Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 10/06/2020

Wednesday, June 10, 2020 7:34:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 10/06/2020

Tổng Thống Trump khẳng định sẽ không cắt giảm ngân sách hay giải thể lực lượng cảnh sát

Vào thứ hai (ngày 8 tháng 6), Tổng thống Trump đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng trong cuộc thảo luận cùng các thành viên cơ quan hành pháp tại Tòa Bạch Ốc: lực lượng cảnh sát Hoa Kỳ đang làm việc “rất tốt.” Tổng thống đồng thời khẳng định sẽ không cắt giảm ngân sách hay giải thể bất kỳ lực lượng cảnh sát nào trong nước, đồng thời nhắc đến các dữ kiện thống kê về tội phạm trong nước là “thấp nhất trong lịch sử.”
Tổng thống Trump đưa ra những bình luận trên trước các viên chức chính quyền hàng đầu. Bên cạnh đó, Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr cho biết cơ quan hành pháp liên bang thấu hiểu sự không tin tưởng vào hệ thống tư pháp hình sự của người dân trong thời điểm hiện tại và thừa nhận rằng hệ thống này có kỳ thị chủng tộc. Nhưng ông Barr nói thêm rằng ông “rất lạc quan” trước những cải cách trong tương lai.
Hội nghị nói trên diễn ra sau khi Hội đồng thành phố Minneapolis tuyên bố hôm Chủ nhật rằng họ sẽ giải tán lực lượng cảnh sát thành phố sau cái chết của ông Floyd và các vấn đề về bạo lực cảnh sát đã có từ lâu. Khi Quốc hội bắt đầu vạch ra một con đường để cải cách ngành cảnh sát.
Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell vào chiều thứ hai đã bác bỏ các ý tưởng về việc cắt giảm ngân sách cảnh sát. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng không đồng ý với những lời kêu gọi cắt giảm ngân sách cảnh sát, nhưng đã tiết lộ rằng Hạ Viện đã có một dự luật cải cách trị an triệt để. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-khang-dinh-se-khong-cat-giam-ngan-sach-hay-giai-the-luc-luong-canh-sat/

Tổng thống Trump sắp công bố

các biện pháp cải cách ngành cảnh sát

Minh Hòa
Tổng thống Mỹ Donald Trump chào đón một số vị khách tại Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng, ngày 30/1/2018. Các vị khách sau đó ngồi cùng Đệ nhất phu nhân Melania Trump, trong sự kiện Tổng thống Trump có bài phát biểu Thông điệp Liên bang (ảnh: Nhà Trắng).
Hãng tin Fox News hôm thứ Ba (9/6) trích dẫn một số nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ sớm đưa ra các đề xuất cải cách trong ngành cảnh sát mà có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa các sắc lệnh hành pháp và hoạt động lập pháp.
Nguồn tin cho biết Thượng nghị sĩ Tim Scott (đảng Cộng hòa, tiểu bang Nam Carolina) đang dẫn đầu các động thái bên phía lập pháp. Fox News cho biết Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, cố vấn cấp cao Jared Kushner, và cố vấn chính sách nội địa Ja’Ron Smith đã gặp gỡ và thảo luận với ông Scott tại Đồi Nghị viện.
Nguồn tin nói rằng các sắc lệnh hành pháp sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp, được thực thi cùng với các nhà lãnh đạo thực thi pháp luật và cộng đồng. Các đề xuất được đưa ra sẽ đặt ưu tiên cho các biện pháp bảo vệ cộng đồng, nhưng “không trói tay cảnh sát”, Fox News đưa tin.
Trả lời phỏng vấn của Fox News hôm thứ Hai (8/6), Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang nên giúp thiết lập các tiêu chuẩn bãi bỏ việc kỹ thuật kẹp cổ từ phía sau và các kỹ thuật tương tự khi cảnh sát tác nghiệp.
Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tư pháp Barr, và một loạt các luật sư của đảng Cộng hòa đã nói rõ rằng họ phản đối ý tưởng của một số đảng viên Dân chủ về việc ngừng phân bổ ngân sách cho lực lượng cảnh sát, theo Fox News. Hãng tin này cho biết ông Barr nói rằng nếu cảnh sát không có ngân sách hoạt động, xã hội sẽ trở nên hỗn loạn và từ đó các vụ giết người sẽ gia tăng.
Ông Joe Biden, đối thủ chính của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới, cũng không ủng hộ việc rút ngân sách cho cảnh sát, theo tuyên bố từ phát ngôn viên của ông.
Các đề xuất cải cách được xem xét sau cái chết của ông George Floyd, một nghi phạm da màu tử vong vì bị ngạt thở khi bị cảnh sát kẹp cổ bắt giữ. Vụ việc đã dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Trong khi một số cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, một số khác đã xuất hiện các hành vi bạo loạn, cướp bóc, thậm chí Nhà thờ Thánh John ở gần Nhà Trắng cũng bị đốt phá.
Một số nhóm cánh tả, trong đó có Antifa, được cho là cố tình thực hiện các hành vi bạo loạn trong các cuộc biểu tình gần đây. Tổng thống Trump cảnh báo ông sẽ dán nhãn “khủng bố” cho Antifa.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-sap-cong-bo-cac-bien-phap-cai-cach-nganh-canh-sat.html

Ông Trump chỉ trích đảng Dân chủ và ông Biden

vì động thái ‘trói buộc cảnh sát’

Hương Thảo
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc ông Joe Biden, đối thủ trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2020 và đảng Dân chủ đang cố gắng làm suy yếu quyền hành pháp của cảnh sát Mỹ sau cái chết của George Floyd.
Trong một dòng “tweet” trên Twitter hôm 7/6, Tổng thống Trump viết: “Joe Biden ngủ gật và phe Dân chủ cánh tả cực đoan muốn “TRÓI BUỘC CẢNH SÁT”. Tôi muốn có LỰC LƯỢNG HÀNH PHÁP tuyệt vời và được trả lương cao. Tôi muốn [thiết lập] LUẬT PHÁP & TRẬT TỰ!”.
Sau đó Tổng thống Trump nói nếu ông Biden được bầu thì ông ta cũng sẽ “trói buộc quân đội của chúng ta” bởi ông ta “không có lựa chọn” khi phe Dân chủ được cho là đã bị “cánh tả cực đoan kiểm soát”.
Vụ việc George Floyd, 46 tuổi, một người Mỹ gốc Phi đã chết sau khi bị cảnh sát da trắng Derek Chauvin quỳ trên cổ ông gần chín phút hôm 25/5, đã khơi dậy vấn đề về tình trạng bạo hành của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi 5 tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11. Theo sau cái chết này, nhiều thành viên của Black Lives Matter – một phong trào bắt nguồn từ cộng đồng gốc Phi, tuyên bố họ “yêu cầu cắt giảm quyền thực thi của cảnh sát quốc gia”. Một số thành viên đảng Dân chủ đã cổ vũ cho tuyên bố này.
Trong một bài viết dạng ý kiến ​​viết cho tờ Thời báo Los Angeles, ông Joe Biden – vị cựu phó dưới thời Obama – nói rằng cần có sự giám sát lực lượng cảnh sát. Ông Biden viết: “Nếu được bầu, tôi cam kết thành lập một ủy ban giám sát cảnh sát quốc gia trong vòng 100 ngày kể từ khi nhậm chức”.
Một số thành viên hội đồng Minneapolis còn cho biết họ sẽ giải tán Sở cảnh sát thành phố Minneapolis. Ý tưởng này nhận được sự ủng hộ của Jeremiah Ellison, thành viên hội đồng thành phố, người này gần đây đã tuyên bố ủng hộ nhóm cực đoan cánh tả Antifa; và Jeremiah Ellison cũng là con trai của Tổng chưởng lý bang Minnesota Keith Ellison.
Những đòi hỏi “trói buộc cảnh sát” đã vấp phải luồng ý kiến phản đối từ chính lực lượng hành pháp, một số quan chức cảnh sát cho biết ý tưởng “cắt giảm quyền thực thi” hoặc thậm chí là “giải tán các sở cảnh sát” là một điều phi lý. Cảnh sát trưởng Detroit người gốc Phi, ông James Craig, nói với Fox News rằng ý tưởng đó chẳng khác nào “tự đập vào đầu gối” mình.
“Làm thế nào để các sở cảnh sát đảm bảo được an ninh một cách hiệu lực và hiệu quả cho cộng đồng mà họ đang phục vụ [khi họ bị tước đi quyền thực thi pháp luật cần thiết]? Nó là vô nghĩa. Trong các cộng đồng đầy thách thức này, chúng ta phải chú ý đến việc cải cách lại giáo dục công dân ở các trường học, thay vì tước đi các quyền thực thi pháp luật của cảnh sát”, ông James Craig nói thêm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-chi-trich-dang-dan-chu-va-ong-biden-vi-dong-thai-troi-buoc-canh-sat.html

Bộ Tư pháp Mỹ điều tra

các cá nhân cấu kết với Antifa

Hương Thảo
Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ William Barr cho biết chính quyền liên bang đang tiến hành điều tra những kẻ có mối quan hệ với nhóm cực đoan Antifa.
Antifa là những phần tử chuyên tham gia kích động các cuộc biểu tình bạo lực (sử dụng bạo lực và đốt phá của công) sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, đứng biệt lập và riêng biệt với các cuộc biểu tình ôn hòa.
Bề mặt là một tổ chức chống phát xít, nhưng giới quan sát nhận định Antifa là một nhóm có tổ chức, viện đến thủ đoạn bạo lực trong biểu tình để đạt mục đích riêng. Hôm 31/5 nhóm này đã bị Tổng thống Trump dán nhãn là một tổ chức khủng bố.
Trở lại câu chuyện chính, Tổng chưởng lý Barr cho biết chính mối quan hệ này là lý do tại sao nhóm Antifa không được nói đến trong nhiều khiếu nại hình sự liên quan đến các cuộc biểu tình gây náo loạn sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
“Chúng tôi đang tiến hành một số cuộc điều tra rất tập trung vào một số cá nhân chắc chắn có liên hệ với Antifa”, ông Barr cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 8/6.
Trong tuần qua, giới chức liên bang Mỹ đã quy cho các tổ chức cực đoan như Antifa có “hoạt động bạo lực” trong bối cảnh các cuộc biểu tình liên quan đến Floyd – một người đàn ông gốc Phi đã thiệt mạng trong khi bị cảnh sát thành phố Minneapolis khống chế.
Trong một cuộc họp báo ngày 3/6, ông Barr cho biết, Antifa và các nhóm tương tự cũng như “các kịch sĩ của một loạt các phe nhóm chính trị khác nhau” đã đứng đằng sau các hoạt động bạo lực gần đây để thực hiện các kế hoạch riêng.
Ông cũng nói rằng các “kịch sĩ” này đã “đột kích” vào các cuộc biểu tình nhằm “kích động các hành vi vô pháp luật, bạo loạn, bạo lực, cướp bóc các doanh nghiệp, tấn công tài sản công cộng và tấn công vào các nhân viên thực thi pháp luật và những người vô tội, thậm chí là giết chết một đặc vụ liên bang”.
Những bình luận của ông Barr được Giám đốc FBI Christopher Wray nhắc lại và nhấn mạnh rằng những kẻ đó ngày đã “lộ rõ ý định gieo rắc bất hòa và gây biến động hơn là mưu cầu chính nghĩa và công bằng”.
Chính phủ Mỹ tới nay đã thực hiện 51 vụ bắt giữ các tội phạm liên quan đến các vụ bạo loạn từ cuộc biểu tình Floyd, ông Barr nói và ông cho biết thêm cuộc điều tra sẽ nhắm vào các nguồn tài trợ núp phía sau các nhóm cực đoan cũng như tập trung vào cách thức phối hợp mà nhóm này sử dụng trong các cuộc biểu tình.
“Một vài trong số đó có liên quan đến một nhóm Antifa. Một số liên quan đến các nhóm giống như Antifa. Như tôi đã nói, có một “phù thủy” đang điều phối tất cả các nhóm cực đoan và chúng đang cố gắng lợi dụng tình trạng này trên tất cả các khía cạnh”, ông Barr nói.
Nguồn gốc của đạo quân cánh tả Antifa (viết tắt của Anti-Fascist Action) được cho là bắt nguồn từ phong trào “chống phát xít” Đức, là một phần của các hoạt động mặt trận của Liên Xô cũ nhằm kích động cuộc cách mạng cộng sản ở quốc gia châu Âu.
Tại Hoa Kỳ, Antifa tuyên bố rằng nó đang chiến đấu với chủ nghĩa phát xít, nhưng hiếm khi nó ra mặt đối đầu với những kẻ phát xít thực sự. Thay vào đó, các thành viên của nó, là những người được tạo ra bởi ý thức hệ của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội và những thành phần cánh tả cực đoan khác, gắn mác cho tất cả những ai không ủng hộ ý thức hệ của nó là phát xít để biện minh cho việc nó sử dụng bạo lực chống lại họ.
Nhóm này thường gây chú ý khi thực hiện các vụ tấn công bạo lực các nhóm đối lập, đặc biệt là nhắm vào những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-tu-phap-my-dieu-tra-cac-ca-nhan-cau-ket-voi-antifa.html

George Floyd: Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ

lần này mạnh mẽ như vậy?

Helier CheungBBC News, Washington DC
Hàng ngàn người Mỹ đang xuống đường để phản đối tệ trạng phân biệt chủng tộc – nhiều người đi biểu tình lần đầu trong đời. Tại sao bi kịch này lại tạo nên sự hưởng ứng lớn đến vậy?
George Floyd không phải là trường hợp đầu tiên cái chết của một người Mỹ gốc Phi trong lúc bị cảnh sát bắt giữ làm nổ ra các cuộc biểu tình.
Trước đây từng có những cuộc biểu tình và kêu gọi thay đổi sau khi Tamir Rice, Michael Brown và Eric Garner bị cảnh sát giết chết.
Nhưng lần này có vẻ khác, khi phản ứng kéo dài và lan rộng hơn. Biểu tình đã nổ ra trên khắp Hoa Kỳ – ở tất cả 50 tiểu bang và thủ đô Washington DC – bao gồm cả ở các thành phố và cộng đồng nông thôn nơi người da trắng chiếm đa số.
Chính quyền địa phương, giới thể thao và các doanh nghiệp lần này có vẻ sẵn sàng hơn trong việc bày tỏ lập trường – đáng chú ý nhất là việc hội đồng thành phố Minneapolis biểu quyết giải tán phòng cảnh sát.
Và các cuộc biểu tình Black Lives Matter (Sinh mạng người da đen cũng đáng kể) lần này có vẻ đa dạng về sắc tộc hơn – với số lượng lớn người biểu tình da trắng, và người biểu tình từ các sắc dân khác sát cánh cùng các nhà hoạt động da đen.
Có một số yếu tố hội tụ để tạo ra “cơn bão hoàn hảo cho hành động nổi loạn” liên quan đến cái chết của George Floyd, Frank Leon Roberts, một nhà hoạt động đang dạy khóa học về phong trào Black Lives Matter tại Đại học New York, nói với BBC.
Cái chết của Floyd đặc biệt ‘khủng khiếp và rõ ràng’
Một cảnh sát, Derek Chauvin, ghì đầu gối trên cổ ông Floyd trong gần chín phút – ngay cả khi Floyd liên tục nói “Tôi ngộp thở rồi” và cuối cùng trở nên bất động. Sự việc được ghi lại rõ ràng trong video.
“Trong nhiều vụ bạo lực của cảnh sát trước đây, đó thường là một câu chuyện mơ hồ được thuật lại – có thể là một tường thuật không trọn vẹn về những gì xảy ra, hoặc cảnh sát nói rằng họ đã phải đưa ra quyết định trong giây lát do lo ngại tính mạng bị đe dọa”, ông Roberts nói.
“Trong trường hợp này, đó là một hành xử bất công rất rõ ràng – mọi người có thể thấy người đàn ông này [Floyd] hoàn toàn không vũ trang và mất năng lực phản kháng.”
Nhiều người tham gia tuần hành gần đây là những người lần đầu đi biểu tình, họ giải thích khi nhìn thấy cái chết của George Floyd họ cảm thấy không thể ở nhà được nữa.
“Có hàng trăm cái chết không được ghi lại trên video, nhưng tôi nghĩ rằng sự kinh khủng và cái ác trong video đó đã đánh thức mọi người”, Sarina LeCroy, một người biểu tình từ Maryland, nói với BBC.
Tương tự, Wengfay Ho cho biết cô vốn luôn ủng hộ phong trào Black Lives Matter, nhưng cái chết của George Floyd là một “chất xúc tác” đặc biệt khiến cô lần đầu tiên xuống đường.
Nó “gợi nhiều cảm xúc hơn, và lời kêu gọi thay đổi hiện trở nên cấp bách hơn”.
Sự việc xảy ra giữa đại dịch, và tỷ lệ thất nghiệp cao
“Lịch sử thay đổi khi có một sự tập hợp lực lượng bất ngờ,” ông Roberts lập luận.
Cái chết của ông Floyd xảy ra giữa lúc đại dịch virus corona đang khiến người Mỹ bị buộc phải ở nhà, và gây ra mức thất nghiệp cao nhất kể từ Đại suy thoái vào những năm 1930.
“Hoàn cảnh ở đây là toàn bộ đất nước đang bị phong tỏa, và số người xem TV cao hơn… có thêm nhiều người bị buộc phải chú ý – họ ít nhìn đi chỗ khác, ít bị phân tâm hơn.”
Đại dịch đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, và dẫn đến việc có nhiều người Mỹ ở nhà “tự vấn rằng điều gì trong cuộc sống là điều không thể chấp nhận được”, ông nói thêm.
Nếu xét ở tính thực tiễn, thì mức thất nghiệp 13% của Hoa Kỳ có nghĩa là đang có nhiều người hơn có thể đi biểu tình và vận động bình thường mà không phải lo làm bổn phận của mình.
‘Giọt nước tràn ly’
Cái chết của ông Floyd xảy ra theo sau cái chết của Ahmaud Arbery và Breoanna Taylor.
Arbery, 25 tuổi, bị bắn vào ngày 23/2 khi đang chạy bộ ở Georgia, sau khi một vài cư dân nói rằng anh trông giống một nghi phạm trộm cắp. Breoanna Taylor, 26 tuổi, là một nhân viên y tế đã bị bắn 8 lần khi cảnh sát xông vào căn hộ của cô ở Kentucky.
Tên của hai người đều xuất hiện trên biểu ngữ trong các cuộc biểu tình mới nhất của phong trào Black Lives Matters, và người biểu tình được khuyến khích hô vang tên Taylor.
Ông Roberts mô tả cái chết của George Floyd là “giọt nước tràn ly với nhiều cộng đồng”, nói thêm rằng vụ việc xảy ra vào mùa hè, khi mọi người muốn ra ngoài trời, cũng là một yếu tố đáng lưu ý.
Vì năm nay có bầu cử, điều đó cũng có nghĩa là các chính trị gia có nhiều khả năng chú ý và phản ứng hơn, ông nói.
Biểu tình đa sắc tộc hơn
Mặc dù không có thống kê cụ thể về sắc tộc của người tham gia biểu tình, nhưng nhiều cuộc biểu tình dường như thu hút một tỉ lệ cao những người tham gia không phải là người Mỹ gốc Phi.
Chẳng hạn, ở Washington DC, hàng chục ngàn người đã xuống đường hôm thứ Bảy – và khoảng một nửa đám đông dường như không phải là người da đen. Nhiều người phản đối đã đưa ra những khẩu hiệu cho thấy mong muốn trở thành đồng minh của phong trào.
Điều này có thể xuất phát từ sự thay đổi quan điểm.
Một cuộc thăm dò của ABC cho thấy 74% người Mỹ cảm thấy rằng vụ giết ông Floyd là một phần của vấn đề rộng lớn hơn trong việc cảnh sát đối xử với người Mỹ gốc Phi.
Con số này tăng mạnh so với một cuộc thăm dò tương tự vào năm 2014, sau cái chết của Michael Brown và Eric Garner – khi có 43% người Mỹ cảm thấy rằng những sự cố đó phản ánh một vấn đề rộng lớn hơn, ABC cho hay.
Dù phong trào Black Lives Matter “luôn luôn đa sắc tộc… nhưng người da trắng ở Mỹ không thực sự dành nhiều ngôn từ để nói nhiều về chủng tộc”, ông Roberts nói.
“Điều đó thật khó chịu, và họ cho rằng bất kỳ cuộc trò chuyện nào về phân biệt chủng tộc đều là một sự công kích vào chính sự hiện hữu của họ, hoặc cảm thấy họ không có tư cách để lên tiếng trong trường hợp họ xúc phạm ai đó.”
Tuy nhiên, ông nói rằng bây giờ ông đang chứng kiến có nhiều đồng minh da trắng lên tiếng và “cảm thấy thoải mái hơn về điều vốn dĩ không thoải mái đối với họ”.
Ngoài các cuộc tuần hành rầm rộ ở các thành phố lớn, cũng có những cuộc biểu tình ở các thị trấn nhỏ, bao gồm cả Anna, vốn được dân chúng mô tả là một trong những “nơi phân biệt chủng tộc nhất” ở Illinois và Vidor, ở Texas, nơi từng nổi tiếng là một thành trì của Ku Klux Klan, nhóm theo thuyết người da trắng thượng đẳng.
Hiểu thêm về cái chết của George Floyd:
LÝ GIẢI: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
XEM: Mục sư Al Sharpton đọc điếu văn tại lễ tang George Floyd
QUỐC TẾ: Trung Quốc xuất hiện ‘vẻ vang’ nhờ các cuộc biểu tình ở Mỹ
TRUMP: Tổng thống Trump dọa điều thêm quân để chấm dứt bất ổn
Việc tình huống gây ra cái chết của ông Floyd rất rõ ràng cũng có thể khiến mọi người dễ trở nên đoàn kết hơn.
Trong một bài viết nhan đề “Thị trấn nhỏ bé với toàn dân da trắng của tôi vừa biểu tình. Chúng tôi không đơn độc”, nhà báo Judy Mueller viết rằng đã “sửng sốt” khi thấy khoảng 40 người tại một buổi cầu nguyện ở Norwood, Colorado.
Những người tổ chức buổi cầu nguyện nói “việc ủng hộ cảnh sát và ủng hộ Black Lives Matter không mâu thuẫn nhau”, trong khi một ủy viên hội đồng thị trấn địa phương, đảng viên Cộng hòa Candy Meehan, nói, “Tôi không nghĩ đây là chuyện chính trị. Sai là sai.”
Các nhà hoạt động xã hội da đen hoan nghênh sự hưởng ứng của các cộng đồng.
Eric Wood, cư dân Washington DC, cho biết ông đã tham gia biểu tình sau cái chết của Khayvon Martin năm 2012 và cái chết của Breoanna Taylor vào đầu năm nay, nhưng làn sóng phản đối lần này “có lẽ là lớn nhất”.
“Người Mỹ gốc Phi và các sắc dân thiểu số đã phản đối việc [phân biệt chủng tộc] trong nhiều năm. Tiếng nói của chúng tôi rõ ràng không có nhiều sức mạnh như khi có thêm các bạn da trắng giúp sức.”
Trong khi đó, ông Roberts lập luận: “Lịch sử cho thấy rõ ràng là những người cần thay đổi trước khi vỡ đập là những người đã được hưởng lợi từ các hệ thống hiện có.”
Hành động của cảnh sát có gây ảnh hưởng?
Phần lớn các cuộc biểu tình trên khắp Hoa Kỳ khá ôn hòa – và trong một số trường hợp, cảnh sát địa phương cũng bày tỏ sự ủng hộ.
Tuy nhiên, cũng có một số cuộc đối đầu và đụng độ gây chú y giữa người biểu tình và cảnh sát.
Tuần trước, các nhà chức trách đã đuổi người biểu tình ôn hòa khỏi một quảng trường bên ngoài Nhà Trắng. Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump băng qua đường để đến chụp ảnh trước một nhà thờ.
Hàng chục nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình cũng báo cáo đã bị lực lượng an ninh nhắm làm mục tiêu đàn áp, sử dụng hơi cay và đạn cao su.
Một số người biểu tình đã xuống đường sau khi họ cảm thấy cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức.
Hai nhân viên y tế Ben Longwell và Justine Summers cho biết vì những hành động đàn áp của cảnh sát, họ đã quyết định tham gia các cuộc biểu tình ở DC – bất kể khó khăn trong việc duy trì sự xa cách xã hội.
“Đây là lần đầu tiên trong đời tôi sợ cảnh sát”, ông Longwell nói.
Trong khi đó, bà Summers nói rằng trước đó bà không định tham dự biểu tình – nhưng “khi tôi nghe về việc cảnh sát bắt người bạo lực như thế nào thì thấy dường như đó là việc tôi cần phải làm”.
Một cuộc thăm dò được thực hiện cho CNN cho thấy 84% người Mỹ thấy các cuộc biểu tình ôn hòa phản ứng lại việc cảnh sát dùng bạo lực với người Mỹ gốc Phi là hợp lý, trong khi 27% cho rằng ngay cả khi biểu tình trở nên bạo động cũng có hiểu được – mặc dù sự ủng hộ cho các cuộc biểu tình bạo lực đã bị chia rẽ rõ ràng theo quan điểm chính trị.
“Thực tế là chúng tôi không muốn ai bị tổn thương. Nhưng chúng tôi cũng phải nhận ra rằng, dù xấu hay tốt, bạo loạn thường là một chiến lược chính trị và truyền thông, để các nhà hoạt động đảm bảo rằng các máy ảnh và máy quay phim để giải quyết vấn đề”, Roberts nói.
Biểu tình có thể dẫn đến đâu?
Nhiều người biểu tình đã kêu gọi thay đổi cụ thể – bao gồm bắt buộc các sĩ quan cảnh sát phải đeo máy ảnh gắn trên người, giảm tài trợ cho lực lượng cảnh sát hoặc khuyến khích mọi người đi bầu.
Ông Roberts cho biết còn quá sớm để nói liệu các cuộc biểu tình hiện nay có dẫn đến sự thay đổi lâu dài hay không – “Hãy nhớ phong trào dân quyền [của những năm 1950 và 1960] đã diễn ra trong hơn một thập niên.”
Tuy nhiên, ông cũng hy vọng rằng: “Chúng ta sống ở một đất nước chỉ mất một khoảnh khắc giống như Rosa Parks để thay đổi mọi thứ.”
Rosa Parks đã bị bắt sau khi bà từ chối nhường chỗ cho một người đàn ông da trắng vào năm 1955 – gây ra những vụ tẩy chay, và một phong trào quần chúng cuối cùng đã dẫn đến một bộ luật dân quyền vào năm 1964.
Nhiều người biểu tình ở DC cuối tuần qua cũng cảm thấy rằng họ đang ở trên đỉnh của một thời khắc lịch sử.
“Chúng tôi đang ở thời điểm mà mọi thứ thực sự có thể thay đổi,” Laura Hopman nói thêm rằng cô đã mang theo hai đứa con trai chín tuổi vì “Tôi muốn chúng là một phần của tiến trình này – để biến nó thành một bước ngoặt cuộc đời của các con và đời sống của nhiều người khác.”
Dylan Pegram, 10 tuổi, cũng có mặt với cha, trong lần diễu hành đầu tiên.
“Tôi thấy hơi căng thẳng, nhưng đồng thời nó cũng tốt, bởi vì chúng tôi cần thay đổi,” ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52974853

