những nước ngày càng quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự.
Ấn Độ ngày càng gần gũi với Mỹ hơn về quân sự trong vài năm trở lại đây. Washington gọi New Delhi là “đối tác quốc phòng lớn”, đồng thời gia tăng các cuộc tập trận song phương và đa phương, quy tụ cả các lực lượng vũ trang của Nhật, Pháp và Australia tham gia. Trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn trên dãy Himalaya, hệ thống tình báo và giám sát của Mỹ có thể giúp Ấn Độ có được bức tranh sáng rõ hơn về chiến trường để có phương án đối phó thích hợp với lực lượng Trung Quốc.
Theo CNAS, các quân đội phương Tây tham gia tập trận chung thường đánh giá cao và khen ngợi binh lính Ấn Độ về sự sáng tạo chiến thuật và mức độ thích nghi cao. Trong khi đó, các nỗ lực tập trận chung của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn tương đối thô sơ về phạm vi, ngoại trừ các cuộc tập trận quân sự ngày càng tân tiến giữa nước này với Pakistan và Nga.
http://biendong.net/bien-dong/35353-do-suc-manh-quan-doi-tq-an-do.html

Ấn – Trung tăng quân ở biên giới,

‘những ngày tới sẽ rất dông bão’

Sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới, Trung Quốc và Ấn Độ đã có cuộc điện đàm khẩn cấp ngoại trưởng tối 17-6, thống nhất sẽ giảm căng thẳng. Song giới phân tích lo ngại tình hình khó lắng dịu, thậm chí có khả năng tiếp tục leo thang.
Hãng tin AFP ngày 18-6 dẫn các nguồn tin cho biết Ấn Độ đã triển khai lực lượng bán quân sự đến khu vực ở Himalaya đối diện Tây Tạng, trong khi đang tổ chức tang lễ cho các binh sĩ thiệt mạng. Trong khi đó, Đài CCTV của Trung Quốc phát hình ảnh xe tăng và binh lính Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng.
Dù vậy Đài NDTV của Ấn Độ cùng ngày cho biết quân đội hai bên đã có cuộc đối thoại tại thung lũng Galwan, vòng đối thoại thứ hai trong tháng này.
“Sự toàn vẹn và chủ quyền của Ấn Độ là điều tối thượng và không ai có thể ngăn chúng ta bảo vệ nó. Ấn Độ muốn hòa bình, nhưng nếu có khiêu khích, chúng tôi sẽ đáp trả tương xứng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trên truyền hình tối 17-6, nhấn mạnh cái chết của các binh sĩ nước này sẽ “không vô ích”.
Đổ lỗi cho nhau
Trong cuộc điện đàm tối 17-6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar thống nhất hạ nhiệt căng thẳng “càng sớm càng tốt”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Vương Nghị đã yêu cầu “Ấn Độ thực hiện một cuộc điều tra toàn diện” và trừng phạt những người có trách nhiệm. Bắc Kinh cho rằng New Delhi chịu trách nhiệm hoàn toàn bởi binh lính nước này đã vượt qua Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Ông Vương đã gửi phản đối thông qua ông Jaishankar, cảnh báo những vụ việc như trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ song phương và Bắc Kinh sẽ có “các bước đi phù hợp”.
Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava nói rằng “việc đưa ra các tuyên bố phóng đại và không vững chắc” sẽ không làm hạ nhiệt căng thẳng.
New Delhi đổ lỗi cho Trung Quốc muốn dựng một cấu trúc ở thung lũng Galwan bên đường LAC ở phía Ấn Độ. Khi xảy ra tranh cãi, “phía Trung Quốc có hành động đã được lên kế hoạch và suy tính trước” và điều này trực tiếp dẫn đến bạo lực và thương vong.
Cần giải pháp ngoại giao
Cuộc điện đàm căng thẳng giữa hai ngoại trưởng sau khi thỏa thuận đạt được trong cuộc đối thoại quân sự ngày 6-6 bị phá vỡ gây thêm nhiều lo ngại.
Dù khả năng xảy ra chiến tranh đến nay vẫn rất thấp, căng thẳng giữa hai quốc gia cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân này vẫn có nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát.
Đài CNN dẫn nghiên cứu của Trung tâm Belfer, Đại học Harvard (Mỹ) đánh giá năng lực quân sự của Ấn Độ tại các môi trường núi cao không thua kém Trung Quốc, với khoảng 270 chiến đấu cơ và các lực lượng mặt đất cũng được củng cố.
“Những ngày tới sẽ rất dông bão” – tờ Business Insider India dẫn lời nhà cựu ngoại giao Ấn Độ Rajiv Bhatia đánh giá. Theo giới phân tích, hai bên cần dùng đến ngoại giao với các đặc sứ để giải quyết vấn đề biên giới.
“Tôi không nghĩ đối thoại quân sự sẽ đem lại giải pháp. Phải tìm giải pháp trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao” – trung tướng về hưu của Ấn Độ DS Hooda nói, giải thích rằng quân đội hai bên sẽ không dễ dàng nhượng bộ khi đụng đến vấn đề lãnh thổ.
Trong khi đó, Đài CNN bình luận vấn đề biên giới sẽ đẩy Ấn Độ về phía các đối thủ của Trung Quốc như Mỹ, Nhật Bản và Úc trong khi tờ Times of India ngày 18-6 đăng bài viết “Mục đích của Trung Quốc ở Nam Á là hạn chế thách thức từ Ấn Độ và cản trở quan hệ Mỹ – Ấn”.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh cân bằng sức mạnh tại khu vực đang xoay chuyển, trong đó Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ với Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc.
Các quan chức của Washington liên tục cảnh báo New Delhi về Trung Quốc và tuyên bố sẽ ủng hộ Ấn Độ về quân sự.
Dù vậy theo các nhà quan sát sẽ khó có sự thay đổi lớn nào từ phía Ấn Độ trừ phi quan hệ Ấn – Trung xuống cấp đến mức không thể cứu vãn, bởi việc New Delhi ngả vào vòng tay Washington sẽ gây thiệt hại lớn cho cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc, đặc biệt là về kinh tế.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35359-an-trung-tang-quan-o-bien-gioi-nhung-ngay-toi-se-rat-dong-bao.html

