Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 10/05/2020

Sunday, May 10, 2020 6:36:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 10/05/2020

Virus corona: Obama nói phản ứng của Mỹ là một ‘thảm họa hỗn loạn’

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích người kế nhiệm Donald Trump về phản ứng của ông đối với cuộc khủng hoảng virus corona.
Trong một cuộc họp riêng qua điện thoại, ông gọi việc Mỹ xử lý đại dịch là “một thảm họa hỗn loạn tuyệt đối”.
Nhận xét của ông đã được đưa ra trong khi khuyến khích các cựu nhân viên Nhà Trắng làm việc cho nhóm bầu cử tổng thống của Joe Biden, CNN nói.
Đáp trả chỉ trích này, Nhà Trắng nói phản ứng “chưa từng có” của Tổng thống Trump đã “cứu sống người Mỹ”.
Ông Trump nói virus corona kinh khủng hơn trận Trân Châu Cảng
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Virus corona: Trump nói ông ‘tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm TQ’
Trong cuộc gọi, ông Obama nói rằng cách tiếp cận chính phủ của người kế nhiệm đảng Cộng hòa là một phần lý do của phản ứng [yếu kém] của Mỹ với đại dịch virus corona.
“Nó [khủng hoảng] sẽ là điều xấu ngay cả với chính phủ tốt nhất,” ông được trích dẫn khi nói trong cuộc gọi. Nhưng lối suy nghĩ ”cái đó có lợi gì cho tôi” và ”không đếm xỉa gì tới người khác” là một ”thảm họa hỗn loạn tuyệt đối” khi [lối suy nghĩ] được vận hành trong chính phủ của chúng ta.”
Ông Obama cũng chỉ trích mạnh mẽ quyết định bỏ các cáo buộc hình sự đối với cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn.
Tình hình virus corona ở Mỹ ra sao?
Hơn 77.000 người đã chết và Hoa Kỳ có 1,2 triệu trường nhiễm virus hợp được xác nhận – cả hai đều cao nhất thế giới.
Nhiều tiểu bang đã đưa ra các biện pháp phong tỏa vào tháng Ba nhưng hiện đã dỡ bỏ các hạn chế, cho phép mọi người quay trở lại làm việc.
Nhưng giới chức y tế cảnh báo điều này có thể khiến virus lây lan hơn nữa.
Cách tiếp cận đại dịch của ông Trump đã dao động. Vào tháng Hai, ông bác bỏ mối đe dọa này, nói rằng nó sẽ biến mất, nhưng đến giữa tháng Ba, ông thừa nhận mức độ nghiêm trọng của nó.
Vào tháng Tư, ông Trump gợi ý rằng việc uống thuốc khử trùng có thể là một biện pháp phòng ngừa – điều mà các chuyên gia ngay lập tức bác bỏ.
Tuần trước, ông tuyên bố sẽ đóng cửa lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của chính phủ, nhưng sau đó lại nói rằng nó sẽ tiếp tục – nhưng tập trung vào việc mở lại nền kinh tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52603884

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa trở lại

giữa đại dịch coronavirus

Tin từ Washington, DC – Theo CNBC, tuần trước, ngoại trưởng Mike Pompeo bắt đầu kế hoạch tái mở cửa bộ ngoại giao.
Theo kế hoạch ba giai đoạn, bắt đầu từ ngày 01/05/2020, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết chi tiết về cách Bộ Ngoại giao tăng cường đi lại và đưa  nhân sự trở lại làm việc trên toàn cầu.  CNBC cho hay, bộ  ngoại giao có kế hoạch khôi phục hoàn toàn hoạt động đối với khoảng 13,000 nhà ngoại giao và 11,000 công chức Hoa Kỳ dưới sự hướng dẫn của Tòa Bạch Ốc, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cũng như hướng dẫn từ chính quyền địa phương.
Kế hoạch mang tên “Ngoại giao Mạnh mẽ”, bao gồm các chính sách về du lịch, làm việc từ xa, đeo khẩu trang, cũng như các yêu cầu khoảng cách an toàn cho các không gian sử dụng chung như nhà ăn. Coronavirus đã lây nhiễm hơn 3.8 triệu người trên toàn thế giới và mặc dù nhiều người đã hồi phục nhưng đã có hơn 269,881 người đã tử vong.
Theo thống kê của đại học John Hopkins, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, cho đến nay đã có hơn 1.27 triệu người nhiễm, với 77,313 ca tử vong. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-hoa-ky-bat-dau-mo-cua-tro-lai-giua-dai-dich-coronavirus/

Một ủy viên của Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm

và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phải tự cách ly

sau khi tiếp xúc với một người nhiễm COVID-19

Vào hôm thứ Sáu (08 tháng 05), phát ngôn viên của Cơ Quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Michael Felberbaum cho biết ủy viên của FDA, ông Stephen Hahn sẽ tự cách ly trong một vài tuần sau khi tiếp xúc với một người nhiễm COVID-19.
Ông Hahn đã lập tức tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và cho kết quả âm tính với coronavirus. Trước đó, tờ Politico đưa tin rằng ông Hahn đã tiếp xúc với bà Katie Miller, phát ngôn viên của phó tổng thống Mike Pence. Bà Miller, cũng là vợ của cố cao cấp về di trú Stephen Miller của tổng thống Trump, đã xét nghiệm dương tính với virus hôm thứ Sáu (08/05/2020), dấy lên khuyến cáo về khả năng virus lây lan trong Tòa Bạch Ốc.
Thông tin về bệnh tình của bà Miller đã được tổng thống Trump tiết lộ trong cuộc họp với các nhà lập pháp đảng Cộng hòa hôm thứ Sáu (08/05/2020).
Theo thống kê của hãng Reuters, tính đến cùng ngày, trên toàn thế giới đã có khoảng 3.9 triệu ca nhiễm coronavirus, trong đó Hoa Kỳ chiếm gần 1.27 triệu người. Số người tử vong vì coronavirus trên toàn thế giới là khoảng 270,000 người, trong đó Hoa Kỳ ghi nhận  77,313 ca tử vong. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-uy-vien-cua-co-quan-quan-tri-thuc-pham-va-duoc-pham-hoa-ky-fda-phai-tu-cach-ly-sau-khi-tiep-xuc-voi-mot-nguoi-nhiem-covid-19/

Tin nói 11 nhân viên Mật vụ Mỹ

dương tính với COVID-19

Các tài liệu mới được công bố cho thấy 11 thành viên của Mật vụ Hoa Kỳ xét nghiệm dương tính với COVID-19, Yahoo News đưa tin.
Theo các tài liệu từ Bộ An ninh Nội địa mà Yahoo News thu được, có 11 trường hợp hiện đang bị nhiễm virus tại cơ quan này vào ngày thứ Năm. Ngoài những người bị nhiễm hiện tại, 23 thành viên khác của Mật vụ được nói là đã hồi phục. 60 nhân viên khác được nói là đang tự cách li.
Không rõ liệu có ai trong số những người này. gần đây đang làm việc tại Nhà Trắng hay có bất cứ liên hệ nào với Tổng thống Trump hoặc Phó Tổng thống Pence hay không.
“Để bảo vệ tính riêng tư của thông tin sức khỏe của nhân viên và vì tính bảo mật hoạt động, Mật vụ không tiết lộ có bao nhiêu nhân viên đã xét nghiệm dương tính với COVID-19, cũng như có bao nhiêu nhân viên đã hoặc hiện đang cách li,” Justine Whelan, phát ngôn viên của Cơ quan Mật vụ, cho. Yahoo News biết khi được hỏi về các tài liệu này.
Tin tức virus corona đang lây lan trong hàng ngũ các thành viên Mật vụ được loan đi giữa lúc có tin trong tuần này cho hay một số nhân viên Nhà Trắng đã xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Ngày thứ Sáu, Katie Miller, phát ngôn viên của phó tổng thống và là vợ của cố vấn cao cấp Nhà Trắng Stephen Miller, đã nhiễm virus. Ngày thứ Năm, một trong những người phục vụ cá nhân của tổng thống xét nghiệm dương tính sau khi có các triệu chứng của virus corona trước đó trong tuần này.
https://www.voatiengviet.com/a/tin-noi-11-nhan-vien-mat-vu-my-duong-tinh-voi-covid-19/5413136.html

FDA cấp phép khẩn cấp

cho phương pháp xét nghiệm kháng nguyên

có thể giúp phát hiện coronavirus nhanh và rẻ hơn

Theo CNBC, Cơ Quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp đầu tiên cho một loại xét nghiệm mới, được gọi là xét nghiệm kháng nguyên COVID-19, để có thể nhanh chóng phát hiện coronavirus trong cơ thể con người.
Các xét nghiệm mới này nhanh chóng phát hiện các đoạn protein được tìm thấy trên hoặc bên trong virus bằng cách kiểm tra các mẫu thử được thu thập từ khoang mũi người dân. Ưu điểm chính của xét nghiệm kháng nguyên là nó có thể cung cấp kết quả chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phát hiện tất cả các bệnh nhiễm trùng, không giống như các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase chính xác hơn nhiều nhưng mất nhiều thời gian hơn để cho ra kết quả.
Có nhiều khả năng xét nghiệm kháng quyên sẽ thể hiện âm tính giả và kết quả âm tính có thể cần được xác nhận bằng xét nghiệm PCR bổ sung trước khi điều trị thêm. Ủy quyền khẩn cấp để sử dụng xét nghiệm kháng nguyên được cấp vào ngày 8 tháng 5 cho Quidel Corporation để sử dụng Kháng Nguyên Sofia 2 SARS Antigen FIA. Khi các nhà sản xuất bắt đầu sản xuất các xét nghiệm kháng nguyên này, hàng triệu người Hoa Kỳ có thể được xét nghiệm chỉ trong một ngày.
Các xét nghiệm kháng nguyên có thiết kế đơn giản hơn và có thể được sản xuất với chi phí thấp hơn so với xét nghiệm PCR. Coronavirus đã lây nhiễm hơn 3.9 triệu người trên toàn thế giới và giết chết ít nhất 275,188. Khả năng xét nghiệm rộng rãi là rất quan trọng trong việc đánh giá vấn đề và nhanh chóng xác định những người có thể cần được cách ly để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/fda-cap-phep-khan-cap-cho-phuong-phap-xet-nghiem-khang-nguyen-co-the-giup-phat-hien-coronavirus-nhanh-va-re-hon/

Mỹ ban hành thêm hạn chế visa

nhắm vào nhà báo Trung Quốc

Mỹ áp đặt thêm những hạn chế visa mới đối với các nhà báo Trung Quốc làm việc tại nước này trong khi tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh về virus corona lấn sang cuộc chiến đang sôi sục liên quan đến truyền thông.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) ngày thứ Sáu thông báo các nhà báo Trung Quốc làm việc cho các cơ quan báo chí không phải của Mỹ sẽ chỉ có thể được cấp visa làm việc 90 ngày, đảo ngược quy chế visa không thời hạn áp dụng cho họ trước đây. Các nhà báo sẽ có thể nộp đơn xin gia hạn 90 ngày.
Bước đi này, mà DHS nói là để trả đũa các hành động nhắm vào các cơ quan báo chí của Mỹ, có thể làm cho tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài hơn về quyền tiếp cận của giới truyền thông.
Chính phủ Trung Quốc hồi tháng 3 thông báo trục xuất các phóng viên của báo The New York Times, The Washington Post và The Wall Street Journal, nói rằng hành động này “hoàn toàn cần thiết và đối ứng.”
Vụ trục xuất xảy ra là để đáp lại một thông báo từ các quan chức Mỹ rằng chỉ có 100 nhân viên người Trung Quốc tại năm cơ quan thông tấn do nhà nước Trung Quốc kiểm soát được cho phép làm việc Mỹ, giảm xuống từ 160 người.
Tranh cãi kéo dài liên quan tới quyền tiếp cận của báo chí nổi lên như một mặt trận cho các vụ đụng độ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh về chuyện ai chịu trách nhiệm về sự lây lan của virus corona.
Tổng thống Trump và các quan chức hàng đầu khác đã liên tục đả kích chính phủ Trung Quốc, nói rằng nước này lúc đầu đã hạ giảm tầm mức vụ bùng phát dịch bệnh, và một số người thậm chí còn nói rằng virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Các quan chức Trung Quốc đáp lại rằng những tuyên bố đó là vô căn cứ và đưa ra những cáo buộc không được chứng thực rằng virus có nguồn gốc từ Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/my-ban-hanh-them-han-che-visa-nham-vao-nha-bao-trung-quoc/5413129.html

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ:

“Chúng tôi tiếp tục chứng kiến hành vi

hung hăng của quân đội TQ tại Biển Đông”

Phát biểu họp báo hôm 5/5 tại Nhà Trắng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã lên án mạnh mẽ những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc khủng hoảng từ dịch Covid-19 để mang lại lợi ích cho mình, đánh đổi bằng lợi ích của những nước khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper phát biểu: “Trong khi chính quyền Trung Quốc tăng cường chiến dịch che giấu thông tin nhằm tìm cách trốn tránh trách nhiệm và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục chứng kiến hành vi hung hăng của quân đội Trung Quốc tại Biển Đông, từ đe dọa một tàu hải quân Philippines cho tới đâm chìm một tàu cá Việt Nam và hăm dọa các nước khác tham gia hoạt động dầu khí ngoài khơi”. Tuần trước, 2 tàu hải quân Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo Bộ trưởng Esper, động thái này nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng, Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải và thương mại cho tất cả các nước ở Biển Đông, bất kể đó là nước lớn hay nước nhỏ. Bộ trưởng Esper cho biết, nhiều nước đã chuyển hướng tập trung vào việc hồi phục sau cuộc khủng hoảng Covid-19, trong khi các đối thủ chiến lược của Mỹ vẫn đang tìm cách lợi dụng cuộc khủng hoảng này để mang lại lợi ích cho mình, đánh đổi bằng lợi ích của những nước khác.
Bên cạnh đó, trả lời câu hỏi của phóng viên, Bộ trưởng Esper nói rằng Trung Quốc đã không minh bạch ngay từ khi dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát. “Nếu họ minh bạch hơn, cởi mở hơn, thẳng thắn hơn trong việc cho chúng ta tiếp cận không chỉ người dân tại hiện trường, mà còn tiếp cận với virus mà họ có để chúng ta có thể hiểu về nó, thì chúng ta có lẽ đã ở vị thế khác hơn bây giờ rất nhiều”, ông Esper nói. Ông chủ Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc lẽ ra nên cho phép Mỹ tới nước này để trao đổi với các bệnh nhân bị nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học Trung Quốc. Thay vào đó, Bộ trưởng Esper cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng cao hình ảnh, thể hiện rằng Trung Quốc là quốc gia có trách nhiệm.
“Bất chấp tất cả những gì họ đã làm, hay quan trọng hơn là những gì họ không làm được, bây giờ họ muốn đi các nơi và nói, đây là khẩu trang. “Chúng tôi sẽ tặng khẩu trang cho các bạn, cho các bạn cái này, cái kia, chúng tôi sẽ viện trợ tiền. Hãy nhìn tất cả những điều tốt đẹp mà chúng tôi đang làm… Tuy nhiên, những gì chúng ta biết đó là họ cung cấp khẩu trang, vật tư. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều đó chưa chắc đã tốt”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.
Trang web của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ cũng dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper trong cuộc trao đổi tại Viện nghiên cứu Brookings ngày 5/5 cho biết, Mỹ cần tập trung vào dịch Covid-19, nhưng các nước khác có thể lợi dụng dịch bệnh để thúc đẩy lợi ích của mình, trong đó có các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Esper cho biết Nga và Trung Quốc vẫn là hai mối đe dọa chính với Mỹ và các đồng minh của Washington, tiếp đó là Iran, Triều Tiên. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, để đối phó Trung Quốc, Mỹ đã thay đổi sự hiện diện của máy bay ném bom ở đảo Guam, tiến hành nhiều hơn các hoạt động tự do hàng hải của tàu và máy bay, đồng thời khiến mọi hoạt động trở nên khó đoán hơn với Trung Quốc. “Chúng tôi muốn đảm bảo duy trì luật biển và các quy tắc quốc tế vốn đã tồn tại hàng chục năm. Chúng tôi nhận thấy Trung Quốc tiếp tục nỗ lực bẻ cong, thay đổi những quy tắc này, sau đó định hình các quy tắc theo cách có lợi cho họ”, ông Esper nói.
http://biendong.net/bien-dong/34580-bo-truong-quoc-phong-my-chung-toi-tiep-tuc-chung-kien-hanh-vi-hung-hang-cua-quan-doi-tq-tai-bien-dong.html

Ngoại trưởng Hoa Kỳ

sẽ thăm đồng minh Israel vào tuần tới

Hương Thảo
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ tới Israel vào tuần tới trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm tiến hành sáp nhập các khu định cư tại Bờ Tây.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác nhận thông tin trên vào ngày 8/5.
Ông Pompeo “sẽ thảo luận về những nỗ lực của Hoa Kỳ và Israel để chống lại đại dịch Covid-19, cũng như các vấn đề an ninh khu vực liên quan đến những mối đe dọa từ Iran”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong một tuyên bố.
“Cam kết của Hoa Kỳ đối với Israel chưa bao giờ mạnh mẽ hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump. Hoa Kỳ và Israel sẽ cùng nhau đối mặt với các mối đe dọa đối với an ninh và thịnh vượng của hai quốc gia. Trong thời điểm khó khăn, chúng tôi sát cánh bên bạn bè, và những người bạn sát cánh bên chúng tôi”.
David Schenker, nhà ngoại giao cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Trung Đông cho biết, ông Pompeo thực hiện chuyến đi là “theo lời mời của chính phủ Israel” để thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa hai quốc gia trong bối cảnh bất ổn toàn cầu về đại dịch.
“Chúng tôi là một đồng minh thân thiết, tôi nghĩ nó rất quan trọng”, ông Schenker nói với các phóng viên.
Theo ông Schenker, các mối đe dọa đến từ Iran đối với Israel, Trung Đông và xa hơn sẽ là chủ đề chính của cuộc trò chuyện, cũng như những lo ngại của Hoa Kỳ về hoạt động thương mại của Israel với Trung Quốc.
“Kinh doanh với Trung Quốc là mối quan tâm của chúng tôi với Israel và trên toàn khu vực”, ông nói. “Chúng tôi thường nói chuyện với bạn bè ở Israel về những rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc”.
Chuyến thăm của ông Pompeo sẽ trùng với thời điểm chính phủ mới tại Israel nhậm chức, dự kiến ​​vào ngày 13/5.
Ngoài việc thể hiện sự ủng hộ với chính phủ mới của Israel, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ lần này được dư luận quan tâm liên quan đến kế hoạch thúc đẩy sáp nhập một số khu vực Bờ Tây của Thủ tướng Netanyahu. Ngay trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, Israel đã cấp phép xây dựng 7.000 nhà định cư mới ở khu Bờ Tây, vấp phải sự phản đối kịch liệt của Palestine.
Đề cập quan điểm của Mỹ liên quan đến kế hoạch sáp nhập một số khu vực ở Bờ Tây của Israel, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, đây là quyền quyết định của Israel.
“Chúng tôi vui mừng vì chính phủ mới của Israel được thành lập sau thời gian dài bế tắc. Về vấn đề sáp nhập Bờ Tây, Israel là phía cuối cùng đưa ra quyết định. Đó là quyền quyết định của Israel và chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Israel về vấn đề này”, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-hoa-ky-se-tham-dong-minh-israel-vao-tuan-toi.html

