Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 27/05/2020

Wednesday, May 27, 2020 6:37:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 27/05/2020

NASA lần đầu đưa phi hành gia vào quỹ đạo từ lãnh thổ Mỹ trong 9 năm

SpaceX, công ty của tỷ phú Elon Musk, dự kiến sẽ đưa hai người Mỹ vào quỹ đạo từ bệ phóng ở Florida hôm 27/5, đánh dấu chuyến bay vào không gian đầu tiên của các phi hành gia NASA từ lãnh thổ Mỹ trong vòng 9 năm.
Rocket SpaceX Falcon 9 dự kiến sẽ được phóng đi từ Trung tâm Không gian Kennedy vào lúc 04:33 chiều (giờ miền đông).
Hai phi hành gia Doug Hurley và Bob Behnken sẽ lên Trạm Không gian Quốc tế trong hành trình kéo dài 19 giờ trên một tàu không gian có tên gọi Crew Dragon mới được thiết kế.
Việc phóng tàu không gian đúng giờ sẽ phụ thuộc vào tình hình thời tiết mà có dự báo rằng mây mù ở phía đông Florida có thể dẫn tới việc trì hoãn.
Nếu điều đó xảy ra thì việc phóng tàu không gian sẽ được tiến hành vào chiều thứ Bảy.
Việc này sẽ được thực hiện trên bệ phóng từng được sử dụng vào năm 2011 trong lần cuối cùng NASA đưa tàu không gian vào quỹ đạo.
Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence dự kiến sẽ tới thăm Mũi Canaveral ở Florida để chứng kiến sự kiện trên.
https://www.voatiengviet.com/a/nasa-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%C6%B0a-phi-h%C3%A0nh-gia-v%C3%A0o-qu%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A1o-t%E1%BB%AB-l%C3%A3nh-th%E1%BB%95-m%E1%BB%B9-trong-9-n%C4%83m/5437900.html

SpaceX và Elon Musk lần đầu đưa phi hành gia Nasa lên vũ trụ

Công ty SpaceX của Elon Musk, đặt tại California, có sứ mạng lịch sử vào thứ Tư 27/5.
Virus corona: người Mỹ, sự coi trọng tự do và dịch Covid-19
TQ, châu Âu và tham vọng lên Mặt Trăng định cư
Những tác phẩm nghệ thuật trôi trong vũ trụ
Công ty này dự định đưa hai phi hành gia Nasa lên Trạm không gian quốc tế (ISS) trong sứ mạng có tên Demo-2.
Demo-2 sẽ là lần đầu tiên có việc gửi phi hành gia Nasa, Doug Hurley và Bob Behnken, từ Mỹ lên không gian kể từ 2011.
Từ khi Space Shuttle được cho nghỉ gần 10 năm trước, Mỹ trả tiền cho Nga khoảng 80 triệu USD một ghế để đưa phi hành gia Nasa lên ISS.
Nhưng Nasa đã dành hợp đồng 3,1 tỉ USD cho SpaceX và 4,8 tỉ cho Boeing để sản xuất tàu vũ trụ theo chương trình có tên Commercial Crew.
Với SpaceX, sứ mệnh Demo-2 sẽ là chuyến bay thử cuối cùng của tàu vũ trụ Crew Dragon, được làm với mục đích chở tối đa bảy người lên không gian.
Quan trọng hơn, chuyến bay đánh dấu việc thương mại hóa vận chuyển người lên không gian.
Việc phóng sẽ được thực hiện từ bệ phóng Complex 39A của Trung tâm không gian Kennedy ở Florida.
Bệ phóng này nổi tiếng vì đã phóng chuyến bay không gian Apollo 11 lên mặt trăng lần đầu năm 1969, và tàu con thoi Columbia năm 1981.
Tên lửa hai tầng Falcon-9 sẽ rời mặt đất lúc 20:33 GMT.
Tàu con thoi Crew Dragon sẽ đến ISS sau 19 giờ bay.
Thời gian mà Hurley và Behnken ở trên ISS chưa rõ bao lâu, nhưng sẽ không quá 120 ngày.
Nasa hy vọng giá bay sẽ rẻ hơn, với dự kiến trả 55 triệu USD mỗi ghế để bay với Crew Dragon, rẻ hơn so với giá trả cho Nga.
Demo-2 là bước cuối cùng trước khi Nasa có thể cấp chứng nhận cho SpaceX được bay các chuyến thường xuyên lên ISS.
Một khi các chuyến bay đó bắt đầu, SpaceX dự định dùng tàu Crew Dragon cho các hành trình khác như du lịch không gian.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52813261

Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở và phản ứng của cộng đồng quốc tế

Mỹ vừa đưa ra quyết định “khó hiểu” khi tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ va chạm quân sự giữa Nga với các nước đồng minh Mỹ ở phương Tây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (21/5) xác nhận Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở cho phép các nước thực hiện những chuyến bay giám sát trong không phận của mình và ngược lại; nhấn mạnh Mỹ rút khỏi Hiệp ước trên là do “Nga đã không tuân thủ Hiệp ước này”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, trong ngày 22/5 Washington sẽ thông báo ý định rút lui tới tất cả 32 nước đã phê chuẩn hiệp ước và chính thức khởi động tiến trình kéo dài 6 tháng. Trước đó, Người phát ngôn Lầu năm Góc Jonathan Hoffman (21/5) cũng tái khẳng định những cáo buộc của Mỹ rằng, Moscow đã áp đặt quy định hạn chế chuyến bay qua những khu vực nhạy cảm như ngoài khơi Kaliningrad, khu vực giữa Ba Lan – Litva. Ngoài ra, Nga đã từ chối các chuyến bay trong phạm vi 10 km từ biên giới Georgia-Nga và từ chối chuyến bay qua các cuộc tập trận lớn trong năm; nhấn mạnh “Nga vi phạm liên tục và trắng trợn nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Bầu trời mở. Việc này đe doạ Mỹ và các đồng minh”.
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, giới chức nhiều nước đã thể hiện quan ngại và kêu gọi Mỹ tính toán lại.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Stephan Dujaric cũng cảnh báo về nguy cơ của một cuộc chạy đua vũ trang mới với hậu quả khó kiểm soát:“Chúng tôi lo ngại về cơ chế kiểm soát vũ khí giữa Nga và  Mỹ đang ngày càng xấu đi. Các cơ chế kiểm soát vũ khí này đã đảm bảo lợi ích an inh cho toàn cầu bằng cách kiểm soát các bên, tránh một cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên chấm dứt các Hiệp ước này mà không có các thỏa thuận mới thay thế có thể tạo ra sự mất ổn định, khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang mới nguy hiểm dẫn đến các hậu quả khó lường”.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (21/5) đã kêu gọi Mỹ “cân nhắc lại” quyết định rút khỏi Hiệp ước có lịch sử 18 năm này; khằng định Pháp, Ba Lan và Anh đã nhiều lần giải thích với Washington rằng, những vấn đề của Nga trong những năm gần đây “không phải là lý do chính đáng” cho quyết định của Washington rút khỏi hiệp ước trên. Bên cạnh đó, ông Maas bày tỏ “vô cùng lấy làm đáng tiếc về quyết định của Mỹ. Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác để thúc giục Mỹ xem xét quyết định của mình”; cho biết Đức sẽ tiếp tục thực hiện Hiệp ước và nỗ lực hết sức để bảo vệ hiệp ước.
Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 22/5, Ngoại trưởng các nước Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Phần Lan, Italy, Luxembourg, Hà Lan, CH Séc và Thụy Điển đều bày tỏ lấy làm tiếc về thông báo của Chính phủ Mỹ về việc trong 6 tháng tới sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở với lý do “Nga liên tục vi phạm các điều khoản của hiệp ước”. Ngoại trưởng các nước cam kết sẽ tiếp tục thực thi hiệp ước này, vốn có giá trị ngày càng tăng đối với cấu trúc kiểm soát vũ khí thông thường và an ninh chung. Tuyên bố khẳng định Hiệp ước Bầu trời mở vẫn hữu ích và thiết thực. Các nước đồng thời nêu rõ sẽ tiếp tục đối thoại với Nga trên cơ sở những ý kiến đã thống nhất trước đó giữa các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đối tác châu Âu khác để cùng tháo gỡ những bất đồng.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko lập tức lên tiếng trước động thái của Mỹ và cho rằng người thiệt nhất không phải là Nga mà là các đồng minh của Mỹ tại châu Âu, những nước thường được chia sẻ các hình ảnh trinh sát ở Nga; cho rằng Nga không vi phạm hiệp ước, và cũng không ngăn cản các cuộc đàm phán tiếp theo về các vấn đề kỹ thuật. Chủ tịch Uỷ ban Các vấn đề quốc tế thuộc Duma Quốc gia Nga Leonid Slutsky cho biết Moscow có kế hoạch đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, mặc dù đây là hiệp ước đa phương. Ông Slutsky khẳng định Nga chưa từng vi phạm Hiệp ước, “không giống như Mỹ, thường im ỉm khi gặp vấn đề trong quá trình thực thi Bầu trời mở.” Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moscow đang chờ Washington làm rõ về tuyên bố này; khẳng định “Nga không nhận được thông báo chính thức hoặc giải thích từ các đối tác và đồng nghiệp Mỹ. Đây là điều ước quốc tế, đang được thực thi và các bên đều có những nghĩa vụ được quy định. Về vấn đề này, các tuyên bố công khai vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận về ý định của Mỹ”. Bên cạnh đó, bà Zakharova cũng cho biết, ngoài các tranh luận công khai, tuyên bố công khai, còn có một thực tiễn là tuân thủ các thỏa thuận và hiệp ước. Có các cơ chế để thực hiện chúng, cụ thể là có một ủy ban thích hợp để nêu các yêu cầu của mình.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hết sức lấy làm tiếc trước quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, cảnh báo gây hậu quả tiêu cực. Theo đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (22/5) cho biết Bắc Kinh hết sức lấy làm tiếc trước quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế; cho rằng quyết định của Mỹ là một biểu hiện tiêu cực nữa cho thấy thái độ theo đuổi tư duy thời Chiến tranh Lạnh, theo đuổi quan điểm “nước Mỹ trước tiên” và đơn phương, đồng thời vi phạm những cam kết quốc tế. Hành động của Mỹ không có lợi cho việc duy trì sự tin cậy và tính minh bạch quân sự đa phương giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực, đồng thời cũng sẽ gây hậu quả tiêu cực trong việc kiểm soát vũ khí quốc tế và tiến trình giải trừ quân bị.
Trong khi đó, các quan điểm trái chiều trong nội bộ nước Mỹ đã xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước này. Theo cựu Ngoại trưởng Mỹ George Shultz, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Wiliam Perry và Thượng nghị sĩ Dân chủ Sam Nunn, quyết định của Tổng thống Trump không phải là một quyết định sáng suốt, việc rút khỏi một thoả thuận nữa có thể làm sâu sắc thêm sự bất ổn toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Nga và đồng minh phương Tây của Mỹ do thiếu cơ chế minh bạch về quân sự. Vào thời điểm căng thẳng với Moscow gia tăng, Hiệp ước Bầu trời mở đóng vai trò là công cụ hữu ích để Mỹ và các quốc gia đồng minh theo dõi hoạt động quân sự của Nga. Việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ làm suy yếu các đồng minh Mỹ ở châu Âu. Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power cho rằng: “Đây lại là một bước đi thiển cận khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận có sự tham gia của rất nhiều đồng minh gần gũi của chúng ta”. Trong khi cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ Michael Hayden cũng cho đây là một “hành động mất trí”.
Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ đang sử dụng Hiệp ước Bầu trời mở như một công cụ mới để tiếp tục gia tăng sức ép lên Nga. Tổng thống Mỹ đã khẳng định: “Sẽ có cơ hội để đàm phán lại hiệp ước hoặc đưa ra một hiệp ước mới khác không chừng. Mỹ sẽ rút và tôi cho là Nga sẽ quay lại, nói muốn đàm phán một hiệp ước với chúng tôi”. Daryl Kimball – Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ khí cho biết: “Những lo ngại về việc Nga không tuân thủ hiệp định, dù nghiêm trọng, nhưng vẫn có thể dàn xếp được, không đến mức Mỹ phải rút khỏi hiệp ước.”
Bình luận viên Steven Pifer thuộc Viện Brookings có trụ sở ở Washington chỉ ra rằng sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước vì hạn chế khoảng cách của các máy bay trinh sát hoạt động trên bầu trời Kaliningrad và cấm mọi chuyến bay giám sát dọc biên giới Nga với Nam Ossetia và Abkhazia, Mỹ đã có động thái đáp trả khi cấm máy bay trinh sát Nga có hoạt động tương tự trên bầu trời Hawaii; cho rằng Nga đúng là có vi phạm hiệp ước, nhưng Mỹ đã đáp trả tương xứng trong phạm vi hiệp ước.
Trong khi đó, Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến Vũ khí tại Đông Á, cho rằng ác cảm của Trump với hiệp ước Bầu trời mở không phải do những hạn chế của nó hay bất cứ hành vi vi phạm nào của Nga, mà đơn thuần mang động cơ chính trị. “Trump phản đối nó chỉ bởi vì nó là một hiệp ước”. Điều này chẳng liên quan gì tới hiệp ước Bầu trời mở, mà thực tế là đảng Cộng hòa hiện nay coi các thỏa thuận quốc tế từng ký kết trước đây là vết nhơ với chủ quyền Mỹ; cảnh báo “nếu Bầu trời mở sụp đổ, các quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất là đồng minh của Mỹ chứ không phải Nga. Các đồng minh và đối tác của chúng ta sẽ là những kẻ thua cuộc. Nó cho thấy tư duy ‘vắt chanh bỏ vỏ’ của chính quyền Trump khi đối xử với các đồng minh như đối tượng thu tiền thay vì đối tác cùng chung lợi ích”. Chuyên
gia hạt nhân thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ Hans Kristensen cho rằng việc rút khỏi Bầu trời mở có thể phản tác dụng với Mỹ. Nó sẽ khiến việc theo dõi các hoạt động của Nga trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi chính quyền Trump đã từ bỏ một loạt hiệp ước quốc tế. Đây là biểu hiện đáng lo ngại của việc chính quyền Trump làm suy yếu trật tự quốc tế.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết vào ngày 24 tháng 3 năm 1992 tại Helsinki bởi đại diện của 23 quốc gia thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Nga đã phê chuẩn thỏa thuận vào ngày 26 tháng 5 năm 2001. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực vào năm 2002. Hiện tại có 34 quốc gia tham gia vào hiệp ước. Thỏa thuận này cho phép các bên tham gia thực hiện các chuyến bay giám sát phi vũ trang trên lãnh thổ của nhau. Hiệp ước này là nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch của các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ và Nga liên tục cáo buộc bên kia vi phạm điều khoản của hiệp ước.
http://biendong.net/bien-dong/34915-my-rut-khoi-hiep-uoc-bau-troi-mo-va-phan-ung-cua-cong-dong-quoc-te.html

Mỹ gia tăng trừng phạt kinh tế nhằm vào TQ với lý do nhân quyền và vũ khí hủy diệt hàng loạt

Sau hàng loạt tuyên bố chỉ trích về nhân quyền, Chính phủ Mỹ hôm 22/5 thông báo sẽ bổ sung 33 công ty, tổ chức Trung Quốc vào “Danh sách đen kinh tế”, với lý do những công ty, tổ chức trên đã giúp Bắc Kinh theo dõi người Duy Ngô Nhĩ hoặc liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt và quân đội Trung Quốc. Vụ việc khiến căng thẳng quan hệ hai bên tiếp tục leo thang.
Theo thông báo của Chính phủ Mỹ đưa ra hôm 22/5, những công ty bị bổ sung vào danh sách đen đều hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận biết khuôn mặt. Đây là những lĩnh vực đang được các hãng chip Mỹ, như Nvidia Corp và Intel Corp, đầu tư mạnh mẽ. Bộ Thương mại Mỹ cho biết động thái trên còn nhằm hạn chế việc bán hàng hóa Mỹ và một số sản phẩm được làm ở nước ngoài bằng công nghệ Mỹ cho các công ty có tên trong danh sách đen.
Cùng ngày, Bộ Giao thông Mỹ cáo buộc Bắc Kinh ngăn không cho các hãng hàng không Mỹ nối lại hoạt động tại Trung Quốc. Để đáp trả, Washington yêu cầu các hãng hàng không Trung Quốc nộp lịch trình các chuyến bay cho chính phủ Mỹ trước ngày 27/5. Chính quyền Tổng thống Trump hiện chưa áp dụng những hạn chế nhằm vào các hãng hàng không Trung Quốc nhưng cho biết vẫn chưa có thỏa thuận nào đạt được trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Bộ Giao thông Mỹ gọi đây là tình huống “nghiêm trọng” vì hai hãng Delta Air Lines và United Airlines muốn nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc vào tháng 6. Trong khi đó, các hãng hàng không Trung Quốc vẫn được thực hiện các chuyến bay đến Mỹ trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành.
Trước đó, Bộ thương mại Mỹ cũng có quyết định tương tự khi thêm một số công ty an ninh công cộng Trung Quốc, trong đó có cả một số công ty khởi nghiệp hàng đầu về trí tuệ nhân tạo, vào danh sách đen kinh tế. Ngoài ra, Washington còn có những bước đi nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Tập đoàn Công nghệ Huawei vì lý do an ninh quốc gia. Các động thái mới trên của Bộ Thương mại Mỹ đánh dấu nỗ lực mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong việc trừng phạt những công ty có thể hỗ trợ hoạt động quân sự của Trung Quốc và gây sức ép lên Bắc Kinh trong vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu sống ở khu tự trị Tân Cương. Từ trước đến nay, Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp, gây sức ép với TQ về nhân quyền, bao gồm:
Thứ nhất, Mỹ công bố các tài liệu, thông tin cho rằng TQ đàn áp nhân quyền. Tháng 11/2019, truyền thông Mỹ đã cho đăng tải toàn bộ 403 trang tài liệu bằng tiếng Hoa về chủ trương, chính sách và hoạt động đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc. Theo đó, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch trấn áp người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh hành động “không thương tiếc” chống ly khai và cực đoan. Trong bài diễn văn năm 2014, sau khi xảy ra vụ một nhóm người Duy Ngô Nhĩ giết chết 31 người tại một nhà ga ở Tây Nam Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi “đấu tranh chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai” bằng cách sử dụng “những biện pháp độc tài” và “không thương tiếc”. Ngoài ra, còn có một tập hướng dẫn sinh viên Duy Ngô Nhĩ, bị “mất tích” hoặc bị đưa vào trại tập trung, trả lời những câu hỏi của gia đình khi về nhà. Phía nhà chức trách nhận được chỉ thị giải thích cho gia đình các sinh viên bị đưa đi cải
tạo là người thân của họ bị nhiễm “virus” tư tưởng cực đoan và cần được điều trị trước khi “căn bệnh trở nên trầm trọng”.
Thứ hai, Quốc hội Mỹ thông qua các đạo luật lên án nhân quyền TQ. Tháng 10/2019, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo Luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, nhằm khẳng định sự ủng hộ đối với người biểu tình tại Hồng Kông trong bối cảnh chính phủ thân Bắc Kinh của Carrie Lam đẩy mạnh trấn áp phong trào đòi dân chủ tại trung tâm tài chính tối quan trọng này. Quốc hội Mỹ đã gửi một thông điệp rõ ràng tới những người Hồng Kông đang đấu tranh vì nền tự do của họ và tuyên bố sẽ không đứng im khi Bắc Kinh phá hoại nền tự trị của Hồng Kông. Việc thông qua dự luật này là một bước quan trọng nhằm buộc những quan chức Trung Quốc và Hồng Kông phải chịu trách nhiệm khi làm xói mòn quyền tự trị và xâm phạm nhân quyền ở Hồng Kông. Đạo luật này yêu cầu hàng năm phải rà soát, để chứng thực về quyền tự trị của Hồng Kông với đại lục và từ đó, điều chỉnh các chính sách thương mại của Mỹ.Đạo luật cũng viết rằng, Mỹ nên chấp thuận thị thực cho cư dân Hồng Kông sang Mỹ, ngay cả khi họ đã bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình phi bạo động. Đạo luật cũng khẳng định, bất cứ ai “chịu trách nhiệm trong việc bắt cóc và tra tấn người dân, những người đang thực thi các quyền con người cơ bản, được quốc tế công nhận” cần bị cấm đến Mỹ, cũng như bị áp dụng các biện pháp trừng phạt.Đến ngày 2/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải quyết định có phê quyệt dự luật này hay không, bởi động thái được cho có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại của ông Trump với Bắc Kinh. Tháng 9/2019, Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật có tên là “Đạo luật Chính sách nhân quyền Duy Ngô Nhĩ 2019”, yêu cầu chính phủ Mỹ tích cực gây áp lực lên Liên Hợp Quốc và các tòa án quốc tế khác phải hành động về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương, và kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ xem xét trừng phạt các quan chức chính quyền và các cá nhân chịu trách nhiệm thành lập và duy trì các “trung tâm đào tạo” ở vùng lãnh thổ cực tây của Trung Quốc. Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đánh giá hằng năm về quy mô và điều kiện của các “trung tâm đào tạo” Tân Cương nhằm giúp các quan chức quyết định mức độ nghiêm trọng của việc thi hành các lệnh trừng phạt hoặc lên án Bắc Kinh. Dự luật được coi là sản phẩm thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng ngày càng tiến bộ tại Quốc hội Mỹ về việc phản đối Trung Quốc về vấn đề nhân nhân quyền.
Thứ ba, Mỹ chỉ trích lên án nhân quyền Trung Quốc tại các diễn đàn của Liên hợp quốc. Hơn 30 nước dưới sự dẫn đầu của Mỹ đã lên án Trung Quốc “đàn áp” người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương trong một sự kiện bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9/2019. Động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi chấm dứt đàn áp tự do tôn giáo trong một sự kiện khác bên lề cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ông Trump sau đó nhắc lại điều này trong bài phát biểu có phần chỉ trích Trung Quốc trước Đại hội đồng Liên hợp quốc. “Người Mỹ sẽ không bao giờ mệt mỏi trong nỗ lực thúc đẩy tự do thờ cúng và tôn giáo. Chúng tôi muốn và ủng hộ tự do tôn giáo cho tất cả mọi người”, ông Trump nhấn mạnh trước Liên hợp quốc. “Chúng tôi đã mời những người khác tham gia nỗ lực quốc tế để yêu cầu và buộc chấm dứt ngay lập tức chiến dịch đàn áp của Trung Quốc”, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ John Sullivan khẳng định động thái của Mỹ nhận được sự ủng hộ của hơn 30 nước, bao gồm Canada, Đức, Hà Lan và Anh.
http://biendong.net/bien-dong/34914-my-gia-tang-trung-phat-kinh-te-nham-vao-tq-voi-ly-do-nhan-quyen-va-vu-khi-huy-diet-hang-loat.html

Kiện Trung Quốc về Covid-19: Triển vọng đến đâu?

Ngọc Lễ
Các nguyên đơn ở Mỹ ‘có đủ cơ sở pháp lý và căn cứ’ để kiện các thực thể ở Trung Quốc đã ‘cố tình che giấu và trì hoãn công bố thông tin về dịch’ khiến Covid-19 có điều kiện bùng phát và tàn phá nước Mỹ, luật sư thụ lý vụ kiện này nói với VOA.
Dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra khởi phát từ thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc hồi cuối năm 2019 trước khi lan ra khắp châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Mỹ hiện là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 1,7 triệu ca nhiễm và trên 100.000 người đã chết tính đến ngày 26/5.
Ngày 12/3, Berman Law Group, một hãng luật tại thành phố Boca Raton, bang Florida, đã khởi sự một vụ kiện tập thể (class action) để đòi chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho điều mà họ cho là ‘sự lơ là và xử lý tệ dịch Covid-19’. Các nguyên đơn trong vụ kiện tập thể này là
‘tất cả các nạn nhân bị dịch bệnh tác động trực tiếp, bao gồm chủ các doanh nghiệp và thân nhân các nạn nhân tử vong’, theo thông cáo của công ty luật Berman.
Đến ngày 8/4, hãng luật này thay mặt cho các bác sỹ, y tá ở Mỹ tiếp tục đệ đơn cho vụ kiện tập thể thứ hai với cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã đầu cơ và thao túng thị trường trang thiết bị bảo hộ y tế giữa đại dịch.
Kiện ai?
Cả hai vụ kiện này đều được đưa ra tòa án liên bang Hoa Kỳ tại Quận Nam Florida (Southern District of Florida)
VOA đã liên lạc với ông Jeremy Alters, chiến lược gia trưởng của Berman Law Group, để tìm hiểu về tiến triển vụ kiện, và được ông cho biết là theo yêu cầu của hãng luật, tòa án đã đồng ý dời phiên xử đầu tiên từ ngày 1/5 sang ngày 4/9 để họ có đủ thời gian phục vụ cho tất cả các bên liên quan, bao gồm nguyên đơn và bị cáo, trong đó có việc dịch tài liệu vụ án sang tiếng Hoa cho phía Trung Quốc và yêu cầu họ phúc đáp trước ngày 31/8.
Luật pháp Mỹ không cho phép khởi kiện một nước nào đó vì các quốc gia được hưởng quyền ‘miễn trừ quốc gia’ (sovereign immunity). Về vấn đề này, ông Alters cho biết bị đơn trong các vụ kiện là Đảng Cộng sản Trung Quốc và các thực thể trong Chính phủ Trung Quốc.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc là một đảng chính trị, không phải là một nhà nước có chủ quyền, do đó họ không được hưởng bất kỳ hình thức miễn trừ quốc gia nào,” ông giải thích và nói rằng cho dù Đảng Cộng sản nắm quyền kiểm soát đất nước Trung Quốc đi nữa thì họ vẫn không được xem như là một nhà nước để hưởng quyền miễn trừ.
Ngoài ra, ông cho biết vụ kiện cũng vận dụng ‘Ngoại lệ về Hoạt động Thương mại’ mà theo đó hoạt động mang tính thương mại của một nước khác trên lãnh thổ của Mỹ không được hưởng quyền miễn trừ quốc gia.
Về phản ứng của phía Trung Quốc đối với vụ kiện, ông cho biết đến nay ‘họ chỉ đưa ra những tuyên bố rằng vụ kiện là nực cười và rằng không phải họ mà chính Mỹ mới phải chịu trách nhiệm’.
“Họ chưa đưa ra phản hồi chính thức về vụ kiện và họ có thời gian cho tới ngày 31/8 để trả lời,” ông nói thêm.
Trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ toàn bộ vụ kiện và không tham gia, ông Jeremy Alters nói rằng phiên xử vẫn có thể diễn ra và đưa ra phán quyết mà không cần sự tham gia của bị đơn. Khi đó, các bị đơn Trung Quốc tự làm mất đi quyền biện hộ của mình trước tòa và nếu các nguyên đơn ở Mỹ được xử thắng thì Tòa án sẽ cho phép họ tịch thu tài sản của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Mỹ.
Ông cho biết đã từng có tiền lệ về những vụ kiện như thế này ở Mỹ, chẳng hạn như vụ kiện chính phủ Libya bắn rơi máy bay của hãng Pan-Am giết chết 270 người vào năm 1988 và cuối cùng phía Libya phải bồi thường 2,7 tỷ đô la, theo lời ông, và những vụ kiện nhằm vào Cuba nhưng nước này không tham gia để tự biện hộ để cuối cùng Tòa ra phán quyết cho phép tịch thu tài sản của họ để bồi thường cho nguyên đơn ở Mỹ.
Kiện vì lẽ gì?
Về việc tại sao kiện Trung Quốc đối với những gì xảy ra trên đất Mỹ, chuyên gia của hãng luật Berman giải thích: “Virus corona xuất phát ở Trung Quốc. Họ đã không kiểm soát được nó. Họ đã không cảnh báo thế giới đàng hoàng để cho con virus đó tấn công người dân Mỹ. Do đó, thiệt hại đã xảy ra ở đây, trên đất Mỹ. Chính vì vậy các công dân Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi hành động của Trung Quốc.”
Theo nhận định của người đại diện hãng luật Berman này thì ‘Trung Quốc biết’ về mức độ nguy hại của sự lan truyền virus corona nhưng ‘thay vì cảnh báo Mỹ và thế giới thì họ lại che giấu’. Bằng chứng mà ông đưa ra là việc Trung Quốc trừng phạt bác sỹ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên đưa ra cảnh báo về những ca bệnh bí hiểm ở Vũ Hán, và kiểm soát các cuộc bàn luận trên mạng xã hội về dịch bệnh cũng như không chia sẻ chuỗi gien của virus mãi cho đến ngày 10/1.
Phía Trung Quốc cho đến nay vẫn một mực bác bỏ những cáo buộc che giấu thông tin. Họ khẳng định rằng đã thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới ngay từ những ngày đầu có ca bệnh và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã thông báo ngay với người đồng nhiệm Mỹ Donald Trump sau khi Bắc Kinh ý thức được mức độ nguy hại của dịch. Khi đó, Tổng thống Trump còn lên Twitter ca ngợi Trung Quốc ‘đã làm rất tốt’ trong kiểm soát dịch.
“Vấn đề đặt ra là tại sao họ làm như vậy? Họ làm vậy để bảo vệ lợi ích kinh tế của riêng họ,” ông Alters lập luận. “Họ cần phải ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ. Và chỉ sau khi ký xong thỏa thuận họ mới công bố dịch bệnh với thế giới. Nếu họ công bố sớm hơn thì hàng chục ngàn người Mỹ và người dân khắp thế giới sẽ không chết.”
Khi được hỏi tại sao có thể đổ lỗi Trung Quốc làm lây bệnh đến Mỹ khi mà Tổng thống Trump đã ra lệnh cấm các chuyến bay từ Trung Quốc đến Mỹ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, ông Alters nói ngay trước khi có lệnh phong tỏa ở Vũ Hán thì ‘đã có rất nhiều người ở đây tỏa đi khắp Trung Quốc và khắp thế giới vào dịp Tết Nguyên đán’.
“Không nghi ngờ gì dịch bệnh phát xuất từ Trung Quốc. Mà nếu Mỹ có bị lây từ châu Âu thì nhìn vào các chuyến bay chúng ta sẽ thấy đã có hàng ngàn người đến châu Âu từ Trung Quốc (trong tháng 1),” ông lập luận.
Cố tình?
Theo phân tích của ông Alters thì ‘sự cố tình’ của Trung Quốc mà vụ kiện nêu ra ‘không phải là cố tình làm lây lan dịch bệnh gây hại cho Mỹ và phương Tây’ mà là ‘cố tình che giấu dịch vì lợi ích riêng của chính quyền và điều này vô tình làm lây lan dịch bệnh khắp thế giới’.
“Tôi không nói là Trung Quốc lấy con virus đó ra từ phòng thí nghiệm rồi cố tình lan truyền nó khắp thế giới. Ý tôi là họ có đầy đủ thông tin về dịch bệnh mà đáng lẽ ra họ nên thông báo cho thế giới biết sớm hơn một tháng. Chính sự không chia sẻ thông tin đó là cố tình,” ông giải thích.
Về việc ‘Trung Quốc có đầy đủ thông tin’ về dịch bệnh ngay từ đầu, nhất là với một chủng virus corona quá mới mà thế giới chưa biết gì nhiều, ông dẫn ra việc bà Thạch Chính Lệ, phó giám đốc Viện Virus học Vũ Hán, phòng nghiên cứu cấp độ 4 duy nhất của Trung Quốc chuyên nghiên cứu các mầm bệnh đặc biệt nguy hiểm, đã ‘nghiên cứu một loại virus tương tự ngay từ năm 2013 mà bà tìm thấy trên một loài dơi hang động nằm cách Vũ Hán hơn 1.800 cây số’ và chủng virus này giống đến 96% chủng virus corona gây dịch Covid-19. Bà Thạch đã thừa nhận việc này trên tạp chí chuyên ngành The Nature hồi tháng 2.
Khi được hỏi có thể dồn hết trách nhiệm lên Trung Quốc hay không vì nếu Trung Quốc có che giấu dịch bệnh đi nữa thì nếu chính quyền Mỹ cảnh giác, không chủ quan, phản ứng đầy đủ và kịp thời thì cũng không để đến tình trạng như hiện nay, ông nói: “Trách nhiệm phải bắt đầu ở nơi dịch bệnh xuất hiện. Tất cả những gì xảy ra sau đó đều có nguyên nhân từ đó.”
“Nếu Trung Quốc hành động đàng hoàng và ngăn chặn được dịch bệnh kịp thời thì Mỹ đã không phải đương đầu với nó,” ông giải thích.
Ông cũng cho rằng không nên so sánh giữa dịch Covid-19 hiện nay với dịch H1N1 vốn khởi phát ở Mỹ vào năm 2009 rồi sau đó lan ra gây thiệt hại khắp thế giới, trong đó có Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc ‘không thể quy trách nhiệm cho Mỹ về dịch H1N1’.
“Hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Toàn bộ thông tin về virus H1N1 đã được Mỹ chia sẻ đầy đủ và kịp thời với Trung Quốc,” ông nói. “Nếu Trung Quốc muốn kiện Mỹ thì cứ việc. Nhưng tôi chắc rằng nếu họ làm như vậy thì hậu quả kinh tế đối với họ sẽ nặng nề.”
Trung Quốc trả đũa?
Về khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Tòa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, ông Jeremy Alters nói: “Tôi cho rằng nền kinh tế của họ sẽ bị tàn phá bởi vì tất cả chúng ta đều biết là nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu đi thế giới và nhất là Mỹ.”
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu Trung Quốc trả đũa thì Mỹ cũng sẽ ‘gánh chịu thiệt hại nặng nề’ nhưng những gì kinh tế Mỹ đang trải qua hiện nay vì dịch bệnh ‘cũng đã là quá nặng nề rồi’. “Kinh tế Mỹ không thể bị tồi tệ hơn nữa so với những gì đã xảy ra hiện nay mặc dù xuất khẩu hay nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.”
Trong trường hợp Trung Quốc không chịu bồi thường thiệt hại cho Mỹ nếu như Tòa ra phán quyết, ông nói các nguyên đơn có thể tịch thu tài sản của Trung Quốc ở Mỹ như đã từng làm với các vụ kiện nhằm vào Cuba, ông nói và cho biết số tiền mà ông nhắm đến cho thiệt hại của Mỹ là ‘hàng ngàn tỉ đô la’.
Với vụ kiện tập thể thứ hai về tích trữ vật tư y tế, ông Alters chỉ ra rằng ‘khi dịch bệnh nổ ra ở Trung Quốc, họ đã đi khắp thế giới để mua trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và ‘không cho phép các công ty Mỹ sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc như 3M và Honeywell xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ’.
“Khi dịch đã lắng lại ở nước họ và bùng phát trên thế giới họ lại đem vật tư y tế đó đi bán khắp nơi để thu lợi nhuận khổng lồ. Đó là hành vi trục lợi từ việc cố tình che giấu thông tin về dịch của họ,” ông phân tích.
“Vì lẽ đó mà Mỹ và phần còn lại của thế giới phải chịu hậu quả,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/ki%E1%BB%87n-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-covid-19-tri%E1%BB%83n-v%E1%BB%8Dng-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%A2u-/5436979.html

