Tin khắp nơi – 19/06/2020
Friday, June 19, 2020
6:49:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Theo cuộc thăm dò của hãng FOX News: Biden nới rộng khoảng cách dẫn đầu so với Tổng Thống Trump
Theo cuộc thăm dò mới nhất của hãng Fox News, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden tiếp tục nới rộng khoảng cách dẫn đầu so với tổng thống Trump trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, vì đa số cho rằng nạn kỳ thị chủng tộc, thất nghiệp và coronavirus là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định của Hoa Kỳ.63% người ủng hộ ông Biden lo sợ tổng thống Trump có thể giành chiến thắng trong khi chỉ 31% tự tin ông Biden sẽ chiến thắng. Trong khi người ủng hộ tổng thống Trump thể hiện điều ngược lại, với tỉ số 62%-33%.
Ngoài ra, cuộc thăm dò cho thấy ông Biden chiếm tỉ lệ ủng hộ cao hơn tổng thống Trump với tỉ số 50%-38%, tăng 8% so với lần thăm dò tháng trước, khi đó tỉ số là 48%-40%. Những người độc lập thích ông Biden hơn tổng thống Trump, với tỉ lệ ủng hộ 39%-17%, nhưng 43% những người được hỏi chưa ra quyết định hoặc ủng hộ người khác. Sự ủng hộ cho ông Biden đến từ các cử tri da màu (+79% so với tổng thống Trump), người dưới 30 tuổi (+37%), khu vực ngoại ô (+22%), phụ nữ (+19%) và cử tri ở độ tuổi trên 65 (+10%).
Ngoài ra, giữa lúc trên toàn quốc có đại dịch COVID-19 và biểu tình về sự tàn bạo của cảnh sát, nhiều cử tri cảm thấy ông Biden thể hiện đồng cảm và tôn trọng hơn. 47% nói rằng ông Biden “quan tâm đến những người như tôi” so với 37% của tổng thống Trump. 55% tin rằng ông Biden tôn trọng các nhóm dân tộc thiểu số so với 35% dành cho tổng thống.
Trong số các cử tri da màu, 79% cho rằng ông Biden tôn trọng dân tộc thiểu số, trong khi 86% cho rằng tổng thống Trump thể hiện điều ngược lại. 52% người cao niên và 46% phụ nữ nghĩ ông Biden thể hiện sự “quan tâm”. Khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra sau cái chết của George Floyd, 61% không tán thành cách tổng thống Trump giải quyết quan hệ chủng tộc.
Về vấn đề này, 81% thể hiện lo lắng về nạn kỳ thị chủng tộc, 64% cho rằng kỳ thị chủng tộc là mối đe dọa lớn cho sự ổn định của Hoa Kỳ, ngang với đại dịch coronavirus (67%) và thất nghiệp (67%).
https://www.sbtn.tv/theo-cuoc-tham-do-cua-hang-fox-news-biden-noi-rong-khoang-cach-dan-dau-so-voi-tong-thong-trump/
Tòa nhà Quốc Hội gỡ bỏ tranh chân dung
các cựu lãnh đạo Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ
Tin từ Washington – Vào hôm thứ Năm (18 tháng 6), tranh chân dung của bốn cựu chủ tịch Hạ viện từng phục vụ trong Liên minh miền nam Hoa Kỳ đã bị gỡ bỏ, sau khi chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho rằng những người này là hiện thân của bạo lực kỳ thị chủng tộc của phe Liên minh miền Nam.Bà Pelosi đã chỉ thị thư ký Hạ viện giám sát việc lập tức gỡ bỏ các tranh chân dung của các cựu chủ tịch ở 3 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ: Robert Hunter ở tiểu bang Virginia, James Orr ở South Carolina, Howell Cobb và Charles Crisp ở Georgia. Vài giờ sau, các công nhân đã gỡ các bức tranh và cất vào kho.
Các bức chân dung đã được treo bên ngoài phòng hội đồng lập pháp của Hạ viện trong nhiều thập niên và hầu như không được ai để ý tới. Ba trong số các bức chân dung bị gỡ bỏ được treo gần cầu thang mà các nhà lập pháp sử dụng để vào bên trong phòng hội họp, trong khi tranh chân dung của ông Crisp nằm trong sảnh chủ tịch, nơi trưng bày tranh chân dung các nhà lãnh đạo Hạ viện từ thời kỳ đầu Hoa Kỳ.
Theo bà Peolsi, ông Orr là chủ tịch Hạ viện từ năm 1857-1859, ông đã tuyên thệ sẽ để bảo tồn và duy trì chế độ nô lệ để Hoa Kỳ tận hưởng tài sản trong hòa bình, yên tĩnh và an ninh.
Ông Hunter từng phục vụ ở hầu hết mọi chức vụ của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, kể cả chức vụ ngoại trưởng liên bang của Liên minh, giữ chức chủ tịch Hạ viện từ năm 1839-1841. Ông Cobb từng là chủ tịch Hạ viện từ 1849-1851, trong khi ông Crisp giữ chức chủ tịch Hạ viện sau Nội chiến, từ năm 1891-1895.
Hồi đầu tháng này, bà Pelosi đã thúc giục loại bỏ các bức tượng các thành viên của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ khỏi tòa nhà Quốc hội Hạ viện, cũng như đề nghị đổi tên các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được đặt theo tên các tướng quân đội của Liên minh miền nam Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toa-nha-quoc-hoi-go-bo-tranh-chan-dung-cac-cuu-lanh-dao-lien-minh-mien-nam-hoa-ky/
Thống Đốc tiểu bang California
ban hành lệnh đeo khẩu trang tại các nơi công cộng
Tin từ Sacramento, California — Thống đốc tiểu bang California, Gavin Newsom đã ra lệnh cho tất cả cư dân California hôm thứ Năm phải đeo khẩu trang hay khăn che mặt khi ở nơi công cộng hoặc ở những nơi có nguy cơ cao sau khi tiểu bang ghi nhận các ca nhiễm bệnh coronavirus tăng cao trong một ngày.Việc che mặt bắt buộc đối với cư dân khi làm việc, trên phương tiện giao thông công cộng, taxi, đi chung xe, và trong lúc xếp hàng để vào tất cả các nơi công cộng, kể cả bệnh viện và nhà thuốc. Lệnh mới được ban hành một tuần sau khi Quận Cam dỡ bỏ yêu cầu về đeo khẩu trang.
Trước đây, tiểu bang chỉ đề nghị đeo khăn che mặt, nhưng các quận – bao gồm cả quận Los Angeles – đã yêu cầu đeo khẩu trang cho những người đến thăm hoặc làm việc trong không gian công cộng và tương tác với người khác. Các nghiên cứu cho thấy rằng che mặt có thể giúp hạn chế sự lây lan của coronavirus, đặc biệt là khi những người tuy không có triệu chứng, nhưng vẫn có thể lây COVID-19 cho người khác.
Các viên chức y tế công cộng trên toàn tiểu bang đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang hay che mặt khi kinh tế mở cửa trở lại. Không rõ án phạt sẽ như thế nào đối với những người không tuân thủ lệnh này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-tieu-bang-california-ban-hanh-lenh-deo-khau-trang-tai-cac-noi-cong-cong/
Truyền thông Mỹ:
Giám đốc RFA bị sa thải, giám đốc VOA từ chức
Tân Tổng giám đốc Cơ quan truyền thông quốc tế của Chính phủ Mỹ (USAGM, USA Global Media) vừa sa thải bà Bay Fang, Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) và một loạt giám đốc các kênh truyền thông quốc tế hôm 18/06.Cựu cố vấn Bolton: Trump nhờ Tập giúp để tái đắc cử
Từ yêu đến ghét, Donald Trump sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton
Trước đó, hôm thứ Hai 15/06, Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), bà Amanda Bennett và phó giám đốc Sandy Sugawara đều đệ đơn từ nhiệm sau khi ông Michael Pack lên nhậm chức.
Bình luận chuyện này, nhà báo David Hutt, cây bút chuyên về châu Á, nêu lo ngại trong bài viết trên tờ Asia Times (18/06/2020) rằng “Đài Tiếng nói Hoa Kỳ nay thành ‘Tiếng nói Trump’”
Bài báo “Voice of America to become Voice of Trump” cho rằng việc bổ nhiệm “một nhân vật cánh hữu” làm lãnh đạo ngành truyền thông quốc tế của Hoa Kỳ “có thể sẽ không đồng điệu với 117 triệu khán thính giả tại châu Á” của các đài Mỹ.
Ông Michael Pack, một chính trị gia được báo Mỹ như New York Times cho là “bảo thủ, thân tổng thống Donald Trump” đã sa thải cả lãnh đạo Đài Châu Âu Tự do và Radio Liberty/Radio Free Europe, ông Jamie Fly, cùng giám đốc của mạng lưới truyền thông Trung Đông (Middle East Broadcasting Network), ông Alberto Fernandez.
Cũng trong tuần này, bà Libby Liu, giám đốc “Open Technology Fund”, quỹ phi lợi nhuận cổ vũ cho tự do Internet do USAGM giám sát, cũng từ chức.
Bà Libby Liu từng làm Tổng giám đốc RFA trong 14 năm.
Theo David Hutt, thì ông Michael Pack “được cho là thân cận với ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia của bộ tham mưu tranh cử cho Donald Trump, và hai ông đã từng cùng sản xuất hai phim tài liệu”.
Ngoài ra, vẫn theo bài trên trang Asia Times, ông Pack “từng lãnh đạo Claremont Institute, một think tank theo xu hướng bảo thủ, gần gũi với phong trào Trump”.
Theo phóng viên tự do Joaquin Hòa Nguyễn từ California thì thì việc điều ông Pack, một đồng minh của Tổng thống Trump, về đứng đầu Cơ quan truyền thông quốc tế “được xem là một hành động nhằm kiểm soát truyền thông của chính phủ Mỹ”.
Các đài Mỹ có tiếng nói về châu Á
Ngoài đài VOA (thành lập năm 1942) Cơ quan truyền thông quốc tế của Hoa Kỳ USAGM còn kiểm soát các kênh truyền thông khác do chính phủ Mỹ tài trợ, trong đó có RFA.
RFA được thành lập vào năm 1996 nhằm đưa thông tin đến các quốc gia mà Hoa Kỳ cho là “độc tài, không minh bạch thông tin”.
Đài này nói họ cổ vũ cho tự do dân chủ ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện.
RFA gồm 9 ban ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt. Bà Bay Fang là một nhà báo chuyên nghiệp từng hoạt động ở Afghanistan, Iraq, từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sau khi về RFA năm 2015, bà đã lên làm Tổng Giám đốc từ năm 2019.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã có chương trình tiếng Việt lâu năm qua sóng phát thành, và sau này có thêm trang web cùng chương trình TV/video.
Bài đọc nhiều nhất trên trang tiếng Việt của VOA hôm 18/06 là câu chuyện “GS. Steve Hanke phản hồi sau khi nói Việt Nam là ‘táo thối’ trong chống dịch Covid-19″.
Vẫn theo ông Joaquin Hoà Nguyễn nói với BBC từ San Francisco cuối ngày thứ Năm giờ Anh thì đài “CNN gọi đó là cuộc thảm sát” với truyền thông công của Hoa Kỳ. Có lo ngại rằng các đài này sau thay đổi lãnh đạo sẽ không quan tâm đến dân chủ nhân quyền.
Tuy thế, tân CEO của USAMD, Michael Pack trong email thông báo cho nhân viên cuối ngày thứ Tư đã tìm cách giảm đi lo ngại của họ rằng ông “cam kết duy trì độc lập” cho các đài vốn có nhiệm vụ đưa tin độc lập tới khán thính giả trên toàn thế giới, theo trang Politico trích các nguồn thông tấn từ Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53107007
Quyết định gạt bỏ chính sách nhập cư
từ thời Obama của Trump là ‘phi pháp’
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết bác bỏ lệnh của Tổng thống Donald Trump về việc hủy bỏ Chương trình bảo vệ trẻ nhập cư lậu (Daca).Các thẩm phán giữ nguyên phán quyết của tòa án cấp dưới, cho rằng hành động của ông Trump nhằm hủy bỏ chương trình này là “bất hợp pháp”.
Chương trình Daca ra đời nhằm bảo vệ “Những kẻ mộng mơ” – cụm từ thường được dùng để chỉ đối tượng hưởng chính sách này – tương đương khoảng 650.000 người trẻ tuổi nhập cư vào Mỹ mà không có hồ sơ hợp lệ.
Đây là một chính sách thời Obama mà chính quyền Trump đã tìm cách chấm dứt từ năm 2017.
Tòa án Tối cao thụ lý vụ việc sau khi các tòa án cấp dưới phán quyết rằng chính quyền Trump đã không giải thích thỏa đáng lý do tại sao lại kết thúc chương trình này, đồng thời phê phán những lời giải thích “thất thường” của Nhà Trắng.
Hôm thứ Năm, các thẩm phán đã bỏ phiếu với tỷ lệ 5-4 qua đó giữ nguyên các kết luận của tòa án cấp thấp rằng lệnh của chính quyền Trump đã vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính, trong đó có quy định rằng chính phủ không thể đưa ra chính sách “tùy tiện, thất thường, lạm quyền hoặc không tuân thủ luật pháp” hoặc “không có đủ bằng chứng hỗ trợ”.
Gặp những ‘kẻ mộng mơ’
Các phản ứng sau phán quyết của tòa?
Ông Trump đã lên án phán quyết bằng một loạt nội dung đăng trên Twitter.
“Các quyết định khủng khiếp và mang động cơ chính trị được đưa ra từ Tòa án Tối cao là những phát súng bắn vào mặt những ai tự hào nhận mình là đảng viên Cộng hòa hoặc Bảo thủ”, ông viết.
Ông kêu gọi cử tri bầu lại ông vào tháng 11 để ông có thể đưa các thẩm phán bảo thủ hơn vào tòa án, nếu còn chỗ trống.
Tổng thống Trump cũng gợi ý rằng ông sẽ tái thực hiện các nỗ lực này nhằm kết liễu chính sách trên và “bắt đầu lại quy trình”.
“Bạn có cảm thấy rằng Tòa án Tối cao không ưa tôi không?” ông viết trên Twitter.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã ca ngợi phán quyết của tòa và kêu gọi cử tri bầu một Quốc hội và một tổng thống thuộc đảng Dân chủ vào tháng 11 để đảm bảo “một hệ thống thực sự tương xứng với quốc gia nhập cư này một lần và mãi mãi”.
Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2020, cho biết ông sẽ tìm cách biến chương trình này thành có giá trị vĩnh viễn một khi ông đánh bại ông Trump.
Tòa án Tối cao đã làm gì với ông Trump?
Chánh án John Roberts, người thường được mô tả là bảo thủ, đã đứng về phía bốn thẩm phán cấp tiến tại tòa để ra phán quyết hôm thứ Năm.
Sự kiện này đánh dấu lần thứ hai trong tuần Chánh án Roberts đã ra phán quyết chống lại ông Trump.
Hôm thứ Hai, tòa án phán quyết rằng người lao động đồng tính và chuyển giới được bảo vệ theo luật việc làm liên bang, một chiến thắng lớn cho các nhà vận động LGBT.
Phán quyết trên được viết bởi Thẩm phán Neil Gorsuch, một người do ông Trump bổ nhiệm.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump còn bổ nhiệm một thẩm phán khác nữa, đó là Brett Kavanaugh. Hội đồng thẩm phán của Tòa án Tối cao hiện được coi là bảo thủ nhất trong lịch sử hiện đại.
Dù vậy hồi năm ngoái, Chánh án Roberts lại đứng về phía các đồng nghiệp cấp tiến trong việc ngăn chính quyền Trump bổ sung một câu hỏi về quyền công dân vào cuộc điều tra dân số năm 2020, một bước đi mà các đối thủ cho rằng nhằm ngăn chặn các phản ứng từ dân nhập cư và cộng đồng thiểu số.
Tuy nhiên, tòa án cũng đã đứng về phía chính quyền Trump trong hai vụ lớn khác.
Một lần tòa bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh của Nhà Trắng vốn ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia Hồi giáo, và lần còn lại tòa cho phép thực thi lệnh cấm người chuyển giới trong quân đội của ông Trump.
Thêm một lần nữa, một hành động gây tranh cãi của chính quyền Trump đã bị tòa tối cao phán quyết là bất hợp pháp. Và một lần nữa, trở ngại lớn nhất đối với Nhà Trắng không phải là các quan chức của họ thiếu quyền lực, mà là họ đã thực hiện sai quyền của mình.
Nỗ lực của Bộ Tư pháp nhằm hủy bỏ Daca là “tùy tiện và thất thường” và theo cách mà luật liên bang cấm, tòa án kết luận. Điều này phản chiếu một kết luận hồi năm ngoái khi tòa ngăn chặn những nỗ lực của chính quyền Trump trong việc đưa thêm một câu hỏi về quyền công dân vào cuộc điều tra dân số lâu đời của Hoa Kỳ.
Cả hai ý kiến trong phán quyết đều được chấp bút bởi Chánh án John Roberts, người mà sự tận tâm một cách chi tiết với luật liên bang của ông đang tạo ra trở ngại lớn đối với các mục tiêu chính sách của chính quyền.
Trong khi đội ngũ của Trump từng tiến hành một cuộc chiến pháp lý dai dẳng để yêu cầu loại bỏ chương trình Daca được ủng hộ, phán quyết của tòa có thể tạo ra một vài tiếng thở phào nhẹ nhõm từ chiến dịch của tổng thống. Một chiến thắng của Trump [liên quan đến chương trình Daca] có thể đẩy hàng trăm ngàn người được Daca bảo hộ vào khó khăn kinh tế hoặc bị trục xuất chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử tháng 11. Các mục tiêu trong chính sách nhập cư cứng rắn của chính quyền lẽ ra phải mang một khuôn mặt cảm thông hơn.
Thay vào đó, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết có tính chất như là một sự hoãn chế tài đối với người thụ hưởng chương trình Daca, khiến số phận cuối cùng của họ vẫn còn lâu mới chắc chắn.
Daca là gì?
Hầu hết người trẻ tuổi được bảo vệ bởi chương trình Daca đến từ Mexico và các nước Mỹ Latin khác.
Một sắc lệnh hành pháp năm 2012, do cựu Tổng thống Obama ban hành, bảo vệ những người được gọi là “Những kẻ mộng mơ” khỏi bị trục xuất, đồng thời cấp giấy phép làm việc và học tập cho họ.
Ông Obama đã ký sắc lệnh sau các cuộc đàm phán thất bại về cải cách nhập cư tại Quốc hội Mỹ.
Để đủ điều kiện thụ hưởng chương trình Daca, người nộp đơn dưới 30 tuổi phải gửi thông tin cá nhân cho Bộ An ninh Nội địa (DHS), bao gồm địa chỉ và số điện thoại.
Họ phải trải qua kiểm tra lý lịch của FBI và có lý lịch hình sự trong sạch, và đang ở trường, mới tốt nghiệp hoặc đã xuất ngũ.
Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý “hoãn” mọi quyết định đối với tình trạng nhập cư của họ trong thời gian hai năm.
Chương trình này chỉ áp dụng đối với các cá nhân cư trú tại Hoa Kỳ từ năm 2007.
Những người thụ hưởng Daca chia sẻ với BBC rằng họ cảm thấy nhẹ nhõm và ngạc nhiên trước phán quyết hôm thứ Năm, và nhiều người nói rằng họ sẽ tiếp tục ủng hộ cải cách nhập cư.
Juana Guzman, 28 tuổi, ở Texas, nói: “Đó là một chiến thắng rất cần thiết và điều này mang lại cho chúng tôi năng lượng cần thiết để tiếp tục tiến lên và đấu tranh cho các thành viên còn lại của gia đình và cho cộng đồng chưa được thụ hưởng Daca”.
Metzli Sanchez, 23 tuổi, chia sẻ: “Sau thắng lợi lớn nhường này, chúng tôi sẽ phải tiếp tục chiến đấu cho những người khác, đó là những người có năng lực nhưng chưa nhận được sự hỗ trợ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53046948
Facebook gỡ quảng cáo của Tổng Thống Trump
vì cho rằng vi phạm chính sách “kỳ thị có tổ chức”
Hôm thứ Năm (18/06/2020) Facebook đã gỡ bỏ các bài đăng và quảng cáo của chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Trump vì lý do vi phạm chính sách “kỳ thị có tổ chức” của công ty.Quảng cáo của chiến dịch có một hình tam giác ngược màu đỏ, một biểu tượng mà Đức quốc xã đã sử dụng để xác định các tù nhân chính trị, với các dòng chữ yêu cầu người dùng Facebook ký tên kiến nghị kiện antifa, một phong trào chống phát xít có tổ chức lỏng lẻo.
Tổng thống Trump và bộ trưởng Tư pháp William Barr đã nhiều lần tố cáo antifa là chủ mưu gây bất ổn trong nước gần đây nhưng đưa ra rất ít bằng chứng xác thực, giữa lúc trên toàn quốc có cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc.
Phát ngôn viên của Liên đoàn Chống phỉ báng cho biết đây không phải là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Đức Quốc xã, mà là một trong những biểu tượng thường được những nhóm người cực đoan hiện đại và thượng tôn da trắng ở Hoa Kỳ sử dụng. Phát ngôn viên cũng nói rằng đã có một số người theo phong trào antifa sử dụng hình tam giác màu đỏ, nhưng không phải là một trong những biểu tượng mà nhóm thường sử dụng.
Mark Bray, một nhà sử học của đại học Rutgers và là tác giả của cuốn sách “Antifa: The Anti-Fascist Handbook” nói rằng biểu tượng tam giác đỏ đã được một số nhóm cánh tả ở Anh Quốc và Đức sử dụng
sau Thế chiến 2, nhưng ông chưa bao giờ thấy người theo phong trào chống phát xít ở Hoa Kỳ sử dụng nó bao giờ.
Khi được hỏi về việc quảng cáo của tổng thống bị gỡ bở tại một phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm (18/06/2020), người đứng đầu chính sách bảo mật của Facebook, Nathaniel Gleicher cho biết công ty sẽ tiếp tục thực hiện các hành động tương tự nếu biểu tượng xuất hiện ở những trang khác trên nền tảng của họ.
https://www.sbtn.tv/facebook-go-quang-cao-cua-tong-thong-trump-vi-cho-rang-vi-pham-chinh-sach-ky-thi-co-to-chuc/
Tổng Thống Trump bênh vực
cách chính phủ giải quyết khủng hoảng tại Hoa Kỳ
Tin Washington DC – Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, 17 tháng 6, với tờ Wall Street Journal tại phòng Oval, Tổng Thống Trump đã bênh vực cách chính phủ giải quyết các khủng hoảng hiện nay tại Hoa Kỳ, bao gồm đại dịch coronavirus và làn sóng biểu tình sau cái chết của George Floyd.Tổng Thống Trump cho biết ông dự định hàn gắn khoảng cách về chủng tộc tại Hoa Kỳ bằng cách xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ. Tổng thống nói Hoa Kỳ đang tiến đến giai đoạn cuối của dịch bệnh, và ông tin rằng Trung Cộng có thể đã khuyến khích việc làm lây lan coronavirus, như một cách để gây bất ổn cho các nền kinh tế khác đang cạnh tranh với họ.
Tổng Thống Trump cũng tỏ ra lạc quan khi nói rằng số lượng việc làm tạo ra trong tháng 5 và doanh số bán lẻ tăng cao là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang hồi phục nhanh chóng. Khi được hỏi về một trong các chính sách sẽ thực hiện nếu đắc cử nhiệm kỳ 2, Tổng Thống Trump cho biết ông sẽ tiếp tục xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, bằng cách giảm bớt các thủ tục pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, và đàm phán các thỏa thuận thương mại quốc tế.
Khi nói về đề nghị đổi tên 10 căn cứ quân sự được đặt theo tên các tướng lãnh Liên minh miền Nam, Tổng Thống Trump cho biết ông phản đối đề nghị này. Theo Tổng Thống Trump, các căn cứ được đặt theo tên các tướng miền Nam thời nội chiến như một cách để hàn gắn miền bắc và miền nam Hoa Kỳ, và việc đổi tên các căn cứ sẽ gây chia rẽ người dân.
Vào thứ Bảy này, Tổng Thống Trump sẽ có buổi vận động tranh cử tại Tulsa, Oklahoma, cũng là buổi vận động đầu tiên của ông từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-benh-vuc-cach-chinh-phu-giai-quyet-khung-hoang-tai-hoa-ky/
Tổng thống Trump: Có thể Trung Quốc đã cố ý
làm thế giới lây dịch Vũ Hán
Minh HòaTrong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Phố Wall (WSJ), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể đã cố tình cho phép virus corona lây lan ra thế giới, nhằm gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn cầu.
“Có khả năng đó là cố ý”, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư (17/6) và được WSJ công bố hôm thứ Năm.
Tạp chí Forbes trích dẫn bài phỏng vấn của WSJ, cho biết Tổng thống Trump nói rằng hiện ông không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Ông Trump bày tỏ, cũng có thể Bắc Kinh không cố ý, “nhưng ai mà biết được”.
Trong một cuộc họp báo “nhanh chóng và giận dữ” về Trung Quốc vào cuối tháng 5, Tổng thống Trump công khai lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới. Ông Trump nói rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra “gánh nặng kinh tế” và cướp đi “vô số sinh mạng”.
Cũng trong cuộc họp báo, Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt mối quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới, với lý do cơ quan này “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và yếu kém trong việc ứng phó với dịch COVID-19.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đặc biệt căng thẳng trong những tháng gần đây, liên quan đến nhiều phương diện, như dịch viêm phổi Vũ Hán, tranh chấp thương mại, Biển Đông, nền dân chủ cho Hồng Kông, nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ.
Tổng thống Trump đã thể hiện sự bất bình sâu sắc đối với việc che giấu dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc, khiến virus corona cướp đi vô số sinh mạng và gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, làm lu mờ những thành tựu mà ông gây dựng được trong 3 năm nhiệm kỳ.
“Như tôi đã nói từ lâu, giao dịch với Trung Quốc là điều phải trả giá rất đắt. Chúng tôi vừa ký kết một Thỏa thuận thương mại tuyệt vời, mực còn chưa ráo thì thế giới đã bị tấn công bởi Dịch bệnh từ Trung Quốc”, Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 13/5.
Chiến dịch của ông Trump đang vận động tái tranh cử với những khẩu hiệu về việc “làm lại” những thành tựu tương tự nhằm khôi phục nước Mỹ sau những thiệt hại từ dịch viêm phổi Vũ Hán.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-co-the-trung-quoc-da-co-y-lam-the-gioi-lay-dich-vu-han.html
Trump dọa cắt quan hệ với TQ
Trump nói Mỹ có quyền chọn tách hoàn toàn khỏi kinh tế Trung Quốc sau khi một quan chức nói Mỹ – Trung có quan hệ thương mại chặt chẽ.“Mỹ chắc chắn duy trì một lựa chọn chính sách, trong nhiều điều kiện khác nhau, về việc tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm 18/6, thêm rằng đây là phản ứng với bình luận trước đó của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người luôn dẫn đầu trong các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại với Bắc Kinh.
Phát biểu tại một ủy ban Hạ viện hôm 17/6, Lighthizer nói rằng Trung Quốc cho đến nay vẫn đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” giúp giảm tranh chấp, đồng thời việc tách rời hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới hiện là không thể.
“Đó là lựa chọn chính sách từ nhiều năm trước, nhưng tôi không nghĩ đó là chính sách hay lựa chọn hợp lý tại thời điểm này”, Lighthizer nói.
Lighthizer tự mô tả mình là người cứng rắn trong chính sách về Trung Quốc và vạch ra kế hoạch của chính quyền Trump nhằm “thiết lập lại” Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chủ yếu để kiềm chế tốt hơn các chính sách của Bắc Kinh mà theo ông đang vi phạm các quy tắc thương mại tự do.
Tuy nhiên, Lighthizer thừa nhận hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bất chấp chiến dịch quyết liệt của Trump nhằm thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển nhà máy về Mỹ.
“Đó không phải lỗi của Lighthizer khi phát biểu tại ủy ban, vấn đề ở chỗ là tôi có lẽ đã không nói rõ ràng”, Trump nhấn mạnh.
