Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 10/04/2020

Friday, April 10, 2020 7:19:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 10/04/2020

Gần 1600 người “nước lạ” bất hợp pháp

trong công ty Trung Cộng ở Việt Nam

Tin Vietnam.- Báo Dân trí ngày 9 tháng 4 năm 2020 loan tin, công ty trách nhiệm hữu hạn Luxshase- ICT của Trung Cộng đặt tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã chứa chấp, và sử dụng 677 lao động ngoại quốc bất hợp pháp.
Người ngoại quốc là người nước nào thì không được báo Dân trí cũng như nội dung trong văn bản xử phạt của nhà cầm quyền tỉnh Bắc Giang nói rõ. Tuy nhiên, dư luận Việt Nam cho rằng người ngoại quốc ở đây chính là người Trung Cộng, vì mỗi lần nhắc đến Trung Cộng thì truyền thông nhà cầm quyền đều sợ hãi, né tránh không dám gọi đúng tên mà chỉ thường chỉ gọi với tên “nước lạ”, hoặc “nước ngoài”.
Chủ công ty này là Liang Jian Zhou, quốc tịch Trung Cộng đã liên tiếp xem thường luật pháp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, chống đối lại các yêu cầu của nhà cầm quyền địa phương. Khi vi phạm trong xây dựng, và đã được yêu cầu dừng lại nhưng phía công ty vẫn tiếp tục xây dựng trái phép.
Qua các hành động xây dựng trái phép trên, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Giang đã phát hiện công ty Luxshase- ICT đã sử dụng 677 lao động ngoại quốc mà không có giấy phép lao động, hoặc những người không thuộc đối tượng được nhà cầm quyền Việt Nam cấp phép lao động. Hành vi này của công ty Luxshase- ICT bị nhà cầm quyền tỉnh Bắc Giang xử phạt 150,000 triệu đồng.
Trước đó, sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang cũng đã phát hiện công ty này thực hiện không đúng với nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Và công ty cam kết di dời 925 lao động trước ngày 20 tháng 12 năm 2019, nhưng công ty không những không thực hiện mà còn đưa thêm 647 lao động không phép vào làm việc. Tổng cộng có 1572 lao động lưu trú trái pháp luật ở công ty này.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/gan-1600-nguoi-nuoc-la-bat-hop-phap-trong-cong-ty-trung-cong-o-viet-nam/

Chồng nữ doanh nhân ở Thái Bình bị truy nã

Công An tỉnh Thái Bình ra lệnh truy nã ông Nguyễn Xuân Đường, chồng của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Dương, biệt danh Dương Đường, sau khi xác định ông này có liên quan đến vụ vợ và một số người khác đánh người tại nhà riêng.
Theo tin truyền thông trong nước loan đi, vào ngày 10 tháng 4, Công an tỉnh Thái Bình đã quyết định truy nã toàn quốc đối với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”, 49 tuổi, trú TP Thái Bình) về tội gây thương tích sau khi xác định ông này là đồng phạm trong vụ hành hung một nhân viên xe khách cùng vợ là Nguyễn Thị Dương (tức Dương “Đường”, 40 tuổi).
Nơi xảy ra vụ hành hung là tại nhà riêng và cũng là trụ sở Công ty TNHH Đường Dương do bà Dương làm đại diện pháp luật. Nữ doanh nhân và chồng có tiếng trong giới kinh doanh địa phương khi tham gia các cuộc đấu giá đất, bất động sản.
Cũng tin liên quan, vào ngày 10 tháng 4, Công An Hà Nội tạm giữ đối tượng Trương Thị Bình, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại và dịch vụ Y tế Đức An cùng 2 thuộc cấp, La Văn Thi (phụ trách bộ phận kinh doanh) và Nguyễn Đức Việt Anh (nhân viên công ty) trong vụ làm giả hơn 1.300 bộ quần áo bảo hộ y tế trong dịch Covid-19.
Trước đó, sáng ngày 8 tháng 4, Phòng cảnh sát điều tra phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện một xe ôtô đang nhập hàng trước cửa Công ty Đức Anh (số 5, ngõ 178 Tây Sơn, quận Đống Đa) có nhiều biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe có 30 thùng carton chứa 1.200 bộ quần áo bảo hộ phòng, chống dịch ghi sản xuất tại Công ty Phúc Hà.
Tại công ty và kho của Công ty Đức Anh đã bị bắt quả tang nhân viên công ty đang đóng gói các sản phẩm rời vào túi bộ quần áo phòng dịch mang nhãn của Công ty Phúc Hà và số lượng lớn sản phẩm phục vụ phòng chống dịch Covid-19 của nhiều hãng khác nhau. Theo kết luận, hơn 1.300 bộ quần áo bảo hộ y tế thu giữ của Công ty Đức Anh là hàng giả và được mua từ một đối tượng rồi chỉ đạo nhân viên trong công ty đóng gói và dán nhãn các đơn vị sản xuất khác đã được cơ quan y tế cấp phép.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thai-binh-businesswomans-husband-is-wanted-04102020084212.html

Cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm

sắp hầu tòa vụ án thứ 3

Phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương – OceanBank cùng 7 đồng phạm gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng sẽ diễn ra vào ngày 27/4 tới đây và kéo dài trong 3 ngày.
Truyền thông trong nước trích thông báo của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội loan tin ngày 10/4.
Tin cho biết, trong phiên xử sắp tới, 8 bị cáo sẽ bị xét xử về tội ‘Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng’ theo quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cụ thể, 7 đồng phạm của ông Hà Văn Thắm trong vụ án này gồm 6 người công tác tại OceanBank như bà Lê Thị Thu Thủy – cựu Phó Tổng giám đốc; Vũ Thị Thùy Dương – cựu Giám đốc Khối Kế toán và giao dịch trong nước; Đinh Thị Hồng Hương – cựu Phó Giám đốc Khối Kế toán và giao dịch trong nước; Trần Thị Thu Hồng – cựu Trưởng Phòng Kế toán nội bộ – Khối Kế toán và giao dịch trong nước; Đào Thị Nhài – cựu Trưởng Phòng PR – Khối Marketing và quan hệ công chúng; Lê Thị Quyên – cựu chuyên viên Phòng PR – Khối Marketing và quan hệ công chúng; cùng với Hoàng Văn Tuyến – cựu Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương.
Hiện ông Hà Văn Thắm và bà Lê Thị Thu Thủy đang chấp hành án của bản án trước đó tại trại giam. 6 bị cáo còn lại được tại ngoại nhưng bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết luận, 8 người nêu trên đã có hành vi ký kết, hạch toán, thanh toán các hợp đồng khống/nâng khống dẫn đến hậu quả là OceanBank phải hạch toán kế toán số tiền không có thật, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng.
Tuy vậy, ông Hà Văn Thắm đã bị xét xử về tội ‘Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng’ trong giai đoạn 1 của vụ án này đối với hành vi chi lãi ngoài hơn 65 tỷ đồng, do vậy cựu Chủ tịch OceanBank chỉ còn phải chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại cho OceanBank là hơn 41 tỷ đồng.
Trước đó, vào năm 2016, ông Hà Văn Thắm bị truy tố 3 tội danh: vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Vào ngày 29/9/2017, ông Hà Văn Thắm bị tòa tuyên mức án chung thân vì những tội danh vừa nêu.
Đến ngày 14/1/2020, Ông Hà Văn Thắm bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên thêm 15 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Phiên xử sắp tới sẽ là vụ án thứ 3 mà ông Hà Văn Thắm bị đưa ra xét xử liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-chairman-of-oceanbank-ha-van-tham-is-about-to-stand-at-the-3rd-court-case-04102020094712.html

Luật sư nói gì về vụ tử vong của Tiến sĩ Bùi Quang Tín?

Đề nghị khởi tố vụ án hình sự
Truyền thông trong nước, vào ngày 8/4 loan tin bà Nguyễn Thanh Bích, vợ của Luật sư Bùi Quang Tín, trong cùng ngày vừa gửi đơn đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM và Viện KSND TP.HCM yêu cầu khởi tố vụ án hình sự liên quan cái chết của chồng, mà bà cho rằng đó là một vụ án mạng.
Tin cho biết bà Bích nêu rõ trong đơn rằng vụ thiệt mạng của chồng bà xảy ra bất ngờ ở huyện Nhà Bè là do người khác hãm hại qua dẫn chứng có sự mâu thuẫn trong lời khai của các bên liên quan, cũng như các nghi vấn từ việc chứng kiến khám nghiệm tử thi.
Đài RFA liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Quynh, là luật sư trợ giúp gia đình nạn nhân soạn thảo đơn, và được ông cho biết đơn đề nghị này vẫn chưa được gửi đi.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh, vào tối ngày 9/4 lên tiếng với RFA:
“Thứ nhất bây giờ cái đơn thì hiện tôi đang chỉnh sửa cho gia đình nên cái đơn đó vẫn chưa được gửi đi. Thứ hai nữa, liên quan nội dung vừa làm việc với gia đình thì chị vợ và gia đình nêu thêm ý rằng hiện tại gia đình đang rất lo lắng và cần có sự hỗ trợ, bảo vệ từ các cơ quan công an. Gia đình muốn đưa vào đơn thêm nội dung đó. Hôm nay, tôi vừa làm việc với gia đình xong và bây giờ còn đang chỉnh sửa cái đơn để sáng mai gửi đi.”
Tôi đề nghị các luật sư trong nhóm phải đề nghị cơ quan điều tra làm rõ những vấn đề: thứ nhất là có camera hay không. Nếu có camera thì phảitrích xuất, bảo lưu những trích đoạn camera cuối cùng của nạn nhân. Thứ hai, những người trong cuộc nhậu hôm đó liên hệ với ai qua điện thoại, tin nhắn thì phải trích xuất và bảo lưu những cuộc điện thoại, tin nhắn đó. Dựa theo các bằng chứng có được để người ta tìm ra ai thật sự là hung thủ
-Luật sư Phạm Công Út
Luật sư-Tiến sĩ Bùi Quang Tín (sinh năm 1976) trước khi tử vong vào ngày 5/4, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trường Doanh nhân BizLight; thành viên sáng lập Công ty luật Globalink; thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM.
Vụ việc Tiến sĩ-Luật sư Bùi Quang Tín bị tử vong do rơi từ tầng 14 chung cư, có lan cao 1,2 mét thu hút sự quan tâm đặc biệt trong dư luận.
Nhiều thông tin được báo chí đăng tải, dẫn tường trình của vợ Luật sư Bùi Quang Tín khai báo với cơ quan công an rằng ông Tín được bổ nhiệm phụ trách Phòng truyền thông Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Trong quá trình làm việc, ông Tín bị áp lực rất nhiều và ông hay nhận tin nhắn đe doạ với nội dung nếu không từ chức sẽ bị ép nhảy lầu.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho RFA biết thêm rằng vợ của ông Tín, bà Bích cùng 3 đứa con nhỏ có cảm giác không an toàn vì nguyên nhân khiến ông Tín bị tử vong giống như những lời đe dọa mà ông Tín nhận được trước đó.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng gia đình Luật sư Bùi Quang Tín có quyền nghi ngờ. Do đó, bà Bích trong đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự liên quan cái chết của chồng, đồng thời yêu cầu được công an bảo vệ cho gia đình.
Ý kiến của luật sư
Đài RFA ghi nhận có nhiều ý kiến trong dư luận và giới luật sư cho rằng cơ quan chức năng cần nhanh chóng điều tra, làm sáng tỏ vụ tử vong của Tiến sĩ-Luật sư Bùi Quang Tín.
Luật sư Đặng Văn Cường, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, được báo giới dẫn lời, theo ông thì cơ quan điều tra phải vào cuộc xác minh để có kết luận chính xác rằng Luật sư Bùi Quang Tín chết là do tự tử, do tai nạn, hay do có người sát hại?
Cơ quan công an, vào ngày 7/4 cho Báo Thanh Niên Online biết đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để tìm nguyên nhân tử vong của ông Tín và hồ sơ đã được Công an huyện Nhà Bè chuyển lên Công an TP.HCM để tiếp tục điều tra.
Luật sư Phạm Công Út, vào tối ngày 9/4 nói với RFA rằng ông là thành viên trong nhóm luật sư hỗ trợ pháp lý cho gia đình của Luật sư Bùi Quang Tín. Luật sư Phạm Công Út cho biết thêm:
“Tôi đề nghị các luật sư trong nhóm phải đề nghị cơ quan điều tra làm rõ những vấn đề: thứ nhất là có camera hay không. Nếu có camera thì phảitrích xuất, bảo lưu những trích đoạn camera cuối cùng của nạn nhân. Thứ hai, những người trong cuộc nhậu hôm đó liên hệ với ai qua điện thoại, tin nhắn thì phải trích xuất và bảo lưu những cuộc điện thoại, tin nhắn đó. Dựa theo các bằng chứng có được để người ta tìm ra ai thật sự là hung thủ.”
Chúng tôi nêu thông tin được đăng tải trên Báo Thanh Niên ngày 8/4, đề cập đến chi tiết cơ quan công an đã thu giữ dữ liệu các camera ở chung cư New Saigon để phục vụ điều tra; tuy nhiên riêng khu vực hành lang căn hộ, khu vực hành lang các tầng lầu, trong căn hộ không gắn camera giám sát.
Luật sư Phạm Công Út đưa ra lập luận, theo quan điểm cá nhân của ông:
“Đây là những vị không phải nghèo khổ, khó khăn để không lắp camera an ninh trong nhà. Vả lại, trên báo chí nói là chủ nhà đã bỏ đi, dặn khách khi nào về thì đóng cửa lại. Tức là người ta có sự kiểm soát, chứ người ta không để mặc tài sản của mình cho người khác dù là bạn bè. Như vậy, nếu có camera an ninh trong nhà thì phải trích xuất và bảo lưu.”
Luật sư Nguyễn Văn Quynh, trong cùng ngày 8/4 cũng đăng tải trên trang Facebook cá nhân rằng ông đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM trở lại niêm phong căn hộ-hiện trường nơi Luật sư Bùi Quang Tín tử nạn để phục vụ thực nghiệm điều tra. Luật sư Nguyễn Văn Quynh giải thích thêm với RFA liên quan đề nghị vừa nêu của ông:
“Quan điểm cá nhân của tôi thì cho rằng cần phải phong tỏa chỗ hiện trường. Bởi vì thẩm quyền điều tra và xác minh trong các vụ việc này là thuộc thẩm quyền công an tỉnh/thành phố. Công an quận/huyện thì khám nghiệm ban đầu và kể cả việc đánh giá khám nghiệm ngay tại đấy thì có một số rất chủ quan theo lời Bác sĩ Phương kể lại. Do đó, tôi cho rằng cần phải niêm phong để trong trường hợp mà còn nhiều mâu thuẫn thì cần phải khám nghiệm lại. Còn nếu như khám nghiệm sơ sài rồi trả lại hiện trường đó cho gia đình chủ nhà thì bị xáo trộn. Sau này có những thiếu sót mà cần làm rõ thì khi đó rất là khó khăn.”
Bác sĩ Phương mà Luật sư Nguyễn Văn Quynh nhắc đến là một trong những người trực tiếp khám nghiệm tử thi của Luật sư Bùi Quang Tín. Kết quả khám nghiệm tử thi, được công an cung cấp cho báo giới là trong cơ thể ông Tín không có thức ăn, nguyên nhân tử vong là do đa chấn thương.
Chúng tôi nếu vấn đề với Luật sư Phạm Công Út về lo ngại của một số những người quan tâm rằng có thể vụ việc tử vong do ngã lầu của Luật sư Bùi Quang Tín rồi cũng sẽ tương tự như trường hợp đã xảy ra hồi năm ngoái đối với Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo, Tiến sĩ Lê Hải An mà dư luận gọi là “những cái chết đúng quy trình”. Luật sư Phạm Công Út chia sẻ thiển ý của ông với RFA:
Quan điểm cá nhân của tôi thì cho rằng cần phải phong tỏa chỗ hiện trường. Bởi vì thẩm quyền điều tra và xác minh trong các vụ việc này là thuộc thẩm quyền công an tỉnh/thành phố. Công an quận/huyện thì khám nghiệm ban đầu và kể cả việc đánh giá khám nghiệm ngay tại đấy thì có một số rất chủ quan theo lời Bác sĩ Phương kể lại. Do đó, tôi cho rằng cần phải niêm phong để trong trường hợp mà còn nhiều mâu thuẫn thì cần phải khám nghiệm lại. Còn nếu như khám nghiệm sơ sài rồi trả lại hiện trường đó cho gia đình chủ nhà thì bị xáo trộn. Sau này có những thiếu sót mà cần làm rõ thì khi đó rất là khó khăn
-Luật sư Nguyễn Văn Quynh

