Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 19/02/2020

Wednesday, February 19, 2020 6:25:00 PM //

Tin Việt Nam – 19/02/2020

Sơn Lôi kêu gọi gần 200 người rời địa bàn trở về,

dân mong sớm được ‘giải phóng’

Một người dân tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đang bị cách ly hoàn toàn vì dịch Covid-19, nói với VOA rằng người dân trong xã ai cũng mong sớm đến “ngày giải phóng”, giữa lúc các giới chức địa phương đang tìm cách kiểm soát và kêu gọi gần 200 người dân đã rời khỏi địa bàn trước đó sớm trở về địa phương để phòng tránh dịch lây lan.
Năm ngày sau khi chính thức bị phong tỏa khỏi thế giới bên ngoài, một phụ nữ xin giấu tên ở xã Sơn Lôi nói với VOA rằng tình hình trong xã hiện “rất ảm đạm” khi mọi sinh hoạt đều bị hạn chế vì lệnh cách ly.
“Sinh hoạt của bọn em thực ra là làm nông, với cả mọi người cũng đi làm xây dựng, làm sơn, làm cả công ty nữa… nói chung được nghỉ thì chỉ ở nhà thôi. Ai đi sang đồng thì phải xin phép này nọ, nói chung không được thoải mái”.
Sơn Lôi, với dân số gần 11.000 dân, được xem là “tâm của tâm dịch” Covid-19 tại Việt Nam hiện nay, với số ca nhiễm virus corona nhiều nhất, chiếm 6 người trong số 11 người ở “tâm dịch” Vĩnh Phúc, trong tổng số 16 người nhiễm dịch trên cả nước.
Dịch bắt đầu tại Sơn Lôi sau khi một nữ công nhân đi huấn luyện tại Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc, trở về địa phương và lây nhiễm bệnh cho người thân trong gia đình, từ đó phát tán ra bên ngoài.
Để phòng chống dịch bệnh chết người lan rộng, giới hữu trách địa phương đã khoanh vùng, cách ly hoàn toàn xã Sơn Lôi trong vòng 20 ngày kể từ 13/2.
Theo đó, có 8 chốt kiểm soát được lập ra trong xã để ngăn chặn 10.641 người dân di chuyển ra khỏi khu vực.
“Ở nhà cũng chẳng làm ăn được gì. Những nhà kinh doanh nói chung là ảm đạm lắm. Ai cũng mong hết dịch, hết cách ly để mọi người có thể đi làm trở lại. Đám cưới, đám cheo đều hoãn hết”, người phụ nữ ở Sơn Lôi nói với VOA.
Theo lời người phụ nữ này, nếu tính số người trong làng đi xuất khẩu lao động ở Trung Quốc và các nước châu Á thì “có đầy”, và những người này cũng như số công nhân đang bị cách ly tại địa phương là một trong những nguồn thu nhập chính của dân làng.
“Đa phần bọn em bán rau cỏ là bán cho những công nhân khu công nghiệp đi làm về”, người phụ nữ này cho biết, rồi nói thêm rằng “Còn 14 ngày nữa, theo lịch là còn 14 ngày nữa. Nói chung kế hoạch là như thế chứ còn bọn em cũng chả biết thế nào. Cứ theo nhà nước thôi. Nhà nước bảo thế nào thì cứ theo thế thôi”.
“Trước khi khoanh vùng, mọi người tụ tập bán hàng với nhau rồi chuyện trò. Nhưng bây giờ ví dụ nhà em có rau hái từ bên đồng không có cách ly về, em đem ra bán thì cứ có người mua xong là về, không đứng tụ tập với nhau nữa vì bây giờ ai cũng sợ!”
Trong thời gian bị cách ly, mỗi người dân tại xã Sơn Lôi bị cách ly tại nhà sẽ được nhà nước trợ cấp 40.000 đồng/ngày. Những người bị cách ly tại trung tâm y tế sẽ nhận được 60.000 đồng/ngày.
Trong thời gian gần 1 tuần phong tỏa, vẫn có một vài trường hợp người dân trong xã tìm cách ra bên ngoài. Gần đây nhất là trường hợp hai vợ chồng giáo viên tranh thủ thời gian được nghỉ việc đi thăm họ hàng ở các tỉnh thành khác, hoặc trường hợp một thanh niên đi thăm bạn gái ở Lai Châu, khiến hàng chục người tiếp xúc với thanh niên này bị cách ly.
Nói thêm về ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân địa phương, người phụ nữ ở Sơn Lôi thừa nhận với VOA rằng ngay cả mẹ bà cũng “chả mấy khi đeo khẩu trang” dù đang ở giữa tâm dịch, khiến bản thân bà và những người khác phải tìm cách vận động, thậm chí “ép buộc” để phòng tránh lây nhiễm dịch.
“Các bà ở đây có đeo khẩu trang mấy đâu. Thế nhưng bây giờ đeo ầm ầm. Phải đeo thôi. Không đeo, đi đường thanh niên bọn em đưa cho khẩu trang bắt đeo luôn. Bọn em cứ trêu bảo: ‘Ối, trước giờ đi mãi ngoài đồng nắng cháy da chả thèm đeo, bảo vướng, bây giờ đeo ầm ầm là’. Đeo rồi lại thành quen. Cho nên nói chung là thôi, chấp nhận để còn được giải phóng đi chứ không thì chết!”
Hiện giới hữu trách tại Sơn Lôi cũng đang kêu gọi gần 200 người đã rời khỏi địa bàn trước khi xã này bị cách ly quay trở về địa phương.
Tin cho hay số người này nằm trong số 315 nhân khẩu vắng mặt trong địa bàn trong thời điểm hiện tại.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện lệnh cách ly, Sơn Lôi cho đến nay đã phải tăng cường thêm 6 chốt kiểm soát, nâng tổng số chốt chặn lên thành 14 chốt để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ người ra vào xã, theo Tuổi Trẻ.
https://www.voatiengviet.com/a/s%C6%A1n-l%C3%B4i-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-g%E1%BA%A7n-200-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-r%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BB%8Ba-b%C3%A0n-tr%E1%BB%9F-v%E1%BB%81-d%C3%A2n-mong-s%E1%BB%9Bm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%B3ng-/5293268.html

Sinh viên lo lắng vì nhà trường mời chuyên gia

từ Vũ Hán sang làm diễn giả

Tin Saigon.- Báo Người Đưa Tin ngày 17 tháng 2 năm 2020 loan tin, bất chấp việc thành phố Vũ Hán, Trung Cộng là ổ dịch coronavirus đang khiến cho cả thế giới lo ngại nhưng trường đại học Tôn Đức Thắng tại Sài Gòn vẫn mời một chuyên gia từ Vũ Hán sang làm diễn giả cho sinh viên nghe. Sự việc khiến cho các giảng viên, sinh viên trong trường lo lắng.
Giải thích cho hành động này, đại diện trường Tôn Đức Thắng nói, vị chuyên gia mà trường mời là ông Akhil Garg người gốc Ấn Độ, là phó giáo trường đai học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung ở Vũ Hán, Trung Cộng. Đồng thời, vị phó giáo sư này kiêm nhiệm nghiên cứu các lĩnh vực về thuật toán tiến hoá, trí tuệ nhân tạo, sản xuất thông minh ở trường Tôn Đức Thắng. Vì vậy, vào ngày 14 tháng 2 vừa qua, ông Akhil Garg đã có mặt tại trường Tôn Đức Thắng, phụ trách buổi báo cáo seminar lúc 8 giờ 30 phút sáng cùng ngày ở trường.
Sự việc khiến nhiều người cho rằng, phía nhà trường đã quá chủ quan, chưa quan tâm đến việc phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng cũng như giảng viên, sinh viên của trường.
Trước phản ứng trên của dư luận, đại diện trường Tôn Đức Thắng giải thích, tính từ thời gian ông Akhil Garg rời Vũ Hán cho đến khi nhập cảnh vào Sài Gòn đã là hơn một tháng, dài hơn thời gian ủ bệnh của dịch coronavirus. Và trong thời gian ở trường, sức khoẻ của ông phó giáo sư trên luôn được kiểm tra. Đến ngày 16 tháng 2, ông Akhila Garg đã rời Việt Nam, vẫn theo lời của đại diện trường Tôn Đức Thắng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/sinh-vien-lo-lang-vi-nha-truong-moi-chuyen-gia-tu-vu-han-sang-lam-dien-gia/

Tỉnh Quảng Ninh bị khiển trách

vì xua đuổi du thuyền do lo sợ coronavirus

Theo bản tin của VnExpress, Phó Thủ tướng cộng sản Việt nam Vũ Đức Đam khiển trách chính quyền tỉnh Quảng Ninh vì xua đuổi một du thuyền đến Hạ Long.
Tàu Aida Vita của Ý, do AIDA Cruises điều hành, dự kiến cập cảng tại thành phố Hạ Long, nơi có di sản thế giới Vịnh Hạ Long của UNESCO, vào hôm thứ Năm tuần trước, nhưng hành khách bị cấm rời tàu vì nhiều người lo sợ rằng họ có thể mang Covid-19.
Ông Đam khuyến cáo các địa phương khác không được lặp lại hành động này, đồng thời cho biết dù họ cần thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục nhập cảnh và kiểm dịch đối với du khách nước ngoài và xe cộ đến từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng họ phải đảm bảo những điều này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và du lịch. Sau quyết định của các nhà chức trách, du thuyền này quyết định hủy toàn bộ chuyến đi đến Việt Nam, trong đó có các điểm dừng gồm Đà Nẵng (15 tháng 2), Nha Trang (17 tháng 2) và Thành phố Hồ Chí Minh (18 tháng 2).
Ông Vũ Duy Vũ, phó tổng giám đốc của Saigontourist Travel, một công ty lữ hành hàng đầu, cho biết đây là một tổn thất lớn đối với ngành du lịch của Việt Nam vì hành khách trên du thuyền luôn là những người chi tiêu lớn. Các hành khách trên tàu gồm 95% người Đức và không có người châu Á.
Tàu khởi hành từ Bali, Indonesia, vào ngày 17 tháng 1 và ghé thăm chín cảng, trong đó không có cảng nào ở Trung Cộng đại lục, tâm chấn của vụ dịch Covid-19, hoặc Hồng Kông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tinh-quang-ninh-bi-khien-trach-vi-xua-duoi-du-thuyen-do-lo-so-coronavirus/

Hàng nghìn công nhân ở Hà Nam đình công

 phản đối tiếp nhận công nhân Hoa Lục

Tin từ Hà Nam: Từ ngày 15/2, hơn 2,500 công nhân của Công ty JY Hà Nam (chi nhánh xã Thanh Nguyên, huyệnThanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đã đình công để phản đối kế hoạch của công ty trong việc chuẩn bị tiếp nhận lao động từ Trung Cộng trở lại làm việc vào cuối tháng này.
Theo Báo Hà Nam, ngay sau khi công ty thông tin về việc sẽ có thêm lao động từ Trung Cộng, công nhân đã đình công và tuyên bố không làm việc vì sợ lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp từ công nhân Trung Cộng.  Công nhân của công ty cũng phản đối việc sa thải một công nhân, người đầu tiên đề nghị việc đình công. Thêm vào đó, họ bất mãn vì một số người Trung Cộng ở vai trò quản lý đã xúc phạm họ trong quá trình làm việc.  Vào ngày thứ hai của cuộc đình công, phó chủ tịch uỷ ban huyện Nguyễn Văn Điểu đã đưa công an xuống hiện trường đòi giải tán cuộc đình công, yêu cầu công nhân không được nghe “xúi giục của bọn phản động.”
Công nhân đã phản đối lời buộc tội của Điểu, nói rằng những lo lắng của họ là có căn cứ trong tình hình dịch coronavirus  vẫn tiếp tục hoành hành ở Trung Cộng và có nguy cơ bùng phát ở  ở Việt Nam. Vẫn theo Báo Hà Nam, công ty có 45 lao động người Trung Cộng và 14 trong số này đã trở lại làm việc từ 29/1.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/hang-nghin-cong-nhan-o-ha-nam-dinh-cong-phan-doi-tiep-nhan-cong-nhan-hoa-luc/