Trump hồi tháng 1 ký thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” với Trung Quốc nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại, trong đó ông dọa đánh thuế hàng tỷ USD sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 18/6 gặp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hawaii để thảo luận về căng thẳng song phương gần đây. Pompeo nói rằng quan chức Trung Quốc cam kết Bắc Kinh vẫn thực hiện thỏa thuận giai đoạn một, bao gồm đẩy mạnh mua các sản phẩm Mỹ.
Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ David Stilwell, người đi cùng với Pompeo, cho biết Mỹ muốn tăng cường quan hệ “có đi có lại”, nhưng từ chối nêu chi tiết.
Quan hệ Mỹ – Trung xấu đi những tháng gần đây do đại dịch Covid-19 và dự luật ann ninh Hong Kong. Trump từng nói rằng ông không quan tâm đến việc nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thậm chí có thể cắt đứt quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
http://biendong.net/bien-dong/35343-trump-doa-cat-quan-he-voi-tq.html
Quan chức Mỹ – Trung gặp nhau chỉ để ‘kẻ vạch đỏ’?
Khi quan hệ Mỹ – Trung xuống đến mức ảm đạm nhất trong nhiều thập kỷ, mọi ánh mắt hiện đang hướng đến cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao hàng đầu tại Hawaii. Giới quan sát cho rằng đây là dịp để hai bên “kẻ vạch đỏ”.Có ít hoài nghi rằng cuộc gặp giữa ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào ngày 17/6 được chờ đợi sẽ giảm nhiệt căng thẳng trước cuộc bầu cử Mỹ. Nhưng có rất ít thông tin về cuộc gặp được tiết lộ, bao gồm cả lý do vì sao cuộc gặp được sắp xếp vội vàng khi đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành.
Không bên nào xác nhận cuộc gặp trực diện tại căn cứ không quân Hickam sẽ diễn ra. Các nhà quan sát và những người liên quan đến quá trình chuẩn bị đưa ra thông tin trái ngược về việc bên nào đề xuất gặp trước.
Trung Quốc và Mỹ cần nỗ lực để tránh Chiến tranh Lạnh mới và tìm ra cách để hợp tác dù có khác biệt, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay phát biểu.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, quan hệ hai nước trượt theo dốc thẳng đứng, đến mức nhiều người nói đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Từ khi đại dịch COVID-19 lây lan khắp thế giới và biến Mỹ trở thành một trong những quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất, hai bên liên tục đổ lỗi cho nhau. Hai nước cũng căng thẳng trong nhiều vấn đề khác như luật an ninh quốc gia cho Hong Kong, biển Đông, Đài Loan và Tân Cương, cuộc chiến thương mại và công nghệ kéo dài.
Bất đồng trong hầu hết các vấn đề, trong lúc cùng đối diện với những thách thức chưa từng thấy do COVID-19 gây ra, cuộc gặp lần này được đánh giá là cơ hội để hai bên thảo luận riêng tư và thực chất về quan hệ song phương.
“Hai bên rất cần gặp trực tiếp sau những hoạt động ngoại giao qua micro và căng thẳng song phương gia tăng”, Ruan Zongze, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quốc tế học Trung Quốc, nói với báo SCMP.
Chọn nơi gặp ở Hawaii có thể là lựa chọn thoải mái cho cả hai bên, ông Zhu Feng, một chuyên gia về Mỹ tại ĐH Nam Kinh, đánh giá.
Ông Zhu cho rằng chọn Mỹ hay Trung Quốc đại lục có thể không phải lựa chọn tốt đối với ông Dương hay ông Pompeo, khi quan hệ hai bên ở mức xấu như hiện nay.
Hawaii cũng là nơi ít bị virus corona ảnh hưởng nhất ở Mỹ, khi số ca mắc ở lục địa Mỹ đã vượt mốc 2 triệu người, ông Yun Sun, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Stimson ở Washington, đánh giá.
Trước cuộc gặp, cơ quan quản lý hàng không của hai nước cho phép các hãng hàng không của bên kia bổ sung số chuyến bay, hạ nhiệt căng thẳng trước đó trong lĩnh vực này vì đại dịch. Bộ Thương mại Mỹ cũng thông qua sửa đổi quy định để cho phép các công ty công nghệ Mỹ hợp tác với hãng viễn thông Trung Quốc Huawei để thiết lập tiêu chuẩn cho các mạng viễn thông 5G.
Nhưng vẫn còn nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên vẫn rất căng thẳng.
Từ đầu tháng 2, báo chí Trung Quốc liên tục tấn công các quan chức Mỹ, nhất là việc gọi ông Pompoe là quan chức “ma quỷ” và “kẻ thù chung của nhân loại” vì ông nhiều lần dùng cụm từ “virus Vũ Hán” và chỉ trích hệ thống chính trị cũng như lãnh đạo Trung Quốc.
“Với những chỉ trích và hành động gần đây, ông Pompeo không phải là người đưa tin tốt nhất nếu hai bên muốn hòa giải”, Gal Luft, đồng giám đốc Viện Phân tích an ninh toàn cầu tại Washington, đánh giá.
“Có ít hy vọng hai bên sẽ đạt được kết quả đáng kể nào trong cuộc gặp này. Đây chỉ là cơ hội để hai bên đưa ra quan điểm và ý định của mình, cũng như vạch ra giới hạn. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là họ sẽ tránh được một cú rẽ bất ngờ theo hướng xấu hơn trước thềm bầu cử Mỹ”, ông Luft nhận định.
Shi Yinhong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại ĐH Nhân dân Trung Quốc, cũng đồng ý với quan điểm đó. “Nếu ông Trump thực sự muốn hàn gắn quan hệ với Trung Quốc thì đã không cử ông Pompeo đến cuộc gặp”, ông Shi nói.a
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35335-quan-chuc-my-trung-gap-nhau-chi-de-ke-vach-do.html
Mỹ-Việt không còn du khách qua lại vì Covid-19
Mỹ du lịch hay thăm thân trong khi nhiều người Mỹ gốc Việt cũng không thể về Việt Nam vì không được cho về và không có chuyến bay, theo tìm hiểu của VOA.Do dịch virus corona lan rộng, Mỹ đã tạm ngừng các cuộc phỏng vấn cấp thị thực kể từ ngày 18/3 trong khi chính phủ Việt Nam cũng đã ra lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài và người gốc Việt kể cả trong trường hợp có thị thực kể từ ngày 22/3.
Do vậy, trong suốt ba tháng qua, hầu như không có sự qua lại gì từ Việt Nam đến Mỹ hay từ Mỹ đến Việt Nam ngoại trừ các chuyến bay đặc biệt được sắp xếp để đưa các công dân bị mắc kẹt về nước.
‘Cảm thấy không an toàn’
Trao đổi với VOA, anh Vũ Trần, hiện đang làm việc tại công ty du lịch TransOcean ở Dallas, bang Texas, cho biết thường là vào mùa hè du khách Việt qua Mỹ rất đông và chủ yếu đi California hay các bang có đông người Việt.
“Những năm gần đây, du khách Việt Nam đi Mỹ rất đông và tăng đều đặn qua mỗi năm,” anh nói. “Đa số du khách kết hợp du lịch và thăm thân. Họ mua tour trọn gói của công ty, đi xong thì sắp xếp thời gian thăm người thân.”
“Khi đi Mỹ họ không ngại việc xài tiền nên họ mua những tour trọn gói có dịch vụ tốt,” anh Vũ nói về xu hướng đi Mỹ của du khách Việt.
Tuy nhiên, anh Vũ cho biết bắt đầu từ giữa tháng 3 cho đến đầu tháng 4, sau khi Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia thì cũng không còn du khách Việt Nam đến Mỹ nữa.
“Tâm lý hiện tại nhiều người cảm thấy không an toàn khi đi du lịch. Có nhiều nơi đóng cửa. Có nhiều người muốn qua thăm người thân bên Mỹ nhưng người thân chưa chắc muốn gặp họ vì họ đi từ nước khác qua và đi máy bay,” anh giải thích.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, anh Trần Phú Kim Đô, một quản lý cao cấp tại một công ty lữ hành ở Quận 1 chuyên tổ chức cho khách Việt đi du lịch nước ngoài, cho VOA biết là công ty anh ‘đã không còn khách đi Mỹ từ hơn 2 tháng qua’.
“Nếu khách đã lỡ đặt tour trước đó thì chúng tôi hoàn tiền lại cho họ hoặc bảo lưu tour qua thời gian khác,” anh nói.
Anh cho biết, hiện tại do người dân Việt Nam cũng đã biết là Mỹ ‘đã ngưng phỏng vấn cấp thị thực’ nên ‘nhu cầu đi Mỹ đã tạm ngưng’ và họ đang đợi chừng nào Mỹ mở lại phỏng vấn thì mới tính đặt tour đi Mỹ.
Riêng đối với những người Việt đã từng có visa đi Mỹ nay có thể xin gia hạn lại mà không cần phỏng vấn, anh Đô cho rằng ‘họ cũng không muốn đi Mỹ vào lúc này vì tâm lý người Việt rất ngại đi du lịch trong mùa dịch bệnh’.
“Nếu chưa có vaccine vì việc đi lại quốc tế cũng sẽ tiếp tục rất khó khăn,” anh nói.
Theo lời anh Đô, vốn có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh lữ hành, Mỹ là thị trường rất thu hút đối với du khách Việt Nam và ‘người Việt có nhu cầu rất lớn đi du lịch Mỹ’. Trong số các khách hàng ở công ty anh thì có 20-25% là đi Mỹ, còn lại chủ yếu đi các nước đông nam Á, anh cho biết.
‘Có visa cũng không về được’
Ở chiều ngược lại, từ Mỹ về Việt Nam, anh Vũ Trần ở Dallas nói rằng hiện giờ các Việt kiều Mỹ muốn về Việt Nam cũng sẽ rất khó vì ‘chuyến bay không có, nhà nước Việt Nam không cho vô mà nếu có muốn đi thì phải xin phép đi trên các chuyến bay đặc biệt’.
Anh cho biết bắt đầu từ tháng 2, công ty anh đã có nhiều khách gọi vào yêu cầu hủy vé máy bay về Việt Nam đã đặt hoặc đổi sang thời gian khác.
Thời gian hè cùng với Tết Nguyên đán là hai khoảng thời gian cao điểm để người Việt ở Mỹ về Việt Nam nhưng hiện tại những khách đặt vé trong ba tháng 6,7,8 đều đã hủy chuyến, anh cho biết.
Mặc dù bây giờ đã có một số hãng máy bay đã bay về Việt Nam rồi nhưng anh Vũ nói ‘vấn đề bây giờ là không xin được visa của Việt Nam’.
“Hiện tại nếu có visa cũng chưa chắc vô được,” anh nói thêm và cho biết công ty anh đã tư vấn cho những khách hàng lớn tuổi có ý định ‘muốn về Việt Nam trốn dịch’ hoặc những người hiện đang ngồi nhà vì không có công ăn việc làm muốn về Việt Nam nghỉ ngơi rằng ‘chỉ có Đại sứ quán Việt Nam mới hỗ trợ được trong vấn đề này’.
Theo lời anh Vũ thì trong mười mấy năm làm du lịch, đây là lần đầu tiên công ty anh bị ảnh hưởng trầm trọng như thế.
Anh cho biết công ty anh hiện đã cắt giảm hết mọi khoản chi không cần thiết và phải dựa vào khoản tiền tích lũy được từ việc kinh doanh trong những năm trước để cầm cự.
Còn anh Trần Phú Kim Đô nói rằng công ty có thể dựa vào thị trường du lịch nội địa vốn đã phục hồi lại để lấy doanh thu bù lại cho mảng du lịch nước ngoài nhưng ‘không bù được nhiều’ vì ‘đưa khách đi Mỹ có lợi nhuận cao hơn là đi du lịch trong nước’.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-vi%E1%BB%87t-kh%C3%B4ng-c%C3%B2n-du-kh%C3%A1ch-qua-l%E1%BA%A1i-v%C3%AC-covid-19/5468497.html
Đụng độ Ấn – Trung : Mỹ chia buồn với Ấn Độ,
căng thẳng vẫn ở mức cao
Minh AnhChính phủ Mỹ ngày 19/06/2020 gởi lời chia buồn đến New Dehli sau cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ trong một cuộc va chạm tàn khốc với quân đội Trung Quốc tại khu vực mà hai cường quốc châu Á này có tranh chấp lãnh thổ.
Trên mạng xã hội Twitter, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết: « Nước Mỹ gởi lời chia buồn chân thành nhất đến nhân dân Ấn Độ, vì những người đã ngã xuống sau cuộc đối đầu với Trung Quốc. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau cùng với gia đình, người thân và những cộng đồng xung quanh các binh sĩ này ».
Theo hãng tin Reuters, mặc dù New Delhi và Bắc Kinh tuyên bố phải tìm cách giảm leo thang, nhưng tình hình căng thẳng vẫn ở mức cao sau vụ đụng độ dữ dội giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ hôm thứ Ba, 16/06/2020, tại vùng Ladakh trên dãy Himalaya mà hai cường quốc hạt nhân châu Á có tranh chấp chủ quyền.
Sau vụ đối đầu này, nhiều cuộc thương lượng quân sự giữa hai bên đã được tổ chức nhưng vẫn chưa đạt được kết quả nào. « Tình hình vẫn chưa có tiến triển, chưa có một sự tháo gỡ nào, nhưng cũng không có sự điều động thêm binh sĩ », theo như tiết lộ của một nguồn thạo tin với Reuters.
Theo nhận định của hãng tin Anh, vụ việc xảy ra vào lúc dịch Covid-19 đang hoành hành đặt thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trước những thách thức ngoại giao khó khăn nhất kể từ khi ông lên cầm quyền vào năm 2014.
Làm thế nào Ấn Độ có thể cân bằng ảnh hưởng của các siêu cường, giữa một bên là Trung Quốc – một đối tác kinh tế thiết yếu của New Dehli – và bên kia là Hoa Kỳ, luôn tìm cách lôi kéo Ấn Độ ra khỏi chiếc áo « không liên kết » để cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này chặn đà bành trướng quân sự và kinh tế của Trung Quốc ? Đây sẽ là một bài toán khó cho ông Modi.
Trung Quốc thả 10 binh sĩ Ấn Độ
Trung Quốc ngày 18/06/2020 cho biết thả 10 binh sĩ Ấn bị bắt trong vụ va chạm giữa quân đội hai nước trên dãy Himalaya. Đợt thả tù binh này là kết quả của các cuộc thương lượng giữa hai bên nhằm hạ nhiệt căng thẳng sau vụ đối đầu hôm thứ Ba 16/06.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200619-%C4%91%E1%BB%A5ng-%C4%91%E1%BB%99-%E1%BA%A5n-%E2%80%93-trung-m%E1%BB%B9-chia-bu%E1%BB%93n-v%E1%BB%9Bi-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-v%E1%BA%ABn-%E1%BB%9F-m%E1%BB%A9c-cao
Michael Kovrig và Michael Spavor:
Trung Quốc khởi tố công dân Canada tội ‘gián điệp’
Trung Quốc quyết định khởi tố hai công dân Canada về tội làm gián điệp, 18 tháng sau khi bị bắt.Người sáng lập Huawei: ‘Mỹ không thể bóp nát chúng tôi’
Trung Quốc tạm giữ người Canada thứ hai
Vụ Huawei: TQ chính thức bắt hai người Canada
Trump, Trudeau thúc TQ thả người Canada
Michael Kovrig, cựu ngoại giao, và Michael Spavor, một doanh nhân, bị giữ tại Trung Quốc từ tháng 12 năm 2018.
Họ bị bắt chỉ vài ngày sau khi bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, bị giữ tại Vancouver theo yêu cầu của Hoa Kỳ.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc nói các vụ bắt giữ là để trả đũa.
Nay Trung Quốc nói hai người bị khởi tố vì “làm gián điệp theo dõi bí mật quốc gia”.
Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Chu đã lừa dối HSBC Holdings Plc về hoạt động kinh doanh của Huawei tại Iran.
Công ty của ông Michael Kovrig, Crisis Group, nói họ đã không được gặp luật sư và gia đình từ khi bị giữ, và chỉ “thỉnh thoảng có lãnh sự thăm”.
Crisis Groups nói ông không làm gì để “hại Trung Quốc”.
Chính phủ Trung Quốc nói hai người này “vẫn sức khỏe tốt”.
Hồi tháng Năm, Tòa án Tối cao British Columbia, Canada bác bỏ lập luận của các luật sư bảo vệ bà Mạnh Vãn Chu.
Kết luận của tòa Canada hôm 27/5 có nghĩa là bà Mạnh tiếp tục bị quản thúc tại nhà ở Canada trong lúc chờ tòa xem xét tiếp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53107290
Brazil : Số người chết vì Covid-19 lên gần 50 nghìn
Anh VũTheo Reuters, bộ Y Tế Brazil thông báo hôm qua, 18/06/2020, trong 24 giờ, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 1.238 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số nạn nhân từ đầu dịch đến nay lên thành 47.748.
Vẫn theo số liệu của cơ quan y tế, tổng số ca nhiễm virus corona tại Brazil đã đạt con số gần một triệu người, tăng hơn 22 nghìn ca nhiễm mới trong ngày hôm qua. Hiện giờ Brazil là quốc gia đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ, về số ca nhiễm và tử vong vì virus corona.
Còn tại Mỹ, trong khi tình hình một số vùng tâm dịch như New York và New Jersey đã dần được kiểm soát, thì tại hơn một chục bang khác, dịch lại có xu hướng lây lan mạnh, đặc biệt là ở miền nam và miền tây đất nước.
Tuy nhiên, trả lời AFP ngày hôm qua, chuyên gia Anthony Fauci, từng là cố vấn trong nhóm chống dịch của tổng thống Trump, nhận định, những biện pháp tái phong tỏa là không cần thiết với Mỹ dù dịch có bùng phát mạnh trở lại ở một số nơi của đất nước. Tổng số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ tính đến ngày hôm qua là gần 120 nghìn người.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, tình hình diễn biến dịch vẫn tiếp tục phức tạp, khu dân cư Chennai ở miền nam, gồm khoảng 15 triệu dân, hôm nay bị phong tỏa trở lại.
Tại Ý, một nghiên cứu của Viện Y Tế Ý (ISS) cho thấy virus corona chủng mới đã xuất hiện trong nước thải của 2 thành phố miền bắc Milano và Turino từ hồi tháng 12/2019, tức là hai tháng trước khi chính thức phát hiện bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở nước này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200619-brazil-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-covid-19-l%C3%AAn-g%E1%BA%A7n-50-ngh%C3%ACn
Bệnh COVID nặng nhẹ có thể có liên hệ tới nhóm máu
Một cuộc phân tích gen các bệnh nhân COVID-19 cho thấy nhóm máu có thể ảnh hưởng tới việc liệu người đó có bị bệnh nặng hay không.Các nhà khoa học so sánh gen của hàng ngàn bệnh nhân tại Châu Âu phát hiện là những người thuộc nhóm máu A sẽ bị bệnh nặng hơn trong khi những người thuộc nhóm máu O bệnh nhẹ hơn.
Phúc trình ngày 17/6 đăng trong tạp chí New England Journal of Medecine không chứng minh sự liên hệ tới một nhóm máu, nhưng xác nhận một phúc trình trước đó của Trung Quốc về sự liên hệ đó.
“Hầu hết chúng ta đều không quan tâm đến chuyện này vì đây là một cuộc nghiên cứu còn thô sơ,” bác sĩ Parameswar Hari, một chuyên gia về máu tại Trường Y Wisconsin, nói về phúc trình của Trung Quốc.
Với cuộc nghiên cứu mới, “giờ thì tôi tin,” ông nói. “Việc này có thể rất quan trọng.”
Các nhà khoa học khác thì kêu gọi cẩn trọng.
Chứng cứ về vai trò của nhóm máu là “không chắc chắn…không đủ chỉ dấu để chắc chắn,” bác sĩ Eric Topol, người đứng đầu Viện Ngiên cứu Scripps tại San Diego, nói.
Cuộc nghiên cứu liên hệ đến các nhà khoa học tại Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Đức và những nước khác, so sánh khoảng 2.000 bệnh nhân bệnh COVID-19 nặng với vài ngàn người khác khỏe mạnh hay bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Các nhà nghiên cứu kết nối sự khác nhau trong 6 gen với bệnh nặng, trong đó có một số có thể có vai trò trong việc con người dễ tổn thương như thế nào đối với virus. Họ cũng liên hệ nhóm máu với nguy cơ khả dĩ.
Hầu hết những cuộc nghiên cứu về gen như cuộc nghiên cứu này thường rộng lớn hơn, cho nên rất quan trọng để xem các nhà khoa học khác có thể tìm thấy các mối liên hệ tương tự trong các nhóm bệnh nhân khác hay không, ông Topol nói.
Nhiều nhà nghiên cứu đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số người nhiễm virus corona lại bị bệnh rất nặng trong khi những người khác lại nhẹ hơn. Người lớn tuổi hay phái nam dường như gia tăng nguy cơ, và các nhà khoa học đang nhìn vào gen như một khả năng là “yếu tố chủ” ảnh hưởng đến bệnh nặng.
Có 4 nhóm máu chính—A, B, AB và O—và “việc này được xác định bằng protein trên bề mặt của hồng huyết cầu,” bác sĩ Mary Horowitz, khoa học gia trưởng tại Trung tâm Nghiên cứu Máu và Ghép Tủy Quốc tế, nói.
Người có nhóm máu O có thể nhận biết tốt hơn một vài loại protein ‘ngoại nhập’ và việc này có thể mở rộng protein trên bề mặt của virus, bác sĩ Hari giải thích.
Trong vụ SARS bùng phát, gây nên bởi một gen cùng họ với virus corona hiện nay, “có ghi nhận rằng những người nhóm máu O ít bị bệnh nặng,” ông nói.
Loại máu cũng có liên hệ đến một số bệnh truyền nhiễm khác, trong đó có dịch tả, nhiễm trùng đường tiểu vì E.coli, và một loại vi khuẩn có tên H.pylori gây nên loét và ung thư dạ dày, bác sĩ David Valle, giám đốc Viện Thuốc Di truyền Trường đại học Johns Hopkins, nói.
Ông nói cuộc nghiên cứu này đáng được công bố nhưng cần được kiểm chứng trên nhiều bệnh nhân hơn nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%87nh-covid-n%E1%BA%B7ng-nh%E1%BA%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-c%C3%B3-li%C3%AAn-h%E1%BB%87-t%E1%BB%9Bi-nh%C3%B3m-m%C3%A1u-/5468952.html
WHO nhắm có 2 tỉ liều vaccine chống COVID
trước cuối năm sau
Khoa học gia trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 18/6 cho biết WHO hy vọng sẽ có khoảng 2 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 trước cuối năm tới dành cho “những thành phần dân số ưu tiên.”Phát biểu tại một cuộc họp báo trên mạng ở Geneva, bác sĩ Soumya Swaminathan nói “Còn là ‘nếu’ vì chúng ta chưa có bất kỳ vaccine nào chứng tỏ hiệu nghiệm.”
Bà nói bà cảm thấy khích lệ vì con số vaccine hiện đang được thử nghiệm và hy vọng có ít nhất một hay hai vaccine chứng tỏ sẵn sàng sử dụng trong năm tới.
Bác sĩ Swaminathan nói WHO khuyến cáo miễn nhiễm cho những người gặp nhiều nguy cơ trước tiên, trong đó có những người lớn tuổi và những người có vấn đề về sức khỏe như những người bị tiểu đường hay những người mắc bệnh đường hô hấp hay những thành phần lao động chủ chốt.
Tuy nhiên bà nói các nước phải đồng thuận về thành phần dân số nào được ưu tiên.
Một số nước phát triển trong đó có Anh, Pháp, Hà Lan, Đức và Mỹ đã có những thỏa thuận với các công ty dược để đảm bảo có đủ vaccine cho công dân của họ.
Ngày 17/6, Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursual von der Leyen, loan báo một hội nghị các nhà tài trợ dự trù sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng 6 nhằm gây quỹ để đảm bảo là tất cả mọi người đều có thể tiếp cận vaccine hay thuốc chữa COVID-19 một khi có sẵn. Bà nhấn mạnh không có chuyên “Tôi có trước” trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu.
WHO và các đối tác kêu gọi các công ty dược bỏ bản quyền trên bất cứ vaccine hữu hiệu nào ngừa COVID-19, đồng thời kêu gọi hàng tỉ đô la để mua vaccine cho các nước đang phát triển.
https://www.voatiengviet.com/a/who-nh%E1%BA%AFm-c%C3%B3-2-t%E1%BB%89-li%E1%BB%81u-vaccine-ch%E1%BB%91ng-covid-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-cu%E1%BB%91i-n%C4%83m-sau/5468938.html
Chuyên gia tiết lộ âm mưu ‘chia để trị’ Châu Âu
của Bắc Kinh trong đại dịch
Hương ThảoTrung Quốc đang lợi dụng dịch COVID-19, thực hiện cách tiếp cận ‘chia để trị’ để chinh phục châu Âu và có thể sớm khiến một số quốc gia nhất định “chia tay” với khối EU, một chuyên gia cảnh báo, theo tờ Daily Express.
Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đang tìm cách chiếm giữ vai trò cường quốc hàng đầu trên thế giới. Trong khi Bắc Kinh vừa mới bắt đầu phục hồi sau đại dịch virus corona, châu Âu đã bị tê liệt. Với việc EU không thể nhanh chóng hỗ trợ các quốc gia thành viên trong đại dịch virus corona, Trung Quốc đã sử dụng cách tiếp cận “chia để trị” để gia tăng sức ảnh hưởng tại lục địa này.
Trung Quốc đã gửi viện trợ tới Hy Lạp, Ý và một nhóm y tế đến Serbia, khiến Thủ tướng nước này, ông Alexanderar Vucic tuyên bố tình đoàn kết châu Âu không còn tồn tại.
Với việc Trung Quốc đang tìm cách củng cố chỗ đứng tại EU, giáo sư Steve Tsang từ Trường Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi, cảnh báo châu Âu hiện đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng do sự đổ vỡ kinh tế gây ra bởi đại dịch virus corona, bên cạnh các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh tại lục địa này.
Trao đổi với tờ Daily, giáo sư Steve Tsang nói:
“Châu Âu đang gặp vấn đề. Và vấn đề nằm ở một số nước Đông Âu. Trung Quốc về cơ bản đang cố gắng tiếp cận theo kiểu ‘chia để trị’ đối với EU. Một số quốc gia EU đang bị dụ dỗ xích lại gần với Trung Quốc và tách ra khỏi các quy tắc thường lệ của Liên minh châu Âu”.
“Và đây là một vấn đề nghiêm trọng”, ông kết luận.
Trong khi viện trợ vật tư ý tế và gửi chuyên gia đến một số quốc gia nhất định trong đại dịch, Bắc Kinh cũng đồng thời theo đuổi Sáng kiến Vành đai và Con đường vào phía đông và trung tâm châu Âu.
Dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường được đề xuất vào năm 2013, liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường đầu tư ở gần 70 quốc gia.
Năm 2012, Trung Quốc đã đưa ra một thỏa thuận với 17 quốc gia trung và đông Âu.
Các quốc gia này nằm trên tuyến đầu của kế hoạch Vành đai và Con đường, và đã chứng kiến các quốc gia như Hungary quay sang bắt tay Bắc Kinh sau khi xuất hiện xung đột với Brussels.
Ý, nền kinh tế lớn thứ ba Châu Âu cũng tuyên bố sẽ tham gia dự án này vào năm ngoái, trước khi xảy ra các xung đột với EU liên quan đến dịch virus corona.
Sự bất hòa này là do thiếu sự hỗ trợ từ EU trong đại dịch, khiến 52% người Ý được hỏi trong khoảng thời gian từ ngày 20/3 đến 12/4, tuyên bố Trung Quốc hiện đang là đồng minh lớn nhất của nước này, dù không ý thức được việc Bắc Kinh giấu dịch tại đại lục đã khiến dịch lan ra toàn thế giới.
