Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 12/03/2020

Thursday, March 12, 2020 7:18:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 12/03/2020

Nhìn lại quá trình TQ bành trướng chủ quyền ở Biển Đông

trong từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay

Lợi dụng các khoảng trống quyền lực nước lớn tại Đông Nam Á từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc,Trung Quốc đã từng bước trắng trợn chiếm đoạt biển đảo của các quốc gia khác tại Biển Đông nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển này. Quá trình đó được các nhà sử học và giới nghiên cứu chia theo 5 giai đoạn.
Giai đoạn I (1946-1947)
Tháng 12/1946, Trung Quốc Tưởng Giới Thạch cử tàu ra “giải giáp quân đội Nhật” taị Hoàng Sa và Trường Sa theo sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống Nhật. Khi trở về Quảng Châu, tổng chỉ huy Lâm Tuân cùng một số học giả, nhà địa lý và chuyên gia sử học cùng ngồi lại để phác họa, vẽ ra cái gọi là bản đồ “11 đoạn” rồi giao cho Sở Phương vực thuộc bộ nội chính của chính quyền Trung Hoa
dân quốc in ấn vào tháng 10/1947. Năm 1953, Chính phủ CHND Trung Hoa đã phê duyệt cắt bỏ hai đoạn ở vịnh Bắc bộ của Việt Nam để biến “đường 11 đoạn” thành “đường 9 đoạn”. Sau khi CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Quốc Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân đồn trú tại phía tây Hoàng Sa.
Giai đoạn II (1951-1974)
Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc bí mật đưa quân ra chiếm đóng nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý các đảo thuộc nhóm đảo phía tây của Hoàng Sa và Trường Sa. Từ ngày 17/1-20/1/1974, diễn ra hải chiến giữa các lực lượng vũ trang của Trung Quốc với lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm nốt các đảo thuộc nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Tàu chiến Mỹ có mặt ngoài khơi nhưng không cứu viện cho hải quân Việt Nam Cộng hòa. Lúc này, phía Mỹ tuyên bố với phía Trung Quốc “không có ý định can thiệp” vào xung đột Biển Đông, thực chất là làm ngơ cho Trung Quốc hành động, sau khi Mỹ và Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng hải 1972.
Giai đoạn III (1975-1995)
Tại Biển Đông, Trung Quốc theo đuổi sách lược gọi là “chính sách ba bước tiến, hai bước lùi”: Tìm cách lấn chiếm (tiến ba bước); khi dư luận quốc tế bày tỏ lo ngại và lên tiếng phê phán, Bắc Kinh chuyển sang thái độ hòa giải (lùi hai bước). Nhưng xu hướng lâu dài vẫn là lấn tới (lợi một bước). Điều này thể hiện xuyên suốt trong các giai đoạn từ năm 1975. Từ tháng 1 đến tháng 4/1988, Trung Quốc thực hiện chiến dịch đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Su Bi. Lúc này, phía chính quyền Gorbachev (Liên Xô) đã thực hiện hòa hoãn và thỏa hiệp với Đặng Tiểu Bình Trung Quốc trên một loạt vấn đề đối ngoại. Liên Xô chủ trương rút khỏi Cam Ranh. Xung đột Trung Quốc – Philippines liên quan đến dải đá ngầm Vành Khăn (Mischief Reef) bắt đầu từ tháng 2/1995 khi Philippines phát hiện Trung Quốc đang cho xây dựng một hệ thống trú phòng trên một hệ thống cột trụ vững chắc, xác lập sự hiện diện thực tế của họ trên hòn đảo này. Xung đột này đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và việc Trung Quốc mở rộng sự có mặt tại quần đảo Trường Sa.
