Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 01/03-2020

Sunday, March 1, 2020 4:45:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 01/03-2020

Mỹ : Bầu cử sơ bộ đảng Dân Chủ,

Joe Biden thắng tại bang Nam Carolina

Thu Hằng
Sau ba lần thất bại, cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc bầu ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân Chủ, tại bang Nam Carolina ngày 29/02/2020. Với chiến thắng này, ông Joe Biden tái thúc đẩy chiến dịch tranh cử và củng cố vị trí đối thủ số 1 trước ứng viên Bernie Sanders.
Cuộc đua trong đảng Dân Chủ còn dài để chọn ra được ứng viên có khả năng đối đầu với tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, chiến thắng tại bang Nam Carolina là nguồn khích lệ cho ông Joe Biden trong khi ngày « Super Tuesday » đang đến gần với việc 14 bang đồng loạt bỏ phiếu.
Đặc phái viên RFI Anne Corpet tường trình từ Nam Carolina :
« Kết quả này là điều an ủi lớn cho ông Joe Biden khi đợt vận động của ông bắt đầu không được suôn sẻ.
Ông nói : « Cách đây vài ngày, báo chí và những đối thủ của chúng ta tuyên bố rằng chiến dịch tranh cử của tôi đã chết. Nhưng giờ, nhờ tất cả các bạn, trái tim của đảng Dân Chủ, chúng ta vừa dành được chiến thắng và ngẩng cao đầu. Chúng ta thực sự vẫn còn đó ! Chiến dịch này đang cất cánh ! »
Đám đông hô vang : « Tổng thống Joe ! ». Cựu tổng thống đã đánh cược thành công. Và trong bài diễn văn, ông Joe Biden chỉ trích, dù không nêu đích danh, đối thủ chính của ông là Bernie Sanders, mà ông cho là không phải là thành viên chính thức của đảng Dân Chủ.
Ông nói : « Đảng Dân Chủ muốn một ứng viên Dân Chủ thực sự, một đảng viên Dân Chủ từ lâu và một người tự hào thuộc đảng Dân Chủ ! Phần lớn người dân Mỹ không muốn những lời hứa đầy tính cách mạng. Họ muốn nhiều lời hứa hơn : Họ muốn thấy kết quả. Những lời hứa suông đều gây thất vọng. Và nói đến cách mạng không thay đổi được đời người. Chúng ta cần sự thay đổi thực sự ngay bây giờ ».
Những ứng viên khác như Pete Buttigieg, Elizabeth Warren và Amy Klobuchar bị bỏ xa. Tỉ phú Tom Steyer bỏ cuộc sau khi thông báo kết quả. Cặp đôi Joe Biden và Bernie Sanders được hình thành. Thượng nghị sĩ bang Vermont đã hoan nghênh cựu phó tổng thống Mỹ, đồng thời tuyên bố rằng ông không thể thắng tại tất cả các bang nhưng ông hứa sẽ gỡ lại vào thứ Ba « Super Tuesday » 03/03, khi 14 bang đồng loạt đi bỏ phiếu ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200301-my-bau-cu-so-bo-dang-dan-chu-joe-biden-thang-tai-bang-nam-carolina

Mỹ đặt công ty 3M sản xuất 35 triệu khẩu trang mỗi tháng

Phó Tổng thống Mike Pence, người được Tổng thống Trump chỉ định lãnh đạo cuộc chiến chống chủng virus Corona mới (COVID-19) ở Hoa Kỳ, cho biết rằng chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng với công ty 3M để sản xuất thêm 35 triệu khẩu trang một tháng, theo Reuters.
Hãng tin Anh đưa tin hôm 1/3 rằng ông Pence cũng kêu gọi người Mỹ không mua loại khẩu trang 3M này vì ông nói là chỉ dành cho các nhân viên y tế.
Tin cho hay, ngoài 3M, công ty Honeywell cũng là một nhà sản xuất khẩu trang lớn của Mỹ.
Trả lời trên chương trình “Meet the Press” của truyền hình NBC, ông Pence nói rằng người Mỹ cần chuẩn bị tinh thần đón nhận tin tức về các ca nhiễm COVID-19 mới, nhưng nói rằng “phần lớn” những người nhiễm virus này sẽ hồi phục.
XEM THÊM:
COVID-19: Hàn Quốc xét nghiệm giáo chủ Tân Thiên Địa
Theo Reuters, Hoa Kỳ đã có 75 nghìn bộ xét nghiệm COVID-19 và một quan chức y tế Mỹ cho hay rằng con số này sẽ tăng “nhanh chóng” trong những tuần tới.
Hãng tin Anh đưa tin, hôm 1/3, Tổng thống Trump nói rằng những hành khách tới từ các nước có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao sẽ bị kiểm tra về sức khỏe trước khi lên máy bay và khi tới Mỹ.
Động thái này được đưa ra sau khi Hoa Kỳ xác nhận một ca tử vong đầu tiên vì chủng virus Corona mới.
Hiện đã có tổng cộng 68 ca nhiễm COVID-19 tại Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%B7t-c%C3%B4ng-ty-3m-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-35-tri%E1%BB%87u-kh%E1%BA%A9u-trang-m%E1%BB%97i-th%C3%A1ng/5310546.html

Mỹ có tử vong đầu tiên vì virus corona

Một người đàn ông tử vong ở bang Washington vì virus corona, các quan chức y tế của bang cho biết ngày thứ Bảy, đánh dấu cái chết đầu tiên vì nhiễm bệnh này được báo cáo ở Mỹ.
Các quan chức của bang phát đi một bản tin ngắn gọn thông báo về cái chết, không đưa ra chi tiết nào và lên lịch cho một cuộc họp báo.
AP đưa tin người phát ngôn của Trung tâm Y tế EvergreenHealth, Kayse Dahl, cho biết người này qua đời trong cơ sở này ở vùng ngoại ô Kirkland của thành phố Seattle, nhưng không cung cấp chi tiết nào khác.
Bác sĩ Jeffrey Duchin, một quan chức y tế của Quận King và thành phố Seattle làm việc với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, cho biết người chết là một người đàn ông ở độ tuổi 50.
Tổng thống Donald Trump mô tả người này có nguy cơ y tế cao. Ông nói những người Mỹ khỏe mạnh sẽ có thể phục hồi nếu họ nhiễm virus mới này.
Thống đốc bang Washington tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày thứ Bảy và chỉ đạo các cơ quan nhà nước sử dụng “tất cả các nguồn lực cần thiết” để chuẩn bị cho và ứng phó với dịch bệnh. Tuyên bố cũng cho phép sử dụng Vệ binh Quốc gia Washington, nếu cần thiết.
Các quan chức y tế ở các bang California, Oregon và Washington đang lo lắng về virus corona mới lây lan trong các cộng đồng ở Bờ Tây nước Mỹ sau khi xác nhận ít nhất ba bệnh nhân bị nhiễm virus không rõ nguồn gốc. Họ không đến khu vực có dịch bệnh và dường như không tiếp xúc với bất cứ ai có bệnh.
Số ca nhiễm corona virus ở Mỹ được coi là ít. Trên toàn thế giới, số người nhiễm virus hiện đang ở khoảng 83.000 người và hơn 2.800 người chết đã tử vong, hầu hết trong số này ở Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/my-co-ca-tu-vong-dau-tien-vi-virus-corona/5309879.html

TT Trump trấn an về virus corona ở Mỹ,

tăng thêm hạn chế du hành

Tìm cách trấn an công chúng Mỹ, Tổng thống Donald Trump ngày thứ Bảy nói rằng “không có lí do để hoảng sợ” trong khi virus corona mới đã khiến nạn nhân đầu tiên tử vong ở Mỹ. Nhà Trắng cũng loan báo những hạn chế du hành mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của nó.
Ông Trump phát biểu không lâu sau khi tin tức về cái chết ở bang Washington được công bố trong ngày thứ Bảy.
“Đây là chuyện rất nghiêm trọng” ông nói trong cuộc họp báo được tổ chức vội vã trong phòng họp báo của Nhà Trắng.
Ông nói 22 người ở Mỹ đã bị nhiễm virus corona mới, trong đó một người đã chết và bốn người được xem là “bệnh rất nặng.” Có thể sẽ có thêm các ca nhiễm mới nữa, ông nói thêm.
Hiện diện trong cùng cuộc họp báo, Phó Tổng thống Mike Pence thông báo rằng Mỹ sẽ cấm du hành tới Iran và kêu gọi người dân Mỹ không du hành đến các khu vực của Ý và Hàn Quốc nơi virus đang hoành hành.
Ông Trump cho biết ông đang xem xét các hạn chế bổ sung, bao gồm đóng cửa biên giới Mỹ với Mexico để đối phó với sự lây lan của virus, nhưng sau đó nói thêm: “Đây không phải là đường biên giới có vẻ đang có nhiều vấn đề ngay lúc này.”
Việc du hành đến Iran vốn đã chịu nhiều hạn chế, mặc dù một số gia đình được phép đến đó bằng visa. Đây là một trong bảy quốc gia ban đầu nằm trong danh sách cấm du hành của ông Trump.
Ca tử vong ở bang Washington là cái chết đầu tiên ở Mỹ nhưng không phải là người Mỹ đầu tiên tử vong: Một công dân Mỹ 60 tuổi đã chết ở Vũ Hán vào đầu tháng 2.
Ông Trump cho biết người Mỹ khỏe mạnh sẽ có thể phục hồi nếu họ nhiễm virus mới, trong khi ông cố trấn an người Mỹ và thị trường toàn cầu đang lo sợ về mối đe dọa virus.
Ông khuyến khích người Mỹ không thay đổi thói quen hàng ngày của mình, nói rằng đất nước đã “chuẩn bị rất kĩ” cho một đợt bùng phát rộng hơn, nói thêm rằng “không có lí do gì để hoảng sợ cả.”
Tổng thống cũng cho biết ông sẽ gặp các công ty dược phẩm tại Nhà Trắng vào ngày thứ Hai để thảo luận về những nỗ lực phát triển vắc-xin chống lại virus.
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-tran-an-ve-virus-corona-o-my-tang-them-han-che-du-hanh/5309911.html

Chính quyền liên bang hủy bỏ kế hoạch đưa hành khách

bị cách ly từ du thuyền đến thành phố Costa Mesa

Vào hôm thứ sáu (28 tháng 2), chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ sẽ hủy bỏ kế hoạch đưa hàng chục hành khách đang bị cách ly do coronavirus từ du thuyền đến thành phố Costa Mesa ở Nam California.
Chính phủ đã thông báo cho Bộ Y tế Công cộng California rằng các viên chức sẽ không sử dụng  trung tâm Fairview Developmental Center tại thành phố Costa Mesa để cách ly hành khách của du thuyền Diamond Princess.
Theo Bộ Y Tế, chính quyền liên bang đã nói rằng họ không cần sử dụng Fairview Developmental Center vì số lượng người dương tính với coronavirus quá thấp, và thời hạn cách lý 14 ngày cũng sắp kết thúc.  Cơ Quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ban đầu ước tính rằng có đến một nửa số hành khách sẽ được chẩn đoán dương tính với virus, nhưng California cho biết con số thực tế “thấp hơn rất nhiều.”
Sau khi thông báo của chính phủ được đưa ra, Thị trưởng Costa Mesa Katrina Foley cho biết “đây là một chiến thắng đối với người dân của Costa Mesa và Quận Cam, nhưng vì chính phủ vẫn chưa cam kết sẽ không đưa người nhiễm bệnh đến khu vực trong tương lai, cuộc chiến pháp lý vẫn chưa kết thúc.”
Hơn 300 hành khách Hoa Kỳ trên tàu Diamond Princess ở Nhật Bản đã được di tản và cách ly tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Bắc California và Texas. Một số hành khách đã được chẩn đoán dương tính với loại coronavirus mới. Các viên chức tiểu bang cho biết khoảng 67 hành khách được gửi đến căn cứ không quân Travis ở Quận Solano là cư dân California và 15 người trong số họ có kết quả dương tính với virus này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-lien-bang-huy-bo-ke-hoach-dua-hanh-khach-bi-cach-ly-tu-du-thuyen-den-thanh-pho-costa-mesa/

Mỹ cảnh báo Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu

Hàn Quốc và Mỹ vừa quyết định

hoãn đợt tập trận chung mùa xuân

do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ và Hàn Quốc sẽ triển khai đợt huấn luyện chung trên máy tính vào tháng 3 nhưng điều này sẽ bị trì hoãn cho tới khi có thông báo mới.
Tuyên bố hủy diễn tập được Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc, tướng Park Han-ki và Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc Robert Abrams đưa ra dựa trên đồng nhận định của hai bên về tình hình dịch bệnh nghiêm trọng.
Thông cáo này được đưa ra vào thời điểm Hàn Quốc cũng vừa nâng báo động lây lan dịch bệnh Covid-19 lên nghiêm trọng, mức cao nhất trong thang cảnh báo của nước này.
Đây là lần đầu tiên Mỹ và Hàn Quốc quyết định điều chỉnh hoạt động huấn luyện chung vì vấn đề y tế.
21 binh lính Hàn Quốc đã bị nhiễm bệnh và khoảng 9.500 binh lính đang phải cách ly. Trong khi đó, 1 binh lính Mỹ tại Hàn Quốc cũng đã được chẩn đoán nhiễm loại virus nguy hiểm này.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nâng cảnh báo đi lại đến Hàn Quốc lên mức 3 trong thang 4 nấc. Trong khi, Bộ Tư lệnh Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cũng thông báo hạn chế hoạt động đi lại không cần thiết đến Hàn Quốc đối với tất cả quân nhân, nhân viên dân sự và nhân viên hợp đồng mà họ đang quản lý.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33260-my-canh-bao-covid-19-tro-thanh-dai-dich-toan-cau.html

Trong cuộc tranh cử Tổng Thống 2020:

Ngân hàng truyền thống hướng về Sanders,

thị trường chứng khoán ủng hộ Tổng thống Trump

Tin từ New York – Số phiếu ủng hộ thượng nghị sĩ của Vermont, Bernie Sanders có thể sẽ tăng mạnh trong cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày Siêu thứ Ba (03/03/2020), nhưng thị trường chứng khoán lại muốn đưa ra quyết định riêng cho cuộc bầu cử vào tháng 11: đó là tổng thống Trump nên tại vị thêm bốn năm nữa. 95% những người tham gia cuộc khảo sát được công bố hồi đầu tháng của Deutsche Bank cho rằng tổng thống Trump có khả năng giành chiến thắng cuộc tổng tuyển cử.
Cuộc thăm dò này dựa trên ý kiến của các nhà đầu tư, và các nhà kinh tế. Nhưng kết quả này trái ngược với một số cuộc thăm dò gần đây được trích dẫn trên RealClearPolitic, cho thấy bất kỳ đảng viên Dân chủ nào cũng có thể đánh bại tổng thống Trump trong cuộc tranh cử.
Cuộc thăm dò mới nhất do Reuters/Ipsos thực hiện vào ngày 19 đến 25/02/2020, cho thấy điểm của ông Sanders cao hơn 7% so với tổng thống Trump trong một cuộc tổng tuyển cử giả định. Sự trái ngược trong kỳ vọng có thể gây ra biến động thị trường chứng khoán nếu các nhà đầu tư chứng khoán dự đoán sai và đảng Dân chủ giành chiến thắng. Đặc biệt nếu người chiến thắng đó là ông Sanders.
Tuy nhiên những ảnh hưởng của thắng lợi lớn của ông Sanders vào ngày thứ Ba (03/03/2020) đối với thị trường rộng lớn hơn vẫn chưa rõ ràng. Chỉ có 13% người tham gia cuộc thăm dò của Deutsche Bank, tin rằng ông Sanders có thể đánh bại tổng thống Trump trong cuộc tổng tuyển cử, so với 22% cho cựu phó Tổng thống Joe Biden và 45% cho cựu thị trưởng New York, Michael Bloomberg. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trong-cuoc-tranh-cu-tong-thong-2020-ngan-hang-truyen-thong-huong-ve-sanders-thi-truong-chung-khoan-ung-ho-tong-thong-trump/

Viên chức hàng đầu của Hải Quân Hoa Kỳ bày tỏ

 sự lo ngại về mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung cộng

Viên chức hải quân hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết Hải quân Hoa Kỳ sẽ không gặp vấn đề gì trong việc đánh bại Hải quân Trung Cộng trong một cuộc xung đột hải quân ngày hôm nay, nhưng tham vọng quá đáng và khả năng đóng tàu “ngoại hạng” của Bắc Kinh đang nhanh chóng biến họ thành một kẻ thù đáng gờm.
Ông Thomas B. Modly, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, tuyên bố rằng để đối phó với Trung Cộng và Nga tốt hơn, hải quân cần thêm các tàu tấn công đổ bộ, hỗ trợ và không người lái tối tân . Ông cho rằng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Hoa Kỳ cần tăng gấp đôi nỗ lực để đi trước các đối thủ của họ. Tổng thống Trump ưu tiên gia tăng chi tiêu quân sự và kêu gọi mở rộng đội tàu lên 355 tàu, tăng từ con số 295 hiện tại.
Ông Modly, một sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ kiêm phi công, cho biết hải quân Hoa Kỳ sẽ mất tối thiểu vài năm nữa trước khi đạt được mục tiêu đó. Ông cho rằng con số tuyệt đối ít quan trọng hơn khả năng của hạm đội, và tuyên bố thêm rằng chi phí trung bình của các tàu hải quân Hoa Kỳ tăng gấp đôi lên hơn 2 tỷ mỹ kim kể từ khi gia tăng cải thiện  quân đội vào những năm 1980 dưới sự lãnh đạo của chính quyền tổng thống Ronald Reagan.
Hải quân Hoa Kỳ hiện có ngân sách khoảng 200 tỷ mỹ kim. Ông Modly cho biết trước khi yêu cầu nhiều hơn, họ cần sử dụng tốt hơn những gì họ đang có. (BBT)
https://www.sbtn.tv/vien-chuc-hang-dau-cua-hai-quan-hoa-ky-bay-to-su-lo-ngai-ve-moi-de-doa-ngay-cang-gia-tang-tu-trung-cong/

Hoa Kỳ đóng cửa cây cầu biên giới

để ngăn chặn di dân vào tràn vào từ Mexico

Tin từ CIUDAD JUAREZ/EL PASO – Vào hôm thứ Sáu (28/2), chính quyền Hoa Kỳ cho biết họ đóng cửa cây cầu biên giới ở Ciudad Juarez-El Paso sau khi hơn một trăm di dân chủ yếu là người Cuba cố gắng vượt qua cầu sau khi tòa án đình chỉ một chính sách tị nạn của tổng thống Trump.
Trước đó, một tòa kháng án ra phán quyết ngăn chặn một trong những chính sách nhập cư của Tổng thống Trump. Chính quyền cho biết chính sách này giúp hạn chế di dân ở biên giới phía Nam và buộc hàng chục nghìn người phải chờ đợi ở Mexico trong khi trường hợp của họ được tòa án di dân cứu xét.
Thông tin của tòa kháng án được lan truyền trên mạng truyền thông xã hội, và một nhân chứng của Reuters nhìn thấy những di dân ở phía biên giới Mexico hướng về cây cầu trong khi một số sĩ quan của Quan Thuế và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đang mặc đồ chống bạo loạn. CBP xác nhận trên tài khoản Twitter chính thức rằng họ đóng cửa cầu Paso Del Norte Bridge để ngăn chặn một nhóm di dân dùng vũ lực xâm nhập bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Trong một hành động khẩn cấp vào chiều thứ Sáu, chính quyền tổng thống Trump yêu cầu tòa  kháng án ngừng thi hành lệnh cấm trong lúc chính quyền kháng cáo lên Tối cao pháp viện Hoa Kỳ, và tòa kháng án đồng ý. Vào sáng này thứ Bảy cây cầu đã mở cửa trở lại. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-dong-cua-cay-cau-bien-gioi-de-ngan-chan-di-dan-vao-tran-vao-tu-mexico/