Infographic: Tội phạm da đen sát hại

người da đen nhiều gấp 10 lần tội phạm da trắng

Phụng Minh
Theo thống kê từ báo cáo hàng năm của FBI, Hoa Kỳ, số người da đen bị sát hại bởi người da đen thường nhiều hơn số bị sát hại bởi người da trắng trung bình 10 lần qua 7 năm (2012 – 2018).
Phòng Dịch vụ Thông tin Tư pháp Hình sự thuộc Cục Điều tra Liên bang (FBI), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hàng năm đều cung cấp các số liệu về tình hình tội phạm tại nước này qua báo cáo UCR (Uniform Crime Report). Theo FBI, cơ quan này không tự thu thập dữ liệu, mà các cơ quan thực thi pháp luật trên khắp Hoa Kỳ sẽ cung cấp dữ liệu cho FBI.
Tại mục tội phạm giết người, có bảng thống kê số 6 về chủng tộc và giới tính của nạn nhân, cũng như chủng tộc, giới tính của kẻ phạm tội. Theo đó, các báo cáo từ năm 2012 cho tới 2018 cho thấy, số nạn
nhân da đen bị sát hại bởi tội phạm da đen thường nhiều gấp 9 cho tới 12 lần so với số nạn nhân da đen bị sát hại bởi tội phạm da trắng.
Kích vào các nguồn tin bên dưới để tới đường link báo cáo UCR của FBI:
UCR năm 2012; UCR năm 2013; UCR năm 2014; UCR năm 2015; UCR năm 2016; UCR năm 2017; UCR năm 2018
https://www.dkn.tv/the-gioi/infographic-toi-pham-da-den-sat-hai-nguoi-da-den-nhieu-gap-10-lan-so-voi-toi-pham-da-trang.html

Mỹ: Người biểu tình giật đổ tượng Columbus

Người biểu tình ở thành phố Richmond thuộc tiểu bang Virginia đã giật đổ, châm lửa đốt và vứt tượng Christopher Columbus xuống hồ.
Tượng bị giật đổ chưa đầy hai giờ sau khi người biểu tình tập hợp tại công viên Byrd Park ở thành phố này và đòi giật đổ tượng.
Sau khi người biểu tình dùng dây để giật đổ tượng vào lúc khoảng 8 giờ 30 phút tối 9/6, một tấm biển ghi dòng chữ “Columbus đại diện cho diệt chủng” đã được đặt lên đế của bức tượng.
Bức tượng sau đó bị châm lửa đốt và bị vứt xuống hồ trong công viên, NBC 12 đưa tin.
Không có cảnh sát hiện diện trong công viên, nhưng một trực thăng của cảnh sát bay trên bầu trời khu vực xảy ra vụ giật đổ tượng thuộc sở hữu của thành phố.
Tượng Columbus được khánh thành ở Richmond cuối năm 1927 và đây là tượng Christopher Columbus đầu tiên ở miền nam.
Việc giật đổ tượng này diễn ra trong bối cảnh xảy ra các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ để phản đối cái chết của ông George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ.
Phe ủng hộ người Mỹ bản địa lâu nay thúc giục các tiểu bang chuyển tên Ngày Columbus sang Ngày dành cho Người bản địa vì cho rằng ông Columbus đã thúc đẩy nhiều thế kỷ diệt chủng đối với người bản địa ở châu Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-gi%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BB%95-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-columbus/5456980.html

Những người ủng hộ các tiệm  móng tay

tổ chức biểu tình tại quận Cam nhằm kêu gọi

thống đốc Gavin Newsom

công bố hướng dẫn mở cửa

Tin từ quận Cam,  California – Vào hôm thứ hai (8 tháng 6), những người ủng hộ các tiệm nail đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Little Saigon, thủ đô tinh thần của người tỵ nạn cộng sản Việt Nam. Cuộc biểu tình này nhằm kêu gọi ông Gavin Newsom, thống đốc tiểu bang California đính chính thông tin cho rằng trường hợp nhiễm COVID-19 lây lan trong cộng đồng đầu tiên xảy ra tại một tiệm nail, và thông báo kế hoạch mở cửa trở lại cho các cơ sở này.
Hơn 100 người đã xuống đường tại khu 9200, Đại lộ Bolsa ở thành phố Westminster để bày tỏ mong muốn của họ, sau khi đã phải chờ hơn 80 ngày cho thông báo mở cửa.
Theo đài KTLA 5 đưa tin, nhóm “Nailing it for America” mong muốn ông Newsom công bố các hướng dẫn mở cửa trở lại, và đính chính về bình luận ông đưa ra vào ngày 7 tháng 5 về trường hợp lây nhiễm cộng đồng đầu tiên.
Nhóm này cho biết rằng, trong một cuộc họp qua Zoom hôm 2 tháng 6, một số viên chức cấp cao của chính quyền ông Newsom đã thừa nhận thông tin về ca nhiễm trên là không chính xác. Sau khi ông Newsom đưa ra thông tin ấy, ngành công nghiệp làm đẹp tại California đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với những hậu quả sâu rộng khác trên phạm vi toàn Hoa Kỳ.
Trong một cuộc họp báo hôm 5/6, ông Newsom không trả lời câu hỏi về bình luận của các viên chức tại cuộc họp Zoom. Vào hôm thứ hai, phát ngôn viên của thống đốc cho biết, chính quyền ông Newsom sẽ
tiếp tục làm việc với các bên liên quan trong ngành nail để thu thập phản hồi, và tham gia đối thoại mang tính xây dựng về việc mở cửa trở lại, trong đó chủ yếu tập trung vào sức khỏe và an toàn công cộng.
https://www.sbtn.tv/nhung-nguoi-ung-ho-cac-tiem-mong-tay-to-chuc-bieu-tinh-tai-quan-cam-nham-keu-goi-thong-doc-gavin-newsom-cong-bo-huong-dan-mo-cua/

Vụ George Floyd :

Joe Biden kêu gọi « công bằng chủng tộc »

Minh Anh
Tang lễ của George Floyd diễn ra ngày 09/06/2020 tại Houston, bang Texas. Cái chết của công dân người Mỹ gốc châu Phi này đã làm dấy lên một làn sóng rộng lớn chống bạo lực cảnh sát nhắm vào cộng đồng người da đen ở Mỹ. Joe Biden, ứng viên tranh cử tổng thống phe Dân Chủ trong một thông điệp video được phát vào lúc tang lễ, cho rằng « thời của công bằng chủng tộc » đã điểm ở Mỹ.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :
Có quá nhiều trẻ em da đen Mỹ từ nhiều thế hệ nay luôn có cùng một thắc mắc : Tại sao ? Tại sao cha lại ra đi ? Ông Joe Biden hỏi như thế trong một thông điệp video. Ứng viên đảng Dân Chủ tỏ ra gần gũi với cộng đồng người da đen. Chính nhờ họ mà ông đã thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ. Và giờ đây ông tìm cách thể hiện sự đồng cảm.
Celia Belin, nhà nghiên cứu tại Brooking Institute phân tích : Joe Biden đến để đưa ra một thông điệp, trước hết là tình người, sau đó là chính trị. Chiến dịch vận động của ông đang trong một bước ngoặt.
Vì tấn thảm kịch này, phong trào của giới trẻ cấp tiến đã ùa ra đường, bày tỏ cơn phẫn nộ chống lại bạo lực cảnh sát nhưng đồng thời giới trẻ Mỹ chỉ ra rõ sự bất tài của chính quyền Donald Trump và cho rằng nên chăng có một người lãnh đạo khác biết đưa ra những quyết định tốt nhất trong những lúc khủng hoảng tương tự. Đó chính là điều ông Joe Biden muốn thể hiện khi đến dự lễ tang này.
Vào ngày tang lễ của George Floyd, ông Donald Trump lại chọn mạng Twitter để bảo vệ cảnh sát. Ông tố cáo phe Dân Chủ muốn phá vỡ các lực lượng giữ gìn an ninh trật tự.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200610-v%E1%BB%A5-george-floyd-joe-biden-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%C3%B4ng-b%E1%BA%B1ng-ch%E1%BB%A7ng-t%E1%BB%99c

Cháu trai cựu tổng thống Bush tuyên bố

sẽ bầu cho ông Trump

trong cuộc bầu cử sắp tới

Hương Thảo
Ủy viên Hội đồng Đất đai bang Texas George P. Bush, cháu trai cựu Tổng thống George W. Bush, cho biết ông sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sắp tới vào tháng 11.
Bush cho biết ông sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Trump như ông đã từng làm vào năm 2016. Ông cho biết mình sẽ chính thức bày tỏ sự ủng hộ đối với tổng thống đương nhiệm, theo The BL.
“Tổng thống Trump là nhân tố duy nhất phân khai giữa nước Mỹ và chủ nghĩa xã hội”, ông Bush nói trong một tuyên bố trên tờ Dallas Morning News hôm thứ Ba (9/6).
“Ngay cả trong một đại dịch toàn cầu, khi chúng ta phải thực hiện các biện pháp đóng cửa chưa từng có tiền lệ để bảo vệ sức khỏe người dân, nền kinh tế vẫn đang sẵn sàng quay trở lại”, ông nói thêm. “Rõ ràng nước Mỹ và bang Texas sẽ tiếp tục vận hành một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Tổng thống Trump hiện đang nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối từ Đảng Cộng hòa. Trong một dòng trạng thái trên Twitter cá nhân, ông Trump khoe mình nhận được tỷ lệ ủng hộ 96% trong đảng của ông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chau-trai-cuu-tong-thong-bush-tuyen-bo-se-bau-cho-ong-trump-trong-cuoc-bau-cu-sap-toi.html

Mỹ truy tố giáo sư khai man quan hệ với TQ

Giáo sư Charles Lieber của Đại học Harvard bị truy tố vì tham gia kế hoạch “Vạn nhân tài” của Trung Quốc, nhưng che giấu quan hệ này.
Bồi thẩm đoàn liên bang ở Boston ngày 9/6 cáo buộc Lieber, 61 tuổi, chủ nhiệm khoa Hóa Sinh Đại học Harvard, khai man về mối liên hệ giữa ông với chương trình “Vạn nhân tài” Trung Quốc. Lieber bị cơ quan điều tra bắt ngày 28/1 và bị Đại học Harvard cho nghỉ phép vô thời hạn.
Cáo trạng cho thấy bắt đầu từ năm 2011, Lieber trở thành “Nhà khoa học chiến lược” tại Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT), Trung Quốc, và ít nhất từ 2012-2015, ông này tham gia kế hoạch “Vạn nhân tài” của Bắc Kinh.
Các công tố viên cho hay Lieber được WUT trả 50.000 USD/tháng và sinh hoạt phí tới 158.000 USD. Ông cũng được trao hơn 1,5 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu tại WUT.
Đổi lại, Lieber có nghĩa vụ phải làm việc cho WUT ít nhất 9 tháng mỗi năm, trong thời gian đó, ông phải viết báo, tổ chức các hội nghị quốc tế và thay mặt WUT xin cấp bằng sáng chế. Khi Lieber bị các điều tra viên Bộ Quốc phòng Mỹ thẩm vấn vào tháng 4/2018, ông phủ nhận mình tham gia chương trình Vạn nhân tài.
Cáo trạng cho hay Lieber tiếp tục khai man lần thứ hai vào tháng 11/2018, khi Viện Y tế Quốc gia hỏi Đại học Harvard về mối liên hệ giữa Lieber với WUT và chương trình Vạn nhân tài. Song Lieber bác bỏ, nói rằng ông không liên quan đến WUT và chưa bao giờ tham gia chương trình tuyển mộ trên của Trung Quốc.
Lieber làm việc tại Đại học Harvard từ năm 1992, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard từ năm 2008. Công việc của ông là nghiên cứu về khoa học và công nghệ nano, đã nhận tài trợ hơn 15 triệu USD từ Viện Y tế Quốc gia và Bộ Quốc phòng Mỹ. Những khoản tài trợ liên bang này yêu cầu người nhận tiền phải giải trình tất cả các nguồn hỗ trợ nghiên cứu, xung đột lợi ích tài chính tiềm tàng và mối quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Nếu bị buộc tội, giáo sư này có thể đối mặt mức án đến 5 năm tù, ba năm quản chế và phạt tiền 250.000 USD.
Chương trình “Vạn nhân tài” do Bắc Kinh thành lập năm 2008, chiêu mộ những người tài được giáo dục hoặc làm việc ở nước ngoài bằng các khoản tài trợ cho nghiên cứu và sinh hoạt, trong tham vọng xây dựng nền kinh tế định hướng sáng tạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Mỹ ngày càng cảnh giác với chương trình này, cho rằng nó tiềm ẩn nguy cơ gián điệp và đánh cắp công nghệ. Giới chức Mỹ đã điều tra và truy tố nhiều nhà khoa học tham gia “Vạn nhân tài” nhưng không khai báo trung thực.
http://biendong.net/bien-dong/35188-my-truy-to-giao-su-khai-man-quan-he-voi-tq.html

So sánh cánh hữu và cánh tả của Hoa Kỳ

 trong đại dịch và bạo loạn

Hương Thảo
Cuộc khủng hoảng kinh tế do cách ly vì virus corona, tiếp theo là các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố của phe cánh tả đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở mức độ trầm trọng và đau đớn chưa từng thấy, đặc biệt là ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Những sự kiện này cũng đã làm lộ rõ vực thẳm ngăn cách sâu hun hút như Hẻm núi lớn (Grand Canyon) phân tách giữa phe cánh hữu (đại diện bởi đảng Cộng Hòa) và phe cánh tả (đại diện bởi đảng Dân Chủ) của nước Mỹ hiện nay.
Nhà báo kinh tế Stephen Moore, tác giả cuốn “Trumponomics: Bên trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế Nước Mỹ Trên Hết”, có bài bình luận trên báo The Epoch Times ngày 9/6 đưa ra 11 điểm so sánh giữa phe cảnh hữu và cánh tả của Mỹ như sau:
Thứ 1:
– Cánh hữu tin rằng các yêu cầu ở nhà và giãn cách xã hội là phản tác dụng và cần được bãi bỏ một cách an toàn và ngay lập tức.
– Cánh tả tin rằng những mệnh lệnh đó phải được giữ nguyên hiện trạng, nhưng chỉ cần áp dụng cho những người cánh hữu, mà không cần áp dụng cho những người biểu tình tự do cánh tả.
Thứ 2:
– Cánh hữu hành động phi bạo lực.
– Cánh tả cho thấy họ hỗ trợ ngấm ngầm cho thứ bạo lực du côn.
Thứ 3:
– Cánh hữu tin rằng cách tốt nhất để vực dậy nền kinh tế là khuyến khích lực lượng lao động trở lại với công việc.
– Cánh tả tin rằng cách tốt nhất để vực dậy nền kinh tế là trả cho mọi người nhiều tiền hơn để họ không làm việc.
Thứ 4:
– Khi các cuộc biểu tình của cánh hữu chống lại bất công – chẳng hạn như việc 40 triệu người mất việc do đóng cửa kinh tế – họ luôn luôn biểu tình trong ánh sáng ban ngày để họ có thể được mọi người nhìn thấy và nghe thấy.
– Trái ngược lại, các cuộc biểu tình cánh tả được tổ chức trong bóng tối để mọi người không thể thấy những hành vi tội ác mà một số kẻ bạo động nổi loạn đang thực hiện.
Thứ 5:
– Khi cánh hữu tham dự các cuộc mít tinh, họ giương cờ Mỹ.
– Khi cánh tả biểu tình và bạo loạn, những lá cờ Mỹ duy nhất bạn nhìn thấy bị đốt cháy.
Thứ 6:
– Cánh hữu tin rằng số tiền mà chính phủ có thể chi tiêu và cho vay để tránh phá sản quốc gia và hủy hoại tài chính là có hạn.
– Cánh tả tin rằng hàng nghìn tỷ đô la chi tiêu và nợ công thêm là điều nên làm và lành tính.
Thứ 7:
– Khi cánh hữu tổ chức các cuộc biểu tình, những người biểu tình tự dọn dẹp.
– Khi những người cánh tả phản đối, họ cướp bóc và đốt cháy khu dân cư của họ, bôi bẩn và phun sơn graffiti tục tĩu lên các khuôn viên trang trí và để lại đống rác rưởi ở khắp mọi nơi để người khác dọn dẹp – trong khi cánh tả rao giảng họ là những người bảo vệ môi trường.
Thứ 8:
– Cánh hữu đứng ra ủng hộ những người kinh doanh nhỏ, và đã yêu cầu các doanh nghiệp như các cửa hàng bán lẻ do người nhập cư hoặc chủ sở hữu thiểu số khác điều hành, được mở cửa trở lại.
– Các cuộc biểu tình của cánh tả dẫn đến cướp bóc và đốt cháy các cửa hàng bán lẻ.
Thứ 9:
– Cánh hữu tin rằng cách tốt nhất để khiến mọi người quay trở lại làm việc là mọi người nhận tiền trực tiếp thông qua việc cắt giảm thuế thu nhập.
– Cánh tả nghĩ rằng cách tốt nhất là đưa tiền cho thị trưởng, thống đốc và các chính trị gia khác.
Thứ 10:
– Cánh hữu muốn giúp ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc trong lực lượng cảnh sát đô thị bằng cách sa thải những sĩ quan cảnh sát bất tài và cố chấp.
– Cánh tả được đại diện bởi các công đoàn mà ngăn cảnh sát bị sa thải.
Thứ 11:
– Cánh hữu muốn làm cho nước Mỹ trông giống như Florida và Texas.
– Cánh tả muốn phần còn lại của quốc gia trông giống như New York và Illinois, nơi đang sụp đổ vì bạo loạn, bị khóa chặt, thuế cao và gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp rời khỏi bang.
Trong đại dịch và bạo loạn, sự khác biệt giữa cánh hữu và cánh tả, giữa lo cho dân và lợi dụng dân, giữa chính và tà hiện ra rõ nét hơn, cũng vì thế việc lựa chọn mà nước Mỹ phải đối mặt trong cuộc bầu cử năm 2020 vào ngày 3/11 tới, cũng trở nên quan trọng và khác biệt hơn bao giờ hết.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/su-khac-biet-ro-rang-giua-canh-huu-va-canh-ta-o-hoa-ky.html

