Mỹ ngưng tài trợ, ảnh hưởng WHO ra sao?
Saturday, April 18, 2020
5:40:00 PM
//
- Slider
,
- TinThế giới
17/04/2020
Quyết định của TT Donald Trump ngưng tài trợ Tổ chức Y tế Thế giới, tước bỏ nguồn tài trợ lớn nhất của tổ chức này, có thể có những hậu quả xa hơn nữa trong những nỗ lực chống bệnh tật và làm cho việc chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Lệnh của ông Trump xoáy vào cách thức đáp ứng của tổ chức này đối với đại dịch virus corona, và ông không phải là người duy nhất chỉ trích những hành động và những lời tuyên bố của tổ chức này.
Một số nước đã bất bình với những nỗ lực của WHO vào lúc dịch bệnh COVID-19 lây lan, thất bại trong việc báo cáo về bùng phát hay bất cần những qui luật quốc tế.
Tuy nhiên, WHO chịu trách nhiệm nhiều hơn là ứng phó với dịch bệnh, và hiện nay đang gặp khó khăn về tài chánh vì đang kẹt trong cuộc tranh chấp chính trị tại Mỹ. Sau đây là những câu hỏi thường gặp về tổ chức này.
Tổ chức Y tế Thế giới làm gì?
Được thành lập sau Thế chiến Thứ hai trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, tổ chức có trụ sở tại Geneva với khoảng 7.000 nhân viên tại 150 văn phòng rtên toàn thế giới, không có quyền hành trực tiếp đối với các nước thành viên. Thay vào đó, tổ chức là một cơ quan lãnh đạo quốc tế trong lãnh vực y tế công cộng bằng cách báo động cho thế giới về những đe dọa, chống dịch bệnh, đưa ra chính sách và cải thiện việc tiếp cận với chăm sóc y tế.
Trong trường hợp khẩn cấp như virus corona, WHO được xem như một trung tâm phối hợp—hướng dẫn chế ngự, tuyên bố khẩn cấp và đưa ra khuyến nghị–với các nước chia sẻ tin tức để giúp các nhà khoa học giải quyết dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên dù WHO có ảnh hưởng rộng rãi, cơ quan này thiếu quyền thực thi và chịu những áp lực về ngân sách và chính trị, đặc biệt là từ các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc và những nhà tài trợ như Gates Foundation.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres bênh vực WHO trong một tuyên bố ngày 14/4, nói rằng tổ chức này “phải được hỗ trợ, vì tổ chức tuyệt đối cần thiết trong nỗ lực của thế giới thắng trong cuộc chiến chống COVID-19.”
Ông nói đây “không phải là lúc giảm nguồn lực đối với những hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới hay bất cứ cơ quan nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống virus.”
WHO được tài trợ như thế nào?
Tài trợ đến từ các nước thành viên và các tổ chức tư. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất, chiếm 14,67% ngân sách.
Tiền đóng góp của các thành viên chỉ bằng chừng một phần tư số tiền Mỹ hiến tặng cho WHO; khoản tiền này được tính tương đối căn cứ trên sự giàu có và dân số. Số còn lại đến từ các đóng góp tự nguyện và số lượng có thể thay đổi theo từng năm.
Trong năm 2019, Mỹ đóng góp khoảng 553 triệu đô la. Ngân sách mỗi hai năm của WHO khoảng 6,3 tỉ đô la trong hai năm 2018-2019.
Hầu hết tiền của Mỹ dành cho những chương trình như xóa bệnh bại liệt, phát triển vaccine và tăng cường tiếp cận với những dịch vụ y tế và dinh dưỡng trọng yếu. Chỉ có 2,97% tiền đóng góp của Mỹ dành cho các hoạt động khẩn cấp, và 2,33% dành cho phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh bùng phát.
Ông Lawrence O. Gostin, giám đốc Viện O’Neill về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói khoảng 70% tiền tài trợ của Mỹ dành cho những chương trình cột mốc như bệnh AIDS, những chương trình sức khỏe tâm thần, phòng ngừa ung thư và bệnh tim.
“Ưu tiên cao nhất là kiểm soát và chuẩn bị dịch bệnh,” ông nói, “Nhưng đây thực sự là điều ít quan trọng nhất WHO đã làm trong lịch sử.”
Đóng góp của Mỹ cao gấp đôi nước đóng góp lớn kế tiếp là Anh. Số tiền Anh góp chiếm khoảng 7,79% ngân sách WHO, Quỹ Bill và Linda Gates đóng góp vào 9,76% ngân sách của WHO.
Tại sao ông Trump và những người khác chỉ trích WHO?