Mỹ gây thêm áp lực yêu cầu Australia điều tra  về sự tham gia trong Sáng kiến “Vành đai, con đường” của TQ

Ngay sau các tuyên bố điều tra về nguồn gốc dịch Covid-19 và việc Trung Quốc đáp trả Australia về kinh tế, Mỹ đã gia tăng thêm áp áp lực, yêu cầu Canberra điều tra về sự tham gia của trong Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI) của Bắc Kinh. Động thái này khiến quan hệ giữa Mỹ/Australia và Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng.
Mỹ cảnh báo ngừng kết nối mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo “Five Eyes” với Australia
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (23/5) cảnh báo sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo nếu Australia không làm rõ việc bang Victoria tham gia các dự án BRI với Trung Quốc.Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình “Sky News” của Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cảnh báo về khả năng có những rủi ro nếu tham gia các dự án trong khuôn khổ BRI do Trung Quốc khởi xướng. Đặc biệt nếu bang Victoria của Australia tham gia dự án viễn thông trong khuôn khổ sáng kiến này thì có thể sẽ đe dọa đến mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes mà Australia là một thành viên. Và nếu Mỹ cảm thấy không an toàn thì sẽ ngừng kết nối với Australia.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo nói: “Nếu dự án này tác động xấu tới năng lực bảo vệ thông tin liên lạc của các công dân hoặc mạng lưới an ninh của cộng đồng quốc phòng, tình báo thì chúng tôi sẽ ngừng kết nối, chúng tôi sẽ phải tách ra để bảo vệ sự an toàn cho mạng lưới đối với các thông tin quan trọng. Tôi hy vọng các bạn bè và đối tác trên toàn thế giới, đặc biệt là thành viên của nhóm Five Eyes trong đó có Australia sẽ làm điều tương tự”. Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn của Thủ hiến bang Victoria khẳng định bang này hiện tại “không và sẽ không tham gia dự án viễn thông trong khuôn khổ BRI”.
Năm 2018, chính quyền bang Victoria đã ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia BRI. Đến tháng 10/2019, bang Victoria đã thỏa thuận khung với Trung Quốc về việc tham gia “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Chính quyền liên bang Australia cho rằng bang Victoria đã vượt thẩm quyền khi tự đứng ra ký thỏa thuận quốc tế. Hôm nay (24/5), Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, chính phủ liên bang Australia không ủng hộ bang Victoria tham gia BRI và ký thỏa thuận này với Trung Quốc vào năm 2018. Thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh “các bang cần phải tôn trọng và công nhận thẩm quyền của chính quyền liên bang trong việc hoạch định chính sách đối ngoại”.
Không chỉ hành động vượt thẩm quyền, thỏa thuận mà bang Victoria ký với Trung Quốc liên quan đến BRI đều không được thông báo chi tiết cho chính quyền liên bang. Chính vì vậy mà Chính quyền liên bang Australia không nắm được các lĩnh vực và dự án hợp tác cụ thể giữa hai bên. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton vừa yêu cầu chính quyền bang Victoria công khai các thỏa thuận. Trong khi đó Thượng nghị sỹ Sarah Henderson thậm chí còn yêu cầu bang Victoria hủy bỏ thỏa thuận này.
Lý do Mỹ gây áp lực với Australia về BRI
Ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình Quốc phòng, Chiến lược và An ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia nhận định: Các dự án “hạ tầng cơ sở bây giờ không chỉ đơn thuần bao gồm bê tông và sắt thép” mà nó được kết nối với công nghệ số điều khiển các chức năng của nó. Vì thế các dự án cơ sở hạ tầng không chỉ đơn thuần là đường sá mà còn liên quan đến công nghệ thông tin, vấn đề mà chính quyền liên bang Australia buộc các công ty phải tuân thủ trong các thỏa thuận nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng, Australia từ chối không cho công ty Trung Quốc tham gia vào dự án phát triển mạng viễn thông 5G, Anh cũng đang tìm cách giảm sự tham gia của công ty Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G và việc Mỹ liên tục gây sức ép với các nước, đặc biệt là thành viên của mạng lưới tình báo Five Eyes không hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực viễn thông, việc bang Victoria của Australia tham gia BRI đang trở thành mắt xích dễ bị tổn thương khiến không chỉ chính quyền liên bang Australia mà cả đồng minh Mỹ phải lo ngại.
http://biendong.net/bien-dong/34913-my-gay-them-ap-luc-yeu-cau-australia-dieu-tra-ve-su-tham-gia-trong-sang-kien-vanh-dai-con-duong-cua-tq.html

Mỹ đạt được đột phá mới trong việc phát triển vũ khí laser

Hạm đội Thái Bình Dương thông báo, một tàu chiến của Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công vũ khí laser năng lượng cao có thể phá hủy máy bay đang bay.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ (23/5) công bố hình ảnh và video cho thấy tàu vận tải đổ bộ USS Portland lần đầu tiên áp dụng laser năng lượng cao ở cấp độ hệ thống để vô hiệu hóa một chiếc máy bay không người lái (UAV). Hình ảnh và video clip ngắn cho thấy tia laser khởi phát từ bong tàu chiến Portland và drone bốc cháy. Hạm trưởng Portland Karrey Sanders cho biết, “bằng cách tiến hành các thử nghiệm tiên tiến trên biển chống lại UAV và tàu thuyền cỡ nhỏ, chúng tôi sẽ thu được thông tin quý giá về năng lực của LWSD ở thể rắn chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Với năng lực tiên tiến mới nhất này, chúng tôi sẽ định nghĩa lại chiến tranh trên biển”; nhấn mạnh việc Hải quân phát triển DEW mới như LWSD đem lại lợi ích ngay lập tức cho chiến binh và mang đến cho chỉ huy thêm không gian quyết định và lựa chọn phản ứng. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ không tiết lộ vị trí thử nghiệm trình diễn hệ thống vũ khí laser (LWSD), chỉ nói rằng, thử nghiệm diễn ra ở Thái Bình Dương hôm 16/5.
Bên cạnh đsó, sức mạnh của vũ khí laser mới không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ năm 2018, đó là loại laser có công suất 150 kW. Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang hoàn tất các điều khoản hợp đồng cuối cùng để nhà thầu có thể sản xuất được vũ khí laser công suất 300 kW vào năm 2022, công suất 500 kW vào năm 2024, đủ mạnh để phá hủy tên lửa hành trình. Ông Thomas Karr, phó giám đốc phụ trách lĩnh vực laser và vi sóng năng lượng cao thuộc bộ phận Nghiên cứu & Phát triển của Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đang trong tiến trình đàm phán hợp đồng với 3 hãng khác nhau với 3 ý tưởng laser chạy điện khác nhau.
Theo giới chuyên gia, các vũ khí laser năng lượng cao phá hủy mục tiêu bằng cách đốt nóng bề mặt mục tiêu tới mức làm cho cấu trúc bị suy giảm đi và hư hỏng hoặc đốt cháy bề mặt mục tiêu để phá hủy những thành phần và phân hệ quan trọng của mục tiêu. Các vũ khí laser còn được sử dụng để đánh vào vật liệu chứa năng lượng trong mục tiêu và gây ra sự kích nổ ở mức độ thấp. Chúng cũng có thể được sử dụng một cách hiệu quả để chống các xen xơ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả hủy diệt mềm (soft-kill) bên trong, khiến cho các xen xơ bị lóa nhưng có thể hồi phục; hủy diệt cứng (hard kill) bên trong, khiến cho các xen xơ bị lóa không thể khôi phục được; hủy diệt cứng bên ngoài, khiến cho các xen xơ bị phá hủy về mặt vật lý bởi năng lượng tác động.
Các vũ khí laser được xem là có một số ưu thế. Ít nhất về lý thuyết, chúng không có mối nguy hiểm của đạn dược, không lo ngại về tiêu hao đạn; giao chiến và chuyển đổi mục tiêu nhanh, tác dụng có thể điều chỉnh được và đảm bảo chính xác; và tác động lên mục tiêu nhanh.
Mặc dù những ưu thế về lý thuyết đã được nhận biết một cách rộng rãi, nhưng vũ khí laser năng lượng cao tồn tại một số khó khăn như khoảng không gian, khối lượng, nguồn điện và sự an toàn. Tính chất truyền lan vật lý đã tỏ ra là một thách thức lâu dài, nếu như muốn vũ khí laser hội tụ chính xác và dừng lại lâu tại một điểm xác định trên mục tiêu. Bài toán điểm ngắm còn phức tạp hơn nữa, bởi bản chất vật lý phức tạp và biến hóa của môi trường biển ẩm và mặn. Các tia laser còn bị tổn hại do nhiệt, xảy ra khi chùm tia laser được chiếu ra theo cùng một hướng trong một thời điểm nhất định đốt nóng không khí khi nó đi qua, khiến cho chùm tia bị phân tán và không còn hội tụ. Sự ăn mòn, nhiễm độc và sự che chắn cửa sổ quang trên chính hệ thống vũ khí, bởi hơi nước mặn và bụi cũng là những trở ngại, bởi vì luồng xoáy khí quyền dẫn đến các điều kiện thời tiết và môi trường thay đổi. Ngoài ra, việc tích hợp vào các phương tiện mang hải quân đặt ra những nhu cầu mới đối với cách bố trí nguồn phát và phân phối điện của phương tiện mang chủ, cùng với những nhu cầu kèm theo về các hệ thống quản lý nhiệt và làm mát. Tích hợp vào hệ thống chiến đấu rộng hơn cũng phải cần được xử lý. Tóm lại, cần phải tính đến những thực tế hoạt động về mặt sức khỏe và an toàn, quy tắc giao chiến và tính sát thương tiềm tàng.
Mỹ hiện là một trong những nước dần đầu về ứng dụng vũ khí laser trang bị cho tàu chiến. Vũ khí laser rất cuốn hút Hải quân Mỹ bởi vì những vũ khí này có chi phí cho mỗi phát bắn chưa đến 1 đô la, được xem là phương tiện vũ khí đạt hiệu quả chi phí cao để đối phó với những mối đe dọa không cân xứng giá trị thấp. So sánh với các vũ khí phòng thủ diệt ‘cứng’/phá hủy trang bị thông thường khác, như pháo và tên lửa có điều khiển, laser đem lại cơ số đạn gần như không giới hạn, chỉ tùy thuộc vào nguồn điện và chế độ làm mát. Các vũ khí laser năng lượng cao (HEL), do đó, có thể bổ sung cho các vũ khí động năng đạt hiệu quả kinh tế. Các laser có khả tạo ra sự phản ứng có kiểm soát và dần từng bước – mở rộng từ những lựa chọn phi sát thương như làm lóa mắt cho đến gây ra những ảnh hưởng đối với vật tư trang bị và phá hủy mục tiêu – phù hợp với các quy tắc giao chiến đặt ra.
Những nỗ lực khoa học và công nghệ về vũ khí laser đã có từ những năm 1960. Khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ, hiểu rõ được ảnh hưởng làm thay đổi thế trận tiềm tàng của vũ khí năng lượng định hướng, đã bắt đầu đầu tư cho nghiên cứu mang tính khai phá. Mặc dù, các khái niệm laser năng lượng cao ban đầu đều tập trung vào công nghệ laser khí động CO2, nhưng ngay sau đó sự chú ý đã chuyển sang các laser hóa học D2Cl sóng mang (continuous wave) trên cơ sở những laser này có thể điều chỉnh được tới mức công suất cao ở các bước sóng hồng ngoại giữa, cho phép truyền lan đi xa hơn, tốt hơn trong điều kiện khí quyển trên biển. Nỗ lực đầu tiên đối với thiết bị trình diễn thí nghiệm là Thiết bị chế thử laser hóa học tiên tiến Hải quân (NACL) do hãng TRW chế tạo, đi kèm với thiết bị đầu bám/thiết bị chỉ điểm hải quân (NPT) do hãng Hughes chế tạo trong vai trò của thiết bị điều khiển chùm tia. Tháng 3/1978, sự kết hợp của 2 thiết bị NACL và NPT đã thành công trong thử nghiệm bắn rơi một tên lửa TOW (đang bay ở tầng thấp, vận tốc cao và trên quỹ đạo bay cắt ngang qua).
Cuối những năm 1970, Hải quân Mỹ đã đầu tư vào thiết bị trình diễn laser năng lượng cao HEL D2Cl cỡ Mgw được biết đến là thiết bị laser hóa học tiên tiến dải hồng ngoại giữa (MIRACL). Hãng TRW chịu trách nhiệm chính về phát triển hệ thống, còn hãng Hughes là chủ thầu chính về thiết bị định hướng chùm tia SeaLite (SeaLite Beam Director). Thiết bị MIRACL và thiết bị định hướng chùm tia SeaLite đã được lắp đặt và tích hợp tại cơ sở kiểm nghiệm của trường thử tên lửa White Sand vào giữa những năm 1980 và được sử dụng cho các thí nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ. Các hoạt động kiểm nghiệm hệ thống gồm có: phá hủy một bia bay không người lái BQM-34 Vandal bay ngang qua vào năm 1989. Tuy nhiên, một thử nghiệm chống mục tiêu tiếp cận gần đã không thành công, và sau đó hải quân Mỹ đã kết luận rằng sự rối loạn về nhiệt vẫn là một trở ngại, chưa thể khắc phục được. Họ cũng quyết định laser hóa học như loại MIRACL là không thích hợp cho sử dụng trên tàu hải quân, bởi chúng phụ thuộc vào các hóa chất có độc tính cao và gây ra những luồng ánh sáng nguy hiểm.
Những mối quan tâm của Hải quân Mỹ đến các vũ khí laser lại bùng lên vào những năm 1990, và lộ trình vũ khí laser năng lượng cao mới của hải quân đã được phòng Nghiên cứu Dahlgren của Trung tâm tác chiến mặt nước Hải quân Mỹ (NSWC) phổ biến để định hướng phát triển. Lộ trình đặt ra 6 điểm đột phá cần lần lượt đạt được gồm: các yêu cầu hoạt động; tính sát thương của laser; sự truyền lan trong khí quyển; bám mục tiêu; tích hợp lên tàu và cuối cùng phát triển/trình diễn hệ thống laser. Vào giữa những năm 1990, Hải quân Mỹ đã bị choáng ngợp bởi công nghệ laser điện tử tự do (FFL). Một tổ hợp laser điện tử tự do (FFL) có thể gia tốc các điện tử (electron) tới gần vận tốc ánh sáng, và sau đó biến đổi năng lượng của những điện tử này thành ánh sáng khi chúng đi qua một từ trường biến thiên. Các nhà khoa học xem laser điện tử tự do, về dài hạn, có thể đem lại tiềm năng tốt nhất cho các ứng dụng vũ khí trên biển tương lai bởi vì, không giống như các laser khác, một tổ hợp FFL cho phép hoạt động ở các bước sóng chọn lọc nhằm tối ưu năng lượng chùm tia khi truyền qua môi trường khí quyển biển. Công nghệ này sẽ cho phép một vũ khí laser năng lượng cao HEL được tinh chỉnh đến bước sóng thích hợp nhất, phù hợp với môi trường truyền lan.
Tuy nhiên, bất lợi căn bản của một tổ hợp laser FFL là cơ sở bảo đảm hậu cần kỹ thuật lớn. Do vậy, trong thập kỷ qua, trọng tâm chính của nổ lực nghiên cứu đã chuyển sang các laser bán dẫn/thể rắn. Mặc dù, laser bán dẫn tạo ra công suất thấp hơn nhiều so với laser hóa học và không có khả năng tinh chỉnh như laser FFL, nhưng, để vận hành, laser bán dẫn chỉ đòi hỏi điện năng và làm mát. Sự thay đổi này phản ánh độ chín lớn hơn và khả năng sẵn sàng của công nghệ laser bán dẫn thương mại, điều này cũng hứa hẹn cho phép đưa vào hoạt động các vũ khí laser ứng dụng thực tế và giá cả phải chăng nhanh hơn.
Tiềm năng của công nghệ laser bán dẫn đã được minh chứng vào năm 2011 bằng Chương trình trình diễn laser trên biển (MLD) của Văn phòng nghiên cứu hải quân (ONR). Được lắp đặt trên tàu phương tiện mang thử nghiệm của tàu thử nghiệm tự vệ (SDTS) mẫu chế thử laser trình diễn trên biển (MLD) bán dẫn đã giao chiến thành công và vô hiệu hóa một tàu mục tiêu nhỏ trong các đợt thử nghiệm tại đảo San Nicolas, bang Ca li phoóc nia. Sự kiện này đánh dấu, lần đầu tiên một thiết bị laser HEL đã được đưa lên tàu hải quân, được tàu cấp điện và được dùng để chống mục tiêu ở một khoảng cách xa trong môi trường biển. Những ứng dụng khác gồm tích hợp công cụ laser MLD với hệ thống ra đa và dẫn đường của tàu, và bắn laser điện từ một phương tiện mang di động trên biển trong môi trường ẩm.
Thành công tiếp theo của chương trình tổ hợp vũ khí laser (LaWS), mà đỉnh cao là  đợt triển khai dự án laser bán dẫn có khả năng phản ứng nhanh (SSL-QRC) đang diễn ra, đã khẳng định niềm tin của Hải quân Mỹ đặt vào công nghệ laser bán dẫn. Đáng chú ý là mẫu chế thử tổ hợp vũ khí laser phần lớn được phát triển bởi ngân quỹ riêng của Cục các hệ thống trên biển hải quân Mỹ (NAVSEA), đặc biệt là Văn phòng chương trình hệ thống vũ khí điện và năng lượng định hướng (PMS 405), Văn phòng tác chiến năng lượng định hướng Phòng nghiên cứu NSWC Dahlgren và Văn phòng triển khai chương trình Các hệ thống tác chiến liên hợp. Ngoài ra, Văn phòng nghiên cứu Hải quân (ORN), Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân (NRL) và một số đối tác công nghiệp khác cũng tham gia hỗ trợ. Tổ hợp vũ khí laser (LaWS) đã được chế tạo mức chi phí tương đối thấp – Theo thông báo từ Hải quân Mỹ dự án được đầu tư khoảng 40 triệu đô la – nhờ sử dụng các phần cứng hiện có hoặc các phân hệ thương mại có sẵn ở mọi bộ phận có thể. Tuy nhiên, một số thành phần như bộ kết hợp chùm tia và phần lớn phần mềm hệ thống cần thiết cho hoạt động và bám mục tiêu, đều phải thiết kế, chế tạo và kiểm tra đặc biệt. Chính nhờ sử dụng một cách cải tiến một số thiết bị laser sợi quang (fibre) được kết hợp một cách ‘rời rạc/riêng rẽ’ (‘incoherently’) đã cho phép Hải quân Mỹ tiến bộ nhanh và không tốn kém trong phát triển tổ hợp vũ khí laser LaWS đạt đến thời điểm đưa vào hoạt động thực tế trên biển hiện nay. Tổ hợp vũ khí mẫu chế thử sử dụng 6 thiết bị laser sợi quang 5,4 kW riêng rẽ, thay vì hợp lại thành một chùm tia duy nhất, để chiếu lên mục tiêu (do vậy chúng kết hợp một cách rời rạc/riêng rẽ). Hoạt động này được thực hiện qua một bộ kết hợp chùm tia do Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân (NRL), sử dụng các gương điều chỉnh tia một cách riêng rẽ, để ngắm vào cùng một điểm trên mục tiêu.
Tổ hợp vũ khí laser bắn/chiếu tia thông qua bộ điều khiển tia được đặt trên giá thiết bị bám KINETO K433, cùng với một loạt các xen xơ quang điện tử lắp kèm, hỗ trợ cho nhận dạng, bám, và đo cự ly mục tiêu; cụ thể là camera hồng ngoại bước sóng trung dùng để bám sơ bộ; máy đo xa laser cung cấp tham số đo cự ly chính xác nhằm hội tụ chùm tia; một kính tiềm vọng độ phân giải cao 50 cm lắp trên giá đỡ quang của mặt mở chính để bám mục tiêu chính xác; và một camera truyền hình để đánh giá thiệt hại sau đòn đánh.
Việc điều khiển tổ hợp vũ khí laser được thực hiện bởi một trắc thủ, thông qua bộ điều khiển cầm tay, tương tự như thiết bị điều khiển của trò chơi điện tử và được đặt tại bàn điều khiển có 3 màn hình bên dưới boong tàu. Một hệ thống an toàn tranh va chạm dự báo trước kết hợp do Phòng nghiên cứu NSWC Dahlgren phát triển, được tích hợp để giải quyết xung đột hoạt động của hệ thống laser với các xen xơ và phương tiện mang quân nhà.
Hiện tổ hợp vũ khí LaWS đã được lắp đặt lên tàu Ponce vào tháng 8/2014; gói khí tài được đóng trong hộp được lắp đặt lên sân boong cầu tàu, còn thiết bị định hướng chùm tia được bố trí bên trong không gian kín chống chịu được điều kiện thời tiết sẽ mở ra và thu vào trước khi hoạt động. Cục NAVSEA đã lắp đặt thêm một tổ máy phát điện diezenl 500 kW lên tàu, cùng với các hệ thống làm mát, để đảm bảo tổ hợp vũ khí LaWS có đủ điện và các điều kiện môi trường cần thiết. Mục tiêu chính của việc đưa vào hoạt động dự án SSL-QRC là nhằm tạo thuận lợi cho việc đánh giá vũ khí laser bán dẫn trong các điều kiện hoạt động khó khăn thách thức (trong môi trường biển ở vùng Vịnh – nơi có nhiệt độ cao và độ ẩm, và còn phức tạp hơn bởi mật độ hạt bụi và cát trong khí quyển); cũng như kiểm tra tác dụng của hệ vũ khí này trong phòng vệ tàu, đối phó với những đám thuyền nhỏ cao tốc, các phương tiện bay không người lái, cũng như các xen xơ trinh sát, giám sát và thu thập thông tin tình báo (ISR). Mục tiêu đặt ra ở giai đoạn này là: tổ hợp laser chỉ đóng vai trò phương tiện bổ sung chứ không thay thế cho các tổ hợp vũ khí tự vệ động năng.
http://biendong.net/bien-dong/34912-my-dat-duoc-dot-pha-moi-trong-viec-phat-trien-vu-khi-laser.html

Công ty kỹ thuật sinh học Hoa Kỳ thử nghiệm vaccine coronavirus trên người tại Úc

Tin từ Canberra, Úc – Vào hôm thứ Ba (26 tháng 05) một công ty kỹ thuật sinh học của Hoa Kỳ đã bắt đầu tiêm vaccine coronavirus trên người tại Úc, với hy vọng có thể tung ra vaccine trong năm nay.
Theo giám đốc nghiên cứu của Novavax, tiến sĩ Gregory Glenn, họ sẽ tiêm cho 131 tình nguyện viên trong giai đoạn đầu, thử nghiệm tính an toàn của vaccine và tìm kiếm các dấu hiệu về độ hiệu quả của nó. Novavax có thể sản xuất ít nhất 100 triệu liều trong năm nay và 1.5 tỉ liều vào năm 2021.
Novavax nói rằng kết quả của giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng ở Melbourne và Brisbane dự kiến sẽ được công bố vào tháng 07/2020. Hàng ngàn ứng cử viên ở một số quốc gia sau đó sẽ tham gia vào giai đoạn thứ hai.
Hầu hết các loại vaccine thử nghiệm đang được tiến hành nhằm mục đích huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận ra protein hình gai ở bên ngoài coronavirus, từ đó tạo cơ thể phản ứng nếu tiếp xúc với virus
thật. Một số loại khác được tạo ra bằng mã di truyền của protein đó hay sử dụng một loại virus vô hại để cung cấp thông tin sản xuất protein.
Ngoài ra có loại vaccine truyền thống được làm từ xác virus đã chết hoàn toàn. Novavax bổ sung một loại mới gọi là vaccine tái tổ hợp. Họ sử dụng kỹ thuật di truyền để phát triển các bản sao vô hại protein gai của coronavirus trong các thùng tế bào côn trùng khổng lồ trong phòng thí nghiệm. Sau đó các nhà khoa học chiết xuất và tinh chế protein, rồi nén nó thành các hạt kích cỡ virus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cong-ty-ky-thuat-sinh-hoc-hoa-ky-thu-nghiem-vaccine-coronavirus-tren-nguoi-tai-uc/

Công viên nước tại Texas mở cửa bất chấp lệnh cách ly xã hội

Khi người dân Hoa Kỳ kỷ niệm Lễ Chiến sĩ trận vong vào hôm thứ Hai (25/5), người biểu tình ở một số thành phố kêu gọi chính phủ giảm bớt các hạn chế và mở lại hoàn toàn các cửa tiệm sau khi đại dịch coronavirus khiến gần 100,000 người thiệt mạng. Hoa Kỳ chậm trễ so với hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa khác trong việc xét nghiệm coronavirus mà các viên chức y tế công cộng xem là quan trọng để ngăn chặn đại dịch gia tăng.
Gần như tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ bắt đầu cho phép một số công ty mở cửa trở lại và cho phép người dân di chuyển tự do hơn, nhưng một công viên nước ở Texas bất chấp lệnh đóng cửa của các thống đốc và mở cửa cho du khách.
Vào hôm thứ Hai (25/5), hơn hai nghìn người đến thăm Big Rivers Water Park ở Caney Texas, ngoại ô Houston bất chấp lệnh của Thống đốc Greg Abbot cấm các địa điểm vui chơi và công viên nước mở cửa trở lại. Ban quản lý công viên cho biết họ cho phép một phần của công suất bình thường để tạo điều kiện cho khoảng cách an toàn và bổ sung thêm các trạm vệ sinh tay và đồ đạc riêng biệt.
Các cuộc biểu tình được tổ chức tại New Jersey và North Carolina khi nhiều người dân thất vọng vì tốc độ mở cửa hoàn toàn của địa phương. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cong-vien-nuoc-tai-texas-mo-cua-bat-chap-lenh-cach-ly-xa-hoi/

California cho phép nhà thờ và những nơi thờ phượng mở cửa trở lại với 25% số tín hữu tham dự,

đồng thời yêu cầu kiểm tra thân nhiệt

Vào thứ hai (ngày 25 tháng 5), California đã cho phép các nơi thờ phượng mở cửa trở lại để thực hiện các dịch vụ tôn giáo trong bối cảnh đại dịch coronavirus – nhưng cũng sẽ có rất nhiều hạn chế.
Nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái và các nhà thờ khác mở cửa lại phải giới hạn số người tham dự ở mức 25% hoặc tối đa 100 tín hữu tùy theo mức nào thấp hơn, trong 21 ngày đầu tiên sau khi các quận của họ cho phép tiến hành các nghi lễ và nghi lễ tôn giáo.
Sau khoảng thời gian đó, các viên chức y tế của tiểu bang và địa phương sẽ xem xét và đánh giá tác động của việc mở cửa hạn chế đối với sức khỏe cộng đồng và đưa ra các kế hoạch tiếp theo như là một phần của việc phục hồi theo từng giai đoạn tại các nơi thờ cúng.
Bên cạnh đó, Bộ Y Tế California cho biết những người theo đạo nên được kiểm tra thân nhiệt, đồng thời người cai quản tại các nơi thờ phụng nên yêu cầu mọi người rửa tay sử dụng chất khử trùng tay và mang khẩu trang. Các tổ chức tôn giáo cũng được yêu cầu xem xét việc ngừng hát thánh và theo nhóm vì hoạt động này có thể làm tăng khả năng lan truyền giọt hô hấp. Nhưng nếu có thể, các nhà thờ và các cơ sở khác nên hạn chế số lượng người đọc kinh hoặc hát thánh ca, và những người tham dự nên ngồi cách nhau 6 feet.
Và theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, tiểu bang cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo thực hiện ban thánh thể trên tay thay vì trên lưỡi theo truyền thống, đồng thời ngừng hôn các vật dụng nghi lễ và tránh sử dụng không sử dụng chung cốc với nhau. (BBT)
https://www.sbtn.tv/california-cho-phep-nha-tho-va-nhung-noi-tho-phuong-mo-cua-tro-lai-voi-25-so-tin-huu-tham-du-dong-thoi-yeu-cau-kiem-tra-than-nhiet/

Báo cáo 16 trang của Chính phủ Tổng thống Trump không thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình

Vũ Dương
Đài NTD ngày 27/5 đưa tin, trong thời gian Bắc Kinh diễn ra “Lưỡng hội”, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra bản báo cáo “Chiến lược ứng phó với Trung Quốc” dài 16 trang, đưa ra điều chỉnh chiến lược trong ứng phó với đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ tầng diện quốc gia.
Có chuyên gia nhận định báo cáo này cho thấy Hoa Kỳ chính thức xác nhận ĐCSTQ là đối tượng thù địch số một, hơn nữa bản báo cáo còn vạch trần mánh khóe chính trị của Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể từ sau khi nhậm chức, báo cáo cũng lên tiếng nói thay cho phe đối lập trong ĐCSTQ, đưa ra tín hiệu to lớn là chính phủ Tổng thống Trump không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Ngày 22/5, chính phủ Tổng thống Trump đã đưa ra một bản báo cáo mới về chiến lược đối với Trung Quốc, thừa nhận rằng chính sách bang giao của Mỹ với Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã thất bại. Báo cáo nói rằng Hoa Kỳ quyết định thay đổi chiến lược với Trung Quốc và gây áp lực công khai để kiềm chế sự bành trướng của ĐCSTQ trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự và chính trị.
Tài liệu dài 16 trang có tiêu đề “Tiếp cận Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (United States Strategic Approach to The People’s Republic of China). Tổng thống Trump đã ký vào ngày 19/5 và Nhà Trắng đã đệ trình lên Nghị viện vào ngày hôm sau.
Ông Trần Phá Không (Chen Pokong), chuyên gia về các vấn đề thời sự chính trị của ĐCSTQ, đã đăng tải một bình luận trên tờ tạp chí Á Châu Tự do vào ngày 26/5. Nếu như trong “Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ” được Chính phủ Tổng thống Trump công bố vào tháng 12/2017, ĐCSTQ chỉ là một phần trong đó (là “đối thủ cạnh tranh chiến lược “), thì nay trong bản báo cáo chiến lược đối phó với Trung Quốc mới nhất sau hai năm rưỡi này, chỉ nhắm riêng vào ĐCSTQ.
Điều này cho thấy chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức xác nhận chính quyền ĐCSTQ là thù địch số một của Mỹ.
Về khía cạnh kinh tế. Vài ngày trước Tổng thống Trump đề cập rằng có thể hoàn toàn cắt đứt với ĐCSTQ, ông nói: Chi phí giao thiệp với ĐCSTQ quá đắt, Hoa Kỳ phải hứng chịu khoản lỗ 500 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm. Nói cách khác, trong mối quan hệ này, ĐCSTQ đã được hưởng lợi rất nhiều trong khi Mỹ phải trả một cái giá quá đắt. Thay vì như vậy, chi bằng không qua lại vẫn hơn.
Báo cáo chiến lược này đưa ra một trong những tổn thất mà ĐCSTQ đã gây ra cho Hoa Kỳ: hơn 63% hàng giả trên thế giới đến từ Trung Quốc, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô-la cho các doanh nghiệp chính hãng ở các nước trên thế giới. Từ năm 2017 đến 2018, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã thu giữ hơn 59.000 lô hàng giả do Trung Quốc sản xuất, trị giá hơn 2,1 tỷ USD.
Con số này tương đương với 5 lần tổng số lượng hàng hóa và tổng giá trị thu giữ từ các quốc gia khác.
Bài viết nhìn nhận rằng, trên thực tế, chỉ riêng đại dịch do ĐCSTQ phát tán năm nay đã triệt tiêu toàn bộ lợi ích phía Hoa Kỳ nhận được thông qua giao thiệp và đầu tư vào ĐCSTQ trong hơn 40 năm qua. Ông Trump đã nói: Những thiệt hại to lớn mà Hoa Kỳ phải chịu trong dịch bệnh lần này, dù có “Một trăm thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung cũng không thể bù đắp được”.
Điều này đúng với Hoa Kỳ, và nó cũng đúng với tất cả các nước khác.
Về khía cạnh chính trị. Báo cáo này trước hết có sự tách biệt rõ ràng giữa người dân Trung Quốc với ĐCSTQ. Báo cáo nêu rõ: “Hoa Kỳ có sự tôn trọng sâu sắc và lâu dài đối với người dân Trung Quốc và có mối quan hệ lâu dài với người dân Trung Quốc. Chúng tôi không tìm cách ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc, chúng tôi cũng không muốn tách biệt mình với người dân Trung Quốc”.
Báo cáo chỉ ra rằng cuộc chiến chống lại ĐCSTQ của Hoa Kỳ không phải là “ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc” như ĐCSTQ tuyên truyền; Hoa Kỳ tuyệt giao với ĐCSTQ chứ không phải tuyệt giao với người dân Trung Quốc.
Xuyên suốt cả bài báo cáo cho thấy Hoa Kỳ đã gọi Tập Cận Bình là Tổng Bí thư, chứ không phải Chủ tịch nước (ĐCSTQ cố tình phiên dịch Chủ tịch nước là “President”, hòng lẫn lộn với cách gọi Tổng thống; Tổng thống là được người dân bầu chọn, trong khi địa vị lãnh đạo của Tập Cận Bình là tự phong, hoàn toàn không chút liên quan gì với bầu cử dân chủ cả).
Báo cáo cho thấy, Hoa Kỳ đã so sánh Tập Cận Bình với cựu Tổng Bí thư Liên Xô, một lần nữa khẳng định: Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh với ĐCSTQ, một cuộc chiến tranh lạnh mới trong thế kỷ 21.
Báo cáo tuyên bố một cách rõ ràng rằng sự cải cách kinh tế của ĐCSTQ đã đến hồi kết, vì nó đi kèm với sự thụt lùi chính trị. “Những cải cách chính trị bị thu hẹp và thụt lùi như vậy, làm sự phân biệt giữa chính phủ và đảng bị xói mòn. Tổng Bí thư Tập quyết định bãi bỏ quy định nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, trên thực tế chính là kéo dài nhiệm kỳ của Chủ tịch nước vô thời hạn, đây chính là điểm phản ánh rõ xu thế này”.
Tập Cận Bình là nguyên nhân chính khiến chính trị của ĐCSTQ thụt lùi, việc bãi bỏ nhiệm kỳ của người lãnh đạo đất nước là một quyết định tồi tệ nhất.
Trong bài viết có trích dẫn lời phát biểu trước đảng của Tập Cận Bình, tuyên bố rằng “chủ nghĩa tư bản sẽ bị tiêu vong và chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng”. Điều đó chứng tỏ Tập Cận Bình ôm giữ ý định đối địch với Hoa Kỳ và lấy việc đánh bại Hoa Kỳ làm mục tiêu chiến lược của mình.
Bài viết liệt kê ra sáu lạm dụng chính trị lớn kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức:
Thanh trừng phe chống đối chính trị (trong đảng) bằng phong trào chống tham nhũng.
Tiến hành khởi tố không công bằng đối với các blogger, nhà hoạt động dân chủ và luật sư chính nghĩa.
Bắt giữ và đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo thiểu số.
Tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt và rà soát chặt chẽ đối với thông tin, truyền thông, trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
Giám sát và xếp hạng tín dụng xã hội của công dân, doanh nghiệp và tổ chức.
Giam giữ tùy tiện, tra tấn và ngược đãi những nhân sĩ được coi là bất đồng chính kiến.
Điều đáng chú ý là trước đây mỗi khi Hoa Kỳ cáo buộc ĐCSTQ đàn áp nhân quyền, họ thường chỉ đề cập đến năm trường hợp sau, nhưng lần này lại gộp cả việc thanh trừng phe đối lập trong đảng vào trong đó, hơn nữa lại xếp nó vào vị trí đầu tiên trong những sai lầm chính trị của Tập Cận Bình, điều đó nói rõ Hoa Kỳ nhìn thấy cái gọi là phong trào chống tham nhũng, thực chất chỉ là mượn danh chống tham nhũng để thanh trừng kẻ thù chính trị, cũng giống như đại thanh trừng dưới thời Stalin và Mao Trạch Đông.
Báo viết lên tiếng thay cho phe đối lập chính trị trong ĐCSTQ, điều đó có nghĩa là chính phủ của Tổng thống Trump đã gửi một tín hiệu lớn ở đây: không thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình, công khai ủng hộ những người trong ĐCSTQ dám đứng lên chống lại Tập. Nó ngụ ý một cách mạnh mẽ rằng Tập Cận Bình là thủ phạm lớn nhất khiến mối quan hệ Mỹ-Trung đi sang phía đối địch toàn diện.
Báo cáo cho rằng, chỉ sau khi chế độ của Tập Cận Bình kết thúc, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mới có thể có được sự hòa hoãn. Nếu không, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ đi đến tuyệt giao, chiến tranh Lạnh hoặc chiến tranh một cách toàn diện.
Trước cuộc tấn công, khiêu khích, gây hấn và bành trướng toàn diện của chính quyền Tập Cận Bình nhằm vào biển Đông, Eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, báo cáo nói rõ chính quyền Tổng thống Trump đang thực hiện một chiến lược không khoan nhượng.
Báo cáo viết: “Hoa Kỳ giúp xây dựng năng lực phòng thủ của các đối tác, tăng cường hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau để phát triển lực lượng tác chiến tiền tuyến mạnh mẽ, phối hợp đầy đủ với các đồng minh và đối tác để ngăn chặn và chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ”.
Theo De Ming, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-16-trang-cua-chinh-phu-tong-thong-trump-khong-thua-nhan-vi-tri-lanh-dao-cua-tap-can-binh.html

Tổng thống Trump ‘không hài lòng’ với luật an ninh Hồng Kông của Bắc Kinh

Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng (ảnh: White House/Flickr).
Nhà Trắng hôm 26/5 cho biết Tổng thống Donald Trump không hài lòng với động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm trấn áp Hồng Kông thông qua dự luật an ninh quốc gia đối với thành phố này.
“Tổng thống không hài lòng với những động thái của Trung Quốc và rất khó để thấy Hồng Kông vẫn có thể là một trung tâm tài chính nếu Trung Quốc tiếp quản”, tờ The Hill trích lời Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói với các phóng viên.
Tuy nhiên, bà McEnany không đề cập đến động thái tiếp theo của Washington nếu Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy việc giành quyền kiểm soát đối với thành phố bán tự trị.
Theo Reuters, Quốc hội Trung Quốc dự kiến sẽ thông qua dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông vào ngày 28/5. Luật cấm các hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố cũng như hành vi can thiệp của nước ngoài trong các vấn đề của Hồng Kông.
The Hill cho biết, chính quyền Washington cho rằng động thái của Bắc Kinh là mối đe dọa đối với chính sách “Một quốc gia, Hai chế độ” vốn cho phép Hồng Kông được hưởng các quyền tự do dân chủ sau khi Anh bàn giao thành phố này cho Trung Quốc vào năm 1997.
Tổng thống Trump hôm 21/5 cảnh báo sẽ “phản ứng mạnh mẽ” nếu Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông. Trong cuộc họp báo ngày 26/5 tại Nhà Trắng, khi được hỏi liệu ông đã lên kế hoạch cho các biện pháp trừng phạt Trung Quốc và ông có định áp đặt các hạn chế thị thực lên sinh viên và các nhà nghiên cứu của Trung Quốc hay không, Tổng thống Trump đáp ông “đang thực hiện một số thứ” và “sẽ nói về vấn đề này trong vài ngày tới”.
Theo Epoch Times, Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông đã ra sức bảo vệ luật này, nói rằng nó sẽ chỉ áp dụng cho một nhóm thiểu số các “tội phạm” hoặc “kẻ ly khai”.
Tuy nhiên, các quan chức và nhà phê bình Hoa Kỳ cho rằng luật pháp sẽ làm điều ngược lại. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien cho biết vào Chủ nhật rằng, động thái này cũng sẽ hủy hoại tình trạng của Hồng Kông với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế.
Ông O’Brien nói với NBC: “Tôi chỉ không thể thấy làm thế nào [ngành công nghiệp tài chính] có thể ở lại đó. Một lý do mà họ đến Hồng Kông là vì có luật pháp ở đó, có hệ thống doanh nghiệp tự do, có hệ thống tư bản, có dân chủ và bầu cử lập pháp địa phương. Nếu tất cả những thứ đó biến mất, tôi sẽ không biết làm thế nào cộng đồng tài chính có thể ở lại đó”.
Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết động thái này là “hồi chuông báo tử” cho quyền tự trị của thành phố, được bảo đảm dưới khuôn khổ “Một quốc gia, Hai chế độ” mà chế độ đã cam kết khi nó nhận bàn giao Hồng Kông năm 1997.
Có hơn 1.000 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Hồng Kông. Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đại diện cho các công ty Mỹ tại Hồng Kông, cho biết hôm thứ Ba rằng họ “quan tâm sâu sắc” đến các kế hoạch, thúc giục chế độ hòn đảo bảo tồn “Một quốc gia, hai chế độ”.
“Quyền tự trị của Hồng Kông… từ lâu đã là một trong những tài sản lớn nhất của nó trong việc thúc đẩy một nền kinh tế dựa-trên-luật-pháp, sáng tạo, minh bạch, tôn trọng vai trò của thị trường”, Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố.
“Đây sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, mà ở nhiều cấp độ, sẽ hủy hoại tình trạng đặc biệt của Hồng Kông, vốn là nền tảng cho vai trò là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và trung tâm tài chính quốc tế của nó”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-khong-hai-long-voi-luat-an-ninh-hong-kong-cua-bac-kinh.html

Tổng thống Trump: Chúng tôi sẽ chỉnh đốn hoặc đóng cửa các trang mạng xã hội

Băng Thanh
Vào hôm 27/5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng, ông sẽ chỉnh đốn hoặc đóng cửa các trang mạng xã hội, một ngày sau khi Twitter thông qua một tính năng về kiểm định thông tin, đã kết luận một dòng tweet của ông chứa nội dung “sai”.
“Các đảng viên Cộng hòa cảm thấy các trang mạng xã hội đang ‘bịt miệng’ những tiếng nói bảo thủ. Chúng tôi sẽ chỉnh đốn mạnh mẽ hoặc đóng chúng, trước khi chúng tôi cho phép điều này xảy ra”, Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 27/5.
Trước đó, vào hôm 26/5, Tổng thống Trump nói rằng Twitter đang can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Đồng thời, ông cho biết: “Twitter hoàn toàn kìm hãm TỰ DO NGÔN LUẬN, và tôi, với tư cách là Tổng thống, sẽ không cho phép điều đó xảy ra!”.
Tổng thống Trump từ lâu đã thể hiện sự bất bình đối với các hãng công nghệ kiểm duyệt những “tiếng nói bảo lưu các giá trị truyền thống” trên các mạng xã hội. Nguồn tin trong Nhà Trắng nói với Tạp ch
Phố Wall rằng, chính phủ của Tổng thống Trump đang xem xét kế hoạch điều tra sự việc này, trong đó các đối tượng bị điều tra có thể bao gồm Twitter, Facebook, Google.
Trước khi ông Trump đưa ra cảnh báo đối với Twitter hôm 26/5, nhiều cư dân mạng đã ký tên vào một đơn kiến nghị trực tuyến, kêu gọi chính phủ của ông điều tra Twitter về vi phạm tự do ngôn luận, cũng như mối quan hệ của một lãnh đạo của hãng này với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-chung-toi-se-chinh-don-hoac-dong-cua-cac-trang-mang-xa-hoi.html

Ông Trump: ‘Twitter đang can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống 2020’

Minh Hòa
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Jack Dorsey, nhà sáng lập kiêm CEO của mạng xã hội Twitter, tại Nhà Trắng. Bức ảnh do ông Trump công bố trên trang Twitter của ông vào ngày 24/4/2019.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (26/5) cáo buộc Twitter đang can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, sau khi mạng xã hội này phán xét một tuyên bố của ông Trump là “sai”, thông qua một tính năng về kiểm định thông tin.
“Twitter hiện đang can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”, ông Trump tuyên bố trên chính mạng xã hội này, nơi có hơn 80 triệu người (followers) đăng ký nhận thông tin từ ông.
Theo Breitbart, Twitter đã gắn một đường liên kết vào dòng tweet (tuyên bố qua Twitter) của ông Trump với nội dung kêu gọi các cử tri “nhận thông tin xác thực” về việc bỏ phiếu qua email.
Động thái của Twitter xuất hiện sau khi Tổng thống Trump lên tiếng phản đối đề xuất bỏ phiếu qua email, vì điều này có nguy cơ cao về gian lận bầu cử.
Tổng thống Trump cho biết: “Họ đang nói rằng tôi đã đưa ra tuyên bố không chính xác về Lá phiếu qua mail, một điều sẽ dẫn đến nhũng loạn và gian lận quy mô lớn, [nhưng điều họ nói là] dựa trên hoạt động xác minh thông tin của hãng tin giả CNN và Washington Post của Amazon”.
Ông Trump cảnh báo rằng Twitter sẽ phải lãnh hậu quả vì hành động của họ. “Twitter hoàn toàn kìm hãm TỰ DO NGÔN LUẬN, và tôi, với tư cách là Tổng thống, sẽ không cho phép điều đó xảy ra!”, ông Trump tuyên bố hôm 26/5.
Tổng thống Trump từ lâu đã thể hiện sự bất bình đối với các hãng công nghệ kiểm duyệt những tiếng nói conservative (bảo lưu các giá trị truyền thống) trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nguồn tin trong Nhà Trắng nói với Thời báo Phố Wall rằng chính phủ của ông đang xem xét kế hoạch điều tra sự việc này, trong đó các đối tượng bị điều tra có thể bao gồm Twitter, Facebook, Google.
Trước khi ông Trump đưa ra cảnh báo đối với Twitter hôm 26/5, nhiều cư dân mạng đã ký tên vào một đơn kiến nghị trực tuyến, kêu gọi chính phủ của ông điều tra Twitter về vi phạm tự do ngôn luận, cũng như mối quan hệ của một lãnh đạo của hãng này với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-twitter-dang-can-thiep-vao-cuoc-bau-cu-tong-thong-2020.html

Cư dân mạng kêu gọi chính quyền Trump điều tra lãnh đạo thân Trung Quốc của Twitter

Hương Thảo & Quý Khải
Không lâu sau khi một chuyên gia trí tuệ nhân tạo người Mỹ gốc Hoa (AI) được bổ nhiệm vào ban giám đốc của Twitter, trang mạng xã hội này đã đình chỉ vô thời hạn một loạt tài khoản của những người bất đồng chính kiến với Bắc Kinh. Cư dân mạng hồi tuần trước đã đệ trình một bản kiến ​​nghị trực tuyến tới Nhà Trắng để kêu gọi chính phủ của Tổng thống Donald Trump xem xét vụ việc này.
Bản kiến nghị
Ngày 20/5, một bản kiến ​​nghị trực tuyến đã xuất hiện trên trang web của Nhà Trắng, yêu cầu tổ chức “một cuộc điều tra kỹ lưỡng đối với hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của mạng xã hội Twitter”. Tác giả bản kiến ​​nghị cho biết Twitter đang đàn áp những tiếng nói chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) và đình chỉ các tài khoản bất đồng chính kiến, trong khi để yên cho các tài khoản ủng hộ Bắc Kinh.
Theo bản kiến nghị, các biện pháp kiểm duyệt của Twitter gần đây đã leo thang cấp độ sau khi Tiến sĩ Lý Phi Phi (Li Fei Fei) – một chuyên gia AI và cựu phó chủ tịch Google – gia nhập ban giám đốc của Twitter.
Theo báo cáo công khai giai đoạn 2017-2018, bà Lý, trưởng nhóm AI của Google, đã phối hợp vận hành các chương trình kỹ thuật quân sự quy mô lớn với ĐCSTQ tại trung tâm AI của Google ở Bắc Kinh, một trong số đó là Dự án Maven. Theo Taiwan News, bà Lý đã từ chức tại Google sau một vụ bê bối, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo hàng đầu ĐCSTQ.
Bản kiến nghị cho biết, vào ngày 18/5, nhiều người dùng Twitter có quan điểm phản đối ĐCSTQ đã bị đóng tài khoản vô thời hạn.
Bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Mỹ điều tra hành vi “vi phạm quyền tự do ngôn luận của Twitter, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Tiến sĩ Lý Phi Phi và ĐCSTQ, bởi đây là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ”.
Vụ càn quét tài khoản ngày 18/5
Ngày 11/5, Twitter ra thông cáo báo chí cho biết bà Lý Phi Phi, chuyên gia về AI và cựu Phó chủ tịch của Google, sẽ gia nhập ban giám đốc Twitter.
Một tuần sau, một nhà văn Trung Quốc với bút danh Caijinglengyan (Tài Kinh Lãnh Nhãn), phát hiện 4 tài khoản của anh bị xóa đồng thời vào ngày 18/5. Quyết định xóa không đi kèm bất cứ lời giải thích nào cho đến ngày 23/5, khi anh nhận được thông báo cho biết các tài khoản đã bị xóa vì vi phạm quy tắc của Twitter về việc cấm đăng tải nội dung tương đồng trên các tài khoản trùng lặp.
Phản bác lại quyết định này, anh cho biết mình chỉ đăng nội dung trên một tài khoản và sử dụng tài khoản còn lại để chia sẻ bài đăng gốc. Anh cũng chỉ ra Twitter không có chính sách cấm một người có nhiều hơn một tài khoản.
Nhà văn này cho rằng lý do thực sự khiến tài khoản bị khóa là do một bài đăng ngày 17/5, trong đó anh phát biểu một thành viên ban giám đốc mới của Twitter có “thân phận đỏ”. Trong bài đăng, anh cho biết bà Lý là thành viên của một hiệp hội sinh viên liên kết với Mặt trận Thống nhất, đồng thời có quan hệ mật thiết với “Thế hệ đỏ thứ hai” và “Thế hệ đỏ thứ ba”, tức thế hệ con và cháu của các lãnh đạo lão thành của ĐCSTQ.
Tài Kinh Lãnh Nhãn cho biết nhiều tài khoản Twitter của các nhà bất đồng chính kiến ​​khác cũng đột nhiên bị xóa mà không có thông báo trước. Sau khi liên lạc với chủ nhân của những tài khoản này, anh được biết rằng họ cũng từng chỉ trích bà Lý hoặc đưa ra bình luận về bà, và không lâu sau tài khoản của họ cũng bị khóa.
Anh cũng viện dẫn trường hợp của @beacon__news (灯塔爆料社) và @ kevinheaven9 (Calvin 看美国) – hai người dùng Twitter khác cũng có tài khoản đột nhiên ngừng hoạt động. Anh cho biết một người dùng Twitter chỉ đơn giản viết mấy chữ “Lý Phi Phi đang đến, tôi phải chạy thôi”, mà chẳng lâu sau cả tài khoản chính và phụ của anh đã bị đình chỉ.
Theo Liberty Times, ông Vương Long Bàng – nhà bất đồng chính kiến ​​người Hoa sống ở Pháp – nhận định việc Twitter đình chỉ tài khoản những người chỉ trích “chắc hẳn có liên quan đến việc bà Lý được bổ nhiệm vào ban giám đốc Twitter, bởi khi đó những lời chỉ trích và thông tin nhạy cảm về bà Lý sẽ bị kiểm duyệt. Đây cũng là cách hành xử mang màu sắc rất Bắc Kinh’”. Ông Vương tin rằng Twitter đang nhanh chóng bị “nhuộm đỏ” sau khi bà Lý được bổ nhiệm.
Trang sử đen tại Google và mối thân tình với ĐCSTQ
Bà Lý đã rời Google năm 2018 sau khi một loạt email nội bộ rò rỉ tiết lộ rằng, nếu dự án Project Maven bị công khai, bà Lý sẽ quan tâm đến tổn hại hình tượng Google trong mắt công chúng nhiều hơn là những vi phạm đạo đức được hơn 3.000 nhân viên Google bày tỏ quan ngại.
Project Maven là một dự án trí tuệ nhân tạo AI của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, mục đích nhằm vận dụng AI để hỗ trợ máy bay không người lái (drone) quân sự lựa chọn mục tiêu dựa trên các thước phim video. Các nhân viên Google cho rằng hãng này không nên tham gia vào quá trình sản xuất công nghệ vũ khí của chính phủ.
Trong nhiệm kỳ ở Google, khi bà Lý mở một cơ sở nghiên cứu AI ở Bắc Kinh, bà đã không phản đối Dự án Dragonfly gây tranh cãi, một dự án xây dựng công cụ tìm kiếm giống Google Search nhưng được tùy chỉnh theo yêu cầu kiểm duyệt của ĐCSTQ để dùng ở đại lục.
Dòng chú thích trong ảnh: “Lý Phi Phi trở về đất mẹ để quản lý nhóm Google AI Trung Quốc: Hãy trung thành với sứ mệnh sáng lập của chúng tôi, Trung Quốc đang trỗi dậy”. (Ảnh chụp màn hình bài đăng trên Weibo)
Khi nắm quyền điều hành trung tâm AI mới của Google ở ​​Bắc Kinh, bà Lý đã lặp lại khẩu hiệu của ĐCSTQ là “hãy trung thành với sứ mệnh sáng lập của chúng tôi” và nói rằng “Trung Quốc đang trỗi dậy”, theo truyền thông Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà Lý cũng bị cáo buộc có mối quan hệ mật thiết với một hiệp hội sinh viên có liên kết với Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, theo Radio Free Asia.
Nếu bản kiến nghị trực tuyến thu thập được tối thiểu 100.000 chữ ký cho tới ngày 19/6, chính phủ của Tổng thống Donald Trump sẽ xem xét và đưa ra phản hồi công khai đối với vụ việc. Nhà Trắng cũng đang cân nhắc kế hoạch điều tra các hãng công nghệ như Twitter, Facebook, Google liên quan đến những cáo buộc về kiểm duyệt thông tin và vi phạm tự do ngôn luận khi các mạng xã hội này dập tắt những tiếng nói theo trường phái conservative, tức bảo lưu các giá trị truyền thống phương Tây.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cu-dan-mang-keu-goi-chinh-quyen-trump-dieu-tra-lanh-dao-than-trung-quoc-cua-twitter.html

Người gốc Việt trở thành cố vấn pháp lý cho các phiên tòa trục xuất của ICE

An Hải
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa bổ nhiệm Luật sư – Thẩm phán gốc Việt Tony Phạm vào chức Cố vấn Trưởng Pháp lý của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) tại thủ đô Washington, lãnh đạo hơn 1,100 công tố viên và hàng trăm nhân viên thực thi pháp lý liên quan đến việc trục xuất các di dân bất hợp pháp trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ.
Văn phòng Cố vấn Trưởng Pháp lý (Office of the Principal Legal Advisor – OPLA) do Thẩm phán Tony Phạm lãnh đạo là cơ quan pháp lý lớn nhất tại Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS), và đây cũng là cơ quan đại diện duy nhất của DHS trong các phiên tòa xét xử trục xuất người nhập cư, bao gồm các trường hợp khủng bố và vi phạm nhân quyền.
Ông Tony Phạm có nhiệm vụ cố vấn pháp lý cho hơn 1.500 các nhân viên của OPLA giúp thực thi luật nhập cư và luật hải quan của Hoa Kỳ, quản lý ngân sách hàng năm đến 290 triệu đôla. Ngoài trụ sở chính tại thủ đô Washington, OPLA còn có 25 Văn phòng Công tố viên trưởng tại hơn 60 khu vực trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn với VOA nhân dịp Hoa Kỳ vinh danh Người Mỹ gốc Á trong tháng 5, Luật sư Tony Phạm viết: “Tôi rất vinh hạnh là người Mỹ gốc Á đầu tiên và duy nhất đảm nhận chức Cố vấn Trưởng Pháp lý cho ICE. Tôi cũng là người gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào trị trí này.”
45 năm về trước, vào ngày 19/04/1975, khi mới hai tuổi, ông cùng gia đình đã rời Việt Nam chỉ hai tuần trước khi Sài Gòn sụp đổ.
“45 năm sau, đứa trẻ tị nạn sợ hãi đó đã trở thành Cố vấn Trưởng Pháp lý cho ICE trực thuộc DHS. Sự hy sinh của thế hệ trước làm cho quyết tâm cống hiến cộng đồng của tôi càng thêm mạnh mẽ,” Luật sư Tony Phạm chia sẻ.
Là con trai của cựu trung tá Công Binh Việt Nam Cộng hòa, ông Tony Phạm luôn tri ân những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam. Ông viết trên Facebook dịp kỷ niệm 45 năm ngày Sài gòn thất thủ: “Tôi nghĩ về 58.000 quân nhân đã bị giết ở Việt Nam. Tôi nghĩ về hơn 1.200 người đang mất tích trong chiến tranh. Tôi nghĩ về hàng ngàn gia đình đã bị đẩy lên những chiếc thuyền chạy trốn khỏi Việt Nam, rồi lênh đênh trên Biển Đông.”
Cố vấn Trưởng Pháp lý ICE Tony Phạm chia sẻ với VOA: “Khi cộng đồng của chúng tôi bắt đầu hành trình mới ở Mỹ, cha mẹ chúng tôi phải vật lộn để học một ngôn ngữ mới, một nền văn hóa mới và bắt đầu lại từ đầu. Các cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa của chúng tôi đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ đất nước của chúng tôi trong chiến bại. Nhiều người đã trả giá đắt bằng cả sinh mạng của họ.”
Ông nói thêm: “Lịch sử của người gốc Việt ở Mỹ và cuộc đấu tranh của cộng đồng của chúng tôi luôn là điều thôi thúc tôi cam kết phục vụ công cộng trọn đời.”
Khi chúng tôi là những người tỵ nạn đến quốc gia này để tìm kiếm niềm hy vọng và cơ hội, tôi đã thọ ơn nước Mỹ. Tôi thọ ơn vì được hưởng các quyền tự do và cơ hội mà tôi phải đáp trả. Để làm điều này,
tôi cam kết với cộng đồng của mình là quyết tâm trở thành một công dân chăm chỉ và truyền lại kinh nghiệm và cơ hội của mình để phục vụ những người xung quanh,” ông Tony Phạm viết trên trang ICE.
“Điều này có nghĩa là tôi có nghĩa vụ thể hiện sự tôn trọng đối với thế hệ trước, người đã vạch ra con đường này cho tôi và tôi muốn tiếp tục tạo cơ hội như thế cho các sinh viên trẻ gốc Việt trong thế hệ kế tiếp,” ông Tony Phạm nói.
Để vươn đến thành công, ngoài việc đánh giá cao về giá trị gia đình, tinh thần vượt khó, Luật sư Tony Phạm còn nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục. Ông chia sẻ: “Giáo dục là phương tiện giúp chúng ta thoát nghèo. Giáo dục tạo nên sự cân bằng tuyệt vời, trang bị cho chúng ta các công cụ nghề nghiệp. Tôi được dạy rằng một khi tôi có được tri thức thì không ai có thể lấy mất tri thức của tôi.”
Ông Tony Phạm có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, từng là một công tố viên và giám sát một nhà tù tại tiểu bang Virginia.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-goc-viet-tro-thanh-co-van-phap-ly-cho-cac-phien-toa-truc-xuat-cua-ice/5437659.html

Mỹ: 4 cảnh sát bị sa thải sau cái chết của người da đen không vũ khí

Bốn cảnh sát thành phố Minneapolis ở Minnesota bị sa thải hôm 26/5 sau khi video cho thấy một người đàn ông da đen không vũ trang nằm xấp mặt xuống đường, nói rằng ông “không thể thở được”, khi một cảnh sát da trắng dùng đầu gối đè lên cổ ông trong vài phút.
Vài giờ sau khi quyết định sa thải được công bố, hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra các đường phố quanh hiện trường vụ chết người xảy ra tối 25/5. Nhiều người đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.
Cuộc xuống đường ôn hòa đã trở nên hỗn loạn sau khi cảnh sát chống bạo loạn sử dụng hơi cay và loại đạn không gây sát thương nhắm vào đám đông, trong khi người biểu tình ném các chai nước và các vật dụng khác về phía cảnh sát.
Một đoạn video tin tức địa phương cho thấy một số người biểu tình phá hoại bên ngoài một đồn cảnh sát.
Cảnh sát trưởng Minneapolis Medaria Arradondo đầu ngày 26/5 cho các phóng viên biết rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã mở một cuộc điều tra theo yêu cầu của ông sau khi vụ bắt giữ gây tử vong được ghi lại trên video đêm trước đó.
Thị trưởng Jacob Frey cũng nói tại cuộc họp báo rằng dù kết quả điều tra ra sao thì cái chết của ông George Floyd không chính đáng và sắc tộc là một yếu tố trong vụ này.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-4-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-b%E1%BB%8B-sa-th%E1%BA%A3i-sau-c%C3%A1i-ch%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-da-%C4%91en-kh%C3%B4ng-v%C5%A9-kh%C3%AD/5437699.html

