Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 19/02/2020

Wednesday, February 19, 2020 6:12:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 19/02/2020

Bloomberg đủ điều kiện để dự cuộc tranh luận

giữa các ứng cử viên Đảng Dân chủ

Cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg hôm thứ ba 18/2 đã hội đủ điều kiện để tham gia cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Đảng dân chủ ở bang Nevada trong tuần này, như vậy ông sẽ xuất hiện trên sân khấu cùng với các đối thủ lần đầu tiên trong cuộc đua để được Đảng Dân chủ chọn ra tranh chức Tổng thống Mỹ, theo Reuters.
Cuộc tranh luận hôm thứ Tư 19/2 sẽ là cuộc tranh luận thứ 9 trong cuộc tranh đua để xem ứng cử viên nào được chọn đại diện cho Đảng Dân chủ ra thách thức tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020.
Ông Bloomberg, 78 tuổi, người sở hữu khối tài sản 60 tỷ USD, là ứng cử viên tham gia cuộc đua trễ nhất. Mức ủng hộ dành cho ông đã tăng trong các cuộc thăm dò công chúng giữa lúc ông chi ra hàng trăm triệu đô la tiền riêng vào một chiến dịch quảng cáo truyền hình trên toàn quốc.
Khi bước lên sân khấu vào ngày mai, 19/2, có khả năng ông Bloomberg sẽ bị các đối thủ trực tiếp thách thức về chính sách trị an có tính cách “phân biệt đối xử” thời ông làm Thị trưởng thành phố New York, và về văn hóa doanh nghiệp độc hại kỳ thị phụ nữ trong tập đoàn công ty của ông.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do NPR/PBS NewsHour/Marist công bố hôm thứ ba, ông Bloomberg giành được sự ủng hộ của 19% các đối tượng được khảo sát.
Sau khi đạt mức ủng hộ 2 con số trong 4 cuộc thăm dò toàn quốc được Đảng Dân chủ công nhận, ông Bloomberg hội đủ điều kiện để được tham gia tranh luận, chiến dịch của ông cho biết trong một tuyên bố.
Trong khi ông Bloomberg không dự tranh trong bốn cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở các bang Iowa, New Hampshire, Nevada và South Carolina, ông hy vọng sẽ giành được lá phiếu của các đại biểu bắt đầu từ ngày Super Tuesday – Siêu Thứ Ba rơi nhằm ngày 3/3, khi 14 tiểu bang sẽ bỏ phiếu.
Super Tuesday là ngày các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa tranh đua trong các cuộc bầu sơ bộ và bầu kín ở 14 bang để chọn ứng viên ra tranh chức Tổng thống.
Có ít nhất 5 ứng cử viên khác hội đủ điều kiện để tham gia cuộc tranh luận hôm thứ Tư, trước các cuộc bầu cử sơ bộ ngày 22/2 ở bang Nevada. Các ứng cử viên đó gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden, các Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Elizabeth Warren và Amy Klobuchar, cùng với Pete Buttigieg, cựu Thị trưởng thành phố South Bend, bang Indiana.
Bà Warren và ông Sanders cáo buộc ông Bloomberg là tìm cách “mua” cuộc bầu cử. Ông trả lời rằng ông hoàn toàn tuân thủ các quy định, và đã đề nghị tài trợ cho các nỗ lực của Đảng Dân chủ nhằm đánh bại ông Trump, dù cho cá nhân ông không giành được sự đề cử của đảng.
Ông Bloomberg có nhiều khả năng sẽ bị chất vấn vì ông đã từng ủng hộ chính sách thực thi công lực nhắm vào người da đen và người gốc La Tinh – gọi là “chặn lại và rà soát,” thời còn làm thị trưởng New York.
Ông Bloomberg đã ngỏ lời xin lỗi về chính sách này ngay trước khi loan báo ông tham gia cuộc đua để được Đảng Dân chủ đề cử ra tranh chức tổng thống Mỹ.
Chiến dịch vận động của ông đã từ chối bình luận về những chỉ trích về phát biểu của ông hồi năm 2008 khi ông liên kết sự sụp đổ của thị trường địa ốc với sự kết thúc của quy định redlining, có tính cách phân biệt đối xử mà các ngân hàng dùng để từ chối không cho một số thành phần vay tiền mua nhà để giảm thiểu rủi ro.
Ông cũng bày tỏ sự hối tiếc về những chuyện đùa không phù hợp có tính cách kỳ thị phụ nữ. Trong một trường hợp, một nhân viên đệ dơn kiện ông vào năm 1995, nói rằng khi bà cho ông Bloomberg biết là bà đang mang thai, ông nói: “Giết nó đi!”. Ông bác bỏ lời cáo buộc nhưng dàn xếp vụ này ngoài tòa.
Hôm Chủ Nhật, phát ngôn viên của chiến dịch vận động của ông Bloomberg, bà Julie Wood nói: “Trong bất kỳ tổ chức lớn nào, thể nào cũng có những khiếu nại- nhưng Mike không chấp nhận bất kỳ cách phân biệt đối xử hoặc quấy rối nhân viên nào, và ông đã tạo ra một văn hóa trong đó, tất cả đều được bình đẳng và không ai bị gạt ra ngoài lề.
https://www.voatiengviet.com/a/bloomberg-du-dieu-kien-de-du-tranh-luan-giua-cac-ung-cu-vien-dang-dan-chu/5293406.html

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders dẫn đầu

nhóm ứng cử viên Dân Chủ

Tin Washington DC – Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của tiểu bang Vermont đang vượt lên dẫn trước với khoảng cách khá xa trong nhóm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, theo cuộc thăm dò mới đây của đài NPR. Tính trên toàn Hoa Kỳ, ông Sanders có tỷ lệ ủng hộ 31%, tăng thêm 9% kể từ tháng 12 năm ngoái. Người đứng kế tiếp là cựu Thị Trưởng New York Michael Bloomberg, có tỷ lệ ủng hộ 19%.
Với tỷ lệ này, ông Bloomberg đã đủ tiêu chuẩn để tham gia vòng tranh luận sắp tới tại Nevada, dù không có tên trong lá phiếu của tiểu bang này cho cuộc bầu cử sơ bộ vào thứ Bảy. Nhiều người Mỹ đã bắt đầu quen thuộc với ông Bloomberg trong thời gian gần đây qua chiến dịch quảng cáo rộng rãi trên TV, và đang chờ xem sự xuất hiện lần đầu tiên của ông trên đài tranh luận vào thứ Tư tuần này. Giám đốc ban vận động tranh cử của ông Bloomberg, ông Kevin Sheekey, gọi kết quả thăm dò mới nhất là bằng chứng cho thấy số lượng cử tri ủng hộ vị cựu thị trưởng New York đang tăng dần. Đợt tranh luận thứ 9 của các ứng cử viên Dân Chủ sẽ diễn ra vào 6 giờ chiều thứ Tư giờ miền tây, tại nhà hát Paris Theater ở Las Vegas, Nevada, kéo dài 2 giờ, được chủ trì bởi các đài NBC News và MSNBC.
Ông Bloomberg, vốn là một tỷ phú, đã chi hơn 300 triệu Mỹ kim tiền riêng của ông cho các quảng cáo tranh cử. Trong những ngày gần đây, ông Sanders và Bloomberg đã bắt đầu tấn công lẫn nhau. Trong đó, ông Sanders cáo buộc ông Bloomberg đang dùng tiền để mua sự đề cử của đảng Dân Chủ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-bernie-sanders-dan-dau-nhom-ung-cu-vien-dan-chu/

Chính quyền tổng thống Trump ban hành lệnh miễn trừ

luật ký kết hợp đồng nhằm đẩy nhanh

quá trình xây dựng bức tường biên giới

Vào thứ ba (ngày 18 tháng 2), chính quyền Tổng Thống Trump cho biết họ sẽ ban hành lệnh miễn trừ luật ký kết hợp đồng liên bang nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng bức tường biên giới Hoa Kỳ
Mexico. Bộ Nội An cho biết việc bỏ qua các quy định sẽ cho phép công nhân xây dựng 177 dặm của bức tường ở California, Arizona, New Mexico và Texas trong thời gian ngắn hơn.
KTLA5 cho biết chính quyền sẽ miễn trừ 10 luật bao gồm các yêu cầu cạnh tranh mở, trình bày lý do lựa chọn nguyên vật liệu và nhận sự cho phép của nhà thầu trước khi bắt đầu công việc. Theo một điều luật được thông qua vào năm 2005, Quyền Bộ Trưởng Bộ Nội An Chad Wolf có quyền hạn để ban hành các lệnh miễn trừ nhằm mục đích xây dựng các rào cản biên giới. Chính quyền Trump cho biết họ hy vọng lệnh miễn trừ sẽ cho phép các công nhân hoàn thành 94 dặm của bức tường trong năm nay, một bước tiền gần hơn đến cam kết xây dựng 450 dặm của Tổng Thống Trump kể từ khi ông nhậm chức. Hành động này dự kiến sẽ thu hút nhiều sự chỉ trích cho rằng chính quyền Tổng Thống Trump đang vượt quá thẩm quyền.
Các lệnh miễn trừ, dự kiến sẽ được công bố trong Thông Cáo Liên Bang, áp dụng cho các dự án mà Quân đoàn kỹ sư quân đội Hoa Kỳ đã chọn trong sáu trong số chín khu vực Biên phòng ở biên giới Mexico.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-tong-thong-trump-ban-hanh-lenh-mien-tru-luat-ky-ket-hop-dong-nham-day-nhanh-qua-trinh-xay-dung-buc-tuong-bien-gioi/

Mỹ thắt chặt kiểm soát

truyền thông Trung Quốc do lo ngại tuyên truyền

Hoa Kỳ sẽ bắt đầu coi năm cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ như các đại sứ quán nước ngoài.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết hôm 18/2 rằng, sẽ bắt đầu coi năm cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Hoa Kỳ như các đại sứ quán nước ngoài. Theo đó, sẽ yêu cầu các cơ quan này phải đăng ký nhân viên và tài sản với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
‘Vành đai, Con đường’: Tập Cận Bình tin tưởng nước nào?
Ngại giao TQ đi đâu ở Mỹ phải báo trước
Quan hệ Mỹ Trung
Quyết định này sẽ áp dụng với Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc CCTV, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Trung Quốc Nhật báo và Cơ quan phát triển Hai Tian Hoa Kỳ, Reuters dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết.
Trung Quốc Nhật báo (China Daily) là nhật báo tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc, còn Cơ quan phát triển Hai Tian Hoa Kỳ phân phối Nhân dân Nhật báo (People Daily), cơ quan báo chí chính thức của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm cơ quan này khi hoạt động tại Hoa Kỳ sẽ phải thông báo tên người quản lý nhân sự, các quyết định tuyển dụng và sa thải và đăng ký tài sản mà họ thuê hoặc mua tại Hoa Kỳ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trước khi thuê hoặc mua mới tài sản tại Hoa Kỳ, các cơ quan này cũng phài có sự chấp thuận của Hoa Kỳ.
Hai quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao nước Hoa Kỳ nói với Reuters rằng, quyết định này được đưa ra vì Trung Quốc đang siết chặt kiểm soát hệ thống truyền thông của họ, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tăng cường việc sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền cho các chính sách của Bắc Kinh.
Theo đó, trong suốt thời gian nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã tăng cường kiểm soát với cả nội dung và chính sách biên tập, và các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc trên thực tế cũng là những vũ khí tuyên truyền của Đảng Cộng sản nước này.
Một bộ phận của cỗ máy tuyên truyền
tTheo New York Times, chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng Luật Đăng ký là đại diện của nước ngoài với một số cơ quan truyền thông, mà theo đó, yêu cầu bất kỳ ai vận động thay mặt chính phủ nước ngoài phải thường xuyên nộp báo cáo về hoạt động của họ cho Bộ Tư pháp.
Và để đáp trả sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016, chính quyền Hoa Kỳ đã buộc các bộ phận của bộ máy tuyên truyền chính thức của Trung Quốc phải đăng ký, trong đó, CGTN, kênh tiếng Anh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, phải đăng ký vào đầu năm ngoái; còn Trung Quốc Nhật báo đã được đăng ký từ năm 1983.
Với quy định mới này, các cơ quan truyền thông được xem là bộ phận của các cơ quan ngoại giao Trung Quốc, hoạt động theo Luật về các cơ quan đại diện nước ngoài, ban hành năm 1982.
Tờ Guardian dẫn lời một quan chức dấu tên nói rằng, “Không nghi ngờ gì nữa rằng, năm cơ quan này là một bộ phận của bộ máy tuyên truyền nhà nước [Trung Quốc] và họ nhận lệnh trực tiếp từ giới chóp bu lãnh đạo.”
“Tất cả chúng ta đều biết rằng các cơ quan này do nhà nước kiểm soát, nhưng sự kiểm soát đó trở nên chặt chẽ hơn theo thời gian, và trở nên khắc nghiệt hơn rất nhiều”, ông nói.
Quan chức này lưu ý rằng Trung Quốc có thể có hành động trả đũa nhưng nói rằng, các nhà báo Trung Quốc ở Hoa Kỳ được hoạt động trong môi trường báo chí tự do nơi đây. Trong khi đó, các nhà báo phương Tây khi đến Trung Quốc đưa tin, viết bài, họ phải chịu rất nhiều hạn chế nghiêm trọng trong tác nghiệp.
Cuộc chiến truyền thông của Trung Quốc
Chính quyền Donald Trump gần đây gia tăng áp lực lên Trung Quốc với một loạt các lĩnh vực, từ áp thuế trong cuộc thương chiến, đến chỉ trích mạnh mẽ hệ thống trại cải tạo của Bắc Kinh ở Tân Cương.
Trong chiến lược đặt ra các ưu tiên an ninh quốc gia vào tháng 12/2017, chính quyền Trump cảnh báo rằng, các đối thủ của Hoa Kỳ sẽ ngày càng sử dụng các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để cố làm mất uy tín của nền dân chủ.
Ngay tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã thuê người bản xứ sản xuất các ấn phẩm, chương trình truyền hình bằng tiếng Anh theo hướng chuyên nghiệp, tránh các chủ đề nhạy cảm một cách khéo léo.
Một nghiên cứu gần đây của Freedom House – một viện nghiên cứu của Mỹ – phát hiện ra rằng Trung Quốc đã tìm cách đẩy mạnh thông điệp của họ, nhấn mạnh mối đe dọa khủng bố từ người Duy Ngô Nhĩ và lặp đi lặp lại những khẳng định rằng những người biểu tình ủng hộ dân chủ lớn ở Hong Kong vũ trang bằng vũ khí.
Nghiên cứu cho biết, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã tăng chi tiêu tại Hoa Kỳ, từ con số 500 ngàn đô la trong nửa đầu năm 2009 lên hơn 5 triệu đô la trong nửa cuối năm 2019.
David Hutt: ‘VN sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với TQ’
Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì?
Mỹ-Trung đạt thỏa thuận thương mại, Việt Nam hưởng lợi
Còn tại các nước đang phát triển, Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng sự hiện diện của truyền thông nước này bằng cách cung cấp các chương trình truyền hình, nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ.
Chẳng hạn, ở Nam và Trung Á, nghiên cứu “Chính sách đối ngoại Con đường Tơ lụa” do AidData phối hợp với Viện Chính sách Xã hội châu Á và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) thực hiện, công bố tháng 12/2019 cho thấy, Bắc Kinh đã tìm cách gây ảnh hưởng bằng truyền thông qua hai con đường, mở rộng các hoạt động phát sóng quốc tế và xây dựng quan hệ tốt với các nhà báo và cơ quan truyền thông nước ngoài.
Theo đó, mục tiêu chính của nỗ lực này thoạt đầu để xây dựng hình ảnh Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, nhưng sau đó lại được sử dụng để kêu gọi ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về Tây Tạng và Đài Loan.
“Trung Quốc đã chi 9 tỉ Mỹ kim trong năm 2009 để xây dựng mạng lưới xuất bản và phát sóng quốc tế, với phần lớn số tiền dành cho Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI)”, báo cáo của nghiên cứu này cho hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51555730

Các Thượng Nghị Sĩ yêu cầu thêm tên

của các thủy thủ “Lost 74″

vào đài tưởng niệm Chiến Tranh Việt Nam

Một nhóm thượng nghị sĩ hiện đang yêu cầu bộ trưởng bộ quốc phòng gặp họ như một phần trong nỗ lực lưỡng đảng để thêm tên của các thủy thủ “Lost 74” vào Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam.
Tàu USS Frank E. Evans, một khu trục hạm hải quân bị chìm trong một cuộc tập trận vào tháng 6 năm 1969 khi vừa hoàn thành chuyến hành trình chiến đấu ngoài khơi bờ biển Việt Nam và dự kiến sẽ quay trở về. Bảy mươi bốn thủy thủ bị chết đuối, và chỉ có một thi thể được thu hồi.
Trong nhiều thập niên, những người sống sót và các gia đình tranh đấu để thêm tên của các thủy thủ thiệt mạng vào bức tường đá granite mang tính biểu tượng ở Washington, DC. Nhưng Ngũ Giác Đài phản đối nỗ lực này do sự việc xảy ra ở hơn 100 dặm bên ngoài chiến trường Việt Nam.
Vào hôm thứ Sáu (14/2), nhiều thượng nghị sĩ của cả hai đảng gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mark Esper, yêu cầu được gặp ông để chấm dứt sự phản đối của Ngũ Giác Đài. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-thuong-nghi-si-yeu-cau-them-ten-cua-cac-thuy-thu-lost-74-vao-dai-tuong-niem-chien-tranh-viet-nam/

Tổng thống Trump tuyên bố ân xá, khoan hồng

cho Michael Milken,

và cựu ủy viên cảnh sát thành phố New York

Tin từ Washington.. – Vào hôm thứ Ba ngày 18 tháng 02, tổng thống Trump đã ân xá bảy người, bao gồm cả nhà đầu tư trái phiếu junk bond Michael Milken,  và giãm án cho Rod Blagojevich, cựu thống đốc tiểu bang Illinois bị kết án vì muốn bán chiếc ghế thượng viện của ông Barack Obama sau khi ông đắc cử tổng thống.
Ông Blagojevich, từng  xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế ” Celebrity Apprentice” của ông Trump trong khi chờ xét xử, đã  thụ án 14 năm vào năm 2012 sau khi bị kết tội lừa đảo, tống tiền và đưa hối lộ trong khi giữ chức vụ thống đốc. Ông Blagojevich, 63 tuổi, đã bị cách chức năm 2009 sau khi các công tố viên cho biết ông đã tìm cách bán hoặc trao đổi ghế Thượng viện Hoa Kỳ của ông Obama đã bỏ trống sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Ông Milken, từng được coi là “vua junk bond” của thị trường chứng khoán, đã bị truy tố vào năm 1989 trong một cuộc điều tra giao dịch nội gián. Sau khi nhận tội vi phạm chứng khoán, ông ta đã trả lại 1.1 tỷ Mỹ Kim và ngồi tù khoảng hai năm. Tổng thống Trump cũng ân xá cựu Ủy viên Sở Cảnh sát New York Bernard Kerik, người đã bị kết án năm 2010 với 4 năm tù vì tội gian lận thuế và  khai báo sai.
Tổng thống Trump cũng ân xá ông Eddie DeBartolo Jr., chủ sở hữu cũ của đội bóng bầu dục San Francisco 49ers. Ông ta đã nhận tội vào năm 1998 vì đã không báo cáo một hành động hối lộ liên quan đến việc trả tiền để có giấy phép mở  sòng bài trên sông.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tuyen-bo-an-xa-khoan-hong-cho-michael-milken-va-cuu-uy-vien-canh-sat-thanh-pho-new-york/

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ ‘cân nhắc từ chức’

vì tweet của TT Trump?

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cân nhắc từ chức vì các đoạn tweet của Tổng thống Trump về các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp, Reuters đưa tin, dẫn nguồn thạo tin, trong khi Bộ Tư pháp ra tuyên bố nói rằng ông Barr không có ý định từ nhiệm.
“Bộ trưởng không có kế hoạch từ chức”, phát ngôn viên Kerri Kupec viết trên Twitter tối ngày 18/2.
Trong khi đó, theo Reuters, tờ Washington Post hôm 18/2 đưa tin rằng ông Barr đã trao đổi với những người thân cận với ông Trump về các quan ngại của mình, nhưng chưa rõ ngay là ông Barr có nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Trump hay không.
XEM THÊM:
Cựu phụ tá tranh cử của Trump nhận án tù 45 ngày
Tờ báo này cho rằng ông Barr có lẽ muốn chia sẻ quan điểm với những người thân cận với ông Trump với hy vọng rằng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ hiểu được thông điệp và chấm dứt tweet về các cuộc điều tra hình sự của Bộ Tư pháp.
Theo Reuters, Nhà Trắng không hồi đáp yêu cầu bình luận của hãng này.
Ông Trump trước đó trong ngày 18/2 nói rằng ông hoàn toàn tin tưởng ông Barr.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ tuần trước nói với kênh ABC News trong một cuộc phỏng vấn rằng thói quen lên tiếng trên Twitter của ông Trump khiến ông khó có thể hoàn thành công việc.
Tuần trước, các quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp đã rút lại đề nghị kết án đối với ông Roger Stone, người bạn lâu năm của ông Trump, vốn từng bị kết tội nói dối Quốc hội, gây ra biến động trong Bộ Tư pháp, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%C6%B0-ph%C3%A1p-m%E1%BB%B9-c%C3%A2n-nh%E1%BA%AFc-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-v%C3%AC-tweet-c%E1%BB%A7a-tt-trump-/5294968.html

Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hi vọng

 sách của ông không bị Tòa Bạch Ốc ngăn cản

Tin từ Washington, DC – Hôm thứ Hai (17/02/2020), cựu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump, John Bolton chia sẻ nỗi lo cho cuốn sách chưa xuất bản của ông đang bị Tòa Bạch Ốc ngăn cản, và nói rằng ông có thể trả lời các tweet của tổng thống nói về ông. Ông Bolton, 71 tuổi, đã rời vị trí của mình hồi tháng 09/2019 sau bất đồng với tổng thống.
Tổng thống Trump nói ông đã sa thải ông ấy, nhưng ông Bolton nói ông tự từ chức. Hồi tháng 10/2019, truyền thống đưa tin rằng ông Bolton, một chuyên gia chính sách đối ngoại hàng đầu, dự định viết sách về khoảng thời gian ông phục vụ chính quyền tổng thống Trump. Tờ The New York Times đưa tin rằng ông Bolton viết trong bản thảo sách rằng tổng thống Trump muốn tiếp tục tạm ngừng viện trợ an ninh 391 triệu Mỹ kim cho Ukraine, cho đến khi họ đồng ý giúp điều tra đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, châm ngòi cho cuộc luận tội tổng thống Trump. 18/12/2019 Hạ viện Dân chủ chính thức thông qua luận tội cáo buộc tổng thống Trump lạm quyền và cản trở Quốc hội điều tra hành vi của ông với Ukraine. Tổng thống Trump phủ nhận mọi thứ và công kích cuộc luận tội.
Đến 05/02/2020, Thượng viện Cộng hòa tha bổng cho tổng thống Trump. Hồi tháng 01/2020, Tòa Bạch Ốc thông báo cho ông Bolton rằng bản thảo cuốn sách của ông chứa nhiều thông tin mật nên không thể xuất bản nếu vẫn giữ nguyên bản gốc. Trong sự kiện hôm thứ Hai 17/02/2020, ông Bolton nói rằng Tòa Bạch Ốc vẫn đang thực hiện đánh giá sách của ông trước khi xuất bản bản thảo.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cuu-co-van-an-ninh-quoc-gia-john-bolton-hi-vong-sach-cua-ong-khong-bi-toa-bach-oc-ngan-can/

Tổ Chức Hướng Đạo Hoa Kỳ nộp hồ sơ phá sản

giữa làn sóng các vụ kiện mới về lạm dụng tình dục

Vào hôm thứ Ba (18 tháng 02), Hội Nam Hướng đạo sinh Hoa Kỳ (BSA) đã nộp đơn xin phá sản với hy vọng trả khoản bồi thường khổng lồ cho nạn nhân. Bước đi này được Hội Nam Hướng đạo sinh Hoa Kỳ đưa ra sau khi hoạt động của họ bị cản trở bởi hàng trăm vụ kiện lạm dụng tình dục.
Các luật sư hiện đang tìm kiếm bồi thường cho hàng ngàn thành viên nói rằng họ bị các lãnh đạo hướng đạo sinh hoặc các nhà lãnh đạo khác quấy rối trong nhiều thập niên trước, nhưng giờ mới có thể khởi kiện vì những thay đổi gần đây trong luật lệ của họ. Bằng cách ra tòa xin phá sản, BSA có thể tạm hoãn các vụ kiện kể trên. Nhưng cuối cùng, họ có thể buộc phải bán hết một số tài sản khổng lồ của tổ chức, bao gồm cả khu cắm trại và đường mòn đi bộ đường dài, để quyên tiền cho một quỹ ủy thác bồi thường lên đến hơn 1 tỷ Mỹ kim. Đơn yêu cầu phá sản đã liệt kê tài sản của BSA khoảng 1 tỷ đến 10 tỷ Mỹ kim, và các khoản nợ ở mức 500 triệu đến 1 tỷ Mỹ kim. Ngân sách của BSA trong những năm gần đây gặp khó khăn do số lượng thành viên suy giảm và tiếng xấu từ các vụ lạm dụng tình dục.
BSA cho biết họ đang khuyến khích tất cả các nạn nhân nộp đơn yêu cầu bồi thường trong vụ kiện. Thời hạn nộp đơn chưa được tòa án phá sản quyết định, nhưng BSA cho biết điều đó có thể sẽ xảy ra vào cuối năm nay. Tính đến tháng 01/2020, các hồ sơ kiện đã liệt kê 7,819 nghi can lạm dụng tình dục và 12,254 nạn nhân.
https://www.sbtn.tv/to-chuc-huong-dao-hoa-ky-nop-ho-so-pha-san-giua-lan-song-cac-vu-kien-moi-ve-lam-dung-tinh-duc/

Lũ lụt ở miền trung tiểu bang Mississippi đạt mức cao điểm

Vào thứ hai (ngày 17 tháng 2),  lũ lụt ở miền trung Mississippi dường như đã đạt mức cao điểm, điều này sẽ cho phép khu vực xung quanh thành phố thủ đô Jackson của tiểu bang này tránh được thương vong sau khi mực nước tại Pearl River  đạt mức cao nhất trong 37 năm.
Mực nước của Pearl River đã tăng lên mức cao thứ ba từng được ghi nhận trong lịch sử tiểu bang sau những trận mưa lớn vào tuần trước làm đầy Ross Barnett Reservoir, buộc các nhà quản lý vào thứ bảy (ngày 15 tháng 2) phải tiến hành xả nước vào dòng sông từ thượng nguồn thành phố Jackson. Thống đốc Mississippi Tate Reeves cho biết lũ lụt đã nhấn chìm các đường phố ở những vùng trũng thấp, khiến chính quyền phải điều động 16 đội tìm kiếm cứu nạn để giải cứu người dân bị kẹt trong nhà của họ. Cũng trong thứ bảy, ông Reeves đã đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, một ngày sau khi thành phố Jackson ban hành lệnh di tản bắt buộc kéo dài bảy ngày đối với người dân tại các khu vực trũng thấp.
Tuy nhiên, thống đốc cũng khuyến cáo rằng tiểu bang vẫn chưa an toàn vì tốc độ của dòng chảy sẽ tăng lên khi nước rút, khiến việc đi qua những con đường ngập lụt trở nên nguy hiểm. Các viên chức ước tính 2,000 tòa nhà trong đó có 1,000 ngôi nhà sẽ nằm trong khu vực nguy hiểm và đã phân phát 156,000 bao cát cho mọi người để bảo vệ ngôi nhà của họ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/lu-lut-o-mien-trung-tieu-bang-mississippi-dat-muc-cao-diem/

