Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 12/05/2020

Tuesday, May 12, 2020 6:37:00 PM //

Tin khắp nơi – 12/05/2020

Virus corona: Nhân viên Nhà Trắng được yêu cầu đeo khẩu trang

Nhân viên Nhà Trắng đã được lệnh đeo khẩu trang khi vào Cánh Tây (West Wing) sau sự kiện hai phụ tá có kết quả dương tính với virus corona.
Văn phòng nhân sự của Nhà Trắng cho biết nhân viên của họ phải che mặt mọi lúc trừ khi ngồi vào bàn làm việc và cách xa đồng nghiệp.
Chỉ thị này được đưa ra sau khi một phụ tá của Phó Tổng thống Mike Pence và một người phục vụ cho Tổng thống Trump nhiễm bệnh.
Ông Trump cho biết chính ông yêu cầu thực hiện chính sách này.
Tuy nhiên, khi xuất hiện mà không đeo khẩu trang trong cuộc họp báo tại Vườn hồng hôm thứ Hai, tổng thống tuyên bố ông không cần phải tuân theo chỉ thị vì ông đã “tránh xa mọi người”. Ông cũng coi nhẹ tình hình lây nhiễm ở Nhà Trắng.
“Chúng tôi có hàng trăm người vào Nhà Trắng” mỗi ngày, ông nói. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang khống chế rất tốt.”
Ba thành viên của ban đặc nhiệm chống virus corona của Nhà Trắng đã tự cách ly trong hai tuần sau khi có thể đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Hơn 50 ngàn tử vong, Trump đổ lỗi cho TQ, còn trách nhiệm của ông?
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Trong số những người tự cách ly có tiến sĩ Anthony Fauci, người đã trở thành gương mặt quen thuộc trong cuộc chiến chống lại virus ở Mỹ.
Thư ký báo chí của ông Pence là Katie Miller, cũng là phu nhân của Stephen Miller, trợ lý ông Trump, đã xét nghiệm dương tính với virus vào thứ Sáu.
Kết quả xét nghiệm của bà này được công bố sau khi một người phục vụ cho Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng được xác nhận mắc bệnh.
Ông Trump đã nhún vai khi bình luận về sự lây lan tại Nhà Trắng, nói rằng “chuyện cơ bản là một người” đã nhiễm virus và những người tiếp xúc đã được xét nghiệm xác định âm tính.
Tổng thống Trump còn nói gì?
Ông Trump cho biết sẽ có thêm ngân sách để tăng cường xét nghiệm ở các bang.
Chính phủ sẽ cấp 11 tỷ đô la cho các tiểu bang để đáp ứng các mục tiêu xét nghiệm trong tháng này. Các tiểu bang đã được hỏi có bao nhiêu xét nghiệm mà họ dự kiến sẽ tiến hành trong tháng 5 và sẽ được cung cấp vật tư để thực hiện các mục tiêu ấy.
Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng tiếp xúc thường xuyên với ông Trump hiện đang được xét nghiệm hằng ngày về virus corona.
Khi các nhà báo chất vấn rằng bao giờ thì tất cả người Mỹ mới có thể hy vọng tiếp cận được việc xét nghiệm, ông Trump nói: “Nếu ai đó muốn được kiểm tra ngay bây giờ, họ sẽ có thể được kiểm tra”. Tuyên bố này đang gây ra tranh cãi.
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Ông Donald Trump đã tổ chức họp báo để nói về số lượng xét nghiệm virus corona ngày càng tăng đối với người Mỹ, nhưng tâm điểm chú ý lại đổ dồn vào tác động của đại dịch đối với chính Nhà Trắng.
Trong một sự kiện được tổ chức tại Vườn hồng vào tuần trước, không ai trong số những người tham dự, kể cả Phó Chủ tịch Mike Pence, đeo khẩu trang.
Bốn ngày sau, ông Pence – người thường xuyên ở bên cạnh tổng thống – vắng mặt một cách đáng chú ý, thư ký báo chí của ông đã xét nghiệm dương tính với virus vào hôm trước đó. Mọi người tham dự, bao gồm cả con rể tổng thống là Jared Kushner, đều đeo khẩu trang, sau một chỉ thị yêu cầu tất cả nhân viên Nhà Trắng thực hiện điều này.
Đó là một mệnh lệnh được áp dụng cho tất cả mọi người – ngoại trừ tổng thống, người tiếp tục từ chối việc bảo vệ cơ thể.
Ông Trump nói virus corona kinh khủng hơn trận Trân Châu Cảng
Covid-19: Các thuyết âm mưu ‘chọi nhau’ từ Mỹ và TQ
Điều này tạo ra một sự tương phản đáng kinh ngạc, trong khi Trump nói về “nhu cầu bị dồn nén” và “sự háo hức” trong việc mở lại các doanh nghiệp và giảm bớt các hạn chế về giãn cách xã hội theo lệnh của chính quyền, thì cùng lúc ông lại phủ nhận rằng hệ thống bảo vệ nhân viên Nhà Trắng khỏi lây nhiễm đã bị xuyên thủng.
“Chúng tôi có rất nhiều người ra vào,” ông nói. “Chúng tôi đang điều hành một đất nước.”
Điều này cho thấy rõ một thách thức cơ bản mà Mỹ phải đối mặt trong những ngày tới. Liệu nền kinh tế Mỹ có thể mở cửa trở lại và phục hồi trong bối cảnh mà ngay cả Nhà Trắng cũng không an toàn?
Điều gì đang xảy ra với việc xét nghiệm?
Trong nhiều tuần, ông Trump đã tìm cách khuyến khích nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên khắp nước Mỹ, cho rằng đã đến lúc phải quay lại làm việc trong bối cảnh có nhiều tin xấu về tình hình kinh tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng đã cảnh báo rằng việc nới lỏng hạn chế quá sớm có thể dẫn đến nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát và một đợt virus corona thứ hai.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành các hướng dẫn cho rằng không nên nới lỏng phong tỏa trừ khi khu vực đó đã trải qua 14 ngày giảm liên tiếp số ca nhiễm mới và có thể tiến hành 30 xét nghiệm trên mỗi 1.000 cư dân.
Theo tổ chức từ thiện Dự án CovidTracking, Mỹ đã tiến hành trung bình khoảng 248.000 xét nghiệm mỗi ngày trong tuần đầu tiên của tháng Năm.
Theo Nhà Trắng, hiện con số này đã tăng lên 300.000 xét nghiệm mỗi ngày, nhưng các nhà nghiên cứu y tế công cộng hàng đầu cho rằng ít nhất cần thực hiện 900.000 xét nghiệm mỗi ngày trước khi Mỹ mở cửa trở lại.
Tính đến tuần này, Hoa Kỳ mới chỉ xét nghiệm 2,75% trong số 330 triệu dân và không có tiểu bang nào xét nghiệm 10% cư dân. Trong hơn một chục tiểu bang nơi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng, bao gồm Texas, Nam Carolina và Arizona, chưa đến 2% cư dân được xét nghiệm.
Tuần trước, Nhà Trắng đã từ bác bỏ bản hướng dẫn quy trình mở lại của CDC, nhưng một số bang đang áp dụng các tiêu chuẩn này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52586368

Số ca tử vong vì coronavirus tại Hoa Kỳ

tăng gần 80,000 trong lúc

nhiều tiểu bang chuẩn bị mở cửa

Tin New York City – Trong lúc số ca tử vong vì Covid-19 tại Hoa Kỳ tăng gần 80,000 người, các tiểu bang từ New York, Ohio, đến California vẫn đang thực hiện các bước dần dần tái mở cửa nền kinh tế.
Vào thứ Hai, 11 tháng 5, số người chết vì coronavirus tại Hoa Kỳ là 79,894 người, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Trên toàn thế giới, hơn 284,000 người đã thiệt mạng vì dịch bệnh. Theo các chuyên gia, con số này có thể vẫn chưa chính xác với tình hình thực tế. Các viên chức cao cấp Tòa Bạch Ốc đã thúc giục các thống đốc tái mở cửa tiểu bang, trong bối cảnh tổn thất kinh tế của Hoa Kỳ càng ngày càng tăng.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ đã tăng lên 14.7% trong tháng 4, với 20.5 triệu người bị mất việc làm, theo báo cáo của Bộ Lao Động vào cuối tuần trước.
Tòa Bạch Ốc và đảng Cộng Hòa đang mâu thuẫn với đảng Dân Chủ về các kế hoạch hỗ trợ. Đảng Dân Chủ đang đòi chi thêm gần 3 ngàn tỷ Mỹ kim để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, các gia đình, tiểu bang và thành phố. Tuy nhiên, đảng Cộng Hòa và Tổng Thống Trump lại muốn tạm ngừng việc hỗ trợ tài chính để ưu tiên cho các chính sách khác, như bảo vệ các cơ sở thương mại tránh khỏi trách nhiệm liên quan đến dịch bệnh.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ giảm nhẹ vào thứ Hai, do nhà đầu tư lo ngại một làn sóng lây nhiễm mới sẽ dẫn đến một đợt phong tỏa thứ 2. Trong khi đó, nhiều tiểu bang đã cho các cơ sở thương mại mở cửa lại một cách hạn chế.
Tại California, Thống Đốc Gavin Newsom nói khoảng 70% nền kinh tế có thể hoạt động lại, khi tiển bang bước vào giai đoạn 2 của kế hoạch tái mở cửa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/so-ca-tu-vong-vi-coronavirus-tai-hoa-ky-tang-gan-80000-trong-luc-nhieu-tieu-bang-chuan-bi-mo-cua/

Thỏa thuận mua khẩu trang trị giá 800 triệu Mỹ kim

 của California đổ vỡ sau khi công ty chịu trách nhiệm

không thể cung cấp đủ sản phẩm

In this illustration dated February 26, 2020, protective N-95 face masks lie on a table at an office in Washington, DC. – A senior US health official warned that, despite containment efforts, it was only a matter of time before the COVID-19 disease spreads in the United States. As of February 26, 2020, there were 59 cases of the infection in the United States. This included 45 people who were repatriated from a cruise ship off the coast of Japan or from Wuhan, the Chinese city at the heart of the epidemic. Critics, including lawmakers on both sides of the aisle, have accused the Trump administration of downplaying the crisis and underfunding the response. (Photo by EVA HAMBACH / AFP) (Photo by EVA HAMBACH/AFP via Getty Images)
Một thỏa thuận trị giá gần 800 triệu mỹ kim mà California đã ký kết với một công ty cung cấp khẩu trang y tế đã đổ vỡ sau khi các viên chức tiểu bang nói rằng công ty này không thể cung cấp đủ các sản phẩm cần thiết. Vấn đề này đã làm dấy lên những thắc mắc về cách California kiểm tra các nhà cung cấp vật tư y tế trong cuộc khủng hoảng coronavirus.
Quy mô của hợp đồng với công ty Bear Mountain Development được công bố vào thứ sáu (ngày 9 tháng 5) khi các viên chức tiểu bang xác nhận các chi tiết của thỏa thuận. Đây là thỏa thuận lớn nhất mà California đạt được hực hiện trong cuộc tranh giành thiết bị bảo hộ y tế. Tiểu bang đã thông báo cho chính quyền liên bang bất cứ khi nào các nhà thầu không cung cấp vật tư theo thỏa thuận.
Theo hai nguồn thạo tin, trong danh sách các nhà cung cấp nói trên bao gồm Bear Mountain Development, nhưng tiểu bang vẫn chưa công khai cáo buộc công ty này đã vi phạm hợp đồng. Theo tờ báo The Times, một trong ba hợp đồng mà Bear Mountain Development ký kết với California bao gồm cung cấp 400 triệu khẩu trang phẫu thuật 3 lớp cùng 200 triệu tấm khiên che mặt. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thoa-thuan-mua-khau-trang-tri-gia-800-trieu-my-kim-cua-california-do-vo-sau-khi-cong-ty-chiu-trach-nhiem-khong-the-cung-cap-du-san-pham/

CEO Tesla Elon Musk mở cửa nhà máy, thách lệnh cấm

Ông Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla, hôm thứ Hai cho biết nhà máy sản xuất ô tô Tesla duy nhất tại Hoa Kỳ, ở bang California đã mở cửa hoạt động trở lại, bất chấp lệnh đóng cửa để chặn đà lây lan của dịch Covid-19. Ông còn thách thức nhà chức trách có muốn bắt ai, thì hãy bắt ông.
Việc này diễn ra giữa lúc các tiểu bang và thành phố trên khắp Hoa Kỳ đang từng bước thăm dò phương cách an toàn nhất để mở cửa kinh tế trở lại sau khi các doanh nghiệp bị buộc phải ngưng hoạt động vì dịch Covid-19, khiến hàng chục triệu người Mỹ lâm vào cảnh thất nghiệp.
Cuối tuần qua, ông Musk dọa sẽ bỏ California để chuyển nhà máy của ông sang Texas hoặc bang Nevada. Tuyên bố của ông Musk mở màn cho cuộc chạy đua giữa các bang để chiêu dụ tỷ phú Musk hầu mang lại công ăn việc làm cho bang nhà, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực của chính quyền các bang đã mở cửa kinh tế sớm hơn, theo sự khích lệ của Tổng thống Donald Trump.
Trong một email hôm thứ Hai, CEO của Tesla đề cập đến lệnh của thống đốc California hôm thứ Năm vừa qua, cho phép các nhà sản xuất tiếp tục hoạt động và nói rằng từ ngày Chủ nhật, công nhân viên bị cho nghỉ việc tạm thời, đã trở lại với làm việc theo quy chế bình thường.
Ông Musk loan báo trên trang Twitter rằng nhà máy đã mở lại hoạt động sản xuất hôm thứ Hai, và cho biết ông sẽ cùng góp mặt với các công nhân trên dây chuyền sản xuất. Ông viết: “Nếu phải bắt ai, tôi yêu cầu hãy bắt một mình tôi”.
Các quan chức y tế tại quận Alameda, nơi đặt nhà máy ở Fremont, chiều tối thứ Hai cho biết Tesla đã mở cửa lại, và hoạt động trên mức tối thiểu được phép, và rằng quận đã thông báo cho công ty Tesla rằng công ty này không được hoạt động nếu không được sự chấp thuận của chính quyền địa phương.
Trong một tuyên bố, các quan chức cho biết họ trông đợi một đề xuất từ Tesla hôm thứ Hai, và hy vọng công ty này sẽ tuân thủ các quy định mà không cần phải có những biện pháp thực thi luật pháp. Tuyên bố không nêu rõ các hậu quả của các vụ vi phạm, và nói rằng các quan chức sẽ không bình luận gì thêm.
Theo lệnh phong tỏa, vi phạm có thể bị phạt tiền, phạt tù hoặc cả hai.
Một nữ phát ngôn viên của Sở Cảnh sát Fremont hôm thứ Hai cho biết văn phòng của bà đang thực thi lệnh phong tỏa theo chỉ thị của Sở Y tế và đã được cho biết là chính quyền quận đang làm việc trực tiếp với công ty Tesla.
https://www.voatiengviet.com/a/ceo-tesla-elon-musk-mo-cua-nha-may-thach-lenh-cam/5416353.html

Mỹ: Thất nghiệp vì corona cao

và tranh cãi về việc cứu trợ thêm

Trong chương trình “Face the Nation” của CBS, cố vấn kinh tế của Tòa Bạch Ốc Kevin Hassett nói tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên “khoảng hơn 20%” vào tháng 5 hay tháng 6 trước khi nền kinh tế tiến tới điều mà các giới chức nói là phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2020.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 được Bộ Lao động công bố đã đếm dưới mức con số người Mỹ mất việc, các nhà kinh tế nói.
Được hỏi liệu nước Mỹ có thể hiện đang đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp gần 25% hay không, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trả lời: “Chúng ta có thể ở mức đó.”
Một tỉ lệ như vậy bao gồm những người mất việc và hiện không đang tích cực tìm việc và những người được xem như không sử dụng hết khả năng và kỹ năng của họ.
Trong khi phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện đang tiến tới việc tiết lộ luật mới trong tuần này, Tòa Bạch Ốc ra chỉ dấu là không vội vàng thông qua một luật trợ cấp khác.
Thi hành luật di trú
Trước đây ông Trump đã đe dọa giữ lại quỹ cứu trợ virus corona đối với những tiểu bang hạn chế sự hợp tác với cơ quan thực thi di trú liên bang- những người chỉ trích mạnh mẽ nói rằng việc này sẽ khai thác cuộc khủng hoảng y tế công cộng để tiến tới những mục đích chính trị. Các cố vấn nói Tòa Bạch Ốc sẽ không cân nhắc dự luật kích cầu mới trong tháng Năm.
Phe Dân chủ đang thúc đẩy một luật cứu trợ to lớn nữa trong đó có thêm tiền cho chính quyền tiểu bang và điạ phương, cho việc xét nghiệm virus corona và cho ngành Bưu điện Mỹ.
Cố vấn kinh tế Toà Bạch Ốc Larry Kudlow cho biết “Chúng tôi đang thu thập các ý kiến cho các bước đi tiếp theo mà chắc chắn là dựa trên dữ liệu”.
“Nếu chúng ta tiến đến một thỏa thuận 4 giai đoạn, theo tôi Tổng thống Trump đã chỉ ra rằng dù ông không muốn cứu nguy các tiểu bang, ông muốn giúp tài trợ cho một số chi phí bất ngờ do virus COVID làm phát sinh,” ông Hassett nói trên chương trình “State of the Nation” của CNN.
Tòa Bạch Ốc “tuyệt đối” thúc đẩy giảm thuế thu nhập từ lương bổng, ông Mnuchin cho hay. Ông Trump đã kêu gọi giảm thuế, đề nghị này ít được Quốc hội ủng hộ.
Hoa Kỳ sẽ cần kiểm tra kỹ trước khi trường học mở cửa lại, Thượng Nghị sĩ Cộng hòa Lamar Alexander, Chủ tịch Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu bổng của Thượng viện nói.
Xuất hiện trên chương trình “Meet the Press” của NBC, ông Alexander dường như đặt nghi vấn về khả năng đạt được mục tiêu có 100 triệu liều vaccine vào mùa thu và 300 triệu liều vào cuối năm 2020. Ông Alexander gọi đây là “một mục tiêu tham vọng lạ lùng” và nói thêm “Tôi không biết liệu chúng ta có thể đạt được điều này.”
Không có vaccine nào cho virus corona được chấp thuận dù một số đang được chế tạo.
Ông Neal Kashkari, chủ tịch và tổng giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis nói với chương trình “This Week” của ABC là ông hoan nghênh sự phục hồi mạnh mẽ.
“Tuy nhiên việc này đòi hỏi một sự đột phá trong vaccine, đột phá trong xét nghiệm rộng rãi, đột phá trong chữa trị, để cho chúng ta tin là sẽ an toàn trở lại,” ông Kashkari nói. “Tôi không biết bao giờ chúng ta sẽ có sự tin tưởng đó.”
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-th%E1%BA%A5t-nghi%E1%BB%87p-v%C3%AC-corona-cao-v%C3%A0-tranh-c%C3%A3i-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-c%E1%BB%A9u-tr%E1%BB%A3-th%C3%AAm-/5415592.html

Mỹ tiến nhanh tới việc mở cửa thương mại

Ken Bredemeier
Mỹ nhanh chóng tiến tới nới lỏng những hạn chế vì dịch corona và mở cửa thương mại trở lại, nhưng một chuyên gia hàng đầu về đại dịch nói kết quả sẽ có thêm nhiều ca nhiễm và tử vong hơn nữa.
Thống đốc tại 47 trên 50 tiểu bang của Mỹ hiện đang nới lỏng việc hạn chế thương mại, cho phép các cửa hàng, tiệm ăn và những công việc doanh thương khác tái mở cửa trên căn bản hạn chế, trong khi thường đòi hỏi cách ly xã hội ít nhất 2 mét.
Tuy nhiêu hầu hết các tiểu bang không đáp ứng được các hướng dẫn của liên bang là con số các ca lây nhiễm phải sụt giảm trong thời gian hai tuần lễ.
Người biểu tình tại nhiều tiểu bang đã yêu cầu tái tục thương mại để họ có thể trở lại làm việc và mua bán như trước kia, dù một cuộc thăm dò tại Mỹ của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy gần 2/3 người Mỹ vẫn còn lo ngại về việc trở lại đời sống trước khi có virus corona.
Gần 80.000 người đã chết tại Mỹ vì đại dịch, cao hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới. Viện Đo lường Đánh giá Y tế IHME thuộc Trường Đại học Washington dự báo có hơn 137.000 người Mỹ chết vào đầu tháng 8, cao hơn dự đoán là 134.000 người cách đây một tuần, vì nới lỏng những hạn chế do virus corona trên toàn nước Mỹ.
Bác sĩ Christopher Murray, Giám đốc IHME nói, “Chắc chắn sẽ có thêm những ca lây nhiễm trừ phi và cho đến khi nào chúng ta thấy việc xét nghiệm và theo dõi tiếp xúc càng ngày càng tăng, cách ly những người xét nghiệm dương tính, và dân chúng đeo khẩu trang rộng rãi tại những nơi công cộng.”
Tổng thống Donald Trump, đối mặt với việc tái tranh cử chống lại cựu Phó Tổng thống Joe Biden vào ngày 3/11, đang thúc đẩy nước Mỹ mở cửa càng nhanh càng tốt trong khi công nhận là chắc chắn có thêm người tử vong vì việc này.
Trên Twitter ngày 11/5, ông Trump viết “Con số virus corona xem thấy tốt hơn nhiều, giảm sút hầu như khắp nơi. Đã thực hiện những tiến bộ lớn!”
Ông nói thêm, “Phe Dân chủ đang trì trệ, trên toàn nước Mỹ, vì mục đích chính trị. Nếu tùy họ, họ sẽ chờ đến ngày 3/11. Đừng chơi trò chính trị. Hãy bảo trọng, tiến tới nhanh chóng!”
Các giới chức Tòa Bạch Ốc lên tiếng quan ngại về hai xét nghiệm virus corona dương tính trong số những người làm việc tại Tòa Bạch Ốc, một người phục vụ riêng của ông Trump và bà Katie Miller, phát ngôn viên của Phó Tổng thống Mike Pence.
Ngày 10/5, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Kevin Hassett nói trong chương trình “Face the Nation” của đài CBS là “Thật là đáng sợ khi đi làm. Tuy nhiên đây là thời điểm khi mọi người phải tiến lên và phục vụ đất nước.”
Ông Mike Pence vẫn xét nghiệm âm tính và không cách ly. Ông dự trù có mặt tại Tòa Bạch Ốc ngày 11/5 để dự hội thảo video với các thống đốc về cách đối phó với virus corona và “vực dậy nền kinh tế.”
Tuy nhiên 3 quan chức y tế quan trọng gần với những người bị lây nhiễm tại Tòa Bạch Ốc đang cẩn thận, hoặc là ở nhà hay mang khẩu trang trong khi có mặt tại Tòa Bạch Ốc.
Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia chính yếu tại Tòa Bạch Ốc trong việc phòng chống virus corona, đang tự cách ly dù xét nghiệm âm tính với virus. Hai thành viên hàng đầu khác trong đội đặc nhiệm virus corona của Tòa Bạch Ốc – người đứng đầu Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Stephen Hahn và giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Robert Redfield – đang tự cách ly hai tuần sau khi tham dự một cuộc họp trong đó có một nhân viên nhiễm virus hiện diện.
New York, tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất nước Mỹ với gần 27.000 người chết, đang tìm cách mở cửa một vài doanh thương vào ngày 15/5, tiếp theo là hành động tương tự của nhiều tiểu bang khác với ít ca lây nhiễm hơn.
Trong khuôn khổ của kế hoạch, Thống đốc New York Andrew Cuomo ra lệnh bắt buộc xét nhiệm virus corona 2 lần một tuần đối với nhân viên các trung tâm chăm sóc sức khỏe, và các bệnh viện sẽ không được phép cho bệnh nhân xuất viện đến n
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ti%E1%BA%BFn-nhanh-t%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87c-m%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i/5415559.html

Tổng thống Trump: ‘Đừng hỏi tôi,

hãy hỏi Trung Quốc câu đó’ và ngừng cuộc họp báo

Băng Thanh
Vào hôm 11/5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đột ngột kết thúc cuộc họp báo tại Vườn Hồng trong Nhà Trắng sau cuộc trao đổi với hai phóng viên đến từ kênh CBS News và kênh CNN.
Trong câu hỏi được cho là nguyên nhân dẫn đến việc Tổng thống Trump chấm dứt cuộc họp báo, nữ phóng viên của kênh CBS News, cô Weijia Jiang đã hỏi ông Trump về hoạt động xét nghiệm Covid-19 đang diễn ra ở Hoa Kỳ so với các nước khác trên thế giới.
“Ông đã nói nhiều lần rằng Hoa Kỳ đang làm tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác khi nói đến việc xét nghiệm. … Tại sao điều đó lại quan trọng? Tại sao đây lại là cuộc cạnh tranh toàn cầu khi người Mỹ vẫn mất đi mạng sống mỗi ngày?”.
Ông Trump trả lời câu hỏi và nhắc đến Trung Quốc, quốc gia được cho là đang giấu giếm số liệu liên quan đến các ca nhiễm và tử vong do virus Vũ Hán.
“Người dân đang thiệt mạng khắp nơi trên thế giới. Và có thể đó là câu hỏi mà cô nên hỏi Trung Quốc. Đừng hỏi tôi, hãy hỏi Trung Quốc câu đó, được chứ?. Khi cô hỏi họ, cô có thể nhận được một câu trả lời rất bất thường”.
Khi Tổng thống cố gắng chuyển sang phóng viên tiếp theo, Jiang, người Mỹ gốc Á, đã cố hỏi ông Trump: “Thưa ông, tại sao ông lại nói câu đó cụ thể với tôi?”.
“Tôi sẽ nói điều đó với bất kỳ ai hỏi một câu hỏi khó chịu như thế”, ông Trump trả lời trước khi chuyển qua phóng viên khác trong khi Jiang vẫn tiếp tục tìm kiếm câu trả lời.
Ông Trump đã gọi một nữ phóng viên Nhà Trắng đến từ kênh CNN, nhưng sau đó tiếp tục chuyển qua người khác vì cô này muốn nhường lượt hỏi của mình về lại cho Jiang.
Vì nữ phóng viên CNN tiếp tục muốn giữ lượt hỏi của mình, ông Trump đã đột ngột ngừng cuộc họp báo.
Trước đó, vào hôm 9/5, trang tin Daily Caller đã trích dẫn thông tin từ tình báo Đức cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp mặt Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vào hôm 21/1 để yêu cầu ông này trì hoãn công bố thông tin rằng virus corona chủng mới có khả năng lây từ người sang người, đồng thời trì hoãn tuyên bố đại dịch toàn cầu về căn bệnh này.
Theo tờ Daily Caller, một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 3 đã kết luận rằng, thế giới đã có thể tránh được đại dịch toàn cầu nếu có thêm 4-6 tuần chuẩn bị. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton nhận định nếu Trung Quốc hành động và công khai thông tin sớm hơn 3 tuần, thì đã có thể làm giảm tình trạng lây lan của dịch bệnh lên tới 95%.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-dung-hoi-toi-hoi-trung-quoc-cau-do-va-ngung-cuoc-hop-bao.html

Phó Tổng Thống Mike Pence

sẵn sàng đón nhận sự trở lại

của Cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Michael Flynn

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm chủ nhật (ngày 10 tháng 5), Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho biết ông sẳn sàng đón nhận trở lại của cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Trump, ông Michael Flynn. Tuần trước, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã hủy các cáo buộc hình sự chống lại ông Flynn, một hành động thu hút nhiều sự tranh cãi.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin tức trực tuyến Axios, khi được hỏi liệu phó tổng thống có muốn ông Flynn trở lại làm việc cho Tổng thống Trump hay không, Phó Tổng Thống cho biết ông “rất mừng  khi có thể gặp lại ông Flynn,” đồng thời bảo vệ hành động của Bộ Tư Pháp. Hơn 2 năm trước, ông Flynn đã nhận tội nói dối các cảnh sát điều tra liên bang.
Vào năm 2017, Tổng Thống Trump cho biết ông đã sa thải ông Flynn vì đã gây hiểu lầm cho ông Pence về các giao dịch của ông với Đại sứ Nga Sergey Kislyak vài tuần trước khi Tổng Thống Trump nhậm chức. Vào thứ năm (ngày 8 tháng 5), Bộ Tư pháp đã yêu cầu thẩm phán hủy các cáo buộc hình sự đối với ông Flynn do phải chịu áp lực từ các đồng minh chính trị của tổng thống Trump, làm dấy lên sự chỉ trích từ Đảng Dân chủ và những người khác cáo buộc Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr đang bảo vệ bạn bè và các cộng sự của vị Tổng Thống Cộng Hòa.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các thẩm phán liên bang sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào, nhưng tuyên bố của ông Pence có thể giúp mở đường cho ông Flynn trở lại Tòa Bạch Ốc nếu tòa án chấp nhận yêu cầu của Bộ Tư Pháp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/pho-tong-thong-mike-pence-san-sang-don-nhan-su-tro-lai-cua-cuu-co-van-an-ninh-quoc-gia-michael-flynn/

FBI lật lại vụ án Tướng Flynn của Ban lãnh đạo FBI cũ

dưới thời cựu Tổng thống Obama

Hương Thảo
Cục Điều tra Liên bang FBI cho biết họ đã lật lại một số tài liệu liên quan đến cuộc điều tra của FBI chống lại Trung tướng Michael Flynn. Tài liệu này đã được chuyển cho Công tố Liên bang John Durham, người hiện đang điều tra nguồn gốc của Cuộc điều tra phản gián của FBI về quan hệ giữa chính quyền Trump và Nga năm 2016.
“Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Wray, FBI đã hợp tác đầy đủ và minh bạch với việc xem xét lại vụ án, được thực hiện bởi Công tố Liên bang Jeff Jensen, cũng giống như với Công tố Liên bang John Durham và với Tổng thanh tra Michael Horowitz”, ông Brian Hale, trợ lý giám đốc của Văn phòng Quan hệ Công chúng của FBI, cho biết trong một tuyên bố với The Epoch Times.
“Liên quan đến một số tài liệu nhất định về vấn đề Michael Flynn trong khoảng thời gian 2016-2017, chủ đề đang nóng trên các mặt báo, FBI trước đây [dưới thời Tổng thống Obama] đã ‘sản xuất’ những tài liệu đó cho Tổng Thanh tra và Công tố Liên bang Durham”, ông Cameron Hale nói thêm.
Các tài liệu nghi vấn đã làm gia tăng mối lo ngại giữa các nhà lập pháp và quan chức về việc xử lý điều tra của FBI trước đây đối với Tướng Flynn, sau khi các tài liệu này được Bộ Tư pháp công bố vào ngày 29/4. Trong số các tài liệu có ghi chú viết tay của các cựu quan chức hàng đầu của FBI, đã đặt ra nghi vấn liệu mục tiêu chất vấn Flynn lúc đó có phải là để “buộc ông ta tội nói dối, rồi chúng ta có thể truy tố ông ta hay đuổi ông ta không?”.
Các ghi chú viết tay là của cựu trưởng phòng phản gián FBI Bill Priestap, nhiều quan chức đã xác nhận với Just the News. Tên viết tắt ở góc trên cùng bên phải của các ghi chú dường như là “EP”, phù hợp với tên đầy đủ của Priestap: Edward William Priestap.
Một phần tài liệu bị tái cấu trúc lại rất nhiều trong các ghi chú đã nói, “Mục tiêu của chúng ta là xác định xem Mike Flynn có nói thật không về mối quan hệ của ông ấy với [người] Nga hay không”.
Cốt lõi của cuộc điều tra của FBI nhắm vào Tướng Flynn là một cuộc trao đổi qua điện thoại với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ lúc đó, ông Sergey Kislyak. Vào thời điểm đó, Tướng Flynn là cố vấn an ninh quốc gia trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống Donald Trump, và vai trò của ông là thiết lập quan hệ với các quan chức nước ngoài. Các đặc vụ dường như đã có bản ghi chép các cuộc gọi giữa Flynn và Kislyak,
và đã có lo ngại rằng Tướng Flynn đã phá vỡ Đạo luật Logan bằng cách chuyển tải các quan điểm của chính quyền mới về một số vấn đề ngoại giao cho đại sứ Nga Kislyak. Đạo luật Logan, được ban hành vào năm 1799, cấm người Mỹ tự mình thực hiện ngoại giao với các quốc gia mà Hoa Kỳ có tranh chấp. Đạo luật này chưa bao giờ được sử dụng thành công trong truy tố hình sự.
Peter Strzok, phó giám đốc phụ trách các hoạt động phản gián của FBI lúc đó, cùng đặc vụ giám sát Joe Pientka đã đến gặp Tướng Flynn vào ngày 24/1/2017, tại văn phòng Cánh Tây để chất vấn ông về cuộc trò chuyện với Kislyak.
Tướng Flynn đã “nhận tội” vào ngày 1/12/2017, với một tội “nói dối trước các đặc vụ FBI trong cuộc chất vấn ngày 24/1/2017”. Vào tháng 10/2019, ông đã yêu cầu rút lại lời nhận tội vì đã không nhận được những tư vấn luật cần thiết. Tướng Flynn đã sa thải luật sư của mình hồi năm ngoái và mời một nhóm mới do Sidney Powell, một người phê bình gay gắt về những hành vi sai trái của công tố viên trong Bộ Tư pháp. Tướng Flynn đã đấu tranh để chấm dứt vụ kiện của chính phủ chống lại ông, nói rằng “tuyên bố phạm tội của ông” là sai và bị áp đặt bởi các đại diện luật pháp không đáng tin cậy và những áp lực thái quá.
Các tài liệu chưa được tiết lộ, phát hành vào ngày 30/4, cho biết rằng Strozk đã khẩn trương liên hệ với các đặc vụ xử lý vụ án Tướng Flynn để khuyên họ không nên khép lại vụ án, dù các đặc vụ xác định không có thêm đầu mối nào để theo dõi trong cuộc điều tra Tướng Flynn.
Các ghi chú và email được chuyển lại cho Tướng Flynn là kết quả của việc xem xét lại vụ án bởi Jeffrey Jensen, Công tố Liên bang của Quận Đông Missouri, người được chỉ đạo vào tháng 1 để thực hiện yêu cầu xem xét lại vụ án của Tổng chưởng lý William Barr.
Những tiết lộ này đã làm dấy lên mối lo ngại giữa các nhà lập pháp, những người đã kêu gọi lãnh đạo Bộ Tư pháp và FBI điều tra và can thiệp vào vụ án. Dân biểu Jim Jordan (R-Ohio) và Mike Johnson (R-La.) đã viết một lá thư cho Giám đốc FBI Christopher Wray, thúc giục ông “ngay lập tức xem xét” lại các hành động của FBI trước đây về vụ điều tra đối với Tướng Flynn. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley (R-Iowa) kêu gọi Tổng chưởng lý William Barr hãy “xem xét kỹ lại” về vụ án.
Ông Hale nói trong tuyên bố của mình rằng ngài Wray đã “cam kết chắc chắn sẽ giải quyết các sai lầm của ban lãnh đạo FBI trước đây”.
“Cuộc điều tra Tướng Flynn đã được bắt đầu và tiến hành trong một khoảng thời gian, dưới thời ban lãnh đạo cũ của FBI. Kể từ khi nhậm chức, Giám đốc Wray đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đã được thiết lập, không có ngoại lệ. Giám đốc Wray kiên quyết giải quyết các sai lầm của ban lãnh đạo FBI trước đây trong khi duy trì các nguyên tắc nền tảng về sự nghiêm khắc, khách quan, trách nhiệm và quyền sở hữu trong việc hoàn thành sứ mệnh của FBI để bảo vệ người dân Mỹ và bảo vệ Hiến pháp”, tuyên bố nói.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Fox News đưa tin, trích dẫn một số nguồn tin nặc danh, rằng Công tố Liên bang Durham đang xem xét lại các tài liệu chưa được tiết lộ về Tướng Flynn và đang xây dựng “một vụ án nghiêm trọng”. Các nguồn tin nói trong tuyên bố của họ với cơ quan truyền thông rằng một số điều được tiết lộ “có thể đủ cho các cáo buộc chống lại một số đặc vụ của FBI”.
Theo JANITA KAN The Epoch Times ngày 6/5/2020,
Petr Svab và Mimi Nguyễn-Ly đã đóng góp cho báo cáo này.
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/fbi-lat-lai-vu-an-tuong-flynn-cua-ban-lanh-dao-fbi-cu-duoi-thoi-cuu-tong-thong-obama.html