Giai đoạn IV (1996-2009)
Việc Trung Quốc chiếm dải đá ngầm Vành Khăn dấy lên mối quan ngại sâu sắc tại các nước Đông Nam Á, thúc đẩy ASEAN đoàn kết đấu tranh ngoại giao về vấn đề Biển Đông. Các nỗ lực ngoại giao đã dẫn đến việc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, ngày 4/11/2002, tại Phnom Penh (Campuchia). Trên biển, Trung Quốc củng cố chỗ đứng ở Biển Đông và thực hiện ngoại giao “câu giờ” với những cuộc tranh chấp cường độ thấp. Với Việt Nam, Trung Quốc thực hiện chủ trương “Lục hoãn hải khẩu” (trên đất liền hòa dịu, ngoài biển tranh chấp).
Giai đoạn V (2009-nay)
Từ tháng 9/2008, Mỹ rơi vào “hủng hoảng kép”, bị suy yếu về kinh tế và đối ngoại (sa lầy trong hai cuộc chiến tranh). Tháng 3/2009, 5 tàu thuyền Trung Quốc bao vây cản trở hoạt động của tàu nghiên cứu hải dương Impeccable của hải quân Mỹ đang thu thập thông tin tình báo đáy biển ngoài khơi đảo Hải Nam. Tháng 3/2010, phía Trung Quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg rằng lợi ích của họ ở Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi”. Tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ lần thứ hai, tháng 5/2010 tại Bắc Kinh, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại, đã nêu với phía Mỹ Biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Bắc Kinh đưa bản đồ đường 9 đoạn hình lưỡi bò vào văn kiện gửi Ủy ban Liên hợp quốc về thềm lục địa mở rộng, ngày 7/5/2009, chính thức hóa tấm bản đồ “đường đứt đoạn” hình chữ U. Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc thực hiện một vụ gây hấn trắng trợn khi cắt đứt cáp thu địa chấn của tàu Binh Minh 02 đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên), nằm trong vùng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Từ ngày 8/4 đến ngày 18/6/2012, diễn ra cuộc đối đầu tại vùng bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Trung Quốc với Philippines. Ngày 21/6/2012, Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và Khu cảnh bị, nhằm thiết lập cứ điểm tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Việc thành lập “thành phố Tam Sa” và Khu cảnh bị Tam Sa là bước phát triển mới của chiến lược bá quyền Biển Đông của Trung Quốc.
Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên kéo Giàn khoan HD-981 vào vùng biển cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đến tháng 7/2019, Bắc Kinh lại tiếp tục đưa tàu khảo sát địa chất Hải dương 8 và nhóm tàu hộ tống ngang nhiên xâm phạm, hoạt động trái phép vào Bãi Tư Chính thuộc vùng thềm lục địa và Đặc quyền kinh tế đầy đủ của Việt Nam với mục đích gây rối, đòi hỏi chủ quyền.