“Trong nhóm luật sư nhận lời bảo vệ cho người bị hại, có người nêu câu hỏi liệu rằng vụ này có bị chìm xuồng hay không. Tôi nói rằng ‘Không’. Vụ này có thể là do tranh quyền đoạt lợi với nhau. Tôi tin rằng vụ này sẽ được đưa ra ánh sáng, vì vụ này không dính dáng gì đến an ninh quốc gia nên vụ này người ta sẽ làm tới để cho thấy là họ khách quan, vô tư đối với các ngành các giới, trong đó có giới luật sư. Những người có dính líu tới thủ phạm thì tôi rằng hiện nay họ đang run, bởi vì 8 người đó hiện đang bị tạm đình chỉ công tác.”
Báo Tiền Phong Online cho biết Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với 8 cán bộ chủ chốt của trường, gồm cả hiệu trưởng và hiệu phó. Quyết định tạm đình chỉ có hiệu lực từ ngày 8/4, nhằm để xem xét kiểm điểm, xử lý kỷ luật do vi phạm các quy định chấp hành các biện pháp về việc cách ly, phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Cả 8 cán bộ vừa bị tạm đình chỉ công tác là đồng nghiệp của Luật sư Bùi Quang Tín và đã gặp gỡ, dùng cơm trưa, uống bia rượu với ông Tín ngay trước khi vụ việc ông Tín bị ngã lầu tử vong hôm 5/4.
Một nhà quan sát tình hình Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng thuộc Ban Dân vận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triếtvào hôm 7/4nói với RFA rằng ông kêu gọi Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công an Việt Nam điều tra tận tường vụ việc Luật sư Bùi Quang Tín tử vong để làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn của xã hội.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/attorneys-concern-about-deceased-lawyer-bui-quang-case-04092020154321.html

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: ‘TQ lợi dụng

dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông’

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói với BBC News Tiếng Việt rằng Trung Quốc lời bào chữa của Trung Quốc về vụ tàu cá Việt Nam bị chìm hôm 2/4 là “đổi trắng thay đen”, và sự việc này nên được đặt trong một bức tranh tổng thể, đó là âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Thông tin về việc tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một lần nữa làm dấy lên tranh cãi ngoại giao, cũng như xới lại những tranh cãi nóng bỏng về vấn đề Biển Đông vốn đã tạm thời bị thông tin dịch bệnh Covid-19 áp đảo trong vài tháng qua.
Hôm 6/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát thông điệp chỉ trích Trung Quốc: “Đây là vụ mới nhất trong một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định đòi hỏi trên biển phi pháp và gây hại cho các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.”
Tuyên bố còn liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc ở Biển Đông kể từ khi đại dịch bùng phát như lập các trạm nghiên cứu ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự chuyên dụng ở Đá Chữ Thập và triển khai dân quân biển đến Trường Sa.
Trên Twitter hôm 6/4, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus viết: “Điều đáng ngại là CHND Trung Hoa đang lợi dụng việc thế giới tập trung vào giải quyết đại dịch toàn cầu để khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp của mình ở Biển Đông”.
Phát ngôn trái ngược
Trước đó, truyền thông Việt Nam dẫn lời kể ngư dân cho biết tàu cá QNg-90617 TS của ngư dân Trần Hồng Thọ ở Quảng Ngãi đã bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm và tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân đưa về đảo Phú Lâm. Theo tường thuật của báo trong nước, sáng 2/4, khi nhận được tin báo có tàu chìm, 3 tàu cá Việt Nam đã chạy đến cứu nạn nhưng đều bị tàu Trung Quốc truy đuổi. Sau đó, Trung Quốc bắt giữ hai tàu cá và đưa về đảo Phú Lâm. Đến khoảng 18 giờ ngày 2/4, phía Trung Quốc đã giao 8 ngư dân của tàu QNg-90617 TS và thả các tàu cá còn lại.
Hôm 3/4, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, “yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”.
Trong khi đó, phía Trung Quốc cung cấp một phiên bản khác của vụ việc.
Cùng ngày, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói:
“Vào sáng sớm 2/4, tàu Hải cảnh Trung Quốc trong khi tuần tra định kỳ đã phát hiện một chiếc tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập đánh bắt cá ở quần đảo Tây Sa [tên gọi mà TQ đặt cho quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền] của Trung Quốc, đã lập tức gọi loa xua đuổi. Chiếc tàu đánh cá này không chịu rời đi và đột nhiên chuyển hướng về phía tàu Hải cảnh Trung Quốc”.
“Mặc dù tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã cố gắng hết sức để tránh nhưng vẫn bị tàu đánh cá Việt Nam đâm vào mũi tàu Hải cảnh Trung Quốc và chiếc tàu cá bị chìm”, người phát ngôn Trung Quốc nêu.
Về phát ngôn của phía Trung Quốc, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, hôm 6/4 nói:
“Không ai dại gì đưa trứng chọi đá, một chiếc tàu gỗ mỏng manh của ngư dân Việt Nam mà chủ động đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc để tự chìm là điều phi lý. Lời bào chữa của Trung Quốc là sự đổi trắng thay đen một cách ngu ngốc”.
Ông bình luận thêm: “Việc Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm tàu cá là hành động côn đồ. Ban đêm tàu ngư dân Việt Nam neo đậu mà cố tình đâm chìm là hành động không thể tha thứ, đáng trách và đáng phê phán”.
Ông Lê Kế Lâm cho rằng mục đích của Trung Quốc là dùng hình tượng đâm chìm tàu Việt Nam để đe dọa. “Đối với ngư dân và các cơ quan công luận, điều quan trọng là làm thế nào để có được hình ảnh chứng minh sự việc để cho cả thế giới biết sự hung hăng đổi trắng thay đen của Trung Quốc”, ông Lâm nêu ý kiến.
“Nằm trong âm mưu độc chiếm Biển Đông”
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng vụ việc tàu ngư dân Việt Nam bị đâm chìm mới đây nên được đặt trong một bức tranh tổng thể, đó là âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
“Trung Quốc luôn tìm mọi thời cơ có lợi để giành được lợi thế trên Biển Đông, điều này được chứng minh bởi quá trình lịch sử lâu dài. Dịch Covid-19 này cũng là lúc Trung Quốc lợi dụng thời cơ để thực hiện những hành động sai trái nên phải hết sức bình tĩnh khi bị khiêu khích. Mặt khác, Việt Nam phải nghiêm khắc lên án một cách quyết liệt”, ông nói.
Vị cựu sĩ quan cấp cao của Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh giá:
“Chủ trương của Trung Quốc độc chiếm biển Đông là không bao giờ thay đổi. Cách đây mấy chục năm khi tôi thuộc tham mưu Hải Quân đã bàn bạc đến vấn đề đó rồi. Âm mưu Trung Quốc chiếm biển đông là âm mưu kiên trì, lâu dài cho đến khi thực hiện được. Nên họ lợi dụng bất kỳ thời cơ nào để biến tham vọng thành hiện thực. Giống năm 1956 và năm 1974 họ chiếm toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1988, lợi dụng tình hình của Liên Xô và Mỹ rời khỏi miền Nam Việt Nam để chiếm 5 bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa và sau đó xây dựng thành những căn cứ quân sự”.
“Bề ngoài nói với thế giới là phục vụ dân sự và không quân sự hóa. Nhưng bây giờ vệ tinh đều chụp được hình ảnh, ở Chữ Thập xây dựng thế nào, Gạc Ma, Vành Khăn xây dựng ra sao. Rõ ràng, Trung Quốc muốn lập những căn cứ hải quân trên biển đông để giành ưu thế trên biển đông. Một mặt để đe dọa những nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia. Mặt khác tạo sức mạnh đẩy Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Pháp ra khỏi Biển Đông để độc chiếm”, ông Lâm phân tích.
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều lần dẫn đến các cuộc đụng độ, trong đó có hai lần xung đột đẫm máu là Hải chiến Hoàng Sa 1974 giữa Trung Quốc với Việt Nam Cộng Hòa và sự đột ở bãi đá Gạc Ma thuộc Trường Sa vào năm 1988 giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tranh chấp lại tiếp tục leo thang sau một loạt động thái của Trung Quốc như đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa, vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần Hoàng Sa năm 2014. Đặc biệt vào năm ngoái, căng thẳng đã kéo dài khi tàu thăm dò của Trung Quốc đến hoạt động trong một thời gian dài ở bãi Tư Chính, nơi mà Việt Nam tuyên bố là thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Trước khi sự kiện tàu cá VN bị đánh chìm hôm 2/4, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, hôm 30/3 đã gửi công hàm tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc gửi công hàm là một bước đi được cho là nhằm bảo vệ lập trường về biển đảo của Việt Nam.
Công hàm bày tỏ lập trường liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12/12/2019 nhằm phản hồi đệ trình cũng trong ngày 12/12/2019 của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23/3/2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Công hàm nêu rõ: “Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau: Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.
Cũng theo nội dung công hàm, Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giới phân tích đánh giá đây là bước đi cực kỳ quan trọng của Việt Nam trên “mặt trận pháp lý” liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52147083