Trong khi đó, Đức và Pháp bị coi là hai kẻ thù lớn nhất của Ý trong cuộc thăm dò ý kiến từ nhà nghiên cứu thị trường Ý, SWG.
Đối mặt với nỗi lo sợ trước sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khối, trong đề xuất lập gói cứu trợ kinh tế trị giá 500 tỷ euro cho các nước Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề của Đức và Pháp, có một yêu cầu cụ thể cho một chính sách công nghiệp nhằm ngăn chặn nguồn đầu tư từ các nước thứ ba.
NATO trong tháng này cũng bày tỏ quan ngại trước sự thống trị và phát triển quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.
Trong một sự thừa nhận nghiêm túc, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các quốc gia tăng cường liên minh để ngăn chặn mọi mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc.
Mặc dù ông tuyên bố Trung Quốc không phải là kẻ thù, ông yêu cầu một cách tiếp cận thống nhất hơn đối với bất kỳ mối đe dọa bên ngoài nào đối với liên minh.
Ông nói: “Rốt cục, chúng ta cũng phải đứng lên vì một thế giới được xây dựng dựa trên tự do và dân chủ”.
“Sự trỗi dậy của Trung Quốc về cơ bản đang làm dịch chuyển cán cân sức mạnh toàn cầu, hâm nóng cuộc đua giành quyền bá chủ về kinh tế và công nghệ, nhân rộng các mối đe dọa đối với các xã hội mở và các quyền tự do cá nhân, đồng thời làm gia tăng xung đột đối với các giá trị sống và lối sống của chúng ta”.
“Họ [TQ] đang tiến gần hơn trong lĩnh vực kiểm soát không gian mạng. Chúng ta thấy họ ở Bắc Cực, Châu Phi, chúng tôi thấy họ đang do thám cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta”.
“Và họ hợp tác càng ngày càng nhiều với Nga”.
“Tất cả những điều này mang đến những hậu quả trên bình diện an ninh cho các đồng minh NATO”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-tiet-lo-am-muu-chia-de-tri-chau-au-cua-bac-kinh-trong-dai-dich.html
EU tìm cách đặt mua trước
vaccine COVID của công ty Mỹ
Ủy ban Châu Âu đang thực hiện những cuộc thảo luận trước với công ty dược khổng lồ Johnson & Johnson để ‘dành chỗ’ hay đặt cọc trước để mua vaccine ngừa COVID-19 đang được chế tạo, hai nguồn tin quen thuộc với những cuộc thảo luận nói với Reuters.Động thái này là dàn xếp đầu tiên của những người điều hành Liên hiệp Châu Âu kể từ khi được 27 chính phủ trong EU ủy nhiệm sử dụng quỹ khẩn cấp trị giá hơn 2,3 tỉ đô la để thỏa thuận với 6 công ty sản xuất vaccine.
Thỏa thuận của Ủy ban với công ty Mỹ Johnson & Johnson đang được xúc tiến, một giới chức y tế hàng đầu của một nước thành viên EU nói, yêu cầu được ẩn danh vì những cuộc thảo luận được giữ kín về vaccine giữa các giám đốc điều hành EU và các chính phủ EU.
Một nguồn tin EU thứ hai nói Ủy ban ngày 16/6 đã điện đàm với Johnson & Johnson về khả năng có được thỏa thuận.
Một phát ngôn viên của Ủy ban không đưa ra bình luận.
Đáp yêu cầu bình luận của Reuters, Johnson & Johnson cho biết công ty hiện đang thảo luận với nhiều chính phủ và những tổ chức toàn cầu giữa lúc đang tìm cách chế tạo vaccine ngừa COVID-19, nhưng từ chối bình luận thêm.
Hiện chưa rõ liệu có thỏa thuận nào liên hệ đến việc mua trước vaccine đang được thử nghiệm hay một lựa chọn để mua hay không.
Johnson & Johnson có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người vào tháng tới về vaccine của công ty chống lại virus corona lây nhiễm cao, hiện đã lây nhiễm hơn 8,16 triệu người trên toàn thế giới và làm 447.985 người thiệt mạng.
Đức, Pháp, Ý và Hà Lan tuần trước cho biết đã nhận được 400 triệu liều vaccine có khả năng ngừa được virus-theo nguyên tắc các nước thành viên đều có thể nhận được- từ công ty dược AstraZeneca của Anh, là công ty chế tạo thuốc chích ngừa COVID-19 phối hợp với Trường đại học Oxford.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-%C4%91%E1%BA%B7t-mua-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-vaccine-covid-c%E1%BB%A7a-c%C3%B4ng-ty-m%E1%BB%B9-/5468525.html
Châu Âu họp thượng đỉnh
bàn kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19
Thanh PhươngHôm nay, 19/06/2020, 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã mở cuộc họp thượng đỉnh « ảo » (họp qua video) để thương lượng với nhau về kế hoạch phục hồi kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19, nhằm đưa khối này ra khỏi tình trạng suy thoái.
Theo nhận định của hãng tin AFP, kế hoạch huy động đến 750 tỷ euro sẽ đánh dấu một giai đoạn lịch sử trong tiến trình xây dựng châu Âu hợp nhất : Lần đầu tiên số tiền này sẽ được vay mượn trên các thị trường tài chính với danh nghĩa Liên Hiệp Châu Âu. Cho đến nay các nước thành viên của khối này chưa bao giờ chấp nhận vay nợ chung.
Trước cuộc họp thượng đỉnh, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Layen đã thúc giục các lãnh đạo của Liên Hiệp Châu Âu nhanh chóng đạt được thỏa thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế này.
Cuộc họp thượng đỉnh hôm nay trước hết là dịp để lãnh đạo mỗi nước thành viên nêu rõ các mục tiêu của mình cũng như các điều kiện cho việc thương lượng. Phải cần thêm 1 hoặc 2 cuộc họp thượng đỉnh mới có thể đạt được thỏa thuận, trễ nhất là cuối tháng 7.
Cụ thể, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu sẽ thảo luận về đề nghị của Ủy Ban Châu Âu về một « công cụ phục hồi kinh tế » 750 tỷ euro, chủ yếu dựa trên sáng kiến của thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trên số tiền 750 tỷ này, 500 tỷ euro sẽ được phân bổ lại trong khuôn khổ ngân sách Liên Hiệp Châu Âu dưới hình thức trợ cấp cho những quốc gia bị dịch Covid-19 nặng nhất, 250 tỷ kia sẽ là dưới dạng các khoản cho vay.
Nhưng hiện nay giữa các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu còn rất nhiều bất đồng lớn về số tiền huy động, thời hạn vay, sự cân đối giữa các khoản cho vay và trợ cấp, tiêu chuẩn phân bổ trợ cấp, cũng như điều kiện để các nước thành viên được nhận trợ cấp.
Cho tới nay, 4 nước Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch vẫn rất dè dặt với kế hoạch phục hồi kinh tế nói trên, vốn chủ yếu có lợi cho các nước phía nam. Bốn nước này đề nghị là nên huy động dưới 750 tỷ, và chủ trương kế hoạch nên bao gồm các khoản vay mà mỗi quốc gia sẽ phải trả, hơn là các khoản trợ cấp không bắt buộc phải trả.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200619-ch%C3%A2u-%C3%A2u-h%E1%BB%8Dp-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-b%C3%A0n-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-kinh-t%E1%BA%BF-h%E1%BA%ADu-covid-19
Đánh thuế GAFA : Cuộc đọ sức Mỹ – Pháp
hay sự yếu kém của châu Âu ?
Minh AnhCuộc đàm phán quốc tế về thuế kỹ thuật số, chủ đề căng thẳng giữa Washington và Paris, lại rơi vào bế tắc sau thông báo « tạm ngưng » từ phía Hoa Kỳ ngày thứ Tư 17/06/2020. Giới quan sát đánh giá sự việc một lần nữa cho thấy chủ nghĩa đơn phương của Mỹ và sự yếu kém của Liên Hiệp Châu Âu trên mặt trận thuế quan.
AFP nêu rõ cuộc thương lượng này diễn ra dưới sự chủ trì của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE). Mục tiêu là nhằm đạt được một thỏa thuận quốc tế từ đây đến cuối năm 2020 để đánh thuế các hãng công nghệ số hàng đầu như nhóm GAFA – tên viết tắt của Google, Apple, Facebook, Amazon của Mỹ, vốn thường xuyên bị cáo buộc là không trả thuế đúng mức.
Đề nghị « tạm ngưng » đàm phán của Mỹ được bộ trưởng Tài Chính, Steven Mnuchin, giải thích trong thư gởi các đồng nhiệm châu Âu và các đối tác trong OCDE là do « chính phủ các nước trên thế giới đang tập trung đối phó với dịch Covid-19 và khởi động lại nền kinh tế đất nước. »
Phía Pháp, thông qua lời bộ trưởng Kinh Tế, Bruno Le Maire, lên án quyết định của Mỹ là « một hành động khiêu khích » vào lúc các bên « chỉ còn có vài bước nữa là đạt được một đồng thuận về việc đánh thuế các hãng công nghệ lớn hàng đầu ».
Theo nhận định của giới quan sát, đánh thuế GAFA đang là điểm tranh cãi gay gắt nhất giữa Washington và Paris, có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và châu Âu. Pháp là nước đầu tiên nhận thấy lợi ích từ nguồn thuế này, ước tính mang về cho chính phủ Pháp khoảng 400 triệu đô la trong năm 2019.
Thế nhưng, trong nhãn quan của chính phủ Mỹ, loại thuế này gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước, nhất là đối với các hãng công nghệ số của Mỹ. Ông Clete Williams, cựu cố vấn kinh tế Nhà Trắng, trong một bài nhận định đăng trên trang mạng CNBC hồi cuối tháng 5/2020, không ngần ngại tố cáo các biện pháp thuế quan do Pháp thiết lập là mang tính « phân biệt đối xử ». Nước Pháp tìm cách « trục lợi » tối đa từ các hãng công nghệ cao của Mỹ nhưng lại nương tay với các hãng trong nước.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, dự án ngân sách châu Âu mà 27 nước thành viên hôm nay phải xem xét nhắc đến con số một tỷ euro từ nguồn thu thuế các « ông khổng lồ công nghệ số ». Chỉ có điều cái giá phải trả cho nguồn lợi hấp dẫn này là bao nhiêu ? Liệu Liên Hiệp Châu Âu có thể đạt được một đồng thuận về loại thuế này mà không cần đến Mỹ ?
Bộ trưởng Tài Chính Mỹ, Steven Mnuchin, cảnh báo Hoa Kỳ sẽ « đáp trả tương xứng và tương thích » nếu Liên Hiệp Châu Âu có ý định đơn phương áp thuế các hãng công nghệ hàng đầu. Năm 2019, trước việc Pháp muốn áp thuế GAFA, Washington dọa đánh thuế 100% hàng nhập khẩu từ Pháp, ước tính lên đến 2,4 tỷ đô la. Lời đe dọa này buộc Paris phải tạm hoãn thu loại thuế này đến cuối năm 2020.
Theo quan điểm của báo Les Echos, quyết định « thô bạo » của Washington ngưng hợp tác với OCDE cho thấy rõ chủ nghĩa đơn phương của Mỹ về thuế quan, và sự yếu kém của châu Âu. Vào thời điểm muốn tỏ thiện chí « ít ngây thơ hơn » trên trường quốc tế, Liên Âu lại cay đắng nhận ra rằng họ vẫn bị chính quyền Trump « dắt mũi » trong một hồ sơ mà châu Âu nghĩ là có thể ghi một dấu ấn chính trị mạnh mẽ.
Trước hành động này của Mỹ, hiện chỉ có bộ trưởng Kinh Tế Pháp, Bruno Le Maire, lên tiếng phản đối mạnh mẽ, trên đài France Inter, về cách thức Washington đối xử với đồng minh bằng cách « đe dọa trừng phạt có hệ thống ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200619-%C4%91%C3%A1nh-thu%E1%BA%BF-gafa-cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%8D-s%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-ph%C3%A1p-hay-s%E1%BB%B1-y%E1%BA%BFu-k%C3%A9m-c%E1%BB%A7a-ch%C3%A2u-%C3%A2u
Châu Âu không còn ngây thơ
để cho Trung Quốc lợi dụng
Thụy MyĐại dịch Covid-19 đã mở mắt cho những nước trong số 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn tin vào sự « tử tế » của Trung Quốc. Sau nhiều thập niên chịu thiệt thòi khi mở toang cửa thị trường trong khi Hoa lục đóng cửa, nay châu Âu muốn tỏ rõ, thời kỳ ngây thơ trước Bắc Kinh sắp sửa trở thành quá khứ.
Ngày 18/06/2020 tại Bruxelles, bà Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về cạnh tranh và ông Thierry Breton, ủy viên phụ trách thị trường nội khối đã trình bày các dự án đối phó với các công ty ngoại quốc được nhà nước trợ cấp.
Giờ đây, Ủy Ban Châu Âu không còn muốn bị coi là « ngây thơ » trước một Trung Quốc đang bành trướng khắp nơi trên thế giới, cũng như trước các đại tập đoàn kỹ thuật số Mỹ. Le Monde ghi nhận những từ ngữ « tự chủ chiến lược », « chủ quyền », một châu Âu « hùng mạnh » không còn để ngỏ trống trải tứ bề, ngọn gió nào cũng tung hoành được.
Châu Âu mở thị trường cho bên ngoài, Bắc Kinh đóng cửa Hoa lục
Cho đến nay, Liên Hiệp Châu Âu (EU) không thể làm gì để đối phó với những công ty mà nhờ được hưởng trợ cấp hào phóng của chính phủ nước họ, đã cạnh tranh bất bình đẳng tại thị trường chung châu Âu. Do các công ty châu Âu bị cấm nhận trợ cấp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài có thể lợi dụng để giành lấy thị phần nhờ chính sách giá rẻ, đầu tư ồ ạt bất chấp hiệu quả, thâu tóm các đơn vị cạnh tranh hoặc giành lấy các hợp đồng thầu ở thị trường công.
Ông Thierry Breton giải thích : « Thị trường đấu thầu mua sắm công tại châu Âu mỗi năm lên đến 2.000 tỉ euro, tương đương 15% GDP, nhưng EU không có một công cụ nào để bảo đảm rằng những công ty tham gia đấu thầu cạnh tranh bình đẳng với nhau. Trong thời kỳ khủng hoảng vì dịch virus corona, châu Âu sẽ chi ngân sách công rất nhiều để hỗ trợ đầu tư và các doanh nghiệp, tình trạng này không còn có thể kéo dài. Cần kết thúc sự ngây thơ lâu nay ! »
Hơn nữa, về việc tham gia thị trường mua sắm công, tuy châu Âu mở cửa cho các nước ngoài khối, nhưng chiều ngược lại thì không. Luật sư Olivier Prost, văn phòng luật Gide ở Bruxelles nhắc nhở, năm 2007, tổng thống Nicolas Sarkozy đã muốn giải quyết, nhưng từ đó đến nay13 năm đã trôi qua, vấn đề này vẫn còn được đem ra thảo luận.
Đọc thêm: Tập Cận Bình thăm Hy Lạp, mắt xích quan trọng “Con đường tơ lụa” tại châu Âu
Cho dù không nêu đích danh, nhưng Ủy Ban Châu Âu trước hết nhắm vào các tập đoàn Trung Quốc, đã lợi dụng cuộc khủng hoảng năm 2008 để đứng chân ở châu Âu với giá rẻ, đặc biệt là các nước Nam Âu. Việc tập đoàn Cosco mua rẻ hải cảng chiến lược Pirée, lúc Hy Lạp gặp khủng hoảng, là ví dụ cụ thể nhất.
Không thể để Trung Quốc thủ lợi từ gói kích cầu 750 tỉ euro của EU
« Con đường tơ lụa mới, là con đường của công ty Đông Ấn Anh lũy thừa 15 » - ông Hubert Védrine, cựu ngoại trưởng Pháp so sánh với công ty được thành lập vào năm 1600 để giao thương với Ấn Độ và châu Á, mở đường cho nước Anh trở thành đế quốc. Ông Thierry Breton nhấn mạnh : « Với cuộc khủng hoảng virus corona, các doanh nghiệp sẽ bị giảm sút giá trị, thế nên cần phải được bảo vệ ».
Ủy Ban chuẩn bị cho một chỉ thị năm 2021, giúp các chính quyền châu Âu buộc các công ty ngoại quốc phải chấp hành các quy định tương đương với các đồng nghiệp châu Âu về vấn đề trợ giá. Như vậy nhà nước có thể can thiệp, và tùy theo trường hợp, các công ty cạnh tranh bất chính có thể bị phạt vạ, bị buộc phải tách rời một phần hoạt động tại châu Âu, bị cấm mua lại doanh nghiệp châu Âu, và thậm chí bị loại không cho tham gia đấu thầu thị trường mua sắm công.
Đọc thêm: Bước ngoặt của châu Âu : Đối đầu với Trung Quốc
Ủy Ban Châu Âu đề ra nhiều tiêu chí như doanh số, tầm vóc thị trường, nhưng còn phải thảo luận với Hội Đồng Châu Âu (gồm đại diện 27 nước thành viên) và Nghị Viện Châu Âu để đạt đến đồng thuận. Bên cạnh đó còn dự kiến cấm dùng ngân sách châu Âu để hỗ trợ các công ty nước ngoài được chính phủ
tài trợ. Không có chuyện để cho họ được nghiễm nhiên hưởng lợi từ kế hoạch tái thúc đầy 750 tỉ euro của Liên hiệp châu Âu.
Trong một logic tương tự – buộc các công ty nước khác phải chấp hành những quy định mà công ty châu Âu đang phải chịu – Ủy Ban cân nhắc một cơ chế điều chỉnh thuế carbone ở biên giới, chỉnh đốn lại những bất công hiện nay trong chính sách chống hiện tượng hâm nóng khí hậu.
Bruxelles đã có sẵn những công cụ chống bán phá giá và chống trợ giá, nhờ đó có thể đánh thuế những mặt hàng được cho là bán dưới giá trị thật, nhưng không thể đi xa hơn nữa. Cho dù mới đây, ngày 12/06/2020 Ủy Ban đã quyết định áp thuế lên vải dệt bằng sợi thủy tinh – sản xuất tại Ai Cập nhưng được Trung Quốc trợ giá rất lớn – tuy nhiên còn phải hoàn chỉnh thêm về mặt luật pháp để có thể tự vệ.
Chống thâu tóm, bảo vệ kỹ nghệ châu Âu
Châu Âu còn đưa ra những quy định về xem xét đầu tư trực tiếp nước ngoài, sẽ có hiệu lực từ tháng 10. Mục tiêu là mỗi Nhà nước có thể từ chối những vụ thâu tóm các doanh nghiệp mang tính chiến lược đối với mình, hoặc với các đối tác.
Một chủ đề khác mà châu Âu muốn tiến xa hơn, đó là chính sách thương mại. « Trung Quốc tiếp tục gia tăng ảnh hưởng trên thế giới, trong đó có châu Âu. Bắc Kinh là một đối tác quan trọng, nhưng cũng là một đối thủ mang tính hệ thống » - ủy viên thương mại Phil Hogan hôm 16/06 nhắc nhở.
Đọc thêm: François Heisbourg : « Trung Quốc là hùm dữ và châu Âu là mồi ngon »
Theo ông, từ nay cần phải hết sức « bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng » châu Âu, « bảo đảm sự độc lập mang tính chiến lược », trong một thế giới mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đang lao vào cuộc chiến tranh thương mại, bên cạnh đó việc số hóa nền kinh tế và biến đổi khí hậu buộc người ta phải tư duy theo cách khác. Ông kết luận : « Chính sách thương mại của châu Âu phải phục vụ cho lợi ích châu Âu, điều mà trước đây chúng ta không thực hiện ».
Suốt một thời gian dài, các nước Bắc Âu đặc biệt là Đức, tránh làm mất lòng Trung Quốc và Hoa Kỳ – hai nước mà Đức xuất khẩu sang nhiều nhất – và luôn phản đối những cải tiến của Ủy Ban Châu Âu. Đại dịch đã làm đảo lộn tất cả. Ngay cả nước chủ trương tự do nhất là Hà Lan, nay cũng đòi hỏi những công cụ để bảo vệ kỹ nghệ châu Âu.
EU-Trung Quốc : Cái mốc trước và sau đại dịch
Trong bài viết mang tựa đề « Giữa Trung Quốc và châu Âu, có một cái mốc trước và sau dịch virus corona », tác giả Sylvie Kauffmann nhắc nhở, chúng ta đang ở giai đoạn đầu một cuộc chiến tranh lạnh khác, trong đó đối thủ của Hoa Kỳ không còn là Liên Xô của thế kỷ 20 mà nay là Trung Quốc.
Cho dù quan hệ với Washington không còn êm đẹp, nhưng đối với châu Âu, không có chuyện đứng về phía Bắc Kinh. Đại dịch Covid-19 đã mở mắt cho những nước trong số 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn tin vào sự « tử tế » của Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh quyết liệt từ chối cho điều tra về nguồn gốc con virus, các thủ đoạn giựt dây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để làm chậm trễ việc báo động đại dịch, rồi đến sự hung hăng trong « ngoại giao khẩu trang » cộng với các « chiến binh sói » trên toàn châu Âu tỏ ra hiếu chiến hơn bao giờ hết, tất cả đã gây tổn hại nghiêm trọng cho hình ảnh của Trung Quốc.
Đọc thêm: Ngoại giao « chiến binh sói » khiến Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông
Sự cứng rắn của EU được tỏ rõ trong ba tiếng đồng hồ đối thoại hôm 09/06 giữa phó chủ tịch châu Âu Josep Borrell với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, được ông Borrell mô tả là « căng thẳng, trực diện và hữu ích », tóm lại, không hề « hữu nghị ». Một cuộc gặp khác dự kiến vào ngày 22/06 giữa ba nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (ông Borrell, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel) với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ là một dịp nữa để chứng tỏ, châu Âu nay đã thay đổi thái độ.
Châu Âu cần có sự tham gia của Trung Quốc trong việc chống biến đổi khí hậu và giảm nợ cho châu Phi, và đòi hỏi phải « có đi có lại » với thị trường mua sắm công ở Hoa lục. EU ngỡ rằng Bắc Kinh là đồng minh, nhưng nay đã hiểu ra rằng chủ nghĩa đa phương « theo kiểu Trung Hoa » chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích Trung Quốc. Còn về các giá trị châu Âu, Bruxelles đòi hỏi chế độ Tập Cận Bình phải ngưng ngay chiến dịch bóp méo thông tin về châu Âu, trả tự do cho những người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại cải tạo, tôn trọng nhân quyền và các cam kết về quy chế tự trị của Hồng Kông.
Đại dịch virus corona đã khiến châu Âu nhận ra sự bất đối xứng trong quan hệ với Trung Quốc, sự lệ thuộc quá đáng về dược phẩm, nạn thâu tóm các doanh nghiệp chiến lược. Sau nhiều thập niên chịu thiệt thòi, nay châu Âu muốn tỏ rõ thời kỳ ngây thơ trước Bắc Kinh sắp sửa trở thành quá khứ.
http://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20200619-ch%C3%A2u-%C3%A2u-kh%C3%B4ng-c%C3%B2n-ng%C3%A2y-th%C6%A1-%C4%91%E1%BB%83-cho-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BB%A3i-d%E1%BB%A5ng
Pháp: Số ca nhiễm COVID tăng
Số người chết vì nhiễm virus corona tại Pháp tăng 28 ca, ở mức 29.603 vào ngày 18/6, cùng con số gia tăng hôm 17/6, nhưng những ca mới được xác nhận tăng cao trở lại.Số ca mới tăng thêm là 467, cao trên mức trung bình hàng ngày là 440 trong tuần qua. Kể từ lúc bắt đầu tháng 6, con số trung bình này đứng ở mức 383 mỗi ngày. Hiện Pháp có 158.641 trường hợp bị nhiễm COVID.
Nếu những ca tại các viện dưỡng lão được tính vào, tổng số các ca lây nhiễm đạt mức 194.695, theo tính toán của Reuters, cao đứng thứ 11 trên thế giới trên căn bản này.
Số tử vong trong các viện dưỡng lão hiện chỉ được báo cáo trên căn bản hàng tuần vào ngày 16/6 tại Pháp, đưa đến việc gia tăng các ca tử vong ngày hôm đó.
Con số người chết tại Pháp hiện cao hàng thứ năm trên thế giới.
Bộ Y tế Pháp nói số người nhập viện vì lây nhiễm COVID-19 giảm 142, còn ở mức 10.125 và con số phải vào phòng hồi sức cấp cứu giảm 20, còn ở mức 752. Cả hai con số này có khuynh hướng sụt giảm trong khoảng 10 tuần lễ.
https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-t%C4%83ng/5468540.html
Covid-19 : Dân Paris tìm lại cà phê vỉa hè,
chủ quán chồng chất nỗi lo
Thu HằngPhải chờ đến 2 tháng rưỡi, người dân Paris mới được tìm lại thói quen gọi một ly cà phê đen nóng, đọc báo và ngắm người qua lại. Cho đến giữa tháng Sáu, vùng Ile-de-France, trong đó có Paris, vẫn bị xếp « Mầu Cam », có nguy cơ cao về dịch Covid-19 nên hàng quán chỉ được mở ngoài hiên, vỉa hè và phải tuân thủ hàng loạt biện pháp dịch tễ chặt chẽ.
Nhiều quán cà phê trên đại lộ Raspail, quận 14, Paris, xếp thêm bàn ghế ra sát vỉa hè. Hai người phụ nữ nhâm nhi tách cà phê ngay cạnh lối lên xuống của trạm tầu điện ngầm Raspail, tận hưởng những ngày nắng hiếm hoi ở Paris và vui mừng vì được gặp lại nhau sau hơn 2 tháng phong tỏa.
« Đây đúng là cảm giác nhẹ người vì có thể được gặp bạn bè, ngồi nhâm nhi cà phê vỉa hè. Đây là lần đi uống cà phê đầu tiên của tôi kể từ khi hàng quán được phép mở cửa trở lại ở không gian mở (từ ngày 02/06), tôi không có cơ hội đi uống cà phê và hôm nay thật dễ chịu vì trời nắng mà lại không nóng quá. Phải nói là thật dễ chịu khi quán cà phê ngoài trời được hoạt động trở lại.
Ở những nơi có vỉa hè rộng, có nhiều cây cối như ở đây, tôi nghĩ là những chiếc bàn, ghế được kê ở không gian công cộng không gây vướng víu, khó chịu cho người đi bộ. Nếu được phép thì nên tận dụng vì các hàng quán đã không thể tận dụng được không gian khép kín bên trong. Tôi nghĩ đây là điểm hay».
Khu đại lộ Raspail, giao với đại lộ Montparnasse, nổi tiếng với những quán cà phê lớn. Đây cũng là khu vực nhộn nhịp cuộc sống về đêm với những nhà hát, rạp chiếu phim và hàng quán. Quán cà phê – nhà hàng Mâm Son là một địa chỉ mới, ở số 103 đại lộ Montparnasse, quận 6 Paris. Một quyết định đáng ngạc nhiên trong thời dịch. Chị Phương Tú Violette, chủ quán, giải thích với RFI Tiếng Việt :
« Chúng tôi đã có kế hoạch để mở cửa Mâm Son từ tháng Ba, nhưng rất tiếc là vì dịch nên phải lùi sang tháng Sáu. Mọi công tác đều bị chậm do dịch. Các nhà phân phối, rồi bên sửa chữa đều bị chậm do ảnh hưởng từ dịch. Nhưng vì tất cả các chi phí, kể cả khi đóng cửa, chúng tôi đều phải trả dù các đối tác cho trả chậm, nhưng mà cứ ngày nào chúng tôi không mở cửa, chúng tôi cũng vẫn phải trả từng đó chi phí, cộng với nhân viên, rồi ê-kíp cũng phải thuê và tất cả đã phải tạm ngừng trong một khoảng thời gian dài như thế. Cho nên, ngay khi Pháp dỡ lệnh phong tỏa ngày 02/06, ban lãnh đạo đã có kế hoạch để mở cửa ngay lập tức để có thể quảng bá được hình ảnh của nhà hàng, nhất là nhà hàng Việt Nam trong khu Montparnasse này ».