Khách từ Trung Quốc bay qua nước thứ 3

trước khi đến Việt Nam để tránh cách ly

Khách từ Trung Quốc không muốn bị cách ly 14 ngày khi đến Việt Nam tìm cách bay qua nước trung gian thứ 3 trước khi nhập cảnh Việt Nam đang ngày càng phổ biến.
Báo Zing đăng tin ngày 19/2, trích lời Bác sĩ Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội.
Trước đó, vào ngày 17/2, có 4 hành khách Việt từng ở Trung Quốc 14 ngày, sau đó từ Thái Lan về lại Việt Nam bằng chuyến bay của hãng Lion Air. Cả 4 người này đều bị lập tức cách ly tại Bệnh viện Công an TP. Hà Nội.
Tuy nhiên cả 4 người được cho biết đã có kết quả âm tính với virus corona.
Theo Bác sĩ Khổng Minh Tuấn hiện tượng khách từng ở Trung Quốc bay qua nước thứ 3 trước khi vào Việt Nam với hy vọng cách này có thể xóa tiền sử dịch tễ để tránh việc bị cách ly 14 ngày đang phổ biến. Do đó, hải quan cửa khẩu được yêu cầu soi kỹ hộ chiếu hành khách trước khi cho nhập cảnh. Nếu hộ chiếu có con dấu hải quan từng đến Trung Quốc trong 14 ngày, hành khách phải được cách ly.
Tính đến sáng ngày 19/2, tất cả hành khách trở về từ vùng dịch bị cách ly đều có kết quả âm tính với Covid-19.
Vẫn tin liên quan, Cửa khẩu Tân Thanh ở Lạng Sơn, phía biên giới với Pò Chài ở Trung Quốc sẽ được thông quan hàng hóa trở lại từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều mỗi ngày, bắt đầu từ ngày 20/2.
Theo đó, chỉ có những tiểu thương có hợp đồng xuất nhập khẩu giữa 2 bên mới được qua cửa khẩu, còn những hàng hóa trao đổi cư dân biên giới vẫn chưa được thông quan do phía Trung Quốc chưa tiếp nhận.
Cơ quan chức năng Trung Quốc cũng yêu cầu những phương tiện chở hàng của Việt Nam phải đi về trong ngày, đồng thời phải được tiêu độc, khử trùng. Tài xế không được rời khỏi xe và phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/passengers-fly-through-3rd-countries-before-returning-to-vietnam-02192020071351.html

14 người nhiễm Covid-19 ở VN đã khỏi bệnh

Bộ Y tế Việt Nam thông báo 14 ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã được chữa khỏi. Như vậy tính đến trưa ngày 19 tháng 2 chính thức chỉ còn 2 trường hợp nhiễm Covid-19 ở Việt Nam.
Hai ca đang còn điều trị cách ly do nhiễm Covid-19 tại Việt Nam gồm một cháu bé 3 tháng tuổi và một người đàn ông 50 tuổi. Cả hai đều là người ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Tin từ truyền thông trong nước nêu rõ vào ngày 18 tháng 2, có hai bệnh nhân dương tính với virus Covid-19 đã được điều trị thành công tại Phòng Khám Đa Khoa khu vực Quang Hà, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo Bộ Y tế Việt Nam thì đây là hai trường hợp đầu tiên được điều trị khỏi Covid-19 tại cơ sở y tế tuyến huyện.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân Việt kiều Mỹ 73 tuổi điều trị tại Bệnh Viện Nhiệt Đới, được cho biết xét nghiệm âm tính nCoV 5 lần liên tiếp kể từ ngày 12 tháng 2 cho đến nay. Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh Viện Nhiệt Đới Tp HCM, vào sáng ngày 19 tháng 2 cho biết dự kiến đến cuối tuần này bệnh nhân Việt kiều Mỹ này sẽ được xuất viện.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/co-vn-19-02-02192020083339.html

Doanh thu ngành đường sắt

giảm hơn 60 tỷ đồng do dịch COVID-19

Ngành đường sắt hủy 78 chuyến tàu khách và giảm doanh thu hơn 60 tỷ đồng sau 19 ngày Việt Nam công bố dịch bệnh coronavirus (COVID-19).
Truyền thông trong nước, vào ngày 19 tháng 2 dẫn nguồn từ thống kê của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) ghi nhận số liệu vừa nêu.
Thống kê của VNR cho thấy sau 19 ngày Việt Nam công bố dịch COVID-19, ngành đường sắt bị tình trạng khách trả vé tăng đột biến lên đến hơn 160% so với cùng kỳ và đã hủy 78 chuyến tàu khách, giảm 8,3% so với kế hoạch. Doanh thu vận tải hành khách được dự kiến giảm gần 55 tỷ đồng và doanh thu vận tải hàng hóa có thể giảm thêm xấp xỉ 10 tỷ đồng.
Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, ông Vũ Anh Minh được báo giới dẫn lời cho biết vận tải và thương mại dịch vụ của ngành đường sắt bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19.
Đại diện của VNR cho biết thêm rằng ngành đường sắt sẽ bị ảnh hưởng tối thiểu khỏang 20% và phải mất thêm thời gian để khôi phục lại.
Chiến lược kinh doanh mới của ngành đường sắt được đưa ra bao gồm chuyển sang tập trung chuyên chở hàng hóa tuyến dài, mở thêm tuyến container Bắc-Nam. Đồng thời sẽ thực hiện khuyến mãi giảm giá trước cả năm, giảm giá vé cho các đoàn tập thể lên đến 50%…để thu hút hành khách.
VNR cho biết kể từ ngày 5/2 tàu khách liên vận quốc tế Hà Nội-Nam Ninh (Trung Quốc) đã ngừng chạy.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/railway-decreased-more-than-60-billion-cause-of-covid-19-02192020070441.html

Bệnh viện có kỳ thị

khi từ chối nhận sản phụ người Vĩnh Phúc?

Bùi Thư
Ngày 17/02, mạng xã hội lan truyền tin Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội) từ chối tiếp nhận hai sản phụ quê ở Vĩnh Phúc.
Tin trên được đưa ra trước bối cảnh trong 16 ca bệnh Covid-19 ghi nhận ở Việt Nam tại thời điểm này, có 11 ca tại Vĩnh Phúc, theo Bộ Y tế. Ngoài ra, toàn bộ xã Sơn Lôi (có hơn 10.600 nhân khẩu) thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã bị cách ly từ ngày 13/2.
Cộng đồng mạng dấy lên câu hỏi, việc từ chối tiếp nhận hai sản phụ từ Vĩnh Phúc phải chăng là do kỳ thị?
Câu chuyện từ Pháp: Dịch cúm do virus corona và ‘nạn kỳ thị’
‘Tôi không muốn mang bệnh dịch đến Châu Phi’
Du khách Thái Lan bị hành hung tại Việt Nam
Đăng tin trên trang cá nhân, Facebooker Nguyễn Quốc cho biết chị họ anh (tên N.K.O) đã đăng k‎ý gói thai sản tại bệnh viện Thu Cúc trước đó. Trưa 17/2, chị họ anh chuyển dạ, chồng chị lái xe từ Vĩnh Phúc xuống Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc để đưa vợ vào sinh. Tuy nhiên, lúc làm giấy tờ, khi gia đình anh bảo quê ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc thì đội ngũ bác sĩ ở đây hội chẩn lại lần nữa. Sau đó, thông báo với gia đình chuyển viện dù trước đó chính bác sĩ ở đây đã chỉ định mổ cấp cứu.
Bệnh viện xin lỗi
Facebooker tài khoản có tên L.T cũng chia sẻ:
”Anh em Vĩnh Phúc để ý bệnh viện Thu Cúc nhé. Chạy lòng vòng không nhận người từ Vĩnh Phúc thì bảo ngay từ sáng, để vợ mình bụng to bắt ngồi từ sáng đến chiều dẫn đi các kiểu… Mình và một gia đình nữa rất bức xúc luôn”.
Trả lời BBC News Tiếng Việt tối hôm 17/02, anh Nguyễn Anh Quốc, người nhà của sản phụ N.K.O thuật lại sự tình:
“Chị tôi đăng ký mổ đẻ ở bệnh viện Thu Cúc gói thai sản trọn gói 42 triệu đồng vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Đến hôm nay chuyển dạ, đến bệnh viện tầm trưa, các bác sĩ bảo phải theo dõi. Họ khám lâm sàn, cho xét nghiệm các thứ và chỉ định mổ cấp cứu”.
“Nhưng khi vào làm hồ sơ, bác sĩ hỏi người chồng quê ở đâu, thấy ở Vĩnh Phúc, huyện Bình Xuyên thì họ bảo cần thời gian hội chuẩn lại. Sau đó, báo với gia đình là trường hợp này không tiếp nhận, phải chuyển viện. Chị tôi hỏi lý do, bệnh viện không trả lời, chỉ gọi anh chồng vào làm hồ sơ chuyển viện. Gia đình sợ dưới Hà Nội người ta kỳ thị nên lại đem chị về lại Bệnh viện Sản – Nhi Vĩnh Phúc để mổ”. Anh Quốc nói.
Anh cho biết thêm, trong ngày 17/02, bệnh viện Thu Cúc cũng từ chối nhận một sản phụ khác từ Vĩnh Phúc dù họ đã mua gói thai sản 42 triệu trước đó. Cuối cùng, gia đình anh và gia đình người sản phụ ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc kia phải cùng nhau về lại Vĩnh Phúc.
Giải thích sự việc với BBC News Tiếng Việt sáng 18/02, đại diện của bện Thu Cúc cho biết đây chỉ là sự hiểu lầm, và rằng gia đình sản phụ đó đã gỡ bỏ bài viết trên trang Facebook cá nhân:
“Bài đăng của gia đình sản phụ N.K.O nói rằng bệnh viện kì thị người Vĩnh Phúc nên từ chối tiếp nhận chỉ là sự hiểu lầm. Sự việc xảy ra vào khoảng giờ trưa ngày hôm qua 17/02, khi sản phụ N.K.O đến, bệnh viện vẫn thăm khám bình thường vì sản phụ này có bầu lần thứ ba. Sau khi khám xong thì đội ngũ bác sĩ có tư vấn cho gia đình nên chuyển sang bệnh viện khác để được hỗ trợ tốt nhất về y tế. Chứ không phải bệnh viện từ chối khám.”
Gia đình của thai phụ N.K.O sau đó xác nhận với BBC News Tiếng Việt rằng đại diện bệnh viện Thu Cúc sáng 18/02 đã đến Bệnh viện Sản – Nhi Vĩnh Phúc để xin lỗi gia đình, xin phép hoàn hai chi phí khám lần đầu và lần thứ hai cho gia đình. Đồng thời, giải thích thêm thời điểm ấy các bác sĩ của bệnh viện có hướng hỗ trợ xe cho gia đình chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương để được điều trị tốt hơn.
Phía gia đình không nhận lại khoản tiền mà chỉ nhận lời xin lỗi của bênh viện.
Hiện tại, trên tài khoản Facebook Nguyễn Quốc và sản phụ N.K.O đã tháo gỡ bài viết có liên quan đến vụ việc tranh cãi trên vì đôi bên đã thống nhất về hướng giải quyết. Gia đình bà N.K.O cho biết thêm, sức khỏe của sản phụ và đứa trẻ đã ổn định sau khi truyền 5 đơn vị máu.
Người dân Vĩnh Phúc có bị kỳ thị?
Trước đó, ngày 14/2, trên mạng xã hội kêu gọi tẩy chay một khách sạn trên đường Trần Duy Hưng (P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) vì treo biển không tiếp nhận khách từ Vĩnh Phúc.
Cụ thể, nội dung đầy đủ trên tấm biển là: ‘Chúng tôi không chào đón khách đến từ Vĩnh Phúc. Xin lỗi!’.
Theo báo Thanh Niên, chủ khách sạn sau đã yêu cầu nhân viên gỡ tấm biển nói trên vì cho rằng, nhân viên đã không diễn đạt đúng ý của mình khi làm tấm biển. Cụ thể chủ khách sạn đưa thông tin hạn chế đón khách từ vùng dịch nhưng nhân viên hiểu sai là từ chối tất cả khách đến từ Vĩnh Phúc. Sau đó, tấm biển trên đã được gỡ bỏ.
Song song với sự việc trên, nhiều trang mạng như Save Tam Đảo, Yên Bái Toàn Cảnh… cũng lan truyền hình ảnh thanh niên cầm bảng tự nhận là người Vĩnh Phúc với lời kêu gọi dừng sự kỳ thị những người dân nơi đây với nội dung: ”Tôi là người Vĩnh Phúc. Chúng tôi là con người. Chúng tôi không phải Virut. Đừng kỳ thị chúng tôi.”
Mạng xã hội qua đó đưa ra hàng loạt bình luận rằng, hiện giờ, một số người Việt đã kỳ thị người dân Vĩnh Phúc quá đà khi gọi đó là “ổ dịch” hay “Vũ Hán thu nhỏ” và cho rằng dù không ở Vĩnh Phúc nhưng là người gốc Vĩnh Phúc cũng mặc nhiên …”mắc bệnh”.
Ngày 13/2, Trạm Y tế (TYT) xã Điện Thắng Bắc đăng văn bản “về các đối tượng vùng có dịch corona từ Vĩnh Phúc đến tạm trú tại xã Điện Thắng Bắc”. Trong báo cáo, TYT xã Điện Thắng Bắc dùng từ “4 đối tượng” để chỉ 4 người đến từ huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô của tỉnh Vĩnh Phúc.
Một số người trên trang Hội quán Facebook Quảng Nam bày tỏ sự hoang mang, lo lắng khi thấy xã đề nghị cách ly 4 người trên. Trong khi đó, một số người lên tiếng bày tỏ việc dùng từ “đối tượng”. Cách gọi này giống có hàm ý như sự kỳ thị với người nghi nhiễm Covid-19 và đang xem họ như những tội phạm.
Trong một diễn biến liên quan, một số người đã thay hình đại diện trên trang Facebook cá nhân với dòng chữ “Vĩnh Phúc cố lên!” để thể hiện sự ủng hộ, chung tay chống lại sự kỳ thị bị cho là đang diễn ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51542931