Tập đoàn Mỹ sắp thử nghiệm vaccine

ngừa COVID-19 trên người

Tập đoàn Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ hôm 10/6 thông báo sẽ xúc tiến thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên người vào nửa sau của tháng Bảy, tức sớm hơn 2 tháng so với dự định.
Quyết định của J&J được đưa ra trong bối cảnh nhà sản xuất thuốc này đang gấp rút phát triển một loại vaccine ngăn vừa virus đã làm hàng triệu người nhiễm trên thế giới.
Công ty này đã ký hợp đồng với chính phủ Mỹ để cung cấp hơn 1 tỷ liều vaccine cho tới hết năm 2021, trước cả khi J&J có bằng chứng về sự hiệu nghiệm của loại vaccine này.
Tin cho hay, khoảng 1.045 người khỏe mạnh, trong độ tuổi từ 18 tới 55 và cả những người trên 65 tuổi, sẽ tham gia cuộc thử nghiệm.
Việc thử nghiệm sẽ được tiến hành tại Mỹ và Bỉ.
Công ty cũng đang thương thảo với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ về việc thử nghiệm giai đoạn sau với quy mô lớn hơn trước kế hoạch, và điều đó phụ thuộc vào kết quả của đợt thử nghiệm sớm cũng như vào việc kế hoạch được cơ quan hữu trách thông qua.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%AFp-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-vaccine-ng%E1%BB%ABa-covid-19-tr%C3%AAn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/5457318.html

Thuốc remdesivir

tỏ ra hứa hẹn trong chữa trị COVID

Thuốc remdesivir chống virus của công ty Gilead Sciences, ngừa được bệnh phổi trên các con khỉ nhiệt đới bị nhiễm COVID, theo một cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Nature hôm 9/6.
Remdesivir là thuốc đầu tiên chứng tỏ có sự cải thiện trong việc thử nghiệm COVID-19 trên người, và những tiến bộ trong các cuộc nghiên cứu lâm sàng được theo dõi chặt chẽ trong khi các nước đang tìm cách chữa trị bệnh này. Hiện hơn 7 triệu người nhiễm và trên 400.000 người chết vì COVID trên thế giới.
Trong cuộc nghiên cứu, 12 con khỉ nhiệt đới bị cho lây nhiễm với virus corona chủng mới, và một nửa được chữa trị sớm bằng thuốc remdesivir.
Những con khỉ được cho dùng thuốc remdesivir không thấy có dấu hiệu bị bệnh đường hô hấp và đã giảm bớt tổn hại trong phổi, theo cuộc nghiên cứu.
Chi tiết về thử nghiệm trên khỉ trước đây đã được Viện Y tế Quốc gia Mỹ công bố vào tháng 4 năm nay, nhưng những phát hiện này chưa được các đồng nghiệp khác duyệt xét lại—một bước để xác nhận kết quả của cuộc nghiên cứu.
Các tác giả của cuộc nghiên cứu đề nghị thuốc remdesivir nên được xem là thuốc chữa trị càng sớm càng tốt để ngăn sự tiến triển của bệnh sưng phổi trong các bệnh nhân COVID-19.
Remdesivir đã được chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp trên các bệnh nhân bệnh nặng tại Mỹ, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Việc thử nghiệm thuốc trên người đang được xúc tiến, và những dữ liệu sớm cho thấy thuốc giúp cho bệnh nhân bình phục nhanh chóng hơn từ chứng bệnh do virus corona chủng mới gây ra.
https://www.voatiengviet.com/a/thu%E1%BB%91c-remdesivir-t%E1%BB%8F-ra-h%E1%BB%A9a-h%E1%BA%B9n-trong-ch%E1%BB%AFa-tr%E1%BB%8B-covid-/5456666.html

Bệnh nhân COVID dễ lây nhất

khi bắt đầu thấy không khỏe

Các cuộc nghiên cứu cho thấy bệnh nhân COVID lây cho người khác nhiều nhất lúc họ bắt đầu cảm thấy không khỏe, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ngày 9/6.
Tính chất này làm cho rất khó kiểm soát sự lây lan của virus corona, nhưng có thể thực hiện được qua xét nghiệm và giãn cách xã hội chặt chẽ, các chuyên gia nói.
“Dường như, từ những thông tin hạn chế có được hiện nay, là bệnh nhân có nhiều virus trong cơ thể vào thời điểm họ phát triển triệu chứng, nghĩa là rất sớm,” bà Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học đứng đầu bộ phận kỹ thuật của WHO trong đại dịch này, nói trong một phiên họp trực tuyến trên truyền thông xã hội.
Những cuộc nghiên cứu sơ khởi của Đức và Mỹ cho thấy những người với triệu chứng nhẹ có thể lây sang người khác trong vòng từ 8 đến 9 ngày, và thời gian này có thể lâu hơn đối với những người bệnh nặng hơn”, bà nói.
Trước đó, một số chuyên gia về dịch bệnh chất vấn bà về tuyên bố hôm 8/6 cho rằng bệnh nhân COVID không triệu chứng “rất hiếm” lây bệnh cho người khác. Các chuyên gia quan ngại hướng dẫn này có thể tạo thành vấn đề cho các chính phủ trong khi họ tìm cách dỡ bỏ lệnh đóng cửa.
Bà Van Kerkhove ngày 9/6 nói rõ là một số bệnh nhân dù không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác.
“Ước lượng có khoảng 40% việc lây nhiễm là do những ca không triệu chứng, nhưng đây là những ca từ mô hình mẫu. Do đó tôi không bao gồm điều đó trong câu trả lời của tôi ngày hôm qua, 8/6, nhưng tôi muốn làm rõ việc này,” bà nói.
Bác sĩ Mike Ryan, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO, nói virus corona nằm sâu ở đường hô hấp trên nên dễ lây (từ những giọt li ti khi bệnh nhân nói, ho, hay hắt hơi) hơn so với những virus liên hệ như SARS hay MERS vốn nằm ở phần dưới của bộ phận hô hấp.
“Nhìn vào COVID-19, chúng ta thấy virus lây nhiễm ở phần trên của đường hô hấp nên số lượng virus lên đến đỉnh điểm khi bạn bắt đầu bệnh,” ông nói.
“Có nghĩa là bạn có thể ở trong một tiệm ăn cảm thấy rất khỏe mạnh và bắt đầu bị sốt, vẫn cảm thấy khoẻ và không nghĩ là phải ở nhà, nhưng đó là lúc lượng virus của bạn có thể khá cao,” ông nói.
“Vì bệnh này có thể lây lan vào lúc đó, bệnh hết sức truyền nhiễm, đó là lý do vì sao bệnh lây lan trên tòan thế giới theo phương cách không chế ngự được vì khó ngăn chặn virus.”
Tuy nhiên cũng có một số nước cho thấy việc lây nhiễm có thể khống chế xuống “mức có thể chấp nhận được hay mức số không”, như New Zealand chẳng hạn, ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-covid-d%E1%BB%85-l%C3%A2y-nh%E1%BA%A5t-khi-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BA%A5y-kh%C3%B4ng-kh%E1%BB%8Fe/5456609.html

Mỹ, Nga sắp đàm phán vũ khí hạt nhân,

mời Trung Quốc tham dự

Hương Thảo | ĐKN 5 giờ trước 526 lượt xem
Mỹ và Nga đã thống nhất thời gian và địa điểm tiến hành các cuộc đàm phán hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân vào tháng 6, và muốn mời Trung Quốc tham gia.
Đó là tuyên bố của Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea trên trang Twitter cá nhân hồi đầu tuần, theo The Epoch Times.
“Hôm nay tôi và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov đã đi đến thỏa thuận  về thời gian và địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân vào tháng Sáu tới. Trung Quốc cũng được mời. Liệu Trung Quốc có tham dự và đàm phán với thiện chí hay không?” ông Billingslea viết.
“Tổng thống Trump đã chỉ thị cho chính phủ mở ra một chương mới bằng cách tìm kiếm một kỷ nguyên kiểm soát vũ khí mới vượt ra ngoài các hiệp ước song phương trong quá khứ”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố vào ngày 10/4.
“Các quan chức Trung Quốc hiện đang công khai nói về các mục tiêu ‘trẻ hóa quốc gia’ bao gồm ‘Giấc mơ Quân sự Hùng cường’ nhằm đạt mục tiêu đến năm 2049 Bắc Kinh sở hữu lực lượng vũ trang có năng lực tầm cỡ thế giới vượt trội so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”, ông Christopher Ford, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ viết trong một báo cáo ngày 20/5.
“Hôm nay, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang xây dựng một đội quân khổng lồ, toàn diện … với kho vũ khí hạt nhân sẽ có quy mô ít nhất lớn gấp đôi trong thập kỷ tới”, ông Ford viết.
Thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân Mỹ – Nga duy nhất vẫn còn hiệu lực là Hiệp ước START mới, được ký hồi năm 2010 và sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.
Hiệp ước START mới giới hạn số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược mà mỗi quốc gia này có thể triển khai là “1.550 đầu đạn hạt nhân trên 700 tên lửa và máy bay ném bom hạng nặng”, theo trang web của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí.
Hiệp ước cũng cho phép cả Hoa Kỳ và Nga tiến hành các cuộc giám sát hiện trường để đảm bảo tuân thủ điều lệ.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-nga-sap-dam-phan-vu-khi-hat-nhan-moi-trung-quoc-tham-du.html

Chính giới Mỹ, Anh:

Rút quân Mỹ khỏi Đức là ‘nguy hiểm’, ‘lợi cho Nga’

Các chính trị gia Mỹ và Anh cảnh báo rằng quyết định của tổng thống Mỹ rút 9.500 binh sĩ khỏi Đức có nguy cơ mang lại lợi thế chiến lược cho Kremlin và làm tổn hại liên minh quân sự phương Tây.
Hôm 5/6, báo chí Mỹ nhận được thông tin là Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho Lầu Năm Góc giảm hơn một phần tư số quân nhân Mỹ trú đóng ở Đức, từ gần 35.000 hiện nay xuống còn 25.000 trong những tháng tới.
Mặc dù kế hoạch này vẫn chưa được xác nhận chính thức, song hôm 10/6, 22 dân biểu đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện gửi thư tới Tổng thống Trump cảnh báo không nên rút quân Mỹ khỏi Đức.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa lập luận rằng việc giảm quân số và đặt ra một mức trần về con số binh lính Mỹ ở châu Âu sẽ làm suy yếu khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO và khuyến khích Nga hung hăng hơn.
Thư của của 22 dân biểu Mỹ lưu ý rằng binh sĩ Mỹ được triển khai ở tiền phương kể từ sau Chiến tranh Thế giới II đã giúp ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới nữa,và quan trọng nhất là đã giúp đảm bảo cho nước Mỹ được an toàn hơn.
Tiếp đến, các dân biểu viết trong thư là họ tin rằng những bước đi nhằm cắt giảm quân “sẽ gây hại lớn đến an ninh quốc gia Mỹ”, cũng như “củng cố vị thế của Nga” theo hướng bất lợi cho Mỹ.
“Ở châu Âu, các mối đe dọa từ Nga không hề giảm đi, và chúng tôi tin rằng những dấu hiệu về cam kết của Mỹ với NATO suy yếu đi sẽ khuyến khích Nga hung hăng hơn và có tính cơ hội hơn”, bức thư làm rõ thêm về bức tranh lớn.
Đi vào những vấn đề cụ thể, các thành viên thuộc đảng Cộng hòa do Dân biểu Mac Thornberry đứng đầu trong ủy ban thuộc Hạ viện chỉ ra rằng việc đặt giới hạn về tổng quân số sẽ ngăn cản Mỹ thực hiện hoạt động huấn luyện cần thiết phục vụ cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của Mỹ và đồng minh.
Bên cạnh đó, giới hạn về quân số cũng làm giảm con số binh sĩ Mỹ có thể đi qua Đức để triển khai ở các căn cứ trên toàn thế giới, gây ra những khó khăn nghiêm trọng về hậu cần, thư của 22 dân biểu Cộng hòa viết.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump có những xung khắc với NATO vì ông thúc ép các thành viên của khối này phải tăng chi cho quân đội của chính họ, đồng thời cho rằng khối này “không còn hợp thời”.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa phần nào chia sẻ quan điểm của tổng thống Mỹ khi viết trong bức thư mới đây rằng NATO cần phân chia chi phí “đồng đều hơn”, song họ khẳng định vai trò và công việc của NATO chưa hề chấm dứt.
“Chúng tôi tin rằng việc của chúng ta [Mỹ] tiếp tục can dự mạnh mẽ trong khối liên minh là yếu tố cơ bản đối với an ninh của quốc gia chúng ta, và không thể thiếu được trong việc bảo vệ nhân dân chúng ta”, các dân biểu Cộng hòa viết trong thư gửi Tổng thống Trump.
“Rút quân và đặt ra giới hạn quân số giống như những gì được báo chí đang đưa tin sẽ làm cho các nhiệm vụ đó khó khăn hơn”, bức thư bày tỏ.
Các chính trị gia Anh cũng khuyến cáo rằng ý định của Tổng thống Trump rút khoảng 9.500 quân ra khỏi Đức có nguy cơ trao lợi thế chiến lược cho Moscow, cũng như ảnh hưởng đến khả năng của Mỹ trong hoạt động ở Trung Đông và châu Phi.
Ông Tobias Ellwood, chính trị gia kỳ cựu thuộc đảng Bảo thủ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Anh, cảnh báo rằng bất kỳ động thái rút quân nào ra khỏi Đức cũng làm lợi cho Nga.
“Làm suy yếu NATO song lại mong điều đó làm tăng khả năng quốc phòng của Đức thì đúng là một trò chơi nguy hiểm, có lợi cho Nga”, ông Ellwood nói hôm 8/6.
Một nghị sĩ Bảo thủ khác của Anh, ông Tom Tugendhat, nói động thái của Mỹ – nếu được thực thi – sẽ đồng nghĩa là các quốc gia châu Âu được khích lệ “nghe lời Mỹ ít đi” khi ông Trump còn nắm quyền.
Nhà bình luận Andreas Kluth viết trên Bloomberg rằng trong thời gian qua, từ Berlin cho tới Paris, London, Tokyo, Seoul, Ottawa và Canberra, các nhà lãnh đạo các nước kết luận rằng sự hậu thuẫn của Mỹ giờ đây không còn mang tính nguyên tắc nữa mà là “có đi có lại”, và nay đã đến lúc họ “tính đường khác”.
Nhưng bi kịch đối với châu Âu là có lẽ họ sẽ không bao giờ có được ai khác đáng tin cậy hơn so với sự bảo hộ quân sự của Mỹ, ông Kluth viết.
Về phần thế giới, theo cây bút bình luận này, dẫn lại ý kiến của một số chuyên gia , bi kịch là khi không có Mỹ đứng ra bảo kê, khái niệm khối phương Tây nói chung như là một hệ tư tưởng sẽ không còn tồn tại nữa, dẫn đến bất ổn và lo lắng trên toàn cầu.
Lâu nay, khối phương Tây được ngầm hiểu là cộng đồng các quốc gia coi trọng việc bảo vệ các giá trị tự do.
Dự báo về ý định của Tổng thống Trump, bà Karin von Hippel, Tổng Giám đốc Viện Hoàng gia RUSI ở London chuyên nghiên cứu về quốc phòng, an ninh, nói: “Tôi không nghĩ là ý tưởng đó sẽ được thực thi trong một vài tháng tới, trước bầu cử tổng thống Mỹ, vì quốc hội và Lầu Năm Góc sẽ tìm cách ngăn chặn. Nhưng nếu ông Trump thắng, thì đúng là bất cứ điều gì cũng cũng thể diễn ra”.
Trong mấy ngày qua, giới quan sát diễn dịch rằng động thái của Tổng thống Trump có thể là sự đáp trả cá nhân đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp sau tin tức nói rằng hai nhà lãnh đạo đã điện đàm với thái độ lạnh lùng hồi cuối tháng 5, trong đó bà Merkel phá tan hy vọng của ông Trump về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 ở Mỹ vào tháng 6.
(Politico, CNN, Bloomberg, The Guardian)
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-gioi-my-anh-rut-quan-my-khoi-duc-la-nguy-hiem-loi-cho-nga/5457211.html

Ontario sẽ mở lại các nhà hàng, tiệm làm tóc

 bên ngoài các tâm điểm của dịch coronavirus

Tin từ TORONTO, Canada – Vào hôm thứ Hai (8/6), chính quyền tỉnh Ontario của Canada tuyên bố sẽ mở lại một số tiệm làm tóc và cho phép ăn uống ngoài trời tại các nhà hàng trong số các doanh nghiệp khác vào hôm thứ Sáu, nhưng chỉ ở các khu vực nơi sự lây lan của COVID-19 được kiểm soát tốt hơn.
Việc mở cửa trở lại sẽ bắt đầu vào nửa đêm hôm thứ Sáu tại 24 trong số 34 khu vực thuộc tỉnh đông dân nhất của Canada và động cơ kinh tế của toàn quốc, khi họ chuyển sang giai đoạn thứ hai trong quá trình từng bước tái mở cửa nền kinh tế.
Tỉnh này cũng sẽ tăng các nhóm tụ tập từ 5 lên 10 người trong các khu vực được cho phép, bao gồm thủ đô Ottawa của Canada. Toronto, trung tâm của ngành công nghiệp tài chính Canada, và các khu vực xung quanh sẽ vẫn ở giai đoạn một, cũng như một số khu vực gần biên giới Hoa Kỳ và một quận nông thôn bị ảnh hưởng bởi một đợt bùng phát lớn giữa các công nhân nông trại.
Một tuyên bố từ văn phòng của Thủ hiến Doug Ford cho biết quyết định về việc lựa chọn khu vực để tái mở cửa “được dựa trên xu hướng của các chỉ số sức khỏe cộng đồng quan trọng như tỷ lệ lây truyền thấp hơn, công suất gia tăng trong bệnh viện và tiến trình thử nghiệm”.
Việc sản xuất phim và truyền hình sẽ được phép khởi động lại ở các khu vực được phê duyệt. Theo dữ kiện của tỉnh, ngành sản xuất phim ở Ontario trị giá 2.9 tỷ Canada kim (2,17 tỷ mỹ kim) tính đến năm 2018. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ontario-se-mo-lai-cac-nha-hang-tiem-lam-toc-ben-ngoai-cac-tam-diem-cua-dich-coronavirus/

Lười nhác có phải bản chất của con người?