Hàng quán được sử dụng không gian công cộng miễn phí đến hết tháng Chín
Từ ngày 02/06, giai đoạn hai của thời hậu phong tỏa chống dịch, thành phố Paris cho phép hàng quán sử dụng không gian chung để mở rộng diện tích kinh doanh. Trả lời nhật báo Le Parisien ngày 30/05, đô trưởng Anne Hidalgo hy vọng giải pháp này có thể giúp bù đắp phần nào cho hàng quán ở Paris, vôn thất thu vì phải đóng cửa chống dịch Covid-19 :
« Ý tưởng của thành phố là đồng hành cùng với các hàng quán ở Paris mở cửa trở lại vào ngày 02/06 qua việc cho phép họ sử dụng miễn phí một phần không gian công cộng, dĩ nhiên là phải tuân thủ một số quy định và ký vào bản quy định tôn trọng sự bình yên của dân cư khu phố, như không làm ồn vào buổi tối và kết thúc kinh doanh vào 22 giờ.
Trên trang web của thành phố Paris, mọi chủ nhà hàng, quán cà phê có thể truy cập để tải bản cam kết và gửi đề xuất về địa điểm mà họ cần sử dụng, ví dụ như một chỗ đỗ xe hay một khoảng hiên. Ở một số nơi khác, có thể sẽ là đề xuất cấm phương tiện giao thông trong hẳn một con phố để cho phép một hoặc nhiều nhà hàng, quán cà phê phục vụ khách ở ngoài đường. Các biện pháp này có hiệu lực suốt mùa hè, đến hết ngày 30/09.
Đây có thể là sự hỗ trợ hiệu quả của thành phố. Tôi mong là các chủ hàng quán gửi cho chúng tôi những đề xuất hay, đồng thời cũng phải tôn trọng các cam kết để người dân trong khu vực và các hàng quán có thể chung sống hài hòa. Nói chung là người dân rất yêu những hàng quán, cửa hiệu trong khu phố của họ vì đó là một phần của cuộc sống Paris ».
Kế hoạch trợ giúp của thành phố Paris được các nhà hàng, quán bar, cà phê hưởng ứng vì họ mất đến 90% doanh thu trong tháng Tư và khoảng 70% trong tháng Năm, theo ông Pascal Brun, cố vấn và là cựu tổng giám đốc của tập đoàn Frères Blancs. Do không được kinh doanh trong không gian khép kín, nên việc được phép cơi nới và sử dụng miễn phí không gian chung cũng là một giải pháp giúp các hàng quán tăng thêm doanh thu, theo nhận xét với RFI Tiếng Việt của một khách hàng tại quán cà phê trên đại lộ Raspail :
« Tôi cho rằng điều quan trọng là các nhà hàng, quán cà phê có thể được kê bàn ghế ở không gian chung. Rất tội cho họ bởi vì, chỉ hai ngày sau khi được phép hoạt động ở ngoài trời, thì thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, rồi mưa liên tục. Vì thế, đối với họ, tận dụng thêm được một chút không gian công cộng là điều quan trọng.
Đối với tôi, các quán cà phê còn hơn cả quan trọng, có ý nghĩa sống còn với người dân Paris, như tôi chẳng hạn, tôi đọc, tôi viết trong các quán cà phê. Đó là điều mà tôi nóng lòng ngóng đợi trong thời gian phong tỏa. Thời gian đầu phong tỏa thật sự là nặng nề đối với tôi, sau đó tôi học được nhiều điều với giai đoạn hiếm có này. Tôi gặp bạn bè qua các phương tiện kỹ thuật số hiện nay, nhưng không hề giống như khi được gặp nhau thật. Và Paris với ánh nắng như hôm nay đã là một món quà rồi ! ».
Tuy nhiên, do phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được áp dụng trong giai đoạn tình trạng khẩn cấp dịch tễ, nên số bàn cũng bị giảm đi. Thêm vào đó là những quy định về vệ sinh an toàn trong thời dịch, theo giải thích của chị Phương Tú Violette, quán Mâm Son :
« Có rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bình thường Pháp đã rất khắt khe trong vấn đề về vệ sinh, nhưng vì dịch Covid-19 vừa rồi, chính phủ Pháp cũng yêu cầu các nhà hàng phải thực hiện những tiêu chí mới dành cho khách hàng, ví dụ nhân viên phải đeo khẩu trang, đeo găng tay hay khi tiếp xúc với khách hàng phải có khoảng cách, rồi khoảng cách giữa các bàn, giữa các khách hàng cũng phải có khoảng cách nhất định khiến cho số bàn của quán ở ngoài hiên bị giảm đi. Và hiện tại, chúng tôi vẫn chưa được phép đón khách ở bên trong mặc dù có khoảng 150 chỗ bên trong nhà hàng.
Khó khăn thì rất nhiều nhưng chúng tôi cũng tìm cách khắc phục, vì may mắn ở khu Montparnasse này, chúng tôi là nhà hàng Việt Nam duy nhất. Mâm Son là một ý tưởng rất là mới và lạ so với các nhà hàng, các quán Việt Nam vẫn được nghĩ là căng tin hay đồ ăn nhanh hay là những món ăn không đắt tiền. Chúng tôi muốn là khi ẩm thực Việt Nam đã ngon như vậy, chúng tôi muốn mang thêm những kỹ thuật, cách trang trí mà chúng tôi học được từ phương Tây, từ ẩm thực Pháp để nâng giá trị ẩm thực Việt Nam và đã được không chỉ khách hàng cộng đồng người Việt ở Paris mà còn cả khách hàng Pháp ở những khu xung quanh rất đón nhận.
Cũng rất may mắn là Mâm Son có khu vực hiên trước cửa khá rộng, trong khi các nhà hàng xung quanh như La Rotonde, Le Dôme hay là La Coupole chưa mở cửa nên chúng tôi đang có khách từ những khu xung quanh đến đây. Ngoài ra, vì không gian trong quán cũng rộng nên chúng tôi có thể nhận một vài khách với điều kiện bảo đảm được khoảng cách giữa các khách hàng ».
Đóng cửa vì thiếu khách du lịch
Khác với Mâm Son, khai trương trong mùa dịch, nhiều hàng quán đành đóng cửa, tranh thủ trùng tu. Các hàng quán ở khu du lịch sầm uất còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác, như giải thích với RFI Tiếng Việt của ông chủ quán cà phê Le Petit Plateau, ở số 1 Quai aux Fleurs, quận 4 Paris, ngay sau nhà thờ Đức Bà :
« Chúng tôi mở lại cửa từ thứ Ba 02/06 vừa qua, thế nhưng kết quả rất kém vì không có khách du lịch nào, thậm chí người dân Paris cũng chẳng đến vì một phần lớn trong số họ vẫn làm việc từ xa, những người khác thì ở nhà coi con hai buổi mỗi tuần. Tình hình khá là phức tạp, thêm vào đó, thời tiết cũng không thuận lợi cho các hàng quán cà phê. Vì thế, mở cửa trở lại cuối cùng lại khiến chúng tôi tốn kém hơn là đóng cửa, nên chúng tôi quyết định đóng cửa vào tối Chủ Nhật 07/06 và chờ đến ngày 22/06.
Thực ra, chúng tôi cũng không biết là có đáng mở cửa trở lại vào ngày 22/06 hay không vì một phần lớn khách hàng của chúng tôi là khách du lịch. Cửa hàng của chúng tôi nằm trong khu phố du lịch, ít dân cư sinh sống, nên trừ dịp cuối tuần còn có một số khách, trong tuần thì khá khó khăn ».
Các nước trong khối Schengen đồng loạt mở cửa biên giới bên trong vào ngày 15/06, tiếp theo là mở cửa biên giới bên ngoài vào ngày 01/07. Tuy nhiên, ông chủ quán cà phê gần nhà thờ Đức Bà Paris không tỏ ra lạc quan :
« Dù biên giới được mở cửa trở lại vào ngày 15/06 nhưng tôi không nghĩ là công dân các nước châu Âu đổ xô sang các nước khác, hay đi du lịch Paris vào phút chót. Nhìn vào những gì đang diễn ra ở các nước, tôi nghĩ là việc đầu tiên sẽ là mọi người đi làm trở lại, chứ không phải là đi du lịch.
Trước đó, việc kinh doanh của chúng tôi đã gặp khó khăn kể từ năm ngoái, khi xảy ra vụ hỏa hoạn ở nhà thờ Đức Bà Paris. Thế nhưng, tình hình hiện nay còn bi đát hơn cả. Bữa trưa, chúng tôi chỉ có khoảng 20 khách, thay vì khoảng 100 khách như trước. Trong ngành kinh doanh ăn uống, còn có quy định mở cửa và đóng cửa hàng ngày nên chúng tôi buộc phải có ít nhất một nhân viên phụ trách mở cửa và một người khác đóng cửa vì không thể bắt một người làm việc đến tận 15 giờ mỗi ngày. Vì thế chi phí cho nhân viên quá cao so với doanh thu hàng ngày của quá ».
Khi du khách quốc tế chưa trở lại, Paris là của riêng người Paris và người dân Pháp. Khám phá Paris trong những ngày dịch đem lại một cảm giác khó tả, vừa êm đềm, vừa lạ lẫm, nhưng hơn cả vẫn là mong muốn Paris trở lại nhộn nhịp như xưa.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200619-covid-19-d%C3%A2n-paris-t%C3%ACm-l%E1%BA%A1i-c%C3%A0-ph%C3%AA-v%E1%BB%89a-h%C3%A8-ch%E1%BB%A7-qu%C3%A1n-ch%E1%BB%93ng-ch%E1%BA%A5t-n%E1%BB%97i-lo
Covid-19 : Làng nhạc Pháp bị thất thu 4,5 tỷ euro
Tuấn ThảoTheo khảo sát gần đây của công ty kiểm toán Ernst&Young, các đợt biểu diễn nhạc pop-rock và nhạc nhẹ là những nạn nhân kinh tế đầu tiên của dịch Covid-19, mức thiệt hại được ước tính lên tới 2,3 tỷ euro. Các phòng ghi âm, các tiệm bán đĩa, các nhà xuất bản và phân phối cũng bị vạ lây. Thiệt hại chung của toàn ngành công nghiệp nhạc Pháp lên tới 4 tỷ rưỡi euro.
Công ty kiểm toán Ernst&Young đã thực hiện cuộc khảo sát theo yêu cầu của tổ chức ‘‘Tous pour la musique’’ (TPLM), một đoàn thể bao gồm các đại diện của giới chuyên ngành, từ các nghệ sĩ, các chuyên viên kỹ thuật âm thanh và hình ảnh, các giám đốc nghệ thuật, các hãng đĩa, các rạp hát cũng như giới quản lý, phân phối cùng với giới sản xuất chuyên đầu tư vào các chương trình biểu diễn. Tính tổng cộng, nghiệp đoàn này đại diện cho hơn 250.000 nhân viên làm việc trong ngành kỹ nghệ âm nhạc tại Pháp.
Theo tổ chức TPLM, dịch Covid-19 đã làm tê liệt cả một guồng máy hoạt động trong ít nhất là ba tháng. Ngành công nghiệp âm nhạc tại Pháp nói chung đã mất khoảng 43% doanh thu trong năm 2020 tương đương với 4,5 tỷ euro. Các hoạt động bị tác hại nhiều nhất vẫn là các chương trình biểu diễn âm nhạc, kể cả những chương trình có hợp đồng cố định với các nhà hát hay là các đợt lưu diễn đi một vòng các rạp hát cũng như các liên hoan. Chỉ riêng trong lãnh vực biểu diễn trực tiếp trên sân khấu, làng nhạc Pháp mất khoảng 83% doanh thu, so với cùng thời kỳ năm trước. Trong ba tháng vừa qua, tính tổng cộng đã có 4.300 buổi biểu diễn đã bị hủy bỏ, trong đó có các đợt biểu diễn nhạc pop-rock, nhạc nhẹ, nhạc kịch, nhạc cổ điển và nhạc jazz. Mức thiệt hại tính chung lên tới hơn 2 tỷ euro.
Thời gian hậu phong tỏa dường như cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Với các quy định giãn cách xã hội, các nhà hát chỉ được quyền tiếp đón 50% lượng khán giả và như vậy có rất nhiều khả năng các chương trình
biểu diễn (nhất là các show đòi hòi nhiều đầu tư) sẽ bị hủy bỏ. Theo dự phóng, cứ trên 10 chương trình biểu diễn, có đến 8 sẽ bị thua lỗ nếu được tổ chức với các điều kiện mang tính ràng buộc như hiện thời. Doanh thu đến từ khán giả vẫn không đủ để trả cho tất cả các chi phí đầu tư vào việc sản xuất show biểu diễn.
Theo ông Jean-Noël Tronc, chủ tịch hiệp hội Sacem bao gồm các tác giả, các nhà soạn nhạc và các nhà xuất bản, đây là lần đầu tiên các đại diện của giới chuyên ngành có cùng một tiếng nói. Theo ông, ngày 21/06 tới là Ngày hội Âm nhạc (La Fête de la Musique), nhưng hầu như chẳng có ai thật sự có tâm trạng vui mừng, không khí chung hiện giờ khá là ảm đạm chứ không háo hức lễ lạc, cũng chẳng chào đón liên hoan. Bởi vì đối với giới chuyên nghiệp, hầu như đa số các hoạt động vẫn còn bị tê liệt, đình trệ.
Theo ông JérômeTréhorel, giám đốc của liên hoan nhạc rock Vieilles Charrues, ngành kỹ nghệ âm nhạc cần có sự giúp đỡ của nhà nước, bằng không sẽ có nhiều công ty, cơ sở văn hóa cũng như một số liên hoan sẽ phải đóng cửa luôn. Ngành kỹ nghệ âm nhạc tại Pháp tuyển dụng tổng cộng 257.000 nhân viên, trong đó có khá nhiều người không chỉ làm một công việc duy nhất, mà làm tùy theo hợp đồng, chẳng hạn như một chuyên viên kỹ thuật âm thanh có thể làm việc cho nhiều liên hoan âm nhạc khác nhau, mỗi liên hoan kéo dài khi thì một tuần, lúc thì cả tháng.
Còn theo ông Ben Barbaud, giám đốc liên hoan nhạc rock và metal Hellfest từng bị hủy bỏ vì dịch Covid-19, nên có một kế hoạch hỗ trợ ở đầu nguồn, để tránh cho các công ty chuyên đầu tư vào ngành giải trí sa thải nhân viên. Các liên hoan chẳng hạn một khi buộc phải đóng cửa, có nguy cơ tác động dây chuyền đến nhiều ngành khác nhau : nghệ thuật, kỹ thuật, quảng cáo, tiếp thị và tất cả các nghề phục vụ có liên quan.
Theo đại điện của tổ chức TPLM, giới chuyên ngành yêu cầu chính phủ Pháp áp dụng một số biện pháp từng được ban hành cho nhiều ngành nghề khác. Trước hết miễn đánh thuế cũng như giảm bớt các khoản đóng góp vào quỹ an sinh xã hội ít ra trong năm 2020. Hồi đầu tháng 5, chính phủ Pháp đã cam kết sẽ áp dụng các biện pháp này trong vòng 4 tháng đối với giới nghệ sĩ và giới chuyên ngành văn hóa nói chung. Thế nhưng, đoàn thể TPLM cho rằng 4 tháng là vẫn chưa đủ và yêu cầu được hưởng các biện pháp ưu đãi ít nhất là trong vòng một năm.
Về phía các ban tổ chức liên hoan cũng như các ban quản lý nhà hát, giới này yêu cầu chính phủ ban hành những quy định cụ thể và rõ ràng hơn, hầu nới lỏng các điều kiện cho phép mở lại các nhà hát, hội trường hay các rạp biểu diễn. Ngành công nghiệp âm nhạc ở Pháp cho rằng đó là những điều kiện tối thiểu để khuyến khích khán giả trở lại và như vậy tạo được luồng dưỡng khí cần thiết cho một ngành nghề bị ‘‘nhấn chìm’’ dưới nước trong vòng ba tháng qua.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200619-covid-19-la%CC%80ng-nha%CC%A3c-pha%CC%81p-bi%CC%A3-th%C3%A2%CC%81t-thu-4-5-t%E1%BB%B7-euro
Nga: Chính quyền chịu thua
dịch vụ nhắn tin Telegram
Anh VũSau hơn hai năm đọ sức, cấm đoán người sử dụng, chặn nhưng không đem lại kết quả, cuối cùng chính quyền Matxcơva đành để mặc dịch vụ nhắn tin Telegram hoạt động tại Nga. Mạng thông tin rất phổ biến tại Nga này bị chặn từ năm 2018 với lý do chống khủng bố.
Thông tín viên RFI tại Mátxcơva, Daniel Vallot:
“Không có chuyện cơ quan quản lý internet ở Nga thừa nhận thất bại, không có khả năng chặn dịch vụ nhắn tin mà người sử dụng internet tiếp tục sử dụng ồ ạt trong nước.
Về mặt chính thức, chính quyền Nga chỉ từ bỏ chặn Telegram vì lý do người sáng lập ra ứng dụng là Pavel Durov bày tỏ ý muốn được góp phần vào cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng thực tế, người sáng lập ra Telegram, đã chạy khỏi Nga năm 2014, không nhượng bộ gì chính quyền Nga. Chính quyền vẫn không tiếp cận được mã khóa của tin nhắn.
Nếu cơ quan điều hành internet từ bỏ chặn Telegram, sau 2 năm đọ sức, chắc chắn đó là vì họ hoàn toàn bất lực không khóa được dược dịch vụ này.
Mặc dù liên tiếp ra lệnh và đã chặn hàng triệu địa chỉ IP của người sử dụng, Telegram tiếp tục hoạt động. Dù có đôi lúc gặp khó khăn nhưng điều đó cũng không làm nản trí 30 triệu người sử dụng trung thành với dịch vụ này ở Nga.
Cơ quan điều hành internet càng bị mất thể diện khi mà một số cơ quan hành chính của Nga vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ tin nhắn này để thông tin với công chúng. “
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200619-nga-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-ch%E1%BB%8Bu-thua-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-nh%E1%BA%AFn-tin-telegram
ASEAN cần đoàn kết ủng hộ Phán quyết Biển Đông
Trịnh Lộc NguyễnNgày 12/12/2019, Malaysia đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Sau khi Malaysia gửi đệ trình lên CLCS, gần như tất cả các bên liên quan tới tranh chấp này đều gửi công hàm để nhấn mạnh quan điểm của mình đối với đệ trình của Malaysia. Các nước đã gửi công hàm liên quan tới đệ trình của Malaysia là Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Indonesia. Ngoài Trung Quốc, các nước còn lại có những lập trường tương tự khi viện dẫn phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
Công hàm gửi LHQ của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phản ứng lại đệ trình của Malaysia; trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ ký hiệu CML/14/2019 đề ngày 12/12/2019, Trung Quốc lập luận rằng đệ trình của Malaysia sẽ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông. Do đó, chính phủ Trung Quốc yêu cầu CLCS không công nhận đệ trình của Malaysia theo điều 5(a) Phụ lục I của Quy định về Thủ tục của Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa.
Như đã biết, Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông bằng “Đường chín đoạn”. Trong công hàm của mình, một lần nữa Trung Quốc nhấn mạnh rằng căn cứ vào cơ sở lịch sử, họ có chủ quyền đối với Biển Đông. Tuy nhiên, Toà Trọng tài Quốc tế năm 2016 đã đưa ra phán quyết rằng tuyên bố về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông không có cơ sở pháp lý xét theo luật quốc tế.
Công hàm gửi LHQ của Philippines
Ngày 6/3/2020, Philippines đã gửi công hàm lên LHQ để đáp lại công hàm của Trung Quốc. Trong công hàm của mình, Philippines lập luận rằng quan điểm của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS. Hơn nữa, công hàm của Philippines cũng viện dẫn phán quyết về Biển Đông chống lại Trung Quốc năm 2016 của Toà Trọng tài, theo đó giải quyết vấn đề về quyền lịch sử và quy chế của các cấu trúc trên biển. Phán quyết này khẳng định rằng bất kỳ tuyên bố nào dựa trên quyền lịch sử, hay những quyền chủ quyền và quyền tài phán khác vượt quá giới hạn địa lý và giới hạn thực chất của các cấu trúc trên biển theo quy định của UNCLOS, đều không có hiệu lực pháp lý.
Công hàm gửi LHQ của Việt Nam
Sau công hàm của Philippines, ngày 23/3/2020, Việt Nam đã gửi công hàm lên LHQ liên quan tới đệ trình thềm lục địa mở rộng của Malaysia. Việt Nam có lập trường kiên định và vững vàng về tranh chấp này. Trong công hàm của mình, Việt Nam nhấn mạnh ít nhất 4 điểm. Đầu tiên, Việt Nam phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc được nêu ra trong công hàm của Trung Quốc. Việt Nam lập luận rằng đó là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Thứ hai, Việt Nam nói rằng nước này có nhiều bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Thứ ba, Việt Nam nhắc lại rằng UNCLOS là cơ sở pháp lý duy nhất để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, Việt Nam phản đối mọi lập luận không tuân thủ theo UNLCOS. Dù công hàm của Việt Nam không nhắc đến phán quyết của PCA về Biển Đông một cách rõ ràng, song lập trường của Việt Nam đã, đang và luôn luôn kiên định với tất cả những tài liệu mà Việt Nam từng chuyển lên LHQ và đệ trình lên các cơ quan quốc tế có liên quan.
Công hàm gửi LHQ của Indonesia
Ngày 12/6, Phái đoàn thường trực Indonesia tại LHQ đã gửi thư lưu hành số 148/POL-703/VI/20 tới Tổng thư ký LHQ António Guterres để phản hồi thư lưu hành số CML/46/2020 mà Trung Quốc gửi LHQ ngày 2/6 liên quan vấn đề Biển Đông.
Trong thư này, Indonesia đã tái khẳng định lập trường đối với vấn đề Biển Đông theo Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ngày 12/7/2016.
Thư của Indonesia nhấn mạnh: “Không có thực thể nào ở Quần đảo Trường Sa được hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa riêng, do đó, không có thực thể nào tại đây tạo ra vùng chồng lấn với EEZ hoặc thềm lục địa của Indonesia”; “Không có quyền lịch sử nào liên quan đến Trung Quốc tồn tại trong EEZ và thềm lục địa của Indonesia. Nếu có bất kỳ quyền lịch sử nào tồn tại trước khi UNCLOS có hiệu lực, các quyền đó đã được thay thế bởi các quy định của UNCLOS”. Do đó, Chính phủ Indonesia không thấy có lý do pháp lý nào theo luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, để tiến hành đàm phán về phân định ranh giới trên biển với Trung Quốc hoặc về bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến quyền lợi hoặc lợi ích hàng hải được đưa ra trái với luật pháp quốc tế.
Phái đoàn thường trực Indonesia tại LHQ đã đề nghị lưu hành thư này tới tất cả các thành viên của Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) cũng như tất cả các thành viên UNCLOS và LHQ.
Trước đó, ngày 26/5, Phái đoàn thường trực Indonesia tại LHQ đã gửi thư lưu hành số 126/POL-703/V/20 lên LHQ liên quan tới đệ trình thềm lục địa mở rộng của Malaysia. Trong công hàm của Indonesia gửi tới LHQ, lần đầu tiên kể từ khi Toà Trọng tài ra phán quyết về Biển Đông năm 2016, trong đó nhấn mạnh 3 điểm:
Một là, Indonesia tái khẳng định rằng quốc gia này không phải là một bên tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Hai là, Indonesia lưu ý rằng lập trường của nước này liên quan tới quy chế pháp lý của các thực thể trên biển như được đề cập trong công hàm năm 2010, được công nhận bởi phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, theo đó không có bất kỳ thực thể nào thuộc Quần đảo Trường Sa được phép lấy làm căn cứ để tính EEZ hay thềm lục địa.
Ba là, Indonesia tái khẳng định rằng bản đồ “đường 9 đoạn” ngầm thể hiện yêu sách về chủ quyền lịch sử là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và có mức độ nghiêm trọng tương đương việc vi phạm UNCLOS. Quan điểm này cũng đã được công nhận bởi phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà Trọng tài, trong đó nói rằng mọi quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể có đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật đều bị bác bỏ bởi giới hạn về vùng biển được xác định theo UNCLOS.
Năm 2016, sau khi Toà Trọng tài đưa ra phán quyết, xảy ra vụ việc một tàu cá của Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, Indonesia khi đó đã gửi công hàm phản đối ngoại giao tới Bắc Kinh trong đó lập luận rằng “Đường chín đoạn” là phi pháp xét theo luật quốc tế.
Một vụ việc tương tự lại diễn ra vào đầu năm 2020, khi đó căng thẳng xảy ra giữa lực lượng thực thi pháp luật của Indonesia với các tàu đánh cá trái phép được tàu hải cảnh hộ tống của Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở Biển Bắc Natuna, nơi Trung Quốc coi là khu vực nằm trong “Đường chín đoạn”. Một lần nữa, Indonesia kiên quyết phản đối Trung Quốc bằng cách gửi một công hàm ngoại giao tới Bắc Kinh và tăng cường tuần tra quân sự tại khu vực.
ASEAN cần đoàn kết để chống lại tham vọng sai trái của Trung Quốc
Liệu việc ASEAN đoàn kết cùng ủng hộ Phán quyết về Biển Đông của Toà Trọng tài có quan trọng trong luật quốc tế? Trên thực tế, từ góc nhìn của luật quốc tế, việc bất kỳ quốc gia thành viên nào của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) viện dẫn Phán quyết của Toà Trọng tài, cho dù là trong một công hàm chính thức, đều không làm gia tăng tính pháp lý của pháp quyết đó. Tuy nhiên, điều này có thể làm gia tăng ảnh hưởng và sức ép chính trị đối với bất kỳ bên liên quan nào, nhằm buộc các bên phải tôn trọng luật quốc tế.
Về mặt lý thuyết, Phán quyết của Toà Trọng tài sẽ chỉ có tính ràng buộc đối với các bên có liên quan tới vụ xét xử, bao gồm Philippines và Trung Quốc, cho dù Trung Quốc không tham gia phiên tòa. Mặc dù, về Phán quyết của Toà Trọng tài không có tính ràng buộc đối với các nước khác có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, nếu có nhiều các nước có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông viện dẫn phán quyết của Toà Trọng tài về Biển Đông, ít nhất điều đó sẽ tạo ra sức ép chính trị đối với Trung Quốc, buộc nước này phải hành xử phù hợp với luật quốc tế, và tránh có các hành động phi pháp gây ra căng thẳng ở khu vực.
Do đó, các nước thành viên ASEAN, nhất là các bên có liên quan tới tranh chấp Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, cần kiên quyết ủng hộ Phán quyết của Toà Trọng tài năm 2016 để đảm bảo rằng luật pháp quốc tế là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp này.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/asean-needs-to-unite-to-support-pca-verdict-on-scs-06182020122735.html
Vì sao Triều Tiên
đột nhiên cứng rắn với Hàn Quốc?
Lời nói đi đôi với việc làm của Triều Tiên đã khiến cho quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc đột ngột quay trở lại trạng thái căng thẳng.Theo Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, ngày 31-5, những nhóm người chạy trốn khỏi Triều Tiên như “Phong trào những người chiến đấu cho một Triều Tiên tự do” (FFNK)… đã thả 500.000 tờ rơi, 50 cuốn sổ tay, 2.000 tờ 1 USD và 1.000 thẻ nhớ vào thành phố Gimpo, tỉnh Gyeonggi của Triều Tiên.
Các tờ rơi, sổ tay, thẻ nhớ máy tính này chứa nội dung độc hại chống phá Triều Tiên, đặc biệt là trực tiếp nhắm vào nhà lãnh đạo Triều Tiên, tạo nên ảnh hưởng và hậu quả rất tiêu cực.
Đến ngày 8-6, truyền thông Hàn Quốc cho biết 2 nhóm người đào thoát khỏi Triều Tiên còn tìm cách đưa gạo vào Triều Tiên bằng hình thức thả trôi các chai thủy tinh chứa gạo bên trong, nhưng không thành công do vấp phải sự phản đối của người dân địa phương.