Thêm 2 người mắc Covid-19,

số ca nhiễm tại Việt Nam lên 257

Khôi Minh
Vào 18h ngày 10/4, Bộ Y tế ghi nhận 2 ca mới dương tính Covid-19, trong đó, một người liên quan đến “bệnh nhân 243”, một người từ Nga về, nâng tổng số ca nhiễm tại Việt Nam lên 257 người.
Báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết, ca bệnh 256 là nam, 52 tuổi, Quốc tịch Việt Nam, ở Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên. Ngày 27/3, bệnh nhân từ Nga về Việt Nam trên chuyến SU290, được cách ly tập trung tại Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung.
Ca bệnh 257 là nữ, 15 tuổi ở xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội), là học sinh, đang nghỉ học ở nhà, không đi đâu.
Ngày 20/3, ca bệnh số 243 (bạn của cha bệnh nhân) có đến chơi nhà và nói chuyện với cha của bệnh nhân. Ngày 8-4, bệnh nhân có sốt, chảy mũi. Ngày 9/4, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 10/4, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Cha của bệnh nhân cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung.
Theo báo VnExpress, thôn Hạ Lôi đến chiều 10/4 ghi nhận 5 bệnh nhân, gồm 243, 250, 253, 254 và 257. Cả thôn 2.711 hộ gia đình với 11.077 người, phải cách ly.
Tính đến tối 10/4, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là gần 75.000 ca. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 720 ca; cách ly ở các khu tập trung hơn 24.000 ca; cách ly tại nhà, nơi lưu trú gần 50.000 ca.
https://www.dkn.tv/thoi-su/them-2-nguoi-mac-covid-19-so-ca-nhiem-tai-viet-nam-len-257.html

Xử phạt nghiêm

người không thực hiện giãn cách xã hội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mọi người dân phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng. Ai không thực hiện thì phải bị xử phạt nghiêm.
Ông Nguyễn Xuân Phúc nói điều đó tại cuộc họp thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 9/4 và được truyền thông trong nước loan ngày 10/4.
Thủ tướng Phúc cũng nhắc các địa phương cần chấn chỉnh, thực hiện nghiêm cách ly xã hội với biện pháp mạnh, nhưng không “quá tả” trong thực hiện, không “quá hữu” dẫn đến buông xuôi khi có thông tin người dân bắt đầu ra đường trở lại trong những ngày gần đây.
Bên cạnh đó ông Phúc cũng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 16, tiếp tục giữ chặt biên giới, hạn chế người từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ một số trường hợp đã được quy định.
Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chuyến bay, tạm dừng các chuyến bay quốc tế, trừ chở hàng và công tác bảo hộ công dân được sự cho phép của Thủ tướng; hạn chế các chuyến bay nội địa và khuyến cáo công dân Việt Nam không về nước trước ngày 15/4, trừ một số trường hợp đặc biệt. Với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam, đều thực hiện cách ly từng đối tượng cụ thể.
Cũng trong ngày 10/4, thành phố Hà Nội ban hành công văn yêu cầu UBND quận, huyện xử nghiêm các hành vi vi phạm phòng chống dịch COVID-19.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/authorities-must-give-harsh-punishment-to-violators-of-social-distancing-04102020082823.html

Có tùy tiện, lạm quyền

trong xử phạt lệnh giãn cách xã hội?

Thanh Trúc
Theo chỉ thị từ Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Trung Ương từ ngày 28 tháng Ba, Ủy Ban Nhân Dân cấp phường có quyền xử phạt hành chính ngay lập tức những ai không đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.
Bên cạnh đó, lệnh ‘giãn cách xã hội’, ở yên trong nhà và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, cũng được yêu cầu thực hiện một cách triệt để kể từ ngày 1 tháng 4.
Đây là những biện pháp được đại đa số người dân hoan nghênh cũng như chấp hành. Tuy nhiên tờ Tuổi Trẻ Online ngày 5 tháng Tư đã phản ảnh 3 trường hợp ở quận Ba Đình, Hà Nội, bị phạt mỗi người 200.000 Đồng vì ra đường không có lý do cần thiết. Quyết định phạt dựa trên Điểm A Khoản 1 Điều 11 của Nghị định 176/2013 về hành vi “không thực hiện biện pháp để bảo vệ cá nhân đối với người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của các cơ quan y tế”.
Những chuyện như vậy có bị cho là tùy tiện hay lạm quyền không? Cô Ngọc, một cư dân Sài Gòn, nói rằng cô không tin có sự tùy tiện hay lạm quyền trong việc xử phạt hành chính ở đây:
“ Cho đến thời điểm hiện tại thì cũng chưa thấy chính quyền địa phương hay công an, nói chung là những người thực hiện xử phạt, thì tôi chưa thấy vấn đề tùy tiện hoặc lạm dụng chức quyền để xử phạt những người không thực hiện giãn cách xã hội, chưa thấy vấn đề đó xảy ra”
Vẫn lời cô Ngọc, giả như có sự xử phạt tùy tiện hay lạm quyền gì đó thiết tưởng người dân cũng nên ý thức trước tiên là đừng tùy tiện vi phạm dẫn  đến những tranh cãi đôi co không đáng có giữa mình với người thi hành việc xử phạt:
 Thực sự nếu có ý thức cho bản thân mình và cho cộng đồng thì họ tự biết mình phải làm như thế nào. Trước khi đưa ra lệnh phải đeo khẩu trang hay không được tụ tập đông người thì chính phủ và Bộ Y Tế đã luôn luôn nhắc nhở, gởi tin nhắn mỗi ngày cho dân. Tên những mạng như Vietnam Mobil hay Mobil Phone gì đó thì chính phủ đổi thành “Hãy Ở Nhà”, ví dụ như vậy. Kể cả những người bán ve chai, bán vé số, quét rác mà còn biết dịch thế nào, bản thân họ có sự đề phòng. Nhưng đến khi chính phủ thấy có những người ra đường không đeo khẩu trang, vẫn tụ tập vẫn ăn chơi vẫn tiệc tùng này nọ thì nhà nước phải đưa ra luật xử phạt đó”.
Theo luật sư Đặng Trọng Dũng, Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh, xử phạt hành chính đối với hành vi được cho là vi phạm giãn cách xã hội luôn phải căn cứ trên nội dung, điều khoản mà chính phủ đã ban hành:
“ Nhất là có hướng dẫn thông tư Tòa Án Nhân Dân Tối Cao do chánh án Nguyễn Hòa Bình ký và ban hành khẩn cấp. Tuy nhiên do vấn đề này hoàn toàn mới, chưa được thông hiểu kỹ mà phải mang ra áp dụng ngay  thành rất khó cho cán bộ thực thi pháp luật”
“ Tôi lấy thí dụ cụ thể, trong văn bản xử phạt vi phạm hành chánh, hay là  Chỉ Thị 16, có một câu tức là chỉ được đi ra ngoài đường khi thấy thực sự cần thiết. Cái thực sự cần thiết này đối với nhiều người nó khác nhau, thực sự cần thiết của ông khác với thực sự cần thiết của tôi. Do đó nếu dung từ như vậy trong một văn bản quan trọng như vậy tạo ra sự tùy tiện”.
“ Báo thành phố Hồ Chí Minh có nêu một trường hợp người xử phạt hành chánh sai và sau đó phải có văn bản xin lỗi người bị xử phạt. Lạm quyền hay không trong xử phạt hành chính đối với sự việc giãn cách xã hội này là vấn đề đã xảy ra”.
Một số tỉnh, thành trong những ngày qua cũng có chỉ thị riêng về việc không cho người dân trong tỉnh đến nơi khác hay từ nơi khác đến địa phương của họ.
Cụ thể vào ngày 9 tháng 4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang có công văn yêu cầu tất cả công dân Bắc Giang nếu không vì lý do công vụ thì không được di chuyển đến các tỉnh, thành phố có dịch như Hà Nội, TPHCM…
Vào ngày 2 tháng Tư, tỉnh Thái Bình không cho người từ những vùng bị cho là có dịch vào tỉnh này.
Một số nơi như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Phòng…đã ra văn bản với qui định những ai đến từ Saigon, Hà Nội đều nằm trong diện cách ly tập trung.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng những địa phương này đang lạm quyền Bộ Y Tế và Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Trung Ương vì trên nguyên tắc chưa có văn bản chính thức thì không được xác định vùng nào là vùng dịch.
Đó cũng là nhận định của luật sư Đào Kim Lân, Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông, địa phương đã phạm luật khi  tự tiện quyết định cách ly bắt buộc đối với người đến từ Sài Gòn hay Hà Nội mà không cần biết họ có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID 19 hay là có gần với người bị nghi nhiễm COVID-19 hay không. Điều này có nghĩa địa phương đã hồ đồ khi tự xác định Sài Gòn hay Hà Nội là “vùng dịch”.
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh, còn nêu Điều 2 Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, xác quyết vùng có dịch phải được định nghĩa là khu vực được cơ quan thẩm quyền xác định có dịch”.
Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo góp ý như sau:
“Với tư cách người có bằng cử nhân Luật và đồng thời có 8 năm làm Hội Thẩm Nhân Dân tôi  nghĩ ý thức về Luật của tôi không đến nỗi quá tệ. Đà Nẵng  đã tự ra qui định mà tôi cho là vi phạm pháp luật. Bởi vì hiện nay chính phủ Việt Nam đã công bố thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội là vùng dịch đâu mà họ dám đặt ra những qui định như thế? Đấy là cái tôi cho là lạm quyền, là vi phạm”.
Nguyên nhân lạm quyền hay vi phạm nhiều phần bắt nguồn từ câu chữ có phần mập mờ hay không rõ nghĩa trong Chỉ Thị 16 của thủ tướng chính phủ. Nhà báo Võ Văn Tạo phân tích:
“Trong Chỉ Thị 16 có câu rất rõ ràng, cách ly xã hôi thì ghi là thôn cách ly với thôn, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. Cho nên có hiện tượng Hà Nội và Sài Gòn lập một số điểm chốt, người Sài Gòn từ trong nôi thành ra ngoại ô để đi tỉnh khác thì bị chặn lại, buộc quay đầu trở về. Xe từ ngoại thành muốn vào Sài Gòn mà đến cửa Sài Gòn thì bị chặn lại, buộc quay đầu xe không cho vào Sài Gòn. Tôi nghĩ vì văn bản viết như thế cho nên các địa phương hiểu lầm thì không có gì chê trách người ta được, văn bản soạn thảo đã không chính xác về từ ngữ.
“Cho nên sau này, thấy tình hình có vẻ cực đoan thì Văn Phòng Chính Phủ lại truyền đạt ý kiến là các địa phương đã hiểu sai Chỉ Thị 16. Tôi nghĩ họ không hiểu sai bởi vì câu chữ nó rành rành như thế, thậm chí trước đó còn qui định rằng máy bay từ các tỉnh không được phép vào Sài Gòn hay ra Hà Nội và ngược lại, và từ Hà Nội đến Sài Gòn mỗi hang máy bay chỉ được bay 1 chuyến/ ngày thôi. Rõ ràng cấm máy bay thì ô tô cũng bị hạn chế. Tôi cho rằng lúc đầu do tình hình dịch căng cho nên người ta nhận thức chưa rõ, không phù hợp với tình hình thực tế cho nên sau này phải có công văn của Văn Phòng Chính Phủ giải thích lại”.
Luật sư Đăng Trọng Dũng cũng như nhà báo Võ Văn Tạo đồng quan điểm với giải thích trên báo chí của luật sư Đào Kim Lân, rằng Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Công văn 1601 của Văn Phòng Chính Phủ  không ngăn cấm sự tự do đi lại của người dân các tỉnh, thành, cũng không thực hiện lệnh phong tỏa giữa các địa phương.
Nói một cách khác, việc một số tỉnh buộc cách ly tập trung người đến từ thành phố Hồ Chí Minh, từ Hà Nội…cần phải có ý kiến chính thức của thủ tướng, của Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Quốc Gia và của Bô Y Tế chứ không thể tùy tiện mà được.  Nhà báo Võ Văn Tạo:
“Trong quá trình thực hiện có một số những nơi, những người, kể cả chính phủ, kể cả như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng… đã có những biện pháp không đúng, nó cực đoan quá đáng, nó cũng tác động đến người dân mà không cần thiết”.
“Tôi cho rằng Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Dịch Quốc Gia khi thấy có những địa phương có những biểu hiện như thế là phải có ý kiến ngay, lập tức phải có ý kiến với Đà Nẵng ngay tức khắc. Thế nhưng đến hôm nay vẫn chưa thấy”.
Báo chí trong nước hôm 8/4 dẫn lời Luật sư Nguyễn Đình Thuận, Đoàn Luật sư TP. HCM, cho biết khoản 9 điều 22 quy định Chủ tịch UBND tỉnh là người có nhiệm vụ chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh nhà. Làm đúng theo quy định pháo luật là điều được Luật sư Nguyễn Đình Thuận nhấn mạnh, nghĩa là không được sáng chế kiểu cách riêng để một mình một chợ trong việc phòng chống dịch.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/any-abuses-of-power-in-dealing-with-social-distancing-violations-04092020211833.html