Claudia HammondBBC Future
Đại dịch đã khiến phần lớn dân số thế giới phải ở nhà và thư giãn. Nhưng có thể con người không có đặc tính như vậy.
Bạn có thể là một trong hơn ba triệu người đã xem bộ phim ngắn mà Văn phòng Thống đốc bang California đăng tải. Đoạn phim này xuất hiện lan tràn trên mạng xã hội.
Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Làm sao thoát khỏi sự thống trị của thời gian?
Kỹ năng giúp sinh tồn trong cái lạnh cùng cực
Trong phim, danh hài Larry David, với phong cách mỉa mai nổi tiếng, kêu gọi mọi người nghe theo lời khuyên chính thức và ở nhà để tránh bệnh dịch Covid-19 bùng phát. Chuyện gì xảy ra với các anh vậy “đồ ngốc”, ông nói, các anh đang trải qua một cơ hội tuyệt vời có thể ngồi ở ghế bành và xem TV cả ngày!
Ta đã quen với cảnh báo sức khỏe khuyến khích nên làm những việc mà thực lòng ta không ham thích gì lắm: như tập thể thao nhiều hơn, ăn 8-10 phần trái cây và rau củ mỗi ngày. Nhưng lần đầu tiên lời khuyên chính thức nghe thật dễ dàng: lười nhác nằm trên ở sa-lông, xem thật nhiều phim bộ, ở nhà. Tất cả những thứ này nghe thì có vẻ hấp dẫn với phần lười biếng trong con người ta.
Nhưng trong thực tế, mọi thứ không đơn giản như vậy, như có lẽ bạn đã phát hiện ra trong vài tuần cách ly vừa rồi.
Hóa ra ta không được cấu trúc về mặt sinh học để hành động càng ít càng tốt.
Thật vậy, con người phát triển cùng với hoạt động. Hay ít nhất, là có sự cân bằng tốt giữa trạng thái bận rộn và khả năng nghỉ ngơi.
Đúng là người ta thường tìm đến lựa chọn dễ dàng hơn, con đường đến với ít sự chống cự hơn, đường tắt đến thành công.
Nếu bạn có điều khiển từ xa, thì sao phải đứng dậy để bật nút chuyển kênh trên cái TV chứ? Nếu bạn có xe hơi, sao phải đạp xe tới siêu thị? Nếu bạn có thể né được và chỉ làm nửa phần việc so với đồng nghiệp, thì tại sao không làm vậy?
Bất cứ công việc hay nỗ lực đều đòi hỏi sự cố gắng thể chất hay tinh thần, vì vậy cũng hợp lý khi người ta tránh né việc khi họ có thể.
Và đôi khi, đơn giản là ta hành động như vậy. Điều này đôi khi được gọi là nguyên tắc nỗ lực thấp nhất hay còn gọi là Luật Zipf, một quy tắc mà bạn nghĩ chẳng ai buồn phá vỡ.
Chỉ có điều là ta lại thường xuyên phá vỡ nó.
Bạn đã bao giờ mơ đến việc hoàn toàn không làm gì hết chưa? Chỉ nằm trên võng suốt buổi chiều. Chỉ nhìn chằm chằm lên trần nhà, lắng nghe sự tĩnh lặng.
Hạnh phúc là gì?
Dùng internet không sạch sẽ như bạn nghĩ
Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra
Nghe có vẻ là một ý tưởng dễ thương, nhưng trong thực tế ta có thể thấy việc không làm gì cả – trừ việc ngủ – có thể rất khó thực hiện.
Trong một nghiên cứu nổi tiếng thực hiện vài năm trước ở Đại học Virginia, từng người tham gia được dẫn vào một căn phòng hoàn toàn trống rỗng và không có bất cứ thứ gì gây xao nhãng.
Họ không có điện thoại, không có sách, không có màn hình – và họ không được phép ngủ. Thiết bị điện cực được gắn vào cổ chân họ và họ được yêu cầu ở lại một mình trong 15 phút. Đó là cơ hội để thư thả và nghỉ ngơi một chút.
Vậy, mọi việc diễn ra thế nào?
Thật ra, trước khi bị bỏ lại trong phòng một mình, người tham gia đã được hướng dẫn cách nhấn một phím trên máy tính có kết nối với chiếc máy tạo ra sốc điện.
Bạn có thể cho rằng những ai đã thử sẽ không bao giờ muốn thử lại.
Sai. Trong thực tế, 71% số nam giới và 25% số phụ nữ tham gia nghiên cứu đã tự làm bản thân bị sốc điện ít nhất một lần trong thời gian họ ở một mình – và một người đàn ông đã tự sốc điện anh ta đến 190 lần.
Hóa ra không có việc gì để làm quá khổ sở đến mức rất nhiều người tham gia, thà là tra tấn bản thân thay vì cố gắng thích nghi với tình trạng không có gì xao nhãng.
Thử nghiệm này là một ví dụ cực đoan, nhưng từ đời sống hàng ngày, ta biết rằng mọi người liên tục chọn làm những việc họ không cần làm, mà đôi khi việc đó gây đau đớn.
Hãy nghĩ về tất cả bạn bè của bạn chạy marathon, hay tập theo chế độ khắc nghiệt tại phòng tập thể thao. Họ đi xa hơn hẳn yêu cầu cần thiết cho sức khỏe và hình thể gọn gàng. Và còn những người đi bộ trên băng đến địa cực Trái Đất hay giong buồm vòng quanh thế giới?
Michael Inzlicht từ Đại học Toronto gọi đây là nghịch lý của nỗ lực.
Đôi khi ta chọn đường dễ đi và làm việc ít nhất có thể qua ngày, nhưng vào những thời điểm khác ta trân trọng hoàn cảnh hơn nếu ta phải tiêu hao nỗ lực đáng kể. Niềm vui từ bên trong nỗ lực đem lại rất nhiều niềm vui đến mức ta không chọn cách đi đường tắt. Ta có thể tốn nhiều giờ cố gắng giải mã một ô chữ thay vì sử dụng công cụ tìm kiếm và giải ngay.
Ta đã học về điều này từ sớm.
Khi còn là trẻ con, ta được giáo dục từ kinh nghiệm và sự thuyết phục, theo đó cho rằng việc có nỗ lực sẽ đem lại phần thưởng; qua thời gian, điều này biến thành điều kiện khiến ta tận hưởng nỗ lực vì chính bản thân sự nỗ lực.
Điều này được gọi là sự cần cù do tập luyện.
Khi đang trên đường du lịch bụi hồi hơn 20 năm trước, tôi ghé thăm những hồ nước tuyệt đẹp rực rỡ sắc màu ở Kelimutu trên Đảo Flores ở Indonesia. Cứ vài năm các hồ nước này lại đổi màu, khiến chúng đem lại cảm giác bí ẩn và vẻ đẹp ngoạn mục.
Nhưng ít nhất một phần lý do khiến chuyến đi đó ở lại trong tâm trí tôi đó là vì nỗ lực mà tôi và người yêu phải bỏ ra để đến được hòn đảo.
Vũ trụ tồn tại vĩnh viễn hay sẽ diệt vong?
Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe?
Khi phụ nữ có thai không phụ thuộc đàn ông
Chúng tôi phải đi thuyền và xe bus nhiều ngày, trong đó có một chặng nhiều giờ trên xe khách cỡ nhỏ, con đường quá bụi và xóc đến nỗi nhà xe thuê hẳn một nhân viên để phát túi nôn cho chúng tôi và thu lại, quẳng ra ngoài cửa xe.
Sau đó là một đêm chúng tôi phải ngủ trong khách sạn nóng bức và hôi hám, với giường chiếu thủng lỗ và gián bò đầy, sau đó bốn giờ sáng lại phải thức dậy để lên một chiếc xe bus nhỏ khác và cuối cùng mới tới được nơi có hồ nước.
Chúng tôi đã chịu đựng gian khổ để đến Kelimutu, nhưng tất cả những điều đó là một phần của trải nghiệm.
Không xa nơi chúng tôi ngắm cảnh là nơi đậu máy bay trực thăng, có lẽ là chỗ các du khách có tiền hơn hạ cánh. Nhưng chúng tôi không thấy ghen tị. Liệu họ có trân trọng những hồ nước như chúng tôi không? Có lẽ là không.
Người ta có thể lên đến đỉnh nhiều ngọn núi bằng cáp treo.
Nhưng tất nhiên, dân leo núi thà là cắm trại qua đêm ngoài trời bên một rìa mặt đá đốc đứng, lơ lửng trong tiết trời lạnh giá, chấp nhận rủi ro bị tê cóng, còn hơn là đi theo đường dân du lịch đi.
Nhà kinh tế học hành vi George Loewenstein gọi tên nghiên cứu của ông về triệu chứng này là “Vì nó ở đó”, theo câu nói nổi tiếng của George Mallory.
Ông giải thích rằng con người chỉ là không thể cưỡng lại cơ hội đạt được mục đích và trở nên thông thạo trước hoàn cảnh, dù có khi họ chẳng cần phải làm vậy.
Và thậm chí nếu cá nhân bạn không phải là tay leo núi cảm thấy hào hứng trước nguy hiểm và nỗ lực cần có ở môn leo núi, thì hầu hết chúng ta đều liên quan tới “Hiệu ứng Ikea” – một nghiên cứu nhận thấy mọi người trân trọng đồ dùng trong gia đình hơn nếu họ phải tự lắp ráp chúng.
Tất cả những điều này có nghĩa, dù ta phải ở nhà và cách ly, thì nằm trên ghế bành và xem TV chỉ là một cách giết thời gian.
Ta có thể nghĩ lười biếng vài tuần như vậy thì vui, nhưng trong thực tế hoàn cảnh này dẫn ta đến sự xao nhãng.
Phải nghỉ ngơi kéo dài bất đắc dĩ, nếu ta không đau ốm gì và cơ thể không đòi hỏi, thì sự nghỉ ngơi không đem lại cảm giác thư giãn mà đem lại cảm giác bồn chồn và khó chịu.
Trong thời gian cách ly, ta cần phải tìm nhiều cách để có thể thiết lập lại nhịp điệu và cảm giác cân bằng như trong đời sống bình thường theo cách tốt nhất có thể.
Vì vậy, tập thể dục, tự giao nhiệm vụ cho bản thân, làm nhiều việc đòi hỏi nỗ lực và các việc khó là điều quan trọng.
Và tất cả chúng ta nên tìm kiếm các hoạt động hay trải nghiệm nâng cao thứ mà nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi gọi là “dòng chảy”, theo quyển sách của ông “Dòng chảy: Tâm lý học về Trải nghiệm Tối ưu” [Flow: The Psychology of Optimal Experience].
Đó là những việc như vẽ tranh, làm vườn hay chơi xếp hình, khiến ta tập trung đến mức không chú ý thời gian trôi qua và ta ngừng lo lắng về những việc khác.
Trong thời gian thông thường, hầu hết chúng ta không coi trọng việc nghỉ ngơi.
Vì vậy, trong thời gian ngoại lệ này, ta nên trân trọng cơ hội nghỉ ngơi nhiều hơn nếu có thể, và thật sự đem lại nhịp điệu cân bằng hơn giữa thời gian nghỉ ngơi và bận rộn vào đời sống thường nhật sau quá trình cách ly.
Nhưng trong thời gian khó khăn này, ta sẽ nhận ra rằng con người không phải sinh vật có bản năng lười biếng.
Và thực sự là ta có thể nhận thấy để làm ít hơn mà nghỉ được nhiều hơn, thì ta cần phải rất nỗ lực vào lúc ban đầu mới có thể thực hiện được.
Claudia Hammond là tác giả cuốn “Nghệ thuật Nhỉ ngơi: Làm sao Tìm ra được Sự nghỉ ngơi trong Thời Hiện đại” [The Art of Rest: How to Find Respite in the Modern Age]
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52997483

Liên Âu : Trung Quốc

không là một mối đe dọa quân sự

Thanh Hà
Đối thoại chiến lược lần thứ 10 giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc đã diễn ra hôm 09/06/2020 qua cầu truyền hình. Trong ba giờ đồng hồ, lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, Josep Borrell trao đổi với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Theo báo Mỹ Politico, lãnh đạo ngoại giao châu Âu đã cố gắng bảo vệ chính sách “thực tiễn” của Bruxelles đối với Bắc Kinh. Josep Borrell cho biết đã thảo luận một cách “cởi mở và thẳng thắn” với ông Vương Nghị về luật an ninh Hồng Kông cũng như về nhiều chủ đề nhân quyền khác.
Về việc Liên Âu từng xem Trung Quốc là một đối thủ mang tính hệ thống (systemic rival), ông Borrell tỏ ra thận trọng hơn khi cho biết đã thảo luận nhiều với phía Bắc Kinh về cụm từ ”đối thủ mang tính hệ thống “ này nhưng “điều đó không có nghĩa là Bruxelles xem Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an ninh” của châu Âu.
Ông nói thêm : “tôi không nghĩ là Trung Quốc đóng một vai trò có thể đe dọa đến hòa bình thế giới (…) không có tham vọng quân sự và không thể dùng vũ lực tham gia vào các cuộc xung đột quân sự “.
Theo bình luận của tờ Politico, lập trường “lạc quan này” của lãnh đạo ngoại giao châu Âu đi ngược lại với quan điểm của Hoa Kỳ và nhiều nước châu Á, như Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan hay Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông và biên giới trên bộ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong vùng Himalaya.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200610-li%C3%AAn-%C3%A2u-trung-qu%E1%BB%91c-kh%C3%B4ng-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-m%E1%BB%91i-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1

Anh Quốc : Làn sóng đòi xét lại quá khứ thực dân

lan rộng sau vụ George Floyd

Làn sóng phẫn nộ sau cái chết của George Floyd ở bên Mỹ đã làm dấy lên các cuộc tranh luận ở Vương Quốc Anh về những biểu tượng quá khứ thực dân Anh. Tối hôm qua, 09/06/2020, một cuộc tập hợp đã diễn ra tại Đại học Oxford đòi dỡ bỏ bức tượng Cecil Rhodes, một nhà thực dân Anh nổi tiếng của thế kỷ 19.
Thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đông tường trình :
« Hãy dỡ nó đi », hàng nghìn người, tối thứ Ba đã kéo đến đòi hạ  bức tượng Cecil Rhodes trang trí mặt tiền của trường Đại học Oxford. Mọi người đều cho rằng doanh nhân từng vét cạn của cải trong các mỏ kim cương ở Nam Phi hồi thế kỷ 19 đó là đại diện cho sự thống trị của người da trắng và hình ảnh của ông ta không phù hợp với những giá trị chống phân biệt chủng tộc của trường Oxford ở năm 2020. Các đây 5 năm, các sinh viên của trường đã kêu gọi dẹp bức tượng này đi nhưng không thành.
Sự phẫn nộ được trỗi dậy từ cái chết của George Floyd đã làm thay đổi tình hình. Sau vụ hạ tượng một nhà buôn nô lệ ở Bristol hôm Chủ nhật, nhiều lời kêu gọi liên tiếp được đưa ra trong nước nhằm dọn sạch khỏi các thành phố của nước Anh những gương mặt biểu tượng của quá khứ đế quốc thực dân.
Tại Edimbourf và Cardiff, những người đấu tranh được sự ủng hộ của các dân biểu trong việc đòi đưa các bức tượng của những nhân vật thực dân nổi tiếng vào viện bảo tàng.  
Tại Luân Đôn, trong khu phố Docklands, bức tượng của một chủ nô lệ cũng vừa bị tháo dỡ. Tiếp theo sẽ đến lượt nhiều bức tượng khác nữa vì đô trưởng Luân Đôn, Sadiq Khan vừa mới chỉ định một ủy ban chịu trách nhiệm rà soát lại các tên phố và các bức tượng tôn vinh những nhân vật lịch sử gây tranh cãi.  
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200610-anh-qu%E1%BB%91c-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-%C4%91%C3%B2i-x%C3%A9t-l%E1%BA%A1i-qu%C3%A1kh%E1%BB%A9-th%E1%BB%B1c-d%C3%A2n-lan-r%E1%BB%99ng-sau-v%E1%BB%A5-george-floyd

Covid-19 : Pháp chuẩn bị

chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế

Thanh Hà
Tại Pháp hôm 09/06/2020 có thêm 87 trường hợp tử vong vì virus corona trong 24 giờ qua. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục có dấu hiệu khả quan, số người lây nhiễm, nhập viện và được điều trị trong các phòng hồi sức liên tục giảm, chính phủ bắt đầu hướng tới khả năng chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế,có thể vào ngày 10/07.
Tình trạng khẩn cấp y tế, được ban hành từ cuối tháng 3/2020, đã cho phép chính quyền đưa ra nhiều quyết định hạn chế quyền tự do, như tự do đi lại, đóng cửa các trung tâm thương mại, trường học …
Chiều nay, thủ tướng Edouard Philippe trình bày một dự luật cho phép chính phủ kể từ ngày 10/07/2020 và trong vòng 4 tháng vẫn có thể can thiệp vào một số hoạt động như là giao thông công cộng, thậm chí cấm một số các cuộc tụ tập trong trường hợp cần thiết hay đóng cửa một số cơ sở công cộng nếu dịch bệnh tái phát.
Tuy nhiên, phủ thủ tướng Pháp nhấn mạnh, chấm dứt tình trạng khẩn cấp về y tế, chính phủ không thể đưa ra bất kỳ một biện pháp nào hạn chế các quyền tự do của các công dân Pháp.
Cũng hôm qua, chưởng lý Paris, Rémy Heitz thông báo bắt đầu mở thủ tục điều tra sơ khởi về các vụ kiện chính phủ Pháp đã thiếu sót trong việc xử lý dịch Covid-19. Bệnh dịch đến nay đã làm hơn 29.000 người chết tại Pháp. Ngoài những thiệt hại về nhân mạng, virus corona gây nhiều tổn thất về kinh tế cho nước Pháp.
Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE dự báo GDP của Pháp trong năm 2020 giảm hơn 11 %. Trong bối cảnh này, hôm 09/06/2020 thủ tướng Edouard Philippe thông báo một ngân sách bổ sung, bơm thêm 45 tỷ euro vào các hoạt động kinh tế nhằm đối phó với tác động Covid-19 gây nên.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200610-covid-19-ph%C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-y-t%E1%BA%BF

Pháp : Người dân và giới bảo vệ nhân quyền

lên án bạo lực cảnh sát

Thu Hằng
Làn sóng phản đối tình trạng bạo lực cảnh sát, phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd, đã lan từ Mỹ sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Pháp. Bất chấp tình trạng khẩn cấp y tế chống dịch Covid-19 đến ngày 10/07/2020, hơn 23.300 người vẫn tập trung ở quảng trường Cocorde (Paris), gần đại sứ quán Mỹ ở Pháp sau đó là trên Champs-de-Mars, dưới chân tháp Eiffel hôm 06/06 để đòi “công lý cho mọi người”.
Chính phủ Pháp cũng rơi vào tình thế tế nhị và im lặng theo dõi trong hai ngày cuối tuần dù các cuộc tuần hành vi phạm rõ ràng lệnh cấm tụ tập trên 10 người. Tương tự như ở Mỹ, cảnh sát Pháp cũng bị người biểu tình, giới bảo vệ các quyền công dân (trong đó có Ân Xá Quốc Tế) lên án gay gắt vì sử dụng bạo lực bất tương xứng với người biểu tình “Áo Vàng” (Gilets Jaunes). Trong vòng hơn một năm, có 2.500 người biểu tình và 1.800 nhân viên cảnh sát bị thương, theo thống kê của bộ Nội Vụ Pháp vào cuối tháng 11/2019.
Ngoài trường hợp của Adama Traoré, qua đời năm 2016 sau khi bị cảnh sát thẩm vấn, có thể nói cái chết của Cédric Chouviat là giọt nước làm tràn ly. Người giao hàng 42 tuổi này qua đời sáng sớm ngày 12/01/2020 do bị nghẹt thở vì “đứt thanh quản”, chỉ 48 tiếng sau khi bị ba cảnh sát quật ngã xuống đường để khống chế do người đàn ông này chống đối khi bị kiểm tra phạm lỗi giao thông ở quận 15, Paris.
Vụ việc được quay lại và khiến công luận phẫn nộ. Có lẽ vì vậy, chính phủ đã phải thay đổi thái độ. Đích thân tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu chỉnh đốn ngành cảnh sát, khi thăm thành phố Pau (miền nam Pháp) ngày 14/01/2020 :
“Tôi trông đợi vào đạo đức nghề nghiệp cao cả của các cảnh sát và hiến binh. Tôi đã yêu cầu bộ trưởng Nội Vụ đưa ra những đề xuất cụ thể về chủ đề này. Có những hình ảnh rõ ràng. Hiện có những vụ mà tôi không muốn nêu ở đây vì đang được điều tra, những thái độ không chấp nhận được, có người chứng kiến hoặc bị lên án. Tôi không muốn điều này ảnh hưởng đến uy tín và phẩm chất của những nhân viên gìn giữ an ninh…
Chính vì thế, tôi mong là bộ trưởng Nội Vụ sẽ gửi cho tôi, trong thời hạn ngắn nhất, những đề xuất rõ ràng để cải thiện đạo đức nghề nghiệp, cơ chế kiểm tra và tôi cũng mong là tư pháp có thể tiếp tục điều tra về những trường hợp này.”
Trước làn sóng phản đối bạo lực cảnh sát đã lan ra khắp thế giới, trong buổi họp báo ngày 08/06, bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner đã thông báo chấm dứt biện pháp “chẹn cổ gây nghẹt thở” và “không nhân nhượng” đối với tình trạng phân biệt chủng tộc trong lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên, ông Christophe Castaner không chấp nhận so sánh tình hình tại Pháp với Mỹ, và khẳng định “không có tính trạng phân biệt chủng tộc hoặc bạo lực có chủ đích”.
Như vậy, bộ Nội Vụ Pháp vẫn từ chối dùng cụm từ “bạo lực cảnh sát”. Về điểm này, trả lời báo 20 minutes (20 phút) vào tháng 12/2019, giám đốc nghiên cứu Sebastian Roché, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), nhận xét :
“Đó là một chiến lược truyền thông. Có ý kiến cho rằng “những người Áo Vàng”, những kẻ đập phá black blocs là những kẻ xấu. Thậm chí người ta nhắc đến Áo Vàng cực đoan để nói đến các cuộc biểu tình, cứ như để giải thích rằng họ đáng bị biện pháp mạnh. Việc không thừa nhận những hành vi đó là một cách để bảo vệ cảnh sát và như vậy là để tự bảo vệ, điều này không có gì là đặc biệt cả. Nhưng liệu bộ trưởng Nội Vụ có còn là bộ trưởng tốt không khi mà cảnh sát làm cho nhiều người bị chột mắt ?”
Cảnh sát lạm dụng vũ lực do quá tải hay do người biểu tình cực đoan ?
Người dân Pháp được quyền tự do biểu tình, tuần hành. Tuyên bố Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 nêu rõ “không ai phải lo lắng cho ý kiến của mình, kể cả về tôn giáo, với điều kiện cuộc tuần hành của họ không được làm xáo trộn trật tự công cộng được luật pháp thiết lập”.
Điều kiện duy nhất là các cuộc tuần hành, biểu tình phải được thông báo trước cho Sở Cảnh Sát (gồm địa điểm tập hợp, tên và địa chỉ của ít nhất ba nhà tổ chức), nếu không muốn bị coi là “tụ tập bất hợp pháp”. Chính quyền được phép sử dụng lực lượng cảnh sát để giải tán “đám đông”. Đối với các cuộc biểu tình hợp pháp, cảnh sát được huy động để bảo đảm “trật tự, an ninh, vệ sinh và yên bình công cộng”.
Theo báo cáo ngày 13/06/2019 của Tổng thanh tra Cảnh sát Quốc gia (Inspection générale de la Police nationale, IGPN), năm 2018, cảnh sát đã sử dụng súng bắn đạn cao su LBD 4.005 lần (tăng 61% so với năm 2017), bắn 19.071 đạn cao su (tăng 200%) và ném 5.420 lựu đạn giải tán đám đông (tăng 296%). Đây là số lượng chưa từng thấy ở quy mô Liên Hiệp Châu Âu. Tại sao con số trên lại tăng như vậy, giáo sư Sebastian Roché giải thích với RFI :
“Nguyên nhân là những cuộc biểu tình bắt đầu từ năm 2016 phản đối việc tự do hóa thị trường lao động, sau đó là những cuộc biểu tình của phong trào Áo Vàng phản đối cuộc sống bấp bênh mà họ phải chịu. Vì thế, chính phủ phải sử dụng rộng rãi lực lượng cảnh sát. Và cũng để đối phó với các cuộc biểu tình, chính phủ phải huy động cảnh sát lâu hơn mà từ vài chục năm qua, họ chưa từng sử dụng đến biện pháp này.
Và các đợt huy động đông đảo cảnh sát, cùng với các loại vũ khí ít gây sát thương, như súng bắn đạn cao su LBD và lựu đạn phong tỏa vòng vây, đã gây ra thương tích cho vài chục người và một người chết. Không có nước nào khác trong Liên Hiệp Châu Âu gây thương tích cho hơn 30 người trong vòng 6 tháng. Vì thế, cuộc khủng hoảng này và cách quản lý khủng hoảng đã khiến bạo lực cảnh sát nảy sinh và sau gần một năm, đây trở thành chủ đề tranh luận chính trị”.
Phía chính phủ và các lực lượng an ninh cũng lên án tình trạng bạo lực của một bộ phận người biểu tình cực đoan và những nhóm đập phá, mà theo tổng thống Pháp Macron, chính cảnh sát là những nạn nhân đầu tiên. Họ cũng bị kiệt sức và căng thẳng vì phải liên tục can thiệp từ hơn một năm nay.
Trên thực tế, không có định nghĩa chính thức về nhiệm vụ tại chỗ đối với cảnh sát. Tùy theo cấp độ nghiêm trọng của tình hình, cảnh sát sử dụng các loại thiết bị, vũ khí khác nhau. Điều này được nêu trong “sách hướng dẫn” cảnh sát về phân loại tình huống, từ thông thường đến căng thẳng : Cảnh sát có mặt để ngăn người biểu tình đi ra ngoài lộ trình đã đăng kí trước ; chỉ sử dụng thể lực (lá chắn, gậy, phong tỏa) ; sử dụng thể lực và các phương tiện trung gian sau những lần cảnh cáo (lựu đạn cay, xe phun nước, súng điện) ; sử dụng vũ khí sau nhiều lần cảnh cáo (súng bắn lựu đạn cay hoặc lựu đạn giải tán
đám đông) súng bắn đạn cao su LBD 40 ; và cuối cùng là súng bắn đạn thật trong khuôn khổ tự vệ chính đáng hoặc bắn trả.
Thiếu cơ chế kiểm tra bạo lực cảnh sát
Vấn đề ở chỗ, theo giáo sư Sebastian Roché, hành động của cảnh sát Pháp “không được kiểm tra một cách đầy đủ”, trong khi đó, “các nghiệp đoàn cảnh sát phản đối mọi hình thức kiểm tra, ví dụ từ phía báo chí hoặc từ công dân” :
“Việc kiểm tra không được tiến hành đúng đắn bởi vì cấp cao là bộ trưởng, trong khi bộ trưởng lại không kiểm tra, theo dõi được rằng liệu có thể nhận dạng được tất cả các nhân viên cảnh sát thông qua số hiệu RIO hay không. Bộ trưởng cũng không sớm nhắc nhở trang thiết bị và vũ khí phải được sử dụng như nào. Phải chờ một năm, sau khi đã có hàng chục người bị thương nặng, thì bộ trưởng mới đề cập đến. Điều này cho thấy cấp cao đã không làm tốt việc kiểm tra.
Việc kiểm tra nội bộ, thông qua Tổng thanh tra Cảnh sát Quốc gia - IGPN, cũng không đủ độc lập. Còn việc kiểm tra từ phía truyền thông, phần nào đó bị phía cảnh sát vi phạm, dĩ nhiên là không phải hoàn toàn, qua việc một số nhà báo bị tạm giam trong vòng 48 tiếng, sau đó được thả. Tất cả những cơ chế trên đều không hoạt động một cách thỏa đáng”.
Trong số 212 đơn kiện về tình trạng bạo lực cảnh sát tính đến tháng 11/2019, có 54 vụ hiện bị gác qua một bên và có hai hồ sơ cảnh sát bị chuyển lên tòa tiểu hình. Ngày 21/11/2019, một nhân viên cảnh sát chống bạo động (CRS) bị tuyên án 3 tháng tù treo vì người này ném một viên đá lát đường vào đám đông biểu tình Áo Vàng ngày 01/05/2019, nhưng không gây thương tích. Phiên tòa bị chỉ trích mang tính tượng trưng.
Ngoài khuyến cáo cần “thay đổi cách kiểm tra để cảnh sát hiểu rằng càng bị kiểm tra đúng đắn, họ càng làm việc nghiêm túc hơn và mối quan hệ giữa họ và người dân cũng được cải thiện hơn”, giáo sư Roché cho rằng phải quy định thành văn một số biện pháp :
“Điều đầu tiên là phải có những quy định rõ ràng, có nghĩa là phải xây dựng một hệ thống nguyên tắc về giữ gìn trật tự mà hiện Pháp không có. Điểm thứ hai là cần phải có một cơ chế kiểm tra, không thiên vị, và Pháp cũng không có cơ chế này. Pháp chỉ có thanh tra nội bộ từ phía Tổng thanh tra Cảnh sát Quốc gia – IGPN, theo lệnh từ bộ Nội Vụ hoặc từ tổng thống. Điều này có nghĩa quá trình thanh tra nội bộ không độc lập. Chính vì thế phải cải tổ cơ chế kiểm tra này”.
Cuối cùng, rất nhiều tổ chức bảo vệ quyền con người đã yêu cầu rút hoặc cấm một số biện pháp khống chế và vũ khí không gây sát thương. Trước tiên là kỹ thuật quật ngã để khống chế, vẫn gây tranh cãi tại Pháp, trong khi bị cấm ở một số thành phố (Los Angeles, New York) và quốc gia. Đây là biện pháp khiến người giao hàng Cédric Chouviat bị nghẹt thở dẫn đến tử vong, do “càng vùng vẫy khi bị thiếu ôxi, nhân viên cảnh sát lại càng khống chế mạnh hơn” và dẫn đến nguy cơ tử vong, theo giải thích của bà Anne-Sophie Sempère, thuộc tổ chức Ân Xá Quốc Tế.
Tiếp theo là súng bắn đạn cao su LBD, nhiều lần bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án. Ban đầu, loại súng này chỉ được trang bị cho lực lượng tinh nhuệ, như GIGN, nhưng sau đó được giao cho Đội chống tội phạm hình sự (Brigade anti-criminalité, BAC) và cuối cùng được phổ biến như công cụ giữ trật tự trong các cuộc khủng hoảng.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200610-ph%C3%A1p-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-v%C3%A0-gi%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-l%C3%AAn-%C3%A1n-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t