Quân đội tham gia kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19

Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 2 tiến hành Hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm việc phòng chống dịch Covid-19.
Hội nghị do Bộ quốc phòng tổ chức với sự tham dự của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Theo đại diện chính phủ Hà Nội tại hội nghị thì Việt Nam là nước có nguy cơ lây nhiễm cao, do đó đã chủ động dự đoán tình hình, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt, trong đó có quân đội.
Tuy nhiên, ông Đam cũng cho rằng, diễn biến dịch bệnh còn nhiều tiềm ẩn và phức tạp do đó lực lượng quân đội Việt Nam tiếp tục kiểm soát đường biên giới; thực hiện hiệu quả công tác sàng lọc, tổ chức cách ly y tế đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh.
Phó thủ tướng phát biểu trước 3.200 đại biểu dự cuộc họp rằng ông tin tưởng với vai trò nòng cốt của quân đội, sự chung sức đồng lòng của cả nước, Việt Nam sớm chiến thắng dịch bệnh Covid-19.
Cũng tại cuộc họp, Thượng tướng Trần Đơn, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Bộ quốc phòng cho biết tính đến ngày 17/2 Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp nào mắc bệnh. Hiện 2.292 công dân được cách ly tại 14 điểm của quân đội. Và, cũng đến ngày 17/2 Bộ đội biên phòng 7 tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Quốc phối hợp với các lực lượng công an hải quân…kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/military-join-in-the-control-of-covid-19-spread-02192020074133.html

Virus corona – Covid-19: Cơ hội để Việt Nam

giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc?

Thu Hằng
Phải chăng « trong cái rủi có cái may », dịch Covid-19 có lẽ là cơ hội để Việt Nam không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trao đổi mậu dịch song phương lên đến 107,6 tỉ đô la.
Theo Tổng Cục Thống Kê, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt mức 75,3 tỉ đô la trong năm 2019, tăng 14% so với năm 2018. Những mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc là tư liệu sản xuất, trong đó có nguyên, nhiên, vật liệu. Về xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam (sau Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu), đạt 32,5 tỉ đô la tính đến tháng 10/2019, trong đó có nông sản, thủy hải sản…
Tuy nhiên, dường như thị trường Trung Quốc trở nên « khó tính » hơn đối với nông sản Việt Nam. Điều này được thể hiện qua đề nghị « khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam » của phó thủ tướng Vương Đình Huệ với lãnh đạo tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) hôm 23/10/2019.
Thực vậy, Trung Quốc không còn là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, mà hiện tại là Philippines. Nguyên nhân chính là do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến hàng Trung Quốc bị tồn đọng nhiều, phải tiêu thụ trong nước nên nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.
Ngoài ra, do Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu nên chính phủ phải chi nhiều hơn cho nhập khẩu. Hậu quả là gạo của Việt Nam bị ép giá. Cuối cùng, thị trường Trung Quốc cũng có những thay đổi : người tiêu dùng có đời sống cao hơn, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Dịch virus corona (Covid-19) tại Trung Quốc gây tác động trực tiếp đến trao đổi thương mại với Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tháng 01/2020 chỉ đạt 8,29 tỉ đô la, giảm 25,8% so với tháng 12/2019 và giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài lý do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của hai nước kéo dài và rơi vào tháng Giêng, dịch bệnh Covid-19 cũng khiến hoạt động kinh tế và sản xuất của Trung Quốc gần như bị tê liệt.
Trang bignewsnetwork ngày 17/02 nhận định « giữa hai nước (Việt Nam và Trung Quốc) tồn tại một môi trường và điều kiện sản xuất và việc giảm khả năng hoặc nhu cầu từ một nước sẽ tác động đến nước kia ». Một trong những tác động đầu tiên, từng được chính phủ Việt Nam nhắc đến, là thiếu vật liệu để sản xuất khẩu trang ngay đầu mùa dịch Covid-19 khi nhu cầu tăng cao bất thường. Tiếp theo, là trái cây và nông phẩm tiếp tục ùn ứ ở cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam – tỉnh Lạng Sơn và lối mở Km3+4 trong những ngày gần đây, theo trang Petro Times (ngày 19/02).
Dù thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 224/CĐ-TTg ngày 12/2/2020 cho phép tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua hai cửa khẩu phụ này, nhưng thời gian hoàn tất thủ tục thuế, cũng như việc cách ly được cả hai bên áp dụng khiến thời gian giao hàng bị kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng một số sản phẩm tươi như trái cây.
Cũng vì dịch bệnh, thông thương đường sắt và hàng không với Trung Quốc bị giảm khiến Việt Nam không thể nhận được đúng thời hạn nguyên vật liệu, sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng cho bên thứ ba.
Trang The Star (ngày 17/02) của Miến Điện cho rằng dịch Covid-19 là cơ hội để Việt Nam tìm ra những nguồn cung cấp vật liệu mới cũng như đầu ra cho nông phẩm. Một số doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có lĩnh vực dệt may, đang nghiên cứu nhập khẩu vật liệu từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Brazil để tránh phụ thuộc vào khối lượng nhập khẩu rất lớn từ Trung Quốc.
Trong chuyến công du Ấn Độ vào tuần trước, thứ trưởng bộ Công Thương Việt Nam Cao Quốc Hùng đã đề nghị New Delhi tăng khối lượng nhập khẩu trái cây Việt Nam (nhãn, vải, mãng cầu, thanh long), cũng như cá nuôi và vải cho ngành dệt may. Từ 5 năm gần gây, trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng thêm gần 48%, đạt 13,7 tỉ đô la trong năm 2019, nhưng Việt Nam vẫn chỉ là đối tác thương mại thứ 4 trong khối ASEAN của Ấn Độ.
Cuối cùng, Liên Hiệp Châu Âu, với hiệp định thương mại EVFTA được Nghị Viện Châu Âu thông qua ngày 12/02, là cơ hội để Việt Nam tăng khối lượng trao đổi mậu dịch, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200219-covid-19-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%83-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91a-d%E1%BA%A1ng-h%C3%B3a-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-tr%C3%A1nh-ph%E1%BB%A5-thu%E1%BB%99c-trung-qu%E1%BB%91c

Việt Nam phong tỏa phòng Covid-19:

