Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Vụ Hồ Duy Hải: ai đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án?

Friday, May 29, 2020 5:07:00 PM // ,




Đến nay thì công luận đều chứng kiến nhiều căn cứ chứng minh rằng Hồ Duy Hải ngoại phạm, Hải không giết người nhưng đã bị giam giữ oan sai suốt 12 năm trong buồng biệt giam của tử tù. Những sai phạm tố tụng nghiêm trọng kéo dài có tính chất liên quan từ quá trình điều tra và truy tố cho đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, rồi mới đây là Giám đốc thẩm cũng không hề thay đổi.
Báo chí đã công bố hàng loạt các Bút lục, hình ảnh hiện trường cụ thể để cho thấy rằng bản chất vụ án hoàn toàn thay đổi.
Tuy nhiên hung thủ đích thực chưa được chứng minh, và những âm mưu che đậy cho hung thủ đã lộ ra với các thủ đoạn tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ như con dao, cái thớt, tờ báo, chiếc ghế, dấu vân tay và nhiều bút lục vụ án với lời khai quan trọng của nhân chứng.
Những sai phạm tố tụng này đủ dấu hiệu cho “Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án”, lẽ ra cơ quan chức năng phải khởi tố vụ án này từ rất lâu.
Gia đình Hồ Duy Hải đã cung cấp rất nhiều căn cứ để chứng minh kèm theo đơn yêu cầu khởi tố “Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án” từ năm 2017, nhưng bị các cơ quan chức năng làm lơ và im lặng.
Mới hôm qua nhà báo Trương Huy San, trên trang Facebook có 310 ngàn người theo dõi của ông, đã đưa ra lời kêu gọi với hai yêu cầu rất cụ thể: “VKS nên xem xét các dấu hiệu “cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án” và nên đưa ngay Hồ Duy Hải ra khỏi các trại giam của CA Long An.”
Facebook Lê Thế Thắng cũng đưa ra bài viết ngắn với tựa đề:
NÊN THAY ĐỔI BIỆN PHÁP GIAM GIỮ HỒ DUY HẢI. Nội dung như sau:
Những bản ảnh chưa từng được công bố suốt 12 năm nay, lúc khám nghiệm hiện trường vụ án Cầu Voi cho thấy tất cả hung khí đều thu thập đầy đủ và nguyên dấu máu (đương nhiên cả dấu tay hung thủ). Thực tế này đã và đang đưa vụ án đi đến ngã rẽ không thể quay đầu. Giờ này, tôi không tin có kẻ nào, dù ở cương vị cao đến đâu, dám khẳng định các sai sót khổng lồ đó không phải là dấu hiệu của 1 hành động cố tình làm thay đổi nội dung vụ án, và kết quả là dẫn đến những sai sót chết người.
Kẻ nào muốn kết án Hải chỉ còn mỗi cái phao là các lời khai của cậu ấy. Đây cũng có thể là lúc, họ dồn các nỗ lực cuối cùng để tấn công một nạn nhân trẻ đã phải sống trong tình trạng bị cô lập hơn 12 năm (ép cung, mớm cung, đe dọa, khủng bố…), biến nạn nhân thành 1 người tự kỷ ám thị, hoàn toàn tin tưởng mình là kẻ giết người.
Vì vậy, cần phải tạm thay đổi biện pháp giam giữ Hải, nếu các điều kiện pháp lý chưa đủ để tạm tha, Bộ Công an cần trích xuất bị can đến một cơ sở giam giữ khác, ngoài phạm vi Công an Long An, để ngăn chặn các nỗ lực đó (nếu có) của Công an Long An có thể đưa vụ án đến những bế tắc mới.