Ấn Độ mua khẩn

33 chiến đấu cơ giữa căng thẳng với TQ

Không quân Ấn Độ (IAF) quyết định mua 33 chiến đấu cơ từ Nga theo mệnh lệnh khẩn cấp từ giới chức Ấn Độ trong bối cảnh xảy ra các vụ đụng độ với binh sĩ Trung Quốc ở khu vực biên giới.
Hãng tin Ấn Độ ANI ngày 19.6 cho hay IAF đã trình đề xuất mua 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30MKI của Nga lên Bộ Quốc phòng Ấn Độ để phê duyệt.
“Không quân Ấn Độ xúc tiến kế hoạch mua các máy bay kể trên lâu nay, song hiện họ đẩy nhanh tiến trình này và các đề xuất mua chiến đấu cơ dự kiến trị giá hơn 800 triệu USD sẽ được trình Bộ Quốc phòng phê duyệt lần cuối vào tuần tới tại một cuộc họp cấp cao”, theo hãng ANI dẫn các nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ.
Ấn Độ và Nga đàm phán mua các chiến đấu cơ MiG-29 và Su-30MKI từ năm ngoái, theo sau chuyến thăm Moscow của một nhóm quan chức thuộc Không quân Ấn Độ nhằm kiểm tra các chiếc tiêm kích MiG-29.
Theo truyền thông Ấn Độ, động thái trên diễn ra sau khi nổ ra các vụ đụng độ giữa các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới giữa hai bên trong thời gian gần đây.
Mới đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ leo thang sau khi xảy ra vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai bên ở thung lũng Galwan tại vùng Ladakh trong khu vực tranh chấp Kashmir tối 15.6, làm ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Trung Quốc thừa nhận có thương vong trong lực lượng binh sĩ nước này song không công bố con số.
Chính phủ Ấn Độ sau đó đã kêu gọi toàn bộ các đơn vị quân đội ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35358-an-do-mua-khan-33-chien-dau-co-giua-cang-thang-voi-tq.html