Thiếu chuẩn bị tâm lý, lợi bất cập hại

Trọng Thành
Đầu tháng 2/2020, dịch Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, gây lo ngại lớn tại Việt Nam. Xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc, với nhiều người nhiễm virus trở về từ Vũ Hán, truyền sang người khác, trở thành một ”ổ dịch”. Ngày 13/02, chính quyền phong tỏa Sơn Lôi để chống dịch. Nhiều người cảnh báo, nếu làm sai cách, việc phong tỏa toàn bộ một khu vực dân cư lớn sẽ lợi bất cập hại.
Cho đến nay, thông tin về diễn biến của cuộc phòng chống dịch bệnh tại xã Sơn Lôi, hơn 10.000 dân, gần như hoàn toàn do các kênh truyền thông của Nhà nước loan tải. Nếu như chính quyền thường xuyên đưa ra các thông điệp cho thấy tình hình chống dịch tại Sơn Lôi diễn biến tích cực, một số thông tin tại chỗ cho thấy không hẳn đã như vậy (nhiều người dân Sơn Lôi không dám lên tiếng trên công luận để thông tin về dịch bệnh, do lo ngại bị chính quyền trừng phạt. Tại Việt Nam, dư luận chú ý đến việc hai người dùng Facebook bị chính quyền phạt tiền khi đăng tải thông tin về Covid-19, với cáo buộc xuyên tạc sự thực).
Bên cạnh các thiếu thốn về phương tiện vệ sinh phòng hộ, điểm đáng chú ý là nỗi lo khá phổ biến trong dân chúng, vì thiếu thông tin, đặc biệt về tình trạng các thân nhân, đang sống cách ly xa gia đình, tình trạng một số người ”tâm lý yếu” hoảng sợ khi bị cưỡng chế cách ly. Việc thiếu sự chuẩn bị tâm lý và kỹ năng phòng dịch cho người dân, trước một đợt phong tỏa kéo dài, đặt người dân vào thế thụ động, lo lắng, hoang mang, khiến đợt phong tỏa phòng dịch có thể dễ dàng mất đi hiệu quả mong muốn, nhất là trong bối cảnh nỗi ám ảnh do virus đè nặng, không khí kỳ thị dân cư vùng bị dịch khá phổ biến ở nhiều nơi.
Trong việc phòng chống dịch Covid-19, đang trong diễn biến khó lường, chính quyền Việt Nam dường như đã không chú ý đúng mức đến mức độ nguy hiểm của ”virus vô hình của nỗi sợ”, đang trở thành mối đe dọa không thể coi nhẹ.
Nguồn gốc ”ổ dịch”
Trở lại với ổ dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nơi có nữ công nhân Nguyễn Thị D., từ Vũ Hán (Wuhan), trở về Sơn Lôi, ngày 17/01, tức khoảng một tuần trước khi thành phố bị phong tỏa. Ngày 25/01, chị Nguyễn Thị D. đã tới Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương lấy mẫu. Ngày 30/01, kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị nhiễm Covid-19. Nữ công nhân Nguyễn Thị D. là một trong ba người Việt Nam đầu tiên nhiễm virus corona mới, và là người để virus truyền trực tiếp sang 5 người khác. Một bé gái 3 tháng tuổi bị nhiễm virus từ một trong 5 người nói trên.
Chị D. là một trong 8 công nhân được cử sang Vũ Hán tập huấn. Trong số họ tổng cộng 5 người bị nhiễm virus. Tất cả đều trú quán tại tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc trở thành địa phương có đông người nhiễm virus corona nhất trên cả nước (chiếm 11 trên 16 ca). Ngày 12/02, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc quyết định phong tỏa xã Sơn Lôi. Cuộc phong tỏa bắt đầu ngay ngày hôm sau, 13/02. Thời gian dự kiến kéo dài 20 ngày.
Diễn biến ”chống dịch” theo truyền thông Nhà nước
Theo thông tin từ phía chính quyền, Vĩnh Phúc đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp về phòng chống dịch theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, tiến hành khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, nơi có nhiều ca mắc nhất trên địa bàn huyện Bình Xuyên, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Xã Sơn Lôi thành lập 12 chốt tại các trục đường chính, còn tại các tuyến đường nhỏ, trong các cánh đồng đều có lực lượng tuần tra an ninh 24/24. Đồng thời, ”phun khử trùng, tiêu độc, huy động tối đa lực lượng kiểm soát tình hình sức khỏe của người dân”.
Bộ Y Tế đã cử 2 đội công tác đặc biệt trực 24/24 ở Bình Xuyên, hỗ trợ tại chỗ công tác giám sát dịch, cũng như điều trị cho bệnh nhân. Mỗi người dân có bảng theo dõi sức khỏe sát sao. Mỗi ngày cán bộ đến 2 lần, đến theo dõi xem có ốm, sốt ho, gai người… cặp nhiệt độ sáng chiều.
Trong cuộc họp báo chiều 14/2, chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên cho biết chính quyền đã dự đoán đợt phong tỏa chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ đến đời sống người dân, đồng thời khẳng định ”đảm bảo đủ nước rửa tay, khẩu trang, không có việc lên mạng kêu gọi hỗ trợ”. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho biết tập trung các nguồn lực để hỗ trợ người dân trong vùng cách ly, về nhu yếu phẩm.
Thiếu phương tiện, thiếu thông tin về thân nhân
Xã Sơn Lôi có khoảng 1.400 người theo Công Giáo. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đại, phụ trách giáo xứ Hữu Bằng, từ ít ngày gần đây, được chính quyền cho phép đưa một số trang bị vệ sinh, phòng hộ vào cho những người Công Giáo trong vùng dịch. Linh mục Nguyễn Đức Đại cho biết một số nét chính về đời sống giáo dân tại Sơn Lôi. Ngoài vấn đề trang bị vệ sinh, phòng dịch, ông đặc biệt lo ngại về tâm trạng của bà con giáo dân. Trả lời RFI hôm 17/02, Cha Nguyễn Đức Đại cho biết:
”Những người Công Giáo chưa ai xét nghiệm bị dương tính. Ăn thì người ta vẫn có cái ăn, đời sống thì không ngại lắm. (Điểm đáng lo là) họ không thấy sự nguy hiểm của nó, nhiều lúc họ coi rất bình thường. Mình cũng đề nghị chính quyền cấp cho họ khẩu trang, cũng như thiết bị y tế, như nước rửa, sát trùng. Nhưng đến ngày hôm nay, nhưng cũng chỉ mới phát lẻ tẻ, không đáng kể… Một số người đi làm ở các nơi khác bị đuổi việc, bắt tập trung về thôn của mình. Một số người tâm lý hơi yêu yếu, tâm lý có hơi hoảng loạn.
Những người ở trong đó cũng theo dõi thôi, nhưng có biết những người đang cách ly ở đâu đâu, tình trạng như thế nào đâu. Cứ theo dõi xem có ai không, sợ nhỡ người nhà mình. Chỉ có đọc kinh cầu nguyện thôi”.
Vị cha xứ cũng cho biết tình hình đang từng bước được cải thiện, trước hết với việc một linh mục, cha Hoàng Trọng Hữu, được phép vào trong vùng dịch, để hỗ trợ người dân tại chỗ. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh dịch phát triển nặng thêm trong thời kỳ đầu, linh mục Nguyễn Đức Đại nhận xét là những người có nguy cơ bị nhiễm virus đã không được chuẩn bị tâm lý để thực hiện tốt việc tự cách ly, nhằm bảo vệ cộng đồng.
Cha Nguyễn Đức Đại: ”Nếu ngay từ lúc đầu, nếu mình làm tốt, thì nó không bùng ra như thế, nhưng làm không chặt lắm. Chúng tôi được biết là những người đó (có nguy cơ nhiễm virus) về, nhưng họ vẫn sinh hoạt bình thường. Họ vẫn ăn uống, hát karaoke, rồi đi lại bình thường. Sau khi đã xác định họ dương tính với virus, thì còn mấy người khác trong gia đình, bảo cách ly, chỉ cách ly tại nhà thôi, nhưng họ không chịu. Họ vẫn đi làm, coi sóc con cháu… Mình đã không có biện pháp làm cho tốt hơn, cũng không hỗ trợ họ nên chính vì thế bị ảnh hưởng thêm”.
Cần ”giám sát độc lập”
Về tình hình phòng chống dịch tại Sơn Lôi, với biện pháp phong tỏa toàn bộ xã, trả lời RFI, Bác sĩ Trần Tuấn, tiến sĩ y tế cộng đồng, cho biết nhận xét chung của ông:
”Tôi có theo dõi ở Sơn Lôi, thấy rằng dường như quyết tâm của chính quyền là cao, nhưng sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền với bên y tế, để bảo đảm triển khai để người thực hiện đúng các nguyên tắc của bên y tế cộng đồng đưa ra, thì tôi cho rằng việc thực thi này, có lẽ là lần đầu tiên họ làm, cho nên chưa có kinh nghiệm. Phần giáo dục cho dân, cung cấp kiến thức cụ thể cho dân, các bước cụ thể cho mỗi cá nhân hiểu và thực thi trách nhiệm cá nhân, thì trong những ngày đầu chưa đảm bảo. Điểm thứ hai nữa là cần phải có bộ phận giám sát đánh giá độc lập, tham gia vào để bảo đảm thực thi, bảo đảm tính thực tế của kế hoạch này. Việc giám sát này chúng tôi nghĩ rằng cần phải có một bộ phận thực sự khoa học, độc lập với bộ phận đang triển khai, của địa phương. Nếu có thể được, thì đấy phải là các tổ chức chuyên đánh giá về y tế cộng đồng, thì đến cuối đợt chúng ta có thể có những số liệu, thông tin để đúc rút kinh nghiệm, để đánh giá hiệu quả thực sự của nó. Để rồi áp dụng ngay cho giai đoạn tiếp theo”.
(Theo quy định của chính phủ Việt NamTiểu ban giám sát thuộc Ban chỉ đạo chống dịchcó hai nhiệm vụ, theo dõi diễn biến dịch và tổ chức thực hiện phòng chống dịch. Chức năng ”giám sát” ở đây hoàn toàn không liên quan đến hoạt động ”giám sát”, theo đề nghị của Bác sĩ Trần Tuấn).
Vai trò người dân bị coi thường: Bài học Vũ Hán
Bác sĩ Trần Tuấn đặc biệt lưu ý đến Bài học Vũ Hán, với việc chính quyền Trung Quốc đã không xem người dân như các chủ thể chủ động, tích cực, là ”tuyến đầu’‘ trong việc phòng chống dịch. Bài học thất bại của Vũ Hán, nếu không được rút ra đầy đủ có thể lặp lại tại những nơi khác, cụ thể như Việt Nam.
Bác sĩ Trần Tuấn: ”Phải nói đây là một virus có tính lây nhiễm cao, nhưng độc lực vào loại trung bình, trong các virus gây viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu như tính lây nhiễm cao, độc lập trung bình thôi, thì các biện pháp, các kinh nghiệm trong phòng chống dịch chúng ta đã có. Từ các virus có vắc xin hoặc chưa, thì về nguyên tắc, chúng ta có đủ kinh nghiệm khoa học và kinh nghiệm để kiểm soát tốt vụ dịch này, không để lây lan mạnh được. Nhưng tại Vũ Hán, vì sao tình trạng lại xảy ra nặng nề như vậy, đặc biệt là số người chết, người mắc lại tăng rất nhanh sau khi biện pháp cô lập, cách ly thành phố đã được thực hiện.
Đọc thêm : Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?
Chúng tôi thấy, khi chính quyền Trung Quốc tổ chức phòng chống dịch này, thì dường như họ lại xem dường như người dân như là một đối tượng chỉ có tuân thủ và thi hành những gì mà bên hệ thống Nhà nước đưa ra, chứ không xem người dân là một chủ thể tích cực, có tính chủ động. Chúng tôi xem là bản thân các chủ thể là phòng tuyến đầu, họ có thể tự bảo vệ mình bằng các kiến thức để khỏi bị lây nhiễm, hoặc khỏi gây lây nhiễm cho người khác, nếu đã nhiễm bệnh. Và điều thứ ba cần chú ý, là trong trường hợp dịch bệnh không có thuốc đặc trị, không có vắc xin, thì chính khả năng tự miễn dịch của mỗi cá nhân, nếu được nâng cao, nếu được bảo vệ thì là một yếu tố tích cực nhất. Họ mới là điểm chính trong cuộc chiến đánh bại con virus, khi virus đã xâm nhập cơ thể. Hỗ trợ của y tế chỉ trong trường hợp cấp thiết, ví dụ như các trường hợp nặng. Còn không tất cả các biện pháp ăn uống, sinh hoạt (tập luyện thể chất), đặc biệt về tâm lý là người dân hoàn toàn có thể làm được. Nếu hiểu được như vậy, thì chúng ta sẽ tránh được đường lối can thiệp mang tính bất ngờ, đột ngột, xáo trộn cuộc sống của người dân, trong khi chưa chuẩn bị được tinh thần, và kiến thức của người dân, đối phó với dịch”.
Để ”virus của nỗi sợ” lan tràn: WHO ở đâu ?
Để chống dịch virus Covid-19, có thể dựng các hàng rào hữu hình để phong tỏa cả một xã, một thành phố, nhưng biện pháp quyết liệt này rất có thể sẽ lợi bất cấp hại, nếu tình hình phòng chống bệnh dịch không dựa trên các nghiên cứu cụ thể, và nỗi sợ vô hình tác hại nặng nề đến tâm lý người dân, rất có thể còn nguy hại hơn cả chính con virus (nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng trong một chia sẻ với chúng tôi cho biết hai gánh nặng tâm lý khác là tâm trạng không tin tưởng vào hành xử của chính quyền trong một bộ phận người dân, cùng với nạn tin giả tràn lan).
Trong bài trả lời phỏng vấn RFI, Bác sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến việc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã không thực hiện đúng vai trò của một định chế y tế quốc tế, có khả năng tiến hành nghiên cứu dịch tễ tại các khu vực có nguy cơ cao (cũng như tại Trung Quốc), WHO có xu hướng ”đồng nhất” dịch bệnh Covid-19, trên phần còn lại của thế giới, với tình hình dịch bệnh đã trở thành đại dịch tại Trung Quốc, bùng phát do cách quản lý không minh bạch của chính quyền nước này.
Bác sĩ – Tiến sĩ y tế cộng đồng Trần Tuấn
Bác sĩ Trần Tuấn: ”Truyền thông quốc tế gắn nối một cách quá mức diễn biến dịch bệnh ở Trung Quốc với nguy cơ xảy ra ở các nước. Phát biểu gần đây của lãnh đạo WHO, cho rằng khó mà tiên lượng được dịch, đã đánh đồng việc khó tiên lượng được ở Trung Quốc, với dịch bệnh ở các nước. Thực tế diễn biến dịch, hình thái phân bố, số mắc, số chết… cho đến nay, khác biệt rất rõ giữa diễn biến tại Trung Quốc, tại Vũ Hán, với bên ngoài. Việc đồng nhất diễn biến tại Trung Quốc với thế giới làm tăng thêm nỗi lo. Lẽ ra WHO, về thông tin dịch tễ học, trong vai trò của mình, với các văn phòng khu vực, và tại các nước mà dịch lan đến, hoàn toàn có thể tiến hành hoặc hỗ trợ các nghiên cứu dịch tễ học. Tạo ra các bằng chứng khách quan hơn, để đánh giá cho đúng hơn tính lây lan, độc lực của virus, giúp cho việc cân bằng (về đánh giá), để giảm nỗi lo sợ. Chúng tôi thấy rằng WHO gần như không thấy nói đến các kế hoạch nghiên cứu đã được triển khai đến đâu, các văn phòng khu vực đã tiếp xúc với các bệnh nhân đến đâu, hỗ trợ chính phủ các nước như thế nào. WHO vẫn có xu hướng đồng nhất diễn biến dịch tại Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Điều này khiến diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh của thế giới”.
Xu hướng đồng nhất này thể hiện rõ ràng qua việc rất nhiều người tin rằng gần 2.000 người chết do virus hiện nay (theo con số chính thức) là rải ra trên toàn thế giới nói chung, chứ không phải là tuyệt đại số trên lãnh thổ Trung Quốc, và chủ yếu tại vùng tâm dịch Vũ Hán – Hồ Bắc. Sự đồng nhất này là một nguyên nhân khiến nỗi ám ảnh, sợ hãi virus (cùng với những thông tin chính thức và không chính thức về thảm họa y tế tại Vũ Hán) rất có thể vượt quá xa mức độ nguy hiểm thực sự, xét về mặt sinh lý học, của chính bản thân virus.
Hệ quả của việc không kiểm soát, hạn chế hay giải tỏa được nỗi sợ hãi bao trùm này là tình trạng kỳ thị trong xã hội, tâm lý lo âu quá mức gia tăng. Trong trường hợp dịch bệnh có thêm các diễn biến bất thường, thêm nhiều khu vực bị phong tỏa, thì không khí hoang mang này ắt hẳn sẽ càng gây khó khăn thêm cho việc phòng chống dịch bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200219-vi%E1%BB%87t-nam-phong-t%E1%BB%8Fa-covid-19-thi%E1%BA%BFu-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-l%E1%BB%A3i-b%E1%BA%A5t-c%E1%BA%ADp-h%E1%BA%A1i