Nhóm người này còn đe dọa sẽ thả thêm 1 triệu tờ rơi sang phía Triều Tiên trong ngày kỷ niệm chiến tranh vào cuối tháng 6.
Hành động trên đã khiến Triều Tiên nổi giận. Ngày 4-6, tờ Rodong Shimbun cho biết bà Kim Yo Jong – ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, phó trưởng ban thứ nhất Ban Mặt trận thống nhất Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) – đã có những phát ngôn cứng rắn.
Em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã chỉ trích mạnh mẽ việc nhóm người chạy trốn khỏi Triều Tiên thả tờ rơi chống phá Triều Tiên từ Hàn Quốc và nhấn mạnh nếu Seoul không có các biện pháp nghiêm khắc thì sẽ phải đối mặt với hậu quả như Khu công nghiệp Kaesong bị xóa bỏ, Văn phòng liên lạc liên Triều bị đóng cửa và Thỏa thuận quân sự liên Triều bị hủy bỏ…
Tờ The Hankyoreh của Hàn Quốc đã công bố một phân tích báo chí nhấn mạnh việc thả tờ rơi chống Triều Tiên không phải là chưa từng xảy ra, “năm ngoái 10 lần, năm nay 3 lần”, nhưng vì sao lần này Triều Tiên lại nổi giận và có phản ứng quyết liệt như vậy?
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hai vấn đề sau:
Thứ nhất, việc thả tờ rơi có nội dung chống Triều Tiên đã vi phạm Tuyên bố Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-4-2018 trong đó quy định “chấm dứt mọi hành động thù địch bao gồm cả việc rải tờ rơi”. Thứ hai, kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19.
Từ ngày 28-1, phía Triều Tiên đã khởi động cơ chế phòng dịch khẩn cấp quốc gia, đóng cửa biên giới, thực hiện phương châm phòng dịch “lưu giữ sau 10 ngày, cách nhật khử trùng 3 lần/ngày” đối với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch. Hành vi rải tờ rơi chống Triều Tiên được cho là đã “gây nhiễm độc kép” về chính trị và virus.
Theo phân tích, 2 năm sau Tuyên bố Panmunjom, sự thờ ơ của Hàn Quốc đối với vấn đề thả tờ rơi đã khiến Triều Tiên không hài lòng, cộng thêm mối đe dọa của “dịch COVID-19 xâm nhập từ bên ngoài” thông qua tờ rơi chống Triều Tiên, hậu quả mà nó có thể gây nên là rất nghiêm trọng và tất nhiên Triều Tiên phải có hành động đáp trả kiên quyết.
Trên thực tế, Bình Nhưỡng đã để cho Hàn Quốc có thời gian để giải quyết. Từ khi bà Kim Yo Yong đưa ra phát biểu cứng rắn vào ngày 4-6 đến thời điểm tuyên bố cắt đứt liên lạc, Hàn Quốc có 5 ngày để xử lý vấn đề nhưng đã phản ứng quá chậm. Điều này khiến cho Triều Tiên không hài lòng, không còn kiên nhẫn và sức chịu đựng.
Tuy nhiên, xu hướng tiếp theo sẽ diễn biến như thế nào phụ thuộc vào quyết tâm và nhu cầu của phía Triều Tiên, cũng như phản ứng mới của chính quyền Tổng thống Moon Jae In.
Nếu như vẫn chưa hiểu rõ thái độ, quyết tâm của Triều Tiên, hoặc tính đến các nhân tố chính trị nội bộ của Hàn Quốc cũng như nhân tố bên ngoài, thì hành động đáp trả và tấn công của Triều Tiên sẽ khiến cho vấn đề căng thẳng hơn, bán đảo Triều Tiên chắc chắn sẽ tiếp tục quay cuồng trong vòng xoáy bão tố.
Đương nhiên, mục đích thực chất của hai bên là cần phải giải quyết mâu thuẫn và vấn đề theo mong muốn của mình chứ không phải làm phát sinh xung đột, đối đầu.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35337-vi-sao-trieu-tien-dot-nhien-cung-ran-voi-han-quoc.html
Những cách Triều Tiên có thể tăng áp lực lên Hàn Quốc
Triều Tiên có thể điều quân đến biên giới hoặc triển khai tên lửa để tăng áp lực lên Hàn Quốc sau vụ giật sập văn phòng liên lạc chung.Sau vài tuần chỉ trích Hàn Quốc kịch liệt vì việc người đào tẩu rải truyền đơn qua biên giới, Triều Tiên hôm 16/6 kích nổ văn phòng liên lạc chung với nước láng giềng tại thành phố biên giới Kaesong. Đây được đánh giá bước khởi đầu cho những hành động khiêu khích mới của Bình Nhưỡng với Seoul trong tương lai.
Theo bình luận viên Jon Herskovitz của Bloomberg, bất chấp mâu thuẫn với Hàn Quốc, chính quyền Kim Jong-un ít có khả năng động chạm tới quân đội Mỹ, bao gồm 28.000 binh sĩ đang đồn trú ở Hàn Quốc, sở hữu hỏa lực vượt trội so với kho vũ khí bị đánh giá lạc hậu của Triều Tiên.
Bên cạnh đó, ông Kim còn được cho là phải tính toán để tránh làm Trung Quốc giận dữ, do nước này đóng vai trò quan trọng về địa chính trị và kinh tế đối với Triều Tiên.
Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn nắm trong tay một loạt phương án có thể gây sức ép lên Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người nỗ lực kêu gọi đàm phán và trao đổi kinh tế, nhưng vẫn tuân thủ những lệnh trừng phạt của Mỹ vốn đang bóp nghẹt nền kinh tế kiệt quệ của Triều Tiên.
Lựa chọn đầu tiên Bình Nhưỡng có thể tính đến là phá hủy thêm cơ sở hạ tầng. Hồi tháng 10/2019, ông Kim từng chỉ trích khu nghỉ dưỡng núi Kumgang “tồi tàn, lạc hậu”, trông giống “những chiếc lều tạm ở một khu vực thảm họa”, đồng thời đe dọa phá hủy các tòa nhà do Hàn Quốc xây tại đây rồi dựng lại theo phương pháp hiện đại hơn của Triều Tiên.
Khu nghỉ dưỡng núi Kumgang được một chi nhánh Tập đoàn Hyundai xây dựng hồi năm 1998, từng là dự án khai thác du lịch chung tấp nập giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, được ví như biểu tượng cho sự thống nhất giữa hai miền. Khu vực này bao gồm các khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm và phòng biểu diễn.
Tuy nhiên, sau 10 năm vận hành, Seoul hồi năm 2008 tuyên bố hủy các chuyến tham quan tới Kumgang sau vụ binh sĩ Triều Tiên bắn chết một du khách Hàn Quốc, người mà Bình Nhưỡng cáo buộc đã xâm phạm khu vực quân sự hạn chế.
Lãnh đạo Hàn – Triều nhất trí mở cửa lại khu nghỉ dưỡng tại hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng hồi tháng 9/2018, nhưng hơn một năm sau, ông Kim nói rằng việc coi địa điểm này như biểu tượng của mối quan hệ liên Triều là “quan niệm sai lầm”.
Bình luận viên Herskovitz nhận định phương án tiếp theo của Triều Tiên là tái triển khai quân đội đến biên giới. Chỉ vài giờ trước khi Bình Nhưỡng cho nổ tung văn phòng liên lạc chung liên Triều, quân đội nước này cho biết họ đang xem xét kế hoạch triển khai binh sĩ tới một số khu vực thuộc Khu Phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền bán đảo.
Hôm 17/6, ý định của Bình Nhưỡng trở nên rõ ràng hơn, khi phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên cho hay họ sẽ triển khai binh sĩ tới núi Kumgang và Kaesong gần biên giới, nơi Seoul và Bình Nhưỡng từng hợp tác kinh tế và binh sĩ được điều chuyển khỏi đây nhằm phục vụ những dự án này.
10 trạm gác từng được rút khỏi khu DMZ, theo thỏa thuận giữa ông Moon và ông Kim hồi năm 2018, cũng dự kiến được dựng lại. Bên cạnh đó, các đơn vị pháo binh Triều Tiên bố trí gần biên giới trên biển phía tây sẽ được củng cố, với mức độ sẵn sàng chiến đấu nâng lên cao nhất. Triều Tiên còn bắt đầu nối lại hoạt động rải truyền đơn chống Hàn Quốc qua biên giới.
Một trong những phương án khác là triển khai tên lửa. Từ hồi năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm một số mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn có khả năng vươn tới tất cả khu vực thuộc Hàn Quốc, bao gồm cả các căn cứ quân sự Mỹ.
Những tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn này nằm trong số các loại vũ khí mới được phát triển dưới thời Kim Jong-un, dễ dàng che giấu và triển khai hơn so với những mẫu cũ sử dụng nhiên liệu lỏng. Đáng chú ý là tên lửa đạn đạo KN-23, dường như là phiên bản sao chép tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga, được thiết kế để xuyên thủng các lá chắn của Mỹ trên bán đảo.
Lãnh đạo Triều Tiên được cho là có thể tăng cường thúc đẩy chương trình vũ khí tầm ngắn nhằm gây áp lực lên Seoul, ngay cả khi ông kiềm chế việc triển khai tên lửa tầm xa.
Phương án tiềm tàng rủi ro cao nhất của Triều Tiên là gây xung đột vũ trang. Tuy nhiên, họ được cho là từng chọn cách này vào một thập kỷ trước. Hồi tháng 3/2010, Triều Tiên bị nghi ngờ phóng ngư lôi vào tàu hộ vệ Cheonan của hải quân Hàn Quốc, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. 7 tháng sau, họ bất ngờ nã khoảng 200 quả đạn pháo vào đảo tiền tiêu Yeonpyeong của Hàn Quốc, làm nhà cửa bốc cháy, giết chết hai binh sĩ và hai thường dân, cùng nhiều người bị thương.
Theo giới chuyên gia, một cuộc tấn công gây ra thương vong cho phía Hàn Quốc sẽ hủy hoại lời kêu gọi nối lại quan hệ, dựa trên tình đoàn kết giữa những người “đồng bào”, mà đội ngũ của ông Moon luôn nỗ lực theo đuổi. Nếu đi quá xa, động thái này thậm chí có thể kích động chiến tranh.
Hồi năm 2018, tại Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc, hai nước trên bán đảo Triều Tiên đã cùng nhau diễu hành dưới một lá cờ chung. Họ từng nói với Ủy ban Olympic Quốc tế rằng đang xem xét việc tiếp tục cùng diễu hành, thậm chí thành lập một vài đội thi đấu chung tại Thế vận hội mùa hè ở Tokyo, Nhật Bản, dự kiến vào năm sau.
Tuy nhiên, sau khi Triều Tiên tuyên bố cắt hoàn toàn liên lạc với Hàn Quốc và giật sập văn phòng liên lạc chung, viễn cảnh này bỗng trở nên quá xa vời.
http://biendong.net/bien-dong/35344-nhung-cach-trieu-tien-co-the-tang-ap-luc-len-han-quoc.html
Hàn Quốc tuyên bố
‘không thể chịu đựng Triều Tiên thêm được nữa’
Văn phòng của Tổng thống Moon Jae-in chỉ trích mạnh mẽ em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un và cảnh báo rằng Hàn Quốc sẽ không tiếp tục chấp nhận những lời nói và hành động phi lý của Triều Tiên.Thư ký Nhà Xanh Yoon Do-han phát biểu với truyền thông rằng hành động của bà Kim là “thô lỗ và vô nghĩa.”
Vài giờ trước đó, em gái chủ tịch Kim Jong-un đã đưa ra những lời nhận xét gay gắt về những phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc về mối quan hệ liên Triều vào đầu tuần này nhân kỷ niệm 20 năm hội nghị thượng đỉnh lịch sử Seoul-Bình Nhưỡng.
Trong đó, ông Moon đã tái khẳng định cam kết sẽ luôn kiên định với những thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh 2018 với Triều Tiên và kêu gọi nhà lãnh đạo hai bên không nên đảo ngược tình hình.
Ông Yoon cho biết Tổng thống Moon muốn nhấn mạnh hai miền Triều Tiên không nên khiến tình hình hiện tại tồi tệ hơn sau hàng loạt các nỗ lực cải thiện mối quan hệ và chọn cách giải quyết các vấn đề qua liên lạc và hợp tác.
Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất kỳ lời nói và hành động phi lý nào khác của Triều Tiên có thể gây tổn hại đến sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hai bên.”
Ông cũng bày tỏ sự hối tiếc khi Triều Tiên đơn phương từ chối đề nghị của Hàn Quốc về việc cử đặc phái viên đến để giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Cũng theo ông Yoon, một loạt các động thái khiêu khích gần đây của Triều Tiên sẽ không giúp ích gì cho Triều Tiên, và họ sẽ phải “chịu hậu quả”.
Tuyên bố mạnh mẽ của ông được đưa ra ngay sau khi Nhà Xanh triệu tập một hội nghị trực tuyến khẩn cấp khác của Hội đồng An ninh Quốc gia để phân tích các tuyên bố mới của Triều Tiên
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35334-han-quoc-tuyen-bo-khong-the-chiu-dung-trieu-tien-them-duoc-nua.html
Đặc phái viên nguyên tử của Nam Hàn
đến thăm Hoa Kỳ khi căng thẳng gia tăng với Bắc Hàn
Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Năm (18/6), nhà đàm phán nguyên tử trưởng của Nam Hàn sẽ tổ chức các cuộc hội đàm với các viên chức ở Washington trong bối cảnh căng thẳng bùng nổ với Bắc Hàn sau khi Bình Nhưỡng phá hủy một văn phòng liên lạc liên Triều và đe dọa đưa ra hành động quân sự.Chuyến đi không được công bố của ông Lee Do-hoon diễn ra vài ngày sau khi Bắc Hàn phá hủy một văn phòng liên lạc chung ở Kaesong, gần biên giới Nam Hàn, và tuyên bố chấm dứt đối thoại với Nam Hàn.
Bộ Ngoại giao Seoul cho biết ông Lee dự kiến sẽ tổ chức các cuộc tham vấn với các viên chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Stephen Biegun, người dẫn đầu các cuộc đàm phán giải trừ nguyên tử với Bắc Hàn. Bộ tuyên bố rằng ông Lee và ông Biegun sẽ “đánh giá tình hình hiện tại trên bán đảo Triều Tiên và thảo luận về các phản ứng cần có”.
Truyền hình Nam Hàn cho thấy ông Lee đến phi trường quốc tế Dulles của Washington vào tối hôm thứ Tư, nơi ông từ chối bình luận với các phóng viên. Bình Nhưỡng ngày càng phớt lờ lời kêu gọi đàm phán
của Seoul, khi các nỗ lực khởi động lại các dự án kinh tế liên Triều bị đình trệ do các lệnh trừng phạt quốc tế được thiết kế để kiềm chế các chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của Bắc Hàn.
Vào hôm thứ Tư (17/6), em gái Kim Yo Jong của chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un chỉ trích Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in vì không thực hiện một thỏa thuận hòa bình năm 2018, đồng thời tuyên bố rằng ông Moon “tự đưa cổ vào thòng lọng tôi tớ ủng hộ Hoa Kỳ”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dac-phai-vien-nguyen-tu-cua-nam-han-den-tham-hoa-ky-khi-cang-thang-gia-tang-voi-bac-han/
Căng thẳng liên Triều :
Bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc từ chức
Anh VũTrong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên lên cao, lãnh đạo cơ quan đặc trách quan hệ với Bắc Tiều Tiên, bộ Thống Nhất Hàn Quốc, đã từ chức.
Đơn xin từ chức của bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, Kim Yeon-chul, đã được tổng thống Moon Jae-in chấp nhận, theo thông cáo của phủ tổng thống Hàn Quốc.
Một ngày sau khi Bắc Triều Tiên cho phá sập văn phòng liên lạc giữa hai nước đặt tại khu Kaesong (miền Bắc), ông Kim Yeon-chul, hôm 17/6, đã có đơn xin từ chức, nhận trách nhiệm về việc quan hệ liên Triều bị xuống cấp. Ông Kim Yeon-chul được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ Thống Nhất hồi tháng 3/2019.
Từ đầu tháng 6/2020, quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc đột nhiên xấu đi do Bình Nhưỡng phản ứng gay gắt với việc những người Bắc Triều Tiên đào thoát sáng Hàn Quốc thả truyền đơn trong khu vực phi quân sự hai miền. Sau khi phá hủy biểu tượng của hòa dịu giữa hai miền, Bình Nhưỡng dọa sẽ tăng cường quân dọc khu phi quân sự.
AFP, dẫn lời quan chức cao cấp của bộ Quốc Phòng Mỹ, David Helvey, hôm qua đánh giá Bắc Triều Tiên vẫn là mối « đe dọa đặc biệt » trong vùng, cần phải rất cảnh giác.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200619-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-li%C3%AAn-tri%E1%BB%81u-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-b%E1%BB%99-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c
TQ điều tiêm kích áp sát Đài Loan lần thứ 5
trong 10 ngày
Chỉ một ngày sau khi điều máy bay áp sát Đài Loan, Trung Quốc tiếp tục triển khai các tiêm kích J-10 và J-11 đến gần vùng lãnh thổ này. Hành động diễn ra 5 lần trong 10 ngày.Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ không quân Đài Loan cho hay sáng nay (18-6) máy bay quân sự Trung Quốc tiếp tục áp sát vùng lãnh thổ này. Đây là lần thứ 5 trong vòng 10 ngày Trung Quốc triển khai máy bay áp sát đảo Đài Loan.
Cụ thể, các tiêm kích J-10 và J-11 của Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan phía tây nam đảo sáng 18-6.
Sau đó, các tiêm kích của Đài Loan cảnh báo máy bay Trung Quốc phải rời đi qua radio. Các máy bay Trung Quốc sau cùng rời khỏi vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Trước đó, từ hôm 9-6, không quân Trung Quốc điều các máy bay áp sát tương tự 4 lần và lần nào cũng bị máy bay Đài Loan đuổi đi. Mới nhất, hôm qua 17-6, Trung Quốc điều tiêm kích J-10 và vận tải cơ Y-8 vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Đáng chú ý, việc máy bay quân sự Trung Quốc liên tục áp sát Đài Loan diễn ra sau khi chiếc máy bay vận tải quân sự C-40A thuộc hải quân Mỹ nhận được sự cho phép và bay vào không phận Đài Loan hôm 9-6.
Cùng ngày chiếc C-40A bay vào bầu trời Đài Loan, hàng loạt tiêm kích Su-30 của Trung Quốc xuất kích và tiến vào vùng nhận dạng phòng không của vùng lãnh thổ này.
Ngày 17-6, trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì nói Washington cần tôn trọng lập trường của Bắc Kinh về nhiều vấn đề quan trọng và ngừng can thiệp vào vấn đề Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương.
Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc không bình luận công khai về các hoạt động quân sự gần Đài Loan thời gian qua dù trước hay nói rằng các hoạt động như vậy không có gì bất thường và được thực hiện để cho thấy quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.
Trong khi đó, Đài Loan phàn nàn rằng Bắc Kinh, vốn xem Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, đã tăng cường các hoạt động quân sự gần đây để dọa dẫm vùng lãnh thổ này trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực đối phó đại dịch COVID-19.
http://biendong.net/bien-dong/35346-tq-dieu-tiem-kich-ap-sat-dai-loan-lan-thu-5-trong-10-ngay.html
Đài Loan mở văn phòng
trợ giúp người ‘tị nạn’ Hồng Kông
Băng ThanhHội đồng các vấn đề về đại lục ở Đài Loan (MAC) vào hôm 18/6 cho biết, hội đồng sẽ sớm mở một văn phòng trợ giúp người “tị nạn” Hồng Kông đến Đài Loan.
Thuật ngữ “tị nạn” được đặt ra bởi công ước về người tị nạn năm 1951, nhằm chỉ những cá nhân không thể hoặc không muốn trở về quê hương do họ chịu “một nỗi sợ hãi có căn cứ về việc bị bức hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể, hoặc quan điểm chính trị”.
Theo tờ Taiwan News, tại một cuộc họp báo hôm 18/6, ông Chen Ming-tong, Bộ trưởng Hội đồng các vấn đề về đại lục ở Đài Loan cho biết, văn phòng trợ giúp người Hồng Kông tại Đài Loan sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1/7, với nhiệm vụ là giúp các chuyên gia, các nhà đầu tư và doanh nhân ở Hồng Kông, cũng như những người đã tham gia vào phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông có được cư trú tại Đài Loan.
Theo ông Chen, văn phòng sẽ hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận ở Đài Loan để mở rộng sự hỗ trợ cho người biểu tình Hồng Kông đến Đài Loan như hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc làm và giáo dục. Tuy nhiên, ông Chen nhấn mạnh, chính phủ Đài Loan sẽ hỗ trợ cho người Hồng Kông khi họ vào Đài Loan theo con đường hợp pháp.
Ngoài ra, ông Chen cho biết, chính phủ Đài Loan đang xem xét thay đổi các chính sách có liên quan để thu hút các công nhân lành nghề và sinh viên ở Hồng Kông đến Đài Loan.
Kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ quy mô lớn nổ ra ở Hồng Kông vào tháng 6/2019, đã có một lượng người Hồng Kông tìm kiếm cư trú tại Đài Loan. Tuy nhiên, ông Chen từ chối tiết lộ hiện có bao nhiêu người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã nhận được quyền cư trú tại Đài Loan kể từ năm 2019.
“Đối với những người biểu tình từng bị bắt ở Hồng Kông, vào thời điểm hiện tại, nếu bạn đến Đài Loan, bạn sẽ thấy thiên đường. Nếu không, bạn sẽ thấy không có lối thoát”, Andy, một người Hồng Kông 22 tuổi nói với HKFP, trang web có trụ sở tại Hồng Kông.
HKFP dẫn lời Alvin Chang, phát ngôn viên của Hiệp hội Thanh niên Dân chủ Đài Loan cho biết: “Trước đây, rất ít người Đài Loan quan tâm đến Hồng Kông. Mãi cho đến khi có tin tức về cuộc biểu tình rất lớn phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông vào ngày 12/6, người Đài Loan mới nhận ra….Chúng tôi có một kẻ thù chung”.
“Hồng Kông và Đài Loan đang ở trên một chiếc thuyền. Không phải Đài Loan ủng hộ Hồng Kông mà là Hồng Kông đang che chắn cho Đài Loan”, Josh, sinh viên đại học Đài Loan năm thứ tư nói.
Josh hiện đang làm thiện nguyện viên tại một nhà thờ ở Đài Loan, nơi thu nhận sự hỗ trợ từ các vùng khác nhau ở Đài Loan để chuyển đến người biểu tình ở Hồng Kông.
Josh hiện đang lo lắng cho tình trạng của một số người Hồng Kông sang Đài Loan nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ. “Những thách thức thực sự bắt đầu sau khi họ trốn sang Đài Loan một cách an toàn. Vấn đề trong việc tìm kiếm việc làm, đi học hoặc đảm bào an ninh”, Josh cho biết.
Giống như nhiều người Đài Loan khác, Josh coi số phận của Hồng Kông và Đài Loan có liên quan mật thiết với nhau.
“Hồng Kông và Đài Loan có cùng một người hàng xóm áp bức là Trung Quốc, kẻ đang tiếp tục sử dụng chính trị để kìm hãm luật pháp và tự do, nhưng vẫn muốn thuyết phục và lừa dối người khác….Tôi ghét nó”, anh nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-mo-van-phong-tro-giup-nguoi-ti-nan-hong-kong.html
Chủ cửa hàng Hong Kong từ chối lời kêu gọi loại bỏ
bức tượng kỷ niệm cuộc biểu tình chống chính phủ
Tin từ Hong Kong – Chủ một cửa hàng quần áo trẻ em ở Hồng Kông đã từ chối yêu cầu của chủ nhà về việc gỡ bỏ một bức tượng kỷ niệm các cuộc biểu tình chống chính phủ. Ông Herbert Chow (56 tuổi), chủ nhân tiệm quần áo Chickeeduck, cho biết ông muốn giáo dục cho trẻ em về dân chủ và khẳng định ông không vi phạm hợp đồng thuê nhà.Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bắt đầu từ một năm trước và nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Bức tượng màu trắng với kích thước như người thật là hình ảnh mô phỏng một người biểu tình đang đội mũ bảo hiểm, mặt nạ phòng độc và kính bảo hộ; trên tay cầm một cây dù và một lá cờ đen in chữ ‘Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại!’ Tiệm quần áo Chickeeduck của ông Chow có 13 cửa hàng trên khắp Hong Kong.
Ông Chow dự kiến sẽ gặp chủ nhà vào thứ Sáu tới đây (19 tháng 6) nhằm thảo luận về bức tượng đang được đặt tại một trong các cửa hàng của ông. Ông bày tỏ hy vọng sẽ gia hạn hợp đồng thuê nhà, vốn sẽ hết hạn vào tháng này.
Trả lời phỏng vấn với Reuters, ông Chow cho biết ‘Cuộc cách mạng mà Hong Kong cần bây giờ là cuộc đấu tranh bền bỉ cho quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do thể hiện và sáng tạo, và không phải chịu đựng bất cứ điều gì mà cá nhân cho là bất công’. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chu-cua-hang-hong-kong-tu-choi-loi-keu-goi-loai-bo-buc-tuong-ky-niem-cuoc-bieu-tinh-chong-chinh-phu/
Tỷ phú Hồng Kông chống Bắc Kinh:
Sẵn sàng đi tù, chiến đấu để đền đáp mảnh đất tự do
Hương Thảo“Bất cứ điều gì chúng tôi viết ra… đều có thể bị quy là lật đổ, là nổi loạn”, dù vậy, ông trùm truyền thông, tỷ phú Jimmy Lai nói rằng ông không hối tiếc.
Ông trùm truyền thông, tỷ phú Hồng Kông Jimmy Lai biết rằng sự ủng hộ của ông đối với các cuộc biểu tình đòi dân chủ, có thể sớm đưa ông ra sau song sắt. Nhưng người tự hào mô tả mình là “kẻ gây rối”, cho biết ông không hối tiếc, theo AFP ngày 16/6.
“Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đi tù”, người đàn ông 72 tuổi nói với AFP từ văn phòng Next Digital, tập đoàn truyền thông dân chủ lớn nhất và sôi động nhất Hồng Kông. “Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ có cơ hội đọc những cuốn sách mà tôi chưa đọc. Điều duy nhất tôi có thể làm là suy nghĩ tích cực”.
Rất ít người Hồng Kông hứng chịu sự chỉ trích tàn nhẫn và cay đắng từ Bắc Kinh như ông Jimmy Lai. Đối với nhiều cư dân của thành phố bán tự trị, ông Lai là một anh hùng bất đắc dĩ, ông chủ một tờ báo châm biếm và ông trùm duy nhất sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh.
Nhưng đối với truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông là một kẻ phản bội, một “bàn tay đen” lớn đứng sau những cuộc biểu tình dân chủ khổng lồ ở Hồng Kông năm ngoái, và là người đứng đầu nhóm “Tứ Nhân Bang” (hay Bè lũ bốn tên) mới với “âm mưu phá hoại đất nước”.
Global Times của ĐCSTQ mô tả ông Lai là một thành viên trong nhóm “Tứ Nhân Bang” mới. (“Tứ Nhân Bang” gồm: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, là nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị cho là cấu kết với nhau lộng quyền và để sát hại những đảng viên không theo phe cánh từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó bị bắt và xét xử năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông mất. “Bè lũ bốn tên” là những thành viên hoạt động tích cực nhất trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc).
Trong nhiều năm, một nhóm bí ẩn những người tự mô tả mình là “ái quốc”, đã chọn ông làm điểm tựa của mình.
Trong khi AFP phỏng vấn ông, có một người đàn ông đỗ chiếc xe tải bên ngoài văn phòng của Lai với màn hình số, phát đi thông tin về những thuyết âm mưu và đồn đại rằng ông là một con rối của Hoa Kỳ.
Tỷ phú Lai cho biết ông đã học được cách ứng xử với những tin đồn như vậy bằng tiếng cười. “Họ có nói gì thì tôi cũng không để tâm, vì họ có thể nói bất cứ điều gì họ thích. Dù vậy, chiếc xe van này là một chiếc mới”, ông nói, cười khúc khích.