Hơn 300 hành khách Hoa Kỳ về nước

từ du thuyền Diamond Princess;

14 người trong số đó nhiễm coronavirus

Tin từ Căn cứ Không quân Travis, California/ Geneva – Hơn 300 hành khách Hoa Kỳ trên một chuyến du thuyền Nhật Bản, bao gồm 14 người được chẩn đoán dương tính với coronavirus, đã bay về căn cứ quân sự ở Hoa Kỳ sau hai tuần bị cách ly. Du thuyền Diamond Princess, với hơn 400 ca tình nghi nhiễm coronavirus, đã trở thành một bài thử nghiệm lớn nhất từ trước đến nay về khả năng của các nước trong việc ngăn chặn dịch bệnh corona, khiến hơn 1,777 người thiệt mạng tại Trung Cộng và các nơi khác.
Theo Reuters, một nhóm mặc quần áo phòng độc đã tiếp cận ngay khi máy bay đáp xuống tại Căn cứ Quân sự San Antonio ở Texas, cùng những hành khách mang khẩu trang rời khỏi máy bay vào sáng sớm. Một chuyến bay khác đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Travis ở California vài giờ trước đó. Tất cả các hành khách được đến khu vực cách ly trong vòng 2 tuần. Mặc dù các viên chức Hoa Kỳ từng khẳng định hành khách có triệu chứng coronavirus sẽ không được về nước, nhưng 14 hành khách được chẩn đoán dương tính ngay tại phi trường đã được phép lên máy bay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên khắp Trung Cộng, tổng số ca nhiễm coronavirus đã tăng từ 2,051 lên 70,635.
Số ca nhiễm mới đã giảm so với những báo cáo trước đó vào hôm thứ bảy (15 tháng 2), và chính quyền Trung Cộng cho biết đây là dấu hiệu cho thấy các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh đang có hiệu lực. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cho biết có lẽ vẫn còn quá sớm để nói mức độ bùng phát của dịch bệnh ở Trung Cộng và tỉnh Hồ Bắc, nơi virus xuất hiện lần đầu tiên.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hon-300-hanh-khach-hoa-ky-ve-nuoc-tu-du-thuyen-diamond-princess-14-nguoi-trong-so-do-nhiem-coronavirus/

Washington cảnh cáo trừng phạt

các nước mua vũ khí của Nga và Trung Quốc

nhằm giảm thiểu đe dọa với công nghệ Mỹ

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị – quân sự Clarke Cooper (10/2) cảnh báo Washington sẽ áp dụng Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt, không có ngoại lệ.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Cooper cho biết, Mỹ có thể sẽ trừng phạt bất kỳ đối tác nào mua bán vũ khí với các quốc gia có khả năng đe dọa đến hệ thống quốc phòng của Mỹ, như với Nga và Trung Quốc, nhằm giảm thiểu đe dọa với công nghệ Mỹ, không phải tạo thế độc quyền trong thị trường vũ khí toàn cầu. Theo ông Cooper, Mỹ không muốn cơ hội hợp tác sản xuất với các đối tác bị đe dọa vì Moscow hay Bắc Kinh có thể tìm cách, hoặc lợi dụng việc hợp tác nghiên cứu và sản xuất, hoặc đơn giản là đánh cắp các công nghệ và thông tin đặc biệt đó. Ông Cooper nhắc đến hợp đồng mua bán hệ thống phòng không S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là “ví dụ triệt để” cho cách áp dụng Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình hợp tác phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35, khiến cho nền công nghệ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất hàng tỉ USD.
Bên cạnh đó, ông Cooper cũng cho rằng nếu một vũ khí nào đó được mua từ Nga có thể gây ra mối đe dọa, việc trừng phạt sẽ có thể được xem xét. Không có ngoại lệ và cũng không có phân biệt nào trong đối tượng áp dụng. Ông nhắc lại rằng “lựa chọn tốt nhất” vẫn là để Mỹ trở thành đối tác quốc phòng. Điều này sẽ góp phần phát triển thực chất quan hệ song phương và thỏa thuận sẽ bao gồm cả hợp tác huấn luyện và bảo dưỡng vũ khí sau chuyển giao. Đặc biệt, với các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ còn mong muốn phát triển quan hệ và gia tăng hoạt động tại biển Đông. Việc này mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Các quốc gia ASEAN muốn đảm bảo một không gian khu vực vì sự phát triển thịnh vượng và ổn định, cũng như đảm bảo duy trì tự do hàng hải trong khu vực.
Tuyên bố trên là phản hồi của ông Cooper trước câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Mỹ trong áp dụng Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) và cách tiếp cận của Washington đối với các nước mong muốn mua vũ khí trang bị của Nga và Trung Quốc. Ông Cooper giải thích đạo luật CAATSA được Quốc hội thông qua để bảo vệ công nghệ được Mỹ chia sẻ với các đối tác, trong trường hợp các nước này có ý định phát triển vũ khí tương thích với nhiều hệ thống khác nhau; khẳng định mục đích của các biện pháp này là giảm thiểu mối đe dọa tiềm tàng đối với các “công nghệ độc đáo” do Mỹ phát triển chứ không phải tạo ra thế độc quyền trong thị trường vũ khí toàn cầu; nhấn mạnh Mỹ không có ý định thay đổi “cách tiếp cận thống nhất” trong xây dựng hệ thống quốc phòng riêng của các nước đối tác.
Được biết, Dự luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt được Thượng viện Mỹ (15/7/2017) bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ 98 thuận, 2 chống. Dự luật này sau đó được chỉnh sửa thêm để giải quyết các lo ngại từ Chính quyền Donald Trump và được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 419 phiếu thuận và 3 phiếu chống vào ngày 25/7/2017. Nội dung chính của CAATSA gồm: (i) Chống lại những hoạt động gây mất ổn định của Iran: Dự luật này chỉ đạo Tổng thống phải áp đặt lệnh trừng phạt đối với: (1) các chương trình tên lửa đạn đạo hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iran, (2) việc bán hoặc chuyển nhượng các thiết bị quân sự hoặc cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính của liên quan cho Iran, và (3) Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và các cá nhân nước ngoài của Lực lượng này. Tổng thống có thể xử phạt các cá nhân có trách nhiệm trong việc vi phạm những người con người đã được quốc tế công nhận đối với các cá nhân tại Iran; Tổng thống có thể tạm thời miễn lệnh trừng phạt hoặc tiếp tục tiến hành trừng phạt tùy vào những tình huống cụ thể. (ii) Chống lại ảnh hưởng của Nga ở châu Âu và châu Á. Theo đó, Tổng thống phải gửi cho quốc hội xem xét trước khi thực hiện bất cứ hành động nào nhằm chấm dứt hoặc miễn trừ các lệnh trừng phạt liên quan đến Liên bang Nga; Các lệnh trừng phạt do một số pháp luật hành pháp cụ thể chống lại Nga vẫn tiếp tục có hiệu lực; Tổng thống có thể miễn trừ một số lệnh trừng phạt cụ thể liên quan đến tấn công mạng và Ucraina; Dự luật cũng yêu cầu trừng phạt đối với các hành động liên quan tới: (1) an ninh mạng, (2) các dự án dầu thô, (3) các tổ chức tài chính, (4) tham nhũng, (5) vi phạm quyền con người, (6) tránh né lệnh trừng phạt, (7) các giao dịch với lĩnh vực quốc phòng hoặc tình báo với Nga, (8) đường ống dẫn dầu, (9) tư nhân hóa các tài sản nhà nước của các quan chức chính phủ, và (10) chuyển giao vũ khí cho Syria; Bộ Ngoại giao sẽ hợp tác với chính phủ Ukraina để tăng cường an ninh năng lượng cho Ukraina; Dự luật chỉ đạo Bộ Ngân khố soạn thảo một chiến lược quốc gia chống lại việc tài trợ tài chính cho khủng bố và đưa Bộ trưởng Bộ Ngân khố vào Hội đồng An ninh Quốc gia. (iii) Đạo luật Ngăn chặn và Hiện đại hóa Lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên. Dự luật sửa đổi và tăng cường quyền hạn của Tổng thống khi áp đặt lệnh trừng phạt cho các cá nhân vi phạm những nghị quyết cụ thể của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến Bắc Triều Tiên. Các tổ chức tài chính Mỹ không được thiết lập hoặc duy trì các tài khoản được các tổ chức tài chính nước ngoài sử dụng để cung cấp các dịch vụ tài chính gián tiếp cho Bắc Triều Tiên; Một chính phủ nước ngoài cung cấp hoặc nhận thiết bị hoặc dịch vụ quốc phòng từ Bắc Triều Tiên sẽ bị cấm nhận một số loại hỗ trợ quốc tế cụ thể của Hoa Kỳ; Dự luật áp đặt lệnh trừng phạt đối với: (1) Tàu hàng và vận tải hàng của Bắc Triều Tiên, (2) hàng hóa sản xuất toàn bộ hoặc một phần bởi lực lượng lao động bị cưỡng bức hoặc tội phạm tại Bắc Triều Tiên, và (3) người nước ngoài có thuê mướn lao động bị cưỡng bức của Bắc Triều Tiên; Bộ Ngoại giao phải nộp bảng quyết định xem Bắc Triều Tiên có phù hợp với các tiêu chí để bị gọi là quốc gia tài trợ cho khủng bố hay không.
http://biendong.net/bien-dong/33038-washington-canh-cao-trung-phat-cac-nuoc-mua-vu-khi-cua-nga-va-trung-quoc-nham-giam-thieu-de-doa-voi-cong-nghe-my.html

Mỹ muốn cắt đường cung ứng chip điện tử cho Huawei

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét thay đổi các qui định của Mỹ để cho phép ngăn chặn các chuyến tàu chở chip điện tử cho tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc từ những công ty như TSMC của Đài Loan, công ty hợp đồng chế tạo chip lớn nhất thế giới, hai nguồn tin thông thạo vấn đề cho biết.
Những hạn chế mới về thương mại với Huawei nằm trong một vài lựa chọn được cứu xét tại những hội nghị cấp cao của Hoa Kỳ trong tuần này và tuần tới. Đề nghị đã được soạn thảo nhưng việc chấp thuận chưa chắc chắn, một trong những nguồn tin nói.
Biện pháp này sẽ là một đòn giáng lên công ty làm điện thoại thông minh lớn thứ nhì thế giới cũng như công ty TSMC, một công ty sản xuất chip chính cho đơn vị HiSilicon và đối thủ điện thoại di động Apple và Qualcomm Inc.
Nguồn tin thứ hai nói: “Điều họ đang nỗ lực làm là đảm bảo không có chip nào đến được Huawei mà họ có thể kiểm soát được.”
Huawei là trung tâm của cuộc chiến dành quyền chế ngự công nghệ toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ đang nỗ lực thuyết phục các đồng minh loại Trung Quốc ra ngoài mạng lưới thế hệ kế tiếp 5G với lý do là những trang bị này có thể dùng do thám cho Trung Quốc. Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Nhắm vào việc mua bán chip toàn cầu của Huawei, nhà cầm quyền Mỹ sẽ thay đổi Qui định về Sản phẩm Nước ngoài Trực tiếp, nhằm đặt một số hàng hoá làm tại nước ngoài căn cứ trên công nghệ hay phần mềm của Mỹ dưới những qui định của Hoa Kỳ.
Theo soạn thảo được đề nghị, chính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc các công ty nước ngoài sử dụng trang cụ làm chip của Mỹ phải có giấy phép trước khi cung cấp cho Huawei-nới rộng mạnh mẽ thẩm quyền kiểm soát xuất khẩu có thể làm đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới bất bình.
Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận về đề nghị này.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Tài chánh nói những cáo buộc mới đây đối với Huawei trong đó có âm mưu đánh cắp bí mật thương mại “tái xác nhận sự cần thiết phải cẩn thận trong việc cứu xét các đơn xin giấy phép. Hoa Kỳ tiếp tục có những quan ngại to lớn đối với Huawei.”
Huawei không trả lời yêu cầu bình luận.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-mu%E1%BB%91n-c%E1%BA%AFt-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-cung-%E1%BB%A9ng-chip-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-cho-huawei-/5294468.html

Mỹ cấm vận công ty con của Rosneft

để siết chế độ của TT Maduro

Hoa Kỳ hôm 18/2 tăng áp lực lên Venezuela, đưa vào danh sách đen một công ty con của Rosneft, tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga, bị chính quyền Tổng thống Trump cáo buộc là cung cấp một huyết mạch tài chính để nuôi dưỡng chế độ của ông Nicolas Maduro.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Rosneft Trading SA, đơn vị giao dịch của Rosneft có trụ sở tại Geneva, giữa lúc Washington nhắm vào Moscow vì đã ủng hộ chế độ ông Maduro.
Động thái này càng làm cho mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã khó khăn, càng thêm phức tạp. Nga lên án lệnh trừng phạt của Mỹ, nói rằng làm như vậy là cạnh tranh không công bằng và sẽ không ngăn cản được Moscow tiếp tục làm việc với Venezuela. Bộ Ngoại giao Nga nói động thái này sẽ làm tổn hại thêm quan hệ với Washington và làm suy yếu thương mại tự do toàn cầu.
Hãng tin TASS dẫn lời tập đoàn Rosneft nói họ không làm điều gì bất hợp pháp, tập đoàn này mô tả các lệnh trừng phạt của Mỹ là “đáng phẫn nộ”.
Các quan chức Mỹ cáo buộc công ty con của Rosneft là tiếp tay cho ngành dầu khí Venezuela bằng cách tham gia các thủ đoạn chuyển lậu dầu từ tàu sang tàu để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn các hành động cướp bóc tài sản dầu lửa của Venezuela do chế độ tham nhũng dưới quyền Maduro thực hiện.
Ông Abrams, Đặc sứ Hoa Kỳ về các vấn đề Venezuela cho biết Rosneft Trading xử lý khoảng 70% dầu hỏa của Venezuela. Các quan chức Mỹ đã cảnh báo các công ty trên toàn thế giới chớ giao dịch với Rosneft Trading.
Ông Maduro vẫn nắm quyền với sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela, cũng như của Nga, Trung Quốc và Cuba.
https://www.voatiengviet.com/a/my-cam-van-cong-ty-con-cua-rosneft-de-siet-che-do-maduro/5293689.html

Google sẽ chấm dứt

chương trình wifi công cộng miễn phí station

Sau gần bốn năm cung cấp khả năng truy cập internet miễn phí cho người dân ở các nước đang phát triển, Google lên kế hoạch đóng cửa chương trình Station của họ. Sáng kiến này giúp cung cấp WiFi công cộng miễn phí tại 400 ga hỏa xa ở Ấn Độ và hơn 5,000 địa điểm khác trên thế giới, bao gồm ở Brazil, Nam Phi, Mexico, Thái Lan và Việt Nam.
Thông tin về việc chấm dứt chương trình này bắt đầu xuất hiện vào tuần trước, nhưng Google chính thức xác nhận vào hôm thứ Hai (17/2). Trong một cuộc phỏng vấn với TechCrunch, ông Caesar Sengupta của Google cho biết công ty đang kết thúc chương trình vì họ đang gặp phải các vấn đề về việc điều chỉnh quy mô. Mỗi đối tác mà Google hợp tác để cung cấp WiFi công cộng có các nhu cầu về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật khác nhau, khiến việc phát triển Station trở thành một thách thức kinh doanh.
Google cố gắng tiền tệ hóa dịch vụ này bằng cách hiển thị quảng cáo cho mọi người như một phần của quy trình đăng nhập. Ông cũng cho biết khả năng truy cập dữ liệu LTE giá rẻ ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở Ấn Độ, khiến Google cảm thấy chương trình này không còn cần thiết như trước đây. Nhưng hầu hết Station sẽ tiếp tục cung cấp WiFi miễn phí.
Bên cạnh Google, một số công ty kỹ thuật khác cố gắng thu hẹp sự phân chia kỹ thuật số ở các nước đang phát triển, với một số công ty thành công hơn các công ty khác. Ví dụ, sáng kiến Free Basics của Facebook bị cấm ở Ấn Độ vào năm 2016 vì những lo sợ về tính trung lập internet. (BBT)
https://www.sbtn.tv/google-se-cham-dut-chuong-trinh-wifi-cong-cong-mien-phi-station/

Tổng giám đốc IMF cảnh báo

thiệt hại kinh tế từ dịch COVID-19

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ thiệt hại vì dịch COVID-19 nhưng có thể sẽ hồi phục nhanh.
Phát biểu tại Diễn đàn Phụ nữ toàn cầu ở Dubai (UAE) ngày 16.2, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rắng còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động từ dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (nCoV) gây ra.
Theo AFP, Tổng giám đốc IMF giải thích rằng thông tin về nCoV vẫn còn chưa được tìm hiểu rõ ràng và hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ kiềm chế được dịch bệnh trong bao lâu nữa hay liệu virus có lây lan ra toàn thế giới.
Dịch COVID-19 do virus Corona mới gây ra đã tác động đến các ngành du lịch, giao thông. Trong ảnh là người dân Hồng Kông đeo khẩu trang để phòng dịch
Tuy vậy, bà Georgieva thừa nhận dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến một số ngành như du lịch và giao thông vận tải. “Có thể (tăng trưởng kinh tế toàn cầu) sẽ chịu thiệt hại và chúng tôi đang hy vọng mức độ sẽ trong khoảng 0,1-0,2%”, bà Georgieva phát biểu.
Một yếu tố được lấy ra để so sánh mức độ tác động của dịch COVID-19 là quy mô nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2002-2003, kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm 8% kinh tế toàn cầu vào thời điểm bùng phát dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Tuy nhiên, con số này hiện nay đã lên đến 19%.
Theo bà Georgieva, kinh tế thế giới có thể sẽ bị suy giảm đột ngột vì dịch và sau đó sẽ phục hồi rất nhanh chóng.
Trước đó, trong báo cáo cập nhật về Triển vọng kinh tế thế giới được công bố hồi tháng 1, IMF hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến trong năm 2020 xuống còn 3,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với ước tính trước đó. Mức tăng trưởng của năm 2019 chỉ đạt 2,9%, thấp nhất trong vòng 1 thập niên qua.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33063-tong-giam-doc-imf-canh-bao-thiet-hai-kinh-te-tu-dich-covid-19.html

Đoàn chuyên gia quốc tế của WHO

sẽ đi đâu, làm gì tại TQ?

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gồm cả các chuyên gia Mỹ, đã tới Bắc Kinh và sẽ tới công tác tại 2 tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên nhưng sẽ không tới tỉnh tâm dịch Hồ Bắc.
Theo Thời Báo Hoàn Cầu, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 17-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết trong kế hoạch công tác của phái đoàn chuyên gia quốc tế do WHO chủ trì đang có mặt tại Bắc Kinh, họ sẽ tới hai tỉnh Quảng Đông, Tứ Xuyên để tìm hiểu công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới virus corona (COVID-19).
Cũng theo ông Cảnh Sảng, phái đoàn công tác đã bắt đầu các hoạt động của họ tại Trung Quốc.
Sẽ không tới tỉnh tâm dịch Hồ Bắc
Chia sẻ thông tin với tờ Thời Báo Hoàn Cầu ngày 17-2, ông Trần Hi (Chen Xi) – phó giáo sư tại trường y tế cộng đồng của Đại học Yale, cho biết đoàn chuyên gia có thể giúp Trung Quốc hiểu rõ hơn về chủng virus mới, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể hơn về việc cách ly theo dõi.
Ông Trần Hi cũng lưu ý việc thiếu các khảo sát dịch tễ học trong bối cảnh mọi nhân viên y tế trên toàn Trung Quốc đang được huy động tham gia công tác khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 ở tuyến đầu.
Theo kế hoạch làm việc, phái đoàn chuyên gia quốc tế của WHO sẽ không tới tỉnh tâm dịch Hồ Bắc vì tỉnh này đang trong giai đoạn chống dịch thiết yếu, không có thời gian cũng như nhân sự để tiếp đón đoàn công tác.
Theo ông Trần Hi, tại tỉnh Quảng Đông, đoàn chuyên gia dự kiến gặp nhà khoa học Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), chuyên gia cố vấn y khoa cho chính phủ trung ương đang sống tại Quảng Châu. Ông Chung Nam Sơn cũng là một trong các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc đang tham gia chiến dịch ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.
Ông Chung Nam Sơn là chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng vì những đóng góp trong cuộc kiểm soát dịch SARS giai đoạn 2002-2003 tại Trung Quốc.
Trước đó, ngày 29-1, ông Ian Lipkin, giám đốc Trung tâm miễn dịch và bệnh lây nhiễm thuộc đại học Columbia, đã bay tới Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông) để thảo luận với ông Zhong Nanshan về diễn tiến của dịch bệnh COVID-19 cũng như cách phòng chống nó.
Vì sao tới Quảng Đông, Tứ Xuyên?
Tỉnh Quảng Đông sau khi bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch SARS 2002-2003 đã trở thành một trong những tỉnh có hệ thống y tế tốt nhất tại Trung Quốc.
Cũng theo Thời Báo Hoàn Cầu, những biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 của tỉnh này cho tới nay cũng đã được biểu dương. Vì lẽ đó, ông Trần Hi tin rằng đây là một trong những vấn đề mà đoàn chuyên gia quốc tế của WHO rất muốn tìm hiểu.
Quảng Đông cũng là một trong những địa phương bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nặng nề nhất sau Hồ Bắc. Tính tới 18h00 ngày 17-2, địa phương này đã có 1.322 ca nhiễm bệnh.
Tỉnh Tứ Xuyên có 495 ca bệnh COVID-19. Sở dĩ đoàn chuyên gia quốc tế có kế hoạch đến làm việc tại đây vì Tứ Xuyên là địa phương thường xuyên giữ liên lạc, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực y tế cộng đồng của Mỹ thường qua.
Cũng theo ông Trần Hi, ông Yin Li, tỉnh trưởng đương nhiệm của Tứ Xuyên, đã nhận bằng tiến sĩ y tế cộng đồng tại Nga và cũng từng làm việc trong hệ thống y tế cộng đồng.
“Bởi thế Tứ Xuyên là một lựa chọn chuyên môn nếu các chuyên gia muốn hiểu về các biện pháp phòng và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc”, ông Trần Hi nói.
Hôm 15-2, tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich 2020: “Chúng tôi hi vọng một đoàn chuyên gia quốc tế hiện đã có mặt tại Trung Quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với những đối tác Trung Quốc của họ để hiểu hơn về dịch bệnh COVID-19, xác định những bước tiếp theo trong cách ứng phó toàn cầu với dịch bệnh”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33061-doan-chuyen-gia-quoc-te-cua-who-se-di-dau-lam-gi-tai-tq.html

Chuyên gia nêu khó khăn trong kiểm soát dịch toàn cầu

Năng lực hạ tầng y tế của một quốc gia có thể kìm hãm nỗ lực kiểm soát dịch viêm phổi do virus corona trên toàn cầu, theo giới chuyên gia.
“Nếu virus corona xuất hiện ở những nước có cơ sở hạ tầng y tế yếu, việc kiểm soát bệnh dịch có thể trở nên khó khăn hơn”, Tiến sĩ Brandon Brown, Trường Y khoa, Đại học California, Mỹ, nói với VnExpress, về nguy cơ của dịch viêm phổi do virus corona (nCoV) gây ra.
Brown cho rằng đó là lý do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo từ cuối tháng 1/2020, tuyên bố viêm phổi do nCoV (Covid -19) là “tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế”.
Theo giáo sư David Heymann, Trường Vệ sinh và y tế nhiệt đới London, Anh, điều gây lo ngại hiện nay về dịch Covid-19 là các nước không biết về mức độ lan truyền của virus corona.
“Chúng ta chưa biết điều sẽ xảy ra ở Trung Quốc, chưa rõ khả năng kiềm chế của những khu vực bên ngoài Trung Quốc”, Heymann nói.
Dịch Covid -19 bùng phát tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ tháng 12/2019 và đã xuất hiện ở 27 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trên toàn thế giới, hơn 1.870 người chết và hơn 73.300 ca nhiễm nCoV. 5 ca tử vong được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là ở Nhật Bản, Hong Kong, Pháp, Philippines và Đài Loan.
Hôm 13/2, Campuchia cho phép du thuyền Westerdam cập cảng sau khi tàu bị một số nước từ chối vì lo ngại dịch viêm phổi corona (Covid-19). Westerdam chở hơn 1.400 hành khách và 802 thủy thủ. Đến ngày 16/2, Malaysia xác nhận khách trên du thuyền này nhiễm nCoV.
Đánh giá về diễn biến này, Brown lo ngại tình hình của Westerdam có thể giống với những gì đã xảy ra trong giai đoạn đầu với du thuyền Diamond Princess. Diamond Princess đang bị cách ly tại cảng Yokohama, Nhật Bản sau khi một du khách từ Hong Kong trên tàu dương tính với nCoV. Hiện số ca nhiễm trên Diamond Princess lên tới hơn 500.
“Chúng ta nên rút ra kinh nghiệm từ việc xử lý tình hình của Diamond Princess, về những hoạt động hiệu quả và không hiệu quả. Cần đảm bảo mọi người có đủ kiến thức về sự lây lan của dịch và biện pháp ngăn chặn”, Brown nói.
Giáo sư Heymann nói “khó lường được rủi ro” sau khi khách rời tàu Westerdam từ Campuchia. Ông hy vọng các nước có hệ thống giám sát tốt những người từng ở trên tàu, giúp phát hiện các triệu chứng về hô hấp và cách ly kịp thời.
Dự báo về diễn biến sắp tới, Brown cho rằng số người nhiễm bệnh sẽ vẫn tăng trong tương lai gần, khi các nước chỉ đang biết về những người được chẩn đoán, không biết về tất cả các ca bị nhiễm.
Nhắc đến việc Trung Quốc thay đổi cách tính các ca nhiễm nCoV, giáo sư Benjamin Cowling, Trường Y tế công, Đại học Hong Kong, cho biết khi dịch bệnh xuất hiện, việc xét nghiệm từng trường hợp nghi nhiễm là điều bất khả thi. Trên phương diện quản lý lâm sàng, điều trị cho các bệnh nhân “nghi nhiễm” và “đã nhiễm” đều sử dụng thuốc như nhau.
Cowling không rõ vì sao chính quyền tỉnh Hồ Bắc thay đổi cách thống kê hôm 13/2, nhưng ông cho rằng động thái này là “có lý” trong trường hợp năng lực làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm bị hạn chế. Cowling suy đoán số người nhiễm nCoV tăng lên con số gần 15.000, như công bố của Trung Quốc, là con số “tồn đọng” về lượng người nghi nhiễm mà chưa được xét nghiệm.
Giáo sư John Swartzberg, Khoa bệnh truyền nhiễm và Vaccine học, Trường Y tế công, Đại học California, Mỹ, cho rằng nếu các ca nhiễm chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm, số ca nhiễm được xác nhận
nCoV sẽ thấp hơn thực tế, bởi xét nghiệm chỉ được tiến hành đối với những người có biểu hiện triệu chứng.
Nếu chỉ dựa trên kết quả khám lâm sàng như chụp X-quang phổi, số ca nhiễm nCoV có thể cao hơn so với thực tế, bởi có nhiều người có biểu hiện viêm phổi tương tự nCoV nhưng mắc các bệnh khác.
Giáo sư này cho rằng dưới góc độ lâm sàng, việc thay đổi cách chẩn đoán nCoV là hợp lý, vì sẽ giúp bệnh nhân được cách ly và điều trị nhanh chóng hơn. Từ góc độ dịch tễ học, biện pháp này không chỉ giúp xác định người nhiễm nCoV mà còn cả những người mắc các dạng viêm phổi khác. Tuy nhiên, nó cũng khiến số ca mắc được thống kê cao hơn thực tế.
“Chúng ta chưa biết về quy mô của dịch viêm phổi này”, Swartzberg nói. Tuy nhiên ông cho rằng còn quá sớm để nói “không thể kiểm soát được Covid-19″.
Đề xuất biện pháp ngăn chặn dịch, Tiến sĩ Brown cho rằng điều quan trọng là từng cá nhân tích cực thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh như rửa tay bằng xà phòng. Chính phủ cần đảm bảo nguồn cung mặt hàng vật tư y tế để ngăn Covid-19 và cả các bệnh truyền nhiễm khác. Riêng tại Mỹ, cảm cúm đã khiến 26 triệu người nhiễm và hơn 14.000 người chết kể từ đầu tháng 10/2019 đến nay, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Do đó mỗi nước cần cân nhắc ưu tiên chống dịch do nCoV hay bệnh khác, tùy thuộc vào vị trí địa lý của quốc gia.
Giáo sư Heymann khuyên các quốc gia tăng cường cập nhật thông tin cho người dân, tăng trao đổi xuyên biên giới và báo cáo với WHO.
“Tất cả các nước cần chuẩn bị hệ thống y tế linh hoạt để ứng phó, nhất là trong thời điểm có cúm mùa”, Heymann nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33071-chuyen-gia-neu-kho-khan-trong-kiem-soat-dich-toan-cau.html