Mỹ: Một phụ nữ bị đuổi việc  sau khi gọi cảnh sát vu cáo một ông da đen

Một phụ nữ da trắng gọi cảnh sát sau khi một người đàn ông da đen yêu cầu bà xích chó của mình vào dây dẫn đi, ở công viên Central Park, New York vừa bị một công ty đầu tư đuổi việc.
Công ty đầu tư Franklin Templeton thông báo trên Twitter hôm thứ Ba rằng họ đã sa thải một nhân viên, “có hiệu lực ngay lập tức”.
“Chúng tôi không dung thứ cho bất kỳ sự phân biệt chủng tộc nào tại Franklin Templeton”, tweet trên viết.
Christian Cooper, một người quan sát chim, yêu cầu người phụ nữ xích chó của mình lại vì sợ nó có thể gây nguy hiểm cho động vật hoang dã.
Ông Cooper và người phụ nữ, được xác định là Amy Cooper (không quan hệ với nhau), đang dạo trong một phần của Central Park có tên là Ramble, một khu vực phổ biến dành cho những người quan sát chim, nơi chó lúc nào cũng phải được xích, theo quy định.
Ông Cooper cho biết cuộc trao đổi của họ bắt đầu khi ông thấy chú chó của bà Cooper “xé tan khu trồng cây” trong khu vực.
“Thưa bà, những con chó dẫn vào trong Ramble luôn phải ở trên dây xích. Dấu hiệu ở ngay đó”, ông Cooper nói ông nói với bà, nhưng bà Amy Cooper từ chối kiềm chế con chó của mình.
Khi Christian Cooper bắt đầu quay phim, bà Cooper nói rằng sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát và nói với họ “có một người đàn ông Mỹ gốc Phi đang đe dọa mạng sống của tôi”.
Sau đó, bà Cooper gọi cho nhân viên cấp cứu và nhắc lại, “Ông ta là người Mỹ gốc Phi”, trước khi cầu xin họ gửi một cảnh sát đến.
Một đoạn video được quay bởi ông Cooper và đăng trên phương tiện truyền thông xã hội đã lan truyền vào thứ Hai, thu hút hàng chục triệu lượt xem và thúc đẩy các cuộc thảo luận về số người đàn ông da đen bị cảnh sát giết chết ở Mỹ.
Bà Cooper sau đó đã xin lỗi, nói rằng mình đã “phản ứng thái quá”. “Tôi chân thành và khiêm tốn xin lỗi mọi người, đặc biệt là với người đàn ông đó, gia đình ông ấy”, bà nói với NBC News.
Bà Cooper cũng phải đối mặt với những cáo buộc về sự tàn ác với động vật, sau khi trông bà có vẻ đang xiết cổ con chó của mình bằng dây xích khi kiềm chế nó để gọi cảnh sát. Sau khi video bị lan tỏa, bà đã đưa chú chó đến một trung tâm giữ chó.
“Chú chó hiện đang được chúng tôi chăm sóc, nó an toàn và có sức khỏe tốt”, tổ chức này viết trên Facebook.
Các hồ sơ LinkedIn và Instagram hiện đã bị xóa của bà Cooper cho thấy bà có thể là người Canada.
Virus corona đẩy tâm lý kỳ thị Trung Quốc lên cao
Này Trump, tôi cũng là người Mỹ
Suy nghĩ của một người Mỹ gốc Việt về Black History Month
Franklin Templeton ban đầu đã bảo bà Cooper tạm nghỉ trong khi điều tra vụ việc, trước khi tuyên bố sa thải.
Phát biểu với NBC News, ông Cooper đã nêu ra vụ bắn súng cao cấp gần đây của Ahmaud Arbery, một người đàn ông da đen 25 tuổi, đang chạy bộ khi bị hai người đàn ông da trắng giết chết vào tháng Hai.
“Chúng tôi sống trong thời đại của Ahmaud Arbery, nơi những người đàn ông da đen bị bắn chết vì những giả định mà mọi người đưa ra về đàn ông da đen, người da đen và tôi sẽ không tham gia vào điều đó”, ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52817207

Lần đầu tiên số ca tử vong vì coronavirus tại Brazil cao hơn Hoa Kỳ trong 24 giờ

Lần đầu tiên, số ca tử vong vì coronavirus trong một ngày ở Brazil cao hơn Hoa Kỳ, biến Brazil trở thành một trong những quốc gia có nhiều ca nhiễm nhất thế giới.
Hôm thứ Hai (25/05/2020), Brazil có 807 người chết trong 24 giờ, trong khi Hoa Kỳ có 620 người chết. Brazil hiện là ổ dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 374,000 ca nhiễm, sau Hoa Kỳ với 1.66 triệu ca nhiễm.
Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất Nam Mỹ trong tuần qua đã vượt Tây Ban Nha, Ý, Anh và Nga về số ca nhiễm và có hơn 23,000 người chết. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo Brazil không nên mở cửa lại nền kinh tế và Hoa Kỳ đã cấm du khách nước ngoài đến từ Brazil.
Tại Hoa Kỳ, khi số người chết vì đại dịch đã tiến gần đến cột mốc 100,000 người, nhiều người Mỹ vẫn đi đến các bãi biển và công viên vào cuối tuần của lễ Chiến sĩ trận vong. Trong khi nhiều người Mỹ đeo khẩu trang và tuân thủ các quy tắc khoảng cách an toàn, thì vẫn còn nhiều người không tuân thủ.
Hình ảnh các hồ bơi và lối đi chật cứng đã gây ra mối lo về đợt bùng phát virus mới đã lây nhiễm gần 5.5 triệu người trên toàn thế giới và giết chết hơn 346,000 người.
Trong khi đó, hy vọng về thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị virus tiềm tàng đã bị dập tắt khi WHO tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng để xem xét mức độ an toàn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/lan-dau-tien-so-ca-tu-vong-vi-coronavirus-tai-brazil-cao-hon-hoa-ky-trong-24-gio/

Liên hiệp quốc: Bắc-Nam Triều Tiên vi phạm lệnh ngừng bắn tại Vùng Phi Quân sự

Cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều có lỗi khi nỗ súng qua lại trước đây trong tháng tại vùng phi quân sự, theo một cuộc điều tra của Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc.
Một phúc trình công bố ngày 26/5 của Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc do Mỹ lãnh đạo nói vụ này vi phạm lệnh ngừng bắn chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Phúc trình cho biết Triều Tiên ngày 3/5 vi phạm lệnh ngừng bắn khi nổ 4 loạt đạn súng nhỏ vào một trạm canh của Hàn Quốc. Phúc trình cũng nói binh sĩ Hàn Quốc vi phạm thỏa thuận đình chiến khi đáp trả với hai loạt đạn.
Tuy nhiên Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc không thể xác định là Triều Tiên nổ súng là “cố ý hay nhầm lẫn.” Phúc trình nói Triều Tiên được mời tham gia cuộc điều tra, nhưng chưa trả lời chính thức.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đưa ra một tuyên bố nói rất tiếc là phát hiện của Liên hiệp quốc không điều tra rõ về hành vi của Triều Tiên. Bộ cũng nói binh sĩ của họ theo đúng các thủ tục trong sách hướng dẫn khi đáp trả vụ nổ súng của Triều Tiên.
Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc giám sát các hoạt động doc theo Vùng Phi Quân sự được dùng như trái độn giữa Nam và Bắc Triều Tiên.
Hai bên trên nguyên tắc vẫn còn trong tình trạng chiến tranh vì chưa đạt được một hiệp ước hòa bình chính thức.
https://www.voatiengviet.com/a/li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%AFc-nam-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-vi-ph%E1%BA%A1m-l%E1%BB%87nh-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn-t%E1%BA%A1i-v%C3%B9ng-phi-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1/5437361.html

WHO khuyến cáo về “cao điểm thứ hai” ở những khu vực nơi COVID-19 đang suy giảm

Tin từ GENEVA, Thụy Sĩ – Vào hôm thứ Hai (25/5), Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các quốc gia nơi các ca nhiễm coronavirus đang giảm vẫn có thể phải đối mặt với “cao điểm thứ hai” nếu họ nới lỏng quá sớm các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.
Bác sĩ Mike Ryan, người đứng đầu các trường hợp khẩn cấp của WHO, cho biết thế giới vẫn đang ở giữa làn sóng bùng phát coronavirus đầu tiên, đồng thời lưu ý rằng dù các ca bệnh đang giảm ở nhiều quốc gia, nhưng chúng vẫn đang gia tăng ở Trung và Nam Mỹ, Nam Á và Châu Phi.
Ông Ryan cho biết dịch bệnh thường xuất hiện theo đợt, có nghĩa là dịch bệnh có thể tái xuất hiện vào cuối năm nay tại những nơi đợt bùng phát đầu tiên lắng xuống. Cũng có khả năng tỷ lệ lây nhiễm có thể tăng trở lại với tốc độ nhanh hơn nếu các biện pháp ngăn chặn làn sóng đầu tiên được dỡ bỏ quá sớm.
Ông cho rằng các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ nên tiếp tục áp dụng các biện pháp xã hội và y tế công cộng, các biện pháp giám sát, các biện pháp kiểm tra và một chiến lược toàn diện để bảo đảm rằng đại dịch tiếp tục đi theo quỹ đạo suy giảm và đỉnh điểm thứ hai của đại dịch không xuất hiện.
Nhiều quốc gia châu Âu và các tiểu bang Hoa Kỳ thực hiện các bước trong những tuần gần đây, để dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nhưng gây ra tác hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế. (BBT)
https://www.sbtn.tv/who-khuyen-cao-ve-cao-diem-thu-hai-o-nhung-khu-vuc-noi-covid-19-dang-suy-giam/

Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngừng thử nghiệm hydroxychloroquine dùng để chữa COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng sử dụng hydroxychloroquine để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 vì lo ngại rằng thuốc này có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Hành động này được đưa ra sau khi tạp chí y khoa The Lancet đưa tin vào thứ sáu (ngày 22 tháng 5) rằng bệnh nhân dùng hydroxychloroquine có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các bệnh nhân coronavirus khác.
WHO có 3,500 bệnh nhân từ 17 quốc gia tham gia vào chương trình mang tên Solidarity Trial. Đây là một nỗ lực được WHO giám sát để tìm ra phương pháp điều trị mới cho COVID-19.
Các bệnh nhân trong thử nghiệm đã được chỉ định ngẫu nhiên để được điều trị bằng hydroxychloroquine, một loại thuốc trị sốt rét thông thường, hoặc 3 loại thuốc thử nghiệm khác được kết hợp để điều trị COVID-19. Chỉ có phần thử nghiệm hydroxychloroquine phải tạm ngừng.
Nhà khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan, cho biết WHO vẫn chưa có dữ kiện cho thấy vấn đề với hydroxychloroquine trong nghiên cứu riêng của họ, nhưng bài báo của The Lancet đã mang đến nhiều câu hỏi cho các nhà điều tra về Solidarity Trial.
Tổng thống Trump đã ủng hộ việc sử dụng hydroxychloroquine trong đại dịch mặc dù không có nhiều nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả của loại thuốc này đối với coronavirus. Tổng Thống còn cho biết chính ông đã dùng  hydroxychloroquine để chống lại virus. Các thử nghiệm đang được tổ chức bởi WHO đang kiểm tra việc sử dụng loại thuốc này như một phương pháp điều trị cho những bệnh nhân nhập viện nhiễm COVID-19, chứ không phải là một loại thuốc để ngăn ngừa bệnh.
Hội đồng đánh giá của WHO sẽ kiểm tra bảy nghiên cứu khác trên toàn cầu, bao gồm Recovery Trial ở Vương quốc Anh đang sử dụng hydroxychloroquine cho bệnh nhân COVID-19 để xem họ có gặp vấn đề tương tự không. Bà Swaminathan cho biết tổ chức dự kiến sẽ đưa ra quyết định có nên tiếp tục thử nghiệm hydroxychloroquine trong Solidarity Trial trong một hoặc hai tuần nữa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/to-chuc-y-te-the-gioi-ngung-thu-nghiem-hydroxychloroquine-dung-de-chua-covid-19/

Virus corona: WHO cảnh báo châu Mỹ Latinh trở thành tâm dịch thế giới

Thụy My
Tổ Chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), hi nhánh của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), chuyên giám sát dịch bệnh tại châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê hôm 26/05/2020 báo động khu vực này đang trở thành tâm dịch, virus corona đang lây lan nhanh tại Brazil, Pêru và Chilê.
Với khoảng 730.000 ca trên tổng số 5 triệu người nhiễm virus corona trên thế giới, và trên 39.500 trường hợp tử vong tính đến ngày 25/05, châu Mỹ Latinh đã vượt qua châu Âu và Hoa Kỳ về số người bị lây nhiễm hàng ngày.
Bà Carissa Etienne, giám đốc PAHO tỏ ra đặc biệt quan ngại về số ca nhiễm mới tuần rồi tại Brazil, đang ở mức cao nhất. Tình hình Pêru và Chilê cũng tương tự, chứng tỏ dịch bệnh tiếp tục lan rộng tại đây.
Brazil hiện đứng thứ nhì về số ca dương tính trên thế giới với 375.000 ca, chỉ sau Hoa Kỳ, và 24.512 trường hợp tử vong; con số này bị các chuyên gia cho là quá thấp so với thực tế. Chỉ riêng trong 24 giờ qua, đã có 1.039 người chết vì Covid-19, bệnh viện ở hai bang Sao Paolo và Rio de Janeiro có nguy cơ bị quá tải.
Tại Pêru, lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong một ngày đã lên đến mức kỷ lục là 5.772, nâng tổng số ca dương tính lên 130.000. Có đến 70% bệnh nhân tập trung tại thủ đô Lima và cảng Callao kế cận. Pêru phong tỏa từ 72 ngày qua với lệnh giới nghiêm ban đêm, hiện cứ 4 người dân thì có 1 người mất hoàn toàn nguồn thu nhập.
Còn tại Mêhicô, số người chết vì Covid-19 đã lên đến mức cao nhất là 8.134 người, và 74.560 ca dương tính. Chỉ trong vòng 24 giờ qua đã có thêm 3.455 ca nhiễm mới và 501 trường hợp tử vong.
PAHO kêu gọi các nước tiếp tục chiến đấu chống dịch, không nên dỡ bỏ những biện pháp phong tỏa trong lúc này, khuyến cáo nên phối hợp giữa giãn cách xã hội, xét nghiệm và tăng cường lực lượng y tế.
Ngược lại ở Hoa Kỳ, đã ba ngày liên tiếp số bệnh nhân tử vong hàng ngày xuống dưới mức 700 người, tổng cộng đã có 98.875 người chết vì virus corona tại Mỹ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200527-virus-corona-who-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-ch%C3%A2u-m%E1%BB%B9-latinh-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-t%C3%A2m-d%E1%BB%8Bch-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Điểm tin COVID

Lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ đối với du khách từ Brazil có hiệu lực từ 26/5, sớm hơn hai ngày so với loan báo của Tòa Bạch Ốc trước đó trong nỗ lực thêm nữa nhằm chặn đứng virus corona lây lan.
Các giới chức không cung cấp lý do rõ rệt nào khi áp dụng lệnh cấm sớm hơn ngày dự trù 28/5.
Lệnh cấm áp dụng cho người nước ngoài nào vào Mỹ mà 14 ngày trước đó có ở Brazil. Các giới chức y tế nói có thể mất từ 2 đến 14 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện đối với một số người nhiễm COVID-19.
Brazil trở thành một điểm nóng mới của virus corona, chỉ sau Mỹ về số ca được xác nhận, theo thống kê của Trường đại học Johns Hopkins.
Bộ Y tế Brazil ngày 25/5 cho hay COVID-19 giết chết 807 người trong 24 giờ qua. Con số tử vong trong một ngày tại Mỹ là 620 người.
Tòa Bạch Ốc nói lệnh cấm du hành “sẽ giúp đảm bảo là những người nước ngoài từng có mặt tại Brazil không trở thành nguồn lây nhiễm thêm tại đất nước chúng ta.”
Tổng thống Donald Trump có lệnh cấm tương tự đối với Trung Quốc, Iran, Anh, Ireland và 26 nước ở khu vực Schengen Châu Âu.
Làm giảm tính nghiêm trọng của virus
Trong nhiều tháng, Tổng thống cực hữu của Brazil đã giảm nhẹ tầm nghiêm trọng của virus corona, thúc đẩy doanh thương mở cửa, và bác bỏ nhiều khuyến cáo về giãn cách xã hội.
Ông xem virus chỉ như là “bệnh cúm” và nói rằng nền kinh tế suy sụp sẽ giết nhiều người hơn là bệnh này. Ông nói những người Brazil lo lắng về virus corona là có vấn đề thần kinh.
WHO ngưng thử nghiệm thuốc hydroxychloroquine
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới ngày 25/5 loan báo WHO ngưng sử dụng hydrochloroquine trong những cuộc thử nghiệm để tìm cách chữa trị virus corona trong khi các chuyên gia duyệt xét sự an toàn của thuốc.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhắc đến một cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Lancet, theo đó các tác giả báo cáo về tỉ lệ tử vong ước lượng cao hơn giữa những bệnh nhân COVID dùng thuốc này.
Ông Tedros nhấn mạnh là thuốc “được chấp nhận an toàn tổng quát để sử dụng cho các bệnh nhân bị các bệnh tự miễn nhiễm hay bệnh sốt rét.”
Người đứng đầu khẩn cấp của WHO, bác sĩ Michael Ryan, nói cho tới nay không có vấn đề về thuốc trong những thử nghiệm của WHO, nhưng ngưng dùng thuốc là một biện pháp thận trọng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump quảng bá hydroxychloroquine như một phương thuốc chữa trị virus corona hiệu nghiệm và cho biết đã uống thuốc này dù ông không xét nghiệm dương tính với virus corona.
Ả Rập Xê Út nới lỏng lệnh đóng cửa
Ả Rập Xê Út sẽ nới lỏng một số lệnh đóng cửa vào Chủ nhật tới đây, trong đó có việc dỡ bỏ một số lệnh cấm đi lại trong nước, cầu nguyện trong các đền thờ và ăn uống tại các nhà hàng và các tiệm cà phê.
Một thông báo được thông tấn xã nhà nước đưa ra hôm 26/5 nói tất cả hạn chế sẽ chấm dứt vào ngày 21/6, trừ thành phố Mecca. Ả Rập Xê Út báo cáo có khoảng 75.000 ca nhiễm virus.
Chile ghi nhận thêm 4.895 ca nhiễm hằng ngày, số cao kỷ lục. Bộ trưởng Công chánh Alfredo Moreno loan báo trên Twitter là ông dương tính với virus dù cho tới nay ông không có triệu chứng nào cả.
Tại Indonesia, binh sĩ và cảnh sát đang thực thi lệnh mang khẩu trang và giãn cách xã hội. Ngày 26/5 nước này báo cáo tổng cộng có 23.165 ca nhiễm và 1.418 người chết.
Anh cân nhắc mở cửa lại các khu chợ ngoài trời
Thủ tướng Anh Boris Johnson loan báo kế hoạch tái mở cửa các khu chợ ngoài trời vào ngày 1/6, với tất cả các cửa hàng được hoạt động trở lại vào ngày 15/6. Ông nói điều quan trọng là việc nới lỏng các hạn chế được thi hành theo phương cách “không có nguy cơ phát sinh một đợt virus bùng phát thứ hai.”
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91i%E1%BB%83m-tin-covid/5436971.html

Liên Âu đưa ra kế hoạch 750 tỷ euro khắc phục hậu quả Covid-19

Thanh Hà
Trong khuôn khổ kế hoạch ngân sách cho giai đoạn 2021-2027, ngày 27/05/2020 chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen công bố kế hoạch chấn hưng kinh tế sau khủng hoảng Covid-19. Tới nay, 27 thành viên còn nhiều bất đồng về các biện pháp hỗ trợ những quốc gia bị virus corona tàn phá nghiêm trọng nhất.
Ngân sách chung châu Âu cho giai đoạn 7 năm sắp tới liên tục là đề tài gây chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu. Với khủng hoảng y tế do virus corona gây nên, Ủy Ban Châu Âu chủ trương ngân sách phải bao gồm luôn cả kế hoạch vực dậy kinh tế Liên Âu sau đại dịch Covid-19. Một lần nữa đây lại là đề tài gây nhiều tranh cãi.
Theo báo Le Monde, Bruxelles thông báo kế hoạch 750 tỷ euro chấn hưng kinh tế. Câu hỏi đặt ra là số tiền nói trên trên sẽ được cấp dưới hình thức nào ? Đó sẽ là khoản trợ cấp trực tiếp hay các khoản tín dụng cấp cho các thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu ? Hôm 18/05/2020, hai thành viên quan trọng nhất của Liên Âu là Đức và Pháp lần đầu tiên cùng đề nghị Liên Âu chia sẻ gánh nặng nợ nần liên quan đến 500 tỷ euro.
Theo giới quan sát, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đang chuẩn bị đề xuất một số biện pháp mang tính “lịch sử” như phân tích của thông tín viên Pierre Bénazet từ Bruxelles :
Nếu không là thời điểm lịch sử, thì ít nhất đây cũng là một thời khắc then chốt đối với Liên Hiệp Châu Âu. Các đề xuất mà Ủy Ban Châu Âu đưa ra vào hôm nay để thúc đẩy trở lại kinh tế có khuynh hướng đi theo hướng mà Đức và Pháp đã đưa ra.
Có khả năng kế hoạch của Ủy Ban Châu Âu bao gồm hàng trăm tỷ euro tín dụng như điều một số thành viên chặt chẽ trong việc chi tiêu mong muốn. Bên cạnh đó sẽ có cả các biện pháp trợ cấp trực tiếp như sáng kiến của Đức và Pháp.
Để thực hiện được kế hoạch này, đích thân Ủy Ban Châu Âu sẽ phải đi vay tín dụng trên các thị trường tài chính. Đây là một bước đầu tiên hết sức quan trọng. Khả năng này trong tương lai sẽ mở ra viễn cảnh ngân sách của Liên Âu sau này sẽ ngày càng trông chờ vào những nguồn vốn tự có, chẳng hạn như tìm nguồn thu nhập từ thuế các- bon áp dụng tại các cửa khẩu. Đây là một giả thuyết vẫn thường được nêu lên.
Ủy Ban Châu Âu có tham vọng đưa kế hoạch thúc đẩy kinh tế này vào ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu cho giai đoạn 7 năm sắp tới. Như vậy ngân sách chung châu Âu sẽ được nhân lên gấp đôi, đạt 2000 tỷ euro. Trong khi mà cho đến nay, những kế hoạch vài chục triệu euro cũng đủ để các bên không thể tìm ra đồng thuận”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200527-li%C3%AAn-%C3%A2u-%C4%91%C6%B0a-ra-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-1000-t%E1%BB%B7-euro-kh%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-h%E1%BA%ADu-qu%E1%BA%A3-covid-19

Bảo vệ môi trường: Châu Âu muốn cải tổ triệt để nền nông nghiệp và lối tiêu thụ

Trọng Thành
Ngày 20/05/2020, Liên Hiệp Châu Âu có một bước tiến mới trong nỗ lực hướng đến một xã hội lấy thân thiện với môi trường, sinh thái làm mục tiêu phát triển. Mục Theo dòng thời sự của RFI tổng hợp thông tin về một số nét lớn của hai kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh thái và cải cách triệt để nền nông nghiệp và thói quen ăn uống. Thay đổi cùng lúc thái độ với thiên nhiên, cách làm nông nghiệp và ý thức tiêu thụ là chiến lược mà Ủy Ban Châu Âu hướng đến.
Hai kế hoạch về « bảo vệ đa dạng sinh học » và thúc đẩy một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, được Ủy Ban Châu Âu chính thức công bố, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn thể Liên Hiệp đang tìm kiếm chiến lược chấn hưng kinh tế thoát khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, cùng lúc với áp lực gia tăng trong giới chính trị, trong xã hội, nhằm sao cho chiến lược chấn hưng kinh tế gắn liền với cuộc chuyển đổi sang kinh tế Xanh trên quy mô toàn châu lục.
Ba nét lớn trong hai kế hoạch 
Nhật báo Le Monde cho biết hai kế hoạch Đa dạng sinh học 2030 và Từ trang trại đến Bàn ăn (F2F) đặt ra nhiều mục tiêu để đa dạng sinh học trên lãnh thổ châu Âu bắt đầu hồi phục, trước năm 2030 và bảo đảm cho mọi người được hưởng các thực phẩm an toàn, cổ vũ cho việc hướng đến một nền nông nghiệp bền vững hơn. Theo phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Frans Timmermans, « cuộc khủng hoảng virus corona cho thấy xã hội chúng ta dễ tổn thương như thế nào và việc tái lập lại cân bằng giữa các hoạt động của con người và thiên nhiên quan trọng như thế nào ». 
Đọc thêm : Châu Âu « hậu Covid-19 » : Áp lực chuyển sang kinh tế Xanh
Để chặn đứng đà suy thoái đa dạng sinh học, Ủy Ban đề xuất phải có 30% diện tích đất và 30% biển  của Liên Hiệp Châu Âu được bảo vệ, so với mức 26% và 11% như hiện nay. Mục tiêu đặt ra là tương đương với mục tiêu của Công ước Liên Hiệp Quốc về Đa dạng Sinh học, với dự kiến khoảng 30% diện tích Trái đất được bảo vệ (theo dự thảo đầu năm nay). Bên cạnh đó, 10% không gian trên đất liền và trên biển cần được bảo vệ nghiêm ngặt, so với mức 1 % hiện nay.
Le Monde chú ý đến ba nét chính trong chiến lược đa dạng sinh học và nông nghiệp bền vững của Liên Âu: Thứ nhất là nhiều mục tiêu đặt ra mang tính cưỡng chế, thứ hai là chủ trương siết chặt mối quan hệ giữa người làm nông nghiệp và người tiêu thụ, và thứ ba là các bao bì thực phẩm bắt buộc phải thông tin cho người sử dụng rõ ràng về nguồn gốc, thành phần sản phẩm, để người tiêu dụng có đủ cơ sở lựa chọn.
Ba thay đổi cùng lúc: Thái độ với thiên nhiên, cách làm nông nghiệp và ý thức tiêu thụ
Chiến lược tổng thể nói trên hướng đến thay đổi cùng lúc thái độ đối với thiên nhiên, phương thức sản xuất nông nghiệp và ý thức của người tiêu thụ. Ủy Ban Châu Âu cam kết hướng đến mục tiêu giảm một nửa số lượng thuốc trừ sâu từ nay đến năm 2030, giảm 20% phân bón hoá học, giảm 50% thuốc kháng sinh trong các hoạt động chăn nuôi. Mục tiêu của Ủy Ban Châu Âu là đưa số lượng đất nông nghiệp thuận tự nhiên lên 25% tổng diện tích đất trồng. Hiện tại, chỉ có Áo là đạt mức này, trong khi mức trung bình của Liên Hiệp Châu Âu là hơn 7,5%.
Ủy Ban Châu Âu dự kiến năm tới sẽ công bố các mục tiêu bắt buộc trong việc phục hồi tự nhiên. Ngoài việc tăng diện tích đất nông nghiệp thuận tự nhiên, Ủy Ban Châu Âu cũng dự kiến hoàn trả 10% đất nông nghiệp cho việc phát triển các khu vực « đa dạng cảnh quan ở mức cao », phục hồi dòng chảy trên 25.000 km sông ngòi. Mỗi đô thị trên 20.000 dân phải có một chiến lược phủ xanh thành phố quy mô lớn, từ nay đến cuối năm 2021.
Đưa người tiêu thụ đến gần hơn với người làm nông nghiệp là một điểm lớn khác. Nông nghiệp trồng thâm canh, với nhiều phân bón hoá chất, thuốc trừ sâu, làm tổn hại nghiêm trọng đến đời sống của các giống loài động thực vật, hay đa dạng sinh học. Tuy nhiên, việc thay đổi cách sản xuất nông nghiệp là không đủ, vấn đề mà Ủy Ban Châu Âu đặt ra là phải thay đổi chính bản thân chuỗi chế biến thực phẩm, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nhằm hướng đến việc nối liền sức khoẻ của người tiêu thụ, sức khoẻ của môi trường thiên nhiên, và việc đãi ngộ xứng đáng dành cho các nhà sản xuất.
Việc thay đổi mối quan hệ người sản xuất với người tiêu dùng nói trên để có thể thành công cần phải đi liền với việc cải tổ Chính sách Nông nghiệp Chung của khối (PAC), dự kiến sẽ được tiến hành từ nay đến 2023. Cho đến nay, Chính sách Nông nghiệp chung của khối chỉ chú ý đến phía người sản xuất. Lồng ghép kế hoạch « Từ Trang trại đến Bàn ăn » (F2F) vào Chính sách PAC mới là định hướng chủ đạo của Ủy  Ban.
Thực phẩm, thói quen ăn uống, những gì chúng ta tiêu thụ trên bàn ăn, liên quan không chỉ đến nông nghiệp, mà đến hàng loạt vấn đề khác như môi trường, xã hội, y tế… Tiêu thụ một cách có trách nhiệm là yếu tố quyết định giúp cho việc thúc đẩy một nền nông nghiệp thân thiện tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Việc thiết lập dán nhãn bắt buộc, cho thấy thành phần của thực phẩm, phương thức sản xuất ra thực phẩm, tình trạng vật nuôi, các điều kiện vận chuyển, giết mổ… sẽ cần phải được đưa lên bao bì. Từ đó người tiêu dùng sẽ có tiếng nói cuối cùng trong việc lựa chọn mua hay không.
Giới sản xuất hoá chất, nghiệp đoàn nông nghiệp chủ lưu lên án
Truyền thông châu Âu ghi nhận các phản ứng trái ngược, từ các giới. Lẽ dĩ nhiên, bất bình nhất là các nhà sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hoá chất. Theo AFP, bà Géraldine Kutas, tổng giám đốc ECPA, hiệp hội châu Âu ngàng công nghiệp phân bón thuốc trừ sâu, ngay lập tức đưa ra nhận định là các mục tiêu cắt giảm mà Ủy Ban Châu Âu đưa ra là « phi hiện thực ». Về phần mình, chủ tịch COPA – COGECA, liên minh các nghiệp đoàn lớn nhất châu Âu trong ngành nông nghiệp, ông Joachim Rukwied lên án đây là « một đòn tấn công toàn diện vào nền nông nghiệp châu Âu ». 
Trang mạng chuyên về nông nghiệp châu Âu AGRA cho biết rõ thêm quan điểm của Liên minh các  nghiệp đoàn nghiệp châu Âu COPA-COGECA, đó là « mọi kế hoạch vội vã có thể đe dọa an ninh về thực phẩm, khả năng cạnh tranh của công nghiệp châu Âu, và thu nhập của người làm nông » . COPA – COGECA đặc biệt lo ngại về vấn đề nhãn mác liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc động vật, có thể dẫn đến việc người tiêu dùng từ bỏ nhiều sản phẩm.
Giới bảo vệ môi trường tương đối hài lòng
Về phần mình, nhiều tổ chức nông nghiệp thuận tự nhiên, tổ chức bảo vệ môi trường tỏ ra tương đối hài lòng với chiến lược của Ủy Ban Châu Âu. IFOAM Europe (vì nông nghiệp hữu cơ) cho rằng mục tiêu tăng lên 25% đất nông nghiệp thuận tự nhiên là khả thi, với điều kiện các nhà nông được đầu tư thích đáng. Các tổ chức phi chính phủ như Birdlife, les Amis de la Terre, hay Văn phòng Môi trường Châu Âu thì hoan nghênh các mục tiêu đầy tham vọng Ủy Ban Châu Âu.
Riêng Greenpeace thì lấy làm tiếc là Ủy Ban tuy thừa nhận các tác hại ghê gớm của việc sản xuất quá mức và tiêu thụ quá mức thịt đối với sức khoẻ, thiên nhiên và khí hậu, nhưng lại không đề xuất các biện pháp giảm tiêu thụ. Riêng về điểm này, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cho biết công chúng một khi được thông tin đầy đủ và chính xác sẽ đưa ra các quyết định, và từ đó việc sản xuất cũng sẽ buộc phải thay đổi.
Các thách thức nào ? 
Các thách thức để thực thi hai chiến lược bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học, thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững là vô cùng lớn, bởi « đây là lần đầu tiên »  châu Âu có một kế hoạch hành động mang tính tổng hợp và tổng thể bao gồm toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm, từ người làm nông cho đến người tiêu thụ, như nhận định của ủy viên phụ trách an ninh thực phẩm châu Âu Stella Kyriakides. Chiến lược « Từ Trang trại đến Bàn ăn » bao gồm 27 sáng kiến cụ thể sẽ được lần lượt giới thiệu trong những tháng, những năm tới. Cụ thể như chương trình hành động vì nông nghiệp hữu cơ năm nay 2020, chương trình giảm thuốc trừ sâu năm 2022, sức khoẻ động vật nuôi 2023…
Để thực hiện được các mục tiêu chung, Bruxelles sẽ phải tiến hành cải tổ triệt để Chính sách Nông nghiệp chung (PAC), xây dựng các quy định mới về thuốc trừ sâu, về thực phẩm biến đổi gien, về sức khoẻ động vật nuôi, cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến bao bì thực phẩm… Đơn cử như công đoạn cuối của chiến lược Từ Trang trại đến Bàn ăn, đã gồm hàng loạt vấn đề lớn: tăng cường các tổ chức hợp tác của các nhà sản xuất trực tiếp, cải thiện sự minh bạch trong lĩnh vực này (2021-2022), quy định liên quan đến cạnh tranh, xây dựng luật về thực phẩm bền vững (2023), luật của châu Âu nhằm cải thiện an toàn thực phẩm, xây dựng các quy chế để cải thiện việc tiết kiệm thực phẩm, chống lãng phí (2022).
Cả một núi công việc khổng lồ. Các chiến lược hành động cụ thể sẽ phải được thảo luận tại Nghị Viện Châu Âu và giữa 27 quốc gia thành viên. Mỗi sáng kiến cụ thể hứa hẹn nhiều tranh luận căng thẳng. Thành ngữ Pháp có câu những điều quỷ quái, bất ngờ thường nằm trong các chi tiết. Tạp chí Science et Avenir cho dù hoan nghênh các mục tiêu của Ủy Ban, nhưng tỏ ra hoài nghi là, không biết trải qua các thương lượng quyết liệt nói trên, liệu nhiều phần quan trọng trong các đề xuất của Ủy Ban có biến mất hay không
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200527-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ch%C3%A2u-%C3%A2u-mu%E1%BB%91n-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-tri%E1%BB%87t-%C4%91%E1%BB%83-n%E1%BB%81n-n%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-v%C3%A0-l%E1%BB%91i-ti%C3%AAu-th%E1%BB%A5