Cảm thấy đúng thì làm
Câu chuyện cuộc đời tỷ phú Lai là điển hình của nhiều cuộc hành trình từ-giẻ-rách-lên-nhà-giàu của các ông trùm Hồng Kông. Ông được sinh ra ở Trung Quốc đại lục, tỉnh Quảng Đông trong một gia đình giàu có, nhưng đã mất tất cả khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949. Trốn sang Hồng Kông khi mới 12 tuổi, cậu bé Lai đã lao động cật lực, tự học tiếng Anh và cuối cùng thành lập đế chế quần áo Giordano cực kỳ thành công.
Nhưng con đường của ông đã tách khỏi ngành thời trang vào năm 1989, khi ĐCSTQ mang xe tăng đến quảng trường Thiên An Môn để đè bẹp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của sinh viên Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông đã sáng lập nhà xuất bản đầu tiên của mình ngay sau đó và các cột báo viết thường xuyên chỉ trích các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ.
Khi ĐCSTQ bắt đầu đóng cửa các cửa hàng quần áo của ông tại Trung Quốc đại lục, Lai đã bán hết Giordano và đầu tư tiền vào một tờ báo lá cải.
Khi được hỏi tại sao ông không giữ im lặng và tận hưởng sự giàu có của mình như những ông trùm khác ở Hồng Kông, tỷ phú Lai mỉm cười. “Chỉ là hoàn cảnh đưa đẩy, nhưng tôi cảm thấy đúng khi làm điều đó”, ông nói.
“Có lẽ tôi là một kẻ nổi loạn bẩm sinh, có lẽ tôi là người cần rất nhiều ý nghĩa để sống cuộc sống của mình ngoài tiền bạc”.
Chiến đấu để trả ơn mảnh đất tự do đã cho ông tất cả
Tỷ phú Lai sử dụng tiếng cười để hạ thấp những rủi ro mà ông phải đối mặt. Nhưng ông đang tự đặt mình vào tầm ngắm của Bắc Kinh. Ông hiện đang bị truy tố cùng với 14 nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng khác của Hồng Kông vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình hồi năm ngoái, với tội danh có thể bị kết án lên đến năm năm tù.
Ông từ chối thảo luận về vụ việc, vì lý do pháp lý, nhưng nói rằng ông không hối hận về việc tham dự và ủng hộ các cuộc biểu tình trong những năm qua.
“Tôi là một kẻ gây rối. Tôi đến nơi đây [Hồng Kông] với hai bàn tay trắng, và sự tự do của mảnh đất này đã cho tôi tất cả. Có lẽ giờ là lúc mà tôi cần phải đền đáp cho nền tự do đó bằng cách chiến đấu vì nó”.
Mối đe dọa mới nhất là kế hoạch của Bắc Kinh nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với thành phố, điều này sẽ đặt ra ngoài vòng pháp luật những gì ĐCSTQ buộc tội là hoạt động “lật đổ, ly khai, khủng bố và ảnh hưởng từ nước ngoài”.
Các cáo buộc tỷ phú Lai thông đồng với thế lực nước ngoài đã trở nên quá tải trên truyền thông nhà nước Trung Quốc vào năm ngoái, khi ông có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Phó Tổng thống Mike Pence.
Tỷ phú Lai mô tả luật an ninh là “một hồi chuông báo tử cho Hồng Kông”. “Nó sẽ thay thế hoặc phá hủy nền pháp trị và hủy hoại tình trạng trung tâm tài chính quốc tế của chúng tôi”, ông nói.
Ông cũng lo sợ cho các nhà báo của mình: “Bất cứ điều gì chúng tôi viết, bất cứ điều gì chúng ta nói đều có thể bị quy là lật đổ, là nổi loạn”.
“ĐCSTQ cần tạo ra những kẻ thù bên ngoài”
Hai tờ báo chính của ông – tờ báo Apple Daily và tạp chí Next Digital, nền tảng truyền thông ủng hộ dân chủ Hồng Kông, chỉ chiếm thiểu số trong một thành phố mà các đối thủ thân Bắc Kinh hoặc truyền thông thận trọng chiếm đa số, là một sự cạnh tranh đầy bất công.
Trang hàng ngày của Apple Daily tràn đầy những khẩu hiệu, phim hoạt hình và linh vật dân chủ. Hai ấn phẩm của ông hầu như không bán được quảng cáo trong nhiều năm do các thương hiệu lo sợ sự phẫn nộ của Bắc Kinh. Tỷ phú Lai đã phải bù lỗ bằng tiền mặt của mình. Nhưng đổi lại chúng rất nổi tiếng và được công chúng hâm mộ, cung cấp một hỗn hợp các tin tức về những người nổi tiếng, các vụ bê bối tình dục và các cuộc điều tra chân thực như một loạt bài gần đây về bất động sản của một số sĩ quan cảnh sát cấp cao vi phạm luật xây dựng. Ông cũng xuất bản một phiên bản tờ Apple cho Đài Loan, nơi chỉ trích Bắc Kinh.
Trung Quốc đang ở điểm yếu nhất trong nhiều thập kỷ dưới thời Tập Cận Bình. Nền kinh tế một thời bùng nổ của nó bị đe dọa bởi virus Vũ Hán, cuộc chiến thương mại với Washington và mối lo ngại quốc tế gia tăng về tham vọng của ĐCSTQ, theo tỷ phú Lai.
“Trung Cộng, khi nó gặp khủng hoảng trong nội bộ, nó cần tạo ra những kẻ thù bên ngoài để đoàn kết nhân dân”, ông nói.
“Do vậy, ông ta [Tập Cận Bình] đột nhiên trở nên rất hung hăng và hiếu chiến với Đài Loan và đang áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông”.
Điều đó khiến Hồng Kông rơi vào tình thế bấp bênh. Nhưng Lai cho biết ông không có kế hoạch rời khỏi thành phố, hoặc “tự kiểm duyệt quan điểm của chính mình”.
“Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là vững tâm, không để mất tinh thần và hy vọng”, ông nói.
“Và hãy nghĩ rằng những gì đúng đắn cuối cùng sẽ chiến thắng”.
Theo Jerome Taylor, AFP
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/ty-phu-hong-kong-chong-bac-kinh-san-sang-di-tu-chien-dau-de-den-dap-manh-dat-tu-do.html
Trung Quốc: Một số dự án Vành đai Con đường
’bị ảnh hưởng nghiêm trọng’ bởi đại dịch
Khoảng 20% các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc (BRI) để liên kết châu Á, châu Âu và xa hơn nữa đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch virus corona, một quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu 19/6.Theo Reuters, một khảo sát của Bộ này cho biết khoảng 40% các dự án đã bị ảnh hưởng chút ít, và 30-40% dự án đã bị ảnh hưởng phần nào, Wang Xiaolong, Tổng giám đốc Vụ Kinh tế Quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh.
‘Vành đai, Con đường’: Thêm ủng hộ, chưa hết nghi ngờ
TQ sẽ để Vành đai Con đường lặng lẽ chết?
Lãnh đạo VN và Diễn đàn BRF ở Bắc Kinh
Ông Wang Xiaolong nói khoảng 20% các dự án đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng ông Wang không cung cấp bất kỳ chi tiết nào thêm.
“Kết quả từ cuộc khảo sát tốt hơn mong đợi và mặc dù một số dự án đã bị trì hoãn, Trung Quốc được biết không có dự án lớn nào bị hủy bỏ,” ông nói thêm.
Hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án BRI như đường sắt, cảng, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác. Theo cơ sở dữ liệu của Refinitiv, hơn 2.600 dự án với chi phí 3,7 nghìn tỷ đôla được liên kết với sáng kiến này.
Hạn chế về việc đi lại và lưu chuyển hàng hóa qua biên giới, cũng như các biện pháp ở cấp địa phương để ngăn chặn dịch Covid-19 là những lý do chính tác động tới các dự án, ông Wang nói.
“Khi tình hình được cải thiện, chúng tôi tin tưởng rằng các dự án sẽ được tái khởi động và việc thực hiện chúng sẽ được tăng tốc,” ông này nói.
Thách thức của đại dịch đối với các dự án BRI xảy ra sau khi dự án này vấp phải phản đối vào năm 2018, khi các quan chức ở Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và các nước khác chỉ trích các dự án ở đó là tốn kém và không cần thiết.
Trung Quốc đã thu hẹp một số dự án sau khi một số quốc gia tìm cách xem xét lại, hủy bỏ hoặc giảm bớt các cam kết, viện dẫn những lo ngại về chi phí, vấn đề chủ quyền và tình trạng tham nhũng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53103675
Thung lũng Galwan:
Trung Quốc bác bỏ chuyện bắt giữ binh sỹ Ấn Độ
Trung Quốc phủ nhận đã bắt giữ binh sỹ Ấn Độ trong vụ đụng độ chết người giữa hai nước hôm thứ Hai, sau khi truyền thông đưa tin ngày thứ Năm rằng 10 binh sỹ Ấn Độ đã được thả.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói hôm thứ Sáu 19/6 rằng Trung Quốc “không bắt giữ binh sỹ Ấn Độ nào”.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin một trung tá và ba thiếu tá nằm trong số binh sỹ bị Trung Quốc giữ.
Chính phủ Ấn Độ chỉ nói rằng không có binh sỹ nào bị mất tích.
Đụng độ đường biên Trung-Ấn, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ bị giết
Thung lũng Galwan: Ấn Độ bác bỏ tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc
Các nguồn tin trái ngược nhau tiếp tục gây khó hiểu về chuyện gì đã thực sự xảy ra hôm thứ Hai ở Thung lũng Galwan, vùng biên giới có tranh chấp.
Ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ đụng độ, diễn ra không có súng đạn vì một thỏa thuận hồi 1996 cấm hai bên sử dụng súng và chất nổ tại khu vực này.
Ít nhất 76 binh sỹ Ấn Độ đã bị thương.
Phía Trung Quốc chưa đưa ra thông tin nào về con số thương vong, mặc dù Ấn Độ nói cả hai bên đều có mất mát.
Hai quốc gia đều cáo buộc nước kia đã vượt qua đường biên giới được xác định không rõ ràng và khiêu khích dẫn đến đụng độ.
Shiv Aroor, biên tập viên của tờ India Today, viết trên Twitter hôm thứ Năm một số chi tiết mà theo ông là chuyện binh sỹ Ấn Độ được Trung Quốc thả. Ông nói việc trao trả binh sỹ là một điểm quan trọng trong đàm phán giữa hai bên vào thứ Tư.
Trong một thông cáo phủ nhận Trung Quốc đã giữ binh sỹ Ấn Độ, ông Triệu, người phát ngôn Trung Quốc, nói “việc đúng sai là rất rõ ràng và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Ấn Độ”.
Ông nói hai bên đã có liên hệ qua các kênh ngoại giao và quân sự.
“Chúng tôi hy vọng Ấn Độ có thể làm việc với Trung Quốc để duy trì sự phát triển quan hệ song phương lâu dài,” ông nói thêm.
Các nguồn tin mâu thuẫn được đưa ra sau khi xuất hiện hình ảnh hôm thứ Năm, được cho là vũ khí thô sơ được dùng trong cuộc đụng độ.
Bức ảnh cho thấy các thanh sắt có hàn đinh bọc quanh được một quan chức quân sự Ấn Độ ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc gửi đến BBC. Người này nói đây là vũ khí quân Trung Quốc đã sử dụng.
Nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đưa hình ảnh này lên Twitter, đã mô tả việc sử dụng các vũ khí như vậy là “man rợ”.
Việc không có đụng độ bằng súng bắt nguồn từ thỏa thuận năm 1996 giữa hai bên rằng súng và chất nổ bị cấm tại đường biên giới tranh chấp, để ngăn leo thang xung đột.
Hình ảnh này được chia sẻ rộng rãi trên Twitter ở Ấn Độ, làm nhiều người dùng mạng xã hội hết sức phẫn nộ. Cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc đều không bình luận.
Truyền thông đưa tin hai bên xung đột trên dãy núi ở độ cao gần 4300 mét với vách núi dựng đứng, và một số binh sỹ đã rơi xuống dòng sông Galwan chảy xiết trong nhiệt độ âm.
Hôm thứ Tư, Bắc Kinh đã trích dẫn một tuyên bố quân đội nói rằng Trung Quốc “sở hữu chủ quyền đối với khu vực Thung lũng Galwan”. Ấn Độ bác bỏ tuyên bố này và nói nó “được phóng đại và vô lý”.
Người dân cả hai nước đều biểu tình phản đối vụ đụng độ ở vùng Himalaya có tranh chấp, trong lúc quan chức hai bên phát biểu thận trọng hơn và hướng tới một giải pháp ngoại giao.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết các ngoại trưởng của cả hai nước đã có cuộc trao đổi qua điện thoại về những diễn biến và “đồng ý rằng tình hình chung nên được xử lý một cách có trách nhiệm”.
“Đưa ra những tuyên bố cường điệu và không có cơ sở là trái với cách hiểu này”, ông Srivastava được trích dẫn bởi hãng thông tấn PTI của Ấn Độ.
Vì sao không dùng súng đạn?
Thung lũng sông Galwan ở Ladakh, với khí hậu khắc nghiệt và địa hình vùng cao, nằm dọc theo khu vực phía tây của Đường Kiểm soát Thực tế và gần Aksai Chin, khu vực tranh chấp do Ấn Độ tuyên bố chủ quyền nhưng do Trung Quốc kiểm soát.
Tin cho hay bính lính đụng độ trên các rặng núi ở độ cao gần 4.267 mét dọc theo địa hình dốc với một số binh sĩ thậm chí rơi xuống dòng sông Galwan chảy xiết, dài 80km trong điều kiện nhiệt độ âm.
Đây không phải là lần đầu tiên hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân đụng độ mà không có vũ khí thông thường ở biên giới.
Ấn Độ và Trung Quốc có lịch sử tranh chấp và tuyên bố lãnh thổ chồng chéo dọc theo hơn 3,440 km tại Đường Kiểm soát Thực tế.
Vụ nổ súng cuối cùng ở biên giới xảy ra vào năm 1975 khi bốn binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng tại một đèo ở bang Arunachal Pradesh, phía đông bắc.
Cuộc đụng độ được các nhà ngoại giao trước đây mô tả như một cuộc phục kích và cũng có người nói đó là một tai nạn.
Nhưng kể từ đó hai phía không bắn một viên đạn nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53108578
Xung đột Trung-Ấn:
Bắc Kinh không báo cáo thương vong,
có thể do không được Tập Cận Bình chấp thuận
Vũ DươngSCMP trích lời nhân sĩ có quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc cho hay, con số thương vong phải được sự phê chuẩn của Chủ tịch Quân ủy Trung ương mới được công bố.
Cuộc xung đột Trung-Ấn xảy ra trong đầu tuần này đã khiến hàng chục binh sĩ hai bên thiệt mạng, nhưng Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đến nay vẫn không chịu tiết lộ con số thương vong cụ thể.
Theo nguồn tin từ trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông ngày 17/6 cho hay, một nhân sĩ thạo tin có quan hệt mật thiết với phía quân đội Trung Quốc tiết lộ với kênh truyền thông này rằng, chính phủ Trung Quốc “đặc biệt nhạy cảm” với con số thương vong trong quân đội, trước khi công bố đều cần phải có được sự phê chuẩn của Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình.
SCMP cũng trích lời người này cho biết Bắc Kinh lo lắng về động thái của Hoa Kỳ đối với trận xung đột này. Do gần thời điểm đó, quan chức ngoại giao hàng đầu ĐCSTQ Dương Khiết Trì có các cuộc hội đàm quan trọng với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liên quan đến mối quan hệ Mỹ-Trung.
Nhân sĩ thạo tin này thừa nhận rằng “Trung Quốc đương nhiên hy vọng” sẽ làm dịu tình hình trong cuộc gặp mặt giữa ông Dương Khiết Trì với ngoại trưởng Mỹ.
Một nhân sĩ khác có mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc cho biết, bên phía Bắc Kinh đặc biệt thận trọng, vì cuộc xung đột lần này diễn ra ở thung lũng Galwan, nơi đây cũng là một trong những chiến trường quan trọng của cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Trận chiến đó khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
“Giống như Ấn Độ, tình cảm chủ nghĩa dân tộc của người dân Trung Quốc cũng đang leo thang, và một số trang truyền thông xã hội thuộc bộ ngành chính trị quân sự thề rằng sẽ bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc bằng mọi cách”, nhân sĩ này cho hay.
Giáo sư Vương Đức Hoa (Wang Dehua), giám đốc Viện nghiên cứu Nam Á và Trung Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế Thượng Hải và là chuyên gia về các vấn đề Ấn Độ, cho rằng tranh chấp biên giới Trung-Ấn cũng đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Ấn Độ-Pakistan, quan hệ Trung Quốc-Pakistan và chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ vốn không muốn tham chiến với Ấn Độ, tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng quân đội ĐCSTQ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất.
Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia về quan hệ quốc tế Ấn Độ, đã chỉ ra rằng cuộc xung đột hôm thứ Hai sẽ làm sâu sắc thêm sự ngờ vực giữa hai nước. Ông nói rằng sau hành động “cướp đất” và khoe khoang vũ lực của ĐCSTQ rất nguy hiểm đối với sự ổn định của khu vực.
Ngày 15/6, tại biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã phát sinh cuộc xung đột đẫm máu lớn nhất trong hơn 40 năm qua. Ấn Độ tuyên bố bên phía mình đã có 20 binh sĩ đã bị thiệt mạng, nhưng ĐCSTQ lại giữ im lặng về mức độ tổn thất bên mình.
Theo báo cáo trên phương tiện truyền thông Ấn Độ, tổng số thương vong bên phía quân đội Trung Quốc là từ 35 đến 43, nhưng cả quân đội ĐCSTQ và Bộ Ngoại giao đều không đề cập đến con số thương vong cụ thể. Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ đến nay vẫn tránh đề cập tới vấn đề này và người phát ngôn Triệu Lập Kiên hôm thứ Tư (17/6) chỉ tuyên bố hời hợt rằng cả Trung Quốc và Ấn Độ đều “gắng sức giải quyết chia rẽ thông qua đối thoại”.
Theo Li Jiaxin, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/xung-dot-trung-an-bac-kinh-khong-bao-cao-thuong-vong-co-the-do-khong-duoc-tap-can-binh-chap-thuan.html
Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ thay thế… chủ nghĩa Mác?
Hôm 15/6, tờ Học tập – một ấn phẩm chính thức của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc- đăng tràn trang nhất một bài báo quan trọng có đầu đề: “Đưa Tư tưởng Tập Cận Bình trở thành chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21.”Thật là một sự sùng bái lãnh tụ quá đáng chưa từng có từ trước đến nay. Vậy là sắp tới đây các đảng chính trị nào, các quốc gia, dân tộc nào còn tin theo chủ nghĩa Mác chắc chắn sẽ phải chuyển sang tôn thờ… chủ nghĩa Tập, theo hướng mà báo Học tập kêu gọi.
Người viết bài báo này là ông vua nịnh Hà Nghị Đình. Tác giả không chỉ tìm cách lấy lòng Tập hay cố tình chơi chữ, mà thể hiện rõ tham vọng chính trị ở Đại hội tới. Ông Hà là phó giám đốc điều hành Trường Đảng Trung ương, nhân vật thân cận của Tập Cận Bình. Các học giả Trung Quốc cho rằng, ông này có vai trò đặc biệt trong việc biên soạn lý thuyết chính trị cho ông Tập. Nhiều vấn đề trong lý thuyết chính trị đã được đưa vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 vào năm 2017.
Biến chủ nghĩa Tập thành chủ nghĩa Mác tức là đã vô tình bỏ quên, phủ định chủ nghĩa Mao. Tư tưởng Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ đây sẽ lu mờ trước lịch sử Trung Hoa. Không tiếc lời ngợi ca, vua nịnh Hà Nghị Đình lập luận: chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Hoa ngày nay đã viết nên “chương tuyệt vời nhất của chủ nghĩa xã hội thế giới trong 500 năm qua”. Về bước phát triển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, ông viết rằng “hai hệ tư tưởng, hai học thuyết và hai hệ thống của thế giới đang trải qua những biến đổi sâu sắc có lợi cho chủ nghĩa xã hội”.
Ở Trung Quốc trước mỗi kỳ đại hội Đảng, có một quy tắc không chính thức là “thất thượng, bát hạ”.Có nghĩa là “bảy lên, tám xuống”. Cụ thể là, những người ở độ tuổi 67 trở xuống được ở lại nắm các vị trí quan trọng, nhưng yêu cầu những người từ 68 tuổi trở lên phải nghỉ hưu. Theo đó, Tập Cận Bình sẽ sang tuổi 68 tuổi vào năm 2021. Theo quy tắc “thất thượng, bát hạ”, ông sẽ không được tái cử vị trí chủ tịch nước tại đại hội Đảng tiếp theo vào năm 2022.
Trước đó, vào tháng 3/2018, Tập Cận Bình đã tỏ ra mưu lược khi cho sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ 5năm đối với chức chủ tịch nước. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương tại thị trấn nghỉ mát Bắc Đới Hà vào mùa hè này có khả năng gây nguy hiểm: có thể Tập sẽ không nhận được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo lão thành trong Đảng.
Trong hoàn cảnh đó, nếu hệ tư tưởng của Tập Cận Bình được nâng lên thành “hệ tư tưởng chỉ đạo của thế kỷ 21” và được ghi vào Điều lệ Đảng tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 vào năm 2022, thì số phận chính trị của Tập sẽ thay đổi. Người phát triển hệ tư tưởngcó thể trở thành chủ tịch nước trọn đời.
Thế nhưng cuộc đấu chính trị ở Trung Nam Hải vốn không đơn giản. Sự cố chính trị gần đây ở Trùng Khánh khiến cho tình hình bất ổn.Trong một thông báo hôm14/6, các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc cho biết, ông Đặng Khôi Lâm, Phó thị trưởng Trùng Khánh và là giám đốc Công an thành phố, đang bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng” kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước.Không chỉ có ông Khôi, nhiều quan chức công an cấp cao ở Trùng Khánh đã bị kiểm điểm và xử lí kỉ luật.
Trong quá khứ nhiều quan chức ở Trùng Khánh đang ở thế thượng phong bỗng bị rớt đài. Tiêu biểu có Bạc Hi Lai – đối thủ đầy tham vọng của Tập Cận Bình, Văn Cường, Vương Lập Quân, Tôn Chính Tài, v.v..
Đặc biệt, trong khoảng chục năm qua, các giám đốc công an Trùng Khánh luôn bị cuốn vào các vụ bê bối liên quan đến các quan chức hàng đầu. Và khi giám đốc công an thành phố bị thanh trừng thì bí thư thành uỷ chắc chắn sẽ liên đới.
Vì sao Tập Cận Bình cần phải hạ bệ vị các vị quan chức Trùng Khánh?Lí do là: ông ta đang ở trong một tình huống khó khăn khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề chính trị đối nội, kinh tế và ngoại giao. Các cuộc điều tra thanh trừng nội bộ là một động thái phủ đầu để đề phòng các phe phái đối thủ tấn công. Mà Trùng Khánh vốn là nơi Bạc Hi Lai gieo mầm “phản loạn”, cho nên Tập phải đánh rắn giập đầu.
Thế là đã rõ. Chế độ đảng độc quyền của Tập không hề vững chắc và ổn định như cáivẻ bên ngoài của nó. Mây đen vẫn đang che phủ bầu trời Bắc Kinh. Thỉnh thoảng bỗng xuất hiện những tia chớp xanh lè theo kiểu tư tưởng Tập thay tư tưởng Mác. Dân chúng đông đảo Trung Quốc đã quá rõ trò biến thái chính trị ở cơ quan đầu não của Đảng. Những cơn bão lớn đang chờ ngoài xa.
http://biendong.net/dam-luan/35361-tu-tuong-tap-can-binh-se-thay-the-chu-nghia-mac.html
Trung Cộng cho biết
nhà ngoại giao Dương Khiết Trì tổ chức cuộc hội đàm
mang tính xây dựng với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ Năm (18/6), Trung Cộng cho biết nhà ngoại giao hàng đầu của họ, Dương Khiết Trì, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tổ chức các cuộc thảo luận mang tính xây dựng trong cuộc gặp của họ ở Hawaii, và hai bên đã đồng ý tiếp tục liên lạc.Nhân Dân nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Cộng, cho biết cả hai bên nêu rõ đầy đủ các quan điểm tương ứng của họ và đồng ý hành động để thực hiện sự đồng thuận đạt được bởi Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và Tổng thống Trump. Bài báo này không nêu chi tiết về các vấn đề cụ thể được thảo luận trong cuộc họp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-cho-biet-nha-ngoai-giao-duong-khiet-tri-to-chuc-cuoc-hoi-dam-mang-tinh-xay-dung-voi-ngoai-truong-hoa-ky/
Sau cuộc họp Mỹ-Trung, Trung Quốc lập tức
xúc tiến luật an ninh Hồng Kông
Quý KhảiSau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì gặp nhau và hội đàm hôm 17/6 tại Hawaii, hai bên đã đưa ra những tuyên bố khác nhau về nội dung cuộc họp.
Chỉ vài giờ sau cuộc họp, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc – cơ quan lập pháp nước này – đã xúc tiến việc soạn thảo luật an ninh quốc gia gây tranh cãi đối với Hồng Kông đã được thông qua hồi cuối tháng 5, bất chấp sự lên án từ Mỹ và các quốc gia khác, bao gồm các nước G-7, khi họ nêu lên mối quan ngại một bộ luật như vậy sẽ làm suy yếu quyền tự trị và tự do của đặc khu này, theo The Epoch Times.
Cuộc họp hai bên
Hai ông Pompeo và Dương đã có cuộc thảo luận kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ tại Honolulu hôm 17/6, theo Reuters.
Dương là Ủy viên Bộ Chính trị, một cơ quan gồm 25 thành viên chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương. Ông Dương còn là Ủy viên Quốc vụ đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, và là quan chức cấp cao thứ hai về các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao – hai lãnh thổ từng là thuộc địa cũ của châu Âu nhưng đã được trao trả lại cho Trung Quốc lần lượt vào năm 1997 và 1999.
Theo sau cuộc họp, hôm 18/6, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một tuyên bố ngắn gọn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Morgan Ortagus. Trích tuyên bố:
“Ngoại trưởng Pompeo đã nhấn mạnh các lợi ích quan trọng của Mỹ và sự cần thiết phải có các thỏa thuận song phương đầy đủ giữa hai nước trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và quan hệ ngoại giao. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự chia sẻ thông tin và minh bạch đầy đủ để chống lại đại dịch COVID-19 đang diễn ra và ngăn chặn những vụ bùng phát trong tương lai”.
Cùng lúc, chính quyền Trung Quốc, thông qua một tuyên bố phát trên Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận chính phủ – tuyên bố rằng ông Pompeo và ông Dương đã chia sẻ quan điểm về mối quan hệ Mỹ-Trung.
“Cả hai bên đều coi cuộc gặp gỡ này là một cuộc đối thoại mang tính xây dựng”, tuyên bố có đoạn. “Hai bên đồng ý triển khai những điểm đồng thuận của người đứng đầu hai nước. Cả hai bên đồng ý trao đổi và duy trì liên lạc”.
Tân Hoa Xã sau đó đã công bố một thông báo ngắn từ Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Triệu chỉ đề cập đến những tuyên bố một chiều của ông Dương trong trao đổi với ông Pompeo về các vấn đề Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương, nhưng không đề cập đến những phát ngôn từ phía Hoa Kỳ.
Tuyên bố này nhấn mạnh lập trường cứng rắn của ĐCSTQ về Đài Loan và Hồng Kông. Cụ thể là việc Trung Quốc duy trì tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực này. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù đây là một hòn đảo dân chủ và tự trị.
Theo ông Triệu, ông Dương đã nói với ông Pompeo rằng “quyết tâm của Trung Quốc trong việc xúc tiến luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông là không đổi. … Trung Quốc kiên quyết phản đối những ngôn luận và hành động từ phía Mỹ, vốn là sự can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông”.