Ảnh 1: Luật sư Trần Hồng Phong ngày 27-5-2020 vừa gửi đơn kiến nghị đến Giám đốc Công an Long an những phát hiện mới, đó là sự biến mất của 6 bút lục, trong đó có 4 bút lục là lời khai của anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí, 2 bút lục là lời khai của anh Nguyễn Thanh Long qua đó việc rút khỏi hồ sơ các bút lục này sẽ làm sai lệch hồ sơ vụ án

Và một trong những việc cần làm ngay là khởi tố một vụ án khác – CỐ Ý LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN.” Facebook Lê Thế Thắng đưa ra kết luận.
Đây là căn cứ rõ ràng khẳng định rằng Cáo trạng đã tùy tiện thay đổi lời khai của nhân chứng, bóp méo sự thật. Bởi người ngồi trong sa lông với Hồng là một thanh niên khác hẳn đã được nhân chứng Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí nhận diện)
Trong loạt bài của Thoibao.de, nếu các bạn theo dõi cũng thấy hàng loạt sai sót như:
Các bút lục bị thất lạc như lời khai của Thiếu tá Đinh Văn Còi, của anh Nguyễn Thanh Long chồng người bán trái cây, việc ghi sai lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường để gán tội cho Hồ Duy Hải.
Các vật chứng như tờ báo, ly nước, tô chén, các ghế cái thớt, ổ khóa, labo bồn rửa tay… với dấu tay hung thủ rải rác khắp nơi.
Người thanh niên được nhận dạng, giả thiết là người được gọi là kỹ sư Trung đã không hề được triệu tập…
Sự ngây ngô ngu dốt hay cố ý che đậy hung thủ đều dẫn đến yêu cầu phải khởi tố vụ án tên gọi “Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án ở Bưu điện Cầu Voi”.
Dấu vân tay của hung thủ bắt buộc phải có hiện trường, khó thể nào biến mất, đây là điều mà nhà báo Bạch Hoàn cảm thấy thắc mắc với bài như sau:
Vụ án Hồ Duy Hải, có một điểm mà tôi thấy cả toà án lẫn cơ quan điều tra đều giải thích quá ngớ ngẩn, đó là lý giải về việc không có bất kỳ dấu vân tay nào của Hồ Duy Hải tại hiện trường vụ án.
Tại toà giám đốc thẩm, họ lý giải rằng, không có dấu vân tay là do sau khi giết người, Hải đi rửa tay và dao.
Thứ nhất, trong các hình thực nghiệm hiện trường, tức tái diễn hành vi giết người đúng như đã diễn ra, tôi thấy Hồ Duy Hải không đeo găng tay. Điều này loại bỏ việc không có dấu vân tay ở hiện trường khi hung thủ đã có thời gian “sinh hoạt” ở hiện trường, đưa tiền cho nạn nhân đi mua trái cây, rồi cầm thớt, ghế để tấn công nạn nhân và giết người.

Ảnh 2: lời khai của nhân chứng Đinh Văn Thường ghi rằng anh “không nhận dạng được người thanh niên tại Bưu điện Cầu Voi và không được mời tham dự phiên tòa”, trong khi cáo trạng ghi rằng Đinh Vũ Thường “phát hiện thấy bị can Hải đang ngồi trong Bưu điện Thủ Thừa” tức Bưu Điện Cầu Voi.