Tổng thống cáo buộc WHO phản ứng chậm trễ đối với đe đọa của virus corona và thiếu chỉ trích Trung Cộng (TC). (Ông Trump cũng bị chỉ trích như thế. Ông đã được cảnh báo về khả năng xảy ra đại dịch từ tháng 1 và ông cũng liên tiếp ca ngợi chính phủ TC về cách thức đối phó với virus.)
WHO cương quyết khuyến nghị chống lại hạn chế đi lại, cho rằng không hữu hiệu mà lại có thể ngăn chặn những nguồn lực cần thiết gây thiệt hại cho kinh tế. Tuy nhiên ông Trump thường xuyên đề cập đến quyết định của ông hạn chế đến TC vào cuối tháng 1 là bằng chứng rằng ông xem đe dọa của virus là nghiêm trọng.
Tuy nhiên ông Trump không phải là người duy nhất chỉ trích WHO. Một số chuyên gia nói rằng WHO chậm tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng và quá tin vào chính phủ TC vì nước này ngày càng có ảnh hưởng đối với WHO. Bắc Kinh lúc đầu đã cố gắng che giấu phạm vi dịch bệnh bùng phát.
Ông Gostin nói tổ chức này đã lung lay vì những lý do cơ cấu và chính trị và hậu quả là rất dè dặt.
Ông Gostin nói “Chúng ta cần xây dựng một tổ chức khác có nguồn lực dồi dào và luôn luôn có hậu thuẫn chính trị khi nói lên sự thật trước sức mạnh và lên tiếng với các nước không có thái độ đúng đắn.”
“Sự kiện Tổng thống Trump giữ hay ngưng tài trợ thì đúng là một ví dụ quan trọng của nguyên nhân tại sao chúng ta trong tình trạng rối bời này,” ông nói. “Ông Tổng giám đốc lo ngại là bất cứ lúc nào ông đưa ra một quyết định sai lầm, thì họ sẽ rút hay cắt tài trợ cho cơ quan vì lý do chính trị,”
WHO nói gì và làm gì về virus corona?
Trong suốt tháng 1, WHO đưa ra khuyến nghị về sự nguy hiểm của virus. Từ ngày 22/1 về sau, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, hầu như họp báo hàng ngày để cảnh báo thế giới là virus đang lây lan, và cửa sổ cơ hội để chặn đứng virus đã đóng.
Tuy nhiên tổ chức này lúc đầu đã ngần ngại công bố khẩn cấp y tế toàn cầu ngay cả khi virus lây lan bên ngoài TC.
“Đây là tình trạng khẩn cấp tại TC, nhưng chưa thành khẩn cấp y tế toàn cầu,” Tiến sĩ Tedros nói ngày 23/1. “Có thể chưa đến như thế.”
Vào ngày 30/1, WHO ra tuyên bố chính thức, yếu tố vốn thường khiến cho các chính phủ có hành động. Không lâu sau đó Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo người Mỹ tránh đến TC.
Trong nhiều tuần lễ WHO ban hành hướng dẫn và cảnh báo, chính thức công bố dịch bệnh bùng phát là một đại dịch vào ngày 11/3, kêu gọi các chính phủ cùng nhau làm việc để chống virus.
Các chỉ trích nói rằng cả hai tuyên bố của WHO đều quá trễ và những quyết định sớm có thể đã động viên được các chính phủ nhanh chóng hơn.
Trong khi WHO có ý định phối hợp đáp ứng toàn cầu, nhưng không mấy được sự đoàn kết trên thế giới, chứng tỏ quyền lực hạn chế của tổ chức. Tổ chức có kế hoạch nhưng ít quốc gia tuân theo.
Ông Gostin nói trong dài hạn, quyết định của Tổng thống Trump cắt tài trợ WHO có thể đưa đến việc tái cơ cấu WHO, với giới lãnh đạo quốc tế mới, liên minh y tế mới, và kiểm soát lớn hơn đối với ngân sách của tổ chức này.
Ông nói Hoa Kỳ cũng đã là “một cái gai bên hông” WHO trong nhiều năm, ngăn chặn những nỗ lực của tổ chức tiếp cận thuốc men hay hạ giảm những kế hoạch hành động toàn cầu về di dân và người tị nạn.
“Tôi nhìn vào việc này như một đám cháy rừng không kiểm soát được, bởi vì, trong trường hợp này, Tổng thống Mỹ, đã khai quang các bụi rậm và cho phép cây mới mọc lên,” ông nói.
Tuy nhiên ông nói thêm “Tôi nghĩ Tổng thống Trump trong hành động này đã đi quá xa.”
“Việc này sẽ xói mòn đáng kể ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới và y tế toàn cầu và các vấn đề quốc tế giữa dịch bệnh chưa từng có trước đây,” ông nói. “Chúng ta sẽ mất tiếng nói, ngay cả đối với đồng minh của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta không có tiếng nói gì thêm về việc chuyện này sẽ diễn tiến ra sao.”