Thụy Điển công bốdanh tính nghi phạm

ám sát Thủ tướng Olof Palme

Cơ quan công tố Thụy Điển vừa nêu danh người mà họ nói là đã sát hại cựu thủ tướng nước này, Olof Palme, hồi 1986, kết thúc những năm dài bí hiểm.
Họ xác định nghi phạm là Stig Engstrom, còn được gọi là “Ông Skandia”, kẻ đã tự sát vào năm 2000.
Nơi chính phủ trả tiền cho dân thuê người giúp việc nhà
TQ hủy đoàn đi Thuỵ Điển vì giải tự do ngôn luận
Du khách ‘bị đưa ra nghĩa địa’, Trung Quốc đòi Thụy Điển xin lỗi
Thụy Điển ‘từ lề trái sang lề phải’ chỉ sau một đêm
Do vậy, nay vụ điều tra về cái chết của ông Palme được khép lại, Trưởng Công tố Krister Petersson nói.
Ông Palme bị bắn từ phía sau khi đang đi bộ từ rạp chiếu phim về nhà cùng phu nhân, bà Lisbet, ở Stockholm.
Trước đó, trong ngày, ông đã cho nhóm cận vệ của mình nghỉ ngơi.
Vụ ám sát diễn ra trên đoạn phố tấp nập nhất Thụy Điển. Hơn 10 nhân chứng đã nhìn thấy một người đàn ông nã súng rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Hàng nghìn người đã bị thẩm vấn quanh cái chết của ông. Một người phạm tội nhỏ đã bị kết tội liên quan tới vụ ám sát, nhưng phán quyết của tòa sau đó đã bị bãi bỏ.
Cơ quan công tố nói gì?
“Người đó là Stig Engstrom,” ông Petersson nói tại cuộc họp báo.
“Bởi người đó đã chết nên tôi không thể ra cáo buộc chống lại ông ta, và tôi quyết định khép lại việc điều tra.”
“Cách ông ta đã hành động thế nào chính là cách mà chúng ta tin rằng kẻ sát nhân sẽ hành động,” ông nói thêm.
Ông Petersson nói rằng Stig Engstrom lúc đầu không nằm trong tâm điểm của cuộc điều tra, nhưng các điều tra viên khi xem xét tới nhân thân người này đã phát hiện ra rằng ông ta đã tập dùng vũ khí, từng ở trong quân ngũ, và là thành viên một câu lạc bộ bắn súng.
Nơi ông ta ở thuộc khu vực chỉ trích các chính sách của ông Palme, và họ hàng nói ông ta nhìn nhận tiêu cực về ông thủ tướng.
Engstrom gặp vấn đề tài chính trong suốt một thời gian dài, và nghiện rượu, ông Petersson nói.
Stig Engstrom là ai?
Stig Engstrom được biết đến với biệt danh Ông Skandia, vì ông ta từng làm cho hãng bảo hiểm Skandia.
Ông ta đã làm việc đến muộn ở trụ sở chính của công ty, ở gần hiện trường vụ án mạng, vào buổi tối xảy ra vụ việc.
Engstrom, một trong khoảng 20 người chứng kiến vụ ám sát, đã tự vẫn vào năm 2000.
Ông ta đã nói dối về những thời điểm sau vụ án mạng, thậm chí còn nói ông ta đã tìm cách hồi sức cho ông Palme. Sau đó, ông ta được xác định là đã đi tập sử dụng vũ khí vào thời điểm đó.
Vợ cũ của Stig Engstrom nói với báo Expressen hồi 2018 rằng bà đã bị các điều tra viên thẩm vấn cho đến tận 2017. Vào thời điểm đó, bà nói rằng không ai nghi là ông ta phạm tội.
“Ông ấy nhát như cáy. Ông ấy không làm hại đến cả con ruồi,” bà nói.
Olof Palme bị sát hại như thế nào?
Thủ tướng Thụy Điển cho đội cận vệ nghỉ ngơi vào tối thứ Sáu 28/2/1986 rồi đi xem phim cùng vợ là Lisbet, con trai của hai người là Marten, và bạn gái của cậu con.
Khi đang cùng vợ đi bộ về sau khi xem phim xong, trên đoạn đường phố tấp nập nhất Stockholm, Sveavagen, họ bị một tay súng tấn công từ phía sau.
Ông Palm, 59 tuổi, bị bắn vào lưng và tử vong tại chỗ. Người ta thu được tại hiện trường các viên đạn bắn ra từ một khẩu Magnum, .357, nhưng chưa bao giờ tìm thấy khẩu súng gây án.
Một người đã bị bỏ tù.
Christer Pettersson bị kết án – người này bị bà Lisbet Palme nhận dạng trong một số những người được đưa ra, và bị án tù chung thân vào năm 1989.
Nhưng ông ta nhanh chóng được thả do cơ quan tố tụng không thiết lập được động cơ gây án, cũng không tìm được vũ khí nào. Pettersson chết năm 2004.
Kẻ thù của Palme là ai?
Là một vị thủ tướng đầy sức hấp dẫn, người đã dẫn dắt đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển, ông Palme là người thẳng thắn lên tiếng về một số vấn đề quốc tế.
Ông là người chỉ trích việc Liên Xô xâm chiếm Tiệp Khắc hồi 1968 và việc Mỹ ném bom Bắc Việt Nam, và đã công kích chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid “tàn nhẫn” ở Nam Phi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52980816

Con trai của người kêu gọi

loại bỏ nhà cầm quyền Trung Quốc

 bị đội bóng ở Serbia sa thải

Băng Thanh
Anh Hác Nhuận Trạch, con trai của ông Hác Hải Đông – cựu cầu thủ ghi bàn hàng đầu của Trung Quốc đã bị câu lạc bộ bóng đá ở Serbia sa thải sau khi cha anh kêu gọi lật đổ nhà cầm quyền ở Bắc Kinh.
Theo tờ Taiwan News, trong một video đăng trên YouTube hôm 8/6, ông Quách Văn Quý, tỷ phú Trung Quốc hiện đang sống tại Mỹ cho biết, con trai của ông Hác Hải Đông là Hác Nhuận Trạch đang chơi cho giải vô địch quốc gia Serbia đã bị sa thải. Theo ông Quách, việc Hác Nhuận Trạch bị đội bóng Serbia sa thải là ví dụ mới nhất về sức ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc đối với các quốc gia khác.
Hác Nhuận Trạch (Hao Runze), 23 tuổi, vào tháng 2 năm nay đã gia nhập câu lạc bộ bóng đá Radnicki Nis ở Serbia. Vào ngày 31/5, lần đầu tiên anh tham dự Siêu cúp Serbia đã ghi một bàn thắng, khiến người hâm mộ bóng đá Trung Quốc “nở mày nở mặt”.
Khi đó, Hác Nhuận Trạch được truyền thông Trung Quốc bình luận là trụ cột trong tương lai của làng bóng đá Trung Quốc, là người đưa bóng đá Trung Quốc lên đỉnh cao. Truyền thông Trung Quốc còn phỏng vấn ông Radoslav Batak – quản lý câu lạc bộ mà Hác Nhuận Trạch đang chơi, ông này đã dành lời khen cho Hác Nhuận Trạch đồng thời cho biết, ông tin rằng trong các trận đấu tiếp theo, Hác Nhuận Trạch sẽ biểu hiện xuất sắc hơn, và trở thành quân át chủ bài mới của đội bóng.
Tuy nhiên, sau khi ông Hác Hải Đông, cha của Hác Nhuận Trạch, trong một video đăng trên kênh YouTube vào ngày 4/6 kêu gọi loại bỏ nhà cầm quyền ở Bắc Kinh thì các bản tin liên quan đến Hác Nhuận Trạch ở Trung Quốc đã bị xóa.
Theo Reuters, vào ngày 4/6, trong một video đăng trên kênh YouTube, ông Hác Hải Đông cho biết: “Tôi nghĩ người dân Trung Quốc không nên bị Đảng Cộng sản Trung Quốc chà đạp thêm nữa. Tôi nghĩ rằng chính quyền này nên bị loại khỏi nhân loại. Đây là kết luận tôi đạt được sau 50 năm sống trên đời”.
Ông Hác Hải Đông (Hao Haidong), 50 tuổi, là một ngôi sao lớn trong làng bóng đá Trung Quốc trong những năm 1990 và 2000. Ông chơi cho đội tuyển quốc gia Trung Quốc hơn 100 lần và góp phần đưa Trung Quốc đến vòng chung kết World Cup duy nhất của nước này vào năm 2002.
Trong một video khác được đưa lên YouTube, ông Hác Hải Đông đã đọc tuyên ngôn “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới”, đồng thời ông nhấn mạnh rằng chỉ khi nhà cầm quyền ở Bắc Kinh được loại bỏ thì mới mang lại công lý cho thế giới. Ông nói thêm rằng đề xuất của ông đã được tỷ phú Quách Văn Quý, ông Steve Bannon, cựu cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ủng hộ và sẽ đề nghị công dân Trung Quốc bỏ phiếu cho chính phủ của họ.
Sau tuyên bố của ông Hải Đông, tài khoản mạng xã hội Weibo của ông, với hơn 7 triệu người theo dõi, đã bị xóa vào ngày 4/6. Tất cả các vấn đề liên quan đến cựu ngôi sao Hải Đông trên Zhihu của Trung Quốc, trang web mà người dùng có thể tạo lập, trả lời, chỉnh sửa và tổ chức các câu hỏi cũng đã bị xóa.
https://www.dkn.tv/the-gioi/con-trai-cua-nguoi-keu-goi-loai-bo-nha-cam-quyen-trung-quoc-bi-doi-bong-o-serbia-sa-thai.html

Nga: Dân Matxcơva vui mừng

vì không còn bị phong tỏa

Thụy My
Đến lượt Matxcơva được giải tỏa : thủ đô nước Nga hôm qua 09/06/2020 đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế để chống dịch virus corona. Cũng như những nơi khác trên thế giới, người dân thở phào nhẹ nhõm, cho dù vẫn lo ngại trước dịch bệnh, tại một thành phố mà mỗi ngày vẫn có nhiều ca nhiễm mới.
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot gởi về bài phóng sự :
« Nụ cười tinh nghịch và ánh nhìn rạng rỡ, Lidia tỏ ra thú vị với cuộc đi dạo dưới trời nắng đẹp cùng với một bà bạn. Người phụ nữ về hưu ở Matxcơva hầu như không ra khỏi nhà trong những tuần lễ vừa qua. Đối với bà, được giải tỏa là một ngạc nhiên tuyệt vời. Điều tiếc nuối duy nhất là các nhà hát vẫn đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.
Bà nói : « Tôi yêu âm nhạc, xem hát, múa ba-lê…Hầu như tháng nào tôi cũng đến nhà hát Bolchoi, và đó là nơi tôi nhớ tiếc nhất. Bạn hỏi vở ba-lê nào tôi thích xem lại à ? Tất nhiên đó là vở Casse-Noisette của Tchaikovsky ».
Nhưng đối với nhiều người dân Matxcơva, họ xem lệnh giải tỏa chủ yếu là việc các hoạt động gần như trở lại bình thường. Theo Andrei và Dimitri, hai nhân viên trẻ tuổi đang ăn trưa trên một băng ghế, thì đã đến lúc quay lại với công việc.
Dimitri nói : « Cần phải tìm được sự thăng bằng giữa an ninh cá nhân và tình hình kinh tế, vì nếu tiếp tục cấm đoán, thì mọi việc làm ăn sẽ suy sụp, gây thiệt hại cho nhiều người ». Còn Andrei cho biết : « Việc phong tỏa gây tác động rất tiêu cực đến công việc và thu nhập của tôi. Tôi nghĩ rằng giờ đây mọi thứ sẽ đi vào khuôn khổ, tất nhiên trừ phi lại có đợt dịch bệnh thứ nhì, và lại thêm một số lớn người mắc bệnh ».
Đối với một số tiếng nói chỉ trích của phe đối lập, chính quyền đã vội vã quyết định cho giải tỏa vì lý do chính trị. Cuộc bỏ phiếu về cải cách Hiến Pháp mà ông Vladimir Putin đã buộc lòng phải dời lại, rốt cuộc sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng Bảy tới ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200610-nga-d%C3%A2n-matxc%C6%A1va-vui-m%E1%BB%ABng-v%C3%AC-kh%C3%B4ng-c%C3%B2n-b%E1%BB%8B-phong-t%E1%BB%8Fa-1

« Yếu tố Trung Quốc »

ngăn cản đàm phán Nga – Mỹ

Minh Anh
Ngày 09/06/2020, bộ Ngoại Giao Nga xác nhận Washington và Matxcơva sẽ nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí tại Vienna, thủ đô nước Áo vào ngày 22/6. Trọng tâm của cuộc họp là Hiệp ước song phương New Start, đúc kết năm 2010, nay sắp hết hạn vào đầu năm 2021. Nhưng theo giới quan sát, vai trò của Trung Quốc mới chính là tâm điểm trong cuộc thảo luận gay gắt này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lần lượt rút Hoa Kỳ ra khỏi ba thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí : Thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp ước INF – kiểm soát tên lửa tầm trung và Hiệp ước Open Skies – cho phép quan sát các di chuyển quân sự và kiểm soát các biện pháp hạn chế vũ khí của các nước có ký kết hiệp ước. Trong hai hiệp ước sau cùng, nguyên thủ Mỹ tố cáo Nga vi phạm các văn bản đó.
Hiện chỉ còn New Start, ký kết năm 2010 là thỏa thuận hạt nhân duy nhất còn lại giữa hai nước, cho phép khống chế số đầu đạn hạt nhân không vượt quá mức tối đa quy định. Thế nhưng, văn bản này sẽ hết hiệu lực vào đầu năm 2021, ngay sau khi ông Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ hiện nay.
Trong nhãn quan của chính quyền Donald Trump, các cơ chế kiểm soát vũ khí có từ thời Chiến Tranh Lạnh nay đã « lỗi thời », có quá nhiều khe hỡ, không phản ảnh đúng « thời kỳ mới », không theo kịp với những thay đổi tình hình địa chính trị ngày nay. Nói một cách khác, Hoa Kỳ muốn lôi kéo Trung Quốc vào cuộc đàm phán lần này. Washington cho rằng những thỏa thuận này chỉ phản ảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Nga, nhưng không bao gồm cả Trung Quốc, giờ cũng là một cường quốc có ngân sách quân sự đứng hàng thứ hai trên thế giới.
Theo số liệu do Arms Control Association, một tổ chức độc lập của Mỹ, công bố năm 2019, chỉ riêng Hoa Kỳ và Nga mỗi bên đã có đến hơn 6.000 đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc tuy số lượng sở hữu còn khiêm tốn, chỉ đứng sau Pháp (300), chiếm hàng thứ tư với 290 đầu đạn, nhưng trên cả Anh Quốc chỉ có 200.
Chỉ có điều như phân tích của bà Valerie Niquet, chuyên gia về châu Á, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp (FRS) trên báo Le Figaro ngày 29/5/2020, « Trung Quốc cũng đang phát triển và hiện đại hóa chương trình vũ khí hạt nhân chiến thuật nên nước này sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân tầm trung như mong muốn của Hoa Kỳ ».
Nhận định này đã được phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 09/6 một lần nữa xác nhận khi thẳng thừng tuyên bố lập trường rõ ràng của Bắc Kinh là « không có chút ý định nào tham gia vào cuộc họp tự cho là đàm phán về kiểm soát vũ khí ».
Theo đánh giá của AFP, cuộc đàm phán lần này sẽ là cam go. Chỉ còn có hai tuần nữa là hai bên bước vào cuộc đàm phán, thứ trưởng Ngoại Giao Nga ông Sergueï Riabkov lưu ý Nga sẵn sàng mở rộng hiệp ước để cứu vãn New Start, thế nên, « quả bóng giờ nằm trên sân Mỹ ». Washington có thật sự muốn tiếp tục đàm phán với Nga hay là đặt việc Trung Quốc tham gia là điều kiện tiên quyết. Matxcơva khẳng định không thể thuyết phục Bắc Kinh đổi ý « một sớm một chiều » như mong muốn của Washington.
Về điểm này, giới chuyên gia nghi ngại yếu tố « Trung Quốc » chỉ là một cái cớ để Nhà Trắng một lần nữa phá hủy thêm một thỏa thuận hạt nhân quan trọng. Cuộc đua trang bị vũ khí hạt nhân sẽ còn tăng tốc nhanh hơn nữa vào năm 2021 một khi hiệp ước New Start, cột trụ giải trừ vũ khí cuối cùng bị phá vỡ và nhất là khi Hoa Kỳ cho xúc tiến trở lại các vụ thử hạt nhân.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200610-y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-trung-qu%E1%BB%91c-ng%C4%83n-c%E1%BA%A3n-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-nga-%E2%80%93-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-gi%E1%BA%A3i-tr%E1%BB%AB-v%C5%A9-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n

Nga, Trung chuẩn bị bênh vực Iran

tại Liên hiệp quốc trước đe dọa chế tài của Mỹ

Nga và Trung Quốc chuẩn bị đưa lập luận tại Liên hiệp quốc chống lại tuyên bố của Washington rằng Mỹ có thể tái áp dụng tất cả chế tài đối với Iran tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, với việc Moscow viện dẫn một luận điểm luật pháp quốc tế có từ 50 năm nay.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị, viết thư gửi 15 thành viên của Hội đồng và Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres vào lúc Mỹ đe dọa khởi động trở lại những chế tài theo thỏa thuận hạt nhân Iran, dù Washington đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018.
Ông Lavrov, trong bức thư đề ngày 27/5 được công bố tuần này, viết rằng Hoa Kỳ “khôi hài và vô trách nhiệm”
“Việc này hoàn toàn không chấp nhận được và nó nhắc lại câu châm ngôn nổi tiếng của Anh về chuyện muốn được hưởng lợi đôi chiều,” ông Lavrov viết.
Washington đã đe dọa kích hoạt quay trở lại các chế tài của Liên hiệp quốc đối với Iran nếu Hội đồng Bảo an không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí sẽ hết hạn vào tháng 10 theo thỏa thuận của Tehran với các cường quốc thế giới (JCPOA) để ngăn nước này chế tạo vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Kelly Craft tuần trước nói dự thảo nghị quyết về lệnh cấm vận sẽ sớm được luân lưu.
Hai cường quốc có quyền phủ quyết trong Hội đồng là Nga và Trung Quốc đã ra chỉ dấu cho thấy chống lại việc tái áp đặt cấm vận vũ khí lên Iran.
“Hoa Kỳ, không còn là nước tham dự thảo thuận hạt nhân JCPOA, sau khi đã rời bỏ thỏa thuận này, nên không có quyền yêu cầu Hội đồng Bảo an trở lại các chế tài,” ông Vương viết trong thư ngày 7/6.
Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, được ghi trong nghị quyết của Liên hiệp quốc, cho phép trở lại những chế tài đối với Iran trong đó có lệnh cấm vận vũ khí, nếu Iran vi phạm những thỏa thuận. Tổng thống Donald Trump từ bỏ thỏa thuận vào năm 2018, dán nhãn hiệu cho thỏa thuận của thời Tổng thống Barack Obama là “thỏa thuận tệ hại nhất chưa từng có.”
Iran đã vi phạm một phần của thỏa thuận để đáp trả việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các chế tài.
Hoa Kỳ cho rằng có thể tái khởi động các chế tài vì nghị quyết Liên hiệp quốc năm 2015 vẫn còn nêu tên Mỹ như một nước tham gia thỏa thuận. Các nhà ngoại giao nói Washington chắc chắn sẽ đối mặt với một cuộc chiến khó khăn, lộn xộn.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-trung-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-b%C3%AAnh-v%E1%BB%B1c-iran-t%E1%BA%A1i-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9/5456688.html