18 công tố viên liên bang Mỹ

kêu gọi Nghị viện điều tra vụ Bắc Kinh giấu dịch

Quý Khải
Công tố viên 18 tiểu bang Hoa Kỳ đã kêu gọi các nhà lãnh đạo nghị viện điều tra vai trò của chính quyền Trung Quốc trong việc lây lan Covid-19 ra toàn cầu – nỗ lực mới nhất trong chiến dịch buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo The Epoch Times.
Công tố viên tiểu bang là người đứng đầu cơ quan Tư pháp tại các bang. Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, ở mức độ cao hơn, chính là Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ.
Bức thư, đề ngày 9/5, được gửi đến các nhà lãnh đạo lưỡng đảng của Hạ viện và Thượng viện cũng như các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện, kêu gọi các nhà lập pháp mở các phiên điều trần về vấn đề này. Giới chức các bang cũng chỉ trích chính quyển Trung Quốc thiết lập “nhiều lớp vỏ lừa đảo” trong quá trình giấu dịch, dẫn đến một đại dịch “reo rắc sự hủy hoại” lên nước Mỹ.
“Các phiên điều trần Nghị viện nhằm tìm hiểu nguồn gốc COVID-19 và những nỗ lực của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc đánh lừa cộng đồng quốc tế là rất quan trọng đối với quốc gia của chúng ta”, bức thư có ghi. Bức thư được soạn bởi Công tố viên tiểu bang South Carolina ông Alan Wilson.
Bức thư xuất hiện trong bối cảnh chính quyền tổng thống Trump đang nghiên cứu cách thức dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, Ủy ban Chính phủ và An ninh nội địa Thượng viện đã mở cuộc điều tra riêng về nguồn gốc và phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với đại dịch.
Trong bức thư, Wilson và các đồng sự đã lên án nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm che giấu sự nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch vào giai đoạn đầu.
“Các báo cáo gần đây cho thấy chính quyền ĐCSTQ đã cố tình che giấu thông tin về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tại đại lục cùng lúc thu gom ồ ạt các thiết bị bảo hộ cá nhân”, bức thư có ghi. “Trong những gì được Ngoại trưởng Pompeo mô tả là một nỗ lực phát tán tin giả điển hình của ĐCSTQ, chính phủ Trung Quốc, được Tổ chức Y tế Thế giới hậu thuẫn, dường như đã cố tình lừa dối thế giới trong sáu tháng qua”.
Các quan chức cũng chỉ trích các chiến dịch tuyên truyền và phát tán tin giả không ngừng nghỉ nhằm mục đích chuyển hướng chú ý toàn cầu khỏi trách nhiệm của ĐCSTQ đối với đại dịch.
“Những lớp vỏ lừa dối này đã bắt đầu vào năm ngoái với sự kiểm duyệt của các quan chức y tế Trung Quốc và việc bóp nghẹt những lời phàn nàn của Đài Loan”, bức thư tiếp tục. “Chiến dịch che đậy tiếp diễn với việc trục xuất các cơ quan truyền thông nước ngoài và tăng cường tuyên truyền của Trung Quốc nhắm vào thế giới phương Tây. Chiến dịch tuyên truyền này đã lan truyền thông tin sai lệch về Hoa Kỳ liên quan đến dịch bệnh (ví như Mỹ là nơi khởi nguồn Covid-19, theo một tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên)”.
Ngoài bang South Carolina, lá thư cũng có chữ ký của nhiều công tố viên các bang, tất cả đều thuộc đảng Cộng hòa, bao gồm bang Alabama, Alaska, Arkansas, Florida, Georgia, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, Nebraska, Oklahoma, Tennessee, Texas và West Virginia.
“Chúng tôi cần câu trả lời và chúng tôi cần chúng sớm. Người Mỹ đang chết dần chết mòn và hàng triệu người đang bị mất việc làm”, Công tố viên tiểu bang Florida bà Ashley Moody cho hay. Bà cũng nhấn mạnh một cuộc điều tra của nghị viện là rất quan trọng.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc biết những gì, họ biết điều đó từ khi nào và tại sao các thành viên của họ lại tham gia vào một âm mưu to lớn để che đậy và đánh lừa cộng đồng quốc tế về mức độ nghiêm trọng và tính chất dễ lây lan của virus corona chủng mới này?” bà Moody nói trong một tuyên bố.
Một số bang đã chọn tiến hành các biện pháp pháp lý. Vào tháng Tư, Missouri đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ đệ đơn kiện ĐCSTQ cho các hành vi bưng bít thông tin giai đoạn đầu của dịch bệnh. Không lâu sau, công tố viên bang Mississippi bà Lynn Fitch chính thức công bố quyết định đệ đơn kiện buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho Covid-19.
Bức thư nói nhiều công tố viên các bang khác nhìn chung đang cân nhắc các động thái pháp lý tương tự.
Bên cạnh đơn kiện của bang Missouri, có ít nhất 8 đơn kiện độc lập nhắm vào chính quyền Trung Quốc – các đơn kiện tập thể tiềm năng – đệ trình lên tòa án liên bang Mỹ.
Cuối tháng 4, Giám đốc tài chính bang Florida, ông Jimmy Patronis, đã gửi thư yêu cầu đến Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ ông Thôi Thiên Khải, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại mà người dân tiểu bang này phải gánh chịu do đại dịch Covid-19. Patronis cho biết ông đã xem xét việc đóng băng các tài sản của người Trung Quốc tại bang Florida để chi trả cho khoản bồi thường này.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/18-tong-chuong-ly-tieu-bang-my-keu-goi-nghi-vien-dieu-tra-vu-bac-kinh-giau-dich.html

‘Gã khổng lồ’ tài chính Mỹ JPMorgan

vì sao lại bị Covid-19 tấn công?

Hương Thảo
Vào tháng Tư, virus Vũ Hán đã lây lan rộng trong bộ phận giao dịch thuộc trụ sở của tổ chức tài chính lớn nhất nước Mỹ JPMorgan ở Manhattan.
Tạp chí Phố Wall ngày 7/4 báo cáo, khoảng 20 nhân viên trên tầng 5 ở trụ sở của JPMorgan Chase đã xét nghiệm dương tính với virus và 65 người khác bị cách ly, nhiều thương nhân mua bán cổ phiếu và bán chiến lược giao dịch cho khách hàng cũng làm việc trên tầng 5 của tòa nhà.
Trước đó, vào ngày 18/3, ông Bill Pike, cựu giám đốc điều hành cấp cao của JPMorgan Chase đã qua đời do nhiễm Covid-19.
JPMorgan Chase có trụ sở tại Manhattan, New York, là tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất tại Hoa Kỳ, với khối tài sản lớn hơn Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America), Ngân hàng Wells Fargo, công ty đa quốc gia dịch vụ tài chính Citigroup.
Tờ The Epoch Times từng nhận định trong một bài viết rằng, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc bởi virus Vũ Hán đều có chung một điểm: quan hệ gần gũi hoặc hưởng lợi từ Bắc Kinh. Vậy mối quan hệ giữa JPMorgan và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là như thế nào.
‘Nuôi’ chính quyền Trung Quốc
Trong nhiều thập niên, JPMorgan Chase đóng vai trò là một nhà bảo lãnh chính giúp nhiều công ty Trung Quốc phát hành chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) ở Hoa Kỳ hoặc Hồng Kông, huy động một số vốn đáng kinh ngạc của Hoa Kỳ cho ĐCSTQ.
Ví như, WeDoctor của Trung Quốc có kế hoạch niêm yết tại Hồng Kông và dự định thực hiện đợt IPO trị giá 1 tỷ USD vào nửa cuối năm 2020. JPMorgan Chase cũng là một trong những nhà bảo lãnh của tổ chức này.
Theo dữ liệu từ Baidu Baike, bách khoa toàn thư trực tuyến thuộc sở hữu của Baidu, công ty công nghệ Trung Quốc, JPMorgan Chase đứng đầu về bảo lãnh chứng khoán và phát hành liên quan đến chứng khoán tại châu Á (khoảng 88 giao dịch) kể từ năm 1993. Vì đây không phải là dữ liệu mới nhất, nên số lượng giao dịch chứng khoán mà hãng thực sự đã bảo lãnh có thể cao hơn.
Những công ty Trung Quốc nào đã làm việc với JPMorgan Chase cho hoạt động IPO của họ tại Hoa Kỳ hoặc Hồng Kông?
Dưới đây chỉ là một vài ví dụ về các công ty Trung Quốc hợp tác với JPMorgan Chase về IPO, theo thông tin công khai do Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (USCC) công bố vào ngày 25/2/2019 và báo cáo từ truyền thông nhà nước Trung Quốc:
Năm 2014, Alibaba đã huy động được 21,8 tỷ USD trong đợt IPO tại New York. JPMorgan Chase và 6 ngân hàng đầu tư khác đóng vai trò là nhà bảo lãnh cổ phiếu. Tính đến ngày 25/2/2019, giá trị thị trường của Alibaba đã vượt quá 458,6 tỷ USD.
Trong một tài liệu được trình cho cơ quan quản lý chứng khoán Hoa Kỳ, Alibaba tuyên bố rằng các ngân hàng tham gia bảo lãnh IPO cho họ đã nhận được tổng cộng 300,4 triệu USD tiền hoa hồng hoặc hơn 1% số tiền thu được.
Vào tháng 11/2019, Alibaba đã tái niêm yết một đợt IPO tại Hồng Kông. Năm ngân hàng đầu tư nổi tiếng bao gồm JPMorgan Chase là những ngân hàng bảo lãnh niêm yết thứ cấp của Alibaba tại Hồng Kông, đợt niêm yết này Alibaba đã thu được khoảng 15 tỷ USD.
Tập đoàn này có mối quan hệ mật thiết với con cái của quan chức chủ chốt ĐCSTQ. Theo tờ New York Times, một số giám đốc điều hành của cả 4 công ty Trung Quốc đầu tư vào Alibaba là con cháu của hơn 20 quan chức ĐCSTQ từng phục vụ trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, bao gồm cả cháu trai của Giang Trạch Dân là “Alvin” Giang Chí Thành.
Từ năm 1996 đến 2004, JPMorgan Chase đứng ra bảo lãnh một loạt các hoạt động IPO cho các công ty của Trung Quốc niêm yết trên thị trường New York hoặc Hồng Kông ví dụ như Đường sắt Quảng Thâm, PetroChina (một công ty nhà nước Trung Quốc), Chalco, China Telecom, China Momo với số tiền tiền khổng lồ lên đến hàng tỷ USD.
Tính đến ngày 25/2/2019, USCC tuyên bố, có 156 công ty Trung Quốc (con số này không bao gồm các công ty Trung Quốc ở nước ngoài được niêm yết tại Hồng Kông) được niêm yết trên 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Hoa Kỳ (New York, NASDAQ và sàn giao dịch chứng khoán Mỹ) với giá trị thị trường là 1,2 nghìn tỷ USD.
Ông Roger Robinson, chiến lược gia kinh tế và tài chính của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Reagan ước tính rằng, “Hoa Kỳ có khoảng 1,9 nghìn tỷ USD đầu tư vào chứng khoán Trung Quốc và một nghìn tỷ USD vào các trái phiếu khác”.
Ngoài thị trường chứng khoán, một thị trường lớn khác cho nguồn tài chính ở nước ngoài của ĐCSTQ là trái phiếu.
Quỹ trái phiếu khổng lồ
Trong bối cảnh các quốc gia đang tập trung cho cuộc chiến chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán, JPMorgan Chase dường như đã lặng lẽ thực hiện một bước tiến lớn.
Ngày 28/2/2020, JPMorgan Chase đã đưa 9 trái phiếu chính phủ địa phương Trung Quốc vào chỉ số trái phiếu chính phủ thị trường mới nổi toàn cầu của mình. Theo kế hoạch, giao dịch này sẽ được hoàn thành từng bước trong vòng 10 tháng. Trước đó, vào tháng 9/2019, JPMorgan Chase đã công bố kế hoạch này.
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs tính toán rằng, mỗi tháng các giao dịch trái phiếu chính phủ này sẽ thu hút được 3 tỷ USD tiền nước ngoài vào thị trường trái phiếu Trung Quốc.
Những người trong ngành cho biết, sau khi trái phiếu chính phủ của ĐCSTQ được đưa vào Chỉ số JPMorgan Chase, họ có thể đạt đến giới hạn tỷ trọng 10%. Bloomberg tính toán, khi tỷ trọng lên tới 10%, quy mô của dòng vốn đầu tư nước ngoài tiềm năng vào Trung Quốc sẽ vượt quá 20 tỷ USD.
Việc trộn lẫn trái phiếu chính phủ của ĐCSTQ vào các chỉ số trái phiếu quốc tế chính thống đã góp phần tạo ra dòng vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc. Vào tháng 2/2020, tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục.
Trong lúc dịch bệnh đang hoành hành trên toàn thế giới, vào ngày 20/3/2020, Thượng Hải đã tổ chức lễ khai trương trực tuyến cho các chi nhánh địa phương của 5 tổ chức toàn cầu bao gồm JPMorgan Chase, Invesco và Russell Investment.
Filippo Gori, Giám đốc điều hành của JPMorgan Châu Á Thái Bình Dương cho biết trong tuyên bố của công ty: “Trung Quốc là một trong những cơ hội lớn nhất cho nhiều khách hàng của JPMorgan và là một thành phần quan trọng trong kế hoạch tăng trưởng của JPMorgan tại Châu Á Thái Bình Dương và trên toàn cầu”.
Hoạt động kinh doanh và đầu tư của JPMorgan tại Trung Quốc có một lịch sử lâu dài, ngân hàng này đã đăng tuyển hơn 30 vị trí tại Trung Quốc vào năm 2020.
JPMorgan là một ngân hàng có gốc rễ sâu xa ở Trung Quốc, các thông tin lịch sử sau đây được lấy từ trang web chính thức của ngân hàng này.
Năm 1973: Chủ tịch của JPMorgan, David Rockefeller dẫn đầu một phái đoàn Hoa Kỳ đến Trung Quốc để gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Trong cùng năm đó, JPMorgan trở thành ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ được chỉ định là ngân hàng đại lý cho Ngân hàng Trung Quốc.
Năm 1997: JPMorgan hoạt động như một nhà bảo lãnh cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phát hành trái phiếu trị giá 500 triệu USD.
Năm 2001: Chủ tịch và Giám đốc điều hành JPMorgan Bill Harrison gặp Chủ tịch Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân tại Bắc Kinh sau đó Công ty TNHH Ngân hàng JPMorgan Chase (Trung Quốc) được thành lập.
JPMorgan nhận được sự chấp thuận của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc để tham gia vào một liên doanh tương lai, được gọi là Công ty TNHH tương lai JPMorgan.
Năm 2011: JPMorgan ký các thỏa thuận đầu tư tại Bắc Kinh để thành lập một tập đoàn bảo lãnh liên doanh Trung Quốc -nước ngoài với tư cách là một trong những nhà đầu tư lớn.
Năm 2015: JPMorgan Chase & Co hợp tác chiến lược với Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc.
Năm 2017: JPMorgan đã nhận được giấy phép Đại lý thanh toán trái phiếu loại A tại Trung Quốc.
JPMorgan nhận được giấy phép Các công cụ tài chính nợ của các doanh nghiệp phi tài chính bảo lãnh phát hành trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng Trung Quốc.
JPMorgan được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bổ nhiệm làm ngân hàng thanh toán bù trừ nhân dân tệ tại Hoa Kỳ
JPMorgan cung cấp giao dịch và thanh toán bù trừ hợp đồng tương lai dầu thô có mệnh giá Nhân Dân tệ cho các khách hàng trong và ngoài nước.
JPMorgan đã nộp đơn lên Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc để thành lập một công ty chứng khoán mới, trong đó công ty sẽ nắm giữ 51% cổ phần.
JPMorgan Trung Quốc trở thành nhà sản xuất thị trường Bond Connect, đóng vai trò là một trong những nhà cung cấp giá để phục vụ nhánh kết nối phía Bắc giữa thị trường trái phiếu Đại lục và Hồng Kông và các nhà đầu tư nước ngoài.
Chương trình ‘con trai và con gái’ của JPMorgan nhằm giành được sự ủng hộ của ĐCSTQ
Một cuộc điều tra kéo dài 3 năm về JPMorgan đánh dấu một trong những scandal đầu tiên đối với một ngân hàng lớn của Hoa Kỳ vì không tuân thủ Luật Thực hành Chống Tham nhũng Nước ngoài (FCPA). Luật này nghiêm cấm các công ty thực hiện thanh toán hoặc cung cấp “bất cứ thứ gì có giá trị” nhằm mục đích giành được công việc kinh doanh từ các quan chức nước ngoài.
Theo báo cáo của Wall Street Journal, JPMorgan Chase & Co đã tuyển dụng bạn bè, thành viên gia đình các Giám đốc điều hành tại ¾ các công ty của Trung Quốc niêm yết IPO tại Hồng Kông trong một đợt bùng nổ IPO Trung Quốc kéo dài một thập niên. Chương trình này được cho là nhằm bảo vệ JPMorgan.
Khi làm việc tại JPMorgan Chase & Co, Charles Li, người đứng đầu sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông đã tham gia tích cực vào chương trình tuyển dụng gây tranh cãi khi tuyển dụng con cái và người quen của các quan chức, các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Trung Quốc, theo Wall Street Journal.
Trong số những người được đề nghị hoặc giới thiệu tuyển dụng vào JPMorgan là người thân của quan chức cấp cao của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc và hiện là chủ tịch của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Những người được giới thiệu khác là con trai của Lưu Vân Sơn, người đứng đầu Ban Tuyên giáo ĐCSTQ và là thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Một trường hợp gây tranh cãi nhất là con gái út của cựu đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh đã thực tập tại một công ty con ở Hồng Kông của JPMorgan Chase & Co vào mùa hè năm 2010 khi còn đang học cấp hai, trong khi chương trình thực tập sinh của ngân hàng không áp dụng cho học sinh cấp hai.
Trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2013, ngân hàng này đã tuyển dụng khoảng 100 thực tập sinh và nhân viên toàn thời gian theo yêu cầu của các quan chức chính phủ Trung Quốc và quốc gia khác ở châu Á như một phần trong nỗ lực xây dựng mối quan hệ ngân hàng ở khu vực đang phát triển. Việc tuyển dụng, được đặt tên nội bộ là “Chương trình Con trai và Con gái” cho phép JPMorgan tạo ra doanh thu 100 triệu USD.
Xem xét lại mối quan hệ với ĐCSTQ
Theo Kyle Bass, người sáng lập Hayman Capital Management cho biết, điều duy nhất cho phép ĐCSTQ duy trì hoạt động là các khoản đầu tư nước ngoài từ Hoa Kỳ và phương Tây. Trong Diễn đàn Trung Quốc ngày 26/9/2019, một hội nghị thường niên tại Washington, D.C., Bass cho biết, nếu không có đầu tư nước ngoài, ĐCSTQ không thể tồn tại.
Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng cho biết: “ĐCSTQ là con quái vật Frankenstein được tạo ra bởi giới tinh hoa ở phương Tây – nguồn tài chính và công nghệ được cung cấp bởi giới tinh hoa ở phương Tây”.
Steve Bannon kêu gọi các nước phương Tây ngừng cung cấp vốn và công nghệ cho Trung Quốc: “Chúng ta phải ngăn chặn điều đó. Chúng tôi phải tự chịu trách nhiệm. Đây không phải do Tập Cận Bình, đây không phải do Vương Kỳ Sơn. Đây là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã làm điều này. Tạo ra quái vật Frankenstein (ĐCSTQ) đó là trách nhiệm của chúng ta… Chúng ta có một sự ủy thác, một trách nhiệm phải giải quyết chuyện này”.
“Đây không phải là về thương mại, đây không phải là về đậu nành, đây không phải là về thép. Đây là mệnh lệnh đạo đức cao nhất mà chúng ta có”, Steve Bannon nói.
“Bây giờ mọi người đều sốc… Nó (ĐCSTQ) đã thấm vào mọi thứ. Nó là vấn đề trung tâm của thời đại chúng ta. Và vấn đề trung tâm, vấn đề cốt lõi, là cách chúng ta lấy lại những giá trị to lớn của phương Tây và tìm cách khác để kiếm tiền”.
“Chúng ta đang ở một thời điểm khó khăn vì thế giới bắt đầu thức tỉnh rằng một cái gì đó đã trở thành một sai lầm khủng khiếp và lý do nó trở nên sai lầm khủng khiếp là vì chúng ta”.
Các công ty có thể muốn đánh giá lại mối liên hệ của họ với ĐCSTQ. Lợi ích tài chính tạm thời có thể không xứng đáng với những hậu quả khác mà nó dẫn tới.
Bài viết này là của tác giả Wang Jin đăng trên tờ The Epoch Times ngày 4/5. Bài viết phản ánh ý kiến riêng ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của báo Đại Kỷ Nguyên. Bài viết do Hương Thảo dịch và biên tập.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ga-khong-lo-tai-chinh-my-jpmorgan-vi-sao-lai-bi-covid-19-tan-cong.html

Cố vấn thương mại Nhà Trắng:

‘Trung Quốc, đã đến lúc phải kết toán hóa đơn rồi!’

Minh Hòa
Cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro, hôm thứ Hai (11/5) cho biết chính quyền Trung Quốc sẽ bị trừng phạt vì trách nhiệm trong đại dịch Covid-19.
“Trung Quốc, đã đến lúc phải kết toán hóa đơn rồi”, ông Navarro khẳng định trong cuộc phỏng vấn với đài CNBC. “Vấn đề bây giờ không phải là trừng phạt họ, mà vấn đề là phải buộc họ chịu trách nhiệm, phải buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm”.
Ông Navarro nói tiếp: “Họ đã mang đến tổn hại to lớn cho thế giới và điều này vẫn chưa thấy điểm dừng. Chúng ta đã mất đến 10 nghìn tỷ USD để đánh trận chiến chống virus này”.
Tuy nhiên, ông Navarro từ chối đề cập đến việc liệu ông có đang tư vấn cho Tổng thống Trump áp các đòn thuế quan bổ sung đối với Trung Quốc, hoặc khả năng hủy bỏ thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 mà hai nước đã ký kết hồi đầu năm hay không.
Phát biểu hôm 10/5 trên Fox News, ông Navarro cho biết Tổng thống Trump đã “tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ và tốt đẹp nhất trên thế giới trong vòng ba năm qua”, vậy mà “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hoại nó chỉ trong vòng 60 ngày” thông qua thủ đoạn giấu dịch.
“Chúng ta biết rằng bệnh nhân số 0 xuất hiện ở Trung Quốc vào giữa tháng 11 năm ngoái. Xuất hiện ở chính Vũ Hán”, ông Navarro cho hay. “Trong 2 tháng tiếp theo, Trung Quốc đã giấu con virus này khỏi tầm mắt thế giới đằng sau tấm lá chắn Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Và khi họ làm điều đó, họ cũng đồng thời cho phép các máy bay chở khách từ Vũ Hán, nhưng không phải tới các nơi khác của Trung Quốc, mà tới những nơi như New York và Milan, từ đó gieo rắc mầm bệnh cho thế giới mà rốt cục đã bùng nổ thành đại dịch toàn cầu”.
Ông Navarro tiếp tục lên án Trung Quốc: “Khi họ làm điều đó (giấu dịch), họ đã thu gom ồ ạt hầu như tất cả các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) trên toàn cầu, trong đó bao gồm hơn hai tỷ chiếc khẩu trang”.
Sự bùng nổ dịch COVID-19 trên khắp nước Mỹ đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt đồ PPE chưa từng có cho các chuyên gia y tế tuyến đầu. Ông Navarro đã chỉ trích Bắc Kinh trục lợi bằng cách bán lại với giá cắt cổ – đôi lúc gấp 10 lần giá thu mua – các đồ PPE.
Ông nói: “Giờ chúng ta đã biết rằng, điều Trung Quốc đang làm, là ngồi trên đống đồ PPE, và bán lại với giá cắt cổ cho một số quốc gia để trục lợi. Đối với các quốc gia khác, họ sẽ gây áp lực khiến những nước này không dám thừa nhận virus bắt nguồn từ Trung Quốc, hay thảo luận về [tấm gương chống dịch giỏi là] Đài Loan …”.
Là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action (Chết bởi Trung Quốc: Đối mặt con rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu)”, ông Navarro được đánh giá là một trong những nhân vật “chống Trung Quốc” quyết liệt nhất trong chính quyền.
Tuyên bố mới nhất của ông Navarro hé lộ các động thái đáp trả cứng rắn tiềm tàng mà chính quyền tổng thống Trump có thể sẽ làm để trừng phạt Trung Quốc trong đại dịch. Cũng trong hôm 11/5, ông Trump tuyên bố ông “không có hứng” nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, dù giới chức Bắc Kinh đang muốn điều này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/co-van-thuong-mai-nha-trang-trung-quoc-da-den-luc-phai-ket-toan-hoa-don-roi.html

Mỹ ‘không quan tâm’ tới việc

mở lại đàm phán thương mại với TQ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho hay ông phản đối đàm phán lại thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 Mỹ-Trung sau khi một tờ báo TQ đưa tin rằng một số cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh đang thúc đẩy các cuộc đàm phán mới và có thể vô hiệu hóa thỏa thuận đã ký giữa hai bên, theo Reuters.
Ông Trump, người đã tự cân nhắc từ bỏ hiệp ước ký hồi tháng Giêng, phát biểu trong một cuộc họp báo của Nhà Trắng hôm thứ Hai rằng ông muốn xem liệu Bắc Kinh có tuân thủ thỏa thuận này để tăng cường mua hàng hóa của Hoa Kỳ hay không.
Reuters: Tài liệu nội bộ cảnh báo TQ đối mặt tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19
Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ TQ liên tục?
Virus corona: Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
“Không, hoàn toàn không. Thậm chí không một chút nào,” ông Trump Trump nói khi được hỏi liệu ông có lưu ý đến ý tưởng đàm phán lại hay không. “Tôi không quan tâm. Chúng tôi đã ký một thỏa thuận. Tôi cũng đã nghe nói rằng, họ lại muốn đàm phán lại, để đạt được thỏa thuận tốt hơn cho họ.”
Tờ Thời báo Toàn cầu đưa tin hôm thứ Hai rằng các cố vấn không xác định danh tính đã đề nghị các quan chức Trung Quốc xem xét khả năng vô hiệu hóa hiệp ước thương mại đã ký và đàm phán một hiệp định mới có lợi hơn cho Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu được xuất bản bởi Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc. Mặc dù không phải là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, nhưng Thời báo Hoàn cầu được cho là phản ánh quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Lô hàng đậu nành mới
Vài giờ sau khi báo cáo được công bố, các nhà nhập khẩu Trung Quốc hôm thứ Hai đã mua ít nhất bốn lô hàng, tương đương khoảng 240.000 tấn, đậu nành của Hoa Kỳ vào thứ Hai. Các lô hàng này sẽ bắt đầu được giao vào tháng Bảy, và có thể mua thêm, theo nguồn tin của Reuters.
Đây là các giao dịch mới nhất của Trung Quốc trong chuỗi các mua bán khác của nước này để bắt đầu thực hiện các phần khác của thỏa thuận thương mại liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, theo các quan chức Hoa Kỳ.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã không trả lời các truy vấn lặp đi lặp lại trên bài báo của Thời báo Hoàn cầu.
Theo thỏa thuận Giai đoạn 1 được ký vào tháng Giêng, Bắc Kinh đã cam kết mua ít nhất 200 tỷ đôla hàng hóa và dịch vụ bổ sung của Hoa Kỳ trong hai năm trong khi Washington đồng ý đẩy lùi thuế quan trong các giai đoạn đối với hàng hóa Trung Quốc.
Ông Trump, người đã đổ lỗi cách xử lý của Trung Quốc vào giai đầu của dịch virus corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán là nguyên nhân dẫn đến hàng ngàn người Mỹ tử vong và hàng triệu người mất việc làm, cho biết tuần trước ông đã rất ‘khó khăn’ khi xem xét có nên chấm dứt thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 hay không.
Những bình luận này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các quan chức thương mại hàng đầu của cả hai nước cam kết sẽ tiếp tục triển khai thỏa thuận này.
‘Cơn sóng thần của sự giận giữ’
Căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về đại dịch virus corona đã khiến khả năng về thỏa thuận thương mại Giai đoạn 2 trở nên ít hi vọng.
Chính quyền Trump khẳng định có bằng chứng virus corona xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, một cáo buộc mà Trung Quốc đã bác bỏ. Hôm thứ Hai, lại có thêm căng thẳng mới khi có báo báo rằng chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch đưa ra cảnh báo rằng các tin tặc máy tính có quan hệ với chính phủ Trung Quốc đang cố gắng đánh cắp thông tin từ các nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ.
Các quan chức tình báo và thực thi pháp luật Hoa Kỳ đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.
Thời báo Hoàn cầu cho biết các cuộc tấn công độc hại của Hoa Kỳ đã kích hoạt một cơn sóng thần tức giận trong nội bộ những quan chức thương mại Trung Quốc sau khi Trung Quốc nhượng bộ trong thỏa thuận Giai đoạn 1.
“Trên thực tế, Trung Quốc muốn chấm dứt thỏa thuận Giai đoạn 1 hiện tại,| một cố vấn thương mại cho chính phủ Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn cầu, chỉ ra rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang suy yếu và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ. “Hiện tại Hoa Kỳ không thể đủ khả năng để bắt đầu lại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nếu mọi thứ quay trở lại điểm xuất phát”.
Clete Willems, cựu cố vấn thương mại của Nhà Trắng, người đóng vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán Mỹ-Trung, cho biết Trung Quốc đã tuân thủ phần lớn các điều khoản được đưa ra trong thỏa thuận Giai đoạn 1, bao gồm các quy tắc mới để bảo vệ sở hữu trí tuệ.
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta ở vào thời điểm nên bỏ thỏa thuận này. Nó đã mang lại kết quả tích cực cho đến nay,” Willems, người hiện đang làm việc với công ty luật Akin Gump ở Washington, nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52628238