Thứ hai, việc đi rửa tay và dao chỉ làm sạch máu trên tay mình, sạch máu trên dao, chứ không liên quan gì đến dấu vân tay trên hiện trường.
Lưu ý, rửa tay chỉ làm sạch tay. Lau chùi hiện trường mới làm sạch hiện trường, làm mất dấu vân tay. Theo lý giải của cơ quan điều tra, Hải đi rửa tay và họ không có bất kỳ dữ liệu nào cho thấy Hải đi lau chùi, làm sạch hiện trường. Vì thế, giải thích Hải đi rửa tay cho việc không có dấu vân tay của Hải ở hiện trường là giải thích ngớ ngẩn.
Thứ ba, nếu hung thủ dọn dẹp hiện trường, lau chùi dấu vân tay, tại sao không có dấu vết lau chùi? Tại sao dấu vân tay khác, của người khác, vẫn còn lưu lại hiện trường? Điều này một lần nữa cho thấy, hung thủ không lau chùi dấu vân tay xoá dấu vết.
Thứ tư, hình ảnh thực nghiệm hiện trường cho thấy, Hải tay trần cầm ghế để tấn công nạn nhân thứ hai. Vậy tại sao không tìm thấy dấu vân tay của Hải ở đó? Chánh án Nguyễn Hoà Bình giải thích giúp tôi xem tại sao? Đừng nói rằng do Hải đi rửa tay nữa nhé. Nghe không lọt. Rửa tay chẳng liên quan gì đến dấu vân tay đã để lại trên ghế, nếu thực sự Hải đã cầm ghế giết người.”Nhà báo Bạch Hoàn nhận định.
Quay trở lại vụ án Hồ Duy Hải mà hung thủ còn bị che dấu, hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án thể hiện ở những dấu hiệu sau, với đầy đủ căn cứ được gia đình Hồ Duy Hải và Luật sư Trần Hồng Phong cung cấp:
1. Rút, bớt kết quả giám định và/hoặc diễn giải sai lệch kết quả giám định – gây bất lợi cho bị can Hồ Duy Hải.
2. Đặc biệt nghiêm trọng: Rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay, và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay – trong khi đây chính là tình tiết ngoại phạm của bị can Hồ Duy Hải.
3. Tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng (về “chiếc xe gắn máy” và “người thanh niên”) của nhân chứng Đinh Vũ Thường – gây bất lợi đặc biệt cho Hồ Duy Hải.
4. Tự ý sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao (được xác định Hồ Duy Hải đã dùng để cắt cổ hai nạn nhân), gây bất lợi cho Hồ Duy Hải.
5. Rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến Nguyễn Văn Nghị – một nhân chứng đặc biệt quan trọng, có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân.

Ảnh 3: bản ảnh hiện trường lộ ra hàng loạt đồ vật có khả năng lưu lại dấu tay hung thủ mà không hề có dấu tay Hồ Duy Hải, thế nhưng cơ quan điều tra chỉ quy tội cho Hồ Duy Hải

7 nhóm hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An được liệt kê cụ thể trong đơn tố cáo.
1. Loại bỏ, rút khỏi Kết luận điều tra và Cáo Trạng 6 trong số 9 kết quả giám định/xác nhận, đồng thời cắt bớt, diễn giải sai lệch về kết quả giám định về “than tro” thu được tại nhà Hồ Duy Hải:
– Toàn bộ các kết quả mà CQĐT trưng cầu giám định, đều cho thấy KHÔNG HỀ CÓ BẤT KỲ SỰ LIÊN QUAN NÀO ĐẾN HỒ DUY HẢI. Chỉ riêng đối với than tro, CQĐT trưng cầu giám định để xác định “trong than tro thu được có thành phần nguyên liệu làm ra thắt lưng, quần áo, sim card hay không?”. Thì kết quả/kết luận giám định ghi rõ là “không đủ yếu tố kết luận các thành phần nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và sim card”. Điều này cho thấy chưa thể kết luận là Hồ Duy Hải đã đốt thắt lưng, quần áo, simcard sau khi gây án để che dấu hành vi tội phạm – như quan điểm của CQĐT.
Thế nhưng trong Kết luận điều tra và Cáo Trạng, CQQĐT và VKS đã CẮT BỎ PHẦN KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH QUAN TRỌNG NHẤT, đồng thời lại mô tả là “phù hợp” với lời khai của Hồ Duy Hải vì “có thành phần vải và nhựa Polyter”. Việc diễn giải như vậy đã làm sai lệch kết luận giám định, gây bất lợi cho bị can Hồ Duy Hải.
2. Đặc biệt nghiêm trọng: loại bỏ kết luận giám định về dấu vân tay – là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Diễn giải sai lệch về kết quả giám định vân tay tại phiên tòa xét xử:
Tại Bản kết luận giám định số 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 – Bút lục số 53), đã kết luận như sau: “Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án. Không phát hiện trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải – đây chính là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải.
Khoa học tới nay đã khẳng định mỗi người có một dấu vân tay duy nhất, không trùng khớp với ai. Như vậy, việc dấu vân tay của hung thủ thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải cho thấy chắc chắn Hải không thể là hung thủ giết người. Đồng thời chắc chắn phải có MỘT NGƯỜI KHÁC – đã để lại dấu vân tay tại hiện trường.
Như vậy, CQĐT và VKSND tỉnh Long An đã RÚT KHỎI HỒ SƠ TÌNH TIẾT NGOẠI PHẠM CỦA HỒ DUY HẢI.
Điều đáng nói hơn, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 28/11/2018, khi luật sư chỉ ra bằng chứng dấu vân tay của hung thủ không phải của Hồ Duy Hải, thì đại diện VKS đã tranh luận theo kiểu ngụy biện, né tránh kết quả giám định vân tay. Thậm chí còn bịa đặt, nói rằng “dấu vân tay không giám định được” (!?) (thể hiện tại Bản án sơ thẩm – trang 6).