Pháp: Hơn 28.500 người chết vì COVID

Số tử vong vì virus corona tại Pháp hôm 26/5 dưới 100 người trong 6 ngày liên tiếp dù dữ liệu tại các nhà dưỡng lão đã được đưa vào, nêu lên hy vọng là cơn đại dịch tệ hại nhất đã qua đối với nước này.
Thủ tướng Edouard Philippe ngày 28/5 sẽ cho biết chi tiết về những bước mới dỡ bỏ lệnh đóng cửa, có thể bao gồm các quán rượu và nhà hàng tại một số nơi ở Pháp. Nước này hiện đã có 28.530 người chết vì virus corona, đứng hàng thứ 4 trên thế giới.
Bộ Y tế Pháp nói số tử vong tăng thêm 83 hay 0,3% trong các bệnh viện, thành 18.195. Tuy nhiên Pháp hạ số người chết trong các nhà dưỡng lão xuống mức 10.335 người, nghĩa là ít hơn 10 người so với công bố trước đây, sau khi duyệt xét lại về phương diện kỹ thuật.
Trung bình số tử vong hàng ngày tăng ở mức 910 người giữa 1/4 và 15/4 vào lúc Pháp vất vả chế ngự virus corona bùng phát trên toàn thế giới.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Pháp nói số ca xác định mới tăng lên 276 ca thành 145.555 ca, hay 0,2%, giống tỉ lệ tuần trước và thấp hơn tuần trước đó.
Trong khi đó con số bệnh nhân virus corona trong các bệnh viện giảm 534 người, hay 3,2%, còn ở mức 16.264 người, tỉ lệ giảm sút mạnh nhất trong gần 3 tuần lễ. Các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt giảm 54 người, còn ở mức 1.555 người, tiếp tục giảm trong 6 tuần lễ.
Cả hai con số, chỉ số chính của khả năng hệ thống y tế Pháp đối phó với đại dịch, lên cao điểm với hơn 32.000 người lây nhiễm và 7.000 người chết từ đầu tháng Tư cho đến giữa tháng Tư.
https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-h%C6%A1n-28-500-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-covid/5437385.html

Pháp chấm dứt dùng hydroxychloroquine

để chữa Covid-19

Thụy My
Hydroxychloroquine sẽ không còn được dùng để chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện Pháp, theo một nghị định đăng trên Công báo hôm nay 27/05/2020.
Từ cuối tháng Ba, dược phẩm này chỉ được đặc cách cho sử dụng tại bệnh viện cho các trường hợp bệnh nặng, theo quyết định tập thể của các bác sĩ. Hội đồng Tư vấn về Y tế công (HCSP) hôm qua khuyến cáo chỉ nên dùng để thử nghiệm lâm sàng.
Được giáo sư nổi tiếng Didier Raoult quảng bá, tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Brazil Jair Bolsonaro ủng hộ, nhưng kết quả điều tra được tạp chí y học uy tín The Lancet công bố tuần qua cho rằng hydroxychloroquine không hiệu quả, và nhấn mạnh đến các nguy cơ.
Hydroxychloroquine là loại thuốc tương tự như chloroquine trị sốt rét, có tên thương mại tại Pháp là Plaquénil, nằm trong số nhiều loại thuốc được thử nghiệm từ đầu đại dịch virus corona. Nghị định trên đây cũng chấm dứt việc dùng hydroxychloroquine phối hợp với hai loại thuốc kháng sinh lopinavir và ritonavir để chữa trị Covid-19 ngoài các thử nghiệm lâm sàng, vì có thể gây hại đến tim.
Trong vòng 24 giờ qua đã có thêm 83 người chết vì virus corona tại các bệnh viện Pháp, nâng tổng số thiệt mạng lên 28.530 người, trong đó người cao tuổi chiếm đến phân nửa. Số bệnh nhân nặng tại khoa điều trị tích cực đang giảm dần, đến hôm qua là 1.555 người.
Hôm nay Quốc Hội Pháp biểu quyết về phần mềm ứng dụng StopCovid dùng để theo dõi các tiếp xúc của người bệnh, được chính quyền coi là cũng quan trọng như việc mang khẩu trang, giãn cách xã hội…
Tuy nhiên chưa bao giờ một ứng dụng lại làm tốn nhiều giấy mực đến thế, vì lo ngại ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư. Ủy ban quốc gia về tin học và quyền tự do (CNIL) đã bật đèn xanh, và việc sử dụng StopCovid dựa trên sự tự nguyện chứ không bắt buộc.
8 tỉ euro để cứu nguy kỹ nghệ xe hơi Pháp
Trên lãnh vực kinh tế, tổng thống Emmanuel Macron hôm qua đã trình bày một kế hoạch « lịch sử » trên 8 tỉ euro để cứu vãn và hiện đại hóa kỹ nghệ xe hơi, với tham vọng đưa nước Pháp lên hàng đầu về xe chạy bằng điện. Để kích thích sức mua, chính phủ sẽ trợ giá  7.000 euro  cho cá nhân và 5.000 euro cho doanh nghiệp khi mua xe hơi điện.
Kỹ nghệ xe hơi Pháp thu dụng 400.000 nhân công trực tiếp (900.000 nếu tính tổng cộng các ngành liên quan) đã bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch. Nhìn chung toàn bộ nền kinh tế Pháp, cơ quan thống kê quốc gia INSEE ước tính sẽ bị sụt giảm đến 20% trong quý II.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200527-ph%C3%A1p-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-d%C3%B9ng-hydroxychloroquine-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BB%AFa-covid-19

Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp

lại gây tranh cãi với một bức biếm họa chống Mỹ

Mai Vân
Trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris ngày 24/05/2020, đã xuất hiện một bức biếm họa xúc phạm Hoa Kỳ. Bài đăng đã lập tức gây ra nhiều phản ứng dữ dội. Trước làn sóng phẫn nộ, cơ quan đại diện của Bắc Kinh đã phải lên tiếng biện minh rằng tài khoản Twitter của họ đã bị tin tặc thâm nhập để đăng lên bức biếm họa gây tranh cãi, điều được cho là khó tin.
Trong một tin nhắn Twitter đề ngày 25/05, đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp khẳng định là “một người nào đó” đã thâm nhập vào tài khoản Twitter của họ để công bố môt bài đăng “giả mạo” bao gồm một bức biếm họa mang tựa đề: “Ai là là người kế tiếp? – Qui est le prochain?”.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ngay sau khi bức biếm họa được công bố trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris, nhiều phản ứng dữ dội đã xuất hiện trên mạng xã hội, và ít lâu sau, bức tranh đã bị xóa đi.
Bức biếm họa gây tranh cãi vẽ hình một thần chết, người quấn một lá cờ Mỹ, gõ cửa một căn phòng bên trên ghi chữ Hồng Kông bằng tiếng Anh và tiếng Hoa. Trước Hồng Kông là một loạt căn phòng khác
đã mở cửa với máu chảy ra lênh láng, bên trên ghi : Irak, Libya, Syria, Ukraina và Venezuela. Trên lưỡi hái của thần chết có một cái vết trông giống như ngôi sao của David, biểu tượng của người Do Thái.
Bài đăng trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc đã bị nhiều cư dân mạng coi là một thông điệp bài Do Thái, lấy lại một thuyết âm mưu về một liên minh Mỹ-Do Thái để gây bất ổn định tại Hồng Kông.
Trong tin nhắn đính chính, sau khi nói là tài khoản của mình bị tin tặc tấn công, cơ quan đại diện Trung Quốc tại Pháp đã lên án vụ việc và khẳng định rằng Bắc Kinh “luôn luôn gắn bó với nguyên tắc trung thực, khách quan và hợp lý của thông tin”.
Không ai tin vào lời cải chính của đại sứ quán Trung Quốc
Theo AFP, ông Antoine Bondaz, giảng viên trường khoa học chính trị Sciences Po Paris, đã không ngần ngại nhận định rằng đó là một hành động “đê hèn và bài Do Thái”. Nhiều cư dân mạng khác đã đòi sứ quán Trung Quốc phải xin lỗi.
Tuy nhiên, một số người sau đó đã nhấn mạnh rằng bức biếm họa đã mô phỏng một bức tranh đầu tiên vẽ hình thần chết quấn cờ Trung Quốc, và đi gõ những cánh cửa bên trên có ghi Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, Đài Loan…
Lời đính chính của phía Trung Quốc không thuyết phục được ai. Trong một tin nhắn Twitter ngày 25/05, chuyên gia Bondaz nhận xét: “Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng tài khoản của họ đã bị tin tặc tấn công và như vậy không phải là chính họ đã công bố bức biếm họa bẩn thỉu. Đây quả là một lập luận kỳ lạ, nhất là khi bức vẽ được chính đại sứ quán Trung Quốc đánh dấu “like” rồi kèm theo một lời bình luận.”
Theo AFP, ông Bondaz đã cho rằng: “Đại sứ quán Trung Quốc đã rất chật vật trong việc thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi.”
Liên tục tung ra tin nhắn “khiêu khích”
Theo hãng tin Pháp, trong những tuần lễ qua, đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã liên tục tung ra trên mạng Twitter nhiều tin nhắn khiêu khích, hoàn toàn không có một chút tính chất ngoại giao.
Trong những ngày gần đây, họ đã làm cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ phẫn nộ khi gởi đi lời chúc truyền thống của người Hồi Giáo nhân lễ Aïd el-Fitr, kết thúc mùa chay ramadan. Điều này đã làm dấy lên phản ứng giận dữ như “Hãy cảm thấy xấu hổ!”, “Mặt dầy!”…, trong bối cảnh các chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền đã tố cáo Bắc Kinh giam giữ ít ra là 1 triệu người Hồi Giáo ở Tân Cương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.
Nhà xã hội học người Pháp gốc Duy Ngô Nhĩ Dilnur Reyhan rất phẫn nộ trước thông điệp chúc mừng của đại sứ quán Trung Quốc, nói: “Các người đã giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ, thậm chí cấm dùng những từ ngữ như “Bismillah”, “Elhemdulila” hay “Allah’qa amanet”, đốt sách của chúng tôi, buộc người Hồi Giáo ăn thịt heo của các người, tổ chức các lễ hội rươu bia trong mùa Ramadan, và giờ đây các người lại dám làm thế”
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200527-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-qu%C3%A1n-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-l%E1%BA%A1i-g%C3%A2y-tranh-ca%CC%83i-v%C6%A1%CC%81i-m%C3%B4%CC%A3t-b%C6%B0%CC%81c-bi%C3%AA%CC%81m-ho%CC%A3a-ch%C3%B4%CC%81ng-my%CC%83

Vụ 39 tử thi: Bỉ bắt 11 người Việt

trong đường dây đưa di dân lậu vào Anh

Cảnh sát Bỉ hôm 27/05/2020 cho hay một cuộc truy quét đã bắt giữ 11 người Việt và hai người Morocco trong vụ phá án tìm thủ phạm buôn người vào Anh làm chết 39 nạn nhân ở Essex, phía Đông London tháng 10 năm 2019.
Công an Việt Nam khởi tố 7 bị can vụ 39 tử thi trên xe tải
‘Thành viên đưa lậu người Việt’ bị Anh bắt sau thời gian lẩn trốn
Năm trong số người bị bắt đã bị buộc tội buôn người nhập cư với tình tiết nghiêm trọng, tội hoạt động băng đảng và làm giấy tờ giả.
Các đơn vị cảnh sát Bỉ, có phối hợp với nhà chức trách Pháp, đã vào cuộc cùng lúc ở tám địa điểm hôm thứ Ba 26/05, và bắt ngay được 13 nghi phạm.
Theo thông cáo của Công tố Bỉ thì đây là những người bị tình nghi dùng đường dây “vận chuyển người có thể lên tới hơn vài chục một ngày trong mấy tháng liền”.
Nhà chức trách mô tả chiến dịch này là rất lớn, với 16 cuộc khám xét cùng lúc ở Bỉ và Pháp, xảy ra tại Anderlecht (5 vụ khám xét), Schaarbeek (3), Sint-Jans-Molenbeek (3), Sint-Pieters-Leeuw, Ganshoren, Brussel, Ukkel và Etterbeek.
Họ cho biết cả 11 người mang quốc tịch Việt Nam và 2 mang quốc tịch Morocco bị bắt giữ ngay và sẽ ra trước thẩm phán điều tra của vùng West Flanders, văn phòng tại Bruges.
Vẫn theo nhà chức trách Bỉ và công tố viên Pháp, đây là đường dây chuyển người châu Á, đa số là Việt Nam, vào châu Âu và một số sang Anh.
Họ cho hay đường dây này, hiện đang bị Anh điều tra, bị nghi là đứng đằng sau việc tổ chức cho người Việt Nam nhập cư lậu từ Bỉ qua đường xe container đông lạnh vào Anh tháng 10/2019.
Cả 39 người thiệt mạng trên đường tới điểm đỗ của chiếc container là Grays, Essex, Anh Quốc.
Vụ việc đã làm chấn động dư luận quốc tế và mở ra một cuộc hợp tác điều tra lớn của cảnh sát Anh và công an Việt Nam tại Nghệ An, Hà Tĩnh.
Tuy thế, có vẻ như việc bắt và xử một số nghi phạm tại nơi xuất xứ của các nạn nhân vụ ’39 tử thi’ chưa phải là dấu chấm hết cho hoạt động này.
Việc tìm ra các băng đảng buôn người vẫn tiếp tục hoạt động hơn nửa năm sau vụ ở Essex để đưa công dân Việt Nam vào châu Âu và sang Anh sẽ nêu lại vấn đề như ‘Vì sao họ ra đi?’, ‘Ai tổ chức, đường dây buôn người, rửa tiền sâu rộng tới đâu’ trong những ngày tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52824296

Tây Ban Nha để quốc tang các nạn nhân Covid-19

Thanh Phương
Hôm nay, 27/05/2020, Tây Ban Nha bắt đầu để quốc tang 10 ngày để tưởng niệm hơn 27.000 nạn nhân của dịch Covid-19 tại nước này.
Khi thông báo quyết định trên mạng xã hội hôm qua, thủ tướng Pedro Sanchez cho biết đây là quốc tang dài nhất trong lịch sử của nền dân chủ Tây Ban Nha.
Toàn bộ các công thự sẽ để cờ rủ. Một buổi lễ chính thức dưới dự chủ trì của quốc vương Filipe VI sẽ được tổ chức, vào một ngày chưa được ấn định, để tưởng niệm các nạn nhân của dịch Covid-19, mà 80 % là những người trên 70 tuổi.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia châu Âu bị dịch nặng nhất, với 27.117 ca tử vong và hơn 236.000 ca nhiễm, theo tổng kết mới nhất.
Đức kéo dài « giãn cách xã hội » đến 29/06
Hôm qua, 26/05/2020, chính phủ của thủ tướng Angela Merkel thông báo là các quy định về giãn cách xã hội tại Đức sẽ được triển hạn đến ngày 29/06.
Chính quyền liên bang và 16 bang của Đức đã quyết định là « tại những nơi công cộng », có thể tụ tập đến 10 người, hoặc hai gia đình. Tuy nhiên, họ khuyến cáo người dân hạn chế tối đa số người tiếp xúc, đồng thời  nên tổ chức các cuộc họp mặt ở bên ngoài, nơi mà nguy cơ lây nhiễm thấp hơn là trong những nơi kín.
Tính cho đến hôm qua, tại Đức, theo số liệu của Viện Robert Koch, có gần 180.000 ca nhiễm virus corona được ghi nhận và khoảng 8.300 ca tử vong.
Anh Quốc : thủ tướng Johnson bị chất vấn ở Quốc Hội
Tại Anh Quốc hôm nay (27/05), thủ tướng Boris Johnson phải trả lời chất vấn của các nghị sĩ Quốc Hội về cách thức phòng chống dịch Covid-19 và nhất là về việc ông vẫn ủng hộ cố vấn Donimic Cummings, bị cáo buộc đã vi phạm lệnh phong tỏa.
Cố vấn của thủ tướng Johnson đã bị phát hiện đi đến nhà bố mẹ ở Durham, cách Luân Đôn đến 400 km, vào lúc mà toàn bộ nước Anh đang bị phong tỏa và dân Anh buộc phải ở trong nhà.
Vụ tai tiếng này vẫn chiếm trang nhất các báo ở Anh Quốc trong suốt 5 ngày qua. Theo kết quả một cuộc thăm dò, có 59% dân Anh đòi ông Cummings phải từ chức. Gần 40 dân biểu thuộc đảng bảo thủ của thủ tướng Johnson cũng yêu cầu cố vấn của ông phải rời khỏi chính phủ. Trước đó, quốc vụ khanh đặc trách Scotland Douglas Ross đã từ chức để tỏ thái độ bất bình.
Putin : Đỉnh dịch ở Nga đã qua
Còn tại Nga, tổng thống Vladimir Putin cho rằng đỉnh dịch đã qua, cho nên hôm qua, ông đã ra lệnh tổ chức cuộc diễu binh mừng chiến thắng Đức Quốc Xã vào ngày 24/06. Mọi năm, cuộc diễu binh ngày 09/05 vẫn là dịp để cổ vũ tinh thần yêu nước và phô trương sức mạnh quân sự của Nga. Nhưng do tình hình dịch Covid-19, cho nên hôm 09/05 Nga đã chỉ tiến hành những nghi lễ với quy mô rất khiêm tốn.
Tại Nga, số ca nhiễm mới mỗi ngày đang giảm đi và từ ngày 12/05 lệnh phỏng tỏa đã được dỡ bỏ một cách thận trọng và với mức độ tùy theo vùng. Nhưng tại Matxcơva, tâm dịch Covid-19, các biện pháp nghiêm ngặt vẫn có hiệu lực cho đến cuối tháng này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200527-t%C3%A2y-ban-nha-%C4%91%E1%BB%83-qu%E1%BB%91c-tang-c%C3%A1c-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-covid-19

Triều Tiên có thể chọn cách nào

để tăng khả năng răn đe hạt nhân?

Một số chuyên gia cho rằng CHDCND Triều Tiên có khả năng sẽ tập trung phát triển một trong 3 loại vũ khí chiến lược để thể hiện tăng cường khả năng răn đe hạt nhân của nước này.
Hôm 24.5, hãng thông tấn KCNA đưa tin lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp của Quân ủy Trung ương, thảo luận chính sách mới để tăng cường “răn đe hạt nhân”. KCNA không nêu cụ thể Triều Tiên sẽ làm gì để tăng cường răn đe hạt nhân nhưng lưu ý “những biện pháp cấp thiết” đã được thông qua tại cuộc họp “để tăng cường đáng kể năng lực về hỏa lực tấn công của các loại pháo”.
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng tên lửa đạo liên lục địa (ICBM) mới với tầm bắn xa hơn, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) hoặc tàu ngầm có thể phóng SLBM là một trong những vũ khí chiến lược Triều Tiên có thể sẽ tập trung phát triển để thể hiện khả năng răn đe hạt nhân, theo Yonhap.
Giới tình báo Hàn Quốc cho hay họ theo dõi sát sao các hoạt động của Triều Tiên liên quan đến việc chuẩn bị hạ thủy một tàu ngầm mới mà nước này tiết lộ hồi tháng 7.2019. Chiếc tàu ngầm mới, được cho là có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, có khả năng mang 3 quả SLBM và đang được đóng tại một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Sinpo ở phía tây Triều Tiên.
Hiện nay, Triều Tiên được cho là có khoảng 70 chiếc tàu ngầm, nhưng với phần lớn trong số đó bị cho là lạc hậu, không thể hoạt động ở vùng biển xa.
Triều Tiên cũng có thể tiến hành thêm những cuộc phóng thử phiên bản SLBM mới nhất Pukguksong-3 theo sau đợt phóng đầu tiên hồi tháng 10.2019. Pukguksong-3 là tên lửa tầm trung, được cho là phiên bản nâng cấp của Pukguksong-1. Theo giới tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên đã phát triển 2 tên lửa thuộc mẫu Pukguksong, với tầm bắn khoảng 1.300 km.
Một kho vũ khí hạt nhân chiến lược bao gồm “bộ ba”: oanh tạc cơ có khả năng mang bom hạt nhân, ICBM mang đầu đạn hạt nhân, và SLBM mang đầu đạn hạt nhân. SLBM nói chung có tỷ lệ bắn trúng mục tiêu thấp hơn ICBM và có thể mang đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn. Tuy nhiên, SLBM được cho là hiệu quả hơn cho việc tiến hành cuộc giáng trả vào những “mục tiêu mềm” nếu Triều Tiên hứng chịu cuộc tấn công đầu tiên từ đối phương, theo Yonhap.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34903-trieu-tien-co-the-chon-cach-nao-de-tang-kha-nang-ran-de-hat-nhan.html

Bà Thái Anh Văn hứa giúp dân Hong Kong,

ông Lý Gia Thành ủng hộ Bắc Kinh

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 27/5 hứa thiết lập kế hoạch nhận dân tị nạn Hong Kong nếu Bắc Kinh thông qua luật an ninh gây tranh cãi về đặc khu hành chính.
Lãnh đạo Hong Kong bác quan ngại mất quyền tự do
Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan
Buồn lo nhưng ‘không bỏ cuộc’, dân Hong Kong ‘mong thế giới thức tỉnh’
Quan hệ Mỹ-Trung-Đài căng thẳng, nhưng dân Đài Loan muốn gì?
Bà Thái nói nội các Đài Loan sẽ lập một nhóm công tác đặc biệt để chuẩn bị cho “hành động nhân đạo” đề phòng dân Hong Kong chạy vào Đài Loan.
Bà Thái nói Đài Loan “quyết tâm lo lắng cho người dân Hong Kong”.
Nhóm công tác sẽ tìm hiểu các cơ chế, bao gồm việc dành ngân sách chính phủ “để giúp người Hong Kong muốn định cư và bảo vệ ở Đài Loan”, theo bà tổng thống.
Đề xuất luật an ninh cho Hong Kong mà Bắc Kinh đang chuẩn bị đã gây lo ngại và phản đối tại Hong Kong.
Trước đó, hôm 24/5, bà Thái Anh Văn viết trên trang Facebook: “Chúng tôi, những nước dân chủ, đều sát cánh với nhân dân Hong Kong.”
Những ngày gần đây, chính phủ Đài Loan bày tỏ quan ngại về Hong Kong.
Hôm 26/5, bà Âu Giang An, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, nói:
“Chỉ có cách là nhanh chóng, chân thành đối thoại với xã hội, với người dân, thiết thực thực hiện lời hứa cho người dân Hong Kong tự do dân chủ một cách nghiêm túc thì mới có thể giải quyết vấn đề và có như vậy mới nhận được sự tín nhiệm của dân chúng.”
Còn hôm 27/5, trả lời Fox News của Mỹ, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể sẽ càng cứng rắn với Đài Loan sau khi thành công hạn chế sự tự chủ của Hong Kong.
Trong khi đó, ngày 27/5, tỉ phú giàu nhất của Hong Kong, Lý Gia Thành, công khai lên tiếng ủng hộ dự luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh muốn dùng cho Hong Kong.
Trong thông cáo ra hôm nay, ông Lý Gia Thành, 91 tuổi, người sáng lập CK Hutchison Holdings, nói dân chúng không nên suy diễn.
“Mỗi quốc gia đều có quyền tự chủ để giải quyết lo lắng an ninh quốc gia.”
“Hy vọng rằng dự luật có thể giảm bớt lo ngại của chính phủ trung ương về Hong Kong, và từ đó viễn cảnh tích cực có thể bắt đầu nở ra.”
Với tài sản khoảng 25 tỉ USD, ông Lý Gia Thành là người giàu thứ bảy châu Á, theo tính toán của Bloomberg Billionaires Index.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52821583

Quan hệ tam giác Mỹ-Trung-Đài căng thẳng,

nhưng dân Đài Loan muốn gì?

Tina Hà GiangBBC News Tiếng Việt
Đài Loan luôn là ‘khúc xương trong cổ’ mối tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhiều người cho rằng đảo quốc nhỏ bé này tiếp tục được sử dụng như một mưu đồ trong các trò chơi chính trị giữa hai siêu cường thế giới.
Quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan gần đây căng thẳng chưa từng thấy khi bà Thái Anh Văn tuyên bố từ chối chính sách ‘một quốc gia, hai thể chế’ trong lễ nhậm chức, còn Bắc Kinh thì lên án việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo chúc mừng bà trong dịp này là hành động “sai trái và rất nguy hiểm”.
Thế nhưng trước bối cảnh lời qua tiếng lại giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gay gắt, và sự hiện diện quân sự của hai bên ở eo biển Đài Loan ngày càng tăng và thì người dân Đài Loan muốn gì và nghĩ gì về quan hệ tay ba này?
Tiến sĩ chính trị học Ching-hsin Yu, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan chia sẻ nhận định của ông với BBC News Tiếng Việt hôm 26/5.
TS Ching-hsin Yu: Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai quốc gia quan trọng nhất đối với hầu hết người Đài Loan. Mối quan hệ tam giác (Đài Loan-Hoa Kỳ-Trung Quốc) đã liên tục ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị và kinh tế của Đài Loan kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Ngay cả trong cuộc chiến thương mại, công nghệ và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày nay, Đài Loan vẫn không thể ngồi ngoài lề cuộc tranh chấp.
Dân Đài Loan và nỗi sợ ‘bị thống nhất’ với TQ
TQ đe dọa và đòi Mỹ ‘sửa sai’ trong việc chúc mừng bà Thái Anh Văn
Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan
Bà Thái Anh Văn: Trung Quốc cần tỏ ra ‘tôn trọng’ Đài Loan
BBC:Người dân Đài Loan có chú ý đến mối quan hệ tam giác Đài Loan-Trung Quốc-Hoa Kỳ không, và họ có muốn Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc?
TS Ching-hsin Yu: Đối với hầu hết người Đài Loan, việc lựa chọn giữa thống nhất (với Trung Quốc) và độc lập Đài Loan không phải là vấn đề mới trong quá trình chuyển đổi dân chủ Đài Loan. Cho đến nay,
phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng (không thống nhất mà cũng không độc lập). Những phát triển gần đây của mối quan hệ xuyên eo biển chẳng hạn, và những diễn biến tại Hong Kong rồi COVID-19, đã khiến Đài Loan xa rời thêm Trung Quốc.
BBC: Tổng thống Thái Anh Văn được Trung Quốc xem là người có khuynh hướng ‘ly khai ‘. Người dân Đài Loan nghĩ gì về điều này? Họ có lo rằng thái độ cứng rắn của bà với TQ sẽ dẫn đến chiến tranh?
TS Ching-hsin Yu: Đối với một số người Đài Loan, việc Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền từ năm 2016 đã làm xấu đi quan hệ xuyên eo biển. Tuy nhiên, nói chung, Tổng thống đã ôn hòa và thận trọng để không chọc tức Bắc Kinh về vấn đề độc lập của Đài Loan. Trong khi đó, vì phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng, tôi dự đoán rằng Tổng thống Thái Anh Văn sẽ tiếp tục chiến lược ôn hòa và thận trọng. Sẽ không cần phải lo lắng về cuộc chiến có thể xảy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc nếu Đài Loan không tuyên bố độc lập.
BBC: Đài Loan luôn luôn và có lẽ sẽ mãi là một bất hòa trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông nghĩ thông điệp chúc mừng của Mike Pompeo gửi đến Tổng thống Tsai Ing-wen nhân dịp bà nhậm chức có ý nghĩa gì?
TS Ching-hsin Yu:Một mặt, hành động của ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ đánh giá cao thành công trong tiến trình dân chủ của Đài Loan và mặt khác, thể hiện sự ủng hộ nhất quán của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Hành động này sẽ trở nên mặn mà hơn trong các cuộc cãi vã nóng bỏng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn đã bị hành động của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo làm cho khó chịu.
BBC:Ngay giữa những động thái quân sự hung hăng của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ đã chấp thuận bán ngư lôi tiên tiến giá 180 triệu đôla cho Đài Loan. Ông nghĩ Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan bằng vũ lực?
TS Ching-hsin Yu: Hoa Kỳ đã duy trì lựa chọn bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (chủ yếu đề cập đến Đài Loan) trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA). Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, cụ thể là làm suy yếu an ninh của khu vực, Mỹ sẽ có thể dùng TRA làm cơ sở pháp lý để sử dụng vũ lực. Nếu Đài Loan không tuyên bố độc lập và Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan để thống nhất, thì Mỹ sẽ buộc phải sử dụng vũ lực để hỗ trợ Đài Loan.
BBC: Người dân Đài Loan có quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Hong Kong không, ông nghĩ luật An Ninh Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Hong Kong như thế nào?
TS Ching-hsin Yu: Chắc chắn, luật An ninh sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát Hong Kong dễ dàng hơn. Cuộc khủng hoảng năm 2019 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền Bắc Kinh rằng người dân Hong Kong, đặc biệt là thế hệ trẻ, không còn tin tưởng vào đề xuất ”Một quốc gia, Hai hệ thống”. Căng thẳng giữa Hong Kong và Bắc Kinh sẽ khó lòng giảm bớt.
BBC: Một khi luật an ninh Trung Quốc được thực thi, Hong Kong sẽ trở thành một phần của Trung Quốc đại lục, điều đó có ảnh hưởng Đài Loan không và ảnh hưởng như thế nào?
TS Ching-hsin Yu: Những diễn tiến tại Hong Kong sẽ là ví dụ cho Đài Loan, để theo dõi và chiêm nghiệm. Khi căng thẳng giữa Hong Kong và Bắc Kinh ngày càng tồi tệ, thì lời kêu gọi thống nhất ở Đài Loan cũng thế.
BBC: Tổng thống Thái Anh Văn hứa sẽ giúp đỡ người dân Hong Kong bằng cách cung cấp cho họ ‘những trợ giúp cần thiết.” Ông nghĩ cách thiết thực nhất để Đài Loan giúp Hong Kong là gì?
TS Ching-hsin Yu: Hỗ trợ tinh thần sẽ là chiến lược chính cho Chính quyền Thái Anh Văn. Ngoài hỗ trợ tinh thần, có lẽ một số nỗ lực thuận tiện như cho phép công dân Hong Kong ở Đài Loan có thể ở lại lâu hơn, hoặc thậm chí cho phép người Hong Kong di cư đến Đài Loan nếu họ hội đủ một số điều kiện nào đó. Nhưng vấn đề nhập cư sẽ cần phải có thêm thời gian để chuẩn bị.
BBC:Ông có nhận định gì về mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, và quan hệ giữa Hong Kong và Hoa Kỳ?
TS Ching-hsin Yu: Cả hai quan hệ này đều liên quan đến Trung Quốc. Nhưng mối quan hệ giữa Đài Loan-Trung Quốc và Hong Kong-Trung Quốc tuy có liên quan nhưng khác nhau, và trong mắt Washington hai quan hệ này cũng vậy. Hoa Kỳ sẽ đối xử với Đài Loan và Hong Kong trong khuôn khổ cạnh tranh Mỹ-Trung. Sẽ cần thêm thời gian để xem mối quan hệ gần đây giữa Hong Kong -Trung Quốc phát triển như thế nào và sau đó chúng ta mới có thể đánh giá lại mối quan hệ giữa các thực thể này.
Tiến Sĩ Ching-hsin Yu học tại Penn State University từ năm 1990 đến năm 1995. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở về Đài Loan và hiện đang là một nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử, Đại học Quốc gia Chengchi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52804102

