Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Mỹ: Dự luật mới được đệ trình để mở đường cho việc kiện ĐCSTQ vì đã gây ra đại dịch Vũ Hán

Wednesday, April 8, 2020 6:56:00 PM // ,

Mỹ: Dự luật mới được đệ trình để mở đường cho việc kiện ĐCSTQ vì đã gây ra đại dịch Vũ Hán

 07/04/20
Vào ngày 3/4 vừa qua, một nghị sĩ đảng Cộng hòa đã giới thiệu dự luật kiện Trung Quốc, giúp Mỹ dễ dàng hơn trong việc đưa ra hành động pháp lý đối với trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc vì đã gây ra đại dịch toàn cầu.
This image has an empty alt attribute; its file name is texas.jpg
Nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Lance Gooden của bang Texas, Mỹ. (Ảnh qua WFAA.com)
Chính quyền Trung Quốc hiện đang được bảo hộ khỏi các vụ kiện được đệ trình lên tòa án Hoa Kỳ theo chính sách Quyền miễn trừ quốc gia, một nguyên tắc pháp lý bảo vệ các quốc gia khỏi bị kiện tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc này được tìm thấy trong Đạo luật Miễn trừ chủ quyền của Quốc gia Nước ngoài (FSIA).
Đạo luật Ngăn Chặn dịch COVID, được Nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Lance Gooden thuộc bang Texas giới thiệu sẽ sửa đổi FSIA nhằm cung cấp một ngoại lệ khác bỏ qua quyền miễn trừ, áp dụng đối với bất kỳ quốc gia nào bị phát hiện “vô tình hoặc hữu ý phát tán vũ khí sinh học ở các tiểu bang của Hoa Kỳ hoặc phát tán những vũ khí này dẫn đến tổn hại về mặt thân thể cho các công dân Hoa Kỳ”.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm cho hành vi che đậy ban đầu về sự bùng phát virus ĐCSTQ (Đảng Cộng Sản Trung Quốc) ở thành phố Vũ Hán, dẫn đến trận đại dịch toàn cầu cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng và tàn phá nền kinh tế thế giới.
Đạo luật Ngăn chặn COVID sẽ cung cấp cho hệ thống pháp lý của chúng ta quyền điều tra nguồn gốc của virus, và nếu quốc gia nào bị phát hiện vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ việc tạo ra và phát tán nó,” theo ông Gooden.
Bản tuyên bố khẳng định đạo luật này sẽ mở lối cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ điều tra nguồn gốc của virus Vũ Hán và nộp đơn khiếu nại chính quyền Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
“Mục đích của đạo luật là nhằm giúp chúng tôi vạch trần ra những gì Trung Quốc phải chịu trách nhiệm,” ông Gooden nói với Thời báo The Epoch Times.
Nguồn gốc của virus Vũ Hán vẫn chưa được xác định. Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc ban đầu đưa ra giả thuyết rằng chợ động vật sống ở thành phố Vũ Hán là nguồn gốc của dịch bệnh, các quan chức cũng đã không tin theo giả thuyết này. Bệnh nhân nhiễm virus đầu tiên được ghi nhận là một người đàn ông nằm liệt giường ở độ tuổi 70 ở Vũ Hán, có biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh vào ngày 1/12. Tuy nhiên người này lại không có bất kỳ liên hệ hoặc tiếp xúc nào với khu chợ thịt sống.
This image has an empty alt attribute; its file name is nguoi-1.jpg
Một người đàn ông đột nhiên quỵ ngã trên vỉa hè và chết trên hè phố gần bệnh viện Vũ Hán ngày 30/1/2020. (Ảnh qua AFP)
Trong khi đó, Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch tung tin sai lệch trên phạm vi toàn cầu nhằm thúc đẩy giả thuyết vô căn cứ rằng virus có nguồn gốc từ bên ngoài Trung Quốc, trong nỗ lực làm chệch hướng đổ lỗi của dư luận cho sự quản lý yếu kém của họ đối với sự bùng phát dịch bệnh. Một quan chức Trung Quốc đã tuyên bố nhưng không cung cấp bằng chứng, rằng virus đã được Quân đội Hoa Kỳ đưa đến Vũ Hán.
Ông Gooden cho rằng có thể thực thi nhiều biện pháp hơn nữa để buộc Chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm gây ra dịch bệnh như áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và mở lại các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để ‘trừng phạt hành vi của họ’.
Kiện tụng ở Hoa Kỳ
Bất chấp rào cản tiềm tàng về Quyền miễn trừ quốc gia, một số vụ kiện chống lại chính quyền Trung Quốc gần đây đã được đưa ra tại tòa án Hoa Kỳ, tìm cách buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại mà virus ĐCSTQ gây ra cho người Mỹ.