Mỹ và ASEAN hợp tác

nhằm ‘đẩy lùi’ virus Corona

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mới đây đã tuyên bố “cam kết tiếp tục hợp tác” với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm “đẩy lùi” đại dịch virus Corona và “xây dựng một tương lai tươi sáng cho khu vực”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng coi các thành viên của ASEAN, trong đó có Việt Nam, là “đối tác chiến lược lâu dài khi chúng ta ứng phó với đại dịch COVID-19 và lên kế hoạch phục hồi kinh tế”.
“Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ một cách hào phóng cho các quốc gia ASEAN để giúp các quốc gia này ứng phó với đại dịch COVID-19. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước thực hiện việc chia sẻ thông tin đầy đủ và minh bạch. Sự minh bạch giúp chúng ta cứu được nhiều mạng sống; sự kiểm soát thông tin khiến nhiều mạng sống bị đe dọa”, ông Pompeo nói trong cuộc họp trực tuyến với các ngoại trưởng ASEAN cuối tháng trước.
XEM THÊM:
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ và Việt Nam ‘phối hợp chặt chẽ’ chống virus Corona
Nhân dịp này, quan chức ngoại giao Mỹ cũng thông báo “Sáng kiến Tương lai Y tế Hoa Kỳ – ASEAN” nhằm “tăng cường nỗ lực trong lĩnh vực an ninh y tế thông qua nghiên cứu, y tế cộng đồng và đào tạo thế hệ cán bộ y tế kế tiếp tại ASEAN”.
Theo sáng kiến này, Hoa Kỳ và ASEAN sẽ tăng cường nghiên cứu, thử nghiệm y tế cũng như tăng cường năng lực hệ thống y tế và phát triển nguồn lực về y tế.
Cho tới nay, theo ông Pompeo, Hoa Kỳ đã chi hơn 35,3 triệu đôla cho các khoản tài trợ y tế khẩn cấp để giúp các nước ASEAN ứng phó với virus Corona, nối tiếp các khoản tài trợ cho y tế cộng đồng với tổng giá trị 3,5 tỷ đôla dành cho toàn ASEAN trong hai mươi năm qua.
Ngoại trưởng Mỹ cũng ngỏ lời “cám ơn” các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vì “sự hỗ trợ quý giá” trong việc “đẩy mạnh cung cấp các thiết bị y tế quan trọng cho Hoa Kỳ cũng như hỗ trợ các chuyến bay hồi hương công dân Mỹ”.
Ông Pompeo cũng cho biết Hoa Kỳ “cam kết sử dụng tất cả các công cụ có được để giảm thiểu thiệt hại kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra và khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.
“Với ASEAN, chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng vững chắc với thương mại hai chiều năm 2019 đạt 294 tỷ đôla và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hoa Kỳ tại các nước ASEAN trị giá 273 tỷ đôla. Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đang đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn khu vực. Cơ chế Một cửa ASEAN do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ đang tạo điều kiện cho thương mại không tiếp xúc ngày càng phát triển trên toàn khu vực ASEAN…” ông Pompeo nói.
XEM THÊM:
Chuyên gia Mỹ nói gì về tỷ lệ nhiễm virus Corona thấp ở Việt Nam?
“Chúng tôi giữ vững cam kết duy trì các khoản đầu tư dài hạn dành cho hỗ trợ kỹ thuật cho phát triển kinh tế và phát triển năng lực con người thông qua các chương trình hợp tác song phương của USAID với các quốc gia thành viên ASEAN bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam”.
Ông Pompeo cũng lên tiếng cảnh báo rằng kể cả khi Hoa Kỳ và ASEAN ứng phó với đại dịch, các bên “vẫn cần nhớ rằng những mối đe dọa lâu dài đối với an ninh chung”, như vấn đề Biển Đông và sông Mekong, “chưa hề biến mất”.
2020 là năm Việt Nam làm chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cũng là năm đánh đấu 25 năm ngày Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ.
Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam 9,5 triệu đôla để phòng chống virus Corona. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam tuyên bố “hỗ trợ Hoa Kỳ 200.000 khẩu trang vải kháng khuẩn sản xuất tại Việt Nam” và “trao tặng 50.000 khẩu trang y tế tới Văn phòng Nhà Trắng”.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-v%C3%A0-asean-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-nh%E1%BA%B1m-%C4%91%E1%BA%A9y-l%C3%B9i-virus-corona/5413636.html

Theo Mỹ, Canada ủng hộ Đài Loan

làm quan sát viên WHO

trước sự phản đối của Trung Quốc

Quý Khải
Canada vừa bày tỏ sự ủng hộ một nỗ lực, dẫn đầu bởi Mỹ, cho phép Đài Loan đóng vai trò quan sát viên tại Tổ chức Y tế Thế giới vì thành công bước đầu trong việc chống dịch, theo Canadian Press.
Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và phải nằm dưới quyền cai trị của nó, đồng thời gây áp lực cho các quốc gia khác không được công nhận hòn đảo tự trị này và ngăn chặn tư cách thành viên của Đài Loan tại WHO.
Đài Loan cũng là trung tâm trong cuộc tranh chấp giữa chính quyền Trump với Trung Quốc và WHO. Mỹ đã tạm ngừng tài trợ cho tổ chức y tế này, dẫn nguyên nhân WHO đánh giá không đầy đủ về mối đe dọa sớm của Covid-19 trong khi virus corona chủng mới bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích WHO “quá quỵ lụy trước Trung Quốc”.
Và hôm thứ Sáu (8/5) vừa qua, các nhà lãnh đạo của Ủy ban đối ngoại Nghị viện Mỹ đã gửi thư cho gần 60 nước, trong đó có Canada, kêu gọi ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Một tờ báo Úc, Sydney Morning Herald, lần đầu đề cập đến Canada như một quốc gia góp mặt trong liên minh ủng hộ Đài Loan và Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois − Philippe Champagne khi được hỏi đã xác nhận điều này.
“Canada tiếp tục ủng hộ Đài Loan tham gia các diễn đàn quốc tế đa phương khi sự hiện diện của nó mang lại những đóng góp quan trọng và tích cực cho lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”, ông Champagne viết trong một email gửi Canadian Press.
“Chúng tôi tin rằng vai trò của Đài Loan như một quan sát viên trong các kỳ họp Đại Hội đồng Y tế Thế giới là vì lợi ích của cộng đồng y tế quốc tế và rất quan trọng đối với cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch Covid-19.
“Canada khuyến khích WHO tham gia cùng các chuyên gia từ Đài Loan và hỗ trợ Đài Loan tham gia các cuộc thảo luận toàn cầu về sức khỏe”.
Canada đã phê chuẩn một tuyên bố chung đến hai giám đốc cấp cao của WHO trong cuộc họp hôm thứ Năm (7/5) kêu gọi cho phép Đài Loan được kết nạp làm quan sát viên tại một cuộc họp sắp tới bởi các thông tin của nó sẽ “có ý nghĩa và tầm quan trọng”.
Một quan chức chính phủ cấp cao, phát biểu trong điều kiện giấu tên, cho biết tuyên bố chung được đưa ra hôm thứ Năm bởi đại sứ tại Geneva của các nước Úc, Pháp, Đức, New Zealand, Anh, Nhật Bản, và Mỹ, trong đó các phái viên từ Washington và Tokyo nắm vị trí dẫn đầu.
Đại hội nghị Y tế Thế giới họp vào ngày 18/5 tại Geneva.
Theo Canadian Press và The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/theo-my-canada-ung-ho-dai-loan-lam-quan-sat-vien-who-truoc-su-phan-doi-cua-trung-quoc.html

Covid-19: Với hơn 10.000 người chết,

Brazil sắp là một tâm dịch mới?

Trọng Thành
Brazil đang có nguy cơ trở thành một tâm dịch mới. Hôm qua, 09/05/2020, bộ Y Tế Brazil công bố số liệu cho thấy đã có 10.627 người chết vì Covid-19, 155.939 người nhiễm virus. Brazil gia nhập nhóm 6 quốc gia có nhiều người chết nhất do đại dịch.
Tiếp theo các thành phố lớn, dịch đang tràn ra khắp cả nước. Tổng thống Brazil bị lên án chống lại các biện pháp ngăn dịch của địa phương. Thông tín viên François Cardona tường trình từ Rio de Janeiro :
«  Với hơn 3.800 người chết, Sao Paulo, thủ phủ kinh tế, là địa điểm thiệt hại nặng nhất tại Brazil. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây được Viện Y tế Công (FIOCRUZ) công bố, cho thấy virus corona có nguy cơ lan đến tận các nơi xa xôi hẻo lánh nhất. Theo nhóm theo dõi diễn biến đại địch, thuộc Viện FIOCRUZ, tỉ lệ lây nhiễm tại các thị xã dưới 20.000 dân đã tăng hơn 50% trong hai tuần gần đây. 
Sau khi tấn công vào các khu trung tâm đô thị, virus đang lan truyền với tốc độ rất nhanh. Các thị xã ít hơn 20.000 dân không có bệnh viện được trang bị giường điều trị tăng cường. Các nhà nghiên cứu của Viện FIOCRUZ ghi nhận là nhiều bệnh nhân mới đang hướng đến các khu vực đô thị lớn, nơi các khoa cấp cứu trên thực tế đang trong tình trạng bão hòa. Trong hai tuần gần đây, tỉ lệ lây nhiễm tại các thành phố lớn tăng 30%.
Quốc Hội và Tòa Án Tối Cao đã ra quyết định Quốc tang ba ngày. Tổng thống Bolsonaro hiện chưa bình luận về việc này. Nguyên thủ Brazil bị lên án mạnh, vì phản đối việc phong tỏa và quy chế cách ly người nhiễm virus, do lãnh đạo các thành phố lớn, nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nhất, lập ra ».
Có nguy cơ đã 3 triệu người nhiễm virus
Theo một số dự báo, quốc gia Nam Mỹ 210 triệu dân có thể trở thành tâm dịch mới của thế giới vào tháng 6/2020 này. Giới khoa học cho rằng, số lượng người nhiễm virus tại Brazil thực sự có thể cao gấp 15 đến 20 lần so với số liệu được công bố (có nghĩa là từ hơn 2 triệu đến 3 triệu người nhiễm virus), vì Brazil làm rất ít xét nghiệm.
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là bang Sao Paulo 46 triệu dân, với hơn 3.800 người chết, hơn 44.000 người nhiễm. Hôm thứ Sáu, thống đốc bang quyết định kéo dài phong tỏa đến cuối tháng 5. Riêng về tỉ lệ tử vong, bang Amazonas, nơi có nhiều bộ tộc bản địa rất dễ bị tổn thương do virus, là khu vực bị ảnh hưởng nặng hơn, với 232 người chết trên 1 triệu dân, gấp gần ba lần so với bang Sao Paulo. Tính đến tối qua, trong vòng 24 giờ, có 730 người chết vì Covid, cao gần bẳng mức kỉ lục hàng ngày trước đó (751 người).
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200510-covid-19-v%E1%BB%9Bi-h%C6%A1n-10-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-brazil-s%E1%BA%AFp-l%C3%A0-m%E1%BB%99t-t%C3%A2m-d%E1%BB%8Bch-m%E1%BB%9Bi

Virus corona:

Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?

Peter HoskinsPhóng viên Kinh doanh BBC
Mặc dù các nước hiện đang tiến tới việc nới lỏng các hạn chế phong tỏa, đại dịch virus corona đã tấn công mạnh vào nền kinh tế toàn cầu.
Hàng triệu người không có việc làm, thị trường tài chính đã bị rúng động và chuỗi cung ứng đã phải đối mặt với thực trạng gián đoạn lớn khi các nhà máy trên khắp thế giới phải đóng cửa.
Thế giới đang đối diện với suy thoái ngay cả sau khi chính phủ và các ngân hàng trung ương đã bơm hàng nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế của họ và cắt giảm lãi suất.
“Tình hình sẽ tệ đến mức nào?” và “Bao lâu chúng ta sẽ phục hồi?” là hai câu hỏi mà người ta sẽ được nghe rất nhiều trong những tuần và tháng tới.
Câu trả lời cho cả hai câu hỏi này thường sẽ liên quan đến việc sử dụng một trong bốn chữ cái: V, U, W và L. Đó là vì đây là cách các nhà kinh tế thường dùng để mô phỏng cho suy thoái.
Các mô hình này đến từ hình dạng của các biểu đồ thường thấy trong các giai đoạn này theo đó rà soát các hoạt động kinh tế như việc làm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – hoặc tăng trưởng kinh tế – và sản lượng công nghiệp.
Ở đây chúng ta xem xét bốn chữ cái đó và ý nghĩa của chúng đối với hy vọng phục hồi kinh tế.
Hình chữ V
Đây được coi là kịch bản tốt nhất vì kiểu suy thoái này bắt đầu bằng sự sụt giảm mạnh, nhưng sau đó chạm đáy và rồi nhanh chóng có sự phục hồi kinh tế.
Điều đó có nghĩa là cuộc suy thoái sẽ chỉ kéo dài một vài quý trước khi tăng trưởng nhanh chóng trở lại, đưa nền kinh tế trở lại mốc trước khi xảy ra đại dịch coronavirus.
Một ví dụ kinh điển về suy thoái hình chữ V đã xảy ra ở Mỹ vào năm 1953 khi nền kinh tế bùng nổ sau Thế chiến Hai được vực dậy bởi lãi suất cao. Sau sự suy giảm tăng trưởng mạnh mẽ đã tăng trở lại chỉ hơn một năm sau đó.
EU ra gói cứu trợ 500 tỷ euro, VN muốn vay 1 tỷ USD
Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19
Hình chữ U
Trường hợp này tương tự như suy thoái hình chữ V nhưng kéo dài lâu hơn. Trong kịch bản này, GDP thường thu hẹp trong vài quý liên tiếp và chỉ từ từ khôi phục trở lại mức tăng trưởng có được trước suy thoái.
Nước Mỹ đã có một cuộc suy thoái hình chữ U vào đầu những năm 1970. Vào đầu năm 1973, nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng âm mạnh và tiếp tục có mức tăng trưởng rất thấp trong gần hai năm. Kinh tế chỉ trở lại tốc độ tăng trưởng trước đó vào năm 1975.
Virus corona có thể đẩy nửa tỷ người vào cảnh đói nghèo
Pháp suy thoái kinh tế, Đức sụt giảm ‘nghiêm trọng’
Hình chữ W
Đây là khi cuộc suy thoái bắt đầu bằng cách trông giống như nó sẽ là một suy thoái hình chữ V, nhưng sau đó lại rớt xuống sau khi những gì hóa ra là một dấu hiệu sai về phục hồi. Nó còn được gọi là suy thoái kép, vì nền kinh tế suy giảm hai lần trước khi phục hồi trở lại tốc độ tăng trưởng trước đó.
Suy thoái của Hoa Kỳ đầu những năm 1980 trên thực tế là hai cuộc suy thoái với nền kinh tế bị tăng trưởng âm từ tháng Một năm 1980 đến tháng Bảy năm đó. Tiếp theo đó là thời kỳ tăng trưởng dương mạnh mẽ trước khi nền kinh tế rơi vào suy thoái một năm sau, và chỉ hồi phục vào cuối năm 1982.
Covid-19: ‘Đại dịch làm hại doanh nghiệp Anh’
Sáu mặt hàng bán chạy thời virus corona
Hình chữ L
Đây là kịch bản xấu nhất. Nó cũng có một tên khác: “suy thoái lớn”. Đó là khi một nền kinh tế trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trong và không phục hồi tốc độ tăng trưởng trước đó trong vài năm.
Cái gọi là “thập niên mất mát” của Nhật Bản những năm 1990 là một ví dụ kinh điển về suy thoái hình chữ L.
Đất nước này đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vững chắc từ những năm ngay sau Thế Hai cho đến cuối những năm 1980. Điều đó dẫn đến những gì mà sau này bị coi là sự định giá quá lớn của tài sản hoặc “bong bóng”.
Kể từ khi bong bóng đó bị nổ vào đầu những năm 1990, Nhật Bản đã tiếp tục có sự tăng trưởng yếu và vẫn chưa trở lại với tốc độ tăng trưởng dương được thấy từ năm 1950 đến 1990.
Chắc chắn là những kiểu suy thoái nào trong số chúng ta sẽ thực sự thấy sau đại dịch virus corona là chủ đề để tranh luận sôi nổi.
Và, tất nhiên, thấy trước tương lai của các nền kinh tế, tốt nhất là, không chính xác và bất kỳ dự đoán nào cũng chỉ có thể là để tham khảo mà thôi.
Theo cách của nhà kinh tế quá cố John Kenneth Galbraith nói: “Chức năng duy nhất của dự báo kinh tế là làm cho chiêm tinh học trông đáng nể”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52607392

Covid-19: Số ca nhiễm vượt mốc 4 triệu

trên thế giới, riêng Mỹ hơn 1,3 triệu ca

Trọng Nghĩa
Vào lúc nhiều nước bắt đầu giai đoạn giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đà lây lan trên thế giới, với mốc biểu tượng 4 triệu ca nhiễm, được xác nhận đã bị vượt qua vào hôm qua, 09/05/2020. Mỹ vẫn là nước bị tác hại nặng nề nhất, với hơn 1,3 triệu người nhiễm virus.
Theo thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến 10 giờ sáng (giờ Paris) ngày hôm nay 10/05, trên toàn thế giới đã có 4.026.729 người bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19, trong đó 279.345 người chết. Mỹ vẫn giữ kỷ lục đáng buồn là quốc gia bị virus corona tác hại nặng nề nhất, với 1.309.541 ca nhiễm, và 78.794 trường hợp tử vong. Tính theo số người bệnh, theo sau Mỹ là Tây Ban Nha, Ý và Anh Quốc –  đều có hơn 200.000 ca nhiễm – trong lúc tính theo số người chết, Anh Quốc và Ý xếp thứ hai và ba, với hơn 30.000 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, số lượng người nhiễm virus chính thức chỉ là phần nổi của tảng băng. Rất nhiều quốc gia chỉ xét nghiệm người có triệu chứng rõ rệt. Tùy theo tình hình dịch bệnh và khả năng xét nghiệm, mà số  người nhiễm thực ở mỗi nước có khả năng cao hơn nhiều. Ví dụ, tại Brazil, các chuyên gia ước tính từ hơn 2 triệu đến 3 triệu người nhiễm virus, so với số liệu 155.000 của bộ Y Tế.
Thảm họa tại Mỹ được dự báo là chưa kết thúc. Theo mô hình dự phóng của Cơ Quan Quản Lý Tình Huống Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA), trong tháng Sáu tới đây, số người nhiễm có thể tăng thêm  200.000 ca mỗi ngày, tức là cao hơn gấp 8 lần số 25.000 ca/ngày hiện nay, trong lúc số người chết cũng có thể tăng gấp đôi, lên khoảng 3.000 người/ngày.
Giới thân cận ông Trump bị nhiễm, bác sĩ Fauci phải cách ly
Dự báo kể trên được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đã tấn công trực tiếp vào Nhà Trắng. Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đã có 14 người thân cận với tổng thống Mỹ Donald Trump bị lây nhiễm, trong đó có Katie Miller, phát ngôn viên của phó tổng thống Mike Pence, hay một nữ trợ lý của cô con gái Ivanka của tổng thống.
Việc lây nhiễm cũng buộc gương mặt tiêu biểu trong chiến dịch chống Covid-19 của Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci, phải chịu cách ly 14 ngày, cũng như hai ông Robert Redfield, giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC), và ông Stephen Hahn, giám đốc Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA). Cả ba quan chức nói trên đều là thành viên của nhóm chuyên trách chống COVID-19 của Nhà Trắng.
Cựu TT Obama công kích cách ông Trump xử lý dịch bệnh
Cựu tổng thống Mỹ Obama đã không tiếc lời chỉ trích cách ứng phó trước dịch Covid-19 của đương kim chủ nhân Nhà Trắng. Trong cuộc điện đàm với những người cộng sự cũ, được tiết lộ gần đây, ông Obama nói đến một chính sách thảm hại, « một sự hỗn loạn tuyệt đối ».
Thông tín viên RFI tại Mỹ Loubna Anaki tường thuật :
Bản thu âm do trang tin Mỹ Yahoo News tiết lộ đã được truyền thông Mỹ lấy lại và truyền đi liên tục. Trong một cuộc thảo luận với các cựu cộng sự viên qua điện thoại, ông Barack Obama như đã không ngần ngại thẳng thắn chỉ trích cách đối phó dịch Covid-19 của Nhà Trắng.
Trong vòng 30 phút người ta nghe cựu tổng thống cho rằng cách đáp trả của ông Donald Trump trước đại dịch là « yếu ớt và thiếu nhất quán ».
Theo ông Obama, « Tình hình có thể là phức tạp kể cả đối với những chính quyền tốt nhất, nhưng ở đây lại đơn giản là một sự tình trạng hỗn loạn và một thảm họa tuyệt đối ».
Phát ngôn viên của ông Obama đã từ chối bình luận về những tuyên bố trên, nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà cựu tổng thống Mỹ chỉ trích đương kim chủ nhân Nhà Trắng từ lúc khởi đầu nạn dịch. Tuy nhiên, phải nói rằng đây là lần đầu tiên mà lời chỉ trích của ông Obama gay gắt như thế.
Cũng trong nói chuyện, ông Obama đã gợi lên quyết định gây tranh cãi của ngành Tư Pháp Mỹ, đã rút lại những cáo buộc đối với ông Michael Flynn, cựu cố vấn của ông Trump, bị truy tố vì đã nói dối về quan hệ của ông với một nhà ngoại giao Nga.
Theo ông Obama, sự kiện đó cho thấy là cần phải « bầu ra những lãnh đạo tốt ». Và như thế, một lần nữa, ông Obama đã biểu thị hậu thuẫn cho ứng cử viên Joe Biden.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200510-covid-19-s%C3%B4%CC%81-ca-nhi%C3%AA%CC%83m-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-m%C3%B4%CC%81c-4-tri%C3%AA%CC%A3u-tr%C3%AAn-th%C3%AA%CC%81-gi%C6%A1%CC%81i-ri%C3%AAng-my%CC%83-h%C6%A1n-1-3-tri%C3%AA%CC%A3u-ca