Hơn 2.000 người chết và 75.000 người nhiễm bệnh

vì Covid-19: tính đến 18/2

Dương Minh
Số người chết vì COVID-19 ở Trung Quốc đã tăng thêm 138 ca, với 1.749 ca nhiễm mới trong ngày 18/2, đưa tổng số người tử vong trên thế giới lên con số 2.009.
Con số tử vong của Trung Quốc ngày 18/2 đã tăng mạnh so với 98 trường hợp của ngày trước đó. Đồng thời số người nhiễm ngoài Trung Quốc đã tăng lên hơn 1.000 người.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết có thêm 1.693 trường hợp nhiễm mới và 132 người tử vong vì virus corona trong ngày 18/2. Như vậy, tổng số người chết tại địa phương này là 1.921, với hơn 61.600 người nhiễm bệnh.
Sau đó Ủy ban Y tế Trung Quốc thông báo có thêm 1.749 người mới nhiễm và 138 ca tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc trong ngày 18/2. Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 2.004 người chết và 74.185 người nhiễm bệnh. Ngoài ra có 135.881 trường hợp đang được theo dõi y tế.
Như vậy, toàn thế giới hiện có hơn 75.000 trường hợp nhiễm bệnh, 2.009 người chết và hơn 14.555 người đã khỏi. 5 ca tử vong ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục bao gồm một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, một người đàn ông ở Hồng Kông, một cụ bà ở Nhật Bản, một du khách Trung Quốc ở Pháp, và một người Đài Loan.
Nga mới thông báo sẽ cấm tất cả công dân Trung Quốc vào nước này bắt đầu từ 20/2 với lý do “dịch bệnh đang tồi tệ hơn ở Trung Quốc”.
Trong khi đó, Giám đốc của một bệnh viên hàng đầu ở Vũ Hán, tâm điểm bùng phát dịch virus corona đã qua đời vì bệnh dịch, trở thành một trong những nạn nhân mới nhất gây nhiều chú ý.
Tình hình dịch bên ngoài Trung Quốc
Tại Nhật Bản, thêm 88 người bị phát hiện dương tính với virus corona trên tàu du lịch Diamond Princess bị cách ly ở cảng Yokohama, nâng tổng số ca nhiễm trên tàu lên đến 542.
Ngoài Trung Quốc, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:
Số ca/Quốc gia:
542 tàu Diamond Pricess
81 Singapore
74 Nhật Bản
62 Hồng Kông
35 Thailand
31 Hàn Quốc
29 Mỹ
22 Đài Loan
22 Malaysia
15 Úc
16 Đức
16 Việt Nam
12 Pháp
10 Macau
7 Canada
8 Các tiểu vương quốc Ả rập
3 Italy
3 Philippines
5 Ấn Độ
9 Anh
2 Nga
1 Nepal
1 Campuchia
1 Bỉ
2 Tây Ban Nha
1 Phần Lan
1 Thuỵ Điển
1 Sri Lanka
1 Ai Cập
(Nguồn: Worldometers)
Tổng số có 1.013 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 18/2. Trong đó, số ca lây nhiễm COVID-19 trên du thuyền Diamond Pricess chiếm hơn một nửa.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến 12h trưa 18/2, thành phố còn cách ly, giám sát y tế 440 người từng đi qua Trung Quốc hoặc từng tiếp xúc với người nghi nhiễm.
Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, sức khỏe những người này đều ổn định, không có biểu hiện ốm sốt. Người được giám sát y tế có thể cách ly tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà.
Việt Nam công bố 13 bệnh nhân đã xuất viện trong số 16 trường hợp nhiễm virus corona. Từ ngày 13/2, chưa phát hiện thêm ca dương tính với nCoV. Như vậy Việt Nam chỉ còn 3 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-2-000-nguoi-chet-va-75-000-nguoi-nhiem-benh-vi-covid-19-tinh-den-18-2.html

Virus corona – Covid-19: Khoảng 80 nước cấm

hoặc hạn chế dân Trung Quốc nhập cảnh

Thụy M y
Trước tình hình dịch bệnh virus corona chưa có điểm dừng, với trên 2.000 người tử vong tại Hoa Lục và 75.000 người bị lây nhiễm trên khắp thế giới, cho đến hôm nay 19/02/2020 đã có khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ cấm hoặc hạn chế người Trung Quốc hoặc người ngoại quốc từng thăm Hoa Lục nhập cảnh.
Riêng Nga sau khi đóng cửa biên giới sẽ có biện pháp triệt để hơn là cấm công dân Trung Quốc nhập cảnh kể từ ngày mai, 20/02/2020.
South China Morning Post hôm qua cập nhật danh sách khoảng 80 nước cấm công dân Trung Quốc hoặc người đã từng thăm Hoa Lục nhập cảnh, hạn chế cấp visa, đóng cửa biên giới, ngưng hoặc giảm các chuyến bay nối với Trung Quốc. Trong đó bốn nước nghiêm ngặt nhất là Nga, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Kazakhstan vừa đóng cửa biên giới với Trung Quốc, vừa cấm nhập cảnh.
Bấm vào đâyDanh sách các nước hạn chế, cấm người Trung Quốc nhập cảnh
Hôm qua phó thủ tướng Nga phụ trách y tế loan báo ngưng cho công dân Trung Quốc sang làm việc, học tập hay du lịch kể từ ngày 20/02. Bà Tatiana Golikova giải thích sở dĩ có quyết định này vì người Trung Quốc vẫn tiếp tục qua biên giới từ khi có dịch. Hiện nay có nhiều công dân Trung Quốc hiện diện trên lãnh thổ Nga, và các sân bay của Nga vẫn được đông đảo khách Trung Quốc dùng làm điểm trung chuyển sang châu Âu. Về mặt chính thức, Nga không còn trường hợp dương tính nào sau khi hai bệnh nhân người Trung Quốc xuất viện vào tuần rồi.
Tại Trung Đông, chính quyền Israel hôm nay mở rộng việc cấm nhập cảnh đối với những ai đã từng đến Trung Quốc, Hồng Kông và Macao. Iran phát hiện hai người bị dương tính với virus corona. Còn tại Hàn Quốc, cơ quan y tế trong tình trạng báo động sau khi phát hiện thêm 20 người bị lây nhiễm trong hôm nay.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200219-virus-kho%E1%BA%A3ng-80-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BA%A5m-ho%E1%BA%B7c-h%E1%BA%A1n-ch%E1%BA%BF-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trung-qu%E1%BB%91c-nh%E1%BA%ADp-c%E1%BA%A3nh

EVFTA: EU ‘không đủ hiểu biết’

để đối phó ‘thủ thuật’ của Việt Nam?

Người dân châu Âu nói với VOA rằng họ vừa vui mừng nhưng cũng lắm trăn trở sau khi Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA) vào tuần trước. Có người nói đa số nghị sĩ EU bỏ phiếu thuận cho hai hiệp định này hôm 12/02 là vì họ ‘không đủ hiểu biết’ để đối phó những ‘thủ thuật’ của phía Việt Nam, nhưng cũng có người tự tin rằng với cơ chế giám sát chặt chẽ của EU, các vi phạm sẽ được xem xét thấu đáo.
Từ Bruxells, Bỉ, ông Nguyễn Hoàng Hải, một người gốc Việt ủng hộ EVFTA, nhận định với VOA rằng cuộc bỏ phiếu hôm 12/02 vừa qua cho thấy phía EU “mặc cả non tay, và bị hớ.”
“Hiệp định này sẽ tốt cho kinh tế của cả hai bên, nhưng phải nhìn nhận rằng phía EU đã bị hớ vì lẽ ra họ có thể đã đòi được nhiều hơn như các điều khoản về lao động, hình sự…nhưng họ đánh giá phía đối phương không đúng nên đã mặc cả sai.
“Họ không hớ về mặt kinh tế nhưng hớ về vị thế của họ, khi mà một đằng họ rao giảng về quyền con người, nhưng một đằng họ lại không chú trọng việc đấy.”
Ông Hải thuật lại lời nghị viên Pháp Raphael Glucksmann, Phó Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền, viết trên Twitter rằng “ngoài Đấng Thương mại ra, chúng ta còn có tương lai và các giá trị, các nguyên tắc đạo đức.”
Ngoài ra, nghị viên Glucksmann, người bỏ phiếu chống EVFTA còn nói rằng: “Chí ít Quốc hội Châu Âu cũng nên hoãn việc thông qua EVFTA cho đến khi nhà báo Phạm Chí Dũng được trả tự do, vì Phạm Chí Dũng vì viết thư cho chúng ta mà bị bắt.”
Tương tự như vậy, nghị sĩ Emmanuel Maurel, cũng từ Pháp, chỉ trích thỏa thuận thương mại này là “không mang lại lợi ích cho công dân bình thường mà chỉ làm lợi một phần nhỏ các công ty muốn tận dụng lao động ở nước ngoài.”
Từ Copenhagen, Đan Mạch, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thị Ngọc Hương, bày tỏ sự thất vọng vì những lo ngại về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam không làm lay chuyển việc thông qua EVFTA của Nghị viện EU, dù kết quả bỏ phiếu hôm 12/02 cho thấy sự chia rẽ rõ rệt.
“Tôi nghĩ đây là một cơ hội gần như là cuối cùng mà EU có thể đóng góp cho tiến trình phát triển nhân quyền, môi sinh ở Việt Nam, nhưng khi mà Hiệp định đã được thông qua rồi – dù EU có những đòi hỏi này kia – rất là khó để có những thay đổi cụ thể!
Gần như 1/3 chống việc thông qua EVFTA, và 2/3 bỏ phiếu thuận cho thấy Nghị viện châu Âu xem trọng lợi ích về kinh tế hơn hơn là về nhân quyền. Kết quả này cũng rất tự nhiên thôi: dù có nghị sĩ chỉ biết lợi ích kinh tế, nhưng vẫn còn một số vẫn quan tâm đến nhân quyền, môi trường, dân chủ…ở quốc gia có làm ăn với EU.
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Hoàng Hải, lý giải có những quan điểm khác biệt giữa những nghị sĩ lớn tuổi và lớp nghị sĩ trẻ trong việc bỏ phiếu thông qua EVFTA.
“Cái Nghị viện này bị phân chia rõ rệt. Những nghị sĩ bỏ phiếu chống là những người trẻ, có thể trong đầu họ nghĩ rằng lớp trẻ Việt Nam cũng dùng Iphone như họ, thì họ [thanh niên Việt Nam] cũng được hưởng các quyền như thanh niên EU. Còn rất nhiều ông nghị sĩ già đứng lên ủng hộ EVFTA thì cho rằng Việt Nam ngày xưa khổ nhưng nay có xe hơi thì các ông nghĩ rằng chính phủ của họ đã cố gắng rất nhiều rồi mới được như vậy.
Ông Hoàng Hải nhận định thêm:
“Đại đa số các nghị sĩ không hiểu rõ về Việt Nam, cho nên vừa rồi họ bỏ phiếu thuận cho EVFTA cũng là điều dễ hiểu thôi.
“Nhưng tôi, tôi là người bi quan, tôi nghĩ là sự hiểu biết về Việt Nam của Nghị viện châu Âu không đủ để đối phó với những thủ thuật của Chính phủ Việt Nam.”
Bà Ngọc Hương nhận định về vai trò giám sát của các tổ chức nhân quyền và nghị viên:
“Dù Hiệp định đã được thông qua nhưng việc giám sát việc thực thi Hiệp định này lại rất quan trọng trong thời gian tới vì trong Hiệp định này EU nhấn mạnh rằng Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, phát triển bền vững, phải xem trọng quyền của người lao động và quyền lập hội.
“Với vai trò giám sát của cộng đồng người Việt, của các tổ chức NGO, mọi việc vi phạm của Việt Nam cần được thông báo ngay cho các nghị sĩ.
“Riêng tại Đan Mạch, tôi có liên lạc với Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ Phái đoàn phụ trách ASEAN, bà nói sẽ trực tiếp theo dõi quá trình phát triển quyền lợi cho công nhân.”
XEM THÊM:
HRW kêu gọi EU gây sức ép để Việt Nam cải thiện nhân quyền
Ông Hải nhận định về lời đe dọa của ông Winkler Gyula, Nghị viên người Romania, nói sẽ hoãn hiệp định nếu phát hiện Việt Nam vi phạm nhân quyền:
“Nhóm đảng EPP (Đảng Con người) của ông Gyula đe dọa mạng rằng nếu có vi phạm nhân quyền, vi phạm những điều khoản thì Hiệp định EVFTA sẽ bị hoãn ngay lập tức.”
“Nhưng tôi nghĩ rằng việc hoãn EVFTA sẽ không dễ như ông ấy nói vì hai bên đang buôn bán với nhau thì làm sao bắt người ta dừng xuất nhập khẩu hoặc đánh thuế đột ngột cho được. Điều này có thể gây bất mãn cho doanh nghiệp.
Nhận định về cơ chế kiểm soát chung việc thực thi EVFTA của Quốc hội Việt Nam và Quốc hội châu Âu, ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết:
“Họ nói có một cơ chế rất mơ hồ rằng sẽ sử dụng một ủy ban chung giữa QH Việt Nam và QH châu Âu để trao đổi thông tin và giám sát cùng với nhau.
“Ý tưởng là như vậy! Nhưng QH Việt Nam, như nhiều người đã biết – là do Đảng Cộng sản chỉ đạo!”
“Cụ thể trong vòng 5 năm nữa thì tôi nghĩ cũng không có gì thay đổi cả bởi vì với Bộ luật Hình sự như hiện nay thì chỉ cần họ đe dọa những người lãnh đạo các tổ chức công đoàn độc lập thì những tổ chức này cũng không dám lên tiếng hoặc chỉ lên tiếng rất nhẹ nhàng.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 18/02 kêu gọi EU gây sức ép để Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống và phóng thích các tù nhân chính trị đang bị giam cầm, một ngày trước khi EU và Việt Nam tiến hành Đối thoại Nhân quyền thường niên năm 2020.
“EU đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng khi phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam mà không kèm theo các biện pháp chế tài yêu cầu các cam kết về cải cách nhân quyền,” ông John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của HRW nói trong một thông cáo.
Trong diễn biến liên quan, hôm 18/02, tại Hội nghị Geneva về Nhân quyền và Dân chủ, anh Dennis Châu, con trai của tù nhân lương tâm Úc gốc Việt Châu Văn Khảm, đã chia sẻ câu chuyện của cha mình để thế giới nhận thức rõ hơn về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay và kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hành động yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Khảm, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác.
“Tôi cảm thấy như thể cha tôi đã rời khỏi quê hương mà ông hằng yêu mến. Ông vẫn còn để lại điều gì đó đau đáu ở quê nhà. Ông biết những quyền tự do mà chúng tôi đang được hưởng là những giá trị mà người dân ở quê nhà đã mất. Tôi biết ông làm điều đó vì người dân Việt Nam. Đó là lý do tại sao ông đã dấn thân và mong muốn có sự thay đổi.
“Ông không bao giờ từ bỏ ý thức trách nhiệm của mình để kêu gọi xã hội cởi mở và tự do hơn ở Việt Nam.
“Một điều tàn khốc là hiện nay tôi không thể biết được khi nào cha con chúng tôi có thể gặp nhau và liệu rằng cha tôi có thể sống đến khi mãn án tù 12 năm.
Anh Dennis hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục lên tiếng cho trường hợp của cha anh và nhấn mạnh rằng EU không nên xem trọng lợi ích của Hiệp định EVFTA mà bỏ qua việc vi phạm nhân quyền của Hà Nội.
Các nhà quan sát nhân quyền đề xuất rằng EU nên thiết lập văn phòng chuyên trách nhân quyền tại Việt Nam bên cạnh việc lập các nhóm giám sát độc lập của châu Âu để theo dõi tình trạng vi phạm nhân quyền, thăm tù nhân lương tâm tại Việt Nam; hỗ trợ và đảm bảo sự hiện diện của các công đoàn độc lập, và tổ chức điều trần về nhân quyền Việt Nam mỗi 6 tháng.
https://www.voatiengviet.com/a/evfta-eu-khong-du-hieu-biet-de-doi-pho-nhung-thu-thuat-cua-vietnam/5295074.html

Brexit: Anh hạn chế lao động phổ thông

bằng thang bậc 70 điểm

Sau Brexit, Anh sẽ áp dụng luật đặt thang bậc 70 điểm nhận lao động có tay nghề nhập cư với trình độ tiếng Anh được 10 điểm.
Dù luật về lao động nhập cư đã được nêu trong Diễn văn khai mạc Nghị viện Anh hồi tháng 12/2019, chính phủ Anh nay mới chính thức công bố văn bản về chính sách nhập cư hậu Brexit.
Quy chế mới này, áp dụng từ 2021, khi Anh hết thời kỳ chuyển tiếp năm nay đã học theo cách tính điểm của Úc, Canada và New Zealand nhưng không giống hẳn.
Anh sẽ đề ra bảng 70 điểm, gồm cả điểm cho trình độ nói và sử dụng tiếng Anh trong ngành nghề mà Anh cần.
Cho tới nay, công dân EU vào Anh có thể làm việc mà không cần chứng nhận biết nói tiếng Anh vì mọi ngôn ngữ của các nước thành viên EU được công nhận bình đẳng.
Hệ thống điểm số mới để cấp visa lao động vào Anh gồm ba phần:
Phần bắt buộc gồm:
Giấy mời và hợp đồng lao động từ chủ lao động: 20 điểm
Tay nghề được công nhận: 20 điểm
Tiếng Anh ở trình độ cần thiết cho nghề đó: 10 điểm
Phần về thu nhập tối thiểu:
£20,480 – £23,039 bảng Anh/năm: 0 điểm
£23,040 – £25,599 bảng Anh/năm: 10 điểm
Từ £25,600 bảng Anh/năm trở lên: 20 điểm
Phần cho thêm điểm:
Nghề trong lĩnh vực Anh đang thiếu: 20 điểm
Bằng tiến sĩ (PhD) cho nghề cần tuyển: 10 điểm
Bằng tiến sĩ trong bộ môn STEM: 20 điểm
Nhìn chung, có ba nhóm điểm chuẩn chính là trình độ tay nghề, mức lương trong giấy mời tới Anh làm việc, và nhu cầu công việc cụ thể trên thị trường lao động tại Anh.
Nói ngắn gọn thì Anh Quốc muốn giảm số lao động phổ thông, tay nghề thấp (lower-skilled workers), và hướng tới nhân công có tay nghề cao.
Theo báo Times ở London, chính phủ Anh muốn “8 triệu người đang không hoạt động kinh tế gì” (economically inactive) ở nước này nhận các công việc thay cho nhân công từ EU”.
hệ thống mới này nhằm mời gọi các tài năng sáng nhất, tốt nhất đến cho nước Anh Bà Priti Patel
Bộ Nội vụ Anh, cơ quan phụ trách Cục di trú, áp dụng quan điểm rằng sau khi chấm dứt tự do đi lại, cư trú với công dân EU, các doanh nghiệp Anh cần tự thích ứng vì sẽ không còn nguồn lao động thu nhập thấp từ EU nữa.
Bộ trưởng Nội vụ, bà Priti Patel nói “hệ thống mới này nhằm mời gọi các tài năng sáng nhất, tốt nhất đến cho nước Anh”.
Theo Bộ Nội vụ, công ty tuyển lao động cần tránh phụ thuộc vào nguồn nhập cư, mà phải đầu tư vào nhân công đã tuyển dụng để giữ chân họ, cũng như đầu tư vào công nghệ cao, tự động hóa.
Ngoài ra, chừng 3,2 triệu công dân EU đã xin ở lại Anh sẽ giúp bổ sung nhân công vào thị trường lao động, theo cách nhìn nhận của chính phủ Anh.
Quan điểm này hiện gặp phải ít nhiều chỉ trích từ các giới.
Còn về nhu cầu lao động vụ mùa, chủ yếu trong thu hoạch rau quả, chính phủ Anh tăng quota lên 10 nghìn giấy phép một năm, và đưa ra thỏa thuận “di chuyển cho thanh niên” (youth mobility arrangements) để chừng 20 nghìn người trẻ có thể tới Anh làm việc mỗi năm.
Việc cần có hệ thống thang điểm rõ ràng không chỉ giúp Anh đủ nhân công cho nền kinh tế mà còn gián tiếp làm giảm dòng người nhập cư lậu, theo các nhà quan sát.
Vụ 39 người Việt chết trong xe thùng trên đường vào Anh hồi tháng 10/2019 đã gây ra cuộc tranh luận tại Anh, kể cả trong Quốc hội, về hành lang pháp lý cho lao động vào Anh chính thức, hợp pháp.
Một chính sách nhập cư rõ ràng cho người ngoài EU có thể giúp tránh thảm họa di cư trái phép, vừa nguy hiểm, vừa gây ra các vấn đề thuế, hình sự cho Anh.
Nhập cư vào Anh theo thang điểm mới sẽ ra sao?
Nghề trồng cần sa lậu ở châu Âu và người Việt
Brexit và băn khoăn của sinh viên châu Á
Hộ chiếu Việt ‘yếu hơn hộ chiếu Cuba’
Khó hơn cho dân EU, dễ hơn cho bên ngoài
Đối với người từ ngoài EU, thì quy chế tuyển dụng lao động vào Anh là dễ dãi hơn trước, theo Danny Shaw, phóng viên chuyên về nội vụ của BBC News.
Nhưng với công dân EU sang Anh thì chế độ mới này sẽ “là cú sốc”, ông Danny Shaw viết.
“Họ vốn đã quen di chuyển tự do giữa Anh và lục địa châu Âu, nên quy chế mới này là cú sốc”.
Theo ông Danny Shaw, luật mới cho người EU sang thăm viếng Anh tới sáu tháng nhưng nếu muốn ở lại làm việc thì họ phải xin giấy phép lao động bình thường và phải đạt 70 điểm trong thang bậc đánh giá của Cục di trú.
“Sẽ không có giấy phép lao động cấp cho các nghề phục vụ, tay chân như làm dọn dẹp nhà hành, khách sạn, nhà dưỡng lão, chế biến nông sản.”
Tuy thế, quy chế mới cũng cho vào hạng mục ‘lao động có tay nghề’ (skilled workers) các nghề như thợ mộc, thợ nề và trông trẻ.
Vấn đề là quy chế mới này có đủ để bù vào thiếu hụt của thị trường lao động, hay sẽ buộc các công ty “phải dọn đi làm ăn nơi khác?”, ông Shaw đặt câu hỏi.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-51558720

Máy bay phải hạ cánh ngang

xuống phi trường London vì giông bão

Tin London, Anh quốc – Cơn bão Dennis quét qua Anh quốc đã gây hỗn loạn tại các phi trường nước này. Một video vừa được đăng lên mạng vào cuối tuần qua cho thấy một máy bay Airbus A380 đã buộc phải hạ cánh ngang xuống phi đạo tại phi trường London Heathrow do gió quá mạnh.
Chiếc máy bay Etihad đã dùng phương pháp hạ cánh ngược gió, còn gọi là hạ cánh ngang, thay vì chạy dọc theo phi đạo, khi vừa từ Abu Dhabi đến London vào thứ Bảy, 15 tháng 2. Chiếc A380 là loại máy bay chở khách lớn nhất thế giới, thường được lái bởi 2 phi công. Hàng trăm chuyến bay đi và đến Anh quốc đã bị hủy vào cuối tuần qua, do bị ảnh hưởng bởi bão Dennis. Chỉ riêng hãng easyJet, hãng hàng không có trụ sở tại Anh, đã phải hủy hơn 230 chuyến bay vào thứ Bảy. Phương pháp hạ cánh ngược gió thường được thực hiện khi gió thổi ngang qua phi đạo, và phi công sẽ phải điều khiển để máy bay đối diện với luồng gió, lợi dụng sức gió để ổn định máy bay trước khi hạ cánh. Trong trường hợp gió thổi ngang, nếu phi công hạ cánh theo kiểu thông thường, tức cho máy bay chạy dọc phi đạo, máy bay sẽ bị gió thổi lệch hướng.
Bão Dennis đã đem theo gió mạnh và lượng mưa kỷ lục đến Anh quốc, với sức gió lên đến 86 dặm một giờ tại một số vùng vào chiều thứ Bảy. Nhà chức trách Anh đã ban hành lệnh cảnh báo lũ lụt trên toàn quốc và xứ Wales. Bão Dennis tiến vào nước Anh chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần sau khi bão Ciara gây ngập lụt và cúp điện trên diện rộng ở nước này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/may-bay-phai-ha-canh-ngang-xuong-phi-truong-london-vi-giong-bao/

Ngân hàng HSBC

sẽ cắt giảm 35.000 nhân viên trong 3 năm tới

Thiên Cầm
Trong ba năm tới, HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu sẽ cắt giảm 35.000 việc làm. Đây được cho là một phần của chiến lược nhằm tập trung vào các thị trường tăng trưởng nhanh ở khu vực châu Á và đối phó với hàng loạt bất ổn xảy ra trên thế giới.
Vào ngày 18/2, ông Noel Quinn, Giám đốc điều hành tạm thời của HSBC cho biết, số lượng nhân viên toàn thời gian của HSBC dự kiến sẽ giảm từ khoảng 235.000 người xuống còn 200.000 người trong vòng ba năm tới, và sự cắt giảm này sẽ diễn ra từ từ.
HSBC dự kiến sẽ tiến hành một cuộc đại tu để tăng lợi nhuận, bằng cách tập trung vào các thị trường tăng trưởng cao ở châu Á, trong khi cắt bớt các chi nhánh và nhân sự ở các quốc gia khác. Việc tái cấu trúc dự kiến ​​sẽ tiêu tốn 6 tỷ USD, chủ yếu diễn ra vào năm 2020 và 2021.
“Mục tiêu trước mắt của chúng tôi là tăng lợi nhuận, để tạo ra khả năng đầu tư trong tương lai và xây dựng một nền tảng cho tăng trưởng bền vững”, ông Quinn cho biết.
HSBC có trụ sở ở London nhưng hầu hết các hoạt động kinh doanh là ở châu Á, hiện đang gặp phải nhiều khó khăn, từ Brexit cho tới các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, và giờ là dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc gây gián đoạn hoạt động kinh doanh ở thị trường chính của HSBC.
Vào năm 2019, lợi nhuận ròng của ngân hàng đã giảm 53% xuống còn 6 tỷ USD và dự tính trong năm nay sẽ suy giảm đáng kể vì dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc. Hoạt động kinh doanh của HSBC tại châu Âu cũng chịu áp lực lớn khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngan-hang-hsbc-se-cat-giam-35-000-nhan-vien-trong-3-nam-toi.html