Hoa Kỳ và Trung Quốc

trong cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ

Nam Sơn
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong một cuộc cạnh tranh về công nghệ mà cuối cùng sẽ quyết định ai kiểm soát thế giới – và Hoa Kỳ có nguy cơ thua cuộc, một hội đồng chuyên gia tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ đã cảnh báo hôm thứ 5.
.“Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ và người chiến thắng sẽ thống trị thế kỷ 21″, Gordon Chang, một chuyên gia và tác giả của Trung Quốc cho biết. “Một thập kỷ trước, Trung Quốc không được coi là ứng cử viên trong công nghệ, nhưng bây giờ là một lãnh đạo. Hoa Kỳ đã đứng sau trong các lĩnh vực quan trọng”.
Các chuyên gia cho biết Trung Quốc hiện đang cố gắng thu gom tất cả dữ liệu trên toàn thế giới, để cải thiện công nghệ và kiểm soát con người.
Quỹ Heritage Foundation’s Jim Carafano lưu ý Luật Tình báo Quốc gia 2017 cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập bất kỳ dữ liệu nào thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc.
“Có một luật ở Trung Quốc về cơ bản nói rằng nếu bạn là một công ty Trung Quốc, bất kỳ dữ liệu nào bạn sở hữu, chúng tôi đều có quyền truy cập”, ông nói.
“Những người Trung Quốc thực sự sẽ thu gom tất cả dữ liệu trên thế giới. Họ sẽ sử dụng dữ liệu đó để kiểm soát thế giới”, anh nói thêm. “Dữ liệu là một vũ khí hạt nhân mới và Trung Quốc sẽ không thỏa mãn cho đến khi họ là siêu cường duy nhất.
Chang lưu ý rằng dữ liệu cũng sẽ cải thiện khả năng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc. “A.I xử lý dữ liệu, càng nhiều dữ liệu, nền tảng của bạn càng tốt”, Chang Chang nói.
Dân biểu Cathy McMorris Rodgers (R-WA) cảnh báo rằng, trong khi Trung Quốc đang sử dụng bất kỳ “phương tiện nào” để thu thập dữ liệu, họ không có tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu cá nhân khỏi chính phủ. Bà nói : “Chúng tôi phải thắng, chúng tôi phải giành chiến thắng trong tương lai”.
Cựu Tổng chưởng lý Matthew Whitaker cho biết Trung Quốc mở liên doanh với các công ty Mỹ hoặc đầu tư vào đó với tư cách là cổ đông thiểu số để có quyền truy cập vào dữ liệu công nghệ, và Hoa Kỳ nên sử dụng quy trình xem xét của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) để ngăn chặn điều này.
Ông cảnh báo rằng CFIUS bao gồm các thành viên nội các do chính phủ chỉ định nên nếu một người theo chủ nghĩa xã hội giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, “bạn có thể tưởng tượng ra một kết quả hoàn toàn khác”.
Ông nói thêm ông sẽ đề nghị chính quyền tiếp tục loại bỏ công nghệ Trung Quốc khỏi các ngành công nghệ trụ cột như mạng 5G và Nghị viện sẽ làm nhiều hơn để bảo vệ thông tin về  nhận dạng cá nhân, hoặc PII.
“Đây là nơi mà Nghị viện cần điều chỉnh trong 20 năm tới”, ông nói. “Tôi thấy một bản sửa đổi mới thứ hai về thông tin kỹ thuật số để bảo vệ chúng ta khỏi sự chuyên chế của chính quyền.
Carafano cảnh báo rằng các đồng minh cũng cần tự bảo vệ mình khỏi mạng 5G do Trung Quốc xây dựng. “Nếu bạn để những người này vào hệ thống của mình, bạn sẽ thua”, anh ấy nói.
Ông dự đoán quyết định của Vương quốc Anh cho phép công ty Huawei của Trung Quốc xây dựng mạng 5G sẽ bị đảo ngược. Ông nói Huawei đã nói dối với Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, rằng người Mỹ nói sự can thiệp từ chính phủ Trung Quốc đã giảm nhẹ.
Ông cho biết “Chúng tôi không thể làm dịu đi mối đe dọa này”.
Ông nói thêm, người Mỹ nên xóa ứng dụng mạng xã hội phổ biến TikTok khỏi điện thoại của họ. “Nếu bạn có TikTok trên điện thoại, hãy xóa nó ngay bây giờ. Nếu bạn có TikTok trên điện thoại, bạn là một trong số 120 triệu người Mỹ đang làm gián điệp cho Trung Quốc”, ông nói.
Carafano cũng cảnh báo nếu Mỹ không thành công trong việc khiến các đồng minh từ chối xây dựng mạng 5G của Huawei và các công ty Trung Quốc, thì cuộc chiến sẽ không kết thúc. “Giống như nếu chúng ta đổ bộ được lên bãi biển Normandy, thì coi như xong”, ông ta ví von.
Whittaker đã trích dẫn câu nói nổi tiếng của cựu Tổng thống Ronald Reagan: ”Khi quyền lực chính phủ tăng thêm, sự tự do của người dân sẽ bị giảm đi”.
Ông cảnh báo: “Chúng ta đã mất cả một thế hệ vì điều này”.
Theo Breitbart
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-ky-va-trung-quoc-trong-cuoc-chien-tranh-lanh-ve-cong-nghe.html

Mỹ, Taliban kí thỏa thuận rút quân,

thách thức chờ đón phía trước

Mỹ đã kí một thỏa thuận với quân nổi dậy Taliban vào ngày thứ Bảy mà có thể mở đường cho việc rút hết binh sĩ nước ngoài khỏi Afghanistan. Nó đánh dấu một bước tiến hướng tới chấm dứt cuộc chiến kéo dài 18 năm ở quốc gia này.
Dù thỏa thuận mở đường để Mỹ dần dần rút khỏi cuộc chiến dài nhất của mình, nhiều người dự liệu các cuộc đàm phán giữa các bên là người Afghanistan có thể phức tạp hơn nhiều, Reuters đưa tin.
Thỏa thuận được kí tại thủ đô Doha của Qatar bởi đặc phái viên Hoa Kỳ Zalmay Khalilzad và thủ lĩnh chính trị Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar, với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hiện diện để chứng kiến buổi lễ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gọi thỏa thuận này là một bước tiến tốt nhưng chỉ là sự khởi đầu.
“Để đạt được hòa bình lâu dài ở Afghanistan sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn và thỏa hiệp giữa tất cả các bên,” ông Esper, người đã hội kiến Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ở Kabul, nơi họ công bố một tuyên bố chung song song với hiệp định Hoa Kỳ-Taliban, nói.
Mỹ nói họ cam kết giảm số lượng binh sĩ của mình ở Afghanistan xuống còn 8.600 — từ mức 13.000 binh sĩ hiện tại — trong vòng 135 ngày kể từ ngày kí thỏa thuận và làm việc với các đồng minh để giảm lực lượng liên quân ở Afghanistan một cách tương ứng trong giai đoạn đó, nếu Taliban tuân thủ các cam kết của họ.
Lực lượng của Mỹ và liên minh sẽ rút đi hoàn toàn trong vòng 14 tháng kể từ khi thỏa thuận được kí, nếu Taliban tuân thủ điều khoản thỏa thuận của họ, tuyên bố chung cho biết.
“Chúng tôi đang nỗ lực để cuối cùng kết thúc cuộc chiến dài nhất của Mỹ và đưa binh sĩ của chúng ta về nhà,” Tổng thống Donald Trump nói trong một phát biểu từ Nhà Trắng.
Chính phủ Afghanistan cho biết họ sẵn sàng đàm phán và kết thúc một thỏa thuận ngừng bắn với Taliban, và họ khẳng định sự ủng hộ của họ đối với việc lực lượng Mỹ và liên minh rút quân từng đợt tùy theo sự tuân thủ các cam kết của Taliban.
Họ cũng nói rằng họ vẫn quyết ngăn chặn các nhóm chiến binh sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để đe dọa an ninh của Mỹ, các đồng minh và các quốc gia khác.
Cuộc chiến, đã giết chết hàng chục ngàn người, bắt đầu khi Mỹ phát động các cuộc tấn công nhắm vào Afghanistan chỉ vài tuần sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 nhắm vào New York và Washington mà nhóm chủ chiến al Qaeda đóng ở Afghanistan thực hiện.
Washington cáo buộc Taliban chứa chấp al Qaeda và thủ lĩnh Osama bin Laden. Cùng với các đồng minh, Mỹ lật đổ nhóm này khỏi quyền lực. Nhưng Taliban vẫn là một thế lực hùng mạnh và hiện đang kiểm soát khoảng 40% lãnh thổ Afghanistan.
Bước tiếp theo sẽ là các nhà đàm phán vạch ra một thỏa thuận hưu chiến toàn diện và việc quản trị đất nước trong tương lai.
Các quan chức và chuyên gia nói rằng điều này sẽ đặt ra những thách thức nghiêm trọng vì chính phủ Afghanistan cho đến nay đã bị gạt ra ngoài lề, Reuters cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/my-taliban-ki-thoa-thuan-rut-quan-thach-thuc-cho-don-phia-truoc/5309901.html

Covid-19 : Lây nhiễm tăng lại ở Trung Quốc,

người chết tại Mỹ và Úc

Tú Anh
Bùng lên tại Hồ Bắc vào tháng 12/2019, dịch Corona chủng mới tiếp tục tràn ra khắp địa cầu : 64 nước và lãnh thổ, theo thống kê mới nhất. Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm gia tăng trở lại, Mỹ và Úc thông báo có nạn nhân tử vong. Hàn Quốc huy động toàn lực, Pháp ban hành biện pháp khẩn cấp.
Số nạn nhân dịch Covid-19 đã tiến gần ngưỡng 3.000 người chết và hơn 86.000 trường hợp nhiễm mà đại đa số là người Trung Quốc và tại Trung Quốc. Theo số liệu của bộ Y Tế Hoa lục, số trường hợp lây nhiễm trong ngày Chủ Nhật 01/03 là 573, giảm đi nhiều so với con số hàng ngàn mỗi ngày trong tháng Hai, nhưng tăng lên so với thống kê hai ngày trước (327 trong ngày thứ Sáu 29/02).
Số nạn nhân từ trần cũng ít lại, 35 so với 47 theo báo cáo thứ Bảy 28/02. Theo AFP, dịch bệnh dường như dần dần giới hạn trong tỉnh Hồ Bắc.
Nếu biện pháp cách ly gần như triệt để hơn 50 triệu dân Hồ Bắc góp phần hạn chế truyền nhiễm ở nội địa Trung Quốc, thì nhiều nước khác biến thành nguồn lây nhiễm siêu vi mà đứng đầu danh sách là Hàn Quốc, Iran và Ý.
Tại Việt Nam, theo báo chí trong nước, ngoài 81 trường hợp bị nghi lây nhiễm đang được theo dõi, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh dự trù thành lập bệnh viện dã chiến gần phi trường Tân Sơn Nhất. Một trong những yếu tố gây lo ngại dịch bệnh lây lan là số nhân công trở về từ Hàn Quốc. Trong tuần lễ từ 23 cho đến 28/02, hơn 7.000 người hồi hương.
Mỹ, Úc có người chết vì Covid-19
Ngày 29/02, Mỹ và Úc thông báo mỗi nước có một bệnh nhân qua đời. Nạn nhân tại Úc, trên 70 tuổi, có lẽ bị lây virus corona trên du thuyền Diamond Princess.
Nạn nhân ở Mỹ là một người đàn ông 55 tuổi, có vấn đề sức khỏe trước khi bị lây nhiễm. Ngoài nạn nhân này, tại Hoa Kỳ còn có 47 người bệnh bị lây nhiễm ở Trung Quốc hay lúc đi du thuyền không kể 21 trường hợp khác. Trong số này có người không đi đâu hết mà vẫn bị dương tính với virus corona chứng tỏ dịch bệnh đang lây lan tại Mỹ.
Tại châu Mỹ la tinh, sau Brazil, đến lượt Mêhicô và Ecuador thông báo có người bệnh.
Tại Iran, bộ Y Tế bác bỏ thông tin có 210 người chết do đài BBC tiếng Ba Tư loan tải. BBC tổng kết các nguồn tin từ các bệnh viện Iran. Cho dù nhìn nhận số trường hợp nhiễm bệnh tăng cao trong những ngày qua, danh sách công bố là 43 người chết.
Tại châu Âu, trung tâm dịch nghiêm trọng nhất là nước Ý với 23 nạn nhân tử vong và hơn 1.000 người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là ở các tỉnh gần biên giới Pháp, lá phổi kinh tế của Ý. Nhiều biện pháp chống dịch được ban hành, như đóng cửa trường học, dời ngày thi đấu 5 trận bóng đá, cách ly dân chúng ở 11 thành phố.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200301-covid-19-lay-nhiem-tang-lai-o-trung-quac-nguoi-chet-tai-my-va-uc

Covid-19 tác động mạnh vào Mỹ, TQ, VN

và kinh tế toàn cầu

Việc virus corona nay lan rộng ra nhiều nơi với các ca tử vong tăng mạnh bên ngoài Trung Quốc đã khiến kinh tế thế giới chao đảo.
Chỉ số FTST100 trên thị trường chứng khoán London đã có một tuần rớt giá thê thảm nhất kể từ 2008 tới nay, lao dốc 13%, tính đến cuối phiên giao dịch hôm thứ Sáu, 28/2.
Sắc đỏ trải rộng trên thị trường chứng khoán toàn cầu, từ châu Á, châu Âu tới Hoa Kỳ.
Covid-19: Dịch cúm cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?
Các thành phố lớn ứng phó với virus corona thế nào?
‘Cả đời tôi chỉ mong Việt Nam hãy tỉnh ngủ’
BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn qua bút đàm với Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ, cựu chuyên viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Hỏi: Điều gì bất thường của lần sụt giảm chứng khoán Mỹ tuần qua khiến dư luận lo lắng, thưa ông?
Tuần qua, tình hình thị trường chứng khoán của Mỹ giảm mạnh với số lượng lớn, và nhanh với tốc độ chưa từng thấy từ khủng hoảng năm 2008.
Chỉ số DJ giảm 3500 điểm hay 12% so với đỉnh cao kỷ lục trước đó chỉ hai tuần vào hôm 13/2, suốt sáu ngày giảm liên tiếp không ngừng nghỉ, khác với thông lệ của thị trường có ngày phải có phản ứng bật lại (lên tạm thời do có người mua vào tích trữ).
Theo lối nói thị trường chứng khoán (CK) (“market parlance”), hễ chỉ số CK tiêu biểu giảm 10% là thị trường bị xếp vào vùng “tạm giảm” (correction territory”), nếu sự cố này tiếp tục đến 20%, thị trường sẽ đi vào vùng “suy thoái” (hay “bear market”) có tính trầm trọng hơn.
Các dòng tin headlines trên báo chí và truyền thông cho biết khoảng 3.600 tỷ đô la đã “bay mất” theo dòng lây lan của virus corona, được coi là đã chính thức vào lãnh thổ Mỹ qua các tác nhân mang mầm cúm từ các vùng dịch ở Trung Quốc hay Nam Hàn hay ngay cả qua “lây chéo” (mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân gốc của hai trường hợp bị bệnh và tử vong!).
Chính phủ Mỹ và dân chúng thực sự mới bắt đầu lo ngại sau cuộc họp báo ở Tòa Bạch ốc của Tổng thống Trump, tuyên bố ảnh hưởng của cơn dịch này “sẽ nhẹ ở Mỹ và còn ngăn chặn được”.
Đối với thị trường, điều này nói lên phản ứng hoàn toàn dứt khoát của các nhà đầu tư Mỹ và thế giới, nhất định muốn bán nhanh để “chạy khỏi” thị trường cuối cùng trên toàn cầu, vì đã có phản ứng hơi chậm so với các thị trường Âu Á đã sụt giảm từ vài tuần trước.
Có lẽ dân chúng ở Mỹ phản ứng bán tín bán nghi với những lời tuyên bố chính trị của Tổng thống Trump có mục đích làm yên lòng đám đông.
Nhưng họ có vẻ chú tâm hơn các lời cảnh báo của giới chuyên môn về dịch nhiễm, như lời bà phó giám đốc CDC ở Atlanta đã nói “vấn đề bây giờ là không phải là dịch cúm liệu có đến Mỹ hay không, mà là sẽ đến lúc nào và cường độ ra sao?”.
Vì thế, họ cũng đôn đáo tìm mua trữ sẵn khẩu trang phòng chống, dù vài giới chuyên môn cũng lên tiếng cho rằng việc đeo mặt nạ không có hiệu quả lắm; kết quả đầu tiên là đã khó tìm mua được dụng cụ đơn giản nhất này ở nhiều thành phố.
Ở vài nơi có phố Tàu đông đúc vốn sinh hoạt phồn thịnh, các hiệu ăn và bán thực phẩm Á đông đã thưa thớt vắng khách hẳn.
Hỏi: Tác động của virus corona với kinh tế và chính trị Mỹ và TQ, cụ thể là cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump ở Mỹ và vai trò của Chủ tịch Tập ở Trung Quốc sẽ ra sao?
Đối với cá nhân tôi, mãi là một sinh viên lâu đời của môn kinh tế học qua cả quá trình học vấn và kinh nghiệm làm việc, thì kinh tế gia xuất sắc nhất để tiên đoán cơn suy thoái kinh tế (“recession”) sắp đến không hẳn là một nhà chuyên môn đã từng đoạt giải Nobel hay một mô hình kinh toán học nổi tiếng, mà thường là thị trường chứng khoán vì nơi đó tụ tập toàn thể các tác nhân (các cá nhân và các hãng) trong một nền kinh tế.
Lần này, thị trường giảm mạnh và nhanh như vậy, dù phần lớn do tác động tâm lý lo sợ suy giảm của kinh tế toàn cầu mà điểm kích động (“trigger point”) là dịch cúm làm tê liệt nền kinh tế TQ lớn thứ nhì thế giới và nổi tiếng là “công xưởng sản xuất toàn cầu”, cho thấy đã có vết nứt mạnh trong kinh tế Mỹ, do những lo ngại các hãng sẽ mất nặng doanh thu do nguồn cung nhiều nguyên vật liệu từ TQ sẽ bị chặn đứng hay chậm trễ.
Cuối ngày thứ Sáu vừa qua, thị trường DJ phục hồi được gần 600 điểm đã mất trong nửa giờ cuối cùng, nhờ tin từ Tòa Bạch ốc là Ngân hàng Dự trữ Mỹ FED có thể giảm lãi suất lần nữa trong kỳ họp tháng 3 sắp tới để yểm trợ nền kinh tế.
Tuy tác động lên thị trường trong vài ngày tới có thể xảy ra để làm nhà đầu tư yên tâm trong ngắn hạn, tác dụng thật sự của FED bây giờ tương đối sẽ giới hạn cho nền kinh tế Mỹ và cả thế giới.
Vấn đề bây giờ không phải là cần “kích cầu”, khuyến khích mặt cầu của kinh tế Mỹ vốn đã có sẵn khá đủ, với chính sách giảm thuế và chi tiêu quốc phòng mạnh của Chính phủ cũng như giới tiêu thụ vẫn sẵn sàng chi tiêu mạnh.
Lãi suất Mỹ vốn đang ở vùng trũng khá thấp, sự giảm thêm nhỏ giọt 0,25-0,50 % của FED không đủ làm các hãng tăng mạnh thêm đầu tư để kích thích bên mặt “cầu”.
Vấn đề là khủng hoảng ở mặt “cung” do thiếu “nguồn cung” (“supply chains”) bắt đầu từ TQ.
Câu hỏi không ai trả lời nổi lúc này, là cơn dịch sẽ kéo dài thêm bao lâu và lúc nào thì TQ gượng dậy được?!
Nếu cơn khủng hoảng kéo dài, chứng khoán thua lỗ tiếp cho tới mất 20% hay hơn nữa (từ mức 12% hôm nay), suy thoái kinh tế Mỹ và TQ cũng như toàn cầu có thể xảy ra năm nay hay năm tới (được định nghĩa bởi hai quý liên tiếp với tăng trưởng GDP âm).
Riêng ở Mỹ, nếu chứng khoán suy sụp và nạn mất việc làm có thể xảy ra trong mùa tranh cử, thành tích “kinh tế mạnh” và “Make America Great” như “cliché” của ông Trump có thể sụp theo và ảnh hưởng đến triển vọng tái đắc cử, dù ông đang thắng thế ở đầu mùa bầu cử lúc này.
Không cần suy diễn nhiều thêm cho Trung Quốc và cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình, triển vọng kinh tế rất u tối sau năm chống trả với thế Cờ Vây thương mại của Mỹ, nay lại bị lồng thêm sự tê liệt do dịch cúm.
Nhiều bình luận gia đã phân tích sự lung lay trong vai trò chính trị của Chủ tịch Tập và ngay cả cơ chế chính trị của Trung Quốc.
Liên bang Xô Viết đã sụp đổ sau 70 năm, bắt đầu từ nguyên nhân kinh tế. Liệu có đến lượt Trung Quốc, cũng sau cùng khoảng thời gian dài đó?
Hỏi: Nhiều ý kiến nói kinh tế Mỹ và thế giới phụ thuộc nhiều vào kinh tế Trung Quốc, vậy Hoa Kỳ sẽ vượt qua giai đoạn này ra sao?
Vai trò “cơ xưởng sản xuất” nguyên vật liệu của Trung Quốc nêu trên sẽ gây tác dụng thiệt hại lâu dài cho Mỹ và các nước khác (nhất là Việt Nm).
Mỹ cần tìm các nguồn cung mới (“supply chains”) từ chính sản xuất nội địa hay các nước khác ở Á châu (kể cả Việt Nam), và sẽ cần thay đổi nền công nghệ, bớt đi phần công nhân rẻ vẫn do Trung Quốc cung cấp và thay bằng công nghệ cũng như công nhân cấp cao hơn ở Âu châu.
Nhưng việc này sẽ mất nhiều thì giờ, và đó là lý do suy thoái kinh tế cho Mỹ có thể xảy ra trong 12-18 tháng tới.
Hỏi: Theo ông đánh giá thì Việt Nam bị virus corona đánh vào kinh tế thế nào?
Kinh tế Việt Nam bị dịch cúm đánh vào cả ba mặt:
- Tác động trực tiếp lên dân chúng trong việc phòng bệnh như trường hợp Trung Quốc, làm tê liệt nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Về mặt cầu, suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc mua hàng của Việt Nam. Thí dụ điển hình nhất là việc đóng cửa biên giới đã chặn đứng việc xuất cảng nông sản.
- Về mặt cung, Việt Nam đang bị khủng hoảng nặng nề về thiếu cung cấp “nguồn cung” các nguyên vật liệu để sản xuất và xuất cảng.
Hỏi: Với Việt Nam thì những kêu gọi giảm phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc có khả thi không? Theo ông, giả sử như Việt Nam muốn thì nên làm thế nào, và phải làm trong bao lâu?
Rất nhiều giới chuyên viên và bình luận gia coi đây là dịp may hiếm có để kinh tế Việt Nam có thể “thoát Trung”.
Có thể khả thi nếu bàn thuần túy về phương diện chuyên môn hay kỹ thuật. Nhưng điều cốt yếu lại về mặt chính trị, liệu các nhà lãnh đạo Việt Nam có sẵn sàng?
Cách đây vài tuần, nhân câu chuyện đóng cửa tạm thời biên giới với Trung Quốc để phòng dịch bệnh, đã có phát biểu chính thức là Việt Nam không thể đơn phương làm được chuyện này vì đã ký hiệp ước đòi hỏi sự chấp thuận của hai bên và trong thời hạn tối thiểu phải được thông báo trước.
Dư luận trong nước ngẩn ngơ không hiểu hiệp ước này được ký bởi ai và lúc nào?
Và ngay câu hỏi dù có muốn làm chăng nữa, phải có các nghiên cứu và dự án kỹ thuật trong việc sản xuất nội địa và tìm nguồn cung từ các nước khác trong khu vực hay trên thế giới, cũng như việc áp dụng các phương pháp sản xuất mới và đào tạo nhân lực quan trọng ở nhiều cấp. Cũng chỉ là đoán mò nếu nói mất ít nhất độ 3-5 năm?!
Nhưng điều đáng nói là Việt Nam cần tách bớt khỏi Trung Quốc ngay lúc này không thuần túy chỉ vì lý do kinh tế như một số đông mong muốn, mà chính là vì lý do chính trị. Trước triển vọng không sáng sủa của Trung Quốc như nêu trên, Việt Nam có lẽ mong mỏi sẽ trung lập hơn trong số vài nước theo chủ nghĩa xã hội nhỏ nhoi còn lại trên Trái Đất!
https://www.bbc.com/vietnamese/business-51696217