Mỹ cảnh báo tin tặc Trung Quốc

tìm cách đánh cắp nghiên cứu vaccine Covid-19

Triệu Hằng
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ An ninh Nội địa Mỹ chuẩn bị đưa ra cảnh báo về việc tin tặc Trung Quốc tấn công mạng nhằm đánh cắp các nghiên cứu về vaccine kháng nCoV, vốn đang được các công ty chính phủ lẫn khối tư nhân Mỹ gấp rút phát triển, Tạp chí Phố Wall và Thời báo New York ngày 11/5 đưa tin.
Tin tặc cũng nhắm đến thông tin và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến phác đồ điều trị và xét nghiệm Covid-19. Nhà chức trách Mỹ nghi ngờ các tin tặc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, các báo cáo cho biết.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Kiến Lập đã bác bỏ cáo buộc, tuyên bố rằng Trung Quốc “kiên quyết phản đối tất cả các cuộc tấn công mạng”.
Tờ AFP cho hay, khi được hỏi về những báo cáo, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không bình luận, nhưng ông hỏi: “Có gì mới với Trung Quốc? Có gì mới không? Nói cho tôi biết. Tôi không hài lòng với Trung Quốc. Chúng tôi đang theo dõi họ rất chặt chẽ”.
Mỹ sẽ bổ sung một loạt các cảnh báo và báo cáo cáo buộc các tin tặc có chính phủ hậu thuẫn ở Iran, Triều Tiên, Nga và Trung Quốc về các hoạt động độc hại liên quan đến đại dịch.
Thời báo New York nhận định, cảnh báo này có thể là tiền đề cho các trừng phạt chính thức của các cơ quan an ninh Mỹ phụ trách chiến tranh mạng, bao gồm Bộ Tư lệnh Tác chiến Điện tử của Lầu Năm Góc và Cơ quan An ninh Quốc gia.
Trong thông điệp chung hồi tuần trước, Mỹ và Anh cảnh báo các gia tăng tấn công mạng nhằm vào chuyên gia y tế tham gia đối phó với dịch virus corona gia tăng. Những cuộc tấn công này do các nhóm tội phạm có tổ chức “thường liên kết với các thực thể nhà nước khác”.
Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh và Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Mỹ cho biết, họ đã phát hiện ra chiến dịch “dò mật khẩu” quy mô lớn. Tin tặc thử hàng loạt mật khẩu hay được sử dụng để tìm cách truy cập tài khoản, nhằm vào các cơ quan cùng tổ chức nghiên cứu y tế.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-canh-bao-tin-tac-trung-quoc-tim-cach-danh-cap-nghien-cuu-vaccine-covid-19.html

Brazil triển khai quân đội

để bảo vệ rừng Amazon trong mùa khô

Hương Thảo
Vào ngày 11/5, Brazil đã triển khai hàng ngàn binh sĩ để bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, một động thái trong hàng loạt biện pháp của chính phủ nước này nhằm bảo vệ khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Sự phá hủy rừng Amazon đã tăng lên mức cao trong 11 năm vào năm ngoái, gây ra sự phẫn nộ và lo ngại trên toàn cầu rằng Brazil không hành động đủ để bảo vệ khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Trong một cuộc họp báo gần đây, Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourão cho biết, các lực lượng vũ trang, cùng với các quan chức môi trường, cảnh sát và các cơ quan chính phủ khác bắt đầu triển khai hoạt động trong một khu rừng quốc gia ở bang Rondonia, gần biên giới Bolivian.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã cho triển khai quân đội bảo vệ rừng sớm hơn ba tháng so với năm 2019, khi các vụ hỏa hoạn của Amazon chiếm lấy các tiêu đề báo chí toàn cầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Brazil Fernando Azevedo cho biết, các lực lượng vũ trang đang thiết lập căn cứ tại ba thành phố Amazon, với 3.800 binh sĩ được huy động để chống khai khẩn rừng trái phép, khai thác mỏ bất hợp pháp, và các tội phạm môi trường khác, với chi phí hoạt động ban đầu là 60 triệu real (10 triệu USD).
Azevedo cho biết mỗi căn cứ cũng được chỉ định năm chuyên gia về chiến tranh hóa học để giúp tránh lây lan chủng mới của virus corona.
Quân đội hiện được ủy quyền triển khai công tác bảo vệ trong 30 ngày, kết thúc vào ngày 10/6. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm tùy theo diễn biến của mùa khô, khi các đám cháy rừng thường lan rộng, Phó Tổng thống Mourão cho biết.
“Chúng tôi không nghi ngờ rằng nguy cơ [cháy rừng] sẽ tiếp tục tồn tại”, ông nói. “Chúng tôi không thể coi đây là công việc tốt nhất cho các lực lượng vũ trang, khi luôn luôn phải canh chừng những hành
động [phạm pháp], nhưng thật không may, đó là cách chúng tôi phải làm để hạn chế những tội ác này xảy ra”.
Theo ông Mourão, các lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến khi các cơ quan bảo vệ môi trường, như IBAMA, cơ quan thực thi chính, tăng cường đủ nhân viên của họ. Suy thoái kinh tế và ngân sách hạn chế đã ngăn cản IBAMA thuê các quản lý mới, làm mỏng lực lượng của họ.
Bộ trưởng Môi trường Brazil, ông Ricardo Salles cho biết ông tin tưởng các hành động của chính phủ dưới chỉ đạo của Phó Tổng thống Mourão sẽ thành công trong việc giảm nạn phá rừng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/brazil-trien-khai-quan-doi-de-bao-ve-rung-amazon-trong-mua-kho.html

Virus corona:

Bốn y tá kể chuyện làm việc trong thời đại dịch

Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Email Chia sẻ
Với hơn bốn triệu người bị nhiễm được báo cáo trên toàn thế giới, đại dịch virus corona đã khiến công việc của giới y tá trở thành tâm điểm chú ý.
Để đánh dấu Ngày Y tá Thế giới, BBC đã nói chuyện với các y tá làm việc ở bốn lục địa khác nhau, để tìm hiểu về những thách thức mà họ gặp phải trong trận chiến chống lại Covid-19.
Ngày Y tá Thế giới được tổ chức vào ngày 12/5, ngày sinh nhật của Florence Nightingale, người sáng lập ngành y tá hiện đại.
‘Mẹ nói bà biết ơn khi có một đứa con trai như tôi’
“Lúc đầu, gia đình tôi không thoải mái khi tôi tham gia cuộc chiến chống lại Covid-19. Nhưng khi họ nhìn thấy những bức ảnh về thiết bị bảo hộ, họ hiểu rằng tôi được bảo vệ đủ”, Mzwakhe Mohlaloganye nói.
Mzwakhe, một ông bố 37 tuổi, có hai con, làm y tá được 5 năm và là thành viên của đội Covid-19 di động ở Johannesburg trong hai tháng.
Nam Phi đã thực hiện việc “làm phẳng đường cong” rất tuyệt hảo và nhiều người nói rằng xét nghiệm và nhận thức cộng đồng là một phần quan trọng trong thành quả này.
Đội ngũ y tế đã sàng lọc và xét nghiệm những người trong cộng đồng địa phương, ưu tiên người trên 59 tuổi và những người mắc bệnh mãn tính.
Mzwakhe thấy công việc của mình giúp ích xã hội, xem đây là cơ hội để tìm hiểu về căn bệnh và xem nói kết nối với các loại bệnh khác nhau như thế nào ở bệnh nhân của mình.
Tuy nhiên, gia đình anh ban đầu rất dè dặt về vai trò mới này và quan tâm đến sức khỏe của anh.
“Mẹ nói bảo bà cảm thấy biết ơn khi có một đứa con trai như tôi – một trong những người ngoài kia đang chiến đấu cho mọi người.”
Phản ánh về những nỗ lực của đội ngũ của mình ở tiền tuyến và công việc của một y tá, Mzwakhe cảm thấy anh ấy đóng một vai trò quan trọng, không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn giúp cứu cộng đồng.
“Nó làm cho tôi cảm thấy như một siêu anh hùng bởi vì tôi cảm thấy như tôi là một phao cứu sinh ở đất nước của tôi.”
Ông cũng cảm thấy rằng các y tá được đánh giá cao hơn bao giờ hết.
“Thông điệp của tôi với các y tá trên toàn thế giới là không bỏ cuộc. Bạn phải làm bất cứ điều gì có thể để giúp ngăn chặn virus. Không bao giờ cảm thấy mình là một thất bại.”
‘Rất cảm động nhưng cũng rất gây bất an’
Nó trở thành một biểu tượng của một đất nước bị choáng ngợp: một bức ảnh của một y tá đeo khẩu trang bị kiệt sức ngủ gục trên máy tính. Ý đã bị virus tấn công – quốc gia phương Tây đầu tiên bị tấn công nặng nề – và hình ảnh của Elena Pagliarini đã gói gọn sự khốc liệt mà đại dịch tàn phá.
“Đó là một tình huống bi kịch”, Elena nói với BBC, “một số bệnh nhân đã chết trước mặt tôi. Chúng tôi làm việc suốt đêm. Lúc 6 giờ sáng, tôi dừng lại và thiếp đi một lúc trên bàn và một bác sĩ đã chụp bức ảnh này. Đó là một Khoảnh khắc tuyệt vời. “
Elana nói rằng cô đã không nhận ra tầm quan trọng của bức ảnh cho đến khi cô được các nhà báo và những người không quen biết liên lạc.
“Tôi nhận ra bức ảnh trở nên quan trọng hơn chỉ khoảnh khắc nó chụp. Nó rất cảm động nhưng cũng rất gây bất an.”
Đến giữa tháng Ba, khi các bệnh viện ở miền bắc nước Ý đang ở thời điểm đại dịch bùng nổ và hàng trăm người chết mỗi ngày, bản thân Elena bị nhiễm bệnh, mất khứu giác và vị giác. Cô ở nhà 23 ngày và trở lại làm việc vào ngày 2/4, khi Ý đạt đến đỉnh điểm của sự bùng phát.
Kể từ đó, sự lây nhiễm đã giảm đáng kể và tỷ lệ chăm sóc đặc biệt đã giảm xuống mức có thể kiểm soát được. Ý đã bắt đầu giảm bớt tình trạng phong tỏa – lâu nhất thế giới. “Bây giờ chúng tôi đang ở giai đoạn hai”, Elena nói, “chúng tôi vẫn có bệnh nhân mới nhưng các triệu chứng nhẹ hơn: đau họng, mất nước, đau đầu mạnh – nhưng đó không phải là tình huống khẩn cấp.”
Ít nhất 160 nhân viên y tế đã chết ở Ý. Nhân viên y tế của nước này – như ở khắp mọi nơi – được coi là những anh hùng của trận chiến này.
“Tôi tự hào về công việc của mình”, Elena nói. “Bức ảnh đó chỉ cho thấy hình ảnh của tôi, nhưng nó nên đại diện cho tất cả y tá và bác sĩ.”
‘Họ hơn 70 tuổi và sống sót’
Gabriela Serrano, một y tá làm việc tại Mỹ, có những kỷ niệm đẹp về ngày cô nhìn thấy bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của mình xuất viện.
“Bà ấy đã rất hạnh phúc khi tôi đẩy bà ra khỏi bệnh viện. Bà nói: ‘Thật tuyệt khi thấy mặt trời tỏa sáng và hít thở không khí trong lành’”.
Gabriela đã làm nghề y tá được bảy năm. Trong đại dịch, cô làm việc trong một bệnh viện ở ngoại ô San Francisco.
“Hai bệnh nhân Covid-19 mà tôi đang chăm sóc có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và trên 70 tuổi. Tuy nhiên, họ vẫn sống sót. Điều này mang lại cho tôi hy vọng.”
Gabriela, 31 tuổi, đã chứng kiến ba trường hợp tử vong không phải vì virus corona trong hai tháng qua. Cô mô tả cách chăm sóc một người phụ nữ sắp chết.
“Bà ấy đã có chút phản ứng vào ngày đầu tiên nhưng không bằng lời nói. Tôi đã giải thích mọi thứ tôi đang làm với bà, mặc dù bà không thể nói chuyện lại với tôi.”
Ngày hôm sau, bệnh nhân thậm chí không mở mắt.
Bệnh viện cho phép người thân thăm viếng trong giờ phút cuối cùng của bệnh nhân. Thật không may, bệnh nhân này không có gia đình thân thiết và người bạn thân nhất của cô đã chọn cách tránh xa bệnh viện.
“Tôi ngồi với bà, nắm tay bà và nói với bà rằng mọi việc sẽ ổn thôi. Tôi đã ở đó. Bà ấy đã có người bên cạnh mình”, Gabriela nói.
“Tôi không biết liệu bà có thể nghe thấy tôi vào thời điểm đó không, nhưng đó là điều tốt nhất tôi có thể làm cho bà.”
Sự làm việc vất vả của Gabriela đã không giúp cô giữ đươc việc. Cô là một y tá du lịch, một tên gọi dành cho những y tá làm việc trong các hợp đồng ngắn hạn. Số người nhập viện nói chung đã giảm, vì mọi người sợ nhiễm virus và nhiều người tránh xa bệnh viện khi cần điều trị không khẩn cấp, vì vậy bệnh viện mà cô đang làm việc đã quyết định chấm dứt việc hợp đồng.
“Tôi khá lạc quan về việc kiếm được một công việc trong vòng một tháng. Tôi sẽ nhận việc gì có thể tìm được.”
“Chỉ một người nhiễm bệnh có thể đe dọa toàn bộ dân số”
“Vào ngày 24/3, chúng tôi có trường hợp dương tính Covid-19 đầu tiên. Ngay lập tức tôi nghĩ về hai bệnh nhân thổ dân trong bệnh viện của tôi. Tôi yêu cầu họ rời đi”, luân xa Shanti Teresa nói.
Shanti nổi tiếng vì công việc cung cấp các dịch vụ y tế cho các nhóm thổ dân đang suy giảm nhanh chóng ở đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ và là người nhận giải thưởng Florence Nightingale, công nhận chuyên môn cao nhất cho các y tá ở Ấn Độ.
Bà đang chăm sóc một cậu bé năm tuổi từ bộ lạc Jarawa bị ảnh hưởng bởi viêm phổi, cũng như một phụ nữ từ bộ lạc Shompen đang tìm cách điều trị sinh sản.
Người Jarawas chỉ liên lạc với thế giới bên ngoài vào năm 1997. Những người săn bắn khỏa thân này sống trong khu bảo tồn rừng cách Port Blair khoảng 80km (50m), nơi Shanti hiện đang làm việc.
Một tuần sau khi cậu bé được xuất viện, Shanti Teresa đến khu vực rừng này để xem tình hình sức khỏe của cậu.
“Cậu bé đã bình phục hoàn toàn. Vì tôi có thể nói một chút ngôn ngữ của họ, tôi bảo họ di chuyển sâu vào rừng và ở lại đó.”
Cô lập phục vụ như một lá chắn cho các nhóm thổ dân này từ hàng ngàn năm nay, nhưng việc mở rộng các khu định cư trong thế kỷ qua đã làm suy giảm dân số của họ. Shanti cho biết hiện bộ tộc Jarawa có khoảng 450 thành viên.
“Khả năng miễn dịch của họ khá thấp. Chỉ một người nhiễm bệnh có thể đe dọa toàn bộ dân số.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52628802

Covid-19 và 5G: Hiểm họa khôn lường!

Thiện Lành & Đôn Thành
Trên mạng gần đây xôn xao giả thuyết 5G làm trầm trọng hóa Covid-19, thậm chí 5G là tác nhân đằng sau đại dịch toàn cầu. Liệu có tồn tại bất kỳ bằng chứng nào đằng sau giả thuyết này? Và liệu có tồn tại mối liên hệ nào đó giữa Covid-19 với công nghệ 5G?
Tác  giả Chris Ford đã có bài bình luận về vấn đề này trên The BL hôm 4/2. Dưới đây là nguyên văn bài bình luận:
Một nhà sinh vật học tên Paul Doyon nghĩ như vậy. Lúc đầu ông nhận thấy những ảnh hưởng của các tháp di động, khi ông bị bệnh và nhận ra rằng việc này có liên hệ đến việc sống gần một vài cột tháp 5G.
Doyon đã sống ở Trung Quốc trong 18 tháng qua và đã trở thành một chuyên gia hiểu khá rõ về ảnh hưởng của bức xạ điện từ (electromagnetic radiation – EMR).
“Hiện tại, với 10.000 cột ăng ten 5G được lắp đặt gần đây phủ đầy thành phố, Vũ Hán có lẽ là một trong những thành phố bị ô nhiễm sóng điện từ 5G nhiều nhất trên hành tinh”, ông Doyon nói với The BL. Mô hình 5g triển khai tại Vũ Hán giống như đắp lên một tấm chăn điện từ. Bên cạnh đó, Iran, các tàu du lịch và Ý cũng là một trong những nơi khác được triển khai 5G.
Doyon tuyên bố, “trên thực tế, tỷ lệ tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc là ở những nơi đã triển khai công nghệ 5G, ví như Hàn Quốc và Ý. Iran, nơi rất có thể đang thử nghiệm bí mật công nghệ 5G, hiện ghi nhận 47.593 trường hợp nhiễm bệnh với 3.036 ca tử vong. Trên thực tế, tại Iran, một dự án hợp tác giữa hai tập đoàn viễn thông Irancell và Ericsson, đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ này vào tháng 9/2017”, ông Doyon nói.
Nhiều người đã cố gắng cảnh báo về mối nguy hiểm của công nghệ 5G trước đây, tuy nhiên đa số không đưa ra bằng chứng khoa học, nên đã bị gán cho biệt danh những người theo thuyết âm mưu. Tuy nhiên, thực ra có rất nhiều bằng chứng khoa học ngoài kia có thể giúp củng cố các tuyên bố của họ.
Năm 2012, một nhóm các nhà khoa học đã công bố bản Báo cáo BioInitiative, với 29 tác giả từ 10 quốc gia, 10 người có bằng y khoa, 21 người có bằng tiến sĩ và ba người có bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên, thạc sĩ nghệ thuật hoặc thạc sĩ y tế công cộng. Trong số các tác giả có ba cựu chủ tịch hiệp hội điện từ sinh học (Bioelectromagnetics Society), và năm thành viên chính thức của Hiệp hội điện từ sinh học.
Bản báo cáo BioInitiative cảnh báo:
“Bằng chứng về rủi ro đối với sức khỏe từ các trường điện từ và công nghệ không dây (bức xạ tần số vô tuyến) đã gia tăng đáng kể từ năm 2007. Báo cáo đánh giá dựa trên hơn 1.800 nghiên cứu khoa học mới. … Các vấn đề về sức khỏe bao gồm tổn hại đến DNA và gen, ảnh hưởng trí nhớ, học tập, hành vi, khả năng tập trung, gián đoạn giấc ngủ, ung thư và các bệnh về thần kinh như Alzheimer. Việc thiết lập các tiêu chuẩn an toàn bổ sung là rất cần thiết để bảo vệ trước EMF (trường điện từ) và phơi nhiễm sóng không dây vốn đang hiện hữu ở mọi góc cạnh trong cuộc sống”. Xem thêm các bằng chứng ở đây.
Đã có nhiều cảnh báo từ các nhà khoa học, bác sĩ, nhà nghiên cứu … trong bốn thập kỷ qua về sự nguy hiểm của bức xạ không dây và trường điện từ đối với con người và các sinh vật khác.
Doyon nhắc nhở chúng ta về nhiều trường hợp như vậy. Lấy ví dụ, vào năm 1977, phóng viên Paul Brodeur đã xuất bản một cuốn sách có tên là “Hạ gục nước Mỹ (The Zapping of America)”; năm 1985, cố bác sĩ Robert O. Becker (hai lần được đề cử giải thưởng Nobel y học) đã viết quyển “Cơ thể điện (The Body Electric)”, và sau đó xuất bản cuốn “Dòng điện chéo: Những hiểm họa của điện hóa dân số, và niềm hy vọng nhân điện (Cross Currents: The Perils of Electropollution, The Promise of Electromedicine)”, năm 1990; hay B. Blake Levitt, tác giả và nhà nghiên cứu đã xuất bản cuốn “Trường điện từ: Cẩm nang người tiêu dùng về các vấn đề và cách bảo vệ chính chúng ta (Electromagnetic Fields: A Consumer’s Guide to the Issues and How to Protect Ourselves)” vào năm 1995 (và một lần tái bản kế tiếp vào năm 2007).
Ngoài ra có rất nhiều các báo cáo khác như vậy. Bác sĩ Martin Pall, Tiến sĩ, và giáo sư Hóa sinh và Khoa học y tế cơ bản tại Đại học bang Washington mới đây cho biết:
“Việc thiết lập hàng chục triệu ăng ten 5G mà không có bất kỳ một thử nghiệm sinh học nào về độ an toàn là ý tưởng ngu ngốc nhất bất cứ ai có thể nghĩ ra trong lịch sử thế giới”.
Bản kiến nghị của các nhà khoa học quốc tế về sóng điện từ (International EMF Scientist Appeal), được đệ trình lên Giám đốc điều hành Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) Inger Andersen, yêu cầu UNEP đánh giá lại các tác động sinh học tiềm tàng của các công nghệ mạng viễn thông 4G và 5G đối với thực vật, động vật và con người.
Bản kiến nghị có chữ ký từ 248 nhà khoa học đến từ 42 quốc gia. Các nhà khoa học này từng công bố các nghiên cứu bình duyệt về tác động sinh học hoặc sức khỏe của trường điện từ không ion hóa, một bộ phận của phổ điện từ trường (EMF) bao gồm các trường tần số cực thấp (ELF) phát ra từ các thiết bị điện; và bức xạ tần số vô tuyến (RFR), được sử dụng cho thông tin liên lạc không dây.
Trong một đoạn video ghi hình tại Hội nghị Thượng đỉnh về Sức khỏe và Nhân quyền ở Tucson, bang Arizona, ngày 12/3/2020, bác sĩ đồng thời là nhà nhân chủng học Thomas Cowan cho biết mỗi khi một công nghệ điện thế hệ mới được triển khai, chúng ta đều ghi nhận một đại dịch.
“Một cơn sốc sinh học đã xảy ra vì cơ thể chúng ta không biết phải phản ứng ra sao trước tình huống mới đầy căng thẳng. Nhiều người chết, còn những người sống sót, thì mang một cơ thể sinh học bị kích thích”, thì ông Cowan nói.
Công nghệ 5G xuất hiện chưa đủ lâu để có thể bị quy kết cho cuộc khủng hoảng sức khỏe đang xảy ra, tuy nhiên nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những vấn đề lớn đối với con người của loại công nghệ mới nổi này. Liệu có khả năng người ta xuất hiện các triệu chứng Covid-19 tăng cường sau khi tiếp xúc và phơi nhiễm với liều lượng lớn bức xạ 5G? Hãy hỏi một số nhà khoa học kể trên để biết câu trả lời.
Theo The BL
Thiện Lành dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-va-5g-hiem-hoa-khon-luong.html

Virus corona và trẻ em : Bí ẩn vẫn bao trùm

Thanh Phương
Hôm nay, 12/05/2020, nước Pháp mở lại các trường mẫu giáo và tiểu học trong khuôn khổ kế hoạch dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa. Tuy việc mở cửa lại các trường được tiến hành một cách hạn chế và phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt về an toàn dịch tễ, nhiều giáo viên và phụ huynh vẫn rất lo ngại, nhất là vì chưa ai biết rõ về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em.
Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, mọi người ở trường được yêu cầu rửa tay thường xuyên và lúc nào cũng phải tuân thủ các hành vi ngăn chận virus. Các thầy cô giáo được khuyên nên đeo khẩu trang. Các trường đều khống chế số học sinh trong lớp để bảo đảm khoảng cách an toàn giữa các em. Vì sợ bị phản đối mạnh, chính phủ Pháp cũng để cho bố mẹ tự quyết định cho con đi học lại hay không, chứ không bắt buộc.
Nhưng các biện pháp đó vẫn không đủ để làm an tâm các phụ huynh cũng như các giáo viên. Các nghiệp đoàn của giới này đã phản đối việc mở cửa lại các trường hôm nay, nhất là vì theo khuyến cáo của Hội đồng khoa học, cố vấn cho chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, các trường nên đóng cửa cho đến tháng 9. Vào đầu tháng 5, 332 thị trưởng ở vùng Ile-de-France, một trong những vùng bị dịch nặng nhất, cũng đã chỉ trích việc chính phủ cho mở lại các trường theo một lịch trình «  không thể theo nổi và phi thực tế ».
Các trường mẫu giáo và tiểu học ở Pháp được mở lại vào lúc mà các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ là virus corona chủng mới lây lan như thế nào ở trẻ em. Ngay từ đầu tháng 2, những nghiên cứu về các ca nhiễm Covid-19 nơi trẻ em đã đi đến kết luận là các em nhỏ ít bị nhiễm hơn nhiều so với người lớn. Nhưng người ta vẫn lo ngại về nguy cơ lây nhiễm từ trẻ em sang người lớn, nhất là vì các em nhỏ thường không có triệu chứng, cho nên rất khó được phát hiện. Ngay từ đầu mùa dịch, các chuyên gia đã sợ là trên thực tế có rất nhiều trẻ em bị nhiễm và virus rất dễ lây từ các em nhỏ, như trường hợp của virus bệnh cúm.
Nhưng đến ngày 14/04, Hiệp hội Nhi khoa Ngoại trú Pháp (AFPA) đã tiến hành một nghiên cứu ở vùng Paris, xét nghiệm 600 trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi (300 em có các triệu chứng nhẹ của Covid-19 và 300 em không có triệu chứng). Các kết quả đầu tiên xác nhận là trẻ em ít bị nhiễm gấp 3 lần so với người lớn và các em bị những dạng Covid-19 nhẹ hơn rất nhiều.
Cho nên, chủ tịch AFPA, bác sĩ nhi khoa Fabienne Kochert, kết luận rằng việc mở lại các trường mẫu giáo và tiểu học ở Pháp không tạo ra một nguy cơ lớn về lây nhiễm Covid-19. Nhưng các chuyên gia khác không có cùng ý kiến. Hội đồng khoa học đã khuyến cáo chính phủ nên đợi đến tháng 9 mới mở
lại trường, bởi vì họ nhận thấy có nguy cơ lây nhiễm rất lớn tại những nơi tập trung đông người như các trường hoc.
Bên nước Đức láng giềng, kết quả một công trình nghiên cứu được đăng trên trang mạng của một đại học ở Berlin cũng kết luận rằng không có gì chứng minh là trẻ em ít lây nhiễm hơn người lớn. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những kết luận tạm thời, chưa có gì hoàn toàn chắc chắn.
Nếu như đa số các nghiên cứu đều cho thấy trẻ em ít bị nhiễm Covid-19 hơn người lớn, thì các nhà khoa học vẫn chưa biết lý do vì sao lại có hiện tượng này. Mặt khác, giới bác sĩ nhi khoa hiện đang đau đầu về một hiện tượng khác: số ca bệnh nặng ở trẻ em nghi là có liên hệ với Covid-19. Nhiều ca trẻ em mắc các triệu chứng gần giống với bệnh Kawasaki, ảnh hưởng đến tim, phổi và bộ tiêu hóa, đã được phát hiện ở Anh Quốc, Pháp, Bỉ và Ý. Việc căn bệnh rất hiếm này bổng dưng xuất hiện liên tiếp ngay giữa mùa dịch Covid-19 khiến các chuyên gia nghi là có sự liên hệ giữa hai căn bệnh, nhưng họ chưa thể xác định chắc chắc được.
Bây giờ chỉ có thời gian mới trả lời cho câu hỏi: việc mở lại các ttrường mẫu giáo và tiểu học có sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 hay không, căn cứ vào số ca nhiễm mới trong những tuần tới, hay những tháng tới.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200512-virus-corona-v%C3%A0-tr%E1%BA%BB-em-b%C3%AD-%E1%BA%A9n-v%E1%BA%ABn-bao-tr%C3%B9m

WHO nói không thể mời Đài Loan

tham gia Hội nghị thường niên

Bình luậnNguyễn Minh
Bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh, cũng như nỗ lực của Đài Loan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ không thể mời Đài Loan tham dự hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe quốc tế sắp tới sau khi Trung Quốc nói rằng việc tham gia sẽ “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc”, theo National Review.
Nhân viên pháp lý chính của WHO Steven Solomon đã giải thích với các phóng viên hôm thứ Hai (11/2) rằng Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom không thể mời Đài Loan – vốn không phải là thành viên của WHO – tham gia cuộc họp thường niên của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) nếu các thành viên của cơ quan này không đồng ý.
Nói rõ hơn là, tổng giám đốc của WHO chỉ có thể mời Đài Loan khi các quốc gia thành viên ủng hộ điều này, vì như thế thì vị giám đốc mới có cơ sở và là việc bắt buộc phải làm, ông Solomon giải thích.
Tuy nhiên, tình huống hiện tại lại không như thế. Thay vì bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng, các quốc gia thành viên có các quan điểm khác nhau và không có cơ sở nào – không phải là việc bắt buộc – để ông Tổng giám đốc có thể mời Đài Loan, ông Solomon nói.
Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng ông Tedros cần đưa Đài Loan vào cuộc họp thường niên sắp tới và nói rằng “ông có quyền để làm điều đó, giống như những người tiền nhiệm của ông đã làm nhiều lần trước đây. Kêu gọi này đã được các các quốc gia khác ủng hộ như New Zealand, Canada, Úc và Đức.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phê phán đề xuất trên, nói rằng những người ủng hộ đề xuất này được xem là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc.
Vào ngày 7/4, Tổng thống Trump đã chỉ trích ban lãnh đạo WHO “mù quáng nghe theo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, và nói rằng tổ chức này “đã làm rối tung mọi việc” trong ứng phó với đại dịch Covid-19 , bao gồm cả những dự đoán và tuyên bố của họ đều sai lầm, theo The Epoch Times.
Trước đó, Đài Loan tuyên bố vào tháng 3 rằng WHO đã bỏ qua các cảnh báo vào tháng 12 rằng việc truyền virus corona từ người sang người là có thể xảy ra. WHO đã tweet vào ngày 14/1 rằng các cuộc điều tra sơ bộ được thực hiện bởi chính quyền Trung Quốc đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người.
Cũng trong tháng 3, Tiến sĩ Bruce Aylward, trợ lý của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros, đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn video với phóng viên RTHK. Khi phóng viên nhắc tới Đài Loan, ông đã giả vờ không nghe thấy và cuối cùng cắt ngang cuộc gọi để tránh nói về Đài Loan.
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Nhiếp đã tweet trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao vào ngày 28/3: “Wow! Thậm chí đến từ “Đài Loan” mà ở trong WHO cũng không thể nói?”
“Khi đối phó với đại dịch, WHO nên đặt chính trị sang một bên. Cho đến nay, hơn 450 tin tức từ hơn 40 quốc gia / khu vực đã đưa tin tích cực về những nỗ lực ứng phó của Đài Loan với COVID-19. Không có bài báo nào trong số này nhầm chúng tôi là một phần của Trung Quốc. Đài Loan có thể giúp đỡ”.
Nguyễn Minh
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/who-noi-khong-the-moi-dai-loan-tham-gia-hoi-nghi-thuong-nien-36735.html

WHO:

Các nước dỡ bỏ phong tỏa phải “hết sức cảnh giác”

Thanh Phương
Hôm qua, 11/05/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã khuyến cáo các nước đang dỡ bỏ phong tỏa là phải « hết sức cảnh giác », tuy rằng dịch Covid-19 đang lùi bước tại một số quốc gia. Một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, từ hôm qua đã nới lỏng một số biện pháp hạn chế đi lại, đã được ban hành để kềm chế đà lây lan của virus corona và tránh cho hệ thống y tế không bị quá tải.
Trong cuộc họp báo tại Genève, trụ sở của WHO, tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc dỡ bỏ phong tỏa cho thấy « thành công » của các nỗ lực phòng chống Covid-19. Nhưng giám đốc đặc trách các chiến dịch khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, kêu gọi các nước có liên quan phải « hết sức cảnh giác »,  bởi vì vẫn có nguy cơ là dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại.
Ông Michael Ryan lấy làm tiếc là một số quốc gia đã lao vào việc dỡ bỏ phong tỏa « một cách mù quáng » mà không chuẩn bị đủ phương tiện để xét nghiệm và định vị những ca nghi nhiễm.
Các lãnh đạo của WHO nhân dịp này cũng cảnh báo không nên trông chờ vào sự « miễn dịch cộng đồng » để đẩy lùi dịch Covid-19.
Từ Genève, thông tín viên Jérémy Lanche gởi về bài tường trình :
« Trong dịch tễ học súc vật, người ta lo cho tình trạng sức khỏe chung của bầy đàn, một cá thể duy nhất không có nghĩa lý gì cả. Nhưng con người không phải là súc vật. »
Miễn dịch bầy đàn, đó là từ tiếng Anh mà giám đốc đặc trách các chiến dịch khẩn cấp của WHO, Mike Ryan, dùng để bày tỏ thái độ của ông khi nói về miễn dịch cộng đồng. Đối với ông, giả thuyết này không đứng vững.
Trước hết, chúng ta vẫn chưa biết chắc là những người bị nhiễm Covid-19 có thật sự được miễn dịch hay không và nếu có thì trong bao lâu. Thứ hai, ngoài tính chất liều lĩnh, chiến lược dựa trên miễn dịch cộng đồng còn không hợp với đạo lý.
Ông Micheal Ryan nói: « Chiến lược này có nghĩa là những nước nào thi hành các biện pháp ít nghiêm ngặt nhất thì, như có phép lạ, sẽ đạt đến một sự miễn dịch cộng đồng. Nếu có những người lớn tuổi chết trong thời gian từ đây đến đó thì mặc kệ. Đó là một cách tính toán rất, rất nguy hiểm ».
Chính cách tính toán đó đang gây lo ngại cho WHO, bởi vì trái với kết luận của một số nghiên cứu vào đầu mùa dịch, số ca bệnh được xem là nặng trên thực tế có thể cao hơn, tính về tỷ lệ. Và số ca nhiễm không có triệu chứng ít hơn so với dự báo. Nếu để cho dịch bệnh lây lan không có kiểm soát, số ca tử vong có thể lên đến hàng triệu người. Hiện nay con số này là chưa tới 280.000. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200512-who-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-d%E1%BB%A1-b%E1%BB%8F-phong-t%E1%BB%8Fa-ph%E1%BA%A3i-h%E1%BA%BFt-s%E1%BB%A9c-c%E1%BA%A3nh-gi%C3%A1c