Covid-19: Anh sẽ ra hệ thống cảnh báo

và cách ly người nhập cảnh

Một hệ thống cảnh báo Covid-19 sẽ được chính phủ Anh sử dụng để lần theo dấu vết virus, Thủ tướng Boris Johnson được trông đợi sẽ công bố vào cuối ngày Chủ Nhật.
Hệ thống này sẽ đặt mức độ cảnh báo về virus corona theo thang bậc từ một đến năm, và sẽ được điều chỉnh phù hợp với các dữ liệu cập nhật.
Thủ tướng Anh từng tính đến ‘nếu tôi chết vì Covid-19…’
Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19
Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch
Ông Boris Johnson sẽ có buổi cập nhật tình hình cho người dân về tiến độ áp dụng các biện pháp phong tỏa vào lúc 19:00 giờ địa phương, trên truyền hình.
Ông được trông đợi sẽ đưa ra một khẩu hiệu mới, kêu gọi dân chúng “giữ cảnh giác, kiểm soát virus, bảo vệ sinh mạng”.
Nhiều khả năng ông sẽ không đưa ra thời điểm chính xác là khi nào các lệnh hạn chế – vốn được công bố lần đầu tiên vào hôm 23/3 – sẽ thay đổi.
Hệ thống mới sẽ áp dụng tại xứ Anh (England) nhưng chính phủ đang phối hợp với chính quyền địa phương trong việc đưa ra hệ thống riêng của từng vùng.
Hệ thống ngày được biết sẽ đưa ra mức cảnh báo từ xanh lá (bậc một) tới đỏ (bậc năm) – tương tự như hệ thống cảnh báo người dân về mối đe dọa khủng bố.
Cuộc họp của ủy ban tình trạng khẩn cấp của chính phủ, Cobra, với sự tham dự của nội các, các xứ ủy trị và Thị trưởng London sẽ diễn ra trước khi ông Johnson phát biểu trên truyền hình tối Chủ Nhật, sau đó các kế hoạch sẽ được đưa ra Quốc hội vào thứ Hai.
Ông thủ tướng sẽ cảnh báo cả nước rằng Anh Quốc đang bước vào giai đoạn “nguy hiểm” nhất của cuộc chiến chống virus, báo The Sun nói hôm Chủ Nhật.
Anh sẽ áp dụng ‘cách ly 14 ngày’ với người nhập cảnh
Các hãng hàng không Anh nói họ đã được thông báo rằng chính phủ sẽ áp dụng chính sách kiểm dịch 14 ngày đối với bất kỳ ai từ nước ngoài vào Anh, trừ những người đến từ Cộng hòa Ireland.
Lệnh hạn chế mới này dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối tháng Năm.
Cơ quan quản lý hàng không Anh, Airlines UK, nói cần phải có “một kế hoạch rút lui đáng tin cậy” đối với chính sách mới này, và lệnh hạn chế cần phải được đánh giá lại hàng tuần.
Những người nhập cảnh vào Anh sẽ phải tự cách ly tại nơi ở riêng.
Các nguồn tin từ chính phủ và từ ngành hàng không nói với BBC News rằng việc này có nghĩa là người nhập cảnh sẽ phải cung cấp địa chỉ lưu trú khi họ tới Anh.
Hiện chưa rõ lệnh hạn chế đi lại mới này sẽ áp dụng trong bao lâu và liệu những người không thường trú tại Anh có được phép ở trong những địa chỉ tự thuê hay không.
Hiện cũng chưa rõ liệu sẽ có các kế hoạch kiểm dịch đối với những ai vào Anh bằng các phương tiện đi lại khác hay không. Hãng tàu cao tốc Eurostar và hãng phà biển P&O nối Anh với châu Âu lục địa từ chối bình luận về vấn đề này, trong lúc các công ty khác chưa phản hồi câu hỏi của BBC.
Các sân bay của Anh nói rằng việc kiểm dịch “sẽ không chỉ tạo tác động tai hại lên ngành hàng không Anh mà còn lên cả nền kinh tế nói chung”.
BBC News được biết rằng các nhân viên chủ chốt, như tài xế xe tải chở hàng hóa, hay những người làm việc trong ngành vận tải, sẽ được miễn áp dụng lệnh hạn chế này.
Một phát ngôn viên của sân bay Heathrow, London, nói rằng bất kỳ biện pháp nào cũng cần phải đảm bảo được tính hiệu quả về y tế, đáp ứng được sự trông đợi của dân chúng và phải thực thi được ở các sân bay.
Nếu như việc kiểm dịch là cần thiết vào thời điểm này, thì có câu hỏi đặt ra là tại sao nó lại là không cần thiết ở thời điểm vài tuần trước.
Hàng chục ngàn người đã bay vào Anh trong đại dịch, tuy chính phủ nói hầu hết đó là những người trở về nhà chứ không phải khách đến Anh.
Một số tin đáng chú ý khác tại Anh:
Bộ Y tế xác nhận có 50.000 mẫu phẩm được gửi sang Mỹ hồi đầu tuần để làm xét nghiệm virus corona sau khi các phòng thí nghiệm ở Anh có vấn đề. Việc này xảy ra trong lúc chính phủ đã bảy ngày liên tiếp không đạt mục tiêu tiến hành xét nghiệm 100 ngàn ca mỗi ngày
Hơn 70 gương mặt nổi tiếng kêu gọi phải có cuộc điều tra độc lập, công khai về những cái chết do Covid-19 trong nhóm các sắc dân thiểu số
Quyết định về việc cửa hàng nào được mở lại sau phong tỏa sẽ được đưa ra dựa trên vấn đề an toàn chứ không phải quy mô hay loại dịch vụ, sản phẩm mà cửa hàng phục vụ, một quan chức phụ trách lĩnh vực bán lẻ nói với BBC
Các lãnh đạo tôn giáo được cảnh báo rằng giãn cách xã hội sẽ được áp dụng tại một số địa điểm thờ phượng nếu chính phủ cho phép mở lại các địa điểm này; một lãnh đạo tôn giáo nói các nhà thờ có thể sẽ không trở lại hoạt động bình thường cho tới tận cuối năm nay
Hôm thứ Bảy, nước Anh ghi nhận thêm 346 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng do Covid-19 trên toàn quốc lên 31.587
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52605347

Covid-19: Pháp kéo dài

tình trạng khẩn cấp y tế đến 10/07

Thu Hằng
Tối 09/05/2020, Thượng Viện và Hạ Viện Pháp đã thông qua luật kéo dài « tình trạng khẩn cấp y tế » đến hết ngày 10/07 để chống dịch Covid-19. Tổng thống Emmanuel Macron tham vấn Hội Đồng Bảo Hiến trước khi ban hành luật mới vào tối 10/05.
Có hiệu lực trong vòng hai tháng kể từ ngày 24/03, tình trạng khẩn cấp y tế sẽ được kéo dài thêm một tháng rưỡi. Dự thảo luật đạt được sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng và thêm nhiều sửa đổi, nêu cụ thể các điều kiện về một số điểm chính: trách nhiệm hình sự của các tác nhân công và tư trong việc thực thi nhiệm vụ trong giai đoạn hậu phong tỏa (kể từ thứ Hai 11/05) ; quy định về di chuyển, phương tiện giao thông công cộng và mở cửa các cơ sở đón công chúng ; cách tầm soát bệnh nhân và người nghi nhiễm Covid-19 (thông tin cá nhân sẽ chỉ được lưu trong vòng 3 tháng) ; quy định về cách ly và mở rộng danh sách những người có thẩm quyền theo dõi các vi phạm liên quan đến tình trạng khẩn cấp y tế…
Theo AFP, một ngày trước thời hạn dỡ phong tỏa ngày 11/05, cả Pháp và Tây Ban Nha có một số dấu hiệu tích cực, với số ca tử vong thấp hơn so với hôm trước. Theo số liệu tối 09/05, Pháp ghi nhận thêm 80 người qua đời vì Covid-19 so với 178 ca vào hôm trước. Tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch là 26.310 người. Tây Ban Nha có thêm 179 bệnh nhân qua đời vì Covid-19, ít hơn 50 người so với hôm trước và hiện có số ca tử vong là 26.478, tính đến ngày 09/05.
Đi lại trong Liên Hiệp châu Âu bị hạn chế ít nhất đến ngày 15/06
Trong khi hoạt động thường nhật tại nhiều nước Liên Hiệp Châu Âu dần trở lại bình thường từ ngày 11/05, việc đi lại giữa các nước thành viên vẫn bị hạn chế ít nhất đến ngày 15/06. Khoảng 20 dân biểu Pháp thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước và đảng MoDem lấy làm tiếc về tình trạng « kiểm soát » trên, đồng thời đề nghị mở rộng « các trường hợp đặc biệt » do « việc kéo dài kiểm soát gây chấn thương tâm lý ngày càng lớn ».
Dỡ bỏ một số hạn chế ở biên giới để tạo điều kiện cho công dân đi lại là một trong các điểm được Bruxelles nghiên cứu, cùng với mục tiêu cứu ngành du lịch, chiếm đến 1/10 GDP của Liên Hiệp Châu Âu. Theo Reuters ngày 09/05, để tránh tình trạng các công ty hàng không và lữ hành bị phá sản, thay vì
hoàn tiền cho khách, Bruxelles có thể thiên về hướng hoàn bằng phiếu mua cho các hành khách bị hủy chuyến, theo đề xuất của 12 nước, trong đó có Đức.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200510-covid-19-ph%C3%A1p-k%C3%A9o-d%C3%A0i-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-%C4%91%E1%BA%BFn-10-07

Tình báo Đức: Trung Quốc đã đề nghị

 WHO giấu thông tin về COVID-19

Minh Hòa
Trang tin Daily Caller hôm 9/5 trích dẫn thông tin tình báo Đức cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trì hoãn tiết lộ thông tin quan trọng về đại dịch viêm phổi COVID-19.
Daily Caller trích dẫn thông tin từ tạp chí Der Spiegel của Đức cho biết ông Tập đã gặp mặt Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vào hôm 21/1 để yêu cầu ông này trì hoãn công bố thông tin rằng virus corona chủng mới có khả năng lây từ người sang người, đồng thời trì hoãn tuyên bố đại dịch toàn cầu về căn bệnh này.
Cư dân mạng Twitter chia sẻ thông tin từ tình báo Đức về việc CHủ tịch Trung Quốc đề nghị Tổng giám đốc WHO (bên trái) che giấu thông tin về dịch COVID-19 (ảnh chụp màn hình).
Tờ Der Spiegel cho biết: “Phán quyết của BND rất khắc nghiệt: [Thế giới] đã bị lỡ ít nhất 4 tuần, nếu không muốn nói là 6 tuần, trong cuộc chiến chống virus này vì chính sách [bưng bít] thông tin của Bắc Kinh”. BND là Cơ quan Tình báo Liên bang Đức.
Thông tin từ tình báo Đức đã thu hút sự chú ý của giới chức Hoa Kỳ. Chủ tịch Nhóm làm việc về Trung Quốc của Hạ viện Mỹ, ông Michael McCaul nói Daily Caller: “Chúng tôi vẫn đang xác minh báo cáo này. Nếu nó là đúng, thì nó sẽ đóng góp thêm bằng chứng cho thấy Tổng giám đốc WHO Tedros đã thông đồng cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc để che giấu dịch bệnh và ông ta không xứng đáng với vị trí lãnh đạo WHO”.
Việc bưng bít thông tin của chính quyền Trung Quốc, cũng như sự yếu kém của WHO trong cách ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán đang là tâm điểm chỉ trích của thế giới.
Một tuyên bố của WHO hùa theo thông tin sai lệch từ Bắc Kinh rằng không có bằng chứng cho thấy COVID-19 lây từ người sang người (ảnh chụp màn hình Twitter(.
Daily Caller đề cập đến một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 3, trong đó kết luận thế giới đã có thể tránh được đại dịch toàn cầu nếu có thêm 4-6 tuần chuẩn bị. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton nhận định nếu Trung Quốc hành động và công khai thông tin sớm hơn 3 tuần, thì đã có thể làm giảm tình trạng lây lan của dịch bệnh lên tới 95%.
Hơn 1 triệu người đã ký tên trực tuyến để để yêu cầu ông Tedros từ chức, dù vậy ông này chưa có dấu hiệu muốn rời ghế. Các báo cáo của giới truyền thông cho biết vị quan chức Ethiopia này có mối quan hệ thân thiết “khó nói” khiến ông không thể không chiều lòng Bắc Kinh.
Tổng thống Donald Trump lên án WHO “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và đình chỉ nguồn tiền tài trợ của Mỹ dành cho tổ chức này.
Tới nay dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan tới 212 quốc gia, khiến hơn 3 triệu người nhiễm và hơn 200.000 người tử vong, chưa kể vô số thiệt hại khác liên quan đến tình trạng mất việc làm, phá sản và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu vì COVID-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tinh-bao-duc-trung-quoc-da-de-nghi-who-giau-thong-tin-ve-covid-19.html

Covid-19: Cơ hội và chiêu trò của mafia Ý

Thùy Dương
Các gia tộc Mafia ở Ý dường như đang tận dụng dịch bệnh Covid-19 và tình trạng kinh tế suy thoái để trục lợi, tương tự như họ đã làm trong các cuộc khủng hoảng trước đây. Chính quyền Ý đang cảnh giác trước các “chiêu trò” của mafia trong các hoạt động hỗ trợ xã hội, cho vay nặng lãi, đầu tư vào các lĩnh vực mới.
Hồi năm 1980, động đất ở Napoli và vùng Campania cướp đi sinh mạng của gần 2.700 người đã cho mafia Camorra cơ hội tham gia công tác tái thiết vùng này. Đến năm 2009, cựu giám đốc Cơ quan Liên Hiệp Quốc về phòng chống ma túy và tội phạm, Antonio Maria Costa, khẳng định có những bằng chứng cho thấy tiền của các tổ chức tội phạm là nguồn đầu tư duy nhất bằng tiền mặt, mà các ngân hàng Ý sử dụng trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Một thập kỷ sau, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn phá đất nước Ý, trong một diễn đàn trên nhật báo La Repubblica, nhà báo Roberto Saviano mới đây báo động cuộc khủng hoảng y tế có thể mang lại “cơ hội sinh lời” cho các băng đảng mafia.
Hồi đầu tháng 4, cảnh sát Ý đã thu giữ nửa triệu euro tiền mặt được giấu trong một chiếc xe của những người có liên quan đến tổ chức mafia Ndrangheta. Bình luận với đài France 24, chuyên gia về các tổ chức tội phạm lớn, Fabrice Rizzoli, cũng là tác giả cuốn sách “Mafia từ A đến Z” nhận định : “Thường thì người ta thu giữ rất nhiều ma túy, nhưng hiếm khi thu giữ được nhiều tiền, số tiền ở bên ngoài và đang được chuyển ngược trở về Ý bị thu giữ lại càng ít. Điều này có nghĩa là các gia tộc mafia đang tìm cách tài trợ cho người dân”.
Dùng sự hào phóng đổi lấy lòng trung thành
Trước tình cảnh nạn nghèo đói gia tăng, chính quyền Ý đã tuyên bố phân phát 400 triệu euro tem phiếu thực phẩm cho những người gặp khó khăn. Theo Nghiệp đoàn nông nghiệp Ý Coldiretti, những đề nghị cứu trợ lương thực mà các hiệp hội như Caritas và Ngân hàng thực phẩm nhận được đã tăng 30% trong tháng 3. Vì điều kiện y tế, nhiều thành viên băng đảng mafia đang chịu án tù nay chỉ bị quản thúc tại gia và quay trở về các vùng mà họ kiểm soát. Trong bối cảnh này, chính quyền và các phương tiện truyền thông lưu ý là từ tháng 3, các băng đảng mafia bắt đầu phân phát giỏ thực phẩm cho những gia đình gặp khó khăn tài chính.
Theo tác giả cuốn sách “Mafia, từ A đến Z”, đây có thể được coi là một chiến lược “chiêu mộ” thành viên cho các băng đảng. Các ông trùm mafia cũng dùng lòng hào phóng để đổi lấy lòng trung thành hoặc sự phục dịch : những người được cứu trợ phải nhận cất giấu vũ khí cho mafia, che giấu những kẻ đang phải chạy trốn, các doanh nghiệp được trợ giúp bị gây sức ép để tuyển người thân của mafia hay nhập hàng của gia tộc mafia, chứ không mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác của băng đảng này …
Số liệu thống kê bộ Nội Vụ Ý công bố vào cuối tháng 4 cho thấy tỉ lệ tội phạm đã giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các khoản vay nặng lãi lại tăng 9,1%. Giống như trong cuộc khủng hoảng năm 2009, đợt phong tỏa Covid-19 khiến các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ phá sản.
Ngày 01/05/2020, bà Clotilde Champeyrache, giảng viên Đại học Paris 8 của Pháp, chuyên gia về mafia và tác giả cuốn sách “Mặt ẩn giấu của nền kinh tế”, cho đài France 24 biết : “Trong hoàn cảnh hiện nay, các ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay rất ít, nên sau đó các công ty này chuyển sang một hệ thống cho vay khác. Mafia cho họ vay “tiền tươi” nhưng đó là “tiền bẩn”.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm là thường thì vay nặng lãi là rất khó hoàn trả, nhưng hiện nay, trong khủng hoảng Covid-19, lãi suất ở mức được coi là “chấp nhận được” thúc đẩy nhiều doanh nghiệp vay tiền của các ông trùm để rồi lệ thuộc vào băng đảng mafia.
Theo Amedeo Scaramella, thuộc tổ chức San Giuseppe Moscato, chuyên đấu tranh chống lại hoạt động cho vay nặng lãi của mafia, thì sau khi cho vay, các băng đảng sẽ giăng bẫy để tăng lãi, có khi lên tới 300%.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200510-covid-19-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-v%C3%A0-chi%C3%AAu-tr%C3%B2-c%E1%BB%A7a-mafia-%C3%BD

Đại dịch Covid – Thụy Sĩ:

Xếp hàng chờ nhận đồ cứu trợ dài hơn cây số

Trọng Thành
Điều khó tin nổi tại một quốc gia được coi là một trong những nước giầu nhất châu Âu, nếu không phải là thế giới. Do hậu quả của đại dịch Covid-19, rất nhiều người lâm vào tình cảnh không còn thu nhập. Tại Genève, hôm qua, 09/05/2020, hơn 2.000 người xếp hàng dài, chờ đến lượt nhận một chút thực phẩm cứu trợ, đủ để sống trong vài ngày tới.
Nền kinh tế ngưng trệ đã đẩy hầu hết những người có thu nhập bấp bênh vào đường cùng. Phóng sự của thông tín viên Jérémy Lanche gửi về từ Genève :
« ‘‘Bình thường ra tôi không bao giờ đi xin, nhưng hoàn cảnh hiện nay buộc chúng tôi phải làm như vậy’’. Với hai con phải nuôi và đứa thứ ba sắp ra đời, Mamanana đã không đắn đo nhiều trước khi quyết định đến đây để nhận một gói đồ cứu trợ. Cũng giống như hầu hết mọi người ở đây, người phụ nữ trẻ đến từ nước Guinea, châu Phi, không có việc làm, kể từ đầu cuộc khủng hoảng. 
Ông Patrick Wieland, người phụ trách việc phân phối đồ cứu trợ của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới Thụy Sĩ, nhận xét : ‘‘Họ là những người lao động, không phải những người sống  ăn bám  xã hội. Họ sống nhờ lao động của chính mình, nhưng họ là những người không có giấy tờ. Khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng, họ bị mất việc làm, không còn trả được tiền thuê nhà, các loại phí tổn khác, ngay lập tức họ trắng tay’’. 
Tình trạng nghèo đói tại Thụy Sĩ ảnh hưởng đến gần 8% dân cư. Đây là những người thường là không có bảo hiểm y tế. Bác sĩ Yves Jackson, Đại học Bệnh viện Genève, đến đây để đề nghị với những người đang xếp hàng chờ nhận đồ cứu trợ, nên yêu cầu được xét nghiệm Covid-19. 
Vị bác sĩ giải thích: ‘‘Đây là lần đầu tiên mà việc xét nghiệm những người có triệu chứng được tiến hành miễn phí. Thông thường, người ta thường ngần ngại không muốn xét nghiệm, chủ yếu vì lý do tài chính. Như vậy, điều quan trọng là cần dỡ bỏ rào cản này’’. 
Rốt cuộc, có rất ít người sẽ đi xét nghiệm. Đa số đến đây không phải vì mục tiêu này, mà chủ yếu là để tìm được một số thực phẩm, đủ sống trong vài ngày tới. Bởi, cho dù, về mặt chính thức, nền kinh tế sẽ hoạt động trở lại kể từ ngày thứ Hai này, nhưng nhiều người biết rằng họ sẽ phải còn đến các lần phân phối đồ cứu trợ tới ».
Tính đến hôm nay, Thuỵ Sĩ có hơn 30.300 người nhiễm virus corona mới, và 1.538 người chết. Tuổi trung bình bệnh nhân phải nhập viện là 72. Theo cơ quan y tế Thuỵ Sĩ, 97 % người tử vong đã mắc ít nhất một căn bệnh khác. Theo thống kê của Đại học John Hopkins, dựa trên số liệu chính thức của các nước, Thụy Sĩ đứng thứ 10 thế giới, về tỉ lệ tử vong do Covid-19, tính theo dân số, sau Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Ailen, Mỹ (xếp theo tỉ lệ từ cao xuống thấp).
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200510-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-th%E1%BB%A5y-s%C4%A9-x%E1%BA%BFp-h%C3%A0ng-ch%E1%BB%9D-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%93-c%E1%BB%A9u-tr%E1%BB%A3-d%C3%A0i-h%C6%A1n-c%C3%A2y-s%E1%BB%91