Người già trên 70 tuổi,

đối tượng “ưa thích” của virus corona

Minh Anh
Người cao tuổi, hoặc từng mắc một trong các chứng bệnh như tiểu đường, hen suyễn hay cao huyết áp… là những đối tượng dễ bị nhiễm virus corona nhất. Tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong vì virus corona ở nam giới cao hơn phụ nữ.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, bệnh nhiễm trùng hô hấp Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người trong tổng số 86.000 bị nhiễm virus corona chủng mới tại ít nhất 64 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Triệu chứng nhiễm bệnh thay đổi theo từng ca, nếu nhẹ chỉ là ho, sốt, mệt mỏi…, nhưng nếu nặng hơn, người bệnh có thể bị khó thở, hay là bị suy chức năng thận, thậm chí nhiều bộ phận chức năng khác, có thể dẫn đến tử vong.
Tỷ lệ tử vong cũng tương đối thấp – giới khoa học hiện vẫn chưa thẩm định được con số chính xác – nhưng được ước tính nằm trong khoảng từ 1% đến hơn 3%. Tỷ lệ này rõ ràng cao hơn dịch cúm thường (trong khoảng 0,1%), nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các trận dịch trước đây có liên quan đến virus corona: 34,5% trong dịch MERS (triệu chứng hô hấp cấp Trung Đông) và 9,6% của dịch SARS (triệu chứng hô hấp cấp nặng), những chủng virus gần giống với chủng virus corona mới lần này đến 80%.
Theo những khảo sát và các số liệu đưa ra, một số đối tượng dân số có nhiều rủi ro mắc bệnh cao. Phân tích đầy đủ nhất cho đến ngày 29/02, do chính quyền Trung Quốc công bố ngày 17/02 được đăng trên Jama, một tạp chí y khoa của Mỹ, cho thấy nguy cơ tử vong tăng theo độ tuổi.
Trong số gần 45.000 ca được xác nhận, tỷ lệ tử vong trung bình là 2,3%, nhưng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 10 tuổi là 0%, từ 10-39 là 0,2%, từ 40-49 là 0,4%, trong độ tuổi 50-59 là 1,3%, ở những người từ 60-69 tuổi là 3,6% và tỷ lệ này tăng vọt lên 8% ở những người cao tuổi, từ 70-79 tuổi. Và nguy cơ tử vong ở những người trên 80% gần như tăng gấp đôi với tỷ lệ 14,8%.
Quan sát này cũng được ghi nhận tại những nước khác như Ý chẳng hạn, ổ dịch lớn nhất của châu Âu hiện nay. Ít nhất có 6 nạn nhân trong số 14 ca tử vong đầu tiên là những người già trên 80 tuổi.
Trẻ nhỏ được miễn trừ?
Điều làm cho giới chuyên gia khó hiểu nhất là chưa có một nạn nhân trẻ em nào. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông thường cũng nằm trong số những đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Nhà dịch tễ học Cecile Viboud, thuộc National Institutes of Health ở Mỹ, cho biết khi khảo sát “tất cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác – do vi khuẩn hay virus – hầu như tất cả các ca nghiêm trọng đều là những người cao tuổi, hay ở những trẻ rất nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi”.
Một đặc tính khác của Covid-19 cũng được các nhà nghiên cứu ghi nhận nam giới có nhiều rủi ro nhiễm virus hơn phụ nữ. Bởi vì, nam giới chiếm đến 51,4% ca nhiễm được xác định và gần 2/3 số ca tử vong (63,8%).
Thuốc lá: Tác nhân gây trầm trọng?
Về điểm này, nhà dịch tễ học, bà Cécile Viboud gần như tin chắc rằng thuốc là ít nhất cũng có một phần trách nhiệm do tỷ lệ những bệnh nhân nhiễm bệnh có hút thuốc là khá cao. Đây cũng là một trong số các tác nhân làm tăng rủi ro tử vong.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thống kê của Trung Quốc cũng cho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như việc mắc một chứng bệnh kinh niên. Tỷ lệ tử vong có thể leo lên đến 6,3% ở những người mắc các bệnh đường hô hấp (suy hô hấp, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính…).
Nguy cơ tử vong có thể lên đến 10,5% ở những người bị các chứng về tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim…) và tỷ lệ này 7,3% ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Còn những người mắc các chứng bệnh như cao huyết áp hay ung thư, tỷ lệ tử vong lần lượt ở mức 6% và 5,6%, trong khi ở những người mạnh khỏe, con số này chỉ ở mức 0,9%.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200301-nguoi-gia-70-tuoi-virus-corona

Virus corona: Hoa Kỳ xác nhận ca tử vong đầu tiên,

tại bang Washington

Hoa Kỳ vừa xác nhận ca tử vong đầu tiên ở nước này do virus corona gây ra.
Các quan chức cho biết bệnh nhân là một người đàn ông ở độ tuổi 50 đã có vấn đề về sức khỏe ở bang Washington.
Tổng thống Donald Trump cho biết “có khả năng” sẽ có thêm nhiều trường hợp nhưng Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.
Vào Chủ nhật, Úc cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do virus corona – một người đàn ông 78 tuổi từng được sơ tán khỏi tàu du lịch Diamond Princess.
Thái Lan, quốc gia có 42 ca nhiễm virus, nói rằng người đàn ông 35 tuổi tử vong do Covid-19 ở nước này đồng thời cũng có kết quả dương tính với bệnh sốt xuất huyết.
Covid-19: Dịch cúm cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?
Các thành phố lớn ứng phó với virus corona thế nào?
Virus corona: 210 người tử vong ở Iran
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có hơn 85.000 trường hợp bị nhiễm virus corona ở 57 quốc gia trên thế giới và gần 3.000 trường hợp tử vong. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng và tử vong là ở Trung Quốc, nơi virus này lần đầu bùng phát vào cuối năm ngoái.
Chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ?
Các quan chức y tế địa phương xác nhận hôm thứ Bảy rằng một người đàn ông ngoài 50 tuổi đã chết ở Quận hạt King của tiểu bang Washington. Các quan chức cho biết người đàn ông này không hề đến bất kỳ khu vực rủi ro lây nhiễm cao nào.
Thống đốc bang Washington Jay Inslee đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với các trường hợp mới ở bang này.
Các quan chức ở Bờ Tây Hoa Kỳ, California, Oregon và Washington, đang bày tỏ lo ngại về các trường hợp ở những bệnh nhân không hề đến khu vực nào có dịch hoặc tiếp xúc với bất kỳ ai mắc bệnh.
Các quan chức ở tiểu bang Washington hôm thứ Bảy cho biết họ đang điều tra một đợt bùng phát có thể xảy ra ở một viện dưỡng lão địa phương.
Bác sĩ Jeffrey Duchin, một quan chức y tế của Seattle và Quận hạt King của Washington, cho biết có hai trường hợp tại Trung tâm Chăm sóc Cuộc sống của Kirkland, một nhân viên chăm sóc sức khỏe và một người khác ở độ tuổi 70.
Bác sĩ Duchin cho biết khoảng 27 người được chăm sóc và 25 nhân viên tại trung tâm có “một số triệu chứng”. Các quan chức dự đoán sẽ có thêm nhiều trường hợp dương tích.
Tổng cộng, WHO cho biết hiện đã có 62 trường hợp ở Mỹ cho đến thời điểm này.
Một công dân Hoa Kỳ trước đó đã tử vong tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi virus này xuất hiện lần đầu tiên.
Mỹ đang có hành động gì?
Trong khi thừa nhận rằng sẽ có thêm nhiều trường hợp bị lây nhiễm, Tổng thống Trump đã tìm cách dập tắt nỗi sợ hãi về sự bùng phát này, nói rằng “không có lý do gì để hoảng sợ”.
Phó Tổng thống Mike Pence cũng tuyên bố rằng lệnh cấm du lịch từ Iran sẽ mở rộng để bao gồm thêm bất kỳ công dân nước ngoài nào đến thăm đất nước này trong vòng 14 ngày qua. Iran hiện có số trường hợp tử vong do virus corona nhiều nhất bên ngoài Trung Quốc.
Ông cũng kêu gọi người Mỹ không đến thăm các các khu vực lây lan cao tại các điểm nóng toàn cầu như Ý và Hàn Quốc.
Hãng American Airlines cho biết họ đang tạm dừng các chuyến bay đến thành phố Milan phía bắc Italy. Hãng sẽ khai thác một chuyến bay hàng ngày khác từ Mỹ đến Ý, giữa Philadelphia và Rome.
Úc ghi nhận ca tử vong đầu tiên
Người Úc đầu tiên chết vì virus corona là một người đàn ông đến từ Perth.
Ông là một trong số khoảng 160 người Úc được sơ tán khỏi tàu du lịch Diamond Princess vào tháng trước.
Người vợ 79 tuổi của ông, người cũng bị nhiễm bệnh, vẫn nằm viện.
Hơn 600 người trong số 3.700 hành khách của con tàu du lịch Diamond Princess đã bị nhiễm bệnh trên con tàu đã bị cách ly ngoài cảng Yokohama của Nhật Bản kể từ đầu tháng Hai.
Vào thứ Bảy, một người đàn ông Anh cũng đã ở trên tàu, là công dân Anh đầu tiên, và cũng là hành khách thứ sáu từ con tàu, tử vong vì Covid-19.
Những nơi khác thì sao?
Số trường hợp bị lây nhiễm ở quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, Trung Quốc, đã tăng trở lại.
Có thêm 435 trường hợp đã được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trong cả nước lên 79.394 người. Hơn 2.800 người đã chết ở Trung Quốc, với 47 trường hợp tử vong mới được ghi nhận vào Chủ nhật.
Hoạt động sản xuất tại nước này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 2 khi các nhà máy đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Nasa cho biết sự suy giảm kinh tế sau khi dịch bệnh bùng phát tác động một phần đến việc giảm đáng kể lượng khí nitơ dioxide ở nước này.
Bên ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc đã báo cáo thêm 376 trường hợp, đưa tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên hơn 3.500.
Sáng 1/3, một nhân viên bán hàng 31 tuổi ở Thái Lan đã tử vong vì bị sốt xuất huyết và nhiễm virus Covid-19.
Trong khi đó, Pháp tuyên bố cấm tất cả các cuộc tụ tập trong nhà với hơn 5.000 người để ngăn chặn sự bùng phát của dịch.
Tổng số trường hợp nhiễm virus corona mới ở Pháp đã tăng lên 100 người vào thứ Bảy, trong đó có hai người đã chết.
Ecuador và Qatar đã trở thành những quốc gia mới nhất công bố các trường hợp nhiễm virus đầu tiên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51694765

Bé 17 ngày tuổi phục hồi sau khi nhiễm coronavirus

 mà không cần dùng thuốc

Đặng Loan
Ở châu Âu, mối lo ngại đang gia tăng sau khi coronavirus giết chết nhiều người ở Ý. Thật vậy, dịch bệnh viêm phổi do virus đã giết chết 2.870 người ở Trung Quốc và lan truyền với tốc độ đáng kể trên toàn cầu. Mặc dù WHO vẫn từ chối nói về một đại dịch, nhưng tình hình dường như đã báo trước. Trường hợp của một em bé được hai tờ báo Daily Mail và The New Zealand Herald nêu lên nhấn mạnh khả năng lây truyền giữa phụ nữ mang thai và thai nhi.
Tại Trung Quốc, dịch coronavirus dường như đã chững lại trong một thời gian sau khi đã lan trên khắp thế giới. Theo truyền thông địa phương, một em bé 17 ngày tuổi sinh ra ở Vũ Hán, tâm chấn của đại dịch chết người, được báo cáo là đã phục hồi thành công từ căn bệnh giết người coronavirus mà không
cần điều trị. Nhiễm trùng được cho là đã truyền từ mẹ sang con, một con đường lây truyền gần đây đã được các bác sĩ Trung Quốc chú ý nhấn mạnh trên báo Reuters.
Bệnh nhân nhỏ tuổi bị nhiễm coronavirus
Được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19, khi mẹ em cũng bị nhiễm bệnh, một em bé bị nhiễm trùng đường hô hấp và các vấn đề về tim đã được chuyển đến bệnh viện nhi. Khi thấy các triệu chứng còn nhẹ, nên các bác sĩ không kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh.
Bác sĩ Zeng Lingkong, giám đốc khoa sơ sinh của bệnh viện cho biết :
“Bé không bị khó thở nhiều, không ho và không bị sốt, vì vậy chúng tôi chỉ kê đơn điều trị cho bệnh tim cho em bé”, bác sĩ nói với kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc.
Sau khi thực hiện ba xét nghiệm chẩn đoán coronavirus, kết quả cuối cùng là âm tính, cô bé tên Xiaoxiao được phép xuất viện về nhà hai ngày sau đó.
Theo bác sĩ Zeng, cô bé sẽ hồi phục sau coronavirus và bệnh tim cũng không “ngăn cản cô bé lớn lên và trưởng thành”.
Thông tin này được truyền thông Pháp chuyển tiếp và sự khỏi bệnh của cô bé mang lại một hy vọng khi đối mặt với dịch bệnh này.

Nguồn: santeplusmag.com sưu tầm.
Vi rút coronavirus lây lan từ mẹ sang thai nhi
Virus Covid-19 dường như có thể vượt qua hàng rào nhau thai và làm nhiễm độc thai nhi khi người mẹ mắc bệnh. Đầu tháng 2, một em bé khác được chẩn đoán nhiễm virut 30 giờ sau khi sinh. “Điều này nhắc nhở chúng ta phải chú ý đến con đường truyền của coronavirus : lây truyền dọc từ mẹ sang con”, bác sĩ Zeng nói.
Nguồn: santeplusmag.com sưu tầm.
Coronavirus: một đại dịch có thể xảy ra?
Trong khi Covid-19 đã khiến gần 3.000 người chết và gần 87.000 người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới, nhiều người lo ngại một đại dịch trong tương lai. Chỉ trong vài giờ, một số quốc gia như Afghanistan, Kuwait, Iraq và thậm chí cả Bahrain đã chứng kiến ​​các trường hợp nhiễm coronavirus mới xuất hiện. Đồng thời, sự gia tăng các trường hợp mới ở Ý, Iran và Hàn Quốc được coi là “rất đáng lo ngại”.
Nguồn: santeplusmag.com sưu tầm.
Triệu chứng nhiễm trùng và những người có nguy cơ
Coronavirus, xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 12, đã gây ra lo ngại quốc tế thực sự. Các triệu chứng viêm phổi do virus này bao gồm: sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi nói chung, ho và khó thở. Theo giáo sư Arnaud Fontanet, Trưởng Khoa Y tế Quốc tế tại Viện Pasteur: “triệu chứng rất gần với bệnh cúm”.
Ngoài ra, một số triệu chứng nhất định có thể xuất hiện trong những trường hợp nghiêm trọng hơn: suy hô hấp, suy thận hoặc thậm chí suy đa tạng. Nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển rất nhanh. Khi ai đó bị nhiễm vi-rút này, họ có thể không có triệu chứng trong một thời gian. Do đó, người ta tin rằng những người có nguy cơ nên được đưa vào kiểm dịch. “Chỉ khi người đã được cách ly trong 14 ngày kể từ khi tiếp xúc nguồn có khả năng lây nhiễm, không phát triển bệnh thì mới được gọi là không bị nhiễm bệnh”, giáo sư Fontanet nói.
Theo santeplusmag.com
Đặng Loan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/suc-khoe/be-17-ngay-tuoi-phuc-hoi-sau-khi-nhiem-coronavirus-ma-khong-can-dung-thuoc.html