Dấu ấn Nga trong vụ video sex

hạ bệ ứng viên thị trưởng Paris

Trọng Nghĩa
Ngày 18/02/2020, sau 48 tiếng đồng hồ bị tạm giữ để thẩm vấn trong vụ công bố clip nóng của ứng viên thị trưởng Paris Benjamin Griveaux thuộc đảng cầm quyền LREM, “nghệ sĩ đấu tranh” Nga Piotr Pavlensky, hiện tị nạn tại Pháp, và người bạn gái Alexandra de Taddeo đã được tự do có điều kiện sau khi bị khởi tố về tội “xâm phạm đời tư” và “phát tán hình ảnh có tính chất tình dục mà không được phép của người có liên quan”.
Từ lúc vụ bê bối nổ ra hôm 13/02, ngày mà Piotr Pavlensky cho tung đoạn video lên mạng, với hệ quả gần như tức thời là làm tiêu tan uy tín của ông Griveaux, buộc ông ngay hôm sau (14/02) phải tuyên bố từ bỏ cuộc đua tranh chức thị trưởng thủ đô Pháp, một số nhà quan sát đã tự hỏi là phải chăng có “bàn tay của Nga” trong vụ này.
Thủ đoạn bôi nhọ quen thuộc của tình báo Nga
Ngay hôm 14/02, nhật báo Le Monde đã có bài phân tích hành động của Piotr Pavlinski, người tự nhận là đã tung “clip nóng” để hạ bệ ông Griveaux, ghi nhận rằng nhân vật nổi tiếng là một “nghệ sĩ” có những hành động “gây sốc” công khai chống lại chế độ Putin, lại dùng đến những thủ đoạn gọi là kompromat mà các cơ quan mật vụ Nga thường dùng, tức là lập và dùng “hồ sơ đen” về cá nhân các đối tượng cần triệt hạ để bắt bí đối thủ.
Theo Le Monde, khi khai tử sự nghiệp chính trị của ứng viên thị trưởng Paris thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước đang cầm quyền tại Pháp bằng cách công bố một đoạn video nhạy cảm có từ cách nay hai năm, thực ra Pavlinsky đã không làm gì khác hơn là bắt chước hành vi của các cơ quan mật vụ Nga, đã từng “triệt hạ” một số đối thủ của họ bằng cách phát tán các clip nóng về nhân vật cần triệt hạ mà họ đã quay lén được.
Le Monde không ngần ngại khẳng định rằng chính tổng thống Nga Vladimir Putin, hồi còn là lãnh đạo cơ quan an ninh Nga FSB (hóa thân của KGB thời Liên Xô), đã sử dụng phương pháp này vào năm 1998 để triệt hạ chưởng lý Yuri Skouratov, lúc đó đang điều tra các vụ tham nhũng trong gia đình và giới thân cận của tổng thống Nga lúc đó là Boris Yeltsin. Một đoạn video được phát trên truyền hình Nga cho thấy viên chưởng lý đang “vui vẻ” với hai cô gái mại dâm đã khiến cho nhân vật này lập tức bị thân bại danh liệt.
Sau đó, đến lượt một loạt nhân vật đối lập với chính quyền Nga trở thành nạn nhân của thủ đoạn dùng hồ sơ đen này.
Đối với Le Monde, thật là ngạc nhiên khi một người đã nhiều lần tố cáo tình trạng áp bức tại Nga như Piotr Pavlensky, lại dùng đến những thủ đoạn mờ ám của chế độ.
Các giả thuyết về bàn tay của Nga trong vụ Griveaux
Nếu Le Monde chỉ nêu bật sự tương đồng giữa vụ Griveaux mới đây và những vụ triệt hạ đối thủ chính trị tại Nga được cho là do an ninh nước này dàn dựng, thì tạp chí Pháp L”Express đã đi xa hơn, nêu bật một số ý kiến tại Pháp, cho rằng rất có thể là Matxcơva đã đứng đằng sau hành động của Pavlinski.
Trong một bài viết ngày 17/02 mang tựa đề : “Đằng sau vụ Griveaux, phải chăng là bóng ma của một hành động can thiệp từ Nga?”, L’Express đã ghi nhận rằng hôm 15/02, luật sư của ông Griveaux đã nói bóng nói gió về vai trò của tình báo Nga khi khẳng định rằng ông không tin là Pavlinski đã hành động một mình cho dù ông tự nhận là hoàn toàn không biết được là ai đã giúp nghệ sĩ Nga này hành động.
Cùng ngày, tại Hội Nghị An Ninh Munich, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, dù không đề cập trực tiếp đến vụ Griveaux, cộng tác viên thân cận của ông, nhưng đã cảnh báo rằng nước Nga “sẽ tiếp tục tìm cách gây bất ổn” tại các quốc gia dân chủ phương Tây.
Đối với L’Express, hiện không có bất kỳ bằng chứng nào quy kết Nga trong vụ Griveaux, nhưng cách làm của Piotr Pavlensky rất giống với thủ đoạn lập hồ sơ đen của tình báo Liên Xô thời Chiến Tranh Lạnh và tình báo Nga sau này, được dùng để bắt bí các đối tượng mà chính quyền Nga muốn khuất phục.
L’Express nhắc lại rằng vào năm 1964, cũng chính vì một đoạn phim mà tình báo Liên Xô quay lén được, cho thấy ông đang ngủ với một nữ diễn viên trẻ người Nga, mà đại sứ Pháp tại Liên Xô, Maurice Dejean đã bị triệu hồi về Paris và sau đó bị tướng de Gaulle cách chức.
Tạp chí Pháp nhận thấy là trên mạng xã hội hiện nay, vai trò của Nga trong vụ tai tiếng Griveaux bắt đầu được một số quan sát viên nêu lên, bất kể những cáo buộc về việc chạy theo thuyết âm mưu.
Trên mạng Twitter chẳng hạn, hôm 15/02, giáo sư Dominique Reynié thuộc học viện chính trị Paris Science Po, đồng thời là tổng giám đốc Fondation về Đổi Mới Chính Trị, đã trích bài báo của Le Monde nói về Pavlinsky để cho rằng: “Bài báo miêu tả một cá nhân trông giống như một điệp viên Nga hơn là một người tị nạn chính trị”.
Cũng trên Twitter, nhà báo Maïtena Biraben của đài phát thanh RMC không ngần ngại cho rằng chính “Nga (và đạo đức) là bên quyết định là ai sẽ tranh cử hoặc không tranh cử chức thị trưởng Paris”.
Dư luận phản bác các lập luận về vai trò của Nga
Bà Natalia Turine, người đã xuất bản quyển tự truyện của Pavlensky, đã cho rằng mô tả nghệ sĩ Nga như vậy là không đúng. Trả lời tạp chí L’Express, bà Turine đã cho rằng liên kết vụ Griveaux tại Pháp với những vụ tại Nga là một việc làm “lố bịch”. Theo bà, Pavlensky đã cho thấy rõ quan điểm chống bạo quyền của anh bằng những hoạt động cụ thể tại Nga trước khi xin tị nạn chính trị ở Pháp vào tháng 5 năm 2017.
Quan điểm hoài nghi của bà Turine cũng được Jean de Gliniasty, cựu đại sứ Pháp tại Nga và giám đốc nghiên cứu tại Viện Quan Hệ Chiến Lược và Quốc Tế Iris của Pháp tán đồng. Theo vị cựu đại sứ, Nga hoàn toàn không có lợi gì khi gây bất ổn cho một ứng cử viên của đảng của tổng thống Macron, người hiện đang cố gắng hòa giải với Matxcơva.
Giới điều tra chú ý đến cá nhân bạn gái của Pavlensky
Dẫu sao thì dư luận hoài nghi về vai trò của Nga vẫn rất nặng nề. Theo L’Express, ngoài cá nhân Pavlensky, các nhà điều tra đang chú ý đến bạn gái của anh là Alexandra De Taddeo, vốn đã thừa nhận rằng cô chính là phụ nữ được ông Griveaux gởi đoạn video nóng bị tiết lộ, vào tháng 5 năm 2018, khi nhân vật này còn là phát ngôn viên chính phủ Pháp.
Cô de Taddeo nguyên là một sinh viên luật, thông thạo tiếng Nga và có xu hướng thân Nga, từng làm tiểu luận đại học về “Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga ở Bắc Cực”, đã điều hành hai chương trình về Nga, vào năm 2016 và 2017, trên đài phát thanh Tin Lành Radio Fréquence.
Điều đáng chú ý là trong chương trình phát thanh của mình, Alexandra từng phỏng vấn Alexandre Makogonov, bí thư thứ hai của đại sứ quán Nga tại Pháp.
Bà Galia Ackerman, chuyên gia kỳ cựu về Nga và là dịch giả quyển tự truyện của Pavlensky qua tiếng Pháp, cho rằng việc phỏng vấn được nhà ngoại giao Nga đó không phải là chuyện nhỏ vì sứ quán Nga luôn cẩn thận chọn lựa người phỏng vấn họ.
Một chi tiết khác đang được giới điều tra quan tâm: Để gởi video nóng cho cô de Taddeo, ông Benjamin Griveaux đã sử dụng một chức năng của ứng dụng Messenger, xóa bỏ tin nhắn sau một khoảng thời gian ngắn. Do đó, việc ghi lại đoạn video nóng phải được tiến hành nhanh chóng trước khi bị xóa.
Theo bà Galia Ackerman, đây là một yếu tố có thể cho thấy là vụ tung video đã được chuẩn bị sẵn ngay từ đầu, để lưu giữ một phương tiện gây áp lực về sau.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200219-d%C3%A2%CC%81u-%C3%A2%CC%81n-nga-trong-vu%CC%A3-video-sex-ha%CC%A3-b%C3%AA%CC%A3-%C6%B0%CC%81ng-vi%C3%AAn-thi%CC%A3-tr%C6%B0%C6%A1%CC%89ng-paris

Gián điệp TQ đánh cắp

công nghệ không gian vũ trụ của Na Uy

Cơ quan Tình báo Na Uy (NIS) mới đây công bố báo cáo đánh giá mối đe dọa mới “Focus 2020”, trong đó cho biết lực lượng tình báo Trung Quốc đã nhiều lần thành công trong việc xâm nhập và sở hữu công nghệ tiên tiến của Na Uy.
Theo nội dung của Focus 2020, lực lượng tình báo Trung Quốc đã nhiều lần thành công trong việc xâm nhập đánh cắp dữ liệu của Na Uy, trong đó Trung tâm vũ trụ Andoya ở vùng Nordland là một trong những mục tiêu quan trọng. Đây là cơ sở đang cạnh tranh để trở thành địa điểm phóng vệ tinh hàng đầu ở châu Âu. Các cơ sở nghiên cứu không gian vũ trụ của Na Uy được cho là một trong những mục tiêu chính của tình báo Trung Quốc vì lực lượng này thường dành nhiều quan tâm đến các công nghệ có thể sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự. Ngoài ra, giới chức NIS cho biết, với việc Bắc Cực ngày càng được quan tâm, thì Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tình hình, ngay cả tại những khu vực kề cận của Na Uy.
Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy từng đưa ra tuyên bố thông tin cho rằng Bắc Kinh đặt ra mối đe dọa cho an ninh Na Uy qua việc tìm cách đánh cắp những bí mật của nước này là “lố bịch”; nhấn mạnh “Trung Quốc không mang đến đe dọa nào cho an ninh Na Uy cả. Thật nực cười khi một cơ quan tình báo của một nước lại đưa ra đánh giá an ninh và tấn công Trung Quốc bằng những lời nói suông đầy giả thiết”.
Theo nhận định, đánh giá của nhiều nước, Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước có hệ thống điệp viên phủ rộng khắp toàn cầu, chuyên thu thập, đánh cắp thông tin, bí mật của các nước nhằm phục vụ mưu đồ “phục hưng dân tộc Trung Hoa” của giới cầm quyền Bắc Kinh. Bộ máy cơ quan tình báo Trung Quốc tương đối phức tạp, chia ra thành nhiều đơn vị hoạt động tác chiến độc lập. Để đánh cắp thông tin, công nghệ hiện đại của nước ngoài, gián điệp Trung Quốc thường sử dụng một số biện pháp: Đầu tiên, Trung Quốc sẽ sử dụng các hacker và các dịch vụ tình báo để ăn cắp các bí mật công nghệ của nước ngoài. Các điệp viên Trung Quốc được cài cắm vào các công ty nước ngoài và làm việc tại đây. Sau khi được sự tin tưởng các điệp viên này sẽ ăn cắp các mẫu thiết kế, các bản vẽ hay phần mềm cần thiết phục vụ cho việc sản xuất và chuyển về cho các công ty của Trung Quốc để nghiên cứu và phát triển. Không chỉ sử dụng các dịch vụ tình báo, điệp viên, Trung Quốc còn sử dụng các chương trình, phần mềm mã độc để ăn cắp công nghệ. Tuy nhiên cách này kém hiệu quả hơn rất nhiều vì hệ thống an ninh mạng của các công ty thường rất nghiêm ngặt vì vậy hacker chỉ có thể những thông tin không đáng giá hoặc nếu có thì không đầy đủ. Thứ hai, Trung Quốc chi tiền mua lại và sáp nhập các công ty lớn. Theo chiến lược này chính quyền Trung Quốc sẽ vung tiền cho các tập đoàn, doanh nghiệp mua lại các công ty nước ngoài sở hữu những công nghệ cần thiết cho Trung Quốc. Thứ ba, thu hút đầu tư vào Trung Quốc. Đây là một biện pháp phổ biến trên thế giới để các nước kém phát triển hơn có thể tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của các nước lớn, bù lại họ sẽ có những ưu đãi cho các công ty đầu tư vào. Lợi dụng mình là nước đông dân nhất thế giới và có thị trường tiềm năng, Trung Quốc ép buộc các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ độc quyền để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các công ty Mỹ thường buộc phải liên doanh với các công ty trong nước, bị hạn chế quyền sở hữu 50% hoặc ít hơn; và bị yêu cầu chuyển giao công nghệ của họ “như là một phần của các hợp đồng mua bán sản phẩm. Thứ tư, đánh vào lòng yêu nước của Hoa kiều. Trung Quốc cũng thu hút người tài bằng mức lương cao và các điều kiện thuận lợi khác để họ quay về Trung Quốc tham gia vào các kế hoạch chiến lược quan trọng. Trung Quốc sẽ kêu gọi những người Hoa kiều đang sinh sống tại nước ngoài, tận dụng chất xám của họ để về xây dựng đất nước. Những người này sẽ mang những công nghệ, chất xám từ nước ngoài về cho Trung Quốc một cách công khai. Thậm chí Trung Quốc còn có hẳn một giải thưởng cùng những đãi ngộ cực lớn để thu hút, và lôi kéo những người này mang công nghệ từ nước ngoài về cho họ. Thứ năm, thu hút chuyên gia nước ngoài. Trung Quốc đã sử dụng các chuyên gia khoa học công nghệ để đánh cắp công nghệ của Mỹ. Đưa ra các chính sách đặc biệt để thu hút tài năng AI cao cấp, chẳng hạn như “Kế hoạch Ngàn Tài Năng” để tuyển dụng các chuyên gia hàng đầu người Trung Quốc và người nước ngoài ở nước ngoài.
http://biendong.net/bien-dong/33057-gian-diep-tq-danh-cap-cong-nghe-khong-gian-vu-tru-cua-na-uy.html

Syria: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa tấn công vào Idleb

Thanh Phương
Hôm nay, 19/02/2020, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dọa sẽ nhanh chóng mở một cuộc tấn công vào vùng Idleb, miền tây bắc Syria, nơi đang xảy ra các trận giao tranh giữa quân Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng chế độ Damas.
Sau khi một lần nữa yêu cầu quân đội Syria rút khỏi một số vị trí ở Idleb từ đây đến cuối tháng 2, ông Erdogan tuyên bố : « Đây là cảnh cáo cuối cùng của chúng tôi. Nói một cách rõ hơn, một chiến dịch quân sự ở Idleb sắp diễn ra ».
Lời đe dọa của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi các cuộc thảo luận giữa Ankara và Matxcơva vẫn thất bại trong việc làm giảm căng thẳng ở vùng Idleb, cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy và quân thánh chiến chống chế độ Damas.
Trong những tuần qua, lực lượng Syria, với sự yểm trợ của không quân Nga, đã mở chiến dịch tấn công dồn dập để chiếm lại cứ địa này, khiến hơn 900 ngàn thường dân phải chạy lánh nạn. Căng thẳng đã gia tăng vào đầu tháng 2 khi các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, được triển khai ở Idleb trong khuôn khổ thỏa thuận giữa Ankara với Matxcơva, thiệt mạng trong các vụ oanh kích của quân đội Syria.
Ngoài việc liên tục cảnh cáo chế độ Damas, yêu cầu triệt thoái khỏi vùng Idleb, từ nhiều ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã gởi nhiều đơn vị tăng viện đến vùng này.
Về phản ứng của Nga, hôm nay, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov cảnh cáo Ankara là không được tấn công vào lực lượng Syria ở vùng Idleb, vì theo ông, đây là « phương án tệ hại nhất ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200219-syria-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-d%E1%BB%8Da-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-v%C3%A0o-idleb

Nhiều người dân Iran có khả năng sẽ không đi bỏ phiếu

Tin từ Dubai – Các việc đối đầu với Hoa Kỳ, khó khăn kinh tế và thảm kịch hàng không đã vùi dập niềm tin của người Iran đối với các nhà lãnh đạo của họ. Điều này đặt ra một vấn đề tiềm tàng cho chính quyền trong cuộc bầu cử quốc hội vào tuần này.
Trong bối cảnh cuộc bỏ phiếu ngày 21 tháng 2 gần kề, người dân Iran lại đang ở trong tâm trạng u ám, kiệt sức vì một loạt các cuộc khủng hoảng làm xua tan đi hy vọng của họ về một cuộc sống tốt hơn. Điều đó hoàn toàn không tốt cho các nhà lãnh đạo đang tìm kiếm một lượng phiếu lớn từ cử tri. Theo quan điểm của họ, các trạm bỏ phiếu đông đúc sẽ báo hiệu cho Washington rằng Iran không bị khuất phục bởi lệnh trừng phạt. Các đồng minh của Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei từng bảo đảm rằng những người cứng rắn sẽ thống trị khu vực này, để dù có bất kỳ điều gì thì những người theo quan điểm diều hâu sẽ tìm kiếm một cách tiếp cận đối đầu hơn với Washington, và có thể thắt chặt kiểm soát của họ đối với cơ quan lập pháp. Một bác sĩ ở Tehran từng đi bỏ phiếu trước đó khẳng định rằng cuộc bỏ phiếu lần này cô không có hy vọng, và chắc chắn sẽ không bỏ phiếu. Hơn bốn năm trước, mọi thứ trông rất khác.
Lúc đó ông Rouhani và các đồng minh giành được những thành tựu lớn trong các cuộc bầu cử quốc hội, và nhiều người hy vọng một thỏa thuận nguyên tử năm 2015 sẽ kéo Iran ra khỏi sự cô lập chính trị và thúc đẩy nền kinh tế.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhieu-nguoi-dan-iran-co-kha-nang-se-khong-di-bo-phieu/

Ca nhiễm Corona trên du thuyền tăng lên 621,

Nhật bị chỉ trích

Số ca nhiễm virus Corona (COVID-19) trên du thuyền neo đậu ngoài khơi gần Tokyo, Nhật, đã tăng lên 621 người hôm 19/2, trong khi một số hành khách đã rời du thuyền sau khi bị cách ly hai tuần trong một nỗ lực bị chỉ trích bởi các chuyên gia y tế là thiếu hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan, theo Reuters.
Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đã phát hiện thêm 79 ca nhiễm COVID-19, và trong số này, 68 không cho thấy triệu chứng nào.
Reuters dẫn lời một quan chức Bộ này trước đó nói rằng khoảng 500 người dự kiến sẽ rời du thuyền Diamond Princess ngày 19/2 và tiến trình đưa hành khách xuống bến sẽ hoàn tất vào ngày 21/2.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘tôn trọng quyết định’ của Hàn Quốc về virus Corona
Du thuyền trên bị cách ly sau khi cập cảng ở Yokohama hôm 3/2 sau khi một người đàn ông xuống bến ở Hong Kong trước khi du thuyền tới Nhật Bản được chuẩn đoán nhiễm virus gây chết người.
Dimond Princess chở khoảng 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn.
Phần lớn những người bị nhiễm COVID-19 đã được đưa tới bệnh viện chữa trị. Khoảng một nửa hành khách là người Nhật.
Vì việc bùng phát dịch trên du thuyền, Nhật Bản là nơi có số người được chuẩn đoán nhiễm COVID-19 lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.
Theo Reuters, Nhật đã bị chỉ trích vì việc xử lý chuyện cách ly trên Diamond Princess, nhưng các quan chức hàng đầu Nhật đã lên tiếng bảo vệ các nỗ lực của chính quyền Tokyo.
https://www.voatiengviet.com/a/ca-nhi%E1%BB%85m-corona-tr%C3%AAn-du-thuy%E1%BB%81n-t%C4%83ng-l%C3%AAn-621-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BB%8B-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch/5294752.html

Virus corona – Covid-19: Tại Nhật, 500 hành khách

tàu Diamond Princess lên bờ sau 14 ngày cách ly

Thụy My
Tại Nhật Bản, trên 500 hành khách tàu Diamond Princess, nơi đã có 542 ca nhiễm virus corona, hôm nay 19/02/2020 bắt đầu được lên bờ sau 14 ngày bị cách ly trên chiếc tàu neo ở cảng Yokohama. Trong khi nhóm đầu tiên được đổ bộ, trên tàu lại phát hiện thêm 79 ca dương tính.
Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval cho biết thêm chi tiết :
« Việc xuống tàu bắt đầu trễ khoảng nửa tiếng đồng hồ, và người dân Nhật chẳng thể nhìn thấy gì, vì các camera bị buộc phải ở cách xa chiếc tàu vài chục mét, và chính quyền đòi hỏi phải làm mờ tất cả các hình ảnh.
Chỉ có trên 500 hành khách được phép lên bờ hôm nay, còn lại 2.727 người vẫn phải ở lại trên tàu. Hoạt động đổ bộ này còn kéo dài tới thứ Sáu 21/02. Những người xét nghiệm âm tính với virus được rời tàu, nhưng phải cam kết thông báo cho chính quyền tình trạng sức khỏe của họ, và đã được kiểm tra không bị sốt và ho.
Tuy nhiên trên mạng xã hội hôm nay có thể đọc được những lời bình đầy lo ngại. Người Nhật đã nghe những lời giải thích của các chuyên gia về thời kỳ ủ bệnh, và họ biết rằng hôm qua đã có thêm 88 trường hợp dương tính mới trên tàu.
Một số người tự hỏi, liệu những hành khách được xuống tàu sáng nay trong vài ngày tới có sẽ phát bệnh hay không, và trong thời gian đó, họ đã lây nhiễm cho bao nhiêu người.
Rõ ràng là có sự thiếu sót trong việc giải thích từ phía chính phủ. Theo một cuộc thăm dò dư luận công bố hôm qua, người dân cho rằng chính quyền đã xử lý kém cỏi vụ chiếc tàu bị nhiễm virus này. Chỉ có 39% người Nhật đánh giá là chính quyền đã hành động đúng mức ».
Chiếc tàu Diamond Princess chở 3.711 người thuộc 56 quốc tịch khác nhau đã trở thành ổ dịch lớn thứ hai, với số người bị lây nhiễm cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Mỗi ngày lại có thêm vài chục ca mới, đặt ra dấu hỏi về hiệu quả của biện pháp cách ly trên tàu. Một số quốc gia đã quyết định gởi máy bay đến để đưa công dân về nước.
Chủ Nhật 16/02, hơn 300 du khách người Mỹ đã được hồi hương, trong đó có 14 người phát hiện dương tính trước lúc khởi hành, và đã được bố trí ngồi trong khu vực cô lập trên máy bay. Hiện vẫn còn trên 100 công dân Mỹ trên tàu. Sáng nay đến lượt Hàn Quốc, và tiếp đến Canada, Anh, Úc chuẩn bị điều phi cơ đến « giải cứu ». Về phần thủy thủ đoàn sẽ bị cách ly một khi hành khách cuối cùng đã xuống tàu.
Trong khi đó tại Cam Bốt, những du khách còn lại trên tàu Westerdam xét nghiệm âm tính được lên bờ hôm nay, thủy thủ đoàn 700 người vẫn ở lại vì chưa xét nghiệm xong.
Số người tử vong ở Trung Quốc vượt ngưỡng 2.000
Ủy Ban Y tế Quốc Gia Trung Quốc hôm nay 19/02/2020 thông báo đã có thêm 136 người chết do virus corona (Covid-19) vào hôm qua tại Hoa Lục, nâng tổng số ca tử vong lên thành 2.004 người, riêng Hồng Kông ghi nhận ca tử vong thứ hai. Số trường hợp mới bị nhiễm là 1.749 người, thấp hơn những ngày trước, và đến nay đã có trên 74.000 người bị lây nhiễm. Hôm nay phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) tuyên bố tình hình Vũ Hán vẫn nghiêm trọng.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200219-nh%E1%BA%ADt-500-h%C3%A0nh-kh%C3%A1ch-t%C3%A0u-diamond-princess-l%C3%AAn-b%E1%BB%9D-sau-14-ng%C3%A0y-c%C3%A1ch-ly

Samsung hưởng lợi từ dịch coronavirus

 dù nhiều công ty đối thủ khác chịu thiệt hại lớn

Tin từ Nam Hàn – Vào hôm thứ hai (17 tháng 2), công ty Apple cho biết, hãng Samsung Electronics là người hưởng lợi lớn từ các vấn đề liên quan đến sản xuất tại Trung Cộng. Đây chính là sự kiện giúp Samsung gặt hái được thành quả từ quá trình dài đầu tư sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ tại Việt Nam. Hiện tại, một nửa số điện thoại thông minh của Samsung được sản xuất tại Việt Nam.
Trong khi coronavirus đã làm tê liệt hoạt động của hãng Apple và nhiều công ty khác ở Trung Cộng. Cho đến nay, loại virus trên chỉ có tác động nhỏ đến việc sản xuất tại Việt Nam. Cũng vào hôm thứ hai, Apple cho biết thêm rằng, họ sẽ không đáp ứng đủ doanh thu trong tam cá nguyệt thứ 3 do ảnh hưởng của coronavirus đối với cả việc sản xuất và bán hàng tại Trung Cộng. Ngoài Apple, Huawei cũng là 1 đối thủ lớn đối với hãng Samsung. Nhiều công ty Trung Cộng và ngoại quốc đã bắt đầu mở lại các nhà máy tại Trung Cộng, nhưng tình trạng thiếu công nhân và các vấn đề khác vẫn khiến số lượng sản phẩm được làm ra chỉ ở mức tối thiểu.
Hai nguồn tin thân cận với các hoạt động của hãng Samsung từ Việt Nam đưa ra khuyến cáo rằng, nếu dịch coronavirus bùng phát kéo dài, Samsung cũng có thể sẽ bị tác động, vì hãng cũng sử dụng nhiều đồ phụ tùng từ Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/samsung-huong-loi-tu-dich-coronavirus-du-nhieu-cong-ty-doi-thu-khac-chiu-thiet-hai-lon/