Môn võ cổ giúp người Hong Kong sống thọ và tự tại

Matthew KeeganBBC Travel
Đó là buổi sáng sớm ở Hong Kong. Khi tiếng ồn xe cộ và các loại phương tiện bắt đầu bận rộn ồn ã vang lên, thành phố quay trở lại với nhịp điệu thông thường của nó.
Nhưng giữa trung tâm của một trong những đô thị đông đúc nhất trên hành tinh này lại là khu vườn tĩnh lặng và yên ả đến bất ngờ – một ốc đảo nơi nhịp sống hẳn là chậm rãi hơn.
Hong Kong, nơi Đông – Tây hội ngộ
Bông hoa lạ trên lá cờ Hong Kong
‘Hòn đảo ma’ giữa Hong Kong náo nhiệt
Nằm giữa Công viên Hong Kong, không gian xanh ngắt giữa trung tâm thành phố là vườn tập dành riêng cho môn Thái Cực quyền.
Được thiết kế với một sân trước là chỗ để tập luyện, có trang trí cây cảnh bonsai, nơi đây đem lại sự thanh bình dễ chịu đến ngạc nhiên trong một khu vực lẽ ra đầy những cao ốc và cuộc sống đô thị bận rộn.
Khu vườn thường xuyên có người đến tập, nếu không muốn nói là hàng ngày, bởi dân địa phương tập trung trong những công viên tương tự khắp thành phố, hầu hết vào buổi sáng, để tập luyện một môn võ có từ hàng thế kỷ trước.
Ngay khi trời vừa sáng đã có một nhóm người tập Thái Cực quyền cùng với Võ sư Chu (Master Chow), lấy khu vườn làm không gian tập luyện. Họ tập các thế trong môn Thái Cực quyền – gồm một chuỗi các động tác uyển chuyển.
Đặc sản lẩu gà nhất định phải thử ở Hong Kong
Cuộc chiến gà rán ở Mỹ
Đây là món nướng Hàn Quốc đậm đà nhất?
Với người quan sát bên ngoài, những chuyển động này trông thật nhẹ nhàng không tốn công sức. Người tập uốn lượn, di chuyển một cách thư thái từ động tác này sang động tác khác, toát ra sự bình tâm vốn không còn tồn tại trên những con đường đông đúc gần đó.
Người đi ngang qua đứng lại ngắm nhìn, trong khoảnh khắc được vỗ về bởi những động tác dù rất nhẹ nhàng, lại có sự biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ.
“Mọi người nghĩ Thái Cực quyền chỉ toàn là mềm mỏng. Nhưng môn này có mọi thứ – từ sự nhẹ nhàng, bùng nổ, thanh nhã, tĩnh tại và đầy trí tuệ,” võ sư Chu giải thích. “Có khoảng 1.000 từ để định nghĩa môn này, nhưng không có từ nào mô tả trọn vẹn về nó.”
Thái Cực quyền là bộ môn võ thuật cổ truyền Trung Quốc mà người ta tin rằng môn này bắt nguồn khoảng 400 năm trước, dưới thời nhà Minh.
Trần Vương Đình (1600-1680), vị quan võ người làng Trần Gia Câu ở tỉnh Hà Nam, lâu nay được coi là người đầu tiên sáng tạo và thực hành bộ môn Thái Cực quyền.
Sau khi cáo quan về ở ẩn, ông thảo ra Thái Cực quyền, thứ võ thuật đối kháng, để bảo vệ gia đình khỏi tay phường trộm cướp, đạo tặc.
Ông kết hợp kỹ năng của nhiều môn võ thuật với những yếu tố trong triết lý âm dương của Đạo Giáo – là ý tưởng cho rằng vạn vật đều có hai mặt đối lập hài hòa cùng nhau tạo thành tổng thể – cũng như các lý thuyết có trong Y học Cổ truyền Trung Hoa.
Ngày nay, người ta chủ yếu luyện tập Thái Cực quyền như một bộ môn thể thao có cường độ trung bình thấp kết hợp với thiền học, tỉnh thức cơ thể, kiểm soát hơi thở và tưởng tượng. Mục đích chính của môn này là giúp người ta sống lâu nhờ vào kiểm soát cơ thể và tâm trí.
Bộ môn cổ truyền này cực kỳ phổ biến ở khắp Trung Quốc, nhưng được người Hong Kong đặc biệt yêu thích vì nó giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
Với không gian sống cực kỳ nhỏ hẹp ở Hong Kong, thì đến công viên hoặc vườn Thái Cực quyền là cách tốt để đi ra không gian bên ngoài và đồng thời tập thể dục thêm một chút.
Hong Kong cũng có dân số già đi ngày càng nhanh – khoảng một phần ba cư dân nơi đây sẽ từ khoảng 65 tuổi trở lên vào năm 2038.
Những người cao tuổi trong thành phố được chính quyền khuyến khích tham gia các lớp tập thể dục vào buổi sáng, và thường sau đó có kèm theo uống trà hoặc ăn dim sum cùng võ sư hướng dẫn và bạn cùng tập.
Các lớp Thái Cực quyền không chỉ cổ vũ cho trào lưu vì sức khỏe, mà chúng còn giúp người già có cộng đồng và tránh tình trạng sống cô độc.
Một số chuyên gia chỉ ra tác dụng sức khỏe của môn Thái Cực quyền, cho rằng đó chính là lý do giúp tuổi thọ người Hong Kong tăng lên trong khoảng 50 năm qua.
Người Hong Kong có tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Trung bình, phụ nữ trong thành phố này sống đến 87,6 năm và đàn ông có tuổi thọ trung bình 81,9, qua mặt những quốc gia như Nhật Bản và Ý, vốn nổi tiếng vì có tuổi thọ cao.
“Nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng tuổi thọ tăng thêm có liên hệ với lối sống tích cực hơn của người già ngày nay,” Aileen Chan, giáo sư từ Đại học Trung văn Hương Cảng, người chuyên nghiên cứu về môn Thái Cực quyền, cho biết.
“Thái Cực quyền duy trì chức năng hô hấp và tim phổi, duy trì sự linh hoạt và sức mạnh cho cơ bắp. Để có tuổi thọ cao hơn, người ta cho rằng ta nên tập Thái Cực quyền thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 buổi mỗi tuần, mà tốt nhất là tập hàng ngày.”
Võ sư Chu là người lập ra Học viện Thái Cực quyền Trần gia ở Hong Kong, nơi ông đã dạy hơn 3.000 võ sinh địa phương và quốc tế trong 19 năm qua.
Sinh trưởng trong một gia đình võ học, ông Chu được truyền cảm hứng từ cha, một võ sư môn kung fu, người mà ông mô tả là khiêm cung, đầy nội lực và sức mạnh nhưng không bao giờ phô trương.
“Khi tôi 16 tuổi, tôi biết đến sức mạnh của môn Thái Cực quyền từ sách vở và tôi rất ngạc nhiên với triết lý môn này,” ông Chu kể lại. “Vì vậy, tôi quyết định theo lớp tập, và đó là khi tôi bước vào hành trình tập Thái cực quyền.”
Chu may mắn được học từ trường phái Trần Thức của môn Thái Cực quyền – đó là trường phái gốc của môn võ – từ nơi khai sinh ra môn này ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Có bốn trường phái truyền thống được phát triển từ Trần Thức Thái Cực quyền, gồm Dương Thức Thái Cực quyền, Ngô Thức Thái Cực quyền, Võ Thức Thái Cực quyền, và Tôn Thức Thái Cực quyền, mỗi trường phái có những chiêu thức khác nhau và trông rất khác nhau.)
Sau vài năm quan sát và tập luyện, Trần gia chấp nhận ông trở thành người thừa kế, nghĩa là ông có thể chính thức trở thành võ sư dạy Thái Cực Quyền Trần Thức ở Hong Kong.
Ông Chu yêu thích Thái Cực quyền vì lợi ích sức khỏe lẫn tinh thần.
“Về mặt tinh thần, Thái Cực quyền là phương pháp cổ truyền Trung Hoa, vừa tự nhiên vừa độc đáo, giúp giảm căng thẳng và trấn tĩnh tinh thần ta,” ông chia sẻ.
“Về mặt thể chất, môn này giúp xây dựng các vận động khớp ở đầu gối và lưng, tăng cường khả năng thăng bằng và tránh bị té ngã, tăng cường sức mạnh của cơ và sự linh hoạt và giúp luyện tập khả năng vận động của cơ thể.”
Đó là vì các động tác thường theo dạng chuyển động tròn và không cưỡng ép, cơ được thư giãn thay vì căng bó, khớp không bị căng hay chùng hết cỡ, và các mô kết nối không bị kéo giãn.
Chu cho biết bản thân ông cũng thấy môn này có lợi cho sức khỏe.
“Khi tôi còn bé, tôi thường bị sốt và ho,” ông kể lại. “Nhưng khi lớn lên và bắt đầu tập Thái Cực quyền, qua từng năm, sức khỏe tôi thay đổi, và môn này đã khiến tôi rất khỏe mạnh hiện thời. Về mặt tinh thần, môn này cũng dạy tôi cách nghĩ và kiểm soát cảm xúc.”
Chu tin chắc rằng môn Thái Cực quyền có thể giúp mọi người tự chữa lành. “Nó có thể giúp mọi người rất nhiều, đặc biệt là ở một thành phố bận rộn như Hong Kong,” ông nói. “Nó có thể đem lại bình an trong tâm trí và trấn tĩnh tâm hồn. Điều này rất quan trọng.”
Và khi Chu lặng lẽ hướng dẫn các võ sinh tập theo một loạt các động tác trong Vườn Thái Cực – trong số đó có các động tác như “Phật cầm chày” (một động tác đấm) và “Ngỗng trắng giang cánh” (một động tác vươn và rút lại, giống như con ngỗng khi nó giang cánh và thình lình nhảy thật nhanh) – tất nhiên người quan sát sẽ thấy rất tĩnh tại. Nhưng người ta còn có thể biết thêm nhiều hơn nữa từ môn này hơn họ tưởng.
Quá trình tập Thái Cực quyền Trần Thức chia thành 15 cấp độ.
Cấp một gồm có 74 động tác theo một chuỗi, được gọi là “thế”. “Khi bạn hoàn thành cấp một, ta sẽ sử dụng cùng một thế (74 động tác) cho 14 cấp học sau, nhưng bạn sẽ đi sâu hơn vào và học về năng lực nội tại trong từng cấp độ,” Chu giải thích.
Đi sâu hơn nghĩa là không chỉ thực hiện đúng các động tác, mà còn đảm bảo rằng sự chuyển động bên ngoài và phần bên trong, phần Khí (năng lượng), sẽ dịch chuyển cùng nhau như âm và dương. Bằng cách kích thích nội công (Khí), môn này sẽ giúp cơ thể sạc lại năng lượng và giúp thải độc.
“Bài tập Thái Cực quyền gồm có nhận thức, phát triển, sử dụng Khí, nghĩa là năng lượng trong cơ thể,” Giáo sư Chan giải thích. “Theo các nguyên tắc lý thuyết vốn gắn liền với y học cổ truyền Trung Hoa, Khí là năng lượng cơ bản duy trì sự sống và chảy trong cơ thể qua các mạch và ven, vốn tăng cường sự kết hợp giữa hệ thống các cơ quan nội tạng và mô, và từ đó đem lại sức khỏe và giúp sống thọ.”
Chu giải thích cách ông sử dụng Khí trong bài tập.
“Cuối mỗi động tác Thái Cực quyền, ta giữ tư thế cho đến khi năng lượng Khí giảm xuống và quay trở về đất. Ta gọi trạng thái này là ‘ m’,” Chu nói.
“Sau đó bạn có thể bắt đầu động tác kế tiếp và lấy Khí từ đất cùng với hơi thở dẫn dắt cho năng lượng lưu thông và dịch chuyển trong cơ thể bạn. Ta gọi trạng thái này là ‘Dương’. Vì vậy, toàn bộ chuỗi 74 động tác có chứa nhịp điệu và thay đổi về tốc độ. Luân phiên giữa âm và dương. Đây là ý nghĩa của môn Thái cực quyền.”
Ý nghĩa của Thái Cực quyền là điều mà Linda Fung, một võ sư Thái Cực quyền ở Hong Kong hy vọng nhiều người hiểu biết thêm.
“Chúng ta thường hiểu nhầm Thái Cực quyền,” bà nói. “Khi ta nói Thái Cực quyền, mọi người có xu hướng nghĩ đây chỉ là chuyển động tay chân và làm vài bài tập vận động, nhưng các động tác Thái Cực quyền là một phần trong tập hợp triết lý thái cực.”
Võ sư Fung tập và dạy Thái cực quyền phái Lý gia. Bà cho rằng Thái Cực quyền không chỉ là vận động thể chất, đó còn là cách sống. Bà nói, môn này dung chứa nghệ thuật, âm nhạc, phong cách sống, và bạn phải hiểu rằng m và Dương là cốt lõi của Thái Cực quyền.
“Trong Thái Cực quyền, đó là kết nối liên hợp giữa âm, là cơ thể, và dương, là tâm trí của chúng ta,” bà Fung nói. “Tâm trí và cơ thể luôn luôn dịch chuyển và vận động cùng nhau.”
Tại phòng tập ở tầng 11, một ốc đảo bình yên nhìn ra trung tâm thương mại ồn ào của Hong Kong, bà Fung hướng dẫn các võ sinh trong một lớp dành cho người mới học.
Được huấn luyện trở thành vũ công ballet ở Trường Ballet Hoàng gia London và sau đó là Trường Julliard ở New York, từng động tác của bà tỏa ra sự duyên dáng tự nhiên.
Cùng với việc dạy học, bà Fung cũng tự tập Thái Cực quyền mỗi sáng, thường là ở không gian ngoài trời, và cho biết môn này giúp bà có cuộc sống cân bằng.
“Trong Thái Cực quyền, bạn chậm lại từng vận động, nhưng bạn vẫn thở theo mô thức nhất định, vì vậy đó là sự tĩnh tại của chuyển động,” bà Fung giải thích. “Với mức độ tập trung đó, thời gian biến mất, như thể không còn thời gian. Đó là cảm giác tuyệt vời.”
Khả năng chậm lại và có được sự tỉnh thức và rõ ràng ngay giữa khủng hoảng, theo bà Fung, chính là một trong những ích lợi về sức khỏe lớn nhất của Thái Cực quyền.
“Với việc tập luyện Thái Cực quyền, dù thậm chí khi hoàn cảnh vượt ra ngoài kiểm soát, bạn vẫn có thể giữ bình tĩnh như trong mắt bão. Đó chính là cốt lõi của Thái Cực quyền: sự hài hòa.”
Bà Fung tin rằng Thái Cực quyền là kho báu gồm những điều tốt lành rất cần thiết cho thế giới vào lúc này.
“Chúng tôi phải chia sẻ môn này đến mọi người, đặc biệt là thời nay, trong Thế kỷ 21, khi có quá nhiều thứ khiến ta bị xao nhãng với các vấn đề và bệnh tật. Thái Cực quyền thực sự quan trọng cho mọi người, cho ta cơ hội hạnh phúc, trí tuệ và sức khỏe.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52815613

Chính quyền Hồng Kông

thảo luận dự luật quốc ca Trung Quốc

Hải Lam
Chính quyền Hồng Kông thảo luận dự luật quốc ca Trung Quốc
Hội đồng lập pháp Hồng Kông thảo luận dự luật quốc ca Trung Quốc hôm 27/5 (ảnh chụp màn hình video trên Youtube của SCMP).
Cơ quan lập pháp Hồng Kông hôm nay (27/5) sẽ tiếp tục thảo luận về dự luật hình sự hóa những hành vi thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc, theo Reuters.
Dự luật quốc ca Trung Quốc được thẩm tra lần hai tại Hội đồng Lập pháp của đặc khu vào ngày 27/5. Dự luật yêu cầu “tất cả các cá nhân và tổ chức” thể hiện thái độ tôn trọng và trang nghiêm với quốc ca Trung Quốc và phải hát trong những “dịp thích hợp”. Ngoài ra, học sinh tiểu học và trung học phải được dạy ca khúc này, cùng với lịch sử và nghi thức đi kèm.
Nếu dự luật được thông qua, những ai vi phạm sẽ bị phạt tới 50.000 đô la Hồng Kông (6.450 USD), thậm chí có thể phải ngồi tù 3 năm.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo động được triển khai dọc những con đường gần trung tâm tài chính khi giới chức lo ngại về các cuộc biểu tình mới khi Hội đồng lập pháp thảo luận về dự luật này.
Những người biểu tình và các nhà hoạt động dân chủ cho rằng dự luật quốc ca Trung Quốc là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự can thiệp ngày càng gia tăng từ Bắc Kinh đối với Hồng Kông.
Dự luật quốc ca Trung Quốc được thảo luận trong bối cảnh kỳ họp “Lưỡng hội” của Trung Quốc đang diễn ra. Ngay ngày đầu tiên khai mạc kỳ họp, ĐCSTQ đã giới thiệu dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, trong đó cấm các hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố cũng như sự can thiệp của nước ngoài vào thành phố bán tự trị.
Hôm 24/5, hàng ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường phản đối kế hoạch của Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần trước cảnh báo dự luật là “hồi chuông báo tử” đối với quyền tự trị của vùng lãnh thổ này. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 26/5, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang chuẩn bị hành động chống lại Trung Quốc trong tuần này vì dự luật an ninh Hồng Kông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-hong-kong-thao-luan-du-luat-quoc-ca-trung-quoc.html

Người biểu tình Hồng Kông kéo đến tòa nhà lập pháp

Quý Khải
Người biểu tình Hồng Kông kéo đến tòa nhà lập pháp
Một cuộc đụng độ có thể nổ ra giữa người biểu tình Hồng Kông và cảnh sát địa phương khi chính quyền thành phố đẩy mạnh vòng thảo luận lập pháp về dự luật quốc ca gây tranh cãi.
Theo một thông cáo báo chí, cơ quan lập pháp Hồng Kông, Hội đồng Lập pháp (LegCo), sẽ triệu tập lúc 11 giờ sáng giờ địa phương (10h sáng Việt Nam) hôm nay để thẩm tra lần hai dự luật quốc ca, trong đó quy định rằng bất cứ ai ở Hồng Kông phạm phải hành vi “hát quốc ca [Trung Quốc] một cách méo mó hoặc thiếu tôn nghiêm (hát chế lời)”, có thể đối mặt với mức phạt lên tới 50.000 đô la Hồng Kông (6.440 USD) và ba năm tù.
Dự thảo luật quốc ca
Hồng Kông, thành phố thuộc địa cũ của Anh, đã được trả cho Trung Quốc năm 1997, kèm tuyên bố đảm bảo rõ việc duy trì quyền tự chủ và các quyền tự do cơ bản trong vòng 50 năm tiếp theo. Đáng chú ý, Hồng Kông có một hệ thống luật pháp riêng không bị thao túng sau hậu trường như ở đại lục, theo The Epoch Times.
Nhưng qua thời gian Bắc Kinh đã không ngừng thâm nhập vào nền chính trị địa phương thành phố cảng.
Việc thúc đẩy dự luật quốc ca ở Hồng Kông đã được Bắc Kinh khởi xướng cuối năm 2017, khi ủy ban thường vụ của cơ quan lập pháp bù nhìn ở Trung Quốc đại lục thông qua quyết định bổ sung luật này vào Phụ lục III của Luật cơ bản Hồng Kông, bản hiến pháp mini của thành phố cảng. Điều này đã mở đường cho việc soạn thảo một dự luật địa phương.
Theo quy trình lập pháp thành phố, dự luật cần phải đi qua 3 lần thẩm tra trước khi được đưa ra bỏ phiếu để thành luật.
Andrew Leung, chủ tịch đương nhiệm LegCo, đã dự tính dành khoảng 30 giờ tranh luận từ hôm nay đến ngày 4/6, cho quá trình thẩm tra lần hai, theo truyền thông Hồng Kông. Lần thẩm tra thứ nhất đã được hoàn thành vào tháng 1/2019.
Dự luật đã bị chỉ trích bởi các nhóm ủng hộ nhân quyền, bao gồm Tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch có trụ sở ở Anh và Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại New York. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về tác động của dự luật đối với quyền tự do ngôn luận trong Báo cáo Đạo luật Chính sách Hồng Kông năm 2019 (2019 Hong Kong Policy Act Report).
Trên Telegram, một nền tảng chat phổ biến người biểu tình Hồng Kông dùng để lên kế hoạch các cuộc biểu tình, cư dân mạng đã hô hào cản trở quá trình lập pháp bằng cách bao vây tòa nhà LegCo bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng địa phương (8h sáng Việt Nam) hôm nay. Một số bài đăng cũng kêu gọi mọi người lái xe đến gần để ngăn chặn lưu lượng giao thông gần tòa nhà LegCo, trong trường hợp người biểu tình cần kiềm chân lực lượng cảnh sát tiếp tế.
Lần gần nhất Hồng Kông tổ chức biểu tình tại LegCo là vào tháng 7 năm ngoái; người biểu tình đã xông vào đập phá tòa nhà để gây áp lực buộc chính phủ hủy bỏ dự luật dẫn độ cho phép chính quyền Trung Quốc dẫn độ các cá nhân sang đại lục xét xử. Tháng 9 năm ngoái, chính phủ Hồng Kông thông báo dự luật đã được trì hoãn vô thời hạn.Ngày 12/6 năm ngoái, người biểu tình vây quanh LegCo để cản trở lần thẩm tra thứ hai dự luật dẫn độ. Cuộc biểu tình đã buộc cơ quan lập pháp hủy bỏ buổi tranh luận được lên kế hoạch hôm đó.
Nhưng trước đám đông người biểu tình, cảnh sát đã xịt hơi cay và bắn đạn cao su để giải tán – châm ngòi cho sự phẫn nộ của công chúng thu hút hàng triệu người xuống đường trong các cuộc biểu tình tiếp theo.
Chuẩn bị biểu tình
Trở lại diễn biến chính. Trước hôm nay, cảnh sát Hồng Kông đã chuẩn bị cho các cuộc biểu tình tiềm tàng. Khoảng 6:30 chiều giờ địa phương (5:30 giờ VN) hôm qua, nhiều rào chắn nước đã xuất hiện trên các con đường gần tòa nhà LegCo, niêm phong các khu vực bao gồm tòa tháp Citic Tower nằm đối diện LegCo.
Rào chắn nước gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo) ngày 26/5/2020 (ảnh: Song Bilung/The Epoch Times).
Cuộc biểu tình lên kế hoạch hôm nay một phần cũng nhằm bày tỏ sự phản kháng luật an ninh quốc gia được Bắc Kinh đề xuất gần đây. Theo đó, các cơ quan an ninh Bắc Kinh sẽ có thể thiết lập hoạt động tại Hồng Kông.
Liên đoàn Công đoàn Hồng Kông (HKCTU), một nhóm chính trị và công đoàn ủng hộ dân chủ, đang kêu gọi công nhân đình công hoặc nghỉ phép hôm nay, để bày tỏ thái độ phản đối luật an ninh do Bắc Kinh đề xuất.
Trong một tuyên bố, HKCTU cho biết chính quyền Trung Quốc “đã phản bội mô hình một quốc gia, hai chế độ”, một mô hình quản lý Hồng Kông theo thể thức dân chủ được Bắc Kinh hứa hẹn và được đảm bảo trong hiến pháp thành phố cảng.
Liên minh cho biết họ mong muốn Hồng Kông “có quyền tự trị toàn diện”, và người Hồng Kông “sẽ bị diệt vong nếu họ vẫn giữ im lặng”.
Chen Daoxiang, chỉ huy đồn trú Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Hồng Kông, đã đe dọa hôm qua rằng quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng “bảo vệ an ninh quốc gia”, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Một số người biểu tình ở Hồng Kông đang kêu gọi quân đội Mỹ hỗ trợ. Trong một cuộc biểu tình nhỏ bên trong trung tâm mua sắm IFC tối thứ Hai (25/5), những người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu như “Đấu tranh vì Tự do, Đứng lên vì Hồng Kông”.
Một số trong họ giương bảng hiệu kêu gọi quân đội Mỹ đến bảo vệ người dân Hồng Kông.
Hôm 24/5, người dân Hồng Kông cũng đã xuống đường phản đối dự luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh đề xuất. Cảnh sát sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông. Theo thông tin từ cảnh sát Hồng Kông, ít nhất 180 người đã bị bắt tính đến 22h ngày 24/5.
Nhiều nhà hoạt động dân chủ cho rằng, nếu dự luật an ninh quốc gia được thông qua, thời kỳ tự trị của Hồng Kông sẽ chấm hết. Ông Quách Vinh Khanh – thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông nói rằng luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông còn tà ác gấp 100 lần so với luật dẫn độ.Nhiều nước phương Tây đã lên án mạnh mẽ dự luật của Bắc Kinh. Hôm 23/5, gần 200 chính trị gia trên thế giới, trong đó có 17 nghị sĩ Mỹ, đã ký tuyên bố chung chỉ trích ý định thông qua đạo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cảnh báo sẽ “phản ứng mạnh mẽ” nếu Trung Quốc ban hành luật này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-bieu-tinh-hong-kong-keo-den-toa-nha-lap-phap.html

Cảnh sát Hong Kong bắt

300 người biểu tình phản đối dự luật an ninh

Cảnh sát Hong Kong đã bắn tiêu cay và thực hiện 300 vụ bắt giữ sau khi hàng nghìn người xuống đường hôm 27/5 để phản đối dự luật an ninh quốc gia của Trung Quốc mà cộng đồng quốc tế lo ngại sẽ xâm phạm tới các quyền tự do ở thành phố.
Ngay tại trung tâm tài chính của Hong Kong, cảnh sát chống bạo loạn đã sử dụng tiêu cay để giải tán đám đông.
Ở một số nơi khác trong thành phố, cảnh sát bắt hàng chục người bị nghi tham gia biểu tình, bắt họ ngồi trên vỉa hè rồi lục soát đồ đạc của họ.
Cảnh sát hiện diện đông đảo quanh Hội đồng Lập pháp để ngăn chặn người biểu tình tìm cách cản trở một cuộc tranh luận về dự luật, vốn sẽ hình sự hóa việc không tôn trọng quốc ca của Trung Quốc. Dự thảo luật dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng tới.
Giận dữ vì nguy cơ các quyền tự do của Hong Kong bị đe dọa, người dân mọi lứa tuổi đã xuống đường. Một số mặc đồ đen, số khác mặc đồ văn phòng hoặc đồng phục học sinh.
Một số dùng ô dù mở để che mặt giống như trong các cuộc xuống đường đôi khi đầy bạo lực ở Hong Kong năm ngoái. Nhiều hàng quán, ngân hàng và văn phòng đóng cửa sớm.
Các cuộc biểu tình mới nhất xảy ra sau khi chính phủ Trung Quốc công bố dự luật an ninh quốc gia nhằm mục đích xử lý các hoạt động được cho là ly khai, lật đổ và khủng bố ở Hong Kong.
Hoa Kỳ, Anh và Liên minh châu Âu cũng như nhiều nước khác đã bày tỏ quan ngại về dự luật này.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-hong-kong-b%E1%BA%AFt-300-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-lu%E1%BA%ADt-an-ninh/5437636.html

Hồng Kông : Chính quyền

huy động lực lượng hùng hậu giải tán biểu tình

Thanh Phương
Hôm nay, 27/05/2020, chính quyền Hồng Kông đã huy động một lực lượng cảnh sát hùng hậu để giải tán những người biểu tình phản đối dự luật xem hành vi xúc phạm quốc ca Trung Quốc là một tội hình sự.
Theo hãng tin AFP, khoảng 100 người biểu tình tập trung tại một khu thương mại đã bị cảnh sát bắn hơi cay giải tán vào trưa nay. Cuộc biểu tình diễn ra vào lúc Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đang thảo luận về dự luật hình sự hóa hành vi xúc phạm quốc ca Trung Quốc. Những người bị kết tội xúc phạm quốc ca có thể lãnh án tù đến 3 năm.
Đối với phong trào dân chủ, dự luật này là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Hồng Kông, nhất là văn bản này được đưa ra thảo luận ngay sau khi Bắc Kinh quyết định áp đặt một đạo luật an ninh quốc gia lên đặc khu hành chính này.
Phẫn nộ vì thấy Trung Quốc gia tăng kiểm soát Hồng Kông, một bộ phận trong giới trẻ tại đây nay trở nên cực đoan và chọn con đường đấu tranh cho nền độc lập của Hồng Kông, như tường trình của thông tín viên Florence de Changy :
Từ cách đây một năm, khi nổ ra các cuộc biểu tình đầu tiên, dân Hồng Kông trước hết đấu tranh đòi rút lại dự luật về dẫn độ sang Trung Quốc. Nhưng bạo hành cảnh sát đã nhanh chóng trở thành một vấn đề mới, và những người biểu tình cũng đòi tiến hành một cuộc điều tra độc lập và đòi các cải tổ dân chủ.
Ngày nay phong trào biểu tình vẫn giữ nguyên 5 yêu sách của họ. Nhưng trong thời gian gần đây, tuyệt vọng vì thấy tình hình vẫn bế tắc và Bắc Kinh thi hành các biện pháp mới để gia tăng kiểm soát Hồng Kông, một bộ phận trong giới trẻ đã trở nên cực đoan.
Ba sinh viên mới tốt nghiệp, và cũng là các nhân viên cứu hộ tình nguyện, giải thích chuyển biến tư tưởng của họ :
« Không một ai, dù là chúng tôi hay bất cứ một công dân nào khác, có thể xuống đường biểu tình, dù là một cách ôn hòa hay với bạo lực. Điều đó có nghĩa không còn cái gọi là « một quốc gia, hai chế độ ». Họ vẫn muốn áp đặt lên chúng tôi nguyên tắc « một quốc gia, một chế độ » và đưa Hồng Kông vào trong Trung Quốc. »
Những thanh niên này khẳng định nền độc lập là con đường duy nhất để bảo tồn quyền tự trị của Hồng Kông. Như vậy họ tạo cớ cho Bắc Kinh, ngay từ đầu vẫn xem họ là những kẻ ly khai, mà không thấy rằng chính 12 tháng đàn áp dữ dội và chính thái độ khước từ đối thoại của chính quyền đã dẫn đến sự thay đổi của phong trào biểu tình.  
Donald Trump hứa hành động
Hôm qua, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hứa là từ đây đến cuối tuần sẽ có hành động đáp trả việc Bắc Kinh muốn áp đặt đạo luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông, cảnh báo rằng đạo luật này có thể khiến đặc khu hành chính mất đi quy chế thị trường tài chính hàng đầu thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200527-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-huy-%C4%91%E1%BB%99ng-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-h%C3%B9ng-h%E1%BA%ADu-gi%E1%BA%A3i-t%C3%A1n-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh

Nhìn lại những phản ứng của TQ và Mỹ

trong vấn đề Đài Loan, Hồng Kông hiện nay

Bên cạnh những căng thẳng liên quan thương mại và dịch Covid-19, mức độ quan hệ đối đầu Mỹ – Trung đang gia tăng trong vấn đề Đài Loan và Hồng Kông những ngày gần đây, với việc hai bên liên tục có động thái đáp trả nhau.
Động thái của Mỹ
(1) Chính phủ Mỹ thông báo cho quốc hội khả năng bán số ngư lôi MK-48 Mod 6 trị giá 180 triệu USD cho Đài Loan. Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) thông báo hôm 20/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán cho Đài Loan 18 quả Ngư lôi Hạng nặng Công nghệ Tiên tiến MK-48 Mod 6 và các thiết bị liên quan, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, an ninh và kinh tế Mỹ thông qua việc ủng hộ Đài Loan “tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang và duy trì năng lực phòng thủ đáng tin cậy”. Mỹ không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng thường xuyên bán vũ khí cho hòn đảo để nâng cao năng lực phòng thủ. Tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt hợp đồng bán 66 tiêm kích F-16V, 75 động cơ và trang thiết bị trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Mỹ bán tiêm kích hiện đại cho Đài Loan kể từ sau hợp đồng 150 máy bay F-16 được cựu tổng thống George H.W. Bush thông qua hồi năm 1992, đánh dấu sự chuyển dịch chiến lược đáng kể của Washington trong khu vực.
(2) Ngày 01/5, Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng dòng hashtag “Tweet vì Đài Loan” trên Twitter, kêu gọi phục hồi vị trí quan sát viên tại WHO cho hòn đảo. Đài Loan từng là quan sát viên WHO từ năm 2009 tới 2016 nhưng sau đó được cho là đã bị loại bỏ vì áp lực từ phía Bắc Kinh. Mỹ cho rằng vùng lãnh thổ Đài Loan phù hợp để tham gia trong bối cảnh thế giới đang thảo luận về Covid-19 và các mối đe dọa y tế khác và thế giới cần chuyên môn của Đài Loan. “Liệu có là quá nhiều khi yêu cầu Đài Loan được phép chia sẻ kinh nghiệm, sự cam kết của họ với toàn thế giới? Liệu thế giới có bị khuất phục trước áp lực từ Trung Quốc?”, thông điệp viết. Australia tuyên bố họ sẽ ủng hộ vùng lãnh thổ Đài Loan quay trở lại WHO làm quan sát viên, trong bối cảnh căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh đang leo thang. Trước đó, một nhà ngoại giao Trung Quốc từng dọa sẽ “tẩy chay” hàng hóa Australia sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
(3) Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Mỹ nhiều lần cử tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Ngoài ra, cũng có thông tin về việc máy bay trinh sát Lockheed EP-3 của hải quân Mỹ xuất hiện gần không phận Đài Loan ở Cao Hùng. Hôm 23/4, một tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan lần thứ hai trong tháng 4 và chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc lợi dụng khi thế giới tập trung vào đại dịch Covid-19 để thúc đẩy các tham vọng trên Biển Đông.
Động thái của TQ
(1) Bộ Ngoại giao Trung Quốc “giao thiệp chính thức” với Mỹ, phản đối kế hoạch bán ngư lôi hạng nặng cho Đài Loan. “Trung Quốc phản đối các thương vụ vũ khí giữa Mỹ với Đài Loan và đã có giao thiệp chính thức với phía Mỹ. Phía Trung Quốc rất không hài lòng và phản đối mạnh mẽ những hành động như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh. Trung Quốc thường xuyên lên án các thương vụ vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan. Trung Quốc gọi việc Mỹ bán 66 tiêm kích cho Đài Loan là thành động “can thiệp nghiêm trọng vào tình hình nội bộ, phá hoại chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
(2) Trung Quốc tuyên bố kiên định mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” và không bao giờ tha thứ cho các “phần tử ly khai” ở Đài Loan. Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đại lục, hôm nay nói rằng mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” là nguyên lý trung tâm trong chính sách Đài Loan của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc sẽ kiên định mô hình này. “Thống nhất là điều không thể tránh khỏi trong lịch sử phát triển vĩ đại của đất nước Trung Quốc”, ông Mã nói. “Chúng tôi có ý chí kiên cường, tràn đầy tự tin và năng lực sung mãn để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bất kỳ phần tử hoạt động ly khai hay các lực lượng bên ngoài can thiệp vào chính trị nội bộ của Trung Quốc”. “Độc lập Đài Loan” đi ngược lại trào lưu thời đại và là con đường không dẫn tới đâu, ông Mã cho hay. “Chúng tôi duy trì phương châm cơ bản là thống nhất hòa bình và một quốc gia, hai chế độ. Chúng tôi sẵn sàng tạo không gian rộng lớn cho
thống nhất hòa bình nhưng chắc chắn không chừa khoảng trống nào cho các hoạt động ly khai độc lập Đài Loan’ dưới mọi hình thức”.
(3) Tại Kỳ họp thứ 3, khóa 13 của Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) khai mạc vào ngày 22/5, dự kiến thảo luận và thông qua Luật cơ bản với tiêu đề “Thiết lập, cải thiện hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi của Hồng Công”, bộ luật được xem như hiến pháp thu nhỏ của Hồng Công, yêu cầu chính quyền thành phố phải đưa ra đạo luật an ninh, nhưng việc này vẫn chưa thể thực hiện được do vấp phải phản đối. Người phát ngôn của NPC, ông Trương Nghiệp Toại, ngày 21/5 cho biết Trung Quốc đang lên kế hoạch cải thiện chính sách “một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Công. “An ninh quốc gia là nền tảng cho sự ổn định của đất nước. Bảo vệ an ninh quốc gia phục vụ lợi ích cơ bản của tất cả người Trung Quốc, bao gồm cả đồng bào Hồng Công của chúng tôi”, ông Trương tuyên bố.
(4) Ngày 2/5, Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ cố gắng “tìm cách đổ lỗi” liên quan tới đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động một chiến dịch trên mạng xã hội Twitter kêu gọi cho vùng lãnh thổ Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHA). Bắc Kinh đã cáo buộc Washington “can thiệp vào tình hình nội bộ” trong bối cảnh Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh và tuyên bố sẵn sàng dùng mọi cách đưa hòn đảo về trở lại đại lục, kể cả dùng vũ lực. Trung Quốc cảnh báo việc Mỹ công khai ủng hộ vùng lãnh thổ Đài Loan có thể làm ảnh hưởng tới “bầu không khí hợp tác” trong thời điểm các bên cần sự đoàn kết.
http://biendong.net/bien-dong/34918-nhin-lai-nhung-phan-ung-cua-tq-va-my-trong-van-de-dai-loan-hong-kong-hien-nay.html

Một số điểm nhấn

tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội TQ Khóa XIII

Sáng 22/5, Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh đã diễn ra Lễ khai mạc Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) Khóa XIII. Đây là sự kiện chính trị quan trọng nhất tại Trung Quốc trong năm nay và được tổ chức trễ khoảng 2 tháng vì bùng phát dịch COVID-19.
Kỳ họp vốn dự kiến diễn ra đầu tháng 3 nhưng đã bị hoãn lại do dịch COVID-19. Do tình hình dịch bệnh, kỳ họp lần này được rút ngắn, chỉ tổ chức trong 7 ngày, giảm 4 ngày so với năm 2019 và sẽ bế mạc vào chiều 28/5. Số lượng phóng viên được tham gia đưa tin trực tiếp cũng rất ít. Các buổi họp báo được cắt giảm và tổ chức qua hình thức trực tuyến.
Theo chương trình, ngoài thảo luận và thông qua báo cáo công tác Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách, kỳ họp lần này còn thảo luận dự thảo Nghị quyết về xây dựng, kiện toàn chế độ pháp lý và cơ chế thực thi duy trì an ninh quốc gia ở đặc khu hành chính Hong Kong và thảo luận Bộ luật Dân sự.
Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu thống kê kinh tế theo quý từ năm 1992 đến nay với mức giảm lên tới 6,8% và quá trình phục hồi hiện đang rất chậm. Do đó, các vấn đề kinh tế là trọng tâm của kỳ họp lần này.
Không đặt mục tiêu tăng trưởng cụ thể
Trong bài phát biểu khai mạc Quốc hội sáng nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh “Trung Quốc sẽ không đặt ra bất cứ mục tiêu tăng trưởng cụ thể nào trong năm 2020 do quốc gia này đang phải đối mặt với nhiều thách thức và diễn biến khó lường liên quan đến đại dịch COVID-19 cũng như từ môi trường kinh tế và thương mại toàn cầu bất ổn”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc không đặt mục tiêu GDP kể từ khi chính phủ bắt đầu công bố những mục tiêu như vậy năm 1990, phần nào cho thấy những tác động to lớn mà COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo ông Lý Khắc Cường, đại dịch vẫn chưa kết thúc và Trung Quốc sẽ phải nỗ lực gấp đôi để giảm thiểu thiệt hại mà COVID-19 gây ra.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu bật những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được trong cuộc chiến chống COVID-19, khẳng định phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Hầu hết các quyết sách được đưa ra thảo luận tại phiên họp này sẽ tập trung vào việc bảo đảm cuộc sống cho người dân, hoạt động của doanh nghiệp sau khi GDP của Trung Quốc tăng trưởng âm 6,8% trong quý 1.
Đối với các chỉ số kinh tế khác, báo cáo công tác của chính phủ đặt mục tiêu giữ lạm phát năm 2020 ở mức 3,5%, cao hơn mức 3,0% năm trước. Chính phủ cũng đề ra mục tiêu tạo thêm 9 triệu việc làm, thấp hơn mức 11 triệu việc làm trong năm 2019, với tỉ lệ thất nghiệp tại các khu vực đô thị ở mức 6%; thông báo thâm hụt tài khóa của Trung Quốc dự kiến vượt hơn 3,6% trong GDP năm nay, với mức thâm hụt
1.000 tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) so với năm ngoái. Một nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ sẽ được phát hành để kiểm soát Covid-19.
Về giải pháp và phương hướng, báo cáo nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung nỗ lực để ổn định việc làm, bảo đảm duy trì mức sống của người dân, xóa nghèo và ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ gây suy giảm kinh tế, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm ổn định tăng trưởng. Chính phủ Trung Quốc sẽ theo đuổi cải cách và mở cửa, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tìm ra cách thức mới để ứng phó hiệu quả với các cú sốc, duy trì chu kỳ tăng trưởng dương. Trung Quốc cũng sẽ tập trung nhiều hơn trong lĩnh thương mại, theo hướng tiến đến các mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu ổn định hơn, chất lượng cao hơn, duy trì cán cân thanh toán cân bằng. Bên cạnh đó, Thủ tướng Trung Quốc cho biết, chính quyền các cấp nên “thắt lưng buộc bụng” và tất cả ngân sách dư, chưa sử dụng và chuyển giao sẽ được thu hồi, phân bổ lại để được sử dụng tốt hơn.
Về thương mại quốc tế, ông Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc cần tiếp tục thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký với Mỹ, khẳng định Trung Quốc cam kết theo đuổi hệ thống thương mại đa phương và cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong vấn đề này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất Hiệp định Tự do Thương mại Nhật-Trung-Hàn.
Liên quan đến đầu tư, Trung Quốc sẽ rút gọn danh sách các ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư, tiếp tục mở cửa thị trường, tạo môi trường thuận lợi để tất cả các công ty Trung Quốc và nước ngoài được đối xử bình đẳng, cạnh tranh công bằng.
Vấn đề chủ quyền và ly khai
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết sẽ khuyến khích người dân Đài Loan phản đối việc đòi độc lập và thúc đẩy thống nhất với Trung Quốc, một động thái có thể làm xấu hơn nữa mối quan hệ của Bắc Kinh với Đài Bắc; nhấn mạnh Trung Quốc “kiên quyết phản đối và ngăn chặn mọi hoạt động ly khai, đòi độc lập của Đài Loan”; khẳng định Trung Quốc sẽ cải thiện các chính sách và biện pháp để khuyến khích trao đổi và hợp tác trên eo biển Đài Loan, đồng thời bảo vệ sự thịnh vượng của người dân Đài Loan. Theo ông Lý, “chúng ta sẽ khuyến khích họ cùng tham gia phải đối nền độc lập của Đài Loan và thúc đẩy thống nhất với Trung Quốc. Với những nỗ lực này, chúng ta chắc chắn có thể tạo ra tương lai tươi đẹp cho sự trẻ hóa của Trung Quốc”.
Trung Quốc xem Đài Loan là vấn đề lãnh thổ nhạy cảm và quan trọng nhất, cũng như chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để giữ hòn đảo này dưới tầm kiểm soát. Trung Quốc đã đề nghị mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” cho Đài Loan, đảm bảo mức độ tự trị cao, cũng như cách Bắc Kinh đã làm với Hong Kong. Tuy nhiên, tất cả các đảng lớn của Đài Loan đều bác bỏ mô hình này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Trung Quốc còn cho biết, Chính phủ sẽ “thiết lập và cải thiện các hệ thống và cơ chế pháp lý để bảo vệ an ninh” tại Hong Kong. Theo đó, Trung Quốc đã đề xuất luật an ninh mới về Hong Kong, trong đó quy định cấm việc xúi giục nổi loạn, ly khai và phản quốc. Động thái này được xem là mâu thuẫn với khái niệm “Một quốc gia, hai chế độ”. Luật mới cũng gây chú ý vì nó cho thấy chính phủ trung ương dường như đã từ bỏ hy vọng rằng chính quyền đặc khu có thể tự thông qua một luật như vậy, trong bối cảnh môi trường chính trị Hong Kong ngày càng gay gắt và xã hội bị chia rẽ sâu sắc.
Tăng chi tiêu quốc phòng
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm nay tăng 6,6%, mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua, do ảnh hưởng của Covid-19 với nền kinh tế. Theo báo cáo tại phiên khai mạc, quân đội Trung Quốc sẽ được phân bổ ngân sách 1.268 tỷ nhân dân tệ (khoảng 178,16 tỷ USD) trong năm 2020.
Người phát ngôn kỳ họp lần thứ 3 Quốc hội khóa 13 của Trung Quốc Trương Nghiệp Toại cho biết, Trung Quốc thực thi chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, do đó bất luận là về tổng lượng, bình quân đầu người hay tỷ lệ so với Tổng sản phẩm quốc nội GDP thì kinh phí quốc phòng của nước này đều ở mức độ thích hợp và kiềm chế. Trong nhiều năm qua, kinh phí quốc phòng của Trung Quốc đều rơi vào khoảng 1,3% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 2,6% của thế giới. Ông Trương Nghiệp Toại cho rằng, từ năm 2007 trở lại đây, hàng năm Trung Quốc đều gửi báo cáo chi tiêu quân sự cho Liên hợp quốc, nguồn tiền cũng như nội dung chi tiêu đều rất rõ ràng, hoàn toàn không có chuyện “giấu diếm” kinh phí.
Mặc dù nhiều cơ quan nghiên cứu độc lập cho rằng kinh phí quốc phòng thực tế của Trung Quốc thường cao hơn nhiều so với số liệu mà chính phủ nước này công bố, tuy nhiên dự toán ngân sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc luôn là số liệu được dư luận nước ngoài quan tâm và chú ý. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh đến nền kinh tế nước này, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh ngân sách quốc phòng cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Khó khăn, thách thức kéo dài
Vấn đề thất nghiệp và việc làm: Số liệu chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, Trung Quốc đã mất 27 triệu việc làm trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp hiện đạt khoảng 6%. Theo CNN, tỷ lệ thất nghiệp ở vùng đô thị Trung Quốc không tính đến những người ở khu vực nông thôn, bao gồm 290 triệu công nhân nhập cư làm việc trong ngành xây dựng, sản xuất và tham gia các hoạt động kinh tế khác có mức lương thấp nhưng thiết yếu. Trong khi đó, chuyên gia Zhang Bin (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc) cho rằng, nếu tính cả lực lượng người lao động nhập cư này, số người thất nghiệp ở Trung Quốc có thể lên đến 80 triệu người vào cuối tháng 3, tức cao gấp 3 lần con số chính thức.
Dư luận đặc biệt quan tâm
Theo báo The Straits Times, một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ không đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP cụ thể trong năm nay vì kinh tế còn nhiều bất ổn và nỗi lo về làn sóng Covid-19 thứ hai. Trong bối cảnh các nước trên toàn thế giới đang đối mặt với những thách thức tương tự, Trung Quốc khó có thể dự đoán chính xác mức tăng trưởng GDP của mình. Chuyên gia kinh tế Iris Pang của Ngân hàng ING (Hà Lan) nhận định, để làm được điều này, sẽ cần những dự đoán chính xác về sự hiệu quả chính sách của mọi nền kinh tế lớn. Vì thế, sẽ phi thực tế để chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể. Họ cũng khó đặt ra mục tiêu tỉ lệ thất nghiệp như năm ngoái.
Ngoài mục tiêu vực dậy kinh tế, theo giới chuyên gia, các nhà lập pháp Trung Quốc cũng sẽ thảo luận các biện pháp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai và vai trò trên thế giới của Bắc Kinh thời hậu Covid-19. Theo báo South China Morning Post, giới chức Trung Quốc đang tranh luận gay gắt về giải pháp chống lại sức ép ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế liên quan đến Covid-19. Một số nhà ngoại giao theo đường lối cứng rắn ủng hộ việc công kích lại những người chỉ trích Bắc Kinh. Dù vậy, có nhiều ý kiến cho rằng phản ứng như thế không đủ để thay đổi lập trường chống Trung Quốc từ bên ngoài. Ông Shi Yinhong, chuyên gia tại Trường ĐH Nhân dân Trung Quốc, nhận định nhu cầu về sự cân bằng kinh tế trong nước và sức ép gia tăng của cộng đồng quốc tế có thể buộc Bắc Kinh thay đổi các mục tiêu chiến lược.
Theo Reuters, Bắc Kinh cũng sẽ công bố ngân sách quốc phòng trong ngày khai mạc phiên họp của NPC. Trong những ngày qua, các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã yêu cầu gia tăng chi tiêu quân sự lên ít nhất 7,5% để đối phó với những thách thức trong và ngoài nước, đặc biệt là khi căng thẳng Bắc Kinh – Washington leo thang vì nhiều vấn đề. Dù vậy, một quan chức giấu tên thông tin ngân sách dành cho quân đội Trung Quốc chỉ được “tăng nhẹ” bởi “khôi phục kinh tế đang là ưu tiên hàng đầu”. Năm ngoái, Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự thêm 7,5% lên 167,5 tỉ USD, giảm nhẹ so với mức tăng 8,1% của năm 2018.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc chuyển hướng không đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP – đánh dấu sự thay đổi quan trọng về tư duy của lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau nhiều thập kỷ. Trung Quốc hiện tập trung mọi nguồn lực vào vấn đề việc làm và duy trì sự ổn định bên trong.
Liên quan vấn đề Đài Loan, dư luận cho rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không sử dụng từ”hòa bình” khi đề cập đến mong muốn “thống nhất” Đài Loan của Bắc Kinh, khác với ngôn từ tiêu chuẩn mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sử dụng ít nhất 4 thập kỷ qua khi nói trước quốc hội và đề cập đến Đài Loan. Một quan chức cấp cao của Đài Loan nói với Reuters rằng việc thiếu vắng từ “hòa bình” không báo hiệu thay đổi căn bản trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với hòn đảo này. Trước đó, phát biểu tại Đài Bắc hôm 20/5 khi nhậm chức bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn nói Đài Loan không thể chấp nhận việc trở thành một phần của Trung Quốc theo đề nghị “Một quốc gia, hai chế độ” và bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Hội đồng Đại lục Sự vụ của Đài Loan (22/5) cũng cho biết người dân Đài Loan kiên quyết phản đối đề xuất “Một quốc gia, hai chế độ” vì việc này “làm giảm giá trị của Đài Loan và làm tổn hại nguyên trạng ở eo biển Đài Loan”.
http://biendong.net/bien-dong/34911-mot-so-diem-nhan-tai-ky-hop-thu-3-quoc-hoi-tq-khoa-xiii.html

TQ nhận định ‘bên bờ vực Chiến tranh Lạnh’ với Mỹ

Cảnh báo từ Ngoại trưởng Trung Quốc rằng Mỹ – Trung đang “bên bờ vực Chiến tranh Lạnh” phản ánh hàng loạt bất đồng ngày càng tăng giữa hai nước.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 24/5 cáo buộc “các thế lực chính trị ở Washington đang đẩy quan hệ với Bắc Kinh đến bờ vực Chiến tranh Lạnh” trong khi đôi bên cần hợp tác nhằm chống Covid-19, đồng thời cảnh báo Mỹ không nên tìm cách thay đổi Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo kéo dài hơn một tiếng ở Bắc Kinh, ông Vương bảo vệ cách Trung Quốc ứng phó với đại dịch cũng như sự cần thiết của dự luật an ninh với Hong Kong mà quốc hội nước này sắp thông qua.
“Ngoài nCoV, một virus chính trị khác đang lây lan ở Mỹ, nó tận dụng mọi cơ hội để tấn công và làm mất uy tín Trung Quốc”, ông Vương nói. “Một số chính trị gia hoàn toàn coi thường những thực tế cơ bản và đã bịa đặt quá nhiều lời dối trá nhằm vào Trung Quốc cũng như bày ra quá nhiều âm mưu”.
Cảnh báo mà Ngoại trưởng Vương đưa ra về mối quan hệ Mỹ – Trung cũng chính là mối quan ngại mà nhiều chuyên gia về quan hệ quốc tế đã nêu ra suốt thời gian qua, khi quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới ngày càng căng thẳng.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa “cắt đứt hoàn toàn” quan hệ với Trung Quốc”, Nhà Trắng tuần trước còn đề cập tới việc “cân nhắc lại” những yếu tố cơ bản trong mối quan hệ với nước này, trái ngược hoàn toàn quan điểm của các chính quyền tiền nhiệm là tăng cường hợp tác cùng Bắc Kinh với hy vọng họ sẽ dần dần chấp nhận các giá trị phương Tây.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien trong cuộc phỏng vấn với NBC hôm 24/5 còn đe dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt quan chức Hong Kong và Trung Quốc đại lục nếu dự luật an ninh được thông qua.
Nghị quyết về dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên tại Bắc Kinh hôm 22/5, trong đó cấm các hoạt động ly khai, lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố.
Dự luật này được dự đoán sẽ “đổ thêm dầu vào lửa” trong quan hệ Mỹ – Trung, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo nó là “kết thúc” của quyền tự trị đặc khu. Theo thỏa thuận Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong được hưởng mức độ tự trị cao, các quyền tự do, có hệ thống luật pháp và tình trạng thương mại riêng. Điều 23 Luật Cơ bản cũng quy định Hong Kong tự ban hành điều luật an ninh riêng.
Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trong khi đó, nhiều nghị sĩ Mỹ ký vào bản tuyên bố chung, gọi đây là “đòn tấn công toàn diện vào quyền tự trị, pháp trị và tự do cơ bản của thành phố”.
Từ vấn đề thương mại, thị thực, an ninh mạng, Đài Loan và nay là dự luật an ninh Hong Kong, hai cường quốc hàng đầu thế giới không ngừng đối đầu nhau trên nhiều mặt trận.
Căng thẳng được cho là sẽ ngày càng leo thang cho tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, bởi khi kinh tế Mỹ thiệt hại nặng nề vì Covid-19, Trump đang áp dụng chiến lược công kích Trung Quốc như là động lực chính cho chiến dịch tái tranh cử của mình.
Trung Quốc trong khi đó đang huy động mọi nguồn lực tiến hành chính sách “ngoại giao chiến lang” nhằm bảo vệ hình ảnh trước những đòn công kích và cáo buộc từ Mỹ.
Theo phó giáo sư Li Mingjiang từ Trường nghiên cứu Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, dù đưa ra cảnh báo đanh thép, Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn kiềm chế hơn rất nhiều so với các nhà ngoại giao theo đuổi chiến lược “chiến lang” và cố gắng để không làm xói mòn thêm mối quan hệ song phương.
“Ông ấy cân bằng bình luận một cách có chủ đích. Dù chỉ trích Mỹ, ông ấy vẫn thúc giục những người đưa ra quyết định ở Washington cân nhắc kỹ lưỡng hơn và hợp tác với Trung Quốc”, phó giáo sư Li nhận xét.
Adam Ni, giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Quốc ở Australia, cho rằng phương pháp tiếp cận hòa giải hơn của ông Vương và chiến lược “ngoại giao chiến lang” thực tế đang bổ sung lẫn nhau. “Trong thế giới cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, hợp tác và đối đầu buộc phải song hành”, ông nói.
Trong bài phân tích cho Trung tâm Nghiên cứu Độc lập Australia, giáo sư Alan Dupont đánh giá một cuộc chuyển đổi địa chính trị đang diễn ra. Xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại, công nghệ, chiến lược cùng những giá trị khác đã “dồn nén lại và mở ra viễn cảnh về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.
Dupont khẳng định cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ – Trung chính là hệ quả của những “bất đồng địa chính trị sâu sắc và nguy hiểm”.
Theo Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, “nhiều tiếng nói đang nổi lên, kêu gọi coi cạnh tranh với Trung Quốc là nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại Mỹ, tương tự chính sách với Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tuy nhiên, Haass lưu ý quan điểm này chắc chắn là một sai lầm chiến lược. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang lao đao vì dịch bệnh như hiện nay, một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc sẽ chỉ khiến tình hình trở nên thêm tồi tệ.
Jabin T. Jacob, phó giáo sư tại Đại học Shiv Nadar, Ấn Độ, nhận định quan hệ Mỹ – Trung hiện nay có nhiều điểm tương đồng cuộc ganh đua Washington – Moskva trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng vẫn có những khác biệt quan trọng.
“Thế giới không còn bị chia làm hai cực như trước nữa mà đã hình thành những cực thứ ba như EU, Nga, Ấn Độ hay Nhật Bản. Họ có quyền lựa chọn có đứng về bất kỳ bên nào hay không, tùy từng trường hợp. Thực tế này có thể dẫn tới một trật tự quốc tế rất khác”, ông cho hay.
Nhưng Jacob cảnh báo mối quan hệ Mỹ – Trung có thể tiếp tục xấu đi nếu Trump tái đắc cử vào tháng 11. “Nếu Trump tiếp tục nhiệm kỳ hai, nền tảng tư tưởng về cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiếp tục được củng cố thêm”, chuyên gia này nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34901-tq-nhan-dinh-ben-bo-vuc-chien-tranh-lanh-voi-my.html

TQ tung ‘cỗ máy’ thúc đẩy luật an ninh Hong Kong

Các cơ quan tuyên truyền Trung Quốc đang hoạt động tích cực để thể hiện dự luật an ninh quốc gia là cần thiết.
Dự luật an ninh quốc gia ngày 22/5 được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc, trong đó cấm các hoạt động ly khai và lật đổ, can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố, mặc dù theo thỏa thuận Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong được hưởng mức độ t
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ ở Hong Kong chỉ trích mạnh mẽ dự luật này, nói rằng nó đi ngược lại mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, theo đó Bắc Kinh cam kết duy trì các quyền tự do cho thành phố. Các nhà ngoại giao nước ngoài lo ngại dự luật có thể mở rộng sự hiện diện của các cơ quan tình báo và an ninh của đại lục tại Hong Kong, “gây nguy hiểm cho quyền và tự do” tại đây.
Trong khi đó, đối mặt với những ý kiến này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đang thúc đẩy lập luận rằng những người biểu tình Hong Kong là thành phần cực đoan làm việc với nước ngoài để cố gắng lật đổ chính phủ.
Hãng thông tấn chính thức Xinhua gọi Hong Kong là “điểm yếu” trong an ninh quốc gia, nói rằng luật an ninh sẽ cứu Hong Kong khỏi “khủng bố” và “hỗn loạn” từ những người biểu tình “thông đồng với lực lượng nước ngoài để phá hoại đại lục”.
“Sự thật cho thấy Hong Kong đã trở thành ‘lá bài’ cho các thế lực bên ngoài nhằm cản trở sự chấn hưng của Trung Quốc”, một bài bình luận của Xinhua có đoạn viết.
Biểu tình bùng phát ở Hong Kong từ năm trước ban đầu để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa tội phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Dù chính quyền đặc khu đã rút dự luật, người biểu tình vẫn xuống đường đưa ra các yêu sách khác, trong đó có điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát và lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức.
Không có bằng chứng cho thấy người biểu tình Hong Kong làm việc với các nhóm ở nước ngoài. Nhiều người cho biết họ biểu tình vì lo ngại phải chịu sự giám sát của hệ thống pháp lý Trung Quốc đại lục.
Trong khi ngày càng nhiều người ở Trung Quốc ủng hộ quan điểm cần đưa ra luật nghiêm khắc hơn để ngăn chặn người biểu tình cực đoan, các chuyên gia cho rằng lập luận đó khó có thể được đồng tình bên ngoài đất nước.
“Luận điểm cho rằng các cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong do thế lực nước ngoài muốn lật đổ chính phủ gây ra bất hợp lý đến mức nó không thuyết phục được bất cứ ai ở ngoài Trung Quốc”, Susan Shirk, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 thuộc Đại học California San Diego, nói.
Khi dự luật an ninh Hong Kong thu hút sự chú ý rộng rãi bên ngoài Trung Quốc, truyền thông trong nước tập trung vào ông Tập. Chủ tịch Trung Quốc đang sử dụng kỳ họp quốc hội để thể hiện sức mạnh vào thời điểm Bắc Kinh ngày càng đối mặt nhiều chỉ trích trên trường quốc tế.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV chiếu hình ảnh ông Tập cam kết bảo vệ sức khỏe của công dân Trung Quốc bằng mọi giá trong cuộc chiến chống Covid-19. Mặc dù không đề cập đến vấn đề Hong Kong, ông Tập nhấn mạnh trước các đại biểu trong phiên họp hôm 22/5 rằng hệ thống của Trung Quốc là “hiệu quả nhất” trong bảo vệ lợi ích cơ bản của người dân.
Các trang web Trung Quốc đăng những bài xã luận với giọng điệu gay gắt bảo vệ cách Trung Quốc xử lý tình trạng bất ổn ở Hong Kong. “Đừng đánh giá thấp quyết tâm giải quyết vấn đề Hong Kong của chính quyền trung ương”, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nói trong một bản tin.
Báo đảng People’s Daily đăng một video cho thấy các đại biểu tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vỗ tay ròn rã khi luật an ninh được đệ trình. Video được lồng thêm nhạc kịch tính, cho thấy “quyết tâm duy trì sự thịnh vượng và ổn định của Hong Kong!”, People’s Daily viết.
Chính phủ Trung Quốc cũng cố gắng hạn chế truyền thông nước ngoài đưa tin về luật an ninh. BBC hôm 22/5 phát bản tin về việc dự luật an ninh được đệ trình tại quốc hội. Stephen McDonell, phóng viên BBC tại Trung Quốc, đăng video trên Twitter cho thấy bản tin của BBC bị chuyển thành màu đen và tắt tiếng khi được phát ở Trung Quốc đại lục.
Các nhà bình luận ở Trung Quốc đang kịch liệt chỉ trích quan chức Mỹ, khi họ đe dọa có biện pháp đáp trả Bắc Kinh. Tổng thống Trump đã cảnh báo rằng Mỹ sẽ phản ứng cứng rắn nếu Bắc Kinh ban hành luật an ninh.
Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Global Times, nói rằng Trung Quốc cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Mỹ có biện pháp đáp trả. “Hong Kong thuộc về Trung Quốc, chứ không phải Mỹ”, ông viết trên Twitter.
Một bài xã luận của Global Times hôm 22/5 viết rằng Trung Quốc có thể chống cự bất kỳ nỗ lực trả đũa nào của Mỹ. “Nếu Mỹ dám chơi thì Trung Quốc cũng không ngần ngại chơi lại”, bài xã luận có đoạn viết. Truyền thông Trung Quốc cũng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc. Một số hãng tin đăng hình ảnh những người vẫy cờ Trung Quốc trước các tòa nhà chọc trời Hong Kong.
Trung Quốc và Mỹ đang đấu khẩu về cách Bắc Kinh xử lý Covid-19, vấn đề Hong Kong sẽ càng khoét sâu thêm căng thẳng giữa hai nước. Các quan chức đảng hàng đầu Trung Quốc tin rằng Mỹ và các đồng minh đang cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này.
“Nhiều người ở Trung Quốc đã kết luận rằng mối quan hệ Mỹ – Trung đã xấu đến mức không thể tệ hơn nữa”, Yik Chan Chin, giảng viên viên về truyền thông tại Đại học Tây Giao – Liverpool ở Tô Châu, cho biết. “Cách suy nghĩ này ngày càng trở nên phổ biến. Họ thật sự không bận tâm Tổng thống Mỹ nói gì”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34900-tq-tung-co-may-thuc-day-luat-an-ninh-hong-kong.html