Ác mộng nCoV đe dọa phá nát giấc mơ châu Âu

Dịch Covid-19 bùng phát ở châu Âu vào thời điểm không thể tệ hơn, đe dọa những mục tiêu ấp ủ của EU về chính sách biên giới mở.
Khi Brexit hoàn tất, bóng ma khủng bố suy tàn, cuộc khủng hoảng di cư lắng xuống, 2020 từng là năm mà Liên minh châu Âu (EU) hy vọng có thể hồi sinh giấc mơ hằng ấp ủ về đường biên giới mở trong nội bộ khối.
Nhưng ngay từ những tháng đầu tiên, EU đã đối mặt với cơn ác mộng ngày càng lớn. Dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc từ tháng 12/2019 và chỉ hai tháng sau, một loạt thành viên EU bắt đầu ghi thêm tên vào danh sách có ca nhiễm nCoV, bao gồm Tây Ban Nha, Hy Lạp, Croatia, Pháp, Thụy Sĩ và mới nhất là Đức. Nhiều trường hợp trong đó bắt nguồn từ Italy, ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu với hơn 370 ca nhiễm.
Khi dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân, rất nhiều lời kêu gọi đóng cửa biên giới ở các nước thành viên EU được đưa ra, chủ yếu đến từ phe cực hữu và chủ nghĩa dân túy, những người chưa từng ủng hộ chính sách mở cửa biên giới của khối.
Chưa quốc gia nào có động thái quyết liệt như vậy, nhưng quan chức EU cảnh báo rằng điều này có thể thay đổi nhanh chóng. Ngày 26/2, quan chức hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của khối cho biết châu Âu cần chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tương tự ở Italy.
“Theo đánh giá hiện tại của chúng tôi, nhiều quốc gia khác ở châu Âu sẽ chứng kiến tình huống tương tự Italy, nhưng sẽ có sự khác nhau giữa các nước”, Andrea Ammon, giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của EU, nói trong cuộc họp báo tại Rome, Italy.
“Chúng tôi cũng cần cân nhắc sự cần thiết của việc chuẩn bị những kịch bản khác nhau, ví dụ ổ dịch lớn hơn bùng phát ở những quốc gia châu Âu khác”, bà nói thêm.
Dù kêu gọi thành viên EU tăng cường hợp tác, bà Ammon không khuyến nghị các nước đóng cửa biên giới. Nhiều chuyên gia y tế khác cũng cho rằng động thái đó chỉ mang lại lợi ích rất nhỏ.
“Hạn chế đi lại không phải là cách hiệu quả, bởi mọi người có thể tìm cách lách. Nó chỉ có thể làm chậm tốc độ lây lan của virus”, tiến sĩ Clare Wenham tại Viện Sáng kiến Sức khỏe Toàn cầu thuộc Đại học Kinh tế London, cho biết.
Tự do đi lại và lưu thông hàng hóa chính là “hòn đá tảng” của EU, hay còn gọi tắt là Schengen, sau khi hiệp ước về một khu vực đi lại tự do gồm 26 quốc gia được ký tại Schengen, Luxembourg năm 1985.
Người châu Âu coi đó là một trong những thành tựu lớn nhất của EU. Dù được xem là yếu tố làm nên sự thịnh vượng và bản sắc của châu Âu, khối Schengen cũng phải chịu đựng nhiều “vết thương”. Lần gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng di cư năm 2015, khi một số quốc gia tạm ngưng Hiệp ước Schengen để toàn quyền kiểm soát biên giới và ngăn người tị nạn từ Hy Lạp cũng như nhiều nơi khác tràn tới các nước Bắc Âu giàu có.
Hiệp ước Schengen cho phép các thành viên tái áp đặt tạm thời biện pháp kiểm soát biên giới vì lý do cụ thể, như để đối phó với tấn công khủng bố, các cuộc di cư lớn và tình huống y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, vấn đề ở đây nằm ở chữ “tạm thời”. Một quốc gia có thể đình chỉ hiệp ước nhưng cần giải thích lý do và về lý thuyết không thể áp đặt kiểm soát biên giới quá hai năm, theo quy định hiện hành.
Trong động thái mà giới chuyên gia gọi là lạm dụng quy tắc, Đức, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và Na Uy đã tạm ngưng Hiệp ước Schengen và đã kiểm tra hộ chiếu của hành khách đến từ các nước thành viên trong khối suốt 4 năm rưỡi qua, bằng cách sử dụng các động thái pháp lý để “lách” quy định hai năm của EU.
“Schengen giờ không hiệu quả và tồn đọng nhiều vấn đề”, Marie De Somer, người đứng đầu chương trình di cư của Viện Nghiên cứu Chính sách châu Âu có trụ sở ở Brussels, Bỉ, nói và thêm rằng cần khôi phục đầy đủ chức năng của nó để cải cách quy định nhập cư và tị nạn của khối.
Nhưng nCoV đặt ra một thử thách khác, bởi nó giúp những người theo chủ nghĩa dân tộc có “vũ khí mới” để bảo vệ quan điểm siết chặt hoặc khôi phục kiểm soát biên giới bên trong EU.
Eric Ciotti, nghị sĩ Pháp đến từ vùng biên giới giáp Italy và là thành viên đảng Cộng hòa thuộc phe cánh hữu, đã kêu gọi tăng cường kiểm soát biên giới “trước khi quá muộn”. Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cánh hữu Mặt trận Quốc gia, cũng kêu gọi đóng cửa biên giới với Italy.
Tại Thụy Sĩ, quốc gia không phải là thành viên EU nhưng tham gia vào khối Schengen, Lorenzo Quadri của đảng cánh hữu Lega dei Ticinei yêu cầu một chính sách “đóng cửa” biên giới. “Thật đáng báo động khi các quan điểm về mở cửa biên giới được xem là điều ưu tiên”, ông nói.
Rất lâu trước khi nCoV xuất hiện, nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc, dẫn đầu là Thủ tướng Hungary Viktor Orban, đã phàn nàn rằng châu Âu không thể có chính sách mở cửa biên giới nội khối nếu đường biên giới bên ngoài quá yếu, khiến người tị nạn có thể tràn vào các quốc gia thành viên một cách không kiểm soát.
Ủy ban châu Âu đã cố gắng đưa ra kế hoạch khắc phục hệ thống tiếp nhận người tị nạn, bao gồm củng cố sức mạnh của Frontex, cơ quan biên phòng châu Âu, bằng cách tăng thêm nhân lực, tài chính cho lực lượng này và từng bước đẩy mạnh hoạt động giám sát biên giới bên ngoài khối.
Nhưng kế hoạch này vấp phải trở ngại bởi nó tạo ra hệ thống phân bổ người tị nạn tới các quốc gia thành viên EU, điều Hungary luôn phản đối.
Có rất nhiều ý kiến bất đồng về chính sách trên. Đức muốn tất cả các quốc gia EU phải tiếp nhận người tị nạn dù muốn hay không, trong khi Hy Lạp mong sớm đưa tất cả người tị nạn ra khỏi các trung tâm giam giữ, còn Italy không muốn thuyền cứu hộ đưa người tị nạn cập cảng của mình. Danh sách các nước phản đối chính sách này không ngừng tăng lên.
Bà De Somer cho rằng không thể biết tác động thực sự của việc đình chỉ Hiệp ước Schengen, bởi Đức và nhiều quốc gia EU khác tái áp đặt kiểm soát biên giới chia sẻ rất ít thông tin về cách họ thực hiện và kết quả của nó.
“Chúng ta có rất ít số liệu về bao nhiêu người bị ảnh hưởng do đình chỉ Hiệp ước Schengen và dường như có rất ít dữ liệu thể hiện điều đó. Điều đó cho chúng ta thấy nó mang tính biểu tượng nhiều hơn là vấn đề thực tiễn. Nó nghiêng về chính trị nhiều hơn là chính sách”, bà nói.
Giới chức châu Âu phụ trách cải tổ chính sách di cư cho biết sự bùng phát của dịch Covid-19 gây trở ngại cho nỗ lực của họ, bởi nó mang tới cơ hội cho những người theo chủ nghĩa dân túy khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát biên giới quốc gia. Một số quan chức cho rằng virus corona có thể là lý do để né tránh vấn đề gai góc chắc chắn dẫn tới chia rẽ.
Bà De Somer thuộc Viện Chính sách châu Âu lạc quan hơn khi nghĩ rằng ngay cả khi các thành viên EU tái áp đặt kiểm soát biên giới để ngăn nCoV lây lan, đây có thể là cơ hội cho thấy Hiệp ước Schengen là giải pháp linh hoạt và hiệu quả để bảo vệ công dân.
“Nếu chuyên gia y tế và Ủy ban châu Âu kiến nghị điều này, nó sẽ cho thấy hệ thống thực sự hoạt động hiệu quả ngay cả trong khủng hoảng. Nhưng khi mối đe dọa do nCoV không còn, việc kiểm soát biên giới cần được dỡ bỏ theo quy tắc của khối”, bà nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33254-ac-mong-ncov-de-doa-pha-nat-giac-mo-chau-au.html

Tòa án châu Âu kêu gọi Bulgaria

không trục xuất người tị nạn Duy Ngô Nhĩ

Hương Thảo
Vào ngày 20/2, Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECHR) kêu gọi Bulgaria không nên buộc người Duy Ngô Nhĩ xin tị nạn trở về Trung Quốc, nơi họ có nguy cơ bị đàn áp.
Buộc người Duy Ngô Nhĩ phải quay về Trung Quốc, hoặc đưa họ đến một nước thứ ba mà không đảm bảo cho họ sự an toàn, sẽ vi phạm quyền sống của họ và khiến họ có nguy cơ bị tra tấn, bị đối xử vô nhân đạo hoặc bị miệt thị theo Điều 2 và 3 của Công ước EU về Nhân quyền, Tòa án, có trụ sở tại Strasbourg, Pháp, cho biết trong phán quyết của mình.
ECHR đã trích dẫn các khiếu nại của người Duy Ngô Nhĩ, rằng nếu trở về Trung Quốc, họ sẽ phải đối mặt với “sự khủng bố, đối xử tệ bạc và giam giữ tùy tiện”, thậm chí có thể bị xử tử.
Phán quyết hôm 20/2 của Tòa áp dụng cho 5 người Duy Ngô Nhĩ trốn khỏi Khu tự trị Tân Cương và nộp đơn xin tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2013 đến 2015, và chuyển đến Bulgaria vào tháng 7/2017, nơi họ nộp đơn xin tị nạn nhưng đã bị Cơ quan Tị nạn Bulgaria từ chối trong một quyết định được Tòa án Hành chính Haskovo đưa ra vào tháng 1/2018.
Từ chối kháng cáo của những người này, Tòa án Hành chính Haskovo nói rằng những gì họ nói không chứng minh được rằng họ đã trốn chạy cuộc đàn áp, và cùng tháng đó, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Bulgaria đã ra lệnh trục xuất họ vì lý do an ninh quốc gia.
Một kháng cáo khác đã bị Tòa án Hành chính Bulgaria bác bỏ vào tháng 5/2019 và chính phủ Bulgaria sau đó tiết lộ rằng phán quyết cuối cùng được đưa ra dựa trên lập luận của Cơ quan An ninh Quốc gia rằng ít nhất ba trong số những người nộp đơn có thể đe dọa Bulgaria vì các liên hệ của họ với Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), được coi là một nhóm khủng bố.
Trước đó, vào ngày 3/9/2003, Hoa Kỳ đã đưa ETIM vào danh sách các tổ chức khủng bố của Bộ Tài chính. Đến năm 2009, một thẩm phán liên bang phán quyết rằng chính phủ Hoa Kỳ đã không đưa ra đủ bằng chứng chứng minh rằng ETIM có liên quan đến Al Qaeda hoặc Taliban.
ECHR lưu ý trong phán quyết của mình rằng: Quốc hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC), Tổ chức Dân chủ và Nhân quyền Quốc tế, cũng như nhóm nhân quyền Amnesty International có trụ sở tại London và một số thành viên của Nghị viện Châu Âu, đã yêu cầu Bulgaria không từ chối người nộp đơn. ECHR cũng đã chỉ ra cho Bulgaria vào tháng 1/2018 rằng người Duy Ngô Nhĩ không nên bị trục xuất trong khi
tòa án đang xem xét trường hợp của họ. Hai trong số năm người tị nạn đã rời Bulgaria một cách tự nguyện, và phán quyết hôm Thứ Năm không áp dụng cho họ.
Nói chuyện với Dịch vụ Duy Ngô Nhĩ của RFA hôm thứ Năm, Chủ tịch WUC Dolkun Isa hoan nghênh quyết định của ECHR, lưu ý rằng ông đã gặp gỡ những người tị nạn vào tháng 2 năm ngoái và gặp gỡ các nhóm pháp lý địa phương làm việc để hỗ trợ họ.
“Chúng tôi đã lo lắng về khả năng họ bị trục xuất về Trung Quốc, nhưng bây giờ tôi khá hài lòng khi biết rằng ECHR đã đưa ra phán quyết cuối cùng cấm Bulgaria trục xuất họ,” ông nói. “Đây là một quyết định chính đáng của một tòa án độc lập ở châu Âu. Quyết định này là một chiến thắng cho người Duy Ngô Nhĩ.”
Đánh giá của Estonia
Quyết định hôm thứ Năm được đưa ra một tuần sau khi Estonia – một quốc gia thành viên EU khác – đã cảnh báo trong báo cáo tình báo thành viên NATO năm 2020 rằng Đảng Cộng sản cầm quyền (CCP) của Trung Quốc đang nhắm vào các nhà lãnh đạo châu Âu như những “người nối giáo” để giúp thực hiện các mục tiêu của họ trong khu vực.
“Điều quan trọng cần phải hiểu là trong mắt của CCP, những người ra quyết định (giới lãnh đạo) ở các quốc gia khác chỉ là những người bị lợi dụng để giúp CCP thực hiện các chiến lược của họ,” Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Estonia cho biết trong báo cáo của mình. “Mục tiêu cơ bản là áp đặt cách nhìn và tiêu chuẩn của riêng họ, xây dựng một môi trường quốc tế do Bắc Kinh lãnh đạo và phụ thuộc vào Trung Quốc.”
Đại sứ quán Trung Quốc tại Talinn đã phủ nhận đánh giá trên, coi đó là “đặc trưng của sự không quan tâm [và] định kiến”, cảnh báo rằng nó sẽ “làm tổn thương [những] cảm xúc tốt đẹp của người dân Trung Quốc đối với Estonia”. Đại sứ quán yêu cầu Estonia rút lại “báo cáo bị bóp méo” và thay vào đó là “những nỗ lực thiết thực và hữu ích để hỗ trợ phát triển quan hệ song phương.”
Hôm thứ ba, Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Urmas Reinsalu đã phản đối sự chỉ trích của Trung Quốc, nói rằng cơ quan tình báo nước ngoài của nước này đã đưa ra kết luận dựa trên chuyên môn của họ, và đưa ra lời khuyên cho EU thành lập một mặt trận thống nhất trong các thỏa thuận với Bắc Kinh.
Đánh giá của Estonia về Trung Quốc đã đi trước Hội nghị An ninh Munich, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper kêu gọi các đồng minh châu Âu ngăn chặn gã khổng lồ viễn thông Huawei và các công ty Trung Quốc khác xây dựng thế hệ công nghệ không dây tiếp theo của họ, với lý do lo ngại rằng các quan hệ đối tác như vậy có thể khiến việc chia sẻ thông tin tình báo gặp rủi ro. Hoa Kỳ đã tìm cách can ngăn các đồng minh châu Âu của họ sử dụng công nghệ Huawei, 5G, được coi là một nguồn tin cho tình báo Trung Quốc, mặc dù một số quốc gia châu Âu đã nói rằng họ bị thu hút bởi một quan hệ đối tác với Huawei vì chi phí cơ sở hạ tầng thấp. Năm ngoái, Washington đã bổ sung Huawei và 70 chi nhánh vào danh sách các công ty bị cấm mua các thành phần và công nghệ từ các công ty Hoa Kỳ mà không có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ.
Các nhà chức trách ở Khu vực tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ (XUAR) phía Tây Bắc Trung Quốc được cho là đã giam giữ khoảng 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác, bị buộc tội “chứa chấp các quan điểm tôn giáo cực đoan” và “sai lầm chính trị” trong một mạng lưới trại tập trung rộng lớn kể từ tháng 4/2017. Trong khi ban đầu Bắc Kinh phủ nhận sự tồn tại của các trại, thì năm ngoái, họ đã thay đổi chiến lược và bắt đầu mô tả các cơ sở này là trường nội trú giáo dục, nơi cung cấp đào tạo nghề cho người Duy Ngô Nhĩ, ngăn chặn cực đoan và giúp bảo vệ đất nước khỏi chủ nghĩa khủng bố.
Nhưng báo cáo của Dịch vụ Duy Ngô Nhĩ của RFA và các cơ quan truyền thông khác chỉ ra rằng những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong trại trái với ý muốn của họ và phải chịu sự truyền giáo chính trị, thường xuyên phải đối mặt với sự đối xử thô bạo trong tay những người giám sát của họ, và chịu đựng chế độ ăn uống kém và điều kiện mất vệ sinh trong các cơ sở thường xuyên quá tải.
Báo cáo của Joshua Lipes và Alim Seytoff cho RFA ngày 20/2 (Alim Seytoff dịch sang tiếng Anh)
Hương Thảo dịch và biên tập tiếng Việt
https://www.dkn.tv/the-gioi/toa-an-chau-au-keu-goi-bulgaria-khong-truc-xuat-nguoi-ti-nan-duy-ngo-nhi.html

Nghi can buôn người bị giam giữ sau khi giấu

những người di dân Việt Nam vào thùng kín

Theo bản tin của Metro UK, ông Robert Rooney, 35 tuổi, bị lãnh án 3 năm tù   au khi nhồi nhét 3 người di dân Việt Nam vào một chiếc thùng trên nóc xe hơi, và cố gắng đưa họ từ Pháp vào nước Anh. Nạn nhân trong sự việc này gồm 2 người đàn ông và một thiếu nữ 15 tuổi.
Vào ngày 5/10/2019, sau khi nhồi nhét 3 nạn nhân vào hộp xe nhỏ cỡ một chiếc vali, ông Rooney bị sĩ quan tại khu vực do Anh Quốc kiểm soát chặn lại tại Đường hầm Channel Tunnel ở Coquelles.
Theo tờ Metro đưa tin, người đàn ông buôn người trên nói với các viên chức lực lượng biên phòng rằng ông chỉ để những món đồ cắm trại ở trong chiếc hộp xe trên. Tuy nhiên, ông không biết chìa khóa để mở chiếc hộp đó nằm ở đâu.
Bà Bridget Todd, công tố viên cho biết, không thể có một sự thông khí nào ở trong chiếc hộp trên. Ngoài ra, nếu chiếc hộp rơi xuống xa lộ, hậu quả xảy ra có thể rất thảm khốc. Bà cho biết thêm rằng, rõ ràng ông Rooney làm việc này với một động cơ về tài chính, bởi lẽ những kẻ buôn người thường nhận được số tiền rất lớn khi đưa người trót lọt vào Anh Quốc.
Ba nạn nhân đã bị trục xuất khỏi Anh Quốc. Hiện vẫn không rõ họ được đưa đến Anh để sinh sống hay bị bóc lột sức lao động.
Tại phiên điều trần, ông Rooney bị kết án 3 năm tù giam bởi việc buôn lậu người vào Anh theo cách trên là vô cùng nguy hiểm, và ông đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mạng sống của người khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nghi-can-buon-nguoi-bi-giam-giuu-sau-khi-giau-nhung-nguoi-di-dan-viet-nam-vao-thung-kin/

Virus corona : Dịch lan rộng ở Pháp, dân lo âu,

chính phủ ban hành nhiều lệnh cấm

Minh Anh
Số người nhiễm virus corona tại Pháp tiếp tục tăng. Sau phiên họp bất thường của Hội đồng bộ trưởng ngày 29/02/2020, chính phủ Pháp ban hành một loạt biện pháp mới để chặn đà lây lan. Dịch virus corona mới (Covid-19) đang đặt các hiệu thuốc tại Pháp trong tình trạng căng thẳng.
Số liệu thống kê công bố ngày 29/2 cho biết tại Pháp đã có thêm 43 ca nhiễm mới, nâng tổng cố người nhiễm virus corona (Covid-19) lên thành 100 người. Cụ thể, có 86 người phải nhập viện trong đó 9 ca nguy kịch, 12 người đã lành bệnh và 2 ca tử vong. Với con số này, Pháp trở thành ổ dịch thứ hai tại châu Âu, sau nước Ý.
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục lan rộng, bộ trưởng Y Tế Pháp, ông Olivier Véran thông báo một loạt các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tất cả các sự kiện quy tụ hơn 5.000 người trở lên trong một điểm khép kín đều bị hủy bỏ cho đến khi có lệnh mới. Quy định này cũng áp dụng tương tự tại « những điểm không gian mở có thể dẫn đến việc tập hợp nhiều thành phần dân cư rất có thể đến từ những vùng dịch bệnh », theo thông báo của bộ trưởng Pháp.
Theo tiêu chí này, cuộc chạy đua Marathon ở Paris dự kiến diễn ra ngày 01/3 đã bị hủy. Hội Chợ Nông Nghiệp Paris, lần đầu tiên kể từ năm 1964, buộc phải đóng cửa ngày 29/02, sớm hơn một ngày. Lễ hội hóa trang Annecy dự kiến diễn ra từ ngày 6-8/3 bị hủy và Hội chợ Bất Động Sản Mipim ở Cannes sẽ phải dời đến tháng Sáu.
Khẩu trang, nước rửa tay khử trùng « cháy hàng »
Người dân tại Pháp cũng bắt đầu hoang mang trước tình hình lây lan dịch bệnh. Tại một số khu vực, nhiều gian hàng thực phẩm trống trơn do người dân bắt đầu lo trữ thực phẩm. Lo sợ dịch bệnh, người dân Pháp đổ xô mua các loại thiết bị phòng ngừa dẫn đến một số mặt hàng khẩu trang và thuốc rửa tay khử trùng có cồn bị « cháy hàng ».
Trước áp lực nhu cầu này, một số hiệu thuốc áp dụng biện pháp hạn định mức mua cho mỗi người theo như lời nữ dược sĩ Adeline Olry, với RFI.
« Hiện tại chúng tôi vẫn còn có vài chiếc khẩu trang loại FFP2, nhưng tôi nghĩ trong vài giờ tới là sẽ hết hàng. Còn loại khẩu trang y tế thông thường đã hết hàng từ 10 ngày qua. Đúng là tình hình khá
căng thẳng bởi vì chúng tôi khó tích trữ hàng, đương nhiên người dân cần để phòng vệ khi đi lại bằng phương tiện công cộng, hay đi du lịch…
Do vậy, chúng tôi quyết định quy định hạn mức bán, mỗi một người chỉ được mua 4 khẩu trang FFP2 và hai lọ rửa tay có cồn, như vậy chúng tôi có thể cung cấp được cho nhiều người nhất có thể. Trong vài ngày tới, chúng tôi nghĩ là sẽ có được hàng từ kho dự trữ quốc gia. Nguồn hàng này rất có thể chỉ sẽ dành cho dân ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200301-phap-dich-covid19-lan-rong-dan-hoang-mang