Samsung dùng máy bay vận chuyển linh kiện

sang Việt Nam lắp ráp Galaxy

Samsung đã bắt đầu vận chuyển các linh kiện điện tử để lắp ráp các điện thoại Galaxy mới nhất của công ty này từ Trung Quốc sang các nhà máy Samsung ở Việt Nam giữa lúc tập đoàn Samsung đang chật vật đối phó với những sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do dịch virus corona gây ra, theo báo Financial Times.
Chính phủ Việt Nam đang hạn chế khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng ngày từ Trung Quốc sang Việt Nam qua các tuyến đường bộ, nhưng chúng tôi đang linh động đối phó với vấn đề bằng cách tăng các nguồn cung phụ tùng từ Trung Quốc bằng đường hàng không và đường thủy”, một người hiểu chuyện cho biết.
Samsung đã ra mắt điện thoại thông minh mới nhất có thể gập lại được và chiếc Galaxy S20 5G hồi tuần trước tại San Francisco.
Một người phát ngôn của Samsung nói: “Chúng tôi đang dồn mọi nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động đối với các hoạt động của công ty.”. Người này nói thêm rằng khâu sản xuất chưa bị chậm lại, nhưng Samsung không bình luận gì thêm.
Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, sản xuất gần 2/3 số lượng điện thoại của công ty, bao gồm mới nhất, tại các hãng sản xuất ở tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Nhưng cuộc khủng hoảng virus corona đã gây muôn vàn khó khăn cho các nhà sản xuất chế tạo của Việt Nam, cả do người nước ngoài hoặc người Việt làm chủ, vì Việt Nam vẫn lệ thuộc nặng nề vào các mặt hàng của Trung Quốc, từ hàng điện tử tới vải sợi và giầy dép. vì nhiều chuỗi cung ứng lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.
Khi các nhà máy ở Việt Nam hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, biên giới với Trung Quốc đóng cửa hoặc hạn chế các hoạt động buôn bán từ cả hai bên.
Việt Nam và Trung Quốc đều đã thực hiện các bước để giảm bớt lưu lượng hàng hóa nhưng Hà Nội cách ly các tài xế xe tải trở từ đó về từ Trung Quốc, khiến một số tài xế không sẵn sàng lái xe tới đó vì sợ mất tiền lương.
LG Electronics, một nhà sản xuất công nghệ khác của Hàn Quốc thường sản xuất điện thoại thông minh từ cấp thấp đến trung cấp tại Việt Nam, đang đối mặt với gián đoạn nguồn cung tương tự. Người phát ngôn của hãng này khẳng định LG chưa phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu ở Việt Nam, nhưng đang xem xét các giải pháp khác nhau, trong trường hợp khủng hoảng kéo dài làm gián đoạn nguồn cung.
Theo The Register, Samsung là một tập đoàn công ty đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2017, công ty Samsung con tại Việt Nam thu về gần 58 tỷ đô la, doanh thu lớn nhất đối với bất kỳ công ty Việt Nam nào, trong khi PetroVietnam đứng hạng nhì. Tìm đến Việt Nam vì chi phí lao động thấp hơn, Samsung tuyển dụng hơn 60.000 người làm việc cho công ty, chủ yếu xung quanh các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên.
https://www.voatiengviet.com/a/samsung-dung-may-bay-van-chuyen-linh-kien-sang-vn-de-rap-dien-thoai-galaxy/5293635.html

Triều Tiên kêu gọi quốc tế hỗ trợ chống virus corona

William Gallo
Triều Tiên tiếp tục khẳng định không có ca lây nhiễm virus corona trong phạm vi biên giới của họ cho dù họ đang kêu gọi các tổ chức cứu trợ quốc tế giúp đỡ để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.
“Không có ca nào được xác nhận” về dịch bệnh do virus corona gây ra, theo một giới chức y tế công cộng Triều Tiên được tờ Rodong Sinmun dẫn lời ngày 18/2.
Giới chức Triều Tiên nói các biện pháp ngăn ngừa trên toàn quốc trong đó có hệ thống cách ly nghiêm nhặt, đã thành công trong việc ngăn chặn virus, theo thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc.
Virus gây ra những triệu chứng giống như sưng phổi vừa mới có tên là COVID-19 đã giết chết gần 2.000 người và lây lan hơn 73.000 người. Hầu hết những ca lây nhiễm xảy ra tại Trung Quốc, nước láng giềng sát cạnh Triều Tiên.
Một vụ bùng phát dịch bệnh có thể nhanh chóng trở thành một tai họa nhân đạo tại đất nước Triều Tiên nghèo khó. Nước này không có hạ tầng cơ sở hay các trang bị y tế cần thiết để chống lại virus một cách thích ứng, các chuyên gia cảnh báo.
Sau khi virus xuất hiện trong tháng trước tại miền trung Trung Quốc, Triều Tiên nhanh chóng đóng cửa biên giới. Tuy nhiên làm như vậy gây khó khăn cho nước này vì Triều Tiên phụ thuộc vào thương mại chính thức và phi chính thức với Trung Quốc. Một vài báo cáo chưa được xác nhận cho biết là virus đã vào nước này.
Triều Tiên gọi những nỗ lực ngăn chặn virus là “sự sống còn của quốc gia,” kêu gọi một số tổ chức quốc tế giúp đỡ.
Một phát ngôn viên của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói với Đài VOA là tổ chức này đã nhận được một yêu cầu chính thức của nhà cầm quyền Triều Tiên vào đầu tháng 2 “củng cố khả năng quốc gia để chuẩn bị cho một vụ bùng phát COVID-19 có thể xảy ra.”
Phát ngôn viên này nói thêm “Chúng tôi hiện đang có kế hoạch và chuẩn bị hiến tặng các trang cụ y tế. Theo các giới chức, không có ca nào được báo cáo-dù xác nhận hay nghi ngờ.
Tuần trước, Liên đoàn Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế nói với VOA đã vận động được 500 người tình nguyện tại 4 tỉnh gần biên giới Trung Quốc. Những người tình nguyện này sẽ hỗ trợ cho những nỗ lực kiểm tra và quảng bá việc thực hiện vệ sinh, tổ chức này nói.
Ông Xavier Castellanos, Giám đốc Vùng châu Á Thái Bình Dương của tổ chức, nói “Các tình nguyện viên của Hội Chữ Thập Đỏ đang phối hợp với nhân viên y tế địa phương và các bộ của chính phủ để thông tin liên lạc và thăm viếng các hộ gia đình sống các nơi xa xôi hẻo lánh không dễ tới được, để đảm bảo là mọi người nhận được sự giúp đỡ này. Chữ Thập Đỏ cũng đã phái các người tình nguyện đi xe đạp đến những nơi này để phổ biến những nhận thức về virus corona.”
Tổ chức Y tế Thế giới, cũng cung cấp trang cụ y tế cho Triều Tiên, nói với VOA hồi tuần trước là chưa nhận được báo cáo về virus corona. Nêu lên những con số của Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên, WHO nói có 141 du khách vào Triều Tiên thử nghiệm âm tính với virus sau khi có những dấu hiệu nóng sốt.
“Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có khả năng thực hiện những cuộc thử nghiệm này vì họ có máy PCR và những kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và các chuyên gia đã được WHO huấn luyện về việc thử nghiệm bệnh cúm tại phòng thí nghiệm ở Hong Kong hồi năm ngoái,” bác sĩ Edwin Cenizar Salvador, đại diện của WHO tại Triều Tiên nói.
Ngày 13/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết “quan ngại sâu sắc” về việc Triều Tiên dễ lây nhiễm virus và đang chuẩn bị những nỗ lực “nhanh chóng” của các tổ chức cứu trợ quốc tế để giúp đỡ.
Triều Tiên đang bị quốc tế chế tài vì chương trình vũ khí hạt nhân. Các chế tài cấm một loạt những sự hợp tác với Triều Tiên, có nghĩa là các tổ chức cứu trợ muốn giúp đỡ phải xin miễn trừ trước.
Ủy ban Liên hiệp quốc phụ trách miễn trừ nói với ban Hàn ngữ Đài VOA trong tuần trước là sẽ cứu xét những yêu cầu này “càng nhanh càng tốt.”
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-ch%E1%BB%91ng-virus-corona/5293998.html

Động thái, phản ứng mới của TQ và Mỹ ở eo biển Đài Loan

vừa qua có thể khiến căng thẳng quan hệ bùng phát?

Trung Quốc và Mỹ liên tục có các hoạt động quân sự tại eo biển Đài Loan, trong bối cảnh Đài Bắc vừa tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống với việc duy trì sự lãnh đạo của đảng cầm quyền và bà Thái Văn Anh.
Mỹ điều máy bay do thám qua eo biển Đài Loan
Theo tin từ “Aircraft Spots”, Không quân Mỹ hôm 12/2 đã điều hai máy bay do thám MC-130J từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản bay ngang eo biển Đài Loan và Trung Quốc khi hai máy bay này trên đường đến Biển Đông. MC-130J là máy bay do thám chiến lược được trang bị công nghệ theo dõi tối tân, chuyên đảm trách thực hiện nhiệm vụ đặc biệt thuộc Bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt Không quân Hoa Kỳ (AFSOC). Máy bay có sức chở 77 người, chiều dài 30,4 m, sải cánh 40,4 m, cho phép vận tốc hành trình 482 km/h với tầm bay 4.344 km, trần bay 10 km. Hai máy bay MC-130J bay ngang eo biển Đài Loan và Trung Quốc sẽ cho phép phía Mỹ bám sát hoạt động của phía Trung Quốc khu vực này.
TQ tập trận hải – không quân sát Đài Loan
Từ 9-10/2, Trung Quốc tổ chức diễn tập hải – không quân tại khu vực biển sát Đài Loan nhằm cải thiện khả năng tác chiến. Đáng chú ý, một biên đội tiêm kích J-11 và oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc đã tham gia và có hành trình bay trên eo biển Bashi ở phía Nam hòn đảo, sau đó hướng ra Thái Bình Dương và trở về căn cứ qua eo biển Miyako ở Đông Bắc, Đài Loan. Trong thông cáo, chiến khu miền Nam của Trung Quốc khẳng định “các lực lượng độc lập Đài Loan đã phớt lờ công lý quốc gia và gia tăng việc theo đuổi giành độc lập” nên các lực lượng của chiến khu “theo dõi sát sao tình hình và hoàn thành sứ mệnh”.
Phản ứng của TQ, Mỹ và Đài Loan
Chiến khu miền Đông quân đội Trung Quốc tuyên bố đây là hoạt động “tuần tra kết hợp với diễn tập tác chiến thực tế hoàn toàn hợp pháp. Đây là hành động cần thiết trong hoàn cảnh an ninh hiện nay tại eo biển Đài Loan cũng như đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền. Đợt diễn tập có sự hỗ trợ của một số tàu khu trục và máy bay cảnh báo sớm”.
Lực lượng vũ trang Đài Loan ra thông cáo với nội dung “Chúng tôi đã triển khai các máy bay trinh sát và lực lượng phòng không phù hợp với quy định sẵn sàng chiến đấu. Các hoạt động bay tầm xa này của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới an ninh và ổn định, đe dọa hòa bình của các bên trong khu vực”. Viện trưởng Viện Hành pháp Đài Loan Tô Trinh Xương đã chỉ trích những hoạt động quân sự của Trung Quốc “gây ra oán giận không cần thiết trong dân chúng Đài Loan và quấy nhiễu hòa bình khu vực”. Lực lượng phòng vệ trên không của Đài Loan đã cho chiến đấu cơ xuất kích nhằm ngăn chặn các máy bay quân sự Trung Quốc bay gần vùng lãnh thổ này trong cả hai ngày đó.
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo hoạt động của Mỹ là hoạt động qua lại bình thường ở khu vực nhằm đảm bảo tuần tra tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và không nhằm chống lại bên nào. Đài Loan vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền với hòn đảo trong chính sách “Một Trung Quốc” và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”, nhưng vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan. Chuyên gia quân sự Hồng Kông, Tống Trung Bình cho hay động thái của Mỹ là nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính quyền Đài Bắc, hàm ý rằng quân đội Mỹ luôn theo dõi sát sao các chuyển động của quân đội Trung Quốc tại khu vực. Kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào năm 2016, cả chính quyền của ông và quốc hội Mỹ đều từ bỏ chính sách tránh gây căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, thay vào đó là việc liên tục thách thức Bắc Kinh và tập trung vào việc tăng cường năng lực phòng thủ cho Đài Bắc.
http://biendong.net/bien-dong/33055-dong-thai-phan-ung-moi-cua-tq-va-my-o-eo-bien-dai-loan-vua-qua-co-the-khien-cang-thang-quan-he-bung-phat.html

Đài Loan kêu gọi WHO đừng để Trung Quốc ‘dắt mũi’

Băng Thanh
Hôm 18/2, Đài Loan kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên để Trung Quốc ‘dắt mũi’, do WHO đã liệt kê Đài Loan là một phần thuộc Trung Quốc, khiến cho cộng đồng quốc tế cho rằng hòn đảo cũng có tình hình dịch bệnh giống như Trung Quốc và hạn chế du lịch đối với công dân Đài Loan.
“Đài Loan không bị Trung Quốc cai trị và chắc chắn không nên dán nhãn là khu vực bị nhiễm bệnh”, Joanne Ou, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan nói trong một cuộc họp báo.
“Chúng tôi kêu gọi WHO phải chuyên nghiệp và trung lập: Thoát khỏi yêu sách vô lý của Trung Quốc. Đừng bị Trung Quốc dắt mũi”.
Trước đó, WHO liệt kê Đài Loan nằm trong diện “rủi ro rất cao” về dịch COVID-19 vì tổ chức này coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan nói rằng họ là một quốc gia độc lập mang tên Trung Hoa Dân Quốc và chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc.
Đài Loan hiện có 22 ca nhiễm COVID-19, trong khi Trung Quốc có hơn 74.000 người nhiễm chủng mới của virus corona.
Sau cảnh báo của WHO, El Salvador, Mông Cổ, Quần đảo Solomon và Vanuatu đã hạn chế công dân đến Đài Loan, trong khi hãng hàng không lớn nhất của Đài Loan bị cấm bay đến Ý do nước này cấm các chuyến bay từ Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou cho biết hòn đảo đang đàm phán với Ý để nối lại các chuyến bay, và nói thêm rằng WHO cần sửa ngay lập tức cảnh báo không phù hợp về tình hình dịch COVID-19 trên hòn đảo.
Trước đó, vào hôm 14/2, các quan chức chính phủ Philippines cho biết, nước này đã dỡ bỏ lệnh cấm du lịch đối với du khách đến từ Đài Loan.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-keu-goi-who-dung-de-trung-quoc-dat-mui.html

Hồng Kông xác nhận người thứ hai tử vong

sau khi nhiễm COVID-19

Hải Lam
Một người đàn ông 70 tuổi đã qua đời sáng nay (19/2) tại bệnh viện Princess Margaret sau khi nhiễm COVID-19, đánh dấu ca thứ hai nhiễm virus corona chết tại Hồng Kông.
RTHK đưa tin, giới chức Hồng Kông cho biết người đàn ông đã được đưa đến bệnh viện vào ngày 12/2 sau khi phát bệnh tại nhà riêng ở khu Kwai Chung. Sau đó ông nói với nhân viên bệnh viện rằng ông cảm thấy khó thở và bị ho từ ngày 2/2. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông dương tính với virus corona. Người bệnh từng đến Trung Quốc hồi cuối tháng 1 rồi quay về Hồng Kông. Đây là ca nhiễm COVID-19 thứ 55 được xác nhận tại Hồng Kông.
Người phát ngôn bệnh viện Princess Margaret cho biết tình trạng của bệnh nhân đã xấu đi trước khi chết vào sáng nay. Thông tin chi tiết sẽ được công bố tại cuộc họp báo chung chiều nay giữa cơ quan y tế thành phố và bệnh viện.
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), ngoài nhiễm COVID-19, bệnh nhân còn mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề về thận, nguyên nhân chính xác khiến ông qua đời vẫn chưa được xác định.
Đây là trường hợp tử vong thứ hai liên quan đến COVID-19 tại Hồng Kông. Giới chức đặc khu trước đó xác nhận nam bệnh nhân 39 tuổi cũng tử vong tại Bệnh viện Princess Margaret hôm 4/2.
Video: CORONA – Đại dịch toàn cầu dường như đến gần theo từng ngày
https://www.dkn.tv/the-gioi/hong-kong-xac-nhan-nguoi-thu-hai-tu-vong-sau-khi-nhiem-covid-19.html

Virus corona: TQ trục xuất ba nhà báo

Wall Street Journal vì bài họ không viết

Hai nhà báo Mỹ và một công dân Úc làm việc cho Wall Street Journal bị buộc phải rời Trung Quốc vì bài ý kiến không do họ viết bị ông Cảnh Sảng gọi là ‘phân biệt chủng tộc’.
Trong diễn biến mới nhất liên quan đến virus corona, hay đúng hơn là đánh giá của truyền thông về nỗ lực phòng chống bệnh dịch ở Trung Quốc, Bắc Kinh trục xuất cả ba nhà báo nước ngoài.
Hai trong số họ là công dân Mỹ – Josh Chin, phó chánh văn phòng thường trú của Wall Street Journal tại Bắc Kinh, Chao Deng – và người thứ ba là công dân Úc, Philip Wen.
Đây là lần đầu tiên từ trên 20 năm qua, nhà báo nước ngoài có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc bị yêu cầu rời nước này.
Vụ việc xảy đến sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Cảnh Sảng, gọi một bài xã luận trên Wall Street Journal về công tác phòng chống virus corona của chính quyền Trung Quốc là “mang tính hạ thấp Trung Quốc, và phân biệt chủng tộc”.
Bài viết đó đáng giá rằng cách chính quyền Trung Quốc phản ứng trước bệnh dịch ở Vũ Hán những ngày đầu là “mang tính bưng bít, chỉ vì lợi ích của nhà nước”.
Theo nội dung bài đó thì niềm tin trên toàn cầu đối với Trung Quốc “đã bị lung lay”.
Ông Cảnh Sảng cho rằng bài báo “phân biệt chủng tộc” này đã “hạ thấp nỗ lực của chính quyền Trung Quốc phòng chống dịch virus corona mà đến nay đã giết chết hơn 2000 người ở nước này.
Ba nhà báo có 5 ngày để ra khỏi Trung Quốc.
Câu chuyện từ Pháp: Dịch cúm do virus corona và ‘nạn kỳ thị’
Virus corona: Vì sao hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích?
‘Tôi không muốn mang bệnh dịch đến Châu Phi’
Bệnh viện có kỳ thị khi từ chối nhận sản phụ người Vĩnh Phúc?
Quyết định của Trung Quốc về báo Wall Street Journal được công bố ngay sau khi chính quyền Hoa Kỳ cho biết hôm 18/2 rằng họ sẽ bắt đầu coi năm cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Hoa Kỳ như sứ quán nước ngoài.
Theo đó, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các cơ quan này phải đăng ký nhân viên và tài sản với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Quyết định này sẽ áp dụng với Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc CCTV, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Trung Quốc Nhật báo và Cơ quan phát triển Hai Tian Hoa Kỳ.
China Daily là báo tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc, còn Hai Tian Hoa Kỳ là công ty phân phối tờ Nhân dân Nhật báo (People’s Daily), cơ quan báo chí chính thức của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cũng liên quan đến truyền thông và virus corona, hai nhà báo là công dân Trung Quốc vẫn bị mất tích từ tuần trước.
Hai ông Phương Bân (Fang Bin) và Trần Thu Thực (Chen Qiushi) đã đăng tải video, hình ảnh và những câu chuyện kịch tính bên trong thành phố Vũ Hán hoàn toàn bị cách ly vì bệnh dịch.
Các chính phủ bị phê phán
Còn tại Nhật Bản, việc xử lý khủng hoảng liên quan đến du thuyền Diamond Princess có một số hành khác nhiễm virus cũng bị phê phán.
Hoa Kỳ lên tiếng nói công tác ngăn ngừa virus lây lan trên tàu là “không đủ”, và chính phủ Nhật cũng bị một số hành khách trả lời báo chí hoặt viết trên mạng xã hội chỉ trích.
Sau 14 ngày cách ly trên tàu Diamond Princess, vào hôm thứ Tư 18/02 Bộ Y tế Nhật nói khách có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 cũng như không có triệu chứng nào được lên bờ.
Con tàu này đã qua Việt Nam cuối tháng 1 năm nay.
Cách Campuchia xử lý vụ tàu Westerdam bị chỉ trích sau khi vài trăm khách trên tàu được cho đi.
Theo BBC News, bác sĩ Asok Karup từ phòng khám ‘Infectious Diseases Care’ ở Singapore nói đáng ra, tất cả các hành khách trên chiếu tàu này phải được kiểm tra sức khỏe đúng tiêu chuẩn y tế và bị cách ly.
Ông cho rằng giải pháp để hành khách “tự xác nhận” họ không còn triệu chứng gì là hoàn toàn không đúng đắn.
Theo bác sĩ Karup, việc sống trên chiếc tàu hai tuần “không thể coi là biện pháp cách ly đúng đắn”.
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã làm động tác thu hút dư luận khi tới cảng Sihanoukville đón các khách từ du thuyền Westerdam sau khi tàu bị Thái Lan và một số nước khác không cho cập cảng.
Nay các hành khách từ Westerdam đã được hãng chủ tàu Holland America “kiểm tra sức khoẻ” và công ty này hôm thứ Ba nói mọi hàng khách và thủy thủ đoàn có kết quả xét nghiệm virus corona “âm tính”.
Nhưng sau đó, một người Mỹ từng là hành khách tàu Westerdam từ Campuchia bay sang Malaysia đã thử virus Covid-19 dương tính.
Điều này dẫn tới lo ngại có các hành khách khác mà nay đã rời khỏi tàu cũng dính virus.
Singapore và Malaysia nói họ cấm nhập cảnh hoặc quá cảnh những ai từng là khách trên tàu Westerdam sau chuyến đi gần đây.
Một công ty Việt Nam là Tân Hồng – Việt Excursion nói chi nhánh của họ ở Campuchia đã đón và phục vụ hơn 1.500 du khách cùng thuỷ thủ đoàn của tàu MS Westerdam tại Sihanoukville ngày 14/2.
Quyết định của Campuchia cho tàu này vào cảng thứ Năm tuần trước vốn được WHO ca ngợi, nay bị đặt câu hỏi.
Các nước này sau đó đang phải tiến hành công tác tìm lại các hành khách đã rời tàu.
Anh và Canada yêu cầu ai từng đi trên chuyến tàu bị nghi nhiễm virus phải trình báo và tự cách ly tại nhà sau khi về nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51562177

Virus corona: Các nạn nhân đáng chú ý tại Vũ Hán

Một vận động viên thể hình. Một họa sỹ. Một nhà khoa học. Các bác sỹ cao cấp.
Khắp Trung Quốc, người người đang than khóc hơn 1.800 người thiệt mạng do virus corona – đại đa số là từ tâm dịch Vũ Hán.
Mỗi cái chết là sự tổn thất nặng nề đối với gia đình và người thân, nhưng trong số những người chết ở Vũ Hán, một số là những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực của họ.
Dưới đây là một vài người tiêu biểu.
Giám đốc bệnh viện: Lưu Trí Minh
Tuần trước, một cán bộ y tế cao cấp người Trung Quốc nói rằng 1.761 nhân viên y tế đã nhiễm virus corona và 6 người đã chết.
Hôm thứ Ba, ông Lưu Trí Minh (Liu Zhiming) được thêm vào danh sách người đã qua đời.
Ông Lưu, 51 tuổi, giám đốc Bệnh viện Vũ Xương ở Vũ Hán – một trong những bệnh viện đầu tiên được dùng làm nơi điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Covid-19 đe dọa người già và người yếu bệnh
1,660 tử vong, TQ báo cáo số ca nhiễm mới giảm ba ngày liên tiếp.
‘Tôi không muốn mang bệnh dịch đến Châu Phi’
Virus corona: Vì sao hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích?
Cái chết của ông ban đầu được truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm thứ Hai, nhưng sau đó các báo quay ngắt lại và nói các bác sỹ đang cố gắng cứu ông.
Sáng hôm sau, cái chết của ông Lưu được xác nhận. Ông là giám đốc bệnh viện đầu tiên chết vì virus corona, và hiện chưa rõ ông có phải chịu bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào khiến gia tăng nguy cơ ông bị nhiễm bệnh hay không.
Đời tư của giáo sư Lưu cũng chưa được biết đến lắm, nhưng ông được nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc khen ngợi như một anh hùng .
“Vĩnh biệt người anh hùng, một chiến binh áo trắng,” một người viết trên Weibo.
“Không có bệnh tật trên thiên đàng, cảm ơn vì sự hi sinh của ông,” một người khác nói.
Bác sỹ tiên phong cảnh báo về virus corona: Lý Văn Lượng
Báo sỹ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) được cho là nhân vật nổi bật nhất qua đời vì virus corona.
Vào tháng Mười Hai, ông bị cảnh sát yêu cầu ngừng lan truyền “tin giả” sau khi cảnh báo bạn bè mình về virus mới xuất hiện. Cái chết của ông, cũng giống của bác sỹ Liu, được thông báo một cách khó hiểu.
Hôm 6/2, báo chính thống của Trung Quốc đưa tin ông Lý chết, sau đó rút lại, nói rằng các bác sỹ đang nỗ lực để cứu ông. Họ chính thức đưa tin ông Lý chết một ngày sau đó.
Hàng triệu người tiếc thương sự ra đi của bác sỹ Lý. Cái chết của ông cũng làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và thiếu tin tưởng vào chính phủ.
Nhiều người nổi giận rằng chính phủ đã cố gắng dập tắt cảnh báo trước đó của ông về virus corona và buộc tội chính phủ đã cố gắng che dấu cái chết của ông.
Đạo diễn phim: Thường Khải
Thường Khải (Chang Kai), đạo diễn Studios Film Hồ Bắc, chết do virus corona, cùng với cha, mẹ, và chị gái của ông.
Một bức thư, được cho là do ông Thường Khải viết, và được bạn bè của ông truyền tay nhau, tiết lộ các thử thách mà đạo diễn 55 tuổi phải trải qua trước khi chết.
Theo bức thư này, được đăng tải nguyên văn trên trang tin Caixin, cha ông Thường bị sốt, ho và khó thở.
“Ông ấy được đưa tới nhiều bệnh viện để điều trị, nhưng được thông báo là không còn giường trống. Chúng tôi vô cùng thất vọng… và phải quay về nhà.”
Vài ngày sau, cha ông qua đời, sau đó đến lượt mẹ ông, người “kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần”.
“Con vius tàn nhẫn này cũng đang ăn mòn vợ tôi và cơ thể tôi. Tôi đã tới hàng loạt bệnh viện và cầu xin [được nhập viện]. Rất khó để tìm thấy giường trống… Chúng tôi chỉ là những kẻ vô danh,” ông viết trong thư. “Chúng tôi đã bỏ lỡ cơ hội được chữa trị và hơi thở của tôi yếu dần.”
Ông Thường Khải và vợ cuối cùng cũng được nhập viện, nhưng theo truyền thông địa phương, tình trạng của ông đã tệ đi rất nhiều.
Ông chết hôm 14/2, trong lúc vợ ông vẫn đang chiến đấu với căn bệnh. Ông bỏ lại một con trai, người được cho là đang du học ở Anh.
Một vài dòng sau cùng trong bức thư: “Tôi là một đứa con hiếu thảo với cha tôi và một người cha có trách nhiệm với con trai tôi. Một người chồng yêu quý của vợ tôi và một người đàn ông chân thành trong cuộc đời này. Gửi đến những người tôi yêu và những người yêu tôi – vĩnh biệt.”
Họa sỹ: Liu Shouxiang
Giáo sư Liu Shouxiang là một nghệ sỹ nổi tiếng ở Hồ Bắc nhờ các bức tranh màu nước của ông.
Theo trang tin Jiemian News, ông chết ngày 13/2 ở tuổi 62.
Ông Liu sinh năm 1958 ở Vũ Hán. Ông dạy học và trở thành giáo sư ở Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc.
Ông trở nên nổi tiếng nhờ các bức tranh màu nước khác biệt, theo Jiemian News. Các tác phẩm của ông được trưng bày trong các bảo tàng và galleries nghệ thuật lớn nhất Trung Quốc.
Cái chết của ông được nhiều người thương tiếc trên mạng xã hội Weibo. Nhiều người gọi đó là cái chết của “một tài năng vĩ đại”.
“Phải mất hàng thập kỷ để đạo tạo một tài năng vài chỉ cần vài ngày để kết thúc cuộc đời đó,” một người bình luận.
“Có bao nhiêu tài năng đã bị giết chết bởi virus này?” một người đặt câu hỏi. “Tổn thất tài chính do virus này gây ra rất lớn nhưng giá trị của những người này có thể đo đếm được không?”
Nhà khoa học: Duan Zhengcheng
Nhà khoa học 86 tuổi từng là một cựu học giả tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và là nhà khoa học đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia về Sản xuất Kỹ thuật số.
Ông Duan năm 1934 tại tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Trung ương Trung Quốc và sau đó giảng dạy tại đây.
Theo trang tin The Global Times, ông phát triển dao Gamma toàn thân đầu tiên trên thế giới vào năm 1996 – một loại xạ trị để điều trị khối u. Phát minh này mang lại cho ông một giải thưởng quốc gia năm 2005.
Ông được học trò biết đến như một ‘bác sỹ điên” bởi ông không từ bỏ bất cứ trở ngại nào.
Giáo sư Duan chết ngày 15/2.
Vận động viên thể hình: Qiu Jun
Qiu Jun từ Vũ Hán trở thành tâm điểm chú ý vào năm ngoái khi các bức ảnh người đàn ông 72 tuổi cơ bắp này lan truyền trên mạng xã hội.
Theo Phoenix News, ông Qiu Jun chỉ mới bắt đầu tập thể hình sau khi ông về hưu, và sau đó trở thành người huấn luyện rồi tham gia vào các cuộc thi thể hình.
Ông nổi tiếng là tập thể dục thường xuyên và đã có kế hoạch tham gia một cuộc thi thể hình vào tháng Sáu tới.
Ông bắt đầu có các triệu chứng bệnh ngày 23/1 và cuối cùng nhập viện sau khi được xét nghiệm dương tính với virus corona.
Nhưng ông chết vài ngày sau đó hôm 6/2. Con trai ông được cho là đã gửi thông điệp này tới bạn bè và gia đình, thông báo cái chết của ông: “Cha tôi, người chưa từng bị ốm, đã không thể thoát khỏi thảm họa này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51555740