Ấn Độ: TQ sẽ phải trả giá vì dùng chiến thuật

 ’cắt lát salami’ yêu thích để xâm chiếm lãnh thổ

Các nguồn tin chính quyền cấp cao khẳng định, Ấn Độ sẽ buộc Trung Quốc phải trả giá bất cứ khi nào nước này sử dụng chiến thuật “cắt lát salami” yêu thích để xâm chiếm lãnh thổ.
Điều này đánh dấu sự thay đổi quyết đoán trong chính sách quản lý biên giới lâu nay của Ấn Độ là duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Một nguồn tin nói với tờ Times of India: “Những tháng ngày Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng phương án xâm nhập đã chấm dứt”.
Hiện các lực lượng vũ trang Ấn Độ được đặt trong tình trạng báo động cao nhất dọc LAC dài 3.488 km cũng như khu vực duyên hải phía Đông, tiếp sau vụ đụng độ đẫm máu đêm 15/6 ở thung lũng Galwan thuộc vùng Đông Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và một số lượng không xác định binh lính Trung Quốc thương vong.
Trung Quốc cũng đã tiếp tục tăng cường lực lượng quân đội dọc LAC, đặc biệt trong khu vực nhìn ra thung lũng Galwan, Daulat Beg Oldi, Depsang, Chushul và những khu vực khác thuộc Đông Ladakh.
Về phần mình, quân đội Ấn Độ đã tuyên bố tình trạng báo động gần mức chiến tranh dọc LAC, với việc Lục quân sẵn sàng đối phó với bất cứ tình huống khẩn cấp nào. Ở Đông Ladakh, Ấn Độ đã triển khai trên 15.000 quân tại các khu vực tiền tuyến với lực lượng chi viện lớn ở tuyến sau.
Một nguồn tin khác cho hay: “Các binh sĩ của chúng ta sẽ không thoái lui. Sẽ không có sự thỏa hiệp về sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta. Trung Quốc đã chơi trò chơi xâm lấn bản đồ này quá nhiều lần trong thời gian quá dài. Họ xâm phạm lãnh thổ của chúng ta, tự ý đưa ra các yêu sách, lặp lại điều đó nhiều lần như thể đó là sự thật và sau đó gán cho Ấn Độ cái mác kẻ xâm lược. Điều này sẽ không được phép tái diễn và PLA sẽ phải chịu tổn thất mỗi khi tìm cách xâm chiếm lãnh thổ”.
Động thái trên diễn ra sau một loạt cuộc họp vào các ngày 16-17/6 ở New Delhi, với sự tham dự của Thủ tướng Narendra Modi, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh cùng các quan chức quân đội chóp bu để đánh giá về tình hình biên giới ở Ladakh. Quân đội Ấn Độ cũng đang xem xét lại quy định binh sĩ không mang vũ khí cầm tay ở các khu vực tiền tuyến dọc LAC trước các hành vi hiếu chiến hiện nay của PLA.
Trong khi đó, cùng ngày, Hindustan Times đưa tin, Trung Quốc đã mở một mặt trận khác chống Ấn Độ với các cuộc tấn công DDOS (từ chối dịch vụ phân tán) liên tiếp nhằm vào các trang web thông tin Ấn Độ và hệ thống thanh toán tài chính của nước này.
Tấn công DDOS nhằm làm tê liệt hoạt động của một trang web bằng cách gia tăng đột biến lưu lượng truy cập vào trang đó. Các cuộc tấn công này nhắm đến một loạt mục tiêu bao gồm các trang web của Chính phủ Ấn Độ và hệ thống ngân hàng, kể cả các máy rút tiền tự động ATM.
Hầu hết các cuộc tấn công được xác định bắt nguồn từ Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên miền Trung Trung Quốc. Thành Đô được biết đến là nơi đặt trụ sở của Đơn vị 61398, lực lượng chiến tranh mạng chủ chốt, bí mật của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Theo nguồn thạo tin, các cuộc tấn công diễn ra trong ngày 16-17/6, nhưng phần lớn không thành công.
http://biendong.net/bien-dong/35352-an-do-tq-se-phai-tra-gia-vi-dung-chien-thuat-cat-lat-salami-yeu-thich-de-xam-chiem-lanh-tho.html

Lính Trung Quốc dùng ‘gậy sắt hàn đinh’