Cảnh sát Tây Ban Nha bắt giữ một người đàn ông

bị tình nghi lập kế hoạch tấn công khủng bố

Tin từ Barcelona, Tây Ban Nha – Vào hôm thứ Sáu (08 tháng 05), cảnh sát Tây Ban Nha bắt giữ một người đàn ông từ Ma-rốc vì tình nghi ông ta lập kế hoạch tấn công khủng bố nhân danh Nhà nước Hồi Giáo giữa cuộc khủng hoảng coronavirus ở Tây Ban Nha.
Cảnh sát Tây Ban Nha nói rằng Cơ Quan Điều tra Liên bang Hoa Kỳ và lực lượng an ninh của Morocco đã hỗ trợ trong vụ bắt giữ ở Barcelona. Cảnh sát cho biết họ đã theo dõi nghi can được bốn năm nhưng tiến trình cực đoan của nghi can đã được đẩy nhanh trong thời gian Tây Ban Nha bắt đầu phong tỏa vào giữa tháng 03/2020 để kiểm soát ổ dịch COVID-19.
Các điều tra viên nghi ngờ người đàn ông này đã bị thúc đẩy bởi những lời kêu gọi của ISIS. Cảnh sát cho biết, nghi can đã công khai bày tỏ lòng trung thành với ISIS và lòng căm thù các nước phương Tây trên mạng xã hội.
Các điều tra viên lo sợ rằng nghi can đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công, có thể là bằng dao hoặc bằng một chiếc xe ở Barcelona, sau khi họ theo dõi và phát hiện nghi can đã phá vỡ các quy định phòng chống virus khi liên tục di chuyển quanh thành phố, có khả năng là để tìm kiếm mục tiêu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-tay-ban-nha-bat-giu-mot-nguoi-dan-ong-bi-tinh-nghi-lap-ke-hoach-tan-cong-khung-bo/

Duyệt binh giữa đại dịch Covid -19,

Belarus chơi trội hơn Nga

Tatsiana MelnichukBBC News Tiếng Nga, Belarus
Không có xe tăng, không có duyệt binh và các cựu chiến binh ở trung tâm Moscow dịp kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng Phát xít Đức trong Thế chiến Thứ hai.
Lễ duyệt binh ngày 9 tháng Năm ở Quảng trường Đỏ bị hủy vì đại dịch, nhưng ở nước láng giềng Belarus, lễ duyệt binh vẫn tiến hành tại trung tâm thủ đô Minsk, với một chương trình có cả hòa nhạc và pháo hoa.
Vì sao vẫn có duyệt binh?
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko dường như không nao núng trước đại dịch. Ông không theo mô hình áp dụng các biện pháp hạn chế trên diện rộng của các nước châu Âu khác.
Còn Nga hiện vẫn đang thực hiện phong tỏa và trong bảy ngày liên tiếp, ghi nhận trên 10.000 ca nhiễm Covid-19 mới.
Thế nhưng ông Lukashenko không chịu hủy lễ duyệt binh, vì nó mang mục đích thể hiện lòng yêu nước: nó nhắc nhở người dân Belarus về gian khổ và hy sinh dưới thời Xô Viết.
Phát biểu trước lễ duyệt binh, ông nói: “Họ hy sinh mạng sống để chúng ta được sống ngày hôm nay, vì thế chúng ta có thể tưởng niệm những anh hùng của chúng ta trong ngày thiêng liêng này. Chúng ta không thể làm điều gì khác.”
Ông Lukashenko đã cầm quyền từ năm 1994, với áp dụng quyền lực chuyên chế ở Belarus tương tự như thời Xô Viết.
Đức Quốc xã chiếm đóng Belarus từ 1941 – 1944 làm suy kiệt nước này: khoảng một phần tư dân số chết, trong đó có gần như toàn bộ cộng đồng Do Thái.
Vì thế, cũng như ở Nga, Ngày Chiến thắng là một dịp thể hiện lòng yêu nước sâu sắc cho nhiều người dân Belarus.
Virus corona đã ảnh hưởng tới Belarus ra sao?
Chính quyền Belarus ghi nhận 21.101 ca nhiễm Covid-19, sau khi làm 240.000 xét nghiệm. Họ cho biết 121 người đã tử vong.
Hiện không có thông tin gì về con số của các vùng, và nhà báo không được phép phỏng vấn nhân viên y tế hay tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra trong các bệnh viện.
Các cửa hàng, trường học và giao thông công cộng tiếp tục hoạt động như bình thường. Nhưng bộ y tế nước này khuyến cáo người dân tránh tụ tập đông người, dùng nước rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang, đặc biệt là những người trong diện có nguy cơ cao.
Và bản thân người Belarus hiểu rõ nguy hiểm. Một số công ty đã khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà khi có thể. Một số trường đại học và cấp ba giảm số học sinh đến trường vào giờ cao điểm và chuyển sang dạy online.
Nhiều phụ huynh không cho con đi học. Belarus có lẽ là nước châu Âu duy nhất không tạm ngưng giải vô địch bóng đá, nhưng số người tới xem đã giảm đáng kể.
Một đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tới Belarus hồi tháng Tư bày tỏ lo ngại về việc nước này thiếu các biện pháp làm chậm sự lây lan của virus corona.
EU hứa sẽ cho Belarus 60 triệu Euro để giúp chống dịch – nhưng với điều kiện nước này phải tuân thủ theo các chỉ dẫn của WHO.
Người Nga nghĩ gì?
Trong hoàn cảnh khác, lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng Phát xít cũng đã được tổ chức hoành tráng.
Thay vào đó, người Nga được ra lệnh phải ở nhà. Tổng thống Vladimir Putin có bài phát biểu trên truyền hình, nêu rõ sự hy sinh của các cựu chiến binh, những người “chiến đấu vì sự sống trước cái chết,” và đặt hoa tại đài tưởng niệm chiến tranh.
Không quân Nga bay trên Quảng trường Đỏ và lễ duyệt binh được hứa hẹn sẽ diễn ra cuối năm nay.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói ông hy vọng “các biện pháp khác nhau của Nga và Belarus sẽ không dẫn đến số ca nhiễm tăng vọt.”
Nhưng những biện pháp khác nhau đã gây lời qua tiếng lại.
Belarus cáo buộc một nhóm TV của Nga đã truyền tin giả về virus corona ở Belarus và tước thẻ nhà báo của phóng viên Alexei Kruchinin của kênh Channel 1 và nhóm quay camera của ông.
Kruchinin đã phải rời Belarus. Ông phủ nhận các cáo buộc về mình.
Chuyên gia dịch tễ học Viktor Larichev so sánh việc tổ chức duyệt binh giống như có bữa đại tiệc giữa dịch bệnh. “Nó đơn giản là điều ngu xuẩn,” ông phát biểu trên radio Nga.
Ai sẽ có mặt tại lễ diễu hành?
Thông thường, các vị trí danh dự được dành cho cựu chiến binh, nhưng Tổng thống Lukashenko nói không ai phải tham gia lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng Phát xít nếu họ không muốn.
Rất ít cựu chiến binh còn sống. Hầu hết họ ở độ tuổi ngoài 90 và có nguy cơ nhiễm Covid-19 rất cao.
Sân khấu ca nhạc và một màn hình lớn được dựng ở trung tâm Minsk với sức chứa hàng trăm người. Ca sỹ Alexander Solodukha nói ông sẽ thực hiện giãn cách xã hội khi biểu diễn và sẽ không bắt tay hay giao lưu với những vị khách khác.
Ông Lukashenko cũng mời khách quốc tế dự lễ kỷ niệm, trong đó có một số nghị viên và chính trị gia Nga. Nga không cử một đoàn đại biểu chính thức và bất kỳ ai tới dự cũng có mặt với tư cách cá nhân.
“Tôi lo ngại chúng ta sẽ sợ hãi và trốn trong nhà của mình. Belarus là biểu tượng sống cho cuộc chiến đó. Và tôi tin rằng trong ngày này, đại diện của tất cả các quốc gia có thể có mặt ở đây,” vị tổng thống nói.
Có tin nói sinh viên và nhân viên các trường đại học và doanh nghiệp nhà nước được thông báo rằng họ có thể tham gia một cách tự nguyện. Nhưng cũng có tin nói sinh viên nhận được tin nhắn trên điện thoại báo họ sẽ được nhận 4 USD tháng sau nếu tham gia diễu hành.
Người Belarus nghĩ gì?
Ở Belarus, có nhiều ý kiến chỉ trích lễ duyệt binh.
Stanislav Shushkevich, lãnh đạo đầu tiên của Belarus lên án ý tưởng này là “không những dốt nát, mà còn là tội ác”, và nói Tổng thống Lukashenko có động cơ là ước muốn được giữ quyền lực và cạnh tranh với Nga.
Lễ duyệt binh cũng bị cựu đại biểu quốc hội Mechislav Grib chỉ trích. Ông nói nó không khác gì thái độ của Liên Xô trong Thế chiến Thứ hai, “khi mạng người không được coi trọng”.
Cựu thủ tướng Mikhail Chigir nói: “Ở Mỹ, họ không có duyệt binh gì hết và họ có vì thế mà yếu đi không? Tôi không nghĩ vậy.”
Nhà lãnh đạo Belarus đã gây chú ý với lễ duyệt binh hôm thứ Bảy, nhưng chẳng ai muốn được chú ý như vậy cả.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52598961

Bethlehem linh thiêng:

Phục hưng giữa vùng chiến sự

Richard MorganBBC Travel
Singer Café giống như nhiều nơi thời thượng mà bạn có thể tìm thấy ở các góc mang tính quốc tế gần đó của Israel: một gia đình cùng ăn món shakshuka (trứng sốt cà) cho bữa sáng muộn; một du khách châu Âu đang viết kịch bản trên máy tính xách tay; và một cặp hẹn hò đang tìm hiểu nhau qua một đĩa mezze (nhiều món khai vị) thịnh soạn.
Có những tác phẩm nghệ thuật địa phương ấn tượng trên tường, và bầu không khí lạc quan, tùy hứng của quán được thể hiện trên bảng hiệu viết: ‘nhiều espresso hơn, ít depresso (trầm cảm) hơn’.
Ở những nơi lòng tốt lên ngôi
Lễ Quốc khánh của một quốc gia không tồn tại
Bức tường cắt đôi ngôi làng ‘Tiểu Berlin’ của Đức
‘Phép lạ’ đang diễn ra
Nhưng người Israel nhìn chung bị chính phủ cấm đến thăm ốc đảo yên bình ấm cúng đặc biệt này.
Đó là vì Singer nằm ở ngoại ô Beit Sahour, ngoại thành, chỉ cách Bethlehem vài bước chân – bản thân nó cũng nằm ở ngoại ô Jerusalem – trong khu Bờ Tây bị chiếm đóng vốn đã được quân đội Israel kiểm soát kể từ Cuộc chiến Sáu ngày hồi 1967.
Quán Singer có lẽ có cà phê espresso ngon nhất ở bất kỳ khu vực chiến sự nào trên thế giới.
Được biết đến là quê hương của Vua David và là nơi sinh của Chúa Jesus, thị trấn Bethlehem nhỏ bé trong Kinh Thánh vẫn nhộn nhịp có một phép lạ đang diễn ra: sự phục hưng của văn hóa và sức lôi cuốn Palestine.
Cuộc chiến đường biên Mỹ-Canada ít ai biết
Chính quyền Myanmar đối phó với các hồn ma
Vùng đất không tồn tại của nước Ý
Giống như đế đỏ biểu tượng của giày Christian Louboutin, giữa lòng Bethlehem đã hình thành một cụm tinh tế thời thượng ngay cả dưới sự chiếm đóng của Israel – đến nỗi Liên đoàn Ả Rập gồm 22 quốc gia, theo một chương trình của Unesco, đã tuyên bố Bethlehem là thủ đô của văn hóa Ả Rập vào năm 2020.
“Điều đầu tiên mà sự chiếm đóng của Israel muốn là chấm dứt nghệ thuật và văn hóa của chúng tôi,” Baha’ AbuShanab, quản lý quán Singer có mái tóc bù xù nói. “Đó là cách họ khử trùng xã hội.”
Mặc dù vùng chiếm đóng chiếm hơn một phần tư diện tích của Israel – và trong những tháng gần đây, chính phủ Israel đã chớp cơ hội sáp nhập một phần lớn của Bờ Tây bị chiếm đóng – nhưng cuộc sống dưới sự kiểm soát của Israel đặc biệt thể hiện rõ ở Bethlehem.
Nơi đây, một hàng rào ngăn cách bằng bê tông cao 8 mét được Israel xây dựng vào năm 2002 với mục đích được tuyên bố là ngăn chặn các vụ đánh bom và tấn công tự sát (Israel nói rằng đây là cách ngăn chặn hiệu quả).
Tuy nhiên, nền văn hóa đã thăng hoa kể từ đó lại giống với phong cách tự mày mò lập dị của Havana, Valparaiso hay Đông Berlin trước đây: bông hoa nở trong đống đổ nát.
Nghệ sĩ nổi tiếng phá cách người Anh, người lấy nghệ danh là Banksy, lần đầu tiên dựng lên tác phẩm nghệ thuật chính trị ở Bethlehem vào năm 2005: chín bức vẽ graffiti trên tường bắt đầu xuất hiện trên hàng rào ngăn cách.
Năm 2017, sự hiện diện của Banksy – cũng như chính trị – đã được đẩy lên cao trào với việc khai trương Walled Off Hotel, khách sạn phong cách có chín phòng tự hào có ‘hướng nhìn xấu nhất thế giới’ do nhìn thẳng vào hàng rào.
Dự án lúc đầu được xây lên một cách tự phát nhưng nó đã trở thành công trình cố định của thị trấn, kéo đến một làn sóng du khách cạnh tranh với Nhà thờ Giáng sinh lịch sử của Bethlehem. Nếu không phải là ở số lượng đơn thuần, thì chắc chắn đó là sự canh tranh về mức lan tỏa trên mạng xã hội.
Khách sạn Walled Off cũng trở thành nơi mở phòng triển lãm cho các nghệ sĩ địa phương, vận hành một bảo tàng về lịch sử của bức tường và thực hiện các chuyến tham quan hai lần mỗi ngày đến trại tị nạn Aida Palestin gần đó.
Lợi nhuận mà khách sạn thu được được dùng để tài trợ cho các dự án địa phương.
Sức mạnh của nghệ thuật
“Chúng tôi đang giao tiếp với thế giới thông qua sự sáng tạo,” Wisam Salsaa, quản lý khách sạn, cho biết. “Chúng tôi đang đưa ra một bài học trên thế giới về việc sống như thế nào. Chúng tôi có thể không có gì vẫn sống được, không có gì vẫn làm được.”
Những năm gần đây đặc biệt thay đổi mọi thứ, ông nói thêm.
“Năm năm trước, nếu bạn đi vào trung tâm Bethlehem, nó trông giống như Afghanistan. Bây giờ nó giống như Havana. Có phụ nữ mặc váy hoặc quần jean và đàn ông đeo khuyên tai,” ông nói.
“Bạn có thể phản đối ở Gaza, chiến đấu, bị bắn, bị bắt bớ… và tất cả những điều như thế vẫn không đạt được hiệu quả mạnh mẽ như một bức tranh hay một bài thơ. Đó là sức mạnh của nghệ thuật – không chỉ là cái đẹp, mà còn là sức mạnh. Nó đánh vào nhân bản của bạn, vào nhân bản chung của chúng ta.”
Nhưng Banksy không tạo ra sự phục hưng văn hóa của Bethlehem mà chỉ là chất xúc tác cho điều đã được khuấy động lên.
Tại Rewined, một quán bar gần trại tị nạn Al Aza, khách hàng được chào đón bằng bảng hiệu neon màu vàng rực rỡ với từ tiếng Ả Rập ‘tuz‘, có nghĩa là – theo cách dịch lịch sự nhất – ‘bất cứ điều gì’.
Tại quán Singer, một bảng hiệu tương tự bằng tiếng Anh ghi là: ‘Chính thống à? Không, cảm ơn!’.
Và ở Nhà Trọ Hosh Al-Syrian, một khách sạn lãng mạn có từ Thế kỷ 18 nằm gọn trên một con hẻm bụi bặm ở trung tâm thị trấn, nhà hàng cao cấp vốn chỉ nhận phục vụ khách đặt bàn trước, thì được đặt tên là Fawda, trong tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘hỗn loạn’.
Trong tất cả những trường hợp này, người dân Bethlehem đã viết lại câu chuyện của họ bằng cách tái chiếm hữu và giành lại cuộc sống bất định, bất an của họ.
Tuz‘ khác xa với sự cam chịu thờ ơ; đúng hơn là một tuyên bố táo bạo về sự kiên cường cùng với nhận thức khôn ngoan rằng nghệ thuật là hình thức bạo lực quyến rũ nhất và sống tốt là cách trả thù tốt nhất.
Tinh thần sumud
Nguyên tắc chi phối của sự phục hưng này là sumud, một khái niệm đoàn kết của người Palestine bằng cách sống tự hào và kiên cường.
Sumud là sự chỉnh trang đầy kịch tính mới đây của con đường Star Street, con đường hành hương của Mary và Joseph khi họ tìm phòng tại một quán trọ.
Sự chỉnh trang đó đem lại cuộc sống và ý nghĩa mới cho con đường đã có hàng thế kỷ, bao gồm một loạt các lễ hội mới.
Đó là khai trương nhà triển lãm nghệ thuật Bab idDeir vào năm 2017 và cuộc triển lãm ảnh mới đây về các anh hùng cộng đồng ở địa phương.
Và đó là những người phụ nữ mặc những chiếc váy có in bản đồ bị cấm của Palestine, những người lính Israel cả gan xé chúng để tịch thu.
Nadya Hazbunova, nhà thiết kế thời trang ở Bethlehem, có một dòng bông tai bằng gỗ ô liu có gắn vào những dòng chữ Ả Rập mang nặng ý nghĩa sumud, trong đó có câu ‘Tôi tự do’ và ‘Tôi sẽ mơ’.
Về mặt lịch sử, một trong những màn thể hiện sặc sỡ nhất của sumud là khi người dân Bethlehem chấp nhận dưa hấu trong những năm từ 1980 đến 1993, khi những màu sơn như đen, xanh lá cây, đỏ và trắng – màu cờ của Palestine – bị Israel cấm sử dụng trong bất kỳ hình thức nghệ thuật nào ‘có ý nghĩa chính trị’ (bên cạnh bản thân lá cờ bị cấm từ năm 1967).
Trong biên niên sử về phản kháng phi bạo lực, Gandhi có lời kêu gọi nổi tiếng rằng mọi người hãy trở thành sự thay đổi mà họ muốn thấy trên thế giới.
Sumud, trái lại, là thay đổi thế giới bằng cách chỉ cần được nhìn thấy.
“Tôi sẽ không đi đâu cả,” Dalia Dabdoub, chủ của Rewined nói. “Tôi có kế hoạch mở rộng tới Abu Dhabi – trong vòng 10 năm nữa,” cô nói thêm với một nụ cười.
Kiểu phục hưng phản trực giác này phổ biến đáng ngạc nhiên khi mọi người cảm thấy quyền con người của họ bị hạn chế dữ dội.
Ở Melinka, một trại tù Chile cũ, các tù nhân tổ chức chương trình xiếc hàng tuần. Tại Heart Mountain, một trại giam giữ Mỹ-Nhật, các tù nhân đấu võ sumo và trình diễn các điệu múa dân gian Bon Odori.
Ngay cả giữa nỗi kinh hoàng Đức Quốc xã ở trại tập trung Auschwitz, các tù nhân đã truyền tay nhau thơ và nhạc và họ có nguy cơ bị tra tấn nếu bị bắt gặp.
Như Salsaa đã nói: “Ngay khi có không gian, mọi người sẽ lấp đầy nó bằng cuộc sống.”
‘Tự do của tâm hồn’
Andrea Pitzer, tác giả của cuốn ‘Một đêm dài: Lịch sử toàn cầu về các trại tập trung’, đồng ý.
“Tự do của tâm hồn trở nên quan trọng khi tự do di chuyển không còn nữa. Nó giống như là bác bỏ sự giam giữ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nó càng đẩy mạnh lên ở Bethlehem sau khi bức tường được dựng lên. Nếu cuộc sống của tôi bị hạn chế, thì đó sẽ là cuộc sống trọn vẹn nhất có thể trong phạm vi những giới hạn,” bà nói.
“Các hạn chế được sử dụng để bẻ gãy ý chí, vì vậy, sự tự do của tâm hồn có cảm giác gần giống như lời khẳng định nền tảng về nhân bản, để họ vẫn có thể vẫn là con người có khả năng đóng góp cho thế giới.”
Thực sự có một rạp xiếc tại trại Aida, nhưng Bethlehem cũng có một trường nghệ thuật chính thức, Đại học Dar al-Kalima, vốn bắt đầu như là một trường cao đẳng cộng đồng vào năm 2006 và được ra mắt trở thành trường đại học vào năm 2013.
Và việc chuyển địa chi nhánh Bethlehem của Nhạc viện Quốc gia Edward Said danh tiếng hồi năm 2012 đã kích hoạt sự hồi sinh của cả nhạc cổ điển và nhạc jazz hồi hộp qua nhiều buổi trình diễn.
Spotify ra mắt ở thế giới Ả Rập vào năm 2018, giúp gia tăng đáng kể lượng khán giả của Palestine Street, một nhóm nhạc hip-hop được thành lập bởi những cậu bé tuổi teen trong trại tị nạn Dheisheh ở Bethlehem; và nhóm nhạc Shoruq (tức ‘bình minh’ trong tiếng Ả Rập), nhóm hip-hop toàn nữ mà họ bồi dưỡng trong trại.
Các nhạc sĩ được công nhận trên toàn cầu – Elton John, Flea, Trent Reznor – thậm chí còn tổ chức các buổi trình diễn ở Bethlehem, bằng một cách là lập trình từ xa cho một cây đàn piano tự động trong sảnh của khách sạn Walled Off.
Chỉ mấy bước chân cách những chiếc xe buýt chở đầy khách Mỹ, Brazil, Anh, Chile, Philippines, Ý, Hàn Quốc, Mexico, Nigeria và Nga đang tràn ngập Quảng trường Manger, Fadi Kattan, đầu bếp của nhà hàng Fawda, giải thích về lợi ích của du lịch: “Kể từ thời Chúa Jesus đã có ảnh hưởng nước ngoài ở Bethlehem. Hành hương và ngoại kiều tác động cả hai hướng,” ông nói. “Nhưng chúng tôi phục vụ không chỉ những người hành hương.”
Mở cửa Bethlehem, một phim tài liệu làm năm 2014 của Leila Sansour, đã được trình chiếu tại các liên hoan phim toàn cầu. Câu chuyện trong đó về bảy năm thay đổi ở Bethlehem đã thể hiện được sự thức tỉnh sớm của phong trào phục hưng mà giờ đây đang thăng hoa.
‘Bước ra ánh sáng’
“Chúng tôi đã chiến đấu cho các yêu sách chính trị như thế lâu đến nỗi gần như linh hồn chúng tôi đã thụt lùi, đánh mất đi bản ngã của mình,” Sansour nói. “Nghệ thuật đã đem lại cho chúng tôi thực chất của mình, làm cho cuộc sống của chúng tôi có ý nghĩa trở lại.”
Mùa hè này, bà và Jacob Norris, nhà sử học người Anh nghiên cứu chuyên sâu về Bethlehem, sẽ cho ra mắt Planet Bethlehem, kho lưu trữ văn hóa kỹ thuật số, là hồ sơ dữ liệu sẽ làm nguồn cho sự hồi sinh mới bằng cách cung cấp lịch sử và các tư liệu liên quan cho cộng đồng người Bethlehem toàn cầu.
“Đó là một thị trấn địa phương đã bị cuốn vào toàn cầu hóa trong 150 năm qua,” Norris nói. “Bethlehem luôn có vị trí đặc biệt trong Đế chế Ottoman, từ việc là thành trì của Công giáo La Mã hồi Thế kỷ 16 cho đến việc nó trở nên toàn cầu hóa kể từ Thế kỷ 19 cho đến nay, khi sự độc đáo của nó là bức tường cắt ngang qua trung tâm thành phố.”
Dĩ nhiên, lịch sử trải qua hàng thế kỷ – thậm chí chỉ là đoạn lịch sử trong Thế kỷ 20 – có ý nghĩa khác đối với Bishara Salameh, người quản lý 22 tuổi thuộc thế hệ thứ năm của Afteem, một nhà hàng falafel (đậu nghiền vo viên) nổi tiếng ngay ngoài Quảng trường Manger.
“Chúng tôi không thể đi ra ngoài,” Salameh nói, nhắc đến những lệnh giới nghiêm sau phong trào nổi dậy Intifada vốn kết thúc vào năm 2005. “Chúng tôi đã sống qua cái bóng của Intifada và bây giờ chúng tôi đã bước ra ánh sáng, ánh sáng của chính chúng tôi.”
Khoe những chiếc túi za’atar (hỗn hợp thảo dược với nhiều cỏ xạ hương) và những chiếc vớ mà cửa hàng của anh bán trên đó có in hình falafel xanh lá cây và nâu, anh nói tiếp: “Chúng tôi không chỉ làm nghệ thuật trong sự chiếm đóng. Chúng tôi đang làm nghệ thuật về sự chiếm đóng. Chúng tôi sử dụng nghệ thuật để đương đầu với tình trạng bị chiếm đóng. Chúng tôi không phải là tù nhân. Chúng tôi không phải là những con số. Chúng tôi có linh hồn. Chúng tôi làm nghệ thuật, làm văn hóa, vui đùa, làm món ăn, tạo nên cuộc sống. Ngay cả trong một thế giới mà chúng tôi không có được sự ổn định cơ bản.”
“Chúng tôi không kiểm soát được quá khứ của mình. Nó là chuyện đã qua,” Salameh nói. “Chúng tôi có quyền kiểm soát hạn chế đối với tương lai của mình vì những áp đặt của Israel. Vì vậy, tất cả những gì còn lại là kiểm soát hiện tại của chúng tôi, sống trong khoảnh khắc hiện tại và phát triển trong hiện tại.”
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52606523