VOA- (Nguồn New York Times)
Lưu ý: Xin mời quý dộc giả xem phần “Ý Kiến Độc Giả” rất hấp dẫn dưới đây:
Tuyen Tue Nguyen: Ngày nay thế giới đang chia ra nhiều phe (nhờ internet nếu không thì khó biết), ở Hoa Kỳ thì rõ ràng có 2 phe (phe ủng hộ và phe chống TT Trump). Phe ủng hộ TT Trump thì không cần bàn tới, còn phe chống TT Trump gồm đảng Dân Chủ và nhóm thân Cộng sản luôn bày ra những trò quấy rối, bôi nhọ, thọc gậy bánh xe.
Để ý một chút thì thấy báo New York Times và một số lớn báo thuộc phe chống TT Trump theo kiểu nối giáo cho giặc (giặc Tàu cộng chứ không phải đảng Dân chủ vì số mệnh đảng Dân chủ đã an bài rồi), đứng trong hàng ngũ thân Cộng chống Trump (chống nước Mỹ) có cả VOA, ai cũng nhận ra điều này.
Chinh Truong: Đài Loan hoàn toàn bị cô lập và bị WHO loại bỏ cách ghẻ lạnh nhưng Đài Loan đã tự lực cánh sinh và gần như thành công trong việc đang kiểm soát cơn dịch COVID 19 thì chính điều này là bằng chứng hùng hồn cho thế giới thấy thế giới nên loại bỏ WHO hiện nay và thành lập một tổ chức y tế thế giới mới khác và nhất định không cho phép Đảng Cộng-Sản Tàu cộng tham gia. Không có lý do gì cả thế giới tốn tiền để nuôi 7000 nhân viên mà không kịp lên tiếng cảnh báo để tránh được cơn đại dịch COVID 19 như hiện nay (!) Giá như không có WHO thì vừa qua 12/2019 cả thế giới sẽ được Đài-Loan gởi báo cáo về cơn đại dịch này và theo chân Đài-Loan chống dịch ngay từ đầu thì bây giờ thế giới không bị lây nhiễm toàn cầu và kinh tế đóng băng cách nguy hiểm chết người như hiện nay.
Thử hỏi hiện nay WHO làm được gì để dập tắt đại dịch COVID 19 này? Lúc cần WHO lên tiếng báo động để thế giới ngừa dịch thì WHO không lên tiếng. Bây giờ một vài nơi cần mở cửa để kinh tế hoạt động nếu không thì thế giới không chết vì COVID mà sẽ chết vì nghèo đói thì WHO lại lên tiếng hù dọa coi chừng dịch lan rộng hơn nữa. Vậy mà một số vị lãnh đạo không nhìn ra sự nguy hiểm của WHO hiện nay, thật phải nói là ngu hết chỗ nói?
Tedros đã lộ rõ rằng không đủ khả năng lãnh đạo (đó là chưa nói đến việc thiên vị chính trị loại bỏ 23 triệu dân Đài-Loan và làm tay sai cho Trung Cộng) vậy mà vẫn không từ chức thì thử hỏi ông Tedros còn có lương tri làm người không vậy? Ông ta đang nợ cả thế giới đấy nhé! Thế mà còn đòi cả thế giới tôn ông ta làm giám đốc và nuôi ông ta sao?
Nên chặn đứng bàn tay lông lá của bắc kinh, Trump đang phát quang bụi rậm để cây tốt có ích lợi mọc lên.
Trần Xương: Có một điều rất đơn giản mà thế giới cố tình không nhìn thấy, đó là Trung Cộng chỉ dùng có một đòn duy nhất: Dùng tiền hối lộ để mua chuộc các “quan chức” thuộc các tổ chức quốc tế để lơi dụng khi cần. Đó cũng là nghề tạo chia rẽ của thế đám cộng sản xưa nay. Cho nên điều tối quan trọng là Phải tìm mọi cách để cắt cái vòi hối lộ của Trung Cộng mới trừ được hậu hoạn. Bài học của đảng DC Mỹ đã và đang tung hoành phá nát siêu cường Hoa Kỳ. Họ cũng tìm mọi cách ru ngủ, chận đứng khối cử tri thầm lặng Mỹ đang nỗ lực ủng hộ đảng Cộng Hòa và những người yêu Tự Do Dân Chủ giữ truyền thống cao đẹp của người Mỹ đó sao?
Nguyen Ken: New York Times là tờ báo nào huh??? Tờ báo của bọn thổ tả XHCN. chuyên đánh phá Trump, chuyên đưa tin Vịt.