Covid-19:

Số ca tử vong giảm nhưng châu Âu vẫn thận trọng

Thùy Dương
Tại châu Âu, nơi bị dịch bệnh tàn phá nặng nề nhất thế giới, nhiều nước đang trong giai đoạn giải tỏa dần dần, số người tử vong vẫn theo xu hướng giảm, nhưng ở nhiều nước, số ca nhiễm virus corona lại có dấu hiệu tăng trở lại. Để đề phòng dịch bệnh tái bùng phát, các nước có những biện pháp hạn chế tùy tình hình cụ thể.
Tại Ý, hôm qua 11/05/2020, số ca tử vong hàng ngày là 179, cao hơn một chút so với hôm Chủ Nhật (165). Đây cũng là ngày thứ ba liên tiếp số người chết ở Ý giảm xuống dưới mức 200 ca/ngày. Lần đầu tiên kể từ ngày 10/03, số bệnh nhân nặng phải nằm phòng hồi sức tích cực giảm xuống còn 999 người. Theo dự kiến, từ ngày 18/05, các bảo tàng và tất cả các cửa hàng bán lẻ được mở cửa trở lại.
Nhìn sang Tây Ban Nha, nước ghi nhận gần 27.000 ca tử vong vì virus corona, AFP cho biết hôm nay 12/05, chính phủ công bố quy định kể từ thứ Sáu 15/05, tất cả những người đến từ nước ngoài phải bị
cách ly 14 ngày. Họ chỉ được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm, đi khám bệnh và phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Quy định này có hiệu lực cho đến hết giai đoạn tình trạng khẩn cấp (hết ngày 24/05).
Tuy nhiên, quy định cách ly không được áp dụng cho lao động vùng biên giới, những người làm nghề vận tải hàng hóa, phi hành đoàn của các hãng hàng không nước ngoài và nhân viên y tế đến Tây Ban Nha làm việc.
Còn nước Đức đang có « nghịch lý giải tỏa ». Ba tuần sau khi Đức bắt đầu dỡ bỏ dần dần các biện pháp phong tỏa đất nước, thủ tướng Angela Merkel lo ngại về khả năng người dân giảm ý thức phòng bệnh. Và trong khi nhiều ca mới nhiễm virus được ghi nhận, thì tại một số vùng, nhiều người dân biểu tình đòi bình thường hóa hoàn toàn cuộc sống.
Trong một cuộc họp ngày hôm qua 11/05, thủ tướng Merkel phàn nàn về việc nhiều người dân không chịu đeo khẩu trang khi đến các cửa hàng mua sắm, trong khi viêc đeo khẩu trang là bắt buộc từ cuối tháng Tư.
Còn tại Rumani, khoản tiền phạt rất cao mà cảnh sát áp dụng trong giai đoạn phong tỏa bị coi là vi hiến và khiến dân chúng giận dữ. Mức phạt cơ bản là 2000 lei, tương đương với 415 euros, bằng lương tối thiểu trước khi trừ các khoản đóng góp xã hội. Mức phạt tối đa cao gấp 10 lần.
Thông tín viên đài RFI  Benjamin Ribout từ Bucarest cho biết là Tòa Bảo Hiến Rumani tuyên bố các khoản tiền phạt mà chính phủ quy định là « quá mập mờ » và đặc biệt là « quá cao ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200512-covid-19-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong-gi%E1%BA%A3m-nh%C6%B0ng-ch%C3%A2u-%C3%A2u-v%E1%BA%ABn-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng

Thủ tướng Anh đưa lộ trình nới lỏng lệnh phong tỏa

Hương Thảo & Quý Khải
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nới lỏng một phần lệnh phong tỏa do Covid-19 vào ngày 10/5. Ông cũng phác thảo lộ trình nới lỏng trong những tháng tiếp theo, theo AP.
Trong buổi phát biểu trực tiếp từ văn phòng, Thủ tướng Johnson cho biết trong khi những người có công việc không thể làm ở nhà đang được khuyến khích trở lại làm việc, “đây không phải là lúc để kết thúc lệnh đóng cửa, trong tuần này.” Ông nói rằng không thể nới lỏng ngay lập tức các hạn chế vì nó sẽ dẫn đến làn sóng lây nhiễm thứ hai.
“Chúng ta phải tiếp tục kiểm soát virus và cứu mạng người. Và chúng ta cũng phải thừa nhận chiến dịch chống virus này mang đến một cái giá rất đắt đối với cuộc sống chúng ta”, ông Johnson phát biểu từ văn phòng số 10 phố Downing của mình.
Lệnh đóng cửa của chính phủ, bắt đầu từ ngày 23/3, đã làm giảm việc lây truyền Covid-19, nhưng số người tử vong hàng ngày vẫn ở mức cao. Anh ghi nhận gần 32.000 ca tử vong tính đến 10/5, cao nhất ở châu Âu.
Thủ tướng Johnson, người đã trở lại làm việc chỉ hai tuần trước sau khi nhập viện vì Covid-19, cho biết chính phủ sẽ tiến hành nới lỏng một cách thận trọng trong những tuần và tháng kế tiếp, nhưng có thể sẽ có một vài thay đổi đối với các điều khoản của lệnh đóng cửa.
Ông nói những người có thể làm việc tại nhà nên tiếp tục làm ở nhà, nhưng những người không thể làm việc tại nhà, như những người trong ngành xây dựng hoặc sản xuất, “thì nên được khuyến khích trở lại công việc” bắt đầu từ tuần này. Tuy nhiên, họ không nên đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và nên tuân thủ các hướng dẫn giãn cách xã hội tại nơi làm việc, ông Johnson nói.
Bắt đầu từ thứ Tư (13/5), chính phủ sẽ cho phép tập thể dục ngoài trời không giới hạn, thay vì hạn chế tập ngoài trời một lần mỗi ngày như trước đây, ông Johnson nói. Người dân cũng có thể đi tắm nắng, lái xe đến khu vực khác và chơi thể thao, nhưng chỉ được với các thành viên gia đình.
Ông Johnson nhấn mạnh tất cả mọi người phải tiếp tục duy trì yêu cầu giãn cách xã hội khi ra khỏi nhà, đồng thời cho biết tiền phạt nếu vi phạm sẽ tăng lên.
Ông cũng đã vạch ra một “kế hoạch có điều kiện” để nới lỏng các hạn chế khác trong những tháng tới, như mở lại cửa hàng, và cho phép trẻ nhỏ trở lại trường học từ ngày 1/6.
Thủ tướng bày tỏ hy vọng các phân khúc ngành khách sạn và nhiều địa điểm công cộng có thể mở cửa trở lại một tháng sau đó, miễn là chúng an toàn và nguyên tắc giãn cách xã hội được đảm bảo.
Theo Pan Pylas, The Epoch Times
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-anh-dua-lo-trinh-noi-long-lenh-phong-toa.html

Pháp mở cửa trở lại các cửa hàng và tiệm làm tóc

Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm thứ Hai (11 tháng 5), Pháp dỡ bỏ lệnh phong tỏa vì coronavirus, cho mở lại các cửa hàng, nhà máy và một số trường học để vực dậy nền kinh tế, nhưng bên cạnh đó nước này vẫn cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Pháp có số người chết chính thức cao thứ năm thế giới, và đã thi hành cách ly xã hội trong tám tuần kể từ ngày 17 tháng 3. Chính phủ hiện đang cho phép người dân quay trở lại nơi làm việc với các biện pháp giữ khoảng cách an toàn, và mở lại các trường học theo từng giai đoạn. 67 triệu người của Pháp hiện đã có thể rời khỏi nhà mà không cần giấy tờ của chính phủ.
Ở trung tâm Paris vào đầu ngày thứ Hai, đại lộ Champs Elysees đã có sự lưu thông. Trên các tuyến tàu điện ngầm ở thủ đô của Pháp, hành khách phải đeo khẩu trang và ngồi cách xa nhau theo những đánh dấu trên ghế. Trước đó, trong tám tuần đóng cửa để hạn chế sự lây lan của coronavirus, chính phủ Pháp chỉ cho phép các cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc và tiệm bán thuốc lá mở cửa.
Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã dỡ bỏ việc đóng cửa sau khi tốc độ lây nhiễm chậm lại và số bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt giảm xuống còn ít hơn một nửa so với đỉnh điểm vào tháng Tư vừa qua. Coronavirus đã cướp đi 26,380 mạng sống ở Pháp. Các công ty hiện có thể mở lại với điều kiện họ đưa ra các biện pháp phòng ngừa an toàn. Tuy nhiên, mọi người chỉ có thể đi tối đa 100km, trừ khi vì lý do công việc, đám tang hoặc chăm sóc người bệnh.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/phap-mo-cua-tro-lai-cac-cua-hang-va-tiem-lam-toc/

Pháp: Học sinh tiểu học trở lại trường

sau 8 tuần phong tỏa

Tú Anh
Thứ Ba 12/05/2020, ngày N+1 của chiến dịch nói lỏng phong tỏa. Một ngày sau khi người lớn trở lại sở làm, đến lượt học sinh tiểu học và giáo viên trở lại trường theo một tiến trình bình thường hóa sinh hoạt thận trọng. Theo số liệu của bộ Giáo Dục, khoảng 86% các trường tiểu học mở cửa kể từ hôm nay đón tiếp khoảng 1,8 triệu học sinh trên tổng số 6,7 triệu.
Cho dù dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan, vẫn còn hơn 200 người chết mỗi ngày, tiến trình nới lỏng phong tỏa từng bước tiếp tục tại Pháp. Sự kiện quan trọng nhất trong ngày hôm nay 12/05/2020 là ngày, có tối thiểu hơn một triệu học sinh tiểu học và mẫu giáo trở lại lớp, theo tiêu chuẩn tự nguyện.
Để trấn an giới phụ huynh, các trường tiểu học và mẫu giáo hoạt động lại kể từ hôm nay, phải chấp hành những biện pháp vệ sinh dịch tễ nghiêm ngặt, hầu ngăn chận đại dịch tái phát mạnh, trong bối cảnh số nạn nhân tại Pháp đã lên đến 26.643 người, theo báo cáo chiều 11/05/2020. Sĩ số mỗi lớp giảm phân nửa, giáo viên phải đeo khẩu trang, thầy trò phải tuân thủ thường trực chỉ thị giữ khoảng cách an toàn, phải rửa tay thường xuyên …
Cũng để xoa dịu lo ngại của cha mẹ học sinh, chính phủ Pháp để cho mỗi gia đình tự chọn ngày cho con đi học lại trong tuần này.
Ngày N: Giao thông không bị xáo trộn
Trở lại ngày đầu tiên nới lỏng phong tỏa, sinh hoạt được ghi nhận “bình thường”, trái với những cảnh báo lo ngại trong những ngày trước, theo tường thuật của truyền thông.
Nhờ chuẩn bị kỹ càng, thông tin hướng dẫn chính xác, ngành chuyên chở công cộng nhất là tại Paris và vùng phụ cận không bị quá tải. Không có chen lấn, đại đa số hành khách có khẩu trang, thiếu thì được cung cấp tại ga.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là nguy cơ bùng lên đợt dịch thứ hai trong khi đợt một vẫn lây lan. Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, từ nay cho đến 4 hay 5 tuần lễ tới phải theo dõi tình trạng diễn diến của siêu vi. Chỉ trong tuần lễ vừa qua, trong không khí hứng khởi chờ ngày “tự do đi lại” bớt đề cao cảnh giác, ít nhất ba ổ dịch mới được ghi nhận tại Pháp.
Cảnh sát Paris, sau khi giải tán một cuộc tập hợp nhậu nhẹt bên bờ một con kênh, ra lệnh cấm triệt để uống rượu bên bờ sông Seine.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200512-ph%C3%A1p-h%E1%BB%8Dc-sinh-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sau-8-tu%E1%BA%A7n-phong-t%E1%BB%8Fa

Hậu Covid-19: Đà phục hồi kinh tế Pháp

 trong tay mỗi người tiêu dùng

Thanh Hà
12 triệu người lao động tại Pháp trong tình trạng thất nghiệp bán phần, 120 tỷ euro thất thu trong tám tuần lễ vì virus corona. Paris bơm thêm 110 tỷ euro vào ngân sách bổ sung, bảo đảm 1000 tỷ euro tín dụng cho các doanh nghiệp. Ngày 11/05/2020, con tàu kinh tế Pháp vừa được chính thức kích hoạt lại sau hai tháng phong tỏa với mọi hoạt động bị đóng băng.
Bộ mặt của nước Pháp có gì thay đổi sau tám tuần lễ bị tê liệt? Làm thế nào để khởi động lại nền kinh tế lớn thứ 5 của thế giới? Đâu là những lợi thế của Paris để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng “hôn mê” kinh tế hiện tại? Chuyên gia Eric Heyer, giám đốc phòng phân tích và dự báo thuộc Đài Quan Sát về Tình Hình Kinh Tế Pháp (OFCE) lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
Tê liệt trên toàn quốc
Theo thống kê của bộ Kinh Tế và Tài Chính Pháp, tổng sản phẩm nội địa (GDP) giảm 5,8% trong ba tháng đầu năm 2020 do tác động trực tiếp dịch Covid-19 gây nên, nhưng thiệt hại còn nghiêm trọng hơn nữa trong quý 2, do từ ngày 17/03/2020 đến 11/05/2020 Pháp chỉ hoạt động cầm chừng trong tất cả mọi lĩnh vực: 77.000 hiệu cắt tóc trên toàn quốc phải đóng cửa, tương tự như 15.000 cửa hàng hoa, 38.000 hiệu quần áo hay gần 4.000 hiệu sách…
Tất cả các nhà hát, sân khấu kịch nghệ đều hạ màn “vô hạn định”. Không một chương trình lễ hội văn hóa nào được dự trù trong suốt mùa xuân và mùa hè.
Thêm 55 tỷ euro tiền tiết kiệm ủy thác trong ngân hàng
Đó là chưa kể các nhà máy công nghiệp trong ngành xe hơi, công nghệ chế tạo máy bay, các công trường xây dựng đều tạm thời “niêm phong”. Gần như toàn bộ ngành hàng không dân sự bị “chôn chân trên mặt đất”. Trả lời RFI tiếng Việt, kinh tế gia Eric Heyer, Đài Quan Sát OFCE đánh giá :
Eric Heyer: “Nhìn chung sau tám tuần phong tỏa, hoạt động kinh tế bị giảm sụt và khoản thất thu ước tính lên tới hơn 120 tỷ euro trong vòng hai tháng. Rõ rệt nhất là trên thị trường lao động có thêm gần 500.000 người tìm việc làm, do trong thời gian qua, các doanh nghiệp không tuyển dụng thêm nhân viên. Cũng nhờ biện pháp hỗ trợ thất nghiệp bán phần của chính phủ mà khu vực sản xuất và dịch vụ không sa thải hàng loạt, đó là một điểm son của Pháp.
Yếu tố thứ hai là tiêu thụ của các hộ gia đình giảm mạnh, đổi lại tiền tiết kiệm đã tăng nhanh. Trong hai tháng vừa qua, có thêm 55 tỷ euro được ký gửi trong ngân hàng. Dân chúng không mua bán vì hàng quán, các địa điểm vui chơi giải trí đóng cửa, thậm chí các dịch vụ mua bán trên mạng cũng gần như đóng băng. Điều đáng mừng ở đây là mãi lực của gần hết dân Pháp không bị suy giảm.
Về phía doanh nghiệp, thời gian qua, các cửa hàng, nhà máy phải đóng cửa, không buôn bán gì được, hoặc chỉ hoạt động tối thiểu, nhưng vẫn có những chi phí cố định. Đây là một khoản thất thu không nhỏ. Nhìn đến ngân sách của Nhà nước, quá rõ ràng là các khoản chi tiêu đã tăng vọt qua các dự luật ngân sách bổ sung hàng trăm tỷ euro. Cùng lúc chính phủ thông báo tạm ngưng thu thuế và thu các khoản đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội… Các quỹ an sinh xã hội và ngân sách của Nhà nước bị thâm hụt trầm trọng”.
Bội chi chi tiêu công cộng
Ai gánh chịu khoản thất thu 120 tỷ euro trong 8 tuần qua vừa nêu? Theo nghiên cứu của Đài Quan Sát về Tình Hình Kinh Tế Pháp, các hộ gia đình chịu 7%, phía các doanh nghiệp gánh vác hơn 30% và toàn bộ phần còn lại do chính phủ đài thọ.
Trung tuần tháng 4/2020, bộ trưởng Ngân Sách, Gérald Darmanin giải thích, với kế hoạch hỗ trợ kinh tế khắc phục hậu quả virus corona 110 tỷ euro khoản chi ra thì nhiều, thu vào thì ít, thâm hụt ngân sách của chính phủ trong năm 2020 nhảy vọt lên tới 9%, nợ công trước mắt, ước tính lên tới từ 115 đến 120% so với GDP của Pháp.
Thâm hụt của các quỹ an sinh xã hội cũng đi từ “kỷ lục này đến kỷ lục khác”. Quỹ bảo hiểm y tế dự báo bị thâm hụt 41 tỷ euro cho cả năm. Quỹ lương hưu đang trong tình trạng gần như cân bằng về mặt chi thu cuối 2019, với Covid-19  bị bội chi trên 5 tỷ euro.
Tình trạng thâm hụt nói trên do các doanh nghiệp bất đắc dĩ phải đóng cửa trong hai tháng qua, ngưng nộp các khoản đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội. Trong khi đó các quỹ này vẫn phải cấp lương hưu, bồi thường các hóa đơn của bệnh viện, trợ cấp cho những người nghỉ ốm …
Ngân Hàng Trung Ương Pháp –Banque de France nói đến một tỷ lệ tăng trưởng ở số âm (-8%) cho cả năm. Viện nghiên cứu Cyclope của Pháp bi quan hơn khi cho rằng, GDP năm nay giảm từ 15 đến 20% so với 2019. Câu hỏi quan trọng nhất giờ đây là Pháp cần phải làm những gì để thúc đẩy lại con tàu kinh tế, trị giá 2.500 tỷ euro này vào lúc các dự báo đều “đen tối”? Eric Heyer thuộc cơ quan OFCE trả lời :
Eric Heyer: “Việc mở cửa lại các trường học cũng như khởi động lại các phương tiện giao thông công cộng là nhằm tạo điều kiện cho người lao động đi làm lại. Giải phóng lực lượng lao động là điều kiện đầu tiên để kích hoạt lại cỗ máy kinh tế. Điều kiện thứ nhì quan trọng không kém đó là làm thế nào khuyến khích người tiêu dùng mua sắm trở lại, lui tới các trung tâm thương mại, các khu giải trí … Vấn đề ở đây là người dân chỉ hăng hái mua sắm như trước kia nếu họ cảm thấy yên tâm và tin tưởng rằng dịch bệnh đã đi qua. Trước mắt đây còn là một ẩn số. Nói cách khác, thách thức đối với chính phủ là phải bảo đảm cho cả bên “cung” và “cầu” cùng hoạt động lại.
Đương nhiên trong giai đoạn sắp tới mức độ phục hồi tùy vào từng lĩnh vực. Thí dụ như ngành du lịch hay khách sạn khó có thể bắt kịp lại những cơ hội đã bỏ lỡ trong hai tháng qua. Ngược lại các ngành như vận tải, phân phối… sẽ dễ dàng phục hồi và thậm chí là còn phát triển mạnh”.
Lợi thế riêng của Pháp
Có một điều chắc chắn vào lúc Pháp thận trọng “mở cửa lại” các hoạt động kinh tế, đó là virus corona đã bắt tất cả các cơ sở phải tuân thủ những chuẩn mực mới về y tế và đó là một khoản chi phí phụ trội đè nặng lên các doanh nghiệp. Rất cụ thể là trường học dù mở cửa trở lại, nhưng chỉ đủ sức bảo đảm các điều kiện về an toàn giãn cách xã hội cho 15 học sinh thay vì 30 em như bình thường. Chính phủ cũng đang yêu cầu các tập đoàn hàng không để trống một ghế giữ hai hành khách, tăng cường các điều kiện vệ sinh, khử trùng thường xuyên hơn trong các chuyến bay…
Nói cách khác, trong giai đoạn đầu “hậu thời kỳ phong tỏa”, cả từ phía các nhà sản xuất lẫn phía người tiêu dùng đều thận trọng chờ xem tình hình dịch bệnh chuyển biến ra sao. 51% người Pháp cho biết mua sắm ít hơn so với trước, dẹp bỏ bớt những khoản chi tiêu “không cần thiết”.
Dù vậy chuyên gia Pháp, Eric Heyer lạc quan cho rằng Paris có nhiều lá chủ bài trong tay cho phép cỗ máy kinh tế chóng được phục hồi. Ông giải thích :
Eric Heyer: “ Pháp hiện tại có nhiều đòn bẩy để vực dậy kính tế. Đầu tiên hết là khả năng tài chính. Paris vẫn có thể đi vay tín dụng với lãi suất rất thấp, dưới 0% cho khoản tín dụng 10 năm. Điều này có nghĩa là Pháp có khả năng đài thọ các chương trình hỗ trợ kinh tế. Lợi thế này không phải thành viên nào trong khu vực đồng euro cũng có được. Lợi thế thứ nhì là toàn bộ các cơ sở sản xuất của Pháp không hề bị hao hụt hay hư hại như trong thời kỳ chiến tranh, qua đó các nhà máy, hàng quán … cơ thể mở cửa lại ngay lập tức mà không cần nhiều vốn đầu tư tái thiết … Lợi thế thứ ba, là tỷ lệ tiết kiệm rất lớn của các hộ gia đình, đặc biệt là trong hai tháng qua. Chính phủ nhờ đó bớt lệ thuộc vào tư bản của nước ngoài. Đồng thời, điều đó cũng có nghĩa là các hộ gia đình đang có nhiều tiền, có khả năng để chi tiêu. Vấn đề còn lại làm làm thế nào để khối tiền tiết kiệm đó quay trở lại vào thị trường, tức là người ta chịu đi mua sắm và tiêu xài”.
Theo thăm dò do cơ quan Xerfi thực hiện trong tuần lễ cuối cùng của tháng 4/2020 (Xerfi là một cơ quan tư nhân chuyên thăm dò và dự báo về tình hình kinh tế, trụ sở tại Paris) trong số hơn 1.000 doanh nhân được hỏi, hơn một nửa cho biết họ “tương đối” lạc quan vì cho rằng, kinh tế có khả năng phục hồi, tuy vậy phải đợi đến cuối 2021 mới hy vọng bắt kịp trở lại nhịp độ của những tuần lễ đầu tháng Giêng, tháng 2/2020 trước khi dịch Covid-19 bao vây nước Pháp.
Mức độ tin tưởng khá vững chắc đó xuất phát từ nhiều yếu tố: trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại, đối thoại khá dễ dàng giữa giới chủ và nhân viên, các chủ doanh nghiệp tránh được tình trạng thiếu hụt tiền mặt và ít gặp vấn đề khi đi vay tín dụng ngân hàng và sau cùng là dù gặp khó khăn, các doanh nghiệp vẫn có khả năng đầu tư thêm để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi. Các dự án đầu tư tiếp tục được duy trì, bởi khu vực sản xuất thấy rõ mãi lực của các hộ gia đình vẫn được giữ cho tới hiện nay. Do hàng quán đóng cửa, các dịch vụ mua bán trên mạng chưa được phát triển đúng mức nên các hộ gia đình đã tạm ngừng mua sắm trong hai tháng qua, nhưng đối với 75% dân Pháp, thu nhập không bị sụt giảm.
Theo chuyên gia kinh tế Eric Heyer, đây là một điểm son trong chính sách kinh tế của chính phủ Pháp :
Eric Heyer: “Về mặt hỗ trợ thị trường lao động, chủ yếu qua biện pháp trợ cấp thất nghiệp bán phần, chính phủ đã phản ứng rất nhanh và ở quy mô lớn. Nhờ vậy mà Pháp tránh được hiện tượng “thất nghiệp bùng phát”, tránh được hiện tượng các công ty bị vỡ nợ sa thải nhân viên. Theo tôi đây là một điểm son rất quan trọng cần hoan nghênh.
Liên quan đến các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tới nay Nhà nước hoãn tất cả các khoản đóng góp của giới chủ, từ thuế doanh nghiệp đến những đóng góp cho quỹ an sinh xã hội … Nhưng “hoãn” có nghĩa là không sớm thì muộn bên sản xuất cũng phải thanh toán những hóa đơn này. Khi đó tôi e rằng một số công ty yếu kém nhất về mặt tài chính sẽ không chống chọi được nếu như phía tiêu thụ không nhanh chóng khởi động lại. Nước Pháp sẽ phải đi tìm những biện pháp mới để giúp các doanh nghiệp”.  
Vài ngày trước khi nước Pháp “khởi động” lại các sinh hoạt sau tám tuần “phong tỏa toàn quốc”, bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Bruno Le Maire tuyên bố “duy trì quỹ liên đới” với các doanh nghiệp cho đến cuối tháng 5/2020, miễn toàn bộ các khoản đóng góp của giới chủ cho các quỹ an sinh xã hội trong ba tháng (3-4 và 5/2020). Giới tiểu thương đặc biệt xem đây là một chiếc “máy trợ thở” trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.
Mục tiêu mà tất cả các nhà sản xuất, các cửa hàng dịch vụ cùng nhắm tới là làm thế nào để 66 triệu dân Pháp tự tin trở lại, lôi kéo được một phần 55 tỷ tiền tiết kiệm ủy thác trong ngân hàng hai tháng vừa qua trở lại các trung tâm thương mại, hiệu ăn, các khu du lịch… Chìa khóa của đà phục hồi kinh tế Pháp đang thực sự do mỗi người tiêu dùng nắm giữ.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200512-h%E1%BA%ADu-covid-19-%C4%91%C3%A0-ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-kinh-t%E1%BA%BF-ph%C3%A1p-trong-tay-m%E1%BB%97i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ti%C3%AAu-d%C3%B9ng

Covid-19 :

lừa đảo trên mạng khi mua thuốc chloroquine

Tuấn Thảo
Tuy hiệu quả của thuốc chloroquine vẫn chưa được chứng minh và tiếp tục gây tranh luận trong giới nghiên cứu y khoa, nhưng có khá nhiều người tiêu dùng ở Pháp vẫn muốn mua loại thuốc này. Những người không có toa của bác sĩ, thường đặt mua thuốc chloroquine trên mạng. Về điểm này, giới cảnh sát mạng cho biết đã mở hàng trăm cuộc điều tra nhắm vào các vụ lừa đảo trong chuyện mua bán thuốc chloroquine.
Theo báo cáo của Cục điều tra quốc gia về an ninh mạng, kể từ khi có cuộc khủng hoảng liên quan đến dịch Covid-19, giới cảnh sát đã tiến hành 280 vụ điều tra về các hành vi phạm pháp. Trong số này, 75% là các vụ lừa đảo cá nhân gây thiệt hại riêng lẻ cho người tiêu dùng. Phần còn lại nhắm vào các công ty hay các cơ sở y tế, mức thiệt hại vì thế cũng nặng hơn, đôi khi lên tới hàng triệu euro.
Theo đại tá Éric Freyssinet, giám đốc điều hành Cục điều tra về an ninh mạng, lợi dụng tâm lý bất an của người tiêu dùng, các tin tặc thường dùng kỹ thuật phishing (tiếng Pháp là hameçonnage) để đánh cắp các thông tin cá nhân. Đó chủ yếu là các thông báo giả mạo quỹ an sinh xã hội, hay là bảo hiểm tư nhân, thông báo qua email nhưng với mục đích đánh cắp các mật khẩu cá nhân của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn có các vụ tấn công trên mạng nhắm vào các cơ sở y tế, hay là nhắm vào các công ty mở trang web dành cho giới nhân viên làm việc từ xa, nhưng hệ thống bảo mật thông tin của họ lại thiếu an toàn với những mật khẩu quá đơn giản.
Về phía cơ quan điều tra C3N, trực thuộc lực lượng hiến binh quốc gia, trụ sở đặt tại Pontoise ở vùng Val-d’Oise, cơ quan này đã liệt kê danh sách của các địa chỉ IP không đáng tin cậy và như vậy dễ bị tin tặc xâm nhập. Cơ quan điều tra này thường gửi cảnh báo đến các cá nhân hay công ty để hướng dẫn họ tăng cường cách bảo mật thông tin.
Trên toàn lãnh thổ, có tổng cộng 5.300 chuyên viên điều tra, trong đó có 300 cảnh sát đặc nhiệm có khả năng ‘‘tàng danh trá hình’’ để vào không gian ảo của darkweb để lần tìm các manh mối. Đôi khi các vụ điều tra ấy nhắm vào một mục đích khác như buôn ma túy hay bán vũ khí chẳng hạn, nhưng rốt cuộc lại phát hiện được nhiều hình thức lừa đảo hay là các hành vi bất hợp pháp khác.
Chỉ trên lãnh vực này, kể từ khi lệnh phong tỏa được ban hành, giới chuyên viên điều tra ở Strasbourg đã đóng cửa 70 trang web lừa đảo chủ yếu nhắm vào việc bán thuốc chloroquine trực tuyến. Theo đại tá François Despres, trưởng ban phòng chống các hành vi phạm pháp trên mạng, đây là những đường dây có tổ chức. Các trang web độc hại này sử dụng một kỹ thuật tinh vi nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thông tin bất kể có sai phạm với điều lệ của Google. Với mẹo lách luật này, các trang web lừa đảo nâng cao uy tín cũng như thứ hạng của mình trong các trang kết quả được tìm kiếm. Người dùng Internet chỉ cần đánh những từ khóa trong tiếng Anh hay tiếng Pháp như thuốc chloroquine với giá rẻ là họ rơi vào ngay các trang web này. Người tiêu dùng nào ít để ý tới các thông tin này vì thiếu đề phòng cảnh giác, nên càng dễ bị mắc lừa.
Cũng theo ông François Despres, vào thời điểm tranh luận về chloroquine bùng lên, số lượng người truy cập vào các mạng có bán thuốc cũng tăng vọt đáng kể, với hàng chục ngàn lượt truy cập chỉ trong một tiếng đồng hồ. Trên các trang web này, thuốc chloroquine được bán với giá 1 euro mỗi viên, trong khi một hộp thuốc 30 viên được bán với giá 4 euro tại các hiệu thuốc tây.
Vấn đề ở đây, ngoài chuyện buôn lậu thuốc (bán thuốc thật hay thuốc giả) còn có những chiêu trò gian lận lừa đảo để moi tiền từ những người có tâm lý bất an, hoảng sợ trước dịch Covid-19. Người tiêu dùng cả tin đôi khi đặt mua thuốc chloroquine trên mạng chẳng những không nhận được thuốc mà sau đó lại nhận được qua email những lời hù dọa nhằm mục đích tống tiền.
Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, những trang web có rao bán thuốc dù là thật hay không đều bị đóng cửa hay xóa tên. Tuy nhiên, hầu hết các mạng này đều có máy chủ ở nước ngoài để che đậy dấu vết. Và mỗi lần bị yêu cầu đóng cửa ở chỗ này, các mạng lừa đảo lại đổi tên để xuất hiện ở chỗ khác. Cho tới giờ, rào cản hữu hiệu nhất vẫn là ý thức của người tiêu dùng, và nếu thật sự có nhu cầu dùng chloroquine thì nên nhờ đến bác sĩ gia đình kê toa mua thuốc.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200512-covid-19-l%E1%BB%ABa-%C4%91%E1%BA%A3o-tr%C3%AAn-m%E1%BA%A1ng-khi-mua-thu%E1%BB%91c-chloroquine