Thêm 5 người vụ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bị khởi tố

Cơ quan Cảnh sát Điều Tra, Bộ Công an hôm 18 tháng 2 thông báo Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 05 bị can liên quan đến sai phạm tại dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 19 tháng 2.
05 bị can gồm các ông Vũ Như Khuê – nguyên Giám đốc gói thầu số 1; Quản Trọng Tuấn – nguyên Giám đốc gói thầu 3B; Nguyễn Quốc Hải – nguyên Giám đốc gói thầu số 6; Phan Khánh Toàn – nguyên Giám đốc gói thầu số 4; Phan Ngọc Thơm – Phó Giám đốc gói thầu số 2 và 3B – Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Các bị can bị khởi tố điều tra về tội “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điều 298 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ngày 14 tháng 11 năm 2019, Bộ Công an cũng đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 04 bị can với cùng tội danh, gồm các ông Nguyễn Tiến Thành, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7, Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Phạm Đình Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5; Nguyễn Thành An, thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có tổng chiều dài 139,2km do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng vào ngày 19 tháng 5 năm 2013.
Đoạn Đà Nẵng – Tam Kỳ được đưa vào sử dụng từ ngày 2 tháng 8 năm 2017; đoạn Tam Kỳ – Quảng Ngãi được khai thác từ ngày 2 tháng 9 năm 2018. Sau hơn một năm khai thác 65km cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, trên tuyến đường xuất hiện 21 vị trí trong số 426 tổng số cầu, cống bị thấm, dột.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can và các đối tượng liên quan.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-police-prosecute-5-more-pp-in-danang-quangngai-highway-case-02192020074940.html
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/uk-royal-navy-ship-visits-hai-phong-02192020080511.html

Đám đông và sứ mệnh thay triều đổi đại

Đông Phong
Đám đông là những nhóm người có xu hướng dễ bị những sự kiện xã hội tác động một cách vô thức, họ không kiên định, thất thường, và thường đi từ trạng thái này sang trạng thái khác, họ không có mục tiêu đấu tranh rõ ràng và dài hạn. Còn lực lượng trong sứ mệnh ấy lại là những người có cùng tư tưởng, tự thấy được trách nhiệm đối với xã hội, cùng tranh đấu cho một mục tiêu chung và họ sẵn sàng kết nối lại với nhau trong hệ thống nhất định để cùng tạo ra một sức mạnh tổng hợp.
Theo tôi ngày nay cho dù thời khắc đánh dấu sự chấm hết của một triều đại có xuất hiện, thì nó cũng chưa thể tự trở thành một cuộc cách mạng. Để “mồi lửa” ấy được lan rộng thì từ trong lòng xã hội kia cần phải sẵn sàng một lực lượng, đủ để kết nối và dẫn dắt đám đông cùng đi chung một con đường, từ đó mới có thể thay đổi tận gốc mọi vấn đề trong lòng xã hội.
Những “mồi lửa” không thể thành trận cuồng phong
Sau năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện chính sách bao cấp, ngăn sông cấm chợ, khiến kinh tế rơi vào khủng hoảng và lạm phát trầm trọng, đời sống người dân đói khổ bần cùng. Bên ngoài thế giới, với sự sụp đổ hàng loạt các nước theo CNXH tại Đông Âu vào năm 1989, mà mở đầu từ Ba Lan và tiếp tục đến Hungary, Đông Đức, Bulgari, Tiệp Khắc và Romania. Đến năm 1991, “người anh cả” Liên Xô tiếp nối sụp đổ hoàn toàn, mà điều đó, theo tôi, đã tạo ra một hiệu ứng domino và là những “mồi lửa” vô cùng quý giá quyết định sự thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.
Tuy trước những thời khắc vô cùng quan trọng như vậy, nhưng trong lòng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vẫn chưa hình thành được những lực lượng đủ lớn để có thể làm một cuộc cách mạng dân chủ như các nước trong khối CNXH đã làm, nên lịch sử Việt Nam đã không thể sang trang.
Dấu ấn của lực lượng trong lòng xã hội hiện nay
Vào năm 2013, sự kiện 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị nhà cầm quyền về vấn đề sửa đổi hiến pháp để hợp với lòng dân và đảm bảo tính dân chủ.
Bản kiến nghị tuy đã được sự ủng hộ rộng khắp của các tầng lớp trong xã hội, giúp cho người dân hiểu hơn về một hiến pháp dân chủ đúng nghĩa, nhưng cuối cùng đã bị nhà cầm quyền phớt lờ.
Sự kiện hơn 90.000 công nhân của Công ty Pouyen Việt Nam (TP. HCM) đã xuống đường đình công để phản đối Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Với yêu cầu duy nhất là bỏ điều 60, bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa và sự quyết tâm cao độ trong nhiều ngày liền, kết quả Quốc hội buộc phải bỏ điều 60 kia ra khỏi Luật Bảo hiểm xã hội.
Hay năm 2018, khi nhà cầm quyền dự định thông qua luật đặc khu để cho nước ngoài thuê đất với thời hạn 99 năm tại những nơi trọng yếu, mà khả năng sẽ lọt vào tay Trung Quốc. Đạo luật đó đã gặp sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân trên cả nước, quy mô của những cuộc xuống đường và sự đồng nhất trên cả nước khiến nhà cầm quyền phải lạnh gáy và ngay lập tức đạo luật ấy phải dừng lại.
Nhìn chung, lực lượng trong những sự kiện đó chỉ mang tính chất tập hợp nhất thời để đấu tranh cho một mục tiêu chung, nhằm giải quyết những bức xúc, bất cập ngay tại thời điểm đó trong lòng xã hội, mà mục tiêu của từng sự kiện đó thường không giống nhau. Bên cạnh đó những tổ chức chính trị dân chủ và tổ chức xã hội dân sự cũng bắt đầu hình thành, nhằm tập hợp những người yêu nước để trở thành lực lượng, nhưng đã bị nhà cầm quyền đàn áp và kết án nặng nề.
Lực lượng đã tạo ra “bão táp”?
Nếu cũng với số lượng 90.000 công nhân Công ty Pouyen ấy xuống đường, cũng vào thời điểm đó, nhưng người yêu cầu bỏ điều 60, người thì đòi tăng lương, kẻ yêu cầu bảo hộ lao động, và còn rất rất nhiều yêu cầu khác. Thì tôi cho rằng, khi đó họ chỉ thuần túy là một đám đông, và tiếng nói, yêu cầu của họ cũng khó có thể được nhà cầm quyền lắng nghe chứ đừng nói đến việc chấp nhận.
Cũng với việc yêu cầu, nhưng chỉ một người hoặc một nhóm người có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội thì liệu nhà cầm quyền có lắng nghe và làm theo?
Như sự kiện 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị nhà cầm quyền về vấn đề sửa đổi hiến pháp cho hợp lòng dân, nhưng đã bị nhà cầm quyền phớt lờ. Nhưng nếu một lực lượng khổng lồ được hình thành, cho dù họ là những người vô danh, nhưng một khi họ đã đồng loạt lên tiếng cho một mục tiêu, với sự quyết tâm cao độ và trường kỳ, thì chắc chắn họ sẽ giành được thắng lợi.
Sức mạnh của sự kiên trì – Bài học từ thế giới
Sức mạnh to lớn do lực lượng tạo ra không chỉ nằm ở chỗ số đông đồng nhất, mà còn ở chính ở sự kiên định liên tục tranh đấu cho một mục tiêu chung.
Như tại Nam Phi, Đảng Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) của ông Nelson Mandela phải mất hơn 50 năm kiên trì để đấu tranh cho một vấn đề duy nhất, đó là loại bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và bầu cử tự do phổ thông đầu phiếu, để có một chiến thắng vang dội vào năm 1994.
Cũng như tại Myanmar, Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ của bà Aung San suu Kyi phải mất 27 năm chỉ để đấu tranh cho mục tiêu duy nhất là bầu cử tự do, và cuối cùng họ đã chiến thắng áp đảo trong tổng bầu cử vào năm 2015. Hay mới đây tại Hong Kong, đảng dân chủ Demosistō cùng người dân Hong Kong đã miệt mài nhiều năm chỉ để đấu tranh cho yêu cầu phổ thông đầu phiếu và chống lại sự can thiệp từ Bắc Kinh. Trong tương lai không xa họ nhất định sẽ chiến thắng.
Nhìn chung, trong tình hình hiện nay trước những chuyển biến không ngừng của thế giới, như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang diễn ra và đại dịch do Virus Covid-19 vẫn chưa có hồi kết. Đó là những thách thức lớn đối với cả hệ thống chính trị của Trung Quốc lẫn Việt Nam.
Nếu những sự kiện tác động từ bên ngoài hay nội tại từ bên trong trở thành một trong những “mồi lửa” đủ khiến cho Việt Nam thay đổi tận gốc. Thì một lực lượng với tư tưởng, giải pháp đồng nhất, có mục tiêu chung, để từ đó kết nối đám đông, và kiên định tranh đấu cho đến khi một nền tảng dân chủ được thiết lập, luôn là yếu tố tiên quyết để biến tất cả những “mồi lửa” ấy thành một cuộc đại cách mạng.
Tác giả Đông Phong (Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP HCM)
https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/bandocviet_dongphong_02192020-02192020080402.html

Việt Nam bị ảnh hưởng gì

khi Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’?