Ảnh 4: bên phải là hình Hồ Duy Hải trong lần sinh nhật thứ 20 và bên trái là các tặng vật gửi ra từ nhà tù của Hồ Duy Hải tặng các Luật sư Hòa, LS Phong, LS Đạt, LS Tạo

Không phát hiện trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải. Thế nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên nói rằng “không giám định được dấu vân tay là đương nhiên
3. Bỏ qua chứng cứ về việc chưa xác định được thời gian chết, đồng thời kết luận chủ quan về thời gian chết của hai nạn nhân:
Trong vụ án Hồ Duy Hải, việc xác định thời điểm chết của hai nạn nhân (cũng chính là thời điểm hung thủ gây án) là rất quan trọng.
Qua các dấu hiệu về khám nghiệm tử thi, mẫu thức ăn trong dạ dày và lời khai của các nhân chứng (có trong hồ sơ vụ án), thiết nghĩ hoàn toàn có thể trưng cầu giám định về việc xác định thời gian chết của hai nạn nhân. Thế nhưng, CQĐT đã không thực hiện việc này.
Hai Giấy chứng tử thể hiện không xác định được giờ chết của hai nạn nhân – đây cũng chính là thời gian hung thủ gây án. Nhưng CQĐT và VKS cho rằng đó là lúc khoảng 20h30 phút.
4. Bịa đặt, diễn giải sai lệch lời khai của nhân chứng duy nhất Đinh Vũ Thường trong việc “phát hiện thấy Hồ Duy Hải tại hiện trường vụ án”:
CQĐT đã lấy lời khai anh Đinh Vũ Thường (Biên bản ghi lời khai ngày 31-3-2008, BL 249, 250, 251). Nội dung lời khai của anh Thường về người thanh niên mà mình nhìn thấy như sau: “Không nhìn rõ khuôn mặt của người thanh niên, không thể nhận dạng chính xác”.
Thế nhưng trong bản Cáo Trạng, lại viết như sau: “Nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy bị can Hải ngồi trong bưu điện (nơi xảy ra vụ án) lúc 19h39’”.
Như vậy, rõ ràng VKS đã cố tình làm sai lệch, thậm chí là bịa đặt về lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường. Và điều này gây bất lợi đặc biệt cho bị can Hồ Duy Hải.
5. Diễn giải sai lệch kết quả nhận dạng xe gắn máy Hồ Duy Hải đã sử dụng, hàng loạt mâu thuẫn về biển số chiếc xe:
Liên quan đến chiếc xe máy mà CQĐT cho rằng Hồ Duy Hải đã sử dụng khi đến Bưu điện Cầu Voi gây án, CQĐT cho nhân chứng Đinh Vũ Thường nhận dạng.
Theo “Biên bản nhận dạng” ngày 31/3/2008 (BL 253), anh Đinh Vũ Thường nhận dạng chiếc xe anh thấy tối 13/1/2008 tại bưu cục Cầu Voi là xe mang biển số 62H5- 0842. Đây không phải là chiếc xe của bà Nguyễn Thị Rưỡi, dì ruột Hồ Duy Hải.
Thế nhưng, trong Kết luận điều tra, CQĐT đã “hô biến” biển số chiếc xe anh Thường nhận dạng thành xe biển số 62F5 – 0842 (xe của bà Nguyễn Thị Rưỡi). Lạ hơn, trong Cáo Trạng, thì lúc là xe 62F5 – 0842, lúc lại là xe 62F6 – 0842 (?).
Như vậy, chỉ riêng về biển số, chiếc xe gắn máy mà Hồ Duy Hải đã sử dụng tối ngày 13/1/2008 đã có nhiều mâu thuẫn. Và đáng nói hơn, là kết luận của CQĐT và VKSND tỉnh Long An đã mâu thuẫn, không đúng với kết quả nhận dạng được ghi nhận tại các biên bản. Điều này rõ ràng gây bất lợi, và trở thành chứng cứ kết tội Hồ Duy Hải.
6. Tự ý chỉnh sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao có tại Bưu điện Cầu Voi:
Theo Cáo Trạng, đã quy kết Hồ Duy Hải dùng dao, ghế, thớt (đều có sẵn tại Bưu điện Cầu Voi) để đánh và cắt cổ hai nạn nhân. Thế nhưng quá trình khám nghiệm hiện trường không phát hiện hay thu giữ tang vật nào như vậy.