Bầu cử Quốc Hội Slovakia :

Tổ chức chống tham nhũng chiến thắng

Tú Anh
Theo kết quả kiểm phiếu gần như hoàn tất, trong cuộc bầu cử Quốc Hội Slovakia ngày 29/02/2020, đảng chống tham nhũng, gọi tắt là OlaNO, về nhất với hơn 25% số phiếu, dành được đa số tuyệt đối tại nghị viện. Đảng Dân Chủ Xã Hội mãn nhiệm của cựu thủ tướng Robert Fico thất bại nặng nề, thua đến 7 điểm.
Bầu cử diễn ra trong bối cảnh công luận Slovakia muốn bài trừ nạn tham ô và xã hội đen lũng đoạn chế độ.
Từ Brastislava, thông tín viên Alexis Rosenzweig phân tích :
« Thất bại đã được loan báo cũng là một bi kịch đối với cựu thủ tướng Robert Fico. Robert Fico, chính trị gia áp đảo chính trường Slovakia trong suốt nhiều năm dài cùng với tên tuổi của một loạt nhân vật thân cận bị dính líu vào các vụ tai tiếng tham ô nghiêm trọng nhất từ khi Bratislava gia nhập Liên Hiệp Châu Âu năm 2004.
Bị cáo buộc sau vụ phóng viên điều tra Jan Kuciak và người vợ sắp cưới bị ám sát cách nay hai năm, Robert Fico phải từ chức, nhường ghế thủ tướng cho một người thân cận nhưng tiếp tục giật dây từ trong hậu trường. Thủ đoạn này từ nay xem như phải chấm dứt sau cuộc bầu cử Quốc Hội Slovakia ngày thứ Bảy vừa qua.
Xu hướng thắng thế của phong trào chống tham nhũng được tiếp nối sau chiến thắng của luật sư chống tham nhũng Zuzana Caputova, đắc cử tổng thống năm 2019.
Theo dự báo, nhiều đảng tự do sẽ liên kết với nhau để thành lập chính phủ mà người đứng đầu có thể là Igor Matovic, lãnh đạo một tổ chức đa nguyên gồm những người dân bình thường và nhân vật độc lập, cam kết diệt trừ « hệ thống chính trị xã hội đen ».
Nổi bật trong chiến dịch tranh cử này là nghi án ám sát đôi vợ chồng sắp cưới cùng nhiều tiết lộ mới về mạng lưới cấu kết chính trị và tư pháp của kẻ bị tình nghi là chủ mưu.
Thủ lĩnh phong trào chống tham nhũng, Igor Matovic, đã không ngần ngại đến tận Cannes, thành phố du lịch nổi tiếng của Pháp, đến trước biệt thự của Robert Fico, dán nhiều tấm bích chương với nội dung : Đây là tài sản của Slovakia bởi vì Fico mua bằng tiền công quỹ ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200301-bau-cu-quoc-hoi-slovakia-to-chuc-chong-tham-nhung-chien-thang

Syria đóng cửa không phận Idlib

sau khi một máy bay bị bắn hạ

Triệu Hằng
Chính phủ Syria đã đóng cửa không phận vùng Tây Bắc Idlib trong bối cảnh các báo cáo mâu thuẫn về một chiếc máy bay bị bắn hạ trên khu vực, theo Aljazeera ngày 1/3.
Cơ quan thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng một máy bay của “chế độ Syria” đã bị bắn hạ trên vùng trời Idlib hôm Chủ nhật, một tuyên bố mà cơ quan thông tấn Syrian Arab (SANA) bác bỏ.
Thay vào đó, SANA nói đó là một “máy bay chế độ Thổ Nhĩ Kỳ” đã bị bắn hạ trong khu vực. Máy bay không người lái đã rơi xuống thị trấn Saraqeb ở Idlib, SANA nói.
SANA trích dẫn một nguồn tin quân sự nói rằng: “Bất kỳ máy bay nào vi phạm không phận của chúng tôi sẽ bị coi là một chuyến bay thù địch phải bị bắn hạ và ngăn chặn nó tiếp cận mục tiêu”.
Các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, được không lực Nga hậu thuẫn, đã tái tấn công chiếm Idlib từ các lực lượng đối lập được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Kể từ khi chiến dịch tăng cường vào tháng 12, lực lượng chính phủ Syria đã nhanh chóng tiến vào thành trì cuối cùng của phe đối lập, chiếm lại đường cao tốc chiến lược M5 và củng cố quyền kiểm soát đối với các phần của tỉnh Aleppo, giáp biên giới Idlib.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hoạt động đó đã vi phạm các thỏa thuận đã ký với Nga trong năm 2017 và 2015 để thiết lập vùng “xuống thang” trong khu vực.
Căng thẳng đã leo thang trong những ngày gần đây sau khi 34 lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong cuộc không kích của chính phủ Syria vào Idlib. Sự mất mát này là tổn thất quân sự lớn nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu kể từ khi họ can thiệp vào cuộc xung đột năm 2016, và để đáp trả, Ankara cho biết họ đã bắn trúng nhiều mục tiêu của chính phủ Syria và “vô hiệu hóa” 2.212 binh lính.
Phát biểu tại Hatay hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết Ankara đã phá hủy 8 máy bay trực thăng Syria, 103 xe tăng, 72 pháo và tên lửa cùng 3 hệ thống phòng không.
Ông Akar cũng cho biết, phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ gọi là chiến dịch “Lá chắn Mùa xuân”.
Theo Aljazeera
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/syria-dong-cua-khong-phan-idlib-sau-khi-mot-may-bay-bi-ban-ha.html

Ankara phản công Damas,

quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng

Minh Anh
Ngày 01/03/2020, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã mở một đợt phản công quân sự chống quân đội chế độ Damas ở tỉnh Idleb, tây bắc Syria nhằm đáp trả các cuộc tấn công của quân đội trung thành với Bachar al-Assad khiến Ankara bị thiệt hại nhiều nhân mạng.
Bộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hulusi Akar, trong một phát biểu trên truyền hình khẳng định : « Chiến dịch ʺLá Chắn Mùa Xuânʺ, được khởi động sau vụ tấn công hôm 27/2 của chế độ Damas tại Idleb diễn ra thành công ». Vẫn theo lời lãnh đạo quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, mục tiêu của chiến dịch là để « chấm dứt các vụ thảm sát của chế độ và ngăn chặn một làn sóng di dân mới ».
Nhưng Ankara khẳng định « không có ý định, không có nhu cầu đối đầu với Nga », đồng minh của chế độ Bachar al-Assad, đồng thời nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn Matxcơva gây áp lực với Damas nhằm buộc chế độ « ngưng các vụ tấn công ».
Những tuyên bố này được đưa ra sau nhiều tuần căng thẳng leo thang giữa Ankara và Damas tại vùng Idleb. Thứ Năm 27/02, khoảng 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thiệt mạng trong các đợt oanh kích của không quân Syria. Đây là đợt thiệt hại nhân mạng nhiều nhất chỉ trong một đợt tấn công mà Ankara hứng chịu kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria năm 2016.
Theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria (OSDH), các đợt phản công của Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày 28-29/02 đã giết chết khoảng 90 quân nhân Syria và các chiến binh từ các nhóm đồng minh của Damas.
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ làm việc cho Sputnik bị tấn công
Tuy nhiên, các cuộc đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tại Idleb cũng làm cho mối quan hệ Nga – Thổ, được sưởi ấm gần đây lại trở nên căng thẳng, do việc cả hai nước ủng hộ hai phe đối lập nhau tại Syria. Dấu hiệu căng thẳng mới nhất là phía Nga, ngày 01/3, đã lên tiếng đề nghị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ « can thiệp » sau vụ bắt giữ ba cộng tác viên người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc cho báo mạng Sputnik, được điện Kremlin tài trợ.
Theo lời kể từ tổng biên tập của nhóm tại Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm « côn đồ » đã xông vào nơi ở của các nhà báo ở Ankara để « dọa dẫm và chửi mắng họ là những kẻ phản bội chỉ vì những người này làm việc cho Nga ». Vẫn theo lời người này, ban biên tập đã không thể nào bắt liên lạc được với ba cộng sự từ hơn 9 giờ qua.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200301-ankara-phan-cong-damas-quan-he-nga-tho-nhi-ky-cang-thang

Đường lây lan nCoV trong giáo phái Tân Thiên Địa

Ốm đau không bao giờ là lý do được chấp nhận cho việc vắng mặt tại các buổi cầu nguyện của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa).
Trước mỗi buổi cầu nguyện sẽ có hoạt động điểm danh, tất cả mọi người tham gia đều phải xuất trình một tấm thẻ đặc biệt. Bất kỳ ai vắng mặt sẽ bị lưu tên lại và theo dõi, Duhyen Kim, cựu thành viên Tân Thiên Địa, cho hay.
“Ngay cả bạn ốm, bạn vẫn phải có mặt vào ngày Chủ nhật, đó là văn hóa của giáo phái”, Kim nói. “Nếu bạn ốm đến mức không thể đến vào Chủ nhật, bạn phải đến vào thứ hai hoặc thứ ba, bạn nhất định phải đi bù cho lần mình bỏ lỡ”.
Theo lời Kim, tại mỗi buổi cầu nguyện kéo dài hàng giờ, anh và các tín đồ khác “chen chúc nhau không khác gì cá mòi”.
Tân Thiên Địa có tổng cộng hơn 200.000 tín đồ, được thành lập ở Hàn Quốc năm 1984. Người sáng lập Lee Man-hee tự nhận là Thiên Chúa tái thế, chủ yếu chiêu mộ tín đồ từ quán cà phê và những giáo hội khác. Giáo phái này liên quan tới khoảng một nửa trong gần 1.800 ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc, trong đó 13 người đã tử vong.
Một nữ tín đồ 61 tuổi, được gọi là “bệnh nhân số 31″, từ chối cách ly dù có triệu chứng bệnh và đã lây nhiễm virus cho nhiều người khác tại các buổi lễ của Tân Thiên Địa ở Daegu.
Giáo phái khẳng định họ đang tích cực hợp tác với chính quyền địa phương, đồng thời đã hủy các buổi lễ nhà thờ hay những sự kiện tụ tập đông người.
“Chúng tôi làm vệ sinh tất cả nhà thờ và các trụ sở của giáo phái trên khắp cả nước, bao gồm cả nhánh ở Daegu. Chúng tôi sẽ chủ động tham gia hoạt động phòng chống dịch, tuân thủ các biện pháp từ chính quyền”, thông báo từ Tân Thiên Địa nhấn mạnh.
Họ cũng phản bác lại những ý kiến chỉ trích. “Truyền thông đưa tin rằng chúng tôi là nguồn lây nhiễm virus chính, đề cập đến cách cầu nguyện khác thường của chúng tôi. Thực tế là chúng tôi phải cử hành các buổi lễ trên nền nhà để tối đa hóa số người có thể tham gia trong không gian nhỏ”, thông báo cho biết thêm.
Nhưng Kim, hiện vẫn còn bạn bè là thành viên của Tân Thiên Địa, cùng những cựu tín đồ khác cho hay người tham gia các buổi lễ không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt, kể cả kính, trong thời gian cầu nguyện.
“Họ bị ép không được mang khẩu trang dù dịch Covid-19 đang diễn ra. Họ bảo rằng ‘Không, đeo khẩu trang là hành động bất kính với Chúa trời’”, Kim nói.
Kim gia nhập Tân Thiên Địa từ năm 2006 khi còn là một sinh viên 19 tuổi vừa từ Nam Phi tới Hàn Quốc du học. Anh nhanh chóng được “kết nạp”.
Ban đầu, bạn bè Kim không tiết lộ với anh rằng họ là thành viên Tân Thiên Địa. Nhưng sau 18 tháng, họ giới thiệu anh vào một nhóm học Kinh thánh rồi dần dần đưa anh vào thế giới của giáo phái.
“Lúc bấy giờ, tôi là một người nước ngoài còn chân ướt chân ráo. Những người đó trở thành cộng đồng của tôi, bạn bè của tôi, người tôi có thể dựa vào, đi ăn tối hay uống rượu cùng nhau”.
Khả năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy của Kim giúp anh nhanh chóng nâng cao vị trí trong giáo phái. Năm 2011, Kim trở thành giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế, kiêm thông dịch viên riêng cho giáo chủ, người sáng lập Lee Man-hee.
Sau khi dành gần như mỗi ngày bên cạnh Lee Man-hee, đến năm 2017, Kim cho biết anh đã bị vỡ mộng và quyết định rời khỏi giáo phái.
Vào giữa tháng một, trong lúc dịch Covid-19 chưa bùng phát mạnh mẽ ở miền trung Trung Quốc, hàng nghìn tín đồ Tân Thiên Địa đã tham dự một cuộc gặp mặt thường niên ở Gwacheon, gần thủ đô Seoul, Hàn Quốc, nơi giáo phái đặt trụ sở chính.
 Lý do hàng loạt tín đồ Tân Thiên Địa nhiễm nCoV.
Từ ngày 31/1 đến 2/2, một số thành viên giáo phái đến dự lễ tang của anh trai giáo chủ. Truyền thông địa phương đưa tin, trước khi chết vào ngày 31/1, người này nhập viện Cheongdo Daenam, gần tâm dịch Daegu.
Đến nay, hàng loạt ca nhiễm nCoV được xác nhận bắt nguồn từ bệnh viện trên. Tân Thiên Địa không có bất kỳ mối liên hệ nào với dịch bệnh cho tới ngày 18/2, thời điểm truyền thông đưa tin về “bệnh nhân số 31″.
Đến ngày 20/2, số ca nhiễm trên cả nước tăng từ 31 lên 156, đồng thời Hàn Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên. Trong lúc truy tìm dấu vết “bệnh nhân số 31″, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) phát hiện mối liên hệ giữa các bệnh nhân mới. Ca số 31 đã tham dự một buổi lễ của Tân Thiên Địa cùng hàng trăm người khác ở Daegu, thành phố với 2,4 triệu dân, cách Seoul 280 km về
phía nam. Khi các đầu mối được kết nối rõ ràng, giới chức quyết định cách ly tất cả người tham dự buổi lễ có mặt “bệnh nhân số 31″.
Chính quyền Hàn Quốc yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở của Tân Thiên Địa và giáo phái này tuyên bố họ nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng ngày 24/2, Tỉnh trưởng tỉnh Gyeonggi Lee Jae-myung cho biết Tân Thiên Địa ban đầu không hợp tác với nhà chức trách như đã hứa.
Ngày 26/2, giáo chủ Lee Man-hee đăng một thông báo trên trang web chính thức của Tân Thiên Địa nói rằng giáo phái đã “tích cực hợp tác với chính phủ Hàn Quốc nhằm ngăn virus lây lan” và họ quyết định giao nộp toàn bộ danh sách thành viên giáo phái với điều kiện chính phủ phải đảm bảo giữ kín thông tin cá nhân.
Cùng ngày, chính quyền Gyeonggi cho biết 210 thành viên Tân Thiên Địa đã đồng ý gọi cho 33.000 thành viên khác để hỏi về cách triệu chứng. Các tín đồ Tân Thiên Địa thường có xu hướng không trả lời cuộc gọi từ những người không phải thành viên.
Cảnh sát Daegu đã điều động 600 sĩ quan tới gõ cửa từng nhà, lần theo dấu vết điện thoại di động và kiểm tra camera an ninh nhằm tìm ra các thành viên Tân Thiên Địa, yêu cầu họ tự cách ly.
Tuần qua, hơn nửa triệu người đã ký vào một bản kiến nghị trực tuyến gửi tới Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi giải tán Tân Thiên Địa. Mọi kiến nghị có trên 200.000 chữ ký đều sẽ được chính phủ hồi đáp. Điều này đặt Tân Thiên Địa vào vòng chú ý mà họ đã cố né tránh suốt nhiều năm qua.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33253-duong-lay-lan-ncov-trong-giao-phai-tan-thien-dia.html

Nam Hàn báo cáo 594 trường hợp

nhiễmcoronavirus mới,

nâng tổng số ca nhiễm bệ nh lên 2,931

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Bảy (29 tháng 2), Nam Hàn báo cáo thêm 594 ca nhiễm coronavirus mới, đây là mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ khi ca lây nhiễm đầu tiên được xác nhận vào ngày 20 tháng 1, nâng tổng số trường hợp bệnh lên 2,931 người.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Hàn (KCDC), trong số các trường hợp mới, 476 ca là từ thành phố Daegu phía đông nam, nơi có một nhà thờ ở trung tâm của trận dịch, và 60 ca là từ tỉnh North Gyeongsang gần đó. Tổng số người thiệt mạng là 16 người, không thay đổi so với một ngày trước đó.
So với các nước khác, Nam Hàn hứng chịu đợt bùng phát lớn nhất ở bất kỳ quốc gia nào ngoài Trung Cộng, nơi ghi nhận hơn 2,800 ca tử vong và 79,000 ca nhiễm bệnh kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào cuối năm ngoái tại thành phố Vũ Hán.
https://www.sbtn.tv/nam-han-bao-cao-594-truong-hop-nhiem-coronavirus-moi-nang-tong-so-ca-nhiem-benh-len-2931/

Hàn Quốc đóng cửa các nhà thờ

sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt

Triệu Hằng
Các nhà thờ ở Hàn Quốc đã bị đóng cửa vào Chủ nhật (1/3) và thay vào đó là tổ chức các hoạt động trực tuyến, khi nước này ghi nhận thêm 376 trường hợp mới nhiễm virus corona và nâng tổng số ca nhiễm lên 3.526.
Reuters ngày 1/3 thông tin, việc đóng cửa các nhà thờ diễn ra sau khi ở Hàn Quốc tăng vọt 813 ca nhiễm trong một ngày. Hàn Quốc hiện đã thành nơi bùng phát dịch virus lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết.
Số ca tử vong tính đến hôm hôm Chủ nhật tổng cộng là 17 và không thay đổi so với thứ Bảy (29/2), KCDC bổ sung.
Tại thủ đô Seoul, khoảng chục tín đồ quay về khi nhà thờ Yoido Full Gospel đã tổ chức thuyết giảng qua video cho 560.000 người theo dõi trên YouTube.
Trong số các trường hợp nhiễm mới, 333 ca nhiễm đến từ thành phố Daegu ở phía Đông Nam Hàn Quốc, nơi có một nhà thờ là tâm điểm của bùng phát dịch, và 26 ca từ tỉnh lân cận Bắc Gyeongsang, KCDC cho biết.
Giới chức y tế Hàn Quốc kêu gọi người dân nước này ngừng tham dự các sự kiện tôn giáo và chính trị đồng thời ở trong nhà vào cuối tuần này, cảnh báo đây là “thời điểm nguy cấp” trong cuộc chiến chống virus.
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của mình, nhà thờ Công giáo Hàn Quốc đã quyết định tạm ngưng các hoạt động tôn giáo có đông người tụ họp tại hơn 1.700 địa điểm trên toàn quốc. Các ngôi chùa Phật giáo cũng đã ngừng các sự kiện, còn các nhà thờ Thiên chúa giáo đã chuyển sang tổ chức các sự kiện trực tuyến.
Tổng thống Moon Jae-in đã kêu gọi đoàn kết và tuyên bố những nỗ lực lớn hơn, bao gồm tăng ngân sách bổ sung để chống lại sự bùng phát dịch bệnh.
Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/han-quoc-dong-cua-cac-nha-tho-sau-khi-so-ca-nhiem-covid-19-tang-vot.html