Mỹ Hằng
Việc Philippines mới đây tuyên bố sẽ chấm dứt Hiệp ước Thăm viếng Quân sự (VFA) với Mỹ để gần gũi hơn với Trung Quốc có thể khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, lo ngại.
Tuy nhiên, nó cũng mở ra những cơ hội khác với các đồng minh mới, theo một số nhà phân tích.
VFA được ký năm 1988, cho phép quân đội Mỹ huấn luyện và tham gia các cuộc tập trận chung ở Philippines.
Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’
Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?
Việc Philippines chấm dứt VFA với Mỹ đã được rào đón từ trước, khi Tổng thống Duerte nhắc đi nhắc lại rằng sẽ rời xa đồng minh lâu năm là Mỹ để tập trung vào Trung Quốc.
Động thái của Philippines thúc đẩy Hà Nội phải nghĩ tới việc mở rộng hơn các mối quan hệ với không chỉ Mỹ mà các nước khác…Tiến sĩ Collin Koh
Ảnh hưởng hiện diện của Mỹ trong khu vực
Bình luận với BBC News Tiếng Việt về tác động tới Việt Nam của hành động trên của Philipines, Tiến sĩ Collin Koh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nói:
“Cũng như một số quốc gia Đông Nam Á khác, tôi tin Việt Nam sẽ nhìn nhận động thái này của Manila với một vài quan ngại nghiêm trọng. Bởi lẽ, việc làm của Philippines sẽ để lại hậu quả là sẽ bớt đi sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.”
“Philippines có thể đặt ra các thủ tục nhập cư khó khăn cho quân nhân Mỹ, giới hạn thời gian họ ở tại Philippines, và thậm chí việc cập cảng Philippines của hải quân Mỹ cũng sẽ bị gián đoạn và phải tuân theo các thủ tục thông thường.”
“Kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền, Hà Nội đã dần quen với quan điểm của Philippines về vấn đề Biển Đông, cũng như việc họ thân với Trung Quốc. Điều này khiến Việt Nam từ lâu đã phải tìm kiếm các biện pháp khác để giảm thiểu khuynh hướng này, trong đó có việc tăng cường thắt chặt hợp tác quốc phòng và an ninh với các đối tác nước ngoài như Mỹ.”
“Động thái mới đây của Philippines thúc đẩy Hà Nội phải nghĩ tới việc phải mở rộng hơn các mối quan hệ như vậy, với không chỉ Mỹ, mà các nước khác.”
Tiến sĩ Collin Koh nhấn mạnh rằng dù hiện diện của Mỹ tối quan trọng với các nước trong khu vực Đông Nam Á, cần nhớ rằng ngoài Mỹ còn có các nước khác “sẵn sàng nhảy vào trong các tình huống cần thiết”.
“Chẳng hạn như trong lúc toàn khu vực đang lo lắng về các chính sách liên quan của chính quyền Trump thì Nhật Bản, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đã vào cuộc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Ông Abe đã thăm Philippines vào thời điểm mối quan hệ giữa Manila và Washington đang rệu rã. Vì vậy chúng ta có thể dự đoán điều này sẽ tiếp tục trong tình huống hiện nay, nếu không phải từ Nhật Bản thì cũng từ các đối tác nước ngoài khác.”
Vấn đề Biển Đông
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Collin Koh, về mặt căn bản, động thái mới của Philippines sẽ không thay đổi toàn bộ thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc – đặc biệt căn cứ vào mối quan hệ kinh tế mật thiết hiện nay giữa hai nước – trong đó có tính sẵn sàng của Việt Nam để chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông như được nhìn thấy trong vụ việc dàn khoan 981 hay vụ Bãi Tư Chính.
Quan điểm này của Tiến sĩ Collin Koh tương đồng với quan điểm của nhà báo người Mỹ Bennett Murray.
Việt Nam đã đơn độc đứng vững trước Trung Quốc ở Biển Đông kể từ khi Duterte lên nắm quyền vào năm 2016… Động thái mới của Duterte đối với VFA không thay đổi điều này.Nhà báo Bennett Murray
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 15/2, nhà báo Murray nhận định:
“Trước hết, điều quan trọng là cần chỉ ra rằng Thỏa thuận Thăm viếng Quân đội (VFA) không giống như Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT). Ngay cả khi Philippines rút khỏi VFA như Duterte nói, cả hai nước vẫn có thể đàm phán một số thỏa thuận mới trong thời gian ân hạn 180 ngày trước khi quân đội Mỹ phải rời đi. Dựa trên thực tế là các chính sách an ninh Philippines vẫn coi trọng liên minh với Mỹ, bằng cách này hay cách khác, cơ hội hợp tác an ninh giữa Mỹ và Philippines sẽ vẫn tồn tại.”
“Tất cả những điều này cho thấy, đây là một tín hiệu khác từ Duterte rằng ông không muốn đụng độ với Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam đã đơn độc đứng vững trước Trung Quốc ở Biển Đông kể từ khi Duterte lên nắm quyền vào năm 2016, một sự kiện đã khiến các tính toán an ninh của Việt Nam bị xáo trộn. Động thái mới của Duterte đối với VFA không thay đổi điều này, mặc dù nó sẽ đóng vai trò là một nguồn cơn đáng lo ngại khác cho thiết chế an ninh quốc phòng của Việt Nam.”
Mở ra các tín hiệu tích cực
Về câu hỏi liệu các nước khác có theo chân Philippines ‘đầu hàng’ Trung Quốc hay không, Tiến sĩ Collin Koh nói:
“Không thể nào. Thậm chí chúng ta có thể thấy một số quốc gia, sau động thái của Philippines, lo ngại đủ để tìm cách tăng cường các cam kết quốc phòng và an ninh với các đối tác thân thiện như Úc, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản và Anh.”
“Nếu Bắc Kinh nghĩ rằng họ trúng xổ số với động thái mới đây của Manila, tôi sẽ nói rằng có lẽ còn sớm để tính hơn thiệt vì những gì tôi mô tả ở trên – động thái này thực sự có thể trở nên phản tác dụng với Trung Quốc bởi vì nó có khả năng thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á khác tăng cường liên kết quốc phòng và an ninh với các nước bên ngoài, điều này sẽ làm suy yếu vị thế của chính Bắc Kinh trên Biển Đông mặc dù nước này đã bảo đảm được mức độ hiện diện đáng kể trong khu vực.”
Tiến sĩ Collin Koh cho rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á hẳn cũng đã chuẩn bị tốt hơn cho động thái này của Philippines, hơn là vào thời điểm những năm 1990 sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Philippines do Philippines chấm dứt quyền đóng quân của quân đội Mỹ ở nước này.
“Các chính phủ đã chuẩn bị tốt hơn về mặt xây dựng quốc phòng và đa dạng hóa mối liên kết quốc phòng và an ninh với nhiều đối tác bên ngoài như Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, v.v. Do đó, tôi không thấy động thái này của Philippines có tác động tiêu cực đến sự ổn định chính trị và chiến lược ở Đông Nam Á, mà thậm chí có tác động tích cực về dài hạn.”
“Bởi lẽ ít nhất động thái này của Philippines sẽ nhắc nhở các nước xem xét lại liệu các chính sách quốc phòng và an ninh hiện có có đủ không và liệu chúng có nên được tăng cường hơn nữa hay không.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51541171