tấn công binh sĩ Ấn Độ tay không vũ khí

Quý Khải
Các cựu binh Ấn Độ đã chỉ trích Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về “tính man rợ”, và vi phạm các quy tắc khi sử dụng vũ khí thô chống lại các binh lính Ấn Độ không vũ trang, sau khi 20 người bị sát hại tại khu vực tranh chấp biên giới hai nước đêm ngày 15/6.
“Các binh sĩ của chúng tôi không mang theo gậy gộc hay bất kỳ loại vũ khí nào như vậy, nhưng binh lính Trung Quốc đã thủ sẵn những cây gậy sắt, hoặc gậy kim loại gắn đinh tua tủa, hoặc gậy gỗ bọc quanh bởi dây thép gai, và một số loại vũ khí khác – và họ đã tấn công sĩ quan chỉ huy và người dân của chúng tôi”, Trung tướng đã nghỉ hưu Rakesh Sharma, người trước đây từng phục vụ trong quân đội Ấn Độ tại cùng địa điểm, trao đổi với The Epoch Times qua điện thoại từ New Delhi.
Hôm 18/6, Đại tá đã nghỉ hữu Ajai Shukla, một nhà phân tích quốc phòng và chiến lược gia, đã chia sẻ một bức ảnh trên Twitter (ảnh dưới) về các vũ khí được sử dụng.
“Những chiếc gậy gắn đinh – được lính Ấn Độ thu nhặt được tại hiện trường đụng độ ở thung lũng Galwan – đã được binh lính Trung Quốc dùng để tấn công một đội tuần tra của quân đội Ấn Độ và sát hại 20 binh lính Ấn”, ông viết trên dòng trạng thái Twitter. “Hành vi dã man như vậy phải bị lên án. Đây là côn đồ, không phải lính”.
Trung tướng Gurmeet Singh, phó tham mưu trưởng quân đội đã nghỉ hưu, người từng phục vụ 40 năm trong quân đội và từng ghé thăm Trung Quốc 7 lần trên cương vị, nói với tờ The Epoch Times qua điện thoại rằng quân đội Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc quân sự mà họ đã ký kết với quân đội Ấn Độ và rằng cuộc tấn công cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của những binh lính đó.
“Đây có phải là hành vi của quân đội hay không? Đây có phải là hành vi của một người lính hay không? Nó cho thấy quân đội Trung Quốc thực ra không phải là một đội quân chính quy bình thường như ở các nước. Họ không biết tôn trọng cách thức vận hành tiêu chuẩn của nhà binh. Và đúng là như vậy, bởi vì quân đội Trung Quốc là đội quân của một đảng chính trị.
Trước cuộc xung đột biên giới gây tổn hại sinh mạng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một bài phát biểu quốc gia hôm 17/6 đã nói rằng, “trong mọi trường hợp”, Ấn Độ sẽ bảo vệ cho “mỗi tấc đấc” của mình.
“Bảo vệ chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta là ưu tiên hàng đầu, và không ai có thể ngăn cản chúng ta làm điều đó. Không ai nên nghi ngờ hay ảo tưởng về điều này. Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng nếu bị khiêu khích, trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ có thể đáp trả một cách thỏa đáng”, ông nói.
Tuy rằng chính quyền Trung Quốc không công bố chính thức con số thương vong của phía Trung Quốc, nhưng tờ báo tiếng Hindi của Ấn Độ Navbharat Times ngày 17/6 cho rằng có 43 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong vụ việc. Cựu trung tướng Sharma cho biết, dựa trên hoạt động trực thăng ở phía Trung Quốc, Ấn Độ ước tính số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng là từ 30 đến 43.
Điều gì đã xảy ra ở thung lũng Galwan?
Các cựu binh Ấn Độ nói rằng điều quan trọng là phải hiểu được vùng địa hình và diễn biến sự việc xảy ra tại khu vực biên giới tranh chấp, còn gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa Ấn Độ và Trung Quốc thì mới hiểu được vụ việc dẫn đến cái chết của rất nhiều binh sĩ.
Các binh sĩ của Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) bảo vệ một đường cao tốc dẫn tới Leh, giáp ranh Trung Quốc, ở Gagangir, Ấn Độ, vào ngày 17/6/2020 (ảnh thumbnail video youtube/Arirang news).