Ba người bị khởi tố & phạt tù

liên quan đến dịch COVID-19

Trong hai ngày 9 và 10/4, 3 địa phương tại các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình và Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố và phạt tù 3 đối tượng liên quan đến hành vi “Chống người thi hành công vụ” trong mùa dịch COVID-19. Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin này vào ngày 10/4.
Cụ thể, ngày 9/4 Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Hưng Hà đã khởi tố Trần Văn Mạnh, sinh năm 1996, trú tại huyện Hưng Hà do Mạnh đã không chấp hành việc kiểm tra y tế tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 mà còn hành hung, chống lại lực lượng chức năng, gây thương tích cho thành viên tại chốt kiểm dịch.
Trường hợp thứ hai là Vi Văn Thái, 23 tuổi trú tại huyện Quỳnh Hợp, Nghệ An. Thái đã bị Công an quận Kiến An, thành phố Hải Phòng khởi tố để điều tra thêm về tội danh nêu trên. Theo Công an quận Kiến An thì Thái đã điều khiển xe máy tông vào công an viên tại phường Đồng Hoà đang làm nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch COVID-19 khi bị yêu cầu dừng xe kiểm tra thân nhiệt.
Trường hợp thứ 3 là Đào Xuân Anh, sinh năm 1990 trú tại Tiên Yên, Quảng Ninh. Ngày 10/4, Toà án Nhân dân huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh đã tuyên 9 tháng tù giam đối với Đào Xuân Anh về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Đào Xuân Anh là người đầu tiên bị phạt tù do có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Cáo trạng cho biết, tổ công tác phòng, chống dịch phát hiện Đào Xuân Anh không đeo khẩu trang nên nhắc nhở, tuy nhiên Xuân Anh không chấp hành mà dùng nón cối hành hung một thành viên tại chốt kiểm tra.
Toà xác định, hành vi của bị cáo gây nguy hiểm đối với xã hội và xâm phạm sự đúng đắn, bình thường của lực lượng thực thi công vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên cần phải có mức hình phạt tương
xứng với tính chất, mức độ phạm tội để giáo dục, răn đe bị cáo và phòng ngừa chung. Do đó, cuối cùng TAND huyện Tiên Yên đã xử phạt Đào Xuân Anh mức án nêu trên.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-people-prosecuted-and-sentenced-9months-in-jail-concerning-to-covid-19-04102020075811.html

Bộ Công an cảnh báo

gia tăng tội phạm trong dịch COVID-19

Tình hình tội phạm tại Việt Nam có thể diễn biến phức tạp trong dịch COVID-19. Do đó, Bộ Công an khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình để không trở thành nạn nhân của tội phạm.
Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, diễn ra vào sáng ngày 10/4, lưu ý trong thời gian dịch bệnh, tình hình tội phạm liên quan hình sự, lừa đảo, đầu cơ, trục lợi về y tế…tác động đến toàn xã hội.
Ông Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh đặc biệt tội phạm không gian mạng ngày càng gia tăng. Trong đó, nhiều đối tượng thiết lập các website giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản, gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, các đối tượng còn lợi dụng không gian mạng để đưa tin, tuyên truyền sai sự thật liên quan đến bệnh dịch COVID-19 nhằm gây hoang mang dư luận, tạo ra nguy cơ bất ổn về chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Bộ trưởng Tô Lâm, đồng thời cảnh báo các đối tượng thù địch, phản động lợi dụng dịch bệnh để gia tăng truyền bá xuyên tạc, chống phá gây tác động tiêu cực đến ổn định chính trị xã hội.
Trong cùng ngày 10/4, báo Tiền Phong Online dẫn lời của Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, thuộc Bộ Công an khuyến cáo tội phạm như lừa đảo, trộm cắp, cướp, cướp giật, thậm chí giết người cướp tài sản cũng sẽ gia tăng.
Thiếu tướng Trần Ngọc Hà kêu gọi người dân nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng, không nên ra đường nếu không thật sự cần thiết, nhất là vào đêm tối để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mps-warns-crimes-increasing-in-covid-19-04102020083923.html

Bộ KH&ĐT đề nghị mở cửa khẩu phụ

trên toàn tuyến biên giới với Trung Quốc

Phía Việt Nam, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đề nghị Bộ Công thương phối hợp Bộ Y tế hướng dẫn địa phương mở lại các cửa khẩu phụ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng ngày 10 tháng 4 về kinh tế liên quan dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu rằng, nếu không khống chế được dịch thì ảnh hưởng và thiệt hại gây ra chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với chi phí để phòng, chống dịch. Ông đề nghị tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để tạo thuận lợi cho thông quan hàng hoá.
Bộ KH&ĐT cũng đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng,  Bộ Y tế áp dụng thủ tục nhập cảnh đặc biệt cho các chuyên gia trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các tập đoàn lớn được nhập cảnh vào Việt Nam để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên quan việc giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý tại cửa khẩu biên giới nhằm phòng, chống dịch Covid-19.
Theo công văn này, dù một số cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc đã được mở nhưng thông quan chưa được nhiều do cả hai bên đều đặt ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp phòng chống dịch.
Báo trong nước trích số liệu, tính đến hết ngày 8 tháng 4, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.700 xe hàng xuất khẩu, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn còn tồn gần 1.600 xe, chủ yếu là trái cây tươi của  Việt Nam.
Vì lý do đó, Bộ NN&PTNT hôm 9 tháng 4 ra công văn khuyến cáo doanh nghiệp trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản, nhất là mặt hàng hoa quả lên khu vực Lạng Sơn.
Ngày 03 tháng 4 năm 2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc ra Công điện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc thông tin về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc có Công hàm thông báo phía Trung Quốc sẽ tăng cường quản lý, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh
tại khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-of-planning-n-investment-proposed-to-open-additional-border-gates-across-vn-china-border-04102020090338.html

Người dân yêu cầu giảm giá điện

trong thời gian dịch COVID-19

Từ ngày 31/3 chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16, yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội, nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan mạnh mẽ. Cụ thể yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men… Đối với nhiều người đời sống lâu nay đã khó khăn, nay ngày càng khó khăn vì không thể làm ăn buôn bán gì.
Trước tình hình khó khăn này, trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ, Facebooker đồng loạt đưa ra lời kêu gọi chính phủ giảm giá tiền điện cho dân trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành.
Cụ thể, mọi người chụp hình với dòng chữ “Đề nghị chính phủ việt nam giảm 50% giá điện giúp nhân dân chống dịch”.
Từ Đà Nẵng, Facebooker Huỳnh Hằng nói với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 9 tháng 4 năm 2020:
Tất cả dân Việt Nam đều mong muốn điều đó, chứ không phải chỉ riêng các bạn trẻ, trong giai đoạn hiện nay, mọi thứ đều đình trệ ,mà mức điện luôn ở giá quá cao, nếu giảm được tiền điện hỗ trợ người dân trong mùa dịch này là thiết thực nhất.
-Facebooker Huỳnh Hằng
“Tất cả dân Việt Nam đều mong muốn điều đó, chứ không phải chỉ riêng các bạn trẻ, trong giai đoạn hiện nay, mọi thứ đều đình trệ ,mà mức điện luôn ở giá quá cao, nếu giảm được tiền điện hỗ trợ người dân trong mùa dịch này là thiết thực nhất. Năm 2019 lợi nhuận EVN ở mức 20 ngàn tỷ thì số tiền đó đi về đâu, trong khi không đầu tư và áp đặt giá điện cho người dân?”
Một người dân ở quận Tân Phú, Sài Gòn, nói với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 9 tháng 4 năm 2020:
“Những người dân hiểu biết họ khiếu kiện EVN về việc tính tiền kiểu lũy tiến, tính tiền kiểu này người dân khó sống nổi với số tiền bị đội lên, mà mùa dịch này thì bị thất nghiệp lại ở nhà nhiều, phải cần điện nhiều hơn. Họ chỉ biết lên facebook phản ảnh thôi, chứ làm gì được nhà nước, do đảng lảnh đạo chạy theo nhiệm vụ của đảng giao ???”
Kể từ khi Dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, đến nay đã có nhiều nước miễn giảm tiền điện, tiền nước cho người dân như một số nước Châu Âu. Ngay tại Đông Nam Á, Indonesia và Thái Lan cũng đã có động thái tương tự.
Vào ngày 31/3/2020, Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo miễn phí và giảm giá điện cho các hộ gia đình nghèo nhằm giúp họ đối phó với các cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Cụ thể, chính phủ sẽ cung cấp điện miễn phí trong ba tháng cho 24 triệu hộ gia đình có mức tiêu thụ điện 450 Kwh/tháng, và giảm 50% giá điện trong 3 tháng cho 7 triệu hộ gia đình khác có mức tiêu thụ điện tới 900 Kwh/tháng.
Thái Lan cũng thông báo giảm giá tiền điện, tiền nước cho dân để đối phó đại dịch COVID-19.
Nhận định với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 9 tháng 4 năm 2020 liên quan phong trào này, Facebooker Đinh Văn Hải, cho rằng, hiện nay, đã có nhiều người dân thường vượt qua sợ hãi, dám lên tiếng yêu sách với nhà cầm quyền Việt Nam, anh viết tiếp:
“Yêu cầu nhà cầm quyền giảm giá điện mới chỉ là yêu cầu thăm dò phản ứng của nhà cầm quyền. Đáng lẽ ra yêu cầu đúng và mạnh mẽ hơn là yêu cầu miễn phí tiền điện ít nhất là trong 3 tháng. Bởi vì nguồn điện được tạo ra là từ nguồn tài nguyên chung và từ tiền thuế của toàn dân, chứ không phải nó được tạo ra từ nguồn vốn riêng của bất cứ tổ chức, cá nhân nào.”
Vào ngày 2 tháng 4 năm 2020, chính phủ Việt Nam quyết định một gói hỗ trợ hơn 61.500 tỷ đồng cho khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên đến hôm nay, người dân vẫn chưa nhận được một đồng nào, trong khi chi phí sinh hoạt hàng tháng vẫn phải trả mà không có thu nhập.
Chính phủ Hà Nội vào ngày 8/4 ban hành Nghị định 41/2020 gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trị giá lên đến 180.000 tỷ đồng.
Tuy vậy, lãnh đạo một Công ty xuất nhập khẩu, có trụ sở tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, cho Đài Á Châu Tự Do biết hôm 9 tháng 4 năm 2020, rằng vẫn còn nhiều khó khăn:
“Khổ doanh nghiệp, mà mấy ông này không giúp đỡ gì. Đúng ra phải là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị, vì không xuất khẩu nên phải giảm hay không lãi xuất trong thời gian bao nhiêu… Theo em giảm giá điện cho dân tốt cho người ta, chủ yếu cho người nghèo, những người công nhân ở trong mấy khu nhà trọ, hay cho những người dân không đi làm được… thì giảm tiền điện rất là hay.”
Từ chiều ngày 29 tháng 3, do ảnh hưởng giá thế giới, giá xăng tại Việt Nam giảm rất mạnh, theo quyết định mới nhất của Liên Bộ Công Thương – Tài Chính Việt Nam. Theo đó, giá xăng sinh học E5 giảm 4.100 đồng/lít xuống còn 11.956 đồng/lít; xăng A95 giảm 4.252 đồng/lít xuống còn 12.560 đồng/lít. Trong khi đó dù giá xăng dầu xuống bằng mức giá của năm 2009, giá vé máy bay máy tuyến TP.HCM – Hà Nội tăng 5 lần so với trước đó 1 tháng.
Vì sao giá xăng dầu trên thế giới và tại Việt Nam đều giảm, mà EVN không điều chỉnh giá điện trong khi tại Việt Nam hiện cũng có nhiều nhà máy điện chạy dầu và khí đốt?
Nên giảm tiền điện chứ, ngay mùa dịch này ai cũng ở nhà hết, tự nhiên cái giảm giá xăng thì em thấy nó không hợp lý bằng việc giảm tiền điện, tiền nước.
-Người dân ĐBSCL
Tiến sĩ Ngô Đức Lâm, chuyên gia năng lượng độc lập thuộc Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam; nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, khi trao đổi với RFA hôm 9/4/2020 liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến của mình:
“Thật ra mà nói, cái này nó xảy ra là tức thời, chứ giá điện thì người ta tính chu kỳ một năm, để biết yêu cầu bao nhiêu thủy điện, bao nhiêu nhiệt điện… Vì người ta tính chu kỳ theo năm, nên nếu bây giờ có dùng nhiều thì phải sang năm, người ta mới tính bù lại được. Chứ không thể tính giá điện hàng ngày. Phương thức vận hành của điện lực bao giờ cũng phải tính trước một năm. Ví dụ cuối năm dự báo, nhưng vì chưa biết nước sẽ về thủy điện bao nhiêu nên người ta chỉ dự báo thôi, sau đó mới chỉnh lại.”
Theo Tiến sĩ Ngô Đức Lâm, do dịch covid-19 và do thế giới tiêu thụ xăng dầu ít, thì tức thời giá xuống. Nhưng theo ông, Việt Nam sử dụng xăng dầu trong sản xuất điện rất ít. Khi đến mùa nắng, bắt đầu thiếu nước… thì mới phải bắt đầu phát điện chạy bằng dầu. Hiện nay Việt Nam vẫn đang sản xuất điện bằng nước, bằng than, rất ít dùng dầu, nên chưa thể giảm giá điện tức thời. Theo ông, chỉ có giá xăng dầu là theo cơ chế thị trường, nửa tháng một lần, nhà nước có điều chỉnh được. Còn giá điện tính hàng năm, chứ không thể tính hàng tháng, hàng ngày.
Tiến sĩ Ngô Đức Lâm cho biết thêm về tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng trong sản xuất điện của Việt Nam:
“Năm vừa qua, về tỷ lệ nhiệt điện than về sản lượng vẫn chiếm 45%; thủy điện ở khoảng 20%; khí tự nhiên chiếm khoảng 18% và còn lại là năng lượng tái tạo và những thứ khác… cho nên sử dụng dầu thường là vào tháng 6, tháng 7, khi mà hết tất cả các loại kia người ta mới dùng đến, nên tỷ lệ không đáng kể đâu. Bây giờ vẫn dùng khí trong nước nên không bị ảnh hưởng bởi giá quốc tế, thủy điện vẫn dùng thường xuyên dù nước hơi ít, chủ yếu vẫn dùng than. Theo tổng sơ đồ vẫn chiếm 55%, nhưng vừa qua thiếu nên sử dụng khoảng 45%. Và còn có điện năng lượng mặt trời bổ xung khoảng 10%.”
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 9 tháng 4 năm 2020, một người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết ý kiến của mình:
“Nên giảm tiền điện chứ, ngay mùa dịch này ai cũng ở nhà hết, tự nhiên cái giảm giá xăng thì em thấy nó không hợp lý bằng việc giảm tiền điện, tiền nước.”
Theo Anh Lương Quang Bảo ở Bình Thuận, việc kêu gọi chính quyền Việt Nam giảm giá điện trong mùa dịch này là thể hiện nguyện vọng của nhân dân. Vì mùa dịch này đang ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của tất cả các thành phần:
“Họ muốn nhắc lại điều mà chính quyền luôn tuyên truyền là nhà nước của dân do dân và vì dân, qua đợt dịch này, qua những lời kêu gọi của các facebooker chính quyền sẽ lộ rõ bản chất thật sự của nó, cho nhiều tầng lớp nhân dân được rõ, được sáng mắt, sáng lòng.
Anh Lương Quang Bảo cho rằng, vẫn biết những lời kêu gọi khó được chính quyền đáp ứng, nhưng chúng ta nên kêu gọi và dẫn chứng những nước lân cận, những quốc gia lo cho dân, vì dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-demand-reduced-electricity-prices-during-the-covid-19-epidemic-04092020144956.html