Virus corona – Covid-19 :

Hàn Quốc động viên toàn lực chống dịch

Tú Anh
Chính phủ Moon Jae In thông báo « động viên toàn lực » chống dịch virus corona (Covid-19). Là nước thứ hai, sau Trung Quốc, bị siêu vi corona hoành hành, số bệnh nhân bị lây nhiễm, được phát hiện trong 10 ngày qua, tăng vọt tại Hàn Quốc.
Seoul huy động mọi sáng kiến khử trùng, phương tiện xét nghiệm hầu không để cho siêu vi một kẻ hở nào để lây lan. Ngày 01/03/2020, nhân lễ tưởng niệm phong trào độc lập 01/03/1919, tổng thống Hàn Quốc cho biết chính phủ huy động tối đa khả năng đối phó.
Tuy nhiên, thông tin chỉ trong vòng 48 giờ đã có thêm hơn 1.300 bệnh nhân mới cộng với tình trạng quá tải của các bệnh viện tại trung tâm dịch Daegu chỉ làm người dân Hàn Quốc bất an :
Từ Seoul, thông tín viên Louis Palligiano tường thuật :
« Virus corona tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh như chớp tại Hàn Quốc. Sáng 01/03/2020, Seoul thông báo có thêm 376 người bị lây nhiễm, nâng tổng số bệnh nhân lên 3.526 và 17 người chết. Trong số các biện pháp phòng chống được tiến hành có thêm chiến dịch phân phát miễn phí 3,5 triệu khẩu trang mỗi ngày ở các nhà thuốc và cơ quan công cộng.
Một biện pháp mới nữa, được gọi là « trung tâm xét nghiệm ở tay lái », cũng bắt đầu hoạt động kể từ hôm nay, cho phép những người đang lái xe, có triệu chứng cảm cúm đáng ngờ, được xét nghiệm tìm siêu vi ngay trên xe của mình.
Tại Daegu, thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, tất cả các bệnh viện đều quá tải. Số trường hợp nhiễm siêu vi corona mới tại đây đã vượt ngưỡng 2.600, tức là hơn 70% số bệnh nhân trên toàn quốc. Khoảng 1.300 người phải chấp nhận tư cách ly tại nhà trong lúc chờ đợi có chỗ trong bệnh viện.
Vấn đề nhà thương quá tải gây lo âu sau khi có tin hai bệnh nhân qua đời trong lúc cách ly tại nhà trong khi chờ bệnh viện giường trống ».
Bắc Triều Tiên : Hai phó chủ tịch đảng bị trừng phạt vì lơ là chống dịch
Hãng thông tấn chính thức KCNA, trong bản tin thứ Bảy 29/02, cho biết các quan chức lãnh đạo của đảng Lao Động được lệnh « nghiêm ngặt chống dịch Covid-19 để bảo vệ nhân dân». Hai phó chủ tịch đảng là Ri Man Gon và Pak Thae Dok bị cách chức, một chi bộ của đảng bị giải thể vì « tham ô, lơ là phòng chống dịch ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200301-covid-19-han-quoc-dong-vien-toan-luc

Đài Loan lên án

vụ bắt giữ ông trùm truyền thông Hồng Kông

Băng Thanh
Chính phủ Đài Loan hôm 28/2 đã lên án việc Hồng Kông bắt giữ ông trùm truyền thông Jimmy Lai về tội tụ tập bất hợp pháp và đe dọa nhà báo.
Trong một thông cáo báo chí, Hội đồng các vấn đề về Đại lục của Đài Loan (MAC) đã bày tỏ sự lo ngại về việc ông Lai bị bắt giữ và kêu gọi chính phủ Hồng Kông bảo vệ quyền hội họp của người dân như được quy định trong Luật cơ bản Hồng Kông.
MAC, cơ quan xử lý các mối quan hệ của Đài Loan với Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao, nói rằng chính quyền Hồng Kông nên ưu tiên ngăn chặn dịch COVID-19 thay vì trả thù chính trị.
“Xem xét tình hình hiện tại, chúng tôi hy vọng phía Hồng Kông có thể kiềm chế và đáp ứng yêu cầu của mọi người một cách chân thành, để có thể đi đến mấu chốt của vấn đề và giải quyết chúng”, MAC cho biết.
Vào ngày 28/2, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ông Lai, người sáng lập Next Digital, công ty sở hữu tờ báo Apple Daily và hai nhà hoạt động khác với cáo buộc tham gia một cuộc biểu tình bất hợp pháp vào ngày 31/8/2019.
Ông Lai cũng bị cáo buộc đã lên tiếng đe dọa một phóng viên làm việc cho Nhật báo phương Đông (Oriental Daily), tờ báo thân Bắc Kinh vào ngày 4/6/2017, trong một buổi lễ cầu nguyện kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Ông trùm truyền thông đã được tại ngoại vài giờ sau khi bị bắt.
Ông Lai được cho là một nhà tài chính lớn của phong trào dân chủ ở Hồng Kông, theo một số bài báo.
Ông Ngô Chiêu Tiếp, nhà ngoại giao hàng đầu của Đài Loan viết trên tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Đài Loan: “Chúng tôi rất buồn khi biết về vụ bắt giữ Jimmy Lai”.
“Apple Daily là biểu tượng của tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Hồng Kông và sẽ đứng vững bất chấp những cuộc tấn công liên tiếp của các thế lực tà ác”, ông Ngô nói.
Theo Taiwan News
Băng Thanh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-len-an-vu-bat-giu-ong-trum-truyen-thong-hong-kong.html

Đài Loan cáo buộc TQ gây ‘chiến’ trên mạng

phá nỗ lực chống virus

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan ngày thứ Bảy cáo buộc Trung Quốc tiến hành “chiến tranh” mạng nhắm vào hòn đảo này nhằm gây gián đoạn cuộc chiến chống lại virus corona bằng cách tung tin giả.
Dịch virus corona đã làm căng thẳng mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Đài Loan đặc biệt tức giận với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn hòn đảo này tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trung Quốc nói Đài Loan chỉ là một tỉnh của mình nên không có quyền trở thành thành viên của WHO. Đài Loan gọi Trung Quốc là “tàn độc” vì không cho phép thông tin theo thời gian thực về virus từ WHO. Trung Quốc nói rằng Đài Loan đã có được thông tin mà họ cần.
Tuần này, chính phủ Đài Loan báo cáo sự gia tăng những bản tin giả trên mạng về virus trên hòn đảo này, và quy trách “đạo quân internet” của Trung Quốc tung ra thông tin sai trái. Trung Quốc chưa phản hồi các cáo buộc này.
Các bản tin giả, mà chính phủ Đài Loan đã bác bỏ nhanh chóng và mạnh mẽ, bao gồm các tuyên bố nói rằng hòn đảo này đang che đậy số vụ nhiễm bệnh thực sự và các thành viên của Đảng Dân Tiến cầm quyền được ưu tiên cấp khẩu trang.
Đài Loan nói rằng họ sẽ trừng phạt những người lan truyền tin đồn. Hòn đảo này từ lâu đã tuyên bố Trung Quốc đang cố tình sử dụng tin tức giả mạo để làm suy yếu nền dân chủ và niềm tin người dân vào chính phủ. Trung Quốc trước đây đã bác bỏ các cáo buộc này.
Dù Đài Loan đã sớm có hành động để đình chỉ các liên kết du lịch với Trung Quốc nhằm ngăn chặn virus lây lan và đã báo cáo ít trường hợp hơn nhiều so với Trung Quốc, song số bệnh nhân ở Đài Loan tiếp tục gia tăng.
Ngày thứ Bảy, Đài Loan báo cáo năm trường hợp nhiễm mới, bao gồm bốn người đã tiếp xúc với một bệnh nhân bị nhiễm bệnh khác trong bệnh viện và một người trở về sau chuyến đi đến Ai Cập và Dubai, nâng tổng số ca nhiễm ở Đài Loan lên 39.
Đài Loan đã báo cáo một trường hợp tử vong vì virus, trong khi chín bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.
Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi phát, đã báo cáo hơn 79.000 ca nhiễm và hơn 2.800 ca tử vong.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-cao-buoc-trung-quoc-gay-chien-tren-mang-pha-no-luc-chong-virus/5309867.html

Cảnh sát Hồng Kông dùng hơi cay

giải tán người biểu tình mặc áo đen

Tin từ Hồng Kông – Hôm thứ Bảy (29/02/2020), cảnh sát Hồng Kông đã dùng hơi cay để giải tán hàng trăm người biểu tình mặc áo đen, trong cuộc biểu tình đánh dấu sáu tháng kể từ khi cảnh sát xông vào ga tàu điện ngầm và bắt giữ người biểu tình.
Các cuộc đụng độ mới nhất là một trong những vụ bạo lực nhất sau một thời gian tương đối bình tĩnh do người dân ở nhà vì lo sợ coronavirus. Hàng trăm người biểu tình đã tập trung xung quanh quận Mong Kok và ga tàu điện ngầm Prince Edward, khi cảnh sát bắn hơi cay vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ ném bom xăng. Nhiều người biểu tình tức giận và cáo buộc Trung Cộng can thiệp vào Hồng Kông.
Người biểu tình kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về lực lượng cảnh sát, trong bối cảnh có các cáo buộc về bạo lực quá mức.
Trong tuần này, chính phủ Hồng Kông đã công bố ngân sách tài trợ cho lực lượng cảnh sát 3.31 tỷ Mỹ kim, tăng 25% so với năm trước, vấp phải sự chỉ trích rộng rãi từ các nhà hoạt động dân chủ. Hơn 7,000 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình chống chính phủ, nhiều người bị bắt tội tổ chức biểu tình hoặc bạo loạn bất hợp pháp, trong đó có bản án tối đa 10 năm tù. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-hong-kong-dung-hoi-cay-giai-tan-nguoi-bieu-tinh-mac-ao-den/

Tập đoàn nước ngoài tại TQ ‘méo mặt’ vì Covid-19

Việc Mỹ-Trung ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào hôm 15/1 đã mang lại lạc quan cho nhiều tập đoàn nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.
Tuy nhiên theo nhận định ông Paul Sives thuộc Văn phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc, những hy vọng của của các tập đoàn trên dường như đã ‘chết yểu’ khi dịch viêm phổi Covid-19 bùng phát khiến mức thiệt hại của các tập đoàn này ‘tăng gấp đôi’.
Dù nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc đang cố hoạt động trở lại, song nhiều tập đoàn nước ngoài đã chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều công ty đã phàn nàn về việc chuỗi sản xuất đã bị gián đoạn, và các biện pháp khẩn cấp được đưa ra để giúp các công ty tái hoạt động đang dẫn tới chi phí sản xuất tăng, trì hoãn dài việc giao hàng và cuối cùng là mất đi các khách hàng.
“Một số công ty đã chuyển các dây chuyền sản xuất của họ ra nhiều nơi khác trên thế giới, nhằm cung cấp những hàng hóa mà họ không thể xuất đi từ Trung Quốc”, SCMP trích lời ông Sives nói.
Trong khi việc sản xuất hàng hóa đang dần trở lại bình thường, thì các điều kiện gắn liền với việc tái hoạt động như nhiều công ty được yêu cầu cần phải cung cấp khẩu trang cho người lao động, hay tiến hành kiểm tra nhiệt độ thường xuyên những công nhân, cũng đang tạo ra một số vấn đề cho các doanh nghiệp này.
Ông Sives nêu ra một ví dụ về một công ty của EU được yêu cầu luôn phải có sẵn một xe ô tô để đưa nhưng người bị nghi nhiễm bệnh tới bệnh viện. Ngoài ra, công ty này cũng cần phải cung cấp quần áo bảo hộ cho các công nhân, dù hiện nay trang phục y tế đang thiếu hụt trầm trọng ở những bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.
“Sẽ tốt hơn nếu chúng ta tiếp cận một cách thống nhất hơn, và từng khu vực cần áp dụng các chính sách tiêu chuẩn nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những gì họ cần phải làm. Tất cả chúng tôi cũng muốn hỗ trợ các chính sách, chúng tôi muốn đảm bảo virus không phát tán, nhưng chúng tôi muốn điều này mang tính hợp lý”, ông Sives nói thêm.
Chính quyền Bắc Kinh từng thông báo với các doanh nghiệp rằng, bất kỳ người lao động nào từ vùng dịch quay trở lại làm việc cũng đều phải cách ly trong hai tuần. Các công ty cũng đã được yêu cầu về việc nộp các kế hoạch dự phòng cho những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, theo ông Sives, việc này đang thiếu định hướng. “Chúng tôi không có những hướng dẫn cụ thể để lập ra kế hoạch khẩn cấp, và mỗi khu vực có những yêu cầu khác nhau”, ông Sives nói.
Những lo ngại trên của ông Sives cũng được Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc nhắc tới vào hôm 25/2 khi kết quả khảo sát từ 135 công ty Anh cho thấy, việc thiếu hụt khẩu trang y tế đang là vấn đề ngăn cản các công ty tái hoạt động.
Ngoài ra theo ông Sives, việc cắt giảm các chuyến bay quốc tế đi và đến Trung Quốc cũng đang gây ra thiệt hại. Một số công ty đã phải đặt đơn vận chuyển từ các hãng chuyển phát nhanh trước hai tuần để có thể đưa sản phẩm của họ tới các khách hàng ngoài Trung Quốc, và điều này đã khiến thời gian giao hàng kéo dài gấp 2-3 lần.
Đồng thời với việc nhiều nhà cung cấp nguyên liệu tại Trung Quốc đóng cửa, khiến cho một số công ty nước ngoài phải vật lộn trong việc tìm các nguồn cung cấp nguyên liệu và linh kiện cần thiết. Và đây là khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nhỏ, bởi “họ không có các nhà máy nằm bên ngoài Trung Quốc, nên họ chỉ có thể dựa vào Trung Quốc”.
SCMP cho biết, có khoảng 25% công ty được khảo sát bởi Phòng thương mại Anh nói rằng lợi nhuận năm nay của họ sẽ tụt khoảng 20%, trong khi hơn một nửa số công ty được khảo sát đưa ra mức tụt lợi nhuận sẽ ở khoảng hơn 10%. Và dù Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 10/2 tuyên bố sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp nước ngoài đối phó với tác động từ bệnh dịch, thì các doanh nghiệp này vẫn phải chờ đợi.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33263-tap-doan-nuoc-ngoai-tai-tq-meo-mat-vi-covid-19.html

Chiến hạm TQ chơi trò nguy hiểm

với máy bay săn ngầm của Mỹ

Hải quân Mỹ hôm qua (27/2) cáo buộc một chiến hạm của Trung Quốc đã chiếu lazer quân sự vào một máy bay trinh sát tối tân P-8 của Hải quân Mỹ khi nó đang bay trên bầu trời biển Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ miêu tả hành động của Trung Quốc là “nguy hiểm và không chuyên nghiệp”.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm qua đã ra một tuyên bố trong đó nhấn mạnh, “các hành động của tàu khu trục của Hải quân Quân đội Nhân dân Trung Hoa là nguy hiểm và không chuyên nghiệp”.
“Hành động chiếu vũ khí lazer có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho các thành viên phi hành đoàn và lực lượng hải quân cũng như cho các thiết bị trên tàu và trên máy bay”, tuyên bố của Hạm đội Thái Bình Dương đã nói như vậy.
Vũ khí lazer thỉnh thoảng còn được biết đến với tên gọi là “dazzler”. Vũ khí này phóng ra tia sáng cực mạnh có thể đi được khoảng cách lớn và thường được sử dụng để làm lóa buồng lái máy bay, tạm thời làm mù các phi công.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho CNN biết, họ sẽ gửi đi một văn bản phản đối chính thức đến Trung Quốc về vụ việc nói trên.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa quân đội hai nước Mỹ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Lầu Năm Góc liên tục cáo buộc Trung Quốc đang gây ra mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với an ninh khu vực và rằng các hoạt động đầu tư mạnh vào quân đội của Trung Quốc là nhằm tìm cách đạt được sự thống trị trong khu vực.
“Trong thời gian qua, chúng tôi chứng kiến họ chiếm và quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, đồng thời đẩy mạnh hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trong khi tìm cách sử dụng các công nghệ mới phát triển để thay đổi toàn cảnh cán cân sức mạnh, tái định hình lại thế giới theo hướng có lợi cho họ… và thường là đánh đổi lợi ích của các nước khác”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hồi đầu tháng nay đã phát biểu như vậy.
Trong quá khứ, Mỹ cũng từng phải ra các văn bản phản đối ngoại giao chính thức liên quan đến cáo buộc lực lượng quân sự Trung Quốc chiếu lazer về phía máy bay Mỹ.
P-8A Poseidon là loại máy bay tuần tra săn tàu ngầm tối tân do hãng Boeing sản xuất. P-8A Poseidon giúp nâng cao đáng kể khả năng trinh sát và tuần tra các vùng biển ven bờ của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, dòng máy bay tuần tra hải quân mới này cũng đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến săn ngầm, diệt hạm với trang bị vũ khí thích hợp. Máy bay này được trang bị hệ thống radar tối tân cùng với một loạt ngư lôi và tên lửa chống hạm. P-8A có thể bay xa hơn và thực hiện nhiệm vụ lâu hơn những chiếc P-3. “P-8A là máy bay chiến tranh chống tàu ngầm và tàu nổi tầm xa tối tân nhất thế giới hiện nay”, Lầu Năm Góc từng tự tin tuyên bố như vậy.
Những gì đang diễn ra một lần nữa phơi bày quan hệ nhiều sóng gió giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới Mỹ-Trung. Quan hệ giữa hai nước này trong thời gian qua đang rơi vào cuộc đối đầu nghiêm trọng vì một loạt vấn để, trong đó nổi lên vấn đề Biển Đông, Đài Loan, cuộc chiến thương mại….
Trung Quốc và Mỹ đối đầu gay gắt trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông. Khi Trung Quốc leo thang các hoạt động quân sự ở Biển
Đông, Mỹ cũng đã gia tăng áp lực với Trung Quốc bằng những lời chỉ trích, lên án công khai cùng với các hoạt động quân sự. Mỹ liên tục cho các máy bay, tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan lâu nay vẫn là “cái dằm” gây nhức nhối trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Bắc Kinh luôn phản đối gay gắt và quyết liệt việc bất kỳ nước nào tăng cường quan hệ với Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan và đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan.
Cuộc chiến thương mại nảy lửa giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu nổ ra vào tháng Bảy năm 2018 và vẫn còn kéo dài đến hiện tại.
http://biendong.net/bi-n-nong/33264-chien-ham-tq-choi-tro-nguy-hiem-voi-may-bay-san-ngam-cua-my.html

Trung Quốc giải bài toán tháo ‘vòng kim cô’