Mỹ trước đó đã đưa ra các tuyên bố lên án Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông. Đáp trả dự thảo luật an ninh của Bắc Kinh, Tổng thống Trump cho biết sẽ thu hồi “quy chế ưu đãi thương mại đặc biệt” của Hồng Kông và áp lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc làm xói mòn quyền tự trị của đặc khu này.
Ông Triệu cũng cho biết phía Trung Quốc cũng phản đối tuyên bố gần đây của G7 về vấn đề luật an ninh Hồng Kông.
Hôm 17/6, các bộ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Đại diện cấp cao của EU đã ra một thông cáo chung kêu gọi Trung Quốc xem xét lại dự luật an ninh mới, tuyên bố rằng dự luật này “không phù hợp với Luật Cơ bản Hồng Kông [bản hiến pháp nhỏ của lãnh thổ này] và các cam kết quốc tế của [Bắc Kinh] theo các nguyên tắc trong Tuyên bố chung Trung-Anh đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc”. Tuyên bố chung Trung-Anh là một hiệp ước về sự chuyển giao chủ quyền Hồng Kông và lời hứa của Bắc Kinh sẽ tôn trọng quyền tự trị của lãnh thổ sau khi bàn giao.
7 quốc gia này nói thêm rằng luật an ninh mới có thể “gây nguy hiểm cho hệ thống đã cho phép Hồng Kông phát triển thịnh vượng và thành công trong nhiều năm qua”.
Vấn đề Hồng Kông
Chỉ vài giờ sau cuộc họp của ông Pompeo và ông Dương, Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố cơ quan lập pháp nước này đang cân nhắc việc soạn thảo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông.
Theo thông báo, luật này sẽ trừng phạt bốn hành vi: “ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, khủng bố và thông đồng với các thế lực hải ngoại hoặc bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.
Chính quyền Trung Quốc, cũng như các quan chức thân Bắc Kinh ở Hồng Kông, trước đây đã từng dán nhãn các nhà hoạt động dân chủ địa phương và người biểu tình như những cá nhân “thông đồng với các lực lượng hải ngoại hoặc bên ngoài”.
Nhiều người Hồng Kông đang lo lắng luật an ninh mới sẽ cho phép Bắc Kinh đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến.
Một điểm khá lỳ lạ là, khi Bộ trưởng Tư pháp Hồng Kông Teresa Cheng Yeuk-wah được các phóng viên hỏi về động thái của Bắc Kinh vào ngày 18/6, bà cho biết bà không biết gì về bản dự thảo luật. Nếu điều bà nói là thật, thì trong quá trình soạn thảo luật Bắc Kinh đã hoàn toàn phớt lờ và không hề trao đổi nghiệp vụ với cơ quan lập pháp Hồng Kông, vốn có quyền lực cao nhất trong lĩnh vực lập pháp ở Hồng Kông theo Luật Cơ bản. Sau đó, bà từ chối bình luận về tội “thông đồng với các thế lực hải ngoại hoặc bên ngoài”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-cuoc-hop-my-trung-trung-quoc-lap-tuc-xuc-tien-luat-an-ninh-hong-kong.html
Thượng du đập Tam Hiệp xảy ra chuyện,
nhiều ngôi làng biến mất trong nháy mắt
Vũ DươngMột trận sạt lở giữa đêm khiến nhiều người khó có thể chạy thoát, người dân nói đập Tam Hiệp đang trong hoàn cảnh nguy hiểm.
Mấy ngày nay, mưa lũ tiếp tục càn quét các tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc, các nơi nước lũ lan tràn, đe dọa trực tiếp đến đập Tam Hiệp. Các trận lở đất cũng khiến nhiều ngôi làng bị chôn vùi. Nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết chỉ có 2 người mất tích.
Ngày 17/6, Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc vẫn đưa ra cảnh báo mưa lũ ở mức nguy hiểm cao. Theo thống kê chính thức từ phía chính quyền Trung Quốc, tính đến ngày 15/6, mưa lũ đã càn quét 24 tỉnh thành và khu vực, bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu và Trùng Khánh… khiến 8,25 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế sợ bộ vượt quá 20,6 tỷ Nhân dân tệ.
Sáng sớm ngày 17/6, một trận lũ lớn kèm theo lũ quét xảy ra ở huyện Đan Ba, thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, là nơi thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Ban Tuyên truyền của huyện ủy Đan Ba, tỉnh Tứ Xuyên cho biết, hồ rào chắn bị vỡ kè khiến nước tràn ra và lao thẳng xuống hạ du. Nhiều ngôi nhà trong làng và trạm điện đã bị chìm ngập trong nước hoặc bị phá hủy. Hiện tại, hơn 20.000 người phải sơ tán và di chuyển đến khu vực an toàn.
Một cư dân sống ở Mai Long Câu nói tên Dương Hoa cho biết trận lở đất xảy ra lúc 3, 4 giờ đêm. Trong lúc mơ màng, dân làng đánh thức anh dậy, nói rằng xảy ra sạt lở núi. Anh nhanh chóng rời đi và trận lũ quét sau đó đã nhấn chìm cả ngôi làng.
Ngoài Mai Long Câu, các ngôi làng ở vùng hạ du của sông Tiểu Kim Xuyên cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhân viên công tác của Ban Tuyên truyền huyện Đan Ba nói rằng hồ rào chắn sạt lở khiến đoạn đường Lạn Thủy Loan (Lan Shuiwan) trên quốc lộ bị gián đoạn, làng A Nương (A Niang) trên đoạn đường Lạn Thủy Loan xuất hiện sạt lở núi.
Vào lúc 12 giờ cùng ngày, hồ rào chắn ở Mai Long Câu bắt đầu sạt lở. Nước hồ tràn ra tạo thành lũ quét lao thẳng xuống hạ du. Trận lũ quét đã phá hủy toàn bộ nhà cửa và đường xá nơi mà nó đi qua. Khoảng 1,7 km đoạn đường bị bào mòn. Nhà máy điện Mai Long Câu đã bị phá hủy và nhà máy điện A Nương Câu đang bị đe dọa.
4 giờ chiều cùng ngày, trận lũ quét ở huyện Đan Ba tổng cộng đã quét qua 10 chỗ, khoảng 22 km đường sá, khoảng 30 km sông ngòi bị phá hủy. Toàn bộ hoa màu của dân làng đã bị mất trắng
Liên quan đến thảm họa này, tất cả các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chỉ đưa tin một cách hời hợt rằng các nhân viên cứu hộ tại hiện trường nói rằng nhiều người bị mắc kẹt trong nhà, trong đó có 14 người đã được giải cứu thành công và 2 người khác đã mất liên lạc.
Tuy nhiên, nhìn từ những video hiện trường được người dân địa phương công bố, tình cảnh thảm họa khiến người xem không khỏi kinh tâm động phách, dòng lũ khổng lồ từ thượng nguồn lao nhanh xuống. Bất cứ nơi nào nó đi qua, một số ngôi làng biến mất chỉ trong nháy mắt. Trận lũ quét bất ngờ chảy từ trên đỉnh núi xuống trực tiếp nuốt chửng và chôn vùi nhiều ngôi làng. Rốt cuộc có bao nhiêu người dân trong làng gặp nạn khi vẫn còn đang say ngủ trong đêm, đến nay vẫn chưa thể biết được.
Có cư dân mạng đã đăng một đoạn video nói rằng thượng nguồn Tứ Xuyên-Trùng Khánh của Tam Hiệp bị ngập lụt, hồ chứa nhỏ bị vỡ, đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm! Tình cảnh hồ rào chắn ở Đan Ba, Tứ Xuyên sau khi bị vỡ đập, toàn bộ ngôi làng bị phá hủy!
Lũ lụt và lũ quét xảy ra ở huyện Đan Ba, Tứ Xuyên. Bây giờ điều mà mọi người lo lắng nhất chính là đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ.
Ngày 23/3, học giả kinh tế độc lập “Lãnh Sơn Thời Bình” (bình luận thời sự Lãnh Sơn), đã tweet một video về trận lở đất trên quy mô lớn ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Thảm họa nghìn năm có một rất có thể xảy ra! Chỉ là nếu đúng như vậy, Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải sắp phải hứng chịu cảnh tang thương! Trong video, cảnh tượng sạt lở núi hệt như lũ quét khiến người xem không khỏi kinh hoàng.
Đầu tháng 7 năm ngoái, có tài khoản Twitter từng tiết lộ rằng đập Tam Hiệp đã bị biến dạng và có nguy cơ vỡ đập, đồng thời cảnh báo rằng một khi đập đập Tam Hiệp bị vỡ, một nửa Trung Quốc sẽ phải lâm cảnh sinh linh lầm than, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và giới quyền quý cũng xong đời.
Tin tức này đã làm dấy lên sự quan tâm và lo lắng của cư dân mạng trong và ngoài nước, nhưng truyền thông chính thức của ĐCSTQ sau đó lại tuyên bố rằng đập Tam Hiệp “thực sự bị biến dạng nhưng chỉ trong tình trạng co giãn”.
Trong thời khắc lũ lụt nghiêm trọng như hiện tại, người ta phát hiện ra rằng đập Tam Hiệp nằm dưới sự kiểm soát của quân đội nên càng không thể quay chụp lại được tình trạng chân thực của con đập, tình huống cụ thể thế nào giới bên ngoài cũng không thể biết được.
Tuy nhiên, có một câu hỏi lớn trước giờ vẫn luôn đeo bám, chính là chính quyền rốt cuộc đang che đậy điều gì? Trước và sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành, dường như ĐCSTQ vẫn luôn ôm giữ điều bí mật đáng sợ không dám cho người khác biết, thậm chí cấm tất cả các cuộc thảo luận và khảo sát về đập Tam Hiệp, biến một vấn đề liên quan đến cuộc sống và tính mạng của hàng trăm triệu người thành một chủ đề cấm không được phép nhắc đến.
Năm 2003, ĐCSTQ đã tuyên bố rằng “Đập Tam Hiệp vững chắc như tường đồng vách sắt, và nó có thể chống đỡ được trận đại hồng thủy vạn năm mới gặp một lần”;
Năm 2007, lời tuyên bố lại được đổi thành có thể “chống đỡ với đại hồng thủy nghìn năm mới gặp một lần”;
Năm 2008, lại tuyên bố rằng có thể chống đỡ được “trận lũ lớn trăm năm mới gặp một lần”;
Năm 2010, ĐCSTQ lại tuyên bố rằng đập Tam Hiệp có thể chống đỡ được “trận lũ lớn 20 năm mới gặp một lần”, có thể nói là liên tục giảm thời gian hết lần này đến lần khác.
Lại có lúc, đài Truyền hình Trung ương CCTV của ĐCSTQ dẫn lời của chuyên gia cho biết: khả năng phòng lũ của đập Tam Hiệp có hạn, vậy nên đừng đặt toàn bộ hy vọng vào con đập này.
Thuận theo lũ lụt miền nam lan tràn, dư luận càng thêm lo lắng về khả năng tích trữ nước lũ cũng như tác động xung quanh và nguy cơ tiềm ẩn của đập Tam Hiệp.
Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về đập Tam Hiệp, từng đưa ra suy luận rằng nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, mạng sống của 700.000 người sống ở thành phố Nghi Xương
coi như xong. Ông nói rằng trên thực tế, đập Tam Hiệp cần được gỡ bỏ càng sớm càng tốt, hơn nữa việc gỡ bỏ cũng rất dễ dàng, đó là gỡ bỏ toàn bộ cửa cống. Nhưng ĐCSTQ không muốn làm như vậy. Nếu bây giờ gỡ bỏ nó đi, những thành tựu ưu việt mà ĐCSTQ từng mạnh miệng rêu rao trước đó coi như mất trắng.
Theo Epochtimes
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-du-dap-tam-hiep-xay-ra-chuyen-nhieu-ngoi-lang-bien-mat-trong-nhay-mat.html
Trung Quốc: Luật sư nhân quyền
lâm vào đường cùng, phải đi xin ăn
Bảo ThưĐài truyền hình NTD ngày 19/6 đưa tin, ông Bành Vĩnh Hòa (Peng Yonghe), luật sư nhân quyền tại Thượng Hải cho biết suốt 3 năm qua ông đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp vì tham gia những vụ án “nhạy cảm”.
Luật sư Bành Vĩnh Hòa (Peng Yonghe) đã quay một video vào ngày 18/6 cho biết bản thân đang phải đi hành khất trên đường phố vì bị chính quyền chèn ép suốt 3 năm qua. Tuy nhiên, video của luật sư Bành không lâu sau đó đã bị xóa và ông bị cảnh sát địa phương triệu tập.
Trong video có tựa đề “Luật sư hàng đầu Thượng Hải treo bảng ăn xin trên đường”, ông Bành Vĩnh Hòa nói:
“Trong 3 năm qua tôi không hề có thu nhập, chứng chỉ luật sư của tôi vẫn còn, nhưng tôi không thể tìm được việc ở bất cứ văn phòng luật nào. Ngay khi tôi tìm thấy một công ty luật, họ nói rằng tôi có vấn đề trong khuynh hướng chính trị. Vì vậy, trước khi thẻ luật sư của tôi bị ‘xử lý’, ngoài việc phải chuyển sang ngành khác, tôi chỉ có thể đi xin ăn”.
Sau khi đăng tải, video nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, khiến giới chức Trung Quốc chú ý. Sở cảnh sát phố Đông Nam Thượng Hải sau đó đã triệu tập vị luật sư này với lý do “gây rối trật tự công cộng”.
Luật sư Bành nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, cảnh sát đã giam giữ ông trong khoảng 8 tiếng, uy hiếp và cảnh báo rằng nếu ông tiếp tục “vi phạm”, ông sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Ông Bành cho biết, mục đích ông đăng video vì muốn chất vấn Văn phòng Tư pháp thành phố Thượng Hải và chính quyền thành phố rằng: “Tại sao đối xử với tôi như vậy? Chẳng lẽ, một luật sư dám nói lên sự thật và nói theo lương tâm của mình lại không thể hành nghề ở Thượng Hải sao?”.
Luật sư Bành từng công khai khiếu nại chống lại Văn phòng Tư pháp Thượng Hải vì đã can thiệp vào các vụ án bảo vệ nhân quyền của ông, ngăn cản ông chuyển sang các công ty luật khác. Không chỉ vậy, Hiệp hội luật sư Thượng Hải còn cưỡng chế các luật sư phải tham gia vào hội, và cấm các luật sư đại diện cho các học viên Pháp Luân Công cũng như tham gia vào các vụ án “nhạy cảm” khác.
Khi được hỏi liệu sự đàn áp trường kỳ của chính quyền Trung Quốc có khiến ông từ bỏ trách nhiệm bảo vệ nhân quyền hay không, luật sư Bành Vĩnh Hòa nhấn mạnh, ông sẽ tiếp tục lên tiếng vì đây là quyền lợi cơ bản của công dân.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin, luật sư nhân quyền Lưu Hiểu Nguyên (Liu Xiaoyuan) bày tỏ sự cảm thông trước cảnh ngộ của ông Bành. Nhiều luật sư chia sẻ, tình cảnh của luật sư Bành là cảnh ngộ chung của nhiều người dám lên tiếng bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc.
Cụ thể, luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, ông Trình Hải (Cheng Hai), đã bị thu hồi giấy phép hành nghề của mình vào tháng 8/2018. Ông nói với Đài Á Châu Tự do rằng, đảng Cộng sản Trung Quốc vì muốn “hủy diệt tập thể” các luật sư nhân quyền, nên vài năm gần đây họ đã bắt giữ, treo giấy phép hành nghề và thu hồi thẻ luật sư để đảm bảo sự “ổn định” cho chính quyền.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-luat-su-nhan-quyen-lam-vao-duong-cung-phai-di-xin-an.html
Trung Quốc tuyên án
luật sư nhân quyền 4 năm tù giam
Hương ThảoDư Văn Sinh (Yu Wensheng), một luật sư nhân quyền Trung Quốc đã bị kết án 4 năm tù sau khi bị giam giữ hơn 900 ngày kể từ hồi đầu năm 2018.
Hứa Nghiên (Xu Yan), vợ ông Dư Văn Sinh đã xác nhận với tờ Apple Daily qua một đoạn ghi âm rằng, chồng bà đã bị kết án vào sáng ngày 16/6.
Giọng nói của bà Hứa trong đoạn ghi âm đầy vẻ lo lắng. Bà nói rằng chính quyền Trung Quốc đã không liên lạc với gia đình hoặc luật sư bào chữa của ông Dư trong khi họ bí mật kết án ông. Bà chất vấn liệu Trung Quốc còn có luật pháp nữa hay không, khi ông Dư bị kết án mà không qua xét xử ở một phiên tòa công khai nào và cũng không có quyền gặp người đại diện của mình.
“Đàn áp chính trị dưới danh nghĩa thực thi luật pháp…”, tổ chức Ân xá Quốc tế trích lời Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức này trên dòng trạng thái Twitter của mình, xoay quanh vụ bắt giữ luật sư nhân quyền Dư Văn Sinh gần đây. Ông Dư Văn Sinh trong ảnh (ảnh chụp màn hình Twitter).
Bà Hứa cho biết chồng bà sẽ kháng án trong 10 ngày tới. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ để “ngăn chặn chính quyền Trung Quốc đàn áp người Trung Quốc một cách bất hợp pháp và vô lối”.
Luật sư Dư đã khiến chính quyền Trung Quốc tức giận khi đăng một bức thư ngỏ lên Twitter vào tháng 1/2018, gửi tới các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong kỳ họp Lưỡng Hội tại Bắc Kinh. Trong thư, ông đưa ra một số đề nghị cải cách hệ thống chính trị Trung Quốc, ví như tiến hành bầu cử dân chủ đối với các lãnh đạo.
Một ngày sau khi đăng bức thư, cảnh sát địa phương đã bắt giam ông ở gần nhà tại Bắc Kinh. Sau đó, ông đã được đưa đến thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô và bị đặt dưới tình trạng “bị giám sát”.
Ông Dư đã bị đưa ra xử bí mật tại Từ Châu vào ngày 9/5/2019. Cả vợ ông, bà Hứa, và luật sư bào chữa đều không được báo trước.
Tháng Tư năm nay, văn phòng công tố viên Từ Châu đã buộc tội ông Dư “phá hoại trật tự an ninh công cộng”, và “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” – những tội danh thường được Bắc Kinh dùng đối với tất cả những người bất đồng chính kiến.
Vợ ông Dư cho biết bà lo ngại chồng mình sẽ phải đối mặt với tình huống còn tồi tệ hơn những gì luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương đã phải đối mặt. Luật sư Vương được thả vào đầu tháng 4 sau khi thụ án bốn năm rưỡi với tội danh “lật đổ quyền lực nhà nước”.
Ông Dư đã từng là một luật sư bào chữa cho luật sư Vương. Cả hai vị luật sư này khá nổi tiếng với việc bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền và các học viên Pháp Luân Công, một môn khí công ôn hòa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn nhưng đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp nghiêm trọng kể từ năm 1999 cho đến nay.
Michael Caster, một người ủng hộ nhân quyền và đồng sáng lập tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders có trụ sở tại Tây Ban Nha, cho rằng việc tuyên án như vậy là quá sai trái.
“Một luật sư nhân quyền Trung Quốc lại bị kết án bất công sau khi bị giam giữ trong một khoảng thời gian dài. Nếu ở một nơi tốt đẹp hơn Trung Quốc, ông sẽ được tán dương vì lý tưởng của mình”, ông Caster viết trên trang twitter của mình.
Nhà hoạt động nhân quyền ở Hong Kong Patrick Poon cũng đã viết trên twitter rằng bản án của ông Dư là “một nỗi xấu hổ cho hệ thống tư pháp hình sự Trung Quốc”.
Đảng dân chủ Hong Kong Demosistō đã so sánh vụ án của ông Dư với luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc chuẩn bị áp đặt cho thành phố từng một thời có quyền tự trị này.
“Một phiên tòa bí mật đã được tiến hành nhưng vợ ông ấy chỉ được biết sau khi có phán quyết. Đó cách thức vận hành của Luật An ninh Quốc gia. Bây giờ Bắc Kinh định áp dụng nó lên Hồng Kông, và chính phủ Hồng Kông [thân Bắc Kinh] tuyên bố ‘nó sẽ không ảnh hưởng đến quyền tự do dân sự!’”, Tài khoản Đảng Demosistō viết trên trang twitter.
Cuối tháng 5, Bắc Kinh thông qua dự luật an ninh Hồng Kông với đa số phiếu. Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở Hồng Kông. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố. Luật sẽ được ban hành sau khi nội dung được soạn thảo chi tiết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tuyen-an-luat-su-nhan-quyen-4-nam-tu-giam.html
Trung Nam Hải thất thủ, nơi lánh nạn
của lãnh đạo Bắc Kinh nguy cơ bị dịch bệnh công phá
An HòaThông tin cho thấy Trung Nam Hải đã có ca mắc viêm phổi Vũ Hán từ tháng Hai, sau đó các cán bộ sơ tán lên núi Ngọc Tuyền, giờ đây ngay cạnh núi này đang có một ổ dịch.
Làn sóng thứ hai của đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại Bắc Kinh khiến một nửa thành phố nơi đây bị phong tỏa. Nhiều quận bị liệt vào khu vực có nguy cơ cao và thi hành quản lý khép kín. Trước đó, truyền thông Hồng Kông từng đưa tin rằng, Trung Nam Hải đã thất thủ, bộ phận quan chức cấp cao đã chuyển đến văn phòng trên núi Ngọc Tuyền nằm ở phía tây cung điện mùa hè ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Trung tuần tháng 6, Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh lần hai. Theo báo cáo chính thức từ phía chính quyền Trung Quốc cho biết, chỉ trong 5 ngày đã có hơn 100 ca lây nhiễm được xác nhận, 9 quận đã thất thủ, đồng thời dịch bệnh cũng đã lan sang ba tỉnh Liêu Ninh, Tứ Xuyên và Hà Bắc.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 15/6 cho biết, dịch bệnh lần này nghiêm trọng “vượt ngoài dự đoán”, hơn nữa người mang mầm bệnh ở khu chợ Tân Phát Địa là rất lớn với gần 200.000 người có liên quan. Ba quận Phong Đài, Môn Đầu Câu và Đại Hưng đã bước vào “trạng thái thời chiến”.
Nhiều chợ nông sản ở Bắc Kinh đã đóng cửa, gần 30 khu cộng đồng nhỏ bị phong tỏa. Nhà hát lớn quốc gia, Ung Hòa Cung sau thời gian ngắn mở cửa trở lại cũng phải đóng cửa lần nữa. Các cuộc thi thể thao buộc phải hoãn lại; trường học phải đóng cửa và cho học sinh nghỉ học, người dân tại các khu vực có nguy cơ cao không được phép rời đi nơi khác.
Khu vực núi Ngọc Tuyền có ca nhiễm bệnh, lượng lớn xe cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt
Có 4 trường hợp chẩn đoán nhiễm bệnh tại chợ Đông Ngọc Tuyền, vốn là nơi giáp núi Ngọc Tuyền, vậy nên nơi đây đặc biệt thu hút sự chú ý của ngoại giới.
Chính quyền Bắc Kinh cho biết trong một cuộc họp báo được tổ chức ngày 15/6 rằng “đã thực thi quản lý khép kín đối với khu chợ Đông Ngọc Tuyền và cộng đồng dân cư xung quanh, khu trực thuộc đã thực hiện ‘cơ chế thời chiến’ để kiểm soát dịch”.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời phân tích của các chuyên gia Trung Quốc rằng từ giờ Bắc Kinh sẽ đặc biệt theo dõi các bệnh nhân ở khu chợ đông Ngọc Tuyền có lây lan ra cộng đồng xung quanh hay không? Bởi điều này sẽ quyết định tình hình dịch bệnh của Bắc Kinh trong thời gian tới, và liệu khu chợ này có trở thành ổ dịch thứ 2 sau khu chợ Tân Phát Địa hay không?
Cho đến nay, chính quyền đã thực hiện quản lý khép kín 10 cộng đồng xung quanh chợ Đông Ngọc Tuyền.
Một người dùng Twitter đã đăng một đoạn video cho thấy lượng lớn xe cảnh sát đã xuất hiện ở gần chợ Đông Ngọc Tuyền và họ đã bắt đầu quản lý nghiêm ngặt. Cư dân mạng cho biết, cộng đồng xung quanh khu chợ Đông Ngọc Tuyền sắp bị phong tỏa.
Video dẫn lại từ Twitter của Epochtimes.
Tình hình dịch bệnh tại chợ Đông Ngọc Tuyền khiến chính quyền đặc biệt lo lắng như vậy cũng là có nguyên nhân, bởi nơi đây cách núi Ngọc Tuyền – nơi tránh dịch của giới chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng không xa lắm.
Giới chức lãnh đạo cấp cao của Trung Nam Hải chuyển đến núi Ngọc Tuyền
Trước ngày 17/4, trang Minh Báo của Hồng Kông dẫn lời của nhân sĩ thạo tin cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, bộ phận giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã chuyển từ Trung Nam Hải đến văn phòng trên núi Ngọc Tuyền ở vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh để giảm thiểu các buổi họp tập trung với nhau.
Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc tiết lộ rằng, Trung Nam Hải đã thất thủ, giới chức cao tầng của ĐCSTQ rời khỏi Trung Nam Hải để tránh dịch, hơn nữa còn nói rõ địa điểm văn phòng một cách cụ thể như vậy.
Tư liệu cho thấy, trên ngọn núi phía tây của Bắc Kinh có vô số sân sau của Trung Nam Hải. Ngoài ra còn có nhà ở và khu nghỉ dưỡng của các quan chức cấp cao, cơ quan chỉ huy quân sự quan trọng của ĐCSTQ cũng ở nơi này.
Ngày 18/4, nhà văn bất đồng chính kiến với ĐCSTQ có tài khoản tên “Lão đăng” đăng một dòng trạng thái trên Twitter rằng, nguồn tin từ nội bộ ĐCSTQ cho biết đợt dịch thứ hai đã đến, Bắc Kinh đang theo
dõi chặt chẽ. Các lãnh đạo cấp cao đã rời khỏi thành phố và chuyển đến ngọn núi phía tây, tình trạng hệt như thời chiến.
Tháng Hai đã có thông báo dịch bệnh tấn công Trung Nam Hải
Khi Bắc Kinh lần đầu tiên tuyên bố phong tỏa thành phố Vũ Hán vào ngày 10/2, trên khắp Hồ Bắc đã có không ít quan chức cấp cao đã bị nhiễm bệnh. Bắc Kinh, bao gồm cả chính quyền khu Tây Thành ở nơi vị trí sở tại của Trung Nam Hải trong đó, nhiều nơi cũng đã xuất hiện lây nhiễm tập trung.
Bệnh viện Phục Hưng, nơi xuất hiện dịch bệnh tập trung, có thiết kế phòng bệnh dành cho các quan chức cấp cao. Bệnh viện này đã phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe và điều trị y tế cho các cán bộ cấp cục, cấp bộ của 45 đơn vị với gần 5.000 người. Nhiều bác sĩ cũng là con em các quan chức cấp cao. Bệnh viện chỉ cách Trung Nam Hải 3.500m, và chỉ mất 7 phút đi xe.
ĐCSTQ khi đó cũng xác nhận rằng, một đơn vị thuộc Bộ Tài chính của ĐCSTQ đã có người bị lây nhiễm. Ngày 22/2, có thông tin rằng ông Vương Trọng Vỹ, giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Văn phòng Nghị sự Quốc vụ viện ĐCSTQ đã xác nhận là bị lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán và mau chóng được đưa đi cách ly và điều trị. Nếu tin này là thật, điều đó có nghĩa là dịch bệnh khi đó đã xâm nhập vào Trung Nam Hải.
Ngày 6/3, Bắc Kinh chính thức tiết lộ rằng khi đó còn có 827.000 người trở về Bắc Kinh đang ở tại nhà để theo dõi tình hình. Công tác phòng chống dịch bệnh đang trong thời điểm khẩn cấp nhất.
Ngày 11/3, Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố nâng cấp các biện pháp phòng chống dịch bệnh, yêu cầu tất cả những ai đến Bắc Kinh đều phải tiến hành cách ly trong 14 ngày.