Phát ngôn viên Kremlin ‘dương tính’,

ông Putin bị chỉ trích

Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, vừa cho hay ông nhập viện vì Covid-19.
Ông Peskov nói với hãng tin Nga Interfax: “Tôi ốm rồi, đang điều trị.”
Truyền thông Nga nói ông Peskov lần cuối xuất hiện trước công chúng là ngày 30/4 “tại một cuộc gặp với ông Vladimir Putin”.
Không rõ điều này có nghĩa là hai người có mặt cùng trong căn phòng hay không, vì ông Putin đã tiến hành các cuộc họp qua video trong mấy tuần qua.
Hai tuần trước, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã dương tính với virus.
Hôm qua, Nga cho hay Thủ tướng đang tiếp tục điều trị trong bệnh viện.
Một bài bình luận trên báo Nga, tờ Moscow Times (12/05/2020) nói lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nới lỏng phong tỏa chống Covid-19 trên cả nước từ tối 11/05 là “cách ông thoái vị”.
Ông Putin có cơ hội cầm quyền đến 84 tuổi?
Duyệt binh giữa đại dịch Covid -19, Belarus chơi trội hơn Nga
Đời tỷ phú Nga: Putin, tiền bạc và những lời dọa giết
Ông Putin tuyên bố ngưng phong tỏa trên phạm vi toàn Liên bang Nga nhưng lại bắt các thống đốc vùng phải chịu trách nhiệm về phòng chống virus corona.
Bài “Putin Withdraws From the Coronavirus Crisis in a Political Abdication” (Putin rút lui khỏi khủng hoảng virus corona trong cuộc thoái vị chính trị) của Mark Galeotti cho rằng ông Putin lo sợ bị “gắn liền hình ảnh với đại dịch”.
Các biện pháp khó khăn cần đưa ra để chống dịch Covid-1 có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín của ông Putin, theo bài báo.
Trong khi Covid-19 có phần thuyên giảm ở châu Âu, Nga đang trở thành quốc gia có số lây nhiễm tăng cao thuộc hàng nhất thế giới trong tháng 5: trên 10 nghìn ca mỗi ngày, đưa tổng số lên 230 nghìn tính đến đầu tuần này.
Có vẻ như ông Putin chọn cách “đá bóng” xuống các cấp chính quyền thành phố lớn, như thủ đô Moscow, các tỉnh, và các nước cộng hòa trong Liên bang.
Bài báo cho rằng đây là quyết định sai lầm, ích kỷ, vì quỹ Liên bang mà ông Putin nắm có 600 tỷ USD dự trữ có thể đem ra chống dịch.
Nhưng nay trách nhiệm chống chọi với virus corona sẽ thuộc về các thống đốc vùng, tổng thống các cộng hòa nhỏ trong Liên bang Nga.
Nhắc lại lịch sử, bài báo ví ông Putin với Iran Bạo chúa, ít ra là trong cách phân chia quyền lực và trách nhiệm của nhà nước.
Năm 1564, Ivan Bạo chúa chia cơ cấu quyền lực Nga ra hai phần Oprichnina (Quyền riêng của hoàng đế) và Zemshchina (Quyền ở các vùng đất).
Ông ta nắm trọng Oprichnina và để cho Hội đồng Quý tộc – Hiệp sĩ (Boyars Council) quản trị Zemshchina.
Khi cần, Ivan Bạo chúa đem quân đội riêng đến cướp ở các vùng của quý tộc Nga.
Chuyện nước Nga năm 2020 không phải như thế nhưng theo Mark Galeotti, thì Putin “giữ quyền lực tối cao cho bản thân và trao gánh nặng xử lý dịch virus corona cho cấp dưới” (he is retaining real power, but handing his boyars the burden of coronavirus).
Virus corona “hại cho mọi nhà lãnh đạo”
Ông Putin không phải là nhà lãnh đạo duy nhất bị “virus corona tấn công” về mặt chính trị và uy tín.
Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump bị phê phán vì các buổi giải đáp- họp báo về Covid-19 khi ông nêu ra những “cách chữa bệnh” không được giới y khoa đồng tình.
Thủ tướng Anh, Boris Johnson liên tục bị truyền thông Anh cho là “đưa ra các thông điệp gây rối trí, khó hiểu và không khả thi” về chính sách phong tỏa và nới lỏng phong tỏa trong mùa dịch.
Ngay cả thủ tướng Đức, bà Angela Merkel cũng bị phe đối lập phê phán là đã quá tin vào một số nhà khoa học ở một viện nghiên cứu để ra chính sách chống Covid-19.
Giới bình luận chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo chính trị gặp vấn đề khó xử: họ dễ nói sai nếu phát biểu nhiều về y khoa, dịch tễ, và bị phê phán là vô cảm nếu nói ít hoặc né tránh.
Vấn đề cấp bách của Nga, theo chính các nhà khoa học nước này, là thống nhất cách đếm số tử vong liên quan đến virus corona.
Hiện nay các vùng khác nhau của Nga có hai cách đếm khác nhau: chỉ coi là tử vong vì virus corona nếu bệnh nhân chết do virus corona gây ra; và bệnh nhân dương tính với Covid-19 nhưng chết vì bệnh khác.
Cách đếm ở Ý, Hoa Kỳ, Bỉ bị bác sĩ Andrei Chernyayev, chuyên gia bệnh phổi của Moscow, đó là “đếm quá mức cần thiết” (overcounting).
Ví dụ, tại Chelyabinsk, giới chức không tính các ca tử vong của người xét nghiệm dương tính vào số tử vong chung vì Covid-19, trừ khi virus này trực tiếp làm bệnh nhân chết.
Đây cũng là lý do việc xé lẻ thẩm quyền và chỉ đạo y tế từ trung ương xuống các vùng của Nga vốn khác nhau nhiều về thu nhập, trình độ phát triển và cách chữa trị bệnh, bị báo chí phê phán.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52634407

Covid–19: Nga đứng thứ 2 thế giới về ca nhiễm,

TT Putin chấm dứt phong tỏa toàn quốc

Trọng Thành
Với hơn 230.000 người dương tính với virus corona mới, Nga đã trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về số ca nhiễm, sau Mỹ. Cho dù vậy, tổng thống Nga Putin vào hôm qua, 11/05/2020, vẫn quyết định chấm dứt 6 tuần lễ phong tỏa triệt để, nhưng để mỗi vùng quyết định nhiều biện pháp cụ thể.
Về các biện pháp phong tỏa tại Nga, phát biểu hôm qua của ông Vladimir Putin rất được trông đợi, trong bối cảnh số người nhiễm virus corona mới tăng vọt, với hơn 10.000 ca một ngày. TT Nga đứng trước áp lực phải mở cửa lại nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong lúc mặt hàng chiến lược dầu mỏ sụt giá chưa từng thấy. Kinh tế Nga dự kiến sụt giảm 6% năm nay.
Đây là lần thứ ba tổng thống Nga phát biểu kể từ đầu mùa dịch Covid-19. Theo AFP, trong phát biểu tối qua nhân một cuộc họp chính phủ, được truyền hình phát lại, nguyên thủ Nga đã thông báo chấm dứt lệnh phong tỏa triệt để trên toàn quốc, kéo dài từ 6 tuần nay. Nhiều vùng có thể quyết định dỡ bỏ từ hôm nay một số biện pháp phong tỏa.
Theo tổng thống Nga, trên cơ sở tư vấn của các chuyên gia, mỗi vùng sẽ quyết định giữ hay bỏ biện pháp nào cần thiết. Tuy nhiên, lệnh cấm các hoạt động tập hợp đông công chúng và cấm người trên 65 tuổi ra khỏi nhà vẫn có hiệu lực trên toàn quốc.
Riêng thủ đô Matxcơva, với hơn 121 nghìn ca dương tính, sẽ tiếp tục duy trì phong tỏa cho đến 31/05. Toàn bộ những người làm công ăn lương tiếp tục phải nghỉ việc sẽ nhận được lương, như trong 6 tuần qua. Ngoại trừ các ngành xây dựng, và nhiều ngành công nghiệp ở Matxcơva, với khoảng nửa triệu lao động, sẽ hoạt động trở lại ngay từ ngày 12/05.
Tổng thống Nga cũng yêu cầu tất cả các địa phương, kể từ ngày 12/05, « tạo điều kiện cho việc nối lại các hoạt động của toàn bộ các lĩnh vực căn bản của nền kinh tế, như xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, viễn thông, năng lượng, khai khoáng ».
Đối lập mỉa mai
Phản ứng trước quyết định của ông Putin, nhà đối lập số một tại Nga, trên Twitter, chính trị gia Alexeï Navalny mỉa mai « sự khôn ngoan » của người đứng đầu nước Nga, đã « hủy bỏ các biện pháp toàn quốc » đúng vào thời điểm nước Nga có số lượng người nhiễm virus tăng kỷ lục. Từ hơn hơn mười ngày nay, số ca nhiễm mới tại Nga mỗi ngày tăng thêm hơn 10.000.
Trên thực tế, không chờ đợi quyết định của tổng thống, lo ngại dịch bệnh, chính quyền Matxcơva và vùng thủ đô hồi tuần trước, đã tuyên bố sẽ kéo dài giai đoạn phong tỏa, và bổ sung thêm biện pháp bắt buộc mang khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng và các cửa hàng. Saint Petersbourg, thành phố lớn thứ hai của Nga, cũng theo chân Matxcơva. Tuy nhiên, nhiều khu vực khác đã thông báo cho phép người dân ra khỏi nhà trở lại.
Theo thống kê của Đại học Mỹ Johns Hopkins, với 10.899 ca dương tính mới hôm nay, tổng cộng tại Nga, đã có 232.243 người nhiễm virus corona mới. Nga trở thành quốc gia nhiều ca dương tính thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ), hơn Anh và Tây Ban Nha.  Số người thiệt mạng tại Nga vì Covid-19, theo thống kê chính thức, tính đến nay hôm nay là 2.116 người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có thể hàng nghìn người chết vì Covid-19 đã không được thống kê.
Về lý do khiến Nga có số người nhiễm virus cao, tổng thống Nga giải thích đây là do chính sách xét nghiệm quy mô lớn, với tổng số 5,8 triệu xét nghiệm, tính cho đến hôm nay, với số lượng trung bình 170.000 xét nghiệm/ngày. Tổng thống Nga hứa tăng số lượng xét nghiệm lên 300.000/ngày.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200512-covid%E2%80%9319-nga-%C4%91%C6%B0%CC%81ng-th%E1%BB%A9-2-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-ca-nhi%E1%BB%85m-tt-putin-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-phong-t%E1%BB%8Fa-to%C3%A0n-qu%E1%BB%91c

Cắt bỏ lệ thuộc Trung Quốc,

Nhật Bản kêu gọi 400 công ty sản xuất nội địa

Minh Hòa
Chính phủ Nhật Bản đã làm việc với hơn 400 doanh nghiệp của nước này nhằm tăng cường sản xuất nội địa các sản phẩm y tế và chấm dứt phụ thuộc vào Trung Quốc, Nikkei đưa tin.
Động thái của Tokyo diễn ra trong khi Nhật Bản phải lệ thuộc vào nguồn vật tư y tế nước ngoài để ứng phó với dịch viêm phổi có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Nikkei cho biết các nhà sản xuất Nhật Bản thường nhập khẩu khoảng một nửa số hoạt chất của họ từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm xáo trộn hoạt động thông quan trên toàn thế giới.
Một nhà giao dịch cho biết: “Việc giao hàng trước kia thường mất 4-5 ngày, thì giờ phải cần đến 3 tuần”.
Theo Nikkei, bộ kinh tế và bộ y tế của Nhật Bản đang tổng hợp thông tin về hơn 400 công ty tình nguyện tham gia sản xuất vật tư y tế, cùng với các nhà sản xuất hiện có. Danh sách này sẽ được cung cấp cho Hiệp hội Y khoa Nhật Bản và các bệnh viện để giúp họ nhanh chóng tìm thấy các nhà cung cấp các sản phẩm mà họ cần.
Nhật Bản là một trong số các quốc gia đang rời bỏ Trung Quốc sau khi chính quyền Bắc Kinh bị sụt giảm uy tín nghiêm trọng vì tình trạng che giấu dịch bệnh, làm thế giới bỏ lỡ thời điểm vàng để ứng phó với Covid-19, khiến virus lây lan tới hơn 200 quốc gia, hơn 4 triệu người nhiễm và hơn 200.000 người tử vong.
Tháng trước Nhật Bản tuyên bố sẽ chi hơn 2 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp di dời hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cat-bo-le-thuoc-trung-quoc-nhat-ban-keu-goi-400-cong-ty-san-xuat-noi-dia.html

Hồng Kông: Ẩu đả nổ ra tại Hội đồng Lập pháp,

11 nghị sĩ dân chủ bị trục xuất

Hương Thảo & Quý Khải
Một buổi họp tại Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã xảy ra ẩu đả khi 11 nghị sĩ (ủng hộ) dân chủ bị trục xuất bởi một lãnh đạo thuộc phe kiến chế thân Bắc Kinh, người đã chủ động nắm quyền kiểm soát một ủy ban chủ chốt để bắt đầu xử lý các dự luật tồn đọng, theo SCMP hôm thứ Sáu vừa qua (8/5), theo The Epoch Times.
Các nhà lập pháp dân chủ đã bị trục xuất khỏi cuộc họp hôm 8/5, sau khi mất quyền kiểm soát Ủy ban Đối nội, khẳng định họ sẽ có các biện pháp pháp lý đối với các thành viên của Hội đồng Lập pháp, bao gồm các cố vấn pháp lý và nhân viên an ninh, những người bị họ cáo buộc đã mất đi tính trung lập chính trị và đang cúi đầu trước áp lực từ Bắc Kinh.
“Chỉ với sự thông đồng của ban thư ký, phe kiến chế thân Bắc Kinh mới có thể nắm quyền để tổ chức một cuộc họp bất hợp pháp và trục xuất các nhà lập pháp một cách trái luật,” ông Dennis Kwok, thành viên đảng Dân sự, phó chủ tịch Ủy ban Đối nội, người chủ trì 17 cuộc họp trước đó của Ủy ban, cho hay.
Sự kiểm soát của phe kiến chế đối với chức chủ tịch Ủy ban không đồng nghĩa tình trạng bế tắc trong bảy tháng tại ủy ban này đã được giải quyết ổn thỏa, khi phe của ông Dennis Kwok thề sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc họp “hợp pháp” để bầu một chủ tịch mới. Họ lập luận rằng đây nên là ưu tiên hàng đầu.
Vụ ẩu đả tại Hội đồng Lập pháp Hồng Kông liên quan đến bầu chọn người giữ cương vị chủ tọa tại các cuộc họp của Ủy ban Đối nội. Mấu chốt của cuộc xung đột là liệu các cuộc thảo luận nên được dẫn dắt bởi bà Starry Lee hay ông Dennis Kwok.
Cuộc ẩu đả kịch tính bắt đầu khi bà Lee lao lên chiếm ghế chủ tọa ngay sau khi kết thúc cuộc họp của hội đồng giáo dục lúc 1.15pm, trước sự phản đối của các nghị sĩ dân chủ ở phe đối lập.
Các nghị sĩ đồng minh thân Bắc Kinh và nhân viên an ninh vây quanh bà Lee, nhằm ngăn chặn những nghị sĩ dân chủ tiến đến gần.
Cuộc xô xát nối tiếp sau đó, khi những nghị sĩ dân chủ hô vang: “Starry Lee hãy xuống đi!” trong khi nghị sĩ phe kiến chế hét lên rằng Kwok đang lạm quyền, giương những tấm bảng nói rằng ông nên bị đuổi khỏi cơ quan lập pháp.
Khi cuộc họp lúc 2.30 phút bắt đầu, giữa lúc chen lấn xô đẩy, bà Lee bắt đầu cất tiếng nhưng giọng nói của bà bị nhấn chìm trong tiếng la ó xung quanh. Bà Lee đã viện dẫn các tư vấn pháp lý bên ngoài theo yêu cầu của chủ tịch Hội đồng lập pháp Andrew Leung Kwan-yuen, rằng bà có quyền xử lý các vấn đề khẩn cấp, hy vọng sẽ đạt được sự đồng thuận về việc ai sẽ nắm quyền chủ tọa.
Bất chấp cảnh báo của bà Lee rằng bất kỳ ai cản trở phiên họp đều có thể đang vi phạm luật pháp, những nghị sĩ dân chủ đã áp sát khu vực ghế chủ tịch, nghị sĩ Eddie Chu Hoi-dick còn trèo qua bức tường sau bục phát biểu để tiến đến gần Lee.
Lee hét lên với các đối thủ: “Các vị có thể thách thức quyền lực của tôi, nhưng không thể ngăn cuộc họp tiếp tục. Tôi không muốn có các nhà lập pháp vi phạm luật pháp.”
Sau cùng, tổng cộng 11 nhà dân chủ đã bị trục xuất. Từng nghị sĩ dân chủ được ba đến bốn nhân viên Legco mang ra ngoài. Khi họ chờ được thả, tất cả đều hô vang: “Starry Lee, đừng lộng quyền nữa!”
Andrew Wan Siu-kin, một trong số những nhà lập pháp bị trục xuất, đã bị thương ở lưng trong cuộc xô xát và được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương. Raymond Chan Chi-chuen, cũng từ phe nghị sĩ ủng hộ dân chủ, đã bị đối thủ của mình là Kwok Wai-keung kéo lê trên mặt đất vài mét cho đến khi được một đồng nghiệp chặn lại.
Theo South China Morning Post
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hong-kong-au-da-no-ra-tai-hoi-dong-lap-phap-11-nghi-si-dan-chu-bi-truc-xuat.html

Covid-19:

Cuộc sống ở TQ bình thường trở lại hậu phong tỏa?

Lu-Hai LiangBBC Worklife
Khi Gao Ting rời Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc để trở về quê hương vào dịp Tết Nguyên đán, cô đã rất hào hứng về việc đi gặp những người bạn cũ và cùng nhau đi ăn trong các lễ hội tổ chức ngoài trời.
Khi đó, cô nhớ rằng hiếm có ai đeo khẩu trang khi gặp mặt đồng nghiệp hay người dân đi lại tiếp xúc gần trên đường phố. Tất nhiên là bản thân cô cũng không đeo.
Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?
Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?
Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Cô rời thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, nơi cô làm việc, chỉ ba ngày trước khi có lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” vào 23/1, khi có tuyên bố rõ ràng là cần phải khoanh vùng kiểm soát loại virus mới nguy hiểm mà giờ đây chúng ta gọi tên là Covid-19.
Gao, 34 tuổi, đã trải qua 68 ngày “cấm cung” trong căn hộ của cha mẹ mình ở Nghi Xương, một thành phố 4 triệu dân cách Vũ Hán khoảng 300km về phía tây.
“Chúng tôi chỉ có thể ở yên trong nhà. Mỗi ngày đều có người đến đo thân nhiệt chúng tôi,” cô nói. “Cảm giác thật tuyệt khi có nhiều thời gian sum họp với gia đình, cùng nhau ăn uống, trò chuyện cả ngày. Cả nhà chúng tôi có tám người, gồm cả gia đình của chị gái và anh rể của tôi.”
Hơn hai tháng sau, vào ngày 29/3, Gao trở lại Vũ Hán làm việc. “Có rất nhiều người trên tàu điện ngầm,” cô nói về lần đi lại đầu tiên sau dịch. “Ai nấy đều đeo khẩu trang kín mít.”
Ngoài ra, mọi thứ diễn ra như thường lệ. Hầu hết mọi người mải mê với chiếc điện thoại di động trên tay. Gần như là không có thay đổi gì mấy.
Nhưng bức tranh toàn cảnh về công ăn việc làm lại cho thấy một câu chuyện khác.
Thiếu tiền
Gao làm việc trong bộ phận quản lý vận hành của Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda) của Trung Quốc, tại một trong những khu vực mua sắm nổi tiếng nhất của Vũ Hán.
Ở Chu Hà Hán Nhai (Chǔhé Hànjiē), con phố dài hiện diện nhiều các thương hiệu quốc tế và địa phương, nhưng tình hình bán buôn có vẻ chậm.
Một phần của công việc Gao liên quan đến việc theo dõi lượng khách hàng tới các cửa hàng và báo cáo cho tập đoàn đã đầu tư và phát triển khu vực này: “Vào năm 2019, hàng ngày trung bình chúng tôi có 60.000 lượt khách. Hiện tại, chỉ có khoảng 10.000 lượt ra vào mỗi ngày.”
Mặc dù vậy, công việc của Gao vẫn trở nên bận rộn hơn và khó khăn hơn, và cô thường xuyên ở văn phòng đến tận 9 giờ tối.
Vào cuối tuần, cô làm việc ở nhà, cố gắng hoàn thành những việc còn tồn đọng. Nhiệm vụ của cô cũng liên quan đến cả việc thuyết phục các doanh nghiệp địa phương cố gắng chuyển đến kinh doanh tại các gian hàng còn trống.
“Các thương hiệu hiện buôn bán không được thuận lợi cho lắm [trên đường Chǔhé Hànjiē]. Chúng tôi cố gắng giúp họ. Rất nhiều doanh nghiệp không có tiền và không trả nổi phí thuê mặt bằng. Một số phải đóng cửa.”
Và các doanh nghiệp nếu không phải đóng cửa thì cũng phải thận trọng để nhân viên không bị tái nhiễm dịch bệnh.
Các nhà hàng Vũ Hán giờ đóng cửa lúc 7 giờ tối và mọi người không được phép ngồi lại thêm trong đó; rất ít người đi lại ngoài đường phố sau 7 giờ tối.
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Covid-19: Cả Trung Quốc làm việc từ nhà
Thay vì ra quán ăn, văn phòng Gao đặt bữa trưa và bữa tối giao tận nơi.
Nội quy mới tại nơi làm việc
Trong hầu hết suốt tháng Hai, hàng triệu nhân viên ở Trung Quốc đã làm việc tại nhà. Đối với nhiều người, đây là một trải nghiệm mới.
Giờ đây một số – không phải là tất cả – đã quay trở lại văn phòng, mặc dù hoạt động kinh tế ít hơn có nghĩa là một số công ty đang gặp khó khăn nay phải cắt bớt giờ làm việc và giảm lương.
Những người khác, như Gao Ting, thì đang phải làm việc nhiều giờ hơn trước để cố gắng thúc đẩy tình hình kinh doanh sầm uất trở lại.
Chính quyền địa phương trên khắp Trung Quốc đã đề xuất tăng thời gian nghỉ cuối tuần lên 2 ngày rưỡi để khuyến khích tiêu dùng.
Tỉnh Giang Tây thuộc phía Đông Trung Quốc mới đây đã triển khai thực hiện phương thức này.
Tuy nhiên, các phương thức mới này là không bắt buộc và các công ty có thể tự do chọn lựa. Các tỉnh khác như Hà Bắc,
Sự hiện diện của Covid-19 vẫn còn nguyên trong suy nghĩ của mọi người, trong lúc các quan chức y tế lo lắng về nguy cơ bùng phát một làn sóng lây nhiễm thứ hai. Nhiều tòa nhà văn phòng và căn hộ có nhân viên an ninh để quản lý kiểm tra thân nhiệt đối với những người đến đó.
Amal Liu, 26 tuổi, làm việc cho một công ty bảo hiểm quốc doanh lớn của Trung Quốc ở miền nam Thâm Quyến.
Tại văn phòng cô và ở nhiều văn phòng khác cũng vậy, mọi người phải đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội.
“Trong căn tin, chúng tôi phải ngồi cách xa nhau,” cô nói. Liu đề cập rằng một số đại lý bảo hiểm ở nước ngoài, những người mà cô thường giao tiếp công việc, hiện cũng đang cảm nhận được tác động của việc áp dụng các biện pháp phong toả kéo dài ở nước họ.
“Tôi không thích làm việc tại nhà, khó mà hiệu quả như khi làm việc ở văn phòng,” Liu nói, cô là người thích sự nhịp nhàng trôi chảy của quy trình làm việc tại văn phòng.
Đối với những người khác, mối quan hệ với khách hàng quốc tế cũng đã bị hạn chế.
Ariel Zhong, 25 tuổi, làm việc cho ứng dụng phát hành trực tuyến Hu Ya – video game hàng đầu của Trung Quốc tại Quảng Châu và chịu trách nhiệm phát triển các thị trường mới nổi.
Zhong ngồi làm việc chủ yếu tại Mexico, và thường xuyên di chuyển giữa châu Á và châu Mỹ Latin, nhưng cô đã trở về nhà ở Trung Quốc vào cuối tháng Ba.
Khi trở về Trung Quốc, đầu tiên là cô bị cách ly trong một khách sạn và sau đó làm việc tại nhà trong một tuần. Kể từ ngày 15/44, cô bắt đầu đến làm việc tại văn phòng, nơi đã có một vài thay đổi đáng chú ý.
Trước Tết Nguyên đán, giờ làm việc của cô cố định, nhưng “nay thì chúng tôi có thể linh hoạt giờ giấc ngồi tại văn phòng, miễn là chúng tôi làm việc trong khoảng chín tiếng đồng hồ bao gồm cả nghỉ ăn trưa,” cô nói.
Những giờ giấc xáo trộn này một phần là do yêu cầu giãn cách xã hội trên giao thông công cộng gây ra sự chậm trễ và cũng là để ngăn quá nhiều người đến và rời khỏi tòa nhà văn phòng cùng một lúc.
Mặc dù chưa thể đi công tác nước ngoài, Zhong rất vui khi được trở lại làm việc tại văn phòng, bởi điều đó khiến cô làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là công việc của cô cần tốc độ truy cập internet nhanh và ổn định. Song thu nhập thì giảm sút đáng kể, vì 60% tiền lương của cô là từ các phụ cấp ưu đãi đi công tác nước ngoài – điều mà cô không thể làm được trong hoàn cảnh hiện tại.
Cần làm việc linh hoạt hơn?
Zhang Xiaomeng, phó giáo sư văn hóa ứng xử doanh nghiệp tại Trường Kinh doanh Đào tạo Sau Đại học Cheung Kong ở Bắc Kinh, đã phát hiện ra rằng nhiều nhân viên báo cáo rằng họ bị giảm hiệu quả khi làm việc tại nhà.
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi nhóm của bà, có 5.835 người được hỏi (thu thập từ các nhân viên của trường nơi bà dạy và nhân viên của các công ty trực tuyến, những người là cựu học viên của trường), hơn một nửa số người tham gia đã báo cáo giảm hiệu quả khi làm việc tại nhà.
Gần 37% báo cáo không có sự khác biệt về hiệu quả, trong khi dưới 10% cho biết họ làm việc tại nhà hiệu quả hơn đến công ty.
Krista Pederson, người làm việc tại Bắc Kinh cho Hogan Assessment Systems, một công ty chuyên phân tích, đánh giá tính cách các cá nhân, nói rằng Trung Quốc đang ở một thời điểm lý tưởng để xoay trục sang một phong cách làm việc linh hoạt hơn, với sự hỗ trợ của công nghệ và cơ sở hạ tầng. Nhưng sự linh hoạt cộng thêm này có thể tốn kém nhiều chi phí.
“Chúng tôi cũng nhận thấy nay thì nhân viên được trông đợi nhiều hơn trong việc phải đáp ứng nhu cầu công việc vào bất kỳ thời điểm nào, bị áp lực nhiều hơn, buộc phải đáp ứng nhanh hơn hoặc sẵn sàng tham gia các cuộc họp vào lúc muộn hơn hoặc sớm hơn hẳn so với giờ giấc làm việc cố định tại văn phòng,” cô nói.
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Tuy nhiên, xu hướng này không thể hiện trên tất cả mọi ngành nghề.
“Chúng tôi nghe nói rằng một số khách hàng thuộc khối doanh nghiệp quốc doanh đang loay hoay tìm cách trở lại cách thức làm việc truyền thống trước đây, tức là phải có mặt tại cơ quan, công sở,” cô nói. Pederson tin rằng điều này xảy ra là bởi vì “họ là những tổ chức có cấu trúc nhiều ban bệ, người này phụ thuộc vào người kia trong cái cơ cấu đó thì mới hoàn thành được công việc”.
Cô nói rằng trong các đánh giá về tính cách cá nhânh, các lãnh đạo trong những công ty này thường đạt điểm cao trong mảng “truyền thống” và “an ninh”.
“Các lãnh đạo của doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng được điểm cao hơn trong những giá trị này,” cô nói. “Họ có xu hướng coi trọng cách điều hành công việc theo cách thức quen thuộc của họ.” Cô tin rằng điều này khiến các công ty có lãnh đạo như vậy khó thay đổi và thích nghi hơn.
‘Chúng tôi không dám tuyên bố rằng chúng tôi đã an toàn’
Không phải tất cả Trung Quốc bị ảnh hưởng tồi tệ bởi Covid-19, nhưng vẫn có những tác động kéo theo sau.
He Kunfang, 75 tuổi, là lương y y học cổ truyền đã nghỉ hưu. Bà sống với chồng tại Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam ở miền tây nam Trung Quốc. “Chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi virus,” bà nói. “Thực phẩm và rau quả được cung cấp ổn định. Nhưng trước đây chúng tôi thường đi bơi ba lần một tuần, giờ đây thì không thể đến hồ bơi được nữa.
Con gái bà, khoảng 35 tuổi và thường sống ở Bắc Kinh nhưng hiện ở cùng vợ chồng bà.
“Con gái tôi là một phiên dịch tự do chuyên dịch cho các hội nghị; công việc của nó bị ảnh hưởng,” bà nói.
Du lịch trong nước vẫn còn bị hạn chế nghiêm ngặt và vì vậy, lĩnh vực tổ chức hội nghị quốc tế chứ chưa nói gì tới cả ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề – một kiểu tác động đang lan rộng trên toàn thế giới. “Con gái tôi phải trả tiền thuê nhà ở Bắc Kinh cũng như các khoản vay, phí và bảo hiểm khác của nó.”
Các trường học bắt đầu dần mở lại từ giữa tháng Ba sau thời gian đóng cửa kể từ cuối tháng Một.
Với 278 triệu học sinh, công tác hậu cần và việc tính toán thời điểm mở cửa là rất quan trọng.
Việc này được thực hiện dần từng giai đoạn trên khắp các tỉnh, với các trường học ở tỉnh Hồ Bắc sẽ mở cửa sau cùng, vào đầu tháng Năm.
Các biện pháp phòng ngừa sức khỏe giống nhau được thực hiện tại các trường học cũng như ở nơi làm việc, theo đó thời gian bắt đầu mở cửa phải lệch giờ giữa các nhóm, việc kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội vẫn tiếp tục được thực thi.
Đối với Yun Tao, nhân viên một tập đoàn kỹ thuật nhà nước ở Bắc Kinh, và con gái 16 tuổi của cô, mọi thứ thật không dễ dàng.
“Tôi mệt mỏi vì nấu ăn ba lần một ngày cho con gái,” cô nói. “Ngoài việc chăm sóc con, tôi cũng cần dành nhiều thời gian để giám sát việc học hành của nó nữa, đồng thời vẫn phải giải quyết công việc hàng ngày của mình, dù rằng tôi không cảm thấy mình làm việc hiệu quả như khi làm việc ở cơ quan. “
Con gái duy nhất của Yun, học sinh lớp 10 tại một trường trung học quốc tế ở Bắc Kinh, đã không đến trường hơn ba tháng nay.
“Học trực tuyến do tình trạng phong tỏa kéo theo những khó khăn. Con tôi không có nhiều động lực học hành, và chúng tôi, những bậc phụ huynh, thì có rất nhiều thứ cần phải làm so với trước kia, như là phải in ra bài tập, điểm danh hàng ngày, xử lý các trục trặc kỹ thuật máy móc, v.v… Cảm giác như không còn chút thời gian nào nữa sau khi tôi làm xong hết các thứ từ việc cơ quan cho tới việc nhà,” Yun nói thêm. “Tuy nhiên, có một điều tốt là giờ đây tôi nấu ăn ngon hơn trước nhiều.”
Nhiều quốc gia đang dõi theo Trung Quốc để xem cuộc sống nơi đây sẽ như thế nào khi quy định “ở yên trong nhà” được dỡ bỏ.
Nhưng vẫn còn nhiều điều bất ổn ở Trung Quốc và nhiều người cảm thấy lo lắng khi họ chứng kiến ​​các quốc gia khác phải gồng mình để ngăn chặn virus.
“Chúng tôi vẫn còn trong thời kỳ có virus corona, chưa hết dịch,” Ariel Zhong nói, nhấn mạnh rằng sự kết thúc của đại dịch toàn cầu này phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tập thể trên toàn thế giới.
“Nhìn vào các quốc gia khác – [chúng tôi] có thể nói rằng chúng tôi an toàn… Song nếu các quốc gia khác không kiểm soát được nó, tất cả chúng ta lại sẽ bị ảnh hưởng.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52606530