Bộ Tài chính đồng ý đề xuất giảm giá điện của EVN

Bộ Tài chính hôm 10 tháng 4 năm 2020, đã đồng ý đề xuất giảm giá điện của EVN, nhưng yêu cầu không để xảy ra tình trạng lỗ treo, rồi gây áp lực tăng giá vào các năm sau.
Thông tin vừa nêu được truyền thông trong nước trích dẫn cùng ngày, khi Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ tại cuộc họp Chính phủ bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.
Theo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện lực trong đó có giá điện.
Về đề xuất giảm giá điện của EVN, Bộ Tài chính yêu cầu EVN có phương án để việc giảm giá điện không ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác liên quan đến điện như than, khí, các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho sản xuất điện khi các ngành này không có điều kiện để giảm giá.
Trước đó, EVN có kế hoạch giảm giá điện để hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch Covid-19, với mức giảm 10-100% cho một số khách hàng thời gian áp dụng 6 tháng (từ tháng 4). Ước tính, tổng mức hỗ trợ khoảng 8.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Công Thương cũng đã có đề xuất gửi Thủ tướng về việc giảm 10-20% giá điện cho một số đối tượng, thời gian áp dụng 3 tháng (từ tháng 4). Tổng mức hỗ trợ tạm tính khoảng 11.000 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 10/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, khẩn cấp ngừng nhập khẩu xăng dầu để cứu 2 nhà máy lọc dầu trong nước.
Theo PVN, tồn kho tại các nhà máy lọc dầu trong nước đang ở mức cao, trong khi nhập khẩu chiếm đến 39% nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Cụ thể, trong quý I/2020, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm khoảng 30% và dự kiến tiếp tục giảm khi thị trường du lịch, dịch vụ, vận tải đóng băng vì dịch Covid-19. Do đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn luôn tồn kho các sản phẩm xăng dầu tại ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng, một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%.
Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong 2 tháng đầu năm, theo số liệu công bố từ Tổng cục Hải quan, là 1,356 triệu tấn. Trong khi 2 nhà máy lọc dầu, sản xuất 2,16 triệu tấn. Do đó lượng nhập khẩu đã chiếm 39% nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Theo PVN, lượng nhập khẩu quá lớn đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-of-finance-agrees-to-the-proposal-of-evn-s-price-reduction-04102020082520.html

Việt Nam đang thách thức thế độc quyền

của Trung quốc  trong ngoại giao đợt dịch COVID-19

Việt Nam đang thách thức sự thống lĩnh của Trung Quốc về sách lược ngoại giao mùa dịch COVID-19. Điều này thể hiện qua biện pháp của Việt Nam hỗ trợ  trang thiết bị y tế cho Châu Âu, các nước Đông Nam Á và thậm chí đã nhận được lời cảm ơn, khen ngợi của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về chuyến hàng đồ bảo hộ đến Mỹ trong tuần này.
Reuters đưa ra nhận định vừa nêu vào ngày 10 tháng Tư. Theo bản tin của hãng này thì Trung Quốc đang đánh bóng hình ảnh như là một cường quốc có trách nhiệm bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp khẩu trang, thiết bị bảo hộ cho những nước có những ca nhễm bệnh đang tăng cao. Mục tiêu của Trung Quốc còn nhằm lấy lại hình ảnh bị tác hại bởi đại dịch xuất phát từ chính nước này vào cuối năm ngoái.
Trong khi đó Việt Nam dù thiếu nguồn lực so sánh với nước láng giềng khổng lồ, đã hỗ trợ 550 ngàn khẩu trang cho Pháp, Đức, Ý, Tây ban Nha và Anh; 390 ngàn khẩu trang cho Cambodia, và 340 ngàn khẩu trang cho Lào.
Việt Nam cũng tận dụng việc Hoa Kỳ mua 450 ngàn bộ đồ bảo hộ của Dupont sản xuất tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ cho xuất sang Mỹ kịp thời, rồi tuyên truyền trên truyền thông.
Đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 9 tháng Tư đã công khai cảm ơn Việt Nam trên tài khoản Twitter của ông này về chuyến hàng đó.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói với hãng tin này rằng mặc dù Việt Nam cũng cần những trang thiết bị y tế tương tự cho nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19, nhưng cũng hỗ trợ cho những nước láng giềng nơi có đông cộng đồng người Việt trên cơ sở hữu nghị truyền thống và quan hệ với nhau.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-challenges-china-s-monopoly-on-virus-diplomacy-04102020080024.html

Truyền thông CSVN đưa tin gây hiểu lầm

vụ 450,000 bộ quần áo bảo hộ cho Hoa Kỳ

Tin Vietnam.- Trong hai ngày 8 và 9 tháng 4 năm 2020, một số tờ báo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam như Nhân dân, Thanh niên, Thời đại không biết vì cố tình hay bị hạn chế về mặt thông tin đã loan tin một cách mập mờ về vụ 450,000 bộ quần áo bảo hộ do công ty DuPont sản xuất.
Theo đó, một số tờ báo này chỉ đưa tin rằng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chuyển giao hơn 450,000 bộ quần áo bảo hộ DuPont dành để chống dịch coronavirus được sản xuất tại Việt Nam đến Hoa Kỳ. Sau khi thông tin này được đăng tải, nhiều độc giả của các tờ báo đã bình luận theo cách hiểu là Việt Nam đã tặng cho Hoa Kỳ số quần áo bảo hộ trên với các nội dung như: “Tự hào quá Việt Nam”; “Tôi rất mừng khi biết Việt Nam đã sản xuất được thiết bị bảo hộ y tế giúp cho các bác sĩ Mỹ chống dịch covid cho nhân dân Mỹ”; “của ít lòng nhiều” hay như “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Tuy nhiên, trên thực tế thì số hàng hoá trên không phải do Việt Nam sản xuất hay là tặng cho Hoa Kỳ. Sự việc được Tổng thống Trump loan tin rõ ràng trên Twitter cá nhân là, số đồ bảo hộ trên được hai công ty của Hoa Kỳ đặt tại Việt Nam là DuPont sản xuất và FedEx chở về. Và Tổng thống Trump cũng không quên cảm ơn người dân Việt Nam.
Theo đó, các vật tư để 2 công ty này sản xuất thì được chuyển từ Hoa Kỳ sang Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ giúp trong việc tạo điều kiện làm nhanh thủ tục để các lô hàng được chuyển về Hoa Kỳ trong thời gian sớm nhất.
Ông Dan Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hỗ trợ y tế cho nhà cầm quyền  cộng sản Việt Nam 706 triệu Mỹ kim. Và mới đây, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ gói y tế bổ sung cho nhà cầm quyền 2.9 triệu Mỹ kim.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/truyen-thong-csvn-dua-tin-gay-hieu-lam-vu-450000-bo-quan-ao-bao-ho-cho-hoa-ky/

VN: Hoãn đại hội Đảng từ cấp cơ sở,

chống tham nhũng tiếp thế nào?