Ethiopia bắn rơi máy bay

cứu trợ nhân đạo chống dịch Covid-19

Triệu Hằng
Ethiopia thừa nhận họ bắn rơi chiếc máy bay Kenya chở hàng cứu trợ nhân đạo hồi đầu tuần. Vụ bắn làm chết cả 6 người trên máy bay.
Chiếc máy bay bị bắn rơi ngày 4/5 bởi các binh sĩ Ethiopia đang bảo vệ một trại quân sự ở thị trấn Bardale, phía tây nam Somalia, tờ Aljazeera dẫn thông báo của quân đội Ethiopia ngày 9/5 gửi lên Liên minh châu Phi (AU).
Chiếc máy bay chở hàng cung cấp nhân đạo và y tế tới giúp Somalia chống dịch Covid-19. Máy bay rơi xuống Bardale, cách thủ đô Mogadishu, Somalia, khoảng 300km về phía tây bắc.
Binh sĩ Ethiopia tưởng nhầm rằng chiếc máy bay nhiều khả năng “thực hiện một nhiệm vụ tấn công tự sát” vì họ không nhận được báo cáo về bất kỳ chuyến bay bất thường nào và lúc đó phi cơ bay tương đối thấp, theo thông báo.
“Vì thiếu thông tin và liên lạc, máy bay đã bị bắn rơi”, quân đội Ethiopia cho biết. “Vụ việc sẽ cần tới hợp tác điều tra từ cả Somali, Ethiopia và Kenya”.
Theo Aljazeera, Kenya đã bày tỏ họ bị sốc vì vụ tai nạn, họ cho biết máy bay đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ Somalia trong dịch virus.
Vụ bắn rơi máy bay cũng diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Kenya và Somalia đang căng thẳng.
Tháng trước, Kenya cáo buộc quân đội Somalia thực hiện một cuộc “tấn công không chính đáng” qua biên giới nước này và mô tả sự việc là “hành động khiêu khích”.
Trong khi đó, Somali từ lâu đã cáo buộc Kenya can thiệp vào công việc nội bộ, song Kenya phủ nhận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ethiopia-ban-roi-may-bay-cuu-tro-nhan-dao-chong-dich-covid-19.html

Biển Hoa Đông: Tuần Duyên Nhật

đuổi Hải Cảnh TQ sách nhiễu tàu cá Nhật

Trọng Nghĩa
Truyền thông Nhật Bản ngày hôm qua, 09/05/2020 cho biết: Lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản đã triển khai tàu tuần tra để cảnh cáo một nhóm tàu Hải Cảnh Trung Quốc bị phát hiện đang truy đuổi một tàu đánh cá Nhật Bản ở vùng Biển Hoa Đông.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản hôm qua cho biết là bốn chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 16 giờ ngày 08/05.
Trích tin từ hãng thông tấn Nhật Jiji Press, tờ báo Hồng Kông cho biết là khoảng 50 phút sau đó, hai chiếc tàu Trung Quốc bắt đầu đuổi theo một tàu cá Nhật Bản tại khu vực cách Uotsuri, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khoảng 12 km về phía tây nam. Chỉ khi lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản đến nơi, dùng vô tuyến điện cảnh cáo, tàu Trung Quốc mới rời khỏi khu vực.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, bốn chiếc tàu Trung Quốc đã ở trong khu vực này khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Trước đó, vào sáng 08/05, trên mạng xã hội Vi Bác, lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã loan báo việc một đội tàu của họ đã tiến hành một cuộc tuần tra quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Senkaku/Điếu Ngư là một quần đảo trên Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Bắc Kinh vẫn thường xuyên cho tàu Hải Cảnh thâm nhập vào vùng biển bao quanh quần đảo này để khẳng định chủ quyền của mình, gây nên căng thẳng với Tokyo.
Mới đây, Trung Quốc còn đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trên cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông, từ ngày 01/05 đến 16/08, bất chấp phản đối của Nhật Bản và các nước ven Biển Đông.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200510-bi%C3%AA%CC%89n-hoa-%C4%91%C3%B4ng-tu%C3%A2%CC%80n-duy%C3%AAn-nh%E1%BA%ADt-%C4%91u%E1%BB%95i-h%E1%BA%A3i-c%E1%BA%A3nh-tq-sa%CC%81ch-nhi%C3%AA%CC%83u-ta%CC%80u-ca%CC%81-nh%C3%A2%CC%A3t

Seoul đóng cửa hơn 2100 hộp đêm

vì lây nhiễm virus corona

Thủ đô của Hàn Quốc đóng cửa hơn 2.100 hộp đêm, quán bar và vũ trường sau khi hàng chục ca nhiễm virus corona có liên hệ tới những người đi chơi hộp đêm ra ngoài vào cuối tuần trước khi nước này nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Các biện pháp được Thị trưởng Seoul Park Won-Soon áp đặt vào ngày thứ Bảy sau khi chính phủ quốc gia kêu gọi các địa điểm giải trí trên toàn quốc đóng cửa, nếu không sẽ cưỡng hành các biện pháp chống virus, bao gồm giãn cách, kiểm tra thân nhiệt, giữ danh sách khách và bắt buộc nhân viên đeo khẩu trang.
Ông Park cho biết lệnh cấm các cơ sở này sẽ được duy trì cho đến khi thành phố kết luận rằng nguy cơ lây nhiễm đã được hạ thấp một cách đáng kể.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hàn Quốc cho biết trước đó trong ngày rằng 18 trường hợp mới đã được báo cáo trong 24 tiếng tính đến nửa đêm ngày thứ Sáu, tất cả ngoại trừ một người trong số này có liên hệ tới một người đàn ông 29 tuổi đến ba hộp đêm ở khu Itaewon của Seoul vào ngày thứ Bảy tuần trước trước khi xét nghiệm dương tính mấy ngày sau đó.
Nhưng ông Park cho biết thêm 16 trường hợp nữa được xác nhận ở Seoul chỉ trong vài giờ sau đó, nâng tổng số ca nhiễm liên quan đến những người đi chơi hộp đêm lên 40 người — 27 ở Seoul, 12 ở thành phố Incheon và Gyeonggi kế cận và một ở thành phố cảng Busan phía nam.
Hàn Quốc đã xác nhận ít nhất 10.840 trường hợp nhiễm virus corona, bao gồm 256 trường hợp tử vong.
https://www.voatiengviet.com/a/seoul-dong-cua-hon-2100-hop-dem-vi-lay-nhiem-virus-corona/5413086.html

Covid-19: Seoul « lách » trừng phạt của LHQ

để hợp tác với Bình Nhưỡng

Thu Hằng
Khu vực phi quân sự (DMZ) liên Triều và dịch Covid-19 có thể trở thành điều kiện lý tưởng thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên. Đây là ý tưởng được tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nêu trong buổi họp báo ngày 10/05/2020, sau bài diễn văn đánh dấu tròn ba năm ông đắc cử tổng thống.
Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh hai miền Triều Tiên có đường biên giới chung là Khu vực phi quân sự dài 248 km và đây có thể là một nơi lây nhiễm virus corona tiềm tàng. Vì vậy, theo Yonhap, ông Moon Jae In đề xuất « ưu tiên » hợp tác phòng chống Covid-19 ở khu vực này « vì điều đó không vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và góp phần đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người dân Nam và Bắc Triều Tiên ».
Tổng thống Hàn Quốc từng đưa ra đề xuất trên, nhưng « Bắc Triều Tiên không phản hồi ». Tuy nhiên, ông Moon Jae In cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực để thuyết phục Bình Nhưỡng chấp nhận đề nghị trên, cũng như nhiều đề xuất hợp tác song phương khác, như dự án đường sắt liên Triều, du lịch cá nhân đến Bắc Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc tỏ ra ưu tiên các dự án hợp tác giữa hai miền Triều Tiên, trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân vẫn bị bế tắc.
Lo đợt dịch mới, Seoul đóng cửa tất cả tụ điểm hoạt động về đêm 
Trong khi đó, số ca nhiễm virus corona liên quan đến bệnh nhân 29 tuổi lui tới năm vũ trường ở khu Itaewon (Seoul), đã tăng lên thành 54 người, theo số liệu ngày 10/05. Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hàn Quốc lo ngại số ca nhiễm ở Itaewon sẽ tăng thêm và có thể gây lây nhiễm quy mô quốc gia, đồng thời yêu cầu những người (được thẩm định ít nhất là 7.200 người) từng đến các vũ trường trên, từ ngày 30/04 đến 06/05, đi xét nghiệm và tự cách ly để hạn chế virus lây lay.
Ngày 09/05, thị trưởng Seoul đã ra lệnh đóng cửa tất cả các quán bar, câu lạc bộ và những tụ điểm hoạt động về đêm ở thủ đô của Hàn Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200510-covid-19-seoul-l%C3%A1ch-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-c%E1%BB%A7a-lhq-%C4%91%E1%BB%83-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-v%E1%BB%9Bi-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng

Đài Loan tuyên bố đã chuẩn bị kỹ

cho mọi kịch bản tấn công xâm chiếm của TQ

Giới chức Đài Loan cho biết, Đài Bắc luôn sẵn sàng và đã chuẩn bị kỹ trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công vào mùa dịch COVID-19.
Theo thông tin trên, ông Chang Guan-chung, quan chức phòng vệ cấp cao của Đài Loan, cho biết ở đỉnh điểm của sự bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, nếu Trung Quốc có ý định tiến hành bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào dẫn tới xung đột khu vực, họ sẽ bị thế giới lên án. Nhưng bất luận xảy ra chuyện gì, Đài Loan luôn sẵn sàng và đã chuẩn bị kỹ cho điều này; khẳng định Đài Loan luôn theo dõi sát sao các hoạt động của quân đội Trung Quốc cũng như tình hình trong khu vực thông qua hệ thống trinh sát của hòn đảo cũng như sự hợp tác với các nước khác. Cùng quan điểm trên, ông Wang Ting-yu, nhà lập pháp của đảng Dân chủ tiến bộ ở Đài Loan, cho hay các hoạt động gần đây của quân đội Trung Quốc ở eo biển Đài Loan rõ ràng “đang đe dọa hòa bình và sự ổn định trong khu vực”.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Trung Quốc Qiao Liang Thiếu tướng Không quân đã về hưu, Giáo sư tại Đại học Quốc phòng thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), cho rằng việc tấn công Đài Loan sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc cả về mặt chiến lược, địa chính trị và kinh tế; nhấn mạnh Trung Quốc nên tập trung vào giấc mộng “hồi sinh dân tộc” và không nên lợi dụng dịch bệnh để tấn công Đài Loan. Theo ông Qiao Liang, “mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc không phải là tái thống nhất Đài Loan mà là thực hiện được giấc mộng hồi sinh dân tộc để toàn thể 1,4 tỉ dân Trung Quốc có thể có cuộc sống tốt đẹp. Liệu có thể đạt được (giấc mộng hồi sinh dân tộc – PV) bằng cách tấn công lấy lại Đài Loan? Tất nhiên là không. Vì vậy, chúng ta không nên coi việc tấn công Đài Loan là ưu tiên hàng đầu. Nếu Bắc Kinh muốn lấy lại Đài Loan bằng vũ lực, họ cần triển khai tất cả nguồn lực và lực lượng để làm điều đó”. Ông cho rằng việc dồn toàn lực tấn công Đài Loan có thể là một lựa chọn quá mạo hiểm giống như việc “đặt tất cả trứng vào cùng một rổ”. Tuy nhiên, ông cảnh báo dù ảnh hưởng của COVID-19 tới Mỹ có thể tạo ra lợi thế chiến thuật cho Trung Quốc, lợi thế đó “không đủ lớn để phá được thế lưỡng nan chiến lược mà Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai trừ phi Bắc Kinh chắc chắn rằng COVID-19 sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nước Mỹ”. Mỹ vẫn còn các đồng minh sẵn sàng hỗ trợ trong cuộc chiến, nếu có, ở Đài Loan hoặc lực lượng Mỹ có thể tăng cường uy hiếp Trung Quốc từ các vùng biển khác hay thông qua trừng phạt kinh tế. Do đó, ông Qiao nhận định các bên chỉ có thể giải quyết vấn đề Đài Loan khi mối quan hệ đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington được giải quyết.
Giới phân tích nhận định kế hoạch thống nhất Đài Loan là sự tính toán về địa chính trị của chính quyền Trung Quốc. Suốt hơn 50 năm qua, mặc dù không thể cản trở Đài Loan phát triển như một vùng lãnh thổ độc lập, song Bắc Kinh vẫn tìm cách ngăn Đài Bắc đưa ra tuyên bố độc lập chính thức. Xét trên phạm vi nào đó, các động thái của Bắc Kinh, như sự cứng rắn ngày càng tăng về quân sự thông qua việc đưa tàu chiến và máy bay tới gần Đài Loan, là nhằm nhắc nhở những người cầm quyền tại Đài Bắc rằng bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào giành độc lập trên hòn đảo này cũng sẽ dẫn tới chiến tranh. Hơn nữa, Trung
Quốc đang muốn khẳng định vị thế của nước này như một cường quốc toàn cầu. Do vậy Bắc Kinh muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng nước này đủ mạnh để thống nhất Đài Loan bất kể khi nào họ muốn.
Giới chuyên gia cũng nhận định nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan là có thật nhưng Đài Bắc đủ sức tự vệ và nhất là cơ trí để không tạo cớ cho Bắc Kinh sử dụng vũ lực. Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi chuẩn bị chiến tranh và không loại trừ biện pháp sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan chỉ là hù dọa tinh thần đối với Đài Bắc. Theo chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc viện nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS nhận định Hải Quân Trung Quốc không dám đụng với Hải Quân Mỹ. Mỹ sẽ can thiệp theo đạo luật bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và xác suất Trung Quốc tấn công rất thấp bởi vì Đài Loan không để cho đối phương chụp lấy cơ hội sơ hở để tấn công. Bên cạnh đó, Đài Loan đủ khả năng đẩy lùi Trung Quốc mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Quân đội Đài Loan thiện chiến hơn và có tinh thần chiến đấu cao hơn quân đội Trung Quốc.
Cùng quan điểm trên, Phó Giáo sư Michael Beckley, Đại học Tufts của Mỹ, cho rằng lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể đẩy lùi hoàn toàn các cuộc tấn công của Trung Quốc bằng chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD) với sự hỗ trợ tối thiểu của Mỹ. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan gần đây đang tăng cường nỗ lực nhằm cân bằng sức mạnh quân sự ở Đông Á. Cán cân sức mạnh này sẽ ổn định trong vài năm tới, vì Trung Quốc chưa đủ khả năng triển khai sức mạnh cần thiết để áp đảo năng lực A2/AD của Đài Loan. Chiến lược A2/AD thường được Trung Quốc sử dụng để ngăn Mỹ can thiệp vào mọi cuộc xung đột khu vực hoặc khiến Mỹ trả giá đắt nếu tham chiến. Tuy nhiên, Washington và các đồng minh châu Á cũng có thể áp dụng trở lại chiến lược này để đối phó Trung Quốc. Theo đó, thay vì tìm cách chiếm ưu thế trên không và trên biển theo chiến thuật truyền thống, lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể áp dụng các biện pháp để phong tỏa vùng trời, vùng biển trước các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc. Để tấn công được Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ phải tiến hành chiến dịch cơ động lực lượng vượt qua eo biển và đổ bộ lên các đảo nhỏ vòng ngoài trước khi tiến tới đảo chính. Đây sẽ là thách thức rất lớn với quân đội Trung Quốc, bởi hoạt động đổ bộ từ biển luôn là hình thức tác chiến khó khăn nhất. Lực lượng tấn công của Trung Quốc sẽ rất dễ bị các loại vũ khí dẫn đường chính xác của Đài Loan tập kích khi đang cơ động vượt eo biển. Do đó, để chiến dịch thành công, Bắc Kinh sẽ phải hoàn toàn chiếm ưu thế trên không và kiểm soát vùng biển trong khu vực. Nếu Đài Loan sở hữu các vũ khí diệt hạm và phòng không uy lực mạnh, Trung Quốc sẽ không thể thực hành tấn công đổ bộ do những vũ khí này có thể tiêu diệt tàu đổ bộ khi chúng di chuyển qua eo biển.
Để có thể phá hủy năng lực phòng thủ của Đài Loan và đảm bảo chiến dịch đổ bộ thành công, Trung Quốc phải giữ được yếu tố bất ngờ về thời điểm tấn công và đồng loạt phóng nhiều tên lửa vượt eo biển để tiêu diệt các tổ hợp phòng không, diệt hạm hay sân bay quân sự của đối phương. Tuy nhiên, nếu được cảnh báo trước về cuộc tấn công, Đài Loan có thể phân tán chiến đấu cơ đến 36 sân bay quân sự trên hòn đảo, chưa kể một loạt sân bay dân sự và đường cao tốc cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đài Loan cũng có các bệ phóng tên lửa di động và vũ khí phòng không cũng như tàu chiến và tàu ngầm đối phó đòn phủ đầu bằng tên lửa của Trung Quốc. Trung Quốc hầu như không thể loại bỏ toàn bộ hệ thống phòng thủ của đối phương trong đòn tấn công phủ đầu, bởi Đài Loan hiện sở hữu các hệ thống cảnh báo sớm tối tân.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc vốn chưa từng tham gia cuộc chiến lớn nào trong ba thập kỷ qua cũng không thể đảm bảo được rằng sẽ thành công trong chiến dịch tấn công đổ bộ vào Đài Loan. Chỉ 10% bờ biển Đài Loan thích hợp cho hoạt động đổ bộ, nên nếu tập trung lực lượng phòng thủ ở một số khu vực trọng yếu, Đài Loan hoàn toàn có thể áp đảo lực lượng đổ bộ Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/34586-dai-loan-tuyen-bo-da-chuan-bi-ky-cho-moi-kich-ban-tan-cong-xam-chiem-cua-tq.html