Thiệt hại kinh tế nặng nề buộc Trung Quốc phải xem xét nới lỏng lệnh phong tỏa, nhưng điều đó có thể hủy hoại nỗ lực chống dịch Covid-19.
Không khí căng thẳng tại Trung Quốc gần đây hạ nhiệt đáng kể khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dịch Covid-19 ở nước này đã đạt đỉnh từ ngày 23/1 đến 2/2, số ca bệnh đang giảm dần và nhiều tỉnh không có thêm ca nhiễm mới trong nhiều ngày liên tiếp. Trung Quốc hôm nay ghi nhận 29 ca tử vong do nCoV, thấp nhất trong một tháng qua.
Dù số ca tử vong đã chạm mức 2.800 người, những tín hiệu khả quan khiến nhiều người tin tưởng nCoV đã được kiểm soát tại Trung Quốc. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp và một số quan chức địa phương đang tích cực kêu gọi điều chỉnh quy định kiểm dịch, nhằm tạo điều kiện mở cửa lại nhà máy, cũng như đưa nhân công và nguồn cung ứng trở lại trước khi tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc vẫn ngập ngừng trong việc đưa ra những quyết định quan trọng, khi Chủ tịch Tập Cận Bình đặt ra cho họ nhiệm vụ dường như bất khả thi: vừa duy trì các biện pháp phòng chống nCoV, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Những mục tiêu dường như mâu thuẫn này được cho là nguyên nhân dẫn đến phản ứng lộn xộn tại Vũ Hán, nơi khởi phát dịch Covid-19. Chính quyền thành phố hôm 24/2 thông báo sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa, cho phép những người khỏe mạnh hoặc có lý do đặc biệt rời thành phố.
Tuy nhiên, quyết định này được rút lại chỉ vài giờ sau đó. Chính quyền Vũ Hán cho biết thông báo trên được ban hành mà không nhận được sự chấp thuận từ “các lãnh đạo chủ chốt” của thành phố, nên “hoàn toàn vô giá trị” và những người có liên quan đã bị “xử lý nghiêm khắc”.
Nhiều thành phố khác, bao gồm thủ đô Bắc Kinh, cũng thắt chặt các biện pháp hạn chế di chuyển trong những tuần gần đây, sau khi xuất hiện thêm ca nhiễm nCoV trong lúc họ thử nghiệm một số động thái nới lỏng phong tỏa.
Ngay cả những phát biểu của ông Tập dường như cũng không nhất quán. Chủ tịch Trung Quốc từng yêu cầu chính quyền thúc đẩy “cuộc chiến của nhân dân” chống lại dịch Covid-19, nhưng sau đó vẫn kêu gọi hoàn thành mục tiêu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế. Giới chức cho biết để đạt được điều này, Trung Quốc cần tăng trưởng ít nhất 5,5% trong năm nay.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Tập cho hay tác động của dịch Covid-19 với kinh tế Trung Quốc chỉ là “tạm thời”, nói thêm rằng họ “vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng”, Xinhua đưa tin.
Bất chấp sự tự tin của ông Tập, nền kinh tế Trung Quốc bị đánh giá đang suy yếu nhanh chóng. Hàng loạt nhà máy vẫn đóng cửa từ Tết Nguyên đán, tiêu dùng và đầu tư lao dốc. Trong khi Trung Quốc hoãn công bố dữ liệu kinh tế cho tới giữa tháng 3, những chỉ số khác cho thấy nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn lớn.
Mức tiêu thụ than trung bình tại các công ty điện lực Trung Quốc thấp hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho biết, thêm rằng doanh số bán căn hộ chỉ bằng 1/4 mức bình thường và nhu cầu thép tương đương khoảng 50% so với chỉ số ba năm qua.
Dựa trên dữ liệu di chuyển của công ty Baidu, tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura ước tính mới chỉ hơn 1/3 số người Trung Quốc quay lại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến sau dịp Tết Nguyên đán, trong khi vào thời điểm này năm ngoái, hầu như tất cả đều đã có mặt để làm việc.
Người di cư chiếm khoảng 40% lực lượng lao động của Trung Quốc và các nhà máy khó nối lại sản xuất nếu thiếu họ.
Với việc hơn 780 triệu người, tương đương khoảng một nửa dân số, đang bị hạn chế đi lại dưới nhiều hình thức nhằm ngăn nCoV lây lan, một số lĩnh vực kinh tế tại Trung Quốc đang “kêu cứu” khẩn cấp.
“Chúng tôi phải đóng cửa gần như toàn bộ văn phòng bất động sản một cách chóng vánh. Mọi hoạt động giao dịch cũng dừng lại”, Hiệp hội Bất động sản tỉnh Giang Tây viết trong lá thư gửi chính quyền địa phương. Các thành viên của hiệp hội, bao gồm nhiều doanh nghiệp tư nhân, “phải đối mặt với áp lực tài chính lớn và đang khó duy trì kinh doanh”.
Tập đoàn thép Baowu, nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, cảnh báo lợi nhuận quý đầu tiên của họ sẽ giảm tới 3 tỷ tệ (khoảng 428 triệu USD), tương đương mức giảm 14% so với lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái, do những gián đoạn trong hoạt động sản xuất vì dịch bệnh. “Nhu cầu thị trường giảm và hàng tồn kho đang chất đống nhanh hơn dự kiến”, Zhang Jinggang, phó giám đốc tập đoàn, cho biết hôm 22/2.
Một số nhà phân tích dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc trong quý đầu tiên có thể bằng không hoặc thậm chí xuống mức âm. Sự suy giảm này đặt ra nghi ngờ về tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc rằng họ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
“Tuyên bố đó không thể thay đổi được sự thật. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại kinh tế trong quý đầu tiên, mọi người có thể thấu hiểu và chấp nhận việc hạ thấp các mục tiêu tăng trưởng”, Zhang Anyuan, nhà kinh tế học tại công ty chứng khoán CFC Financial, nêu ý kiến.
Một quan chức giấu tên trong chính quyền tỉnh Giang Tây cho biết các ngân hàng quốc doanh tại địa phương đang cố gắng giúp một số công ty vượt qua khủng hoảng tiền mặt. “Tuy nhiên, chúng tôi phải hết sức thận trọng trong việc nới lỏng lệnh cấm đi lại và những hạn chế khác. Vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về nCoV. Chúng tôi không muốn thấy tất cả nỗ lực bị đổ sông đổ bể”, quan chức nói thêm.
Loạt lệnh phong tỏa khiến nhiều doanh nghiệp không thể trở lại hoạt động bình thường. Wang Yifeng, chủ một công ty sản xuất vải polyester ở tỉnh Chiết Giang, cho biết hầu hết công nhân của ông đều từ địa phương khác và họ không thể trở lại làm việc do lệnh cấm đi lại tại quê nhà. “Tất cả quản lý đều đang ở đây, nhưng toàn bộ máy móc chưa vận hành”, ông Wang nói.
Ông Tập cho rằng lãnh đạo các tỉnh thành nên quyết định cách thực hiện và cân nhắc khả năng nới lỏng biện pháp phong tỏa dựa trên tình hình dịch bệnh tại địa phương. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng sự mơ hồ về nCoV khiến việc đánh giá rủi ro trở nên khó khăn.
“Làm sao bạn có thể tuyên bố chiến thắng dịch bệnh nếu nCoV thực sự trở thành cuộc đấu tranh y tế lâu dài thay vì thứ gì đó có khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn?” Carl Minzer, giáo sư về luật và chính trị Trung Quốc tại Đại học Fordham, Mỹ, cho hay.
Truyền thông Trung Quốc đổ lỗi cho một phó thị trưởng của Vũ Hán về việc vội vã thông báo nới lỏng phong tỏa trong thành phố khi chưa được cấp trên đồng ý. Với những quan chức Vũ Hán khác, đây là bằng chứng cho thấy áp lực đặt trên vai chính quyền thành phố, khi họ phải đấu tranh để đáp ứng hai mục tiêu song song của ông Tập.
“Dịch bệnh sẽ diễn biến thế nào? Các nhà máy có thể hoạt động trở lại không? Làm thế nào để cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế?”, cựu quan chức ngân hàng trung ương Wu Ge nói. “Những câu hỏi đó trở thành một loạt vấn đề mâu thuẫn mà các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc phải đối mặt”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33251-trung-quoc-giai-bai-toan-thao-vong-kim-co.html

Bắc Kinh làm người dân Trung Quốc

và cả thế giới phát ốm

Triệu Hằng
Dịch virus corona sau khi lây nhiễm hàng loạt, gia tăng chết chóc ở thành phố Vũ Hán và những nơi khác tại Trung Quốc, đã lan tới cả các quốc gia khác, làm ngưng trệ du lịch và thương mại cũng như dấy lên nỗi sợ hãi về một đại dịch toàn cầu.
Thật khó mà tưởng tượng ra bất kỳ điều gì tốt đẹp trong cái thảm họa y tế cộng đồng này. Tuy nhiên, nếu các nước đồng thuận và phối hợp chính sách với nhau thì có thể làm nên một biến đổi lịch sử.
Chính quyền độc tài Trung Quốc với sự vô dụng và bất lương, đã đổ thêm dầu vào lửa, không những gây ra thảm họa dịch bệnh mà còn có thể là dẫn tới sự sụp đổ của chính mình. Chính phủ các nước phương Tây vì lương tâm và các lý do an toàn, không thể đứng ngoài tiến trình này.
Vào năm 1972, Richard Nixon đã thúc đẩy việc mở cửa Trung Quốc. Ông viết trong chiến dịch của mình rằng: “Thế giới không thể an toàn trừ khi Trung Quốc thay đổi”. Ông nói rằng không thể bỏ mặc một Trung Quốc cô lập để nó “ấp ủ những ảo tưởng, nuôi dưỡng sự căm ghét, và đe dọa các nước láng giềng”. Để thoát khỏi “chất độc” của Mao Trạch Đông, Nixon cảnh báo, “thế giới phải mở cửa cho Trung Quốc và Trung Quốc phải mở cửa cho thế giới”.
Vào những năm 1980, Đặng Tiểu Bình nói “cải cách là cuộc cách mạng thứ hai của Trung Quốc”, và Đặng đã thực hiện một loạt các hoạt động mở cửa nền kinh tế. Nhưng hy vọng về một cải cách chính trị có thể diễn ra tiếp sau cải cách kinh tế, đã hoàn toàn sụp đổ bởi sự tàn nhẫn trong vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn.
Để duy trì những mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới bên ngoài, Đặng đã căn dặn các đồng chí của mình “phải biết che giấu và chờ thời”.
Vào năm 1995 và 1996, Giang Trạch Dân đã bắt đầu cởi bỏ lời khuyên của Đặng bằng cách cho thấy việc sử dụng vũ lực vẫn đóng vai trò rất quan trọng, hành động này dựa trên một câu nói của Mao: “quyền lực chính trị sinh ra từ nòng súng”.
Trung Quốc đã phóng hỏa tiễn về phía biển Đài Loan nhằm phản đối sự cương quyết hướng tới dân chủ của hòn đảo, và khi Mỹ điều hàng không mẫu hạm tới khu vực, một quan chức quân đội Trung Quốc đã đe dọa: “Các ông nên quan tâm nhiều hơn tới Los Angeles thay vì Đài Loan”. Một vài năm sau, một vị tướng khác của Trung Quốc thậm chí còn nói sẽ xóa sổ “hàng trăm thành phố của Mỹ”.
Đến năm 2000, 30 năm sau chính sách mở cửa của Nixon, Washington lại một lần nữa cố gắng thúc đẩy Trung Quốc đi vào cải cách. Nhưng bằng một cách rất lạ, chính quyền Clinton đã bỏ sang một bên các đánh giá nhân quyền hàng năm, vốn để cân nhắc xem có tiếp tục duy trì Quy chế Quan hệ thương mại Bình thường Vĩnh viễn với Trung Quốc hay không.
Tổng thống Clinton đã tách cân nhắc về quyền con người ra khỏi đặc quyền thương mại như thể chúng không liên quan, và cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi tôi băn khoăn về sự gia nhập này của Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jesse Helms đã hỏi liệu sự gia nhập này có dẫn đến việc làm thay đổi Trung Quốc hay không. Tôi đã tuyên bố rằng, có nhiều khả năng nó thay đổi chính chúng ta.
Một khi Trung Quốc gia nhập WTO, như có thể đã dự đoán được, các cơ chế kiểm soát thường xuyên bị coi nhẹ hoặc bỏ qua. Trong khi hội nhập với thế giới được cho là để giúp thúc đẩy các cải cách chính trị ở Trung Quốc, thì phương Tây đã không bắt được Trung Quốc phải tuân theo các quy tắc thương mại mà nó đã công nhận.
Tập Cận Bình lên nắm quyền trong bối cảnh phương Tây đang tự thích nghi, nên đã không thấy cần phải tuân theo chiến lược “ẩn mình chờ thời” của Đặng nữa. Trung Quốc công khai phô trương thanh thế và tỏ rõ ý đồ xâm lược ở biển Hoa Đông, biển Đông và một lần nữa, cả đối với Đài Loan. Bắc Kinh dùng mô hình “một Trung Quốc, hai chế độ” để siết chặt Hồng Kông và Đài Loan.
Đối với các dân tộc ở Tây Tạng và Tân Cương (Đông Turkestan), Tập Cận Bình đã thẳng tay đàn áp, đỉnh cao là một mạng lưới các trại tập trung, nơi một triệu người Duy Ngô Nhĩ chịu đựng sự tàn bạo và tẩy não theo kiểu của trại cải tạo Gulag.
Ở Trung Quốc, tất cả các nhóm tín ngưỡng đều bị đàn áp một cách khốc liệt. Pháp Luân Công – một môn khí công thiền định – đã bị đàn áp dã man, phi nhân tính, theo kiểu công nghiệp – thu hoạch nội tạng sống – vượt xa cả sự tàn bạo của Đức Quốc xã.
Giờ đây, với chủng mới của virus corona khởi phát ở Vũ Hán, tiếp sau các dịch bệnh SARS và cúm gia cầm đều tập trung ở Trung Quốc, và cả cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện (nhóm opioid), thế giới theo nghĩa đen, đang phát ốm lên vì tất cả những gì chính quyền Trung Quốc đang làm, để đền đáp lại sự hào phóng và nuông chiều mà thế giới dành cho nó.
Món nợ trăm năm “bách niên quốc sỉ”, được cho là phương Tây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xâu xé lãnh thổ Trung Quốc trong khoảng thời gian 1839-1949, đã được phương Tây hoàn trả lại quá hậu hĩnh trong mấy chục năm qua. Nếu còn bất kỳ món nợ nào, thì đó là người dân Trung Quốc cần phải được trả lại “70 năm xót xa tủi hổ” do chính lãnh đạo của họ đã gây ra. Từ Thiên An Môn đến Hồng Kông, bao nhiêu người Trung Quốc đã đứng lên phản đối và biểu tình, trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện tại, rõ ràng là đã đến lúc cần có sự thay đổi.
Phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, nên công khai ý định ủng hộ cải cách nội bộ ở Trung Quốc. Bắc Kinh luôn chống lại sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của mình, lời kêu ca thông lệ này cần phải được vạch trần vì bản chất đạo đức giả của nó, đồng thời phải chú ý đến việc Trung Quốc đã can thiệp rất sâu vào các phương tiện truyền thông và các thể chế của phương Tây.
Các nỗ lực của phương Tây nhằm khuyến khích cải cách chính trị ở Trung Quốc không cần phải phức tạp hay hệ trọng gì, chỉ đơn giản là tiếp tục mở rộng các chiến dịch phát thanh và truyền thông kỹ thuật số. Toàn dân Trung Quốc, thông qua các phương tiện này sẽ biết được những gì đang xảy ra trên thế giới, bao gồm cả nước láng giềng Triều Tiên, và về chính những gì đang diễn ra tại Trung Quốc. Biết được sự thật, người dân Trung Quốc sẽ tự ngẫm và quyết định lấy số phận của mình.
Vì hạnh phúc của người dân Trung Quốc và vì lợi ích của chính người dân phương Tây, những nỗ lực này không bao giờ là quá muộn.
Theo Joseph Bosco / The Hill
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-lam-nguoi-dan-trung-quoc-va-ca-the-gioi-phat-om.html

Virus corona tấn công

vào cơ quan kiểm duyệt Internet Trung Quốc

Quý Khải
Dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng đã tấn công vào cơ quan kiểm duyệt internet hàng đầu Trung Quốc, khiến 10 nhân viên nhiễm bệnh, theo giới chức y tế Bắc Kinh.
Tờ The Epoch Times ngày 29/2 cho hay, đây cũng là một ví dụ của tình trạng lây lan trong cộng đồng, có nghĩa là người dân lây nhiễm virus cho nhau trong quá trình giao tiếp.
Tình trạng lây lan khởi phát khi một nhân viên vệ sinh bị ốm bắt đầu có các triệu chứng ho vào ngày 18/2 nhưng vẫn tiếp tục đi làm, theo thông tin từ cuộc họp báo ngày 27/2 tại Bắc Kinh.
Nhân viên vệ sinh này có họ Sun, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus vào ngày 24/2. Ngày 26/2, các quan chức xác nhận 10 đồng nghiệp của Sun cũng bị nhiễm bệnh.
10 trường hợp này bao gồm 9 nhân viên của công ty quản lý tài sản phụ trách thuê ngoài (outsourcing nguồn lực), trong khi người còn lại là nhân viên cung cấp dịch vụ ăn uống của bên thứ ba. Giới chức đã cách ly 178 người có tiếp xúc gần với những người nhiễm bệnh và khử trùng toàn diện nơi làm việc, theo thông cáo báo chí.
Giới chức cho biết doanh nghiệp bị 2019-nCoV tấn công là một tổ chức nhà nước nhưng không cho biết danh tính cụ thể. Tuy nhiên, địa chỉ được cung cấp trong thông báo ngày 25/2 từ Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Bắc Kinh (CDC) tiết lộ tổ chức được nói tới là Trung tâm Điều phối Kỹ thuật Ứng phó Khẩn cấp Mạng máy tính Quốc gia Trung Quốc, một cơ quan nằm dưới sự kiểm soát của Cục quản lý Không gian mạng Trung Quốc, cơ quan quản lý internet hàng đầu nước này.
Phản ứng của người dân
Đã xuất hiện các động thái “hả hê” trong cộng đồng mạng và những người bất đồng chính kiến ở ​​Trung Quốc, khi họ chỉ ra cơ quan này là một công cụ giám sát của chính quyền nhằm đàn áp quyền tự do ngôn luận của người dân. Trên mạng xã hội Twitter, mạng mà Trung Quốc chỉ có thể truy cập được thông qua VPN, có một bài thảo luận về “sự ngừng trệ” của cơ quan này đã nhận được hơn 1.800 lượt thích.
Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự lưu hành thông tin tự do trên mạng Internet ở Trung Quốc, bao gồm việc áp đặt cơ chế đăng ký bằng tên thật trên các mạng xã hội lớn ở Trung Quốc, ví như với trường hợp của Weibo (một mạng xã hội giống Twitter), và xóa tài khoản của những người dùng hoặc những bình luận thẳng thắn bị cho không phù hợp với chính sách của chính quyền.
“Với ‘Vạn Lý Trường Thành trên mạng’ (dự án Golden Shield – công cụ của Trung Quốc nhằm kiểm soát và ngăn chặn kết nối tới nhiều trang web đặt ở nước ngoài), chính quyền Trung Quốc đã biến hơn 1 tỷ dân số nước này thành ‘những con ếch ngồi đáy giếng’”, Hu Jia, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, nói với tờ The Epoch Times. “Mắt và tai chúng tôi bị che kín, miệng chúng tôi thì bị khóa chặt … chúng tôi đang bị cách ly khỏi thế giới”.
Ông gọi tin tức mới này là một triển hiện của “quả báo”.
Trung Quốc đã báo cáo gần 79.000 trường hợp nhiễm bệnh, tuy vậy các nhà phân tích và người dân Trung Quốc ngờ rằng con số này nhỏ hơn rất nhiều so với thực tế.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-corona-tan-cong-vao-co-quan-kiem-duyet-internet-trung-quoc.html