Mặc dù cần tập trung chống đại dịch Covid-19, Việt Nam cần tiếp tục công việc chống tham nhũng, với những canh tân, đổi mới trong thời gian tới đây, theo một số nhà phân tích.
Về dịch bệnh thời vua Gia Long và cái chết của thi hào Nguyễn Du
Biển Đông: Chiến lược của Việt Nam khi gửi Công hàm lên LHQ?
Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?
Hôm 09/4/2020, các ý kiến từ Hà Nội và Sài Gòn bình luận với BBC News Tiêng Việt trước hết về việc ‘hoãn’ các đại hội cấp cơ sở và hệ lụy nếu xảy ra thế nào.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương): Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, ban hành hồi tháng 5-2019 về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thời gian tiến hành đại hội đảng viên hoặc Đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở sẽ bắt đầu từ tháng 4 này và hoàn thành trước ngày 30-6.
Trước tình hình dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, nhằm tập trung mọi nguồn lực vào việc kiểm soát dịch bệnh và tránh tập hợp đông người, Ban Bí thư TW Đảng CSVN đã có chỉ thị tạm hoãn đại hội cấp cơ sở.
Nếu dịch COVID-19 tới đây được kiểm soát tốt, thì đại hội cấp cơ sở vẫn hoàn toàn thực hiện được trong khung kế hoạch như Chỉ thị 35 đã đề ra. Và như thế sẽ không ảnh hưởng nhiều tới Đại hội đảng bộ cấp huyện cũng như đại hội cấp tỉnh.
Như vậy, việc tạm hoãn Đại hội cấp cơ sở chỉ có tính kỹ thuật về thời gian, không ảnh hưởng gì đến tiến trình chuẩn bị cũng như nội dung Đại hội Đảng CSVN lần thứ XIII, hy vọng sẽ diễn ra đúng kế hoạch trong năm 2021.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (cựu giảng viên Khoa Lịch sử, ĐHQG Hà Nội): Tôi cho rằng, hoãn Đại hội ĐCSVN cấp cơ sở là đúng.
Khi chính quyền cấm dân chúng không tụ tập đông người để chống dịch Covid – 19 lây lan, không lý do gì Đảng vẫn hội họp.
Nhưng hoãn hoặc lùi thời gian Đại hội Đảng cơ sở tất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các Đại hội Đảng cấp tỉnh, thành và toàn quốc.
Có hai kịch bản là:
Thứ nhất, Đại hội Đảng cấp cơ sở họp chậm so với kế hoạch ban đầu, hệ lụy là chất lượng soạn và thảo luận văn kiện, cũng như công tác tuyển chọn bộ khung lãnh đạo tại các Đảng bộ cơ sở sẽ không tốt như người ta mong đợi. Các Đại hội Đảng cấp trên cũng sẽ gặp các vấn đề như thế.
Và thứ hai, hoãn Đại hội Đảng cấp cơ sở sẽ kéo theo việc hoãn các Đại hội Đảng tỉnh – thành và toàn quốc. Lịch sử ĐCSVN đã từng xảy ra chuyện này.
Đại hội sẽ diễn ra thế nào, tốt hay không thì chúng ta phải chờ xem.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh (cựu Thiếu tá An ninh): Ngày 7/4/2020 Ban bí thư mới có chỉ đạo các tỉnh, thành ủy hoãn tổ chức đại hội cấp cơ sở. Trước hết, có thể thấy chỉ đạo này khá muộn, vì trước đó một tuần, theo tin từ trang web Đảng CSVN, thì đã có rất nhiều địa phương (chủ động) hoãn đại hội cấp cơ sở rồi.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Ban bí thư, “nguồn tin từ trung ương đánh giá nếu COVID-19 tới đây được kiểm soát tốt, thì đại hội cấp cơ sở vẫn hoàn toàn thực hiện được trong khung kế hoạch như Chỉ thị 35 đã đề ra. Và như thế sẽ không ảnh hưởng nhiều tới Đại hội đảng bộ cấp huyện.”
Vậy có thể thấy mọi sự đều tùy thuộc vào tình hình diễn biến dịch bệnh, khó có thể đoán trước được điều gì, vì nếu đại hội cấp cơ sở phải chậm lại, không xong được trước tháng 6, thì đại hội cấp huyện sẽ không kịp trước tháng 8, cấp tỉnh thành không kịp trước tháng 10.
Đó là chưa nói tới rất nhiều thay đổi tình hình kinh tế, xã hội, chính trị trong nước, quốc tế trong thời gian này, nếu không được cập nhật cho đại hội các cấp thì không thể có được kết quả như tính toán ban đầu. Giải pháp tốt nhất vẫn là phải chuẩn bị kịch bản lùi thời gian Đại hội 13.
Ảnh hưởng tới chống tham nhũng?
BBC:Sự kiện trên đi liền với việc tập trung vào chống dịch có thể ảnh hưởng gì không tới cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nội bộ ĐCS và chính quyền?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Ủy ban Kiểm tra Trung Ương cũng có hướng dẫn số 08-HD/UBKTTW ngày 14.02.2020 về kiểm tra tại Đại Hội Đảng bộ các cấp và như vậy, việc hoãn này không ảnh hưởng gì đến cuộc chống tham nhũng.
Luật sư Lê Công Định: Cuộc đấu tranh chống tham những do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và chỉ đạo trực tiếp, nên chỉ sức khoẻ của ông mới có thể tác động đến nó, còn việc hoãn đại hội cấp cơ sở của ĐCSVN hoặc hoạt động chống dịch viêm phổi do virus Corona có lẽ không ảnh hưởng nhiều.
Lê Văn Sinh: Nhất định sẽ bị ảnh hưởng, không nhiều thì ít.
Cá nhân hay tổ chức cũng vậy, không thể cùng lúc làm tốt nhất có thể hai hay ba việc.
Có thể cuộc đẩu tranh nội bộ Đảng để xếp đặt nhân sự lãnh đạo mới được hay bị đẩy lên cao.
Chống tham nhũng chỉ là cái tên gọi che đi cuộc đấu giữa các nhóm quyền lợi trong Đảng mà thôi.
Nguyễn Hữu Vinh: Rõ ràng không khí nói chung toàn xã hội trong mấy tháng nay tập trung rất nhiều vào việc chống dịch bệnh. Theo dõi báo chí, nội dung chống dịch chiếm phần lớn các trang báo. Từ tháng 3, Tòa án tối cao cũng đã có chỉ thị gửi tòa toàn quốc tạm ngừng xét xử các vụ án đang trong thời gian giải quyết. Tiếp đó lại có chỉ thị ngừng tiếp đến 15/4.
Dễ thấy là trước tình hình này, khó có thể có nguồn lực và sự quan tâm của công luận cho công cuộc chống tham nhũng.
Như vậy, cách khôn ngoan nhất là tạm thời giãn tiến độ kết thúc các vụ án quan trọng mà Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đặt ra.
Ví như trong cuộc họp thứ 17, tháng 1/2020, có đặt ra mục tiêu năm 2020 kết thúc điều tra 21 vụ án,… truy tố 23 vụ án … Bên cạnh đó là 5 nhiệm vụ trọng tâm khác nữa, khó mà thực hiện được tốt.
Một khi không đạt được thành tích đã đặt ra trước đại hội 13, thì không khó để nhận thấy tác động của nó tới những khâu quan trọng nhất của đại hội sẽ tới đâu, trong đó có vấn đề nhân sự.
Tạm hình dung, như vụ Thủ Thiêm, nếu không làm kịp, tương đối triệt để trước đại hội, thì không khéo sẽ có những vị dính chàm nặng, chưa bị phanh phui, mà vẫn bước chân vào trung ương, để rồi chỉ thời gian ngắn sau lại ra tòa, vào tù.
Can thiệp hay không can thiệp?
BBC: Có ý kiến cho rằng trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng trở lại đây, các chỉ thị của ban lãnh đạo cao cấp của ĐCS về ‘củi lửa, đốt lò’ có thể làm ảnh hưởng tới tính độc lập của chức năng tư pháp và việc này có thể để lại tiền lệ, hệ lụy xấu, hệt như việc Đảng can thiệp sâu vào công việc của chính quyền, ý kiến của quý vị thế nào?
Lê Đăng Doanh: Hiện nay chưa ban hành Luật về sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với các cơ quan nhà nước nhưng nói chung giữa các cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Vai trò của lãnh đạo cá nhân là quan trọng, không thể phủ nhận.
Dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo Đảng đã giành nhiều quyền chủ động cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bên cạnh những mặt thuận lợi cho Chính phủ như tăng tính năng động của Chính phủ trong thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng để lại những hệ lụy không nhỏ mà công luận rất quan tâm.
Lãnh đạo kế tiếp sau đó đã co sự điều chỉnh thích hợp.
Đặc biệt, dư luận hoan nghênh công cuộc chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và chỉ đạo và hy vọng công cuộc đó sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, được luật hóa, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm giải trình của cán bộ lãnh đạo các cấp trước nhân dân và công luận.
Lê Công Định: Thật ra, hệ thống toà án Việt Nam từ ngày ĐCSVN cầm quyền cho đến nay chưa bao giờ độc lập trong xét xử. Lý luận về “nhà nước pháp quyền” mà ĐCSVN đưa ra từ khi các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa chuyển đổi dân chủ, cũng không thừa nhận quan niệm tam quyền phân lập.
Xưa nay ĐCSVN luôn tập trung mọi quyền lực nhà nước trong tay, can thiệp vào mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, kể cả chức năng tư pháp.
Tiền lệ xấu đó thực ra đã trở thành tập quán bất biến từ lâu, chứ không phải chỉ mới từ hai nghiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây.
Vì vậy, các chỉ đạo của ban lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN về “đốt lò” chẳng qua đều được thực hiện theo tập quán vốn dĩ trong lề lối cai trị đó của họ.
Lê Văn Sinh: Tôi đồng ý với nhận định này. Chỉ thị không phải là luật pháp.
Khi người ta dùng chỉ thị thay luật thì tính độc lập của tư pháp bị phương hại. ‘Án bỏ túi’ là cách diễn đạt một cách hình tượng về tình trạng này.
Ngày nay, bất kỳ ở đâu, xã hội không được cấu trúc bởi hệ thống kiểm soát lẫn nhau – tam quyền phân lập, báo chí tự do và xã hội dân sự đúng nghĩa – thì không thể có xã hội pháp quyền được.
Việc đảng cầm quyền can thiệp trực tiếp vào công việc của hành pháp và tư pháp phản ảnh rõ rệt nhất tính chất của một xã hội có nền dân chủ thực sự hay không.
Nguyễn Hữu Vinh: Trước hết, phải nói cái câu ngạn ngữ thời nay, rằng “án bỏ túi” nó cứ đeo đẳng dai dẳng hệ thống tư pháp Việt Nam, mà hiếm khi nào được báo chí nhà nước đem ra mổ xẻ xem tại sao.
Còn người dân, trên mạng có thể cho nhau thấy, đó là do “chính trị là thống soái”, tất tật phải đặt yêu cầu phục vụ chính trị lên hàng đầu (chưa nói tới chuyện tham nhũng, chạy án).