Đối thoại nhân quyền

và việc cải thiện thành tích nhân quyền của Việt Nam

Diễm Thi, RFA
Một số đối tác của Việt Nam như Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Australia …hàng năm đều tiến hành tổ chức các cuộc đối thoại về nhân quyền với chính phủ Hà Nội. Vậy đối thoại nhân quyền thực sự giúp gì cho tình hình mà các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế đánh giá là không mấy sáng sủa tại Việt Nam?
Việt Nam thiếu vắng nhân quyền!
Sau Đối thoại Nhân quyền Liên Minh Châu Âu-Việt Nam lần thứ 8 diễn ra vào tháng 3 năm 2019, bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu về Chính sách An ninh nói với RFA:
“Có những báo cáo cho biết các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền bị hăm doạ, tra tấn, bị kết án rất nặng chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã nêu bật các sự kiện này rất rõ ràng. Chúng tôi yêu sách trả tự do cho những nạn nhân này, chúng tôi đòi hỏi việc tiếp cận luật sư bào chữa, hay thân nhân được phép thăm nuôi là tối ư quan trọng. Chúng tôi cho Phái đoàn Việt Nam biết rằng chúng tôi trông chờ họ hành động, giải quyết ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi không chỉ đối thoại mà thôi, mà chúng tôi còn yêu sách áp lực cho nhân quyền tại Việt Nam.”
Hôm 13 tháng 5 năm 2019, tức hai ngày trước Đối thoại Nhân quyền thường niên Việt-Mỹ lần thứ 23 tại thủ đô Hà Nội, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố một bản danh sách gồm 128 Tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị giam giữ do biểu lộ niềm tin theo lương tâm một cách bất bạo động.
Chính phủ Việt Nam không chấp nhận định nghĩa của chúng tôi về tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Họ nói những người này đe dọa an ninh, họ phạm tội đòi thay đổi chế độ ở Việt Nam và vì vậy họ bị trừng phạt theo pháp luật. – Ông Scott Busby
Ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ nói với RFA sau buổi đối thoại:
“Chúng tôi đã đề cập đến những quan ngại về tình trạng gia tăng những tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Phản hồi của chính phủ Việt Nam là những người này đã vi phạm luật pháp Việt Nam và họ bị trừng phạt theo luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam không chấp nhận định nghĩa của chúng tôi về tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Họ nói những người này đe dọa an ninh, họ phạm tội đòi thay đổi chế độ ở Việt Nam và vì vậy họ bị trừng phạt theo pháp luật.”
Cựu Tù nhân lương tâm – Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, người từng bị án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam khẳng định Việt Nam không hề có nhân quyền:
“Sẽ không có nhân quyền cho Việt Nam nếu các nước dân chủ đặt lên bàn cân nhân quyền đối với cộng sản Việt Nam cho người dân. Thể chế cộng sản luôn dối trá, tàn bạo với chính họ thì đối con dân họ cũng chẳng coi ra gì. Hình ảnh nhân quyền Việt Nam chỉ là những lời nói suông mà không thấy được sự thật. Qua biến cố Đồng Tâm chúng ta thấy rõ không có nhân quyền. Tôi lập lại, Việt Nam cho tới ngày hôm nay không có nhân quyền!”
Kỳ vọng
Với những đối thoại nhân quyền đa phương, song phương diễn ra hàng năm, quốc tế luôn mong chờ sự cải thiện nhân quyền từ Việt Nam.
Nhiều người cho rằng những đối thoại như thế chẳng có tác dụng với thực tế tình hình nhân quyền tồi tệ trong nước, nhưng với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì nó vẫn có tác dụng. Ông giải thích:
“Mỗi ngày họ phải nghĩ, phải nhận thức về nhân quyền thì nó sẽ có tiến bộ. Thể chế chính trị Việt Nam có những đặc thù riêng. Các nước họ rất chú ý đến chuyện này. Những nước hiểu văn hóa Việt Nam thì họ phải kiên nhẫn. Đối thoại này chả phải là nước nọ tác động vào nước kia, mà người ta nhắm vào việc để tự nhận thức từ bên trong, thay đổi để đi đến việc tiếp cận và thực hiện những chuẩn mực chung về nhân quyền mà Công ước về nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền, chứ họ chẳng ép buộc gì Việt Nam cả.”
Nhà nghiên cứu Việt Nam, ông Hà Hoàng Hợp, nêu ra thực tế là mỗi khi có đối thoại nhân quyền thì phía Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại Giao, lại tự nhận là có tiến bộ về nhân quyền và giải thích là hoàn cảnh Việt Nam có sự khác biệt với các nước, nhưng luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm, không có tù nhân chính trị.
Ông Hà Hoàng Hợp trình bày rõ:
“Việt Nam ký Công ước về nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền năm 1948 vào năm 2007. Chuyện vận động để Việt Nam ký hai văn bản này có ý nghĩa rất lớn vì lúc đó Việt Nam hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn chung của thế giới, là dựa trên nền tảng về phẩm giá con người. Thế nhưng từ đó tới nay là mười mấy năm rồi mà theo đánh giá của quốc tế, trong đó có cả Hội đồng nhân quyền LHQ thì Việt Nam chưa có tiến bộ về nhân quyền.”
Vào tháng 1 năm 2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) gửi cho EU một bộ tài liệu với những khuyến nghị tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên liên quan đến hình hình nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam. Đó là vấn đề tù chính trị và những người bị giam giữ với lý do chính trị; tình trạng đàn áp tự do biểu đạt, hội họp, lập hội, và đi lại; tình trạng đàn áp tự do thông tin; tình trạng đàn áp quyền được thực hành tôn giáo một cách tự do; nạn bạo hành của công an.
Việt Nam ký Công ước về nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền năm 1948 vào năm 2007. Thế nhưng từ đó tới nay là mười mấy năm rồi mà theo đánh giá của quốc tế, trong đó có cả Hội đồng nhân quyền LHQ thì Việt Nam chưa có tiến bộ về nhân quyền. – Ộng Hà Hoàng Hợp
Ngày 19 tháng 2 năm 2020, Đối thoại Nhân quyền Liên Minh Châu Âu-Việt Nam lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Ngay trước sự kiện này, HRW kêu gọi Bruxelles tranh thủ cơ hội này để yêu cầu Hà Nội cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Kêu gọi được đưa ra trong thông cáo báo chí công bố tại Bangkok, Thái Lan. Theo HRW thì vấn đề nhân quyền phải là một phần không thể tách rời của các mối quan hệ song phương EU-Việt Nam.
Bên cạnh đó, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên là Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) cũng đã ra thông cáo kêu gọi EU gây sức ép lên Việt Nam để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.
Kêu gọi mới nhất như vừa nêu cũng tương tự như nhiều năm trước.
Quan điểm của Hà Nội
Từ khi ký Công ước nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền thì mỗi năm Việt Nam đều có đối thoại song phương với rất nhiều nước, trước hết là với Thụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Đức, Pháp, Anh Quốc, Liên Hiệp Quốc…và Việt Nam cũng tham gia đối thoại về nhân quyền trong khuôn khổ ASEAN.
Theo Sách trắng Nhân quyền 2018 mang tựa đề “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” do Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp, Nhà nước Việt Nam cho rằng quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, mọi đường lối, chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật của Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Việc lấy người dân là trung tâm của mọi chính sách đã giúp cho các nhu cầu chính đáng của người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/to-what-extent-do-human-rights-dialogues-help-improve-vietnam-human-rigths-dt-02182020131434.html

Lợi hại của Hiệp định EVFTA

Nguyễn Xuân Nghĩa
Cách nay đúng một tuần, hôm 12 Tháng Hai, Nghị hội Âu Châu đã phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại giữa Liên hiệp Âu châu với Việt Nam, thường được gọi tắt là EVFTA. Quyết định này được Chính quyền Hà Nội ca tụng vì cho là có lợi cho kinh tế của Việt Nam, nhưng một số không ít đại biểu tại Quốc hội Âu châu, nhiều tổ chức phi chính phủ và dư luận trong ngoài lại e rằng vì quyền lợi kinh tế mà Âu Châu hy sinh các giá trị tinh thần, như nhân quyền của người dân Việt Nam. Điễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hồ sơ rắc rối này…
Hồ sơ EVFTA
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa và xin đề nghị ông phân tích cho hồ sơ kinh tế là Hiệp định Tự do Thương mại giữa các nước Âu Châu với Việt Nam. Thưa ông, vì sao lại có người chống Hiệp định Thương mại này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi phải rất thận trọng khi được yêu cầu phân tích một hồ sơ phức tạp vì liên quan đến kinh tế, chính trị và nhất là nhiệt tình tâm lý của nhiều người. Như mọi khi, trước hết xin nói về bối cảnh.
- Liên hiệp Âu châu gồm 27 quốc gia thành viên với dân số 450 triệu người có sản lượng kinh tế hàng năm chừng 16 ngàn tỷ đô la Mỹ, là một thế lực kinh tế đứng sau Hoa Kỳ mà trước Trung Quốc về sản lượng. Tại khu vực Đông Nam Á, tập thể này giao dịch buôn bán nhiều nhất với Singapore, sau đó mới là Việt Nam, với kim ngạch hơn 47 tỷ Euro về hàng hoá và hơn sáu tỷ Euro về dịch vụ, tổng cộng là hơn 51 tỷ. Xuất khẩu của khối Euro vào Việt Nam đã tăng đều, khoảng 6% một năm, mà vẫn bị nhập siêu là mua nhiều hơn bán với Việt Nam. Từ năm 2012, đôi bên mất bảy năm thảo luận trước khi ký kết một thỏa ước vào Tháng Sáu năm ngoái. Sau đó, ngày nay, mới là thủ tục phê chuẩn, năm tới mới thi hành.
- Chuyện thứ hai, đôi bên thật ra thảo luận về HAI hồ sơ, 1/ là Tự do Thương mại với mục tiêu hạ thấp hàng rào quan thuế khi mua bán với nhau theo một lịch trình nhất định; 2/ là Bảo hộ Chế độ Đầu tư, nhưng tiêu chí là đôi bên sẽ tiến tới một chế độ tự do giao dịch và đầu tư có tiêu chuẩn cao nhất tại Đông Nam Á.
Chúng ta nên chú ý tới hai yếu tố trong lý luận của Âu Châu. Thứ nhất là đầu tư với các tiêu chuẩn cao hơn. Thứ hai là củng cố vai trò của Liên Âu tại Việt Nam và trong khu vực. Đây không là chuyện kinh tế kinh doanh nữa mà là mục tiêu địa dư chính trị cấp toàn cầu.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Ông nói tới HAI hiệp định mà chúng ta xin tạm gọi là Việt-Âu làm nhiều thính giả có thể thắc mắc. Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích thêm.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, hôm Thứ Tư 12, Nghị hội (hay Quốc hội) Liên Âu đã phê chuẩn Hiệp định Tự Do Mậu Dịch Việt-Âu, gọi tắt theo Anh ngữ là EVFTA, với tỷ số là 401 đồng ý, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng. Cùng ngày hôm đó, Nghị hội Liên Âu đưa ra nghị quyết về chế độ đầu tư theo đó đôi bên lập ra một hệ thống tòa án với các thẩm phán độc lập để giải quyết mâu thuẫn giữa giới đầu tư và các nước. Nghị quyết ấy được 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng. Sau đó, Nghị quyết được phê chuẩn với 406 phiếu thuận, 184 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Vì vậy, ta có hai văn kiện về hai lãnh vực thương mại và đầu tư, một là EVFTA hai là EVIPA, với nhiều cam kết cải cách sẽ chỉ thi hành sau khi quốc hội của đôi bên phê chuẩn. Xin nói thêm rằng theo quy chế Liên Âu, Quốc hội từng nước trong số 27 thành viên sẽ phải phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EVIPA này.
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua phần hai, thưa ông. Như ông vừa trình bày, có thể các nước Liên Âu muốn gia tăng luồng giao dịch với Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á vì quyền lợi của họ. Những quyền lợi ấy là gì?
Quyền lợi của EU
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Liên Âu muốn tăng thế lực toàn cầu của cả khối khi phát huy tự do thương mại, chống xu hướng họ gọi là “bảo hộ mậu dịch” với hàm ý đả kích Mỹ, và nâng tiêu chuẩn quốc tế về quyền lao động, về bảo vệ môi sinh và nhân quyền, với kết quả là 1/ đem lại sự thịnh vượng; 2/ tạo ra công việc làm mới; 3/ với mức lương cao hơn; 4/ giảm bớt phí tổn cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ khi họ dễ đầu tư vào các thị trường Việt và Âu. Chúng ta nên chú ý tới hai yếu tố trong lý luận của Âu Châu. Thứ nhất là đầu tư với các tiêu chuẩn cao hơn. Thứ hai là củng cố vai trò của Liên Âu tại Việt Nam và trong khu vực. Đây không là chuyện kinh tế kinh doanh nữa mà là mục tiêu địa dư chính trị cấp toàn cầu.
Nguyên Lam: Như thế, vì sao lại có khá nhiều đại biểu của Âu Châu bỏ phiếu chống và mấy chục tổ chức phi chính phủ NGO kêu gọi Liên Âu đừng phê chuẩn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta đi vào phần rắc rối của hồ sơ đây!
- Sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc cuối năm 1991, các nước Âu châu mơ ước hội nhập thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của cơ chế siêu quốc gia tại thủ đô Brussels để sẽ là một thế lực mới. Nhưng từ năm 2008-2010, nội tình đã có sự rạn nứt về kinh tế, rồi chính trị, v.v… Vấn đề chính là các nước thành viên vẫn muốn duy trì tiếng nói của người dân, hay chủ quyền của quốc gia, chứ không để một cơ chế siêu quốc chi phối. Vì vậy, giới lãnh đạo và doanh nghiệp Liên Âu cần tìm một thắng lợi dễ dãi tại Đông Nam Á qua Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam.
- Nhưng cánh tả tại Âu Châu vẫn quyết liệt với lý tưởng của họ về quyền dân, về môi sinh và chống lại Hiệp định này vì tình trạng quá tệ tại Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ cũng vậy, họ đề cao sức mạnh vô hình là xã hội dân sự và đả kích nạn ô nhiễm môi sinh hay đàn áp lao động. Vì vậy, họ mới chống.
Nên chống hay nên thuận?
Nguyên Lam: Chúng ta xin bước qua phần ba là quan điểm về quyền lợi của Việt Nam. Thưa ông, Việt Nam nên chống hay nên thuận với các hiệp định này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta lại có ba tầng phân tích hơi đối nghịch.
- Thứ nhất, Hà Nội cần một thắng lợi ngoại giao, nhất là khi đang khốn đốn vì dịch bệnh xuất phát từ Vũ Hán. Họ trình bày sự thể như một thắng lợi kinh tế cho Việt Nam và từ đó là bước tiến cho giới lao động.
- Cụ thể là Hiệp định sẽ tạo thêm việc làm cho người Việt nhờ xuất khẩu nhiều hơn vào Âu Châu, mà những việc làm ấy nằm trong khuôn khổ rất cao của Tổ chức Lao động Quốc tế. Tôi chú ý đến lý luận xã hội và lao động của Hà Nội vì họ thấy đấy là chuyện nhạy cảm khó thể bỏ qua. Vì sao trong một “thắng lợi ngoại giao” mà lại biện bạch về quyền lợi của giới lao động, kể cả quyền thành lập công đoàn độc lập và tự do? Kết luận một của tôi là Hiệp định Âu-Việt này sẽ đẩy Hà Nội vào một tiến trình cải cách mới.
Khi Hiệp định về Đầu tư EVIPA được từng nước Âu Châu phê chuẩn với sự khắt khe cụ thể, Hà Nội sẽ không thể là con cá mại cờ uốn éo trong bồn kính mà sẽ phải thoát xác. Và đấy là cơ hội khác cho người Việt Nam!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Thứ hai, việc quan trọng là thời điểm cải cách. Các hiệp định chúng ta nói tới không lập tức thi hành mà có một trình tự thực hiện trải qua cả chục năm, trong khi ấy, chính Liên Âu cũng bị áp lực phải theo dõi việc Việt Nam thực hiện các cam kết, kể cả quyền tự do báo chí và chính trị. Kết luận hai của tôi, rất nôm na thô thiển, là Việt Nam muốn bơi vào biển lớn thì phải bỏ thói tật trong chốn ao tù là lòng tong cá chốt! Tức là cuối cùng hay về dài thì người Việt vẫn có lợi.
- Thứ ba, nhìn từ quan điểm chính đáng của người Việt ở trong và ngoài, sự cam kết của lãnh đạo Hà Nội là chuyện đáng nghi có truyền thống. Vì vậy, nhiều người mong rằng quốc tế nên gây sức ép. Nhưng một cách cụ thể thì người Việt trong nước hay tại Âu Châu sẽ gây sức ép đó với hai Hiệp định EVFTA và EVPIA? Kết luận thứ ba của tôi là cuộc vận động có chính nghĩa này đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và sự nhắc nhở liên tục cho Âu Châu. Những ai sẽ làm chuyện đó, tôi không rõ.
Nguyên Lam: Như mọi khi, Nguyên Lam sẽ lại yêu cầu ông nêu ra một kết luận cho chương trình của chúng ta dù chính ông vừa nói đến ba kết luận ở trên.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người cộng sản chỉ cải cách và tạm từ bỏ ý thức hệ Mác-Lê khi bị khủng hoảng, như Trung Quốc vào năm 1978 hay Việt Nam năm 1987. Nhưng ý thức hệ và quyền lợi do quyền lực tuyệt đối vẫn tạo ra những quán tính và thói quen tệ hại, là sự cấu kết. Vì vậy, cứ chục năm lại phải đổi mới một lần!
- Lần này, sau Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP với 10 nước và Hiệp định cùng Âu Châu, con cá chốt từ vùng ao tù Mác-Lê bơi vào khu nước lợ sẽ phải đi vào biển lớn và sẽ phải lột xác. Lãnh đạo lo sợ là phải, nhưng sức ép của thực tế vẫn là động lực khó cưỡng chống.
- Sau cùng, khi Hiệp định về Đầu tư EVIPA được từng nước Âu Châu phê chuẩn với sự khắt khe cụ thể, Hà Nội sẽ không thể là con cá mại cờ uốn éo trong bồn kính mà sẽ phải thoát xác. Và đấy là cơ hội khác cho người Việt Nam!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/eu-and-vn-connections-02192020094644.html