Theo ông Sharma, vụ việc xảy ra cách 1-2 dặm từ nơi con sông Galwan, một nhánh của sông Ấn, giao cắt với sông Shyok. Khu vực trên dãy Himalaya, nằm cao hơn 5.000m so với mực nước biển và có mức nhiệt dưới 0 độ C này, là cực kỳ khắc nghiệt. Quân đội Ấn Độ đang xây dựng một con đường trong khu vực mà Trung Quốc không muốn.
Ông nói cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc đều không có con đường nào nối đến sông Galwan, và cho đến gần đây cả hai bên đều tuần tra trên bộ tại khu vực này.
“Trong vòng ba đến bốn năm trở lại đây, chúng tôi đã xây dựng một con đường huyết mạch chính dọc theo phía Tây của sông Shyok, và tạo ra một cây cầu trên sông Shyok”, ông Sharma nói.
Tình trạng căng thẳng gần đây nổ ra một vài tuần trước, sau khi Ấn Độ bắt đầu xây dựng một con đường trung chuyển đến Thung lũng Galwan. Ngày 15/6, quân đội Ấn Độ đã chứng kiến người Trung Quốc vượt sang địa phận Ấn Độ của Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và “chiếm đóng các khu vực”, làm dấy lên cuộc đối đầu giữa quân đội hai bên.
Ông Sharma cho biết hai nước đã ký tổng cộng năm hiệp ước từ năm 1993 đến 2013, xác định các giao thức giải quyết xung đột đối với khu vực tranh chấp LAC mỗi khi mâu thuẫn hoặc tranh chấp xảy ra.
“Đáng lý ra hai bên cần thôi chiến đấu và trở về khu vực của mình, sau đó tổ chức các cuộc gặp riêng để giải quyết vấn đề, cách làm này đã được duy trì từ năm 1993. Tuy nhiên, trong năm đến sáu năm trở lại đây, quân đội Trung Quốc đã không tuân theo nguyên tắc truyền thống này”, ông Sharma nói.
Ngày 15/6, vị sĩ quan chỉ huy người Ấn Độ, một trong số 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã đến LAC và nhìn thấy lính Trung Quốc đang ở bên lãnh thổ của Ấn Độ. “Ông đã nhanh chóng yêu cầu những người đó rời đi và quay trở lại chỗ của họ … và đó là lúc quân Trung Quốc quyết định hạ thủ” và thực hiện cuộc tấn công, ông Sharma cho biết.
Cuộc giao tranh xảy ra trên “một gờ đá nhỏ … phía bên trên bờ sông”, và khi những người lính Ấn Độ không vũ trang bị tấn công, đó là vào ban đêm và nhiệt độ đang dưới mức rất lạnh. Nhiều binh sĩ đã rơi ra khỏi gờ đá và chết, theo Sharma.
Một cựu binh Ấn Độ khác, Thiếu tướng Amul Asthana, người cũng từng làm nhiệm vụ trong địa hình khắc nghiệt tương tự, nói với The Epoch Times qua điện thoại rằng Trung Quốc muốn chiếm lấy những vị trí cao trên LAC để giành được lợi thế quân sự chiến lược.
Nhiều vị trí thuận lợi như vậy hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Ấn Độ. Trong khi người Trung Quốc đã xây dựng các công trình giám sát trên LAC, Ấn Độ cho đến gần đây tại nhiều địa điểm vẫn chủ yếu là tuần tra trên bộ và gần đây mới bắt đầu xây dựng các công trình giám sát ở đó.
Ông Asthana cho biết địa hình ngày càng trở nên khó tiếp cận sau tháng 10 và việc tuần tra trên bộ đã trở nên bất khả thi khi tuyết ngập đến 6 m – Ấn Độ cũng có những “tiền đồn bỏ trống vào mùa đông” trong khu vực bởi nó không có đài giám sát và khả năng hậu cần đầy đủ để có thể hiện diện thường trực liên tục trong cả năm.
“Nếu tôi có thể tiếp cận khu vực [ngay trong mùa đông], tại sao chúng tôi lại phải bỏ trống [những tiền đồn] này”, ông nói, đồng thời cho biết thêm chính vì vậy nên bất cứ khi nào quân đội Ấn Độ cố gắng xây đài giám sát trên LAC, quân Trung Quốc đều sẽ ráng sức ngăn cản.
Sau vụ đụng độ, Ấn Độ đã khẩn cấp điều máy báy chiến đấu đến biên giới Trung Quốc. Ở trong nước, nhiều nơi đã bủng nổ làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Các hãng smartphone lớn vốn có thị phần tiêu thụ lớn tại Ấn Độ Vivo, Oppo cũng như đang lao đao trước tình cảnh này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/linh-trung-quoc-dung-gay-sat-han-dinh-tan-cong-binh-si-an-do-tay-khong-vu-khi.html