TQ đẩy mạnh xây dựng vùng vịnh lớn

Quảng Đông – Hồng Công – Ma Cao

Trung Quốc đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược xây dựng vùng vịnh lớn kết nối ba địa phương Quảng Đông – Hồng Công – Ma Cao ở phía nam, nhằm xây dựng khu vực này trở thành một cực tăng trưởng năng động dựa trên các yếu tố đổi mới và sáng tạo, từ đó hình thành một bố cục phát triển và mở cửa toàn diện.
Trung Quốc ưu tiến thúc đẩy xây dựng Vùng vịnh lớn
Trung Quốc (2/2019) đã chính thức ban hành Cương yếu quy hoạch vùng vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Công – Ma Cao với phạm vi gồm hai khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Ma Cao và chín thành phố của tỉnh Quảng Đông là Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Huệ Châu, Đông Quản, Trung Sơn, Giang Môn, Triệu Khánh; với mục tiêu kết nối các chính sách phát triển, đẩy mạnh liên kết và hợp tác nhằm xây dựng khu vực này trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo khoa học – công nghệ mang tầm quốc tế.
Theo quy hoạch, trong thời gian tới, vùng vịnh Quảng Đông, Hồng Công và Ma-cao sẽ xây dựng thành vùng vịnh hàng đầu thế giới và cụm thành phố đẳng cấp thế giới, vai trò nâng đỡ và dẫn dắt trong phát triển kinh tế và mở cửa đối ngoại của Trung Quốc sẽ tiếp tục được tăng cường. Vùng vịnh Quảng Đông, Hồng Công và Ma-cao được xây dựng dưới điều kiện một nước, hai chế độ, ba khu thuế quan và ba loại tiền tệ. Theo đề cương, Khu vực Vịnh mở rộng bao gồm: Khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Khu hành chính đặc biệt Macao và chín thành phố của tỉnh Quảng Đông là Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Huệ Châu, Đông Quản, Trung Sơn, Giang Môn, Triệu Khánh; tổng diện tích 56.000km2; tổng số dân khoảng 70 triệu người (tính đến cuối năm 2017); GDP đạt khoảng 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,48 nghìn tỷ USD) năm 2017.
Quy hoạch nhấn mạnh, Khu vực Vịnh mở rộng với mức độ mở cửa và năng động kinh tế hàng đầu ở Trung Quốc sẽ đóng vai trò chiến lược quan trọng trong tổng thể phát triển của đất nước. Sự phát triển của khu vực này được đề cao không chỉ là một đột phá khẩu mới trên con đường tiếp tục mở cửa toàn diện trong thời kỳ mới, mà còn là một bước tiến nữa trong thực hiện “một nước, hai chế độ”. Quy hoạch xác định, Khu vực Vịnh mở rộng sẽ được phát triển thành một cụm thành phố đầy sức sống đẳng cấp thế giới, một trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ quốc tế có ảnh hưởng toàn cầu, một trụ đỡ quan trọng cho Sáng kiến Vành đai và Con đường, một minh chứng cho hợp tác sâu rộng giữa Trung Quốc lục địa với Hồng Công và Macao, và một vòng tròn sống chất lượng để sống, làm việc và đi lại. Hồng Công, Macao, Quảng Châu và Thâm Quyến sẽ được tập trung phát triển để đóng vai trò như tổ hợp động cơ bốn lõi hạt nhân của Khu vực Vịnh mở rộng.
Quy hoạch chia làm hai giai đoạn, ngắn hạn từ nay đến năm 2022, và dài hạn đến năm 2035. Đến năm 2022, cơ bản hình thành khuôn dạng một khu vực vịnh đẳng cấp hàng đầu quốc tế và cụm thành phố đẳng cấp thế giới đầy sức sống và sáng tạo cao với cơ cấu công nghiệp tối ưu hóa, sự vận hành trôi chảy
các nhân tố của sản xuất và môi trường sinh thái hài hòa. Đến năm 2035, khu vực này sẽ có một hệ thống kinh tế và mô hình phát triển chủ yếu thúc đẩy bởi sức đổi mới sáng tạo, với sức mạnh kinh tế và công nghệ tăng mạnh và sức cạnh tranh và ảnh hưởng quốc tế được tăng cường hơn nữa. Các thị trường trong khu vực này sẽ cơ bản được kết nối cao, với sự vận hành thông suốt của các nguồn lực và nhân tố đa dạng của sản xuất. Sự phối hợp phát triển vùng được cải thiện đáng kể, với ảnh hưởng đối với các vùng chung quanh được tăng cường hơn nữa. Các nguồn tài nguyên được bảo tồn và sử dụng hiệu quả, môi trường sinh thái được bảo vệ, và một khu vực vịnh đẳng cấp hàng đầu quốc tế để sống, làm việc và đi lại được phát triển hoàn chỉnh.
Theo “Đề cương”, sự phát triển sau này của vùng vịnh Quảng Đông, Hồng Công và Ma-cao tối thiểu có 6 “sáng tạo”. Một là sáng tạo về khoa học – công nghệ: “Hành lang sáng tạo khoa học – công nghệ Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Công – Ma-cao sẽ khánh thành, các cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học quan trọng và thiết bị nghiên cứu khoa học lớn mà Trung Quốc xây dựng và bố cục tại Quảng Đông sẽ mở cửa có trật tự với Hồng Công và Ma-cao, Quảng Đông, Hồng Công và Ma-cao sẽ tập trung tăng cường năng lực chuyển hóa thành quả khoa học-công nghệ”. Hai là sáng tạo tài chính: “Phát huy đầy đủ chức năng của các thị trường vốn và dịch vụ tài chính ở Hồng Công, Ma-cao, Thâm Quyến, Quảng Châu… xây dựng đầu mối tài chính quốc tế”. Ba là sáng tạo chế độ: “Kiến tạo môi trường kinh doanh hàng đầu ổn định, công bằng, minh bạch và có thể dự kiến, tăng cường toàn diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng cơ chế hoàn thiện điều phối xuyên biên giới trong các vụ án liên quan quyền sở hữu trí tuệ, triển khai thí điểm chứng khoán hóa quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn có sáng tạo ngành nghề, sáng tạo nhân tài và sáng tạo quản lý”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách tỉnh Quảng Đông Tào Đạt Hoa cho biết, hiện nay việc xây dựng vùng vịnh lớn đã bước vào giai đoạn triển khai toàn diện và thúc đẩy đi vào chiều sâu. Thời gian tới, các thành phố trong vùng sẽ đẩy mạnh liên thông về thể chế chính sách, thúc đẩy xây dựng hạ tầng cho đổi mới sáng tạo, phát huy thế mạnh quốc tế hóa của Hồng Công và Ma Cao, để đưa công cuộc xây dựng vùng vịnh mới đi vào chiều sâu. Ngoài các giải pháp kết nối về hạ tầng giao thông, cơ chế và thể chế, đẩy mạnh xây dựng các vườn ươm sáng tạo khởi nghiệp, các khu đô thị, công nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư và nhân lực chất lượng cao, vùng vịnh lớn của Trung Quốc cũng đẩy mạnh mở cửa hợp tác với bên ngoài, nhất là khai thác thị trường các nước ASEAN, Đông – Bắc Á và châu Âu, để tận dụng thế mạnh vốn có, đẩy nhanh xây dựng thị trường lớn của vùng vịnh mở rộng, kích thích tiềm năng hợp tác và trao đổi về kinh tế – thương mại và văn hóa giữa các nước trong khu vực. Hiện nay, tại các thành phố chính thuộc vùng vịnh lớn như Quảng Châu, Thâm Quyến, Đông Quản, Trung Sơn, Chu Hải, quy hoạch kết nối và liên kết phát triển đã được xây dựng tương đối đồng bộ, nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp công nghệ cao và vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo đã ra đời với mục tiêu thúc đẩy giao thương và lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nhân lực.
Trong đó, cây cầu vượt biển dài nhất thế giới kết nối Thành phố Chu Hải với Hồng Công và Ma Cao khánh thành cuối năm 2018 được coi là điểm nhấn về hạ tầng giao thông, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ liên kết hợp tác sâu rộng ở địa phương có tiềm năng phát triển hàng đầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Thúc đẩy mở rộng hợp tác
Phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác thương mại và đầu tư và Lễ khai mạc Hội chợ Xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc) tại Việt Nam năm 2019, Phó tỉnh trưởng Quảng Đông Âu Dương Vệ Dân cho biết, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và tỉnh Quảng Đông đạt 37,16 tỷ USD, chiếm 25,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước. Việt Nam là thị trường đầu tư lớn nhất của Quảng Đông tại ASEAN. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông như: TCL, Midea, Gree, Broad-Ocean và các doanh nghiệp lớn khác đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đóng góp tích cực vào việc nâng cấp cơ cấu ngành nghề, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trong khi đó, Quảng Đông là đối tác tiên phong trong hợp tác kinh tế thương mại và giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai bên đã duy trì quan hệ hợp tác thương mại đầu tư mật thiết trong thời gian dài. Cùng với việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và triển khai sâu rộng sáng kiến “Vành đai và con đường”, hai bên đã đẩy nhanh tiến độ, đi sâu vào hợp tác trên các lĩnh vực đầu tư sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lượng tài nguyên.
Theo ông Âu Dương Vệ Dân, thời gian tới, Quảng Đông sẽ tăng sản lượng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, điện máy chất lượng cao từ Việt Nam. Hội chợ hàng hóa xuất nhập khẩu Quảng Đông tổ chức tại Việt Nam lần này kết hợp 2 chức năng xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm thúc đẩy cơ hội hợp tác và kinh doanh giữa doanh nghiệp hai bên.
Được biết, thị trường tỉnh Quảng Đông đặc biệt ưu chuộng các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam như gạo, cà phê, trái cây, … Chính vì vậy, một trong những hoạt động nổi bật trong hội chợ lần này là Chương trình kết nối xuất khẩu giữa các nhà mua đến từ Quảng Đông – Hong Kong – Ma Cao (Trung Quốc) với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các mặt hàng: Gạo, cà phê, cao su, phụ kiện may mặc, bông sợi, thủ công mỹ nghệ, đồ dùng nhà bếp, thiết bị điện.
http://biendong.net/bien-dong/33039-tq-day-manh-xay-dung-vung-vinh-lon-quang-dong-hong-cong-ma-cao.html

Trung Quốc đuối sức,

thế mạnh ông Donald Trump bị đe dọa

Biểu hiện sức mạnh của tổng thống Mỹ Donald Trump bị đe dọa, vị thế số 1 của ông chủ Nhà Trắng có thể bị lung lay nếu Trung Quốc rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng khi thế giới phòng thủ.
Sau một chuỗi ngày tăng và liên tục lập các đỉnh lịch sử mới, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ quay đầu giảm. Nền kinh tế Mỹ dưới thời ông Donald Trump đang bị đe bởi sự bất ổn và bất định tại Trung Quốc.
Những tín xấu vẫn chưa hết bủa vậy, sự bất định gia tăng khi mà số người người nhiễm và chết do virus Corona (Corvid-2019) tại Trung Quốc vẫn gia tăng và ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và nhu cầu tại thị trường lớn nhất thế giới này càng rõ rệt.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghệ Dow Jones giảm phiên thứ 3 liên tiếp, mức giảm là gần 166 điểm xuống xuống 29.232,19 điểm. Chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm 0,3% xống 3.370,29 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng nhẹ và chạm mức cao kỷ lục 9.732,74 điểm nhờ sự bứt phá của một số ông lớn công nghệ Mỹ như: Netflix, Alphabet (của Google), Tesla của tỷ phú Elon Musk…
Chứng khoán Mỹ giảm từ các đỉnh cao lịch sử sau khi gã khổng lồ công nghệ Apple đưa ra cảnh báo về khả năng suy giảm doanh thu ngay trong quý đầu tiên 2020 trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 khiến sản xuất và nhu cầu tụt giảm.
Theo CNBC, nhà sản xuất điện thoại Iphone – Apple của Mỹ vừa đưa ra thông báo lo ngại tình trạng gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng tới đến sản lượng của hãng và nhu cầu của khách hàng ở Trung Quốc.
Theo đó, Apple ước tính sẽ không thể đạt doanh thu dự kiến 63-67 tỷ USD trong quý kết thúc vào cuối tháng 3/2020 như dự kiến ban đầu do sản lượng tại các nhà máy đều tăng trưởng thấp hơn so với dự báo.
Trung Quốc là thị trường mang lại 15% doanh thu cho Apple và hầu hết các sản phẩm của tập đoàn này, trong đó có iPhone được sản xuất tại đây.
Gần đây, TTCK Trung Quốc đã tăng điểm trở lại sau nhiều phiên giảm nhờ những chính sách kích thích của chính quyền Bắc Kinh. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đã hoạt động trở lại sau một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài hơn thường lệ. Tuy nhiên, sự trì trệ vẫn còn. Nhiều nhà máy vẫn chưa hoạt động như thường lệ và gây gián đoạn trong hoạt động không chỉ ở Trung Quốc mà còn gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu tại nước này.
Tình hình bệnh dịch tại Trung Quốc có diễn biến tích cực hơn, số lượng người mắc đang suy giảm nhưng vẫn còn nhiều và hậu quả đối với nền kinh tế ngày càng rõ rệt. Cho đến ngày 19/2, Trung Quốc có thêm 136 người chết và nhiễm mới là 1.749 người. Tổng số người mắc trên thế giới đã lên gần 75,2 ngàn người và số ca tử vong đã vượt ngưỡng 2.000 người.
Thị trường tài chính thế giới cũng biến động mạnh. Những lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trên thế giới, ảnh hưởng từ Trung Quốc, đã khiến giá vàng thế giới lần đầu tiên kể từ 2013 vượt mốc 1.600 USD/ounce.
Trái phiếu Mỹ tăng mạnh khiến lợi nhuận tụt giảm. Kỳ hạn 10 nằm xuống chỉ còn 1,546%. Đồng USD cũng tăng vọt lên mức cao nhất 4 tháng. Chỉ số DXY, đo lường biến động đồng USD với rổ 6 tiền khác có lúc lên tới 99,4 điểm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33070-trung-quoc-duoi-suc-the-manh-ong-donald-trump-bi-de-doa.html

Chính quyền TQ ‘đăng tin giả mạo xoa dịu người dân’

trong tình hình dịch bệnh

Trong khi dịch bệnh COVID-19 ở Vũ Hán đã vượt khỏi tầm kiểm soát, ngoài việc ngăn chặn virus, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng phương tiện truyền thông để nhằm “xoa dịu” cũng như báo cáo giảm nhẹ về dịch bệnh. Khi Thông tấn xã Trung Quốc đưa tin về dịch bệnh ở Vũ Hán vào ngày 15/02, họ đã lấy ảnh chụp của các blogger Sơn Đông để khẳng định rằng đó là Vũ Hán sau khi phong tỏa, các cư dân mạng tinh mắt đã bắt được quả tang.
Chơi tuyết trên phố khi Vũ Hán bị phong tỏa? Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tin giả mạo
Kênh thông tin Trung Quốc chính thức trên trang Weibo – Mạng thời sự Trung Quốc, ký giả Trương của tờ báo đã đăng một bài viết có tựa đề là ‘Chơi tuyết trên phố khi Vũ Hán bị phong tỏa’, lúc 11 giờ tối ngày 15/02. Nhưng sau khi cư dân mạng tìm hiểu, người ta phát hiện ra rằng đây là bức tranh tuyết “Trung Quốc giơ tay cố gắng” được phát hành bởi blogger Sơn Đông có tên “Duy Phường Kim Nhật” lúc 9 giờ tối cùng ngày, và địa điểm vẽ tranh là ở thành phố Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông.
Các phương tiện truyền thông chính thức đến tối ngày 16/02 mới đứng ra xin lỗi sau khi bị bắt quả tang đăng tin giả mạo. Lời xin lỗi chỉ ra rằng tác phẩm nghệ thuật đã bị sai sót vì “xét duyệt chưa chặt chẽ”. Tuy nhiên, căn cứ theo Văn kiện Đính chính luật hình sự năm 2015 của Trung Quốc, những người bịa đặt thông tin sai lệch gây nhiễu loạn trật tự có thể bị phạt tù tới 3 năm và những người gây hậu quả nghiêm trọng cũng có thể bị kết án tới 7 năm.
Sau khi tin tức được đưa ra, cư dân mạng không thể không cảm thán, “đảng Cộng sản Trung Quốc không thể sống qua một ngày mà không giả dối!”
“Không chỉ thế này. Trung Cộng đều đang tuyên truyền những cái gọi là năng lượng tích cực, về cơ bản đều là tìm người để diễn.”
Em bé mới sinh chưa đến 20 ngày có thể nói chuyện?
Trên thực tế, truyền thông Trung Quốc không phải chỉ đưa tin giả một hai lần.
Vào ngày 15/02, Hoa Thương Hán Trung đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Mới sinh con chưa đầy 20 ngày, người mẹ chủ động xin gia nhập chiến tuyến phòng chống dịch bệnh”. Bài báo chủ yếu quảng bá “hình ảnh tích cực” của đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó nhắc đến bệnh viện Tây Kinh, bác sĩ Vương Huệ – Khoa Tiêu hóa vào ngày mùng 1 Tết đã từ biệt “hai đứa con song sinh mới ra đời chưa đầy 20 ngày” và quay trở lại làm việc.
Bài báo viết rằng: “Vào lúc 3 giờ sáng Mùng 1 Tết, sau khi Vương Huệ dỗ dành hai đứa con song sinh mới ra đời chưa đầy 20 ngày, cô đã nhờ người chồng là Ung Ba chở cô từ quận Dương trở về Bệnh viện Tây Kinh. Khoảng 10 giờ sáng người chồng Ung Ba trở về nhà. Hai đứa trẻ lúc đó vừa thức dậy và ngây thơ hỏi: “Tại sao mẹ lại phải đi?’, Ung Ba dỗ dành hai đứa trẻ và nói: ‘Mẹ đi làm rồi, lúc về sẽ mua kẹo cho hai đứa.”
Bài báo của Hoa Thương Hán Trung bị cư dân mạng phát hiện giả mạo (nguồn: Secret China).
Ngay khi bài báo được xuất bản, ngay lập tức làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng. Một cư dân mạng bình luận:
“Vừa mới sinh đôi 20 ngày, người mẹ đi để làm gì chứ?”
“Hahaha, tôi cười chết mất.”
“Tính toán bịa đặt mà không thành, trẻ mới sinh 20 ngày đã nói chuyện được rồi!”
“Đây là kiểu tán gẫu của người hiện đại ư?”
Một cư dân mạng đặt câu hỏi: “Rốt cuộc trong bài này, có chỗ nào là sự thật?” Một người khác trả lời: “Cái dấu chấm câu trong bài hẳn là thật”.
Một số cư dân mạng cũng chỉ trích: “Không có đạo đức nghề nghiệp mà loạn tạo nói bừa, tin tức bây giờ thực sự không đáng tin.”
“Đã lúc nào tin tức trong nước có đạo đức nghề nghiệp vậy?”
“Đây là trình độ thực sự của báo chí nhà nước ta sao? Chả trách có nhiều người không tin!”
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33065-chinh-quyen-tq-dang-tin-gia-mao-xoa-diu-nguoi-dan-trong-tinh-hinh-dich-benh.html

Ngành dịch vụ TQ ‘thất thu’ vì virus corona

Nhiều nhà kinh tế học dự đoán, dịch viêm phổi corona đã khiến các ngành dịch vụ như nhà hàng, du lịch, điện ảnh thiệt hại khoảng 1.000 tỷ NDT trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua.
Dịch viêm phổi corona làm gần 500 người thiệt mạng tại Trung Quốc và hàng chục ngàn người nhiễm bệnh, đã khiến tình hình ngành dịch vụ tại ‘quốc gia tỷ dân’ trở nên bế tắc. Người dân buộc phải ở nhà, hủy bỏ các chuyến du lịch, và tránh tụ tập ở những nơi đông người.
Các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã kiếm được khoảng 1.000 tỷ Nhân dân tệ (NDT) trong bảy ngày Tết năm 2019. Tuy nhiên, theo dự đoán của giám đốc Tập đoàn bất động sản Evergrande Ren Zeping, thì ngành dịch vụ trong đợt Tết vừa qua chỉ kiếm được khoảng một nửa so với doanh thu năm ngoái.
Quản lý một nhà hàng tại Quảng Châu trả lời thời báo tài chính Caixin cho biết, mọi năm nhà hàng này thường kiếm được 500.000 NDT trong đợt Tết. Tuy nhiên năm nay, nhà hàng này lại chịu lỗ tới hàng triệu NDT. Còn chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc Haidilao hôm 4/2 cho biết, họ sẽ đóng cửa toàn bộ các chi nhánh tới hết ngày 7/2. Trong khi chuỗi nhà hàng Jiumaojiu của Hong Kong cũng tuyên bố sẽ ngừng hoạt động cho tới ngày 9/2 tới.
Khi nhiều nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống vừa và nhỏ bị thất thu, một nhóm các nhà công nghiệp tại Quảng Châu đã kêu gọi các ông chủ nhà đất hãy giảm giá tiền thuê cho các doanh nghiệp “để cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn”.
Lời kêu gọi trên cũng đã được một số tập đoàn địa ốc hồi đáp. Tập đoàn Wanda, chủ sở hữu hơn 300 trung tâm mua sắm trên khắp Trung Quốc, đã miễn gần 4 tỷ NDT phí thuê cửa hàng cho các thương nhân. Các tập đoàn Sao Đỏ và China Resources Land Limited cũng đã tuyên bố miễn phí thuê mặt bằng một tháng cho nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên những biện pháp trên là chưa đủ để làm giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp ngành kinh doanh ăn uống. Tiền thuê mặt bằng thường chiếm khoảng 10-15% lợi nhuận, trong khi giá nhân công cũng chiếm khoảng 20-30%.
Ngành du lịch và công nghiệp phim ảnh còn chịu thiệt hại nặng hơn, khi nhiều công ty lữ hành buộc phải ngừng các tour du lịch, còn các danh thắng phải đóng cửa. Còn với giới điện ảnh, có tám bộ phim dự kiến ra mắt trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua buộc phải dời lịch công chiếu.
Các nhà sản xuất phim thường công chiếu các phim quan trọng trong dịp nghỉ Tết, và phim chiếu trong dịp này là nguồn doanh thu quan trọng khi đã kiếm tới 5,9 tỷ NDT trong đợt Tết năm ngoái. Trước khi dịch corona bùng phát, nhiều người đã dự đoán ngành điện ảnh ‘quốc gia tỷ dân’ có thể kiếm được khoảng 7 tỷ NDT trong đợt nghỉ này.
Đối với ngành du lịch, Tết năm ngoái là một mùa bội thu khi ngành du lịch Trung Quốc kiếm được gần 514 tỷ NDT. Tổng cộng doanh thu của ngành du lịch, phim ảnh, các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã chiếm gần 7% GDP Trung Quốc trong quý 1/2019.
Theo ông Ren Zeping, so với dịch Viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2003 đã ‘đá bay’ khoảng 2% GDP toàn quý, thì chỉ số tiêu dùng chiếm trong GDP hiện nay đã cao hơn. Điều này đồng nghĩa dịch corona tác động tới nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn rất nhiều.
Trong trường hợp khả quan nhất khi dịch bệnh được khống chế và kiểm soát vào cuối tháng 4/2020, thì chỉ số tăng trưởng GDP Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ đạt 5,4% so với mức 6,1% cùng kỳ năm ngoái. Còn trong tình huống xấu nhất, tức là dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến, thì tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2020 sẽ chỉ ở mức 5%.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33068-nganh-dich-vu-tq-that-thu-vi-virus-corona.html

Người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các ‘trại cải tạo’

 ở Tân Cương là ‘con mồi cho virus corona’