Virus corona: Vũ Hán có cụm dịch mới,

dự định xét nghiệm 11 triệu cư dân

Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đang lên kế hoạch xét nghiệm toàn bộ dân số 11 triệu cư dân xem có bị nhiễm Covid-19 không, truyền thông nhà nước cho hay.
Kế hoạch dường như đang ở giai đoạn đầu, tất cả các quận ở Vũ Hán được yêu cầu gửi chi tiết về cách xét nghiệm có thể được thực hiện trong vòng 10 ngày.
Virus corona: Bốn y tá kể chuyện làm việc trong thời đại dịch
Nhân viên Nhà Trắng được yêu cầu đeo khẩu trang
Virus corona: ‘Tôi dùng ứng dụng video nói chuyện với mẹ vào lúc bà lâm chung’
Quyết định này được đưa ra sau khi Vũ Hán, nơi virus đầu tiên xuất hiện, ghi nhận sáu trường hợp nhiễm mới vào cuối tuần qua.
Vũ Hán, đã bị phong tỏa chặt chẽ trong suốt 11 tuần, bắt đầu mở cửa trở lại vào ngày 8/4.
Đã có lúc dường như cuộc sống đã trở lại bình thường, khi trường học mở cửa trở lại, các doanh nghiệp dần xuất hiện và giao thông công cộng hoạt động lại. Nhưng sự xuất hiện của một loạt các trường hợp – tất cả từ cùng một khu dân cư – hiện đã đe dọa sự trở lại bình thường này.
‘Trận chiến mười ngày’
Một tường trình của The Paper, trích dẫn tài liệu nội bộ được lưu hành rộng rãi cho thấy mỗi quận trong thành phố đã được yêu cầu lập một kế hoạch xét nghiệm 10 ngày vào trưa thứ Ba.
Mỗi quận chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch riêng dựa trên quy mô dân số của họ và liệu có hay không có một ổ dịch đang hoạt động trong khu vực.
Tài liệu, gọi kế hoạch xét nghiệm là “trận chiến 10 ngày”, cũng nói rằng người già và cộng đồng dân cư đông đúc nên được ưu tiên khi xét nghiệm.
Tuy nhiên, một số quan chức y tế cao cấp được trích dẫn bởi tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ ra rằng việc kiểm tra toàn bộ thành phố sẽ không khả thi và rất tốn kém.
Peng Zhiyong, giám đốc bộ phận chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán, nói thay vào đó, xét nghiệm có thể sẽ nhắm vào các nhân viên y tế, những người dễ bị tổn thương và những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân bị nhiễm virus.
Một giám đốc khác của Đại học Vũ Hán cho rằng một tỷ lệ lớn dân số Vũ Hán – khoảng 3-5 triệu người – đã được xét nghiệm và Vũ Hán “có khả năng” xét nghiệm 6-8 triệu người còn lại trong khoảng thời gian 10 ngày.
Để so sánh, Hoa kỳ hiện đang thực hiện được 300.000 xét nghiệm mỗi ngày, theo Nhà Trắng. Cho đến nay, nước này đã xét nghiệm tổng cộng gần 9 triệu người.
Trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo, mọi người đặt ra câu hỏi liệu số lượng lớn xét nghiệm như vậy có thể được thực hiện chỉ trong vài ngày không.
“Không thể xét nghiệm nhiều người như vậy”, một người bình luận, người cũng đặt câu hỏi rằng việc này tốn kém bao nhiêu.
Một người khác nói rằng các xét nghiệm như vậy lẽ ra nên được thực hiện trước khi Vũ Hán mở cửa lại để giao dịch với phần còn lại của Trung Quốc.
Không thể coi thường
Phân tích của Stephen McDonnell, BBC News, Bắc Kinh
Vũ Hán là nơi khẩn cấp toàn cầu này bắt đầu và có sự thở phào nhẹ nhõm khi tâm dịch cụm đầu tiên dường như đã thoát khỏi nguy hiểm. Cũng sẽ có sự tuyệt vọng nếu thành phố bị phong tỏa đầu tiên một lần nữa lại bị nhấn chìm bởi virus corona.
Không để điều này xảy ra đã trở thành ưu tiên của chính phủ Trung Quốc.
Khi một loạt nhiễm trùng trong nước mới xuất hiện ở thành phố ba ngày trước, bạn có thể cảm thấy mối lo ngại cách đó hơn 1.000km ở Bắc Kinh.
Sau đó, năm người khác bị nhiễm bệnh bởi người đàn ông 89 tuổi trước đó đã được tuyên bố “không có triệu chứng”, và người quản lý khu nhà ở của họ đã bị sa thải.
Tuy nhiên, sa thải các quan chức địa phương theo cách này cũng có thể khuyến khích xu hướng che giấu các ca nhiễm trong tương lai.
Bảy người quyền lực nhất của Trung Quốc, trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đã họp vào tuần trước để thảo luận về việc cải thiện hệ thống cảnh báo sớm của đất nước đối với các vụ nhiễm như thế này.
Họ có thể bắt đầu bằng cách nới lỏng cách quản lý “không có lỗi bằng mọi giá”, trong đó những người tiết lộ tin xấu có thể sẽ bị trừng phạt.
Các cụm dịch mới
Các cụm dịch virus corona mới được báo cáo đã xuất hiện tại thành phố Vũ Hán và tỉnh Cát Lâm phía đông bắc Trung Quốc.
Vũ Hán đã báo cáo năm trường hợp nhiễm virus mới vào thứ Hai, sau khi xác nhận trường hợp đầu tiên kể từ ngày 3/4.
Nhà chức trách cho biết cụm trường hợp nhỏ này đều thuộc cùng một khu dân cư.
Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế trong những tuần gần đây và các trường hợp nhiễm đã giảm.
Các cơ quan và chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng khi các quốc gia cho sinh hoạt lại sau biện pháp phong tỏa chặt chẽ và mọi người di chuyển tự do hơn, có thể số người bị nhiễm virus corona sẽ gia tăng.
Cụm dịch nhỏ ở Vũ Hán là cụm đầu tiên xuất hiện kể từ khi phong tỏa chặt chẽ ở đây kết thúc vào ngày 8/4. Một trong năm trường hợp được báo cáo hôm thứ Hai là vợ của một người đàn ông 89 tuổi, người đã trở thành trường hợp được xác nhận đầu tiên ở thành phố trong hơn một tháng vào Chủ nhật.
Tất cả các trường hợp mới nhất trước đây được phân loại là không có triệu chứng – có nghĩa là họ đã xét nghiệm dương tính với virus nhưng không biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng như ho hoặc sốt.
Những người như vậy có thể truyền virus mặc dù không bị bệnh, nhưng Trung Quốc không tính các trường hợp không có triệu chứng trong các trường hợp nhiễm chính thức được xác nhận cho đến khi họ xuất hiện triệu chứng.
Hàng trăm trường hợp không có triệu chứng đang được các cơ quan y tế Vũ Hán theo dõi.
Trong khi đó cuối tuần qua, thành phố Thư Lan thuộc tỉnh Cát Lâm, gần biên giới với Nga và Bắc Hàn, đã báo cáo 11 trường hợp mới.
Chuyện gì đang xảy ra ở Thư Lan?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết 11 trường hợp lây nhiễm trong nước đã được ghi nhận tại thành phố Thư Lan hôm thứ Bảy.
Một ngày sau đó, thành phố tuyên bố thiết quân luật và bị phong tỏa, chính phủ ra lệnh tạm thời đóng cửa tất cả các địa điểm công cộng, Hoàn cầu Thời báo cho biết.
Thư Lan đã được nâng cấp thành rủi ro cao, thành phố duy nhất trong cả nước có chỉ định này.
Tất cả cư dân được yêu cầu ở nhà và chỉ một thành viên trong gia đình được phép ra ngoài mỗi ngày để mua các sản phẩm thiết yếu.
Tất cả các phương tiện giao thông công cộng đã bị đình chỉ và taxi không được phép rời khỏi thành phố.
Việc này xảy ra sau khi Trung Quốc tuần trước tuyên bố rằng tất cả các khu vực trong nước được chỉ định là có rủi ro thấp.
Thành phố Cát Lâm gần đó cũng đã bị nâng cấp mức độ rủi ro từ thấp lên trung bình sau khi có hai trường hợp nhiễm virus mới – và hiện đang có lo ngại rằng cả tỉnh có thể gặp nguy hiểm.
Các thành phố khác trong tỉnh hiện đang trong tình trạng báo động cao. Thành phố Trường Xuân gần đó và quận Dongfeng cho biết tất cả những người trở về từ Shulan sẽ phải cách ly trong 14 ngày. Dịch vụ xe lửa từ Shulan đến một số thành phố cũng đã bị đình chỉ.
Tỉnh Liêu Ninh lân cận đã báo cáo một trường hợp mới vào Chủ nhật – một thanh niên 23 tuổi vừa trở về từ Cát Lâm.
Các thành phố khác trong tỉnh hiện đang trong tình trạng báo động cao. Thành phố Trường Xuân gần đó và quận Dongfeng cho biết tất cả những người trở về từ Shulan sẽ phải cách ly trong 14 ngày. Dịch vụ xe lửa từ thành phố Thư Lan đến một số thành phố cũng đã bị đình chỉ.
Tỉnh Liêu Ninh lân cận đã báo cáo một trường hợp mới vào Chủ nhật – một thanh niên 23 tuổi vừa trở về từ Cát Lâm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52628803

TQ nói VN ‘không có quyền’

phản đối lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai nói Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè của Trung Quốc ở vùng biển Biển Đông vì biện pháp này thuộc về quyền hành chính của Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đưa ra phát biểu này sau khi người đồng cấp Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của nước này và yêu cầu Trung Quốc không “làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.
TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?
VN bác bỏ quyết định đơn phương của TQ ở Biển Đông
Biển Đông: VN làm gì khi TQ cấm đánh cá đến giữa tháng 8?
Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm của Trung Quốc trong năm nay bắt đầu vào ngày 1/5 và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 16/ 8 ở vùng biển phía bắc, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, một phần khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough, theo tin từ truyền thông Việt Nam.
Còn theo Tân Hoa Xã, hơn 50.000 tàu đánh cá sẽ bị cấm hoạt động tại khu vực nói trên trong thời gian kéo dài ba tháng rưỡi.
Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tăng cường tàu chấp pháp giám sát hai tới ba lần một ngày để bắt và xử phạt các trường hợp tàu cá bị coi là vi phạm.
Trong bài phát biểu, ông Triệu Lập Kiên nói rằng “không thể chối cãi rằng Quần đảo Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển có liên quan của Biển Đông theo luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước của Trung Quốc.
“Thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè ở vùng biển có liên quan của Biển Đông là một biện pháp hợp pháp của Trung Quốc để thực hiện các quyền hành chính và thực thi các nghĩa vụ quốc tế có liên quan theo luật pháp,” ông này nói. Ông nói thêm rằng biện pháp này có lợi cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững ở Biển Đông.
“Việt Nam không nên khuyến khích ngư dân xâm phạm quyền và lợi ích của Trung Quốc và làm suy yếu sự phát triển bền vững của nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông,” ông Triệu Lập Kiên nói, theo trích dẫn của Tân Hoa Xã.
Việt Nam nói gì?
Tuần trước, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
Hôm 04/5/2019, bà Lê Thị Thu Hằng nói:
“Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc.”
Hồi năm 2019, Trung Quốc cũng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá tương tự. Và sau khi lệnh này được dỡ bỏ sau ba tháng rưỡi, Trung Quốc cho hơn 3. 000 tàu cá của mình ra khơi, khiến căng thẳng trong khu vực gia tăng.
Cùng lúc đó, hồi tháng 8/2019, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại khu vực Bãi Tư chính thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam sau một thời gian ngắn rút đi, khiến bầu không khí tưởng chừng đã dịu đi chút ít giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên căng thẳng trở lại.
Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm được Trung Quốc bắt đầu đưa ra từ năm 1999.
Lệnh này, theo Trung Quốc, là nhằm để bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, Việt Nam luôn phản đối và coi đây là lệnh cấm bất hợp pháp.
Quyền đánh bắt cá đã trở thành một trong những vấn đề gây căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực.
Hồi năm 2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã rút lại thỏa thuận miệng mà ông nói đã hứa với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi 2016, theo đó cho phép ngư dân Trung Quốc vào đánh bắt ở vùng biển có tranh chấp quanh khu vực bãi Cỏ Rong.
Lệnh cấm đánh bắt cá năm 2020 của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông đã leo thang, khi Trung Quốc bị cáo buộc lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để tăng cường các hoạt động tại vùng biển này.
Ngay trước lệnh đánh bắt cá, Trung Quốc đã tiến hành khai thác khí tự nhiên trên Biển Đông, đưa tàu và máy bay tới diễn tập, khánh thành hai trạm nghiên cứu ở Đá Subi và Đá Chữ Thập. Trung Quốc cũng
cho đánh chìm tàu cá của Việt Nam, và ra quyết định nâng cấp đơn vị hành chính của quần đảo mà nước này gọi là Tây Sa, Nam Sa thành quận Tây Sa, quận Nam Sa, thuộc thành phố Tam Sa – nằm trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Trước đó, trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 4/5, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên lãnh đạo Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói rằng ngoài tiếp tục lên tiếng phản đối, Việt Nam cần cung cấp và trang bị thêm cho ngư dân một số biện pháp nâng cao hơn để giúp cho việc tự bảo vệ và đấu tranh pháp lý hiệu quả hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52628240

Tướng Daniel Schaeffer: TQ gia tăng hoạt động

phi pháp ở Biển Đông để thu hút sự chú ý

của cộng đồng quốc tế

Các hành động của Trung Quốc được thúc đẩy một cách có chủ ý và có phối hợp từ các cấp cao nhất thu hút sự chú ý của giới phân tích quốc tế. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành và Bắc Kinh hứng chịu sự chỉ trích từ nhiều nước về cách thức quản lý khủng hoảng trong giai đoạn đầu, cũng như nhiều vấn đề khác liên quan, cách hành xử của họ tại Biển Đông gây khó hiểu.
Theo tướng hai sao Pháp Daniel Schaeffer, việc Trung Quốc đơn phương thành lập hai quận trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, và tự ý đặt tên cho các thực thể trên Biển Đông là có chủ ý. Theo đó, Trung Quốc đơn giản lợi dụng tình trạng cộng đồng quốc tế gần như tê liệt do cuộc khủng hoảng virus Corona gây ra, buộc các nước phải tập trung trước hết cho việc tổ chức đối phó với dịch bệnh. Họ khai thác việc Mỹ tạm thời suy yếu do lực lượng hải quân tại Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi virus Corona, khả năng tác chiến bị cắt giảm. Về khía cạnh này, có thể nói rằng, dù khủng hoảng không phải được tạo ra một cách cố ý, nó có đầy đủ dáng dấp của một cuộc chiến tranh sinh học. Thực tế, ngoài Mỹ thường xuyên lên tiếng, hiện nay các nhân tố khác, do thiếu khả năng hoặc gần như vậy, đã không thể quan tâm đúng mức tới chiến lược có tính chất tấn công của Trung Quốc hiện nay.
Các hành động của Trung Quốc được thúc đẩy một cách có chủ ý và có phối hợp từ các cấp cao nhất thu hút sự chú ý của giới phân tích quốc tế. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành và Bắc Kinh hứng chịu sự chỉ trích từ nhiều nước về cách thức quản lý khủng hoảng trong giai đoạn đầu, cũng như nhiều vấn đề khác liên quan, cách hành xử của họ tại Biển Đông gây khó hiểu. Với việc tổ chức lại “thành phố Tam Sa”, thành lập các cấp hành chính trực thuộc, Trung Quốc trao bớt quyền kiểm soát cho địa phương, giao cho các cấp thấp hơn một số thẩm quyền hành chính và có thể cả về quân sự và bán quân sự. Bắc Kinh hy vọng sẽ cải thiện đáng kể sự kiểm soát thực tế Biển Đông thông qua việc tăng thêm các cấp chịu trách nhiệm và trao thêm phương tiện cho lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân biển, đặt dưới sự quản lý của hai quận mới. Với một dây chuyền chỉ huy cắt ngắn, các lực lượng Trung Quốc sẽ có khả năng hành động nhanh hơn.
Bên cạnh đó, những bước đi này của Trung Quốc không thể coi là hợp pháp được khi các tranh chấp lãnh thổ trên biển chưa được giải quyết trước Toà án Công lý quốc tế, cũng không được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan. Việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đối với toàn bộ Biển Đông cũng bất hợp pháp. Điều này chính Toà trọng tài thường trực đã quyết định trong phán quyết ngày 12/7/2016 do Philippines khởi xướng kiện Trung Quốc.
Không những vậy, giàn khoan Hải Dương 8 của Trung Quốc gần đây kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Giàn khoan này có thể sẽ hoạt động giống như năm ngoái, khi nó được đưa tới vùng biển xung quanh bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Rất có thể tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 sẽ trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia. Theo đó, Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia để “trừng phạt” nước này ngày 12/12/2019 đã đệ trình lên Liên hợp quốc công hàm yêu cầu quyền chủ quyền với khu vực thềm lục địa kéo dài ngoài khơi bang Sabah. Bắc Kinh muốn thể hiện sự phản đối và cảnh báo rằng các vỉa dầu khí mà tàu Hải Dương 8 hoạt động trên đó  thuộc về Trung Quốc, căn cứ vào đường lưỡi bò.
Hiện không có cách nào buộc Trung Quốc hành động một cách hợp pháp, vì Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận từ bỏ lập trường của mình. Trong ASEAN, Bắc Kinh đã chia rẽ các nước có tham gia tranh chấp Biển Đông và các nước không liên quan như Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Philippines đã gác phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực sang một bên và tiếp tục làm suy yếu sự
thống nhất trong ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Tương tự Brunei cũng vậy, vì Brunei đã ký thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc thăm dò dầu khí; hành động này, mặc dù không nói ra, nhưng một cách gián tiếp chẳng khác gì Brunei đã ngầm thừa nhận một phần Vùng đặc quyền kinh tế của mình chồng lấn với vùng lưỡi bò thuộc về chủ quyền Trung Quốc. Do vậy, Brunei cũng làm suy yếu sự phản đối chung của các nước xung quanh “đường lưỡi bò”.
Ngoài ra, Mỹ đã phản ứng rất gay gắt mỗi khi Trung Quốc có thái độ bắt nạt các nước láng giềng trên Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam. Việc Mỹ nhanh chóng lên tiếng có báo hiệu một sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng hải quân Mỹ bị chôn chân trong các cảng và buộc phải cắt giảm sự hiện diện trên Biển Đông, Mỹ cố gắng bù đắp lại bằng cách lên tiếng mạnh mẽ và dùng các tuyên bố để buộc Trung Quốc phải chú ý.
Để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, cần phải liên tục tố cáo các hành động bất hợp pháp của họ, tạm ngừng các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông chừng nào Trung Quốc còn chưa chịu từ bỏ đường chín đoạn. Phải đưa Trung Quốc ra Tòa án Công lý quốc tế, có phương thức quyết định mới để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố của các hội nghị cấp cao ASEAN dựa theo đa số thay cho nguyên tắc đồng thuận. Nguyên tắc đồng thuận cho phép một số nước ngăn cản ASEAN tuyên bố những gì muốn nói.
Được biết, trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả biện pháp quy định tại UNCLOS. Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán ở các quốc gia ở khu vực Biển Đông như được xác lập tại UNCLOS 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế, hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này.
Mới đây nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (8/5) khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành “thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông” từ ngày 1/5-16/8 và “triển khai biện pháp thực thi thông báo” này nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên UNCLOS 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước. Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông”.
http://biendong.net/bien-dong/34632-tuong-daniel-schaeffer-tq-gia-tang-hoat-dong-phi-phap-o-bien-dong-de-thu-hut-su-chu-y-cua-cong-dong-quoc-te.html

TQ đứng thứ hai thế giới

về chi tiêu quốc phòng trong năm 2019

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc cho biết chi phí quốc phòng năm 2019 của Bắc Kinh là 1,18 nghìn tỷ NDT (176 tỷ USD), tăng 7,5% so với năm trước đó. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã ước tính rằng chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc năm 2019 là 261 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới.
Viện nghiên cứu quốc tế Hòa bình Stockholm (SIPRI, 26/4) công bố báo cáo về chi tiêu quân sự trên thế giới cho quân sự đạt 1,9 ngàn tỉ USD trong năm 2019.Năm nước chi tiêu quân sự hàng đầu chiếm hơn 60% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. SIPRI nhận định, ngân sách dành cho quân sự của Bắc Kinh chiếm 14% chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2019 và tăng hơn 5% so với năm 2018, lên đến 261 tỷ USD. Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự đều đặn kể từ năm 1994 và ngân sách của nước này dành cho quân sự đã tăng 85% kể từ năm 2010. Song xét về tỷ lệ phần trăm theo GDP, khoản chi này vẫn không có sự thay đổi đáng kể và hầu như luôn ở mức 1,9%.
Ngân sách quân sự của chính phủ Trung Quốc năm 2020 dự kiến sẽ được tiết lộ tại phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vào ngày 22/5 tới. Bưu điện Hoa Nam buổi sáng mới đây dẫn bình luận của nhiều nhà phân tích cho biết, ngân sách quốc phòng sắp tới của Trung Quốc sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi suy thoái kinh tế sau khi dịch virus corona bùng phát và dự kiến sẽ vẫn gia tăng, dù ở mức khiêm tốn, khi nước này tiếp tục phát triển năng lực quân sự.
Giáo sư John Lee, Đại học Sydney và là thành viên cao cấp tại Học viện Hudson ở Washington nhận định, ước tính rằng năm nay ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ vẫn giữ nguyên hoặc tăng ở mức khiêm tốn, phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của những năm gần đây. Trong môi trường hiện tại, Bắc Kinh rất muốn nhấn mạnh rằng họ đã phục hồi đáng kể sau dịch Covid-19 và quỹ đạo sức mạnh của họ không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện gần đây
Nhà nghiên cứu Collin Koh, Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho rằng việc giảm ngân sách này có thể gửi tín hiệu sai cho những đối thủ của họ, cả trong nước và bên ngoài rằng “Bắc Kinh đã mất đi ý chí trong việc tiếp tục hiện đại hóa quân sự nhằm khẳng định lợi ích quốc gia cốt lõi”. Trên thực tế, quân đội Trung Quốc (PLA) đã bắt đầu một cuộc cải cách lớn và tốn kém từ năm 2015, với việc cải tổ nhân sự, thay đổi cấu trúc, nâng cấp thiết bị và tăng cường huấn luyện để bắt kịp với các kịch bản chiến đấu. Điều đó đã được hoàn thành trong năm nay.
Trong khi đó, chuyên gia Tống Trung Bình của Hồng Công cho rằng, trong bối cảnh mối quan hệ đang xấu đi với Hoa Kỳ và căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, PLA phải đối mặt với những thách thức đòi hỏi phải tăng cường đầu tư đều đặn. Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong tại Macau thì dự đoán vẫn sẽ có khả năng tăng trưởng khoảng 6-7% trong ngân sách quốc phòng dù có chuyện gì đi nữa; nhận định PLA đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự lây lan virus corona, do đó, việc giảm chi tiêu sẽ không được chấp nhận. Ngoài ra, đây sẽ là một năm rất quan trọng đối với PLA trong việc hoàn tất sự chuẩn bị cho kịch bản quân sự tiềm tàng đối phó với Đài Loan, điều này sẽ rất quan trọng về mặt chiến lược mà chính Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không bao giờ cho phép nó bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt kinh phí. Cùng quan điểm trên, chuyên gia quân sự Lý Kiệt nhấn mạnh việc ngân sách tăng nhẹ sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng và duy trì sự răn đe trước các mối đe dọa tiềm tàng, bao gồm gửi tín hiệu cứng rắn tới Đài Loan. Tuy nhiên, nếu chính phủ Trung Quốc mở rộng chi tiêu quân sự quá nhiều thì sẽ kéo theo lối suy nghĩ về mối đe dọa Trung Quốc và những lo ngại của cộng đồng quốc tế.
Được biết, từ khoảng năm 1997, gần như năm nào tỷ lệ tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng ở mức hai con số (đó là có tính tới cả lạm phát). Thậm chí theo số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc (vốn bị nhiều chuyên gia cho rằng đã giảm đi rất nhiều so với mức chi tiêu thực tế), ngân sách quốc phòng của Trung Quốc từ năm 1999 đến năm 2008 đã tăng trung bình 16,2%/năm. Xu hướng này về cơ bản vẫn không đổi trong suốt nửa đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Ví dụ, từ năm 2009 đến năm 2015, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng từ 481 tỷ nhân dân tệ (70,3 tỷ USD) lên khoảng 886,9 tỷ nhân dân tệ. Nhìn chung, giai đoạn 1997-2015, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng ít nhất 600%, sau lạm phát.
Năm 1997, chi tiêu quân sự của Trung Quốc chỉ chiếm 10 tỷ USD, ở mức tương đương với Đài Loan và thấp hơn rất nhiều so với ngân sách quốc phòng của Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ngày nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã vượt qua tất cả quân đội của các quốc gia châu Âu và châu Á khác, bao gồm cả Nga, hiện trở thành quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ). Tuy nhiên, sự hào phóng của Bắc Kinh đối với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là điều hoàn toàn dễ hiểu: mặc dù ngân sách này liên tục tăng trong suốt hơn 20 năm qua, song thực tế Trung Quốc vẫn chỉ tiêu khoảng 2% GDP vào quân sự.
Đánh giá một cách khách quan, kể từ năm 2016, tốc độ tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Năm 2016, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ tăng 7,6% so với năm 2015, sau đó mức tăng này lần lượt là 7% năm 2017 và 8,1% năm 2018. Nói cách khác, tính tới nay, tỉ lệ tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chỉ ở mức 1 con số trong suốt 4 năm liên tiếp. Điều này có vẻ báo hiệu xu thế mới là chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ còn khiêm tốn hơn nữa trong những năm tới. Trên thực tế, nếu tính bằng đồng đôla Mỹ với tỷ giá hiện nay thì mức tăng năm 2019 thực sự chỉ là 1,7% (177,6 tỷ USD năm 2019 so với 173 tỷ USD năm 2018). Cần lưu ý rằng đây chỉ là giảm mức tăng ngân sách chứ không phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, có vẻ như Trung Quốc không còn khả năng để tăng chi tiêu quốc phòng với tỷ lệ 2 con số trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Giai đoạn 1998-2007, GDP của Trung Quốc tăng trung bình 12,5%/năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã giảm xuống dưới mức 7%.
Trong một khoảng thời gian dài, chi tiêu quân sự của Trung Quốc luôn cao hơn mức tăng trưởng GDP. Nền kinh tế Trung Quốc tăng 12,5%/năm trong giai đoạn 1998-2007, nhưng ngân sách cho quốc phòng tăng gần 16%/năm. Tuy nhiên, hiện nay có vẻ như khoản chi tiêu khổng lồ cho quân sự đang dần trở thành gánh nặng quá mức đối với nền kinh tế Trung Quốc. Sự bất cân xứng giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu quốc phòng ngày càng trở nên rõ rệt, và kết quả là Trung Quốc không thể tăng chi tiêu quốc phòng quá lớn.
http://biendong.net/bien-dong/34631-tq-dung-thu-hai-the-gioi-ve-chi-tieu-quoc-phong-trong-nam-2019.html

Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại TQ:

Bắc Kinh cần chuẩn bị cho cuộc chiến với Mỹ

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Mỹ và các nước trên thế giới, Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), một tổ chức nghiên cứu có liên hệ với Bộ An ninh Trung Quốc (MSS) đã công bố báo cáo khuyến cáo Chính quyền Trung Quốc cần chuẩn bị cho kịch bản đụng độ vũ trang với Mỹ
Theo thông tin trên, Bộ An ninh Trung Quốc nhận định xu hướng chống Trung Quốc trên toàn cầu lên mức cao nhất kể từ năm 1989. Báo cáo nhìn nhận, Bắc Kinh đang đối diện với làn sóng bài Trung Quốc do Mỹ đứng đầu sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và khuyến nghị cần phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là đụng độ vũ trang giữa hai cường quốc. Báo cáo cũng cho rằng xu hướng chống Trung Quốc khởi nguồn từ đại dịch COVID-19 có thể gây trở ngại cho các dự án đầu tư hạ tầng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc. Từ đây, Washington có thể tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho các đồng minh khu vực, khiến tình hình an ninh ở châu Á bất ổn hơn. Báo cáo kết luận Mỹ xem sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa về kinh tế và an ninh quốc gia, là một thách thức với các nền dân chủ phương Tây.
Được biết, Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), một tổ chức nghiên cứu có liên hệ với Bộ An ninh Trung Quốc (MSS) soạn thảo. CICIR là tổ chức nghiên cứu có ảnh hưởng, chuyên tư vấn cho Chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại và an ninh. Trước đây, CICIR 1980 thuộc MSS – cơ quan tình báo chủ chốt của Trung Quốc.
Khi được hỏi về thông tin liên quan báo cáo trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “không nắm được thông tin trên”. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus khẳng định Trung Quốc có “trách nhiệm đặc biệt” trong việc thông báo cho người dân và thế giới biết tính chất nghiêm trọng của dịch COVID-19 vì Trung Quốc là những người đầu tiên nắm được tình hình. Bà Ortagus chỉ trích Bắc Kinh chỉ tìm cách buộc các nhà khoa học, nhà báo và công dân im lặng; đưa thông tin sai lệch, làm trầm trọng thêm những nguy cơ của cuộc khủng hoảng y tế này.
Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn COVID-19 lây lan trong nước và đang tìm cách khẳng định vai trò dẫn đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch. Nổi bật là việc Bắc Kinh đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ, bán vật tư y tế và chia sẻ kinh nghiệm chống dịch cho Mỹ và nhiều nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện cũng phải đối mặt với sự phản kháng ngày càng tăng từ những người chỉ trích và ngày càng có thêm những tiếng nói cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch COVID-19. Giới quan sát cho biết Bắc Kinh vừa qua đã tiến hành tham vấn các cơ quan phân tích, cố vấn chính sách, giới học giả và nhiều giới khác trong xã hội về phương hướng, giải pháp đối phó với môi trường toàn cầu ngày càng thù địch hơn; khuyến khích “tự vấn lương tâm” trong giới quan chức, cán bộ nhà nước, giới phân tích tình báo và chuyên gia truyền thông về vai trò của Trung Quốc trong thế giới hậu dịch bệnh. Giám đốc Viện phân tích an ninh toàn cầu Gal Luft và chuyên gia phân tích George Magnus của Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford nhận định khủng hoảng hiện nay “phủ bóng đen” và có tác động tiêu cực lên quan hệ Mỹ – Trung Quốc hơn bất kỳ vấn đề nào khác cho đến nay. Quan hệ quốc tế trong thế giới hậu đại dịch sẽ trở nên căng thẳng hơn.
Một trong những bóng đen đó thể hiện ở việc Tổng thống Donald Trump đe dọa Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nếu người ta chứng minh được Trung Quốc chịu trách nhiệm gây ra đại dịch. Phát biểu của Tổng thống Trump được Thủ tướng Đức A. Markel ủng hộ, đồng thời bà còn kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về nguồn gốc của virus. Chính phủ Anh cáo buộc Trung Quốc không thông tin đầy đủ về “quy mô, bản chất và khả năng lây nhiễm” của dịch bệnh. Cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại
Trung Quốc Ken Jarret nhận định rằng mất mát thực sự của đại dịch là sự đối kháng và thiếu tin tưởng lẫn nhau ngày càng trở nên sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thái độ tiêu cực về Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng khi Mỹ bước vào chu kỳ bầu cử tổng thống. Cuộc bầu cử càng đến gần, Tổng thống Trump càng khó có thể xuống thang trong cách tiếp cận đối đầu với Trung Quốc. Cố vấn Cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Scott Kennedy cho rằng cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump đều có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa nên khó có thiên hướng hợp tác với nhau.
Giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong cho rằng sự tuyên truyền vừa qua của Bắc Kinh về sự thành công của mình trong khi các nước khác đang bị mắc kẹt trong dịch bệnh đã dẫn đến thái độ thù địch của các nước với Trung Quốc. Bên cạnh đó, xung đột quyền lực giữa Mỹ – Trung Quốc sẽ làm thay đổi các kết cấu kinh tế. Trong bối cảnh Trung Quốc – Mỹ ngày càng công khai hơn trong việc áp dụng tư duy cạnh tranh chiến lược cường quốc, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng gia tăng khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Mỹ như là những điểm kết nối trong chuỗi cung ứng của mình. Hậu quả tiêu cực nhất của khủng hoảng là kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng giảm can dự với Trung Quốc.
Ngoài ra, cùng với cuộc chiến thương mại, khủng hoảng làm tổn hại đến hợp tác Mỹ – Trung Quốc trong các lĩnh vực khác bao gồm cả nghiên cứu, giao lưu văn hóa và giáo dục. Theo chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie – Tsighua Zhao Tong, những người hoạch định chính sách đối ngoại của cả Trung Quốc và Mỹ dường như đang sống trong những “thế giới song song”, ngày càng trở nên không hiểu những lập luận của nhau và cũng đang phải đối mặt với rủi ro “phân tách”. Sự khác biệt ngày càng lớn về tư duy hoạch định chính sách hai nước là mối đe dọa rất lớn đối với quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh kém hiệu quả của Chính quyền Tổng thống Trump càng làm tăng niềm tin của nhiều nhà bình luận Trung Quốc rằng mô hình của Trung Quốc có nhiều điểm ưu việt và sẽ vượt trội mô hình của Mỹ về dài hạn. Trung Quốc đẩy các nhà ngoại giao của mình ở khắp nơi trên thế giới ra sức tuyên truyền về mô hình Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hiện đại dịch được coi là phép thử đối với quan hệ của Trung Quốc với những nước vốn được coi là hữu nghị. Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc với sự tham gia của gần 70 nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh bị tác động nặng nề bởi đại dịch. Về lâu dài, Trung Quốc cần phải quen với thực tế hiển nhiên rằng “Vành đai, Con đường” cũng là tuyến đường lây lan của virus.
http://biendong.net/bien-dong/34633-vien-quan-he-quoc-te-duong-dai-tq-bac-kinh-can-chuan-bi-cho-cuoc-chien-voi-my.html