Giữa đại dịch COVID-19,

TQ biên chế hai tàu ngầm hạt nhân Type 094

Hải quân Trung Quốc đã nhận biên chế hai tàu ngầm hạt nhân lớp Type 094. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin chính thức về đơn vị tiếp nhận hai tàu ngầm trên.
Theo thông tin trên, Trung Quốc đã đưa thêm 2 tàu ngầm hạt nhân Type 094 vào biên chế trong thời gian cuối tháng 4/2020. Tuy nhiên, do toàn bộ quá trình thi công tàu ngầm đã được diễn ra trong nhà chứa và hoàn thiện trong hầm chứa tàu ngầm, nên tránh được “tai mắt” của truyền thông quốc tế. Hai tàu ngầm này được cho là sẽ sớm xuất hiện chính thức trong buổi lễ kỷ niêm 71 năm ngày thành lập lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Trước khi cho các tàu ngầm này nhập biên, Trung Quốc đã sở hữu tổng cộng 4 tàu ngầm loại này. Toàn bộ bốn chiếc này đã từng xuất hiện hồi năm ngoái trong cuộc duyệt binh ở Thanh Đảo, Sơn Đông mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân. Type-094, còn gọi là tàu ngầm lớp Jin. Đây là tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân và cũng là tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ 2 của hải quân Trung Quốc. Type-094 bắt đầu được Trung Quốc phát triển vào những năm 1980. Nó là tàu kế nhiệm tàu Type-092, lớp Xia. Việc đóng tàu bắt đầu vào năm 1999 và được hạ thuỷ vào năm 2004. Tàu ngầm Type-094 thứ hai được đưa xuống nước vào năm 2007. Đến năm 2010, tàu ngầm Type-094 đầu tiên được bàn giao cho hải quân Trung Quốc để đưa vào hoạt động.Đến năm 2018, có 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng hạt nhân loại này được Trung Quốc đưa vào vận hành. Thông tin này đã được Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận. Tuy nhiên, tới 2018, chưa có chiếc Type-094 nào được phái đi thực hiện các sứ mệnh tuần tra tầm xa.
Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhiều đặc tính kỹ thuật của tàu ngầm Type-094 không được công bố trên các nguồn công khai. Phân tích dựa trên ảnh vệ tinh cho thấy, tàu Type-094 dài xấp xỉ 137m. Type 094 được trang bị 12 ống tên lửa, mỗi ống đều có khả năng phóng các tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2, loại có thể mang từ 1-3 đầu đạn hạt nhân và bay xa tới 7.200km. Tàu ngầm này còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Khi có báo động, tàu ngầm Type-094 có thể rời căn cứ và hoạt động ở vùng bờ biển Trung Quốc và được hạm đội nước này bảo vệ. Vì thế, các tàu ngầm này có khả năng sống sót cao sau trận đánh đầu tiên của đối phương. Tuy nhiên, chúng không có khả năng tàng hình.
Theo số liệu thống kê không chính thức, Trung Quốc hiện đứng thứ ba trên thế giới về số lượng tàu ngầm với 69 tàu, trong đó có 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và khoảng 64 tàu diesel-điện. Số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tuy không được thiết kế và tính năng ưu việt như tàu ngầm Nga hoặc Mỹ, nhưng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc vẫn có thể bắn những tên lửa hạt nhân tầm xa. Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc mang 12 tên lửa đạn đạo chiến lược, chiếm 1,1% số tên lửa này của Trung Quốc. Các tàu ngầm khác mang 146 tên lửa chống hạm (chiếm 9,9%), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.608 thủy lôi (31,5%).
Trong 14 năm qua, hải quân Trung Quốc đã tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa-ngư lôi và tàu ngầm điện-diesel sản xuất trong nước từ 1 chiếc lên đến khoảng 40 chiếc. Các tàu ngầm thuộc các lớp Thương, Nguyên và Tống dùng để tiêu diệt tàu mặt nước, hộ tống tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của và các cụm tàu sân bay Trung Quốc, cũng như thu thập thông tin tình báo. Ban đầu, các tàu ngầm này được trang bị tên lửa hành trình YJ-82 có tầm bắn 20 hải lý (37 km). Dự đoán, vũ khí này sắp tới sẽ bị thay bằng tên lửa hành trình SS-N-13 có tầm bắn hơn 120 hải lý (222 km). Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ mới có tên tương ứng là Type 096 và JL-3. Dự đoán, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới sẽ có mức độ tàng hình cao hơn so với các tàu ngầm lớp Tấn. Trung Quốc cũng đang phát triển một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa-ngư lôi mới có tên lớp Type 095.
Theo giới chuyên gia, tàu ngầm được sử dụng để phá vỡ những tuyến đường thương mại, bí mật triển khai quân, né tránh các đường biên của đối thủ để tạo nên yếu tố bất ngờ. Là một công cụ thiết yếu trong chiến tranh giữa các nước. Với những tranh chấp trên Biển Đông, tàu ngầm được sử dụng để thu thập thông tin tình báo, tổng hợp dữ liệu về các hạm đội của đối phương, thậm chí có thể giám sát những gì đang diễn ra trên đất liền và ngăn chặn những cuộc giao tranh chớp nhoáng. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, tàu ngầm hoạt động trong khu vực sẽ tạo ra kết quả khác biệt trong xung đột, nó được trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công những mục tiêu trên đất liền.
Xu hướng phát triển đội tàu ngầm thành lực lượng chủ lực nói trên càng rõ nét ở trong khu vực Biển Đông, bởi vì các nước trong khu vực phải đối phó với khả năng quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc. Bắc Kinh hiện có nhiều phương tiện phòng thủ trên biển và nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân để ngăn chặn các tàu của đối phương tiến gần bờ biển của họ.
Tính đến thời điểm hiện tại, trong các nước tồn tại tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông chỉ có Trung Quốc sở hữu tàu ngầm hạt nhân (10-13 tàu). Đây là một trong những ưu thế vượt trội so với các nước khác, tạo mối uy hiếp lớn đến cục diện tranh chấp trong khu vực. Theo giới chuyên gia, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) cũng như tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN) đều có khả năng chiến đấu cao, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. SSN thường được trang bị nhiều loại tên lửa hành trình
khác nhau, dùng để tấn công các mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền ở tầm gần. Trong khi đó, SSBN mang được vũ khí hạt nhân, có thể ẩn nấp dưới biển và phóng tên lửa đạn đạo mang đầu hạt nhân đủ sức tiến hành tấn công phủ đầu hay tấn công đáp trả với mục tiêu ở bất cứ nơi nào. Đáng chú ý, Bộ Chỉ huy Chiến lược và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tiết lộ tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu từ năm ngoái, nhưng Bắc Kinh không đưa ra thông báo chính thức về các lần tuần tra này. Bắc Kinh hồi năm 2014 lần đầu tiên điều các tàu ngầm tấn công đến Ấn Độ Dương với mục đích bề ngoài là hỗ trợ hoạt động chống cướp biển, nhưng thực chất là nhằm thu thập thông tin và phô diễn năng lực tàu ngầm.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc còn nhiều điểm yếu, dễ bị phát hiện và khả năng tác chiến chưa cao.Theo đó, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tương đối cũ và số lượng tên lửa mang theo hạn chế, năng lực tấn công hạt nhân kém; Tàu ngầm của Trung Quốc bị đánh giá tương đối ồn và dễ bị phát hiện. Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, các tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo thuộc lớp Tấn (Type 094) của Trung Quốc có độ ồn cao, rất dễ bị phát hiện bởi thiết bị sonar. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc còn lạc hậu, đặc biệt là việc liên lạc giữa Bộ chỉ huy chiến lược và các tàu ngầm hạt nhân triển khai ngoài vùng biển xa. Ngoài ra, căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc dễ bị phát hiện và Trung Quốc còn thiếu căn cứ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
http://biendong.net/bi-n-nong/34584-giua-dai-dich-covid-19-tq-bien-che-hai-tau-ngam-hat-nhan-type-094.html

Cùng với những biến biến phức tạp trên thực địa,

cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông

cũng đang trở nên căng thẳng hơn

Trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Malaysia nộp báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía Bắc và việc tàu Địa chất Hải Dương 8 và các tàu cá của Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, trong đó có Indonesia, Malaysia và Việt Nam, ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm số 22/HC-2020 tới Tổng thư ký Liên hợp quốc (Tổng thư ký Liên hợp quốc) để trình bày một cách có hệ thống về lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề pháp lý chính trên Biển Đông.
Công hàm số 22/HC-2020 của Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng để làm rõ yêu sách, lập trường của Việt Nam trong đối đáp với công hàm của các bên yêu sách khác và thể hiện quan điểm đối với các vấn đề mới phát sinh. Đặc biệt, các công hàm của Trung Quốc có các nội dung vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông. Nhìn tổng thể, việc lưu hành Công hàm số 22 là phản ứng ngoại giao bình thường và tất yếu trước các tuyên bố chính trị và ngoại giao có thể gây phương hại tới quyền lợi chính đáng của Việt Nam tại Liên hợp quốc, một diễn đàn đa phương quan trọng nhất trên thế giới. Công hàm khẳng định lập trường nhất quán về nhiều tranh chấp trên Biển Đông với rất nhiều điểm tương đồng với Phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài vụ kiện Biển Đông. Bài viết này sẽ tập trung vào phân tích nội dung Công hàm 22/HC-2020 của Việt Nam để hiểu rõ hơn lập trường của Việt Nam về các vấn đề trên Biển Đông.
Đấu tranh pháp lý về Biển Đông tại Liên hợp quốc bắt nguồn từ việc Malaysia gửi lên Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Báo cáo ranh giới thềm lục địa mở rộng tại khu vực phía Bắc Biển Đông ngày 12/12/2019. Ngay trong ngày, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/14/2019 tới Tổng thư ký Liên hợp quốc phản bác Báo cáo này của Malaysia. Tại Công hàm này, Trung Quốc cho rằng: (1) Trung Quốc có chủ quyền đối với bốn nhóm đảo là Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam), Trung Sa, Đông Sa (gọi chung là Nam Hải chư đảo). (2) Trung Quốc có các vùng biển (nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) từ các nhóm thực thể. (3) Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông.
Tiếp theo, ngày 6/3/2020, Philippines gửi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc: (1) Công hàm số 000191-2020 phản đối Công hàm số CML/14/2019 của Trung Quốc, Philippines tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). (2) Công hàm số 000192-2020 của Philippines đưa ý kiến về Báo cáo của Malaysia. Ngày 23/3/2020, Trung Quốc gửi Công hàm CML/11/2020 lên Tổng thư ký Liên hợp quốc
để phản bác các Công hàm của Philippines. Trong Công hàm này, Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với Trường Sa (của Việt Nam), bãi Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và các vùng biển lân cận; yêu sách quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển. Trung Quốc cũng tiếp tục nhắc lại yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, ngày 30/3/2020, Việt Nam gửi Công hàm số 22/HC-2020 lên Tổng thư ký Liên hợp quốc để phản bác hai Công hàm CML/14/2019 và CM/11/2020 của Trung Quốc. Ngày 10/4/2020, Việt Nam gửi hai Công hàm số 24/HC-2020 và 25/HC-2020 lên Tổng thư ký Liên hợp quốc lần lượt nêu ý kiến về báo cáo của Malaysia và về các công hàm của Philippines. Ngày 17/4/2020, Trung Quốc cũng đã gửi Công hàm số CML/42/2020 phản bác lại công hàm của Việt Nam. Trong 3 công hàm nói trên, Công hàm số 22/HC-2020 đã trình bày một cách hệ thống và đầy đủ các quan điểm của Việt Nam về các vấn đề pháp lý chính ở Biển Đông.
Nội dung Công hàm số 22/HC-2020 của Việt Nam
Chỉ trong phạm vi một trang giấy, Công hàm số 22 đã trình bày quan điểm của Việt Nam về ba vấn đề quan trọng: (1) các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. (2) yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (3) việc áp dụng công ước UNCLOS 1982 ở Biển Đông. Các quan điểm này cần được hiểu đầy đủ và đúng đắn trong mối liên hệ với các công hàm của các nước và cuộc đấu tranh chính trị-ngoại giao, pháp lý và quản lý thực tế trên thực địa ở Biển Đông. Cụ thể:
Thứ nhất, “Việt Nam phản đối yêu sách của Trung Quốc, các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”. Sau khi có Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông (12/7/2016), Trung Quốc đã có dấu hiệu thúc đẩy yêu sách mới, tạm gọi là yêu sách “Tứ Sa” nhằm thay thế yêu sách “đường chín đoạn” mà Toà đã bác bỏ. Bước điều chỉnh này xuất hiện ngay trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày Toà đưa ra Phán quyết và Sách trắng “Trung Quốc kiên trì giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines thông qua đàm phán” của Quốc Vụ viện Trung Quốc (13/7/2016, một ngày sau Phán quyết), trong đó lần đầu tiên Trung Quốc đề cập tới lập trường về “Nam Hải Chư Đảo” (các đảo ở Biển Đông). Dư luận bắt đầu quan tâm đến thuật ngữ “Tứ Sa” sau khi báo chí Mỹ cảnh báo về việc ông Mã Tân Dân (Phó vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc) đề cập tới yêu sách này trong Đối thoại biển thường niên giữa Mỹ – Trung Quốc tại Boston (Mỹ) vào tháng 8/2017. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra lập trường mới này trong một trao đổi đối ngoại. Công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019 là lần đầu tiên Trung Quốc đưa công khai và đầy đủ lập trường liên quan đến Nam Hải Chư đảo ở Liên hợp quốc. Yêu sách “Tứ Sa”, lập trường mới sau Phán quyết của Trung Quốc ở Biển Đông có những điểm đáng chú ý sau: (1) Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với bốn nhóm đảo gồm Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfields, đây là một bãi ngầm hoàn toàn nằm dưới nước ngay cả khi triều xuống thấp). Trung Quốc gọi bốn nhóm quần đảo này là Nam Hải Chư đảo. (2) Trung Quốc yêu sách đầy đủ các vùng biển: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ các nhóm quần đảo này. (3) Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông.
Bên cạnh lập trường chính thức nêu trên về “Nam Hải chư đảo”, Trung Quốc còn có yêu sách: (1) với các bãi ngầm và các cấu trúc lúc chìm lúc nổi ở Trường Sa, Macclefields bank, thậm chí với những bãi ngầm nằm hoàn toàn trong thềm lục địa phía Nam của Việt Nam như Bãi Tư Chính. (2) xác lập đường cơ sở bao quanh các nhóm quần đảo để từ đó yêu sách đầy đủ các vùng biển, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ “đường cơ sở quần đảo” như một quốc gia quần đảo. Trung Quốc từng có “tiền lệ” xác lập đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo nằm xa lục địa của Trung Quốc như Hoàng Sa (của Việt Nam) vào năm 1996 hay nhóm đảo Senkaku (mà Nhật Bản khẳng định chủ quyền) vào năm 2012. Năm 2011, Trung Quốc tuyên bố Trường Sa có đầy đủ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Yêu sách “Tứ Sa” được đánh giá là nguy hiểm vì kéo theo nhiều hệ luỵ nghiêm trọng hơn yêu sách đường chín đoạn. Tuy nhiên, giống như “đường chín đoạn”, “Tứ Sa” cũng không phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với các bãi ngầm ở Biển Đông, quy thuộc thành quần đảo, từ đó xác lập đầy đủ các vùng biển bao quanh là hoàn toàn trái với UNCLOS 1982. Theo quy định, các bãi ngầm hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ, không có vùng biển riêng.
Bên cạnh đó, ý đồ xác lập đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo của Trung Quốc cũng hoàn toàn không có cơ sở. Điều 46 – 47 UNCLOS chỉ được áp dụng với trường hợp quốc gia quần đảo, trong khi Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Hơn nữa, Trung Quốc hoàn toàn không được phép xác lập hệ thống đường cơ sở đối với các thực thể thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Đây là sự vi phạm chủ quyền của quốc gia ven biển theo quy định của UNCLOS 1982. Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá “Tứ Sa” là chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc bằng việc cố gắng sử dụng ngôn ngữ của UNCLOS 1982 để hợp thức hoá các yêu sách trên biển nhưng với cách thức áp dụng lập lờ, có lựa chọn theo hướng có lợi cho Trung Quốc. “Đường chín đoạn” hay “Tứ Sa” đều là những yêu sách không có cơ sở pháp lý và thể hiện tham vọng bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với quy định của UNCLOS 1982.
Thứ hai, “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của Luật pháp quốc tế”. Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là lập trường nhất quán đã được Việt Nam khẳng định trong các Sách trắng về Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các năm 1975, 1979, 1981, 1988. Lập trường này cũng được thể hiện nhiều lần trong các văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh Việt Nam là quốc gia đầu tiên làm chủ thực sự, chiếm hữu đầy đủ, hoà bình, liên tục đối với Hoàng Sa và Trường Sa kể từ khi hai quần đảo này khi chưa quốc gia nào yêu sách. Bên cạnh đó, nhiều văn kiện lịch sử và địa lý của Trung Quốc cũng chứng minh cho đến đầu thế kỷ XX, các nhà nước phong kiến Trung Quốc chưa bao giờ có yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều bản đồ do Phương Tây vẽ đều thể hiện đảo Hải Nam là điểm cực nam của Trung Quốc. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế đã chỉ ra nhiều điểm thiếu thuyết phục và phản bác các bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc đưa ra khi yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Thứ ba, “Công ước UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Kể từ khi chính thức có hiệu lực vào năm 1994, UNCLOS 1982 luôn khẳng định vai trò của “Hiến pháp của biển và đại dương” điều chỉnh mọi vấn đề liên quan đến luật biển. Với 168 thành viên tham gia, UNCLOS 1982 là điều ước quốc tế phổ cập lớn thứ hai, chỉ xếp sau Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự pháp lý trên biển. Công hàm ngày 30/3/2020 cho thấy Việt Nam đã dựa vào UNCLOS 1982 để xác lập các vùng biển, đồng thời cho thấy Việt Nam ủng hộ cách tiếp cận của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông ở các nội dung quan trọng sau: i) “Vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 của Công ước.” Theo Điều 121, đảo đá không thích hợp cho con người sinh sống hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông lần đầu tiên giải thích Điều 121.3 và đi đến kết luận rằng tất cả các cấu trúc nổi nào ở Trường Sa không có khả năng cho con người sinh sống hoặc duy trì đời sống kinh tế riêng, do đó, không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. ii) “Các nhóm đảo tại Biển Đông (bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa) không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất”. Hoàng Sa và Trường Sa không phải là quốc gia quần đảo để được áp dụng cách vẽ đường cơ sở quần đảo theo UNCLOS, do đó không thể xác lập hệ thống đường cơ sở quần đảo bằng cách vẽ nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất. Tinh thần này đã từng được Việt Nam khẳng định trong Tuyên bố phản đối hệ thống đường cơ sở thẳng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa năm 1996. Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông kết luận rằng bất cứ cách vẽ đường cơ sở thẳng nào ở Trường Sa cũng trái với Công ước UNCLOS. Trên thực tế, cấu trúc địa lý của Hoàng Sa và Trường Sa có những điểm tương đồng, do đó, việc Việt Nam áp dụng cách tiếp cận của Toà Trọng tài đối với các thực thể ở Hoàng Sa là phù hợp. iii) “Các bãi ngầm hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng”. Hiện nay, Trung Quốc yêu sách chủ quyền với một số bãi ngầm hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi ở Biển Đông. Như đã trình bày ở trên, điều này hoàn toàn không được UNCLOS 1982 cho phép vì theo quy định, các bãi ngầm hoặc các cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ, không có vùng biển riêng. Phán quyết của Toà Trọng tài 2016 cũng kết luận rằng các thực thể như Vành Khăn, Cỏ Mây, Xubi, Nam, Tư Nghĩa là các cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc, không có vùng biển riêng. iv) “Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử; các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.” Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường này. Ngày 12/9/2019, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “UNCLOS năm 1982 đã xác định rõ phạm vi và là cơ sở pháp lý duy nhất để các quốc gia xác định quyền hưởng các vùng biển của mình. Điều này đã được các quốc gia tuân thủ, thừa nhận bởi các thực tế xét xử cũng như sự đồng tình rộng rãi của các luật sư có uy tín quốc tế. Do đó, không có nước nào có thể đưa ra các yêu sách về các vùng biển ở khu vực Biển Đông vượt quá những giới hạn về mặt địa lý và nội dung được quy định trong UNCLOS năm 1982. Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với UNCLOS năm 1982 không thể là cơ sở để khẳng định rằng có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn”.
Về điểm này, Công hàm của Việt Nam đã phản ánh tinh thần của Phán quyết của Toà Trọng tài năm 2016. Theo kết luận của Toà, yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật nằm trong đường chín đoạn là không phù hợp với quy định của Công ước. Toà cho rằng yêu sách đó vượt quá giới hạn vùng biển của Trung Quốc mà UNCLOS cho phép. Trên thực tế, yêu sách quyền lịch sử trong đường chín đoạn của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Gần đây, ngày 9/4/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố phản đối các yêu sách trên biển bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và khẳng định ủng hộ kết luận của Toà Trọng tài rằng “Đường chín đoạn của Trung Quốc là yêu sách biển bất hợp pháp”.
http://biendong.net/bien-dong/34583-cung-voi-nhung-bien-bien-phuc-tap-tren-thuc-dia-cuoc-chien-phap-ly-o-bien-dong-cung-dang-tro-nen-cang-thang-hon.html