Duy Nghĩa
Ông Abdul M. Mujahid, chủ tịch tổ chức ‘Sound Vision’ yêu cầu Trung Quốc phải đóng cửa các “trại cải tạo”, vì cho rằng người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ sẽ là con mồi cho virus corona, theo US Today.
Là chủ tịch danh dự của Hồng đồng Đại hội Tôn giáo Thế giới (Parliament of the World’s Religions), ông Mujahid nhận định rằng do dịch bệnh đang lan rộng mạnh mẽ khắp Trung Quốc, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi virus tấn công người dân vô tội trong các trại tập trung đông đúc của Trung Quốc.
Ông Mujahid lưu ý “sự lây lan của virus corona mới đặc biệt thu hút sự chú ý của thế giới, khiến cho chúng ta không được bỏ rơi hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù ở Trung Quốc, vốn có sự tiếp cận hạn chế đến bệnh viện, nuôi dưỡng và khu vực cách ly’’.
Một nghiên cứu mới cho biết có tới 75.815 người ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi có nguồn gốc virus, có thể đã bị nhiễm vào ngày 25/1 – gấp 8 lần số trường hợp được báo cáo tại thời điểm đó. Nghiên cứu bổ sung cho thấy số người nhiễm bệnh tăng khoảng gấp đôi số lượng mỗi tuần trong vài tuần đầu của đợt bùng phát.
Theo ông Mujahid, thế giới đã đúng khi thực sự lo lắng vì hiện không có vắc-xin nào có sẵn để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Hậu quả là, Google đã đóng cửa các văn phòng tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, trong khi Microsoft và Amazon đã thực hiện các biện pháp bổ sung, để ngăn chặn sự lây lan của virus giữa các công nhân của mình. Các trường học ở Bắc Kinh bị đóng cửa vô thời hạn, trong khi Hồng Kông đã đóng cửa các trường học cho đến tháng 3/2020. Đây là tất cả các biện pháp quan trọng để bảo vệ con người khỏi những gì có thể là một đại dịch chết người.
“Tuy nhiên, khi thế giới đang gắng hết sức mình chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, Trung Quốc đã từ chối đóng cửa ‘các trại cải tạo’ của họ ở tỉnh Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ, một thiểu số Hồi giáo bị đàn áp ở Trung Quốc, và các nhà quan sát nhân quyền, gọi theo cách chính xác hơn, là các trại tập trung’’, ông Mujahid nhận xét.
Bí mật của Trung Quốc khiến người ta không biết gì
Theo ông Mujahid, những trại [tập trung] này, nơi có tới 3 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, có nguy cơ trở thành nơi chết chóc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố virus corona là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong tháng này. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc, WHO và Liên Hợp Quốc dường như đã im lặng về mối nguy hiểm tiềm tàng đối với người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm.
“Điều đáng lo ngại hơn là nếu virus lây lan trong các trại, không ai ở thế giới bên ngoài có thể sẽ biết các quan chức y tế Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào, hoặc thậm chí không biết được mức độ tử vong vì không có tổ chức nhân quyền hay phương tiện truyền thông nào được tự do tiếp cận đến những trại này. Hơn một chục trường hợp virus corona đã được báo cáo ở Tân Cương, nhưng Trung Quốc không tiết lộ liệu có bất kỳ người nào trong các trại đã bị nhiễm bệnh hay không”, ông Mujahid nhấn mạnh.
Ông Mujahid cho rằng chính quyền Trung Quốc đã giữ bí mật trước khi đối mặt công khai với cuộc khủng hoảng đang gia tăng, và có nguy cơ xảy ra rối loạn chính trị. Nhưng thế giới không còn có thể bỏ qua hành vi độc đoán của Trung Quốc vì những hậu quả có thể xảy ra.
“Năm ngoái, tôi đã nói chuyện ở Mỹ với cô Mihrigul Tursun, một người sống sót sau cuộc đàn áp ngày càng gia tăng của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dựa trên cuộc trò chuyện của chúng tôi, cũng như lời khai của chính cô ấy trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ mà tôi tham dự, điều kiện kinh khủng của các cơ sở này và sức khỏe bị tổn hại của những người bị giam giữ, sẽ khiến họ là con mồi cho virus’’, ông Mujahid chia sẻ đầy lo lắng.
Cô Tursun đã nói với ông Mujahid rằng cô ấy đã bị chuyển đến 3 trại trong thời gian bị giam giữ năm 2017, nhưng phòng giam của cô ấy ở các trại này đều quá đông tù nhân, đến mức nguy hiểm.
Ước tính mỗi xà lim như vậy, với diện tích 430 feet vuông, chứa khoảng 60 phụ nữ, cô Tursun cho rằng đó là một không gian quá chật hẹp, mà những người phụ nữ bị buộc phải thay phiên nhau ngủ và đứng.
“Những điều kiện chật chội này lại giúp virus corona lây lan từ người này sang người khác rất nhanh”, ông Mujahid nhận định.
Trại tập trung không vệ sinh, quá đông đúc và nguy hiểm
Điều kiện vệ sinh tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà các chuyến thăm ngắn của truyền thông được Trung Quốc được chỉ đạo cho xem. Cô Tursun nói với ông Mujahid rằng phòng giam của cô có một cái hốc duy nhất ở góc, không được che chắn, để làm chỗ vệ sinh cho tất cả 60 phụ nữ sử dụng.
Những điều kiện mất vệ sinh, bạo hành và quá đông đúc như vậy có thể khiến các trại trở thành nơi sinh sản của virus corona.
Theo ‘The Washington Post’, sự ngược đãi, vi phạm nhân quyền được cho là quá kinh khủng. Một cựu nữ tù nhân, người hiện đang ở Kazakhstan, phía bên kia biên giới của Trung Quốc, nói rằng nhiều phụ nữ đã bị ép phá thai, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc phải sử dụng “dụng cụ tránh thai” được cấy ghép ngoài ý muốn khi họ bị giam giữ.
Một cựu tù nhân không nêu danh, nói với tờ báo này rằng các nữ giám thị thậm chí còn ra lệnh cho họ bôi hỗn hợp ớt xay lên trên bộ phận sinh dục của họ.
Theo cô Tursun, những điều kiện này đã giết chết 9 người phụ nữ trong xà lim nơi cô Tursun bị giam giữ và đó là trước khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu.
Những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm người già, trẻ sơ sinh, những người suy dinh dưỡng và những người có mức độ căng thẳng cao, chẳng hạn như những người bị giam giữ trong các trại này, đặc biệt dễ bị nhiễm virus corona.
“Do đó, điều rất quan trọng đối với thế giới là cần gây áp lực lên Trung Quốc, ngay lập tức đóng cửa các trại này và đưa các tù nhân về lại nhà của họ. Chúng ta không thể và không được chờ đợi cho đến khi có các báo cáo xuất hiện về vô số tù nhân đã chết, rồi mới hành động”, ông Mujahid kêu gọi.
Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-duy-ngo-nhi-bi-giam-trong-cac-trai-cai-tao-o-tan-cuong-la-con-moi-cho-virus-corona.html

Rò rỉ cơ sở dữ liệu Trung Quốc

 ‘phân loại tư tưởng và hành vi’ người Duy Ngô Nhĩ

Tuệ Minh
Theo tin từ trang Foxnews ngày 18/02, một cơ sở dữ liệu bị rò rỉ gần đây từ Trung Quốc cho thấy một “phân loại chi tiết về tư tưởng và hành vi” người Duy Ngô Nhĩ, đóng vai trò chính ẩn đằng sau các chương trình dạy nghề ở Tân Cương.
Cơ sở dữ liệu, được thu thập bởi Associated Press, mô tả hoạt động của hơn 300 người Duy Ngô Nhĩ có người thân ở nước ngoài và liệt kê thông tin về hơn 2.000 người thân, hàng xóm và bạn bè của họ. Các thông tin bao gồm tên, địa chỉ, số căn cước quốc gia, ngày giam giữ và địa điểm của người bị giam giữ, cùng với một hồ sơ chi tiết về gia đình, tôn giáo và khu phố của họ và lý do giam giữ.
Thông tin này cung cấp quan điểm đầy đủ về cách chính quyền Trung Quốc quyết định đưa ai vào và rời khỏi các trại giam, như một phần của một cuộc đàn áp lớn đã giam giữ hơn một triệu người dân tộc thiểu số.
Cơ sở dữ liệu nhấn mạnh rằng chính quyền Trung Quốc dựa vào tôn giáo như một lý do để giam giữ. Trung Quốc đã vật lộn nhiều thập kỷ để kiểm soát khu tự trị Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ bản địa từ lâu đã phẫn nộ trước chính sách cai trị nặng nề của Bắc Kinh. Sau ngày 9/11, các quan chức bắt đầu sử dụng bóng ma khủng bố để biện minh cho những hạn chế tôn giáo khắc nghiệt hơn, cho rằng người Duy Ngô Nhĩ trẻ tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi “Hồi giáo cực đoan”.
Cơ sở dữ liệu bị rò rỉ vào tháng 11/2019, nói về một kế hoạch chi tiết mô tả cách thức vận hành hoạt động của hệ thống giam giữ. Dữ liệu cho thấy các trung tâm dạy nghề ở Tân Cương trên thực tế là ép buộc người dân vào trại để cải tạo tư tưởng và hành vi.
Những người trong trại và gia đình của họ bị theo dõi, phân loại một cách cứng nhắc. Các hộ gia đình được đánh giá là “đáng tin cậy” hoặc “không đáng tin cậy.” Thái độ của họ được xếp là “bình thường” hoặc “tốt”. Các gia đình có bầu không khí tôn giáo “nhẹ” hoặc “nặng” và cơ sở dữ liệu sẽ đếm xem có bao nhiêu người thân của mỗi tù nhân bị nhốt trong tù hoặc gửi đến “trung tâm huấn luyện”.
Cơ sở dữ liệu cho thấy phần lớn thông tin này được thu thập bởi các quan chức đóng tại các nhà thờ Hồi giáo. Thông tin này sau đó được tổng hợp trong một hồ sơ chi tiết về người thân, cộng đồng và tôn giáo của từng đối tượng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ro-ri-co-so-du-lieu-trung-quoc-phan-loai-tu-tuong-va-hanh-vi-nguoi-duy-ngo-nhi.html

COVID-19 dễ lây lan hơn SARS

Triệu Hằng
Các nhà nghiên cứu của Đại học Texas tại Austin (Mỹ) đã phát hiện rằng chủng mới của virus corona gây chết người có khả năng bám vào các thụ thể tế bào người cao gấp 20 lần so với chủng virus gây Hội chứng Hô hấp cấp tính (SARS).
Chủng virus corona mới và SARS có chung một thụ thể tế bảo chủ chức năng gọi là “enzim chuyển đổi angiotensin” (ACE2).
Báo cáo được công bố trên website bioRxiv vào ngày 15/2 cho biết, virus corona mới có lực bám (affinity) cao gấp 10 đến 20 lần – mức độ mà một chất có xu hướng kết hợp với một chất khác – đối với ACE2 của người so với SARS.
“So với SARS-CoV, COVID-19 có vẻ như sẵn sàng để truyền từ người sang người hơn”, báo cáo cho biết.
Nhưng các nhà nghiên cứu nói thêm rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác định vai trò của thụ thể tế bào người trong việc hỗ trợ virus mới lây từ người sang người.
Dịch bệnh do chủng mới virus corona gây ra, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là COVID-19, đã giết chết hơn 1.800 người và lây nhiễm cho hơn 70.000 người trên toàn cầu.
Số ca tử vong do COVID-19 hiện cao hơn gấp đôi so với con số 813 trường hợp chết do dịch SARS trên quy mô toàn cầu được WHO thống kê trong giai đoạn 2002-2003.
Hiện chưa có phương pháp điều trị khả dĩ cho những trường hợp nhiễm virus corona mới, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong tuần trước rằng vắc xin đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng cho người trong 18 tháng tới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-de-lay-lan-hon-sars.html

Quan chức Ủy ban Sức khỏe và Y Tế Trung Quốc nói

‘bệnh truyền nhiễm mới có thể phòng được, chữa được’

Huang Zhen
Dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới Covid-19 đang tiếp tục lan rộng mất kiểm soát và tàn phá mạnh mẽ ở Trung Quốc. Đối phó với tình hình này, ngày 17/2 Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo, một quan chức của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia cam kết dịch Covid-19 “có thể phòng được, chữa được”. Khi thông tin này được ban bố, ngay lập tức hàng loạt cư dân mạng Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ.
Trong buổi họp báo, có phóng viên hỏi: ”Có rất nhiều tin đồn liên quan đến dịch viêm phổi ở Vũ Hán, một số người tin rằng có thể hoàn toàn dựa vào miễn dịch tự thân chống lại virus mới. Xin hỏi đã có phương pháp điều trị rõ ràng liên quan đến virus mới chưa, liệu loại bệnh này có chữa khỏi được không? Sau khi chữa khỏi liệu có tái phát không?”
Quách Yến Hồng, Giám sát Cục Quản lý Y tế và Bệnh viện Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia, đã trả lời rằng:“Câu trả lời của chúng tôi rất rõ ràng, mặc dù đây là một bệnh truyền nhiễm mới nhưng nó “có thể phòng được, chữa được”. Theo dữ liệu mới nhất đến ngày 16/2, hơn 10.000 bệnh nhân được chữa khỏi. Tôi cũng vui mừng khi thấy tình hình trên cả nước, ngoại trừ tỉnh Hồ Bắc ra thì số ca nhiễm đã giảm trong 13 ngày liên tiếp, đây là những tín hiệu cực kỳ tốt cho thấy công tác phòng ngừa và điều trị của chúng tôi đã đạt được kết quả tốt.”
Quách Yến Hồng nói: “Thông qua phân tích tình hình những bệnh nhân xuất viện, có thể nói rằng đã hình thành một số chiến lược và phương pháp khám và chữa trị hiệu quả. Khoảng 90% những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ xuất viện và khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh nặng và nguy kịch. Xét về thời gian từ khi bệnh nhân phát bệnh đến khám và điều trị, trung bình toàn quốc là 4,95 ngày, có nghĩa là chúng tôi rút ngắn thời gian chẩn đoán, khám và điều trị kịp thời, chẩn đoán và điều trị sớm cũng là một biện pháp rất hiệu quả để cải thiện tỷ lệ chữa khỏi”
Quách Yến Hồng giải thích: ”Chúng tôi cũng đã tiến hành phân tích tình huống điều trị của tất cả bệnh nhân, hơn 90% bệnh nhân đã áp dụng một loạt các phương pháp chẩn đoán và điều trị toàn diện như điều trị bằng thuốc kháng virus và điều trị triệu chứng, bao gồm hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn và tăng cường miễn dịch, để đẩy nhanh việc chữa trị.”
Câu khẳng định “có thể phòng được, chữa được” của vị quan chức này đã bị cộng đồng mạng Trung Quốc phê phán: “Nghe xong lời này cảm thấy kinh hãi, lần trước nói khác lần sau nói khác”, “Tiếp theo sẽ nói không có việc lây truyền từ người sang người chăng?”, “Có thể thay đổi như vậy à, lời có thể nói hai lần, nhưng mạng của tôi chỉ có một”, “Lại đến lừa người rồi”, “Nghe xong câu có thể phòng ngừa có thể kiểm soát, chỉ muốn chửi”.
Ở một thông tin khác, Vương Quảng Phát – trưởng Khoa Hồi sức và Chăm sóc Hồi sức tại Bệnh viện số 1 Đại học Y Bắc Kinh, chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Quốc gia Trung Quốc vào tháng 1 cũng đã nói trên tờ “Nhân dân nhật báo” rằng dịch bệnh “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”. Vương Quảng Phát được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi do virus Covid-19 chỉ 11 ngày sau đó.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-uy-ban-suc-khoe-va-y-te-trung-quoc-noi-benh-truyen-nhiem-moi-co-the-phong-duoc-chua-duoc.html

Một đạo diễn phim ở Hồ Bắc

và cha, mẹ, chị đã tử vong vì COVID-19

Triệu Hằng
Thường Khải (Chang Kai), một đạo diễn phim của Hãng phim Hồ Bắc (Trung Quốc), đã qua đời trong bệnh viện vào ngày 14/2 do nhiễm COVID-19.
Theo cáo phó từ Hãng phim Hồ Bắc, Thường Khải, đạo diễn kiêm chủ nhiệm bộ phận đối ngoại của hãng phim, qua đời lúc 4h51 sáng 14/2 tại Bệnh viện Nhân dân Hoàng Pha (Vũ Hán).
Truyền thông Trung Quốc cho biết, trước khi đạo diễn Thường Khải qua đời do virus corona, thì cha và mẹ của anh cũng đã lần lượt qua đời vì chính căn bệnh do virus này gây ra.
Thường và chị gái mình – người chăm sóc cha mẹ của họ ở nhà – đều nhiễm virus. Chị gái của Thường qua đời sau Thường chỉ vài giờ. Vợ của Thường cũng đã nhiễm bệnh và đang trong khu vực chăm sóc đặc biệt.
Một lời nhắn của Thường Khải để lại, như một lời trăn trối đã lan truyền trên Internet. Thường viết rằng cha của anh đã suy sụp vì căn bệnh trong ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán (25/1).
“Cha tôi bị sốt, ho và khó thở. Chúng tôi đã cố gắng đưa ông đến bệnh viện nhưng không bệnh viện nào mà chúng tôi đến còn giường cho ông ấy”, vị đạo diễn đã viết.
Vì thế, Thường đã đưa cha của mình về nhà và ông cụ qua đời sau đó vài ngày, và virus đã lây cho những thành viên khác trong gia đình.
Trước khi qua đời, đạo diễn Thường đã để lại lời từ biệt của mình tới gia đình, bạn bè và cậu con trai đang học tập tại Anh Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-dao-dien-phim-o-ho-bac-va-cha-me-chi-da-tu-vong-vi-covid-19.html

Nhà báo Trung Quốc bị chính quyền ngăn cản

đưa tin thật về dịch COVID-19

Lục Du
Nhiều nhà báo Trung Quốc tiết lộ với Bitter Winter rằng họ bị chính quyền ngăn cản đưa thông tin thật về dịch COVID-19. Giới chức Trung Quốc yêu cầu họ phải tuân thủ việc đưa tin theo định hướng, nếu không tuân thủ họ sẽ gặp phiền phức, thậm chí phải ngồi tù. Những nhà báo này cho rằng việc Bắc Kinh ngăn cản truyền thông thực thi bổn phận đã làm cho dịch COVID-19 trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Sau khi không thực hiện các hành động kịp thời để kiểm soát dịch COVID-19 ở Vũ Hán, Bắc Kinh tiếp tục không cho người dân tiếp cận các thông tin trung thực về đại dịch với lý do để duy trì sự ổn định của xã hội.
Một nhân viên của một cơ quan báo chí, ở một tỉnh phía đông nam Trung Quốc, yêu cầu giấu tên, nói với Bitter Winter rằng, vài ngày sau khi Vũ Hán bị phong tỏa do dịch bệnh nghiêm trọng, cơ quan của anh đã nhận được mệnh lệnh từ cấp trên. Theo lệnh này, các phóng viên không được phép thực hiện bất kỳ cuộc phỏng vấn nào để khai thác thông tin thực sự về dịch bệnh, ví dụ như thông tin thiếu giường bệnh trong bệnh viện, các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh trong dân. Thay vào đó, cấp trên khuyến khích các nhà báo viết về các thông tin khoa học đã được nhà nước chuẩn hóa và công khai, cùng những thông tin có tính “tích cực” hơn như chính phủ đã phân bổ hàng cứu trợ ra sao, hoặc đã làm tốt như thế nào để xử lý dịch bệnh.
Ngoài ra, cấp trên cũng chỉ thị rằng bất kỳ số liệu thống kê nào về dịch bệnh muốn công bố phải phù hợp với các số liệu do “Ủy ban điều hành phòng chống và kiểm soát virus corona” của chính phủ cung cấp. Bên cạnh đó, các bài báo hàng ngày về virus COVID-19 trên phương tiện truyền thông Trung Quốc phải được biên tập lại một cách kỹ càng dựa trên thông tin do Tân Hoa Xã công bố, hoặc theo thông tin được chia sẻ sau các cuộc họp báo của Bộ Y tế. Bất kỳ tin tức nào đưa mà không được các cơ quan chính phủ có liên quan chấp thuận sẽ bị xử lý như việc tung tin đồn trên mạng, tức đối mặt án phạt nặng.
Vào ngày 4/2, Bộ Công an Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến quán triệt chỉ đạo đối với các cơ quan an ninh về công tác đối phó với dịch virus COVID-19. Theo đó, việc đảm bảo an ninh chính trị vẫn là ưu tiên hàng đầu, những người loan truyền tin đồn sẽ bị xử nghiêm để “duy trì ổn định”.
Tòa án nhân dân cấp cao của tỉnh Hắc Long Giang gần đây đã ban hành một “Thông báo khẩn cấp”, trong đó đưa ra quy định rằng bất kỳ người nào bịa đặt hoặc lưu hành có chủ ý thông tin sai lệch về bệnh dịch sẽ phải đối mặt mức án 15 năm tù.
“Theo lệnh của chính phủ, các nhà báo không được phép kiểm tra xem số liệu thống kê chính thức có thật hay không, vì họ không được phép thực hiện bất kỳ cuộc phỏng vấn nào ở bệnh viện”, một nhân viên thuộc một cơ quan báo chí Trung Quốc nói với Bitter Winter. “Để giữ mọi thứ bí mật, ngay cả chính quyền cấp huyện hoặc cấp quận cũng không được phép thu thập số liệu thống kê”, người này cho biết thêm.
Theo nhân viên này, thông báo và các quy định của cấp trên phải được bảo mật. Đối với các thông tin cung cấp cho công chúng hàng ngày, “các nhân viên phụ trách truyền thông” sẽ nhận được hướng dẫn qua các cuộc gọi trực tiếp từ cấp trên, và những người này viết lại nội dung nghe được ra giấy và chuyển cho truyền thông địa phương, để tất cả các cơ quan truyền thông ở dưới phải đưa tin thống nhất theo chỉ đạo.
Một tòa soạn đã nhận được một yêu cầu: bất kỳ thông tin tiêu cực nào bất lợi cho chính phủ, bao gồm cả tin tức về việc tăng giá khẩu trang, thì không được phép công bố. Người đứng đầu tòa soạn này cảnh báo nhân viên của mình rằng “Những ai vi phạm sẽ bị trừng phạt. Đừng có bước quá ranh giới đảm bảo trật tự xã hội. Làm ngược lại sẽ phải thưởng thức lễ hội xuân trong tù vài tuần và đó là điều bình thường. Trong trường hợp xấu hơn, người vi phạm sẽ bị đuổi việc”.
“Sự bùng nổ của dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn phần lớn là do các báo cáo của chính phủ thiếu minh bạch”, một nhân viên y tế ở Trung Quốc nói với Bitter Winter. “Trong gần một tháng, chính quyền Vũ Hán đã không công bố thông tin kịp thời về dịch bệnh. Vào giữa tháng Một, chính quyền Hồ Bắc đã triệu tập các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân tỉnh (PPC) và Hội nghị tư vấn chính trị nhân dân (PPCC). Các đại diện của PPC bày tỏ sự tự hào về việc họ đã làm được những việc tốt cho người dân như thế nào, nhưng không ai đề cập đến dịch bệnh trong các phiên họp. [Tuy nhiên] Quyết định phong tỏa Vũ Hán [lại] được đưa ra sau các phiên họp này”, nam nhân viên y tế này cho nói thêm. “Chắc chắn Hệ thống chính trị của ĐCSTQ đã làm gì đó sai”, người này tiếp tục. “Các nhà báo có nhiệm vụ phổ biến thông tin chính xác, giám sát chính phủ và mang tới sự thật dù nghiệt ngã tới người dân. Nhưng hiện tại họ không được thực hiện vai trò đó”.
“Chính phủ này không có khả năng tự cải biến”, một phóng viên khác ở Trung Quốc nói với Bitter Winter trong sự tức giận. “Họ đã lặp lại những gì họ đã làm ở đại dịch SARS hơn mười năm trước và tiếp tục che đậy mọi thứ. Chế độ này đang tập trung vào việc duy trì quyền lực của nó. Nó chỉ lo lắng rằng người dân sẽ nhìn thấy từ dịch bệnh sự bất tài của nó trong việc cai trị đất nước”, phóng viên này tiếp tục. “‘Đừng quên kế hoạch ban đầu ư?’, ‘Hãy luôn nhắc nhở mình về sứ mệnh ư?’, ‘Vì hạnh phúc của người dân ư?’, tất cả là những khẩu hiệu dối trá. Những lời hứa [của ĐCSTQ] đối với người dân là một sự lừa phỉnh. Số người chết liên tục tăng, nhưng các quan chức chỉ nói chuyện nhảm nhí trong các phiên họp với giới truyền thông”.
Nam nhà này báo nhận xét thêm với đại ý rằng chính quyền Trung Quốc đã không học được gì từ lịch sử, và nó trong tương lai sẽ tiếp tục ngăn chặn những thông tin quan trọng đối với người dân nhưng nhạy cảm với chính quyền. Cá nhân không được tự mình thừa hành và chịu trách nhiệm, thay vào đó, “chính phủ buộc mọi người thực hiện theo những điều luật ngầm của ĐCSTQ”.
Không chỉ truyền thông bị cấm lên tiếng. Nhân viên y tế cũng bị nhà cầm quyền Trung Quốc cư xử như vậy. Vào ngày 19/1, giám đốc một bệnh viện ở thành phố Bình Châu, phía đông tỉnh Sơn Đông, đã gửi một thông điệp thông qua WeChat yêu cầu tất cả các nhân viên của mình không được nói về COVID-19 trên WeChat hay ở những ứng dụng mạng xã hội khác.
Thế giới đều biết tới câu chuyện của bác sĩ Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa làm việc tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, anh là người đầu tiên cảnh báo về dịch nCoV trong một nhóm WeChat của mình
vào ngày 30/12/2019. Sau đó, bác sĩ Lý đã bị công an triệu tập tới làm việc và cấm anh không được “phát tán tin đồn”. Vào ngày 7/2, bác sĩ Lý đã chết vì nCoV, gây ra sự phẫn uất đối với người dân Trung Quốc.
Nhiều người Trung Quốc cáo buộc chính phủ che giấu tình hình dịch bệnh chỉ để duy trì cái mà họ gọi là “sự ổn định xã hội”.
Theo Bitter Winter, rõ ràng, chính phủ Trung Quốc đã coi thường bài học từ vụ việc của bác sĩ Lý Văn Lượng, họ vẫn tiếp tục cho đàn áp những người đưa tin về dịch COVID-19. Vào ngày 6/2, 5 nhân viên y tế của hai bệnh viện ở khu tự trị Văn Sơn Tráng Tộc Miêu, tỉnh Vân Nam, đã bị giam giữ trong 10 ngày với tội danh “tự ý ghi hình các bệnh nhân trong bệnh viện và truyền bá thông tin chưa được cơ quan ngăn chặn và kiểm soát dịch cho phép”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-bao-trung-quoc-bi-chinh-quyen-ngan-can-dua-tin-that-ve-dich-covid-19.html

Ai có nguy cơ cao trước virus corona?