Tàu Hải quân Hoàng gia Anh thăm TP. Hải Phòng

Tàu HMS Enterprise của Hải quân Hoàng gia Anh vào sáng ngày 19-2 cập cảng Tân Vũ, TP. Hải Phòng để bắt đầu chuyến thăm xã giao kéo dài 1 tuần tại Việt Nam.
Chuyến thăm diễn ra nhân dịp Vương Quốc Anh và Việt Nam kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, trong đó an ninh quốc phòng là lĩnh vực hợp tác quan trọng.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward chia sẻ: “Anh và Việt Nam là những quốc gia trên thế giới ủng hộ sự thúc đẩy về thương mại tự do và tự do hàng hải. Chuyến thăm của Tàu Hải quân Hoàng gia đến Việt Nam thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, chia sẻ quan điểm và chuyên môn với các lực lượng Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.”
Với chiều dài  94m và trọng tải 3.470 tấn, vai trò chính của tàu HMS Enterprise là tiến hành khảo sát thủy văn và hải dương học, góp phần vào sự an toàn của các thủy thủ cả trong và ngoài quốc phòng.
Trong 1 tuần thăm Việt Nam của tàu HMS Enterprise, sẽ diễn ra các hoạt động như chào xã giao lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng và lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân; thăm Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng, tham quan Hà Nội và Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/uk-royal-navy-ship-visits-hai-phong-02192020080511.html

Tin tổng hợp 19/2: Ca nCoV mới ở Hong Kong

từng đến Đà Nẵng; Nghệ sĩ opera bị anh vợ sát hại

Hà An
Hôm nay 19/2, Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý vị bản tin tổng hợp với nội dung sau.
Chuyên gia Việt nói về thuốc chống virus corona của Trung Quốc
Trước thông tin Trung Quốc bán ra thị trường thuốc chống virus corona có tên Favilavir và một loại thuốc chống sốt rét cũng được bổ sung vào phác đồ điều trị, các bác sĩ ở Việt Nam đã lên tiếng trên báo Tuổi Trẻ.
Ông Nguyễn Trung Cấp – trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, loại thuốc này mới ở giai đoạn thử nghiệm chứ chưa được sử dụng rộng rãi. Trường hợp loại thuốc mà Trung Quốc vừa công bố bán ra thị trường nếu đến Việt Nam cũng cần có các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trên người.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang – khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy nói, quy định bán thuốc chữa bệnh ở mỗi nước một khác. Ở Việt Nam, nếu muốn đưa vào sử dụng trên người phải trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng và phải có chỉ đạo từ Bộ Y tế.
Đến nay, chưa có thông tin phản hồi chính thức từ Bộ Y tế về việc Trung Quốc cho phép bán thuốc chống virus corona.
Ca nCoV mới ở Hong Kong từng đến Đà Nẵng
Theo VnExpress, trong 3 ca nhiễm corona mới được Sở Y tế Hong Kong xác nhận, có một người đàn ông từng đến Việt Nam. Người này được xác định dương tính với nCoV vào ngày 16/2. Ông bị sốt, đau họng từ ngày 12/2 và đi khám hôm sau.
Trước đó, người này đã đến Đà Nẵng trong thời gian ủ bệnh (từ ngày 30/1 đến 1/2). Bệnh nhân sống cùng vợ và ba con gái, tuy nhiên người nhà không có triệu chứng bệnh.
Trao đổi với Infonet tối qua 18/2 về thông tin trên, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng nói, “tin của phía Hong Kong còn khá mơ hồ”. Bà Yến nói thêm, nếu phía Hong Kong không thông tin đầy đủ hơn thì Sở Y tế Đà Nẵng sẽ tìm hiểu bệnh nhân này đã đi đâu, tiếp xúc với ai… để theo dõi, giám sát.
Lập dự án 2 cao tốc hơn 67 nghìn tỷ đồng ở miền Tây
Báo giới trong nước đưa tin, Bộ Giao thông đã đồng ý lập dự án cho 2 tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu. Hai dự án này nằm trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2026
Trong đó, cao tốc tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng đi qua thành phố Hà Tiên, thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) và TP Bạc Liêu. Giai đoạn 1 tuyến đường dài 225 km, rộng 17 m cho bốn làn xe lưu thông với vận tốc 80 km/h.
Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, có vốn đầu tư 34.406 tỷ đồng, điểm đầu là thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang và điểm cuối là thành phố Sóc Trăng, dài khoảng 154 km.
Giai đoạn 1 đầu tư mặt đường rộng 17 m cho bốn làn xe lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h.
Hà Nội vẫn tổ chức giải đua F1
Trong phát biểu ngày 18/2, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội nói, giải đua F1 sẽ diễn ra bình thường dù Việt Nam đang có dịch virus corona. Vị này nói thêm, giải đua là sự kiện du lịch quan trọng ở Việt Nam trong năm 2020.
Theo báo Zing, hôm 14/2, ông Ross Brawn, Giám đốc điều hành của F1, khẳng định không có ý định đổi lịch của chặng đua Việt Nam Grand Prix.
Hiện có hai luồng ý kiến về việc giữ đường đua F1 ở Hà Nội. Một phía cho rằng giải đua sẽ thu hút đông du khách, cứu vãn thảm cảnh du lịch thủ đô. Ý kiến khác cho rằng, giải đấu tập trung nhiều người đến xem, tăng nguy cơ phát dịch ở Hà Nội.
Phát hiện 13 cọc gỗ nghi từ thời Trần Hưng Đạo
Ngày 9/2, ông Đào Văn Đến (xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) phát hiện 13 cọc gỗ dưới đáy ao của nhà. Ba ngày sau, các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tới khảo cứu. Kết luận sau đó cho thấy, bãi cọc mới phát hiện có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288 do Trần Hưng Đạo chỉ huy.
Dự kiến bãi cọc rộng 400 mét vuông này sẽ được khai quật vào thời gian tới để làm rõ những bí ẩn.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2019, cũng tại Hải Phòng, bãi cọc cổ Cao Quỳ được cho là có liên quan đến trận chiến Bạch Đằng năm 1288, đã phát lộ.
Nghệ sĩ opera bị anh vợ sát hại
Báo VnExpress cho biết, nghệ sĩ Vũ Mạnh Dũng  – Phó đoàn Ca kịch, Nhà hát nhạc Vũ kịch Việt Nam trong lúc can ngăn anh vợ đã bị đâm chết.
Vụ việc xảy ra từ lúc 21h ngày 18/2 tại nhà Dương Quang Bình (anh vợ nghệ sĩ Mạnh Dũng) ở đường Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lúc này, Bình đốt xe máy, lớn tiếng “đòi giết” các thành viên trong gia đình.
Sau đó, anh ta cậy mái tôn, đột nhập nhà em gái ở sát bên, cầm dao đe dọa 6 người trong đó có 3 cháu nhỏ. Trong lúc gây hấn, Bình đâm chết em rể Vũ Mạnh Dũng. Theo nhà chức trách, thời điểm gây án, Bình có biểu hiện “ngáo đá”.
https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-tong-hop-19-2-ca-ncov-moi-o-hong-kong-tung-den-da-nang-nghe-si-opera-bi-anh-vo-sat-hai.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.