Ngoại giao TQ gặp khó khăn

vì nguồn gốc COVID-19

Để tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã giấu thông tin và tìm cách lấp liếm nguồn gốc dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, cũng chính vì dịch bệnh mà ngoại giao Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn, các kế hoạch, chương trình nghị sự ngoại giao của giới chức Bắc Kinh gần như bị hủy bỏ hết.
Cuộc chiến về nguồn gốc dịch bệnh
Nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi quốc tế những ngày qua. Vụ việc tiếp tục bị đẩy lên cao trào khi Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy loại virus này xuất phát từ 1 phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ngay lập tức, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề nghị Mỹ đưa ra bằng chứng, trong khi truyền thông Trung Quốc cũng có những phản ứng “khá gay gắt” với tuyên bố này của Mỹ.
Sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ rằng có “1 lượng chứng cứ lớn” cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khẳng định, Trung Quốc cần giải đáp các câu hỏi liên quan đến chia sẻ và sự minh bạch thông tin về dịch COVID-19 với thế giới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Anh cũng nhấn mạnh, hiện giờ chưa phải là lúc để “mổ xẻ” vai trò của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19. Theo ông, điều này nên để sau khi thế giới kiểm soát được dịch bệnh và nền kinh tế trở lại bình thường. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc cần cởi mở và minh bạch về những gì họ biết, cả những thiếu sót lẫn những thành công của nước này.
Tranh cãi về nguồn gốc virus tiếp tục trở nên căng thẳng hơn khi truyền thông đăng tải 1 bản báo cáo dài 15 trang được cho là của Cộng đồng tình báo 5 nước gồm Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand, cáo buộc Trung Quốc đã cố ý giấu hoặc hủy bằng chứng về dịch COVID-19.
Đáp trả những cáo buộc của Mỹ và phương Tây, truyền thông Trung Quốc cũng đã ngay lập tức đăng tải nhiều bài viết công kích các cáo buộc của Mỹ nhằm vào nước này, yêu cầu Mỹ trình ra chứng cứ. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã đăng bài một bình luận khá “gay gắt”, chỉ trích các chính trị gia Mỹ đang gấp rút đổ lỗi cho Trung Quốc khi nỗ lực chống dịch bên trong nước Mỹ đang là “một mớ hỗn độn”. Bài bình luận này cũng trích dẫn lại nhiều nguồn tin đánh giá virus SARS Co-V2 có nguồn gốc tự nhiên và không phải do con người tạo ra. Thời báo Hoàn cầu cũng vừa đăng tải một bài viết khẳng định những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ là “hoàn toàn vô căn cứ”. Theo Tờ báo này, nguồn gốc của virus là một câu hỏi khoa học. Tuy nhiên, nó đã bị chuyển thành một cuộc tấn công “ác ý” bởi các mưu đồ chính trị, tình báo và ngoại giao”.
Ngoại giao bế tắc
Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến các chương trình nghị sự ngoại giao của Trung Quốc gián đoạn và dự đoán tiếp tục ảnh hưởng tới nhiều cuộc gặp trực tiếp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều nguyên thủ các nước trong những tháng tới. Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), năm ngoái, các cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và những người đồng cấp là nền tảng ngoại giao của Trung Quốc. Chỉ trong 2019, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thăm tổng cộng 13 quốc gia châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, cũng như tham dự năm hội nghị quốc tế và đem lại nhiều kết quả đáng chú ý. Cụ thể, tháng 6/2019, sau cuộc hội đàm tại Nhật Bản bên lề Hội nghị cấp cao G-20, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo một “lệnh ngừng bắn” tạm thời chiến tranh thương mại. Hay như chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới châu Âu trong tháng 3/2019 cũng mang về bản ghi nhớ với Italy – quốc gia đầu tiên trong Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) – chính thức gia nhập Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Tuy nhiên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cuối tháng 12 năm ngoái và nhanh chóng sau đó lan rộng ra gần 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến ít nhất 3,4 triệu người mắc bệnh và trên 240.000 người tử vong, hàng loạt kế hoạch công du của Chủ tịch Trung Quốc tới các nước khác cũng như các cuộc hội tụ nguyên thủ, lãnh đạo các nước tại Bắc Kinh đều bị hủy bỏ.
Cụ thể, chuyến thăm Nhật Bản dự kiến đầu tháng 4 của ông Tập Cận Bình đã được thông báo phải hoãn do dịch COVID-19. Theo kế hoạch ban đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc có cuộc gặp Nhật Hoàng Naruhito và Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe. Cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa Bắc Kinh và Brussels vào cuối tháng Ba vừa qua cũng cùng chung cảnh, khiến ông Tập Cận Bình lỡ cơ hội gặp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) mới.  Bên cạnh đó, nguy cơ làn sóng lây lan dịch bệnh thứ 2 trong năm nay có thể trì hoãn nhiều chương trình nghị sự ngoại giao, khiến kế hoạch biến 2020 thành “Năm châu Âu” của Trung Quốc phần nào ảnh hưởng.
Trung Quốc hy vọng các các hội đàm về đầu tư sẽ có kết quả trong cuộc hội nghị thượng đỉnh tháng 9 năm nay, khi ông Tập Cận Bình dự kiến lần đầu tiên gặp gỡ đủ 27 lãnh đạo các nước thành viên EU tại Leipzig, Đức. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giới quan sát cho rằng mục tiêu đó khó có thể đạt được. Họ cho rằng sự cấp bách trong việc giải quyết vấn đề dịch bệnh và vực dậy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể phủ bóng hội nghị tháng 9, trong khi kết quả không được như mong muốn vì không có đủ thời gian cho các bên thương thảo về thỏa thuận đầu tư.
Một vấn đề khác đối với ngoại giao Trung Quốc đang phải đối mặt là Bắc Kinh đang bị nhiều quốc gia đổ lỗi vì khiến virus SARS-CoV-2 lây lan. Theo một nguồn tin ngoại giao, trọng tâm trong chương trình nghị sự ngoại giao của Trung Quốc trong năm nay có thể chuyển sang giảm bớt thiệt hại. Trước những cáo buộc “che giấu dịch bệnh” của Mỹ và một số quốc gia phương Tây, các đại sứ quán Trung Quốc trên khắp thế giới đã lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ Bắc Kinh trước sự thù địch quốc tế đang gia tăng. Bắc Kinh khẳng định họ minh bạch trong việc xử lý cuộc khủng hoảng y tế lần này và tích cực hợp tác với các nước khác trong nỗ lực kiểm soát, bao gồm gửi vật tư y tế đến các nước,  tổ chức các hội nghị video để chia sẻ kinh nghiệm với các bác sĩ nước ngoài và tài trợ thêm cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 khiến quan hệ của Trung Quốc với những quốc gia còn lại trên thế giới thêm phức tạp. Kết quả là, điều này sẽ làm giảm khả năng gặp mặt trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình với lãnh đạo các nước phương Tây. Bên cạnh đó, COVID-19 sẽ kéo theo sự thay đổi trong quan hệ Trung-Nga và làm gia tăng cẳng thẳng với các quốc gia châu Phi.
http://biendong.net/bien-dong/34629-ngoai-giao-tq-gap-kho-khan-vi-nguon-goc-covid-19.html

Cố vấn Trung Cộng đòi đàm phán lại

 thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Một tờ báo của chính quyền Trung Cộng cho biết, nhiều tiếng nói cực đoan đã xuất hiện tại Trung Cộng gần đây, đòi đánh giá lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa nước này với Hoa Kỳ, đồng thời một số cố vấn chính phủ cũng muốn đàm phán lại một thỏa thuận thương mại mới.
Theo bản tin thứ Hai, 11 tháng 5, của tờ Hoàn Cầu thời báo, một số cố vấn chính phủ đã đề nghị vô hiệu hóa Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Hoa Kỳ, và đàm phán một thỏa thuận mới có lợi hơn cho Trung Cộng.
Tờ Hoàn Cầu thời báo được xuất bản bởi Nhân Dân nhật báo, tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Trung Cộng. Tuy tờ Hoàn Cầu không được coi là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cầm quyền, nhưng bài viết của tờ báo này được cho là thể hiện ý kiến của các lãnh đạo Trung Cộng hiện nay. Theo thỏa thuận Giai đoạn 1 ký vào tháng 1, 2020, Bắc Kinh đã cam kết sẽ mua thêm ít nhất 200 tỷ Mỹ kim hàng hóa và dịch vụ Hoa Kỳ trong vòng 2 năm tới, trong khi Washington đồng ý thu hồi các lệnh đánh thuế đối với hàng Trung Cộng.
Hoàn Cầu thời báo vào thứ Hai dẫn lời một cố vấn thương mại tại Bắc Kinh nói rằng, việc đình chỉ thỏa thuận Giai đoạn 1 vào lúc này sẽ có lợi cho Trung Cộng, trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ đang suy yếu và phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Vị cố vấn này cho rằng, Hoa Kỳ nay sẽ không dám tái khởi động chiến tranh thương mại với Trung Cộng, nếu mọi thứ quay lại điểm bắt đầu. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/co-van-trung-cong-doi-dam-phan-lai-thoa-thuan-thuong-mai-voi-hoa-ky/

Tên lửa Trung Quốc đang rơi xuống Trái Đất

mất kiểm soát

Triệu Hằng
Phần còn lại của tên lửa do Trung Quốc chế tạo đã trở thành khối rác vũ trụ lớn nhất rơi trở lại trái đất trong gần 30 năm qua, tờ Forbes đưa tin hôm 11/5.
Vào ngày 5/5, Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 5B (Long March-5B) từ bãi phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam, mang theo nguyên mẫu tàu vũ trụ thử nghiệm thế hệ tiếp theo của nước này.
Sau gần một tuần quay quanh Trái Đất, bộ phận lõi (core stage) của tên lửa Trường Chinh 5B bắt đầu quay lại khí quyển Trái Đất lúc 11h sáng ngày 11/5.
Theo quân đội Mỹ, tên lửa đang bay xuống Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển Tây Phi.
Theo tờ Bưu điện New York, tốc độ di chuyển của vật thể hàng ngàn km mỗi giờ.
Phần còn lại của tên lửa Trường Chinh 5B còn lớn hơn trạm không gian Thiên Cung-1 của Trung Quốc từng lao xuống Trái Đất mất kiểm soát vào năm 2018, khiến Mỹ phải nhiều lần phát cảnh báo.
Theo chuyên trang Spaceflight Now, vật thể dài khoảng 30 mét, rộng 5 mét, nặng xấp xỉ 20 tấn. Đây là khối rác vũ trụ lớn thứ tư rơi trở lại Trái Đất trong lịch sử, sau trạm không gian Skylab năm 1979, tầng tên lửa của Skylab năm 1975 và trạm không gian Salyut-7 của Liên Xô năm 1991.
“Đây là vật thể có khối lượng lớn nhất tái nhập (khí quyển) một cách không kiểm soát kể từ năm 1991”, nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell, Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian chia sẻ trên Twitter.
Các loại vệ tinh hết hạn sử dụng và tên lửa cũ thường rơi trở lại Trái Đất. Tuy nhiên chúng không có kích thước lớn như Trường Chinh 5B, và thường được điều khiển để rơi xuống an toàn ở phía Nam Thái Bình Dương. Các nhà khoa học Mỹ đang theo dõi quỹ đạo rơi của Trường Chinh 5B để cảnh báo nếu có vấn đề nguy hiểm xảy ra.
Cách đây 2 tháng Trung Quốc phóng không thành công tên lửa đẩy tầm trung Trường Chinh 7A vào quỹ đạo thấp của Trái Đất.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ten-lua-trung-quoc-dang-roi-xuong-trai-dat-mat-kiem-soat.html

Bắc Kinh cấm nhập khẩu thịt Úc

Hương Thảo & Quý Khải
Thịt nhập khẩu từ Úc bên trong một siêu thị Hồng Kông (ảnh: Foreedontz MIU/Wikimedia Commons).
Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu thịt từ bốn nhà cung cấp thịt của Úc trong bối cảnh leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nước Lệnh đình chỉ diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch đánh thuế 80% đối với sản phẩm lúa mạch Úc, theo AAP hôm thứ Ba (12/5).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thịt bò số một của Úc, với trị giá hơn 3 tỷ USD mỗi năm. Hội đồng Công nghiệp Thịt Úc đã giải thích nguyên nhân lệnh đình chỉ này là do vấn đề đóng nhãn chưa đúng quy cách.
“Mặc dù không mong muốn, chúng tôi đã đối mặt với các vấn đề kiểu này trước đây, và đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ liên bang để giải quyết,” giám đốc điều hành Hội đồng Patrick Hutchinson nói.
“Đây là một vấn đề mang tính thương mại và tiếp cận thị trường và chúng tôi nhận chỉ đạo từ liên bang”.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham tỏ ra bất ngờ trước lệnh cấm. Ông nói với các phóng viên rằng, “Không hề có thông báo nào được đưa ra trước khi lệnh đình chỉ có hiệu lực ngày hôm nay.”
Bộ trưởng đang làm việc với các nhà chế biến thịt có liên quan để khắc phục vấn đề quy trình dán nhãn và xin lại giấy phép xuất khẩu cho họ.
“Chúng tôi lo ngại việc đình chỉ dường như có liên quan đến các vấn đề kỹ thuật ở mức cao, trong một số trường hợp vấn đề tích tồn hơn một năm”, ông nói.
“Tôi đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo ngành, đồng nghiệp và các phòng ban để thiết lập một phản ứng toàn diện.”
“Chúng tôi sẽ làm việc với ngành chế biến thịt và cả hai chính quyền Trung Úc để tìm kiếm một giải pháp cho phép các doanh nghiệp này tiếp tục bình thường hóa hoạt động càng sớm càng tốt.”
Quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc đã nhanh chóng xấu đi sau khi Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc Covid-19.
Đầu tháng, đại sứ Trung Quốc tại Úc đã cảnh báo người dân Trung Quốc sẽ xem xét lại việc mua thịt bò Úc nếu thủ tướng Morrison tiếp tục kêu gọi điều tra.
Bốn công ty cung cấp thịt – JBS Dinmore, JBS Beef City, Kilcoy và Northern Cooperative Meat Company – chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu thịt bò của Úc.
Nghị sĩ liên minh Coalition George Christensen muốn triệu tập đại sứ Trung Quốc để yêu cầu trả lời chất vấn của một ủy ban nghị viện về mối đe dọa tẩy chay thương mại.
Ông Christensen cho biết Úc đang ở ngã ba đường và rõ đang đối mặt với khó khăn vì đã “bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ – Trung Quốc.”
“Việc móc nối với một chính quyền độc tài đã khiến đất nước chúng ta đứng trước nguy cơ đối diện các vụ tống tiền và tẩy chay kinh tế như của đại sứ Trung Quốc,”  ông nói trước Quốc hội Úc.
“Đã đến lúc phải lên tiếng trước sự thâm nhập kinh tế và tống tiền kinh tế của Trung Quốc đối với chúng ta. Vậy là quá đủ rồi! Chúng ta cần phải có lập trường đối với chủ quyền quốc gia mình.”
Theo Daniel McCulloch, AAP
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-cam-nhap-khau-thit-uc.html

Trung Quốc đe dọa áp thuế đối với lúa mạch Úc

Thiện Lan
Đe dọa thuế quan được Trung Quốc đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Y tế Greg Hunt xác nhận Úc hỗ trợ cho một động thái của EU nhằm điều tra nguồn gốc của dịch.
Bộ trưởng thương mại Úc Simon Birmingham cho biết ông “lo ngại sâu sắc” khi Bộ Thương mại Trung Quốc đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu lúa mạch Úc sau tuyên bố điều tra Úc bán phá giá.
Trong một tuyên bố ngày 10 tháng 5, Birmingham nói rằng chính phủ sẽ hợp tác với ngành ngũ cốc Úc để hợp tác chống lại cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc.
“Các nhà sản xuất lúa mạch của chúng tôi hoạt động trong thị trường cạnh tranh toàn cầu mà không có bất kỳ trợ cấp thương mại nào, định giá sản phẩm hoàn theo thị trường”, Bộ trưởng nói.
“Quan điểm của chúng tôi khá rõ ràng và vững chắc rằng không có lý do nào để cho rằng nông dân Úc và các nhà sản xuất lúa mạch được trợ cấp hoặc đang bán phá giá sản phẩm của họ theo những cách như vậy”, Bộ trưởng nói với các phóng viên ở Canberra.
Tiểu bang phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu lúa mạch sang Trung Quốc. 88% xuất khẩu lúa mạch của Úc sang Trung Quốc đến từ bang Tây Úc, trị giá 805 triệu đô la (526 đô la Mỹ) trong năm 2018-19.
“Đây là một thị trường quan trọng đối với người trồng vùng Tây Úc và hiện tại không có lựa chọn thay thế nào khác. Chúng tôi biết rằng lúa mạch của Tây Úc được các nhà sản xuất bia ở Trung Quốc đánh giá cao và họ chắc chắn sẽ thất vọng nếu đề xuất này được tiến hành, ông MacTiernan nói trong một tuyên bố truyền thông.
Trung Quốc đã cho các nhà xuất khẩu lúa mạch Úc và chính phủ Úc 10 ngày để trả lời.
Mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng sau đại dịch COVID-19, khi Thủ tướng Scott Morrison vận động các đồng minh tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Vũ Hán.
Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) đã đe dọa, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu ông Morrison tiếp tục thúc đẩy cuộc điều tra, đây là những gì mà Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham gọi là “ép buộc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-de-doa-ap-thue-doi-voi-lua-mach-uc.html

Ý kiến chuyên gia: Trung Quốc nhẫn tâm

khai thác đại dịch virus corona

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên tờ Vox gần đây, ông Alex Ward, chuyên gia về an ninh quốc tế, nhận định Bắc Kinh đang không ngừng khai thác một cách tàn nhẫn đại dịch Covid-19, vốn do họ gây ra.
Từng là phó giám đốc tại Trung tâm Brent Scowcroft về An ninh Quốc tế của Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), ông Ward cho rằng đại dịch virus corona đang hoành hành trên toàn thế giới, là “hỏa hoạn mà Trung Quốc đã châm lửa”, và bây giờ, trong khi họ hành động như thể lính cứu hỏa, thì họ “cũng đang đặt một chiếc thòng lọng lên cổ thế giới”.
Ông Ward lưu ý chính phủ Trung Quốc đã mất nhiều tuần để phủ nhận và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát virus corona, đang lan rộng ra khắp thế giới.
“Việc che giấu đó khiến các quốc gia lỡ mất thời gian quan trọng cho việc chuẩn bị, và có khả năng hạn chế thiệt hại của Covid-19”, ông Ward nêu rõ.
Phát biểu với tờ Vox, một số chuyên gia cho hay chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho hơn 3 triệu người nhiễm bệnh và hơn 200.000 ca tử vong [tính tại thời điểm 28/4], đã xảy ra trên toàn thế giới.
“Nhưng Trung Quốc không để cuộc khủng hoảng bị lãng phí. Thay vì tìm cách khắc phục, Bắc Kinh đang tận dụng sự hỗn loạn để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại dài hạn, hung hăng hơn”, ông Ward nhận xét.
Ông Bonnie Glaser, giám đốc ‘Dự án Thế lực Trung Quốc’ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cũng nhận xét: “Khi nhìn thấy cơ hội, Trung Quốc chuyển sang khai thác chúng, và chúng ta đang ở trong một thời điểm mà người Trung Quốc chắc chắn nhìn thấy cơ hội”.
Ngoài ra, theo ông Ward, Bắc Kinh đã lợi dụng sự mất tập trung của thế giới, để khẳng định chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông, đe dọa Đài Loan và tăng cường nhiều quyền lực hơn đối với Hồng Kông, trong nỗ lực dập tắt phong trào dân chủ ở đó.
Trung Quốc đã lợi dụng các quốc gia dễ bị tổn thương ở châu Phi, vốn đang phải vật lộn để đối phó với virus corona và tác động kinh tế của đại dịch, bằng cách cung cấp các khoản nợ cần thiết, với điều kiện các quốc gia đó phải sử dụng tài sản quốc gia sinh lợi, làm tài sản thế chấp.
“Sau khi Mỹ tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vốn được cho là quá dễ dãi với Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ thêm hàng triệu đô la cho tổ chức này, mang lại cho Bắc Kinh nhiều ảnh hưởng hơn trong tổ chức y tế toàn cầu, và cho phép Trung Quốc thể hiện họ là nhà vô địch mới của chủ nghĩa đa phương”, ông Ward nhận xét.
Ông Ward cho rằng Trung Quốc đã phát động một chiến dịch thông tin sai lệch, để làm chệch hướng, đổ lỗi sang các nước khác, chẳng hạn cho rằng virus này thực sự có nguồn gốc ở Mỹ, hoặc có thể ở Ý. Trung Quốc cũng gửi các thiết bị y tế và bác sĩ cần thiết đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, nơi Bắc Kinh tìm cách mở rộng ảnh hưởng, cho phép họ đóng vai người hùng của đại dịch, thay cho kẻ phạm tội.
Ông Michael Sobolik, một chuyên gia về Trung Quốc tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ, cũng nhận xét: “Tất cả mọi thứ họ đang làm là một chiến thuật hung hăng. Trung Quốc đang đẩy mạnh ảnh hưởng lên tất cả các nước”.
Ông Ward cho hay một số chuyên gia thế giới tin rằng đó “là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của ông Tập, nhằm đánh bật nước Mỹ ra khỏi vị trí siêu cường duy nhất toàn cầu, và mở rộng phạm vi của Trung Quốc trên toàn thế giới. Nói cách khác, ông Tập chỉ đơn thuần khai thác cuộc khủng hoảng virus corona để đạt được mục tiêu của mình, thậm chí còn nhanh hơn”.
Bắc Kinh muốn Trung Quốc nhanh ‘vĩ đại’ trở lại?
Giáo sư Andrew Erickson, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, không nghi ngờ về những tham vọng của ông Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Viết trên tờ ‘War on the Rocks’ vào tháng 10/2019, giáo sư Erickson nhận định: “Ảo tưởng [của Trung Quốc] không có gì bí mật: ông Tập Cận Bình thề sẽ làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại. Chiến lược của ông Tập đối với một Trung Quốc hiện đại về sức mạnh và ảnh hưởng chưa từng thấy, đòi hỏi phải lấy lại vinh quang đã mất ở trong và ngoài nước”.
Về khía cạnh này, ông Ward lưu ý bản thân ông Tập đã nói rất nhiều. Trong một bài phát biểu quan trọng vào tháng 10/2017, ông Tập đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho các mục tiêu vĩ đại của mình, rằng (i) Trung Quốc sẽ có một “xã hội thịnh vượng vừa phải trên tất cả các khía cạnh” vào năm 2021; (ii) Trung Quốc sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thế giới về công nghệ và hiện đại hóa quân sự vào năm 2035; và (iii) tranh chấp kéo dài hàng thập niên của Bắc Kinh với Đài Loan, sẽ được giải quyết đến năm 2049.
Ông Aaron Friedberg, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Princeton, cho rằng đó là những hứa hẹn đầy tham vọng của ông Tập, được thực hiện với thời hạn chặt chẽ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ông Tập sẽ không lãng phí cơ hội để đạt được tiến bộ trong các kế hoạch đó.
“Trung Quốc có cơ hội và đã nắm lấy nó”, ông Ward nhấn mạnh.
Hôm 14/4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ tạm thời ngừng tài trợ cho WHO, khi cho rằng cơ quan y tế toàn cầu này ‘xoay quanh Trung Quốc’, và đã quá khoan dung đối với Bắc Kinh trong những ngày đầu của đại dịch virus corona.
Và chỉ 2 tuần sau, Trung Quốc đã công khai cam kết tài trợ thêm 30 triệu USD cho WHO. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) thông báo Bắc Kinh đã đóng góp tiền cho WHO vì họ “bảo vệ lý tưởng và nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương, và duy trì vị thế và quyền lực của Liên Hợp Quốc”.
Tuy nhiên, theo ông Ward, rất ít người tin rằng đó là một động thái vị tha của Bắc Kinh. Thay vào đó, hầu hết mọi người đều cho rằng đó là chủ nghĩa cơ hội.
“Mỹ đã để lại một khoảng trống lãnh đạo, và Trung Quốc nhanh chóng nhảy vào để chiếm lấy. Chỉ với một khoản đóng góp (tương đối) nhỏ, Bắc Kinh trông giống như một người ủng hộ đáng tin cậy của hợp tác toàn cầu, và là đối tác có trách nhiệm trong phản ứng y tế công cộng đối với virus corona”, ông Ward nhận xét.
“30 triệu [USD] thì như muối bỏ biển. Nếu họ muốn đóng góp nhiều hơn, họ hoàn toàn có thể đóng góp nhiều hơn. Nhưng đó thực sự là một tín hiệu cho Nhà Trắng và thế giới rằng Hoa Kỳ có thể không có nhiều ảnh hưởng như họ nghĩ”, ông Sobolik bình luận.
Vấn đề Hồng Kông
Theo ông Ward, ông Tập cũng đã tận dụng sự rối loạn do đại dịch virus corona gây ra, để gây thêm uy quyền ở Hồng Kông, và trấn áp phong trào dân chủ ở đó.
Hôm 18/4, hơn một chục nhà hoạt động dân chủ và các nhà lập pháp đã bị bắt giữ tại Hồng Kông, ghi dấu một cuộc vây bắt lớn nhất trong một ngày, trong nhiều năm. Một trong những người bị giam giữ là ông Martin Lee, người sáng lập 81 tuổi của Đảng Dân chủ Hồng Kông, người đã làm tan vỡ [âm mưu của] Bắc Kinh, tìm cách áp đặt quyền lực hoàn toàn đối với thành phố.
“Người dân Hồng Kông hiện phải đối mặt với 2 dịch bệnh từ Trung Quốc: virus corona và những cuộc tấn công vào các quyền cơ bản nhất của con người chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thể hy vọng một loại vắc-xin sẽ sớm được phát triển cho virus corona. Nhưng một khi quyền con người và luật pháp của Hồng Kông bị dần dần hạn chế, thì virus chết người của sự cai trị độc đoán, sẽ vẫn còn ở đó”, ông Lee đã nói với tờ Washington Post 3 ngày sau khi bị bắt.
Bắc Kinh cũng đã bắt đầu can thiệp công khai về chính trị Hồng Kông theo một cách mới. Ví dụ như vào giữa tháng 4/2020, Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, một cơ quan của nhà nước Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát Hồng Kông, đã chỉ trích một số nhà lập pháp của thành phố, về các cuộc tranh luận gây cản trở, mà họ cho là đã dẫn đến sự tồn đọng của luật pháp.
“Kết luận lại, các chuyên gia nói rằng Bắc Kinh đang sử dụng virus corona như một vỏ bọc để củng cố sự cai trị độc đoán của họ đối với Hồng Kông, và hoàn toàn dập tắt phong trào dân chủ”, ông Ward nhấn mạnh.
Vấn đề Biển Đông
Ông Ward cho rằng Trung Quốc cũng đang cố gắng lan rộng sự thống trị đó ở những nơi khác.
Bắc Kinh từ lâu đã đưa ra yêu sách đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Để khẳng định yêu sách của mình, các tàu hải quân Trung Quốc đã [dùng vũ lực] xua đuổi các nước có yêu sách khác, như Philippines và Việt Nam, ra khỏi khu vực, để họ có thể kiểm soát hoàn toàn các hòn đảo và các nguồn tài nguyên dầu khí tự nhiên xung quanh.
Thực tế đó đã không dừng lại trong đại dịch. Đầu tháng 4/2020 chẳng hạn, một tàu Trung Quốc đã đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông, và tuyên bố chủ quyền đối với các đảo khác trong khu vực.
“Trung Quốc có thể hy vọng, vừa gửi một thông điệp tới các quốc gia khác có liên quan đến Biển Đông rằng Trung Quốc sẽ không lùi bước trong bất kỳ trường hợp nào, và vừa gửi một thông điệp tới người dân trong nước về sự lãnh đạo mạnh mẽ của đảng”, ông Kelsey Broderick, một Nhà phân tích Trung Quốc tại công ty tư vấn Eurasia Group, nói với hãng truyền hình CNBC hôm 13/4.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Đài Loan, bao gồm cả việc các máy bay chiến đấu thường xuyên bay gần không phận Đài Loan, và gửi các đội tàu đến gần hòn đảo.
Vấn đề châu Phi
Theo ông Ward, ngoài Biển Đông, Trung Quốc cũng đang phô diễn sức mạnh của mình trên các châu lục khác, đặc biệt là châu Phi. Nhiều chính phủ châu Phi, những nước phải vận lộn để chống lại virus corona, đang yêu cầu [Bắc Kinh] giảm nợ để họ có thể đầu tư nhiều hơn vào chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm và các chương trình xã hội, nhằm giữ an toàn cho hàng triệu người trong đại dịch.
Trung Quốc, một trong những chủ nợ lớn nhất của lục địa [châu Phi], đang lẩn tránh trước ý tưởng xóa nợ quy mô lớn, vì sợ nó có thể tạo ra tiền lệ xấu.
Theo Tạp chí Phố Wall, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu các quan chức châu Phi cung cấp tài sản thế chấp, để đổi lấy sự giúp đỡ về kinh tế. Ví dụ như chính phủ Zambia phải sử dụng quyền khai thác kim loại đồng làm tài sản thế chấp cho khoản vay từ Trung Quốc.
Phát biểu với tờ Vox, một số chuyên gia nói rằng họ không hề ngạc nhiên trước điều đó, vì theo họ, Trung Quốc có quan điểm rất ‘thực dụng’ về chính sách đối ngoại: Nếu Bắc Kinh cho ai một cái gì, thì họ sẽ cần nhận được một cái gì đó.
“Cung cấp cho các quốc gia châu Phi các khoản vay kinh tế hàng tỷ đô la, chỉ để không bao giờ thấy được sự thu hồi vốn đầu tư, là điều mà các quan chức Trung Quốc không bao giờ chấp nhận, khi họ xem xét mục đích của các khoản vay”, ông Ward nhận xét.
Nhưng theo ông Ward, hành động của Bắc Kinh theo cách này trong thời điểm châu Phi khó khăn, có thể làm hỏng những mối quan hệ Trung – Phi vừa chớm nở. Nó không giúp được gì cho việc phân biệt chủng tộc đối với người châu Phi ở Trung Quốc, vốn đang ngày càng gia tăng trong cuộc khủng hoảng virus corona, trong đó nhiều người châu Phi bị cấm ở khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, v.v.
Anh Frank Nnabugwu, một doanh nhân người Nigeria sống ở thành phố Quảng Châu, cho biết chính quyền không cho anh ấy trở về ngôi nhà mà anh đang thuê.
“Các nhân viên bảo vệ nói với chúng tôi: ‘Không người nước ngoài nào được phép’. Tôi bối rối, rất thất vọng. Tôi đã ngủ trên đường phố”, anh Nnabagwu nói với tờ The Guardian hôm 27/4/2020.
Ông Ward cho rằng “rõ ràng Trung Quốc đã không đánh giá lại chính sách đối ngoại của mình trong giai đoạn nguy hiểm mà họ có phần trách nhiệm. Thay vào đó, họ tăng cường thêm nỗ lực để thấy nó trở thành sự thật. Điều đó, trên thực tế là Trung Quốc đang ở thế tấn công [ở châu Phi]”.
Ngoài ra theo ông Ward, [ở chiều hướng ngược lại], Bắc Kinh cũng đang sử dụng các biện pháp khác, chủ yếu là một chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch trên qui mô lớn, để chơi phòng ngự [ở châu Âu], hòng trốn tránh trách nhiệm.
Trung Quốc sử dụng thông tin sai lệch của Nga, để làm chệch hướng dư luận
Theo bà Jessica Brandt, một chuyên gia về thông tin sai lệch của Trung Quốc tại Quỹ Marshall (Đức), khi có những yêu cầu rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch gia tăng, Bắc Kinh chủ yếu đã chọn cách “kháng cự lại, và để làm được điều đó, Trung Quốc đã sử dụng thông tin sai lệch của Nga”.
Đầu tiên, Trung Quốc đưa ra các thuyết âm mưu về sự khởi đầu của virus. Một điều chắc chắn là virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán trước khi nó lan sang phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc, bao gồm cả phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Zhao Lijian), đã
đưa ra giả thiết giả dối rằng virus corona xuất hiện đầu tiên ở Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra với Ý khi chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc cũng đã chĩa dùi vào quốc gia châu Âu này, rằng Ý có thể là điểm khởi đầu tiềm năng cho dịch bệnh.
“Đây là một thủ đoạn thông tin sai lệch cổ điển của Nga. Thay vì đưa ra một lý thuyết mới dựa trên thực tế, chế độ lặp lại một tuyên bố giả dối cho đến khi nó khiến mọi người nghi ngờ về sự thật. Đối với Trung Quốc, việc sử dụng các kênh chính thức để thúc đẩy các thuyết âm mưu, là điều mới lạ”, bà Brandt vạch rõ.
Để minh chứng, bà Brandt lưu ý về sự gia tăng 300% số lượng quan chức Trung Quốc trên trang mạng Twitter trong năm qua, bắt đầu từ thời điểm các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, khởi xướng vào mùa xuân 2019. Đó có thể là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc, nhằm truyền bá thông tin sai lệch tốt hơn và xa hơn.
Các quan chức Trung Quốc cũng gửi các thiết bị y tế và bác sĩ đến một số quốc gia châu Âu, vốn đang phải vật lộn để đối phó với sự bùng phát của virus corona. Chính quyền Bắc Kinh đã thực hiện một thỏa thuận lớn về việc cung cấp hỗ trợ cho Ý vào tháng 3/2020, khi Ý là một trong những nước phải gánh chịu sự hoành hành của dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới. Trung Quốc cũng gửi các thiết bị và vật tư y tế cho Serbia, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Ông Ward cho hay lý do Bắc Kinh làm tất cả những điều này, không phải là lòng vị tha thuần túy hay thậm chí là sự thừa nhận trách nhiệm của chính họ trong việc tạo ra cuộc khủng hoảng từ đầu. Thay vào đó, các chuyên gia nói rằng Trung Quốc đang cố gắng chống lại báo chí, chỉ trích về việc Bắc Kinh đã xử lý yếu kém sự bùng phát virus ngay từ sớm.
“Thay vì [thừa nhận] là một chính phủ thiếu tinh thần trách nhiệm, với những thất bại đã gây ra một đại dịch chết người trên thế giới, Trung Quốc đang cố gắng trông giống như vị cứu tinh của thế giới, cung cấp những nguồn cung cấp quan trọng cho các nước đang gặp khó khăn”, ông Ward lên án.
Nhưng, theo ông Ward, các nước mà Trung Quốc lựa chọn giúp đỡ, cũng là những quốc gia mà Bắc Kinh đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ chặt chẽ trong nhiều năm qua, vừa để mở rộng phạm vi kinh tế ở châu Âu và vừa để làm suy yếu các liên minh của Mỹ trong khu vực.
Chẳng hạn như Ý, quốc gia lớn đầu tiên ở châu Âu, đã ký kết Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, với kế hoạch hàng nghìn tỷ đô la của Bắc Kinh để xây dựng cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế trên khắp 3 châu lục, nhằm thống trị thương mại toàn cầu.
Bằng cách cung cấp viện trợ quan trọng cho Ý và các quốc gia châu Âu chủ chốt khác trong đại dịch, Trung Quốc hy vọng tiếp tục thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia đó, và làm sứt mẻ mối quan hệ của họ với Mỹ.
Ông Jennifer Staats, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ, đã thẳng thắn nhận định rằng: “Nói chung, Trung Quốc chỉ làm những việc giúp cho chính họ, không có gì hơn thế. Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang nỗ lực hành động để đánh bóng hình ảnh của Trung Quốc như là một nhà lãnh đạo toàn cầu, đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19”.
Tuy nhiên, ông Ward cho rằng Trung Quốc đã đối mặt với một vấn đề lớn, khi kế hoạch [của họ] đã bắt đầu phản tác dụng.
Trung Quốc không thể hợp tác với Mỹ và một số nước
Theo ông Ward, hành động của Trung Quốc khiến cho việc hợp tác với Mỹ và một số nước khác là không thể.
Mặc dù chiến dịch quan hệ công chúng (PR) toàn cầu của Trung Quốc đã mang lại một số kết quả đối với một số lãnh đạo của các nước, như Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic và ngoại trưởng Ý [Di Maio] đã ca ngợi sự giúp đỡ của Trung Quốc, nhưng một số nước bắt đầu chán ngấy với các thủ đoạn gây áp lực và điệu bộ của Bắc Kinh.
Ông Ward lấy nước Úc làm ví dụ. Khi chính phủ Úc khởi đầu một nỗ lực toàn cầu để mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của sự bùng phát virus corona, các quan chức Trung Quốc đã đe dọa trả đũa kinh tế.
“Có lẽ những người dân bình thường sẽ nói, ‘Tại sao chúng ta nên uống rượu Úc? Ăn thịt bò Úc. Cha mẹ của các học sinh cũng sẽ nghĩ … liệu đây có phải là nơi tốt nhất để gửi con cái họ đến không”, đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Cheng Jingye), hăm dọa trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tạp chí Tài chính Úc.
Nhưng, thay vì nhượng bộ theo yêu cầu của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Úc Marise Payne trong một tuyên bố hôm 27/4 nêu rõ: “Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ ý kiến nào, rằng ép buộc kinh tế là một phản ứng thích hợp đối với lời kêu gọi [điều tra] đánh giá như vậy, khi điều chúng ta cần là hợp tác toàn cầu”.
Một số quốc gia cũng phàn nàn về chất lượng thấp của các thiết bị và vật tư y tế do Trung Quốc cung cấp. Chẳng hạn, một số bộ kít xét nghiệm mà Bắc Kinh cung cấp cho các quốc gia châu Âu, cho kết quả không chính xác. Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện ra rằng các bộ kít xét nghiệm từ công ty Công nghệ Sinh học Thâm Quyến Bioeasy của Trung Quốc, cho kết quả xét nghiệm các trường hợp dương tính với độ chính xác chỉ đạt khoảng 30%.
“Điều đó đã khiến Trung Quốc bị tai tiếng tại châu lục với hàng dởm. Bạn không thể khoe khoang và cung cấp chất lượng không đạt tiêu chuẩn”, bà Brand nhận xét.
Các chuyên gia cho rằng những nỗ lực năng nổ của Trung Quốc nhằm khai thác đại dịch vì lợi ích của chính họ, đã khiến các chính phủ, đặc biệt là Mỹ, khó tin tưởng và hợp tác với nước này.
“Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này, sẽ rất khó để hợp tác, mặc dù điều đó là vì lợi ích cho các quốc gia, bao gồm cả Mỹ”, giáo sư Friedberg chia sẻ.
Các chuyên gia cho rằng nếu Trung Quốc không hợp tác với các nước khác, dịch bệnh này có thể tiếp tục lan rộng.
“Khi đó, các hành động của Trung Quốc không những làm cho thế giới kém an toàn hơn, mà còn không giúp nó đạt được uy tín toàn cầu, mà chế độ tìm kiếm. Trên mọi lĩnh vực, tôi không nghĩ rằng họ đang chiến thắng”, giáo sư Friedberg khẳng định.
Theo Vox
Duy Nghĩa dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/y-kien-chuyen-gia-trung-quoc-nhan-tam-khai-thac-dai-dich-virus-corona.html