Iran tuyên bốsẽ xử tử người đàn ông

bị kết án làm gián điệp cho CIA

Tin từ DUBAI – Vào hôm thứ ba (9/6), Iran tuyên bố rằng một người Iran do thám tình báo cho Hoa Kỳ và Israel về chỉ huy Vệ binh Cách mạng bị ám sát Qassem Soleimani sẽ bị kết án tử hình, đồng thời cho biết thêm rằng sự việc này không liên quan đến vụ ám sát ông Soleimani hồi đầu năm nay.
Vào ngày 3 tháng 1, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ vào Iraq giết chết ông Soleimani, lãnh đạo Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng. Washington cho rằng ông Soleimani là chủ mưu trong các cuộc tấn công của các dân quân liên kết với Iran nhằm vào lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong một cuộc họp báo trên truyền hình, phát ngôn viên tư pháp Gholamhossein Esmaili cho biết “Mahmoud Mousavi-Majd, một trong những gián điệp của CIA và Mossad, bị kết án tử hình … Ông chia sẻ thông tin về tung tích của Soleimani với kẻ thù”.
Phát ngôn viên Esmaili cho biết bản án tử hình của ông Mousavi-Majd được một tòa án tối cao duy trì và “ông sẽ sớm bị xử tử”. Sau đó, cơ quan tư pháp tuyên bố rằng bản án của ông Mousavi-Majd không liên quan đến “hành động khủng bố của chính phủ Hoa Kỳ” trong vụ sát hại ông Soleimani ở Iraq.
Các viên chức chưa cho biết liệu vụ án của ông Mousavi-Majd có liên quan đến thông báo của Iran vào mùa hè năm 2019 khi Iran thông báo rằng họ bắt được 17 điệp viên làm việc cho CIA. Một số người trong số này được cho là bị kết án tử hình. (BBT)
https://www.sbtn.tv/iran-tuyen-bo-se-xu-tu-nguoi-dan-ong-bi-ket-an-lam-gian-diep-cho-cia/

Hàn Quốc ngăn người chạy khỏi Triều Tiên

 đưa hàng sang miền bắc

Một ngày sau khi Triều Tiên cắt đường dây nóng với Hàn Quốc vì những người bỏ nước này sang miền nam tuyên truyền và đưa hàng lậu vào miền bắc, Hàn Quốc nói sẽ có hành động pháp lý đối với hai tổ chức thực hiện những điều đó.
Triều Tiên đã tức giận khi những người bỏ miền bắc sang miền nam đã đưa các tờ rơi chống Bình Nhưỡng và gạo vào Triều Tiên.
Cô Kim Yo Jong, em gái của lãnh tụ Kim Jong Un, gần đây đã gọi những người bỏ nước ra đi là “cặn bã không khác gì thú hoang”.
Cô này cũng thông báo rằng Triều Tiên sẽ cắt đứt liên lạc với Hàn Quốc vì đã không chặn đứng các việc làm đó.
Hàn Quốc, vốn tìm cách cải thiện quan hệ với miền bắc, hôm 10/6 nói rằng hai tổ chức, do những người rời bỏ Triều Tiên sang Hàn Quốc điều hành, đã vi phạm một đạo luật về quan hệ liên Triều khi chuyển tờ rơi và gạo cũng như thuốc men sang miền bắc.
Có khoảng 33 nghìn người từng rời bỏ Triều Tiên hiện sinh sống ở Hàn Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-ng%C4%83n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%A1y-kh%E1%BB%8Fi-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-%C4%91%C6%B0a-h%C3%A0ng-sang-mi%E1%BB%81n-b%E1%BA%AFc/5457231.html

Formosa họp cổ đông ở Đài Bắc, các tổ chức

Đài Loan và Việt Nam kéo đến phản đối

Sáng ngày 10 tháng 6 năm 2020, hàng chục người Đài Loan và Việt Nam thuộc  các tổ chức xã hội dân sự bảo vệ quyền môi trường đã đến ngay trước trụ sở tập đoàn Nhựa Formosa ở thành phố Đài Bắc để phản đối việc tập đoàn này đang tiến hành đầu tư dự án gần 10 tỷ Mỹ kim tại quận St. James, tiểu bang Louisiana do lo ngại gây ô nhiễm môi trường.
Chi nhánh của Formosa tại Việt Nam là công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh từng bị phát hiện thải chất độc ra biển gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam hồi năm 2016. Công ty Formosa tại Việt Nam sau đó đã lên tiếng xin lỗi và nhận bồi thường 500 triệu đô la để khôi phục môi trường và bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng.
Những người này đã hô những khẩu hiệu như: “Nhựa Formosa gây ô nhiễm, các cổ đông phải chịu trách nhiệm” hay “Nhựa Formosa gây ô nhiễm, sự xấu hổ của Đài Loan” trong khi các cổ đông chuẩn bị họp thường niên.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, đại diện cho Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cũng đến để bày tỏ tình đoàn kết và nói lên tiếng nói của những nạn nhân của công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ông phát biểu:
Chúng tôi mong muốn là sau cuộc họp báo ngày hôm nay, ở đây có hai hoặc ba người cổ đông của công ty Formosa hôm nay họ sẽ vào tham dự buổi họp cổ đông này, (hy vọng) họ sẽ lên tiếng nói về vấn đề ô nhiễm, về những vấn đề vô trách nhiệm của công ty Formosa.
Và họ sẽ yêu cầu các cổ đông khác lắng nghe tiếng nói của họ để không có đầu tư vào các công trình gây ô nhiễm, gây thiệt hại về môi trường cuộc sống, cũng như những bất công đàn áp nhân quyền như những nạn nhân hiện tại ở Việt Nam.
Theo trang web của tập đoàn Formosa thì công ty đã nhận được giấy phép cần thiết để bắt đầu xây dựng Dự án Ánh dương, và việc chuẩn bị địa điểm đang được tiến hành cho khu công nghiệp trị giá 9,4 tỷ USD dự tính được đặt tại bờ phía tây tại quận St. James, Louisiana.
Tuy nhiên, những cư dân ở đây đang phản đối dự án này do lo ngại nguồn nước và không khí bị đầu độc khi cụm công nghiệm sản xuất các loại hóa chất này bắt đầu hoạt động.
Phó Giáo sư Hoàng Nguyên Hà, Hội trưởng Hội bảo vệ cho những người dân bị ảnh hưởng môi trường bởi khu công nghiệp hóa dầu Lục Khinh của Formosa thuộc huyện Vân Lâm, Đài Loan kêu gọi chính phủ Việt Nam đừng đánh đổi môi trường lấy kinh tế.
Ở đây tôi muốn lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam là hãy bảo vệ môi trường sống sạch cho người Việt Nam.
Kinh tế có thể hôm nay tốt, ngày mai xấu xấu nhưng không thể nào để lại những hệ lụy, mà những hệ lụy đó lại mang những tai hại triền miên và mang tính cách tuyệt đối, không thể thay đổi môi trường sống của người Việt Nam.
Thành thử ra tôi lên tiếng việc này và tôi yêu cầu là hãy làm cho môi trường sống ở Việt Nam tốt hơn, đừng để cho công ty Formosa đến đó để phá hoại.
Formosa là công ty của Đài Loan, hiện nay đã phát triển thành tập đoàn đa quốc gia. Công ty từng phải bồi thường 50 triệu Mỹ kim trong vòng 5 năm cho người dân Texas vì bị buộc tội xả thải nhựa gây ô nhiễm đường thủy quanh Vịnh Lavaca và các tuyến đường thủy khác trong một vụ kiện do cư dân và các nhóm môi trường đưa ra vào đầu năm 2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/protests-erupted-outside-formosa-shareholder-meeting-in-taipei-06102020081225.html

Đài Loan ấn định

ngày tập trận chặn đứng kẻ thù ở biển

Cuộc tập trận thường niên Hán Quang của Đài Loan sẽ được tổ chức vào tháng 7 và  tháng 9 nhằm kiểm tra khả năng ngăn chặn lực lượng thù địch trên biển và dọc bờ biển thuộc vùng lãnh thổ này.
Cụ thể, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND) hôm nay 9.6 thông báo phần tập trận bắn đạn của cuộc tập trận Hán Quang năm nay diễn ra từ ngày 13-17.7 và phần tập trận với sự hỗ trợ của máy tính sẽ diễn ra từ ngày 14-18.9, theo hãng tin CNA.
Ông Lâm Văn Hoàng, người đứng đầu văn phòng lên kế hoạch và chiến dịch của MND, cho hay cuộc diễn tập đổ bộ chống kẻ thù xâm nhập bờ biển diễn ra vào ngày 16.7 tại một bãi biển ở thành phố Đài Trung và phóng viên sẽ được phép xem sự kiện này.
Ông Lâm cho biết thêm lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ được mời đến quan sát cuộc diễn tập đổ bộ. Các cuộc diễn tập trên biển và trên không sẽ diễn ra ở bờ biển phía đông nam của Đài Loan.
Ngoài ra, MND cho hay cuộc tập trận Hán Quang năm nay chủ yếu sẽ kiểm tra các chiến lược phòng thủ của Đài Loan, liên quan việc duy trì khả năng tác chiến, cố giành chiến thắng mang tính quyết định tại các bờ biển và đánh bại kẻ thù ở khu vực bãi biển.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan cũng sẽ kiểm tra khả năng huy động lực lượng dự bị, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, và khả năng kích hoạt các trung tâm chỉ huy dự phòng nếu hệ thống kiểm soát và chỉ huy chính bị kẻ thù làm tê liệt.
Tham gia tập trận năm nay, các binh sĩ sẽ phải tuân thủ các quy định phòng chống đại dịch Covid-19, như đeo khẩu trang khi ở bên trong tòa nhà và duy trì giãn cách xã hội khi diễn tập ở ngoài trời.
Cuộc tập trận thường niên Hán Quang, được tổ chức lần đầu vào năm 1984, nhằm kiểm tra các khả năng của tất cả lực lượng trên bộ, trên không và trên biển của Đài Loan trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng từ đại lục, theo CNA.
http://biendong.net/bien-dong/35189-dai-loan-an-dinh-ngay-tap-tran-chan-dung-ke-thu-o-bien.html

TQ có thể kích hoạt luật an ninh mới

tại Hong Kong trong tháng này

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ họp từ 18 đến 20-6 để đi tới những quyết định cụ thể liên quan tới việc áp dụng luật an ninh mới tại Hong Kong.
Theo báo Nikkei Asian Review, trong kỳ họp 3 ngày từ 18-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc (tên chính thức là Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) sẽ đi tới những thống nhất cuối cùng về các điều khoản, nội dung chi tiết trong luật an ninh quốc gia mới sẽ được áp dụng tại đặc khu hành chính Hong Kong.
Đài NHK (Nhật Bản) cho rằng nhiều khả năng luật mới sẽ được kích hoạt ngay tại kỳ họp này. Trước đó truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng khẳng định luật an ninh mới tại Hong Kong sẽ có hiệu lực ngay lập tức vào thời điểm công bố chính thức.
Truyền thông Hong Kong cũng loan tin luật an ninh mới có thể được thông qua và chính thức có hiệu lực trong tháng 6.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết trong kỳ họp 3 ngày từ 18 đến 20-6, Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc sẽ thảo luận chi tiết về luật an ninh mới, và sau khi ủy ban này chính thức phê chuẩn những nội dung đó, chính quyền Hong Kong sẽ có trách nhiệm thực thi điều luật.
Luật an ninh mới sẽ nghiêm cấm mọi hành động “ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp của nước ngoài” tại Hong Kong. Luật cũng sẽ cho phép chính quyền trung ương duy trì hoạt động của một tổ chức an ninh tại đặc khu hành chính.
Bắc Kinh đã quyết định đưa ra xem xét, phê chuẩn luật an ninh quốc gia mới tại phiên họp toàn thể của Quốc hội Trung Quốc tháng trước, tuy nhiên chưa nêu rõ những nội dung cụ thể về các hình phạt áp dụng với những hoạt động chống đối cũng như cách thức triển khai thực thi luật.
Giới quan sát cho rằng nhiều khả năng chính quyền đại lục muốn nhanh chóng thực thi luật an ninh mới để có thể ngăn chặn nguy cơ những ứng cử viên không mong muốn lọt vào cơ quan lập pháp của Hong Kong trong đợt bầu cử tháng 9 năm nay tại đặc khu.
Liên quan tới việc Trung Quốc chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia mới tại đặc khu Hong Kong, nhiều cuộc biểu tình phản đối luật mới đã diễn ra tại đặc khu. Cùng với đó, một số chính phủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã phản ứng gay gắt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút bỏ quy chế đối xử đặc biệt về thương mại của Mỹ với Hong Kong nếu luật an ninh mới được thực thi tại đặc khu.
Trong diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn độc quyền với báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 9-6, lãnh đạo cơ quan an ninh đặc khu Hong Kong, ông John Lee, cho biết Hong Kong sẽ có riêng một đơn vị cảnh sát chuyên trách thực thi luật an ninh mới khi luật này chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, theo ông John Lee, đơn vị mới sẽ thu thập thông tin tình báo, điều tra và huấn luyện kỹ năng chuyên môn. Đơn vị cảnh sát đặc biệt này cũng sẽ hoạt động “ngay từ ngày đầu tiên” áp dụng luật an ninh mới và dưới sự lãnh đạo của cảnh sát trưởng Hong Kong Chris Tang Ping-keung.
Tuy nhiên chưa rõ cảnh sát đặc khu Hong Kong sẽ phối hợp như thế nào với lực lượng an ninh của chính quyền đại lục dự kiến sẽ được thiết lập tại đặc khu.
http://biendong.net/bien-dong/35187-tq-co-the-kich-hoat-luat-an-ninh-moi-tai-hong-kong-trong-thang-nay.html

Tác giả cẩm nang ‘đánh Mỹ’

nói về Đài Loan và Hong Kong

Cựu thiếu tướng không quân Trung Quốc, giáo sư Kiều Lương cho rằng chừng nào Đài Loan không tuyên bố độc lập thì Quân Giải phóng nên tập trung vào “đối thủ lớn nhất là Hoa Kỳ”.
Phi cơ TQ tập đáp xuống mẫu hạm vào ban đêm
Vị trí Tổng Bí thư 2021: ‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng
Biển Đông: TQ và kế hoạch công bố vùng nhận dạng phòng không
Biển Đông: Nếu Trung Quốc lập ADIZ, ‘sẽ tác động lớn về địa chính trị’
Với các căng thẳng diễn ra quanh Eo biển Đài Loan tuần này, cũng cần nhắc lại quan điểm của lý thuyết gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, tướng Kiều Lương.
Là đồng tác giả cuốn “cẩm nang đánh Mỹ” thời hiện đại của Trung Quốc, ông Kiều Lương lên tiếng trong tháng 5 vừa qua, “hạ hỏa” cho làn sóng dân tộc chủ nghĩa đòi “lấy lại Đài Loan”.
Trả lời phỏng vấn đài báo Trung Quốc đúng dịp Lưỡng hội họp tại Bắc Kinh, tướng Kiều Lương, người đã về hưu khỏi Không quân Trung Quốc nhưng vẫn là giảng viên Học viện Quốc phòng, nói
“Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc không phải là thống nhất với Đài Loan, mà là đạt Giấc mơ Phục hưng dân tộc, để 1,4 tỷ người Trung Quốc có cuộc sống tốt đẹp,” ông Kiều nói với truyền thông Trung Quốc, theo trang South China Morning Post (04/05/2020).
Theo bài báo, ông Kiều Lương khẳng định việc dùng vũ lực giành lại Đài Loan “là rất tốn kém” (too costly) và không nên trở thành “ưu tiên hàng đầu”.
Theo ông, Hoa Kỳ đã chuẩn bị kỹ cho việc ủng hộ “các hoạt động ly khai” của Đài Loan, Hong Kong và cả Tây Tạng”, nên không việc gì Trung Quốc phải chọn mọi mục tiêu rất tốn kém là Đài Loan.
Đánh giá tình hình Mỹ – Trung sau dịch Covid-19, ông cho rằng chính Hong Kong mới là “tuyến đầu của xung đột” với Hoa Kỳ và Trung Quốc cần tập trung vào đó.
Phát biểu công khai trên truyền thông Trung Quốc của một nhân vật “diều hâu”, theo báo Hong Kong, là dấu hiệu Chủ tịch Tập Cận Bình không muốn bị động trước những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa đòi tấn công Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn của Dân Tiến Đảng tái đắc cử tổng thống trên hòn đảo mà Bắc Kinh coi là của họ.
Các quan hệ quân sự Hoa Kỳ với Đài Loan đang ngày càng được thắt chặt.
Tuần này, một chiếc C-40A, phi cơ quân sự theo mẫu Boeing 737 của Hoa Kỳ được phép bay vào không phận Đài Loan, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan nói hôm 09/06/2020.
Tin từ châu Á cho hay Trung Quốc chuẩn bị có cuộc tập trận “có thể nhằm chuẩn bị cho việc chiếm Đông Sa (Pratas islands)”, nằm cách Cao Hùng 430 km về phía Đông Nam, mà hiện do quân đội Đài Loan kiểm soát.
Đối đầu chiến lược và chiến tranh phi giới tuyến?
Cũng tại phiên họp của Lưỡng Hội Trung Quốc trong tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Nguỵ Phượng Hòa nói đúng những gì tướng Kiều Lương trình bày ra truyền thông.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng TQ thì “Đối đầu chiến lược Mỹ – Trung đã bước vào giai đoạn có rủi ro cao (the Sino-US strategic confrontation has entered a period of high risk).
Câu hỏi giới quan sát đặt ra nay chỉ là ở đâu thì độ rủi ro va chạm là cao nhất.
Sự xuất hiện trở lại của thiếu tướng Kiều Lương làm các báo quốc tế chú ý, lật lại cuốn sách của ông, xuất bản tại Trung Quốc đã hơn 10 năm.
Năm 1999, Kiều Lương và Vương Tương Tuệ công bố cuốn “Siêu Hạn Chiến” (超限战 – siêu ở đây là ‘vượt’, hàm ý vượt quá giới hạn của quân sự), khi hai ông mới mang hàm đại tá nhưng đã có tiếng là lý thuyết gia quân sự của Quân Giải phóng.
Năm 2004, cuốn sách nổi tiếng lần đầu được xuất bản ở nước ngoài bằng tiếng Anh, và có tên là ‘Unrestricted Warfare: China’s Master Plan to Destroy America’.
Cần phải nói từ 1999 đến 2004, tư duy quân sự của Trung Quốc và cách đánh giá Hoa Kỳ đã thay đổi nhiều, phản ánh ngay trong tựa đề của hai ấn bản.
Bản tiếng Trung chỉ có nguyên văn là “Siêu Hạn Chiến – Đề xuất của người TQ ứng phó trước chiến tranh kiểu mới của người Mỹ (đề xuất tân chiến tranh Mỹ quốc nhân ứng đối)”.
Nhưng đến năm 2004, tựa đề tiếng Anh ghi hẳn là “Cuộc chiến phi giới hạn – Kế hoạch cơ bản của Trung Quốc nhằm tiêu diệt Hoa Kỳ”.
Được biết các nhân vật cứng rắn trong bộ tham mưu tranh cử của Donald Trump như Steve Bannon tin rằng chính vì cuốn sách này mà họ có quan điểm là Bắc Kinh tung ra cuộc chiến đánh vào nước Mỹ.
Niềm tin đó có xác đáng hay không là một chuyện, nhưng sách của hai ông Kiều và Vương rõ ràng có nêu một loạt cách thức tiến hành chiến tranh thời hiện đại, bên ngoài chiến trường, tạo ra xung đột theo nhiều cấp độ ở các vùng xám, theo nhêìu bài điểm sách ở Phương Tây chỉ ra.
Về toàn cục, nhắc lại Binh pháp Tôn Tử, cuốn “Siêu Hạn Chiến” cho rằng Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ cổ vũ cho cách mạng quân sự đi cùng với các đời vũ khí mới.
Từ thời cung nỏ, súng hỏa mai đến nay, cứ mỗi thế hệ vũ khí mới thì sẽ có học thuyết quân sự tương ứng, và hiện nay là ‘chiến tranh công nghệ cao.
Điều này đòi hỏi đầu tư lớn, bao phủ toàn cầu.
Họ đi vào phân tích nhiều chiến dịch của Hoa Kỳ, và chỉ ra rằng để một trái hỏa tiễn Patriot bắn trúng đích thì cần có mạng vệ tinh định vị phủ sóng gần nửa Trái Đất, điều phối từ Afghanistan sang tận Úc, về Mỹ và trở lại trung tâm điều khiển ở Trung Đông.
Thị trường vũ khí Phương Tây gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp…và các nước kinh tế phát triển, gần như hàng tuần tung ra các sản phẩm hiện đại hóa dùng vào chiến tranh.
Nhưng cách nhìn của Trung Quốc phải khác đi.
Hai ông Kiều Lương và Vương Tương Tuệ cho rằng cuộc chạy đua để có vũ khí tối tân, vượt trội nhằm hạ thủ đối phương ngoài chiến trường chóng vánh – như cuộc tấn công Sấm Sa Mạc đánh đổ Iraq của Saddam Hussein năm 1992 – là không có điểm dừng.
Vũ khí tiên tiến là khái niệm tương đối, vì nó chỉ tiên tiến so với một thệ hệ trước, và sẽ nhanh chóng bị coi là “lạc hậu” khi có thứ mới hơn.
Vì thế, chiến lược của TQ phải là tránh bị kéo vào cuộc đua công nghệ mà họ cho là nước họ còn chậm hơn Hoa Kỳ 20 năm, tính vào thời điểm 1999.
Trái lại, Trung Quốc cần tung ra cuộc chiến ở mọi lĩnh vực, không xác định giới hạn dân sự và quân sự, kinh tế.
Cuốn sách đề xuất ra một loại hình thức chiến tranh: pháp chiến, thương chiến, ngoại giao chiến, võng chiến (chiến tranh mạng), điện tử chiến…và nêu ra khái niệm “phối hợp sức mạnh” (force multiplier). Một vũ khí không phải hiện đại nhất nếu biết dùng đúng chỗ có thể thắng chiến tranh “high-tech war” của Hoa Kỳ.
Về lý thuyết chiến tranh, hai tác giả nói chiến tranh hiện đại chỉ có một quy luật là “không có quy luật nào cả”, và Trung Quốc cần điều động tất cả mọi phhương tiện để phối hợp tạo ưu thế tùy lúc, tùy chỗ (combination rules).
Cho đến hôm nay, có vẻ như những gì cuốn sách nêu ra đã hình thành trên thực tế trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung.
Theo hai lý thuyết gia quân sự của Hoa Kỳ, Nathan Packard và Benjamin Jensen, từ Học viện US Marine Corps University, thì Hoa Kỳ đã biết chiến lược của Trung Quốc nhưng những năm qua chỉ đối phó bằng cách “gìn giữ hòa bình qua thể hiện sức mạnh” (peace through strength).
Các đợt tuần tra trên biển để bảo vệ tự do hàng hải cùng nhiều công tác xây dựng đồng minh hoặc các trạm tiền phương ở các nước đối tác xung quanh Trung Quốc để phòng khi xảy ra chiến sự nằm trong chiến lược này.
Tuy thế, càng về gần đây, chính quyền Trump càng thiên về hướng đối đầu toàn diện hơn với Trung Quốc và trên các mặt trận đa dạng, từ thuế quan đến giáo dục, truyền thông và quân sự.
Theo trang South China Morning Post thì điều trớ trêu là chính ông Kiều Lương đã tạo cảm hứng (inspire) qua cuốn “Siêu Hạn Chiến” cho Steve Bannon và phái hữu ở Mỹ rằng họ cần dùng “chiến tranh phối hợp đa diện”, gồm cả thương chiến, để chống lại Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52996151

Chiến đấu cơ Trung Cộng

bay vào eo biển Đài Loan

Tin Đài Bắc, Đài Loan – Một nhóm chiến đấu cơ Trung Cộng đã bay vào eo biển Đài Loan và đến gần đảo Đài Loan trong thời gian ngắn, chỉ vài giờ sau khi một vận tải cơ Hoa Kỳ bay ngang qua hòn đảo này vào thứ Ba, 9 tháng 6.
Chính quyền Đài Loan đã điều động chiến đấu cơ để ngăn phi đội Trung Cộng, sau khi phi đội này vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan.
Theo thông cáo của Bộ Quốc Phòng Đài Loan, nước này phát hiện nhiều chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 bay về hướng tây nam, tiến gần Đài Loan. Không quân Đài Loan đã chận phi đội Su-30 này và giải tán họ thông qua các cảnh báo bằng radio. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết luôn giám sát không phận và hải phận xung quanh Đài Loan, và công chúng có thể yên tâm về năng lực bảo vệ lãnh thổ quốc gia của quân đội.
Vụ xâm nhập của máy bay Trung Cộng xảy ra chỉ vài giờ sau khi một vận tải cơ C-40A của Hoa Kỳ bay ngang qua Đài Loan ở vùng bờ biển phía tây nam. Máy bay Hoa Kỳ cất cánh từ căn cứ ở Okinawa, bay ngang qua một số thành phố Đài Loan, đi vào eo biển Đài Loan và tiến về hướng eo biển Bashi. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết máy bay Hoa Kỳ không hạ cánh tại hòn đảo, bác bỏ tin đồn cho rằng máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Các chuyến bay của Hoa Kỳ và Trung Cộng diễn ra giữa lúc quân đội Trung Cộng đang thực hiện các cuộc tập trận dọa nạt Đài Loan.
Vào thứ Tư tuần trước, đài truyền hình nhà nước CCTV của Trung Cộng đưa tin Lục quân nước này đã diễn tập đổ bộ bắn đạn thật, với các hình ảnh cho thấy xe tăng lội nước tiến lên bờ biển, trong tình huống giả định tấn công trong thời tiết xấu. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/chien-dau-co-trung-cong-bay-vao-eo-bien-dai-loan/

TQ sẽ dàn đội hình ra sao nếu tấn công Đài Loan?