Chuyên gia Viện Hudson: TQ đã chuyển hướng

sang thực hiện chính sách đối ngoại

mang tính đàn áp và coi thường luật pháp hơn

Hai chuyên gia về Biển Đông của Viện Hudson là Patrick Cronin và Ryan Neuhard đã đưa ra những phân tích, nhận định rằng dưới thời Tập Cận Bình, Chính phủ Trung Quốc đã chuyển hướng sang thực hiện chính sách đối ngoại mang tính đàn áp và coi thường luật pháp hơn. Những diến biến ở khu vực Biển Đông là ví dụ rõ ràng nhất.
Thời kỳ “trỗi dậy hòa bình” và theo đuổi một “thế giới hài hòa” đã qua. Sau khi từng bước tích lũy quyền lực, Chính phủ Trung Quốc hiện nay dường như có ý định sử dụng sức mạnh đó để áp đặt sở thích của mình lên người khác. Điều đó được thể hiện khi Trung Quốc trực tiếp ép buộc các nước khác phải nhượng bộ. Tuy nhiên, điều đó cũng được thể hiện khi các chính sách mang tính ép buộc của Trung Quốc khiến các bên thứ ba phải chủ động thông qua các chính sách thân thiện với Đảng Cộng sản Trung Quốc do e ngại làm Bắc Kinh khó chịu .
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng trở nên sẵn sàng thách thức và đôi khi trực tiếp vi phạm các cam kết hiệp ước mang tính ràng buộc về pháp lý như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Chính phủ Trung Quốc ký kết các hiệp ước nhưng chỉ tuân thủ khi nào cảm thấy thuận tiện. Ví dụ nổi bật nhất trong vấn đề Biển Đông là việc Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài về tranh chấp trên Biển Đông, vốn là một phần của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS.
Điều thậm chí diễn ra thường xuyên hơn là việc Trung Quốc luôn muốn làm theo ý mình thông qua hành vi áp đặt các nước láng giềng nhỏ hơn, những nước vốn phải đối mặt với một lựa chọn sống còn: để Bắc Kinh tự do hành động hoặc từ bỏ lợi ích kinh tế đồng thời đối mặt với các biện pháp trừng phạt. Ví dụ, kể từ phán quyết năm 2016, Tổng thống Duterte đã cho phép Trung Quốc “chà đạp” lên chủ quyền của Philippines nhằm đổi lấy miếng mồi nhử là những lời hứa hẹn về cơ sở hạ tầng mà phần lớn vẫn chưa được thực hiện. Đồng thời, Trung Quốc tiến hành xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo đá nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, trái với quy tắc của ASEAN và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC).
Những thay đổi này phản ánh một mô hình mà trong đó Chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp đặt lối tư duy độc đoán với các nước bên ngoài giống như với người dân trong nước. Điều này cho thấy, nếu như có cơ hội, Chính phủ Trung Quốc sẽ đối xử với các nước láng giềng như những đối tượng chứ không phải đối tác. Việc Chính phủ Trung Quốc ưa thích các mục tiêu và phương thức độc đoán, phi pháp là lý do dẫn tới căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước khác trong cộng đồng quốc tế. Nếu Chính phủ Trung Quốc thể hiện ý định ôn hòa và tuân thủ các chuẩn mực và luật pháp quốc tế, cộng đồng quốc tế sẽ hoan nghênh sự trỗi dậy của nước này. Tuy nhiên, thay vào đó, Bắc Kinh lại làm phức tạp thêm vấn đề liên quan tới hành vi ác ý của họ với một chiến dịch kỳ lạ, tuyên truyền về việc họ đã tỏ ra cởi mở và công
bằng ra sao và rằng bất kỳ ai phản đối lập trường của Bắc Kinh đều không muốn Trung Quốc giành được chỗ đứng xứng đáng.
Hành vi của Trung Quốc cũng bộc lộ một mô hình quan trọng khác. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần xây dựng sức mạnh vượt trội so với các quốc gia khác trong một lĩnh vực nào đó nhưng cũng đồng thời trấn an rằng họ sẽ không sử dụng sức mạnh đó để chống lại những nước này. Sau đó, khi Trung Quốc trở thành bên tham gia chiếm ưu thế trong lĩnh vực đó thì Chính phủ nước này lại lạm dụng sức mạnh để ép buộc các quốc gia dễ tổn thương hay các tập đoàn đa quốc gia. Ví dụ, Trung Quốc xây dựng sức mạnh kinh tế vượt trội so với các nước láng giềng trong nhiều thập kỷ. Đối với những sự phụ thuộc sâu sắc hơn về kinh tế, nước này tạo ra vỏ bọc “đôi bên cùng có lợi” và chờ đợi cho đến khi Trung Quốc có được vị thế đối tác thương mại chủ chốt của những quốc gia này. Sau đó, Trung Quốc lại sử dụng đòn bẩy tài chính để ép buộc những nước này.
Một báo cáo của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) năm 2018 đã mô tả chi tiết một số vụ việc đáng chú ý: Lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản năm 2010, hạn chế nhập khẩu cá hồi Na Uy năm 2010, hạn chế nhập khẩu chuối từ Philippines năm 2012, hạn chế du lịch đến Đài Loan năm 2016, tính phí nhập khẩu các sản phẩm khai mỏ từ Mông Cổ năm 2016, việc đóng cửa chuỗi siêu thị Lotte và hạn chế du lịch và nhập khẩu văn hóa phẩm Hàn Quốc năm 2016. Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trong khi vẫn trấn an các nước khác rằng họ sẽ không sử dụng sức mạnh đó để chèn ép các nước láng giềng. Sau đó, khi quân đội Trung Quốc giành được lợi thế vượt trội so với các nước láng giềng, Bắc Kinh bắt đầu triển khai sức mạnh quân sự của nước này.
Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các lực lượng quân sự, bao gồm cả tên lửa chống hạm, đến các cấu trúc địa hình trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Bắc Kinh cũng cử các tàu cảnh sát biển có vũ trang cỡ tàu khu trục để hộ tống ngư dân nước này đánh bắt cá trái phép vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Trung Quốc cũng cử các tàu dân quân biển sử dụng tia laser để làm lóa mắt các phi công bay trên không phận quốc tế. Trung Quốc cũng đe dọa các nước láng giềng thông qua việc triển khai các tàu khảo sát đại dương, các giàn khoan và số lượng lớn tàu đánh cá, tất cả đều do lực lượng dân quân biển, cảnh sát biển và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc hộ tống và bảo vệ.
http://biendong.net/bien-dong/34582-chuyen-gia-vien-hudson-tq-da-chuyen-huong-sang-thuc-hien-chinh-sach-doi-ngoai-mang-tinh-dan-ap-va-coi-thuong-luat-phap-hon.html

Đại dịch Covid-19 đang trở thành

“con dao hai lưỡi” đối với Bắc Kinh

Cả thế giới đều đang nhận thấy Bắc Kinh đang lợi dung đại dịch Covid-19 để trục lợi về đối ngoại và thúc đẩy các yêu sách phi lý trên biển, song tính toán của Trung Quốc đã lợi bất cập hại. Đại dịch Covid -19 đang trở thành “con dao hai lưỡi” đối với giới cầm quyền Bắc Kinh.
1. Về đối ngoại, dịch viêm đường hô hấp do virus corona (sau này gọi là Covid-19) khởi nguồn từ tỉnh Vũ Hán của Trung Quốc từ tháng 11/2019, sau đó bùng phát trên toàn Trung Quốc. Giới cầm quyền Bắc Kinh che dấu, bưng bít thông tin và chỉ thông báo cho Tổ chức Y tế (WHO) sau hơn 1 tháng dịch bệnh xảy ra ở Vũ Hán làm dịch bệnh bùng phát mạnh ở Trung Quốc và lan ra toàn thế giới, trở thành đại dịch toàn cầu.
Sau khi dịch bùng phát ở khắp nơi trên thế giới và Trung Quốc bước đầu khống chế được dịch bệnh thì giới cầm quyền Bắc Kinh sử dụng Covid-19 như một công cụ để thúc đẩy “ngoại giao khẩu trang”, “ngoại giao kít thử Covid”, “ngoại giao thiết bị y tế” để thúc đẩy quan hệ song phương, tăng cường ảnh hưởng, nâng cao vị thế. Thế nhưng kết quả không được như mong muốn của Bắc Kinh, thậm chí là phản tác dụng. Hình ảnh của Trung Quốc không những không đẹp lên trong con mắt cộng đồng quốc tế mà trái lại thể diện và uy tín của Trung Quốc lại càng xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế.
Hàng giả, hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc đã nổi tiếng từ lâu trên thế giới, nhưng đến khi dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu thì người ta mới thấy tác hại của hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc. Từ khẩu trang cho đến kít thử Covid đều kém chất lượng. Nếu như Trung Quốc rêu rao rằng kít thử Covid của Trung Quốc đạt độ chính xác trên 80% thì trên thực tế là con số ngược lại, kít thử Covid của Trung Quốc đến trên 80% là sai và độ chính xác chỉ được chưa đến 20%. Nguy hiểm là ở chỗ kít thứ Covid sai dẫn đến dịch bệnh càng bùng phát mạnh do không kiểm soát được người mắc bệnh khi thử.
Còn khẩu trang y tế của Trung Quốc sản xuất thì chất lượng không đảm bảo dẫn đến việc nhiều người dùng khẩu trang mà vẫn mắc bệnh, nhất là lực lượng y bác sĩ, những người thường xuyên phải tiếp xúc
với người bệnh; có những khẩu trang chưa dùng đã đứt dây đeo. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh hơn. Nhiều nước như Ý, Anh, Pháp, Úc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Áo… đã phải lên tiếng về chất lượng kém cỏi của những trang thiết bị, vật tư y tế của Trung Quốc. Nhiêu nước đã trả lại bộ kít thử, khẩu trang hoặc hủy bỏ các đơn đặt hàng với các nhà cung cấp Trung Quốc.
Mới đây nhất, hôm 25/4/2020, Ấn Độ đã hủy bỏ đơn đặt hàng mua 500 triệu bộ kít thử covid-19 của Trung Quốc vì chất lượng kém. Đây không chỉ là chuyện chất lượng hàng hóa được giao dịch bình thường mà còn là chuyện chính trị và thể diện quốc gia. Việc làm của Ấn Độ đã làm cho mưu toan sử dụng “ngoại giao kít thử covid-19” của nhà cầm quyền Trung Quốc tan vỡ.
Không chỉ có thế, Trung Quốc còn tìm cách ngăn một báo cáo của Liên Minh Châu Âu (EU) cáo buộc Trung Quốc thông tin sai lệch về sự bùng phát đại dịch Covid-19. Một số hãng tin đã đưa tin quan chức cấp cao của Trung Quốc đã dọa nạt quan chức EU tại Bắc Kinh “nếu báo cáo đúng như những gì được mô tả và được công bố thì sẽ rất tệ hại cho quan hệ hợp tác hai bên” khiến báo cáo đã bị hoãn lại đến ngày 24/4 mới được công bố (lúc đầu dự kiến công bố hôm 21/4) và nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo ban đầu bị xóa đi.
Nhưng “vỏ quýt dầy, ắt có móng tay nhọn”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai lên tiếng yêu cầu Trung Quốc hợp tác để điều tra về nguồn gốc dịch bệnh. Cùng với Mỹ, Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng đã lên tiếng đề nghị tất cả các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên hợp tác trong cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19. Thủ tướng Morrison cũng đã điện đàm với Lãnh đạo một số nước Châu Âu trao đổi về việc tổ chức điều tra nguồn gốc Covid-19.
Xem ra, dịch Covid-19 không đem đến những “kết quả ngoại giao tích cực” như mong muốn của những người cầm quyền ở Bắc Kinh mà nó chỉ càng làm cho dư luận thấy rõ bản chất dối trá và mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh. Đúng là “gậy ông đập lưng ông”, những gì Bắc Kinh đang reo rắc cho cả thế giới đang tác động ngược lại đến uy tín và hình ảnh của giới cầm quyền Bắc Kinh.
Có lẽ cú đau nhất với Bắc Kinh là Mỹ công khai ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Ngày 27/4/2020, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar đã có cuộc điện đàm kéo dài 30 phút với Bộ trưởng Y tế Đài Loan Trần Thời Trung thảo luận về việc trao cho Đài Loan một vai trò lớn hơn trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19 và về việc Mỹ ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO).Đây là cuộc liên lạc cấp cao hiếm hoi giữa Mỹ – Đài và động thái này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
2. Về mưu đồ sử dụng đại dịch Covid-19 để thúc đẩy yêu sách phi lý ở Biển Đông thì rõ ràng Bắc Kinh đang nhận phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế bất chấp việc các nước đều đang bận ứng phó với đại dịch.
Trung Quốc đã cho thấy họ sẽ không bao giờ từ bỏ các yêu sách chủ quyền vô lý trên Biển Đông, bất chấp đã bị cộng đồng quốc tế nhiều lần bác bỏ. Trong những ngày qua, Bắc Kinh tận dụng triệt để đại dịch Covid-19 với niềm tin là những gì họ đang làm sẽ không vấp phải sự phản đối nào hoặc phản đối yếu ớt từ các bên ở Biển Đông do các nước đều đang phải tập trung mọi nguồn lực đối phó với dịch bệnh.
Trên thực địa, Bắc Kinh tiến hành các hoạt động hung hăng một cách dồn dập như đâm chìm tàu cá Việt Nam; đưa nhóm tàu tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông tập trận; đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 cùng nhiều tàu hải cảnh, tàu dân quân biển đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam rồi dừng lại gây hấn trong vùng biển của Malaysia; công bố thành lập trung tâm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và Subi, đồng thời đưa tàu nghiên cứu vào hoạt động ở Biển Đông….
Bên cạnh đó, Trung Quốc gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc vu cáo Việt Nam “chiếm đóng trái phép các đảo thuộc Trung Quốc (17/4/2020); ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (18/4/2020); ra thông cáo về việc đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông….
Những động thái diễn ra một cách dồn dập trong vòng khoảng 1 tháng, khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng tình cảnh các nước bận đối phó với dịch bệnh để thúc đẩy yêu sách trên Biển Đông.Ý đồ “đục nước béo cò” của Trung Quốc trên Biển Đông đến giờ đã thể hiện rõ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã sai lầm khi liên tục thực hiện các hành vi khiêu khích trên Biển Đông vì cho rằng các bên liên quan sẽ phản ứng yếu ớt trong bối cảnh bận đối phó với đại dịch khởi nguồn từ Trung Quốc. Họ không chỉ gặp phải phản ứng mạnh từ các nước liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia mà đang gánh chịu sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế.
Đi đầu là Mỹ, nước đang chịu tổn thất nặng nề nhất từ dịch Covid 19. Không chỉ lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động gây hấn, bắt nạt các nước láng giềng của Trung Quốc, Mỹ đã có những hoạt động kiên quyết hơn trên thực địa khi điều 3 tàu chiến đến khu vực nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 đang uy hiếp hoạt động dầu khí của Malaysia và tiến hành khảo sát bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Ngày 28/4/2020,Tàu khu trục USS Barry của hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa.
Đây có thể xem là một thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ muốn gửi đến Trung Quốc rằng kể cả khi bị đại dịch hoành hành, sức mạnh quân sự và sự hiện diện của Washington tại khu vực sẽ không thay đổi. Ngay cả khi tàu sân bay Mỹ không hoạt động, Washington vẫn còn nhiều tàu chiến khác sẵn sàng tiến vào khu vực và chứng minh sự hiện diện trên Biển Đông.
Không chỉ đối mặt với phản ứng gay gắt của Mỹ, Trung Quốc còn hứng chịu làn sóng chỉ trích và quan ngại mạnh mẽ từ Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Liên minh châu Âu…. Các nước này dưới các hình thức khác nhau đã lên án Bắc Kinh lợi dụng đại dịch Covid-19 tiến hành các hoạt động gây, bắt nạt các nước láng giềng ven Biển Đông.
Đáng chú ý, hải quân Úc đã điều 01 tàu khu trục tham gia một cuộc tập trận chung với 3 tàu chiến của Mỹ tại khu vực không xa nơi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 của Trung Quốc khảo sát bất hợp pháp ở vùng biển Malaysia. Động thái này của Úc thể hiện bất cứ trong hoàn cảnh nào các đồng minh của Mỹ luôn sẵn sàng sát cánh cùng Mỹ trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Những hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông được tính toán một cách kỹ lưỡng với mức độ ngày càng leo thang nhằm thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông: từ bồi đắp rồi quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo, Bắc Kinh bắt đầu lập kế hoạch dài hơi để củng cố yêu sách chủ quyền vô lý và liên tục bổ sung các “chiêu thức” mới qua từng năm. Từ chỗ sử dụng tàu hải cảnh để đe dọa tàu cá nước khác thì hiện tại Trung Quốc đã chuyển sang kết hợp tàu hải cảnh, tàu dân quân biển và tàu khảo sát để cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của quốc gia khác trên Biển Đông.
Người ta thường nói lúc khó khăn mới biết ai là người bạn chân thành. Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy của những người cầm quyền Bắc Kinh chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước ASEAN và làm dấy lên sự nghi ngờ về cái gọi là sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Rõ ràng là đại dịch Covid-19 đang trở thành “con dao hai lưỡi” hay “gậy ông đập lưng ông” đối với Bắc Kinh. Đại dịch làm thế giới thấy rõ thêm bộ mặt bành trướng, bá quyền, hiếu chiến của giới cầm quyền Bắc Kinh khiến hình ảnh của Trung Quốc càng thêm hoen ố trong con mắt cộng đồng quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/34581-dai-dich-covid-19-dang-tro-thanh-con-dao-hai-luoi-doi-voi-bac-kinh.html

