Tin Biển Đông – 30/06/2020
Trung Quốc điều tàu chiến lớn đến đảo Phú Lâm trước cuộc tập trận – Quý Khải
Trung Quốc vừa neo đậu tàu chiến hạng 071 tại Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa, theo thông tin từ BenarNews, một trang đa ngôn ngữ chuyên đưa tin về các nước Đông Nam Á.
Tờ báo này nhận định, con tàu này nhiều khả năng sẽ được sử dụng trong một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trong tuần này. Hôm thứ Bảy (27/6), Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tập trận trên Biển Đông từ ngày 1 đến 5/7.
Ảnh chụp vệ tinh mà tờ BenarNews thu thập được cho thấy một con tàu ăn khớp với các đặc điểm của tàu dạng 071 đang neo đậu tại đảo Phú Lâm hôm 27/6. Trước đó 2 ngày, không thấy con tàu xuất hiện trong khu vực.
Tàu dạng 071 là một bến tàu đổ bộ có khả năng chuyên chở máy bay trực thăng, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, xe lội nước và các vật tư khác phục vụ chiến dịch đổ bộ. Tàu loại này thường xuất hiện trong các cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc.
Đảo Phú Lâm là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa và là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Hiện đảo này đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Đảo Phú Lâm là điểm dừng chân thường xuyên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) và các đội tàu đánh cá bán quân sự khét tiếng, lực lượng chuyên đi khẳng định yêu sách chủ quyền của nước này. Tuy nhiên, các tàu chiến hải quân hiếm khi xuất hiện ở bến cảng đảo Phú Lâm, theo dữ liệu vệ tinh hiện có của BenarNews. Đây là lần đầu tiên tàu 071 xuất hiện trong khu vực.
Ông Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington nhận định:
“Nhưng đây là một phần đáng lo ngại. Những khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã diễn ra thường xuyên hơn trong thời gian dịch bệnh và Bắc Kinh dường như muốn leo thang thay vì hạ nhiệt tình hình”, ông nói với BenarNews.
Việc neo đậu của tàu chiến Trung Quốc diễn ra sau khi Hoa Kỳ tiến hành một cuộc tập trận hải quân lớn với hai tàu sân bay ở Biển Philippines hôm Chủ nhật, một phần trong chính sách của Mỹ nhằm đối kháng với thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh để bành trước và củng cố các yêu sách trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sau khi ASEAN ra tuyên bố chung gần đây trong đó yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1984, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã bày tỏ sự ủng hộ đồng thời yêu cầu Trung Quốc không được coi Biển Đông là ‘đế chế’ của riêng mình.
Hoa Kỳ cũng đã tiến hành một cuộc tập trận song phương với Nhật Bản vào tuần trước. Singapore cũng đã tiến hành các cuộc tập trận với Mỹ và Nhật Bản, lần lượt vào hai ngày 17 và 22/6.
Trung Quốc triển khai mạng lưới kiểm soát
thông tin ở Biển Đông cho mục đích quân sự?
Tâm Tuệ
Trung Quốc đã triển khai mạng lưới cảm biến và khả năng liên lạc giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị nước này chiếm đóng phi pháp và nó có thể sử dụng cho mục đích quân sự, theo AMTI.
Mạng lưới liên lạc nói trên là một phần của “Mạng lưới thông tin đại dương xanh (BOIN)” bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), phát triển để hỗ trợ thăm dò và kiểm soát môi trường biển bằng cách dùng công nghệ thông tin, theo bài phân tích mới đây của Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ).
Được thiết lập tại phía Bắc Biển Đông trong giai đoạn đầu năm 2016 đến 2019, mạng lưới thông tin này hiện mới chỉ là một nguyên mẫu thử nghiệm. Tuy nhiên, trong tương lai dự án Lam Hải Tin Tức sẽ mở rộng mạng lưới cảm biến và liên lạc đến các khu vực còn lại của Biển Đông, Biển Hoa Đông và các vùng biển khác cách xa lãnh thổ Trung Quốc.
Các thành phần dễ thấy nhất của mạng lưới này là 2 loại trạm thông tin tích hợp nổi (IIFP) và trạm chuyển tiếp thông tin tích hợp dựa trên rạn san hô (IRBIS), còn gọi là các trạm E.
Trước đó một trong những hệ thống IRBIS đã được triển khai trên Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 2018, AMTI xác định.
Theo AMTI, các trạm như trên và những thành phần khác của BONI gây nhiều quan ngại ở Biển Đông và vượt xa hơn nữa. Tuy CETC phát triển BONI thành hệ thống liên lạc và theo dõi môi trường, các trạm và những hệ thống liên quan rõ ràng có thể phục vụ cho mục đích quân sự. AMTI chỉ ra dữ liệu môi trường, đặc biệt dữ liệu về thủy văn, sẽ cho phép hải quân biết rõ hơn cách các hệ thống sonar hoạt động như thế nào dưới lòng biển.
Mỹ nhắn TQ
đừng xem Biển Đông là ‘đế chế hàng hải’
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh quan điểm của các nước ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 28.6 tuyên bố Trung Quốc không được phép xem Biển Đông là “đế chế hàng hải”, đồng thời cho biết phía Mỹ sẽ sớm thảo luận thêm về vấn đề này.
Viết trên Twitter, ông Pompeo hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh quan điểm của các nước ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Hải quân Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 28.6 tuyên bố Trung Quốc không được phép xem Biển Đông là “đế chế hàng hải”, đồng thời cho biết phía Mỹ sẽ sớm thảo luận thêm về vấn đề này.
Viết trên Twitter, ông Pompeo hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trước đó vào ngày 26.6 khi chủ trì buổi họp báo quốc tế kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN 36, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các lãnh đạo ASEAN nhất trí xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hợp tác, vì sự thịnh vượng chung.Lãnh đạo ASEAN nhất trí tiếp tục thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, thực hiện tốt những thỏa thuận, cam kết quốc tế thông qua đối thoại, hợp tác, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982.
Theo Thủ tướng, dù Covid-19 đã làm gián đoạn các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), nhưng trong bối cảnh này, Việt Nam vẫn cùng ASEAN hợp tác với các bên liên quan, kêu gọi kiềm chế các hành động làm phức tạp tình hình trên biển, kêu gọi việc tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng một Biển Đông hòa bình, hợp tác, tự do hàng không, hàng hải.
ASEAN cũng kêu gọi các bên cùng nhau thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS; để Biển Đông luôn luôn là một vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi.
0 comments