Cụ thể hơn, là khi thực hiện một vụ án, cuối cùng là xét xử, thì các cơ quan tư pháp phải được quán triệt là làm sao hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho uy tín của đảng, sự ổn định tư tưởng của dân. Bắt, bỏ tù một ông bộ trưởng, chắc là dân hoan hô.
Nhưng nếu không dừng ở đó, để ông ta khai ra mấy ông nữa, ông to hơn nữa, hoặc rõ ra ông ta phạm tội phải đến mức tử hình cơ, thì nó lại hơi nguy hiểm cho chế độ, “dứt dây đồng rừng”, hay là làm nửa vời.
Còn trong mấy năm nay, cuộc chống tham nhũng được đẩy lên, đem lại một số kết quả bằng những vụ án lớn.
Như vậy, dễ thấy là các cơ quan tư pháp phải cố thực hiện những mục tiêu được đặt ra, phải gồng mình lên, trong khi trình độ, nhân lực có hạn; hệ thống pháp luật còn hổng, chồng chéo; chính trị nội bộ phức tạp với những mối quan hệ mờ ám, che đỡ cho nhau, v.v.. Và thế là, rất dễ dẫn đến kết quả là những phiên xử, những bản án thiếu công minh, hoặc oan, hoặc để lọt.
Hậu quả lâu dài khó lường hết, ví như một ngày nào đó, lại phát hiện những oan sai, lại phải xin lỗi, bồi thường, tốn kém ngân sách, mất uy tín.
Đơn cử mới đây, ông cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, thừa nhận nhận hối lộ 3 triệu đô, báo chí hớn hở, không ít người mừng, cho là sự kiện lịch sử, thành tích lớn cho cơ quan tư pháp … Nhưng kỳ thực, khoản đưa/nhận hối lộ đó hoàn toàn do hỏi cung mà ra, chứ không phải cơ quan điều tra có được chứng cứ.
Như vậy có thể thấy cái hiện tượng “án bỏ túi” dễ được khuyến khích hơn trong chiến dịch chống tham nhũng này.
Suy cho cùng, nó nhắm tới mục tiêu giúp khôi phục uy tín của đảng trong dân, tăng quyền lực của đảng, nhưng ngược lại, việc xây dựng một nhà nước pháp quyền lại bị khó khăn thêm nữa, thụt lùi.
Thượng tôn có chủ quan?
BBC: Nếu Đảng đề cao vai trò thượng tôn lãnh đạo, liệu có làm giảm vai trò của giám sát, đốc thúc, tổ chức chống tham nhũng của người dân?
Lê Đăng Doanh: Người dân hưởng ứng công cuộc chống tham nhũng một cách tích cực, cung cấp thông tin cho các cơ quan chống tham nhũng.
Trong Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có đầy đủ các cơ quan Đảng và Nhà nước tham gia thảo luận từng vụ việc.
Đích thân Tổng Bí thư chủ trì Ban Chỉ đạo và trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo, lần đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN có các Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật, được công luận quan tâm ủng hộ.
Hy vọng quá trình đó sẽ tiếp tục được hoàn thiện, công khai, minh bạch, huy động sự tham gia rộng rãi của các cơ quan liên quan và quần chúng nhân dân, cơ quan báo chí.
Luật sư Lê Công Định: Khi hô hào chống tham nhũng, ĐCSVN luôn kêu gọi sự tham gia của quần chúng nhân dân vào công cuộc chung này, nhưng đó chỉ là lời nói suông.
Trên thực tế, họ không bao giờ cho phép người dân chống tham nhũng một cách chủ động, và luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của đảng đối với công cuộc chống tham những, mà thực chất là chống tham nhũng theo định hướng và mang màu sắc đấu đá phe phái nội bộ.
Sự lãnh đạo của ĐCSVN trong mọi lĩnh vực và mọi vấn đề đều tuỳ tiện, đơn phương và chủ quan, không riêng trong việc chống tham những.
Vai trò giám sát của quần chúng trong mọi quyết sách về quốc kế dân sinh chỉ mang tính chất hình thức, chưa bao giờ có thực chất.
Lê Văn Sinh: Đúng thế. Vai trò thượng tôn của Đảng trong việc chống tham nhũng cả trong Đảng và Chính quyền tất sẽ làm suy giảm vai trò chống tham nhũng của người dân, làm gia tăng vị trí độc tôn của Đảng, tính chủ quan, đơn phương và tùy tiện của ban lãnh đạo, của cá nhân khiến họ tự đặt mình lên trên cả luật pháp.
Người ta sáng tạo ra thuật ngữ “nhốt quyền lực” thì cái gì có thể làm nổi việc đó nếu không phải là siêu quyền lực.
Nguyễn Hữu Vinh: Từ rất lâu rồi, vai trò của người dân trong việc đóng góp ý kiến xây dựng đất nước nói chung, chống tham nhũng nói riêng, đã không được coi trọng. Những ngôn từ có tính tuyên truyền quá nhiều, nhưng trên thực tế thì quá ít. Lý do dễ thấy là đảng không muốn “vạch áo cho người xem lưng”, luôn lo sợ không kiểm soát được tình hình, một khi trao quyền cho dân giám sát đảng.
Người dân thì nơm nớp lo sợ bị trả thù khi muốn tố cáo hiện tượng tham nhũng cho cơ quan có trách nhiệm. Nếu họ muốn thông qua tổ chức, đoàn thể để an toàn hơn, có sức mạnh hơn, thì cũng không thể vì họ quá biết các tổ chức này cũng chỉ là cánh tay nối dài của đảng, cũng đầy kẻ tham nhũng. Thế là tham nhũng ngày càng lộng hành, uy tín của đảng với dân đi xuống, nguy cơ tồn vong càng lớn.
Khi mối nguy quá lớn, đảng vội vàng tăng cường chống tham nhũng, bằng cách nắm trọn vai trò chống tham nhũng, chống lại lực lượng đen tối ngay trong chính mình. Nhưng đảng dẫu có “trăm tay nghìn mắt” cũng không thể làm xuể (nếu như đúng là cả bộ máy thống nhất, khốn nỗi hoàn toàn không phải, và thực tế thì năng lực các cấp trong đảng rất thấp).
Đến đây còn nẩy sinh thêm hệ lụy là rất có thể đảng lấn sân chính quyền, các nhà quản lý nhà nước làm việc trong nỗi lo sợ rình rập, mắc sai lầm hoặc đi chệch quy định pháp luật (dày đặc rối rắm như rừng), nên họ phải dè chừng, không làm hết mình, hoặc ngược lại, mua chuộc bên đảng.
Thế là lại tạo thuận lợi cho các thế lực tham nhũng hoành hành, nỗi bất mãn tích tụ trong dân tiếp tục nóng lên chực chờ bùng nổ. Một vòng luẩn quẩn liên tu bất tận.
Công khai, dân chủ, đa dạng hóa?
BBC: Cũng có ý kiến đặt vấn đề không nên gom hết quyền lực đó vào một cá nhân (kể cả một Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước nào) hoặc một nhóm nào đó có ảnh hưởng trong ban lãnh đạo và cơ cấu quyền lực hiện nay?
Lê Công Định: Yêu cầu công khai hoá, thậm chí dân chủ hoá công cuộc chống tham nhũng đã được đặt ra từ lâu và ngày càng được xã hội đồng lòng kêu gọi nhiều hơn, nhưng chưa bao giờ được lắng nghe. Nguyên tắc lãnh đạo của ĐCSVN là tập trung dân chủ, nhưng trên thực tế chỉ là tập trung độc đoán và loại trừ dân chủ.
Do đó, như tôi đã nói ở trên, công cuộc chống tham nhũng hiện nay được lèo lái theo định hướng có chủ đích và mang màu sắc đấu đá phe phái nội bộ nhiều hơn là một phong trào của toàn xã hội.
Mọi quyết định tối hậu chỉ tập trung vào một người, nên việc tổ chức thực hiện hoàn toàn tuỳ thuộc vào sức khoẻ của vị đó mà thôi.
Lâu lâu báo chí nhà nước đăng tải thông tin xử lý người này người nọ vì những khuyết điểm nào đó, thì người dân mới biết, còn không thì chẳng ai biết việc gì đang xảy ra.
Mọi tiến trình xử lý đều thiếu minh bạch.
Nhiều khi người dân muốn kết quả xử lý kỷ luật quan tham nào đó như thế này, nhưng rồi kết quả công bố lại như thế khác, hoàn toàn trái mong đợi của mọi người. Do vậy, nguyện vọng của toàn dân trong công cuộc chống tham những hiện nay chưa bao giờ được đáp ứng.
Nguyễn Hữu Vinh: Những ý kiến tương tự như vậy từ lâu đã có, nhưng nó hoàn toàn xa lạ với bản chất của một hệ thống nhà nước cộng sản. Những người cộng sản thừa biết nếu họ chấp nhận như vậy, chẳng khác gì tự sát, hoặc họ sẽ phải “thay máu”, biến mình thành một đảng khác, như “dân chủ xã hội”, chẳng hạn.
Bởi vì đơn giản không thể đặt công việc gọi là “chống tham nhũng” một cách riêng lẻ, mà thực tế, nó liên quan tới toàn bộ thiết chế chính trị, kinh tế, pháp luật của một nhà nước.
Không thể “công khai hóa việc chống tham nhũng” mà lại không động tới việc phải công khai hóa nhiều vấn đề khác của nhà nước, từ quy hoạch thành phố, đấu thầu dự án, … cho tới đánh giá cán bộ v.v…
Không thể “dân chủ hóa” chỉ riêng việc “chống tham nhũng” mà không có dân chủ trong việc đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, củng cố thanh lọc bộ máy tư pháp, … thậm chí là cả đường lối chủ trương của đảng.
Nên một khi chống tham nhũng theo cách (lãnh đạo) đảng làm, dân ngồi xem, hoặc hoan hô, thì kết quả chắc chắn sẽ chẳng bao nhiêu, lại dễ bị nghi ngờ là tận dụng cuộc chống tham nhũng chủ yếu để giải quyết vấn đề nội bộ (Trung Quốc đã khá rõ chuyện này).
Phải trả lại những quyền căn bản của nhân dân, trong đó đặc biệt các quyền tự do báo chí, ngôn luật, tự do lập hội, tự do tư tưởng, tự do biểu tình. Phải thực sự thượng tôn pháp luật, chứ không phải thượng tôn “chính trị”/đảng.
Khi đó, người dân mới được phát huy hết sức mạnh, tinh thần với truyền thống quý báu hàng ngàn năm của mình, đứng lên tiêu diệt “giặc nội xâm”.
Lê Văn Sinh: Nếu làm được điều này, xã hội Việt Nam đã là một xã hội dân chủ, pháp quyền đích thực rồi. Sẽ không còn những vấn đề được đặt ra ở trên.
Lê Đăng Doanh: Cải cách thể chế ở Việt Nam đã được thực hiện từng bước, hy vọng sẽ được tiếp tục thực hiện, thí dụ như Quốc Hội đóng góp vai trò quan trọng,thực chất hơn với các hoạt động giám sát, chất vấn được truyền hình trực tiếp được công luận hoan nghênh.
Việc vận dụng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử, sự tham gia của người dân thông qua các trang mạng xã hội v.v. đã đem lại những tiến bộ nhất định không thể phủ nhận.
Đại dịch COVID 19 hiện nay là một thử thách lớn đối với các thể chế nhà nước, với mô hình kinh tế-xã hội của mỗi nước cũng như đối với quá trình toàn cầu hóa.
Thí dụ như không thể trông cậy vào nguồn cung ứng khẩu trang, máy thở và thiết bị y tế từ một nước khác.
Tôi nghĩ rằng chắc chắn Việt Nam sẽ phân tích và rút ra những bài học cần thiết cho quá trình phát triển của đất nước trong thời gian tới./.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52230384