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp

có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

Bình luậnMinh Than
Vào ngày 9/5, trong cuộc phỏng vấn với tờ Sound of Hope (SOH), Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia thủy lực nổi tiếng, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về công trình đập Tam Hiệp cho biết: đập Tam Hiệp không chỉ không kiểm soát được lũ, mà các quan sát và nghiên cứu mới nhất phát hiện ra sức công phá xả lũ của đập Tam Hiệp mạnh gấp 25 lần lũ tự nhiên. Ông đưa ra cảnh báo với người dân Trung Quốc khi trích dẫn số liệu nghiên cứu của các học giả trong nước.
Tiến sĩ Vương nói rằng ông tán thành kết luận trong một bài viết của các chuyên gia Trình Hải Vân (Cheng Haiyun), Trần Lực (Chen Li) và Hứa Ngân Sơn (Xu Yinshan) thuộc Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử. Trong đó, bài viết kết luận rằng: “Sau khi đập Tam Hiệp được đưa vào hoạt động, xảy ra một loạt các thay đổi về xả lũ ở hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang), tổng thời gian lũ tràn ở hạ lưu đập đoạn sông Dương Tử (từ Nghi Xương tới Thạch Đầu) rút ngắn từ 30 tiếng tự nhiên xuống chỉ còn 6 tiếng, tốc độ gấp 5 lần lũ tự nhiên, và có sức tàn phá gấp 25 lần lũ tự nhiên.
Sau đây là ghi âm nội dung phỏng vấn Tiến sĩ Vương của SOH:
Ghi âm: “Công trình Tam Hiệp” cứ cho là tăng hay giảm lưu lượng xuống 5.000 mét khối mỗi giây đi! Với mức độ như vậy, nó liền thay đổi bản chất lưu động của nước sông. Nó tạo thành những làn sóng đứng, nếu bạn tưởng tượng một chút, nó hơi giống một cơn sóng thần! Sóng của nó sẽ có cái cao, có cái rất cao. Sau đó, nó sẽ lao về phía trước, bởi vì nó có độ cao nên sau khi nó di chuyển về phía trước thì tốc độ của nó gấp 5 lần so với ban đầu! Tốc độ và động năng làm tăng sức mạnh và sức tàn phá lên 25 lần. Thời gian từ Nghi Xương đến hạ lưu được rút ngắn đáng kể, do đó trong một thời gian ngắn làm tăng áp lực lũ ở hạ lưu. Điều này cho thấy tất cả số liệu quy hoạch phòng lũ của “công trình Tam Hiệp” đều sai”.
Tiến sĩ Vương cũng nói rằng sức tàn phá của trận lụt được quyết định bởi động năng của nó. Bởi vì điều này đã được chứng minh trong trận vỡ đập xảy ra trước đó. Vào năm 1975, khi đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam bị vỡ, kéo theo hơn 60 hồ chứa bị vỡ, khiến 23 vạn người chết. Đập Bản Kiều vỡ với lưu lượng lũ chảy lớn nhất là 17.500 mét khối mỗi giây. Khối lượng xả của đập Tam Hiệp tăng từ 20.000 mét khối lên 45.000 mét khối mỗi giây thì việc xảy ra chuyện là bình thường. Đập Bản Kiều vỡ, tốc độ dòng chảy tối đa hơn 30 km mỗi giây, có thể cuốn tàu chở dầu đi hàng chục km, trong khi đập Tam Hiệp xả lũ tốc độ dòng chảy hơn 60 km mỗi giây, sức tàn phá của nó là lớn hơn nhiều so vỡ đập Bản Kiều. Tồi tệ hơn
là cách quản lý sông Trường Giang sử dụng phương pháp cũ của Đức cách đây 100 năm. Ở thượng nguồn lại xây dựng kênh rạch hóa và duỗi thẳng, dẫn đến tốc độ dòng chảy nhanh hơn.
[Ghi âm]: “Vào thời điểm đó, dòng sông bị bùn hóa và kênh mương hóa, nghĩa là dòng sông ban đầu chảy theo hình chữ S và cong, giờ lại cắt đoạn cong làm nó thẳng ra. Chính phủ Trung Quốc sẵn lòng làm như vậy, tại sao? Nếu dòng sông được làm thẳng, sẽ có rất nhiều đất để trồng lương thực và phát triển thành phố. Nhưng họ đã không thấy hậu quả. Lũ chảy ngày càng nhanh hơn và áp lực của lũ ngày càng lớn. Với xung kích quá lớn như thế, áp lực đối với lũ hạ lưu sẽ rất lớn! Bởi vì tốc độ dòng chảy càng nhanh, kè sông ở hai bên sông Trường Giang không chắc, đều là kè đất. Vì vậy, rõ ràng chúng không thể chịu được sức tàn phá của lũ lụt, khiến tình hình kiểm soát lũ ở khu vực hạ lưu của đập càng nguy hiểm hơn”.
Tiến sĩ Vương chỉ ra thêm rằng công trình Tam Hiệp không hề có tác dụng trong việc kiểm soát lũ. Nó chỉ có thể ngăn chặn lũ rất nhỏ chứ không thể ngăn lũ lớn. Với trận lũ 20 năm gặp một lần thì Tam Hiệp không thể ngăn chặn được, đừng nói đến lũ lụt sau 100 năm gặp một lần, vì khả năng lưu trữ của Hồ chứa Tam Hiệp được tính không chính xác.
[Ghi âm]: “Vì Lý Bằng (Li Peng) [cựu Thủ tướng Trung Quốc] từng đề xuất vào năm 1984, tôi đã nói rằng nếu mực lưu trữ nước của Tam Hiệp đạt 180 mét, khả năng lưu trữ lũ của nó là 22 tỷ mét khối, bạn trước tiên nên nhớ kỹ điều này. 180 với 22 tỷ! Cuối cùng nó được phê duyệt như thế nào? Là 175 mét mực chứa nước, và khả năng lưu trữ lũ của nó là 22,15 tỷ mét khối. Bạn có thấy vấn đề không? Mực chứa nước Lý Bằng nói là cao hơn 5 mét so với con số 175! Nhưng khả năng lưu trữ lại nhỏ hơn tới 100 triệu đến 150 triệu mét khối. Điều này là không thể. Vì họ đã tính sai!”
Tiến sĩ Vương tiết lộ rằng sức chứa của đập Tam Hiệp đã bị tính toán sai từ đầu, và đó là một thảm họa lớn, nhưng những phần tử trí thức trong chính phủ nói rằng số liệu do lãnh đạo cho phép, ghi bao nhiêu họ chỉ dám viết bấy nhiêu! Họ từ đầu tới cuối che giấu lỗi thiết kế công trình Tam Hiệp. Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ cần những trí thức có tài năng thực sự mà quan trọng hơn là những trí thức trung thành và nghe theo đảng.
[Ghi âm]: “Và tính toán này là sai lầm. Vào thời điểm đó, Giáo sư Trương Quang Đẩu (Zhang Guangdou), người chịu trách nhiệm thiết kế công trình Tam Hiệp, đã viết thư gửi Phó giám đốc của Ủy ban Xây dựng Tam Hiệp. Ông nói rằng dung tích đã bị tính toán sai! Điều này Tiền Chính Anh (Qian Zhengying) cũng biết, Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang cũng biết. Nhưng không thể nói với người dân Trung Quốc vấn đề này! Điều này đã được viết trong một lá thư. Ông ấy sai rồi thì sao? Điều đó có nghĩa là, sai thì là sai rồi, Tam Hiệp thực sự không có tác dụng phòng lũ!”
Minh  Thanh
Theo SOH
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chuyen-gia-canh-bao-xa-lu-dap-tam-hiep-co-suc-tan-pha-gap-25-lan-song-than-37028.html

Từ « Ngày xưa có con virus » đến « One Sea »:

Bắc Kinh nhận quả đắng !

Thụy My
Sau khi đại sứ Trung Quốc tại Paris Lô Sa Dã (Lu Shaye) bị bộ Ngoại Giao Pháp triệu tập (mà theo báo chí đây là lần thứ hai) vì đăng bài vu khống Pháp để người già chết đói, chết bệnh trong các viện dưỡng lão, cứ ngỡ rằng đây hẳn là một bài học đích đáng cho những con diều hâu Trung Quốc. Tuy nhiên cơ quan ngoại giao này vẫn « ngựa quen đường cũ ».
« Ngày xửa ngày xưa có con virus …»
Chỉ vài ngày sau, trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp xuất hiện một video mang tựa đề « Once Upon a Virus » (Ngày xửa ngày xưa có con virus), lần này thì nhằm khiêu khích Mỹ.
Đoạn video hoạt hình ngắn này có hai nhân vật chính được trình bày theo dạng trò chơi Lego. Bên trái là một chiến binh Trung Quốc thời xưa có mang khẩu trang, bên phải là tượng Nữ thần Tự Do.
Nội dung có thể gói gọn trong một câu : Trung Quốc đã cảnh báo cho thế giới về sự trầm trọng của tình hình, và đã thành công trong việc ngăn chận đại dịch. Trong khi đó Hoa Kỳ không muốn lắng nghe, và giờ đây phải lúng túng đối phó.
Sau đây là một số đối đáp :
Trung Quốc : Chúng tôi đã phát hiện một con virus mới
Hoa Kỳ : Thì sao ?
Nguy hiểm
Chỉ là cúm thôi
Hãy đeo khẩu trang
Không đeo khẩu trang
Hãy ở trong nhà
Đó là vi phạm nhân quyền
Hãy xây dựng các bệnh viện dã chiến
Đó là các trại tập trung
( …)
Một đại sứ quán châm biếm sỗ sàng một quốc gia khác là sự kiện hiếm thấy trong ngành ngoại giao, nhưng nay dường như Bắc Kinh muốn biến thành chuyện bình thường. Công ty Lego vội vàng thanh minh là không dính dáng gì đến video này.
Cùng ngày, tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định trước báo chí là nay ông quan tâm đến vai trò của Trung Quốc trong việc để xảy ra đại dịch virus corona, hơn cả vấn đề thương mại. Ông chủ Nhà Trắng cảnh cáo : « Tôi có thể làm rất nhiều điều ». Hoa Kỳ nghi ngờ con virus độc hại đã thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, tố cáo Trung Quốc đã giấu diếm tầm mức nguy hiểm của dịch bệnh, thông tin quá trễ cho cộng đồng quốc tế, làm hại cả thế giới.
Donald Trump muốn Bắc Kinh phải trả giá, trước mắt có thể tính đến việc tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc. Áp lực quốc tế đòi điều tra nguyên nhân dịch virus corona ngày càng gia tăng.
Đọc thêm: Ngoại giao Trung Quốc lãnh đòn đầu tiên của Pháp do tung tin vịt
Vì sao Bắc Kinh lại tỏ ra thô lỗ đến thế trong ngoại giao ? Các chuyên gia lý giải : cách phòng thủ tốt nhất là tấn công. Nhằm phủi trách nhiệm để xảy ra đại dịch, Trung Quốc muốn « tiên hạ thủ vi cường ».
« One Sea », bài hát tuyên truyền « buồn cười », « có thể gây ẩu đả »
Tuy nhiên với các « tác phẩm nghệ thuật » không mang tính khiêu khích mà nhằm khuyến dụ, Bắc Kinh cũng thất bại nặng nề do thói quen tuyên truyền thô bạo. Một trong những ví dụ gần đây nhất là video âm nhạc mang tên « One Sea » dành cho người Philippines, ca ngợi « láng giềng hữu nghị trên biển », với đầy các hình ảnh viện trợ y tế của Trung Quốc.
Lời của bài hát « One Sea » do đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Hoàng Tích Liên (Huang Xilian) viết, được trình bày bởi nhà ngoại giao Xia Wenxin và nghệ sĩ Vu Bân (Yu Bin) của Trung Quốc, ca sĩ gốc Hoa Jhonvid Bangayan và ca sĩ Imelda Papin của Philippines.
Sau khi đưa lên YouTube, bài hát này nhận được 2.000 like (thích) nhưng có đến 146.000 dislike (không thích). Hầu hết trong số 20.000 lời bình tố cáo « tuyên truyền của Trung Quốc », một kiến nghị với 8.000 chữ ký trên change.org đòi rút bài này xuống. Đến hôm nay 12/05/2020 « One Sea » vẫn còn trên YouTube, nhưng con số dislike lên đến 214.000, trong khi chỉ có 3.800 like.
« Vừa buồn cười vừa thâm hiểm », tờ South China Morning Post trích nhận định của người dân Philippines. Được cho là nhằm siết chặt quan hệ hai nước, bài hát lại bị coi như nỗ lực của Bắc Kinh hầu đánh lạc hướng hành vi bành trướng trên Biển Đông.
Đọc thêm: Chuyên gia Pháp : Bắc Kinh viện trợ để làm quên nguồn gốc virus Vũ Hán
Những kiện hàng được trao gồm khẩu trang, bộ kit xét nghiệm…với những hàng chữ tiếng Hoa được zoom cận cảnh, các y bác sĩ Trung Quốc đến hỗ trợ, những lá cờ đỏ phất cao, lời cảm ơn của các viên chức Philippines trong đó có cả tổng thống Rodrigo Duterte và ngoại trưởng Teodoro Locsin… Những hình ảnh Trung Quốc viện trợ cho Philippines chống dịch virus corona xuất hiện đầy dẫy, liên tục khiến người xem bị bội thực.
Video bắt đầu bằng cảnh một ngư dân trên một chiếc thuyền nhỏ lướt trên vịnh Manila. The Diplomat cho rằng cùng với tựa đề bài hát, không thể không liên tưởng đến việc các nhà ngoại giao Trung Quốc tìm cách làm quên đi sự kiện Bắc Kinh lấn lướt trên biển, qua việc nhấn mạnh đến sự « đoàn kết » của hai chính phủ nhằm đối phó với con virus xuất phát từ Vũ Hán.
Bài hát bằng hai thứ tiếng Hoa và Philippines có câu : « Vì tình yêu của bạn dâng trào như làn sóng, tay trong tay, chúng ta tiến đến một tương lai tươi sáng, bạn và tôi trên cùng một vùng biển ». Và « Ánh dương mang lại ‘pagasa’ (hy vọng) cho mỗi nước ». Báo South China Morning Post không quên lưu ý, Pagasa còn là tên của một hòn đảo đang do Philippines chiếm đóng nhưng Trung Quốc yêu sách chủ quyền.
Trong bài « Những nốt nhạc lạc điệu », tờ Philippine Daily Inquier phẫn nộ viết : « Bài hát này có thể gây ẩu đả ở bất kỳ nơi nào khi nó được hát lên ! Các quan chức Trung Quốc này nghĩ gì ? Rằng người Philippines có thể bỗng chốc bị mất trí nhớ khi nghe khúc ca nàng tiên cá quyến rũ của họ chăng ? »
Tờ báo nhắc lại, chỉ hai ngày trước khi nhạc phẩm trên được tung ra, ngoại trưởng Locsin tiết lộ Philippines đã đưa ra hai kháng thư trước Trung Quốc.
Tuyên truyền thô thiển không làm quên bành trướng trên Biển Đông
Kháng thư thứ nhất phản đối việc một tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu radar vào một tàu hải quân Philippines đang tuần tra tại vùng biển gần giếng dầu Malampaya của Manila. Sự cố được cựu thẩm phán tòa án tối cao Antonio Carpio đánh giá là « đe dọa trắng trợn ».
Trong kháng thư thứ hai, Philippines đả kích việc Trung Quốc tự tiện đặt tên cho 80 thực thể trên Biển Đông, và lập ra hai quận trực thuộc « thành phố Tam Sa » của tỉnh Hải Nam. Theo ngoại trưởng Teodoro Locsin, cả hai sự kiện trên đây là « vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines ».
Philippine Daily Inquier nhận địnhBắc Kinh vẫn không ngừng khiêu khích trong lúc thế giới đang chú tâm đối phó với đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán. Sau khi « One Sea » xuất hiện, Trung Quốc lại tiếp tục bị bêu trên báo chí địa phương với các vụ bắt giữ 44 người Hoa tổ chức đánh bạc trực tuyến, ngang nhiên buôn lậu dược phẩm… trong lúc hàng triệu người Philippines đang chấp hành lệnh phong tỏa.
Những lời ca ngợi tình hữu nghị và liên đới đi ngược lại với những hành động bành trướng trên Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 khẳng định đưỡng lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh là bất hợp pháp. Và trong lúc đại sứ Trung Quốc viết lên những lời ca đẹp đẽ, thì các tàu chiến của nước ông ta quấy nhiễu ngư dân cũng như hải quân Philippines, Bắc Kinh không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Tờ báo kết luận, có lẽ bây giờ đã đến lúc Manila bắt đầu một giai điệu khác, thay vì bài ca muôn thuở « Best Friends Forever » (bạn tốt mãi mãi) mà phát ngôn viên chính phủ Harry Roche thường dành cho Trung Quốc. Nếu không, chính quyền Duterte có thể đi vào lịch sử vì đã bán nước lấy một bài hát !
Một điều thú vị là khi tẩy chay bài ca tuyên truyền « One Sea » của Trung Quốc, cư dân mạng Philippines đồng thời lăng-xê một nhạc phẩm khác mang tên « Save Our Seas » (Hãy cứu lấy biển của chúng ta) do hai rapper Tu P của Việt Nam, Marx Sickmind của Philippines và ca sĩ Mei Lee của Malaysia trình bày bằng tiếng Anh trên YouTube.
« Save Our Seas » ra đời từ cuối năm 2019, nói về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông trước Trung Quốc, nay được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Các lời bình dưới video « One Sea » kêu gọi tốt nhất nên nghe « Save Our Seas ». Bài hát này đến hôm nay nhận được trên 10.000 like, và chỉ có vỏn vẹn 36 dislike, khác hẳn với số phận bài ca tuyên truyền rất công phu của Trung Quốc !
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200512-t%E1%BB%AB-ng%C3%A0y-x%C6%B0a-c%C3%B3-con-virus-%C4%91%E1%BA%BFn-one-sea-b%E1%BA%AFc-kinh-nh%E1%BA%ADn-qu%E1%BA%A3-%C4%91%E1%BA%AFng

Trung Quốc đang mất châu Âu

vì kiểu ngoại giao “dao to búa lớn”

Mai Vân
Vào lúc nước Mỹ của tổng thống Donald Trump ngày càng co cụm, không ngần ngại gây bất hòa với các đồng minh châu Âu, Bắc Kinh từng nghĩ rằng có thể chiếm được vị trí của Washington, nhất là vào lúc cả Mỹ lẫn châu Âu đều đang bị dịch Covid-19 xuất xứ từ Trung Quốc tác hại. Thế nhưng, theo nhận định của tờ báo Mỹ Bloomberg ngày 07/05/2020, với một “chiến dịch tung tin thất thiệt vụng về và xấu xa”, Trung Quốc đang hứng chịu hệ quả ngược lại với mong đợi.
Trên trang ý kiến của Bloomberg, nhà bình luận Đức Andreas Kluth đã tìm cách lý giải vì sao mà uy tín của Trung Quốc càng lúc càng lụn bại tại châu Âu cho dù về mặt kinh tế, cường quốc châu Á vẫn rất hấp dẫn.
Trung Quốc đã để lộ bộ mặt “bất cần đạo lý”
Nhận xét đầu tiên của tác giả là nếu 2019 là năm mà châu Âu bắt đầu nghi ngờ về ý đồ địa chính trị của Bắc Kinh, thì năm 2020 sẽ đi vào lịch sử như là thời điểm châu Âu công khai thách thức Trung Quốc. Lý do không phải là vì ho trách cứ Bắc Kinh là đã để cho virus corona chủng mới gieo rắc tại họa, như tổng thống Mỹ và ngoại trưởng của ông đang cố làm, mà vì Trung Quốc, với động cơ lợi dụng tối đa
đại dịch thông qua một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ và trắng trợn, đã vô tình để cho châu Âu thấy rõ bộ mặt trục lợi “bất cần đạo lý” của họ.
Đối với Andreas Kluth, động cơ chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc khá rõ: Trước một nước Mỹ thất thường thời Trump, Bắc Kinh đã thấy họ có cơ hội để vươn lên thành siêu cường thứ hai thế giới. Và phần thưởng địa chính trị lớn nhất trong cuộc đọ sức đó là Liên Hiệp Châu Âu, từ lâu nay vẫn gắn bó với Mỹ về mặt an ninh, nhưng trong những năm gần đây đã có căng thẳng với tổng thống Trump và có vẻ sẵn sàng mở cửa cho thương mại, đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc.
Vào lúc tâm dịch chuyển từ Vũ Hán qua các nước châu Âu như Ý và Tây Ban Nha, Trung Quốc thoạt đầu đã có phản ứng đúng đắn.
Bắt đầu từ giữa tháng Ba, Trung Quốc gởi qua châu Âu các lô hàng lớn bao gồm khẩu trang, thiết bị y tế, được tô điểm với lá cờ Trung Quốc. Một số thiết bị đã cho thấy chất lượng kém cỏi, nhưng người ta đều bỏ qua mà chỉ chú ý đến cử chỉ tốt đẹp của Bắc Kinh. Lẽ ra Trung Quốc nên dừng lại ở mức “ngoại giao khẩu trang” như thế để vươn lên.
Các nhà ngoại giao nhưng lại tung tin vịt, tin đồn, tin ngụy tạo
Thế nhưng không! Thay vào đó, các thuộc hạ của chế độ bắt đầu loan tin thất thiệt, nhằm mô tả các nền dân chủ châu Âu như là đã suy yếu, bất lực, so với chế độ mạnh mẽ của Trung Quốc.
Ví dụ như tại Pháp, đại sứ quán Trung Quốc cho đăng trên trang web của mình những thông tin như nhà dưỡng lão Pháp bỏ mặc cho người già chết. Tại Ý thì họ cho loan truyền tin đồn là nguồn gốc Covid-19 thực ra xuất xứ từ châu Âu, hay phát tán một clip video được ngụy tạo, cố ý chỉnh sửa để cho thấy người dân Roma chơi quốc thiều Trung Quốc để tỏ lòng biết ơn.
Tại Đức, các nhà ngoại giao Trung Quốc cố thúc giục chính quyền Berlin công khai ca ngơi Trung Quốc nhưng đã không thành công.
Phản ứng trước những sự kiện nêu trên, bộ phận ngoại giao châu Âu đã tập hợp trong một báo cáo những thông tin thất thiệt mà Trung Quốc và một kẻ tình nghi thông thường khác là Nga loan truyền. Trung Quốc đã phản ứng ngay, gây sức ép với các tác giả để họ hạ giọng. Điều này tuy nhiên đã làm cho sự vụ xấu đi hơn. Các nghị sĩ châu Âu đã tức giận thêm và đòi lãnh đạo châu Âu phải cam đoan là không tự kiểm duyệt trước sức ép của Trung Quốc.
Ngay từ trước khi có dịch, Trung Quốc đã hành xử thô lỗ
Tại một số quốc gia châu Âu, những căng thẳng nói trên không có gì là mới mẻ. Ngay trước khi có dịch Covid-19, Thụy Điển rất bực tức trước việc đại sứ Trung Quốc đe dọa báo chí của họ và một số chính khách Thụy Điển đã muốn trục xuất nhân vật này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một số thành viên khác của châu Âu lại có dấu hiệu sẵn sàng bỏ qua cách đối xử mạnh tay của Trung Quốc.
Đây là trường hợp các quốc gia phía nam và Đông Âu, như Croatia và Hungary, đã hưởng ứng 2 nỗ lực địa chính trị lớn của Trung Quốc: 1) Diễn đàn gọi là 17+1, trong đó Bắc Kinh cố tổ chức hợp tác kinh tế với 17 quốc gia châu Âu, và 2) Kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới, bị xem là cố gắng của Trung Quốc nhằm biến các nước châu Á, châu Phi và châu Âu thành chư hầu kinh tế của Bắc Kinh.
Trước khi đại dịch bùng lên, châu Âu đã khá thất vọng với tính chất một chiều của công cuộc “đối tác” nói trên, cả về kinh tế lẫn chính trị.
Một ví dụ diển hình là quan hệ giữa hai thủ đô Bắc Kinh và Praha: Hai bên đã đồng ý trở thành thành phố kết nghĩa: Praha chấp nhận chính sách một nước Trung Hoa, tức không xem Đài Loan là một quốc gia, Trung Quốc thì gởi một vài con gấu trúc đến sở thú Praha. Nhưng có điều là các con gấu trúc đó không bao giờ đến. Do một số tranh chấp khác leo thang giữa hai nước, Bắc Kinh đã giận dữ nuốt mọi cam kết. Đô trưởng Praha chán ngán trước sự tình đã tìm kết nghĩa với một thành phố khác: Đài Bắc.
Ngay cả Đức, đối tác số 1 của Trung Quốc cũng bắt đầu nghi ngại
Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu là Đức, cũng đã nâng cao cảnh giác sau khi một số tập đoàn Trung Quốc đã tung tiền mua phần hùn trong nhiều tập đoàn công nghệ học Đức, từ một công ty sản xuất robot đến một công ty năng lượng. Năm ngoái, Berlin đã siết chặt các quy định về vụ mua nhạy cảm này.
Liên Hiệp Châu Âu đã theo gương Đức với một hệ thống giám sát đầu tư sẽ có hiệu lực trong năm nay. Với mục tiêu là bảo vệ tính tự chủ của công nghệ và công nghiệp châu Âu, hệ thống giám sát này sẽ gián tiếp cản đường thâu tóm của Trung Quốc.
Diễn biến của hồ sơ 5G trong năm nay sẽ cho thấy hướng đi chung của châu Âu đối với Trung Quốc. Cho đến nay, dù chính quyền Mỹ luôn kêu gọi châu Âu tẩy chay tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi, một số thành viên Liên Âu hoặc là nghe theo, hoặc là phớt lờ Mỹ, hoặc là do dự trước có nên cho phép  Hoa Vi xây dựng mạng lưới 5G cho mình hay không.
Tại Đức xu hướng có vẻ thiên về việc chống Hoa Vi. Anh Quốc, đã ra khỏi Liên Âu, có thể xét lại việc cho Hoa Vi tham gia vào kế hoạch xây dựng hệ thống 5G của mình.
Chính Trung Quốc đã tự hại mình
Theo nhà bình luận Andreas Kluth, Trung Quốc chỉ có thể tự trách mình trước các phản ứng nghi kỵ nói trên. Các viên chức Trung Quóc đã tạo nên một nỗi tức giận chung đối với Bắc Kinh trên một lục địa gồm những nước hầu như luôn bất đồng với nhau trên mọi việc. Vào đầu năm, khi chưa có dịch, chương trình hoạt động của Liên Hiệp Châu Âu đầy ắp những thượng đỉnh Châu Âu-Trung Quốc nhằm chào mừng quan hệ song phương sâu đậm thêm. Thế nhưng, đại dịch đang diễn ra có lẽ là cơ hội để châu Âu bắt đầu tự giải thoát ra khỏi một quan hệ tồi tệ.
Kể cả khi ta cho rằng chiến dịch tuyên truyền ấu trĩ của Trung Quốc chỉ nhằm mục tiêu đối nội, hay nhắm vào cộng đồng người Hoa hải ngoại, kiểu “ngoại giao” đó hoàn toàn không thể được coi là một chiến lược cao siêu. Nếu nó phản ánh chất lượng quan chức nhà nước của Bắc Kinh thì nỗi lo ngại hiện nay trước sự vươn lên của Trung Quốc có lẽ là quá đáng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200512-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91ang-m%E1%BA%A5t-ch%C3%A2u-%C3%A2u-vi%CC%80-ki%C3%AA%CC%89u-ngoa%CC%A3i-giao-dao-to-bu%CC%81a-l%C6%A1%CC%81n

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.