Theo De Ming, NTDTV
An Hòa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-nam-hai-that-thu-noi-lanh-nan-cua-lanh-dao-bac-kinh-nguy-co-bi-dich-benh-cong-pha.html
Bắc Kinh thất thủ,
lãnh đạo Trung Quốc lên núi Ngọc Tuyền tránh dịch
Đài truyền hình NTD đưa tin, trang Minh Báo của Hồng Kông dẫn lời một nguồn tin nói rằng một bộ phận lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chuyển từ Trung Nam Hải (trụ sở của các cơ quan chính phủ Trung Quốc) đến văn phòng trên núi Ngọc Tuyền ở vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19.NTD bình luận, thông tin này là một chỉ dấu cho thấy dường như Trung Nam Hải đã thất thủ trước virus corona, giới chức cấp cao của ĐCSTQ đã buộc phải rời khỏi trung tâm đầu não để lên núi tránh dịch.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại khu vực gần núi Ngọc Tuyền, đặt ra mối lo ngại cho Bắc Kinh về nguy cơ các lãnh đạo cấp cao bị nhiễm virus. Theo NTD, chính quyền Trung Quốc đã công bố có 4 trường hợp chẩn đoán nhiễm bệnh tại chợ Đông Ngọc Tuyền, giáp núi Ngọc Tuyền, nơi có lượng lớn xe cảnh sát đang bảo vệ nghiêm ngặt.
Theo thông báo chính thức của Bắc Kinh, ngày 14/6, các trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận bao gồm 3 trường hợp ở chợ Đông Ngọc Tuyền thuộc quận Hải Điến. Ủy ban Y tế và Phúc lợi quận Hải Điến, ngày 13/6, cũng đã báo cáo có bệnh nhân dương tính với virus corona, được phát hiện ở Chợ Đông Ngọc Tuyền, và là một bệnh nhân nhiễm bệnh không có triệu chứng.
Tình hình dịch bệnh ở chợ Đông Ngọc Tuyền khiến các nhà chức trách lo lắng bất thường, bởi vì ở cách đó không xa là nơi tránh dịch của các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ĐCSTQ.
NTD đưa tin, làn sóng dịch virus corona lần thứ hai ở Trung Quốc đang bùng phát ở Bắc Kinh từ trung tuần tháng 6. Báo cáo chính thức của chính quyền cho biết, chỉ trong 5 ngày đã có hơn 100 ca lây nhiễm virus corona được xác nhận, 9 quận thất thủ, trong khi dịch bệnh cũng đã lan sang ba tỉnh Liêu Ninh, Tứ Xuyên và Hà Bắc.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 15/6 cho biết, dịch bệnh lần này nghiêm trọng “vượt ngoài dự đoán”, hơn nữa số người mang mầm bệnh ở khu chợ Tân Phát Địa là rất lớn, với gần 200.000 người có liên quan.
Nhiều chợ nông sản ở Bắc Kinh đã đóng cửa, gần 30 khu cộng đồng nhỏ bị phong tỏa. Nhà hát lớn quốc gia Ung Hòa Cung sau mấy ngày mở cửa trở lại cũng phải đóng cửa lần nữa. Các cuộc thi thể thao buộc phải hoãn lại; trường học phải đóng cửa và cho học sinh nghỉ học.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-that-thu-lanh-dao-trung-quoc-len-nui-ngoc-tuyen-tranh-dich.html
Báo Hoàn Cầu dọa Ấn Độ sẽ lâm nguy
nếu tẩy chay hàng Trung Quốc
Minh HòaTrước làn sóng tẩy chay Trung Quốc của người Ấn Độ, một tờ báo thuộc kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ra tuyên bố cảnh báo New Dehi cần kiềm chế những tiếng nói phản đối, nếu không muốn đối mặt với tình trạng “cực kỳ nguy hiểm”.
Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), thuộc tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, hôm 17/6 đăng bài xã luận có tựa đề “Ấn Độ nên kiềm chế những lời kêu gọi ‘tẩy chay Trung Quốc’ sau vụ đụng độ biên giới”.
Trong bài viết, tờ Hoàn Cầu tuyên bố: “Sẽ cực kỳ nguy hiểm cho Ấn Độ nếu họ cho phép các nhóm chống Trung Quốc khuấy động dư luận, từ đó làm gia tăng cẳng thăng”.
Một cư dân mạng Twitter kêu gọi người Ấn Độ tẩy chay hàng Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter).
Trang Breitbart trích dẫn thông tin từ giới truyền thông Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc đã sử dụng các vũ khí ngẫu hứng, như đá, các thanh sắt và dùi cui được quấn trong dây thép gai, để “tấn công dã man” các binh sỹ Ấn Độ. Theo thông báo của quân đội Ấn Độ, lính Trung Quốc đã giết chết một sĩ quan chỉ huy Ấn Độ bằng cách đẩy ông ngã xuống từ một sườn núi hẹp.
Quân đội Ấn Độ thông báo đã có ít nhất 20 quân nhân nước này hy sinh trong một cuộc xung đột với binh lính Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh không tiết lộ con số thương vong của Trung Quốc, dù giới chức Ấn Độ ước tính con số này là 43 người.
Theo Breitbart, cuộc tranh chấp biên giới mới đây giữa Ấn Độ và Trung Quốc phản ánh một cuộc xung đột kinh tế lớn hơn giữa hai quốc gia châu Á, vốn đã leo thang trong những tháng gần đây. Vào tháng 5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố kế hoạch hỗ trợ kinh tế, trong đó có các khoản cho vay tổng trị giá 60 tỷ đô la dành cho các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức cho vay và các công ty điện lực nhằm ổn định nền kinh tế Ấn Độ. Ông Modi cho biết ông hy vọng điều này sẽ thu hút các tập đoàn đa quốc gia di dời hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Tháng trước, giới truyền thông đưa tin tập đoàn Apple có kế hoạch di chuyển “một phần năm” hoạt động sản xuất của họ tại Trung Quốc sang Ấn Độ, điều đó cho thấy sáng kiến mới của ông Modi có thể đã bắt đầu thay đổi cán cân kinh tế giữa hai nước, theo Breitbart.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-hoan-cau-doa-an-do-se-lam-nguy-neu-tay-chay-hang-trung-quoc.html
TQ đẩy Philippines quay lại hợp tác với Mỹ
Quyết định của tổng thống Philippines mới đây về việc hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận lực lượng viếng thăm Philippines – Mỹ (VFA) dường như là sự đảo ngược 180 độ đầy bất ngờ. Giới chuyên gia cho rằng có ‘yếu tố Trung Quốc’.Theo báo The Straits Times, có hai yếu tố đã ngăn cản ông Rodrigo Duterte hiện thực hóa những lời đe dọa mà ông nhiều lần đưa ra đối với liên minh Philippines – Mỹ: các mối quan hệ thể chế sâu sắc giữa bộ máy quốc phòng của Washington và Manila, cũng như mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, đặc biệt là ở Biển Đông.
Ông Duterte đã đơn phương khởi xướng chấm dứt VFA hồi tháng 2 vừa qua. Kết quả là khả năng gián đoạn của hơn 100 hoạt động tập trận chung giữa Mỹ và Philippines chỉ riêng trong năm nay và sự tê liệt trong hợp tác an ninh song phương nói chung.
Xét cho cùng, VFA đem lại khuôn khổ pháp lý cho binh sĩ Mỹ hiện diện với số lượng lớn và quyền tiếp cận luân phiên tới các căn cứ then chốt trên toàn nước Philippines.
Như bộ trưởng tư pháp Philippines đã cảnh báo, việc chấm dứt VFA có thể khiến liên minh quân sự này trên thực tế trở nên “vô dụng”. Việc chấm dứt VFA được cho là hoàn tất vào tháng 8 sau tiến trình bãi bỏ 180 ngày.
Tuy nhiên, vào ngày 2-6, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr đã tuyên bố rằng theo “chỉ thị của tổng thống”, trước mắt tiến trình chấm dứt VFA sẽ bị đình chỉ.
Ban đầu, Bộ Ngoại giao Philippines đã trích dẫn mơ hồ “những diễn biến chính trị và những diễn biến khác trong khu vực” là cơ sở dẫn đến sự thay đổi chính sách đáng chú ý này.
Tuy nhiên, ngay sau đó, đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho rằng “một số vấn đề đang xảy ra ngay lúc này ở Biển Đông” có thể đã buộc Tổng thống Duterte phải thay đổi lập trường.
Ngày 11-2, Philippines cho biết đã chính thức thông báo với phía Mỹ về việc chấm dứt VFA giữa quân đội hai nước. Theo đó, việc Philippines rút khỏi thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 180 ngày và không cần sự chấp thuận của Mỹ.
Được ký năm 1998, VFA được coi là khuôn khổ pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines và cho phép hai nước tiến hành hàng trăm cuộc tập trận chung thường niên cũng như hỗ trợ nhân đạo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định việc chấm dứt VFA với ông là “bình thường” và sẽ giúp Mỹ tiết kiệm được một khoản tiền khổng lồ.
Ngày 12-6, theo báo Asia Times, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana nhân Ngày độc lập của Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã đánh giá cao sự thay đổi quyết định của Manila, đồng thời cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ các đồng minh khu vực, gồm cả phát triển vắcxin và phương pháp điều trị COVID-19.
VFA không những có ý nghĩa then chốt đối với sự hợp tác quy mô lớn giữa hai nước chống lại mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, cuộc khủng hoảng nhân đạo và đại dịch COVID-19, mà thỏa thuận này còn là một sự răn đe ngầm đối với hành vi dốc sức xâm chiếm của Trung Quốc bên trong lãnh hải của Philippines.
Kể từ tháng 3, Trung Quốc đã tăng cường các cuộc tập trận hải quân cũng như các cuộc triển khai bán quân sự của nước này nhằm bảo vệ bờ biển trên khắp khu vực Biển Đông.
Trung Quốc không những công bố kế hoạch thành lập hai “khu vực hành chính” mới trên các vùng biển tranh chấp, mà họ còn đâm chìm một tàu cá của Việt Nam và quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia trong khu vực này.
Lo ngại trước những hành vi gây hấn thô bạo của Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam sau khi tàu cá của Việt Nam bị các lực lượng của Trung Quốc đâm chìm, đồng thời Bộ Quốc phòng Philippines đã lên án hành vi trước đó của một tàu chiến Trung Quốc khi chĩa súng radar vô cớ và thù địch vào một tàu khu trục của Philippines.
Ngày 2-4, tàu hải cảnh số hiệu 4301 của Trung Quốc đã tấn công đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam khi đang khai thác hải sản tại khu vực biển gần đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) với 8 ngư dân trên tàu.
Tổng thống Rodrigo Duterte có thể đã tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc của đất nước ông vào Mỹ và tạo dựng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc gia tăng các hành vi nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này tại Biển Đông trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu đã khiến bước đi này của ông Duterte không nhận được sự tán thành từ ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất trong khu vực.
Tóm lại, vào thời điểm xảy ra những tình huống bất trắc lớn hiện nay, Tổng thống Duterte, một chính trị gia khôn ngoan và tự xưng là theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, ở một mức độ nào đó vẫn phải cần đến liên minh vốn đã kéo dài cả thế kỷ này với Mỹ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/35336-tq-day-philippines-quay-lai-hop-tac-voi-my.html
Gậy sắt hàn đinh
lính TQ dùng tấn công binh sĩ Ấn Độ
Một quan chức Ấn Độ gửi cho truyền thông ảnh những cây gậy sắt gắn đinh tua tủa được lính Trung Quốc sử dụng trong vụ ẩu đả ở biên giới.Một quan chức cấp cao Ấn Độ tại biên giới Ấn Độ – Trung Quốc hôm nay gửi cho BBC bức ảnh cho thấy những vũ khí thô sơ mà họ thu được tại nơi diễn ra vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tối 15/6. Hình ảnh cho thấy những cây gậy sắt được hàn rất nhiều đinh ở một đầu, nhằm tăng tối đa tính sát thương.
Quan chức này khẳng định quân đội Trung Quốc đã sử dụng loại vũ khí này trong cuộc đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Hình ảnh về loại vũ khí thô sơ tự chế này đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Ấn Độ.
“Những gậy sắt gắn đinh được binh sĩ Ấn Độ thu được từ địa điểm đối đầu ở thung lũng Galwan, nơi lính Trung Quốc tấn công một nhóm tuần tra Ấn Độ và giết 20 người. Sự man rợ này phải bị lên án. Đây
là côn đồ, không phải lính”, nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla, người đầu tiên đăng trên Twitter bức ảnh này, viết.
Cựu chủ tịch quốc hội Ấn Độ Rahul Gandhi cũng lên tiếng sau khi xem bức ảnh. “Sao Trung Quốc dám giết những binh sĩ không vũ trang của chúng ta. Sao chúng ta lại khiến những binh sĩ không được vũ trang này phải ngã xuống”, ông Gandhi cho hay.
Việc binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc không sử dụng súng khi đụng độ bắt nguồn từ thỏa thuận song phương năm 1996 rằng súng và các thiết bị nổ bị cấm dọc biên giới tranh chấp để ngăn căng thẳng leo thang.
Vài giờ sau bài đăng Twitter của ông Gandhi, Ngoại trưởng S Jaishankar khẳng định tất cả binh sĩ làm nhiệm vụ biên giới luôn mang theo vũ khí, đặc biệt khi rời đồn, và nhóm tuần tra ở thung lũng Galwan hôm 15/6 cũng vậy. “Tuy nhiên, từ lâu chúng ta đã tuân theo thỏa thuận không sử dụng súng trong các cuộc đối đầu”, ông viết.
Trung Quốc hiện chưa lên tiếng về thông tin trên.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả vào tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có đại tá Santosh Babu, chỉ huy tiểu đoàn Bihar 16. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương vong trong vụ ẩu đả, nhưng Bắc Kinh không xác nhận thông tin này.
Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ lỗi cho nhau trong vụ ẩu đả. Tuy nhiên, giới chức hai nước đang nỗ lực liên lạc để giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán và đối thoại, tránh leo thang thành xung đột quân sự.
http://biendong.net/bien-dong/35345-gay-sat-han-dinh-linh-tq-dung-tan-cong-binh-si-an-do.html
Xung đột biên giới với TQ
khiến Ấn Độ xoay trục về phía Mỹ?
Xung đột ở biên giới với Trung Quốc có thể trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong chiến lược chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Ấn Độ.Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vốn luôn phức tạp. Thời còn là thuộc địa của Anh, Ấn Độ là nơi cung cấp thuốc phiện mà các thương lái nước ngoài buôn bán vào thị trường Trung Quốc, điều sau đó dẫn tới chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh. Sau khi độc lập, quan hệ của Ấn Độ với nước láng giềng cũng bị thử thách bởi nhiều vấn đề như Tây Tạng, Pakistan và đường biên giới chung ở dãy Himalaya.
Đầu tuần này, khu vực biên giới bùng phát xung đột mới, đẫm máu nhất trong 40 năm qua, khiến hơn 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng. Dù chính phủ 2 bên đang nỗ lực giảm căng thẳng, nhưng xung đột vẫn có thể là một cú huých, đẩy trục xoay của Ấn Độ rời khỏi Bắc Kinh và hướng về phía các “đối thủ” truyền thống của Trung Quốc như Mỹ và Nhật Bản, hay một “đối thủ” mới, là Australia.
Nếu muốn đối phó với điều mà nước này xem là sự gây hấn của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ phải dựa vào các đồng minh này nhiều hơn bao giờ hết.
Tranh chấp biên giới khiến Ấn Độ xoay trục?
“Sự hy sinh của các binh sỹ sẽ không vô nghĩa. Tính vẹn toàn và lãnh thổ của Ấn Độ là điều quan trọng nhất đối với chúng ta và không ai có thể ngăn chúng ta bảo vệ điều đó. Không ai có thể nghi ngờ, dù chỉ một chút ít, về điều này. Ấn Độ muốn hòa bình. Nhưng khi bị khiêu khích, Ấn Độ cũng sẽ có sự đáp trả phù hợp”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói ngày 17/6.
Trong một bài viết ngày 17/6, tờ Hindustan Times có nhiều ảnh hưởng ở Ấn Độ nói rằng: “Trung Quốc muốn hạn chế quyền lực và tham vọng của New Delhi, họ muốn Ấn Độ chấp nhận vị trí hàng đầu của Bắc Kinh ở châu Á và hơn thế nữa”.
Tờ báo kêu gọi New Delhi cần phải “nỗ lực hơn nữa trong mối quan hệ đối tác với Mỹ, Quad… và trở thành một phần của bất cứ nhóm nào tìm cách kiềm chế quyền lực Trung Quốc”.
“Quad” hay Đối thoại an ninh bốn bên là một diễn đàn chiến lược phi chính thức của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để trao đổi thông tin và tập trận quân sự. Dù không phải là một liên minh quân sự chính thức như NATO, nhưng Quad được xem là một đối trọng tiềm tàng đối với sự gia tăng ảnh hưởng và các hành động gây hấn của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Dù Quad chủ yếu nhấn mạnh vào các khía cạnh ôn hòa như hợp tác gần đây đối với đại dịch Covid-19, nhưng Trung Quốc không thể không chú ý tới tiềm năng bao vây quân sự của các nước thành viên trong nhóm này.
Từ năm 2007, khi cuộc họp đầu tiên của Quad được đề xuất, Trung Quốc đã phản đối chính thức qua kênh ngoại giao đối với tất cả các bên liên quan. Sau đó Australia rút khỏi nhóm do lo ngại làm mếch lòng Bắc Kinh và liên minh này tạm “im ắng”. Năm 2017 các cuộc gặp của Quad được khôi phục chủ yếu là do lo ngại về sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoài Quad, Thủ tướng Modi cũng nỗ lực trở lại với Phong trào không liên kết (NAM) khi tham dự một cuộc họp thượng đỉnh vào đầu tháng 5. Đây là lần đầu tiên ông tham gia thượng đỉnh NAM, một nhóm mà ông gần như đã phớt lờ suốt nhiều năm qua.
Mặc dù Ấn Độ nhấn mạnh vai trò của mình trong các nhóm như RIC (Nga, Ấn, Trung) và BRICS (Brazil, Nga, Ấn, Trung, Nam Phi), vẫn có nhiều câu hỏi về tính thiết thực của các tổ chức này bởi nhiều người cho rằng, cả 2 nhóm vốn hoạt động phần lớn theo mong muốn của Bắc Kinh và không đem lại nhiều giá trị cho New Delhi.
Trong một cuộc điện đàm đầu tháng này giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Mỹ đã mời Ấn Độ tham gia cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của G7. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Kayleigh McEnany, hai bên cũng thảo luận về “tình hình biên giới Trung-Ấn”.
Ông Trump trước đây từng nói muốn mở rộng cuộc họp truyền thống giữa các nước châu Âu và Bắc Mỹ với sự tham dự của các đồng minh của Washington như Australia và Hàn Quốc, đồng thời sử dụng cuộc họp lần này để “thảo luận về tương lai của Trung Quốc”.
Ấn Độ vốn thận trọng trong việc quá thân với Mỹ, muốn tìm cách cân bằng mối quan hệ đó với mối quan hệ tinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ép ngày càng gia tăng ở biên giới và cùng với mối quan hệ cá nhân khá mạnh mẽ giữa Trump và Modi, đây có lẽ là thời điểm hoàn hảo cho một sự xoay trục như vậy.
Sự tham gia lớn hơn của Ấn Độ cả ở Quad và các liên minh quân sự khác với Mỹ cũng có lợi cho Mỹ, theo nhà phân tích các vấn đề ngoại giao Amrita Jash. Nhà phân tích này cho rằng “dấu ấn mạnh mẽ của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đem lại một sự cân bằng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương”.
Cuộc chơi nào cũng phải “trả giá”
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố muốn giảm căng thẳng và duy trì mối quan hệ hòa bình sau đụng độ ở Himalaya, nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về tính khả thi hay bền vững của điều này.
Mối quan hệ vốn dễ lung lay giữa Bắc Kinh và New Delhi cũng đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khi nhiều người ở Ấn Độ đổ lỗi cho Trung Quốc về sự mất kiểm soát ban đầu đối với dịch bệnh trong khi giới chức Trung Quốc tỏ ra thất vọng khi Ấn Độ không bày tỏ sự ủng hộ đối với Bắc Kinh tại WHO và các diễn đàn quốc tế khác.
Dù vậy, bất cứ sự xoay trục đáng kể nào sang Quad hay chỉ riêng Mỹ nhiều khả năng sẽ chỉ diễn ra nếu Ấn Độ tin rằng mối quan hệ với Trung Quốc là không thể hàn gắn, bởi nếu điều đó xảy ra thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều phải trả cái giá không hề nhỏ.
Dưới thời Thủ tướng Modi, mối quan hệ kinh tế của Ấn Độ với Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 17,6% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, thương mại song phương ước tính 84 tỷ USD giai đoạn 2017/2018 vẫn chỉ là một phần nhỏ so với khối lượng thương mại Mỹ-Trung gần 600 tỷ USD.
Trước đại dịch Covid-19, Trung Quốc dần nổi lên như một nhà đầu tư nước ngoài quan trọng ở thị trường Ấn Độ, nhưng xu hướng này đã bị “dập tắt” bởi các quy tắc đầu tư mới mà Ấn Độ thông qua, được xem là nhằm vào các công ty Trung Quốc.
“Hình phạt” kinh tế không phải là điều duy nhất mà 2 bên sẽ phải gánh chịu. Dù Trung Quốc sẽ vô cùng khó chịu khi chứng kiến Ấn Độ thân với Mỹ và Nhật Bản, Bắc Kinh vẫn có thể đáp trả bằng cách gia tăng sự ủng hộ đối với “đối thủ” chính của New Delhi: Pakistan.
Trung Quốc có các mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự gần gũi với Pakistan, biến Pakistan trở thành một trong những đồng minh gần gũi nhất trong khu vực. Từ 2008-2017, Islamabad đã mua hơn 6 tỷ USD các loại khí tài Trung Quốc, theo tổ chức CSIS. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỷ USD vào Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, một phần không thể thiếu trong siêu dự án thương mại và cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc bảo vệ hành lang kinh tế này cũng chính là một trong những yếu tố chính đằng sau đụng độ gần đây ở Himalaya bên cạnh một yếu tố khác là động thái của Ấn Độ với Kashmir, trong đó Trung Quốc ủng hộ Pakitan trong một nỗ lực không thành (chỉ trích Ấn Độ) tại Liên Hợp Quốc.
Tương tự, Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc “xâm nhập” về ngoại giao và kinh tế ở các nước vốn được xem là nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ như Nepal, Sri Lanka và Bangladesh. Đặc biệt, việc Nepal sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc khiến Ấn Độ lo ngại về sự sắp xếp lại địa chính trị tiềm tàng.
Một phần vấn đề trong khu vực hiện nay là tình trạng tranh chấp và lộn xộn của các đường biên giới chung giữa nhiều nước. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng xấu đi, nó có thể chẳng là gì so với cơn ác mộng của sự phức tạp địa chính trị có thể nổi lên trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
http://biendong.net/bien-dong/35347-xung-dot-bien-gioi-voi-tq-khien-an-do-xoay-truc-ve-phia-my.html
Ấn – Trung đổ máu: vì đâu nên nỗi?
Hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Trung – Ấn bất ngờ có cuộc đối đầu căng thẳng dọc biên giới dẫn tới chết chóc lần đầu tiên trong 45 năm.Đầu tuần này, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một vụ việc mà theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ là “cuộc đối đầu trực diện bạo lực” với binh sĩ Trung Quốc dọc biên giới tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh, nơi binh sĩ của hai nước bị khóa chặt trong thế bế tắc từ tháng 5.
Không nổ súng, chỉ ẩu đả
Bộ Ngoại giao Ấn Độ tố cáo cuộc đụng độ tối 15-6 diễn ra do “nỗ lực của phía Trung Quốc để đơn phương thay đổi hiện trạng tại đó”. Một số nguồn tin từ Ấn Độ cho biết ngoài số binh sĩ thiệt mạng, có hàng chục binh sĩ Ấn Độ còn đang mất tích và được cho là đã bị bắt đi.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận đây là một cuộc đối đầu bạo lực. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố Ấn Độ “đã từ bỏ các cam kết”. Không rõ có bao nhiêu binh sĩ thương vong bên phía Trung Quốc, nhưng theo một số nguồn tin từ truyền thông Ấn Độ là hơn 40.
Cả hai bên đều cáo buộc nhau vi phạm một thỏa thuận giảm căng thẳng giữa hai bên hôm 6-6. Không bên nào được cho là đã nổ súng hôm 15-6, mà chỉ là ẩu đả với việc sử dụng tay chân cùng đá và gậy sắt.
Năm 2018, thời điểm diễn ra cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng nói rằng việc Ấn Độ và Trung Quốc “không bắn một viên đạn nào về phía nhau” trong 4 thập niên liên quan tranh chấp biên giới đã cho thấy sự trưởng thành của hai bên.
Dù cuộc đụng độ đầu tuần này không có tiếng súng nổ (ít nhất là theo các thông tin hiện tại), vụ việc đã đánh dấu cuộc đụng độ chết chóc đầu tiên của hai bên ở biên giới kể từ năm 1975.
Các nguồn tin nói với báo Guardian rằng cuộc đụng độ nổ ra tối 15-6 khi một đội tuần tra Ấn Độ tình cờ gặp các binh sĩ Trung Quốc trên một dải đất hẹp – nơi họ tin là phía Trung Quốc đã rút quân phù hợp với thỏa thuận hôm 6-6.
Sau đó đụng độ xảy ra và một sĩ quan chỉ huy của phía Ấn Độ bị đẩy rơi xuống một hẻm núi tử vong. Kế đến, hàng trăm binh sĩ từ hai bên được gọi đến và ẩu đả với nhau. Một số người khác đã té chết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35332-an-trung-do-mau-vi-dau-nen-noi.html
Úc thông báo bị tin tặc
có chỉ đạo của một Nhà nước tấn công
Anh VũTình hình nghiêm trọng đến mức thủ tướng Scott Morrison đã cho triệu tập cuộc họp báo khẩn để thông tin đến toàn dân về mối « nguy hiểm đặc biệt ». Ông Morrison khẳng định một chiến dịch tin tặc rộng lớn đang nhắm vào hệ thống tin học của chính phủ, các cơ quan hành chính và công ty Úc và chiến dịch được chỉ đạo ở từ một « tác nhân Nhà nước tinh vi ».
Theo thủ tướng Úc, « hoạt động này nhắm vào các tổ chức của Úc trên mọi lĩnh vực, mọi cấp chính quyền, kinh tế, chính trị, dịch vụ y tế và các cơ sở hạ tầng chiến lược khác ».
Truyền thông Úc đưa ra danh sách các đối tượng bị nghi ngờ đã được khoanh vùng hẹp lại, gồm một số các quốc gia có đủ khả năng tin tặc. Ngoài một số nước phương Tây còn có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Israel và Nga.
Dư luận Úc đặc biệt chú ý đến Trung Quốc. Hồi tháng 5 vừa qua, chính quyền Morrison kêu gọi mở điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của đại dịch virus corona, đồng thời tố cáo ngoại giao Trung Quốc
hung hăng và không trung thực. Để trả đũa, Bắc Kinh kêu gọi dân không nên đến Úc du lịch hay học hành. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đã tăng thuế trừng phạt hàng xuất khẩu của Úc.
Đài truyền hình Úc, ABC còn dẫn nhiều « nguồn tin cao cấp » cho rằng Trung Quốc có thể đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Không đi vào chi tiết kỹ thuật, trong cuộc họp báo hôm nay, thủ tướng Morrison cho biết nhiều đợt tấn công tin tặc đã bị chặn. Ông cũng đề nghị các cơ quan, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và hạ tầng cơ sở chiến lược và các dịch vụ chủ chốt hãy mời các chuyên gia tăng cường bảo vệ hệ thống tin học của mình.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200619-%C3%BAc-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-b%E1%BB%8B-tin-t%E1%BA%B7c-c%C3%B3-ch%E1%BB%89-%C4%91%E1%BA%A1o-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%99t-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng
0 comments