Ngang nhiên đưa tàu Nam Hải Cứu 115 ra đá Chữ Thập:

Trung Quốc khiêu khích luật pháp quốc tế

Từ 10/1 đến nay, Trung Quốc ngang nhiên điều tàu Nam Hải Cứu 115 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Trung Quốc tới neo đậu và hoạt động trái phép trong khu vực đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động công khai, ngang nhiên của Trung Quốc cho thấy nước này đang cố tình chà đạp lên luật pháp quốc tế khi đưa tàu hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Theo Văn Phòng Tình Báo Hải Quân Mỹ, tàu Nam Hải Cứu  115 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Trung Quốc, hoạt động với trách nhiệm cứu hộ và trục vớt trên biển. Tàu cứu hộ nầy xuất phát từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 10/1 và đến Đá Chữ Thập vào ngày 18/2. Từ đó đến nay, theo phần mềm theo dõi tàu bè thì tàu cứu hộ nầy đã tuần tra quanh Đá Chữ Thập. Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao Trung Quốc đưa tàu Nam Hải Cứu 115 đến Đá Chữ Thập.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc (30/7/2018) cũng đã đưa tàu Nam Hải cứu 115 ra thường trực phi pháp ở đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Theo phía Trung Quốc, tàu “Nam Hải cứu 115” có bãi đỗ trực thăng, có khả năng chống đỡ sóng biển cao tới 6m. Tân Hoa Xã xác định đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đưa tàu cứu hộ tới neo đậu lâu dài tại Trường Sa kể từ khi bắt đầu các hoạt động nạo vét bồi đắp đảo nhân tạo trong khu vực kể từ năm 2013. Phía Trung Quốc tuyên truyền cho rằng nhiệm vụ của tàu cứu hộ này là “nâng cao các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ tại quần đảo Trường Sa cũng như các khu vực lân cận để thực hiện nghĩa vụ và bổn phận cứu trợ hàng hải theo thông lệ quốc tế”. Tuy nhiên, trên thực tế, quyết định của Trung Quốc cho tàu cứu hộ đồn trú tại Trường Sa nằm trong những động thái được cho là tính toán có phối hợp nhằm áp đặt, củng cố quyền kiểm soát thực tế trên Biển Đông. Không những vậy, Bắc Kinh muốn thông qua hành động trên để tuyên truyền, quảng bá “nỗ lực” của Trung Quốc trong việc thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cũng muốn thông qua việc triển khai tàu cứu hộ để tìm cách xóa bỏ “vết đen” quân sự hóa Biển Đông đối với các nước trên thế giới.
Được biết, Subi là đảo nhân tạo lớn nhất trong 7 đảo Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khoảng 400 công trình được dựng lên tại Subi kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hoạt động bồi đắp, cải tạo trái phép vào năm 2014. Trong khi đó, Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía Tây Nam của bãi san hô Tizard thuộc cụm Nam Yết và về phía Đông Bắc của cụm Trường Sa. Sau khi chiếm đóng, kiểm soát trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1988, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng, cải tạo để biến đá này trở thành căn cứ tiền đồn quân sự quan trọng bậc nhất, phục vụ các yêu sách đòi “chủ quyền” ở Biển Đông của nước này. Đây là bãi đá mà Trung Quốc xây dựng, bồi đắp trái phép và quân sự hóa mạnh nhất trong thời gian qua. Theo đó, từ năm 2010, Trung Quốc bắt đầu cải tạo, bồi đắp mở rộng quy mô lớn đá này, trong đó đã xây dựng một toà nhà bê tông dài hơn 60m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăngten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar và phủ sóng mạng điện thoại trên đá này. Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa với diện tích khoảng 2,74 km2 (7/2015), tổng kinh phí xây dựng hơn 73 tỉ Nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, đây là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám. Tháng 4/2018, Trung Quốc đã khánh thành Tượng đài trên đá Chữ Thập để kỷ niệm các công trình xây dựng của họ trong Biển Đông, kể cả các công trình bồi đắp đất và xây đảo nhân tạo. Ngoài ra, trên đá Chữ Thập hiện đã có một bệnh viện với hơn 50 bác sỹ, các tàu thuyền cơ động cao tốc. Tháng 5/2018, Trung Quốc đã lắp đặt các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B trên
ba thực thể đá Chữ Thập, Su Bi, Vành Khăn. Tháng 10/2018, Trung Quốc tiếp tục đưa vào vận hành các trạm quan sát thời tiết, gồm các thiết bị cho mặt đất và quan sát khí quyển và radar thời tiết trên 3 đảo, đá nhân tạo do nước này chiếm đóng, bồi đắp trái phép ở Biển Đông, trong đó có đá Chữ Thập. Nhiều khả năng những thiết bị này có thể sử dụng các trạm quan sát này vào mục đích quân sự.
Đáng chú ý, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc (30/1/2019) ngang nhiên ra thông cáo cho biết đã hoàn thành việc xây dựng một trung tâm cứu hộ trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành vi trên của Trung Quốc là nhằm tăng cường “năng lực quản lý, kiểm soát và tác chiến ở Biển Đông”; răn đe chiến lược đối với các nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và một số nước có lợi ích trực tiếp trong khu vực (như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…); thăm dò, thử phản ứng của cộng đồng quốc tế trước khi tiến hành rầm rộ các hoạt động quân sự hóa; tuyên truyền, quảng bá năng lực quốc phòng và quyết tâm bảo vệ “chủ quyền” biển đảo cho người dân Trung Quốc, để từ đó khích lệ tinh thần dân tộc và lòng trung thành của người dân đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà trực tiếp là trung thành với Tập Cận Bình.
Hành vi trên của Trung Quốc tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hoàn toàn trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trái với các cam kết chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN với Trung Quốc, đặc biệt là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002; xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đe dọa hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, hàng không và môi trường biển trong khu vực.
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (10/8/2018) từng tuyên bố  “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành động nêu trên của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không phù hợp với nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển cũng như xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, trái với tinh thần và nội dung của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng như việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông và khu vực”. Đồng thời, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh “Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nêu trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có hành động làm phức tạp tình hình; đóng góp thiết thực và tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông và khu vực”.