Thu Nguyen: Bản thân tôi, tôi nghỉ quyết định này của ô.Trump là thích đáng, đủ mạnh và kịp thời cho WHO. WHO đã lạm dụng ngân quỷ đóng góp của người dân trên thế giới, mà chỉ làm việc và lệ thuộc quá rõ ràng vào quyết định chính trị của TC; hậu quả là biết bao nhiêu sinh mạng đã và đang hy sinh. Trong đó có chính tiền đóng góp của họ. Phải có một hành động MẠNH, CƯƠNG QUYẾT và RÕ RÀNG để cho WHO thấy cái hậu quả của sự tắc trách và sai lầm của họ như thế nào đối với thế giới. Họ đã KHÔNG làm ĐÚNG trách nhiệm của họ, thì không xứng đáng cho sự đóng góp nữa. Điều CẦN là LẬP RA một Tổ Chức mới, để hành động Hữu Hiệu hơn.
Trung Nguyen: WHO là ỗ tham nhũng tồi tệ và là những tên trí thức tồi tệ làm chuyện dơ bẩn có đáng để quan tâm không? Nước Mỹ và dân Mỹ không có ngu cho những tên khốn nạn này lợi dụng. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO đã tránh né email của Đài Loan về dịch bịnh.
WHO không phân biệt nổi y tế và chính trị thì nên giải tán hoặc tái tổ chức cơ cấu.
VOA cũng nên để ý, đừng đăng tin “Fake News” như đã từng đăng. Nên chám dứt ASAP.
Ken Nguyen: Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO quên mất người Trung Hoa có khắp nơi trên thế giới. Điều này tạo nên lây lan lớn. Họ vẫn về thăm quê hương, cộng thêm khách du lịch đến Trung Cộng nữa. Nhiều lắm! Và mặc dù ông TGĐ WHO là cựu đảng viên đảng CS Ethiopia , nhưng ông chưa có nhiều kinh nghiệm về Ban Tuyên Giáo của đảng CS. Tin vào sự tuyên truyền của họ là không nên, thiệt thân đấy!
Ngay từ ngày đầu có ý kiến, nếu có một người Mỹ chết, ông Tổng Giám đốc WHO sẽ biết tay. Cho đến hôm nay Mỹ đã có 675.243 người nhiễm bệnh trong số đó có 34.564 người chết. Đến hôm nay mới quyết định cắt tiền viện trợ cho WHO. Tôi nghĩ Tổng thống Donald Trump là một hiền nhân.
Sự Thật Sự Thật: Nếu khi dịch bệnh mới bùng phát, WHO cử ngay chuyên gia đến Vũ Hán nắm tình hình và cảnh báo sớm, để ra biện pháp phòng ngừa thì dịch bệnh sẽ không tồi tệ như hiện nay! Lỗi tại ai? Nên có cách nhìn khách quan, trung thực để đánh giá.
Oanh Tran: Trung Cộng đâu có chịu WHO vào đại lục ngay từ đầu và sau đó nhiều tuần WHO mới được phép gởi chuyên gia vào và Mỹ cũng vậy; nhưng không ai được phép đến Vũ Hán (nơi mà dịch bệnh bộc phát đầu tiên).
Nguyễn Đức: Vừa được biết người đứng đầu VOA hiện giờ thuộc đảng Dân Chủ, hèn gì đưa tin của New York Times một tờ báo trước sau như một là chống Trump. Hãy sòng phẳng, đừng chơi kiểu mượn gió bẻ măng,hãy nêu quan điểm của chính VOA về quyết định của Trump chớ đừng núp váy, còn cách làm như hiện giờ, HÈN lắm.
Nam Viet: Đài VOA cũng tiếp tục theo dấu chân đài BBC, đa số toàn bọn bắc kỳ 2 nút, đám này đã bị tẩy nảo ngay khi mới lọt lòng mẹ khi cho ra khỏi VN, chúng giống như đám hồi giáo quá khích, được học tập căm thù các nước Âu Mỹ.
Luan Nguyen: Cứ đọc “Đảm bảo, Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, Tàu sân bay, máy bay lên thẳng, tên lửa, bảo hộ, xuất khẩu, nhập khẩu, sự cố…” Biết ngay từ hang Pác Pó!
Ha Thai: VOA không còn có uy tín như thuở trước, nhiêu tin đồn đoán họ đã bị “móc ngoặc”? – Đài tiếng nói Hoa Kỳ, tất nhiên truyền thông phải trung thực, nhưng nếu người ta nghĩ họ thiên tả, bạn có thấy không? – bị mua chuộc? – Tất cả là dư luận – tùy mà phán xét, ai cũng thừa trí tuệ để nhận biết – tùy…Việt Nam có câu ví vón: Không có lửa làm sao có khói!
Hết
https://baotgm.net/my-ngung-tai-tro-anh-huong-who-ra-sao/
0 comments