Các giới chức y tế Trung Quốc công bố những chi tiết đầu tiên của hơn 44.000 ca lây nhiễm COVID-19, trong một cuộc nghiên cứu lớn nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) phát hiện hơn 80% các trường hợp là nhẹ, những người có vấn đề về sức khỏe và người lớn tuổi có nhiều nguy cơ nhất.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy các nhân viên y tế có nguy cơ cao trước virus chết người này.
Giám đốc một bệnh viện ở Vũ Hán đã từ trần vì virus này hôm 18/2.
Ông Liu Zhiming, 51 tuổi, giám đốc bệnh viện Wuchang ở Vũ Hán, một trong những bệnh viện hàng đầu tại trung tâm virus lây lan. Ông là một trong những giới chức y tế cao nhất từ trần cho tới nay.
Hồ Bắc, thủ phủ là Vũ Hán, là tỉnh chịu ảnh hưởng tệ hại nhất của Trung Quốc.
Phúc trình của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc cho thấy tỉ lệ tử vong của tỉnh là 2,9% so với 0,4% trên toàn quốc.
Cuộc nghiên cứu nâng con số tử vong vì COVID-19 lên 2,3%.
Con số chính thức mới nhất của Trung Quốc được công bố ngày 17/2 cho thấy con số tử vong là 1.868 người và 72.436 ca lây nhiễm.
Các giới chức báo cáo có 98 ca tử vong mới và 1.886 ca lây nhiễm mới trong ngày trước, với 93 người chết và 1.807 ca lây nhiễm tại tỉnh Hồ Bắc, trung tâm bùng phát của dịch bệnh.
Theo nhà cầm quyền Trung Quốc, có hơn 12.000 người lành bệnh.
Cuộc nghiên cứu cho thấy điều gì?
Tài liệu của CCDC, công bố ngày 17/2 và được đăng trên Tạp chí Dịch tễ học của Trung Quốc, nghiên cứu hơn 44.000 ca được xác nhận lây nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc tính đến ngày 11/2.
Trong khi kết quả phần lớn xác nhận những mô tả trước đây về virus và các mô thức lây nhiễm, cuộc nghiên cứu cũng bao gồm chi tiết đột phá về 44.672 ca được xác nhận tại Trung Quốc.
Cuộc nghiên cứu phát hiện là 80,9% ca lây nhiễm được xếp hạng nhẹ, 13,8% nặng và chỉ có 4,7% là nguy kịch. Con số những người chết trong số những người bị lây nhiễm, gọi là tỉ lệ tử vong, vẫn thấp nhưng tăng cao trong số những người trên 80 tuổi.
Xét về mặt giới tính, phái nam dễ chết hơn (2,8%) so với phái nữ (1,7%).
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy loại bệnh nào đang mắc phải làm cho người bệnh gặp nguy cơ lây nhiễm virus corona. Bệnh tim đứng đầu, tiếp theo là tiểu đường, bệnh kinh niên về đường hô hấp và huyết áp cao.
Đối với nhân viên y tế, phúc trình nói, có tổng cộng 3.019 người bị lây nhiễm, với 1.716 ca được xác nhận. Tính đến ngày 11/2, ngày cuối cùng của dữ liệu nghiên cứu, có 5 người trong đội ngũ y tế của Trung Quốc chết vì virus corona.
Ngày 13/2, Trung Quốc mở rộng định nghiã về cách thức chẩn đoán, bao gồm “những ca chẩn đoán lâm sàng” mà trước đây đếm tách biệt với “những ca được xác nhận.”
Phúc trình nói gì về tương lai?
Nhìn về phía trước, phúc trình phát hiện là “đường cong biểu hiện những triệu chứng” lên đến cao điểm chung quanh ngày 23-26 tháng 1, trước khi giảm vào ngày 11/2.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy là khuynh hướng đi xuống của đường cong dịch bệnh có thể có nghĩa là “cô lập toàn thành phố, loan những tin tức cần thiết (như quảng bá việc rửa tay, mang khẩu trang, tìm cách chữa trị) lặp đi lặp lại nhiều lần qua nhiều kênh, và động viên những toán đáp ứng nhanh chóng trong nhiều lãnh vực giúp ngăn chặn dịch bệnh.
Tuy nhiên các tác giả cũng cảnh báo là với nhiều người từ những cuộc nghỉ dưỡng dài ngày trở về, Trung Quốc “cần chuẩn bị cho dịch bệnh có thể tái phát triển mạnh.”
(Nguồn http://weekly.chinacdc-cn/en/article/id/e53946e2-c6c4-41e9-9a9b-fea8db1a8f51)
https://www.voatiengviet.com/a/ai-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-cao-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-virus-corona-/5294459.html

Bác sĩ Trung Quốc dùng huyết tương

để chữa trị bệnh nhân virus corona

Các bác sĩ tại Thượng Hải truyền huyết tương của các bệnh nhân khỏi bệnh do virus corona gây ra để chữa trị cho những người còn đang lây bệnh, đã báo cáo một số kết quả sơ khỏi đáng khích lệ, một giáo sư Trung Quốc cho biết ngày 17/2.
Dịch bệnh do virus corona gây ra xuất phát từ một khu chợ hải sản tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, và cho tới nay đã làm 1.770 người thiệt mạng và hơn 70.000 người khác bị lây nhiễm tại Hoa lục.
Thượng Hải, trung tâm tài chánh của Trung Quốc, đã có 332 ca lây nhiễm, tính đến ngày 17/2, trong đó có một người thiệt mạng. Ông Lu Hongzhou, giáo sư và đồng giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Công cộng Thượng Hải, cho biết có 184 ca vẫn còn được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 166 ca nhẹ, và 18 ca trong tình trạng nguy kịch.
Ông nói bệnh viện thiết lập một nơi đặt biệt để áp dụng phương pháp chữa trị bằng huyết tương và dành cho những người muốn hiến tặng huyết tương. Máu được kiểm tra để xem người đó có bị những bệnh khác như viêm gan B hay C hay không, ông nói thêm.
“Chúng tôi chắc chắn rằng phương pháp này rất có hiệu quả đối với bệnh nhân của chúng tôi,” ông nói.
Hiện chưa có phương cách chữa trị được cấp phép hay vắcxin chống lại virus corona mới, và tiến trình phát triển và thử nghiệm thuốc có thể mất nhiều tháng và ngay cả nhiều năm.
Cũng như cách dùng huyết tương, lấy những kháng thể trong máu của những người đã chống lại được sự lây nhiễm của virus, bác sĩ cũng thử dùng các loại thuốc chống virus đã được cấp phép để chống lại những trường hợp nhiễm trùng khác để xem các loại thuốc này có thể giúp ích gì được không.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang thử nghiệm hai loại thuốc chống virus và phải mất vài tuần nữa mới có kết quả. Trong khi đó người đứng đầu bệnh viện Vũ Hán nói việc truyền huyết tương của những bệnh nhân đã khỏi bệnh cho thấy những kết quả sơ khởi rất khích lệ.
Một giới chức y tế cao cấp Trung Quốc hôm 14/6 nói có 1.716 nhân viên y tế đã bị lây nhiễm virus corona và 6 người trong số đó đã chết. Hơn 87% những nhân viên y tế bị lây nhiễm làm việc tại Hồ Bắc. Tới ngày 18/2, truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết ông Liu Zhiming, Giám đốc Bệnh viện Vũ Hán, qua đời, trở thành nhân viên y tế thứ 7 tử vong vì Covid-19.
https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A1c-s%C4%A9-trung-qu%E1%BB%91c-d%C3%B9ng-huy%E1%BA%BFt-t%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BB%AFa-tr%E1%BB%8B-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-virus-corona/5294430.html

Chia tay với Mỹ, quân đội Philippines rơi vào thế khó

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (13/2) tuyên bố, Manila sẽ dừng tất cả các hoạt động tập trận chung với Mỹ sau khi Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA) chấm dứt vào tháng 8 năm nay.
Theo ông Delfin Lorenzana, một khi quyết định chấm dứt VFA được thực hiện, Philippines sẽ ngừng các hoạt động diễn tập với Mỹ; cho biết với thông báo chính thức chấm dứt VFA, các hoạt động diễn tập quân sự chung theo kế hoạch với Mỹ sẽ được tiến hành như dự định trong 180 ngày VFA còn hiệu lực. Được biết, VFA được ký vào năm 1998, đã quy định địa vị pháp lý cho quân đội Hoa Kỳ, cho phép tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ luân phiên đồn trú tại Philippines, tham gia các cuộc tập trận quân
sự và hoạt động hỗ trợ nhân đạo. VFA đóng vai trò quan trọng đối với quan hệ liên minh Mỹ-Philippines, thiết lập các quy tắc cho binh sỹ Mỹ hoạt động tại Philippines. Nó giúp củng cố mối quan hệ mà Mỹ cho là “vô cùng vững chắc” giữa Washington và Manila, bất chấp sự chỉ trích của ông Duterte đối với Mỹ. Ngoài ra, Thỏa thuận cho phép Mỹ luân chuyển lực lượng thông qua các căn cứ quân sự của Philippines. Nó đã cho phép khoảng 300 cuộc tập trận chung hàng năm giữa quân đội Mỹ và Philippines.
Hàng năm, Mỹ và Philippines có truyền thống tiến hành 3 cuộc tập trận chung quy mô lớn – gồm cuộc tập trận Balikatan (hay Vai kề vai), tập trận CARAT và tập trận PHIBLEX và 28 cuộc tập trận huấn luyện quy mô nhỏ, trong đó có cuộc tập trận giữa hải quân hai nước tại Biển Đông: (i) “Vai kề vai” (Balikatan) được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Cuộc tập trận này được coi là lớn nhất giữa hai nước và có nhiều vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại tham gia. Một lần nữa, các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines gây chú ý về mối quan hệ đồng minh pha trộn nhiều thách thức. Trong năm 2019, theo thông tin từ quan chức Philippines, cuộc tập trận Balikatan có sự tham gia của 4.000 binh lính Philippines, 3.500 binh lính Mỹ và 50 thành viên lực lượng quốc phòng Australia, cùng quan sát viên của 7 quốc gia khác. Cuộc tập trận chủ yếu diễn ra tại hòn đảo Luzon và Palawan. Cuộc tập trận bao gồm các hoạt động đổ bộ, huấn luyện bắn đạn thật, các chiến dịch trong đô thị, hoạt động hàng không và ứng phó chống khủng bố. Tại cuộc tập trận Balikatan năm 2019, cả hai nước đều sử dụng một số thiết bị quân sự hiện đại. Trong đó, Mỹ lần đầu sử dụng máy bay chiến đấu mới F-35B Lightning II kết hợp với tàu tấn công đổ bộ đa năng USS Wasp của Hải quân Mỹ trong cuộc tập trận; đồng thời còn có sự góp mặt của tiêm kích cơ chiến đấu F-18 và máy bay cất cánh thẳng đứng V-22 cùng nhiều loại máy bay khác. (ii) Tập trận “Đổ bộ Philippines-Mỹ” (PHIBLEX) được tổ chức vào Tháng 9. Tham gia cuộc tập trận này có hơn 3.000 lính Mỹ và 1.000 binh lính từ lực lượng hải quân, thủy quân lục chiến Philippines. Cuộc tập trận thường được kéo dài 12 ngày, với nội dung đa dạng như bài tập chỉ huy; diễn tập tác chiến trên thực địa với vũ khí hạng nhẹ và huấn luyện pháo binh bắn đạn thật; hoạt động đổ bộ; cập bờ; huấn luyện phối hợp vũ khí; và các hoạt động dân sự, quân sự. (iii) Diễn tập “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển” (CARAT), thường được tổ chức vào Tháng 6 hàng năm. CARAT Philippines nằm trong khuôn khổ của một loạt cuộc diễn tập mà Hải quân Mỹ tiến hành với 9 quốc gia đối tác ở Nam Á và Đông Nam Á, nhằm giải quyết những ưu tiên an ninh hàng hải chung, tăng cường sự hợp tác trên biển cũng như nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng tham gia. Philippines đã tham gia các cuộc tập trận CARAT từ năm 1995. Tại cuộc tập trận trên, Mỹ và Philippines thường huy động các loại trang thiết bị hiện đại như tàu khu trục mang tên lửa USS Stethem (DDG 63), tàu đổ bộ USS Ashland (LSD 48), tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52), máy bay trinh sát P-8 Poseidon và các binh sĩ thuộc các đơn vị hải quân và lính thủy đánh bộ Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, lực lượng Hải quân Philippines tham gia cuộc tập trận bao gồm tàu hộ tống BRP Gregorio Del Pilar (PF-15) lớp Hamilton, tàu quét mìn BRP Rizal (PS74), tàu đổ bộ hạng nặng (LCH), 1 trực thăng AW109, 1 đội xử lý vật liệu nổ, 1 đội lặn và 1 đại đội lính thủy đánh bộ. (iv) Tập trận tác chiến trên không và trên biển thường niên Kamandag được tổ chức vào Tháng 10 hàng năm. Kamandag được tổ chức lần thứ 3 kể từ năm 2017; cuộc tập trận diễn ra tại một số khu vực thuộc đảo Luzon và đảo Palawan, hướng ra Biển Đông. Nội dung cuộc tập trận chủ yếu phối hợp tác chiến đổ bộ, bắn đạn thật, hoạt động chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo. (v) Diễn tập “Van Cân bằng”, thường được tổ chức vào cuối Tháng 11 đến đầu tháng 12 hàng năm. Cuộc diễn tập diễn ra tại căn cứ huấn luyện quân sự biển ở Puerto Princesa và một doanh trại quân đội tại Rizal ở Palawan. Cuộc huấn luyện nhằm tăng cường năng lực chiến đấu và khả năng tương tác giữa lực lượng đặc nhiệm hai nước.
Ngoài việc diễn tập quân sự chung, trong những năm gần đây Mỹ còn là nhà cung cấp vũ khí, viện trợ lớn nhất cho Philippines. Theo đó, hàng năm, Mỹ cũng đã gửi hàng trăm triệu USD viện trợ quân sự và viện trợ phát triển cho Philippines. Hiện Manila cũng là quốc gia nhận viện trợ của Mỹ nhiều nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong khuôn khổ chương trình nhằm giúp các nước mua vũ khí – khí tài do Mỹ sản xuất. Ngoài ra, Mỹ là nhà đầu tư hàng đầu và là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines. Do đó, việc Philippines quyết định chấm dứt VFA sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực quốc phòng, cũng như khả năng tác chiến của quân đội. Hành động này của Tổng thống Duterte không chỉ khiến Manila rơi vào tình thế khó khăn, thách thức an ninh gia tăng, mà còn khiến xu thế, diễn biến tình hình Biển Đông căng thẳng.
http://biendong.net/bien-dong/33054-chia-tay-voi-my-quan-doi-philippines-roi-vao-the-kho.html

Dư luận ban đầu về việc Philippines hủy Thỏa thuận

các lực lượng thăm viếng Quốc gia với Mỹ

Chính phủ Philippines của Tổng thống Rodrigo Duterte (11/2) xác nhận rằng công hàm đã được đích thân Ngoại trưởng Teodoro “Teddy Boy” Locsin, Jr. ký và gửi cho Chính phủ Hoa Kỳ cùng ngày khẳng định việc Manila chính thức hủy Thỏa thuận về Các lực lượng thăm viếng Quốc gia (VFA) với Mỹ.
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo (11/2) cho biết, Tổng thống Duterte đã chỉ đạo Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Medialdea truyền đạt ý kiến tới Ngoại trưởng Teodoro Locsin, Jr., yêu cầu gửi công hàm thông báo chấm dứt thỏa thuận cho Chính phủ Hoa Kỳ vào đêm 10/2. Ông Salvador Medialdea đã gửi tin nhắn cho Ngoại trưởng Locsin, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Philippines đã ký văn bản chính thức chấm dứt thỏa thuận và sau đó gửi cho Chính phủ Hoa Kỳ ngay trong hôm nay 11/2. Việc chấm dứt thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày 11/2. Ngoài ra, ông Salvador Panelo cũng cho rằng đã đến lúc Philippines tự lo cho mình và Manila sẽ tự củng cố năng lực phòng thủ và không dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác. Trong khi đó, Ngoại trưởng Locsin cho biết, Phó Chánh văn phòng Đại sứ quán Hoa Kỳ đã nhận được thông báo về quyết định chấm dứt thỏa thuận VFT của Philippines.
Trước thông tin trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông không quan tâm đến việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte quyết định hủy Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) song phương; cho rằng việc trên sẽ giúp Mỹ “tiết kiệm được nhiều tiền”. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho rằng, quyết định chấm dứt VFA sẽ là động thái sai lầm vào thời điểm Mỹ và các đồng minh đang cố gắng gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế về trật tự tại châu Á. Ông Mark Esper cho biết: “Chúng tôi phải làm việc thông qua các góc độ chính sách, góc độ quân sự. Tôi sẽ nghe thông tin từ các chỉ huy quân sự. Theo quan điểm của tôi, thật đáng tiếc khi họ thực hiện động thái này”.
Quyết định của ông Duterte cũng không nhận được sự ủng hộ từ chính nội các. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cảnh báo việc hủy VFA đồng nghĩa với việc Manila đã tự bỏ lá chắn bảo vệ trước các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Carlos Isagani Zarate, một hạ nghị sĩ Philippines, thì tỏ ý mỉa mai khi nói rằng nếu ông Duterte muốn Philippines tự đứng trên đôi chân mình thì tốt nhất hãy hủy luôn MDT và Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường với Mỹ. Trong khi đó, một số thượng nghị sĩ Philippines đã nhanh chóng tìm cách ngăn chặn động thái của ông Duterte, cho rằng ông không có quyền đơn phương hủy bỏ các hiệp ước quốc tế mà thượng viện nước này đã phê chuẩn. Những người ủng hộ duy trì VFA cũng nhấn mạnh thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng với Philippines vì đã ngăn cản Trung Quốc quân sự hóa các thực thể mà nước này ngang nhiên chiếm đóng từ Philippines. Họ cũng cho rằng số tiền viện trợ quân sự 1,8 tỉ USD mà Mỹ dành cho Philippines kể từ năm 1998 là vô cùng quan trọng trong bối cảnh năng lực quân sự Philippines vẫn còn hạn chế.
Giới chuyên gia cho rằng việc Philippines từ bỏ VFA, khước từ sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ sẽ khiến Trung Quốc có cơ hội mở rộng quân sự hóa Biển Đông. Bên cạnh đó, nó cũng hạn chế sự tiếp cận của Philippines đối với các hoạt động huấn luyện và đào tạo của Mỹ trong việc đối phó với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, thảm họa tự nhiên và các mối đe dọa an ninh hàng hải. Chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal, Giám đốc Viện hàng hải thuộc Đại học Philippines khẳng định Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi nhất từ xung đột trong quan hệ Mỹ – Philippines. Trong khi đó, Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng Quốc gia (VFA) với Hoa Kỳ giúp ngăn Trung Quốc tăng cường xây dựng công trình và quân sự hóa ở Bãi cạn vùng Biển Tây Philippines từ năm 2016. Theo chuyên gia Jay Batongbacal, Trung Quốc đã khẩn trương chuẩn bị cải tạo và quân sự hóa khu vực này trước khi phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về tranh chấp chủ quyền Biển Đông được ban hành vào tháng 7 năm 2016. Song chính VFA đã ngăn cản quá trình biến đổi, cải tạo Bãi cạn Scarborough thành hòn đảo nhân tạo dưới bàn tay của Trung Quốc; nhấn mạnh, bãi cạn vẫn còn là khu vực duy nhất còn lại, bài toán và thách thức mà Bắc Kinh đang cố hóa giải nhằm xây dựng và quân sự hóa. Việc Philippines để mất VFA sẽ khiến Trung Quốc có cơ hội để tiến hành âm mưu đã toan tính từ lâu của mình. Giờ đây, khi VFA bị hủy bỏ, Trung Quốc đã có thể loại trừ hoàn toàn những quốc gia khác khỏi Biển Đông về mặt quân sự nếu họ có thể triển khai quân, xây dựng tiền đồn và tiến hành quân sự hóa tại tất cả các vị trí của tất cả các căn cứ quân sự này.
Theo Inquirer, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, ông Duterte đã nhiều lần ám chỉ đến việc cắt đứt quan hệ với Mỹ trong khi theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng minh phi truyền thống như Nga và Trung Quốc. Tổng thống Duterte đã công khai bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ Hoa Kỳ, khi một số quan chức nước này đưa ra bình luận về cuộc chiến chống ma túy “mạnh tay” của ông. Mối bất hòa được đẩy lên cao khi Thượng viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết dự định trừng phạt các quan chức Philippines liên quan đến cuộc chiến ma túy và việc bắt giữ Thượng nghị sĩ Leila De Lima, một nhà hoạt động nhân quyền và nhà phê bình của chính quyền Duterte, hiện đã bị bắt giữ vì các cáo buộc liên quan đến ma túy. Để đáp trả, ông Duterte đã ra lệnh chấm dứt hiệp ước quân sự sau khi Mỹ hủy bỏ thị thực của Thượng nghị sĩ Ronald “Bato” Dela Rosa, người cũng tham gia lãnh đạo cuộc chiến chống ma túy tại Philippines.
Theo Diplomat, việc hủy thỏa thuận VFA sẽ đưa mối quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines trở lại trạng thái của đầu thập kỷ 1990. Đó là một mối liên minh không có sự hiện diện của quân sự của Mỹ. Nhật báo Philippines, Manila Times, cho rằng “chúng ta hãy nhớ rằng sau khi đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ Clarck và căn cứ trong vịnh Subic năm 1992, Trung Quốc đã bắt đầu dòm ngó các dải đá ngầm ngoài khơi đảo Palawan, đó là nơi mà quân đội Philippines và Mỹ vẫn dùng làm nơi diễn tập chung. Quân đội của chúng ta quá yếu để ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc vào các dải đá ngầm đó”; nhấn mạnh “mối liên minh quốc phòng giữa Philippines và Mỹ từ nhiều thập kỷ qua là cơ sở cho sự ổn định không chỉ riêng với Philippines mà còn cả với các láng giềng ở Đông Á và Đông Nam Á”.
Ngoài ra, giới truyền thông khu vực cho rằng, hơn ai hết, tổng thống Duterte hiểu rõ rằng, một khi Hiệp định VFA bị hủy bỏ, Philippines lại là bên chịu thiệt hại nhiều hơn. Chính ngoại trưởng nước này Teodoro Locsin mới đây cũng đã cảnh báo, động thái này có thể chấm dứt khoản viện trợ an ninh trị giá 550 triệu USD cùng các hoạt động hỗ trợ huấn luyện và tình báo của Mỹ với Philippines. Đó là chưa kể, quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng có nguy cơ trở nên lạnh nhạt. Đồng thời, phía Mỹ cũng có thể tìm cách sửa đổi, thậm chí hủy bỏ nhiều thỏa thuận quân sự song phương, bao gồm Hiệp ước Phòng thủ Chung hay Thỏa thuận Tăng cường hợp tác Quốc phòng cũng như ngừng các hoạt động tập trận, huấn luyện chung với quân đội Philippines. Ngoài ra, nhiều quan chức Philippines cũng cảnh báo, việc từ bỏ một thỏa thuận an ninh quan trọng hàng đầu với Mỹ sẽ làm suy yếu an ninh của đất nước, cũng như khó ngăn chặn các hành động gây hấn ở Biển Đông – vùng biển vốn đang có tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.
VFA được ký vào năm 1998, đã quy định địa vị pháp lý cho quân đội Hoa Kỳ, cho phép tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ luân phiên đồn trú tại Philippines, tham gia các cuộc tập trận quân sự và hoạt động hỗ trợ nhân đạo. VFA đóng vai trò quan trọng đối với quan hệ liên minh Mỹ-Philippines, thiết lập các quy tắc cho binh sỹ Mỹ hoạt động tại Philippines. Nó giúp củng cố mối quan hệ mà Mỹ cho là “vô cùng vững chắc” giữa Washington và Manila, bất chấp sự chỉ trích của ông Duterte đối với Mỹ. Ông Duterte cáo buộc Mỹ sử dụng thỏa thuận này để tiến hành các hoạt động bí mật như gián điệp và tàng trữ vũ khí hạt nhân, gây nguy hiểm đối với Philippines.
http://biendong.net/bien-dong/33053-du-luan-ban-dau-ve-viec-philippines-huy-thoa-thuan-cac-luc-luong-tham-vieng-quoc-gia-voi-my.html

Virus corona – Covid-19: Sân bay Changi Singapore

vắng bóng du khách vì dịch bệnh

Thu Hằng
Sân bay Changi của Singapore cũng bắt đầu bị ảnh hưởng từ dịch virus corona (Covid-19). Sân bay nổi tiếng là đẹp nhất và lớn nhất thế giới mất khoảng 20.000 hành khách mỗi ngày. Đây là một tin xấu cho nền kinh tế Singapore.
Thông tín viên RFI Gabrielle Maréchaux tại Singapore giải thích :
Changi là sân bay của mọi mỹ từ : Cứ 90 giây lại có một máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Năm 2019, lần thứ 7 liên tiếp, sân bay Changi lại được đánh giá là sân bay tốt nhất thế giới. Với một thác nước, một cánh rừng nhiệt đới, một bể bơi, nhiều phòng chiếu phim, một nhà kính toàn bươm bướm và những tấm bạt nhún lò xo khổng lồ, sân bay Changi là một khu vui chơi giải trí theo đúng nghĩa, một yếu tố quan trọng của Nhà nước Singapore.
Trong bối cảnh đó, việc hủy hơn 100 chuyến bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Hoa Kỳ từ tháng Ba đến tháng Năm là một tin rất xấu cho nền kinh tế Singapore. Thực ra, các chuyến bay bị hủy do không có đủ khách, chứ không phải là do vấn đề phòng ngừa dịch bệnh.
Để hỗ trợ ngành hàng không, Nhà nước Singapore đã cấp cho lĩnh vực này 74 triệu euro trong ngân sách 2020. Ngoài ra, chính phủ cũng dự tính giảm thuế hạ cánh và phí đỗ máy bay.
Các hãng hàng không, như Singapore Airlines, hiện vẫn tiếp tục có những chuyến bay thường xuyên đến Trung Quốc, được miễn hoàn toàn phí hạ cánh. Hiện tại, 1/10 du khách đến Singapore là người Trung Quốc. Kể từ đầu mùa dịch, hàng ngày Singapore mất khoảng 20.000 hành khách ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200219-singapore-s%C3%A2n-bay-changi-v%E1%BA%AFng-b%C3%B3ng-du-kh%C3%A1ch-v%C3%AC-covid-19

Malaysia tuyên bố vụ máy bay MH370 mất tích

là do phi công tự sát

Tin Canberra, Úc – Theo một số hãng truyền thông đưa tin hôm thứ Ba, 18 tháng 2, cựu Thủ Tướng Úc Tony Abbott nói rằng, trong cuộc điều tra về vụ mất tích của máy bay MH370 thuộc hãng Malaysian Airlines, ông đã được thông báo từ rất sớm rằng chính phủ Malaysia tin rằng người phi công đã cố tình để máy bay rơi xuống biển theo một kế hoạch giết người – tự sát.
Ông Tony Abbott, người giữ chức thủ tướng Úc khi máy bay MH370 mất tích năm 2014, đã đưa ra các thông tin này trong một phim tài liệu sắp được chiếu trong tuần này bởi hãng Sky News. Phi công chính của máy bay MH370 là ông Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, cư dân Penang. Ông gia nhập hãng Malaysian Airlines từ năm 1981 với tư cách phi công tập sự. Chiếc máy bay Boeing 777, chở 239 người trên khoang, đã biến mất khỏi radar vào gần 40 phút sau khi cất cánh từ phi trường Kuala Lumpur vào ngày 8 tháng 3, 2014. Trong số 227 hành khách có 153 công dân Trung Cộng. Vào cuối năm 2016 và vào tháng 8, 2017, một số mảnh vỡ của máy bay đã được tìm thấy dọc theo bờ biển Madagascar, quốc đảo thuộc châu Phi. Tuy nhiên, cuộc điều tra quốc tế hoàn tất năm 2017 đã không thể xác định lý do máy bay rơi vì không tìm được hộp đen. Cựu Thủ Tướng Abbott không cho biết chính xác những điều ông đã được báo cáo, và cũng không cho biết ai tiết lộ điều này.
Tuy nhiên, ông khẳng định các viên chức cấp cao nhất của Malaysia gần như chắc chắn rằng đây là một vụ giết người – tự sát do phi công gây ra. Ông Abbott cũng thêm rằng chính phủ Malaysia đã không hề đưa ra một giải thích nào khác về lý do máy bay biến mất khỏi radar.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/malaysia-tuyen-bo-vu-may-bay-mh370-mat-tich-la-do-phi-cong-tu-sat/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.