Giới chuyên gia: TQ giảm thiểu phát ngôn chính thức

 về “đường 9 đoạn” và thay vào đó

là yêu sách đối với 4 cụm đảo ở Biển Đông

Trước sự phản đối mạnh mẽ của dư luận các nước về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông theo “đường chín đoạn”, giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh đang giảm thiếu các phát ngôn và tránh đề cập đến khái niệm này, mà thay vào đó là những đòi hỏi chủ quyền đối với 4 cụm đảo cụ thể.
Yêu sách chủ quyền theo “đường chín đoạn” và 4 cụm đảo ở Biển Đông của TQ. (Nguồn: RSIS)
Chuyên gia từ Đại học Quốc gia Singapore
Giáo sư Robert Beckman, từ Đại học Quốc gia Singaporecho rằng gần đây phía Trung Quốc đã giảm thiểu phát ngôn chính thức từ phía nhà nước về “đường 9 đoạn” và thay thế nó bằng yêu sách chủ quyền đối với 4 cụm đảo (Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và Tây Sa) mà họ cho rằng có cơ sở pháp lý vững
hơn. Chuyên gia này khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm được cơ sở pháp lý cho “đường 9 đoạn” để giải thích cho chính người Trung Quốc chứ chưa nói gì quốc tế như những tuyên bố hùng hồn nhiều năm về trước về “chủ quyền lịch sử “đối với Biển Đông. Bác bỏ đường 9 đoạn không chỉ căn cứ vào tính pháp lý mà Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) đã xác nhận mà còn căn cứ vào tính mơ hồ mà Trung Quốc tuyên bố sau khi công dân của họ vẽ ra con đường này.
Nhà báo Bertil Lintner trên trang Asia Times
Chuyên gia này cho rằng trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc nói đây là đất của tổ tiên từ đời nhà Hán mà có lúc còn bảo, Trịnh Hòa thời Minh trong các lần xuất dương đã tuyên chiếm các đảo này. Tuy nhiên, Trịnh Hòa thậm chí chưa đi qua Biển Đông. Trong danh mục 700 điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương mà ông này ghi lại, bao gồm cả những nơi rất xa xôi như Adaman, Nicobar và Maldives, chẳng có một địa điểm nào thuộc về Biển Đông. Phải có những người lãnh đạo biết rằng cấp dưới đã báo cáo sai sự thật và phải có những cấp dưới có lương tâm chứ? Mà dù chủ quyền thuộc về ai, thuộc về Việt Nam cũng vậy thì như Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hồi tháng 7/2016 khẳng định, “không một cấu trúc nào ở Trường Sa có thể tạo ra các vùng biển mở rộng”
Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Australia)
Chuyên gia cho rằng mặc dù Trung Quốc là nước lớn có tiềm lực quân sự hùng mạnh, hầu như không có công ty, tập đoàn khai thác dầu khí quốc tế nào vì lợi ích kinh tế chấp nhận lời mời chào của họ vào thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng mà Trung Quốc gọi là Vạn An (bãi Tư Chính) cũng như trong phạm vi “đường 9 đoạn”, ngoại trừ tập đoàn năng lượng Crestone (Mỹ) năm 1992. Nhưng trước sự phản đối của Việt Nam, tập đoàn này sau đó đã rút lui và Việt Nam đã xây dựng thêm 3 nhà giàn ở đây để khẳng định chủ quyền. Cho đến nay, không một công ty nước ngoài nào còn có mặt theo lời kêu gọi của Trung Quốc. Thất bại đó có thể là lý do chủ yếu khiến Trung Quốc đã luôn yêu cầu COC phải có điều khoản ràng buộc “không hợp tác khai thác tài nguyên với các nước ngoài khu vực”.
Chuyên giaBill Hayton, Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh
Chuyên gia cho rằng sự khác với Trung Quốc, Việt Nam nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của quốc tế khi khẳng định mọi cách làm của đều dựa trên trật tự và quy tắc quốc tế, trong đó bao gồm UNCLOS, cũng như quyền bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình. Trong vụ việc liên quan đến bãi Tư Chính năm 2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phê phán Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam. Nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, châu Âu, Australia… cũng đã lên tiếng với những cách khác nhau. Dư luận truyền thông, báo chí ủng hộ Việt Nam khá mạnh mẽ. Không một quốc gia nào lên tiếng bênh vực Trung Quốc. Tuy nhiên, phản ứng nói chung là tiêu cực từ các quốc gia trong ASEAN là điều đáng chú ý. Vì nguyên tắc đồng thuận, ASEAN đã không ra được tuyên bố chung dù rằng các nước ven Biển Đông, cách này hay cách khác đều từng bị Trung Quốc xâm phạm, gây hấn. Gần đây, trên các tạp chí “Nghiên cứu Đông Nam Á”, “Nghiên cứu An ninh biển châu Á – Thái Bình Dương” (12/2019) của Trung Quốc có một số bài viết đề cập đến Biển Đông, kêu gọi Việt Nam, Philippines và ASEAN nói chung, hợp tác cùng khai thác các nguồn lợi ở khu vực này,trước hết là dầu khí. Có bài vẫn đe dọa “Nếu Việt Nam mạo hiểm tiến vào đường 9 đoạn thì chắc chắn sẽ có sự đối đầu ở Biển Đông”.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.