Trung Cộng đe dọa Hoa Kỳ

bằng các biện pháp đối phó

nếu bị trừng phạt vì luật quốc gia Hồng Kông

Vào hôm thứ Hai (25/5), Trung Cộng đe dọa sẽ có các biện pháp đối phó với Hoa Kỳ nếu nước này bị trừng phạt vì kế hoạch áp đặt lên Hồng Kông một đạo luật an ninh mà lãnh đạo an ninh của Hồng Kong ca ngợi là một công cụ mới để đánh bại “khủng bố”.
Luật an ninh mới cấm các tội phản quốc, lật đổ và xúi giục ở Hồng Kông và được đưa ra sau nhiều tháng biểu tình bạo lực ủng hộ dân chủ hồi năm ngoái. Nhưng nhiều người Hồng Kông, các nhóm kinh doanh và các quốc gia phương Tây lo sợ đề nghị này có thể là một kế hoạch khai tử đối với những quyền tự do của thành phố, và hàng ngàn người xuống đường vào hôm Chủ nhật bất chấp lệnh cấm tập trung đông người để chống lại coronavirus.
Khi cảnh sát giải tán đám đông bằng hơi cay và vòi rồng, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien của Hoa Kỳ khuyến cáo luật mới có thể khiến thành phố mất đi tình trạng giao dịch ưu đãi của Hoa Kỳ. Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Cộng tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng với bất kỳ lệnh trừng phạt nào từ Washington.
Hồng Kông trở thành điểm nóng mới nhất trong những căng thẳng tăng vọt giữa hai siêu cường thế giới được Trung Cộng so sánh với “bờ vực của một cuộc tân Chiến tranh Lạnh”. Việc từ chối nền dân chủ của người dân Hồng Kông tạo ra sự ủng hộ lưỡng đảng hiếm hoi tại Washington.
Bắc Kinh miêu tả các cuộc biểu tình của thành phố là một âm mưu được nước ngoài ủng hộ nhằm gây bất ổn cho đại lục, đồng thời tuyên bố rằng các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào cách trung tâm tài chính quốc tế này được điều hành. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-de-doa-hoa-ky-bang-cac-bien-phap-doi-pho-neu-bi-trung-phat-vi-luat-quoc-gia-hong-kong/

Phát hiện 13 người tự xưng ‘đại biểu Đài Loan’

 dự họp quốc hội Trung Quốc

Hương Thảo
Báo Đài Loan Taiwan News đã phát hiện một điều bất thường trong phiên họp hôm 22/5 của quốc hội Trung Quốc (còn gọi là Đại hội đại biểu nhân nhân toàn quốc), đó là sự xuất hiện của 13 người tự xưng là “các đại biểu của tỉnh Đài Loan”, thậm chí còn bày tỏ “quyết tâm và tin tưởng vào việc thống nhất” với Trung Quốc đại lục.
Đài Loan, hay Trung Hoa Dân Quốc, là vùng lãnh thổ có chính phủ độc lập nhưng bị Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai.
Trong phiên họp quốc hội hôm 22/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng Bắc Kinh khuyến khích người dân Đài Loan “phản đối Đài Loan độc lập và thúc đẩy thống nhất” với đại lục. Sau khi tham dự phiên họp quốc hội, 13 người tự xưng là “đại biểu Đài Loan” đã tham gia một cuộc họp vào buổi chiều để xem xét báo cáo của chính phủ, đồng thời bày tỏ “quyết tâm và tự tin trong việc thúc đẩy sự thống nhất với quê hương”, theo All China Taiwanese Assocation.
Trang web trên đưa ra danh sách những người gọi là “đại biểu Đài Loan” tham dự phiên họp quốc hội bao gồm:
Hoàng Chí Hiền (Huang Zhixian), chủ tịch một liên đoàn tự xưng là “Những người yêu Đài Loan và thống nhất toàn Trung Quốc”
Hứa Phái (Xu Pei), chủ tịch Liên đoàn Đài Loan thành phố Trùng Khánh
Châu Chấn Cầu (Zou Zhenqiu), chủ tịch Liên đoàn Đài Loan tỉnh Giang Tô
Trương Hùng (Zhang Xiong), giảng viên Đại học Đồng Tế thành phố Thượng Hải
Trương Hiểu Đông (Zhang Xiaodong), người sáng lập Tập đoàn Dược phẩm Renfu ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc
Trần Quân (Chen Jun), một thành viên của bộ lạc Amis
Trần Vân Anh (Chen Yunying), vợ của nhà kinh tế Trung Quốc Lâm Nghị Phu (Lin Yifu)
Lâm Thanh (Lin Qing), chủ tịch Liên đoàn Đài Loan tỉnh Hải Nam
Phù Chi Quan (Fu Zhiguan)
Lương Chí Cường (Liang Zhiqiang)
Tăng Lực Quần (Ceng Liqun), chủ tịch Liên đoàn Đài Loan tỉnh Quý Châu
Thái Bồi Huy (Cai Peihui), một quan chức chính phủ của tỉnh Cam Túc
Liêu Hải Ưng (Liao Haiying), giám đốc phẫu thuật, Bệnh viện thứ hai của Đại học Y Hà Bắc
Tuy nhiên, trong số 13 đại biểu trên, chỉ có duy nhất một người sinh ra ở Đài Loan, đó là bà Trần Vân Anh, vợ của nhà kinh tế Trung Quốc Lâm Nghị Phu, đồng thời cũng là một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đối với người dân Đài Loan, không có cơ sở để 13 người này có thể đại diện cho họ tham dự một kỳ họp quốc hội ở Trung Quốc. Dù vậy, “các đại biểu” vẫn đưa ra những phát biểu thống thiết để bày tỏ nguyện vọng được thống nhất với đại lục.
Theo Taiwan News, Châu Chấn Cầu nói rằng đó là một “trải nghiệm hiếm hoi” khi tham gia phiên họp với một chiếc khẩu trang: “Hôm nay, khi tôi hát quốc ca, Tôi cảm thấy rất nhiều cảm xúc và nghẹn lời, đặc biệt là khi tôi hát ‘Thời điểm nguy hiểm nhất đối với đất nước Trung Quốc’. Tôi thực sự cảm thấy sự đồng cảm tuyệt vời”.
Trần Vân Anh nói rằng dịch COVID-19 là một phép thử cho tất cả người dân để củng cố lại “trái tim Trung Quốc”. Bà cho rằng nếu “trái tim Trung Quốc” được củng cố, thì các vấn đề ở Hồng Kông và Đài Loan sẽ không phức tạp như hiện nay.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã gia tăng căng thẳng trong thời gian gần đây, với việc nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Tình hình hai bờ eo biển cũng trở nên nhạy cảm hơn, trong bối cảnh thế giới bất bình trước việc che giấu dịch bệnh COVID-19 của chính quyền Trung Quốc, trong khi ghi nhận thành công của Đài Loan trong việc đối phó với loại virus Vũ Hán này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/phat-hien-13-nguoi-tu-xung-dai-bieu-dai-loan-du-hop-quoc-hoi-trung-quoc.html

Lãnh tụ Trung Quốc hối thúc

quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ ba 26/5 tuyên bố Trung Quốc sẽ tăng cường các bước chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời cải thiện khả năng thực hiện các nhiệm vụ quân sự giữa lúc đại dịch corona đang ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh quốc gia, truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng thành tích của Trung Quốc trong nỗ lực chống Covid cho thấy sự thành công của chương trình cải cách quân sự. Ông Tập Cận Bình nói thêm rằng các lực lượng vũ trang nên thăm dò những cách huấn luyện mới trong bối cảnh đại dịch.
Ông Tập, chủ tịch Ủy ban Quân Vụ viện Trung ương Trung Quốc, phát biểu như vừa kể khi ông tham dự một phiên họp khoáng đại của phái đoàn Quân đội Giải phóng Nhân dân và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân bên lề phiên họp thường niên của quốc hội.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-tu-trung-quoc-hoi-thuc-quan-doi-chuan-bi-san-sang-chien-dau/5436447.html

Trung Quốc :

Quốc Hội sắp thông qua bộ luật dân sự

Phải mất ba năm để các nhà làm luật Trung Quốc nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản luật về đời tư và bảo vệ quyền sở hữu thành bộ luật dân sự. Dự luật dân sự sẽ được trình thông qua tại Quốc Hội vào thứ Sáu (29/05). Trong số các điều khoản, dự luật chú trọng đến ly hôn, một vấn đề đang có nhiều biến đổi trong xã hội Trung Quốc ngày nay.
Thông tín viên  Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh:
Đơn giản hóa quy trình truy tố tội quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cải tiến thủ tục ly dị, bộ luật dân sự mới để thích ứng với sự phát triển của xã hội Trung Quốc, nơi mà từ nhiều thập kỷ nay, số lượng các cặp vợ chồng tan vỡ ngày càng lớn. Năm ngoái có hơn 4 triệu cặp vợ chồng chia tay ở Trung Quốc.
Đợt phong tỏa (vì dịch covid-19) vừa rồi cũng không cải thiện được gì, ngược lại vấn đề còn trầm trọng thêm. Các quy định mới sẽ tránh cho những bà vợ không phải ở nhờ nhà chồng cũ hay người này gánh nợ cho người kia.
Tuy nhiên, người làm luật cũng có tâm « cứu vớt tình yêu ». Để tránh tình trạng ly thân được cho là bốc đồng thiếu suy nghĩ, luật bắt buộc những “người tình cũ” phải qua giai đoạn « hạ hỏa » 30 ngày. Tức là họ có một tháng để cân nhắc trước khi nói không trước thẩm phán.
Tuy nhiên, « các vụ ly hôn thiếu suy nghĩ giờ ngày càng phổ biến », theo nhận xét của phát ngôn viên của Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội, được AFP trích dẫn.
Về phần các gia đình, dự luật dân sự mới có điều khoản xóa bỏ giới hạn mỗi gia đình chỉ có 2 con. Một điểm trống đáng chú ý khác là điều luật về hôn nhân đồng giới. Đây là một trong số đề xuất đã được nêu trong đợt tham khảo ý kiến nhân dân về sửa đôi luật dân sự hồi năm ngoái. Dự luật hiện tại, theo AFP, vẫn quy định hôn nhân là « sự kết hợp giữa nam và nữ ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200527-trung-qu%E1%BB%91c-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-s%E1%BA%AFp-th%C3%B4ng-qua-b%E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1

Trung Quốc thay đổi gì sau đại dịch Covid-19 ?

Trung Quốc từ bỏ đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2020. Thủ tướng Trung Quốc đã công bố trong báo cáo hàng năm trước Quốc Hội. Ông Lý Khắc Cường thừa nhận nền kinh tế thứ 2 thế gới đang chật vật khởi động sau khủng hoảng dịch bệnh.
Trong hoàn cảnh thế giới đầy bất trắc, Bắc Kinh đặt cược vào phát triển kỹ thuật số và các công ty tư nhân và có nguy cơ khuấy lại khủng hoảng Hồng Kông.
RFI phỏng vấn chuyên gia Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, viện tư vấn chính trị Montaigne của Pháp.
*****
RFI : Trong bối cảnh phục hồi khó khăn, việc hiện đại hóa Giải Phóng Quân vẫn tiếp diễn. Có thể diễn giải thế nào về việc tăng chi tiêu quân sự như đã được thủ tướng Trung Quốc thông báo ?
Mathieu Duchâtel : 6,6% là mức tăng khá nhanh, kể cả có thấp hơn so với mức tăng chi tiêu chính thức cho quốc phòng Trung Quốc trong 5 năm qua, vẫn dao động trong khoảng trên 7% đến hơn 10%. Như thế có nghĩa là với mức tăng này, ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2020 sẽ là 178 tỷ đô la, nói các khác là đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Cần phải thấy rõ là các chi phí quân sự chính thức này không tính đến một số chi tiết như cách tính ngân sách quốc phòng ở một số nước khác. Thí dụ như chi tiêu vào lĩnh vực răn đe hạt nhân, hay những mua sắm một số trang thiết bị quân sự, những vật tư quốc phòng phải nhập từ nước ngoài. Điều quan trọng năm nay là mức tăng ngân sách quốc phòng không còn mối tương quan với tăng trưởng.
RFI : Phải giải thích sao về việc mất tương quan đó, trong khi mà mọi tín hiệu kinh tế đều vẫn đỏ, nhất là việc làm ?
Mathieu Duchâtel : Đây là một năm rất đặc biệt, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ ở dưới mức của các năm qua. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong vài năm gần đây thường vẫn ở trong khoảng từ 6-7%. Nhưng giờ đây Ngân Hàng Thế Giới đánh giá mức tăng trưởng của Trung Quốc chỉ dưới 3%, có thể còn tồi tệ hơn nữa. Ở Trung Quốc người ta thực sự cũng có những thắc mắc về vấn đề là lần đầu tiên ở Quốc Hội, thủ tướng Lý Khắc Cường đã từ bỏ ấn định chỉ tiêu tăng trưởng của đất nước. Kết quả, đó là không còn có sự tương quan hoàn toàn giữa tăng chi phi quốc phòng và tăng trưởng kinh tế. Đây là điểm mới vì tất cả những năm trước mức tăng ngân sách quốc phòng vẫn nhỉnh hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Thông điệp trước đây là công cụ quốc phòng phải đi kèm cho sự trỗi dậy thành cường quốc của Trung Quốc. Nhưng năm nay có khác. Tín hiệu gửi đi là các chương trình hiện đại hóa quân đội không bị ảnh hưởng vì bối cảnh khủng hoảng kinh tế Trung Quốc, các mục tiêu an ninh quốc gia vẫn như vậy. Trung Quốc đang ở trong giai đoạn cạnh tranh rất gay gắt với Hoa Kỳ. Trung Quốc phải chi phí những gì cần để duy trì tính liên tục trong chương trình hiện đại hóa quân đội.
RFI : Bắc Kinh phô trương chiến thắng virus corona nhân kỳ họp Quốc Hội này. Đối với bộ máy tuyên truyền, đó cũng là chiến thắng mô hình phương Tây.
Mathieu Duchâtel : Về vấn đề kiềm chế đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã thoát khỏi tốt hơn là Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, cho dù Trung Quốc không thể thuyết phục các nước nước phương Tây về tính xác thực của những số liệu chính thức của họ về số ca nhiễm và số tử vong.
Nhìn tổng thể, Trung Quốc sẽ khởi động lại sớm hơn Hoa Kỳ và Tây Âu. Như thế Trung Quốc ở thế mạnh hay yếu ?  Dù gì người ta vẫn nhận thấy Bắc Kinh đã quyết định nắm cơ hội thuận lợi là nước sớm thoát khỏi khủng hoảng y tế để đẩy mạnh trên hồ sơ Hồng Kông. Nhưng như thế cũng là nắm lấy rủi ro trong quan hệ giữa Hoa Lục với đặc khu hành chính và rủi ro trong vấn đề xử lý khủng hoảng Hồng Kông. Điều đó cũng có nguy cơ làm xấu thêm quan hệ với Mỹ. Washington đã có phản ứng về thông báo liên quan đến Hồng Kông. Với việc áp đặt luật an ninh quốc gia với Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh sẽ làm mất ổn định và rối loạn xã hội tại Hồng Kông, tóm lại làm dấy lại khủng hoảng. Trung Quốc nắm cơ hội nhằm vào lúc mà phản ứng của Hoa Kỳ và châu Âu yếu ớt. Thế nhưng cùng lúc, trên bình diện kinh tế, người ta thấy Trung Quốc buộc phải có những lựa chọn mà họ đã từ chối trong những năm trước đây.
RFI : Đó là những lựa chọn gì ?
Mathieu Duchâtel : Trước tiên là lựa chọn khôi phục kinh tế không phải bằng tiêu thụ mà là bằng đầu tư. Người ta trông đợi có những thông báo về kế hoạch đầu tư của Trung Quốc chủ đạo là phát triển hạ tầng cơ sở dịch vụ của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Đặc biệt là hạ tầng cơ sở mạng 5G, các trung tâm dữ liệu. Như vậy Trung Quốc đánh cược vào cách mạng kỹ thuật số để khôi phục tăng trưởng cùng một kế hoạch chi phí của Nhà nước. Người ta cũng thấy trong các thông báo của thủ tướng, Trung Quốc nhằm nhiều hơn chút vào lĩnh vực kinh tế tư nhân với các chính sách nới lỏng chính sách cấp tín dụng cho các công ty cũng như giảm thuế mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Trung Quốc như vậy đang rời xa tư bản Nhà nước thắng thế trong những năm qua, đó là thời điểm mà các doanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ mạnh mẽ của chế độ. Ta thấy Trung Quốc ý thức được phải dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để xử lý khủng hoảng việc làm, xử lý các vấn đề kinh tế ở cấp địa phương. Như vậy Trung Quốc cũng phải có chút thay đổi về mô hình kinh tế của mình rồi.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200526-trung-qu%E1%BB%91c-thay-%C4%91%E1%BB%95i-g%C3%AC-sau-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Hải quân Philippines khoe khinh hạm tên lửa đầu tiên

 do Hàn Quốc đóng

Philippines đón tàu khinh hạm tên lửa đầu tiên, BRP Jose Rizal (FF-150), con tàu được dự đoán sẽ giúp hải quân Philippines nâng cao năng lược bảo vệ lãnh hải rộng lớn của quốc gia này.
Theo phó đề đốc Karl Decapia, người đứng đầu lực lượng ngoài khơi của hải quân Philippines, con tàu mới đã hạ neo an toàn ngoài vịnh Subic hôm 23-5, tức 5 ngày sau khi rời khu đóng tàu Hyundai Heavy Industries tại Ulsan, Hàn Quốc, hôm 18-5.
BRP Jose Rizal có thể đạt tốc độ thiết kế tối đa 25 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ và phạm vi hoạt động trong vòng 4.500 hải lý.
Con tàu được trang bị một hải pháo Oto Melara 76mm Super Rapid, một hệ thống Aselsan Smash 30mm cùng nhiều ngư lôi chống ngầm, tên lửa phòng không và chống tàu.
Phát biểu khi nhận tàu, tư lệnh hải quân Philippines, phó đô đốc Robert Empedrad, tuyên bố: “Đây là động thái chiến lược vì con tàu này sẽ thực dụng nhất trong hải quân Philippines vì sự đa năng của nó”.
Con tàu dự tính được chuyển giao vào cuối tháng 4 nhưng bị trễ hẹn do các lệnh hạn chế đi lại chống dịch COVID-19.
Hải quân Philippines khoe khinh hạm tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc đóng – Ảnh 3.
Phó đề đốc Decapia tuyên bố hôm 23-5 rằng BRP Jose Rizal “báo hiệu việc xây dựng lực lượng hải quân hiện đại có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ lãnh thổ” của Philippines.
Ông cũng nói thêm rằng nhờ BRP Jose Rizal và chiếc tàu anh em của nó sắp được giao trong năm nay, BRP Antonio Luna, hải quân Philippines đã có thể tiến hành tác chiến phòng không, tác chiến chống hạm nổi, tác chiến chống tàu ngầm và các hoạt động tác chiến điện tử khác.
Phó đề đốc hải quân trên cũng cho biết Chính phủ Philippines luôn ủng hộ việc hiện đại hóa hải quân nhằm tăng độ tin cậy của lực lượng này.
Hải quân Philippines khoe khinh hạm tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc đóng – Ảnh 4.
Theo Hãng tin Philippines PNA, BRP Jose Rizal bắt đầu được đóng tại Ulsan, Hàn Quốc từ ngày 23-5-2019, trong khi chiếc BRP Antonio Luna bắt đầu được đóng từ ngày 8-11 cùng năm.
Hợp đồng đóng 2 con tàu trên trị giá 16 tỉ peso (320 triệu USD) và thêm 2 tỉ peso (39 triệu USD) cho hệ thống vũ khí và đạn dược.
Sau khi hạ neo, đội ngũ thủy thủ đoàn sẽ thực hiện cách ly trong vòng 2 tuần để tuân thủ quy định y tế do Chính phủ Philippines đặt ra nhằm phòng chống đại dịch COVID-19 từ virus corona chủng mới.
Trên tàu có tổng cộng 61 sĩ quan và binh sĩ hải quân Philippines, 23 nhân viên đến từ Hyundai Heavy Industries và 4 “đại diện chủ sở hữu”.
Khâu kiểm tra kỹ thuật và tiếp nhận sẽ được tiến hành sau giai đoạn cách ly. Buổi lễ tiếp nhận và vận hành tàu dự tính được tổ chức đơn giản vào ngày 19-6 tới.
http://biendong.net/bi-n-nong/34905-hai-quan-philippines-khoe-khinh-ham-ten-lua-dau-tien-do-han-quoc-dong.html

Nguy cơ chiến tranh biên giới Trung – Ấn

đến mức nào?

Nếu Bắc Kinh coi New Delhi là trở ngại chính cho việc hiện thực hóa tham vọng thống trị châu Á của họ, một cuộc đụng độ dữ dội hơn các xung đột lẻ tẻ vừa qua dọc biên giới Trung-Ấn rất có thể xảy ra.
Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn trong các vấn đề đối ngoại trong những năm gần đây, từ các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở biển Đông, đến các động thái “ngoại giao cơ bắp” giữa đại dịch coronavirus.
Theo Foreign Policy, một số học giả đã lập luận rằng một sự chuyển đổi quyền lực sắp xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, quốc gia trong thực tế là bá chủ toàn cầu hiện nay. Trong khi New Delhi cũng đã trở thành một tay chơi quyết đoán hơn trong chính trị toàn cầu, sự trỗi dậy của họ không khiến Mỹ lo ngại nhiều.
Các cuộc đụng độ biên giới gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ ngày càng đáng lo ngại trong bối cảnh các thay đổi quyền lực này. Thỏa thuận Rajiv Gandhi-Đặng Tiểu Bình mở đường cho một số thỏa thuận quản lý biên giới (bao gồm các thỏa thuận năm 1993 và 1996 liên quan đến các biện pháp xây dựng lòng tin và thỏa thuận năm 2005 về các thông số chính trị hướng dẫn đàm phán biên giới).
Gần đây, các hội nghị thượng đỉnh cấp cao giữa hai quốc gia ở Vũ Hán và Mamallapuram, đã đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ tổng thể Trung-Ấn. Tuy nhiên, ngay cả khi thỏa thuận
năm 1988 cho phép sự yên tĩnh tương đối dọc biên giới và thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ, không có vấn đề lớn nào, trong đó có tranh chấp biên giới, được giải quyết.
Trung Quốc và Ấn Độ đều hiểu giữa họ có “mối quan hệ cực kỳ phức tạp”, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Ngoài tranh chấp biên giới, một số vấn đề cốt lõi trong cuộc cạnh tranh Trung-Ấn bao gồm Tây Tạng (sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chính phủ lưu vong Tây Tạng và hàng chục ngàn người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ), quan hệ đối tác Trung Quốc – Pakistan và các ảnh hưởng chồng chéo của hai nước ở châu Á. Những vấn đề này đã trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh hai quốc gia cùng lúc tăng cường sức mạnh bất đối xứng.
Khả năng vật chất của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thay đổi liên tục; Trung Quốc tiếp tục vượt xa Ấn Độ dọc theo hầu hết các trục quyền lực ngay cả khi New Delhi tìm cách tăng cường khả năng của chính họ. Theo Ngân hàng Thế giới, Ấn Độ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn Trung Quốc hàng năm trong giai đoạn 2014-2018.
Trong khi tác động kinh tế dài hạn của đại dịch coronavirus vẫn chưa rõ ràng, nền kinh tế nhỏ hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn một chút có nghĩa là nó có khả năng thu hẹp khoảng cách quyền lực với Trung Quốc, ít nhất là trong dài hạn. Nói cách khác, Ấn Độ là cường quốc duy nhất đang trỗi dậy đối với Trung Quốc, ngay cả khi Trung Quốc phát triển nhanh hơn các cường quốc khác như Nhật Bản và Mỹ.
Ngoài việc tích lũy quyền lực trong nước, Ấn Độ cũng đang xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mạnh mẽ với các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Trong khi đó, một Trung Quốc đang trỗi dậy đã ổn định biên giới phía bắc với Nga và đang nỗ lực phá hoại sự thống trị của Mỹ trong cộng đồng hàng hải Đông Á thông qua việc hiện đại hóa quân đội và thúc đẩy xây dựng các đảo. Về cơ bản Trung Quốc chỉ còn vấn đề biên giới với một đối thủ chưa được giải quyết: cụ thể là biên giới Trung-Ấn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang gây áp lực định kỳ lên Ấn Độ dọc theo mặt trận này, một xu hướng chỉ có khả năng leo thang.
Khi Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng, Trung Quốc sẽ ngày càng coi Ấn Độ là một đối thủ khó chịu, không muốn giải quyết tranh chấp biên giới theo các điều khoản có lợi cho Trung Quốc. Sự phân mảnh liên tục của hệ thống thương mại toàn cầu (thông qua thuế quan và hạn chế đầu tư), cũng như xu hướng chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên khắp thế giới, sẽ tiếp tục thách thức quan hệ Trung-Ấn bởi vì các cuộc đàm phán thương mại có thể trở nên khó khăn và gây tranh cãi hơn.
Giả sử Bắc Kinh coi New Delhi là trở ngại chính cho việc hiện thực hóa tham vọng thống trị châu Á của họ, một cuộc đụng độ dữ dội hơn dọc biên giới Trung-Ấn biến động, nghèo nàn rất có thể xảy ra. Trừ khi Trung Quốc nổi lên như một cường quốc thống trị ở Nam Á (và Ấn Độ Dương), Trung Quốc có khả năng vẫn là một cường quốc khu vực ở Đông Á. Nói cách khác, nhiệm vụ thống trị châu Á của Trung Quốc sẽ tăng cường sự cạnh tranh Trung-Ấn đang diễn ra khi chính Ấn Độ đang tìm kiếm sự thống lĩnh, nhưng không phải là bá chủ tại Nam Á.
Để tránh vòng xoáy xung đột, Ấn Độ sẽ cần theo đuổi chiến lược nhiều mặt, bao gồm các yếu tố hợp tác như ngoại giao thượng đỉnh và hợp tác trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Ngân hàng Phát triển Mới và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á. Nhưng trong khi những nỗ lực hợp tác này có thể chặn lại bạo lực biên giới, chúng sẽ không giải quyết được các vấn đề cốt lõi trong quan hệ Trung-Ấn.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/34906-nguy-co-chien-tranh-bien-gioi-trung-an-den-muc-nao.html

Phản đối Bắc Kinh,

nam sinh viên Úc có nguy cơ bị đuổi học

Hải Lam
Là một sinh viên Đại học Queensland của Úc, Drew Pavlou thường tham gia các hoạt động mà Bắc Kinh không hài lòng như: Ủng hộ nền dân chủ cho Hồng Kông, độc lập cho Tây Tạng, phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.
Giới truyền thông Australia cho biết, chàng thanh niên 20 tuổi này cũng không ngại chỉ trích ngôi trường của anh, rằng Đại học Queensland đã chịu nhận ảnh hưởng từ chính quyền Trung Quốc. Vì điều này, Pavlou có nguy cơ bị đuổi học, như một minh chứng cho tác động của Bắc Kinh tại xứ sở chuột túi.
Theo báo cáo hôm 20/5 của Tạp chí Phố Wall, Drew Pavlou đã phải tham gia một phiên điều trần kỷ luật với cáo buộc vi phạm chính sách của trường đại học, do tham gia vào nhiều hoạt động chỉ trích Bắc
Kinh và Đại học Queensland. Ngôi trường này vẫn chưa công bố liệu họ có kỷ luật sinh viên Pavlou hay không.
Pavlou và các bạn học của anh đã chỉ trích Viện Khổng Tử, một tổ chức do Bắc Kinh tài trợ. Với vẻ ngoài là trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, các Viện Khổng Tử đã bị Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới tẩy chay vì kìm hãm tiếng nói tự do, thúc đẩy tuyên truyền và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các tổ chức học thuật nước ngoài.
Tờ Breibart cho biết, năm 2019, Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley đã kêu gọi tổ chức điều tra ảnh hưởng của Viện Khổng Tử tại các cơ sở giáo dục của Mỹ. Mặc dù nhiều trường đại học và cao đẳng Mỹ đã cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử, song nhiều mối quan hệ đối tác giữa học viện này và các trường đại học ở Mỹ vẫn tồn tại.
Nhiều trường đại học của Australia đã bị Bắc Kinh kiểm soát, theo nhận định của ông Clive Hamilton, giáo sư Đại học Charles Sturt (Úc) và là tác giả của cuốn sách “Silent Invasion” (Tạm dịch: Cuộc xâm lược thầm lặng), một tác phẩm nói về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nước Úc.
Ông Hamilton bình luận: “Tôi nghĩ rằng các cấp lãnh đạo cao nhất của trường đại học Queensland về cơ bản đã được các đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc chăm sóc trong những năm qua và họ cho rằng mục tiêu quan trọng nhất của họ là làm Bắc Kinh hài lòng. Họ đã quên những điều mà một trường đại học phương Tây nên thể hiện”.
Có thể bạn quan tâm:
Nghị sỹ Australia: Ai thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đang gặp nguy hiểm
Cựu chiến lược gia của ông Trump: ‘Australia phải cứng rắn với Trung Quốc’
Phim điều tra về Viện Khổng Tử được công chiếu tại Australia
https://www.dkn.tv/the-gioi/phan-doi-bac-kinh-nam-sinh-vien-uc-co-nguy-co-bi-duoi-hoc.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.