Chuyên gia: Việt Nam

‘đừng sai lầm như đối thủ’, hãy ‘thoát Trung’

Khánh An-VOA
Lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ được xuất nhanh từ Việt Nam sang Mỹ đang trở thành đề tài tranh luận trong cộng đồng người Việt về “công trạng” thực sự là của ai trong việc tiếp ứng thiết bị y tế cho nước Mỹ giữa đại dịch. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lại nhìn thấy đây là bước khởi đầu của cơ hội “ngàn năm có một” để quốc gia Đông Nam Á thoát khỏi chiếc bóng của người láng giềng khổng lồ lâu nay đã kìm kẹp mọi lĩnh vực của Việt Nam.
Lô hàng thiết bị bảo hộ đầu tiên do công ty Dupont của Mỹ tại Việt Nam sản xuất, và được dịch vụ FedEx chuyển nhanh về Mỹ hôm 8/4, dưới sự hỗ trợ cấp phép thủ tục của Việt Nam, đã trở thành sự kiện gây chú ý khi Tổng thống Hoa Kỳ trực tiếp đề cập đến và cảm ơn các bên liên quan.
‘Việt Nam sáng suốt, tử tế hơn’
Từ California, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng Việt Nam đã “sáng suốt” hơn Trung Quốc khi hai bên đứng trước tình huống tương tự như nhau.
Đó là trong bối cảnh các công ty của Mỹ tại hai quốc gia châu Á đều đang nỗ lực hết sức để sản xuất và cung cấp khẩn cấp các vật tư, thiết bị y tế vốn đang khan hiếm trở lại nước Mỹ, nơi đang chứng kiến số lượng người nhiễm bệnh và tử vong vì dịch Covid-19 tăng lên hàng ngày.
Thế nhưng các công ty sản xuất trang thiết bị bảo hộ hàng đầu của Mỹ như 3M, Honeywell nói rằng Bắc Kinh đã cấm họ không được xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất tại Trung Quốc ra bên ngoài, dẫn đến việc Tòa Bạch Ốc xem xét khởi kiện Trung Quốc về hành động tích trữ đồ bảo hộ giữa lúc cả thế giới, trong đó có nước Mỹ, đang có nhu cầu khẩn cấp để cứu người giữa đại dịch.
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thông tin từ Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Hoa Kỳ, thì lô hàng đầu tiên với 450.000 bộ đồ bảo hộ dành cho các nhân viên y tế tuyến đầu đã đến được bang Texas của Mỹ rất nhanh vào ngày 8/4 là nhờ sự hợp tác của hai công ty Hoa Kỳ cũng như sự hỗ trợ của “những người bạn tại Việt Nam”.
“Tức là có hai cách giải quyết khác nhau: cách của Trung Quốc và cách của Việt Nam. Và tôi cho rằng cách của Việt Nam là sáng suốt”, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định với VOA.
Ông giải thích: “Thứ nhất, nó phù hợp với quy luật kinh doanh, làm ăn, buôn bán với nhau. Thứ hai, nó cho thấy chế độ tại Hà Nội hiện nay tử tế và không lưu manh như chế độ tại Bắc Kinh”.
Đừng sai lầm như Trung Quốc
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế này, cách làm “vô nhân đạo” của Trung Quốc đang khiến cho cả thế giới “chấn động”, nhất là hành động thu gom tích trữ vật liệu y tế, rồi bán lại các thiết bị không đạt chuẩn cho các quốc gia đang điêu đứng vì dịch bệnh, đã khiến cho thế giới phải xem xét lại mối quan hệ với Bắc Kinh.
“Tôi nghĩ đây là một cơ hội”, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói. “Nếu lãnh đạo ở Hà Nội phân tích những sai lầm của Bắc Kinh để không phạm vào những sai lầm đó thì tôi cho rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải công khai hóa mọi dữ kiện để cho thấy thống kê và cách nhận định tình hình của chúng tôi là khả tín”.
Kinh tế gia đang sống tại Mỹ nói trong bối cảnh cả thế giới đang rất hoài nghi về độ tin cậy thông tin và dữ liệu vốn “luôn luôn tốt” của các chế độ độc tài, thì Hà Nội nên “khai thác cơ hội này” để chứng minh cho các nước thấy Việt Nam không phải như vậy.
Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, khi làm được như thế, Việt Nam sẽ “đạt được thắng lợi về mặt ngoại giao” trong lúc đang chịu nhiều tổn thất về kinh tế do dịch bệnh gây ra.
“Nếu thắng lợi về ngoại giao đó mà được thế giới đối chiếu, so sánh với trường hợp đầy khả nghi và quá lưu manh của Bắc Kinh, thì tôi cho rằng đấy là điều có lợi cho đất nước Việt Nam”, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói.
‘Thấy rõ, tỉnh và đau hơn’
Cùng chung nhận định với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – nguyên thành viên Ban nghiên cứu của chính phủ Việt Nam – cho rằng thời điểm cả thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 lại là “cơ hội ngàn năm có một” cho Việt Nam để xem xét, đánh giá và cấu trúc lại mối quan hệ thương mại, kinh tế với các nước, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
“Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam cần phải nắm bắt lấy. Vì nếu không nắm bắt được cơ hội lần này mà để nó tuột đi thì không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể thay đổi được tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc của mình”, nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam nói với VOA.
Theo bà Phạm Chi Lan, qua đại dịch này, Hà Nội đã “tỉnh hơn, thấy rõ hơn và thấy đau hơn về tất cả những tệ hại do tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc lâu nay”, mặc dù trước nay vẫn nhận thức được những hệ lụy của tình trạng này.
“Trước đây dù Việt Nam có muốn nhưng các đối tác khác mà Việt Nam muốn lôi kéo vào lại chưa sẵn sàng thì chưa được. Nhưng lần này qua dịch cúm thì hầu hết các nước trên thế giới đều nhìn rõ ra vấn đề của họ trong quan hệ với Trung Quốc”, bà Phạm Chi Lan nói.
Cả hai chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định rằng Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó khăn và buộc phải đánh đổi trong thời gian tới một khi quyết định chọn đi theo hướng “thoát Trung”.
“Nhưng nếu lãnh đạo nhìn xa hơn một chút, thì đây là một cơ hội để Việt Nam dần dần thoát ra khỏi cái gọi là một nền kinh tế quá lệ thuộc vào Trung Quốc về đủ mọi mặt”, từ nguồn nước bị chặn đứng gây khó khăn cho đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc, cho đến bài toán có nên xuất khẩu gạo hay không hiện nay, theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Tuy nhiên, kinh tế gia ở Mỹ cho rằng tình hình nhiều nước trên thế giới đang xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc để điều chỉnh lại chính sách đầu tư là một thực tế diễn ra không chỉ trong một thời gian ngắn, mà sẽ kéo dài trong khoảng vài năm. Theo ông, quãng thời gian đó đủ để Việt Nam chuẩn bị để trở thành một trong những lựa chọn của các nước trong việc tìm nguồn thay thế Trung Quốc, nếu Hà Nội đưa ra được những quyết định đúng đắn ngay từ thời điểm này.
Hy sinh tăng trưởng, xây dựng nội lực
Trong khi đó, bà Phạm Chi Lan cho biết trong đề xuất mới đối với chính phủ Việt Nam, bà nói rằng Hà Nội nên chấp nhận giảm tăng trưởng trong ngắn hạn hoặc trung hạn để có thể phát triển bền vững hơn, trong đó có việc tập trung để “phát triển nội lực”.
Lấy thí dụ ngành dệt may của Việt Nam, bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam đã “mải miết làm gia công cho Trung Quốc trong suốt 30 năm qua” mà không phát triển ngành công nghiệp phụ trợ được, để cho quốc gia láng giềng hưởng lợi phần lớn.
“Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam nghe thì to, gần 20 tỷ đô la, nhưng trên thực tế Việt Nam có được hưởng bao nhiêu đâu, chỉ mươi mười lăm phần trăm giá trị của gia công ở khâu may thôi, còn tất cả các khâu nguyên phụ liệu đầu vào phụ thuộc tất cả vào Trung Quốc”, bà Phạm Chi Lan giải thích thêm.
Cựu cố vấn kinh tế của chính phủ Việt Nam cho biết bà đã kiến nghị với chính phủ đương nhiệm tại Việt Nam về việc tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế với các quốc gia trong các hiệp ước thương mại tự do (FTA) quan trọng như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu – Việt Nam) để có thể cùng các nước thành viên thực hiện mục tiêu chung là giảm bớt sự lệ vào Trung Quốc.
“Tất nhiên, không thể kỳ vọng Việt Nam thay thế hoàn toàn được Trung Quốc. Không một nền kinh tế nào đủ sức thay thế hoàn toàn Trung Quốc. Nhưng một số nước như Việt Nam, thí dụ như tôi có đề xuất là Việt Nam năm nay là Chủ tịch ASEAN thì nên đề xuất với các nước ASEAN một sáng kiến là cùng nhau xây dựng một số phần mới của chuỗi cung ứng, thay thế một phần trong nguồn cung của Trung Quốc để cung cấp sang các đối tác khác chẳng hạn, thì đấy là cách mà tôi nghĩ có lợi cho tất cả các bên liên quan”.
Ngoài ra, theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam cần phải xem xét, đánh giá lại những tác động từ dịch Covid-19 để tái cơ cấu tất cả các ngành kinh tế. Chuyên gia này đưa ra ví dụ là ngành du lịch. Bà nói Việt Nam đã để cho du lịch phụ thuộc quá nhiều vào khách Trung Quốc, nên khi Trung Quốc bị dịch bệnh là ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam, kéo theo tổn thất của ngành hàng không và tất cả các ngành dịch vụ khác.
“Việc đa dạng hóa các đối tác, không để tất cả trứng vào một giỏ thì phải áp dụng với tất cả các ngành của Việt Nam, bởi vì vừa qua nhìn lại thì thấy hầu như ngành nào cũng bị vấn đề lệ thuộc vào Trung Quốc, hoặc xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và từ đó gặp khó khăn”.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng từ sự kiện 450.000 bộ đồ bảo hộ được xuất đi nhanh chóng sang Mỹ cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề thủ tục trong vòng 48 tiếng, đồng nghĩa với chấm dứt tình trạng “bôi trơn”, vốn là một trong những yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.
“Muốn hay không thì Việt Nam cũng sẽ phải làm trong vòng vài năm nữa. Trong tình huống như bây giờ thì rất nên phát huy những cách như Việt Nam đã làm với Dupont và FedEx để cho các lô hàng đi được nhanh chóng, đến được nhanh nguyên liệu đầu vào và đi được nhanh sản phẩm đầu ra”, chuyên gia kinh tế của Việt Nam đề nghị thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-quay-l%C6%B0ng-v%E1%BB%9Bi-tq-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-ng%C3%A0n-n%C4%83m-c%C3%B3-m%E1%BB%99t-cho-vn/5367555.html

Thuốc diệt ký sinh trùng do Úc phát hiện có thật sự

là thuốc điều trị COVID-19 tiềm năng hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thục Phương
Trong tuần qua, một nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhóm khoa học gia tại trường đại học Monash, Úc, cho thấy một loại thuốc chống ký sinh trùng có tên Ivermectin có khả năng ức chế sự nhân lên của loại virút gây ra đại dịch COVID-19 trong một thử nghiệm nuôi cấy tế bào.
Ivermectin thường được sử dụng để trị một số bệnh nhiễm giun ở người hoặc trong ngành thú y để diệt chấy và một số loại ký sinh trùng khác. Thuốc được bắt đầu sử dụng trong ngành thú y từ năm 1981.
Vậy thật sự loại thuốc này có tiềm năng trở thành thuốc đặc trị COVID-19 hay không?
Trong chương trình truyền thanh hàng tuần của nhà virút học Vincent Racaniello tuần vừa qua, ông đã cùng những chuyên gia làm trong ngành virút học và miễn dịch học mổ xẻ vấn đề này.
Giáo sư Vincent Racaniello là một chuyên gia về virút học danh tiếng trên thế giới.
Ông đã thực hiện gần 600 buổi truyền thanh hàng tuần trong nhiều năm qua, cùng các chuyên gia bình luận về nhiều đề tài liên quan đến virút học khác nhau.
Khách mời trong buổi nói chuyện tuần qua có giáo sư Doris Cully, người đã có bề dày nghiên cứu về Ivermectin và các thuốc cùng họ từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Theo bà, bài báo đang gây chú ý của các nhà khoa học người Úc này có nhiều vấn đề cần được tìm hiểu kỹ hơn trước khi tuyên bố về hiệu quả tiềm năng của Ivermectin trong chữa trị COVID-19.
Thứ nhất, bài báo đặt tựa đề gây nhầm lẫn, khiến người đọc dễ hiểu nhầm rằng Ivermectin là một loại thuốc đã được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) duyệt cho sử dụng với mục đích tương tự ở người. Tuy nhiên, loại thuốc này chưa được duyệt cho sử dụng với mục đích kháng virút ở người mà hiện chỉ được sử dụng phổ biến nhất như là thuốc chống ký sinh trùng.
Thứ hai, liều lượng thuốc cần sử dụng trong thực tế để đạt được hiệu quả như bài báo có thể là không khả thi. Theo báo cáo nghiên cứu, liều lượng Ivermectin cần dùng để làm giảm 50% lượng virus là 2 micromolar, tương đương với 25 mg/kg cân nặng. Trong khi đó, liều dùng FDA cho phép chỉ là 0,1 đến 0,2  mg/kg cân nặng.
Thứ ba, bài báo không đưa kết quả thử nghiệm về độ độc hại của thuốc đối với tế bào ở liều cao.
Thông thường, những bài báo nghiên cứu về đặc tính của thuốc bằng phương pháp nuôi cấy tế bào (tương tự với bài báo này) thường đưa ra dữ liệu về độ an toàn đối với loại tế bào đang thử nghiệm khi dùng thuốc ở nồng độ cao. Ngoài ra, độ an toàn đối với nhiều loại tế bào khác cũng thường được kiểm tra và báo cáo để đảm bảo loại thuốc không gây độc đối với các loại tế bào khác nhau trong cơ thể.
Theo giáo sư Doris Cully, dựa theo cơ chế hoạt động được biết rõ của thuốc này, Ivermectin có khả năng sẽ gây độc ở nồng độ cao.
Thứ tư, cơ chế kháng virút được đưa ra trong bài là do thuốc ức chế con đường truyền vật liệu di truyền virút vào bên trong nhân tế bào vật chủ. Theo giáo sư Vincent, chưa có virút nào thuộc cùng họ Coronavirus đưa vật liệu di truyền vào trong nhân tế bào. Các virút thuộc họ này chỉ nhân lên ở vùng tế bào chất bên trong tế bào vật chủ.
Như vậy, còn quá nhiều câu hỏi cần được giải đáp trước khi thuốc Ivermectin có thể được xem là có tiềm năng điều trị virút gây ra đại dịch COVID-19.
Người dân cần thận trọng đối với những thông tin về hiệu quả của loại thuốc này và chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đã có nhiều người trên thế giới thiệt mạng do sử dụng loại thuốc này sai mục đích.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thục Phương(Chuyên viên nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester, bang New York, Mỹ)
Tài liệu tham khảo:
Bình luận trên kênh Youtube/Podcast của giáo sư Vincent
Racaniello: https://www.youtube.com/watch?v=Q5-7YxucOYE
Sutherland IH. Veterinary use of ivermectin. Acta Leiden. 1990;59 (1-2) 211-216. PMID: 2198752.
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/ivermectin-oral-route/description/drg-20064397
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/can-ivermctin-be-effective-on-coronavirus-04092020153309.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.