Thủ tướng Ấn Độ cảnh cáo Trung Quốc,

chuẩn bị trả đũa kinh tế

Thụy My
Thủ tướng Narendra Modi hôm 19/06/2020 khẳng định Ấn Độ « bị tổn thương và phẫn nộ » sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới với quân Trung Quốc, cảnh báo rằng quân đội Ấn Độ được toàn quyền đáp trả mọi hành động bạo lực. New Delhi cũng chuẩn bị trả đũa Bắc Kinh.
Ông Modi đã mời lãnh đạo các đảng đối lập để thảo luận về tình hình, sau khi Trung Quốc thả 10 quân nhân Ấn Độ bị bắt trong vụ đụng độ. Có 20 quân nhân Ấn thiệt mạng và 18 bị thương, còn Trung Quốc không cho biết thiệt hại, nhưng theo báo chí Ấn Độ thì có ít nhất 40 lính Trung Quốc bị chết hoặc bị thương nặng. Chính phủ Ấn tố cáo một « hành động đã được dự tính» của Trung Quốc.
Hàng ngàn người dân đã dự đám tang những quân nhân Ấn Độ tử thương, đã có nhiều lời kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc, cờ Trung Quốc và chân dung Tập Cận Bình bị đốt tại nhiều thành phố.
Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farci cho biết Ấn Độ đang chuẩn bị đáp trả Bắc Kinh về kinh tế :
« Ấn Độ không thể trả đũa bằng biện pháp quân sự, vì quân đội Trung Quốc mạnh hơn nhiều và đã xây dựng nhiều cơ sở hiệu quả hơn dọc theo biên giới trên dãy Himalaya. Thế nên biện pháp kinh tế được sử dụng : New Delhi dự kiến hủy bỏ một hợp đồng lắp đặt thiết bị đường sắt trị giá 55 triệu euro, được giao cho một công ty Trung Quốc cách đây bốn năm.
Ấn Độ cũng có thể loại các doanh nghiệp Trung Quốc ra khỏi các hợp đồng viễn thông, có nghĩa là cấm sử dụng công nghệ 5G của Hoa Vi. Cuối cùng, có khả năng Ấn Độ ngưng tất cả những chuyến bay trực tiếp đến Trung Quốc, và cấm các hãng hàng không ngoại quốc bay ngang không phận nước mình để đến Trung Quốc. Năm ngoái New Delhi đã từng áp đặt cách trừng phạt này đối với Islamabad, sau vụ tấn công của một nhóm vũ trang gốc Pakistan.
Nhưng việc tẩy chay toàn bộ về kinh tế chỉ là ảo tưởng, vì Ấn Độ lệ thuộc vào Trung Quốc về các mặt hàng điện thoại và nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu. New Delhi cũng không thể thay đổi về căn bản chính sách ngoại giao đối với Bắc Kinh, cũng như không thể xích lại quá gần Đài Loan, vì Ấn Độ cần có sự hỗ trợ của Trung Quốc, với hy vọng giành được một chiếc ghế thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. »
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200620-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-c%E1%BA%A3nh-c%C3%A1o-trung-qu%E1%BB%91c-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-kinh-t%E1%BA%BF

Úc: Bê bối chính trị bang Victoria

 và chuyện ‘Vành đai & Con đường’