Các kịch bản liên quan đến việc Trung Quốc thực hiện hành động quân sự chống lại Đài Loan đã là một chủ đề nóng trong nhiều thập kỷ. Một trong những khả năng kịch tính nhất sẽ là một cuộc đổ bộ tấn công toàn diện.
Reuters gần đây đưa tin rằng Tham mưu trưởng Liên quân Trung Quốc, tướng Lý Tác Thành, tuyên bố rằng nước này có thể tấn công Đài Loan để ngăn chặn hòn đảo này độc lập. Mối đe dọa vũ lực luôn luôn tồn tại, nhưng nhận xét mới nhất này được xem là sự leo thang của ngôn từ.
Hải quân Trung Quốc, chính thức được gọi là Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân (PLAN), khác xa so với 20 năm trước. Sự thay đổi rõ ràng nhất là giờ đây họ có hai tàu sân bay và nhiều chiếc khác đang được chế tạo.
Những chiếc này được hộ tống bởi các khu trục hạm phòng không hiện đại thường được mô phỏng theo tàu chiến với hệ thống phòng thủ AEGIS của Mỹ.
Đội “hải quân nước xanh” này khiến việc tiếp cận gián tiếp, từ phía Thái Bình Dương vào Đài Loan, khả thi hơn. Trước đây, khả năng hoạt động trên đại dương mở, cách xa vùng phòng không thuộc đất liền của Trung Quốc, bị nghi ngờ.
Bây giờ các tàu chiến mới, đặc biệt là các khu trục hạm và khinh hạm được bảo vệ tốt đủ để bao vây Đài Loan. Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, lớn nhất thế giới, cũng có thể được sử dụng. Điều này có thể khiến Hải quân Đài Loan khó khăn hơn trong việc tấn công sườn hạm đội Trung Quốc, theo bài của Forbes.
Trong một cuộc tấn công, các tàu sân bay của PLAN có thể sẽ hoạt động ở ngoài đường chân trời, nơi chúng an toàn hơn trước các cuộc phản công. Nhưng không giống như trong các cuộc chiến trước đây, vị trí của chúng có lẽ sẽ được xác định trong hầu hết thời gian.
Trí thông minh nguồn mở như các vệ tinh thương mại cung cấp vùng phủ sóng tương đối thường xuyên. Tàu sân bay có thể bị phát hiện ngay cả trong các hình ảnh độ phân giải thấp.
Lực lượng tàu đổ bộ Trung Quốc, với nhiệm vụ đưa quân vào bờ, gồm lớp tàu chủ lực Yuzhao Type-071, tương tự như lớp San Antonio của Mỹ, sử dụng tàu đệm khí và máy bay trực thăng để đổ quân, cho phép thực hiện từ ngoài khơi xa hơn nhiều so với tàu đổ bộ truyền thống.
Chúng được các tàu đổ bộ tấn công Type-075 hỗ trợ. Các tàu này tương tự như lớp tàu America của Mỹ, với sàn phẳng giống như một tàu sân bay thông thường. Nhưng chúng cũng có một bến tàu ngập nước phía sau để giải phóng tàu đệm khí.
Những tàu Trung Quốc có thể sẽ chỉ có máy bay trực thăng (không giống tàu America của Mỹ có thể mang theo tiêm kích F-35). Đây có thể là Z-20, mang nét tương đồng kỳ lạ với trực thăng UH-60 Black Hawk của Mỹ.
Các đội quân tham gia, ít nhất là trong cuộc tấn công ban đầu, rất có thể là từ các lữ đoàn tấn công đổ bộ. Thủy quân lục chiến Trung Quốc có thể đóng một phần nhưng lực lượng đổ bộ chính là trong lục quân. Họ được trang bị xe tăng lội nước và xe chở quân.
Các lữ đoàn tấn công đổ bộ sẽ thiết lập một vị trí đổ bộ để một hạm đội tàu đổ bộ có thể đổ quân. Nhiều tàu trong số này đã cũ và sẽ phải vào sát bờ để đổ quân và xe cộ. Nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực thông thường sẽ có mặt trong lớp quân đầu tiên.
Tàu đệm khí cũng sẽ tiếp tục chuyển quân từ ngoài vào. Thậm chí còn có một số tàu đệm khí lớp Zubr khổng lồ có thể mang theo 500 binh sỹ mỗi lần.
Tuy nhiên, với hơn hai thập kỷ chuẩn bị, Đài Loan chắc chắn không để Trung Quốc đổ quân dễ dàng và chắc chắn đây là một cuộc chiến ác liệt.
http://biendong.net/bien-dong/35185-tq-se-dan-doi-hinh-ra-sao-neu-tan-cong-dai-loan.html

Chuyên gia quân sự: ĐCSTQ tấn công Đài Loan

 thì cuối cùng chỉ có thể chuốc lấy thất bại!

Vũ Dương
Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng gia tăng căng thẳng và diễn tập quân sự quy mô, thường xuyên sử dụng máy bay quân sự khiêu khích Đài Loan, dấy lên mối lo ngại liệu ĐCSTQ có dùng vũ lực thống nhất Đài Loan hay không? Về vấn đề này, các chuyên gia quân sự cho rằng quân đội ĐCSTQ thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế, và nếu thật sự tấn công Đài Loan, thì cuối cùng chỉ có thể chuốc lấy thất bại một cách thảm hại.
Gần đây, H.I. Sutton – tác giả chuyên mục của tạp chí Forbes trong bài viết của mình có nói rằng, gần 20 năm nay, hải quân Trung Quốc đã phát triển mau chóng, đến nay nó đã có một hạm đội hiện đại với quy mô nhất định, tuy vậy quân đội Trung Quốc vẫn thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế.
Bản thân H.I. Sutton cũng là một chuyên gia quân sự, ông tin rằng một khi quân đội ĐCSTQ quyết định tấn công Đài Loan, họ sẽ sử dụng lớp tàu đổ bộ Type-071 làm lực lượng tấn công chính. Bến trực thăng đổ bộ Type 075 của ĐCSTQ cũng có thể sẽ tham gia tác chiến.
Ông nói rằng số lượng tàu khu trục và Tàu frigate (tàu khu trục nhỏ) của quân đội ĐCSTQ đủ để bao vây Đài Loan, hơn nữa ĐCSTQ cũng có số lượng hạm đội tàu ngầm gần như lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hành động đổ bộ của quân đội ĐCSTQ cuối cùng có thể sẽ phải kết thúc trong sự thất bại do thiếu kinh nghiệm thực chiến.
Nhà phân tích quân sự Hoa Kỳ B.A. Friedman tin rằng ĐCSTQ sau khi đổ bộ lên Đài Loan sẽ phải đối diện với sự chống trả mạnh mẽ. Ông nói rằng dù đặt chân lên Đài Loan không phải là chiến tranh đổ bộ khó khăn nhất, nhưng cũng được xem là một trong những lần chiến tranh đổ bộ khó khăn nhất trong lịch sử. Đài Loan đã có sự chuẩn bị trong nhiều thập kỷ, tại mỗi điểm đổ bộ đều đã có sự chuẩn bị cũng như kế hoạch phòng ngự một cách thuần thục.
B.A. Friedman cũng nói rằng ĐCSTQ có đủ vũ khí để phát động các hành động khả thi, nhưng ông cũng đặt câu hỏi rằng liệu ĐCSTQ có đủ kỹ năng hiểu biết hay ý chí để máu nhuộm bờ biển Đài Loan hay không? Ông nói: Quân đội Trung Quốc có ít kinh nghiệm chiến đấu và thậm chí kinh nghiệm chiến đấu đổ bộ còn ít hơn, hành động công đánh Đài Loan cuối cùng sẽ phải kết thúc trong sự thất bại một cách nhục nhã.
H.I Sutton nói rằng cộng thêm ĐCSTQ còn có áp lực về thời gian, so với 20 năm trước đây thì môi trường thông tin hiện giờ cũng đã thay đổi, giống như tài nguyên mở và thông tin tình báo, hoặc như các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội và ảnh vệ tinh sẽ được cả thế giới quan tâm theo dõi, như vậy quân đội ĐCSTQ sẽ phải đổ bộ Đài Loan dưới sự theo dõi của cả thế giới, toàn bộ hành động sẽ được phát sóng.
Ông nói rằng chiến đấu khốc liệt và tổn thất nặng nề cũng sẽ gửi đi những thông tin sai lệch, hơn nữa hành động đổ bộ Đài Loan càng kéo dài, Đài Loan càng có cơ hội nhận được sự can thiệp từ Liên minh quốc tế. Nếu Hoa Kỳ can thiệp, các tàu ngầm Mỹ có thể hạ gục tàu sân bay của ĐCSTQ, mở ra hình thế đảo ngược to lớn trong toàn bộ cuộc chiến. Câu hỏi đặt ra là liệu ĐCSTQ có sẵn sàng trả một cái giá quá đắt nếu tấn công Đài Loan hay không.
Vài ngày trước, đài BBC của Anh cũng đăng một bài viết có tựa đề “Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho phương Tây: ĐCSTQ thù địch với Đài Loan đe dọa trật tự toàn cầu”, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt nói trong chương trình rằng: ĐCSTQ có kế hoạch dài hạn cho việc thống nhất Đài Loan, và muốn hoàn thành nó trước năm 2049. Còn trong báo cáo công tác chính phủ tại “Hai phiên họp” của ĐCSTQ không có đề cập đến việc giải quyết vấn đề Đài Loan trên cơ sở hòa bình.
Jeremy Hunt trong một bài viết có ký tên được đăng vào ngày 4 nói rõ thêm rằng: nếu ĐCSTQ từ bỏ phương thức hòa bình và chuyển sang dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan, điều đó sẽ dẫn đến những nguy hại to lớn đối với các nước dân chủ phương Tây và nó có thể phá vỡ trật tự toàn cầu vốn là điều đảm bảo cho sự hòa bình và thịnh vượng của thế giới kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay.
Bài viết phân tích lý do tại sao ĐCSTQ có thể dốc hết toàn lực tấn công Đài Loan:
Thứ nhất, người lãnh đạo của ĐCSTQ nhìn thấy tình thế phong trào dân chủ ở Hồng Kông diễn ra nhanh hơn dự kiến.
Thứ hai, người lãnh đạo của ĐCSTQ đang lo lắng về tình trạng hiện tại của “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông sẽ mất hiệu ứng mô hình chính trị đối với Đài Loan.
Thứ ba, ĐCSTQ cảm thấy rằng nếu thật sự phải phát sinh xung đột vũ trang, chi bằng tiên thủ hạ vi cường. Mà điểm cuối cùng là điều khiến người ta lo ngại nhất.
Bài viết cảnh báo rằng nếu có chiến tranh ở eo biển Đài Loan, không chỉ hòa bình châu Á mà cả hòa bình thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc các nước xã hội dân chủ bị cường quốc độc tài láng giềng thâu tóm sẽ làm dấy lên làn sóng phẫn nộ cùng cực của các quốc gia ủng hộ các giá trị dân chủ trên toàn cầu
Ông Jeremy Hunt nói rằng các nước phương Tây cần đưa ra các biện pháp mạnh mẽ để đối phó với ĐCSTQ.
Chủ tịch Liên minh Tự do Thanh niên Thế giới Vương Trung Nghĩa (Wang Zhongyi) nhận định rằng ĐCSTQ phao tin thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, mục đích không phải phát động chiến tranh, mà là muốn khiến bản thân nó luôn ở “thế tấn công”, và khiến đối thủ luôn ở trong “thế phòng thủ”, vậy nên mới không ngừng rêu rao đổ bộ vào Đài Loan.
Ông nói rằng quân đội ĐCSTQ chỉ là một con hổ giấy. Nhìn từ thiết kế trong hệ thống chiến đấu đến nguyện ý chiến đấu của các sĩ quan và binh sĩ của ĐCSTQ, căn bản là họ không thể chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược nào, điều mà ĐCSTQ trước sau quan tâm chính là làm sao để duy trì sự ổn định bên trong bộ máy chính quyền của nó mà thôi.
Theo Li Quan, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-quan-su-dcstq-tan-cong-dai-loan-thi-cuoi-cung-chi-co-the-chuoc-lay-that-bai.html

Lai lịch tướng trẻ TQ

chỉ huy lục quân khu vực giáp Ấn Độ

Xu Qiling, chỉ huy mới được bổ nhiệm phụ trách lực lượng lục quân Trung Quốc tại Chiến khu phía Tây, khu vực giáp với Ấn Độ, trẻ hơn người tiền nhiệm tới 5 tuổi.
Theo tờ SCMP, một ngôi sao đang lên của quân đội Trung Quốc đã được cử đến để giám sát lực lượng lục quân của Chiến khu phía Tây, nơi căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ về tranh chấp biên giới.
Xu Qiling, cựu chỉ huy lục quân tại Chiến khu phía Đông, đã tráo đổi vị trí với người đồng cấp He Weidong ở Chiến khu phía Tây, nơi giám sát các khu vực biên giới như Tân Cương và Tây Tạng kể từ tháng trước, theo một báo cáo được đăng trên tài khoản WeChat của Chiến khu phía Tây.
“Khi căng thẳng với Ấn Độ leo thang vì tranh chấp biên giới, Chiến khu phía Tây cần một chỉ huy trẻ hơn để lãnh đạo các binh sĩ và quan chức biên phòng trong thời kỳ nhạy cảm hiện nay, một nguồn tin yêu cầu giấu tên, nói với tờ SCMP.
“Ông Xu năm nay 57 tuổi, trẻ hơn năm tuổi so với người tiền nhiệm He. Môi trường làm việc ở vùng cao nguyên phía Tây rất khắc nghiệt và ngay cả những người trẻ ở đó cũng trở nên già trước tuổi”.
Nguồn tin trên cũng cho hay, sau bốn năm làm việc ở cao nguyên Tây Tạng, vị trí mới của ông He, 63 tuổi, tại Chiến khu phía Đông là một vị trí thoải mái hơn trước khi nghỉ hưu chính thức.
Căng thẳng mới nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã thúc đẩy cả hai bên tăng cường quân đội và vũ khí để củng cố yêu sách lãnh thổ tại các khu vực biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya.
Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) và đối tác Ấn Độ đã tổ chức các cuộc đàm phán quân sự cấp cao vào thứ Bảy tuần trước để giải quyết cuộc đối đầu giữa quân đội của họ ở thung lũng sông Galwan, nằm giữa Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát.
Nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông Song Zhongping cho biết căng thẳng biên giới mới nhất đồng nghĩa với việc Chiến khu phía Tây cần ai đó quen với các hoạt động chung giữa các lực lượng mặt đất và không quân. “Tất cả các lực lượng chiến đấu mà Bắc Kinh gửi tới biên giới đều được huấn luyện cho các trận chiến trên không và cần một chỉ huy có khả năng như Xu để chỉ huy họ”.
Xu là một trong những tướng lĩnh trẻ tuổi được Chủ tịch Tập Cận Bình đề bạt sau khi ông nắm quyền lãnh đạo PLA vào cuối năm 2012. Ông có kinh nghiệm công tác tại 4/5 chiến khu của quân đội Trung Quốc.
Ông được thăng cấp trung tướng vào năm ngoái, một năm sau khi được cử đến chỉ huy lục quân tại Chiến khu phía Đông, giám sát an ninh của các tỉnh Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Phúc Kiến và Giang Tây, cũng như biển Hoa Đông.
Vị trí mới của ông Xu cũng là một thử nghiệm mới đối với ông ấy, nguồn tin trên nói. “Nếu ông ấy có thể xử lý tranh chấp biên giới Trung – Ấn đúng cách, ông ấy rất có thể sẽ được thăng chức thêm”.
http://biendong.net/bien-dong/35184-lai-lich-tuong-tre-tq-chi-huy-luc-quan-khu-vuc-giap-an-do.html

Lý do TQ “cự tuyệt”

tham gia Hiệp ước INF cùng Nga và Mỹ

Theo báo cáo mới đây của IISS, 95% số tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc thuộc diện bị cấm theo các điều khoản của Hiệp ước INF.
Gần một năm trước, khi chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã viện dẫn việc Nga vi phạm các điều khoản của Hiệp ước là lý do dẫn tới quyết định của Washington.
“Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm cho dấu chấm hết của hiệp ước”, Ngoại trưởng Pompeo đã viết trong một tuyên bố khi đó.
“Trở lại ít nhất là giữa những năm 2000, Nga đã phát triển, sản xuất, thử nghiệm bay và giờ đã có vô số tên lửa”. Với việc phát triển tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất 9M729, Nga vi phạm cối lõi của thỏa thuận thời Chiến tranh Lạnh, theo đó ngăn Mỹ và người Nga triển khai các tên lửa phòng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km.
Tuy nhiên, còn có một lý do khác khiến chính quyền Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước INF. Đó chính là Trung Quốc.
Nằm ngoài INF, Trung Quốc thoải mái phát triển tên lửa
Trong suốt hàng chục năm kể từ khi INF được ký kết, Trung Quốc đã gia tăng tầm bắn, động lực và độ sát thương của chương trình tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của nước này. Trung Quốc có thể thoải mái tiến hành các dự án tên lửa này vì họ chưa bao giờ là một phần trong Hiệp ước INF.
Điều này tất nhiên đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể hoạt động mà không bị kiềm chế. Theo báo cáo của Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược (IISS) có trụ sở tại London, Trung Quốc hiện đã sở hữu kho tên lửa phóng từ mặt đất (những loại bị cấm theo INF) lớn nhất thế giới.
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) cũng đánh giá Trung Quốc có “chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đa dạng và tích cực nhất thế giới”, điều mà Lầu Năm Góc đã chú ý đến từ lâu. Trong khi đó Mỹ lại muốn nhanh chóng thiết lập thế ngang bằng với Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Một ngày sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã bày tỏ ý định triển khai các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất tầm xa và tầm trung ở châu Á càng nhanh càng tốt.
Cũng không quá lâu sau đó, Lầu Năm Góc bắt đầu thử các loại tên lửa bị cấm theo INF, và cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất lần đầu tiên diễn ra vào ngày 19/8/2019, chưa đầy 3 tuần sau khi Washington “nói lời tạm biệt” với Hiệp ước INF.
Những tháng sau đó, Lầu Năm Góc đã cố gắng “chạy đua” trong việc phát triển, thử nghiệm và triển khai các tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất hoặc trên không. Mục tiêu trước hết là để gửi thông điệp tới Trung Quốc rằng, họ sẽ không và không thể duy trì thế mạnh tên lửa thông thường ở Thái Bình Dương.
Nhưng thật không may, có một số vấn đề khiến kế hoạch của Mỹ trở nên phức tạp. Trước tiên và cấp bách nhất là nước nào đồng ý cho Mỹ triển khai tên lửa.
Có đồng minh hay đối tác nào của Mỹ ở châu Á sẵn lòng cho phép triển khai các loại tên lửa không chỉ chọc giận Trung Quốc mà còn đem lại nguy cơ gây tổn hại tới quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa nước sở tại với Bắc Kinh? Câu trả lời là “không”.
Australia bày tỏ không muốn cho phép triển khai các tên lửa bị cấm theo INF trên lãnh thổ của mình. Hàn Quốc cũng có quan điểm tượng tự. Ngay cả Nhật Bản, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, cũng không muốn phá hỏng mối quan hệ với Trung Quốc, điều vốn dĩ đang được cải thiện một cách chậm chạp.
Tham gia INF, Trung Quốc phải hủy 95% tên lửa đạn đạo, hành trình
Trong báo cáo có tiêu đề “Đánh giá môi trường an ninh châu Á – Thái Bình Dương năm 2020”, các nhà nghiên cứu nhận định, nếu đồng ý tham gia một hiệp ước tương tự như INF về cấm triển khai, phát triển các loại vũ khí đặt trên mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km, Trung Quốc sẽ phải phá hủy 95% kho vũ khí tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hiện có.
Không có lý do gì để Trung Quốc ký một thỏa thuận như vậy, xét trong bối cảnh kho tên lửa của Trung Quốc đa phần gồm các chủng loại tầm trung và tầm ngắn, tạo cho Bắc Kinh có “lợi thế so sánh” tầm chiến lược ở khu vực.
IISS ước tính sẽ có khoảng 2.200 tên lửa của Trung Quốc thuộc diện phải dỡ bỏ nếu nước này đồng ý tham gia một hiệp ước kiểu INF cùng Nga và Mỹ.
Một điều chắc chắn là Bắc Kinh sẽ không dễ dàng từ bỏ chương trình tên lửa đạn đạo mà nước này đã dành hàng chục năm để xây dựng và đầu tư. Không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào ủng hộ việc tham gia vào một hiệp ước kiểu như INF và loại bỏ 95% kho tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của mình, đặc biệt là khi các mối quan hệ với Mỹ đang tồi tệ như hiện nay.
Theo các nhà nghiên cứu của IISS, cách thức tốt nhất để tránh kết cục tồi tệ có thể nằm ở cách tiếp cận mở hơn về kiểm soát vũ trang khu vực. Điều này bao gồm việc Mỹ có những nhượng bộ lớn hơn ngoài việc dừng triển khai tên lửa trên mặt đất, còn Trung Quốc cho thấy sự sẵn lòng can dự vào kiểm soát chiến lược và kiểm soát vũ trang khu vực.
Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Mỹ và Liên Xô ký năm 1987, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi hiệp ước hồi năm 2019 sau khi cáo buộc Nga phát triển tên lửa 9M729 có tầm bắn gần 5.000 km.
Trong khi đó, Moscow cho rằng Washington không tuân thủ INF khi đặt các tổ hợp Aegis Ashore có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn 2.500 km tại Châu Âu.
http://biendong.net/bien-dong/35183-ly-do-tq-cu-tuyet-tham-gia-hiep-uoc-inf-cung-nga-va-my.html