Một trong số đó là một vụ kiện tập thể do công ty luật ở bang Florida – The Berman Law Group đệ trình vào tháng 3. Công ty này vào ngày 3/4 đã hoan nghênh dự luật của ông Gooden, đồng thời cho biết sẽ “cung cấp thêm hỏa lực” cho cơ sở pháp lý của họ.
Nhưng công ty này vẫn khẳng định rằng vụ kiện không chỉ có hiệu lực trong nước mà còn nhắm đến các thành phần pháp lý chủ chốt vốn là các ngoại lệ đối với quyền tài phán của Điều luật Miễn trừ quốc gia Nước ngoài (FSIA).
Có khiếu nại cho rằng Điều luật này rơi vào hai trường hợp ngoại lệ đối với FSIA: ngoại lệ đối với “hoạt động thương mại”, đó là những hoạt động liên quan đến các hoạt động thương mại được thực hiện bên ngoài Hoa Kỳ nhưng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến Hoa Kỳ; và miễn trừ cho trường hợp tử vong hoặc thiệt hại do sơ suất hoặc các hành động sai lầm hay thiếu sót từ nước ngoài.
Nhưng chuyên gia luật ở trường Đại học Yale, ông STEPHEN L. Carter đã lập luận trong một bài viết thể hiện ý kiến ​​gần đây đăng trên tờ Bloomberg rằng những ngoại lệ này khó có thể được đưa ra.
“Các kiện tụng thay mặt tập thể ở Florida cho thấy ngoại lệ cho các hoạt động thương mại tuy được áp dụng, nhưng khó thấy được áp dụng như thế nào”, ông Carter viết.
Liên quan đến điều ngoại lệ thứ hai, “bộ phận đó đặc biệt ngăn chặn mọi khiếu nại’ dựa trên việc thi hành hay thực hiện được hoặc không thi hành hay thực hiện được chức năng toàn-quyền-xử-lý, bất kể sự toàn-quyền này có bị lạm dụng hay không.’ Thật khó để tìm ra cách ra khỏi hạn chế này”, ông Carter viết.
Ông Matthew Moore, luật sư cho các vụ kiện tụng thay mặt tập thể của công ty Berman Law, nói với Thời báo The Epoch Times rằng hạn chế mà Carter đề cập không được áp dụng ở đây vì chính quyền Trung Quốc đã hành động rất nghiêm trọng “chống lại loài người”.
Nếu họ đã che giấu điều gì đó nguy hiểm, thì họ không thể biện minh đó là hành động toàn-quyền-xử lý”, ông Moore nói.
Mặc dù cụm lây nhiễm đầu tiên xuất hiện từ đầu đến giữa tháng 12, nhưng chính quyền Trung Quốc đã không xác nhận sự bùng phát dịch bệnh cho đến ngày 31/12/2019. Mãi đến ngày 20/1, Bắc Kinh mới xác nhận virus Vũ Hán lây từ người sang người. Trước đó, các quan chức Trung Quốc đã mô tả sự bùng phát dịch bệnh Vũ hán có thể ngăn chặn và kiểm soát và cho biết nguy cơ lây truyền từ người sang người là thấp. Tuy nhiên, một nghiên cứu hồi tháng 1 về 425 trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Vũ Hán khẳng định, “có bằng chứng cho thấy việc lây truyền từ người sang người đã xảy ra giữa những người tiếp xúc gần kể từ giữa tháng 12/2019”.
This image has an empty alt attribute; its file name is ca-2.jpg
Bệnh viện Chữ Thập Đỏ Vũ Hán hôm 25/1, 5 ngày sau khi Trung Quốc thừa nhận chủng virus corona mới có thể lây từ người sang người. (Ảnh qua AFP)
Cùng thời gian đó, các nhà chức trách Trung Quốc cũng bịt miệng các bác sĩ Vũ Hán, những người tìm cách cảnh báo cho đồng nghiệp của họ về sự bùng phát dịch bệnh vào cuối tháng 12. Họ đã bị cảnh sát địa phương buộc tội “phát tán tin đồn”.
Ông Berman Law cũng có kế hoạch bổ sung một ngoại lệ khác của FSIA vào vụ kiện của họ – Sự miễn trừ đối với “khủng bố”, ông Jeremy Alters, Giám đốc chiến lược và người phát ngôn phi luật sư của vụ kiện, nói với thời báo The Epoch Times.
“Chúng ta đang có một loại virus mà chính phủ Trung Quốc biết rất rõ về nó. Họ nhận thức được xu hướng lây lan nhanh chóng từ người sang người của nó. Họ nhận thức được xu hướng gây hại cho con người cũng như gây chết người của nó. Họ nhận thức được rằng nó có nguồn gốc từ thành phố [Vũ Hán] nhưng họ đã che giấu chúng ta những thông tin đó,” ông Alter cho biết
Ông nói thêm rằng vào thời điểm chính quyền Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ và các quốc gia khác về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và khởi xướng các biện pháp phong tỏa, thì đã quá muộn, 5 triệu người đã rời Vũ Hán, lây lan virus sang các vùng khác của Trung Quốc và hải ngoại.
Làm sao mà đây lại không phải là một hành động khủng bố có chủ ý cơ chứ? Đây vốn là một vụ khủng bố sinh học,” ông Alter khẳng định.
Theo Epoch Times

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.