Quang Duy Nguyễn
Những bằng chứng “mua bán chức quyền” vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, hai bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra.
Người Việt tới Úc: Nhớ lại thách thức bước đầu ở Melbourne
Những gương mặt cộng đồng người Việt tị nạn đầu tiên đến Melbourne từ 1976
Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử hai cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng ba năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử.
Chính phủ tiểu bang Victoria (6,3 triệu dân) đã ký kết các biên bản nghi nhớ và hợp đồng riêng tham gia dự án “Vành đai và Con đường” với Bắc Kinh, và đang bị chính phủ Liên bang đặt câu hỏi.
Điều này khiến dư luận, gồm nhiều cử tri Úc gốc Việt đặt câu hỏi vụ việc gần đây tại bang Victoria sẽ ảnh hưởng gì đến các ký kết với Trung Quốc hay là không?
Phe cánh trong đảng Lao Động tại Victoria
Xin giải thích một chút về chính trị Úc.
Ở Úc đi bầu là bắt buộc và phiếu bầu được phân phối theo thứ tự ưu tiên (được gọi là two-party preferred vote) nên hầu hết các ứng cử viên hoặc của đảng Lao Động hoặc của liên minh Tự Do Quốc Gia sẽ thắng cử ở Hạ Viện và bên nào có nhiều dân biểu hơn sẽ đứng ra thành lập nội các.
Đảng Lao Động tại Victoria chia làm hai cánh tả và hữu, cánh hữu chia làm hai phe đối nghịch nhau, phe thiểu số ủng hộ đưa ông Daniel Andrews thuộc cánh tả lên làm Thủ hiến.
Những tài liệu vừa phanh phui cho thấy ông Adem Somyurek thuộc cánh hữu, dù được thu xếp làm Bộ trưởng Bộ về chính quyền địa phương (Local Government Minister), vì phe ông có đến 5,000 đảng viên nên rất coi thường Thủ hiến Andrews và muốn lật đổ ông.
“Branch stacking”
Với phương cách bầu cử nói trên các khu vực có đa số dân lao động và người sắc tộc thường là các đơn vị chắc chắn đảng Lao Động sẽ thắng cử, các phe cánh ào ạt kết nạp đảng viên để có số phiếu cao nhất đưa người trong phe cánh ra tranh cử.
Nhiều đảng viên sắc tộc được kết nạp theo kiểu quen biết và chiêu dụ, nên đảng viên thường rất ít hiểu biết về chính trị, ngay cả tên dân biểu đại diện cho khu vực hay tên thủ hiến còn không biết.
Gian lận xảy ra khi các đảng viên được kẻ mối lái đóng niên liễm cho, hay sử dụng tên người không cư ngụ trong khu vực, hay thậm chí sử dụng tên người đã chết để ghi danh.
Các gian lận này chỉ xảy ra trong nội bộ đảng Lao Động nên không bị luật pháp Úc kềm chế, ước tính ra có tới một phần tư số đảng viên Lao Động tại tiểu bang Victoria là đảng viên ma hay đảng viên không hề sinh hoạt.
Gần đây một số đảng viên đảng Tự Do tại Victoria cũng sử dụng “branch stacking” để đưa người ra tranh cử.
Môi giới quyền lực
“Branch stacking” đã trở nên thông dụng đến độ các chính trị gia xây dựng phe cánh, rồi chọn ra một người chịu làm môi giới “bảo vệ” cho họ ghế tại các khu vực an toàn.
Dân biểu Adem Somyurek một người Úc gốc Thổ Nhĩ Kỳ bị tố cáo là một môi giới (powerbroker) đã trả tiền cho hàng ngàn đảng viên giả mạo, ra lệnh giả chữ ký, sử dụng các nhân viên hưởng lương chính phủ và sử dụng phương tiện văn phòng chính phủ để chiêu dụ đảng viên “branch stacking”.
Một số việc làm nói trên là phạm pháp, nên nhiều dân biểu và nghị sĩ cả tiểu bang lẫn liên bang, và nhiều đảng viên trong chính phủ, dính líu với Adem Somyurek đang được cảnh sát và Ủy Ban bài trừ tham nhũng điều tra.
Ông Somyurek bác bỏ các cáo buộc về “branch stacking”, theo các báo trong vùng.
Nghĩ gì về Trung Quốc?
Thế nhưng điều đáng quan tâm là hằng trăm những bằng chứng thâu hình và thâu âm nội bộ được tiết lộ ra báo chí cho thấy phe của Adem Somyurek đã có nhưng bất đồng lớn về phương cách môi giới và có thể về chính sách với Bắc Kinh.
Một số thâu hình được biết đã diễn ra ra tại chính văn phòng của Dân biểu Lao động liên bang ông Anthony Byrne.
Việc thâu hình, thâu âm, tiết lộ các thông tin trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp tại tiểu bang Victoria.
Ông Anthony Byrne phổ biến một thông báo cho biết ông sẵn sàng hợp tác với cảnh sát và ủy ban bài trừ tham nhũng trong cuộc điều tra.
Adem Somyurek đáp trả thế nào?
Ông Adem Somyurek công bố cho báo chí một số điện thư, trong đó Dân biểu Anthony Byrne nặng nề chỉ trích cựu lãnh đạo đảng Lao động Bill Shorten và Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews.
Dân biểu Anthony Byrne cho biết ông Adem Somyurek đã tiết lộ một cách có chọn lựa trong số các tài liệu trao đổi giữa hai người, còn ông Adem Somyurek cho biết sẽ tiếp tục đưa ra công luận các tài liệu mà ông có được.
Tiểu bang Victoria là tiểu bang duy nhất tại Úc ký kết thỏa thuận “Vành đai và Con đường” với Bắc Kinh, ngược lại chính sách của đảng Lao Động cấp liên bang và của các tiểu bang khác.
Dân biểu Anthony Byrne là Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc hội Liên bang Úc, vai trò và nhiệm vụ của ông hoàn toàn đối nghịch với chính sách của Thủ hiến Victoria ông Daniel Andrews.
Những thông tin nội bộ về việc ký kết và các buổi họp với Bắc Kinh cũng đã được tiết lộ ra báo chí, một ngày đẹp trời “người đưa tin” có thể sẽ công khai danh tánh và chính thức tuyên bố việc tiết lộ thông tin nội bộ là để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia.
Có chấm dứt các hợp đồng với Bắc Kinh?
Câu hỏi quan tâm nhất đối với những người chúng tôi biết trong cộng đồng cử tri gốc Việt là liệu những bê bối được tiết lộ có thể dẫn đến quyết định chấm dứt các hợp đồng đầu tư và vay mượn với Bắc Kinh.
Việc vừa xảy ra nên chưa thể tiên đoán những gì sẽ tiếp tục xảy ra nhưng một số điều có thể thấy được:
“Vành đai và Con đường” là chính sách chung của đảng Lao Động tại Victoria;
Phe Lao Động tại Victoria hiện đang nắm 55 ghế Hạ Viện, trong khi đối lập liên minh Tự do Quốc gia chỉ nắm 27 ghế, một khoảng cách rất xa để có thể đảo ngược tình thế;
Thứ tư, Thượng viện cũng do đảng Lao Động nắm giữ nên mọi đạo luật đều được Lưỡng Viện dễ dàng thông qua; và
Thứ năm, “branch stacking” thường xuyên xảy ra, đảng Lao Động thường chỉ trừng phạt những người trực tiếp gây ra, chỉ sau vài tháng cử tri tha thứ đâu lại vào đó.
Nhưng ngược lại các bê bối của đảng Lao Động sẽ được đối lập và các đảng khác khai thác ảnh hưởng đến cuộc bầu cử liên bang có thể diễn ra trong năm 2021.
Thủ tướng liên bang Úc, Scott Morrison thuộc đảng Tự Do chỉ mới tuyên bố đây là chuyện của đảng Lao Động nên ông để cho Thủ lãnh Lao Động Anthony Albanese thu xếp.
Còn Thủ hiến Daniel Andrews đã đồng ý để Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc kiểm soát sinh hoạt chính trị của chi nhánh Victoria, nên có thể ông Andrews phải lắng nghe và thỏa hiệp với đảng Lao Động cấp liên bang.
Phó chủ tịch đảng Lao Động Úc, cấp liên bang, Richard Marles nói rằng một chính phủ Lao Động tương lai sẽ không ký “Vành đai và Con đường” với Trung Quốc, theo trang The Age:
Kết luận
Tóm lại chính trị tại Úc không phải là tuyệt vời mà thường xuyên xảy ra những bê bối quyền lực.
Nhưng nhờ có truyền thông báo chí độc lập, các cơ quan hành chính độc lập, các phe cánh nội bộ, các đảng đối lập nên hệ thống chính trị càng ngày càng hoàn chỉnh hơn và cuối cùng cử tri sẽ quyết định đảng cầm quyền cũng như các chính sách có lợi nhất cho nước Úc.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53119999