Người Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền Trung Quốc

ép buộc làm việc ở Thanh Đảo

Tuệ Minh
Các công nhân mặc áo khoác màu xanh da trời, họ khâu và dán keo khoảng 8 triệu đôi Nike mỗi năm tại nhà máy Taekwang ở Thanh Đảo, một nhà cung cấp của Nike trong hơn 30 năm và là một trong những nhà máy lớn nhất của thương hiệu Mỹ. Nhưng hàng trăm công nhân này đã không phải là người ở Thanh Đảo, họ là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ miền Tây Tân Cương, được chính quyền Trung Quốc gửi đến đây để làm việc.
Sau những chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế về chiến dịch của ĐCSTQ cưỡng bức  và đồng hóa nhóm người thiểu số người Duy Ngô Nhĩ bằng cách giam giữ hơn một triệu người trong các trại cải tạo, chính quyền Trung Quốc cho biết năm ngoái hầu hết đều đã tốt nghiệp và được thả ra.
Nhưng có bằng chứng mới cho thấy chính quyền Trung Quốc không thả nhóm người này ra mà đang chuyển sang cưỡng bức lao động, do chính phủ chỉ đạo trên khắp đất nước, nhằm kiểm soát hơn nữa người dân Duy Ngô Nhĩ và phá vỡ các liên kết gia đình.
Một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Quan Thoại không thành thạo cho biết, chúng tôi có thể đi bộ một chút xung quanh, nhưng chúng tôi không thể tự mình quay trở lại Tân Cương, cô lo lắng về việc bị bắt gặp nói chuyện với phóng viên, cô nhanh chóng chạy đi.
Các công nhân người Duy Ngô Nhĩ – hầu hết tất cả phụ nữ ở độ tuổi 20 trở xuống, sử dụng cử chỉ tay và tiếng phổ thông thô sơ để giao tiếp. Tại chốt bảo vệ của nhà máy, có khẩu hiệu viết bằng ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ nói với họ rằng hãy trung thành với ĐCSTQ, chính quyền TQ có kỷ luật rõ ràng và họ bị giám sát liên tục.
Theo một báo cáo từ Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI), một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Canberra cho biết, nhà máy Taekwang ở Thanh Đảo là một trong nhiều nơi người Duy Ngô Nhĩ đang làm việc với điều kiện lao động bị cưỡng bức để sản xuất hàng hóa cho hơn 80 thương hiệu toàn cầu,
Vicky Xiuzhong Xu, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, chính quyền Trung Quốc hiện đang xuất khẩu văn hóa và đạo đức đàn áp của các trại cải tạo ở Tân Cương. Họ tìm thấy bằng chứng cho thấy người Duy Ngô Nhĩ được chuyển trực tiếp từ các trại cải tạo đến các nhà máy.
Báo cáo của ASPI ước tính có hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển từ Tân Cương sang làm việc tại các nhà máy trên khắp Trung Quốc từ năm 2017 đến 2019. Con số này phù hợp với báo cáo từ đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, cho biết vào tháng 11 rằng chính phủ Tân Cương muốn chuyển 100.000 người lao động thặng dư, giữa năm 2018 và 2020.
Tân Cương nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi có nhiều điểm tương đồng với các nền văn hóa ở Trung Á hơn so với người Hán nói tiếng phổ thông Trung Quốc, và từ lâu họ đã bị trừng phạt bởi sự cai trị áp bức của Bắc Kinh.
Theo tính toán của ĐCSTQ, hàng chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã được gửi đến các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến ở phía Nam, và đến Chiết Giang, An Huy và Sơn Đông ở phía Đông.
Trong báo cáo của mình, ASPI cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy người Duy Ngô Nhĩ đang bị lợi dụng bởi các công ty Trung Quốc và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến vi phạm nhân quyền.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 27 nhà máy ở 9 tỉnh của Trung Quốc đã sử dụng công nhân Duy Ngô Nhĩ được thuê thông qua các chương trình chuyển giao lao động từ Tân Cương, từ năm 2017. Các nhà máy này thuộc sở hữu của các công ty cung cấp cho chuỗi cung ứng của một số công ty nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm Apple, Dell và Volkswagen.
Mặc dù ASPI không thể xác nhận một cách cụ thể rằng lao động bị ép buộc, nhưng báo cáo của họ cho biết có bằng chứng rõ ràng về những hành vi cưỡng chế lao động rất đáng lo ngại.
Tư tưởng và hành vi của người lao động được theo dõi chặt chẽ. Có một văn phòng tâm lý được xây dựng trong nhà máy có mục đích tiến hành các cuộc nói chuyện thân mật, tư vấn tâm lý và khuyến khích hội nhập với người Hán địa.
Nhà máy sản xuất  giống như một nhà tù. Có những tháp canh với máy quay hướng ra mọi hướng và hàng rào dây thép gai trên tường, trong đó có áp phích tuyên truyền của ĐCSTQ làm nổi bật giấc mơ của Tập Cận Bình, tất cả các dân tộc đều đoàn kết thành một gia đình.
Có một trạm bảo vệ đặc biệt được trang bị camera nhận dạng khuôn mặt và giám sát công nghệ cao khác mà công nhân phải đi qua khi họ vào và ra khỏi nhà máy.
Các công nhân người Duy Ngô Nhĩ được tách biệt với công nhân người Hán, họ không nói tiếng phổ thông, họ được phép đi lang thang gần khu nhà, nhưng phải quay lại ký túc xá sau đó.
Không có nhà thờ Hồi giáo trong thị trấn hoặc trong nhà máy, các công nhân Duy Ngô Nhĩ không được phép cầu nguyện hoặc đọc kinh Koran.Thay vào đó, họ phải tham gia các lớp học tiếng Anh và tiếng phổ thông tại một trường đào tạo.
An ninh tại nhà máy được thắt chặt, quản lý nhà máy giám sát chi tiết về các công nhân và các lối ra, các công nhân Duy Ngô Nhĩ phải tuân thủ một lịch trình nghiêm ngặt, đến làm việc hoặc chỉ rời khỏi khu vực vào những giờ cụ thể.
Đại diện nhà máy Taekwang không trả lời các câu hỏi về việc người Duy Ngô Nhĩ có bị buộc phải làm việc trong nhà máy dưới sự đe dọa của việc cải tạo hay không, liệu họ có thể cầu nguyện hoặc thực hành tôn giáo khi làm việc tại nhà máy hay không.
Theo Anna Fifield | Washington Post ngày 1/3
Tuệ Minh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-duy-ngo-nhi-bi-chinh-quyen-trung-quoc-ep-buoc-lam-viec-o-thanh-dao.html

Bất chấp COVID-19 bùng phát,

Bắc Kinh vẫn tiếp tục đàn áp người có đức tin

Lục Du
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục quấy rối những người có đức tin mặc dù bận đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19. Những người cầu nguyện cho người bệnh hoặc người chết vì nCoV bị buộc tội “gây nguy hiểm cho sự ổn định của xã hội”.
Dường như đàn áp tôn giáo mới là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trung Quốc, chứ không phải cuộc chiến chống lại COVID-19 đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của người dân. Theo các nguồn tin của Bitter Winter trên khắp Trung Quốc, những người có đức tin tiếp tục bị quấy nhiễu trong hai tháng đầu năm. Kể từ đầu tháng Hai, cảnh sát ở các tỉnh Phúc Kiến và Sơn Đông đã bắt giữ ít nhất 30 thành viên của Giáo hội Thiên Chúa toàn năng (CAG) – nhóm tôn giáo bị chính quyền đàn áp mạnh tay nhất ở Trung Quốc thời điểm hiện tại.
Một thành viên CAG nói với Bitter Winter rằng theo các tài liệu bí mật nội bộ của ĐCSTQ mà người này tiếp cận được, Bắc Kinh đã lên kế hoạch triển khai một chiến dịch quy mô lớn nhắm vào CAG trong năm 2020. “Đã có thể có nhiều vụ bắt giữ hơn nếu như không có đại dịch”, người này nhận định.
Một số tín đồ của CAG cũng đã bị bắt chỉ vì họ cầu nguyện cho các nạn nhân của nCoV hoặc chia sẻ hình ảnh và tin nhắn liên quan đến dịch bệnh. Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do (RFA), Sun Feng, một Kitô hữu ở thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, đã đăng một tin nhắn trực tuyến vào ngày 31 tháng 1, kêu gọi mọi người nhịn ăn trong chín ngày và cầu nguyện để dịch bệnh sớm kết thúc. Vào ngày 7 tháng 2, người này đã bị cảnh sát bắt giữ và giam trong 24 giờ. Vào năm 2014, ông Sun đã bị kết án 5 năm tù với cáo buộc kích động lật đổ chính quyền khi công khai ủng hộ Phong trào Dù vàng ở Hồng Kông.
Báo cáo của RFA cũng đề cập tới trường hợp của Reverand Li Wanhua, một mục sư tại nhà thờ Fengle ở thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông. Cảnh sát đã triệu tập ông Wanhua vào ngày 14 tháng 2 tới đồn công an để làm việc, vì mục sự này đăng lại những bức ảnh và tin nhắn liên quan tới bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên đưa ra cảnh báo về virus nCoV nhưng bị chính quyền yêu cầu giữ im lặng. Mục sư Wanhua cũng đã bị ĐCSTQ đàn áp trước đó, vào ngày 14 tháng 6 năm 2018, ông bị công an của thành phố Giang Môn bắt giữ với cáo buộc “tổ chức và sử dụng các tổ chức bí mật phản động, các tổ chức sùng bái và sử dụng sự mê tín để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Sau đó vị mục sư này được tại ngoại.
“Chính quyền không tiếc công sức để kiểm soát và đàn áp những người có đức tin thay vì [dồn sức để] chống lại thảm họa. Đối với Đảng Cộng sản, việc duy trì sự ổn định luôn được đặt lên hàng đầu!”, một Kitô hữu ở tỉnh Quảng Đông nói với Bitter Winter.
“ĐCSTQ đã không ngừng khủng bố các nhà thờ của chúng tôi trong vài năm qua”, một người theo đạo Thiên chúa ở thành phố Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nói. “Họ phá hủy các nhà thờ, xóa bỏ Mười điều răn, thay thế thánh giá bằng chân dung Tập Cận BÌnh, làm biến dạng giáo lý Kinh Thánh, giam giữ các mục sư. Và cuộc đàn áp vẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh bùng phát đại dịch”.
Theo Bitter Winter
Lục Du dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bat-chap-covid-19-bung-phat-bac-kinh-van-tiep-tuc-dan-ap-nguoi-co-duc-tin.html

Hoạt động nhà máy tháng 2 của TQ

giảm thấp kỉ lục vì virus corona

Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc sụt giảm với tốc độ kỉ lục vào tháng 2, thậm chí còn tệ hơn lúc diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nó nêu bật thiệt hại to lớn mà dịch virus corona gây ra đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chỉ số Quản lí Sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỉ lục 35,7 trong tháng 2 so với 50,0 trong tháng 1, Cục Thống kê Quốc gia cho biết ngày thứ Bảy, thấp hơn nhiều so với mốc 50 điểm phân cách mức tăng trưởng hàng tháng với giai đoạn sụt giảm.
Chỉ số này cho thấy bức tranh tổng quát chính thức đầu tiên về nền kinh tế Trung Quốc, kể từ khi dịch virus corona bùng phát làm tử vong gần 3.000 người ở Trung Quốc đại lục và lây nhiễm khoảng 80.000 người.
Dữ liệu này báo trước sự gián đoạn kinh tế do virus có thể sẽ kéo dài hết cả quý đầu tiên của năm 2020 vì dịch bệnh đã khiến nhà chức trách ban hành những hạn chế du hành rộng khắp và các biện pháp y tế công cộng nghiêm ngặt mà đã làm tê liệt hoạt động kinh tế.
Một chỉ số phụ của hoạt động sản xuất lao dốc xuống mức 27,8 trong tháng 2 từ mức 51.3 trong tháng 1, trong khi chỉ số đơn đặt hàng mới giảm xuống mức 29,3, giảm từ mức 51,4 một tháng trước đó.
Các đơn đặt hàng xuất khẩu mới mà các nhà sản xuất Trung Quốc nhận được cũng giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm, với Cục Thống kê Quốc gia cảnh báo về áp lực đối với các nhà xuất khẩu từ các lô hàng bị trì hoãn và các đơn đặt hàng bị hủy.
Các nhà phân tích đang cảnh báo sự lây lan của virus corona sang các quốc gia khác sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu và hạn chế sự phục hồi cho các nhà sản xuất Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/hoat-dong-nha-may-thang-2-cua-trung-quoc-giam-thap-ki-luc-vi-virus-corona/5309816.html

Thái Lan, Úc

xuất hiện ca tử vong đầu tiên do COVID-19

Hải Lam
Một nhân viên bán hàng 35 tuổi ở Thái Lan qua đời hôm 29/2, trở thành người đầu tiên tử vong do nhiễm COVID-19 ở quốc gia này. Úc hôm nay cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên.
Theo Bloomberg, Suwanchai Wattanayingcharoen, cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, cho biết tại buổi họp báo ở Bangkok hôm nay (1/3) rằng bệnh nhân tử vong do COVID-19 này còn bị bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh nhân đã nhập viện gần một tháng và qua đời vào ngày 29/2 sau khi bị suy đa tạng.
Ông Suwannachai cho biết Bộ Y tế vẫn đang xem xét tác động của virus corona trong trường hợp tử vong này. Tawee Chotpitayasunondh, cố vấn của Cục kiểm soát dịch bệnh nói rằng người đàn ông đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus kể từ 16/2 nhưng “cơ thể đã bị tổn thương” vì COVID-19.
Hiện Thái Lan ghi nhận 42 ca nhiễm nCoV  kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại quốc gia này hồi tháng 1.
Reuters đưa tin, Úc hôm nay ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19. Nam bệnh nhân 78 tuổi từng ở trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản hồi đầu tháng 2 và qua đời khi đang được điều trị tại bệnh viện Sir Charles Gairdner. Vợ của cụ ông này cũng đã nhiễm COVID-19. Úc đã xuất hiện 25 ca dương tính nCoV.
Video: Hàn Quốc ghi nhận trường hợp đầu tiên tái nhiễm COVID-19
https://www.dkn.tv/the-gioi/thai-lan-uc-xuat-hien-ca-tu-vong-dau-tien-do-covid-19.html

Một tuần chính trường hỗn loạn ở Malaysia

Hải Lam
Malaysia đã có một tuần với nhiều biến động chính trị sau sự từ chức bất ngờ của vị thủ tướng 94 tuổi Mahathir Mohamad vào thứ Hai (24/2).
Động thái từ chức của ông Mahathir đã mở ra một cuộc chiến quyền lực mới với cựu đối thủ Anwar Ibrahim, 72 tuổi.
Reuters cho hay, ông Anwar là cấp phó của Mahathir và là một ngôi sao chính trị đang lên khi Mahathir giữ chức thủ tướng vào những năm 1990. Mối quan hệ giữa hai người rạn nứt khi Malaysia bị suy thoái kinh tế cuối những năm 1990.
Sau đó, ông Mahathir và ông Anwar “gác lại quá khứ”, kết thành Liên minh Pakatan Harapan (Liên minh Hy vọng) để đánh bại Najib Razak trong cuộc bầu cử tháng 5/2018. Ông Najib Razak là cựu thủ tướng đã cầm quyền suốt 60 năm kể từ khi Malaysia giành độc lập năm 1957. Liên minh Hy vọng gồm 4 đảng được thiết lập dựa trên thỏa thuận rằng ông Mahathir sẽ chuyển giao quyền lực cho ông Anwar vào giữa nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. Tuy nhiên, trong quãng thời gian cầm quyền, ông Mahathir nhiều lần từ chối nói khi nào ông sẽ chuyển giao quyền lực. Như vậy, việc ông Mahathir bất ngờ từ chức được xem là động thái mang tính chiến thuật giúp ông hủy bỏ giao kèo, ngăn cản ông Anwar kế nhiệm ông trước cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2023.
Dưới đây là những sự kiện chính trị từ ngày 23/2 – 1/3 xoay quanh việc ông Mahathir từ chức và Malaysia có tân thủ tướng được Reuters tổng hợp:
Ngày 23/2
Theo nhiều nguồn tin, các chính trị gia của Liên minh Hy vọng đã tổ chức các cuộc đàm phán tại một khách sạn gần thủ đô Kuala Lumpur về một liên minh mới có thể có sự tham gia của một số thành viên của nhóm đối lập là Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) và những nhóm khác.
Tối hôm đó, ông Anwar nói rằng một số đồng nghiệp từ liên minh đang cố gắng hạ bệ chính phủ và thành lập một liên minh mới để ngăn ông làm thủ tướng.
Mahathir đã bất bình vì bị các chính trị gia thân Anwar gây áp lực tại một cuộc họp của liên minh vào ngày 21/2 yêu cầu thiết lập một mốc thời gian rõ ràng cho việc chuyển giao quyền lực.
Ngày 24/2
Ông Mahathir từ chức. Quốc vương Malaysia Ahmad Shah bổ nhiệm ông làm thủ tướng lâm thời cho đến khi tìm được người kế vị. Nội các giải thể.
Mahathir đồng thời từ chức Chủ tịch đảng Đoàn kết Bản địa Malaysia (Bersatu). Cùng với đó, đảng Bersatu cũng tuyên bố rút khỏi Liên minh Hy vọng để ủng hộ thủ tướng Mahathir.
Ngày 25/2
Cung điện Malaysia cho biết, Quốc vương Malaysia Ahmad Shah sẽ tham vấn tất cả 222 nghị sĩ của Quốc hội, trừ Thủ tướng lâm thời Mahathir Mohamad, trước khi đưa ra quyết định tiếp theo.
Ông Mahathir đề xuất thành lập một chính phủ đoàn kết tại nước này, kêu gọi các nhà lập pháp từ khắp các đảng chính trị đối thủ tham gia.
Nhưng liên minh bị đánh bại bởi Liên minh Hy vọng của ông Mahathir vào năm 2018 kêu gọi bầu cử và bác bỏ đề xuất trên của ông.
Ngày 26/2
Trong phát biểu công khai đầu tiên sau khi từ chức, Mahathir xin lỗi vì quyết định từ chức của ông khiến chính trường Malaysia rơi vào rối ren, nhưng ông nói vẫn sẵn sàng trở lại vị trí thủ tướng nếu được ủng hộ. Đồng thời, ông cũng muốn thành lập một chính phủ đoàn kết và không đứng về một đảng phái chính trị nào.
Tuy nhiên, Anwar phản đối. Ba đảng trong liên minh Hy vọng đã đề cử Anwar làm thủ tướng và trình lên Quốc vương.
Ngày 27/2
Ông Mahathir gặp quốc vương và sau đó cho biết trong một cuộc họp báo rằng quốc vương đã quyết định họp Quốc hội vào ngày 2/3 để chọn thủ tướng mới. Ông Mahathir nói thêm sẽ sớm tổ chức bầu cử sớm nếu Quốc hội không xác định được vị thủ tướng tiếp theo.
Nhiều người nghi ngờ về phát biểu trên của ông Mahathir cũng như tính hợp hiến của những gì ông đề cập.
Nhóm do Anwar lãnh đạo nói rằng việc tổ chức một phiên họp Quốc hội để bầu thủ tướng mới là một thách thức với quyền lợi và quyền lực của Quốc vương.
Cung điện Malaysia không đưa ra bình luận.
Ngày 28/2
Người phát ngôn của Quốc hội Malaysia bác bỏ yêu cầu tổ chức họp quốc hội vào ngày 2/3 để bầu ra thủ tướng mới của Mahathir mà không có sắc lệnh từ Quốc vương.
Quốc vương gặp tất cả các nghị sĩ nhưng không có bất kỳ ai có được đủ sự ủng hộ để trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, cung điện cho biết sẽ tiếp tục tham vấn các nhà lãnh đạo chính trị để tìm ra người nhận được sự ủng hộ của đa số để làm thủ tướng.
Đảng Bersatu của ông Mahathir đề cử cựu Bộ trưởng Nội vụ Muhyiddin Yassin làm thủ tướng. UMNO và đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) tuyên bố sẽ ủng hộ ông Muhyiddin.
Ngày 29/2
Ông Mahathir nói rằng ông tự tin mình sẽ có đủ sự ủng hộ để trở thành thủ tướng. Tất cả các thành viên của Liên minh Hy vọng ủng hộ ông Mahathir. Ông Mahathir và ông Anwar lại là đồng minh.
Chiều 29/2, Quốc vương bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Nội vụ Muhyiddin Yassin làm tân thủ tướng vì có được sự ủng hộ của đa số các nhà lập pháp. Cung điện cho biết ông Muhyiddin sẽ tuyên thệ nhậm chức vào hôm sau (1/3).
Ông Muhyiddin, 72 tuổi, nói rằng ông hy vọng người dân Malaysia sẽ chấp nhận quyết định của cung điện. Các thành viên UMNO và PAS nằm trong danh sách các nghị sĩ hậu thuẫn ông Muhyiddin.
Tới cuối ngày, ông Anwar nói Liên minh Hy vọng với 114 nhà lập pháp, chiếm đa số trong quốc hội gồm 222 thành viên, ủng hộ Mahathir trở thành tổng thống. Mahathir cho biết sẽ gửi thư cho Quốc vương nói mình có đủ sự ủng hộ để làm thủ tướng.
Khoảng 200 người đã tập trung tại Kuala Lumpur để biểu tình phản đối quyết định của Quốc vương, bất chấp lời cảnh báo cuộc biểu tình là bất hợp pháp.
Ngày 1/3
Ông Mahathir tuyên bố sẽ đề nghị một phiên họp quốc hội khẩn cấp để thách thức sự ủng hộ của tân Thủ tướng Muhyiddin, nhưng thừa nhận rằng ông có thể không thắng.
Cựu thủ tướng Mahathir nói rằng Quốc vương có thể sẽ không còn thấy ông nữa.
Ông Mahathir cáo buộc Muhyiddin âm mưu trong một thời gian dài để lên nắm quyền.
Ông Muhyiddin tuyên thệ nhậm chức và trở thành thủ tướng thứ 8 của Malaysia.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-tuan-chinh-truong-hon-loan-o-malaysia.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.