Ảnh 5: Sơ đồ bên trong Bưu điện Cầu Voi và hình chụp quầy giao dịch, nơi các nhân chứng anh Thường, anh Còi và anh Trí đứng và quan sát được phòng khách có ghế sa long dài, nơi có nghi can thứ năm ngồi chơi với cô Hồng

Sau khi bắt Hồ Duy Hải, CQĐT đã cho người đi mua dao, thớt ở chợ về, dùng làm bằng chứng “minh họa” cho quan điểm kết tội của mình. Nói khác đi, vụ án này không có tang vật mang tính chất chứng cứ – theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Mà chỉ có vật minh họa.
Riêng về con dao tại Bưu điện Cầu Voi, tại lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu (“Biên bản ghi lời khai” ngày 19/1/2008; BL 197, 198) đã mô tả kích thước con dao có chiều dài 35cm, phần lưỡi dao dài 25cm. Số liệu kích thước này không khớp với lời khai của các nhân chứng khác. Thay vì theo quy định, phải tiến hành đối chất làm rõ, thì điều tra viên đã tự ý chỉnh sửa kích thước con dao. Cụ thể đã sửa chiều dài dao từ 35cm thành 30cm, phần lưỡi dao từ 25cm thành 20cm. Điều này rõ ràng là vi phạm về thủ tục tố tụng, gây bất lợi cho Hồ Duy Hải.
7. Bất thường: rút khỏi hồ sơ vụ án tất cả các tài liệu, tình tiết liên quan đến “nhân chứng đặc biệt quan trọng” mang tên Nguyễn Văn Nghị:
– Nguyễn văn Nghị là người yêu của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (thể hiện trong lời khai của anh Cao Hoàng Tuấn Anh)
– Trong đêm xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi và có lời khai nhìn thấy một thanh niên trong bưu điện tối 13/1/2008.
– Nguyễn Văn Nghị đã bỏ trốn trong đêm xảy ra vụ án, đêm hôm sau mới về nhà và bị bắt.
– Cơ quan điều tra đã từng tạm giữ và lấy lời khai của Nguyễn Văn Nghị.
Thế nhưng thật bất thường khi:  
– Nguyễn Văn Nghị không được đưa vào danh sách “nhân chứng”.
– Toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đều bị rút khỏi hồ sơ vụ án.
– Vì sao không cho Nguyễn Văn Nghị nhận dạng Hồ Duy Hải?
– Vì sao không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị?
Nay thì Công an Long an bất ngờ nói người tên Nguyễn Văn Nghị có tên Nguyễn Hữu Nghị với tuổi khác 1984 thay vì 1979 và nơi cư trú cũng nhảy cóc từ Tiền Giang qua Long an.

Ảnh 6: bản ảnh hiện trường cái thớt nằm sát đầu nạn nhân với hai bệt máu dài. Chắc chắn hung thủ để lại dấu tay trên cái thớt này, tuy nhiên cái thớt đã biến mất khỏi hiện trường không có lý do

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

Vụ Hồ Duy Hải: kịch bản vụ_án khác hẳn với kết luận điều tra

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.