Giấc mơ làm bá chủ điện thoại thông minh

của Huawei có thể đã bị Tổng Thống Trump

phá vỡ, nhưng Huawei giữ nhiều nhất

các bản quyền sáng chế 5G

Tin từ Washington – Huawei muốn trở thành công ty số 1 ngành điện thoại thông minh vào năm 2020. Nhưng tổng thống Trump có thể đã chấm dứt giấc mơ đó của Huawei.
Huawei đã đặt ra tham vọng rõ ràng trong một cuộc phỏng vấn với CNBC gần hai năm trước là Họ muốn trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, một loạt các biện pháp của Tổng thống Trump đã làm tổn thương Huawei, và chấm dứt giấc mơ này. Tuy nhiên về mặt mạng kỹ thuật 5G thì theo một nghiên cứu gần đây, Huawei lại là công ty hiện đang nắm giữ nhiều bản quyền sáng chế kỹ thuật 5G nhất, bảo đảm việc công ty vẫn sẽ được trả tiền bất chấp việc chính quyền tổng thống Trump cố gắng đẩy họ ra ngoài chuỗi cung ứng.
Hai công ty nghiên cứu GreyB Services và Amplified AI Inc đã nghiên cứu các phát minh tiêu chuẩn 5G và khám phá ra rằng 6 công ty Huawei, Samsung Electronics, LG Electronics, Nokia Oyj, Ericsson AB và Qualcomm sở hữu hơn 80% tổng số bản quyền. Điều đó có thể gây khó xử cho chính quyền tổng thống Trump khi họ đang nỗ lực cấm vận Huawei trên toàn cầu.
Chính quyền Trump đã đưa ra các biện pháp như cấm bán silicon chứa chất xám của Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến tham vọng phát triển các lĩnh vực 5G của Huawei. Việc xác định một công ty đang giữ bao nhiêu bằng sáng chế và mức độ quan trọng của chúng đối với các tiêu chuẩn của ngành, sẽ giúp xác định ai thu lợi nhiều nhất từ kỹ thuật mới.
Theo nghiên cứu, dựa trên hồ sơ tranh chấp bằng sáng chế với Verizon Communications đệ trình lên tòa án, Huawei đã thu được hơn 1.4 tỷ Mỹ kim doanh thu bản quyền. (BBT)
https://www.sbtn.tv/giac-mo-lam-ba-chu-dien-thoai-thong-minh-cua-huawei-co-the-da-bi-tong-thong-trump-pha-vo-nhung-huawei-giu-nhieu-nhat-cac-ban-quyen-sang-che-5g/

Vì sao Trung Quốc rầm rộ

đưa tin về biểu tình tại Mỹ?

Đại Nghĩa
Các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc gần đây rầm rộ đưa tin về các cuộc biểu tình tại Mỹ, sau vụ việc một nghi phạm da màu tử vong do ngạt thở khi bị cảnh sát khống chế.
BBC dẫn lời Giáo sư truyền thông Đại học bang Georgia, Maria Repnikova cho biết, quy mô và cường độ phủ sóng của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc về các cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ là chưa từng có. Các bài viết liên quan đến chủ đề biểu tình ở Mỹ đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc có 25 tỷ lượt xem.
U.S. News & Word Reports nhận định Trung Quốc đang lợi dụng các cuộc biểu tình của người Mỹ để chống lại Tổng thống Donald Trump và Hoa Kỳ. Từ góc nhìn của chính quyền Trung Quốc, các cuộc biểu tình tại Mỹ là một cơ hội vàng để thúc đẩy các mục đích riêng của Bắc Kinh.
Chuyển hướng dư luận
Ngoài cuộc thương chiến mà Tổng thống Trump khởi xướng, chính quyền Trung Quốc còn phải đối mặt với nhiều sức ép chưa từng có, cả ở trong nước lẫn quốc tế.
Từ dự luật dẫn độ đến dự luật an ninh, những động thái áp chế của Bắc Kinh đối với Hồng Kông đã dẫn đến làn sóng biểu tình không ngớt tại thành phố này, cũng như sự phản đối của các quốc gia dân chủ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ dỡ bỏ quy chế ưu đãi đặc biệt cho Hồng Kông, một động thái có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới kinh tế Trung Quốc, vì đặc khu này chiếm tới trên 70% vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.
“Vẫy cờ Mỹ, hát quốc ca Mỹ đang trở nên phổ biến tại các cuộc biểu tình” ở Hồng Kông, một tài khoản Twitter chia sẻ (ảnh chụp màn hình).
Bên cạnh đó Bắc Kinh cũng đang đối mặt với áp lực từ cộng đồng quốc tế liên quan đến trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19. Ở trong nước, tình trạng oán thán của người dân cũng tăng cao chưa từng có kể từ khi dịch virus Vũ Hán bùng phát, chưa kể đến hàng loạt vấn nạn chưa có hồi tháo gỡ tại nước này như tham nhũng, cửa quyền, ô nhiễm, hàng giả, khoảng cách giàu nghèo, v.v.
Những vấn đề này đang tạo sức ép trực diện đối với sự cầm quyền “ổn định” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vì vậy, mức độ phủ sóng cao và những bình luận có tính chất “hả hê” về các cuộc biểu tình Mỹ được cho là một hoạt động tuyên truyền có chủ ý của Bắc Kinh nhằm phân tán sự chú ý của dư luận, từ đó tháo gỡ một phần áp lực mà ĐCSTQ đang phải đối mặt.
Củng cố quan điểm
Một mục tiêu quan trọng trong hoạt động tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc là “nhào nặn tư tưởng” cho người dân trong nước. Hoạt động này không chỉ mới xuất hiện gần đây, mà liên tục được thực thi trong suốt hơn 70 năm cầm quyền của ĐCSTQ. Một trong số các nội dung thường được “nhồi nhét” vào quan niệm của người dân Trung Quốc, đó là phương tây – đặc biệt là Mỹ – rất bất ổn, chỉ có Trung Quốc do ĐCSTQ lãnh đạo mới là “ổn định”.
Một cư dân mạng bình luận, nhiều người ở Trung Quốc cũng bị cảnh sát ghì cổ xuống đường như ông Floyd, nghi phạm ở Mỹ. Điểm khác biệt là những người này chỉ là dân thường, không dùng ma túy, không mang súng bất hợp pháp, không dùng tiền giả. Điểm khác biệt lớn nhất là không có chính trị gia nào quỳ gối trước họ (ảnh chụp màn hình Twitter).
Kỳ thực xã hội tự do cũng luôn có những biến động, nếu có bất công hay mâu thuẫn thì các thành phần trong xã hội có nhiều cách biểu đạt để tìm cách giải quyết, trong đó biểu tình là một cách biểu đạt phổ biến. Mâu thuẫn do vậy không tích tồn quá ngưỡng. Sự ổn định có được là sự ổn định thực sự, có được thông qua giải quyết mâu thuẫn, các thành phần trong xã hội đều có quyền đòi hỏi những quyền con người cơ bản của mình.
Ngược lại, phương thức giải quyết của chính quyền Trung Quốc là bằng mọi cách, mọi giá để che đậy mâu thuẫn hay bất ổn, từ phong tỏa thông tin, bắt giữ và đàn áp bất cứ hình thức biểu tình nào, cho dù là ôn hòa. Cho nên cái gọi là “ổn định” ở Trung Quốc là trạng thái giả tạo, ép nhập mâu thuẫn vào trong, các thành phần trong xã hội không có được các quyền cơ bản của con người. Ngay cả khi chính quyền Trung Quốc ghi vào hiến pháp hay pháp luật thì nó cũng không có giá trị thực tiễn.
Người Hồng Kông phản đối cảnh sát về cái chết bất thường của một thiếu niên biểu tình 15 tuổi Trần Ngạn Lâm. Thi thể cô bé được phát hiện trên biển trong tình trạng không mảnh vải che thân. Cảnh sát chỉ đơn giản là nói rằng cô bé tự tử, dù công chúng nghi ngờ có hành vi phạm pháp và dung túng tội ác của cảnh sát Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter).
Trong thực tế, cũng có những tiếng nói trong nước Trung Quốc nhìn nhận khác về biểu tình Mỹ, nhưng những tiếng nói này thường bị lấn át hoàn toàn bởi các bình luận tiêu cực. BBC cho biết, tờ báo có xu hướng tự do hơn là Tin Tức Bắc Kinh chỉ đăng một bài bình luận đồng cảm và tôn trọng người dân Mỹ, đã nhanh chóng bị quy kết là có lập trường “thân Mỹ”, và bị hàng chục ngàn bình luận tiêu cực trên Weibo. Giáo sư Maria Repnikova cho rằng sự kết hợp giữa tình cảm từ dưới lên (chủ nghĩa dân tộc cực đoan – pv) và chiến thuật tuyên truyền từ trên xuống, ngày càng chiếm ưu thế trên các trang web của Trung Quốc.
Sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc
Các cuộc biểu tình tại Mỹ cho thấy các thành phần dân chúng, chính phủ, các lực lượng chính trị, các kênh truyền thông đều có quyền biểu đạt quan điểm của mình tại xứ sở cờ hoa. Xã hội Mỹ vốn tự do và điều đó đã làm nên nước Mỹ hôm nay. Như Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong Thông cáo báo chí về hoạt động tuyên truyền có tính lưu manh của ĐCSTQ:  “Ở Hoa Kỳ, ngay cả trong các cuộc biểu tình bạo loạn, chúng tôi vẫn giữ vững cam kết của mình đối với thượng tôn luật pháp, sự minh bạch và những quyền không ai có thể xâm phạm được.”
Cảnh sát Mỹ quỳ gối trước những người biểu tình ôn hòa bên ngoài tòa nhà Nghị viện Hoa Kỳ để phản đối cái chết của người đàn ông da màu tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ (ảnh chụp màn hình Twitter).
Người dân Trung Quốc ngày nay đang ở trong một bối cảnh đặc thù: Sự nhồi nhét về lối nghĩ, phong tỏa thông tin, đàn áp tiếng nói khác biệt, hệ thống quyền lực chính trị chuyên chế trong mấy chục năm đã làm nên một xã hội Trung Quốc hôm nay.
Người Trung Quốc ngày nay xua đuổi các nhóm người châu Phi ra đường trong dịch viêm phổi Vũ Hán, bắt giữ hoặc kỳ thị họ như thể họ là nguồn gốc của virus corona. Đó là một trong nhiều sự việc cho thấy sức mạnh tuyên truyền đáng sợ của bộ máy cầm quyền Trung Quốc.
Lực lượng cầm quyền Trung Quốc bắt giữ một người gốc Phi trên đường phố ở Quảng Đông trong đại dịch COVID-19 (ảnh chụp màn hình Twitter).
Trong khi người Trung Quốc công kích nước Mỹ và phương tây, họ có thể không hiểu tại sao có nhiều người mất công nhọc sức, xuống đường đòi công lý cho những người da màu như vậy. Những gì là công lý, hay những quyền cơ bản vốn có của con người thì nhiều người Trung Quốc đã không còn hiểu rõ, càng khó có thể lấy lại khi Bắc Kinh vẫn siết chặt những xúc tu quyền lực của mình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-sao-trung-quoc-ram-ro-dua-tin-ve-bieu-tinh-tai-my.html

Quan chức Trung Quốc đang tìm đường

tháo chạy trước ‘nguy cơ sụp đổ’?

Vũ Dương
Theo NTD ngày 6/6, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong những năm gần đây đã phải hứng chịu xung kích cả trong lẫn ngoài, bộ máy chính quyền đang lung lay, có lẽ các quan chức ĐCSTQ đều đang nhao nhao tìm đường tháo chạy.
Một báo cáo nội bộ của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương được đăng lên mạng cho biết, số liệu các quan chức đã bỏ trốn ra nước ngoài khiến người ta không khỏi giật mình. Theo các cuộc điều tra nội bộ của ĐCSTQ, có đến trên 85% các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã sẵn sàng với việc “bỏ của chạy lấy người”, trốn ra nước ngoài bất cứ lúc nào. Có học giả từng tiết lộ rằng, giới quyền quý và lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ từ sớm đã lường trước “nguy cơ vong Đảng”, và đang bí mật tiến hành một “kế hoạch lúc tàu đắm”.
Trong 70 năm ĐCSTQ cầm quyền, các quan chức từ trên xuống dưới tham ô hủ bại, thi hành những chính sách tàn bạo hà khắc đối với người dân. ĐCSTQ đã hoàn toàn mất hết lòng dân, trời giận người oán. Những năm gần đây, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, dịch bệnh, đấu tranh dân chủ của người dân Hồng Kông và Đài Loan, cộng thêm làn sóng đứng lên phản kháng của người dân trong nước, sóng sau nối liền sóng trước, từng đợt từng đợt đánh vào, khiến bộ mặt thảm bại của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ.
Những ngày gần đây lại liên tiếp xuất hiện hai sự việc chấn động cho thấy ĐCSTQ đã đến bên bờ diệt vong. Một đoạn ghi âm lời nói chuyện của Thái Hà – một học giả bên trong thể chế ĐCSTQ, và cũng là một Giáo sư đã nghỉ hưu tại Trường Đảng Trung ương, trong đoạn ghi âm bà biểu thị rằng ĐCSTQ đã là một “thây ma chính trị”, không ai có thể cứu vãn cục diện nguy cấp này nữa, ĐCSTQ đã đi đến bước đường cùng.
Sau Thái Hà là Hác Hải Đông – một cầu thủ bóng đá nổi tiếng ở Trung Quốc, ngày 4/6, ông đã đọc bản tuyên ngôn “Thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc mới” trên Internet. Hác Hải Đông nói rằng, tiêu diệt ĐCSTQ là cần thiết cho chính nghĩa. ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố phản nhân loại, nó gây hại cho toàn thế giới. Tiêu diệt ĐCSTQ là đập tan xiềng xích nô lệ của nhân dân Trung Quốc, mới thực sự thực hiện được hòa bình mà thế giới đáng phải có.
Trên thực tế, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã nhiều lần đưa ra lời cảnh báo “nguy cơ vong Đảng”. Ngay từ tháng 8/2004, Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng tình trạng tham ô hủ bại của ĐCSTQ đã không thể kiểm soát được nữa, và nó sẽ nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ.
Tập Cận Bình cũng nhiều lần cảnh báo tại cuộc họp của Bộ Chính trị rằng, ĐCSTQ đang đối mặt với sinh tử tồn vong, “công chúng ở một số khu vực đã oán đến điểm sục sôi rồi, dân căm phẫn đã gần đến điểm giới hạn rồi”, “mất đi lòng dân sẽ vong Đảng”.
Năm 2019, thời báo Tài chính (Financial Times) Anh tiết lộ, một Giáo sư của Trường Đảng Trung ương dấu tên đã chia sẻ riêng rằng, tất cả người dân Trung Quốc đều đang hỏi rằng khi nào thì ĐCSTQ sụp đổ.
Cũng trong năm 2019, tạp chí tiếng Trung ở Hồng Kông công bố một báo cáo bí mật dài hơn 32.500 từ trong nội bộ ĐCSTQ. ĐCSTQ hiếm khi thừa nhận, nhưng nguy cơ sụp đổ đã đến điểm giới hạn, và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Đối với nguy cơ sụp đổ, các quan chức ĐCSTQ nhạy cảm hơn so với dân thường, và đã có hàng chục ngàn quan chức trốn ra nước ngoài. Năm 2010, theo dữ liệu khảo sát của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố, kể từ giữa những năm 1990 đến nay, số quan chức trốn khỏi ĐCSTQ đã tăng lên từ 16.000 đến 18.000 người, và số tiền mà họ mang theo ra nước ngoài lên đến 800 tỷ nhân dân tệ.
Lâm Triết – Giáo sư tại trường Đảng ĐCSTQ tiết lộ trong dịp “Lưỡng hội” của ĐCSTQ năm 2010 rằng: Trong 10 năm từ 1995 đến 2005, ĐCSTQ đã xuất hiện 1,18 triệu “quan chức trần trụi”, có nghĩa là con cái thân thuộc của các quan chức này đều đã di cư ra nước ngoài, và bản thân các quan chức có thể chạy trốn bất cứ lúc nào.
Năm 2012, truyền thông Hồng Kông đã trích dẫn số liệu thống kê từ cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong nội bộ chính phủ ĐCSTQ và phát hiện rằng, 9% người thân của các thành viên Ủy ban Trung ương đã di cư ra nước ngoài.
Tân Tử Lăng – một chuyên gia trong thể chế Trung Quốc Đại lục tiết lộ với Epoch Times rằng, trước Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 18, nội bộ ĐCSTQ đã từng tiến hành một cuộc điều tra, phát hiện các thành viên Ủy ban Trung ương của Đại hội toàn quốc lần thứ mười bảy, các ủy viên dự bị và con cái, thân nhân của các Ủy viên ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã đang định cư ở nước ngoài, trường hợp mua nhà và chuẩn bị từ bỏ chức để trốn ra nước ngoài chiếm trên 85%.
Năm 2016, một “thông báo nội bộ gây sốc từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương” được đăng trên mạng, báo cáo số liệu thống kê về chuyến bay mất tích và tự tử của các quan chức ĐCSTQ cho thấy, đều có tình trạng quan chức các nơi trốn ra nước ngoài, khiến người ta nhìn thấy mà giật mình.
Tháng 11/2016, ông Trần Vĩnh Miêu (Chen Yongmiao) – học giả Bắc Kinh Chen, trong bài viết được đăng tải bài viết trên phương tiện truyền thông Hồng Kông cho biết trong giới quyền quý và quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều đang ấp ủ một “kế hoạch lúc tàu đắm”. Các quan chức đều tranh thủ bòn rút giá trị thặng dư xã hội theo mô thức “mổ gà lấy trứng”, lấy tiền của người dân xây đắp con đường rút lui cho bản thân mình, rồi mau chóng bỏ trốn.
Bài báo nói rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ còn có một kế hoạch “Con tàu Noah ngày tận thế”, quốc gia cần phải hối lộ họ đều đã hối lộ, tiền cần rửa thì cũng đã rửa xong xuôi. Một khi cái ngày đó đến, tất cả các tài liệu lưu trữ lịch sử nguy hiểm lập tức sẽ bị tiêu hủy toàn bộ, rồi đưa cả nhà trốn sang nước ngoài tị nạn, tận hưởng cuộc sống giàu sang dư dả đến mấy đời. Còn người dân Trung Quốc đành phải đối diện với cảnh hoang tàn khắp nơi.
Theo Wen Hui, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-trung-quoc-tim-duong-thao-chay-truoc-nguy-co-sup-do.html

Chi 26 triệu USD, Philippines sẽ xây thêm

các công trình trên đảo Thị Tứ của Việt Nam

Philippines có kế hoạch chi 1,3 tỷ peso (26 triệu USD) để xây dựng thêm các công trình trên đảo Thị Tứ, hòn đảo mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền nhưng bị Philippines kiểm soát từ những năm 1970.
Trang Rappler đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm thứ Ba (9/6) tuyên bố nước này đã hoàn thành một đoạn đường nối trên bãi biển của đảo Thị Tứ, người Philippines gọi là đảo Pag-asa, từ đó cho phép vận chuyển các thiết bị xây dựng lên đảo dễ dàng hơn.
Hãng tin Bloomberg trích lời ông Lorenzana phát biểu tại một lễ khánh thành trên đảo Thị Tứ hôm thứ Ba: “Bây giờ chúng ta có thể tiến hành các các dự án khác đã được lên kế hoạch”. Ông Lorenzana nói rằng Philippines sẽ sửa chữa đường băng mà nước này xây dựng trên đảo Thị Tứ.
Tờ Nikkei của Nhật Bản đưa tin, ông Lorenzana nói rằng việc hoàn thành đoạn đường nối là “bước đầu tiên cần thiết để tạo điều kiện cho việc vận chuyển các thiết bị xây dựng thiết yếu đến đảo”.
Tuyên bố cũng cho biết Manila đã phân bổ 1,3 tỷ peso (26 triệu đô la) cho các công trình xây dựng và sửa chữa trên đảo, bao gồm cả việc “bê tông hóa đường băng” vốn đã bị hư hại do xói mòn.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết các tàu cá và các tàu hải cảnh của Trung Quốc gần đây hay đi lại quanh đảo Thị Tứ, làm dấy lên dự đoán rằng hòn đảo này có thể sẽ sớm trở thành một điểm nóng giữa Bắc Kinh và Manila. Dù vậy, bộ trưởng quốc phòng Philippines tuyên bố: “Trung Quốc đã nói rằng họ sẽ không tấn công chúng ta”.
Trong khi bộ trưởng quốc phòng đang ở đảo Thị Tứ, ông Harry Roque, phát ngôn viên của tổng thống Philippines đã đưa ra những lời ấm áp nhất nói về mối quan hệ Philippines-Trung Quốc, theo SCMP. Ông Roque nói rằng mối quan hệ giữa hai nước đang được “tận hưởng sự phục hưng nhờ chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte”.
Vài tháng sau khi lên nắm quyền vào tháng 6/2016, ông Duterte tuyên bố chuyển hướng từ mối quan hệ đồng minh với Mỹ sang kết thân với Trung Quốc.
Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với đảo Thị Tứ, hòn đảo lớn thứ hai về diện tích thuộc quần đảo Trường Sa. Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, Philippines đã cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có Thị Tứ vào những năm 1970-1971.
http://biendong.net/bien-dong/35186-chi-26-trieu-usd-philippines-se-xay-them-cac-cong-trinh-tren-dao-thi-tu-cua-viet-nam.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.