New Zealand ‘phong tỏa chống dịch có hiệu quả’

New Zealand kiểm soát thành công dịch Covid-19 nhờ vào chính sách đóng cửa, hạn chế đi lại và cách ly người từ nước ngoài về, một người Việt hiện sinh sống ở quốc gia này cho biết, nhưng mới đây lại có dấu hiệu lơi lỏng làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát mới.
Sau chuỗi 24 ngày không có ca nhiễm mới, hôm 16/6 hai nữ công dân New Zealand trở về từ Anh quốc đã có kết quả dương tính với virus corona. Điều gây lo ngại là trước đó, hai người này đã được phép cho ra khỏi khu cách ly về nhà ở Wellington thăm người thân đang hấp hối.
Đến hôm 18/8, New Zealand lại thông báo thêm một ca nhiễm mới cũng từ nước ngoài về. Trong khi đó đó, trước những chỉ trích về lỗ hổng trong cách ly, Thủ tướng Jacinda Ardern đã giao cho quân đội nước này giám sát cách ly những công dân New Zealand đi từ nước ngoài và đánh giá lại toàn bộ quy trình cách ly.
Quốc gia châu Đại dương với gần 5 triệu dân này được ca ngợi như là một hình mẫu thành công trong chống dịch Covid-19. Tính đến ngày 20/6, nước này đã báo cáo trên 1.500 ca nhiễm và 22 ca tử vong.
Hôm 8/6, New Zealand đã dỡ bỏ tất cả mọi hạn chế đi lại trong nước để đưa đời sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, nước này vẫn duy trì lệnh cấm nhập cảnh đối với mọi công dân nước ngoài trừ những người có quốc tịch New Zealand và tất cả những ai về New Zealand đều phải trải qua hai tuần cách ly bắt buộc.
‘Tuân thủ chặt chẽ’
Từ thành phố Aukland, anh Dương Văn Long, một nhân viên ngân hàng đã sống ở New Zealand được 5 năm cho biết dư luận nước này hiện đang chỉ trích chính phủ của bà Ardern vì đã để cho hai người nhiễm virus corona thoát khỏi khu cách ly.
“Hai trường hợp này trước khi được thả khỏi khu cách ly không hề được xét nghiệm gì cả. Khi ra ngoài họ đã tiếp xúc với nhiều người khác,” anh Long nói. “Đó là điều đáng tiếc.”
“Cả người dân lẫn truyền thông đều chỉ trích việc này vì mọi người đã tuân thủ chặt chẽ lệnh phong tỏa mới được kết quả như ngày nay mà bây giờ tự nhiên có thêm ca nhiễm như vậy,” anh nói thêm.
“Mọi người sôi sùng sục trong ngày đầu biết tin, nhưng bây giờ mọi người theo dõi tình hình cũng chưa thấy thay đổi nhiều lắm.”
Anh nói anh đang mong là hai người phụ nữ này trong thời gian ra ngoài ‘chưa phát tán virus cho nhiều người khác’. Hiện giờ chính phủ New Zealand đang truy dấu tiếp xúc của hai người phụ nữ này trong hành trình đi từ Aukland đến Wellington, báo chí nước này cho biết trong khi Thủ tướng Ardern nói bà sẽ tạm thời ngưng lại việc cho ngoại lệ cách ly vì lý do trắc ẩn.
Ngoài trường hợp đáng tiếc này, anh Long nói chính phủ của bà Ardern đã thành công trong việc chống dịch Covid-19.
“Chính phủ ra quyết định tương đối sớm. Người dân từ các doanh nghiệp cho đến dân thường đều tuân thủ chặt chẽ lệnh phong tỏa,” anh cho biết.
New Zealand đã hạn chế người dân ra ngoài trừ những việc thiết yếu từ cuối tháng Ba cho đến cuối tháng Năm. Trong thời gian đó, anh Long nói ‘anh quan sát thấy rất ít trường hợp vi phạm’.
Theo lời anh thì tại các chỗ đông người như siêu thị luôn có cảnh sát để đảm bảo mọi người giữ khoảng cách giao tiếp với nhau và khi ra đường ‘đa số người dân đều đeo khẩu trang’.
Anh cũng cho rằng chính phủ đã làm đúng khi đóng cửa biên giới với tất cả các nước. “Nếu không thì rất khó kiểm soát vì đất nước New Zealand dân số thì ít mà khách du lịch rất nhiều. Nếu cho vào ồ ạt thì không biết sẽ như thế nào,” anh giải thích.
Người nhân viên ngân hàng này ca ngợi công tác thông tin, truyền thông của chính phủ về tình hình dịch bệnh mà theo lời anh là minh bạch, rõ ràng và kịp thời để người dân biết cách ứng phó.
“Trong thời gian đóng cửa, tôi thấy khá là yên tâm vì theo dõi số liệu hàng ngày thấy số ca nhiễm xuống rất nhanh. Mọi người lúc đó tin tưởng rằng lệnh phong tỏa sẽ sớm được dỡ bỏ,” anh cho biết.
Bên cạnh đó, New Zealand cũng có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và người dân bị mất công ăn việc làm, anh Long cho biết. Theo đó, các doanh nghiệp được chính phủ cho vay ưu đãi để trả lương cho nhân công còn những người mất việc vì dịch bệnh được lãnh 500 đô la New Zealand mỗi tuần trong vòng 12 tuần.
Bản thân anh Long vẫn làm việc ở nhà và vẫn được hưởng lương đầy đủ nên không được chính phủ hỗ trợ gì hết, anh cho biết.
‘Thu phí cách ly’
Tuy nhiên, anh Long cũng cho rằng chính phủ của bà Ardern đã làm không tốt việc cách ly khi ‘để thoát hai người nhiễm bệnh ra ngoài.’
Về việc cách ly người đi từ nước ngoài về, khác với Việt Nam, anh Long cho biết New Zealand thu phí những người bị cách ly.
Ngoài ra, anh phê phán chính phủ đã chậm đóng cửa đất nước khi dịch đã bùng phát ở nhiều nước trên thế giới. Anh cho rằng nếu đóng cửa sớm hơn thì New Zealand ‘đã không có trên 1.000 ca nhiễm như thế’
“Thời gian đầu có đóng cửa biên giới với Trung Quốc nhưng lại tiếp tục mở cửa cho Mỹ và châu Âu. Vì lẽ đó mà số người bệnh đến từ châu Âu và Mỹ,” anh nói.
Hiện tại cuộc sống ở New Zealand đã trở lại bình thường, anh Long cho biết, chỉ trừ việc chưa cho mở cửa biên giới nên ‘ngành du lịch đang gặp nhiều khó khăn’.
Tuy nhiên, anh nói rằng nếu New Zealand mở cửa lại thì ‘cần phải có chọn lọc’ và ‘kiểm soát chặt chẽ những người đi đến’.
“Trong việc này tôi chưa thấy yên tâm lắm,” anh cho biết.
Về cuộc sống của người Việt ở New Zealand giữa dịch bệnh, anh cho biết do đặc thù người Việt làm ăn nhỏ nhiều nên khi bị đóng cửa ‘họ không có thu nhập, trừ những người có tiền dành dụm thì còn trụ được, chứ còn như chủ quán ăn, chủ tiệm nail các thứ phải trả nợ ngân hàng thì họ gặp rất nhiều khó khăn’.
https://www.voatiengviet.com/a/new-zealand-phong-t%E1%BB%8Fa-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-c%C3%B3-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-/5470292.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.