Bắc Kinh tạo nhiều tài khoản Twitter

để phát tán tin giả về đại dịch

Quý Khải
Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định được một chiến dịch bot có tổ chức trên mạng xã hội Twitter nhằm phát tán thông tin sai lệch từ chính quyền Trung Quốc, một phần trong chiến dịch đẩy hướng trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu của Bắc Kinh, theo The Epoch Times.
Trung tâm Điều phối Toàn cầu (GEC) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, một đơn vị chuyên phơi bày những nỗ lực phát tán thông tin sai lệch của chính phủ hải ngoại, gần đây đã xác định được hàng ngàn tài khoản Twitter “không khả tín” (tài khoản giả) hỗ trợ các đại sứ quán và nhà ngoại giao Trung Quốc lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch Covid-19.
“Trung tâm Điều phối Toàn cầu (GEC) đã khám phá ra một mạng lưới tài khoản Twitter mới, không trung thực mà theo đánh giá của chúng tôi được tạo ra nhằm khuếch đại chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch của Trung Quốc”, bà Lea Gabrielle, người đứng đầu GEC, cho biết trong cuộc họp báo hôm 8/5.
“Theo đánh giá của chúng tôi, mạng lưới này có thể được triển khai nhằm giúp ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] nhanh chóng khuếch đại và truyền bá các thông điệp sai lệch ra toàn cầu, làm nghiêng lệch dòng chảy thông tin để phục vụ lợi ích của họ”.
Bà Gabrielle cho biết, “khả năng rất cao” nỗ lực này có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện đang “tham gia vào một chiến dịch phát tán thông tin mạnh mẽ” để định hình lại câu chuyện toàn cầu về Covid-19. Chiến dịch này, theo bà, bao gồm các nỗ lực tô vẽ chính quyền này “như một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc ứng phó đại dịch chứ không phải là khởi nguồn của Covid-19”.
Trong những tháng gần đây, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tăng cường lên Twitter – mạng xã hội bị cấm ở Trung Quốc – để ca ngợi nỗ lực dập dịch của chính quyền, chỉ trích việc xử lý dịch bệnh của các quốc gia khác và thúc đẩy các giả thuyết vô căn cứ virus này bắt nguồn từ bên ngoài Trung Quốc, ví như Hoa Kỳ.
Trong một ví dụ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chia sẻ một đoạn video ghi cảnh quốc ca Trung Quốc được xướng trên đường phố Italy khi các bác sĩ Trung Quốc đến đây tiếp viện, kết cục sau đó bị vạch trần là giả mạo, bà Gabrielle nói. Trong đoạn video, dường như có một số người Ý đang nói, “Trung Quốc, cảm ơn các bạn” nhưng trên thực tế họ đang cảm ơn các nhân viên chăm sóc sức khỏe của nước họ.
“Tuy vậy, các nhà ngoại giao Trung Quốc và các kênh truyền thông nhà nước TQ lại chỉnh sửa nội dung video theo khẩu vị của Bắc Kinh rồi chia sẻ nó rộng rãi”, bà Gabrielle  nói, đồng thời lưu ý rằng trong trường hợp này video được lan truyền mạnh mẽ bởi các tài khoản mạng xã hội có móc nối với Nga.
Mạng Bot
Phân tích từ GEC cho thấy sự gia tăng số người theo dõi (follower) mới các tài khoản Twitter ngoại giao của Trung Quốc từ tháng 3 khi chính quyền này đẩy mạnh chiến dịch phát tán thông tin sai lệch toàn cầu. Những người theo dõi mới mỗi ngày đã tăng từ mức trung bình là 30 tài khoản mỗi ngày lên hơn 720 tài khoản – gấp 22 lần, bà Gabrielle nói. Đáng chú ý, rất nhiều trong số đó là các tài khoản được tạo mới.
“Sự gia tăng đột biến số người theo dõi và việc xuất hiện rất nhiều tài khoản mới như vậy chỉ ra một mạng lưới bot nhân tạo được tạo ra để theo dõi (follow) và khuếch đại câu chuyện từ các nhà ngoại giao và các quan chức bộ ngoại giao Trung Quốc”, bà Gabrielle nói.
Một bằng chứng khác là có rất nhiều tài khoản trong số này theo dõi nhiều đại sứ quán Trung Quốc ở các nước khác nhau và nhiều quan chức Trung Quốc, đặc biệt hầu hết chúng được tạo ra trong khung giờ Bắc Kinh, bà Gabrielle cho hay.
Ví dụ, tài khoản của hai người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên và Hoa Xuân Oánh có chung 3,423 trong số 10.000 người theo dõi gần đây nhất của họ. Gần 40% những người theo dõi gần đây nhất được tạo trong khoảng thời gian sáu tuần từ ngày 1/3 đến 25/4.
Người phát ngôn Twitter cho biết mạng xã hội này “sẽ duy trì lập trường không khoan nhượng đối với hành vi thao túng nền tảng và mọi nỗ lực phá hoại tính trung thực của dịch vụ của chúng tôi. Khi chúng tôi phát hiện được một chiến dịch hoạt động thông tin mà có thể truy dấu một cách tương đối chắc chắn từ các hoạt động do chính phủ hậu thuẫn – trong nước hoặc quốc tế – chúng tôi sẽ công khai thông tin này”.
Một nghiên cứu hồi tháng 3 xác định được 10.000 tài khoản Twitter giả mạo và bị hack thuộc một chiến dịch gây ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc xoay quanh đại dịch. Tuy nhiên, báo cáo của kênh truyền thông phi lợi nhuận ProPublica cũng cảnh báo, “Quy mô thực sự của chiến dịch gây ảnh hưởng có thể lớn hơn rất nhiều; kết quả giám sát của chúng tôi cho thấy các tài khoản hiện được xác định chỉ bao gồm một phần nhỏ trong đường dây”.
Video: Sinh viên thời công nghệ, các bạn lựa chọn tương lai như thế nào? Hãy nghe các bạn sinh viên các trường
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-tao-nhieu-tai-khoan-twitter-de-phat-tan-tin-gia-ve-dai-dich.html

Trung Quốc điều khiển dòng chảy sông Mêkông

Triệu Hằng
Trung Quốc điều khiển dòng chảy sông Mêkông thông qua các con đập thủy điện của chính mình hoặc qua việc cấp nguồn tài chính và xây đập ở các quốc gia khác, theo bài viết của Philip Citowicki đăng trên báo The Diplomat ngày 8/5.
Gần đây, Công ty Eyes on Earth, Inc đã công bố một nghiên cứu cho biết, các con đập của Trung Quốc giữ lại lượng nước lớn, góp phần đáng kể vào đợt hạn hán năm ngoái đã ảnh hưởng tới lưu vực sông
Mêkông ở Đông Nam Á, tác động tới hàng triệu người và cản trở những nỗ lực hỗ trợ phát triển trong khu vực.
Những phát hiện trong nghiên cứu của Eyes on Earth, bị Trung Quốc phản bác, đã nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng đối với việc Bắc Kinh kiểm soát tuyến đường thủy cốt yếu hỗ trợ sinh kế cho 60 triệu người. Dòng chảy của sông bắt đầu ở Trung Quốc với tên gọi Lan Thương sau đó xuyên qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mực nước ở hạ lưu sông Mêkông đã được ghi nhận thấp chưa từng thấy trong 50 năm và đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động nông nghiệp và đánh bắt cá, vốn chiếm 20% sản lượng cá nước ngọt trên thế giới. Việt Nam, nơi sông Mêkông đi qua trước khi chảy ra biển Đông, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sông Mêkông góp phần giúp Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới và là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba. Việt Nam có khoảng 42% diện tích đất được trang bị thủy lợi từ sông Mêkông.
Nghiên cứu của Eyes on Earth cung cấp bằng chứng cho thấy các con đập của Trung Quốc đã giữ nước từ sông Mêkông nhằm lấp đầy các hồ chứa nước địa phương để lưu trữ lâu dài.
Trung Quốc đã xây dựng 11 con đập khổng lồ dọc theo vùng thượng du sông Mêkông để duy trì nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nước này. Việc quản lý dòng chảy Mêkông từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người sống dọc theo dòng sông.
Tình hình đáng lo ngại hơn bởi trên thực tế là không có hiệp ước hay thỏa thuận nào liên quan đến chia sẻ dữ liệu về sông Mêkông giữa Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hạ lưu sông Mêkông.
Các con đập tiếp tục được xây dựng ở hạ nguồn sông, bao gồm những con đập đang được đề xuất đặt ra một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe và sức sống của sông Mêkông.
Đập Sambor, được xây dựng ở Campuchia, nhiều khả năng tạo ra năng lượng nhiều hơn thực tế sử dụng ở Campuchia. Tuy nhiên, mục đích của nó nhằm xuất khẩu một lượng lớn nhiệt điện tới Việt Nam và Thái Lan.
Những báo cáo về tác động môi trường cho biết, con đập này sẽ gây ra sự gián đoạn lớn đối với luồng cá di cư và dòng chảy trầm tích giàu dinh dưỡng vào Việt Nam. Tuy nhiên, những cảnh báo về một thảm họa môi trường đó ban đầu dường như không ai để ý đến.
Vào tháng 3/2020, chính phủ Campuchia đã dừng kế hoạch xây đập thủy điện ở sông Mêkông trong 10 năm. Quyết định này khiến việc xây dựng đập Sambor ngừng lại, nhưng chính phủ Campuchia không loại trừ khả năng xây dựng trên các nhánh sông.
Quyết định của Campuchia cũng biến nước láng giềng Lào, quốc gia đã xây hai đập thủy điện mới trên dòng chính của sông Mêkông vào năm 2019 trở thành quốc gia duy nhất trong lưu vực hạ lưu sông có kế hoạch xây dựng đập trên sông Mêkông.
Lào, một quốc gia không giáp biển, đã theo đuổi hai dự án thủy điện kể trên, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của địa phương cũng như xuất khẩu sản phẩm. Hợp tác với chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, chính phủ Lào âm thầm phê duyệt hơn 140 con đập dọc theo sông Mêkông và các nhánh của sông. Dưới sức ép của những khoản nợ Trung Quốc, Lào đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Trung Quốc kiểm soát và quản lý chặt chẽ dữ liệu các đập thủy điện của họ. Tuy nhiên, báo cáo của Eyes on Earth Inc đã nêu bật vấn đề Thượng nguồn Mêkông, cho thấy trong nửa năm 2019, Trung Quốc đã giữ lại lượng lớn nước sông nơi thượng nguồn. Điều này đã tác động đáng kể tới sinh kế của hàng triệu cư dân sống theo dòng Mêkông.
Khi tới thăm Thái Lan vào năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ ra rằng, việc Trung Quốc hạn chế dòng chảy của nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán gây khô cạn cho khu vực.
Ông Alan Basit, chủ tịch của Eyes on Earth đã tăng sức nặng cho những nhận xét của ông Pompeo bằng cách tuyên bố “những dữ liệu đã không hỗ trợ” cho lý lẽ của Trung Quốc rằng, các con đập của họ không góp phần vào các tác động gây ra hạn hán.
Theo The Diplomat
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dieu-khien-dong-chay-song-mekong.html

Bắc Kinh tìm kiếm quyền tự chủ về chip,

nhưng Mỹ vẫn nắm giữ ‘quân át chủ bài’

Bình luậnThanh Hương
Trong một thời gian dài, đạt được sự tự chủ về sản xuất chip nội địa là một mục tiêu quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khi quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi, Bắc Kinh đang hy vọng giảm sự phụ thuộc vào các con chip của Mỹ. Nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng Mỹ vẫn nắm giữ “quân át chủ bài” mạnh mẽ khi nước này đứng ở đầu chuỗi giá trị chip. Nếu như Mỹ quyết định gây áp lực, khả năng tự chủ về chip của ĐCSTQ sẽ có thể bị cản trở.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IC Insights, doanh số của công ty thiết kế chip HiSilicon của Huawei trong quý vừa rồi đã tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên Tạp chí Phố Wall cho biết Huawei vẫn chưa đạt được quyền tự chủ hoàn toàn. HiSilicon là nơi chuyên thiết kế, bán chip phần cứng và bán dẫn nhưng không trực tiếp gia công các sản phẩm này mà đi thuê ngoài do không có nhà máy sản xuất riêng. Nó dựa vào các công ty khác như Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (gọi tắt là TSMC) để sản xuất chip. Chính quyền Trump đang xem xét các quy định để có thể hạn chế doanh số bán chip của TSMC cho HiSilicon.
Huawei có thể sẽ chuyển một phần đơn đặt hàng của mình sang công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), nhưng công nghệ của SMIC vẫn bị tụt hậu so với các nhà lãnh đạo trong ngành như TSMC và Samsung. Tuy nhiên, các cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của SMIC đã tăng 43% trong năm nay, bởi vì các nhà đầu tư mong đợi các đơn đặt hàng từ các công ty Trung Quốc khác sẽ tăng.
Mặc dù vậy, nếu chính quyền Trump quyết định tăng áp lực lên Trung Quốc, khả năng sản xuất của SMIC có thể sẽ bị cản trở. Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ cho biết rằng họ sẽ mở rộng danh sách các sản phẩm và công nghệ do Mỹ sản xuất mà cần phải trải qua các đánh giá an ninh quốc gia trước khi được chuyển đến Trung Quốc. Việc sản xuất của SMIC phụ thuộc vào thiết bị sản xuất chất bán dẫn nước ngoài, bao gồm cả một số tại Mỹ.
Có thể thấy rằng, bất chấp mong muốn đạt được quyền tự chủ về kỹ thuật của Bắc Kinh, Mỹ vẫn nắm giữ một “quân át chủ bài” mạnh mẽ ở đầu chuỗi giá trị nếu nước này lựa chọn sử dụng nó.
Không có công nghệ của Mỹ, tham vọng phát triển chip của ĐCSTQ sẽ ‘đi vào ngõ cụt’
Kể từ năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển ngành công nghiệp chip địa phương, khiến số lượng các công ty thiết kế chip của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong vài năm qua.
Ngoài cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm ngoái, cuộc chiến công nghệ giữa hai nước cũng trở nên căng thẳng hơn. Bộ Thương mại Mỹ đã đưa gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei và hơn 100 công ty con của nó trên toàn thế giới vào danh sách đen kiểm soát xuất khẩu. Tất cả các sản phẩm trên thế giới có chứa ít nhất 25% công nghệ của Mỹ đều bị cấm bán cho Huawei khi chưa được sự cho phép của chính phủ Mỹ.
Các công ty nằm trong danh sách đen phải xin giấy phép từ Mỹ trước nếu họ muốn mua các sản phẩm và công nghệ của Mỹ, nhưng xác suất phê duyệt là nhỏ. Điều này tương đương với việc cấm các thực thể trong danh sách đen có được các sản phẩm và công nghệ của Mỹ.
Một báo cáo trước đây trên Nikkei Asian Review dẫn lời một giám đốc điều hành của một nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu tại Trung Quốc cho biết: “Mặc dù có những lựa chọn thay thế ở Trung Quốc, nhưng khoảng cách về công nghệ là quá lớn”.
Nhà sản xuất chip này phải dựa vào công nghệ của Mỹ để thiết kế chip. “Nếu chúng tôi không thể nhận được phần mềm của Mỹ hoặc không thể nhận được các bản cập nhật (phần mềm) nữa, việc phát triển chip của chúng tôi sẽ đi vào ngõ cụt”, vị giám đốc điều hành nói.
Một giám đốc điều hành cấp cao của nhà sản xuất chip NextVPU có trụ sở tại Thượng Hải, cũng bày tỏ mối quan tâm tương tự. “Nếu không có cập nhật từ các nhà cung cấp phần mềm Mỹ, việc Trung Quốc thúc đẩy phát triển con chip của riêng mình sẽ gặp khó khăn”, ông nói với Nikkei Asian Review.
Bloomberg trước đây đã báo cáo rằng Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ đối với chip máy tính. Các công ty của Mỹ như Intel và Nvidia đang thống trị thị trường bộ xử lý toàn cầu, và đây là những thành phần chính của máy tính xách tay và máy tính để bàn. Một lựa chọn khác là AMD, cũng là một công ty bán dẫn của Mỹ. Ngoài ra, chip di động và chip chuyển đổi của Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp Mỹ.
Một giám đốc điều hành của một nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo cho biết các công ty Trung Quốc vẫn ưu tiên chip nhập khẩu hơn các sản phẩm nội địa đối với các loại chip cao cấp được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu và các ứng dụng phức tạp khác. Không chỉ hiệu suất của chip Trung Quốc tụt hậu mà chi phí cũng tăng đáng kể. Đôi khi do quy mô sản xuất hạn chế, chi phí chip Trung Quốc cao hơn tới 50%. Sự do dự về việc sử dụng chip trong nước khiến các nhà phát triển chip Trung Quốc gặp khó khăn trong việc cải thiện công nghệ của họ.
Thanh Hương
Theo Epoch Times
https://www.ntdvn.com/kinh-te/bac-kinh-tim-kiem-quyen-tu-chu-ve-chip-nhung-my-van-nam-giu-quan-at-chu-bai-36401.html

Covid-19 – Trung Quốc:

Ca nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán từ hơn một tháng

Trọng Nghĩa
Giới chức y tế Trung Quốc hôm nay, 10/05/2020 cho biết nước này vừa bị thêm 14 ca nhiễm mới vào hôm qua, một con số cao nhất từ ngày 28/04 đến nay. Đặc biệt trong số này có một trường hợp tại Vũ Hán, lần đầu tiên kể từ hơn một tháng nay.
Trong buổi họp báo hàng ngày, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc nói rõ là trường hợp ghi nhận ở Vũ Hán là một ca nhiễm không có triệu chứng. Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, là nơi xuất phát của đại dịch Covid-19 đang gây hại trên thế giới.
Theo giới chức y tế Trung Quốc, trong số các ca nhiễm mới còn lại, có hai trường hợp ngoại nhập, và 11 ca khác ở tỉnh Cát Lâm, miền đông bắc Trung Quốc. Lãnh đạo tỉnh này đã phải nâng cấp báo động lên mức cao ở thành phố Thư Lan, 700 000 dân.
Đọc thêm : Nghi vấn về số nạn nhân Covid-19 tại Trung Quốc
Tuy nhiên, không có ca tử vong mới nào được ghi nhận. Tính tới hôm qua, 09/05, như vậy Trung Quốc đã bị tổng cộng 82.901 ca nhiễm, với 4.633 trường hợp tử vong, những con số bị nghi ngờ là không xác thực, vì thấp hơn rất nhiều so với thảm kịch cũng do virus này tại Mỹ và nhiều nước châu Âu.
Bắc Kinh chấp nhận phải cải tổ hệ thống kiểm soát dịch
Trong bối cảnh đó, vào hôm qua, 09/05, một viên chức y tế cao cấp Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh sẽ cải tố hệ thống phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh để khắc phục các chỗ yếu mà dịch Covid-19 đã phơi bày.
Đọc thêm : Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?
Trung Quốc đã bị chỉ trích, cả trong nước lẫn ngoài nước, là đã phản ứng quá chậm khi dịch bệnh bùng lên ở Vũ Hán, rồi lan ra cả thế giới. Theo nguồn tin trên, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc có ý định xây dựng một hệ thống chỉ huy “tập trung và hiệu quả”, cải tổ và hiện đại hóa hệ thống phòng chống, kiểm  soát bệnh dịch, sử dụng tốt hơn hệ thống dữ liệu, trí thông minh nhân tạo để phân tích tốt về dịch bệnh, lần theo dấu vết virus, phân bổ nguồn lực chống bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200510-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-ca-nhi%C3%AA%CC%83m-%C4%91%C3%A2%CC%80u-ti%C3%AAn-%E1%BB%9F-vu%CC%83-ha%CC%81n-t%C6%B0%CC%80-h%C6%A1n-m%C3%B4%CC%A3t-tha%CC%81ng

Lính Ấn Độ và Trung Quốc ‘đánh nhau ở biên giới’

Hàng chục lính Ấn Độ và Trung Quốc đã ẩu đả bằng nắm đấm tại một địa điểm biên giới chung, truyền thông Ấn Độ tường thuật.
Bảy lính Trung Quốc và bốn lính Ấn Độ bị thương, một sỹ quan quân đội nói, tại địa điểm gần khu vực Naku La thuộc bang biên giới Sikkim.
TQ tuyên bố thắng Ấn Độ trong tranh chấp biên giới
Trung Ấn đụng độ ở biên giới Himalaya
Các chỉ huy địa phương đã nói chuyện và giải quyết vụ tranh cãi vốn nổ ra từ hôm thứ Bảy.
Hai nước có những tranh cãi về đường biên giới chung kéo dài 3.400km.
Thỉnh thoảng hai bên vẫn xảy ra các cuộc đụng độ như hích ngực, xô đẩy nhau, và ném đá vào nhau, chủ biên vùng Nam Á của BBC Anbarasan Ethirajan tường thuật.
Vụ đối đầu căng thẳng mới nhất diễn ra ở gần đoạn Naku La thuộc Sikkim, nơi nằm trên dãy Himalaya, ở độ cao trên 5.000m so với mặt nước biển.
Trung Quốc và Ấn Độ đã có một cuộc chiến đường biên hồi năm 1962.
Trong năm 2017, hai nước cũng xảy ra đụng độ tại vùng này, sau khi Trung Quốc tìm cách mở rộng con đường biên giới chạy qua một bình nguyên có tranh chấp.
Tuy cả hai nước đều gửi quân tới tuần tra và các nhóm này thường xảy ra các đụng độ ở hình thức xô đẩy, va chạm thân thể, nhưng chưa có viên đạn nào được khai hỏa ở đường biên trong suốt bốn thập niên qua.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52606528

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.